Bài giảng Đô thị đàng trong dưới thời các Chúa Nguyễn - Đỗ Bang

ppt 67 trang ngocly 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đô thị đàng trong dưới thời các Chúa Nguyễn - Đỗ Bang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_do_thi_dang_trong_duoi_thoi_cac_chua_nguyen_do_ban.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đô thị đàng trong dưới thời các Chúa Nguyễn - Đỗ Bang

  1. ĐÔ THỊ ĐÀNG TRONG DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN PGS.TS. ĐỖ BANG
  2. I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ • 1. Ở trong nước - Chiến tranh Trịnh - Nguyễn - Chính sách phát triển kinh tế của các chúa Nguyễn
  3. 2. Về tình hình thế giới • Từ 1592-1635, là thời kỳ Nhật Bản thực hiện chính sách mở cửa • Năm 1567, nhà Minh cấp giấy phép cho các thương thuyền đến các vùng biển Đông Nam Á để buôn bán. • Từ sau năm 1644, nhiều di thần nhà Minh và doanh nhân Trung Quốc đã xin nhập cư Đàng Trong.
  4. • Thế kỷ XVII ra đời chủ nghĩa tư bản phương Tây * Đó là một thách thức nhưng cũng là thời cơ để các chúa Nguyễn thành lập các phố cảng trong thời đại hàng hải của thế giới.
  5. II. CÁC ĐÔ THỊ TIÊU BIỂU . Đàng Trong đã hình thành các đô thị cổ từ thời vương quốc Phù Nam (dấu tích kiến trúc văn hóa Óc Eo) • Thuận Quảng có Lâm Ấp phố ở Quảng Nam • Bình Định có cảng Thi Nại (thế kỷ X-XV).
  6. • Thế hệ đô thị thứ hai sau Lâm Ấp phố của Chămpa và trước phố Hội An thời chúa Nguyễn ở vùng biển Đà Nẵng- Hội An. • Vào nửa sau thế kỷ thứ XVI, tàu thuyền nước ngoài đến buôn bán tập trung ở vùng cảng Thuận Hóa, nơi chúa Nguyễn Hoàng chọn làm dinh phủ.
  7. • Bản đồ của Alexandre De Rhodes vẽ giữa thế kỷ XVII có tên Cua Say (tức Cửa Sãi) • Cuối thế kỷ XVI, manh nha ra đời các đô thị đó là tiền đề các phố cảng Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn, Hà Tiên của đất Đàng Trong.
  8. 1. Hội An • Bờ sông cũ Hội An từ Cồn Tàu ở xã Cẩm Châu cắt dọc thành phố Hội An theo đường chính diện qua đường Trần Phú hiện nay . • Từ nửa sau thế kỷ XVI, Hội An đã có nhiều nước đến buôn bán, lưu trú, thương nhân Nhật Bản
  9. • Thương nhân Trung Quốc thời nhà Minh bỏ lệnh “hải cấm” cũng đến Hội An ở lại lâu dài • Hội An sớm trở thành đô thị quốc tế với sự lưu trú lâu dài của giới thương nhân Nhật Bản và Trung Quốc
  10. • Phủ chúa cho thương nhân Nhật Bản và Trung Quốc chọn một nơi gần thương cảng Hội An để lập phố buôn bán. Hội An ra đời khu phố tự trị của người Nhật và người Hoa.
  11. • Đô thị Hội An vào năm 1618 được Cristoforo Borri mô tả như sau: “ Vì cho tiện việc hội chợ, chúa Nguyễn cho phép người Trung Quốc và Nhật Bản làm nhà cửa theo tỷ lệ người của họ để dựng nên một đô thị. Đô thị này gọi là Faifo và nó khá lớn. Chúng tôi có thể nói có hai thành phố, một của người Trung Quốc và một của người Nhật. Họ sống riêng biệt, đặt quan cai trị riêng và theo phong tục, tập quán của mỗi nước”
  12. • Bản đồ có ghi vị trí chùa Hà Nam (của người Nhật) vào thế kỷ XVII tại Hội An, được xác định vị trí như sau:
  13. • Phía Đông là phố Nhật, nằm ở hạ lưu sông. • Phía Tây là Đường Nhân phố (phố người Hoa), nằm ở thượng lưu sông. • Phía Nam là sông lớn (sông Thu Bồn lúc đó). • Phía Bắc là An Nam phố (tức phố người Việt).
