Tìm hiểu về Tranh Hàng Trống

pdf 8 trang ngocly 3810
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu về Tranh Hàng Trống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftim_hieu_ve_tranh_hang_trong.pdf

Nội dung text: Tìm hiểu về Tranh Hàng Trống

  1. Tranh Hàng Trống Bịt mắt bắt dê Xưa kia dòng tranh này sản xuất và bày bán tại các phố Hàng Trống, Hàng Nón, Hàng Hòm và Hàng Quạt thuộc tổng Tiêu Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương (nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhưng chủ yếu là ở Hàng Trống (xưa là thôn Tự Tháp). Phường phố này đã từng có tiếng về các ngành nghề thủ công như tranh dân gian, trống tế trống hội, hòm tráp sơn ta, hàng thêu, quạt, nón, cờ phướn, võng lọng v.v sầm uất quanh năm. Gọi là tranh Hàng Trống bởi "lò" tranh quy tụ ở phố Hàng Trống, Hà Nội. Từ đây "bắt lửa" sang Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt. Thế nhưng, dường như thời sầm uất nhất đã xa. Nay nơi đây chỉ còn sót lại duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên ở phố Cửa Đông, Hà Nội.
  2. Cùng với các hộ dân cư bản địa lâu đời, cũng có nhiều thợ vẽ và thợ khắc tài hoa từ nơi khác đến đây làm thuê cho các chủ xưởng in tranh. Do buôn bán cạnh tranh, thường in kèm tên hiệu như Thanh An, Vĩnh Lợi, Phúc Bình Khác với tranh Đông Hồ, kỹ thuật tranh Hàng Trống kết hợp đường nét in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô màu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quét phẩm nước, luôn luôn tạo được những chuyển sắc đậm nhạt tinh tế. Nhờ vậy, màu sắc rất uyển chuyển, đáp ứng đòi hỏi của khách mua tranh nơi kẻ chợ. Tranh Hàng Trống in trên giấy dó hay giấy báo khổ rộng. Những bộ tứ bình khổ to thường được bồi trên giấy dầy, hai đầu trên dưới lồng xuốt trúc để tiện treo. Cùng với các đề tài phản ánh sinh hoạt thường ngày hay minh họa cổ tích, tranh Hàng Trống nổi trội về thể loại tranh thờ, ảnh hưởng Phật giáo và Đạo giáo, với hình tượng tương đối giản dị mà thể hiện công phu, không bao giờ thiếu sắc thái uy vệ về ý nghĩa. Việc xuất hiện những tranh Hàng Trống như "Gà đàn", "Tướng Trấn môn" ("Canh cửa") tại kinh đô, từ nội phủ cung đình đến nhà thường dân, từng được
  3. Hoàng Sĩ Khải, một nhà thơ làm quan thời Mạc (cuối tk.16) nhắc tới. Như vậy, tranh Hàng Trống có lẽ ra đời cùng thời với tranh Đông Hồ, vốn được dòng họ Nguyễn Đăng sản xuất truyền tới hai mươi đời, tức khoảng năm trăm năm. Trong số bản khắc tranh Hàng Trống còn giữ lại được, có mấy tấm đặc biệt giá trị, lưu tại Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội dưới ký hiệu I.5484 a.b.c. Những tấm gỗ thị dầy dặn này được khắc cả hai mặt, theo đề tài rút từ kinh nhà Phật hay cổ tích Việt Nam, Trung Hoa, kèm cả tuổi tranh "Quý Mùi lục nguyệt khởi Minh Mệnh tứ niên", tức là 1823 dương lịch. Những tấm ván này được khắc cách đây đã ngót hai trăm năm, nên ta có cơ sở tin rằng dòng trang Hàng Trống xuất hiện còn sớm hơn thế khá nhiều. Tìm lại bóng dáng tranh xưa Muốn tìm lại tranh Hàng Trống phải đến chốn linh thiêng: đền, miếu, điện thờ, hoặc lục tìm trong các bộ sưu tập của tư nhân và các viện bảo tàng Việt Nam
