Bài giảng Đại cương công nghệ thông tin và truyền thông - Chương I: Tổng quan về công nghệ thông tin - Phạm Quang Tuyền

ppt 118 trang ngocly 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đại cương công nghệ thông tin và truyền thông - Chương I: Tổng quan về công nghệ thông tin - Phạm Quang Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dai_cuong_cong_nghe_thong_tin_va_truyen_thong_chuo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đại cương công nghệ thông tin và truyền thông - Chương I: Tổng quan về công nghệ thông tin - Phạm Quang Tuyền

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ĐẠI CƯƠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ThS. Gv. Phạm Quang Quyền 1
  2. Chương I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2
  3. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin, tin học. Tin học: Information technology Tin học (Informatics, Lé Informatique) là ngành khoa học nghiên cứu về thông tin và các quá trình xử lí thông tin tự động bằng các thiết bị tin học, trước hết là máy tính điện tử (Computer). 3
  4. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.” (Nghị quyết 49/CP ký ngày 4/8/1993) Một số khái niệm cơ bản của CNTT. • Xử lý thông tin- Data Processing. Là các tác động vào thông tin bao gồm : 4
  5. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Phép thu thập thông tin : Lấy thông tin từ sự vật, hiện tượng thông qua các giác quan và các thiết bị có khả năng thu nhận tin • Phép mã hoá thông tin : Biểu diễn thông tin dưới dạng chữ viết, chữ số, ngôn ngữ, tiếng nói, âm thanh, hình vẽ, trạng thái điện, • Phép truyền thông tin : Truyền thông tin từ máy này sang máy khác, từ điểm này sang điểm khác. Môi trường truyền tin gọi là kênh liên lạc (Channel) 5
  6. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Phép lưu trữ thông tin : Ghi thông tin lên các vật mang tin. • Phép xử lý thông tin : Tác động lên các thông tin đã có để tạo ra thông tin mới • Phép xuất thông tin : Đưa thông tin ra cho người dùng dưới các dạng mà con người có thể nhận biết được 6
  7. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Thông tin là khái niệm cơ bản của khoa học đồng thời là khái niệm trung tâm của thời đại. • Các định nghĩa khác nhau về thông tin: • Theo nghĩa thông thường:. • Theo quan điểm triết học: • Theo lý thuyết thông tin: • Hai thuộc tính cơ bản của thông tin: • Bản chất của thông tin nằm trong sự giao lưu của nó. • Thông tin là sự loại trừ tính bất định của hiện tượng ngẫu nhiên. 7
  8. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • CÁC CẤP ĐỘ KHÁC NHAU CỦA THÔNG TIN • Dữ liệu (Data) • Trong hoạt động thông tin, dữ liệu là số liệu, sự kiện, hình ảnh ban đầu thu thập được qua điều tra, khảo sát và chưa xử lý (thông tin nguyên liệu). • Trong tin học, mọi sự biểu diễn thông tin bằng một tập hợp các ký hiệu có thể thao tác được trên MTĐT, đều gọi là dữ liệu (data). • Dữ liệu tồn tại dưới 4 hình thức: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh. • Dữ liệu có hai dạng: • + Dạng có cấu trúc (biểu ghi, CSDL, ) • + Dạng phi cấu trúc (các tệp văn bản) 8
  9. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN •Thông tin (Information) •Dữ liệu qua xử lý và được cho là có ý nghĩa đối với một đối tượng, một sự việc nào đó thì chúng trở thành thông tin •Tri thức(Knowledge) là thông tin hữu ích được trí tuệ con người xác nhận qua quá trình tư duy và được đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả trong thực tiễn. •Theo cách thể hiện, có hai loại tri thức: •Tri thức nội tại (Tacit knowledge): Tri thức tiềm ẩn trong trí óc con người •Tri thức tường minh (Explicit knowledge): Tri thức thể hiện qua ngôn ngữ, tài liệu văn bản, kết xuất của máy tính, 9
  10. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Quan hệ giữa dữ liệu, thông tin và tri thức • Khi dữ liệu qua xử lý (phân tích, tổng hợp, so sánh, ) và được cho là có ý nghĩa đối với một đối tượng, một công việc nào đó thì chúng sẽ trở thành thông tin. • Dữ liệu mô tả sự việc chứ không đánh giá sự việc, còn thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định và nói chung gồm nhiều giá trị dữ liệu. • Khi thông tin được trí óc của con người tiếp nhận và được xử lý tích cực qua quá trình suy nghĩ, học hỏi để nhận thức thì trở thành tri thức. 10
  11. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • 1.2. Cơ sở của CNTT là công nghệ số • Là công nghệ số nhị phân (digital) cho phép chuyển các thông tin dưới dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh thành thông tin dưới dạng kết hợp hai con số 0 và 1 (tương ứng với hai trạng thái on/off của các thiết bị điện(switching devices)) và máy tính chỉ có thể xử lý được thông tin ở dạng này. • Lượng thông tin vừa đủ để nhận biết một trong hai trạng thái có khả năng xuất hiện như nhau gọi là một bit - đơn vị đo thông tin. • Các đơn vị bội của bít: Byte (B), Kilobyte (KB), Megabyte (MB), Gigabyte (GB), Tegabyte (TB) 11
  12. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Sơ đồ biểu diễn xử lí thông tin kỹ thuật số Chuyển đổi sang hệ nhị Chữ viết Chữ viết phân {0, 1} Âm thanh Âm thanh Hình ảnh Hình ảnh Nhập dữ liệu Xử lý, lưu trữ, truyền đi Kết xuất thông tin 12
  13. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Lượng thông tin được lưu trữ và truyền đi trong hệ thống truyền thông được định lượng như thế nào? Kết quả quan trọng là Lý thuyết thông tin đã đưa ra được đơn vị đo thông tin và các công thức tính khối lượng thông tin. • Xuất phát từ quan điểm truyền tin, thông tin là ý định lựa chọn một thông báo riêng biệt từ một tập hợp các thông baó có thể. Sự lựa chọn này xẩy ra với một xác suất nào đó. 13
