Tướng học khảo luận

pdf 504 trang ngocly 1290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tướng học khảo luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftuong_hoc_khao_luan.pdf

Nội dung text: Tướng học khảo luận

  1. Tướng học khảo luận Tên sách: Tướng học khảo luận Nguồn: capthoivu st Đánh máy+chế bản: capthoivu (TVE) Chuyển sang ebook: capthoivu (TVE) Ngày hoàn thành: 11/9/2006 Nơi hoàn thành: ASEC-Jak Mục lục Tử Vi: Khoa Học Hay Mê Tín SƠ LƯỢC VỀ KHOA TỬ VI 12 CON GIÁP 12 Con Giáp và những đặc tính Tuổi Tí (Con Chuột) Tuổi Sửu (Con Trâu) Tuổi Dần (con Cọp) Tuổi Mẹo (con Mèo) Tuổi Thìn (Con Rồng) Tuổi Tỵ (con Rắn) Tuổi Ngọ (Con Ngựa)
  2. Tuổi Mùi (con Dê) Tuổi Thân (con Khỉ) Tuổi Dậu (con Gà) Tuổi Tuất (con Chó) Tuổi Hợi (con Heo) Lịch sử và đôi điều về tử vi I. Thư tịch về khoa Tử - vi II. Nguồn gốc khoa Tử - vi III. Khoa Tử - vi đời Tống IV. Khoa Tử - vi sau Hi - Di V. Tử - vi vào Việt - nam VI. Khoa Tử - vi đời trần VII. Khoa Tử - vi các đời sau VIII. Dị biệt chính, Nam phái IX. Kết luận NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ TỬ VI NHÃN QUANG TỬ VI GIÁ TRỊ CƠ HỮU KHOA TỬ VI GIÁ TRỊ NGOẠI CẢM KHOA TỬ
  3. VI ỨNG DỤNG NHÂN TƯỚNG HỌC VÀO VIỆC XỬ THẾ Ý NIỆM SẮC TRONG TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG TƯƠNG QUAN GIỮA SẮC VÀ CON NGƯỜI NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH ỨNG DỤNG CỦA ÂM DƯƠNG TRONG TƯỚNG HỌC THAM LUẬN VỀ LOẠI TƯỚNG NGƯỜI PHÁT ĐẠT TƯỚNG PHÁ BẠI THỌ, YỂU QUA TƯỚNG NGƯỜI 36 TƯỚNG HÌNH KHẮC PHỤ LUẬN VỀ TƯỚNG PHỤ NỮ NHỮNG TƯỚNG CÁCH PHỤ NỮ
  4. TƯỚNG XẤU CỦA PHỤ NỮ ĐOÁN TƯỚNG TIỂU NHI BÀN TAY VÀ TÍNH TÌNH DIỆN TƯỚNG TƯỚNG MỆNH TRONG GIỚI TÍNH HỌC TƯỚNG HÌNH PHU KHẮC TỬ LUẬN VỀ TƯỚNG LÔNG MÀY (Đàn Ông) BÀN VỀ CÁI MIỆNG TRONG TƯỚNG HỌC TƯỚNG ĐI
  5. Tử Vi: Khoa Học Hay Mê Tín
  6. Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị Tử Vi: Khoa Học hay Mê Tín. Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị. Tử vi - khoa học mà huyền bí Trong những kiểu bói toán, Tử vi thường được coi là một trong những kiểu bói toán có tính chính xác cao và được nhiều người tín nhiệm. Trước khi khoa Tử vi ra đời, Trung Quốc đã có nhiều hình
  7. thức bói toán khác như "64 quẻ bói" do Chu Vãn Vương dựa trên Hà Đồ tạo thành. Sau đó, nền triết học Trung Hoa đã đi qua nhiều luận thuyết, như thuyết âm Dương Ngũ Hành dựa trên sự tương sinh tương khắc của 5 yếu tổ cơ bản nhằm giải thích đời sống và tuỳ từng cặp yếu tố kết hợp với nhau, nó sẽ ra những kết quả khác nhau với độ biến thiên rất phức tạp. Đây là học thuyết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Tử vi sau đó . Về phạm trù số mệnh được đề cập đến ở vị trí trung tâm của Tử vi, thực ra trước đó đã có nhiều nhà triết học có những cái nhìn khác nhau về nó. Khổng Phu Tử nói: "Tận nhân lực, tri thiên mệnh" nghĩa là hay cố gắng làm hết sức mình rồi thành bại thế nào mới biết được mệnh trời. Triết gia Trang Tử thì cho rằng, con người thành
  8. bại, nghèo hèn hay giàu sang đều do định mệnh, ngay cả vận nước cũng do thiên mệnh chi phối không thể thay đổi. Còn học giả Tuân Tử thì phủ nhận sự tồn tại của số mệnh và cho rằng, tất cả hoạ phúc của con người đều do chính hành động của họ tạo thành. Đến thời Tống, nền văn minh Trung Hoa đã có bước phát triển mạnh mẽ trong việc nghiên cứu về nhân học. Nhiều triết gia đã chuyên tâm nghiên cứu về con người nhằm tìm ra những nguyên tắc về cuộc sống. Tử vi tuy ra đời chậm nhưng nó đã tổng hoà được những tinh hoa của bói dịch, nhân tướng học, thiên văn học của Trung Quốc cổ đại. Tử vi đã quy nạp lại cho mình một hệ thống thuật ngữ học thuật riêng. Một số quan điểm trong Tử vi tuy không được chứng minh nhưng vẫn áp
  9. dụng trong đời sống hàng ngày như áp dụng thuyết âm Dương Ngũ Hành vào y học. Với những nét đặc trưng độc đáo của mình, nhiều nhà khoa học ngày nay xem Tử vi như là một bước hển về nhân học Trưng Hoa thời Trưng đại. Đối tượng nghiên cứu của Tử vi chính là con người và số mệnh con người. Con người trong Tử vi là con người gắn liền với gia đình và những mối quan hệ xã hội. Có thể coi Tử vi là một dạng thức khoa học kết hợp triết học một cách khá sơ khai và chất phác. Loại hình nghiên cứu của nó dựa trên tính trực quan và mang nhiều yếu tố triết học sơ kỳ. Tử vi dừng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp đó là phân tích, tổng hợp và động. Trong đó chia thành đại phân tích và vi phân tích. Những triết lý bói toán cũng được hệ thống hoá
  10. dựa trên nền tảng của triết lý âm Dương Ngũ Hành. Tử vi vận động theo các vì sao ở 10 Can, 12 Chi dịch chuyển và biển đổi theo thuyết Bát Quái, tương tác với nhau theo thuyết âm Dương Ngũ Hành. Vậy Tử vi là gì và ai là người đã có công hình thành và phát triển nên dạng thức khoa học thô sơ này? Di Hi -Trần Đoàn lão Tổ Ông tổ của Tử vi là một đạo sĩ tu trên núi Hoa Sơn có tên hiệu là Di Hi và tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống. Dựa vào Kinh dịch cùng những khai triển về thuyết âm Dương Ngũ Hành của Đổng Trọng Thư, một triết gia thời Hán, ông đã lập ra Tử vi với mục đích tìm hiểu con người và số phận con người, dựa trên hệ thống quy luật biến hóa của thuyết về Vũ trụ thời đó. Bằng cách tích hợp những biến
  11. số của đời sống dựa trên ngày sinh tháng đẻ Trần Đoàn đã tìm ra nguyên tắc viết nên "lá số Tử vi" rất gọn gàng với 12 Cung và hơn 100 vì sao nhằm tiên đoán số phận của con người. Lá số Tử vi gồm 10 Chính tinh và nhiều Phụ tinh an định trên 12 Cung nằm trên một Thiên Bàn. Những vì sao và cung mệnh có mối quan hệ tương tác rất phức tạp, có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến bản mệnh. Trong những ngôi sao bản mệnh, sao Tử vi là ngôi sao quan trọng nhất (Tử vi là màu tím huyền diệu) . Tử vi là tên ngôi sao Chủ tinh của con trưởng Vua Văn Vương đời Chu: Trung cung Tử vi đại đế cai quản hai cung Nam Tào, Bắc Đẩu, nắm giữ chuyện sinh tử của thiên hạ trong tay. Các vua chúa ngày xưa cũng coi Tử vi chính là sao tướng tinh của mình và cho rằng, cung sao
  12. Tử vi trên bầu trời tương ứng vào chính Hoàng cung. Tương truyền Trần Đoàn là một đạo sĩ kỳ dị. Ông ngủ suốt ngày và giấc ngủ đầu đời của ông dài tới 4ọ năm. Theo truyền thuyết thì sau này, Trần Đoàn lão tổ có gặp và dâng cho Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn cuốn Tử vi chính nghĩa kinh để nhà vua dựa vào đó mà biết cách lựa chọn người tái giúp quốc thái dân an. Sau này, nhà Tống dựa trên cuốn đó mà soạn thành Triệu thị minh thuyết Tử vi (Sách của họ Triệu giảng giải minh bạch về thuyết Tử vi) Ngoài ra, cũng có những học giả nổi tiếng khác viết về Tử vi như Tử vi âm dương chính nghĩa của Lã Ngọc Thiềm và Tử vi đẩu số toàn thư do học giả La Hồng Tiên biên soạn. Đến đời Minh, có thêm tử vi thiển thuyết của Lưu Bá Ôn và Lịch số
  13. Tử vi Toàn thư của Hứa Quang Hy. Dưới triều nhà Thanh, tất cả những nghiên cứu nhỏ lẻ về Tử vi đã được .tập hợp vào thành Tử vi đại toàn. Trong một lá số Tử vi, nhiều nhất có 118 sao. Mỗi ngôi sao có một ý nghĩa. Sao này khi tương tác với sao khác lại có ý nghĩa khác Cho dù sự chính xác của Tử vi còn phải bàn cãi, nhưng việc "mã hoá" và "sơ đồ hoá" số mệnh của con người vào một lá số Tử vi đã cho thấy tham vọng lớn lao của Tử vi. Ngày nay, dưới con mắt của các nhà khoa học, Tử vi được coi là một loại hình khoa học huyền bí kết hợp với nhân học và sự phân tích độc đáo trong việc tiên đoán số mệnh con người. Thực tế, để xem chuẩn một lá số Tử vi là một điều không thể vì nó là một hàm số có quá nhiều biến số tương tác lẫn nhau. Nếu coi
  14. các nguyên tắc tương tác giữa các sao là một hàm số, thì lá số Tử vi của một người là một hàm số có tới hơn 100 biển số. Đây là một hàm số quá phức tạp và không có lời giải thấu triệt. Cũng nhiều người cho rằng, thực ra, Di Hi Lão tổ Trần Đoàn không phải là người sáng tạo ra Tử vi mà ông chỉ là người hệ thống hoá lại Tử vi mà thôi. Tử vi cũng không nên được coi là một khoa học độc lập mà nên coi nó là sự kết hợp của nhiều nguyên lý khoa học khác trong triết học Trung Hoa. Khoa học hay mê tín? Tử vi vừa mang tính khoa học thống kê, vừa mang tính bói toán và có phần dị đoan. Nếu xét theo những điều kiện cần thì Tử vi có thể được coi là một khoa học theo một mặt nào đó. Tử vi có hệ thống lý luận riêng với những thuật toán riêng và
  15. cách tiếp cận nghiên cứu nhân học độc đáo. Ngoài ra, Tử vi kgông có tính lập luận và lôgích học rõ ràng, từ đó đưa ra được những trải nghiệm và chứng minh từ thực tế đời sống các cung trên lá số Tử vi là những hàm số căn bản. Trong các cung có Chính tinh và Phụ tinh. Những ngôi sao này tương tác với nhau theo quy luật âm Dương Ngũ Hành khiến một lá số Tử vi trở thành một " đa hàm số” với nhiều biến đổi rất phức tạp. Điều đó cũng phần nào thể hiện Bản mệnh của con người cũng thật phức tạp. Tử vi là một phương pháp, một công thức, một đồ biểu nhưng nó không đo lường được về lượng cũng như về chất một cách chính xác. Nó là một hệ thống tương quan giữa các yếu tố phức tạp, và khi đưa ra không thể lý giải một cách máy
  16. móc hay bằng một ước đoán cụ thể nào. Tử vi khiến người ta nghĩ về sự liên hệ giữa các yếu tố trong cuộc đời và kết luận về một lá số Tử vi đòi hỏi phải dựa trên sự tổng hợp các nhận định cục bộ. Con người và bản mệnh trong Tử vi là một con người toàn diện, bao hàm cả thể chất lẫn tinh thần cả di truyền lẫn bản tính cá nhân, cả môi trường gia đình và xã hội, cả công danh lẫn tài lộc. Con người đó chính là "sự tổng hoà của những mối quan hệ xã hội". Tử vi không tách rời các phương diện và xem xét con người ở một thể giới quan tổng hợp có tương tác với môi trường xã hội chứ không phải biệt lập ở một phương diện cụ thể. Tuy nhiên, ông có những thiếu hụt trong Tử vi khiến nhiều người cho rằng, Tử vi không phải là một khoa học, nhưng
  17. vẫn cần phải nhìn nhận giá trị của nó. Tử vi chỉ là một quá trình xét đoán dựa trên những hàm số và biến số được thể hiện bằng nhũng ngôi sao trên lá số Tử vi. Chính vì vậy, tính chính xác của Tử vi không được bảo đảm. Cách tính giờ của tử vi cũng có nhiều thay đổi khiến người ta càng nghi ngờ vào tính xác thực của Tử vi. Từ xưa, người ta tính giờ dựa vào Mặt trời. Nhưng từ khi chịu ảnh hưởng của phương Tây, thời gian trong ngày được chia làm 24 múi. Quy ước này khác với quy ước của Tử vi chia một ngày làm 12 múi. Tử vi cũng có hạn chế là coi người tu hành không nằm trong vòng cung mệnh nên không xem được. Nó cũng không giải thích được sự khác nhau giữa số mệnh của những người sinh cùng thời điểm. Tai hại hơn nữa, từ việc sùng bái Tử vi dẫn đến
  18. việc một số gia đình cho mổ lấy thai nhi vào giờ tốt để có lá số Tử vi tốt, đây là một việc làm mù quáng, đầy mê tín và thiếu khoa học. Lời kết Chính vì tính phức tạp trong Tử vi nên cón lúc cách nhìn trái ngược nhau về hiện tượng lý thú này. Nhiều người quan niệm Tử vi là một khoa học có sức mạnh siêu nhiên, giải thích được tất cả về số mệnh và bí ẩn của đời người. Tử vi có thể tiên liệu được mọi biến cố, kết luận chính xác về cốt cách, nhân phẩm, tâm tính, gia đình, bè bạn, quan trường, tài sản của con người. Chỉ cần nhìn vào lá số Tử vi là có thể biết mọi việc trong quá khứ và tương lai. Thiết nghĩ đây là một quan niệm sai lầm, đề cao quá đáng vai trò của Tử vi, cho nó một giá trị lớn quá tầm vóc vốn có của nó.
  19. Cũng có nhiều người cho rằng, Tử vi là một loại hình mê tín dị đoan, chỉ dựa vào vài điều xằng bậy để lừa đảo bằng những tà thuật với động cơ trục lợi. Những suy đoán dựa trên lập luận và lôgíc của Tử vi đều là vô giá trị. Thiết nghĩ đây cũng là một nhận định vội vàng. Thực chất, đối tượng nghiên cứu của Tử vi chính là con người. Tử vi cũng có nhiều ưu điểm nhưng cũng đầy khiếm khuyết. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự suy đoán kết hợp với những kinh nghiệm quan sát từ thực tế đời sống khiến Tử vi có một sức hấp dẫn thú vị. Thiết nghĩ, Tử vi là một ngành nghiên cứu nhân học khá lý thú. Nó dựa trên các sao trong Tử vi để mệnh danh một yếu tố trong con người và sự trong tác qua lại giữa chúng, nhằm đưa ra những nhận định
  20. dựa trên những suy đoán đã được thống kê về số phận và tính cách con người. Nếu ta biết gạn đục khơi trong, nhìn nhận những giá trị khoa học và triết học cơ bản cũng như loại trừ những yếu tố mê tín dị đoan của Tử vi thì đây chính là một trong nhưng vấn đề khoa học rất đáng được quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc.
