Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- lich_su_cac_quoc_gia_dong_nam_a_tu_sau_chien_tranh_the_gioi.pdf
Nội dung text: Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay (Phần 2)
- Ch−ơng III ASEAN - Lịch sử hình thành và phát triển I. Hoàn cảnh ra đời ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (The Association Southeast Asean Nations - ASEAN) đ−ợc thành lập vào ngày 08-08-1967 sau khi Bộ tr−ởng ngoại giao 5 n−ớc Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Philippin và Inđônêxia ký vào bản Tuyên bố chung Băng Cốc. Ngày 08-01-1984, v−ơng quốc Brunây Đarutxalam đ−ợc kết nạp vào ASEAN. Tiếp theo ngày 28-7-1995 Việt Nam đ−ợc gia nhập vào ASEAN và ngày 23-7-1997 hai n−ớc Mianma và Lào cũng đ−ợc tiếp nhận vào khối ASEAN. Hội nghị cấp cao lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội (12-1998) đã nhất trí kết nạp Campuchia - thành viên cuối cùng của Đông Nam á vào ASEAN. Và đến năm 1999 Campuchia trở thành thành viên chính thức của khối ASEAN đ−a tổng số hội viên ASEAN lên 10 n−ớc. Từ khi thành lập cho đến nay, ASEAN đã khẳng định đ−ợc vai trò của mình không chỉ ở khu vực Đông Nam á mà còn đối với các n−ớc thuộc khu vực Châu á Thái Bình D−ơng. Tuy nhiên, vai trò của ASEAN đ−ợc thể hiện ở những cấp độ khác nhau thích ứng với từng thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Điều cần nhận thấy ở đây là: ASEAN đ−ợc thành lập vào thời điểm mà ở trên thế giới cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang trên đà phát triển. ở các n−ớc t− bản chủ nghĩa, cùng với sự phục hồi kinh tế sau chiến tranh là thời kỳ chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp dịch vụ đã tạo nên sự biến đổi trong nền kinh tế các n−ớc t− bản chủ nghĩa. Đến những năm 60 trên thế giới đã hình thành ba trung tâm kinh tế t− bản chủ nghĩa là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Đối với các n−ớc XHCN, đây là thời kỳ mà các n−ớc XHCN đã tận dụng khai thác nguồn lực quốc gia để phát triển kinh tế. Còn đối với các n−ớc đang phát triển thì đây là thời kỳ cho phép một số n−ớc tranh thủ, lợi dụng tình hình quốc tế để v−ơn lên và trở thành các n−ớc và lãnh thổ công nghiệp mới (NICs). Trên bình diện chính trị: an ninh và hoà bình thế giới bị chi phối bởi trật tự hai cực Yanta với một bên do Mỹ dứng đầu và bên kia là do Liên Xô (cũ) đứng đầu. Tháng 1- 1949, tổ chức Hiệp −ớc Bắc Đại D−ơng (NATO) đ−ợc thành lập trong đó Mỹ đóng vai trò quan trọng. Để đối phó lại sự đe doạ hoà bình và an ninh Châu Âu của khối NATO, Liên Xô và các n−ớc XHCN Đông Âu thành lập tổ chức Hiệp −ớc VACSAVA vào ngày 14-5- 55
