Viết dưới ánh đèn - Nhật ký Bùi Xuân Phái

pdf 194 trang ngocly 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Viết dưới ánh đèn - Nhật ký Bùi Xuân Phái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_duoi_anh_den_nhat_ky_bui_xuan_phai.pdf

Nội dung text: Viết dưới ánh đèn - Nhật ký Bùi Xuân Phái

  1. Viết dưới ánh đèn dầu LỜI GIỚI THIỆU " Viết dưới ánh đèn dầu" là dòng chữ đầu tiên trong cuốn Nhật ký của Họa sĩ Bùi Xuân Phái năm 1970, được làm tên cho cuốn sách giới thiệu những ghi chép của ông viết trong 30 năm (1958 -
  2. 1988). Bùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, cho nghệ thuật và chỉ cho nghệ thuật mà thôi. Những suy tư cuối cùng cũng chỉ để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn. Bùi Xuân Phái không định tuyên ngôn, gia tài hội họa của ông đã quá phong phú cũng không định triết lý thẩm mỹ, mà nhận định trực tiếp các hiện tượng xã hội liên quan đến nghệ thuật. Những suy nghĩ khác về cuộc sống, cũng chỉ là làm thế nào để miếng cơm manh áo không can thiệp được vào hoạt động
  3. sáng tạo nghệ thuật. Cũng như mọi nghệ sĩ lớn, Bùi Xuân Phái luôn đặt câu hỏi nghệ thuật là gì ? Thế nào là nghệ thuật ? Làm như vậy có phải là nghệ thuật không ? Cái đẹp nằm ở đâu ? ông lặp đi lặp lại, nhắc đi, nhắc lại, tự nhủ mình, tự trả lời, tự băn khoăn trong một cuộc sống đầy lo âu, gánh nặng mà nếu ai không sống qua thời kỳ đó cũng khó lòng hiểu hết những gì ông viết. Thời kỳ không chỉ khó khăn về kinh tế, đe dọa của bom đạn mà còn có cả thói đạo đức giả, nghệ thuật giả, chủ nghĩa cơ hội, sự ấu trĩ mà cả những kẻ ưa chụp mũ lên người khác. Qua những trang nhật ký của Bùi Xuân Phái ta thấy rõ những biến đổi phức tạp trong cuộc sống mà ông đã trải qua, đã
  4. vượt lên để khẳng định mình trong nghệ thuật và trong cách sống. Những gì ông viết ra thường không để dạy ai về nghệ thuật mà tự khuyên ta tu dưỡng nên người, nhất là làm người nghệ sĩ trong cuộc đời cụ thể. Lời nói, câu viết của ông như mặt sau của tấm tranh và cũng là phần ngầm của tảng băng. Chúng là chứng cứ cho sự tồn tại bền vững của hàng ngàn tác phẩm ông đểâ lại. Từ 1958-1974, Nhật ký và ghi chú của Bùi Xuân Phái được ghi trên 14 quyển lịch tay thường niên và 5 cuốn sổ tay. Đây là giai đoạn ông sáng tác các đề tài tranh khỏa thân và trừu tượng, chúng cũng được giữ kín như những ghi chép trên, chỉ có một vài ngời bạn thân của Họa sĩ biết đến. Từ 1975 cho
  5. đến lúc lâm chung (1988) ông tiếp tục ghi trên 13 cuốn lịch tay và trên nhiều mẩu giấy, lề tranh bất kỳ Tất cả những tài liệu trên được gia đình lưu giữ đầy đủ. Riêng năm I958-1960 chưa có lịch tay nên ông ghi ra sổ, đặc biệt cuốn nhật ký viết năm 1972 bị thất lạc không rõ lý do và mới tìm được bản sao. Từ những tài liệu này Bùi Thanh Phương (con trai Bùi Xuân Phái) và nhà sưu tập Trần Hậu Tuân biên soạn thành cuốn sách. Qua những trang viết giúp ta hiểu thêm giá trị các tác phẩm hơn, con người tác giả hơn. Tinh thần ấy làm ta nâng niu quí trọng những dòng nhật ký của Bùi Xuân Phái. Thêm yêu kính và biết ơn công lao đóng góp cho nghệ thuật của ông.
  6. Hanoi, tháng 8/2000 1. Tôi cho rằng ở Việt Nam loại tranh "moderne" chưa rõ hình. Tôi buồn khi thấy một số tranh mệnh danh là vẽ moderne (hiện đại) mà không có giá trị gì về nghệ thuật. Tôi cho rằng đó là loại faux moderne (giả hiện đại), cũng như bảo những người vẽ chân phương kém là faux classique (giả cổ điển). Tôi thường phàn nàn với Nguyễn
  7. Sáng* là chính mấy tay modeme non làm nhiều người hiểu nhầm tranh moderne là bịp bợm. Quan niệm về tranh moderne tôi thấy không thể dễ dãi được. Cái dễ dãi là cái nên tránh trong nghệ thuật. Nó hời hợt, non yếu. Không đủ sức truyền cảm cho ngời xem tranh. 2. Khi vẽ xong một bức tranh thì tôi thấy nó "cũ" mất rồi. Hình như tôi muốn phải vẽ "hay" hơn thế bằng một lối tự do hơn hoặc kém tự do hơn miễn là hay hơn. 3. Picasso* thường hay vẽ đi vẽ lại một đề tài cho đến cực đẹp, cực nhuyễn. Thanh thoát vô cùng. Ông ta có cách nhìn nhạy cảm và bàn tay điêu luyện. Có lẽ cả hai là một. 4. Ở chúng ta nhiều khi hiểu đấy, biết
  8. đẹp, xấu đấy nhưng lại không làm được là tại thiếu điêu luyện hay lực bất tòng tâm ? 5. Tìm cái đẹp qua thiên nhiên, hiểu kỹ thiên nhiên để thấy cái cốt lõi. Vẽ bịa là đi vào cái hời hợt, dễ dãi. 6. Xem con bò, con ngựa của Picasso vẽ chấm phá mới thấy ông này thuộc bò, ngựa rất ghê, phá mà vẫn thực. 7. Dựa vào thiên nhiên để mà làm tranh. Nếu chỉ ghi chép thiên nhiên thì không đáng kể về mặt sáng tạo. Một cái máy ảnh làm công việc đó tốt hơn. 8. Người xem tranh đáng tiếc là không phân biệt rõ giữa vẽ nghiên cứu, vẽ máy móc, vẽ theo ảnh với vẽ sáng tạo nghệ thuật. Đúng nghĩa của nghệ thuật là sáng tạo - tạo ra một cái gì Mới - Đẹp.
  9. 9. Càng ngày hội họa càng xa dần cái vỏ thực tế vì sợ giống ảnh, ảnh ghi chép thực tế nhanh và chính xác. Người họa sĩ dùng trí tuệ và tình cảm để phân tích thực tế và chuyển sang phần hội họa trong đó có óc tưởng tượng hoạt động. 10. Đừng băn khoăn nhiều trong lúc vẽ. Đừng đặt ra một tiêu chuẩn gì về cái đẹp. Cứ vẽ như người không biết vẽ cũng được chứ sao ? Mà lại khó nữa nếu lại cố tình làm ra không biết vẽ ! Chính cái hồn nhiên mới đem lại cái tươi mát trong tranh. 11. Tôi không còn nghĩ gì về nghệ thuật nữa thì tôi mới tự do được mà vẽ. 12. Một thế giới riêng. Một cái nhìn riêng. Nghệ thuật làm người xem thú vị ở chỗ đó.
  10. 13. Tranh của một ông bạn nọ có cái gì làm tôi phát chán. Nó êm ả quá, óng chuốt quá, sạch sẽ khéo léo quá Đúng, nghệ thuật nên tránh mọi sự cẩu thả, dễ dãi tùy tiện, lười biếng . . . nhưng đừng đi vào cái "đẹp" thiếu chất hội họa, nếu là vẽ tranh. Hội họa trước hết đã - nghĩa là Nghệ thuật có không đã. 14. Vẽ giống người khác không có gì đáng chú ý vì đó là một "họa sĩ" không có gì. 15. Họa sĩ phái mới phá bỏ trật tự của nền hội họa cũ, trong khi đó những họa sĩ bảo thủ duy trì và ca tụng những cái cũ. Tất nhiên trong những môn phái cũ (cổ điển) có nhiều cái rất đẹp, rất quý. Nhưng làm lại để làm gì để thành một cái bóng mờ nhạt, một sự vô duyên lạc
  11. điệu. 16. Tiến lên một bước trong nghệ thuật đâu phải chuyện dễ. Ờ, nếu chỉ là câu chuyện chịu khó ! 17. Vẽ không phải là chép, không phải là đo cho đúng, ghi cho chính xác. Nếu chỉ có thế thì mới là đang học vẽ, còn nếu muốn bước lên nữa, tiến tới ngưỡng cửa của nghệ thuật thì còn phải nhiều gian khổ rèn luyện lao động nghệ thuật thật sự . . . con đường sáng tác không dễ dàng, không có một lối tắt nào nếu anh muốn nhanh chóng để trở nên xuất chúng? Chỉ có một con đường rất là dài, rất là vất vả và cũng dễ thất bại, đau khổ. 18. Vượt lên trên những cái làm hỏng nghệ thuật. Nghĩ đến một sự nghiệp lớn
  12. lao của cả một đời nghệ thuật. Đừng để chính bản thân mình phải ân hận đã làm những bức tranh không ra gì, không đáng kể. Chính những bức tranh tồi, tranh dở tranh xoàng sẽ làm hại uy tín của mình đó. 19. Cứ xem họ đánh giá hoặc hiểu tranh ra sao thì có thể biết họ vẽ ra sao. Cái đẹp không nhìn thấy thì vẽ thế nào được tranh đẹp. Cái đẹp mới không phải là sự quen thuộc nữa, nó sẽ đòi hỏi một sự bỡ ngỡ. Trước lạ sau quen dần dần thấy đẹp. Cái đẹp tồn tại được có lẽ lúc nào nó cũng mới.
  13. 20. Vẽ nên có mẫu (modele) hay không ? Điều đó còn tùy theo quan niệm của người vẽ. Nếu vẽ theo lối cổ điển, ấn tượng, tả thực . . . thì nhất định là cần phải có mẫu. Nhưng cũng không nên nệ mẫu. Có những cái đẹp mà ở mẫu không
  14. đáp ứng được. Vậy, không nhất thiết phải luôn luôn có mẫu. 21. Cần đi vào chuyên môn thì mới có thể hay được. Nhưng chuyên môn không thấy chuyên môn thì mới thoát được. 22. Không rơi vào bệnh hình thức, nhưng nên là một hình thức nghệ thuật, rung cảm. 23. Hình như nghệ thuật (nói với nghĩa đặc biệt của nó) là một điều gì bí ẩn? ở một số người này có thể làm được và ở một số ngời khác không làm được dù có cố sức rèn luyện cũng chỉ đi đến mức tầm thường mà thôi. 24. Suy nghĩ nhiều, ghi chép nhiều, nắm cho chắc những tài liệu về cuộc sống. Không làm những cái hời hợt, rẻ tiền. Cái đẹp đến hay không đến là do người
  15. vẽ nhìn thấy. 25. Vấn đề nghệ thuật tôi đặt lên hàng đầu. Vẽ cho hay đó là nhiệm vụ trước tiên. Tất nhiên cái hay là cái có ích cho mọi người (cũng có cái hay vô ích nhưng mình không vẽ cái đó) 26. Vẽ dễ hay khó ? Tùy theo quan niệm mà thôi. Vẽ chiều theo quan niệm người khác không giống quan niệm của mình thì thật là khó. Vẽ vô trách nhiệm thì không khó. 27. Không ngại gì làm đi làm lại để tìm ra cái hay hơn nâng mình lên, không hài lòng với những cái dễ dãi. Đừng sợ không được quần chúng thích mà đi tìm lối này lối nọ. Chính cái hay nhất của anh mới làm quần chúng thích được. (tôi không nói quần chúng ở mức độ kém).
  16. 28. Vẽ chân dung trước hết là có nghệ thuật chứ không phải là giống. Không phải là cố vẽ cho đúng, cho giống, cho đầy đủ. Mà giống như thế nào ? Phải giống theo quan niệm của ngời vẽ chứ không phải theo quan niệm của ngời xem.(1) 29. Vẽ chân dung ký họa, làm sao vẽ cho thoát mà vẫn giữ được nghệ thuật. Nghệ thuật vẽ chân dung đòi hỏi một sự quan sát sâu sắc dung mạo con ngời kết hợp với sự rung cảm tạo hình thành một tác phẩm hội họa. Đừng vội hài lòng khi chưa hiểu, chưa nắm được người trong tranh. Không cần giống nhưng cần ra, không giống nhưng mà ra, thế là được rồi đối với một chân dung. Đừng gò bó - Đừng lo không giống -
  17. Đừng rụt rè. Vẽ hỏng thì bỏ đi, không sao cả. Càng vẽ nhiều càng nhiều kinh nghiệm. Đáng buồn khi người vẽ không nhìn thấy thất bại, thành công ở mức nào. Cần làm việc rất nghiêm túc và thoải mái. (1) Có một anh nhà giàu (vốn là một người sưu tầm cây và chim cảnh) có ý muốn nhờ Bùi Xuân Phái vẽ cho mình một bức chân dung, anh này đi lại nhiều lần, hối thúc Búi Xuân Phái vẽ. Sau đó Bùi Xuân Phái đã nói: - Nếu vẽ chỉ để cho một mình ông thích tôi thì tôi có thể vẽ xong cho ông xong ngay bây giờ, nhưng để vẽ cho nhiều người khác xem bức chân dung đó cũng thích được thì lại là chuyện khác.
  18. 30. Tác phẩm hội họa được xây dựng theo một kiểu riêng của nó. Nó không giống như cách xây dựng tác phẩm của một nhà văn hoặc của một ngành khác và cuối cùng mỗi con người nghệ sĩ lại có một lối riêng để hoàn thành tác phẩm. 31. Hà Nội có rất nhiều vẻ đẹp mà mỗi vẻ đẹp lại thích hợp với mỗi người* Có những cái đẹp mới và lại có cả những cái đẹp cũ, thí dụ những căn nhà cổ Việt Nam. Phố cổ, những căn nhà cổ vào tranh rất dễ đẹp. Nhịp điệu của nó không đều đều như những căn nhà cao tầng, nhà lắp ghép. Chúng ta thấy có cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái lùi vào, cái nhô ra. Người vẽ về mặt tạo hình và bố cục có rất
  19. nhiều thuận lợi. Về màu sắc nó mang nhiều màu thời gian. Có nhiều mảng tường tưởng như là bẩn, không phải đâu. Nó rất đẹp đối với những đối tượng biết nhìn thấy, biết khám phá những loang lổ, những dấu vết thời gian ấy thêm vào óc tưởng tượng của người nghệ sĩ sẽ tạo ra những cái đẹp bất ngờ. Vẽ phố cổ, nhà cổ Hà Nội mà quá nặng về ghi chép cho đúng thì tranh sẽ mang ít chất hội họa, về phần này nên nhường chỗ cho nhiếp ảnh hoặc điện ảnh. Chúng ta đều biết cái đẹp của tranh, phần cốt yếu vẫn là phần sáng tạo của nghệ sĩ. 32. Đừng thừa. Cứ lải nhải vẽ mãi thì nhất định là sẽ có nhiều cái thừa. Nên tránh đi thì hơn. Vẽ lâu cũng được
  20. nhưng cốt để đi sâu vào cái đẹp, cái cần, chứ không phải để thấy cần cù nhiều quá của bàn tay. Càng ngắn càng khó (tất nhiên là ngắn hay). Càng ít nét, càng giản dị, càng khó. Cái tinh chất mới thực là cái đáng quý. 33. Giữ lại cái gì đẹp, mất đi cái gì xấu. Xóa cái xấu đi không thương tiếc. Điều đáng chú ý là phân biệt cho hay cái đẹp và cái xấu, không lẫn lộn. Xóa đi mất cái đẹp thì thật là buồn cho anh. Mà giữ lại cái xấu thì lại càng đáng buồn hơn ! 34. Cái khó vẫn là cái xa nay ít vẽ đến hoặc không vẽ đến. Làm sao mà nhớ mà thuộc được. Kém trí nhớ mà tài liệu thì không có, hoặc thiếu. Hỏi dù có minh họa một cái tranh nhỏ trên báo cũng thấy gay.
