Du lịch sinh thái (Phần 2) - Lê Huy Bá

pdf 348 trang ngocly 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Du lịch sinh thái (Phần 2) - Lê Huy Bá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdu_lich_sinh_thai_phan_2_le_huy_ba.pdf

Nội dung text: Du lịch sinh thái (Phần 2) - Lê Huy Bá

  1. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) PHẦN 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH SINH THÁI (CỦA TÁC GIẢ VÀ CỘNG TÁC VIÊN) Nhận thức đƣợc vai trò và tính cấp thiết của du lịch sinh thái trong giai đoạn hiện nay, trong thời gian qua, tác giả cùng một số cộng tác viên thuộc Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trƣờng (Trƣờng Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh) đã tiến hành nghiên cứu về du lịch sinh thái tại một số địa điểm. Qua đây xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo. CHƢƠNG 12: DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG NAI Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn về du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều di tích lịch sử, đền đài cùng với sự phong phú về các nét đặc trƣng văn hoá của nhiều dân tộc anh em thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau (du lịch sinh thái vƣờn, du lịch sông nƣớc, du lịch vui chơi giải trí ). Tuy nhiên, tỉnh vẫn chƣa phát huy hết tiềm năng của mình, chƣa tạo đƣợc một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và thực sự cần thiết có những nghiên cứu nhằm đƣa ra hƣớng đi mới. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu điều tra, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp quy hoạch, một số mô hình nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc phát triển bền vững du lịch sinh thái, bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đồng Nai. Ngành du lịch Đồng Nai đã bƣớc đầu thu hút các nhà đầu tƣ, nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế đã đƣợc đầu tƣ, vật chất kỹ thuật thƣờng xuyên đƣợc nâng cấp, đổi mới, đội ngũ lao động đang từng bƣớc đƣợc đào tạo Tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tƣ trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nhiều khu du lịch đã bắt đầu đi vào hoạt động và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, những gì đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Hoạt động du lịch mới dừng lại ở việc khai thác nguồn lợi từ các dịch vụ ăn uống, khách sạn, chƣa có các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, hệ thống dịch vụ kém, chất lƣợng phục vụ chƣa cao chƣa thu hút đƣợc du khách. Đồng Nai có vị trí thuận lợi: có đƣờng quốc lộ nối trực tiếp với các đô thị khu vực, đƣờng sắt xuyên Việt đi qua địa bàn, nhƣ một nút giao thông, kinh tế, văn hoá vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Địa hình thuộc dạng trung du chuyển tiếp từ vùng cao nguyên đến đồng bằng với các dạng địa hình tiêu biểu nhƣ: cao nguyên 198
  2. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) núi lửa; đồng bằng núi lửa; sƣờn các nón núi lửa; các bề mặt san bằng có tuổi từ Miocen giữa đến Pleisocen sớm; thềm xâm thực – tích tụ bậc II, III, IV; bãi bồi, đồng bằng tích tụ sông - đầm lầy Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và của không khí Chí tuyến Thái Bình Dƣơng chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa mƣa và mùa khô), nhiệt độ trung bình tháng từ 22,6 - 28,60C và ổn định trong cả năm, hệ thống sông ngòi (Đồng Nai, La Ngà), hồ (Hồ Trị An, Đa Tôn, Sông Mây, ), thác (thác Mai, thác Trời, thác Giang Điền, thác Ba Giọt ) chiếm 2,8% diện tích tự nhiên làm cho không khí trong lành, tạo ra tiềm năng lớn về du lịch. Tài nguyên rừng của tỉnh Đồng Nai có những đặc trƣng cơ bản của cánh rừng nhiệt đới. Tài nguyên động - thực vật đa dạng, nguồn gen phong phú. Nhiều hệ sinh thái trong đó nổi bật là hệ sinh thái nguyên sinh (rừng giồng) và hệ sinh thái rừng ngập mặn (rừng sác). Các loài động - thực vật quý hiếm nơi đây chiếm tỷ lệ cao trong tài sản động - thực vật quý hiếm của Quốc gia. 12.1. Một số điểm du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai Qua điều tra, nghiên cứu nhóm thực hiện đề tài đã xác định đƣợc tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai: Du lịch vƣờn, sông nƣớc gồm: Cù lao Hiệp Hòa, cù lao Ba Xê, cù lao Cỏ, cù lao Tân Vạn, khu du lịch vƣờn bƣởi Tân Triều, khu du lịch vƣờn Long Hƣng, Tam An, khu du lịch đập Ông Kèo, khu du lịch Long Tân Phú Hội Các khu, điểm du lịch này hứa hẹn khả năng hình thành các sản phẩm du lịch vƣờn, sông nƣớc, vui chơi giải trí dƣới nƣớc hấp dẫn độc đáo. Du lịch vui chơi giải trí, dã ngoại cuối tuần gồm: Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long, Lâm trại Sơn Tiên, khu du lịch Câu lạc bộ Xanh, khu du lịch Thác Giang Điền, Bò Cạp Vàng, là những trung tâm vui chơi giải trí có thể phát triển thành những điểm du lịch giải trí đặc trƣng của tỉnh. Du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng gồm: Thác Mai - Hồ nƣớc nóng, Đảo Ó - Đồng Trƣờng phù hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh. Du lịch hành hƣơng gồm: núi Chứa Chan – chùa Gia Lào, chùa Ông, chùa Đại giác, chùa Long Thiền, văn miếu Trấn Biên (đƣợc xem là văn miếu đầu tiên ở Nam bộ, Văn miếu ngày nay là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa Việt Nam và Nam bộ, bảo tồn và ghi danh các đơn vị, cá nhân có thành tích cao, là nơi thƣờng xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa và lễ hội dân tộc); Chùa Đại Giác (di tích lịch sử cấp Quốc gia), chùa Long Thiền (Nhơn Trạch) và chùa Bửu Phong (Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long) đƣợc xem là 3 ngôi chùa cổ nhất Thành phố Biên Hoà; đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (Cù lao phố - Biên Hoà); di tích lịch sử Chùa Ông (một công trình độc đáo với các tƣợng gốm men xanh của thợ gốm Cây Mai (Chợ Lớn) về các đề tài nhƣ hát bội, hát tuồng, múa hát cung đình, tƣợng ông Nhật bà Nguyệt Thêm vào đó, các tạo tác bằng đá ở mặt tiền chùa do thợ đá Bửu Long tạo ra đã tạo nên kiểu thức đặc trƣng cho kiến trúc Minh Hƣơng trên vùng đất Biên 199
  3. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Hòa); đền thờ Nguyễn Tri Phƣơng (thờ ngƣời anh hùng có công trong việc lập đồn điền, khai hoang lập ấp ở các tỉnh Nam bộ); đền Hùng (Bình Đa, là nơi thờ Quốc tổ Hùng Vƣơng) Du lịch thể thao gồm: sân Golf Long Thành, sân Golf sông Mây là những khu vui chơi giải trí cao cấp tiêu biểu mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh. Du lịch sinh thái gồm: Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên, Khu bảo tồn gen rừng miền Đông Nam bộ bảo tồn sự đa dạng sinh học, tài nguyên rừng, và cũng là nơi tập trung, hội tụ các tài nguyên sinh học ở mức độ cao. Du lịch làng nghề: đan lát (P. An Bình, An Hoà, Đan Sọt, H. Tân Phú); trồng dâu nuôi tằm (Xã Nam Cát Tiên, H. Tân Phú, xã Xuân Bắc, H. Xuân Lộc); may thêu, kết cƣờm, dệt vải (P. Tân Mai, Biên Hoà); dệt thổ cẩm (H. Tân Phú); đồ gỗ mỹ nghệ (Xã Bình Minh - Huyện Trạng Bom); chạm khắc đá (P. Bửu Long, Biên Hoà); gốm mỹ nghệ (xã Tân Hạnh, Hoá An - Biên Hoà); chế biến tinh bột (xã Trà Cổ, huyện Trảng Bom); nghề bánh tráng (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) Chế biến tinh bột (Xã Trà Cổ, H.Trảng bom) Hiện nay, du lịch sinh thái tỉnh đƣợc biết đến với các điểm du lịch nổi tiếng nhƣ: khu du lịch sinh quyển Nam Cát Tiên, khu du lịch Bàu nƣớc sôi (thuộc lâm trƣờng Tân Phú), khu du lịch sinh thái làng bƣởi Tân Triều, chiến khu Đ 12.2.Khu du lịch Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên 12.2.1. Giới thiệu về Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên là một kho báu về đa dạng sinh học. Nơi đây, trong những cánh rừng nhiệt đới của miền Nam Việt Nam có các loài động vật quí hiếm đang có nguy cơ đe doạ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới đang sinh sống. Trong số đó, có lẽ Cát Tiên đƣợc biết đến nhiều nhất vì có đàn tê giác Java sinh sống. Đây là loài động vật tƣởng chừng đã tuyệt chủng hơn 40 năm qua. Và cả thế giới đã chú ý đến đàn tê giác này khi máy ảnh tự động đã ghi đƣợc hình ảnh của chúng vào năm 1999. Việc phát hiện loài tê giác này cũng đã thu hút sự chú ý của mọi ngƣời tới các loài động thực vật quý hiếm khác của Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên, một phần trăm trong số đó là các loài đặc hữu ở Đông Duơng. Đó là loài voọc chà và chân đen (Pygathrix nigripes), loài cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) và loài vƣợn đen má hung (Hylobates gabrillae). Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên còn là ngôi nhà của nhiều loài động thực vật quen thuộc khác nữa. Thực tế, 30% các loài thú lớn đƣợc biết đến ở Việt Nam đều sống ở Cát Tiên. Trong số này có đàn voi Châu Á lớn thứ nhì trong cả nƣớc. Ngoài ra, còn có các loài quí hiếm khác nhƣ gà lôi lam, nhiều loài chim nƣớc và các đàn bò rừng cũng đƣợc tìm thấy ở đây . Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên với diện tích rộng khoảng 80.000 ha nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa cao nguyên Đà Lạt - nơi có đặc tính riêng về địa lý sinh học và đồng bằng sông Mê kông. Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt , mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10. Vƣờn đặc trƣng 200
  4. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) có địa hình đồi dốc và khu vực đất bằng rộng. Nhiều sông suối trong vƣờn đều đổ ra sông Đồng Nai, con sông lớn thứ 2 ở miền Nam Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hƣởng nặng nề của chất diệt cỏ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, và việc tàn phá rừng gây ra do khai thác gỗ phục vụ mục đích thƣơng mại cũng nhƣ việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên vẫn còn nhiều cánh rừng nhiệt đới đất thấp lớn nhất ở miền Nam Việt Nam, 50% tổng diện tích vƣờn là các cánh rừng thƣờng xanh, bán thƣờng xanh hoặc rừng hỗn hợp và hiện nay các cánh rừng này đang có dấu hiệu phục hồi. Đa số diện tích còn lại là rừng tre nứa chiếm khoảng 40% diện tích vƣờn. Rừng nguyên sinh chỉ chiếm một diện tích nhỏ. Trảng cỏ, đất ngập nƣớc và đất trồng trọt chiếm phần diện tích còn lại của vƣờn. Ở các vùng đất ngập nƣớc- nơi có các cánh rừng ngập nƣớc, ta có thể tìm thấy các loài động vật khác cũng đang thu hút sự chú ý của quốc tế nhƣ loài ngan cánh trắng (Cairina scutulata). Nếu sự tồn tại của quần thể của loài này đƣợc xác định, Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên sẽ đƣợc công nhận là vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc tế theo Công ƣớc Ramsar. Bên cạnh các loài động vật quí hiếm, Cát Tiên còn là nơi sinh sống của nhiều ngƣời dân địa phƣơng. Những ngƣời dân địa phƣơng này sống rãi rác trong vòng 10 km xung quanh trung tâm vƣờn và chia Cát Tiên thành 2 khu vực riêng biệt. Cát Lộc ở phía Bắc và Nam Cát Tiên ở phía Nam. Khoảng 1.000 ngƣời dân địa phƣơng sống bên trong vƣờn quốc gia và họ cũng nhƣ những ngƣời sống trong khu vực vùng đệm đều gây ra cho vƣờn những vấn đề nhất định. 12.2.2. Thị trƣờng khách du lịch Vƣờn Quốc Gia Nam Cát Tiên Về cơ cấu khách du lịch, bao gồm 2 đối tƣợng: khách nội địa và khách quốc tế Khách nội địa: Khách đến du lịch sinh thái ở đây có nhiều dạng cụ thể là: Nhóm đông học sinh, các câu lạc bộ, sinh viên từ thành phố HCM hoặc các khu vực xung quanh thành phố Hồ Chí Minh lƣu lại 1-2 đêm. Họ đến đây chủ yếu để vui chơi, giải trí hay làm các đề tài luận văn về Vƣờn Quốc Gia Nam Cát Tiên. Nhóm du khách trong và ngoài tỉnh do công ty du lịch tổ chức lƣu lại 1-2 đêm . Các nhà nghiên cứu trong nƣớc đến thƣờng xuyên và ở lại vài ngày và có khi tới hàng tháng . Những nhóm nhỏ hoặc đông ngƣời dự họp hoặc tham gia các khoá đào tạo trong vƣờn quốc gia từ 1 ngày cho đến vài tuần . 201
  5. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Quốc tế: Những nhóm ít du khách nƣớc ngoài đến Đồng Nai muốn tham quan rừng và chim ở Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên . Những du khách nƣớc ngoài đi tự túc hoặc đi theo nhóm 4-5 ngƣời .Những ngƣời này thƣờng đến đây để xem chim và ở lại đây tƣơng đối lâu có khi đến 1 hoặc 2 tuần. Những nhóm ít du khách nƣớc ngoài đến đây tham quan trong một hai ngày trên đƣờng đi từ Thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt. Những nhà nghiên cứu nƣớc ngoài đến thƣờng xuyên và ở lại vài ngày và có khi đến hàng tháng. Bảng 12.1 : Lƣợng du khách nội địa, quốc tế và doanh thu của Vƣờn Quốc Gia Nam Cát Tiên trong năm 2002-2004 Doanh Thu Tổng lƣợng Năm Quốc Tế Nội địa khách (triệu đồng) 2002 12644 1054 11590 618923 2003 16786 1210 15570 897120 2004 19566 1553 18013 894203 Nguồn: Sở Thƣơng mại –du lịch Đồng Nai Qua số liệu ở trên ta thấy rằng: tổng lƣợng khách du lịch đến với Vƣờn Quốc Gia Nam Cát Tiên có tăng nhƣng tốc độ tăng tƣơng đối chậm, bình quân mỗi năm tăng khoảng 3.461 lƣợt khách nhƣng chủ yếu là khách nội địa .Vào năm 2002 khách nội địa tới 11.590 lƣợt khách chiếm 89,3% trong tổng lƣợng khách. Đến năm 2004 khách nội địa tăng lên đến 18.013 (chiếm 92,1% trong tổng lƣợng khách du lịch ), bình quân mỗi năm tăng 3.212 lƣợt khách .Số lƣợng khách quốc tế chiếm tỷ lệ tƣơng đối nhỏ bé trong cơ cấu khách du lịch . Năm 2002 chiếm 11,7% và đến năm 2004 thì chiếm 7,9% nhƣng lƣợng khách quốc tế mỗi năm vẫn tăng, bình quân một năm tăng khoảng 250 lƣợt khách. Nhƣ vậy ta thấy rằng có sự chênh lệch rất lớn giữa 202
