Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội - Nguyễn Phú Phong

pdf 86 trang ngocly 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội - Nguyễn Phú Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_chu_viet_ngon_ngu_va_xa_hoi_nguyen_phu_phong.pdf

Nội dung text: Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội - Nguyễn Phú Phong

  1. Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội
  2. Việt Nam Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội GS Nguyễn Phú Phong Mục Lục Nhập đề Phần I - Chữ Nôm và chữ quốc ngữ thời cộng cư Chương 1: Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết tiếng Việt Chương 2 : Nghiên cứu tiếng Việt trước Pháp thuộc Chương 3 : Tranh luận về việc áp dụng chữ quốc ngữ Phần II- Sự phát triển của (chữ) quốc ngữ Chương 4 : Ảnh hưởng của văn học Pháp Chương 5 : Sự bành trướng của chữ quốc ngữ từ Nam ra Bắc Chương 6 : Quốc ngữ và giáo dục thời Pháp thuộc Chương 7 : Quốc ngữ và sự phát triển của tiểu thuyết Chương 8 : Quốc ngữ trong chương trình tiểu học Kết luận Thư mục 1
  3. Phần I Chữ nôm và chữ quốc ngữ: thời cộng cư Thời kỳ cộng cư của chữ nôm và chữ quốc ngữ bắt đầu từ giữa thế kỷ 17, khi chữ viết theo mẫu tự La Tinh mới xuất hiện, cho đến cuối thế kỷ 19, khi Việt Nam đã bị đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp. Phần I nhằm khai triển những điểm sau đây: - Chương 1 : Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết, nôm và quốc ngữ. Chương này nhắm vào kỹ thuật cấu tạo chữ nôm và chữ quốc ngữ. - Chương 2 : Tình hình nghiên cứu tiếng Việt trước Pháp thuộc qua tập An Nam Dịch Ngữ đời Minh và qua ba cuốn từ điển : của Alexandre de Rhodes thế kỷ 17; của Pierre Pigneaux thế kỷ 18; và của Jean Louis Taberd thế kỷ 19. - Chương 3 : Tranh luận về việc áp dụng chữ quốc ngữ để viết Việt thông qua quan điểm của một số quan chức cao cấp trong bộ máy chính quyền thuộc địa Pháp 2
  4. Chương 1 Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết tiếng Việt Như chúng ta đã biết, để ghi tiếng Việt chúng ta có hai thứ chữ viết, chữ nôm và chữ quốc ngữ : - chữ nôm là chữ viết được hình thành dựa theo chữ Hán, hiện nay đã hết dùng. - chữ quốc ngữ hiện đang dùng được xây dựng theo mẫu tự La- tinh. Cái tên quốc ngữ dùng để gọi thứ chữ viết này nghe không được chính lắm. Qua tên gọi và qua loại chữ, chúng ta đã thấy ló dạng cái quan hệ không đơn giản giữa một bên là chữ viết và lịch sử, và bên kia là giữa chữ viết và ngôn ngữ. Vì thế, để thông hiểu được tình hình chữ viết Việt Nam, trước hết phải làm một cuộc hiệu chỉnh về cái quan hệ nước đôi này. Cuộc chiếm đóng Việt Nam của Trung Quốc kéo dài 1000 năm, chấm dứt ở thế kỷ 10 ; nước Việt Nam được giải phóng trở thành một quốc gia độc lập, cần đến một chữ viết để ghi lại tiếng nói của dân tộc mình. Không có một dấu tích nào thật chính xác về thời điểm phát xuất chữ nôm, nhưng ngữ âm lịch sử và những bước đầu của văn học tiếng Việt cho phép ta đoán định là chữ nôm có thể xuất hiện vào khoảng thế kỷ 12-13. Từ thế kỷ 17, Âu Châu đã chú ý đến Việt Nam trên mặt văn hoá, bằng cớ là cuốn Dictionarium annamiticum, lusitanum et latinum (Từ điển Việt-Bồ-La), Romae, đã được xuất bản từ năm 1651. Tác giả là Alexandro de Rhodes, một giáo sĩ dòng tên quê ở Provence, đã có mặt ở Việt Nam từ 1624. Với cuốn Dictionarium, có thể nói là chữ viết 3
  5. tiếng Việt theo mẫu tự La-Tinh đã ra đời. Nhưng mà sự ra đời một thứ chữ viết sẽ chỉ là một sự kiện không quan trọng, không ai chú ý dến, nếu nó không trở thành một thiết chế, được áp đặt do một quyền lực chính trị, và được nhìn nhận như vậy do các người sử dụng. Ðó chính là điều mà chữ nôm không bao giờ đạt đến, vì chữ nôm chưa bao giờ được nhìn nhận như là một thiết chế, một chữ viết chính thức của Việt Nam, có lẽ ngoại trừ hai khoảng thời gian trị vì ngắn ngủi của nhà Hồ (1400-1407) và của nhà Nguyễn Tây Sơn (1788-1802). Về phần chữ quốc ngữ, thì từ lúc cấu tạo vào giữa thế kỷ 17 cho đến khi đem áp dụng một cách tác động vào giữa thế kỷ 19, nghĩa là trong suốt hai thế kỷ, thứ chữ viết này chỉ đưọc biết đến và sử dụng bởi một nhóm người theo Ky Tô giáo ; chữ quốc ngữ trước tiên là công cụ phục vụ cho các giáo sĩ trong việc truyền bá đạo chúa. Phải chờ đến khi nước Pháp chiếm đóng quân sự miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1859 thì chữ quốc ngữ mới ra khỏi cái khung cảnh nhỏ hẹp của ngưòi công giáo để được đem ra phổ biến vào quần chúng ở các vùng do Pháp quản trị. Từ đó thứ chữ viết theo mẫu tự La-Tinh trở thành một tay phụ trợ quí báu trong guồng máy cai trị của Pháp ở Việt Nam. Cuộc chinh phục Việt Nam của Pháp càng ngày càng toả rộng ra thì sự áp dụng chữ quốc ngữ càng ngày càng lan lớn. Ban đầu các nhà nho yêu nước Việt Nam chống sự truyền bá chữ quốc ngữ, nhưng bắt đầu thế kỷ 20, người Việt Nam trở nên đồng tình, hô hào học chữ quốc ngữ, khi thấy cái lợi của một sự thay đổi chữ viết như thế. Hình I dưới đây tóm tắt tình hình chữ viết ở Việt Nam : Nhìn vào hình I, tự nhiên một câu hỏi được nêu lên : Vậy thì trước quốc ngữ, chữ viết chính thức của Việt Nam là thứ chữ gì ? Xin đáp : 4
  6. Ðó là chữ viết của Trung Quốc mà người Việt thường gọi là chữ Hán. Ðúng như vậy, dù là sau khi giành được độc lập ở thế kỹ 10 và cho mãi đến đệ nhị thập niên của thế kỷ 20, các triều đại vua chúa trị vì Việt Nam đều sử dụng chữ Hán như chữ viết chính thức trong công cuộc ghi chép sử sách, văn từ hành chánh và trong thi cử. Như vậy chữ Hán mặc nhiên được xem như phưong tiện diễn đạt nếu không bắt buộc thì cũng là thích đáng được trọng dụng trong giởi trí thức, nhà nho. Nhưng có một điều thường hay lầm lẫn là danh từ chữ Hán không phải chỉ đến một thứ chữ viết mà thôi, mà còn chỉ đến đến một ngôn ngữ, tiếng Trung Quốc. Chữ Hán, có khi cũng gọi là Hán-Việt, thì đúng là Hán trên mặt chữ viết, cú pháp, và ngữ nghĩa. Chỉ có cách đọc là Việt hoá. Ðiều này chỉ đúng nếu ta đặt mình vào thế kỷ 20. Nhưng điều này không còn đúng nữa nếu ta ngược thời gian lên đến thế kỷ 9, đến thời kỳ mà từ ngữ tiếng Trung Quốc nhập hàng loạt vào tiếng Việt. Ðúng vậy, ở thời kỳ này quả không có một sự khác biệt nào giữa tiếng Trung Quốc và chữ Hán vì lúc ấy chữ Hán được dùng như một sinh ngữ trong một nước Việt Nam còn bị Trung Quốc chiếm đóng. Danh từ chữ Hán, hiểu như Hán-Việt, nghĩa là như tiếng Trung Quốc phát âm theo Việt Nam, chỉ được hình thành thật lâu sau khi quân đội chiếm đóng Trung Quốc bị đánh bật khỏi Việt Nam, dù sao cũng khá lâu để tiếng Trung Quốc ở nước Việt Nam, bấy giờ bị tách khỏi nước gốc, phải chịu những biến đổi ngữ âm đặc thù của tiếng Việt. Ðó là cái nghĩa nước đôi của từ Hán-Việt, của chữ Hán. Như là một ngôn ngữ, chữ Hán chỉ đến một tử ngữ, dùng để viết hơn là để nói, việc này góp phần không ít vào huyền thuyết chữ viết ghi ý của chữ Hán. Dưới đây là quan hệ ngôn ngữ/chữ viết được minh hoạ bằng hình : 5
  7. Thời kỳ T ghi trên hình 2, kéo dài từ buổi khởi đầu của cuộc chinh phục Pháp đến khi bộ máy hành chánh Pháp khởi sự hoạt động toàn diện trên lãnh thổ Việt Nam là thời kỳ có hai quyền lực chính trị và hành chánh đi song song : một bên là chính quyền Pháp, bên kia là chính quyền bản xứ do nhà Nguyễn. Tình trạng này đưa đến hai thứ chữ viết chính thức cùng cộng cư nhưng cùng cạnh tranh : chữ quốc ngữ phía chính quyền Pháp, chữ Hán phía triều đình Huế. Khỏi nói là khi mà quyền lực của triều đình Huế giảm đi và nhường bước trước chính quyền thuộc địa, thì chữ Hán cũng theo đà đó lép dần trước chữ Pháp, trước khi bị chữ Pháp thay thế. Việc chữ Hán bị đánh bật ra khỏi vùng hoạt động của các giới chức trách quan trường không chỉ là một sự thất thế của một chữ viết ; đó cũng là một sự thay thế quan trọng, tiếng Pháp bây giờ chiếm địa vị của tiếng Trung Quốc. Và với chữ viết, nước Việt Nam đi từ vùng ảnh hưởng Hán (sinophonie) vào vùng ảnh hưởng Pháp (francophonie). I. Hình thành chữ nôm Chữ nôm có những điểm khá giống với người mẫu của nó là chữ Hán, trong quan hệ ngôn ngữ/chữ viết. Mỗi một chữ nôm tương ứng với một đơn vị chữ viết tách biệt, một đơn vị ngữ nghĩa tối thiểu và một đoạn âm thanh bằng một âm tiết. Ta có thể phân biệt chữ nôm thành hai loại lớn : loại chữ đơn và loại chữ kép. I.1. Chữ đơn Sau khi những kẻ xâm lăng phương Bắc rời khỏi Việt Nam thì nhu cầu ghi chép những tiếng đặc Việt đã khiến người Việt Nam mượn ở văn tự Trung Quốc những chữ Hán phát âm in hệt hoặc gần giống. Ở giai đoạn này, khó mà nói là đã có việc sáng tạo chữ viết. Cách thức vay mượn này, gọi là giả tá đã có nói đến trong sách lục thư , một cổ thư Trung Quốc phân chia Hán tự theo sáu nguyên tắc cấu thành. Dưới đây chúng tôi đua ra một số ví dụ về phép giả tá. I.1.1. Phiên viết theo đồng âm Không có một sự khác biệt nào giữa âm đọc Hán và âm đọc Việt cùng một chữ. Chỉ có nghĩa là khác thôi: 6
  8. Chữ viết Âm đọc Nghĩa : Hán Việt tốt lính tử tế bán nửa đổi vật lấy tiền I.1.2. Phiên viết theo cận âm Ta sử dụng một chữ Hán vì chữ này có âm gần giống một từ Việt để ghi từ này. Chữ viết đọc Hán đọc Việt cấp khớp triệu trẹo mãi mấy Ta thấy là sự khác biệt về phát âm giữa Hán-Việt và Việt trong những ví dụ đưa ra có thể xuất phát từ phụ âm đầu cũng như từ âm cuối hay/và thanh điệu. Nhưng trong phưong thức phiên viết theo cận âm này, chúng ta chỉ dựa một cách không chính xác vào ngữ âm, chứ không vào ngữ nghĩa, nên loại chữ viết này là nguồn gốc của nhiều sai lầm nếu phải đọc riêng từng chữ. Thứ chữ này phải đọc theo văn cảnh, và trong lắm trường hợp biến thiên tuỳ theo tác giả, nhiều khi cùng một tác giả nhưng lại thay đổi tuỳ theo kỳ xuất bản. Như chữ đọc là nữ theo Hán-Việt, có thể đọc nôm tuỳ theo văn cảnh là nớ, nợ, nữa, nỡ. I.1.3. Phiên dịch trực tiếp Theo phương thức này thì ta mượn một chữ Hán để biến thành một chữ nôm vì nghĩa của nó mà thôi. Như vậy chữ Hán đưọc mượn này đọc theo âm của từ Việt tương ứng về ngữ nghĩa với từ Hán. Sự vay mưọn là nhắm vào tự dạng và nghĩa chứ không đếm xỉa gì đến ngữ âm. Phương thức này rất ít dùng. Ta có thể đua ra ví dụ chữ đọc bầy theo tiếng Việt nhưng đọc quần theo Hán-Việt. Trường hợp chữ cần phải phân biệt với loại chữ kiểu như , chữ này có thể đọc theo hai âm khác nhau, (a) vị và (b) mùi;vị thường được xem là Hán-Việt còn mùi là Việt. Trái với hai âm bầy và quần của chữ không có một quan hệ ngữ âm nào,vị và mùi thì lại phản ánh hai cách phát âm của cùng một chữ ở vào hai thời điểm khác nhau, mùi là cách đọc ở thế kỷ 6, biến chuyển thành vị vào thế kỷ 9 ; sự biến chuyển ngữ âm này đã được khảo cứu và xác định hẳn hoi. Chữ với 7
  9. âm đọc mùi là một từ vay mượn toàn diện đã bắt rễ trong tiếng Việt hàng ngày từ một thời xa xưa, và tuân theo cú pháp tiếng Việt đến mức mà nguồn gốc Hán của nó bây giờ khó mà nhìn ra đuợc. I.2. Chữ kép Với loại chữ kép chúngta mới thực sự đi vào lĩnh vực sáng tạo chữ viết về phần Việt Nam, sự sáng tạo này dù sao cũng nương theo những nguyên tắc lớn của sách lục thư, nhất là phép hình thanh và phép hội ý. I.2.1. Chữ ghép theo phép hình thanh Ðược tạo bằng cách ghép một yếu tố âm với một yếu tố nghĩa, các chữ nôm hình thanh có thể chia ra làm hai nhóm tuỳ theo những yếu tố thành phần là toàn Hán hay một trong hai yếu tố là nôm. a) Hai yếu tố thành phần là Hán Trước hết xin lưu ý rằng vị trí của yếu tố âm trong các chữ là không cố định : bên mặt trong (1), bên trái trong (2), ở trên trong (3), và ở dưới trong (4). Có thể là tính bất cố định về vị trí này xuất phát từ một nguyên do thiên về thẩm mỹ, tính cân đối của chữ viết : mỗi một chữ phải nằm gọn trong một khung vuông lý tưởng. Ðừng quên rằng viết chữ Hán ở Trung Quốc được đưa lên thành một nghệ thuật lớn nhằm khai thác và diễn tả cái đẹp thị giác của những chữ khối vuông. Tiếp đến, hãy ghi nhận rằng ngoại trừ ví dụ (1) mà yếu tố nghĩa là một bộ Hán tự truyền thống, còn các ví dụ khác lại có phần chỉ nghĩa là một chữ Hán toàn diện dùng để nói lên cái nghĩa chính của chữ nôm kép thay vì gợi ra một nghĩa bao quát haymột trường ngữ nghĩa như trường hợp của các bộ thủ trong chữ Hán. Hai ví dụ (5) và (6) giúp ta sáng tỏ vấn đề. Hai ví dụ này chắc là được cấu tạo thành hai giai đoạn : (5) 8