  4. cũng như ở nhiều nước. Bức tranh Ngũ hổ được coi là lớn và hầu như còn giữ được vẻ đẹp thuần khiết của phong cách tranh Hàng Trống, hiện còn ở Chùa làng Kim Liên. Nghệ nhân Lê Đình Nghiên cho biết, tranh Hàng Trống chỉ in nét đen khuôn hình bằng ván khắc, các khâu còn lại đều vờn vẽ bằng tay. Trước hết, nghệ nhân đặt ngửa ván khắc, dùng bàn chải quét đều mực tàu lên mặt ván. Đặt tờ giấy lên mặt ván, dùng xơ m-ớp xoa đều mặt sau tờ giấy. Bóc giấy ra thì được tờ tranh ch-a tô màu. Khi mực in nét khô, dùng bút lông vẽ lần l-ợt các mảng màu phẳng lên tranh theo bản mẫu. Theo nét vẽ đen viền, ng-ời ta vờn thêm một n-ớc màu nhạt, làm nhoà bớt nét, gọi là cản, khiến khối hình trở lên lưu loát, mặt tranh êm dịu như tranh thuỷ mặc. Trong tranh Hàng Trống, chỉ có khâu in nét hình là làm hàng loạt. Còn khâu tô vẽ màu thì làm từng tranh, có khi sáng tạo thêm so với mẫu, tuỳ theo cây bút và khả năng của người vờn tranh. Một số nghệ nhân còn vẽ thẳng khuôn hình và màu sắc. In nét cong, họ dùng bút lông chấm màu để tô lên từng mảng đậm nhạt. Nhiều người không dùng đến bản khắc gỗ. Theo thói quen nhà nghề, cầm bút vẽ trực tiếp đường nét lên giấy, rồi tự tô màu cho tới khi bức tranh hoàn chỉnh. Thậm chí, thợ tranh dòng Hàng Trống đôi khi còn vẽ các bức độc bản theo yêu cầu của khách hàng giàu có. Nét riêng của tranh Hàng Trống chính là uyển chuyển
  5. hơn, màu sắc dịu hơn. Khách mua tranh Hàng Trống cũng khác. Họ là thị dân, các phường, đền, đình. Khơi lại một dòng tranh Ông Nghiên tuổi Dần, đời thứ ba của một gia đình vốn có truyền thống làm tranh ở làng Bình Vọng, Thường Tín (Hà Tây), nhưng lập nghiệp ở Hàng Trống. Cụ Lê Xuân Quế, ông nội nghệ nhân khi xưa đã làm nghề tranh. Ông bố cũng tiếp nối nghề. Đến đời ông Nghiên, nhà có bảy anh chị em, độc mình ông theo được nghề. "Nhà nước cũng nhìn xa trông rộng. Năm 1972, Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam mời tôi tới chỉ độc một yêu cầu: :"phục chế bức tranh Hàng Trống lưu trữ tại bảo tàng". Một mình ông Nghiên làm sao khơi lại cả một dòng tranh? "Tranh Hàng Trống khổ quá lớn nuốt nhiều chỗ mà lại rẻ nên ít người buôn tranh, nói gì tới người sưu tầm. Còn nữa, làm ra tranh bây giờ đâu còn có chợ tranh mà bán như trước. Gửi bán khó nên ai đặt thì làm" ông Nghiên nói. "Nghề nay có tháng đói dài, có tháng làm không hết việc. Làm thế nào để tranh Hàng Trống không chỉ có vị trí trong bảo tàng, không chỉ được giới nghiên cứu mỹ thuật và nghệ sỹ đánh giá cao, mà người bình dân cũng được thưởng thức, tham gia gìn giữ cho con cháu ? Không thể đợi thẩm mỹ của công chúng lên theo mức sống Nhiều người nói nên mở lớp truyền nghề duy trì mạch nguồn cho tranh Hàng Trống ở ngay trong Bảo tàng Mỹ thuật. Trời xanh,
  6. giấy trắng, mực đen vẫn đổ bóng. Và Lê Đình Nghiên vẫn đang tô tranh Lý Ngư Vọng Nguyệt Bà chúa thượng ngàn + Phật Bà quan âm Nàng Ba + Kiều gặp Kim Trọng
  7. Lý ngư vọng nguyệt Ðạo Phật, đạo Lão và đạo Thánh Mẫu
  8. Tố nữ + Chợ quê Rồng rắn