Tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật - Lưu Minh Duy

pdf 40 trang ngocly 4350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật - Lưu Minh Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_ly_luan_nha_nuoc_va_phap_luat_luu_minh_duy.pdf

Nội dung text: Tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật - Lưu Minh Duy

  1. TÀI LIỆU LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
  2. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng PHẦN I: NHÀ NƯỚC: 7 Câu 1: Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước? Học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của nhà nước? Cho ví dụ minh họa? Sự khác biệt cơ bản giữa học thuyết Mác-Lênin và học thuyết phi Mác-xít? Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích? “Xã hội loài người luôn cần đến nhà nước” 7 Câu 2: Khái niệm nhà nước? Bản chất của nhà nước ?Trình bày những đặc trưng (dấu hiệu) của nhà nước. Cho ví dụ minh họa? Nhà nước đại diện cho lợi ích toàn xã hội đúng hay sai? Giải thích cho ví dụ,Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lê nin, tại sao nói bản chất của nhà nước XHCN là nhà nước nửa nhà nước . 8 Câu 3: Phân biệt quyền lực xã hội khi xã hội chưa có nhà nước và quyền lực nhà nước? Cho ví dụ minh họa? 8 Câu 4: Nhà nước thống trị xã hội trên những lĩnh vực nào ? Mối quan hệ của các lĩnh vực đó trong việc sử dụng quyền lực nhà nước để cai trị xã hội.Cho các ví dụ minh họa. 9 Câu 5: Khái niệm kiểu nhà nước? Trình bày các loại kiểu nhà nước? Có phải quốc gia nào cũng trãi qua các kiểu nhà nước không? Tại sao? Nhà nước tồn tại trong mọi kiểu hình thái kinh tế-xã hội? Giải thích, cho ví dụ minh họa? 9 Câu 6: Khái niệm hình thức nhà nước.Trình bày các nội dung của hình thức . cho ví dụ minh họa 10 Câu 7: Sự khác biệt cơ bản giữa chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa? Những điểm khác biệt cơ bản giữa chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị? Cho ví dụ minh họa? 10 Câu 8: Khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước.Trình bày các nội dung của hình thức nhà nước.cho ví dụ minh họa 11 Câu 10: Trình bày mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. 12 Câu 11: Khái niệm chức năng nhà nước? Nội dung cơ bản của chức năng nhà nước? Nêu chức năng của các cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát trong bộ máy nhà nước Việt Nam? Cho ví dụ minh họa? 12 Câu 12: Khái niệm bộ máy nhà nước.Khái niệm và đặc điểm của cơ quan nhà nước.Phân loại cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước. 14 Câu 13: Các nguyên tắt tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam (5 nguyên tắc)? Cho ví dụ minh họa? 14 Câu 14: Vị trí pháp lý,chức năng, tổ chức hoạt động của Quốc hội,chủ tịch nước. Mối quan hệ giữa chính phủ và quốc hội được thể hiện ở những điểm nào. 15 Câu 15: Nêu khái quát hệ thống tòa án Việt Nam? Các cấp xét xử của hệ thống tòa án Việt Nam? Các loại toà án chuyên trách của hệ thống tòa án Việt Nam? Cho ví dụ minh họa? . 15 Trang 2
  3. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Câu 16: Tổ chức cao cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam, Trình bày khái niệm, chứng năng, cơ cấu tổ chức của HĐND,UBND các cấp. 16 PHẦN II: PHẦN PHÁP LUẬT 17 Câu 1: Nguồn gốc pháp luật, các cách thức hình thành pháp luật theo học thuyết Mác- Lênin? Có phải pháp luật chỉ được hình thành bằng con đường ban hành của nhà nước, giải thích? Cho ví dụ minh họa? Theo quan điểm Mác-Lênin, pháp luật là một hiện tượng lịch sử, hãy giải thích? Cho ví dụ minh họa? 17 Câu 2: Khái niệm pháp luật,trình bày các thuộc tính của pháp luật,Tại sao pháp luật lại có các thuộc tính này,cho ví dụ minh họa, bản chất của pháp luật theo học thuyết mác lê nin,Tại sao, cho ví dụ minh họa,Chỉ có pháp luật mới mang tính bắt buộc? Giải thích, cho ví dụ minh họa 17 Câu 3: Trình bày quan điểm của pháp luật tự nhiên về nguồn gốc pháp luật? Cho ví dụ minh họa? 18 Câu 4: Có thể nói tất cả các quan hệ XH đều được điều chỉnh bởi pháp luật ko ? Giải thích, nêu các loại quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi con người .Vai trò của mỗi loại quy phạm pháp luật đó 18 Câu 5: Tại sao cố thể nói rằng pháp luật là công cụ hiệu quả nhất để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội? Cho ví dụ minh họa? Pháp luật luôn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã hội, đúng hay sai, giải thích? Cho ví dụ minh họa? 19 Đó là khi luật pháp phản ánh đúng những lợi. Của dân tộc, của quần chúng thì dù chế độ nhà nước nào cũng phải trọng. Nếu đi trái lại điều đó là ngược với lợi. Của dân tộc, của nhân dân và sẽ bị nhân dân phản đối, không coi trọng, không chấp hành. Xét ở góc độ này, luật pháp còn có vai trò giữ gìn sự ổn định và thứ tự xã hội. 19 Câu 6: Khái niệm tập quán pháp? Khi nào 1 tập quán được xem là tập quán pháp 19 Câu 7: Trình bày các chức năng của pháp luật (chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ, chức năng giáo dục) Cho ví dụ minh họa? 19 Câu 8: Mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật,giữa pháp luật và kinh tế,giữa pháp luật và đạo đức.Giải thích, cho ví dụ minh họa. Ý nghĩa khi nghiên cứu vấn đề này thì đổi với việc xây dựng pháp luật. 20 Câu 9: Hãy so sánh sự khác biệt giữa quy phạm pháp luật với quy phạm xã hội khác (quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm tổ chức, quy phạm tiền tệ, quy phạm tập quán) 20 Câu 10: Khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật,Trình bày phân loại quy phạm pháp luật,Phân biệt quy phạm pháp luật và điều luật. 22 Câu 11: Trình bày cấu trúc của quy phạm pháp luật (giả đình, quy định, chế tài là gì)? Vai trò của những bộ phận trong cấu trúc đó? Thế nào là giả định đơn giản với giả định phức Trang 3
  4. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng tạp? Cho ví dụ minh họa? Trường hợp các quy phạm pháp luật có thể không có đầy đủ các bộ phận (trường hợp quy phạm định nghĩa)? Cho ví dụ minh họa? 22 Câu 12. Trình bày các hình thức thể hiện của quy phạm pháp luật thể hiện trực tiếp 24 Câu 13: Chế tài của quy phạm pháp luật là gì? Phân loại chế tài của quy phạm pháp luật? Giả định của quy phạm pháp luật là gì? Phân loại giả định của quy phạm phạm pháp luật? Cho ví dụ minh họa? 24 Câu 14. Khái niệm đặc điểm của quan hệ pháp luật,Các đk để xuất hiện đề xuất của quan hệ 25 2. Đặc điểm: 25 Câu 15: Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì? Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật (cá nhân (gồm có người dân, người nước ngoài, người không quốc tịch)? Tổ chức (gồm có tổ chức tư cách pháp nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân, nhà nước), hộ gia đình, tổ hợp tác)? Cho ví dụ minh họa? Năng lực chủ thể pháp luật là gì? Nội dung của năng lực chủ thể pháp luật (năng lực pháp luật và năng lực hành vi)? Cho ví dụ minh họa? 26 Câu 16.Điều kiện để tổ chức được coi là 1 pháp nhân. 27 Câu 17: Phân biệt quan hệ pháp luật với các dạng quan hệ xã hội khác (quan hệ đạo đức, quan hệ tập quán, quan hệ tôn giáo, quan hệ của tổ chức xã hội)/ Cho ví dụ minh họa? 27 Câu 18. Trình bày các thành phần của quan hệ pháp luật, nội dung quan hệ pháp luật 27 Câu 20.Năng lực hành vi là gì, Phân loại năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự của công dân Việt Nam xuất hiện từ khi được sinh ra, đúng hay sai? Tại sao 29 Câu 21: Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ minh họa? Phân biệt sự biến và hành vi pháp lý? Cho ví dụ minh họa? 29 Câu 22.Khái niệm thực hiện pháp luật?? Trình bày nội dung các hình thức thực hiện pháp luật,sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. 29 Câu 23: Khái niệm vi phạm pháp luật? Trình bày các dấu hiệu của vi phạm pháp luật? Cho ví dụ minh họa? Trình bày các loại vi phạm pháp luật? Cho các ví dụ minh họa? “Mọi hành vi gấy thiện hại cho lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội điều là vi phạm pháp luật” đúng hay sai? Giải thích? Cho ví dụ minh họa? Một hành vi có thể đồng thời vừa vi phạm pháp luật hình sự, vừa vi phạm pháp luật dân sự hay không? (có thể) Cho ví dụ minh họa? Nguyên tắc “không có lỗi thì không có vi phạm pháp luật” đúng hay sai? Giải thích? (đúng) Cho ví dụ minh họa? 30 Câu 24.Khái niệm lỗi ? phân biệt các loại lỗi trong vi phạm pháp luật. Nêu các định nghĩa lỗi trong vi phạm pháp luật.Phân biệt động cơ và mục đích của vi phạm pháp luật. Phân biệt mục đích và hậu quả của vi phạm pháp luật. 31 Trang 4
  5. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Câu 25: Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật (chủ thể, mặt chủ quan, khách thể, mặt khách quan)? Cho ví dụ minh họa? Cho ví dụ cụ thể về một vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành vi phạm pháp luật trong ví dụ đó? 31 Câu 26. Khái niệm áp dụng pháp luật. Các trường hợp áp dụng pháp luật 32 Câu 27: Khái niệm trách nhiệm pháp lý? Các hình thức trách nhiệm pháp lý (4 loại trách nhiệm pháp lý)? Một vi phạm phạm pháp luật có thể đồng thời vừa chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý không (có thể)? Cho ví dụ minh họa? Có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý (một chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi: có vi phạm pháp luật, còn thời hiệu để xử lý, chủ thể vi phạm pháp luật đó không được miễn hoàn toàn. Cho ví dụ? 33 Câu 28.Các căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý. 33 Câu 29: Năng lực trách nhiệm pháp lý là gì? Nêu các yếu tố làm cơ sở cho việc xáv định năng lực trách nhiệm pháp lý (độ tuổi và khả năng nhận thức của chủ thể khi vi phạm pháp luật)? Cho ví dụ minh họa? Cưỡng chế nhà nước là gì? Có thể áp dụng cưỡng chế nhà nước khi không có vi phạm pháp luật? Cho ví dụ minh họa? 33 Câu 30. Phân biệt trách nhiệm pháp lý và cưỡng chế nhà nước.Mối liên hệ giữa cưỡng chế nhà nước và vi phạm pháp luật.Những trường hợp nào mà hành vi của chủ thể pháp luật gây thiệt hại cho xã hội mà ko chịu trách nhiệm hình sự ( phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết ) 34 Câu 31: Trình bày hình thức bên trong (cấu trúc) của pháp luật (hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật)? Cho ví dụ minh họa? Trình bày các hình thức bên ngoài (nguồn) của pháp luật? Loại nguồn nào cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Cho ví dụ minh họa? 35 Câu 32. Hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật, Trình bày các nguyên tấc vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp dụng pháp luật. 35 Câu 33: Khái niệm hệ thống pháp luật? Căn cứ để phân biệt các ngành luật khác nhau (đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh)? Cho ví dụ minh họa? 36 Câu 34.Trình bày đặc điểm cơ bản của 1 số hệ thống pháp luật trên thế giới. 37 Câu 35: Trình bày hiệu lực của văn bản pháp luật (hiệu lực theo thời gian, hiệu lực theo không gian, hiệu lực theo đối tượng)? Cho ví dụ minh họa? 37 - Hiệu lực theo thời gian: Là giới hạn xác định thời điểm phát sinh và châm dứt hiệu lực của VBQPPL 37 Ba phương thức xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực: 37 - VBQPPL có hiệu lực từ thời điểm thông qua hoặc công bố 37 - Sau một khỏang thời gian nhất định kể từ khi công bố văn bản 37 Trang 5