  14. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Sự lựa chọn đơn giản nhất là lựa chọn giữa 2 khả năng như nhau (p=1/2). Lượng thông tin được tạo ra từ cách lựa chọn như thế được coi là một đơn vị đo thông tin, gọi là bit. • Ví dụ: Gieo một đồng tiền, P(S)=P(N)=1/2, lượng thông tin được tạo ra từ cách chọn như thế là 1 bit. Nếu ký hiệu S là số 0, N là số 1, thì chỉ có một cách chọn để biểu diễn thông báo là 0 hoặc 1. Việc lựa chọn giữa hai ký hiệu đó tương ứng với một đơn vị thông tin nhị phân, đó là bit. 14
  15. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN •Nếu tập hợp các thông báo bao gồm N thông báo có khả năng như nhau (p=1/N), thì số lượng thông tin, ký hiệu là I, được tính bằng công thức: •I = log2N •Rõ ràng: Với N=2 thi I=1, phù hợp với định nghĩa đơn vị thông tin. •Vì N=1/p nên công thức trên tương đương với công thức: •I = log21/p 15
  16. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Gieo 3 lần liên tiếp một đồng tiền, 8 kết quả đồng khả năng như sau: • SSS, SSN, SNS, NSS, SNN, NSN, NNS, NNN • Xác suất của mỗi thông báo này là p = 1/8. Sự lựa chọn có thể xẩy ra ở ba mức (hình vẽ), mỗi mức là một bít: • Bit 1: • Bit 2: • Bit 3: • Trong trường hợp này N = 8, lượng thông tin của nó là: I = log2N = log28 = 3. • Đó chính là số bít cần thiết để biểu diễn mỗi thông báo nói trên: • 000, 001, 010, 100, 011, 101, 110, 111 • Các mức lựa chọn được thể hiện trong hình vẽ dưới đây: 16
  17. X¸C SUÊT CÑA NH÷NG LÙA CHÄN CÃ KH¶ N¨NG NH NHAU 1/8 1/4 1/8 1/2 1/8 SÊp 1/2 1/4 1/8 1/8 Ngöa 1/2 1/4 1/8 1/2 1/8 1/4 1/8
  18. VÍ DỤ • Giả sử thông báo truyền đi bao gồm các tổ hợp ngẫu nhiên của 26 chữ cái, một khoảng trống và 5 dấu chấm câu, tổng cộng là N=32 ký hiệu, và giả sử xác suất của mỗi ký hiệu là như nhau, thì lượng thông tin của nó là : I = log232=5 • Điều đó có nghĩa là ít nhất phải cần 5 bit để mã hoá mỗi ký hiệu nói trên: 00000, 00001, 00010, 00100, 01000, 10000, • Đây chính là trường hợp của hệ mã nhị phân Baudot dùng trong máy điện báo in chữ. 18
  19. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT • 2.1. Tóm tắt các giai đoạn lịch sử phát triển CNTT trong nước & quốc tế. • *Quốc tế: • Trải qua 3 thời kỳ: Đầu tiên là một thiết bị tính toán cơ học (vào khoảng 500 năm trước Công nguyên), sau đó chỉ là một khái niệm (năm 1823) và cuối cùng là chiếc máy tính điện tử kỹ thuật số (năm 1944). • Khái niệm máy tính hiện đại lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1823, do nhà toán học người Anh Charles Babbage thông qua thiết kế “máy phân tích” mang các yếu tố cơ bản của máy tính hiện đại: bộ phận nhập dữ liệu, bộ phận lưu trữ (bộ nhớ), bộ phận tính toán, bộ phận điều khiển và thiết bị thông tin 19
  20. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT • Những năm 1880, nhà phát minh người Mỹ Herman Hollerith đã phát triển một chiếc máy tính có thể tính toán, so sánh và lưu trữ thông tin trên những phiếu đục lỗ. Năm 1896, Herman Hollerith thành lập Công ty máy tính thống kê sản xuất hàng loạt những máy như vậy. • Nhà toán học Howard Aiken đã lãnh đạo công cuộc hình thành máy tính có tên là Haward – IBM – Automatic Sequence Controled Calculator, sau này gọi là Mark 1. Đó là chiếc máy tính sử dụng 3304 rơ-le điện cơ làm việc như các công tắc ON / OFF, nó được hoàn tất vào năm 1944. 20
  21. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT • Tuy nhiên, máy tính hiện đại được đánh dấu bởi sự ra đời của thế hệ máy tính đèn điện tử, và tính đến nay đã trải qua 05 thế hệ: • Thế hệ 1: thế hệ máy tính đèn điện tử (1945- 1955) • Chiếc máy tính hiện đại đa chức năng đầu tiên là ENIAC. Nó được hai kỹ sư người Mỹ là J.W. Machily và J. Presper Eckret chế tạo vào năm 1946, nặng 30 tấn, cao 5,5 mét, dài 24 mét, chứa 17468 đèn điện tử chân không được nối bởi hệ thống dây dẫn dài 500 dặm. Nó có thể thực hiện được 100000 phép tính trong một giây. 21
  22. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT • Sau đó, một số máy tính điện tử khác có cấu trúc tương tự ENIAC ra đời như: năm 1949, EDSAC, JOHNIAC, ILLIAC, • Năm 1953, công ty IBM bắt đầu sản xuất ra máy tính IBM701. • Năm 1957, công ty IBM tiếp tục sản xuất ra máy tính IBM704 • Năm 1958, công ty IBM bắt đầu sản xuất ra máy tính đèn điện tử cuối cùng IBM709. • Trong cùng thời kỳ này, một số máy tính cũng xuất hiện tại Liên Xô như: 1951, máy tính MESM, 1954 ra đời máy tính URAL-1 22
  23. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT • Thế hệ 2: Thế hệ máy tính Transitor (1955-1965) • Năm 1948, J. Bardeen, W. Brattain và W.Shockley sáng chế ra transitor ở Bell Lab đánh dấu một cuộc cách mạng máy tính. • Máy tính transitor đầu tiên là TX-0. Năm 1961, máy tính PDP-1 ra đời • Năm 1962, công ty IBM chế tạo ra máy transitor IBM7094 • Năm 1964, công ty CDC chế tạo máy tính CDC6600 • Năm 1963, máy tính B5000 ra đời với ý định lập trình bằng ALGOL60, ý tưởng về phần mềm ra đời song lại bị bỏ quên ngay. 23
  24. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT • Thế hệ 3: Thế hệ máy tính IC (1965-1980) • Mạch tích hợp IC hay vi mạch được sáng chế cho phép vài chục transitor được đặt trong một chip đơn và điều này đã làm cho máy tính nhỏ hơn, nhanh hơn và giá thành rẻ hơn. • Năm 1964, công ty IBM đưa ra họ sản phẩm IBM/System360 dựa trên vi mạch. • Thập kỷ 1970-1979 thì kỹ thuật vi xử lý ra đời. Một dấu ấn của giai đoạn mới, thay đổi về chất của ngành máy tính. 24
  25. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT • Thế hệ 4: Thế hệ máy tính cá nhân và VLSI(1980- 200?) • Những năm 1980, công nghệ vi điện tử đã chế tạo các vi mạch cỡ lớn VLSI(Very Large Scale Intergration) có khả năng ban đầu chứa vài chục ngàn, vài trăm ngàn và vài triệu transitor trên một chip đơn như hiện nay. • Năm 1980, giá máy tính giảm xuống thấp đến mức cá nhân có thể mua được máy tính và đây là thời điểm đánh dấu thời đại của máy tính cá nhân. 25
