Tăng cường trí thông minh cho trẻ em - Glenn Doman

pdf 173 trang ngocly 4190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tăng cường trí thông minh cho trẻ em - Glenn Doman", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftang_cuong_tri_thong_minh_cho_tre_em_glenn_doman.pdf

Nội dung text: Tăng cường trí thông minh cho trẻ em - Glenn Doman

  1. Glenn Doman, Janet Doman Tác giả sách cha mẹ bán chạy nhất tại Mĩ SHBGIS ỀẾ màA na Ha 0 mum 0|ffl |0l ' <
  2. Dành tặng Helen Gould Rỉcker Doman và Joseph Ja y Doman Bô'mẹ tôi luôn quả quyết rằng tôi có được thành công trong cuộc sống là nhờ đứng trên đôi vai của họ. \ Cuộc Cách mạng Mêm Cuộc Cách mạng Mềm bắt đầu vào khoảng nửa thế kỷ trước. Đầu tiên, hãy xem xét mục tiêu của cuộc Cách mạng Mềm: Mang lại cho tất cả các bậc cha mẹ kiến thức cần thiết để đào tạo ra những đứa trẻ, thông minh vượt trội, có thể phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình, từ đó tạo ra một thế giói nhân văn cao cả, lành mạnh và hoàn chỉnh. Tiếp theo, hãy để ý đến các nhà cách mạng. Họ đưực chia thành ba nhóm. Đầu tiên là những đứa trẻ mói sinh, những đứa trẻ luôn ở trong thế giói này vói những tiềm lực mạnh đến mức không thể tưởng tượng nổi. Thứ hai là các bậc cha mẹ vói giấc mơ về đứa trẻ trong tưong lai của mình. Dù những giấc mơ lớn nhất của họ có thể cũng chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ những khả năng tiềm ẩn của trẻ mà thôi? Cuối cùng là nhóm nhân viên của Viện nghiên cứu thành tựu tiềm năng con người, những người mà kể từ năm 1940 đã bắt đầu nhận ra tiềm năng vô hạn ở trẻ sau rất nhiều năm nghiên cứu. Trẻ em, bố mẹ và nhân viên - một nhóm dường như không hứa hẹn gì về khả năng mang lại một cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử.
  3. Hơn nửa thế kỷ trước, chúng tôi đã nhận ra có thể dạy trẻ biết đọc sóm. Năm 1964, cuốn sách Dạy trẻ biết đọc sóm 1 ra đòi. Cuốn sách lập tức thành công và Cuộc Cách mạng Mềm bắt đầu. Bản dịch của cuốn sách đã được xuất bản nhiều nơi trên thế giói. Còn ngày nay, cuốn sách đã được dịch ra 19 thứ tiếng, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi đã rút ra được kết luận: 1. Trẻ em muốn tăng cường trí thông minh của mình; 2. Trẻ em có thê tăng cường trí thông minh của mình; 3. Trẻ em đang tăng cường trí thông minh của mình; 4. Trẻ em nên tăng cường trí thông minh của mình; 5. Việc dạy cho các bà mẹ cách tăng cường trí thông minh của trẻ là một công việc cực kỳ dễ dàng. Vì thế, kể từ những năm 1960, chúng tôi đã thật sự dạy các bà mẹ cách tăng cường trí thông minh của trẻ một cách nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu. Chúng tôi nghĩ mình có trách nhiệm vói mọi trẻ em trên thế giói. Trách nhiệm đó là thông báo những kết quả nghiên cứu của viện tiềm năng con người. Từ đó, cha mẹ trẻ sẽ có quyền lựa chọn tương lai của con cái mình. Họ có quyền quyết định về việc họ muốn làm gì sau khi nghe những kết luận đó. Chúng tôi đã nói vói tất cả các bậc cha mẹ những điều mà chúng tôi đã thu được: Việc dạy một đứa trẻ 12 tháng tuổi biết đọc là một công việc cực kỳ dễ dàng và sẽ mang lại niềm vui cho bạn. Việc dạy một đứa trẻ 12 tháng tuổi làm toán là một công việc cực kỳ dễ dàng và sẽ mang lại niềm vui cho bạn (tốt hơn tôi có thể). Việc dạy một đứa trẻ 12 tháng tuổi đọc và hiểu một - thậm chí là hai, ba ngoại ngữ nếu bạn muốn - là một công việc cực kỳ dễ dàng và sẽ mang lại
  4. niềm vui cho bạn. Việc dạy một đứa trẻ 28 tháng tuổi cách viết (không phải viết từ mà là viết chuyện và kịch bản) là một công việc cực kỳ dễ dàng và sẽ mang lại niềm vui cho bạn. Việc dạy một đứa trẻ sơ sinh học bơi (thậm chí là khi bạn không hề biết bơi) là một công việc cực kỳ dễ dàng và sẽ mang lại niềm vui cho bạn. Việc dạy một đứa trẻ 18 tháng tuổi cách tập thể dục dụng cụ (hay múa ba lê, hoặc cách để ngã không đau) là một công việc cực kỳ dễ dàng và sẽ mang lại niềm vui cho bạn. Việc dạy một đứa trẻ 18 tháng tuổi cách chơi piano hay violon hay bất cứ một loại nhạc cụ nào khác là một công việc cực kỳ dễ dàng và sẽ mang lại niềm vui cho bạn. Việc dạy một đứa trẻ 18 tháng tuổi về chim, hoa, cây cối, côn trùng, động vật biển, động vật có vú, cá, tên của chúng, đặc điểm của chúng, các vấn đề khoa học hoặc bất cứ điều gì mà bạn muốn dạy chúng là một công việc cực kỳ dễ dàng và sẽ mang lại niềm vui cho bạn. Việc dạy một đứa trẻ 18 tháng tuổi về thủ tướng, vua, cờ các nước, các lục địa, các đất nước, bang là một công việc cực kỳ dễ dàng và sẽ mang lại niềm vui cho bạn. Việc dạy một đứa trẻ 18 tháng tuổi cách vẽ hoặc sơn hoặc - bất cứ thứ gì mà bạn có thể dạy chúng một cách chân thành và thực tế là một công việc cực kỳ dễ dàng và sẽ mang lại niềm vui cho bạn. Khi bạn dạy trẻ thậm chí chỉ một trong số những điều trên, trí thông minh của nó sẽ phát triển. Khi bạn dạy trẻ một vài trong số những điều trên, trí thông minh của nó sẽ phát triển mạnh. Khi bạn dạy trẻ tất cả những điều trên vói sự hào hứng, tình yêu và tôn trọng, trí thông minh của nó sẽ được nhân lên gấp bội. Và, điều tốt đẹp nhất là, khi cha mẹ thực sự yêu thương và tôn trọng con cái, khi cha mẹ sẵn lòng trao cho chúng món quà là khả năng và sự hiểu
  5. biết, trẻ sẽ hạnh phúc hon, thân thiện hon và biết quan tâm đến người khác hon nhũng đứa trẻ không nhận đưực những cơ hội này. Nhũng đứa trẻ được dạy dỗ vói tình yêu và sự tôn trọng sẽ không trở thành những con quái vật tí hon khó chịu. Chẳng có lý do gì để kiến thức và việc trao một món quà vói sự chân thành, hân hoan lại có thể tạo ra sự khó chịu! Có một chân lý không bao giờ thay đổi - kiến thức mang lại những điều tốt lành. Nhũng đứa trẻ có tài năng nhất là nhũng đứa trẻ độc lập nhất. Chúng có rất ít lý do để than thở và vô số lý do để mỉm cười. Nhũng đứa trẻ thông minh nhất là những đứa trẻ có rất ít lý do để yêu cầu sự giúp đỡ. Nhũng đứa trẻ mạnh mẽ nhất là nhũng đứa trẻ có ít nhu cầu đánh những đứa khác nhất. Nhũng đứa trẻ mạnh mẽ nhất là nhũng đứa trẻ có ít lý do để khóc nhất và nhiều lý do để làm mọi việc nhất. Nói tóm lại, những đứa trẻ thực sự thông minh, hiểu biết và mạnh mẽ là nhũng đứa trẻ đáng yêu nhất và hiểu về ngưòi khác nhất. Chúng có đầy đủ những đặc điểm khiến chúng ta yêu quý chúng. Nhũng đứa trẻ yếu ớt, nhạy cảm, thiếu hiểu biết và kém cỏi là những đứa trẻ luôn than thở, khóc lóc, phàn nàn và hay gây sự. Cuối cùng, chúng tôi có trách nhiệm phải nói vói tất cả các bà mẹ rằng họ luôn luôn là nhũng giáo viên tốt nhất trên thế giói. Cuốn sách này, giống như Dạy trẻ biết đọc s&m, Dạy trẻ học Toán và những cuốn sách khác trong bộ sách về Cách mạng Mềm, là cách để chúng ta hoàn thành tốt bổn phận thú vị đó. Mục tiêu của Cách mạng Mềm là mang cho bọn trẻ cơ hội để trở nên xuất sắc, thông qua bố mẹ của chúng. Và chúng ta, cùng vói nhau, là những nhà cách mạng.
  6. Tất cả các nhân viên của viện đều hi vọng bạn và những đứa trẻ nhà bạn sẽ hưởng ứng, cảm thấy thú vị, phấn khích, vui mừng và muốn khám phá trong việc sử dụng những kiến thức mà chúng tôi đã thu thập được sau nhiều năm nghiên cứu.
  7. Mọi đứa trẻ sinh ra đều có sẵn khả nảng của một thiên tài Chúng tôi đáng lẽ phải biết trước tất cả mọi người, không phải bởi vì chúng tôi thông minh hơn mà bởi vì việc sống vói nhiều kiểu trẻ em và cha mẹ khác nhau, 24 giờ một ngày và trong vòng 40 năm, thậm chí nhiều hơn nếu có thể, giúp chúng tôi được chứng kiến nhiều sự thật hơn so vói bất cứ người nào khác. Chúng ta đáng lẽ phải biết từ trước đây rất lâu rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đều có sẵn trong mình khả năng của một thiên tài. Chúng ta đáng lẽ phải biết, từ rất lâu rồi, rằng: 1. Chúng ta là những thành viên của một nhóm có tên là Người thông thái1 và bởi là thành viên của nhóm này nên mỗi chúng ta đều được thừa hưởng những khả năng độc đáo của con người. 2. Chúng ta được sinh ra trong một môi trường hoặc là khuyến khích chúng ta, hoặc không khuyến khích chúng ta. 3. Trong mỗi đứa trẻ mói sinh đều tiềm ẩn khả năng của một thiên tài. Tài năng có sẵn trong tất cả những đứa trẻ sơ sinh. Nguồn gốc của thiên tài không chỉ nằm ở những gì được thừa hưởng từ tổ tiên, mà còn ở một hạt giống mà chúng ta gieo trồng trong cơ thể của những đứa trẻ từ khi sinh ra. Ngày nay khoa học đã chứng minh rằng tài năng - một khả năng độc đáo của vỏ não đặc biệt của con người - hoàn toàn không phải tự nhiên mà có. Những đứa trẻ phi thường là những đứa trẻ được hưởng rất nhiều lọi ích từ kiến thức, tình yêu và sự tôn trọng từ cha mẹ.
  8. Những đứa trẻ ở mức trung bình, có tiềm năng trở nên phi thường là những đứa trẻ mà bố mẹ của chúng và chúng tôi xác định là chúng sẽ không tiếp tục ở mức trung bình. Những đứa trẻ bị tổn thương về não và có tiềm năng trở nên phi thường là những đứa trẻ mà bố mẹ của chúng và chúng tôi đã xác định là chúng sẽ không tiếp tục không đủ năng lực như thế nữa và rất nhiều trong số chúng đã và đang hoạt động theo cách của một trí tuệ siêu phàm. Hơn 50 năm cho những nhân vật quan trọng nhất của chúng tôi. Chúng tôi là những người làm việc vói trẻ em và các bậc cha mẹ. Chúng tôi dạy những bậc cha mẹ thực sự và những đứa trẻ thực sự. Chúng tôi làm việc vói thực tế, không phải vói lý thuyết. Chúng tôi đã đạt được rất nhiều thành tựu. Nhìn lại, vấn đề gây ngạc nhiên không phải là chúng ta đã hiểu biết về sự phát triển của trẻ đến mức độ nào mà là chúng ta đã mất bao lâu để có được những hiểu biết này. Chúng ta đang cố gắng giúp những đứa trẻ trở nên vượt trội so vói bản thân chúng. Sau nhiều năm nghiên cứu ở những đứa trẻ bình thường và cả những đứa trẻ bị tổn thương não, chúng tôi tình cờ nhận ra nguồn gốc của thiên tài, và nguồn gốc đó tồn tại từ khi trẻ sinh ra đến năm chúng 6 tuổi. Đó thực sự là một sự thật vĩ đại và nó xứng đáng để chúng tôi bỏ ra rất nhiều năm nghiên cứu và tìm kiếm nó. Sau đó, nếu thông minh là kết quả của suy nghĩ, và suy nghĩ là nguồn gốc của thiên tài, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về trí thông minh ở mức độ sâu sắc hơn. Một điều dường như chắc chắn - thông minh là tốt - không xấu.
  9. Con người thông thái, món quà của gen M ụ c tiêu đầu tiên trong cuộc sống của bố mẹ tôi là để tôi đứng trên vai họ - để tôi bắt đầu ở noi họ đã đi. Bạn có thích cái cảm giác khi con cái đứng trên vai bạn? Tại sao bạn không cầm cuốn sách Tăng cưòng trí thông minh cho trẻ lên? Khả năng để trẻ bắt đầu ở noi chúng ta đã đi là một đặc điểm độc đáo của loài người. Nó là sản phẩm kỳ diệu và độc đáo của vỏ não con ngưòi. Nó là đặc điểm, trong số tất cả mọi đặc điểm, phân biệt loài người vói loài khỉ và vói toàn bộ các sinh vật mà Chúa đã tạo ra. Tất cả những con tinh tinh sinh ra đều là để sống, từng bước từng bước một, giống như bố của chúng. Nó đưực định trước để làm một con tinh tinh, có nghĩa là nó chỉ được học những gì mà bố nó dạy, hoặc nhiều nhất là, những gì các con khác trong đàn có thể dạy nó. Chúng vô cùng chú ý đến việc đào tạo thế hệ sau và chúng làm việc này một cách vô cùng nghiêm túc. Chúng làm một công việc xuất sắc và kết quả là chú tinh tinh nhỏ đưực phát triển thành một con tinh tinh xuất sắc. Chúng ta không thế. 0, tôi có thể nghe thấy bạn nói, có thật nó không xảy ra vói chúng ta? Liệu cuốn sách này có đề xuất việc chúng ta cần phải biến con cái mình thành những cá nhân xuất sắc trong xã hội? Tất nhiên là có. Nhưng một chú tinh tinh xuất sắc là một sinh vật ổn định, một sinh vật mà nếu muốn nó thay đổi một cách đáng kể thì sẽ cần một khoảng thòi gian dài vô tận.