  21. SƠ LƯỢC VỀ KHOA TỬ VI 12 CON GIÁP Tại Việt Nam, lịch được lập theo các chu kỳ thay đổi đều đặn của mặt trăng. Hầu hết người dân Việt Nam kể cả người thành thị cũng như kiều bào sống ở nước ngoài cũng đều dùng lịch âm này trong nhà để xem ngày lễ hay các ngày tháng tốt lành. Vì sử dụng theo lịch âm nên các ngày chính xác của một năm mới luôn thay đổi theo từng năm. Ðiểm phân và điểm chí đánh dấu sự khởi đầu các mùa ở châu Âu được xem là điểm giữa theo lịch châu Á và kết quả là mỗi mùa ở Việt Nam thường bắt
  22. đầu sớm hơn mùa tương tự ở châu Âu đến 6 tuần. Mỗi năm đều được” hộ trì” bởi một trong số mười hai con vật theo cung Hoàng đạo của người Việt, trong đó con đầu tiên là chuột (Tí), sau đó là trâu (Sửu) và tiếp đến theo thứ tự là hổ (Dần), mèo (Mão), rồng (Thìn), rắn (Tỵ), ngựa (Ngọ), dê (Mùi), khỉ (Thân), gà (Dậu), chó (Tuất) và cuối cùng là lợn (Hợi). Trong số các con giáp này thì Thìn (con rồng) là con vật thần thoại và Tí, Dần, Tỵ, và Thân là những con vật sống hoang dã và thường tránh gặp con người. Bảy con còn lại là những vật nuôi trong nhà. Cứ mỗi chu kỳ 12 năm thì lại mang tên con vật cũ. Ví dụ: năm Thìn thuộc vào các năm 1976, 1988, 2000, 2012. Ngoài ra, người Việt còn theo chu kỳ
  23. 60 năm. Chu kỳ này được lập theo sự kết hợp của mười hai con vật là các biểu tượng cụ thể theo cung hoàng đạo của người Việt và 10 dấu hiệu của Bầu trời. Lịch của người Châu Á được lập theo chu kỳ 60 năm tương đương với chu kỳ một thế kỷ 100 năm của người châu Âu. Mỗi năm ảnh hưởng đối với con người tùy theo những biểu tượng của họ là hội tụ hay phân kỳ. Sau đây là 12 con vật đại diện 2 giờ đồng hồ trong một ngày 24 tiếng. Năm Tí được cho là năm có nhiều hỗn loạn. Người mang tuổi này rất duyên dáng và hấp dẫn người khác phái. Tuy nhiên, họ rất sợ ánh sáng và tiếng động. Người mang tuổi này rất tích cực và năng động nhưng họ cũng thường lắm chuyện vặt vảnh. Người mang tuổi Tí cũng có mặt mạnh vì nếu chuột xuất hiện có nghĩa là phải có lúa
  24. trong bồ. Vì chuột là con vật sống về đêm nên giờ Tí bắt đầu từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng. Trâu tượng trưng cho sự siêng năng và lòng kiên nhẫn. Năm này có tiến triển vững vàng nhưng chậm và một sức mạnh bền bỉ; Người mang tuổi Sửu thường có tính cách thích hợp để trở thành một nhà khoa học. Trâu biểu tượng cho mùa xuân và nông nghiệp vì gắn liền với cái cày và thích đầm mình trong bùn. Người mang tuổi này thường điềm tỉnh và rất kiên định nhưng rất bướng bỉnh. Giờ Sửu bắt đầu từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng. Những người mang tuổi cọp thường rất dễ nổi giận, thiếu lập trường nhưng họ có thể rất mềm mỏng và xoay chuyển cá tính cho thích nghi với hoàn cảnh. Cọp là chúa tể rừng xanh, thường sống về đêm và gợi
  25. lên những hình ảnh về bóng đen và giông tố. Giờ Dần bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ sáng khi cọp trở về hang sau khi đi rình mò trong đêm. Mèo tượng trưng cho những người ăn nói nhẹ nhàng, nhiều tài năng, nhiều tham vọng và sẽ thành công trên con đường học vấn. Họ rất xung khắc với người tuổi Tí. Người tuổi Mão có tinh thần mềm dẻo, tính kiên nhẫn và biết chờ thời cơ trước khi hành động. Giờ Mão bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ sáng khi mèo bắt đầu đi kiếm ăn Con rồng trong huyền thoại của người phương Ðông là tính Dương của vũ trụ, biểu tượng uy quyền hoàng gia. Theo đó, rồng hiện diện ở khắp mọi nơi, dưới nước, trên mặt đất và không trung. Rồng là biểu tượng của nước và là dấu hiệu thuận lợi cho nông nghiệp. Người tuổi Rồng rất
  26. trung thực, năng nổ nhưng rất nóng tính và bướng bỉnh. Họ là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, thịnh vượng và của hoàng tộc. Có một câu tục ngữ nói rằng” vào năm Thìn, mọi người phải dự trữ lương thực cho mình” . Vì vào những năm Thìn nạn đói kém thường xảy ra. Giờ Thìn bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ sáng. Người tuổi rắn nói ít nhưng rất thông thái. Họ thích hợp với vùng đất ẩm ướt. Rắn tượng trưng cho sự tiến hóa vĩnh cửu của tuổi tác và sự kế vị, sự phân hủy và sự nối tiếp các thế hệ của nhân loại. Người tuổi rắn rất điềm tĩnh, hiền lành, sâu sắc và cảm thông nhưng thỉnh thoảng cũng hay nổi giận điên cuồng. Họ rất kiên quyết và cố chấp. Giờ Tỵ bắt đầu từ 9 giờ đến 11 giờ sáng. Người tuổi Ngọ thường ăn nói dịu
  27. dàng, thoải mái và rộng lượng. Do đó, họ dễ được nhiều người mến chuộng nhưng họ ít khi nghe lời khuyên can. Người tuổi này thường có tính khí rất nóng nảy. Tốc độ chạy của ngựa làm người ta liên tưởng đến mặt trời rọi đến trái đất hàng ngày. Trong huyền thoại, mặt trời được cho là liên quan đến những con ngựa đang nổi cơn cuồng nộ. Tuổi này thường được cho là có tính thanh sạch, cao quý và thông thái. Người tuổi này thường được quí trọng do thông minh, mạnh mẽ và đầy thân ái tình người. Giờ Ngọ bắt đầu lúc giữa trưa khi mặt trời lên cao nhất (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều). Người mang tuổi Mùi thường rất điềm tĩnh nhưng nhút nhát, rất khiêm tốn nhưng không có lập trường. Họ ăn nói rất vụng về và vì thế họ không thể là người bán hàng
  28. giỏi nhưng họ rất cảm thương người hoạn nạn và thường hay giúp đỡ mọi người. Họ thường có lợi thế vì tính tốt bụng và nhút nhát tự nhiên của họ. Giờ Mùi khoảng từ 1 giờ đến 3 giờ chiều. Người tuổi Thân thường là một nhân tài có tính cách thất thường. Họ rất tài ba và khéo léo trong các vụ giao dịch tiền bạc. Người tuổi này thường rất vui vẻ, khéo tay, tò mò và nhiều sáng kiến nhưng họ lại nói quá nhiều nên dễ bị người khác xem thường và khinh ghét. Khuyết điểm của họ nằm trong tính khí thất thường và không nhất quán. Giờ Thân thường bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ chiều. Năm Dậu tượng trưng cho một giai đoạn hoạt động lao động cần cù siêng năng vì gà phải bận rộn từ sáng đến tối. Cái mào của nó là một dấu hiệu của sự cực kỳ
  29. thông minh và một trí tuệ bác học. Người sinh vào năm Dậu được xem là người có tư duy sâu sắc. Ðồng thời, Gà được coi là sự bảo vệ chống lại lửa. Người sinh vào năm Dậu thường kiếm sống nhờ kinh doanh nhỏ, làm ăn cần cù như” một chú gà bươi đất tìm sâu” Giờ Dậu bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ tối. Năm Tuất cho biết một tương lai thịnh vượng. Trên khắp thế giới, chó được dùng để giữ nhà chống lại những kẻ xâm nhập. Những cặp chó đá thường được đặt hai bên cổng làng để bảo vệ. Năm Tuất được tin là năm rất an toàn. Giờ Tuất bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ đêm lúc này những người dân ở vùng nông thôn Việt Nam thường đi ngủ và giao nhà cửa lại cho những chú chó trông coi. Lợn tượng trưng cho sự giàu có vì loài
  30. lợn rừng thường làm hang trong những khu rừng. Người tuổi Hợi rất hào hiệp, ga - lăng, tốt bụng và dũng cảm nhưng thường rất bướng bỉnh, nóng tính nhưng siêng năng và chịu lắng nghe. Giờ Hợi bắt đầu từ 9 giờ đến 11 giờ đêm. 12 Con Giáp và những đặc tính Theo Hữu Ngọc và Barbara Cohen
  31. Tuổi Tí (Con Chuột) Lẹ lắm, thấy mồi là Chuột không tha! Khôn ngoan lại nhanh trí. Tuổi Chuột tận hưởng của dư thừa dù hư hỏng, tệ hại và lại rất rất mực hài lòng về việc nầy. Tuổi nầy mê hương vị ngon ngọt và còn khoe ra cho mọi người biết nếu gặp dịp. Ngoài tật nầy ra, tuổi Chuột chơi với ai cũng được và kết bè với nhiều bạn trung thành. Thật lạ! Tuy bề ngoài cười cười nói nói ngọt ngào nhưng trong bụng thì không
  32. hiền gì. Muốn làm gì thì đã tính toán trước kỷ lưỡng, chỉ tội tánh ham muốn làm ảnh hưởng trong lúc thực hành. Có lẻ vì vậy mà tuổi Chuột hay ra vẻ dễ thương và nài nỉ - trong bụng đã tính chuyện có lợi ($$$) cho mình! Thích của” chùa” nhưng lại rất rộng rải với người cùng” loại” (ám chỉ bạn bè và người nhà tỏ ra trung thành). Người khác thoạt nhìn vào Tuổi nầy thì nghĩ là người tánh khí bất thường, miệng lưỡi, nhưng không phải là hạng tồi tệ. Tội nghiệp! Ðấu khẩu là nghề của chàng hay nàng, khiến cho người chung quanh hoặc thương hoặc ghét tức khắc. Tuổi Chuột thích đứng ngoài nhìn vào trong để học hỏi, ít nhất cũng được đôi ba điều hay. Tánh tò mò có sẳn nên cũng thích thử thách để vươn lên. Không như vậy thì đâm chán nản Tính tìm tòi mạo hiểm nầy tạo nhiều
  33. ưu điểm cho tuổi Chuột, trong đó phải nói đến khả năng đấu trí nhạy bén. Bằng không thì quả là phí tài ba suất sắc của tuổi chuột. Tuổi Chuột cần phải biết cung kính người khác Tỏ ra tự giác, tự trọng và đừng đụng chạm người khác trong đời sống Tuổi nầy mới hưởng hạnh phúc thật sự. Tam Hạp: Tuổi Chuột hạp với tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Thân (con Khỉ). Tứ Xung: Tuổi Chuột khắc/kỵ tuổi Mẹo (con Mèo), tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Dậu (con Gà).
  34. Tuổi Sửu (Con Trâu) Là con bò mộng trong tiệm đồ sứ chớ không phải là con bò thường đâu! Mặc dầu chậm chạp cứng chắc như thế, tuổi Trâu không phải là con bò sửa ngoài đồng. Con vật khõe mạnh nầy sinh ra đã là bậc lãnh đạo, đáng tin cẩn, và có khả năng tự nhiên làm nên việc lớn. Dầu vậy, tuổi Trâu rù rề và nguyên tắc - theo những dự toán từng bước một và không hề mất hướng. Thiên hạ thấy tuổi Trâu quá nghiêm khắc và khó nới nẩm. Phẩm tính bền chặc
  35. tự nhiên làm mất tình xả giao và trở thành ngượng ngập giữa đám đông Tệ hơn nữa là Tuổi nầy không màng tới người khác suy nghĩ ra sao mà chỉ thích làm điều gì họ nghĩ là tốt cho họ. Tuy làm mặt lạnh nhưng tuổi Trâu cũng không tránh khỏi chịu đau lòng, cô đơn, và mất thân ái với người khác. Bạn bè và gia đình là nguồn an ủi lớn lao cho Tuổi này ngay cả khi họ cũng không hiểu họ đã làm gì cho tuổi Trâu nổi sùng nữa. Cứng đầu và độc đoán, tuổi trâu có khuynh hướng càn lên, xông xáo không biết thối lui. Nếu Tuổi nầy bị dồn ép vào chân tường thì có nước là Ðất cũng phải rung lên theo! Nói tóm tắt là tuổi Trâu không quan tâm đến chuyện bị dồn đẩy lắm, bởi vì Tuổi nầy nghĩ là họ là người tốt trong thiên hạ. Lý thuyết nầy cũng đúng, bởi lẻ tuổi Trâu thông minh, đáng tin cậy
  36. lo cho người, và đáng kính. Nếu bạn cần lời khuyên chân thật như nhất, và không thiên vị thì cứ hỏi tuổi Trâu. Cái khó nhất cho tuổi Trâu là làm sao khắc phục mình khỏi phải tật thiên kiến đã khiến họ khó làm thân với người khác. Nếu Tuổi nầy biết đánh giá những phẩm tính tốt của riêng mình, họ sẽ mở rộng tấm lòng ra để đón tha nhân vào. Tam Hạp: Tuổi Sửu hạp với tuổi Tỵ (con Rắn) và tuổi Dậu (con Gà). Tứ Xung: Tuổi Sửu khắc/kỵ tuổi Thìn (con Rồng), tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Tuất (con Chó).
  37. Tuổi Dần (con Cọp) Cọp có thể chẳng là chúa sơn lâm nhưng mấy con mèo rằn nầy cũng không dễ bị ăn hiếp! Tuổi Cọp sanh ra đã là lãnh đạo, quyến rũ và kiêu hảnh. Tuổi nầy có tướng mạo oai phong khiến người khác phải tuân phục, đúng như tuổi nầy muốn. Hơn thế nữa, tuổi cọp thích kiếm ăn một mình thích chính tay rình chụp con mồi. Rất nóng này! Thời gian là điều cốt yếu cho tuổi Cọp, thà tới trước ngồi
  38. đợi chớ không chịu trể tràng. Gan dạ thì không ai sánh lại. Tuổi Cọp thường tiên phuông trong chiến trận không kể trong phòng họp hay trên giường ngủ. Ở khu vực của phái đẹp hoặc chổ riêng tư thì tuổi Cọp tuyệt nhiên là Vua! Quí phái và săn đón Tuổi Cọp khiến cho người khác phái phải mê mệt tức khắc Thấy chuyện trái tai chướng mắt, Tuổi nầy đổ máu cho lẻ phải tới cùng. Ðịch thủ chỉ nghe thấy Tuổi nầy thôi, cũng đã sợ trước. Gần tuổi Cọp cũng phải cẩn thận một tí, bởi vì Tuổi nầy chụp bất tử đở không kịp Tuổi Cọp thường thay đổi tánh khí bất thường, lại thêm tánh căng thẳng hơn người khác nên có khi tốt, có khi xấu. Cũng vì thế nên nếu bị áp lực, Tuổi nầy lại đáp ứng không hữu hiệu nên dễ để lộ cảm xúc mãnh liệt cho người khác biết. Chính các tật hơi hàm hồ nầy làm cho bạn
  39. cũng như thù đều phải né xa ra. Tuổi Cọp nên tập tánh” điều hòa hóa” mọi chuyện. Nếu tuổi Cọp tập trung làm chủ chính mình và hướng năng lực dồi dào của mình vào những việc xứng đáng (thay vì phải chạy trong suốt cuộc sống) thì sẽ làm nên việc lớn. Tam Hạp: Tuổi Cọp hạp với tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Tuất (con Chó). Tứ Xung: Tuổi Cọp khắc/kỵ tuổi Tỵ (con Rắn), tuổi Thân (con Khỉ) và tuổi Hợi (con Heo).
  40. Tuổi Mẹo (con Mèo) Tuổi Mèo chân tướng lại là con Thỏ, muốn sửa lại cũng chẳng được. Rụt rè mà lại thu hút người khác Gặp Tuổi nầy là bạn cứ thích nâng chìu giống như một con gấu bông của bạn. Cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy người tuổi Mèo được nhiều người biết đến và bạn bè, bà con,dính líu không kể xiết. Bản tính thương người khiến Tuổi nầy khi yêu ai thì yêu người ấy như chính bản thân
  41. mình vậy Khi đã mê ai rồi thì cảm xúc lấn lướt mọi chuyện, đâm ra lý tưởng hóa mối quan hệ, nên thiệt thòi về mặt tình cảm, vì mình đã đi xa rời hiện thực. Nhưng tuổi Mèo bảo:” Có mất mát gì đâu!” . Khi thua trận phải rút quân, tuổi Mèo biết tập họp cơ sở bạn bè nòng cốt, điều chỉnh lối sống và phục hồi lại như thường. Người tuổi Mèo rất xúc cảm nếu không muốn nói là yếu lòng, nên cần phải có một chổ tựa vững chắc mới sống được. Mất sự an ủi đó và gặp ngang trái là họ phát khóc ngay, hay ngã ra bệnh. Không cần phải nói, tuổi Mèo không ưa cải vả, chịu nhục cho qua cơn. Tuổi nầy cũng tỏ ra tiêu cực và bất động - cốt để che dấu tâm sự bất an, hay oan ức của mình. Coi vậy chớ, bảo Tuổi nầy thay đổi chuyện gì theo ý bạn khuyên thì không được đâu, vì trời sinh Tuổi nầy có nhịp
  42. sống và suy nghĩ khác người, tự họ tìm đường giải quyết. Niềm hạnh phúc của Tuổi nầy là được vui chơi trong chính căn nhà trang thiết bị đầy đũ theo ý họ. Thể diện cũng quan trọng đối với Tuổi nầy. Ðó là lý do khiến họ lúc nào cũng trông nổi bật hơn người khác. Bỏ tiền chơi sang ? Không sai! Tuy nhiên, điều tuổi Mèo cần nhất là biết đánh giá mình Biết mình không đến nổi tệ thì đâu còn lo âu gì nữa. Biết người biết ta cộng thêm một ít can đảm nữa là đạt tới thành công. Tam Hạp: Tuổi Mèo hạp với tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Hợi (con Heo). Tứ Xung: Tuổi Mèo khắc/kỵ tuổi Tí (con Chuột), tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Dậu (con Gà).