  26. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT • Sự đột phá trong việc thu nhỏ máy tính bắt đầu vào năm 1958 khi Jack Kilby (Mỹ), chế tạo ra mạch tích hợp IC (Integrated Circuit) đầu tiên. • Cuộc cách mạng trong công nghệ vi mạch diễn ra vào năm 1971 khi kỹ sư người Mỹ là Marcian E. Hoff tích hợp các thành phần cơ bản của một máy tính vào một vi mạch, gọi là vi xử lý (Micro processor). Chính các bộ vi xử lý của hãng Intel và hàng loạt cải tiến theo sau đó đã trở thành bộ não của vô số máy tính hiện đại ngày nay. 26
  27. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT • * Trong nước. • Năm 1968, chiếc máy tính đầu tiên được nhập vào Việt Nam đó là chiếc Minsk-22, đạt tốc độ tính toán 6000 lệnh/giây, lập trình bằng ngôn ngữ máy với hệ nhị phân, tuy nhiên trên bộ phiếu đục lỗ. • Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, máy tính cá nhân đã dần chiếm lĩnh thị trường với các đời máy 386, 486, tốc độ chậm, chủ yếu sử dụng các ứng dụng văn phòng như : soạn thảo văn bản, xử lý bảng tính, 27
  28. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT • Năm 2000 đến nay, thị trường máy tính và việc ứng dụng máy tính trong các lĩnh vực diễn ra rất mạnh mẽ, các thế hệ máy với công nghệ luôn luôn thay đổi với nhiều tính năng ưu việt hơn. • Năm 1997, Việt Nam chính thức hoà mạng Internet và với tốc độ phát triển rất nhanh, trước đây chủ yếu là kết nối Dial-up, ngày nay mạng thuê bao bất đối xứng ADSL đã phát triển rộng rãi. 28
  29. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT 2.2. Tình hình phát triển CNTT ở các nước trên thế giới. - Phần cứng : Các tập đoàn sản xuất lớn như IBM, Acer, Toshiba, Luôn đưa ra những sản phẩm công nghệ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người như công nghệ đa nhân, siêu phân luồng, - Phần mềm : Các phần mềm ứng dụng luôn luôn thay đổi, cập nhật, theo sát phần cứng mới để ngày càng hoàn thiện hơn về giao diện cũng như chức năng và khả năng tuỳ biến theo người sử dụng. 29
  30. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT 2.3. Xu hướng toàn cầu hoá CNTT. Trong khoa học kỹ thuật thì không có danh giới quốc gia, đặc biệt công nghệ thông tin và viễn thông ngày nay là lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà bất kỳ một quốc gia nào cũng đều quan tâm và triển khai ứng dụng, vì CNTT đã xâm nhập vào các lĩnh vực khác nhau của xã hội trên qui mô quốc tế. Với ứng dụng của CNTT và viễn thông, ngày nay thế giới đã thu nhỏ như quả địa cầu. 30
  31. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT 2.4. Sự phát triển của CNTT từ năm 2000 đến nay. Năm 2000, máy tính PC với cấu hình 586 là chủ yếu, tốc độ xử lý chip dao động từ 166-233Mhz, xuất hiện công nghệ MMX, dung lượng ổ cứng dao động từ 810MB đến 2GB. Từ những năm 2003, tốc độ xử lý, dung lượng và các chức năng của máy tính thay đổi liên tục với tốc độ rất nhanh. Đến nay, các công nghệ mới xuất hiện với thời gian ngày càng rút ngắn, đồng thời giá thành máy tính ngày càng giảm. 31
  32. 3. VAI TRÒ CỦA CNTT TRONG CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Vai trò của CNTT đối với sự phát triển của nền kinh tế. CNTT vừa là công cụ hữu ích thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhờ ứng dụng của nó vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau, đồng thời nó chính là đối tượng của hoạt động kinh tế đem lại hiệu quả cao, ví dụ như : Kinh tế tri thức, công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng. 32
  33. 3. VAI TRÒ CỦA CNTT TRONG CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI 3.2. Vai trò của CNTT đối với sự phát triển của giáo dục. CNTT là công cụ đặc biệt hữu hiệu đối với sự phát triển của giáo dục bởi vì nó cung cấp các phương tiện mới cho quá trình dạy học, xuất hiện các phương tiện và phương pháp mới như : bài giảng điện tử, tài liệu điện tử, đào tạo qua mạng, 33
  34. 3. VAI TRÒ CỦA CNTT TRONG CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI 3.3. Vai trò của CNTT đối với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. CNTT cung cấp cho các ngành khoa học nói chung và khoa học kỹ thuật nói riêng những công cụ đặc biệt hữu ích, có khả năng tính toán nhanh và chính xác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu khoa học đem lại hiệu quả cao hơn. Hơn nữa, CNTT lại là đối tượng nghiên cứu của khoa học kỹ thuật, nhờ có khoa học kỹ thuật nghiên cứu về CNTT nên các sản phẩm CNTT mới với những công nghệ ngày càng hoàn hảo đã liên tục ra đời và ứng dụng thực tiễn 34
  35. 3. VAI TRÒ CỦA CNTT TRONG CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI 3.4. Vai trò của CNTT trong đời sống xã hội. Ngày nay, CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, ứng dụng của CNTT và viễn thông đã tạo ra những tiện ích phục vụ cuộc sống đem lại hiệu quả rất cao. Chúng ta dễ dàng trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu, ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động sản xuất và giải trí, Nhờ ứng dụng của CNTT đã đem lại cho chúng ta một khái niệm mới : “Cuộc sống số”. 35
  36. 3. VAI TRÒ CỦA CNTT TRONG CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI 3.5. Tác động của CNTT&TT đến hoạt động thông tin – thư viện. - Tác động đến toàn bộ qui trình thông tin – thư viện truyền thống + Chu trình đường đi của tài liệu + Chu trình phục vụ bạn đọc + Chu trình bổ sung - Xuất hiện các loại hình thư viện hiện đại 36
  37. 4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CNTT Ở VIỆT NAM. 4.1. Trước năm 2000. Có thể nói, CNTT thực sự bắt đầu ở Việt Nam từ thập niên 90 của thế kỷ trước, khi mà máy tính cá nhân đã thâm nhập vào một số gia đình với chức năng : soạn thảo văn bản, xử lý bảng tính, thuần tuý. Năm 1997, là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu thời điểm Việt Nam hoà mạng thông tin toàn cầu Internet theo Nghị định 21/CP của Chính phủ. 37
