100 Truyện hay Mầm Chồi Lá theo chủ đề

pdf 143 trang ngocly 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "100 Truyện hay Mầm Chồi Lá theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf100_truyen_hay_mam_choi_la_theo_chu_de.pdf

Nội dung text: 100 Truyện hay Mầm Chồi Lá theo chủ đề

  1. 100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
  2. 100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề GÀ CÁNH TIÊN Trời đã sáng,bác Gà Trống đánh thức cả xóm gà: “Hãy dậy thôi, hãy dậy thôi”. Chim rời tổ vừa bay vừa hót chào ông mặt trời. Gà mẹ “Cục cục” gọi các con đi kiếm mồi, các chú Gà con líu ríu chạy ra khỏi chuồng đi theo mẹ. Gà Út lại gần mẹ thỏ thẻ: “Mẹ ơi! Chị Cánh Tiên vẫn chưa dậy đâu mẹ ạ!”. Mẹ dẫn Út về rủ Cánh Tiên, Út gọi chị rõ to nhưng Cánh Tiên vẫn nằm gan không nhúc nhích, ông Mặt Trời đỏ chói đã lên khỏi ngọn cây, nhìn vào chỗ Cánh Tiên nằm. Ôi chao! Chói mắt quá. Cánh Tiên vươn vai bò dậy. Bên ngòai, Trâu, Thỏ, Chó, Lợn cũng dậy từ bao giờ, Ngựa chạy trên đồng cỏ xanh. Cánh Tiên lững thững đi ra vườn. Chim trông thấy bay đến hỏi: - Chị Cánh Tiên ơi, chị đi bắt sâu đấy à? Cánh Tiên xòe bộ lông cánh vênh mỏ trả lời: - Mình còn phải rỉa cánh cho đẹp chứ. Chẳng cần phải kiếm sâu, mẹ về sẽ có sâu. Chim nghe nói bay đi ngay, không chơi với Cánh Tiên nữa. Cánh Tiên chơi một mình buồn quá, bụng đói, Cánh Tiên mếu máo: “Mẹ ơi! Hu hu hu”. Mẹ ở đằng xa vội tha mồi về cho Cánh Tiên. Sáng nay mẹ ốm không dậy được. Mẹ dục Cánh Tiên đi theo chị em Gà để kiếm ăn. Cánh Tiên đứng ì ra không chịu đi. Đứng chán, Cánh Tiên lại ra vườn, ngắm vườn hoa,xuống rìa ao soi bóng, chờ mẹ mang mồi về như mọi hôm, chờ mãi không thấy gì, bụng đói Cánh Tiên đành đi kiếm ăn vậy. Đất rắn như đá, lại có bao nhiêu gai và mảnh sành, Cánh Tiên bới được vài cái đã vội rụt chân lại “Hu hu, gai đâm đau quá mẹ ơi”. Rắn nằm trong hang nghe tiếng Cánh Tiên liền bò ra dỗ ngon dỗ ngọt: “Cánh Tiên ơi về nhà chị,chị cho ăn ngon mà chẳng phải làm gì cả.” Cánh Tiên thích quá đi theo Rắn về hang. Về đến hang, Cánh Tiên hỏi Rắn: “Chị Rắn ơi! mồi của Cánh Tiên đâu?” Rắn cười, thè lưỡi dài: “Mồi ấy à? Mồi chíng là cô mình đấy,ta cũng đang
  3. đói đây”. Cánh Tiên sợ quá đâm nhào ra ngoài, Rắn đuổi theo chỉ còn cách tẹo nữa là chộp được Cánh Tiên. Chim trông thấy liền quay về gọi các bạn đến cứu Cánh Tiên. Rắn trông thấy có Lợn, Ngựa, Trâu đến vội cút về hang. Cánh Tiên thóat nạn, về đến nhà rồi mà vẫn chưa hết sợ. Cánh Tiên sụt sịt nói với mẹ: “ Từ giờ con sẽ vâng lời mẹ, con không lười nữa”. GIỌT NƯỚC TÍ XÍU Tí Xíu là một giọt nước. Quê ở biển cả, họ hàng anh em nhà chúng đông lắm,và ở khắp mọi nơi, ở biển cả, ở sông ngòi, ao hồ, ở trên trời, ở cả dưới đất Một buổi sáng biển lặn, Tí Xíu cùng các bạn đuổi theo các lớp sóng nhấp nhô. Ông mặt trời thả ánh sáng rực rỡ xuống mặt biển. Bọn tí xíu reo vui trong sóng nhẹ và trong ánh nắng chan hòa. Chợt có tiếng ông mặt trời cất lên. - Tí xíu ơi! Cháu có đi với ông không? Tí xíu ngẩng nhìn. Chú dáp giọng rất khẽ,chỉ có ông mặt trời là nghe thấy. - Đi làm gì ạ? Ông mặt trời cười bảo: “Trên mặt đất thiếu gì việc, chỗ nào chẳng cần”. Tí xíu vui lắm. Nhưng sực nhớ mình là giọt nước không thể bay theo ông Mặt trời được. Chú hỏi: - Cháu nặng lắm làm sao bay lên được. - Không lo,ông mặt trời nói ồmồm, ông sẽ làm cho cháu biến thành hơi. Nói xong ông mặt trời vén mây, chiếu thật nhiều ánh sáng xuống biển, Tí Xíu rùng mình và bíên thành hơi. Chú chỉ kịp nói với biển cả: - Chào mẹ, con đi! Mẹ chờ con trở về.
  4. Tí Xíu từ từ bay lên. Tí Xíu nhập bọn với các bạn. Lúc đầu chúng bay là là xuống biển rồi chúng hợp thành một đám mây mỏng rờimặt biển bay vào đất liền. Gío nhẹ nhàng đưa Tí Xíu lướt qua những dòng sông lấp lánh sáng như bạc. Xế chiều, ông Mặt Trời tỏa những tia nắng chói chang hơn lúc sáng. Không khí oi bức Bỗng từ đâu một cơn gió lạnh thổi tới. Tí Xíu reo lên: - Mát quá các bạn ơi! Mát quá! Tý Xíu và các bạn nhảy nhót, múa lượn vui thích. Nhưng rồi trời mỗi lúc một mạnh. Tí Xíu thấy rét. Các bạn chú cũng thấy rét, chúng xích lại gần nhau thành một dòng đặc tòan những chú bé giọt nước nhỏ li ti. Bọn Tí Xíu không bay lên cao được nữa, chúng xà xuống thấp, thấp dần. Một tia sáng vạch ngang bầu trời. Rồi một tiếng sét đinh tai vang lên. Gío thổi mạnh hơn. Bọn Tí Xíu níu lấy nhau thành những giọt nước trong vắt. Chúng thi nhau ào ào tuôn xuống đất Cơn giông bắt đầu. CHIM GÁY Có một đôi chim Gáy sống trong rừng, chúng ăn ở rất hiền lành. Đôi chim rất xinh xắn. Mỗi con có một bộ lông màu nâu và những hạt cườm lấp lánh ở cổ. Đầu chúng tròn và mượt, mắt nâu, cái mỏ thì nhỏ nhắn đen láy. Đôi chim Gáy chọn một lùm cây rậm rạp tha những ngọn cỏ, lá thông, cành khô về làm một chiếc tổ nhỏ. Ổ lổm chổm và khô nhưng đôi chim rất vừa lòng. Chim mái đẻ vào tổ hai cái trứng xinh xinh. Rồi đôi chim thay nhau ấp. Mười lăm bữa sau, chúng nở. Bọn chim non rất khỏe và lớn như thổi. Suốt ngày chúng há rộng cái mỏ còn mềm đòi ăn. Cứ thấy động là chúng lại vỗ đôi cánh cụt lủn, vươn cổ lên kêu chim chíp Một buổi, chim bố và
  5. chim mẹ đi kiếm mồi. một con Diều Hâu nhìn thấy lũ chim nhỏ, nó sà xuống đỗ ngay bên cái tổ của lũ chim Gáy. Lũ chim non sợ quá, gục đấu vào lưng nhau và run bần bật. Từ lúc thấy đôi cánh Diều Hâu trùm xuống rừng, vợ chồng chim Gáy đã bỏ mồi quay lại. - Về mau, về mau, chim bố giục. Chúng cùng vun vút bay về như hai mũi tên. Diều Hâu đang bám vào thân cây cho chắc, sắp sửa quắp đôi chim non bay đi. Giữa lúc đó, chim bố và chim mẹ về đế tổ. Chim mẹ và chim bố cùng xòe cánh, bay chập chờn trước mặt kẻ thù. Trông thấy chúng vật vờ như đôi chim ốm. Diều Hâu chỉ cần giơ vuốt ra là quắp được. Diều Hâu dang cánh bay lên. Đôi chim Gáy trở lên nhanh nhẹn. Chim mẹ vội lao xuống, bay quặt về tổ trong lúc chim bố bay đi, lấy thân mình làm mồi cho kẻ thù bay theo. Cuộc săn đuổi rất ác liệt, nhiều lúc chim bố tưởng nguy. Nhưng chiếc vuốt nhọn của Diều Hâu đã mấy lần quờ lên lưng nó làm những sợi lông màu nâu rơi xuống lã tã. Nhưng cuối cùng chim bố vẫn nhữ được kẻ thù bay đi rất xa. Đến lúc đã làm cho kẻ thù lạc đường và mỏi cánh, nó mới bay xuống môt bụi rậm, quay ngoắt về. Về đến tổ chim bố đã thấy lũ con được mớm ăn no. Chúng đang bình yên nằm nghếch đầu lên lưng nhau mà ngủ dưới chân mẹ. Thấy chim bố về, chim mẹ vui mừng chớp chớp đôi mắt nâu mở rất to. “Cúc cu, cúc cu”. Nhìn đàn con nguyên vẹn, chim bố cất tiếng gáy dồn vui vẻ. CÂU CHUYỆN TRONG RỪNG Ở một khu rừng nọ, có một chú Sóc rất thích đi du lịch. Hàng năm, cứ vào mùa thu, Sóc tạm thời bỏ ngôi nhà của mình để đi thăm những danh lam thắng cảnh mà Sóc yêu thích.
  6. Vốn tính cẩn thận của họ nhà Sóc nên trước khi đi xa, Sóc phải chuẩn bị được một kho quả thông dự trữ để khi về nhà đói có cái ăn ngay. Nhưng vì tính hay quên và những kỳ thú của chuyến du lịch cuối thu quá hấp dẫn, say mê nên khi trở về Sóc tìm mãi không thấy ngôi nhà của mình. Ôi thôi, kho quả thông cũng đã biến mất rồi. Sóc vừa lo vừa sợ đói nên đứng khóc hu hu. Cả khu rừng vắng lặng. Nghe xa xa, có tiếng khóc của Sóc, các bạn Gấu, Hươu Sao, Thỏ Trắng, Lợn Rừng tất tưởi chạy đến. Rồi cà nhà Sẻ, Qụa Đen, Cú Mèo cũng từ bốn phía ùa đến. Sóc thấy xóm giềng đến thăm hỏi, trong lòng thấy yên tâm hơn và kể hết sự tình cho các bạn cùng nghe. Nghe xong cả bầy thú rừng cùng đồng thanh: “Chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm kho quả thông “. Trong khi các bạn đang mải miết tìm kho quả thông, bỗng từ xa có tiếng reo của Cú Mèo: “Các bạn ơi! Kho quả thông đây rồi”. Tiếng reo của Cú Mèo đã vang lên cả góc rừng. Sóc và bầy thú nghe tha61yb liền chạy nhanh về phía Cú Mèo, các bạn reo hò mừng vui cùng Sóc. Sóc ngậm ngùi thầm cám ơn Cú Mèo và các bạn đã giúp đỡ mình. Sau đó, Sóc mời các bạn đến nhà mình cùng nhảy múa và ca hát. CÁI ÁO CỦA THỎ CON Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ mắt hồng trông rất xinh. Thỏ mẹ may cho Thỏ con một cái áo bông trắng giống như áo của tất cả các chú thỏ khác. Thỏ con không thích cái áo bông trắng. Thỏ con đòi mẹ phải may cho mình thật nhiều áo sặc sỡ khác. Thỏ mẹ nghĩ mãi, nghĩ mãi, cuối cùng đành may cho Thỏ con một cái áo vàng, cổ viền màu nâu giống như áo của Hổ. Thỏ con sung sướng mặc áo mới vào rồi xin phép mẹ ra đường chơi. Vừa lúc đó có mấy chú Mèo con tung tăng chạy tới. Thỏ con liền gọi: - Các bạn ơi! Cho tôi chơi với nào! Mèo con hỏi:
  7. - Thế tên bạn là gì? Thỏ con trả lời: - Tôi tên là Thỏ con. Mấy chú mèo con ngạc nhiên nhìn Thỏ con rồi nói: - Thỏ gì mà mặc áo giống Hổ thế kia? Thôi đúng là Hổ rồi! Thế là mấy chú Mèo hoảng sợ nấp vào sau bụi rậm. Thỏ con còn trơ lại một mình, chẳng biết chơi đùa với ai cả. Thỏ con lủi thủi đi về nhà và nói với mẹ: - Mẹ ơi, con không thích mặc áo giống Hổ đâu, mẹ may cho con một cái áo khác cơ. Thỏ mẹ lại nghĩ và cuối cùng đành may cho Thỏ con một cái áo màu đỏ chói giống áo của Cáo. Thỏ con thích quá, mặc luôn áo mới rồi chạy ra đường chơi. Lúc ấy có hai chú Bê con đang đùa húc nhau bằng những cái sừng mới nhú. Thỏ con lại gần và nói: - Các bạn ơi! Cho tôi cùng chơi với nào! Hai chú Bê con hỏi: - Thế tên bạn là gì? Thỏ con trả lời: - Tôi là Thỏ con Bê con nói: - Sao Thỏ lại mặc áo giống con Cáo thế kia? Thôi đúng là Cáo rồi! Hai chú Bê dương sừng lên quát to. - Không ai thèm chơi với Cáo đâu. Đồ gian ác, hãy cút đi!
  8. Thỏ con sợ hãi chạy về nhà. Thỏ con vừa khóc thút thít vừa mách mẹ: - Mẹ ơi! Con không thích mặc áo đỏ giống con cáo đâu. Mẹ may cho con một cái áo khác cơ. Thỏ mẹ lại nghĩ, nghĩ mãi, cuối cùng Thỏ mẹ đành bảo con: - Thôi, con cứ mặc cái áo bông trắng của con vậy! Thỏ con phụng phịu mặc áo trắng rồi ra đường chơi. Ngoài đường các con vật đang chơi đùa vui vẻ. Thỏ con rụt rè nói : - Các bạn ơi cho tôi chơi cùng với nào! Các con vật xúm lại hỏi: - Thế tên bạn là gì? Thỏ con trả lời: - Tôi tên là Thỏ con. - Ôi tên bạn hay quá. Cái áo trắng của bạn vừa đẹp, vừa sạch. Bạn lại đây chơi với chúng tôi đi. Thế là Thỏ con, Mèo con và cả Bê con nữa cùng chơi với nhau rất vui vẻ. Từ đấy trở đi Thỏ con rất thích cái áo bông trắng của mình và không vòi mẹ may cho áo khác nữa. Các cháu thử đoán xem vì sao Thỏ con lại thích mặc áo bông trắng? CHUYỆN ÔNG GIÓNG Vào đời vua Hùng thứ sáu, giặc Ân tàn bạo sang xâm chiếm nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi để đánh giặc cứu nước. Thuở ấy ở làng Phù Đổng có một bà mẹ sinh được một đứa con trai. Bà đặt tên con là Gióng. Gióng đã lên ba mà vẫn chưa biết nói, chưa biết cười. Một hôm sứ giả về làng bắc loa gọi: - Loa! Loa! Loa! Ai là người tài giỏi, hãy đứng ra đánh giặc, cứu nước.
