Ngữ nghĩa học dẫn luận

doc 66 trang ngocly 2750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ nghĩa học dẫn luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docngu_nghia_hoc_dan_luan.doc

Nội dung text: Ngữ nghĩa học dẫn luận

  1. Linguistic Semantics: An Introduction Ngữ nghĩa học dẫn luận • Tác giả: John Lyons • Người dịch: Nguyễn Văn Hiệp LỜI NÓI ĐẦU CÁC KÍ HIỆU VÀ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY PHẦN 1 – TỔNG QUAN Chương 1: Những mở đầu về siêu ngôn ngữ 1.0.Dẫn nhập 1.1. Nghĩa của ‘nghĩa’ 1.2. Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học 1.3. Ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ 1.4. Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Ngữ ngôn’ và ‘Lời nói’; ‘Ngữ năng’ và ‘Ngữ thi’ 1.5. Từ: dạng thức và ý nghĩa. 1.6. Câu và phát ngôn; văn bản, hội thoại và diễn ngôn 1.7. Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa PHẦN 2 – NGHĨA TỪ VỰNG Chương 2: Từ với tư cách là đơn vị mang nghĩa 2.0.Dẫn nhập 2.1. Dạng thức và biểu thức 2.2. Đồng âm và đa nghĩa: lưỡng nghĩa từ vựng và lưỡng nghĩa ngữ pháp 2.3. Đồng nghĩa 2.4. Từ-dạng thức thực và từ-dạng thức hư 2.5. Nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp Chương 3: Định nghĩa về nghĩa của từ 3.0 Dẫn nhập 3.1. Sở thị và nghĩa hệ thống 3.2. Biểu thức cơ bản và không cơ bản 3.4. Điển mẫu ngữ nghĩa Chương 4: Cách tiếp cận cấu trúc 1
  2. 4.0 Dẫn nhập 4.1. Nghĩa học cấu trúc 4.2. Phân tích thành tố 4.3. Cơ sở thực tiễn cho cách phân tích thành tố 4.4. Dẫn ý và thế giới khả hữu 4.5. Quan hệ về nghĩa hệ thống và định đề ngữ nghĩa PHẦN 3 – NGHĨA CỦA CÂU Chương 5: Câu có nghĩa và câu vô nghĩa 5.0Dẫn nhập 5.1. Tính ngữ pháp, tính khả chấp và tính có nghĩa 5.2. Tính có nghĩa của câu 5.3. Tính khả chỉnh và tính chuyển dịch 5.4. Tính thẩm định và thẩm định luận 5.5. Mệnh đề và nội dung mệnh đề 5.6. Ý nghĩa phi thực tại và thuyết xúc cảm 5.7. Điều kiện chân trị 5.8. Trùng ngôn và mâu thuẫn Chương 6: Nghĩa câu và nội dung mệnh đề 6.0Dẫn nhập 6.1. Nghĩa chủ đề 6.2. Câu đơn và câu phức hợp 6.3. Hàm chân trị (1): phép hội và phép tuyển 6.4. Hàm chân trị (2): hàm ý 6.5. Hàm chân trị (3): phép phủ định 6.6. Kiểu câu, kiểu tiểu cú và thức 6.7. Nghĩa của câu nghi vấn và câu trần thuật 6.8. Những kiểu câu phi trần thuật khác: câu cầu khiến, câu cảm thán, câu ý nguyện v.v Chương 7: Hình thức hoá nghĩa câu 7.0Dẫn nhập 7.1. Nghĩa học hình thức và ngữ nghĩa học 7.2. Tính hợp tố, đẳng cấu ngữ nghĩa và ngữ pháp, tiết kiệm dạng thức biểu hiện 7.3. Cấu trúc sâu và sự biểu diễn ngữ nghĩa 7.4. Quy tắc chiếu xạ và hạn chế lựa chọn 7.5. Ngữ pháp MONTAGUE 7.6. Thế giới khả hữu 2
  3. PHẦN 4 – NGHĨA CỦA PHÁT NGÔN Chương 8: Các hành động ngôn từ và lực ngôn trung 8.0Dẫn nhập 8.1. Phát ngôn 8.2. Hành động tạo lời 8.3. Lực ngôn trung 8.4. Nhận định, hỏi và cầu khiến Chương 9: Ngôn bản và diễn ngôn; ngữ cảnh và văn cảnh 9.0. Dẫn nhập 9.1. Câu-ngôn bản 9.3. Nghĩa của phát ngôn và ngữ cảnh 9.4. Hàm ý và hàm ngôn quy ước 9.5. Hàm ngôn hội thoại 9.6. Ngữ cảnh là gì? Chương 10: Tính chủ quan của phát ngôn 10.0. Dẫn nhập 10.1. Quy chiếu 10.2. Tính trực chỉ và trực chỉ 10.3. Phạm trù ngữ pháp thời 10.4. Phạm trù ngữ pháp thể 10.5. Tình thái, biểu thức tình thái và thức 10.6. Tính chủ quan và tác thể tạo lời John Lyons (1995). Linguistic Semantics: An Introduction. Cambridge University Press. URL: Linguistic Semantics: An Introduction Chương 1: Những mở đầu về siêu ngôn ngữ • Dẫn nhập • Nghĩa của ‘nghĩa’ • Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học • Ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ • Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Langue’ và ‘Parol’; ‘Ngữ năng’ và ‘Ngữ thi’ • Từ: dạng thức và nghĩa • Câu và phát ngôn; ngôn bản, hội thoại và diễn ngôn • Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa 3
  4. 1.0.Dẫn nhập Trong chương này, chương được xem là cơ sở của toàn bộ Phần 1, ta đề cập đến những khái niệm cơ bản nhằm đặt ngữ nghĩa học trên một nền tảng lí thuyết vững chắc. Mặc dù đây là một trong những chương dài nhất của cuốn sách và lại bao gồm một số vấn đề đôi khi mang tính đòi hỏi khá cao đối với những ai chưa quen với ngữ nghĩa học, tôi cũng đã cố ý không chia chương này ra thành 2 chương (hoặc nhiều hơn), bởi vì tôi muốn nhấn mạnh đến một điều là các vấn đề được đề cập ở đây đan quyện vào nhau và trước sau đều quan yếu như nhau. Những độc giả gặp một số vấn đề khó hiểu từ những trang đầu tiên không nên quá bận tâm về chúng. Họ có thể trở lại với chúng khi đọc ba phần tiếp theo của cuốn sách và sẽ thấy những phân biệt đa dạng về thuật ngữ nêu ra ở chương này được thực sự ứng dụng như thế nào. Quả thật, đây là cách duy nhất để chắc rằng ta hiểu chúng. Việc nêu ra từ đầu sách những phân biệt quan yếu về hệ thuật ngữ cơ sở và về quy ước trình bày sẽ giúp độc giả tham khảo chúng dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp họ hiểu dễ dàng hơn bản chất của hệ khái niệm và khung thuật ngữ mà tôi sử dụng, nếu đem so sánh với những tác giả khác được dẫn ra trong mục ‘Những gợi ý tham khảo tiếp theo’. Ta bắt đầu và kết thúc chương này với câu hỏi cơ bản nhất, câu hỏi mà nghĩa học, cả ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ, đều mong muốn tìm thấy một câu trả lời thoả đáng cả về lí thuyết lẫn kinh nghiệm: nghĩa là gì? Câu hỏi này được đặt ra một cách không chuyên môn trong mục 1.1; trong mục 1.7 ta điểm lại tóm tắt một vài trong số những câu trả lời khái quát mà các nhà triết học, ngôn ngữ học và các khoa học khác đã đưa ra trong quá khứ và gần đây. Giữa hai mục này tôi chen vào mục 1.2, dành cho cái mà tôi gọi là siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học và mục 1.3, dành cho việc xác lập phạm vi của ngữ nghĩa học, ở một mức độ chi tiết hơn những gì mà tôi đã nêu trong Lời nói đầu. Việc nên có một mục riêng để xem xét mối quan hệ giữa ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ chỉ là một điều mong đợi. Điều quan trọng là độc giả thấy được rằng có nhiều cách, trong đó cái địa hạt của ngữ nghĩa học, một mặt được người nghiên cứu định nghĩa như một phần của nghĩa học rộng hơn và mặt khác, như một phần của ngôn ngữ học; và độc giả cũng nên thấy được ngay từ đầu cách định nghĩa về ‘ngữ nghĩa học’ của tôi là có khác so với các tác giả khác. Thuật ngữ ‘siêu ngôn ngữ’ và tính từ tương ứng của nó, như ta sẽ thấy trong các chương sau của sách này, ngày nay được sử dụng khá rộng rãi khi thảo luận về những vấn đề cụ thể của ngữ nghĩa học. (Hai thuật ngữ này sẽ được giải thích đầy đủ trong mục 1.2) Tuy nhiên, các nhà lí thuyết và thực hành ngữ nghĩa học thường không thảo luận, một cách hiển ngôn và dưới hình thức những thuật ngữ chung, mối liên hệ giữa siêu ngôn ngữ hàng ngày của ngữ nghĩa học và siêu ngôn ngữ có tính chuyên môn hơn mà họ dùng 4
  5. trong các công trình của mình. Tôi dành ở đây một số trang để bàn về vấn đề này, bởi vì tôi nhận thấy tầm quan trọng của nó đã không được thừa nhận rộng rãi như đáng ra nó phải được thừa nhận. Ba mục tiếp theo sẽ dành cho một số phân biệt, giữa ngôn ngữ và lời nói, ‘langue’ và ‘parole’, ‘ngữ năng’ và ‘ngữ thi’, giữa hình thức và nghĩa, giữa câu và phát ngôn, là những phân biệt mà hiện nay đều được thừa nhận, ở những mức độ chung nào đó, là thuộc vốn thuật ngữ của nhà ngôn ngữ học, mặc dù chúng thường không được định nghĩa theo một cách giống nhau. Một lần nữa, tôi phải dành thêm một số trang, nhiều hơn thường lệ, cho một số những phân biệt này. Tôi cũng phải tìm cách làm rõ những gì thường hay bị lẫn lộn, một mặt, khi thảo luận về câu và phát ngôn, và mặt khác khi thảo luận về ngữ năng và ngữ thi. Tất nhiên, tôi tìm cách giải thích những khác biệt này trong bối cảnh hiện nay, gắn với những ứng dụng cụ thể của chúng trong nghĩa học (và ngữ dụng học) và gắn với việc dùng chúng để tổ chức cuốn sách này. Đọc tiếp: 1.1. Nghĩa của ‘nghĩa’ URL: Linguistic Semantics: An Introduction Chương 1: Những mở đầu về siêu ngôn ngữ (1) • Dẫn nhập • Nghĩa của ‘nghĩa’ • Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học • Ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ • Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Langue’ và ‘Parol’; ‘Ngữ năng’ và ‘Ngữ thi’ • Từ: dạng thức và nghĩa • Câu và phát ngôn; ngôn bản, hội thoại và diễn ngôn • Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa 1.1. Nghĩa của ‘nghĩa’ Theo truyền thống, nghĩa học được định nghĩa là sự nghiên cứu nghĩa; và đây chính là định nghĩa mà ta chấp nhận ngay từ đầu. Nhưng có phải tất cả các kiểu loại ý nghĩa đều nằm trong phạm vi của nghĩa học, hay chỉ có một số trong chúng mà thôi? Trong ngữ cảnh như vậy thì ‘nghĩa’ biểu thị cái gì? Giống như nhiều từ tiếng Anh khác, danh từ ‘nghĩa’ và động từ phái sinh ‘có nghĩa, có ý’ được dùng trong một loạt ngữ cảnh khác nhau và với vài ý nghĩa khác biệt nhau. Lấy ví dụ trường hợp của động từ, nếu ta nói (1) Mary means well, 5
  6. (Mary tỏ thiện ý) ta hàm ý rằng Mary có chủ ý tốt, rằng cô ta có ý không gây hại. Tuy nhiên, hàm ý về chủ định này tất sẽ bị mất đi trong một phát ngôn như: (2) That red flag means danger. (Lá cờ đỏ ấy biểu thị sự nguy hiểm) Khi nói câu này, người ta tất không hề hàm ý rằng lá cờ có ý gây nguy hiểm cho bất kì ai; người ta thông báo rằng lá cờ đó được dùng (thể theo một quy ước đã được xác lập trước đó) để chỉ ra rằng có sự nguy hiểm đâu đó chung quanh nó, chẳng hạn như có một đường nứt trên sườn đồi đầy tuyết hoặc có mìn sắp nổ ở công trường đá bên cạnh. Tương tự với cái cách dùng động từ ‘có nghĩa’ ở trường hợp lá cờ đỏ, ít nhất là ở một phương diện nào đó, là cách dùng nó trong phát ngôn sau: (3) Smoke means fire. (Có khói nghĩa là có lửa) Trong (2) và (3) một cái gì đó được coi là tín hiệu (sign) của một cái khác: nhờ sự hiện diện của tín hiệu, là lá cờ hoặc khói, bất kì ai với hiểu biết cần thiết tối thiểu đều có thể suy đoán về điều mà tín hiệu đó biểu thị (signifies), tuỳ theo trường hợp, là sự nguy hiểm hoặc lửa. Thế nhưng giữa (2) và (3) lại có một khác biệt quan trọng. Trong khi khói là một tín hiệu tự nhiên (natural) của lửa, liên hệ một cách có nguyên do với cái mà nó biểu thị, thì lá cờ đỏ là dấu hiệu quy ước (conventional) để biểu thị sự nguy hiểm: nó là một biểu trưng (symbol) được con người xác lập. Những sự phân biệt này, một mặt giữa cái có chủ định và không chủ định, mặt khác giữa cái có tính tự nhiên và cái do quy ước, hay có tính biểu trưng, từ lâu và cho đến hiện nay vẫn là trọng tâm của những khảo cứu lí thuyết về nghĩa. Việc động từ ‘có nghĩa, có ý’ (‘mean’) được dùng với những nghĩa khác nhau trong phạm vi các ví dụ mà tôi vừa dẫn ra là một điều hiển nhiên, xuất phát từ cái thực tế rằng câu: (4) Mary means trouble là một câu nói mơ hồ: nó có thể được hiểu như trong (1) Mary means well (Mary tỏ thiện ý) hoặc như trong (3) Smoke means fire (Có khói nghĩa là có lửa). Quả thật, với một ít tưởng tượng, có thể nghĩ ra một ngữ cảnh, hay một tình huống trong đó động từ ‘có nghĩa, có ý’ trong phát ngôn (4) Mary means trouble có thể được giải thuyết một 6
  7. cách thoả đáng theo cách thường được hiểu ở (2) That red flag means danger (Lá cờ đỏ ấy biểu thị nguy hiểm). Và ngược lại, nếu ta tạm bỏ qua những giả định có tính bản thể (ontological assumptions) thông thường – nghĩa là những giả định của chúng ta về thế giới – để xem lá cờ đỏ được nêu ở (2) như là một thực thể sống có ý chí và chủ định riêng thì chúng ta cũng có thể giải thuyết phát ngôn (2) một cách không kém thoả đáng theo cách chúng ta thường giải thuyết phát ngôn (1). Việc giải thuyết phần lớn các phát ngôn của ngôn ngữ, bất luận là được nói ra hay viết ra, đều phụ thuộc – ở mức độ ít nhiều nào đó – vào ngữ cảnh trong đó chúng được sử dụng. Và cũng không được quên rằng ngữ cảnh của phát ngôn bao gồm cả những xác tín có tính bản thể của các bên tham gia giao tiếp: một số lớn trong số chúng được xác định theo văn hoá và chúng, mặc dù thường được giả định mặc nhiên, vẫn có thể bị xem xét lại hoặc bị bác bỏ. Phần lớn các phát ngôn của ngôn ngữ tự nhiên, ở dạng thực tại hay tiềm ẩn, đều có nhiều nghĩa, hay nhiều cách giải thuyết hơn so với suy nghĩ ban đầu mà chúng ta dành cho chúng khi xem xét chúng tách rời khỏi ngữ cảnh. Đây là một điểm không phải bao giờ cũng được các nhà nghĩa học quan tâm đúng mức. Xét theo khía cạnh này, các phát ngôn chứa động từ ‘có nghĩa, có ý’ (hoặc danh từ ‘nghĩa’) không khác gì so với các phát ngôn khác trong tiếng Anh. Và điều quan trọng cần nhớ là, xét ở các khía cạnh khác, động từ ‘có nghĩa, có ý’ và danh từ ‘nghĩa’ cũng chỉ là các từ bình thường của tiếng Anh. Không cần thiết phải cho rằng tất cả các ngôn ngữ tự nhiên, trong vốn từ vựng hàng ngày của chúng, đều có những từ tương ứng một cách chính xác với động từ ‘có nghĩa, có ý’ và danh từ ‘nghĩa’ cả về mặt ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa. Đây là điểm thứ hai đặc biệt cần nhấn mạnh và tôi sẽ trở lại với nó sau (mục 1.2). Bây giờ chúng ta hãy xét một nghĩa hệ thống (hoặc nghĩa) khác của động từ ‘có nghĩa, có ý’. Nếu ta nói: (5) ‘Soporific’ means “ tending to produce sleep”. (‘Gây ngủ’ có nghĩa là “làm cho ngủ”) thì hiển nhiên là ta không hề gán ép sự chủ định nào cho cái từ tiếng Anh ‘soporific’. Tuy nhiên, có thể cho rằng có một mối liên hệ mang tính bản chất, mặc dù là gián tiếp, giữa những gì mà người ta biểu thị hoặc chủ định biểu thị, với những gì được gán một cách quy ước cho các từ mà họ sử dụng. Luận điểm này được các nhà triết học ngôn ngữ thảo luận rất nhiều. Bởi vì nó không quan yếu đối với những quan tâm chính của cuốn sách này nên tôi không bàn đến ở đây. Tôi cũng không bàn đến một luận điểm liên quan, là cũng tồn tại một mối liên hệ bản chất, và có thể là trực tiếp hơn, giữa những gì mà người ta muốn bày tỏ và những gì người ta chủ định bày tỏ. Mặt khác, trong Chương 8 và Chương 9, tôi sẽ đưa ra một cách trình bày cụ thể về sự khác biệt giữa việc nói ra 7
