Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng - Chương 4: Sàn nhà - Đại học Xây dựng

pdf 26 trang ngocly 3150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng - Chương 4: Sàn nhà - Đại học Xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cau_tao_kien_truc_nha_dan_dung_chuong_4_cau_tao_ki.pdf

Nội dung text: Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng - Chương 4: Sàn nhà - Đại học Xây dựng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA KIẾN TRÚC - QUY HOẠCH BỘ MÔN KIẾN TRÚC DÂN DỤNG CẤU TẠO KIẾN TRÚC NHÀ DÂN DỤNG Chương trình dành cho SV các ngành Kiến trúc và Xây dựng
  2. CẤU TẠO KIẾN TRÚC NHÀ DÂN DỤNG CHƯƠNG 4 SÀN NHÀ
  3. Chương 4 SÀN NHÀ 3 1. Khái niệm chung 1.1. Khái niệm, yêu cầu của sàn Sàn là bộ phận kết cấu chịu lực (chịu tải trọng; giằng liên kết các tường - cột) và phân chia nhà thành các tầng khác nhau. Các yêu cầu: - Bền chắc, đủ cường độ và độ cứng (chịu được các tải trọng) và ổn định cao (không võng quá mức cho phép) - Kinh tế (sàn chiếm 10-20% giá thành) + nhiều lao động công nghiệp hóa chế tạo - Chống cháy cao Mỹ quan và vệ sinh - Khác: cách âm, cách ẩm, chống thấm, cách nhiệt, không sinh bụi
  4. Chương 4 SÀN NHÀ 4 1.2. Phân loại  Theo vật liệu - Sàn gỗ - Sàn BTCT - Sàn thép - Sàn hỗn hợp  Theo yêu cầu sử dụng: - Sàn thông thường - Sàn có yêu cầu đặc biệt
  5. Bản Chương 4 SÀN NHÀ 5 1.2. Phân loại  Theo phương pháp thi công Dầm - Sàn thi công tại chỗ - Sàn lắp ghép 1.3. Cấu tạo cơ bản của sàn phổ thông Dàn Sàn gồm 3 bộ phận chính + mặt sàn + kết cấu chịu lực: bản, dầm, dàn + trần sàn
  6. Chương 4 SÀN NHÀ 6 1.3. Cấu tạo cơ bản của sàn phổ thông a. Mặt sàn b. Lớp chịu lực: ván gỗ + dầm gỗ; gạch+dầm BTCT; bản BTCT; bản BTCT+dầm BTCT, bản BTCT+dầm (dàn) thép; bản thép +dầm (dàn) thép; bản thép + dầm BTCT, c. Trần sàn  Làm đẹp và bảo vệ lớp kết cấu chịu lực  Trát vữa XMC hoặc trần treo (nhựa, gỗ, thạch cao, tấm vật liệu tổng hợp, kim loại )
  7. Chương 4 SÀN NHÀ 7 2. Cấu tạo sàn gỗ 2.1. Bản  Khẩu độ dầm gỗ <4m  Dầm chính cách nhau 3-4m xếp theo phương ngắn của phòng  Dầm phụ cách nhau 0,6-1m, chiều cao dầm 160-220  Liên kết dầm chính dầm phụ : mộng, chữ T hoặc tựa trực tiếp lên mặt dầm.