  21. 35, Muốn vẽ thoát thì phải thuộc rất tinh tường, hiểu biết đến nơi đến chốn thực tế có trong tranh. Vẽ theo trí nhớ thì không gọi là vẽ bịa. Cái đáng ghét là vẽ bịa, vẽ liều trong khi không nhớ, không có tài liệu tham khảo, trường hợp này dễ làm tài năng (nếu có) sút kém và hư hỏng. 36. Cái nghề vẽ báo: minh họa, tranh vui v.v nếu làm ít ít thôi thì cũng không hại. Nếu bập vào và làm nhiều thì cũng dễ hại. Nó quen tay đi, nó dễ đi đến chỗ hời hợt dễ dãi, nhiều khi do yêu cầu cấp bách phải "cố rặn" ra cho được, rất dễ đi vào con đường bịa. Phải coi chừng ? 37. Chất hiện đại là chất trẻ, nghệ thuật càng tiến lên càng trẻ, trừ phi những người muốn lùi (bảo thủ thì nghệ thuật
  22. ôi thôi già khô. 38. Không phải cái cũ, cái cổ không hay, không có giá trị. Nó tuyệt vời với những tác phẩm bất tử đã có. Nhưng cái đó không phải để anh bắt chước. 39. Cứ vẽ đi, thiên nhiên là một nguồn cảm hứng vô tận. Đừng sợ không làm nổi, cứ là mình mà vẽ, bằng lòng với "tài năng" dù còn kém của mình. 40. Vẽ nhiều bạn sẽ cảm thấy những cái tranh nào của bạn có cái đẹp. Hãy nghiên cứu trong khi xem tranh của mình, hãy để riêng ra loại đẹp và loại xấu. Một khi tranh đã được rồi, đẹp rồi (có bao quát tốt) thì cũng đừng nên chữa nữa, có thể đi đến chỗ xấu đi. Đẩy lên là tốt nhưng hãy coi chừng, cũng có
  23. khi không phải là đẩy lên mà lại là đẩy xuống ! 41. Chữa tranh là một điều rất gay, rất khó. Bởi lẽ rất dễ làm mất bao quát (ensemble) nhiều khi gần như phải làm lại, vẽ lại tất thì mới cứu vãn được. Nên thận trọng. 42. Vấn đề vật liệu đóng một vai quan trọng trong nghệ thuật. Thiếu vật liệu, đồ dùng tốt người nghệ sĩ bị hạn chế rất nhiều. Anh ta không thể làm theo ý muốn, không thể nâng cao tác phẩm do
  24. dùng những chất liệu kém, tác phẩm dễ bị hư hỏng đem lại sự đáng tiếc cho người xem. 52. Cứ vẽ đi đã. Nghệ thuật làm sao có chuyện biết trước hay dở ! Đừng nghĩ đến sự thành công sớm - Có thể như một tay nào đó : tôi không biết tranh của tôi có đẹp hay không nữa! ít nhất cái tranh đem lại cho mình thú nhiều hay ít, hay không thú. Thế thôi ! 53. Nói đến phong cách là phải có nghệ thuật rồi. Chứ vẽ biết ngay là ai vẽ mà kém nghệ thuật thì cũng chán. 54. Không nên đi tìm cái "riêng" để tỏ ra mình có chất độc đáo. Rất dễ rơi vào con đường lập dị hoặc hình thức. 55. Phong cách là nói chung nên hội đủ cả phần nội dung lẫn hình thức.
  25. 56. Ai vẽ mà không muốn tranh của mình đẹp - Nhưng điều đó có phải là dễ đâu. Ai thấy đẹp, ai thấy không đẹp ? lôi thôi lắm chứ ! Cái chủ quan cũng dễ đánh lừa ngay cả bản thân người vẽ. 57. Ông bạn làm nghệ thuật cứ tưởng như mình là "ghê gớm" lắm. Có biết đâu cái kém, cái dở, cái dễ dãi vẫn thòi ra mà mình không nhìn thấy, cũng có thể cả người xem cũng không nhìn thấy. 58. Nhà văn không ngày nào không viết thì trong ngành họa cũng vậy thôi. Phải vẽ hàng ngày. Hình như không vẽ luôn tay nó "cứng" ra. Vẽ nhiều, vẽ cho thuần tay để lúc nào cũng thành điêu luyện và thoải mái, ông Hen ri Matisse* vẽ như chơi là vì ông vẽ rất nhiều. Nên hiểu vẽ với tâm hồn nghệ thuật, chứ
  26. không phải vẽ nhiều để kiếm tiền nhiều ! 59. Có thể có những người rất chịu khó vẽ nhưng không có tâm hồn nghệ thuật thành ra họ chỉ giữ những kỹ thuật, những công thức, những luật lệ. Bởi thế tranh của họ dù có kỹ xảo đến mấy đi nữa vẫn cứ khô khan, tầm thường. Những họa sĩ dân gian vẽ thường rất hồn nhiên và thoải mái. Họ không bị lúng túng bởi những khó khăn của kỹ thuật. 60. Văn là người thì vẽ cũng là người thôi, người làm sao thì vẽ làm nấy (thế nấy). Nếu cố tình bắt chước người khác thì cũng chỉ thành đồ giả thôi. Cần phải vẽ một cách chân thành. Không giả tạo, đừng vay mượn để che đậy cái . . . kém của mình mà cũng có người đi làm cái
  27. giả tầm thường, trong khi chính bản thân mình có cái hay thì lại không khai thác! Thế có đáng tiếc không cơ chứ ! 61. Làm việc cho có khoa học để tránh vấp váp những cái có thể tránh được. Thí dụ như để cháy nhà mới rút kinh nghiệm thì tai hại quá. Từ cái nhỏ nhặt đều làm cho hoàn chỉnh, làm cho thật tốt. Thí dụ như làm một khung vải
  28. để vẽ (préparer toile), "căng vải" như thế nào ?. Kỹ thuật đòi hỏi để khi vẽ ta có một cái "toile" rất đẹp và tốt. Cái đó cũng gây hào hứng nhiều trong khi vẽ nữa. 62. Cứ vẽ đi, nó đến thì đến mà không đến thì thôi ? Vẽ cái khác và vẽ cái khác nữa. Vẽ là một nhu cầu thỏa mãn tình cảm với cái đẹp hội họa. Nếu chỉ vì mục đích "kiếm tiền" thì nó sẽ xa rời cái đẹp hội họa mà sang cái đẹp tầm thường ! Mà chết nỗi cái "đẹp" tầm thường lại được nhiều vị tầm thường ưa thích ! Các vị đó lại hay có tiền, nên mấy ông họa sĩ khéo tay kiếm rất dễ. Tranh chỉ cần nuột nà khéo léo sạch sẽ, tươi tắn, xinh xắn. Đề tài thường trên con đường mòn, kỹ thuật cũng trên con
  29. đường mòn ! Sự hiểu biết, sự thưởng thức cũng thuộc dễ dãi người xem sợ sự mới lạ, bỡ ngỡ trước những tìm tòi, nên chỉ đòi hỏi những cái "đẹp cũ' cái quen thuộc mà thôi. Không, người nghệ sĩ của thời đại mới không đi vào con đường mòn như thế. Họ lao vào cái hiện đại, cái mới dù vấp váp dù gian lao nguy hiểm. Họ tiêu biểu cho những tài năng mới mà ta thấy rất hiếm trong đời sống. 63. Tất nhiên nghệ thuật rất là phong phú, nói riêng nghệ thuật hội họa - đừng thắc mắc quá nhiều về những nét đẹp trong hình thức. Đúng là nên đi vào hình thức có nội dung, đi vào lối vẽ thích hợp với tâm hồn, khả năng của mình nhất. 64. Đừng làm xiếc với nghệ thuật - nó thành ra một thứ tiểu xảo tầm thường -
  30. nếu anh muốn rõ ra là anh thì anh cứ việc vẽ theo ý thích của anh. 65. Tìm hiểu thực tế. Nghiên cứu sâu thực tế từ đó mới đi sâu vào được nghệ thuật. Vẽ đi vẽ lại nhiều lần một cảnh, một người nào đó cũng tốt vì như thế mình sẽ thuộc và hiểu lấy cái mình vẽ. Và vẽ khi thuộc nét sẽ được thanh thoát hơn khi chưa thuộc. 66. Có ai đó nói : Cần nhìn giỏi chứ không phải cần vẽ giỏi ! Có lẽ nên nói cần nhìn giỏi hơn vẽ giỏi. Tất nhiên hai điều này thường là đi đôi nếu không thì vẽ giỏi làm sao được. Vẽ giỏi mà không nhìn ra cái đẹp thì mới chỉ là vẽ khéo tay, chỉ là một công trình thủ công mà thôi. Nhưng nhìn giỏi mà với bàn tay thiếu rèn luyện, bàn tay quá vụng về thì
  31. cũng loay hoay rồi rút cục cũng đành bó tay, cũng ví như nhà phê bình nghệ thuật có cặp mắt sành sỏi nhưng nào ông ta có vẽ được ! 67. Cái đẹp đến hay không đến là do người vẽ nhìn thấy. "Cái nhìn" cho hay để vẽ cho hay. Cả hai đều khó cả. Phải khổ công rèn luyện để bớt khó. 68. Trong hội họa chữ học hành đúng là cần thiết, học phải đi đôi với hành. Hành mà thiếu học cũng không phát triển được. Càng học nhiều thì càng phải vẽ nhiều. Bạo dạn lên mà vẽ. Hỏng hay được chưa vội quan tâm. Tất nhiên không có ai vẽ mà lại muốn hỏng bao giờ. Đừng chủ quan cho rằng mình đã có trình độ ! Mà đã có trình độ thì vẽ là phải được? Không đâu có trình độ mà
  32. tranh vẫn có thể tồi được chứ ? Thí dụ như vẽ phải một đề tài khó, thí dụ như thiếu phương tiện vv. . . Mà cái "cảm hứng" lạnh nhạt nữa thì khó có thể ra tranh hay được. 69. Thiếu không khí nghệ thuật làm việc cũng khó thật. Nhưng cũng cần tìm thấy không khí hoặc tạo ra. Nếu không ông bạn sẽ giải nghệ mất thôi(1) (1)Từ năm 1980, Bùi Xuân Phái có nhiều khách mua tranh. Có tiền, ông thường mùa nhiều họa phẩm. Có người khuyên ông dùng hết mới mua tiếp, Bùi Xuân Phái giải thích: "Vật liệu luôn bày ra trước mắt nó có tác dụng là gây ra cho tôi không khí hứng thú làm việc, hết rồi mới đi mua có khi lại ngại".
  33. 70. Đừng tiếc thì giờ mất đi cho một cái tranh, càng mất nhiều thì giờ, bức tranh càng xem được lâu 71. Cái khó là trong hoàn cảnh nào cũng đều vẽ được cả. Thiếu sơn ? Thì Ông bạn đừng vẽ sơn dầu nữa. Thiếu bột màu ? Thì ông bạn đừng vẽ bột màu
  34. nữa. Giấy và bút chì, bút mực thì chắc ít khi thiếu. Đừng nên đổ tại thiếu thứ này thiếu thứ nọ để không vẽ ! Tất cả tùy thuộc vào người nghệ sĩ. Cái nguy nhất là : Không thiết vẽ. 72. Đừng ép buộc người nghệ sĩ phải làm việc. Sao lại phải? Anh ta không thích làm việc nữa tức là anh ta muốn giải nghệ rồi còn gì? Anh ta không xứng đáng gì với danh từ nghệ sĩ nữa. 73. Trong lúc vẽ nghệ thuật chỉ đến chập chờn, đôi khi như một ánh chớp Phải nhạy cảm để nhìn cho tinh, để mà thấy, để mà tiến thoái, để mà biết đúng chỗ. Hãy hiểu biết cho nhiều để tự mình nhìn nhận cho công bằng. Thường thì hay tưởng là mình hay ! 74. Hãy vẽ. Vẽ để thấy cái non kém của
  35. mình. Không dấu kém. Vẽ tốt nhất là trong khi vẽ học thêm đươc một cái gì bổ ích. Đáng buồn là cái tầm thường. Vẽ không phải là để trổ tài, càng muốn trổ tài càng đi đến chỗ tầm thường ! 75. Thế kỷ đã qua đã vẽ Thế kỷ ngày nay đang vẽ và những thế kỷ ngày mai sẽ vẽ. Vẽ mãi. Và cái đáng kể là để nghệ thuật cứ tiến lên mãi. Thời đại nào nghệ thuật nấy. Con người bao giờ cũng muốn vuơn tới cái mới nhất cái đẹp nhất. 76. Đẹp thay một cái atelier bừa bãi. (tiếc thay hiện nay không có) (2) Khi nào cái atelier của tôi gọn gàng sạch sẽ là lúc tôi lười đấy. (2) Cho đến khi mất (1988) Bùi Xuân Phái vẫn sống, làm việc và sinh hoạt chung và cùng với gia đình trong căn
  36. phòng chật chội 20m2 ở 87 thuốc bắc. Trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nuớc, nghệ thuật cũng làm những nhiệm vụ tức thời phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân. Xu huớng hiện thực trong nghệ thuật phát triển, phù hợp với bối cảnh lịch sử dân tộc. Tuy nhiên sự áp dụng máy móc các quan điểm đó dẫn đến phê bình, đánh giá nghệ thuật khó tránh khỏi định kiến và áp đặt. Là một họa sĩ đích thực Bùi Xuân Phái luôn khao khát được mở rộng, tự do trong sáng tạo. ông tin tưởng vào sự đổi mới và phát triển của nghệ thuật. Không bao giờ Bùi Xuân Phái chấp nhận việc hạ thấp nghệ thuật cho dễ hiểu tới số đông, trái lại ông đòi hỏi, mong muốn trình độ thẩm mỹ của quần chúng sẽ dần đợc
  37. nâng cao. Bùi Xuân Phái không bao giờ tự thỏa mãn mình trong nghệ thuật. Một bức tranh bán được, có được ít tiền vẫn làm ông băn khoăn. Ông vẫn muốn làm tốt hơn, vẽ đẹp hơn nữa. Ông thuơng người yêu nghệ thuật bỏ tiền mua tranh dù chính bản thân và gia đình luôn túng thiếu. Sau những năm 1980 Bùi Xuân Phái là họa sĩ bán tranh được nhiều và ông cũng là người sớm băn khoăn về sự ảnh hưởng của thuơng mại đối với nghệ thuật. Với ông giá trị bức tranh không phụ thuộc vào đồng tiền và tin rằng nghệ thuật dài lâu cũng cần phải có thời gian dài lâu mới hiểu hết được. 77. Nên chú ý vấn đề tài năng của người nghệ sĩ. Rất có thể người kém tài năng
  38. mà có rèn luyện, tuơng đối có nghề nghiệp (khen có nghề nghiệp chưa phải là câu khen đáng kể. Phân tích tài năng của một nghệ sĩ thật phức tạp, nó là vấn đề bẩm sinh, vấn đề rèn luyện. Nó ví như cái duyên đặc biệt của một cô gái đẹp. 78. Tôi cảm thấy nhà phê bình phải có một trình độ hiểu biết rất lớn và một tâm hồn nhạy cảm. Ông ta có thể không biết vẽ nhưng rất biết xem tranh (như người biết ăn ngon nhưng không biết làm bếp) để làm người huớng dẫn đáng tin. 79. Nhà phê bình chân chính không vì danh lợi mà làm việc, không để đồng tiền hoặc quyền thế sai khiến. Biết khám phá ra tài năng truớc những đồng
  39. nghiệp, nhà phê bình đó quả là những bậc thầy. 80. Đừng chấp những lời phê bình mang những ác ý bên trong. Một bức tranh dở được khen (?) cũng vô giá trị (về lời khen) như một bức tranh hay bị chê (về lời chê). 81. Đừng để ý đến lời phê bình vì
  40. ngay từ đầu, phê bình dùng một phuơng tiện khác hẳn hội họa là ngôn ngữ chứ không phải là hình và màu. 82. Quần chúng nghệ thuật cũng có người có mắt thẩm mỹ vững vàng, cũng có người không. Do đó ta cần có nhiều suy nghĩ với những lời phê bình. Đừng vội vàng thấy có ngời khen đã khoái và cũng đừng vội vàng thấy có ngời chê đã bi. Lại còn phải cẩn thận trong những câu khen "xã giao" nữa chứ! Không nên hỏi người ta thấy tranh mình thế nào. (Trừ trường hợp thân mật, nói thật không sợ mất lòng). 83. Trong số họa sĩ ta, có ông vẽ cũng nhàng nhàng, kiểu học sinh trung cấp, nhưng lại hay đi vào những đề tài rất ghê. Ông này hễ ai chê tranh của ông thì
  41. nguy với ông - ông ta nổi giận và chụp lên đầu ngời chê một vài cái mũ khá là nguy hiểm. Thành ra ông ta cứ tưởng bở vì trước mặt ông thì người ta khen ông và vắng mặt ông thì người ta lại chê ông. 84. Đối với những kẻ phê bình láo kể cả những kẻ nịnh hót để kiếm chác chỉ nên giữ một sự lặng lẽ khinh bỉ. Những con người hiểu biết sâu sắc, nhạy cảm sẽ làm rõ vấn đề Những người chuyên viết về phê bình sẽ đánh giá nhau, họ sẽ hiểu rằng, kẻ ngu dốt bất tài, kiếm chác không thể kiếm ăn mãi được. 85. Cái đẹp sau hết lại phụ thuộc vào những người "thưởng thức". Hỡi ôi ? những người thưởng thức lại không có trình độ thì thật tai hại cho nghệ thuật.
