Thư pháp và hội họa Trung Quốc - Phần 4: Hoa điểu

pdf 12 trang ngocly 4110
Bạn đang xem tài liệu "Thư pháp và hội họa Trung Quốc - Phần 4: Hoa điểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthu_phap_va_hoi_hoa_trung_quoc_phan_4_hoa_dieu.pdf

Nội dung text: Thư pháp và hội họa Trung Quốc - Phần 4: Hoa điểu

  1. Thư pháp và hội họa Trung Quốc Hoa điểu T Tranh của Triệu Cát (tức vua Tống Huy Tông) Tranh hoa điểu ngư trùng (hoa cỏ, chim chóc, cá, côn trùng) của Trung Quốc có nguồn gốc lâu đời. Kể từ đời Đường và đời Tống trở về sau, loại tranh này kết hợp giữa hội họa và văn học. Ở Âu Châu, từ thời Phục Hưng cho tới nay loại tranh đề tài bướm, thảo trùng, hoa cỏ không phải là hiếm. Nhưng những đề tài này trong lối họa sơn dầu Tây phương không hàm ý nghĩa tượng trưng văn học. Đó là nét đặc trưng của hội họa truyền thống Trung Quốc, khác biệt với lối họa sơn dầu Tây phương. Đã bao triều đại qua, các họa gia cũng rất thường là thi nhân, văn sĩ, dùng hội họa để tải đi những thi tứ của mình. Khuynh hướng này đặc biệt hiện rõ trong loại tranh hoa điểu.
  2. Thư pháp và hội họa Trung Quốc Văn nhân Trung Quốc thường gán cho từng loại hoa một đức tính, một ý nghĩa tượng trưng văn học nào đó, và các họa gia đã tiếp thu toàn bộ những quan niệm này. Chẳng hạn Chu Đôn Di 周惇頤, một đại nho đời Tống, từng nói: «Trong các loài hoa, cúc là kẻ ẩn dật, mẫu đơn là kẻ phú quý và sen là bậc quân tử vậy.» (Cúc, hoa chi ẩn dật giả dã; mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã; liên, hoa chi quân tử giả dã. 菊花之隱逸者也牡丹花之富貴者也蓮花之君子者也). Tranh Tề Bạch Thạch (1863-1957)
  3. Thư pháp và hội họa Trung Quốc Quan niệm cúc là kẻ ẩn dật có lẽ phát xuất từ Đào Tiềm 陶潛 tức Đào Uyên Minh 陶淵明 đời Tấn, một thi sĩ vĩ đại, chán cảnh làm quan luồn cúi, treo áo từ quan, hưởng thú điền viên, vui cảnh nghèo, thích uống rượu chơi cúc và nhàn du. Người đời khen ông là bậc ẩn dật cao khiết. Trong bài Ẩm Tửu 飲酒 của ông có nhắc đến hoa cúc: «Hái cúc dưới giậu đông, thơ thới nhìn núi Nam.» (Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến Nam Sơn. 採菊東籬下悠然見南山.) Người ẩn sĩ này uống rượu ngắm cúc để quên cảnh náo nhiệt, trầm luân trong đời, cho nên hoa cúc cũng là biểu tượng của kẻ ẩn dật lánh đời vậy. Người giàu có ưa chuộng màu sắc lộng lẫy rực rỡ của mẫu đơn. Mẫu đơn là loài hoa quý hiếm, chỉ có bậc quyền quý đài các mới chơi hoa này. Cho nên mẫu đơn là biểu tượng của sự giàu sang phú quý. Hoa sen là cốt cách của bậc quân tử. Đẹp và ngát hương, gần bùn mà chẳng tanh bùn. Dù cuộc đời ô trọc, nhân tình ấm lạnh, bậc quân tử vẫn giữ được tiết tháo của mình, thơm tho và tinh khiết như đóa sen kia. Hoa kết hợp với điểu, thảo trùng, cá, đá và các khí vật khác cũng tăng thêm thi ý cho