  6. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng -Từthời điểm được ghi trong văn bản hoặc bằng một đạo luật khac phê chuẩn văn bản 37 Ba phương thức xác định văn bản hết hiệu lực: 37 - Trong văn bản mới hoặc văn bản của cơ quan được ủy quyền có sự chỉ dẫn trực tiêp vê điêu đó 37 - Sư ban hành văn bản mới thay thế 37 - Được chỉ rõ trong văn bản và thời hạn đó đã hết 37 Hiệu lực hồi tố ( hiệu lực trở về trước): chỉ áp dụng khi phù hợp với lợi ích của xã hội và được quy định ngay trong văn bản 37 Bất hồi tố: Một VBQPPL mới được thông qua chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội xuất hiện sau khi văn bản đó bắt đầu có hiệu lực 37 - Hiệu lực theo không gian: Được xác định bởi lãnh thổ quốc gia hay địa phương hoặc một vùng nhất định. VBQPPL của cơ quan Nhà nước Trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước. VBQPPL do HĐND và UBND chỉ có hiệu lực trong phạm vi địa phương. 37 - Hiệu lực theo đối tượng: Tác động đối với những nhóm người cụ thể. Thông thường văn bản có hiệu lực trong một lãnh thổ nhất định cũng có hiệu lực với mọi cá nhân tổ chức thuộc lãnh thổ đó. Các VBQPPL luôn chỉ rõ đối tượng tác động 37 Câu 36.Hiệu lực hồi tố là gì, Việc áp dụng hiệu lực hồi tố của văn bản QPPL ở Việt Nam ntn? 37 Câu 37: Hãy kể tên các loại văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan ban hành ra chúng theo quy định của pháp luật Việt Nam (xem luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008)? (Hãy trình bày thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008? Cho ví dụ về văn bản luật và văn bản dưới luật?) 37 Câu 38. Nhà nước Việt nam đã ban hành những bản Hiến pháp nào? Hiến pháp đang có hiệu lực hiện nay là Hiến pháp nào.Tại sao nói, việc ban hành mỗi bản Hiến Pháp là 1 bước ngoặt lịch sử của xh VN 38 Câu 39: Phân biệt cấu trúc quy phạm: 38 Trang 6
  7. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng PHẦN I: NHÀ NƯỚC: Câu 1: Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước? Học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của nhà nước? Cho ví dụ minh họa? Sự khác biệt cơ bản giữa học thuyết Mác-Lênin và học thuyết phi Mác-xít? Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích? “Xã hội loài người luôn cần đến nhà nước” Trả lời: 1.1. Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước: - Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng: + Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa; + Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng. 1.2. Học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của nhà nước: - Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế; - Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người; - Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại; - Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ, ; - Thuyết “khế ước xã hội”: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới. 1.3.Cho ví dụ minh họa: 1.4. Sự khác biệt cơ bản giữa học thuyết Mác-Lênin và học thuyết phi Mác-xít: 1.5. Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích? “Xã hội loài người luôn cần đến nhà nước”: Nhận định này là sai. Vì Lịch sử xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ chưa có Nhà nước đó là chế độ công xã nguyên thuỷ và sẽ phát triển đến giai đoạn không cần đến Nhà nước. Xã hội loài người phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau trong đó chế độ công xã nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên không tồn tại giai cấp và Nhà nước. Trong chế độ công xã nguyên thủy do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn rất thấp kém và tình trạng bất lực của con người trước những hiện tượng thiên nhiên và thú dữ, nên để kiếm sống và tự bảo vệ mình con người buộc phải co cụm lại dựa vào nhau cùng chung sống, cùng lao Trang 7
  8. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng động và cùng hưởng thụ những thành quả do lao động mang lại. Mọi tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động đều thuộc sở hữu chung của mọi thành viên trong cộng đồng. Câu 2: Khái niệm nhà nước? Bản chất của nhà nước ?Trình bày những đặc trưng (dấu hiệu) của nhà nước. Cho ví dụ minh họa? Nhà nước đại diện cho lợi ích toàn xã hội đúng hay sai? Giải thích cho ví dụ,Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lê nin, tại sao nói bản chất của nhà nước XHCN là nhà nước nửa nhà nước . Khái niệm : Nhà nước là thiết chế bảo vệ giai cấp thống trị trong 1 XH mà mâu thuẫn giai cấp k thể điều hòa Bản chất của nhà nước : Tính giai cấp : Trong XH có giâp cấp đối kháng , sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác được thể hiện dưới ba hình thức : sự thống trị về kinh tế, sự thống trị về chính trị, sự thống trị về tư tưởng. Trong đó sự thống trị về kinh tế có ý nghĩa quyết định Tính xã hội : Vai trò xã hội là thuộc tính khách quan của Nhà nước, Thể hiện qua chức năng kinh tế, chức năng quản lí XH, văn hóa, giáo dục, KHKT, môi trường, vệ sinh, y tế . Nhà nước k chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn giải quyết những vấn đề trong đời sống XH, kể các các giai cấp, tầng lớp khác trong XH khi mà những lợi ích đó ko mâu thuẫn căn bản với lợi ích của g cấp thống trị Đặc trưng của nhà nước : Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt : quyền lực này được thực hiện bởi bộ máy cai trị, quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù, Quyền lực này ko còn hòa nhập với dân cư mà tách rời và đứng trên XH. Nhà nước phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính theo lãnh thổ : nhà nước quản lí dân cư theo lãnh thổ, phân chia thành các đơn vị hành chính để thiết lập mối quna hệ với công dân của mình Nhà nước có chủ quyền quốc gia : thể hiện quyền tự quyết về đối nội và đối ngoại, ko phụ thuộc vào bất kì quốc gia nào khác. Chủ quyền quốc gia thể hiện sự độc lập, bình đẳng giữa các nhà nước với nhau. Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện pháp luật : pháp luật là công cụ chủ yếu của nhà nước trong quản lí xã hội, tất cả quy định của nhà nước đối với mọi chủ thể trong XH được thể hiện thành pháp luật . Nhà nước đảm bảo thực hiện pháp luật bằng sức mạnh cưỡng chế. Nhà nước quy định các loại thuế : thuế do nhà nước, đặt ra để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết các vấn đề chung của xh. Câu 3: Phân biệt quyền lực xã hội khi xã hội chưa có nhà nước và quyền lực nhà nước? Cho ví dụ minh họa? Trả lời: - Quyền lực xã hội khi xã hội chưa có nhà nước: Trong xã hội CXNT đã tồn tại quyền lực và hệ thống các công việc của thị tộc nhưng đó chỉ là quyền lực xã hội và hệ thống quản lý đơn giản. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc . Hội đồng thị tộc bao gồm những người lớn tuổi không phân biệt đàn ông hay đàn bà . Hội đồng có quyền quyết định những vấn đề quan trọng như: Tổ chức lao động sản xuất ,chiến tranh, giải quyết tranh chấp. Hội đồng thị tộc bầu ra những người đứng đầu thị tộc như tù trưởng ,thủ lĩnh quân sự để thực hiện quyền lực và quản lý công việc chung của thị tộc Bào tộc là một liên minh gồm nhiều thị tộc hợp lại và mang tính chất tap6 trung quyền Trang 8
  9. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng lực cao hơn .Hội đồng bào tộc bao gồm các tù trưởng ,thủ lĩnh quân sự của các thị tộc Bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc . Tổ chức quyền lực trong bộ lạc cũng dựa trên cơ sở những nguyên tắc tương tự của tổ chức quyền lực trong thị tộc . Tuy nhiên quyền lực vẫn mang tính xã hội ,chưa mang tính giai cấp . - Quyền lực nhà nước: Quyền lực nhà nước là mục tiêu của sự tranh giành giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các dân tộc khác nhau trong quá khứ, trong hiện tại cũng như trong tương lai. Việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước luôn là vấn đề vô cùng quan trọng, nhưng cũng rất phức tạp, do vậy, đó cũng là trung tâm của các cuộc tranh luận khoa học. Bởi lẽ, lực lượng nào giành, nắm giữ được quyền lực nhà nước, tổ chức và sử dụng nó sao cho khoa học và hiệu quả thì sẽ có điều kiện thực hiện được những mục đích mà mình đề ra, mang lại hạnh phúc và nhiều lợi ích nhất cho lực lượng của mình, cho nhân dân. Quyền lực nhà nước luôn gắn với chủ quyền quốc gia, nó thuộc về nhân dân và được thể hiện thông qua những định chế nhà nước - pháp luật. Quyền lực nhà nước được biểu hiện cụ thể ở hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà nước, các quy định pháp luật và những nguyên tắc vận hành của hệ thống đó tạo nên một cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước. Cơ chế đó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và được cụ thể hóa ở mỗi quốc gia tùy thuộc vào những điều kiện khách quan và chủ quan ở mỗi thời kỳ phát triển. Câu 4: Nhà nước thống trị xã hội trên những lĩnh vực nào ? Mối quan hệ của các lĩnh vực đó trong việc sử dụng quyền lực nhà nước để cai trị xã hội.Cho các ví dụ minh họa. Sự thống trị về kinh tế: dựa vào quyền lực kinh tế mà bắt buộc những người bị bóc lột, lệ thuộc kinh tể đối với giai cấp thống trị. Tuy nhiên bản thân quyền lực kinh tế chưa đủ sức mạnh duy trì quan hệ bóc lột, chưa đủ sức đàn áp sự nổi dậy chống đối bằng vũ lực của giai cấp bị bóc lột do đó, giai cấp thống trị dựa vào nhà nước để thống trị về mặt chính trị. Sự thống trị về chỉnh trực. nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, không còn hòa nhập với dân cư nữa, chỉ thuộc về giai cấp thống trị và phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Để thực hiện quyền lực công cộng cần có một bộ máy cưỡng chế chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Bộ máy cưỡng ché đó bao gồm quân đội, cảnh sát, tòa án và những cồng cụ vật chất như nhà tù và các tổ chức cưỡng chế khác mà xã hội thị tộc không hề biết đến. Sự thống trị về tư tưởng: thông qua bộ máy nhà nước, giai cấp thống trị biến hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị xã hội, buộc giai cấp khác lệ thuộc về mặt tư tưởng của giai cấp thống trị. Câu 5: Khái niệm kiểu nhà nước? Trình bày các loại kiểu nhà nước? Có phải quốc gia nào cũng trãi qua các kiểu nhà nước không? Tại sao? Nhà nước tồn tại trong mọi kiểu hình thái kinh tế-xã hội? Giải thích, cho ví dụ minh họa? Khái niệm kiểu nhà nước: Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp nhất định. Trình bày các loại kiểu nhà nước: Có bốn kiểu nhà nước là: Nhà nước chủ nô; Nhà nước phong kiến; Nhà nước tư sản; Nhà nước XHCN. Trang 9