  42. Nếu những người "thưởng thức cũng hiểu được sâu sắc cái đẹp thì thúc đẩy được tài năng chân chính thực chất của nhà nghệ sĩ biết bao nhiêu ! 86. Có những cặp mắt "cập bà lời" (comme n'a pas l'oeil) xem tranh tất nhiên họ không thể hiểu nổi cái đẹp. Buồn thay một con người tuyệt đẹp gặp phải một anh chàng cận thị không có kính. Nói tinh mắt về hội họa khác với tinh mắt về vệ sinh. Cũng như anh chàng mù chữ. dù mắt nhìn vẫn rõ. Anh chàng mù hội họa tất nhiên không chịu nổi những bức tranh khó hiểu. 87. Xem tranh là xem tác giả. Tác giả càng quen thuộc càng làm ta thích không phải vì cái tên mà vì phong cách vẽ.
  43. 88. Có những người xem tranh "không có gì" nên họ xem những tranh không có gì" lấy làm thú ! 89. Không nên sợ sự đánh giá lẫn lộn, nếu bị ở trường hợp nhầm lẫn như thế thì hãy tin ở mình và ở tuơng lai. Chuyện đó là tại chưa có đại đa số những người hiểu biết sáng suốt mà lại bị ngược lại ! Những chuyện này ít có lắm vì làm gì không có nổi một số ít công nhận là hay. Mà số ít này giá trị hiểu biết càng lớn bao nhiêu thì mới đáng kể bấy nhiêu và cái số ít ấy sẽ cùng với thời gian nhân lên thành số nhiều. 90. Tôi nghĩ về nghệ thuật phải là vô tư, không nên vì không ưa người ta mà không ưa nốt cả tranh, nếu tranh của
  44. người ta đẹp. 91. Khen, chê đều phải có nhiệt tình có thiện chí và cuối cùng cũng phải có trình độ.Nếu không có trình độ, dễ đem cái hiểu biết kém cỏi ra mà khen, chê thì còn giá trị gì? 92. Người nghệ sĩ có những băn khoăn làm ra những cái được hoan nghênh hay làm những cái bị chê trách. Ai hoan nghênh ? Ai chê trách ? ở cái đó cần phải suy nghĩ. Đừng tưởng bở khi được hoan nghênh nhất thời ! Tuơng lai sẽ đào thải những kẻ cơ hội kiếm chác. 93. Ngời ta thích chơi tranh của người nổi danh, cái đó là đúng vì có hay mới nổi danh, mới nhiều người chơi. Tuy vậy cũng nên dè chừng, có những cái tên chỉ nổi tiếng một thời rồi tắt dần, mờ dần
  45. cho đến lúc không ai nhắc đến nữa, không ai chơi nữa. 94. Quần chúng khi một cái thật mới ra đời thì thường thấy chối. Nhưng khi cái mới ấy đã quen thì lại rất thích. Người nghệ sĩ sáng tác cho cuộc đời, không phải là chiều theo ý thích của quần chúng, nếu quần chúng càng ngày càng bắt đầu thích thì mới đúng ý nguyện của anh ta, còn nhất thời có bị bỏ quên, chê trách thì đó không hẳn đã đúng. 95. Người thế nào thì thích tranh thế ấy (người trưởng giả thì lại thích tranh trưởng giả. Vì vậy có những tranh làm cho kẻ này ưa, kẻ kia ghét. Đôi khi có những nghệ sĩ lớn buộc cuộc sống phải công nhận, bởi vì dù sao người ta phải
  46. tỏ ra công bằng một chút! Người hiểu biết nghệ thuật nhiều thường là người phát hiện tài năng đem lại cho quần chúng một sự đánh giá công bằng. 96. Cuộc đời nghệ thuật chúng ta đã gặp nhiều vuớng mắc. Nhiều lúc thật bực mình. Xem một bức tranh tồi, khung đắt tiền treo vào một chỗ "quan trọng" trong triển lãm. Lại bán được giá cao nữa chứ! Một anh bất tài bốc phét! Một anh bắt đầu "giàu sang" học đòi kiến thức, một anh tham lam keo bẩn, coi đồng tiền hơn cả danh dự! vv và vv Bực mình làm gì, có lẽ nên cười thì hơn! 97. Trong nghệ thuật hội hoạ phân biệt được cái hay, cái dở, cái xấu thật là khó,
  47. nhất là đối với những khuynh huớng mới. Có lẽ con người xem tranh phải có một năng khiếu đặc biệt để cảm thấy chăng. Người ta thường chỉ có thói quen cũ để xem thôi, nên họ rất mù mịt với những cái mới. 98. Hỡi những người chơi tranh, xem tranh, người thưởng thức tranh, nếu quả các người chỉ vì tiền, vì a dua thì các người không thể hiểu được bức tranh thật hay thật mới. Các người chỉ hiểu nổi những cái cũ kỹ nó đã quen với những rung cảm nó cũng cũ kỹ của các người thôi. 99. Đừng tham tiền mà bán rẻ những tranh chua vừa ý, tai hại, để những tranh dở thì nó sẽ át đi mất những tranh hay. Nhưng than ôi! Làm sao đủ sống
  48. nếu "chẳng may" một gánh gia đình đông đúc nặng trĩu trên vai ? Đôi khi ta cũng phải kiếm tiền, mà kiếm tiền thế nào để có thể tha thứ được"? Cần có tiền. Cần có nghệ thuật. Phải đặt cái nọ lên cái kia? Hãy đặt nghệ thuật lên trên. 100. Chao ôi đáng thuơng thay những "bức tranh" dở mà người lại tha thiết chơi. Lỗi tại người vẽ hay lỗi tại người chơi? 101. Buồn thay những lời thú nhận của một anh bạn "Mình kiếm ăn quen thành ra lúc đi vẽ không nhìn ra được cái đẹp và cứ khi vẽ lại nghĩ đến tiền. Để bán để vừa lòng khách hàng. Thật khó mà vô tư cứ lúc vẽ lại băn khoăn rốt cuộc nề nếp kiếm ăn lại đẩy mình
  49. vào lối vẽ để kiếm ăn, thành một thói quen, một lối vẽ tầm thường, cứ làm đi làm lại, không sao nhích tới mức nghệ thuật được". Kể ra anh bạn đã thấy nguy cơ của sự kiếm ăn bằng một thứ "nghệ thuật"! Tai hại biết chừng nào! 102. Con đường nghệ thuật là một con đường gian khổ. Thật đúng vậy nếu bạn muốn làm một nghệ sĩ chân chính. Tôi thấy một số người mạo danh yêu nghề, yêu nghệ thuật nhưng thực chất là chạy theo đồng tiền. Trông anh ta và nhất là trông tranh của anh ta, ta thấy phảng phất những tờ giấy bạc ! Anh la chăm vẽ lắm nghĩa là anh ta chăm làm tiềnlắm. Ôi nhìn những anh đếm giấy bạc, một pho tượng vừa mới bán cho một xí nghiệp, một bức tranh lụa bán
  50. cho XUNHASABA * ! Nghệ thuật ! Mỉa mai thay ! Nếu nó chỉ khuất phục đồng tiền ! (1) (1) Xuất nhập sách báo - một Công ty cùng với Souverners du Việt Nam duy nhất thời bấy giờ duợc Nhà nuớc cho phép bán tranh của hoạ si, chủ yếu là tranh lụa và son mài có tính chất luu niệm cho du khách. 103. Cùn mòn ? Về già có 1 số nghệ sĩ cùn mòn thật. Họ không thiết gì vẽ nữa. Vẽ đối với họ chỉ là để kiếm tiền một cách bất đắc dĩ ! 104. Không phải vì tiền mà chúng ta lao vào nghệ thuật. Nhưng nếu có tiền thì dễ chịu biết bao khi chúng ta lao vào nghệ thuật. Mọi phuơng tiện tốt đều
  51. phải có tiền để tạo ra. Mà không có tiền thì không có phuơng tiện ? * Bùi Xuân Phái có vẽ một bức tranh vui: ông tự vẽ mình dang ngồi gò lung vẽ tờ giấy bạc, bà vợ xách làn dứng ngoài cửa giục hoạ si: "Anh vẽ nhanh lên dể em lấy tiền di chợ kẻo muộn" Buồn thay ! Có khi vì cần làm việc (phải có tiền để làm việc) mà anh phải bán rẻ 1 cái tranh ! - Điều này có đáng trách không ? Thật là khó nói. 105. Nghệ thuật làm ra không phải mục đích để bán. Ai làm nghệ thuật với mục đích để bán thì khó có thể có tác phẩm chân thành được, lại càng khó có thể là tuyệt tác được. Không cần bán rồi về sau có người mua
  52. thì cũng tốt thôi, vì có tiền để mà tiếp tục vẽ, để có phuơng tiện đầy đủ hơn . Nhưng không nên nghĩ rằng vẽ để có nhiều tiền. Nguy hiểm biết mấy. Nghệ thuật càng cao càng khó bán được ngay. Do đó nếu có tiền tất nhiên phải vẽ với sở thích của người mua, người đặt. Như thế còn đâu là hoàn toàn của mình, của sự toàn tâm toàn ý của mình nữa ? Biết bao nhiêu tài năng thực chất độc đáo, phải bỏ một bên, để đưa ra một cái "tài" tiểu xảo, tầm thường giả tạo để đánh đổi lấy một chút tiền bảo đảm cho sinh kế ! Có đáng buồn không ? (Làm nghệ thuật trong hoàn cảnh nhiều khó khăn kinh tế, con đông, tranh chưa bán được, tình yêu hội họa giúp Bùi Xuân Phái tự động viên bản thân để có
  53. nghị lực vượt qua mọi túng thiếu thường nhật. Ông tự khép mình để được sống trung thực và được vẽ. Có màu vẽ màu- không có màu vẽ bút chì, có toan vẽ toan-không có toan vẽ giấy. Thiếu giấy vẽ lên phong bì, bao diêm, vỏ thuốc, bìa sách Vậy mà qua những trang nhật ký dường như ông không bao giờ than thở, trách móc hoặc đổ cho số phận. Có chăng chỉ trách mình vẽ chưa đẹp, chưa nhiều như các bậc danh họa. Bùi Xuân Phái tự nhủ "Picasso vẽ được 25000 bức tranh còn ta làm được bao nhiêu ?" Nếu Gauguin* đặt câu hỏi "Ta là ai? Ta từ đâu ra? Ta đi về đâu?" có tính triết học thì Bùi Xuân Phái lấy câu của P. Cézanne* viết vào nhật ký của mình
  54. "Đời không hiểu ta và ta không hiểu đời. Vậy cho nên, ta xin thu mình nhỏ lại", nó là một triết lý nhân sinh hơn, đời thường hơn. Cách đặt vấn đề của Bùi Xuân Phái không đi quá xa cuộc sống. Từ một cuộc viếng thăm của người bạn, một lần xem tranh của đồng nghiệp, một lần bán tranh được ít tiền. Bùi Xuân Phái viết thành một vài nhận xét. Người đúng chỗ nào ? Mình sai chỗ nào ? Và ngược lại. Những đúng sai này có phục vụ cho nghệ thuật không ?. Nhật ký của ông đểâ nhắc nhở, tự sửa mình, nâng cao mình từng ngày trong nghệ thuật.)
  55. 106. Nâng cao chất lượng nghệ thuật bằng cách : Tìm xem những nhược điểm xa nay của mình ra sao ? Cần tự nghiêm khắc với một sự hiểu biết sáng suốt, không tự dối mình. Không hoang mang. Sửa chữa mà không làm thay đổi bản sắc, phong cách của mình. Giữ gìn và
  56. phát huy ưu điểm. Đi vào con đường có giá trị lâu dài. Xem lại những chặng đường đã qua, suy nghĩ về những cái hay - tại sao ? Và cả những cái kém - tại sao ? 107. Cứ mỗi cái Tết lại già đi một tuổi. Còn chuyện tâm hồn ? Picasso có một câu nói lý thú : Phải thời lâu lắm mới trẻ được ? Thì giờ đi rõ thật nhanh. Đã đi không thể có phanh nào kìm Vẽ đi kẻo tiếc con tim Đập đi đập lại rồi im lúc nào. 108. Nghệ thuật đòi hỏi một kiên trì khá khắc khổ. Hãy làm được điều đó vì là con đường để tiến lên. Kiên trì mà vẽ cho hay Vội vàng đi tới quen tay làm bừa.
  57. 109. Đối với tôi tình cảm trong lúc vẽ là quan trọng Nghề nghiệp là điều cần thiết nhưng không đáng coi là quan trọng, thí dụ có nghề vững mà không có nhiệt tình thì vẫn là cái đáng chán ! Thoát được nghề mà vẽ vẫn hay ? Khó đấy. Đáng buồn là vẽ y như một cái máy dù là một cái máy tinh xảo. 110. Say mê ve,õ giữ lửa liên tục, nguội lạnh là chết. Vẽ là sống là thở. Ngày mai không giống ngày nay. Nghệ thuật không thay đổi tức là không còn sức sống nữa. 111. Vẽ tranh đừng vội hài lòng sớm. Càng vẽ càng tìm thấy cái hay mới hơn hẳn những cái hay cũ, nhưng nhiều khi thất bại.
  58. 112. Tôi thích những chiếc toiles trắng tinh chưa vẽ. ồ nó đầy hy vọng. Nó hứa hẹn một cái gì. 113. Phải có nhiều tài năng. Những người có tài phải là một con số đông. Như thế những "lực lượng" tầm thường trong nghệ thuật mới không đủ sức để mà đẩy lùi cái hay được! Thật đáng tiếc khi cái hay khó phát triển. 114. à, nhà trường ? Nó cũng cần thiết thôi, là buớc đi ban đầu. Có điều nên quên đi những điều đã học ở nhà trường để bay cao hơn. 115. Sự khéo tay đi đến đâu ? Đi đến kiếm ăn giỏi ? Hay đi đến nghệ thuật cao? Hãy coi chừng. Hỡi ông bạn khéo tay ! ông còn luyện khéo tay đến mức nào nữa ? ông hãy còn thiếu tiền ?
