Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghe_thuat_dieu_khac_co_viet_nam.pdf
Nội dung text: Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam
- NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM
- Trong cái di sản mỹ thuật quý báu của dân tộc Việt Nam từ những thế kỷ xưa còn truyền lại, có một phần quan trọng và khá phong phú, ấy là phần của nghệ thuật điêu khắc. Những tài liệu, một phần gồm những hiện vật đã được sưu tầm và trưng bày tại Viện Bảo tàng lịch sử hoặc ở một số bảo tàng địa phương, một phần khác là những tài liệu gắn liền với các di tích kiến trúc cổ nằm rải rác ở nhiều nơi trong nước, đặc biệt là ở một số lăng mộ, chùa và đình. Số lượng nói chung không lớn lắm, một số hiện vật lại không còn được toàn vẹn, vì đại bộ phận các sáng tác là làm bằng các chất liệu kém chịu đựng sự thử thách của thời gian, như gạch vôi, đất nung và nhiều hơn cả là gỗ, những tác phẩm bằng đồng hay bằng đá rắn chỉ gồm một số ít. Đồng, đá, có kiên cố hơn, nhưng nhiều công trình làm bằng chất liệu này, nhất là đá, hầu hết là dựng ở ngoài trời cho nên cũng đã không tránh khỏi ít nhiều bị xói mòn vì lâu đời dầu dãi gió mưa. Cái khí hậu đặc biệt ẩm thấp và nồng nực của một nước nằm hoàn toàn giữa miền nhiệt đới, nếu như là thích hợp cho sự sinh sôi nảy nở dồi dào của sinh vật và thảo mộc, nếu như đã khiến cho ở đây, thật là “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” bốn mùa xum xuê, xanh tốt, tạo cho khung cảnh của con người sống trên dải đất có cấu tạo đa dạng này những sắc thái nhiều vẻ kỳ ảo, thì đồng thời nó cũng lại tác hại không ít đến sức khỏe con người và những công trình mà óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của họ đã làm ra. Hạn hán, mưa, lũ, bão, lụt v.v xảy ra hằng năm. Lịch sử còn ghi những trận lũ lớn đã cuốn đi cả nhiều làng mạc, những trận bão,
- trận sét đánh đã thiêu hủy cả nhiều cung điện v.v mà con người phải đương đầu khắc phục để mà sinh tồn. Chưa đủ. Hoàn cảnh lại còn muốn họ phải chống chọi với tình trạng địch họa đã diễn ra nhiều lần trên đất nước trong suốt quá trình lịch sử lâu dài. Những cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc, của đế quốc phương Tây v.v đã gây ra không biết bao nhiêu tổn thất. Kinh thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) đã bao phen bị tàn phá hết bởi quân Nguyên (thế kỷ XIII) quân Chiêm Thành (thế kỷ XIV) đến quân Minh (thế kỷ XV), quân Mãn Thanh (thế kỷ XVIII) và cuối cùng là quân Pháp (thế kỷ XIX). Đâu phải hết! Những cuộc tranh giành ngai vàng giữa những tập đoàn phong kiến thống trị trong nước, những cuộc đổi thay triều đại trong đó một số vua chúa triều đại mới lên thường đốt phá cung miếu hòng tiêu diệt ảnh hưởng của triều đại trước. Đi đôi với thiên tai, những nạn ngoại xâm những cuộc nội chiến đã nối tiếp nhau hủy hoại thêm bao nhiêu công trình nghệ thuật mà ngày nay ta phải ngẩn ngơ tiếc, giận, khi nghe kể lại hoặc khi nhìn lại một ít mảnh vụn, dấu vết của bao nhiêu sáng tạo huy hoàng đa tan lẫn trong cát bụi. Phật Quỳnh Lâm, một trong bốn kỳ quan1 còn truyền tụng từ thế kỷ XI, XIII, cao 6 trượng (24 mét) theo như văn ghi ở trong tấm bia duy nhất còn sót lại nơ mà ngày nay cả ngôi chùa lẫn pho tượng chỉ còn là gạch đá vụn. (Bốn kỳ quan còn truyền tụng từ thế kỷ XIII Phật Quỳnh Lâm (chùa cùng tên, Quảng Yên), tháp Bảo Thiên (Thăng Long), vạc Phổ Minh (Nam Định) và chuông Quỳ Điền (chùa Một cột).