  43. Tuổi Thìn (Con Rồng) Hạ thủ con Rồng ? Không được đâu! Con Rồng là một trong những con giáp hùng mạnh nhất. May thay tuổi Rồng vị tha, thông minh, và bền bĩ. Biết chắc mình muốn gì và quyết tâm đạt cho bằng được. Hơn thế nữa, tuổi Rồng tạo ảnh hưởng trên bạn bè dễ dàng và thường là trung tâm điểm gây chú ý trong những cuộc họp mặt giao tế. Như thế chưa đũ, tuổi Rồng lại đào hoa nữa! Bạn bè lúc nào cũng chú tâm
  44. lắng nghe theo Tuổi nầy xúi giục và khi tới lúc cho ý kiến, tuổi Rồng nắm phần chủ thắng. Rồng thì lúc nào cũng mô tả lớn hơn sự thật. Tuổi Rồng kiêu hãnh bao nhiêu thì lại xuất sắc bấy nhiêu về mặt khởi công cũng như đốc thúc cho công việc được trôi chảy. Tuổi Rồng nghĩ rằng mình sinh ra là để dẫn đầu! Cả đời cũng không nghèo, nếu không muốn nói là khá giả hơn người, mặc dầu chẳng bao giờ Tuổi nầy bị mãnh lực đồng tiền kích động. Tuổi Rồng thà ôm súng bắn không đạn chớ không chịu buông súng. Nói vậy có nghĩa là tuổi Rồng biết lợi dụng thời cơ, luôn luôn tìm cách củng cố sức mạnh đã là đáng kể của mình Dũng mãnh như vậy cho nên khi lâm cảnh bực bội thua thiệt, tuổi nầy vẫn vùng vẫy không biết chịu thua là gì. Cần vấn quan ? Hỏi tuổi Rồng! Thật ra Tuổi nầy chỉ muốn có
  45. một vai trò: lãnh đạo, làm vua, ra lệnh. Họ là người lãnh đạo thật sự, tự biết mình làm gì để được ngồi cao hơn hết. Qua mặt tuổi Rồng thì không nên làm - coi chừng bị con nầy phun lửa phỏng da! Lời khuyên cho tuổi Rồng: khôn ngoan là nên hấp thu những nguyên tắc về tùy thời, cảm thông và tha thứ. Cao hơn, mạnh hơn, tưởng như được người trọng nể, nhưng cũng khiến Tuổi nầy sống một cuộc sống không trọn vẹn. Nếu như tuổi Rồng biết cân bằng giữa ước vọng thành công và biết tán thưởng chuyện nhỏ nhặt, họ sẽ sống một cuộc sống đáng sống hơn. Tam Hạp: Tuổi Rồng hạp với tuổi Tí (con Chuột) và tuổi Thân (con Khỉ). Tứ Xung: Tuổi Rồng khắc/kỵ tuổi Sửu (con Trâu),
  46. tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Tuất (con Chó).
  47. Tuổi Tỵ (con Rắn) Tuổi rắn nói một cách đơn giản là hên! Có tài ngoại giao và được biết tiếng. Tuổi nầy toàn gặp may mắn về tiền bạc và thường dư dã hơn mức cần thiết, dẫu cho tiền bạc đối với Tuổi nầy không phải là mục tiêu sau cùng để theo đuổi, họ vẫn có dư. Ðặc tính duyên dáng và rộng rải sẳn có khiến cho Tuổi nầy thu hút người khác phái. Tưởng rằng mắt Rắn trông là ghê
  48. lắm. Tuổi Rắn quyến rũ nên có nhiều kẻ mê theo. Tuổi nầy khó bị chinh phục, hơi nguy hiểm và khôn ngoan không ngờ được. Con giáp nầy ngã nhiều về triết lý hơn. Tính mộng mơ khiến cho Tuổi nầy bị ảnh hưởng của cảm xúc và trực giác khi phải quyết định làm việc gì. Tuổi rắn không mấy tin vào ý kiến của người khác mà chỉ tin vào chính trực giác và ý riêng của mình. Mặc dầu bề ngoài trông năng động và hoạt bát. Tuổi Rắn hay cảm thấy bất an đến nổi đôi khi lộ ra ghen tức và có tính chiếm hữu. Kết quả là người thân hóa thành kẻ lạ mà đúng ra không đến nổi lạnh nhạt như vậy. Kẹt tiền ? Không sao, tuổi nầy vẫn nhờ vả gia đình, bè bạn được như thường. Chổ đông người, tuổi Rắn hay tô điểm thêm hay nói quá câu chuyện cốt ý để tự an ủi mình. Bị bỏ rơi ? Tuổi nầy tìm
  49. cách chinh phục lại vị thế tình cảm bằng mọi giá. Tuổi Rắn ít khi để ý đến những tiểu tiết mà chính những chuyện nhỏ nầy đã gây nên bảo táp liên hồi! Hơn thế Tuổi nầy cố ý làm mọi cách để để mọi người chú ý tới mình. Uyển chuyển là nghề của chàng hay nàng - có thể làm hai việc ngược nhau cùng một lúc mà vẫn chu toàn. Tuổi rắn không ưa những người làm ăn dỡ chừng. Tuổi Rắn muốn người khác cũng làm chạy việc rập khuôn như chính họ. Tuổi Rắn cần tập tánh kính trọng, khiêm tốn, cộng với tính tự chủ. Nếu tập tính huênh hoang cộng với tật cái gì cũng muốn làm cho bằng được thì phải sớm bạc đầu. Một khi tuổi nầy nhận thức rằng: niềm tin phát xuất tự chính bên trong bản thân mình, họ sẽ đạt được hạnh phúc thật sự. Tam Hạp:
  50. Tuổi Rắn hạp với tuổi Sửu (con Trâu) và tuổi Dậu (con Gà). Tứ Xung: Tuổi Rắn khắc/kỵ tuổi Dần (con Cọp), tuổi Thân (con Khỉ) và tuổi Hợi (con Heo).
  51. Tuổi Ngọ (Con Ngựa) May là trời cũng có chổ thênh thang cho ngựa chạy! Năng động, biết làm tiền, thích đi đây đi đó. Tuổi Ngọ là con Giáp du mục trong mười hai con giáp. Tới lui từ chổ nầy, dự án nọ, sang chổ khác, chương trình khác. Giỏi là biết làm ra tiền. Làm ra tiền cốt để thỏa mản ước vọng ngầm là cũng có chút đỉnh với người ta. Tuy vậy Tuổi nầy vừa lo làm tiền mà
  52. vẫn giử được tính độc lập và tự do cho mình. Tuổi ngựa vừa tình tứ lại vừa kín đáo khiến nên thường kẹt trong tình thế khó xử. Thế nhưng ái tình đến với Tuổi nầy một cách dễ dàng, bởi lẻ tuổi Ngọ tự mình phô bày hoặc quyến rũ người khác phái. Cứ xem trong các buổi tiệc tùng, bạn thấy tuổi ngựa có lẻ là tuổi thường hay có mặt nhất. Mặc dù Tuổi nầy không có tính phô trương lắm nhưng cũng gắng tỏ ra là mình biết, mình khôn mình giỏi một phần nào đó. Ðiểm lạ là tuổi Ngựa hay cảm thấy mình hơi thua kém bạn bè chút đỉnh nên hay thay đổi nhóm bạn chỉ vì vô cớ cảm thấy mình có gì không hoàn chỉnh lắm. Tính thiếu kiên nhẫn nầy khiến cho tuổi Ngựa ít chú tâm đến nhu cầu của người khác. Tuổi nầy thà nắm chắc tình huống trong tay mình trước chớ không chờ đến kẻ
  53. khác tác động đến hoặc cho ý kiến vô. Tính” Một thân một ngựa” nầy khiến người khác phải né xa ra, nhưng lại khiến cho Tuổi nầy hùng dũng hơn và dễ thành công hơn. Tuổi Ngựa rất là tự tin và sẳn sàng làm bất cứ việc gì để tiến lên trước hơn người khác. Mặc dù tuổi Ngựa không có khuynh hướng nhìn xa một sự việc, nhưng lại rất nhạy bén biết điều gì là cần làm. Tuổi nầy hăng làm và làm được việc thật sự. Ðiều cần bổ túc lớn nhất cho tuổi Ngựa là phải tập cho tâm tính hòa nhã. Có như vậy mới không bị chao đảo và thấy rằng hạnh phúc trong đời là ngay đây, không phải đâu xa. Tam Hạp: Tuổi Ngựa hạp với tuổi Dần (con Cọp) và tuổi Tuất (con Chó). Tứ Xung:
  54. Tuổi Ngựa khắc/kỵ tuổi Tí (con Chuột), tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Dậu (con Gà).
  55. Tuổi Mùi (con Dê) Mơ mộng? Ðúng là tuổi con Dê! Sáng tạo, bí hiểm và tự suy tự đoán. Những giáo điều không chính thống và cả những tuồng tích của tân trường phái cũng dễ dàng được tuổi này chấp nhận. Tuy vậy tuổi Dê có nhiều năng khiếu và có dịp vẫn tiêu khiển ăn chơi như thường. Thiên tính tổ chức, công việc làm ăn hay bị trộn lộn với ước mơ, ảo vọng. Tìm một thợ thủ công hay một nghệ nhân
  56. thì cứ kiếm tuổi Dê,và đừng quyên rằng tuổi này cũng quyến rũ lắm. Có thể tại tánh khí nghệ sĩ nên tuổi Dê hay thấy mình bất ổn. Tuổi này muốn được người khác yêu thương và tán thưởng. Không được thì sinh ra ưu sầu, hoang mang. Tánh quá nhạy cảm khiến cho tuổi Dê cảm thấy bất an liên hồi vì những chuyện không đâu. Chính cái tính hoang mang sợ sệt mông lung nầy mà tuổi Dê phải chịu khổ trên đường tình. Một lần thất bại trong tình trường có thể khiến tuổi nầy ôm hận cô đơn suốt kiếp. Tại sao vậy ? Tuổi Dê tránh đụng chạm bằng mọi giá, kể cả phải hy sinh một mối tình cũng được. Tuy vậy, nếu đang yêu, tuổi Dê không ngần ngại nói cho người yêu những gì họ muốn - và năn nỉ về những điều đó không thôi Vậy thì tuổi Dê và Người tuổi nầy yêu: Ai” Dê” hơn! Thật ra bên kia chủ động
  57. cũng không có gì đáng cho Tuổi nầy quan tâm mà còn hạp với cái tính lơ đảng và mơ hồ của tuổi Dê hơn. Tuổi Dê cũng rất chú trọng diện mạo bên ngoài cho nên đừng lấy làm lạ khi khi thấy Tuổi nầy tốn nhiều thì giờ chải chuốt, ngắm nghía. Lời khuyên cho tuổi nầy là cứ tập tánh thư thả và để cho người khác có lúc chủ động. Khi mà Tuổi nầy nhận thức được là bạn bè cũng như người mình yêu không thể bỏ rơi mình nếu mình cởi mở và không vọng tưởng thì đời mình sẽ đẹp như một cánh đồng hoa, tha hồ tận hưởng! Tam Hạp: Tuổi Dê hạp với tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Hợi (con Heo). Tứ Xung: Tuổi Dê khắc/kỵ tuổi Sửu (con Trâu), tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Tuất (con Chó).
  58. Tuổi Thân (con Khỉ) Con Khỉ hay hờn là một con Khỉ tiệc tùng! Dễ thương và nhiệt tình, tuổi Khỉ thèm thú vui sinh hoạt, càng vui càng hay. Tuổi này thường chuyển từ nhóm bạn này sang nhóm bạn khác kéo theo cả nhóm bạn tương phản nhau. Nhờ nhanh trí, khôn lanh và tươi nhuần, Tuổi nầy được người thân cận xếp vào hạng có tiếng tăm. Tuổi Khỉ cũng chịu khó nghe theo ý kiến của người khác và có khả năng giải quyết
  59. những tình huống phức tạp dễ dàng. Sanh ra đã là mang tính tò mò nên tuổi Khỉ biết nhiều chuyện lắm. Gặp bạn bè Tuổi nầy thế nào cũng lòe chút đỉnh kiến thức của mình. Mặt yếu của tuổi Khỉ” quậy” là Tuổi nầy khó nhận nhận thức rõ ràng trắng đen phải trái. Hạnh phúc riêng mình mới là chuyện lớn, ngoài ra là lặt vặt bỏ đi cũng không sao. Cung cách này có lúc cũng được việc nhờ vào lanh lợi và biết chọn lời. Không phải ai cũng bị tuổi Khỉ dẫn dụ được nhưng tuổi nầy có thật sự quan tâm đến điều đó không ? Người ta có thể bảo rằng: Người gì mà cứ thích đồn nhảm, bất cập - nhưng họ không hiểu là tuổi Khỉ trời sanh đã thích tò mò, cái gì cũng muốn thử một lần cho biết. Vì vậy quan hệ trong
  60. cuộc sống cũng hóa ra bình thường, đâu cũng vào đấy. Ðặc tính thứ hai của tuổi Khỉ là mê chơi. Mê quá độ nên gặp rắc rối. Khó cầm lòng từ chối tham gia những cuộc vui, ăn nhậu. Kết quả của sự mê chơi là mệt mỏi và buồn lòng (người khác!) và Tuổi nầy mới thấy tỏ ra ân hận một chút. Tuổi Khỉ ít khi nhận lổi mình thẳng thừng nhưng ít ra cũng không tái phạm. Tuổi Khỉ nếu có lúc chịu nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình, người chung quanh sẽ không phiền trách và cuộc sống tuổi nầy mới được vẹn toàn. Nhớ kỷ! Tam Hạp: Tuổi Khỉ hạp với tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Tí (con Chuột). Tứ Xung:
  61. Tuổi Khỉ khắc/kỵ tuổi Dần (con Cọp), tuổi Tỵ (con Rắn) và tuổi Hợi (con Heo).
  62. Tuổi Dậu (con Gà) Trong 12 con giáp, tuổi Gà đáng ra là tuổi con Công xòe kênh kiệu! Nhanh trí mà lại thực tiển và phong phú, Tuổi nầy nhất quyết chỉ làm những gì họ có làm qua hoặc cho là phải. Tài quan sát sắc bén, không thể nào làm điều dấu diếm hay qua mặt Tuổi nầy được, y như tuổi Gà có cặp mắt phía sau lưng vậy!Phẩm tính nầy làm cho nhiều người tưởng là tuổi Gà có” nghề” xũ quẻ hay bói toán. Tánh thẳng thừng nên trung
  63. thành tuyệt đối. Tuổi Gà không chao đảo, lay động, và chẳng cần rụt rè giử thể, họ là một cuốn sách đã mở sẳn, nói điều thật và giử lời. Tuổi nầy nghĩ rằng mình phải có ý kiến thì người khác mới tôn trọng mình. Nhưng cũng vì tính thẳng thắn quá nên dễ bị kẻ khích động dụ dẫn mà không hay. Nhớ là tuổi Gà không hề bay trong mộng mị, lúc nào cũng đề cao cảnh giác. Tuổi Gà dày dạn nầy làm điều chi cũng phải làm hoàn hảo và qui cách, đặc biệt là việc chăm sóc diện mạo. Chải chuốt và ngắm nghía hoài cũng thấy chưa được! Một sợi tóc bung ra cũng không hài lòng. Nếu được lưu ý hay khen ngợi là cường tráng dầu chỉ là vài lời êm dịu, tuổi Gà sẽ chìu lòng hết mực. Tuổi Gà thích đi xa nhà, đặc biệt đi với bạn bè yêu kính mình. Ở nhà ăn cơm
  64. một mình không xong, thà đi chơi thâu đêm với một bầy bạn hổn độn sướng hơn. Chưng diện thì có lẻ là nổi tiếng nhất xóm! Ðúng” mode” mới là vấn đề, tiền bạc tốn kém không quan trọng. Nổi bật thì có nổi bật, nhưng khi ở một mình thì tuổi Gà lại thích rút về cuộc sống đơn giản, thủ cựu. Mặt ngược lại của tuổi Gà là dễ hóa ra tư lự hay mơ mộng không thôi đến chuyện đại sự, nếu có tình cảm ảnh hưởng đến. Tuổi Gà có khả năng mộng tưởng tận cùng đến khi nào thực tại xâm lấn mới chịu thôi. Nói vậy chứ tuổi Gà là một trong những người đồng hành trung thành và đáng tin cậy nhất, sẳn sàng chịu thiệt để làm vui lòng bạn. Tuổi Gà cần biết giá trị của tình cảm và linh hồn cũng không kém gì diện mạo. Mặt đẹp thì trí óc cũng phải
  65. bén nhạy và việc xử thế cũng phải tốt. Tất cả mới làm cho cuộc sống vuông tròn. Tam Hạp: Tuổi Gà hạp với tuổi Sửu (con Trâu) và tuổi Tỵ (con Rắn). Tứ Xung: Tuổi Gà khắc/kỵ tuổi Tí (con Chuột), tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Ngọ (con Ngựa).