  8. điều mà ta muốn nói và việc hiểu điều mà ta nói – đây là một phân biệt khác đã được tranh luận rộng rãi trong triết học ngôn ngữ. Tính chủ định chắc chắn đóng một vai trò quan trọng trong bất kì học thuyết nào người ta có thể nêu ra về nghĩa của phát ngôn, cho dù nó không phải là đặc tính của các từ tạo nên phát ngôn. Tạm thời, ta hãy đơn giản lưu ý rằng chính cái nghĩa của động từ “có nghĩa, có ý” được nêu ví dụ ở (5) chứ không phải cái ý nghĩa được nêu ở ví dụ (6): (6) Mary didn’t really mean what she said. (Mary đã thật sự không nghĩ như điều cô ấy nói) mới là cái nghĩa được quan tâm trực tiếp hơn trong ngôn ngữ học. Ta vừa lưu ý rằng danh từ ‘nghĩa’ (và động từ tương ứng ‘có nghĩa, có ý’) là có nhiều nghĩa. Nhưng luận điểm chính tôi muốn nói trong mục này không phải là về tính đa nghĩa, hay đa nghĩa hệ thống, của từ này, mà là việc những nghĩa này có liên quan với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau theo nhiều cách. Điều này giải thích tại sao việc nghiên cứu cái đối tượng được xem là nghĩa (theo một nghĩa này hay nghĩa khác của từ tiếng Anh ‘meaning’) lại là mối quan tâm của nhiều ngành và không hề là lãnh địa riêng của ngành nào. Theo đó, nếu nghĩa học được định nghĩa là sự nghiên cứu về ý nghĩa thì sẽ có nhiều phân nhánh khác nhau nhưng giao nhau của nghĩa học: nghĩa học triết lí, nghĩa học tâm lí, nghĩa học nhân chủng, nghĩa học lô-gic, ngữ nghĩa học v.v. Chính ngữ nghĩa học (linguistic semantics) là đối tượng mà ta chủ yếu quan tâm trong cuốn sách này; và mỗi khi tôi sử dụng thuật ngữ ‘nghĩa học’ mà không có thêm định ngữ nào thì nó sẽ được hiểu với nghĩa hẹp hơn, để chỉ ngữ nghĩa học. Tương tự, mỗi khi tôi dùng thuật ngữ ‘ngôn ngữ’ không kèm theo định ngữ nào thì nó sẽ được hiểu là dùng để chỉ cái thường được gọi là ngôn ngữ tự nhiên (natural languages). Nhưng ngữ nghĩa học là gì và nó phân biệt với nghĩa học phi ngôn ngữ ra sao? Và cái gọi là ngôn ngữ tự nhiên thì phân biệt với các loại ngôn ngữ khác như thế nào về phương diện nghĩa cũng như các phương diện khác? Đây là những câu hỏi mà ta sẽ bàn đến trong mục 1.3. Nhưng trước hết, cần nói đôi điều về hệ thuật ngữ, cách thức sử dụng, và chung hơn, là về siêu ngôn ngữ (metalanguage) có tính chuyên môn và không chuyên môn của ngữ nghĩa học. Đọc tiếp: 1.2. Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học URL: Linguistic Semantics: An Introduction 8
  9. Chương 1: Những mở đầu về siêu ngôn ngữ (2) • Dẫn nhập • Nghĩa của ‘nghĩa’ • Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học • Ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ • Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Langue’ và ‘Parol’; ‘Ngữ năng’ và ‘Ngữ thi’ • Từ: dạng thức và nghĩa • Câu và phát ngôn; ngôn bản, hội thoại và diễn ngôn • Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa 1.2. Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học Ta có thể tiếp tục dành nhiều thời gian để nêu ra và thảo luận những ví dụ về những nghĩa khác nhau của từ ‘nghĩa’ trong mục trước. Nếu ta làm như vậy và sau đó cố gắng dịch tất cả các ví dụ của ta sang các ngôn ngữ tự nhiên khác (tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga ) ta sẽ chóng đi đến chỗ đánh giá hiệu lực của một trong những luận điểm được nêu ra ở đây, rằng ‘meaning’ (và động từ mà từ đó nó được phái sinh) là một từ tiếng Anh không có từ tương ứng chính xác trong các ngôn ngữ gần gũi khác. Ta cũng sẽ thấy rằng có nhiều ngữ cảnh trong đó danh từ ‘meaning’ và động từ ‘có nghĩa, có ý’ (‘mean’) là không tương ứng với nhau. Nhưng đây không phải là một biệt lệ của tiếng Anh hoặc của hai từ này. Như sau này ta sẽ thấy, phần lớn các từ hoặc biểu thức (cụm từ) ngôn ngữ tự nhiên được dùng hàng ngày, không mang tính chuyên môn, đều giống với danh từ ‘nghĩa’ và động từ ‘có nghĩa, có ý’ ở chỗ chúng có một vài nghĩa vốn không có cách nào phân biệt với nhau một cách rõ ràng (hoặc giả là một loạt nghĩa trong đó một vài khác biệt có thể được chỉ ra) và các nghĩa này có thể khá là mơ hồ hoặc không xác định. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà ta phải thực thi trong suốt cuốn sách này là trang bị cho ta một vốn thuật ngữ chuyên môn chính xác và không mơ hồ, ở mức cao nhất có thể được. Để thực hiện điều đó, ta sẽ xây dựng cái mà các nhà ngữ nghĩa học gọi là siêu ngôn ngữ (metalanguage); tức là một ngôn ngữ dùng để miêu tả ngôn ngữ. Hiện nay, các nhà nghĩa học triết lí đều nhất trí một điều là các ngôn ngữ tự nhiên (đối lập với những ngôn ngữ hình thức, phi tự nhiên hoặc nhân tạo) đều chứa đựng siêu ngôn ngữ của riêng chúng: chúng có thể được dùng để miêu tả không những các ngôn ngữ khác (và ngôn ngữ nói chung) mà còn cả bản thân chúng. Cái đặc tính theo đó một ngôn ngữ có thể được dùng để nói về chính bản thân nó (toàn bộ hoặc một phần) sẽ được tôi gọi là tính phản thân (reflexivity). Những rắc rối triết học có thể nảy sinh từ tính phản thân kiểu này sẽ không thuộc vào số những vấn đề mà ta quan tâm trực tiếp ở đây. Song, có một số phương diện khác thuộc về tính phản thân, và chung hơn là thuộc về chức năng siêu ngôn ngữ của ngôn ngữ tự nhiên, cần được xem xét. Siêu ngôn ngữ mà ta đã sử dụng đến bây giờ và sẽ tiếp tục sử dụng suốt trong sách này là tiếng Anh: chính xác hơn, nó chính là tiếng Anh Chuẩn (Standard English) ít nhiều mang tính thông thường (nhưng không phải thông tục) (vốn phân biệt với các loại tiếng Anh khác theo nhiều khác khác nhau). Những khi tôi dùng thuật ngữ ‘tiếng Anh’ không 9
  10. kèm theo bất kì định ngữ nào thì đấy chính là cái ngôn ngữ (hoặc phương ngữ) mà tôi muốn nói tới. Tiếng Anh thông thường (tiếng Anh Chuẩn) dĩ nhiên không phải là hoàn toàn đồng nhất trên phạm vi toàn thế giới hoặc xuyên suốt các nhóm xã hội ở các nước hoặc khu vực nói tiếng Anh, song những khác biệt trong từ vựng và cấu trúc ngữ pháp như đã tồn tại giữa một biến thể của tiếng Anh Chuẩn (British, American, Australian v.v ) với các biến thể khác là không quan trọng lắm trong bối cảnh những gì trình bày ở đây và sẽ không gây ra vấn đề. Ta vừa chấp nhận một cách hiển ngôn tiếng Anh với tư cách là siêu ngôn ngữ của ta. Nhưng nếu ta nhằm đến một sự chính xác và rõ ràng thì, tiếng Anh, cũng như các ngôn ngữ tự nhiên khác, không thể được dùng như siêu ngôn ngữ để làm việc nếu không có sự điều chỉnh. Trong chừng mực ta quan tâm đến vốn từ vựng được dùng với mục đích siêu ngôn ngữ của các ngôn ngữ tự nhiên, có hai loại điều chỉnh là khả dĩ: đặt quy định (regimentation) và mở rộng (extension). Ta có thể dùng các từ hàng ngày như ‘ngôn ngữ’, ‘câu’, ‘từ’, ‘nghĩa’ hoặc ‘nghĩa hệ thống’ và bắt chúng tuân thủ một sự quy định chặt chẽ (tức quy định (regiment) việc sử dụng chúng), định nghĩa chúng hoặc tái định nghĩa chúng phù hợp với mục đích của chúng ta (cũng giống như các nhà vật lí định nghĩa lại các khái niệm ‘lực’, ‘năng lượng’ theo những mục đích riêng của họ). Hoặc giả, ta có thể mở rộng (extend) vốn từ vựng hàng ngày bằng cách thêm vào những từ chuyên môn, vốn thường không được dùng trong diễn ngôn hàng ngày. Trong mục trước, ta đã có nhận xét rằng, từ ‘meaning’ (nghĩa) của tiếng Anh hàng ngày có một loạt nghĩa khác biệt nhau, nhưng có quan hệ với nhau. Ở điểm này, ta có thể làm như các nhà ngữ nghĩa học tiếng Anh đã làm hiện nay: ta có thể đặt quy định (regiment) cho việc dùng từ ‘nghĩa’ bằng cách cố ý quy cho nó một nghĩa hẹp hơn, chuyên môn hơn so với nghĩa của nó trong đời sống hàng ngày. Rồi sau đó ta có thể dùng cái định nghĩa hẹp, có tính chuyên môn của từ ‘nghĩa’ này để giới hạn lại phạm vi của nghĩa học, chỉ để chỉ bộ phận thường được truyền thống ngôn ngữ học, triết học và các khoa học khác gọi là ‘nghĩa học’. Trong cuốn sách này, chúng ta chọn giải pháp khác. Ta sẽ tiếp tục dùng cả danh từ ‘nghĩa’ và động từ ‘có nghĩa, có ý’ như là những từ không-chuyên- môn, với đầy đủ những nghĩa (hoặc nghĩa hệ thống) hàng ngày của chúng. Và tạm thời chúng ta sẽ tiếp tục thao tác với cái định nghĩa rộng tương ứng về ‘nghĩa học’; tức là cho đến khi được định nghĩa lại, nghĩa học vẫn được chúng ta tiếp tục xem là khoa học nghiên cứu về nghĩa. Tuy nhiên, cũng nên nhắc lại rằng hiện nay, một số tác giả đã chấp nhận định nghĩa có phần hẹp hơn về ‘nghĩa học’, dựa trên một sự quy định về cách dùng từ ‘nghĩa’ (hoặc một trong số các từ tương đương của nó) trong các ngôn ngữ khác. Tôi sẽ trở lại điểm này sau (xem mục 1.6). Mặc dù từ ‘nghĩa’ của ngôn ngữ hàng ngày vẫn được giữ lại mà không cần định nghĩa lại trong siêu ngôn ngữ mà chúng ta đang xác lập, một vài biểu thức ngôn ngữ phức hợp, có chứa từ ‘nghĩa’ sẽ được nêu ra và được định nghĩa khi chúng ta xử lí các vấn đề, và sau đó sẽ được dùng với tư cách là thuật ngữ chuyên môn. Ví dụ, ở đoạn sau của chương 10
  11. này, sẽ có sự phân biệt, một mặt, giữa nghĩa mệnh đề (propositional meaning) và nghĩa phi mệnh đề (non-propositional meaning) và mặt khác, giữa nghĩa câu (sentence- meaning) và nghĩa phát ngôn (utterance-meaning); những khác biệt này, cùng với những khác biệt khác, tất sẽ liên quan đến sự phân biệt hiện đang được thừa nhận khá rộng rãi giữa ngữ nghĩa học (theo nghĩa hẹp) và ngữ dụng học. Trong Chương 3, nghĩa hệ thống (sense) và sở thị (denotation) sẽ được phân biệt với tư cách là những bình diện hoặc chiều kích phụ thuộc nhau thuộc về nghĩa của từ và ngữ đoạn. Quy chiếu (reference) sẽ được phân biệt với sở thị (denotation), thoạt tiên ở Chương 3 và sau đó, chi tiết hơn, ở Chương 10. Một lần nữa cần nhắc lại rằng, ba từ này (đặc biệt là từ ‘nghĩa hệ thống’) sẽ được dùng một cách phi kĩ thuật cho đến khi được định nghĩa hoặc định nghĩa lại một cách chính thức. Tình hình cũng tương tự đối với tất cả các từ và biểu thức khác của tiếng Anh thường ngày (bao gồm những danh từ ‘ngôn ngữ’, ‘lời nói’ và các động từ có liên quan về nghĩa như ‘nói’, ‘phát ngôn’, là những từ sẽ được xem xét chi tiết hơn ở mục 1.4). Như sẽ được giải thích trong chương sau, trong những năm gần đây, các nhà ngôn ngữ học và lô gic học đã xây dựng những siêu ngôn ngữ phi tự nhiên (non-natural) khác nhau, mang tính hình thức hoá (formalized) cao (nghĩa là mang tính chính xác toán học) để có thể miêu tả các ngôn ngữ tự nhiên ở mức độ chính xác nhất có thể được. Trong cuốn sách này, điều quan trọng đối với ta là thấy được mối quan hệ giữa các siêu ngôn ngữ hình thức, phi tự nhiên của nghĩa học lô gic và thứ siêu ngôn ngữ, ít nhiều mang tính thông thường, được quy định và mở rộng mà ta đang sử dụng. Ngôn ngữ nào, nếu có thể nói như vậy, là ngôn ngữ cơ bản hơn? Và trong ngữ cảnh như vậy thì ‘cơ bản’ có nghĩa là gì? Tất nhiên, đó là thứ tiếng Anh viết mà ta đang sử dụng với tư cách là siêu ngôn ngữ, và ta đang dùng nó để chỉ cả ngôn ngữ nói lẫn ngôn ngữ viết, cũng như (trong trường hợp thích hợp) để chỉ các ngôn ngữ và các phát ngôn-ngôn ngữ được trừu xuất độc lập khỏi cái phương tiện (medium) mà chúng được hiện thực hoá. Trong quy định của ta về việc dùng tiếng Anh viết thông thường làm siêu ngôn ngữ, cần xác lập một số quy ước trình bày giúp ta có thể biểu thị chính xác những đơn vị ngôn ngữ học khác nhau. Những quy ước trình bày ít nhiều mang tính tầm thường như thế, như được sử dụng với tính cách siêu ngôn ngữ trong sách này (in nghiêng, dấu trích dẫn v.v ), sẽ được giới thiệu chính thức ở mục 1.5 (xin xem bảng kí hiệu và quy ước chữ viết ở trang xvii). Trong chừng mực ngôn ngữ nói hàng ngày được dùng làm siêu ngôn ngữ, sẽ tồn tại một số quy luật và quy ước mà tất cả những người bản ngữ đều tuân theo, không cần phải học và không cần phải bận tâm. Nhưng chúng không phải hoàn toàn được pháp điển hoá và không thể ngăn ngừa được sự hiểu lầm trong tất cả ngữ cảnh. Các nhà ngữ âm học đã phát triển những hệ thống quy ước trình bày với độ chính xác cao về các phát ngôn được nói ra. Tuy nhiên, trong cách dùng phi thuật ngữ của tiếng Anh hàng ngày (và các ngôn ngữ tự nhiên khác), không có những hình thức trình bày dưới dạng viết, được quy ước 11