- Chùa Giạm (Bắc Ninh), cũng một công trình nổi danh của nghệ thuật Phật giáo buổi thịnh thời (thế kỷ XI) mà những cuộc phát hiện gần đây đã tìm ra những cập nền xẻ vào sườn núi với bục thềm giữa dài 16 mét. Thành nhà Hồ (thế kỷ XIV) (Thanh Hóa) mà những tường lũy còn lại, toàn đá xanh, có phiến dài đến 7 mét, cao 1,50 mét với bốn cổng cuốn tò vò bằng đá hộp lắp dựng với một kỹ thuật rất chính xác, với đôi rồng đá tạc với một nghệ thuật sinh động, lực lưỡng v.v Những chứng tích ấy đã nói lên hùng hồn quy mô khá đồ sộ của những công trình đẹp đẽ mà ngày nay chỉ còn “vang bóng một thời”. Gần chúng ta hơn, cách đây mới mười lăm năm, trong cuộc kháng chiến thần kỳ của nhân dân ta chống thực dân Pháp, quân đội đế quốc dã man đã một lần nữa lại phá hủy thêm một số di tích nghệ thuật danh tiếng. Chùa Đọi (Long Đọi Sơn, Hà Nam) với những di vật từ thời Lý, chùa Yên Phụ, chùa Bách Mông (Bắc Ninh), cảnh trí u nhã, chùa Đậu (Hà Đông) với nhiều điêu khắc gỗ sơn (thế kỷ XVII, XVIII) bị đốt gần hết. Đền Đô cổ kính (Bắc Ninh) nơi thờ tám vua nhà Lý với những chạm khắc lộng lẫy, những cỗ kiệu quý giá, có cỗ làm từ thế kỷ XIII, tới nay chỉ còn là một nền đất hoang với vài gốc cổ thụ còn vết đen thui của khói lửa, bom đạn. Tải qua bao nhiêu thiên tai địch họa, cái vốn vô cùng quý báu ấy của nghệ thuật xưa, do bao nhiêu xương máu, mồ hôi, nước mắt của cha ông ta mới tạo nên, cho đến ngày nay còn lại một phần không lớn lắm.
- Một hình ảnh phổ biến và đặc biệt quen thuộc đã từ mấy thế kỷ nay đối với đời sống và tình cảm của mỗi người Việt Nam, nhất là nông dân, một hình ảnh mà ngày nay người du khách đến thăm đồng nội Việt Nam còn thường gặp ở hầu khắp các làng mạc nhất là từ Thanh Nghệ Tĩnh trở ra, đó là hình ảnh ngôi đình. Lối kiến trúc này xuất hiện đầu tiên ở thời nào? Đây còn là vấn đề phải nghiên cưu. Có ý kiến cho rằng, có thể là từ đời Trần (thế kỷ XIII), một đôi truyền thuyết về sự tích đình lại ghi một thời đại xưa hơn nữa. Nhưng, căn cứ vào những mô-típ trang trí ở một số đình đẹp và xưa hơn cả thì chưa thấy có một mô-típ nào xa hơn thế kỷ XVII. Dẫu sao thì với phong cách kiến trúc độc đáo mà lại phổ cập đến cả các làng, hơn nữa, với những hiện vật súc tích về điêu khắc của nó thì ngôi đình vẫn là một kho tư liệu rất hay cho việc nghiên cứu về nền nghệ thuật tạo hình xưa. Cái kiểu kiến trúc vừa là nơi thờ thành hoàng, vừa là nơi họp bàn việc làng, vừa là nơi tập họp dân chúng những ngày tết, đám hội hè này, có thể nói là một mẫu điển hình về nghệ thuậtkiến trúc gỗ, mà cách kết cấu đã phổ cập trong cả nước. Đồng thời cũng là biểu hiện điển hình của quan niệm xây dựng của người nghệ sĩ vô danh thời xưa, những người mà một kiến trúc sư Việt Nam, ông Ngô Huy Quỳnhm đã gọi là “Bậc thầy của khoa kiến trúc đô thị dân tộc” (maitres de l’urbanisme national). Về một vài đặc sắc của kiến trúc Việt Nam, nhà kiến trúc trẻ tuổi ấy đã viết: “ Những khối kiến trúc dựng lên, dù nhỏ đến đâu, cũng đều được bố trí nhịp nhàng với thiên nhiên xung quanh. Người ta có thể nghĩ rằng, sức sáng tạo thiên tài của người nghệ nhân dân tộc xưa là ở chỗ chỉ cần đặt một công trình kiến trúc khiêm tốn về hình khối vào một khung cảnh thiên nhiên có uốn nắn đôi chút là đã tạo ra
- cả một tác phẩm kiến trúc to lớn vượt ra ngoài khuôn khổ bản thân của công trình ”. Quả đúng như vậy. Nếu bạn ngắm một công trình kiến trúc xưa mà điển hình là ngôi đình xưa, hoặc xây dựng lưng vào một sườn đồi bày trên một bãi phẳng bên chân một núi đá, hoặc soi bóng bên một mảng nước hồ rung rinh hoa súng, hoặc dựa vào một khúc đê với những bờ tre, thân cây dẻo, dáng uốn như cần câu đu đưa theo gió, hoặc giữa những hàng cau thân khoanh những đốt ngắn, mảnh dẻ, thẳng tắp, vút lên và tỏa trong không gian những tầu là rất trang trí, hoặc nữa, bên một gốc gạo