  66. Tuổi Tuất (con Chó) Có phải con chó là bạn trung thành nhất của con người chăng ? Có thể lắm. Trung thành, trung tín trung trực. Tuổi Chó có một đức hạnh vững vàng trong cách sống và đáng được trông cậy trong những lúc khó khăn. Ngoài ra Tuổi nầy rất kín miệng, nghe chuyện người không bao giờ để lộ. Tuổi Chó tinh ý nhận ra điều sai điều phải và giử vững trách nhiệm, làm trọn bổn phận cho tới cùng.
  67. Tuổi nầy có một triết lý để sống: Sống phải đạo, giúp đở người cô thế, và chống lại bất công bằng mọi cách. Nhớ rằng tuổi Chó một khi quyết định chuyện chi là quan trọng cho họ, Tuổi nầy theo đuổi chuyện đó tới cùng Tuổi nầy không thích truyện trò ruồi bu, chỉ chú tâm vào mấu chốt của sự việc mà thôi. Tuổi nầy cũng vui buồn bất chợt không lường trước được, ví như một con chó phóng ra gặp bạn không biết chắc là nó sẽ liếm chân mừng hoặc cắn bứt giò bạn. Tuổi Chó cũng có lúc làm việc liều mạng khi cảm thấy lo âu bồn chồn vô cớ. Cần có thời gian gần gủi để tìm hiểu, Tuổi nầy mới từ từ tin tưởng người đối diện được. Thiếu sự tin cậy nầy, tuổi Chó đâm ra xét đoán phiến diện, chỉ trích và thô lổ với
  68. người khác. Hơn thế nữa, Tuổi nầy có chút đỉnh bất thường về phương diện tình ái, lúc thương lúc ghét khó lường, mà khi đã không thích ai rồi thì có thể ghét người ấy tận mạng. Tuổi Chó có điểm hay là làm thương mại giỏi, lượm đồ vụn vặt cũng làm nên tài sản bạc triệu như chơi. Nói về đường tình duyên thì ôi sao lận đận, tìm hoài cũng chẳng thấy ý trung nhân. Tuổi nầy có tánh độc tài về mặt tình cảm, thương yêu ai thì yêu cho bằng được và cũng bắt buộc người tình đáp lại tối đa! Ðiều khuyên cho tuổi Chó là hãy dẹp bỏ những nổi lo âu vô lý và những đòi hỏi xa vời thiếu thực tế, chỉ làm cho người mình thương tránh né một cách đáng tiếc. Tam Hạp: Tuổi Chó hạp với tuổi Dần (con Cọp) và
  69. tuổi Ngọ (con Ngựa). Tứ Xung: Tuổi Chó khắc/kỵ tuổi Sửu (con Trâu), tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Mùi (con Dê).
  70. Tuổi Hợi (con Heo) Chắc chắn là người tuổi con Heo sống trong màu hồng!Sang và trọng. Tuổi này dễ thứ tha và có cung cách hoàn chỉnh và tài thưởng ngoạn có một không hai. Tuổi Heo hoàn chỉnh cho đến nổi người khác nhìn vào tưởng họ là kẻ tự phụ. Những người đó đã lầm to. Tuổi Heo vị tha và không hề nghĩ mình là trên trước người khác. Tuổi này đùm bọc bạn bè và gia tộc, và chịu khổ nhọc để cho người
  71. khác được hạnh phúc. Giúp người là hạnh phúc thực sự của tuổi Heo, nhìn thấy người ta vui thì tuổi này mới vui. Nhưng thực tế phủ phàng cho tuổi Heo là không ai biết đến và tán thưởng việc này. Tuổi Heo quá tử tế và rộng lượng như một vị thánh hiền nên dễ bị kẻ xấu làm hại hoặc lợi dụng! Tuổi Heo biết trọng người nên làm bạn với Tuổi này là hưởng trọn đức tính nổi bật đó của tuổi Heo. Mặc dù vui vẻ như đã nói, tuổi Heo cũng có lúc cau có nếu có ai bảo là họ đang có một điều gì dó trật. Nhưng cũng là đúng cho Tuổi này thôi! Tuổi Heo không ưa mấy kẻ làm tài lanh dạy khôn mình mà chỉ thích làm những gì mình thấy phải làm. Nếu bạn giử sao cho đừng chỉ trích tuổi Heo, Tuổi này phải phải là những người bạn chân tình và trung thành nhất trong thế gian. Ðã có
  72. tiếng tăm, tuổi Heo lại thông minh cực độ. Tuổi nầy vừa học vừa chơi, vừa tìm tòi để bổ sung kiến thức. Tuổi nầy cũng mê ăn mê uống khiến cho người ta trêu là Tuổi mê ăn trong mười hai con giáp! Thức ăn thức uống phải là thượng hạng. Vì có tấm lòng vàng, Tuổi nầy là người bạn đời tuyệt vời của bạn. Tuy vậy, tuổi Heo có tính phân biện trong đối xử, ai thích họ thì họ đáp ứng lại vô vàn, người không thích họ thì họ giả lơ không nói tới. Ðiều khuyên cho tuổi Heo là nên mở rộng cuộc sống hoạt động ra hơn nữa. Càng đem bản thân mình hội nhập vào dòng người muôn dạng thì tuổi Heo lại càng nổi hơn. Tam Hạp: Tuổi Heo hạp với tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Mùi (con Dê).
  73. Tứ Xung: Tuổi Heo khắc/kỵ tuổi Dần (con Cọp), tuổi Thân (con Khỉ) và tuổi Tỵ (con Rắn).
  74. Lịch sử và đôi điều về tử vi Vào thời nhà Tống, văn hóa Trung Hoa thời đó rất thịnh đạt về nhân học. Cũng nhiều triết gia, tâm học, đạo học chuyên nghiên cứu con người để tìm giải đáp cho cuộc sống, tìm quy tắc cho việc xử thế ngõ hầu mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và tập thể. Nền triết học thời Tống thời đó đã xuất hiện nhiều trường phái như Nông Gia, Pháp Gia, Âm Dương bên cạnh các học thuyết lớn như Nho Học, Đạo Học. Hầu hết các môn nhân vận chuyên khảo cứu con người và xã hội, cần thiết cho việc tu tâm, trị nước, xử thế Đứng về mặt bói toán mà xét, khoa Tử
  75. Vi xuất hiện tương đối chậm, vì đi sau khoa bói dịch, khoa nhân tướng, khoa độn giáp, khoa thiên văn Nhưng Tử Vi đã khai mào cho một học thuật riêng, hệ thống hóa được ngành bói toán bằng lý số theo một khảo hướng đặc thù. Mặc dù vay mượn nơi sở học của người thời đại nền tảng triết lý Âm Dương Ngũ Hành, nhưng khoa Tử Vi vẫn giữ được nét đọc đáo nhờ ở một đường lối khảo sát khác lạ, có thể xem một cuộc cách mạng hoặc ít ra như một phát minh biệt lập trong phái học Tượng Số của thời đó, Thủy Tổ của Tử Vi học là một đạo sĩ biệt hiệu là Hi Di, tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống (Trung Hoa). Đạo sĩ Trần Đoàn đã cố gắng bày ra cách xếp vận mệnh con người vào một lá số, ghi trên một mảnh giấy vỏn vẹn chỉ có
  76. một trang, nhưng tổng kê hết cá tính và đời người vào 12 cung và hơn 100 vì sao, được gán cho nhiều ý nghĩa và ngũ hành khác nhau, ngõ hầu giúp con người suy diễn những chi tiết về kiếp số của mình. Tóm tắt cuộc đời phức tạp của con người vào một mảnh giấy một cách hệ thống hóa, đồ biểu hóa một cách khúc chiết. Mặc dù công trình này không tránh được vài sơ khoáng cố hữu nhưng nó vẫn không mất đi giá trị khai sáng cho một bộ môn bói toán hãy còn được tôn sùng ngay trong thế kỷ khoa học không gian này. Trong thập niên 1960 trở lại đây, Việt Nam ở hoàn cảnh chiến tranh, biến cố diễn ra liên miên. Hôm nay thế này, ngày mai bừng mắt dậy đã khác, nên khiến con người muốn tìm hiểu số mệnh mình bằng các khoa học huyền bí. Trong các khoa
  77. học huyền bí, thì khoa Tử - vi được coi là có nhiều tính chất khoa học, giải đoán được mọi sự kiện của cuộc đời và mở rộng. Bởi vậy khoa Tử - vi được nghiên cứu rất nhiều. Từ những người cao niên, học thức uyên thâm, tới những sinh viên học sinh, thi nhau tìm hiểu khoa này. Cho đến năm 1973 - 1975, một bán nguyệt san được xuất bản với tên khoa học huyền bí do ông Nguyễn Thanh Hoàng sáng lập và làm chủ nhiệm. Tạp chí này mang tên Khoa học huyền bí nhưng gần như là nơi quy tụ những kết quả của các nhà nghiên cứu Tử vi. Người yêu khoa Tử vi thì nhiều, mà sách vở ấn hành không được là bao. Tựu trung có các bộ sau đây: - Tử - vi đẩu số tân biên của Vân - Điền Thái - Thứ Lang. - Tử - vi áo bí của Hà - Lạc Dã Phu.
  78. - Tử - vi Hàm - số của Nguyễn Phát Lộc. - Tử - vi đẩu số toàn thư của La Hồng Tiên do Vũ Tài Lục dịch nhưng chỉ có một phần ngắn. Trong bốn bộ sách Tử - vi trên thì từ tính chất các sao, đến cách an sao, giải đoán hầu như quá khác biệt nhau, khiến cho người nghiên cứu không biết đâu là phải, đâu là trái, đâu là sự thật mà đi theo. Thậm chí có sách đi vào những chi tiết thần kỳ chí quái, hoang đường trái hẳn với khoa Tử - vi nguyên thủy, đó là bộ Tử - vi Áo - bí của Hà - lạc Dã Phu. Hiện (1977) khoa Tử - vi ở Việt - nam, bị coi là một khoa nhảm nhí bị cấm tuyệt, người coi Tử - vi bị kết tội ngang với những tội đại hình. Tuy nhiên trong dân chúng, vẫn nghiên cứu, và các thầy Tư
  79. - vi vẫn đông khách. Tại hải ngoại, người Việt lại tiếp tục nghiên cứu khoa này, số người nghiên cứu hầu như đông đảo hơn hồi 1975 về trước nữa. Lý do, khi tiếp xúc với văn minh cơ giới Âu - Mỹ không giải quyết được lẽ huyền bí của con người với vũ trụ. Hơn nữa khoa Tử - vi nhiều tính chất khoa học hơn các khoa chiêm tinh khác. Lý do thứ ba khiến khoa Tử - vi được nhiều người nghiên cứu là, khi ra ngoại quốc, người Việt không ít thì nhiều đều tìm cách học thêm. Học nhiều thì kiến thức rộng. Kiến thức càng rộng thì việc nghiên cứu càng sâu rộng hơn. Một vài nơi như Pháp, Canada, Úc, Hoa - kỳ, họ đã thành lập những hội nghiên cứu Tử - vi, hơn nữa có nhiều bạn trẻ dùng vi tính lập lá số, giải đoán lá số; thực là một điều đáng khuyến
  80. khích.
  81. I. Thư tịch về khoa Tử - vi Khoa Tử - vi bắt nguồn từ thời nào ? Ai là người khai sáng ra nó, cho đến nay sử sách không ghi lại. Các Tử - vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán Tử - vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến lúc này, lịch sử khoa này vần còn lờ mờ. Thậm chí có người còn lầm lẫn khoa Tử - vi với những chuyện truyền kỳ chí quái ma trâu đầu rắn đầy hoang đường của tiểu thuyết Phong - thần hoặc Tây du ký và nói rằng: Khoa Tử - vi do một ông tiên tên Trần Đoàn đặt ra, và Trần Đoàn lão tổ là một Tiên ông trường sinh bất lão, có tài hô phong hoán vũ, phép tắc nhiệm mầu. Nhiều
  82. vị còn thờ Trần Đoàn lão tổ. Khi xem số cho thân chủ còn thắp hương khấn vái, để lão tổ linh ứng cho một quẻ, thật là nhảm nhí và vô lý hết sức. Kể từ khi khoa Tử - vi được đắc dụng vào niên hiệu Càn - đức nguyên niên, đời vua Thái - tổ nhà Tống (863), cho đến nay trên một ngàn năm chưa có sử gia nào chép về lịch sử cả. Trên đường nghiên cứu, chúng tôi tìm được một số thư tịch rải rác sau đây, biên tập sơ lược về khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để nguyên, mà cổ nhân gọi là nghi dĩ truyền nghi. 1. - Tử - vi chính nghĩa Bộ này do Hy Di tiên sinh truyền cho Tống thái - tổ là Triệu Khuông Dẫn. Bản chúng tôi có là bản chép tay của Hoa - yên tự. Bản này được tàng trữ tại Quốc sử
  83. quán triều Nguyên, năm 1955 trong một cuộc chính biến lật đổ Quốc trưởng Bảo - Đại chúng tôi sưu tầm được. 2. - Triệu Thị Minh Thuyết Tử - vi kinh Chúng tôi có hai bản. Bản chép tay gia truyền, cũng chép từ chính bản của Hoa - yên tự. Một bản nữa của Cẩm - chướng thư cục Thượng - Hải ấn hành năm 1921. Hai bản không khác nhau là bao. Bởi gốc của bộ sách này là bộ Tử - vi chính nghĩa. Sau khi được Hy Di tiên sinh truyền cho, Triệu Khuông Dẫn và con cháu nhà Tống nghiên cứu rộng ra mới đặt cho một tên mới là Triệu Thị Minh Thuyết Tử - vi kinh. Có nghĩa là họ Triệu giảng giải rõ ràng về bộ Tử - vi kinh. Bộ này được Hoàng Bính truyền sang Việt Nam vào niên hiệu
  84. Nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), Hoa - yên tự chép lại và lưu truyền tới nay. 3. - Đông - a di sự Bộ này không phải là bộ sách nghiên cứu về Tử - vi, mà là bộ sách chép các học thuật đời Trần, trong đó có phần chép về Tử - vi. Bộ sách do ba người liên tiếp chép, đó là Huệ Túc phu nhân vợ của Trần Thái Tông; Đoàn Nhữ Hài, một vị Tể tướng đời Trần, học trò của Huệ Túc; Trần Nguyên Đán, một vị bác học cuối đời Trần. Bản chúng tôi có là bản do Trần Nguyên Đán khắc bản mộc năm 1388. 4. - Tử - vi đại toàn Bộ này do các văn thần nhà Thanh nghiên cứu, tổng hợp hết các sách cổ kim về Tử - vi, chép lại. Đây không phải là bộ
  85. biên tập, nghiên cứu mà chỉ là bộ sao chép lại mà thôi. Bản chúng tôi có là bản sao, đề rằng do Cẩm - Chướng thư cục Thượng - hải xuất bản năm 1921. 5. - Tử - vi đẩu số toàn thư Do La Hồng Tiên biên soạn rất giản lược, nhưng giống bộ Tử - vi chính nghĩa. Có thể nói đây là bộ Tử - vi chính nghĩa yếu lược. Bộ này do Cẩm Chướng thư cục xuất bản năm 1921 tại Thượng - hải. Sau này ông Vũ Tài Lục có dịch nhưng dịch một phần rất ngắn, và không chú giải. La Hồng Tiên sống vào đời Minh. Trên đây là 5 bộ Tử - vi được coi là chính thư hay do chính phái biên tập. Ngoài ra còn một vài bộ dưới đây bị coi là tạp thư, tá phái nhưng chúng tôi vẫn nghiên cứu đầy đủ. 6. - Tử - vi Âm - dương chính nghĩa
  86. Bộ này do Lã Ngọc Thiềm và các tử - vi gia thuộc Bắc phái biên tập, nên thường thêm chữ Bắc - tông để phân biệt với Nam - tông. Bản chúng tôi có là bản chép tay. 7. - Tử - vi Âm - dương chính nghĩa Do Ma - y biên soạn vào đời Tống, sau được các Tử - vi gia thuộc Nam - phái bổ túc sửa đổi, nên thường thêm chữ Nam - tông để phân biệt với Bắc - tông. Bộ này khắc bản in vào đời Thanh triều Khang - Hy, nhưng không ghi rõ năm nào. 8. - Tử - vi thiển thuyết Bộ tổng luận về Tử - vi do Lưu Bá Ôn, một đại thần khai quốc nhà Minh biên soạn. Bản chuúng tôi có là bản khắc in vào đời Thanh triều Khang Hy, nhưng không ghi rõ năm nào. 9. - Lịch số tử - vi toàn thư Bộ này do Hứa Quang Hy đời Minh
  87. biên soạn. Bản chúng tôi có là bản chép tay. Ngoài ra chúng tôi sưu tầm được khoảng trên hai mươi bộ sách khác, nhưng tựu trung mô phỏng các bộ sách trên đây cả nên không bàn tới.
