Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống - Chương 2: Sự phát dục thành thục của tuyến sinh dục các loài cá nuôi - Võ Ngọc Thám

ppt 17 trang ngocly 1580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống - Chương 2: Sự phát dục thành thục của tuyến sinh dục các loài cá nuôi - Võ Ngọc Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ky_thuat_san_xuat_ca_giong_chuong_2_su_phat_duc_th.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống - Chương 2: Sự phát dục thành thục của tuyến sinh dục các loài cá nuôi - Võ Ngọc Thám

  1. Chương 2: Sự phát dục thành thục của tuyến sinh dục các loài cá nuôi Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 1
  2. I. Các thời kỳ phát triển của tế bào trứng Thời kỳ sinh sản (tăng sinh) Thời kỳ sinh trưởng Thời kỳ thành thục 1. THỜI KỲ TĂNG SINH * Các noãn nguyên bào phát sinh từ tế bào sinh dục nguyên thủy phân chia liên tục, theo cấp số nhân hình thành nên các noãn nguyên bào. • Đường kính noãn nguyên bào 9,62 ± 0,5µm. Tỷ lệ đường kính nhân/noãn nguyên bào = 58,47%. 2- Thời kỳ sinh trưởng 2.1. Thời kỳ phôi tơ Thời kỳ tế tơ Thời kỳ liên kết Thời kỳ hậu tơ Thời kỳ song tơ Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 2
  3. 2.2. Thời kỳ sinh trưởng nhỏ * Thời kỳ thơ ấu - Đường kính tế bào trứng 24-28µm. Nguyên sinh chất tăng NST trong nhân tiêu tan, 2-8 hạch nhân. Nhân chiếm tỷ lệ lớn. Màng trứng mỏng. Buồng trứng giai đoạn I * Thời kỳ một lớp follicle Đường kính trứng: 189-240µm. Hình thành 1 lớp follicle NSC tiếp tục tăng, dạng mạng lưới. Buồng trứng ở giai đoạn II Ảnh hưởng bởi yếu tố sinh thái 2.3.Thời kỳ sinh trưởng lớn (thời kỳ dinh dưỡng) Thời kỳ này tích lũy Prôtid & Lipid. Dinh dưỡng không hoàn toàn đồng hóa thành NSC. * Thời kỳ bắt đầu tích lũy Hình thành lớp Follicle thứ 2, hình thành vành phóng xạ Tích lũy noãn hoàng Đường kính trứng 500µm Buồng trứng ở giai đoạn III Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 3
  4. 2.3.Thời kỳ sinh trưởng lớn (thời kỳ dinh dưỡng) Thời kỳ tích lũy noãn hoàng hoàn toàn Noãn bào tích lũy đầy đủ noãn hoàng Kích thước noãn bào đạt tối đa, đối với cá trắm cỏ, mè trắng, cá trôi đường kính đạt 1100 - 1300µm. Thời gian nuôi vỗ lúc này tháng 2 – 3. Thời ký này có thể kéo dài 1 – 2 tháng (3) Buồng trứng ở giai đoạn IV (a,b,c)– thành thục Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 4
  5. • Khi noãn bào chuyển sang pha chín, noãn hoàng thành một khối đồng nhất, noãn bào có khả năng phân bào giảm nhiễm dưới tác dụng của KDT ngoại sinh. * Vào cuối giai đoạn IV noãn bào ở prophase I của giảm phân. Đối với các loài cá nuôi không đẻ trứng được trong ao thì thời điểm này cần tiêm chất kích thích cho sinh sản. Thời kỳ thành thục: Trứng chín và rụng vào xoan buồng trứng, chờ phóng thích ra ngoài môi trường nước.Buồng trứng ở giai đoạn V Buồng trứng ở giai đoạn VI: trong buồng trứng không còn trứng đã chín muồi sinh dục Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 5