  10. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Có phải quốc gia nào cũng trãi qua các kiểu nhà nước không? Tại sao?: Không phải quốc gia nào trên thế giới cũng trải qua các kiểu Nhà nước trong quá trình phát triển. Chẳng hạn, Việt Nam mình không kinh qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản mà quá độ từ một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua, kể cả các nước có nền kinh tế rất phát triển. Nước ta tiếp thu một cách có chọn lọc những thành tựu khoa học - kĩ thuật của các nước phát triển nhằm phục vụ lợi ích, nhu cầu của đời sống và xã hội. Nhà nước tồn tại trong mọi kiểu hình thái kinh tế-xã hội? Giải thích, cho ví dụ minh họa?: Xã hội loài người đã trãi qua 5 hình thái kinh tế xã hội. Tuy nhiên ở hình thái Công xã nguyên thủy chưa hình thành nhà nước. Đây là hình thái KTXH đầu tiên và sơ khai nhất trong lịch sử loài người. Một số đặc trưng nổi bật của hình thái này là: ▪ Tư liệu lao động thô sơ, chủ yếu sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động ▪ Cơ sở kinh tế là sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động ▪ Là xã hội chưa có giai cấp, Nhà nước và pháp luật ▪ Quan hệ sản xuất là quan hệ bình đẳng, cùng làm cùng hưởng thụ. Câu 6: Khái niệm hình thức nhà nước.Trình bày các nội dung của hình thức . cho ví dụ minh họa Hình thức nhả nước là phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước chính là mồ hỉnh nhà nước thông qua những đặc điểm thể hiện nội dung bên trong của cơ cấu tổ chức và mối quan hệ các tổ chức cấu thành nhà nước. Hình thức nhà nước được phân tích thành 3 nội dung: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc lãnh thổ và chế độ chính trị. Câu 7: Sự khác biệt cơ bản giữa chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa? Những điểm khác biệt cơ bản giữa chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị? Cho ví dụ minh họa? Sự khác biệt cơ bản giữa chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa: Chính thể quân chủ Chính thể cộng hòa là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia Chính thể cộng hoà là chính thể nguyên do thế tập truyền ngôi, quyền lực nhà thủ quốc gia do bầu cử lập nên và quyền nước có nguồn gốc từ cõi “hư vô”, do lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân thiên đình định đoạt. nhà vua - người đứng đầu nhà nước - là “Nhà nước là công việc của nhân dân” được lập nên không thông qua bầu cử, mà do thế tập truyền ngôi; các thần dân, những thành viên sống trong lãnh thổ quốc gia đó, là những người không có quyền tham gia vào các công việc nhà nước. Những điểm khác biệt cơ bản giữa chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị? Cho ví dụ minh họa? - Vai trò của tổng thống Dưới hình thức chính thể cọng hòa tổng thống, vai trò của tổng thống rất lớn - vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy Hành pháp, trực tiếp điều hành Hành Trang 10
  11. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri mà không chịu trách nhiệm trước nghị viện. Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật mà nghị viện đã thông qua. Quyền lực của tổng thống là công cụ chủ yếu của cơ chế chuyên chính tư sản ở hình thức chính thể này. Trong khi đó, dưới hình thức chính thể cộng hòa đại nghị, vai trò của tổng thống ít quan trọng hơn. Tổng thống do nghị viện bầu ra, được Hiến pháp quy định khá nhiều quyền, song trên thực tế tổng thống không phải là người nắm quyền Hành pháp thực chất mà chỉ giữ vai trò đại diện Quốc gia về đối nội và đối ngoại, tham gia phần nào vào Lập pháp và nắm quyền Hành pháp tượng trưng. Do đó, tổng thống không phải chịu bất kỳ một trách nhiệm nào trừ khi phản bội Tổ quốc hay vi phạm nghiệm trọng Hien pháp, Phap luật. - Chính phủ Trong chính thể cộng hòa tổng thống, chính phủ do tổng thống lập ra, không có chức thủ tướng, tổng thống là trung tâm quyết sách của chính phủ. Tống thống co toàn quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các thành viên của chính phủ theo chính kiến của mình. Các thành viên của chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống và được coi là những người giúp việc hay cố vấn cho tổng thống. Chính phủ độc lập với nghị viện, không chịu trách nhiệm trước nghị viện. Trong chính thể cộng hòa đại nghị, chính phủ được lập ra trên cơ sở của nghị viện và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của chính phủ không phải từ thẩm quyền đặc biệt của mình mà từ đại diện của Đảng hoặc liên minh của các Đảng có đa số ghế trong nghị viện. Đứng đầu chính phủ là thủ tướng - lãnh tụ của Đảng cầm quyền, lấn át cả tổng thống. Chính phủ cũng là cơ quan chủ yếu trong bộ máy chuyên chính tư sản ở hình thức chính thể này. - Nghị viện ở chính thể cộng hòa tổng thống, nghị viện không có quyền đặt vấn đề không tín nhiệm tổng thống hoặc một bộ trưởng nào đó, ngược lại nghị viện có quyền khởi tố, xét xử tổng thống và các thành viên của chính phủ theo thủ tục "đàn hạch" khi những người này vi phạm công quyền. Tổng thống không phải đặt vấn đề tín nhiệm bản thân hay tín nhiệm bộ máy Hành pháp ra trước nghị viện. Tổng thống không có quyền giải thể nghị viện trước thời hạn đồng thời nghị viện cũng không có quyền lật đổ chính phủ. Còn ở chính thể cộng hòa đại nghị, nghị viện có quyền lực tối cao, nghị viện giám sát chính phủ và có quyền giải thể chính phủ khi không còn tín nhiệm chính phủ, các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước nghị viện kể cả trách nhiệm liên đới và trách nhiệm cá nhân. Nhưng chính phủ cũng có thể tác động ngược lại đối với nghị viện bằng quyền yêu cầu tổng thống giải thể nghị viện trước thời hạn và tiến hành bầu nghị viện mới. Câu 8: Khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước.Trình bày các nội dung của hình thức nhà nước.cho ví dụ minh họa Hình thức cấu trúc nhà nước (cấu trúc lãnh thổ); là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa cắc cơ quan nhà nước giữa trung ương và địa phương với nhau. Hình thức cấu trúc nhà nước có hai loại cơ bản: đơn nhất và Liên bang. Nhà nước đơn nhất: lù hình thức nhà nước có chủ quyền chung, nhà nước được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất và được chia ra thành cắc đơn vị hành chính trực thuộc. Đặc điềm của loại hình nhà nước này chia ra thành các đom vị hành chính trực thuộc. Đặc điềm của loại hỉnh nhà nước này. Trang 11
  12. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng - Có một hiến pháp duy nhất. Các quy định của hiến pháp được thi hành trên toàn lãnh thổ. - Cổ một hệ thống các cơ quan trung ương có thẩm quyền pháp lý trên toàn lãnh thổ. - Có một quốc tịch. Không có lãnh thổ trực thuộc nào cỏ quyền đặt ra quốc tịch riêng. - Có một hệ thống pháp luật. Các cơ quan nhà nước và tự quản địa phương có trách nhiệm tổ chức và thực hiện các văn bản pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành. - Có một hệ thống toà án thực hiện hoạt động xét xử ưên toàn lãnh thổ. - Nhà nước liên bang: là hình thức nhà nước được hình thành từ nhiều nước thành viên có chủ quyền. Đặc điểm của loại hình nhà nước này: - Lãnh thổ của nhà nước liên bang được hình thành từ lãnh thổ của các nhà nước thành viên. Có sự phân chia quyển Lực giữa liên bang và các thành viên. Có hai hệ thống pháp luật. Là chủ thể của liên bang, cảc thành viên vẫn có quyền thành lập chính quyền của mình, có hiến pháp, có hệ thống pháp luật. Có hai hệ thống cơ quan nhà nước. Các thành viên liên bang có hệ thống các cơ quan nhà nước trực thuộc. - Có 2 quốc tịch (chỉ mang ý nghĩa đối nội). Các tiều bang thành viên không phải là nhà nước đúng nghĩa, nhất là về mặt đôi ngoại. Câu 10: Trình bày mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Nhà nước k thể tồn tại thiếu pháp luật. Pháp luật là công cụ cực kì quan trọng để nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển phù hợp với ý chí nhà nước. Các chức năng nhiệm vụ của nhà nước có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là phần pháp lí Ngược lại mặc dù Pháp luật do nhà nước đặt ra nhưng nhà nước phải hướng dẫn trong khuôn khổ pháp luật. Mặt khác pháp luật chỉ có thể được thực hiện trong đời sống khi có sự đảm bảo của nhà nước. Câu 11: Khái niệm chức năng nhà nước? Nội dung cơ bản của chức năng nhà nước? Nêu chức năng của các cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát trong bộ máy nhà nước Việt Nam? Cho ví dụ minh họa? Khái niệm chức năng nhà nước: chức năng nhà nước được hiểu là những phương hướng, phương diện hoặc những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nhà nước. Nội dung cơ bản của chức năng nhà nước: - Là các phương diện và những mặt hoạt động của nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước. - Chức năng đối nội: Là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước diễn ra ở trong nước . - Chức năng đối ngoại: Là những mặt hoạt động chủ yếu thể hiện với các nhà nước và dân tộc khác . + Hai chức năng của nhà nước là đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định từ tình hình thực hiện các chức nẳng đối ngoại phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội và phải phục vụ cho việc thực hiện các chức năng đối nội. đồng thời việc thực hiện các chức năng đối nội lại có tác dụng trở lại với việc thực hiện Trang 12
  13. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng các chức năng đối ngoại. So với các chức năng đối ngoại thì các chức năng đối nội giữ vai trò quyết định. Bởi vì việc thực hiện các chức năng đối nội là việc giải quyết mối quan hệ bên trong. Thực hiện các chức năng đối ngoại là việc giải quyết mối quan hệ bên ngoài. Giải quyết mối quan hệ bên trong bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng quyết định đối với việc giải quyết các mối quan hệ bên ngoài. Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước hay còn gọi là các cơ quan đại diện: bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (do nhân dân trực tiếp bầu ra) thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Quốc hội có nhiệm vụ: Lập hiến, lập pháp; giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Hội đồng nhân dân các cấp có nhiệm vụ phải gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý nhà nước ở địa phương và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân; Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình và chịu sự giám sát của cử tri; có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; Có trách nhiệm báo cáo với cử tri kết quả của kỳ họp Hội đồng nhân dân, phổ biến và giải thích các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng nhân dân thực hiện các Nghị quyết đó; Có trách nhiệm trả lời các yêu cầu, kiến nghị của cử tri; nghiên cứu các khiếu nại, tố cáo của cử tri để kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết; Cơ quan hành chính nhà nước: (Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân) có nhiệm vụ: Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân; Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trang 13