  88. II. Nguồn gốc khoa Tử - vi Về nguồn gốc khoa Tử - vi thì bộ Tử - vi kinh tức Tử - vi chính nghĩa, phần Hy Di tiên sinh liệt truyện viết: “ Tiên sinh làu thông Dịch - lý, Thiên - văn, Hình - tượng, Lịch - số, Địa - lý. Nhân thấy các khoa đều có uyên nguyên với số mạng nhân sinh, do vậy khải ngộ, soạn ra bộ Tử - vi kinh truyền cho đức Thái - tổ nhà ta.” Vì vậy nguồn gốc khoa Tử - vi, có thể kết luận rằng, đặt cơ sở trên: - Học thuyết Âm - dương ngũ hành của Dịch - lý. - Từ Thiên - văn học, với những biến
  89. chuyển của tinh đẩu. - Từ Hình tượng học, tức khoa nghiên cứu về hình dáng vũ trụ, con người và thú vật. - Từ Lịch - số, tức khoa nghiên cứu từ Thiên - văn, để tính sự tuần hoàn vũ trụ, tính ngày, tháng, năm. - Địa lý, tức Phong - thủy, nghiên cứu về con người tương ứng với địa phương hướng nhà khí hậu v.v 1. - Tiểu sử Hi - Di tiên sinh Tiên sinh họ Trần húy Đoàn tự Hy - Di, người đất Hoa - sơn, ngày nay về phía Nam huyện Hoa - âm tỉnh Thiểm - Tây. Khi ra đời tiên sinh bị đẻ non tháng, nên mãi hai năm mới biết đi, thuở nhỏ thường đau yếu liên miên. Tiên sinh học văn không thông, học võ không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non
  90. cùng thủy tận. Thân phụ tiên sinh là một nhà Thiên - văn, Lịch - số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh, không một thư tịch nào chép. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử - vi kinh, khi tiên sinh yết kiến Tống Thái - tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn - đức nguyên niên có nói: « Ngô kim nhật thất thập hữu dư », nghĩa là, tôi năm nay trên 70 tuổi. Vậy có thể tiên sinh ra đời vào khoảng 888 - 893 tức niên hiệu Vạn - đức nguyên niên đời Đường Huy - Tông đến niên hiệu Cảnh - phúc nguyên niên đời Đường Chiêu - Tông. Tiên sinh bắt đầu học Thiên - văn năm 8 tuổi. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử - vi kinh thuật: “ Tiên sinh tám tuổi mà còn thơ dại, lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một
  91. hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo: - Con có thấy sao Tử - vi kia không ? Đáp: - Thấy. Lại chỉ lên sao Thiên - phủ mà hỏi: - Con có thấy sao Thiên - phủ kia không ? Đáp: - Thấy. - Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo sao Tử - vi và Thiên - phủ là bao nhiêu ? Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng phải trên nửa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà tiên sinh đã chạy vào thưa:
  92. - Con đếm hết rồi. Đi theo Tử - vi có năm sao, như vậy chòm Tử - vi có sáu sao. Đi theo sao Thiên - phủ có bảy sao, như vậy chòm Thiên - phủ có tám sao.” Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa Thiên - văn và Lịch - số. 2. - Truyền cho vua Tống Giai thoại kỳ thú mà hầu hết các nhà nghiên cứu Tử - vi đều biết, đó là Hi - Di tiên sinh đã dùng khoa Thiên - văn và Tử - vi đoán trước được hai đứa trẻ nghèo đói, sau đều trở thành vua. Bộ Tử - vi chính nghĩa phần Hi - Di liệt truyện đã kể giai thoại kỳ thú đó như sau: “ Một hôm tiên sinh dẫn đệ tử ra sân xem Thiên - văn, chợt kêu lên rằng: - Kìa quaí lạ không ? Đệ tử xúm lại nhìn theo tay tiên sinh chỉ thì thấy sao Tử - vi, Thiên - phủ đi vào
  93. địa phận của sao Phá - quân và Hóa - kỵ, mà ánh sáng chiếu xuống núi Hoa - sơn. Tiên sinh noí: - Tử - vi, Thiên - phủ là đế - tượng, tức là vua. Tử - vi bao giờ cũng đi trước, Thiên - phủ bao giờ cũng theo sau. Đây tức là anh em một gia đình nào đó, đang buổi hàn vi, sau sẽ làm nên sự nghiệp vẻ vang, vị tới đế vương. Phá - quân là hao - tinh chủ nghèo đói, Hóa - kỵ chủ bần hàn, kêu xin. Phá ngộ Kỵ thì nghèo đói phải đi ăn mày. Tử, Phủ gặp Phá, Kỵ tức hai vị Thiên - tử chưa gặp thời phải đi ăn xin. Tất cả chiếu xuống Hoa - sơn, thì hai vị Thiên - sử sẽ qua đất Hoa - sơn ăn xin. Vậy ngày mai các người theo ta xuống núi, giúp cho vị anh hùng vị ngộ, đang gặp lúc cùng khó. Đệ tử thưa: - Đệ tử nghĩ, nhân lúc thiên - tử chưa
  94. gặp thời, ta nên cho người vay nợ, để mai đây có dịp đòi nợ cứu giúp dân nghèo. Tiên sinh đồng ý. Hôm sau thầy trò xuống chân núi thấy một đoàn người chạy loạn đi qua. Tiên sinh để ý đến một thiếu phụ gánh hai chiếc thúng, trong mỗi thúng có một đứa trẻ khôi ngô dung quang khác thường. Tiên sinh biết hai đứa trẻ này ứng vào sao Tử, Phủ trên trời đây. Mới hỏi thiếu phụ: - Bà ơi ! Bà có mệt lắm không ? Bà gánh hai vị Thiên - tử đi đâu vậy ? Thiếu phụ đặt gánh xuống thưa: - Con tôi đó, đứa lớn tên Triệu Khuông Dẫn, đứa nhỏ tên Triệu Khuông Nghĩa. Từ sáng đến giờ chúng đói không có gì ăn. Tiên sinh bố thí cho chút đồ ăn được không ? Tiên sinh đáp:
  95. - Tôi xem thiên văn thấy dung quang hai con bà khác phàm. Bà có nhớ ngày giờ sanh của chúng không ? Thiếu phụ cho ngày giờ năm sinh của hai con. Tiên sinh tính số Tử - vi, thấy cách của Khuông Dẫn là Tử, Phủ, Vũ, Tướng được Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc củng chiếu. Ngặt đại hạn đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Số của Khuông Nghĩa là Thiên - phủ lâm Tuất, ngộ Tả, Hữu, Khoa, Quyền đại hạn cũng đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Tiên sinh nói với học trò: - Hai đứa trẻ này là chân mạng đế vương, khi đại hạn đi đến gặp Khôi, Việt, Xương, Khúc, là lúc thành đại nghiệp đấy. Ta phải giúp đỡ mới được, hầu mua lấy cảm tình, lúc thiên tử gặp thời, có thể nhân đó giúp dân vậy.
  96. Tiên sinh nói với thiếu phụ: - Tôi tính số thấy hai con bà sau đều làm vua. Khi đã làm vua rồi, thì tất cả giang sơn vạn dặm đều của con bà cả. Vậy bà bán cho tôi giải núi Hoa - sơn này lấy tiền mà tiêu. Thiếu phụ tưởng ông đạo sĩ điên khùng mới mua núi. Bà đồng ý bán. Bởi bà không biết chữ, nên xé vạt áo hai con quấn vào đôi đũa, nhét trong một ống đũa, coi như văn tự trao cho Hy - Di tiên sinh và nhận mười nén vàng. Năm 960, Triệu Khuông Dẫn thống nhất giang sơn, lên ngôi vua lập ra nhà Tống, sau là Tống Thái - Tổ. Niên hiệu Càn - đức nguyên niên (963), quan trấn thủ vùng Hoa - sơn dâng biểu về triều rằng: Có một đạo sĩ tên Trần Đoàn, tự Hy - Di bao dưỡng dân chúng không nộp thuế. Đạo
  97. sĩ nói rằng: Hoa - sơn là đất riêng của ông, đã được nhà vua bán cho rồi. Tống Thái - tổ không nhớ chuyện cũ, nổi giận, sai bắt Hy - Di tiên sinh vào triều trị tội. Nhưng quan địa phương rất kính trọng tiên sinh, không giám trói, còn đưa lừa cho tiên sinh cỡi để lai kinh. Tiên sinh được giải vào triều kiến. Thái - tổ hỏi: - Đạo sĩ cũng phải tuân theo phép nước chứ ? Hà cớ phao ngôn nói rằng đã mua đất của triều đình ? Tiên sinh đáp: - Năm nay tôi đã trên 70 tuổi đâu dám nói dối. Luật lệ của bệ hạ là: Đời cha mẹ vay nợ, thì đời con phải trả. trước đây Thái - hậu qua Hoa - sơn, có bán cho bần đạo toàn vùng này lấy mười nén vàng. Văn tự còn đây. Tiên sinh xuất trình ống đũa và vạt áo.
  98. Thái - tổ truyền đem vào hậu cung hỏi Thái hậu. Thái - hậu nhớ chuyện cũ vội kêu lên: - Vị thần tiên ở núi Hoa - sơn đây mà, người đã cứu nạn cho nhà ta xưa đây. Thái - hậu kể chuyện xưa. Thái - tổ và triều thần kinh sợ về tài tiên tri của tiên sinh, vội tạ lỗi, lưu tiên sinh lại kinh, kính như bậc thầy. Tống Thái - tổ hỏi tiên sinh về khoa Tử vi, tiên sinh rút ra trong bọc tập sách nhỏ đề Tử - vi chính nghĩa trao cho Thái - tổ mà tâu rằng: - Đây là tất cả những tinh nghĩa về khoa Tử - vi. Bần đạo không phải là người đặt ra khoa này. Nhân người trước đã nói về Tử - vi, bần đạo nhận thấy Dịch - lý, Hình tượng Thiên văn, Lịch - số, Địa - lý đều có uyên nguyên với nhau, mới tước bỏ những rườm rà của người xưa, họp thành
  99. khoa Tử - vi mà thần viết trong tập này. Với khoa Tử - vi, bệ hạ có thể biết kẻ trung, người nịnh, thời nào tốt, thời nào xấu mà mưu đại sự. Đó là học tới bậc sơ đẳng. Còn học uyên thâm hơn, có thể nhân số mạng xấu, dùng người nào thì cứu được kẻ bị nạn, và cứu như thế nào ? Thấy kẻ ác thì dùng người nào, cách nào thì trị được, đó là học tới trung đẳng. Còn học tới chỗ uyên thâm cùng cực, có thể làm đảo lộn cả thiên hạ, nắm thiên hạ trong bàn tay. Nhưng bần đạo kính dâng bệ hạ một câu, khi dùng tập sách này, đó là: Chữ Nhân, đừng nên dùng vào những việc ác độc, tổn âm đức. Tiên sinh được các quan xin coi Tử - vi. Họ chỉ việc biên ngày sinh, tháng sinh, năm sinh và giờ sinh, tiên sinh sẽ kêu ra vị đó đang giữ chức vị gì trong triều, cùng sự
  100. lập thân ra sao, cuối cùng sự nghiệp sẽ kết thúc như thế nào. Triều thần không ai mà không kính phục. 3. - Cái chết của Hy - Di Sử Sách không ghi tiên sinh ra đời năm nào, mà cái chết của tiên sinh cũng rất mơ hồ. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử - vi kinh viết: « Niên hiệu Khai - bảo thứ ba (972), Thái - tổ sai sứ đến Hoa - sơn thỉnh tiên sinh, thì đệ tử cáo rằng tiên sinh ngao du sơn thủy đã ba năm không thấy trở về.” Sau trên mười năm không thấy tiên sinh trở về, đệ tử tiên sinh cho rằng thầy đã quy tiên. Họ họp nhau bầu lấy người chưởng môn. Nhưng khi sinh thời tiên sinh gặp ai dạy người đó, trình độ học trò không đều nhau, mà họ không biết nhau nữa. Cuối cùng vì trong mười năm xa sư
  101. phụ, mạnh ai nấy nghiên cứu thành ra khoa Tử - vi có nhiều dị biệt. Các đệ tử của tiên sinh tự ý thu đệ tử, truyền dạy, người có căn cơ thì dạy hết, người không có căn cơ thì dạy ít, thành ra khoa Tử - vi trở thành một khoa bí hiểm của riêng từng nhà, nhiều nhà còn giữ để làm kế sinh nhai, do vậy mới có nhiều khác biệt nhau.
  102. III. Khoa Tử - vi đời Tống Tống Thái - tổ được truyền khoa Tử - vi bằng bộ Tử - vi chính nghĩa, giữ làm của riêng của hoàng tộc họ Triệu. Bộ sách chỉ được lưu truyền trong hoàng cung để biết kẻ trung, người nịnh, để biết vận số mưu đồ đại sự. Tất cả công trình nghiên cứu của hoàng tộc nhà Tống, sau được chép thành sách gọi là Ngự giám tử - vi. Nhưng khi nhà Tống mất, thì con cháu nhà Tống dùng bộ sách này làm kế sinh nhai, nên không dám dùng tên cũ nữa, mà đổi là Triệu Thị Minh Thuyết Tử - vi kinh. So sánh giữa bộ Tử - vi chính nghĩa và bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử - vi kinh, thì bộ
  103. thứ nhất cố tính chất lý thuyết đaị cương, như những định luật. Bộ thứ nhì có tính chất thực nghiệm, thu góp kinh nghiệm mấy trăm năm nghiên cứu lại. Như bộ thứ nhất không bàn đến việc: - Hai người sinh cùng ngày, giờ, tháng, năm, nhưng lá số khác nhau. Bộ thứ nhì đi vào chi tiết này rất kỹ. - Số người sinh đôi. Trong khi bộ thứ nhì nghiên cứu đến mấy trăm cặp sinh đôi. - Số những người chết tập thể. Như chết chìm đò, chết trong chiến tranh. Bộ thứ nhì lại nghiên cứu kỹ hơn, đưa ra giải quyết v.v Sau đây chúng tôi trình bày một giai thoại về Tử - vi đời Tống, mà hầu như ai cũng biết, và sử Trung - quốc cũng có chép: Khi còn cầm quân tranh thiên hạ, Tống
  104. Thái - Tổ có người em kết nghĩa tên là Trịnh Ân. Ân là một võ tướng dũng mãnh, tài ba, vợ Ân là Đào Tam Xuân cũng là một nữ tướng. Cả hai đã giúp cho Thái - tổ thành nghiệp lớn. Thái - tổ phong cho Trịnh Ân tước vương và thay vua trấn thủ ngoài biên trấn. Nhân đầu năm Thái - tổ xem số các tướng sĩ, văn võ quần thần, thấy số Trịnh Ân là Tướng - quân, Thiên - tướng thủ mệnh đại hạn gặp Kình - dương, tiểu hạn Thiên - hình. Lưu niên Thái - tuế gặp Kiếp, Kị mới nói với quần thần rằng: - Trịnh Ân do hai ông tướng thủ mệnh. Tướng sợ nhất kiếm và đao, không sợ Hỏa, Linh, Kiếp, Không. Nay đại hạn ngộ Kình là dao, tiểu hạn ngộ Hình là kiếm. Ta e rằng Ân sẽ bị chém mất đầu. Đã vậy lưu niên Thái - tuế gặp Kiếp, Kị
  105. thì sẽ do kẻ tiểu nhân ám hại. Hơn nữa Kiếp, Kị lại ngộ Hồng, Đào, thì kẻ hại Trịnh Ân sẽ là đàn bà. Triều đình đề nghị gọi Trịnh Ân về triều để được bảo vệ. Bấy giờ Trịnh Ân đương trấn thủ ngoài xa, nghe lệnh triệu hồi về kinh thì tuân theo. Khi đến kinh thấy một toán quân hầu hộ vệ kiệu vua, tiền hô hậu ủng. Ân tưởng Thái - tổ, vội xuống ngựa phủ phục bên đường tung hô vạn tuế. Nhưng khi ngửng đầu lên không phải là vua, mà là cha của một Phi - tần được Thái - tổ sủng ái. Chức tước, địa vị của Trịnh Ân cao hơn nhiều, mà phải lạy phục xuống đất thì nhục quá. Trịnh Ân nổi giận lôi vị Quốc - cữu xuống đất đánh cho một trận về tội tiếm nghi vệ Thiên - tử. Vị Quốc - cửu bị đòn nhừ tử, về nhà báo cho con gái biết, khóc lóc đòi trả thù. Vị phi thấy cha bị đòn đau, trở vào cung phục
  106. rượu cho Thái - tổ say mèm, rồi dâng biểu nói Trịnh Ân làm phản đập phá nghi trượng Thiên - tử. Tống thái - tổ say quá không tự chủ được, phê vào chữ Trảm. Thế là Trịnh Ân bị mang ra chém đầu. Khi Thái - tổ tỉnh rượu được triều đình tâu tự sự, thì chỉ còn biết bưng mặt khóc lớn. Đào Tam Xuân thay chồng trấn ngoài ải, thấy chồng bị thác oan, Tam Xuân truyền quân sĩ để tang, kéo quân về triều hỏi tội. Các tướng phần bất mãn với việc Thái - tổ giết Trịnh Ân, nên không quyết tâm chiến đấu, hơn nữa không địch nổi Tam Xuân nên thua chạy. Tam Xuân vây kinh thành rất gấp. Triều đình tâu giết thứ phi, giết cả nhà Quốc cửu để tạ tội với Tam Xuân. Nhưng Tam Xuân vẫn không lui binh. Tình hình nguy ngập, Triệu Quang Nghĩa tâu với Tống Thái - tổ (Quang
  107. Nghĩa là em Tống Thái - tổ, sau được truyền ngôi vua): - Thần xem số Tam Xuân thấy Vũ - khúc, Phá - quân thủ mệnh. Vũ - khúc thì hay giận, Phá - quân thì nhẹ dạ. Tử - vi kinh nói rằng: Chỉ có Lộc - tồn chế được tính ác của Vũ - khúc, Thiên - lương chế được tính điên của Phá - quân. Vậy ở đây có vị văn thần nào Thiên - lương, Lộc - tồn thủ mệnh, đề nghị có thể thuyết phục được Tam Xuân. Thái - tổ chuẩn tấu, tìm ngay ra vị văn thần có tên Cao Hoài Đức có cách trên, sai ra ngoài thành, thuyết phục Tam Xuân. Quả nhiên Tam Xuân lui binh. Từ đấy trong suốt đời nhà Tống, con cháu họ Trịnh được nối tiếp nhau phong tước. Như vậy thì Triệu Quang Nghĩa đã học tới trình độ khá uyên thâm khoa Tử - vi,
  108. nên dùng phá cách dữ tợn của Tam Xuân và trợ cách giúp Thái - tổ. Nghiên cứu lá số của Thái - tổ, năm đó đại hạn ngộ Kỵ, tiểu hạn đi vào cung nô, gặp Thiên - thương, Kiếp. Hạn Thiên thương gặp Kiếp, Không thường là hạn bị hàm oan nguy đến tính mệnh. Chính Khổng - tử bị hạn này, bị vây tại nước Trần, hút chết đói. Số của Cao Hoài Đức, ngoài Thiên - lương, Lộc - tồn thủ mệnh, đại hạn ngộ Quyền, Khốc, Hư, Xương, Lương, Lộc chỉ chế được Tam Xuân. Nhưng chính Quyền, Khốc, Hư nói Tam Xuân nghe theo, và Văn - xương là sao giải hạn Địa - kiếp vậy.
