Võ thuật tại Nhật Bản

pdf 14 trang ngocly 3080
Bạn đang xem tài liệu "Võ thuật tại Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvo_thuat_tai_nhat_ban.pdf

Nội dung text: Võ thuật tại Nhật Bản

  1. Võ Thuật Tại Nhật Bản Nhiều người trên khắp thế giới hiện đang luyện tập hai môn Nhu Đạo và Không Thủ Đạo. Vì hai môn võ này bắt nguồn từ Nhật Bản nên một số người lầm tưởng rằng hầu hết người Nhật đều giỏi võ. Nhưng nếu bạn thử làm một cuộc thăm dò trên một đường phố ở Tokyo, bạn sẽ thấy rằng tìm trong 100 người Nhật rất khó có được một người có tập Không Thủ Đạo, Nhu Đạo, hoặc một môn võ thuật nào khác. Võ thuật nhật phát triển trong một thời kỳ hơn 700 năm khi giai cấp quân nhân thống lĩnh vũ đài chính trị. Võ thuật ngày nay, với mục đích tự vệ và trau dồi tinh thần cảnh giác, tự nó cũng có những sắc thái văn hóa tốt đẹp. SỰ PHONG PHÚ CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI VÕ THUẬT Võ thuật Nhật Bản có thể chia làm hai nhóm lớn - Các kỹ thuật Võ Nghệ Cổ Truyền được truyền lại qua nhiều thế kỷ và Võ Đạo ngày nay , được tập như các môn thể thao . Chúng ta hãy tìm hiểu một số môn thuộc mỗi nhóm này .
  2. 1. Kendo (Kiếm Đạo) Kiếm đạo là một môn thể thao tranh tài . Đánh vào những vùng nào đó của đối phương thì được tính điểm , người thi đấu dùng một cây kiếm tre ( shinai ) dài tối đa 118 cm . Các kiếm sĩ dùng bốn loại dụng cụ để bảo vệ thân thể - một cái Men ( Mặt nạ ) , một cái Do ( Giáp ngực ) , hai cái Kote ( vật bảo vệ bàn tay và ống tay ) , và một cái Tare ( Giáp eo ) . Cũng như kiếm thuật phương Tây , kiếm thuật cổ truyền Nhật Bản đã trở thành một môn thể thao hiện đại . Casc kiếm sĩ Tây phương cầm kiếm thép bằng một tay , còn các kiếm sĩ Nhật cầm kiếm tre Shinai bằng cả hai tay . Người Nhật thích Kiếm đạo cũng như Nhu đạo , vì thế môn này có khoảng hai triệu môn sinh . Cũng như Nhu Đạo , kiếm đạo là một trong chương trình giáo dục học đường và thường được luyện tập như một hoạt động ngoại khóa . Liên đoàn kiếm đạo quốc tế được thành lập năm 1970 và hiện có khoảng 8 triệu người luyện tập kiếm đạo ngoài Nhật Bản .
  3. 2. Judo (Nhu Đạo) Năm 1882 , Kano Jigoro sáng lập môn Nhu đạo dựa trên môn Jujutsu ( Nhu thuật ) cổ truyền . Nhu đạo là một hình thức chiến đấu không dùng vũ khí , chế ngự đối phương bằng những kỹ thuật như ném , đè , nắm chặt , hoặc khóa các khớp xương . Điểm khác biệt lớn nhất giữa Nhu Đạo và Nhu thuật là , trong Nhu thuật , các đấu thủ được phép đấm, đá , và xô đối phương , trong khi ở Nhu đạo những động tác này bị cấm vì nguy hiểm . Nhu đạo trở thành một môn Thể thao Olympic năm 1964 , đúng dịp Thế vận hội 1964 tại Tokyo . Khoảng 1,5 triệu người Nhật có đẳng cấp , và có chừng 20 triệu người luyện tập nhu đạo trên khắp thế giới . 3. Shorinji Kempo (Thiếu Lâm Nhật Bản) Shorinji Kempo do Michiomi theo học các kỹ thuật chiến đấu của các Võ tăng ở chùa Thiếu Lâm , một chùa Thiền Tông tại Trung Quốc , rồi phát triển các kỹ thuật này thành một môn võ công mới sau Đệ nhị thế chiến . Các võ sĩ dùng các kỹ thuật liên quan đến tay chân như chưởng và cước . Trong lúc luyện tập có dụng cụ bảo vệ thân thể và các võ sinh có thể tự do tấn công và tự vệ . Khi thi đáu , các võ sinh mặc võ phục như cá vị sư Thiền Tông ( vì việc luyện tập này được xem là một phần tu Thiền ) , và chỉ biểu diễn cá thế Kata . Có khoảng 1.300.000 người Nhật và 150.000 người ở các nước khác luyện tập môn võ Thiếu Lâm Nhật Bản .