  14. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tòa án nhân dân: Tòa án Nhân dân Tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền, độc lập với Thẩm phán và chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Tòa án Nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án Nhân dân Tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự, Tòa án đặc biệt và các tòa án khác, trừ trường hợp Quốc hội có quy định khác khi thành lập Tòa án đó. Viện Kiểm sát nhân dân: Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm do luật định. Câu 12: Khái niệm bộ máy nhà nước.Khái niệm và đặc điểm của cơ quan nhà nước.Phân loại cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xằ hội chủ nghĩa Việt "Nam là hệ thống các cơ quan từ trung ương đến các địa phương và cơ sở, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước.Bộ máy nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng. như bộ mảy nhà nước ở các nước khác có cơ cấu tổ chức phức tạp,bao gồm nhiều loại cơ quan có tên gọi khác nhau, được hình thành bằng những cách thức khác nhau và có chức năng, thầm quyền khác nhau. Bộ máy bao gồm nhiều cơ quan nhà nước cỏ tinh chất, vị trí,chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có quan hệ mậtthiết vói nhau tạo thành một thể thống nhất vì được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định. Câu 13: Các nguyên tắt tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam (5 nguyên tắc)? Cho ví dụ minh họa? - Nguyên tắc tất cả quyên lực nhà nước thuộc vê nhân dân. Nguyên tăc này được qui định rất sớm trong điều 1 (Hiến pháp 1046) và điểu 4 (Hiến pháp 1959) - Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Tuy nhiên trong Hiến pháp năm 1946, nguyên tắc này chưa được qui định vì tình hình thực tế của xã hội lúc Trang 14
  15. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng bấy giờ chưa cho phép Nhà nước ta qui định công khai. Đến Hiến pháp 1959, nguyên tắc này đã được để cập trong Lời nói đàu của Hiến pháp chứ chưa thành 1 điều luật. - Nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhìn chung bộ máy nhà nước theo hai bản hiến pháp đều tổ chức và hoạt động trên cơ sờ nguyên tắc này. Tuy nhiên, ờ Hiến pháp năm 1946, tổ chức Bộ máy Nhà nước có những nét giống với chính thể Cộng hoà lường tính, giổng với nguyên tắc phân quyển trong bộ máy Nhà nước của các nước tư sản khi thể hiện sự phân công các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách tương đối rõ ràng và độc lập, đặc biệt là Chính phủ có vị trí tương đối độc lập và đối trọng với Nghị viện nhân dân. Mâi đến Hiến pháp 1959, nguyên tắc tập trung dân chủ đã được thể hiện rõ bằng điều 4 của Hiến pháp 1959. Bắt đẩu từ đây tư tường tập quyền xã hội chủ nghĩa đâ được thể chế hoá trong pháp luật nước ta. - Nguyên tắc bình đàng đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Nguyên tắc này đâ được qui định ngay từ trong điều 8 Hiến pháp 1946 và điểu 3 Hiến pháp 1959. - Nguyên tắc pháp chế xã hôị chủ nghía. Nguyên tắc này tuy chưa được quỉ định cụ thề trong 2 bản Hiến pháp năm 1946 và 1959, nhưng tư tường của nó đã nằm trong các điều luật của 2 bản hiến pháp Câu 14: Vị trí pháp lý,chức năng, tổ chức hoạt động của Quốc hội,chủ tịch nước. Mối quan hệ giữa chính phủ và quốc hội được thể hiện ở những điểm nào. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề trọng đại nhất của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước. Các cơ quan của Quốc hội gồm có Ủy ban thượng vụ quốc hội, hội đồng dân tộc, các ủy ban quốc hội. Mối quan hệ với chính phủ về mặt tổ chức: Mối quan hệ giữa chính phủ và Quốc hội về phương thức hoạt động Mối quan hệ giữa chính phủ và quốc hội trong hoạt động lập pháp Mối quan hệ giữa chính phủ và quốc hội trong hoạt động giám sát Mối quan hệ giữa chính phủ và quốc hội trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước Câu 15: Nêu khái quát hệ thống tòa án Việt Nam? Các cấp xét xử của hệ thống tòa án Việt Nam? Các loại toà án chuyên trách của hệ thống tòa án Việt Nam? Cho ví dụ minh họa? Ở Việt Nam, Hệ thống tòa án gồm có: - Tòa án nhân dân tối cao - Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - Các Tòa án quân sự (toàn án binh) - Các Tòa án khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt Các cấp xét xử của hệ thống tòa án Việt Nam: Tại Việt Nam, việc xét xử của tòa án thực hiện qua hai cấp: sơ thẩm ( hay gọi nôm na là xử lần 1) và phúc thẩm (xử lần 2). + Tòa án khi xét xử sẽ đưa ra phán quyết của mình, gọi chung là “bản án”.+ Bản án của tòa án xử sơ thẩm gọi là Bản án sơ thẩm. Bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo ( hay còn gọi là chống án) bởi các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ) – trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Trang 15
  16. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng + Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay và nếu không bị kháng cáo thì sau 15 ngày được xem là có hiệu lực pháp luật. Tức là có tính bắt buộc phải thi hành. Ví dụ: ông A kiện đòi ông B 100 triệu đồng. Tòa án Quận 10 xử sơ thẩm xử tuyên ông B phải trả cho ông A 100 triệu đồng. Ông B thấy tòa xử đúng nên không kháng cáo bản án sơ thẩm. Sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, bản án sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật. Nghĩa là từ lúc này, việc phải trả 100 triệu cho ông A là “bắt buộc” đối với ông B. + Bản án sơ thẩm bị kháng cáo sẽ được xét xử phúc thẩm. + Bản án của tòa phúc thẩm gọi là Bản án phúc thẩm, có hiệu lực pháp luật ngay (chung thẩm), không ai được kháng cáo nữa. + Tuy nhiên, bất kỳ bản án nào - dù đã có hiệu lực pháp luật, mà sau đó phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Câu 16: Tổ chức cao cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam, Trình bày khái niệm, chứng năng, cơ cấu tổ chức của HĐND,UBND các cấp. Tổ chức cao cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam : Ủy ban nhân dân cấp xã huyện tỉnh Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương , là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân được tổ chức ở 3 cấp : tỉnh huyện xã, Thường trực hội đồng nhân dân và các ban của hội đồng nhân dân là cơ quan của hội đồng nhân dân. Cơ cấu tô chức cứa Hội đông nhân Điều 4, Luật tổ chức HDND và UBND năm 2003 thì HDND và ƯBND được tồ chức ở các đơn vị hành chinh sau: tình, Thành pho trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tinh); huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tinh (gọi chung là cấp huyện); xà, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Tuy nhiên, HĐND ờ các cấp khác nhau thì được tồ chức khác nhau. Hiện nay, 10 tinh đang thí điếm vè việc không tổ chức HĐND cap huyện. Trong cơ cấu tô chức cùa HĐND có Thường trực HĐND và các han của HĐND. Ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước của hệ thống hành chính Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp: tỉnh, huyện, xã. Các chức danh của Ủy ban nhân dân được Hội đồng nhân dân cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thường là phó bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam cấp tương ứng. Quyền hạn của Ủy ban nhân dân được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân các cấp có các cơ quan giúp việc như: Sở (cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện), Ban (cấp xã). Trang 16
  17. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng PHẦN II: PHẦN PHÁP LUẬT Câu 1: Nguồn gốc pháp luật, các cách thức hình thành pháp luật theo học thuyết Mác-Lênin? Có phải pháp luật chỉ được hình thành bằng con đường ban hành của nhà nước, giải thích? Cho ví dụ minh họa? Theo quan điểm Mác-Lênin, pháp luật là một hiện tượng lịch sử, hãy giải thích? Cho ví dụ minh họa? Nguồn gốc pháp luật các cách thức hình thành pháp luật theo học thuyết Mác- Lênin: Theo học thuyết Mác-Lênin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử cơ bản nhất của đời sống chính trị xã hội, là hai người bạn đồng hành có số phận lịch sử như nhau cùng xuất hiện, cùng tồn tại và phát triển và cùng tiêu vong khi nhân loại đã tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật: một là sự phát triển của nền kinh tế trong xã hội nguyên thủy từ chỗ vô cùng thấp kém, lạc hậu và chế độ sở hữu chung đến chỗ dần dần có của cải dư thừa và xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân (tư hữu) về tư liệu sản xuất và của cải làm ra; hai là, sự phân hóa xã hội thành những tầng lớp, giai cấp có lợi ích đối kháng nhau và mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp phát triển đến mức không thể điều hòa được. Có phải pháp luật chỉ được hình thành bằng con đường ban hành của nhà nước, giải thích? Cho ví dụ minh họa?: Sai. vì PL là những quy tắc xử sự chung, do NN ban hành hoặc thừa nhận. Ngoài việc ban hành Nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách pháp điển hóa, ghi nhận trong luật thành văn. Chẳng hạn như K4 Đ 409 BLDS 2005: “Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng”. Tại sao nói pháp luật là 1 hiện tượng lịch sử: cũng như nhà nước pháp luật chỉ ra đời, tồn tại trong những điểu kiện kinh tế và xã hội nhất định + tiền đề kinh tế: xuất hiện chế độ tư hừu về tư liệu sản xuất + Tiền đề xâ hội. XH phân hóa thành các giai cấp và giừa các giai cấp có những mẫu thuẫn ko thề điều hòa đc Câu 2: Khái niệm pháp luật,trình bày các thuộc tính của pháp luật,Tại sao pháp luật lại có các thuộc tính này,cho ví dụ minh họa, bản chất của pháp luật theo học thuyết mác lê nin,Tại sao, cho ví dụ minh họa,Chỉ có pháp luật mới mang tính bắt buộc? Giải thích, cho ví dụ minh họa Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự ( hệ thống các quy phạm ) do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện , thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. *Các thuộc tính của Pháp luật: - Tính bắt buộc chung (tính qui phạm phổ biến): Trước hết, qui phạm được hiểu là những qui tắc xử sự chung, được coi là khuôn mẫu, chuẩn mực, mực thước đối với hành vi của 1 phạm vi cá nhân, tổ chức. Pháp luật được biểu hiện cụ thể là những qui phạm pháp luật. Do vậy nó cũng là qui tắc xử sự chung cho phạm vi cá nhân hoặc tổ chức nhất định. Pháp luật được Nhà nước ban hành hay thừa nhận không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Pháp luật với các loại qui phạm khác ở chỗ: Pháp luật là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. Trang 17
  18. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng VD: Pháp luật qui định: mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Yêu cầu của pháp luật là phải xác định chặt chẽ về mặt hình thức, được biểu hiện ở: +Lời văn: phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu, không đa nghĩa. Nếu không đúng được yêu cầu này, chủ thể sẽ hiểu sai, hiểu khác. +Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên mỗi một cơ quan/ loại cơ quan chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định có tên gọi xác định và theo một trình tự, thủ tục nhất định. VD: Hiếu pháp, bộ luật: Quốc hội mới có quyền ban hành Nghị định: Chính phủ mới có quyền ban hành +Sự xác định chặt chẽ trong cấu trúc của Pháp luật. - Tính đảm bảo được thực hiện bằng Nhà nước: Pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận đồng thời Nhà nước sẽ đảm bảo cho Pháp luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống. Sự đảm bảo đó được thể hiện: +Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích giúp đỡ để chủ thể thực hiện pháp luật. +Nhà nước đảm bảo cho Pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Tính cưỡng chế là tính không thể tách rời khỏi Pháp luật. Mục đích cưỡng chế và cách thức cưỡng chế là tùy thuộc bản chất Nhà nước. Bản chất của pháp luật . • Tỉnh giai cấp của pháp luật - Nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của xã hội có giai cấp, được sinh ra nhằm cai ưị và quản lý xã hội có giai cấp. Pháp luật (được ban hành dựa ưên ý chí của nhà nước) là sản phẩm và thể hiện ý chí của một giai cấp nhất định (giai cấp thống trị) trước hết để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị. - Tính giai cấp của pháp luật phụ thuộc vào tương quan đối sánh lực lượng ữong một nước, sự khốc liệt hay không khốc liệt của đấu tranh giữa các giai cấp. - Tính giai cấp còn phụ thuộc vào chế độ chính trị, chế độ kinh tế, điều kiện lịch sử, truyền thống, văn hóa, xã hội, tôn giáo, Câu 3: Trình bày quan điểm của pháp luật tự nhiên về nguồn gốc pháp luật? Cho ví dụ minh họa? Theo quan điểm của trường pháp luật tự nhiên, pháp luật là hình thức tồn tại của công lý. Pháp luật là biểu hiện của công lý. Pháp luật phải phù hợp với lẽ công bằng. Pháp luật bất công không được coi là pháp luật. Trường hợp, một chính quyền áp đặt một thứ pháp luật bất công thì dân chúng không có nghĩa vụ phải tuân thủ thứ pháp luật ấy Câu 4: Có thể nói tất cả các quan hệ XH đều được điều chỉnh bởi pháp luật ko ? Giải thích, nêu các loại quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi con người .Vai trò của mỗi loại quy phạm pháp luật đó - Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi con người : - Quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy phạm pháp luật định nghĩa. Quy phạm pháp luật định nghĩa ko trực tiếp điều khiển hành vi, mà chỉ nêu ra những nguyên tắc chung, những giải thích có tác dụng bổ sung , làm cơ sở cho các quy phạm pháp luật quy định Trang 18