  109. IV. Khoa Tử - vi sau Hi - Di Hi - Di tiên sinh chết không chỉ định ai làm chưởng môn, thành ra học trò tiên sinh mạnh ai nấy nghiên cứu, không thống nhất. Bản chính bộ sách chép tay lại nằm trong hoàng cung, thành ra trong các đệ tử tiên sinh, người được truyền nhiều thì giỏi, người được truyền ít thì dở nhưng vẫn tưởng mình được truyền đầy đủ. Năm 1127, quân Kim chiếm phía Bắc nước Trung - hoa, nhà Tống di cư xuống phía Nam. Khoa Tử - vi cũng theo đó chia làm Bắc - tông với Nam - tông. Bắc - tông thì theo đúng Hi - Di không sửa đổi gì về các sao, an sao, chỉ nghiên cứu rộng ra áp
  110. dụng giống như hoàng tộc nhà Tống. Còn Nam phái bị ảnh hưởng của khoa bói dịch, nên đổi rất nhiều: 1.Vòng Thái - tuế Theo Hi - Di có năm sao là: Thái - tuế, Tang - môn, Bạch - hổ, Điếu - khách, Quan - phù. Trong khi Nam phái thêm vào bảy sao nữa là: Thiên - không, Thiếu - âm, Tử - phù, Tuế - phá, Long đức, Phúc - đức, Trực - phù. Vị trí chính của sao Thiên - không được thay bằng sao Địa - không (bịa thêm ra). 2.Giải đoán vận hạn Theo Hi - Di tiên sinh thì đại hạn thứ nhất bắt đầu từ cung Huynh đệ hoặc Phụ mẫu. Trong khi Nam phái đổi là khởi từ cung mệnh. Rồi họ thêm những thứ đặc biệt như: Hạn Tam - tai, hạn Huyết - lộ, hạn Ác - thần, rồi căn cứ vào đó coi mỗi
  111. vì sao như một ông thần phải cúng vái trừ tà. Người ta quen gọi Bắc phái là chính phái và Nam phái là phái Hà - lạc. Đời Nguyên khoa Tử - vi bị cấm ngặt, bởi dân Trung - hoa đồng hóa khoa Tử - vi với nhà Tống, nên Nguyên triều cấm đoán, cũng không có gì lạ. Suốt đời nhà Minh khoa Tử - vi không có gì đặc sắc, chỉ mô phỏng những điều có từ đời Tống. Đến đời nhà Thanh, vua nhà Thanh thấy rằng: Mấy ông thầy Tử - vi thường được lòng dân chúng. Nhiều ông mượtn cớ coi Tử - vi để khích động dân nổi dậy chống triều đình. Vua Khang - Hy mời các nhà Tử vi danh tiếng về kinh, phong cho mỗi vị một chức quan để biến các vị thành tôi tớ triều đình. Lại cử một người Thanh đứng ra cai quản các vị này soạn bộ Tử - vi đại toàn. Bộ
  112. này chưa in thành sách. Trong dịp bát quốc xâm lăng Trung - hoa, thì Pháp, Nhật mỗi nước lấy được một bản.
  113. V. Tử - vi vào Việt - nam Có hai thuyết nói về khoa Tử - vi truyền vào Việt - nam. 1. - Thuyết thứ nhất Nói rằng một nhân viên sứ đoàn Đại - việt thời Lý tên Trần Tự Mai đã trộm được trọn vẹn bộ Tử - vi chính nghĩa và bộ Ngự - giám tử - vi, rồi đem về nước. Nhưng chính Tự - Mai cũng chỉ nghiên cứu rồi truyền cho con cháu. Ghi chú: Từ Trần Tự - Mai đến vua Trần Thái - tông gồm 8 đời. Trần Tự Mai sinh Trần Vỵ Hoàng. Trần Vỵ Hoàng sinh Trần Tự Quang. Trần Tự Quang sinh Trần Tự Kinh. Trần Tự Kinh sinh Trần Tự Hấp.
  114. Trần Tự Hấp sinh Trần Lý. Trần Lý sinh Trần Thừa. Trần Thừa sinh Trần Liễu, Trần Cảnh tức vua Thái - Tông nhà Trần. Nên sau này Hoàng Bính đem Tử - vi cho vua Trần, thì có cuộc tranh luận về Tử - vi giữa Hoàng Bính với Chiêu Minh vương Trần Quang - Khải và Chiêu - Quốc vương Trần Ích - Tắc. 2. - Thuyết thứ nhì Một thuyết khác nói khoa Tử - vi truyền vào Đại - việt từ niên hiệu Nguyên - phong thứ bảy đời vua Trần Thái - Tông (1257). Người truyền sang Đại - việt là tiến sĩ Hoàng Bính. Hoàng Bính sinh vào niên hiệu Gia - thái thứ nhì đời Tống Ninh - Tông (1203), đậu Tiến - sĩ làm Thị độc học sĩ (chức quan đọc sách và giang sách cho vua nghe) thời Tống Lý - Tông. Năm Bảo - hựu nguyên niên (1253), tiên sinh
  115. nhân ở chức vụ Thị độc học sĩ, nên nghiên cứu, hiểu tường tận các bộ sách Tử - vi chính nghĩa, Triệu Thị Minh Thuyết Tử - vi kinh, tiên sinh nghiên cứu số Tử vi của vua, Hoàng - hậu, các vương thần, khanh sĩ, văn võ đại thần, thì thấy số người cũng sắp táng gia bại sản, hoặc chết thê thảm, hoặc gia đình ly tán. Lúc đầu tiên sinh cho rằng có cuộc thay đổi ngôi vua trong triều, nhưng sau xem đến số của các vị trấn thủ đại thần, cũng đều tương tự cả. Tiên sinh cho rằng đó là vận nước sắp mất. Tiên sinh lại xem số mình và vợ con đều thấy thân cư Thiên - di, mệnh lập tại Tý, cung Thiên - di ở Ngọ. Tiên sinh mới giải đoán rằng: Tý là phương Bắc, Ngọ là phương Nam, vậy gia đình mình có số lập nghiệp ở phương Nam. Lại xem thiên văn, thấy tất cả các tinh hoa đều tụ cả ở phương Nam,
  116. mới bàn với phu nhân rằng: - Ta xem thiên văn thấy phương Nam sáng rực, tương lai thánh nhân đều xuất hiện ở đó. Nay quân Thát - đát (Mông - cổ) chiếm gần hết giang sơn rồi, mà triều đình trên thì vua hôn ám, các quan thì nhũng lạm, lòng dân đã mất, cái vạ vong quốc không xa cho lắm. Âu là ta cáo quan về hưu, rồi đem tộc thuộc xuống phương Nam lánh nạn. Năm 1257, Hoàng Bính đem tộc thuộc hơn ba nghìn người, đến biên giới Hoa - Việt, xin được vào đất Đại - Việt làm cư dân. Vua Thái - tông nhà Trần sai người lên tra xét, thấy họ quả thật tình, không có chi giả dối, mới thuận cho Hoàng Bính lập nghiệp ở vùng Yên bang. Hoàng Bính dâng người con gái út 16 tuổi, nhan sắc diễm lệ, làu thông thi thư và thuật số, Tử - vi tên
  117. Hoàng Chu - Linh. Vua Trần Thái - Tông thu nhận, phong làm Huệ - Túc phu nhân rất sủng ái.
  118. VI. Khoa Tử - vi đời trần 1. - Trường hợp được trọng dụng Khoa Tử - vi được triều Trần biết đến trong một dịp đặt biệt: Thái - tử Hoảng bị bệnh mê man suốt ba ngày rồi mắt trợn ngược, tưởng qua đời. Vua đem thanh Thượng - phương bảo kiếm và áo Ngự - bào để bên cạnh rồi tuyên chỉ ; - Nếu tỉnh dậy sẽ ban cho. Ý nói sẽ truyền ngôi. Nhưng Thái - tử mắt vẫn trợn ngược. Hoàng hậu, phi tần khóc lóc thảm thiết, chuẩn bị chôn cất, nhân thấy Huệ - Túc phu nhân văn hay chữ tốt, có ý nhờ viết bài vị. Vì vậy phu nhân biết ngày, giờ, tháng,
  119. năm sinh của Thái - tử. Phu nhân bấm số, rồi tâu: - Xin Hoàng - hậu đừng lo, Thái - tử chỉ mê man thôi, giờ Sửu ngày mai sẽ tỉnh dậy. Vua và Hoàng - hậu tin tưởng và hỏi tại sao phu nhân biết? Phu nhân tâu: - Thần tính số Tử - vi của Thái - tử thấy Đồng, Âm thủ mệnh tại Tý. Cung phúc tại Dần có Cự, Nhật. Tử - vi kinh nói rằng: “ Phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ, Do ư phúc trạch cát hung” . Nghĩa là: Giàu, sống lâu, làm lớn, tiếng tăm, chết non, đau thương, khổ, do cung phúc tốt hay xấu. Đây cung Phúc của Thái - tử có Cự, Nhật tại Dần, lại có Tả, Hữu, Xương, Khúc hợp chiếu, thì căn cơ là người thọ lắm. Mệnh lại được Đồng, Âm tại Tý thế thì Thái tử không chết non, sau còn trở thành vị minh quân anh hùng,
  120. tạo sự nghiệp rạng rỡ cho họ Đông - a và cho nhà Đại - Việt nữa. Hiện Thái - tử bị hạn Tang, Hổ, Kiếp, Hình thì đau yếu nặng đó thôi. Vua và Hoàng - hậu còn phân vân chờ đến giờ Sửu hôm sau, thì Thái - tử tỉnh dần, rồi khỏi hẳn. Sau là vua Trần Thánh - tông, một vị vua anh hùng trong lịch sử Đại - Việt. Nhân đó vua Thái - tông mới hỏi lý do tại sao phu nhân biết, phu nhân mới trình bày khoa Tử - vi. Vua Thái - tông triệu Hoàng Bính vào cung, tiên sinh dâng lên hai bộ sách Tử vi chính nghĩa và Triệu Thị Minh Thuyết Tử - vi kinh. Vua Thái tông và hoàng tộc nhà Trần lại đua nhau nghiên cứu Tử - vi, và dùng như một nguyên tắc để cử người giúp nước. 2. - Một sự kiện sáng tỏ nhờ Tử - vi Qua những lá số được Huệ - Túc phu
  121. nhân và vương hầu đời Trần chấm còn để lại, ngày nay chúng ta thấy được nhiều khía cạnh lịch sử. Như hiện trong văn học sử, người ta không biết vị thiền sư đắc đạo Tuệ - Trung thượng sĩ đời Trần, bản sư của Trần Nhân - tông là Trần Quốc Tung, anh ruột Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, tước phong Hưng - Ninh vương hay là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, con thứ nhì của Hưng Đạo vương? Căn cứ vào lá số của Huệ - Túc phu nhân, người sống đồng thời với Hưng Ninh vương, lại là thím của ngài, là sư phụ của ngài về khoa Tử - vi, thì những gì do phu nhân viết về ngài phải đúng. Hơn nữa phu nhân lại là người tích cực tiến cử Hưng Đạo Vương giữ chức vụ Tiết - chế binh mã, tức là Tổng tư lệnh quân đội, thì chắc chắn tình nghĩa thím cháu, vua tôi, thầy trò,
  122. phu nhân viết về gia đình Hưng Ninh Vương, Hưng Đạo vương không sai. Phu nhân chấm số cho Hưng - Ninh vương có phê như sau: “ Kinh vân Tử, Tham, Mão Dậu đa vi thoát tục chi tăng. Ngô kim nhật kiến Tuệ Trung chi số: Tử, Tham ư Dậu ngộ Quyền, Đào, tuấn nhã chi lang. Tả, Hữu hợp chiếu thị tất đa tài, đa năng. Đãn hiềm Tử, Tham cư Dậu ngộ Không, Kî tất thoát tục vi tăng” . Nghĩa là sách Tử - vi kinh nói rằng: người mệnh lập tại Dậu hay Mão, mà có Tử - vi, Tham lang thủ mệnh đa số là người thoát tục đi tu. Nay ta xem số của Tuệ Trung thì thấy mệnh lập tại Dậu, Tử - vi, Tham - lang thủ mệnh, còn gặp Đào - hoa, Hóa - quyền thì là người đẹp đẽ. Được Tả, Hữu hợp chiếu thì là người đa tài, đa năng. Nhưng tiếc rằng cái
  123. số và mệnh lập tại Dậu, Tử - vi, Tham - lang thủ mệnh,gặp Thiên - không, Hóa - kỵ thì thế nào cũng đi tu.” Từ sự kiện trên ta tìm được Tuệ Trung thượng sĩ là Hưng - Ninh vương Trần Quốc Tung, chứ không phải là Trần Quốc Tảng. 3. - Phá cách, trợ cách Qua các tài liệu còn lại, thì khoa Tử - vi đời Trần có một sắc thái đặc biệt hơn ở Trung - quốc, đó là Phá cách và Trợ cách. Câu chuyện Đoàn Nhữ Hài là một bằng cớ. Nếu Tống Thái - tổ biết Trịnh Ân bị nạn mà cứu không được, thì vua Trần Nhân - Tông biết Đoàn Nhữ Hài bị nạn mà cứu thoát. Câu chuyện như sau: Đoàn Nhữ Hài là học trò trường Quốc - tử giám ở Thăng - long. Năm 20 tuổi, Hài chuẩn bị để thi Thái - học sinh (tiến
  124. sĩ), muốn được thi Thái học sinh thì Hài phải qua một kỳ khảo hạch của trường trước, nếu thấy khá thì mới được cử đi thi. Một hôm ra chùa Diên hựu (chùa Một - cột) chơi, thấy vị tăng ngồi nhìn trời, Hài hỏi: - Bạch hòa thượng, tiểu sinh nghe rằng người tu hành có thể biết được vận số sau này sẽ ra sao, có đúng không? Hòa thượng hỏi: - Tiên sinh muốn biết điều gì? - Tiểu sinh muốn biết mai sau hoạn lộ ra sao. Tiểu sinh mong sư phụ chỉ giáo cho tương lai. Hòa thượng hỏi ngày, giờ, tháng, năm sinh của Hài rồi nói: - Số của tiên sinh là số tá cửu trùng ư kim điện, nghĩa là số phò tá vua ở sân rồng, tức là số làm tới tể tướng. Mệnh lập
  125. tại Mùi, Tả, Hữu thủ mệnh là người đa tài, đa năng. Tử - vi kinh nói, Tả - phụ, Hữu - bật bình tính khắc khoan, khắc hậu nên tính tình từ tốn, hành sự cẩn trọng. Cái cách Nhật tại Mão, Nguyệt tại Hợi chiếu là cách Nhật, nguyệt tịnh minh, nên thì sớm gặp minh quân. Nhưng tiên sinh lại có một cách rất xấu Đào - hoa, Hồng loan cư nô, lại gặp Hình, thì tất thế nào cũng vì đàn bà mà tan nát sự nghiệp, đến phải vong mạng. Đáng tiếc, đáng tiếc. Hài mừng lắm trở về lo học hành, tháng sau trong kỳ thi khảo hạch của trường Quốc - tử giám, Hài bị trượt vì văn ngông nghênh, kênh kiệu quá. Hài giận lắm, tìm vị hòa thượng hỏi: - Hôm trước đại sư đoán rằng sau này tôi sẽ làm Tể - tướng, thế sao tôi thi trượt? Không đậu thì làm sao thi Thái -
  126. học sinh được? Không đậu Thái - học sinh thì sao có thể làm Tể - tướng? Vị Hòa - thượng cười đáp: - Từ xưa đến giờ có biết bao nhiêu vị Tể - tướng mà không đậu đại khoa? Bần tăng đoán tiên sinh làm Tể - tướng, chứ có đoán tiên sinh thi đậu đâu? Này năm nay tiểu hạn tiên sinh nhập cung Dậu được Thái - dương miếu địa, Hóa - khoa từ Mão chiếu sang thì thanh vân đắc lộ gặp được thiên - nhan. Nhưng đại hạn đóng ở cung Tỵ. Thiên - mã gặp Đà - la tức là ngựa què. Ngựa đã què lại còn đi đến cung Dậu gặp Tuần thì ngựa bị chặt cụt chân. Vậy khi nào tiên sinh gặp ngưạ cắn hoặc đá là lúc gặp vua, nhưng tiên sinh nhớ một điều: Khi được gặp vua, nếu hoàng - thượng ban thưởng cho bao nhiêu vàng bạc phải nộp cho lão tăng một nữa. Hài mừng lắm,
  127. về nhà, đúng ngày mà hòa thượng đoán gặp vua, không thấy linh nghiệm. Hài tìm đến chùa Diên - hựu để hỏi tội hòa - thượng. Nhưng trên đường đi, Hài bị một người cỡi ngựa đụng phải, té lăn vào bụi cỏ. Hài túm lấy dây cương hạch tội: - Nhà ngươi đi đâu mà có mắt như mù đụng phải ta? Người cỡi ngựa, mình chỉ mặc áo lót, mũ đội phía sau ra trước, nhảy xuống ngựa tạ lỗi: - Xin lỗi tiên sinh, tôi đi tìm cha tôi để tạ lỗi. Tiên sinh có biết chữ không? Tôi muốn nhờ tiên sinh một việc đây! Hài bực mình nói: - Ta học trường Quốc - tử giám, sắp thi Thái - học sinh, thì Bách - gia, Chư - tử, Cửu - lưu, Tam - giáo đều thông. Sao lại không biết chữ?