  4. 4. Aikido (Hiệp Khí Đạo) Hiệp Khí Đạo được Sáng tổ Ueshiba Morihei hệ thống hóa năm 1922 dựa trên những kỹ thuật của chi phái Daito Aiki ( Đại Đông Hiệp Khí ) của môn Nhu thuật . Mục tiêu là để chống trả một cuộc tấn công bằng chính sức mạnh của đối phương . Nhiều thế võ cần phải sử dụng tay chân như khóa ngoặc cổ tay , cùi tay , hoặc một khớp nào khác của đối phương , rồi ném hoặc đè anh ta xuống . Những kỹ thuật này có thể gây nguy hiểm , vì thế khi luyện tập phải theo đúng trình tự quy định . Ít khi có những cuộc thi đấu . Hiệp khí đạo được nữ giới và những người lớn tuối yêu thích vì nó là một nghệ thuật tự vệ ít dùng sức . Có khoảng 600.000 người tại Nhật và 1.200.000 người tại nước ngoài luyện tập môn võ công này . 5. Karate (Không Thủ Đạo)
  5. Karate có cả các thế tấn công và tự vệ . Các kỹ thuật tấn công gồm có đánh , đấm , và đá . Lại có những kỹ thuật phòng vệ tương ứng để đánh bạt những thế tấn công này . Hình thức thi đáu có thể là một loạt bài quyền Kata biểu diễn nhiều kỹ thuật khác nhau hoặc công thủ tự do . Một soos võ đường Karate không tập một bài quyền Kata nào cả . Karate vốn là một môn quyền cước Trung Quốc được phát triển trên đất Nhật tại Okinawa . Ngày xưa chỉ có người ở Okinawa luyện tập môn này . Sau cuộc Canh tân Minh Trị ( 1868 ) Karate được phổ biến khắp Nhật Bản và sau Đệ nhị Thế chiến , truyền đến các nước khác . Karate có hơn 3.000.000 môn sinh tại Nhật và khoảng 30.000.000 người trên khắp Thế giới . 6. Naginata (Múa Kích) Naginata ( Kích ) là một cây gậy dài có một lưỡi cong nhọn ở đầu . Ngày xưa nó được dùng trong chiến tranh , rồi được các bà trong các gia đình Samurai dùng để tự vệ vào thời Edo ( 1603 - 1867 ) , vì đây là một môn võ thuật cần phải học của giai cấp này . Ngày nay , hầu như chỉ có phụ nữ tập môn này . Khoảng 55.000 người đã đạt một đẳng cấp nào đó trong môn thể thao này . Có hai loại thi đấu : Trong một loại , các đấu thủ đánh vào những vùng nào đó của đối phưong thì được
  6. tính điểm . Những chỗ này được bảo vệ bằng mặt nạ , găng tay , và các giáp ở ngực , eo và ống chân . Còn trong loại kia , những người dự thi sẽ biểu diễn một số bài quyền Kata theo một trình tự quy định . Kích dùng trong thi đấu dài khoảng 215 đến 225 cm . Một điều chú ý khác là : Trong khi thi đấu , các võ sinh dùng kích có gắn lưỡi bằng tre còn trong các bài biểu diễn Kata thì dùng kích có gắn lưỡi làm bằng gỗ sồi . 7. Nippon Kempo (Quyền Cước Nhật Bản) Năm 1932 , Sawayama Muneomi lấy những kỹ thuật của Jujutsu và hệ thống chúng thành Nippon Kempo . Các thế võ của Nhu thuật như đánh , đá , ném , và khóa sẽ rất nguy hiểm nếu không có gì bảo vệ cơ thể . Nhưng với những vật bảo vệ như mặt nạ , giáp ngực , găng tay và giáp đùi , các đối thủ có thể công kích trong lúc luyện tập . Vì môn này có tính chiến đấu nhất trong các môn võ hiện đại của Nhật , Nippon Kempo được dùng để huấn luyện các nhân viên lực lượng Cảnh