  8. Chương 4 SÀN NHÀ 8 3. Cấu tạo sàn BTCT 3.1. Sàn BTCT toàn khối 3.1.1. Sàn bản  Bản là một kết cấu chịu lực theo phương ngang, có số đo về bề mặt >> số đo về bề dày  Phân loại - Bản chịu lực 1 phương (bản kê 2 cạnh) - Bản chịu lực 2 phương (bản kê 4 cạnh) Bản chịu lực 2 phương Bảng kích thước sơ bộ chiều dày bản theo khẩu độ Khẩu độ (L) m Chiều dày sàn (d) mm 1,8 x 1,8 50 2,1 x 2,4 50 – 60 2,7 x 3 60 – 70 3,3 x 3,6 70 – 80 3,9 x 4,5 100 – 120 5,1 x 6 120 – 140 8 x 12 180 - 240 Bản chịu lực 1 phương
  9. Chương 4 SÀN NHÀ 9 3.1.1. Sàn bản a. Sàn bản kê 2 cạnh (chịu lực theo 1 phương): 2 đầu kê lên tường chịu lực, 2 cạnh kia tự do - Kích thước áp dung: L/B ≥ 2; B ≤ 3000; dày bản d = 60÷100, gác sâu vào tường ≥100 - Áp dụng cho hành lang, khu WC, các phòng nhỏ b. Sàn bản kê 4 cạnh (chịu lực theo 2 phương): 4 đầu bản được kê lên tường chịu lực. Sàn bản kê 2 cạnh - Kích thước áp dụng: L/B < 2, B ≤ 5000, dày bản d= 80÷120, gác sâu vào tường ≥100 Sàn 1 hệ thống dầm - Áp dụng cho các phòng vuông, gần vuông Bản đặt trực tiếp lên tường chịu lực hoặc dầm chính trong hệ khung chịu lực của nhà Khi diện tích sàn lớn, cần thêm hệ thống dầm phụ tăng cường độ cứng cho sàn sàn bản dầm. Sàn bản kê 4 cạnh
  10. Chương 4 SÀN NHÀ 10 3.1.2. Sàn bản dầm - Dầm chính: là kết cấu chịu lực chính trong hệ khung nhà , gối lên các cột, đỡ bản sàn hoặc dầm phụ.  Kích thước dầm chính:  hd = (1/8 – 1/15)L (thường dùng 1/8 - 1/12L)  bd = (1/1,5 – ½) hd (khi chiều cao dầm lớn có thể h = 1/3 hd) - Dầm phụ: là kết cấu chịu lực đỡ bản sàn, gối lên dầm chính (hoặc dầm phụ khác). Nhiệm vụ: chia b nhỏ diện tích giữa các dầm chính, tăng độ cứng cho sàn  hd = (1/15 – 1/20)L  b = (1/1,5 – ½) hd (có thể 1/3 hd) d Dầm phụ Dầm chính
  11. Chương 4 SÀN NHÀ 11 3.1.2. Sàn bản dầm a. Hệ dầm phụ song song cách đều Thường áp dụng với nhà khung chịu lực theo 1 phương. Dầm phụ gác song song và vuông góc dầm chính Khoảng cách giữa các dầm ≤ 3m là tốt nhất. Bản sàn dày 80-150
  12. Chương 4 SÀN NHÀ 12 3.1.2. Sàn bản dầm b. Hệ dầm phụ giao nhau:  Thường áp dụng cho nhà có lưới cột vuông, chịu lực theo 2 phương. Dầm phụ vuông góc dầm chính, cách nhau 1500÷3000 Bản sàn dày 80 – 120 Dầm quay xuống dưới trần không phẳng, chiếm không gian; dầm quay lên trên không kinh tế, sàn nặng hơn -
  13. Chương 4 SÀN NHÀ 13 c. Sàn kiểu ô cờ - Sàn ô cờ kiểu bản kê 4 cạnh: hệ dầm giao nhau (tại các cột) theo 2 phương (không phân chia dầm chính, dầm phụ). Tiết diện dầm h = (1/10÷1/12)L, sàn dày 80÷150, 1 ô sàn vuông diện tích ≤ 36m2 - Sàn ô cờ kiểu lưới ô nhỏ: các dầm chia sàn thành lưới ô vuông cạnh 800÷2000, - Tiết diện dầm h = (1/30÷1/35)L, sàn dày 50, diện tích 1 ô sàn 60÷70m2
  14. Chương 4 SÀN NHÀ 14 3.1.3. Sàn không dầm, sàn nấm - Sàn chỉ có bản chịu lực theo 2 phương và cột, không có dầm. Kết cấu gồm 1 bản dày có mặt bằng vuông hoặc tròn được đặt trên 1 đầu cột chịu ở trung tâm bản. - Sàn không dầm dày d>1/33 bước cột (B) - Sàn nấm dày d>1/36 bước cột (B) - Nấm cột hình vuông, tròn, chữ nhật, đa giác đều, loe theo góc 30o, 45o,60o, rộng 0,2÷0,3B
  15. Chương 4 SÀN NHÀ 15 3.2. Sàn BTCT lắp ghép 3.2.1. Sàn BTCT lắp ghép cấu kiện nhỏ - gạch Block, dầm PPB dự ứng lực  Cấu kiện sàn nhỏ có thể vận chuyển và lắp bằng tay nên rất phù hợp cho việc xây dựng kể cả những ngôi nhà nằm xen kẽ trong các khu phố, ngõ hẹp.  Bản sàn: dạng viên gạch block  Dầm đỡ dự ứng lực: tiết diện hình chữ nhật, chữ T, h = 1/20L, gác lên tường hoặc dầm, chiều sâu gác ≥100  Sàn có độ dày 160mm: Chiều dày dầm và gạch là 120mm, chiều dày bê tông trên lớp gạch là 40mm (bê tông mác 200).
