Tiểu thuyết Việt Nam thời kì 1965 – 1975 nhìn từ góc độ thể loại (phần 2) - Nguyễn Đức Hạnh

pdf 97 trang ngocly 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu thuyết Việt Nam thời kì 1965 – 1975 nhìn từ góc độ thể loại (phần 2) - Nguyễn Đức Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_thuyet_viet_nam_thoi_ki_1965_1975_nhin_tu_goc_do_the_lo.pdf

Nội dung text: Tiểu thuyết Việt Nam thời kì 1965 – 1975 nhìn từ góc độ thể loại (phần 2) - Nguyễn Đức Hạnh

  1. Chương hai LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG CẤU TRÚC THỂ LOẠI CỦA TIỂU THUYẾT SỬ THI VIỆT NAM 1965 – 1975 1. Nhân vật văn học và nhân vật tiểu thuyết Các Từ điển văn học và thuật ngữ văn học đã đưa ra những định nghĩa và kiến giải về nhân vật văn học, đã trình bày những đặc điểm mang tính khu biệt về nhân vật tiểu thuyết trong quá trình so sánh nó với nhân vật trữ tình, nhân vật kịch. Bên cạnh các định nghĩa và khái niệm, nhân vật tiểu thuyết được khu biệt với nhận vật trữ tình và nhân vật kịch ở bốn đặc điểm: nhân vật tiểu thuyết gắn bó với cái nhìn đời tư, nhân vật tiểu thuyết mang chất văn xuôi đời thường ngổn ngang bề bộn, nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải đang biến đổi trong hoàn cảnh và đang trưởng thành do cuộc đời dạy bảo, nhân vật tiểu thuyết được miêu tả cặn kẽ tỉ mỉ về tiểu sử, diễn biến tình cảm Chúng tôi thấy cần phải bổ sung một ý kiến nhỏ về nhân vật tiểu thuyết. Nếu nói về góc nhìn đời tư không chỉ có nhân vật tiểu thuyết mà còn có nhân vật tịch, nhân vật trữ tình cũng được miêu tả bằng cái nhìn thân thuộc gần gũi này. Và cũng không chỉ có nhân vật tiểu thuyết là Con người nếm trải. Những Ôtenlô, Hăm lét của Sếcxpia chẳng vậy sao? Còn đặc điểm: nhân vật tiểu thuyết được miêu tả đặc biệt tỉ mỉ về tiểu sử, mối quan hệ giữa người với người, giữa người với hoàn cảnh, với các sự vật, hiện tượng trong đời sống thì ta thấy ở phương diện này, nhân vật tiểu thuyết và nhân vật của kí văn học nào có khác gì nhau? Riêng phương diện được miêu tả cặn kẽ là tâm trạng, suy tư về thế giới, về đời người thì nhân vật tiểu thuyết lại chẳng sánh được với nhân vật trữ tình? Đặc biệt cả nhân vật kịch, nhân vật trong kí văn học đều mang chất văn xuôi đời thường thì đâu chỉ có nhân vật tiểu thuyết mới hấp thụ vào trong nó cái ngổn ngang bề bộn của cuộc sống? Vậy thì đâu là đặc điểm quan trọng nhất để khu biệt nhân vật tiểu thuyết với các loại nhân vật văn học khác? Chúng tôi muốn nhấn mạnh một đặc điểm quan trọng của nhân vật tiểu thuyết. Đó là khả năng tổng hợp và kết tinh mọi thế mạnh của các kiểu nhân vật văn học. Chúng tôi thấy nhân vật tiểu thuyết là con người hành động như nhân vật kịch, là con người tư duy và "nếm trải” được miêu tả cặn kẽ thế giới nội tâm như nhân vật trữ tình, là những hình tượng nhân vật xây dựng từ nguyên mẫu như nhân vật của kí văn học. Chỉ có nhân vật tiểu thuyết mới có khả năng "cộng sinh thể loạn”, mạnh mẽ và toàn diện đến thế. Khả năng ấy cũng có ở một số kiểu nhân vật khác nhưng mức độ yếu ớt hơn và không trở thành một đặc trưng có tính đặc thù như ở nhân vật tiểu thuyết. Chẳng hạn, nhân vật kịch giao duyên với nhân vật trữ tình ở thể loại kịch thơ, nhân vật kí văn học ở những tác phẩm thành công đạt tới giá trị điển hình như nhân vật tiểu thuyết nhưng đó chỉ là những hiện tượng cá biệt và không thể hiện được bản chất thể loại của chúng. Với khả năng "cộng sinh thể loại” này, nhân vật tiểu thuyết trong loại hình tiểu thuyết sử thi đã hình thành với một cấu trúc nghệ thuật có sự kết hợp đặc trưng của sử 56
  2. thi cổ - trung đại với đặc trưng của tiểu thuyết. Tiểu thuyết sử thi chỉ xuất hiện trong thời đại anh hùng. Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt với những biến cố trọng đại, những bước ngoặt to lớn trong lịch sử mỗi dân tộc đã quyết định cấu trúc thể loại của loại hình tiểu thuyết này trong đó có cấu trúc hình tượng nhân vật của nó. 2. Phân loại nhân vật tiểu thuyết Các giáo trình Lý luận văn học phân loại nhân vật tự sự nói chung và nhân vật tiểu thuyết nói riêng theo ba tiêu chí: Phân loại theo vị trí, vai trò của nhân vật trong tác phẩm, chúng ta có: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Phân loại theo tiêu chí ý thức hệ, chúng ta có: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Phân loại theo cấu trúc hình tượng nhân vật, chúng ta có: nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng, nhân vật chức năng. Bên cạnh cách phân chia ấy, chúng tôi muốn đề xuất cách phân loại nhân vật tiểu thuyết theo tiêu chí cấu trúc nhân cách và nguyên tắc nghệ thuật miêu tả nhân cách con người của các loại hình tiểu thuyết Trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm "nhân cách” được giải thích: “Tư cách và phẩm chất con người”. Nhưng khái niệm “nhân cách” ở đây không đồng nghĩa với khái niệm nhân cách của con người cụ thể trong đời sống được sao chép lại, càng không phải là khái niệm nhân cách mà đạo đức học, tâm lý học, xã hội học chọn làm đối tượng nghiên cứu. Nhân cách của nhân vật tiểu thuyết là nhân cách của con người mang trình lịch sử, tính dân tộc và thời đại được phản ánh qua “Lăng kính” nghệ thuật của nhà văn, được nghệ thuật hoá trong một diễn ngôn tự sự. Nó mang theo quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người và thế giới. Nó được phản ánh bằng một phương pháp sáng tác, bằng một kiểu tư duy nghệ thuật nào đấy. Khi khảo sát cấu trúc nhân cách của hàng loạt nhân vật tiểu thuyết trong một thời đại văn học, chúng ta tìm ra tính loại hình ở chúng để từ đó khái quát được những kiểu loại nhân vật nằm trong phương pháp sáng tác của một trào lưu văn học. Rộng lớn hơn thêm tìm ra loại hình cấu trúc nhân cách của nhân vật nằm trong một phong cách thời đại nào đó. 2.1. Cấu trúc nhân cách của loại hình nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi Chúng ta đều biết “nhân cách” là một phạm trù của sự hài hoà giữa mặt sinh vật và mặt xã hội [156 - 232]. Những thuộc tính của con người cá nhân (những đặc điểm tâm sinh lý của một "con người này”) hài hoà với những phẩm chất của con người xã hội tạo ra nhân cách. Trong tiểu thuyết chương hồi, cấu trúc nhân cách của nhân vật xuất hiện với hai đặc điểm là lĩnh và đóng khép, chúng ta chỉ nhìn thấy diện mạo, hành động, lời nói của nhân vật mà không biết nhân vật suy nghĩ, cảm xúc như thế nào khi hành động nói năng như thế. Nhân cách của nhân vật là cố định, bất biến: các nhà văn trung đại miêu tả tính cách nhân vật qua ngoại hiện và bằng nguyên tắc ước lệ với tính phạm quy chặt 57
  3. chẽ. 2.2. Cấu trúc nhân cách của loại hình nhân vật trong tiểu thuyết lãng mạn Với chủ nghĩa lãng mạn ở phương Tây thế kỉ XIX, cấu trúc nhân cách của nhân vật được xây dựng bằng nguyên tắc phi thường hoá nên trở thành không tưởng, không điển hình. Cả cái thiện, cái đẹp và cái xấu, cái ác đều được khắc hoạ ở mức độ phi thường: Jăngvanjăng và Jave (Những người khôn khô), Gô vanh và Lăngtơnắc (Năm 93). Exmêranda - Quadimôđô và Phụng (Nhà thờ Đức bà Phủ) của V.Huy gô, Rộng của Satôbriăng, các nhân vật lãng mạn trong sáng tác của Puskin và Barơn Ta thấy đó là những nhân cách phi thường và cô độc trước hoàn cảnh. Tất cả đều nằm trong một loại hình cấu trúc nhân cách: nhẹ tính chung - khái quát hoá mà nặng tính riêng - cá thể hoá. Đó là những nhân cách hoặc tha hoá để trở thành sản phẩm của hoàn cảnh xã hội hoặc vùng lên phản kháng rồi thất bại, bế tắc trước hoàn cảnh. Sự chiến thắng hoàn cảnh ở phương diện tinh thần cũng vẫn chỉ mang tính không tưởng. Với tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, chúng ta bắt gặp hàng loạt cấu trúc nhân cách mang tính giả tạo yếu ớt, chạy trốn thực lại xã hội bằng nhiều ngả đường như: tình yêu, thoát ly, xê dịch và hưởng lạc. Trừ một vài nhân vật có ý nghĩa tích cực buổi ban dầu như: Loan (Đoạn tuyệt), Mai (Nửa chừng xuân) còn lại là những nhân cách tầm thường được thi vị hoá bằng cái nhìn chủ quan lộ liễu của các tác giả. Đó là Dũng trong Đoạn tuyệt, Lộc trong Nửa chừng xuân, Tuyết trong Đời mưa gió, Quang Ngọc, Phạm Thái, Nhị Nương trong Tiêu Sơn tráng sĩ, Hạc và Bảo trong Gia đình, Duy và Thơ trong Con đường sáng - những cấu trúc nhân cách mà ý thức cá nhân thì cô đơn, bất lực còn ý thức xã hội thì yếu ớt. 2.3. Cấu trúc nhân cách của loại hình nhân vật trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Điểm qua hàng loạt các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao , chúng ta bắt gặp một loại hình nhân cách nhỏ bé của các nhân vật. Trong cấu trúc nhân cách mang tính loại hình này, chúng ta thấy có ba đặc điểm phổ quát: nhân cách nhỏ bé bị tha hoá; nhân cách nhỏ bé nhưng dũng cảm đấu tranh tự phát; nhân cách nhỏ bé dằn vặt, giằng xé trong bi kịch và khát khao vươn tới cái tốt đẹp. Có thể nói, chỉ đến tiểu thuyết hiện thực phê phán, nhân cách của của nhân vật mới đạt tới điển hình với sự hoà hợp cái riêng và cái chung, con người cá nhân và con người xã hội, cá thể hoá và khái quát hoá. Những cấu trúc nhân cách vừa mang tính giai cấp vừa mang cá tính sắc nét là một đóng góp lớn của tiểu thuyết hiện thực phê phán. Nhưng trong mối quan hệ giữa nhân cách với hoàn cảnh vẫn chỉ diễn ra quan hệ một chiều: nhân cách tha hoá vì hoàn cảnh nhân cách có đấu tranh vẫn thất bại trước hoàn cảnh. Các nhân vật chị Dậu, anh Pha, Chí Phèo, Thứ, Tám Bính là minh chứng cho điều đó. 58
  4. 2.4. Cấu trúc nhân cách của loại hình nhân vật trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 Đồng thời với cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại năm 1945 là một cuộc cách mạng lớn lao trong vãn hoá văn nghệ và trong tiểu thuyết Lần đầu tiên trong lịch sử tiểu thuyết Việt Nam xuất hiện một mô hình nhan cách con người Việt Nam mới mẻ, đặc sắc và hiện đại đến thế. Mới mẻ và đặc sắc vì trước đó chưa từng có. Hiện đại vì với mô hình nhân cách này, tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 đã hoà vào xu thế chung của dòng tiểu thuyết sử thi hiện đại ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Và đây cũng là lần đầu tiên tiểu thuyết Việt Nam nhịp bước cùng tiểu thuyết thế giới chứ không phải đi sau và chịu ảnh hưởng như các giai đoạn trước đó Trong cuốn Một số vấn đề tiểu thuyết hiện đại (158), bài viết lnhững nhận xét về tiểu thuyết các nước xã hội chủ nghĩa (Thanh Vũ lược thuật) đã chỉ ra sự xuất hiện các “sử thi mới”ở các nước xã hội chủ nghĩa những năm bảy mươi của thế kỉ XX đáp ứng một nhu cầu bức thiết của lịch sử:”Quy mô nắm toàn bộ các vấn đề đã tạo điều kiện cho việc xuất hiện của “sử thi mới”. “Tính sử thi mới” không chỉ thể hiện trong ý nghĩa thể loại mà còn trong quy mô của những vấn đề được nêu lên hoàn toàn vượt xa khuôn khổ của đời sống cá nhân riêng lẻ và cả trong những tham số mà con người được nhìn nhận. Những quy mô này đáp ứng những đòi hỏi tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay” (158 - 13). Sau khi lý giải cơ sở hình thành và một số đặc điểm mang tính đổi mới của “sử thi mới” so với tiểu thuyết truyền thống, tác giả bài báo viết:” Trong tiểu thuyết những năm 70, nhà văn đã thoát khỏi những quan điểm cực đoan của các giai đoạn trước về mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật ( ) Lập trường của tác giả nhìn chung gắn với việc đào sâu quan niệm về nhân cách, quan niệm về vị trí của con người trong thế giới và lịch sử, về tự do và trách nhiệm của nó, về cái thiện và cái ác ” [158 - 14]. Nằm trong xu thế chung của tiểu thuyết sử thi ở các nước xã hội chủ nghĩa, tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 trong từng chặng đường phát triển của nó đã xây dựng thành công cấu trúc nhân cách của các nhân vật đại diện cho con người cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong cấu trúc nhân cách này, một sự thống nhất chưa từng có đã diễn ra: cái riêng hoà nhập vào cái chung mà vẫn không đánh mất ý thức cá nhân của mình, con người cá nhân tự nguyện phục tùng con người xã hội vì mục đích cách mạng và kháng chiến. Căn bệnh sơ lược trong các sáng tác thời kỳ đầu và xuất hiện rải rác về sau có làm cho sự thống nhất kể trên trở thành đơn giản máy móc. Nhưng ở các tác phẩm thành công, chúng ta bắt gặp hàng loạt nhân cách của các nhân vật làm xúc động lòng người, là những điển hình nghệ thuật kết tinh từ cuộc sống. Thời đại anh hùng cách mạng thực sự đã sản sinh ra những con người lý tưởng mang nhân cách cao đẹp khoẻ khoắn có sức mạnh và khả năng cải tạo hoàn cảnh như thế! Văn học nói chung và tiểu thuyết thời kỳ này nói riêng cũng mới chỉ phản ánh được một phần nhỏ cái đẹp, cái hùng trong hiện thực cuộc sống. Dù thế, đọc tiểu thuyết sử thi ở giai đoạn hào hùng này, chúng ta vẫn sững sờ trước vẻ đẹp nhân cách của con người Việt Nam anh hùng: yêu nước và dũng cảm, hiện thực và lãng 59
