Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 2: Phân tích và hoạch định các Báo cáo tài chính

ppt 59 trang ngocly 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 2: Phân tích và hoạch định các Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_tai_chinh_bai_2_phan_tich_va_hoach_dinh_c.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 2: Phân tích và hoạch định các Báo cáo tài chính

  1. Bài 2: Phân tích và hoạch định các báo cáo tài chính 1
  2. Nội dung bài 2 l Mục tiêu của bài này l Nội dung trình bày l Tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính l Đọc và hiểu các báo cáo tài chính l Những kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính l Phân tích các tỷ số tài chính l Phân tích xu hướng tài chính l Phân tích cơ cấu tài chính l Phân tích chỉ số tài chính l Hoạch định (dự báo) các báo cáo tài chính 2
  3. Tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính (1) l Phân tích báo cáo tài chính liên quan đến việc sử dụng các báo cáo tài chính để đánh giá và dự báo tình hình tài chính công ty. l Những ai quan tâm đến phân tích báo cáo tài chính? l Bản thân công ty – Chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc l Các nhà cung cấp bên ngoài công ty l Chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp nguyên vật liệu ) l Nhà đầu tư 3
  4. Tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính (2) l Phân tích báo cáo tài chính quan trọng vì: l Giúp am hiểu được thực trạng và tình hình tài chính của công ty để ra quyết định đúng đắn và kịp thời. l Giúp cải thiện tình hình và hiệu quả quản lý công ty. l Giúp giữ vững và củng cố uy tín công ty trên thị trường. 4
  5. Ai và điều gì cần quan tâm khi phân tích? l Chủ nợ – Ngân hàng và nhà cung cấp l Ngân hàng quan tâm đến khả năng thu nhập bằng tiền và khả năng trả nợ lâu dài l Nhà cung cấp quan tâm đến khả năng thanh khoản của công ty. l Nhà đầu tư quan tâm đến khả năng sinh lợi để công ty có thể trả cổ tức và tránh phá sản. l Ban giám đốc quan tâm đến tình hình và kết quả hoạt động tài chính nhằm có giải pháp hoạch định và quản lý hiệu quả. 5
  6. Đọc và hiểu các báo cáo tài chính (1) l Mục đích l Tạo niềm tin và tìm được tiếng nói chung giữa ban giám đốc và kế toán l Thu thập chính xác và đầy đủ thông tin phục vụ việc phân tích các báo cáo và ra quyết định tài chính. 6
  7. Đọc và hiểu các báo cáo tài chính (2) l Các báo cáo tài chính cần xem xét l Bảng cân đối tài sản l Báo cáo thu nhập (Báo cáo kết quả kinh doanh) l Báo cáo lưu chuyển tiền tệ l Thuyết minh báo cáo tài chính l Các báo cáo tài chính mẫu l Bảng cân đối tài sản (Bảng 1) l Báo cáo thu nhập (Bảng 2) 7
  8. Bảng cân đối tài sản công ty AMC (Bảng 1) 8
  9. Những thông tin chính có được từ bảng cân đối tài sản l Tổng giá trị tài sản l Giá trị tài sản lưu động l Tiền l Khoản phải thu l Hàng tồn kho l Giá trị tài sản cố định l Tài sản cố định hữu hình l Đầu tư tài chính dài hạn l Tổng giá trị nợ và vốn chủ sở hữu l Nợ ngắn hạn phải trả l Phải trả nhà cung cấp l Phải trả CNV l Phải trả khác l Nợ dài hạn l Vốn chủ sở hữu l Vốn cổ phần l Lợi nhuận tích lũy 9
  10. Báo cáo thu nhập công ty AMC (Bảng 2) 10
  11. Những thông tin chính có được từ báo cáo thu nhập l Doanh thu l Giá thành hay giá vốn hàng bán l Lãi gộp l Lợi nhuận trước thuế và lãi l Lợi nhuận trước thuế l Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) 11