  59. 116. Một đời người nghệ sĩ không lấy gì làm dài lắm, phần lớn không thọ lắm thì phải. (Toulouse Lautrec*, Modigliani* ). ở Việt Nam đời anh nghệ sĩ họa không dài, phần lớn thì giờ anh ta phải làm thì than ôi không lấy gì làm đáng kể. Nó không dính dáng gì đến công việc sáng tác tác phẩm. Phần đông họa sĩ Việt Nam không có nhiều tác phẩm để lại. (Tô Ngọc Vân* chẳng hạn) Đó là một điều đáng buồn ! 117. Tôi thấy thì giờ đi nhanh nhất là trong những lúc say sưa vẽ. Lúc đó tôi muốn thì giờ đi chậm lại, thật chậm để khỏi phải dừng vẽ. 118. Những hiện tượng lố lăng : Anh bất tài ngông nghênh hơn cả người có tài ! Những người rỗi rãi thường cứ tưởng
  60. người nào cũng rỗi rãi ! Những tay nói nhiều thường vẽ ít vì thì giờ còn dùng để nói. Có khi họ còn thiếu giờ để nói ! Nói hay mà để người nghe nhiều quá phát ngấy đã không được rồi. Huống chi lại nói dở mà bắt ngời ta nghe nhiều thì có quả là làm tội người nghe không ? 119. Cứ cãi nhau về cái đẹp thì vô cùng thật ! Nhưng thời gian, thời gian sẽ công bằng với những cái đẹp chưa được công nhận. 120. Thật ra bao nhiêu suy nghĩ tìm tòi, bao nhiêu thất bại, bao nhiêu cái đã qua mới có thể nhích lên được một tí. Một tí đã là đáng kể rồi. Trong sự nghiệp của một nghệ sĩ sự làm việc liên tục, sự lìm tòi liên tục mới đẩy anh ta lên được. Một tác phẩm hội họa hay, không phải
  61. chỉ trông vào sự chịu khó, sự kiên trì ! Nó còn phải là kết quả của bao năm làm việc, bao năm qua với những kinh nghiệm quý báu, những hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, những cái tóm lại là vốn sống, là tài năng là sự hiểu biết phong phú. 121. Nếu hội họa chỉ đơn thuần chủ yếu là khéo tay thì những chú vụng tay nguy to. Nếu thế thì vấn đề gia công sẽ phát triển và "họa sĩ" chỉ cần có luyện tay cho nhiều ! Thế nhưng, và cũng là may thay, bàn tay tuy cần nhưng chỉ là phuơng tiện cho khối óc và trái tim. Thật thế, bàn tay chỉ là một dụng cụ tốt nhưng biết xử dụng như thế nào mới đáng kể. Nếu chỉ có chuyện thi chép, thì khối ngời có tài thua điểm. Mấy ngài
  62. khéo tay tha hồ mà lên râu ! Tôi có nhớ một vài ông bạn ở cái thưở xa xôi, hồi còn đi học ở trờng Mỹ thuật, sao mà mấy ông ấy vẽ giỏi đến thế ? Thế mà rồi thời gian cho biết càng xa nhà trường thì các ông ấy càng đuối dần, yếu dần. Thậm chí có ông gần như giải nghệ ! Nghệ thuật có phải chỉ cần đi học năm, mười năm là thành tài không ? Nó còn khó hơn thế nhiều, phải nhìn ra cái đẹp, phải rung cảm được cái đẹp thì mới có huớng đi. 122. Làm nghề "phổ biến cái đẹp" mà vô tài thì thật là tai hại. Như thế có khác gì phổ biến cái xấu ! Bi đát thay và đáng trách thay ! Lưu lại cái dở, cái xấu không khác gì
  63. những tên hại dân, hại nuớc lưu lại cái "tên tuổi,, xấu xa ! Hãy vì tuơng lai đất nuớc vì lợi ích cho con cháu, hãy làm những cái đẹp chân chính. 123. Theo tôi nghĩ, tài nào tranh nấy. Đừng lạm dụng tài năng nghĩa là chủ quan cho rằng mình cũng có thể làm được như ai. Không hay đâu, sức có hạn. Con ễnh ương muốn to bằng con bò thì kết quả là vỡ bụng mà thôi! Tôi thấy một vài bạn trẻ có tham vọng là làm những cái "đáng kể" làm chef d'oeuvre ! làm tranh bố cục lớn, tranh thật to v.v. . . .Cái ý muốn, cái dám làm thật đáng khen nhưng kết quả không ra gì thì cũng phải chịu trách nhiệm. Hãy làm với sức của mình, đừng vội làm quá
  64. sức. 124. Cái gì là nghệ thuật ? Cái gì không là nghệ thuật ? Như Picasso đã từng hỏi. Và nhiều người bàn cãi không biết mỏi. Tôi thấy cái đẹp thật khó cắt nghĩa. Thí dụ tôi bảo : tôi yêu cái đẹp "không đẹp" Tôi yêu nghệ thuật không "nghệ thuật"'thế thì anh có thấy vớ vẩn không ? Và cả thơ nữa tôi thích thơ không ra thơ nhưng rất thơ. Và cái đẹp là cái tôi uớc mơ. 125. Theo tôi nghĩ, lời khuyên này rất đúng: "Không có tài không nên làm văn nghệ". Đúng quá ? Cái này nhà nghề với nhau không giấu nổi đâu, bất tài thì rõ, rõ từ cái lặt vặt rõ đi. 126. Không phải tất cả đều là người am hiểu (connaisseur) nhưng những người
  65. này bênh vực những ngời có tài. Không thì làm sao mà phân biệt được. Thế rồi quần chúng lâu ngày cũng nhìn ra. Vì thế nên uy tín của tài năng lớn là do đại đa số những người hiểu biết sáng suốt công nhận. 127. Có lúc nản lòng, hình như tài năng bé nhỏ quá. Không, tài năng là chuyện lâu dài, là quá trình làm việc cộng với một thiên bẩm. 128. Đôi khi ở cái tranh đẹp, phần tôn giá trị nó lên là cái chữ ký. Không phải chữ ký đẹp mà chính là cái tên, cái người đã vẽ ra bức đó. 129. Cái chán trong nghệ thuật là cứ phải xem đi xem lại mãi (dù là hay) những cái đã mòn, đã cũ rồi, cái đã gặp nhiều trong sách báo. Hình như người
  66. vẽ cố tạo cho mình bằng ông nọ ông kia chăng ? 130. Vẽ trúng ý thích cao độ của mình không phải chuyện dễ. 131. Không lẫn những cái thoải mái có bề sâu với những cái dễ dãi hời hợt. 132. Nghệ thuật không đủ sức xao động nếu nó tầm thường và không có sự chân thành. 133. Muốn xem được tranh tất nhiên phải có năng khiếu thẩm mỹ và tất nhiên phải hiểu biết phong phú về hội họa và cuộc sống. 134. Những họa sĩ lớn làm việc nhiều vô kể. Không thể có một họa sĩ làm việc lơ mơ mà lại có tài năng lớn bao giờ cả. 135. Không phải cứ nhảy bừa vào làng thơ, làng họa là thành nhà thơ, nhà họa
  67. một cách dễ dàng đâu. Những con mắt tinh đời, sành sỏi, uyên bác sẽ đánh giá vị trí của anh ở chỗ nào. 136. Được lắm, anh cứ làm việc, cứ vẽ, cứ nghiên cứu rồi anh sẽ vẽ ra lắm điều mới mẻ, rồi anh sẽ hiểu người, hiểu mình. Không hiểu mình thì dễ nhầm lẫn cái đẹp cái xấu. 137. Nếu quả bạn không làm được cái tranh nào hay cả thì hỡi ơi bạn vẫn đủ thời giờ mà đi sang một con đường thích hợp hơn, tài năng hơn. Đừng bỏ phí cái tài bạn có mà cứ cố, cứ cố chạy theo một cái tài mình không có, để rồi đi đến đâu ? 138. Khó tính là tốt. Nhưng nên khó tính như thế nào ? Cái kết quả khó tính của bạn có hay không ? Đừng khó tính như
  68. một ông già lẩm cẩm. 139. Thôi cứ đành là mình với tất cả những cái "kém" của nó, như thế còn dám làm và trong số kém đó, ta hãy chọn lọc, rất bất ngờ ta đã làm được những cái đẹp, ngoài cả ý muốn nữa kia ? 140. Cái đẹp là đáng kể. Có cái sai lại đi vào huớng đẹp, cái sai ấy vẫn cứ đáng kể, nhưng không phải cái sai nào cũng đi vào huớng đẹp. Đó là điều ta cần nhìn thấy. 141. Cứ phải đọc phải xem, tìm hiểu nhiều các nghệ sĩ lớn Họ giúp mình khiêm tốn và tiến lên. 142. Nghệ thuật là gồm nhiều yếu tố phong phú tạo nên. Một họa sĩ có tài, là trong đó nhiều mặt anh ta đã đủ phong
  69. phú. Phải rèn luyện nhiều mặt, để đủ sức sáng tác nổi những tác phẩm có giá trị. Nếu không anh chỉ làm nổi những cái lặt vặt nho nhỏ mà thôi . 143. Không khoe tài, khoe giỏi, khuếch khoác bịp bợm. Nhà nghệ sĩ chân chính phải chịu đựng những không may của cuộc sống, đôi khi chịu đựng những đau khổ do hoàn cảnh tạo nên. 144. Đáng buồn cho những đầu óc buôn bán, nó làm hỏng dần những cái quý giá trong nghề nghiệp. 145. Tìm tòi cái mới đó là điều đáng khuyến khích nhưng hỡi những con người thèm khát danh vọng kia, nếu quả anh thiếu khiêm tốn lại bất tài bất lực thì cái chuyện tìm tòi của anh chẳng đi đến đâu hết. Anh chỉ mất thì giờ và để
  70. lại những cái bã vô ích. 146. Xem một cái tranh của một anh bất tài ẩn nấp duới những cái vỏ mới lạ của nuớc ngoài thật đáng chán. 147. Đúng là nên theo guơng những bậc vĩ nhân, theo guơng đây không có nghĩa là bắt chuớc giống hệt họ, mà bắt chuớc làm sao nổi ! Cần không kém gì các bậc vĩ nhân mà vẫn là mình. 148. Trong nghệ thuật mỗi nghệ sĩ có cách riêng, phuơng pháp riêng để làm việc. Điều đáng chú ý là nhờ có cách riêng nên họ mới đạt được trong nghệ thuật. 149. Có những người "đòi hỏi" những cái "mới". Chao ôi, tưởng chừng như tốt biết bao nhiêu ? Nhưng thử xem những cái mới họ đòi hỏi như thế nào ?
  71. Chẳng qua lại chỉ là những cái cũ rích, những cái già cỗi thay đổi đi chút ít. Thay đổi chút ít đối với họ là mới đấy, thế mà cũng có nhiều người lại sợ cả cái thay đổi chút ít ấy nữa. 150. Do cái nhìn mà ra cả. Phải, vì những cái nhìn cũ rích, làm sao mà tiếp thu nổi những cái hay mới mẻ: Tôi nhớ Fernand Léger* có khuyên không nên lui tới nhiều những bảo tàng cũ vì sợ cái nhìn làm quen quá nhiều với những cái cũ và vì như vậy nên cái mới khó vào. Biết bao cái mới lúc đầu bị chê bai chửi rủa, ấy thế mà chẳng bao lâu người ta lại ca ngợi hoan nghênh nó. 151. Picasso không bao giờ muốn dừng lại ở một chặng đường nào cả, ông ta thích những sự bắt đầu ở một con đường
  72. mới. Và vì thế cho nên lúc nào ông ta cũng trẻ. 152. Làm nghệ thuật không thể hời hợt, cẩu thả nhưng cũng chẳng nên khô khan kỹ luỡng chán phèo. Thay đổi một thói quen không phải là một chuyện dễ. Vì vậy biết bao nhà nghệ sĩ của chúng ta cứ đứng yên tại chỗ hoặc dẫm chân tại chỗ. Không phải họ muốn thế mà thói quen đã kìm họ lại. 153. Cứ phải hiểu biết nhiều, học nhiều, thì hãy đi vào con đường nghệ thuật. Đó là một con đường gian khổ. 154. Vẽ nhiều tốt hay là không tốt ? Đó là một vấn đề. Phải vẽ như thế nào thì vẽ nhiều mới tốt chứ, còn vẽ chẳng ra sao thì vẽ nhiều chỉ phí thì giờ, phí vật liệu mà vật liệu thì phải tốn tiền mua.
  73. 155. Hôm nay xem soie tranh (lụa) của ông bạn tôi thấy ông ta vẽ kỹ quá, và như thế không thoát và không tình cảm. Tôi có khuyên ông ta nên nghiên cứu kỹ, thật kỹ, hết sức kỹ cũng như lấy tài liệu cho kỹ, càng kỹ càng tốt, nhưng lúc vẽ thì hồn nhiên như chơi. Nhưng lời khuyên thật vô ích vì ông ta làm để bán, và như thế dễ bán. Có thể ông ta nghe theo tôi thì lại khó bán chăng? Chịu không thể "bảo" được những con người sinh ra không phải để đi vào nghệ thuật. 156. Và anh sẽ lười biết bao nếu chỉ biết con đường mòn, con đường đã qua hàng bao thế kỷ. Những cái đó trong thời đại này chỉ có những ông già lẩm cẩm là muốn cho nó phục hồi ? 157. Nghệ thuật hội họa phải tổng hợp
  74. những cái hay, cái tốt. ở đây có vấn đề chất liệu, đồ dùng vv không thể chỉ trông vào tài năng. Tôi rất tiếc có những bức tranh đẹp bị thời gian làm hư hỏng dần. Nếu nhà nghệ sĩ thận trọng thì đâu có những chuyện đáng tiếc đó. 158. Đừng thỏa mãn cái say mê bằng cách dùng cả những cái "toiles" tồi, những cái "toiles" đáng lẽ không nên có, những loại sơn nghiền lấy vội vàng với những bột màu loại xấu và dầu lanh thiếu bảo đảm. Dù có được những bức tranh đẹp, nhưng rồi bạn sẽ khó chịu dần về những hư hỏng tai hại của nó. 159. Có những trường hợp quá thiếu thốn mà lại thiết tha nghệ thuật. Tôi nghĩ, hãy làm những cái không bị cái thiếu thốn hạn chế. Lúc này tôi thiếu
  75. sơn dầu vậy thì tôi vẽ sơn dầu làm sao cho hay được! Tôi nghĩ đã đến lúc đừng chịu đựng những cái thiếu thốn trong công việc nghệ thuật. 160. Tại sao càng ngày càng thêm nhiều ngời thích tranh của Van Gogh* ? Phải thấy rằng Van Gogh cảm xúc rất mạnh trong lúc vẽ. Cái đẹp trong tranh Van Gogh chính là những cảm xúc chân thực của ông ta. 161. Có người nói xem tranh là xem con người vẽ chứ không phải xem cái tranh. Đúng vậy Người vẽ hay rất khác người vẽ không hay. Vì thế nên mới có chữ có tài hay không có tài. Tuy vậy cũng không phải cứ có tài là vẽ tranh nào cũng hay đâu, nhất là cái "ông" có tài ấy lại lười. Tôi thấy những cái hay
  76. đến là kết quả của những sự lao động dù là một thứ lao động trừu tượng. Người vẽ hay thường là có một quá trình lao động nghệ thuật đáng kể. Học tập, vẽ nhiều, với những người có năng khiếu, làm gì không làm được những cái tranh đẹp ? 162. Tôi là tôi với tất cả những cái kém và cái hay ? Nhiều khi chính những cái kém lại là những cái hay hoặc ngược lại ! 163. Tôi không thích trong nghệ thuật nhưng chất tầm thường, những chất dễ dãi, những chất bịa vô duyên. 164. Hãy vứt đi không thuơng tiếc những cái "bã", những cái vì tiền, những cái mà tình cảm thực của anh cứ vuơng vuớng.
  77. 165. Luôn luôn có tinh thần lao vào công việc. Vẽ đi, vẽ nhiều, vẽ nữa. 166. Cái chính không phải là tranh được bày, được đăng báo, hoặc bán được. Một cái tranh đẹp vẫn cứ có giá trị thật của nó dù nó không được bày, không được đăng báo hoặc không bán được. Con người hiếu danh, hám lợi mà muốn thành một nghệ sĩ ? Chao ôi ? 167. Thường xuyên làm việc (vẽ). Vẽ để thấy mình, thấy rõ mình. Cái còn kém của mình ở những chỗ nào ? Có thể làm hơn được không ? Sao không làm ? Khi vẽ không có hào hứng cần xem lại những phần chuẩn bị, nghiên cứu có được phong phú không ? Bức tranh còn những phần thiếu bề sâu, màu sắc chưa đạt không thể khó tính hơn nữa ư ?
  78. 168. Bản nhạc hay mê hồn. Bức tranh hay cũng vậy. Không thể rung được mối thứ nghệ thuật chán phèo và chẳng gây một cảm giác quái gì. 169. Được, cứ để anh chàng ấy tuyên bố : "Vẽ là thở, vẽ là sống, hôm nay mà vẽ giống hôm qua thì bẻ bút đi ! Một bức tranh là một lít máu ! vv và vv "Tuyên bố suông hoặc quá đáng thì chỉ làm trò cười. Đừng quan trọng hóa cái tôi nhiều thế. Quần chúng có phải cứ nghe anh tuyên bố lớn, mà "phục" anh đâu. Vấn đề tác phẩm mới là quan trọng . 170. Tất nhiên một nghệ sĩ có tài là chuyện phú bẩm. Nhưng rất cần rèn luyện để nâng cao trình độ. Xem tranh của người thiếu trình độ nó vẫn cứ thế nào ấy.
  79. 171. Tự do sáng tác đó là một sự cần thiết. Đó là vấn đề thành thực. Đó là vấn đề của nghệ thuật. Đó là vấn đề của tài năng. Buồn cho những thứ tự do "vớ vẩn", bất tài lại thích trổ tài ? Theo tôi cứ để họ "sáng tạo" không rồi họ lại kêu lên là bị hạn chế ! Người xem tranh đòi hỏi họ vẽ cho hay, cho nghệ thuật. Đấy, nếu tự do sáng tác đẩy họ làm được thế, thì chúng ta sẵn sàng hoan nghênh. 172. Cái háo hức, sôi nổi của tuổi trẻ thật là hay, nó đẩy vào những say mê sáng tác. Nó đem cho những nhà nghệ sĩ những ngọn lửa làm việc không biết mệt mỏi. Khi đã vẽ thì không muốn ngừng nữa.