  7. sát và Phòng vệ về nghệ thuật chiến đấu không dùng vũ khí . Một số chuyên gia của ngành võ thuật này đã giành chức vô địch thế giới về Boxing ( quyền Anh ) và Kick Boxing ( Quyền Thái ). Có khoảng 500.000 võ sinh Nippon Kempo . 8. Kyudo (Cung Đạo) Từ thời Kamakura ( 1192 - 1333 ) đã có những cuộc tranh tài , cung đạo - nghệ thuật bắn cung Nhật - là môn võ nghệ đầu tiên tại Nhật phát triển thành một môn thể thao, dầu quy luật thời bấy giờ có khác với ngày nay . Sau khi có súng , các nhà quân sự không còn quan tâm đến cung tên nữa , nhưng cung thuật vẫn là một kỹ năng mà các võ sĩ Samurai phải luyện tập . Dần dần nó phát triển thành một môn thể thao tranh tài . Cái cung tre dùng ngày nay dài khoảng 215 đến 230 cm . Các cung thủ bắn những mũi tên có gắn lông vào mục tiêu gần cahs 28 m hoặc xa
  8. từ 50 đến 90 mét để ghi điểm . khi luyện tập , tư thế rất quan trọng , vì thế các cung thủ rất thận trọng khi thực hiện các thao tác đứng , ngồi , hoặc giương cung . Khoảng 150.000 người tại Nhật có dẳng cấp về Cung Đạo . 9. Battojutsu (Bạt Đao Thuật) Còn được gọi là Iaijutsu (Cư Hợp Thuậ ). Môn này có một đặc điểm chúng của kiếm thuật là tuốt đao ra như chớp và vung chém . Kỹ thuật này được một số trường phái luyện tập như trường phái Hayashizaki Muso-ryu , ra đời vào thời nội chiến . Những trường phái như vậy vẫn tồn tại , và các trường phái kiếm thuật cũng luyện tập lối tuốt kiếm này . Ngày nay , người ta dùng một thanh kiếm thật chém một bó rơm hoặc một đoạn tre thành hai phần đều nhau , hoặc múa kiếm . Ngưòi ta nói rằng các nhà danh kiếm có thể chém một cái mũ sắt ra làm hai.
  9. 10. Jojutsu (Thuật Dùng Gậy) Cây gậy tròn làm bằng gỗ sồi trắng , dài khoảng 128 cm . Nó được dùng để đâm như giáo , phang vào chân như Naginata và để chém như kiếm . Vũ khí này được làm ra thời Edo để phòng vệ khi bị một địch thủ có kiếm hoặc một vũ khí khác tấn công , mà không đả thương y chí tử . Trường phái Shindomuso - ryu hiện còn tại tỉnh Fukuoka nổi tiếng nhất và có số môn sinh đông nhất . Jojutsu là một môn võ thuật cổ xưa được ưa chuộng nhất . Ngành cảnh sát đã ứng dụng thuật dùng gậy của trường phái Shindomuso - ryu có bổ sung chút đỉnh .
  10. 11. Kenjutsu (Kiếm thuật) Kenjutsu , hoặc kiếm thuật Nhật Bản , ra đời cách đây khoảng 1.200 năm cùng với sự hình thành của giai cấp quân nhân . Vào thời Edo có hơn 300 phái kiếm thuật . Một phái , Kashimashin-ryu , hiện có gần 1.000 môn sinh và cũng được dạy tại các võ đường nước ngoài . Nhiều phái đã biến mất . Luật pháp Nhật Bản cấm giữ kiếm làm vũ khí , vì thế người ta dùng gỗ sồi hoặc tre để làm những thanh kiếm dài 1m để luyện tập . Một số kiếm tre được bọc bằng da .
  11. 12. Sojutsu (Thuật Dùng Giáo) Giáo là một vũ khí chiến đấu chủ yếu tại Nhật cho đến khi súng được phổ biến vào nửa sau của thời kỳ Nội chiến . Giáo được dùng để đâm , đánh và phang ngang . Như kiếm thuật , thuật sử dụng giáo là một kỹ năng mà các võ sĩ Samurai phải luyện tập . Sojutsu vẫn còn tồn tại với các trường phái như Hozoin-ryu , Saburi- ryu , Kashimashin-ryu và Katorishindo-ryu . Loại giáo tùy theo mỗi trường phái - ví dụ như giáo của phái Kashimashin-ryu là một ngọn giáo giả làm bằng gỗ sồi trắng dài khoảng 225cm , có mũi bằng vải . 13. Bojutsu (Thuật Dùng Gậy) Gậy - một số bằng gỗ sồi , một số bọc sắt hoặc hoàn toàn bằng sắt - được dùng làm vũ khí tại Nhật Bản khoảng năm 1150 . Vào thời Edo , các võ sĩ Samurai anh gác các thành trì và lính giữ anh ninh trật tự tại các thị tứ dùng gậy gỗ sồi dài khoảng 180 cm . Nông dân dùng gậy để tự vệ . Ngày nay Bojutsu vẫn có một số trường phái luyện tập , nhưng không phổ biến bằng Jojutsu ( Múa Gậy ) , môn võ thuật dùng một vũ khí khá tương tự .