  10. Loài ngưòi không thế. 0 , chúng ta thay đổi như thế nào. Chúng ta không phải là những sinh vật ổn định. Chúng ta cũng không bị buộc phải sống giống như những gì ông bà của mình đã sống. Tự do! Chúng ta đưực tự do học bất cứ ngôn ngữ nào, đó là lý do tại sao việc dạy cho trẻ cách hiểu, nói, đọc và viết một thứ ngôn ngữ lại là một việc làm rất tuyệt vòi. Bạn có nhớ cái ngày tuyệt vòi mà bạn thực sự học cách đọc? Mẹ tôi đã đọc sách cho tôi nghe từ khi tôi còn rất nhỏ và bà luôn đặt cuốn sách trong lòng tôi khi tôi ngồi trong lòng bà. Kết quả là tôi biết tất cả các từ. Bạn có nhớ có những lúc mà mẹ bạn bỏ qua một từ hoặc một câu hoặc cả một trang khi mà mi mắt của bà chỉ trực sụp xuống vì buồn ngủ? Bạn có từng nói: "Mẹ, mẹ đọc sai rồi, cơ mà."? Khi đó tôi khoảng chừng 5 tuổi. Đó là một ngày mưa và tôi không thể ra ngoài. Do đó mẹ tôi đã nói: "Nằm xuống sàn và đọc sách đi. Đây là một cuốn sách mói. Khi con tìm thấy một từ mà con không biết, hãy vào bếp và mẹ sẽ giải thích từ đó cho con.” Và tôi đã làm thế. Tôi đọc một cách say sưa. Càng đọc càng thấy bị kích thích. Và tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi biết được lý do tại sao mình cảm thấy bị kích thích đến vậy. Người viết cuốn sách đang nói chuyện vói tôi. Ông ấy đã nói vói tôi những điều mà tôi chưa bao giờ được biết trước đó. Tôi đã có được nó. Tôi có được thứ mà tất cả mọi đứa trẻ con trên thế giói này muốn hơn bất kỳ thứ gì khác. Tôi đã bắt được con người trưởng thành của chính mình và anh ta sẽ không thể thoát khỏi tôi. Anh ta không cần phải giặt đồ, hay tắt màn hình máy tính hoặc đổ gạt tàn thuốc lá. Anh ta là tôi. Đó là khi tất cả mọi thứ bắt đầu. Tôi đọc mọi thứ mà tôi có trong tay
  11. cho dù tôi có thể đọc nó hay không. Bố mẹ tôi luôn luôn ở đó để nói cho tôi biết về nội dung cuốn sách. Liệu mẹ có phải là môi trường không? Tất nhiên mẹ là môi trường của trẻ, và trừ bố ra, bà là yếu tố duy nhất trong môi trường đó. Vậy đâu là món quà vĩ đại của di truyền mà tiêu đề của chưong này sẽ nói cho bạn biết? Đâu là thiên tài mà bạn thích? Edison? Beethoven? Mark Twain? Socrates? Gainsborough? Einstein? Shakespeare? Bach? Pauling? Salk? Picasso? Vivaldi? Bạn có biết là bạn có liên hệ trực tiếp vói những thiên tài mà bạn thích? Chưa có ai từng nhìn thấy gen Đức, gen Pháp, gen Ý, gen Nhật hay gen Mỹ. Khi Einstein chết chúng ta đã lấy bộ não của ông và nghiên cứu. Chúng tôi đang cố gắng để tìm hiểu xem não của bạn khác gì so vói não của tôi. Và cũng chẳng may mắn hon một chút nào cả. Chúc cho những người đang cố gắng gặp nhiều may mắn. Bộ não không có bất cứ đặc điểm Đức hay gen của Princeton nào, mặc dù trong cuộc sống nó có tất cả kiến thức của Đức và Princeton và E = MC2 hay bất cứ cái gì. Einstein có bộ não của con người thông thái và đó chính là tiềm năng mà bộ não của bạn có ngay từ khi bạn đưực sinh ra. Nó có một món quà thú vị. Nó có gen của con ngưcri thông thái và đó chính xác là những gì bạn và các con của bạn có. Tôi phải thừa nhận rằng tôi rất tự hào đưực là một người trong gia đình Doman, và là một thành viên của Viện, là một người Philadelphia và là một ngưòi thuộc tiểu bang Pennsylvanian, và một ngưòi Mỹ, một cư dân của thế giói, được là tất cả những điều đó. Cũng giống như tôi chắc chắn rằng
  12. bạn đang tự hào về tất cả những gì bạn là, chúng ta tự hào một cách chính đáng về việc chúng ta là ai. Nhưng đó không phải là những gì vĩ đại nhất mà chúng ta là - chúng ta cũng không bị buộc phải là những gì mà các thành viên khác trong các nhóm này là hoặc đã từng là. Chúng ta, loài người, bị buộc phải là những con người thông thái - và không gì khác. Chúng ta buộc phải là những con người. Chúng ta có thê là bất cứ điều gì mà bất cứ người nào đang là. Chúng ta có thể là bất cứ điều gì mà bất cứ người nào đã là. Chúng ta có thể là bất cứ điều gì mà bất cứ người nào khác có thể là. Tất cả mọi người đều có một món quà từ gen của con người thông thái. Đó thực sự là một thông điệp sinh vật học và thần kinh học. Kiểu người mà chúng ta sẽ trở thành, cho dù là kiệt xuất, trung bình hay chậm chạp, cho dù là thân thiện, nhân văn, nghiêm khắc, trung dung hay độc ác, cho dù là đầy cảm hứng hay bình thường, đưực định đoạt phần lớn trước khi chúng ta 6 tuổi. Khi sinh ra, đứa trẻ giống như một tờ giấy trắng vói tiềm năng trở thành bất cứ ai trên trái đất, làm đưực bất cứ điều gì mà con người đã, đang và sẽ làm. Nó vẫn sẽ như thế tói tận khi 6 tuổi. Vậy chúng ta đều có một món quà của gen. Chúng ta đưực sinh ra vói món quà tuyệt vói nhất mà chúng ta có thể nhận đưực. Chúng ta - tất cả chúng ta - đều có gen của những con ngưcrì thông thái. Giờ thì hãy nói về những đứa trẻ và sáu năm đầu trong cuộc đòi của chúng.
  13. Trẻ học hỏi nhờ 5 giác quan H ọc là một kỹ năng rất quan trọng, sẽ là nguy hiểm nếu chúng ta không đưực trang bị kỹ năng này khi còn nhỏ. Sự thật là bọn trẻ không muốn choi và chúng luôn hỏi những chuỗi câu hỏi kéo dài vô tận - và những câu hỏi mói tuyệt vòi làm sao. MBỐ, cái gì giữ những vì sao ở trên bầu tròi?” "Mẹ, tại sao cỏ lại có màu xanh?” "Bố, làm thế nào để mọi người có thể chui vào trong ti vi?” Những câu hỏi thông minh này chính xác là những câu hỏi mà các nhà khoa học hàng đầu đã hỏi. Câu trả lòi của chúng ta, theo cách này hay cách khác, sẽ là: "Này con, con có thấy là bố đang rất bận không, tại sao con lại không ra ngoài choi trong khi bố đang suy nghĩ nhỉ?” Có hai lý do chúng ta không bao giờ trả lòi những câu hỏi của một đứa trẻ. Lý do đầu tiên là chúng ta nghĩ nó sẽ không hiểu đưực câu trả lòi thực sự. Lý do thứ hai là chúng ta không biết câu trả lòi cho những câu hỏi của nó. Đó là những câu hỏi quá thông minh. Một trong số những bà mẹ chuyên gia của chúng tôi, người thực sự tôn trọng con cái của cô ấy, đã kể cho tôi nghe câu chuyện sau: Cô ấy đã từng được con gái bé nhỏ của mình hỏi một câu hỏi, và giống như mọi câu hỏi khác, nó là một câu hỏi rất thông minh. Bởi vì cô ấy là một bà mẹ vĩ đại, cô ấy luôn luôn sắp xếp một câu trả lòi đủ rõ ràng cho câu hỏi
  14. của con gái của mình khiến cho đứa bé không ngừng đưa ra các câu hỏi liên tiếp sau đó: "Tại sao hả mẹ? - Tại sao?” Trên thực tế, chúng ta làm gì khi lũ trẻ hỏi chúng ta một trong số những câu hỏi thông minh và không thể trả lòi đó? Những gì chúng ta thực sự làm là nói: "Này con, hãy choi vói cái trống (hay một cái xe tải đồ choi - phụ thuộc vào việc đứa trẻ 1 tuổi hay 3 tuổi) đi.” "Đây là một cái xe tải á?" đứa trẻ 3 tuổi lẩm bẩm khi cầm nó trong bàn tay nhỏ nhắn của mình. "Ngưòi lớn đã từng nói vói mình rằng những chiếc xe tải là những thứ khổng lồ làm rung chuyển cửa sổ khi chúng đi qua và cảm thấy nóng và có mùi dầu mỡ và sẽ đè bẹp mình nếu mình đứng trước chúng. Và đây là một cái xe tải á?" Nhiều đứa trẻ đã suy nghĩ thế. Chúng nghĩ: "Họ lớn hon mình nên nếu họ gọi đây là cái xe tải thì mình cũng gọi đây là chiếc xe tải.” Điều gì xảy ra khi chúng ta đưa cho một đứa trẻ nhỏ một cái xe tải đồ choi? Tất nhiên, nó sẽ "choi" cái ô tô trong vài phút sau đó chán ngán và ném vào đâu đó. Khi nhìn thấy điều đó, chúng ta sẽ vội vàng kết luận: Thằng bé thiếu tập trung. Nhưng thực ra, những đứa trẻ chỉ có năm cách để học hỏi về thế giói. Chúng có thể ngửi, nghe, cảm nhận, nếm và nhìn nó. Năm bài kiểm tra thử nghiệm trẻ đã có sẵn để học về thế giói. Hãy thử choi lại. Chúng ta đưa cho đứa trẻ một cái trống hoặc một cái xe tải đồ choi mà nó chưa bao giờ nhìn thấy. Nếu nó đã từng nhìn thấy thứ đồ choi đó, nó sẽ vứt đi ngay lập tức và yêu cầu một cái gì đó mà nó chưa bao giờ nhìn thấy trước đó. Và do đó, chúng ta đưa thêm cho cậu nhóc một thứ đồ choi khác vói hi
  15. vọng nó sẽ thu hút đưực sự chú ý của cậu nhóc. Đầu tiên, cậu nhóc nhìn vào nó (tại sao thứ đồ choi này lại được son màu sáng?) Tiếp theo, cậu nhóc lắng nghe nó (tại sao thứ đồ choi này lại tạo ra tiếng động?) Tiếp theo, cậu nhóc cảm nhận nó (tại sao thứ đồ choi này lại không có những cạnh sắc?) Sau đó cậu nếm nó (tại sao thứ đồ choi này lại làm bằng những nguyên liệu không độc hại?) Cuối cùng cậu ngửi nó (chúng tôi chưa tìm hiểu xem đồ choi nên có mùi gì nên chúng không có mùi gì cả). Quy trình thông minh và sáng suốt của việc sử dụng tất cả những bài kiểm tra thử nghiệm có sẵn vói cậu nhóc để học về tất cả những thứ mói mẻ đó là 60 giây. Một đứa trẻ không chỉ thông minh mà còn rất khéo léo. Có một điều nữa mà cậu nhóc còn có thể học. Cậu có thể học đưực về cấu tạo của chúng bằng cách đập chúng ra thành từng mảnh. Do vậy cậu cố gắng để đập nó. Và sẽ mất khoảng 30 giây để cậu nhóc nhận ra rằng mình không thể đập vỡ món đồ choi trong tay. Do vậy cậu ném nó đi. Và đó, tất nhiên rồi, là lý do đồ choi không thể đập vỡ đưực. Đó là một trong hai phưong pháp mà người lớn chúng ta sử dụng để ngăn cản bọn trẻ học hỏi. Đầu tiên là ngôi trường học của những tư tưởng làm-cho-cậu nhóc- không-thể-phá-vỡ-nó - những ngôi trường chỉ có tác dụng cản trở việc học hỏi. Thứ hai là đặt-cậu nhóc-vào-cái xe đẩy-noi-cậu- không-thể-nắm-đưực những tư tưởng đó. Cậu nhóc đang cố gắng một cách tuyệt vọng để học và chúng ta đang cố gắng một cách tuyệt vọng để buộc cậu nhóc phải choi.
  16. Cậu nhóc thực sự đã thành công, bất chấp sự cố gắng của chúng ta, trong việc học tất cả những gì cần học về thứ đồ choi và khi cậu không muốn choi nó, cậu ném nó đi. Cậu thực hiện toàn bộ quy trình này trong 90 giây. Chúng ta nhìn một sự trình diễn tuyệt đối thông minh và sử dụng nó đê chứng minh rằng cậu nhóc thật là kém cỏi. Câu hỏi là: "Mọi người nên dành bao lâu để xem xét một cái trống?” Câu trả lòi là: "Cho đến khi không còn cái gì để học từ nó nữa.” Nếu đó là một câu trả lòi đúng thì tôi có thể nói vói bạn rằng tôi chưa bao giờ nhìn thấy một người lớn nào làm việc đó giỏi giang bằng một đứa trẻ 3 tuổi. Có 5 giác quan trong một bộ não - và chỉ có 5 thôi. Tất cả mọi điều mà một đứa trẻ học trong cuộc sống của mình, nó học thông qua 5 giác quan. Nó có thể nhìn, nghe, cảm nhận, nếm và ngửi.
  17. Trước 6 tuôi Tôỉ chưa bao giò* đ ể cho việc đến trư ờ n g ảnh hưỏng tón. việc học của tôi. MARK TWAIN (1835 - 1910) Việc một đứa trẻ là ai hoặc có thể trở thành người như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào sáu năm đầu đòi của nó. Trẻ ý thức đưực điều đó nên nó học hỏi rất khẩn trưong. Đối vói trẻ, mọi thứ đều là "công cụ" chứ không phải là "đồ choi". Ví dụ đưa một cái gậy cho một cậu nhóc sẽ không trở thành gậy choi gôn hay gậy đánh bóng chày, nó sẽ trỏ* thành cái búa. Sau đó, tất nhiên rồi, trẻ sẽ đập cái búa xuống chiếc bàn xinh xắn mà bạn vừa mói mua, rồi sau đó tiếp tục đập vào con vịt bằng cao su của mình. Đưa cái vở sò cho một cô nhóc, thì chiếc vỏ sò sẽ có chức năng của một cái túi, một cái đĩa. Những gì một đứa trẻ muốn là đưực làm người lớn. Và chúng đã đúng khi muốn điều đó. Khả năng lĩnh hội thông tin tỉ lệ nghịch vód độ tuổi. Bạn có thể dạy một đứa trẻ bất kỳ điều gì vói một thái độ chân thành và thực tế. Chúng ta đã chứng kiến một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ dễ dàng đến mức không một người lớn nào có thể làm tốt hon. Ngôn ngữ hay còn gọi là từ ngữ dùng để truyền đạt hay tiếp nhận thông tin. Khả năng lĩnh hội những thông tin đó tỷ lệ nghịch vói số tuổi của chúng ta. Chúng ta càng già thì khả năng lĩnh hội thông tin càng thấp đi.
  18. Chúng ta càng trẻ thì khả năng lĩnh hội thông tin càng cao lên. Việc dạy một đứa trẻ 5 tuổi sẽ dễ hon việc dạy một đứa trẻ 6 tuổi. Việc dạy một đứa trẻ 4 tuổi sẽ dễ hon việc dạy một đứa trẻ 5 tuổi. Việc dạy một đứa trẻ 3 tuổi sẽ dễ hon việc dạy một đứa trẻ 4 tuổi. Việc dạy một đứa trẻ 2 tuổi sẽ dễ hon việc dạy đưực một đứa trẻ 3 tuổi. Việc dạy một đứa trẻ 1 tuổi sẽ dễ hon việc dạy một đứa trẻ 2 tuổi. Và, việc dạy một đứa trẻ 6 tháng tuổi sẽ dễ hon việc dạy một đứa trẻ 1 tuổi. Hãy tự hỏi bản thân bạn đã học đưực bao nhiêu bài thơ hay bài đồng dao trong năm ngoái và bây giờ có thể đọc lại. Câu trả lòi hẳn là một con số rất nhỏ hoặc thậm chí là số o. Bây giờ thì hãy tự hỏi bản thân xem bạn đã học được bao nhiêu bài thơ hay bài đồng dao trước khi 6 tuổi và bây giờ có thể đọc lại. "Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi "1 "Bắp cải xanh, xanh mát mát, búp cải sắp, sắp vòng tròn ” "Bạn mói đến trường, hãy còn nhút nhát ” "Cây ngô là mẹ, bắp ngô là con, thân mẹ gầy còm " "Kéo cưa kéo kít, làm ít ăn nhiều " Hay bất cứ bài thơ hay đồng dao nào mà những người lớn trong độ tuổi của bạn có thể học như một đứa trẻ nhỏ. Hãy tự hỏi bản thân bạn đã dành bao nhiêu buổi tối để học chúng? Hay bạn đã học chúng theo kiểu tiếp nhận của một đứa trẻ? Bạn càng trẻ thì bạn càng học và nhớ được các dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Phần lớn mọi người đều tin rằng chúng ta càng lớn thì càng thông minh. Điều này không đúng.
  19. Chúng ta càng lớn thì càng khôn ngoan hon. Đó là sự thật. Bởi vì, dù vô cùng yêu quý, tôn trọng và ngưỡng mộ trẻ, chúng tôi cũng vẫn luôn hiểu rằng chỉ cần người lớn lơ là việc trông nom một đứa trẻ 2 tuổi, phát triển bình thường trong vòng một phút, nó rất có thể sẽ bị ngã xuống nước hoặc roi từ trên ban công tầng bốn xuống. Lũ trẻ không có sự khôn ngoan. Những đứa trẻ khi vừa mói sinh ra không có sự khôn ngoan và cũng không có kiến thức. Vói một đứa trẻ sơ sinh, khả năng để lĩnh hội kiến thức tăng nhanh như tên lửa, nhanh chóng đạt tói tầm cao đáng nể, và khả năng này nhanh chóng giảm xuống khi đứa bé đó lớn lên. Đến khi 6 tuổi thì sự phát triển này gần như đã hết. Nói một cách khác, đường cong của sự khôn ngoan phát triển rất chậm và khi sáu tuổi, nó thực sự bắt đầu đi vào quỹ đạo. Đường cong biểu thị khả năng và sự khôn ngoan 1 2 3 4 5 6 T u ối (năm ) Theo hình vẽ khả năng học hỏi tăng nhanh và nhanh chóng giảm xuống trong khi sự ngôn ngoan phát triển một cách chậm chạp. Khi 6 tuổi, hai đường này gặp nhau.