  19. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Câu 5: Tại sao cố thể nói rằng pháp luật là công cụ hiệu quả nhất để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội? Cho ví dụ minh họa? Pháp luật luôn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã hội, đúng hay sai, giải thích? Cho ví dụ minh họa? Đó là khi luật pháp phản ánh đúng những lợi. Của dân tộc, của quần chúng thì dù chế độ nhà nước nào cũng phải trọng. Nếu đi trái lại điều đó là ngược với lợi. Của dân tộc, của nhân dân và sẽ bị nhân dân phản đối, không coi trọng, không chấp hành. Xét ở góc độ này, luật pháp còn có vai trò giữ gìn sự ổn định và thứ tự xã hội. Trong tổ chức và quản lý kinh tế, pháp luật lại càng có vai trò lớn. Bởi, chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của quốc gia có phạm vi rộng và phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ mà nhà nước cần xác lập, điều hành và kiểm soát như hoạch định chính sách kinh tế, xác định chỉ tiêu kế hoạch, quy định các chế độ tài chính, tiền tệ, giá Thảy quá trình tổ chức và quản lý đều đòi hỏi sự hoạt động tích cực của quốc gia nhằm tạo ra một cơ chế đồng bộ, xúc tiến quá trình phát triển đúng hướng của nền kinh tế và mang lại hiệu quả thiết thực. Do thuộc tính phức tạp và khuôn khổ rộng của chức năng quản lý kinh tế, nhà nước không thể trực tiếp tham dự vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà chỉ thực hiện việc quản lý ở tầm vĩ mô và mang thuộc tính hành chính - kinh tế. Quá trình quản lý kinh tế không thể thực hành được nếu không dựa vào pháp luật. Câu 6: Khái niệm tập quán pháp? Khi nào 1 tập quán được xem là tập quán pháp - Tập quán pháp là những tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị đã được nhà nước thừa nhận, làm cho chũng trở thành quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Câu 7: Trình bày các chức năng của pháp luật (chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ, chức năng giáo dục) Cho ví dụ minh họa? Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Như vậy pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội. Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự. Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý Trang 19
  20. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự, ). Câu 8: Mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật,giữa pháp luật và kinh tế,giữa pháp luật và đạo đức.Giải thích, cho ví dụ minh họa. Ý nghĩa khi nghiên cứu vấn đề này thì đổi với việc xây dựng pháp luật. - Pháp luật và kinh tế : Nội dung của pháp luật bị quy định bởi cơ sở kinh tế, nhưng pháp luật không thụ động chịu sự tác động trở lại của kinh tế. Nếu nội dung của pháp luật là sự phản ánh 1 cách khách quan các quy luật kinh tế thì sự tác động của pháp luật đối với kinh tế mang tính tích cực, là đk quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Và ngược lại , nếu pháp luật không phản ánh đúng nội dung của cơ sở kinh tế thì sự tác động của pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế. - Pháp luật và chính trị : Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế thông qua pháp luật.Có nghĩa là đường lối chính trị phản ánh thực trạng hoạt động kinh tế và pháp luật là phương tiện để đưa các nghị quyết của đảng phái chính trị đi vào cuộc sống. Muốn vậy các nghị quyết của đảng chính trị phải được thể chế hóa thành pháp luật. Khi đã được thể chế hóa thành pháp luật thì mang tính cưỡng chế nhà nước bắt buộc các chủ thể phải thực hiện - Pháp luật với các quy phạm xã hội khác : - Các quy phậm xã hội đều có vai trò là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong đó , pháp luật có vai trò cơ bản và quan trọng nhất. Pháp luật là hạt nhân của các quy phạm xã hội. - Pháp luật có sự tác động mạnh mẽ tới các quy phạm xã hội. Nếu pháp luật có nội dung tốt, tiến bộ thì sẽ ảnh hưởng tích cực tới nội dung của các quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo và ngược lại nếu pháp luật có nội dung xấu, lạc hầu thì sẽ tác động tiêu cực tới cá quy phạm xã hội. - Nhiều quy tắc đạo đức, truyền thống tập quán tốt đẹp có giá trị công cụ điều chỉnh chung sẽ được nhà nước cụ thể hóa thành pháp luật, Hay nói cách khác, pháp luật tốt phải là pháp luật thấm nhuần được những tư tưởng của các cách thức xử sự của các thuần phong mỹ tục, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Pháp luật và quy tắc xử sự khác đều là quy phạm xã hội đều có giá trị điều chỉnh đối với hành vi con người. Nhưng pháp luật là ý chí của nhà nước nên các quy phạm xã hội khác ko được trái pháp luật. Câu 9: Hãy so sánh sự khác biệt giữa quy phạm pháp luật với quy phạm xã hội khác (quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm tổ chức, quy phạm tiền tệ, quy phạm tập quán) Sự khác biệt cơ bản: Quy phạm pháp luật : K/niệm : Là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt buộc mọi chủ thẻ phải tuân thủ , được biểu thị bằng hình thức nhất định . do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận . Được nhà nước đảm bảo thực hiện và có thể có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội Nguồn gốc : - Các quy phạm của tổ chức xã hội là các quy phạm do các tổ chức xã hội là các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt ra , nó tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức xã hội đó Trang 20
  21. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng - Không tổ chức , cá nhân bảo ban hành ra luật chỉ trong trường hợp được nhà nước đồng ý ủy quyền - Là kết quả của hoạt động ý thức của con người do điều kiện kinh tế xã hội quyết định Nội dung : - Là quy tắc xử sự ( việc được làm , việc phải làm , việc không được làm ) - Mang tính chất bắt buộc chung đối với tất cả mọi người - Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước - Mang tính quy phạm chuẩn mực , có giới hạn , các chủ thể buộc phải xử sự trong phạm vi pháp luật cho phép - Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị Mục đích : Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí Nhà nước Đặc điểm : - Quy phạm pháp luật dễ thay đổi - Có sự tham gia của Nhà nước , do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận -Cứng rắn , không tình cảm , thể hiện sự răn đe Phạm vi : Rộng , bao quát hơn với nhiều tầng lớp đối tượng khác nhau với mọi thành viên trong xã hội Hình thức thể hiện : Bằng văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung rõ ràng , chặt chẽ Phương thức tác động : Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước Quy phạm xã hội : k/n : Là các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt ra , nó tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức xã hội đó Nguồn gốc : - Chỉ mang tính chất bắt buộc với một tổ chức nào đó hay một nhóm người và một đơn vị cộng đồng dân cư - Hình thành từ đời sống , bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội trên các quan niệm về đạo đức , lối sống Nội dung : Là các quan điểm chuẩn mực đối với đời sống tinh thần , tình cảm của con người - Không mang tính bắt buộc - Không được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế mà được thực hiện bằng 1 cách tự nguyện , tự giác - Không có sự thống nhất , không rõ ràng , cụ thể như quy phạm pháp luật - Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người Mục đích : Dùng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người Đặc điểm : - Không dễ thay đổi - Do tổ chức chính trị . xã hội , tôn giáo quy định hay tự hình thành trong xã hội - Là những quy tăc xử sự không có tính bắt buộc chỉ có hiệu lực đối với thành viên tổ chưc s Phạm vi : Phạm vi hẹp , áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt Hình thức thể hiện : Trong nhân thức tình cảm của con người Đặc điểm : - Không dễ thay đổi Trang 21
  22. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng - Do tổ chức chính trị , xã hội , tôn giáo quy định hay tự hình thành trong xã hội - Là những quy tắc xử sự không có tính bắt buộc chỉ có hiệu lực đối với thành viên tổ chức Phạm vi : Hẹp , áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt - Trong nhận thức tình cảm của con người Phương thức tác động : Dư luận xã hội Tóm lại : Qua phân biệt giữa quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội khác ta thấy rõ một đặc điểm của quy phạm pháp luật : - Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ - Đươch biểu thị bằng hình thức nhất định , do Nhà nước ban hành và thừa nhận - Được Nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể có cả biện pháp cưỡng chế của Nhà nước - Nhằm mục đích điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội . Câu 10: Khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật,Trình bày phân loại quy phạm pháp luật,Phân biệt quy phạm pháp luật và điều luật. - Khái niệm : Quy phạm pháp luật là quy tắc hành vi mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng tính cưỡng chế của Nhà nước - Đặc điểm : Có tính bắt buộc chung, có tính xác định chặt chẽ ( về mặt hình thức và nội dung, phải được cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành, được đảm bảo thực hiện bằng tính cưỡng chế của nhà nước - Phân loại : - Căn cứ vào việc có điều chỉnh hành vi không thì ta có: Quy phạm pháp luạt điều chỉnh và quy phạm pháp luật định nghĩa - Căn cứ vào ngành luật : Quy phạm pháp luật quy định hình sự, quy phạm pháp luật dân sư, quy phạm pháp luật hành chính - Căn cứ vào tính chất điều chỉnh của quy phạm pháp luật : Quy phạm pháp luật cấm đoán, cho phép, bắt buộc - Căn cứ vào nội dung và hính thức : Quy phạm pháp luật nội dung và quy phạm pháp luật hinh thức Câu 11: Trình bày cấu trúc của quy phạm pháp luật (giả đình, quy định, chế tài là gì)? Vai trò của những bộ phận trong cấu trúc đó? Thế nào là giả định đơn giản với giả định phức tạp? Cho ví dụ minh họa? Trường hợp các quy phạm pháp luật có thể không có đầy đủ các bộ phận (trường hợp quy phạm định nghĩa)? Cho ví dụ minh họa? - Giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó. + Vai trò: Giả định là một bộ phận rất quan trọng của QPPL. Để áp dụng QPPL một cách chính xác, nhất quán thì phần giả định phải mô tả rõ ràng, sát với thực tế. + Ví dụ: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến năm mươi Trang 22