  12. chấp thuận, về ngữ điệu, nhịp, điểm nhấn và các đặc trưng phi ngôn ngữ khác, vốn là một bộ phận thông thường và cơ hữu của lời nói. Như chúng ta sẽ thấy ở phần sau, những đặc trưng như vậy mang nhiều chức năng giao tiếp và biểu lộ. Ở đây, tôi muốn lưu ý là chúng cũng có thể thực hiện chức năng siêu ngôn ngữ. Ví dụ, câu: (7) John said it was raining (John nói trời đang mưa) có thể được nói ra theo nhiều cách. Đặc biệt, nó có thể được phát ngôn ra với một sự chuyển tiếp đặc trưng về điệu tính giữa said và it, mà trong lời nói sẽ thể hiện sự khác biệt được quy ước trong ngôn ngữ viết giữa: (8) John said [that] it was raining và (9) John said, "It was raining". Trong trường hợp này, có một quy ước ít nhiều được thừa nhận chung, là việc sử dụng các dấu trích dẫn để phân biệt lời nói trực tiếp với lời nói gián tiếp trong tiếng Anh viết. Thế nhưng cũng có những khả năng lựa chọn khác được thừa nhận đối với việc sử dụng dấu trích dẫn. Và thậm chí khi các dấu trích dẫn được dùng thì những quy ước sử dụng chúng không phải là đã được pháp điển hoá hoàn toàn hoặc được mọi người thừa nhận, ví dụ các tác giả và nhà in khác nhau có những quy định riêng của họ đối với việc dùng các dấu trích đơn và kép. Như tôi đã nói, quy ước riêng của tôi về việc dùng các dấu trích đơn và kép với tính chất siêu ngôn ngữ (và cả việc dùng các chữ in nghiêng) sẽ được giải thích trong một mục sau (mục 1.5). Có nhiều nhận định, dùng ngôn ngữ hàng ngày làm siêu ngôn ngữ, là không mơ hồ khi được nói ra, nhưng không hẳn như vậy nếu được viết ra. Ngược lại, bởi lẽ trong lời nói bình thường không có gì tương ứng một-đối-một với các dấu chấm câu và các dấu hiệu trình bày riêng(diacritics) của ngôn ngữ viết (gạch chân, in nghiêng hoặc in đậm để nhấn mạnh, dấu trích dẫn, viết hoa v.v ) nên có những nhận định, dùng ngôn ngữ hàng ngày làm siêu ngôn ngữ, là không mơ hồ khi viết ra nhưng lại có thể mơ hồ khi nói ra. Ví dụ: (10) I can't stand Sebastian khác với 12
  13. (11) I can't stand ‘Sebastian’ ở chỗ (10) có thể được hiểu như là nhận định về một người ngẫu nhiên có tên là ‘Sebastian’, còn (11) như là nhận định về chính cái tên ‘Sebastian’ đó (tức “Tôi không thể chịu được cái tên gọi Sebastian” – ND). Tuy nhiên, sự sử dụng quy ước về các dấu trích dẫn nhằm vào những mục đích như vậy trong tiếng Anh viết hàng ngày không phải là bắt buộc. Và như ta sẽ thấy ngay sau đây, sự sử dụng đó cần có những quy định thật chặt chẽ nếu ta muốn nó hành chức như là một bộ phận thuộc siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học. Đọc tiếp: 1.3. Ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ URL: Linguistic Semantics: An Introduction Chương 1: Những mở đầu về siêu ngôn ngữ (3) • Dẫn nhập • Nghĩa của ‘nghĩa’ • Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học • Ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ • Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Langue’ và ‘Parol’; ‘Ngữ năng’ và ‘Ngữ thi’ • Từ: dạng thức và nghĩa • Câu và phát ngôn; ngôn bản, hội thoại và diễn ngôn • Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa 1.3 Ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ Trong tiếng Anh, tính từ ‘linguistic’ là lưỡng nghĩa. Nó có thể được hiểu hoặc “gắn với ngôn ngữ”, hoặc “gắn với ngôn ngữ học”. Thuật ngữ ‘linguistic semantics’ cũng theo đó mà lưỡng nghĩa. Giả sử nghĩa học (semantics) là khoa học nghiên cứu về nghĩa thì ‘linguistic semantics’ có thể được dùng để chỉ, hoặc là sự nghiên cứu nghĩa trong chừng mực nghĩa đó được biểu thị trong ngôn ngữ, hoặc là sự nghiên cứu nghĩa trong phạm vi ngôn ngữ học. Chính cái nghĩa thứ hai này được dùng ở đây và trong suốt cuốn sách này. Ngữ nghĩa học, vì vậy, là một phân nhánh của ngôn ngữ học, cũng giống như nghĩa học triết lí là phân nhánh của triết học, nghĩa học tâm lí là phân nhánh của tâm lí học v.v Bởi vì ngôn ngữ học được định nghĩa khái quát là khoa học nghiên cứu ngôn ngữ cho nên có thể nghĩ rằng, sự phân biệt mà tôi vừa nêu ra giữa hai cái nghĩa được dùng của ‘linguistic semantics’ là một sự phân biệt chẳng mang lại sự khác biệt nào. Tuy nhiên, sự thể không phải như vậy. Ngôn ngữ học không nhằm giải quyết mọi thứ nằm trong phạm vi của từ ‘ngôn ngữ’. Giống như các bộ môn khoa học khác, nó xác lập bộ khung 13
  14. lí thuyết riêng của mình. Như những gì tôi đã giải thích với từ ‘nghĩa’, thì nhằm phục vụ những mục đích riêng của mình, ngôn ngữ học có quyền định nghĩa lại những từ dùng hàng ngày như ‘ngôn ngữ’ và không nhất thiết phải dùng chúng theo cái cách mà chúng được dùng bên ngoài ngôn ngữ học, bất luận là cách dùng có tính thuật ngữ hay phi thuật ngữ. Hơn thế nữa, như ta sẽ thấy trong mục tiếp theo, từ tiếng Anh ‘language’(ngôn ngữ) là một từ lưỡng nghĩa, vì vậy ngữ đoạn ‘nghiên cứu nghĩa trong ngôn ngữ’ có thể được hiểu theo hai cách khác nhau đáng kể. Do đó, về nguyên tắc, tồn tại không phải hai, mà là ba cách hiểu thuật ngữ ‘ngữ nghĩa học’. Tình hình cũng đúng hệt như vậy với ngữ đoạn ‘nghĩa ngôn ngữ học’ (bởi cùng một lí do). Điều này cũng sẽ được nói rõ hơn trong mục tiếp theo. Trong lúc này, tôi sẽ tiếp tục sử dụng cái từ ‘ngôn ngữ’ của tiếng Anh hàng ngày, mà không cần định nghĩa lại hoặc có sự chế định đặc biệt nào. Trong số những bộ môn quan tâm đến nghĩa, có lẽ ngôn ngữ học là ngành quan tâm nhiều hơn cả. Tính có nội dung, hay tính có nghĩa (semanticity), nói chung thường được xem là một trong những đặc trưng dùng để định nghĩa ngôn ngữ; và điều này là không có gì để bàn cãi. Các nhà ngôn ngữ học nói chung cũng giả định rằng ngôn ngữ tự nhiên, về bản chất, là mang tính giao tiếp, có nghĩa là chúng phát triển hoặc tiến hoá –chúng đã được thiết kế, có thể nói như vậy– nhằm vào những mục đích giao tiếp và tương tác; và cái được gọi là những đặc trưng thiết kế (design-properties) của chúng –cụ thể hơn, cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của chúng– là khớp với mục đích này, nếu không như vậy thì chúng là mang tính huyền bí, không thể giải thích được. Gần đây, quan niệm này đã bị các nhà ngôn ngữ học và triết học xem xét lại. Đối với những mục đích của cuốn sách này, ta có thể giữ thái độ trung hoà về vấn đề này. Như phần lớn các nhà ngôn ngữ học, tôi sẽ tiếp tục cho rằng các ngôn ngữ tự nhiên được mô tả đúng bản chất như là những hệ thống giao tiếp (communication-systems). Tuy nhiên, tôi phải nhấn mạnh rằng không có hệ quả nào phụ thuộc vào điều giả định này. Mặc dù nhiều kiểu ứng xử có thể được mô tả như là có nghĩa nhưng quả thật so với phạm vi, sự đa dạng và phức tạp của các loại nghĩa mà ngôn ngữ biểu thị thì không một kiểu ứng xử giao tiếp nào, thuộc con người hoặc không thuộc con người, lại có thể sánh được. Một phần của sự khác biệt giữa giao tiếp bằng ngôn ngữ và các kiểu loại ứng xử giao tiếp khác bắt nguồn từ các đặc trưng về tính chủ định và quy ước, là những đặc trưng đã được nói trong mục 1.1. Một sinh vật không phải là con người thường biểu lộ tình cảm hoặc thái độ dưới dạng những ứng xử có vẻ không chủ định và không quy ước. Lấy ví dụ, một con cua sẽ cho thấy sự giận dữ bằng cách giương cái càng to. Trong khi đó, con người sẽ hiếm khi biểu lộ sự giận dữ, dù có chủ định hay không, bằng cách giơ nắm đấm. Thông thường hơn, người ta sẽ thể hiện những tình cảm như tức giận bằng các phát ngôn như: (12) Rồi mày sẽ ân hận về điều đó. 14
  15. hoặc (13) Tao sẽ kiện mày. hoặc (14) Sao mày dám làm thế! Sự thật, âm sắc giọng nói khi phát ngôn những câu trên thường được nhận biết là biểu thị sự tức giận; và nó có thể được đi kèm với cử chỉ hoặc nét mặt giận dữ. Nhưng trong chừng mực ta quan tâm đến các từ được dùng thì rõ ràng là không có một liên hệ tự nhiên, phi quy ước giữa dạng thức và nghĩa: như ta đã nhận xét trong mục trước, các từ, theo cái nghĩa này, là mang tính võ đoán (arbitrary). Phần lớn cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ tự nhiên dùng để biểu thị ý nghĩa cũng vậy. Và, như chúng ta sẽ thấy trong suốt cuốn sách này, còn có nhiều rất nhiều điều để giải thích về tính có nghĩa của ngôn ngữ –tức khả năng biểu thị nghĩa của nó– hơn là chỉ đơn giản nói rằng mỗi từ có nghĩa gì. Ở điểm này, cũng nên nhấn mạnh rằng, cho dù phần lớn cấu trúc các phát ngôn của ngôn ngữ tự nhiên là võ đoán, hoặc mang tính quy ước, thì cũng tồn tại nhiều nhân tố phi võ đoán trong chúng. Một kiểu phi võ đoán hiện thường được viện dẫn là tính phỏng hình (iconicity). Nói nôm na thì tín hiệu có tính phỏng hình là tín hiệu mà hình thức của nó có thể được giải thích dựa trên sự tương đồng giữa hình thức của tín hiệu và nội dung mà nó biểu thị: các tín hiệu không mang đặc tính này đều là phi phỏng hình. Như các nhà ngôn ngữ học đã lưu ý từ hàng thế kỉ nay, trong tất cả các ngôn ngữ tự nhiên đều tồn tại những từ được truyền thống miêu tả là các từ tượng thanh (onomatopoeic), chẳng hạn các từ splash, bang, crash hoặc cuckoo, peewit v.v trong tiếng Anh; ngày nay chúng được phân loại dưới một tên gọi chung hơn là ‘từ phỏng hình’. Nhưng những từ như vậy là khá ít về mặt số lượng. Điều quan trọng hơn đối với ta là, mặc dù phần lớn cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ tự nhiên là võ đoán, chúng vẫn mang tính phỏng hình nhiều hơn so với mức mà các sách giáo khoa ngôn ngữ chuẩn mực có thể thừa nhận. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, theo cách nhìn như vậy, lại chính là tính phỏng hình bộ phận của cái thành tố phi lời (non-verbal) trong các phát ngôn của ngôn ngữ tự nhiên. Cụ thể thì các phát ngôn được nói ra, ngoài các từ cấu thành, sẽ còn mang một ngữ điệu và một mô hình trọng âm riêng: chúng được gọi theo thuật ngữ chuyên môn là các đặc trưng ngôn điệu (prosodic features). Những đặc trưng này là một bộ phận cơ hữu của những phát ngôn chứa chúng, và không được coi chúng, theo một cái nghĩa nào đó, là thứ yếu hay tuỳ nghi. Các đặc trưng ngôn điệu trong tất cả các ngôn ngữ tự nhiên, ở một mức độ đáng kể (mặc dù không phải là toàn bộ) là mang tính phỏng hình. Các phát ngôn nói ra cũng có thể được hỗ trợ bởi cái được gọi là những dấu hiệu kèm lời (paraliguistic features), vốn thường hay được gọi một cách thiếu chính xác là ngôn ngữ cử chỉ (điệu bộ, 15
  16. tư thế, ánh mắt, nét mặt ). Như thuật ngữ ‘kèm lời’ cho thấy, những yếu tố này không được các nhà ngôn ngữ học xem là một phần cơ hữu của những phát ngôn mà chúng có quan hệ. Xét theo khía cạnh này, chúng khác với các đặc trưng ngôn điệu. Nhưng các dấu hiệu kèm lời cũng mang nghĩa, và cũng giống như các đặc trưng ngôn điệu, chúng dùng để định dạng (modulate) và chấm câu (punctuate) cho các phát ngôn mà chúng đi kèm. Chúng thậm chí còn có xu hướng phỏng hình, hay nói cách khác là tính phi võ đoán, cao hơn các đặc trưng ngôn điệu. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, tính phi võ đoán của chúng được pha trộn với tính quy ước ở một mức độ cao không kém: nói như vậy nghĩa là các đặc trưng ngôn điệu của ngôn ngữ nói và những dấu hiệu kèm lời kèm theo phát ngôn trong những ngôn ngữ (hoặc các phương ngữ) cụ thể, thuộc các nền văn hoá (hoặc tiểu nhóm văn hoá) cụ thể thì biến đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác và cần phải được học với tư cách là một phần của quá trình thủ đắc ngôn ngữ bình thường. Ngôn ngữ viết không có gì tương ứng trực trực tiếp với các đặc trưng ngôn điệu hoặc kèm lời của ngôn ngữ nói. Tuy nhiên, các dấu chấm câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi v.v ) và chữ viết hoa, in nghiêng, gạch chân v.v có thể xem là tương đương về chức năng. Vì vậy, tôi dùng thuật ngữ ‘chấm câu’ như là một thuật ngữ của ngữ nghĩa học cho cả ngôn ngữ nói lẫn ngôn ngữ viết. Một dạng khác của tính phi võ đoán mà các nhà ngữ nghĩa học rất quan tâm trong những năm gần đây là tính trực chỉ (indexicality). Một yếu tố trực chỉ (index), như tên gọi được định nghĩa ngay từ đầu, là một tín hiệu mà theo một nghĩa nào đó, hướng sự chú ý đến –tức chỉ ra (indicates) (hoặc là chỉ báo cho (or is indicative of))– cái mà nó biểu đạt (trong tình huống trực tiếp) và do đó hành chức với tư cách là một đầu mối, có thể nói như vậy, chỉ báo cho sự hiện diện hoặc tồn tại (trong tình huống trực tiếp) của bất kì cái gì mà nó biểu hiện. Chẳng hạn, khói là trực chỉ của lửa, lời nói lắp bắp có thể là dấu hiệu của say rượu, v.v Trong hai trường hợp này, có một mối liên hệ nguyên nhân giữa yếu tố trực chỉ và cái mà nó chỉ ra. Nhưng điều này không được xem là cốt yếu. Trong thực tế, thuật ngữ ‘trực chỉ ’, như nó được định nghĩa ngay từ đầu, bao quát nhiều thứ vốn chẳng có gì chung ngoài việc hướng sự chú ý vào một khía cạnh nào đó của tình huống hiện thực trực tiếp. Một trong những hậu quả là tình trạng thuật ngữ ‘tính trực chỉ’ đã được dùng theo một số nghĩa xung đột nhau trong các văn liệu gần đây. Tôi chỉ chấp nhận một trong số các nghĩa này và sẽ giải thích nó trong chương 10. Từ đây cho đến lúc đó, tôi sẽ không dùng các thuật ngữ ‘trực chỉ ’, ‘mang tính trực chỉ’ hay ‘tính trực chỉ’ nữa. Tuy nhiên, tôi sẽ sử dụng động từ ‘chỉ báo’ (và cũng dùng cụm từ ‘là chỉ báo cho’) theo cái nghĩa mà tôi đã dùng cho khói và lời lắp bắp trong đoạn văn trên. Khi người ta nói có khói nghĩa là có lửa hoặc lời lắp bắp là dấu hiệu của say rượu, người ta hàm ý rằng chúng không chỉ hướng chú ý đến sự hiện diện của lửa hoặc sự say rượu (trong tình huống trực tiếp), mà còn cho biết rằng lửa là nguyên do của khói và chính cái người nói 16