xù xì thân như rắc bạc, cành khúc khuỷu như những nét bút già dặn hất lên cao với những đài hoa đỏ như son quyện mây xám hồng đầu hạ (một mô-típ phong cảnh bố cục sẵn cho tranh sơn mài) hoặc nữa, nhất là bên một gốc đa với những cành to lớn quằn quại vườn sà giữa tầng tầng lớp lớp là xum xuê, với những rễ buông, rễ leo quấn quýt, to cứ tầy ôm ấy, chắc chắn bạn sẽ có cái cảm giác kỳ ảo, dễ chịu trước sự hài hòa thỏa sướng, đầy thi vị đậm đà giữa các cấu tạo thiên nhiên và cái cấu tạo của bàn tay con người ấy, cái hài hòa tạo bằng sự phối hợp rất đắt những tương phản giữa mảng ngang và nét thẳng đứng. Mảng ngang của tòa mái ngói rộng rãi, khỏe, với bốn góc đao uốn lên như bay giữa những mảng cũng ngang và lốm đốm ánh sáng của vầng lá đậm. Đối lập là những nét thẳng của hàng cột mập mạp nhịp với những rễ phụ rễ buông như rủ như neo những thân cây xuống mặt đất có nở những đóa sen đá tảng đỡ lấy những chân cột
- Nếu như giữa kiến trúc và thiên nhiên xung quanh, người nghệ sĩ xưa đã tạo nên một sự nhịp nhàng ăn khớp đôi khi đột ngột kỳ thú, thì giữa hai ngành nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc, sự hài hòa ăn khớp xem ra lại càng khăng khít hơn nữa. ở nước Việt Nam xưa, những kiến trúc như cung điện vua chúa, lăng tẩm, đền thờ danh tướng, danh nhân, chùa và đình đều là những nơi tập trung nhiều nhất các công trình mỹ thuật nói chung, các công trình điêu khắc nói riêng. Mà điển hình và phổ cập hơn cả về sự gắn bó giữa điêu khắc và kiến trúc thì lại phải nói đến ngôi đình. ở đây cũng như ở mọi tổng thể kiến trúc khác, hầu như không có một mô-típ điêu khắc nào mà lịa không có một vị trí, không gắn chặt vào một toàn thể của công trình. Nhiều khi sự gắn bó thành hữu cơ đến nỗi khó mà nói được rằng khi nào thì kiến trúc chấm dứt để điêu khắc, trang trí bắt đầu. Tòa mái cong lợp ngói với độ dốc mạnh rất hớp với khí hậu nóng và nhiều mưa bão; cái mái to choán đến gần hai phần ba chiều cao của tòa nhà, nhưng không gây cảm giác nặng nề do những đường uốn lượn uyển chuyển của bờ nóc, của đao đình, nhịp với nó là những tầu mái, những tấm gỗ đặt chếch, đó và viền theo bờ ria mái, hai đầu tầu mái to bản dần ra và cuốn lên như hai nét mác, làm cho mái có độ dày mềm mại, xứng với toàn khối, chỗ giao nhau của hai đầu tầu mái ở góc mái được khóa vào nhau tài tình, hợp lý, biến chỗ vào mộng thành chiếc lá lật cách điệu ưỡn mình ra cõng lấy đao mái và tạo một chỗ dựa vững chắc cho đường réo của mái uốn vút lên như bay. Cách giải quyết đồng thời lại tạo cho góc đình một bố cục độc đáo, dẫn mắt người xem từ cột góc đình mà đưa lên không
- gian theo cái vút nhọn của đao đình Đây là một ví dụ nhỏ về cái kết cấu “kiến trúc điêu khắc” vừa trình bày ở trên. Đi vào lòng đình, dưới bóng râm của toàa mái, đối lập với cái trơn tru của hình cột mập, cả một hệ thống xà, kèo, kẻ bẩy, câu đầu v.v cài thì xoi gờ chỉ, cái thì chạm nổi, chạm lọng, chồng lên nhau, đỡ lấy nhau Những bản, những khối gỗ vuông tròn, trụ ấy dù to, nhỏ, không cái nào lại không có công dụng nhất định trong kết cấu; tất cả những “vì, kèo” đó, qua tay những người nghệ sĩ dân gian độc đáo đã trở thành cả một thế giới kỳ ảo trong đó, giữa những “tứ quy”, “thông, mai, cúc, trúc”, giữa những mây tụ, mây tán với mọi biến thể của chúng, những thảo mộc, hoa quả, quen thuộc v.v những con vật thần linh, những “rồng, phượng, lân, quy” lẫn những muông thú quen thuộc của nhiệt đới, những voi, bò, ngựa, trâu quấn quýt với những con người, từ những tiên ông, tiên nữ đến con người trần thế. Cũng lại như ở kiến trúc với thiên nhiên, ta lại gặp ở đây cách phân bố mảng khối theo hai chiều hướng đối lập: ngang bằng và thẳng đứng. Cái cách phối hợp những đối lập ấy dường như thành nguyên tắc chỉ đạo cho mọi bố cục tạo hình, được người nghệ sĩ xưa xử lý rất linh động và sáng tạo khiến cho nó không bị cứng đờ, trái lại, đã luôn luôn biến chuyển, quan hệ khăng khít với môi trường xung quanh mà hình thành những dạng vẻ mới Nếu như, ở gian giữa, nơi dành cho việc lễ tế, người ta đã gặp từ những câu đầu hình đâu rồng , những xà, bay, cả trần nhà đến những cửa võng đơn, kép tất cả đều chạm nổi đến chạm lọng, chạm thủng v.v trong những bố cục thường là đăng đối, mô-típ thường khi sơn son thiếp vàng