  12. Sử dụng thông tin từ các báo cáo tài chính l Tính toán các tỷ số tài chính l Các tỷ số liên quan đến bảng cân đối tài sản l Các tỷ số liên quan đến báo cáo thu nhập l Các tỷ số liên quan đến cả hai l Phân tích xu hướng tài chính l Phân tích cơ cấu tài chính l Phân tích chỉ số tài chính 12
  13. Mô hình phân tích báo cáo tài chính Phân tích tỷ số: ·Tỷ số thanh khoản ·Tỷ số đòn bẩy tài chính ·Tỷ số trang trải lãi vay Đo lường và đánh giá: ·Tỷ số hiệu quả hoạt động ·Tình hình tài chính ·Tỷ số khả năng sinh lợi ·Kết quả hoạt động tài ·Tỷ số tăng trưởng chính Phân tích so sánh: ·Xu hướng tài chính ·Phân tích xu hướng ·Phân tích cơ cấu ·Phân tích chỉ số 13
  14. Phân tích tỷ số tài chính l Liên quan đến việc sử dụng các tỷ số tài chính đo lường và đánh giá tình hình tài chính của công ty. l Các tỷ số sử dụng bao gồm: · Tỷ số thanh khoản (Liquidity ratios) · Tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage ratios) · Tỷ số trang trải lãi vay (Coverage ratios) · Tỷ số hoạt động (Activity ratios) · Tỷ số khảù năng sinh lợi (Profitability ratios) · Tỷ số tăng trưởng (Growth ratios) 14
  15. Các loại tỷ số Tỷ số bảng cân đối TS Tỷ số từ báo cáo thu nhập và từ cả hai: BCĐTS và BCTN Tỷ số đòn bẩy tài chính Tỷ số trang trải lãi vay thể hiện mức độ sử đo lường khả năng dụng nợ trong nguồn trang trãi lãi vay của vốn công ty công ty Tỷ số thanh khoản đo Tỷ số hoạt động đo lường hiệu lường khả năng trả nợ quả sử dụng tài sản của công ty ngắn hạn của công ty Tỷ số khả năng sinh lợi thể hiện quan hệ giữa 15 lợi nhuận và doanh thu hoặc vốn đầu tư
  16. Các bước tiến hành phân tích tỷ số tài chính l Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích l Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức tính l Bước 3: Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán l Bước 4: Đánh giá tỷ số vừa tính toán l Bước 5: Phân tích nguyên nhân vì sao tỷ số vừa tính toán cao, thấp hay phù hợp l Bước 6: Đưa ra biện pháp củng cố, cải thiện hay tiếp tục duy trì tỷ số vừa tính toán l Bước 7: Viết báo cáo về phân tích các báo cáo tài chính. 16
  17. Các tỷ số từ bảng cân đối tài sản l Tỷ số thanh khoản đo lường khả năng trang trải nợ vay ngắn hạn của công ty. l Tỷ số thanh khoản lưu động (current ratio) l Tỷ số thanh khoản nhanh (quick ratio) l Tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage ratios) – thể hiện mức độ sử dụng nợ để tài trợ hoạt động. l Tỷ số nợ so với vốn (Debt-to-equity ratio) l Tỷ số nợ so với tổng tài sản (Debt-to-total asset ratio) 17
  18. Các tỷ số thanh khoản l Tỷ số thanh khoản lưu động – thể hiện khả năng sử dụng tài sản lưu động(*) để trang trải các khoản nợ vay ngắn hạn l Tỷ số thanh khoản nhanh – thể hiện khả năng sử dụng tài sản thanh khoản nhanh nhất để trang trải nợ vay ngắn hạn * Không kể tài sản không sử 18 dụng trong SXKD
  19. Tỷ số nợ hay tỷ số đòn bẩy tài chính l Tỷ số nợ so với vốn (debt-to-equity ratio) – đo lường mức độ sử dụng nợ so với vốn chủ sở hữu. l Tỷ số nợ so với tổng tài sản (debt-to-total-assets ratio) – đo lường mức độ sử dụng nợ so với tổng tài sản. 19