  5. mạn, truyền thống và hiện đại Từ những phác thảo ban đầu trong Xung kích, Vùng mỏ, Con trâu đến những đỉnh cao như Cửa biển, Vỡ bờ, Vùng trời, Dấu chân người lính, Rừng U Minh, Hòn Đất , các nhà văn đã khắc hoạ tương đối thành công tượng đài lịch sử cho nhân cách con người Việt Nam trong một thời điểm lịch sử dữ dội và bi hùng nhất, những tượng đài toàn bích còn đợi chờ chúng ta ở thời gian tới Với nhân vật chính diện, con người cá nhân được miêu tả bằng cái nhìn tiểu thuyết với sự giản dị bình thường từ ngoại hình, trang phục, ngôn ngữ, nguồn gốc xuất thân và đặc biệt là những phẩm chất của con người cá nhân (tình yêu, tình vợ chồng, tình bạn, tình mẹ con, anh em ) nhưng phẩm chất con người xã hội trong nhân cách của nhân vật chính diện lại được khắc hoạ bằng cái nhìn sử thi với tính phi thường hoá, lý tưởng hóa: yêu thương, căm thù và anh hùng đến mức phi thường. Vì yêu nước, họ sẵn sàng hiến dâng cuộc sống của mình. Vì căm thù giặc, họ vượt qua những thử thách ghê gớm mà những con người bình thường không thể vượt qua. Phẩm chất anh hùng sáng lên rực rỡ trong những Má Năm, Má Bảy, Chị Sứ, Chị Thắm, Anh Khác, Mẹ La - những con người vốn mộc mạc bình thường như bao con người Việt Nam quanh ta. Với loại nhân vật phản diện, nguyên tắc biếm hoạ được sử dụng để khắc hoạ nhân cách của chúng. Với thu pháp phóng đại, cái nhìn biếm hoạ đã tạo ra những bức chân dung méo mó, dị dạng cả về ngoại hình lẫn nhân cách. Những bức chân dung quái gở của lũ Mĩ ngụy khát máu trong tiểu thuyết thời kỳ này gần gũi với cái nghịch dị ở một mức độ nhất định. Những thằng Xăm, cha con ác ôn Hứa Xang, Hứa Mìn, thằng cố vấn Mĩ Rô bớt Lin đều xuất hiện như những con người - quỷ cả về nhân hình và nhân tính, nhưng đây là những cấu trúc nhân cách chưa có chiều sâu tâm lý, cả hai mặt con người cá nhân và con người xã hội đều còn mờ nhạt. Chúng như những con rối trong tay một thế lực hắc ám đang điên cuồng chém giết vì tiền và vì những dục vọng thú vật của mình. Đây cũng là một món nợ mà tiểu thuyết sử thi 1945 - 1975 chưa trả được cho lịch sử và dân tộc của mình. 3. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 Văn học Việt Nam 1945 - 1975 nói chung và tiểu thuyết Việt Nam 1965 - 1975 nói riêng nằm trong thể tài lịch sử - dân tộc. Với đặc trưng và tính quy phạm của thể tài văn học này, cấu trúc thể loại của tiểu thuyết Việt Nam 1945 - 1975 (và đặc biệt là tiểu thuyết 1965 - 1975) là “cấu trúc lịch sử - sự kiệ” (156 - 227). Với cấu trúc thể loại này, đối tượng thẩm mỹ trung tâm của tiểu thuyết giai đoạn 1965 - 1975 là các sự kiện lịch sử trọng đại và số phận dân tộc đất nước. Số phận cá nhân hoà nhập vào số phận dân tộc và được soi chiếu qua hệ thống sự kiện lịch sử. Cũng vì những lý do trên, nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Việt Nam 1945 - 1975 nói chung và tiểu thuyết 1965 - 1975 nói riêng là nhân vật người anh hùng lý tưởng của cả cộng đồng. Con người cá nhân được nén xuống và mờ đi để đề cao con người xã hội trong mỗi nhân vật lý tưởng đang chiến đấu và lao động quên mình vì tổ quốc. Cùng vì lẽ đó nhân vật chính diện trong tiểu thuyết thời kỳ này được tô đậm tính chung - khái quát hoá và có sự 60
  6. thống nhất về bản chất xã hội. Tính riêng - cá thể hoá vẫn được thực hiện do yêu cầu điển hình hoá nhưng không phải là mục đích chính của các nhà văn cho nên chưa đạt được yêu cầu nghệ thuật cần có của một điển hình văn học. Với một thời đại văn học mà cả dân tộc có chung tâm hồn có chung gương mặt (Chế Lan Viên) như thế, kiểu nhân vật loại hình và kiểu nhân vật tư tưởng chiếm vị trí trung tâm, kiểu nhân vật tính cách lùi xuống hàng thứ yếu cũng là một quy luật tất yếu. Nhưng nhân vật anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh là người anh hùng cách mạng xuất hiện trong những tập thể anh hùng chứ không phải là người anh hùng cá nhân cô độc của Chủ nghĩa lãng mạn. Vì thế, chúng ta luôn bắt gặp hình tượng nhân dân anh hùng và trong cái tập thể ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng ấy, những người anh hùng xuất chúng xuất hiện như những vì sao sáng nhất trong một bầu trời đầy sao. 3.1. Các kiểu nhân vật trong thế giới nhân vật chính diện của tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 3.1.1. Nhân vật loại hình Phần lớn các nhân vật chính diện trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 thuộc kiểu nhân vật loại hình với đặc điểm: “Thể hiện tập trung một loại phẩm chất, tính cách nào đó của con người hoặc các phẩm chất tính cách đạo đức của một loại người nhất định của một thời đại” [157 - 158]. Tuy nhiên, kiểu nhân vật loại hình này luôn có xu thế kết hợp với yếu tố tính cách và yếu tố tư tưởng. Việc phân loại chúng chỉ mang ý nghĩa tương đối và chỉ căn cứ vào đặc điểm loại hình nào nổi trội hơn trong cấu trúc hình tượng nhân vật. Với thế giới nhân vật chính diện trong tiểu thuyết giai đoạn này, chúng ta bắt gặp muôn vàn nhân vật anh hùng xuất hiện như hoa mùa xuân với đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Các cụ “già anh hùng như má Bảy (Gia đình má Bảy - Phan Tứ), ông già U Minh, bà Tư Hù (Rừng U Minh - Trần Hiếu Minh), ông già sông Trúc (Đất Quảng - Nguyễn Trung Thành) , rồi các chiến sĩ anh hùng như: Khuê, Lữ, Cận, Lượng (Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu), Hải Voi, Ngôn Bốc (Sao băng - Nguyễn Gia Núng) rồi các chị phụ nữ anh hùng như chị Sứ (Hòn Đất - Anh Đức), Mẫn (Mẫn và tôi - Phan Tứ), các em nhỏ anh hùng như: Sơn, Bưởi (Đất Quảng), Tự, Thó (Dưới đám mây màu cánh vạc - Thu Bồn), rồi người nông dân trong Buổi sáng và Đất làng (Nguyễn Thị Ngọc Tú), người công nhân (Xi măng - Huy Phương) Tất cả những nhân vật lý tưởng ấy tuy khác nhau về lần tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thành phần giai cấp nhưng lại rất giống nhau về bản chất xã hội. Họ gặp nhau ở tính chung - khái quát hoá cao độ để tương đồng về phẩm chất con người xã hội mang tính lý tưởng trong nhân cách. Xuất hiện loại hình nhân cách mang tính lý tưởng cho kiểu nhân vật này với hai phẩm chất chung: nhân đạo và anh hùng. Khái niệm nhân đạo ở đây biểu hiện cụ thể ở tình yêu thương dành cho quê hương đất nước, cho người thân, cho đồng chí đồng bào, cho vẻ dẹp của thiên nhiên, ở lòng cao thượng và sự khoan dung dành cho những kẻ thù đã thất thế. Nhưng phẩm chất nhân đạo của con người lý tưởng lại gắn bó với phẩm chất anh hùng và là hai mặt không thể tách rời. Chính bởi giàu yêu thương mà con người Việt Nam mới căm thù giặc ngoại xâm, chiến đấu bất khuất, anh hùng để bảo vệ những gì mình nâng niu, yêu quý. Kiểu nhân vật loại hình trong tiểu thuyết Việt Nam 1965 - 1975 đã kết tinh trong nhân cách mình hai phẩm chất tư tưởng - đạo đức trên để đại diện cho phẩm chất cao đẹp của cả dân tộc Việt Nam trong những năm chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và chính ở đây, chúng ta bắt gặp một 61
  7. dấu hiệu sử thi đã hồi sinh trở lại trong tiểu thuyết giai đoạn này: nhân vật anh hùng của sử thi cổ - trung đại mang vẻ đẹp lý tưởng đại diện cho vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh, khát vọng, chiến công và số phận của cả cộng đồng. Cũng tương tự như thế, chúng ta thấy hành trình số phận từ nô lệ và khổ đau đến giải phóng và hạnh phúc của các nhân vật chí Thắm (Đất Quảng), chị Tâm (Dưới đám mây màu cánh vạc), Chín Kiên, út Hảo, má Sáu (Rừng U Minh) đã nhịp bước cùng hành trình của dân tộc đi từ đau thương đến quật khởi. Vẻ đẹp lý tưởng của chị Sứ không chỉ là niềm kiêu hãnh của xứ Hòn mà còn kết tinh từ chính hoa ngọt trái sai của thiên nhiên, từ truyền thống anh hùng của nhân dân Hòn Đất. Rồi một mẹ La gan góc trong Cửa biển của Nguyên Hồng như đã thu nhận vào trong phẩm chất của mình bao lam lũ đau thương và bất khuất của vùng dết cùng con người Hải Phòng Rồi những Huấn, Minh, Hằng trong Buổi sáng của Nguyễn Thị Ngọc Tú, Tiệp, Thất, ái, Vượng trong Bão biển của Chu Văn họ vừa lạ vừa quen với chúng ta. Lạ vì những nét cá thể hoá của họ, quen vì vẻ đẹp nhân cách của họ như đã được gặp trong các tác phẩm khác và trong cuộc sống. Nếu xét về tiêu chuẩn điển hình hoá thì kiểu nhân vật loại hình này là những nhân vật điển hình về tính chung - khái quát hoá, đúng như tác giả A.Gulưga từng nhận xét trong cuốn “Nghệ thuật trong thời đại của khoa học:”Hình tượng điển hình gần tính cụ thể cảm tính hơn, hình tượng loại hình gần tính cụ thể khái quát hông [150 - 171]. Tuy nhiên, những nét cá thể hoá của kiểu nhân vật loại hình này dù mang lại những chi tiết sinh động chân thực của đời sống nhưng khái niệm “loại” vẫn là cốt lõi của chúng. Bởi thế: “nhân vật loại hình có khả năng khái quát cao, nhưng ít hay nhiều đều mang tính lược đồ” [157 - 159]. 3.1.2. Kiểu nhân vật tư tưởng Trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975, kiểu nhân vật loại hình chiếm số lượng đông đảo nhất rồi đến kiểu nhân vật tư tưởng. Chúng ta đều biết nhân vật tư tưởng là: “Loại nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội” [157 - 161]. Trong văn học cổ điển và lãng mạn, kiểu nhân vật tư tưởng thường mang tính tượng trưng cho một tư tưởng nào đó và rất dễ rơi vào sơ lược, minh hoạ. Trong văn học hiện thực và hiện thực xã hội chủ nghĩa, kiểu nhân vật tư tưởng thường kết hợp với nhân vật loại hình hoặc nhân vật tính cách nên có sức thuyết phục hơn. Trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975, chúng tôi thường bắt gặp sự kết hợp giữa nhân vật tư tưởng và nhân vật loại hình. Thực ra, hai kiểu nhân vật này luôn có xu thế tiếp biến vào nhau về đặc điểm loại hình. Khi nói kiểu nhân vật loại hình thể hiện tập trung các phẩm chất, tính cách, đạo đức của một loại người nhất định của một thời đại thì trong “các phẩm chất tính cách đạo đức” ấy đã bao hàm cả yếu tố tư tưởng rồi và khi nói đến tư tưởng thì ta đều biết tư tưởng bao giờ cũng tồn tại trong một con người, một bộ phận người và được biểu hiện bằng nhiều phương diện, trong đó có “phẩm chất, tính cách, đạo đức” của con người ấy bộ phận người ấy. Bởi vậy, sự khu biệt nhân vật loại hình với nhân vật tư tưởng nhiều khi chỉ để làm sáng rõ đối tượng nghiên cứu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phê bình văn học mà thôi. Với những lý do kể trên, chúng tôi phân loại và xác định có ba loại nhân vật trong kiểu 62
  8. nhân vật tư tưởng của tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975: 3.1.2.1. Loại nhân vật tư tưởng kết hợp với yêu tô loại hình Đó là nhân vật Chính uỷ Kinh (Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu). Trước hết, Chính uỷ Kinh thuộc kiểu nhân vật loại hình vì mang “các phẩm chất, tính cách, đạo đức” đại diện cho một loại người nhất định trong thời đại bấy giờ. Đó là phẩm chất lý tưởng với hai nội dung nhân đạo và anh hùng: tính cách mạnh mẽ, quyết đoán tuy còn gia đình chủ nghĩa của một người chỉ huy “thương lính kiểu đàn bà”, đó là đạo đức của người cộng sản đã được tôi luyện trong máu lửa chiến tranh. Với những phẩm chất ấy Chính uỷ Kinh đại diện cho một thế hệ anh hùng trưởng thành trong chống Pháp nay tiếp tục cùng cháu con chống Mĩ. Vấn đề tiếp nối thế hệ anh hùng đã được đặt ra và giải quyết đúng như Tố Hữu từng ca ngợi: “Lớp cha trước, lớp con sau Đã thành đồng chí chung câu quân hành" Nhưng nhân vật Chính uỷ Kinh còn là một nhân vật tư tưởng. Nhân vật này tập trung thể hiện tư tưởng cách mạng kiên định và có phần khắc kỉ của người chiến sĩ cộng sản lão thành đã được tôi luyện qua thử thách để cứng rắn hơn sắt thép. Bên cạnh vai trò một chính uỷ làm công tác chính trị - tư tưởng trong quân đội, Chính uỷ Kinh còn là một người chỉ huy gan dạ, sáng suốt, một người chiến sĩ anh hùng. Nhưng nổi bật nhất ở nhân vật này vẫn là vai trò của người truyền bá lý tưởng, cổ vũ, động viên chiến sĩ bằng tư tưởng của Đảng - người thắp sáng ngọn lửa tư tưởng cách mạng để “soi đường” cho các chiến sĩ vượt qua thử thách: “người cán bộ lãnh đạo ấy có một thứ tầm vóc vô hình nào đó chiếm một khoảng không gian lớn hơn người khác. Nhưng đứng cạnh tầm vóc ấy, người chung quanh không những không cảm thấy mình bị chèn lấn và choán chỗ mà còn cảm thấy chính mình cũng lớn lên, mình cùng không thể làm một người tầm thường được. Cái tầm vóc vô hình ấy chính là luồng tư tưởng và tình cảm rất mãnh liệt của một người cộng sản, là lý tưởng cách mạng và lòng nhân hậu của một người đã từng trải trong cuộc đấu tranh” [15 - 272]. Nhưng lý tưởng cách mạng, đường lối chính sách của Đảng đã thấm nhuần và trở thành máu thịt trong Chính uỷ Kinh. Để rồi, ông truyền dòng máu nóng ấy cho đồng đội một cách tự nhiên và thắm thiết nhất: “Đường lối ấy đã thấm nhuần trong con người ông một cách sâu sắc và nhuần nhuyễn như một thứ bản năng ” [15 - 283]. Tuy nhiên, để nhấn mạnh vai trò này ở Chính uỷ Kinh, đôi khi Nguyễn Minh Châu xây dựng một số chi tiết có tính khiên cưỡng nên thiếu tính chân thực. Đây là lời Chính uỷ Kinh động viên bộ đội sau khi chịu tổn thất bởi trận bom thù: “Chúng ta tiếp tục xuất kích! Những đồng chí vừa hy sinh đang đòi chúng ta! Những đồng chí vừa hy sinh không cho phép chúng ta mất tinh thần và buồn bã. Tôi đề nghị với các đồng chí: chúng ta hãy giơ cao súng và cười lên rồi xuất phát! Chúng ta hãy cười vào mặt chúng nó! 63