  17. lắp bắp ấy là kẻ say rượu. Nếu ta coi đây như là một điều kiện để định nghĩa hiện tượng trực chỉ (indication), theo cái nghĩa mà giờ đây tôi chấp nhận như là nghĩa thuật ngữ của từ này, thì ta có thể nói rằng nhiều thông tin được thể hiện trong phát ngôn khi nói ra chính là chỉ báo cho các đặc trưng sinh học, tâm lí và xã hội của người nói. Lấy ví dụ, giọng của một người nói chung sẽ là chỉ báo cho nguồn gốc xã hội hay xuất xứ địa phương của người đó; và đôi khi việc chọn lựa một từ ngữ này mà không phải là từ ngữ khác trong số hai từ ngữ đồng nghĩa theo cách nào đó cũng có tác dụng tương tự. Vậy thì nhà ngôn ngữ học xử lí thế nào với nghĩa của các phát ngôn trong ngôn ngữ? Và bao nhiêu trong số đó được xếp loại là thuộc ngôn ngữ học (theo cái nghĩa là “nằm trong phạm vi của ngôn ngữ học”) chứ không phải mang tính kèm lời (hoặc ngoại ngôn)? Nhà ngôn ngữ học, như những người nghiên cứu thuộc các bộ môn khoa học khác, sẽ thay đổi cách xử lí đối với bất kì vấn đề nào của đối tượng nghiên cứu tuỳ thuộc vào không khí học thuật đang thịnh hành. Thực tế, trong thời gian gần đây, đã từng có những thời kì, chủ yếu là ở Mĩ giai đoạn giữa năm 1930 và cuối những năm 1950, ngữ nghĩa học bị nhiều người né tránh. Một trong những nguyên nhân dẫn tới điều đó là: việc khảo sát ngữ nghĩa bị quy chụp là mang tính chủ quan (theo cái nghĩa xấu của từ này) về bản chất, và ít nhất thì cũng tạm thời bị coi là nằm ngoài phạm vi của khoa học. Nguyên nhân đặc biệt hơn của sự né tránh ngữ nghĩa học chính là ảnh hưởng của tâm lí học hành vi đối với một số, mặc dù không phải là tất cả, trường phái ngôn ngữ học Mĩ. Nhờ có sự chỉ trích của Chomsky đối với hành vi luận vào cuối những năm 1950 và tác động mang tính cách mạng sau đó mà lí thuyết ngữ pháp tạo sinh của ông mang lại, không chỉ đối với các nhà ngôn ngữ học mà còn đối với các bộ môn khoa học khác, bao gồm triết học và tâm lí học, mà ảnh hưởng của hành vi luận không còn mạnh mẽ như nó từng có cách đây một thế hệ. Không chỉ có nhà ngôn ngữ, mà cả các nhà triết học lẫn tâm lí học, hiện nay sẵn sàng thừa nhận tư cách dữ liệu đối với những gì trước đây đã thẳng thừng bị chối bỏ vì bị xem là chủ quan (theo cái nghĩa xấu của từ) và không đáng tin cậy. Cuốn sách này tập trung vào ngữ nghĩa học, và nó dựa vào những gì mà nhiều người coi là theo quan điểm truyền thống. Nhưng nó cũng chú trọng đúng mực đến những phát triển mới mẽ trong những năm gần đây, với tư cách là thành quả của sự hợp tác không ngừng tăng tiến giữa các nhà ngôn ngữ học và các đại diện của các ngành khoa học khác, bao gồm lô-gic hình thức và triết học ngôn ngữ, và nó xem xét những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của một số khái niệm quan trọng nhất mà ngữ nghĩa học hiện nay đang chia sẻ với những dạng nghĩa học phi ngôn ngữ khác. Đọc tiếp: 1.4. Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Langue’ và ‘Parol’; ‘Ngữ năng’ và ‘Ngữ thi’ 17
  18. URL: Linguistic Semantics: An Introduction Chương 1: Những mở đầu về siêu ngôn ngữ (4) • Dẫn nhập • Nghĩa của ‘nghĩa’ • Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học • Ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ • Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Langue’ và ‘Parol’; ‘Ngữ năng’ và ‘Ngữ thi’ • Từ: dạng thức và nghĩa • Câu và phát ngôn; ngôn bản, hội thoại và diễn ngôn • Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa 1.4. Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Langue’ và ‘Parol’; ‘Ngữ năng’ và ‘Ngữ thi’ Từ ‘langue’ (ngôn ngữ) trong tiếng Anh, giống như từ ‘meaning’ (nghĩa), có một phổ rộng về nghĩa (hoặc nhiều nghĩa). Nhưng điều đầu tiên và quan trọng nhất cần nói về từ ‘language’ là, cũng như từ ‘meaning’ và một vài danh từ tiếng Anh khác, nó mang tính nước đôi về quy loại (categorially ambivalent) xét theo đặc trưng ngữ nghĩa quan yếu về số tính(countability); tức nó có thể được dùng (giống như ‘thing’, ‘idea’v.v ) với tư cách là một danh từ đơn vị (nghĩa là, khi nó được dùng ở số ít, nó phải đi với một mạo từ, xác định hoặc không xác định, hoặc một loại định từ (determiner) nào đó khác); nó cũng có thể được dùng (giống như ‘water’, ‘information’v.v ) với tư cách là một danh từ khối (tức không phải là danh từ đơn vị), vốn không yêu cầu một định từ và thường biểu thị không phải một thực thể riêng lẻ thuộc về một tập hợp hoặc biểu thị nhiều thực thể, mà là một khối không rõ ranh giới hoặc một kết tập nào đó của chất liệu hay vật chất. Số tính không có được một sự thừa nhận về ngữ pháp –tức không được ngữ pháp hoá (grammaticalized) (hoặc theo lối hình thái học hoặc theo lối cú pháp học)– trong tất cả các ngôn ngữ tự nhiên (xem mục 10.1). Và trong những ngôn ngữ mà nó được ngữ pháp hoá thì nó cũng được ngữ pháp theo nhiều cách khác nhau. Điều ta quan tâm ở đây là khi từ ‘ngôn ngữ’ được dùng như một danh từ khối ở số đơn (không có định từ), biểu thức chứa nó có thể, nhưng không nhất thiết, được xem là tương đương về nghĩa với biểu thức chứa từ ‘ngôn ngữ’ ở dạng thức số nhiều, được dùng với tư cách là một danh từ đơn vị. Điều này dẫn đến một hệ luận là những nhận định có chứa từ ‘ngôn ngữ’ ở số đơn sẽ lưỡng nghĩa. Một trong những trường hợp như vậy (được điều chỉnh từ đoạn văn thứ hai của mục 1.2 trên đây) là: (15) A metalanguage is a language which is used to describle language. (Siêu ngôn ngữ là ngôn ngữ được dùng để miêu tả ngôn ngữ) Một trường hợp khác là: (16) Linguistics is the scientific study of language. 18
  19. (Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu ngôn ngữ) Từng câu (15) và (16) liệu có cùng ý nghĩa với: (17) A metalanguage is a language which is used to describle languages. (18) Linguistics is the scientific study of languages. hay không? Không thể trả lời câu hỏi này nếu không dựa vào ngữ cảnh mà câu (15) và (16) xuất hiện, và thậm chí ngay cả trong ngữ cảnh thì câu hỏi này cũng có thể không có lời giải đáp. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ kĩ, nếu không phải là tức thời, thì cái cần thấy rõ là hai câu (15) và (16), như nội dung chúng biểu thị và ngoài ngữ cảnh, là lưỡng nghĩa tuỳ theo chỗ chúng có được hiểu như là tương đương về ngữ nghĩa lần lượt với hai câu (17) và (18) hay không. Nguyên do của sự mơ hồ đặc biệt này là: bất kì lúc nào từ ‘language’ (ngôn ngữ) được dùng như một danh từ khối, như ở (15) và (16), biểu thức chứa nó có thể dùng để chỉ không phải là một tập hợp các ngôn ngữ mà mỗi thành viên là (hoặc có thể được miêu tả như là) một hệ thống (system) của các từ và các quy tắc ngữ pháp, mà là để chỉ những sản phẩm (products) (sự sử dụng của) ở dạng nói hay dạng viết của một hệ thống hay một tập hợp các hệ thống cụ thể. Cái có thể được nói đến như là sự lưỡng nghĩa hệ thống-sản phẩm (system-product ambiguity) của nhiều biểu thức ngôn ngữ có chứa từ tiếng Anh ‘language’ chính là liên quan đến cái sự thể vừa được nhắc đến, rằng cái từ tiếng Anh ‘language’ (cũng như nhiều danh từ khác trong tiếng Anh) vốn nước đôi về mặt cú pháp: tức là nó thuộc về hai tiểu lớp danh từ phân biệt nhau về mặt cú pháp (danh từ đơn vị và danh từ khối). Và cũng có trường hợp, khi nó được dùng với tư cách là một danh từ khối ở số ít thì biểu thức ngôn ngữ chứa nó có thể dùng để chỉ ra hoặc là cái sản phẩm (sự sử dụng) của một ngôn ngữ, hoặc là cái tổng số (hay mẫu tiêu biểu) các ngôn ngữ. Những biểu thức ngôn ngữ chứa các từ ‘English’, ‘French’, ‘German’ v.v lại cho thấy một kiểu lưỡng nghĩa hệ thống-sản phẩm có liên quan nhưng hơi khác, khi chúng được dùng như là những danh từ khối ở số ít (trong những ngữ cảnh nhất định). Ví dụ: (19) That is English có thể được dùng hoặc để chỉ một ngôn bản hay phát ngôn cụ thể, theo nghĩa chính xác của từ, hoặc theo một lối khác, để chỉ chính cái ngôn ngữ-hệ thống (language-system) sản sinh ra các văn bản và phát ngôn cụ thể. Sự mơ hồ này là hiển nhiên bởi theo một cách hiểu về câu (19), không tính cách hiểu khác, thì biểu thức từ đơn lẻ ‘English’ có thể được thay thế bởi ngữ đoạn ‘the English language’ (tiếng Anh). Rõ ràng là chúng ta 19
  20. không thể đồng nhất bất kì các phát ngôn tiếng Anh cụ thể nào với chính tiếng Anh. Và cũng rõ ràng, trong những trường hợp như vậy, tính nước đôi cú pháp làm nảy sinh sự lưỡng nghĩa, nói đúng ra, không phải giữa danh từ đơn vị và danh từ khối, mà là giữa các danh từ riêng (đơn vị) và các danh từ chung (khối). Cái mà tôi đã nêu ra như là sự lưỡng nghĩa hệ thống-sản phẩm có liên quan đến tính nước đôi về phạm trù của từ ‘language’ (ngôn ngữ) là tương đối rõ, như nó vừa được giải thích. Nhưng từ trước đến nay nó vẫn là, và tiếp tục sẽ là, nguồn gốc của rất nhiều lẫn lộn về lí thuyết. Có một cách tránh được ít nhất một vài trong số những nhầm lẫn như vậy, đó là cách không bao giờ, về phương diện siêu ngôn ngữ, dùng từ tiếng Anh ‘language’ (ngôn ngữ) như là một danh từ khối khi mà biểu thức ngôn ngữ chứa nó có thể được thay thế đồng nghĩa bởi một biểu thức chứa từ ‘language’, được dùng như một danh từ đơn vị. Cách giải quyết này sẽ được giữ nguyên nhất quán trong các phần trình bày tiếp theo; và các sinh viên được khuyên nên chấp nhận cách giải quyết giống như vậy. Một cách khác để tránh né, hoặc làm giảm thiểu, sự mơ hồ và lẫn lộn gây ra bởi tính nước đôi về cú pháp (hoặc phạm trù) của cái từ tiếng Anh hàng ngày ‘language’ cũng như một vài ý nghĩa của nó là đặt ra những thuật ngữ đặc biệt hơn để thay thế nó. Đó là những thuật ngữ ‘langue’ (ngữ ngôn) và ‘parole’ (lời nói) nay được dùng rộng rãi, mà Saussure (1916) là người dùng đầu tiên với nghĩa thuật ngữ trong tiếng Pháp, ‘competence’ (ngữ năng) và ‘performance’ (ngữ thi), mà Chomsky (1965) đã nêu ra như là những thuật ngữ ngôn ngữ học. Trong tiếng Pháp hàng ngày, phi kĩ thuật thì danh từ ‘langue’ (ngữ ngôn) là một trong hai từ mà nếu phối hợp với nhau thì sẽ có cùng phạm vi ý nghĩa hoặc các ý nghĩa tương đương với cái từ tiếng Anh ‘language’ (ngôn ngữ). Cái từ tiếng Pháp khác là ‘langage’. Hai từ tiếng Pháp này phân biệt với nhau về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa ở một vài phương diện. Trong bối cảnh mà ta quan tâm, hai sự khác biệt quan trọng là: (i) ‘langue’, trong đối lập với ‘langage’, luôn luôn được dùng như một danh từ đơn vị; (ii) ‘langue’ biểu thị cái thường được coi là ngôn ngữ tự nhiên và, không giống như từ ‘langage’, nó thường không được dùng để chỉ: (a) những ngôn ngữ hình thức nhân tạo (tức phi tự nhiên) của lô gic học, toán học, tin học, (b) những hệ thống giao tiếp ngoài ngôn ngữ (extralinguistic) hoặc kèm ngôn ngữ như cái vẫn được gọi một cách phổ biến là ngôn ngữ cử chỉ, hoặc (c) những hệ thống giao tiếp không thuộc con người. Cái sự thể rằng tiếng Pháp (giống như tiếng Italia, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha và các ngôn ngữ Romane khác) có đến hai từ không tương đương với nhau về nghĩa, tự bản thân nó là rất thú vị. Nó khẳng định một luận điểm đã được nói đến từ trước về cái từ ‘nghĩa’ của tiếng Anh: cái siêu ngôn ngữ hàng ngày được lấy từ một ngôn ngữ tự nhiên này không nhất thiết tương đương về nghĩa, toàn bộ hoặc bộ phận, với cái siêu ngôn ngữ hàng ngày được lấy từ một ngôn ngữ tự nhiên khác. Nhưng điều này được nêu ra ở đây là gắn với sự phân biệt của Saussure về ‘ngữ ngôn’ và ‘lời nói’. 20