- nhưng thường chỉ xoay quanh một số đề tài ít khi thay đổi, nhất là những kiểu rồng phượng, và đôi khi cũng bị hơi rậm rạp nặng nề; thì, ngược lại, qua những gian bên, phần lộng lẫy có giảm đi nhưng phần sinh động, kỳ thú và hiện thực lại tăng lên nhiều hơn. Càng ở những gian phụ thì sắc thái này lại càng rõ, không còn bị rằng buộc bởi những cách thức, quy phạm mà tính chất tôn nghiêm của đối tượng thờ cúng chi phối. Người nghệ sĩ dân gian đã như được trở về miếng đất quen thuộc của mình để cho cảm hứng, tưởng tượng cất cánh tự do phóng khoáng hơn, cách biểu hiện cũng được thoải mái, linh hoạt hơn, nhạy cảm hơn. Xem những họa tiết trang trí thường gặp, chẳng hạn như những hoa văn, đường triện (grecques), cành lá uốn cong (rineaux), mây, lửa, sóng gợn thường hay được thể hiện xum xuê quấn quýt làm ta cảm thấy như người nghệ sĩ thời này đã chịu ảnh hưởng khá nhiều của thiên nhiên, cảnh vật xung quanh, cái của thiên nhiên tuy là có hà khắc, nhưng cũng vô cùng giàu đẹp mà các tác giả vô danh xưa đã chắt lọc, đã rút ra những tạo hình độc đáo. Trên những thân cột như mọc ra những đường kèo, những kẽ xà chạm trổ, những con cung, chiếc đầu trụ hình hoa sen nở như gợi ta liên tưởng đến những cây nhiệt đới mang lúc lỉu những chùm quả lạ, những tua rồng, tua lửa uốn lượn khi mấp mô khi tuôn mạnh, nô rỡn với sóng gợn, với những lùm mây vân vũ lại như còn vang hòa điệu nhịp dào dạt của những cơn mưa tốt lành, nước cuồn cuộn hay róc rách chảy tưới cho đồng ruộng xanh tươi. Những đề tài khác cũng dồi dào. Ngoài những hình tượng rút ở truyền thuyết thần thoại như vua Nghiêu cưỡi voi đi tìm vua Thuấn, những tiên ông phó
- hội, tiên nữ cưỡi rồng cưỡi phượng, ca múa, những tích rút ở truyền thuyết lịch sử như sự tích Đinh Tiên Hoàng, những tích rút ở ngụ ngôn, ở ca dao thì điều đáng chú ý là có khá nhiều những cảnh sinh hoạt quen thuộc của đời sống người dân cày, người thợ thủ công như cảnh săn bắn, câu cá, cảnh chèo thuyền, cảnh cày ruộng, đánh vật, có cả những chim chóc bay lượn giữa những hoa náng, hoa súng quen thuộc của ao chuôm, đồng nội. Trong những bố cục chặt chẽ mà thanh thoát, người và vật hầu hết được diễn tả với trạng thái động, mỗi tư thế, mỗi động tác đều đúng với đặc tính của đối tượng miêu tả. Khi có bối cảnh thì bối cảnh cũng được tạo cho ăn nhịp với người, vật để tăng thêm sinh động cho bố cục. Hình tượng thờ phần lớn là no, tròn, vuông vức, mộc mạc. Cách điệu hoá sự vật thì chân thật, đôi khi thần tình, chứng tỏ một sự thâm nhập, sự hiểu biết khá tinh tế, ở đó các tác giả đã như lướt bỏ qua những chi tiết có tính tả cảnh để tập trung vào đặc trưng và nhất là cái “thần” của sự vật. Xem một vài hình ảnh như hươu non nhảy nhót tung tăng, hay người múa (đình Thổ Hà, Bắc Ninh) hoặc như người cày ruộng, võ tướng cưỡi hổ, quản tượng v.v (đình Chu Quyến, Sơn Tây), hoặc như những chim chóc nhảy nhót chen với hoa lá (chùa Keo, Nam Định), người ta không khỏi ngạc nhiên trước sự thể hiện thật là giản dị mà mang nhiều vẻ sinh động, thanh thoát, đôi khi lại đượm chút hài hước dí dỏm cố hữu của người nông dân trong các mô-típ đó Ngay cả những vật thần thoại như con lân, con rồng, mà người ta cũng không cảm thấy là bịa. Người nghệ sĩ dân gian giàu trí tưởng tượng, nhưng đồng thời cũng rất thực tế, đã hóa dần những con vật thần kia cho hợp với miếng đất trần gian của minh !