  6. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) số lƣợng khách quốc tế và khách nội địa.Nguồn du khách chủ yếu của vƣờn quốc gia chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế số lƣợng rất khiêm tốn. Vì thế phải có chiến lƣợc và kế hoạch hợp lý để nhằm thu hút khách quốc tế . Dự báo khách du lịch đến năm 2010 và định hƣớng phát triển du lịch sinh thái đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020. Muốn dự báo lƣợng khách du lịch đến với VQG Nam Cát Tiên chúng ta cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố .Trƣớc hết là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng với thực trạng phát triển và sau cùng là yếu tố sức chịu tải của khu du lịch đó.Với những tiền đề và cơ sở đó ta có thể dự đoán vào năm 2010 tổng lƣợt khách du lịch sinh thái đến nơi đây vào khoảng 45000 du khách trong đó khách quốc tế khoảng 5000 du khách. Đó là những con số phỏng đoán dựa trên 3 tiền đề đã nêu ở trên, song song với quá trình dự báo lƣợng du khách thì chúng ta phải đề ra kế hoạch quy hoạch hợp lý nhằm đƣa du lịch sinh thái ở đây phát triển một cách hợp lý và bền vững. 12.2.3. Đánh giá sức chịu tải của Khu du lịch Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên Có nhiều định nghĩa về sức chịu tải của hệ sinh thái nhƣng có thể hiểu đó là mức giới hạn mà hệ sinh thái và môi trƣờng nơi đây có thể tiếp nhận đƣợc về lƣợng du khách, lƣợng rác thải, nƣớc thải, nhiệt độ, ẩm độ Mức giới hạn này đƣợc gọi là sức tải của khu du lịch. Nếu lƣợng khách du lịch vƣợt quá mức giới hạn này thì năng lực quản lý, khả năng chịu đựng của môi trƣờng và hệ sinh thái sẽ không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch, mất khả năng kiểm soát hoạt động của khách du lịch và hậu quả tất yếu là ảnh hƣởng đến môi trƣờng, hệ sinh thái, tài nguyên của khu vực, sinh cảnh của khu du lịch sinh thái sẽ không còn tồn tại. Các loại sức tải nhƣ: – Sức tải sinh thái (Ecological capacity): Số lƣợng cực đại khách du lịch tại một vùng có thể có đƣợc mà hệ sinh thái của vùng không bị ảnh hƣởng. – Sức tải tự nhiên (Physical capacity): Giá trị giới hạn tuyệt đối về mặt số lƣợng khách du lịch tại một vùng mà nguồn lợi tại đó có thể chịu đựng đƣợc. Sức tải tự nhiên bao gồm các thiết bị điện, cấp nƣớc, chất thải rắn, lỏng, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lƣới giao thông. – Sức tải môi trƣờng (Environmental capacity): Số lƣợng cực đại khách du lịch có thể sống tại một khu vực mà không làm giảm sự hấp dẫn chung của nó.  Để xác định sức chịu tải của hệ sinh thái các khu du lịch sinh thái điển hình trên địa bàn tỉnh, chúng tôi sử dụng công cụ SWOT, từ đó xác định đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của các hệ sinh thái Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên : Điểm mạnh Điểm yếu 1. Đƣợc sự ủng hộ và đầu tƣ của các 1. Vấn đề ranh giới Vƣờn quốc gia cơ quan chức năng trong quá trình đặt ra những khó khăn trong công tác 203
  7. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) xây dựng và hoạt động. quản lý và bảo tồn các loài động thực 2. Có một nền đa dạng sinh học cao, vât quý hiếm giữa các tỉnh có diện tích hệ động thực vật ở đây thật phong Vƣờn. phú. 2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch 3. Công tác bảo tồn đƣợc đề cao và chƣa phát triển. Hệ thống giao thông mang lại nhiều hiệu quả tích cực. còn yếu kém., điện nƣớc phục vụ cho 4. Lấy lợi nhuận từ DLST tại Vƣờn nhu cầu du lịch có nguy cơ quá tải. quốc gia Nam Cát Tiên phục vụ cho 3. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ công tác bảo tồn các loài động - thực quan còn thiếu rõ ràng trong việc vật nơi đây. phân quyền và trách nhiệm giữa các 5. Kết hợp với các khu du lịch sinh bên quản lý vƣờn quốc gia. thái trong và ngoài tỉnh để nâng cao 4. Chƣa đánh giá hết đƣợc khả năng chất lƣợng phục vụ cho khách du lịch phát triển của Vƣờn quốc gia Nam Cát nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày Tiên trong tƣơng lai. càng cao của khách du lịch. Cơ hội Thách thức 1. Sự phát triển khu DLST Vƣờn quốc 1. Vấn đề ô nhiễm rác thải, nƣớc thải gia Nam Cát Tiên góp phần không nhỏ và ô nhiễm không khí trong hoạt động trong công tác bảo tồn các loài động du lịch sinh thái là không trách khỏi. thực vật quý hiếm. 2. Chƣa đầu tƣ đƣợc đội ngũ hƣớng 2. Góp phần tôn tạo cảnh quan của dẫn viên du lịch sinh thái cho địa Vƣờn quốc gia. phƣơng. 3. Nâng cao nhận thức của ngƣời dân 3. Sự xuất hiện của quá nhiều khách địa phƣơng và khách du lịch sinh thái du lịch vào một thời điểm sẽ ảnh trong việc bảo vệ thiên nhiên và bảo hƣởng đến đời sống một số loài động tồn các loài động vật hoang dã. vật. 4. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động địa phƣơng. 5. Lƣu truyền những nét văn hoá đặc sắc của địa phƣơng và học hỏi những nét văn hoá mới.  Ngoài công cụ SWOT, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp tính toán sức tải thƣờng xuyên của các khu du lịch sinh thái: CPI = AR/a Trong đó: - CPI: sức tải thƣờng xuyên (Instantaneous carrying capacity) - AR: Diện tích của khu vực (Size of area) - a : tiêu chuẩn không gian (Diện tích cần cho một ngƣời trong hoạt động du lịch sinh thái. Bằng phƣơng pháp này các nhà nghiên cứu đã tính đƣợc sức tải thƣờng xuyên của các khu du lịch sinh thái trên là: 204
  8. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) - Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên: CPI = 38.1000000/250 =1524000 ngƣời  Sức tải hàng ngày của khu du lịch sinh thái đƣợc tính bằng công thức: CPD = CPI x TR = TR/a Trong đó: - CPD : sức tải hàng ngày (Daily capacity) - TR : Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day) Bằng phƣơng pháp này các nhà nghiên cứu đã tính đƣợc sức tải hàng ngày của khu du lịch sinh thái trên là: - Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên: CPD = 1524000*60% = 914400 ngƣời  Sức tải hàng năm của khu du lịch đƣợc tính theo công thức: CPY = CPD/PR = (AR*TR)/(a*PR) Trong đó: - CPY : sức tải hàng năm (Yearly capacity) - PR : Ngày sử dụng (tỷ lệ ngày sử dụng liên tục trong năm) Bằng phƣơng pháp này các nhà nghiên cứu đã tính đƣợc sức tải hàng năm của các khu du lịch sinh thái trên là: - Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên: CPY = CPD/300 = 914400/300 = 348 ngƣời  Sức tải sinh thái của khu du lịch: bao gồm lƣợng khách du lịch mà khu du lịch có thể tiếp nhận vào cùng một thời điểm mà không làm tổn hại đến hệ sinh thái (đất, nƣớc, không khí, động thực vật của khu du lịch. Theo Boulllion, 1985 thì: “Sức tải du lịch sẽ bằng tổng diện tích sử dụng của khu du lịch chia cho tiêu chuẩn trung bình của một khách” C = A/S Trong đó: - C: là sức tải du lịch - A: Tổng diện tích của khu vực đƣợc sử dụng cho du lịch - S: Tiêu chuẩn trung bình tƣơng ứng cho một khách. Bằng phƣơng pháp này các nhà nghiên cứu đã tính đƣợc sức tải sinh thái của các khu du lịch sinh thái trên là: - Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên: C = 381000000/3000 = 127000 ngƣời.  Ngoài ra đề tài còn tập trung nghiên cứu sức tải tự nhiên (Physical capacity) và sức tải môi trƣờng (Environmental capacity) của các khu du lịch Việc tính toán sức tải của các khu du lịch sinh thái Đồng Nai nhằm đánh giá khả năng mà các khu du lịch này có thể tiếp nhận đƣợc về lƣợng khách, rác thải, nƣớc thải và những tác động mà hoạt động du lịch có thể gây ra đối với các môi trƣờng thành phần, lên sinh vật và cuộc sống ngƣời dân khu vực xung quanh. Chính vì vậy, công việc tính toán sức tải cho các khu du lịch sinh thái ở Đồng Nai trƣớc, trong và sau khi xây dựng là rất cần thiết nhằm phục vụ cho phát triển du lịch tại địa phƣơng. Hƣớng sự phát triển của các khu du lịch sinh thái này theo hƣớng bền vững. 205
  9. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) 12.2.4. Đề xuất một số mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên Mô hình hội thảo nghiên cứu ,cắm trại: - Hoạt động của mô hình: Cần xây dựng một khu vực chứa tài liệu, sách báo, hình ảnh để du khách tìm đọc và nghiên cứu. Mô hình này là nơi lý tƣởng để cho học sinh, sinh viên trải qua những ngày trại hè. - Địa điểm xây dựng mô hình: Mô hình này đòi hỏi mặt bằng tƣơng đối rộng, với số lƣợng ngƣời đông để không gây tác hại đến hệ sinh thái .Vì vậy muốn có một mô hình theo đúng yêu cầu thì xã Nam Cát Tiên là địa điểm xây dựng thích hợp nhất. Mô hình du lịch làng nghề: - Mục đích: giúp cho khách tham quan tìm hiểu và mua sắm - Hoạt động của mô hình: Xây dựng nhiều cụm sản xuất, mỗi cụm sẽ sản xuất các mặt hàng khác nhau và đƣợc liên kết với nhau tạo thành một làng nghề phong phú. - Địa điểm xây dựng mô hình: Ấp 4, xã Tà Lài, huyện Tân Phú Mô hình này có nhiều hình thức hoạt động đòi hỏi có nhiều hộ cùng tham gia. Hình 12.1:Hình ảnh du lịch làng nghề tre giang đan 206
  10. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Mô hình du lịch văn hoá, lịch sử: - Mục đích: giới thiệu cho du khách hiểu thêm về phong tục tập quán, văn hoá của dân tộc bản địa - Hoạt động của mô hình: ở đây có 2 dân tộc bản địa là Mạ và Stiêng có nền văn hoá mang đậm tính truyền thồng, một kho tàng văn hoá đặc trƣng: lễ hội đâm trâu, kể chuyện truyền thuyết, thần thoại và những nhạc cụ gắn liền với đời sống văn hoá tâm linh. Ngƣời phụ nữ Mạ nổi tiếng với nghề dệt thổ cầm với những hoa văn tinh vi. Bạn cũng đƣợc tham quan di tích khảo cổ nền văn hoá Oc Eo và di tích lịch sử ngục Tà Lài. - Địa điểm xây dựng ấp 4, xã Tà Lài Mô hình du lịch cộng đồng: Cộng đồng địa phƣơng tham gia vào hoạt động du lịch chủ yếu là dân cƣ vùng đệm của vƣờn (xã Nam Cát Tiên, xã Tà Lài). Giao lƣu trao đổi văn hoá giữa cộng đồng dân tộc nơi đây và du khách sẽ giúp cho nền văn hoá ngày càng thêm phong phú, đặc sắc hơn và góp phần hợp tác trong các lĩnh vực khác. Lợi ích của mô hình: sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng sẽ giúp cho du khách có ý thức hơn trong việc bảo vệ cảnh tự nhiên và góp phần tăng thu nhập cho địa phƣơng. Để cho công tác xây dựng các mô hình du lịch sinh thái đƣợc hình thành và để cho du lịch sinh thái trở thành du lịch sinh thái bền vững thì cần có các biện pháp bổ sung để nhằm thực hiện thắng lợi công tác xây dựng mô hình du lịch sinh thái. Đó là công tác bảo tồn. Việc phát triển du lịch tại Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên phải gắn với sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và công tác bảo tồn, phải luôn coi trọng tính bền vững. Do đó, các hoạt động về du lịch tại đây, đặc biệt là du lịch sinh thái cần phải đứng trên quan điểm tài nguyên và môi trƣờng nhƣ: - Tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân trong khu vực VQG nâng cao nhận thức về ý thức, trách nhiệm bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên rừng và các loài động thực vật quí hiếm hiện đang sinh sống tại VQG. - Đề xuất chỉ định một số địa phận của các lâm trƣờng này trở thành những “rừng bảo hộ vùng đầu nguồn quan trọng”. Bốn trong số năm lâm trƣờng này tiếp giáp với sông Đồng Nai, nguồn nƣớc chính của thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế xung quanh, là vùng kinh tế lớn nhất trong cả nƣớc. Tình trạng suy thoái của những khu rừng này có thể dẫn đến việc lòng sông sẽ bị nghẽn đầy bùn, làm nƣớc lũ dâng cao và dẫn đến xói mòn đất, gây thiếu nƣớc cho thủy lợi, tất cả những nguy cơ đó đều đe dọa sức khỏe và sinh kế của hàng triệu ngƣời dân. Chỉ định này có thể giúp tăng cƣờng bảo vệ những khu rừng này thông qua việc hạn chế khai thác các nguồn rừng nhƣ mật ong, tre nứa và hoa phong lan. 207
  11. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) - Để đáp ứng yêu cầu này, dự án bảo tồn Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên cần xây dựng một kế hoạch đầu tƣ cho khu rừng. Theo đó, Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu đã đƣợc Ủy ban Nhân dân tỉnh chính thức thành lập đầu năm nay. Chiếm một diện tích lớn hơn toàn bộ vùng phía nam của Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên mới này đã mở rộng diện tích sinh cảnh cho rất nhiều loài, và làm tăng khả năng sống sót của chúng trong một thế giới đang ngày càng bị thu nhỏ đi nhƣ hiện nay. - Quy hoạch tổng thể Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên theo các phân khu chức năng: khu hành chính, dịch vụ (ăn, nghỉ, vui chơi, cắm trại ); khu tham quan; khu phục hồi sinh thái (tổ chức các chƣơng trình trồng rừng các loại cây quí hiếm, cây có nguy cơ tiệt chủng cho các đoàn học sinh, sinh viên, tổ chức nghiên cứu về thực vật); khu bảo vệ nghiêm ngặt - Xây dựng các nhà nghỉ với kiến trúc đơn giản, tiện nghi phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, rừng, cây cỏ. Gắn với các nhà ăn, khu dịch vụ ăn uống tiện nghi, sạch sẽ, vệ sinh. Ngoài ra, cần có các câu lạc bộ thể thao nhƣ bóng chuyền, bóng bàn, bida, cầu lông, hồ bơi. Tóm lại nếu nhƣ các mô hình này đƣợc xây dựng thành công thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn dân cƣ khu vực này: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân; đồng thời sẽ giúp rừng của lâm trƣờng đƣợc bảo vệ vì có sự phối hợp hành động của dân địa phƣơng và khách du lịch. Để công tác xây dựng mô hình du lịch sinh thái cần có biện pháp bổ sung. Đó là công tác bảo tồn thông qua các hình thức sau: Tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân trong khu vực VQG nâng cao nhận thức về ý thức, trách nhiệm bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên rừng và các loài động - thực vật quí hiếm hiện đang sinh sống tại đây. - Dự án Bảo tồn Lâm trƣờng Tân Phú cần xây dựng một kế họach đầu tƣ theo từng giai đoạn cụ thể cho từng khu. Theo đó, Qui hoạch chi tiết 1/500 khu du lịch Thác Mai - hồ nƣớc nóng đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt theo các phân khu chức năng: khu hành chính, dịch vụ (ăn, nghỉ, vui chơi, cắm trại ); khu tham quan; khu phục hồi sinh thái (tổ chức các chƣơng trình trồng rừng các loại cây quí hiếm, cây có nguy cơ tuyệt chủng cho các đoàn học sinh, sinh viên, tổ chức nghiên cứu về thực vật); khu bảo vệ nghiêm ngặt - Các dịch vụ hỗ trợ: tổ chức theo từng nhóm tham quan ( có giới hạn số lƣợng ngƣời) bằng các phƣơng tiện nhƣ xe đạp hoặc đi bộ. Trong quá trình tham quan có phát những tờ bƣớm giới thiệu tổng quan về thác Mai, về rừng của lâm trƣờng Tâm Phú, các trang thiết bị thiết yếu liên quan nhƣ ống nhòm, thuốc chống vắt, giầy đi rừng, áo mƣa ; Vận chuyển bằng xe jeep để tham quan rừng, xem thú vào ban đêm; tổ chức các loại hình du lịch thể thao mạo hiểm, cảm giác mạnh nhƣ xây dựng cầu treo trên các ngọn cây để xem thú hoặc làm các nhà chòi trên cao; đi xuồng chéo tay, thuyền cazắc vƣợt thác, tham quan bằng cano ngắm cảnh sông nƣớc. 208