  80. 173. Nghệ thuật rất ghét sự bịp bợm dối trá . Nếu có thành công thì cũng chỉ đạt tới một thứ nghệ thuật giả đánh lừa nhất thời được một số người nào đó. Hãy nghĩ tới tuơng lai, những tranh cho tuơng lai càng ngày càng sáng rõ và những kẻ kiếm chác cơ hội sẽ hết thời, kẻ vô tài sau này ai cũng thấy rõ. Lúc đó ai là đáng quý cũng sẽ rõ. 174. Hãy quý trọng nhân tài một cách thực sự. Đừng để họ khổ sở kéo dài, chính những con người này sẽ làm vẻ vang cho đất nuớc . Không quý trọng nhân tài thì sẽ không có nhân tài. 175. Theo đuổi cái đẹp không phải đơn thuần trong tranh mà còn phải luôn luôn trau dồi tư cách đạo đức của một con
  81. người nghệ sĩ chân chính. 176. Nếu cứ vẽ cho những người kém cỏi xem, chiều họ nữa thì anh sẽ cứ kém cỏi mãi. 177. Theo tôi không có một kỹ thuật nhất định nào trong hội họa. Nó có những đòi hỏi riêng của từng thể loại, của từng tác giả. Vả lại quan niệm nghệ thuật nào cũng cùng một mục đích đem được cái mới nhất của thời đại đóng góp vào vườn hoa nghệ thuật chung của thế giới. 178. Hãy vẽ cho đến nơi tức là vẽ cho đẹp 179. Luơng tâm nhà nghề không cho phép hài lòng một cái gì chưa đẹp, hoặc xấu. Có khi chỉ vì một lý do tầm thường mà phải đưa ra một cái tầm thường, lý
  82. do tầm thường đó nhiều khi chỉ vì một sự nể nang, hoặc chỉ vì đồng tiền ! * Ngày 22/12/1984 hoạ sĩ Bùi Xuân Phái mới được phép tổ chức 1 cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên và cũng là duy nhất ( do Hội NSTHVN bảo trợ và tổ chức). Trong thời gian chuẩn bị cho triển lãm Bùi Xuân Phái đã tâm sự với bạn hữu: "Sự kiện này làm tôi vừa vui mừng, vừa lo sợ, tôi đã mất ngủ hàng đêm". Cuộc triển lãm có 108 bức (bột màu và sơn dầu) bán đợc 24 bức sơn dầu cỡ lớn, 8 bức bột màu (BTMTVN mua 4 bức sơn dầu, HMTVN mua 2 bức sơn dầu - Riêng buổi khai mạc, ông Jorland tuỳ viên văn hoá đại sứ quán Pháp tại Hà Nội mua 12 bức sơn dầu). Hàng năm đến
  83. ngày 22/12 gia đình Bùi Xuân Phái lại mời bạn bè thân hữu đến nhà tổ chức tiệc rượu kỷ niệm sự kiện quan trọng đó. Tiếc rằng Bùi Xuân Phái chỉ mời bạn bè đến dự thêm được 3 lần, ông mất vào tháng 6 năm 1988. 180. Xem tranh thì biết "cái nhìn" của tác giả. Người nghệ sĩ hay phải duy trì cái nhìn riêng của mình. Đó là lòng chân thành. 181. Phải chăng cái nhìn của chúng ta hãy còn cũ kỹ quá chăng ? Bởi vì thế nên ta không đánh giá nổi cái mới. Bởi vì thế nên ta vẫn suy tôn những cái cũ, những quan niệm nghệ thuật cũ ! Tôi nhớ Fernand Léger có lần khuyên "không nên lui tới quá nhiều những bảo tàng, chúng ta sẽ quen với những quan
  84. niệm cũ kỹ về cái đẹp". 182. Nếu đỉnh cao của nghệ thuật chỉ cần những tranh loại Raphael, Leonardo da Vinci thì làm gì có Picasso, Matisse và tôi chắc sau Picasso, Matisse còn nhiều những người mới hơn nữa chứ. Không, những thiên tài không bắt chuớc những cái tuyệt đỉnh đâu, họ muốn những cái tuyệt đỉnh mới của họ cơ. Nếu Picasso hệt Vinci thì làm gì có Picasso nữa. 183. Thói quen trở thành một nhu cầu. Có người có thói quen uống càfê buổi sáng, sáng nào anh ta không uống thì cứ thấy nhớ nhớ và cái thói quen ấy kéo anh ta đi uống ! Tôi nói thế để liên tưởng đến vấn đề vẽ. Đúng vậy, có người không vẽ không chịu được, hình như anh ta (hay cụ ta, hay cô ta v.v) sống là để vẽ vậy. Có người bỏ mất cái thói quen quý báu ấy, không thiết gì vẽ.
  85. Đó là một điều rất đáng tiếc. Hãy vẽ nhiều đi ông bạn ơi, dù lúc này chả ra được cái gì đáng kể, nhưng ít nhất ông bạn sẽ có cái thói quen là thích vẽ. Nhiều người thành công chỉ do ham mê, say mê, kiên trì làm việc. Đừng để thì giờ trôi đi mà không làm gì. 184. Phải có một lòng tin tuyệt đối để đi đến đích. Những người mất lòng tin là những người mất phuơng huớng, những người bỏ cuộc không đủ sức để mà làm việc. 185. Sức mạnh vật chất với sức mạnh tinh thần thường là đi với nhau. Cái nọ ảnh hưởng sang cái kia. Muốn làm việc khỏe không biết mỏi mệt thì tất nhiên chúng ta phải có một thể chất khỏe mạnh. Chúng ta phải có tinh thần lao vào công việc với một sức khỏe thật sự.
  86. 186. Tai hại thay cho một nghệ sĩ là để lại nhiều cái tầm thường, nhiều cái xoàng ? Đáng lý ra thì những cái tồi, cái kém, cái chưa ra sao nên hủy đi thì vẫn hơn. Điều này có người phản đối, họ còn cho là như vậy làm thiệt thòi cho những người yêu nghệ thuật (?) Theo họ thì người xóa tranh đã thật xóa đúng cái xoàng chưa ? đã thật hủy bỏ cái dở hay lại đi hủy bỏ cái hay.
  87. Cézanne cũng có "tật" không hài lòng tranh của mình. Thật cũng khó nói là nên hay không nên. Tôi thiết tưởng người nghệ sĩ phải chịu trách nhiệm tên tuổi mình với cuộc sống ngày nay và cả ngày mai nữa. Có những cái dở làm hại tên tuổi anh ta, vì vậy nếu có hủy, anh cũng cứ phải biết nó có dở không. Trường hợp thiên tài vứt ra cái gì đều hay cả thì sao ? Cũng chưa chắc đâu. 187. Con người nhiều khi thật là phức tạp. Con người nghệ sĩ lại càng phức tạp. Khó mà đánh giá một tác phẩm thành công sớm. Nghĩa là vừa mới ra đời đã được công nhận là tuyệt vời ! Dù sao ta cũng phải chờ thời gian nhưng kẻ biết truớc (tiên tri) đã một phần nào hiểu được số phận của tác phẩm. 188. Những kẻ huênh hoang trong lĩnh vực
  88. nghệ thuật thường là rỗng tuếch. Tôi sắp bắt tay vào "xây dựng" "một tác phẩm vĩ đại". Tác phẩm của tôi sẽ làm cả thế giới phải kinh ngạc ? vv và vv / thật là đáng thuơng hại với một cái "tài năng" như thế. 189. Sao lại không thích vẽ ? không sửa chữa nổi, cùn mòn rồi chăng ? Bất tài chăng và không nhích được chút nào cả, chán đời chăng ? Vì cuộc sống bần hàn phải mưu sinh chăng ? Nêu lý do cũng có thể đúng đấy, nhưng vẫn cứ đáng trách : Anh không vẽ là vì thực ra anh không có lý tưởng và mất lòng tin. 190. Con người nói chung là quá yếu đuối. Họ không nói thật cũng chỉ vì họ yếu. Họ hám danh hám lợi cũng chỉ vì họ yếu. Con người nghệ sĩ đáng kể là họ có một sức mạnh phi thường trong con người họ. Đừng tưởng họ hám danh cầu lợi, tùy người thôi.
  89. Không phải ai cũng như ai đâu. Nghệ sĩ cũng có nhiều cái xấu thậm chí hơn cả ai nữa. Có gì phải phàn nàn vì họ có lừa dối ai đâu, họ cũng bị chi phối bởi một xã hội nào đó chứ ? Nhưng lại sao không nhìn thấy cái tuyệt vời của họ. Cái đẹp lý tưởng họ đang theo. Họ phức tạp đến nỗi vừa là một con quỷ và vừa là một thiên thần. 191. Triết lý suông ? Đó là thứ nói mà không làm hoặc không làm nổi. Đó là một thứ vẹt tự phụ nên làm người ta tin, và đó cũng có thể là một thứ "thuộc bài". Nếu bảo giỏi thì âu cũng là một thứ giỏi ! Ở lĩnh vực hội họa, biết bao lay hợm hĩnh, cuối cùng xứng đáng với con zéro. Người đời không thèm nhắc đến tên! 192. Tài năng ? Nếu cứ như thế là tài năng thì ra tài năng phải như thế à ? Được thì cứ cho là tài năng đi vì nó hợp khẩu vị mấy
  90. ngài ? Người ta vẫn cứ sờ sờ những tài năng không có công thức và như thế họ cứ chê bừa đi là hỏng, là kém. Để cho đỡù phiền toái Mấy tay "modeme" ở Pháp, lúc đầu khi không hiểu, mấy cụ Hàn lâm phải kêu lên : Bọn nổi loạn ? Chả trách bọn phong kiến sợ Cách Mạng là phải. 193. Cái danh đẹp và có cả cái danh xấu nữa. Có nhiều người muốn lưu danh lại cho người đời. Cái danh nào thế ? 194. Tại sao người ta không muốn những người tài giỏi một số phận tốt đẹp mà cứ mong cho người ta một số phận hẩm hiu, rủi ro. Đó là tại lòng đố kỵ, ghen tức . . . thấy người hơn mình thì tức tối ! Đau khổ thay những người chỉ có tài mà rơi vào những long đong vất vả ' Tôi nghĩ đó cũng là một bất công. Những con người ngay thẳng có một tâm hồn tốt đẹp có dám
  91. bênh vực những người bị đối xử bất công như vậy không ? Loại người này quá ít lại không có thế lực gì cả nên sự bênh vực không đi đến đâu cả ! 195. Nên có những trả lời bằng tác phẩm, đó là điều tốt nhất. Người họa sĩ chỉ có tranh, tranh và tranh, (tranh đẹp). 196. Phong cách là một sự chân thành. Người thế nào thì phong cách thế ấy. Vì vậy thật là dở nếu bắt chuớc một phong cách nào. Cái nhìn (tựa như cái kính) của mình chứ không phải cái nhìn đi mượn ! 197. Nguồn vui chính của người nghệ sĩ là sáng tác, là xây dựng tác phẩm. Đừng để thời gian trôi đi, và ân hận rằng mình chưa làm được mấy. Hãy cố gắng giữ lại những tranh thật đẹp. Có thể vì chóng chán, vì khiêm tốn quá đáng mà anh đã không quý tranh của anh,
  92. để nó rơi vào nhiều người, kể cả những người không quý tranh. 198. Đừng nghĩ gì đến danh, lợi khi vẽ. Vẽ tranh không phải để bán, không phải để khoe tài với ai. Khi ông bạn muốn khoe tài, trổ tài thì tức là ông bạn buộc phải đi vào những công thức để người xem phục tài ? 199. Hãy vẽ cho chính mình, vẽ cho chính mình cảm thấy được, thấy hay. Vẽ với ý nghĩa gửi gắm anh cảm. Vẽ là nói lên quan niệm của mình. 200. Đã từ lâu người ta trở thành những máy vẽ. Vẽ cho khéo, cho ngời ta mua để được nhiều tiền. Người ta hãnh diện khi có tên tuổi (!) khi có nhiều tiền (!) và điều ngu xuẩn là người ta coi thường những người không có danh và có tiền. Coi loại người này là kém tài tuy nghệ thuật của
  93. người này đã vượt xa người ta. 201. Một họa sĩ hay không phải là cứ hay mãi, nếu anh la không biết giữ gìn và phát triển. Có thể cùn mòn đi chứ ? 202. Rất có nhiều thú nghệ thuật khác hấp dẫn. Thí dụ âm nhạc. Tôi biết có ông bạn đồng nghiệp say mê nhạc hơn họa. ông ta chỉ thú nghe nhạc. Tôi buồn cho ông ta vì nghề nghiệp của ông ta không làm sao phát triển được. Hỡi ôi, đừng tưởng rồi đây lại
  94. vẽ say mê chứ ! Bao giờ ? 203. Có những người không vẽ nữa mà vẫn không sao. Họ hỏng dần rồi đấy. Đối với họ ngay cả chuyện xem tranh cũng không còn hứng thú ? 204. Giữ gìn sức khỏe để sáng tác, những người ốm yếu bệnh tật thường là không làm việc được. Mà có cố gắng làm chút ít nhưng bị kiệt sức không thiết gì hơn là nằm nghỉ. Đáng buồn thay là tuổi già sức yếu ! Vẽ cũng chẳng ham nữa ! Chao ôi người ta thấy đấy là cái chết hoặc sắp chết ! Đó là dấu hiệu của sự sắp sửa ra đi ? (không phải là ra đi vẽ các nơi xa lạ !)* * Giai doạn này (1970) sức khoẻ của Bùi Xuân Phái dã bắt dầu suy giảm, dặc biệt ông dang ở cái tuổi "49 chua qua 53 dã tới" ông thuờng ám ảnh về sự ra di của
  95. mình. 205. Picasso một lần có nói là hội họa mạnh hơn cả ông ta. Nó (hội họa) làm cho ông ta phải theo nó !Theo ý muốn của nó (la painture). 206. Đừng tưởng là không có một cái gì ở "đâu' đến, ở "xa" đến trong lúc anh vẽ . Mà cũng có thể không có gì đến với anh cả và đúng là anh hoàn toàn chủ động và cũng có thể anh vẽ được một bức tranh thật tình anh sẽ chán. 207. Chagal* là một họa sĩ rất tài năng rất độc đáo. Người ta rất nhớ những bức tranh đầy chất thơ mộng của Chagall, có người nói đó là một nhà thơ hội hoạ, làm thơ bằng tranh. Chagall trả lời một người muốn ông ta cắt nghĩa về cái Đẹp : - Cái Đẹp không thể cắt nghĩa được.
  96. 208. Phải trân trọng với việc anh làm dù là nhỏ bé thí dụ như vẽ một cái vignette chẳng han". Luơng tâm nghề nghiệp là ở chỗ đó. Đừng làm ẩu, làm dối. Đôi khi còn đem cái lạ cái "mới" dễ dãi ra để trổ đời ! Làm như mình là tài năng, là người đi đầu vê nghệ thuật mới ! Nghệ thuật hiện đại ! 209. Không trộ nổi thời đại đâu. Biết bao nhiêu người am hiểu nghệ thuật mà ít người biết tới. Không phải là những "ông" đi đặt tranh, những "ông"duyệt tranh, những "ông" trả tiền đều là những người am hiểu nghệ thuật ! Có thể có một hai người và đó là cái may mắn cho người nghệ sĩ thật sự. 210. Xưa nay như ta thấy, những nghệ sĩ giả, sống lại lắm tiền hơn những nghệ sĩ thực ! Đó là một điều mỉa mai ? Người nghệ sĩ
  97. sống có lý tưởng của họ. Không phải họ vẽ là chỉ vì đồng tiền. Đừng ai nhầm là họ cũng vì tiền như ai chẳng qua là "kém tài" nên phải nghèo ! Không, chính họ hơn những kẻ vì tiền ở chỗ họ nghèo. Họ không bán nổi tranh. Kẻ có tiền chê tranh họ xấu và họ mỉm cười truớc cuộc sống buôn bán. Họ hiểu rằng đã đi vào con đường nghệ thuật thì phải thế nào rồi, thiếu thốn, nghèo túng còn nhiều gian khổ sóng gió hơn thế nữa. Những con cháu, những người đời sau sẽ quý họ, sẽ nâng niu những tác phẩm họ để lại. Ngay trong thời đại họ còn sống, vẫn có một số người am hiểu, quý họ, bằng một thái độ kính trọng khi nhắc đến họ. 211. Phải làm việc mà làm việc liên tục. Chỉ có cách đó mới giữ được tài năng và phát triển nó lên. Không phải chỉ hiểu biết đơn thuần là làm được, biết mà vẫn không
  98. làm nổi đấy vì có rèn luyện gì đâu. Cứ ngắm cái ông thợ mộc giỏi kia, sao ông ấy bào dễ thế, tưởng chừng như mình cũng làm được. ấy thế đưa cái bào cho mình bào xem sao ? Vấn đề nghệ thuật còn khó hơn nhiều. Chính vì thế vấn đề rèn luyện, vấn đề làm việc đòi hỏi rất cần thiết. Không thể xem thường được. 212. Picasso đã sáng tác khoảng 25.000 bức tranh, để lại gia tài trị giá 5 tỷ phăng. Đó là một cái guơng lớn về lao động nghệ thuật. Chúng ta đã làm được bao nhiêu? 213. Cuối cùng chính cái tên của anh làm tăng hay giảm giá trị bức tranh và cái tên càng lớn thì giá trị bức tranh càng lớn. 214. Người nghệ sĩ lớn là thế nào ? Vẽ được nhiều tranh lớn ? Có nhiều tranh lớn trong các viện bảo tàng ?.Nổi tiếng trên
  99. thế giới, trong nuớc ? Được nhiều người ca ngợi ? . . . Chao ôi, thế người nghệ sĩ nhỏ là ngược lại ? Người nghệ sĩ lớn sẽ được thêm, càng ngày càng thêm những người hâm mộ. Điều này là cần vì đó là sự thật. Hữu xạ tự nhiên huơng. Điều đó cũng phải có thời gian. 215. Có những người cứ hay quảng cáo cho mình nhiều quá, mà ít cũng không hay rồi .Có họa sĩ nói : tranh của tôi không thích được bày trong triển lãm - những lời phê bình, những lời khen chê làm cho tôi kém tự do đi. Lôi thôi thật - tùy từng người - có người lại thích được chê để làm việc (trả lời) ghê hơn ? Có người thích được khen để phấn khởi làm việc. Không nên chủ quan quá trong lúc làm việc. Phải hiểu rõ sức mình. Hiểu rõ tài
  100. nghệ của mình. Chỗ nào hay, không hay đều thấy. Nhưng cũng có khi phải nghi ngờ, vì mình đã có chuyển biến mới. 216. Những người nghệ sĩ phải chăng là những người đi tìm những giấc mơ đẹp ngay trong cuộc sống. 217. Tôi thích một vẻ đẹp chân thật và kín đáo. Cái lộng lẫy, huy hoàng, chói lọi hình như làm tôi sợ. 218. Sức sống - một điều kiện quan trọng để làm nghệ thuật. 219. Lòng say mê - một sức mạnh ghê gớm. 220. Vì người khác mà ta hay nhưng cũng có thể vì người khác mà ta dở. 221. Đúng là môi trường là cần. Nó tạo ra con người. Môi trường giả dối chỉ tạo ra những con người đạo đức giả, nghệ thuật giả.
