Thị trường ngoại hối (Phần 2)

pdf 50 trang ngocly 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thị trường ngoại hối (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthi_truong_ngoai_hoi_phan_2.pdf

Nội dung text: Thị trường ngoại hối (Phần 2)

  1. CHƯƠNG XII: CÁC MÔ HÌNH CỜ VÀ ĐUÔI NHEO Hãy tưởng tượng bạn phải leo mười nhánh cầu thang càng nhanh càng tốt. Bạn sẽ leo nhanh 5 nhánh đầu tiên, và dừng lại để thở. Sau thời điểm nghỉ ngơi ngắn này, bạn lại dồn sức để leo tiếp năm nhánh còn lại để lên tầng 10. Phải chăng chúng ta đang chuẩn bị cho Olympic hay cho cuộc thi ba môn phối hợp? Không, loại hành vi này thực ra có liên quan đến hiện tượng kinh doanh. Không có gì lạ đối với tỷ giá của một cặp ngoại tệ trong khi đang tăng cao thì dừng lại, để rồi tiếp tục tăng lên cao hơn. Tương tự như thế, chúng ta thường thấy việc giá đang giảm nhanh thì ngừng lại, để rồi sau đó tiếp tục giảm. Thời gian “nghỉ ngơi” này của giá được gọi là thời gian củng cố. Chúng ta nói rằng một cặp ngoại tệ (hoặc một loại chứng khoán hay một thứ hàng hóa nào đó) củng cố mức tăng (hoặc mức giảm) trước khi tiếp tục đi theo xu thế. Một sự củng cố báo hiệu rằng tỷ giá sẽ tiếp tục hướng đi trước đó của nó được gọi là một mô hình tiếp tục. Mô hình cờ và cờ đuôi nheo là các mô hình tiếp tục trong ngắn hạn. Sau khi một trong hai mô hình này được hình thành, tỷ giá có xu thế chuyển động tiếp theo hướng cũ trước khi đi vào thời gian củng cố. chúng ta thường gặp những mô hình này trên các biểu đồ giá ngắn hạn hoặc trên các biểu đồ giá trong ngày. Trong thường hợp một mô hình cờ hoặc mô hình cờ đuôi nheo, chuyển động ban đầu của giá thường là một cú giật giá mạnh, bất ngờ và dứt khoát. Không quan trọng đó là cú giật giá giảm hay là tăng, vấn đề là tốc độ của cú giật. Chuyển động mạnh ban đầu này tạo nên một, hoặc một loạt cây nến giá dài trên biểu đồ giá ngắn hạn, và chúng được gọi là cán cờ. Nếu chuyển động giá ban đầu không bất ngờ và mạnh mẽ, thì chúng ta cần xem lại tính xác thực của mô hình cờ hoặc cờ đuôi nheo. Sự giao động giá mạnh và nhanh, bất kể là giao động giảm hay tăng, là yếu tố hình thành mô hình cờ hoặc cờ đuôi nheo. CỜ ĐUÔI NHEO Biểu đồ 12.1 cho thấy một ví dụ của mô hình cờ đuôi nheo trong chuyển động giá của cặp EUR/USD. Một cú giật giá tăng mạnh tạo nên cán cờ, sau đó tỷ giá bắt đầu củng cố trong mô hình một tam giác cân. Đây là thời kỳ dưỡng sức cho một sự bùng nổ giá tiềm năng. Nếu giá tăng vượt lên trên đỉnh cán cờ thì đó là dấu hiệu để chúng ta vào lệnh đánh lên. Bây giờ ta hãy xem xét các chi tiết cụ thể của mô hình này và một kỹ thuật giao dịch cho phép sử dụng mô hình này để vào lệnh giao dịch thành công. Biểu đồ 12.1 Một mô hình cờ đuôi nheo hình thành ở cặp ngoại tệ EUR/USD Các mô hình cờ đuôi nheo gồm có hai phần: Một cán cờ gần như thẳng đứng và một mô hình củng cố có dáng một tam giác. Mô hình củng cố này thường có hình tam giác cân. Tam giác cân cho ta biết rằng các nhà kinh doanh đang thỏa mãn với tỷ giá hiện tại. Tuy nhiên, mô hình cờ đuôi nheo là một mô hình tiếp tục, vì vậy điều này có nghĩa là bất cứ sự “hòa hoãn” nào giữa phe bò tót và phe gấu đều chỉ là tạm thời.
  2. Bước đầu tiên trong giao dịch sử dụng mô hình cờ đuôi nheo là xem xét cán cờ (xem Biểu đồ 12.2). Trong trường hợp này, cán cờ là một cây nến giá duy nhất, có dộ chênh lệch giá từ gốc đến ngọn là 100 pip (gốc của cán cờ ở điểm giá 1,2727 và ngọn ở điểm giá 1,2827). Biểu đồ 12.2 Cán cờ được xem xét để tính toán điểm vào lệnh và điểm dừng lỗ Tiếp theo, do tỷ giá củng cố theo mô hình tam giác, chúng ta sẽ xác định điểm vào lệnh cho một giao dịch trong tương lai. Để làm điều này, chúng ta sẽ tính một con số tương ứng 10% giá trị giá ứng với chiều dài của cán cờ. Trong trường hợp đang xét, 10% này tương ứng với 10 pip. Sau đó chúng ta sẽ đặt lệnh giao dịch phía trên điểm giá tại đỉnh cán cờ. Do điểm giá tại đỉnh cán cờ là 1,2827, chúng ta chỉ đơn giản cộng thêm 10% (trong trường hợp ta đang xét là 10 pip) vào giá tại đỉnh cán cờ; từ đó ta có điểm giá vào lệnh giao dịch là 1,2837 (xem Biểu đồ 12.3). Tất nhiên, nếu chúng ta đã vào một lệnh giao dịch, chúng ta cần đặt thêm một lệnh dừng lỗ. Điểm dừng lỗ được tính toán bằng việc sử dụng một số pip bằng 25% giá trị giá ứng với chiều cao cán cờ. Do giá trị giá ứng với chiều cao của cán cờ là 100 pip, điểm dừng lỗ sẽ được đặt dưới điểm vào giá 25 pip (xem Biểu đồ 12.4). Đề nghị lưu ý là điểm dừng lỗ nằm dưới điểm vào lệnh 25 pip chứ không phải nằm dưới đỉnh cán cờ 25 pip. Do điểm vào lệnh của chúng ta là 1,2837, chúng ta sẽ trừ đi 25 pip và điểm dừng lỗ sẽ là 1,2837 – 25 = 1,2812. Biểu đồ 12.3 Điểm vào lệnh được đặt ở phía trên cán cờ và lá cờ Biểu đồ 12.4 Tính toán điểm dừng lỗ Cuối cùng, chúng ta sẽ đặt lệnh thoát cho giao dịch này. Mục tiêu đầu tiên của chúng ta sẽ bằng với số pip rủi ro/lot mà chúng ta đã chấp nhận, đó là 25 pip/lot. Chúng ta có thể thoát ½ lệnh giao dịch. Như vậy, điểm thoát đầu tiên của chúng ta sẽ là 1,2862 (1,2837 + 25 = 1,2862). QUẢN LÝ GIAO DỊCH Mục tiêu thứ hai sẽ tương đương với giá trị ứng với chiều dài của cán cờ. Do cán cờ trong ví dụ của chúng ta ứng với 100 pip, mục tiêu thứ hai của chúng ta sẽ là điểm giá nằm trên đỉnh cán cờ 100 pip. Như vậy, điểm thoát lệnh thứ hai của chúng ta sẽ là 1,2927, với mức lợi nhuận kỳ vọng là 90 pip. Điều quan trọng cần lưu ý là chúng ta cộng thêm 100 pip vào điểm giá đỉnh cán cờ (1,2827), chứ không phải vào điểm giá vào lệnh (1,2837) (xem Biểu đồ 12.5). Biểu đồ 12.5 Tính toán điểm thoát, điểm vào lệnh và điểm thoát đều được khớp Nếu tỷ giá chạm điểm thoát lệnh thứ nhất tại 1,2862, chúng ta sẽ dịch chuyển điểm dừng lỗ đến điểm vào lệnh tại 1,2837. Động thái này sẽ cho phép loại trừ mọi rủi ro còn lại cho lệnh giao dịch. Trong ví dụ này, cặp ngoại tệ có một cú nhảy giá ban đầu rất mạnh, tạo nên một cán cờ. Sau đó, cặp này đi vào thời kỳ củng cố dưới dạng mô hìng cờ đuôi nheo, một dấu hiệu nói lên rằng các nhà kinh doanh đang tạm thời không có được sự quyết đoán, và hai phe bò tót/gấu đang tạm thời hòa hoãn. Bạn có thể nhận thấy một trong số các ngọn nến giá có một bấc phía trên vượt qua mép trên của lá cờ, tuy nhiên vẫn chưa đủ để chạm đến điểm
  3. vào lệnh tại 1,2837. Sau đó hai cây nến giá, lức tăng quay trở lại mạnh hơn, và lần này lệnh giao dịch được khớp; để sau đó ít lâu lệnh thoát thứ nhất cũng được khớp tại 1,2862. Trước khi cây nến giá này hoàn thành, tỷ giá lên đến 1,2941, cao hơn khá xa điểm giá thoát lệnh thứ hai của chúng ta tại 1,2927. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI TIN TỨC Hãy lấy một ví dụ khác: Sauk hi Cục dự trữ Liên Bang Mỹ công bố một báo cáo “mềm mỏng” về chính sách tiền tệ (dẫn đến việc các nhà kinh doanh tin rằng Cục sẽ không nâng lãi suất tín dụng), đồng đô la Mỹ tụt mạnh so với phần lớn các đồng tiền chủ chốt khác, trong đó có đồng bảng Anh. Kết quả là, cặp GBP/USD ngay tức khắc tăng vọt khoảng 200 pip, bắt đầu từ 1,8100 và lên đỉnh tại1,8300 (xem Biểu đồ 12.6). Biểu đồ 12.6 Cặp GBP/USD tăng vọt 200 pip và hình thành mô hình cờ đuôi nheo. Sự thay đổi tỷ giá đột ngột này kích thích những người bạn, những người tin rằng “cái gì có tăng lên thì rồi sẽ có giảm xuống”. Tất nhiên chúng ta biết rằng điều này không nhất thiết lúc nào cũng đúng. Khi người bán và người mua tạo nên một sự cân bằng tạm thời, mô hình cờ đuôi nheo xuất hiện. Đầu óc của những nhà kinh doanh ngoại tệ ngay lập tức tính được rằng, do cán cờ dài đến 200 pip, điểm vào lệnh sẽ nằm trên điểm giá tại đỉnh cán cờ với một số pip bằng 10% của 200 pip. Do đó, điểm vào lệnh sẽ là 20 pip trên đỉnh cán cờ, tức tại điểm giá 1,8320 (xem Biểu đồ 12.7). Đặt lệnh như vậy sẽ giúp ta tránh các bùng nổ giá giả thoát ra ngoài mô hình cờ đuôi nheo. Biểu đồ 12.7 Lệnh tham gia thị trường được đặt phía trên cán cờ và lá cờ đuôi nheo Tiếp đó, nhà kinh doanh sẽ tính rằng điểm dừng lỗ cần phải bằng 25% giá trị giá ứng với cán cờ. Con số 25% của 200 pip chính là 50 pip, và do đó, điểm đặt lênh dừng lỗ sẽ là 1,8270, tức là phía dưới điểm vào lệnh 50 pip (xem Biểu đồ 12.8). Nếu bùng nổ giá là giả và tỷ giá giảm trở lại thì chúng ta sẽ chịu một khoản lỗ. Cuối cùng, tỷ giá xuyên phá ra ngoài mô hình cờ đuôi nheo. Lệnh dừng lỗ ban đầu của chúng ta sẽ có tỷ lệ thắng thua là 1:1 (xem Biểu đồ 12.9). Do điểm dừng lỗ ban đầu là bằng 50 pip (trên mỗi lot), mục tiêu lợi nhuận đầu tiên của chúng ta là 50 pip. Điểm đặt lệnh dừng lỗ ban đầu là 1,8370 (tức bằng 1,8320 + 50). Biểu đồ 12.8 Đặt điểm dừng lỗ. Việc này phải thực hiện trước khi chính thức nhập lệnh Biểu đồ 12.9 Mục tiêu đầu tiên là đặt tỷ lệ thắng-thua là 1:1 Khi mục tiêu lợi nhuận đầu tiên ở mức giá 1,8370 được khớp, chúng ta sẽ có được khoản lợi nhuận ban đầu là 50 pip. Chúng ta cũng dịch chuyển điểm dừng lỗ từ điểm ban đầu tại 1,8270 đến điểm vào lệnh tại 1,8320, là điểm cho phép ta loại trừ mọi rủi ro đối với phần lệnh giao dịch còn lại, đồng thời đưa đến cho ta khả năng nếu kịch bản xấu nhất xảy ra thì chúng ta vẫn có lợi nhuận chút ít (xem Biểu đồ 12.10). Biểu đồ 12.10 điểm dừng lỗ được nâng lên, một phần lợi nhuận đã được thu hoạch Bây giờ, khi ta đã chắc tay việc có được ít lợi nhuận và loại trừ mọi rủi ro còn lại, hãy tính chuyện đặt lệnh thoát thứ hai. Chúng ta biết rằng chiều dài của cán cờ ứng với 200 pip, và
  4. đỉnh của nó ở tại điểm giá 1,8300. Điều này có nghĩa là điểm thoát thứ hai của chúng ta sẽ được đặt tại điểm cao hơn đỉnh cán cờ 200 pip, tại điểm 1,8500 (xem Biểu đồ 12.11). Cần nhớ rằng chúng ta công thêm 200 pip vào đỉnh giá của cán cờ (1,8300), chứ không phải cộng vào điểm giá vào lệnh (1,8320). Trong ví dụ này, tỷ giá đã vượt qua cả điểm thoát thứ hai của chúng ta trước khi giảm trở lại. Nhưng cho dù giá có không chạm điểm thoát thứ hai đi nữa, thì chúng ta cũng có được một phần lợi nhuận và loại bỏ mọi rủi ro qua việc dịch chuyển điểm dừng lỗ. Trường hợp xấu nhất vẫn là một phiên giao dịch có lợi nhuận, đấy chính là điều chúng ta cần. Biểu đồ 12.11 Tỷ giá tăng cao qua điểm thoát lệnh thứ hai MÔ HÌNH CỜ Các mô hình cờ rất giống với mô hình cờ đuôi nheo trong việc bắt đầu bằng một cú giật giá mạnh (được gọi là cán cờ), tiếp theo là một khoảng thời gian củng cố. Cả hai mô hình đều là các mô hình tiếp tục xu hướng, có nghĩa là phần lớn đều có bùng nổ giá sau thời gian củng cố theo xu hướng giá trước khi hình thành mô hình.Sự khác nhau giữa mô hình cờ và cờ đuôi nheo là: Mô hình cờ đuôi nheo có hai đường cắt chéo vào nhau (như hình tam giác cân), trong khi mô hình cờ có hai đường song song chạy xiên từ cán cờ. Biểu đồ 12.12 cho thấy một mô hình cờ. Có thể lý giải như sau: Ban đầu, có một cú giật giá mạnh, trong ví dụ của chúng ta đó là cú tăng đột biến giá. Điều này có nghĩa là phe bò tót đang rất hăng hái tham gia thị trường, vì họ liên tục đẩy giá lên một cách rất mạnh mẽ. Họ chú trọng đến số lượng mua mà không quan tâm đến giá. Tiếp theo đó, phe gấu lại có cơ hội để chống trả lại. Chúng ta có thể thấy phe gấu chỉ có thể ép giá xuống với một mức rất khiêm tốn và chậm chạp. Thực tế là họ không mạnh mẽ như phe bò tót, vì vậy họ không tạo được áp lực bán mạnh lên cặp ngoại tệ. Rõ ràng phe bò tót chiếm thế thượng phong và định đoạt việc tỷ giá tiếp tục đi lên, trong khi phe gấu kém tự tin hơn trên thị trường. Biểu đồ 12.12 Mô hình cờ gồm hai đường song song chạy xiên từ cán cờ Kinh doanh theo mô hình cờ rất giống với phương thức kinh doanh theo mô hinh cờ đuôi nheo đã nói đến ở phần trước. Trước hết, chúng ta đo giá trị ứng với cán cờ, trong ví dụ cụ thể này nó là 150 pip, bắt đầu từ điểm giá 1,3100 và lên đỉnh tại điểm 1,3250 (xem Biểu đồ 12.13). Điểm vào lệnh giao dịch của chúng ta sẽ nằm phía trên cán cờ với một khoảng cách bằng 10% giá trị ứng với cán cờ. Do 10% của 150 pip là 15 pip, chúng ta sẽ đặt lệnh tại điển giá 1,3265, tức là trên đỉnh cán cờ 15 pip. Tiếp theo, cần tính toán điểm dừng lỗ. Điểm dừng lỗ sẽ được đặt với giá trị bằng 25% giá trị ứng với cán cờ. Do giá trị ứng với cán cờ là 150 pip, 25% của 150 pip bằng 37,5 pip (chúng ta có thể làm tròn thành 38 pip), Điểm dừng lỗ sẽ là 1,3227 (1,3265 – 38 = 1,3227). Xem Biểu đồ 12.14. Cần lưu ý là điểm dừng lỗ nằm dưới điểm vào lệnh 38 pip chứ không phải nằm dưới đỉnh cán cờ 38 pip. Bằng việc sử dụng lệnh dừng lỗ, tài khoản của chúng ta sẽ được bảo vệ trong trường hợp giá xuyên phá giảm. Sau một vài cây nến giá, lệnh thoát của chúng ta được khớp và cặp ngoại tệ tăng cao. Cũng như cách chúng ta đã làm với mô hình cờ đuôi nheo, lệnh thoát đầu tiên của chúng ta sẽ bằng với giá trị chúng ta dự kiến rủi ro cho mỗi lot. Do chúng ta đã tính mức rủi ro là