  9. Gióng lắng nghe rồi bỗng nhiên bật dậy và nói với mẹ: - Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con! Mẹ Gióng ngạc nhiên quá, cứ đứng sững sờ, mãi sau mới lật đật ra mời sứ giả. Sứ giả vào đến nhà, Gióng nói dõng dạc: - Hỡi sứ giả! Hãy về tâu với Vua Hùng rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc gậy sắt để ta đi đánh giặc. Sứ giả đi rồi. Gióng bảo mẹ thổi cơm cho ăn. Mẹ Gióng thổi cơm, rồi cả làng thổi cơm. Bao nhiêu cơm Gióng cùng ăn hết. Ăn xong Gióng vươn vai đứng dậy, trở thành một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh. Trong khi ấy, tất cả lò rèn đêm ngày đúc ngựa, rèn gậy cho Gióng. Chẳng bao lâu, ngựa sắt, nón sắt, gậy sắt đã làm xong. Gióng đội nón, cầm gậy nhảy phóc lên ngựa. Ngựa sắt hí vang phun ra lửa rồi phóng như bay ra trận. Lúc đó, giặc Ân đang tràn khắp nơi giết người, cướp của. Gióng thúc ngựa phi thẳng vào quân giặc. Gậy sắt vung lên như ánh chớp đánh xuống đầu giặt. Giặc Ân thua chạy tan tác, xác giặc ngổn ngang khắp nơi. Đánh xong giặc Ân, gióng cưỡi ngựa qua làng Phù Đổng bay thẳng lên núi Sóc Sơn. Đời sau để nhớ ơn Gióng có công đánh giặc, cứu nước, nhân dân ta đã lập đền thờ Gióng ở làng Phù Đổng. TÍCH CHU Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thứ gì ngon bà cũng nhường cho Tích Chu. Ban đêm khi Tích Chu ngủ thì bà thức để quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người nói với bà:
  10. - Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà. Thế nhưng Tích Chu lớn lên lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống kham khổ nên bà bị ốm, bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai chăm nom. Tích Chu mải rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi : Tích Chu ơi! Cho bà ngụm nước, bà khát khô cả cổ rồi! Bà gọi một lần hai lần rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà để kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức khi thấy bà đã hóa thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên: - Bà ơi, bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi! - Cúc cu cu! Cúc cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ. Bà khát quá, không chịu nổi, phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây! Bà không về nữa đâu! Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá vội chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở bên dòng suối mát. Tích Chu gọi: - Bà ơi! Bà trở về với cháu đi! Cháu sẽ đi lấy nước cho bà. Cháu sẽ giúp đỡ bà. Cháu sẽ không làm bà buồn nữa! - Cúc cu cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu! Nghe chim nói, Tích Chu òa lên khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, một bà tiên hiện ra. Bà Tiên bảo Tích Chu: - Nếu cháu muốn cho bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
  11. Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường lên suối Tiên, rồi chẳng một chút chần chừ Tích Chu hăng hái đi ngay. Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu đã trở lại thành người và về ở với Tích Chu. Từ đấy, Tích Chu hế lòng yêu thương và chăm sóc bà. CỦ CẢI TRẮNG Mùa đông đã đến rồi, trời lạnh buốt. Thỏ con không còn gì để ăn nữa, nó đành mặc áo ấm và đi ra khỏi nhà để tìm cái ăn. Thỏ tìm, tìm mãi, bỗng nhiên Thỏ con reo lên một cách sung sướng: - Ôi! Ở đây có hai củ cải trắng, mình mới may mắn làm sao. Thỏ con liền nhổ hai củ cải trắng lên khỏi mặt đất. và vội vàng đi về nhà. Đi được một lúc Thỏ con chợt nhớ tới Dê con. Trời lạnh thế này chắc Dê con không có gì ăn. Ta phải đem cho Dê con một củ cải trắng mới được. Thỏ con đến nhà Dê con nhưng Dê con đi vắng. Thỏ để một củ cải trắng trên bàn của Dê con và ra về. Dê con đi kiếm cái ăn, nó kiếm được một cái bắp cải, Dê ăn một nửa còn một nửa đem về nhà để dành đến ngày hôm sau. Vừa mở cửa vào nhà, Dê con nhìn thấy củ cải trắng ở trên bàn, nó ngạc nhiên kêu lên: - Ôi! Củ cải trắng ở đâu mà ngon thế này? Dê con ngắm nghía củ cải trắng rồi chợt nghĩ:
  12. - Trời lạnh thế này, chắc Hươu con không có gì ăn. Ta phải đem cho Hươu con củ cải trắng mới được. Dê con đến nhà Hươu con, nhưng Hươu con không có nhà. Dê con liền đặt củ cải trắng lên bàn của Hươu rồi ra về. Hươu con vừa từ rừng trở về. Nó ngạc nhiên khi thấy một củ cải trắng rất ngon ở trên bàn. Hươu con định ăn nhưng nó chợt nghĩ: - Trời lạnh thế này, chắc Thỏ con không có gì ăn. Ta phải đem củ cải trắng này đến cho Thỏ con mới được. Hươu con vội vã đến nhà Thỏ con. Thỏ con đang ngủ say. Hươu con không muốn đánh thức bạn dậy, lặng lẽ đặt củ cải trắng lên bàn của Thỏ con và ra về. Thỏ con ngủ mãi, ngủ mãi, đến khi tỉnh dậy ngạc nhiên vô cùng, trên bàn của Thỏ có một củ cải trắng, Thỏ kêu lên: - Ôi! Củ cải trắng sao lại ở đây nhỉ? Thỏ con suy nghĩ và hiểu ra rằng: Những người bạn tốt đã đem củ cải đến cho mình. CÂY KHẾ Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với em nữa nên quyết định chia gia tài. Người anh tham lam chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây khế và cày thuê cuốc mướn nuôi thân.
  13. Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em bỗng sai quả lạ thường, cành nào cũng trĩu quả ngọt, vàng ruộm. Người em nhìn cây khế mà lòng khấp khởi mừng thầm tính chuyện bán khế lấy tiền đong gạo. Một hôm có con chim phượng hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. thấy thế người em vừa khóc, vừa nói: - Chim ơi, nhà tôi chỉ có một cây khế này thôi, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. chim ăn hết thì gia đình tôi sống bằng gì? Chim vừa ăn vừa đáp: Ăn một quả trả cục vàng May túi ba gang mang đi mà đựng. Người em nghe chim nói vậy, cũng đành để cho chim ăn. Mấy hôm sau chim lại đến ăn khế. Ăn xong chim bảo người em lấy túi ba gang đi lấy vàng. Chim bay mãi, bay mãi qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu. Người em đi khắp đảo ngắm nhìn thỏa thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim phượng hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy. Xong xuôi, chim lại đưa người em trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có. Người em đem thóc gạo, vàng bạc giúp đỡ những người nghèo khổ. Người anh nghe tin em giàu có liền sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình lấy khế ngọt, người em cũng đồng ý đổi cho anh. Thế là người anh chuyển sang ở nhà của em. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu quả. Chim phượng hoàng lại tới ăn. Người anh giả vờ khóc lóc. Chim bèn nói: Ăn một quả trả cục vàng May túi ba gang mang đi mà đựng.
  14. Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải ba gang mà là sáu gang để đựng được nhiều vàng. Hôm sau, chim phượng hoàng đến chở người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh vội vàng vơ đầy túi sáu gang, lại còn giắt thêm đầy vàng vào người. Chim cố sức bay nhưng đường thì xa, vàng thì nhiều nên nặng quá. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng người anh cứ ôm giữ khư khư. Chim phượng hoàng bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam xuống biển với túi vàng của hắn. CÁO, THỎ VÀ GÀ TRỐNG Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ có một con Cáo và một con Thỏ. Cáo có một ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan thành nước, Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra ngoài, Thỏ con vừa đi vừa khóc. Một lát sau, Thỏ gặp bầy Chó. Bầy Chó hỏi Thỏ: - Tạo sao Thỏ khóc? - Làm sao mà tôi không khóc được. Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. - Thỏ ơi! Đừng khóc nữa! Bầy Chó an ủi Thỏ. Chúng tôi sẽ đuổi được Cáo đi. Bầy Chó cùng Thỏ đi về nhà Thỏ. Bầy Chó nói: Gâu! Gâu! Gâu! Cáo cút đi ngay đi! Cáo ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra: - Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác! Bầy Chó sợ quá chạy mất. Thỏ ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con Gấu đi qua, Gấu hỏi:
  15. - Tại sao Thỏ khóc? - Làm sao mà tôi không khóc được. Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. - Thỏ ơi đừng khóc nữa. ta sẽ đuổi được Cáo đi! - Không, bác Gấu ơi, bác không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được thì bác đuổi làm sao được! - Đuổi được chứ! Gấu nói giọng cương quyết. Gấu và Thỏ về đến nhà Thỏ, Gấu gầm lên: - Cáo, cút ngay! Cáo ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra: - Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác! Gấu sợ quá chạy mất. Thỏ lại ngồi dưới bụi cây mà khóc. Một con Gà trống mào đỏ đi qua, vai vác một cái hái. Gà trống thấy Thỏ khóc, bèn hỏi: - Tại sao Thỏ khóc? - Làm sao mà tôi không khóc được, tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến nhà Cáo tan thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. - Ta về nhà thôi. Ta sẽ đuổi được Cáo. - Không, anh không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được, Gấu đuổi mãi không được thì anh đuổi làm sao được!
  16. - Thế mà tôi đuổi được đấy, nào đi! Gà trống và Thỏ cùng về nhà Thỏ. Gà trống cất tiếng hát: - Cúc cù cu cu Ta vác hái trên vai Đi tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay! Cáo sợ quá bảo: - Tôi đang mặc quần áo. Gà trống lại hát: - Cúc cù cu cu Ta vác hái trên vai Đi tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay! Cáo nói: - Cho tôi mặc áo bông đã! Lần này thì gà quát lên: - Cúc cù cu cu Ta vác hái trên vai Đi tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay!
  17. Cáo từ trong nhà gỗ nhảy vọt ra, chạy biến vào rừng. Từ đó, Thỏ lại được sống trong ngôi nhà của mình. DÊ CON NHANH TRÍ Trong ngôi nhà kia có Dê mẹ và một chú Dê con. Một hôm trước khi ra đồng ăn cỏ, Dê mẹ dặn con: - Con ở nhà cho ngoan! Mẹ ra đồng ăn một ít cỏ tươi để có nhiều sữa ngọt cho con bú. Ai gọi cửa cũng đừng mở nhé! Nếu không, thì con Sói vào ăn thịt con đấy! Dê con vâng lời mẹ và hỏi thêm: - Thế mẹ về thì làm thế nào con biết mà mở cửa. Dê mẹ khen con thông minh và dặn con: - Lúc nào mẹ về, mẹ gọi cửa thì mẹ sẽ nói: “Con Chó sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, thế là con mở cửa cho mẹ! Nhưng con Sói hung ác nấp gần đó đã nghe Dê mẹ dặn Dê con như thế rồi. Dê mẹ vừa đi khuất, con Sói hung ác đã chạy lại gõ cửa: “ Cạch! Cạch! Cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”. Dê con ở trong nhà, nghe tiếng gõ cửa vội vàng chạy ra. Nghe đúng câu mẹ dặn, nó định mở cửa, nhưng sao nó thấy tiếng gọi lại ồm ồm chứ không phải tiếng mẹ. Dê con bèn nghĩ ra một kế và bảo: - Mẹ đấy ư? Sao hôm nay tiếng Mẹ lại ồm ồm thế? Con chó Sói sợ bị lộ nhưng nó vẫn khôn ngoan trả lời: - Mẹ ra ngoài đồng bị cảm gió nên khản tiếng đấy! Dê con vẫn còn ngại:
  18. - Mọi lần mẹ về vẫn thò chân vào khe cửa cơ mà! Chân mẹ thon thon, con nhìn thấy là biết ngay! Con Sói lại tìm cách chống chế: - Mẹ giẫm phải gai, chân sưng vù lên, thò vào khe cửa không vừa nữa. Con mở cửa cho mẹ vào! Dê con cúi sát xuống đất nhìn qua khe cửa. Nó thấy cái chân lem luốc đen sì. Nó bảo chó Sói: - Thôi anh Sói ơi! Chính anh rồi! Anh cút đi kẻo mẹ tôi về húc cho anh vỡ bụng đấy! Chân anh đen sì thế kia kìa! Ai còn lạ gì nữa. Bị lộ, con Sói vội vàng bỏ đi, nhưng nó vẫn nghĩ cách lừa Dê con. Nó chạy ngay đến một cửa hàng bánh. Chờ lúc người làm bánh đi vắng, nó vội cho chân vào thùng bột , bột dính đầu gối. Xong xuôi, nó chạy về gọi Dê con: - Cạch, cạch, cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi! Dê con chạy vội ra ngó qua khe cửa, lần này nó thấy rõ ràng bốn chân trắng. Thôi đúng là mẹ nó đã về! Nhưng cái mũi thính của nó lại ngửi thấy mùi gì hôi hôi chứ không phải thơm mùi sữa như mẹ nó. Dê con ngần ngại, khe khẽ bắc ghế trèo lên nghếch cổ nhìn qua khe tường ra ngoài. Nó thấy hai cái tai lem luốc và nhọn hoắt. Thôi đúng là tai Sói rồi, Dê con gọi chó Sói và bảo: - Tai anh đen và nhọn, chẳng giống tai mẹ tôi đâu!Anh Sói hung ác ơi, cút ngay đi kẻo mẹ tôi về, mẹ tôi lại húc cho anh vỡ bụng đấy! Sừng mẹ tôi nhọn lắm ! Con chó Sói bị lộ vội vàng bỏ chạy. Nó cố hết sức tìm cách giấu đôi tai lem luốc và nhọn hoắt mà không được. Nó chưa dám trở lại thì Dê mẹ đã về gõ cửa: “Cạch, cạch, cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi!” Dê con nghe đúng tiếng mẹ. Nó cúi nhìn qua khe cửa, đúng là tai mẹ. Nó mở cửa cho mẹ nó vào. Nó kể chuyện con chó Sói đến lừa cho Dê mẹ nghe. Dê mẹ ôm con vào lòng, khen con giỏi và can đảm.
  19. Dê mẹ cho con bú một bữa sữa thơm và ngọt. MÈO LẠI HOÀN MÈO Xưa có một ông nuôi một con mèo, nghĩ rằng con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi không có ai hơn nữa, mới đặt tên là “trời” Một hôm, có người bạn đến chơi. Thây chủ nhà gọi con mèo là : “Trời” ? người bạn ngạc nhiên hỏi: - Sao ông dám gọi nó là con “Trời”? chủ nhà đáp: - Con mèo của tôi quý hóa có một, gọi nó là mèo không được . Phải gọi nó là “Con trời” mới xứng đáng, vì không ai hơn được trời. Người bạn nói : - Thế mây che được mặt trời là gì ? Chủ nhà bảo : - Thế thì tôi gọi nó là con “mây” - Người bạn lại nói : - Thế nhưng gió lại đuổi được mây ? - Chủ nhà lại bảo : - Thế tôi gọi nó là con “gió” - Thế nhưng bức tường cản được gió ? - Thế thì tôi gọi nó là con tường - Thế nhưng chuột lại khoét được tường ? - Thế thì tôi gọi nó là con “chuột”. - Thế nhưng mèo lại bắt được chuột.
  20. Chủ nhà nghĩ một lát rồi bảo: - Thế thì tôi lại gọi nó là con “mèo” vậy. Người bạn vỗ tay cười và nói: - Ôi thế thì “Mèo lại hoàn mèo” rồi! CÂY TÁO THẦN Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc trong vườn ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày, bọn trẻ thường đến chơi ở đó, nô đùa xung quanh cây táo và bứt những quả táo ngon trên cành cùng chia nhau ăn. Một hôm, có một cậu bé không biết từ đâu đến, cậu bé cau mày nói với bọn trẻ: - Này chúng mày, vườn này là của tao, tao đã mua từ trước. Cây táo này của tao, chúng mày đi chỗ khác mà chơi. Cấm không được đến đây nữa. Nghe vậy, bọn trẻ rất buồn, tất cả cuối đầu lặng lẽ ra về, chỉ còn cậu bé hốc hách ở lại. Cây táo biết tất cả mọi chuyện. Bằng phép lạ nó làm cho cậu bé ngủ thiếp đi dưới gốc cây và cũng bằng phép lạ nó làm cho cậu bé nằm mơ. Cậu bé mơ thấy trên thân cây táo có một cái hốc rất lớn. Cậu cảm thấy bụng đói cồn cào. Cậu bé trèo lên cây và định bứt táo để ăn. Nhưng mỗi khi tay cậu bé sắp chạm vào một quả táo thì cành táo lại quay đi chỗ khác và quả táo lại rơi vào trong cái hốc to tướng ở thân cây. Cứ như vậy cho đến khi tất cả táo trên cành rơi hết vào hốc, chỉ còn trơ lại một quả trên cành. Cậu bé ngồi dưới gốc cây và khóc. Đến lúc đó cây táo mới cất tiếng hỏi: - Tại sao cháu khóc? Cậu bé mếu máo trả lời:
  21. - Ông ích kỷ quá. Ông ăn hết cả táo, ông không cho cháu một quả nào. Cháu đói lắm rồi, ông ạ. Cây táo cười và nói: - Cháu có nhớ là cháu đã đuổi hết tất cả các bạn không? Các bạn cũng muốn ăn táo của ông nhưng cháu không cho các bạn một quả nào, như vậy cháu có ích kỉ không? Cậu bé nhớ lại lúc các bạn buồn rầu ra về, cậu bé thấy ân hận vô cùng. Cậu bé ngước nhìn cây táo và nói: - Vâng cháu biết lỗi rồi! Cây táo cất tiếng cười vang, rung cả cây, làm cho quả táo còn lại rơi trúng đầu cậu bé, cậu bé giật mình tỉnh giấc. Cậu bé ngơ ngác nhìn xung quanh, cậu bé thấy mình vẫn đang nằm dưới gốc cây. Cái hố to tướng trên cây táo biến mất. Cây táo vẫn đứng yên lặng và trên cây vẫn sai trĩu quả. Cậu bé chồm dậy, nhớ đến giấc mơ, cậu vội chạy đi gọi các bạn: - Này các bạn ơi! Quay lại đây chơi đi. Mình xin lỗi các bạn vì đã đuổi các bạn đi. Thế là tất cả cùng nhau chạy ra vườn. Cậu tự mình trèo lên bứt những quả táo chín ném xuống cho các bạn. Các bạn lại cười đùa, vui vẻ. Cậu bé chợt hiểu rằng điều hạnh phúc nhất trên trái đất này là cùng chia sẻ niềm vui với mọi người. BA NGƯỜI BẠN Chim Sẻ, Ếch và Cào Cào là ba người bạn thân. Một hôm, cả ba đang nhảy nhót vui chơi thì gặp một cái ao to. Chim Sẻ nói: - Tôi không thể nhảy qua cái ao này được. Tôi phải bay qua nó và đợi các bạn ở bên kia ao nhé. Ếch phàn nàn:
  22. - Tôi không nhìn thấy một lá cây súng nào trên mặt ao. Do đó, tôi không thể nhảy qua ao được. Tôi chỉ còn cách bơi qua ao thôi. Cào Cào bình tĩnh nói với hai bạn rằng: - Tôi không thể nhảy hoặc bay qua ao được và cũng không biết bơi. Nhưng chúng ta cùng nhau hợp sức thì cả ba chúng ta đều sang được bên kia bờ ao. Cả chim Sẻ và Ếch đều hỏi: - Bằng cách nào hả bạn Cào Cào? Trước hết bạn chim Sẻ bay lên cây mang về đây một chiếc lá to. Tôi ngồi lên trên chiếc lá còn bạn Ếch bơi và đẩy chiếc lá đó qua ao. Khi cả ba sang được bên kia bờ ao, chim Sẻ hỏi: - Này bạn Cào Cào, tôi có công mang chiếc lá về và bạn Ếch có công đẩy chiếc lá đó qua ao. Còn bạn thì làm gì? Cào Cào vui vẻ trả lời: - Tôi đã nghĩ ra kế hoạch qua ao và kế hoạch đó đã giúp đưa cả ba chúng ta sang được bờ ao bên này. Bạn có đồng ý như vậy không? Và bây giờ chúng ta lại cùng nhau vui chơi được rồi. Chim Sẻ, Ếch đều nhảy lên mừng rỡ tán thành. Thế là cả ba bạn cùng nhau nhảy múa tiếp tục cuộc vui chơi của mình QUẢ TÁO CỦA AI Vào cuối mùa thu nọ, trên cây táo đầu rừng chỉ còn sót lại một quả táo chín vàng. Trông quả táo thấy ngon lành làm sao.