  12. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Xây dựng các nhà nghỉ với kiến trúc đơn giản, tiện nghi phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, rừng, cây cỏ; Gắn với các nhà ăn, khu dịch vụ ăn uống tiện nghi, sạch sẽ, vệ sinh. Phát triển khu du lịch thác Mai- hồ nƣớc nóng sẽ góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh nhà, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng và của lâm trƣờng Tân Phú. Với những tiềm năng du lịch sẵn có với các sản phẩm độc đáo và cảnh quan hữu tình, nhƣng hiện nay điểm du lịch này chƣa đƣợc khai thác đúng tầm. Với một tiềm năng nhƣ vậy cần có cơ chế thu hút vốn mời gọi đầu tƣ từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc nhằm đƣa khu du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng hấp dẫn này trở thành một trong những khu du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Đồng Nai cũng nhƣ của cả nƣớc. 12.3. Khu du lịch Thác Mai 12.3.1.Giới thiệu khu du lịch Thác Mai Cách TP Hồ Chí Minh khoảng 100 km, nằm trên địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, rừng Thác Mai có diện tích trên 13 ngàn ha với hệ sinh thái, động thực vật phát triển khá phong phú. Cây rừng xen lẫn với thác nƣớc, hang động tạo nên một cảnh quan vừa hoang sơ vừa quyến rũ. Thác Mai có chiều dài 2km, với 5 đảo cây cối xanh tƣơi và rất nhiều mai rừng mọc đầy cả hai bên bờ thác. Cắm trại, tham quan dã ngoại ở đây, du khách sẽ thƣởng thức không khí trong lành giữa tiếng thác đổ ầm ì suốt ngày. Bên cạnh đó, nơi đây còn có bàu nƣớc nóng với diện tích 7ha có nhiệt độ 50-60 độ C, đã đƣợc kiểm định có chứa các thành phần khoáng chất có tác dụng tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, du khách còn có thể khám phá hang Dơi, Động Kim Quy hay còn gọi là Tam sơn thất động, thác Sa Cá và nhiều điểm khác chƣa ai đặt tên 12.3.2. Hiện trạng khách du lịch khu du lịch Thác Mai: Khu du lịch Thác Mai vì chƣa đƣợc quy hoạch , chƣa đƣợc đầu tƣ nên chƣa đƣợc khách du lịch tiếp nhận chính vì vậy khách du lịch ở đây là không nhiều so với tiềm năng của khu vực Bàu Nƣớc Sôi (theo thống kê báo cáo số 15/BC.L ngày 21/5/2003 của Lâm Trƣờng Tân Phú vào 5 tháng đầu năm 2003 có 5985 lƣợt khách đến khu du lịch Bàu nƣớc Sôi và cả khu Thác Mai kế cận) Trong những năm vừa qua khách du lịch đến huyện Định Quán ngày càng tăng ,tính đến năm 2002 tổng lƣợng khách du lịch đến huyện Định Quán có khoảng 20000 lƣợt chủ yêú đến khu du lịch Thác Mai -lâm trƣờng Tân Phú v à Thác Ba Giọt ,trong đó năm 2002 lƣợng khách đến lâm trƣờng Tân Phú chiếm 46,48% tổng lƣợng khách du lịch đến huyện Định Quán .Nếu tính lƣợng khách đến bình quân trong 1 ngày thì năm 2002 bình quân 1 ngày lâm trƣờng Tân Phú đón khoảng 25,5 209
  13. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) lƣợt khách ,chủ yếu là khách du lịch nội địa đến từ các tỉnh Nam Bộ (từ Biên Hoà ,TPHCM và các tỉnh lân cận mục đích của khách đến là du lịch sinh thái ,vui chơi,giải trí ,chữa bệnh. Bảng 12.7: Khách du lịch đến lâm trƣờng Tân Phú Đơn vị :lƣợt khách Năm 1999 2000 2001 2002 6tháng/2003 Lƣợt 8290 8462 6954 9295 6652 khách Nguồn: Sở Thƣơng mại –du lịch Đồng Nai Năm 2005 khu du lịch đón đƣợc 10,9 ngàn lƣợt ,trong đó khách quốc tế đón đƣợc 0,9 ngàn lƣợt ,chiếm 8,25 % và khách nội địa đón đƣợc 10 ngàn lƣợt ,chiếm 91,75 % tổng lƣợng khách đến du lịch .Dự kiến đến năm 2010 khách quốc tế đến khu du lịch Thác Mai đạt 2,5 ngàn lƣợt , chiếm 13,62 % và khách nội địa vào khoảng 13 ngàn lƣợt ,chiếm 80,38 % tổng khách đến khu du lịch . Ƣớc tính đến năm 2020 khách quốc tế đến đây tăng gấp 2 lần và khách nội địa tăng gấp 3,5 lần so với năm 2010.Nhƣ vậy đến năm 2020 khách quốc tế đến Thác Mai dự kiến là 5 ngàn lƣợt khách và khách nội địa là 66,5 ngàn lƣợt. .Bảng 12.8: Dự kiến lƣợng khách diễn biến Năm 2010 2020 Khách quốc tế (ngàn lƣợt) 2500 5,000 Hệ số lƣu trú 0,420 0,450 Khách lƣu trú (ngàn lựợt) 1,050 2,250 Ngày LTTB 1,000 1,200 Ngày Khách (ngàn ngày) 1,050 2,700 Khách nội địa (ngàn lƣợt ) 13,000 66,500 210
  14. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Hệ số lƣu trú 0,380 0,400 Khách lƣu trú (ngàn lƣợt) 7,220 26,6 Ngày LTTB 1,200 1,400 Ngày khách (ngàn ngày) 8,664 37,240 Tổng số khách (ngàn lƣợt) 21,500 71,500 Nguồn: Sở Thƣơng mại –du lịch Đồng Nai Bảng 3.9: Dự kiến lƣợng khách diễn biến Năm 2010 2020 Khách quốc tế (ngàn Lƣợt) 3,000 6,500 Hệ số lƣu trú 0,420 0,450 Khách lƣu trú (ngàn lựợt) 1,260 2,925 Ngày LTTB 1,000 1,200 Ngày Khách (ngàn ngày) 1,26 3,51 Khách nội địa (ngàn lƣợt ) 24,700 86,450 Hệ số lƣu trú 0,380 0,400 Khách lƣu trú (ngàn lƣợt) 9,386 34,580 Ngày LTTB 1,200 1,400 211
  15. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Ngày khách (ngàn ngày ) 11,263 48,412 Tổng số khách (ngàn lƣợt ) 27,700 92,950 Nguồn: Sở Thƣơng mại – du lịch Đồng Nai Định hƣớng phát triển thị trƣờng: Khu du lịch Thác Mai là khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí .Cảnh quan nơi đây chỉ có núi ,rừng và sông suối .Ngoài ra còn có các loại động, thực vật quý hiếm .Khách du lịch đến đây có thể đi theo gia đình hoặc theo tập thể cơ quan, học sinh, sinh viên Khu du lịch sinh thái Thác Mai cần chú trọng vào các thị trƣờng mục tiêu phù hợp với khả năng hấp dẫn ,khả năng phục vụ của khu du lịch , đồng thời phù hợp với nhu cầu ,thị hiếu của khách. Nhƣ vậy, để phát triển thị trƣờng khách du lịch của khu du lịch sinh thái Thác Mai cần chú trọng vào các điểm sau: Thu nhập +Tập trung vào các đối tƣợng khách du lịch có khả năng thanh toán ở mức trung bình. +Tập trung vào các đối tƣợng khách du lịch có khả năng thanh toán ở mức cao. Thị trƣờng mục tiêu: +Khách nội địa :chủ yếu là học sinh ,sinh viên.Nhu cầu của đối tƣợng này là đi tham quan ,cắm trại .Thời gian lƣu trú của những đối tƣợng này có thể từ 1-1,5 ngày. Đối tƣợng là các cán bộ viên chức nhà nƣớc đi cùng cơ quan đoàn thể hoặc đi cùng gia đình .Những đối tƣợng này thƣờng có nhu cầu đi nghỉ cuối tuần hoặc đi vào các ngày hè hoặc đi công tác kết hợp đi du lịch .Thời gian lƣu trú của những đối tƣợng này có thể từ 1-2 ngày. Đối tƣợng khách là các doanh nhân thƣờng có nhu cầu đi nghỉ cuối tuần hoặc đi công tác kết hợp với đi du lịch .Thời gian lƣu trú của những đối tƣợng khách này thƣờng từ 1-1,5 ngày. 212
  16. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Trong các đối tƣợng trên thì các doanh nhân thƣờng có nhu cầu đi du lịch cùng gia đình là những đối tƣợng khách có khả năng chi trả cao. Đối tƣợng là học sinh, sinh viên và cán bộ đi cùng cơ quan đoàn thể là có khả năng chi trả ở mức trung bình. Khách quốc tế: Khách quốc tế thƣờng thích những nơi có không gian yên tĩnh, cảnh quan đẹp,hấp dẫn.Vì vậy, để thu hút khách nƣớc ngoài đến khu du lịch Thác Mai ,cần tạo cho khu du lịch những sản phẩm du lịch độc đáo,hấp dẫn. Đặc biệt phải tạo một không gian yên tĩnh ,thoáng mát,môi trƣờng trong lành và an toàn. Đối tƣợng khách quốc tế đến khu du lịch Thác Mai thƣờng là các thƣơng gia đến Việt Nam kinh doanh có nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng cuối tuần hoặc những khách quốc tế chỉ đơn thuần đến VN với mục đích tham quan, nghỉ dƣỡng tại khu du lịch.Khu du lịch nên tập trung vào các đối tƣợng khách nƣớc ngoài có nhu cầu đi nghỉ cuối tuần, đi tham quan nghỉ dƣỡng. Cần phối hợp với khu du lịch Bàu Nƣớc Sôi để thu hút khách từ khu du lịch này. 12.4. Một số nội dung cần thực hiện nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững của tỉnh Đồng Nai 12.4.1. Quy hoạch về không gian du lịch sinh thái: Dựa theo định hƣớng phát triển không gian du lịch tỉnh Đồng Nai đƣợc xem xét và phân tích trong mối quan hệ “vùng hấp dẫn” để phát triển du lịch của tỉnh thì một trục du lịch phù hợp với tất cả các định hƣớng phát triển không gian để có đƣợc những dự án khả thi là trục dọc tuyến quốc lộ 51- đi Bà Rịa Vũng Tàu và tuyến quốc lộ 20- đi Lâm Đồng và tuyến quốc lộ 1- đi Bình Thuận. Do tính chất của tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khả năng hình thành sân bay quốc tế Long Thành, khả năng liên hệ vùng Tp. HCM, Bà Rịa Vũng Tàu với các cảng quá cảnh quốc tế là rất lớn và từ đó hình thành một khu vực dịch vụ du lịch lớn theo trục này. Không gian du lịch số 1 sẽ hình thành dọc sông Đồng Nai từ Cát Lái đến Bửu Long - Biên Hòa và từ Nhà Bè gắn với Cù lao Ông Cồn đến Cần Giờ gắn với Khu du lịch đập Ông Kèo qua rừng Sác huyện Nhơn Trạch cho phép tổ chức các loại hình du lịch sinh thái vƣờn, sông nƣớc và các dịch vụ có yêu cầu diện tích đầu tƣ lớn và gần với thiên nhiên hoang dã hơn. Không gian du lịch thứ 2 sẽ là khu đồi, núi, thác, suối, rừng tự nhiên của các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, nơi có khả năng tổ chức các loại hình du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng, nghiên cứu, du lịch tín ngƣỡng. Phát triển không gian du lịch của Tỉnh Đồng Nai, ngoài diện tích các khu lƣu trú tiện nghi trong nội thành, các khu vui chơi giải trí, cần phát triển các diện tích 213
  17. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) không gian các làng nghề truyền thống nhƣ nghề gốm thủ công, dệt thổ cẩm, chạm khắc đá, đan lát, may thêu, chế tác gỗ Định hƣớng phát triển không gian du lịch trên đây sẽ cho phép tổ chức các tuyến điểm du lịch hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch các sản phẩm du lịch độc đáo tƣơng xứng với tầm vóc phát triển trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Quy hoạch về sản phẩm du lịch sinh thái, tour, tuyến điểm Đồng Nai có tài nguyên du lịch phong phú, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch. Trong đó nổi bật các thế mạnh: - Du lịch tham quan, vui chơi giải trí: Công viên chuyên đề (Theme Park) là loại hình phát triển phù hợp để thu hút khách từ khu công nghiệp và từ Tp HCM. Loại hình này phục vụ khách trong ngày bằng các trò chơi náo nhiệt, vận động, có thể phát triển trên diện tích nhỏ nhƣng thu hút du khách tại chỗ và các vùng lân cận rất tốt. - Du lịch sinh thái rừng: tập trung ở huyện Vĩnh Cửu tiếp giáp Bình Dƣơng, Bình Phƣớc và Lâm Đồng. Điểm mạnh là có thể kết hợp du lịch bằng đƣờng bộ và đƣờng sông (theo mùa nƣớc). Tuyến du lịch Hồ Trị An làm phong phú thêm sản phẩm du lịch cho vùng này. Còn các tuyến du lịch sẽ đƣợc quy hoạch thành 5 tuyến chính nhƣ: tuyến du lịch sông Đồng Nai, tuyến Vĩnh Cửu - Thống Nhất - Trảng Bom, tuyến Long Thành – Nhơn Trạch, tuyến Tân Phú - Định Quán, tuyến Xuân Lộc – Long Khánh - Cẩm Mỹ. Chia các điểm du lịch theo các cụm nhƣ sau: + Cụm du lịch vui chơi giải trí, hội nghị, mua sắm, trung tâm thƣơng mại. Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, tập trung ở 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch + Cụm du lịch sông kết hợp các di tích, văn hoá và lịch sử. Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa vùng và địa phƣơng, tập trung ở thành phố Biên Hòa . + Cụm du lịch sinh thái tự nhiên. Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa quốc gia và địa phƣơng, tập trung ở các huyện Tân phú, Vĩnh Cửu, Thống Nhất. + Cụm du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng. Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa vùng và địa phƣơng, tâp trung ở Định Quán ( giáp ranh với tỉnh Bình Thuận) + Cụm du lịch văn hóa hành hƣơng. Cụm điểm du lịch này có ý nghĩa vùng và địa phƣơng, tập trung ở huyện Xuân Lộc, Long Khánh. Qui hoạch phát triển các ngành VH - XH gắn với phát triển DLST bền vững Tăng cƣờng năng cao nhân thức và sự chủ động tham gia vào công tác quy hoạch, quản lý, kinh doanh của cộng đồng địa phƣơng trong phát triển du lịch. Khuyến khích tổ chức và hỗ trợ đầu tƣ về vốn để các hộ gia đình sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ vừa để phục vụ khách tham quan vừa trao đổi hàng hóa nhằm tối đa hóa sử dụng các sản phẩm và vật liệu địa phƣơng. 214