  9. Tiếng cười liền vang lên trong hàng quân, biểu lộ sự bình tĩnh và quyết tâm” [15 - 157]. Cùng nằm trong kiểu nhân vật tư tưởng kết hợp với yếu tố loại hình này, chúng tôi còn bắt gặp nhân vật Tư Thiệt (Đất Quảng), ông Sáu và anh Ba Lớn (Rừng U Minh), Hai Thép (Hòn Đất) Đây là các nhân vật vừa nằm trong loại hình nhân vật chiến sĩ cộng sản kiên trung mang phẩm chất lý tưởng vừa tập trung thể hiện tư tưởng, đường lối cách mạng của Đảng trong cuộc chiến tranh cách mạng. Họ là người thắp lửa và truyền lửa cho quần chúng nhân dân trong những ngày đen tối. Họ là những người chỉ đường vạch lối để cuộc chiến đấu của dân tộc ta đi tới chiến thắng. Trong các tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta cũng thấy kiểu nhân vật tư tưởng kết hợp với yếu tố loại hình và tính cách này xuất hiện trong Bão biển của Chu Văn với Bí thư huyện uỷ Thái, trong Chủ tịch huyện của Nguyễn Khải với Bí thư tỉnh uỷ Quang, trong Buổi sáng của Nguyễn Thị Ngọc Tú với Bí thư huyện uỷ Viết Đây là các nhân vật lãnh đạo mang tính lý tưởng đại diện cho Đảng ở cơ sở. Một kiểu nhân vật tư tưởng nằm trong mô típ Người Đảng, tiếp nối hàng loạt nhân vật loại này trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam ra đời ở giai đoạn trước: anh Cầm trong Đất nước đang lên của Nguyên Ngọc, A Châu trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Tuy loại nhân vật tư tưởng nằm trong mô típ Người của Đảng ở giai đoạn này có trình độ văn hoá, khoa học và lý luận cao hơn, được miêu tả chí tiết hơn về tác phong làm việc xông xáo, thái độ tình cảm gần gũi nhân dân (Bí thư huyện uỷ Thái trong Bão biển làm việc không ngừng nghỉ, dùng xe con kịp thời đưa cháu Huy đi bệnh viện, Bí thư huyện uỷ Viết trong Buổi sáng làm ta kính phục về tầm nhìn xa trong công việc và sử dụng cán bộ qua cuộc đối thoại với ông Bảng ) nhưng người đọc vẫn thấy đây là những bức chân dung sơ lược được phác hoạ để chuyển tải một tư tưởng, một ý thức xã hội về người cán bộ lãnh đạo của Đảng. Đời sống nội tâm và phương diện con người cá nhân trong nhân cách của các nhân vật này hầu như bị bỏ quên. 3.1.2.2. Loại nhân vật tư tưởng kết hợp với yếu tố tính cách và yếu tố loại hình Nếu nhân vật loại hình được xây dựng nhằm mục đích khắc hoạ một mô hình nhân cách đại diện cho một bộ phận người trong thời đại thì nhân vật tư tưởng lại được xây dựng để khẳng định hay phê phán một mô hình tư tưởng của một loại người nào đó trong xã hội. Cả hai kiểu nhân vật này đều ít nhiều kết hợp với yếu tố tính cách nhưng yếu tố tính cách là phương tiện chứ không phải là mục đích sáng tác của nhà văn. Bởi thế, nhân vật loại hình hấp dẫn chúng ta ở phương diện phẩm chất đạo đức, nhân cách nhân vật tư tưởng làm chúng ta say mê ở phương diện tư tưởng và những vấn đề triết lý nhân sinh, tuy cả hai có thể còn sơ lược về tính cá thể hoá và khả năng tạo hình cảm tính. Với loại nhân vật tư tưởng thứ hai trong tiểu thuyết Việt Nam 1965 - 1975, chúng tôi thấy yếu tố tư tưởng đã kết hợp với yếu tố tính cách để tạo ra một chất lượng mới, một sự hấp dân mới cho loại nhân vật này trong các sáng tác của Nguyễn Khải. Cái 64
  10. mới mẻ hấp dẫn ấy không chỉ nằm trong những phát hiện về tư tưởng, nhận thức của con người hay khả năng khám phá những vấn đề bức xúc nổi cộm trong triết lý nhân sinh. Những vấn đề trên đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học bàn đến (xem 95, 106, 109, 120). Chúng tôi thấy, nhân vật tư tưởng của Nguyễn Khải đã kết hợp theo một cách riêng với yếu tố tính cách và yếu tố loại hình tuy vẫn nằm trong giới hạn của thời đại. Và đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự mới mẻ hấp dẫn cho nhân vật tư tưởng của ông. Và cùng chính với cách kết hợp độc đáo này, Nguyễn Khải đã báo trước và tạo tiền đề cho sự đổi mới thi pháp tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Có thể thấy từ Xung đột (1959 - 1961) xuất hiện trước tiêu điểm 1965 cho đến Đường trong mây (1970), Ra đảo (1970), Chiến sĩ (1973), Nguyễn Khải đã xây dựng hàng loạt nhân vật tư tưởng mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật giàu chất trí tuệ của ông. Nhân vật của ông thể hiện ý thức bám sát hiện thực cuộc sống để tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội, từ đó đúc rút những triết lý nhân sinh vừa mang ý nghĩa thời sự vừa có giá trị lâu bền với cộng đồng. Nhưng nhân vật tư tưởng của Nguyễn Khải luôn gắn bó với yếu tố tính cách ở chiều sâu của khái niệm này. Yếu tố tính cách không phải là sự miêu tả tỉ mỉ, chân thực dời sống cá nhân hay khai thác phương diện con người cá nhân của nhân vật ở góc độ đời tư yếu tố tính cách trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải chủ yếu được khai thác và biểu hiện ở hai phương diện sau đây: Thứ nhất: yếu tố tính cách nằm trong sự vênh lệch, không trùng khớp giữa con người cá nhân và con người xã hội trong cấu trúc nhân cách nhân vật tư tưởng của Nguyễn Khải. Và rộng lớn hơn là sự vênh lệch ít nhiều giữa cấu trúc nhân cách có sự “dở dang” ấy với yêu cầu của thời đại về nhân vật con người lý tưởng. Thứ hai: yếu tố tính cách được biểu hiện qua những ngả rẽ đầy bất ngờ, qua sự đột biến về nhân cách của nhân vật. Hành trình số phận của nhân vật không thẳng tắp một chiều từ bóng tối đến ánh sáng, không vận động trên thột đường ray định sẵn như hầu hết các tác phẩm cùng thời mà phần nào có sự khập khiễng, dở dang không thể đoán định trước. Với hai đặc điểm trên đây của yếu tố tính cách, nhân vật tư tưởng của Nguyễn Khải mới mẻ hơn, có phần khác lạ hơn các nhân vật trong tác phẩm cùng thời. Nó mang những dấu hiệu nghệ thuật của nhân vật tiểu thuyết sau 1975: những nhân vật sau này sẽ đi từ gặp thời đến lạc thời, hợp lý đến phi lí ngổn ngang bề bộn đầy những bất ngờ như chính cuộc sống đa tạp quanh ta. Những dấu hiệu đổi mới kể trên xuất hiện từ Xung đột của Nguyễn Khải qua ba nhân vật Môn, Nhàn, Thụy. Môn là một cán bộ cách mạng xuất sắc có tính cách mạnh mẽ, thẳng thắn, có khả năng gánh vác mọi công việc và trở thành đối thủ xứng đáng nhất của lũ cha cố phản động. Nhưng bi kịch khổ đau đến với Môn từ sự oan sai do chính trận tuyến bên “ta” đem lại: trong cải cách, do đội cải cách mắc mưu kẻ thù, Môn bị bắt oan, nhà cửa bị tịch thu, con ốm, vợ hoá điên. tình huống oan khiên của 65
  11. Môn rất ít xuất hiện trong tiểu thuyết cùng thời. Nó cho thấy Nguyễn Khải quan tâm sâu sắc đến số phận con người và phản ánh số phận con người trong sự trớ trêu với tính tất yếu và bất thường, không phải bao giờ cũng thuận chiều và rành mạch. Dù sau sửa sai, Môn lại tiếp tục hăng hái tham gia công tác nhưng âm hưởng bi kịch dã manh nha hé lộ trong bản anh hùng ca mà dàn đồng ca tiểu thuyết bấy giờ ít ai chạm đến. Còn với nhân vật Nhàn, chúng ta lại gặp bao giằng xé nội tâm: “Tôi không bỏ đạo được, mà tôi cũng không thể bỏ hoạt động được () Tôi theo chúa, tôi theo Chính phủ, tôi theo cả hai mà không được sao” [66 – T1 - 248]. Đây không chỉ là cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật giữa niềm tin tôn giáo và lý tưởng cách mạng. Đây còn là sự mâu thuẫn và đấu tranh giữa niềm tin tâm linh của con người cá nhân với lý tưởng chính trị của con người xã hội trong cấu trúc nhân cách của nhân vật. Cuộc đấu tranh nội tâm này là một hiện tượng khác lạ với xu thế chung của tiểu thuyết Việt Nam bấy giờ: cái tôi tự nguyện phục tùng và hoà nhập vào cái ta, những nhu cầu khát vọng riêng tư của con người cá nhân hoặc bị triệt tiêu hoặc trở nên không còn ý nghĩa trước yêu cầu phục vụ và cống hiến cho đoàn thể và cách mạng. Nhân vật Tiệp trong Bão biển của Chu Văn chẳng đã hy sinh tình yêu say đắm với Nhân để gìn giữ danh dự của người đảng viên đó hay sao? Nhưng tình huống mâu thuẫn giữa phương diện cá nhân và phương diện xã hội, giữa con người sinh vật và con người cộng đồng lại rất phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Tác phẩm Thân phận tình yêu của Bảo Ninh là một minh chứng cho điều đó. Bên cạnh những bi kịch cá nhân và sự giằng xé nội tâm kia, nhân vật Thuỵ trong Xung đột của Nguyễn Khải lại là nhân vật tiêu biểu cho sự dở dang, đột biến trong tư tưởng và nhân cách của con người. Môi trường chiến đấu đã đưa Thụy từ một tu sĩ với nhận thức đầy sai lầm bảo thủ trở thành một cán bộ cách mạng có phẩm chất cao quý, sẵn sàng hy sinh thân mình vì Đảng vì dân. Vậy mà chỉ vì không giữ vững lập trường cách mạng, Thuỵ đánh mất tất cả và trở lại điểm xuất phát ban đầu về tư tưởng. Cuộc sống đa tạp và con người vốn đa đoan như thế. Nhưng đấy mới thật sự là cuộc sống và con người. Nhân vật tư tưởng của Nguyễn Khải làm ta say mê vì điều đó! Tiếp tục mạch nguồn đã khơi từ Xung đột, các nhân vật tư tưởng trong Đường trong mây của Nguyễn Khải lại làm người đọc say mê bởi tính vấn đề bức xúc đặt ra ở phương diện tư tưởng và đạo đức Với các tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ này, nhân vật chính diện đều là những con người lý tưởng. Nhân cách cao đẹp ở họ như “viên ngọc không tỳ vết". Những nhược điểm nếu có ở họ hoặc rất ít ỏi hoặc được sửa chữa tương đối dễ dàng. Thậm chí, nhược điểm còn làm cho nhân vật chính diện người hơn, đáng yêu hơn. Chẳng hạn, tật nói hay “bốc” và hay vung tay cùng nhược điểm “thương lính kiểu đàn bà”của Chính uỷ Kinh (Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu). Hay phút yếu lòng bối rối với tâm lý cầu an của Má Bảy (Gia đình má Bảy - Phan Tứ). Nhưng với nhân vật Ca trong Đường trong mây của Nguyễn Khải lại khác! Anh là nhân vật chính diện với vai trò là linh hồn cho cả đơn vị: “Sự có mặt của Ca bao giờ 66
  12. cũng đem lại cho tập thể cái gì đó còn hơn cả những câu nói đùa của anh. Những ý kiến thông minh khi bàn bạc, hai cánh tay xốc vác khi có việc làm, sự bình tĩnh khi gặp phải một tình huống bất lợi và vô vàn chuyện vui buồn được thu lượm trong cuộc đời gian nan của người cầm súng” [68 - 160]. Nhưng những tính toán riêng tư của Ca lại biến anh thành nhân vật phản diện theo quan điểm đánh giá bấy giờ. Suy nghĩ của Ca về gia đình và tương lai như nhuốm màu tư hữu và cá thể. mảnh vườn nên trồng cây gì để có thu nhập cao, cái thổ ở và những tính toán làm sao có lợi nhất cho gia đình mình, ước mơ làm giàu sau khi hết chiến tranh, kế hoạch lo cho vợ một việc làm nhàn nhã bằng chính sách ưu tiên cho vợ bộ đội Vậy thì, Ca là nhân vật chính diện hay phản diện? Sự phân đôi và mâu thuẫn trong nhân cách giữa con người xã hội tích cực với con người cá nhân tiêu cực, hay Ca là hình mẫu của con người lý tưởng giỏi việc nước đảm việc nhà sẽ xuất hiện sau chiến tranh? Câu trả lời phụ thuộc vào quan điểm đánh giá với tính lịch sử của nó. Như một thái cực đối lập với Ca là nhân vật Vịnh - một nhân vật rất giỏi trong công việc chung nhưng lại ngơ ngác trước mọi lo loan đời thường. Anh ngạc nhiên và bất bình trước mọi sinh hoạt cá nhân mang tính đời tư của chiến sĩ: “Thụ này, thằng Nam lại dám mày tao với cả vợ ( ) rồi mình phải gọi nó lên, xạc cho nó một trận. Cán bộ cách mạng mà đối xử với vợ không bình đẳng ( ) thằng A dạo này lại uống cả rượu thuốc, ở chân thường lại có cả một hũ rượu thuốc. Ôi trời một anh cán bộ quân đội mà lại kè kè bên mình một hũ rượu thuốc ( ) thằng B bỏ cả ngày chủ nhật mua vôi về trát vách ( ) vợ con với nhau cả đời đã vội gì mà ngày nghỉ nào cũng rúc vào nhau hú hí” [68 - 116]. Với nhân vật Vịnh, nhà văn muốn đưa ra một tư tưởng: gắn bó quá lâu với tập thể, con người sẽ chỉ biết đến cái chung mà đánh mất cái riêng. Đáng buồn hơn thế, con người sẽ đem tiêu chuẩn của cái chung mà phán xét cái riêng, nếu cứ như vậy mà đi xa hơn nữa thì một hiện tượng tha hoá sẽ xuất hiện, khi cấu trúc nhân cách lệch lạc chỉ còn con người xã hội mà vắng bóng con người cá nhân. Bí kịch cho bản thân mình và cho mọi người sẽ từ đấy mà sinh ra. Nhân vật Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu đã phải chịu bao nhiêu khổ đau vì những người rất tốt đó hay sao? Với nhân vật Ca và nhân vật Vịnh, phải chăng Nguyễn Khải đã dự báo sự xuất hiện của hai loại người có nhân cách đan xen cả yếu tố tích cực và tiêu cực sẽ xuất hiện sau chiến tranh? Và họ sẽ trở thành con người tích cực hay tiêu cực là điều không thể đoán định trước. Trong Chủ tịch huyện, Ra đảo, Chiến sĩ của Nguyễn Khải, chúng tôi vẫn bắt gặp hàng loạt nhân vật tư tưởng có cấu trúc hình tượng nghệ thuật tương tự. Tuy vậy, ở các nhân vật trong Ra đảo và Chiến sĩ, yếu tố tư tưởng và loại hình nổi trội lên trong khi yếu tố tính cách mờ nhạt đi. 3.1.3. Kiểu nhân vật kết hợp nhuần nhuyễn cả yếu tô loại hình, yếu tố tư tưởng và yếu tố tính cách Có một nhà văn mà nhân vật trong sáng tác của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn 67