  20. Tại điểm này, khả năng để lĩnh hội thông tin mà không cần bất cứ một nỗ lực nào gần như biến mất, và sự phát triển não bộ gần như đã hoàn thành. Tuy nhiên, sự khôn ngoan của nó giờ đây mói thực sự phát triển. Và nó sẽ tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đòi của đứa trẻ. Vậy một đứa trẻ có thể học được điều gì và học đưực bao nhiêu điều trước khi nó 6 tuổi? Bất cứ điều gì. Dạy một đứ a trẻ 1 tuổi dễ hom dạy một đứa trẻ 7 tuổi. Trên thực tế việc dạy một đứa trẻ 1 tuổi dễ hon dạy một đứa trẻ 7 tuổi rất nhiều. Đọc là quá trình nhận biết khối lượng lớn từ, và chúng ta đã chứng kiến việc dạy một đứa trẻ 1 tuổi một ngôn ngữ mói thông qua khả năng nghe của nó dễ hon việc dạy một đứa trẻ 7 tuổi đến mức nào. Việc dạy một đứa trẻ ngôn ngữ viết còn dễ hon rất nhiều so vói việc dạy ngôn ngữ nói. Những từ đưực viết ra rất trực quan. Nó không có âm điệu, không bao giờ thiếu rõ ràng hoặc đưực nói quá bé. Khả năng nói hoặc hiểu tiếng Pháp của tôi rất tệ. Nhung tôi có thể đọc một tờ báo tiếng Pháp hay tiếng Bồ Đào Nha. Tôi không hiểu tất cả các từ và cụm từ, nhung tôi có thể nắm được những thông tin quan trọng. Tôi hiểu đưực thông điệp. Tôi có thể dễ dàng đọc một báo cáo bằng tiếng Ý. Tôi không thể hiểu một tờ báo tiếng Pháp hoặc tiếng Ý khi có ai đó đọc nó cho tôi nghe. Nó quá nhanh và thiếu rõ ràng; nhiều khi họ đọc quá nhanh làm tôi không thể nắm đưực thông tin. Việc đọc một thứ ngoại ngữ dễ dàng hon rất nhiều so vói việc nghe nó. Đê dạy một đứa trẻ 1 tuổi hiểu ngôn ngữ nói cần có ba yêu cầu. Từ phải đưực phát âm to, rõ và được nhắc lại bởi vì thính giác của trẻ 1 tuổi chưa phát triển hoàn thiện. Bản năng và trực giác của các bà mẹ khiến họ luôn luôn nói rất to, rõ ràng vói mình và thường xuyên lặp lại. "Đến đây vói mẹ nào", "đến đây vói mẹ nào," và đứa trẻ đến vói mẹ của mình.
  21. Trên thực tế đó chính là cách để bộ não phát triển và trưởng thành thông qua thính giác. Quy trình này là một quy trình gắn liền vói sinh lý học thần kinh trong tự nhiên. Quy trình học một thông điệp thông qua mắt cũng là một quy trình gắn liền vói sinh lý học thần kinh. Chính xác là quy trình giống vói quy trình học một thông điệp thông qua tai. Một lần nữa, có ba yêu cầu. Thông điệp phải lớn, rõ và được lặp lại. Chúng ta đã không cho bọn trẻ xem những từ lớn, rõ và đưực lặp lại. Chữ viết ở sách hay báo quá nhỏ để những đứa trẻ có thị giác chưa phát triển toàn diện có thê nhìn thấy. Điều này dẫn đến hai kết quả. Chúng ta để cho ngôn ngữ viết là một bí mật vói bọn trẻ - những thiên tài về ngôn ngữ. Thị giác của trẻ phát triển chậm hon rất nhiều so vói thính giác. Thị giác, cũng giống như thính giác, phát triển khi đưực sử dụng. Hãy nhớ, các giác quan thực sự tạo nên nửa sau của bộ não. Chúng ta sẽ thảo luận kỹ hon về tầm quan trọng của việc sử dụng các giác quan để thúc đẩy sự phát triển của trẻ ở nhũng chưong sau. Dạy đọc cho trẻ 1 tuổi dễ hon nhiêu so vód trẻ 7 tuổi. Lý do tại sao một phần ba trong số nhũng đứa trẻ từ 7 đến 1 7 tuổi thất bại trong việc học đọc ở trường đã trở nên rất rõ ràng. Bởi vì chúng bắt đầu đưực học quá muộn. Điều kỳ lạ không phải là một phần ba trong số chúng thất bại trong việc học đọc ở trường - đó là vấn đề. Điều kỳ lạ là hai phần ba trong số chúng đã có thể học đọc khi quá muộn như thế.
  22. Và cuối cùng, một lý do tốt để dạy trẻ cách đọc trư&c khi đến trường là trẻ sẽ không trở thành một trong số những đứa trẻ thất bại trong việc học đọc khi đến trường. Dạy vê kiến thức xung quanh cho trẻ 1 tuổi dễ hon nhiêu so vón trẻ 7 tu ổ i . Vói tất cả những lý do giống vói những gì chúng tôi nhìn thấy trong việc dạy trẻ biết đọc sớm, dạy trẻ những kiến thức về đòi sống vói các chủ đề khác nhau cũng là một việc làm rất cần thiết. Việc này sẽ giúp trẻ có đưực nhiều kiến thức, kỹ năng hon khi nó tói trường. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn chi tiết cách để dạy cho trẻ kiến thức về đòi sống trong mục: "Dạy trẻ về thế giói xung quanh?” Dạy toán cho trẻ 1 tuổi dễ hon nhiêu so vón. trẻ 7 tu ổ i. Nó dễ hon và tốt hon vi tất cả những lý do đã đưực nhắc đến ở trên. Hiểu về toán học trước khi đến trường cũng sẽ giúp trẻ dạn dĩ hon vói trường học. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách để dạy cho trẻ làm toán (thậm chí nếu bạn không thể làm toán) trong mục: "Làm thế nào để dạy trẻ học Toán?” Nếu bạn dạy con mình cách đọc, dạy cho chúng nhũng kiến thức về đòi sống và dạy chúng học Toán khi chúng còn là nhũng đứa trẻ, bạn sẽ cho chúng: 1. Tình yêu dành cho toán học và tình yêu đó sẽ còn lớn lên trong suốt cuộc đòi đứa trẻ. 2. Lựi thế trong việc nắm vững những chủ đề liên quan. 3. Tăng cường khả năng và trí thông minh. 4. Tăng cường sự phát triển của não bộ. Và, trên tất cả trẻ sẽ trở thành ngưòi hạnh phúc hon. Nhũng đứa trẻ đưực học từ khi còn nhỏ - khi khả năng lĩnh hội kiến
  23. thức của chúng đang ở mức tốt nhất thì chúng sẽ ít gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý. Điều này giúp trẻ thấy cuộc sống thú vị hon. Chúng thích người lớn và chúng thích cả những đứa trẻ con nữa. Chúng dễ dàng kết bạn hon và dễ dàng giữ đưực tình bạn lâu dài hon phần lón những đứa trẻ khác. Chúng là những đứa trẻ có khả năng, rất tự tin và rất ôn hòa. Việc dạy đứa trẻ 1 tuổi bất cú* lĩnh vực nào cũng dễ dàng hon việc dạy trẻ 7 tuổi rất nhiêu. Có chủ đề nào mà bạn tin rằng mình có thể dễ dàng trình bày vói một đứa trẻ một cách chân thành và thực tế không? Hãy làm đi. Nó sẽ học vói một tốc độ làm cho bạn ngạc nhiên và nó sẽ học rất tốt. Bạn có thích tìm hiểu động vật, lịch sử, nghệ thuật, choi ghi ta Tất cả những gì bạn cần làm là nghĩ xem nên giói thiệu vói trẻ về chủ đề đó, một cách chân thành và thực tế, như thế nào và đến khi 3 tuổi trẻ sẽ rất thích và trẻ sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Nếu bạn dạy một đứa trẻ vê các dữ liệu, nó sẽ khám phá ra nhũng quy tắc quản lý các dữ liệu đó. Đó là một chức năng lập sẵn của bộ não loài ngưòi. Nói cách khác: nếu bạn dạy trẻ về các dữ liệu, nó sẽ khám phá ra quy luật hoạt động của các dữ liệu đó. Một ví dụ rất đáng yêu là những lỗi ngữ pháp mà bọn trẻ gặp phải. Một đứa trẻ 3 tuổi nhìn ra ngoài cửa sổ và nói: "Bác thự thư đang đến.” "Ai cơ?” "Bác thự thư.” Chúng ta nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy bác đưa thư. Chúng ta phì cưòi trước lỗi rất trẻ con này và nói vói nó rằng đó là bác đưa thư, không phải bác thự thư. Chúng ta bỏ qua vấn đề này. Giả sử thay vì bỏ qua, chúng ta tự hỏi bản
  24. thân: "Con bé đã lấy cái từ bác thự thư ở đâu ra?" Chắc chắn là không có ngưòi lớn nào dạy nó từ "bác thự thư." Vậy nó lấy ở đâu ra? Tôi đã suy nghĩ về điều này trong rất nhiều năm, và tôi tin rằng chỉ có một khả năng. Một đứa trẻ 3 tuổi hẳn đã xem xét ngôn ngữ để đi đến một kết luận là có những danh từ như "may", "điện", "mộc" khi thêm từ "thợ" phía trước sẽ đưực các danh từ chỉ người như "thự may", "thự mộc", "thợ điện" Đó là một thành tựu lón. Lần cuối bạn xem xét một ngôn ngữ để khám phá ra một quy luật là khi nào? Tôi đoán là khi bạn 3 tuổi. Chúng ta vẫn nói rằng đó là một lỗi vì đó không phải là bác thự thư, đó là bác đưa thư, do đó đứa trẻ đã sai rồi. Một từ sai, đúng là thế, nhưng đúng quy luật. Đứa trẻ đã đúng so vói quy luật mà nó khám phá ra. vấn đề là ngôn ngữ không có quy tắc và do vậy không phải lúc nào nó cũng tuân theo quy luật lô gic. Nếu nó có quy tắc thì hẳn đứa trẻ 3 tuổi kia đã đúng. Hai năm rưỡi sau chu vi vòng đầu của đứa trẻ đó là 50cm. 21 năm sau số đo này là 55 cm. Chu vi vòng đầu tăng rất nhanh để rồi cũng chững lại rất nhanh. 9 tháng - 35 cm 21 tháng - thêm 15 cm 231 tháng - thêm 5 cm. Việc biến một đứa trẻ thành một thiên tài trir&c khỉ nó 6 tuổi là m ộ t việc r ấ t dễ. Và có rất nhiều điều thú vị cho cả những đứa trẻ và các ông bố bà mẹ. Thật đáng buồn, việc biến một đứa trẻ thành một thiên tài sau khi
  25. chúng 6 tuổi là một việc cực kỳ khó khăn. Sáu năm đầu đòi là vô cùng quý giá.
  26. Chỉ sổ IQ thật sự có nghĩa là gì? Trong sáu năm đầu đòi, nếu muốn chúng ta có thể làm cho bộ não chậm phát triển. Tất cả những gì chúng ta cần làm là nhốt đứa trẻ trong tủ quần áo và luồn thức ăn qua kẽ hở dưới cánh cửa tủ. Nếu bạn nhốt đứa trẻ trong tủ quần áo và không cho nó bất cứ một thông tin gì trong sáu năm đầu đòi, sẽ chỉ có một khả năng xảy ra: Khi lên 6 nó sẽ là một thằng đần. Nếu trong sáu năm đầu đòi bạn không nhốt nó trong tủ quần áo nhưng lại cư xử vói nó như thể nó là một đứa ngu đần bằng cách phớt lờ nó, nó sẽ khá hon một chút. Nó sẽ có đủ khả năng để tự học chút ít, ít nhất nó cũng sẽ đưực học tất cả những gì nó có để học, về con vịt bằng cao su của nó chẳng hạn, và nó sẽ học tiếng mẹ đẻ bằng cách nghe những người xung quanh nó nói. Khi lên sáu, nó sẽ chậm hon những đứa trẻ sáu tuổi và chỉ số thông minh thực của nó sẽ ít hon 100. Nếu bạn cư xử vói nó như cách những đứa trẻ trung bình đưực đối xử, nó sẽ trở thành một đứa trẻ trung bình. Nói ngắn gọn, khi nó lên sáu, trí tuệ của nó cũng sẽ lên sáu. Đó là ý nghĩa của từ trung bình. Nó có chỉ số thông minh chính xác là 100. Nếu bạn hiểu đưực những nguyên tắc phát triển trí não của một đứa trẻ, bạn sẽ cư xử vói nó theo một cách khác hẳn trong suốt giai đoạn sáu năm đầu đòi của nó. Điều đó cũng sẽ quyết định việc bạn có theo đuổi một chưong trình phù họp và có tổ chức để dạy trẻ đọc, học Toán hay những kiến thức phổ thông hay không. Nếu trí tuệ của con bạn lên 6 khi nó mói 4 tuổi, chỉ số thông minh của nó là 150.
  27. Nếu bạn đọc và thật sự hiểu cuốn sách này rồi cư xử vói con mình theo một cách khác hẳn trong sáu năm đầu đòi đồng thòi dạy nó cách đọc, cách làm toán và cách để có đưực những kiến thức phổ thông, trí tuệ của nó sẽ lên sáu muộn nhất là khi nó 3 tuổi, và chỉ số thông minh của nó sẽ là 200 hoặc hon, tùy thuộc vào việc trí tuệ của nó lên sáu trước khi nó 3 tuổi bao lâu. Điều còn quan trọng hon thế là nó sẽ có đưực bộ não của một đứa trẻ lên sáu khi nó 3 tuổi. Chúng tôi sẽ mở rộng quan điểm vô cùng quan trọng này trong những chưong sau. Khi cha mẹ thực sự hiểu được điểm này, họ sẽ cảm thấy sốt sắng, khó kiềm chếbản thân và hỏi chúng tôi: "Ông có hiểu những gì ông đang nói không? Ông có hiểu đưực chúng quan trọng đến mức nào không?” Chúng tôi hiểu. Thực tế, chúng tôi đã nói những điều đó từ rất lâu rồi. Bạn có nhớ nhũng lúc bạn không thể đợi để trở thành một thiếu niên, và đã liều lĩnh mong muốn mình ló tuổi đến mức nào, rồi thì 18, rồi cuối cùng là 21. Tất cả những đứa trẻ đều mong muốn đưực trưởng thành ngay lập tức. Chỉ số thông minh có nghĩa chính xác là như vậy. Nó có nghĩa là bạn ở mức độ nào so vói bạn bè của bạn. Mọi thứ còn lại đều vô nghĩa. Nếu một đứa trẻ 2 tuổi có thể làm mọi việc mà một đứa trẻ 4 tuổi ở mức trung bình có thể làm đưực và làm một cách chính xác như đứa trẻ 4 tuổi kia, chỉ số thông minh của nó chính xác là 200. Không nhiều hon, không ít hon. Điều này không dựa trên sự tùy húng hay những bài kiểm tra có sẵn mà dựa trên những gì nó có thể làm đưực. Chỉ có một bài kiểm tra chỉ số thông minh đúng đắn là nhũng gì một ngưòi làm đưực. Mỗi phút mỗi giây đều là một bài kiểm tra chỉ số thông minh và chúng ta làm bài kiểm tra đó hàng ngày.
  28. Thông minh không phải là lý thuyết, nó là thực tế. Nếu có ai đó có chỉ số thông minh của một thiên tài trong một bài kiểm tra chỉ số thông minh và anh ta chưa bao giờ đạt được bất cứ thành tựu gì, tôi chỉ có thể đưa ra hai kết luận: 1. Thế giói chưa bao giờ nghe về một người như thế. 2. Bài kiểm tra không đánh giá chỉ số thông minh. Thiên tài là những gì thiên tài làm. Bài kiểm tra xem liệu bạn có biết boi không là boi. Bài kiểm tra xem liệu bạn có biết choi violin không là choi violin. Bài kiểm tra xem liệu bạn có biết đọc không là đọc. Bài kiểm tra xem liệu bạn có nói đưực tiếng Nhật không là nói tiếng Nhật. Bài kiểm tra xem bạn có thông minh không là liệu bạn có làm những việc thông minh không. Bài kiểm tra xem bạn có phải là thiên tài không là liệu bạn có làm những việc thiên tài không. Và không gì khác cả. Thực tế những người thông minh nhất đều đạt điểm cao trong bài kiểm tra chỉ số thông minh. Nó không đồng nghĩa vói việc tất cả những người đạt điểm cao trong bài kiểm tra chỉ số thông minh đều rất thông minh. Nó cũng không đồng nghĩa vói việc tất cả những người đạt điểm thấp trong bài kiểm tra chỉ số thông minh đều kém thông minh. Những gì bạn làm trong cuộc sống của bạn đánh giá mức độ thông minh - hay thiên tài. Bạn muốn có một đứa con có chỉ số thông minh là 150 trong bài kiểm
  29. tra chỉ số thông minh và không thực sự làm bất cứ điều gì hay một đứa trẻ có thể làm mọi việc và làm những việc này khi lên 4 thay vì khi lên 8? Những gì đứa trẻ có thê làm hoặc làm, trên thực tế, làm là bài kiểm tra đúng duy nhất thể hiện chúng là như thế nào. Đó là ý nghĩa thực sự của chỉ số thông minh.