  18. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Cử ngƣời hƣớng dẫn nhân dân tại các vùng, điểm du lịch làm du lịch, kinh doanh du lịch, vệ sinh nhà cửa, có phong cách giao tiếp lịch sự với du khách mà lộ trình khách có thể đến tham quan, mua hàng hoặc nghỉ lại. Nghiên cứu xây dựng Chƣơng trình “Du lịch cho mọi ngƣời” nhằm phổ cập kiến thức du lịch cho các tầng lớp nhân dân. Đƣa một số nội dung về du lịch vào các chƣơng trình đào tạo phổ thông, truyền hình, truyền thanh và cổ động Qui hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch: Cần có chƣơng trình đào tạo với những kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực nhà nƣớc, liên doanh và tƣ nhân. Bao gồm: phân loại đối tƣợng và xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành bao gồm đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay của ngành du lịch tỉnh Đồng Nai, phối hợp với các đơn vị đào tạo (nhƣ: trƣờng nghiệp vụ du lịch thành phố Hồ Chí Minh, đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh – Khoa thƣơng mại Du lịch ) tổ chức các lớp đàp tạo ngắn hạn về nghiệp vụ hƣớng dẫn, buồng, bàn, bếp, lễ tân, ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh; cử cán bộ, sinh viên có năng lực sang các nƣớc phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng nhƣ để thực tập nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Tăng cƣờng hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nƣớc có ngành du lịch phát triển Xây dựng và xúc tiến chƣơng trình nâng cao hiểu biết về du lịch trong cách ứng xử đối với khách du lịch cho nhân dân, nhân viên trong ngành du lịch. Có phối hợp với các tỉnh thành vùng lân cận có du lịch phát triển nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trƣờng trong phát triển DLST Phát triển du lịch sinh thái và các hoạt động liên quan đã góp phần không nhỏ làm cho tài nguyên môi trƣờng và các hoạt động sinh thái bị xuống cấp trầm trọng. Đó chính là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các khu du lịch không đúng nơi hoặc không đảm bảo chất lƣợng làm ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên nƣớc, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học. Lƣợng rác thải, nƣớc thải ngày càng gia tăng và nếu nhƣ không đƣợc xử lý đúng sẽ làm ảnh hƣởng trực tiếp đến hệ sinh thái. Làm tăng độ phú dƣỡng hóa ở các hồ chứa nƣớc , tạo điều kiện tích tụ nhiều bùn lầy, làm suy thoái chất lƣợng nƣớc và ảnh hƣởng đến đời sống động thực vật. Ngay từ khi bắt đầu quy hoạch khu du lịch cho đến khi đƣa mô hình vào hoạt động, cần phải có các biện pháp và chính sách ngay giải quyết hoặc làm giảm thiểu các vấn đề tiêu cực mà các ảnh hƣởng của hoạt động du lịch mang lại. Cần đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan và môi trƣờng. 215
  19. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Bố trí các cán bộ có kiến thức, nghiệp vụ thƣờng xuyên theo dõi công tác bảo vệ môi trƣờng trong khu quy hoạch du lịch để không ngừng cải thiện và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Có chƣơng trình, kế hoạch hƣớng dẫn khách du lịch làm theo những nội quy, quy định của khu du lịch, đồng thời có hình thức xử phạt hợp lý. Đầu tƣ, xây dựng và tu bổ mới thƣờng xuyên các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động du lịch (hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà vệ sinh, bồn rửa mặt, hệ thống thu gom và xử lý rác thải ) Đề xuất các giải pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên trong phát triển DLST Đối với khu vƣờn quốc gia, khu bảo tồn gen, lâm trƣờng thì biện pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và đa dạng sinh học đầu tiên là phải quy hoạch, xác lập ranh giới, phân vùng bảo tồn cụ thể. Đầu tiên cần thống kê, kiểm tra một cách có hệ thống các phân vùng sinh học cụ thể, có tính đại diện cho từng sinh cảnh. Lồng ghép các khu bảo tồn vào phát triển kinh tế, vì chính các mục đích này sẽ mang lại nguồn kinh phí để giúp duy trì hoạt động của khu vực. Và khi các khu vực này đã quy hoạch cụ thể và đƣa vào hoạt động thì cần làm các thủ tục đánh giá tác động môi trƣờng (EIA) một cách nghiêm ngặt. Cung cấp tài chính, thu hút vốn cho các khu bảo tồn để xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng, đƣờng đi lại, cải thiện và nâng cao đời sống nhân viên, cải thiện điều kiện bảo tồn các giống quý hiếm; hạn chế xây dựng thêm các công trình nhân tạo, các công trình nhằm cải tạo cảnh quan tự nhiên nếu không thực sự cần thiết và cấp bách. Đồng thời xem xét đến các vấn đề chi trả các dịch vụ sinh thái (PES) cho các khu bảo tồn. Phân chia các khu bảo tồn với mức độ bảo vệ khác nhau (khu vực du khách đƣợc hoặc không đƣợc phép tham quan, khu vực đƣợc phép hoặc không đƣợc phép sử dụng các tiện nghi của du khách, khu vui chơi dành cho du khách ), quy định và áp dụng nghiêm ngặt các quy định về tốc độ phƣơng tiện (nếu có), bãi đậu xe, thời gian và âm thanh còi xe Đào tạo đội ngũ kiểm lâm và các nhà quản lý có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng đồng thời các yêu cầu về quản lý cũng nhƣ bảo tồn (bao gồm bảo vệ, hƣớng dẫn, tuyên truyền cho du khách, cộng đồng địa phƣơng ) Tổ chức thực hiện các chƣơng trình thúc đẩy cộng đồng địa phƣơng tham gia vào công tác bảo tồn một cách hiệu quả nhất (tổ chức giao tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng quản lý, đào tạo và đƣa ngƣời dân vào mạng lƣới quản lý ). Xây dựng mới phải tuân thủ các nguyên tắc bảo tồn, không gây ảnh hƣởng đến cảnh quan tự nhiên Phục hồi các cảnh quan tự nhiên trong khu du lịch có thể sử dụng phƣơng pháp thụ động (loại trừ các yếu tố dẫn đến suy thoái và tác động cảnh quan thiên nhiên, sau đó để cho thiên nhiên tự phục hồi) hoặc phƣơng pháp chủ động (con ngƣời trực tiếp kiếm soát quá trình phục hồi, xây dựng và nâng cấp hệ sinh thái thảm thực vật. Bao gồm việc bao lại vùng quy hoạch, cung cấp con – cây 216
  20. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) giống, trồng lại rừng, thay đổi dòng chảy, tăng cƣờng các biện pháp kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai. 12.4.2. Đánh giá tác động môi trƣờng từ các hạng mục xây dựng cơ bản và khai thác tại các điểm du lịch sinh thái trọng tâm của tỉnh Đồng Nai: Đánh giá tác động môi trƣờng từ các hạng mục xây dựng cơ bản: Công tác đánh giá tác động môi trƣờng từ các hạng mục xây dựng cơ bản và khai thác tại các điểm du lịch cần đƣợc thực hiện ngay trong giai đoạn nghiên cứu tiềm năng phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai. Đánh giá tác động môi trƣờng trong giai đoạn này chủ yếu là xác định các loại hình du lịch đã và đang đƣợc triển khai; nhận dạng các nguồn tác động và môi trƣờng chịu tác động; phân tích và dự báo các tác động; cuối cùng là đề xuất một số biện pháp giảm thiểu các tác động lên môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng kinh tế - xã hội. Trong đó các nguồn tác động đến môi trƣờng thƣờng bao gồm bốn nhóm yếu tố: nguồn tác động của dự kiến bố trí công trình xây dựng, các nguồn tác động đầu vào của phát triển du lịch, nguồn tác động trong các giai đoạn phát triển du lịch và các tác động đầu ra của dự án. Các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến yếu tố môi trƣờng tự nhiên và nhân văn, ảnh hƣởng đến cơ cấu sử dụng đất và cảnh quan của khu vực quy hoạch, làm tăng mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nƣớc; phá huỷ hệ sinh thái thực vật, xáo trộn kinh tế, ảnh hƣởng đến văn hoá truyền thống. Tuy nhiên những tác động này cũng có mặt tích cực nhƣ sẽ góp phần bảo vệ môi trƣờng, nếu xảy ra sự cố môi trƣờng sẽ sớm phát hiện và khắc phục. Các chính sách bảo vệ động thực vật sẽ đƣợc sọan thảo và áp dụng chặt chẽ hơn. Hiện trạng môi trƣờng sẽ thƣờng xuyên đƣợc kiểm tra và có những dự báo hợp lý. Phát triển du lịch thì sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho cộng đồng, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề, tạo thêm nhiều tiềm năng du lịch, tăng cƣờng ý thức về vệ sinh công cộng và y tế cộng đồng. Mặt tiêu cực là nó sẽ làm thu hẹp diện tích sinh sống của cộng đồng, tăng sự phân hóa xã hội. tạo mâu thuẫn trong khai thác tài nguyên giữa các ngành kinh tế trên địa bàn. Tạo nên những thay đổi trong lối sống truyền thống văn hóa bản địa, ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng. Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trƣờng đƣợc đề xuất nhằm giảm bớt, tránh các hậu quả môi trƣờng của các hoạt động phát triển với mục tiêu là đạt lợi ích đến mức tối đa và giảm những tác động đến mức tối thiểu: Áp dụng biện pháp giá cả đối với ngƣời du lịch để vừa điều chỉnh sức chứa vừa điều chỉnh năng lực phục vụ cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên của khu du lịch. Tiến hành đánh giá tác động môi trƣờng và tạo nên sự thống nhất giữa cộng đồng địa phƣơng với những ngƣời hoạt động du lịch. Tiến hành hoạt động tài chính đảm bảo cho đời sống của cộng đồng. Giám sát hoạt động cung cấp nƣớc sạch và khả năng xử lí nƣớc thải của các hoạt động du lịch một cách chặt chẽ. Ứng dụng các thể chế luật pháp cho dự án đạt kết quả tốt. Lực lƣợng lao động ở địa phƣơng cũng cần đào tạo theo tinh thần đảm bảo lợi ích đầy đủ từ nguồn việc làm do phát triển du lịch 217
  21. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) tạo nên. Phát triển du lịch đòi hỏi sự hợp tác quản lí giữa các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan văn hóa , thiên nhiên. Kiểm soát sự biến động của các loài và cá thể hoang dã của vùng quy hoạch du lịch. Thiết lập các chƣơng trình đào tạo bổ sung cho các nhà hoạt động du lịch. Những giải pháp giảm thiểu tác động môi trƣờng nêu trên có thể áp dụng chung cho các điểm phát triển du lịch sinh thái trong toàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, tùy từng trƣờng hợp, từng khu vực mà nên có các giải pháp cụ thể hơn. Xác định các loại hình du lịch đã và đang đƣợc triển khai: Với hơn năm mƣơi điểm du lịch, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Đồng Nai rất đa dạng và phong phú, có rất nhiều đề xuất về phƣơng hƣớng quy hoạch du lịch: . Quy hoạch du lịch sinh thái theo không gian . Quy hoạch du lịch sinh thái theo sản phẩm . Quy hoạch du lịch sinh thái theo các tuyến Phát triển du lịch sinh thái Đồng Nai có thể quy hoạch theo nhiều phƣơng hƣớng khác nhau nhƣ theo không gian du lịch, theo sản phẩm du lịch hoặc theo các tuyến du lịch. Nhìn chung, nó bao gồm ba loại hình du lịch chính là du lịch rừng núi, du lịch sông nƣớc và du lịch vƣờn quốc gia. Nhận dạng các nguồn tác động và môi trƣờng chịu tác động Nguồn tác động đến môi trƣờng: . Các nguồn tác động môi trƣờng trong quá trình xây dựng . Nguồn tác động trong các giai đoạn phát triển du lịch Môi trƣờng trong phát triển du lịch bị tác động. . Môi trƣờng tự nhiên . Môi trƣờng nhân văn Phân tích và dự báo các tác động môi trƣờng Tác động đến môi trƣờng không khí . Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phƣơng tiện vận tải . Ô nhiễm do khí thải từ máy phát điện dự phòng . Ô nhiễm do một số hoạt động khác Tác động đến môi trƣờng do nƣớc thải . Nƣớc thải sinh hoạt . Nƣớc mƣa chảy tràn Tác động đến môi trƣờng do rác thải . Chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ nhân viên và khách du lịch: bao gồm các loại bao bì, giấy loại, túi nilông, thủy tinh, vỏ lon nƣớc giải khát, . Chất thải rắn tại khu nhà hàng: Các loại chất thải rắn thực phẩm, túi nilông, nhựa, giấy thải, bao bì v.v . Chất thải rắn nguồn gốc từ thực vật trong khuôn viên: lá cây, cành cây khô v.v 218
  22. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Tác động đến hệ sinh thái: Các hoạt động nhƣ tham quan, nghỉ ngơi của du khách ít nhiều ảnh hƣởng đến hệ sinh thái các khu du lịch (dẫm lên cỏ, khắc lên thân cây, xả rác, bẻ cành, ) Một số tác động khác . Sự cố hỏa hoạn . Kinh tế xã hội Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động lên môi trƣờng . Môi trƣờng không khí: che chắn, cách ly cẩn thận công trƣờng trong quá trình thi công; thƣờng xuyên kiểm tra, bảo dƣỡng động cơ của các phƣơng tiện, sử dụng nhiên liệu có hàm lƣợng lƣu huỳnh thấp; sắp xếp giờ làm hợp lý tránh trƣờng hợp tập trung tiếng ồn cùng lúc; bố trí hệ thống cây xanh trong và ngoài khu vực . Giảm ô nhiễm do nƣớc thải: thu gom và xử lý bằng bể tự hoại trƣớc khi thải ra hệ thống thoát nƣớc của khu vực; xây dựng mạng lƣới cống, mƣơng thoát nƣớc khu vực. . Giảm thiểu ô nhiễm do rác thải: quy định bãi rác, chất thải rắn đƣợc thu gom và có biện pháp xử lý nhƣ chôn lấp hợp vệ sinh (tái sử dụng, dùng san lấp mặt bằng ) tránh phóng uế, vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trƣờng . Các biện pháp phòng chống sự cố môi trƣờng: Trang thiết bị an toàn và hệ thống PCCC, Hệ thống thoát hiểm Những giải pháp giảm thiểu tác động môi trƣờng nêu trên có thể áp dụng chung cho các điểm phát triển du lịch sinh thái trong toàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, tùy từng trƣờng hợp, từng khu vực mà nên có các giải pháp cụ thể hơn. Đề tài cũng đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp giảm thiểu tác động môi trƣờng áp dụng cho một số vùng trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 12.4.3. Liên kết phát triển du lịch sinh thái: Tour nội tỉnh : - Chƣơng trình tham quan Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên: tour 1 ngày (du khách có thể lựa chọn hình thức đi bộ hoặc bằng xe Jeep tham quan rừng, thăm các tuyến du lịch ); tour 2 ngày 1 đêm (có 5 hình thức tham quan để du khách có thể lựa chọn) - Tuyến Vĩnh Cửu - Thống Nhất - Trảng Bom: tour làng bƣởi Tân Triều, tour đảo Ó - Đồng Trƣờng - chiến khu Đ - làng dân tộc Phú Lý - VQG Cát Tiên. Đây là tour 2 ngày 1 đêm , với sản phẩm du lịch phong phú: du lịch sinh thái vƣờn, kết hợp với tham quan di tích lịch sử, trung tâm du lịch sinh thái - di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái rừng. - Tuyến Tân Phú - Định Quán: Du lịch Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên là khu du lịch sinh thái trọng điểm; khu du lịch Thác Mai - Hồ nƣớc nóng theo loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dƣỡng. 219