- 1955. Việc thành lập các khối quân sự NATO và VACSAVA là nhằm cân bằng quyền lực và lợi ích của hệ thống chính trị đối lập cũng nh− đối với hai n−ớc Liên Xô và Mỹ. Bên cạnh khối NATO và VACSAVA, ở khu vực khác cũng hình thành các khối quân sự theo kiểu khu vực nh− SEATO ở Đông Nam á, ANZUS ở Nam Thái Bình D−ơng, CENTO ở Trung Cận Đông và Liên minh quân sự Mỹ - Nhật ở Đông Bắc á. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trở thành một cao trào chính trị rộng lớn trên khắp toàn cầu. Một loạt n−ớc giành đ−ợc độc lập chính trị d−ới những hình thức khác nhau. Yêu cầu đặt ra đối với các n−ớc á - Phi - Mỹ La tinh Là giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng lao động và xã hội. Tháng 5- 1961, phong trào không liên kết đ−ợc thành lập tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp ở Bêôgrát (Nam T−) với mục đích đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống chiến tranh, chống chạy đua vũ trang vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đối với các n−ớc mới giành đ−ợc độc lập về chính trị thì một yêu cầu đặt ra đối với các n−ớc này là đấu tranh để xác lập chủ nghĩa độc quyền về kinh tế. Đây là một yêu cầu thiết thực phù hợp với xu h−ớng quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu. Năm 1947, Liên hợp quốc thành lập Uỷ ban kinh tế châu á và Viễn Đông (ECAFE) Economic Commission for Asia and Far East, bao gồm 27 n−ớc tham gia. Tháng 1-1950, chính phủ Anh đ−a ra kế hoạch Côlômbô nhằm liên kết kinh tế giữa các n−ớc Nam á và Đông Nam á. Năm 1961, kế hoạch phát triển kinh tế khu vực với sự hỗ trợ của ngân hàng phát triển châu á cũng đ−ợc thành lập tại Manila (Philippin) bao gồm 31 n−ớc tham gia. Tất cả những điều đó đã tạo tiền đề thuận lợi cho sự hợp tác kinh tế khu vực. Tr−ớc sự biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, các n−ớc Đông Nam á sau khi giành đ−ợc độc lập về chính trị đã vạch định một chiến l−ợc phát triển kinh tế thông qua việc thực hiện chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu và công nghiệp hoá h−ớng về xuất khẩu. Rõ ràng là để phát triển kinh tế nhu cầu hợp tác mang tính chất khu vực đã trở thành vấn đề thiết yếu đối với các n−ớc Đông Nam á. Cùng với sự kết thúc ảnh h−ởng của chủ nghĩa thực dân cũ, vai trò của Mỹ và các khối quân sự do Mỹ lập ra sau chiến tranh thế giới thứ II đã tỏ ra bất lực tr−ớc sự lớn mạnh không ngừng của phong trào cách mạng ở châu á. Nó không còn là chỗ dựa đáng 56
- tin cậy về an ninh cho các n−ớc Đông Nam á. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông D−ơng. ở Inđônêxia, bộ máy quân sự của Hà Lan cũng bị giải tán. Năm 1958, khối quân sự BátĐa tan vỡ sau bùng nổ cách mạng ở Irắc. ở Đông Nam á khối quân sự SEATO cũng tỏ ra bất lực tr−ớc sự phát triển của phong trào cách mạng của hai n−ớc Việt Nam và Lào. Đặc biệt, sự kết thúc chiến tranh ở Triều Tiên đã phản ánh sức mạnh của Mỹ cũng bị giới hạn trong một chừng mực nhất định. Trong khi đó ảnh h−ởng của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ II lại đ−ợc tăng c−ờng. Cùng với sự tăng lên không ngừng ảnh h−ởng của Liên Xô đối với một số n−ớc ở khu vực Đông Nam á thì vai trò của Trung Quốc ở khu vực này cũng đ−ợc củng cố và phát triển. Việc các n−ớc lớn gia tăng ảnh h−ởng của mình ở khu vực Đông Nam á đã tác động rất lớn đến cục diện chiến tranh của các n−ớc Đông Nam á sau năm 1945. Sự