  5. 38 pip/lot, điểm thoát thứ nhất của chúng ta sẽ được dặt trên điểm vào lệnh là 38 pip. Hãy cộng 38 pip vào điểm vào lệnh 1,3265 và ta có điểm thoát thứ nhất tại 1,3303 (xem Biểu đồ 12.15). Biểu đồ 12.13 Cán cờ được đo để tính toán điểm vào lệnh giao dịch Biểu đồ 12.14 điểm dừng lỗ được tính toán theo cách tương tự như với mô hình Cờ đuôi nheo Biểu đồ 12.15 Điểm thoát thứ nhất bằng với giá trị rủi ro tính cho mỗi lot Khi lệnh thoát thứ nhất tại 1,3303 được khớp, chúng ta có được một phần lợi nhuận là 38 pip cho mỗi lot, và cùng lúc đó chúng ta dịch chuyển điểm dừng lỗ cho phần lệnh giao dịch còn lại lên để loại bỏ các rủi ro còn lại (xem Biểu đồ 12.16). Kịch bản xấu nhất của chúng ta bây giờ là 38 pip lợi nhuận của phần lệnh thứ nhất và hòa vốn với phần lệnh còn lại. Đến đây, khi chúng ta đã chắc một phần lợi nhuận và loại bỏ mọi rủi ro, hãy nghĩ đến việc đặt lệnh thoát thứ hai. Chúng ta biết rằng cán cờ có chiều cao ứng với 150 pip, và đỉnh cán cờ nằm ở điểm giá 1,3250. Điều này có nghĩa là điểm thoát lệnh thứ hai sẽ được đặt ở phía trên điểm 1,3250 là 150 pip, tại điểm giá 1,3400 (xem Biểu đồ 12.17). Chúng ta có thể thấy rằng trong trường hợp này, tỷ giá cặp EUR/USD dễ dàng chạm lệnh thoát thứ nhất, sau đó tăng từ từ để khớp lệnh thoát thứ hai. Việc kinh doanh theo phương pháp này một cách nhất quán sẽ giữ mọi rủi ro ở mức có thể kiểm soát và mức lỗ (nếu có) phù hợp; đồng thời tạo ra các phiên giao dịch nếu thành công thì sẽ là thành công lớn so với các phiên giao dịch chịu lỗ. Biểu đồ 12.16 Lệnh thoát thứ nhất được khớp: một phần lợi nhuận được thu hoạch và điểm dừng lỗ được dịch chuyển lên Biểu đồ 12.17 Tỷ giá chạm mức thoát lệnh thứ hai CÁC LỆNH GIAO DỊCH LỌC NHIỄU THỊ TRƯỜNG Tương tự như bất cứ mô hình, hay kỹ thuật nào khác, mô hình cờ và cờ đuôi nheo không phải luc snaof cũng theo quy luật. Ví dụ dưới đây là một mô hình cờ hình thành ở cặp EUR/USD trên biểu đồ giá tính theo khung thời gian 10 phút. Chúngta có thể thấy tỷ giá xoay quanh trục ổn định, sau đó bất ngò có một cú giật tăng giá, tạo nên một cán cờ (xem Biểu đồ 12.18). Cán cờ kéo dài từ điểm giá 1,2820 đến điểm giá 1,2940, với một chiều cao ứng với 120 pip. Biểu đồ 12.18 Một cán cờ được hình thành khi tỷ giá tăng đột biến Sauk hi cán cờ được hình thành, cặp ngoại tệ bắt đầu củng cố thành một mô hình cờ. Tỷ giá giảm xuống thấp hơn; và nếu chúng ta kẻ hai đường theo các mức giá, giới hạn của mô hình cờ là rất rõ ràng (xem Biểu đồ 12.19). Do cán cờ ứng với giá trị 120 pip, điểm vào lệnh của chúng ta sẽ ở phía trên đỉnh cán cờ 12 pip (10% của 120 pip là 12 pip), tại điểm giá 1,2952. Lưu ý là để vào lệnh giao dịch thì điểm giá đỉnh cán cờ cần phải bị vượt qua. Trong ví dụ này, điểm giá 1,2940 ở đỉnh cán cờ chưa bao giờ bị vượt qua, do đó chưa có dấu hiệu tốt để vào lệnh (xem Biểu đồ 12.20). Biểu đồ 12.19 cán cờ được xem xét để tính toán điểm vào lệnh giao dịch
  6. Biểu đồ 12.20 Tỷ giá không chạm điểm vào lệnh, không có lệnh nào được giao dịch Một số nhà kinh doanh thiếu kiên nhẫn sẽ vào lệnh khi giá vượt qua giới hạn trên của mô hình cờ thay vì chờ giá chạm đến điểm giá chuẩn để vào lệnh. Đây có thể là một sai lầm. Nếu tỷ giá thoát ra ngoài mô hình cờ nhưng không vượt qua được đỉnh cán cờ, thì không có lý do để tin rằng phiên giao dịch sẽ thành công. Bằng việc chờ cho giá vượt qua đỉnh của mô hình với một mức vượt tương đơng 10% của cán cờ, chúng ta đã lọc được các lệnh giao dịch xấu có thể dẫn đến thua lỗ. KẾT LUẬN Hãy nhớ rằng, ý tưởng đằng sau kỹ thuật kinh doanh này (hoặc bất cứ kỹ thuật kinh doanh nào khác) là không phải để vào được nhiều lệnh giao dịch, mà là vào được những lệnh giao dịch tốt nhất. Nhiều nhà kinh doanh thiếu kiên nhẫn vào lệnh cả khi không đảm bảo các yêu cầu. Trong trường hợp đó, và trong nhiều trường hợp khác nữa, sự hưng phấn của họ trong việc “chiến” sẽ làm hại họ. Sự kiên nhẫn, tính kỷ luật và khả năng theo đuổi các kế hoạch kinh doanh sẽ giúp chúng ta tránh rơi vào bẫy, đồng thời giữ cho chúng ta kinh doanh thành công.
  7. CHƯƠNG XIII: ĐỌC VỊ THỊ TRƯỜNG Như chúng ta đã lưu ý trước đây, phần lớn các chiến lược kinh doanh tốt đều bắt đầu với một xu hướng của thị trường. Các nhà kinh doanh ghi nhận rằng thị trường có xu thế chuyển động theo một cách thức nhất định nào đó, và họ lựa chọn một chiến lược nhằm hưởng lợi từ xu hướng này. Hãy xem xét một chiến lược được thiết kế để lợi dụng tính biến động trong thị trường Forex. CHU KỲ CỦA BIẾN ĐỘNG Biến động thị trường có xu thế xảy ra theo chu kỳ. Nói cách khác, các chu kỳ của những biến động mạnh có xu thế nối tiếp các chu kỳ của những biến động yếu. Cách giải thích đơn giản cho hiện tượng này là khi thị trường đang đi theo xu hướng, những thành phần tham gia thị trường đều có một nhận định chắc chắn về hướng của giao dịch. Chu kỳ này có thể nhận thấy ở hầu hết các thị trường giao dịch, tuy nhiên nó được xác định chi tiết nhất ở thị trường quyền chọn. Các nhà giao dịch quyền chọn thực hiện các hợp đồng put và call trong những chu kỳ có biến động cao để thu “lợi nhuận”, tức là chi phí của hợp đồng. Các mức lợi nhuận kèm theo các hợp đồng có xu thế hậu hĩ hơn khi thị trường có biến động. Các nhà giao dịch quyền chọn cho rằng tính biến động sẽ trở lại các mức bình thường trong tương lai, cho phép họ mua lại các hợp đồng với mức lợi nhuận đã được tiết giảm. Trong thế giới của các giao dịch quyền chọn, hình thức này được gọi là bán sự biến động. Chu kỳ biến động này cũng có thể quan sát được cả trên thị trường Forex. SỰ TIÊN LIỆU TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG Khi một cặp ngoại tệ bắt đầu đi theo xu hướng, các nhà kinh doanh dành sự ưu tiên cho một loại ngoại tệ này so với loại ngoại tệ kia trong cặp ngoại tệ. Trong thời kỳ của một xu hướng mạnh, thị trường mang tính động cao do giá đang trong quá trình chuyển động. Sự tiên liệu giá đã thay đổi, và do đó giá cả phải chuyển động để phản ánh sự thay đổi về quan điểm kinh doanh này. Sau khi xu hướng đã tiếp tục một thời gian, cặp ngoại tệ sẽ chạm đến điểm mà tại đó các nhà kinh doanh cảm thấy rằng nó đã được định giá chính xác. Đó là điểm mà phe bò tót và phe gấu đạt đến một thỏa thuận – ít nhất là tạm thời – rằng cặp ngoại tệ đã được định giá vừa phải. Tại điểm này, xu hướng tạm dừng lại và cặp ngoại tệ đi vào thời kỳ củng cố. Giá được định trong một dải hẹp do không có lý do gì để giá xuyên phá theo bất cứ hướng nào. Thời kỳ củng cố này có thể nhanh hoặc chậm. Cuối cùng, thời kỳ củng cố cũng sẽ kết thúc. Phe gấu và phe bò tót có thể có một sự hòa hoãn tạm thời, nhưng rồi những thông tin mới sẽ được tung ra thị trường, và tiên liệu về giá của cặp ngoại tệ sẽ lại thay đổi khi những thông tin mới được ghi nhận và phân tích. Các chỉ số kinh tế thường là chất xúc tác cho thay đổi quan điểm này. Những thông tin không mong đợi có thể tạo nên bùng nổ giá để giá thoát khỏi dải củng cố hẹp và tiếp tục
  8. theo xu thế cho đến khi chạm đến một khu vực giá mới mà ở đó phe bò tót và phe gấu lại một lần nữa có thể đạt được một hòa hoãn tạm thời. CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ Lấy ví dụ, trong mùa Xuân và đầu mùa Hè năm 2005, nhiều sự kiện xảy ra đã dẫn đến một tiên liệu xấu cho đồng euro. Trong số các sự kiện đó có việc Liên minh châu Âu không thông qua được hiến pháp và không đạt được một thỏa thuận về ngân sách. Thêm vào đó, các quốc gia thuộc Liên minh đang vật lộn với tăng trường chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao. Lãi suất của châu Âu được dự đoán sẽ bị đẩy xuống thấp nhằm kích thích các nền kinh tế thuộc Khối. Như nhiều nhà kinh doanh có kinh nghiệm đều biết, các mức lãi suất thấp có xu thế làm cho đồng tiền yếu đi do các nhà kinh doanh với mức thu nhập cố định đều mong muốn các khoản đầu tư của mình đều có lợi nhận tốt nhất có thể. Những nhà đầu tư này thường chuyển các khoản đầu tư của họ ra khỏi một nước nào đó để tìm các khả năng đầu tư ở những nước khác trên thế giới, nơi có thể đem lại lợi nhuận cao hơn. Hiện tượng này tạo nên việc rút vốn đầu tư từ các quốc gia hạ thấp mức lãi suất (hoặc được tiên lượng là sẽ hạ thấp lãi suất trong tương lai), dẫn đến hiện tượng yếu đi của đồng bản tệ, trong ví dụ cụ thể này chính là đồng euro. Các nhà đầu tư đã bán đồng euro vì tiên đoán rằng lãi suất của nó sẽ bị hạ thấp. CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA ĐỒNG EURO VÀ ĐỒNG ĐÔLA MỸ Tại thời điểm các quốc gia châu Âu đang đối mặt với những khó khăn như đã nói thì nước Mỹ đang tận hưởng một sự tăng trưởng tương đối mạnh cùng với bức tranh về công ăn việc làm khá sáng sủa. Quỹ Dự trữ Liên bang đang trong chiến dịch nâng lãi suất, vốn có tác dụng làm đồng đôla mạnh lên thông qua việc làm cho các loại trái phiếu Mỹ và các công cụ đầu tư có lãi suất cố định khác trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này tạo nên một dòng lưu chuyển vốn vào quốc gia nào đưa ra được các công cụ đầu tư có lợi nhuận cao hơn, nhờ đó mà đồng bản tệ (trong trường hợp của chúng ta là đồng đôla Mỹ) trở nên mạnh hơn. Do lãi suất của Mỹ tại thời điển đó cao hơn các mức lãi suất của châu Âu, những nhà kinh doanh đã đánh lên đồng đôla và đánh xuống đồng euro có thể hưởng lãi suất thêm từ mỗi lần tăng vốn. Ngược lại, những nhà kinh doanh đánh lên đồng euro so với đồng đôla sẽ phải trả lãi suất. Tại thời điểm này, có thể thấy rõ rằng có nhiều lý do để mua đôla, đồng thời có rất ít lý do chính đáng để giữ đồng euro. Những sự kiện như thế đã đưa đến cho các nhà đầu tư quyền chọn mạnh mẽ vào trị giá tương đối của hai loại ngoại tệ kể trên và họ bán ra không thương tiếc đồng euro để mua đồng đôla. Tỷ giá eur/usd vì thế mà sụt giảm nghiêm trọng, từ 1,35 ngày 11 tháng 3 xuống dưới 1,19 vào ngày 5 tháng 7, tức giảm gần 1.600 pip. Đến khoảng giữa tháng 7, các nhà kinh doanh cho rằng đồng euro đã bị trừng phạt đủ, do đó tỷ giá của cặp ngoại tệ này trở nên vô hướng, với mức giao dịch bị thu hẹp cho đến cuối mùa Hè. Đây cũng chính là thời gian để bắt đầu tìm kiếm một sự chuẩn bị bùng nổ giá.