  30. Thúc đâỵ và kiêm tra Các nhà khoa học đã khám phá ra là nhũng đứa trẻ thiròng xuyên đirực ca ngcri sẽ trỏ ' nên thông minh hon nhũng đứa trẻ thu*òng xuyên bị buộc tội. Trong nhũng lòd khen ngọd luôn có yếu tố sáng tạo. THOMAS DREIER Các bậc cha mẹ thường xuyên hỏi: "Làm thế nào để tôi có thể thúc đẩy con cái mình?” Đó là hai trong số những câu hỏi mà chúng tôi rất thích. Không, chúng tôi không nói nhầm. Ý chúng tôi là hai câu hỏi. Để thực sự trả lòi những câu hỏi đó chúng tôi phải xử lý hai điều kỳ diệu đưực gọi là thúc đẩy và một thứ hoàn toàn đối lập vói nó - thứ mà ngưòi ta gọi là kiểm tra, hay kìm hãm. Câu hỏi đầu tiên là, làm thế nào mà giáo sư Suzuki và các đồng nghiệp của ông có thể lựa chọn đưực 100.000 nghệ sĩ violin tuyệt vòi ở độ tuổi lên 2? Câu trả lòi rất đon giản. Suzuki không hề làm việc đó. Tất cả những đứa trẻ này đều đưực mẹ chúng lựa chọn, và họ đều giải thích bằng một câu hết sức đon giản, rằng: "Tôi muốn con mình có cơ hội được chơi violin.” Câu hỏi thứ hai được hỏi là: "Làm thế nào bạn có thê buộc một đứa trẻ 2 tuổi chơi violin?” Câu trả lòi cũng vô cùng đon giản. Không aỉ có thể buộc một đứa trẻ 2 tuổi làm bất cứ điêu gì.
  31. Đa số chúng ta, các bậc cha mẹ dù vô cùng yêu quý trẻ con cũng thường xuyên quên mất điều này. Tôi thường xuyên chứng kiến những bà mẹ giỏi giang mắc sai lầm khi cố bắt con cái họ làm điều gì đó mà chúng không muốn làm. Điều này xảy ra hàng ngày. Hai mẹ con đang chuẩn bị ròi văn phòng của tôi và người mẹ nói: "Bobby, con chào bác Glenn Doman đi.” Điều này đã xảy ra và tôi thường xuyên dự đoán được những gì sẽ xảy ra tiếp theo và cảm thấy rất căng thẳng. Một khoảng im lặng kéo dài. Ngưòi mẹ nói: "Bobby, con chào bác Glenn Doman đi.” Lại một khoảng im lặng kéo dài nữa. Tôi cảm thấy rất căng thẳng và giờ thì đến lượt mẹ cậu bé cũng thấy căng thẳng. Ngưòi mẹ ước gì cô ấy chưa bao giờ làm cái công việc đó nhưng giờ đây cô cảm thấy cô có trách nhiệm phải đi đến cùng. Giờ thì cô ấy quát lên: "Bobby! Chào bác Glenn Doman ngay.” Và chẳng có gì xảy ra cả. Giờ thì cảm giác căng thẳng trong phòng đã trở nên đặc quánh đến mức bạn có thể cắt nó bằng một con dao. Ngưòi mẹ thấy vô cùng căng thẳng và tôi cũng thế. Thế còn Bobby? Bobby cảm thấy thoải mái đến không thể thoải mái hon. Cậu nhóc đang & một noi khác. Tất cả những đứa trẻ đều có trong đầu chúng một dụng cụ rất giống cái điều khiển ti vi mà bạn sử dụng để chuyển kênh. Dụng cụ mà tất cả những đứa trẻ đều có này đưực điều khiển bởi giọng điệu yêu cầu và than thở của
  32. ngưòi lớn. Ngưòi lớn than thở! Đứa trẻ thì đang ở một kênh khác. Những lòi của ngưòi lớn không vào tai này và ra tai kia. Nó không vào đâu cả. Một ông bố tài năng, 60 năm trước, đã nói rằng bạn không thê buộc một đứa trẻ làm bất cứ điều gì trừ khi điều đó làm cho nó cảm thấy dễ chịu. Vậy tất cả những gì bạn phải làm là dạy cho con bất cứ điều gì làm cho nó cảm thấy dễ chịu. Và điều đó không có nghĩa là bạn cần phải cho con choi. Những đứa trẻ không muốn choi, chúng muốn học. Vậy Matsumoto Suzuki và nhóm cộng sự đã làm gì? Họ làm chính xác những gì chúng tôi làm, và họ luôn làm đưực. Họ sắp xếp để một đứa trẻ chiến thắng. Bằng cách nào? Khi một bà mẹ và một đứa trẻ mói đến, họ được tất cả những bà mẹ và đứa trẻ "cũ" chào đón. Sau đó những đứa trẻ khác choi violin. Bạn có đồng ý vói tôi rằng một đứa trẻ 2 tuổi nhìn thấy những đứa trẻ cùng tuổi khác có một cái gì đó trong tay thì chúng sẽ luôn nói: "Con muốn có thứ đó"? Sau vài ngày đứa trẻ mói đến nói: "Con muốn được choi violon.” Và nó đã sẵn sàng cho bài học đầu tiên. Chỉ cần tất cả các ông bố bà mẹ và thầy cô giáo trên thế giói này có thể nhìn thấy bài học đầu tiên đó và hiểu nó, thế giói có thể thay đổi chỉ qua một đêm. Suzuki và những giáo viên tuyệt vòi của ông đã sắp xếp để một đứa trẻ chiến thắng. Điều đó đối lập hoàn toàn vói những việc mà hệ thống trường học làm. Trường học sắp xếp để bọn trẻ thất bại. Thế còn việc cho phép một đứa trẻ chứng minh những gì nó biết thì
  33. sao? Đây là cách hiệu quả hon rất nhiều để khám phá ra những gì một đứa trẻ không biết và cho điểm dựa vào đó thay vì dành thòi gian và năng lưựng để cho phép một đứa trẻ chỉ cho giáo viên những gì nó không biết. Công việc của chúng ta, dù chúng ta có nhận ra hay không, là truyền cho trẻ cảm giác thích học - cái cảm giác sẽ đi theo trẻ đến cuối đòi. Khi tất cả những đứa trẻ đưực sinh ra vói niềm dam mê học hỏi, ít nhất chúng ta cũng có thể làm gì đó để không trấn áp chúng! Chúng ta có phản đối việc kiểm tra bọn trẻ trong trường học? Chúng tôi rất ủng hộ những bài kiểm tra quy định là nếu đứa trẻ làm không tốt, đứa trẻ có thể chỉ trích giáo viên thay vì giáo viên chỉ trích chúng. Chúng tôi rất ủng hộ nếu việc kiểm tra ở trường quy định là nếu có một số lưựng nhất định trẻ làm không tốt, giáo viên sẽ bị đuổi việc. Trong trường họp này hình phạt chẳng khác gì tội ác. Hãy xem Ngài Winston Churchill nói gì về kiểm tra và thúc đẩy. Tôi đã rất sợ ngày sinh nhật tuổi 12 của mình khi phải thực hiện những bài thi vói nhiều lĩnh vực không hề được mong đợi. Nhũng bài thi đó là một thử thách l&n vói tôi. Chủ đề của chúng rất gần gũi vói người kiểm tra của tôi nhưng hầu hết lại nằm ngoài trí tưởng tượng của tôi. Tôi muốn được kiểm tra trong các lĩnh vực lịch sử, thơ và viết văn. Người kiểm tra của tôi thì ngược lại, họ kiểm tra tiếng Latỉn và toán. Và họ sẽ thắng thế. Hon nữa, phần lỏn nhũng câu hỏi mà họ hỏi trong cả hai chủ đề tôi đều không thích. Tôi muốn được hỏi về những gì tôi biết. Họ luôn hỏi tôi về nhũng gì tôi không biết. Khi tôi sẵn sàng thê hiện kiến thức của mình, họ cố gắng đ ể chỉ ra sự ngu dốt của tôi. Kiểu cư xử này sẽ chỉ mang đến một kết quả: Tôi không làm tốt các bài thi của mình - Thời niên thiếu của tôi, Winston s. Churchill (Manor Books, 1972).
  34. Kiểm tra không giúp bọn trẻ học hỏi. Thay vào đó, những bài kiểm tra sẽ dần dần gặm nhấm niềm yêu thích học hành vốn đã tồn tại sẵn trong mỗi đứa trẻ. Công việc của giáo viên là dạy, không phải là kiểm tra. Công việc của những đứa trẻ là học. Trước khi chúng ta ròi Matsumoto và tiến sĩ Suzuki hãy tổng kết ngắn gọn và thêm một điểm. Những gì chúng tôi và tiến sĩ Suzuki làm là sắp xếp để đứa trẻ chiến thắng. Tất nhiên đó là chiến thắng thực sự. Tại sao điều này lại quan trọng? Mọi người đều tin rằng thành công là kết quả của sự thúc đẩy tốt và thất bại là kết quả của sự thúc đẩy tồi. Chúng ta nhận ra một sự thật hoàn toàn ngưực lại. Chúng tôi cho là sự thúc đẩy tốt là một sản phẩm của thành công và sự thúc đẩy tồi là sản phẩm của thất bại. Xét về nhiều mặt tôi là một người lớn có tính cách trẻ con. Ví dụ, có những điều cụ thể trong cuộc sống mà tôi làm rất kém cỏi nhưng cũng có những việc tôi làm rất tốt. Chẳng hạn tôi không thể choi một bản nhạc và tôi cũng không thể choi tennis. Tôi biết rằng tôi nên làm việc chăm chỉ để cải thiện hai khả năng đó của bản thân. Nhưng tôi đã không làm thế. Tôi có xu hưóng tránh né chúng thay vì siêng năng học hỏi. Ngược lại có một số việc tôi làm rất tốt. Tôi nhận ra rằng khi mình làm tốt một việc gì đó, bạn bè sẽ chúc mừng tôi. Bạn thấy không? Những gì tôi làm không tốt tôi sẽ tránh để không phải làm. Những gì tôi làm tốt tôi sẽ làm đi làm lại. Những đứa trẻ cũng giống như vậy. Bài học này rất đon giản.
  35. Nếu bạn muốn con mình ghét một cái gì đó, bạn hãy chỉ ra tất cả những cách khiến nó cảm thấy mình làm việc đó không hoàn hảo. Nếu bạn muốn nó thích làm một việc gì đó (và làm đi làm lại để chỉ cho bạn thấy là nó làm rất tốt), hãy nói vói nó tất cả những điều tuyệt vòi mà nó đã làm đưực. Nếu bạn muốn phá hủy mọi động lực thúc đẩy con mình, hãy tiếp tục kiểm tra nó và chỉ cho nó thấy nó còn lâu mói đạt đưực đến độ hoàn hảo. Nếu bạn muốn tăng cường những động lực thúc đẩy con mình, hãy tìm tất cả những gì nó làm đúng và nói vói nó về những điều đó một cách say mê. Mặc dù Winston Churchill đã không làm tốt trong các bài thi nhưng ông đã làm vô cùng tốt bài kiểm tra của cuộc sống. Chắc chắn ông là một trong số những thiên tài vĩ đại nhất trong lĩnh vực thúc đẩy và truyền cảm hứng cho người khác trên thế giói này. Trong những ngày tăm tối nhất của cuộc Chiến tranh thế giói thứ hai, ông nói vói người dân Anh rằng: "Tôi không có gì để cho các bạn ngoài máu, mồ hôi và nước mắt.” "Hãy để chúng tôi tự điều khiển bản thân, rằng nếu Đế chế Anh kéo dài trong một nghìn năm, mọi người sẽ nói: 'Đó là những giờ phút đẹp nhất của họ.'“ Ông không hề nói vói người Anh rằng họ nghèo đến mức nào, mà ông nói rằng họ vĩ đại đến mức nào và họ sẽ trở nên vĩ đại đến mức nào. Nhà bình luận thòi sự, chính trị nổi tiếng người Mỹ, Edward R. Murrow đã nói về Churchill như sau: "Ông làm chủ lòi lẽ của mình - và ném nó vào trận chiến.” Hãy nói cho ngưòi Anh biết họ tuyệt vòi đến mức nào.
  36. / Hãỵ trở thành các ông bô, bà mẹ Chúa không thể & mọỉ nod, do đó Ngài tạo ra các bà mẹ. NGẠN NGỮ DO THÁI N ghề làm mẹ, chứ không phải bất cứ một nghề nào khác, là một nghề lâu đòi nhất. Có đúng thế không? Và đó cũng là nghề danh giá và cổ xưa nhất. Chính vì thế, các bà mẹ hiểu con cái mình hon bất cứ ai. Các bà mẹ, không hề cần đến sự giúp đỡ của giáo viên, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần học, bác sĩ sản khoa hay các chuyên gia nghiên cứu về trẻ em, đã đưa chúng ta từ các hang động Pleistocene của người tiền sử trở về vói "thòi đại của lý trí.” Chúng tôi, các chuyên gia, những người có khỏi đầu của mình ở "thòi đại của lý trí" và những người bắt đầu chăm sóc bọn trẻ tại thòi điểm đó, đã từ "thòi đại của lý trí" sang "thòi đại nguyên tử" chỉ sau một đêm. Trong một thòi gian dài, các bà mẹ luôn đưực nhồi nhét trong đầu (có thê cả từ phía chuyên gia) rằng: Trong khi dạy con phải: "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" và chỉ có roi vọt và các hình phạt mói có thể khiến bọn trẻ ngoan ngoãn. Bằng bản năng của người mẹ, sẽ có nhiều người nghĩ: "Mình không đồng ý vói quan điểm này nhưng dù sao thì đó cũng là một xu thế chung.” 'Mình không muốn dùng vũ lực vói con nhưng điều đó có làm chúng
  37. hư? Một thòi gian ngắn sau lại có các chuyên gia khẳng định: "Đừng bao giừ, đừng bao giờ đánh con mình vì bạn sẽ làm hỏng nó và khi lón lên nó sẽ rất ghét bạn.” Giờ thì người mẹ thực sự hoang mang. Cô nhận đưực những khẳng định hết sức đối lập trong cách nuôi dạy con cái. Vậy người mẹ đó phải làm gì? Một câu hỏi họp lý. Tôi không thực sự biết câu trả lòi. Nhưng tôi thật sự tin rằng nếu tất cả các bà mẹ có thể quên đưực tất cả những lòi khuyên của tất cả các chuyên gia (kê cả những lòi khuyên trong cuốn sách này) bất cứ khi nào câu hỏi này đưực đặt ra và hành động theo cách sau, khả năng lớn là nó sẽ mang lại kết quả tốt. Nếu bất cứ lúc nào một người mẹ có cảm giác mạnh mẽ rằng mình phải trừng phạt con của mình, cho dù mọi ngưòi có nói gì đi chăng nữa, và cô ấy làm thế; và, bất cứ khi nào người mẹ đó có cảm giác rằng mình cần phải bế con của cô ấy lên và thê hiện tình yêu thưong vói nó, cho dù mọi ngưòi có nói gì đi chăng nữa, và cô ấy làm thế, tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ đúng trong 99% số trường họp xảy ra. Tôi không biết một chuyên gia nào, trong đó có cả ngưòi viết cuốn sách này, có thể hành động đúng 99% trong bất cứ hoàn cảnh nào. Quả trình học hỏi là m ột quá trình tràn ngập niềm vui của m ẹ v à con. Mẹ và con là những ứng cử viên kết họp năng nổ và hào hứng nhất trong việc học hỏi. Từ lâu, chúng tôi nhận ra rằng, việc kết họp đó còn là một điều thật sự tuyệt vòi cho bản thân các bà mẹ. Nhiều bà mẹ mong muốn đưực làm một nghề khác và sống một cuộc sống thật sự khác cho mình. Họ khám phá ra rằng họ mong muốn đưực làm "những bà mẹ chuyên nghiệp.”