  13. đến không thể phân biệt rạch ròi ba yếu tố: loại hình, tư tưởng và tính cách. Đó là Nguyễn Thi! Chỉ cần đọc qua ba chương của cuốn tiểu thuyết còn dang dở mang tên ở xã Trung Nghĩa, chúng ta đủ cơ sở để khẳng định điều đó. Với ba chương của tiểu thuyết ở xã Trung Nghĩa, các nhà nghiên cứu văn học đã hết lời khen ngợi tài năng dựng cảnh, dựng người của tác giả. Một không khí oi nồng ngột ngạt tột cùng như bầu trời trước cơn dông. Một bức tranh xã hội đen tối với bao máu và nước mắt. Chỉ cần vài nét phác hoạ sơ sài mà tinh tế, các nhân vật đã hiện lên như bằng xương bằng thịt, có khả năng “đóng đinh” vào trí nhớ người đọc. Các nhân vật chính diện như ông Tư Trầm, bà Tư, chị Hai Khê là nhân vật loại hình bởi họ mang phẩm chất đạo đức tính cách đại diện cho đồng bào Miền Nam đau thương mà anh dũng, giàu tinh thần cách mạng, trong cùm kẹp áp bức vân âm thầm nuôi giữ ngọn lửa quật cường không chịu khuất phục. Ông Tư Trầm kiên cường gan góc trước âm mưu cướp đất của đại diện Hiếm, trước sự tàn bạo của cảnh sát âu. Chị Hai Khê tần tảo nuôi đàn con nhỏ, một mình “vượt cạn”, chống chọi với vợ chồng địa chủ Ba Sồi, đối phó với thằng Ba Kì thật gan góc Bà Tư bất chấp lệnh cấm của quan thù đến thăm chị Hai Khê Những chi tiết cụ thể sinh động mà đều tập trung biểu hiện bản chất anh hùng bất khuất - một phẩm chất mang tính loại hình của các nhân vật chính diện trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ này. Nhưng các nhân vật kể trên đồng thời lại là nhân vật tư tưởng bởi qua họ tác giả muốn lý giải, khẳng định một tư tưởng: ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh! Chính sự thối nát tàn bạo của quân thù là nguyên nhân dẫn chúng tới sự diệt vong! Những con người miền Nam yêu nước và anh hùng tất yếu sẽ đến với cách mạng vì đó là con đường sống duy nhất của họ trong những tháng năm đen tối này! Nhưng những nhân vật loại hình kết hợp với yếu tố tưởng ấy lại có sức sống và máu thịt thật kì diệu. Các nhân vật được cá thể hoá cao độ để gặp gỡ một lần sẽ không thể nào quên: dáng đi của ông Tư Trầm là dáng đi của một con người mang cả khối hờn căm trong tim chỉ chực bùng nổ. Chi tiết chị Hai Khê leo cây bẻ cau, thái độ bình tĩnh và lạnh lùng của bà Tư khi bị địch bắt. Nhưng cơ sở quan trọng nhất mang lại yếu lố tính cách cho các nhân vật chính diện của Nguyễn Thi lại là: yếu tố cá tính ở mỗi nhân vật được tô đậm và hết sức sắc nét. Yếu tố cá tính không biểu hiện ở ngoại hình dị biệt, xuất thân dị biệt của nhân vật. Nó biểu hiện ở chỗ: nhân vật có ý kiến riêng về bản thân mình và về cuộc đời hay không? Trong hoàn cảnh bị đè nén áp bức tột cùng, ông Tư Trầm vẫn gan góc nói lên ý kiến riêng của mình: “Nồi cơm lôi chỉ có bấy nhiêu đó, ai cho thì tôi nhớ ơn, ai cướp đi thì nói ông bỏ lỗi, thân già này chống ". Bà Tư, chị Hai Khê bộc lộ ý kiến riêng của mình với cái chế độ thối nát này bằng thái độ vừa căm hờn, khinh bỉ vừa lạnh lùng. Có sự tự tin và cứng cỏi trong thái độ lạnh lùng ấy “Khu trù mật” mang lại cho dân sự no ấm ư? Nó sinh ra ở “cái chỗ ấy đấy" [131 - 456]. Bọn cảnh sát, đại diện tưởng chúng có uy quyền ư ? Thì đây: “Tôi già rồi, tôi không biết gì hết. Mấy ông muốn đem giết đi cũng được” [131 - 433] 68
  14. Bên cạnh nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật bằng độc thoại nội tâm và lời nửa trực tiếp, Nguyễn Thi còn tạo ra tính đa thanh trong tác phẩm bằng một thứ ngôn ngữ vừa mang cá tính sắc nét vừa có sự hoà thanh nhiều giọng điệu. Tất cả đã tạo ra yếu tố tính cách đặc sắc cho các nhân vật vừa mang yếu tố loại hình vừa mang yếu tố tư tưởng kia. Với các nhân vật khác trong sáng tác của Nguyễn Thi ở thời kỳ này: chị út Tịch trong Người mẹ cầm súng, chị Hạnh trong ước mơ của đất, Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình, Đực và Bỉnh trong Chuyện xóm tôi chúng ta cũng gặp một cáu trúc hình tượng nhân vật có sự đan xen kết hợp nhuần nhuyễn nhiều yếu tố loại hình nhân vật như vậy. 3.1.4. Kiểu nhân vật tính cách trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 Thuộc loại hình tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết Việt Nam 1945 - 1975 nói chung và tiểu thuyết 1965 - 1975 nói riêng xây dựng thế giới nhân vật của mình theo một cấu trúc nghệ thuật đặc thù. Đó là một cấu trúc nghệ thuật có sự “cộng sinh thể loại”giữa sử thi và tiểu thuyết. Tính sử thi nằm trong hạt nhân, trong cốt lõi của cấu trúc hình tượng nhân vật với những phẩm chất định sẵn và bất biến được phi thường hoá. Đó là những phẩm chất được quy phạm hoá như đạo đức, tính cách, tư tưởng để tạo ra tính loại hình về bản chất xã hội cho hàng loạt nhân vật. Tính tiểu thuyết lại nằm trong hình thức bề ngoài của cấu trúc hình tượng nhân vật nhằm tạo ra tính cá thể hoá về xuất thân, ngoại hình, nghề nghiệp, ngôn ngữ cá tính cho nhân vật. Như vậy, cấu trúc hình tượng nhân vật của loại hình tiểu thuyết sử thi đã xuất hiện với đặc điểm “vừa quy phạm vừa cá thể hoá”, trong đó đặc điểm “quy phạm hoá” là đặc điểm thể loại của nó. Điều đó tất yếu sẽ dẫn tới một hệ quả: nhân vật loại hình và nhân vật tư tưởng chiếm đa số, nhân vật tính cách là thiểu số. Quả vậy, khi khảo sát tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975, chúng tôi thấy số lượng nhân vật thuần nhất là nhân vật tính cách thật ít ỏi. Đó là các nhân vật Tư, Hội, Phượng trong Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Giáng Hương trong Cửa biển của Nguyên Hồng, Nhân và Xơ Khuyên trong Bão biển của Chu Văn Nhân vật tính cách vốn không lấy những thuộc tính phẩm chất xã hội mang tính phổ biến làm linh hồn của chúng. Hạt nhân của chúng là cá tính chứ không phải khái niệm “loại” như ở nhân vật loại hình. Chúng xuất hiện với sự ngổn ngang, bề bộn, dở dang, đột biến như chính con người thực trong cuộc đời:”Một kiểu nhân vật phức tạp được miêu tả trong tác phẩm như một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật” [9 - 161]. Soi chiếu các nhân vật tính cách trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 vào cơ sở lý luận kể trên, chúng tôi thấy có thể đánh giá một số nhân vật vốn gây nhiều bàn cãi từ một góc nhìn khác Với Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, hai nhân vật Tư và Hội đã được đánh giá ổn định thoả đáng. Chúng tôi muốn bàn thêm về nhân vật Phượng - một nhân vật đã làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà phê bình văn học. Sau nhiều ý kiến khác nhau bàn về nhân vật Phượng, giới nghiên cứu phê bình văn học đã thống nhất với nhận định của 69
  15. Giáo sư Phan Cự Đệ trong tác phẩm “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại:” ở tập hai người ta thấy rõ tác giả đã có lúc thi vị hoá nhân vật này và dành cho cô ta khá nhiều tâm huyết, quá nhiều không gian và ánh sáng mà một người đàn bà hư hỏng buông tuồng, một nhóm vật phụ trong một cuốn tiểu thuyết - không đáng được “hậu đãi đến như thế” [35 - 417] Nhận xét kể trên là xác đáng khi tác giả nhận xét nhân vật Phượng ở hai góc độ: góc độ vị trí vai trò của nhân vật trong tác phẩm (Phượng chỉ là nhân vật phụ), góc độ ý thức hệ (Phượng chỉ là một nạn nhân của xã hội thực dân phong kiến và cũng là một tội nhân). Nhưng chúng tôi muốn khảo sát cấu trúc nhân cách của hình tượng nhân vật này để khẳng định Phượng là một nhân vật tính cách xuất sắc của Nguyễn Đình Thi. Xét về phương tiện cấu trúc loại hình nhân vật thì đây là một thành công của nhà văn. Chúng ta đều biết để khăng định bản chất loại hình của nhân vật lính cách phải dựa vào hai tiêu chí. Thứ nhất: nhân vật phải có một nhân cách có cá tính sắc nét, có ý kiến riêng, có thái độ ứng xử riêng với cuộc đời, có ý thức cá nhân về bản thân. Thứ hai: trong cấu trúc nhân cách của nhân vật, mối tương quan giữa con người cá nhân và con người xã hội nghiêng về phía nào? Tương quan giữa nhân cách ấy với môi trường, tình huống, hoàn cảnh sống diễn ra ra sao? Nếu Phượng là một nhân vật không có cá tính độc đáo, cá biệt, cụ thể không có ý kiến riêng về bản thân và cuộc sống thì Phượng sẽ thuộc kiểu nhân vật loại hình hay tư tưởng chứ không phải là nhân vật tính cách. Nếu trong nhân cách của Phượng, phương diện con người cá nhân mờ nhạt hoặc bị triệt tiêu để chỉ còn lại con người xã hội với những phẩm chất thuộc tính xã hội đại diện cho một loại người nào đó thì Phượng không còn là Phượng của tác phẩm Vỡ bờ. Khi khảo sát tác phẩm, chúng ta thấy thực tế ngược lại với những giả thiết trên bởi Phượng là một nhân vật tiểu thuyết đích thực theo đúng nghĩa của khái niệm này. Khi chút ít nhân phẩm, khá nhiều ảo tưởng và tình yêu trong sáng với Tư của Phượng bị huỷ hoại trong cái xã hội đen tối ấy thì Phượng là một nhân vật tha hoá. Bi kịch tinh thần xuất hiện khi con người tha hoá ấy ý thức được sự tha hoá và hoàn cảnh sống của mình. Mâu thuẫn nội tại và nghịch lý xuất hiện trong gàng xé bởi nhân vật tính cách không đồng nhất giản đơn vào chính nó. Chỉ có những con người có ý thức về cá nhân mình mới nếm trải nỗi đau bi kịch này. Nhân vật Hộ (Đời thừa) và Thứ (Sống mòn) của Nam Cao chẳng đã trải qua chính bi kịch tinh thần này hay sao? Khi Phượng lao vào cuộc sống trụy lạc thì cô là nhân vật nổi loạn của cái giai cấp thống trị mà cô không phải là con đẻ thì cũng là con nuôi của nó. Nếu khi Phượng nổi loạn trong bế tắc và tiêu cực mà cô không còn chút luyến tiếc khổ đau nào cho những gì đẹp đẽ đã đánh mất thì Nguyễn Đình Thi có khác gì Khái Hưng với Đời mưa gió? Nhưng không! 70
  16. Phượng muốn đập phá cuộc dời mình bởi nhận ra sự vô nghĩa lý của “cái xã hội chó đểu” ấy (từ dùng của Vũ Trọng Phụng). Nhưng ngay trong giây phút bế tắc tột cùng ấy, chút nhân phẩm nhỏ nhoi sót lại trong Phượng vẫn khiến cô nhớ đến Tư và chính điều đó phần nào đã “chiêu tuyết” cho cô với tư cách một nạn nhân đáng thương hơn là đáng trách. Chúng ta có thể xót thương Tám Bính của Nguyên Hồng, Thị Mịch của Vũ Trọng Phụng thì sao không thể xót thương cho Phượng của Nguyễn Đình Thi? Nếu chỉ ở phương diện cấu trúc loại hình nhân vật, xét đến cấu trúc nhân cách và cá tính của Phượng, chúng ta thấy đây là một nhân vật tính cách được xây dựng thành công của Nguyễn Đình Thi. Còn trong Bão biển của Chu Văn, chúng ta thấy nhà văn đã xây dựng hàng loạt nhân vật “sóng đôi” để chúng bổ sung và soi sáng cho nhau. Đó là cặp hình tượng Cha Phạm và Cha Hoan: một ngọt ngào, nham hiểm - một thô lỗ, tàn bạo đến điên cuồng. Đó là Tiệp và Thất: một cứng rắn đến khắc kỉ, một mềm yếu dấn nhu nhược. Đó là chánh Hạp và Ngật: một thâm độc, xảo quyết, một võ biền thô lỗ. Rồi Bõ Sức và cụ Ba Bơ trong sự đối lập, Tiệp và Vượng trong sự đồng thuận Nhưng chúng tôi đặc biệt chú ý đến nhân vật Nhân trong hai mối tương giao: Nhân và ái, Nhân và Xơ Khuyên. Nhân là nhân nhân vật tính cách còn ái là nhân vật tư tưởng kết hợp với yếu tố loại hình. Nhân và ái “sóng đôi” trong thế đối lập: sự vô tư và hoà nhập mau chóng vào cuộc sống mới của ái đóng vai trò “làm nền” để làm nổi rõ hơn bi kịch của Nhân một người phụ nữ sùng đạo đến u mê và bước vào cuộc sống mới với bao nhiêu ràng buộc níu kéo của cuộc sống cũ. Nhưng Nhân và Xơ Khuyên lại là một cặp nhân vật vừa đồng thuận vừa đối lập và cả hai đều là nhân vật tính cách. Có thể nói, Nhân là “bản sao” của Xơ Khuyên ở chặng đầu, Xơ Khuyên lại là tấm gương để Nhân soi mình ở chặng cuối quãng đời được phản ánh trong tác phẩm. Cả hai đều mang trong mình bi kịch tinh thần với bao mâu thuẫn nội tâm giằng xé thật đau đớn. Cả hai đều thuộc kiểu nhân vật tư duy nếm trải và trưởng thành nhờ cuộc đời dạy bảo. Cả hai đều được cá thể hoá sinh động không chỉ ở ngoại hình, số phận mà quan trọng hơn ở lính cách. Yếu tố cá tính trong cấu trúc nhân cách của họ là tiêu chuẩn nghệ thuật để khẳng định Xơ Khuyên và Nhân thuộc kiểu nhân vật tính cách. 3.1.5. Hệ thống nhân vật tập thể thuộc kiểu nhân vật tư tưởng kết hợp với yêu khoai hình và chức năng Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại cho nhân dân lao động một vẻ đẹp mới chưa từng có trong lịch sử và một sức mạnh vĩ đại Nhân dân trở thành một trong những nhân vật trung tâm của tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975. Nhân dân xuất hiện trong tiểu thuyết thời kỳ này như một nhân vật tập thể lớn, đoàn kết muôn người, như một dưới lá cờ của Đảng. Nhân vật tập thể nhỏ là một đơn vị bộ đội đang hành quân hay chiến đấu, một hợp tác xã với những người xã viên hăng say sản xuất trên đồng ruộng, một nhà máy với những người công nhân ưu tú đang làm việc quên mình 71