  20. Các tỷ số từ bảng báo cáo thu nhập l Tỷ số trang trải lãi vay – đo lường khả năng của công ty trong việc trả lãi vay đến hạn l Tỷ số hoạt động – đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của công ty – bao gồm: l Tỷ số hoạt động khoản phải thu (Receivables activity) l Tỷ số hoạt động khoản phải trả (Payables activity) l Tỷ số hoạt động tồn kho (Inventory activity) 20 l Tỷ số hoạt động tổng tài sản (Total asset turnover)
  21. Các tỷ số hiệu quả hoạt động (1) l Vòng quay khoản phải thu (receivable turnover -RT) phản ánh chất lượng khoản phải thu và mức độ thành công của c.ty trong việc thu hồi nợ. l Kỳ thu tiền bình quân (average collection period - ACP) 21
  22. Các tỷ số hiệu quả hoạt động (2) l Vòng quay khoản phải trả (payable turnover - PT) phản ánh số lần thay đổi khoản phải trả trong năm. l Nếu DS mua chịu khó thu thập số liệu, có thể sử dụng doanh số mua hàng trong năm 22
  23. Các tỷ số hiệu quả hoạt động (3) l Vòng quay tồn kho (Inventory turnover- IT) – phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho l Vòng quay hàng tồn kho theo ngày (Inventory turnover in days - ITD) 23
  24. Các tỷ số hiệu quả hoạt động (4) l Vòng quay tổng tài sản (Total asset turnover - TAT) phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. l Tỷ số này nói lên điều gì? 24
  25. Các tỷ số về khả năng sinh lợi (1) l Các tỷ số về khả năng sinh lợi phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận so với doanh thu hoặc giá trị đầu tư. Các tỷ số này phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty nói chung. l Lãi gộp so với doanh thu – gross profit margin 25
  26. Các tỷ số về khả năng sinh lợi (2) l Lãi ròng so với doanh thu – Net profit margin 26
  27. Các tỷ số về khả năng sinh lợi (3) l Lãi ròng so với giá trị đầu tư hoặc tài sản – return on investment (ROI) or return on assets (ROA) 27
  28. ROI và phương pháp phân tích Du Point l C.ty Du Point đã sử dụng phương pháp phân tích này để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. K.năng sinh lợi = K. năng sinh lợi của doanh thu x HQ sử dụng TS ROI = Tỷ số lãi ròng x Vòng quay tổng tài sản 6.28 % = 5.03 x 1.25 28
  29. ROE và phương pháp phân tích Du Point l ROE phản ánh khả năng sinh lợi so với giá trị vốn đầu tư theo sổ sách của chủ sở hữu. ROE = Tỷ số lãi ròng x Vòng quay tổng tài sản x H. số sử dụng vốn chủ sở hữu 11.38 % = 5.03 x 1.25 x 1.81 29
  30. Các tỷ số tăng trưởng l Tỷ số lợi nhuận tích lũy l Tỷ số tăng trưởng bền vững 30
  31. Phân tích xu hướng l Phân tích xu hướng của các tỷ số tăng trưởng l Tỷ số tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận l Tỷ số tăng trưởng tài sản và vốn chủ sở hữu l Phân tích xu hướng của các tỷ số tài chính l Tính các tỷ số tài chính qua các năm hoặc thời kỳ l So sánh các tỷ số tài chính năm hiện tại so với các tỷ số tài chính của những năm trước l So sánh các tỷ số tài chính của công ty với các tỷ số tài chính bình quân của ngành . 31
  32. Phân tích xu hướng của AMC 32
  33. Phân tích cơ cấu và phân tích chỉ số l Phân tích cơ cấu (Common-size analysis) – Phân tích tỷ trọng của từng khoản mục của bảng cân đối tài sản so với tổng giá trị tài sản và phân tích tỷ trọng của từng khoản mục của báo cáo thu nhập so với doanh thu ròng. l Phân tích chỉ số (Index analysis) – Phân tích tỷ trọng của từng khoản mục của bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập của những năm sau so với năm gốc. Năm gốc có tỷ trọng là 100%. 33
  34. Phân tích cơ cấu bảng cân đối tài sản (sử dụng Excel) 34
  35. Phân tích cơ cấu báo cáo thu nhập (sử dụng Excel) 35