- Một sáng tạo khác khá lý thú, độc đáo rất đáng chú ý ở thời này, đó là mô- típ rồng (long sào): một họa tiết chưa từng có xưa kia về đề tài con rồng. Trước kia, rồng thường thể hiện đơn độc, rồng là biểu hiện của uy quyền vua chúa phong kiến; khu dùng vào trang trí thì cũng chỉ là một con rồng thu gọn trong một hình lá đề hay hình cánh sen v.v (Thời Lý, Trần thế kỷ XI, XIII); hoặc giả là hai con vật hai bên đối diện nhau cùng chầu một mặt trời mà ta thường gặp ở những cửa điện, cửa cung v.v Con vật tượng trưng cho uy quyền phong kiến đó sang đến thế kỷ này đã ít thấy nhe nanh giơ vuốt rồi, nó đã trở thành một con vật thông thường hơn, tuy vẫn còn mang hình thức rồng. Đặc biệt nữa là nó lại được thể hiện thành một mái rồng với đàn con rúc dưới cánh gà mẹ: biểu hiện của sự sinh nở tốt lành dồi dào, thể hiện ước mơ mộc mạc của người nông dân mong có một đời sống giản dị, bình yên, no ấm. Có khi rồng lại thể hiện cùng với thằn lằn, với chó con v.v trong một bố cục hài hòa thoải mái (vì kèo đình Thổ Hà, Bắc Ninh). Tất cả gợi lên một sự gần gũi ruột thịt với một ngành nghệ thuật độc đáo khác là “nghệ thuật tranh dân gian” rất quen biết, đồng thời nó cũng lại như mang đậm hồi quang của phong cách nghệ thuật đã đạt tới trình độ khá cao ngay từ buổi còn sơ khai của lịch sử mà tiêu biểu là những chạm khắc của những trống đồng, thạp đồng đã nổi tiếng. Tính hiện thực, giản dị, không trau chuốt, tính lạc quan hồn hậu, sự gắn bó cuộc sống, tính trang trí nhịp nhàng trong một bao quát lực vững chãi, sự hài hòa tìm trong những đối lập v.v tất cả những đức tính đó dường như những tơ ruột xe
- sợi chỉ hồng truyền thống xuyên qua tất cả các ngành nghệ thuật tạo hình trong suốt quá trình lịch sử. Tuy sợi chỉ đó có bị chùng đi, phai đi phần nào trong những giai đoạn có khi khá dài như cả thời kỳ gần ngàn năm bị phong kiến Nam Hán đô hộ, nhưng nó không hè bị đứt bao giờ. Trái lại sợi chỉ hồng ấy vẫn giữ được bền, được săn, mặc dầu phải trải qua sóng gió, để đến khi giành lại được độc lập dân tộc, nhân dân lại được sống một cuộc đời tương đối ổn định, tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ thuật phát triển thì sợi chỉ hồng truyền thống ấy lại càng săn chặt hơn, đậm đà hơn để lại ánh qua các sáng tác nghệ thuật một màu sắc rực rỡ hơn. Ngoài ngôi đình cổ điển ra, thì trong các di tích kiến trúc khác, chùa là nơi còn lưu được nhiều hơn cả những sáng tác nghệ thuật giá trị, đặc biệt là điêu khắc. Người ta đã biết rằng, đạo Phật từ ấn Độ truyền sang Việt Nam do hai đường: một đường phía nam qua Khơ-me, Chiêm Thành; một đường phía bắc qua Trung Quốc. Du nhập vào Việt Nam, phát triển mạnh dần và trở thành quốc giáo dưới triều Lý và đầu Trần (thế kỷ XIII), đạo Phật đã ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng, ý thức người đương thời và đến cả một thời kỳ dài đến trên 600 năm về sau. Cùng với đạo Lão, đạo Khổng và những tín ngưỡng vật tổ, những phong tục tập quán lưu truyền xưa, đạo Phật đã có tác động lớn trong việc hình thành một nền nghệ thuật Phật giáo dân tộc. Nói đến nền nghệ thuật Phật giáo ấy, trước hết phải kể đến những điêu khắc đá chùa Phật Tích (Bắc Ninh), những con giống: voi, ngựa, trâu v.v những họa tiết trang trí gồm những hoa sen, lá đề, con phượng quen thuộc và
- nhất là con rồng giun (dragon filiforme) rất phổ biến trong nhiều loại trang trí, gạch, gốm, đá và gỗ. ở thời kỳ này, những bệ thờ với những “gâruda” ở góc, mang khá rõ nét ảnh hưởng của nghệ thuật Chàm và đặc biệt là tượng A Di Đà toàn đá. Chạm khắc những trang trí rất tinh vi nhưng đều chứa đựng một khối đại thể đơn giản với những phân độ rất cân xứng. Những di tích còn lại khác như chùa Cói (Vĩnh Phúc), chùa Đọi (Long Đọi Sơn, Hà Nam), chùa Keo cổ (Hà Nội ngày nay) cũng rất đáng chú ý. Thế kỷ XIII, XIV còn để lại một số tác phẩm đặc biệt như hổ đá ở lăng Trần Thủ Độ hay tháp nhà Trần (chùa Phổ Minh, Nam