  38. Điều này không hẳn đồng nghĩa vói việc họ không muốn tham gia vào các công việc xã hội mà đon giản họ muốn làm tốt vai trò làm mẹ. Những người mẹ này coi "làm mẹ" như một nghề nghiệp thú vị và đáng làm nhất mà họ có thể tưởng tưựng ra. Họ cũng quan tâm đến thế giói và cách để làm cho thế giói trở nên tốt đẹp hon không kém gì những phụ nữ khác. Họ tin rằng họ đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi thế giói và làm cho nó trở nên tốt đẹp hon. Họ quyết định rằng cách tốt nhất để làm cho thế giói tốt đẹp hon không phải là cải thiện các thể chế mà là cải thiện nhũng con ngưòi trên thế giói. Họ kiểm soát nguồn lực và nguyên liệu thô quan trọng nhất trên thế giói - những đứa trẻ. Các bà mẹ rất lo lắng trước sự sụp đổ - rất có thể sẽ xảy ra - của hệ thống trường học. Các bà mẹ, ngày càng nhiều các bà mẹ, âm thầm quyết định tự giải quyết vấn đề. Các ông bố, ngày càng nhiều các ông bố, âm thầm đồng ý. Cả hệ thống nhà trường, hội phụ huynh, ban giám hiệu và các tổ chức hành động đều không có vẻ gì là có khả năng thành công trong việc loại bỏ những điều đang ngày càng trở nên tồi tệ - sự giáo dục vói chi phí ngày càng tăng và chất lưựng ngày càng giảm. Họ quyết định mình sẽ trở thành những bà mẹ chuyên nghiệp. Khi những người mẹ khám phá ra rằng mình không những có thể dạy bọn trẻ học đọc, mà việc dạy chúng, khi chúng lên 2 tuổi, tốt hon và dễ dàng hon những gì hệ thống trường học làm đưực khi chúng bảy tuổi. Lúc này một thế giói mói, thú vị mở ra. Một thế giói của bố, mẹ và con. Nhũng người mẹ trẻ thông minh và đầy nhiệt huyết dạy con cái mình cách đọc bằng tiếng mẹ đẻ và đôi khi bằng hai hoặc ba ngôn ngữ. Họ dạy trẻ học Toán ở tốc độ mà chính họ cũng không thể tin đưực. Họ dạy nhũng đứa trẻ 1, 2 và 3 tuổi khám phá kiến thức bách khoa về các loài chim, hoa, côn trùng, cây cối, thủ tướng, cừ, quốc gia, địa lý và vô
  39. số những điều khác. Họ dạy trẻ tập thể dục, học boi và chơi violin. Nói ngắn gọn là họ nhận ra mình có thể dạy trẻ bất cứ điều gì mà họ có thể biểu thị vói chúng một cách chân thành và thực tế. Điều thú vị nhất là, họ khám phá ra rằng bằng cách làm những việc này, họ đã tăng cường trí thông minh của trẻ lên rất nhiều lần. Điều quan trọng nhất là, họ nhận ra rằng những việc này đã cho họ và cho trẻ những trải nghiệm tuyệt vòi nhất mà họ có khi tham gia các hoạt động cùng nhau. Họ yêu thương nhau, và quan trọng hơn, họ tôn trọng nhau hơn. Những người mẹ hiện tại khác những người mẹ truyền thống như thế nào? Họ khác biệt theo hai cách. Mẹ tôi, vói tôi đó là một người mẹ điển hình. Bà nuôi dưỡng những đứa trẻ của mình, trong số đó tôi là anh cả, vói tình yêu thương sâu sắc. Bà luôn cân bằng giữa phần thưởng và hình phạt. Bà làm thế vói sự hi sinh vĩ đại và coi sự tiến bộ của mỗi chúng tôi là phần thưởng đặc biệt dành cho mình. So vói những người mẹ truyền thống, các bà ngày nay được tiếp cận vói các phương pháp giáo dục mói mà nhờ đó họ cũng thấy mình trưởng thành hơn - những thứ mà họ không thể tưởng tượng nổi. Thực ra thì Viện nghiên cứu của tôi không dạy những đứa trẻ. Đối tượng mà Viện thực sự dạy là các bà mẹ - chúng tôi dạy các bà mẹ cách giáo dục con mình. Họ được học nói tiếng Nhật, đọc tiếng Tây Ban Nha, chơi violin, tập thể dục, họ tham gia vào các buổi hòa nhạc, thăm thú các bảo tàng và làm vô số những việc mà phần lớn trong số chúng ta mơ ước có thể làm được trong một tương lai rất xa, và thường là sẽ chẳng bao giờ đến. Thực tế là họ đang làm cùng vói con mình khiến cho họ cảm thấy hào hứng hơn nhiều. Kiến thức của họ cũng được mở rộng và họ nhận ra rằng họ tự tin hơn trước khi bắt đầu dạy con mình.
  40. Họ mong muốn thay đổi con mình nhưng rồi họ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi khám phá ra rằng bản thân họ cũng mong muốn nhiều hon ở bản thân và có những mục tiêu cao hon trong cuộc sống. Đó chính là kết quả của việc trở thành một người mẹ chuyên nghiệp. Một hiệu ứng tốt, đúng không nào? Đó là nhũng người mẹ chuyên nghiệp. Liệu điều đó có đồng nghĩa vói việc trừ khi các bà mẹ sẵn sàng trở thành các bà mẹ chuyên nghiệp toàn thòi gian, họ không bao giờ có thê tăng cường trí thông minh ở trẻ? Tất nhiên là không. Hàng nghìn người mẹ (và người cha) mà chúng tôi đã gặp đều thuộc một trong ba nhóm sau: Nhóm đầu tiên là nhóm những bà mẹ "toàn thòi gian" mà chúng tôi đã mô tả. Họ coi "làm mẹ" là một nghề vói sự cống hiến và thái độ làm việc chuyên nghiệp như vói bất cứ một nghề nào khác. Họ hiến dâng toàn bộ những gì có thể cho con mình. Nhóm thứ hai là nhóm những bà mẹ dành phần lớn thòi gian cho con mình, nhưng không phải là toàn bộ. Họ cũng dành toàn bộ những gì có thể cho con mình. Họ có nhiều lý do để không thể dành toàn bộ thòi gian cho con mình. Nhóm thứ ba là nhóm những ngưòi mẹ chỉ có thê dành chút ít thòi gian cho con mình. Họ cũng dành cho con những gì tốt nhất có thể. Đây là bi kịch của các bậc cha mẹ. Một xã hội lành mạnh nên cho phép tất cả những ngưòi phụ nữ mong muốn đưực ở nhà vói con cái của mình đưực ở nhà vói chúng. Tất cả các bà mẹ trong cả ba nhóm trên đều có chung một đặc điểm là họ sẵn sàng dành toàn bộ những gì có thể cho con mình và kết quả là cố gắng làm tất cả những gì có thể để con cái họ những điều kiện tốt nhất đê phát triển.
  41. Rõ ràng là có một nhóm thứ tư những bà mẹ mà chúng ta sẽ không xem xét. Nhóm đó bao gồm từ những người mẹ cảm thấy chán nản vói con mình đến những người mẹ thật sự ghét chúng. Kết quả là nhóm thứ tư đó gồm từ những người mẹ luôn bỏ bê con cái lạm dụng đến mức giết chết chúng. Chúng ta không bàn đến những bà mẹ nhóm này này. Thật may mắn là số ông bố bà mẹ thuộc nhóm thứ tư rất ít. Những bà mẹ thuộc nhóm đầu tiên, những người mong muốn đưực dành toàn bộ thòi gian của mình cho con và những ngưòi đủ may mắn để làm đưực việc đó, có thể và đã tăng cường đưực trí thông minh của trẻ khi họ biết cách làm điều đó. Nhóm thứ hai có thể và đã tăng cường được trí thông minh của trẻ khi họ có những kiến thức để làm việc đó. Có thể trung bình mỗi ngày họ có khoảng ba đến bốn tiếng để chăm sóc con cái mình. Khoảng thòi gian đó đủ để dạy chúng cách đọc, cách làm toán và những kiến thức bách khoa. Điều này giúp họ có thể tăng cường trí thông minh của trẻ lên rất nhiều lần và do đó giúp bộ não của trẻ phát triển. Nhóm các bà mẹ này có vẻ như không có thòi gian để dạy bọn trẻ choi violin hay nói vài ngoại ngữ (trừ khi cha mẹ nói hai thứ tiếng) hoặc dạy trẻ tập thể dục. Tôi thường rất bối rối trước tất cả những ý kiến cho rằng bởi vì một số lưựng lớn các bà mẹ trong xã hội ngày nay phải đi làm nên họ không thể dành cả ngày để dạy dỗ con cái mình. Hàm ý của lòi khẳng định đó là bởi vì ngưòi mẹ cổ hủ của tôi không đi làm nên bà chả có việc gì đê làm ngoài việc dạy dỗ chúng tôi suốt cả ngày. Ý tưởng rằng trong suốt một phần tư thế kỷ mà mẹ tôi cống hiến để dạy dỗ chúng tôi vì bà không có việc gì khác để làm sẽ khiến mẹ bật cưòi. Trong suốt 25 năm đó, mẹ không có máy giặt, ga hay lò sưởi chứ đừng nói đến lò vi sóng, máy rửa bát hay điều hòa nhiệt độ Vậy ngoài việc chăm sóc ba đứa trẻ, mẹ tôi còn phải làm rất nhiều việc cùng một lúc, như khâu vá bằng tay, mạng tất, giặt quần áo bằng tay, chuẩn
  42. bị bữa ăn và vô số, vô số những việc khác nữa, tói tận đêm khuya. Đúng là bà không hề ra ngoài làm việc trong suốt quãng thòi gian bà nuôi dạy chúng tôi. Nhưng không có nghĩa là bà không hề làm việc. Và tất cả các bà mẹ và những đứa trẻ thòi đó đều như thế. Tôi không muốn ám chỉ rằng chúng tôi vừa nghèo vừa không được giáo dục. Mẹ tôi từng học tại trường đại học sư phạm còn bố tôi thì đã kiếm đưực rất nhiều tiền trong thòi kỳ Đại suy thoái và dành từng đồng một để mua sách là thứ ông rất thích xếp đầy trong căn nhà nhỏ bé của chúng tôi. Tôi đoán là mẹ tôi và các bà mẹ khác của thòi đó đã dành ít hon bốn giờ một ngày cho mỗi đứa trẻ của họ. Các bà mẹ luôn có nhiều việc để làm hon là chỉ dạy dỗ con cái. Điều kỳ diệu là họ phải làm thêm một công việc đặc biệt trong một khoảng thòi gian giói hạn và họ vẫn làm đưực việc đó. Thế còn vói nhóm thứ ba, nhóm những người mẹ có rất ít thòi gian dành cho con cái thì sao? Liệu họ có thể tăng cường trí thông minh & trẻ lên gấp nhiều lần như dự định của cuốn sách? Những người mẹ thuộc nhóm này, khi họ muốn tăng cười trí thông minh cho con mình thì họ cần cuốn sách này và những gì đưực dạy trong cuốn sách nhất trong số tất cả các nhóm khác. Có vẻ như lòi khẳng định rằng, vấn đề quan trọng nhất không phải là việc chúng ta có thể dành bao nhiêu thòi gian cho trẻ mà là chất lưựng của thòi gian, đã trở nên quá nhàm chán. Tất nhiên chất lưựng thòi gian mà chúng ta dành cho trẻ là quan trọng, nhưng số lưựng thòi gian cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Chúng ta đang sống trong một xã hội đòi hỏi người phụ nữ phải cáng đáng tốt trách nhiệm gia đình và công việc ngoài xã hội. Điều này là không thể. Trong một xã hội lành mạnh, khi một ngưòi phụ nữ quyết định là cô sẽ
  43. có con, thì cô nên dành sáu năm (chứ không phải là sáu tháng) để ở nhà vói con mình. Sau đó cô có thể trở lại làm bất cứ công việc gì mà cô đã từng làm trước khi sinh con. Rất nhiều bà mẹ đã làm đưực điều đó. Họ nói rằng những trải nghiệm khi làm một ngưòi mẹ "toàn thòi gian" là công việc quan trọng nhất mà họ đã làm. Không chỉ thế họ còn nói rằng họ đã trở thành những bác sĩ, những luật sư tốt hon rất nhiều so vói những gì họ đã làm trước khi họ dừng lại để trở thành một bà mẹ chuyên nghiệp. Sáu năm là một giai đoạn rất ngắn trong cuộc đòi một người trưởng thành, nhung vói một đứa trẻ thì giai đoạn đó sẽ không bao giờ quay trở lại. Thật là thảm thưong cho xã hội chúng ta khi có quá nhiều ông bố bà mẹ phải làm việc cật lực để có thể đảm bảo tài chính cho con cái họ. Nhung kết quả là nhũng đứa trẻ rất ít đưực ở bên cha mẹ của mình khi chúng cần họ nhất. Sau đó, khi đã đảm bảo được về mặt tài chính của gia đình, chúng ta muốn dành nhiều thòi gian hon cho con cái mình, nhũng đứa trẻ giờ đây đã thành người lón. Và giờ đây chúng không có nhiều thòi gian cho chúng ta. Mọi thứ đều đã quá muộn. Có những điều vô cùng quan trọng và cần đưực xem xét lại, chúng ta và cả xã hội, đó là cuộc sống của những đứa trẻ từ khi sinh ra đến khi chúng 6 tuổi. Mọi người đều biết, vô cùng nên biết, rằng tách đứa trẻ ra khỏi mẹ của nó và đặt nó vào cùng vói hàng tá nhũng đứa trẻ khác, những đứa trẻ cũng bị tách khỏi mẹ là một ý tưởng tồi tệ. Mọi người đều biết nhung không ai muốn nói ra điều đó. Công việc hiện tại của chúng ta buộc chúng ta phải mặc định là nhũng đứa trẻ không cần phải ở bên mẹ của chúng, chúng có thể đưực nhốt cùng nhau như nhũng con cừu nhỏ và mọi thứ đều sẽ tốt đẹp. Đó không phải là sự thật. Thòi gian chất lưựng là tốt nhung không thể thay thế cho vị trí của các
  44. ông bố bà mẹ vói những đứa trẻ. Trẻ càng nhỏ càng cần nhiêu thòd gian bên bô' mẹ, cả vê số lirọng lẫn chất lictrng. Cha mẹ luôn là những giáo viên tốt nhất vói trẻ nhỏ. Nếu mọi thứ đều tiến triển tốt đẹp trên thế giói thì chúng sẽ tiếp tục tiến triển tốt đẹp như thế. Charles Simmons từng nói: "Nếu muốn định hình lại thế giói từ những sai lầm và tật xấu của nó, bạn có thể bắt đầu bằng việc tranh thủ sự giúp đỡ của các bà mẹ.” Chúng tôi bắt đầu tranh thủ sự giúp đỡ của các bà mẹ từ hon ba thập kỷ trước và chúng tôi không bao giờ nuối tiếc vì đã làm điều đó. Có những người đã hỏi liệu việc phát triển những đứa trẻ tài năng và lành mạnh, những đứa trẻ sẽ trưởng thành trong một thế giói đặc biệt không lành mạnh có ý nghĩa gì không? Nếu ai đó chỉ dành một chút thòi gian để suy nghĩ thôi thì sẽ thấy rất rõ rằng việc nuôi dạy những đứa trẻ giỏi giang và lành mạnh là cách duy nhất đê có thê biến một thế giói không lành mạnh thành một thế giói lành mạnh. Bản thân thế giói, trong trạng thái bình thường của tự nhiên, không chỉ lành mạnh mà còn được sắp xếp rất đẹp đẽ. Chính những con ngưòi đã làm cho thế giói trở nên lành mạnh hay không lành mạnh. Còn gì họp lý hon là việc nuôi dạy những đứa trẻ hoàn toàn lành mạnh để tạo ra một thế giói lành mạnh cho ngày mai? Trẻ em chính là tưong lai của thế giói. Chúng ta chính là những người quyết định việc thế giói có thể trở nên lành mạnh hay không.
