Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Chương 3.2: Phong tục

ppt 61 trang ngocly 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Chương 3.2: Phong tục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_co_so_van_hoa_viet_nam_chuong_3_2_phong_tuc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Chương 3.2: Phong tục

  1. II. PHONG TỤC
  2. II. PHONG TỤC (Phong: gió; tục: thói quen; phong tục: thói quen lan rộng được mọi người làm theo) 2.1 Phong tục hôn nhân: Tính cộng đồng chi phối đời sống cá nhân, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất.
  3. 2.1.1 Phục vụ quyền lợi gia tộc -Hôn nhân xác lập quyền lợi (quan hệ) giữa hai gia tộc. - Đối với gia tộc, hôn nhân là công cụ duy nhất và thiêng liêng duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực (quan tâm đến năng lực sinh sản của họ). - Hôn nhân làm lợi cho gia đình (con gái phải đảm đang đem lại vật chất cho gia đình nhà chồng: con trai phải thành đạt đem lại vẻ vang (tinh thần) cho gia đình nhà vợ.
  4. 2.1.2 Đáp ứng quyền lợi của làng xã - Hôn nhân đáp ứng yêu cầu ổn định của làng xã - chọn vợ chồng cùng làng –> Tiền cheo là một lệ phí nói lên điều đó. - Nhìn chung, lịch sử hôn nhân Việt Nam luôn là lịch sử hôn nhân vì cộng đồng, tập thể: Mỵ Châu – Trọng Thủy; Huyền Trân – Chế Mân; Ngọc Hân – Nguyễn Huệ
  5. 2.2 Phong tục tang ma 2.2.1 Xem tang ma như việc về “bên kia thế giới” - Xem như việc đưa tiễn, người ta chuẩn bị rất chu đáo - lo áo quan, xây sinh phần - Tang ma là việc xót thương - sinh li tử biệt: Tục khóc than, mặc vải thô, trai chống gậy, gái lăn đường
  6. 2.1.3 Nhu cầu riêng tư được đặt ra sau đó - Sự phù hợp của đôi trai gái. - Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.
  7. 2.2.2 Phong tục tang lễ của ta thấm nhuần sâu sắc triết lí âm dương – ngũ hành - Về màu sắc: màu trắng – hành Kim - xấu (hướng Tây) - nơi chôn mồ mả của người Việt. Màu đen: chỉ khi Chút, Chắt để tang cụ (là tốt cho thấy các cụ sống lâu) - Về loại số: mọi thứ liên quan đến người chết đều là số chẵn, lạy 2 lạy hoặc 4 lạy
  8. 2.3 Phong tục lễ Tết và lễ Hội 2.3.1 Các ngày lễ Tết được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống trong thời vụ - Lễ Tết gồm 2 phần: Cúng gia tiên (lễ), ăn uống (Tết) - Quan trọng nhất là Tết nguyên đán. Ngoài ra còn có tết trung thu, tết Đoan Ngọ, Tết Nguyên Tiêu
  9. • Tết Nguyên Đán (23/12-07/01). • Tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng). • Tết Trung Nguyên (Rằm tháng 7). • Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng 10). • Tết Hàn Thực (3/3). • Tết Đoan Ngọ (05/5). • Tết Ngâu (7/7). • Tết Ông Táo (23/12).
  10. - Truyền thống Việt Nam không có tục kỉ niệm sinh nhật. Tết đến, mọi người đều được mừng thêm một tuổi, không kể trẻ hay già - tính cộng đồng
  11. 2.3.2 Lễ hội phân bố theo vùng - Phần lễ: cầu xin thần linh phù hộ (quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đời sống cộng đồng: cầu mưa thuận gió hòa; kỉ niệm các anh hùng dân tộc; các lễ hội tôn giáo ) - Phần hội: gồm các trò vui chơi, giải trí hết sức phong phú
  12. Đền Hùng (Phú Thọ) (10/3)
  13. Phủ Giày -Đền thờ Liễu Hạnh (Nam Định) (01-10/3)
  14. Đền thờ Phù Đổng (Hà Nội) (9/4 )
  15. Đền An Dương Vương (Hà Nội)(06-16/1)
  16. Đền Hai Bà Trưng (Vĩnh Phúc) (14 - 17/3) :
  17. Đền Kiếp Bạc (Hương Đạo Vương) (Hải Dương) (20/8)
  18. Lễ hội Tây Sơn (Bình Định) (05/1)
  19. Chùa Hương (Hà Nội) (14/01-18/2)
  20. Chùa Tây Phương (Hà NỘi)
  21. Thuỷ đình Chùa Thầy (Hà Nội) (5-7/3)
  22. Hội đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) (Mẫu Thượng Ngàn) (18-20/9)
  23. Đền Dạ Trạch (Hưng Yên)(10-12/2)
  24. Núi Bà Đen (Tây Ninh) (15/01)
  25. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Ðốc (21-27/5)
  26. 2.3.3 Lễ Tết là lễ hội là sự tổng hợp uyển chuyển cái linh thiêng và cái trần thế - Lễ Tết thiên về vật chất (ăn Tết), giới hạn trong mỗi gia đình, duy trì quan hệ tôn ti trên dưới giữa các thành viên trong gia đình - Lễ hội thiên về tinh thần (chơi Hội), lôi cuốn mọi người tham gia, duy trì quan hệ dân chủ bình đẳng giữa các thành viên và liên kết lứa đôi thành những gia đình mới.