  17. vì tổ quốc Cả hai loại nhân vật tập thể này đều mang sức mạnh vô địch của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Họ là chủ nhân của lịch sử, động lực của cách mạng, là bệ phóng để xuất hiện những nhân vật anh hùng lý tưởng. Thực ra, khái niệm “nhân vật tập thể”, “ nhân vật đám đông” xuất hiện trong các công trình nghiên cứu và phê bình văn học ở Việt Nam là do cách chuyển nghĩa khi dịch một thuật ngữ chỉ một nhân vật kiểu mới xuất hiện trong văn học Xô viết những năm 20 của thế kỉ XX. Nhà văn Xô viết Xêraphimôvils đã chỉ ra những phẩm chất xã hội và khả năng khái quát lớn của kiểu nhân vật này: “Chỉ tập trung soi sáng những khát vọng tập thể, những cảm xúc chung của quần chúng ( ) Nếu chỉ miêu tả cái cá thể thì sẽ không bao quát được thời đại với tầm rộng khôn lường của nó” (35 - 50). Nhà nghiên cứu l.Kuzmirép lại khẳng định: “Tiểu thuyết sử thi có thể không có nhân vật chính, nhưng nó không thể thiếu được một điều kiện cơ bản - nhiệm vụ của nhân vật chính là nhiệm vụ của nhân dân. Nhưng ý nghĩa nhân dân trong từng hoàn cảnh phải được xác định cụ thể. Nếu như không có nhân vật chính thì phải có một” nhóm nhân vật", một tập thể anh hùng, cái tạo nên hạt nhân anh hùng của tác phẩm” [151 - 50]. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn học có uy tín như Phan Cự Đệ, Trần Đình Sử, Phong Lê là những người có công lao xác lập diện mạo của kiểu nhân vật tập thể và khái quát đặc điểm loại hình của nó. Giáo sư Phan Cự Đệ khẳng định: “Tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta đã miêu tả những người anh hùng trong mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân. Chủ nghĩa anh hùng mới của chúng ta là chủ nghĩa anh hùng tập thể, chủ nghĩa anh hùng quần chúng [35 - 399]. Đặc biệt, giáo sư Trần Đình Sử đã có một phát hiện mới mẻ khi tìm hiểu về “con người trong văn học Việt Nam sau 1945". Đó là hình tượng “con người quần chúng”, “con người kháng chiến”, “con người tập thể”, “con người chính trị và dân tộc” trong 30 năm văn học cách mạng này. Từ việc xác lập hình tượng con người Việt Nam trong từng chặng đường văn học của giai đoạn 1945 - 1975, giáo sư Trần Đình Sử đi tới một kết luận có ý nghĩa to lớn về học thuật: “Quan niệm con người quần chúng đã cải tạo lại cấu trúc bên trong của hình tượng nghệ thuật. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học, dân tộc, quần chúng được nhận thức và lý giải như là một chủ nhân của đất nước ( ). Họ là nhân vật chính diện, nhân vật trung tâm của văn học” [130 - 299]. Và: “con người trong văn học Việt Nam hiện đại thường được thể hiện chủ yếu qua các kiểu hình tượng tập thể, hình tượng tập hợp, hình tượng tư tưởng, hình tượng loại hình và hình tượng tính cách. Với tất cả thành tựu hiện có, Văn học Việt Nam bốn mươi năm qua chưa có nhiều thành công về mặt hình tượng tính cách. Yếu tố cá tính chưa nổi bật, sự phân tích xã hội, tâm lý chưa được phát triển đầy đặn Còn ít những hình tượng có tầm cỡ có thể cung cấp một mẫu mực thuyết phục trọn vẹn về phương diện này” [130 - 280]. Ngay từ năm 1979, trong cuốn Văn học Việt Nam chống Mĩ cứu nước, giáo sư Phong Lê đã khẳng định chủ nghĩa anh hùng tập thể trong văn học chống Mĩ và phác hoạ chân dung tinh thần của kiểu nhân vật này: “Điều nổi bật của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại chống Mĩ là một chủ nghĩa anh hùng tập thể. Từ đó, được thể hiện 72
  18. trong văn xuôi chân dung con người như là một thành viên của tập thể, lấy sức mạnh từ trong tập thể” [85 - 77] và “Sự xây dựng những điển hình quần chúng cách mạng, không phải chỉ như một cái nền cho nhân vật chính hoạt động, mà bản thân họ cũng được điển hình hoá, cũng trở thành một chân dung tập thể với nhiều bản sắc cá nhân” [85 - 79]. Những hình tượng nhân vật tập thể trong văn xuôi Việt Nam 1945 - 1975 nói chung, trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 nói riêng thuộc loại hình nhân vật nào? Câu hỏi này chưa có một công trình nghiên cứu văn học nào trả lời! Những đám đông quần chúng vùng dậy đi theo lá cờ đỏ sao vàng, phá kho thóc của Nhật, tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong Cửa biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), những biển người cuộn sóng hờn căm ngày “đồng khởi” trong Đất Quảng (Nguyễn Trung Thành), trong Rừng U Minh (Trấn Hiếu Minh) ; những người nông dân trong Buổi sáng (Nguyễn Thị Ngọc Tú), trong Bão biển (Chu Văn), những người công nhân trong) Xi măng (Huy Phương) những người lính có lên và không tên cuồn cuộn như những dòng sông vượt Trường sơn cứu nước trong Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu) họ thuộc vào kiểu nhân vật nào xét trên phương diện cấu trúc loại hình? Chúng toi thấy hình tượng nhân vật tập thể này thuộc kiểu nhân vật tư tưởng kết hợp với yếu tố loại hình và yếu tố chức năng. Trước hết, những đám đông quần chúng cách mạng, những tập thể con người mới xã hội chủ nghĩa thuộc kiểu nhân vật tư tưởng. Hầu hết các nhà văn xây dựng loại nhân vật này để tập trung thể hiện một số tư tưởng chủ đề có tính phổ quát trong văn học thời kỳ này: Thứ nhất: tư tưởng cách mạng là ngày hội của quần chúng Trong Cửa biển của Nguyên Hồng, nhà văn đã xây dựng hình tượng nhân vật tập thể (gồm công nông và trí thức) trong sự vận động của tính cách và số phận qua ba thời điểm lịch sử: những ngày đen tối trước Cách mạng tháng Tám; những ngày vùng lên phá kho thóc của Nhật; những ngày tổng khởi nghĩa. Chính những đau thương tủi nhục trong thời điểm lịch sử thứ nhất đã hình thành quá trình “tức nước” để bùng nổ thành quá trình “vỡ bờ” trong hai thời điểm lịch sử sau. Có thấm thía nỗi đắng cay tủi nhục của kiếp nô lệ mới cảm nhận hết bao hả hê vui sướng khi vùng lên đấu tranh để trở thành con người làm chủ và tự do. Cách mạng thực sự hồi sinh cho cả dân tộc, đưa mọi người lao khổ và mỗi người đến một ngày hội lớn. Với hình tượng nhân vật tập thể trong Vỡ bờ, Đất Quảng, Rừng U Minh, chúng tôi thấy dù hoàn cảnh lịch sử đã đổi khác nhưng tính luận đề của loại nhân vật tập thể cho tư tưởng này là không thay đổi. Thứ hai: tư tưởng sức mạnh vô địch của quần chúng cách mạng Cách mạng đã tập hợp quần chúng bằng một lý tưởng cao đẹp, gắn kết muôn người như một để tạo ra một sức mạnh lay trời chuyển đất. Tư tưởng ấy và hiện thực ấy được tập trung biểu hiện ở loại nhân vật tập thể Trong Dấu chân người lính, chúng ta gặp một cuộc hành quân vĩ đại: cả dân tộc ra trận để dành lấy độc lập tự do. Có lực lượng 73
  19. bạo tàn nào khuất phục nổi sức mạnh kì vĩ này: "Đông đúc quá! Không ai có thể lài nào mà phân biệt hoặc đếm được có bao nhiêu đơn vị, cũng không thể biết đây là đường rừng hay quảng trường, là rừng cây hay rừng người và rừng súng đạn. Người ta chỉ biết đông đúc và chật chội, là hơi thở và mùi mồ hôi người, là tiếng nói ồn ào của cuộc sống, là đàn ong cần lao đang san một nửa tổ đi đánh giặc, là cơn giận dữ của đất nước lại một lần cầm lấy súng. Người ta cũng không thể phân biệt hiện tại hay là khung cảnh lịch sử, hay là tương lai đang bước ra từ đây trên đôi bàn chân đất của người lính?” [15 - 46]. Còn đây là sức mạnh vô địch của quần chúng cách mạng trong công cuộc quai đê lấn biển. Chu Văn dã viết lên những trang viết mang âm hưởng anh hùng ca hào hùng, ca ngợi sự chiến thắng của con người lao động trước thiên nhiên hung bạo: “Bỗng rắc một tiếng, nghe ghê rợn như đất xương sống một con rắn khổng lồ bị gẫy khúc. Dãy cọc tre đực cắm làm khung chắc chắn như thế mà lả oằn đi ( ). Đất lở xuống ùm ùm, nước mặn thừa thế tràn bừa vào, sủi lên dữ dội ( ) một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài lấy thân mình ngăn dòng nước mặn ” [146 - 569] Thứ ba: tư tưởng không có tập thể anh hùng thì cũng sẽ không có những cá nhân anh hùng bởi cánh mạng là sự nghiệp của quần chúng. Tư tưởng kể trên xuyên thấm vào tất cả các tiểu thuyết thời kỳ này, biểu hiện qua các nhân vật cụ thể và các chi tiết sinh động: đó là mối quan hệ mật thiết như máu thịt của chị Thắm với quân dân xã Hoà Thanh (Đất Quảng), của Mẫn và Thiêm với nhân dân Làng Cá (Mẫn và tôi), của út Sâm, Sỏi, Bê với nhân dân xã Kì Bường Cá nhân anh hùng chỉ có thể xuất hiện và toả sáng trong tập thể anh hùng, tập thể anh hùng tôn vinh cá nhân anh hùng, và nếu không có Đảng, không có cách mạng thì cũng sẽ không có cả hai. Chân lý này là hạt nhân tư tưởng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy loại nhân vật tư tưởng trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 nói chung và tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 nói riêng thuộc kiểu nhân vật tư tưởng khi tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội. Nhưng mặt khác loại nhân vật tập thể này lại gắn bó với yếu tố loại hình và yếu tố chức năng. Ở đây, chúng tôi muốn trở lại với ý kiến của giáo sư Phong Lê: nhân vật tập thể cũng được “điển hình hoá", cũng trở thành một chân dung tập thể với nhiều bản sắc cá nhân". Khi nói đến nghệ thuật điển hình hoá để tạo ra bức chân dung tập thể của quần chúng cách mạng, của những con người mới xã hội chủ nghĩa, giáo sư Phong Lê muốn nói đến khả năng kết tinh những yếu tố “Loại” trong bức chân dung tập thể này. Đó là bức chân dung tinh thần của nhiều người có chung một loại phẩm chất, tính cách, đạo đức. Đây chính là nghệ thuật điển hình tính chung - khái quát hoá để tạo ra một tập thể dẫu có trăm gương mặt khác biệt nhưng lại có chung một bản chất xã hội, 74
  20. một tâm hồn Việt Nam và tính cách Việt Nam. Yếu tố loại hình đã xuất hiện trong loại nhân vật tập thể này. Nhưng cũng chính loại nhân vật tập thể ấy còn thống nhất yếu tố tư tưởng, yếu tố loại hình kể trên với yếu tố chức năng. Bởi loại nhân vật tập thể trong tiểu thuyết thời kỳ này “có các đặc điểm phẩm chất cố định", không thay đổi từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đóng trong tác phẩm” [9 - 157]. Quả thực, những phẩm chất tính thần của loại nhân vật tập thể như yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu bất khuất, lao động anh hùng là cố định không thay đổi. Các tình huống truyện kế tiếp nhau thay đổi chỉ làm cho các phẩm chất ấy ngời sáng hơn. Đời sống nội tâm không được miêu tả trong loại nhân vật này mà chỉ được biểu hiện qua ngoại hiện. Loại nhân vật tập thể xuất hiện chỉ để thực hiện các chức năng nghệ thuật: phản ánh quá trình vận động kì vĩ của số phận dân tộc trong những biến cố lịch sử trọng đại như chiến tranh và cách mạng; minh chứng cho tư tưởng sự đổi đời của nhân dân lao động nhờ công ơn của cách mạng; lý giải sự hình thành chủ nghĩa anh hùng tập thể trong thời đại Hồ Chí Minh. Đặc biệt, nhân vật tập thể mang yếu tố chức năng luôn đồng nhất với vai trò tập thể anh hùng của nó trong các tiểu thuyết sáng tác trong giai đoạn lịch sử hào hùng này. 3.2. Các kiểu nhân vật trong thế giới nhân vật phản diện của tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 Đã có nhiều ý kiến thống nhất trong việc đánh giá nhược điểm của tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 ả phương diện xây dựng thế giới nhân vật phản diện: sự sơ lược trong miêu tả tâm lý nhân vật cái nhìn cực đoan trong những bức chân dung méo mó quái gở, chưa phản ánh đầy đủ và sâu sắc quá trình thú vật hoá ở những con người - thú này. Đặc biệt, việc chưa xây dựng được những điển hình sắc nét về quân xâm lược Pháp và Mĩ là một món nợ của các nhà tiểu thuyết với lịch sử và dân tộc Từ góc nhìn cấu trúc thể loại tiểu thuyết, chúng tôi không muốn bàn đến những vấn đề quen thuộc kể trên mà muốn khảo sát phân loại thế giới nhân vật phản diện theo nguyên tắc loại hình học, từ đó tìm ra nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện của tiểu thuyết Việt Nam sáng tác trong giai đoạn 1965 - 1975. 3.2.1- Hệ thống nhân vật phản diện thuộc kiểu nhân vật loại hình kết hợp với yếu tố chức năng trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam I965 - 1975 Có một số ít nhân vật phản diện trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 thuộc kiểu nhân vật này. Đó là tên tư sản Pháp kiêm mật thám Đờ Vanhxi trong Cửa biển của Nguyên Hồng, tên chánh cẩm Lanéc và tên “đồ tể” Rôbe trong Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, tên cố vấn Mĩ Rôbơt Lin trong Dòng sông phẳng lặng của Tô Nhuận Vỹ, hai tên sỹ quan thiết giáp Lệch và Râu giơ trong Dưới đám mây màu cánh 75