  10. thoạt tiên là một chữ vay mượn toàn diện, cả ngữ nghĩa, tự dạng và ngữ âm dưới dạng đơn là đại trong khi đó (6), tay khởi đầu chỉ được phiên viết bằng thành phần âm là tây. Việc ghép thêm về sau các yếu tố nghĩa tương ứng thế và thủ là cần thiết để tránh đọc lầm. Những minh hoạ trên đây giúp ta thấy ra cái khác biệt khá lớn và khá đặc thù giữa các bộ thủ trong Hán ngữ và thành phần nghĩa trong một số chữ nôm, giúp ta biết con đường dò dẫm của những người sáng tạo chữ nôm, và đưa ra bằng cớ hiển nhiên về sự hiện hữu của những lớp chữ nôm được cấu tạo ở nhiều thời kỳ khác nhau được chồng chất lên nhau. b) Thành phần âm là nôm Ví dụ sau đây giải rõ kiểu chữ viết này : bún được phân tích ra làm yếu tố nghĩa là mễ, một trong những bộ thủ truyền thống của Hán tự, và yếu tố âm là bốn ; yếu tố âm này lại là một chữ nôm mà giá trị ngữ âm chỉ đạt đưọc sau khi tra cứu để thấy rằng đó là một chữ gồm phần nghĩa là "bốn" và phần âm là bổn. Quá trình giải mã chữ bún có thể tóm lược như sau: Ta thấy ngay thay vì chữ ta có thể đề nghị chữ , viết bằng chữ sau tiết kiệm được một giai đoạn, giai đoạn 2, trong cuộc giải mã. Một lần nữa, qua ví dụ trên, chữ nôm cho ta cái cảm tưởng là một chữ viết có tính ứng tác hơn là một chữ viết được cấu tạo theo qui luật chặt chẽ. I.2.2. Chữ ghép theo phép hội ý Ví dụ thường nêu ra làm tiêu biểu cho kiểu chữ này là chữ trời. Các yếu tố thành phần và mà đọc theo Hán-Việt là thiên và thượng thì hiển nhiên là những yếu tố nghĩa chứ không phải âm. Chữ nôm hội ý rất ít, khoảng chừng 20 chữ ; việc này chứng tỏ rằng dù là trong một thứ chữ viết được gọi là tượng ý (idéogramme), thì yếu tố thành phần ngữ âm vẫn là căn bản và quyết định. I.3. Chữ nôm và ngôn ngữ đơn âm Chữ viết khối vuông kiểu Hán, và do đó chữ nôm, được mệnh danh là thứ chữ từ-âm tiết (word-syllabic), hình vị-âm tiết (morphosyllabique), 9
  11. v.v. Những tên gọi này ít nhiều phản ánh trung thực sự đồng đẳng giữa một bên là một đơn vị chữ viết, và bên kia là một âm tiết hay một hình vị. Nhưng việc gì sẽ xảy ra nếu hình vị không tương ứng với một âm tiết bình thường nhưng với một âm tiết hơi đặc biệt vì phụ âm đầu không phải là một âm đơn mà là một nhóm phụ âm ? Ðó là trường hợp tiếng chỉ "cái bẫy chim" mà theo tiếng Việt cổ là từ krập chuyển biến thành từ sập hay rập trong tiếng Việt ngày nay. Chữ nôm để ghi chữ krập đưa ra hai giải pháp : (i) hoặc là phải ghi nhóm phụ âm kr, và như vậy thì dùng chữ được phân tách thành cự + lập ( cự + lập= krập) ; (ii) hoặc là biến nhóm phụ âm đầu thành một âm đơn và như thế thì chỉ dùng chữ lập. (Lưu ý rằng âm r không có trong ngữ âm Hán, nên phải thay r bằng l ). Số lượng từ kép kiểu krập không nhiều nhưng loại chữ này rất quí vì đó những nhân chứng hùng hồn cho vết tích ngữ âm cổ tiếng Việt ở một thời kỳ nào đó. I.4. Một số vấn đề đọc nôm Ngoài cái khó xuất phát từ sự thay đổi ngữ âm theo thời gian mà chữ viết không phản ánh được, còn nhiều cái khó khác với những nguyên cớ khác nhau : - Có thể có sự lẫn lộn giữa một trường hợp vay mượn hoàn toàn, vừa chữ vừa nghĩa, với một vay mượn bộ phận, mượn chữ thôi. Ví như ký hiệu có hai cách đọc, theo Hán-Việt là mộc, theo Việt là mọc. Ðể tránh nhầm lẫn, và nói lên rằng chữ phải đọc theo nôm thì người ta thêm vào dấu nháy . Như thế mọc viết thành . Có một số dấu nháy khác, như , , v.v. Chức năng của dấu nháy là để tránh nhầm lẫn, nhưng khổ thay, dấu nháy không đơn ứng ví như hai dấu , cũng là hai chữ Hán đọc là khẩu và cá. - Lầm lẫn giữa một chữ nôm và một chữ Hán đồng dạng. Ví dụ chữ có thể đọc theo Hán là thản "rộng", và theo Việt là đất (nghĩa : + âm đát ). - Khó đọc do đơn giản hoá. Ví dụ chữ nôm một là xuất phát từ chữ Hán giản lược đi bộ thủy. Ví dụ một chữ nôm có thành phần âm bị giản hoá như : đất =nghĩa thổ+ yếu tố âm đơn giản hoá (< 10
  12. đát). Yếu tố viết tắt cũng có thể là yếu tố nghĩa như : trải "kinh qua", gồm thành phần nghĩa viết tắt là + âm lai. Có một số trường hợp đơn giản hóa khó chứng minh như H-V lẫm > V lắm. - Do có sự khác biệt ngữ âm giữa ngôn ngữ cho mượn và ngôn ngữ vay mượn. Một chữ Hán có thể dùng để ghi nhiều từ Việt gần âm nhưng không gần nghĩa. Ngược lại, nhiều chữ Hán đọc khác nhau nhưng gần âm lại được dùng để ghi chỉ một từ Việt. II. Sự hình thành chữ quốc ngữ Danh từ quốc ngữ, dịch từng chữ ra tiếng Việt là "nước, tiếng", nếu hiểu chính xác là "tiếng nước (nhà)" và như vậy quốc ngữ phải hiểu là "tiếng, ngôn ngữ". Thế nhưng danh từ này lại thường dùng để chỉ chữ viết tiếng Việt theo kiểu chữ cái La-Tinh. Quốc ngữ hay đúng hơn là chữ quốc ngữ là công trình của những giáo sĩ người Bồ, Ý, Pháp đã thành công trong việc chế ứng hệ chữ cái La-Tinh vào việc phiên viết tiếng Việt. Ngay từ khi khởi đầu các hoạt động truyền đạo của họ ở thế kỷ 17, các giáo sĩ đạo Ky Tô phải giải quyết một vấn đề cực kỳ khó khăn là làm sao cho dân bản sứ hiểu họ nói gì. Trước sự tồn tại song song của hai ngôn ngữ ở Việt Nam lúc bấy giờ, một ngôn ngữ của của tầng lớp trí thức, tức là tiếng Hán-Việt, được triều đình Việt Nam sử dụng và các nhà nho xem trọng và ngôn ngữ thứ hai là tiếng Việt, ngôn ngữ của toàn dân, thì các giáo sĩ đã chọn lựa tiếng Việt, vì mục đích của họ là truyền đạo cho đám quần chúng. Hơn nữa nếu dùng một ngôn ngữ mà tất cả giới bình dân đều thông hiểu thì giới trí thức cũng hiểu không khó khăn gì, nhưng ngược lại thì không đúng. Chữ viết để viết tiếng Việt thời đó là chữ nôm, một văn tự rất khó lại nhiều chữ, nên các giáo sĩ bèn tìm cách đặt ra một hệ thống ghi chép đơn giản và quen thuộc với họ để ghi tiếng Việt. Ðó là tình hình và nhu cầu khai sinh ra chữ quốc ngữ mà mục tiêu đầu tiên và chủ yếu là ghi lại âm và thanh điệu của tiếng Việt - chữ quốc ngữ chủ yếu là một chữ viết ghi âm khác với chữ nôm là thứ chữ viết dựa theo chữ Hán là chữ tượng ý (idéogramme). Dưới đây phần miêu tả chữ quốc ngữ của chúng tôi căn bản dùng bài viết của A.-G. Haudicourt nhan đề là " Origine des 11
  13. particuliarités de l'alphabet vietnamien " đăng trongBulletin Dân Việt Nam số 3, 1949, E.F.E.O. Hà Nội. Ðiều lý tưởng trong một chữ viết ghi âm như chữ quốc ngữ là đạt đến những quan hệ lưỡng-đơn ứng (bi-univoque) giữa ký hiệu và âm : một con chữ và chỉ một con chữ thôi tương ứng với một âm, và một âm luôn luôn được ghi chú do một con chữ và chỉ một con chữ thôi. Thế nhưng trong khi hệ thống âm thanh của một ngôn ngữ biến chuyển với thời gian thì chữ viết lại ổn định ; đó là nguyên do phát sinh sự khác biệt đôi khi khá lớn giữa cách phát âm của các từ trong một ngôn ngữ và ký hiệu (tức chữ viết) dùng để ghi các từ đó. Chữ quốc ngữ dưới dạng hiện nay đang dùng đã được thiết định với sự phát hành cuốn từ điển của linh mục Jean-Louis Taberd, Dictionarium anamitico-latinum, Serampore, 1838. Như vậy chữ quốc ngữ hiện sử dụng là một thứ chữ viết rất ít tuổi. Tuy thế chữ quốc ngữ vẫn chứa đựng những đặc điểm xuất phát từ những chữ viết rôman mà chữ quốc ngữ đã vay mượn. Sau đây là những chữ cái và những dấu thanh điệu mà ta thường gặp trong các sách vần Việt ngữ : Phụ âm : B C D Ð G H K L M N P Q R S T V X CH GH GI KH NG NH PH TH TR (các tín hiệu kép này tương ứng với các phụ âm đơn) Nguyên A Ă Â E Ê I Y O Ô Ơ U Ư âm : Thanh ngang(không dấu) : ta ; huyền ( ) : tà ; sắc ( ) : điệu : tá ; nặng ( ) tạ ; hỏi ( ) : tả ; ngã ( ) : tã II.1. Các phụ âm H - H đơn chiếc ở vị trí đầu chữ có giá trị ngữ âm khác H trong CH, CH, KH, NH, PH, TH. H là một âm xát thanh hầu điếc. TH, PH - Trong TH, H chỉ một sự bật hơi, và như thế thì TH là một âm tắt bật hơi. Nhưng PH chỉ là một âm xát (spirante). Cách sử dụng con chữ H không nhất quán này phải suy ra từ nguồn gốc tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Tiếng La Tinh có thời phân biệt hai dãy phụ âm tắt, vang (B, D, G)và điếc (P, T, C, Q), khác với tiếng Hy Lạp, tiếng này đưa ra 12
  14. ba dãy, vang , điếc không bật hơi và điếc bật hơi . Người La Tinh để ghi những âm điếc bật hơi đã đem H thêm vào như là cái dấu của sự bật hơi : PH, CH, TH . Nhưng với sự biến chuyển của ngữ âm Hy Lạp thì vào cuối thời cổ đại, những âm tắt đã biến thành âm xát. Do sự kiện này, các ký hiệu đã được dùng để ghi các âm tắt bật hơi, được đem ra sử dụng từ thời trung đại để chuyển chú các âm xát như PH, THvà CHtrong các ngôn ngữ Ðức. Bây giờ thì ta hiểu tại sao trong Việt ngữ, TH chỉ đến một âm tắt bật hơi của Hy Lạp cổ, còn PHlại chỉ đến một âm xát Hy Lạp hiện đại. CH - Âm tắt vòm điếc CHlà mượn ở hai tiếng Bồ Ðào Nha và Tây Ban Nha, hai tiếng này lấy ký hiệu này từ tiếng Pháp cổ, ngôn ngữ sau đã tạo ra ký hiệu CH để ghi một âm mới không có trong các iếng La Tinh cổ. K, KH, GH - Âm tắt lưỡi giữa được ghi trong chữ quốc ngữ bằng chữ C ở trước A, ( Ă, Â ), O, ( Ô, Ơ ) và U, ( Ư ), nhưng lại bằng K trước E, ( Ê ), I, ( Y ).Lý do là trong tiếng La Tinh bắt đầu từ thế kỷ thứ 4, phụ âm này đã biến thành một âm vòm trước trước E, I . Ðể tránh lầm lẫn giữa hai giá trị của C, người ta lấy chữ K dùng trong tiếng Hy Lạp và trong những ngôn ngữ Ðức, vì rằng người ta không còn khả năng dùng : (1) cả QU(E) lẫn QU(I) như trong Pháp ngữ hoặc Tây Ban ngữ ; QU đã dùng để ghi một âm môi-mạc ; (2) cả CH(E) lẫn CH(I) như trong Ý ngữ vì những lí do mà ta đã thấy ở đoạn trước. Trong những điều kiện này, ta hiểu được việc dùng KH để ghi âm xát lưỡi giữa đứng trước tất cả các nguyên âm. Việc ghi chú âm lưỡi giữa vang trước E, ( Ê ), I, (Y)đặt ra một vấn đề tương tự : vì rằng G(I)đã đại biểu cho một âm xát vòm vang trong Việt ngữ và vì người ta lại không thể dùng GU(I)để ghi một âm lợi, nên phải cầu đến cách ghi chú theo kiểu Ý là GH(E), GH(I). Tóm tắt lại là : âm lưỡi trước điếc được viết bằng Ctrước A, Ă, Â, O, Ô, Ơ, U, Ư ; bằng K trước E, Ê, I , Y ; bằng Q nếu nó là một âm môi hoá, nghĩa là Q tiếp sau có U. Mặt khác, âm lưỡi trước vang được ghi bằng GHtrước E, Ê, I, Y; bằng G trước tất cả các nguyên âm khác. GI, D, Ð - Âm xát vòm vang Việt được ghi theo kiểu Ý ngữ bằng GI bởi vì cách ghi chú âm này bằng ký hiệu J trong tiếng Pháp chỉ có từ thế kỷ 17 trở đi, ở thời này J là dạng của I nếu đứng ở vị trí đầu của một tiếng : lúc bấy giờ người ta viếtjure thay cho ivre. Người ta đã dùng D để ghi âm tắt vòm trước vang mềm hoá ; việc này bắt phải thêm vào D một dấu ngang, để D viết thành Ð, Ð dùng để ghi âm tắt 13
  15. đầu lưỡi vang tương ứng với âm điếc T, và như vậy cách ghi chú này nhắc ta là có sự quan hệ thân thuộc giữa Ð và T. S, TR - Ký hiệu Sdùng để ghi âm xát răng trong tiếng Pháp, nhưng trong một địa phương vùng Basque, âm S thụt lùi để trở thành âm uốn lưỡi, nghĩa là âm đọc ở đỉnh vòm. Nhưng S với cách phát âm này có trong tiếng Việt, việc này giải thích sự có mặt của nó trong chữ quốc ngữ. Còn TR là ký hiệu ghi chú li lai (notation approximative) dành cho âm tắt uốn lưỡi tương ứng, âm này không có ở châu Âu. X- Trong phụ bản Brevis Declaratio của cuốn Dictionarium, tác giảde Rhodes có nói rõ là Xrất thường dùng và được phát âm như trong tiếng Bồ Ðào Nha, hay như SC trong tiếng Ý. Giá trị ngữ âm của chữ X trong tiếng Bồ hiện đại bắt nguồn từ trước thế kỷ 17, và nhóm con chữ SChay dùng để ghi âm trong tiếng Ý như trong trường hợp hiện nay. NH, NG(H) - Ðể chỉ rõ giá trị ngữ âm của NH, de Rhodes nói rằng " chúng ta cũng viết H sau N, ví dụ nhà, và y như gna trong tiếng Ý". Haudricourt (1949) đã nhận xét rằng " trong Pháp ngữ và Ý ngữ, âm mũi vòm trước xuất phát từ nhóm GN của La Tinh ; âm mũi này còn lưu giữ cách viết như thế trong khi ở tiếng Bồ cũng như trong tiếng provençal hay tiếng gascon, âm này lại được ghi là NHcho được tương tự với âm tắc tương ứng CH ; chính cách viết kiểu sau, tức NH, được tiếng Việt áp dụng. " Âm mũi lưỡi giữa ghi bằng ký hiệu NG có thể hiện diện ở vị trí đầu hay vị trí cuối âm tiết. De Rhodes ghi nhận rằng ở vị trí cuối " G không phát âm rõ ràng như ở vị trí đầu, đọc một cách không phân định (indistinct), dường như người ta loại bỏ đi phần -uis của chữ sanguis, chỉ còn lạisang "quí sang". " Vì là âm tương ứng với con chữ G được ghi theo tiếng Ý bởi GH trước E, ( Ê ), I, (Y) nên do đó NG trước các phụ âm này trở thành NGH. II.2. Các nguyên âm A, Ă- Nguyên âm a được ghi khác nhau trong tiếng La Tinh tuỳ theo âm lượng : a cho âm dài và ă cho âm ngắn ; ký hiệu sau được đem vào tiếng Việt. Â, Ê, Ô - Trong tiếng Pháp, dạng viết aagetrở thành âge, dấu ^ đặt trên nguyên âm cho biết đó là một nguyên âm dài. Ta cũng gặp cách dùng ký hiệu đó trong tiếng Bồ ; ở ngôn ngữ này oo trở thành ô và ee thành 14
  16. ê. Trong tiếng Bồ, ô và ê biểu diễn những nguyên âm khép hơn : ô có một giá trị trung gian giữa o và u ; ê giữa e và i. Tiếng Việt cũng có những nguyên âm cùng một giá trị, sự kiện này minh chứng việc tiếng Việt mượn các ký hiệu ở tiếng Bồ. - Các ký hiệu ơ và ư dành cho các nguyên âm dòng sau không tròn môi bắt nguồn từ các ký hiệu và . Y - Chữ này nằm trong hệ thống chữ cái Hy Lạp. Yđược mượn ở tiếng Tây Ban Nha trong đó nó thay thế i nằm giữa hai nguyên âm hay nằm ở vị trí cuối. II.3. Thanh điệu Ðể ghi hai thanh điệu trong tiếng Hy Lạp cổ, người ta đã dùng hai ký hiệu và ; thanh của những từ không có trọng âm được ghi bằng dấu . Trong các ngôn ngữ rôman, các dấu và được sử dụng để chỉ thanh điệu của câu, tương ứng với nghi vấn và tường thuật. Cái tài tình của các nhà sáng chế ra chữ quốc ngữ là đã dùng các dấu này để ghi thanh điệu của âm tiết, và việc này giải thích chỗ đặt dấu thanh đối với nguyên âm chính của âm tiết : thanh hỏi thuộc âm vực cao nằm trên còn thanh nặng thuộc âm vực thấp đặt ở dưới. III. Một số suy nghĩ đối chiếu Các chữ nôm ở thời kỳ đầu là những chữ vay mượn theo phép giả tá (mượn theo âm Hán). Như vậy các chữ nôm này là những chữ dùng để phiên âm không hơn không kém. Về sau vì số lượng đáng kể của các chữ đồng âm, hoặc gần âm một cách không chính xác, "tạo" ra theo phép giả tá, người ta phải nhờ đến yếu tố chỉ ý để hình thành chữ nôm theo phép hài thanh, nhưng yếu tố chỉ ý này cũng chỉ là một điểm tựa mỏng manh trong việc đọc ra chữ nôm. Trên mặt này, phần chỉ ý không làm đầy đủ chức năng giúp ta giải mã chữ nôm trên mặt ngữ nghĩa ; trong một chừng mực nào đó phần chỉ ý chỉ giúp ta phân biệt hai chữ nôm đồng âm bằng cách xếp chúng vào hai loại khác nhau. Như bộ nhânghép với yếu tố thành phần âm bì cho ta chữ bè với nghĩa là "bè đảng" trong khi cùng với phần âm bì mà ghép với bộ trúc thì cũng cho một chữ bè đồng âm nhưng với nghĩa là "thuyền bè". Như thế, bộ phận nghĩa không cần thiết cho chữ nôm 15