  23. Một hôm nhân cuộc dạo chơi, Thỏ đi ngang qua nhìn thấy rất muốn hái, nhưng quả táo chín ở cành cao quá, Thỏ không sao với tới được. Gần đó cũng có một cây cao, Quạ Đen đang ngồi ung dung rỉa lông rỉa cánh, vui đùa với gió và những chiếc lá đang bay bay. Thỏ trông thấy Quạ Đen liền gọi: - Bạn Quạ Đen ơi! Hái giúp tôi quả táo chín với! Nghe xong, Quạ Đen bay sang hái giúp ngay. Nhưng vì táo chín quá, khi Quạ Đen vừa động vào, quả táo rơi ngay xuống lưng Nhím đang đi qua. Bỗng dưng được một quả táo ngon, Nhím liền ôm quả táo chạy ngay, không cần biết của ai. Thấy thế, Thỏ vội kêu: - Bạn Nhím ơi! Quả táo chín là của tôi đấy! Bạn cho tôi xin! Nhím nói: - Quả táo chín rụng, tôi bắt được mà! Thỏ đáp lại: - Tôi tìm thấy quả táo chứ! Quả táo này là của tôi! Vừa lúc đó, Quạ Đen bay tới và bảo: - Quả táo này tôi hái đấy! Thế là cả ba bạn cùng kêu lên: - Táo của tôi! Táo của tôi! Mặc dù đứng khuất sau gốc cây to, nhưng bác Gấu đã nghe rõ đầu đuôi câu chuyện. Bác Gấu đi tới chỗ ba bạn và nói:
  24. - Các cháu đừng tranh cãi nữa! Cả ba cháu cùng nói đúng. Song không nên tranh giành nhau như vậy. Hãy bổ quả táo ra làm ba phần, mỗi cháu nhận một phần! Ba bạn nghe ra thấy phải. Nhím nhanh nhẹn liền bổ quả táo ra làm bốn phần rồi đưa một phần mời bác Gấu và nói: - Chúng cháu mời bác! Chúng cháu cảm ơn Bác vì Bác đã dạy chúng cháu biết phân xử công bằng. Ba phần còn lại Nhím chia cho hai bạn và mình. Bốn bác cháu vừa ăn táo vừa nói chuyện vui vẻ. Sau đó các bạn cùng nhảy múa cho bác Gấu xem HOA BÌM BÌM Ngày xửa ngày xưa, các loài hoa chưa có màu sắc như bây giờ. Một hôm, có một cô tiên từ trên trời bay xuống, áo của cô có dải lụa bay phấp phới, xanh, đỏ, tím, vàng rất đẹp. Bên bờ giậu, Bìm Bìm cố vuơn mình để ngắm cô Tiên xinh đẹp, rực rỡ. Bỗng cô Tiên sà xuống bên Bìm Bìm và hỏi: “Bìm Bìm ơi! Có thích những màu ở áo tôi không?”. Bìm Bìm trả lời: - Em thích lắm, nhất là màu tím. Cô Tiên nói: - Thế thì cô sẽ cho mấy viên ngọc quý có thể hóa phép ra các màu mà em thích. Nói xong, cô Tiên đưa cho Bìm Bìm 4 viên ngọc lóng lánh rồi bay đi mất. Bìm Bìm cảm ơn cô Tiên rồi vuơn lên cao nữa. Thấy trên giàn có chùm nụ muớp, Bìm Bìm nghĩ thầm: “Ta sẽ cho nụ muớp một viên ngọc mới đuợc!”. Và Bìm Bìm tung viên ngọc vàng vào chùm nụ mướp. Tức khắc nụ mứơp nở ra một đóa hoa vàng sáng rực cả góc vườn. Ong và bướm rủ nhau đến xem tới tấp. Bìm Bìm lại tụt xuống phía dưới, thấy mấy cây mào gà sắp nở hoa: “À, ta phải cho các bạn nàyviên ngọc màu đỏ mới được!”. Và Bìm Bìm tung viên ngọc màu đỏ vào đám nụ hoa mào gà.
  25. Tức khắc đám nụ nở ra một đám hoa đỏ thắm đẹp như màu cờ. Mấy chú gà trống tưởng là mào của mình. Bìm Bìm nhìn lên trời thấy toàn mây trắng, Bìm Bìm nghĩ thầm: “Phải tung viên ngọc màu xanh lên trời mới được!”. Và Bìm Bìm tung viên ngọc màu xanh lên trời. Tức khắc mây trắng biến đâu mất. Trời trong xanh soi bóng xuống mặt hồ nước cũng trong xanh. Bìm Bìm bỗng nhớ đến viên ngọc màu tím, màu tím mà Bìm Bìm rất thích . Bìm Bìmtung viên ngọc màu tím lên đầu mình. Tức khắc Bìm Bìm nở hoa màu tím dịu như áo cô Tiên. Cô Tiên mà trông thấy chắc cũng phải khen: “Bìm Bìm tím đẹp quá!” CHIM GÁY VÀ KIẾN Một hôm kiến khát nước quá, bèn bò xuống suối uống nước, chẳng may trượt ngã, kiến bị dòng nước cuốn đi. Chim gáy đậu trên cây, thấy kiến bị nạn, vội vã bay đi cắpmột cành khô thả xuống nước để cứu, kiến bám vào cành cây và thoát chết. Ít lâu sau, chim gáy đang đậu trên cây rỉa lông, rỉa cánh, không trông thấy người đi săn nấp sau bụi cây. Người đi săn giương cung lắp tên Kiến thấy chim gáy gặp nguy, vội vàng bỏ đến đốt thật đau vào chân người đi săn. Bị kiến đốt đau quá, người đi săn bật kêu lên một tiếng. Nghe tiếng động chim vỗ cánh bay đi. thế là chim Gáy thoát nạn. ĐÀN NGỖNG TRỜI Ngày xưa, có hai vợ chồng già sinh được một cô con gái và một cậu con trai. Một hôm người mẹ dặn con gái: - Con gái yêu quí! Bố mẹ đi làm xa, con ở nhà trông em, đừng đi chơi xa. Lúc nào mẹ về sẽ có quà cho các con.
  26. Bố mẹ đi làm. Ở nhà chơi mãi cũng chán. Cô bé liền đặt em ở thảm cỏ cạnh cửa sổ rồi chạy đi chơi với các bạn. Bỗng nhiên có một đàn ngỗng trời ở đâu bay tới, ngỗng sà xuống quắp chú bé bay đi mất. Khi cô bé về nhà thìchẳng thấy em đâu cả. Cô bé tìm khắp nơi, gọi khan cả cổ,khóc hết cả nước mắt mà vẫn không tìm thấy em. Cô bé chạy ra cánh đồng và nhìn thấy đàn ngỗng trời. Cô chạy mãi, chạy mãi và gặp một cái bếp lò ở bên đường. Cô bé hỏi: - Bếp lò ơi! Đàn ngỗng trời mang em tôi đi hướng nào? Bếp lò chỉ giúp tôi với! Bếp lò trả lời : - Hãy cho thêm củi vào lò hộ tôi, tôi sẽ chỉ đường cho! Cô bé lấy củi cho vào lò. Bếp lò chỉ đường cho cô bé, cô bé lại chạy tiếp. Cô trông thấy một cây táo chín mọng, cành trĩu xuống đất.Cô bé hỏi : - Cây táo ơi! Đàn ngỗng trời mang em tôi đi hướng nào? Táo chỉ giúp tôi với! Cây táo nói: - Hãy hái những quả táo chín trên cây hộ tôi, tôi sẽ chỉ đường cho! Cô bé nhanh tay hái hết những quả táo chín. Cây táo đã bớt nặng và vươn cao cành, lá chỉ đường cho cô bé. Cô bé lại chạy tiếp, cô nhìn thấy một dòng suối. Cô bé hỏi: - Suối ơi, đàn ngỗng trời mang em tôi đi hướng nào? Suối chỉ giúp tôi với! Dòng suối nói: - Hãy nhấc hòn đá chắn bỏ dòng đi để cho suối nước chảy, tôi sẽ chỉ đường cho! Cô bé đẩy hòn đá lên bờ. Suối reo mừng, nước chảy ào ào. Suối chỉ đường cho cô bé, cô bé chạy tiếp, chạy đến khu rừng rậm thì không còn con đường nào nữa. Cô bé tần ngần, bỗng cô trông thấy một con Nhím đang bò. Cô bé hỏi:
  27. - Nhím ơi! Đàn ngỗng trời mang em tôi đi hướng nào? Nhím chỉ giúp tôi với. Nhím nói: - Nào cô bé, hãy đi theo tôi. Nói rồi, Nhím cuộn người lại như quả bóng và lăn đi. Cô bé chạy theo Nhím. Đến một túp lều, cô bé nhìn thấy mụ phù thủy đang ngồi quay sợi, còn em cô đang ngồi bên cửa chơi với quả táo vàng. Cô bé nhẹ chân chạy tới chỗ em ngồi, vội vàng bế em lên và bỏ chạy. Một lúc sau, mụ phù thủy mới biết là chú bé đã biến mất. Mụ hét đàn ngỗng trời đuổi theo để bắt chú bé. Cô bé chạy rất nhanh, nhưng khi ngoảnh lại, cô đã thấy đàn ngỗng trời đang bay tới. Cô bé đến bên bờ suối và van xin: - Suối ơi! Hãy giấu chị em tôi với! Suối chỉ cho hai chị em trốn trong một hốc đá bên bờ suối. Đàn ngỗng trời bay qua nhưng không nhìn thấy. Hai chị em cám ơn Suối và đi tiếp. Đàn ngỗng trời thấy hai chị em tụt lại đằng sau, chúng bèn quay cả lại. Cô bé chạy tới cây táo và van xin: - Táo ơi! Hãy giấu chị em tôi với! Táo xòa tàn che kín hai chị em. Đàn ngỗng trời bay lượn vòng quanh cây táo, nhưng không tìm thấy hai chị em. Đàn ngỗng bay xa rồi, hai chị em cám ơn cây táo rồi chạy tiếp về nhà. Chạy một lúc, lại thấy đàn ngỗng xuất hiện trên trời, vẫy cánh kêu ầm ĩ. Cô bé cõng em chạy vào cái Bếp Lò: - Bếp Lò ơi! Hãy giấu chị em tôi với! Bếp Lò giấu hai chị em dưới cái thùng to. Đàn ngỗng nhìn quanh bếp không thấy, chúng kêu la ầm ĩ rồi quay về với mụ phù thủy.
  28. Hai chị em vô cùng mừng rỡ, cám ơn Bếp Lò và cõng nhau về nhà. Từ đó lúc nào cô bé cũng để em ở cạnh mình và không đi đâu nữa. Chiều bố mẹ về có quà cho cả hai chị em. NAI NGỌC Trên đỉnh một ngọn núi vùng cao có một mỏm đá xanh giống hệt hình một em bé xinh xắn cưỡi trên một con voi con. Ở trên cao, những tia nắng vàng mát dịu, những hạt mưa trong vắt, sáng như ngọc thay nhau tắm gội cho mỏm đá. Gío từ biển khơi phía đông , từ núi cao phía tây rì rào nhè nhẹ kể cho mỏm đá nghe rất nhiều chuyện kì lạ của những miền đất xa xôi. Các lòai chim vươn cổ cất giọng hát cho mỏm đá nghe những điệu hát hay nhất của lòai chim. Một buổi sáng, mỏm đá hình người bỗng nhiên rùng mình, khẽ cựa quậy rồi từ từbiến thành một cậu bé xinh đẹp chưa từng thấy. Cậu bé đứng yên lặng, mở to mắt nhìn núi, nhìn mây mỉm cười vui thích rồi thong thả bước xuống núi. Đến bên nương lúa thì cậu cất tiếng hát. Tiếng hát của em vang khắp nương rẫy, núi rừng. Tiếng hát mới hay làm sao, lôi cuốn như hoa thơm quyến rũ ong vàng, bướm trắng. Nghe tiếng hát lạ lùng, thú rừng bắt đầu nhảy múa nhịp nhàng theo. Tiếng hát khoan thai, thú rừng nhảy chậm, tiếng hát dồn dập, thú rừng nhảy nhanh. Dân làng vây quanh em bé, mùng rỡ như gặp được tiên, họ đặt tên cho em là Nai Ngọc và đưa em về sống chung với dân làng. Tiếng hát của em khiến cho mọi người làm việc không biết mệt mỏi, tiêu tan mọi buồn nản, khiến cho nương đầy lúa, rẫy đầy bông, rừng núi nở đầy hoa.