  27. III. VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
  28. 3.1 Các đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt Nam 3.1.1 Thích giao tiếp lại vừa rụt rè • - Thích giao tiếp vì văn hóa gốc nông nghiệp làm cho mọi người sống hòa nhập trong cộng đồng và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với các thành viên khác (thích thăm viếng, hiếu khách – khách đến nhà không gà thì vịt) • - Rất rụt rè khi ở ngoài cộng đồng, nơi tính tự trị phát huy tác dụng.
  29. 3.1.2 Có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá người khác khi giao tiếp • - Hỏi về tuổi tác, gia đình, việc làm ăn • - Thói quen này người khác không hiểu cho rằng người Việt Nam tò mò.
  30. 3.1.3 Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự - Làm cho người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện. • - Ở đời muôn sự của chung – Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi. • - Người Việt Nam rất sợ dư luận - chỉ dám dựa theo dư luận mà sống chứ không ai dám dẫm lên dư luận mà đi theo ý mình.
  31. 3.1.4 Người Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử • - Nhiều khi cực đoan: Yêu nhau yêu cả đường đi – Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng • -Nhưng nhìn chung, người Việt Nam thiên về lối sống có tình: “Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình”
  32. 3.1.5 Trong giao tiếp, ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận • - Tính tế nhị khiên người Việt Nam có thói quen giao tiếp vòng vo tam quốc • - Thói quen cân nhắc kỹ càng khi nói năng • - Thiếu tính quyết đoán, cái gì cũng cười để tránh làm mất lòng người khác.
  33. 3.1.6 Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú • - Lời xưng hô có tính thân mật hóa • - Có tính cộng đồng cao • - Cách xưng hô khiêm nhường • - Cách nói lịch sự
  34. 3.2 Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam 3.2.1 Nghệ thuật ngôn từ có tính biểu trưng cao • - Xu hướng ước lệ: thích diễn đạt bằng những con số biểu trưng • - Xu hướng trọng sự cân đối hài hòa
  35. 3.2.2 Rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình • - Sự phổ biến của thơ hơn văn xuôi • - Ít những tác phẩm anh hùng ca đề cao chiến tranh
  36. 3.2.3 Có tính động và linh hoạt • - Thể hiện ở ngữ pháp và cách dùng các hư từ • - Người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ
  37. IV. NGHỆ THUẬT THANH SẮC VÀ HÌNH KHỐI 4.1 Tính biểu trưng của nghệ thuật thanh sắc và hình khối 4.1.1 Nguyên lí đối xứng hài hòa âm dương: múa • 4.1.2 Thủ pháp ước lệ • 4.1.3 Thủ pháp mô hình hóa
  38. 4.2 Tính biểu cảm của nghệ thuật thanh sắc và hình khối • 4.2.1 Nghệ thuật thanh sắc - trọng âm và mang tính biểu cảm cao độ: Dân ca, chèo, múa • 4.2.2 Trong nghệ thuật hình khối, tính biểu cảm cũng thể hiện đậm nét không kém
  39. 4.3 Tính tổng hợp của nghệ thuật thanh sắc và hình khối • 4.3.1 Bộc lộ rõ nét cá tính tổng hợp ( sân khấu truyền thống Việt Nam không có sự phân biệt các loại hình ca, múa, nhạc và không phân biệt các thể loại – tất cả đều đồng thời có mặt trong một vở diễn) • 4.3.2 Ở nghệ thuật hình khối Việt Nam, về quan hệ hình thức – nội dung, ta có sự tổng hợp của biểu trưng và biểu cảm; Về phong cách thể hiện, có sự tổng hợp của biểu trưng và tả thực.
  40. 4.4 Tính linh hoạt ở nghệ thuật thanh sắc • - Âm nhạc truyền thống không đòi hỏi mọi nhạc công chơi giống hệt nhau • - Sân khấu Việt Nam không đòi hỏi diễn viên tuân thủ một cách chặt chẽ bài bản của tích diễn • - Sân khấu truyền thống có sự giao lưu rất mật thiết với người xem