  17. bằng bộ phậm âm. Bộ phận nghĩa chỉ là một yếu tố phụ, một nét khu biệt, cho bộ phận âm và ta có thể không dùng đến ; sự không cần thiết của bộ phận nghĩa đã được chứng minh ở những chữ nôm theo phép giả tá, và nhất là ở chữ quốc ngữ. Vì tính chất thứ yếu và không cần thiết của bộ phận chỉ ý và hiệu suất kém cỏi của nó - việc này giải thích hùng hồn lý do tại sao số lượng chữ hội ý rất nhỏ - sự sử dụng yếu tố chỉ ý càng ngày càng nhiều với sự gia tăng càng ngày càng cao của chữ nôm hình thanh vào thời phát triển mạnh của chữ nôm từ thế kỷ 18 trở đi, là một giải pháp thật tốn kém. Một trở ngại khác của chữ nôm bắt nguồn từ quyết định tuyển dụng, hay đúng hơn là sự nổi trội và bảo tồn của âm tiết như là đơn vị ngữ âm tác động trong công cuộc đặt chữ viết. Do vậy, đơn vị thuộc cấu khớp thứ hai (2è articulation) theo A. Martinet hoá ra trong nôm trên bình diện đoạn tính, là không khác gì đơn vị thuộc cấu khớp thứ nhất : âm tiết là yếu tố cơ sở nhỏ nhất, cả về mặt âm lẫn nghĩa. Người Việt Nam trước khi chữ quốc ngữ được đem ra áp dụng, chưa bao giờ nghĩ đến việc phân tích âm tiết thành những thành phần nhỏ hơn : tỷ như họ đã không tính đến việc tạo ra những cái dấu để ghi thanh điệu ; thanh điệu hoàn toàn nhập vào, lẫn vào với âm tiết trong đó các thanh không có một hiện diện hình thức đặc thù nào cả. Việc sử dụng âm tiết như một đơn vị ngữ âm cơ sở bắt buộc ta phải tạo ra thật nhiều ký hiệu viết, 8187 chữ /ký hiệu theo Bảng tra chữ nôm của Viện Ngôn Ngữ Học, Hà Nội, 1976. Một hậu quả khác xuất phát từ quan niệm chữ nôm : một số ký hiệu/chữ đạt đến số nét cao khó tưởng tượng là 35, như chữ đọc rùa theo quốc ngữ. Trong lúc đó, việctrình bày và bàn luận về chữ quốc ngữ được diễn ra trên một bình diện khác, bình diện giá trị của âm vị và của những con chữ đại biểu. Phải nhìn nhận là mặc dù có những khuyết điểm nhỏ, công trình của A. de Rhodes, của những người đi trước ông, cũng như của những kẻ kế tiếp, là một thành công khoa học đáng ghi. Theo ý kiến của các nhà ngôn ngữ học thì chữ quốc ngữ là một hệ thống phiên viết mạch lạc, chặt chẽ, có giá trị về ngữ âm học. Nó đã gây ấn tượng tốt cho nhiều chuyên viên vì tri giác cao và tài khéo léo của những người phát minh. Một khi đã học hiểu - học chữ quốc ngữ chỉ cần vài ba tuần - thì chữ nào từ nào cũng đọc được đúng đắn vì trường hợp chính tả ngoại lệ có nhưng không đáng kể. Thay vì hơn 8000 chữ nôm 16
  18. kê ra trong Bảng tra chắc chắn là chưa đầy đủ của Viện Ngôn Ngữ đã nói ở trên, thì chữ quốc ngữ chỉ cần dùng vỏn vẹn có 43 ký hiệu cơ bản. Ðó là chỗ khác biệt phi thường giữa hai thứ chữ viết, một sự tiết kiệm lớn lao trong việc vận dụng trí nhớ để học chữ quốc ngữ thay vì chữ nôm, mặc dù là khi học chữ quốc ngữ không những chỉ học chữ cái mà còn phải học cách kết hợp của chúng. Người ta thường nói đến một khuyết điểm lớn của chữ quốc ngữ là chữ viết này không có khả năng phân biệt những chữ khác nghĩa nhưng đồng âm. Tỉ như từ la "con lừa" viết y như từ la "ré lên". Nhưng như vậy thì ta cũng có thể chê một văn tự như Pháp ngữ vì trong tiếng Pháp, chữ la có thể đọc như là một quán từ, nhưng cũng có thể đọc như nốt thứ 6 của một thang nhạc. Theo mô hình Hán, chữ nôm nhắm tới việc biểu thị một từ như là một tín hiệu ngôn ngữ kết hợp một hình ảnh âm thanh với một khái niệm. Nhưng trong tình hình chữ viết hiện tại, nếu hình ảnh âm thanh được hoàn toàn biểu diễn bởi tín hiệu, thì khái niệm trái lại thường được định ra không phải chỉ bằng tín hiệu thôi mà còn bằng chu cảnh ngữ đoạn, hoặc ngữ cảnh. Trong chữ quốc ngữ, chu cảnh ngữ đoạn làm công tác thay thế bộ phận nghĩa trong chữ nôm. Cho nên, để nói rõ nghĩa của một tiếng X, người ta có hai cách : lúc xưa, và theo kiểu Hán, các nhà nho viết trong lòng bàn tay cái chữ tương ứng với âm X, chữ này gồm có bộ phận chỉ ý ; hiện nay, sau khi chữ nôm đã bị lãng quên, thì ta lại giải nghĩa X bằng cách xác định rằng " đó là X trong XY " Tỉ dụ như để giải thích cho người đối thoại biết nghĩa của chữ may, ta có thể nói đó là may như may rủi, chứ không phải may trong may vá. Như vậy yếu tố Y trong XY đóng vai trò yếu tố "chỉ nghĩa" của X. Trong chức năng này, Y tốt hơn nhiều so với bộ chữ chỉ ý trong chữ nôm vì, một mặt Y phụ trợ chỉ nghĩa của X một cách rõ ràng chính xác hơn, và mặt khác số chữ Y có thể sử dụng là tương đối nhiều, và nhờ những yếu tố Y khác nhau ghép vào mà X diễn tả ra được những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau. Các nhà từ điển học Việt Nam đã sớm hiểu được cái hay, cái lợi của phương cách này, nên đã sử dụng theo hai kiểu : thụ động như là một phương tiện làm rõ nghĩa của một từ X ; hoặc tác động như phép tạo từ mới. Ví như, xuất phát từ co, ta đặt ra co khít, co cứng, co giật, co thắt, co cóp, v.v. IV. Chữ viết, ngôn ngữ, văn hoá Chúng ta đã lần lượt điểm qua những đặc tính, những ưu khuyết điểm 17
  19. của hai thứ chữ viết liên quan đến tiếng Việt. Việc loại bỏ chữ nôm để dùng chữ quốc ngữ chỉ có lợi cho tiếng Việt mà thôi. Nhưng chúng tôi thấy cần phải nhấn mạnh một điều : sự thôi dùng chữ nôm không bắt buộc phải kéo theo sự từ bỏ học tập chữ Hán, hay tiếng Trung Quốc. Ðáng tiếc là người ta hay lẫn lộn hai sự việc này. Việc đem áp dụng một cách bắt buộc, tăng tốc, chữ quốc ngữ của chính quyền Pháp ở Ðông Dương vào cuối thế kỷ 19-đầu thế kỷ 20 nhắm mục đích chính là xoá bỏ ảnh hưởng lâu đời của Trung Hoa ở Việt Nam, và thay thế vào đó một ý niệm về văn minh theo kiểu Âu Châu. Như vậy thì đó là một toan tính thay thế một nền văn hoá, một thế hệ, một lớp trí thức bút lông (các nhà nho viết bằng bút lông), bằng một nền văn hoá khác, một thế hệ khác, một lớp trí thức khác viết bằng bút thép (học sinh các trường Pháp-Việt viết bằng bút sắt hiệu sergent-major). Trong môi trường đó, chúng ta đừng lấy làm lạ là những thành công cá thể trong việc hội nhập văn hóa Tây phương đưọc đề cao, còn thành phần trí thức cũ, mặc áo dài đen, đội khăn đóng, thì lại bị đồng hoá với một nước Việt Nam lỗi thời, đóng bụi, chưa thoát ra khỏi lũy tre xanh để bước vào kỹ nguyên điện khí. Người ta thỉnh thoảng còn gặp lại hình ảnh nưóc Việt Nam ấy, nhất là vào dịp tết nguyên đán, ở các lề đường, với các cụ già có những chòm râu đáng kính, hoa tay đặt bút lông trên những tờ giấy đỏ, viết những câu đối phượng múa rồng bay. Các chữ kiểu hán nôm tưọng ý tượng hình rất thích ứng cho những dịp này, những dịp mà đồ trang hoàng vừa thuộc nghệ thuật hoa văn, vừa thuộc trí thức, nhưng cũng gợi nhắc lại hình ảnh, tình cảm của một xã hội đã đi vào quá khứ. Thứ chữ viết kiểu Hán (chữ nôm), hình ảnh của một quá khứ đã đi vào quá khứ, đó là sự việc hiển nhiên ! Nhưng di sản văn hoá thâu thập được qua mười thế kỷ đô hộ Trung quốc, mười thế kỷ độc lập tự chủ, gần một thế kỷ hiện diện của Pháp, có trọng lượng trên tương lai của xứ sở. Và một trong những thành tố quan trọng của di sản đó là thuộc diện ngôn ngữ học, hay đúng hơn thuộc diện khái niệm mà chữ viết chỉ là một phương tiện truyền thông. Chúng ta thôi dùng chữ nôm không có nhĩa là chúng ta sẽ từ bỏ cái di sản Ðông Á đó. Bằng chứng là tiếng Việt đã và đang rút từ cái vốn từ vựng của tiếng Hán những nghĩa tố, những căn tố từ nguyên, để tạo thêm những từ mới về khoa học hoặc văn học. Những yếu tố ngữ nghĩa mà tiếng Hán đã làm giàu qua hàng nghìn năm lịch sử chắn chắn bắt nguồn từ ngôn ngữ viết (langue graphique) mà L. Vandermeersch (1986, 125-158) đã đề cập đến một cách thuyết phục. Ngôn ngữ viết này biến thành ngôn ngữ nói, những 18
  20. cái biểu đạt bây giờ được nhận diện bằng cái mặt ngữ âm của nó. Chính trong y phục mới này mà và thường là dưới dạng từ ghép mà những phân vi (monem)-âm tiết đã đi vào tiếng Việt dưới hình thức quốc ngữ. Ta gặp lại phương thức hội ý cổ truyền, lần này không áp dụng cho một đơn vị viết-âm tiết (unité graphique-syllabique), một tự , mà cho một từ , đơn vị ngữ pháp, tập hợp đa hình vị-đa âm tiết. Trong việc phiên viết chúng ra chữ quốc ngữ, những từ vay mượn đó được đồng hoá bằng cách du nhập vào bản sắc văn hoá dân tộc của nước Việt Nam hiện đại, vì đó là phản ánh của những sự hiện diện kế tiếp nhau, hay đúng hơn, của một sự hợp tác thành công giữa một phương Bắc rất gần và một phương Tây xa xôi. Thư mục - Aymonier, Etienne, 1886. Nos transcriptions. Etudes sur les systèmes d"écriture en caractères européens adoptés en Cochinchine française. Excursions et reconnaissances 12 : 31-89. - DeFrancis, John, 1977. Colonialism and Language Policy in Vietnam, The Hague, Mouton. – - De Rhodes, Alexandro, 1651. Dictionarivm Annamiticvm Lvsitanvm, et Latinvm, Romă, Sacră de Congregationis. - Haudricourt, André-Georges, 1949. Origines des particularités de l"alphabet vietnamien, Bulletin Dân Viêt Nam 3 : 61-68, Hanoi.- - Hoàng Xuân Hãn, 1948. Danh từ khoa học, Saigon (in lần thứ 2). - -Maspero, Henri, 1912. Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite. Les initiales, Bulletin de l"Ecole Française d"Extrême-Oient, XII,1. - -Nguyễn Phú Phong, 1978. A propose du nôm, écriture démotique vietnamienne, Cahiers de Linguistique Asie Orientale No 4, 43-55, Paris. - Nguyễn Phú Phong, 1984. Formation et standardisation du vocabulaire scientifique et technique en vietnamien, in I. Fodor et C. Hagège (éds), La réforme des langues. Histoire et avenir, vol. III, Hamburg, Buske Verlag. - Nguyễn Phú Phong, 1988. L'avènement du quốc ngữ et l'évolution de la littérature vietnamienne. Quelques considérations linguistiques, in Cahiers d"Etudes Vietnamiennes 9, Université Paris 7. - Nguyễn Phú Phong, 1990. Le vietnamien : un cas de romanisation inachevée, Cahiers d"Etudes Vietnamiennes 10, Université Paris 7. - Roux, Jules, 1912. Le triomphe définitif en Indochine du mode de transcription de la langue annamite à l"aide des caractères romains ou " Quốc ngữ ". Conférence. Paris, Imprimerie Nouvelle. - Vandermeersch, Léon, 1986. Le nouveau monde sinisé, Paris, PUF. Viện Văn Học, 1961. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, Hà Nội, VVH 19
  21. Chương 2 Nghiên cứu tiếng Việt trước Pháp thuộc Tình hình nghiên cứu tiếng Việt, cụ thể là làm từ điển Việt ngữ trước Pháp thuộc, tức là trước nửa sau thế kỷ 19, như thế nào khi chữ nôm còn là chữ viết chính thức của tiếng Việt ? Câu hỏi này đáng được quan tâm và giải đáp. Bắt đầu từ thế kỷ 15 với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, kế đến thế kỷ 16 với Bạch Vân Am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiếng Việt đã chứng tỏ có nhiều khả năng diễn tả không những tình cảm mà còn tư tưởng nữa. Nhưng tiếng Việt được ghi dưới dạng chữ nôm chưa từng bao giờ là một đối tượng được nghiên cứu và tích trữ những tư liệu về chính nó. 1. Cuốn An Nam dịch ngữ Người ta thường nhắc tới tập An Nam dịch ngữ được biên soạn vào thế kỷ 15- 16. Đây là tập từ vựng Hán-Việt đối chiếu do người Trung Quốc đời Minh soạn nhằm mục đích hổ trợ các sứ thần Trung Quốc trong việc thông hiểu và phiên dịch ngôn ngữ tiếng nước khác khi giao tiếp. Như vậy An Nam dịch ngữ chỉ là một tập trong bộ Hoa Di dịch ngữ gồm nhiều cuốn khác như Hán-Triều Tiên, Hán-Nhật Bản, Hán-Chiêm Thành, v.v. Hiện có sáu bản sao Hoa Di dịch ngữ khác nhau trong đó có quyển An Nam dịch ngữ (ANDN). ANDN có 716 mục từ được sắp theo 17 môn : Thiên văn, Địa lý, Thời lệnh, Hoa mộc, Điểu thú, Cung thất, Khí dụng, Nhân vật, Nhân sự, Thân thể, Y phục, Ẩm thực, Trân bảo, Văn sử, Thanh sắc, Số mục, Thông dụng. Nên nhớ là phải chờ đến thế kỷ 17, bắt đầu với cuốn Dictionarium của A. de Rhodes thì từ điển tiếng Việt mới sắp các mục từ theo thứ tự chữ cái A B C La Tinh. Số từ trong An Nam dịch ngữ so với Dictionarium của A. de Rhodes thì quả thật ít ỏi. Theo Vương Lộc (1995: 3-4), tiếng Việt trong ANDN là phương ngữ Bắc Bộ. ANDN có một số hạn chế : (1) Lắm khi chọn không đúng từ ngữ Việt để dịch từ Hán tương ứng ; (2) Đưa vào những từ ghép không có trong tiếng Việt do việc dịch từng thành phần những tổ hợp tiếng Hán, rồi ghép lại ; (3) Khiếm 20
