Tính chất hiện thực của hội họa

doc 7 trang ngocly 4910
Bạn đang xem tài liệu "Tính chất hiện thực của hội họa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctinh_chat_hien_thuc_cua_hoi_hoa.doc

Nội dung text: Tính chất hiện thực của hội họa

  1. Tính chất hiện thực của hội họa. Ở các nước trên thế giới phong trào hội họa cũng phát triển mạnh mẽ từ rất sớm, có rất nhiều các tác giả với những tác phẩm hội họa kiết xuất, những tác phẩm hội họa xuất hiện nhiều ở hình thức những bức tranh sinh hoạt , loại hình này khá phát triển ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Ấn Độ ví dụ thể loại tranh sinh hoạt của nông dân phải kể tới pêtebruegel ở Hà Lan với những bức tranh như “cảnh nhảy múa bên giá treo cổ” hay “đám cưới nông dân Rồi sang thế kỷ XIX có họa sĩ Milê ở pháp nổi tiếng về tranh sinh hoạt nông thôn, ở Hà Lan có G.tec- bóocsơ hay họa sĩ Reephin ở Nga với tác phẩm “tiếng về tranh sinh hoạt nông thôn”, ở Hà Lan có G.tec bóocsơ hay họa sĩ Reephin ở Nga với tác phẩm “ những người kéo thuyền trên sông Vonga” Với những chi tiết cụ thể thiết thực, bức tranh Những người kéo thuyền trên sông Vonga” đã thể hiện được thục tại cuộc sống của con người đương thời. Họ sống kiếp trâu bò lầm than. Bức tranh đã ghi lại một hiện thực của nước nga bây giờ. Một số tên tuổi nữa ta không thể không nhắc tới như thiên tài Picatxô với bức tranh Ghecsnica, Đơlacroa ở pháp, xuricốp ở Nga, Gutstudô ở Ý đặc biệt là Rivêra ở Mêhicô Ở Việt Nam nghệ thuật hội họa cũng phát triển từ rất sớm và ngay từ khi ra đời hội họa đã phản ánh tính chân thực của cuộc sống. Trong hội họa các họa sĩ dùng chủ yếu các chất liệu như sơn dầu, sơn mài và cùng với việc chọn đối tượng là bối cảnh xã hội, những con người với hình ảnh, nhiệm vụ của hiện thực cuộc sống nên hầu hết các bức hội họa cung cấp cho công chúng những gì chân thực nhất, sống động, quen thuộc nhất về cuộc sống về giai đoạn và xã hội nơi con người sinh sống.
  2. Hiện thực đất nước là đề tài vô tận cho các họa sĩ xuất phát từ nhiệm vụ tuyên truyền, ca ngợi của 2 cuộc kháng chiến oai hùng của dân tộc những họa sĩ thật sự rở thành những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng của dân tộc “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” Hồ Chí Minh. Việc sử dụng thực tế của cuộc chiến tranh làm đề tài và phương tiện biểu đạt nên hội họa thời kì 1945 ít cách điệu, trừu tượng hóa hay bóp méo sự vật. Khó có thể thấy ở đâu những thân thể khỏe mạnh của những con người lao động, hình ảnh những anh bộ đội cụ hồ những cô giao liên, du kích được thể hiện thật như trong hội họa thời điểm này. Bức ghi lại ký ức trong thời chiến, mô tả cảnh sinh hoạt, học tập, chiến đấu của quân và dân Việt Nam, thể hiện tình đoàn kết, ủng hộ của bạn bè trên thế giới với sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. Đó là các tác phẩm thấm đượm tinh thần yêu nước của các họa sĩ: Nguyễn Văn Tỵ, Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Thụ, Cao Trọng Thiềm, Vũ Huyên, Lê Thiệp trong kháng chiến chống Pháp và các họa sĩ Huỳnh Phương Đông, Thái Hà, Lê Hồng Hải, Cổ Tấn Long Châu, Nguyễn Thanh Châu, Hoàng Minh Hải, Huỳnh Quốc Trọng trong kháng chiến chống Mỹ. Trong hội họa hiện thực được họa sĩ thể hiện như bản chất của nó, tính hiện thực của hội họa thể hiện qua từng chủ đề, đề tài trong tranh. Trong không khí của hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc các họa sĩ đã dành cả tâm huyết để chiến đấu bằng vũ khí nghệ thuật của mình, nghệ thuật hội họa lúc này tập trung tới đề tài miêu tả quần chúng vùng lên cướp nước và giữ chính quyền, tố cáo tội ác