  21. vạc của Thu Bồn, bọn giặc lái Mĩ trong Vùng trời của Hữu Mai, lũ lính Mĩ xuất hiện thấp thoáng trong Dấn chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Mẫn và tôi của Phan Tứ, Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành. Tất cả lũ giặc cướp nước thuộc hai đội quân xâm lược Pháp và Mĩ ấy xuất hiện trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ này với đặc điểm của kiểu nhân vật loại hình. Bản chất xã hội của chúng tiêu biểu cho bản chất tham lam, tàn bạo của những tên thực dân kiểu cũ và kiểu mới, muốn dùng đồng tiền và sức mạnh bạo tàn để bắt các dân tộc khác cúi đầu. Dục vọng là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách của chúng nên nhân cách ấy méo mó và đen tối đến đáng ghê tởm. Dù chúng mang tên gì, ngoại hình ra sao và từ đâu tới thì bản chất của chúng vẫn không hề thay đổi. Chúng ta có thể mượn lời nhận xét của giáo sư Phan Cự Đệ để hiểu rõ hơn về nhân vật Đờ Vanhxi: “Tên” Cai Xin Đờ Vanhxi này bẩn thỉu và keo kiệt, nghiệt ngã từng đồng với cả những người cu li đổ thùng. Hắn lại là một tên dâm dục, chuyên bao gái để hành lạc và “lơn” vợ hoặc con gái người khác. Ngoài cái nghề bao thầu, hắn còn là một tên mật thám chính trị giảo quyệt, nham hiểm và cực kì phản động” [35 - 411]. Và đây là bản chất của tên cố vấn Mĩ Rô bớt Lin qua sự đánh giá của nhân vật Phi Hùng: “Hắn là một con rắn độc, một con quỷ khát máu người được che đậy dưới cái vỏ lịch sự và văn hoá, dưới cái vẻ sùng kính văn chương và lịch sử cổ đại. Chính hắn chứ không ai khác đã tự tay chấm toạ độ trên từng trường tiểu học, từng mái chùa ( ) để lúc cần thì cả thành phố này là một biển lửa mà hắn là bạo chúa Nê rông ” [147, T2 - 208] Hai tên xâm lược mang hai vỏ bọc lịch lãm xuất hiện ở hai thời điềm lịch sử khác nhau nhưng có chung một bản chất đen tối. Yếu tố “Loại” trong những tên xâm lược này đem lại cho chúng phẩm chất của nhân vật loại hình. Nhưng những nhân vật loại hình này trong cấu trúc nhân cách của chúng còn có sự kết hợp với yếu tố chức năng. Với những bức chân dung ngoại hình quái gở, những âm mưu thâm độc cùng hành động tàn bạo, chúng xuất hiện như những con quỷ dữ không có đời sống nội tâm (hoặc nếu có thì rất mờ nhạt và đen kịt bởi dục vọng). Những tình cảm, cảm xúc thật sự “con người” cũng vắng bóng ở chúng. Bản chất xã hội ở chúng cố định, không thay đổi từ đầu tới cuối. Sự tồn tại và hoạt động của chúng trong tác phẩm chỉ nhằm thực hiện chức năng ác quỷ để cướp bóc, bản giết và thoả mãn những dục vọng thấp hèn. Chúng đại diện cho cái ác trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với cái thiện. 3.2.2. Hệ thống nhân vật phản diện có sự kết hợp yếu tố loại hình vẽ yếu tố tư tưởng và yếu tố chức năng 3.2.2.1. Các nhân vật phản diện trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 viết về đề tài chiến tranh cách mạng Đó là các nhân vật ác ôn Ngụy cùng bè lũ tay sai của thực dân đế quốc trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng: thằng Xăm (Hòn Đất - Anh Đức); thằng Ba Phổ, thằng Tư Rân (Gia đình má Bảy - Phan Tứ); Ba răng vàng, Tư gà lôi, trung uý Đào (Rừng U Minh - Trần Hiếu Minh); Hứa Xang (Đất Quảng - Nguyễn Trung 76
  22. Thành); Đạm, Tư Quéo (Dưới đám mây màu cánh vạc - Thu Bồn); Kim Tú, Tây Cậu (Cửa biển - Nguyên Hồng) Trước hết, lũ ác ôn tay sai này mang những đặc điểm của kiểu nhân vật loại hình. Đây là một hệ thống hình tượng nhân vật tập trung thể hiện những phẩm chất đạo đức, tính cách của một loại người trong xã hội Việt Nam bấy giờ. Có thể xếp chúng vào loại nhân vật tha hoá kiểu mới. Nếu như các nhân vật tha hoá của văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 còn ở vị trí nạn nhân và làm người đọc xót thương, thông cảm, thì loại nhân vật tha hoá kiểu mới này đều là những tội nhân đáng căm ghét ghê tởm. Chúng đã bị thú vật hoá bởi thủ đoạn và âm mưu đen tối của lũ quan thầy thực dân đế quốc. Chúng trở thành ác quỷ gieo rắc tội ác do sự sai khiến của đồng tiền và đục vọng. Kiểu nhân vật loại hình này xuất hiện trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 với hai đặc điểm sau đây: Thứ nhất: chúng là những con tốt trong tay lũ quan thầy Pháp - Mĩ. Rất ít nhân vật phản diện trong tiểu thuyết thời kỳ này hành động và suy nghĩ theo một lý tưởng chính trị nhất định. Hầu hết các nhân vật phản diện xuất hiện như những công cụ tay sai tầm thường nhất trong tay các ông chủ. Quá trình thú vật hoá ở chúng sóng đôi với quá trình lưu manh hoá. Trong Hòn Đất của Anh Đức thằng Xăm hành động như cái máy theo lệnh thiếu tá Sằn, còn tên thiếu tá lại cung cúc làm việc theo lệnh cố vấn Mĩ. Còn Tư gà lôi và Ba răng vàng (Rừng U Minh - Trần Hiếu Minh) thì vừa “chống cộng” như những tên tay sai hạng bét theo lệnh quan thầy vừa cướp bóc, hãm hiếp như những tên lưu manh đê tiện nhất. Kim Tú và một lũ lay sai (Cửa biển - Nguyên Hồng) bộc lộ rõ bản chất lưu manh trong vụ cướp nhà Đờ Vanhxi. Và cũng chỉ có lũ lưu manh ấy hăm hở nhảy ra sân khấu chính trị làm những con rối trong tay Pháp - Nhật. Trong Gia đình má Bảy của Phan Tứ, một lũ tay sai xuất hiện, vừa lưu manh về bản chất vừa bạc nhược về tinh thần, tên tay sai cấp dưới là con rối trong tay tên tay sai cấp trên và cứ thế cho đến Tổng thống của chúng cũng chỉ là tay sai trong tay đế quốc Mĩ trung sỹ Huỳnh sợ thằng Ba Phổ, Ba Phổ cúi đầu nghe lời dạy dỗ của trưởng ty công an Châu, tên Châu lại cúi đầu trước hai tên cố vấn Mĩ trong buổi tra tấn út Sâm Thứ hai: chúng là những con quỷ khát máu hành động tàn bạo vì những dục vọng đen tối. Hạt nhân trong cấu trúc nhân cách của các nhân vật phản diện là dục vọng. Trong nhân cách của chúng phần con người xã hội được miêu tả bằng nguyên tắc rối hoá: cái vỏ bọc hào nhoáng bên ngoài không che đậy nổi bản chất xấu xa bên trong. Dù là áp trưởng, đại diện xã, đồn trưởng hay tỉnh trưởng cái “áo khoác”chức danh rách tã của chúng cũng không che đậy nổi những nhân cách thối nát cùng cực. Còn phần con người cá nhân trong nhân cách của chúng thì méo mó đến dị dạng, chỉ nổi trội lên phần bản năng thú tính được miêu tả bằng nguyên tắc quỷ hoá. Thằng Xăm (Hòn Đất - Anh Đức) là một trong sáu “anh hùng” của miền Tây Nam bộ dưới thời Ngô Đình Diễm đã xuất hiện như một con quỷ: xào gan người ăn, mổ bụng lấy mật rất khéo, khoét đít để người bị bắt vừa nhổm dậy ruột đã xổ ra đằng hậu môn 77
  23. Hứa Xâng (Đất Quảng - Nguyễn Trung Thành) và Ba Phổ (Gia đình má Bảy - Phan Tứ) lại thích uống máu người và “cắt tiết” người rất giỏi. Thằng Tây Cậu (Cửa biển - Nguyên Hồng) cứ tra tấn tù cộng sản là rú lên ằng ặc như lên cơn điên Có thể nói, dục vọng đen tối là động lực chi phối các nhân vật phản diện này. Dục vọng và hành động của chúng được miêu tả theo quy luật nhân - quả: dục vọng nào thì hành động ấy! Với những con người – thú “chống cộng” để lấy tiền thưởng, để trả thù cá nhân hoặc trả mối thù giai cấp, để từ thành phần lưu manh ngoi lên các địa vị xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu chém giết và hưởng lạc này, thất bại của chúng là tất yếu. Tuy nhiên, cách khắc hoạ hình ảnh kẻ thù như vậy, dù đã cố gắng bám sát và phản ánh hiện thực khách quan, vẫn có phần hạ thấp kẻ thù. Khi hạ thấp kẻ thù, chiến tháng của lực lượng cách mạng rất khó đạt tới tầm vóc kì vĩ vốn có của nó. Kiểu nhân vật loại hình kể trên còn kết hợp yếu tố tư tưởng và yếu tố chức năng trong cấu trúc nghệ thuật của chúng. Các nhân vật phản diện này còn là nhân vật chức năng với phẩm chất, đặc điểm thú vật vốn cố định ở chúng, không thay đổi từ đầu đến cuối. Chúng xuất hiện với những hành động tàn bạo mà không có đời sống nội tâm (nếu có thì cũng rất mờ nhạt, đơn điệu, nghèo nàn). Hầu hết các nhân vật phản diện chỉ cho người đọc thấy chúng làm gì mà không cho thấy chúng nghĩ gì khi hành động. Chúng tồn tại chỉ nhằm thực hiện hai vai trò sau trong tác phẩm: Xét ở chức năng xã hội chúng là công cụ mù quáng: nếu lũ giặc cướp nước Pháp - Mĩ là chúa quỷ thì lũ ác ôn này là bầy quỷ tay sai - những công cụ đắc lực trong việc thực hiện những âm mưu đen tối của quan thầy mà đã là công cụ thì không biết hoặc ít biết đến suy nghĩ. Chúng ta chưa gặp một nhân vật phản diện nào có trăn trở, giằng xé nội tâm khi gây tội ác. Có chăng chúng chỉ suy nghĩ về tiền, gái và làm sao để thoả mãn những dục vọng dơ bẩn của chúng. Xét ở chức năng văn học chúng đóng vai trò phản đề: hệ thống nhân vật phản diện đại diện cho cái ác, cho lực lượng bóng tối trong cuộc giao tranh với cái thiện, với lực lượng ánh sáng là quân dân ta trong những tháng năm kháng chiến. Các nhà văn Việt Nam thời kỳ này đều sáng tác theo khuynh hướng: càng tô đậm lực lượng bóng tối bao nhiêu thì càng đề cao lực lượng ánh sáng bấy nhiêu ! Cách miêu tả này gợi nhớ đến các nhân vật chức năng và bút pháp nghệ thuật trong các truyện cổ tích. Các nhân vật chức năng trong truyện cổ tích và truyện hiện đại đều được đóng khung phẩm chất của mình trong tính quy phạm. Nhân vật phản diện là phản đề của nhân vật chính diện. Các nhân vật phản diện thuộc kiểu nhân vật loại hình kết hợp với yếu tố chức năng này còn mang những đặc điểm của kiểu nhân vật tư tưởng. Chúng đại diện cho tư tưởng phản cách mạng, phản tiến bộ trong cuộc giao tranh với tư tưởng cách mạng tiến bộ của thời đại. Mọi hành động, suy nghĩ của chúng đều xuất phát từ hai động lực: dục vọng cá nhân và tư tưởng phản cách mạng. Chính những dục vọng đen tối như tiền, gái, sở thích chém giết ấy lại hoà điệu nhịp nhàng với tư tưởng phản cách mạng bởi đó cũng chính là mục đích sống của lực lượng thù địch với cách mạng. Chúng điên cuồng 78
  24. chống phá cách mạng vì biết cách mạng sẽ không để cho chúng tồn tại với mục đích sống bẩn thỉu ấy. Tiểu thuyết Việt Nam 1965 - 1975 đã khắc hoạ tương đối rõ nét sự gặp gỡ giữa lẽ sống đen tối với tư tưởng đen tối trong bầy ác quỷ này. 3.2.2.2. Các nhân vật phản diện trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội Cũng mang một cấu trúc loại hình tương tự như thế giới nhân vật phản diện kể trên, các nhân vật phản diện trong tiểu thuyết viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ này xuất hiện ít hơn và cũng mờ nhạt hơn (riêng Bão biển của Chu Văn là một ngoại lệ). Đó là các nhân vật phản diện mang phẩm chất đạo đức đại diện cho loại người tiêu cực trong xã hội. Những cán bộ, công nhân viên chức hoặc tha hoá đạo đức cách mạng hoặc còn mang trong mình những thói hư tật xấu như thói tư hữu, vụ lợi, hám danh Đó là Sơn, Thăng (Buổi sáng - Nguyễn Thị Ngọc Tú) với thói xu nịnh và hành động lợi dụng của công mưu lợi riêng. Đó là Vượng với những thu vén cá nhân, thói gia trưởng độc đoán và đặc biệt là sự thờ ơ trước mọi lo toan của đồng đội, lợi ích của tập thể. Trong Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú còn cho thấy căn bệnh “tư hữu” và thói hiếu danh trong nhân vật Tị. Đây là căn bệnh truyền đời của dòng máu nông dân cá thể chảy trong mỗi người chúng ta và không phải dễ dàng loại trừ được nó. Rồi sự tha hoá của Đàm (Chủ tịch huyện - Nguyễn Khải). Sự lưu manh hoá của Nguyễn Mai (Vào đời - Hà Minh Tuân). Rồi các phần tử chậm tiến như Bảy đớp trong Buổi sáng, Long đen trong Đất làng của Nguyễn Thị Ngọc Tú Văn Sổ, Huyền Tơ trong Những tầm cao của Hồ Phương Các nhân vật phản diện này xuất hiện như một vệt đen nhỏ bé trên nền cảnh sáng sủa hồng hào của cuộc sống mới. Các tiểu thuyết viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ này chưa phản ánh thật trúng và thật đúng những mâu thuẫn cơ bản trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và nếu có phản ánh thì các nhà văn mới chỉ chạm vào bề mặt của hiện thực cuộc sống một cách sơ lược. Những căn bệnh âm ỉ trong lòng xã hội khi đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội là: chủ nghĩa bình quân và chủ nghĩa hình thức, mâu thuẫn giữa năng lực quản lý và thực tế cuộc sống, thói tư hữu cá thể và làm ăn tập thể, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể chưa tìm được tiếng nói chung tất cả những “căn bệnh” này chưa được phản: ánh chính xác và sâu sắc. Và nếu mâu thuẫn cùng khuyết điểm của chúng ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ đơn giản và được giải quyết dễ dàng đến thế thì chúng ta đã không đi lên chủ nghĩa xã hội một cách vất vả đến thế! Phải đến sau năm 1975, chúng ta mới nhìn thẳng vào sự thật với Cù lao Chàm, Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường cùng hàng loạt tác phẩm thuộc dòng văn học “nhìn thẳng vào sự thật” khác. Tuy không bỏ qua tính lịch sử nhưng nói một cách nghiêm khắc, tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ này mới chỉ hoàn thành yêu cầu thời đại mà chưa hoàn thành yêu cầu nghệ thuật có tính vĩnh hằng với mọi tác phẩm văn học chân chính: không chỉ 79