tranh, tạo cho tranh có chủ đề mới. Thường đó là lời chúc nguyện cát tường. Chẳng hạn: «Tùng hạc diên niên» 松鶴延年 (tùng và hạc sống lâu) là chủ đề tranh dùng chúc thọ, bởi vì theo truyền thuyết, người Trung Quốc tin rằng hạc sống đến ngàn năm (Hạc thọ thiên tuế 鶴壽千歲). Người Trung Quốc có thói quen tặng tranh tùng hạc mừng lễ thượng thọ của các bậc trưởng thượng. Thi nhân cho rằng chim én là loài chim nhỏ có cảm tình, mùa thu và mùa đông bay đi tìm cái ấm áp của miền nhiệt đới và
  4. Thư pháp và hội họa Trung Quốc mùa xuân quay về tổ cũ. «Xuân phong yến hỉ» 春風燕喜 (chim yến vui trong gió xuân) mô tả một đôi én về tổ trong cành liễu xanh phất phơ hay cành đào hồng thắm. Một bức tranh với đôi én hoặc một bức tranh với cặp hồng nhạn 鴻雁 hay đôi uyên ương bơi lội trong ao sen chính là biểu tượng tình nghĩa vợ chồng, gia đình khang lạc. Dưới cội mai vàng (biểu tượng của Phúc) là đôi chim cun cút hoặc một đàn gà con cùng gà trống gà mái cũng là biểu tượng của ân nghĩa tao khang, quan hệ nhân luân. Tranh phụ đề «ân nghĩa tại sinh tiền» 恩義在生前 (ân nghĩa đối với nhau lúc còn sống) thật là cảm động và thâm trầm biết bao! Tranh «Thập toàn báo hỉ» 十全報喜 vẽ mười con chim khách đậu trên phiến đá và trên cây tùng hót líu lo báo tin mừng (chim khách được tin tưởng là báo điềm lành nên tục gọi nó là «hỉ thước» 喜鵲), tranh để chúc sự nghiệp thành công. Mẫu đơn phối hợp với cá lội là biểu tượng: «Phú quý hữu dư» 富貴有餘 (phú quý dư dật) là lời chúc nguyện tốt đẹp vào ngày đầu năm. Mẫu đơn vẽ chung với khổng tước (chim se sẻ) mang tên «Khổng tước khai bình» 孔雀開屏 là tranh chúc mừng khai trương cửa tiệm. Hoa xuân điểm thêm vài cánh bướm, tạo sinh động cho tranh. Bướm là điệp 蝴 (hay hồ điệp 蝴蝶) đồng âm /dié/ với điệp 疊 (trùng điệp 重疊). Tranh mẫu đơn điểm thêm cánh bướm ngụ ý phú quý trùng điệp 富貴重疊. Hoặc trên cánh hoa vẽ con dế, cho ta hình dung tiếng thu đang về rồi với tiếng nhạc để râm ran đâu đây.
  5. Thư pháp và hội họa Trung Quốc Từ đời Đường (618-907) trở về trước, hoa điểu được vẽ chỉ để trang sức cho khí cụ đồ vật, hoặc để điểm xuyết thêm cho nhân vật. Bắt đầu từ đời Đường là thời kỳ phồn thịnh phú cường trong lịch sử Trung Quốc. Giao thông phát triển, giao lưu văn hóa với các dân tộc, kinh tế xã hội phồn vinh, văn học nghệ thuật được đề cao. Đến nỗi mãi đến những thế kỷ gần đây mà người Trung Quốc vẫn quen xưng là «Đường nhân» 唐人 một cách tự hào. Cho nên trong bối cảnh học thuật văn nghệ rực rỡ như vậy, không riêng gì tranh hoa điểu mà tranh nhân vật, tranh sơn thủy cũng phát dương, tài bồi có qui củ và hệ thống hơn. Quyển Đường Triều Danh Họa Lục 唐朝名畫錄 có kể ra trên hai mươi họa gia chuyên về hoa điểu. Trong đó nổi bật nhất là Biên Loan 邊鸞, Điêu Quang Dẫn 刁光引, và Đằng Xương Hựu 