  23. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) - Tour: Thác Mai - Bàu Nƣớc Sôi - Hồ Trị An - Chiến khu Đ: 2 ngày 1 đêm với các sản phẩm du lịch sinh thái phong phú: du lịch sinh thái hồ, kết hợp với du lịch di tích, kết hợp với du lịch sinh thái rừng, hang động . - Tour du lịch nối kết nhiều điểm đến của Đồng Nai gồm: Làng bƣởi Tân Triều - di tích lịch sử Chiến khu Đ - làng dân tộc Phú Lý hiện đang đƣợc Sở Thƣơng mại và Du lịch tỉnh Đồng Nai xúc tiến xây dựng. Tour ngoài tỉnh: - Vũng Tàu - Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên (2 ngày/ 1 đêm) - Chiến khu Đ - Địa đạo Củ Chi - Căn cứ cách mạng Tây Ninh (3 ngày 2 đêm) CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Anh (chị) hãy cho biết hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai hiện nay? 2. Anh (chị) hãy phân tích và đánh giá các tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai? 3. Phân tích sức tải một số điểm du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai, từ đó nêu ƣu điểm của phƣơng pháp này? 4. Dựa trên hiện trạng một số điểm du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai, anh (chị) hãy đề xuất một số mô hình phát triển du lịch sinh thái mà anh (chị) chị cho là hiệu quả nhất? 5. Dựa trên hiện trạng một số điểm du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai, anh (chị) hãy đề xuất phƣơng hƣớng quy hoạch du lịch sinh thái bền vững của tỉnh Đồng Nai? 6. Đánh giá tác động môi trƣờng các hạng mục xây dựng cơ bản và khai thác tại các điểm du lịch sinh thái trọng tâm của tỉnh Đồng Nai cần đƣợc bắt đầu từ lúc nào? 7. Đánh giá tác động môi trƣờng trong giai đoạn nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái chủ yếu tập trung vào các nội dung nào? 8. Nêu các nguồn tác động đến môi trƣờng của hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Đồng Nai? 9. Phân tích ƣu, nhƣợc điểm các loại hình du lịch đã và đang đƣợc triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai? 10. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động lên môi trƣờng của hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Nai? 220
  24. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) CHƢƠNG 13: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐẠ TẺH, ĐẠ HÀM 13.1. Tổng quan đề tài: 13.1.1. Mục tiêu: Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu kết hợp du lịch sinh thái vƣờn - hồ Đạ Tẻh, vƣờn - hồ Đạ Hàm gắn với bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống mà vẫn bảo đảm sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội cho đồng bào dân tộc bản địa tại huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng). Từ đó hƣớng tới bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái trong mối quan hệ với phát triển bền vững; đáp ứng nhu cầu quy hoạch, phát triển du lịch sinh thái của vùng vƣờn - hồ Đạ tẻh và vùng vƣờn hồ Đạ Hàm; đƣa huyện Đatẻh vào bản đồ du lịch nhằm quảng bá hình ảnh, thu hút sự quan tâm, đầu tƣ phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội từ bên ngoài; cung cấp các luận cứ khoa học về phát triển du lịch sinh thái cho các nhà quản lý, các nhà làm công tác quy hoạch, các doanh nghiệp lữ hành và cộng đồng địa phƣơng. 13.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp luận: đề tài đƣợc thực hiện dựa trên điểm tổng hợp, trong đó lãnh thổ du lịch sinh thái đƣợc xem là một hệ thống cấu thành bới nhiều phân hệ: phân hệ sinh thái tự nhiên, phân hệ xã hội – nhân văn, phân hệ kinh tế, phân hệ du lịch sinh thái. Các phân hệ này có mối tác động qua lại lẫn nhau, hệ thống chỉ bền vững khi tạo lập đƣợc mối cân bằng giữa các phân hệ. - Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: phƣơng pháp tiếp cận và phân tích hệ thống (thích hợp cho việc nghiên cứu các đối tƣợng phức tạp mà du khách là một hệ thống đƣợc hình thành từ nhiều phân hệ khác nhau nhƣ: du khách, tài nguyên du lịch, công trình kỹ thuật, cán bộ nhân viên du lịch, điều hành); phƣơng pháp khảo sát - xã hội học (thu thập thông tin, điều tra khảo sát thực địa nhằm thu thập thêm số liệu thực tế và đánh giá hiện trạng, phỏng vấn và điều tra theo mẫu); phƣơng pháp bản đồ GIS; phƣơng pháp kinh tế sinh thái; phƣơng pháp chuyên gia; phƣơng pháp SWOT. 13.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 13.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội Đạtẻh: Qua các số liệu về tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng có thể rút ra rằng: tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện Đạ Tẻh tăng khá đều qua các năm: Trung bình tăng 113,36%. Trong đó: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng mạnh nhất: 117,23%; ngành dịch vụ tăng 109,13%; ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 111,13%. Kinh tế huyện Đạ Tẻh qua các năm có xu hƣớng tăng dần tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; và giảm dần tỉ trọng các ngành khác. 221
  25. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Có thể nhận thấy rằng ngành dịch vụ tăng trƣởng thấp nhất trong tất cả các ngành nhƣng đạt giá trị cao hơn hẳn ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Điều này chứng tỏ sự quan tâm, tạo điều kiện phát triển của chính sách địa phƣơng đối với ngành dịch vụ đồng thời cũng chứng tỏ ngƣời dân có xu hƣớng đầu tƣ phát triển ngành dịch vụ. Bên cạnh đó, Đạtẻh lại có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nguồn đa dạng sinh học cao và nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên khác Đây là những điều kiện thuận lợi mang tính chất nền móng đối với việc phát triển du lịch tại hồ Đạ Tẻh và hồ Đạ Hàm. Không du lịch và không ngƣời hoạt động trong ngành du lịch, huyện Đạ Tẻh cần nhiều nỗ lực để đào tạo nguồn nhân lực và đầu tƣ vào ngành ngành công nghiệp không khói này. Điều này cũng là một lợi thế của Đạ Tẻh, bởi vì điều đó có nghĩa là một chƣơng trình đào tạo du lịch sinh thái không chỉ hƣớng dẫn cho ngƣời dân về các nghiệp vụ du lịch, mà nó còn nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng của họ, sau cùng, nó cho họ một cơ hội nghề nghiệp để thoát khỏi đói nghèo. Số lƣợng khách sạn – nhà hàng trên thực tế khảo sát hầu nhƣ chỉ là những hàng quán mang tính chất kinh doanh nhỏ, phục vụ nhu cầu dân trong vùng hơn có thể gọi là nhà hàng khách sạn, nhƣng chính điều này lại trở thành lợi thế vì khách du lịch sinh thái thƣờng thích những khung cảnh gần gũi thiên nhiên. Ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển ở quy mô hộ gia đình với việc vào rừng lấy măng, lồ ô, song mây về bán hoặc làm tăm nhang, đây là công việc thứ hai mà họ lựa chọn, sau việc làm rẫy hoặc ruộng. Hệ thống giao thông khá thuận lợi 13.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch: Hiện trạng phát triển du lịch tại hồ Đạ Tẻh: Có 95 hộ, 475 khẩu là ngƣời Mạ vẫn đƣợc trợ cấp gạo, dầu, muối. Có 31 hộ di dời lên Đạ K‟Lan trồng điều, cà phê. Có 5 hộ dệt len, dệt thổ cẩm, và một nhà nuôi tằm cung cấp tơ. Nghề truyền thống cùng với bản sắc văn hoá ngƣời Mạ đang ngày càng mai một Cảnh quan hồ Đạ Tẻh: nhìn chung vẫn giữ đƣợc nét nguyên sơ, chƣa bị tác động bởi bàn tay con ngƣời. Hơn nữa, thuộc vào dạng cảnh quan thiên nhiên đẹp, đƣợc bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là Di tích đẹp. Về mặt cảnh quan, đây là thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại hồ Đạ Tẻh. Tuy nhiên, về khía cạnh môi trƣờng, qua quá trình khảo sát, dựa vào cảnh quan sinh thái học, có thể nhận ra rằng, rừng của hồ Đạ Tẻh đang trong giai đoạn thoái hóa, do tre nứa đang phát triển rất nhiều và rất nhanh. Do đó cần có biện pháp bảo vệ và khôi phục rừng để đảm bảo lƣợng nƣớc và cảnh quan của hồ Đạ Tẻh. Hiện trạng phát triển du lịch tại hồ Đạ Hàm: Dân cƣ chủ yếu là ngƣời Tày và Nùng di cƣ, có một buôn của ngƣời Mạ là buôn Tố Lan. Dân cƣ ở đây chủ yếu làm ruộng, bên cạnh đó thì nhận khoán vào rừng để lấy măng, lồ ô. Hầu nhƣ không có một hoạt động nghề thủ công truyền thống nào còn 222
  26. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên ở đây có một khung cảnh rất đặc trƣng cho nông nghiệp lúa nƣớc, một làng quê đẹp và yên bình. Cảnh quan Đạhàm/Đạtẻh đều có thể phân thành ba phần nhƣ sau: cảnh quan hệ sinh thái rừng tự nhiên ở phía thƣợng lƣu của các hồ, phần giữa là cảnh quan hồ - đập và phần dƣới hạ lƣu cửa các đập là cảnh quan nông thôn, với hệ sinh thái nông nghiệp đặc trƣng của đông đảo dân cƣ sinh sống. Mỗi một phần cảnh quan khu vực nghiên cứu đều có vẻ đẹp mang tính đặc trƣng và sinh động của nó, điều này góp phần phong phú cho việc nghiên cứu và đề xuất các loại hình du lịch sinh thái. Tóm lại, để phát triển du lịch sinh thái ở hồ Đạ Tẻh và hồ Đạ Hàm xét từ thực trạng cho thấy cần làm 2 việc: Đào tạo và lập kế hoạch quản lý tài nguyên rừng trƣớc khi bắt tay vào triển khai bất cứ một dự án du lịch nào. Bởi vì, để phát triển bền vững thì giàu có tài nguyên chỉ cho điều kiện cần, quản lý và khai thác thế nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào con ngƣời và nhận thức của con ngƣời. Phân tích tính bền vững của các khu du lịch sinh thái Đánh giá tính bền vững của DLST nhằm đánh giá sự thành công của công tác điều hành, đồng thời giúp cho các nhà quản lý sớm phát hiện tình trạng hay nguy cơ suy thoái của một điểm du lịch. Tuy nhiên, hoạt động DLST phụ thuộc vào nhiều yếu tố và dễ bị tổn hại dƣới tác động của các điều kiện bất lợi của môi trƣờng trong và ngoài hệ thống. Vì vậy, việc đánh giá tính bền vững của DLST cần dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau gồm: 13.3. Đánh giá tính bền vững của khu du lịch sinh thái hồ Đạ Tẻh và hồ Đạ Hàm 223
  27. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Bảng 13.11: Đánh giá tính bền vững của du lịch sinh thái hồ ĐạTẻh. Tiêu chí Chỉ tiêu chung Chỉ tiêu cụ thể Khái niệm  Bền vững môi  Áp lực du khách - Số lƣợt du khách bình quân so với khả năng tải của điểm DLST trong một khảng trƣờng thời gian nhất định: + Sức tải thƣờng xuyên của khu du lịch lịch sinh thái hồ Đạ Tẻh: 42255 ngƣời. + Sức tải hàng ngày của khu du lịch: 12677 ngƣời + Sức tải hàng năm của khu du lịch: 70 ngƣời + Sức tải sinh thái của khu du lịch: 1408 ngƣời.  Công tác bảo tồn - Mức độ khai thác và bảo vệ tài nguyên do hoạt động DLST: + Khai thác còn thấp, công tác bảo tồn chƣa đạt nhiều hiệu quả. - Số lƣợng các điểm du lịch đƣợc bảo vệ, tôn tạo: 1 - Diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng so với tổng diện tích của khu du lịch: + Không đáng kể.  Sử dụng hiệu quả các - Lƣợng tiêu thụ điện, nƣớc bình quân ngày tính trên một du khách: tài nguyên + Lƣợng tiêu thụ điện: 1kwh/ngày/du khách + Lƣợng tiêu thụ nƣớc: 300l/ngày/ du khách  Quản lý chất thải - Hàm lƣợng các chất ô nhiễm trong không khí, đất, nƣớc: + Nồng độ CO2, tổng lƣợng bụi còn thấp, BOD, COD trong nƣớc thấp. - Lƣợng chất thải tại điểm du lịch chƣa đƣợc xử lý: +Tƣơng đối ít  Bền vững kinh  Sự tăng trƣởng kinh tế - Doanh thu từ hoạt động DLST: Không thống kê đƣợc. tế - Tốc độ gia tăng của doanh thu từ du lịch sinh thái: còn thấp. 224
  28. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên)  Hiệu quả kinh tế - Số ngày lƣu trú bình quân tính trên một khách DLST: 1ngày. - Số lƣợt khách trở lại so với tổng số khách DLST đã đến: 12% so với tổng số khách du lịch đến. - Mức chi tiêu trung bình của một du khách: + 300.000 ngày. - Số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho dân địa phƣơng so với tổng số lao động địa phƣơng : 15% - Giá trị dịch vụ và hàng hóa do địa phƣơng cung cấp so với tổng giá trị dịch vụ và hàng hóa tiêu dùng cho du khách: 10% - Chi phí vật liệu xây dựng có nguồn gốc địa phƣơng so với tổng chi phí vật liệu xây dựng: 25% - Mức đóng góp của du lịch vào GDP của địa phƣơng: 30%  Bền vững xã  Sự tham gia của dân địa - Số chỗ làm việc dành cho ngƣời địa phƣơng so với tổng số lao động làm việc trong hội phƣơng ngành du lịch: 13% - Mức độ tham gia hoặc đối kháng của dân địa phƣơng đối với việc phát triển DLST: 13% tham gia vo việc phát triển du lịch sinh thái  Hiệu quả xã hội - Mức độ khai thác và bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa của địa phƣơng (so với tình trạng nguyên thủy) do hoạt động DLST: 90% - Mức đóng góp của DLST cho phúc lợi xã hội của địa phƣơng so với tổng giá trị phúc lợi của địa phƣơng: 10%. - Mức gia tăng chi phí sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng do việc phát triển DLST: 20%. - Mức độ thƣơng mại hóa của các giá trị văn hóa truyền thống (lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán ): 22% 225