  36. Phân tích chỉ số bảng cân đối tài sản (sử dụng Excel) 36
  37. Phân tích chỉ số báo cáo thu nhập (sử dụng Excel) 37
  38. Nhược điểm của phân tích báo cáo tài chính l Chỉ cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại trong khi nhiều trường hợp nhà phân tích lại quan tâm đến tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. l Kết quả phân tích phụ thuộc vào mức độ tin cậy của số liệu trong báo cáo tài chính. l Ở Việt Nam chưa có số bình quân ngành để so sánh và đánh giá. 38
  39. Phân tích các tỷ số đo lường giá trị thị trường l Tỷ số PE (Price-Earnings ratio) l Tỷ số MB (Market-to-Book Ratio) 39
  40. Tóm tắt các loại tỷ số tài chính l Nhóm các tỷ số đo lường khả năng thanh khoản ngắn hạn l Nhóm tỷ số đo lường khả năng thanh khoản dài hạn l Nhóm tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng tài sản l Nhóm tỷ số đo lường khả năng sinh lợi l Nhóm tỷ số đo lường giá trị thị trường 40
  41. Hoạch định các báo cáo tài chính công ty l Nội dung trình bày l Quá trình hoạch định tài chính công ty l Dự báo doanh thu l Dự báo các báo cáo tài chính công ty l Xác định vốn cần thêm l Hướng dẫn ôn tập 41
  42. Quá trình hoạch định tài chính công ty l Quan hệ giữa phân tích và hoạch định tài chính công ty. l Các bước thực hiện hoạch định tài chính: l Bước 1: Dự báo các báo cáo tài chính và sử dụng dự báo này để phân tích ảnh hưởng của kế hoạch hoạt động lên lợi nhuận dự báo và các tỷ số tài chính. l Bước 2: Quyết định nguồn vốn cần thiết hỗ trợ cho kế hoạch hoạt động 5 năm, bao gồm nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, tài sản lưu động, các chương trình nghiên cứu phát triển và các chiến dịch quảng cáo. l Bước 3: Dự báo các nguồn vốn có thể huy động được trong 5 năm tới, bao gồm các nguồn vốn nội bộ lẫn nguồn vốn huy động bên ngoài. l Bước 4: Thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát để quản trị việc phân bổ và sử dụng các nguồn vốn trong công ty. l Bước 5: Phát triển các quy trình điều chỉnh kế hoạch cơ bản nếu tình hình kinh tế thay đổi so với lúc dự báo. l Bước 6: Thiết lập hệ thống lương thưởng dựa trên thành quả hoạt động của ban quản lý khi ban quản lý theo đuổi và đạt được mục tiêu cổ đông đề ra. 42
  43. Dự báo các báo cáo tài chính l Dự báo doanh thu l Ước lượng tỷ lệ của các khoản mục làm căn cứ dự báo l Dự báo bảng báo cáo kết quả kinh doanh l Dự báo bảng cân đối kế toán 43
  44. Dự báo doanh thu l Căn cứ dự báo: l Doanh thu của 5 – 10 năm trước l Các yếu tố ảnh hưởng dự báo doanh thu l Dự báo của các bộ phận sản xuất l Tình hình kinh tế và nhu cầu thị trường l Thị phần của công ty l Tình hình thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước l Tình hình lạm phát l Chi phí cho quảng cáo và khuyến mãi l Dự báo doanh thu của từng bộ phận trong công ty. l Phương pháp dự báo: Tỷ lệ trên doanh thu quá khứ l Kết quả dự báo: l Doanh thu năm dự báo tăng 10% so với năm trước l Doanh thu bằng tiền 3300 triệu $ 44
  45. Dự báo doanh thu công ty MicroDrive 45
  46. Dự báo các báo cáo tài chính l Phương pháp dự báo: Phương pháp dự báo theo tỷ lệ doanh thu l Các bước tiến hành dự báo: l Bước 1: Phân tích tỷ trọng của từng khoản mục so với doanh thu trong quá khứ l Bước 2: Dự báo bảng báo cáo kết quả kinh doanh l Bước 3: Dự báo bảng cân đối kế toán l Bước 4: Huy động nguồn vốn cần thêm (Additional Funds Needed – AFN) l Bước 5: Điều chỉnh ảnh hưởng của tài trợ 46