phân tuyến về chiến tranh - xã hội của các n−ớc Đông Nam á sau chiến tranh thế giới thứ II đã biến đổi không có lợi cho quan hệ giữa các n−ớc Đông Nam á với nhau. Sau năm 1945, ở Đông Nam á đã hình thành hai con đ−ờng phát triển xã hội khác nhau nên sự phân tuyến cũng đ−ợc tập hợp theo hai dòng khác nhau. Đối với những n−ớc lựa chọn con đ−ờng phát triển t− bản chủ nghĩa bên cạnh đạt đ−ợc những thành tựu khả quan trong lĩnh vực khôi phục và phát triển đất n−ớc thì những n−ớc này còn đứng tr−ớc những thách thức về chính trị, kinh tế hết sức lớn lao. Vả lại, các n−ớc này còn phải giải quyết những khó khăn thậm chí cả xung đột trong quan hệ giữa họ với nhau và cả sức ép từ bên ngoài. Xuất phát từ tình hình đó, việc các n−ớc Đông Nam á liên kết lại với nhau thành một tổ chức để đối phó với những thách thức nh− đã nêu trên càng trở nên cấp thiết. Ngoài ra, khi vận động thành lập một tổ chức khu vực, các n−ớc Đông Nam á còn theo đuổi mục đích riêng của mình. Malaixia là n−ớc vừa có những vấn đề phức tạp về vấn đề dân tộc trong n−ớc nh−ng cũng lại là n−ớc th−ờng xảy ra sự tranh chấp lãnh thổ với các n−ớc trong khu vực nh− Philippin, Inđônêxia ở các bang Xaraoắc và Xabắc. Vì vậy, Malaixia gia nhập ASEAN là để giải quyết mối quan hệ trong khu vực, xây dựng một mối quan hệ hữu nghị láng giềng nh−ng đồng thời cũng thông qua sự hợp tác đó để đối phó với những thách thức trong n−ớc. Xingapo gia nhập ASEAN là để tránh sự cô lập của các n−ớc Inđônêxia, Malaixia và lợi dụng thị tr−ờng ASEAN để phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất n−ớc. Philippin gia nhập ASEAN để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Malaixia và để thực hiện ý đồ đa dạng hoá chính sách ngoại giao của Tổng thống Máccốt. 57
- Thái Lan do phải đ−ơng đầu với phong trào đấu tranh của nhân dân trong n−ớc cùng với sự lo ngại ảnh h−ởng của cách mạng Đông D−ơng nên ý nguyện tham gia vào ASEAN là để dựa vào các n−ớc này đối phó với những khó khăn và thách thức trên. Riêng Inđônêxia là n−ớc có dân số và diện tích lớn nhất Đông Nam á nên nuôi tham vọng lãnh đạo và khống chế các n−ớc ASEAN. Đồng thời thông qua ASEAN để phát huy vai trò ảnh h−ởng của mình đối với các n−ớc trong khu vực và thế giới. Trong khi đó các n−ớc Đông Nam á lại muốn Inđônêxia gia nhập ASEAN để tăng thêm sức mạnh khu vực có thể đối trọng đ−ợc với các n−ớc ngoài khu vực. Sau năm 1945, các n−ớc Đông Nam á đã có dự định thành lập các tổ chức khu vực để phát triển kinh tế cũng nh− tạo điều kiện cho sự hợp tác trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và văn hoá. Năm 1947, Thái Lan đứng ra chủ tr−ơng thành lập Liên hội Đông Nam á bao gồm Thái Lan, Campuchia, Lào và Mianma đặt trụ sở tại Băng Cốc. Đến Hội nghị Băng Dung tháng 4/1955, ý thức hợp tác khu vực mới đ−ợc hình thành một cách rõ nét. Hội nghị Băng Dung đã nêu ra 5 nguyên tắc chung sống hoà bình là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng một Đông Nam á thống nhất trong đa dạng. Tháng 