滕昌祐. Điêu Quang Dẫn là thầy của Hoàng Thuyên 黃筌 và Từ Hi 徐熙. Điêu Quang Dẫn được mệnh danh là tổ sư về tranh hoa điểu cho đời sau. Thời Ngũ Đại (907-960) trong cục diện thập quốc phân loạn, tranh hoa điểu vẫn phồn thịnh; đương thời có «Từ Hoàng nhị thể» 徐黃二体 nghĩa là hai lối vẽ, một của Từ Hi và một của Hoàng Thuyên. Họa pháp Từ và Hoàng bất đồng. Hoàng là họa gia chốn cung đình, chủ trương tả chân. Từ là dân áo vải đất Giang Nam, bút pháp khoáng đạt nghiêng về tả ý. Hoàng thiện nghệ về chim
  6. Thư pháp và hội họa Trung Quốc tước, Từ sở trường về ve sầu, bướm và thảo trùng khác. Quách Nhược Hư 郭若虛 trong quyển Đồ Họa Kiến Văn Chí 圖畫見聞志 đã nói: «Hoàng gia phú quý, Từ Hi dã dật.» 黃家富貴徐熙野逸 (Họ Hoàng mô tả cảnh phú quý, Từ Hi mô tả cảnh điền dã an nhàn.) Điều đó thật dễ hiểu. Hoàng là họa sĩ nơi đế đô chuyên vẽ những trân cầm thụy điểu trong cung đình, còn Từ là Giang Nam xử sĩ quen vẽ dã trúc uyên ngư chốn giang hồ. Như vậy thời Ngũ Đại họa pháp hoa điểu đã thể hiện rõ hai phái: tả thực 寫實 (realistic style) và tả ý 寫意 (impressionistic style). Hai phong cách này càng được phát dương vào đời Tống (960-1276). Tranh hoa điểu đời Tống phát triển trên cơ sở «Từ Hoàng nhị thể» của thời Ngũ Đại. Con trai của Hoàng Thuyên là Hoàng Cư Thái 黃居 寀 rất nổi tiếng, được vời vào Hoàng Gia Hàn Lâm Họa Viện, rất được sủng ái chốn hoàng cung. Thanh thế gia đình họ Hoàng càng lớn mạnh, người ái mộ Hoàng thế cũng lắm mà kẻ a dua thì cũng nhiều. Ảnh hưởng họa pháp của hai họ Hoàng và Từ không những trong cung đình mà còn lan khắp ra ngoài nữa. Từ các đời vua Tống về sau, phong cách dã dật của họ Từ cũng được hâm mộ. Con cháu của Từ Hi là Sùng Tự 崇嗣, Sùng Huân 崇勳 và Sùng Củ 崇矩 nổi tiếng từ đó. Phong cách thịnh hành bấy giờ là phối hợp Từ Hoàng nhị thể với nhau. Tiêu biểu phong cách phối hợp này là anh em Thôi Bạch 崔白 và Thôi Khác 崔愨 cùng với Ngô Nguyên Du 吳元渝. Người đời khen phong cách của anh em Thôi và họ Ngô là thanh đạm nhã dật. Bên cạnh họ, Triệu Xương 趙昌 và Dịch Nguyên Cát 易元吉 cũng rất nổi tiếng. Các danh thủ về hoa điểu có thể kể thêm như Ngải Tuyên 艾宣, Vương Hiểu 王曉, Triệu Cát 趙佶, Mã Bôn 馬賁, Đái
  7. Thư pháp và hội họa Trung Quốc Uyển 戴琬, Hàn Nhược Chuyết 韓若 拙, v.v Triệu Cát tức là vua Huy Tông 徽宗 cuối đời Bắc Tống. Ông vua nghệ sĩ này rất tài hoa về thư pháp, sơn thủy, và nhân vật, đặc biệt là hoa điểu. Hiện nay tranh hoa điểu của ông vua này là cao giá nhất trong các tranh điểu đời Tống. Tống Huy Tông được khen ngợi về nghệ thuật bao nhiêu thì càng bị chê về chính trị bấy nhiêu. Thời ông, triều đình mục nát, xã hội nhiễu nhương, triều đình chỉ trông cậy đám phường thị thái giám, để giặc Kim tràn lấn cõi bờ. Đời Tống phát triển một họa pháp gọi là Văn nhân họa pháp 文人畫法 (literati style) do Tô Thức 蘇軾 (Tô Đông Pha 蘇東坡) và Mễ Phế (Mễ Phất) 米芾 khai sinh ra. Lúc bấy giờ các văn nhân rất sính hội họa và thư pháp. Quan niệm Tô Thức và Mễ Phế cũng như các họa gia tài tử khác cho rằng hội họa bất tất phải sao chép thiên nhiên, mục đích của hội họa là gia tăng thi hứng, không cần phải mô tả sự vật. Bút và mực du hí trên trang giấy, những nét bút tiêu sái của nghệ sĩ cốt là bày tỏ được ý tình mà thôi. Tô Thức nói: «Luận họa dĩ hình tự, kiến dữ nhi đồng lân.» 論畫以硎似見與兒同鄰 (Luận về tranh mà căn cứ Chim ưng và tùng trên hình thể giống như thật thì đó là tiêu chuẩn của tranh Từ Bi Hồng (1895- trẻ con). Còn Mễ Phế thì bảo: «Hào phóng bất câu 1953) thằng kiểm.» 毫放不拘繩檢 (Nét bút phóng khoáng không câu chấp vào khuôn mẫu có sẵn.) Đối chiếu
  8. Thư pháp và hội họa Trung Quốc với hội họa Âu Châu, mãi đến thế kỷ XIX vẫn còn thiên về tả thực, thì quan niệm nghệ thuật của Tô Thức và Mễ Phế (thế kỷ XII) nói trên quả là phóng khoáng, đi trước Tây phương tới sáu bảy trăm năm vậy. Nhưng cuối đời Tống, quan niệm về văn nhân họa pháp chỉ mới ở giai đoạn phôi thai, mãi đến đời Nguyên-Minh và Thanh quan niệm này mới phát triển sâu rộng. Đời Nguyên (1234-1368) dân Mông Cổ thống trị Trung Quốc, tôn trọng võ công, khinh miệt văn học nghệ thuật. Nguyên Thái Tông (1229-1245) chia dân làm 10 giai cấp: quan (người Mông Cổ), lại, sư sãi, đạo sĩ, thầy thuốc, dân công nghệ, thợ thuyền, đào kép hát, nho sĩ, và ăn mày. Kẻ sĩ bị khinh bỉ, chỉ hơn lũ ăn mày; khoa cử bị bãi bỏ trong một thời gian lâu. Trong bối cảnh đó, dĩ nhiên hội họa cũng không thể nào phát triển được. Các họa gia về hoa điểu phân làm hai phái: phái phục cổ và phái tự do. Phái phục cổ gồm có Tiền Tuyển 錢選, Vương Uyên 王淵, Trần Trọng Nhân 陳仲仁, v.v Họ chủ trương mô phỏng họa pháp họa gia đời trước như Hoàng Thuyên, Triệu Xương, tức là lối công bút mỹ lệ. Phái tự do thì tuân thủ quan niệm văn họa pháp của Tô Thức và Mễ Phế đời Tống, nhưng không có ai nổi bật. Đời Minh (1368-1644), kể từ Chu Nguyên Chương (một anh hùng áo vải phất cờ khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên) lên ngôi, nền học vấn nghệ thuật được phục hưng, khoa cử được coi trọng. Tuy nhiên dẫu Hàn Lâm Họa Viện đã khôi phục lại, người tài được chiêu vời đến, nhưng các vua đời Minh chuyên chế, quen nghiêm hình tuấn phạt, cho nên các họa gia không dám thoát ra khuôn phép cũ: sáng tác phải phụng thừa thánh chỉ, phần lớn mô phỏng ý tứ của cổ nhân, nhất nhất đều chỉ nhằm tránh được lỗi lầm. Hiện tượng sao chép cổ nhân không chỉ trong họa giới mà còn trong văn giới nữa. Tiêu biểu cho phái phục cổ tranh hoa điểu là Biên Văn Tiến 邊文進 và Lã Kỷ 呂紀. Về sau có cha con Lâm Lương 林良 mới nổi tiếng về thủy mặc hoa điểu theo lối tả ý.