  9. CÁC CHỈ SỐ TRUNG BÌNH ĐỘNG VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ Có rất nhiều nhà kinh doanh sử dụng các chỉ số trung bình động như là một chỉ báo của biến động giá. Ở Biều đồ 13.1 chúng ta thấy rằng trung bình động lũy thừa (EMA) chu kỳ 20 ngày lao dốc khá mạnh trong suốt chu kỳ giao dịch. Khi cặp ngoại tệ đi vào giai đoạn tích lũy vào cuối mùa Hè, EMA 20 ngày giao động tương đối bằng phẳng theo cách “đi ngang”. Đường trung bình động lũy thừa bằng phẳng là một chỉ báo rằng xu hướng đang dừng lại, ít nhất là tạm thời, và tỷ giá đang đi vào giai đoạn tích lũy. Biều đồ 13.1 Dường EMA 20 ngày đi xuống mạnh trọng chu kỳ của xu hướng NHỮNG CHỈ BÁO MANH TÍNH XÁC NHẬN KHÁC Nhằm xác nhận một giai đoạn tích lũy đang hình thành, chúng ta sẽ xem xét thêm hai chỉ báo bổ sung khác nữa (xem Biểu đồ 13.2). Hiểu một cách đơn giản, các chỉ báo này được tính toán để đo mức độ biến động giá cả. Nếu các chỉ báo này giảm, tức là độ biến động giá cũng giảm. Một khi độ biến động giảm, cặp ngoại tệ cũng đi vào một giai đoạn tích lũy, một hiện tượng báo trước một bùng nổ giá (lên hoặc xuống) mạnh mẽ hơn. Chỉ báo thứ nhất trong 2 chỉ báo này đó là Dải giá trung bình thực tế (Average True Range – ATR), vốn là một công cụ đo dải giao dịch trung bình của một cặp ngoại tệ trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp đang bàn đến, chúng ta đang đo dải giao động giá của cặp ngoại tệ trên biểu đồ 1 ngày, sử dụng chu kỳ thời gian mặc định là 14. Như chúng ta thấy, chỉ báo ATR đang đi xuống, có nghĩa là dải giá trung bình hàng ngày đang giảm và do đó độ biến động giá cũng giảm. Chỉ báo thứ hai là Bollinger Bands cũng là một công cụ đo độ biến động giá. Các băng của Bollinger Bands mở rộng xa nhau khi có độ biến động giá cao và hội tụ lại khi độ biến động giảm. Thay vì sử dụng trực tiếp các băng của Bollinger Bands, chúng ta có thể sử dụng chỉ báo độ rộng của các băng của Bollinger Bands, công cụ chỉ đơn giản chỉ báo độ rộng giữa các băng của Bollinger Bands. Chúng ta có thể thấy rằng khi chỉ số này giảm thì có nghĩa là nó cũng xác nhận giai đoạn tích lũy giá với độ biến động giá thuyên giảm. Biểu đồ 13.2 Bề rộng của các chỉ báo ATR và Bollinger Band xác nhận rằng độ biến động giá đang suy giảm VIỆC CHUẨN BỊ CHO BÙNG NỔ GIÁ Mặc dù đã xác định được chu kỳ tích lũy, chúng ta không thể biết trước được liệu sự bùng nổ giá tiếp theo sẽ theo chiều hướng nào, tăng hay giảm. Sở dĩ như vậy vì độ biến động giá không cho biết hướng đi tiếp theo của giá. Chúng ta không thể xác định được hướng giá tiếp theo mặc dù vẫn có thể dự kiến sẽ có một sự bùng nổ giá. Do đó chúng ta cần chuẩn bị cho bùng nổ giá theo cả hai hướng tăng và giảm. Để không bị rơi vào bùng nổ giá giả, chúng ta sẽ phải đặt lệnh dừng lỗ phía dưới đường trên của xu hướng trong trường hợp đánh lên; hoặc đặt lệnh dừng lỗ ở phía trên đường dưới của xu hướng nếu chúng ta đánh xuống. Lưu ý rằng hai đường xu hướng phải tạo nên một tam giác cân, một mô hình thường xuất hiện trong các thời kỳ có độ biến động giá thấp (xem Biểu đồ 13.3). Biểu đồ 13.3 Các đường xu hướng tạo nên một tam giác cân thường bắt gặp mỗi khi thị trường có độ biến động giá thấp THOÁT KHỎI GIAO DỊCH
  10. Một khi ta đã có các điểm vào lệnh giao dịch, chúng ta cần xác định điểm thoát lệnh giao dịch. Khi thực hiện điều này, chúng ta cần xem xét các khu vực giá trước đó đã đóng vai trò là các khu vực hỗ trợ hoặc kháng cự, cũng như các mức phục hồi Fibonacci và các mức giá tròn số. Ví dụ, nếu giá bùng nổ theo chiều giảm và xuyên qua đường xu hướng dưới, tạo cơ hội đánh xuống, thì mức giá 1,2000 sẽ là mức cần chọn để thoát lệnh giao dịch. Mặc dù khu vực giá này đã được xuyên phá vào đầu tháng 7, nó vẫn đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ mạnh trong một loạt các dịp sau đó kéo dài tận mùa Hè năm 2004 và vẫn giữ vững trong nhiều đợt sau lần bị xuyên phá vào cuối tháng 7 năm 2005. Con số 1,2000 cũng là số tròn, vốn thường tạo nên các mức kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh về tâm lý (xem Biểu đồ 13.4). Biểu đồ 13.4 Các điểm thoát lệnh giao dịch được chuẩn bị cho bùng nổ giá theo cả hai hướng tăng và giảm Một mức hỗ trợ tiềm năng nữa có thể là mức giá 1,1865, vốn là điểm giá thấp nhất mà cặp ngoại tệ đã chạm đến kể từ tháng 5 năm 2004. Mức hỗ trợ thứ hai có thể trở nên hữu ích nếu nhà kinh doanh quyết định thoát lệnh giao dịch từng phần với mức lợi nhuận cao hơn; khi mức hỗ trợ thứ nhất bị chạm đến, nhà kinh doanh sẽ thoát một nửa lệnh đã vào, đồng thời di chuyển lệnh dừng lỗ đến điểm hòa vốn. Theo cách này, nhà kinh doanh có thể cầm chắc một phần lợi nhuận, loại bỏ các rủi ro, đồng thời tạo cơ hội lợi nhuận lớn hơn cho phần lệnh giao dịch còn lại. Điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ giá xuyên qua đường xu hướng trên, tạo tín hiệu mua vào? Để xác định các mức kháng cự, chúng ta có thể kẻ các đường hồi phục Fibonacci theo chiều giảm từ 1,3486 đến 1,1865. Mức hồi phục 38,2% của xu hướng giảm này nằm gần điểm giá 1,2485 tạo nên điểm thoát lệnh mang tính thuyết phục cao bởi nó đã đứng vững trong thử thách ngày 11 và 12 tháng 8 năm 2005. Điểm này cũng đồng thời nằm trong khu vực của con số tròn 1,2500. Trên thực tế có ba lý do tốt để thoát giao dịch khi giá chạm đến vùng giá 1,2485 – 1,2500: kháng cự thành công trước đó; điểm phục hồi Fibonacci 38,2%; và là con số tròn 1,2500. Khu vực kháng cự tiếp theo có thể là 1,2675, tức là mức phục hồi Fibonacci 50% của cùng xu hướng giảm. Một lần nữa, nếu giá chạm đến điểm thoát thứ nhất, chúng ta có thể thoát một nửa lệnh giao dịch và nâng lệnh dừng lỗ cho phần lệnh giao dịch òn lại lên điểm giá hòa vốn. THỜI KỲ TÍCH LŨY CÀNG DÀI THÌ BÙNG NỔ GIÁ CÀNG MẠNH MẼ Thời gian dành cho giai đoạn tích lũy càng nhiều thì độ mạnh mẽ của sự bùng nổ giá tiếp theo đó càng cao. Muốn biết tại sao lại như vậy chúng ta hãy xem xét điều này trong thời gian cặp ngoại tệ được giao dịch ở giải giá hẹp giữa những người mua và người bán. Do giá giao động không lớn, các nhà kinh doanh có rất ít lý do để thoát các lệnh giao dịch của mình. Tuy nhiên, khi giá bùng nổ theo bất cứ chiều nào, tăng hay giảm, thì có một phần rất lớn các nhà kinh doanh bị rơi vào thế “nhầm hướng” thị trường. Khi những nhà kinh doanh nhầm hướng này thoát lệnh thì đồng thời họ cũng cấp thêm năng lượng cho bùng nổ giá, giúp đẩy giá đi xa hơn khu vực tích lũy. Vào ngày thứ Năm, 1 tháng 9 năm 2005, một báo cáo nói về sự yếu đi của nền kinh tế Hoa Kỳ đã trở thành chất xúc tác để cặp EUR/USD bùng nổ thoát khỏi vùng tích lũy và tăng
  11. nhanh đến điểm thoát lệnh giao dịch thứ nhất của các lệnh đánh lên cặp ngoại tệ này (xem Biểu đồ 13.5). Tỷ giá chạm điểm 1,2525 ngay trong ngày bùng nổ giá khi mà độ biến động đạt đến mức 200 pip, gần gấp đôi mức biến động trung bình hàng ngày trong giai đoạn này. Mặc dù ví dụ cụ thể này được lấy trên biểu đồ giá có chu kỳ 1 ngày, cơ hội tương tự cũng xảy ra ở các biểu đồ với các khung thời gian khác nhau. Lô-gic đằng sau sự hình thành bùng nổ giá và xu thế thị trường bùng nổ sau thời gian tích lũy là đúng với tất cả các khung thời gian, ngắn hoặc dài. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BÙNG NỔ BIẾN ĐỘNG GIÁ Trong ví dụ tại Biểu đồ 13.6, cặp ngoại tệ GBP/USD đang trong xu thế giảm mạnh vào cuối năm 2005. Đến mùa Xuân 2006, cặp này bước vào một thời kỳ tích lũy hẹp. Khi cặp ngoại tệ chuyển từ mức biến động mạnh về mức biến động yếu, đường EMA-20 bắt đầu đi ngang. Đường EMA-20 đi ngang là một trong những chỉ báo cho biết xu hướng đã dừng lại, ít nhất là tạm thời, và giá đang đi vào thời kỳ tích lũy. Biểu đồ 13.5 Độ biến động mạnh mẽ trở lại khi cặp ngoại tệ đạt điểm thoát lệnh thứ nhất Biểu đồ 13.6 Trên biểu đồ giá chu kỳ 1 ngày cặp GBP/USD đang tích lũy sau thời kỳ biến động mạnh Để xác định một mô hình đang hình thành, nhà kinh doanh có thể sử dụng thêm chỉ báo ATR và chỉ báo độ rộng của Bollinger Bands để đo độ biến động giá. Chỉ báo ATR giảm có nghĩa là dải giá trung bình ngày đang giảm. chỉ báo độ rộng của Bollinger Bands giảm cũng xác nhận rằng giá đang ở giai đoạn tích lũy (xem Biểu đồ 13.7). Biểu đồ 13.7 ATR và độ rộng Bollinger Bands cho thấy dộ biến động giá đang giảm xuống Tiếp theo chúng ta đưa thêm các đường xu hướng nhằm xác định các điểm vào lệnh và xác định các mức dừng lỗ. Như ta thấy, các đường xu hướng đã cho thấy rõ việc hình thành một mô hình tam giác cân (xem Biểu đồ 13.8). Việc tiếp theo là xác định các điểm thoát lệnh giao dịch. Do chúng ta không thể biết trước hướng đi tiếp theo của giá, chúng ta buộc phải chuẩn bị cho bùng nổ giá theo cả hai hướng lên và xuống. Để đặt các điểm thoát lệnh, chúng ta sẽ sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự trước đó, hoặc các số tròn, hoặc các mức hồi phục Fibonacci (xem Biểu đồ 13.9). Biểu đồ 13.8 Khi độ biến động giá giảm xuống, một tam giác cân được hình thành ở cặp GBP/USD Biểu đồ 13.9 Sử dụng mức hỗ trợ/kháng cự, các số tròn và Fibonacci để xác định các điểm thoát lệnh giao dịch Cuối cùng thì cặp GBP/USD cũng bùng nổ thoát khỏi tam giác tích lũy giá và chạm đến các điểm thoát lệnh trong khi độ biến động giá tăng mạnh trở lại. Đợt bùng nổ giá mạnh mẽ này đã đưa tỷ giá đồng bảng Anh lên mức 1,900, một sự biến động đến 1.500 pip (xem Biểu đồ 13.10). Biểu đồ 13.10 Một sự bùng nổ giá mạnh của cặp GBP/USD đưa tỷ giá cảu cặp ngoại tệ vượt qua các mức thoát lệnh
  12. CÁC MÔ HÌNH LẶP LẠI Các nhà kinh doanh sẽ thấy sự hình thành mô hình này lặp đi lặp lại mãi (xem Biểu đồ 13.11). Quy luật này là chắc chắn bởi tính chu kỳ của biến động giá do hành vi con người tạo nên. Các thị trường có thể thay đổi theo thời gian và các nhà kinh doanh có thể đến và đi, nhưng bản chất của con người về cơ bản vẫn vậy, không thay đổi. Chính bản chất của con người đã tạo nên các xu thế thị trường và các kỹ thuật kinh doanh dựa trên các xu thế đó sẽ còn hữu ích trong một thời gian dài nữa. Biểu đồ 13.11 Tính chu kỳ của biến động giá được chứng minh qua cặp ngoại tệ GBP/USD
  13. CHƯƠNG XIV: LỘ TRÌNH VÒNG TRÒN Trong một ngày nóng nực, có hai người bạn đi dạo trong công viên. Nhiệt độ ngoài trời lúc đó chính xác là 34,5 oC và độ ẩm khá cao. Một người trong bọn họ buột miệng nói: “có cảm giác như trời nóng đến 38 oC ấy nhỉ!”. Một bé gái nọ muốn vào rạp xem phim cùng với mấy người bạn. Nó cần có chính xác là 18,35 đôla để mau vé, mua đồ uống và một gói bỏng ngô. Nó xin mẹ nó: “Mẹ ơi, mẹ cho con xin 20 đôla mẹ nhé?”. Một phụ nữ cùng với chồng của chị ta muốn mua một bất động sản trên bờ biển. Giá của ngôi nhà được kê là 2.095.000 đôla. Trong ngày kế đó, họ trả giá để mua với mức 2 triệu đôla. Có điều gì chung trong 3 câu chuyện xem ra chẳng liên quan gì với nhau vừa kể ở trên? Đó là, trong mỗi câu chuyện mọi người đều thích đưa ra một con số tròn. Có một thực tế là tất cả chúng ta đều có xu hướng viết các con số tròn, hoặc các con số có đuôi là số 0. Các nhà kinh doanh ở Phố Wall đặc biệt thích các côn số 0, đặc biệt các loại con số xuất hiện trên các tấm séc tiền thưởng. Các con số tròn cũng có vai trò lớn trong kinh doanh. TẠI SAO CÁC CON SỐ TRÒN LẠI ĐƯỢC CHÚNG TA CHÚ Ý? Tháng 3 năm 1999, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones lần đầu tiên tiệm cận đến mốc 10.000 với gần 2 tuần làm các nhà đầu tư nhấp nhổm trước khi đóng cửa trên mức 10.000 điểm. Sự kiện này được chào đón nhiệt liệt vì đây là một mốc cực kỳ quan trọng. Nhưng nó có thực quan trọng đến thế không? Sau hơn 7 năm tiếp theo, tháng 9 năm 2006 chỉ số được nhiều người theo dõi đạt đến mốc 11.000 điểm. Những nhà đầu tư đánh lên tại mức 10.000 lại chẳng có gì nhiều để mà vui với mức lợi nhuận 10% kiếm được trong suốt 7 năm trời. Có lẽ họ ước giá mà họ đã đầu tư vào bất động sản, một thị trường có mức tăng trưởng vượt xa phần lớn các thị trường chứng khoán trong quãng thời gian đó. Trở lại câu chuyện, mức 10.000 điểm của chỉ số Dow Jones cũng chỉ là một con số, nhưng lại được các loại báo chí đưa lên trang đầu và các chương trình tài chính của các kênh truyền hình tô vẽ như là một mốc lịch sử. Tại thời điểm đó, toàn bộ thị trường bị hút vào con số này. Tại sao chúng ta lại bị các con số tròn hấp dẫn? Một số nhà khoa học tin rằng nhân loại đã tạo ra hệ thống 10 con số cơ bản vì chúng ta sinh ra với 10 ngón tay và 10 ngón chân. Vì vậy chúng ta đều bắt đầu suy nghĩ của mình bằng các cấp số của số 10. TẠI SAO CÁC CON SỐ TRÒN LẠI CÓ HIỆU LỰC? Các nhà đầu tư và nhà kinh doanh có một xu thế rất mạnh trong việc đặt các lệnh giao dịch tại các con số tròn. Có lẽ ở một mức độ nào đó bạn đã từng nghe một nhà phân tích nói rằng: “Tôi khuyên nên mua vào cổ phiếu XYZ nếu nó giảm xuống 20 đôla”, hoặc “tôi
  14. sẽ bán cổ phiếu XYZ lại mức giá 40 đôla”. Hãy tưởng tượng có khá nhiều nhà đầu tư đặt lệnh mua cổ phiếu XYZ rại mức giá 20 đôla/cổ phiếu vì họ tin rằng cổ phiếu sẽ đi lên từ điểm giá này. Nếu giá thực sự giảm xuống đến 20 đôla/cổ phiếu XYZ, điều gì sẽ xảy ra? Tại điểm giá đó, thị trườngcổ phiếu XYZ sẽ đụng một lượng lớn các lệnh mua vào. Khi các lệnh này được khớp, nó sẽ tạo ra một lực mua khủng khiếp lên cổ phiếu. Khi số lượng người mua lớn hơn người bán hoặc người mua mua vào mạnh mẽ hơn thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên. Về cơ bản, những người mua đã tạo ra một mức hỗ trợ tại ngưỡng 20 đôla/cổ phiếu do có rất nhiểu lệnh mua được dồn vào điểm giá này. Những nhà kinh doanh gọi đây là ngưỡng hỗ trợ tâm lý vì nó không dựa vào bất cứ một mức giá nào trước đó. Mặc dù chúng ta sử dụng ví dụ về một loại chứng khoán tưởng tượng để minh họa, hiện tượng này là rất thật và hiện diện ở mọi loại hình kinh doanh, đặc biệt là trong thị trường Forex. Tại sao các loại ngoại tệ, hàng hóa và các loại chứng khoán đều phụ thuộc vào hiện tượng số tròn? Đó là do sự ưa chuộng các con số tròn là thuộc tính của nhân loại, và do đó nó xuất hiện ở mọi thị trường mà nhân loại kinh doanh. CÁC CON SỐ TRÒN VÀ THỊ TRƯỜNG FOREX Ảnh hưởng của các con số tròn trong thị trường Forex là rất sâu sắc. Ví dụ, ở Biểu đồ 14.1 chúng ta thấy cặp USD/CAD liên tục chạm mức hỗ trợ 1,2000 vào đầu năm 2005. Biểu đồ 14.1 Cặp USD/CAD liên tục chạm ngưởng hỗ trợ số tròn 1,2000 Đầu năm 2006, các nhà kinh doanh mua vào cặp EUR/USD liên tiếp tham gia thị trường ở khu mực giá 1,2700 (xem Biểu đồ 14.2). Những nhà kinh doanh sử dụng các con số tròn này làm các điểm vào lệnh đã được tưởng thưởng xứng đáng. Hãy xem xét chi tiết một phương pháp chúng ta có thể sử dụng để tạo lợi nhuận từ xu thế này của thị trường. Biểu đồ 14.2 Cặp EUR/USD bật trở lại nhiều lần tại mức giá 1,2700 Bạn có thể nhớ lại một chiến lược đã bàn đến trước đây về việc một lượng lớn các lệnh kinh doanh có thể tạo ra một mục tiêu hấp hẫn vì các ngân hàng được hưởng hoa hồng khi các lệnh của khách hàng được khớp. Do các lệnh có xu hướng trùng với các số tròn, chúng ta cũng sẽ lợi dụng xu thế này khi xem xét xây dựng chiến lược của chúng ta. CÚ BẬT GIÁ ĐẦU TIÊN LÀ TỐT NHẤT Các khung thời gian cho chiến lược giao dịch trong ngày mà ta bàn đến ở đây sẽ phải ngắn một cách bất thường. Sở dĩ như vậy vì cú bật trở lại của tỷ giá tại mức hỗ trợ hoặc kháng cự có số tròn thường là cú bật trở lại tốt nhất; do đó chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta đang chứng kiến lần bật trở lại đầu tiên của tỷ giá. Các khung thời gian dài hơn có thể bỏ qua nhiều lần bật trở lại của giá trong một cây nến giá duy nhất do đó chúng không sử dụng được cho chiến lược này. Mỗi một lần tỷ giá chạm đến con số tròn, các lệnh vào thị trường lại được khớp và số lượng các lệnh tạo nên mức hỗ trợ hoặc kháng cự giảm xuống. Một khi số lượng các lệnh giao dịch còn lại không còn đủ sức để thắng tỷ giá thì không có gì lạ là ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự cuối cùng sẽ bị xuyên qua.