  14. • - Phố Nhật: Phố Nhật ở vị trí làng Hoài Phô, làng cổ được ghi tên trong sách Ô châu cận lục (1555). • Người Nhật đến mua 20 mẫu đất của làng Hoài Phô và An Mỹ để xây dựng phố xá, sinh sống; lập một ngôi chùa lấy tên là Tùng Bổn. • Chùa này có thể là ngôi chùa mang tên Hà Nam do Shichirobei xây dựng năm 1670.
  15. • Người phương Tây gọi Hội An là đô thị Nhật Bản. • Bức tranh giữ tại nhà dòng họ Chaya ở Nhật cho thấy phố Nhật dài khoảng 320 mét, gồm hai dãy phố và gần một cái chợ bán đủ các mặt hàng họp thành “đô thị Nhật Bản”.
  16. . Năm 1695, Thomas Bowyear đến tại Hội An chỉ còn thấy 5 gia đình người Nhật, Thích Đại Sán đến Hội An không thấy ghi chép về phố Nhật. Năm 1981, chúng tôi tìm thấy 4 ngôi mộ cổ của người Nhật tại Hội An cũng ghi năm qua đời vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XVII. • Phố Nhật ở Hội An ra đời, thịnh vượng và tồn tại trong thế kỷ XVII.
  17. • - Phố Khách: Năm 1618, Cristoforo Borri mô tả về phố Nhật và phố Khách tại Hội An. • Di vật Phố Khách: Bức hoành phi có niên hiệu Thiên Khải -Tân Dậu niên ( 1621), là di vật cổ nhất của phố Khách. Người Hoa đã xây dựng một tổ đình lấy tên là Cẩm Hà cung vào năm 1626.
  18. • Từ phố Nhật lên phố Khách phải qua một con khe, người Nhật đã xây dựng nên một chiếc cầu gọi là cầu Nhật Bản (Lai Viễn kiều), người Hoa làm chùa trên đó để thờ Bắc Đế nên gọi là chùa Cầu.
  19. Cầu Nhật Bản (Địa điểm khai quật Khảo cổ học năm 2006)
  20. • Kết quả khai quật khảo cổ học của các chuyên gia Nhật Bản vào mùa hè năm năm 1998 và 2006 ở phường Cẩm Phô, xung quanh chùa Cầu, tìm thấy nhiều đồ gốm Cảnh Đức (Trung Quốc), gốm Hizen (Nhật Bản) lẫn với đồ gốm, đồ sành Việt Nam có niên đại thế kỷ XVII. Chúng ta khẳng định về thị trường gốm thương mại quốc tế tại Hội An và dấu tích cư trú sớm của người Nhật và người Hoa chứ chưa đủ cứ liệu để xác định phố Nhật và phố Khách tại Hội An qua tư liệu khảo cổ học
  21. Cầu Nhật Bản , vị trí khai quật khảo cổ học 2006
  22. Gốm sứ Hội An
  23. Gốm sứ Hội An
  24. Phố Hội An: • Tấm bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá vẽ (1630-1655) đã có tên Hội An phố, Hội An kiều • Phố Hội An được xác định vị trí của làng cổ Hội An mà trung tâm là đình làng Hội An, cùng tồn tại với phố Nhật và phố Khách.
  25. • Sau khi nhà Mãn Thanh đánh bại nhà Minh (1644),Hoa thương di trú ở Hội An rất đông. Họ mua đất của làng Cẩm Phô, Hội An, Cổ Trai • Đường Trần Phú thành khu phố đông đúc của người Hoa với hai dãy phố xuất hiện như Bowyear đã mô tả (1695): “Hải cảng này chỉ có một con đường phố lớn trên bờ sông, hai bên có hai dẫy nhà 100 nóc, toàn là người Trung Hoa ở ”
  26. • Cũng vào năm 1695, Thích Đại Sán đến Hội An đã ghi lại: ” Thẳng bờ sông một con đường dài 3-4 dặm, gọi là Đại Đường Nhai. Hai bên phố ở liền khít rịt. Chủ phố thảy là người Phúc Kiến vẫn còn ăn mặc theo lối tiền triều” • Vào thế kỷ XVIII, dãy nhà phố hai bên đường Trần Phú hiện nay mới được xây dựng .
