Bài giảng Mô bệnh học ở tôm

ppt 74 trang ngocly 1240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mô bệnh học ở tôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mo_benh_hoc_o_tom.ppt

Nội dung text: Bài giảng Mô bệnh học ở tôm

  1. MÔ BỆNH HỌC Ở TÔM
  2. LỚP VỎ BỌC NGOÀI ➢Cấu tạo và chức năng chung: Có hàm lượng kitin cao, lớp màng này là tầng cuticun, có thể ngấm muối canxi làm cho vỏ trở nên cứng và tăng cường hiệu quả bảo vệ; Là sản phẩm tiết của mô bì dưới vỏ (Bá, 1978)
  3. Lớp vỏ bọc ngoài ➢Gồm 4 lớp có thành phần cấu tạo khác nhau bởi lượng kitin và canxi. ▪ Lớp 1: bao bọc bên ngoài, cấu tạo gồm canxi và kitin; ít kitin hơn 3 lớp còn lại, không có lớp sáp bao phủ bên ngoài (điểm khác biệt so với ngành chân khớp). ▪ Lớp 2: cấu tạo gồm canxi và kitin, có thêm chất tạo màu melanin. ▪ Lớp 3: cấu tạo gồm canxi và kitin, thành phần kitin nhiều hơn các lớp khác. ▪ Lớp 4: cấu tạo chính là kitin. Bên dưới lớp này là biểu mô trụ đơn.
  4. Lớp vỏ bọc ngoài LỚP KITIN (Cuticle) – MÔ KHỎE Epicuticle: tâm mô sừng ngoài; Connective tissue: mô liên kết; Epithelial cells: tế bào biểu bì; Muscle tissue: mô cơ
  5. TUYẾN BÀI TIẾT (TUYẾN RÂU) ➢Đặc điểm chung: là cơ quan bài tiết, nằm ở phần đầu gần gốc râu. ➢Cấu tạo: ▪ Gồm đôi tuyến nằm ở gốc anten II. Oáng dẫn chất bài tiết ngắn, đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết ở mặt trong của đốt gốc thứ 2 của anten II. ▪ Oáng bài tiết của tuyến râu nằm khắp nơi trong phần đầu, luôn ở trạng thái xuất tiết và không xuất tiết.
  6. Tuyến râu ▪ Bao xung quanh ống bài tiết là những tế bào biểu mô dạng hình khối lập phương hay cột. ▪ Tế bào có 1 nhân ở trung tâm và hạch nhân rất rõ. ▪ Xen giữa các ống bài tiết là xoang mạch máu chứa những tế bào hồng cầu. ▪ Giữa xoang mạch máu và ống bài tiết là lớp mỏng có chức năng làm giảm độc lực hay gọi là lớp mô liên kết chứa những sợi tạo keo và sợi lưới mỏng. ➢Chức năng: bài thải những sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và năng lượng.
  7. Tuyến râu TUYẾN RÂU (Antennal gland) – MÔ KHỎE
  8. Tuyến râu TÚI LỌC TUYẾN RÂU (Antennal gland labyrinth) – MÔ KHỎE
  9. Tuyến râu HỆ THỐNG ỐNG CỦA TUYẾN RÂU (Antennal gland canals) – MÔ KHỎE Lumen: khoang; haemal sinus: xoang mạch máu
  10. Hệ tiêu hóa RUỘT GIỮA (Midgut) ➢Phía trước của ruột giữa thuộc khu vực sau điểm nối với dạ dày. ➢Ruột giữa được lợp bởi lớp biểu mô cột đơn, tế bào cột đơn. Các tế bào này được chống đỡ bởi một lớp màng gồm lớp cơ vòng và cơ dọc. ➢Tế bào cột đơn với một nhân nằm trung tâm và nhiều hạch nhân nhô lên.
  11. Hệ tiêu hóa RUỘT GIỮA (Midgut) – MÔ KHỎE
  12. Hệ tiêu hóa DẠ DÀY (Stomach) ➢Là một bao cơ dài, phía sau phình ra thành 2 túi nhỏ ở hai bên. ➢Dạ dày chia thành xoang trên và xoang dưới. Xoang trên rất lớn chiếm hầu hết xoang dạ dày. ➢Thành dạ dày có nhiều vân dọc và ngang xếp theo làn sóng giúp dễ dàng chọn lựa và nghiền thức ăn trong quá trình tiêu hóa. ➢Dạ dày bắt đầu từ phía trên thực quản kéo dài đến giữa gan.