Định) cao 14 tầng, tầng dưới cùng toàn đá chạm và quanh đó là những con rồng, sóc; một bộ cửa gỗ chạm rồng, những bức cốn chạm tiên nữ dâng hoa, tiên nữ đánh đàn v.v ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên) mà những nét chạm lực lưỡng, đậm đà, thể hiện rất rõ những phong cách đời Trần cũng như chiếc bệ thờ đá chùa Thầy (Sài Sơn, Hà Tây) hoặc như những di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã nói ở trên v.v Sang thế kỷ XV, XVI, địa vị độc tôn của Phật giáo cũng đã giảm đi, đồng thời cũng là thời kỳ mà trong nước, sự suy sụp của những vua cuối đời Trần, Hồ, đã đưa tới sự xâm lăng của phong kiến Trung Hoa nhà Minh. Những sự kiện đó đã làm cho nền nghệ thuật đang đà phát triển nói chung và nền nghệ thuật Phật giáo nói riêng tạm thời ngừng trệ. Phải đến khi kết thúc cuộc kháng chiến mười năm của nhân dân dưới sự lãnh đạo của anh hùng dân tộc Lê Lợi, giải phóng được đất nước khỏi ách đô hộ quân Minh, lập nên triều đình Hậu Lê thì những thắng lợi lơn lao cổ võ nhân dân về nhiều mặt mới đồng thời lại thúc đẩy cho nghệ thuật bắt lại được đà để phát triển mạnh mẽ hơn. Cũng như sau cuộc chiến thắng quân Nguyên của Trần Quốc
- Tuấn (thế kỷ XIII), nghệ thuật được thổi một luồng gió trong lành, hào hùng, tạo nên những sáng tác có nhiều vẻ hiện thực cổ truyền mà lại lực lưỡng, đậm đà, phóng khoáng hơn so với phong cách thanh tú, nhịp nhàng nhưng hơi gò bó của thế kỷ XI (triều Lý) thì đến sau cuộc chiến thắng quân Minh của Lê Lợi, nền nghệ thuật Việt Nam lại biết thêm một thời kỳ cực thịnh và phong phú hơn trước trong đó những ngôi đình độc đáo và phổ biến đã nói ở phần trên là những chứng tích hùng hồn. Về nghệ thuật Phật giáo, tuy đến thời nay ảnh hưởng của tôn giáo ấy đã không còn mạnh, rộng nữa, những chùa chiền mới xuất hiện thưa đi nhiều, hầu như chỉ có những trùng tu đối với những công trình kiến trúc đã có là đáng kể. Tuy nhiên về nhiều mặt khác, và đặc biệt là về nghệ thuật tạc tượng, nhất là tạc tượng gỗ, thì có thể nói thế kỷ XVII, XVIII này là thời kỳ mà nền điêu khắc ấy đã đạt đến những đỉnh cao, nhất là về phương diện hiện thực thì tiến triển nhiều hơn các thời trước. Những tượng Phật, những chạm trổ trang trí, nhất là loại chạm gỗ xuất hiện trong suốt hai thế kỷ liền ấy rất dồi dào và có nhiều sắc thái. Ngoài những di tích như lăng nhà Lê (Lam Sơn Thanh Hóa) đến lăng Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành (Hoa Lư, Ninh Bình) nhà tiền đường đền Cổ Loa (Hà Nội) v.v mà trong đó những họa tiết đã từng phổ biến như con rồng thì đã khác xa, so với họa tiết cùng loại ở các thế kỷ XI, XIV. Những con rồng mình rắn, chân chim mập này với những vây, vẩy những “tua” nét mác hay những “tua” ngọn lửa uốn khúc mạnh mẽ hơn, phóng khoáng hơn, là những thể hiện rất rõ nét làm cho dễ phân biệt phong cách của nghệ thuật Lê sơ với Trần hay Lý. Ngoài ra, ta còn gặp nhiều họa tiết mới như những hoa văn, đường triện, những cành lá uốn cong, những sóng
- gợn hay mây vẩy đã nói đến ở các ngôi đình. Về tượng nhân vật trong những chùa, còn lưu lại được những tài liệu giá trị thì tiêu biểu và tương đối còn đầy đủ hơn cả phải kể tới chùa Tây Phương (Sơn Tây) với những pho tượng Phật tuyệt diệu như Hiệp Tôn Giả (Bút Tháp), Tuyết Sơn (chùa Tây Phương, chùa Mía, Sơn Tây) đặc biệt hơn nữa như tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Bút Tháp, Bắc Ninh; Tây Phương, Sơn Tây) hoặc kỳ thú như những tượng La Hán, Kim Cương ( chùa Tây Phương, Sơn Tây). Nếu như ở các ngôi đình đã nói trên, những gian phụ thường dành cho ta những thú vị hồn hậu, mộc mạc hơn là những gian chính, thì ở các chùa chiền, tình hình cũng rất giống như vậy. Tượng Phật tuy những pho đẹp, hoàn chỉnh, snág tác với một nghệ thuật thanh khiết chắc tay, nhưng phần lớn hình tượng cuãng vẫn theo một ước lệ, một phong cách đã thành công thức. Trường hợp tượng Tuyết Sơn hoặc Hiệp Tôn Giả quả