  22. khuyết do dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt nhưng hệ thống ngữ âm của hai ngôn ngữ lại không giống nhau. Có nhiều công trình nghiên cứu về ANDN, đáng lưu ý là của Vương Lộc, xuất bản 1995; và của Trần Kinh Hoà, năm 1953 và 1966-1968. 2. Từ điển của các nhà Truyền giáo Khi nói đến tình hình nghiên cứu tiếng Việt buổi ban đầu tức phải nói đến ba cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes, của Pierre Pigneaux (còn gọi là Pigneaux de Béhaine), Evêque d'Adran (Giám mục Bá Đa Lộc), và của Jean Louis Taberd. Ba cuốn này đều ra đời trước khi nước Pháp đánh chiếm Việt Nam vào giữa thế kỷ 19, nghĩa là trước khi tiếng Pháp trở thành một ngôn ngữ lấn mạnh trong hành chánh, giáo dục ở Việt Nam. Ba cuốn trên đều dùng tiếng La Tinh để giải thích tiếng Việt. Mà ai ai cũng biết rằng tiếng La Tinh là ngôn ngữ dùng để truyền đạo Ki Tô. Phải đợi đến năm 1861, ta mới có cuốn từ điển song ngữ Việt-Pháp đầu tiên do viên sĩ quan hải quân Pháp Gabriel Aubaret soạn. Cuốn này mới thật là một công cụ nhắm vào việc dạy và/hay học tiếng Việt cho các viên chức người Pháp trong guồng máy cai trị những phần đất miền Nam Việt Nam vừa mới chiếm được. Dù với mục đích chính là truyền giáo các cuốn từ điển Việt-La Tinh kể trên đã đóng góp rất lớn vào lĩnh vực ngôn ngữ văn hoá của Việt Nam. 2.1. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes Từ điển của A. de Rhodes có thể được xem như công trình tiên khởi trên nhiều mặt : 1. Đó là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên. 2. Đó là công trình phát khởi cho công cuộc từ vựng học tiếng Việt. 3. Đó là công trình phản ánh khá trung thực hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở thế kỷ 17. Vì đó cũng là công trình đã phân tích ngữ âm tiếng Việt đến những yếu tố ngữ âm nhỏ nhất là âm vị. Lần đầu tiên người ta thấy mỗi thanh điệu tiếng Việt được ghi bằng một dấu. Nên nhớ là chữ nôm không có dấu riêng cho thanh điệu và đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà chữ nôm sử dụng để xây dựng chữ viết là 21
  23. âm tiết chứ không phải âm vị. Trên mặt ngữ âm lịch sử, cuốn từ điển của de Rhodes còn lưu chứng tích những nhóm phụ âm đầu ml (mlẽ : lẽ), mnh (mnhẽ : nhẽ), tl (tlứng : trứng), bl (blai : trai) còn sinh động trong tiếng Việt ở thế kỷ 17 nhưng vào thế kỷ 18 đã bắt đầu biến mất nếu suy theo cuốn từ điển của Pierre Pigneaux. Sách Dictionarium của de Rhodes còn có phần phụ lục là Brevis Declaratio (Thông báo vắn tắt) gồm tám chương. Chương 1 Chữ và vần tiếng Việt ; chương 2 Thanh và dấu đặt ở nguyên âm ; hai chương này miêu tả giá trị ngữ âm của từng chữ cái dùng để ghi tiếng Việt và đề cập đến các dấu để ghi thanh điệu mà de Rhodes gọi là linh hồn của tiếng này. Nguồn gốc những chữ cái và những dấ u ghi thanh điệu đã được de Rhodes đề cập đến, và được nhà bác học Haudricourt bình luận khá đầy đủ trong bài viết tựa là Origine des particularités de l'alphabet vietnamien đăng trong Tạp chí Dân Việt Nam, số 3, xuất bản tại Hà Nội năm 1949. Theo tôi, người Việt chưa có công trình nghiên cứu nào khai thác chi tiết phần này để phục nguyên hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở thế kỷ 17. Một người Mỹ là Gregerson đã làm việc này và bài viết, nguyên là tiểu luận cao học Master of Arts, Đại học Hoa Thịnh Đốn, đã đăng trong Tạp Chí BESI, 1969, tựa là A study of Middle Vietnamese phonology [Nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt thời trung đại]. Các chương khác là : chương 3 Danh từ ; chương 4 Đại từ ; chương 5 Những đại từ khác ;chương 6 Động từ ;chương 7 Những tiểu từ không biến cách ; chương cuối Mấy qui tắc cú pháp. Các chương này chứng tỏ de Rhodes là người tiên khởi đã phân biệt những phạm trù cú pháp-từ vựng cho tiếng Việt như đại từ, động từ, v.v. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra một số luật về cú pháp tiếng Việt. Như vậy A. de Rhodes không những là người góp phần rất lớn vào công cuộc sáng tạo ra chữ quốc ngữ, người tiên phong về từ vựng học Việt ngữ, mà cũng là người đặt nền tảng cho việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. 22
  24. 2.2. Từ điển Việt-Latinh của Pierre Pigneaux Từ điển của Pierre Pigneaux - mà ta thường gọi là Pigneaux de Béhaine (tên Việt là Bi Nhu) - theo bài nhập đề của sách là ấn bản in lại nguyên xi (fac- similé) cuốn từ điển viết tay của Pierre Pingeaux, giám mục d'Adran (Bá Đa Lộc), giám mục địa phận Đàng Trong (Cochinchine), đánh dấu kỷ niệm thứ 260 năm sinh của giám mục. Ấn bản này do Hội Truyền giáo Nước ngoài Paris xuất bản năm 2001, có tên trên gáy sách là Vocabularium Annamitico-Latinum (tạm dịch là Từ vựng Việt-La) nhưng ở trang trong lại mang đề là Dictionarium Annamiticum-Latinum(Từ điển Việt-La) . Sinh năm 1741 tại Origny en Thiérache, Aisne Pháp, Pierre Pigneaux đã hoàn tất việc học của mình ở Paris và sau đó theo vào chủng viện Hội Truyền giáo Nước ngoài (Société des Missions Etrangères), rue du Bac, Paris. Nhà truyền giáo trẻ tuổi này rời Lorient Pháp năm 1765 và đến Hà Tiên năm 1767, được bổ nhiệm vào chủng viện ở đây và trở thành cha cả năm 1769. Nhưng những năm này vùng Hà Tiên Cambốt hay bị loạn lạc giặc giã nên các học sinh chủng viện khoảng 40 người được di tản qua Pondichéry Ấn Độ năm 1770 và lập thành chủng viện mới ở đó. Chính ở Pondichéry năm 1772, mới 31 tuổi, Pierre Pigneaux được phong làm Giám mục d'Adran, kế nghiệp giám mục phụ trách giáo phận Đàng Trong. Pierre Pigneaux gặp Nguyễn Ánh khoảng 1775, phò Nguyễn Ánh trong 24 năm trời và qua đời năm 1799, thọ 58 tuổi. Cuốn từ điển Việt-LaTinh làm trong thời gian Pigneaux ở Pondichéry, nghĩa là chỉ 5 năm sau khi Pigneaux tiếp xúc với Việt Nam. Như vậy Pigneaux phải có một sức làm việc, một óc tổ chức và một khiếu về ngôn ngữ có tầm cỡ. Pigneaux lại được một nhóm người phụ trợ đắc lực, như nhà nho Trần Văn Học(Việt Nam), Mạn Hoè (người Pháp, tên Manuel), Nguyễn Văn Chấn (người Pháp, tên Dayot), Nguyễn Văn Thắng (người Pháp, tên Vannier), Gia Đô Bi (gốc Tây Ban Nha), Ma Nộ Y (người Tây Ban Nha) Cuốn sách được biên soạn trong tinh thần nào ? Bài nhập đề cuốn từ điển không phải của tác giả, mới thêm vào sau này, có nói đến chủ ý của Pierre Pigneaux là "Phải truyền đạo bằng cách tấn công vào cái tim và cái đầu của xã hội mà ta muốn xâm nhập. Muốn được như vậy phải gây ấn tượng với giới có học, trên mặt khoa học cũng như trên mặt văn hoá. Muốn kéo vào đạo Ki Tô những nhà nho hay những quan chức có thế quyền trong xã hội Đàng Trong, thì phải nhữ họ và chinh phục họ ở lĩnh vực mà họ giỏi. Tôn giáo phải được trình bày với họ trong một ngôn ngữ và phong cách toàn hảo. 23
  25. Cuốn sách được làm ra như là một công cụ cần thiết cho những nhà truyền giáo Âu Châu, cho các thầy giảng giáo lí Việt Nam, và nhắm vào việc in ấn sách tôn giáo có chất lượng. Cuốn sách không phải là một thứ tiêu khiển trí thức mà là một công cụ truyền đạo trong giới Hán-Việt. " Qua những hàng trên, dụng ý của cuốn từ điển thật quá rõ. Cuốn sách này đã theo chân Pigneaux đi khắp Nam Kỳ, Cambốt, Thái Lan trong thời gian Pigneaux phò Nguyễn Ánh bôn tẩu trước sức truy đuổi của Tây Sơn. Từ điển của Pigneaux theo ấn bản fac-similé là cuốn từ điển song ngữ Việt-La, khổ 25x35cm, dày 729 trang, nên khá nặng. Mỗi từ đơn hoặc kép tiếng Việt hay cụm từ tiếng Việt được ghi bằng chữ nôm hay chữ Hán và chữ quốc ngữ và được giải thích bằng tiếng La Tinh. Về bố cục, ngoài phần Nhập đề không phải của tác giả, sách gồm 2 phần : phần tra cứu và phần giải thích : - Phần tra cứu có 67 trang, gồm một bảng đối chiếu chữ nôm/chữ Hán và chữ quốc ngữ và một bảng hướng dẫn cách tra một số chữ nôm khó. - Phần giải thích các từ hoặc cụm từ tiếng Việt chiếm 662 trang. Phần này là chính. Các mục từ tiếng Việt được đưa vào từ điển sắp theo vần chữ cái La Tinh. ở từng mục từ, chữ nôm/chữ Hán viết bằng nét bút đậm và lớn đặt trước, tiếp đến là chữ quốc ngữ tương ứng với nét gầy, khổ khi lớn (các từ với chữ C đầu) khi nhỏ (các từ với chữ G đầu), kế đó là phần giải thích bằng tiếng La Tinh. Cách sắp đặt theo thứ tự chữ nôm trước, chữ quốc ngữ sau, với nét chữ và khổ chữ khác nhau cho ta cái cảm tưởng là tác giả trọng phần chữ nôm/chữ Hán hơn chữ quốc ngữ và ở mỗi mục từ, phần chính là chữ nôm chứ không phải chữ quốc ngữ. Một điều khác đáng chú ý là Pigneaux không phân biệt chữ nôm và chữ Hán. Phải đợi đến từ điển của Huình-Tịnh Paulus Của (1895) và kế đó của J. Bonet (1898-1900) mới phân biệt chữ nôm và chữ Hán. Qua sự phân biệt này ta mới thấy có sự đối lập rõ ràng giữa tiếng Việt và tiếng Hán. Xin lưu ý rằng năm 1867, G. Aubaret trong phần Nhập đề cuốn Grammaire annamite (Văn phạm tiếng Việt) (tr.I) vẫn nhận định là " Tiếng bình dân nói trong vương quốc An Nam là một phương ngữ của tiếng Trung Quốc (La langue vulgaire parlée dans le royaume d'Annam est un dialecte chinois). " Ở mỗi một mục từ, ngoài từ chính còn có một số cụm từ. Ví dụ ở mục từ dông, ngoài từ chính là dông còn có dông tố và mưa dông. Hai cụm từ này được ghi cả bằng chữ khối vuông và bằng chữ quốc ngữ. Có điều đáng chú ý là khi ghi 24
  26. bằng chữ nôm thì mưa dông chẳng hạn viết theo trật tự chữ Hán, từ mặt qua trái, nghĩa là nếu viết theo trật tự chữ quốc ngữ/tiếng Việt là mưa dông nhưng theo chữ nôm thì dông mưa. Đó một điểm mà chúng ta thường không chú ý: chữ nôm không những bắt chước chữ Hán theo hình thức thứ chữ khối vuông mà còn bắt chước chữ Hán viết theo trật tự từ ngược với trật tự từ của tiếng Việt. Chữ Hán/nôm đọc từ trên xuống dưới từ phải qua trái. Như vậy chứng tỏ Pigneaux tôn trọng thói quen các nhà nho đương thời đọc chữ Hán từ phải qua trái. Về nội dung, từ điển của Pigneaux có gần 6000 mục từ. Nếu tính cả từ kép và cụm từ thì vốn từ của sách có thể đến hơn bốn vạn, so với từ điển của de Rhodes thì tăng khá rõ. Giáo sư Trần Nghĩa, Viện Hán Nôm Hà Nội nhận xét là từ điển Pigneaux bao gồm từ phổ thông, phương ngữ miền Nam Tôi có hai ý kiến về lời kiểm nghiệm này: - Về từ phổ thông thì tôi không thấy sách của Pigneaux có kê những tiếng tục như từ chỉ bộ phận sinh dục của đàn ông và đàn bà. Trái lại trong từ điển của de Rhodes thì có. Những từ này tuy tục nhưng đáng quan tâm với nhà từ vựng-dân tộc học vì chúng là thành phần vốn từ căn bản của một ngôn ngữ. Phải chăng vì từ điển nhắm vào giới trí thức Hán học nên bỏ qua một số từ thông tục ? - Về phương ngữ miền Nam thì tôi thấy nhận xét phía trên là đúng. Tôi tra cứu và thấy rằng trong từ điển của Pigneaux có những điều sau đây : a) Có từ lầm mà không có nhầm; có lanh mà không có nhanh ; có lời mà không có nhời ; nhưng có lem cũng có nhem. Có nhơn mà không có nhân ; có ơn mà không có ân; nhưng vừa có mần vừa có làm. b) Trên mặt ngữ âm thì từ điển Pierre Pigneaux không còn thấy những nhóm phụ âm đầu mnhầm, mlầm. Nhóm bl như trong blái cũng không còn. Nhóm tl chỉ còn có một từ tla. Vì thế chữ quốc ngữ trong sách của Pigneaux gần với chữ quốc ngữ hiện đại ta đang dùng hơn. c) Từ điển của Pigneaux là một nhân chứng quí giá của tiếng Việt thế kỷ 18, là một nguồn tư liệu quí về tiếng Đàng Trong. Nhất là từ điển cung cấp cho ta nhiều cứ liệu về chữ nôm thế kỷ 18. d) Một số từ trong sách được ghi lại dưới nhiều chữ nôm khác nhau. Ví như âm vô có hai cách viết ; vua viết bằng hai chữ khác nhau ; trời có thể viết bằng ba chữ nôm ; trốn cũng vậy ; âm ong có bốn cách viết . Dựa vào đây có thể phân 25
  27. biệt chữ nôm đủ nét với chữ nôm giảm nét, chữ nôm bác học với chữ nôm tục; chữ nôm chung cho cả nước với chữ nôm riêng cho Đàng Trong. Chữ quốc ngữ dưới dạng hiện tại chúng ta đang dùng có thể xem là xuất phát từ chữ quốc ngữ đã được hiệu chính trong từ điển của Pigneaux. e) Từ điển còn một số thiếu sót hoặc tồn nghi. Ví dụ như chữ nôm ít (đáng lẽ viết với chữ thiểu ) viết thành út (với chữ tiểu). Ví dụ như đàn chim 'bầy chim' viết sai là đàng chim. Ảnh hưởng của cách phát âm miền Nam nên đặt vào dưới mục từ đàng (đường) ? Chỗ sai đàng chim này cho đến từ điển của Taberd, 1838, vẫn tồn tại. Nhưng cái điểm không hoàn chỉnh nhất của từ điển vẫn là cách sắp đặt những từ đồng âm khác nghĩa. Lấy từ ai làm ví dụ : từ ai gốc Hán có ít nhất hai nghĩa : ai là bụi cát như trong trần ai ; ai là thương như trong ai oán. Vì vậy trong từ điển có hai mục từ ai viết với hai chữ khối vuông khác nhau. Dưới ai(trần ai), từ điển vào : ai nấy, mặc ai. Còn dưới ai (thương) thì vào ai ôi, Ai Lao, ai cha. Cách sắp đặt như thế này chỉ hợp lý nếu dựa theo chữ nôm/chữ Hán làm chuẩn. Nhưng nếu dựa theo tiếng Việt phân theo hạng nghĩa của từ đồng âm thì là bất hợp lý. Cách sắp đặt từ theo chữ nôm lắm khi cho ta bắt được một điều lý thú. Ví như cụm từ aiôi trên đây thì ít nhất phải có hai nghĩa. Ai ôi nghĩa là người nào đó ôi như trong : Ai ôi chớ vội khoe mình. Ai ôi nghĩa là thương ôi như trong câu: Ai ôi ! Hồng nhan bạc phận. 2.3. Cuốn Dictionarium Annamitico-Latinum của Taberd Việc cho in lại bằng fac similé từ điển của Pierre Pigneaux năm 2001 là việc làm bổ ích, nhất là cho giới nghiên cứu. Nhưng thực tế mà nói thì cuốn từ điển này đã được xuất bản dưới dạng sách in. Đúng vậy, khoảng 90 phần trăm sách này đã được J. L. Taberd sử dụng để hoàn thành công trình của mình lấy tên là Dictionarium Annamitico-Latinum(Từ điển Việt-Latinh) in năm 1838 tại 26