  13. Hệ tiêu hóa DẠ DÀY (tt) ➢ Xoang trước có lớp cơ mỏng bao bên ngoài; lớp mặt trong gồm mô tạo máu và lớp kitin. ➢ Bên trong 2 xoang có nhiều nếp gấp nhô ra, chúng có liên quan đến quá trình tiêu hóa thức ăn. ➢ Giữa xoang hạ vị có sàng lọc thức ăn hay một van hình tam giác. Có nhiệm vụ lọc các thức ăn sau khi được nghiền nhỏ. Thức ăn sẽ được đưa đến tuyến tiêu hóa (gan tụy). ➢ Màng lọc có cấu tạo phức tạp bởi lông cứng và đường rãnh bằng kitin.
  14. Hệ tiêu hóa DẠ DÀY (Stomach) – MÔ KHỎE
  15. Hệ tiêu hóa RÂY DẠ DÀY (Gastric seive) – MÔ KHỎE
  16. Hệ tiêu hóa GAN TỤY (Hepatopancreas) ➢Gan nằm ở phần đầu cơ thể. ➢Dạng khối có nhiều ống nhỏ hay còn gọi là ống tiểu quản kết nối lại rồi tập trung thành ống đổ vào ruột giữa (Bá, 1978). ➢Cả 2 thùy của gan tụy bao quanh vùng hệ thống dạ dày.
  17. Hệ tiêu hóa GAN TỤY (Hepatopancreas) – MÔ KHỎE
  18. Hệ tiêu hóa GAN TỤY (Hepatopancreas) – MÔ KHỎE
  19. Hệ tiêu hóa GAN TỤY (Hepatopancreas) – MÔ KHỎE
  20. MANG (GILL) ➢Là cơ quan hô hấp nằm ở gốc các đôi phần phụ của phần đầu ngực, từ đôi chân hàm số 1 đến đôi chân hàm số 5. ➢Khoang trống giữa nội quan và giáp đầu ngực gọi là xoang mang, xoang mang thông ra bên ngoài ở phía dưới bụng của phần đầu ngực. ➢Chức năng: hô hấp và có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với hệ tuần hoàn.
  21. Mang MANG (Gill) – MÔ KHỎE
  22. Mang MANG (Gill) – MÔ KHỎE
  23. CƠ QUAN LYMPHOID (Cơ quan bạch huyết) ➢Là một hệ thống hai thùy, nằm ở phần đầu ngực của cơ thể tôm. ➢Là phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thồng tuần hoàn máu của tim, đóng vai trò như một máy lọc. ➢Chức năng chính: bảo vệ môi trường bên trong cơ thể, chống lại sự xâm nhập và gây hại của vi sinh vật cũng như các vật lạ của cơ thể.
  24. Cơ quan lymphoid CƠ QUAN LYMPHOID – MÔ KHỎE
  25. Cơ quan lymphoid ỐNG MẠCH CƠ QUAN LYMPHOID
  26. Cơ quan lymphoid CƠ QUAN LYMPHOID – MÔ KHỎE
  27. CƠ QUAN TẠO MÁU (Hematopoeitic) ➢Là cơ quan tạo những tế bào máu mới, đóng vai trò quan trọng trong việc tuần hoàn, khôi phục vết thương (Fontaine và Lightner, 1973), đông máu, thực bào và kết nang của vật chất sống. ➢Nằm rãi rác khu vực đầu và khu vực tuyến râu.
  28. CƠ QUAN TẠO MÁU Cơ quan tạo máu (Hematopoeitic) - MÔ KHỎE
  29. CƠ QUAN TẠO MÁU Cơ quan tạo máu (Hematopoeitic) - MÔ KHỎE
  30. CƠ VÂN (Skeletal muscle) – MÔ KHỎE
  31. SỰ BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC MÔ BỆNH
  32. Bệnh MBV (Monodon Baculovirus) ở tôm sú
  33. Hội chứng đốm trắng ➢Dấu hiệu mô bệnh học trên tuyến râu: • MBV gây giảm ăn và chậm tăng trưởng, tôm thường bị còi nổi nhiều trên bề mặt nước. • Xuất hiện những thể ẩn bắt màu Eosin đơn lẻ hay tụ tập ở trong nhân phì đại của tế bào gan tụy hay tế bào mô ruột giữa. • Nếu ở gđ sớm của quá trình phát triển bệnh: các tế bào này biểu hiện không rõ như nhân phì đại, nhiễm sắc thể trong nhân giảm và phân tán gần hạch nhân.