  3. của thực dân pháp và phát xít nhật ca ngợi lãnh tụ và nhũng anh hùng của dân tộc , những bức tranh về Bác Hồ của Nguyễn Đỗ Cung, “tự vệ chiến đấu” của Văn Bình, “Đói” của Trần Đình Thọ Một chủ đề dễ nhận thấy là tình hình chiến tranh trong những năm của cuộc kháng chiến chống Pháp được diễn tả rất thật qua những bức tranh, mô tả đầy đủ những sự kiện quan trọng của lịch sử rất thực như “Xô viết nghệ tĩnh năm 1930”,“Nam Kỳ khởi nghĩa và đánh chiếm Hoóc Môn” của Lê Vinh “Chống thuế” của Nguyễn Tư Nghiêm, “Kéo pháo vào Điện Biên Phủ” Nam kỳ năm 1940 của Huỳnh Văn Gấm. Bằng chất liệu sơn mài, hình ảnh từng đoàn người như khối đá núi tạc ấy có già, trẻ, gái trai, trí thức, nông dân thể hiện khí phách và hào khí của những người khởi nghĩa. Họ là những người Việt Nam yêu nước đã làm nên một “Nam kỳ khởi nghĩa năm 1940”, dù chưa thành công nhưng đã thành danh. Bức tranh có giá trị cổ động rất lớn cho phong trào đấu tranh của dân tộc. Đề tài thứ ba cũng được miêu tả rất thật, rất phong phú trong tranh đó là những bức tranh miêu tả trực tiếp những nơi chiến đấu,những bức tranh sinh động với hơi thở của cuộc sống như “Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Trung-Nam-Bắc”, “Du kích Bến Tre” của họa sĩ Diệp Minh Châu, “Hành quân qua đèo” của Nguyễn Như Huân, “Cảnh giặc tàn phá ở Sa Huỳnh” của Song Văn những tác phẩm này đã cổ vũ tinh thần quân ta trong kháng chiến Cuối giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Pháp cuộc cách mạng cải cách ruộng đất lớn diễn ra ở Nông thôn, cả nước phối hợp với chiến dịch điện biên phủ. Từ thực tế sôi động trong giai đoạn này các
  4. họa sĩ cũng cho ra nhiều tác phẩm có ý nghĩa hiện thực lớn như “Đóng thuế nông nghiệp” của Tạ Thúc Bình, “Vệ quốc quân canh đêm” của Nguyễn Tư Nghiêm, “Đốt đuốc đi học”, “Chị cột cán” của Tô Ngọc Vân Năm 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ hình ảnh những người phụ nữ đã đứng lên rong khói lửa được thể hiện nhiều, phần lớn các họa sĩ theo tiếng gọi cứu nước đã lăn vào cuộc chiến tranh vừa cầm súng vùa cầm bút vẽ tranh lúc này dùng để dân vận và địch vận một số tác phẩm trong giai đoạn này đó là “Gặt lúa” của Mai Văn Hiến “Người du kích già” của phạm Văn Đôn “Bắc Giang Bắc Ninh tiêu thổ kháng chiến” của Tạ Thúc Bình Kí họa đã trở thành một hình thức phù hợp trong giai đoạn này rất nhiều bức ký họa mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc như “Đốt đuốc đi học” của Tô Ngọc Vân, “Vệ quốc quân canh đêm” của Nguyễn Tư Nghiêm, “Đóng thuế nông nghiệp” của Tạ Thúc Bình. Những bức tranh sơn dầu có giá trị cao như “Cổng thành huế” (1941), “Du kích tập bắn” (1947)của Nguyễn Đỗ Cung , tranh lụa “Bữa cơm ngày mùa thắng lợi” (1960) của Nguyễn phan Chánh Bữa cơm ngày mùa với chất liệu lụa mềm mại cộng với sự tỉ mỉ, bức tranh đơn giản chỉ xoay quanh một gia đình đơn sơ, mộc mạc nhưng thể hiện được niềm vui của gia đình ngày mùa. Các cảnh kháng chiến ở các mặt trận cũng được mô tả rõ ràng với những hi sinh mất mát, những chiến công của những chiến sĩ trên mọi mặt trận hết lòng vì cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Bước sang cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và kháng chiến chống mỹ ở Miền Nam (1954-1975) hội họa đã có những bước phát triển mới nhưng tính hiện thực của những tác phẩm hội họa thì không thay đổi, giai đoạn này cũng có rất nhiều tác phẩm sơn mài nổi tiếng về chủ đề con người, cuộc sống trong chiến tranh như “Nhớ một chiều Tây Bắc” của Phan Kế Anh, “Tổ đổi công miền núi” của Hoàng Tích Chù, “Bình minh trên nông trang” của Nguyễn Đức Nùng, “Tát nước đồng chiêm” của Trần Văn Cẩn, “Cắm