  38. 4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CNTT Ở VIỆT NAM. 4.2. Tình hình phát triển CNTT ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Bắt đầu từ những năm 2000, ở Việt Nam CNTT phát triển rất nhanh chóng. Hiện nay các thế hệ máy tính mới luôn được thị trường Việt Nam tiếp nhận một cách kịp thời. Về lĩnh vực phần mềm, chúng ta thấy rằng xuất hiện một số các công ty sản xuất phần mềm đã và đang hoạt động rất mạnh mẽ, ví dụ như: Cty Lạc Việt, Cty Tinh Vân, Cty CMC, 38
  39. 4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CNTT Ở VIỆT NAM. Trong tương lai gần, sẽ có những bước đột phá về CNTT ở Việt Nam, chúng ta thấy rằng các tập đoàn CNTT lớn trên thế giới đang có những kế hoạch xây dựng các khu công nghiệp sản xuất lớn tại lãnh thổ Việt Nam và chắc chắn rằng trong một vài năm tới chúng ta sẽ được sử dụng những vi xử lý “Made in VietNam”. 39
  40. 4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CNTT Ở VIỆT NAM. 4.3. Các chính sách phát triển CNTT ở Việt Nam. Nhà nước quan tâm đặc biệt đến vấn đề phát triển và ứng dụng CNTT, điều này thể hiện rất rõ qua việc ban hành các văn bản : - Nghị định 21/CP-1997 - Nghị định 55/NĐCP - Thông tư 04/2001/TT - Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT 40
  41. Chương II CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 41
  42. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH * Phần cứng (Hardware): Phần cứng là các thiết bị vật lý của máy tính. * Phần mềm (Software): Là các chương trình được thiết kế chứa các mã lệnh giúp phần cứng làm việc phục vụ nhu cầu người sử dụng. Phần mềm được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ. Phần mềm chia làm 2 loại: 42
  43. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Phần mềm hệ thống (System Softwares): bao gồm các hệ điều hành điều khiển, quản lý phần cứng và phần mềm ứng dụng; các trình điều khiển trình thiết bị (driver). • Phần mềm ứng dụng (Application Softwares): là các phần mềm chạy trên nền các hệ điều hành để giúp người sử dụng thao tác với máy tính. 43
  44. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH THIẾT BỊ NHẬP THIẾT BỊ XỬ LÝ THIẾT BỊ XUẤT THIẾT BỊ LƯU TRỮ * Thiết bị nhập (Input Devices) • Là những thiết bị nhập dữ liệu vào máy tính như bàn phím, chuột, máy quét, máy scan, 44
  45. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Thiết bị xử lý (Processing Devices) Là những thiết bị xử lý dữ liệu bao gồm bộ vi xử lý, bo mạch chủ, bo mạch chủ, mainboard, motherboard, ram, • Thiết bị lưu trữ (Stogare Devices) Là những thiết bị lưu trữ dữ liệu (bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài). Bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ ROM, RAM. Bộ nhớ ngoài bao gồm ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD, DVD, ổ cứng USB, thẻ nhớ và các thiết bị lưu trữ khác. 45
  46. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Thiết bị xuất (Output Devices) • Là những thiết bị hiển thị và xuất dữ liệu từ máy tính. Thiết bị xuất bao gồm màn hình (LCD, CRT), máy chiếu, máy in 46
  47. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Các bộ phận cấu thành máy tính • Vỏ máy - Case Là giá đỡ để gắn các bộ phận khác của máy và bảo vệ các thiết bị khỏi bị tác động bởi môi trường. • Bộ nguồn - Power Là thiết bị chuyển điện xoay chiều thành điện 1 chiều để cung cấp cho các bộ phận phần cứng với nhiều hiệu điện thế khác nhau. Bộ nguồn thường đi kèm với vỏ máy. 47
  48. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Bảng mạch chủ (Mainboard, Motherboard) Là thiết bị trung gian để gắn kết tất cả các thiết bị phần cứng khác của máy. Nhận dạng: là bảng mạch to nhất gắn trong thùng máy. • Các linh kiện bên trong mainboard Chipset Là thiết bị điều hành mọi hoạt động của mainboard. Nhận dạng: Là con chíp lớn nhất trên main Nhà sản xuất: Intel, SIS, VIA 48
  49. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH GIAO TIẾP VỚI CPU. • Công dụng: Giúp bộ vi xử lý gắn kết với mainboard. • Nhận dạng: Giao tiếp với CPU có 2 dạng khe cắm (slot) và chân cắm (socket). + Dạng khe cắm là một rãnh dài nằm ở khu vực giữa mainboard dùng cho PII, PIII đời cũ. + Dạng chân cắm (socket) là một khối hình vuông gồm nhiều chân. Hiện nay đang sử dụng socket 370, 478, 775 tương ứng với số chân của CPU. 49
  50. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH AGP SLOT • Khe cắm card màn hình AGP viết tắt từ Array Graphic Adapter. • Công dụng: Dùng để cắm card đồ họa. • Nhận dạng: Là khe cắm màu nâu hoặc màu đen nằm giữa socket và khe PCI màu trắng sữa trên mainboard. 50
  51. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • RAM SLOT • Công dụng: Dùng để cắm RAM vào mainboard. • Nhận dạng: Khe cắm RAM luôn có cần gạt ở 2 đầu. • Lưu ý: Tùy vào loại RAM (SDRAM, DDRAM, RDRAM) mà giao diện khe cắm khác nhau. 51
  52. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • PCI SLOT • PCI - Peripheral Component Interconnect - khe cắm mở rộng • Công dụng: Dùng để cắm các loại card như card mạng, card âm thanh, • Nhận dạng: khe màu trắng sử nằm ở phía rìa mainboard. 52
  53. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • ISA SLOT • Khe cắm mở rộng ISA - Viết tắt Industry Standard Architecture. • Công dụng: Dùng để cắm các loại card mở rộng như card mạng, card âm thanh • Nhận dạng: khe màu đen dài hơn PCI nằm ở rìa mainboard (nếu có). 53
  54. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • IDE HEADER • Viết tắt Intergrated Drive Electronics - là đầu cắm 40 chân, có đinh trên mainboard để cắm các loại ổ cứng, CD • Mỗi mainboard thường có 2 IDE trên mainboard: • IDE1: chân cắm chính, để cắm dây cáp nối với ổ cứng chính • IDE2: chân cắm phụ, để cắm dây cáp nối với ổ cứng thứ 2 hoặc các ổ CD, DVD 54