  29. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Bảng 3.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch sinh thái hồ Đạ Hàm Tiêu chí Chỉ tiêu chung Chỉ tiêu cụ thể Khái niệm  Bền  Áp lực du khách - Số lƣợt du khách bình quân so với khả năng tải của điểm DLST trong một khảng thời gian vững môi nhất định: trƣờng + Sức tải thƣờng xuyên của khu du lịch lịch sinh thái: 9827ngƣời. + Sức tải hàng ngày của khu du lịch: 2948 ngƣời + Sức tải hàng năm của khu du lịch: 10 ngƣời ngƣời + Sức tải sinh thái của khu du lịch: 327 ngƣời. ngƣời.  Cộng tác bảo tồn - Mức độ khai thác và bảo vệ tài nguyên do hoạt động DLST: + Khai thác còn thấp, công tác bảo tồn chƣa đạt nhiều hiệu quả. - Số lƣợng các điểm du lịch đƣợc bảo vệ, tôn tạo: 1 - Diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng so với tổng diện tích của khu du lịch: + Không đáng kể.  Sử dụng hiệu quả - Lƣợng tiêu thụ điện, nƣớc bình quân ngày tính trên một du khách: các tài nguyên + Lƣợng tiêu thụ điện: 1,5 kwh/ngày/du khách + Lƣợng tiêu thụ nƣớc: 250l/ngày/ du khách  Quản lý chất thải - Hàm lƣợng các chất ô nhiễm trong không khí, đất, nƣớc: + Nồng độ CO2, tổng lƣợng bụi còn thấp, BOD, COD trong nƣớc thấp. - Lƣợng chất thải tại điểm du lịch chƣa đƣợc xử lý: +Tƣơng đối ít 226
  30. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên)  Bền  Sự tăng trƣởng kinh tế - Doanh thu từ hoạt động DLST: Không thống kê đƣợc. vững kinh tế - Tốc độ gia tăng của doanh thu từ du lịch sinh thái: còn thấp.  Hiệu quả kinh tế - Số ngày lƣu trú bình quân tính trên một khách DLST: 1,5ngày. - Số lƣợt khách trở lại so với tổng số khách DLST đã đến: 15% so với tổng số khách du lịch đến. - Mức chi tiêu trung bình của một du khách: + 350.000 ngày. - Số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho dân địa phƣơng so với tổng số lao động địa phƣơng : 10% - Giá trị dịch vụ và hàng hóa do địa phƣơng cung cấp so với tổng giá trị dịch vụ và hàng hóa tiêu dùng cho du khách: 12% - Chi phí vật liệu xây dựng có nguồn gốc địa phƣơng so với tổng chi phí vật liệu xây dựng: 26% - Mức đóng góp của du lịch vào GDP của địa phƣơng: 32%  Bền  Sự tham gia của dân - Số chỗ làm việc dành cho ngƣời địa phƣơng so với tổng số lao động làm việc trong ngành du vững xã hội địa phƣơng lịch: 15% - Mức độ tham gia hoặc đối kháng của dân địa phƣơng đối với việc phát triển DLST: 20% tham gia vào việc phát triển du lịch sinh thi  Hiệu quả xã hội - Mức độ khai thác và bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa của địa phƣơng (so với tình trạng nguyên thủy) do hoạt động DLST 86% - Mức đóng góp của DLST cho phúc lợi xã hội của địa phƣơng so với tổng giá trị phúc lợi của địa phƣơng: 12%. - Mức gia tăng chi phí sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng do việc phát triển DLST: 20%. - Mức độ thƣơng mại hóa của các giá trị văn hóa truyền thống (lễ hội, nghệ thuật dân gian, 227
  31. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) phong tục tập quán ): 23% 228
  32. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) 13.4. Phân tích và đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của hồ Đạtẻh và hồ Đạ hàm (huyện Đạtẻh - Tỉnh Lâm Đồng) 13.4.1.Thuận lợi về điều kiện tự nhiên của Đạtẻh: - Vị trí địa lý: huyện Đạ Tẻh nằm về phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng có độ cao trung bình 300m. Tổng diện tích tự nhiên 52.342 ha. Nằm ở: 11o25‟00‟‟ đến 11o42‟30‟‟ vĩ độ Bắc; 107o24‟06‟‟ đến 107o38‟41‟‟ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với huyện Bảo Lâm, phía Nam giáp với huyện Đạ Huoai, phía Tây giáp với huyện Cát Tiên, phía Nam giáp với tỉnh Đồng Nai. Thuộc lƣu vực của sông Đồng Nai, là vùng chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ nên Đạ Tẻh có nhiều thuận lợi cả về đất đai và khí hậu để phát triển các cây trồng ngắn và dài ngày (lúa nƣớc ), cây công nghiệp ngắn ngày (nhƣ mía, dâu ) và cây công nghiệp lâu năm (điều, cà phê ) và cây ăn quả nhiệt đới (chôm chôm, sầu riêng, xoài ) - Tài nguyên rừng: Các giống cây tự nhiên trong khu vực Đạ Tẻh bao gồm rừng thƣờng xanh lá rộng hỗn giao với các loài quả hình nón. Theo sự phân loại của Thái Văn Trừng (1978), các loại sau đƣợc ghi nhận chủ yếu ở Đạ Tẻh : rừng mƣa nhiệt đới ẩm thƣờng xanh, rừng mƣa nhiệt đới ẩm nửa thƣờng xanh. Các loại thực vật này tƣơng đƣơng với rừng thƣờng xanh đất thấp và rừng nửa thƣờng xanh đất thấp theo nghiên cứu của MacKinnon (1986). Tuy nhiên, do những sự xáo trộn trong tự nhiên tự nhiên và do con ngƣời, các kiểu rừng (và dƣới kiểu rừng) ngày càng đa dạng hơn. Dựa theo kết quả khảo sát, 6 kiểu rừng và dƣới kiểu rừng đã đƣợc ghi nhận ở Đạ Tẻh. . Rừng nửa thƣờng xanh đất thấp (đặc trƣng của vùng Đạ Tẻh , không tìm thấy ở các khu vực SFE khác) . Rừng thƣờng xanh đất thấp (chiếm đa số diện tích đất rừng trong khu vực, là vùng rừng giàu với các loài rất đa dạng và phức tạp, các loài sống bám cũng rất nhiều nhƣ các loại lan, khoảng 100 loài lan là thực vật biểu sinh trên các loại cây lớn) . Rừng tre nứa hỗn giao với cây bụi và phân tán . Rừng tre nứa (cây cao từ 12-15m, đƣờng kính từ 5-7 cm) . Rừng cây bụi/thảo nguyên bao gồm các khu vực đồn điền nhỏ . Vùng chuyển đổi canh tác và khu cƣ trú (ít có cấu trúc tự nhiên hơn và rất đa dạng chủ yếu là cây trà, điều, café) Ý nghĩa quan trọng của khu vực Đạ Tẻh nằm ở phần rừng tiếp giáp, trải dài từ phía Đông rừng quốc gia Cát Tiên, dọc theo sông Đồng Nai, rồi cặp tới khu vực bảo tồn Ta Dung, cuối cùng lên cao nguyên Đà Lạt. Nhiều động vật hữu nhủ lớn cũng nhƣ nhiều loại chim đang sinh sống trong khu bảo tồn rừng quốc gia Cát Tiên, Bảo Lâm 232
  33. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) SFE, Đạ Tẻh và Lộc Bắc SFE khó có thể sống sót nếu bất cứ vùng nào không còn đƣợc bảo tồn. Việc duy trì các khu vực có giá trị bảo tồn cao trong những vùng SFE có thể bảo đảm sự sinh tồn cho công đồng loài khỉ chân đen Douc (Black- shanked Douc Langur), loài trĩ má vàng và trĩ công (Yellow – cheek Crested Ribbon và Germain peacock’s pheasant) cùng các giống loài quanh nó. Tóm lại, bên cạnh việc duy trì sự đa dạng và phát triển các giống loài trong vùng, những khu vực tiếp giáp nhau trong các nơi cƣ trú tự nhiên ở cao độ này sẽ hỗ trợ cho các tiến trình sinh thái nhƣ chu trình tuần hoàn nƣớc, di trú theo cao độ. Vì tất cả các lý do trên, việc duy trì liên kết các vùng rừng là rất cần thiết. - Tài nguyên nƣớc: . Vùng Đạ Tẻh có mạng lƣới sông ngòi khá dày, là các chi lƣu tả ngạn của sông Đồng Nai. Huyện Đạ Tẻh có các sông chính nhƣ: Sông Đạ Tẻh, sông Đạ Kho, Sông Đạ Miss và sông Đạ Lai, cung cấp nguồn nƣớc dồi dào, mƣa lớn và các thảm thực vật trên lƣu vực có độ che phủ lớn. Có rất nhiều vị trí trong vùng có thể làm hồ chứa, đập dâng, trạm bơm để điều tiết nƣớc cho đất sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. . Nguồn nƣớc ngầm trong vùng không phong phú, phân bố không đều, có nơi mạch nƣớc ngầm xuất hiện khá nông nhƣ dọc theo thung lũng sông Đạ Miss và vùng hƣởng lợi hồ Đạ Tẻh nhƣng chất lƣợng không tốt (nhiễm phèn và độ khoáng hoá cao). Nhiều nơi nƣớc ngầm nằm khá sâu, nhƣ các vùng trung lƣu phía Tây Bắc. Chất lƣợng nƣớc kém vì độ cứng và độ kiềm cao. Nƣớc có độ pH từ 5,6 đến 6,7; tổng độ khoáng hoá thƣờng vào khoảng 40 - 60 mg/l. Hàm lƣợng Fe+3 có mẫu lên đến 1,67 mg/l. 2 . Hồ Đạ Hàm: tiểu khu 554B (Xã An Nhơn) diện tích là 7 km , với 5,6 triệu m3 nƣớc, diện tích mặt thoáng là 143ha. Gần hồ có buôn Tố Lan gồm 45 hộ dân là dân tộc Châu Mạ. 2 . Hồ Đạ Tẻh: có diện tích lƣu vực là 198km , chiều cao đập là 28m, chiều cao tràn (so với mực nƣớc biển) 150m, chiều dài đập 600m. Khi đó diện tích mặt nƣớc là 70 ha và dung tích nƣớc hồ là 24 triệu m3. Tổng chiều dài hồ gần 8km. - Tài nguyên khí hậu: Đạ Tẻh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với các đặc trƣng nhƣ: 0 0 . Nhiệt độ trung bình năm 24,6 C, trung bình cao nhất là 26,4 C (tháng 2 và tháng 4), trung bình thấp nhất là 22,80C (tháng 12). Vùng phía Nam huyện có nhiệt độ cao hơn vùng núi phía Bắc do ảnh hƣởng của khí hậu Đông Nam Bộ và điều kiện địa hình. . Địa hình vùng Đạ Tẻh là một dãy 4 thung lũng chính, trải ra song song từ vùng đất bằng Tây Nam của huyện Đạ Tẻh. Thung lũng này khá rộng, nhƣng hơi hẹp 233
  34. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) lại về phía Bắc và Đông bắc Đạ Tẻh. Vùng đất điển hình đất dốc, trung bình 20-250. Giữa các thung lũng là các dãy núi hẹp, mỏm đất chạy dài theo kinh tuyến từ bắc xuống nam, từ đông bắc xuống tây nam, cao độ chạy từ 128m đến 714m (điểm cao nhất nằm ở phía đông). . Độ ẩm không khí hàng năm là 82%. Thấp nhất là 15% (tháng 2 và tháng 3), cao nhất là 88% (tháng 8), các tháng có độ ẩm cao nhất là từ tháng 6 đến tháng 9, là các tháng thuộc mùa mƣa, độ ẩm đạt 86%. . Đây là vùng nắng nhiều, số giờ nắng trong ngày gần 6 giờ, ngày trung bình cao nhất là 8 giờ (tháng 2), thấp nhất là 5 giờ (tháng 8). Đạ Tẻh là khu vực điển hình đón nắng (từ tháng 12 đến tháng 5), đỉnh điểm từ tháng 1 đến tháng 3, khoảng 200-270 giờ nắng/tháng; từ tháng 6 đến tháng 10 khoảng 120-170 giờ nắng/tháng. . Hƣớng gió trong vùng tùy thuộc vào mùa, vào mùa mƣa, gió thổi hƣớng Tây, nam. Khoảng nửa đầu mùa khô, gió thổi hƣớng Bắc hay Tây bắc, chuyển sang hƣớng Nam và Đông nam vào nửa cuối mùa khô. Tốc độ gió trung bình 10-12m/s. Gió có tần suất 2% thƣờng là gió Bắc và Đông Bắc có tốc độ lớn nhất đến 21-25m/s. . Lƣợng bốc hơi trung bình hàng năm 1200mm. Các tháng mùa khô có lƣợng bốc hơi cao, lƣợng bốc hơi cao nhất vào tháng 3 (173,7mm), mùa mƣa lƣợng bốc hơi bình quân (65-70mm) . Mùa mƣa thƣờng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mƣa chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm; mùa khô có tháng hầu nhƣ không có mƣa do đó gây hạn hán cục bộ ở một số địa phƣơng. Khu vực này cũng thƣờng xuyên chịu bão lớn vào mùa mƣa, vài ngày có sƣơng mù. Đa dạng sinh học cao với Cây cỏ (1002 loài, 477 chi, và 130 họ), Động vật (30 loài), Chim (118 loài), Bò sát (31 loài), Lƣỡng cƣ (15 loài), Bƣớm (225 loài). Trong số đó có 2 loài có khả năng rất mới đối với khoa học, một loài thằn lằn và 1 loài bƣớm - đã đƣợc ghi nhận. Các loài bƣớm Tanaecia sp., đã đƣợc ghi nhận trƣớc đây, nhƣng việc phân loại vẫn chƣa đƣợc rõ ràng. Vẫn còn một số loại mẫu đang chờ đƣợc định nghĩa. Trong 1400 loài và dƣới loài ghi nhận ở Đạ Tẻh, có ít nhất 38 loài là đặc hữu của Việt Nam, 24 loài trong danh mục của IUCN (2002) đang bị đe dọa, và 42 loài thuộc chƣơng trình quan tâm bảo tồn của quốc gia (Anon. 1996, 2000). 13.4.2. Thế mạnh về kinh tế - xã hội - tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch sinh thái Kinh tế – xã hội: . Hồ Đạ Hàm: Có các dân tộc thiểu số là ngƣời Châu Mạ (buôn Tố Lan), và ở các thôn 4A, 4B và 5A chủ yếu là ngƣời Tày và ngƣời Nùng. Các hộ ở đây chủ yếu là làm lúa nƣớc, 2 vụ một năm; kết hợp là chăn nuôi (nuôi heo, thả cá) và vào rừng 234
  35. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) lấy măng; tre, lồ ô (theo chƣơng trình bảo vệ rừng và phát triển nông nghiệp) để làm tăm, chân nhang. . Hồ Đạ Tẻh: Buôn Con Ó có 95 hộ, 475 nhân khẩu là ngƣời Châu Mạ. Ngƣời dân ở đây vẫn đƣợc trợ cấp gạo, dầu, muối; 65% không biết chữ. Các vấn đề cấp bách nhất ở đây vẫn là đói nghèo và gia tăng dân số. Tại đây còn 5 hộ làm dệt len và dệt thổ cẩm. Có một số hộ đi lên đồi đất đỏ và Đạ K‟Lan trồng điều, cà phê. Số khác ở trong buôn chủ yếu vào rừng lấy măng, tre và lồ ô để đem bán. - Tài nguyên nhân văn: nhóm dân tộc sinh sống rất đa dạng bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Châu Mạ, Dao, Khơ Me, Mƣờng, K‟Ho, Thái và các dân tộc khác Trong đó dân tộc bản địa ở Đạ Tẻh bao gồm ngƣời dân tộc S‟Tiêng và dân tộc Châu Mạ. . Dân tộc Châu Mạ: Với tiếng nói của ngƣời Mạ thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme miền núi phía Nam, rất gần gũi với tiếng nói của ngƣời M'nông, Chu ru, Xtiêng, Cơ Ho, là những dân tộc láng giềng gần gũi với họ, với tên gọi phƣơng thức sinh hoạt kinh tế của những ngƣời làm rẫy (mir). Bao gồm: Mạ Ngăn, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Xốp với nhiều lễ nghi nhƣ: lễ cúng hồn lúa (Le Yang tuýt Koi), lễ ăn mừng và tạ ơn thần lúa, lễ Yurmul hay Yu Đụng Và một kho tàng văn học nghệ thuật dân gian rất phong phú (truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, dân ca, luật tục ca (Tam pớt, trƣờng ca ) vẫn còn đƣợc bảo lƣu trong dân gian vùng ngƣời Mạ. Nhạc cụ có bộ chiêng, đồng, trống, khèn bầu, khèn sừng trâu, đàn lồ ô, sáo trúc 3 lỗ gắn vào trái bầu khô, Wau, Kơnung (hay kơlơvak), B're, K'mboăt, Moloo' Ngoài ra còn có các đặc trƣng về kiến trúc: nhà sàn Đặc trƣng về trang phục năm nữ, kiểu tóc, đồ trang sức Tuy nhiên, các lễ hội truyền thống, văn hoá vật thể và phi vật thể hiện nay đang ngày càng bị mai một dần 13.4.3. Thế mạnh về chính sách phát triển du lịch: - Thực trạng về phát triển ngành thƣơng mại – dịch vụ và du lịch của huyện Đạ Tẻh: Đến năm 2003 toàn huyện có 1281 cơ sở kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ, khách sạn và nhà hàng. Trong đó có 1086 cơ sở thƣơng mại (1204 ngƣời), 195 khách sạn và nhà hàng (247 ngƣời), tuy nhiên chƣa có một cơ sở và ngƣời nào làm du lịch. - Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển ngành du lịch đến 2010 của Đạ Tẻh: . Phƣơng hƣớng: Phát triển các điểm du lịch gắn liền với tour du lịch lớn nhƣ Nha Trang – Đà Lạt – Thành Phố Hồ Chí Minh thông qua các tuyến đƣờng giao thông thƣơng mại nhƣ quốc lộ 1, 20 và 27. . Mục tiêu phát triển du lịch: Đến năm 2010 phải đạt 5500,00 triệu đồng (5,71% GDP). 235