  29. Nhưng rồi một ngày kia, kh Nai Ngọc đang cùng dân làng làm việc trên nương thì thấy bốn phương lửa cháy rừng rực, tiếng chuông, tiếng trống dồn dập nổi lên. Lệnh truyền của già làng vang khắp nơi: - Giặc sắp lên cướp phá quê ta! Chúng kéo đi đông như lá rừng, nhanh như chớp giật. Ai là người thương cha, thương mẹ, ai là người thương đất nước ông bà, hãy mau ra đánh giặc! Nghe vậy, dân làng bỏ cả công việc. Từ thanh niên trai tráng đến cụ già hết thảy đều cầm tên nỏ giáo mác cùng già làng đi đánh giặc. Nai Ngọc cũng cầm khiên đao, theo đoàn quân ra trận. Nai Ngọc trèo lên mỏm núi cao rồi cất tiếng hát. Giữa tiếng binh khí va nhau, giữa đám quân hỗn độn, tiếng hát trầm bổng của Nai Ngọc cứ vang lên, vang lên. Nghe giọng hát, quân địch sững sờ ngừng tay đao kiếm, rồi binh khí tụt khỏi tay rơi xuống đất lúc nào không hay biết. Chúng từ từ ngã xuống ngủ say như chết dưới những đàn voi, ngựa và không tỉnh lại được nữa. Gìa làng và dân làng hết lòng ca ngợi Nai Ngọc. Gìa làng thưởng cho Nai Ngọc một trăm con voi ngà vàng, một trăm con chó quý nhưng Nai Ngọc chỉ lắc đầu cười. Em cùng bà con dân làng trở về nương rẫy, sớm chiều Nai Ngọc lại cất tiếng hát cho bà con nghe. LỜI RU CỦA TRĂNG Các bạn nhỏ của trăng ơi, trong một ngày các bạn làm bao nhiêu việc, nào đi học mẫu giáo, khi về nhà còn phải xâu kim giúp bà, nhặt rau giúp mẹ Trăng thì không nhiều việc như các bạn. Trăng chưa bao giờ phải rửa mặt đánh răng vì trăng chẳng ăn gì và cũng không hề nghịch bẩn. Trăng chỉ có một việc là chiếu sáng cho các bạn thôi. Tuy vậy, các bạn đừng tưởng trăng nhàn rỗi lắm. Vì thực sự đâu phải chỉ chiếu sáng, trong lúc chiếu sáng còn biết bao nhiêu việc phải làm. Này nhé, đêm khuya khi các bạn ngủ rồi, trăng len qua các song cửa sổ, trăng đem về cho các bạn bao điều thích thú khi các bạn nằm mơ. Nói thật
  30. đấy, chẳng tin các bạn thử nhắm mắt lại xem. Các bạn thấy chưa “Những khu rừng trải ra vô tận dưới ánh trăng, sông hát lên niềm vui của mình, những sợi rong xanh biếc chập chờn. Những con cá không muốn ngủ, cứ bay lượn lấp lánh suốt đêm ” Này các bạn, có nhiều bạn cũng giống như những con cá, ham chơi quá, không muốn ngủ. Thật ra, khi ngủ có phải thời gian mất đâu. Ngủ, đó là đi tới một cuộc sống thần tiên khác. Trong lúc ngủ, người ta mơ thấy những điều khi thức không thấy được. Chẳng hạn, bạn có thể thấy mình lái con tàu vũ trụ bay vút lên không trung, mặc dù chưa bao giờ bạn lái một chiếc máy bay nào cả. Bạn có thể gặp bố bạn mãi tận ở một mặt trận xa xôi. Bố bạn khoác vải dù, áo ướt hơi sương, lá ngụy trang trên mũ xào xạc ánh trăng. Những bạn mồ côi còn có thể gặp được cả cha mẹ mình. Nếu như không có giấc ngủ, các bạn sẽ thiệt thòi đến nhường nào. Hãy ngủ đi, hãy ngủ đi các bạn. CÓ MỘT BẦY HƯƠU Một bầy Hươu con rong chơi trong rừng xuân. Bầy sàn sàn cùng một lứa tuổi. Các cậu Hươu béo mập đầu mang gạc, nhưng có những đôi mắt đen rất to. Tất cả đều khoác những tấm áo mới, mịn như nhung, màu nâu hoặc màu vàng, điểm những dấu hoa trắng. Bầy Hươu con rong chơi thỏa thích. Đang chơi thì bỗng có một cô Hươu bé bỏng đi tới. Cô bước tập tễnh trông rất vất vả. Một chân sau của cô bị liệt. Bộ lông của cô xơ xác, đầy những vết bùn. Cô Hươu nói giọng khẩn khoản: - Các bạn ơi! Cho tôi đi ăn cùng với nhé! Các cậu Hươu nghe tiếng tiếng liền ngẩng lên, các cô Hươu cũng vậy. Họ đua nhau mời: - Bạn vào đây! Ăn đi rồi chúng tôi lấy thêm mấy chiếc búp nữa thật ngon
  31. Cô Hươu tàn tật ăn rất ngon lành, cảm động nhìn các bạn Hươu. Bầy Hươu thương người bạn tàn tật quá. Con nào cũng ngó xuống chân, sung sướng khi nhìn thấy bốn cẳng chân nhẹ nhõm của mình vẫn còn nguyên vẹn. Càng sung sướng chúng càng thương. Chúng chém bao nhiêu là chồi non chất thành một ôm dưới chân bạn. Một bác Hươu già từ trong rừng đi tới. Thấy bầy Hươu con giúp bạn, bác Hươu già vừa lòng lắm, Bác đứng nhìn mà cặp gạc lắc lư và những túm lông trên cổ cứ rung rinh. HOA DÂM BỤT Cô Hoa Huệ trắng muốt, thơm ngào ngạt, cao dỏng lên, mảnh dẻ, kiêu kì. Cô Hồng Nhung đỏm dáng một cách kín đáo, áo của cô đỏ thắm, óng ánh những giọt sương. Tuy ở cùng với nhiều chị em nhà hoa nhưng ít khi cô Hồng Nhung trò chuyện với ai. Các cô Thược Dược sặc sỡ, áo các cô nhiều màu, miệng các cô lúc nào cũng nói cười toe toét Trong vườn muôn loài hoa đua nở, nhung ít ai nhắc đến hoa Dâm Bụt. Dâm Bụt quanh năm đứng ở bờ ao. Các cô biết mình là con nhà nghèo, nên chỉ quây quần với nhau, không dám chơi với các chị em nhà hoa khác. Nhụy của các cô dài và cong xuống như cái cần câu nhỏ xíu. Thỉnh thoảng các cô lại đung đưa màu đỏ của mình, đùa với mấy chú Ếch Nhái ăn tham. Mấy chú Ếch nhái khờ khạo nhảy tót lên, đớp một cái vào cánh hoa đỏ rực kia, rồi lại rơi tõm xuống nước. Các chú nhai rồi nhả ra, cằn nhằn: “Nhạt, nhạt, nhạt, ”. Tiếng ấy lan ra mãi vang lên khắp mặt ao hồ. Tuy vậy, hôm sau vẫn có những chú Ếch, Nhái khác đến mắc mưu đùa của các cô hoa Dâm Bụt. Cẩm Chướng xì xào với nhau từ xa: - Xem kìa, bọn chúng không dám đứng cùng với chúng mình, phải ra bờ ao hàng dậu.
  32. - Đã gọi là hoa mà lại chẳng thơm, không ai thèm cắm lên bình, không ai thèm chăm bón, chả ai thèm hát tặng nhau. - Hoa gì mà chẳng hoa nào thèm chơi với, phải chơi cùng Ếch Nhái! Một hôm, bọn hoa Cẩm Chướng mách với chị chủ vườn: - Chị ơi, chị xem, bọn hoa Dâm Bụt vô tích sự thế, chị để chúng làm gì cho phí đất? Bọn chúng em còn nở cho chị cắm vào bình, cho vườn chị đẹp - Bọn chúng em tặng chị hương thơm. Các cô hoa Huệ nói theo. Chị chủ vườn nghe, ngẫm nghĩ các cô hoa nói cũng có lí “Các loài hoa mỗi người một vẻ, kẻ đẹp, người thơm, còn hoa Dâm Bụt chẳng có tích sự gì, mà lại nở lan tràn khắp triền ao, bờ dậu ”. Rồi chị chủ nhà lấy dao đốn tất cả các rặng Dâm Bụt đi, các cành to phơi làm củi, lá ủ làm phân bón. Từ đó, bờ ao, xung quang vắng mặt màu Dâm Bụt. Các cô Bướm màu thưa qua lại. Các chú Ếch Nhái không còn ai đùa với mình, bớt nhảy tõm xuống ao. Các chú nhớ hoài những rặng Dâm Bụt đỏ. Chỉ có mụ Gió là tự do hoành hành không ai ngăn cản bước đi của mụ nữa. Một hôm trời bão. Hàng năm mụ Gió rủ nhau ào ạt xô vào vườn hoa. Bấy giờ các mụ không còn trêu tức nữa mà là cáu giận thực sự. Cô Hồng Nhung bị rách tả tơi cả áo đẹp. Cô hoa Huệ kiêu kì bị sái cả cổ. Nhiều cô Cẩm Chướng còn bị dập cả mồm miệng. Các cô chỉ còn biết rên la. Khi đó, các loài hoa trong vườn mới nhớ đến rặng Dâm Bụt. Phải chăng rặng Dâm Bụt còn thì các cô đâu đến nỗi xơ xác như thế này. Các cô khóc lóc. Cô nọ đổ cho cô kia là đã xúi chị chủ vườn chặt mất rặng Dâm Bụt. Những gốc dâm bụt còn lại quanh vườn nghe các cô hoa khóc lóc, cãi nhau, vừa buồn cười lại vừa thương hại.
  33. Ít ngày sau, các gốc Dâm Bụt đâm chồi lên xanh tốt xen dần thành rặng cây dày, trổ muôn vàn búp non tươi, rồi một sớm mai nở tung ra những màu hoa rực rỡ. BA CÔ GÁI Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô gái. Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng bà không hề phàn nàn. Được mẹ yêu thương chăm sóc, ba cô gái lớn nhanh như thổi. Cả ba đều đẹp như trăng rằm. Thế rồi lần lượt hết cô này đến cô khác đi lấy chồng, bà mẹ ở nhà một mình. Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, bà biết mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá nên bà không thể đến thăm các con được. Bà liền viết cho mỗi cô con gái một bức thư báo tin bà bị ốm và nhắn các cô về thăm. Bà nhờ Sóc con đưa thư cho ba cô gái, bà dặn Sóc: - Sóc khôn ngoan, Sóc hãy nói với các con ta là ta đang ốm và bảo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé! Sóc con vâng lời mang thư đi. Sóc đi ròng rã một ngày một đêm đến nhà cô chị cả, cô chị cả đang cọ chậu, Sóc con đưa thư cho cô và nói: - Chị cả ơi! Mẹ đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy về ngay cho mẹ chị gặp! Nghe Sóc nói, cô cả đáp: - Thật à Sóc? Mẹ chị đang ốm đấy à? Ôi! Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ cho xong mấy cái chậu này đã. Nghe chị cả nói, Sóc con giận dữ:
  34. - Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn cọ chậu đã rồi mới đi thăm mẹ. Thôi cứ ở nhà mà cọ chậu. Ngay lúc đó cô gái ngã lăn ra đất, biến thành con rùa to bò ra khỏi nhà đi mãi. Sóc con lại đi đến nhà cô gái thứ hai. Phải mất ròng rã một ngày, một đêm nữa thì Sóc đến được nhà cô hai. Cô hai đang xe chỉ, Sóc con đưa thư rồi nói với cô hai: - Chị hai ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy đến gặp mẹ chị đi. Nghe Sóc con nói, cô hai đáp: - Thật ư Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị thương mẹ chị quá! Chị muốn về thăm mẹ yêu quí của chị ngay, nhưng chị còn bận xe cho xong chỗ chỉ này đã. Nghe cô hai nói, Sóc con giận dữ: - Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn để xe chỉ đã rồi mới đi thăm mẹ. Thôi được! Nếu thế thì cứ ở nhà mà xe chỉ suốt đời. Sóc con vừa nói xong thì cô hai biến thành con nhện, suốt đời giăng chỉ. Sóc con lại đi đến nhà cô gái út, cô đang nhào bột. Sóc con đưa thư cho cô út, đọc thư xong cô hốt hoảng, tất tả đi thăm mẹ ngay. Thấy cô gái út thật tình thương mẹ, Sóc con âu yếm nói: - Chị út ơi! Chị là người con gái hiếu thảo. Mọi người sẽ thương yêu chị, đời chị sẽ vui vẽ và hạnh phúc. Quả nhiên, cô gái út sống rất lâu. Mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô. Còn các con cô thì người nào cũng quý mến cô. SƠN TINH THỦY TINH
  35. Thuở ấy, Vua Hùng thứ 18 có một người con gái rất xinh. Vua muốn chọn chàng rể vừa hiền, vừa tài nên truyền lệnh mở hội kén rể. Trai tráng khắp nơi nô nức kéo về kinh đô thi tài. Đã mấy ngày qua, biết bao nhiêu chàng trai tuấn tú, võ nghệ tài ba lần lượt ra trổ tài, nhưng vẫn chưa được nhà vua ưng chọn. Vua đã hơi thất vọng thì bỗng nhiên có hai người cùng một lúc tiến vào xin thi tài, một người tên là Sơn Tinh, còn người kia tên là Thủy Tinh. Vua truyền cho hai người cùng trổ tài. Lời vua truyền vừa dứt, Thủy Tinh đã vội ra oai gây sấm sét đùng đùng, mây tuôn gió nổi, bốn bề nước đổ, trời đất tối tăm. Cả một vùng đất rung chuyển, thật là rùng rợn. Đến lượt Sơn Tinh liền khoan thai vẫy tay hóa phép dời núi, đổ cây, phá rừng vung đất chống lại trận nước dâng lên của Thủy Tinh. Sơn Tinh giơ gậy thần chỉ bốn phương, lập tức cảnh vật trở lại bình thường, trời trong, sông lặn, cây cỏ xanh tươi. Vua Hùng thấy hai người cùng tài giỏi không biết gả con gái cho ai. Vua ngẫm nghĩ rồi phán rằng: - Sơn Tinh và Thủy Tinh đều giỏi cả. Nhưng muốn lấy công chúa thì phải có lễ vật ra mắt ta! Vậy rạng sáng mai, ai đem của lạ vật quý đến trước, ta sẽ gả con gái cho người ấy! Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến dâng vua, lễ vật của Sơn Tinh có voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao và bao bạc vàng, châu báu. Vua Hùng giữ lời hẹn gả công chúa cho Sơn Tinh. Thủy Tinh cũng đem đến ngọc châu, đồi mồi, san hô và bao giống tôm, cá quý đến dâng vua. Nhưng Thủy Tinh đến chậm quá, Sơn Tinh đã rước công chúa về núi mất rồi. Thủy Tinh không lấy được công chúa nên nổi giận dâng nước lên bao vây núi. Suốt ngày đêm, đất trời đen tối, mưa gió mịt mù, đồng ruộng đất đai ngập đầy nước.
  36. Sơn Tinh bình tĩnh tìm cách chống trả lại Thủy Tinh. Nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hóa phép làm cho núi dâng cao lên bấy nhiêu. Quân của Sơn Tinh từ trên núi ném đá tới tấp xuống nước làm cho quân lính của Thủy Tinh chết rất nhiều. Xác cá, ba ba, thuồng luồng nổi đầy mặt nước. Thủy Tinh đánh mãi vẫn không thắng được Sơn Tinh. Cuối cùng Thủy Tinh đành rút nước lui quân về. Tuy nhiên, Thủy Tinh vẫn không quên chuyện xưa. Hàng năm cứ vào khoảng tháng bảy, tháng tám là Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. QUẢ BẦU TIÊN Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ chăm sóc cho mọi người, mọi vật quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé. Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con én lên trời và bảo: Bay đi én con! Mau kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta! Con én khốn khổ bay đi. Mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả ra. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc chẳng có, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra cắn chết tên địa chủ tham lam, độc ác. HAI ANH EM
  37. Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, cha mẹ chết sớm, hai anh em ở với nhau. Người anh thì chăm làm lụng, còn người em thì chỉ thích chơi bời lêu lỏng, suốt ngày chẳng mó tay vào việc gì. Một hôm người anh bảo em: - Em ạ! Cha mẹ chết đi cũng có để cho mình một ít của cải, nhưng nếu chúng mình không chịu làm thì chẳng bao lâu nữa chúng mình sẽ đói khổ. Vì vậy ngày mai chúng mình phải đi mỗi người một nơi để kiếm việc làm ăn. Lúc nào đời sống khá giả, chúng mình lại quay về gặp nhau. Người em vâng lời: Sáng hôm sau, hai anh em chia tay nhau, mỗi người đi một ngã, người anh vừa ra khỏi làng thì gặp một cánh đồng lúa vàng đang chín rộ. Từng tốp thợ đang hối hả gặt. Người anh bèn xuống đồng gặt giúp. Anh gặt rất nhanh, gặt đến đâu, sạch đến đó. Những người thợ gặt hài lòng, gặt xong họ biếu anh mấy gồi lúa. Anh cảm ơn những người thợ gặt rồi đem lúa đổi lấy gạo làm lương ăn trên đường. Anh lại tiếp tục đi. Đi một quãng, anh gặp một ruộng bông, những quả bông chín trắng xóa khắp cả cánh đồng, nhiều người đang mải miết hái bông. Trời nắng gắt, người nào người nấy mặt mũi đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại. Thấy thế, anh bèn xuống hái giúp, anh hái cũng rất nhanh , không sót quả nào. Những người hái bông nhìn anh cười vui vẻ. Hái xong họ tặng anh một ít bông. Anh cảm ơn rồi đem bông đổi lấy vải, may quần áo mặc rồi lên đường. Đi một quãng nữa, anh gặp một cụ già tóc trắng như cước, da đỏ như quả bồ quân. Thấy anh, cụ già nói: - Ta có một cây bí ngô rất quý sắp bị chết khát. Ta muốn nhờ con cho nó uống nước để cứu sống nó. Người anh nhận lời, rồi tìm đến ruộng bí ngô. Quả nhiên anh thấy có một cây bí ngô héo rũ trên mặt ruộng, cạnh đấy có một đôi vò của ai để sẵn. Anh vội vàng cầm đôi vò đi gánh nước. Đường
  38. ra suối rất xa, lại gồ ghề khúc khuỷu, nhưng anh vẫn chịu khó xách hết vò này đến vò khác để lấy nước tưới cho cây bí ngô. Ròng rã ba tháng trời, cây bí ngô dần dần tươi trở lại, rồi ra hoa kết quả. Những quả bí ngô lớn rất nhanh, chỉ mới mấy ngày mà có quả đã to bằng chiếc thúng cái. Một hôm, anh đang xách nước tưới thì cụ già đến, cụ nói với anh: - Con đã khó nhọc tưới cho cây bí ngô của lão khỏi chết khát. Để trả ơn con, lão tặng con quả bí ngô to nhất. Người anh tạ ơn cụ già rồi cúi xuống hái bí. Lúc nhìn lên thì cụ già đã biến mất. Ngạc nhiên, người anh lấy dao bổ quả bí ngô ra xem thử thì thấy trong ruột toàn vàng là vàng. Những thỏi vàng lấp lánh rất đẹp. Biết là tiên đã thưởng công cho mình, người anh bèn thu nhặt số vàng rồi quay về. Còn người em thì từ lúc ra đi cũng gặp một cánh đồng lúa chín rộ. Những người thợ cũng nhờ người em gặt giúp, người em đáp: - Gặt lúa phải cúi đau lưng lắm. Anh ta nói thế rồi bỏ đi. Những người thợ gặt nhìn theo anh ta mắng: - Rõ đồ lười biếng. Đi một quãng đường người em cũng gặp một cánh đồng bông. Những quả bông chín quá, nở tung ra rơi cả xuống đất. Những người hái bông cũng nhờ người em hái giúp. Người em đáp: - Hái bông đau tay lắm! Tôi chịu thôi! Rồi anh ta cũng bỏ đi. Đi một quãng nữa, gặp cụ già, cụ cũng nhờ người em cho cây bí ngô uống nước. Người em từ chối. Cụ già lại mắng:
  39. - Rõ đồ lười biếng. Anh ta chẳng chịu làm gì cả nên không ai cho lúa, không ai cho bông, vì thế không có gạo ăn, không có vải mặc, đói khát, rách rưới, phải đến gặp cụ già xin một quả bí ngô ăn tạm. Cụ già cho người em một quả bí ngô xấu xí, bổ ra trong ruộng chỉ toàn là đất và đất. Xấu hổ, người em không dám quay về gặp anh nữa. Chờ mãi không thấy em về, người anh bèn đi tìm thì thấy người em đang nằm lã ra cạnh một ruộng bí ngô vì đói quá. Người anh đưa em về, lấy cơm cho em ăn , lấy nước cho em uống, lấy áo cho em mặc. Được ăn uống, người em dần dần tỉnh táo trở lại, rồi kể cho anh nghe việc mình không chịu gặt lúa, không hái bông và không cho bí ngô uống nước. Nghe xong người anh bảo: - Tại em lười biếng không chịu làm việc nên suýt nữa bị chết đói đấy. Nếu em chịu khó làm lụng thì em cũng sẽ sung sướng như mọi người. Nghe anh nói, người em rất hối hận. Từ đấy, người em rất chăm chỉ lao động. Hai anh em sống rất vui sướng. CÂY TRE TRĂM ĐỐT Ngày xưa, ở làng kia có một lão nhà giàu. Lão thuê một anh nông dân nghèo, khỏe mạnh để cày ruộng cho lão. Lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình keo kiệt. Lão rất sợ phải trả tiền công cày cho anh nông dân, vì thế lão suy tính ngày đêm. Cuối cùng lão đã nghĩ ra kế để lừa anh. Lão nhà giàu cho gọi anh nông dân đến và dỗ dành: - Anh chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm. Hết thời gian đó, ta sẽ cho anh cưới con gái ta.