1-1959, Hiệp hội hữu nghị và kinh tế (South-East Asian Friendship Economic Treaty) bao gồm hai n−ớc Philippin và Malaixia đ−ợc thành lập. Tháng 7-1961, Thái Lan, Philippin và Malaixia thành lập Hiệp hội Đông Nam á (Assoiation of South-East Asian) tuyên bố không liên quan đến bất kỳ c−ờng quốc nào hoặc bất kỳ khối quyền lực nào mà chủ yếu là Hiệp hội tự do Đông Nam á. Mục đích của việc thành lập đã đ−ợc các nhà lãnh đạo Thái Lan, Philippin và Malaixia chỉ rõ: Thứ nhất là nhằm thiết lập một bộ máy hoạt động có hiệu quả để tham khảo, cộng tác một cách thân hữu và tr−ơng trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá khoa học và hành chính. Thứ hai là để cung cấp đào tạo giáo dục, nghề nghiệp, kỹ thuật và hành chính, ph−ơng tiện nghiên cứu cho nhân dân và quan chức các n−ớc tham gia. Thứ ba là để trao đổi thông tin về các vấn đề thuộc lợi ích chung hoặc các mối quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học. Thứ t− là hợp tác trong việc thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam á. Ngay sau khi thành lập, ASA đã triển khai một số hoạt động mang tính chất khu vực. D−ới danh nghĩa ASA trong năm 1962 đã tổ chức 7 Hội nghị ở Manila (Philippin). Ngoài ra, Malaixia và Thái Lan đã đạt đ−ợc sự thoả thuận trong việc đồng ý miễn visa cho những ng−ời tham gia vào các chuyến đi nghiên cứu giữa hai n−ớc. Tất cả các yêu cầu 58
- viện trợ giữa các n−ớc Đông Nam á trong quan điểm giữa các n−ớc trong tổ chức ASA là phải đ−ợc vạch định d−ới sự bảo trợ của ASA. Đến năm 1964, do mâu thuẫn giữa Philippin và Malaixia về vấn đề chủ quyền đối với Xabắc nên hoạt động ASA chấm dứt. Bên cạnh tổ chức ASA, ở Đông Nam á thời kỳ này còn xuất hiện một số tổ chức hợp tác mang tính chất khu vực là MAPHILINDO (8-1963). Mục đích của việc thành lập tổ chức này là nhằm tham khảo lẫn nhau về những vấn đề quan trọng giữa các n−ớc có chung nguồn gốc Mã Lai. Nh−ng chỉ một tháng sau khi tuyên bố thành lập MAPHILINDO đã không giải quyết đ−ợc những mâu thuẫn giữa các n−ớc đó với nhau nên tổ chức MAPHILINDO cuối cùng bị tan rã. Mặc dù vậy, sự ra đời các tổ chức trên là một động thái rất quan trọng để tiến tới thành lập một tổ chức mang tính chất khu vực: Hiệp hội các n−ớc Đông Nam á (ASEAN) vào tháng 8-1967 tại Băng Cốc. Tuy nhiên để tiến tới thành lập một tổ chức mang tính khu vực, các n−ớc Đông Nam á đã trải qua một quá trình tranh luận về cơ chế thích ứng với một tổ chức khu vực. Một số n−ớc chủ tr−ơng thành lập: Tổ chức hợp tác khu vực trên cơ sở mở rộng MAPHILINDO hoặc mở rộng ASA, thậm chí trộn lẫn hai thứ đó với nhau. Sau một quá trình đấu tranh lâu dài, cuối cùng các n−ớc chủ tr−ơng thành lập tổ chức hợp tác khu vực thống nhất quan điểm là tổ chức đó không phải là MAPHILINDO cũng không phải là ASA. Trên cơ sở đó, ngày 8-8-1967, Ngoại tr−ởng 5 n−ớc bao gồm Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Philippin và Inđônêxia đã họp ở Băng Cốc (Thái Lan) và đã ra tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (viết