  6. II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BUỒNG TRỨNG CẤU TẠO: ▪ Là một đôi, hình túi hợp lại thành ống trước khi đổ ra lỗ sinh dục, do mô liên kết và cơ trơn tạo thành. ▪ Trên vách buồng trứng có các vách ngang là nơi phát sinh tế bào trứng. ▪ Chia làm 6 giai đoạn căn cứ trên hình dạng, màu sắc. Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 6
  7. 3. Thời kỳ thành thục Xảy ra quá trình cực hóa tế bào (bắt đầu bằng sự lỏng lẻo của noãn bào).Noãn hoàng kết thành khối đi về cực thực vật, nhân đi về cực động vật.Noãn bào sơ cấp phân chia lần 1 (giảm nhiễm) cho 1 noãn bào thứ cấp và 1 thể cực (cực cầu), NST giảm 1/2, (từ 2n NST còn n NST).Thể cực có kích thức nhỏ, có 1 lớp mỏng NSC, không có ý nghĩa trong sinh sản. Lần phân chia 2 (giảm phân nguyên nhiễm): noãn bào thứ cấp phân chia cho 1 trứng thành thục và 1 thể cực; Thể cực 1 phân chia làm đôi cho 2 thể cực mới. Quá trình thành thục của tế bào trứng: Nang trứng tiết Progesteron + hormone sinh dục liên quan tạo ra hỗn hợp làm rách màng follicle, trứng rụng trong buồng trứng. Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 7
  8. Sự phát triển buồng trứng của cá bao gồm 6 giai đoạn: Giai đoạn I: Xuất hiện ở cá thành thục tuyến sinh dục lần đầu. Noãn sào là đôi dạng sợi mãnh, màu trắng, nằm sát lưng Trên lát cắt mô học, trứng sắp xếp không có quy tắc, đường kính trứng 10 - 80µm TB trứng có nhân chiếm phần lớn noãn bào ( 50%) Không thấy mạch máu phân bố 2. Giai đoạn II: Cá đã đẻ 1 lần hoặc nhiều lần: Noãn sào dẹp, màu xám nhạt hoặc trong suốt, mạch máu phân bố màu hồng. Cá thành thục lần đầu: mạch máu không phát triển, đầu buồng trứng có mạch máu màu hồng. Mắt thường không thấy có tế bào trứng riêng biệt, đường kính tế bào trứng 90 - 200µm. Đối với cá đã sinh sản một lần trở lên trong buồng trứng có thể cóVõ trứng Chí Thuần giai 49bh đoạn III, IV. Võ Ngọc Thám Th.S 8
  9. 3. Giai đoạn III: Kích thước buồng trứng tăng, buồng trứng màu xanh sẫm hoặc màu trắng nhạt. Tế bào trứng có thể nhìn bằng mắt thường, đường kính trưungs 250 - 500µm Mạch máu đã thấy rõ trên bề mặt buồng trứng. Trứng bắt đầu tích lũy noãn hoàng. Gặp điều kiện môi trường không thích hợp, cá không phát triển buồng trứng. 4. Giai đoạn IV: Buồng trứng tăng nhanh về kích thước, chiếm 2/3 xoang cơ thể, hệ số thành thục 15 – 22%. Buồng trứng có màu vàng hoặc màu xanh. Trứng rời, đường kính trứng 800 - 1500µm. Cá đẻ nhiều lần trong năm trong buồng trứng có trứng giai đoạn III, IV Cá đẻ 1 lần/năm trứng thành thục chứa đầy noãn hoàng Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 9
  10. 5. Giai đoạn V: Buồng trứng mềm, các mạch máu xung huyết. Trứng rụng trong buồng trứng Xuất hiện thể vàng trong buồng trứng Đối với cá đẻ nhiều lần trong năm, ngoài các trứng rụng còn có trứng giai đoạn II, III 6. Giai đoạn VI : Buồng trứng giảm kích thước, dẹp, bề mặt có các mạch máu màu nâu, hoặc đỏ tím Cá đẻ 1 lần/năm, Trong buồng trứng có các màng follicle, thể vàng, một ít trứng đã rụng nhưng không thóat ra khỏi buồng trứng, tất cả sẽ thoái hóa và trở về buồng trứng ở giai đoạn 2. Thời gian thoái hóa 30 – 45 ngày.(to) Cá đẻ nhiều lần trong năm: sau khi đẻ, buồng trứng còn trứng giai đoạn II, IV, thời gian thoái hóa tùy thuộc số lần đẻ/năm, sau đó buồng trứng về giai đoạn III. Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 10