  16. Chương 4 SÀN NHÀ 16 3.2. Sàn BTCT lắp ghép 3.2.2. Sàn BTCT lắp ghép cấu kiện trung bình  Cấu kiện sàn ~500kg lắp dựng bằng thiết bị cơ giới nhỏ  Sàn panen chữ U: cấu tạo kiểu 1 bản + 2 sườn, đầu panen đặc kín - Kích thước: dài 3000 – 6000mm, rộng 800- 2400mm, dày 200 – 250mm - Phần lõm quay xuống dưới trần không phẳng, - Phần lõm quay lên trên đệm sàn bằng VL nhẹ
  17. Chương 4 SÀN NHÀ 17 4.4. Sàn BTCT lắp ghép 4.4.2. Sàn BTCT lắp ghép cấu kiện trung bình  Sàn panen hộp - Dạng hộp, lỗ rỗng hình chữ nhật, thang, tròn, bầu dục , mặt trên + dưới phẳng - Kích thước: dài 2400-6000, rộng 450-600, dày 200 (dày bản trên 40, bản dưới 25, dày sườn 50mm) - Thi công đơn giản, cách âm tốt (âm va chạm kém) - Chiều sâu gác lên tường, dầm ≥100, tránh dập, khe hở giữa 2 panen chèn BT sỏi nhỏ mác 150
  18. Chương 4 SÀN NHÀ 18 3.2. Sàn BTCT lắp ghép 3.2.3. Sàn BTCT lắp ghép cấu kiện lớn  Cấu kiện sàn 1000-3000kg lắp dựng bằng thiết bị cơ giới lớn.  Nối ít hoặc không có, tiết kiệm vật liệu, thi công nhanh  Các dạng sàn BTCT lắp ghép cấu kiện lớn - Kiểu bản phẳng: kê 2 cạnh hoặc 4 cạnh - Kiểu bản có sườn: sườn 1 hay 2 phương
  19. Chương 4 SÀN NHÀ 19 3.2. Sàn BTCT lắp ghép 3.2.3. Sàn BTCT lắp ghép cấu kiện lớn Sàn bóng (bán lắp ghép) Giảm trọng lượng(giảm 35%) Tăng khả năng chịu lực(khoảng 90% so với sàn đặc cùng chiều dày)Tuy nhiên sức kháng cắt chỉ đạt 60% Vượt nhịp lớn hơn (Có thể vương consol ra đến 5m) Khoảng cách nhịp tối đa 40 lần chiều cao sàn.