  34. Bệnh MBV X400 X1000 Gan tụy tôm sú nhiễm bệnh MBV, các thể ẩn (➔) màu đỏ, nhân bắt màu xanh tím nhuộm màu H&E
  35. Bệnh MBV (H&E)
  36. Bệnh MBV (Feulgen stain)
  37. Hội chứng virus đốm trắng (White Spot Syndrome Virus – WSSV)
  38. Hội chứng đốm trắng ➢Dấu hiệu mô bệnh học trên lớp vỏ bọc ngoài và lớp biểu mô dưới vỏ: • Tôm sắp chết do virus đốm trắng giảm ăn nhanh chóng, trên lớp kitin xuất hiện nhiều đốm trắng có đường kính dao động từ 0,5 – 2mm, hầu hết xuất hiện ở mặt trong của vỏ. • Lớp biểu mô dưới vỏ: • Cơ quan đích để virus đốm trắng tấn công. • Virus tấn công vào nhân, tạo thể vùi WSSV trong nhân phình đại. • Tuyến râu cũng là cơ quan đích của virus đốm trắng
  39. Hội chứng đốm trắng • Gđ sớm của thể vùi WSSV gần giống thể vùi Cowdry loại A, số lượng tế bào hoại tử không nhiều. • Gđ muộn: gia tăng tế bào hoại tử, thể vùi thay đổi hình thái, thể vùi to hơn, xuất hiện mép rìa nhiễm sắc thể và bắt màu yếu bazơ.
  40. Hội chứng đốm trắng MANG CỦA TÔM BỊ NHIỄM BỆNH ĐỐM TRẮNG
  41. Hội chứng đốm trắng DẠ DÀY CỦA TÔM BỊ NHIỄM BỆNH ĐỐM TRẮNG
  42. Hội chứng đốm trắng DẠ DÀY CỦA TÔM BỊ NHIỄM BỆNH ĐỐM TRẮNG
  43. Bệnh đầu vàng ở tôm sú (Yellow Head Disease – YHD)
  44. Bệnh đầu vàng ➢ Dấu hiệu mô học: ▪ Số lượng lớn thể vùi tế bào chất hình cầu có đường kính khoảng 2mm nhỏ hơn đối với mô trung bì và ngoại bì, bắt màu thuốc nhuộm kiềm và khá đồng màu. ▪ Tôm sắp chết có biểu hiện hoại tử mang và các tế bào biểu bì dạ dày nhiều thể vùi tế bào chất bắt màu thuốc nhuộm kiềm (H&E) Trong cơ quan bạch huyết một lượng lớn thể vùi tế bào đông kết nhân và vỡ nhân bắt màu thuốc nhuộm kiềm đã được tìm thấy trong các tế bào cơ bản của các ống thông thường.
  45. Bệnh đầu vàng Cơ quan tạo máu (haemolymphoid) có Cơ quan tạo máu (haemolymphoid) có nhiều nhiều nhân tế bào thoái hóa kết đặc nhân tế bào thoái hóa kết đặc bắt màu đỏ bắt màu đỏ đậm, kích thước khác đậm, kích thước khác nhau (X40) nhau (X40)
  46. Bệnh đầu vàng Biểu bì dạ dày tôm sú nhân tế bào thoái hóa kết đặc (➔) bắt màu đậm (X40)
  47. Bệnh đầu vàng MANG – MÔ BỆNH
  48. Bệnh đầu vàng CƠ QUAN LYMPHOID – MÔ BỆNH
  49. TÔM BỊ BỆNH YHV VÀ WSSV
  50. Bệnh teo gan tụy tôm he (Hepatopancreatic Parvovirus – HPV) ➢Dấu hiệu mô bệnh học: • Mô bệnh thể hiện trong tổ chức gan tụy • Nhân tế bào gan tụy bị phình to • Trong nhân chứa một thể vùi hình cầu, chiếm gần hết thể tích của nhân • Luôn để lại một vòng sáng xung quanh • Hạch nhân cũng bị phình to hơn bình thường và nằm dạt về mộ góc sát với màng nhân tạo dạng chữ ô
  51. Bệnh Parvovirus Các thể vùi (➔) trong nhân tế bào gan tụy tôm sú nhiễm bệnh HPV, nhuộm H&E
  52. TÔM BỊ BỆNH YHV, HPV VÀ MBV