  45. Cách phản ứng trước mỗi câu hỏi của trẻ Khi còn đi học, tôi cực ghét môn toán. Thậm chí tôi còn không hề biết gì về tính chất kết họp hay hoán vị cho tói tận khi lớn lên. Sau đó tôi vô tình học đưực nó và nhận ra nó thật là thú vị. Trong trường họp bạn cũng không biết như tôi, hãy dành thòi gian đọc những trang sau để hiểu rõ giá trị của những điều mà bạn không thể tưửng tưựng là bạn có thể làm đưực vói con mình trong vòng 30 giây nhé. Nếu tôi có năm cái bút chì, mỗi cái có một màu khác nhau, tôi có khả năng tạo ra vô số kết họp khác nhau. Tôi có thể nhóm cái màu đỏ vói cái màu xanh dưong, cái màu đỏ vói cái màu vàng, cái màu đỏ vói cái màu xanh lá cây rồi cái màu xanh lá cây vói cái màu vàng, rồi cái màu xanh lá cây vói cái màu xanh dưong Toán học có một công thức để tìm ra tổng số kết họp mà ta có thể tạo ra. Công thức đólà5x4x3x2xi = 120. Kết quả là có 120 cách để kết họp năm cái bút chì vói năm màu khác nhau. Bây giờ nếu tôi có sáu cái bút chì vói sáu màu khác nhau, tôi sẽ có 720 cách kết họp chúng lại vói nhau. Số cách tôi có thể kết họp bảy cái bút chì vói bảy màu khác nhau là 5.040 (giờ thì tôi đã buộc phải dùng máy tính để tính đưực con số này.) Và nếu là chín cái bút thì sao? - 362.880 cách. Thế còn 10 cái? - 3.628.800 cách. 11 thì sao? - 39.916.800 cách. Và nếu bạn muốn tôi tính số cách tôi có thể kết họp 12 cái bút chì khác
  46. màu vói nhau thì đựi một chút, tôi cần phải đi lấy một cái máy tính khác lón hon. Cơ sở của trí thông minh là các dữ liệu. Không có dữ liệu sẽ không có trí thông minh. Hãy kiểm tra điều đó bằng hai cách: vói máy tính và vói con người. Một chiếc máy tính dù có hiện đại hay đắt giá thế nào thì khi ròi xưởng sản xuất cũng hoàn toàn không có một chút dữ liệu nào cả. Nó chẳng thế trả lòi một câu hỏi nào. Bộ nhớ của nó là bằng o. Nếu muốn nó trả lòi các câu hỏi, chúng ta cần phải làm ba việc: 1. Nhập dữ liệu. Chúng ta có thể nhập một dữ liệu trong mỗi khoảng trắng trong bộ nhớ của nó. Những dữ liệu này được gọi là một "bit" thông tin. Chúng cần phải đạt được ba tiêu chuẩn: a. Chính xác b. Riêng biệt c. Cụ thể 2. Chúng ta phải lập trình máy tính để nó có thể xử lý dữ liệu và tìm ra được những câu trả lòi mói. 3. Chúng ta phải dạy nó một thứ ngôn ngữ để trả lòi những câu hỏi của chúng ta. Giờ đây, chiếc máy tính bị giói hạn để trả lòi những câu hỏi có thể được rút ra từ những dữ liệu mà chúng ta đã dạy cho nó. Nếu chỉ nhập một lượng nhỏ dữ liệu, chúng ta chỉ có thể nhận được một lượng nhỏ các câu trả lòi. Nếu nhập một lượng lớn dữ liệu, chúng ta sẽ nhận được một số lượng lớn các câu trả lòi. Nếu nhập vô số dữ liệu, chúng ta sẽ nhận được vô số câu trả lòi. Số lượng dữ liệu mà chúng ta nhập vào máy tính bị giói hạn bởi dung
  47. lưựng bộ nhó* của nó. Nếu nhập vào một khoảng trắng số "một", chúng ta chỉ có thể yêu cầu máy tính nói cho chúng ta biết những gì chúng ta đã nói vói nó. Nếu nhập vào một số "một" nữa ở một khoảng trắng khác nữa, chúng ta sẽ có thể hỏi máy tính một số câu hỏi. Một cộng một bằng mấy? Hai trừ một bằng mấy? Nếu nhập thêm một số "một" nữa ở một khoảng trắng khác nữa, số lưựng những câu hỏi mà chúng ta có thể hỏi chiếc máy tính tăng nhanh chóng. Một cộng một bằng mấy? Một cộng hai bằng mấy? Một cộng một cộng một bằng mấy? Ba trừ hai bằng mấy? Ba trừ một bằng mấy? Mỗi khi thêm một dữ liệu vào bộ nhó* máy tính, chúng ta sẽ có thêm rất nhiều câu trả lòi. Nếu nhập một thông điệp khó hiểu vào máy tính, chúng ta sẽ có những câu trả lòi khó hiểu. Bởi rõ ràng là chúng ta không thể đòi hỏi một người không có một tí kỹ năng nào lập trình máy tính. Do đó chúng ta dành rất nhiều tiền và thòi gian để gửi ngưòi đó đến trường và học cách lập trình máy tính. Chúng ta đối xử vói máy tính bằng sự kính trọng đến thành sùng bái. Những con người máy tính dự đoán rằng những cái máy tính vĩ đại nhất có trí thông minh tưong đương vói một con côn trùng có tên là sâu tai (sâu tai vốn không hề nổi tiếng vói trí thông minh của mình) Giờ thì hãy xem xét một cái máy tính lạ thường, bộ não của một đứa trẻ, nặng khoảng I.4kg và có khả năng lớn gấp mười lần cơ quan lưu trữ văn thư của Mỹ. Chiếc máy tính vận hành cùng cơ sở vói bộ não con người và tất nhiên, được tạo ra dựa trên bộ não con người. Cho đến giờ phút này, máy tính đã làm được rất nhiều điều nhưng vẫn chỉ là một bản sao rất kém của bộ não con người. Người có bộ não không có tí dữ liệu nào được gọi là một kẻ ngốc.
  48. Không có dữ liệu, con người không có trí thông minh. Một ví dụ nữa có thể làm rõ vấn đề này. Hãy tưởng tưựng bạn đang đọc cuốn sách này trong phòng khách. Hãy tưởng tưựng tại thòi điểm này một đám cháy bắt đầu bùng lên từ dưới tầng hầm nhà bạn. Bạn chắc chắn không nên tiếp tục đọc cuốn sách khi nhà bạn đang cháy. Chỉ có một việc thông minh cần làm lúc này là đặt nó xuống hoặc gọi cho nhân viên cứu hỏa, hoặc cả hai. Nếu bạn tiếp tục đọc cuốn sách, bạn đang hành động thiếu sáng suốt. Câu hỏi: Làm thế nào để bạn biết đưực rằng không hề có một ngọn lửa nào đang bắt đầu lan trong nhà bạn? Rõ ràng chúng ta không thể có những hành động thông minh nếu không có dữ liệu. Bộ não của con người thông minh hon tất cả các máy tính gộp lại cho dù nó hoạt động theo cùng nguyên tắc. Vói một số lưựng nhỏ dữ liệu, chúng ta sẽ có rất ít kết luận. Vói một số lưựng dữ liệu trung bình, chúng ta sẽ có một số lưựng kết luận trung bình. Vói một lưựng lớn dữ liệu chúng ta sẽ có một số lưựng lớn kết luận. Nếu chúng là những dữ liệu có liên quan đến nhau, số lưựng kết luận sẽ nhiều đến ngoạn mục. Chúng ta cũng có những yêu cầu như những gì máy tính yêu cầu. Nếu nhập những dữ liệu vô nghĩa vào bộ não của một đứa trẻ, chúng ta sẽ nhận lại những kết luận vô nghĩa. Để liên hệ vói cách trình bày dữ liệu này vói những đứa trẻ chúng tôi muốn liên hệ vói một thực tế riêng lẻ là một "bỉt" thông minh, thay vì một bít thông tin. Một "bỉt" thông minh phải: 1. Chính xác 2. Riêng biệt 3. Cụ thể Chúng ta có thể làm gì vói 30 giây? Chúng ta không thể làm gì vói 30 giây? Hãy quan sát những việc khác nhau mà các bậc cha mẹ có thể làm trong
  49. 30 giây. Một đứa trẻ nhìn ra ngoài cửa sổ và nói: "Cái gì kia?” Lira chọn số 1: Chúng ta có thể nói: "Xin lỗi con, mẹ đang phải nấu bữa tối.” Bạn sẽ mất ít nhất là 30 giây để thoát khỏi một đứa trẻ để đưa ra câu trả lòi đó. Lựa chọn sô' 2: Chúng ta có thể nhìn qua cửa sổ và nói: "Đó là một con gâu gâu.” Bạn sẽ mất ít nhất 30 giây để đưa ra câu trả lòi đó. Trong số tất cả những cách ngớ ngẩn mà cha mẹ đã dùng để làm lãng phí thòi gian và bộ não quý giá của một đứa trẻ, có cách ngớ ngẩn nhất là đã dạy trẻ những điều xa ròi thực tế sau đó sẽ cho trẻ một trận nên thân nếu trẻ tỏ ra không hiểu và không nghe lòi. Chúng ta sử dụng những từ ngữ xa ròi thực tế để miêu tả chó, mèo, chim, lựn, sự chuyển động, co* quan sinh dục và những thứ khác Hãy xem xét số lưựng những từ có cùng ý nghĩa là "dương vậ t" mà chúng ta đã dạy trẻ. Thế còn sẽ thế nào nếu dạy đúng ngay từ đầu rằng đó là dương vật? Đó thực sự không phải là một từ xấu. Lựa chọn sô' 3: Chúng ta có thể sử dụng 30 giây để nói: "Đó là con chó.” Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là một câu trả lòi chính xác. Từ "chó" không rõ ràng, nó không riêng biệt và quá mơ hồ. Nếu ai đó nói từ "chó" vói 100 người khác nhau, sẽ có 100 hình ảnh khác nhau xuất hiện trong tâm trí, từ một con chó nhỏ bé màu nâu đến một gã chó khổng lồ đen sì, từ một ngưòi bạn nhỏ đáng yêu đến một mối đe dọa khủng khiếp. Lựa chọn sô' 4: Chúng ta có thể nói: "Đó là một chú chó Thụy Sĩ.”
  50. Và chúng ta đã cho đứa trẻ một thông tin giá trị, chính xác, riêng biệt và cụ thê trong vòng 30 giây. Lựa chọn số bốn là một câu trả lòi tốt và nó đã đáp ứng đưực các yêu cầu. Thật đáng buồn khi chúng ta luôn thành thạo trong việc nhập những thông tin hết sức rõ ràng vào một cái máy tính nhưng lại nhập vào bộ não của trẻ những thông tin nhập nhằng, mơ hồ và thường không phải là sự thật. Hãy nhớ, não trẻ không giống như một cái máy tính. Chúng ta không thể dễ dàng xóa bỏ những thông tin đã được nhập vào não trẻ. Chúng sẽ ở đó và trở thành phản ứng đầu tiên khi được gựi lại. Và dù dữ liệu đó là sự thật hay không phải là sự thật thì nó vẫn sẽ tồn tại trong não trẻ. Mặt trăng đưực làm bằng gì? Có phải tôi đang nghe thấy bạn nói: "bằng miếng pho mát màu xanh"? Nếu bạn không nói thế, hẳn bạn không phải là con cháu của người Anh. Đó là một lòi nói dối của người Anh. Những đứa trẻ khác sẽ nhận được những lòi nói dối của người Tây Ban Nha, người Pháp, người Ý hay người Nhật Liệu đó có phải là điều mà bạn có thể làm trong vòng 30 giây? Thậm chí nếu bạn sử dụng phương pháp thứ tư hoặc một phương pháp của riêng bạn, đó cũng mói chỉ là điểm khởi đầu. Từ ngữ là dữ liệu, con số là dữ liệu và các bức tranh là dữ liệu, đặc biệt nếu chúng rõ ràng, riêng biệt và không mơ hồ, và, tất nhiên, đã là dữ liệu, nó phải đúng. Trong những chương tập trung vào chủ đề đọc, làm toán và những kiến thức phổ thông tiếp theo, chúng tôi sẽ nói vói bạn chính xác rõ ràng, riêng biệt và không mơ hồ có nghĩa là gì cũng như cách để tạo ra một tài liệu để trình bày vói trẻ. Bây giờ, chỉ cần nói rằng, phần lớn các dữ liệu phổ thông đều được trình bày trong những tấm thẻ có kích thước 28x28cm và trên mỗi tấm bảng là một bức tranh rõ ràng về thứ sẽ được trình bày. Đó có thể là một loại chó, chim, côn trùng hay là Tổng thống Mỹ, một môn nghệ thuật
  51. hay vô số các chủ đề khác. Bây giờ, hãy xem chúng ta có thể làm gì vói 30 giây được chia thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 10 giây và trong ba ngày liên tiếp. Trong vòng 10 giây một bà mẹ có thể cho con của cô ấy, vói điều kiện là đứa bé đã quen vói phưong pháp này, xem 10 bức tranh. Ngưòi mẹ làm càng nhanh, đứa trẻ sẽ học càng nhanh. "Chim son ca” "Thánh Bernard” "Cái lúc lắc” "Tổng thống Kennedy” "Nước Tanzania” "Beethoven” "Cừ Brazil” "Tù và Pháp” Mưòi giây - mưòi dữ liệu. Nếu người mẹ làm việc đó trong ba ngày liên tiếp, sử dụng mỗi tấm bảng một giây, đứa trẻ sẽ có đưực 10 dữ liệu rõ ràng và rất tuyệt vòi đưực chứa trong bộ nhó* vĩnh cửu của nó. Vậy - trong 30 giây chúng ta có thể đưa cho chúng 10 dữ liệu tuyệt vòi thay vì nói: "Mẹ đang bận" hay "con gâu gâu.” Đó có phải là điểm kết thúc? Trên thực tế, nó gần như vẫn chỉ là điểm bắt đầu. Để có đưực bức tranh hoàn chỉnh và rõ ràng hon, bạn có thể xem xét ví dụ sau. Giả sử một đứa trẻ 2 tuổi, hoàn toàn bình thường chưa bao giờ nhìn thấy một con chó trong đòi.
  52. Bây giờ bạn sẽ có một trong số các bài giảng 10 giây mà bạn rất thích. Bạn hãy chuẩn bị 10 tấm thẻ "bit" thông minh, mỗi tấm có một bức tranh rõ ràng và chuẩn mực về một loại chó. 10 tấm thẻ này sẽ khác so vói 10 tấm thẻ trước bửi tất cả đều vẽ các con chó. Nói ngắn gọn, đó là 10 dữ kiện có liên quan. Chúng giống như 10 cái bút chì có 10 màu khác nhau. Dưói đây là cách bạn sẽ sử dụng 10 tấm thẻ vói 10 bức tranh về các loại chó khác nhau. "Bobby này, đây là 10 bức tranh về các giống chó.” "Giống chó Dachshund" "Giống chó St. Bernard” "Giống chó Labrador Retriever” "Giống chó Schnauzer” "Giống chó Cocker Spaniel" "Giống chó chăn cừu Đức” "Giống chó Boxer” "Giống chó Doberman Pinscher” "Giống chó Samoyed" "Giống chó Bắc Kinh” 10 giây trong ba ngày liên tiếp, là 30 giây. Bây giờ hãy ra phố cùng vói Bobby, một cậu nhóc chưa từng nhìn thấy một con chó thật trên đòi và bạn sẽ nhìn thấy một con chó săn, liệu có ai nghi ngờ một chút nào về việc Bobby sẽ chỉ một cách đầy hứng thú và reo lên: "Mẹ oi, mẹ oi, con CHÓ kìa.” Đừng nghi ngờ. Cậu bé sẽ làm thế. Nhưng tất nhiên cậu sẽ không nói: "Chó săn.”
  53. Cậu chưa bao giờ nhìn thấy hoặc nghe nói về loại chó đó. Cậu đã học về chúng rất tốt. Nhưng làm thế nào cậu bé có thể nhận ra con chó này, thậm chí là một con chó? Bạn đã dạy cậu nhóc 10 con chó. Cậu biết tất cả những gì mà các loại chó đều có. Chúng có bốn chân, đầu, tai, lông Cậu cũng biết rằng chó có nhiều màu sắc khác nhau, kích thức và độ dài tai, đuôi khác nhau, lông xù, lông mượt Bạn đã cho cậu bé xem 10 loại chó và giờ đây cậu đã kết họp và sắp xếp lại chúng. Bạn có thấy kinh ngạc? Đầu cậu bé có sức để chứa bằng đấy thứ ư? Hãy nhớ cậu bé có khả năng lưu trữ một trăm hai mưoi lăm nghìn tỉ dữ liệu. Hãy nhớ não của cậu bé phát triển khi nó đưực sử dụng. Bạn có thể sẽ nói: "Nhưng chắc chắn là cậu nhóc chưa bao giờ sử dụng hết 3.628.800 sự kết họp mà cậu có thể tạo ra vói mười chú chó.” Có thể không. Nếu bạn nói vói chúng tôi cậu bé sẽ sử dụng bao nhiêu sự kết họp và đó là những sự kết họp nào, có thể chúng tôi sẽ tìm đưực cách để chỉ dạy cậu những cái đó. Nhưng tại sao chúng ta lại phải giói hạn cậu? Bạn đã bao giờ mua một quyển từ điển hoặc một cuốn bách khoa thư. Bạn đã thực sự xem xét bao nhiêu dữ liệu được trình bày trong đó? Một nghìn? Tại sao bạn không mua một cuốn sách có một nghìn dữ liệu mà bạn đã sử dụng? Bạn đã bao giờ đi ra khỏi căn nhà noi bạn giữ cuốn từ điển hoặc bách khoa thư đó và ước gì mình có nó? Bạn muốn có một cuốn bách khoa thư trong đầu của mình đến mức nào, đặc biệt là khi biết rằng não phát triển nhờ đưực sử dụng. Liệu nó có đồng nghĩa vói việc nếu bạn có một số lưựng lón các dữ liệu trong đầu, bạn có thể sử dụng tất cả các dữ liệu đó? Tất nhiên là không. Tất cả chúng ta đều đã từng gặp những người có những cái đầu đầy dữ liệu nhưng lại không biết phải làm thế nào để có thể không bị ưứt khi đi dưói
  54. tròi mưa? Nhưng nó không hề thay đổi một thực tế rằng mức độ thông minh của chúng ta sẽ bị giói hạn bởi số lưựng dữ liệu mà chúng ta có trong đầu. Chúng ta chỉ mói bắt đầu nói về việc làm thế nào. 1. Hãy tóm tắt những gì bạn có thể làm trong vòng 30 giây. Để trả lòi câu hỏi ban đầu của trẻ, chúng ta có thể: Nói vói cậu bé rằng chúng ta đang bận để tránh phải trả lòi câu hỏi. 2. Nói vói cậu bé rằng đó là một con gâu gâu. 3. Nói vói cậu bé rằng đó là một con chó. 4. Nói vói cậu bé rằng đó là giống chó Thụy Sĩ. 5. Dạy cho cậu bé 10 dữ liệu tuyệt vòi. 6. Dạy cho cậu bé 10 dữ liệu có liên quan đến nhau. Nếu bạn chọn phưong án thứ sáu, bạn sẽ cho cậu bé 3.628.800 cách để kết họp và hoán vị 10 dữ liệu đó, và phát triển bộ não của cậu theo quy trình. Bằng cách này, giờ đây cậu bé có 11 dữ liệu. Cậu biết một họ động vật có tên là chó, cũng giống như dòng họ nhà cậu có tên là Smith. Đó là những gì mà bạn có thể làm trong 30 giây. Bạn thấy thế nào? Tốt chứ?