  20. Chương 4 SÀN NHÀ 20 3.2. Sàn BTCT lắp ghép 3.2.3. Sàn BTCT lắp ghép cấu kiện lớn Sàn 3D (bán lắp ghép)
  21. Chương 4 SÀN NHÀ 21 4. Cấu tạo sàn dầm thép, bản BTCT
  22. Chương 4 SÀN NHÀ 22 5. Hoàn thiện mặt sàn 5.1. Mặt sàn thông thường  Cấu tạo: - Lớp áo sàn: lớp trên cùng. Vật liệu: gạch lát, gỗ lát, đá, vữa XMC, granito, tấm trải - Lớp đệm: tạo vỏ cứng đặc chắc giữa áo sàn và kết cấu sàn (vữa XMC, ván lót, dầm gỗ ) - Lớp điều chỉnh: nếu lớp kết cấu hay lớp đệm không bằng phẳng cần tạo mặt dốc hay mặt phẳng →lớp điều chỉnh. - Lớp ốp chân tường (gạch, gỗ )  Một số mặt sàn thông dụng - Sàn láng vữa XM - Sàn láng vữa granitô - Sàn lát: gạch XM, gạch gốm, gạch ceramic, gạch granite, đá tự nhiên, tấm granitô - Sàn lát gỗ ván ghép - Sàn lát gỗ packê
  23. Chương 4 SÀN NHÀ 23 5.2 Cấu tạo sàn đặc biệt 5.2.1. Sàn chống thấm (sàn WC) Yêu cầu, tác dụng chống thấm: Ngăn không cho nước thấm lên tường, xuống tầng dưới và sang các phòng xung quanh; không tràn nước ra bên ngoài và thoát nước tốt. Các lớp vật liệu chống thấm a. Màng chống thấm dạng khô dán như Bitunil, Bitiplus hay màng tự dính Bitustick - Khả năng chống thấm cao, ít bị phá hoại khi nhà bị lún không đều, nhẹ nhàng đơn giản. - Giá thành cao b. Hóa chất phụ gia chống thấm như Comix, Sika, Shell - Khả năng chống thấm cao, thi công đơn giản. Là lớp màng dai và bền, có thể biến dạng khi nhà lún không đều - Giá thành cao c. BT chống thấm: Là BTCT đá nhỏ, thành phần xi măng cao có pha thêm phụ gia chống thấm. Bề dày 4cm mác 200, được ngâm nước xi măng chống thấm Ưu điểm: khả năng chống thấm cao, tạo nên lớp vỏ đặc chắc, che được các khe hở và tăng thêm độ cứng cho sàn. Nhược điểm: Dễ bị phá hoại khi nhà lún không đều
  24. Chương 4 a) SÀN NHÀ 24 Cấu tạo chi tiết sàn vệ sinh - Lớp mặt sàn: lát gạch chống trơn b) - Lớp tạo dốc: chống mặt sàn đọng nước (dốc 1-2% về phía ga thu) - Lớp chống thấm: giấy dầu, keo chống thấm, BT chống thấm, tạo gờ chống tràn 2 cách cấu tạo sàn khu vệ sinh BTCT TK - Lớp kết cấu chịu lực: ngâm nước a. Hạ cao độ bản BTCT sàn WC 3 XM theo tỷ lệ 5kg/m b. Dầm sàn WC quay lên trên - Lớp trần sàn: trát vữa XM, làm trần giả (che đường ống kỹ thuật) Cấu tạo sàn khu vệ sinh BTCT lắp ghép
  25. Chương 4 SÀN NHÀ 25 5.1.2. Sàn ban công, lô gia  Yêu cầu - Đảm bảo thẩm mỹ - Chống thấm, thoát nước tốt  Cấu tạo - Lớp mặt sàn: lát gạch chống trơn, - Lớp tạo dốc: chống mặt sàn đọng nước (dốc 1-2% về phía rãnh thu) - Lớp kết cấu chịu lực: hạ sàn, tạo gờ chống tràn (tương tự sàn WC) - Lớp trần sàn: trát vữa XM 5.1.3. Sàn ở khen lún, khe co giãn  Đảm bảo co dãn  Chống thấm tốt và kín, không cho nước và bụi rơi xuống  Cấu tạo: dùng lá đồng đặt dọc khe, chèn vật liệu đàn hồi, chống thấm và che mặt sàn trên bằng tấm kim loại
  26. Chương 4 SÀN NHÀ 26 Cách vẽ bố trí vật liệu sàn trên bản vẽ kỹ thuật thi công