  11. CẤU TẠO CỦA NANG TRỨNG (Barnabé, 1993) Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 11
  12. III. SỰ THOÁI HÓA VÀ HẤP THỤ BUỒNG TRỨNG CÁ NUÔI 1. SỰ THOÁI HÓA TRƯỚC KHI ĐẺ TRỨNG (thành thục nhưng không đẻ) ▪ Các noãn bào đã thành thục, các noãn bào đang tích lũy vật chất sinh dưỡng (noãn hoàng) do không đủ điều kiện nên ngừng phát triển và thoái hóa. ▪ Nguyên nhân: môi trường không phù hợp –nhiệt độ cao >35oC trong 1 tuần ▪ Hiện tượng: xuât hiện trứng màu nâu, trắng đục và rữa nát, xuất hiện thể vàng. ▪ Màng thượng bì follicle tăng cao, màng phóng xạ bị thoái hóa, nhân vỡ, follicle xâm nhập vào bên trong, noãn hoàng bị thoái hóa ▪ Tất cả biến thành dịch lỏng và được cơ thể hấp thụ trở lại qua các mao mạch máu. Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 12
  13. 2. Sự thoái hóa sau khi đẻ trứng Tuyến sinh dục của cá sau khi tham gia sinh sản, trong đó gồm: màng follicle, thể vàng, có thể có trứng đã rụng nhưng không được đẻ. Cá đẻ nhiều lần trong năm: trong đó còn có trứng giai đoạn II, III, IV Cá đẻ 1 lần trong năm, trong buồng trứng có thể có trứng giai đoạn II hoặc II, III. Thoái hóa về giai đoạn II Quá trình thoái hóa trong thời gian 1 – 1,5 tháng. Cơ chế thoái hóa tương tự như ở trường hợp thứ nhất. Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 13
  14. IV. Quá trình phát triển của tinh bào 1. Thời kỳ tăng sinh ▪ Các nguyên tinh bào nằm trên thành TSD đực phân chia thành các nhóm nguyên tinh bào nhỏ hơn. 2. Thời kỳ sinh trưởng ▪ Tế bào sinh dục cấp 1 lớn hơn về kích thước, chuẩn bị cho quá trình phân chia giảm nhiễm Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 14
  15. 3. Thời kỳ chín Các tinh bào cấp 1 phân chia 2 lần. Lần phân chia 1 cho 2 tinh bào cấp II; lần phân chia 2 cho 4 tinh tử. Các tinh tử có n NST đơn. Kích thước nhỏ. 4. Thời kỳ trưởng thành Các tinh tử biến thái thành các tinh trùng hoàn thiện. Trong các bào nang chứa các tế bào tinh cùng giai đoạn. Tinh trùng cá Chép đường kính phần đầu 1,5 - 5µm, dài 15µm. Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 15
  16. V. CẤU TẠO CỦA TINH SÀO & PHÂN CHIA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CUẢ TINH SÀO ▪ Cấu tạo: là đôi hình ống nằm sát xương sống, tinh sào thành thục màu trắng, trong có chứa nhiều ampulla, trong ampulla chứa nhiều tinh bào cùng giai đoạn, các tinh bào tách biệt nhau bởi các follicle. ▪ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN 1. Giai đoạn I Là đôi sợi nhỏ, bên trong chứa các nguyên tinh bào ưa kiềm, đường kính 16µm, nhân 9µm Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 16
  17. Giai đoạn II: Tinh sào nhỏ. Màu trắng nhạt, mạch máu phân bố trên bề mặt không rõ ràng Giai đoạn III: Tinh sào hình que, lớn lên về kích thước, chứa các tinh sơ cấp Giai đoạn IV: Kích thước to, màu trắng đục hoặc trắng sữa, có các tinh bào sơ cấp, tinh bào thứ cấp và tinh trùng, vuốt có tinh đặc Giai đoạn V: Chứa đầy các tinh trùng chín muồi, vuốt nhẹ có tinh, màu trắng đục Giai đoạnVI: Tinh nang giảm kích thước, bề mặt có hiện tượng xung huyết, sau đó trở về giai đoạn IV Võ Chí Thuần 49bh Võ Ngọc Thám Th.S 17