  55. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • FDD HEADER • Là chân cắm dây cắm ổ đĩa mềm trên mainboard. • ROM BIOS: Là bộ nhớ sơ cấp của máy tính. ROM chứa hệ thống lệnh nhập xuất cơ bản (BIOS - Basic Input Output System). • PIN CMOS: Là viên pin 3V nuôi những thiết lập riêng của người dùng như ngày giờ hệ thống, mật khẩu bảo vệ 55
  56. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • JUMPER • Jumper là một miếng Plastic nhỏ trong có chất dẫn điện dùng để cắm vào những mạch hở tạo thành mạch kín trên mainboard để thực hiện một nhiệm vụ nào đó. • Jumper là một thành phần không thể thiếu để thiết lập ổ chính, ổ phụ khi bạn gắn 2 ổ cứng, 2 ổ CD, hoặc ổ cứng và ổ CD trên một dây cáp. 56
  57. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • POWER CONNECTOR. • Đầu lớn nhất để cắm dây cáp nguồn lớn nhất từ bộ nguồn. • Đối với main dành cho PIV trở lên có thêm một đầu cáp nguồn vuông 4 dây cắm vào main. 57
  58. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • FAN CONNECTOR • Là chân cắm 3 đinh có ký hiệu FAN nằm ở khu vực giữa mainboard để cung cấp nguồn cho quạt tản nhiệt của CPU. 58
  59. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • PHẦN NỐI VỚI CASE • Mặt trước thùng máy có các thiết bị sau: • Nút Power: • Nút Reset: • Đèn nguồn: • Đèn ổ cứng: • Các thiết bị này được nối với mainboard thông qua các dây điên nhỏ đi kèm Case. • Trên mainboard sẽ có những chân cắm với các ký hiệu để ta gắn đúng dây cho từng thiết bị. 59
  60. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • PS/2 PORT • Công dụng: Cổng gắn chuột và bàn phím. • USB Port viết tắt từ Universal Serial Bus • Công dụng: Dùng để cắm các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét, webcame ; cổng USB đang thay thế vai trò của các cổng COM, LPT. • Nhận dạng: cổng USB dẹp và thường có ít nhất 2 cổng nằm gần nhau và có ký hiệu mỏ neo đi kèm. 60
  61. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • COM PORT • Cổng tuần tự - COM viết tắt từ COMmunications. • Công dụng: Cắm các loại thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét, Nhưng hiện nay rất ít thiết bị dùng cổng COM. • Nhận dạng: là cổng có chân cắm nhô ra, thường có 2 cổng COM trên mỗi mainboard và có ký hiệu COM1, COM2 61
  62. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • LPT PORT • Cổng song song, cổng cái, cổng máy in - LPT viết tắt từ Line Printer Terminal dành riêng cho cắm máy in. • Nhận dạng: Là cổng dài nhất trên mainboard. • Trên đây là 4 loại cổng mặc định phải có trên mọi mainboard. Còn các loại cổng khác là những loại card được tích hợp trên main, số lượng là tùy vào loại main, tùy nhà sản xuất. 62
  63. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • VGA CARD • Card màn hình - VGA viết tắt từ Video Graphic Adapter. • Công dụng: là thiết bị giao tiếp giữa màn hình và mainboard. • Đặc trưng: Dung lượng, biểu thị khả năng xử lý hình ảnh tính bằng MB • Nhận dạng: • Dạng card rời: cắm khe AGP, hoặc PCI , PCI – E (PCI express) • Dạng tích hợp trên mainboard (onboard) 63
  64. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • HDD • Ổ đĩa cứng HDD viết tắt từ Hard Disk Drive • Cấu tạo: gồm nhiều đĩa tròn xếp chồng lên nhau với một motor quay ở giữa và một đầu đọc quay quanh các lá đĩa • Công dụng: ổ đĩa cứng là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người sử dụng. • Đặc trưng: Dung lượng nhớ tính bằng MB, GB, TB và tốc độ quay tính bằng số vòng trên một phút - rounds per minute (rpm). 64
  65. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Sử dụng: HDD nối vào cổng IDE1 (còn có cách gọi khác là ATA) trên mainboard bằng cáp (hình trên), và một dây nguồn 4 chân từ bộ nguồn vào phía sau ổ. • Lưu ý: • Trên một IDE có thể gắn được nhiều ổ cứng, ổ CD tùy vào số đầu của dây cáp dữ liệu. • Các mainboard thế hệ mới (Chipset Intel từ 865 trở lên) có cung cấp các chuẩn cắm ổ cứng SATA (Serial ATA) 65
  66. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • RAM • Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên - RAM viết tắt từ Random Access Memory. • Công dụng: Lưu trữ những chỉ lệnh của CPU, những ứng dụng đang hoạt động, những dữ liệu mà CPU cần • Đặc trưng: • Dung lượng tính bằng MB. • Tốc độ truyền dữ liệu (Bus) tính bằng Mhz • Phân loại: • Giao diện SIMM - Single Inline Memory Module. • Giao diện DIMM - Double Inline Memory Module. 66
  67. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Giao diện SIMM • Giao diện DIMM • Là loại RAM hiện nay đang sử dụng với các loại RAM sau: • SDRAM • Nhận dạng: SDRAM có 168 chân, 2 khe cắt (snot) ở phần chân cắm.Tốc độ (Bus): 100Mhz, 133Mhz.Dung lượng: 32MB, 64MB, 128MB, 256MB, 512MB, 67
  68. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • DDRAM • Nhận dạng: DDRAM có 184 chân, chỉ có 1 khe cắt ở giữa phần chân cắm. • Tốc độ (Bus): 266 Mhz, 333Mhz, 400Mhz • Dung lượng: 128MB, 256MB, 512MB. • Lưu ý!: DDRAM sử dụng tương thích với các mainboard socket 478, 775 ( sử dụng cùng với các loại CPU Celeron Socket 478, PIV, ) 68
  69. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • DDRAM2 • Viết tắt là DDR2 - là thế hệ tiếp theo của DDR • Nhận dạng: Tốc độ gấp đôi DDRAM, cũng có 1 khe cắt giống DDRAM nhưng DDR2 cắt ở vị trí khác nên không dùng chung được khe DDRAM trên mainboard. • Tốc độ (Bus): 400 Mhz • Dung lượng: 256MB, 512MB, 1GB, 69
  70. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • CPU • Bộ vi xử lý, đơn vị xử lý trung tâm - CPU viết tắt từ Center Processor Unit. • Đặc trưng: • Tốc độ đồng hồ (tốc độ xử lý) tính bằng MHz, GHz • Tốc độ truyền dữ liệu với mainboard Bus: Mhz • Bộ đệm (Bộ nhớ đệm) - L2 Cache. • Phân loại: Dạng khe cắm Slot, dạng chân cắm Socket. 70