  15. Đó là lý do tại sao việc chúng ta tham gia thị trường tại lần bật trở lại đầu tiên của tỷ giá lại quan trọng; vì đây là thời điểm lệnh giao dịch hiệu quả nhất. Chúng ta cũng có thể tham gia ở những lần bật giá tiếp theo, nhưng lần bật giá đầu tiên vẫn là có tiềm năng nhất. SỬ DỤNG TRUNG BÌNH ĐỘNG Nhằm để chắc chắn rằng con số tròn chúng ta đang dùng không phải là con số “hẩm hiu”, giao dịch cần được thực hiện trên các biểu đồ giá 5 phút, 10 phút và 15 phút. Trong các khung thời gian này một cặp ngoại tệ thường chuyển động theo đường trung bình động chu kỳ 20. Chúng ta cần tìm kiếm một cặp ngoại tệ nào đột ngột “chạy xa” khỏi đường trung bình động chu kỳ 20. Cặp này cần dịch chuyển một khoảng ít nhất là 20 pip khỏi đường EMA- 20. Trường hợp cặp này có giao động cách xa EMA-20 trên 20 pip càng tốt. Nói chung mức dịch chuyển cách EMA-20 càng cao thì cơ hội kinh doanh càng lớn. Chất xúc tác cho “khoáng cách” này có thể là một chỉ số kinh tế hoặc một tin tức sự kiện nào đó, mặc dù không nhất thiết phải luôn như vậy. Trong các giao dịch ngắn hạn này, các nguyên nhân đằng sau sự biến động mang ít ý nghĩa hơn là bản thân các biến động. Nếu cặp ngoại tệ tiệm cận đến khu vực các lệnh giao dịch tiềm năng tại một con số tròn nào đó, đó sẽ là cơ hội để các ngân hàng tác động thêm một vài “cú hích” để những lệnh này được khớp. Một khi các lệnh khu vực này được khớp, sẽ chẳng còn lý do gì để các nhà kinh doanh có tổ chức nói trên tiếp tục tạo áp lực lên tỷ giá, và do đó tỷ giá thường nhanh chóng đảo chiều. Hãy xem xét ví dụ sau: tại Biểu đồ 14.3 cặp USD/CAD đang bám theo đường EMA-20 trên biểu đồ giá có khung thời gian là 5 phút (xem Biểu đồ 14.3). Bất ngờ, cặp ngoại tệ tăng đột biến rời xa đường EMA-20 lên mức giá có số tròn 1,1400, chạm vào điểm giá này và khớp lệnh cho toàn bộ các lệnh đã được đặt xung quanh con số 1,1400 trước khi rơi trở về đường EMA-20. Biểu đồ 14.3 Cặp USD/CAD tăng lên và rời xa đường EMA-20 và chạm đến điểm giá có số tròn 1,1400 Nếu cặp ngoại tệ rời xa đường EMA-20 một khoảng cách ít nhất là 20 pip, chúng ta sẽ vào lệnh giao dịch tại khu vực giá có số tròn. Nếu tỷ giá tăng cao hơn, chúng ta sẽ bán xuống tại điểm giá có số tròn; nếu tỷ giá chuyển động giảm xuống, chúng ta sẽ đánh lên tại điểm giá có số tròn đã nói đến. ĐẶT LỆNH DỪNG LỖ Điểm dừng lỗ sẽ là 15 pip tính từ điểm vào lệnh, cộng thêm chênh lệch giá mua và giá bán. Như vậy, nếu giả sử bạn đang kinh doanh với một cặp ngoại tệ có chênh lệch giá mua và bán là 3 pip chẳng hạn thì điểm dừng lỗ của bạn sẽ là 18 pip tính từ điểm vào lệnh. Nếu chênh lệch giá là 4 pip thì điểm đặt lệnh dừng lỗ sẽ cách điểm vào lệnh giao dịch là 19 pip. Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn không nên sử dụng chiến lược giao dịch này để vào lệnh giao dịch với cặp ngoại tệ có mức chênh lệch giá mua và giá bán vượt quá 5 pip. Sở dĩ vậy là vì chệnh lệch giá mua và giá bán có tác động lớn hơn nhiều trong các giao
  16. dịch ngắn hạn so với các giao dịch dài hạn. Việc sử dụng một cặp ngoại tệ co mức chênh lệch giá mua và giá bán lớn sẽ làm giảm cơ hội thành công của bạn, bởi các giao dịch trong ngày được thực hiện ở một “sân chơi” nhỏ hẹp hơn, nơi mà mỗi một pip đều có ý nghĩa. ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG THỰC TẾ Bây giờ, khi đã hiểu được tất cả các khái niệm, chúng ta hãy thử xem xét kỹ một số giao dịch được thực hiện thông qua sử dụng kỹ thuật này. Đầu tiên, tỷ giá cặp USD/CAD bắt đầu chuyển dịch ra xa đường trung bình động chu kỳ 20 đơn giản (SMA-20). Tại thời điểm này nó vẫn chưa đạt đến độ xa tối thiếu 20 pip, nhưng tình hình cần đến sự theo dõi. Nhà kinh doanh cần chuẩn bị cho một cơ hội tiềm ẩn để vào lệnh giao dịch (xem Biểu đồ 14.4). Biểu đồ 14.4 Tỷ giá USD/CAD rời xa đường SMA-20 Cặp ngoại tệ tiếp tục tiến về con số 1,1400. Cho đến khi nó chạm đến điểm giá này, cặp ngoại tệ đã rời xa đường SMA-20 hơn 20 pip. Nhà đầu tư sẽ vào một lệnh đánh xuống tại khu vực giá xung quanh 1,1400 (xem Biểu đồ 14.5). Biểu đồ 14.5 Cơ hội bán xuống ở cặp ngoại tệ USD/CAD tại mức tỷ giá 1,1400 Trong trường hợp này, chênh lệch giá của cặp ngoại tệ là 4 pip, và vì vậy lệnh dừng lỗ 1,1419 (tức = 15 pip + 4 pip phía trên điểm vào lệnh). Nên nhớ rằng không nên bao giờ giao dịch theo kỹ thuật này với những cặp ngoại tệ có chênh lệch giá mua và giá bán lớn hơn 5 pip. Bây giờ ta cần xác định các điểm thoát lệnh giao dịch. Cũng giống như ta đã làm ở những lệnh giao dịch sử dụng chiến lược kinh doanh theo xu hướng, chúng ta sẽ thoát một phần lệnh giao dịch khi cặp ngoại tệ di chuyển theo hướng có lợi cho giao dịch đã mở, với một khoản lợi nhuận bằng giá trị rủi ro mà ta đã đặt trước đó. Do mức rủi ro của chúng ta trong trường hợp này là 19 pip/lot, chúngta sẽ thoát một nửa lệnh khi đạt đến mức lợi nhuận là 19 pip. Trong trường hợp này, lệnh thoát giao dịch đầu tiên có thể thực hiện tại điểm giá 1,1381 (tức bằng điểm vào lệnh 1,1400 – 19 pip). Lệnh này cho phép chúng ta chốt một phần lãi nhỏ, đồng thời vẫn cho phép giữ lại một phần lệnh cho lợi nhuận tiềm năng lớn hơn. Tại thời điểm chúng ta chốt một phần lợi nhuận, chúng ta cũng đồng thời dịch điểm dừng lỗ xuống đến điểm vào lệnh tại 1,1400 (xem Biểu đồ 14.6). Điều này cho phép loại bỏ mọi rủi ro còn lại và cho ta một phiên giao dịch với kịch bản xấu nhất vẫn có một ít lợi nhuận. Biểu đồ 14.6 Điểm thoát lệnh đầu tiên được khớp và điểm dừng lỗ được dịch xuống điểm hòa vốn Có thể bạn sẽ nhận thấy rằng 19 pip là một khoản lợi nhuận quá nhỏ bé so với những ví dụ trước đây. Về điểm này, bản thân tôi cũng phải thường xuyên trả lời câu hỏi là tại sao ta không tiếp tục để cho lợi nhuận tăng lên trước khi thoát lệnh giao dịch. Câu trả lời là kỹ thuật này được thiết kế cho các giao dịch ngắn hạn, nó chỉ là một phản ứng nhanh trước một chuyển động bất ngờ của tỷ giá đến một vùng lệnh tập trung nào đó. Việ cố gò chiến lược giao dịch nào vào mọt hìnhthwcs nào đó không phải thuộc về nó là một điều không nên. Mọi chiến lược đều được thiết kế để thích ứng với một xu thế nào đó
  17. của thị trường, và các chuyển động giá liên quan đến các con số tròn thường nhanh và ngắn ngủi. chúng không phải là một hình thái dài hơi và do đó không nên xử lý theo cách đó. Đồng thời, bạn cũng có thể nhận thấy rằng trong Biểu đồ 14.6 tỷ giá đã có một lần dội trở lại đường SMA-20. Liệu điều này có phải đường SMA-20 là một điểm thoát lệnh tốt? Không nhất thiết như thế. Có rất nhiều phương án liên quan đến việc sử dụng đường SMA-20 như là một phần của chiến lược thoát khỏi thị trường. Ví dụ, trong trường hợp này, khi chúng ta vào lệnh, tỷ giá đã dịch ra xa đường SMA với một khoảng cách là 20 pip. Điều gì sẽ xảy ra nếu nó rời xa đến 60 pip? Việc sử dụng đường SMA-20 để xác định điểm thoát lệnh có thể tạo ra một điểm thoát khác hẳn kịch bản gốc của chúng ta. Thay vì như thế, phương pháp ưa thích của tôi để thoát phần còn lại của lệnh giao dịch là tìm kiếm các mức hỗ trợ đã hình thành trước đó. Nên nhớ rằng, giá vẫn là chỉ báo cuối cùng. Trong Biểu đồ 14.7 chúng ta có thể thấy rằng sau lần bán tháo gần nhất, tỷ giá bật lên mạnh mẽ từ vùng giá gần 1,1325, do đó chúng ta sẽ sử dụng mức giá này làm điểm thoát tiếp theo của lệnh giao dịch. Biểu đồ 14.7 Mức hỗ trợ hình thành trước đó tại vùng giá gần 1,1325, là điểm thoát lệnh tiếp theo Đến ngày tiếp theo, điểm thoát lệnh 1,1325 đã được khớp, tạo một khoản lợi nhuận là 75 pip. Lưu ý là tỷ giá tiếp tục giảm xuyên qua điểm thoát lệnh 1,1325, thẳng xuống đến điểm giá mà bạn có thể đoán được, điểm giá có số tròn 1,1300. Sự sụt giảm nhanh về điểm giá có số tròn đã tạo ra một khoảng cách so với đường SMA- 20 là hơn 20 pip. Điều này tạo nên một cơ hội nữa để tham gia thị trường theo các nguyên tắc tương tự chúng ta vừa bàn đến, ngoại trừ lần này thay vì đánh xuống, chúng ta lại đánh lên (xem Biểu đồ 14.8). Biểu đồ 14.8 Khi giao dịch đầu tiên cặp USD/CAD kết thúc, một cơ hội đánh lên được hình thành tại điểm giá 1,1300 Con số tròn 1,1300 sẽ là điểm vào lệnh đánh lên của chúng ta. Bạn có thể nhớ lại giao dịch đầu tiên đã bàn đến, điểm dừng lỗ của chúng ta là 19 pip phía trên điểm vào lệnh. Chúng ta sẽ sử dụng lại công thức cũ để tính điểm dừng lỗ cho lần này. Do lần này chúng ta vào lệnh đánh lên, do đó điểm dững lỗ sẽ là 19 pip phía dưới điểm vào lệnh. Theo đó, điểm dừng lỗ lần này sẽ là 1,1281 (xem Biểu đồ 14.9). Lần này, chuyển động của tỷ giá làm cho chúng ta lo sợ khi nó đi xuống phía dưới điểm vào lệnh 1,1300 và tiến gần đến điemr dững lỗ 1,1281. May thay, cặp ngoại tệ tạo đáy ở mức giá 1,1290 trước khi quay đầu tăng lên. Chúng ta sẽ thoát một phần lệnh giao dịch khi lợi nhuận đạt được bằng mức rủi ro mà ta đã định. Do mức rủi ro của chúng ta là 19 pip/lot, điểm thoát lệnh chốt một phần lãi sẽ được đặt tại 1,1319 (điểm vào lệnh 1,1300 + 19 pip). Tại thời điểm chúng ta chốt một phần lợi nhuận, chúng ta cũng đồng thời dịch chuyển điểm dừng lỗ cho phần lệnh còn lại lên điểm hòa vốn 1,1300 (xem Biểu đồ 14.10). Biểu đồ 14.9 Điểm dừng lỗ ban đầu đặt tại 1,1281
  18. Biểu đồ 14.10 Tại lệnh thoát đầu tiên, điểm dừng lỗ được nâng lên điểm hòa vốn Chúng ta cũng cần xác định điểm thoát lệnh thứ hai. Tại Biểu đồ 14.11 có thể thấy một vùng kháng cự khá rõ ràng, đó là một khoảng giá nằm từ mức giá 1,1330 đến 1,1340. Mặc dù khu vực này không cho phép đạt được lợi nhuận cao như phiên giao dịch đánh xuống trước đó, điểm kháng cự vẫn là gợi ý tốt nhất để chúng ta đặt điểm thoát lệnh. Chúng ta sẽ đặt điểm thoát lệnh ngay giữa khoảng giá kháng cự nói trên, tức ở mức 1,1335. Một vài giờ sau, tỷ giá chạm đến điểm thoát lệnh này và đưa đến cho chúng ta một khoản lợi nhuận là 35 pip. Biểu đồ 14.11 điểm thoát lệnh thứ hai được khớp tại 1,1335 Sau khi lệnh thoát giao dịch được khớp, giá lại giảm xuống và một lần nữa chạm ngưỡng hỗ trợ tại số tròn 1,1300 (xem Biểu đồ 14.12). Toàn bộ chu trình lại lặp lại, với mức vào lệnh, điểm dừng lỗ và các điểm thoát tương tự. Nên nhớ rằng trong khi chúng ta ưu tiên giao dịch tại lần dội giá đầu tiên, chúng ta vẫn có thể một giao dịch tại điểm dội giá tiếp theo tại một số tròn. Chỉ nên chú ý rằng với mỗi lần thử lại mức hỗ trợ hoặc kháng cự thì số lượng lệnh trên thị trường tại các điểm đó giảm dần dẫn đến cơ hội thành công cũng giảm theo. Hiệu ứng “bóng bàn” này có thể xảy ra vì, ngoài các số tròn, còn có vùng giá hỗ trợ được tạo thành bởi lần dội giá trước đó. Một nhà kinh doanh có đầu óc quan sát có thể làm nên một chuỗi giao dịch hiệu quả theo phương thức này. Biểu đồ 14.12 Tỷ giá USD/CAD một lần nữa giảm xuống 1,1300, tạo cơ hội vào lệnh mới Có một điều đáng chú ý là có một số cặp ngoại tệ xem ra nhạy cảm hơn với các số tròn so với một số cặp ngoại tệ khác. Cho dù vậy, điều này cũng không ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh vì các số tròn có thể ảnh hưởng đến các cặp ngoại tệ bất kỳ lúc nào. Ví dụ, các số tròn có thể phát huy tác dụng khá thường xuyên ở các cặp USD/CAD và GBP/USD. Tôi không quan tâm lắm đến những lý giải vì sao các cặp ngoại tệ này lại có xu thế được hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh hơn tại các con số tròn so với những cặp ngoại tệ khác. Đó chỉ là điều mà tôi đã nghiệm ra sau một thời gian. Tôi cũng đã từng thấy hỗ trợ/kháng cự số tròn xuất hiện thường xuyên ở các cặp ngoại tệ có đồng yên Nhật tham gia, đặc biệt là ở các cặp EUR/JPY và USD/JPY. Ở những cặp ngoại tệ này, mức giá giữa giữa các số tròn (ví dụ mức giá 114,50 hoặc 137,50) cũng có thể đóng vai trò hỗ trợ hoặc kháng cự. Liệu nhà kinh doanh có nên áp dụng chiến lược kinh doanh nhanh theo số tròn để tận dụng hiện tượng này không? Có thể, tuy nhiên cơ hội thành công cảu bạn sẽ lớn hơn nếu bạn chỉ tham gia tại những số tròn, những con số có đuôi gồm một hoặc nhiều số 0.