  53. Bệnh nhiễm trùng virus dưới da và hoại tử (Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis virus – IHHNV) Tôm thẻ chân trắng bị bệnh IHHNV
  54. Bệnh nhiễm trùng ➢Dấu hiệu mô học: ▪ Nội nhân bắt màu Eosin (với thuốc nhuộm H&E) ▪ Nhân của tế bào bệnh bị phồng to với thể vùi trung tâm bắt màu Eosin đôi khi bị tách ra từ chất nhiễm sắc có viền bằng một vòng không bắt màu, được lưu giữ bằng các chất cố định có chứa axít acetic
  55. Bệnh nhiễm trùng Các thể vùi (➔) trong nhân tế bào tuyến anten của tôm sú bị nhiễm bệnh IHHNV
  56. Hội chứng virus Taura (Taura syndrom virus – TSV)
  57. Hội chứng Taura
  58. Hội chứng Taura ➢Dấu hiệu mô bệnh học: • Thể hiện sự hoại tử ở biểu mô dưới vỏ, mang, ruột, dạ dày. • Nhân tế bào bị kết đặc hoặc bị phân tán, thoái hóa. • Xuất hiện các thể vùi hình cầu • Vắng mặt của các tế bào máu
  59. Hội chứng Taura Tôm P. vannamei ấu niên nuôi trong ao có những vết đen của hoại tử mô vỏ cutin do nhiễm virus hội chứng Taura Tổn thương ở mang. Nhân bị ngưng kết hoặc vỡ, tăng khả năng bắt màu Eosin của Đuôi có sự chuyển màu đỏ và các gờ ráp tế bào chất của lớp biểu mô vỏ cutin ở các náng đuôi có ổ hoại tử trên biểu mô
  60. Hội chứng Taura Lớp biểu mô đuôi tôm thẻ chân trắng, nhân thoái hóa kết đặc (➔) bắt màu xanh đen (X100)
  61. Hội chứng Taura Tế bào biểu mô bình thường Vùng hoại tử ở lớp biểu mô vỏ cuticum Lát cắt mô dạ dày của tôm P. vannamei ấu niên
  62. Hội chứng Taura TÔM BỊ NHIỄM TSV
  63. Hội chứng Taura TÔM BỊ NHIỄM TSV
  64. Bệnh virus hoại tử tuyến ruột giữa của tôm he (Baculovirus Midgut gland Necrosis – BMN) Tôm post chết do đục thân Tôm post chết do đục thân giữa
  65. Bệnh virus hoại tử Dấu hiệu mô học: - Một số nhân tế bào phình to và chứa một thể vùi hình trứng, ít bắt màu thuốc nhuộm. - Hạch nhân bị thể vùi đẩy vào một góc sát vớI màng nhân
  66. MÔ TÔM BỊ NHIỄM KHUẨN VÀ KÝ SINH TRÙNG
  67. Tôm bị nhiễm ký sinh trùng Ấu trùng giun tròn Ascarophis sp ký sinh trong mang tôm
  68. Tôm bị nhiễm ký sinh trùng Epistylis và Zoothamnium ký sinh trong mang tôm
  69. Tôm bị nhiễm ký sinh trùng VI KHUẨN TRONG HUYẾT TƯƠNG
  70. Tôm bị nhiễm ký sinh trùng VI KHUẨN TRONG HUYẾT TƯƠNG
  71. Tôm bị nhiễm ký sinh trùng Leucothrix TRÊN MANG TÔM (H&E)
  72. Tôm bị nhiễm ký sinh trùng MÔ TÔM BỊ NHIỄM Gregarine
  73. BỆNH DO NHIỄM ĐỘC AFLATOCXIN ➢Aflatocxin ảnh hưởng trực tiếp đến gan tụy. ➢Dấu hiệu mô bệnh học: ▪ Làm teo các ống tiểu quản ▪ Hoại tử và thâm nhiễm các mô fibrolastic giữa các tiểu quản của gan tụy. ▪ Kích thước tế bào R trở nên nhỏ hơn so với bình thường ▪ Tế bào máu xâm nhập vào mô gan tụy
  74. GAN TÔM BỊ NHIỄM ĐỘC Aflatocxin