tắt tiếng Anh là ASEAN). II. Tôn chỉ, mục đích của sự thành lập ASEAN: Tôn chỉ của Hiệp hội các n−ớc Đông Nam á đ−ợc nêu rõ trong Tuyên bố Băng Cốc là: 1. Thúc đẩy sự tăng tr−ởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua những nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, nhằm tăng c−ờng cơ sở cho một cộng đồng thịnh v−ợng và hoà bình của các quốc gia Đông Nam á. 2. Tăng c−ờng hoà bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến ch−ơng Liên hiệp quốc. 3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật và hành chính. 4. Giúp đỡ lẫn nhau d−ới các hình thức đào tạo, cung cấp ph−ơng tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, nghề nghiệp, kỹ thuật và hành chính. 59
- 5. Hợp tác có hiệu quả để sử dụng tốt hơn nền công nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau; mở rộng mậu dịch, kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về trao đổi hàng hoá quốc tế; cải tiến các ph−ơng tiện giao thông liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân. 6. Thúc đẩy việc nghiên cứu Đông Nam á. 7. Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có cùng tôn chỉ, mục đích và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt đ−ợc một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này. Mục đích của việc thành lập ASEAN đã đ−ợc giải thích qua lời tuyên bố của Phó thủ t−ớng Malaixia Tum ápđun Ramác nh− sau: “Điều quan trọng là trên t− cách từng n−ớc và cùng hành động chung, chúng ta nên tạo ra một ý thức sâu sắc rằng, chúng ta không thể tồn tại lâu dài trên t− cách là những n−ớc độc lập nh−ng đơn độc, trừ khi chúng ta cùng nhau suy nghĩ và hành động, trừ khi chúng ta chứng tỏ rằng việc làm của chúng ta đều thuộc về một gia đình các n−ớc Đông Nam á đ−ợc ràng buộc với nhau bằng những sợi dây tình hữu nghị, thiện chí, thấm nhuần những lý t−ởng và nguyện vọng của chúng ta, quyết tâm tạo lập đ−ợc xã hội của chúng ta”1. Bộ tr−ởng ngoại giao Inđônêxia cũng chỉ rõ: “Có thể thấy ASEAN phản ánh ý chí chính trị đang phát triển của các n−ớc trong khu vực muốn đảm nhiệm t−ơng lai của mình, muốn giải quyết các vấn đề liên quan đến sự phát triển, ổn định và an ninh của mình cùng nhau và ngăn không để khu vực của mình tiếp tục là đấu tr−ờng và đối t−ợng của sự tranh chấp và tiếp đó của các cuộc xung đột giữa các n−ớc lớn”.2 Tại diễn đàn Hội nghị Băng Cốc các n−ớc ASEAN đều khẳng định việc thực hiện hợp tác bình đẳng giữa các n−ớc trong Hiệp hội sẽ tạo nên một cơ sở vững chắc bảo đảm cho lợi ích chung của mọi quốc gia, góp phần vào hoà bình, tiến bộ và thịnh v−ợng ở khu vực. Tuyên bố Băng Cốc còn chỉ rõ: Hiệp hội sẽ để ngõ cho sự tham gia của tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam á đăng ký tuân thủ các tôn chỉ nguyên tắc và mục đích nói trên. Sự ra đời của tổ chức ASEAN đánh dấu sự tr−ởng thành về chính trị của các quốc gia Đông Nam á. Nó cho thấy sự quan tâm của các n−ớc thành viên trong việc tự gánh vác lấy trách nhiệm đối với t−ơng lai phát triển của mỗi n−ớc cũng nh− toàn khu vực. Tổ chức ASEAN ra đời là một thắng lợi của tinh thần hoà giải, hoà hợp giữa các 1 ASEAN hình thành, phát triển và tr−ởng thành. Ban châu á - Thái Bình D−ơng. Viện Quan hệ quốc tế, trang 6. 2 nt 60