là những trường hợp đặc biệt, hiếm thấy trong phạm vi tòa Tam Bảo ở chính diện. Qua đến tượng Quan Âm thì cương vị “Bồ Tát” của đối tượng đã cho tác giả thể hiện với tư thế, sắc thái có bề đỡ gò bó hơn, để rồi chuyển dần sang hành động phóng khoáng hơn ở các đối tượng khác. Vị trí “Quan Âm” ở phía trong góc bên trái của chính diện cũng thể hiện là gạch nối giữa Tam Bảo với hành lang, địa hạt của các La Hán. Tác phẩm tuyệt diệu về “Quan Âm” là pho tượng nghìn tay nghìn mắt làm bằng gỗ mít ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) xem về diện mạo tượng chính là ở bố cục chặt chẽ và rất độc đáo của nó, ở những bộ phận thật hài hòa với những tỷ lệ thật cân xứng trong tổng thể. Từ khối bệ có trang
- trí chạm khắc tinh xảo đến khối đầu quỷ nhô những đợt sóng có lượn lờ những loài thủy tộc khắc ở mặt bệ, và giơ hai chân lực lưỡng lên để đội và đỡ lấy tòa sen, đến chính pho tượng với 42 cánh tay uyển chuyển nhạy cảm và tinh khiết, mỗi đằng đều có vẻ đẹp hoàn hảo như những mầm măng tròn trặn mọc ra từ hai bên nách cho đến cái tán tròn hào quang sau lưng tượng mà những tia chiếu ra là đủ 958 cánh tay còn lại tạo thành ! Tất cả mọi phân độ, mọi chi tiết đều nhất trí, đều ăn khớp với nhau chặt chẽ, đều đi theo một nhịp lâng lâng thanh tịnh, dâng lên và tỏa sáng khắp nơi; diễn tả thật sáng tạo, táo bạo bằng hình tượng vô song, cái từ bi, linh cảm, thấu suốt đến bốn phương, tám cõi của chủ đề. Tuy vậy, đây vẫn còn là ở chính diện. Tượng Quan Âm đã có những sáng tạo kỳ thù nhưng nhìn chung nó vẫn mang sắc thái thần bí sắc sắc không không của triết lý nhà Phật mặc dù là vị Bồ Tát đó đã nguyện chưa vào Nát Bàn để còn gần gũi chúng sinh đang còn khổ ải để còn đem đức từ bi mà độ cho đến hết. Phải ra khỏi chính diện, bước vào hai bên hành lang nơi các La Hán ngụ thì cái cảm giác “cõi trần” mới bắt đầu có được. Trong các tượng La Hán ở các chùa còn lại thì tiêu biểu nhất, thành công nhất là bộ tượng La Hán toàn gỗ mít tạc và sơn màu của chùa Tây Phương (Sơn Tây). Mười sáu pho tượng thật sinh động mỗi người một vẻ mặt; tư thế, từ trầm ngâm đau khổ, nhíu mày, nhập thiên, chăm chỉ, đấn cảm thán cực độ hay hoan lạc v.v Từ toàn bộ đến chi tiết của bức tượng có thể nói là toàn bích. Không một sáng tác nào lỏng lẻo. Cả những khía tượng không xoay ra phía người xem, mà các tác giả cũng đều tạo thật chu đáo không bỏ lơi.
- Điều thú vị hơn cả là tượng gần với con người bình thường biết bao! Nhìn khổ người, dáng dấp, nhất là diện mạo mặc dù là hai tai vẫn còn chảy dài đến vai như những tai Phật (có lẽ là để mà nghe thấu được cả ngàn đời) của các La Hán ấy, chẳng hạn như ở La Hán Đa La hay Phật Đà Nan Đề, hay Đề Đa Già người ta thấy như rất quen thuộc, đây là tượng mà cũng là phản ánh những nét của những ông già thường gặp ở nông thôn, những nét mộc mạc, chất phác và đều chứa một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ! Ngoài những bộ tượng như Kim Cương, La Hán ra, ở những ngôi chùa xưa, còn có một bộ tượng nhỏ khác cũng mang nhiều giá trị tạo hình như những đồng tử, thị nữ, một vài tượng cao tăng hay phật tử đắc đạo v.v những muông thú có quan hệ với thế giới Phật, khá nhiều đồ thờ khác và đặc biệt là nặn bằng đất có tô màu mà người ta thường thấy trong những cái “động” những mô hình thu nhỏ của thế giới nhà Phật, mà nhà chùa xưa đều có . Trong số lượng nhỏ cũng vẫn gồm có chư Phật, Bồ Tát, thiên thần La Hán v.v đáng kể là những tượng nặn chúng sinh, những người trầ ở hạ giới, hoặc bị rơi vào địa ngục khi chết v.v Trong những tượng nhỏ này có một số đã biểu hiện thật giản dị mà sâu sắc hoặc những nét quằn quại bi tráng vì bị cực hình của con người, hoặc những nét thơ ngây trong sáng rất gần với con người bình dị, cho nên ngoài giá trị tạo hình của chúng, chúng còn là những tài liệu quý cho việc tìm hiểu về phong tục tập quán, hay về sinh hoạt y phục của con người bình dân thời trước.