  19. CHƯƠNG XV: CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT Có gì là không tốt nếu ta được thêm một thứ gì đó mà không phải mất gì? Có gì là không tốt nếu lần tới khi bạn đổ xăng cho ô tô của bạn, người bán xăng tặng thêm cho bạn một vài lít mà bạn không phải trả thêm tiền? Hoặc bạn sẽ nghĩ gì khi khi sau một bữa tối ngon lành tại nhà hàng, chủ nhà hàng không những không nhận tiền thanh toán của bạn mà còn mời bạn lần sau tiếp tục đến dùng bữa tại đây? Những điều trên nghe ra quá tốt để có thể là sự thật, có đúng vậy không? Sở dĩ như vậy vì chúng ta đã “cố định” trong suy nghĩ của mình rằng những gì quá tốt để có thể có thật thì đúng là chúng không có thật. Tuy nhiên, trong thế giới thật, luôn có những “cơ hội” tiềm ẩn và thỉnh thoảng vẫn có những cơ hội thực sự để bạn có thể làm nên những điều khác thường. Ví dụ, có gì là bất thường nếu trong lần tới khi bạn tham gia vào thị trường Forex và bạn kiếm được một khoản lợi nhuận cho dù cặp ngoại tệ bạn giao dịch không hề nhúc nhích? Hoặc có gì lạ khi bạn vẫn kiếm được tiền cho dù thị trường không chiều lòng bạn? Bạn có nghĩ rằng nếu điều đó xảy ra thì việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn không? Nếu cầu trả lời của bạn là “có” thì bạn vẫn có thể đúng. Mặc dù điều này nghe ra có vẻ cường điệu đối với những ai chưa từng làm, nhưng đây chính xác là cách các “ông lớn”, các ngân hàng, các quỹ hỗ trợ và các nhà kinh doanh có tổ chức khác “chơi” Forex. HÃY SUY NGHĨ THEO CÁCH CỦA CÁC “ÔNG LỚN” Kỹ thuật này đòi hỏi chúng ta phải có suy nghĩ lớn trong cả mức lợi nhuận tiềm năng cũng như trong thời gian giao dịch. Kỳ vọng của các nhà kinh doanh forex dài hạn cũng tương tự như của các nhà kinh doanh có tổ chức, vì các quỹ hỗ trợ và các nhà kinh doanh có tổ chức có xu hướng giữ các giao dịch ngoại hối hàng tháng trời. Do luồng tiền của các tổ chức vẫn thường được gọi là “dòng tiền thông minh”, chúng ta có thể học hỏi các kỹ thuật giao dịch của họ để áp dụng cho việc kinh doanh của mình. Nhà kinh doanh Forex dài hạn có thể sử dụng kỹ thuật tương tự và thu hoạch những món lợi tương tự mà các quỹ hỗ trợ và các nhà kinh doanh có tổ chức vẫn thu được hàng năm. CÁC MỨC CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT Bản chất của kỹ thuật này nằm ở sự đánh giá lãi suất và ở thực té là mọi ngoại tệ đều có một mức lãi suất tương ứng. Mức lãi suất này được ngân hàng trung ương của các quốc gia có loại ngoại tệ đó. Ví dụ, Cục Dự trữ liên bang (FED) quyết định lãi suất đồng đô la Mỹ, trong khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) xác định lãi suất của đồng euro sử dụng trong Liên minh tiền tệ châu Âu. Do các loại ngoại tệ được kinh doanh theo cặp và mỗi một loại ngoại tệ có một lãi suất khác nhau, nên trong mỗi cặp ngoại tệ luôn tồn tại hai mức lãi suất khác nhau. Thường luôn có sự bất cân đối giữa hai lãi suất này và do đó trong phần lớn trường hợp, một loại ngoại tệ có mức lãi cao hơn so với loại ngoại tệ còn lại trong cặp ngoại tệ.
  20. Đây là khía cạnh mà các nhà kinh doanh có tổ chức khai thác. Trong mọi giao dịch Forex, các nhà kinh doanh đánh lên một loại ngoại tệ và cũng đánh xuống loại ngoại tệ còn lại. Nhà kinh doanh đánh lên loại ngoại tệ có lãi suất lớn hơn sẽ thu lãi từ giao dịch. Ở chiều ngược lại, nhà kinh doanh đánh xuống loại ngoại tệ có lãi suất cao hơn sẽ phải trả lãi. Tổng số lãi mà nhà kinh doanh thu hoặc trả phụ thuộc vào mức chênh lệch lãi suất, vốn đơn giản là hiệu số lãi suất của hai loại ngoại tệ trong cặp ngoại tệ. LÝ GIẢI VỀ KỸ THUẬT NÀY Giả sử một giao dịch được mở với một cặp ngoại tệ tưởng tượng là ABC/XYZ. Lãi suất của ABC là 4,0% và lãi suất của XYZ là 1,0%. Như vậy, trong số hai loại ngoại tệ, ABC có lãi cao hơn. Những nhà kinh doanh đánh lên đồng ABC và đánh xuống đồng XYZ sẽ thu về 3,0% lãi, là hiệu số giữa lãi suất của ABC và XYZ (4,0% - 1,0% = 3,0%). Nên nhớ rằng, bạn cần phải đánh lên đồng ngoại tệ có lãi suất cao hơn để thu lãi. Ngược lại, những nhà kinh doanh đánh lên đồng XYZ và đánh xuống đồng ABC phải trả một mức lãi chênh lệch tương tự là 3%. Những nhà kinh doanh chênh lệch lãi suất đánh lên đồng ngoại tệ có lãi suất cao hơn đều nhắm mục tiêu thu lãi chênh lệch hàng ngày chừng nào họ còn giữ lệnh giao dịch cặp ngoại tệ đó. Tôi biết là chiến lược này mới nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên để thực hiện nó hiệu quả bạn phải cần đến nhiều điều hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản so sánh lãi suất của loại ngoại tệ này với loại ngoại tệ khác. Điều kiện lý tưởng nhất để cho các nhà kinh doanh áp dụng chiến lược này đó là khi họ xác định được một hoàn cảnh nào đó cho phép chênh lệch lãi suất sẽ được kéo dài và mở rộng theo thời gian. Điều này có thể đưa đến kết quả là nhà kinh doanh thậm chí còn thu lãi được nhiều hơn nếu đánh lên đúng loại ngoại tệ có lãi suất cao. Họ chỉ thoát lệnh giao dịch khi thấy có khả năng chênh lệch lãi suất có thể kết thúc hoặc thu hẹp trong tương lai. VIỆC THAY ĐỔI MỨC CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT Chúng ta hãy quay lại ví dụ trước đây. Một lần nữa giả sử ta lại kinh doanh cặp ngoại tệ ABC/XYZ và chúng ta thu lãi bởi chúng ta đã đánh lênh đồng ABC và đánh xuống đồng XYZ. Nếu nền kinh tế của đồng ABC mạnh, ngân hàng trung ương của đồng ABC rất có thể sẽ nâng lãi suất để kiềm chế tăng trưởng nóng và lạm phát. Khi ngân hàng trung ương vào cuộc, lãi suất cảu đồng ABC tăng từ 4,0% lên 4,25%, dẫn đến mức chênh lệch cũng rộng ra thành 3,25% (4,25% - 1,0% = 3,25%). Tương tự như thế, nếu nền kinh tế của đồng XYZ mà yếu thì ngân hàng của đồng XYZ rất có thể sẽ hạ lãi suất tiết kiệm nhằm khuyến khích tiêu dùng và tăng trưởng. Lãi suất của đồng XYZ được hạ từ 1,0% xuống còn 0,75% và do đó chênh lệch lãi suất sẽ tăng lên thành 3,5% (4,25% - 0,75% = 3,5%). Được cổ vũ bởi chênh lệch lãi suất tăng lên, các nhà kinh doanh sẽ đánh lên đồng ABC và đánh xuống đồng XYZ nhằm thu phần lãi tăng thêm. Nếu có đủ số lượng các nhà kinh doanh đánh lên ABC và đánh xuống XYZ thì điều này sẽ tạo áp lực có lợi cho đồng ABC và bất lợi cho đồng XYZ. Kết quả là tỷ giá cặp ngoại tệ ABC/XYZ sẽ tăng lên. Hiện tượng này sẽ tạo nên hiệu ứng “con gà và quả trứng”: có thể cặp ngoại tệ tăng bởi
  21. các nhà kinh doanh giao dịch kiếm chênh lệch lãi suất; cũng có thể nói sự mạnh, yếu tương đối của hai nền kinh tế đã đẩy tỷ giá cặp ngoại tệ lên và chênh lệch lãi suất chỉ là yếu tố phát sinh tất yếu. Thực ra, cả hai cách giải thích trên đều có thể xem là chính xác vì chúng không tách rời nhau. Những nhà kinh doanh đánh lên cặp ABC/XYZ giờ đây có thể hưởng lợi từ cả hai phía: tỷ giá tăng và chênh lệch lãi suất. THẾ NÀO LÀ THƯƠNG VỤ LỚN? Đến đây, bạn đọc có thể băn khoăn tự hỏi tại sao các nhà kinh doanh lại có thể hào hứng với việc gom chênh lệch lãi suất 3,0% hoặc 3,5%. Trong khi số lượng lãi mới xem qua có thể không lớn, nhưng nếu xét kỹ thì chúng ta sẽ thấy được tại sao các quỹ hỗ trợ cũng như các nhà kinh doanh có tổ chức lại ưa chuộng chiến thuật này. Nói về việc các nhà kinh doanh gom lãi 3,5% qua các giao dịch, mức lãi 3,5% được tính trên cơ sở các giao dịch không áp dụng đòn bẫy tài chính. Ví dụ, nếu nhà kinh doanh đánh lên một lot của cặp USD/JPY, tức là người này đã đánh lên khoảng 100.000 đô la Mỹ đồng thời đánh xuống ngần ấy yên Nhật. Nếu chúng ta giả định một mức chênh lệch lãi suất là 3,5%, thì điều này có nghĩa là trong vòng một năm, nhà kinh doanh có thể gom được khoảng 3,5% của 100.000, tức là 3.500 nếu anh ta đánh lên đồng tiền có lãi suất cao hơn. Và đây là phần lợi nhất: nhờ mức đòn bẩy cực lớn do thị trường Forex đưa lại, các nhà đầu tư không cần phải bỏ ra 100% số tiền vốn để bao toàn bộ số tiền mà anh ta giao dịch. Ví dụ, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy 50:1 chỉ cần đầu tư 2000 đô la để có thể bao được 1 lot của cặp ngoại tệ, thay vì phải bỏ ra tổng số vốn là 100.000 đô la. Nhà kinh doanh sẽ không mất gì khi sử dụng đòn bẩy tài chính và anh ta có thể gom đủ 3,5% lãi suất trên toàn bộ số tiền 100.000 đô la (tức 3.500 đô la) mặc dù chỉ đầu tư một phần rất nhỏ (tức chỉ 2000 đô la) so với tổng số 100.000 anh ta giao dịch. Điều này tạo nên lợi nhuận cao hơn cho khoản đầu tư và nó cũng giải thích tại sao kỹ thuật này lại được ưa thích đến vậy. Điều quan trọng nữa cần nhớ đó là đòn bẩy tài chính cũng là “con dao hai lưỡi”, có thể đưa đến lãi lớn và cũng có thể tạo ra lỗ nhiều. GOM LÃI Lợi thế của kỹ thuật này theo kỳ vọng của các nhà kinh doanh đó là họ có thể tạo ra thu nhập bất kể thị trường có đi theo chiều hướng mong đợi hay không. Ví dụ, nếu một giao dịch nằm yên hàng tháng, nhà kinh doanh vẫn có thể có lợi nhuận nếu anh ta gom lãi. So sánh trường hợp này với một người kinh doanh ở chiều ngược lại, anh ta sẽ phải trả lãi suất hàng ngày bất kể thị trường có đi theo chiều hướng mong muốn hay không. Nhà kinh doanh đánh xuống loại ngoại tệ có lãi suất cao hơn sẽ cần phải tính toán sao cho lợi nhuận ít nhất đủ bì lãi suất để hòa vốn. Ta có thể xem xét một ví dụ về tác động của loại hình kinh doanh lướt lãi suất ở cặp ngoại têUSD/JPY. Nhằm mục đích chống lại lạm phát, Nhật Bản đã giữ lãi suất đồng yên Nhật gần bằng 0 trong một thời gian dài. Lãi suất thấp bất thường này đã làm cho đồng yên trở thành đồng tiền ưa được đánh xuống trong các giao dịch buôn lãi suất (carry trade).
  22. Ngân hàng trung ương của Nhật Bản, Bank of Japan, cuối cùng cũng nâng lãi suất, chấm dứt chính sách lãi-suất-bằng-0. Tuy nhiên, trong suốt thời gian được đưa vào ví dụ sau đây, lãi suất của đồng yên Nhật là gần như bằng 0. CẶP USD/JPY Trong những năm từ 2002 đến 2004, đồng đôla Mỹ đã ở trong xu hướng giảm liên tục so với đồng yên Nhật Bản (xem Biểu đồ 15.1). Sau một thời gian tăng trưởng vượt bậc vào cuối những năm 1990, nèn kinh tế Mỹ đã chững lại. Biểu đồ 15.1 Đồng đôla Mỹ giảm so với đồng yên Nhật Bản và mức chênh lệch lãi suất bị thu hẹp Nhằm mục đích kích thích tăng trưởng, Quỹ dự trữ Liên bang, đứng đầu là ông Alan Greenspan, đã giảm lãi suất cho vay qua đêm của đồng đôla Mỹ xuống thấp gần đến mức lịch sử; và các mức lãi suất ở Mỹ chạm đáy 1,0% vào giữa năm 2003. Với mức chênh lệch lãi suất giữa đồng yên Nhật và đồng đôla Mỹ là 1%, đồng thời nền kinh tế Mỹ đang trong trì trệ, các nhà kinh doanh có rất ích động lực để đánh lên cặp ngoại tệ này. Tỷ giá cặp USD/JPY phản ảnh tình trạng này qua việc sụt giảm trên 3.000 pip, từ 135 yên ăn 1 đôla đầu năm 2002 xuống dưới 105 yên ăn 1 đôla cuối năm 2004. Chính sách lãi suất thấp kéo dài của Cục dự trữ Liên bang Mỹ, cộng với chính sách cắt giảm thuế, đã dần dần kích thích tăng trưởng cho nền kinh tế Mỹ. Đến giữa năm 2004, Cục dự trữ bắt đầu đảo ngược chính sách với một sự khởi đầu cho một chuỗi tăng lãi suất tiền gửi. Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã cảm thấy cần thiết phải cởi bỏ dần kích thích kinh tế nhằm giữ cho mức độ tăng trưởng và lạm phát ở mức có thể kiểm soát được. Lần đầu tiên sau nhiều năm, chênh lệch lãi suất giữa đồng đôla Mỹ và đồng yên Nhật Bản bắt đầu được nới rộng (xem Biểu đồ 15.2). Biểu đồ 15.2 Đồng USD tăng so với đồng Yên khi mà chênh lệch lãi suất được nới rộng NHỮNG LỆNH GIAO DỊCH DÀI HẠN Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục nâng lãi suất tiền gửi qua suốt cả năm 2005 trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật bản vẫn duy trì chính sách lãi suất 0%. Khi chênh lệch lãi suất tăng cao, các nhà đầu tư ngày càng có hứng để đánh lên cặp USD/JPY nhằm vừa thu chênh lệch lãi suất vừa tạo lợi nhuận do kinh tế Mỹ phục hồi. Khi mà càng nagyf càng có nhiều người tham gia và bổ sung giao dịch đánh lên đồng đôla, tỷ giá cặp ngoại tệ bắt đầu đi lên ngoạn mục trong gần suốt cả năm 2005. Các nhà kinh doanh tận hưởng lợi nhuận đúp từ lãi suất và từ tỷ giá khi mà cặp ngoại tệ tăng lên gần 2.000 pip trong năm này. Đến cuối năm 2005, chênh lệch lãi suất của cặp USD/JPY đã mở rộng đến 4,25% mặc dù nó đã bắt đầu được bán chốt lời. Chênh lệch lãi suất tiếp tục tăng đến đầu năm 2006 mặc dù không còn mạnh mẽ nữa cho đến khi xu hướng tăng kết thúc và cặp ngoại tệ đi vào dải giá ổn định (xem Biểu đồ 15.3). Biểu đồ 15.3 Xu hướng tăng kết thúc khi mà ngân hàng Nhật Bản và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy dấu hiệu thay đổi chính sách
  23. NHÌN XA TRÔNG RỘNG Mới nhìn qua, hiện tượng bán chốt lời cặp USD/JPY có vẻ mâu thuẫn với chênh lệch giá đang cao; nhưng chúng ta sẽ hiểu khi biết rằng các thị trường tài chính thường thấy trước vấn đề. Gần cuối năm 2005, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, trong khi vẫn tiếp tục tăng lãi suất, đã đánh tín hiệu rằng các thay đổi trong chính sách tiền tệ sẽ sớm được ban hành, và rằng chuỗi tăng lãi suất của đồng đôla Mỹ sắp đến hồi kết thúc. Lúc này, chênh lệch lãi suất giữa USD và JPY đã gần đến đỉnh. Trong khoản thời gian đó, trong khi tình trạng giảm phát vẫn đang được kiểm soát, Ngân hàng Nhật Bản đã đánh tín hiệu cho thấy những tháng ngày của chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ sớm chấm dứt. Chênh lệch lãi suất sắp thu hẹp và những nhà kinh doanh trên chênh lệch lãi suất sẽ nhanh chóng thoát khỏi các giao dịch vốn đã khá thành công của họ. Những nhà kinh doanh lợi dụng chênh lệch lãi suất thường có tầm nhìn khá xa và họ thường có kế hoạch giữ các lệnh giao dịch hàng tháng liền. Do đó dẫn đến việc các nhà kinh doanh dạng này có tầm nhìn xa trên thị trường Forex. Họ sẽ không chờ đến khi thực sự có một chính sách thay đổi thì mới hành động. Thay vì thế, như những nhà đại kiện tướng cờ vua, họ lập kế hoạch thay đổi trước đó khá lâu. Đối với những nhà kinh doanh này, những bình luận mang tính gợi ý từ các ngân hàng trung ương về thay đổi chính sách tiền tệ được xem như là các câu bùa chú khắc trên những bức tường thành. Đó là thời gian để thu hoạch lợi nhuận và chờ đợi cơ hội tiếp theo.