  40. Anh nông dân thật thà tin ngay lời của lão. Hết vụ lúa mùa đến vụ lúa chiêm, không quản nắng mưa, sương gió, anh chăm chỉ cày bừa trên cánh đồng của lão nhà giàu. Mỗi mùa gặt, anh thu về cho lão rất nhiều thóc lúa. Nhà lão đã giàu lại càng giàu hơn nữa. Thấm thoát đã ba năm trôi qua, thời hạn làm thuê của anh nông dân đã hết. Lão nhà giàu không muốn cho anh nông dân nghèo khổ cưới con gái lão, lão lại tìm mưu kế đánh lừa anh. Lão nhà giàu gọi anh đến và bảo: - Con ơi, bấy lâu nay con đã chăm chỉ làm việc, ta sẽ cho cưới con gái ta. Bây giờ, con phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt, đem về đây để làm đũa cho cả làng ăn cỗ cưới. Anh nông dân thật thà, vác dao đi ngay vào rừng để chặt tre. Đợi anh nông dân đi khỏi làng, lão nhà giàu bèn gã con gái cho một tên nhà giàu khác ở trong làng. Lão cho giết lợn, giết bò, nấu xôi, mở rượu làm cỗ cưới linh đình. Trong khi lão nhà giàu làm cỗ thì anh nông dân một mình lang thang trong rừng. Anh ngã hết cây tre này đến cây tre khác, anh cẩn thận đếm từng đốt trên các cây tre nhưng chẳng có cây nào đủ một trăm đốt. Vẫn chưa nản lòng, anh lại tìm đến bụi tre già, anh cố chặt một cây cao nhất, mặc cho gai làm rách cả áo, sướt cả da, cây tre đổ xuống, anh đếm đi đếm lại vẫn chỉ có hơn bốn mươi đốt. Anh buồn quá, ngồi bên đống tre đốn dở và khóc. Bỗng nhiên anh thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào khoan thai đi đến, ông lão hỏi anh: - Làm sao cháu khóc? Anh lễ phép thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong ông lão nói: - Cháu hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre mang lại đây, ông sẽ giúp cháu.
  41. Anh nông dân mừng quá, liền chặt đủ một trăm đốt tre đem đến cho ông lão. Ông lão chỉ tay vào đống tre và bảo anh đọc “Khắc nhập, khắc nhập” ba lần. Lạ thay, anh vừa đọc xong thì một trăm đốt tre dính liền lại với nhau thành một cây tre dài trăm đốt. Ông lão căn dặn anh: - Cháu không thể vác cây tre này về nhà được vì nó quá dài cháu ạ. Cháu hãy đọc ba lần “Khắc xuất, khắc xuất”, các đốt tre sẽ rời ra như cũ, cháu hãy bó lại và đem về nhà. Anh nông dân chưa kịp cảm ơn ông lão thì ông lão đã biến mất. Anh đành vác hai bó tre đi về làng. Về tới nhà, thấy mọi người đang ăn uống vui vẻ, anh nông dân mới biết lão nhà giàu đã lừa dối anh. Anh lẵng lặng để bó tre ngoài sân rồi vào gọi lão nhà giàu ra nhận. Lão nhà giàu không thấy cây tre mà chỉ thấy toàn đốt tre. Lão cười bảo anh: - Tao bảo mày chặt đem về một cây tre có trăm đốt, chứ có bảo mày đem về trăm đốt tre đâu? Chẳng cần trả lời lão, anh lẩm nhẩm đọc “Khắc nhập, khắc nhập” ba lần, tức thì các đốt tre dính lại thành cây tre. Lão nhà giàu nhìn thấy lạ quá, bèn chạy lại sờ tay vào cây tre. Anh nông dân đọc luôn “ Khắc nhập, khắc nhập”, lão ta bị dính ngay vào cây tre, không có cách nào gỡ ra được. Mấy tên nhà giàu khác chạy tới định gỡ cho lão, anh nông dân lại đọc “Khắc nhập, khắc nhập” thế là cả bọn dính hết lại. Lão nhà giàu ra sức van xin anh, lão hứa sẽ cho anh cưới ngay con gái lão và từ nay về sau không dám bày mưu lừa gạt anh nữa. Lúc bấy giờ anh nông dân mới khoan thai đọc “Khắc xuất, khắc xuất” ba lần, tức thì cả bọn nhà giàu rời ra khỏi cây tre. Anh nông dân cưới cô con gái lão nhà giàu làm vợ, hai người sống với nhau rất hạnh phúc. CHÀNG RÙA Ngày xưa, có hai vợ chồng kia hiếm hoi mãi mới sinh được một đứa con lại là một chú Rùa bé tí ti. Hai vợ chồng buồn quá định vứt đi nhưng Rùa nói:
  42. - Con là con của bố mẹ, bố mẹ đừng vứt con đi. Thấy vậy, hai vợ chồng liền để Rùa lại nuôi. Rùa ăn ít như mèo, ăn xong lại ngủ một xó. Mùa đông năm ấy, vua xây nhà. Vua bắt gia đình nào cũng phải đi phu vác đất, vác gỗ làm nhà cho vua. Ai không đi sẽ bị tội nặng, Rùa nghe được liền bò đến bàn với mẹ: Bố mẹ già rồi, cứ ở nhà mà nghỉ ngơi, để con đi làm cho nhà vua thay bố mẹ. Mẹ Rùa lắc đầu nhìn con không tin, nhưng nghe giọng Rùa quả quyết, bà cũng lấy dao buộc vào lưng cho Rùa như người đi rừng. Nơi vua làm nhà, người đi lại chật đường, Rùa bò giữa đám đông, lâu lâu lại nghe người ta bàn tán với nhau, thắc mắc sao không thấy bố mẹ Rùa đi làm cho vua. Sợ những lời bàn tán của bà con sẽ đến tai vua thì vua bắt tội bố mẹ, Rùa bèn ngẩng đầu lên nói to: - Thưa bà con, cô bác, bố mẹ cháu già yếu rồi không đi làm cho nhà vua được nữa, vì vậy cháu đi làm thay. Nghe tiếng Rùa nói, mọi người nhìn xuống đất rồi cười lớn. - Rùa bé thế này, làm nhà làm sao được. Tránh ra cho các cô, các bác làm nếu không người đông, người ta giẫm vỡ mai mất. Rùa khiêm tốn đáp: - Các cô các bác lớn thì vác cây gỗ lớ, cháu nhỏ thì vác cây gỗ nhỏ thôi, có sao đâu. Mọi người lên rừng, Rùa cũng lên rừng. Người lớn vác những cây gỗ to bằng cây cột. Rùa bé, Rùa vác cây gỗ to bằng ngón tay, mọi người lại xì xào, cười cây gỗ của Rùa nhưng Rùa không nói gì cứ im lặng. Vác được cây gỗ nào về, Rùa lại xếp vào đống riêng. Hết ngày Rùa mới đến bên đống gỗ ghé miệng thổi “phù, phù” mấy cái, thì lạ chưa những cây gỗ tự nhiên to lên khác thường. Có cây to gấp ba bốn lần những cây gỗ của người lớn vác, khiến ai cũng ngạc nhiên.
  43. Vác gỗ xong, mọi người bắt tay vào làm nhà. Nhà của vua định làm to quá, mọi người phải làm mãi vẫn không xong, ai cũng sốt ruột muốn về nhà. Thấy mọi người chán nản, Rùa nói với mọi người cứ tâu với vua để cho Rùa làm một mình, Rùa cam đoan là Rùa chỉ làm một ngày là xong. Nghe Rùa nói, mọi người không tin nhưng vì muốn chóng được về nhà nên có người đem lời rùa nói kể lại với vua. Vua gọi Rùa tới bảo: - Rùa làm nhà cho ta xong sớm thì ta sẽ trả cho nhiều tiền công rồi ta cho về với bố mẹ. Nếu Rùa làm không được thì ta sẽ nọc Rùa ra đánh đủ trăm roi. Rùa không nói gì, bắt tay ngay vào việc. nhờ có bạn bè của Rùa giúp sức, Rùa chỉ làm đúng một ngày là xong nhà của vua, Rùa mời vua đến nhận nhà. Nhìn ngôi nhà nguy nga đồ sộ vua thích lắm nhưng lòng tham nổi lên, vua không trả tiền công cho Rùa, không cho Rùa về với bố mẹ như lời vua đã hứa và lại bắt Rùa phải làm cho vua một ngôi nhà nữa. Rùa nhận lời nhưng ra điều kiện là trong lúc Rùa đi lấy gỗ thì vua phải giữ mai cho Rùa không được làm mất. Vua đồng ý, thế là Rùa liền trút mai vươn vai ba lần và hóa thành một chàng trai khỏe mạnh, xinh đẹp, chuẩn bị đi vác gỗ. Thấy lạ vua hỏi Rùa: - Thế bây giờ ta muốn vào nằm thử trong mai rùa có được không? Rùa đáp: - Được. Tên vua dại dột liền chui vào mai rùa nằm thử, chàng trai bỗng nói “Khép lại, khép lại”, mai rùa tự nhiên khép chặt lại, tên vua tham lam gian ác biến thành con rùa. Xấu hổ quá, hắn phải bò lên rừng, đói thì kiếm mộc nhĩ ăn. Còn chàng Rùa thì được mọi người tôn lên làm vua. Chàng đón bố mẹ về ở với mình và đối với bố mẹ rất hiếu thảo.
  44. SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY Ngày xưa ở nước ta, trong số các con của Vua Hùng Vương thứ 5 có một người con trai tên là Lang Liêu. Các hoàng tử khác đều văn hay võ giỏi, nhưng lại không thích lao động chân lấm tay bùn, chỉ riêng có Lang Liêu là chăm chỉ hiền lành, ưa nghề trồng trọt. Chàng đem vợ con về quê vỡ nương, cuốc bãi, cùng với bà con nông dân đổ mồ hôi làm ăn nuôi miệng. Một hôm vào dịp cuối năm, Vua Hùng Vương cho vời đông đủ các con đến và bảo: - Đến ngày hội lớn đầu năm, ai tìm được của ngon vật lạ nhất đem đến để tế trời, đất thì sẽ được nhường ngôi. Các hoàng tử tỏa đi khắp bốn phương. Người thì len rừng đốc thúc bộ hạ săn thú, bắn chim. Kẻ thì xuống biển bắt dân chài mò trai, bắt cá. Riêng Lang Liêu rất băn khoăn lo lắng không biết tìm vật gì để dâng lên vua cha. Một hôm đi thăm đồng, Lang Liêu thấy ruộng lúa nếp của mình đã chín vàng, những hạt nếp vừa mẩy vừa thơm, tưởng không còn gì quý hơn nữa. Chàng về gọi vợ cùng bà con trong xóm ra gặt. đến quá trưa gặt xong thửa ruộng, mọi người vui vẻ gánh lúa về. Tối hôm ấy, Lang Liêu đập lúa dưới trăng. Nhìn lên bầu trời trong xanh bát ngát, nhớ đến cánh đồng lúa mênh mông nuôi sống con người, Lang Liêu chợt nghĩ: - Ta sẽ dùng nếp trắng thơm này để làm hai thứ bánh, một cái tròn như hình bầu trời cao xa, một thứ vuông giống như hình đất màu mỡ. Bánh ngon, thơm lại ngụ ý tốt, nhất định phải được mọi người quý trọng, Vua cha hẳn hài lòng. Sáng hôm sau, Lang Liêu đem ý định của mình nói với vợ con. Ai nấy đều mừng, cùng nhau bàn cách làm hai thứ bánh.
  45. Họ lấy gạo nếp vo kĩ, đồ sôi thật dẽo, cho vào cối giã thật mịn rồi nặn một thứ bánh hình tròn mịn màng và trong trẻo như bầu trời. Họ lấy lá dong tươi gói gạo nếp sống, ngâm đỗ xanh làm một thứ bánh hình vuông có màu xanh cây cỏ, có những thứ hạt nuôi sống người, giống như mặt đất. Để tiêu biểu cho muôn loài thú trên mặt đất, Lang Liêu xách nỏ vào rừng săn lợn to để làm nhân thịt vào bánh. Bà con xung quanh vốn mến tính hiền lành chăm chỉ của Lang Liêu, thấy vợ chồng chàng bận rộn làm hai thứ bánh quý bèn kéo nhau sang làm giúp. Gói xong bánh hình đất, hai vợ chồng Lang Liêu xếp cả vào nồi lớn, nhóm lửa đun kĩ. Cả đêm hôm ấy,gia đình Lang Liêu quây quần xung quanh bếp lửa cho đến khi bánh chín. Sáng hôm sau, hai vợ chồng Lang Liêu sung sướng nhìn hai chiếc mâm lớn xếp đầy thứ bánh quý, kết hợp công sức và sáng tạo của mình. Hai thứ bánh quả là món quà quý nhất, ngon nhất, lạ nhất để chàng dâng lên chúc thọ cha nhân ngày hội lớn đầu năm. Đúng ngày hội lớn, các hoàng tử mang của ngon vật lạ các nơi về đông đủ. Bên cạnh những thứ đó, lễ vật của Lang Liêu có vẻ đơn giản quá, nhưng sau khi Lang Liêu tâu trình cách làm và ý nghĩa của hai thứ bánh quý thì vua cha rất vui mừng và cảm động. Ngài bèn chọn hai thứ bánh của Lang Liêu để tế trời đất rồi chia cho các hoàng tử và các quần thần nếm thử, ai cũng khen bánh có vị ngon, hương lạ mà lại có ý nghĩa sâu xa, đúng là quý nhất trong ngày hội đầu năm. Vua Hùng bèn truyền ngôi cho Lang Liêu. Ngài đặt tên cho hai thứ bánh quý : bánh giầy là bánh hình mặt trời, bánh chưng là bánh hình đất. SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
  46. Ngày xưa, giặt Minh tàn bạo đến cướp nước. Chúng cướp của, giết người, đốt nhà. Khắp nơi nhân dân ta rất khổ cực. Thuở ấy, ở nước ta có ông Lê Lợi, thấy giặc Minh cướp nước, lại giết dân ta thì vô cùng căm giận, bèn nổi lên đánh lại chúng. Năm ấy, sau một trận đánh lớn, Lê Lợi đem quân về trú tại một làng nhỏ ở ven sông. Nhân lúc rỗi rãi, mấy người lính của Lê Lợi rủ nhau đi đánh cá. Họ chọn một khúc sông sâu và vắng để thả lưới. Vừa buông lưới được một lúc, họ đã thấy mặt nước xao động. Đoán chắc là đã có cá tươi mắc lưới, họ bèn bảo nhau kéo lưới lên thì thấy trong lưới lên thì thấy trong lưới chỉ có một thanh gươm. Ngạc nhiên, mọi người xúm lại gỡ thanh gươm ra khỏi lưới rồi chuyền tay cho nhau xem, thấy đó là một thanh gươm, chuôi nạm ngọc rất đẹp, một người lên tiếng: - Không hiểu ai có thanh gươm quý thế này mà lại để rơi xuống sông nhỉ? Vừa dứt lời thì ở mặt sông có tiếng nói vọng lên: - Thanh gươm đó là của ta, ta cho Lê Lợi mượn để giết giặc Minh. Các người hãy mang thanh gươm đó về dâng cho Lê Lợi. Đột nhiên nghe tiếng nói lạ, mấy người lính sợ hãi đưa mắt nhìn nhau. Người lớn tuổi nhất hỏi: - Nhưng người là ai? Tên người là gì? Xin cho chúng tôi biết để chúng tôi về còn thưa lại với chủ tướng Lê Lợi. Tiếng nói lúc nãy từ mặt sông vọng lên, lần này rành rọt hơn: - Ta là Long Quân, lưỡi gươm ấy là lưỡi gươm thần, ta cho Lê Lợi mượn để giết giặc Minh. Các người hãy mang thanh gươm này về dâng cho Lê Lợi.