  23. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm” (khoản 1, Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999), bộ phận giả định của quy phạm là: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gật thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác”. Trường hợp khác, “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng” (khoản 1, Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000), bộ phận giả định của quy phạm là: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó; Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận ”. Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Khi nào? Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào? Giả định của quy phạm pháp luật có thể giản đơn (chỉ nêu 1 hoàn cảnh, điều kiện), ví dụ: “Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi la công dân Việt Nam)” (khoản 1, Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 1998); hoặc có thể phức tạp (nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện), ví dụ: “Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”(khoản 1, Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 1999). - Quy định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào? + Vai trò: Quy định là bộ phận không thể thiếu được trong tất cả các quy phạm pháp luật. + Ví dụ: “công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm 1992), bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì). Hoặc “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong bộ luật này”(Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong bộ luật này”. Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ khoản 1, Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng). Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, ví dụ: Điều 12 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn. Trang 23
  24. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nahu ở nước ngoài”). - Chế tài: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. + Vai trò: Đây là phương tiện đảm bảo để phần quy định của quy phạm PL được thực hiện. + Phân loại: Chế tài gồm nhiều loại khác nhau như: Chế tài hình sự; Chế tài hành chính; Chế tài kỷ luật; Chế tài dân sự + Ví dụ: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” (khoản 1, Điều 121 Bộ luật Hình sự năm 1) Câu 12. Trình bày các hình thức thể hiện của quy phạm pháp luật thể hiện trực tiếp Khi tất cả các quy phạm pháp luật được thể hiện trong 1 điều luật Câu 13: Chế tài của quy phạm pháp luật là gì? Phân loại chế tài của quy phạm pháp luật? Giả định của quy phạm pháp luật là gì? Phân loại giả định của quy phạm phạm pháp luật? Cho ví dụ minh họa? - Chế tài: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. + Vai trò: Đây là phương tiện đảm bảo để phần quy định của quy phạm PL được thực hiện. + Phân loại: Chế tài gồm nhiều loại khác nhau như: Chế tài hình sự; Chế tài hành chính; Chế tài kỷ luật; Chế tài dân sự + Ví dụ: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” (khoản 1, Điều 121 Bộ luật Hình sự năm 1) - Giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó. + Phân loại giả định: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành hai loại. Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện. Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiệnvà giữa chúng có mối liên hệ với nhau + Vai trò: Giả định là một bộ phận rất quan trọng của QPPL. Để áp dụng QPPL một cách chính xác, nhất quán thì phần giả định phải mô tả rõ ràng, sát với thực tế. Trang 24
  25. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng + Ví dụ: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm” (khoản 1, Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999), bộ phận giả định của quy phạm là: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gật thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác”. Trường hợp khác, “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng” (khoản 1, Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000), bộ phận giả định của quy phạm là: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó; Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận ”. Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Khi nào? Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào? Giả định của quy phạm pháp luật có thể giản đơn (chỉ nêu 1 hoàn cảnh, điều kiện), ví dụ: “Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi la công dân Việt Nam)” (khoản 1, Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 1998); hoặc có thể phức tạp (nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện), ví dụ: “Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”(khoản 1, Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 1999). Câu 14. Khái niệm đặc điểm của quan hệ pháp luật,Các đk để xuất hiện đề xuất của quan hệ pháp luật,Nêu các căn cứ phân loại quan hệ pháp luật và quan hệ pháp luật tương ứng Quan hệ pháp luật Là quan hệ xã hội được điều chinh bởi các quy phạm pháp luật trong đó các bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. 2. Đặc điểm: - Cơ sở cùa quan hệ pháp luật là các quy phạm phảp luật - Quan hệ pháp luật cỏ tính xác định cụ thê (xác định vê nội đung và xác định về chủ thể) - Quan hệ pháp luật mang tính ý chí của các bên và ý chí cùa nhà nước Quan hệ pháp luật được đảm bào thực hiện bởi khả năng cưỡng chế của nhà nước 3. Phân loại quan hệ pháp luật: Trẽn thực tế còn nhiều cách phân loại khác dựa trên những tiêu chí khác. Trên đây là những cách phân loại phổ biến: - Căn cứ vào ngành luật. Quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hành chinh, - Căn cử vào tính xác định cùa chù thể: Quan hệ pháp luật tuyệt đồi và quan hệ pháp luật tương đối Trang 25
  26. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Câu 15: Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì? Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật (cá nhân (gồm có người dân, người nước ngoài, người không quốc tịch)? Tổ chức (gồm có tổ chức tư cách pháp nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân, nhà nước), hộ gia đình, tổ hợp tác)? Cho ví dụ minh họa? Năng lực chủ thể pháp luật là gì? Nội dung của năng lực chủ thể pháp luật (năng lực pháp luật và năng lực hành vi)? Cho ví dụ minh họa? -Chủ thể tham gia qhpl: [à những cá nhân tồ chức có đử điều kiện theo quy định của pháp luật -Thành phần của QHPL gồm 3 yếu tố: 1: chủ thể quả quan hệ pháp luật:Là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật (trong mồi loại QHPL) và tham giavào quan hệ pháp luật đó. Những điều kiện mà cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng được theo qui định của pháp luật và có khảnăng trở thành chủ thể của QHPL được gọi là Năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể gồm 2 yếu tố: Năng lực pháp luật: Là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mànhà nước quy định. Năng lực hành vi: Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận. Bằng hành vi của mình chủthể xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hànhvi của mình khi tham gia vào QHPL.Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi. NLPL và NLHV của các chủ thể pháp luật không phải là 1 thuộc tính tự nhiên của con người màđó là thuộc tính pháp lý, vì nó phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.- NLPL là tiền đề của NLHV, nếu chủ thể pháp luật chỉ có NLPL mà không có NLHV thì khôngthể tham gia một cách tích cực vào các QHPL. NLPL cuả cá nhân mờ rộng dần theo năng lực hành vi của họ. Các loại chủ thể theo pháp luật Việt Nam. Cá nhân: Bao gồm công dân, người nước ngoài, người không quổc tịch. Trong đó công dân là loạichủ thể phổ biến, chủ yếu nhất. Công dân Việt Nam trở thành chủ thể khi họ có năng lực chủ thể. Pháp nhân: Là 1 khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tồ chức. Đề được coi là có tưcách pháp nhân, tổ chức phải có những diều kiện sau: + Được thành lập hợp pháp. + Có cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh. + Cö täi san rieng vä tu- chiu träch nhiem bang täi sän do khi tham gia quan he phäp luät. + Nhän danh minh tham gia vao cäc quan he phäp luat mot each doc lap. Nhä nude: lä chü the däc biet cüa phäp luät. Nhä nude lä chü the cüa quyen luc chinh tri cüa toänxä hoi, lä chü sd hüu Idn nhät trong xä hoi. Nhä nude lä chü the cüa mot so quan he phäp luat quantrong: quan he phäp luät quöc te, quan he phäp luät hänh chinh, quan he phäp luät hlnh su Ngoäi ra trong luat dän su cön qui dinh: ho gia dinh, tö hqp täc cüng lä chü the trong quan he phäp luat dän su 2 Nöl DUNG CUA QHPL Bao gồm quyền và nghĩa vu pháp [ý của chủ thể trong quan hệ pháp luật. Quyền chủ thể Là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện trong quan hệ pháp luật. Trang 26
  27. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng -Quyền của chủ thề có những đặc điềm sau:- Quyền của chủ thể là khả năng được hành động trong khuôn khổ do qui định quy phạm pháp luậtxác định trước. Ví dụ: Điều 58 khoản 2 Bộ luật TTHS 2003: “2. Người bào chừa có quyền: a/ Cómặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hòi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì đượchòi người bị tạm giừ, bị can và có mặt trong những hoạt động điểu tra khác ” -Khả năng yêu cẩu chủ thể có liên quan trong quan hệ pháp luật thực hiện nghĩa vụ của họ để đảm bảo quyền chủ thể của mình. Khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẳm quyển can thiệp để bảo vệ quyền chủ thể củamình. Câu 16.Điều kiện để tổ chức được coi là 1 pháp nhân. 1 tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau dây Được thành lập hợp pháp Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật 1 cách độc lập Câu 17: Phân biệt quan hệ pháp luật với các dạng quan hệ xã hội khác (quan hệ đạo đức, quan hệ tập quán, quan hệ tôn giáo, quan hệ của tổ chức xã hội)/ Cho ví dụ minh họa? - Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội dưới tác động điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. - Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, v.v Mọi sự vật và hiện tượng trong xã hội đều có những mối liên hệ với nhau. Nhưng không phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ xã hội. - Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội: Không phải dưới tác động của quy phạm pháp luật, quan hệ xã hội sẽ trở thành quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật cũng không phải là 1 bộ phận của quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội luôn tồn tại khách quan, quan hệ pháp luật là phạm trù chủ quan xuất hiện trên cơ sở ý chí của nhà làm luật. QHXH được nhiều khoa học xã hội khác nhau nghiên cứu, còn QHPL do khoa học pháp lý nghiên cứu. Nhưng 2 khái niệm này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi một QHXH được khoác chiếc áo pháp lý thì vẫn tồn tại song song 2 loại quan hệ: QHXH nội dung vật chất của QHPL, QHPL là hình thức pháp lý của QHXH. QHPL có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm trật tự hóa QHXH, hướng nó phát triển phù hợp với ý định của nhà làm luật. Câu 18. Trình bày các thành phần của quan hệ pháp luật, nội dung quan hệ pháp luật Chủ thể : Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên được nhà nước thừa nhận có thể tham gia quan hệ pháp luật. Chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm : cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác. Năng lực chủ thể bao gờm : Năng lực pháp luật và năng lực hành vi Năng lực pháp luật là khả năng của các chủ thể được nhà nước công nhận có quyền và nghĩa vụ pháp lý Năng lực hành vi là khả năng của các chủ thể được Nhà nước thừa nhận bằng chính hành vi của mình tham gia vào quan hệ pháp luật và có thể tự xác lập được quyền và nghĩa vụ pháp lý từ quan hệ pháp luật đó. Trang 27