- Rất tiếc rằng, khá nhiều tượng nhỏ ấy đã hoặc bị nát vỡ hoặc bị phá hủy vì thiên tai địch họa và nhất là những cuộc bắn phá của quân đội thực dân Pháp trong cuộc kháng chiến trước đây và cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ vừa qua. Những cảnh “động” kỳ thú như Mua chùa Long Đọi (Hà Nam), Yên Phụ (Hà Bắc) chỉ còn lại trong ký ức. Trong số những động khác, còn lại tương đối toàn vẹn và có giá trị hơn cả, ngày nay chỉ còn có thể kể đến cái động của chúa Mía (Sơn Tây). Nhìn bao quát lại các tác phẩm chạm trổ xưa, chúng ta thấy tính chất dân gian rõ nét. Hiện thực, lạc quan, lành mạnh, mộc mạc, chân thật và đầy đặn theo quan niệm “ăn chắc mặc bền” của người nông dân cần cù những đức tính ấy đã biểu lộ trên tuyệt đại bộ phận các sáng tác. Những nét khắc, nét chạm dù thô sơ hay điêu luyện cũng đều mang vẻ thanh thoát tự nhiên. Trên những khối bia đá, trên những thớ gỗ mịn dẻo như gỗ mít hay cứng rắn như sắt của gỗ lim v.v những nét chàng, nét đục của người nghệ nhân xưa đều đã đưa rất ngọt, rất chắc tay, nhất khí như không hề có giạm, có sửa lại chứng tỏ một nghề nghiệp thật là vững vàng linh hoạt, khiến người ta phải nghĩ rằng với điều kiện và trong hoàn cảnh sáng tác hạn chế của họ xưa kia, thật khó mà có thể làm hơ được bằng cách nào khác. Ở ngay cả những mô-típ từ thời rất xưa, cũng ít thấy nét nguyên thủy cổ sơ (primiti-visme) cũng như ở những thời kỳ mà nghệ thuật đạt đến độ tinh tế, nhuần nhuyễn cũng hiếm thấy sự trau chuốt, nuột nà, kiểu cách. Mà cái đặc tính dân gian
- ấy đã không chỉ có ở những loại tượng nhỏ, những đồ dùng thông thường phổ cập trong sinh hoạt hằng ngày của người bình dân mà thôi, nó còn biểu lộ cả ở những sáng tác lớn, những mô-típ ở các đền chùa, cung miếu, mặc dù là ở đấy người nghệ nhân đã phải thể hiện những đề tài, những mẫu hình phục vụ cho tôn giáo, cho vua quan phong kiến. Và, cũng như tình trạng của văn học dân gian, ở đây, toàn bộ sáng tác điêu khắc đều đã không lưu lại tên tác giả. Ngay đến cái tác phẩm tuyệt diệu là pho tượng “Quan Âm nghìn mắt nghìn tay” ở chùa Bút Tháp nổi tiếng kia, có khắc tên người cung tiến pho tượng vào chùa, nhưng tuyệt nhiên không thấy có ghi tên người đã sáng tạo ra nó. Nhưng, nếu như ở địa hạt văn học, bên cạnh nền văn học dân gian độc đáo và phong phú, có cả một nền văn học bác học có tên tác giả, nền văn học do những nhà nho trong số những người thuộc các tầng lớp trên trong xã hội làm ra trong đó cũng đã có không ít những tác phẩm có giá trị, thì trái lại, ở địa hạt nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là ở điêu khắc lại khác hẳn. ở hội họa tuy ít, song thảng hoặc còn nghe kể, hoặc cũng còn lại một vài bức vẽ do những tác giả thuộc tầng lớp nói trên sáng tác ra, mặc dù là sáng tác kiểu tài tử, và chỉ làm để chơi trong những lúc “trà dư tửu hậu” v.v Còn các điêu khắc thì có thể nói chắc là các sáng tác đều hoàn toàn chỉ là của những người mà trong bốn bậc thang phân chia giai cấp của xã hội phong kiến xưa, chỉ được xếp vào thứ ba, chỉ trên có hạng người buôn bán mà thôi! Cái công việc của đục, “thổ mộc” đâu có phỉ là việc của kẻ “sĩ”, những người quan niệm “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thú cao” kia
- hạ mình mà mó tay vào tuy rằng trong cuộc sống họ lại rất cần, rất muốn có những công việc đó để điểm tô cho bộ mặt của họ. Cái nghề đã bị coi là thấp hèn ấy, thì những người làm nghề có đáng kể gì mà lưu lại tên tuổi. Tình trạng ấy đã đẻ ra cái hiện tượng đáng tiếc là: toàn bộ công trình điêu khắc xưa đã khuyết danh! Hiện tượng này đã khiến cho ngày nay, việc nghiên cứu về di sản nghệ thuật do người xưa để lại đã gặp một trở ngại không khắc phục được cho việc tìm hiểu về các tác giả, các nghệ sĩ cụ thể ở những đời đã qua. Những con người lao động bình thường không lưu lại tên tuổi mình, nhưng chính lại là những con người đã kế tiếp gìn giữ, phát huy và lưu truyền từ đời nọ sang đời kia những truyền thống quý báu của nghệ thuật dân tộc. Những nghệ sĩ chân chính đã thể hiện được trong sáng những cảm xúc, những lý tưởng thẩm mỹ của một dân tộc cần cù, lạc quan, yêu chân lý, yêu con người, yêu thiên nhiên đất nước, những nghệ sĩ thực là của nhân dân , đã thể hiện được qua những sáng tác nghệ thuật độc đáo và dồi dào sinh lực, mầm ước vọng và tin tưởng của họ vào một cuộc sống tự do, hạnh phúc trong lao động sáng tạo. Trần Văn Cẩn