  36. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) . Bố trí sản xuất ngành du lịch: Xác định du lịch phát triển với thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, đồng thời phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể để thu hút khách du lịch tìm hiểu nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc bản địa trong vùng; Xác định các loại hình phát triển du lịch là du lịch nghỉ dƣỡng, tham quan và du lịch sinh thái. Các điểm du lịch dự kiến phát triển là điểm du lịch hồ Đạ Tẻh và khu du lịch vùng đệm Cát Tiên. GDP du lịch dự kiến năm 2005 dự kiến 2000 - 2500 triệu đồng, năm 2010 đạt từ 5500 - 6875 triệu đồng. - Định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng (tham khảo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng 1996 – 2010”): - Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái huyện Đạ Tẻh: sử dụng phƣơng pháp đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên. Để xác định một địa điểm có thuận lợi cho hoạt động du lịch hay không, thƣờng ngƣời ta xem xét đến mối quan hệ tổng hợp của 3 yếu tố: Hình 12.1: sơ đồ mối liên hệ đánh giá tiềm năng DLST HẤP DẪN THUẬN LỢI TIỆN NGHI . Khái niệm “hấp dẫn” ở đây muốn nói đến tính thiên nhiên của địa điểm, dùng để minh họa cho: sự kích thích tính hiếu kỳ muốn tìm tòi, khám phá; yêu cầu hƣởng thụ cái đẹp, cái độc đáo của du khách. . Khái niệm “Thuận lợi” chủ yếu là nói đến yếu tố giao thông, phƣơng tiện truyền thông và các chính sách, thể chế hỗ trợ cho sự tiếp cận của du khách đến địa điểm. . Khái niệm “Tiện nghi” là các cơ sở lƣu trú và các dịch vụ hỗ trợ khác cho du khách cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi tại địa điểm hoặc các khu vực xung quanh. Thực chất, đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái là đối chiếu giữa chất lƣợng tài nguyên môi trƣờng (EQ) với yêu cầu sử dụng tài nguyên của loại hình du lịch sinh thái (ER). Trong đó: để xác định chất lƣợng tài nguyên môi trƣờng (EQ) cho du lịch sinh thái chúng tôi tiến hành lựa chọn và phân cấp các yếu tố đánh giá, còn xác định yêu cầu sử dụng tài nguyên của du lịch sinh thái, chúng tôi phân tích một số khu du lịch sinh thái điển hình. Tiến hành đánh giá thích nghi của khu vực đối với du lịch 236
  37. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) sinh thái theo thang bậc 4 của FAO: S1, S2, S3 và N; xây dựng bản đồ sinh thái cho huyện. Với ƣu thế về điều kiện tự nhiên của địa phƣơng, chúng tôi phân cấp các nhóm tiêu chí tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch sinh thái của huyện Datẻh nhƣ sau: . Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên: phân làm 4 cấp Bảng 12.2: Cấp độ hấp dẫn về du lịch theo tiêu chí về điều kiện tự nhiên STT Cấp độ Ký hiệu Đặc trƣng - Có từ 4 đến 5 yếu tố - 2 - 3 yếu tố cá biệt so với địa phƣơng 1 Hấp dẫn cao I 1 khác - 1 yếu tố cấp Quốc gia. - Có từ 2 đến 3 yếu tố 2 Hấp dẫn trung bình I2 - 1 yếu tố nhƣng mang tính cá biệt so với địa phƣơng khác 3 Hấp dẫn kém I3 - Có 1 yếu tố 4 Không hấp dẫn I0 - Không có yếu tố nào . Nhóm yếu tố nhân văn chủ yếu sử dụng tiêu chí về dân tộc thiểu số, và đƣợc phân thành 2 cấp: có (C1) và không (C0). . Nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng: sử dụng 2 tiêu chí là khoảng cách từ đƣờng giao thông và khoảng cách với khu dân cƣ. Bảng 12.3: Phân cấp độ hấp dẫn dựa trên tiêu chí về cơ sở hạ tầng của Đạ tẻh STT Cấp độ Ký Đặc trƣng hiệu I Khoảng cách với đƣờng giao T thông 1 Thuận lợi T1 Từ 1 đến 10km 2 Tƣơng đối thuận lợi T2 Nhỏ hơn 1km hoặc lớn hơn 10km 3 Không thuận lợi T0 Lớn hơn 20km II Khoảng cách với khu dân cƣ R 1 Thuận lợi R1 Từ 1 đến 5km 2 Tƣơng đối thuận lợi R2 Nhỏ hơn 1 hoặc lớn hơn 5km 3 Không thuận lợi R0 Lớn hơn 10km 237
  38. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên)  Cấp độ thích nghi đối với các loại hình du lịch ở Đạ Tẻh: Nhằm xây dựng nên bản đồ phân cấp thích nghi và hệ thống các đơn vị thích nghi đối với loại hình du lịch sinh thái do đối chiếu giữa các tiêu chí đã lựa chọn và phân cấp với chất lƣợng tài nguyên của huyện. Bằng cách chồng xếp các bản đồ đơn tính: bản đồ phân cấp các yếu tố cơ sở hạ tầng, bản đồ phân các yếu tố nhân văn, bản đồ phân cấp các yếu tố tự nhiên, bản đồ nền để xây dựng bản đồ thích nghi du lịch sinh thái huyện Đạ Tẻh – Lâm Đồng. Kết quả đạt đƣợc: 238
  39. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên)  Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái huyện Đạ Tẻh: Từ kết quả đánh giá thích nghi trên, tiến hành tổng hợp các yếu tố theo phƣơng pháp “điều kiện hạn chế” của FAO. Phƣơng pháp này sử dụng theo cấp hạn chế nhất để kết luận tiềm năng của một đơn vị thích nghi, ta đƣợc kết quả: 239
  40. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) 13.5. Phân tích sức tải tại khu du lịch Hồ Đạ Tẻh và Hồ Đạ Hàm bằng công cụ SWOT : Điểm mạnh Điểm yếu 1. Đƣợc sự ủng hộ và đầu tƣ của các 1. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du cơ quan ở địa phƣơng trong quá trình xây lịch chƣa phát triển. Hệ thống giao thông dựng và hoạt động. còn yếu kém., điện nƣớc phục vụ cho nhu 2. Có một nền đa dạng sinh học cao, cầu du lịch có nguy cơ quá tải. hệ động, thực vật ở đây tƣơng đối phong 2. Chƣa đánh giá hết đƣợc khả phú. năng phát triển của hai khu du lịch này 3. Công tác bảo tồn đƣợc đề cao và trong tƣơng lai. mang lại nhiều hiệu quả tích cực. 3. Ô nhiễm môi trƣờng trong 4. Kết hợp với các khu du lịch sinh khu du lịch. thái trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất 4. Ảnh hƣởng đến sinh cảnh. lƣợng phục vụ cho khách du lịch, nhằm ngày càng đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch sinh thái. Cơ hội Thách thức 1. Bảo vệ nguồn lâm sản 1. Vấn đề ô nhiễm rác thải, 2. Phát triển động vật hoang dã, nƣớc thải và ô nhiễm không khí trong giảm săn bắt động vật hoang dã. hoạt động du lịch sinh thái là không trách 3. Tạo việc làm và nâng cao thu khỏi. nhập cho ngƣời lao động địa phƣơng. 2. Chƣa đầu tƣ đƣợc đội ngũ 4. Tăng trƣởng kinh tế địa hƣớng dẫn viên du lịch sinh thái cho địa phƣơng và giao lƣu văn hoá; cải thiện phƣơng. làng nghề văn hoá. 3. Sự xuất hiện của quá nhiều khách du lịch vào một thời điểm sẽ ảnh hƣởng đến đời sống một số loài động vật. 13.6. Mô hình phát triển du lịch kết hợp làng nghề tại vùng nghiên cứu Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng về vị trí địa lý, đa dạng sinh học, lễ hội truyền thống Đề tài đƣa ra một số mô hình cho từng khu vực cụ thể nhƣ sau: 13.6.1. Mô hình du lịch sinh thái hồ Đạ Hàm: Hồ Đạ Hàm có diện tích mặt nƣớc nhỏ do đó có thể xây dựng mô hình du lịch du ngoạn trên hồ kết hợp với hoạt động câu cá giải trí. Tại đây có thể quy hoạch nuôi trồng thủy sản với một số loài đặc trƣng. Tuyến thuyền đi trên hồ Đạ Hàm có thể kéo 240
  41. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) dài trong vòng một ngày, du khách có thể lấy thông tin về chuyến du lịch tại điểm nghỉ ngơi. Có thể xây dựng hai phƣơng án cho du khách lựa chọn: Phƣơng án 1: du khách thích chèo thuyền trên hồ ngắm phong cảnh. Du khách có thể lựa chọn loại hình chèo thuyền hoặc đạp vịt. Nếu thích tự câu cá, du khách có thể thuê cần câu và thả mình trên thuyền để câu cá. Đến cuối hồ, du khách có thể đi ngƣợc lên các suối thƣợng nguồn đổ ra hồ, tham quan các công trình thủy lợi, hoặc có thể đi theo các con đƣờng đƣợc xây dựng quanh hồ. Phƣơng án 2: Xây một số nhà sàn hai bên bờ hồ để du khách ngồi câu cá. Loại hình này thích hợp cho những ngƣời thích sự yên tĩnh, vì thế cần phải quy hoạch khu vực riêng biệt, tránh các hoạt động làm khuấy động không gian mặt nƣớc ở những vị trí này. Sau khi câu cá, nếu muốn, du khách có thể tự mình chế biến các món ăn từ thành quả lao động của mình hoặc có thể nhờ đầu bếp tại đây. Tuyến hồ Đạ Hàm có thể bao gồm việc đi tham quan các thôn bản xung quanh hồ, ăn trƣa và nghỉ ngơi. Du khách khi nghỉ ngơi ở các thôn bản xung quanh hồ, có thể đƣợc đi tham quan đời sống của ngƣời dân trong vùng cũng nhƣ có thể tham gia vào các hoạt động hàng ngày của ngƣời dân nhƣ hoạt động canh tác nông nghiệp nhƣ cách thức trồng và thu hoạch lúa, đánh bắt cá. Có thể dừng lại ở nhà ngƣời dân để nghe giới thiệu về các tập tục, tập quán sinh hoạt và các giá trị văn hoá đặc trƣng của dân tộc đó. 13.6.2. Mô hình du lịch sinh thái hồ Đạ Tẻh: Với diện tích mặt nƣớc rộng khoảng 70ha, việc tham quan trên hồ Đạ Tẻh có thể đƣợc thực hiện bằng cách đi thuyền máy hoặc thuyền chèo để tham quan hồ và các đảo nhỏ trên hồ. Chuyến đi có thể kéo dài 1 hoặc vài ngày nếu nhƣ khách du lịch có ý định đi sâu vào trong rừng. Tại các đảo nhỏ khách du lịch có thể đƣợc nghỉ ngơi, sinh hoạt các hoạt động vui chơi nhƣ câu cá, bơi lội Tuy nhiên trên các đảo nhỏ này, ƣu tiên cao nhất là vẫn giữ đƣợc nét tự nhiên không có sự tác động mạnh mẽ của con ngƣời. Các khu nghỉ ngơi tại các đảo nên đƣợc thiết kế bằng các nguyên liệu có sẵn nhƣ tre, nứa, lồ ô. Các cơ sở tiện nghi nên hạn chế, không làm mất cảnh quan tự nhiên. Các khu vực vệ sinh công cộng cũng nhƣ neo đậu thuyền phải đƣợc thiết kế sao cho ảnh hƣởng do các chất ô nhiễm nhƣ chất thải, mức độ yên tĩnh tác động tới môi trƣờng tự nhiên là thấp nhất. Đến đây du khách sẽ đƣợc thƣởng thức các món ăn dân dã thơm ngon, đắm mình vào làn nƣớc hồ trong xanh hay tham quan những làng nghề do ta xây dựng thêm trên các ốc đảo này. 241
  42. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Hình 1: Toàn cảnh hồ Đạtẻh Hình 2: Lòng hồ Đạhàm Hình 3: Ngƣời dân khai thác tre, nứa, lồô và đang Hình 4: Một số hộ dân sống vùng thƣợng lƣu của hồ đợi mang về Đạtẻh 242
  43. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Chúng ta có thể xây dựng một số trạm dừng chân, đó là các nhà sàn trên hồ để du khách đi thuyền chèo có thể làm chỗ nghỉ để tiếp tục cuộc hành trình. Các điểm dừng chân này đƣợc trang bị đầy đủ phƣơng tiện liên lạc, máy bán nƣớc tự động, nhƣng cũng phải mang nét đặc trƣng vốn có của ngƣời Mạ ở khu vực này. Các nhà nghỉ nên đƣợc xây theo kiểu nhà sàn với vật liệu chủ yếu là gỗ và tre nứa để không phá huỷ cảnh quan khu vực. Với các nhà nghỉ đƣợc xây trên mặt hồ, ta có thể kết hợp nuôi cá ở dƣới nhà nghỉ, ở trong nhà nghỉ du khách vẫn có thể câu cá qua cửa sổ. Các nhà nghỉ sẽ đƣợc xây sát nhau theo từng cụm và đƣợc nối với nhau bằng các cầu gỗ. Khu vực nhà nghỉ sẽ đƣợc cách biệt với các khu khác trên hồ bằng các hàng rào bằng cây, cần chọn những loại cây thƣờng đƣợc trồng làm hàng rào phải đủ cao đủ dày để cách ly đƣợc với bên ngoài và phải là các cây đặc trƣng tự nhiên vốn có của hồ. Để tạo thêm sự phấn khởi, vui sƣớng cho du khách khi nghỉ ngơi trên hồ, du khách sẽ đƣợc ngƣời dân địa phƣơng bơi xuồng đƣa đi tham quan vòng quanh hồ. Hoạt động câu cá trên hồ có thể thực hiện theo 2 cách nhƣ sau: - Quy hoạch khu câu cá riêng dành cho khách du lịch, khu câu cá có thể nằm trên các đảo hoặc 1 khu vực nào đó. Điều này sẽ tạo ra sự đa dạng, phong phú cho mô hình để du khách có thể tham gia câu cá hoặc cùng ngƣời dân kéo lƣới bắt cá. - Tham gia cùng với nhân dân địa phƣơng trong việc nuôi trồng và bắt cá, xem ngƣời dân địa phƣơng sinh họat. Ngoài ra, ta cũng có thể chọn một vài điểm ven hồ, sạch sẽ, an toàn làm bãi tắm cho du khách. Đào tạo và đƣa ngƣời dân địa phƣơng trở thành các hƣớng dẫn viên du lịch, lái thuyền chuyên nghiệp. Dựa trên những lợi thế về điều kiện của con đƣờng duy nhất dẫn vào lòng hồ, xây dựng dọc hai bên đƣờng những nhà sàn truyền thống với cách xây dựng và bố trí vật dụng trong nhà tuân theo truyền thống của dân tộc bản địa, kết hợp xây dựng các hồ nƣớc, ao nhỏ tạo cảnh quan tự nhiên, trong lành. Phía sau hai dãy nhà trên lối vào hồ sẽ tiến hành trồng những vƣờn cây với các loại cây trái đặc trƣng của vùng nhƣ chôm chôm, xoài, sa pô chê . Dọc hai bên lối vào, ta bố trí những khu làng nghề gần nhau. Mỗi khu sẽ sản xuất một mặt hàng truyền thống riêng biệt gồm vài hộ gia đình hay ngay trong nhà nghỉ của du khách cũng là một hộ kinh doanh nghề truyền thống. Các khu sẽ liên kết lại với nhau thành một làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống. 243