  25. phản ánh mà còn phải soi sáng hiện thực, không chỉ ngợi ca các yếu tố tích cực mà còn phải mổ xẻ, phê phán các yếu tố tiêu cực. Và các nhân vật phản diện thuộc kiểu nhân vật loại hình kể trên còn mang yếu tố tư tưởng và yếu lố chức năng trong cấu trúc của nó. Các nhân vật này đại diện cho tư tưởng tiêu cực, lạc hậu, bảo thủ tồn tại như vật cản trên con đường đi lên của xã hội. Chúng còn thực hiện chức năng đối trọng để làm nổi bật các nhân vật tích cực. Đáng tiếc là sự đối trọng ấy còn nhỏ bé và yếu ớt! 3.2.3. Một số nhân vật phản diện thuộc kiểu nhân vật loại hình kết hợp với yếu tố tính cách trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 Với kiểu nhân vật phản diện này, tuy không nhiều nhưng chúng ta cũng có thể kể đến hai tác phẩm tiêu biểu: ở xã Trung Nghĩa của Nguyễn Thi và Bão Biển của Chu Văn. Ở hai tác phẩm này, thế giới nhân vật phản diện được khắc hoạ thật sắc nét và sống động. Chúng ta cảm thấy chúng như bằng xương bằng thịt đang đi lại, nói năng, hành động ngay trước mắt. Yếu tố loại hình và yếu tố tính cách đã kết hợp nhuần nhuyễn trong các nhân vật này. Trong Bão biển của Chu Văn, các nhân vật phản diện trước hết đều thuộc kiểu nhân vật loại hình. Có thể nói, cùng với Nguyễn Khải, Chu Văn là nhà văn gặt hái được thành công lớn nhất khi xây dựng loại nhân vật phản diện đặc biệt: các cha cố phản động cùng lũ tay sai cuồng tín mê muội của chúng. Dù có tính dị biệt ở phương diện cá thể hoá này, chúng vẫn mang bản chất xã hội đại diện cho một loại người nhất định. Đó là lực lượng phản cách mạng điên cuồng và thâm độc nhất trong việc chống phá cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là Cha Hoan, Cha Phạm cùng lũ tay sai như Ngật, Búp, chánh Hạp, mụ lái Táp Hệ thống nhân vật phản diện này đều thuộc kiểu nhân vật loại hình đã được cá thể hoá cao độ để có tính cách sắc nét: sự thô lỗ tàn bạo của Ngật, Búp, sự nham hiểm và dục vọng điên cuồng ở chánh Hạp, sự cuồng tín ở mụ lái Táp ; riêng Cha Phạm lại là nhân vật loại hình kết hợp với yếu tố tính cách được xây dựng thành công nhất. Cái quan trọng nhất ở nhân vật này không phải ở các đặc điểm, thuộc tính, phẩm chất xã hội của nó mà là tương quan giữa các thuộc tính, phẩm chất ấy với nhau, đặc biệt ở tương quan giữa các thuộc tính, phẩm chất xã hội ấy với môi trường, tình huống. Và trong cái tương quan ấy, cá tính của nhân vật hiện ra rất độc đáo để trở thành một con người này như Hêghen từng nói. Với nhân vật Cha Phạm, nhân cách của nhân vật này không “đơn phiên” mà phức tạp với sự kết hợp hài hoà nhiều thuộc tính phẩm chát: đó là phẩm chất của một cha cố tài năng có khả năng thu phục con chiên, phẩm chất của một nhà chính trị lão luyện mềm dẻo quyền biến, phẩm chất của một người đàn ông hiếu sắc và giỏi chinh phục phụ nữ, phẩm chất của một tên gián điệp khôn ngoan, thâm độc chống phá cách mạng đến cùng. Nhân vật Cha Phạm có tính cách phức tạp và không đồng nhất giản đơn vào chính nó. Chỉ qua lời nói, hành động, suy nghĩ, thái độ ứng xử của Cha Phạm với Cha Hoan, với Xơ Khuyên, với linh mục Lâm Văn Tập, với công cuộc xây dựng chủ nghĩa 80
  26. xã hội ở vùng quê xứ đạo này, qua các tình huống giàu kịch tính, chúng ta bắt gặp lần đầu tiên trong các tiểu thuyết thời kỳ này một đối thủ đáng gờm và xứng tầm với lực lượng cách mạng. Và có như vậy, chiến thắng của cách mạng mới thật có ý nghĩa trên vùng công giáo toàn tòng này. Đây là chân dung Cha Phạm được khắc hoạ theo nguyên tắc điển hình hoá: “Trên vừng trán thông minh hằn lên những vết nhăn suy nghĩ. Đức cha trầm ngâm tính toán, đôi mắt đăm đăm nhìn chiếc nhẫn óng ánh vàng giữa hàng ngón tay búp măng trắng muốt. Cha tự ví mình với một vị nguyên soái đang đem hết tài thao lược ra, bài binh bố trận bước vào một trận chiến đấu ghê hồn” [146, T.1 - 231 - 234]. Còn với ở xã Trung Nghĩa của Nguyễn Thi, chúng ta ngạc nhiên và kính phục tài năng nghệ thuật của nhà văn, đặc biệt ở phương diện khắc hoạ tính cách nhân vật. Chỉ qua một vài trang viết với những nét phác hoạ tài tình, hình tượng các nhân vật phản diện là cảnh sát Âu, đại diện Hiếm, thư kí Ba Kì đã hiện lên thật sắc nét. Chúng thật giống nhau và cũng thật khác nhau. Chúng giống nhau ở bản chất xã hội: một lũ tay sai hạng bét của đế quốc Mĩ đang ra sức bóc lột nhân dân, o ép những gia đình cách mạng bằng mọi thủ đoạn tàn bạo và nham hiểm. Nhưng bên cạnh sự tương đồng về bản chất loại hình ấy, chúng cũng rất khác nhau về tính cách vì được cá thể hoá cao độ: cảnh sát âu với chiếc xe gắn máy, ở ta đầu xe có gắn tượng người đàn bà khoả thân, đang phóng như bay bỗng phanh rất gấp khi tìm được mối để đục khoét dân lành. Đại diện Hiếm đạp xe đạp thong thả mà bao giờ cũng đi sau tới trước trong chuyện bóp nặn dân nghèo. Cảnh sát Âu dốt nát, thô lỗ, hung bạo. Đại diện Hiếm ngọt nhạt thâm độc. Hai tên tay sai như hai con chó đói đều lồng lộn trong việc kiếm ăn nhơ bẩn nhưng mỗi tên một tính cách. Chúng bổ sung cho nhau để làm hoàn chỉnh bức chân dung hắc ám của lũ lay sai Mĩ Ngụy ở miền Nam trong những năm đen tối trước đồng khởi. Sự cá thể hoá về ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ, cá tính đã tạo ra những nhân vật có nhân cách mạng đặc điểm của nhân vát tính cách. Đoạn đối thoại mang hình thức như một màn bi hài kịch ngắn vừa lột trần bản chất của các nhân vật, vừa tạo hiệu quả cá thể hoá cao độ (tr 416 - 418) là những dẫn chứng sáng rõ nhất cho điều đó. Bên cạnh hai nhân vật phản diện kể trên, chúng ta còn bắt gặp những bức chân dung mang tính kí hoạ mà cái “thần” của nhân vật phản diện đã lộ rõ ngay chỉ sau vài nét vẽ. Đó là thư kí Ba Kì hèn hạ ăn bẩn, ngủ đêm ở đầu nhà ông Tư Trầm để chờ viết đơn bán đất. Đó là vợ địa chủ Ba Sồi với cơn điên của lòng tham và mối hận thù giai cấp: "Mụ xông tới lay lay cây cột nhà, cột nhà không chuyển. Mụ ra nắm từng mảng lá lớp nhà lôi xuống, bụi lại bay vào mắt mụ ( ) Mặt mụ bừng bừng, mụ đang cảm thấy mình mất một vật gì ghê gớm, một cánh tay, một phần xương thịt, mụ phải đòi lại, mụ phải làm chủ đất này, chủ cái nền nhà này. Mụ phải chặt hết, phá hết ( ) Dĩ vãng hiện ra trên mặt mụ, trên cả đường gân cổ, trên đôi lông mày nhướng lên quá trán, trên cái dáng như điên như dại của mụ, nó như một bức chân dung đậm đặc giới thiệu quá khứ của một con người” [131 - 439, 440] 81
  27. Cơn điên của mụ Ba Sồi bỗng làm ta liên tưởng đến sự điên cuồng trong bất lực của tên Tây Cậu (Cửa biển - Nguyên Hồng), của tên mật thám Rô be (Vỡ bờ - Nguyễn Đình Thi) khi tra tấn tù cộng sản. Gần gũi hơn nữa về bản chất là cơn cuồng nộ của Cha Hoan khi quất roi mây bện ba vào con khỉ mà gào thét “Tiên sư giống thuỷ tổ cộng sản” (Bão biển - Chu Văn). Những con người - thú kể trên khác nhau mà cũng giống nhau đến thế! Sự giống nhau ở yếu tố loại hình, sự khác nhau ở yếu tố tính cách đã tạo ra những điển hình văn học vừa quy phạm vừa cá nhân trong loại hình tiểu thuyết sử thi ở Việt Nam trong giai đoạn 1965 - 1975. 4. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 4.1. Nghệ thuật miêu tả các nhân vật chính diện với nguyên tấc thử thách và nguyên tắc tượng đài hoá hiện thực 4.1.1. Thế giới nhân vật chính diện với nguyên tắc thử thách Nếu phân loại tiểu thuyết theo đặc điểm nội dung và hình thức mang tính quy phạm, chúng ta có tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết du đãng, tiểu thuyết hiệp sĩ, tiểu thuyết sử thi Nhưng nếu phân tiểu thuyết theo cái nhìn loại hình học lịch sử của tiểu thuyết, chúng ta có một số loại hình tiểu thuyết cơ bản cùng hàng loạt biến thể của nó. Ở môi loại hình tiểu thuyết, chúng ta thấy xuất hiện một nguyên tắc xây dựng nhân vật nổi trội. Và nguyên tắc xây dựng nhân vật này xuất hiện trở đi trở lại trong tiểu thuyết ở những thời đại khác nhau Nhà nghiên cứu văn học lớn người Nga M.Bakhtin đã phát hiện ra vấn đề này: “Sự cần thiết phải khám phá và nghiên cứu về mặt lịch sử thể loại tiểu thuyết” (chứ không phải về mặt hình thức tĩnh tại hay mặt quy phạm hoá). Sự đa dạng các biến thể thể loại. Ý đồ thử phân loại lịch sử các biến thể đó. Phân loại theo nguyên tắc xây dựng hình tượng nhân vật chính: tiểu thuyết lãng du, tiểu thuyết thử thách nhân vật, tiểu thuyết tiểu sử (tự thuật), tiểu thuyết giáo dục ( ), mỗi loại có một nguyên tắc xây dựng nhân vật trội lên” [7 - 78] Mặc dù M.Bakhtin chỉ dựa vào lịch sử tiểu thuyết châu Âu để khảo sát và phân loại các loại hình tiểu thuyết, chúng tôi thấy những ý kiến của nhà bác học này vẫn có thể soi sáng cho loại hình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Đặc biệt khi tìm hiểu tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 nói chung và tiểu thuyết Việt nam 1965 - 1975 nói riêng, chúng tôi thấy việc xây dựng nhân vật theo nguyên tắc thử thách đã tìm được một biến thể tương hợp của nó. Với tiểu thuyết thử thách ở dạng thức cổ điển của nó, đặc trưng loại hình quan trọng nhất là: “tiểu thuyết kiểu thứ hai (tức tiểu thuyết thử thách - chúng tôi nhấn mạnh) được xây dựng như một chuỗi thử thách các nhân vát chính, thử thách lòng trung thành chung thuỷ, đức gan dạ, anh dũng, sự khảng khái hào hiệp, tính thiêng liêng thần thánh của chúng. Đây là biến thể quan trọng nhất trong văn học châu Âu ( ) chúng chỉ được kiểm tra và thử thách ” [7 - 78] 82
  28. Chúng tôi cho rằng, nguyên tắc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết thử thách mà M.Bakhtin đề ra, chính là hạt nhân trong cấu trúc hình tượng nhân vật chính diện của tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975. Thế giới nhân vật chính diện trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 vốn mang những phẩm chất cao đẹp định sẵn và bất biến qua mọi thử thách. Từ Khu, Sản, Luỹ trong Xung kích đến Khắc, Quyên trong Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi. Từ Trợ, Bài, ông Đâu trong Con trâu của Nguyễn Văn Bổng đến Mười Mến, Tám Nhớ ông già U Minh, Chín Kiên trong Rừng U Minh của Trần Hiếu Minh. Từ anh Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc đến chị Thắm trong Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành. Rồi chị Sứ trong Hòn Đất của Anh Đức; Khuê, Lữ, Cận, Lượng trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu; Quỳnh, Hảo trong Vùng trời của Hữu Mai; Tâm trong Dưới đám mây màu cánh vạc của Thu Bồn Tất cả đều có sẵn hoặc tiềm ẩn những phẩm chất cao đẹp như: lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần bất khuất anh hùng , những phẩm chất ấy như chất vàng mười hoặc lộ thiên hoặc ẩn kín chỉ chờ tôi luyện qua thử thách để ngời sáng lên. Không hề có sự đột biến, ngẫu nhiên thay đổi phẩm chất trong những con người lý tưởng này. Những thử thách được kết nối trong thời gian tuyến tính, hình thành những không gian nghệ thuật mở và động thật dữ dội, tạo thành cốt truyện đặc trưng cho loại hình tiểu thuyết thử thách. “Cốt truyện trong tiểu thuyết thử thách bao giờ cũng được xây dựng trên những sự đi lên khỏi tiến trình cuộc sống bình thường của các nhân vật, trên những biến cố và hoàn cảnh đặc biệt không có trong tiểu sử điển hình, đúng mực bình thường của con người". [7 - 79] Số phận của các nhân vật chính diện trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975 gắn với những biến cố lịch sử như chiến tranh và cách mạng, gắn với những đau thương, mất mát và chiến công phi thường. Nhân vật chị Thắm trong Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành là một minh chứng cho nguyên tắc xây dựng nhân vật theo tư tưởng thử thách - một nguyên tắc nghệ thuật nổi trội nhất trong nhiều nguyên tắc khác. Chỉ với 152 trang sách, Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành đã dồn ép thời gian, khắc hoạ một không gian nghệ thuật tuy nhỏ hẹp nhưng lại mang ý nghĩa điển hình, nơi tập trung những mâu thuẫn căng thẳng đầy kịch tính của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước vĩ đại. Đó là xã Hoà Thanh - vùng đất nóng bỏng nhất của dải đất Miền Trung - với sự xuất hiện hàng loạt nhân vật thuộc kiểu nhân vật loại hình: đó là tập thể quần chúng anh hùng với đủ mọi thành phần, lứa tuổi như ông già sông Trúc, Vân, Vi, Sơn, Bưởi, bà Lúa những thế hệ anh hùng nối tiếp nhau xuất hiện như nước sông Trúc chảy mãi không ngừng. Đó là hình tượng những người anh hùng như anh Quế, Bảo, Thiệt Hoàng, và đặc biệt là Thắm, phẩm chất anh hùng vừa như có sẵn trong máu, vừa như chất thép càng được tôi luyện càng rắn chắc hơn. Nỗi đau riêng và mối thù chung của cả dân tộc, lý tưởng cách mạng và truyền thống gia đình, quê hương tất cả đã cùng họ đứng dậy từ đau thương mất mát, đối mặt với thử thách, với cái chết 83
  29. để chiến thắng hoặc ngã xuống trong sự bất tử của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cảm hứng sử thi đã chiếu nguồn sáng phi thường vào những con người bình thường ấy. Họ phi thường từ nỗi đau (ông già sông Trúc cụt một cánh tay, bị thằng Thái quất roi cá đuối vào mặt, Hoàng mất người yêu ), từ sự đứng dậy trưởng thành nhanh chóng đến lạ kì (Vân chết đã có Vi thay, con Bưởi còn nhỏ xíu đã bắn garăng chững chạc lắm ), từ những chiến công như trong huyền thoại. Tất cả đều qua thử thách mà tự ý thức về chính bản thân mình. Từ thử thách mà vụt đứng dậy, gánh vác nhiệm vụ của một người anh hùng mà hồn nhiên không nghĩ mình là anh hùng. Đặc biệt với nhân vật chị Thắm - một người phụ nữ anh hùng “vừa lạ vừa quen”, quen vì ta đã gặp chị (ở cả những đau thương và phẩm chất anh hùng của chị) ở chị Tư Hậu (Một chuyện chép ở bệnh viện - Bùi Đức ái), ở chị Sứ (Hòn Đất của Anh Đức), ở chị út Tịch (Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi) Chính những phẩm chất có tính tương đồng ở hàng loạt nhân vật này đã tạo ra phẩm chất loại hình kiểu nhân vật người anh hùng cách mạng trong văn học Việt Nam chống Mĩ cứu nước. Một điểm tương đồng nữa là nét chung trong cấu trúc hình tượng nhân vật: chị Sứ trong Hòn Đất của Anh Đức đã phải đối mặt trước những thử thách nghiệt ngã, đó là quãng thời gian đợi chờ đằng đẵng người chồng tập kết (thử thách cho lòng chung thuỷ), tình thương con khi trong hang hết nước (thử thách giữa tình mẫu tử và tình đồng đội), đặc biệt là khi đứng trước cái chết với lưỡi dao của thằng Xăm (thử thách lòng dũng cảm, tinh thần cách mạng ). Chính những thử thách khắc nghiệt đã trở thành nguyên tắc xây dựng hình tượng cho kiểu nhân vật loại hình này. Với nhân vật chị Tư Hậu, chị út Tịch, Mẫn, út Sâm cũng thế. Nhân vật chị Thắm trong Đất Quảng đã được tác giả khắc hoạ qua bốn vai trò trong bốn thời điểm tiếp nối của dòng thời gian tuyến tính, tương ứng với ba thử thách khắc nghiệt. Với cô Thắm trẻ trung ngày ấy, ngòi bút sử thi của nhà văn đã mang sắc màu vừa lãng mạn vừa hiện thực để khắc hoạ cuộc sống vừa bi hùng vừa mơ mộng của Thắm. Lãng mạn trong ánh mắt Thắm ngắm nhìn ruộng đồng trong đêm trăng: “Sao Thắm cứ nhớ hồi đó hầu như đêm nào cũng là đêm trăng, bao giờ Thắm ngồi trên xe nước cũng thấy có một vừng trăng tròn vành vạnh yên tĩnh trên đầu ( ) từng mảng lao xao vàng chói dưới đôi chân dập guồng thoăn thoắt của cô lai láng chảy theo con đường kẻo một vệt dài lóng lánh". [141 - 9] Rồi tiếng cười vô tư đến giọt nước mắt tình yêu của Thắm. Rồi những đêm gỡ lựu đạn, khuya về đổ ra nền nhà như đổ khoai, chia phần và sung sướng vì được phần hơn Ngay trong sắc màu lãng mạn ấy đã ấp ủ chất bi hùng của hiện thực tàn khốc sắp đến và cũng dự báo sức mạnh tinh thần của con người trước thử thách: “Trong những hàng tre gục ngã ngổn ngang xơ xác cháy xem hai bờ sông Trúc vẫn thấy những mụn măng non nhọn hoắt chọc thủng tro tàn và bùn đất, phóng thẳng lên trong ánh nắng chói chang ” [141 - 13] Sức mạnh quật cường của con người Việt Nam trước thử thách đau thương qua biểu tượng “mụn măng non nhọn hoắt” này gợi nhớ hình ảnh những ngọn xà nữ xanh 84