  55. / Dạỵ trẻ thê nào? Cha mẹ chúng ta vốn là thự làm gốm, trong khi đó trẻ chính là đất nặn. WINIFRED SACKVILLE STONER Nhà giáo dục nổi tiếng người Mĩ Phần lón các tài liệu hướng dẫn đều bắt đầu bằng những câu nói đại loại như, nếu bạn không thực hành chính xác theo các hướng dẫn trong tài liệu, tài liệu sẽ không có tác dụng. Ngược lại, sẽ hoàn toàn đúng đắn nếu nói rằng cho dù bạn có kém cỏi thế nào trong việc dạy trẻ cách đọc, làm toán và những kiến thức phổ thông, nó chắc chắn sẽ học đưực nhiều hon so vói việc bạn chả dạy nó tí nào. Vậy, đây là một trò choi mà cho dù bạn có kém cỏi đến thế nào, bạn cũng sẽ chiến thắng. Tuy nhiên, trong trò choi dạy học này, bạn càng thông minh, trẻ càng học nhanh và tốt hon. Hãy cùng chúng tôi xem lại những đặc điểm quan trọng của trẻ trước khi thảo luận về cách để dạy chúng. 1. Khi 5 tuổi, một đứa trẻ có thể dễ dàng hấp thụ một lượng kiến thức khổng lồ. Nếu nó nhỏ hon 5 tuổi, mọi thứ sẽ dễ dàng hon. Nếu nó nhỏ hon bốn tuổi, mọi thứ còn dễ dàng và hiệu quả hon nữa, nhỏ hon 3 tuổi, dễ dàng và hiệu quả hon nữa và giai đoạn trước khi trẻ 2 tuổi là giai đoạn dễ nhất và hiệu quả nhất trong số tất cả các giai đoạn trên. 2. Một đứa trẻ nhỏ hon 5 tuổi có thể chấp nhận thông tin ở một tỷ lệ đáng kinh ngạc. 3. Trước 5 tuổi, một đứa trẻ càng tiếp nhận nhiều thông tin, nó càng ghi nhớ đưực nhiều trong số những thông tin đó.
  56. 4- Một đứa trẻ nhỏ hon 5 tuổi có một nguồn năng lưựng khổng lồ. 5. Một đứa trẻ nhỏ hon 5 tuổi có khao khát đưực học vô cùng mãnh liệt. 6. Một đứa trẻ nhỏ hon 5 tuổi có thể học bất cứ cái gì nếu bạn có thể dạy chúng theo một cách chân thành, thực tế và hấp dẫn. Một đứa trẻ nhỏ hon 5 tuổi muốn đưực học bất cứ cái gì theo cách đó. 7. Tất cả những đứa trẻ nhỏ đều là những thiên tài về ngôn ngữ. 8. Một đứa trẻ nhỏ hon 5 tuổi có thể học ngoại ngữ rất tốt và nó có thể học rất nhiều thứ tiếng khác nhau, phụ thuộc vào số lưựng ngoại ngữ mà nó đưực dạy. Cuốn sách này bao gồm ba phần chính giúp phát triển trí tuệ: đọc, kiến thức phổ thông và làm toán. Phần đầu tiên là phần đọc và trong số ba phần thì phần này là quan trọng nhất. Đọc là một trong số những chức năng cao nhất của bộ não ngưòi - trong số tất cả các loài vật trên trái đất, chỉ có con người biết đọc. Đọc là một trong số những chức năng quan trọng nhất trong cuộc sống, khi mà việc học tất cả những điều khác đều phụ thuộc vào khả năng đọc. Bạn nên bắt đầu vói việc đọc. Một khi bạn đã đọc tốt, hãy bắt đầu vói việc tìm hiểu những kiến thức phổ thông. Không có dữ liệu, không có trí thông minh. Bạn nên bắt đầu vói những kiến thức phổ thông bằng việc phát triển một vài loại thẻ "bỉt" thông minh. Khi việc này phát triển tốt và bạn đã sẵn sàng vói một lĩnh vực mói, bạn có thể bắt đầu chưong trình học Toán. Như bạn sẽ thấy, toán học thực sự là một nhánh tự nhiên của bất cứ chưong trình nhận thức tốt nào kể từ khi bạn bắt đầu vói những tấm thẻ "bỉt" thông minh toán học - những tấm thẻ chấm. Mục đích của chưong này là liệt kê những nguyên tắc cơ bản để có thể dạy tốt. Những nguyên tắc này được ứng dụng trong việc đọc, việc tìm hiểu những kiến thức phổ thông và trong việc làm toán, cũng như khi dạy bất cứ điều gì mà bạn mong muốn được dạy con mình.
  57. Chúng ta là sản phẩm của nền giáo dục cũ và đôi khi trong lúc dạy bọn trẻ, chúng ta không hề ý thức đưực rằng mình đã mắc một sai lầm mà trước đây chính những sai lầm đó đã khiến chúng ta vô cùng khổ sở. Trường học thường sắp xếp đê bọn trẻ thất bại. Tất cả chúng ta đều nhớ những dấu X to đùng màu đỏ trước tất cả những câu trả lòi sai. Những câu trả lòi đúng thì chả ai đánh dấu gì cả. Các bài kiểm tra thường có mục đích khám phá ra điều không biết của chúng ta thay vì những gì chúng ta biết. Dưói đây là những hướng dẫn - nền tảng của việc dạy tốt - để giúp bạn thành công. Độ tuổi để bắt đầu dạy Bạn có thể thực sự bắt đầu quy trình dạy con từ khi trẻ vừa đưực sinh ra. Hãy nói chuyện vói đứa trẻ sơ sinh - điều này giúp phát triển thính giác. Chúng ta cũng có thể cung cấp cùng một loại thông tin đến thị giác bằng cách dạy chúng đọc sử dụng những tấm thẻ đọc, dạy chúng kiến thức phổ thông bằng cách sử dụng thẻ "bit" thông minh, hoặc dạy chúng làm toán bằng cách sử dụng những tấm thẻ chấm. Tất cả những việc làm này đều giúp phát triển thị giác của trẻ. Có hai điểm quan trọng sẽ ảnh hưởng đến việc dạy con của bạn: 1. Thái độ và cách tiếp cận của bạn. 2. Kích thước và sự sắp xếp của các giáo cụ. Thái độ và cách tiếp cận của cha mẹ Nếu bạn muốn dạy con mình học, hãy tiến lên và lao vào. Tắt điện thoại của bạn đi và đặt một tấm biển đề: "Xin giữ trật tự - chuyên gia mẹ đang làm việc - đừng làm phiền" trước cánh cửa đã đóng nhà bạn. Nếu bạn muốn trở thành một ngưòi mẹ chuyên nghiệp, bạn sẽ được tham gia vào một nghề nghiệp lâu đòi nhất và đáng kính trọng nhất trên thế giói. Nếu bạn tin rằng dạy dỗ con cái là một đặc quyền của mình, hãy sẵn sàng để hưởng đặc quyền đó. Nếu bạn không thích ý tưởng về việc dạy con mình, trên thực tế, nếu
  58. bạn cảm thấy đó là trách nhiệm, đừng có dạy con bạn. Nó sẽ không hiệu quả. Nếu bạn không thích làm việc đó, con của bạn cũng sẽ không thích. Điều này đúng vói tất cả mọi người. Học là một thử thách vĩ đại nhất trong cuộc sống. Học là một khao khát, một việc quan trọng và cũng là một việc không thể tránh được. Và, trên tất cả, học là một trò choi thú vị nhất và cũng là trò choi kích thích nhất. Trẻ tin điều đó và sẽ luôn luôn tin điều đó - trừ khi chúng ta thuyết phục nó rằng đó không phải là sự thật. Nguyên tắc đâu tiên là cả bô' mẹ và trẻ đêu phải thấy hứng thú vód việc học và coi đó như một trò chod thú vị. Các nhà giáo dục và các nhà tâm lý học, những người đã nói rằng chúng ta không đưực dạy trẻ học vì như thế là ăn cắp tuổi thơ của trẻ bằng cách buộc trẻ phải học, đã không hề nói gì vói chúng ta về thái độ của bọn trẻ đối vói việc học - nhưng họ thực sự đã nói cho chúng ta biết rất rõ thái độ của họ đối vói việc học. Các bậc cha mẹ không bao giờ được quên rằng học là một trò choi thú vị nhất - nó không phải là một công việc. 1. Học là phần thưởng, không phải là hình phạt. 2. Học là một niềm vui thích, không phải là một việc vặt. 3. Học là một đặc quyền, không phải là sự phủ nhận. Các bậc cha mẹ cần luôn luôn nhớ điều đó và không bao giờ được phép làm bất cứ điều gì để phá hủy thái độ tự nhiên này của trẻ. Có một quy luật dự phòng để đảm bảo an toàn mà bạn không bao gỉừ được phép quên. Đó là nếu bạn không có đưực một khoảng thòd gian tuyệt vòd thì con của bạn củng thế- dừng lại. Bạn đang làm một công việc sai tầm. Hãy thư giãn. Đây là một trò choi rất thú vị. Thực tế là nó sẽ mang lại những thay đổi quan trọng ở con nên bạn đừng lo lắng. Bạn và con mình
  59. chẳng có gì để mất và có mọi thứ để đạt được. Là giáo viên của con, bạn nên chắc chắn rằng bạn ăn và ngủ đủ để cảm thấy thư giãn và yêu quý bản thân. Cảm giác căng thẳng thường là kết quả của sự mệt mỏi, cảm thấy mọi thứ rối tung hoặc không xác định đưực mục đích của những việc mình đang làm. Vì lựi ích của con cái, bạn có thể sẽ phải quan tâm đến bản thân mình hon là trước khi bạn có con. Tôn trọng và tin tir&ng Trẻ tin bạn, thường là tin một cách hoàn toàn và tuyệt đối. Hãy tin tưởng trẻ. Trẻ sẽ cảm nhận đưực sự tôn trọng và tin tưởng trong thái độ, hành động và biểu hiện của bạn. Mong muốn được học của trẻ lón hon bất cứ mong muốn nào trên đòi. Hãy cho trẻ cơ hội được học như một đặc quyền mà trẻ có được. Nhũng gì bạn đang dạy con mình đều vô cùng quý giá. Kiến thức không có giá trị, bởi nó vô giá. Một lần, một người mẹ đã hỏi chúng tôi: "Liệu tôi có nên hôn con mình sau khi dạy nó một cái gì đó?” Tất nhiên là một người mẹ nên hôn con mình, bất cứ khi nào mình muốn, càng nhiều càng tốt. Nhưng câu hỏi trên cũng giống như câu hỏi: "Liệu tôi có nên hôn cậu bé sau khi tôi vừa hôn nó?” Việc học cũng giống như một kiểu hôn khác. Giờ đây bạn có một cách khác để gây ảnh hưởng - tôn trọng. Mỗỉ tấn bạn dạy m ột đứa trẻ, hầy nghĩ nhir mình đang trao n ó m ộ t c á i ô m h a y m ộ t c ả i hôn. Việc dạy dỗ nên là một phần của tất cả mọi việc bạn làm vói con mình.
  60. Việc dạy học bắt đầu khi đứa trẻ ngủ dậy và sẽ không kết thúc cho tói tận khi nó có vẻ buồn ngủ. Khi bắt đầu chương trình của mình, bạn nên tin tưởng một cách tuyệt đối rằng đứa trẻ sẽ tiếp thu đưực tất cả những gì bạn dạy nó. Tất nhiên là nó biết bạn đã nói và chỉ cho nó cái gì. Bạn đã có những nỗ lực đáng kể để làm cho mọi thứ mà bạn dạy nó trở nên đẹp đẽ và rõ ràng, đáng quý, độc lập và không mơ hồ. Liệu trẻ có thể biết điều gì ngoại trừ điều đó? Nó có vẻ như quá đon giản vói trẻ. K h ỉ có sụ* d o d ự - h ã y cá Cĩvực vón. con củ a b ạn Nếu bạn nghĩ rằng bạn luôn là ngưòi chiến thắng thì có một điều còn quan trọng hon, đó là trẻ cũng sẽ nghĩ như vậy. Cả thế giói đang đánh cược vói một đứa trẻ, đánh cưực rằng nó không hiểu, đánh cưực rằng nó không nhớ, đánh cược rằng nó không nắm đưực vấn đề. Đứa trẻ của bạn không cần thêm một người nào trong cái đội ngũ đó nữa! Luôn luôn nóỉ vón trẻ sự thật Con của bạn đưực sinh ra vói suy nghĩ rằng tất cả mọi điều bạn nói đều là sự thật. Đừng bao giờ khiến nó phải nghĩ khác đi dù vì bất cứ lý do gì. Đừng có cho phép bất cứ ai nói vói nó bất cứ điều gì ngoài sự thật. Lý do để làm điều này hẳn đã rất rõ ràng. Bởi vì bạn đã thể hiện sự tôn trọng vói trẻ, chỉ có một điều duy nhất đúng là trẻ nên tôn trọng lại bạn. Nếu bạn luôn nhất quán, trẻ sẽ tôn trọng bạn. Nếu bạn không nhất quán, nó có thê sẽ yêu quý bạn nhưng không bao giờ tôn trọng bạn. Điều này còn lấy đi của trẻ niềm vui thích đưực học. Khỉ trẻ hỏi bạn m ột cảu hỏi, hãy trả lòn chẵn thành, thực tế vón tấ t cả sụ* n h iệ t tìn h . Trẻ sẽ nhanh chóng đi đến một kết luận là bạn có mọi câu trả lòi. Trẻ sẽ nhìn nhận bạn như một nguồn thông tin. Trẻ đúng. Bạn là một nguồn
  61. thông tin dành cho trẻ. Khi trẻ tin tưởng bạn như một ngưòi tài giỏi lỗi lạc, nó sẽ thường xuyên hỏi bạn những câu hỏi khó. Nếu bạn biết câu trả lòi, hãy trả lòi trẻ. Đừng có làm trẻ thất vọng nếu có thể. Nếu bạn không biết câu trả lòi, hãy nói vói trẻ rằng bạn không biết. Sau đó dành thòi gian để tìm câu trả lòi. Đùng ngại thể hiện quan điểm của riêng bạn Bạn là mẹ của trẻ, và mặc dù trẻ luôn mong đựi bạn đưa cho nó những dữ kiện thực tế, nhưng nó cũng cần và muốn biết đưực quan điểm của bạn. Nó sẽ nhanh chóng hiểu khi nào thì bạn đang đưa cho nó một dữ liệu khó hiểu và khi nào thì bạn đang thể hiện quan điểm của riêng bạn, vói điều kiện là bạn có thể tách bạch giữa hai hành động. Hãy nh& một điêu rất quan trọng là bạn không chỉ đon giản là dạy đứa trẻ tất cả nhũng gì nó cần biết trên thếgỉód này mà còn dạy cả ông bà nó cách dạy nó. Đó là một suy nghĩ khiêm nhường. Th&i điểm tố t n h ất đ ể dạ y Các bà mẹ không bao giờ nên choi trò choi này trừ khi cả mẹ và trẻ đều cảm thấy vui vẻ và khỏe mạnh. Nếu con trẻ đang cảm thấy mệt mỏi, đói hay chán nản thì đây chắc chắn không phải lúc để bắt đầu chưong trình học. Việc bị đau và sâu răng thường xuyên xảy ra vói trẻ. Không bao giờ dạy trẻ khi nó đang ở trong giai đoạn này. Sẽ thật là sai lầm nếu bạn nghĩ rằng mình có thể dạy một ai đó học khi họ đang ốm, mệt hay bị đau. Nếu trẻ không khỏe, hãy tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết tình trạng đó. Nếu mẹ đang cáu kỉnh hoặc cảm thấy không khỏe, đây không phải là thòi điểm tốt để thực hiện chưong trình. Môi trường tốt nhất Tạo một không gian đủ thoáng và yên tĩnh để mẹ và trẻ không bị xao
  62. nhãng bởi hình ảnh, âm thanh và các yếu tố khác. Tắt ti vi, đài khi bạn dạy trẻ. Tạo một khu vực không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ máy giặt, máy born hay các âm thanh khác trong nhà. Khoảng không gian này sẽ thành khu vực dạy học chính của bạn. Quãng thòd gian tốt nhất Hãy chắc chắn rằng thòi gian bạn dành để choi trò choi này là rất ngắn. Đầu tiên bạn chỉ nên choi vài lần một ngày và mỗi lần trong vài giây. Đê quyết định xem khi nào nên kết thúc một bài học, cha mẹ nên luyện tập trước. Luôn luôn dùng lại tnư&c khỉ đứa trẻ muốn dùng lại Cha mẹ cần phải biết trẻ đang nghĩ gì trước khi trẻ nhận ra điều đó và phải dừng lại. Luôn luôn đưa ra ít tài liệu hon những gì trẻ mong muốn đưực xem. Trẻ phải luôn cảm thấy rằng bạn là một người bủn xỉn vói chưong trình của nó. Không bao giờ là đủ, cho nên, trẻ lúc nào cũng muốn nhiều hon. Tất cả những đứa trẻ, nếu đưực cho phép, đều sẽ tự nhồi nhét mọi thứ cho mình. Đó là lý do tại sao bạn luôn phải nghe chúng khóc lóc và gào thét: "Nữa đi", "Một lần nữa thôi." Đó chắc chắn là dấu hiệu của thành công. Và bạn có thể duy trì thành công của mình bằng cách không cho chúng thỏa mãn những yêu cầu đó (ít nhất là ngay lập tức). Hành động chuyên chế dành cho trẻ nhỏ có thể được sử dụng ở đây. Khi bạn sử dụng hành động này, hãy nhớ, bạn là mẹ của trẻ đồng thòi là giáo viên của những tấm thẻ "bít" thông minh và các tấm thẻ đọc Đùng cho phép trẻ tạo động lực cho chưong trình của bạn - đó là trách nhiệm của bạn. Trẻ sẽ không có quyết định sáng suốt - bạn mói là người có khả năng đó. Trẻ là học sinh tốt nhất trên thế giói nhung bạn là giáo viên tốt nhất của trẻ. Hãy hứa là sẽ trở lại trong vòng năm phút. Yêu cầu trẻ hoàn thành một vài việc cần hoàn thành đầu tiên, sau đó bạn có thể choi trò choi học một
  63. lần nữa. Nếu bạn luôn luôn dừng lại trước khi trẻ muốn dừng, nó sẽ cầu xin bạn cho choi trò choi học và bạn sẽ ủng hộ thay vì phá hủy mong muốn tự nhiên của trẻ - mong muốn đưực học. Phirong pháp dạy Cho dù là bài học có phần đọc từ đon, các tấm thẻ "bỉt" thông minh hay các tấm thẻ học Toán, lòng nhiệt tình là chìa khóa. Đừng tỏ ra khôn ngoan vói trẻ. Nói vói trẻ bằng giọng to, rõ và dễ chịu để truyền cảm hứng vói tất cả cảm giác hào hứng mà bạn thực sự cảm thấy. Sẽ tốt hon nếu trẻ có thể nghe bạn một cách dễ dàng và cảm nhận đưực lòng nhiệt tình của bạn. Nếu bạn có một giọng nói nhỏ, không thể hiện sự hào hứng, hãy thay đổi. Tạo ra sự nhiệt tình trong giọng nói của bạn và trẻ sẽ tiếp thu nó như một miếng bọt biển. Trẻ muốn đưực học và chúng học rất nhanh. Do đó bạn nên cho trẻ xem các tài liệu mà bạn đã chuẩn bị sẵn càng nhanh càng tốt. Chúng ta, nhũng người lón, thường làm mọi việc hết sức chậm rãi cho trẻ. Đó thực sự là hành động khiến trẻ cảm thấy chán ngắt. Thông thường chúng ta mong muốn trẻ ngồi im, nhìn chằm chằm vào tài liệu mà chúng ta cho trẻ xem và trông như thể nó đang rất tập trung vào các tài liệu đó. Chúng ta thực sự mong muốn trẻ trầm tư để thể hiện rằng nó đang thực sự học. Nhung trẻ không nghĩ rằng học là m ột công việc tẻ nhạt Khi bạn cho trẻ xem những tấm thẻ, hãy làm nhanh hết sức có thể. Bạn sẽ càng ngày càng chuyên nghiệp hon khi làm việc này. Luyện tập trước vói bố của trẻ cho đến khi bạn cảm thấy thật thoải mái. Việc phóng to tài liệu giảng dạy của bạn lên là một việc vô cùng quan trọng đối vói thành công của bạn. Tốc độ và cảm giác thích thú có mối liên hệ mật thiết vói nhau trong quá trình học.
