Bài giảng Kinh tế môi trường - Bài 6: Các chính sách phi tập trung - Đại học Kinh tế TP.HCM
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế môi trường - Bài 6: Các chính sách phi tập trung - Đại học Kinh tế TP.HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_moi_truong_bai_6_cac_chinh_sach_phi_tap_tr.ppt
Nội dung text: Bài giảng Kinh tế môi trường - Bài 6: Các chính sách phi tập trung - Đại học Kinh tế TP.HCM
- Kinh tế Môi trường Bài giảng 6 Các chính sách phi tập trung
- Đề cương đề nghị: A. Giới thiệu cách tiếp cận phi tập trung để nội hóa chi phí B. Luật nghĩa vụ pháp lý C. Quyền sở hữu (Định lý Coase) D. Thuyết phục đạo đức E. Hàng hóa xanh
- A. Giới thiệu cách tiếp cận phi tập trung để nội hóa chi phí “Phi tập trung” nghĩa các chính sách cho phép các cá nhân có liên quan trong vấn đề ô nhiễm môi trường tự giải quyết theo các nguyên tắc rõ ràng về thủ tục và quyền hạn được thiết lập thông qua hệ thống pháp luật và cuối cùng sẽ đạt mức chất lượng môi trường hiệu quả xã hội.
- A. Giới thiệu cách tiếp cận phi tập trung để nội hóa chi phí ▪ Tiếp cận phi tập trung có một số ưu điểm như sau: ▪ Các bên liên quan là những người tạo ra và chịu ngoại tác môi trường, nên họ có động cơ tìm kiếm giải pháp đối với vấn đề môi trường. ▪ Những người liên quan có thể là những người có hiểu biết tốt nhất về thiệt hại và chi phí xử lý và vì vậy có khả năng tốt nhất để xác định mức ô nhiễm hiệu quả.
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ▪ Hai khái niệm quen thuộc là trách nhiệm và sự đền bù ▪ Người gây ô nhiễm có trách nhiệm về các hậu quả (thiệt hại) mà mình đã gây ra cho môi trường ▪ Đền bù cho người bị thiệt hại một khoản tương xứng với tổn thất ▪ Những vấn đề về nghĩa vụ và bồi thường thường được tòa án giải quyết theo luật pháp quy định
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ▪ MỤC TIÊU ▪ Mục đích của luật không chỉ đơn thuần là bảo đảm đền bù thiệt hại, mặc dù điều này rất quan trọng. Mục tiêu đích thực là khuyến cáo những người “có thể” gây ô nhiễm hãy ra quyết định thận trọng hơn ▪ Nghĩa vụ pháp lý được dùng như một biện pháp yêu cầu người gây ô nhiễm phải ‘nội hóa’ các chi phí ngoại tác môi trường do họ gây ra
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ▪ NGUYÊN TẮC ▪ Cơ quan chức năng (tòa án) xác định mức đền bù trên cơ sở hàm chi phí thiệt hại (đánh giá thiệt hại tài nguyên môi trường) cho từng trường hợp cụ thể ▪ Ví dụ xem xét tranh chấp về ô nhiễm môi trường giữa nhà máy hóa chất và ngành thủy sản
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý $ r MDC MAC a d b c e 0 e* 1 Free Emissions (tons/year) access
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ▪ Ví dụ (tt) ▪ Luật nghĩa vụ pháp lý sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mức ô nhiễm? ▪ Nếu dòng sông được xem như một hàng hóa miễn phí (tự do tiếp cận), và nhà máy hóa chất sẽ phát thải mức e1 (không xử lý khi thải ra dòng sông) ▪ Tại mức phát thải e1, nhà máy hóa chất buộc phải đền bù một khoản tiền là (b+c+d) => Nhà máy hóa chất buộc phải đánh giá lại quyết định của mình
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ▪ Ví dụ (tt) ▪ Nhà máy hóa chất có thay đổi lượng phát thải để đối phó lại luật nghĩa vụ pháp lý như thế không? ▪ Nhà máy hóa chất nhận biết rằng chỉ có thể giảm tiền phạt (đền bù) bằng cách giảm lượng phát thải xuống dòng sông (do họ có thể ước tính chi phí đầu tư cho việc giảm ô nhiễm của mình) ▪ Cuối cùng sẽ xác định được lượng phát thải tối ưu tại e* (MAC = MDC) ▪ Hãy tính toán để xem xét nhà máy hóa chất sẽ được lợi gì khi quyết định giảm lượng phát thải?