  9. Thư pháp và hội họa Trung Quốc Giữa đời Minh về sau, lối tả ý mới thịnh hành. Các cao thủ về hoa điểu tả ý có Trần Thuần 陳淳 và Từ Vị 徐渭. Chu Chi Miện 周之冕 nổi tiếng về sáng kiến vẽ hoa rất tỉ mỉ còn vẽ lá thì theo lối tả ý, tức là kết hợp công bút với ý bút. Trong khi đó Trần Hồng Thụ 陳洪綬 nổi bật với tranh hoa điểu theo lối công bút cố hữu của ông.
  10. Thư pháp và hội họa Trung Quốc Lan – tranh Kim Nông (1687-1764) Đến đời Mãn Thanh (1644-1911) dân tộc Mãn thống nhất Trung Quốc. Nhiều phong trào phản Thanh phục Minh nổi dậy. Tướng Trịnh Thành Công khởi nghĩa vùng Giang Nam, Chiết Giang, sau lập căn cứ ở đảo Đài Loan, mộng không thành, ôm hận mà chết. Còn Mạc Cửu thì sang Hà Tiên (Việt Nam) lập nghiệp, không chịu khuất thân với Thanh triều. Nhà Thanh một mặt thẳng tay đàn áp người khởi nghĩa phục Minh, một mặt biết chiêu dụ nhân tài, thu dùng kẻ sĩ. Các vua Khang Hi và Càn Long vừa giỏi võ nghệ vừa trọng văn hóa, cho nên văn học nghệ thuật cũng rất thịnh. Về phương diện hội họa,
  11. Thư pháp và hội họa Trung Quốc các họa gia vẫn tuân thủ quy phạm điển chương họa pháp đời Minh, nghĩa là vẫn mô phỏng cổ nhân, không có gì đặc sắc về mặt sáng tác. Tuy nhiên riêng về hoa điểu có nhiều phát triển. Uấn Nam Điền 惲南田 nổi tiếng về lối vẽ không viền nét (một cốt họa pháp) được coi là phương cách thể hiện màu hoa tươi tắn và mềm mại. Ngoài ra còn có Hoa Nham 華嵒, Lý Thiện 李鱓, Kim Nông 金農 đều sở trường về hoa điểu, bút pháp giản dị độc đáo. Bút pháp tân kỳ nhất là của hai di thần nhà Minh: Thạch Đào Hòa Thượng 石濤和尚 và Bát Đại Sơn Nhân 八大山人 mang tâm trạng bi thống của kẻ vong quốc, khí bút hào phóng dị kỳ. Hoa sen – tranh của Bát Đại Sơn Nhân
  12. Thư pháp và hội họa Trung Quốc Cuối đời Thanh, giao thông giữa Đông và Tây thường xuyên hơn. Tất nhiên lối họa truyền thống Trung Quốc và lối họa Tây phương cũng có ảnh hưởng hỗ tương nhất định. Tuy vậy đa số họa gia Trung Quốc vẫn duy trì phong cách hội họa truyền thống của họ. Về hoa điểu, công bút có Nhiệm Bá Niên 任伯年, ý bút có Tề Bạch Thạch 齊白石, Ngô Xương Thạc 吳昌碩, Cao Kỳ Phong 高奇峰, Cao Kiếm Phụ 高劍父, Trần Thụ Nhân 陳樹人, Vu Phi Ám 于非闇, Từ Bi Hồng 徐悲鴻 Cao Kỳ Phong, Cao Kiếm Phụ, Trần Thụ Nhân, Triệu Thiếu Ngang 趙少昂, Lê Cát Dân 黎葛民 được coi là những người khai sáng họa phái Lĩnh Nam 嶺南, một họa phái kết hợp sáng tạo lối vẽ cổ truyền Trung Quốc và lối vẽ Tây phương cận đại. Chi phái Lĩnh Nam tại Việt Nam do ông Lương Thiếu Hàng 梁少航 sáng lập (môn đệ của Triệu Thiếu Ngang). Ông Lương tạ thế, môn đệ là Lý Tùng Niên 李松年 kế tục, lập nên nhóm Nam Tú Nghệ Uyển 南秀藝苑 tại Chợ Lớn ngày nay.●