  28. Serampore, Ấn Ðộ. Cuốn từ điển Việt-LaTinh do Taberd, một giám mục người Pháp soạn thảo, trớ trêu thay lại được hổ trợ trong việc xuất bản bởi Asiatic Society of Bengal [Hội Á Châu tỉnh Bengal], Ấn Độ thuộc Anh. Như vậy 70 năm sau từ điển của Pierre Pigneaux, Taberd, giám mục Ðàng Trong kế nghiệp Pigneaux ở chức vị này, đã bồi bổ và công bố di sản văn hoá của người đi trước mình. Công trình của Taberd ngoài phần tra cứu từ vựng được trình bày giống như từ điển của Pigneaux, lại còn có 46 trang đề cập đến chữ cái, âm vần, thanh điệu, và ngữ pháp tiếng Việt. Lại có những trang lược bày niêm luật làm văn làm thơ viết bằng tiếng Việt. Qua đây ta biết được phần nào văn quốc ngữ thời bấy giờ. Trong mục Tractatus de variis particulis et pronominibus "Khái luận về những tiểu từ và đại từ " (tr. xii-xxviii) và mục tiếp theo đề là Nomina numeralia "Cách đếm danh từ" (tr. xxviii- xxxviii), Taberd đã cắt nghĩa và chỉ cách sử dụng không dưới 230 từ hư (hoặc từ ngữ pháp theo cách gọi ngày nay). Hai mục này cộng với phụ lục Brevis declaratio của A. de Rhodes là một kho tàng cho những nhà nghiên cứu ngữ pháp lịch sử tiếng Việt khai thác. Tôi chỉ lấy một ví dụ về ngữ pháp-ngữ nghĩa của hai từ cái và con mà trong Taberd gọi là đại từ (pronomen) nhưng bây giờ chúng ta kêu là loại từ (classifier, classificateur). Chỉ từ Taberd trở đi, mới có nhận xét về sự đối lập hữu sinh/vô sinh áp dụng cho con/cái, một sự đối lập mà những tác giả văn phạm hoặc ngữ pháp tiếng Việt sau Taberd, dù là người Việt Nam hay người ngoại quốc đều kế thừa Taberd và cho nó có một giá trị văn phạm. Nhưng cách đọc của Taberd về đối lập con/cái tương đương với khu biệt hữu sinh/vô sinh (hoặc động/bất động) là dựa vào những phạm trù thuộc thế giới thực tại ngoài ngôn ngữ nên đã để sót không làm sáng tỏ được những đối lập như con cờ/cái cờ trong đó cờ đều thuộc vật vô sinh cả. Vì thế tôi đã đề 27
  29. nghị một cách đọc cặp loại từ con/cái tương đương với +động/-động theo ngữ nghĩa, có sức giải thích bao quát vì không bỏ qua một bên nhiều trường hợp được xem là ngoại lệ (xin đọc Nguyễn Phú Phong, 1995, tr.77-88; 2002, tr.59- 71; 2004, tr.43-53). Ngoài ra còn có nhiều phần phụ lục như : bảng kê chữ Hán theo bộ thủ có chua cách đọc bằng chữ quốc ngữ, 18 trang ; bảng kê chữ nôm theo bộ thủ có chua cách đọc bằng chữ quốc ngữ, 111 trang ; bảng kê chữ Hán theo vần A B C có chua cách đọc quốc ngữ và phần giải thích bằng tiếng La Tinh, 106 trang. Việc đáng quan tâm nhất là từ điển Taberd có 39 trang kê tên thực vật Đàng Trong Hortus Floridus Cocincinae. 3. Thay lời kết Qua những hàng giới thiệu ba cuốn từ điển Việt-La ở trên, ta có thể nói mục đích chính của các công trình này là nhắm vào việc truyền đạo Thiên chúa, một tôn giáo đến từ Âu Châu. Nhưng có lẽ điểm khác giữa cuốn Dictionarium của A. de Rhodes một bên và hai cuốn từ điển của Pierre Pigneaux và Taberd bên kia, là đối tượng. Sách của A. de Rhodes nhắm vào ngôn ngữ Việt của đại chúng trong lúc Pierre Pigneaux và Taberd hướng về ngôn ngữ của giớ i trí thức nhà nho Việt Nam lúc bấy giờ. Vì thế trong sách của hai tác giả sau các mục từ đều có ghi chữ Hán hoặc chữ nôm bên cạnh chữ quốc ngữ. Hơn nữa, Pierre Pigneaux và J.L. Taberd đều là giám mục địa phận Đàng Trong nên dù muốn dù không đối tượng chính của hai tác giả này là giáo dân và do đó ngôn ngữ của Đàng Trong. Vì lý do này qua hai tác giả sau, nhất là qua cuốn từ điển của Pierre Pigneaux ta có thể nghiên cứu đến sự hình thành một phương ngữ Việt Đàng Trong từ Sông Gianh trở vào, trước khi phương ngữ lớn này chia ra thành những phương ngữ nhỏ khác như phương ngữ Nam Bộ ngày nay, phương ngữ miền Trung hạ, hay đúng hơn là phương ngữ vùng Bình Định cho đến ranh giới Nam Bộ ngày nay (xem L. Cadière, 1911, Le dialecte du Bas- Annam). 28
  30. Sau Taberd, công cuộc làm từ điển Việt-Latinh được J.S. Theurel, giám mục địa phận Tây Đàng Ngoài (Tunquini Occidentalis) tiếp nối với cuốn : - J.S. Theurel, 1877, Dictionarum Anamitico-Latinum, Ninh Phú, 566 tr. + Appendix 71 tr. Cuốn sách trên phản ánh phương ngữ miền Bắc nên có thể kết hợp khai thác với cuốn từ vị sau đây để tìm hiểu thêm về phương ngữ này : - Ravier (Cố Khánh) et Dronet (Cố Ân), 1903, Lexique Franco-Annamite. Tự vị Phalangsa-Annam, Ke-So, Imp. de la Mission. Ngoài dòng từ điển làm để sử dụng cho sự truyền bá Phúc âm, còn có từ điển in ra để phục vụ cho người Âu làm việc trong chính quyền Nam Kỳ, hay giao thiệp thương mãi. Cuốn từ điển hai chiều Pháp-Việt và Việt-Pháp đầu tiên phải kể ra là công trình của viên sĩ quan Hải quân Pháp, Gabriel Aubaret, được in ra do lệnh của Phó Đề đốc Charner, Tổng Tư lệnh các Lực lượng Hải quân Pháp ở Đông Dương : Thư mục - Aubaret, G., 1861, Vocabulaire Français-Annamite et Annamite-Français, précédé d'un traité des particules annamites, Bangkok, Imprimerie de la Mission Catholique, XCV +96p + 157p. - De Rhodes, Alexandro, 1651, Dictionarivm Annamiticvm Lvsitanvm, et Latinvm, Romae, Sacrae Congregationis. - Huình Tịnh Paulus Của, 1895-1896, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Saigon, Imp. Rey, Curiol & Cie (Tome I, A-L, 1895; Tome II, M-X, 1896). - Nguyễn Phú Phong, 2002, Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt. Loại từ và chỉ thị từ, Hà Nội, Nhà xb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 234 tr. - Nguyễn Phú Phong, 2004, Tôi và con, cái, Hợp Lưu 77, tháng 6&7, 2004, 34-53, California, Hoa Kỳ. - P.-G.V., 1897, Grammaire annamite à l'usage des Français de l'Annam et du Tonkin, Hanoi, F.- H. Schneider. - Pigneaux (de Béhaine), Pierre, 1772?, Dictionarium Annamiticum-Latinum (manuscrit), Paris, Société des Missions Etrangères (édition en fax-similé) 29
  31. Chương 3 Tranh luận về việc áp dụng chữ quốc ngữ Sáng chế ra chữ viết để ghi lại một ngôn ngữ là một công việc thuộc lĩnh vực khoa học. Muốn thành công trong việc này, phải biết phân tích hệ thống ngữ âm, nhận diện những âm vị căn bản, lựa chọn những tín hiệu thích nghi và hiệu lợi, v.v. Bằng chứng là riêng chỉ để cải tiến chữ quố ngữ là một thứ chữ viết đã hình thành và áp dụng từ lâu mà đi ã phải tr ệu tập hết hội nghị này đến hội nghị khác, lấy ý kiến các nhà văn, các nhà ngôn ngữ học ( xem Viện Văn Học, 1961 ), rốt cuộc lại kết qủa thật là mỏng manh, chữ quốc ngữ hiện nay vẫn giữ nguyên một số điểm không hợp lý. Rõ ràng là sáng chế một thứ chữ viết đòi hỏi đến một tư duy khoa học. Nhưng khi đã có chữ viết rồi mà muốn đem ra áp dụng nó thì phải có một quyết định chính trị. Riêng trường hợp chữ quốc ngữ tuy được ra đời công khai từ giữa thế kỷ 17 - có thể lấy năm 1651 năm xuất bản cuốn Dictionarium annamiticum lusitanum, et latinum của A. de Rhodes làm khởi điểm dù rằng công cuộc sáng chế đã phải bắt đầu nhiều năm trước đó - nhưng phải chờ đến khi Pháp chiếm Sài Gòn - Lục Tỉnh thì mới có quyết định dùng chữ quốc ngữ một cách chính thức và rộng rãi. Quyết định dùng chữ quốc ngữ để ghi viết tiếng Việt thay thế chữ nôm được thể hiện qua việc phát hành tờ Gia Định báo tháng 4, 1865, tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt và cũng là đầu tiên dùng chữ viếát theo mẫu tự La-tinh. Và trớ trêu thay đây là tờ báo do chính quyền Pháp ở Nam Kỳ chủ trương, do một người Pháp tên là Ernest Potteaux làm chánh tổng tài ( chức vụ này tương đương với chức chủ nhiệm kiêm chủ bút ). Xin nhắc là vào năm 1865 Việt Nam đã mất ba tỉnh Gia Định, Biên Hòa và Định Tường về tay người Pháp và đô đốc de la Grandière lúc bấy giờ là thống soái Nam Kỳ (gouveneur de Cochinchine) Thời gian đầu, Gia Định báo phát hành mỗi tháng một số. Mục đích của tờ báo đã được ông G. Rose nêu rõ trong văn thư đề ngày 9.5.1865 gửi Bộ trưởng bộ Thuộc Địa Pháp ( xem Huỳnh Văn Tòng, 1973: 55 ): " Tờ báo này nhằm phổ biến trong giới dân bản xứ tất cả những tin tức đáng cho họ lưu ý và cho họ có 30
  32. một kiến thức về những vấn đề mới có liên quan đến văn hoá và những tiến bộ về ngành canh nông " Tờ Courrier de Saigon trong số 7, ngày 5.4.1865 có loan tin số ra mắt của Gia Định báo như sau : " Trong tháng này sẽ có số thứ nhất một tờ báo in bằng tiến An-nam thông thường. Dưới một hình thức thu hẹp ấn bản sẽ gồm các tin tức ở thuộc địa, giá cả nhiều loại hàng và một vài ý niệm hữu ích cho người bản xứ. Tờ báo sẽ ra hàng tháng và sẽ phát không trong các trường học để học sinh khá trong các làng mạc có thể đọc được " * Nhưng trước khi Gia Định báo ra đời, trong chính sách khuyến khích và đẩy mạnh việc dùng chữ quốc ngữ, năm 1861, thống đốc Charner đã cho phát hành cuốn từ điển nhỏ francais-annamite et annamite-francais, 96+157 trang, do viên sĩ quan hải quân Gabriel Aubaret soạn. Đây là cuốn tự điển (hay đúng ra là một cuốn từ vựng) song ngữ hai chiều Pháp-Việt và Việt-Pháp đầu tiên. Như vậy, năm 1651 với cuốn từ điể n tam ngữ Dictionarium của A. de Rhodes thì chữ quốc ngữ được hoàn chỉnh để dùng như một công cụ truyền đạo. Mục đích này tuy nhiên không thể làm giảm giá trị khoa học công trình của A. de Rhodes và những người đi trước ông. Còn cuốn từ điển của G. Aubaret đánh dấu thời kỳ bắt đầu dùng tiếng Việt do người Pháp chủ trương trong công việc hành chính ở vùng Pháp chiếm đóng. Việc dạy tiếng Việt cho các viên chức hành chính Pháp ở Nam Kỳ song song với việc dạy tiếng Pháp cho các thông ngôn người Việt Nam được xúc tiến. Mà dạy tiếng Việt cho người Pháp nên thông qua thứ chữ viết nào, nếu không phải là chữ quốc ngữ là một thứ chữ viết rất gần chữ Pháp, do chính các người Âu Châu đặt ra, thêm nữa rất tiện lợi, dễ học, dễ nhớ hơn nhiều so với chữ nôm ? Vi ệc đem chữ quốc ngữ sử dụng như chữ viết " chính thức " cho tiếng Việt không phải không gây ra một cuộc tranh luận giữa các giới thẩm quyền Pháp ở Nam Kỳ. Sau đây xin lược bày một số ý kiến và quan điểm tiêu biểu. 1. Quan điểm của Luro Eliacin Luro là thanh tra bản xứ vụ ( inspecteur des affaires indigènes ) trong chính quyền Pháp mới đặt ở Nam Kỳ. Luro còn là tác giả một giáo trình về hành chính Việt Nam dùng cho Trường các viên chức tập sự Pháp ( Collège des stagiaires ). Giáo trình này gồm 45 bài, dày 562 trang, đề cập đến các vấn đề tổ chức chính quyền Việt Nam dưới nhà Nguyễn, vấn đề địa bộ, thuế má, giáo dục, v.v. ( Cours d'administration annamite, Saigon, 1905 ). Qua giáo trình này ta thấy Luro là người thông hiểu khá nhiều về Việt Nam. Bởi vậy ý kiến của Luro về chữ viết và ngôn ngữ ở Việt Nam đáng được lưu ý. Sau đây là những 31
  33. đoạn trích dịch từ bài 38 về giáo dục quốc dân ( instruction publique ) của Luro: " Trước hết, bắt đầu ta phải gạt qua một bên những tư duy theo kiểu Âu Châu của chúng ta. Chúng ta phải hiểu ngay rằng chúng ta đứng trước một hệ thống chữ viết tượng hình ( hiéroglyphique ) chứ không phải ngữ âm. Trí nhớ cần thiết không còn là trí nhớ thuộc về âm tiếng, trí nhớ về từ, trí nhớ về ngôn ngữ. Chúng ta phải tạo ra một trí nhớ mới; một trí nhớ của đôi mắt, của người họa sĩ [ để học chữ nôm hay chữ Hán, NPP ] Tất cả cái khó khăn trong việc học [ chữ tượng hình ] nằm trong trí nhớ của hình vẽ, của hình thể, phải vẽ, vẽ không ngừng trong những năm học đầu, đó là bí quyết. Chúng ta [ chính quyền Pháp ] đã phá bỏ những cái ấy [ cách giáo dục truyền thống của Việt Nam với ông đốc học ở cấp tỉnh, giáo thụ cấp phủ, huấn đạo cấp huyện, với chữ Hán, với tứ thư, ngũ kinh, NPP chú thích ]. Xuất phát từ cái ý thoạt nhìn có vẽ quyến rũ là không có gì giản đơn hơn việc thay thế hệ tín hiệu tượng hình bằng hệ tín hiệu ngữ âm, chúng ta đã truất bỏ [ ] các trường tiểu học tự do kiểu cũ. Thay thế các vị giáo học của các trường theo kiểu truyền thống, chúng ta đưa vào các đứa trẻ được huấn luyện trong những năm đầu của cuộc chiếm đóng, chỉ mới biết đọc, biết viết tiếng thông thường ( langue vulgaire ), và biết bốn phép toán. Rồi chúng ta bắt mỗi làng phải gửi một số qui định học sinh đến trường [ ] Hậu quả là các làng mộ học sinh cho các trường quốc ngữ của chúng ta, kiểu như họ mộ lính, bằng cách trả tiền cho gia đình của học sinh, và công cuộc giáo dục bắt buộc của chúng ta tính như một thứ thuế đánh thêm vào dân. Học đọc và viết theo ngữ âm là một trò chơi; khi người ta biết đọc biết viết, người ta không biết gì cả vì cũng thể như người ta ở trong tình trạng một con vẹt cầm bút. Biết đọc biết viết chữ Hán có nghĩa là đã bỏ ra vài năm thời niên thiếu vào những cuốn sách luân lý, lịch sử, học chúng và hiểu chúng. Như vậy thật sự có thể nói rằng [ học chữ Hán là ] đã thu nhận được giáo dục bởi vì các thầy giáo không xao lãng mặt này. Với hệ thống [ giáo dục ] của chúng ta [ ] học sinh ra trường mà chẳng được dạy dỗ về luân lý, và không có một giáo dục nào cả. Nếu kết quả các trường học của chúng ta thâu lượm được là con số không thì phải dẹp hết chăng ? Chắc chắn là không. Nhưng không nên tạo lập thêm. Phải nâng cao đào tạo giáo viên, bắt họ phải biết tiếng quan thoại như họ hiểu biết 32