  27. Trung Hoa Hội quán (Thương Dương Hội quán là bến đỗ thuyền buôn thế kỷ XVIII)
  28. Phố cổ trên đường Trần Phú
  29. Phố cổ Hội An
  30. Quan Công miếu
  31. Phúc Kiến Hội quán
  32. 2. Thanh Hà • Thanh Hà trở thành một thương cảng lớn nhất, cửa ngõ giao thương hàng đầu của thời Kim Long- Phú Xuân thịnh trị vào thế kỷ XVII-XVIII. • Năm 1636, ngay lúc mới chuyển dinh vào Kim Long chúa Nguyễn Phúc Lan đã cho phép thành lập phố Thanh Hà.
  33. • Từ đó đến cuối thế kỷ thứ XVII, nhiều Hoa thương tiếp tục đến Thanh Hà cư trú. • Giữa thế kỷ XVII, Giáo sĩ Alexandre de Rhodes có lưu trú ở Thanh Hà. Ông viết: " Tôi không dám ở thành phố lớn. Tôi thuê nhà tại thành phố nhỏ gần đó sau cơn hoả tai xảy ra lớn nhất ở đây.
  34. . Phố Thanh Hà phần lớn nằm trong tay Hoa thương nên gọi là" Đại Minh khách phố". • Năm 1685, Hoa thương xây dựng Thiên Hậu cung. Phố Thanh Hà mở rộng dần về phía nam, thương khách mua đất của làng Địa Linh để lập phố và xây dựng đền thờ Quan Thánh.
  35. Thiên Hậu cung (Thanh Hà)
  36. Thiên Hậu cung (Thanh Hà)
  37. Long đình chùa Bà Thanh Hà đúc năm Càn Long 45 (1780)
  38. Lư hương chùa Bà có niên hiệu Ung Chính thứ 5 (1727)
  39. Tiên hậu cung (Thanh Hà)
  40. Long đình chùa Ông Thanh Hà niên hiệu Càn Long 45 (1780)
  41. • Năm 1700, Hoa thương mới được xây phố bằng gạch và lợp ngói. • Vào giữa thế kỷ XVIII, Pierre Poivre đến Huế có nhận xét : " Vào mùa mưa, các đường phố chật hẹp, lầy lội, chỉ có phố hay khu Trung Hoa có một lối đi rộng và lát gạch. Dọc hai bên đường người ta dựng lên những nhà gạch lợp ngói khá sung túc".
  42. Phổ cổ Bao Vinh
  43. 3. Nước Mặn • Tên gọi này xuất phát từ chữ của Cristoforo Borri vào năm 1618: “Vị tổng trấn liền ra lệnh xây dựng cho chúng tôi một cái nhà rất tiện nghi ở thành phố (ville) Nehorman”. • “ Chúng tôi lại leo lên lưng voi và lên đường với một đoàn tùy tùng đông đảo để đi đến thành phố Nước Mặn”. • ” Thành phố dài 5 dặm, rộng 0,5 dăm ”
  44. • Các Giáo sĩ Bozomi, Pina, Augustin (7-1618) cũng kể:” Quan trấn thủ cho các thừa sai một ngôi nhà bằng gỗ rộng rãi ở phố Nước Mặn. Ông dùng voi đưa các linh mục đến nhà mới, từ đó các linh mục có cơ sở hoạt động và được dân chúng kính nể. Cũng năm đó, thánh đường được dựng sẵn ở phố Nước Mặn và ráp trong vòng một ngày trước sự bỡ ngỡ và thán phục của các nhà truyền giáo”.
  45. • Vào giữa thế kỷ XVIII, Pierre Poivre viết: “Tại tỉnh Quy Nhơn có một thương cảng khác gọi là Nước Mặn là một cảng tốt, an toàn được thương nhân lui tới nhiều nhưng kém hơn Faifo”. • Nhưng vào thế kỷ sau không thấy sử sách còn ghi về phố cảng Nước Mặn. Sách Đại Nam nhất thống chí bản soạn thời Tự Đức không ghi chép về phố Nước Mặn, cũng không có tên trong danh mục 63 chợ lớn nhỏ trong tỉnh Bình Định.
  46. • Cho đến tháng 4 năm 1986, trong đợt khảo sát về đô thị cổ ở các tỉnh miền Trung, chúng tôi mới phát hiện dấu tích của phố cảng Nước Mặn và thông báo kết quả tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghĩa Bình (Quy Nhơn-1986) và trong hội nghị thông báo Khảo cổ học năm 1991 tại Hà Nội.