  128. Người cỡi ngựa tiếp: - Vậy tiên sinh làm dùm tôi bài biểu tạ tội với cha tôi, tôi sẽ bảo quan Quốc - tử giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm sau thi Thái - học sinh tôi sẽ lấy tiên sinh đậu Trạng nguyên, được chăng? - Nhà ngươi điên à? Nhà ngươi có biết, chỉ có một người cho Thái - học sinh đậu Trạng - nguyên, đó là vua. Nhà ngươi là ai mà dám nói lớn lối như vậy? Người kia đáp: - Tôi là Vua đây. Đoàn Nhử Hài nhìn lại mũ người đó, quả là vua, vội thụp xuống đất tạ tội. Người cỡi ngựa chính là vua Trần Anh - tông. Nguyên sau khi chiến thắng Mông - cổ, năm 1293 vua Trần Nhân - tông nhường ngôi cho con là vua Trần Anh - Tông rồi đi tu. Vua Anh - Tông thường hay
  129. rượu chè say sưa. Nhân một hôm uống rượu Xương - bồ say quá nằm ngủ, thì Thượng - hoàng từ Thiên - trường về Thăng - long. Các quan trong triều không ai biết cả. Nhân - Tông thong thả xem cung điện từ giờ Thìn đến giờ Tỵ. Thái - giám dâng cơm. Thượng - hoàng không thấy vua đâu hỏi thái - giám. Thái - giám đánh thức vua dậy, nhưng vua say quá không tỉnh được. Thượng - hoàng giận quá bỏ về, lệnh cho các quan về Thiên trường họp, có ý truất phế Anh - tông. Đến giờ Mùi, Anh - tông mới tỉnh dậy, cung nhân đem việc ấy tâu. Vua sợ quá không kịp mặc áo, nhảy lên ngựa chạy tới chùa Từ - phúc, thì đụng phải Đoàn Nhữ Hài. Hai người xuống thuyền về Thiên - trường. Dọc đường Đoàn Nhữ Hài làm tờ biểu dài hai ngàn chữ tạ tội. Nhưng Thượng - hoàng vẫn còn
  130. giận, không cho vào. Hai người phải quỳ ở ngoài. Các quan liếc mắt nhìn tờ biểu, thấy văn hay, truyền nhau đọc. Thượng - hoàng nghe được hỏi: - Văn ở đâu mà hay như vậy? Các quan tâu rằng đó là bài biểu tạ tội của vua. Thượng - hoàng truyền: - Đưa vào đây! Ý ngài muốn nói rằng đưa bài biểu vào, nhưng các quan hiểu lầm đưa cả Vua và Đoàn Nhử Hài vào. Thượng - hoàng thấy sự đã rồi, đành tiếp biểu xem, thấy lời văn điêu luyện, thống thiết, bèn xá tội cho vua Anh - Tông. Ngài phán rằng: - Ta đang cần một thiếu niên anh tài phụ tá cho con ta. Nay gặp tiên sinh ở đây thực là may mắn. Hài trình việc gặp hòa thượng ở chùa Diên - hựu, được hòa thượng đoán trước sự việc. Thượng -
  131. hoàng phán: - Khoa Tử - vi do Hoàng Bính truyền sang Đại - Việt, khoa này đâu có truyền ra ngoài dân dã? Hòa thượng xem Tử - vi cho tiên sinh đó là sư phụ của ta, tức Tuệ - Trung Thượng - sĩ đó (tức Trần Quốc Tung). Hài nghe xong hoảng sợ, nghĩ hôm trước nếu mình gây với hòa thượng thì bị ốm đòn rồi. Bởi Tuệ - Trung là một võ học danh gia đời Trần. Thượng - hoàng hỏi số của Hài, rồi phán: - Số của tiên sinh là số của bậc tể thần. Sau này làm nên sự nghiệp hiển hách. Nhưng tiếc rằng Đào, Hồng cư Nô, thì thế nào cũng xảy ra một chuyện bất chính trong tình trường, lại thêm Tham, Hình nữa thì thế nào cũng vì má đào mà sự nghiệp tan vỡ, chết vì nghiệp tình, đáng tiếc thay.
  132. Vua Anh - tông tâu rằng: - Thần nhi nghe nói căn cứ vào khoa Tử - vi có thể cải được số mạng. Thỉnh cầu phụ hoàng có cách nào cứu được Đoàn tiên sinh không? Thượng - hoàng bèn xé từ bìa kinh Kim - cương viết mấy chữ Tứ đại giai không, miễn tử trao cho Đoàn Nhữ Hài. Tứ đại Giai không là chữ lấy trong kinh Kim - cương: “ Vô nhân tướng, Vô ngã tướng, Vô chúng sinh tướng, Vô thọ giả tướng, tứ đại giai không” . Nghĩa là không có hình tượng của người, của ta, của chúng sinh, không có cái gì lâu dài cả. Bốn cái đó đều là hư ảo Thượng - hoàng phán: - Ta xem số thấy cái vạ vì má đào
  133. của tiên sinh sắp tới. Nay ta trao cho tiên sinh mảnh giấy này, khi bị nạn, có thể dùng nó để cứu mạng. Muốn giải cái nạn Hồng, Đào, Hình, Tham thì phải dùng đến Quyền. Nay ta viết chữ miễn tử tức là dùng Quyền rồi, phụ với Hóa - quyền đóng chung ở Tham - lang nữa. Muốn giải hạn Thiên - hình thì dùng đến Không - vong. Ta dùng bìa cuốn kinh Kim - cương, tức là dùng cái Không của đạo Phật. Như vậy mong có thể cứu được tiên sinh. Trở về Thăng - long, vua Anh - Tông phong cho Đoàn Nhữ Hài làm Ngự - sử trung tán, đây là lần đầu tiên một người không đậu đạt gì, mới 20 tuổi được phong làm Ngự - sử trung tán. Người thời đó ghanh ghét làm thơ giễu Hài như sau: Phong hiến luận đàm truyền cổ ngữ, Khẩu tồn nhũ xú Đoàn trung tán. Có nghĩa
  134. là: Ôn câu cổ ngữ tại đài Ngự sử. Miệng của Trung - tán Đoàn Nhữ Hài còn hôi sữa. Ba năm sau hạn của Đoàn Nhữ Hài qua cung Tý gặp Đào, Tham, Quyền, Hồng và Thiên - thương, triều đình khám phá ra mối tình của Đoàn Nhữ Hài với một cung nữ của vua Anh - Tông. Luật triều Trần rất khắt khe với tội ngoại tình. Ngay với thường dân khi ngoại tình xảy ra, gian phu bị tử hình, dâm phụ tùy người chồng tha hay không. Nay tội đó xảy ra giữa một đại thần với một cung nữ. Nên cả hai bị khép tội chém đầu. May nhờ có thủ bút của Thượng hoàng, viết trên bìa cuốn kinh Kim - cương nên cả hai được miễn tử. Vua Anh - Tông truyền gả cung nữ cho Đoàn Nhữ Hài. Đoạn trên đây chúng tôi tóm lược
  135. trong sách Đông - a di sự, phần Đoàn Nhữ Hài liệt truyện. 4. - Tinh hoa khoa Tử - vi đời Trần Hầu hết những bậc vua chúa, vương hầu nhà Trần đều nghiên cứu Tử - vi, để làm chìa khóa biết kẻ trung, người nịnh, biết vận hạn, mưu đồ đại sự. Như khi triều đình phân vân không biết nên hòa với Mông - cổ, cho Mông - cổ mượn đường đánh Chiêm - thành, hay nhất định chống lại, vua Thái - tông do dự không quyết, Huệ - Túc phu nhân chấm số cho tất cả vua, hoàng - hậu, vương hầu, tướng sĩ, thấy đa số là những vĩ nhân, làm nên những chuyện kinh thiên động địa. Có một số bị chết thảm nhưng tiếng tăm vang dậy. Phu nhân quyết định rằng: nên đánh. Bởi đánh thì sẽ thắng, có thắng các vương hầu mới có sự nghiệp vĩ đại như vậy. Một
  136. vài người tuy tuẫn quốc thật nhưng danh thơm muôn thuở. Có ai ngờ việc quyết định vận số quốc gia như thế, mà do khoa Tử - vi chiếm một phần. Khoa Tử - vi đời Trần cũng dựa theo bộ Tử - vi chính nghĩa, rồi nghiên cứu rộng ra về phá cách và trợ cách. Tỷ dụ, Tử - vi kinh nói rằng: Thiên - hình, Thất - sát cương táo nhi cô. Nghĩa là, người có thiên - hình, Thất - sát thủ mệnh thì tính tình nóng nảy, cứng rắn quá mà hóa cô độc. Muốn khuyên răn, chế ngự bớt sự cuồng táo đó, phải dùng người mệnh có Thái - dương, Thiên - đồng, Thiên - lương, Văn - xương, Văn - khúc, Đào - hoa, Hồng - loan. Bởi các sao này có thể giảm bớt sức nóng nảy của Hình, Sát. Tuyệt đối không dùng người mệnh có Kiếp, Không, Kình, Đà, Tang, Hổ
  137. đã đành mà còn tránh dùng người có Tử - vi, Thiên - phủ, bởi Tử, Phủ kỵ Hình, Sát. Như muốn phá người mệnh có Tử, Phủ thì dùng người có Kiếp, Không, Kỵ, Hình thủ mệnh. Tử, Phủ thì ngay thẳng, Kiếp, Không thì gian trá, tiểu nhân vậy dùng những mánh lới hạ cấp sẽ làm cho người Tử, Phủ khốn khổv.v Khoa Tử - vi còn đi sâu hơn nữa. Như người có cung Phúc tại Thìn được Thái - dương tọa thủ, tức là được hưởng phúc ngôi mộ ông hoặc bố. Muốn ếm người đó, thì dùng cách ếm mộ ông nội hay cha y, thì y khốn khổ ngay. Lối này trước đây người ta đã dùng để ếm mộ ông nội nhà văn Phạm Quỳnh, sau này ếm mộ nhà Ngô. Khi cố Tổng - thống Ngô Đình Diệm còn tại vị, nhiều người thù ghét, sau biết ngôi mộ tổ được cách Long phụng triều thì con trai, con gái, con dâu
  138. sự nghiệp đều vĩ đại cả. Người ta đã ếm ngôi mội này. Thành ra khi con long bị đau, nó dẫy lên, lại một người nam bị nạn, khi con phụng dẫy lên thì có một người nữ bị nạn. Cái lối ếm này rất thất đức, nên chúng tôi không trình bày chi tiết vào đây. Tỷ dụ: Nhà Trần đã dùng lối ếm đó để diệt dòng dõi họ Chế ở Chiêm - thành. Trần Khắc Chung vì thương yêu Huyền Trân công chúa, mà công chúa bị triều đình nhà Trần gả cho Chế Mân, Khắc Chung tìm biết số Tử - vi của Chế Mân, rồi tìm ngôi mộ cung Phúc đức ếm, nên chỉ một năm sau Chế Mân chết.
  139. VII. Khoa Tử - vi các đời sau Khi nhà Trần bị nhà Hồ cướp ngôi (1400), con cháu họ Trần tản mác đi khắp nơi, có người dùng khoa Tử - vi làm kế sinh nhai, khoa này đã do nẻo đó truyền ra khắp dân chúng. Tương truyền Trần Nguyên Hãn, một danh tướng đã giúp vua Lê Thái - tổ đánh đuổi quân Minh. Nhưng ông là cháu nội của Trần Nguyên Đán, một vị Tể - tướng cuối đời Trần, nên khi đuổi giặc Minh rồi, vua Lê Thái - tổ muốn giết ông. Ông biết ý nói với bạn bè rằng: Ông xem số Lê Thái - tổ là chỉ có thể ở với nhau khi hoạn nạn, lúc đại nghiệp
  140. thành thì nhà vua sẽ giết công thần. Vì vậy ông cáo quan về ở ẩn trong dân. Tuy vậy nhà vua vẫn sai 42 vệ sĩ xá nhân về quê bắét ông. Khi đi đường về kinh, ông dùng võ giết các xá nhân rồi trốn đi (sử chép thuuyền chìm xá nhân và ông đều chết hết). Ông trốn vào Thanh - hóa ếm ngôi mộ kết long mạch của nhà Lê, nên sau khi vua Lê Thái - tổ băng, tiếp theo vua Lê Thái - tông bị thượng mã phong mà băng lúc 20 tuổi. Con vua Lê Thái - tông mới hai tuổi lên ngôi vua cũng bị anh là Lê Nghi Dân giết chết. Một giai thoại nữa diễn ra dưới triều Lê. “ Khi Lê Thái - Tổ thành đại nghiệp, về quê tế tổ, một ông lão người cùng quê hỏi rằng: - Tôi với bệ hạ sinh cùng ngày, cùng giờ, cùng tháng, cùng năm, cùng quê, thế
  141. sao bệ hạ làm vua, mà tôi thì vẫn làm dân? Trần Nguyên Hãn đáp: - Đó là cung Phúc cả. Cung Phúc của Chúa tôi với ông đều có Thiên - đồng tọa thủ tại Hợi. Nhưng ngôi mả tổ ông lại không để trúng long mạch, ngược lại ngôi mộ của Chúa tôi để trúng long mạch nên được hưởng mệnh trời. Bởi số giống nhau, nên tướng mạo ông với Chúa tôi tương tự. Tôi nghĩ số ông có phần nào giống Chúa tôi chứ? Ông làm nghề gì nào? Đáp rằng: - Tôi làm nghề nuôi ong, hiện nuôi chín tổ ong. Trần Nguyên Hãn đáp: - Đó tôi nói có sai đâu. Bệ hạ làm Chúa chín châu, thì ông làm Chúa chín tổ ong, tổ nào cũng có vua, có quan, có tướng mà.”
  142. Sau này ông Lê Quý Đôn đi sứ Trung - quốc mua được bộ Tử - vi âm - dương chính nghĩa, Nam - tông đem về nghiên cứu. Ông có diễn giải ra bằng thơ lục bát khá đầy đủ. Khoa Tử - vi theo Nam - tông truyền vào Việt - nam từ đó.