  34. tiếng thông thường ( vulgaire ); bắt họ phải dạy hai thứ tiếng đó, hai tiếng này còn cần thiết trong nhiều năm nữa Tôi không muốn sự dùng chữ tượng hình tiếp tục mãi. Nhưng tôi cho rằng muốn phá bỏ ( détruire ) chúng thì phải hiểu biết chúng để vận động một cách cẩn thận. Tôi nhìn nhận rằng chúng không thể được thay thế hoàn toàn trước khi một ngôn ngữ bình dân hoàn hảo hơn được tạo ra, tôi biết rằng phương tiện duy nhất để chuyển từ tiếng Việt qua tiếng Pháp là việc sử dụng các con chữ la- tinh [ ] Sau cùng tôi cho rằng sự thay thế một hệ chữ viết này bằng một hệ khác là không tùy thuộc vào một nghị định của chính phủ mà ý chí sẽ bị tan vỡ trước sức ỳ của dân chúng và trước sức mạnh của sự sử dụng trong thương mãi Thưa các Ngài, nguồn gốc của những sai lầm đó là người ta cứ tưởng là người ta có thể dạy trong vài năm cho một dân tộc quên đi được ngôn ngữ và phong tục của mình Bài này viết cuối năm 1873 và đánh dấu tình trạng giáo dục thời bấy giờ ". 2. Ý kiến của Etienne Aymonier Aymonier từng làm công sứ Pháp tại Bình Thuận, giám đốc trường thuộc địa, thành viên của Hội đồng Quản trị Hội Pháp-văn Liên-hiệp ( Alliance Francaise), biết tiếng Việt, tiếng Chàm và tiến Khmer. Lập trường của Aymonier là lấy tiếng Pháp thay thế tiếng Hán trên toàn cõi Việt Nam. Dưới đây là những điểm quan trọng trong hai bài viết của Aymonier đã phát hành trong những năm 1886 và 1890. Trong bài viết năm 1886, có những đoạn như sau : " Cuộc thống trị của Pháp không thể nào thực hiện được nếu không có một hình thức biểu hiện tiếng An-nam bằng những con chữ Âu Tây Đứng một bên cái công cụ cần yếu mà không hoàn toàn đó, có cách sử dụng đơn giản nhưng giới hạn đó ( tức là tiếng Việt, NPP ghi chú ), chúng ta cần phải gieo rắc vào người dân An Nam rằng cái nhu cầu hiểu biết một ngôn ngữ bác học, một ngôn ngữ cấp cao; việc không thể chối cãi được là sự học hỏi tiếng Pháp phải chính thức thay thế sự học hỏi tiếng Trung Quốc ." Trong bài năm 1890, Aymonier đã phát biểu : " Các nhà truyền giáo, những kẻ phát minh ra chữ quốc ngữ, đã sử dụng thứ chữ viết này để truyền đạo của mình. Chuyện này rất đúng nhưng phải nói thêm 33
  35. rằng công cụ này rất đơn giản, thật tiện lợi cho những ai chỉ nhắm vào một sự dạy dỗ có giới hạn những tư tưởng bình dân, luân lý, hay đạo giáo. Công cụ này không cho tiếp cận những chủ đề cao xa, văn chương hay khoa học. Vào cái thế mà cuộc đọ sức đáng lẽ phải xảy ra giữa tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc, một bên là biểu hiện cho ảnh hưởng đạo đức trong quá khứ, bên kia đại diện cho sự thống trị ở tương lai; ở cái thế ấy người ta lại đi tìm một kẻ thứ ba, tiến An Nam, mà người ta đem sức ra phát hiện, làm cho thành tựu bằng nhiều hy sinh to lớn. Có ai nêu ra chuyện phải truất bỏ tiếng An Nam một cách đột ngột hay là từ từ ? Mà việc này có ở trong tầm sức của chúng ta không ? [ ] Thực ra, vấn đề được đặt ra là thay thế trong chương trình dạy chính thức, tiếng Trung Quốc, hiện nay được dạy đến tận các thôn quê, bằng tiếng Pháp, ngôn ngữ của những kẻ đi chinh phục với hậu quả được lường trước là sự sử dụng ngôn ngữ này sẽ toả lan càng ngày càng lớn. Như thế tiếng An Nam sẽ tồn tại trong tình trạng hiện nay, tình trạng hiện có là do sự học hỏi và sử dụng tiếng Trung Quốc trong hàng thế kỷ, tình trạng của một thổ ngữ. Chúng ta hé thấy là tiếng An-Nam sẽ hao mòn nhanh. Các thanh điệu đã mất đi cái sắc sảo của chúng ở Nam Kỳ thuộc Pháp. Về lâu dài trong một tương lai xa, ngôn ngữ này chắc sẽ tắt đi và để lại một số chữ trong tiếng Pháp tương lai của xứ này [ ] Tôi xin đưa ra lời nguyện ước sau đây : 1. Chương trình dạy chính thức ở Nam Kỳ thuộc Pháp sẽ được đặt cơ sở trong một chừng mực tối đa có thể được, trên sự học hỏi tiếng Pháp. 2. Trên toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp, chính quyền sẽ cho nghiên cứu các phương tiện để thúc đẩy tiếng Pháp ( ) Chớ nên dạy tiếng Pháp cho hàng thân hào, cho giới lãnh đạo, mà phải nhắm vào những đứa trẻ của dân thường, con gái lẫn con trai. Tốt hơn là nhắm vào từng nhóm làng xã, chỗ này chỗ kia, trước tiên là ở những vùng phụ cận những trung tâm Âu Tây, hay trong những làng thiên chúa giáo, ở tất cả những nơi mà thiện chí được bộc lộ Đó là cách mà tôi gọi là cắm ngôn ngữ vào đất bằng cách cho nó bắt rễ." 3. Suy nghĩ của E. Roucoules. E. Roucoules từng là hiệu trưởng Trung học ( Collège ) Chasseloup-Laubat ở sài Gòn, phó chủ tịch của Hội nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes Indo- Chinoises ) và của Ủy ban địa phương Hội Pháp-văn Liên-hiệp. Trong 34
  36. một bài viết năm 1890, tựa là Le Francais, le quốc-ngữ et l'enseignement public en Indo - Chine.Réponse à M. Aymonier ( Tiếng Pháp, chữ quốc ngữ và giáo dục quần chúng ở Đông Dương. Trả lời ông Aymonier ), có những suy nghĩ và nhận xét như sau : " Chữ viết này ( tức chữ quốc ngữ ) trên mọi mặt là tối ưu, và chúng ta sẽ sai lầm nếu không dùng đến nó. Phải chăng là đã đạt đến một điểm lớn nếu có thể cho cả một dân tộc có khả năng trong vòng vài tuần lể học viết được một ngôn ngữ nói thật thông thường cũng như một ngôn ngữ hằng ngày, [ ] Người An Nam viết và viết rất nhiều. Số lượng thư từ mà họ gởi cho nhau nhiều vô số và số tiền bưu điện thu vào gia tăng rất đều là một chứng cớ về cái nhu cầu trao đổi giữa họ với nhau. [ ] Ta không thể cho rằng tiếng An Nam thông tục có khả năng dùng vào các lập luận trừu tượng hay khoa học. Nhưng việc dạy ở cấp [ cao ] đó chỉ có thể dành cho những phần tử tinh hoa trong dân chúng, và thực hiện bằng tiếng Pháp, bằng tiếng Pháp đúng đắn và chân chính [ ] Sự dùng chữ quốc ngữ như chúng tôi đề ra đem đến một cái lợi tức khắc là không làm gián đoạn với quá khứ và những thói quen. Chúng tôn đã thu tóm vai trò chữ quốc ngữ đúng vào cái giá trị của nó, vai trò của một khí cụ tiện lợi và cần thiết. Và đó là vai trò duy nhất mà nó có thể cán đáng được. Chúng ta đừng quên rằng vào năm 1874, đề đốc Dupré đã muốn thử truyền bá tiếng Pháp và làm tỏa rộng sự phổ biến chữ quốc ngữ, chữ viết này đã được chính các nhà truyền giáo tạo ra và bày dạy; nhưng lúc bấy giờ thì chính họ chống đối việc dạy này và gây ra nhiều xung đột và vì thế chính quyền cao cấp của Đề đốc - Toàn quyền phải can thiệp. Không thể trông cậy vào một sự giúp đỡ hữu hiệu từ những người [ ] mà tinh thần đoàn thể chống lại việc truyền bá thứ chữ viết mà chính họ tạo nên, khi họ nhận thấy rằng nếu vào tay kẻ khác, thứ chữ viết này có thể làm nảy sinh ra một sự cạnh tranh đối với ảnh hưởng của họ." 35
  37. 4. Nhận xét về ý kiến của các viên chức Pháp Trước hết ta nhận thấy ngay rằng các viên chức Pháp thời ấy xem thường tiếng Việt, cho ngôn ngữ này là vulgaire( có thể tạm dịch là thông tục, tầm thường, NPP), không đủ sức để diễn tả những tư tưởng trừu tượng, ý hẳn là muốn so sánh với tiếng Hán và tiếng Pháp, là những ngôn ngữ lớn, đầy đủ. Cái nhìn này đúng là cái nhìn của những kẻ đi chinh phục, nhưng cũng có cơ sở vì cho tới thời điểm này dưới thời các triều đại vua chúa Việt Nam, tiếng Trung Quốc vẫn được xem trọng, được dùng trong công việc hành chính,sao viết sử sách, nói tóm lại như một ngôn ngữ chính thức, một ngôn ngữ ngoại giao, một ngôn ngữ của hạng trí thức học giả. Người ta vẫn cho chữ Hán là chữ ( của đạo ) nho, chữ của thánh hiền. Mục đích chính trong chính sách ngôn ngữ của chính quyền Pháp khi mới mới chinh phục Nam Kỳ không phải là xúc tiến phát triển tiếng của người bản xứ, tức là tiếng Việt, mà là nhắm truyền bá giảng dạy tiếng Pháp cho người dân mới bị chinh phục với ý đồ là tiếng Pháp sẽ dần dần thay thế tiếng Hán trong lãnh vực văn thư hành chánh, ngoại giao, sử liệu, ở cấp trung đại học , nghĩa là tiếng Pháp phải trở thành ngôn ngữ của giới hành chánh và trí thức Việt Nam. Để lấp bằng sự thiếu thốn về phương tiện ( cần ngân sách to lớn để tăng thêm số giáo viên Pháp ) E. Aymonier ( 1890 : 34 ) không ngần ngại đề nghị dạy một thứ tiếng Pháp giảm gọn, đơn giản hoá đến mức quái gở. " Tôi [ Aymonier ] đề nghị tạm bỏ đi trong tiếng Pháp những điều không theo quy tắc chính tả, những khó khăn văn phạm, số lớn những từ đồng nghĩa và những từ trừu tượng, hầu hết các phép chia động từ ( ngoại trừ ở một số ngôi thứ ba số ít, và các động từ không ngôi ), như vậy sẽ còn lại một tiếng nói giảm gọn, " mọi (nègre)" chúng ta có thể hiểu thế, có dáng điệu nói của tỉnh lẻ, nhịp nhàng, nhưng cũng đủ để diễn tả những tư tưởng cụ thể. Ví dụ như từ amour sẽ loại bỏ đi vì có thể dùng aimer thay thế; parler dùng thay cho parole ." Nhưng dù muốn dù không, chính quyền thuộc địa Pháp vẫn có nhu cầu cho các viên chức của mình học tiếng Việt để tiếp xúc với dân bản xứ, và thi hành công cuộc cai trị những lãnh thổ vừa mới chiếm. Đối với người Pháp, lẽ dĩ nhiên, việc học tiếng Việt sẽ dễ dàng qua chữ quốc ngữ hơn là chữ nôm. Xin nhắc là trong thời gian đầu chinh phục Việt Nam, chính quyền Pháp ở Nam Kỳ đều nằm trong tay các đô đốc hải quân. Trong tình hình này, ta không lấy làm lạ là cuốn từ điển song ngữ Pháp - Việt đầu tiên được xuất bản là do một quân nhân, đại úy hải quân Gabriel Aubaret làm tác giả. Đó là cuốn Vocabulaire Francais - Annamite et Annamite - Francais, Bangkok, 1861, dày 157 trang. 36
  38. 5. Sự đề kháng của chữ nôm Trước tình thế nhà cầm quyền Pháp tỏ vẻ ủng hộ chữ quốc ngữ, tức là chữ viết theo con chữ La Tinh của tiếng Việt, thì giới nhà nho, tức tầng lớp trí thức Việt Nam lúc bấy giờ nghĩ sao ? Tất nhiên là họ chống đối vì nhiều lẽ. Thứ nhất vì chữ quốc ngữ là sản phẩm của ngoại bang và cũng là công cụ truyền đạo thiên chúa. Ví dụ như Nguyễn Đình Chiểu không chịu chấp nhận một thứ chữ viết được đồng hoá với những kẻ xâm lược. Nét độc đáo của thời Nguyễn Đình chiểu là tuyệt đại đa số các tác giả yêu nước và chống Pháp đều sáng tác bằng chữ nôm (xem Nguyễn Đình Chiểu, 1973, tr.9) Chữ quốc ngữ còn có khi được gọi là " tây quốc ngữ tức là tiếng nói được viết ra bằng các con chữ Âu Châu " (P.G.V. ,1897, VI). Mà tên gọi này thì quá lộ liễu, nói lên rõ ràng nguồn gốc của thứ chữ viết này, khiến các nhà thức giả Việ t Nam thời ấy khó có thể dùng nó để viết bài kêu gọi dân chúng chống ngoại xâm. Dùng chữ viết trở thành biểu tượng của một thái độ chính trị. 37
  39. Phần II Sự phát triển chữ Quốc ngữ Khi nói đến chữ nôm và chữ quốc ngữ là ta nói đến chữ viết và hai thứ chữ viết này cũng là để ghi tiếng Việt. Nhưng sự việc này đôi lúc và đối với một số người không được rõ ràng như thế. Lý do vì sao ? Thử lấy hai câu đầu của Chinh phụ ngâm làm ví dụ :Thưở trời đất nổi cơn gió bụi , Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên Nếu viết bằng chữ quốc ngữ thì không có vấn đề gì đặt ra : đấy là hai câu thơ tiếng Việt. Nhưng nếu ghi bằng chữ khối vuông thì thử hỏi các chữ in đậm, khách, hồng, truân chuyên còn có thể cho là chữ nôm/tiếng Việt đuợc không ? Hay là phải xem chúng là chữ Hán/tiếng Trung Quốc ? Nếu xét thêm phương diện ngữ âm thì các từ này phát theo âm Việt, nhưng là một thứ âm Việt đặc biệt, nghĩa là âm Việt xuất phát từ âm tiếng Hán đời Đường đã được Việt hoá theo một số qui tắc chuyển đổi ngữ âm nhất định (xem Nguyễn Tài Cẩn, 1979). Phần trình bày trên cho thấy rõ một điều quan trọng : cùng một văn bản tiếng Việt mà nếu viết bằng chữ nôm thì ảnh hưởng của chữ Hán/tiếng Trung Quốc và theo đó là văn hoá Trung Quốc thật rõ đậm nét. Chữ quốc ngữ một phần nào che lấp ảnh hưởng này. Bởi vậy khi chính quyền Pháp ở Nam Kỳ quyết định lấy chữ quốc ngữ thay thế chữ nôm để viết tiếng Việt, ngoài việc chữ viết kiểu La Tinh dễ học dễ nhớ hơn chữ viết kiểu tượng hình, họ còn có dụng ý là đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Hoa ra khỏi Việt Nam. Như vậy việc thay thế chữ viết vào giữa thế kỷ 19 ở Việt Nam là một hành động chính trị có tác động đến văn học, đến giáo dục, đến xã hội. Chúng ta sẽ lần lượt xét qua những lĩnh vực chịu sự tác động mạnh qua sự thay đổi chữ viết bằng cách triển khai những điểm sau đây : • Chương 4 : Ảnh hưởng của văn học Pháp vào văn học Việt Nam. • Chương 5 : Sự bành trướng của chữ quốc ngữ từ Nam ra Bắc. • Chương 6 : Quốc ngữ và giáo dục thời Pháp thuộc. • Chương 7 : Quốc ngữ với sự phát triển của tiểu thuyết. • Chương 8 : Quốc ngữ trong chương trình tiểu họ 38
  40. Chương 4 Ảnh hưởng của văn học Pháp vào văn học Việt Nam Qua chữ viết tiếng Việt theo mẫu tự La Tinh, văn học Pháp thâm nhập vào văn học Việt Nam trên hai mặt : - Ðem lại những thể loại mới vào văn học Việt Nam như thơ ngụ ngôn, tiểu thuyết văn xuôi. - Cách tân hình thức, thay đổi diễn xuất, phong cách, tạo ra nguồn cảm hứng mới, thoả mãn những thị hiếu mới, đề xuất những tư tưởng mới. 1. Dịch thơ Pháp Sự thâm nhập sớm nhất của văn học Pháp qua đường dịch thuật được thực hiện từ năm 1884 qua cuốn sách của Trương Minh Ký, Chuyện Phang-sa diễn ra quốc ngữ (16 chuyện ngụ ngôn của La Fontaine), Sài-gòn, 1884 (xem Trần Văn Giáp và đtg, 1972, 82). Còn có một cuốn khác cùng đề Chuyện Phang-sa diễn ra quốc ngữ gồm 150 chuyện ngụ ngôn của La Fontaine dịch ra dưới thể văn xuôi và thơ lục bát (18 bài) . Sách này được xuất bản năm 1886 và được tài trợ của Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ thuộc Pháp (Conseil Colonial de la Cochinchine Française). Xem qua cơ quan tài trợ này đủ biết việc áp dụng chữ quốc ngữ có đi đôi với chủ trương phổ biến văn học Pháp ở những vùng Pháp mới chiếm đóng. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng bộ ba Trương Vĩnh Ký, Huình Tịnh Của, Trương Minh Ký, những nhà nho miền Nam tiên phong trong việc dùng chữ quốc ngữ và có hấp thụ được văn hoá Âu Tây không phải là những tác nhân tích cực cho việc truyền bá văn chương Pháp. Vai trò này về sau dành cho Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh và nhất là nhóm Nam Phong từ nhị thập niên thế kỷ 20 trở đi. Trái lại một người như Huình Tịnh Paulus Của quả xứng đáng là một nhà Việt Nam học có công trong sự nghiệp giữ gìn, làm giàu, tăng niềm tin tưởng vào tiếng Việt và chữ quốc ngữ qua cuốn Ðại Nam Quấc Âm tự vị, Saigon, Imprimerie Rey, Curiol & Cie, 1895, 596 trang. Thật ra ý ban 39