  71. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Dạng khe cắm (Slot) • Slot 1 • Slot A • Dạng chân cắm (Socket) • Socket 370: Pentium II, Celeron, Pentitum III • Socket 478: Celeron, Pentium IV • Socket 775: Pentium D. • Tóm tắt cần lưu ý: • Thiết bị nội vi là những thiết bị không thể thiếu trong cấu hình của một máy tính. • Phải đảm bảo sự tương thích của các thiết bị khi lắp ráp. 71
  72. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Monitor - màn hình • Công dụng: Là thiết bị hiển thị thông tin cùa máy tính giúp người sử dụng giao tiếp với máy.Đặc trưng: độ rộng tính bằng Inch. • Phân loại: Màn hình ống phóng điện tử CRT (lồi, phẳng), màn hình tinh thể lỏng LCD, màn hình Plasma. • Keyboard - Bàn phím • Công dụng: Bàn phím là thiết bị nhập dữ liệu. 72
  73. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Phân loại: • Bàn phím cắm cổng PS/2. • Bàn phím cắm cổng USB • Bàn phím không dây. (Loại này có một bộ phát tín hiệu được cắm vào giao diện bàn phím trên mainboard thông qua cổng PS/2 hoặc USB, trên bàn phím sử dụng hai hoặc ba viên pin tiểu) 73
  74. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Mouse - chuột. • Công dụng: Chuột cũng là một thiết bị nhập, đặc biệt hữu ích đối với các ứng dụng đồ họa. • Phân loại: - Chuột cơ: - Chuột quang: - Cả hai loại chuột trên cũng có model sử dụng công nghệ không dây, giao tiếp với mainboard thông qua cổng PS/2 hoặc USB. 74
  75. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • FDD • Ổ đĩa mềm - FDD viết tắt từ Floopy Disk Drive • Sử dụng: Ổ mềm lắp từ bên trong thùng máy. Đầu cáp bị đánh tréo gắn vào ổ, đầu thắng gắn vào đầu cắm FDD trên main. 75
  76. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • CD, CD-RW, DVD, Combo-DVD, DVD- RW • Công dụng: Là những loại ổ đọc ghi dữ liệu từ ổ CD, VCD, DVD. Vì dùng tia lazer để đọc và ghi dữ liệu nên các loại ổ này còn gọi là ổ quang học. • Đặc trưng: Tốc độ đọc ghi dữ liệu (24X, 32X, 48X, 52X) 76
  77. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Phân loại: • CD-ROM: chỉ đọc đĩa CD, VCD. • CD-RW: đọc và ghi đĩa CD, VCD. • DVD-ROM: chỉ đọc tất cả các loại đĩa CD, VCD, DVD. • Combo-DVD: đọc được tất cả các loại đĩa, ghi đĩa CD, VCD. • DVD-RW: đọc, ghi tất cả các loại đĩa CD, DVD (Trừ Blueray và HD-DVD) 77
  78. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • NIC • Card mạng - NIC viết tắt từ Network Interface Card • Nhận dạng: Có 1 đầu cắm lớn hơn đầu cắm dây điện thoại, thường có 2 đèn tín hiệu đi kèm. • Phân loại: • NIC tích hợp trên mạch - onboard • NIC dạng card rời cắm khe PCI. 78
  79. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH •Modem •Công dụng: Chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu điện thoại và tín hiệu máy tính giúp máy tính nối với mạng Internet thông qua dây điện thoại. •Đặc trưng: Tốc độ truyền dữ liệu Kbps, Mbps •Phân loại: •Onboard: thường có trên máy xách tay. •External: Modem gắn ngoài •Interner: gắn trong, cắm vào khe PCI trên main 79
  80. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • USB Hard Disk • Công dụng: Ổ cứng USB dùng để lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn . Ổ cứng USB còn dùng để nghe nhạc MP3, xem phim MP4. • Đặc trưng: Dung lượng nhớ MB, GB và luôn cắm vào cổng USB trên mainboard. 80
  81. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH •Printer •Công dụng: Dùng để in thông tin từ máy tính. •Đặc trưng: Độ phân giải dpi (*), tốc độ in (số trang trên 1 phút), bộ nhớ (MB) •Phân loại: In kim, In phun, Lazer •Scanner •Công dụng: Máy quét để nhập dữ liệu hình ảnh, chữ viết, mã vạch, mã từ vào máy tính.Đặc trưng: độ phân giải - dpi (*) 81
  82. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Phân loại: • Máy quét ảnh: dùng để quét hình ảnh, film của ảnh chụp, chữ viết (h1) • Máy quét mã vạch: dùng quét mã vạch dùng trong siêu thị để đọc giá tiền của hàng hóa, trong thư viên để đọc mã thẻ và mã sách, • Máy quét từ: đọc thẻ từ, ứng dụng trong hệ thống cửa thông minh, hệ thống chấm công nhân viên 82
  83. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Projector • Công dụng: đèn chiếu thiết bị hiển thị hình ảnh với màn hình rộng thay thế màn hình để phục vụ hội thảo, học tập • Đặc trưng: độ phân giải. • Sử dụng: cắm dây tín hiệu vào cổng VGA thay thế dây tín hiệu của màn hình. 83
  84. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • Memory card • Công dụng: thẻ nhớ là thiết bị lưu trữ di động, là bộ nhớ có khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác nhau như máy ảnh kỹ thuật số, máy điện thoại di động • Đặc trưng: Dung lượng MB, GB • Sử dụng: đối với máy tính không có khe cắm thẻ nhớ nên bạn phải sử dụng một đầu đọc thẻ nhớ gắn vào cổng USB. 84
  85. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH • UPS • Bộ lưu điện - UPS viết tắt từ Uninterruptible Power Supply • Công dụng: Ổn áp dòng điện và cung cấp điện cho máy trong một khoảng thời gian ngắn (5 - 10 phút) trong trường hợp có sự cố mất điện để giúp người sử dụng lưu tài liệu, tắt máy an toàn. • Đặc trưng: Công suất KW • Sử dụng: Cắm dây nguồn của UPS vào nguồn điện, cắm nguồn của case, màn hình, máy in vào UPS. 85
  86. 1.1. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH. - Thu thập thông tin - Lưu trữ thông tin - Xử lý thông tin - Kết xuất thông tin 86
  87. 1.2. CÁC HỆ MÁY TÍNH THÔNG DỤNG HIỆN NAY * Mainframe: • Là những máy tính có cấu hình phần cứng lớn, tốc độ xử lý cao được dùng trong các công việc đòi hỏi tính toán lớn, mức độ phức tạp cao như làm máy chủ phục vụ mạng Internet, máy chủ để tính toán phục vụ dự báo thời tiết, vũ trụ 87
  88. 1.2. CÁC HỆ MÁY TÍNH THÔNG DỤNG HIỆN NAY * PC - Persional Computer: • Máy vi tính cá nhân, tên gọi khác máy tính để bàn (Desktop). Đây là loại máy tính thông dụng nhất hiện nay. * Laptop • Là loại máy tính xách tay. * PDA - Persional Digital Assistant • Thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân. • Tên gọi khác: máy tính cầm tay, máy tính bỏ túi (Pocket PC). Ngày nay có rất nhiều điện thoại di động có tính năng của một PDA. 88