  101. 222. Cái hay chỉ có thể bật ra trong lúc làm việc. Muốn hay trong chốc lát chỉ có điều hý họa. 223. Chính vì sự thiếu vững vàng mà ta có thiên tài Gauguin - Van Gogh - Soutine và có thể Matisse. 224. Vẽ sai ? Vẽ đúng ? Đều dở. Chỉ có vẽ cho đẹp mà thôi. 225. Đừng sợ "kém", cái kém chẳng qua là quan niệm chung, là công thức cứng nhắc. 226. Cái tiếng có hại cho cái tài không ? Có tiếng, người nghệ sĩ không dám đi tìm cái mới mạnh bạo, sợ mất tiếng chăng ? Người ta sợ mất tiếng nên cứ phải "bảo vệ" nó bằng một cái "tài năng cùn dở"! Đó là điều đáng tiếc. Có những họa sĩ chỉ vì bất chấp dư luận mà có được một sự nghiệp đẹp đẽ Ví dụ : Van Gogh.
  102. 227. Thận trọng là tốt nhưng thận trọng quá dễ đi tới rụt rè, nhút nhát mà nghệ thuật không thể chấp nhận. 228. Người ta muốn nói đến chữ thoát trong nghệ thuật. Phải cao tay thế nào để thoát ra khỏi cái chất "đi thi sợ trượt". Thoát ra khỏi cái chất dự triển lãm sợ bị loại, thoát ra khỏi cái chất muốn bán sợ không bán được.
  103. 229. Nghệ thuật đến bất ngờ. Nhưng cứ phải vẽ đi, hỏng thì xóa đi, bỏ đi. 230. Người họa sĩ lúc nào cũng vẽ, ngay cả lúc không làm gì vì họ vẽ ở trong đầu. 231. Tham lam trong nghệ thuật là điều tai hại. Không phải cứ nhồi nhét đủ vị thì thành một món ngon. Cái thừa cũng như cái thiếu làm hỏng nghệ thuật. ' 232. ở đời thiếu gì kẻ bất tài (theo nghĩa đúng của nghệ thuật). Tốt hơn cả là đừng nhắc đến họ, vì có nói họ cũng không tin, không chuyển nổi, không học hỏi người hay mà lại đem lòng thù oán, gây cho mình thêm những chuyện bực mình. 233. Sự chê bai đôi khi rất cần cho người làm nghệ thuật. Hình như nó là chất nóng, chất đẩy. Nó kích động người làm nghệ thuật chịu tìm thêm, hiểu thêm, say mê hơn. Cái toại nguyện làm hết say mê.
  104. 234. Có những tay quả thực là tài năng không có gì. Thế mà ăn to nói lớn khiếp lên được Có gì đâu, mấy tay đó gặp may thế thôi. May hơn khôn và vừa may vừa khôn càng lợi. Họ gặp thời. Và đáp ứng tuơng đối được kịp thời. 235. Buồn thay cho kẻ bất tài. Nhưng giá hắn luơng thiện hơn và theo một nghề gì hợp với hắn thì hơn. Đằng này hắn lại giở trò bịp bợm thì thật là khó chịu. 236. Hãy suy nghĩ nhiều về nghề, về cái đẹp, về quan niệm nghệ thuật của mình. Tâm hồn không rung động thì tự mình cảm thấy thôi. Hãy rung động lên mà vẽ, nếu không rung động nổi thì vẽ những gì anh rung được. Không ngại khó nhưng ngại dở. Trong thực tế lộn xộn rất nhiều thứ cả cái đẹp cạnh cái xấu. Nhìn cho ra cái đẹp
  105. không phải chuyện đơn thuần dễ dàng như chuyện ghi chép. 237. Không lẫn những cái thoải mái có bề sâu với những cái dễ dãi hời hợt. Nghệ thuật không đủ sức xáo động nếu nó tầm thường và không có sự chân thành. 238. Thực tế cốt cho ta nắm được sự thật. Sự thật cốt cho ta nắm được cái đẹp. Và từ cái đẹp ta mới đủ vốn để "nói chuyện" nghệ thuật. 239. Một nghệ sĩ có tài là một người vẽ tranh có chất lượng cao, không rẻ tiền - không nhàm - không cũ - không bắt chuớc người khác, không rập theo khuôn nhà trường không dễ được khen - không sợ bị loại - không sợ bị "chửi". 240. Rồi những cái chân chính phải sáng tỏ. Hết rồi, sắp hết rồi những ấm ớ, khuếch khoác, bất tài, thành công v.v . . .
  106. 241. Nói chuyện nghệ thuật mãi cũng sốt ruột, hãy lao mình vào công việc cụ thể là vẽ. Vì nếu vẽ ít hoặc không vẽ thì anh còn chuyên nghiệp cái gì nữa. Vậy nói ít, để thì giờ mà vẽ, nghề của anh không phải là nghề nói mà là nghề vẽ. Đó là một nghệ thuật câm, một nghệ thuật để ngời ta xem chứ không nghe. 242. Cứ làm việc đi, dù chính bản thân mình không hài lòng với những tranh làm ra, hãy đi xa thêm, tăng thêm chất lượng. Khó tính là một điều đáng quý trong công việc nghệ thuật, khó tính thì mới đòi hỏi cao. Nghệ thuật không vào với những tranh tầm thường dễ dãi. Chịu khó, nghiên cứu đi nghiên cứu lại, làm đi làm lại bao giờ vừa ý thì xong, nếu cần thì xóa bỏ, cái lợi vẫn có là rút được
  107. thêm kinh nghiệm. Có những ký họa dở nhưng là những tài liệu quý, cũng không nên bỏ. Tôi có những trường hợp sử dụng ký họa dở để vẽ tranh, tranh khá và tôi xé bỏ ký họa. 243. Cứ thong thả mà vẽ. Không nhất định vẽ thật nhanh mới thoát ! 244. Đi thực tế vẽ lấy tài liệu vẫn cứ tốt. Tài liệu anh bị hạn chế, nhiều chỗ nhìn không rõ. Bất đắc dĩ mới phải dùng tài liệu ảnh, mà cũng luôn phải chỉnh sửa, thay đổi. Nếu không sẽ biến thành anh thợ truyền thần? Vẽ như anh thì thật là thừa. 245. Ngành minh họa sách báo đôi khi cũng làm khổ ngời vẽ không chuyên. Phải đọc truyện, phải có tài liệu, có vốn sống, có trí nhớ. Có khi phải vẽ "bịa" rất nguy hiểm cho
  108. nghệ thuật. Phải coi chừng. 246. Đừng để mất thì giờ vô ích. Hãy say mê mà vẽ. Hãy vui trong công việc nghệ thuật. 247. Không, một họa sĩ có tài không thể giải nghệ được. Anh ta đầy hứa hẹn, đầy triển vọng. Tranh của anh ta càng ngày càng nhiều người thích. Tên tuổi anh ta càng ngày càng nhiều người nhắc tới. 248. Tranh phải có thời gian mới định được giá trị, nhưng cũng có khi tranh nó có số phận của nó, cũng có khi vì sự gặp may hoặc không gặp may của nó - Y như con người mà thôi. Dù sao những cặp mắt tinh đời vẫn cứ nhìn ra những giá trị thật của nghệ thuật. 249. Không thể có Nghệ sĩ lớn nếu xung quanh anh ta không hiểu "lớn" là thế nào cả. Và người nghệ sĩ, nếu không hiểu được
  109. những tài năng lớn thì anh ta cũng chỉ là những tài năng nhỏ mà thôi. 250. Hiểu được cái nhạy cảm trong tranh có phải đơn thuần là chuyện dễ đâu, có lẽ phải nói cảm được cái nhạy cảm. Nhiều bức tranh đẹp ít người nhận thấy là vì nó có cái mới (người xem chưa hiểu) và có cái nhạy cảm (người xem chưa cảm thấy)
  110. 251. Danh từ Việt Nam chưa có những chữ để chỉ rõ những chuyên môn khác nhau trong hội họa. Thường là cứ gọi chung là họa sĩ cho tiện. Cứ vẽ là họa sĩ, bất cứ là vẽ bằng gì, vẽ cái gì. Mà khi gọi là "họa sĩ" thì hình như cái gì cũng làm được, mà cái gì cũng vẽ được thì cũng khó mà có cái gì hay lắm. Có phải chăng nghề họa ở nuớc ta chưa được quý trọng như nhiều nghề khác, ở ngoại quốc người ta thường chú ý nhiều đến những tài năng độc đáo. Bởi vì những tài năng thông thường thì có quá nhiều nếu chú ý thì cũng không xuể! 252. Cái quý trong nghệ sĩ là chất nhạy cảm. Nếu không có chất ấy thì khó mà thành một nghệ sĩ lớn. Một thứ chịu khó chưa đủ, một thứ khéo tay chưa đủ. Không phải hơn nhau ở đôi tay khéo léo mà chính
  111. là ở một tâm hồn phong phú nhạy cảm. 253. Hồn nhiên mà vẽ. Tôi nói hồn nhiên có nghĩa là đừng tỏ ra, đừng lên gân ! Cái hay phải là của mình. Của chính mình đẻ ra. Buồn thay, bức tranh của ta lại phủ một lợt "rêu" ! (nói theo Chagall) Rêu có nghĩa là những thứ không phải của mình. Có thể là một thứ mạ lại cho đẹp ! 254. Một vấn đề cực kỳ quan trọng mà nhiều nghệ sĩ coi thờng đó là vấn đề sức khỏe. Phải giữ gìn sức khỏe, phải Luôn luôn khỏe mạnh đừng như "ai" cứ 5 ngày 3 tật ! Điều đó nhất định sẽ hạn chế ông bạn sáng tác . * Vài giờ trớc khi mất, Bùi Xuân Phái có vẽ một bức chân dung tự hoạ, bên dưới hoạ sĩ viết dòng chữ: "Bây giờ chỉ cần nhất là sức khoẻ, và không có bệnh gì" Thời gian cứ trôi. Cái hôm nay chẳng mấy
  112. chốc đã thành quá khứ. Cái hay, đẹp sẽ tồn tại và ngược lại. Hỡi ông bạn ông đừng tự hào vội , tác phẩm của ông đã có mấy ? Mà đã tuyệt tác chưa ? Tốt nhất là đừng đánh giá mình "ghê" quá. Hãy chịu khó làm việc, làm việc nhiều hơn nữa. Không thể tự mãn với những bức tranh đã vẽ. Không, ông bạn thân mến ạ, phải nhiều hơn và hay hơn nữa chứ ! Một câu nói khiêm tốn : "tôi chưa có một tác phẩm nào đáng kể!" Nói thế để tiếp tục cố gắng làm việc nhiều nữa chứ không phải đành bỏ cuộc. Hoạ si Việt Hải kể: Vào thập niên 50, trong một buổi họp "phê và tự phê" Bùi Xuân Phái dã nói: "Tôi nghi là tôi có tài". Câu nói dó dã gây ấn tuợng cho Việt Hải có nhắc lại câu dó và hỏi: "Nếu bây giờ
  113. phải tự nhận xét về mình ông sẽ nói thế nào?" Bùi Xuân Phái trả lời "Tôi ngờ là tôi có tài". BÙI THANH PHƯƠNG - TRẦN HẬU TUẤN Hà nội tháng 9 năm 2000 Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1.9.1920-1.9.2000) Suu tầm và biên soạn Nghệ thuật cung nhu các họa si dính thực, Bùi Xuân Phái luôn cảm thấy rõ tính chất "nghiệp " hon là tính chất "nghề" của nghệ thuật. Cuộc sống gặp nhiều khó khan ông phải làm nhiều việc khác ngoài vẽ dể sinh nhai nhu dạy học, minh họa báo, vẽ thiết kế cho các doàn kịch song bất cứ ở dâu, lúc nào, ông cung uu tiên cho hội họa với những quan diểm thực tế hon là một ý
  114. tuởng viển vông. ông mong không nên dể Nghệ si nghèo khổ quá lâu, mong có son dầu tốt, tấm toan lành dể vẽ và có xuởng vẽ bề bộn. Khi những thứ tuởng chừng bình thuờng dó cung không dễ có, thì ông tự nhủ và nhắc các Họa si tối thiểu cần có một cây bút chì, một tờ giấy bất kỳ và luôn vẽ bằng dầu. Bùi Xuân Phái phê phán lối dào tạo máy móc của truờng Mỹ thuật khiến nhiều ngời tốt nghiệp lâu nam vẫn không thoát khỏi truờng quy. Trong sáng tạo nghệ thuật ông luôn dành thời gian cho sự quan sát tự nhiên, ghi chép cẩn thận và dầy dủ, nắm bắt thực tế rồi vuợt qua nó, khái quát và trừu tuợng hóa nó, dể nâng một hình ảnh thị giác lên dến mức ý tuởng. Nghệ thuật là gì? Là diều Bùi Xuân Phái tran trở. Hàng tram diều ông viết duờng nhu không dòng nào không liên quan trực
  115. tiệp hoặc gián tiếp dến nghệ thuật. Bằng cách này hay cách khác ông phát hiện những giá trị giả của nghệ thuật, những hội họa "moderne" xu thời, sự quá tay của vài họa si tỏ ra lão luyện, dùng nhiều xảo thuật trong nghệ thuật. Ông liên tục quan sát tự nhiên, so sánh nó với cách thể hiện, thuờng xuyên xem tranh tìm chỗ thái quá bất cập của dồng nghiệp dể tự rút kinh nghiệm cho mình.
  116. Các bài viết về Bùi Xuân Phái Tên tuổi của họa sĩ Bùi Xuân Phái không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được người hâm mộ hội họa nhiều nước khâm phục. Singapore là một trong những nước Đông Nam Á rất ngưỡng mộ tài năng
  117. hội họa của Bùi Xuân Phái. Năm 2002, Benny Lim, 22 tuổi (ảnh), diễn viên kiêm đạo diễn Singapore - một người đam mê hội họa và tranh Bùi Xuân Phái, đã có ý định đưa cuộc đời nghệ thuật của Bùi Xuân Phái lên sân khấu. Lim đã tìm gặp anh Bùi Thanh Phương, con trai cố họa sĩ, xin phép được dựng một vở kịch độc thoại về cha anh. Lim nói: “Ông Phương cảm thấy bất ngờ nhưng hoàn toàn ủng hộ ý định của tôi”. Nhân dịp này, báo The Straits Times đã giới thiệu vắn tắt thân thế và sự nghiệp của Bùi Xuân Phái: Được đào tạo tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ thế kỷ trước, họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988)
  118. đã sáng tác những bức tranh kết hợp trường phái châu Âu với truyền thống hội họa phương Đông. Ông được coi là một trong những nghệ sĩ hội họa nổi tiếng nhất VN Những năm 90 các nhà sưu tập quốc tế mới phát hiện những kiệt tác của ông và giá tranh Bùi Xuân Phái tăng vọt, có bức tới trên 9.000 USD”. Vở kịch độc thoại do chính Benny Lim đóng vai Bùi Xuân Phái, có 4 diễn viên phụ thể hiện các trích đoạn chèo, môn nghệ thuật truyền thống mà sinh thời Bùi Xuân Phái rất say mê và từng vẽ nhiều tranh giới thiệu. Rất tiếc là trong vở kịch không kết hợp giới thiệu được tranh Bùi Xuân Phái vì không giải quyết được thủ tục xin phép
  119. bản quyền. Thay vào đó, trước khi xem kịch diễn tại sân khấu Viện Bảo tàng Nghệ thuật Singapore, khán giả được xem triển lãm những trang nhật ký của Bùi Xuân Phái được gia đình ông lưu giữ trong suốt 30 năm. Được trình diễn trong tuần lễ chuẩn bị đón xuân Quý Mùi vừa qua, vở kịch giới thiệu tư duy sáng tạo của Bùi Xuân Phái trong 3 thời kỳ lịch sử của Việt Nam: Thời kỳ thuộc Pháp, hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ và những năm sau chiến tranh. Benny Lim là một họa sĩ nghiệp dư, đã vẽ nhiều tranh màu nước về nhà cửa phố sá, chịu ảnh hưởng của tranh “phố Phái”
  120. Phố PHÁI và Mùa Xuân Vĩnh Cửu Trong ký ức của họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai duy nhất còn lại của ông, thì danh họa Bùi Xuân Phái "có một tuổi thơ kéo dài cả đời". Không chỉ các con ông, mà rất nhiều người được sống gần Bùi Xuân Phái, đã bị ảnh hưởng ông tới mức họ nhìn bằng cái nhìn của Bùi Xuân Phái, căng đo cái đẹp bằng thước đo của ông, họ trông ông để sống, ứng xử và giữ mình. Giữ trong lành cho tâm hồn, giữ tự trọng cho nghệ thuật mình đeo đuổi, và giữ để giữa những thống khổ không nguội tắt đi ngọn lửa đam mê.