  47. Lê Lợi đã dùng thanh gươm đó đánh cho giặc minh thua chạy tơi bời. Nhiều trận quân giặc chết như rạ. Về sau giặc Minh sợ quá, cả quân lẫn tướng phải kéo nhau ra xin hàng Lê Lợi. Từ đấy nhân dân ta mới được sống yên vui. Một năm sau, nhân ngày trời trong, gió mát, Lê Lợi cùng các quân đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Thuyền vừa đến giữa hồ thì bỗng thấy một con rùa vàng rất to từ dưới nước nhô đầu lên. Mọi người hoảng sợ nhưng sau thấy rùa vàng không có ý làm hại ai thì mọi người mới yên tâm. Rùa Vàng nổi hẳn mình lên mặt nước, hướng về phía thuyền vua, gật đầu ba cái chào vua Lê rồi nói: - Xin nhà vua trả gươm cho Long Quân! Thoạt nghe Rùa Vàng đòi gươm, Lê Lợi rất ngạc nhiên, nhưng sau nhớ lại thanh gươm mấy người lính đã dâng cho mình dạo nọ, Lê Lợi mới hiểu ra, ông liền quay lại rút thanh gươm vẫn đeo bên mình ra khỏi vỏ. Thì lạ chưa? Thanh gươm rời khỏi tay nhà vua, bay vụt về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Từ đó, để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mình mượn gươm thần giết giặc, Lê Lợi bèn đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm. Hoàn Kiếm là trả lại kiếm. Hồ này còn gọi là Hồ Gươm. AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN Ở một nhà kia có hai anh em thỏ xám sống cùng mẹ. Bố đi làm xa, nên cậu nào cũng tỏ ra là đứa con biết thương mẹ nhất và đáng khen nhiều nhất. Thỏ anh biết mình lớn hơn nên lúc nào cũng nhường nhịn em. Song thỏ em thì ngược lại, thỏ em cứ thích mình ngoan hơn anh, được mẹ thương nhiều hơn anh. Biết được chuyện đó, một hôm thỏ mẹ bảo hai anh em:
  48. - Buổi nay các con được nghỉ học. Thỏ anh lên rừng hái cho mẹ mười chiếc nấm hương, thỏ em ra đồng bứt cho mẹ mười bông hoa đồng tiền thật đẹp. Đường hơi xa, các con phải đi cẩn thận, đừng có rong chơi, la cà ở đâu. Hai anh em vâng lời, hăng hái đi ngay. Thỏ em hăm hở chạy một mạch ra đồng cỏ, cậu ta mải miết đến nỗi không nhìn ngắm gì, không để ý đến việc gì xung quanh. Tới nơi, thỏ em chưa vội hái ngay những bông hoa vừa trông thấy, cậu ta đi vòng một lượt chọn khóm đẹp nhất, bông rực rỡ nhất mới bứt mang về. Ra khỏi đồng cỏ, thỏ em chạy một hơi về nhà ríu rít : - Mẹ ơi! Con mang được hoa đẹp về rồi đây này! Thỏ mẹ đón lấy bó hoa, xuýt xoa: - Hoa đẹp quá! Con mẹ ngoan quá! Thỏ em hớn hở: - Con không la cà một tí nào ở dọc đường đâu mẹ ạ! Thỏ mẹ nhìn con âu yếm: - Thế trên đường đi, con có gặp ai , thấy gì không? Thỏ con nhanh nhảu: - Có , mẹ ạ! Con thấy Sóc, em bé con nhà bác Sóc Vàng đừng khóc bên cây ổi, nó hư mẹ nhỉ? - Con có hỏi vì sao Sóc khóc không? - Không mẹ ạ. Con sợ ở nhà mẹ mong? - Còn đến lúc trở về? - Con gặp Nhím. Nhím cứ đòi xin một bông hoa của con. - Con có cho không?
  49. - Không mẹ ạ! Con hái đúng mười bông để mang về cho mẹ. Thỏ mẹ nghe xong không hỏi gì thêm. Hai mẹ con chờ rất lâu mới thấy thỏ anh về. Chiếc giỏ đẹp đeo bên sườn thỏ anh đầy những nấm hương và mộc nhĩ. Thỏ anh vừa chào mẹ, vừa bốc từ trong túi áo ra từng nắm hạt dẻ đưa cho thỏ em. - Em thích ăn hạt dẻ, anh mang về cho em đây. Thỏ mẹ hỏi thỏ anh: - Sao con hái nhiều thế? Thỏ anh tươi cười: - Cũng một công đi, con hái nhiều để dành lần sau có cần đến, mẹ đỡ phải vào rừng. Thỏ mẹ lại hỏi: - Sao con đi lâu vậy? Thỏ anh thưa: - Thưa mẹ, trên đường về con còn phải đợi cô Gà Hoa Mơ. - Cô Hoa Mơ làm sao? - Dạ, cô Gà Hoa Mơ dẫn đàn con đi ăn bị lạc mất một đứa. Cô tìm nháo nhác cả lên. Con phải dừng lại để giúp cô tìm cậu Gà Nhiếp bị lạc. Tìm thấy rồi, con lại phải vừa đi vừa đợi cô dắt lũ trẻ cùng về, kẻo bị lạc lần nữa. Vì vậy, con đã về chậm mẹ ạ! Nghe thỏ anh nói xong, thỏ mẹ mỉm cười gật đầu, gọi cả hai anh em đến và nói: - Các con của mẹ, các con rất đáng khen vì đã biết vâng lời mẹ, nhưng thỏ anh đáng khen hơn. Thỏ anh luôn luôn nghĩ đến mẹ là đúng. Song thỏ anh ngoài mẹ ra còn biết nghĩ đến người khác,
  50. còn biết hái nấm, mộc nhĩ và mang quà cho em, giúp gà mẹ lúc khó khăn. Thỏ em ạ! Con hãy làm những việc tốt không phải để được khen mà trước hết vì niềm vui được làm những việc giúp ích cho người khác. Thỏ em hiểu ra, bẽn lẽn nói: - Thưa mẹ, vâng ạ! TẤM CÁM Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi, sau đó ít năm người cha cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Tấm phải làm lụng quần quật suốt ngày, còn Cám được mẹ nuông chiều, chơi dông dài ngày nọ qua ngày kia. Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt tép, ai đầy giỏ thì được thưởng một cái yếm đỏ, Tấm ra đồng không quản trời nắng, mải miết bắt được một giỏ vừa tôm, vừa tép. Còn Cám nhởn nhơ hết bờ này bụi nọ hái hoa, bắt bướm, trời đã về chiều mà giỏ của Cám vẫn chưa có tí gì. Thấy giỏ của Tấm đầy tép, Cám bảo chị: - Chị Tấm ơi, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng. Tấm tin là thật, xuống ao ra tận chỗ sâu tắm rửa. Tắm xong, Tấm lên bờ, sờ đến giỏ tép thì chỉ còn giỏ không. Cám đã trút hết tôm tép của Tấm vào giỏ của mình và về trước mất rồi. Tấm ngồi xuống bờ ruộng, bưng mặt khóc nức nở, bỗng nhiên Tấm thấy sáng ngời trước mặt Bụt hiện lên hỏi: - Sao con khóc? Tấm kể sự tình cho Bụt nghe. Bụt bảo:
  51. - Con thử xem trong giỏ có còn gì không? Tấm nhìn vào giỏ thưa: - Chỉ còn có con cá bống. Bụt bảo Tấm: - Con đem cá bống về thả vào giếng mà nuôi, mỗi bữa đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem cho bống. Mỗi lần cho ăn thì con nhớ gọi: “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Dứt lời Bụt biến mất, Tấm theo đúng lời Bụt dặn, mỗi bữa Tấm ăn bớt một bát cơm, giấu đi đem cho bống. Mỗi lần nghe tiếng gọi là bống lại ngoi lên mặt nước đớp kì hết cơm rồi mới lặn xuống. Thấy sau bữa ăn nào Tấm cũng ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, sai con đi rình. Một lần kia, sau bữa ăn, Cám liền ra giếng nấp sau bụi cây, nghe Tấm gọi bống, Cám nhẩm thuộc về kể cho mẹ nghe. Sáng hôm sau, mẹ Cám nắm sẵn một nắm cơm, gọi Tấm đến đưa cho rồi dặn rằng: - Con ơi con, hôm nay chăn trâu thì chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu. Tấm vâng lời dì ghẻ cho trâu đi ăn thật xa. Ở nhà mẹ con Cám đem bát cơm ra giếng cũng gọi bống như Tấm đã gọi.Bống nổi lên mặt nước, hai mẹ con Cám vội vàng bắt lấy, đem về làm thịt. Đến chiều, Tấm dắt trâu về. Cũng như mọi lần, ăn xong, Tấm mang cơm cho bống, Tấm đứng trên bờ giếng gọi mãi mà mặt nước vẫn phẳng lặng, không thấy bống đâu cả. Một lúc lâu, một cục máu nổi lên, Tấm bưng mặt khóc. Giữa lúc ấy, Bụt hiện lên hỏi tấm:
  52. - Sao con khóc? Tấm kể sự tình, Bụt bảo: - Bống của con người ta ăn mất rồi, con về nhà nhặt lấy xương nó, kiếm lấy bốn cái lọ mà đựng, rồi đem chôn ở bốn chân giường. Mụ dì ghẻ bắt Tấm làm việc mỗi ngày một nhiều, còn hai mẹ con mụ ăn trắng mặt trơn không hề nhúng tay vào một việc gì. Được ít lâu có tin vua mở hội, hai mẹ con Cám hí hửng sắm sửa quần lành áo tốt, còn Tấm vẫn quần áo rách mướp. Đến ngày hội, mẹ con Cám lấy một đấu gạo trộn với một đấu thóc, bảo Tấm rằng: - Phải nhặt cho xong mớ gạo lẫn thóc này mới đuuợc đi xem hội. Dặn xong, mụ tất tả đưa con gái đi ngay. Ngồi nhặt thóc được một lúc, Tấm bực dọc, tủi nhục òa lên khóc. Bụt hiện lên hỏi: - Sao con khóc? Tấm thưa: - Hôm nay là ngày hội, dì con đem trộn gạo với thóc, bắt con nhặt xong mới được đi xem hội. Bụt bảo Tấm: - Để ta sai đàn chim sẻ xuống nhặt giúp con. Đàn chim sẻ bay xuống ríu rít, nhặt thóc ra đằng thóc, gạo ra đằng gạo. Chỉ trong chớp mắt đàn chim đã nhặt xong, nhưng nhìn đến bộ quần áo rách xơ mướp của mình, Tấm tủi thân muốn khóc, Bụt lại hiện lên bảo Tấm: - Con hãy đào 4 cái lọ chôn ở chân giường thì sẽ có quần áo mặc.
  53. Tấm đào lên thì thấy có đủ cả quần áo, khăn, giày đẹp đẽ. Một bộ áo mới với ba màu quan lục, màu anh đào, màu hoàng yến, một cái áo màu hoa hiên, một cái quần nhiễu điều, rồi nào thắt lưng hoa đào, khăn nhiễu tam giang. Đến đôi giày văn hài thì thật xinh xẻo, chỉ đôi chân bé nhỏ của Tấm mới đi vừa. Tấm mặc quần áo, xỏ chân vào giày, thấy thứ nào cũng vừa như in. Tấm lại lấy từ một cái lọ ra được một con ngựa bé tí tẹo, Tấm vừa đặt con ngựa xuống đất thì nó hí lên một tiếng rồi lớn lên bằng con ngựa thật có đủ cả yên cương. Vui sướng quá, Tấm tắm rửa thật sạch sẽ, rồi thay bộ quần áo mới vào, cưỡi ngựa đi xem hội. Đến chỗ lội Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước, Tấm vội xuống ngựa mò mãi vẫn không thấy. Một lúc sau, voi của nhà vua đi đến chỗ lội cứ gầm lên không chịu đi. Vua sai lính hầu thử xuống nước mò xem, thì nhặt được một chiếc giày. Vua truyền lệnh hễ trong đám đàn bà con gái đi xem hội, ai ướm vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Đàn bà con gái trong đám hội chen nhau đến ướm chân, cả hai mẹ con Cám cũng đến ướm nhưng không chân ai vừa. Đến lượt Tấm đến xin ướm thử thì vừa như in. Chiếc giày văn hài mà vua vừa nhặt được cùng với chiếc giày Tấm đang xách ở tay vừa đúng một đôi. Cám đứng ngoài xem, thấy người con gái tươi giòn rõ là Tấm, liền gọi mẹ bảo rằng: - Mẹ ơi mẹ, trông ai như chị Tấm nhà ta! Mẹ nó bảo: - Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩa vứt ngoài bụi tre. Chị Tấm nhà mày làm gì có quần áo đẹp mà đến đây.
  54. Đến khi quân lính mang kiệu đến rước Tấm về cung, hai mẹ con Cám đến gần xem, mới biết đích là Tấm. Hai mẹ con đều lấy làm lạ không biết Tấm đã lấy được quần áo và ngựa ở đâu mà đẹp thế. Vào cung vua, Tấm rất sung sướng, Tấm vẫn nhớ con trâu mà mình thường chăn dắt trên đồng cỏ xanh, nhớ vườn ruộng mình thường chăm bón, những ngày sương thu, nắng hạ. nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Thấy Tấm bây giờ sung sướng, mụ dì ghẻ rất ghen ghét nhưng ngoài mặt niềm nở, vui cười. Mụ bảo Tấm: - Con trèo lên cây cau, xé lấy một buồng để cúng bố. Tấm vâng lời trèo lên cây, Tấm đang mải với tay để xé buồng cau thì mụ dì ghẻ chặt gốc cây. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi thì mụ trả lời: - Dì đuổi kiến cho con đấy mà! Cây cau gãy, Tấm ngã lộn xuống ao chết. Mụ dì ghẻ lột hết quần áo của Tấm mặc vào cho Cám và đưa con gái mình vào cung vua, nói dối là Tấm không may bị ngộ cảm chết, nên đưa em vào thay chị. Tấm hóa chim vàng anh và bay vào cung vua. Vua đi đâu chim cũng bay theo. Thấy Cám thua chị đủ mọi bề và thấy con chim quấn quít mình, vua tưởng nhớ Tấm, bảo chim vàng anh rằng: - Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo. Vua vừa nói dứt lời, chim vàng anh chui tọt vào tay áo nhà vua. Một hôm trong khi Cám giặt áo cho vua, chim vàng anh đậu ở cành cao bảo nó:
  55. - Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao. Nghe chim kêu, Cám vừa lo sợ vừa tức giận. Vua rất yêu chim, cho chim ở lồng son, đi đâu cũng xách theo. Thấy thế Cám càng thêm ghét chim. Một hôm Cám về nhà chơi, đem chuyện kể với mẹ. Mẹ nó bảo: “Bóp chết con chim đi, đem nướng cho mèo ăn, rồi chôn lông chim cho mất tích”. Về cung vua, Cám rình lúc vắng, bóp chết chim vàng anh, nướng cho mèo ăn, còn lông chim nó đem chôn sâu ngoài vườn, đúng như lời mẹ nó dặn. Chẳng bao lâu, ở chỗ chôn lông chim mọc lên một cây xoan đào thật đẹp, cây lớn rất mau, cành lá xum xuê. Vua thấy cây xoan đào đẹp, liền mắc võng vào cây nằn nghĩ; cứ mỗi khi nằm dưới bóng mát cây xoan đào, vua hình như cảm thấy hình ảnh Tấm hiện ra trước mắt nên càng quấn quít với cây, không thiết gì đến Cám. Cám không nói ra, nhưng trong lòng ghen lồng ghen lộn. Nhân một ngày gió bão, vua lại đi xa vắng, Cám chặt cây đi lấy gỗ xoan đào đóng khung cửi. Trong khi Cám ngồi dệt vải, con ác bằng gỗ trên khung cửi kêu: “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”. Nghe con ác kêu, Cám sởn cả tóc gáy, vội ném thoi đi không dám dệt nữa. Cám về nói với mẹ, mẹ nó bảo đốt khung cửi đi và đem tro đổ tận bên đường thật xa cung vua. Ở đống tro bên đường, chẳng bao lâu mọc lên một cây thị lớn, cành lá xum xuê, cây thị ra nhiều hoa, nhưng chỉ có một quả rất to ở cành cao tít.