  21. Những biểu thức ngôn ngữ chứa từ tiếng Pháp ‘langage’ cũng chịu cùng một kiểu lưỡng nghĩa hệ thống-sản phẩm như các biểu thức ngôn ngữ chứa từ tiếng Anh ‘language’ phải chịu. Nhưng những biểu thức chứa từ ‘langue’ thì không thế. Chúng luôn luôn chỉ cái mà tôi gọi là ngôn ngữ-hệ thống (và theo phạm vi hẹp của từ ‘langue’, đối lập với cái từ tiếng Anh ‘language’, chỉ cái thường được gọi là ngôn ngữ tự nhiên). Điều này luôn đúng, bất chấp cái sự thể là từ ‘langue’ trong tiếng Pháp có được dùng theo nghĩa thuật ngữ hay không. Từ ‘parole’ (lời nói) trong tiếng Pháp hàng ngày có một số ý nghĩa liên quan hoặc chồng lên nhau. Trong cái nghĩa mà ta quan tâm ở đây, nó bao hàm một phần cái nội dung của từ tiếng Pháp ‘langage’ và từ tiếng Anh ‘language’ khi được dùng với tư cách là những danh từ khối. Nó biểu thị chính cái sản phẩm hoặc những sản phẩm mà việc sử dụng một ngôn ngữ-hệ thống đem lại. Tuy nhiên, không giống như các từ ‘langage’ và ‘language’, nó chỉ dùng để chỉ ngôn ngữ nói, tức chỉ cái sản phẩm lời nói. Hệ quả là, sự phân biệt mà Saussure nêu ra giữa ‘langue’ (ngữ ngôn) và ‘parole’ (lời nói) đã thường xuyên bị trình bày sai lạc, trong tiếng Anh cũng như một số ngôn ngữ Châu Âu khác, bao gồm tiếng Đức, tiếng Nga, với tư cách là một sự phân biệt giữa ngôn ngữ (language) và lời nói (speech). Sự phân biệt mang tính bản chất, như ta vừa thấy, là giữa một hệ thống (gồm một bộ các quy tắc ngữ pháp và một vốn từ vựng) với cái sản phẩm của (sự sử dụng của) chính cái hệ thống đó. Lưu ý rằng ở đây, cũng như từ đầu mục này, tôi đã đưa ngữ đoạn ‘sự sử dụng của’ vào trong dấu ngoặc đơn. Điều này dẫn ta đến một luận điểm thứ hai, một luận điểm nhất thiết phải nêu ra, không chỉ về sự phân biệt của Saussure giữa ‘ngữ ngôn’ và ‘lời nói’, mà còn về sự phân biệt của Chomsky giữa ‘ngữ năng’ và ‘ngữ thi’, vốn cũng gây ra nhiều nhầm lẫn lí thuyết. Khái niệm ‘ngữ năng’ (đầy đủ hơn, là ‘năng lực ngôn ngữ’ hoặc ‘năng lực ngữ pháp’) được Chomsky dùng để chỉ cái ngôn ngữ-hệ thống lưu trữ trong đầu của những cá nhân được cho là biết, hoặc có năng lực đối với cái ngôn ngữ đang xét. Năng lực ngôn ngữ, trong cái nghĩa này, luôn luôn là năng lực đối với một ngôn ngữ cụ thể. Những người bản ngữ thường có được nó ngay từ hồi thơ ấu (trong những điều kiện môi trường bình thường) nhờ sự tương tác của: (i) cái khả năng ngôn ngữ riêng của con người và được di truyền (cái khả năng này được Chomsky gọi bằng thuật ngữ ‘ngữ pháp phổ quát’) và (ii) một số lượng đủ các phát ngôn làm mẫu được trình bày thích đáng, vốn có thể phân tích (với sự trợ giúp của những tri thức bẩm sinh của đứa trẻ về những nguyên tắc và tham số của ngữ pháp phổ quát) với tư cách là những sản phẩm của cái ngôn ngữ-hệ thống đang phát triển. Có nhiều chi tiết trong lí thuyết của Chomsky về sự thủ đắc ngôn ngữ và về ngữ pháp phổ quát gây tranh cãi về phương diện triết học cũng như tâm lí học. Nhưng điều này không quan yếu đối với những quan tâm hiện thời của chúng ta. Lúc này, có một điều được thừa nhận, hoặc cần phải được thừa nhận: cái mà Chomsky gọi là ngữ năng trong những ngôn ngữ tự nhiên cụ thể, về phương diện vật lí thần kinh, là được lưu 21
  22. trữ trong não các thành viên của những cộng đồng ngôn ngữ cụ thể. Và khái niệm ‘ngữ năng’ của Chomsky, được giải thích như thế, xét theo mục đích hiện thời, có thể được đồng nhất với khái niệm ‘ngữ ngôn’ của Saussure. Nếu Chomsky phân biệt ‘ngữ năng’ và ‘ngữ thi’ thì Saussure phân biệt ‘ngữ ngôn’ và ‘lời nói’. Nhưng ‘ngữ thi’ không thể dễ đồng nhất với ‘lời nói’ như cái cách mà ‘ngữ năng’ được đồng nhất với ‘ngữ ngôn’. Nói một cách nghiêm ngặt thì ‘ngữ thi’ biểu thị cái cách dùng ngôn ngữ-hệ thống, trong khi ‘lời nói’ biểu thị những sản phẩm của cái cách dùng đó. Tuy vậy, sự phân biệt về thuật ngữ này không phải bao giờ cũng được duy trì. Thuật ngữ ‘ngữ thi’ của Chomsky (giống như thuật ngữ ‘cách ứng xử’) thường được các nhà ngôn ngữ học sử dụng để chỉ một cách không phân biệt, hoặc lập lờ, cả cách dùng hệ thống lẫn những sản phẩm của cách dùng hệ thống. Ngược lại, thuật ngữ ‘lời nói’ hiếm khi, nếu có, được dùng để chỉ một cái gì khác ngoài sản phẩm của việc sử dụng những ngôn ngữ-hệ thống cụ thể. Cái ta muốn, bây giờ cần làm rõ, không phải là một sự phân biệt tay đôi giản đơn giữa một hệ thống và những sản phẩm của nó mà là một sự phân biệt tay ba, trong đó sản phẩm (‘lời nói’) được phân biệt không những với hệ thống mà còn với quá trình (‘ngữ thi’, ‘cách ứng xử’, ‘cách dùng’ v.v ). Cho dù chúng ta có dùng một vốn từ vựng siêu ngôn ngữ đặc biệt cho mục đích này hay không thì điều quan trọng vẫn là: cái sản phẩm thu được từ quá trình sử dụng một ngôn ngữ cần được phân biệt cẩn thận với bản thân quá trình ấy. Nhiều danh từ tiếng Anh thường ngày phái sinh từ động từ là giống với từ ‘ngữ thi’ ở chỗ chúng có thể được dùng để chỉ cả quá trình lẫn sản phẩm của nó. Chúng bao gồm bản thân danh từ ‘production’ (sự tạo thành) và một loạt các danh từ có liên quan về ngữ nghĩa như ‘creation’ (sự chế tác), ‘composition’ (sự hợp thành), ‘construction’ (sự cấu tạo). Chúng cũng bao gồm những từ của ngôn ngữ thường ngày (tức siêu ngôn ngữ thường ngày) như ‘speech’ (lời nói), ‘writing’ (viết), ‘utterance’ (phát ngôn) và nhiều từ khác. Hai cái nghĩa hệ thống của các từ này không được lẫn lộn với nhau, như chúng đã và đang lẫn lộn, và tiếp tục bị lẫn lộn, trong nhiều giáo trình ngôn ngữ học. Điểm này, như chúng ta sẽ thấy, có tầm quan trọng đặc biệt khi xác định khái niệm ‘ngữ dụng học’. Rất nhiều điều được nói trong mục này có liên quan không chỉ đối với những vấn đề có thể nảy sinh nếu chúng ta không thận trọng trong cách dùng những từ ngữ hàng ngày như ‘ngôn ngữ’, ‘lời nói’ mà còn đối với một loạt những vấn đề khác sẽ được đề cập tiếp theo đây. Điều cốt tử là, những người mới làm quen với ngữ nghĩa học cần phải ý thức về cái mà tôi sẽ gọi ra đây như là sự tam phân hệ thống-quá trình-sản phẩm (system- process-product trichotomy). Những sinh viên đã quen với những nguyên tắc của ngữ pháp tạo sinh hiện đại và nghĩa học hình thức sẽ biết rằng, có những điều chỉnh được thực hiện đối với sự phân tích ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ theo cái trục hệ thống-quá trình-sản phẩm vừa được trình bày ở đây. Đặc biệt, các thuật ngữ ‘quá trình’ và ‘sản phẩm’ còn có một nghĩa trừu tượng hơn, mang tính chất toán học, theo đó người ta nói rằng các câu được tạo ra, hay sản sinh ra, bởi một ngữ pháp hoạt động trên một 22
  23. thành tố từ vựng hữu quan. Cái nghĩa trừu tượng hơn này của thuật ngữ ‘quá trình’ (giống như cái nghĩa trừu tượng hơn của thuật ngữ ‘câu’, là thuật ngữ dựa vào nó và sẽ được giải thích ở một thời điểm thích hợp), về phương diện lô gic, là độc lập với cách sử dụng cũng như ngữ cảnh và có thể được xem như là ở bên trong hệ thống. Nhưng tạm thời, chúng ta không quan tâm đến những câu hỏi mang tính kĩ thuật kiểu này. Ta có thể ngao du khá xa trong ngữ nghĩa học trước khi ta phải bàn đến những tiến triển gần đây trong ngôn ngữ học lí thuyết và lô gic hình thức. Đọc tiếp: 1.5. Từ: dạng thức và nghĩa URL: Linguistic Semantics: An Introduction Chương 1: Những mở đầu về siêu ngôn ngữ (5) • Dẫn nhập • Nghĩa của ‘nghĩa’ • Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học • Ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ • Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Langue’ và ‘Parol’; ‘Ngữ năng’ và ‘Ngữ thi’ • Từ: dạng thức và nghĩa • Câu và phát ngôn; ngôn bản, hội thoại và diễn ngôn • Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa 1.5. Từ: dạng thức và nghĩa Đây là lúc thuận lợi để đưa ra những quy ước trình bày nhằm phân biệt dạng thức và nghĩa, cơ sở cho các thao tác của ta trong suốt cuốn sách này. Ngay từ ví dụ đầu tiên, đã có những giải thích về dạng thức và ý nghĩa của từ. Sự giải thích này sau đó có thể mở rộng, như chúng ta sẽ thấy, cho các ngữ đoạn, câu và các biểu thức ngôn ngữ khác. Một trong những giả định ngầm ẩn mà ta đã tuân thủ và bây giờ có thể được làm rõ là các từ (và các biểu thức ngôn ngữ khác, gồm ngữ đoạn và câu) thì có ý nghĩa. Chúng cũng có dạng thức (form): thực tế, trong tiếng Anh cũng như bất kì các ngôn ngữ tự nhiên khác, những ngôn ngữ gắn với một hệ thống chữ viết, bất luận là theo thứ tự bảng chữ cái hay không, và được dùng rộng rãi, thì từ có cả dạng thức nói lẫn dạng thức viết được chấp nhận theo quy ước. (Trong một số trường hợp, cùng một ngôn ngữ nói lại gắn với những hệ thống chữ viết khác nhau, cho nên cùng một từ được nói ra có thể có vài dạng thức chữ viết khác nhau. Ngược lại, và thú vị hơn, nhiều ngôn ngữ nói (spoken languages) khác biệt nhau về âm vị học lại có thể thể gắn bó với không chỉ cùng một hệ thống chữ viết mà còn với cùng một ngôn ngữ viết (written language), miễn sao, như trường hợp của cái được gọi là những phương ngôn của tiếng Trung Quốc hiện đại, tồn tại một mức độ thích đáng về tính đẳng hình (isomorphism) ngữ pháp và đẳng hình từ vựng trong số các ngôn ngữ nói khác nhau đó, tức là một mức độ đồng nhất được chấp 23
  24. nhận về cấu trúc ngữ pháp và từ vựng). Nói chung, chúng ta không cần phải nêu ra sự phân biệt giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, mặc dù để thực hiện điều đó, khi cần thiết thì một số quy ước đã được xác lập khá hoàn hảo trong ngôn ngữ học (bao gồm việc sử dụng các kí hiệu phiên âm quốc tế, được đặt trong dấu ngoặc vuông hoặc dấu nghiêng để biểu thị các dạng thức ngữ âm hay âm vị). Tuy nhiên, chắc chắn cần phải phân biệt cái đơn vị từ (được xem như là một đơn vị hai mặt) với cả dạng thức lẫn ý nghĩa của nó. Và để thực hiện điều này, ta có thể sử dụng cái dạng thức viết thường ngày của từ để biểu thị không chỉ bản thân cái từ đó như là một đơn vị có hai mặt hình thức và nội dung, mà còn để biểu thị hoặc dạng thức hoặc ý nghĩa, được coi là độc lập với nhau. Người ta đã làm như vậy khi dùng tiếng Anh và các ngôn ngữ thường ngày khác làm siêu ngôn ngữ trình bày. Tuy nhiên, để làm rõ chức năng nào trong số ba chức năng siêu ngôn ngữ khác nhau trên đây đã được cái dạng thức viết của từ thực thi trong một trường hợp cụ thể, ta cần xác lập những quy ước trình bày đặc biệt. Đáng tiếc là, những quy ước trình bày được các nhà ngôn ngữ học sử dụng phổ biến nhất lại không thể phân biệt rõ ràng và nhất quán, một mặt, giữa các từ (và các biểu thức khác) và mặt khác, giữa các dạng thức hoặc ý nghĩa của chúng. Trong cuốn sách này, các dấu trích đơn (single quotation-marks) sẽ được dùng để biểu thị từ và các đơn vị hai mặt với cả dạng thức lẫn nghĩa khác; các chữ in nghiêng (italic) (không có dấu trích) để biểu thị dạng thức (bất luận ở dạng nói hay dạng viết); và dấu trích kép (double quotation-marks) để biểu thị nghĩa (hoặc nghĩa hệ thống). Với một chút ngẫm nghĩ, ta sẽ thấy rằng tất cả những gì được ta thực hiện cho đến bây giờ là hệ thống hoá và điển chế hoá (tức quy định) một số quy ước về tiếng Anh viết với tính cách là siêu ngôn ngữ đời thường, nhằm vào những mục đích riêng của chúng ta. Khi những người sử dụng tiếng Anh bình thường (hoặc những ngôn ngữ tự nhiên khác) muốn dẫn ra một từ, họ sẽ trích dẫn nó hoặc dưới dạng viết hoặc dưới dạng nói, tuỳ từng trường hợp. Ví dụ, họ có thể nói: (20) Can you tell me what ‘sequipdalian’ means? (Bạn có thể nói cho tôi biết từ ‘sequipdalian’ có nghĩa là gì không?) và câu trả lời có thể là: (21) I’m sorry, I can’t: look it up in the dictionary (Rất tiếc là tôi không thể: hãy xem nó trong từ điển) ở đây, từ ‘it’ (nó) , trong ngữ cảnh, vừa chỉ ra lại vừa có thể được thay thế bằng từ ‘sequipdalian’. Tương tự, những từ điển quy ước của tiếng Anh và các thứ tiếng khác gắn với một hệ thống chữ viết ghi âm tố sẽ đồng nhất từ với dạng thức của chúng, liệt kê chúng theo một trật tự chữ cái thuần tuý quy ước, vốn được dạy ở trường phổ thông 24
  25. nhằm vào chính mục đích này. Ta vừa công khai chấp nhận một quy ước trình bày để phân biệt từ (và các biểu thức ngôn ngữ khác) với cả nghĩa lẫn dạng thức của chúng. Nhưng trong nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Anh, từ cũng có thể có hơn một dạng thức. Chẳng hạn, danh từ ‘man’ (người đàn ông) có những dạng thức khác biệt nhau về ngữ pháp man, man’s, men và man’s; động từ ‘sing’ (hát) có những dạng thức khác biệt nhau về ngữ pháp sing, sings, singing, sang và sung; v.v Các dạng thức khác biệt về ngữ pháp của cùng một từ này được truyền thống miêu tả như là các dạng thức biến hình (inflectional): giống như phần lớn các danh từ đếm được trong tiếng Anh, danh từ ‘man’ biến đổi hình thái theo các đặc trưng ngữ pháp (chính xác hơn, là các đặc trưng hình thái-cú pháp (morphosyntactic) về số ít/số nhiều và sở hữu; giống như phần lớn các động từ trong tiếng Anh, động từ ‘sing’, biến đổi hình thái theo các phạm trù ngữ pháp về thời (thời hiện tại khác với thời quá khứ) v.v Một số ngôn ngữ biến đổi hình thái ở mức độ cao hơn các ngôn ngữ khác. Tiếng Anh, khác với tiếng Nga hoặc tiếng Latin, hoặc thậm chí khác với tiếng Pháp, tiếng Italia hay tiếng Đức, không có nhiều biến thể hình thái trong dạng thức của từ; và một số ngôn ngữ (được gọi là ngôn ngữ phân tích tính, hay ngôn ngữ đơn lập) đáng chú ý như tiếng Việt, tiếng Hán thì không biến hình. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa từ và dạng thức của nó là quan trọng, ngay cả khi từ không có các dạng thức biến hình phân biệt. Đối với tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, trong số các dạng thức biến hình của một từ, một dạng thức sẽ được quy ước xem như là dạng trích dẫn (citation-form), nghĩa là dạng được dùng để trích, để chỉ ra chính cái từ mà nó đại diện với tư cách là một phức thể. Và đó thường là dạng trích dẫn thường được thấy, theo thứ tự bảng chữ cái, ở đầu mỗi mục từ trong các từ điển quy ước tiếng Anh và những ngôn ngữ gắn bó với hệ thống văn tự xếp theo bảng chữ cái khác. Cái dạng trích dẫn thường ngày của một từ được chấp nhận theo quy ước không nhất thiết phải là cái dạng thức mà nhà ngôn ngữ học có thể xác định như là gốc từ hoặc thân từ. Nói chung thì trong tiếng Anh ngẫu nhiên mà dạng trích dẫn thường ngày của phần lớn các từ trùng với thân từ của chúng, trừ các động từ. Nhưng tình hình như vậy không xảy ra ở tất cả các ngôn ngữ. Trong cuốn sách này, đối với tất cả các ngôn ngữ khác tiếng Anh, chúng ta sẽ sử dụng bất kì dạng trích dẫn nào được thừa nhận rộng rãi nhất trong truyền thống từ điển học chủ lưu của các ngôn ngữ ấy. Trong tiếng Anh, khi xem xét động từ thì có hai cách quy ước để chọn lựa. Cách quy ước có tính thường ngày, đậm tính truyền thống hơn nhưng hiện nay ít được nhà ngôn ngữ học thừa nhận hơn, là sử dụng cái được gọi là dạng nguyên thể, vốn gồm tiểu từ to cộng với thân từ (hoặc trong trường hợp các động từ bất quy tắc, cộng với một trong các thân từ), ví dụ: ‘to love’, ‘to sing’, ‘to be’ Cách quy ước ít mang tính truyền thống hơn, mà tôi chấp nhận, là sử dụng thân từ (hoặc một trong số các thân từ) không chỉ cho danh từ, đại từ, tính từ, trạng từ mà còn cả cho động từ, nghĩa là không chỉ dùng ‘man’, ‘she’, ‘good’, ‘weel’ mà còn ‘love’, ‘sing’, ‘be’ Có những lí do xác đáng để chọn thân từ (hoặc một trong số thân từ) 25