  121. Họa sĩ có một người vợ rất đỗi tảo tần, hiền hậu. Bà mang cái tên bình dị: Nguyễn thị Sính. Gương mặt bà tỏa nét đôn hậu, mộc mạc khiến người ta ấm lòng, cái nét khoẻ khoắn sống động, hiện lên chung thủy trong hàng trăm bức tranh của Bùi Xuân Phái. Bà Phái là người ông vẽ nhiều nhất, ông vẽ bà từ khi còn là một thiếu nữ, theo thời gian đến khi người bạn đời của ông đã là một bà lão - số chân dung ông vẽ bà còn nhiều hơn số ảnh bà chụp. Ngay cả trong những bức ký họa của họa sĩ, mọi gương mặt phụ nữ đều thấp thoáng mang hình ảnh bà - như một ám ảnh trong tâm hồn về người đàn bà của đời ông, để mỗi khi đưa bút, gương mặt thương yêu và hiền hậu ấy lại hiện về. Ông Phái lãng đãng, ông rất yêu con nhưng
  122. không biết tắm cho con, không biết cho con ăn, không biết gì về chuyện tiền nong hay việc nhà. Cuộc sống bấp bênh, Bùi Xuân Phái là họa sĩ tự do, thu nhập từ tranh minh họa và tranh vui không đủ mua họa phẩm. Toàn bộ gánh nặng kinh tế dồn lên vai người vợ tảo tần. Mấy chục năm làm bạn, bà chẳng dám nghĩ rồi ông sẽ nổi tiếng, bà cũng không hiểu tranh của ông. Với bà, tận tụy với chồng là một bổn phận. Cứ lặng lẽ - bà thu xếp cuộc sống cho ông, chu đáo tới từng ly cà phê sáng, từng chén rượu nhỏ lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Năm đứa con lít nhít trứng gà trứng vịt, suốt ngày quấy nhiễu khóc lóc, nhà cửa cực kỳ bừa bộn, sơn màu vẩy lung tung ông Phái chỉ biết vẽ và xem báo, bà Sính "hầu" chồng cũng quen và chẳng thấy khó chịu: "Từ hồi lấy nhau, chưa bao giờ ông
  123. Phái biết thổi nồi cơm. Có lần đi sơ tán, tôi vo gạo sẵn, đánh dấu vào thành nồi, dặn ông:'ông châm bếp dầu, đổ nước theo chừng này, chờ nước sôi, dùng đũa ghế, cơm cạn, hãm nhỏ lửa'. Ông rất nhiệt tình làm theo tất cả, nhưng chỉ quên cho nước vào, nồi cơm thành gạo cháy khét lẹt, từ đó tôi cũng chẳng dám nhờ!". Nhà chật, trẻ con trong nhà đùa nhau ngã oành oạch vào tranh vẽ dở và bê bết màu. Ông thường thức trắng đêm để làm, chờ các con ngủ hết ông mới căng toan dưới đất và ngồi vẽ. "Xưởng vẽ" của ông là góc nhà chỉ rộng 2 mét vuông, sau này khi cậu con trai Bùi Thanh Phương cũng vẽ cùng thì cái "xưởng" ấy phải chia đôi, mỗi người chỉ đủ ngồi, xoay lưng là chạm nhau. Điều ấy lý giải vì sao Bùi Xuân Phái
  124. có tới hàng ngàn bức tranh mini, bởi ông không có chỗ để đặt vừa một bức toan rộng. Không ngày nào họa sĩ không vẽ, bởi vẽ là giải bày, là độc thoại với nỗi đơn độc, tình yêu, những bình yên hay bấn loạn trong tâm hồn mình. Với ông, vẽ là sống. Sau này gia đình có giữ được khoảng 500 tranh sơn dầu và bột màu của Bùi Xuân Phái, số tranh của ông đang lưu lạ trên thế giới còn hơn thế rất nhiều. Từ 1978, Bùi Thanh Phương bắt đầu "can thiệp" vào sự nghiệp của bố. Anh căng toan, soạn màu như một người phụ tá bên cạnh ông và quản lý tranh của ông (bởi nếu không ông sẵn sàng cho hết). Ông Phái tính tình hào hiệp rộng rãi, nhiều lần tỏ ra khó chịu khi con giữ tranh mình kỹ quá, ông nói: "Bán được tranh là niềm vui, thì sao
  125. tặng tranh không là niềm vui?". Lũ trả lít nhít bạn con đến nhà, thích tranh gì là ông tặng. Sau này những người ấy, khi gặp khó khăn, hoặc khi lấy vợ - những bức tranh của ông Phái đã đổi cho họ một đám cưới, một căn bếp, hoặc trợ giúp vật chất để họ qua cơn hoạn nạn Có lẽ đấy cũng là Phúc của Phái để lại cho mọi người. Không qua trường lớp mỹ thuật, Bùi Thanh Phương tự học bố từ cách căng toan cho đến bồi giấy, pha màu, học về bố cục, hòa sắc và lớn nhất là sự chân thành và nghiên cẩn với tình yêu của chính mình. Ông không bình luận về công việc của con, khi không hài lòng thì ông im lặng. Chính vì thế, khi thấy bố không nói gì trước một bức tranh mình vừa vẽ xong, Phương rất hoảng. Phương vẫn nhớ là, khi anh 16 tuổi
  126. có vẽ một bức bột màu mà bố rất thích. Họa phẩm khi ấy quý hơn vàng, ông Phái có một bức toan rộng và ít sơn dành dụm mãi, vậy mà ông yêu cầu con trai chuyển tranh từ giấy sang sơn dầu.Phương thì không nỡ lấy toan của bố, nhưng đối với anh đó là một kỷ niệm đặc biệt, bởi tác phẩm ấy - anh đã được họa sĩ Bùi Xuân Phái công nhận. Với Bùi Thanh Phương, bố anh là một thần tượng: "Bố tôi quá lớn lao, tôi đi mãi, ngẩng mặt lên vẫn thấy mình đang ở dưới bóng trùm của ông. Bốn lăm tuổi, tôi vẫn bị so sánh và phải mang gánh nặng là con trai của Bùi Xuân Phái, điều ấy đôi khi cũng thật mệt mỏi " Mùa đông năm 1964, ngôi nhà 87 Thuốc Bắc làm thêm căn gác xép. Căn gác gỗ lấy chiều cao của nhà thơ Quang Dũng làm
  127. chuẩn (nhà thơ "Tây Tiến" là người cao nhất trong số bạn bè của ông Phái). Đây trở thành xưởng họa của ông. Từ tám mét vuông gác xép ấy, không biết bao nhiêu bức họa danh tiếng đã ra đời. Có nơi chốn riêng, ông bám lì để vẽ, ngay cả lúc còi báo động rú ầm ngột ngạt thành phố, Bùi Xuân Phái vẫn vẽ dưới ánh đèn dầu về một Hà Nội cổ kính, khi Hà Nội của ông đang mang đầy thương tích chiến tranh. Bùi Xuân Phái là họa sĩ phát hiện ra vẻ đẹp của phố cổ. Với ông, vẽ phố được làm như một sinh hoạt bình thường, dường như không có ngày nào ông không có nhu cầu vẽ về nó. Ông vẽ phố như đang trò chuyện với người bạn tri kỷ, câu chuyện không có bắt đầu cũng chẳng có kết thúc. Ông bắt được vẻ đẹp của phố cổ khi ngồi uống cà
  128. phê, khi đi bộ một mình trên đường, khi ngồi trầm ngâm bên chén rượu trắng, và cả khi đếm lại những ký ức nhọc nhằn của cuộc đời mình. Ông vẽ phố trên giấy báo, gỗ, bao thuốc, vỏ hộp diêm, vải bao tải, trên những tấm toan căng nuột nà Phố Hàng Bè, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Nguyễn Hữu Huân, ngõ Gia Ngư, ngõ Gạch đã đi vào hàng trăm bức họa của Bùi Xuân Phái, mỗi bức cảm động như chân dung thân phận một con người, mỗi bức phố dường như một lần thay lời nói về tình yêu của ông dành cho Hà Nội. Phố cổ qua lăng kính tâm hồn ông buồn và đạm bạc. Phố của Bùi Xuân Phái luôn lặng lẽ. Dù là phố về đêm hay ban ngày, phố có người, có quán hay đôi khi chỉ là những nét run rẩy thì vẫn im lìm như không
  129. người. Một ông đồ già che ô, một phụ nữ dáng tất tả đi qua khung cửa nhìn xiên, dăm người trong quán trà quạnh vắng bên vỉa hè đó là những "nét động" khe khẽ không đủ thức phố khỏi giấc mơ êm đềm Nhưng đã có thời, những bức tranh phố cổ của ông bị nhìn nhận là vô bổ. Triển lãm Hà Nội hàng năn, tranh phố tham dự của ông đều bị loại. Ông vẫn biết tranh ông sẽ bị loại, nhưng là hội viên Hội Văn Nghệ thì bắt buộc phải có tranh. Tự tay ông cầm tranh về thì thấy khổ tâm và tủi, nên Bùi Thanh Phương thường thay bố làm công việc "cực chẳng đã" này. Ngay cả mảng tranh về Chèo, một gia tài vô giá của hội họa Việt Nam, cũng đã từng bị từ chối công nhận. Mặc dù vậy, ông vẫn điềm tĩnh vẽ, độc lập, kiên định với quan niệm nghệ thuật của mình. Họa sĩ Bùi Thanh Phương
  130. nói: "Tôi thương ông vì ông luôn là người cô độc trong tinh thần, ông không chia sẻ được tư tưởng với ai. Chắc chắn bố tôi ý thức được về tài năng của mình, nên ông cứ lặng lẽ can đảm trên con đường độc đạo". Cuộc sống của gia đình họa sĩ bắt đầu bớt vất vả từ những năm 1980, khi tranh của Bùi Xuân Phái được giới chơi tranh tầm mua. 1984 là năm đánh dấu mốc quan trọng của cuộc đời ông: ngày 22/12 mở triển lãm tác phẩm hội họa của Bùi Xuân Phái - đây cũng là triển lãm cá nhân đầu tiên của mỹ thuật của nước nhà sau khi thống nhất. Chuẩn bị cho triển lãm, cả nhà nhộn nhịp căng toan, lồng khung họa sĩ thì háo hức
  131. hơn bao giờ hết, có lẽ chưa bao giờ ông vui như thế. Năng lượng sáng tạo của ông quá mạnh, 108 bức của triển lãm, ông vẽ chỉ trong sáu tháng, mà hầu hết là những tác phẩm tuyệt vời. Cả đời họa sĩ có ao ước lớn nhất là được đi Pháp, đến thăm bảo tành Louvre và tận mắt ngắm những bức tranh của Picasso - bậc thầy hội họa mà ông ngưỡng mộ. Lúc Hội Mỹ Thuật thông báo ông được chính phủ Pháp mời qua thăm thì Bùi Xuân Phái đã không thể đi được - ông bị ung thư phổi đã sang giai đoạn di căn! Đó là những ngày không thể quên đối với gia đình ông. Bà Sính kể: "Hôm ông Phái đi triển lãm tranh Văn Dương Thành về, chợt bảo vợ: 'Này, cánh tay tôi một bên bị béo ra'. Tôi lập tức đi mời bác sĩ, bác sĩ bảo anh bị
  132. viêm họng, nhưng lại gọi tôi ra nói: 'Anh Phái bị ung thư mất rồi.' Mọi người dấu không cho ông biết, ông sợ vào bệnh viện nên cứ thấy ông hơi khoẻ ra tôi lại cho các con đón ông về, quạt bún chả cho ông ăn, ông rất thích " Những ngày còn lại của cuộc đời, Bùi Xuân Phái hối hả vẽ. Ông sai con trai hạ hàng loạt tranh xuống sửa sang, vẽ thêm, và một số bức bị ông xóa sạch. Ông vẽ lại tất cả những gì chợt hiện ra trong ký ức mình: phố, hoa, những đứa con ở xa, và người vợ hiền tần tảo Mùa hạ, trước khi vào bệnh viện, ông còn cố vẽ phố Nhà Thờ, phố Nhà Hỏa, hai con phố nhỏ gần nhà ngập trong nắng, rất đẹp và sáng sủa. Bệnh dập ông chỉ trong hai tháng. Ông than mệt nhiều, trước khi đi mười ngày ông bị
  133. mất tiếng, không nói được, muốn diễn đạt gì phải viết ra giấy. Họa sĩ Bùi Thanh Phương kể: "Gia đình cố dấu ông về bệnh tật, nhưng tôi lại có cảm giác là bố tôi lại cố đóng vai vui vẻ, như thể ông không biết gì, để mẹ và chúng tôi không đau lòng thêm. Ông đã đón đợi cái chết một cách bình thản nhất." Trên giường bệnh, ông vẽ bức tự họa cuối cùng: gương mặt gầy hốc hác, chỉ có đôi mắt ngùn ngụt sáng - "trong lúc ốm đau thời gian đi cực kỳ là chậm. Nhất là đêm gần về sáng"- đó là những dòng nhật ký cuối cùng ghi bằng nét bút máy run run dưới góc bức tranh. Ngày 24/6/1988, trái tim họa sĩ Bùi Xuân Phái đập những nhịp đập cuối cùng
  134. Cuộc đời Bùi Xuân Phái là một bức chân dung lớn về nhân cách người nghệ sĩ: ông thương yêu, tha thứ và làm việc Sáu mươi tám mùa thu, ông đã đi trọn một vòng hào quang rực rỡ để trở thành một trong những danh họa bậc nhất của Việt Nam thế kỷ XX. Những người Việt Nam dù có lưu lạc ở phương trời nào, nếu may mắn được gặp ông, sẽ thấy lòng mình ấm áp và được an ủi. Bởi qua tranh của Bùi Xuân Phái, họ đã gặp được mùa xuân vĩnh cửu của nghệ thuật đích thực - thứ nghệ thuật dung dị và luôn cảm động, vì đã vinh danh con người và vẻ đẹp của đời sống này! Còn Hà Nội, với tình yêu và lòng biết ơn, đã ghi tên ông vào 1000 năm thiêng liêng của mình - Phố Phái!
  135. Tranh Phái về lại phố Vẫn số nhà 87 như xưa, trên tường nhà treo đầy tranh Phái. Những bức ký họa chân dung bạn bè, người thân, những bức tranh chèo và nhiều nhất vẫn là tranh phố cổ. Người đồng nghiệp đi cùng ngậm ngùi: "Nghĩ cũng lạ, mình là người Hà Nội hẳn hoi. Ngày nào cũng đi qua những dãy nhà này, phố này, vậy mà nhìn tranh phố Phái vẫn thấy có nét gì thật là đặc biệt".
  136. Có lẽ, nếu không có tranh của Bùi Xuân Phái, thế hệ trẻ hôm nay và mai sau sẽ không thể hình dung được diện mạo và cái hồn của phố cổ. Thế nhưng tranh của Bùi Xuân Phái nói chung, tranh phố của cụ nói riêng giờ còn lại ở Việt Nam không phải là nhiều. Theo lời anh Bùi Thanh Phương, con trai thứ của cụ Phái và cũng là người đang ngày đêm cùng bạn bè và những người yêu tranh Phái đi tìm lại dấu vết và các bức tranh của cụ thì tranh Bùi Xuân Phái hiện ở nước ngoài nhiều hơn Việt Nam. Một số nằm trong các viện bản tàng còn hầu hết là thuộc sở hữu của các nhà sưu tập tranh tư nhân cỡ bự. Tranh Phái ở châu Âu, chỉ tính riêng tại Pháp và Thụy Điển đã lên tới vài
  137. trăm bức. Giá của những bức tranh này ngày một lên cao. Về việc tranh của Bùi Xuân Phái bị thất thoát nhiều, bà Nguyễn Thị Sính, vợ ông tâm sự: "Một phần cũng do nhà tôi là một người cực kỳ hào phóng. Cả cuộc đời tôi chưa thấy ông từ chối lời hỏi xin tranh của bất cứ người bạn, người yêu tranh nào. Hầu như không bao giờ có ý định giữ riêng cho mình một bức tranh nào cả". Âu cũng đúng thôi, đó mới là con người thật của hoạ sĩ Phái. Ông đã chẳng viết "con người hiếu danh, hám lợi mà muốn thành một nghệ sĩ ư? chao ôi!" là gì. Người nghệ sĩ chân chính không bao giờ nghĩ đến tiền hay tính thiệt hơn. Biết vậy, nhưng vẫn không khỏi buồn khi chung số
  138. phận với tranh Bùi Xuân Phái còn có nhiều bức họa nổi tiếng của các cây đa, cây đề khác trong làng mỹ thuật Việt Nam, đặc biệt là những thế hệ đầu của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Mới đây, có tin bức Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân được định giá lên tới hơn 70.000 USD. Nghe con số thấy giật mình, cứ đà này chả mấy chốc mà các họa phẩm được đánh giá là tuyệt tác của Việt Nam sẽ "chảy máu" ra nước ngoài hết cả. Mà lại thấy trớ trêu cho thân phận những người họa sĩ phải chịu bao khổ nhọc khó khăn như cụ Phái cả đời chỉ mong có sơn dầu tốt, có tấm toan lành để vẽ nên những bức tranh (có ai ngờ nay làm phương tiện kiếm lời lớn cho kẻ khác.