  56. Gần đó, có một bà cụ bán hàng nước, tính tình hiền hậu. Mỗi khi đi qua dưới gốc cây thị, bà lại ngẩng đầu lên nhìn quả thị , tấm tắc khen : “Sao mà thị đẹp thế?”. Một hôm bà ngẩng đầu lên nhìn thấy quả thị đã chín vàng, bà tần ngần đứng dưới gốc cây giơ bị ra hứng, rồi lầm bầm: - Thị ơi, thị hỡi! Thị rụng bị bà, thị thơm bà ngửi, chứ bà không ăn. Bà cụ nói dứt lời, thì quả thị rụng ngay vào giữa bị. Bà cụ đem thị về nâng niu trên tay. Đêm ngủ, bà để thị ở đầu giường, ngày nào đi chợ bà cũng dặn thị: - Thị coi nhà, để bà đi chợ, mua quà thị ăn. Bà cụ vừa đi ra khỏi nhà, thì một cô bé tí từ trong quả thị chui ra chỉ phút chốc cô trở thành cô gái, trở thành cô Tấm xinh đẹp. Tấm quét dọn nhà cửa sạch sẽ, làm cơm canh để phần bà cụ. Lần nào đi chợ về, bà cũng thấy mọi thứ đều ngăn nắp, có sẵn cơm dẻo, canh ngọt để phần. Một hôm, bà giả vờ đi chợ, rồi rón rén trở về nấp cửa ngoài, Tấm lại ở trong quả thị chui ra như mọi lần thu dọn trong nhà. Nhìn thấy một người con gái xinh đẹp lại hay làm như thế, bà cụ vui sướng quá, chạy ngay vào ôm chầm lấy Tấm và xé tan vỏ thị đi. Từ đó Tấm ở với bà lão bán hàng, hai người yêu thương nhau như mẹ con. Người ngoài không ai biết, tưởng Tấm là con gái của bà cụ ở xa mới về. Bao nhiêu công việc gói bánh, têm trầu tấm đều làm hết, chỉ riêng việc bán hàng mời khách là tấm để bà cụ. Một hôm, vua đi qua, thấy quán nước sạch sẽ, ghé vào ngồi nghỉ. Bà cụ rót nước, đưa trầu vua ăn. Thấy trầu têm cánh phượng rất khéo, giống hệt như miếng trầu vợ mình têm khi xưa. Vua liền hỏi bà cụ: - Trầu này ai têm? Bà cụ đáp: - Con gái già têm.
  57. Vua ngỏ ý muốn gặp người con gái. Bà cụ gọi tấm ra. Vua nhận ra ngay vợ mình. Vua kể rõ sự tình với bà cụ và xin đó tấm về cung,còn hai mẹ con cám bị đuổi ra khỏi cung. CÔ CON ÚT CỦA ÔNG MẶT TRỜI Ông Mặt Trời có rất nhiều con, nhưng chỉ có một con gái duy nhất là út Trăng xinh đẹp, bé bỏng. Người anh kế với cô là Đất. Ngay từ nhỏ hai anh em Đất và Trăng đã rất thân nhau. Trò chơi thích nhất của hai anh em là chạy vòng tròn. Trăng nắm tay anh chạy nhanh. Hai anh em tính nết mỗi người mỗi khác. Đất hiền lành làm lụng quanh năm, Đất làm ra bao nhiêu của cải cho con người. Khắp nơi chim chóc ca hát. Cô trăng tính tình dịu dàng, nhưng không thích làm việc, suốt ngày chỉ rong chơi. Ông Mặt Trời rất thương yêu các con, ông tỏa hơi nóng sưởi ấm cho chúng. Còn các con ông tươi vui rạng rỡ. Cô Trăng nũng nịu quỳ xuống bên cha thỏ thẻ: “Cha ơi! Con biết làm gì bây giờ?”. Ông Mặt Trời vúôt tóc con bảo : “Đêm đêm con hãy tỏa ánh sáng của con xuống đất làm dịu mát muôn loài”. Từ đó, cô Trăng đã bắt đầu làm việc. Nhiều khi anh đất thấy thiếu em gái. Mùa thu đến, Đất và Trăng đem đến cho con người bao nhiêu trái chín thơm ngon và ánh trăng vàng óng. Mỗi năm một lần, người lớn làm đèn cho trẻ nhỏ đi đón rước cô Trăng xuống chơi. Đó là vào đêm Trung thu, các em nắm tay nhau nhảy múa ca hát vòng quanh cô. Cô Trăng cười long lanh ánh mắt, còn anh Đất thì tỏa ngát hương thơm trong quả chín. Trên cao, giá như ông Mặt Trời hé màn mây nhìn xuống, hẳn ông sẽ mỉm cười vuốt râu: “Con gái ta được việc lắm”. HAI ANH EM GÀ CON
  58. Hai chú gà con tìm được một mẩu bánh mì. Chúng thích thú vô cùng và bắt đầu dùng cái mỏ xinh xinh mổ vào miếng mồi ngon. Một chú Vịt con chơi gần đấy nhìn thấy và chạy lại, xin Gà con cùng được ăn. - Nào cùng ăn với chúng tớ đi! Gà lông vàng mời bạn - Anh còn muốn gọi ai nữa đấy? Gà lông đen gắt: Mẫu bánh mì này cho chúng ta ăn cũng không đủ nữa là gọi thêm nó. - Đủ thôi! Gà lông vàng an ủi em. Thế là cả hai chú Gà và chú Vịt chia nhau ăn hết mẩu bánh mì. Ăn xong hai chú Gà con vẫy đôi cánh tí xíu của mình chạy về chỗ mẹ. - Mẹ ơi! Gà lông đen hét tướng lên. Vịt con vừa ăn bánh mì với chúng con. Mẹ hãy nói đi, con chia cho Vịt ăn cùng có được không? - Thế là rất đúng con ạ! - Con cho Vịt ăn mới ngon làm sao! Gà lông đen liến thoắng khoe khoang. - Có gì đáng nói đây. Gà lông vàng ngắt lời em, chúng ta đã cùng ăn sáng thế thôi mà. Gà mẹ nhìn các con và nói: - Nhường cho bạn là điều tốt, nhưng ai không khoe điều đó còn tốt hơn. NÀNG BẠCH TUYẾT VÀ BẢY CHÚ LÙN Xưa thật là xưa. Lúc ấy vào mùa đông, một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ có khung bằng gỗ mun, vì mãi nhìn tuyết rơi nên đã bị kim đâm chích phải ngón tay, máu rơi xuống tuyết. Sau đó bà ước có một người con gái có nước da trắng như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như mun. Qủa nhiên, thời gian sau bà sanh hạ được một bé gái da trắng như tuyết, môi đỏ thắm và
  59. tóc đen như mun. Bà đặt tên con là Bạch Tuyết, được ít lâu hoàng hậu chết, vua lấy một người vợ khác. Bà mẹ kế của Bạch Tuyết rất độc ác, không chịu để ai đẹp hơn mình. Bà có một chiếc gương thần và thường nhìn vào gương để hỏi: - Gương kia ngự ở trên tường Nứơc ta ai đẹp được dường như ta! Chiếc gương thần luôn trả lời: - Tâu hoàng hậu, bà là người đẹp nhất trên đời. Cho đến một ngày kia, khi Bạch Tuyết lên bảy tuổi, thì cái gương trả lời rằng: - Xưa kia bà đẹp nhất trần. Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn. Bà hoàng hậu tức giận bắt người thợ săn đem Bạch Tuyết vào rừng đâm chết và đòi phải mang trái tim cô bé về. Nhưng người thợ săn thương hại cô bé, chỉ bỏ cô lại một mình trong rừng rồi đem trái tim một con hươu về làm chứng là cô bé đã chết. Cô bé ở lại trong rừng nhưng thú dữ không hề làm hại cô. Đến tối, cô tìm thấy một ngôi nhà bé tí. Trong nhà sạch sẽ, trên bàn có bày 7 chiếc đĩa, 7 cái thìa, 7 cái dao, 7 cái nĩa, 7 cái cốc, tất cả đều bé tí. Cô bé ăn ở đĩa này một tí, uống ở kia một tí vì không muốn để ai mất phần . Trong số 7 cái giường, cô chọn mãi mới được cái cuối cùng hơi vừa người và nằm xuống ngủ. Đến lúc trời tối, chủ của ngôi nhà là 7 chú lùn đi đào mỏ ở ngoài rừng trở về. Vào nhà Chú đầu tiên nói : Ai đã ngồi vào ghế của tôi? Chú thứ hai nói : Ai đã ăn ở đĩa của tôi?
  60. Chú thứ ba nói : Ai đã ăn bánh của tôi? Chú thứ tư nói : Ai đã ăn rau của tôi? Chú thứ năm nói : Ai đã dùng nĩa, dùng dao của tôi? Chú thứ sáu nói : Ai đã uống trong cốc của tôi? Chú thứ bảy nói : Ai đã đụng vào giường của tôi? Đến lúc đó 7 chú lùn mới nhìn thấy Bạch Tuyết đang nằm ở cuối gian nhà, 7 chú lùn chạy tới xem và họ kêu lên: “Chao ôi! Cô bé mới xinh đẹp làm sao!”. Từ đó, cô bé sống với 7 chú lùn, hàng ngày cô làm lụng việc nhà, còn các chú lùn vào rừng đào mỏ. 7 chú lùn luôn dặn cô bé đừng cho ai vào nhà vì sợ người mẹ ghẻ tìm ra cô bé. Bà hoàng hậu sau khi nhận được trái tim do người thợ săn đem về tin chắc rằng cô bé đã chết và mình vẫn là người đẹp nhất. Bà soi gương và hỏi: - Gương kia ngự ở trên tường Nước ta ai đẹp được dường như ta! Nhưng gương thần đã trả lời: - Xưa kia bà đẹp nhất trần Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn. Nàng ta ở khuất núi non Tại nhà của 7 chú lùn xa xa Bà hoàng hậu tức giận, biết người thợ săn đã lừa bà. Bà ăn mặc giả dạng làm một bà già đi qua núi rừng đến gõ cửa nhà cô bé và rao bán yếm áo. Bạch Tuyết rất thích cái yếm đỏ, mở cửa ra thử áo. Liền bị mụ già thít chặt dây yếm khiến cô ngạt thở nằm vật ra. Khi các chú lùn trở về, họ
  61. đã tháo dây yếm, cứu được cô bé và họ hiểu ngay rằng mụ già chính là hoàng hậu. Họ dặn cô bé phải cẩn thận đừng cho ai vào nhà. Trở về nhà, bà hoàng hậu đắc chí hỏi gương thần: - Gương kia ngự ở trên tường Nước ta ai đẹp được dường như ta. Gương thần vẫn trả lời: - Xưa kia bà đẹp nhất trần Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn. Nàng ta ở khuất núi non Tại nhà của bảy chú lùn xa xa Bà hòang hậu tức giận vô cùng, mụ cải trang thành một mụ già khác, lần này Bạch Tuyết chỉ thò đầu qua cửa sổ nói chuyện mà không cho mụ vào. Mụ chìa cho cô bé xem một cái luợc rất đẹp nhưng có tẩm thuốc độc mà cô bé không biết. Cô bé thích quá và mụ già chải đầu cho cô. Cô bé bị thuốc độc nằm vật ra. May thay, lần này các chú lùn lại về kịp cứu cô bé thóat chết.Các chú lùn lại dặn cô lần sau không được cho ai vào nhà. Hòang hậu về tới nhà, vội vã hỏi gương thần: - Gương kia ngự ở trên tường Nước ta ai đẹp được dường như ta! Gương thần vẫn trả lời: - Xưa kia bà đẹp nhất trần Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
  62. Nàng ta ở khuất núi non Tại nhà của 7 chú lùn xa xa. Bà hoàng hậu tức điên người và thề rằng lần này cái kẻ đẹp hơn mụ nhất định phải chết thật sự. Mụ vào phòng kín trong lâu đài và chuẩn bị một quả táo có tẩm thuốc độc. Mụ lại cải trang thành một bà già nhà quê tới gõ cửa nhà 7 chú lùn. Bạch Tuyết lại thò đầu qua cửa sổ nói: Các chú lùn đã cấm không cho ai vào đâu. Mụ già nói ngon ngọt: - Không cần, bà chỉ muốn bỏ bớt táo ra cho khỏi nặng. Nếu cháu muốn ta sẽ tặng cháu một quả. Nói xong mụ lấy quả táo đã chuẩn bị, cắn vào nửa xanh không có thuốc độc và đưa nửa đỏ có tẩm thuốc độc cho Bạch Tuyết và nói: - Nửa đỏ đẹp hơn ta tặng cháu. Cô bé tin ngay, cầm và cắn miếng táo, lập tức cô ngã lăn ra và chết tại chỗ. Mụ già cười ha hả và đi về. khi về nhà mụ hỏi gương thần: - Gương kia ngự ở trên tường Nước ta ai đẹp được dường như ta! Lần này thì gương đáp: - Tâu hoàng hậu, bà là người đẹp nhất trên đời! Các chú lùn trở về rất đau khổ vì không thể nào cứu nổi cô nữa. Các chú không muốn chôn cô xuống đất mà đem đặt cô vào một quan tài bằng kính để trên đỉnh một ngọn núi. Chim chóc, lòai vật cũng đều khóc thương Bạch Tuyết.
  63. Cho đến một ngày kia, có một vị hoàng tử nước láng giềng lạc lối vào rừng sâu, nhìn thấy Bạch Tuyết xinh đẹp, liền xin các chú lùn cho đem về theo mình. Các chú lùn đồng ý. Dọc đường về các người hầu của hòang tử vấp vào gốc cây và Bạch Tuyết do bị lắc mạnh đã nôn ra miếng táo độc. Bạch Tuyết liền tỉnh lại. Hoàng tử sung sướng đem nàng về lâu đài và tổ chức lễ cưới. Mụ hoàng hậu, mẹ ghẻ của Bạch Tuyết cũng được mời đến dự. Tới nơi nhìn thấy Bạch Tuyết còn sống, xinh đẹp hơn xưa và lấy hoàng tử, mụ uất ức quá lăn ra chết. Đám cưới của hòang tử và Bạch Tuyết rất linh đình, có cả 7 chú lùn cùng đến dự nữa đấy! CHUYỆN CỦA HOA PHÙ DUNG Kể cũng lạ thật! Nó là hoa Phù Dung. Sao cũng là hoa, mà nó lại tài giỏi đến thế? Nó biến màu như có phép lạ ấy! Sáng–màu trắng, trưa-màu hồng, chiều-màu đỏ. Nó soi bóng xuống khúc suối trong vắt. - Này, nhà thông thái, cậu đi nhiều biết nhiều, có thấy ở đâu có lòai hoa tài ba như tớ không? - Không, không thấy! Suối róc rách trả lời Hoa Phù Dung ngả nghiêng cười: - Đó! Nghe rõ chưa hả Kim Anh, hả Ban Hồng, hả Mẫu Đơn? Tớ là thiên tài nhé! Hoa Kim Anh, hoa Ban Hồng và hoa Mẫu Đơn nhìn nhau ừ, cái giọng sao mà huênh hoang, hợm hĩnh. Nhưng hắn có tài thật đấy! Mà có tài thì đáng phục, đáng kính nể lắm! Chứ sao nữa! Kim Anh, Ban Hồng, Mẫu Đơn phục tài Phù Dung là phải.
  64. Kim Anh chỉ có màu trắng, Ban Hồng chỉ màu hồng và Mẫu Đơn chỉ màu đỏ. Còn nó trong một ngày, nó tự biến hóa thành ba màu. Đúng là màu của nó, chứ không phài nó ăn cắp màu trắng của Kim Anh, màu hồng của Ban Hồng và màu đỏ của Mẫu Đơn. Tài ba của nó đâu chỉ có dòng suối biết. Ngay cả mặt trời cũng nhìn thấy rất rõ. Buổi sáng, mặt trời dậy ở đầu suối soi vào nó, thấy đúng nó có màu trắng. Buổi trưa, mặt trời ở trên đỉnh thung lũng nhìn xuống thấy quả thật nó biến sang màu hồng. Và khi mặt trời lững thững về phía núi xa, ngóai lại thì màu hồng đã ngã sang màu đỏ rực rỡ. - Thế đấy! Chẳng lẽ mặt trời nhìn nhầm à? Mặt trời nhìn nhầm thìcòn ra thể thống gì nữa. Nhưng vào một ngày sau đó, mặt trời đi vắng rồi! Nhưng ô kìa - Phù Dung ơi – Ban Hồng lên tiếng, sao màu trắng Phù Dung sớm nay nhợt nhạt thế, thua xa Kim Anh rồi! Phù Dung nhìn Kim Anh rồi ngắm mình, ngơ ngác: - Ừ nhỉ! Có lẽ nào lại thế? Buổi trưa, Mẫu Đơn nghiêng ngó mãi Phù Dung rồi kêu lên: - Phù Dung ơi, sao cậu không biến sang màu hồng đi? Phù Dung rung rinh. - Ừ, chờ chút nữa xem sao. Một lát sau, suối róc rách. - Kìa Phù Dung thiên tài, không biến màu đuợc nữa à? Phù Dung lại ngơ ngác và giọng nói lúng túng: - Ừ nhỉ! Có lẽ nào lại thế này được?