  26. với tư cách là dạng trích dẫn trong những ngôn ngữ như tiếng Anh. Tuy nhiên, về nguyên tắc thì việc chọn một dạng thức này chứ không phải một dạng thức khác trong siêu ngôn ngữ để chỉ chính cái từ mà nó đại diện là mang tính võ đoán và chỉ là một vấn đề quy ước. Phần lớn các từ tiếng Anh không phải chỉ có hơn một dạng thức. Chúng còn có thể có hơn một nghĩa; và xét theo khía cạnh này thì tiếng Anh là tiêu biểu cho các ngôn ngữ tự nhiên. (Mặc dù tồn tại những ngôn ngữ tự nhiên trong đó mỗi từ có một và chỉ có một dạng thức, nhưng gần như chắc rằng không có, và chưa hề có ngôn ngữ tự nhiên nào trong đó mỗi từ có một và chỉ một nghĩa). Ví dụ, từ ‘food’ (bàn chân) có một số nghĩa. Nếu chúng ta muốn phân biệt các nghĩa này khi trình bày, chúng ta có thể đánh số chúng và ghi kèm các số này như là chú dẫn cho các kí hiệu biểu nghĩa, ví dụ: ‘food 1’, ‘food2’,‘food3’ Khái quát hơn, giả định rằng X là dạng trích dẫn của một từ, chúng ta sẽ biểu thị từ đó là ‘X’ và nghĩa của nó (tức tập hợp một hoặc hơn một các nghĩa của nó) là “X”; và nếu nó có hơn một ý nghĩa thì chúng ta có thể phân biệt các ý nghĩa này như là “X1”, “X2”, “X3” v.v Tất nhiên, việc dùng các chú dẫn như vậy chỉ là một công cụ trình bày giản tiện, không nói lên điều gì cả về nghĩa của từ. Khi nào cần phải xác định các nghĩa khác nhau chứ không phải chỉ là biểu diễn kí hiệu như trên đây, chúng ta có thể dùng lối định nghĩa hoặc khúc giải. Ví dụ, đối với từ ‘foot’, chúng ta có thể nói rằng “foot 1” là “phần kết thúc của chân”, rằng “foot 2” là “phần thấp nhất của một ngọn đồi hay ngọn núi” Làm thế nào để xác định được một định nghĩa hay cách khúc giải nào đó là đúng hay sai sẽ là vấn đề được thảo luận ở Phần 2. Ở đây tôi chỉ đơn giản quan tâm đến việc giải thích hệ thống siêu ngôn ngữ mà tôi đang sử dụng. Nhưng ở điểm này tôi cũng nên nói rõ là việc sử dụng hệ thống trình bày mà tôi đang xây dựng đây là dựa vào giả định rằng các nghĩa của từ đều mang hai đặc điểm sau: (i) tách biệt, và (ii) có thể phân biệt với nhau. Giả định này là điều thường được những người làm từ điển (và nhà ngôn ngữ học) định ra và được phản ánh trong kết cấu của hầu hết các từ điển chuẩn tắc. Nhưng đối với những sinh viên trước đó chưa hề có kinh nghiệm về việc này thì việc lấy một số các từ tiếng Anh chung, như là ‘foot’, ‘game’, ‘table’, ‘tree’ và tra chúng trong một vài từ điển tường giải có uy tín sẽ là một kinh nghiệm hữu ích. Họ sẽ phát hiện nhiều khác biệt chi tiết, không chỉ về các định nghĩa được đưa ra, mà còn cả về số lượng các nghĩa được gán cho mỗi từ. Họ cũng sẽ thấy rằng một số từ điển, chứ không phải là tất cả, thể hiện những phân biệt ở mức độ chi tiết hơn, chẳng hạn như không chỉ phân biệt “X1” với “X2”, “X3” mà còn phân biệt “X1a” với “X1b”, “X1c” v.v ít nhất thì việc so sánh một số từ điển khác nhau theo cách như vậy cũng sẽ giúp làm sáng tỏ một điều là thật không dễ xác định một từ có bao nhiêu nghĩa, như những suy nghĩ loáng thoáng ban đầu có thể tưởng tượng ra. Nó cũng sẽ khiến ta nghi ngờ cái quan điểm cho rằng mọi từ điển đều đáng tin như nhau, và cũng nghi ngờ cái quan điểm ngược lại rằng một từ điển cá biệt nào đó (từ điển tiếng Anh của Oxford, của Webster v.v ) là duy nhất 26
  27. đáng tin cậy. Thực tế, nó thậm chí còn gieo thêm nghi ngờ rằng trong nhiều trường hợp, việc xác định một từ có bao nhiêu nghĩa không chỉ là khó khăn về mặt thực hành, mà còn là bất khả thi về nguyên tắc. Nghi ngờ này, như ta sẽ thấy, được khẳng định bởi những thể nghiệm lí thuyết và thực hành từ điển học về sau. Bây giờ cần nói đôi chút về hiện tượng các từ đồng âm (homonyms): các từ khác nhau nhưng có cùng một dạng thức (theo định nghĩa truyền thống). Phần lớn các từ điển phân biệt các từ đồng âm bằng cách gán cho chúng các chữ số (hoặc con chữ) phân biệt và cấp cho mỗi từ đồng âm một mục từ riêng. Chúng ta sẽ dùng các chú thích chữ số. Ví dụ, các từ ‘bank1’, có nghĩa là “tổ chức tài chính”, và ‘bank2’, có nghĩa là “sườn dốc của một con sông”, được xem là các từ đồng âm (xem hình 1.1). Việc chúng được các tác giả hoặc các nhà biên soạn của một cuốn từ điển nào đó phân loại là những từ đồng âm – tức những từ riêng biệt nhau (phần lớn các từ điển tiếng Anh đều phân loại chúng như vậy) – là quá rõ bởi chúng được cấp cho những mục từ riêng rẻ (bất chấp chúng có được đính kèm các con số hoặc con chữ phân biệt hay không). Một điều được giả định là những ai tham khảo từ điển đều có một hiểu biết cảm tính nào đó về khái niệm đồng âm truyền thống, thậm chí ngay cả khi họ không biết thuật ngữ truyền thống dùng để chỉ hiện tượng này, ví dụ, mặc nhiên là những người tham khảo từ điển sẽ nhất trí rằng ‘bank 1’ là một từ khác biệt với ‘bank2’ và về mặt trực giác thìhiểu được rằng nói chúng là những từ khác biệt nhau thì ngụ ý gì. Tuy nhiên, như ta sẽ thấy ở Phần 2, khái niệm truyền thống về đồng âm không thật rõ ràng như ấn tượng đầu tiên của ta về nó và cần được làm rõ hơn. Mặc dù ta tạm hoãn lại cuộc thảo luận đầy đủ hơn về từ đồng âm, thì vẫn có thể là hữu ích nếu ta trả lời trước một câu hỏi có thể đã xuất hiện ở bạn đọc, liên quan đến một hoặc hai ví dụ tôi vừa dẫn ra trong mục này. Nếu từ đồng âm là những từ có cùng dạng thức nhưng khác nhau về ý nghĩa thì tại sao chúng ta lại nói, ví dụ, “phần cuối của một cái cẳng chân” và “phần thấp nhất của một một ngọn đồi hay ngọn núi” là những nghĩa khác nhau của cùng một từ ‘foot’. Phải chăng ta không nên nói, như đã nói về các từ ‘bank1’ và ‘bank2’,rằng hai từ khác nhau, ‘foot1’ và ‘foot2’,là có liên quan với nhau? Hình 1.1 Nói một cách ngắn gọn thì có hai lí do để ‘bank 1’ và ‘bank2’ được truyền thống xem là hai từ đồng âm. Trước hết, chúng khác biệt nhau về mặt từ nguyên (etymologically): ‘bank1’ được mượn từ tiếng Ý (so sánh với từ tiếng Ý hiện đại ‘banca’); còn ‘bank 2’ có thể được truy dấu vết từ tiếng Anh trung đại, và xa hơn là có nguồn gốc từ một từ Scandinavian (suy cho cùng thì có liên quan đến nguồn gốc German của từ tiếng Ý 27
  28. ‘banca’, nhưng khác biệt với nó trong quá trình phát triển lịch sử). Thứ hai, chúng được xem là không liên quan về ngữ nghĩa (semantically unrelated), tức người ta cho rằng không có mối liên hệ, chính xác hơn, là không có mối liên hệ được cảm nhận về mặt đồng đại nào giữa nghĩa của ‘bank 1’ và ‘bank2’. Trong khi đó, hai ý nghĩa (hoặc hơn) của từ ‘foot’ là có liên quan về từ nguyên và ngữ nghĩa; trật tự đánh số và liệt kê chúng trong từ điển nói chung phản ánh quan điểm của người biên soạn về mức độ quan hệ gần gũi nhau của chúng, hoặc về phương diện lịch sử hoặc về phương diện đồng đại. Khái niệm về mối liên hệ ngữ nghĩa sẽ được chúng ta xem xét kĩ hơn về sau, độc lập với việc khái niệm đồng âm đóng vai trò như thế nào (hoặc thực sự là có vai trò gì không) trong ngữ nghĩa học hiện đại. Bây giờ, chỉ cần lưu ý rằng, một khi đã chấp thuận khái niệm đồng âm của truyền thống, thường chúng ta có thể xác định một nghĩa của từ như là cái nghĩa trung tâm hơn (hoặc, nói theo cách khác, như là cái nghĩa trội hơn về ngữ cảnh) so với các nghĩa khác. Đây chính là cái nghĩa mà tôi muốn độc giả nghĩ đến mỗi khi tôi viện đến nghĩa của từ (mà không hề nói gì thêm) bằng kí hiệu dấu trích kép đã được giới thiệu trên đây. Khi cần thiết, một nghĩa có thể được phân biệt với các nghĩa khác bằng các kí hiệu chú thích hoặc bằng cách đính kèm, trong dấu trích kép, một khúc giải hay một định nghĩa (bộ phận) phù hợp với mục đích của ta. Như ta vừa thấy, các từ đồng âm có thể được phân biệt với nhau theo cùng một cách. Ví dụ, ta có thể phân biệt ‘sole1’ với ‘sole2’ (với giả định rằng đây đích thực là hai từ đồng âm, ở đây trực cảm của các độc giả có thể rất khác biệt nhau), bằng cách nói rằng từ thứ nhất có nghĩa (nôm na) là “phần đáy của bàn chân hay giày” và từ thứ hai là “một loại cá”. Tuy nhiên, phải thấy rằng kí hiệu trình bày, tự bản thân nó, chẳng qua cũng chỉ là một công cụ mà, như các công cụ khác, cần được sử dụng với một sự thận trọng và một kĩ năng thích hợp. Luận điểm này đáng được nêu ra ở đây, liên quan đến nhiệm vụ tương đối đơn giản – gần như là tầm thường – về những quy định đối với việc sử dụng chữ in nghiêng và các dấu trích cho các kiểu quy chiếu siêu ngôn ngữ khác nhau. Nó càng quan trọng hơn khi ta dùng đến các kí hiệu trình bày đặc biệt hơn, sẽ được giới thiệu trong các chương tiếp theo. Như tôi đã nói từ trước, trong nhiều trường hợp hiện tượng đồng âm không thể được xác định chắc chắn như các trường hợp vừa được dẫn ra trong mục này khi nói về ‘bank 1’ và ‘bank2’ hoặc ‘sole1’và ‘sole2’. Điều này sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong chương 2. Ta cũng làm như vậy đối với sự khác biệt giữa những biến thể ngữ nghĩa mà theo đó, thuật ngữ ‘từ’ được dùng theo cả nghĩa chuyên môn lẫn nghĩa thông thường hàng ngày. Cho đến lúc đó, ‘từ’ sẽ được sử dụng một cách lỏng lẻo và, như ta sẽ thấy ngay sau đây, mơ hồ (như nó thường được dùng trong đời thường). Trong lúc đó, độc giả nên lưu ý thường xuyên về tầm quan trọng của việc không được lẫn lộn các biểu thức ngôn ngữ tự nhiên, như từ, ngữ đoạn và câu, với dạng thức của chúng (hoặc bất kì dạng thức nào trong số các dạng thức của chúng). Muốn vậy, cần chú ý đặc biệt đến các quy ước trình bày đã được giới thiệu trên đây. Cuối cùng, độc giả cũng nên chú ý là: (i) có thể có sự không ăn khớp nhau giữa dạng 28
  29. thức nói và dạng thức (hoặc các dạng thức) viết của từ (như đã được nêu ra nhưng không thảo luận ở đầu mục này); (ii) có nhiều cách khác nhau, theo đó các dạng thức có thể được coi là đồng nhất với nhau hoặc không. Việc dùng thuật ngữ ‘dạng thức’ (và cả cái từ phái sinh của nó ‘thuộc về dạng thức’) trong ngôn ngữ học đôi khi vừa lộn xộn vừa gây khó hiểu (xem Lyons 1968: 135–137). Tạm thời, về (i) và (ii), tôi thấy chỉ cần giải thích một cách vắn tắt các biến thể nghĩa hệ thống của thuật ngữ ‘dạng thức’ có quan hệ với nhau như thế nào và làm sao chúng có thể được phân biệt với nhau nếu cần phải phân biệt và khi cần phải phân biệt. Ta đã bắt đầu từ sự phân biệt mang tính siêu ngôn ngữ, ít nhiều có tính đời thường, phi chuyên môn, giữa dạng thức và nghĩa bằng cách nói rằng từ (và các biểu thức khác) không phải là có dạng thức, mà là có một dạng thức. Sau đó ta thấy rằng, ở một số trường hợp và ở một số ngôn ngữ, từ (và các biểu thức khác) có thể có hơn một dạng thức, vốn thường – có điều không nhất thiết – phân biệt với nhau theo chức năng ngữ pháp. Ta hãy tạm thời bỏ qua cái thực tế là từ có thể có hơn một dạng thức phân biệt với nhau về ngữ pháp (hoặc về biến hình): nói như vậy tức cũng giả định rằng ta chỉ (tạm thời) quan tâm đến các ngôn ngữ đơn lập, hoặc phân tích tính, như tiếng Hán cổ (Classical Chinese) hoặc tiếng Việt. Lợi dụng khả năng có thể dùng từ ‘form’ (dạng thức) vừa như một danh từ đơn vị, vừa như một danh từ khối (như tôi đã thực hiện trong đoạn văn trên và trong suốt mục này), bây giờ ta có thể nói rằng hai dạng thức là đồng nhất (theo một nghĩa nào đó về ‘đồng nhất’) nếu chúng có cùng một dạng thức. Ví dụ, hai dạng thức nói sẽ đồng nhất về mặt ngữ âm nếu cùng có cùng một cách phát âm; hai dạng thức viết (trong một ngôn ngữ dùng văn tự ghi âm tố) sẽ đồng nhất về chính tả nếu chúng có cùng cách viết. (Sự đồng nhất chính tả cần lập thức hơi khác đối với những ngôn ngữ dùng văn tự không ghi âm tố, nhưng điều này không ảnh hưởng đến việc áp dụng khái niệm đồng nhất chính tả cho những ngôn ngữ như vậy). Trong chừng mực ta quan tâm đến ngôn ngữ nói, một sự phân biệt xa hơn có thể được chỉ ra, giữa đồng nhất ngữ âm và đồng nhất âm vị. Những sinh viên đã quen với sự phân biệt này sẽ thấy được các vấn đề liên quan trong những trường hợp cụ thể; còn những ai không quen với sự phân biệt này thì không cần bận tâm đến nó. Chính sự đồng nhất thông thường về âm vị là vấn đề gây tranh cãi trong ngữ nghĩa học. Nhưng để đơn giản cho việc trình bày, ở điểm này tôi sẽ không nói đến sự khác biệt giữa đồng nhất ngữ âm và đồng nhất âm vị, tôi chỉ đơn giản đề cập đến những dạng thức đồng nhất hay không đồng nhất về ngữ âm (ở giọng điệu hay phương ngữ nào đó). Tiếng Anh (ở hầu hết các phương ngữ) minh hoạ dễ dàng cho cái thực tế rằng hai (hoặc nhiều hơn) dạng thức viết có thể đồng nhất về mặt ngữ âm: so sánh soul và sole, great và grate, hoặc red và read (theo một trong số các cách phát âm khác nhau của nó). Tiếng Anh cũng cho thấy rằng hai hoặc hơn hai dạng thức khác nhau về ngữ âm có thể đồng nhất về mặt chữ viết: so sánh read ( trong have read đối lập với will read), blessed 29