  28. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Nội dung quan hệ pháp luật : Là tất cả những quy tắc xử sự do pháp luật đặt ra để điều chỉnh hành vi của các bên tham gia trong quan hệ pháp luật Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm : Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Quyền chủ thể: Là khả năng xử sự bắt buộc mà chủ thể phải thực hiện Nghĩa vụ của chủ thể : Là cách thức xử sự bắt buộc mà chủ thể phải thực hiện Khách thể của quan hệ pháp luật : Là yếu tố, mục đích mà các bên muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Khách thể của quan hệ pháp luật bao gồm Giá trị vật chất tinh thần hoặc những giá trị xã hội khác. Câu 19: Điều kiện cá nhân của chủ thể quan hệ pháp luật (cá nhân đó phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi)? Cho ví dụ minh họa? - Định nghĩa quan hệ pháp luật: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh. Nó làm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó được nhà nước đảm bảo thực hiện. - Định nghĩa chủ thể: Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia vào quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và khi đó sẽ được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. - Điều kiện để các tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể quan hệ pháp luật: Chủ thể bao gồm tổ chức và các cá nhân. - Tổ chức: + Được nhà nước thành lập hoặc nhà nước cho phép thành lập 1 cách hợp pháp. +Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. +Có tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của mình hoặc do nhà nước giao cho để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. +Tự nhân danh mình tham gia vào các qhpl, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình. - Cá nhân: +Công dân VN. + Người nước ngoài + Người ko quốc tịch Tuy nhiên để tham gia vào các quan hệ pháp luật thì tổ chức, các nhân phải đáp ứng điều kiện: Các tổ chức, cá nhân phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi: +Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước thừa nhận. Đối với cá nhân năng lực pháp luật được xuất hiện khi các nhân đó sinh ra và năng lực đó mất đi khi cá nhân đó chết. Đối với tổ chức thì năng lực pháp luật được xuất hiện khi tổ chức đó thành lập 1 cách hợp pháp. +Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể, khả năng này được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của mình thực hiện trên thực tế các quyền chủ thể mà nghĩa vụ pháp lý, tức là tham gia vào các quan hệ pháp luật. Trang 28
  29. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Đối với cá nhân năng lực hành vi xuất hiện khi cá nhân đó đạt đến độ tuổi nhất định. Tùy từng quan hệ khác nhau thì độ tuổi đó khác nhau. VD: Quan hệ lao động: 15 tuổi Quan hệ dân sự: 18 tuổi. Ngoài độ tuổi ra năng lực hành vi của mỗi cá nhân được xác định trên khả năng nhận thức. Câu 20.Năng lực hành vi là gì, Phân loại năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự của công dân Việt Nam xuất hiện từ khi được sinh ra, đúng hay sai? Tại sao Năng lực hành vi là khả năng của các chủ thể được Nhà nước thừa nhận bằng chính hành vi của mình tham gia vào quan hệ pháp luật và có thể tự xác lập được quyền và nghĩa vụ pháp lý từ quan hệ pháp luật đó. Năng lực hành vi có nhiều mức độ khác nhau tùy theo ngành luật : năng lực hành vi dân sự, năng lực hành vi hành chính, năng lực hành vi lao động Câu 21: Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ minh họa? Phân biệt sự biến và hành vi pháp lý? Cho ví dụ minh họa? Khái niệm: Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Phân loại: - Căn cứ vào số lượng sự kiện pháp lý và mối quan hệ giữa chúng trong việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý được chia thành hai loại: + Sự kiện pháp lý đơn giản. + Sự kiện pháp lý phức tạp. - Căn cứ theo tiêu chuẩn ý chí, sự kiện pháp lý được chia thành hai loại: + Sự biến pháp lý. + Hành vi pháp lý. - Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý được chia thành ba loại: + Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật. + Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật. + Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Câu 22.Khái niệm thực hiện pháp luật?? Trình bày nội dung các hình thức thực hiện pháp luật,sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. Khái niệm : Là hiện tượng quá trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trờ thành hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Các hình thức thực hiện pháp luật : Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó chủ thể kiềm chế, ko thực hiện những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm Thi hành pháp luật : Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hđ cụ thể Sử dụng pháp luật : Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật Trang 29
  30. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Áp dụng pháp luật Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật Câu 23: Khái niệm vi phạm pháp luật? Trình bày các dấu hiệu của vi phạm pháp luật? Cho ví dụ minh họa? Trình bày các loại vi phạm pháp luật? Cho các ví dụ minh họa? “Mọi hành vi gấy thiện hại cho lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội điều là vi phạm pháp luật” đúng hay sai? Giải thích? Cho ví dụ minh họa? Một hành vi có thể đồng thời vừa vi phạm pháp luật hình sự, vừa vi phạm pháp luật dân sự hay không? (có thể) Cho ví dụ minh họa? Nguyên tắc “không có lỗi thì không có vi phạm pháp luật” đúng hay sai? Giải thích? (đúng) Cho ví dụ minh họa? Khái niệm vi phạm pháp luật: VPPL là hành vi(hành động hoặc không hành động) trái với pháp luật và có lỗi do chủ thề có đủ năng lực pháp lý thực hiện, xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật: Hành vi (cả hành động và không hành động): mang yếu tố lỗi (trạng thái chủ quan của con người với hành vi nguy hiểm của mình), gắn với mục đích, động cơ (cố ý và vô ý). Hành vi, hành động, không hành động có lỗi trái pháp luật (xâm phạm quan hệ pháp luật được pháp luật bảo vệ). Hành vi, hành động, không hành động có lỗi do chủ thể có năng lực ý chí của chủ thể Các loại vi phạm pháp luật: Vi phạm hình Sự: là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm đến nhừng lĩnh vực được pháp luật bảo vệ. Vỉ phạm hành chính: là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm các quy tẳc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Vi phạm dân Sự: là những hành vi trái pháp luật dân sự, có lồi, xâm hại tớinhững quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân (quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản), phải chịu trách nhiệm dân sự. Vi phạm kỷ luật: là những hành vỉ có lồi của cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên trái với quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của cơ quan, xí nghiệp, nhà trường đó. Phải chịu trách nhiệm kỳ luật. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm đến nhừng lĩnh vực được pháp luật bảo vệ. Vỉ phạm hành chính: là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm các quy tẳc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Vi phạm dân Sự: là những hành vi trái pháp luật dân sự, có lồi, xâm hại tớinhững quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân (quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản), phải chịu trách nhiệm dân sự. Vi phạm kỷ luật: là những hành vỉ có lồi của cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên trái với quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của cơ quan, xí nghiệp, nhà trường đó. Phải chịu trách nhiệm kỳ luật. Trang 30
  31. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Câu 24.Khái niệm lỗi ? phân biệt các loại lỗi trong vi phạm pháp luật. Nêu các định nghĩa lỗi trong vi phạm pháp luật.Phân biệt động cơ và mục đích của vi phạm pháp luật. Phân biệt mục đích và hậu quả của vi phạm pháp luật. Câu 25: Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật (chủ thể, mặt chủ quan, khách thể, mặt khách quan)? Cho ví dụ minh họa? Cho ví dụ cụ thể về một vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành vi phạm pháp luật trong ví dụ đó? Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. 1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm. a. Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. b. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội. c. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác. d. Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật. e. Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật. f. Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật của mình. Trang 31
  32. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật, còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tuỳ từng trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định. 2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật. a. Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý. Lỗi gồm 2 loại: cố ý và vô ý. Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. + Cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. + Cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin. + Vô ý vì cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này. + Vô ý vì quá tự tin là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. b. Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật. c. Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật. 3. Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. 4. Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Câu 26. Khái niệm áp dụng pháp luật. Các trường hợp áp dụng pháp luật Các trường hợp áp dụng pháp luật . Khi cần áp dụng những biện pháp cưỡng chế của nhà nước đối với người có hành vi vi phạm pháp luật Khi quan hệ pháp luật với những quyền và nghĩa vụ cụ thể ko mặc nghiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ mà các chủ thể không tự giải quyết được Trang 32