  47. Bước 1: Phân tích tỷ trọng của từng hoản mục so với doanh thu trong quá khứ 47
  48. Bước 2: Dự báo bảng báo cáo kết quả kinh doanh 48
  49. Bước 3: Dự báo bảng cân đối kế toán 49
  50. Bước 4: Huy động nguồn vốn cần thêm (Additional Funds Needed – AFN) 50
  51. Dựa vào nguồn vốn huy động thêm điều chỉnh lại dự báo bảng cân đối kế toán ở giai đoạn 1 => Dự báo BCĐKT giai đoạn 2 51
  52. Bước 5: Điều chỉnh ảnh hưởng của tài trợ (1) l Điều chỉnh ảnh hưởng lãi vay – Nguồn vốn 28 triệu $ từ vay ngắn hạn có lãi suất 8%, chi phí lãi vay ngắn hạn sẽ là 28 x 8% = 2,24 triệu $. Tương tự, chi phí lãi vay dài hạn sẽ là 28 x 10% = 2,8 triệu $. Tổng cộng chi phí lãi vay năm tới tăng lên 2,24 + 2,8 = 5,04 triệu $. Khi xem xét điều chỉnh lãi vay thì dự báo bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 20X3 giai đoạn 2 phải điều chỉnh chi phí lãi vay tăng lên đến 88 + 5 = 93 triệu $. Chi phí lãi vay tăng lên này ảnh hưởng đến các khoản mục còn lại của báo cáo kết quả kinh doanh. Cụ thể thuế sẽ giảm đi 5 x 40% = 2 triệu $ và thu nhập chịu thuế giảm 5 triệu $. 52
  53. Bước 5: Điều chỉnh ảnh hưởng của tài trợ (2) l Điều chỉnh ảnh hưởng cổ tức – Bảng 18.5 cho thấy kế hoạch tài trợ cần phát hành cổ phiếu thường để huy động thêm 56 triệu $. Giá cổ phiếu MicroDrive cuối năm 20X2 đang là 23$ và giả sử rằng cổ phiếu mới cũng bán ở mức giá này thì để có 56 triệu $, công ty phải bán 56/23 = 2,4 triệu cổ phần. Mặt khác, cổ tức trên mỗi cổ phần dự kiến là 1,25$, cổ tức dự kiến tăng thêm sẽ là 2,4 x 1,25= 3 triệu $. Do đó, bảng báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2 phải điều chỉnh khoản mục cổ tức dành cho cổ đông thường lên đến 63 + 3 = 66 triệu $. 53
  54. Bước 5: Điều chỉnh ảnh hưởng của tài trợ (3) l Điều chỉnh ảnh hưởng lợi nhuận giữ lại – Do ảnh hưởng của điều chỉnh cổ tức tăng lên như vừa phân tích, lợi nhuận giữ lại sẽ phải giảm xuống còn 68 – 6 = 62 triệu $. Khoản điều chỉnh lợi nhuận giữ lại này không chỉ ảnh hưởng đến bảng báo cáo kết quả kinh doanh dự báo mà còn ảnh hưởng đến cả bảng cân đối kế toán dự báo. Do đó, trên bảng cân đối kế toán dự báo, khoản mục lợi nhuận giữ lại cũng giảm đi 6 triệu $. 54
  55. Bước 5: Điều chỉnh ảnh hưởng của tài trợ (4) l Điều chỉnh bảng cân đối kế toán giai đoạn 3 – Do ảnh hưởng của chi trả lãi vay và cổ tức nên lợi nhuận giữ lại giảm đi 6 triệu $ như vừa phân tích trên đây. Sự sụt giảm lợi nhuận giữ lại này làm cho nguồn vốn thiếu hụt đi 6 triệu $. Do đó, cần có điều chỉnh giai đoạn 3 để tài trợ cho 6 triệu $ thiếu hụt này. Vẫn theo nguyên tắc của kế hoạch tài trợ, thiếu hụt 6 triệu $ được tài trợ 25% từ nợ vay ngắn hạn, 25% từ nợ vay dài hạn và 50% còn lại từ vốn cổ phần thường. 55
  56. Dự báo bảng báo cáo kết quả kinh doanh 56
  57. Dự báo bảng cân đối kế toán 57
  58. Xác định nhu cầu vốn cần thêm 58
  59. Hướng dẫn ôn tập bài 2 l Nắm vững quan hệ giữa phân tích và hoạch định tài chính công ty l Nắm vững phương pháp và các bước tiến hành dự báo các báo cáo tài chính công ty, bao gồm: l Dự báp doanh thu l Ước lượng tỷ lệ các khoản mục làm căn cứ dự báo l Dự báo và điều chỉnh báo cáo kết quả kinh doanh l Dự báo và điều chỉnh bảng cân đối kế toán l Điều chỉnh để có dự báo các báo cáo tài chính sau cùng. 59