  41. đầu của tác giả là muốn làm một cuốn từ điển song ngữ Việt-Pháp nhưng vì gặp nhiều trở ngại đành bỏ phần tiếng Pháp nên Huình Tịnh Của trở nên tác giả của cuốn từ điển Việt-Việt đầu tiên. Tác giả đã có lời phân bày (Ðại Nam Quấc Âm tự vị, tr. IV) : " Làm tự vị này, sơ tâm ta muốn cho có tiếng Langsa. Hồi mới khởi công, có nhiều quan Tây giùm giúp, sau các ông ấy có việc phải thuyên đi Bắc-kỳ, bỏ có một mình ta, lúng túng, phải bỏ phần dịch tiếng Langsa. Nhưng vậy nhơn khi rỗi rảnh, ta cứ làm theo tiếng ta, chữ ta, viết đi chép lại, ngày đêm khó nhọc, hơn bốn năm trời mới thành công việc " Trong một bài nghiên cứu đăng trong Cahiers d'Etudes Vietnamiennes (Tập San Việt Học), 10, 1989-90, Phạm Ðán Bình đã lập một bản kê rất công phu theo niên đại xuất hiện những bản dịch ra Việt ngữ các bài thơ Pháp. Bản kê bắt đầu với bài dịch thơ ngụ ngôn của La Fontaine của Trương Minh Ký năm 1884 như đã lược bày ở trên và kết thúc với bài dịch của Tường Vân đăng trong Tao Ðàn số 13, 16.10.1939, có đề là Từ giã tổ quốc (Tiếng hát của kẻ vượt bể khơi đi) mà nguyên bản tiếng Pháp là của Victor Hugo, Le chant de ceux qui s'en vont sur mer (Les Châtiments). Cũng trong bài này, Phạm Ðán Bình đã đưa ra một số nhận xét đáng lưu ý khi nói về ảnh hưởng của văn học Pháp đối với văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20. Nếu không kể nhà thơ ngụ ngôn La Fontaine, các thi sĩ Pháp khác có thơ dịch ra tiếng Việt thì Victor Hugo dẫn đầu với 27 bài ; Lamartine 16 bài ; Musset 11 ; Verlaine 10 ; Ronsard và Sully Prudhomme, mỗi người 6 bài. Năm thi sĩ Pháp, Lamartine, Hugo, Musset, Ronsard và Verlaine hầu hết thuộc truờng phái lãng mạng, đã chiếm gần phân nửa tổng số các bài thơ dịch (tức là 139/300) ; số còn lại dành cho khoảng 60 tác giả khác. Các người dịch dường như nghiêng về các đề tài buồn như sự trôi đi của thời gian, tính mỏng manh của đời người, cái lạnh lùng của số mệnh. Nếu tính theo ngày xuất hiện bản dịch thì La Fontaine được dịch sớm nhất, lần đầu tiên năm 1884 do Trương Minh Ký ; Beaudelaire năm 1917 do Phạm Quỳnh dịch ra văn xuôi ba bài thơ trong tập Fleurs du Mal là Spleen (U uất), La Rançon (Chuộc mình) và Recueillement (Bình tĩnh), đăng trong Nam Phong số 5, 1917. Chateaubriand, một nhà thơ lãng mạng nổi tiếng được dịch năm 1921 qua bài Nuit chez les sauvages de l'Amérique (Ðêm vắng ở khoảng giã bên Tân Thế Giới) do một học sinh năm thứ 3 Quốc Tử Giám, đăng ở Nam Phong số 47. Cùng năm 1921, Lamartine đuợc dịch ra 5 lần, bốn lần với bài Le lac (Cái hồ), một lần với bài L'Automne (Mùa thu), tất cả đều xuất hiện trên 40
  42. Nam Phong số 48, 49 và 51. Ronsard, một tác giả ở thế kỷ 16, phải chờ đến 1923 với bài Sonnet (sur la mort de Marie) (Một người con gái từ trần); Sully Prudhomme năm 1923 với bài Le vase brisé (Cái bình vỡ); Musset năm 1924 với bài L'étoile du soir (Hỏi sao hôm), bài Lorsque le laboureur (Nhà sét đánh cháy) đều đăng trong Nam Phong số 88 và sau cùng là Victor Hugo, năm 1925, với bài Hymne [Mort pour la patrie] (Vị quốc vong thân), Nam Phong số 91, và bài Oceano Nox (Những kẻ đắm tàu), Nam Phong số 93. 2. Dịch truyện và tiểu thuyết Pháp Về truyện và tiểu thuyết Pháp dịch ra tiếng Việt thì dịch giả đầu tiên cũng là Trương Minh Ký với cuốn Tê-lê-mạc phiêu lưu ký, Sài-gòn, 1887; nguyên bản Pháp văn là của Fenelon, Les aventures de Télémaque (1699). Sách này được Trương Minh Ký diễn ra bằng tiếng Việt theo thể thơ lục bát và khởi đăng ở Gia Ðịnh báo, kể từ 20.6.1885. Thứ đến phải kể đến Trần Chánh Chiếu (1867-1919) còn gọi là Gilbert Chiếu, người gốc quận Châu Thành, Rạch Giá. Ông theo học ở Collège d"Adran Sài Gòn, sau được bổ dụng làm giáo học rồi làm thông ngôn cho Tham biện Chủ tỉnh Rạch Giá. Theo Bùi Ðức Tịnh (1972: 46-47) thì trong hai năm 1906, 1907, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút tờ Nông Cổ Mín Ðàm (số 1, 1901, Saigon) và nổi tiếng trong cuộc vận động Duy Tân nên được mệnh danh là ông Phủ Minh Tân. Ðồng thời Gilbert Chiếu cũng kiêm luôn chủ bút tờ Lục Tỉnh Tân Văn (số 1, 1907, Saigon) dưới tên Trần Nhựt Thăng, hiệu là Ðông Sơ. Trần Chánh Chiếu có cho in cuốn Tiền căn báo hậu, bản dịch cuốn tiểu thuyết của Alexandre Dumas, Le Comte de Monte-Cristo (1846) do nhà Imprimerie de l'Union, Saigon, ấn hành năm 1914. Sau bản dịch Tê-lê-mạc phiêu lưu ký, Sài- gòn, 1887, của Trương Minh Ký, đây là bản dịch tiểu thuyết Pháp thứ hai, cách nhau 27 năm. Về việc dịch tiểu thuyết Pháp, một người thứ ba đáng nói đến là Nguyễn Văn Vĩnh. Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1896, mới 14 tuổi đã tốt nghiệp trường Thông ngôn. Có thể nói Nguyễn Văn Vĩnh là người đã dịch tiểu thuyết Pháp ra tiếng Việt nhiều nhất. Một số tác phẩm Pháp do Nguyễn Văn Vĩnh dịch được liệt kê như sau (Trần Văn Giáp và đtg, 1972, II, 103) : - 1927 A. Dumas, Les trois mousquetaires (1844) (Truyện ba chàng ngự lâm pháo thủ) - 1927 Fenelon, Les aventures de Télémaque (1699) (Tê-lê-mặc phiêu lưu ký) 41
  43. - 1932 Abbé Prévost, Histoire du chevalier des Grieux et de Manon Lescault (1731) (Mai-nương Lệ-cốt) - 1928 V. Hugo, Les misérables (1862) (Những kẻ khốn nạn) - 1928 Ch. Perrault, Les contes (1697) (Truyện trẻ con) - 1928 H. De Balzac, La peau de chagrin (1831) (Truyện miếng da lừa) Ngoài ra nội trong năm 1928, Nguyễn Văn Vĩnh còn dịch ra bốn bản kịch nổi tiếng của soạn giả Pháp Molière ở thế kỷ 17. Ðó là Người bệnh tưởng (Le malade imaginaire), Người biển lận (L'avare), Giả đạo đức (Le misanthrope) và Trưởng giả học làm sang (Le bourgeois gentilhomme). 3. Ảnh hưởng thơ Pháp vào thơ mới Việt Nam Qua phần trình bày trên, ta nhận thấy rằng ở mặt chữ viết, chữ quốc ngữ được chính thức dùng để viết tiếng Việt là vào giữa thế kỷ 19 do nhà cầm quyền Pháp quyết định và chỉ áp dụng cho phần đất Pháp mới chiếm ở Sài Gòn-Lục Tỉnh. Dần dần với cuộc chinh phục quân sự Việt Nam của Pháp càng ngày càng mở rộng ra phía bắc và miền trung Việt Nam thì việc dùng chữ qugốc n ữ cũng được lan ra theo với lực lượng chiếm đóng của Pháp. Có thể nói việc áp dụng chữ quốc ngữ xuất phát từ trong Nam đã làm một cuộc Bắc tiến, lần hồi lấn át chữ nôm và chữ Hán, và đã thắng lợi hoàn toàn với quyết định năm 1918 của Triều đình Huế bãi bỏ các cuộc thi kiểu xưa của các triều vua chúa Việt Nam mà trong đó chữ viết chính là chữ khối vuông (Hán và nôm). Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng danh từ chữ quốc ngữ ở đây là để chỉ chữ viết, thứ chữ viết tiếng Việt dùng mẫu tự La Tinh ; chữ quốc ngữ đối lập với chữ nôm thuộc loại chữ khối vuông dùng "hình tượng" tuy cả hai cùng sử dụng để viết tiếng Việt. Không thể và không nên hiểu chữ quốc ngữ như là tiếng quốc ngữ được La Mã hoá như qua từ ngữ "langue nationale romanisée" (xem Bùi- Xuân Bào, 1985, tr. 4). Hiểu như thế này sẽ dẫn độc giả, nhất là độc giả ngoại quốc, đến sự lẫn lộn tai hại là tiếng Việt đã bị La Mã hoá. Ðồng thời với hướng tiến từ Nam ra Bắc của chữ quốc ngữ thì việc du nhập văn chương Pháp qua những bản dịch các bài thơ hoặc truyện và tiểu thuyết cũng phát triển theo hướng Sài Gòn-Hà Nội. 42
  44. Như vậy trong lĩnh vực thi thơ, sự gặp gỡ với các thi sĩ Pháp đã đem tới cho tác gia Việt Nam nguồn cảm hứng mới và những hình thức biểu đạt mới. Sự chuyển tiếp bắt đầu từ cuối thập niên thứ hai của thế kỷ 20 được thể hiện qua sự phê bình, hoặc sự lảng quên luật thơ Ðường mà tiền nhân xem như một kiểu mẫu hoàn chỉnh của thi thơ. Trong lúc xã hội khám phá ra cá nhân, cái tôi, thì văn thơ hồ hởi thoát ra khỏi những niêm luật khắc khe đã định ra ở Trung Quốc từ mười thế kỷ trước về việc gieo vần, thuận thanh, đối ngẫu. Với sự lui dần vào hậu trường của Hán tự, các bài thơ làm theo Ðường luật càng ngày càng hiếm. Cảnh mờ dần của thơ Ðường kéo theo sự mai một của một nhãn quan nào đó về vũ trụ, của một thứ nhuệ cảm nào đó, của một quan niệm về nghệ thuật nào đó. Trong khi ấy, các môn đồ và những người khởi xướng thơ mới khai trương từ năm 1932 Ố với bài Tình già của Phan Khôi đăng trong Phụ Nữ tân văn, số 122, ngày 10.3.32 Ố hầu hết còn đang ở độ thanh xuân; một số trong bọn họ đã nổi tiếng lúc mới 16 tuổi, ngay ở bài thơ đầu và giành được cảm tình của thế hệ trẻ ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hoá Âu Tây. Rất đông các tác giả thơ mới đã hút nhụy từ thơ Pháp và không đọc được chữ Hán. Ðối với họ, sự thay thế chữ Hán hay chữ nôm bằng chữ quốc ngữ không phải chỉ là một sự thay đổi chữ viết, mà còn là một cuộc giả từ đối với một di sản trĩu nặng những ràng buộc nó bóp nghẹt cá nhân và làm cản trở cảm hứng của thi sĩ. Theo Xuân Diệu* , con người ở Việt Nam tính theo diện một cá nhân " trong những năm 30 (của thế kỷ 20) chối bỏ những tấm tã lót của xã hội phong kiến, đã ra đời lần đầu tiên. Có một lòng cảm thán, một sự phát minh say sưa ; đó là một thứ tình đầu Chúng tôi muốn giải phóng cả nội dung lẫn hình thức của thơ. " Giải phóng nội dung ? Tức là làm ra những bài thơ cá biệt. " Không còn là cái vui, cái buồn, cái tuyệt vọng phi cá thể, đã lắng xuống, có thể nói là đã cô đọng lại, được tìm thấy trong thi thơ truyền thống, nhưng mà là một sự rung cảm thầm kín của một con người bằng xương bằng thịt, sự phơi bày ra những góc chốn u tối của một cá thể đau buồn hoặc sung sướng, thấy và cảm thấy sự vật và hoàn cảnh đã sống qua với một cảm giác rung động, dâng cao gần đến mức bệnh tật. " (Nguyễn Khắc Viện và ctv, 1975: 47). Ðể thực hiện công việc này thì người mẫu có đó, ở trong văn học Pháp sẵn sàng cho ta mô phỏng. Trên mặt từ ngữ, đôi khi là một sự vay mượn, thường là một sự cải tác, nhưng hay gặp hơn là một sự pha trộn thành công của cảm hứng và công sức, một thứ luyện đan có kết quả của sáng tạo và vay mượn. Như Xuân Diệu đã lấy một câu thơ của Edmond Haraucourt: Partir, c'est mourir un peu (Ði là chết đi một ít), và thay đổi khúc đầu : Yêu là chết ở trong lòng một ít. 43
  45. Một hôm, Alfred de Musset nói với George Sand: Dépêche-toi, George, notre amour est vieux (Nhanh lên em, George, mối tình chúng ta đã già rồi). Câu này làm nguồn cảm hứng cho bài Giục giã của Xuân Diệu : Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi, tình non đã già rồi Tình non đã già rồi thời đó là một kết hợp từ ngữ khá bạo. Theo lời thú nhận của Xuân Diệu, " Một số đông độc giả quen thuộc với thơ cổ điển, đã bất bình trước lời văn quá Âu hoá của Xuân Diệu, không còn đặc tính dân tộc, thi vị kín đáo của phương Ðông ; một số người xấu miệng còn cho rằng một số câu thơ của Xuân Di ệu làm người ta phải đỏ mặt vì tính suồng sã của nó. " Những câu dịch sát chữ từ câu thơ Pháp : Hơn một loài hoa đã rụng cành Plus d"une espèce de fleurs a quitté les branches (X.D. "Ðây mùa thu tới",Thơ thơ, 1938) Nhưng ta cũng có thể tìm ra những cái đổi mới, hay cả những phát minh nằm ở mép giới hạn chấp thuận của ngữ nghĩa, tư duy Việt Nam thời bấy giờ : Cái bay không đợi cái trôi Từ tôi phút trước sang tôi phút này (X.D. "Ði thuyền", Thơ thơ, 1938) (Cái) bay, (cái) trôi, những động từ được biến thành danh từ ; đó chứng tỏ cách dùng từ rất bạo dạn của Xuân Diệu trong câu văn tiếng Việt kể từ những năm 30 của thế kỷ 20. Hơn nữa ta còn có (cái) tôi dùng để chỉ bản ngã, một khái niệm thời thượng lúc bấy giờ, trong trào lưu muốn nâng cao cá nhân, tách cá nhân ra khỏi cộng đồng. Nói về cú pháp của câu thơ thì các nhà thơ mới không ngại ngùng từ bỏ luật đối ngẫu của thơ truyền thống mà áp dụng phương thức bắc cầu kiểu thơ Pháp : Thức dậy nắng vàng ngang mái nhạt Buồn gieo theo bóng lá đong đưa -> Bên thềm. Ố Ai nấn lòng tôi rộng Cho trải mênh mông buồn xế trưa. Bắc cầu không những chỉ là phương tiện nối liền một yếu tố của một câu thơ với một câu kế tiếp, câu trước trên mặt ý nghĩa chưa được trọn vẹn, còn treo lơ lửng, mà đối với Xuân Diệu còn là một cách thức để " chuyển tải cái tràn đầy của vế thơ trước qua vế thơ sau theo tinh thần tự do lồng lộng trong thơ Pháp. " 44
