Karatedo và các hệ phái chính

pdf 7 trang ngocly 1890
Bạn đang xem tài liệu "Karatedo và các hệ phái chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkaratedo_va_cac_he_phai_chinh.pdf

Nội dung text: Karatedo và các hệ phái chính

  1. Karatedo và các hệ phái chính Vào đầu thế kỷ 20 (năm 1916), Gichin Funakoshi – Người đã Hiện đại hoá Karatedo (Học trò của Tổ sư Yasutsune Itosu) từ Okinawa về Nhật Bản truyền bá môn Karatedo hiện đại. Tháng 5 – 1922, tại trung tâm Thể dục thể thao Tokyo, Gichin Funakoshi đã giới thiệu và biểu diễn môn võ này. Sau đó, Ông ngiữ chức Chủ tịch Hội võ thuật Cấp tiến Xã hội Okinawa (Okinawa – Shobukai). Đến năm 1929, Gichin Funakoshi đã thay đổi các từ tượng hình để viết chữ “Không” theo nghĩa “Hư vô” nhấn mạnh tính không của vạn pháp dựa theo nguyên lý “Vô hành, vô tâm, tâm vô trú xứ” và lấy tên là Karatedo (Không Thủ Đạo). Funakoshi cũng hệ thống lại môn võ này thành ba phần chính là : - Kỹ thuật căn bản (Kihon Kititsu) - Quyền (Kata) - Đối luyện (Kumite) Và được các hệ phái khác ủng hộ, thời kỳ này gọi là Shin Karatedo (Tân Không Thủ Đạo). Cũng ở thời gian này, các câu lạc bộ được thành lập trong các trường Đại học Hoàng gia ở Tokyo, Shoka, Takusoku Năm 1930, Kenwa Mabuni (Chưởng môn Hệ phái Shito Ryu) và Chojun Miyagi
  2. (Chưởng môn Hệ phái Goju Ryu) cũng đã thành lập nhiều Câu lạc bộ Karatedo lớn ở Osaka. Ảnh các võ sĩ Karate ngày xưa cởi trần biểu diễn và thi đấu. Đến năm 1935, Gichin Funakoshi biên soạn và xuất bản cuốn sách “Karatedo Kyohan” tạo bước phát triển vững chắc trong làng võ thuật Nhật Bản. Năm 1936, Gichin Funakoshi đã thành lập Hệ phái Shotokan Ryu (Tùng Đào Quán Lưu).
  3. Sau này, Hironiri Ohtsuka cũng thành lập Hệ phái Wado Ryu (Hòa Đạo Lưu). Bốn hệ phái chính này có một số nét đặc trưng phòng ngự như sau: 1. Hệ phái Shotokan Ryu (Tùng Đào Quán Lưu) “Đòn đỡ cũng là đòn tấn công dưới sự bộc phát của cường lực (Kime) cao nhất” . a) Sức mạnh: Tốc độ càng nhanh thì sức càng mạnh, cường lực càng dũng mãnh mới xuyên phá được mục tiêu như khi luyện công phá. Bạn phải tập trung sức mạnh bàn tay (hoặc chân) và khi va chạm phải xuyên suốt bất kỳ vật cản nào mới mang lại hiệu quả. Trong đối kháng hiện đại, khi một đòn đấm thuận vào trung tâm cơ thể đối phương, bạn dùng bàn chân trước để xoay mũi chân sau về trước, tay cùng chiều với chân đấm ra chuyển thân mình thành tấn trước, vai nghiêng 450 khi chân chạm đất trước mặt. Hiệu quả của nó là ở cường lực xuyên phá. Trong đối kháng truyền thống, lúc đối phương đang lao nhanh vào tấn công bạn là thời điểm bạn sử dụng sức mạnh tối đa, chỉ cần một kỹ thuật đá ngang (Yoko geri) cho hai lực nghịch cộng lại sẽ có hiệu quả tốt. Đỡ bằng nắm đấm (Ken) để ngăn chặn đòn tấn công của đối phương trực tiếp là lấy sức mạnh để phá vỡ sức