  12. 14. Jujutsu (Nhu thuật) Còn được gọi là Taijutsu ( Thể thuật ) , Koppojutsu ( Cốt Pháp Thuật ) và Yawara ( Nhu thuật ) . Tấn công nhưng không dùng vũ khí mà chỉ dùng chính thân thể của mình . Võ sĩ dùng một số kỹ thuật tấn công , nhất là các thao tác tay chân như đấm , đá , đánh , ném , vặn , chẹt và đè . Cũng có những kỹ thuật phòng vệ trước một đối thủ có vũ trang . Vào thời Edo , cả cá võ sĩ Samurai được vũ trang cũng như tầng lớp không được phép võ trang khác đều luyện tập Jujutsu . Sau cuộc canh tân Minh Trị , Jujutsu tiến hóa thành Nhu đạo , Nippon Kempo , Hiệp khí đạo và những môn võ thuật khác , còn chính nó thì gần như biến mất . nhưng ngày nay , môn võ này vẫn còn được lưu truyền nhờ một số trường phái luyện tập võ cổ truyền . 15. Kusarigamajutsu (Xích Liềm Thuật) Kusarigama ( Một cái liềm có xích ) là một võ khí Nhật Bản độc đáo phát sinh từ nông nghiệp . Hình dạng liềm khác nhau theo từng trường phái . Loại hình phổ biến mất là một chiêc liềm hai lưỡi có một dây xích dài 2-5 mét ở cán . Đầu kia
  13. của sợi xích có một cục sắt có thể dùng vung ra để triệt hạ đối phương hoặc đánh rớt thanh kiếm của y . Lưỡi liềm dùng để tấn công . Ngày nay người ta dùng dụng cụ có hình dạng giống như chiếc Kusarigama để tập các thế võ Kata cổ truyền . Ngoại trừ một số người say mê môn này , những người từ những bộ môn võ thuật khác như kiếm thuật , nhu thuật , và thuật dùng gậy , môn xích liềm thuật ít còn ai quan tâm . 16. Jittejutsu Jitte là một cây sắt dài 24 đến 90 cm , có một cái móc cong . Cái móc này được dùng khi phòng thủ để móc rớt thanh kiếm của đối phương và khi tấn công để đâm , đánh và đè . Thoạt đầu người ta làm ra nó để đạp vỡ nón sắt của kẻ địch và được các võ sĩ Samurai mang theo trên người khi họ đi bắt phạm nhân . hiện nay vẫn còn một số trường phái như Ikkaku-ryu Jitte , nhưng không còn mấy người theo .
  14. Các chuyển động thân thể độc đáo của võ thuật Phỏng vấn Kono Yoshinori , nhà nghiên cứu võ thuật Y phục cổ truyền Nhật Bản thật ra chỉ là những mảnh vải hình chữ nhật may lại với nhau , rồi quấn quanh người và buộc chặt lại bằng những sợi dây và một đai Obi . Để khỏi làm cho những mảnh vải này xổ ra , người ta tránh cử động nhiều . Việc tránh nhiều cử động thân thể này đã trở thành nền tảng cho các chuyển động trong võ thuật Nhật . Điều này cũng giúp chúng ta hiểu tại sao trước đây người Nhật không đánh tay nhiều khi họ đi . Trong các môn thể thao hiện đại và đánh vật , cơ thể con người bị vặn xoắn dữ dội , chỉ có một phần thân thể - có lẽ là cặp chân , eo hoặc vai , vì được dùng làm một thứ điểm tựa - là còn được an vị . Trong võ thuật Nhật , cơ thể chuyển động một cách khác hẳn , gần giống như một đàn cá khi chúng đột nhiên chao mình đổi hướng . Một võ sĩ cử động bàn tay , cánh tay , lưng , hông , chân - hầu như mọi bộ phận cơ thể - bằng một động tác duy nhất và chớp nhoáng . Chính động tác chao mình duy nhất và chớp nhoáng này đã giúp chúng ta đánh ngã một đối thủ to lớn và khỏe hơn , trước khi y có thể lợi dụng sức mạnh áp đảo của y . Khi đứng , mọi chuyển động mà chúng ta tạo ra đều nhằm giúp chúng ta đứng vững trên hai chân . Vì vậy , nếu ta có thể chuyển động theo một hướng khó tiên đoán , và nếu hành động của ta nhanh hơn phảnứng của đối phương , ta có thể khống chế hắn , dù ta không được mạnh lắm . Để làm chủ cái năng lực nhanh nhẹn này , chúng ta tập kiếm thuật , bạt đao thuật , thể thuật , gậy thuật , phi tiêu thuật và những môn võ thuật Nhật Bản khác . Thú vị thay , những động tác cổ xưa này hiện đang được những con người hiện đại nghiên cứu tập luyện để giành thắng lợi trong những môn thể thao hiện đại như golf hay tennis.