  64. Bất cứ thứ gì đẩy nhanh tốc độ của quy trình cũng làm tăng cảm giác thích thú. Bất cứ thứ gì làm chậm tốc độ của quy trình cũng làm giảm cảm giác thích thú. Một bài học chậm chạp là một bài học thất bại. Nó luôn là một sự sỉ nhục vói khả năng học của trẻ. Giáo cụ cần phải đưực thiết kế thật to và thật rõ để bạn có thể cho trẻ xem rất nhanh và trẻ có thể nhìn chúng rất nhanh. Đôi lúc khi đẩy nhanh tốc độ ngưòi mẹ có một chút khuynh hướng trở thành cái máy và mất đi lòng nhiệt tình cũng như sự du dưong trong giọng nói của mình. Bạn hoàn toàn có thể giữ đưực lòng nhiệt tình và những âm thanh mang ý nghĩa tốt đẹp đồng thòi đẩy nhanh tốc độ dạy cùng một lúc. Bạn cần phải làm đưực điều này vì nó rất quan trọng. Sự hào hứng và thích thú đưực học của trẻ liên quan mật thiết vói ba điều sau: 1. Tốc độ giáo cụ đưực trưng bày. 2. Số lượng giáo cụ mói. 3. Thái độ hào hứng của người mẹ. Tốc độ càng nhanh, giáo cụ càng nhiều, người mẹ càng hào hứng trẻ học càng nhanh. Bản thân tốc độ đã có thể tạo ra sự khác biệt giữa một bài học vô cùng thành công và một bài học quá chậm chạp đối vói đứa trẻ thông minh và đầy nhiệt huyết của bạn. Trẻ không nhìn chăm chú. Chúng không cần thiết phải nhìn chăm chú - chúng thẩm thấu và chúng làm việc đó ngay lập tức, giống như những miếng bọt biển. Giód thiệu nhũng tài liệu rn&i Thông tin mói là gia vị của mọi chưong trình. Đó là thành phần dễ bị
  65. bỏ sót nhất của thành công. Khi mà lưựng thông tin mói rất phong phú, dồi dào, bạn và trẻ sẽ luôn trong trạng thái hào hứng. Sẽ không bao giờ có đủ giờ trong một ngày và đủ ngày trong một tuần để học. Thế giói của trẻ sẽ ngày càng được mở rộng. Đó chính là những gì mà trẻ đang phấn đấu, mỗi ngày trong cuộc sống của mình. Chúng ta, những người trưởng thành, lớn lên trong cái thế giói đã dạy chúng ta rằng mỗi người cần phải nhớ đưực 20 dữ kiện một cách hoàn hảo. Chúng ta thường xuyên rèn luyện. Chúng ta phải học 100% và chắc chắn là sẽ bị kiểm tra. Vói phần lớn trong số chúng ta, quá trình thường xuyên rèn luyện không ngừng nghỉ vói một lưựng thông tin vô cùng ít ỏi là sự khỏi đầu của việc chúng ta không còn chú ý và quan tâm tói bất cứ chủ đề nào nữa. Thay vì học 100% của 20, tại sao chúng ta lại không học 50% của 2000? Bạn không cần phải là một thiên tài toán học để biết rằng 1000 dữ liệu thì lớn hon 20 dữ liệu rất rất nhiều. Nhưng vấn đề thật sự ở đây không chỉ đon thuần là bọn trẻ có thể học nhiều gấp 50 lần những gì chúng ta cung cấp cho chúng. Vấn đề quan trọng ở đây là điều gì xảy ra khi bạn cho trẻ xem 20 dữ liệu đầu tiên hoặc 1000 dữ liệu đầu tiên. Đây là noi bí mật của việc dạy trẻ ẩn nấp. Trong tình huống đầu tiên, ảnh hưởng của việc giói thiệu 20 dữ liệu đầu tiên (khi đứa trẻ nhìn chúng đến phát ngán cả lên) sẽ khiến chúng không còn hứng thú để học. Đó là nguyên tắc cơ bản đã được tuân theo trong nền giáo dục cũ. Chúng tôi, những người trưởng thành, là những chuyên gia có khả năng nhìn thấy sự thất bại của cách tiếp cận này. Trong tình huống thứ hai, 2000 dữ liệu đầu tiên luôn luôn được trẻ chờ đựi một cách đầy hứng khỏi. Cảm giác vui thích được khám phá và học hỏi một cái gì đó mói mẻ là một dam mê. Tò mò cũng như niềm say mê học tập
  66. vốn đã đưực sinh ra trong mọi đứa trẻ sẽ phát huy cảm giác này. Thật không may, một phưong pháp đóng mọi cánh cửa dẫn đến việc học hỏi, đôi khi là mãi mãi. Thật may, một phưong pháp khác mở cánh cửa đó rộng hon và bảo vệ nó trước sự nỗ lực đóng nó lại trong tưong lai. Trên thực tế, con bạn có thể học nhiều hon 50% những gì bạn dạy chúng. Con số đấy có thể là 80%, thậm chí là 100%. Nhung nếu nó chỉ học có 50% bởi vì bạn cho nó quá nhiều thứ để học, nó hẳn sẽ có một trí óc khỏe mạnh và vui vẻ. Và, sau tất cả, liệu đó có phải là vấn đề? Hãy luôn sẵn sàng để thay đổi cách tiếp cận của bạn. Hãy làm cho mỗi ngày đều trở nên mói mẻ và đầy thú vị. Một đứa trẻ luôn thay đổi mỗi ngày. Có lúc chúng ta lướt nhìn thấy trẻ làm một việc gì đó mà nó chưa tùng làm trước kia. Lúc khác chúng ta lại có cái nhìn sâu sắc vào một vài cách nhìn nhận thế giói mói của trẻ. Cho dù chúng ta có may mắn đưực chứng kiến hay không, khả năng của một đứa trẻ đưực nhân lên hàng ngày. Ngay khi bạn cảm thấy thoải mái vói một phưong pháp dạy, trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy nhàm chán và tự nhiên muốn một cái gì đó tưoi mói hon. Bạn và tôi muốn tìm một con đường mòn và dừng lại một chút ở đó. Nhung trẻ luôn luôn muốn tiến lên. Ví dụ đon giản là thay vì nói: "Ngủ ngon nhé" vói con vào buổi tối, bạn có thể nói: "Tạm biệt.” Niềm vui thích của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc sắp xếp của bạn. Một người mẹ có khả năng sắp xếp tốt sẽ có cảm giác mạnh mẽ về mục đích của những việc mình làm. Người mẹ đó biết chính xác những gì cô đã làm,
  67. cô đã làm nó bao nhiêu lần và đâu là thòi điểm để tiến lên. Cô có nguồn cung cấp thông tin mói tốt và luôn sẵn sàng chờ đến lúc cô cần nó. Những bà mẹ chuyên nghiệp rất có thể sẽ thất bại chỉ bởi vì họ chưa bao giờ dành thòi gian để ngồi xuống và sắp xếp lại bản thân. Một chưong trình hiện đại nhất đưực thực hiện thống nhất và vui vẻ sẽ thành công hon rất nhiều so vói một chưong trình vói kiến thức đã cũ rích. Một chưong trình chỉ có hiệu lực trong thòi gian ngắn và theo cách không thể đoán trước được là một chưong trình không có hiệu quả. Xem đi xem lại một giáo cụ vói tốc độ nhanh là một hành động rất quan trọng để có thể làm chủ nó. Niềm vui thích của trẻ xuất phát từ kiến thức thật sự và nó có thể đạt được một cách tốt nhất vói một chưong trình đưực thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, đôi lúc cũng cần phải dừng chưong trình học lại vài ngày. Sẽ không có vấn đề gì, miễn là việc đó đừng xảy ra quá thường xuyên. Đôi khi việc dừng chưong trình học trong vài tuần thậm chí là vài tháng là cực kỳ quan trọng. Chẳng hạn như, việc một đứa trẻ nữa được sinh ra, việc di chuyển, đi du lịch hoặc ốm có thể là những nguyên nhân chính khiến những hoạt động thường ngày bị gián đoạn. Trong những giai đoạn biến động đột ngột này, việc dừng hoàn toàn chưong trình của bạn là cần thiết. Hãy sử dụng quãng thòi gian này để đọc những tác phẩm kinh điển cho con bạn hay đưa chúng đi thăm sở thú hoặc bảo tàng để xem xét những thứ mà có thể bạn đã dạy chúng ở nhà. Đừng cố gắng để thực hiện một chưong trình theo kiểu nửa vòi trong những giai đoạn này. Nó sẽ khiến bạn và trẻ thất vọng. Khi bạn đã sẵn sàng quay trở lại vói một chưong trình nhất quán, hãy làm bất cứ điều gì phù họp vói bạn một cách nhất quán. Bạn sẽ thấy niềm vui thích và sự tự tin của trẻ phát triển từng ngày. K iểm tra Chúng tôi đã nói rất nhiều về việc dạy dỗ nhưng không nói nhiều về việc kiểm tra. Một lòi khuyên chân thành về chủ đề này là đừng kiểm tra trẻ. Những đứa trẻ đều thích đưực học nhưng lại rất ghét bị kiểm tra.
  68. Kiểm tra đối lập vói việc học. Nó đầy áp lực. Dạy một đứa trẻ đồng nghĩa vói tặng nó một món quà quý giá. Kiểm tra một đứa trẻ có nghĩa là đòi hỏi phải trả công trước. Bạn càng kiểm tra nó, nó càng học chậm hơn và càng ít muốn học hơn. Bạn càng ít kiểm tra nó, nó càng học nhanh hơn và càng muốn học nhiều hơn. Kiến thức là món quà quý giá nhất mà bạn có thể trao cho con của mình. Hãy hào phóng khi cho trẻ kiến thức giống như khi bạn hào phóng cho nó thức ăn. Một bài kiểm tra là gì? về bản chất nó là nỗ lực để tìm ra những gì trẻ không biết. Đó là hành động quyết định hủy hoại trẻ bằng cách nói vói nó: "Con có thể nói câu trả lòi cho bố con được không?” Điều này đặc biệt xúc phạm trẻ bởi nó sẽ nhận thấy chúng ta không hề tin rằng nó có thể học trừ khi nó chứng minh được rằng nó có thê hết lần này đến lần khác. Mục đích của bài kiểm tra là m ột ý định tiêu cực - nó nhằm chỉ ra những đĩêu trẻ không biết. Kết quả của việc kiểm tra là giảm việc học và thái độ sẵn sàng học hỏi. Đừng kiểm tra con bạn và đừng cho phép bất cứ ai kiểm tra con bạn. Vậy một người mẹ cần làm gì? Một người mẹ không muốn kiểm tra con mình, bà muốn dạy nó và muốn cho nó một cơ hội được trải nghiệm niềm vui thích học hành và những thành quả. Do vậy, thay vì kiểm tra con của mình, bà cung cấp những cơ hội được giải quyết vấn đề. Mục đích của m ột co* hội giải quyết vấn đê là cho đứa trẻ có đủ khả năng chứng minh đĩrực những gì nó biết nếu nó muốn làm thế.
  69. Chúng tôi sẽ thảo luận về những phưong pháp khác nhau để đưa ra những cơ hội giải quyết vấn đề khi chúng ta thảo luận về cách thức để dạy trẻ đọc, có được những kiến thức phổ thông hay học làm toán trong những chương tiếp theo. Chuẩn bị giáo cụ Giáo cụ được sử dụng để dạy trẻ khá đơn giản. Chúng được dựa trên rất nhiều năm làm việc của một đội gồm rất nhiều thành viên nghiên cứu sự phát triển của bộ não trẻ - những người đã nghiên cứu cách bộ não người phát triển và hoạt động. Chúng được thiết kế để nhận ra rằng học là một chức năng của não. Chúng nhận ra những ưu điểm và giói hạn của thị giác trẻ và được thiết kế phù họp được tất cả những nhu cầu của trẻ từ những hình ảnh thô đến những hình ảnh tinh tế và từ hoạt động của não đến việc học của não. Tất cả các giáo cụ đều nên được tạo ra từ bìa cứng, trắng để chúng có thể đứng vững ngay cả khi chúng ta không giữ chúng một cách chắc chắn. Những giáo cụ chất lượng kém, không rõ ràng hoặc quá nhỏ đến mức khó nhìn sẽ khiến trẻ khó học. Chúng sẽ làm giảm cảm giác vui thích khi được học và được dạy. Một khi bạn đã bắt đầu dạy trẻ, bạn sẽ nhận ra rằng trẻ học tất cả những giáo cụ mói rất nhanh. Cho dù chúng tôi có thường xuyên nói điều này vói các bậc cha mẹ đến mức nào, họ vẫn luôn ngạc nhiên về tốc độ học của trẻ. Chúng tôi đã khám phá ra từ rất lâu rằng tốt nhất là nên chuẩn bị trước. Vì lý do này, làm một số lượng lớn thẻ đọc, thẻ "òif" thông minh, thẻ làm toán trước khi bạn bắt đầu, sau đó bạn sẽ được cung cấp đầy đủ những giáo cụ mói và sẵn sàng đề sử dụng. Nếu bạn không chuẩn bị trước, bạn sẽ nhận thấy mình thường xuyên bị động khi dạy trẻ. Một sai lầm khiến trẻ không hứng thú vói việc học là cứ cho trẻ xem đi xem lại một giáo cụ hết lần này đến lần khác trong khi đáng nhẽ nó cần được bỏ đi từ lâu. Hãy nhớ, bạn không được làm cho trẻ cảm thấy tẻ nhạt.