- n−ớc trong khu vực. Ađam Malik - Ngoại tr−ởng Inđônêxia cho rằng: “Đã có một sự đoàn kết khu vực bất kể những khác biệt nảy sinh từ lợi ích dân tộc”.1 Trải qua hơn 30 năm hoạt động ASEAN đã tuân thủ một cách triệt để tôn chỉ, mục đích đã đ−ợc đề ra trong Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 và đã thực hiện sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ một tổ chức không có tên tuổi với 5 thành viên ban đầu, ngày nay ASEAN đã trở thành một tổ chức tr−ởng thành về nhiều mặt với sự tham gia của 10 n−ớc Đông Nam á và có uy tín trên thế giới. III. Cơ cấu tổ chức và qui chế hoạt động của ASEAN: 1. Cơ cấu tổ chức: + Thời kỳ 1967-1975: Cơ quan lãnh đạo là Hội nghị Ngoại tr−ởng hàng năm đ−ợc tổ chức lần l−ợt ở thủ đô các n−ớc thành viên theo thứ tự A, B, C tiếng Anh và có thể triệu tập đặc biệt hoặc bất th−ờng (nếu thấy cần thiết). Theo nguyên tắc, cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN là Hội nghị Ngoại tr−ởng của các n−ớc thành viên. Hội nghị Ngoại tr−ởng có nhiệm vụ đánh giá lại nội dung Tuyên bố của Hội nghị Ngoại tr−ởng lần tr−ớc và xác định nhiệm vụ mới của Hiệp hội. Mọi công việc giữa hai kỳ họp của Hội nghị Ngoại tr−ởng là do một Uỷ ban th−ờng trực của ASEAN đảm nhiệm. Đứng đầu Uỷ ban là Ngoại tr−ởng (hoặc đại diện Ngoại tr−ởng) của các n−ớc hội viên đăng cai Hội nghị Ngoại tr−ởng. Thành viên của Uỷ ban Th−ờng trực là đại sứ các n−ớc tại n−ớc đó. Mọi thành viên sẽ thành lập Ban th− ký quốc gia riêng về vấn đề ASEAN với nhiệm vụ phục vụ cho kỳ họp th−ờng kỳ hay đột xuất của các Ngoại tr−ởng. Về sau bên cạnh Hội nghị Ngoại tr−ởng là Hội nghị Th−ợng đỉnh bao gồm những ng−ời đứng đầu các n−ớc thành viên. + Thời kỳ sau năm 1976: Bên cạnh cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN là Hội nghị các Bộ tr−ởng Ngoại giao, các n−ớc ASEAN còn thành lập thêm 5 Hội nghị Bộ tr−ởng khác để thảo luận và thông qua các ch−ơng trình hợp tác của ASEAN. Đó là: Hội nghị Bộ tr−ởng kinh tế Hội nghị Bộ tr−ởng lao động Hội nghị Bộ tr−ởng phụ trách phúc lợi xã hội Hội nghị Bộ tr−ởng thông tin 1 Xem “Regional Intergration Attempt in South - East Asia: A Study of ASEAN Problems and Progress” by Phanit Thakur. The book published on demand by Universities Microfilms International, 1980, p. 197. 61
- Trong 5 Hội nghị trên thì Hội nghị Bộ tr−ởng Kinh tế giữ vị trí quan trọng nhất. Tháng 2-1976, các n−ớc trong Hiệp hội ASEAN quyết định thành lập Ban th− ký ASEAN đặt trụ sở tại Giacácta (thủ đô Inđônêxia). Đứng đầu Ban th− ký do các Bộ tr−ởng Ngoại giao bổ nhiệm với nhiệm kỳ 2 năm trên cơ sở luân phiên theo chữ cái tiếng Anh. Đến năm 1992, Tổng th− ký ASEAN đ−ợc những ng−ời đứng đầu chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Hội nghị Ngoại