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ▪ Tóm lại: Luật nghĩa vụ pháp lý có thể dẫn tới mức ô nhiễm hiệu quả xã hội bởi vì nó khuyến khích người gây ô nhiễm giảm thải để tối thiểu hóa tổng chi phí của họ – gồm tổng chi phí xử lý và tiền bồi thường cho người bị thiệt hại
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ▪ Nếu các quy định môi trường được thiết kế tốt; thực thi nghiêm khắc (và đánh giá thiệt hại chính xác), mức phát thải tối ưu sẽ được đảm bảo ▪ Mức ô nhiễm tối ưu không phải được quyết định bởi một sắc lệnh của chính phủ, mà do quá trình quyết định tư nhân với ràng buộc người gây ô nhiễm thi hành đầy đủ trách nhiệm pháp lý của mình
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ▪ Luật nghĩa vụ pháp lý trong thực tế: Theo các nhà kinh tế, giá trị được xác định thông qua các phiên tòa có thể không phản ánh đầy đủ giá trị mà người ta sẵn lòng trả vì chất lượng môi trường
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ▪ Chi phí giao dịch: ▪ Chi phí tìm kiếm thông tin ▪ Chi phí mặc cả các điều khoản ▪ Chi phí để đảm bảo các thỏa thuận sẽ được thực hiện Chi phí giao dịch là một chi phí cơ hội của xã hội, và như thế nên tính như một phần của MAC
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ƯU ĐIỂM ▪ Có thể làm cho quyết định tư nhân hướng tới mức ô nhiễm tối ưu xã hội ▪ Có thể thực hiện mà không cần biết trước mức ô nhiễm tối ưu (nếu cơ quan chức năng có thông tin đầy đủ và chính xác về (hàm) chi phí thiệt hại) ▪ Có thể thỏa mãn nguyên tắc PPP
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý NHƯỢC ĐIỂM ▪ Chậm và tốn kém ▪ Dựa vào giải quyết tranh chấp qua việc kiện cáo có thể không công bằng nếu người bị thiệt hại không có khả năng ra thưa kiện ▪ Khi các bên liên quan (người gây ô nhiễm và người bị thiệt hại) tăng lên, khó xác định được ai gây thiệt hại bao nhiêu, ai bị thiệt và thiệt hại ở mức độ nào
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ▪ Luật trách nhiệm phát lý có thể giúp đạt mức ô nhiễm tối ưu khi: ▪ Có ít người tham dự; ▪ Quan hệ nhân quả rõ ràng; và ▪ Dễ đo lường thiệt hại ▪ Hạn chế khi: ▪ Có nhiều khó khăn trong chứng minh vấn đề ▪ Khó đạt được thừa nhận quyền được kiện ▪ Giá trị theo luật không phản ánh giá sẵn lòng trả; và ▪ Chi phí giao dịch ngăn cản đàm phán và tố tụng
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ▪ Phù hợp ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển vì các vấn đề môi trường mang tính địa phương, số người liên quan ít, ▪ Tuy nhiên, do đặc thù riêng công cụ này vẫn phù hợp đối với các sự cố môi trường như tràn dầu, rò rỉ hóa chất,
- B. Luật nghĩa vụ pháp lý ▪ Các vụ kiện tràn dầu bồi thường thiệt hại cho các ngư dân (Cát Lái, Cần Giờ, La Ngà, Đồng Nai, Trung Quốc, ), rò rỉ hóa chất ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, các công ty VEDAN, xi măng, hóa chất, đền bù thiệt hại cho các cư dân xung quanh bằng tiền hoặc/và các vật phẩm, các hãng hàng không đền bù thiệt hại tiếng ồn (ở Nhật). ▪ Xem luật BVMT 2005, Điều 130 - 134
- C. Quyền sở hữu ▪ Cốt lỗi của công cụ chính sách dự vào quyền sở hữu là: ▪ Nguyên nhân ngoại tác là do không xác định quyền sở hữu rõ ràng ▪ Muốn nội hóa các ngoại tác phải xác định quyền sở hữu rõ ràng
- C. Quyền sở hữu ▪ Định lý Coase (1960): Trong trường hợp không có chi phí giao dịch, mức ô nhiễm tối ưu sẽ đạt được nếu quyền sở hữu ban đầu được xác định cho hoặc người gây ô nhiễm, hoặc người chịu ô nhiễm. Nói cách khác, cốt lỗi của định lý Coase là việc xác định quyền sở hữu cho bất kỳ bên nào không ảnh hưởng gì đến mức ô nhiễm tối ưu.