  89. 1.3. GIỚI THIỆU CÁC PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN THƯ VIỆN - Phần mềm Libol của công ty Tinh Vân - Phần mềm ilib của công ty CMC - Phần mềm VTLS (Virtual Library System) - Phần mềm tạo bộ sưu tập số GreenStone - Phần mềm quản trị CSDL tư liệu WinISIS, 89
  90. 2. HỆ THỐNG MÁY TÍNH. 2.1. Các khái niệm. - Về cơ bản, một mạng máy tính là một số các máy tính được nối kết với nhau theo một cách nào đó. Khác với các trạm truyền hình chỉ gửi thông tin đi, các mạng máy tính luôn hai chiều, sao cho khi máy tính A gửi thông tin tới máy tính B thì B có thể trả lời lại cho A. - Nói một cách khác, một số máy tính được kết nối với nhau và có thể trao đổi thông tin cho nhau gọi là mạng máy tính. 90
  91. 2. HỆ THỐNG MÁY TÍNH. • Dựa vào phạm vi phân bổ của mạng người ta có thể phân ra các loại mạng như sau: - WAN (Wide Area Network) - Mạng diện rộng, kết nối máy tính trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. - LAN (Local Area Network) - Mạng cục bộ, kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp thông thường khoảng vài trǎm mét. Kết nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao ví dụ cáp đồng trục thay cáp quang. LAN thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan/tổ chức Các LAN có thể được kết nối với nhau thành WAN. - Ngoài ra còn có các mạng MAN, GAN. 91
  92. 2. HỆ THỐNG MÁY TÍNH. • Topo mạng (Topology – Các kiểu mạng). • Topo mạng là cấu trúc hình học không gian mà thực chất là cách bố trí các phần tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với nhau. Thông thường mạng có 3 dạng cấu trúc là: Mạng tuyến tính (bus), mạng hình sao (Star) và mạng dạng vòng (ring). Tuy nhiên, thực tế có biến tướng của 3 loại trên như: mạng cây, sao-vòng, hỗn hợp, 92
  93. 2. HỆ THỐNG MÁY TÍNH. • Mạng dạng hình sao bao gồm một trung tâm và các nút thông tin. Các nút thông tin là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động của mạng. • Ưu: - Nếu thiết bị nào trong hệ thống lỗi thì mạng vẫn hoạt động. - Cấu trúc đơn giản và thuật toán điều khiển ổn định • Nhược: - Trung tâm lỗi thì toàn mạng sập. - Khoảng cách từ trạm đến trung tâm rất hạn chế.(100m) 93
  94. 2. HỆ THỐNG MÁY TÍNH. • Mạng tuyến tính (Bus) Theo cách bố trí hành lang các đường như hình vẽ thì máy chủ (host) cũng như tất cả các máy khác (workstation) hoặc các nút (node) đều được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đường cáp chính này. Ưu: dễ lắp đặt, sử dụng ít dây cáp nhất. Nhược: chậm khi chuyền dữ liệu với dung lượng lớn. Khi có sự cố thì cả mạng ngừng hoạt động. 94
  95. 2. HỆ THỐNG MÁY TÍNH. • Mạng dạng vòng (Ring) Bố trí theo dạng xoay vòng, đường cáp được làm thành vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. • Ưu: Dễ mở rộng thêm, cần ít dây. • Nhược: Nếu bị ngắt ở điểm nào đó thì hệ thống ngừng. 95
  96. 2. HỆ THỐNG MÁY TÍNH. • 2.3. Các thiết bị mạng. • Hub • Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều hơn. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Hub là bộ phân kênh đơn thuần. 96
  97. 2. HỆ THỐNG MÁY TÍNH. • Switch Có chức năng tương tự như Hub nhưng có sự can thiệp vào quá trình phân kênh, Switch cho phép sử dụng hỗn hợp cả mạng 10 và 100 Mbps • Cáp mạng (Cable): Là dây nối có nhiệm vụ truyền tải dữ liệu, có các loại cáp xoắn (Twisted Pair), đồng trục (Coaxial cable), cáp quang (Fiber Optic), 97
  98. 2. HỆ THỐNG MÁY TÍNH. • 2.4. Hệ thống video. Hội nghị truyền hình (Video Conference hay Video Tele Conference) là một hệ thống viễn thông tương tác cho phép hai hay nhiều địa điểm liên lạc với nhau bằng hệ thống phát thanh truyền hình hai chiều cùng lúc. • Hệ thống VTC còn đòi hỏi một số thành phần : - Bộ phận thu hình (camera, webcam) - Bộ phận thu thanh (micro) - Bộ phận phát hình (màn hình máy tính, TV, máy chiếu) - Bộ phận phát thanh - Bộ phận chuyển đổi dữ liệu 98
  99. 2. HỆ THỐNG MÁY TÍNH. 2.5. Videotext và teletext. Là hệ thống truyền dẫn tín hiệu chữ viết (text) dựa vào công nghệ truyền hình nhằm mục đích cung cấp các thông tin như thể thao quốc gia, quốc tế, dự báo thời tiết và chương trình phát sóng truyền hình, Các tín hiệu teletext cũng được truyền dẫn tương tự như các tín hiệu tivi khác theo hệ PAL, SECAM, NTSC. 99
  100. Chương III CÁC DỊCH VỤ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 100
  101. 1. VIỄN THÔNG VÀ CÁC MẠNG VIỄN THÔNG. • Viễn thông (trong các ngôn ngữ châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa và communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tả một cách tổng quát tất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà không phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể (thí dụ như thư). Các tín hiệu nhìn thấy được đã được sử dụng trong thế kỷ 18 như hệ thống biểu hiện các chữ cái bằng cách đặt tay hay 2 lá cờ theo một vị trí nhất định (semaphore) hay máy quang báo (heliograph) là một dụng cụ truyền tin bằng cách phản chiếu ánh sáng mặt trời. 101
  102. 1. VIỄN THÔNG VÀ CÁC MẠNG VIỄN THÔNG. • Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn thông được hiểu như là cách thức trao đổi dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ hiện đại khác. Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại. Ngày nay các thiết bị viễn thông là một thành phần cơ bản của hệ thống hạ tầng. 102
  103. 1. VIỄN THÔNG VÀ CÁC MẠNG VIỄN THÔNG. • khái niệm viễn thông được chính thức sử dụng khi người sáng lập ra máy điện báo Samuel Finley Breese Morse. Bức điện báo đầu tiên thế giới dùng mã Morse được truyền đi trên trái đất từ Nhà Quốc Hội Mỹ tới Baltimore cách đó 64 km đã đánh dấu kỷ nguyên mới của viễn thông. Trong bức thông điệp đầu tiên này Morse đã viết "Thượng Đế sáng tạo nên những kỳ tích". 103