mạnh. b) Tốc độ: Đỡ nhanh nhẹn, nhu nhuyễn. Nó thuần về kỹ thuật tay mở (Sho), không va chạm trực tiếp, để linh hoạt dự bị cho những kỹ thuật phản công ngay sau khi đỡ. Đồng thời, bạn phải phối hợp tốt di chuyển thân pháp nhanh nhẹn để thực hiện kỹ thuật. Những kỹ thuật căn bản nhưng được tập luyện thường xuyên như: Jodan age uke, Chudan uchi uke, Gedan Barai để được chuẩn xác phương hướng, phát lực hiệu quả. Sau đó, bạn tăng tốc độ, di chuyển theo đòn tấn công của đối phương. Những kỹ thuật này được biến thế qua kỹ thuật tay mở. Dạng này cũng được áp dụng trong các quyền thức các bài quyền nhập môn chủ yếu là nắm tay. Khi quá trình
  4. luyện tập lâu hơn, theo trình độ tăng tiến, bàn tay mở sẽ áp dụng nhiều hơn. Đòn đỡ của Shotokan Ryu là Tốc độ + Sức mạnh = Kime. 2. Hệ phái Wado Ryu (Hòa Đạo Lưu) “ Đòn đỡ cũng là điều kiện để tấn công”. Đòn đỡ luôn là động tác dự bị tấn công, nó sẽ không thực hiện nếu không nhằm mục đích tấn công. Đòn đỡ muốn có hiệu quả phải trên cơ sở đòn tấn công của đối phương nương theo chiều tấn công, không cản lại bằng những kỹ thuật Nagashi (dòng chảy), Inashi (đã qua) và Nori (cưỡi) để làm giảm lực tấn công của đối phương. Khi đỡ đòn, kỹ thuật rất đa dạng, nhiều bộ vị trên cơ thể được sử dụng triệt để, tiến thoái xoay chuyển được chia đều cho toàn thân để nương một cực nhỏ chống đối lại cực lớn với phương pháp “Tam vị nhất thể” (3 trong 1). Ví dụ: đối phương tấn công một đòn đấm vào mặt, bạn sẽ nương theo đòn ấy chia đều khoảng cách cho các kỹ pháp: chuyển vị tức là thay đổi vị trí chân, chuyển thể tức là xoay chuyển toàn thân bằng hông và chuyển kỹ tức là làm biến đổi kỹ pháp. Nếu được vậy, bạn sẽ không chỉ vận dụng nhiều kỹ thuật ở đôi tay mà là của kỹ thuật toàn thân. Trong tập luyện, bạn luôn ý thức ”Phòng ngự là tấn công và tấn công cũng là phòng ngự”, không sử dụng kỹ thuật đơn điệu mà phải sáng tạo. 3. Hệ phái Shito Ryu (Mịch Đông Lưu) “Quán tưởng (nhìn thấy) đối phương để có kỹ thuật phù hợp”. Hệ phái này chú trọng các động tác nhanh nhẹn,tư thế đối kháng với tấn cao di động hữu hiệu, ít sử dụng lực, không cứng nhắc nguyên tắc mà sáng tạo phù hợp theo thể tạng mỗi người. Quan điểm của Hệ phái Shito Ryu theo phương châm: a) Rakka (Cánh hoa rơi): Đón đỡ đòn tấn công của đối phương đến như hứng đỡ
  5. cánh hoa đang rơi xuống mặt đất. b) Ryusui (Dòng chảy): Khi đỡ đòn tấn công của đối phương, ta phải nương theo lực đánh của họ như dòng nước chảy chứ không đỡ trực tiếp. c) Ten-i (Hoán vị): Đòn tấn công của đối phương đến, chúng ta di chuyển thích hợp theo một trong tám hướng với đòn tấn công đó. d) Kussin (Ẩn thân): Đòn tấn công của đối phương đến, chúng ta hóa giải bằng cách co duỗi thân thể, tạo khoảng cách an toàn mà đòn tấn công không thể va chạm được, ngay sau đó trở về vị trí cũ để phản công. e) Hangeki (Phản kích): Phòng ngự và tấn công là một (Công phòng nhất thể), các bạn hóa giải được từ dự đoán được đòn tấn công của đối phương và phản công ngay cử động đầu tiên. Tất cả phương pháp hóa giải của Hệ phái Shito Ryu được tập luyện từ kỹ thuật căn bản đến quyền thức, luôn ước lượng tốc độ, sức mạnh đối phương để áp dụng kỹ thuật có lợi thế cho ta. Nếu bạn cảm thấy tình huống khoảng cách không có lực, hãy áp dụng “Cánh hoa rơi”. Bạn hãy luôn soi rọi, tìm kiếm kẻ hở của đối phương để có kỹ thuật phù hợp. 4. Hệ phái Okinawa Goju Ryu (Cương Nhu Lưu) Quan niệm của hệ phái này là “Chuyển động tròn” tức ứng dụng trong phòng ngự hoặc tấn công muốn có hiệu quả tốt, phải xoay chuyển liên động của các thành phần thân thể: hông, vai, cánh tay, chân v.v Để hóa giải, bạn ứng dụng quán tính Moment (↑↔↓M=F. d ) vào kỹ thuật để lực mạnh nhất phát sinh vào giai đoạn giữa, khi lực va chạm đến sẽ bị triệt tiêu. Trong Goju Ryu, kỹ thuật được ước lượng tốc độ và sức mạnh, những sức mạnh không có lợi sẽ bị loại bỏ dần, kết hợp với các kỹ thuật nhu để cương nhu được nhuần nhuyển tạo ra sức mạnh tối đa. Hệ phái này chú trọng những điểm nhấn về các động tác nhanh-chậm-thả lỏng kết hợp sự điều khí hít thở cơ bụng, các kỹ thuật ngắn gọn, chặt chẽ. Phương pháp tập
  6. luyện có 3 cách: a) Luyện kỹ thuật Hachisabaki (Tám tám): Cánh tay xoay chuyển theo hình số 8 tạo sự linh hoạt cho chân và hông. Phương pháp di chuyển 4 phương hướng chính 900 và 4 hướng chếch 450. b) Kakie (Quái thủ): Tạo sự niêm dính của hai cánh tay. c) Sanchin (Tam chiến): Bài quyền giúp tấn pháp kiên cố để phát triển toàn diện. Trang phục của một võ sĩ Karate ngày nay
  7. Karatedo có trên một trăm hệ phái, mặc dù có rất nhiều hệ phái khác nhau nhưng tất cả đều theo một hệ thống võ thuật thế giới. Đến năm 1940, Karatedo được tôn vinh ở Nhật Bản, trở thành bộ môn tiêu biểu nhất trong làng võ thuật nước này, rất nhiều trường Trung, Đại học đã thành lập Câu lạc bộ riêng. Karatedo không những được giới trẻ yêu thích để phát triển thân thể cường tráng, giáo dục tinh thần và thể chất mà còn đến với giới trung niên, các em thiếu niên như một phương cách gìn giữ sức khỏe. Môn võ này cũng rất tiện ích cho người phụ nữ nào muốn có một thân hình thon thả và để tự vệ khi cần thiết. Cũng vào năm này, thầy Choji Suzuki (Tổ sư của Karatedo Việt Nam) – Thuộc Hệ phái Takeno Uchi Ryu (Trúc Chi Nội lưu) của dòng thiền Soto (Tào Động) ở Nagasaki truyền thụ với mục đích “làm giàu tri thức, giàu ứng xử và giúp người là giúp mình”. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc vào năm 1945, thầy tình nguyện ở lại Việt Nam dạy những bài võ Karatedo truyền thống đầu tiên mang tính chiến đấu thực dụng cho bộ đội, tự vệ ở Liên khu bốn, sau đó chuyển công tác về Liên khu V