  44. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) Mô hình này không chỉ là loại hình du lịch nghỉ dƣỡng mà còn kết hợp với loại hình du lịch Homestay và văn hóa bản địa, kết hợp với du lịch làng nghề nhằm đáp ứng tối đa mọi nhu cầu và thích hợp cho tất cả các loại du khách. Ngoài những giá trị về đa dạng sinh học cũng nhƣ các hoạt động giải trí khác nhƣ câu cá, chèo thuyền trên hồ Đạ Tẻh còn có nét nổi bật về giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Châu Mạ. 13.6.3. Mô hình du lịch sinh thái rừng: Lâm trƣờng Đạ Tẻh có diện tích khoảng 30.939,4 ha, trong đó có 4.445 ha(14%) rừng thƣờng xanh và rừng hỗn giao, có một hệ sinh thái khổng lồ: 600 loài thực vật bậc cao, hàng trăm loại thuốc quý, hơn 60 loài phong lan, 240 loài chim trong đó có những loài chim quý hiếm nhƣ trĩ lông đỏ, cò quắm xanh; 53 loài thú. Rừng thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng, đặc trƣng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới phía nam Việt Nam. Đến đây du khách sẽ đƣợc thƣởng thức mô hình du lịch sinh thái rừng với việc đi bộ trong rừng ngắm cảnh thiên nhiên, đi bộ trong rừng học tập và nghiên cứu đa dạng sinh thái, quan sát chim thú, cắm trại trong rừng. Tạo con đƣờng dẫn xuyên qua dƣới tán cây gỗ lớn um tùm của "kiểu rừng thƣờng xanh đất thấp" nhƣ: gõ, giáng hƣơng, trắc cẩm lai, gụ mật du khách có thể ngắm khu hệ động vật có nhiều loài có giá trị cấp quốc gia và toàn cầu. Các loài thú nhƣ khỉ cộc, khỉ đuôi lợn, chà vá chân đen, vựơn vá vàng, gầu, rái cá, cầy mực, cầy giông Khu hệ chim đa dạng về số loài, các loài này đều có giá trị bảo tồn cao. Các loài bò sát và lƣỡng cƣ thì có 9 loài thuộc tầm quan trọng cấp quốc gia. Có địa điểm để du khách có thể cắm trại, xây dựng các nhà sàn nhằm tạo chỗ dừng chân cho du khách khi đi tham quan trong rừng, thiết lập mạng điện thoại liên lạc để du khách có thể liên lạc với trung tâm điều hành du lịch hoặc đội tuần tra để kịp thời giải quyết vấn đề khi gặp sự cố. Xây dựng đƣờng mòn trong rừng, có bảng chỉ dẫn rõ ràng về hƣớng đến của các ngã rẽ, đồng thời cũng có những bảng cảnh báo nếu là khu vực nguy hiểm, các bảng phải liên kết các khu với nhau và có hƣớng dẫn để quay trở về, điều đó sẽ tạo cho du khách cảm giác an toàn khi tham gia vào tuyến du lịch này. Phƣơng án lựa chọn ở đây là có thể áp dụng tuyến này với hai hình thức: tự tham quan và tham quan có ngƣời hƣớng dẫn. Chìa khóa của sự thành công của mô hình du lịch sinh thái này là sự diễn giải. Các hƣớng dẫn viên này cần biết rõ về thông tin các loài chủ chốt trong rừng cũng nhƣ đặc điểm của từng loài. Các hƣớng dẫn viên du lịch sẽ đƣợc đào tạo và sau khi đƣợc đào tạo sẽ đào tạo lại cho các hƣớng dẫn viên trong làng cũng nhƣ ngƣời dân địa phƣơng. Các hƣớng dẫn viên của làng sẽ hƣớng dẫn các du khách khi họ tới làng và 244
  45. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) cùng đi du lịch cũng nhƣ các tham gia các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng. Các đƣờng mòn đƣợc lựa chọn sao cho có thể thể hiện đƣợc hết các khu, thảm thực vật đặc trƣng của từng loài, cần có các bảng chỉ dẫn, pano giới thiệu về những nơi ấy để du khách có thể đọc đƣợc các thông tin. Ngoài ra các đƣờng mòn đều phải đi qua các suối, sông nhỏ do đó các công trình xây dựng phải đƣợc thiết kế tinh vi và vững chắc. Các chòi quan sát chim thú đƣợc xây dựng, thiết kế phục vụ cho nhu cầu quan sát chim thú của du khách có nhu cầu. Các hƣớng dẫn viên phải đƣợc đào tạo để hiểu biết về các loài động thực vật cũng nhƣ các đặc điểm sinh sống của chúng để có thể giới thiệu cho du khách hiểu rõ. Việc diễn giải không chỉ làm tăng thêm sự thích thú cho du khách mà còn giá trị giáo dục về môi trƣờng đối với khách du lịch. Một số đối tƣợng có nhu cầu thích tự mình khám phá và thích mạo hiểm có thể tham gia vào hình thức tự tham quan. Khi đó, cần giới thiệu cho du khách trang bị các bản đồ hƣớng dẫn và sách mô tả các loài động thực vật có trong khu du lịch nhằm tạo cho du khách một chuyến đi an toàn và bổ ích. Tuy nhiên cần phải bố trí đội ngũ tƣ vấn phổ biến cho du khách biết một số kinh nghiệm tồn tại trong môi trƣờng hoang dã và cảnh báo những khả năng nguy hiểm có thể xảy ra. Có thể xây dựng tuyến thông qua khu vực bầu Sấu của nam Cát Tiên. Tiếp tục băng rừng, qua các thung sâu, sẽ đến Bầu Sấu. Đây là nơi chứa nƣớc rộng nhất của rừng Nam Cát Tiên nằm gần nhƣ vào trung tâm của khu bảo vệ thiên nhiên. Vào mùa khô, nƣớc rút đi nhiều, con đƣờng đi vào Bầu Sấu tuy xa, nhƣng đi lại dễ dàng, hai bên đƣờng mòn trải dài cỏ vẩy ốc cứng, xen lẫn với các đám mai nƣớc xanh mƣớt. 13.6.4. Mô hình du lịch sinh thái thác Triệu Hải: Thác Triệu Hải hấp dẫn du khách bốn phƣơng bởi nét hoang sơ với việc cắm trại dã ngoại, tắm và chơi các trò chơi mạo hiểm dƣới thác nƣớc, tham quan vƣờn cây ăn trái. Đến với thác Triệu Hải, du khách còn đƣợc thƣởng ngoạn các loài hoa đặc sắc dọc đƣờng dẫn vào thác cũng nhƣ trong khu vực thác. Đây sẽ là một lợi thế so với những con thác trong khu vực. Qua đây du khách không chỉ thƣởng thức vẻ đẹp của hoa mà biết thêm tính đa dạng sinh học của rừng Đạ tẻh. Ta có thể hình thành một vƣờn hoa vừa để giới thiệu, vừa bán cho những du khách có nhu cầu. Nghiên cứu các giống cây trồng thích hợp để trồng các vƣờn cây ăn trái nhƣ sầu riêng, chôm chôm, mít, để du khách có thể thƣởng thức hƣơng vị trái cây đặc trƣng của khu vực. Khi đó sẽ tạo đƣợc 245
  46. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) công ăn việc làm cho dân cƣ địa phƣơng, vừa tạo ấn tƣợng cho du khách đến thăm quan 13.7. Định hƣớng quy hoạch du lịch sinh thái bền vững cho khu vực Hồ Đạ Hàm – Đạ Tẻh 13.7.1. Đối với hồ Đạ Tẻh: Quy hoạch định hƣớng phân chia làm 3 khu vực: a. Khu vực phía Tây (bờ đập) và đập tràn (Mô hình 1): Quy hoạch các khu vực có sự can thiệp của con ngƣời khá sâu vào môi trƣờng tự nhiên qua hoạt động đầu tƣ các công trình; là khu vực năng động có thể tiếp nhận lƣợng khách ít chọn lọc: Khu nghỉ dƣỡng, khu khách sạn – hội thảo – hội nghị, khu du lịch canh nông (hoặc làng biệt thự), khu vui chơi giải trí – tham quan – văn hóa và thể thao. b. Khu vực phía Đông (Mô hình 2 và các khu ốc đảo): Quy hoạch các phân khu phục vụ cho du lịch sinh thái, kết hợp với nghỉ dƣỡng; là khu vực hạn chế các hoạt động làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên, tiếp nhận lƣợng khách chọn lọc. c. Khu vực phía Đông Bắc (Thƣợng nguồn hồ Đạ Tẻh): Quy hoạch khu vực sinh thái, tăng cƣờng bảo vệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các loài động – thực vật phát triển, không can thiệp vào môi trƣờng tự nhiên, tiếp nhận lƣợng khách rất chọn lọc. 13.7.2. Đối với hồ Đạ Hàm: Quy hoạch phân chia làm 2 khu vực: a. Khu vực bờ đập và thôn 4B, 5A (Khu A): Quy hoạch các khu vực đầu tƣ các công trình nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, tìm hiểu văn hoá nông thôn: cuộc sống nông thôn, công việc cày cấy, văn minh lúa nƣớc, lễ hội của ngƣời Nùng b. Khu vực vòng quanh bờ hồ đi từ khu vực bờ đập: Với những con đƣờng mòn đi dạo trong rừng và những nhà nghỉ sinh thái du khách có thể thƣởng thức cảnh quan thiên nhiên hoang dã. Lợi thế từ những con đƣờng mòn xuyên rừng là có thể từ đó nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho khách và tạo việc làm cho ngƣời dân bản địa. Hơn nữa, việc tiếp xúc và nhìn nhận các loài cây có trên đƣờng đi với những lời giới thiệu về đặc tính cùng các công dụng của chúng 246
  47. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) sẽ tạo hứng thú rất lớn cho du khách. Trên tuyến đƣờng mòn cũng khai thác đƣợc hết các ngọn thác ẩn trong rừng và kết hợp với việc chèo thuyền qua những khúc eo của hồ tạo cho du khách cảm giác khám phá và mạo hiểm thú vị. Kết thúc của con đƣờng mòn là những thôn làng cùng với cảnh quan rất đầm ấm quen thuộc, du khách sẽ cùng hoà mình vào cuộc sống nông thôn nơi đây. Dựa vào điều kiện giao thông, các cảnh quan sẵn có và các loại hình du lịch, nhu cầu vui chơi giải trí của du khách, nhằm kéo dài thời gian lƣu trú của du khách đồng thời tạo mối liên minh giữa huyện Đạ Tẻh và các huyện xung quanh, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, có thể xây dựng các tuyến du lịch sau: Tuyến du lịch thác Triệu Hải – hồ Đạ Tẻh Từ thành phố Hồ Chí Minh đến ngã ba Madagoui, du khách sẽ đến xã Triệu Hải. Đi bộ khoảng 2km chúng ta sẽ đến thác nƣớc Triệu Hải, hoang sơ và hùng vĩ. Sau khi thƣởng thức các hoạt động vui chơi giải trí tại đây, du khách sẽ đƣợc hƣớng dẫn đến khu vực hồ Đạ Tẻh, nghỉ ngơi tham quan và thƣởng thức các loại hình du lịch ở đây. Tuyến này thích hợp cho mọi đối tƣợng khách du lịch. Sản phẩm du lịch chính trong tour này là du lịch dã ngoại tại thác Triệu Hải, nghỉ dƣỡng tại và thƣởng thức ẩm thực tại hồ Đạ Tẻh. Tuyến Madagoui – hồ Đạ Tẻh – đỉnh đăng Lu Gu Tuyến du lịch này thích hợp cho mọi đối tƣợng, nó thỏa mãn mọi sở thích của khách du lịch, từ không gian yên tĩnh, thơ mộng với loại hình chèo thuyền du ngoạn đến khung cảnh hùng vĩ với cảm giác phiêu lƣu, mạo hiểm trong loại hình leo núi, vƣợc thác. Tham gia vào tuyến du lịch này, du khách sẽ đƣợc tận hƣởng những giây phút thoải mái, hấp dẫn và hồi hộp. Tham gia vào tuyến này du khách sẽ tận hƣởng đƣợc tất cả những loại hình du lịch đặc trƣng của khu vực cao nguyên. Tour này chủ yếu thiên về hƣớng du lịch mạo hiểm tại hồ Đạ Tẻh, nghỉ dƣỡng cao cấp (tại Madagoui) Tuyến thác Triệu Hải – hồ Đạ Tẻh – Nam Cát Tiên Tuyến này rất thích hợp cho các đối tƣợng yêu thích thiên nhiên, say mê nghiên cứu về sự đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới ẩm, hơn nữa tuyến này có lợi thế là không phải di chuyển nhiều do vị trí liền kề nhau. Tour này chủ yếu áp dụng cho sinh viên học sinh tham quan nghiên cứu tại Nam Cát Tiên, cắm trại tại Triệu Hải, du lịch mạo hiểm (tại hồ Đạ Tẻh) Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - hồ Đạ Tẻh – Đà Lạt Đây là tuyến du lịch dành cho những du khách thích loại hình du lịch nghỉ dƣỡng 247
  48. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) ngắn ngày hoặc dài ngày. Hiện nay, loại hình du lịch này rất đƣợc ngƣời dân ở các thành phố lớn ƣa chuộng. Nếu muốn không gian yên tĩnh, thơ mộng để nghỉ ngơi, thƣ giãn, thoát khỏi không khí ồn ào, oi bức của phố phƣờng chật chội, du khách có thể tìm đến mô hình du lịch loại này. Ngƣợc lại, nếu du khách là dân Đà Lạt, hoặc là ngƣời bản xứ muốn nhìn sự tráng lệ và sầm uất của đô thị loại 1 có thể tham gia vào tuyến du lịch này. Ngoài ra còn hai tour sẽ đƣợc đƣa vào khai thác khi tuyến giao thông Đạ Tẻh – Bình Phƣớc và Đạ Tẻh – Đam Bri xây dựng hoàn chỉnh, đó là: o Tuyến Cát Tiên – Madagoui – Đạ Tẻh – Bình Phƣớc: o Tuyến Cát – Tiên – Madagoui – Đạ Tẻh – Đam Bri (Bảo Lộc) 248
  49. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) 249
  50. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Từ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực hồ Đạ Tẻh, hồ Đạ Hàm. Anh (chị) hãy phân tích và đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái nơi đây? 2. Anh (chị) hãy nêu ƣu, nhƣợc điểm của mô hình du lịch sinh thái hồ Đạ hàm? 3. Anh (chị) hãy nêu ƣu, nhƣợc điểm của mô hình du lịch sinh thái hồ Đạ tẻh? 4. Anh (chị) hãy nêu ƣu, nhƣợc điểm của mô hình du lịch sinh thái rừng tại Lâm trƣờng Đạtẻh? 5. Anh (chị) hãy nêu ƣu, nhƣợc điểm của mô hình du lịch sinh thái trác Triệu Hải? 6. Nêu các giá trị về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn đa dạng sinh học, các yếu tố văn hoá - lịch sử và các làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch sinh tháicủa khu vực nghiên cứu ? 7. Các biện pháp bảo vệ môi trƣờng của khu quy hoạch du lịch? 8. Các nguyên tắc trong công tác quản lý du khách? 9. Ý nghĩa của công tác phân tích và đánh giá sức chứa trong công tác quản lý khu du lịch sinh thái? 10. Đề xuất của anh (chị) nhằm nâng cao sức chịu tải của khu du lịch? 250
  51. Du lịch Sinh thái GS TSKH Lê Huy Bá (Chủ biên) CHƢƠNG 14 KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG KHU DU LỊCH SINH THÁI VƢỜN CHIM LẬP ĐIỀN – XÃ LONG ĐIỀN TÂY – HUYỆN ĐÔNG HẢI – TỈNH BẠC LIÊU 14.1. TỔNG QUAN 14.1.1. Mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu: a. Mục tiêu: Đề tài đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu bảo tồn sự đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái trong mối quan hệ với phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu quy hoạch, phát triển du lịch sinh thái của xã Long Điền Tây (Đông Hải - Bạc Liêu), đƣa xã Long Điền Tây vào bản đồ du lịch - một cách quảng bá hình ảnh mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm, đầu tƣ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. b. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp luận: Xác định sự đa dạng sinh học của vùng, nghiên cứu cảnh quan và đa dạng cảnh quan sinh thái góp phần phục vụ cho du lịch sinh thái. Từ đó xác định đƣợc tiềm năng, khả năng phát triển du lịch sinh thái của vƣờn chim Lập điền. Sau đó, cần xác định những tiềm năng khác nhƣ con ngƣời, quy hoạch phát triển của xã, huyện, tỉnh; cơ sở vật chất hạ tầng du lịch hiện tại và theo quy hoạch phát triển của địa phƣơng. Cuối cùng cần đánh giá tác động có thể có của du lịch sinh thái lên môi trƣờng sinh thái, xã hội, nhân văn, mức độ phát triển, tính kinh tế của phát triển du lịch sinh thái, khả năng phát triển của loại hình du lịch này đến năm 2010. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: . Phƣơng pháp phân tích hệ thống. . Phƣơng pháp khảo sát: gồm có thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn (số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội liên quan đến vƣờn chim Lập Điền; điều tra, khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của vƣờn chim và xác định các lòai quý hiếm, sinh cảnh đặc biệt thu hút các loài chim đến sinh sống, khảo sát thực vật, khảo sát các loài động vật khác Đồng thời phỏng vấn và điều tra theo phiếu mẫu đối với các nhà quản lý, các chuyên gia, khách du lịch và cộng đồng địa phƣơng. . Phƣơng pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm excel để nhập, xử lý từ đó đánh giá số liệu thu thập đƣợc. . Phƣơng pháp bản đồ GIS . Phƣơng pháp kinh tế sinh thái 251