  5. thẻ nhận ruộng”, “Đấu tranh chống thuế” của Nguyễn Tư Nghiêm, “Hành quân trong rừng” của Nguyễn Khang. Năm 1964 hội họa vẫn phản ánh chân thực cuộc sống các sáng tác thêm nhiều, thêm phần tô đậm hiện thưc của đất nước một số tác phẩm là tranh cổ động xuất Kết nạp đảng ở điện biên phủ” Nguyễn Sáng hiện nhiều những bức tranh cổ động nói lên tinh thần đấu tranh bất diệt của chúng ta hay thể hiện những kế hoạch của Mỹ Pháp với nhân dân ta, nhiều tác phẩm gây xúc động lòng người đã đi vào lịch sử như “Thừa thắng xông lên” của Huỳnh Văn Gấm, “Giữ lấy quê hương”, “Giữ lấy tuổi trẻ” của Đường Ngọc Cảnh, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Phan Thông Vẫn là hình ảnh người chiến sĩ họa sĩ Nguyễn Sáng xây dựng hình tượng anh bộ đội trong tranh “Giặc đốt làng tôi” “Kết nạp đảng ở điện biên phủ” Nguyễn Sáng đã dựng lên hình ảnh đơn giản về nét và màu và cả bố cục nhường chỗ cho những chiến sĩ xuất hiện trong tranh đây là những bức tranh thể hiện tình quân dân sâu đậm. Hình ảnh người nông dân với những nét chất phát mạnh mẽ, chắc khỏe cũng được đưa vào tranh cũng thật xôn xao họ không chỉ mặc áo lính làm anh bộ đội cụ hồ tham gia dân công giải quyết hậu cần mà còn là những chiến sĩ chiến đấu ngay trên quê hương mình các tác phảm cho mảng chủ đề này như “Con nghé” của Nguyễn Tư Nghiêm, “Tát nước đồng chiêm” của Trần Văn Cẩn, “Tổ đổi công miền núi” của Hoàng Tích Chù Tổ Đổi Công Miền Núi là tác phẩm điển hình nhất của Hoàng Tích Chù. Đó là cảnh tượng một thung lũng xanh tươi với mấy cô gái miền núi đang cấy lúa. Những khóm tre rực rỡ in bóng trên đồng ruộng loáng nước. Mấy người phụ nữ mặc váy xanh lam đang cấy lúa. Một ngọn đồi vàng cỏ tranh, tiếp giáp với dãy núi
  6. thấp xanh sậm hùng vĩ, rồi xóm nhà lúp xúp của cư dân quần tụ dưới chân núi. Tất cả đã rất mực hòa hợp, để tạo nên một bầu khí êm đềm, đầy thi vị của một cảnh sống hiện thực của vùng cao đất Bắc. Xã hội mới gắn dần với công nghiệp và hình ảnh người công nhân chiếm phần lớn trong mảng tranh này , những con người của xx hội mới xuất hiện một cách đính đạc qua những tác phẩm nổi tiếng như “Mỏ Đèo Lai” của Nguyễn Tiến Chung, “ Đổi ca” của Sĩ Ngọc hay “Mời chị em ra họp để thi thợ giỏi”, “Công nhân cơ khí” của Nguyễn Đỗ Cung Hình ảnh vị lãnh tụ cũng là đề tài cho nhiều sáng tác của họa sĩ tất cả là những hình ảnh cao thượng, dung dị, thân thượng hình ảnh con người vì nước vì dân, hi sinh cả đời mình cho dân tộc cho lý tưởng cộng sản. Những nhân vật lich sử như Nguyễn Trãi, Chu Văn An cũng được thể hiện trong tranh của Phạm Công Thành bằng màu nước trên lụa Sau ngày đất nước thống nhất hội họa cũng có những bước thay đổi rõ rệt ở đề tài hội họa lúc này không phải nền nghệ thuật gắn liền với chiến tranh nữa mà bước sang phản ánh cuộc sống hòa bình xây dựng những tác phẩm thể hiện đề tài này như “Mùa Xuân” của Nguyễn Hải “Tôi là ai- tôi từ đâu tới-tôi về đâu”cuả Dương Thùy Dương Đây là bức tranh nằm trong triển lãm”nông thôn, thành thị và những giấc mơ” chỉ cái tên thôi cũng đã nói lên nỗi đau đáu về
  7. thân phận con người giữa chồn đô thị phồn hoa đầy khói bụi và ồn ào. Bức tranh được làm mờ nhòe đi lầm nổi bật lên hình ảnh một người đàn ông bế con “ngơ ngác” với 4 phương 8 hướng, đang tìm cho mình một lối đi trong cuộc sống xô bồ nghiệt ngã, ánh sáng hắt vào ngừơi đàn ông tạo nên một sự đối lập trong cảm xúc như những mâu thuẫn giằng xé của nội tại. Đất nươc đang bước vào thời kì mới, với những trở mình mạnh mẽ nhưng trong lòng nó vẫn đang chứa đựng những vấn đề nhức nhối của quá trình đô thị hóa, của con người. Cuộc sống vẫn cứ thế trôi đi, dòng người vẫn tấp nập, bon chen, vùn vụt lao đi trong cuộc chiến với mưu sinh có bao giờ ta cảm thấy cô đơn và bất lực trong biển cả mênh mông cuộc đời! Trong suốt quá trình thành lập và phát triển của hội họa ta có thể thấy hội họa là nghệ thuật của ngôn ngữ của hiện thực, trong mọi phản ánh của mình tính hiện thực luôn được các họa sĩ chú ý. Có thể nói rằng nghệ thuật không từ chối những mang tính hiện thực đó là những gì thuộc về cuộc sống con người và liên quan tới con người.