  24. CHƯƠNG XVI: BOOMERANG Từ trước đến giờ chúng ta đã bàn đến một loạt các chiến lược, mỗi một chiến lược dựa trên một số thuộc tính của thị trường Forex. Tuy nhiên vẫn còn một thuộc tính khác mà ta chưa bàn đến, đó là thuộc tính thị trường Forex rất trầm lắng ở những khoảng thời gian nhất định trong một ngày giao dịch. Khoảng thời gian từ khi phiên giao dịch Forex ở Mỹ kết thúc và trước khi phiên giao dịch châu Á bắt đầu là thời gian lưu lượng giao dịch trên thị trường rất thấp. Mặc dù thị trường Forex tại Úc và New Zealand đang hoạt động trong khoảng thời gian này, tổng khối lượng giao dịch vẫn là tương đối thấp. Sở dĩ như vậy là vì “ba ông lớn” của thị trường Forex là Anh, Mỹ và Nhật Bản hầu như không hoạt động trong khoảng thời gian này. Trong điều kiện như vậy, các cặp ngoại tệ có xu thế giao động mạnh, tuy nhiên mọi chuyển động thì trường vào lúc này đều là đáng ngờ. GIAO DỊCH NGƯỢC CHIỀU CÁC BÙNG NỔ GIÁ GIẢ Các hiện tượng bùng nổ giá vào khoảng thời gian này nổi tiếng là không đáng tin cậy vì chúng thường xuất hiện khi khối lượng giao dịch rất thấp. Một kỹ thuật kinh doanh theo xu thế sẽ là không thích hợp trong những giờ này do thị trường thiếu một hướng đi tổng thể. Do mọi chuyển động giá ở thời gian này là không đáng tin cậy và thường hồi phục lại mức cũ, chúng ta có thể sử dụng chiến lược giao dịch được dành cho những hiện tượng bùng nổ giá giả này bằng cách giao dịch chống lại chúng. Cũng do khoảng thời gian này cũng được xem là khởi đầu của một ngày giao dịch Forex, đó cũng là khoảng thời gian mà nhiều (nhưng không phải tất cả) nhà kinh doanh lớn trên thị trường chọn để thanh toán hoặc thu lãi qua đêm. Tuy nhiên, khác với phương pháp kinh doanh dựa trên chênh lệch lãi suất, các giao dịch ngắn hạn này không phải để thu gom chênh lệch lãi tiền gửi. Chúng ta sẽ kết hợp việc tránh lãi tiền gửi bằng cách đặt lệnh giao dịch ngay sau 17h00 giờ tính theo giờ Bờ Đông (New York). Đây là thời gian ứng với 22h00 GMT theo giờ chuẩn hoặc tương ứng với 21h00 theo chế độ tính thời gian để tiết kiệm ánh sáng, còn gọi là chế độ giờ mùa Hè. Dù tính theo cách nào thì thời gian vào lệnh của một ngày mới theo chiến lược giao dịch này vẫn là 17h00 theo giờ Bờ Đông nước Mỹ. CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH Chiến lược giao dịch này chuyên dành cho kinh doanh cặp ngoại tệ EUR/USD. Kế hoạch giao dịch là một lệnh bán phía trên giá thị trường hiện tại trong trường hợp đánh ngược hướng tăng và một lệnh mua ở dưới giá thị trường hiện tại trong trường hợp đánh ngược hướng giảm. Trong cả hai trường hợp chúng ta đều giả định rằng mọi chuyển động giá dù theo chiều nào cũng đều là những chuyển động giá giả, và tỷ giá cặp ngoại tệ rồi sẽ trở về mức cũ. Một chuyển động giá như vậy là dễ xảy ra do một nhóm lệnh tập trung nhất định vốn bình thường không đủ sức ảnh hưởng đến thị trường. Nhưng vì lượng giao dịch tại thời gian
  25. này trong ngày là quá thấp, những lệnh đó giờ đây lại có khả năng tạo chuyển động cho thị trường vốn đang rất “mỏng”. CÀI ĐẶT CÁC ĐỊNH MỨC Lệnh bán sẽ được đặt trên giá “mở cửa” 15 pip và lệnh mua sẽ được đặt dưới giá “mở cửa” 15 pip. Lệnh dừng lỗ sẽ được sẽ được đặt ở cách lệnh vào một khoảng 15 pip nữa, tạo nên tỷ lệ ăn:thua là 1:1 cho phiên giao dịch. Do giao dịch này chỉ dung cho một cặp ngoại tệ, cặp EUR/USD, nên chúng ta có thể đặt các định mức pip cố định. Nếu muốn áp dụng kỹ thuật này cho các cặp ngoại tệ khác, các định mức cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với sự khác biệt trong biến động giá của từng cặp ngoại tệ. Nhà kinh doanh cũng cần xem xét độ chênh lệch giữa giá mua và giá bán vì đa số các cặp ngoại tệ khác đều có độ chênh lệch giá mua và giá bán lớn hơn của cặp EUR/USD. Do “sân chơi” của loại giao dịch này rất nhỏ bé, mỗi pip đều trở nên quan trọng. Đây là giao dịch nhanh, theo kiểu bắn “súng cao su”, dành cho việc thu nhanh các lợi nhuận nhỏ và phù hợp nhất với cặp EUR/USD. Cặp ngoại tệ này có thuộc tính chênh lệch giá mua và bán thấp, rất lý tưởng cho các giao dịch chớp nhoáng. VÀO LỆNH GIAO DỊCH Hãy xem xét lý thuyết này trong thực tế. Tại thời điểm 17h00 giờ Bờ Đông nước Mỹ, giá mở cửa trên biểu đồ 5 phút của cặp ngoại tệ EUR/USD là 1,2583 (xem Biểu đồ 16.1). Chúng ta sẽ đặt một lệnh bán phía trên giá mở cửa 15 pip, tại điểm giá 1,2598 và một lệnh bán phía dưới giá mở cửa 15 pip, tại điểm giá 1,2568. Biểu đồ 16.1 Cặp EUR/USD mở cửa tại giá 1,2583; lệnh mua được khớp tại 1,2568 Nếu trong vòng 2 tiếng chúng ta không khớp được lệnh giao dịch, chúng ta phải xóa lệnh mua và bán đã đặt. Tại thời điểm đó, lý do để đặt lệnh đã không còn hiệu lực, vì phiên châu Á đã bắt đầu vào cuộc, đồng thời lưu lượng giao dịch cũng như độ biến động đã tăng lên. Khi mà lưu lượng thực sự đã tham gia thị trường, các chuyển động giá thường là thực hơn, do đó chiến lược ngược hướng giá sẽ không còn phù hợp nữa. Sau khi bắt đầu bẳng một khoảng thời gian tăng, tỷ giá giảm trở lại và lệnh mua được khớp tại 1,2568 (xem Biểu đồ 16.2). Lệnh dừng lỗ được đặt dưới điểm vào lệnh 15 pip, tại điểm giá 1,2553. Điều này rất quan trọng – chúng ta sẽ xóa ngay lệnh bán tại 1,2598. Mục tiêu của chúng ta là một mức hồi giá khiêm tốn trở về giá mở cửa tại 1,2583. Biểu đồ 16.2 Điểm vào lệnh 1,2583 cũng là điểm thoát giao dịch Trong vòn một vài giờ, tỷ giá tình cờ trôi về điểm giá 1,2583 và phiên giao dịch đã hoàn thành (xem Biểu đồ 16.3). Nhà kinh doanh có thể chọn để thoát toàn bộ các giao dịch còn lại, hoặc đóng một phần giao dịch và chuyển dừng lỗ về điểm hòa vốn. Biểu đồ 16.3 Tỷ giá chạm điểm thoát lệnh 1,2583 ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ Phương pháp này tuy đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả vì tỷ giá hiếm khi biến động mạnh trong khoảng “thời gian chết” giữa hai phiên giao dịch Mỹ và châu Á.
  26. Để lệnh dừng lỗ bị chạm đến, giá phải dao động 30 pip cùng một hướng, 15 pip để vào lệnh giao dịch và tiếp thêm 15 pip để dừng lỗ, một biến động hiếm khi xảy ra trong khoảng thời gian này của một ngày giao dịch Forex. Hãy xem một ví dụ khác: tại thời điểm 17h00 giờ Bờ Đông nước Mỹ, tỷ giá cho thấy giá mở cửa là 1.2636 (xem Biểu đồ 16.4). Nhà kinh doanh đặt một lệnh bán cách giá mở cửa 15 pip, tức tại điểm giá 1,2651 và một lệnh mua dưới giá mở cửa 15 pip, tại điểm giá 1,2621. Giá mua sau đó được khớp tại giá 1,2621 và nhà đầu tư nhanh chóng xóa bỏ lệnh bán tại 1,2651. Điểm dừng lỗ được đặt dưới điểm vào lệnh 15 pip, tại 1,2606. Sauk hi lệnh được khớp, tỷ giá di chuyển lên cao hơn và quay trở lại điểm giá mở cửa 1,2636, cũng là điểm thoát lệnh của nhà kinh doanh. Biểu đồ 16.4 Cặp EUR/USD giảm tạo cơ hội để tham gia thị trường, sau đó hồi phục về điểm thoát giao dịch Kỹ thuật này là một sự bổ sung tốt cho kho vũ khí kinh doanh Forex của bạn. Nó được dung vào những khoảng thời gian “lặng sóng”, khi cơ hội kinh doanh trở nên ít ỏi. Mục tiêu là đánh nhanh, thắng nhanh. Cho dù lợi nhuận thu về không lớn, tỷ lệ các phiên thắng lợi lại khá cao. Ở đây có một điểm cần xem xét thêm: chiến lược này giả định rằng lãi suất sẽ được trả hoặc được thu tại một thời điểm nhất định trong ngày. Mặc dù có nhiều nhà kinh doanh lớn tính sổ lãi vay tại 17h00 giờ Bờ Đông nước Mỹ, đây không phải là một thông lệ nhất quán.Các quy định về chi trả hoặc thu gom lãi cho vay thay đổi theo từng thị trường. Vì vậy bạn cần phải kiểm tra chắc chắn với nhà cái của bạn về chi tiết quan trọng này trước khi tham gia kinh doanh theo chiến lược này.
  27. PHẦN IV: KIỂM SOÁT BẢN LĨNH KINH DOANH CỦA BẠN Có nhiều thứ cần cho kinh doanh Forex ngoài kỹ thuật và mô hình. Có rất nhiều chướng ngại vật trên đường đến thắng lợi. Chỉ có thực sự am hiểu môi trường kinh doanh và am hiểu bản thân chúng ta thì chúng ta mới có cơ hội hiện thực hóa tiềm năng của chúng ta. CHƯƠNG XVII: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA CÁC MỨC LÃI NGOẠN MỤC Khi tôi 14 tuổi, tôi đã chi tiêu 100 đôla tiết kiệm được vào việc mua một chiếc guitar cũ và một bộ tăng âm. Sau một số năm rèn luyện hàng ngày, tôi đã học được cách chơi guitar sao cho hay và đến năm 17 tuổi tôi đã lần đầu trình diễn với tư cách là một nhạc công chuyên nghiệp. Tôi thích nhạc rock và theo thời gian tôi tìm thấy niềm cảm hứng trong việc học cách làm thế nào để trình diễn những bản solo cổ điển hay và khó nhất. Tôi đã cố theo cách của những nhạc công guitar như Jimi Hendrix, Randy Rhoads, Jimmy Page, Ritchie Blackmore, Brian May và Joe Satrianin những người hoàn hảo về kỹ thuật, nhưng cũng đồng thời có khả năng thể hiện nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau thông qua âm nhạc để vẽ nên bức tranh âm thanh sinh động nhất. Về sau, tôi bắt đầu ság tác các bài hát và thể hiện mình qua những ca từ và âm nhạc của riêng tôi. Nhờ tham gia vào lĩnh vực âm nhạc, tôi có được nhiều người bạn và được gặp gỡ nhiều người tuyệt vời khác. Nhờ âm nhạc mà tôi chu du được nhiều nơi, hẹn hò nhiều quý cô xinh đẹp, tôi được đối xử như là một ngôi sao nhạc rock. Tên tôi được hàng trăm người tung hô. Trải nghiệm của tôi trong âm nhạc thật ngọt ngào và khó tả. Bây giờ tôi vẫn chơi guitar, và đó là phần quan trọng nói lên tôi là ai. TÓM LẠI, KHOẢN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU 100 ĐÔLA KHÔNG ĐẾN NỖI TỒI. TÔI GỌI ĐÓ LÀ THÀNH QUẢ TUYỆT DIỆU NHẤT! Tất nhiên không phải ngay từ ngày đầu tôi đã có thể cầm lấy cây guitar và chơi luôn được bản solo “Đường đến thiên đường”3. Không phải thế, đó là một quá trình lâu dài, từ từ, đạt được điều này rồi mới học sang điều khác. Tôi đã bắt đầu với những mục tiêu dễ thực hiện, chơi bản nhạc chỉ có 3 âm. Ngón đàn của tôi nghe thật kinh khủng trong suốt cả năm đầu; tuy nhiên sau một thời gian, nó bắt đầu có vẻ tạm được hơn, và các miếng ghép của sự thách đố âm nhạc bắt đầu được tìm thấy. Tôi lại tìm đến mục tiêu tiếp theo, rồi mục tiêu tiếp đó nữa, cho đến khi tôi thấy mình có thể chơi guitar một cách chuyên nghiệp trước công chúng. Theo tôi, chơi guitar có nhiều điểm tương đồng với kinh doanh. Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy cách đạt được mục tiêu và tiếp tục hoàn thành mục tiêu tiếp đó. Trong suốt thời gian này, bạn sẽ tích luỹ được hiểu biết, kinh nghiệm và sự tự tin. Các miếng ghép rồi cũng sẽ tìm thấy đúng vị trí của chúng. Biết đâu kinh doanh sẽ là một yếu tố quan trọng nói lên bạn là ai. HÃY TỈNH TÁO TRÊN CON ĐƯỜNG BẠN ĐI
  28. Vào khoảng thời gian tôi học guitar, tôi cũng học cả lái xe ô tô nữa. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên khoảng khắc ban đầu ngồi sau tay lái, khi mà tôi có thể giữ được chiếc Ford của bố tôi chạy được trên đường! Như bao lái xe tuổi teen khác, tôi là mối đe doạ cho bất cứ ai, cho đến khi tôi có thể thu lượm được một vài kinh nghiệm. Còn ban đầu, chính tôi là mối nguy tai nạn chủ yếu. Nếu bạn là người mới kinh doanh Forex, hoặc kể cả bạn là người đã kinh doanh lâu nay nhưng lại là người không có tính kỷ luật cao, thì bạn cũng như cậu thanh niên lái xe kia mà thôi. Bạn sẽ chưa có đủ kinh nghiệm cho phép một lái xe, hay một nhà kinh doanh dự đoán được và tránh các rắc rối có thể xảy ra. Và do đó bản thân bạn chính là lý do chủ yếu dẫn đến những thua lỗ lớn cho tài khoản của bạn. Các mục tiêu của chúng ta phải phủ hợp với năng lực của bản thân với tư cách là một lái xe hoặc một nhà kinh doanh ngoại hối. Một thanh niên mới lớn với tấm thẻ học lái không thể đặt mục tiêu chiến thắng trong cuộc thi đua xe; thay vì thế, cậu ta phải học cách lái xe quanh nhà mà không húc vào bất cứ thứ gì. Tương tự như thế, một nhà kinh doanh mới vào nghề không nên đặt mục tiêu làm sao tăng gấp đôi tiền trong tài khoản chỉ sau một đêm; mà cần chú ý làm sao để tài khoản không bị thua lỗ sạch. Liệu có thể tạo nên “thành quả tuyệt diệu” hay không? Tất nhiên là có thể. Tuy nhiên bạn không nên mong đạt được mọi thứ cùng một lúc. Cũng giống như người chơi guitar hay người lái xe, chúng ta sẽ bắt đầu với một mục tiêu dễ thực hiện và khi chúng ta đã chinh phục được mục tiêu này, chúng ta sẽ chuyển sang mục tiêu kế tiếp và kế tiếp. VIỆC ĐẶT RA CÁC MỤC TIÊU PHÙ HỢP Một điều dễ hiểu là các nhà kinh doanh đôi khi nổi hứng “một phát lên trời” khi lần đầu tiên tham gia kinh doanh ngoại hối. Suy cho cùng, một sự nghiệp kinh doanh thành công thường đi kèm cơ hội có một lối sống khác: số giờ làm việc ít hơn, và quan trọng nhất là sự tự do, tự do để làm chủ bản thân mình, để đặt ra lịch trình, để đi đến những nơi thật xa và ở đó đến chừng nào ta muốn. Tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều thích có một ít tự do trong cuộc sống và thích kiểm soát tốt hơn cảm xúc của bản thân. Do phần lợi nhuận có thể thu được là quá đặc biệt, người ta dễ trở nên nôn nóng và đánh mất tính khách quan trong kinh doanh ngoại hối. Sự nôn nóng là một cảm xúc che mờ các đánh giá của chúng ta và thường đưa ta đến những kỳ vọng không thực tế. Kinh doanh ngoại hối đòi hỏi chúng ta phải tách bản thân khỏi các cảm xúc để ta có thể đưa ra các quyết định rõ ràng và có lý. Điều này là rất khó; đặc biệt khi bạn lại mơ được sở hữu ngay một căn biệt thự trên bờ biển hoặc một chiếc chuyên cơ cho riêng mình. Những nhà kinh doanh cố gắng thay đổi cuộc đời của mình sau một đêm thường đạt được điều đó, chỉ có điều sự thay đổi này không theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Nhiều nhà kinh doanh bắt đầu tham gia thị trường với những kỳ vọng lớn lao để rồi nhanh chóng lụi tàn. Bạn nên nhớ rằng con số các nhà kinh doanh thất bại luôn lớn hơn con số các nhà kinh doanh thành công. Tỷ lệ thất bại ở những nhà kinh doanh mới vào nghề càng đặc biệt cao. Cái cần đến ở đây là một phương pháp chung để đặt ra các mục tiêu kinh doanh. Điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là kiềm chế bản thân khỏi các kỳ vọng phi thực tế. Thông thường chúng ta hình thành các kỳ vọng này từ những gì chúng ta thấy, chúng ta