  47. • Từ tấm bia bằng gỗ chúng tôi phát hiện ở đền Quan Thánh lập năm 1837( thành phố Quy Nhơn) có ghi tên một người họ Nguyễn ở phố Nước Mặn cúng tiền để xây dựng ngôi đền này, chúng tôi mới lần tìm đến xã Phước Quang, huyện Tuy Phước. Đến đây mới biết còn lưu truyền chiếc cầu ngói và khu chợ mang tên Nước Mặn.
  48. Chúng tôi phát hiện ra dấu tích của phố. Tìm thấy dấu tích đền Quan Thánh (chùa Ông).Thiên Hậu cung (chùa Bà), đây là di tích quan trọng nhất của phố Nước Mặn còn lại. Chúng tôi tìm thấy một chiếc đỉnh lư bằng hợp kim, niên hiệu Gia Khánh (1797). Về phía đông- bắc của chợ là khu mộ cổ.
  49. • Khu phố được khoanh vùng trên thực địa chiều dài hơm 1 km, chiều ngang khoảng 500 m; ngày xưa thuộc làng Lạc Hòa và Vĩnh An (trước đó gọi là Minh Hương) sau nhập chung gọi là An Hòa.
  50. • Từ thế kỷ XVIII trở về trước khi cửa Kẻ Thử còn tấp nập thuyền ghe ra vào buôn bán. Tàu thuyền qua đầm Thị Nại vào sông Côn đi qua các nhánh sông Âm Phủ, Cây Da rồi lên tận Cầu Ngói để trao đổi hàng hóa với thương nhân ở phố Nước Mặn.
  51. • Vào cuối thế kỷ XVIII khi mạch đứt gảy ở duyên hải Bình Định hoạt động, cửa Kẻ Thử bị cát bồi, phù sa của sông Côn cũng không thoát ra biển, thuyền không đến được Cầu Ngói, phố Nước Mặn suy tàn. Những thương nhân ở phố Nước Mặn tản về Gò Bồi, vào Quy Nhơn hoặc lên An Thái để kinh doanh.
  52. • Năm 2005, Bảo tàng tỉnh Bình Định tổ chức đào thám sát khảo cổ học phố cảng Nước Mặn đã phát hiện nhiều gốm sứ của Trung Quốc có nguồn gốc từ Phúc Kiến và gốm sứ Hizen của Nhật Bản đều có niên đại thế kỷ XVII- XVIII là một sự thừa nhận về phố cảng Nước Mặn với vai trò mậu dịch quốc tế dưới thời các chúa Nguyễn.
  53. 4. Hà Tiên • Mạc Cửu- một trung thần của nhà Minh đã rời Trung Quốc sang Hà Tiên kinh doanh và trở nên giàu có. Vào năm 1708, Mạc Cửu ra Phú Xuân gặp chúa Nguyễn và xin được thần phục. Chúa Nguyễn Phúc Chu đồng ý và trao cho Mạc Cửu chức Tổng binh trấn Hà Tiên.
  54. • Ngày 18 tháng 8 năm 2003, chúng tôi đến khảo sát đền thờ "Mạc Linh Công" ở Hà Tiên. Văn bia ghi về Mạc Cửu và con cháu họ Mạc lập nên đất Hà Tiên, phần chép tiểu sử Mạc Cửu như sau:
  55. • "Ông người huyện Hải Phong, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông. Sau khi nhà Minh dứt, năm 1680 Mạc Cửu 17 tuổi đã vượt biển đến Chân Lạp, được giao chức Ốc Nha. Thấy đất Mang Khảm đông đảo, người các nước buôn bán sầm uất, ông xin vua Chân Lạp đến đó để buôn bán và khuyến khích mở mang nông nghiệp, chiêu tập lưu dân lập 7 xã thôn Phú Quốc, Vũng Thơm, Trảng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau và Hà Tiên, không mấy chốc trở nên giàu có.
  56. • Năm 1687, quân Xiêm cướp phá Hà Tiên, ông bị bắt đưa về Xiêm 13 năm sống ở cảng Vạn Tuế Sơn. • Năm 1700, nhân lúc Xiêm có loạn, ông trốn về. • Năm 1705, ông ở tại Hà Tiên. • Năm 1708, chúa Nguyễn tiếp đoàn sứ gỉa của Mạc Cửu, chúa chấp nhận cho ông làm quan trưởng Hà Tiên, ban cho ông chức Tổng binh. Ông lập thành quách, bảo vệ đất đai thành một nơi trấn nhậm".