  139. Cũng may mà anh Bùi Thanh Phương, con của họa sĩ, cho biết một tin mừng. Thời gian vài năm trở lại đây anh và một số người bạn của mình đã tìm mua lại được nhiều bức tranh của Bùi Xuân Phái. Trong đó, nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đã thu về được hơn 120 bức. Nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của Bùi Xuân Phái vào 24/6 này, anh Tuấn sẽ trưng bày 60 tác phẩm mới tìm được tại Triển lãm 14 Lý Chính Thắng, Q3, TP.HCM. Trong dịp này, anh Bùi Thanh Phương và Trần Hậu Tuấn cũng sẽ cho tái bản cuốn sách Viết dưới ánh đèn dầu với cái tên mới Tâm tư nghệ thuật. Đây là chút lòng thành của những thế hệ người yêu tranh Phái Việt Nam dành cho người họa sĩ tài ba suốt đời tâm niệm: "Thế kỷ qua đã vẽ.
  140. Thế kỷ ngày nay đang vẽ và những thế kỷ ngày mai sẽ vẽ. Và cái đáng kể là nghệ thuật cứ tiến lên mãi. Thời đại nào nghệ thuật nấy. Con người bao giờ cũng muốn vươn tới cái mới nhất, đẹp nhất". (Theo Văn Hóa) Bùi Xuân Phái-Utrillo Của Hà Nội Đi giữa Hànội,người ta có thể chỉ tay vào một góc phố nhỏ nào đấy,nhà cửa dồn nép vào nhau,lặng lẽ dưới một đường viền chậm chạp,gập ghềnh của mái rồi bâng quơ đâu đó một bóng người qua đường,hay một chiếc xích lô đợi khách dưới những ô cửa tối sầm,mà bảo rằng :"Trông Bùi Xuân Phái qúa!". Cũng như người ta có thể ngắm nhìn ở những nẻo đường Montmartre hay ở ngoại ô Paris một vạt tường già nua
  141. bóc vẩy,một giáo đường vắng lặng với vài cây cổ thụ không lá,cô đơn,mà bảo:" Kia là một Utrillo!". Cả hai, đều là họa sĩ chân dung cái thành phố mà họ đã sống,đã yêu,đã cô đơn trong hy vọng,vào những thời gian và không gian khác nhau.Thành phố của họ vừa cổ kính,vừa dân dã. Cả hai đều có cái ngây thơ can đảm là lắp đi lắp lại trăm ngàn lần xúc cảm hội họa của mình trên cùng một môtíp đứng yên.Và cứ thế,họ vẽ cho tới khi tắt thở. Tranh của Bùi Xuân Phái có sức mạnh im lặng kỳ lạ. Im lặng đến nín thở,vô tội,của những phố ngõ bình thường Hà Nội vốn đã đẫm phong trần.Chúng là tiếng nói của một tâm hồn độc thoại,được thốt lên bằng cử chỉ hội họa thống thiết,mê cuồng,ở một đời nghệ sĩ.Mà trong đó còn giữ cả một cái gì
  142. tươi mát,trẻ thơ. Tôi đã bỏ lỡ dịp hỏi Bùi Xuân Phái xem ông yêu mến Utrillo đến mức nào.Nhưng tôi biết,có một tình cờ lịch sử,là thời điểm Utrillo qua đời(1955),cũng chính là khi Bùi Xuân Phái đã đổ dồn mọi thương cảm mê man vào phố cổ Hà Nội,mở đầu thời kỳ đẹp nhất của hội họa và cá tính ông.Một gặp gỡ xa xôi nào ở miền vô thức của nghệ thuật chăng ? Lịch sử mỹ thuật sẽ ghi có một" thời kỳ xám" của Bùi Xuân Phái.Cũng như đã ghi có một "thời kỳ trắng" của Utrillo. Mầu xám này của đá. Cái thời kỳ mà những mảnh báo cũ,những tờ bìa,miếng toile nhỏ như bàn tay,đã uống no mầu xám,lắng chìm trong tiếng dội của đáy tâm tư.Đó là thời kỳ Hà Nội Hà Nội nhất,mà Bùi Xuân Phái cũng là Bùi Xuân
  143. Phái nhất. Hà Nội có một cuộc đời máu thịt,không nhất thiết phải phô trương,xa xỉ. Cũng như "thời kỳ xám" của Bùi Xuân Phái,có cuộc đời âm thầm của nó,không cần hớn hở,đua chen. Ở đây,Hà Nội khuất sau những phố nhỏ,đền chùa,Văn Miếu,và những cây đại thụ lầm lì tuổi tác.Hà Nội như một tấm bia đá bạc phơ,dãi dầu cái đẹp nặng chìm của thời gian,thế sự. Vào những năm cuối đời,hội họa của ông có nhẹ nhàng,linh hoạt và tươi tắn hơn. Tôi chưa thấy một ai yêu Hà Nội mà không muốn có bên mình,hoặc mang theo mình,một Bùi Xuân Phái. Triển lãm tranh Bùi Xuân Phái tại Thụy Điển
  144. Bùi Xuân Phái đã trở thành họa sĩ Việt Nam có cuộc trưng bày tranh dài ngày nhất tại Thụy Điển. Mang tên “Phái” và được tiến hành tại Bảo tàng Ostasiatiska ở thủ đô Stockholm, cuộc triển lãm kéo dài gần 4 tháng, vừa kết thúc mới đây. Điều thú vị là tất cả những bức tranh trong cuộc triển lãm này đều thuộc sở hữu của những người chơi tranh Thụy Điển. Giám đốc Bảo tàng Ostasiatiska cho biết, tại Thụy Điển, hiện có 200 tác phẩm lớn nhỏ của họa sĩ này. Ông mượn 120 bức và chỉ chọn bày 80 bức trong cuộc triển lãm trên. Những bức tranh này do chuyên gia Thụy Điển công tác tại Việt Nam mua về trong thập niên 80. Theo đánh giá của Giám đốc thì triển lãm thành công ngoài sự mong đợi. Sau khi trả các bức tranh về với chủ
  145. sở hữu của chúng, vẫn có người đến Bảo tàng bày tỏ mong muốn được xem các tác phẩm của người họa sĩ tài hoa này. Theo VnExpress Tiêu Sử BXP Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) Sinh và mất tại Hà Nội: 1/9/1920 – 24/6/1988 Quê: Làng Kim Hoàng, xã Vân Cảnh, tỉnh Hà Đông Tốt nghiệp khoa Hội hoạ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 1941 – 1946 1996- Giải thưởng Hồ Chí Minh Triển lãm cá nhân đầu tiên và duy nhất lúc còn sống tại Hà Nội năm 1984 Chín triển lãm cá nhân sau khi mất tại Hà Nội: 1998 “Kháng chiến và thân thể nữ” – Hà Nội; 1990 “Bùi Xuân Phái- Tác phẩm
  146. chưa trưng bày” tại TP.HCM; 1992 “Phái không phố”; 1993 “Chân dung”; 1998 “Mầu thời gian tại TP.HCM”; 2000 “Những chuyến đi thực tế” (Hà Nội); 2003 “Tâm tư nghệ thuật” – TPHCM. Tám đầu sách: Bùi Xuân Phái trong sưu tập của Trần Hậu Tuấn - Hội hoạ Việt Nam đương đại trong sưu tập của THT (1995); BXP - Phố cổ - Trừu tượng - Tự hoạ (1996); BXP - Cuộc đời và tác phẩm (1998); BXP -Viết dưới anh đèn dầu – 2000; BXP - Những chuyến đi thực tế (2002) và BXP – Tâm tư nghệ thuật (2003).
  147. BXP - một nhân cách, một tâm hồn Vào những năm 1976-1982 chúng tôi thường được gặp Họa sĩ Bùi Xuân Phái, gần như gặp gỡ hàng ngày. Qua những năm tháng sóng gió, ông Phái vẫn tồn tại với nghệ thuật của mình như một thiền sư đắc đạo. Nghệ thuật Bùi Xuân Phái với tính nhân đạo, đầy ắp tình thương, trong trẻo, gột rửa những nhọc nhằn, những cường
  148. bạo, đem tình yêu tha thiết an ủi từ những con người bình dân nhỏ nhoi đến những người danh tiếng quanh ông. Lạ thay, những người bình dị giản đơn cũng hiểu, cũng quý nghệ thuật Bùi Xuân Phái. Ông Phái là người Hà Nội "nguyên chất". Trong tranh ông người ta nhận thấy chất tinh túy, thanh nhã, sang trọng của văn hiến Thăng Long. Con người nổi tiếng ấy rất giản dị trong bộ áo sơ-mi màu xám nhạt, đạp chiếc xe đạp Đức cũ kỹ lọc xọc dạo quanh các đường phố nhỏ có những mái ngói mũi hài rêu phong mốc thếch ở Hàng Thiếc, Hàng Mắm, ngõ Phất Lộc Dáng người cao mỏng manh, mớ tóc thưa dài lất phất khuôn mặt thanh thoát, đôi mắt lớn sâu thẳm đượm buồn như ánh nhìn luôn trong trẻo như mắt trẻ thơ. Cái mũi dọc dừa, râu ria muối tiêu đóng khung quanh
  149. cái miệng luôn mỉm cười hóm hỉnh. Căn phòng nhỏ cũ ở 87 phố Thuốc Bắc Qua một ngõ ngăn hẹp, một bên là ủy ban Phường, một vòi nước rỉ luôn nhỏ tí tách, đến mảnh sân ẩm rêu là thấy cửa sổ nhà ông bà Phái. Nơi đây như một điểm gặp gỡ của các tên tuổi ghi nên trang sử cho nền văn học Việt Nam như nhà văn Nguyễn Tuân, nhà thơ nữ Xuân Quỳnh, các danh họa khác như Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên và nhà báo Lê Chính. Có lần ông Phái nói với tôi: "Bác Nghiêm với tôi là bạn thân từ khi học ở Trường Mỹ thuật Đông Dương". Nhiều Tết Nguyên Đán, hai ông tặng nhau tranh Tết còn ướt mầu vẽ các con giống, nhẹ nhàng như
  150. người ta cho nhau một quyển sách hay một tấm bưu ảnh. Những tác phẩm đó hiện nay đang được đấu giá tại các hãng Christie's hoặc Sotherby's từ châu Âu đến châu Á. Những người bạn của Phái Các họa sĩ đó hay đến thăm nhau, họ không nói to, không tán tụng nhau và không tranh luận, kỵ nhất là nói về nghệ thuật. Họ thường chậm rãi nhấp chén trà đặc sánh, thỉnh thoảng mời nhau cút rượu Làng Vân. Lạ thay, trừ họa sĩ Nguyễn Sáng có cuộc đời rất bi kịch, ông Nghiêm và ông Phái chỉ uống để tiếp bạn chứ không say sưa. Họ lặng lẽ thưởng thức các tác phẩm mới còn ướt sơn của nhau. Như thế là đủ. Tình bạn của họ còn mãi cho tới khi một người vĩnh viễn ra đi, để lại cho những người còn lại một khoảng trống đau đớn.
  151. Tranh chân dung và người bạn đời của ông Phái Ký họa chân dung Văn Dương Thành của Bùi Xuân Phái Vào những năm 1967 ông Phái vẽ rất nhiều chân dung. Nói đến Bùi Xuân Phái là nói đến "Phố - Phái". Mỹ từ PHÁI gắn liền sự xưng tụng phố cổ Hà Nội. Nhưng khá nhiều người biết rằng ông Phái là một bậc thầy trong nghệ thuật vẽ chân dung. Ông Phái nghiền vẽ, ông vẽ như ta hít thở. Ngồi đâu ông cũng vẽ và vẽ bất cứ mẫu vật gì. Con người dịu dàng hiền lành đến thế, nể vợ chiều con, nhường bạn, nhưng khi ghi lại một bức chân dung, người ta mới hiểu một Bùi Xuân Phái sắc sảo thông thái, mổ xẻ soi thấu tâm hồn hoặc tâm địa sâu kín,
  152. phơi bày tính cách của từng con người, từ một bác nông dân mù chữ, một cô gái dân quân mập mạp, một bà bán rau toét mắt bên hè phố, những cây đại thụ Làng Văn như nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Văn Cao, tính cách sôi sục, cặp mắt rực lửa của Nguyễn Sáng, những khuôn mặt muôn vẻ của các nhà sưu tầm như Đức Minh, ông Đạm, ông Bổng. Đặc biệt một chuỗi ghi chép chân dung của người bạn đời của ông Phái, có nhũ danh là bà Sính, và năm người con ông là Ý Lan, Phương, Kỳ Anh, Trâm, Nhung. Từ năm 1951 khi bà Phái đang mang thai đứa con đầu lòng của họ, đến năm 1952 khi bà Phái bế ấp bé Ý Lan trong lòng bú sữa. Rồi hàng nghìn bức chân dung bè bạn thân - sơ của ông. Từ những năm 1974, 1975,
  153. Viện Bảo tàng Mỹ thuật có sưu tập những bức tranh sơn dầu nửa trừu tượng của tôi - Một khi Viện Bảo tàng Nhà nước đã mua tranh, là họa sĩ có thể đãi các bạn bè chút tiệc rượu và cảm thấy mình khá "giầu" để mua sơn và vải mà mời nhau vẽ. Đương nhiên tôi mua sơn, bút, ít bao thuốc lá Trường Sơn, cân đường cát đến biếu ông Phái. Dù bận mấy, tôi cũng phải qua nhà ông vài lần trong tuần. Thời đó không ai có điện thoại, nên khi muốn đến thăm nhau vài ba người cứ việc xồng xộc kéo đến. Nếu có ông ở nhà, thể nào sau khi chào hỏi, ông lấy bút ra vẽ. Nếu ông đi uống cà-phê đâu đó, thì tôi uống trà chuyện trò với bà Phái hoặc các con họ, nhiều khi dùng cơm luôn với gia đình. Mười năm sau, tôi có dịp đi nhiều nước, có lúc được
  154. mời đãi yến tiệc, nhưng hương vị độc đáo của những món ăn đơn giản như rau cà, hay món cầu kỳ như măng lưỡi lợn, hoặc bò bắp ướp gừng cuốn lại hầm khô, do bàn tay đảm khéo của bà Phái nấu, cứ làm tôi nuốt nước miếng khi nhớ lại. Khi ông Phái đã qua đời, bà Phái còn làm món đặc biệt đó gửi sang Tây cho tôi.* Bạn bè năng đến nhà ông Phái là do bà Phái, người vợ rất chiều quý bạn chồng. Nhiều khi tôi sửng sốt vì những suy nghĩ rất thông thái, chu đáo, giản dị của bà Phái. Bà Sính luôn nghĩ tới các bạn của chồng. Sau khi ông Phái qua đời ngày 24 tháng 6 năm 1988, bà Sính soạn lại các di vật của ông và tặng lại cho từng người. Năm 1990, khi tôi về Hà Nội đến thăm bà cùng dâng hoa cho ông, bà Phái trao vào
  155. tay tôi hai vật kỷ niệm. Đó là chiếc kính viễn của Đức mà bà đã mua cho ông hai mươi năm trước, gọng kính nhỏ nâu có gắn viên đá nhỏ. Vật thứ hai là chiếc tẩu thuốc gỗ vẫn còn tàn tro thuốc cháy dở, đầu tẩu có khắc một khuôn mặt mà lạ thay giống hệt chân dung ông Phái. Hai vật đó ông đã thường dùng cho đến khi qua đời. Bà nói: "Có bao nhiêu người xin hai vật này, nhưng tôi nói để dành cho Văn Dương Thành, còn chiếc xe đạp thì cho anh Thái Bá Vân". Hai tác phẩm trên một mặt vải đã tan biến Tranh phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái Trở lại thời năm 1976, ông Phái luôn đến thăm chúng tôi tại nhà ở 118C Quán Thánh, nơi ông đã vẽ hơn mấy trăm bức