  29. đọc hoặc chúng ta nghe được. Ví dụ, có thể bạn đã nghe những câu chuyện từ một ngưòi bạn phóng đại về một khoản lớn anh ta vừa kiếm được và bạn quyết nghĩ rằng nếu anh ta làm được thì bạn cũng làm được. Tôi cho rằng cái bạn sẽ ngộ ra theo thời gian đó là một nhà kinh doanh thực sự thành công thường ít khi nói về các khoản lợi nhuận mà họ thu được; bởi họ biết rằng thị trường sẽ trừng phạt những ai “bốc” quá hoặc những ai tự cho mình quyền phán xét về thị trường. Có rất nhiều người nổi tiếng vì kiếm được những khoản lớn trên thị trường này, chỉ để rồi phải trả lại cho thị trường những gì đã thu được. Bất cứ ai cũng đều có thể làm ra lợi nhuận trong một thời gian ngắn với một chút may mắn, tuy nhiên rất có thể họ đã tình cờ sử dụng các công cụ kinh doanh có xác suất thành công cao trong ngắn hạn nhưng lại có xác suất thành công rất thấp trong dài hạn. Những nhà kinh doanh mới vào nghề này đã không phân biệt được sự khác nhau giữa một giao dịch tốt và một giao dịch có lãi. Một giao dịch tốt không phải lúc nào cũng có lãi và một giao dịch có lãi không phải lúc nào cũng là một giao dịch tốt. Thay vì kỳ vọng quá cao, hãy đặt ra các mục tiêu có thể thực hiện được. Ở đây có một điều mới nghe qua có vẻ mâu thuẫn đó là bạn có thể đạt được mục tiêu lớn nếu bạn chấp nhận chia nó thành các mục tiêu nhỏ hơn. Như vậy, thay vì hỏi “Tôi cần bao nhiêu thời gian để nhân đôi số tiền trong tài khoản” (là mục tiêu hoàn toàn thực tế nếu bạn dự định thực hiện nó trong dài hạn), tại sao bạn không chia mục tiêu này thành các mục tiêu nhỏ hơn? Cách tiếp cận này có mặt tốt là bạn không cần phải có những cơ hội đặc biệt nào để đạt đến mục tiêu lớn. Các nhà kinh doanh rất hay vi phạm các nguyên tắc quản trị rủi ro khi cố gắng đạt được một mục tiêu không thực tế. CHIA NHỎ CÁC MỤC TIÊU CỦA BẠN Cách thức đạt được kết quả kinh doanh tốt là đặt ra một mục tiêu mang tính tham vọng cao và chia nó ra thành các mục tiêu nhỏ và dễ thực hiện. Khi tôi giảng cho một khoá học và giải đáp các thắc mắc cho các nhà kinh doanh, thỉnh thoảng tôi vẫn hỏi: “Có bao nhiêu người trong phòng cho rằng mục tiêu đạt lợi nhuận năm 100% là mục tiêu quá tham vọng?”; Thường thì có khá nhiều cánh tay đưa lên vì mục tiêu lợi nhuận 100% đúng là có vẻ rất tham vọng. Sau đó, tôi thường tiếp theo bằng câu hỏi: “Có bao nhiêu người trong lớp cho rằng mục tiêu lợi nhuận đều đặn 6%/tháng là quá tham vọng?” thì các cánh tay đều hạ xuống vì không có ai nghĩ rằng mức lợi nhuận hàng tháng như thế là quá cao. Điểm gút của câu chuyện là cả hai mục tiêu trên thực ra là giống nhau và chỉ là một. Nếu nhà đầu tư tăng lợi nhuận của tài khoản lên 6%/tháng một cách đều đặn thì anh ta sẽ tạo được mức lợi nhuận cả năm tương đương 100%. Tôi cũng biết là trong số các bạn thể nào cũng có người đang nghĩ: “Gượm đã, 6%/tháng nhân với 12 tháng của một năm chỉ mới bằng 72%, làm gì có 100%! chắc ông bạn Ed này bị âm nhạc biến thành người có vấn đề rồi!” Có thể như thế, nhưng xin đừng chụp mũ tôi nhé. Hãy kiếm một máy tính và thử tính như sau: Bắt đầu bằng con số cơ sở 100 (tức là số tiền của bạn có trong tài khoản), nhân với
  30. 1,06 (tức là 6% lợi nhuận) để tính số tiền thu được trong tháng đầu tiên (106). Sau đó lại nhân số thu được của tháng đầu tiên với 1,06 và cứ làm như thế cho đến tháng thứ mười hai của năm. Bạn sẽ có được kết quả như sau (lưu ý là một số con số đã được làm tròn, nhưng không ảnh hưởng gì nhiều đến kết quả): Tháng thứ 1: 100 x 1,06 = 106 Tháng thứ 2: 106 x 1,06 = 112,36 Tháng thứ 3: 112,36 x 1,06 = 119,102 Tháng thứ 4: 119,102 x 1,06 = 126,248 Tháng thứ 5: 126,248 x 1,06 = 133,822 Tháng thứ 6: 133,822 x 1,06 = 141,852 Tháng thứ 7: 142,852 x 1,06 = 150,363 Tháng thứ 8: 150,363 x 1,06 = 159,385 Tháng thứ 9: 159,385 x 1,06 = 168,948 Tháng thứ 10: 168,948 x 1,06 = 179,084 Tháng thứ 11: 179,084 x 1,06 = 189,830 Tháng thứ 12: 189,830 x 1,06 = 201,219 Tài khoản đã tăng từ 100 lên hơn 200 trong vòng một năm và như vậy, lợi nhuận năm là hơn 100%. Để lặp lại các kết quả này cho các tài khoản có số tiền khác nhau, ta có thể thêm các số 0 vào số tiền trong tài khoản. Ví dụ số tiền ban đầu là 1.000 hay 10.000 hoặc 100.000 thì tỷ lệ lợi nhuận vẫn là như thế. Vì tỷ lệ lợi nhuận hàng tháng đều đặn là 6%, chúng ta có được số tiền cơ sở trong tài khoản tăng đều hàng tháng. ỔN ĐỊNH LÀ YẾU TỐ CỐT LÕI Điều này không có nghĩa là mức lợi nhuận 6%/tháng là mục tiêu dễ thực hiện; tuy nhiên nó chỉ ra lợi ích của việc chia nhỏ mục tiêu lớn thành các mục tiêu dễ thực hiện hơn. Tính ổn định là yếu tố cốt lõi. Không khó để đạt mức lợi nhuận 6% ở một tháng bất kỳ nào đó, nhưng sẽ là khó khăn nếu muốn đạt lợi nhuận ít nhất là 6% tất cả các tháng trong năm. Chúng ta đã nói ở phần trước rằng chúng ta cần bắt đầu bằng những mục tiêu dễ và dần dần chinh phục các mục tiêu tiếp theo. Thay vì bắt đầu với mức lợi nhuận 6%/tháng, tại sao ta không bắt đầu với chỉ 1% hoặc 2%? Một mục tiêu như thế sẽ không tạo áp lực lớn lên nhà kinh doanh bởi bản thân việc tìm được một giao dịch tốt đã là một áp lực đáng kể. Việc tạo ra 1% lợi nhuận /tháng có thể đã đưa bạn lên trước rất nhiều nhà kinh doanh khác bởi đa phần các nhà kinh doanh ngoại hối bị lỗ. Còn mục tiêu 2%/tháng cũng có thể chẳng phải quá lạc quan. Nếu chúng ta đạt được mức này đều đặn thì lợi nhuận hàng năm thu được sẽ chỉ là 27%. Tuy nhiên với mức lợi nhuận này, bạn đã đứng trên phần lớn các quỹ tương hỗ và quỹ hỗ trợ đầu tư khác. Nếu bạn đã thành công trong việc thực hiện mục tiêu khiêm tốn của mình liên tiếp trong ba tháng, hãy nâng mục tiêu của bạn lên một mức cao hơn, từ 1%/tháng lên 2%/tháng; từ 2%/tháng lên 3%/tháng, vv Đừng vội vàng vượt qua giai đoạn nào vì bạn cần nhớ rằng
  31. nếu bạn thu được kinh nghiệm và tự tin, trong tương lai bạn sẽ trở thành nhà kinh doanh hiệu quả hơn hiện tại và bạn sẽ sẵn sàng hơn cho những mục tiêu lớn hơn. Dưới đây là sự chia nhỏ các mục tiêu theo tháng và tổng mức lợi nhuận năm tương ứng: 1% mỗi tháng = 13% lợi nhuận hàng năm 2% = 27% 3% = 42% 4% = 60% 5% = 79% 6% = 100% 7% = 125% 8% = 151% 9% = 181% 10% = 214% Cho đến khi bạn đã có thể đảm bảo lợi nhuận 3%/tháng; sau đó là 4%/tháng một cách đều đặn, bạn sẽ có được con số lợi nhuận đáng kể và đồng thời bạn cũng thu về những kinh nghiệm quý của những tháng ngày kinh doanh. Lúc đó, bạn sẽ không còn như cậu thanh niên với tấm giấy phép tập lái nọ. Thay vào đó bạn sẽ như người lái xe thoải mái và tự tin sau tay lái của mình, hoàn toàn làm chủ chiếc xe với khả năng dự đoán rắc rối trước khi nó xảy ra. Bạn sẽ tiến bộ lên một tầm cao mới. Tất nhiên, sẽ vẫn còn những mục tiêu để bạn chinh phục. Nếu bạn đã có thể đạt được mức lợi nhuận 5 – 6%/tháng một cách đều đặn, bạn đã thực sự là một tay chuyên nghiệp rồi. Khi đó bạn có thể tiếp tục nâng tầm mục tiêu của mình lên, hoặc có thể bạn thấy rằng mình đã đạt đến tầm “thoải mái”. Nên nhớ là bạn không cần phải liên tục nâng tầm mục tiêu của bạn nếu càm thấy rằng mình chưa chuẩn bị cho việc này, hoặc nếu đơn giản là bạn không muốn. Sự thoải mái của bản thân bạn với mục tiêu đạt được cũng là một điều cần xem xét. ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI TÔI ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU ĐẶT RA? Một khi bạn đã hoàn thành mục tiêu đặt ra, bạn không cần phải dừng việc kinh doanh, tuy nhiên bạn cần cẩn thận hơn để bảo vệ thành quả của mình. Chúng ta vẫn sử dụng lệnh dừng lỗ để giảm thiểu lỗ và bảo vệ lợi nhuận đã có. Tại sao không sử dụng cách thức tương tự để bảo vệ lợi nhuận hàng tháng của bạn? Ví dụ, giả định rằng mục tiêu của một nhà kinh doanh là 5% lợi nhuận đều đặn hàng tháng. Sau khi đạt được mục tiêu này, anh ta vẫn tiếp tục kinh doanh và lợi nhuận tăng lên 10%/tháng. Nhà kinh doanh sẽ bắt đầu tính một mức “dừng lỗ” cho toàn bộ tài khoản của mình, tại thời điểm lợi nhuận đạt 5%. Nếu mức lợi nhuận tụt giảm từ 10% trở về lại 5%, anh ta sẽ dừng kinh doanh trong tháng đó mà vẫn đạt được mục tiêu lợi nhuận tháng đặt ra. Anh ta có thể tiếp tục kinh doanh trên tài khoản demo trong thời gian còn lại của tháng. Phải làm gì nếu bạn gặp rắc rối và không đạt được mục tiêu đặt ra? Nếu bạn liên tục
  32. không đạt được mục tiêu, thì có thể tại vì chúng quá cao. Hãy thử với một mức nhẹ nhàng hơn. Nếu hoàn cảnh vẫn khó khăn, hãy dừng giao dịch thật của bạn và chuyển sang giao dịch tài khoản demo một thời gian cho đến khi bạn đạt được phong độ như mong muốn. Một số nhà kinh doanh cho rằng tài khoản demo là quá dễ đối với họ, tuy nhiên đôi khi bạn cần hy sinh bản ngã của mình nếu bạn thực sự muốn lợi nhuận với tư cách là một nhà kinh doanh. Đừng để tính sỹ diện hão cản bước trên con đường đến thành công của bạn.
  33. CHƯƠNG XVIII: SÂN CHƠI FOREX Nếu bạn theo dõi và hiểu môn bóng đá Mỹ, bạn có thể biết được sự khéo léo của môn thể thao này. Bạn sẽ hiểu tính chất quan trọng của từng cú phát bóng thông minh, của những mánh đánh lừa trong tấn công và vai trò riêng biệt của các cầu thủ. Nếu bạn không hiểu môn thể thao này, bạn sẽ thấy có rất nhiều người to lớn chạy loạn xạ và chỉ chực lăn xả vào nhau. Nếu bạn xem và hiểu môn đua ô tô, bạn sẽ biết về chiến lược dặm nhiên liệu, về khí động học có thể “tạo nên” 200 dặm/giờ, và tác động của mỗi một phần tư pound khí nén khi dùng đúng cho chiếc lốp sau. Nếu bạn không hiểu môn này, bạn sẽ chỉ thấy có rất nhiều ô tô thi nhau chạy quanh trong một vòng tròn mà thôi. Nếu bạn hiểu bản chất của sân chơi Forex, bạn sẽ hiểu khả năng để tính toán lợi thế, các hệ lụy cũng như lợi ích của giao dịch ngắn hạn và tầm quan trọng của chênh lệch tỷ lãi suất cho vay. Nếu bạn không hiểu thị trường này, tức là bạn đang chơi với lửa. SAN BẰNG LỢI THẾ Kinh doanh có thể là rất khó khăn, và trong nỗ lực làm sao cho nó dễ dàng hơn, một số nhà kinh doanh chọn giải pháp rút nhanh. “thật khó khăn để thắng được 100 pip” lời giải thích thường là vậy “cho nên tôi chỉ cố gắng thắng 10 pip cho mỗi lần giao dịch mà thôi”. Điều này nghe ra có vẻ có lý; rõ ràng việc thắng 10 pip dễ dàng hơn nhiều so với thắng 50 pip hoặc 100 pip. Nhà kinh doanh tìm cách thắng bằng lối chơi chắc chắn, thoạt nghe có vẻ có lý trong thế giới kinh doanh. Bạn nghĩ sao nếu tôi nói rằng thay vì làm cho sự việc dễ dàng hơn, các nhà kinh doanh dạng này đang làm cho cuộc sống của chính họ trở nên khó khăn hơn? Để hiểu tại sao lại như vậy, chúng ta cần đi sâu hơn một chút vào lý thuyết trò chơi này. CHÊNH LỆCH CỦA NHÀ CÁI Hãy tưởng tượng chiếc đĩa roulette trong casino. Bạn đến bên bàn và đặt cược hoặc đỏ hoặc trắng. Cơ hội thắng của bạn sẽ là bao nhiêu? Nếu bạn chưa bao giờ chơi roulette, bạn có thể nghĩ cơ hội là 50:50. Bởi vì có một nửa ô là đỏ và nửa còn lại là trắng, đúng thế không? Sai. Ngoài các ô đỏ và trắng, còn có ít nhất một ô không phải đỏ cũng chẳng phải trắng. Chính ô “zero” này làm hỏng cơ hội của người chơi. Đĩa Roulette châu Âu chỉ có 1 ô zero, do đó lợi thế dành cho Nhà cái không nhiều. Trên đĩa này, cơ hội thắng của Nhà cái là 53:47. Đĩa roulette ở Mỹ có hai ô zero: ô “0” và ô “00”, nhờ đó đã nâng xác suất thắng của Nhà cái thêm 5,3%. Chính điều này càng hạn chế cơ hội thắng của người chơi hơn nữa. Trong thế giới kinh doanh Forex, các “ô zero” chính là mức chênh lệch giữa giá mua và
  34. giá bán. Cơ hội thắng cho Nhà cái (trong trường hợp thị trường ngoại hối chính đó là các sàn giao dịch) bao giờ cũng nhỉnh hơn so với cơ hội thắng của nhà kinh doanh. Chênh lệch giá mua, bán càng lớn thì cũng tương tự như việc nhà kinh doanh phải vượt qua càng nhiều “ô zero”. Ở trò roulette, càng có thêm ô zero nào trên đĩa thì cơ hội thắng của người chơi càng giảm xuống, còn ở thị trường Forex mỗi pip chênh lệch tăng thêm giữa giá mua và giá bán càng làm cho cơ hội thành công của nhà kinh doanh ít đi. LÀM CHO SÂN CHƠI LỚN HƠN Trong thị trường Forex, Sàn giao dịch xác định mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán, tương tự như các ô zero trong trò chơi roulette. Chúng ta không can thiệp được gì đến mức chênh lệch giá mua và bán này; nó được các sàn giao dịch định đoạt theo cách giống như các casino quyết định số ô zero trên đĩa roulette. Vậy thì, điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta vẫn còn can thiệp được số lượng các ô đỏ và ô đen? Giả dụ như chúng ta tăng lên nhiều lần số lượng ô đỏ và ô đen trên đĩa roulette trong khi vẫn giữ nguyên số lượng các ô zero chẳng hạn. Khi đó cơ hội sẽ bị tác động như thế nào? Chắc chắn là cơ hội thắng sẽ được cải thiện, bởi số lượng các ô zero lúc này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong việc cản trở cơ hội thắng của người kinh doanh. Khi mà các ô zero vẫn còn trên đĩa, cơ hội của người chơi không bao giờ bằng cơ hội của Nhà cái. Với việc tăng thêm ô đen và ô đỏ vào đĩa roulette, chúng ta đã làm giảm xác suất thắng của Nhà cái casino xuống, đưa tỷ lệ cơ hội thắng về gần con số 50:50. Càng thêm nhiều ô đen và đỏ thì cơ hội thắng của người chơi càng lớn. Như vậy, chúng ta cần phải làm cho chiếc đĩa roulette (trong trường hợp thị trường Forex đó là sân chơi) lớn hơn. Tất nhiên, chúng ta không thể đưa thêm các ô vào đĩa roulette. Các Nhà cái casino quá lọc lõi để có thể cho phép ta hạn chế lợi thế của họ. Do lợi thế này là không lớn, họ chỉ cần chắc một điều rằng họ sẽ thắng nhiều hơn thua trong một số lượng lần quay đủ lớn. Mặc dù vậy, trong thị trường Forex chúng ta lại có thể tăng kích thước của sân chơi, và do đó cải thiện được cơ hội kinh doanh thắng lợi. Và cũng khác với casino, chúng ta sẽ không bị đuổi cổ khỏi trò chơi vì đã làm điều đó! Vậy cách làm là gì? Chúng ta làm cho sân chơi lớn hơn bằng cách sử dụng lệnh dừng lỗ và lệnh thoát giao dịch rộng hơn, thông qua việc sử dụng các biểu đồ có khung thời gian lớn hơn và bằng việc cố gắng chọn mục tiêu lợi nhuận lớn hơn. Bạn đã biết các kỹ thuật được trình bày trong cuốn sách này, vậy hãy để tôi hỏi bạn câu này: có bao giờ tôi có ý định chỉ nhắm thu một món lợi nhuận chỉ bằng 10 pip? TẠI SAO MỘT SỐ CỐ VẤN KINH DOANH LẠI KHUYÊN NGƯỢC LẠI? Tôi biết có nhiều nhà kinh doanh đi theo phương pháp “lợi nhuận nhỏ” nói trên. Thực tế là có nhiều cố vấn kinh doanh khuyên các học trò của mình chỉ nên cố gắng kiếm lợi nhuận 10 – 15 pip trước khi thoát giao dịch. Vậy động cơ nào để họ khuyên như thế? Có thể “cố vấn” của bạn đã giới thiệu bạn mở một tài khoản tại một sàn hoặc một đại lý giao dịch nhất định nào đó. Nếu vậy, có thể bạn đã đăng ký vào một “sàn giao dịch qua môi giới”, là nơi mà “cố vấn” của bạn sẽ được trả một khoản thù lao nhỏ cho mỗi lần bạn giao dịch. Đây là khoản thưởng vì đã giới thiệu khách cho sàn.