  104. 1. VIỄN THÔNG VÀ CÁC MẠNG VIỄN THÔNG. • Các mạng viễn thông: • Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, người ta cũng chia thành các mạng viễn thông khác nhau, theo tiêu chí về vật liệu truyền dẫn tín hiệu người ta chia thành: • - Mạng viễn thông hữu tuyến: Là mạng viễn thông sử dụng đường truyền dẫn tín hiệu là các loại cáp khác nhau (cable) như hệ thống cáp quang (hệ thống cáp quang có chất lượng truyền tín hiệu rất tốt và thường được lắp đặt truyền dẫn giữa các quốc gia), cáp đồng trục, 104
  105. 1. VIỄN THÔNG VÀ CÁC MẠNG VIỄN THÔNG. - Mạng viễn thông vô tuyến (Wireless): Là kỹ thuật nối mạng đang được quan tâm và phát triển hiện nay, khả năng để xây dựng mạng không dây là hầu như không có giới hạn từ cách sử dụng hồng ngoại để xây dựng một mạng trong phạm vi một toà nhà cho đến việc thiết kế mạng toàn cầu từ một mạng lưới các vệ tinh quĩ đạo thấp. Mạng này sử dụng công nghệ sóng radio hoặc sóng hồng ngoại. 105
  106. 2. TRUYỀN SỐ LIỆU. Việc truyền số liệu, dữ liệu ngày nay là một vấn đề quan trọng và với công nghệ ngày càng hiện đại, các hình thức truyền dẫn khác nhau cũng liên tục được nghiên cứu và phát triển. Ngày nay, chúng ta không còn nghi ngờ gì về khả năng vô tận của việc truyền tải số liệu, dữ liệu giữa các không gian địa lý rất xa nhau với thời gian rất ngắn và độ nhiễu ngày càng giảm. Hiện tại, công nghệ truyền dẫn dữ liệu, số liệu vẫn dựa vào hai cách thức chủ yếu (dạng tín hiệu): - Truyền tín hiệu tương tự (Analog) - Truyền tín hiệu số (Digital) 106
  107. 3. DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI, FAX, NHẮN TIN. - Điện thoại là dạng thức truyền tín hiệu âm thanh từ nơi phát đến nơi thu thông qua mạng truyền thông nhờ công nghệ truyền tín hiệu tương tự (Analog). - Fax: Có thể gọi là photocopy từ xa, dịch vụ này cũng nhờ vào đường truyền dẫn tín hiệu điện thoại (Analog). 107
  108. 4. TRUYỀN THÔNG MẠNG MÁY TÍNH. Chương trình ứng dụng mạng giống như những chương trình ứng dụng trên PC khác, tất cả là công cụ phần mềm trợ giúp người dùng. Tuy nhiên, làm việc với những ứng dụng trên Internet thì khác, bởi sự phân bố tài nguyên trên Internet và mô hình Client/server. Client yêu cầu thông tin còn trên Server sẽ phân tích rồi cung cấp theo yêu cầu trên cơ sở dữ liệu mà nó có. 108
  109. 4. TRUYỀN THÔNG MẠNG MÁY TÍNH. • Nhiều người dùng khác nhau có thể truy cập đến cùng một dịch vụ, dùng những ứng dụng client hoàn toàn khác nhau với những giao diện người dùng khác nhau. Ví dụ: 2 người truy cập vào một server, người có thể kết nối trực tiếp thông qua cách nhắp trỏ chuột và giao diện đồ hoạ, trong khi người sử dụng thiết bị đầu cuối kết nối quay số phải gõ các lệnh UNIX và chỉ có thể xem dạng text. 109
  110. 4. TRUYỀN THÔNG MẠNG MÁY TÍNH. Nguyên nhân phổ biến nhất của việc kết nối Internet là thư điện tử, công cụ truyền thông rất mạnh của người này với người khác. Nhờ có kết nối toàn cầu, chúng ta không bị giới hạn trong phạm vi một mạng nào đó cho dù chúng ta có kết nối Internet trực tiếp hoặc thông qua đường cổng mạng. Chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm khi gửi Email cho một người nào đó khi đã biết địa chỉ và không bao giờ bị thất lạc cho dù người đó có đang ở nơi nào trên trái đất. 110
  111. 5. MẠNG INTRANET VÀ INTERNET. Mạng Intranet là mạng liên kết tất cả mọi người bên trong một tổ chức. Một Intranet đơn giản bao gồm một một hệ thống mail nội bộ hay một bảng thư tín. Có nhiều mạng Itranet phức tạp bao gồm nhiều cổng Web site có chưa các tin tức, các hình ảnh và thông tin cá nhân của công ty. Về mặt bản chất của một Intranet là sử dụng các công nghệ LAN (và WAN) để thuận lợi cho việc truyền thông giữa mọi người và cải thiện cơ sở nhận thức về các nhân công của một công ty. 111
  112. MÔ HÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA INTERNET VÀ INTRANET. 112
  113. 6. DỊCH VỤ WWW Đôi khi còn viết W3 hoặc web là một hệ thống duyệt các dữ liệu phân tán và tìm kiếm thông tin. Hệ thống này ban đầu được phát triển bởi phòng thí nghiệm vật lý phân tử Châu âu. Sau khi được giới thiệu năm 1993, WWW ngày càng phát triển rộng khắp, được người dùng tin khai thác và sử dụng thông tin, đặc biệt là cả dữ liệu đa phương tiện trên mạng. 113
  114. 7. DỊCH VỤ TÌM KIẾM THÔNG TIN. Có thể nói rằng, tài nguyên trên Internet là vô cùng, vô tận, ngày càng tăng lên với cấp số nhân, chính vì vậy, để hỗ trợ cho người sử dụng không bị luẩn quẩn trong biển thông tin Internet, người ta đã xây dựng những website mà người ta gọi là “Search Engine”. Mỗi một Search Engine sẽ cung cấp một phương thức tìm kiếm khác nhau, tuy nhiên các phương trình tìm thường sử dụng một số toán tử logic cơ bản: AND, OR, NOT. 114
  115. • - Tìm kiếm theo chủ đề • - Tìm kiếm theo chủ đề chuyên môn hóa • - Tìm kiếm bằng máy tìm • - Tìm kiếm bằng may siêu tì 115
  116. 8. DỊCH VỤ TRUYỀN FILE FTP Giao thức truyền tập tin (FTP) cho phép ta chuyển một tập tin từ một vị trí ở rất xa đến máy chính của chúng ta, dịch vụ này đặc biệt hữu ích khi chúng ta tìm kiếm được những thông tin có dung lượng lớn mà chúng ta lại đang đi công tác rất xa. Dịch vụ này sử dụng port 21 116
  117. 9. DỊCH VỤ EMAIL, CHATTING. Đây chính là những dịch vụ mà Internet đã mang lại những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực đời sống xã hội. Những dịch vụ này đã tạo ra khả năng liên lạc hữu hiệu nhất trong thời đại chúng ta, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân của sự bùng nổ và phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet. 117
  118. • Dịch vụ email sử dụng 2 cổng (port) và 2 giao thức thuộc nhóm TCP-IP, cụ thể: • Giao thức gửi mail: POP3 (sử dụng port 25) • Giao thức nhận mail: SMTP (sử dụng port 110) 118