  143. VIII. Dị biệt chính, Nam phái 1. - Sự khác biệt về số sao 1.1. Bộ Tử - vi chính nghĩa Được coi như là chính thư. Không nói về số sao. Song trong mục dạy an sao có 93 sao, đó là: 1.1.1. Các chòm. Tử - vi: 6 sao là Thiên - cơ, Thái - dương, Vũ - khúc, Thiên - đồng, Liêm - trinh. Thiên - phủ: 8 sao là Thiên - phủ, Thái - âm, Tham - lang, Cự - môn, Thiên - tướng, Thiên - lương, Thất - sát, Phá - quân. Thái - tuế: 5 sao là Thái - tuế, Tang -
  144. môn, Điếu - khách, Bạch - hổ, Quan - phù. Lộc - tồn: 17 sao là Lộc - tồn, Kình - dương, Đà - la, Quốc - ấn, Đường - phù, Bác - sĩ, Lực - sĩ, Thanh - long, Tiểu - hao, Tướng - quân, Tấu - thư, Phi - liêm, Hỉ - thần, Bệnh - phù, Đại - hao, Phụcbinh, Quan - phủ. Trường - sinh: 12 sao là Trường - sinh, Mộc - dục, Quan - đới, Lâm - quan, Đế - vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai Dưỡng. 1.1.2. Các sao an theo tháng: 7 sao Tả - phụ, Hữu - bật, Tam - thai, Bát - tọa, Thiên - hình, Thiên - riêu, Đẩu - quân. 1.1.3. Các sao an theo giờ: 8 sao Văn - xương, Văn - khúc, Ấn - quang, Thiên - quý, Thai - phụ, Phong - cáo, Thiên - không, Địa - kiếp. 1.1.3. Tứ trợ tinh: 4 sao là Hóa -
  145. quyền, Hóa - lộc, Hóa - khoa, Hóa - Kî. 1.1.4. Các sao an theo chi: 17 sao là Long - trì, Phượng - các, thiên - đức, Nguyệt - đức, Hồngloan, Đào - hoa, Thiên - hỉ, Thiên - mã, Hoa - cái, Phá - toái, Kiếp - sát, Cô - thần, Quả - tú, Hỏatinh, Linh - tinh, Thiên - khốc, Thiên - hư. 1.1.5. Các sao an theo can: 5 sao là Lưu - hà, Thiên - khôi, Thiên - việt, Tuần - không, Triệtkhông. 1.1.6. Các sao cố định: 4 sao là Thiên - thương, Thiên - sứ, Thiên - la, Địa - võng. 1.2.Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử - vi kinh Đều ghi có 93 sao, giống như bộ Tử - vi chính nghĩa. 1.3.Bộ Tử - vi đại toàn Ghi rõ ràng rằng trong lá số phải có 93
  146. sao như Hi - Di tiên sinh, kỳ dư an thiếu, đủ hay khác đi đều là tạp thư, ma thư của bọn đạo sĩ bịa đặt để lừa nhau, còn giả đạo đức, tỏ ra là người bác học, song chẳng qua là phường lưu manh! 1.4.Bộ Tử - vi Đẩu - số toàn thư Nói về số sao rất lờ mờ. Phần dạy cách an sao có ghi rõ 85 sao. Các sao cũng giống như ba bộ trên. Duy thiếu các sao sau đây: Đào - hoa, Phá - toái, Kiếp - sát, Cô - thần, Quả - tú, Lưu - hà. Nhưng khi đọc bài phú nói về các sao, thì lại thấy nói tới Đào - hoa, Ân - quang, Thiên - quý v.v 1.5.Bộ Đông - a di sự Thấy ghi đúng 93 sao như bộ trên, nhưng khi xét các lá số để chiêm nghiệm thì thấy thiếu các sao: Bác - sĩ, Thiên - la, Địa - võng, Thiên - thương, Thiên - sứ. Có
  147. lẽ các Tử - vi gia đời Trần quan niệm rằng các sao trên đều ở vị trí cố định, nên không cần an vào như sao Bác - sĩ bao giờ cũng đóng chung với sao Lộc - tồn. Sao Thiên - thương bao giờ cũng ở cung Nô, sao Thiên - sứ bao giờ cũng ở cung Tật - ách và sao Thiên - la bao giờ cũng ở cung Thìn cũng như sao Địa - võng bao giờ cũng ở cung Tuất. Trên đây là các bộ chính thư, dưới đây là các bộ tạp thư. 1.6.Bộ Tử - vi Ấm - dương chính nghĩa Bắc - tông Thấy ghi đến 104 sao. Các sao cũng như giống như chính thư về số sao cũng như cách an sao, song thêm các sao sau đây: Thiên - tài, Thiên - thọ, Thiên - trù, Thiên - y, Thiên - giải, Địa giải, Giải - thần, Thiên - lộc, Lưu - niên văn tinh,
  148. Thiên - quan quý nhân, Thiên - phúc quý nhân. 1.7.Bộ Tử - vi âm - dương chính nghĩa Nam - tông Ghi tới 128 sao, các sao cũng giống như sao Bắc - tông, nhưng thêm 24 sao là Thái - túc, Niên - xá, Thiên - khôi, Nguyệt - khôi, Niên - thổ - khúc, Nguyệt - thổ - khúc, Thiên - thương (Nghĩa là kho lúa khác với Thiên - thương ở cung Nô, như vậy trong lá số có hai sao Thiên - thương). Thiên - phủ - khố, Thiên tiễn, Hồng - diệm, Địa - không, Phù - trầm, Sát - nhận. Vòng Thái - tuế được thêm vào 7 sao nữa cho đủ 12 sao, đó là các sao Thiếu - dương, Thiếu - âm, Tử - phù, Tuế - phá, Long - đức, Phúc đức, Trực - phù, Tứ - phi - tinh, Thiên - trượng, Thiên - dị, Mao - đầu, thiên - nhận.
  149. 1.8.Bộ Tử - vi thiển thuyết gồm 128 sao Giống như bộ Nam - tông nhưng thêm vào 13 sao nữa rất quái dị, không có trong thiên - văn mà chỉ có trong tiểu thuyết thần kỳ chí quái, ma trâu đầu rắn. Đó là các sao: Nam - cực, Đông - đẩu tinh - quân, Bắc - đẩu tinh - quân, Nam - đẩu tinh - quân, Cửu - thiên huyền nữ, Dao - trì kim mẩu, Vũ - tinh, Lôi - tinh, Thiên - vương tinh, Địa - tạng tinh, Thái - bạch kim tinh. 1.9.Lịch số Tử - vi toàn thư Số sao cũng giống như bộ Tử - vi thiển thuyết song dạy an sao ngược với các bộ trên. Như sao Trường - sinh không những chỉ an ở Dần, Thân, Tî, Hợi mà còn thấy ở Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Vòng Tử - vi an xuôi, vòng Thiên - phủ an ngược. Số sao cũng có 128 mà thôi.
  150. 2. - Sự khác biệt về sao lưu niên 2.1.Chính thư Các sao lưu niên đều an giống nhau, số sao cũng giống nhau: - Vòng Lộc - tồn với 15 sao không có Quốc - ấn, Đường - phù. (Bộ Tử - vi đẩu số toàn thư chỉ nói đến hai sao Kình, Đà thôi) - Thiên - khôi, Thiên - việt, Thiên - mã, Thiên - khốc, Thiên - hư và vòng Thái - tuế 5 sao, Vănxương, Văn - khúc. Tất cả 27 sao. 2.2.Tạp thư Vẫn gồm các sao như bộ chính thư nhưng thêm: Hỏa - huyết, Lan - can, Quân - sách, Quyện thiệt, Bạo - tinh, Thiên - ách, Thiên - cẩu, Huyết - nhận, Huyết - cổ, Ngũ - quỷ và vòng Trường sinh 12 sao. 3. - Sự khác biệt về đại hạn
  151. Chính phái an đại hạn như sau: - Từ lúc đẻ ra tới số cục thì đại hạn an tại cung Mệnh. - Đại hạn thứ nhất sẽ an vào cung phụ mẫu, hoặc huynh đệ. Tỷ như: Người Hỏa - lục - cục, thì từ 1 tới 5 tuổi thì đại hạn ở cung Mệnh. Từ 6 tuổi trở đi thì đại hạn ở cung Huynh đệ hoặc Phụ - mẫu. - Nhưng Nam phái lại an ngay đại hạn thứ nhất ở cung Mệnh, rồi đại hạn thứ nhì ở cung Phụ mẫu hoặc Huynh đệ. Như vậy từ lúc đẻ ra tới số tuổi” số cục” không có đại hạn. Sự khác biệt này, đã khiến cho Nam phái phải đi tìm nhiều sao khác, hoặc nhiều thuật khác, để đoán cho đúng, nhất là đoán vận hạn chết rất quan trọng. Bắc phái đoán rất trúng, nhưng theo Nam phái lại
  152. khó khăn. Sự khác nhau về hạn, khiến cho Nam phái không dùng bài phú đoán của Hy - Di tiên sinh được. Bởi phú đoán thì an đại hạn theo Bắc phái. Những người học theo Nam phái thường tỏ ý nghi ngờ các bài Phú. Họ phải dò dẫm, tìm hiểu lâu năm mới đưa ra lối giải quyết. Trong khi những người học theo Bắc phái, thì ngay sau khi học an sao, học có thể học cách giải đoán bằng cách xử dụng phú đoán được. Tỷ dụ: Chính phái đoán số Hạng Vũ, căn cứ vào phú đoán: Hạng Vũ anh hùng hạn ngộ Thiên - không nhi táng quốc. Thạch Sùng hào phú, vận phùng Địa - kiếp dĩ vong gia. Nghĩa là Hạng Vũ anh hùng nhưng hạn ngộ Thiên - không nên mất nước. Thạch Sùng giàu có nhưng hạn gặp Địa - kiếp nên tan nhà nát
  153. cửa. Nếu xét theo Nam phái thì câu phú trên không đúng được: - Thứ nhất, theo Bắc phái chỉ có sao Thiên - không, Địa - kiếp đi đôi với nhau, không có sao Địa - không. Sao Thiên - không không đóng ở vị trí sao Địa - không của Nam phái và không có sao Thiên - không trước Thái - tuế một cung. Hạng Vũ, đại hạn tới Dần gặp Địa - kiếp, tiểu hạn ở Thân gặp Thiên - không. Đại, tiểu hạn Kiếp, Không gặp nhau nên táng quốc. Dù đại hạn có Đồng, Lương, Quyền cũng không giải nổi. Bàn về số Thạch Sùng cũng tương tự. Nếu đoán theo Nam phái bài phú trên cũng không đúng: - Đại hạn đang tới cung Mão, gặp Thái - tuế, mà Thiên - không đóng ở Thìn. Như vậy không có vụ Hạng Võ chết về
  154. Kiếp, Không lâm nạn, Sở vương táng quốc. Mà chỉ có việc Hạng Võ gặp hạn Địa - không ở Thân mà thôi. Hồi còn ở Việt - nam, chúng tôi dạy Tử - vi cho các vị yêu khoa này, thường thì những vị chưa biết gì học mau hơn. Còn các vị học theo Nam phái, học thêm mấy chục bài phú nữa, mất công chỉnh đốn lại. Bởi vậy chúng tôi có lời khuyên: Các vị học theo Nam phái thì không nên học những bài phú của Hy - Di, mà học các bài phú của Ma - Y thuộc Nam phái mà thôi. Nếu không đầu óc sẽ lộn tùng phèo. 4. Sự khác biệt về an sao Trong 93 tinh đẩu không có sự khác biệt. Nhưng duy sau này những bộ tạp thư đưa ra an những sao mới, hoàn toàn do họ đặt ra, có sự quái gở khi an vòng Trường - sinh: Họ khởi Trường - sinh ở cả Tý, Ngọ,
  155. Mão, Dậu. Về an Khôi, Việt thì chính thư, tạp thư chỉ khác nhau có tuổi Canh mà thôi: Chính thư Khôi ở Sửu, Việt ở Mùi. Trong khi tạp thư thì cho ở Dần, Ngọ. Về an tứ hóa: Tuổi Canh cũng bị lộn như Hóa - lộc đi với Thái - dương, Hóa - quyền đi với Vũ - khúc, Hóa - khoa đi với Thiên - đồng, Hóa - kî đi với Thái - âm. Trong khi tạp thư Hóa - khoa đi với Thái - âm, trong khi Hóa - kî đi vối Thiên - đồng. 5. Đối với sách Tử - vi hiện tại Trừ bộ Tử - vi đẩu số toàn thư do Vũ Tài Lục lược dịch, một vài đoạn đúng với chính thư, còn các sách khác, chúng tôi không tiện phân tích xem sách của vị nào ảnh hưởng của phái nào bên Trung - quốc! Vân Điền Thái Thứ Lang là một đại đức Phật giáo, ông bị tử nạn xe hơi đã lâu, nên
  156. chúng tôi có thể bàn về sách của ông: Rất gần với chính phái. Ông Vũ Tài Lục là con của cụ Kép Nguyễn Huy Chiểu, hiện ở Hoa - kỳ. Còn ông Nguyễn Phát Lộc với chúng tôi có chút duyên văn nghệ, trước đây ông là phó Đặc - ủy trung ương tình báo VNCH, không rõ nay ở đâu, nếu ông còn ở Việt - nam thì có lẽ đã bị giết rồi. Chúng tôi quan niệm: Dù tất cả Tử - vi gia thuộc phái nào đi nữa, cũng cần có kinh nghiệm. Về phương diện nghề nghiệp, họ phải dùng Tử - vi làm kế sinh nhai là điều bất đắc dĩ, bới bỏ tâm não ra, an sao, chấm số, giải đoán một lá số Tử - vi không tiền nào, bạc nào trả họ nổi cả. Dù không trả tiền với tinh thần khoa học, họ cũng say mê nghiên cứu. Chính chúng tôi kiếm tiền rất dễ dàng, nhưng khi thấy một lá số kỳ lạ, cũng chẳng ngần
  157. ngại gì mà không bỏ ra cả ngày để nghiền ngẫm cho ra nguyên lý.
  158. IX. Kết luận Tử - vi không phải là một khoa học độc lập, nó là kết tinh trong nhiều khoa học khác trong học thuật tư tưởng Á - châu. Người sáng lập ra không phải là Hy - Di tiên sinh. Ông chỉ là người kết hợp các khoa lại. Chính ông, ông cũng công nhận khoa này có trước ông. Ông chỉ là người bổ túc và đưa nó trở thành một khoa nổi tiếng. Khoa Tử - vi truyền vào Đại - Việt thời Lý do Trần Tự Mai, hay Hoàng Bính mang vào không cần thiết. Dù Tự Mai hay Hoàng Bính thì Tử - vi đó cũng thuộc chính phái. Nhưng bí truyền trong dân gian. Đợi mãi đến khi ông Lê Quý Đôn đi sứ Trung - hoa về mang theo bộ Tử - vi
  159. của Nam phái, bấy giờ khoa Tử - vi mới được đại chúng hóa. Nhưng cũng chính vì vậy khoa Tử - vi ở Việt - nam có hai trường phái: Một trường chính phái, học rất mau, theo sát Hy - Di tiên sinh. Một trường phái nữa ảnh hưởng Nam phái, vì thất truyền thành ra không có hệ thống nào cả. Những người nghiên cứu Tử - vi cần phân biệt rõ hai hệ thống, để lúc học mới khỏi bị bỡ ngỡ. Tuy nhiên không phải những sách vở nào của Nam phái cũng hỗn tạp, không phải những vị nào của Nam phái đều đoán liều cả. Tử - vi cũng như y học cần đi đến đối tượng là kết quả, ai đoán trúng, người đó đạt được học thuật. Cũng như y học, nói, viết không phải là cứu cánh, mà ai trị khỏi bệnh, người đó có lý.
  160. Một vấn đề trước mắt của chúng ta là, làm sao có đủ sách cho các vị nghiên cứu tìm hiểu. Sách vở của cổ nhân chỉ là nền móng lúc đầu. Tại sao xưa kia Hy - Di tiên sinh đã tìm ra được nhiều nguyên lý Tử - vi, ngày nay chúng ta không thể đi sâu hơn tìm ra những nguyên lý khác. Cái xe hơi thế kỷ thứ 18 thô sơ, người sau cải tiến dần, nay trở thành những xe tối tân. Tử - vi là khoa học, chúng ta có thể tìm thêm, nghiên cứu rộng, để đưa ra những phát hiện mới. Bấy giờ mới đi tìm vận số con người, lại có thể đi xa hơn, phát triển phá cách, trợ cách, một lối phát huy độc đáo đời Trần, cần được đào sâu để đạt được tuyệt đích khoa học vậy. Viết tại Bruxelles, mùa Đông, Tân - dậu (1981)
  161. Trần Đại Sỹ
  162. NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ TỬ VI Có người cho rằng Tử Vi là một học thuật giải đáp mọi bí ẩn về số phận con người, tiên liệu được mọi biến cố, đề ra các kết luận chính xác về cốt cách, nhân phẩm, tâm tính, gia đình, bè bạn, quan trường, tài sản, gói ghém mọi thiên định của Trời Đất dành cho một cá nhân. Tử Vi chỉ cần mở lá số ra là có thể biết mọi việc quá khứ vị lai như: bao giờ phát tài, bao giờ cưới vợ, khi nào thì có con, Quan niệm này đề cao quá đáng vai trò của Tử Vi, cho nó một giá trị huyền bí quá lớn. Các vì sao được xem như một vị thần hộ mệnh hay án mệnh mà không ai có thể