  35. Nếu bạn chỉ vào ít lệnh giao dịch, “cố vấn” của bạn chỉ được trả một ít tiền. Nhưng nếu bạn vào rất nhiều lệnh giao dịch thì số tiền thù lao vị này thu được không hề nhỏ. Như vậy, quyền lợi của “cố vấn” và của sàn giao dịch lúc này là bạn càng vào nhiều lệnh giao dịch càng tốt, cho dù số lượng lệnh giao dịch có thể không phải là quyền lợi lớn nhất của bạn đi nữa. Vì vậy, hãy nghĩ lại nếu có ai đó cố thuyết phục bạn tìm kiếm các món lợi nhuận 10 – 15 pip cho mỗi lần giao dịch. HÃY LÀM MỘT VÀI PHÉP TÍNH Cơ hội thành công của một giao dịch có mục tiêu nhỏ là gì? Ví dụ sau đây có thể đưa đến cho các nhà kinh doanh ngắn hạn một ý tưởng rằng chính xác họ đang đi ngược lại cái gì. Hãy giả định rằng một người đang kinh doanh một cặp ngoại tệ có chênh lệch giá mua và bán là 3 pip, đây là chênh lệch khá phổ biến của các cặp ngoại tệ trên thị trường Forex. Nhà kinh doanh của chúng ta chỉ muốn một mục tiêu lãi là 10 pip. Mức lãi này là khá dễ dàng, có đúng vậy không? Điều này được hiểu là nhà kinh doanh sẽ mất 3 pip ngay tại thời điểm vào lệnh. Vì vậy, để đạt đợc lợi nhuận 10 pip, người này phải đợi tỷ giá chuyển động 13 pip theo hướng mong muốn: 10 + 3 = 13. Bây giờ, sau khi chúng ta đã biết điều gì cần thiết cho một giao dịch thành công, chúng ta hãy xem điều gì cần cho một giao dịch lỗ. Đây là cách chúng ta xác định cơ hội thành công hay thất bại. Để bị lỗ 10 pip, tỷ giá chỉ cần chuyển động 7 pip theo chiều bất lợi cho nhà kinh doanh. Sở dĩ như vậy là bởi ngay khi tham gia giao dịch, nhà kinh doanh của chúng ta đã lỗ ngay 3 pip, tức là khoản chênh lệch giữa giá mua và bán. 10 – 3 = 7 Chúng ta đã xác định rằng nhà kinh doanh của chúng ta cần một giao động 13 pip để có được một khoản lợi nhuận 10 pip, nhưng nếu giá chỉ cần đi ngược hướng 7 pip thì anh ta cũng sẽ lỗ 10 pip. Cơ hội để thắng 10 pip so với thua 10 pip có thể biểu diễn như sau: 13/7 = 1,857/1 Như vậy, cơ hội thua/thắng là 1,857/1, tức là gần 2:1. Con số này thực sự nói lên nhiều điều. Bây giờ thì bạn hiểu tại sao rất khó để kiếm lợi nhuận bằng các giao dịch lợi nhuận nhỏ: đó là vì sân chơi quá nhỏ hẹp. Điều này cũng giống như đặt cược vào ô đỏ trong trò chơi roulette, khi mà gần 2/3 các ô hoặc là đen, hoặc là zero. Chúngta thực sự có thể cải thiện cơ hội thắng của bất cứ giao dịch nào bằng cách sử dụng các chiến lược tốt với một chính sách quản lý rủi ro hợp lý, mặc dù rất khó để nhận thấy cách thức một người nào đó có thể vượt qua tỷ lệ “thô” nói trên một cách liên tục. Nếu bạn đã cố kinh doanh theo cách này và thất bại, thì giờ đây bạn đã biết là tại đâu. Bạn đã làm giàu cho sàn giao dịch, có thể bạn cũng đã làm giàu cho người môi giới, còn cơ hội của bạn thì cũng giống như của nhiều nhà kinh doanh thu lỗ khác. THAY ĐỔI PHƯƠNG TRÌNH Làm thế nào để chúng ta có thể thay đổi cơ hội, tạo điều kiện tốt hơn để kinh doanh có lãi trên thị trường Forex? Làm thế nào để chúng ta có thể đồng nhất được thị trường, làm cho
  36. sân chơi rộng hơn? Như bạn thấy, nếu chúng ta nhắm vào các mục tiêu lợi nhuận lớn hơn, chênh lệch giá mua và bán sẽ trở nên ít quan trọng. Điều này cũng tương tự như ta bổ sung thêm các ô đỏ và đen vào đĩa roulette; chỉ khác là với thị trường Forex, chúng ta có thể lựa chọn kích cỡ của sân chơi. Hãy xem xét trường hợp kinh doanh đã nói, chỉ có như thế chúng ta mới làm cho sân chơi rộng hơn. Một lần nữa chúng ta giả định một mức chênh lệch giá mua, bán là 3 pip, chỉ khác là lần này nhà đầu tư muốn thắng 100 pip thay vì 10 pip như đã nói. Để có được khoản lợi nhuận 100 pip, tỷ giá cần phải chuyển động theo chiều có lợi cho nhà đầu tư một khoảng cách là 103 pip: 100 + 3 = 103 Để bị một khoản lỗ là 100 pip, thì chỉ cần giá chuyển động 97 pip theo hướng ngược với kỳ vộng caả nhà đầu tư. Sở dĩ như vậy là vì khoản lỗ 3 pip đã phát sinh ngay tại thời điểm nhà đầu tư vào lệnh giao dịch. 100 – 3 = 97 Chúng ta đã xác định được rằng nhà đầu tư cần một chuyển động 103 pip theo hướng thuận để anh ta có thể lãi 100 pip; ngược lại, chỉ cần tỷ giá chuyển động 97 pip theo hướng bất lợi thì nhà kinh doanh đã bị lỗ 100 pip. Có thể mô tả xác suất cơ hội “thô” của việc thua và thắng 100 pip trong trường hợp này như sau: 103/97 = 1,06/1 Bây giờ xác suất cơ hội thắng đã tốt hơn rất nhiều vì nó đã gần với 50:50 hơn. Như chúng ta đã nói từ trước, chừng nào còn có chênh lệch giá mua và bán, cơ hội thắng của nhà kinh doanh bao giờ cũng thấp hơn 50%. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng kỹ thuật kinh doanh và quản lý rủi ro tốt, hoặc chúng ta kết hợp cả việc thu lãi cho vay qua đêm, chúng ta có thể vượt qua sự bất lợi này của cơ hội. Tất nhiên tôi không có ý nói rằng bạn cứ phải luôn nhắm đến việc thu lãi 100 pip hoặc hơn cho mọi phiên giao dịch. Điểm cơ bản là để chúng ta hiểu rằng khi sân chơi trong Forex rộng hơn, xác suất than công cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời, những nhà kinh doanh có mục tiêu lợi nhuận cao hơn thường giữ các lệnh giao dịch của họ lâu hơn, thành ra họ ít vào lệnh giao dịch hơn nên họ cũng trả phí chênh lệch mua và bán ít hơn. Có thể sàn giao dịch hoặc nhà môi giới của bạn sẽ không thích bạn kinh doanh như thế, nhưng bù lại tài khoản của bạn sẽ có cơ tăng lên. Suy cho cùng thì chỉ có bạn là người thu lợi nhuận hoặc chịu thua thiệt trong tài khoản của bạn mà thôi. TẠI SAO MỌI NGƯỜI KHÔNG LÀM NHƯ THẾ? Vậy thì tại sao mọi người lại không kinh doanh theo mục tiêu lợi nhuận lớn? Tại sao có rất nhiều người rơi vào bẫy kinh doanh với các cơ hội không thuyết phục? Có thể có một số câu trả lời như sau: • Họ không rằng họ đang tính toán theo các cơ hội chống lại chính bản thân họ; • Họ có nhận thức sai về các khái niệm về bản chất của kinh doanh. Vấn đề là kinh doanh không phải luôn luôn là cái mà chúng ta tin, hoặc mong chúng trở thành. Nếu tôi biết chắc tôi sẽ kinh doanh như thế nào, thì đây có thể là thưứtôi muốn: Tôi
  37. thức dậy vào buổi sáng, giao dịch khoảng 1 tiếng đồng hồ và khi kiếm được một núi tiền, tôi đóng các lệnh giao dịch lại và làm bất cứ việc gì tôi muốn trong thời gian còn lại của ngày hôm đó. Kinh doanh như thế cũng giống như một trò videogame mà ta muốn chơi lúc nào cũng được. Chúng ta càng chơi nhiều thì càng ghi được nhiều điểm. Chúng ta có thể trở nên giàu có ngoài sức tưởng tượng với nổ lực ít nhất. Nếu được như thế thì tôi cho là lý tưởng, tuy nhiên bạn có thể nhận ra rằng các chiến lược đã nói trên không cho phép ta làm được như vậy. Lý do là các chiến lược đó cần phải được phát huy trong thế giới kinh doanh thật sự, không phải là trong trí tưởng tượng của chúng ta. Đáng tiếc là có nhiều nhà kinh doanh không biết rằng các đánh giá sai lầm của họ về kinh doanh là do không đặt trên cơ sở thực tiễn. Họ kinh doanh trên một thị trường do họ mơ ước mà không có thật. LỢI NHUẬN KHỦNG VỚI NỔ LỰC ÍT NHẤT Tại sao chúng ta lại mắc phải hành vi phản kinh doanh? Tôi cho rằng thủ phạm chính là các quảng cáo về những mối lợi lớn có thể thu được chỉ trong vài phút trong ngày. Bạn có thể đã xem những đoạn quảng cáo này, thường được đưa ra dưới dạng các chương trình TV hợp pháp, với những nhà đầu tư tuyên bố đầy tự mãn rằng họ đã kiếm được những khoản kếch sù với chỉ một ít nổ lực. NHỮNG KHOẢN KẾCH SÙ VỚI CHỈ MỘT ÍT NỔ LỰC! Điều này nghe thật hấp dẫn, những không phải tình cờ. Bạn đang được nghe chính xác điều mà bạn đang muốn nghe. Bây giờ, thay vì nói điều bạn muốn nghe, tôi sẽ nói sự thật: Kinh doanh là một việc khó nhọc. Những nhà kinh doanh ngắn hạn thường tạo nên các hoàn cảnh bất lợi cho bản thân họ. Không đâu có được cái gọi là lợi nhuận lớn với rất ít nỗ lực. Khi tôi giả thích rằng chúng ta cần làm cho sân chơi Forex lớn hơn, đồng thời giữ lệnh giao dịch lâu hơn, thì có thể đây chính là điều mà bạn không muốn nghe. Tại sao lại thế? là bởi cái chúng ta muốn là lợi nhuận cao với nỗ lực ít nhất. Tại sao các đài quảng cáo vẫn tràn đầy các lời hứa lợi nhuận cao với rất ít nỗ lực? Vì người ta biết chính xác rằng cái gì là cái bạn muốn nghe nhất, và họ biết cách để làm cho bạn phải mất một khoản lớn. Bất cứ khi nào có ai nói với bạn những điều bạn thích nghe, hãy chạy về phía ngược lại càng nhanh càng tốt. CÁI CHÚNG TA CÓ THỂ HỌC TỪ NHỮNG “ĐỒNG TIỀN THÔNG MINH” Hãy xem cách mà những “đồng tiền thông minh” tiếp cận việc kinhdoanh trên thị trường này. Liệu các quỹ bảo trợ và các nhà kinh doanh có tổ chức có chạy theo những món lợi 10 – 15 pip hay không? Tất nhiên là không vì họ hiểu rõ cơ chế hoạt động của thị trường. Không những họ không quan tâm đến các món lợi 10 – 15 pip, các món lợi cỡ 100 pip cũng không là gì với họ. Rất nhiều trong số các “ông lớn” này chỉ thỏa mãn với mức lợi nhuận hàng nghìn pip; bằng cách giao dịch với xác suất thắng “thô” càng gần tới 50:50 càng tốt. Các nhà kinh doanh có tổ chức không chỉ hiểu rõ giá trị của sân chơi lớn, họ còn đặt lệnh giao dịch của họ sao cho còn có thể thu thêm lãi suất cho vay qua đêm, qua đó nâng xác suất thắng lợi lên trên 50:50! Nếu là ở casino họ sẽ bị tống cổ khỏi đó ngay tức thì. Bây giờ thì bạn hiểu tại sao họ được gọi là “đồng tiền thông minh”.
  38. THOÁT KHỎI THỊ TRƯỜNG VÀ THU LÃI Có điều tốt đó là chúng ta hoặc có thể kinh doanh như những “đồng tiền thông minh”, hoặc không tham gia thị trường. Một khi bạn đã hiểu cơ chế của thị trường này, bạn đã biết nhiều hơn phần lớn những người đã đến, thua lỗ và bỏ cuộc mà không bao giờ hiểu bản chất của trò chơi họ đã tham gia, một trò chơi không phải như các trò chơi khác, mà là một trò chơi để thắng. Cụm từ chơi để thắng có ý nghĩa như thế nào với bạn? Có phải nó có nghĩa là bạn sẽ làm mọi việc theo cách của bạn, kinh doanh theo cách hiểu của bạn và nếu mọi việc đều ổn thì như thế là tốt? hay nó có nghĩa là bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì nếu cần, kể cả việc hy sinh các quan điểm ban đầu của bạn về thị trường này chỉ để làm sao chiến thắng? Nếu bạn thực sự quan tâm đến việc tạo lợi nhuận trên thị trường này, có thể bạn cần học thêm một vài điều nữa.