  30. rờn nhọn hoắt hình mũi tên, phóng thẳng lên bầu trời trong Rừng xà nu. Phải chăng đây là một mô típ nghệ thuật quen thuộc của ngòi bút sử thi Nguyễn Trung Thành? Và khi Thắm bước sang chặng đường thứ hai của cuộc đời mình: Trở thành người vợ - người mẹ thì cũng là lúc chị phải đối mặt với thử thách thứ nhất. Một thử thách khủng khiếp ở hai phương diện. Đó là thử thách mang tầm vóc dân tộc - lịch sử: những đau thương trong những ngày đen tối trước đồng khởi. Những ngày tố cộng. Những đêm “đứng đèn”. Rồi Thắm sinh con trên nền xi măng lạnh ngắt. Thắm đau đớn biết chừng nào khi phải chứng kiến cảnh chồng bị tra tấn, chị đã phải ôm anh Quế trong tay khi anh vật vã thổ ra hàng búng huyết. Rồi chồng bị giặc giết anh Bảo, anh Thiệt bị bắt Phong trào cách mạng bị dìm trong biển máu. Thử thách này không chỉ làm cháy lên ngọn lửa căm hờn mà còn nung nấu trong Thắm một suy nghĩ cuộc sống ngột ngạt đến mức không thể chịu dựng được nữa, cầm súng hay là chết? Và Thắm đã cầm súng đứng lên, cùng đồng bào làm nên đồng khởi long trời lở đất. Quá trình trưởng thành cách mạng của Thắm được đánh dấu bằng máu và nước mắt của chị. Đó là thử thách mang tầm vóc thế sự: mối thù truyền kiếp của gia tộc Thắm với cha con ác ôn Hứa Phùng, Hứa Xang, Hứa Mìn. Đó là cánh tay bị đứt của ông già sông Trúc, là cái chết đau thương của anh Quế thù riêng hoà vào thù chung, chất cao như núi. Làm sao có thể “chống tay lên bệ cửa sổ nhìn mây trắng ngàn năm bay qua bầu trời?” (Đinh Quang Nhã - Mùa nấm tràm). Và như vậy vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc đã hoà làm một, đòi phải giải quyết bằng bạo lực cách mạng. Đấy là con đường tất yếu! Đến chặng đường thứ ba của Thắm, chi phải đương đầu với thử thách thứ hai - thử thách còn ghê gớm hơn: Mĩ đổ bộ vào Đà Nẵng. Trong khi hàng chục xã xung quanh Hoà Thanh, cán bộ xách súng kẻo dân chạy rần rần, người nữ Bí thư chi bộ ấy đã dám trụ lại tìm Mĩ đánh thử để trả lời câu hỏi nóng bỏng bấy giờ: Có đánh được Mĩ không? Làm sao đánh thắng Mĩ? Và Thắm đã tìm được câu trả lời đích đáng bằng tiếng súng chống Mĩ vang khắp Hoà Thanh, rồi rộn rã khắp miền Nam. Đến chặng đường thứ tư của chị Thắm - một người mẹ anh hùng. Chị phải đối mặt với thử thách thứ ba - thử thách ghê gớm nhất đối với một người phụ nữ: đứa con yếu quý của chị đã phải hy sinh anh dũng để bảo vệ bộ đội trong hầm bí mật. Viết về nỗi đau người mẹ mất con, Nguyễn Trung Thành có những câu văn hay nhất: “Còn người mẹ thì khác. Người mẹ chết đi hết một phần, một nửa, hay có khi cả toàn bộ cuộc đời mình. Đó là núm ruột mình, trái tim mình bị giết ( ) Người mẹ sẽ thấy mình đang nằm xuống đó ( ) Hai cánh tay bao la ôm chặt đứa con yêu đã ngủ say trong giấc ngủ mãi mãi lặng im” [141 - 151]. Nhưng Thắm không chỉ là người mẹ. Chị còn là người Bí thư chi bộ - người chiến sĩ anh hùng, chị đã vượt qua nỗi đau để tiếp tục chiến đấu và đi tới chiến thắng. Như vậy với ba sự kiện lớn - ba thử thách khắc nghiệt vừa ở phạm vi dân tộc - lịch 85
  31. sử, vừa ở phạm vi gia đình như ba cột mốc cắm trên hành trình vận động tính cách của Thắm, cấu trúc hình tượng nghệ thuật này đã được khắc hoạ hoàn chỉnh. Nguyên tắc nghệ thuật “thử thách” đã hoàn thành nhiệm vụ của nó. Tuy nhiên, quá trình vận động tính cách của Thắm không giống như quá trình vận động tính cách của nhân vật tiểu thuyết đích thực. Không có sự đột biến ngỡ ngàng hoặc dở dang đầy mâu thuẫn. Tính cách của Thắm định sẵn và ổn định như một mạch nước ngầm vốn đã tràn trề trong lòng đất. Những sự kiện mang ý nghĩa “thử thách” kia chỉ những nhát cuốc khơi dòng để mạch nước ngầm ấy trào lên. Cũng với chủ đề đồng khởi và mô típ tức nước vỡ bờ như Đất Quảng, Rừng U Minh của Trần Hiếu Minh và Gia đình má Bảy của Phan Tứ cũng xây dựng thế giới nhân vật chính diện theo nguyên tắc thử thách. Với Rừng U Minh các nhân vật Bảy Mây, Mười Mến, Tám Nhớ, Chín Kiên, ông già U Minh, chị hai Kim Dung, Năm Thắm, út Hảo đều có phẩm chất anh hùng định sẵn và bắt biến trong mình. Họ đối mặt với những thử thách khắc nghiệt nhất trong những ngày đen tối trước đồng khởi. Sự tra tấn, giam cầm, bắn giết dã man của Mĩ Diệm là những tình huống thử thách: Tám Nhớ bị tra tấn đến chết vẫn kiên cường; Mười Mến hy sinh, út Hảo và Chín Kiên bị bắt và bị tra tấn dữ dội Những “biến cố và hoàn cảnh đặc biệt” không có trong đời sống bình thường của con người, đã xuất hiện để thử thách họ. Và những con người bình dị và anh hùng ấy đã chiến thắng, họ chiến thắng những gian khổ, hy sinh bằng ý chí bất khuất trước kẻ thù, bằng vũ khí thô sơ và lòng dũng cảm. Cũng như trong Rừng U Minh, tình huống thử thách đã xuất hiện trong Gia đình má Bảy của Phan Tứ ở hai phương diện: Thử thách mang tính tự thân và thử thách của ngoại cảnh. Má Bảy, Tư Sỏi và bao người dân sống trong vùng tạm chiếm đã đứng trước thử thách thứ nhất: lòng trung thành với cách mạng dược thử lửa qua những ngày “tố cộng” khủng khiếp, bây giờ lại đứng trước những hoang mang, giao động của bản thân mình để giữ trọn khí tiết của người cách mạng. Nhân vật má Bảy không phải không có phút yếu lòng với tâm lý cầu an: "Tư Sỏi hỏi: - Làm sao liên lạc được với các ảnh, Má? Lặng im một lúc. Mắt không nhìn con, Má khẽ lắc đầu, ngập ngừng: Để vắng vắng đã tụi nó làm quá tay Má thấy ngấm mệt rồi - Má tưởng sẽ được yên lành, nếu Má ngừng làm cách mạng ít lâu [138 - 27] Nhưng rồi Má Bảy cũng như bao người dân xã Kì Bường anh dũng ấy đã vượt qua thử thách trong chính lòng mình. "Má nói chậm rãi: - Tôi dốt đui da đen, chẳng biết cãi lý sự với bọn chỉ huy, chỉ có điều sợ giặc thì dứt khoát không sợ, cần trực diện tôi xin đi trước” [138 - 288] Nếu tình huống thử thách thứ nhất đã khắc nghiệt thì tình huống thử thách thứ hai còn ghê gớm hơn. Các nhân vật chính diện phải đối mặt với những mất mát hy sinh và 86
  32. họ đã chiến thắng hoàn cảnh tàn bạo bằng ý chí bất khuất, phi thường. Đây là hình ảnh má Bảy trước cảnh út em bị tra tấn tàn bạo. "Má quen chịu tra hơn Sâm. Má cưỡng lại cơn lịm từ chân tay tê dại chực lan lên đầu. Má rướn nửa người tới trước, mắt trừng không chớp, thay con đếm tội ác, phải tỉnh mà nhớ thù. Bọn quỷ sẽ thay nhau hiếp con má ( ) Má phải thấy hết, kể lại hết. Nhớ thù nhớ thù ” [138 - 377] Cả má Bảy và út Sâm đã không gục ngã trước thử thách, phẩm chất anh hùng như có sẵn trong trái tim họ và càng được tôi luyện rắn chắc hơn. Nếu ba tiểu thuyết Đất Quảng, Rừng U Minh và Gia đình má Bảy đều xây dựng tình huống thử thách tức nước vỡ bờ trong bối cảnh đen tối trước đồng khởi ở Miền Nam thì Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu lại xây dựng tình huống thử thách ở cuộc đối đầu dữ dội giữa những người lính giải phóng anh hùng và quân xâm lược Mĩ. Không gian thử thách là căn cứ Khe Sanh của Mĩ - Nguỵ, thời gian thử thách là những ngày tháng chuẩn bị và tiến hành chiến dịch công phá căn cứ chiến lược này. Các sự kiện thử thách được chia thành ba cấp độ. Thử thách cá nhân ở phạm vi đời tư, với cái nhìn cận cảnh. Đó là nỗi đau mất mẹ và em của Khuê, tình yêu ngang trái và tinh thần khắc kỉ của Lượng, nỗi lòng người cha mất con của Chính uỷ Kinh Thử thách với từng nhóm chiến sĩ trong khung cảnh chiến trận với cái nhìn trung cảnh. Đó là cuộc chiến đấu không cân sức giữa Chính uỷ Kinh và tám chiến sĩ chống lại bọn thám báo Mĩ Đó là cuộc chiến đấu giữa Đàm, Cận, Lữ, Khôi với quân thù để bảo vệ máy thông tin vô tuyến (Tr.234 - 240). Đó là trận đánh trên cao điểm 475 và sự hy sinh của nhân vật Lữ (Tr. 486 - 496) Thử thách mang tầm vóc hoành tráng với cái nhìn toàn cảnh. Đó là chiến dịch công phá cứ điểm Khe Sanh với chiến thắng của trung đoàn 5 và của cả sư đoàn. Với ba cấp độ thử thách kể trên, những chiến sĩ cán bộ như Lữ, Khuê, Cận, Lượng, Chính uỷ Kinh và bao người lính vô danh khác đều xuất hiện với tư thế và phẩm chất của người anh hùng - phi thường trong sự giản dị bình thường, những phẩm chất cố định không thay đổi dù trải qua những thử thách khác nhau. Mọi nỗi đau riêng tư họ nén chặt trong lòng để dồn tâm sức cho cuộc chiến đấu sinh tử với quân thù. Đó là “giọt nước mắt hiếm hoi đặc quánh như chất dầu” [Tr.1361 của Khuê, đó là “một giọt nước mắt long lanh” trên gương mặt Chính uỷ Kinh [Tr.536] Với hai sự kiện thử thách thuộc phạm vi chiến trận, những người lính Việt Nam đã chiến đấu, đã sống và chết như những người anh hùng. - Sử sách về sau sẽ ghi tên quả đồi không tên, gần một chục chiến sĩ trẻ tuổi, tất cả đều là đoàn viên thanh niên do một đồng chí đảng viên chỉ huy, họ đã đem ngực của mình dựng thành chiến luỹ cản mười đợt tấn công điên cuồng của địch. Họ đã chiến đấu đến người cuối cùng, không một tên lính Mĩ nào bước nổi qua cái mảnh đất Tổ 87
  33. quốc mà họ đã đứng cầm súng và ngã xuống " [15 - 499] Với nguyên tắc xây dựng nhân vật tiểu thuyết thử thách, tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 đã gặp gỡ với loại hình tiểu thuyết thử thách ở phương diện cấu trúc hình tượng nhân vật - một kiểu cấu trúc hình tượng lặp đi lặp lại ở nhiều thời đại khác nhau với ba tiêu chí: Phẩm chất của nhân vật là định sẵn và ít biến đổi; các biến cố, sự kiện xuất hiện trong tác phẩm như một chuỗi thử thách để khẳng định chứ không làm biến đổi phẩm chất của nhân vật. Nhân vật thuộc kiểu cấu trúc này xuất hiện trong một kiểu cốt truyện có những biến cố “đi lệch tiên trình cuộc sống bình thường", có những “hoàn cảnh đặc biệt” để thực hiện chức năng thử thách nhân vật. Như vậy với nguyên tắc xây dựng nhân vật theo tư tưởng thử thách nơi thế giới nhân vật chính diện của tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1965 - 1975, chúng ta không chỉ có thể khảo sát tiểu thuyết ở giai đoạn này ở một góc nhìn mới, mà còn có thêm cơ sở để phân loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại theo tiêu chí loại hình học lịch sử của tiểu thuyết. 4.1.2. Thế giới nhân vật chính diện với nguyên tắc tượng đài hoá hiện thực Từ những khám phá mới mẻ của Bakhtin về sử thi và tiểu thuyết trong cuốn Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, cấu trúc thể loại của tiểu thuyết sử thj Việt Nam 1965 - 1975 gặp gỡ với cấu trúc của “các thể loại cao thượng” của thời đại cổ điển và trung đại ở tính quy phạm trên nhiều phương diện, trong đó có phương diện xây dựng hình tượng người anh hùng lý tưởng của dân tộc. Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này đã luôn hướng về một “hiện thực cao cả” bằng cái nhìn nghệ thuật của “các thể loại cao thượng” xưa: “Sát nhập vào quá khứ là cái nguồn gốc duy nhất của mọi sự sinh tồn đích thực và giá trị đích thực. Có thể nói, chúng được cách li khỏi thời hiện tại ( ) Chúng được cất nhắc lên cấp giá trị của quá khứ và ở đó chúng mới có được tính hoàn tất của mình” (8 - 43) Bức tranh hiện thực đã được thiêng hoá khi phản ánh vào tác phẩm và có xu thế trở thành một quá khứ thiêng liêng cho tương lai soi ngắm, trở thành “đối tượng tưởng nhớ” đối với các thế hệ mai sau. Chính bởi cái nhìn sử thi này, bức tranh hiện thực và hình tượng người anh hùng trong tiểu thuyết Việt Nam 1965 - 1975 đã được miêu tả theo phương hướng: “Chỉ có thể và cần thiết miêu lả tức là lưu danh thiên cổ bằng văn chương những gì xứng đáng được nhắc đến, được lưu giữ trong kí ức của những người hậu thế. Người ta xây dựng hình tượng là để cho con cháu mai sau và hình tượng ấy dược chế tác trong tầm nhìn xa nhằm ấn định trước cho hậu thế” [8 - 44] Các nhân vật chính diện trong tiểu thuyết giai đoạn này chính là các hình tượng nghệ thuật “được chê tác trong tầm nhìn xa” đầy ngưỡng mộ của người đọc. Các nhà văn khi xây dựng những hình tượng lý tưởng này đã “nhằm ấn định trước cho hậu thế” và cho bạn đọc đương đại một cách đánh giá không thể bàn cãi. Và chính cách 88