- C. Quyền sở hữu ▪ Giải thích bằng cách sử dụng đồ thị MAC và MDC (xem lại cách giải thích bằng MNPB và MEC ở bài giảng 2) ▪ MAC = 800 – 10E ▪ MDC = 6E MAC là chi phí giảm ô nhiễm biên của nhà máy hóa chất MDC là hàm chi phí thiệt hại biên của ngành thủy sản
- C. Quyền sở hữu $ Hình 10.2 (F&O) 800 MAC MD 480 420 300 100 0 50 70 80 Chất thải (tấn/háng)
- C. Quyền sở hữu (1) Nhà máy hóa chất (chủ thể gây ô nhiễm) có quyền sở hữu dòng sông ▪ Bắt đầu tại mức phát thải là 80 ▪ Nhà máy hóa chất không phải bồi thường thiệt hại ô nhiễm cho ngành thủy sản và xả thải toàn bộ 80 tấn hóa chất/tháng ▪ Ngành thủy sản sẽ bị tổng thiệt hại là $19.200/tháng ▪ Vấn đề đặt ra là tình trạng này có thể ổn định không?
- C. Quyền sở hữu (1) Nhà máy hóa chất (chủ thể gây ô nhiễm) có quyền sở hữu dòng sông (tt) ▪ Ngành thủy sản có thể trả tiền để nhà máy hóa chất giảm thải. Tại sao? ▪ Quá trình mặc cả tiếp tục diễn ra cho mỗi đơn vị biên chừng nào thiệt hại biên còn lớn hơn chi phí xử lý biên, và sẽ dừng lại khi MAC = MDC, tức tại mức phải thải là 50 tấn/tháng (mức hiệu quả xã hội)
- C. Quyền sở hữu (1) Nhà máy hóa chất (chủ thể gây ô nhiễm) có quyền sở hữu dòng sông (tt) ▪ Cả hai được lợi gì? ▪ Nhà máy hóa chất: ▪ Chi ra $4.500 xử lý 30 tấn/tháng ▪ Nhận $9.000 (=30*300) từ ngành thủy sản/tháng ▪ Lợi ích ròng của nhà máy là $4.500/tháng ▪ Ngành thủy sản: ▪ Chi ra $9.000 /tháng ▪ Giảm thiệt hại 19.200 – 7.500 = $11.700/tháng ▪ Lợi ích ròng của ngành thủy sản là $2.700/tháng
- C. Quyền sở hữu (2) Ngành thủy sản (chủ thể bị ảnh hưởng) có quyền sở hữu dòng sông ▪ Bắt đầu tại mức phát thải là 0 ▪ Nhà máy hóa chất không được phép xả thải xuống dòng sông, và phải tìm cách khác để xử lý lượng phát thải 80 tấn/tháng, với tổng chi phí là $32.000/tháng ▪ Vấn đề đặt ra là tình trạng này có thể ổn định không?