  65. Chiều xuống dần, Phù Dung uể ỏai ủ rũ. Nó hết nhìn sang Kim Anh, Ban Hồng và Mẫu Đơn,lại soi mình đáy suối. Vẫn là Phù Dung trắng nhợt thôi. Phù Dung lẩm bẩm: - Hay là có kẻ bất tài nào đã lấy trộm tài năng của ta rồi! Nghe thế , suối ồ lên cười: - Phù Dung ơi, chẳng lẽ cậu mất trộm cái cậu không hề có à? Không có ánh nắng mặt trời, cậu mới đúng là cậu. Thử nhìn kĩ lại mình xem nào. Phù Dung ngắm mình lại một lần nữa. Ừ, trắng nhợt! Hóa ra cái tài biến màu không phải là của ta ư? CON GÀ TRỐNG KIÊU CĂNG Gà trống non có bộ lông đẹp tuyệt vời. Lông đuôi của nó óng mượt nhiều màu sắc, trông xa cứ ngỡ như đuôi công. Còn tiếng gáy của gà trống non thì vừa dõng dạc, vừa âm vang. Gà trống non hãnh diện về bộ lông và tiếng gáy của nó lắm, vì thế nó sinh ra kiêu căng, coi thường gà tồ, mèo vàng. Suốt ngày nó ưỡn ngực dạo chơi quanh sân, chẳng thèm ngó ngàng đến các bạn. Một hôm, gà trống non khoe với gà tồ: - Này, chính tiếng gáy của tôi làm mặt trời tỉnh giấc đấy. Gà tồ cãi lại: - Ồ! Không phải đâu. Bạn đừng có nói khoác. Gà trống non lại chạy đi khoe với mèo vàng: - Này, chính tiếng gáy của tôi làm mặt trời tỉnh giấc đấy. Mèo vàng cười rung ria mép:
  66. - Meo, meo, vì mặt trời mọc nên gà mới gáy chứ. Tiếng gáy của bạn làm sao đánh thức được mặt trời. Gà trống non chẳng thèm nghe mèo vàng nói, nó bỏ ra sân chơi và nghĩ thầm: “Được rồi, sáng mai sẽ biết”. Sáng hôm sau, sau khi dõng dạc cất tiếng gáy: “Ó ó o o” Gà trống non để ý ngắm xung quanh. Qủa đúng thế! Nghe tiếng gáy của nó thiên hạ bắt đầu tỉnh dậy. Chim chích chòe hót véo von trên ngọn tre. Trâu kềnh cọ đôi sừng dài nghêu lộc cộc vào cột chuồng. Mèo vàng vươn vai và lấy chân rửa mặt. Cả ông mặt trời cũng ló đầu ra khỏi đám mây hưng hửng đỏ, gương mặt hồng hào và tròn trặn. Gà trống non cảm tưởng như ông mặt trời đang mỉm cười với nó. Gà trống non hí hửng chạy đến chỗ gà tồ, mèo vàng, nó hét lên : - Hãy mở to mắt mà xem tiếng gáy của ta đã đánh thức tất cả thiên hạ dậy. Gà tồ, mèo vàng quay mặt đi : “ Chẳng nên phí lời với những kẻ nói khóac”. Gà trống non tức đỏ mặt lên. Nó quay sang gây sự với gà tồ. Gà tồ chẳng bao giờ muốn chọi nhau nhưng lần này nó quyết định cho kẻ hay gây gỗ và khoác lác một bài học. Gà tồ hùng dũng nhảy bổ vào gà trống non, mổ cho mấy cú vào cái mỏ khoác lác. Suốt đêm hôm ấy, gà trống non nằm rên rỉ vì đau. Mãi tới lúc gần sáng nó mới chợp mắt được. Khi tỉnh dậy, nó thấy chuồng gà đã vắng tanh, vắng ngắt từ bao giờ. Ngòai vườn, gà tồ,mèo vàng đang đi dạo chơi, phía trên rặng tre, mặt trời đang le lói. Mọi việc vẫn diễn ra bình thường mặc dù không có tiếng gáy của gà trống non. Chủ điểm : BÉ VÀ GIA ĐÌNH HAI VIÊN NGỌC QUÝ Một buổi sáng, bé Dương nói với mẹ:
  67. - Ước gì con có được một viên ngọc, mẹ nhỉ? Mẹ hỏi Dương: - Con ước có ngọc để làm gì? Dương đáp: - Để con nhìn vào đấy. Bà ngoại bảo trong đó có cô tiên, có lâu đài, có cả nhà máy nữa! Mẹ cười, nói: - Con có những hai viên ngọc cơ mà! - Đâu hả mẹ? Mẹ chỉ ra phía trước: - Rồi mẹ sẽ chỉ hai viên ngọc cho con. Bây giờ, con hãy trả lời mẹ : Con có nhìn thấy gì ngoài sông kia không? Bé Dương nheo mắt nhìn rồi bảo: - Con thấy có dòng nước xanh, trên dòng sông có những cánh buồm Mẹ gật đầu đáp: - Mẹ thấy trong hai viên ngọc của con có những cánh buồm nho nhỏ, xinh xinh, dòng sông xanh biếc và cả những tia nắng vàng rực rỡ Bây giờ con thấy gì ở phía bờ sông? Bé Dương reo lên: - Có những chú bò đang gặm cỏ, mẹ ạ! Mẹ cười: - Trong hai viên ngọc của con có những chú bò đang nhởn nhơ gặm cỏ đấy!
  68. Buổi tối, Dương học bài, mẹ chỉ vào sách “Học vần”, hỏi bé: - Chữ gì đây con? Dương đáp: - Chữ O ạ! Mẹ nói: - Chữ O này lại lướt qua hai viên ngọc kì lạ để chui vào đầu con rồi. - Đâu? Con chẳng có viên ngọc nào cả? Mẹ bảo: - Dương làm theo lời mẹ, nhắm nghiền cả hai mắt lại. Mẹ hỏi: - Con có thấy gì không? Dương lắc đầu: - Con thử nhắm hai mắt lại xem nào? - Con chẳng thấy gì cả. Mẹ bảo : - Đó là vì hai viên ngọc đã bị che mất rồi! Dương chợt hiểu ra, reo lên: - Con biết rồi, đó là đôi mắt phải không mẹ? Mẹ đáp: - Đúng thế! Đôi mắt chính là hai viên ngọc kì diệu đấy, con ạ! Lúc nào con cũng phải giữ cho nó được trong sáng. Đôi mắt còn quý hơn những viên ngọc kì lạ con hằng mơ ước đấy!
  69. BÉ CHUỐI VÀ BÁC BỒ KẾT Ở một góc vườn, bé Chuối xinh xinh mới từ nách mầm Chuối mẹ mọc lên. Bé cứ ngó nghiêng nhìn ngắm khắp nơi và ve vẩy hoài chiếc lá nhỏ xíu. Chợt bé Chuối để ý đến một bác đầu tóc bù xù, thân đầy gai góc. Lạ nhỉ, cây gì mà chẳng trơn bóng, óng ả như họ nhà chuối? Bé Chuối quay sang hỏi cô Na: - Cô ơi, cái bác xù xì đầy gai, lại đứng chắn ngay lối vào góc vườn nhà mình tên là gì ạ? Cô Na tròn mắt nhìn, chưa biết trả lời ra sao. Chuối mẹ cõng trên lưng một buồng nặng trĩu quả xanh mập mạp nghe vậy vội trả lời: - Đó là bác Bồ Kết, con ạ! Bé Chuối sợ những cái gai tua tủa trên mình bác Bồ Kết. Nhất định bác ấy chẳng hiền lành và cũng chẳng có những bông hoa đỏ đẹp như cô Dâm Bụt. Bé Chuối cũng không thích vòm lá to lớn của bác Bồ Kết che hết cả nắng làm cho bé Chuối và các bạn không được nô đùa, múa vui cùng nắng. Một hôm, có con bò to lớn, hung dữ xuất hiện. Trên đầu nó có hai chiếc sừng nhọn hoắt trông thật dễ sợ. Nó xô tới, vừa húc vừa kêu “bò bò”. Bé Chuối hoảng hốt núp sau lưng mẹ, còn mẹ lại núp sau lưng bác Bồ Kết. Bác Bồ Kết bình tĩnh chìa từng chùm gai nhọn đâm vào cái mũi của con vật. Nó hoảng quá, cứ lùi dần, lùi dần ra khỏi vườn. Nhờ bác Bồ Kết mà bé Chuối và mẹ không bị con bò húc. Bé Chuối thấy bác Bồ Kết rất dũng cảm và thật đáng kính phục.
  70. Bé Chuối còn biết những chùm quả khô của bác Bồ Kết được người ta lấy để gội đầu, giúp cho tóc mượt mà, thơm tho. Từ đó, bé Chuối thân với Bác Bồ kết lắm. Vào những buổi chiều có nắng vàng, bé Chuối lại múa hát cho bác Bồ Kết và các bạn xem. BỒ NÔNG CÓ HIẾU Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Từ thuở xa xưa, họ hàng nhà Bồ Nông vốn không chịu nổi nóng nực. Phải năm trời hạn hán, mưa xuân chưa tan, gió nồm đã tới. Rồi cứ như bị đổ nghiêng, cả một vòm xanh ngắt rót mãi ánh nắng chói chang xuống khiến cho mọi nhà Bồ Nông phải rủ nhau rời phương Nam lên phương Bắc. Có hai mẹ con chú Bồ Nông kia chẳng may bị nạn. Trên đường đi, Bồ Nông mẹ bị ánh nắng chiếu quáng mắt, lao phải cành gai tre, suýt nữa gãy cánh. Bồ nông con dìu mẹ ẩn vào trong một gốc cây, chờ cho mẹ khỏi mới đi tiếp. Thấy vậy, các bác Bồ Nông khác cùng đi cũng dừng lại giúp đỡ một tay. Một ngày, rồi hai ngày, Bồ Nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được. Mà ngoài kia, trời cứ nóng hầm hập như nung. Hai mẹ con Bồ Nông không thể đuổi theo đàn được nữa . Bác Bồ Nông hàng xóm cần phải đuổi theo đàn con của bác. Bác gọi chú Bồ Nông bé bỏng lại gần, dặn dò mọi việc cần thiết khi chăm sóc mẹ Từ buổi ấy, Bồ Nông con hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió thổi hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác ao bèo . Bắt đựơc con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ.
  71. Trong đêm vắng, chú Bồ Nông lặn lội đi kiếm mồi. Có đêm, Bồ Nông đi tới gần sáng vẫn chưa xúc được gì. Đã định quay về, nhưng cứ nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú ta lại gắng gượng mò thêm. Dạo anh em nhà Bồ Nông còn bé, mẹ vất vả nuôi cả đàn con. Mỗi lần trở về nhà, mẹ lại há mỏ ra cho các con ăn no mà bụng mẹ vẫn cứ đói cồn cào Các con càng lớn, mẹ càng vất vả. Bữa bữa nuôi con, mẹ chỉ lo con đói. Giờ đây, khi đã biết nghĩ, chú Bồ Nông mới hiểu rằng, mẹ đã nhịn để cho các con ăn. Cứ nghĩ tới điều đó, Bồ Nông lại thấy mình mạnh dạn, khỏe khoắn hơn lên. Và không một lần nào đi kiếm mồi mà Bồ Nông chịu trở về không. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm này qua đêm khác, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè, sang mùa thu. Tới mùa đông, đàn Bồ Nông từ phương Bắc trở về, ai nom thấy chú Bồ Nông nuôi mẹ ốm cũng thấy ái ngại. Chú ta gầy quá. Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy sệ xuống giống hệt cái túi. Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo. Ngày nay, chú Bồ Nông nào cũng có cái túi ở miệng. Cái túi được dùng vào nhiều việc khác nhau. Nó vừa là chiếc lưới, cái giậm, cái nơm đi đánh cá, vừa là kỉ niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan ANH EM NHÀ THỎ Trong ngôi nhà nhỏ ven rừng có ba mẹ con nhà thỏ sống hòa thuận, yên vui. Một hôm, Thỏ mẹ vào rừng kiếm thức ăn. Trước lúc đi, Thỏ mẹ chia cho mỗi đứa con một củ cà rốt làm bữa trưa. Thỏ mẹ dặn: - Các con ở nhà ngoan nhé!
  72. Hai anh em Thỏ đều thương và quý mẹ. Mẹ đi rồi, chúng thu dọn nhà cửa thật gọn gàng, sạch sẽ. Bác Bồ Câu rừng hàng xóm thấy thế cũng thầm khen. Đến bữa trưa, Thỏ anh đói và háu ăn nên chỉ một loáng nó đã ăn hết củ cà rốt. Thỏ em bẽ đôi củ cà rốt và bảo: - Em chỉ ăn một nửa, còn một nửa em sẽ để phần mẹ. Sau bữa trưa, hai anh em đi ngủ. Nằm trong chăn ấm nhưng Thỏ em không ngủ được vì nhớ mẹ, thương mẹ phải đi kiếm thức ăn ngoài trời lạnh. Chiều tối, Thỏ mẹ về xách theo giỏ nặng đầy rau quả. Thỏ em nhanh nhảu lấy phần cà rốt mời mẹ: - Mẹ ơi, mẹ mệt và đói lắm nhỉ? Con mời mẹ! Thỏ mẹ âu yếm đón nhận tấm lòng thơm thảo của Thỏ em. Thỏ anh ân hận lắm. Thỏ anh vội rót một cốc nước mời mẹ: - Mẹ uống đi cho đỡ khát! Thỏ mẹ cảm động vì được các con chăm sóc, yêu thương. Thỏ mẹ ôm hai anh em vào lòng và âu yếm nói: - Các con của mẹ ngoan lắm! BÔNG HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một túp lều nơi xóm vắng. Người cha mất sớm, hai mẹ con phải làm lụng vất vả lắm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ bị ốm. Bà nói với con gái: - Con ơi! Con hãy đi mời thầy thuốc về đây.
  73. Cô bé vội vã ra đi, vừa đi, cô vừa lo cho mẹ. bỗng cô bé gặp một cụ già râu tóc bạc phơ, cụ già hỏi: - Cháu đi đâu mà vội thế? - Thưa cụ, cháu đi tìm thầy thuốc, mẹ cháu đang ốm nặng. Cụ già liền bảo: - Ta là thầy thuốc đây. Cháu hãy dẫn ta về nhà để khám bệnh cho mẹ cháu. Về đến nhà, khám cho mẹ xong, cụ già nói với cô bé: - Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm. Ta sẽ cố chữa cho mẹ cháu khỏi bệnh. Bây giờ, cháu hãy đi đến gốc đa đầu rừng, ở gần đó có một bông hoa trắng, cháu hãy hái bông hoa ấy về đây cho ta. Bên ngoài trời rất lạnh. Cô bé chỉ mặc mỗi một chiếc áo mỏng trên người. Cô đi mãi, đến lúc mỏi chân mới đến gốc đa đầu rừng . Cô nhìn thấy trong bụi cây trước mặt có một bông hoa trắng rất đẹp. Cô bé ngắt bông hoa và nâng niu trên tay. Bỗng, cô nghe tiếng cụ già văng vẳng bên tai : - Mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm. Cô bé cúi xuống nhìn bông hoa và đếm : “Một, hai, ba, bốn hai mươi. Trời ơi! Mẹ chỉ còn sống có hai mươi ngày nữa thôi ư?” Suy nghĩ một lát, cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. mỗi sợi nhỏ biến thành một cánh hoa dài và mượt. Bông hoa hai mươi cánh biến thành một bông hoa có vô vàn cánh hoa. Cô bé cầm bông hoa lạ trên tay rồi chạy như bay về nhà. Cụ già tóc bạc đứng ở cửa đón cô và tươi cười nói: - Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi. đó là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!
  74. Từ đó, hàng năm, về mùa thu, những bông hoa nhiều cánh nhỏ dài và mượt thường nở rộ, trông rất đẹp. Người ta gọi đó là bông hoa cúc trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo. BỐN NÀNG CÔNG CHÚA Nhà vua và hoàng hậu của đất nước Hoa Hồng có bốn cô con gái xinh đẹp. Một hôm, nhà vua cho gọi cả bốn nàng công chúa đến và bảo: - Tuần sau là sinh nhật của hoàng hậu. Ta muốn các con tự tay làm một món quà thật đặc biệt để tỏ lòng kính yêu mẹ. Cô công chúa thứ nhất mơ màng nhìn qua cửa sổ: - Con ước có được một tấm voan mỏng làm bằng vầng mây ngũ sắc kia để may cho mẹ một chiếc váy dạ hội tuyệt vời nhất. Cô công chúa thứ hai đưa bàn tay mềm mại đón những tia nắng vàng rọi qua khe cửa: - Còn con ước gì gom được những sợi nắng rực rỡ và cả những vì sao xa lấp lánh trong màn đêm để kết thành vương miện, dâng lên mẫu hậu yêu quý. Cô công chúa thứ ba nói: - Con muốn tặng mẹ một đôi hài được kết từ những làn gió nhẹ đầy hương thơm để mỗi bước đi của mẹ thướt tha và bay bổng như gió thoảng. - Thật là dễ thương! Ôi, các con gái yêu dấu của ta Còn con thì sao, công chúa út? Con sẽ tặng mẹ món quà gì trong ngày vui đó? – Đức vua hỏi. Cô công chúa út lúng túng. Nàng khẽ nhíu mày suy nghĩ rồi đáp: - Thưa cha, con vẫn chưa nghĩ ra được món quà nào ạ!