  46. Ố Một tối bầu trời đắm sắc mây, Cây tìm nghiêng xuống đám hoa gầy, Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ -> Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy -> Những lời huyền bí toả lên trăng, Những ý bao la rủ xuống trần (X.D. "Với bàn tay ấy", Thơ thơ, 1938) Trên đây là những nét phác hoạ về ảnh hưởng thơ Pháp vào thơ Việt, nhất là qua Xuân Diệu, một nhà thơ có tú tài tây. Hoài Thanh và Hoài Chân (1985: 115) đã có nhận xét: " Ngày một ngày hai cơ hồ ta không còn để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quá tây của Xuân-Diệu, ta quên cả những ý tứ người đã mượn trong thơ Pháp. Cái dáng-dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt-nam đã quyến dũ ta. " Chương 5 Chữ quốc ngữ bành trướng từ Nam ra Bắc 1. Chữ quốc ngữ buổi đầu ở Nam Kỳ thuộc Pháp Từ quốc ngữ dùng ở chương này dùng để chỉ tiếng Việt và chữ viết theo mẫu tự La Tinh. Tình hình dạy quốc ngữ ở Nam Kỳ từ buổi đầu Pháp mới chiếm đóng có những điểm đáng nêu ra sau đây. Ngày 17.2.1859, ngay khi đổ bộ lên Sài Gòn, đô đốc R. de Genouilly đã thấy có mặt tại đây một chủng viện và một truờng học gọi là Trường d'Adran do Hội Truyền Giáo Nước Ngoài thiết lập. Học sinh trường này học đọc và học viết chữ quốc ngữ. Họ cũng được học tiếng LaTinh, đôi khi vài chữ/tiếng Pháp nhưng rất hiếm. Dĩ nhiên, quân viễn chinh Pháp phải nhờ đến Hội Truyền Giáo để được cung cấp những người thông ngôn đầu tiên; các người này về ngoại ngữ chỉ biết tiếng La Tinh, nhưng một thứ tiếng La Tinh tồi. Năm 1861, một trường dạy tiếng Việt được thiết lập ở Sài Gòn để đào tạo những viên thông ngôn người Pháp, các người này về sau trở thành những giáo 45
  47. sư đầu tiên về bộ môn tiếng Việt. Học viên người Âu của trường này đều xuất thân từ bộ binh hoặc hải quân Pháp. Ðiều đáng ghi nhận là trường này vốn là cơ sở hành chánh chứ không phải giáo dục. Ngày 31.3.1863, đô đốc Bonard ra quyết định tái lập các hạt giáo dục cũ (do nhà Nguyễn thiết lập) với các chức đốc học, giáo thọ, huấn đạo; tạo chỗ cho học sinh các loại: học sanh, tú tài, cử nhân; tái lập các cuộc thi hương (mà kỳ đầu tiên phải được thực hiện năm 1864). Kiến thức về chữ quốc ngữ không bắt buộc trong các kỳ thi nhưng thí sinh biết thứ chữ viết này được ưu đãi hơn. Bắt đầu năm 1866, việc dạy tiếng Pháp cho người Việt Nam được khởi sự nhưng vẫn còn nằm trong tay các giáo sĩ; giáo hội lần hồi mở trường ở Mỹ Tho, Vĩnh Long và Chợ Lớn. Các trường học nhà dòng được chính quyền thuộc địa trợ cấp, đã phát triển đáng kể trong 5 năm trời. Dưới thời đô đốc Ohier, năm 1869, một số trường được lần lượt mở ra ở Cần Thơ, Sóc Trăng, Gò Công, Tân An, Rạch Giá, Cần Giộc, Ích Thanh (?), để dạy cho bọn tráng niên chữ quốc ngữ và những bài vỡ lòng tiếng Pháp. Ngày 17.11.1874, đô đốc Dupré ra quyết định tổ chức lại hoàn toàn nền giáo dục quốc dân. Nền giáo dục này được tuyên bố là miễn phí và tự do, tuân theo qui định chung của giáo dục quốc dân ở Pháp. Việc giáo dục (ở Nam Kỳ lúc đó) chịu mệnh lệnh trực tiếp của giám đốc nội vụ và đặt dưới sự giám sát của các trường quận mà trách nhiệm thuộc về các viên chức hành chánh. Các trường làng dạy chữ Hán bị bãi bỏ hoặc sáp nhập vào trường ở quận lỵ, biến thành một trường duy nhất dạy chữ quốc ngữ. Có sáu trung tâm thanh tra: Sài gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng, mỗi nơi đều có một trường Pháp. Có thể nói rằng buổi đầu thời Nam Kỳ thuộc địa Pháp, tổ chức giáo dục ở đây còn đang trong thời kỳ mò mẫm, việc đem chữ quốc ngữ thay thế hẳn chữ nôm và chữ Hán có khi phải khựng lại, bằng chứng là việc tái lập các chức đốc học, giáo thọ, huấn đạo, và tổ chức lại các cuộc thi hương. Việc thứ hai đáng ghi nhận là giáo dục được đặt dưới quyền của một viên chức nội vụ, tức là phụ trách an ninh. Nhận xét thứ ba là vì nhu cầu hành chánh mà người Pháp lúc bấy giờ học tiếng Việt và những người này đều xuất thân từ quân đội. 46
  48. Có một sự khác biệt lớn giữa người Việt và người Pháp hay người ngoại quốc trong việc học quốc ngữ. Người Việt học quốc ngữ là học đọc và học viết tiếng mẹ; ngữ nghĩa và cú pháp tiếng Việt họ đã nắm. Còn người ngoại quốc học quốc ngữ thì phải rèn luyện cú pháp, ngữ nghĩa, đọc và viết. Người Việt học chữ Hán không phải học viết mà thôi mà còn học đọc, học nghĩa, học cách dùng, tóm lại là học một ngoại ngữ. Nói chung bước đầu của chữ quốc ngữ ở miền Nam gặp nhiều khó khăn vì nhiều lý do. Tại những người chủ xướng là ngoại nhân đi chinh phục. Tại họ là những quân nhân chỉ lấy những biện pháp cấp thời để giải quyết những vấn đề giai đoạn nên không có một cái nhìn lâu dài. Tại việc giáo dục mới mà chữ quốc ngữ là công cụ chuyển tải chính mặc dù có những kiện tướng như Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huyụnh Tịnh Của, phải đương đầu với một hàng ngũ còn hùng mạnh thuộc trường học Hán-nôm truyền thống mà đại diện là các nhà nho yêu nước như Nguyễn Ðình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, v.v. Cuộc đối địch không thuần xảy ra giữa hai chữ viết của một ngôn ngữ mà còn giữa hai thái độ chính trị, hợp tác và chống đối; giữa các tôn giáo, đạo Ky Tô một bên, và Nho, Ðạo và Phật, bên kia. 2. Chữ quốc ngữ lan rộng ra phía Bắc Sau khi được sử dụng làm chữ viết "chính thức" của tiếng Việt ở Nam Kỳ thuộc Pháp, chữ quốc ngữ bành trướng ra phía Bắc. Những biến cố lịch sử có tác động vào, hoặc đánh dấu lên, sự bành trướng này là: - Ngày 15.3.1874, Triều đình Huế ký hiệp ước thừa nhận chủ quyền Pháp trên lãnh thổ Nam Kỳ, từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở vào Nam. - Ngày 25.4.1882, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. Hà Nội thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu tử tiết. - 25.8.1883, Triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Harmand thừa nhận Nam Kỳ là thuộc địa Pháp, thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. - 6.6.1884, Triều đình Huế và Pháp ký hiệp ước Patenôtre theo đó nước Pháp sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại. Như vậy từ đây chữ/tiếng Hán nhường bước cho chữ/tiếng Pháp trên mặt ngoại giao. Một cách lặng lẽ trong các cuộc giao thiệp quốc tế, tiếng Việt/chữ quốc ngữ hoàn toàn vắng bóng, chịu sự "bảo hộ" của tiếng Pháp. 47
  49. - 27.1.1886, Tổng thống Pháp bổ nhiệm Paul Bert sang cai trị Trung-Bắc Kỳ, mở đầu chế độ văn quan thay chế độ võ quan trước đó. Cũng năm này Paul Bert thiết lập Băc Kỳ Hàn lâm viện (Académie Tonkinoise). - 1895, Phan Ðình Phùng mất, phong trào Cần Vương mà Phan là chủ tướng cũng tắt theo. Bài thơ tuyệt bút của Phan Ngự sử nói lên tâm sự của một người bầy tôi phò vua cứu nước theo quan niệm của một nhà nho yêu nước truyền thống được viết bằng Hán văn. - 1896, Toàn quyền Ðông Dương ra nghị định cho thành lập một trường Pháp- Việt ở Huế, gọi là Trường Quốc học Huế. - 6.6.1898, Toàn quyền Ðông Dương đặt thêm một kỳ thi phụ cho khoa thi Hương trường thi Nam Ðịnh. Môn thi gồm năm bài tiếng Pháp: viết tập, chính tả, dịch Pháp ra Việt, hội thoại, đọc và dịch miệng (hệ số 5); chính tả tiếng Việt (hệ số 3); bài dịch từ Hán văn ra tiếng Việt (hệ số 4). Ai đã đỗ tú tài, cử nhân kỳ thi Hương chính mà còn đỗ cả kỳ phụ sẽ được ưu tiên chọ n ra làm quan. Việc đưa tiếng Pháp làm môn thi ở Trường Nam Ðịnh là một biến cố quan trọng vì tính cách biểu tượng của trường thi này trong chế độ khoa cử theo nho học của Việt Nam. Trần Văn Giáp (1941: 2) có nói qua lịch sử tỉnh Nam từ đời Hùng Vương để kết luận: "Trong khoảng một trăm năm trước đây, tỉnh Nam- định sở dĩ có tiếng, toàn quốc thiếu-niên nào bậc anh-tuấn, nào người ngu-độn, ai ai cũ ng chú-trọng đến tỉnh Nam, là vì có trường-thi hương ở đó." - 15.12.1898, Toàn quyền Ðông Dương Paul Doumer ra nghị định thành lập Phái đoàn Khảo cổ học Thường trực tại Ðông Dương (Mission Archéologique Permanente en Indochine), đến 20.10.1900 đổi gọi là Trường Viễn Ðông Bác Cổ (Ecole Française d"Extrême-Orient) . - 30.12.1898, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh về chế độ báo chí ở Ðông Dương. - 20.6.1903, Thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định thành lập Trường Hậu bổ Hà Nội (Ecole d"apprentis mandarins) theo chỉ thị ngày 9.2.1897 của Tổng thư ký Phủ Toàn quyền Ðông Dương. Ngày 18.4.1912 Trường Hậu bổ Hà Nội đổi thành Trường Sĩ hoạn (Ecole des Mandarins). Ngày 15.10.1917, Toàn quyền Ðông Dương ra nghị định lập Trường Pháp chính Ðông Dương (Ecole de Droit et d"Administration) thay cho hai trường Sĩ hoạn Hà Nội và Hậu bổ Huế (thiết lập ngày 5.5.1911). - 27.4.1904, Pháp cho thiết lập chương trình giáo dục hệ Pháp-Việt ở Bắc kỳ. 48
  50. - 5.1904, Thành lập Hội Duy Tân ở Quảng Nam. Hội này do Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể làm hội trưởng mà mục đích là Khôi phục nước Việt Nam, lập thành nước quân chủ lập hiến. (Xin đừng lẫn lộn Hội Duy Tân với Phong trào Duy Tân do Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng chủ xướng.) - 7.1905, Mở đầu Phong trào Ðông du của Duy Tân hội. Phan Bội Châu viết Khuyến quốc dân du học văn. - 8.3.1906, Toàn quyền Ðông Dương cho thiết lập Hội đồng Hoàn thiện nền giáo dục bản xứ (Conseil de Perfectionnement de l"enseignement indigène). Như vậy từ đầu thế kỷ 20 trở đi, sau khi cuộc đấu tranh vũ trang của Phong trào Cần Vương tan rã, nước Việt Nam dưới mắt người Pháp, xem như đã dược bình định, nhà cầm quyền Pháp bắt đầu đặt để những cơ chế về hành chánh, giáo dục để cai trị các xứ thuộc địa và bảo hộ. Các cơ chế chính quyền của Triều đình nhà Nguyễn dần dần hoặc bị thay thế hoặc bị làm suy yếu đi không còn thực quyền. Hán học, nền tảng của công cuộc đào tạo sĩ phu, quan chức nhà Nguyễn, theo đó cũng tàn tạ nhường chỗ cho lớp quan chức mới xuất thân từ các trường Pháp-Việt. Chữ quốc ngữ từ trong Nam lan ra đất Bắc, xen vào các kỳ thi; biết quốc ngữ trở thành một yêu cầu để bước vào quan trường. Tuy vậy vào cuối thế kỷ 19, những bước đầu của quốc ngữ ở miền Bắc còn rất e dè, như lời tự thuật của nhà nho Nguyễn Bá Học: "Tôi lúc mới học quốc-ngữ thường không dám học to tiếng, chợt có khách đến phải giấu ngay sách vào trong túi áo, hình như có hai mươi bốn mẫu-tự quốc ngữ, là một cái sách bí-mật cấm thư". (xem Cụ Nguyễn-Bá-Học, Nam Phong, số 50, aoủt 1921, tr. 167). 3. Bước ngoặt quyết định của chữ quốc ngữ Nhưng bước ngoặt quyết định dẫn đến sự thành công của chữ quốc ngữ là do chính các nhà nho trong hàng ngũ Phong trào Duy Tân và Ðông Kinh Nghĩa Thục. Phong trào Duy Tân phát động từ năm 1905 ở Quảng Nam với ba lãnh tụ: Trần Quý Cáp (1871-1908), quê huyện Ðiện Bàn, Quảng Nam, đậu tiến sĩ năm 1904; Phan Châu Trinh (1872-1926), quê huyện Tiên Phước, Quảng Nam, đậu phó bảng năm 1901; Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), quê huyện Tiên Phước, Quảng Nam, đậu tiến sĩ khoa hội thi năm 1904. Bộ ba này năm 1905 nhân chuyến vào Nam, đến Bình Ðịnh, mượn tên ứng thí trong một kỳ thi đã làm hai bài thơ Chí thành thông thánh và Danh sơn lương ngọc đả kích những người còn bát cổ văn chương thụy mộng trung (ngủ mê trong giấc mộng văn chương bát cổ). Hai bài thơ này rõ ràng tấn công vào nền cựu học, bài xích cái học cử nghiệp, mở đầu cho chủ trương tân học sau này của Phong trào. 49
  51. Ðông Kinh Nghĩa Thục khai giảng tháng 3, 1907 tại phố Hàng Ðào, Hà Nội, chương trình noi theo đường lối tân học của Trung Quốc và Nhật Bản. Trong các sĩ phu sáng lập có cụ cử Lương Văn Can, thục trưởng của Trường; cụ huấn Nguyễn Quyền, giám học; cụ án Nghiêm Xuân Quảng, v.v., và một số nhà tân học như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, v.v. Trọng tâm các trước tác của Ðông Kinh Nghĩa Thụ c nhắm vào hai mặt, đánh đổ và xây dựng. Ðánh đổ các hủ tục, lối nhắm mắt học từ chương theo kiểu khoa bảng cũ, các tư tưởng thoái hoá của tầng lớp sĩ phu thủ cựu. Xây dựng bằng cách hướng sự học vào các khoa học kỹ thuật mới, xem nặng thực nghiệp, chấn hưng công thương nghiệp. Và nhất là kêu gọi học chữ quốc ngữ. Từ buổi đầu cuộc chiếm đóng Nam Kỳ của Pháp đến khi Phong trào Duy Tân và Ðông Kinh Nghĩa Thục ra đời, nửa thế kỷ trôi qua, chữ quốc ngữ đã lột xác dưới mắt các sĩ phu Việt Nam. Chữ quốc ngữ trước kia bị xem như một toan tính của chính quyền thuộc địa hòng La Mã hoá nền quốc học Việt Nam, như một vũ khí đi chinh phục của ngoại nhân, bây giờ được đón tiếp như một công cụ chuyển tải hữu hiệu những tư tưởng yêu nước, những tri thức mới. Như vậy là từ một công cuộc La Mã chữ viết bị ép buộc, việc áp dụng chữ quốc ngữ đã chuyển thành một cuộc La Mã hoá đồng thuận và tự nguyện. Và chuyện lột xác này phần lớn lại do tác động của các nhà nho, của các ông tiến sĩ, phó bảng, thám hoa, cử nhân triều Nguyễn, những người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, tinh thông chữ Hán. Lập trường của ba vị Trần, Phan và Huỳnh, của Phong trào Duy Tân, đối với chữ quốc ngữ thực quá rõ ràng qua Bài hát khuyên học chữ quốc ngữ mà tác giả chắc là Trần Quý Cáp, có đoạn: Chữ quốc ngữ là hồn trong nước Phải đem ra tính trước dân ta Sách các nước, sách Chi Na Chữ nào nghĩa ấy dịch ra tỏ tường Bài thơ này cũng được xếp vào thơ văn của Ðông Kinh Nghĩa Thục (xem Vũ Văn Sạch và đtg, 1997: 110) chứng tỏ rằng hai phong trào đều có những chủ trương giống nhau về ngôn ngữ và chữ viết. Hơn nữa một người như Phan Tây Hồ chẳng hạng lại cùng hoạt động ở cả hai bên. Khuyên học chữ quốc ngữ không phải là một trào lưu cách biệt mà là một bộ phận trong một phong trào qui mô hơn có thể gọi là sách lược học văn minh theo đường lối mới.* Như vậy ta sẽ không lấy làm lạ khi thấy xuất hiện một hiện tượng khác của phong trào, việc cổ động hớt tóc: 50