  33. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Trong một số trường hợp, nhà nước cần thiết tham gia vào quan hệ pháp luạt để kiểm tra, giám sát Câu 27: Khái niệm trách nhiệm pháp lý? Các hình thức trách nhiệm pháp lý (4 loại trách nhiệm pháp lý)? Một vi phạm phạm pháp luật có thể đồng thời vừa chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý không (có thể)? Cho ví dụ minh họa? Có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý (một chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi: có vi phạm pháp luật, còn thời hiệu để xử lý, chủ thể vi phạm pháp luật đó không được miễn hoàn toàn. Cho ví dụ? Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý / - Khái niệm trách nhiệm pháp lý: là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua nhà chức trách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra. - Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý: + Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. + Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế Nhà nước. Phân loại trách nhiệm pháp lý/ Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có bốn loại trách nhiệm pháp lý: - Trách nhiệm hình sự; - Trách nhiệm dân sự; - Trách nhiệm hành chính; - Trách nhiệm kỷ luật Câu 28.Các căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có nghĩa là nhà nước mới có thẩm quyền xác định 1 cách chính thức hành vi nào là hv vi phạm pl và truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật Câu 29: Năng lực trách nhiệm pháp lý là gì? Nêu các yếu tố làm cơ sở cho việc xáv định năng lực trách nhiệm pháp lý (độ tuổi và khả năng nhận thức của chủ thể khi vi phạm pháp luật)? Cho ví dụ minh họa? Cưỡng chế nhà nước là gì? Có thể áp dụng cưỡng chế nhà nước khi không có vi phạm pháp luật? Cho ví dụ minh họa? Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, vì hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trang 33
  34. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Theo quy định của pháp luật, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường. Đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho phép chủ thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể là tổ chức sẽ có khả năng này khi được thành lập hoặc được công nhận. Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, đồng thời điều khiển được hành vi của mình. Như vậy, chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm pháp luật. Còn trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, tức là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó. Câu 30. Phân biệt trách nhiệm pháp lý và cưỡng chế nhà nước.Mối liên hệ giữa cưỡng chế nhà nước và vi phạm pháp luật.Những trường hợp nào mà hành vi của chủ thể pháp luật gây thiệt hại cho xã hội mà ko chịu trách nhiệm hình sự ( phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết ) Cưỡng chế: không thực hiện theo yêu cầu của vb áp dụng PL thì bị nhà nước (cơ quan thi hành án) cưỡng chế Trang 34
  35. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Câu 31: Trình bày hình thức bên trong (cấu trúc) của pháp luật (hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật)? Cho ví dụ minh họa? Trình bày các hình thức bên ngoài (nguồn) của pháp luật? Loại nguồn nào cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Cho ví dụ minh họa? a. Khái niệm : Hệ thống pháp luật XHCN là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được quy định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phù hợp với các quan hệ kinh tế – xã hội khách quan có sự thống nhất hài hòa bên trong không mâu thuẫn, chồng chéo và phủ định lẫn nhau, trên cơ sở phản ánh lợi ích giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Theo định nghĩa trên, hệ thống pháp luật chính là khái niệm gồm hai mặt trong chỉnh thể thống nhất là hệ thống cấu trúc (cơ cấu bên trong) và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật). b. Hệ thống cấu trúc bên trong : - Hệ thống cấu trúc của Pháp luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân chia thành các chế định pháp luật và các ngành luật. Hệ thống cấu trúc có ba cấp độ: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. Quy phạm Pháp luật là thành tố nhỏ nhất (tế bào) trong hệ thống cấu trúc của pháp luật. Nó cấu thành chế định pháp luật, các ngành luật và cả hệ thống pháp luật. Tất cả các bộ phận cấu thành khác của hệ thống pháp luật đều được hình thành do dự kết hợp của quy phạm pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật chỉ điều chỉnh một quan hệ xã hội nhất định. Như vậy, quy phạm pháp luật không tồn tại với tư cách như bộ phận độc lập trong hệ thống pháp luật. Nó có tính khát quát (vì là quy tắc xử sự chung được áp dụng trên diện rộng và trong thời gian dài), vừa có tính cụ thể (vì là chuẩn mực để áp dụng vào trường hợp cụ thể được dự liệu bằng phương pháp trừu tượng hóa); nội dung quy phạm pháp luật luôn phải đảm bảo chính xác một nghĩa dù quy phạm được diễn đạt ngắn gọn. Chế định Pháp luật: là một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ XH có những đặc điểm chung và có quan hệ mật thiết với nhau về nội dung, tính chất và thuộc cùng một loại quan hệ XH do một ngành luật điều chỉnh Ngành luật: là tổng thể các các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ XH có cùng tính chất thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống XH. Việc phân định các ngành luật phải dựa trên hai căn cứ : đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. Việc xác định cơ cấu các ngành luật là yêu cầu khách quan, cần thiết, không xây dựng cơ cấu ngành luật thì khó có thể xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Câu 32. Hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật, Trình bày các nguyên tấc vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp dụng pháp luật. Nguyên tắc áp dụng văn bản qppl Nguyên tắc bất hồi tố Trong trường hợp văn bản có qđịnh hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định Pháp luật quy định 1 số trường hợp được áp dụng hiệu lực hồi tố Trong trường hợp các văn bản qppl có quy định khác nhau về cùng 1 vấn đề thì : Trang 35
  36. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng + Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn + Áp dụng văn bản ban hành sau +Áp dụng luật chuyên ngành và điều ước quốc tế Câu 33: Khái niệm hệ thống pháp luật? Căn cứ để phân biệt các ngành luật khác nhau (đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh)? Cho ví dụ minh họa? Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luậtcó mối liên hệ mật thiết vàthống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hànhtheo những hình thức, thủ tục nhất định. Gồm: - Về cấu trúc bên trong: hệ thống pháp luật được hợp thành từ các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. - Về hình thức: hệ thống pháp luật được cấu thành từ các văn bảnquy phạm pháp luật. Những căn cứ để phân chia hệ thống pháp luật: - Mỗi quốc gia có thể chia hệ thống pháo luật một cách khác nhau nhưng nhìn chung, căn cứ để phân chia ngành luật vẫn là sự khác biệt của các lĩnh vực quan hệ xã hội mà tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh. Lĩnh vực quan hệ xã hội đó được gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật. Mỗi ngành luật có một đối tượngđiều chỉnh với những tính chất đặc điểm riêng, khác với đối tượng điều chỉnh của ngành luật khác. Đối tượng điều chỉnh là căn cứ chủ yếu để phân chia ngành luật. - Bên cạnh đối tượng điều chỉnh, các ngành luật còn được phân biệt bởi phương pháp điều chỉnh. - Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên cách xử sự của những người tham gia vào các quan hệ xã hội đó. Do lĩnh vực quan hệ xã hội ( đối tượng điều chỉnh) có đặc điểm, tính chất, khác nhau cũng như có vai trò khác nhau trong đời sống xã hội nên cách thức, biện pháp ( phương pháp điều chỉnh) mà nhà nước tác động vào lĩnh vực quan hệ xã hội ấy cũng khác nhau. - Hiện nay phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thỏa thuận là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. - Mỗi ngành luật có một đối tượng điều chỉnh riêng nhưng mỗi ngành luật có thể sử dụng một hoặc cả hai phương pháp điều chỉnh nói trên. Trang 36
  37. Soạn bởi: Lưu Minh Duy & Nguyễn Việt Dũng Câu 34.Trình bày đặc điểm cơ bản của 1 số hệ thống pháp luật trên thế giới. Câu 35: Trình bày hiệu lực của văn bản pháp luật (hiệu lực theo thời gian, hiệu lực theo không gian, hiệu lực theo đối tượng)? Cho ví dụ minh họa? - Hiệu lực theo thời gian: Là giới hạn xác định thời điểm phát sinh và châm dứt hiệu lực của VBQPPL Ba phương thức xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực: - VBQPPL có hiệu lực từ thời điểm thông qua hoặc công bố - Sau một khỏang thời gian nhất định kể từ khi công bố văn bản -Từthời điểm được ghi trong văn bản hoặc bằng một đạo luật khac phê chuẩn văn bản Ba phương thức xác định văn bản hết hiệu lực: - Trong văn bản mới hoặc văn bản của cơ quan được ủy quyền có sự chỉ dẫn trực tiêp vê điêu đó - Sư ban hành văn bản mới thay thế - Được chỉ rõ trong văn bản và thời hạn đó đã hết Hiệu lực hồi tố ( hiệu lực trở về trước): chỉ áp dụng khi phù hợp với lợi ích của xã hội và được quy định ngay trong văn bản Bất hồi tố: Một VBQPPL mới được thông qua chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội xuất hiện sau khi văn bản đó bắt đầu có hiệu lực - Hiệu lực theo không gian: Được xác định bởi lãnh thổ quốc gia hay địa phương hoặc một vùng nhất định. VBQPPL của cơ quan Nhà nước Trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước. VBQPPL do HĐND và UBND chỉ có hiệu lực trong phạm vi địa phương. - Hiệu lực theo đối tượng: Tác động đối với những nhóm người cụ thể. Thông thường văn bản có hiệu lực trong một lãnh thổ nhất định cũng có hiệu lực với mọi cá nhân tổ chức thuộc lãnh thổ đó. Các VBQPPL luôn chỉ rõ đối tượng tác động Câu 36.Hiệu lực hồi tố là gì, Việc áp dụng hiệu lực hồi tố của văn bản QPPL ở Việt Nam ntn? Hiệu lực áp dụng văn bản pháp luật để điều chỉnh một quan hệ nhất định đã xảy ra trước khi văn bản đó được ban hành. Nguyên tắc chung của pháp luật xã hội chủ nghĩa là luật không có HLHT. Một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội xuất hiện kể từ khi văn bản đó có hiệu lực, không áp dụng quyền và nghĩa vụ pháp lí đối với các trường hợp đã xảy ra trước đó. Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ và nhân đạo, nhằm bảo đảm quyền của công dân và củng cố tính ổn định của trật tự pháp luật. Một văn bản quy phạm pháp luật nào đó có HLHT chỉ trong trường hợp phù hợp với lợi ích chung của xã hội và được quy định trực tiếp trong văn bản đó. Câu 37: Hãy kể tên các loại văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan ban hành ra chúng theo quy định của pháp luật Việt Nam (xem luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008)? (Hãy trình bày thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008? Cho ví dụ về văn bản luật và văn bản dưới luật?) Hệ thống văn bản quy phạm phápluật bao gồm: 1- Văn bản do Quốc hội banhành: Hiến pháp, luật, nghị quyết; Văn bản do Uỷ ban thường vụQuốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết; 2- Văn bản do các cơ quan nhà nướccó thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội: a) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Trang 37