- C. Quyền sở hữu (2) Ngành thủy sản (chủ thể bị ảnh hưởng) có quyền sở hữu dòng sông (tt) ▪ Nhà máy hóa chất có thể trả tiền để được phép xả thải xuống dòng sông. Tại sao? ▪ Quá trình mặc cả tiếp tục diễn ra cho mỗi đơn vị biên chừng nào chi phí xử lý biên còn lớn hơn chi thiệt hại biên, và sẽ dừng lại khi MAC = MDC, tức tại mức phải thải là 50 tấn/tháng (mức hiệu quả xã hội)
- C. Quyền sở hữu (2) Ngành thủy sản (chủ thể bị ảnh hưởng) có quyền sở hữu dòng sông (tt) ▪ Cả hai được lợi gì? ▪ Nhà máy hóa chất: ▪ Chi ra $15.500 cho ngành thủy sản /tháng ▪ Tiết kiệm được $27.500/tháng ▪ Lợi ích ròng của nhà máy là $12.000/tháng ▪ Ngành thủy sản: ▪ Thiệt hại $7.500 /tháng ▪ Nhận được $15.500 /tháng ▪ Lợi ích ròng của ngành thủy sản là $8.000/tháng
- C. Quyền sở hữu ▪ ĐIỀU KIỆN ▪ Quyền sở hữu phải được xác định rõ ràng, có hiệu lực, và có thể chuyển nhượng (xem ch2, Thị trường xanh) ▪ Phải có một hệ thống cạnh tranh tương đối hiệu quả để các bên liên quan gặp và thương lượng về quyền sở hữu sẽ được sử dụng như thế nào ▪ Phải có tập hợp thị trường hoàn chỉnh để chủ sở hữu nhận được tất cả các giá trị xã hội liên quan đến việc sử dụng tài sản (môi trường)
- C. Quyền sở hữu ▪ Những vấn đề với việc sử dụng quyền sở hữu như một phương pháp nội hóa chi phí: ▪ Chi phí giao dịch rất cao khi có nhiều bên liên quan ▪ Tự do tiếp cận và ăn theo: Không có động cơ khuyến khích xử lý ô nhiễm ▪ Chủ sở hữu không có khả năng thu nhận hết giá trị xã hội (theo cách sử dụng tốt nhất)
- C. Quyền sở hữu ƯU ĐIỂM ▪ Vấn đề ô nhiễm môi trường có thể được giải quyết bằng cách xác định quyền sở hữu ban đầu ▪ Vai trò của cơ quan chức năng chỉ đơn thuần là xác định quyền sở hữu có thể thực thi, sau đó mức ô nhiễm tối ưu sẽ đạt được nhờ quá trình thương lượng giữa các nhóm liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường
- C. Quyền sở hữu NHƯỢC ĐIỂM ▪ Trên thực tế khi có nhiều nguồn gây ô nhiễm, nhiều bên liên quan thì chi phí giao dịch lớn => Làm biến dạng kết quả ▪ Có thể trái nguyên tắc PPP (Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả) ▪ Không đề cập đến tác động của quyền sở hữu ban đầu lên phân phối thu nhập ▪ Không tồn tại thị trường cho các hàng hóa môi trường ▪ Nhiều vấn đề mang tính đa quốc gia
- D. Thuyết phục đạo đức ▪ Các chương trình thuyết phục lôi cuốn người ta ý thức về các giá trị đạo đức hay trách nhiện công dân nhằm nâng cao ý thức tự nguyện kiềm chế các hành động sẽ gây suy thoái môi trường ▪ Thường hữu ích khi không thể đo lường sự phát thải từ các nguồn cụ thể (người vi phạm thường phân tán)
- D. Thuyết phục đạo đức ▪ Ngày nay chúng ta đang hướng đến các chương trình môi trường (như tái chế) mang tính bắt buộc, nhưng vẫn cần dựa rất nhiều vào các chương trình thuyết phục đạo đức để đạt các mức tuân thủ cao hơn ▪ Ưu điểm là có các tác động lan truyền rất rộng và nhanh (kể cả tác động sang các lĩnh vực ô nhiễm khác) – ngắn hạn ▪ Nhược điểm: Vấn đề ăn theo, ảnh hưởng ngược lại trong dài hạn, và khó đánh giá đầy đủ đóng góp cải thiện môi trường của các chiến dịch, các chương trình thuyết phục
- E. Hàng hóa xanh