  57. Đền thờ Mạc Cửu (Hà Tiên)
  58. Trước đền thờ Mạc Cửu (tác giả và CTV)
  59. • Mạc Cửu cho lập chùa Tam Bảo (1720-1730) và đền Quan Công (1725- 1730) hiện là hai cổ tự danh tiếng của đất Hà Tiên. • Năm 1735, Mạc Cửu chết , được chúa Nguyễn tặng Khai tướng Thượng trụ quốc đại tướng quân Vũ nghị công. Lăng mộ của ông được xây dựng ở Hà Tiên đã được công nhận di tích Quốc gia vào ngày 6-2-1989.
  60. Mộ Mạc Cửu (Hà Tiên)
  61. • Con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ được chúa Nguyễn cử làm Đô đốc trấn thủ Hà Tiên. Chúa Nguyễn Phúc Chú cấp cho 3 chiếc thuyền long bài được miễn thuế, sai xuất dương để mua các của vật quý báu để nộp. Lại sai mở cục đúc tiền để tiện việc trao đổi .
  62. • “ Thiên Tứ cho đặt nha thuộc, kén bổ quân ngũ, đắp thành xây luỹ, mở phố chợ, khách buôn các nước đều họp đông. Lại với những người văn học, mở Chiêu anh các, ngày ngày cùng nhau giảng bàn và xướng hoạ, có 10 bài vịnh Hà Tiên”.
  63. • Mạc Cửu đến đất Hà Tiên đã chiêu dân từ Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc để lập làng dựng phố, buôn bán làm ăn. Từ năm 1708, khi Hà Tiên trở thành lãnh thổ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và dòng họ Mạc được chúa Nguyễn trao cho con cháu kế thế giữ chức Tổng trấn, Hà Tiên nhanh chóng trở thành một đô thị lớn ở đất phương Nam. • Hà Tiên trở thành vùng đô thị trọng điểm của khu vực với sự phát triển văn học, hình thành một nền văn hóa đô thị đặc sắc.
  64. KẾT LUẬN
  65. • Trước đây các bộ sách giáo khoa lịch sử các cấp học đều phê phán chúa Nguyễn, chúa Trịnh do tham vọng cầm quyền đã gây ra họa chia cắt đất nước và nội chiến; điều đó đúng nhưng chưa đủ. Cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn cũng là một trong những động lực tự cường, tự vệ để các chúa Nguyễn không ngừng mở đất về phương Nam, phát triển kinh tế, xây dựng đô thị, mở cửa giao lưu với nhiều nước trên thế giới.
  66. • Đô thị Đàng Trong ra đời là hệ quả của chính sách tiến bộ của các chúa Nguyễn đón nhận đúng thời cơ thương mại quốc tế và di dân đô thị đang phát triển. Tầm nhìn đó đã vượt xa các nguyên thủ phương Đông cùng thời lấy làng xã làm nền tảng, nông dân làm chỗ dựa, nông nghiệp làm trọng tâm và cấm vận là chủ yếu. Sự ra đời và phát triển đô thị Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn là một hiện tượng lịch sử đáng được ghi nhận để tìm ra nguyên nhân và đặc điểm của nó.
  67. • Đàng Trong là nơi giàu về tài nguyên thiên nhiên, có nhiều tiềm năng kinh tế, có nhiều sông ngòi và nhiều cảng biển thuận tiện cho việc lập cảng và ghe thuyền cập bến. Các chúa Nguyễn đã tận dụng mọi khả năng lao động trong nhân dân kể cả chính sách ưu ái với nguồn lao động và đầu tư của người nước ngoài để phát triển kinh tế và đô thị. Các đô thị đều dựa trên cảng sông để phát triển đã tạo ra một thế hệ phố cảng rất đặc sắc nhưng chủ yếu dựa vào thiên nhiên của thời tiền công nhiệp. Khi cảng sông, cửa biển có biến đổi thì phố cũng thay đổi theo và cuối cùng bị suy tàn. Chỉ còn lại Hội An và Hà Tiên là duy trì được sức sống của một dạng đô thị có dáng dấp thời trung đại cần được trân trọng bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử trong tương lai.