  30. (trong The bishop blessed the congregation đối lập với Blessed are the peacemarkers). Kiểu đồng nhất mà ta vừa thảo luận và minh hoạ như vậy có thể được gọi là đồng nhất chất liệu (meterial identity). Như tôi đã giải thích, nó phụ thuộc vào cái phương tiện dùng để hiện thực hoá dạng thức. Có thể mở rộng và trau chuốt lại khái niệm về sự đồng nhất chất liệu, tuy nhiên sự trình bày phần nào sơ lược của tôi về vấn đề cũng đã đủ để phục vụ cho những mục tiêu được giới hạn có chủ đích của cuốn sách này. Bây giờ ta hãy thảo luận cái thực tế là trong nhiều ngôn ngữ tự nhiên, bao gồm cả tiếng Anh, được gọi bằng tên chuyên môn là các ngôn ngữ phi đơn lập (non-isolating) hay tổng hợp tính (về mặt hình thái học), từ có thể có hai hoặc hơn hai dạng thức khác biệt nhau về ngữ pháp: so sánh man (số ít, phi sở hữu cách), man' s (số ít, sở hữu cách), men (số nhiều, phi sở hữu cách) và men' s (số nhiều, sở hữu cách). Như đã thấy qua bốn dạng thức của từ ‘man’, các dạng thức của một từ (hay các biểu thức khác) phân biệt về mặt ngữ pháp – cụ thể hơn, là các dạng thức phân biệt về biến hình của một từ – sẽ thường khác biệt nhau về chất liệu (phi đồng nhất). Nhưng sự đồng nhất về chất liệu không phải là điều kiện cần, cũng không phải là điều kiện đủ để đồng nhất các dạng thức về mặt ngữ pháp (và, cụ thể hơn, là đồng nhất về biến hình). Ví dụ, dạng thức come có thể hành chức như là một trong những dạng thức thời hiện tại của ‘come’ (they come), mà cũng có thể như là dạng thức được truyền thống gọi tên là quá khứ phân từ của nó (they have come). Phải chăng trong cả hai trường hợp này, ta có cùng một dạng thức come? Câu trả lời là: theo một nghĩa nào đó thì đúng như vậy, nhưng theo một nghĩa khác thì không đúng như vậy. Come trong they come cũng là come trong they have come theo cái nghĩa chúng đồng nhất về mặt chất liệu (trong cả ngôn ngữ nói lẫn ngôn ngữ viết). Nhưng come trong they come và come trong they have come là những dạng thức biến hình (inflectional forms) khác nhau của động từ ‘come’. Ngược lại, giả sử rằng có một số người thuộc cùng một biến thể tiếng Anh Chuẩn lại nói (hay viết) một cách trái khoáy là have learned trong khi những người khác nói (hay viết) have learnt (giữa hai cách nói này còn có những biến dạng khác) thì hai cái dạng thức learned và learnt khác biệt nhau về chất liệu này vẫn có thể được coi là đồng nhất (hay tương đương) về mặt ngữ pháp. Nói chính xác hơn thì: (trong biến thể tiếng Anh Chuẩn này) cùng một dạng thức ngữ pháp của từ ‘learn’ – hoặc cụ thể hơn trong trường hợp này, là cùng một dạng thức biến hình – đã được hiện thực hoá bởi hai dạng thức khác nhau về chất liệu (ngữ âm hoặc chữ viết). Cuối cùng, những gì vừa được thảo luận về các kiểu đồng nhất khác nhau trên đây sẽ rất hữu ích cho những trình bày tiếp theo. Nó cũng củng cố cho luận điểm đã nêu ra trước đây về tầm quan trọng phải xác lập một bộ các thuật ngữ và các quy ước trình bày, hoặc bằng cách đặt quy định, hoặc bằng cách mở rộng, nhằm có được sự chính xác trong siêu ngôn ngữ trình bày. Nói chung, cái nghĩa mà tôi dùng cho thuật ngữ ‘dạng thức’ ở nhiều chỗ khác nhau trong cuốn sách này sẽ được ngữ cảnh làm rõ. Những lúc không có được một sự rõ ràng như vậy, tôi sẽ viện đến sự khác biệt vừa nêu ra ở đây giữa một đằng là các dạng thức được xem xét từ góc độ thành phần chất liệu và một đằng là các dạng thức 30
  31. được xem xét từ góc độ chức năng ngữ pháp của chúng. Đọc tiếp: 1.6. Câu và phát ngôn; ngôn bản, hội thoại và diễn ngôn URL: Linguistic Semantics: An Introduction Chương 1: Những mở đầu về siêu ngôn ngữ (6) • Dẫn nhập • Nghĩa của ‘nghĩa’ • Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học • Ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ • Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Langue’ và ‘Parol’; ‘Ngữ năng’ và ‘Ngữ thi’ • Từ: dạng thức và nghĩa • Câu và phát ngôn; ngôn bản, hội thoại và diễn ngôn • Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa 1.6. Câu và phát ngôn; ngôn bản, hội thoại và diễn ngôn Ta đã giả định (và sẽ tiếp tục giả định) rằng tất cả ngôn ngữ tự nhiên đều có từ, cái đơn vị có cả hình thức lẫn ý nghĩa (1.5). Bây giờ ta hãy làm sáng tỏ thêm hai giả định mang tính thao tác, rằng: (i) tất cả ngôn ngữ tự nhiên đều có câu, vốn cũng có cả hình thức và nghĩa như vậy; và (ii) nghĩa của câu được xác định, ít nhất là một phần, bởi nghĩa của các từ trong câu. Không có giả định nào ở đây gây tranh cãi. Tuy nhiên, chúng cần được xem xét kĩ hơn trong các phần sau. Những điều chỉnh hoặc bổ sung về sau sẽ không ảnh hưởng lắm đến bất kì luận điểm chung nào được nêu trong các chương đầu tiên. Nghĩa của câu được xác định không phải chỉ bởi nghĩa của các từ trong câu mà còn bởi cấu trúc ngữ pháp của câu. Điều này là rõ ràng: hai câu có thể được cấu tạo bởi đúng cùng một số từ (với cùng một cách giải thuyết nghĩa cho mỗi từ) nhưng lại khác biệt nhau về nghĩa. Ví dụ, hai câu (22) và (23) sau đây chứa cùng các từ (với cùng dạng thức) nhưng lại khác nhau về phương diện ngữ pháp. Một câu là câu trần thuật còn câu kia là câu nghi vấn tương ứng, và sự khác biệt về ngữ pháp giữa chúng là khớp với sự khác biệt tương ứng về nghĩa: (22) ‘It was raining yesterday’ (Hôm qua mưa) (23) ‘Was it raining yesterday?’ (Hôm qua mưa à?) 31
  32. Các câu (24) và (25) cũng vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cả hai đều là câu trần thuật và chúng không quan hệ với nhau với tư cách là các thành viên tương ứng của hai loại câu khớp với nhau và được xác định về ngữ pháp: (24) ‘John admires Mary’ (John ngưỡng mộ Mary) (25) ‘Mary admires John’ (Mary ngưỡng mộ John) Lưu ý rằng tôi dùng dấu trích đơn cho câu (ngay cả khi chúng được đánh số và sắp chữ nổi bật), cũng như đã dùng đối với từ và các biểu thức có dạng thức và nghĩa khác. Điều này hợp với quy ước trình bày đã được nêu ra trong mục trước, vốn sẽ được tuân thủ suốt cuốn sách này. Trong Phần 1 và Phần 2, ta sẽ không quan tâm đến vấn đề liệu câu có phải là biểu thức ngôn ngữ theo cái nghĩa đã được dùng đối với từ và ngữ đoạn không. Để đơn giản cho việc trình bày, tôi sẽ coi sự phân biệt giữa nghĩa của từ (word-meaning) (hoặc chính xác hơn, nghĩa từ vựng (lexical meaning)) và nghĩa của câu (sentence- meaning) là một trong những nguyên tắc chính để tổ chức cuốn sách này, dành Phần 2 cho nghĩa của từ và Phần 3 cho nghĩa của câu. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh một điều rằng cách tổ chức này không hề có một hàm ý nào về tính ưu tiên của nghĩa từ vựng so với nghĩa của câu, xét theo khía cạnh lô-gic và phương pháp luận. Không cần thiết phải nêu vấn đề về tính ưu tiên của loại nghĩa nào so với loại nghĩa nào cho đến khi ta xây dựng xong khung lí thuyết và thuật ngữ. Và khi ta thực hiện được điều đó, ta sẽ thấy rằng, giống như những câu hỏi có vẻ đơn giản như vậy, vấn đề này không có chỗ cho câu trả lời dễ dàng, đơn giản. Sự phân biệt giữa nghĩa của câu và nghĩa của phát ngôn (utterance-meaning) cho ta một nguyên tắc tổ chức khác. Sự phân biệt này không thể được giả định mặc nhiên theo cái cách có thể làm đối với nghĩa của từ và nghĩa của câu. Không phải chỉ là chuyện nó phần nào xa lạ đối với những ai không phải là nhà chuyên môn. Đây còn là vấn đề gây rất nhiều tranh luận giữa các nhà chuyên môn. Hầu hết các chi tiết của vấn đề có thể được gác lại cho Phần 4. Tuy nhiên, ở đây cần phải nêu một vài điểm khái quát. Trong tiếng Anh thường ngày, từ ‘utterance’ (phát ngôn) thường được dùng để chỉ ngôn ngữ nói (cũng như các từ ‘diễn ngôn’ và ‘hội thoại’). Trái lại, từ ‘text’ (ngôn bản) lại thường được dùng để chỉ ngôn ngữ viết. Trong suốt cuốn sách này, cả hai từ ‘phát ngôn’ và ‘văn bản’ sẽ được dùng một cách trung tính, tức không thiên vị về ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết. Tại thời điểm này, có thể mở rộng siêu ngôn ngữ của chúng ta bằng cách đưa ra một số 32
  33. thuật ngữ đặc biệt, trung tính về mặt phương tiện (medium-neutral). Một số thuật ngữ như vậy sẽ được nêu ra trong các chương tiếp theo. Tuy nhiên, tạm thời ta sẽ sử dụng các tên gọi của ngôn ngữ thường ngày như ‘người nói’, ‘người nghe’, cũng như ‘phát ngôn’, ‘ngôn bản’ và ‘diễn ngôn’ theo cái nghĩa trung tính về phương tiện. Nhưng không được lẫn lộn ngôn ngữ với lời nói. Quả thật, một trong những đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ tự nhiên là tính độc lập tương đối của chúng đối với cái phương tiện (medium) dùng để hiện thực hoá nó. Ngôn ngữ vẫn là ngôn ngữ, cho dù nó được hiện thực hoá như là sản phẩm của lời nói hay của việc viết lách, và nếu nó là sản phẩm viết lách thì bất chấp việc nó được viết bằng chữ ghi âm bình thường hay chữ người mù, tín hiệu điện tín v.v Do những nguyên nhân lịch sử và văn hoá, mức độ tương ứng giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói biến đổi đáng kể từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Nhưng trong tiếng Anh và các ngôn ngữ khác vốn gắn bó với hệ thống chữ ghi âm, thì hầu hết, nếu không nói là tất cả, các câu được nói ra đều có thể được đặt trong một quan hệ tương ứng với các câu được viết ra. Cái sự thể đây không phải là một quan hệ tương ứng một-đối-một sẽ được chúng ta bàn sau. Ở điểm này, không cần nói thêm gì nữa về ngôn bản, diễn ngôn và hội thoại. Thực tế là tôi không có gì để nói về chúng cho đến khi chuyển sang chương 9. Trong lúc này, ta có thể nghĩ về phát ngôn như là những ngôn bản tối thiểu (được nói ra hoặc viết ra), nghĩ về diễn ngôn và hội thoại như là chuỗi kết hợp (một hoặt nhiều hơn) của các phát ngôn. Nhưng như ta đã thấy, các thuật ngữ ‘phát ngôn’, ‘diễn ngôn’ và ‘hội thoại’ (không như thuật ngữ ‘ngôn bản’) vừa có nghĩa quá trình, vừa có nghĩa thành phẩm: theo nghĩa quá trình, chúng biểu thị một loại hành vi hay hoạt động đặc biệt; theo nghĩa thành phẩm, chúng biểu thị không phải bản thân cái hoạt động ấy mà là sản phẩm vật chất của cái hoạt động ấy (1.4). Hai cái nghĩa này hiển nhiên có liên quan với nhau; nhưng bản chất của mối quan hệ này lại không phải là rõ ràng, và nó sẽ được thảo luận trong Phần 4. Còn bây giờ thì ta sẽ xác lập quy ước trình bày, rằng những khi thuật ngữ ‘phát ngôn’ được sử dụng trong sách này mà không kèm theo chú dẫn định tính và trong những ngữ cảnh mà cái nghĩa quá trình bị loại bỏ bởi những nguyên do cú pháp thì nó (tức ‘phát ngôn’-chú thích của người dịch) bao giờ cũng được hiểu như là để biểu thị cái sản phẩm hay các sản phẩm của ngữ thi, gọi theo hệ thuật ngữ của Chomsky. Phát ngôn, trong cái nghĩa thuật ngữ như vậy, là cái mà một số nhà triết học ngôn ngữ gọi là thành phẩm (inscriptions), nghĩa là chuỗi các kí hiệu được ghi lại trong một loại phương tiện vật chất nào đó. Ví dụ, một phát ngôn nói thường được ghi lại (trong cái nghĩa chuyên môn của ‘được ghi lại’) bằng phương tiện âm thanh; một phát ngôn viết thì được ghi lại bởi một phương tiện thích hợp nào đó mà thị giác có thể xác định được. Trong chừng mực mà ngôn ngữ được sử dụng điển hình, nếu không nói là tất yếu, cho mục đích giao tiếp thì phát ngôn có thể được coi như là tín hiệu (signals) được truyền từ người nói sang người nghe-hay khái quát hơn, là từ người phát sang người nhận (theo một kênh thích hợp nào 33
  34. đó). Về cách thức trình bày, phát ngôn (tức các phát-ngôn-thành-phẩm hay phát ngôn-tín hiệu) sẽ được phân biệt với câu (cũng giống như các dạng thức của một từ được phân biệt với chính bản thân từ đó) nhờ dùng lối in nghiêng (cho phát ngôn) và dấu trích đơn (cho câu). Điều này cũng hàm ý rằng phát ngôn cũng là dạng thức; và đây chính là quan điểm về phát ngôn (theo cái nghĩa là phát-ngôn-thành-phẩm) được thể hiện trong suốt cuốn sách này. Như ta sẽ thấy ở Phần 4, trong nhiều trường hợp, cũng có thể biện hộ cái quan điểm cho rằng phát ngôn là dạng thức phụ-thuộc-văn-cảnh của câu cụ thể. Nhưng ở thời điểm này, đối với vấn đề gây tranh cãi về mối quan hệ giữa phát ngôn và câu, ta không cần phải nghiêng về quan điểm này hơn là quan điểm khác. Cần phải nhấn mạnh rằng phát ngôn trong ngôn ngữ tự nhiên không chỉ là kết hợp, hay chuỗi (strings) dạng thức của từ. Như ta đã thấy, chồng lên trên cái thành tố ngôn từ (verbal component) của bất kì phát ngôn nói nào (chuỗi các từ tạo nên nó), bao giờ và tất yếu cũng có thành tố phi ngôn từ (non-verbal component), mà các nhà ngôn ngữ học chia làm tiểu thành tố ngôn điệu (prosodic) và tiểu thành tố kèm lời (paralinguistic) (1.3). Ở đây ta không cần quan tâm đến việc vạch chính xác ranh giới giữa hai tiểu thành tố này. Ta chỉ lưu ý rằng đường viền ngôn điệu của phát ngôn bao gồm ngữ điệu và có thể, cả mô hình trọng âm của nó; còn các đặc trưng kèm lời thì bao gồm những thứ như cách nói, âm lượng, tiết tấu, nhịp điệu v.v Trong việc xác định nghĩa của phát ngôn, những đặc trưng phi ngôn từ này cũng quan yếu như nghĩa của các từ được dùng trong phát ngôn và nghĩa ngữ pháp của nó, cả hai đều được mã hoá (encode) trong thành tố ngôn từ của phát ngôn. Chỉ có thành tố ngôn từ của phát ngôn nói thì mới không phụ thuộc vào cái phương tiện thể hiện nó và mang tính có thể sao chuyển (medium-transferable), theo đó về nguyên tắc nó có thể được giữ nguyên khi chuyển từ nói sang viết. Như ta đã thấy, một số hệ thống chữ viết chứa những nguyên tắc ít nhiều mang tính quy ước về cách chấm câu. Nhưng chúng không bao giờ ứng khớp với những khác biệt quan trọng về ngữ điệu trong ngôn ngữ nói. Ngay cả khi các quy ước chấm câu thông thường được bổ trợ bởi các phương tiện đồ hình như viết hoa, in nghiêng, in đậm, dấu nhấn v.v thì có thể vẫn còn một bộ phận nào đó thuộc đường viền ngôn điệu của phát ngôn bị bỏ sót, không được thể hiện. Đây là một điểm quan trọng. Hầu như mỗi phát ngôn viết được dẫn trong sách này và các sách ngữ học khác đều có thể đặt trong quan hệ tương ứng với những phát ngôn nói khác biệt đáng kể nghĩa. Chẳng hạn, phát ngôn viết Mary won’t come (Mary sẽ không đến) có thể được phát âm, hay đọc thành tiếng, theo vài cách khác nhau, để chỉ sự chán nản, sự ngạc nhiên, sự đoán chắc v.v Đối với cái vấn đề cụ thể được đem ra thảo luận, tôi sẽ cố gắng chọn các ví dụ của tôi sao cho, với một sự giải thích thoả đáng đúng lúc, việc độc giả chọn cách hiểu nào trong số vài phát ngôn nói khác biệt nhau về nghĩa cũng sẽ không gây ra vấn đề. 34
  35. Trong lúc này, tôi giả định mặc nhiên về cái năng lực của độc giả có thể xác định các câu trong bất kì ngôn ngữ nào mà anh ta hay chị ta thông thạo, tức là phân biệt được câu với những kết hợp từ bất thành câu. Tôi cũng giả định tiếp tục rằng, một số kết hợp bất thành câu bởi chúng không đúng về ngữ pháp và số khác thì bất thành câu bởi chúng không trọn vẹn về ngữ pháp, hoặc bị tỉnh lược; và rằng, một lần nữa, những ai có thẩm năng về ngôn ngữ, bất luận họ có phải là người bản ngữ hay không, đều có thể xác định được hai tiểu loại kết hợp bất thành câu này. Như ta sẽ thấy sau đây, nhiều phát ngôn thường ngày là không trọn vẹn về ngữ pháp nhưng trong ngữ cảnh lại được chấp nhận và hiểu được. Trong khi đó, có những câu mặc dù trọn vẹn về ngữ pháp, do một lí do nào đó, lại không thể được nói ra một cách bình thường; sự khác biệt giữa tính đúng ngữ pháp và tính khả chấp (bao gồm tính khả chấp về ngữ nghĩa) là cực kì quan trọng trong ngữ nghĩa học và sẽ được thảo luận trong Phần 2 (5.2). Trong suốt Phần 2 và Phần 3 của sách này, ta sẽ giới hạn sự quan tâm của ta vào những phát ngôn mà mối liên hệ của chúng với câu là tương đối hiển nhiên. Chúng ta sẽ dành Phần 4 để xác định biểu thức ‘phát ngôn ra một câu’ có nghĩa chính xác là gì và giải thích làm thế nào mà nó có thể mở rộng để bao gồm cả những phát ngôn đúng về mặt ngữ pháp nhưng lại không trọn vẹn, vốn làm thành một tiểu lớp riêng của những kết hợp không phải là câu. Như tôi đã nói, phần lớn phát ngôn hàng thường ngày có thể rơi vào cái tiểu lớp của các kết hợp bất thành câu này. Sự khác biệt giữa nghĩa của câu và nghĩa của phát ngôn sẽ được bàn trong Phần 4. Lúc này đây, chỉ cần nêu hai ý khái quát. Thứ nhất, nghĩa của câu (ở một mức độ cao) là độc lập với văn cảnh (context-independent), trong khi nghĩa của phát ngôn thì không như vậy, có nghĩa là nghĩa của phát ngôn (ở một mức độ cao hay thấp nào đó) được xác định bởi chính cái ngữ cảnh mà phát ngôn đó được nói ra. Thứ hai, tồn tại một mối liên hệ mang tính bản chất giữa nghĩa của câu và cách dùng đặc trưng (characteristic use), không phải của một câu cụ thể nào đó mà là của cả cái kiểu câu mà cái câu cụ thể đó là thành viên, dựa trên tiêu chí về cấu trúc ngữ pháp của nó. Đối với kiểu câu, có thể công thức hoá mối liên hệ này theo cách như sau: câu trần thuật (declarative) là câu mà căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp của nó, thuộc vào kiểu câu mà các thành viên được dùng một cách đặc trưng để nêu nhận định (statement) , như trong: (26) ‘Exercise is good for you’ (Rèn luyện thì tốt cho bạn) (27) ‘I prefer mine with ice’ (Tôi thích có đá) Tương tự đối với kiểu câu khác, vốn phân biệt với câu trần thuật trong tiếng Anh và trong nhiều ngôn ngữ: câu nghi vấn (interrogative) là câu mà, căn cứ vào cấu trúc ngữ 35
  36. pháp của nó, thuộc vào kiểu câu mà các thành viên được dùng theo lối đặc trưng để hỏi (question), như trong: (28) ‘What time is lunch?’ (Ăn trưa lúc mấy giờ?) và những câu tương tự. Trước đây, khi tôi nói về các câu (22) ‘It was raining yesterday’ (Hôm qua mưa) và (23) ‘Was it raining yesterday?’ (Hôm qua mưa à?) rằng nghĩa của chúng được xác định một phần bởi cấu trúc ngữ pháp của chúng, tôi đã ngầm gợi đến hiểu biết của độc giả về cách dùng đặc trưng của câu trần thuật và câu nghi vấn. Phần lớn hệ thuật ngữ của ngữ pháp truyền thống cũng hé lộ tương tự những giả định, bất luận là đúng hay không đúng, về cách dùng đặc trưng của các phạm trù và cấu trúc ngữ pháp cụ thể. Cần lưu ý rằng khái niệm về cách dùng đặc trưng (vốn về bản chất cũng có quan hệ với khái niệm nghĩa đen) ở đây gắn với kiểu câu hơn là với từng thành viên của một kiểu câu cụ thể. Đây là điều quan trọng, cho dù có một số câu không bao giờ, hoặc rất hiếm khi, trong những hoàn cảnh bình thường, được dùng với chính cái chức năng đặc trưng cho kiểu câu của chúng; và như chúng ta sẽ thấy sau này, tuỳ theo tình huống mà tất cả các câu đều có thể được dùng để thực hiện cái gọi là hành động ngôn từ gián tiếp (indirect speech acts) (câu trần thuật được dùng để hỏi, câu nghi vấn được dùng để yêu cầu v.v ). Tuy nhiên, rõ ràng không thể cho rằng phần lớn câu trần thuật nên được dùng theo lối thông thường để hỏi, còn phần lớn câu nghi vấn thì để nêu nhận định, và đại loại như thế. Bởi vì, theo định nghĩa, câu trần thuật và câu nghi vấn là những câu với cách dùng đặc trưng được gắn với chúng. Nếu một ngôn ngữ không có một lớp câu phân biệt về mặt ngữ pháp gắn với một cách dùng đặc trưng nào đó trong số các cách dùng đặc trưng này thì nó sẽ tuỳ theo tình hình mà hoặc không có câu trần thuật hoặc không có câu nghi vấn. Không nên nghĩ rằng tất cả các ngôn ngữ đều có cùng một cấu trúc ngữ pháp. Như ta sẽ thấy sau này, có nhiều ngôn ngữ tự nhiên không có câu nghi vấn hoặc trần thuật. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là trong các ngôn ngữ đó, không thể hỏi hoặc nêu nhận định. Với tư cách là phát ngôn, hỏi có thể được phân biệt với nêu nhận định bằng cách gán một đường viền ngôn điệu hoặc dấu hiệu kèm lời mang tính khu biệt lên cùng một chuỗi từ khi nói và các dấu chấm câu hoặc các kí hiệu khu biệt khi viết. Ví dụ, phát ngôn (29) – sản phẩm của việc phát ngôn ra câu (26) – có thể được nói ra với một mô hình ngữ điệu riêng, đánh dấu nó với tư cách là một phát ngôn hỏi (có thể cũng biểu lộ cả sự ngạc nhiên hoặc phẫn nộ v.v ) và được viết ra với dấu hỏi: (29) Exercise is good for you? (Rèn luyện thì tốt cho mày à?) 36
  37. Nhưng cũng chính cái câu đó có thể được nói ra với một mô hình ngữ điệu khác trong ngôn ngữ nói, hoặc được viết ra với cách chấm câu khác (tức là với dấu chấm chứ không phải là dấu hỏi) trong ngôn ngữ viết, để nêu nhận định. Như vậy, nghĩa của câu có quan hệ với nghĩa của phát ngôn thông qua khái niệm về cách dùng đặc trưng, nhưng lại phân biệt với nó ở chỗ: nghĩa của câu thì độc lập với cái ngữ cảnh cụ thể mà câu đó được sử dụng. Trong khi đó, để xác định nghĩa của phát ngôn, ta buộc phải tính đến các nhân tố tình huống. Điểm này sẽ được nói rõ hơn trong các phần sau. Nhưng những gì vừa được nêu ra ở đây sẽ giúp cho việc tổ chức nội dung Phần 3 và Phần 4 của cuốn sách này. Trước mắt, sự phân biệt về cách trình bày mà ta đã chấp nhận sẽ giúp ta duy trì được sự phân biệt giữa câu và phát ngôn, phân biệt được nghĩa tự thân của câu với nghĩa của phát ngôn vốn là kết quả của việc dùng câu đó trong một ngữ cảnh cụ thể. Đọc tiếp: Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa URL: Linguistic Semantics: An Introduction Chương 1: Những mở đầu về siêu ngôn ngữ (7) • Dẫn nhập • Nghĩa của ‘nghĩa’ • Siêu ngôn ngữ của ngữ nghĩa học • Ngữ nghĩa học và nghĩa học phi ngôn ngữ • Ngôn ngữ, lời nói và phát ngôn; ‘Langue’ và ‘Parol’; ‘Ngữ năng’ và ‘Ngữ thi’ • Từ: dạng thức và nghĩa • Câu và phát ngôn; ngôn bản, hội thoại và diễn ngôn • Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa 1.7. Lí thuyết về nghĩa và các kiểu nghĩa Tồn tại một số lí thuyết triết học khác nhau và ít nhiều ai cũng biết, về nghĩa: đây là những lí thuyết đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Nghĩa là gì? Trong số đó, có thể nêu ra các lí thuyết sau: 1. thuyết quy chiếu (referential) hay sở thị (denotational) (“nghĩa của một biểu thức chính là đối tượng mà biểu thức đó chỉ ra (hay biểu thị) hoặc đại diện; tức ‘Fido’ có nghĩa là Fido, còn ‘chó’ thì có nghĩa hoặc là một tập hợp khái quát các con chó, hoặc là cái đặc trưng bản chất chung của chúng”); 2. thuyết ý niệm (ideational) hay tâm lí (mentalistic) (“nghĩa của một biểu thức là cái ý niệm, hay quan niệm, gắn với nó trong tư duy của những ai biết và hiểu được biểu thức đó”); 3. thuyết hành vi (behaviourist) (“nghĩa của một biểu thức hoặc là cái kích thích gợi 37
  38. ra nó hay cái phản ứng mà nó gợi ta, hoặc là sự kết hợp của cả hai thứ này trong một tình huống phát ngôn cụ thể”); 4. thuyết nghĩa-là-cách-dùng (meaning-is-use) (“nghĩa của một biểu thức được xác định bởi, nếu không nói là đồng nhất với, cách dùng nó trong ngôn ngữ”); 5. thuyết thẩm định (verificationist) (“nếu một biểu thức có nghĩa thì cái nghĩa này được xác định bởi chứng cứ lấy từ cái câu, hay mệnh đề chứa biểu thức đó”); 6. thuyết điều kiện chân trị (truth-conditional) (“nghĩa của một biểu thức là sự đóng góp của nó vào điều kiện chân trị của câu chứa nó”). Theo tôi, không có thuyết nào trong số kể trên tự mình làm thành cơ sở cho một lí thuyết ngữ nghĩa học toàn diện và giàu sức giải thích thực tiễn. Song mỗi thuyết như vậy đều có đóng góp theo cách nào đó, làm thành cái tri thức nền cho những ai đang nỗ lực xây dựng một lí thuyết như vậy. Tôi sẽ không đi vào chi tiết của bất kì lí thuyết ngữ nghĩa nào kể trên. Tuy nhiên, trong các chương sau, tôi sẽ đề cập đến một số khái niệm cơ bản tạo ra sự khác biệt giữa các lí thuyết này, và tôi sẽ giải thích những khái niệm này trong cái ngữ cảnh mà chúng được viện đến và áp dụng. Khuôn khổ giới hạn không cho phép tôi thảo luận mối liên hệ có tính lịch sử giữa một số lí thuyết và các vấn đề triết học hữu quan. Tôi cũng sẽ nói thêm rằng danh sách mà tôi vừa nêu không hề đầy đủ và trong một số trường hợp, những định nghĩa đặt trong ngoặc đã cố tình được đơn giản hoá. Đến đây cần lưu ý rằng một cách trả lời khả chấp về mặt triết học cho câu hỏi Nghĩa là gì, đó là: Chẳng hề có cái gì như là nghĩa cả. Đây là cách trả lời, chẳng hạn, của Wittgenstein đã quá cố (1953); và nó cần phải được xem xét nghiêm túc. Rõ ràng việc tìm hiểu nghĩa của từ, của câu và của phát ngôn, cũng giống như việc hỏi xem chúng có nghĩa gì là những việc xác đáng. Trong khi thực hiện điều này, ta dùng các từ các từ tiếng Anh ‘meaning’ (nghĩa) và ‘mean’ (có nghĩa) theo một trong số những chức năng siêu ngôn ngữ thường nhật của chúng. Như ta đã thấy từ trước, danh từ ‘meaning’ (nghĩa) và động từ ‘mean’ (có nghĩa) cũng còn có các nghĩa, hay cách dùng thường nhật khác; một số nhà triết học ít ra là đã cho rằng các nghĩa này liên hệ chặt chẽ với nhau và có lẽ là cơ bản hơn so với cái nghĩa vừa được minh hoạ. Điều khá thú vị là không phải bao giờ chúng cũng tương ứng một-đối-một với cái nghĩa hoặc cách dùng của các biểu thức tương đương những biểu thị một cách khác trong những ngôn ngữ Châu Âu quen thuộc như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Nga hay tiếng Tây Ban Nha. Chẳng hạn, hai câu tiếng Anh sau đây: (30) ‘What is the meaning of ‘concept’?’ (Nghĩa của từ ‘concept’ là gì?) và (31) ‘What do you mean by the word ‘concept’?’ 38