tr−ởng với nhiệm kỳ 5 năm và có thể gia hạn thêm nh−ng không thể quá một nhiệm kỳ nữa. Đến nay cơ cấu tổ chức của ASEAN đ−ợc thành lập theo 5 khối sau đây: 1) Khối hoạch định chính sách bao gồm Hội nghị Th−ợng đỉnh, Hội nghị liên Bộ tr−ởng, Hội nghị Bộ tr−ởng Ngoại giao, Hội nghị Bộ tr−ởng Kinh tế, Hội nghị Bộ tr−ởng các ngành và các bộ khác. 2) Bộ phận hỗ trợ cho cơ quan hoạch định chính sách bao gồm Tổng Th− ký ASEAN, cuộc họp các quan chức cao cấp, cuộc họp các quan chức cao cấp, cuộc họp các quan chức cao cấp khác và cuộc họp t− vấn chung. 3) Khối các uỷ ban bao gồm Uỷ ban trực thuộc và các Uỷ ban chuyên ngành. 4) Khối các Ban th− ký bao gồm Ban th− ký Giacácta và th− ký các n−ớc. 5) Khối các ban cơ chế hợp tác với n−ớc thứ ba bao gồm Hội nghị sau Hội nghị Bộ tr−ởng với 7 bên đối thoại Mỹ, Nhật, Canađa, úc, Niudilân, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và Uỷ ban ASEAN với các n−ớc thứ ba. a. Khối hoạch định chính sách: + Hội nghị Th−ợng đỉnh ASEAN. Hội nghị Th−ợng đỉnh ASEAN là diễn đàn của những ng−ời đứng đầu chính phủ các n−ớc ASEAN, quyết định những chính sách cao nhất trong mọi lĩnh vực hợp tác ASEAN. Cho đến nay các n−ớc ASEAN đã trải qua 6 Hội nghị Th−ợng đỉnh. - Hội nghị Th−ợng đỉnh lần thứ nhất đ−ợc tổ chức ngày 23, 24-2-1976 tại Bali (Inđônêxia). Tại Hội nghị này các n−ớc ASEAN đã thông qua hai văn kiện quan trọng: + Một là: Hiệp −ớc hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp −ớc Bali). + Hai là: Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN trong đó nêu rõ những mục tiêu và nguyên tắc bảo đảm sự ổn định chính trị ở khu vực, đẩy mạnh hợp tác kinh tế văn hoá và xã hội. + Hội nghị Th−ợng đỉnh lần thứ hai đ−ợc tổ chức vào tháng 8-1977 ở Cualalămpơ (4- 8/8/1977). Nội dung của Hội nghị Th−ợng đỉnh lần thứ II là cơ cấu lại Uỷ ban hợp tác ASEAN để chuẩn bị mở rộng hợp tác ASEAN ra mọi lĩnh vực. Chính thức hoá cuộc đối 62
- thoại của các n−ớc ASEAN với các n−ớc công nghiệp phát triển nhằm nâng cao vai trò của ASEAN trong cộng đồng quốc tế. - Hội nghị Th−ợng đỉnh lần thứ III tổ chức vào ngày 14, 15-12-1987 tai Manila (Philippin). Hội nghị lần này đã ra đ−ợc tuyên bố Manila về tiếp tục đẩy mạnh và củng cố sự đoàn kết hợp tác khu vực. Đồng thời, ban hành Nghị định th− sửa đổi điều 14 và 18 của Hiệp −ớc hữu nghị và hợp tác Đông Nam á để các n−ớc ngoài khu vực cũng có thể tham gia hiệp −ớc, khuyến khích và đảm bảo đầu t− ASEAN. Ngoài ra, những ng−ời đứng đầu các n−ớc ASEAN cũng thông qua Nghị định th− về mở rộng danh mục thuế −u đãi theo thoả thuận −u đãi thuế quan ASEAN (PTA: Freferental Tariffs Agreements). - Hội nghị Th−ợng đỉnh lần thứ IV đ−ợc tổ chức tại Xingapo từ ngày 27 đến 28-1- 1992. Hội nghị đã ra Tuyên bố Xingapo năm 1992 khẳng định quyết tâm của ASEAN trong việc đẩy mạnh hợp tác chính trị và kinh tế. * Hội nghị cũng thống nhất việc ban hành Hiệp định khung về tăng c−ờng hợp tác kinh tế của ASEAN trong đó nêu 3 nguyên tắc cơ bản sau đây: + H−ớng ra bên ngoài cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia của các n−ớc thành viên trong các ch−ơng trình dự án hợp tác. + Xác định rõ 5 lĩnh vực hợp tác kinh tế: Th−ơng mại - công nghiệp - năng l−ợng - khoáng sản, nông - lâm - ng− nghiệp - tài chính - ngân hàng - vận tải - liên lạc - du lịch. + Nhấn mạnh hoà giải là ph−ơng châm giải quyết những khác nhau giữa các n−ớc thành viên trong việc giải thích và thực hiện hiệp định khung và quyết tâm thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong vòng 15 năm. Hội nghị cũng ban hành hiệp định về ch−ơng trình −u đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), qui định các biện pháp cũng nh− các giai đoạn cho việc từng b−ớc thực hiện giảm thuế nhập khẩu tiến tới thực hiện AFTA. Về cơ cấu, Hội nghị Th−ợng đỉnh lần này đã quyết định các cuộc họp của Hội nghị Th−ợng đỉnh sẽ đ−ợc tổ chức 3 năm một lần theo chế độ luân phiên dựa trên thứ tự chữ cái tên n−ớc và có thể có các Hội nghị Th−ợng đỉnh không chính thức giữa hai kỳ họp của Hội nghị Th−ợng đỉnh để đề ra ph−ơng h−ớng và chính sách chung cho hoạt động của ASEAN. Hội nghị Th−ợng đỉnh lần thứ IV đã thành lập Hội đồng AFTA cấp Bộ tr−ởng để theo dõi thúc đẩy việc thực hiện CEPT và AFTA, giải tán 5 uỷ ban kinh tế và giao cho SEOM (cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp) đảm nhận việc giám sát các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN, cải tổ và tăng c−ờng bộ máy Ban th− ký ASEAN. - Hội nghị Th−ợng đỉnh lần thứ V tổ chức tại Băng Cốc (12-1995) với sự có mặt đầy đủ các vị nguyên thủ 10 n−ớc Đông Nam á trong đó có 7 thành viên ASEAN và 3 n−ớc 63
- quan sát viên là Lào, Campuchia và Mianma. Tại hội nghị này, các n−ớc Đông Nam á đã ký vào Hiệp −ớc biến Đông Nam á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ). Hiệp −ớc này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27-3-1997. Hội nghị cấp cao lần thứ V đã ra tuyên bố khẳng định việc thực hiện các biện pháp để tăng c−ờng hơn nữa sức mạnh tự c−ờng quốc gia và khu vực về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và các lĩnh vực khác cũng nh− tăng c−ờng hoà bình an ninh ở khu vực châu á - Thái Bình D−ơng. - Hội nghị Th−ợng đỉnh lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội (15, 16-12-1998). Tại Hội nghị này các n−ớc ASEAN đã ra Tuyên bố “Ch−ơng trình Hà Nội”. Đó là “Tầm nhìn ASEAN” với t− cách là dàn hợp ca các n−ớc Đông Nam á h−ớng tới t−ơng lai sống trong hoà bình, ổn định và thịnh v−ợng, gắn bó với nhau trong quan hệ, đối tác trong sự phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội quan tâm đến nhau. + Hội nghị Ngoại tr−ởng: Hội nghị Ngoại tr−ởng là hội nghị đ−ợc tổ chức hàng năm của các Bộ tr−ởng Ngoại giao ASEAN theo nguyên tắc luân phiên giữa các n−ớc thành viên theo thứ tự chữ cái của tên n−ớc. Sau Hội nghị Th−ợng đỉnh ASEAN, Hội nghị Ngoại tr−ởng ASEAN là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất có trách nhiệm đề ra quyết định các chính sách của ASEAN. Trong đó thảo luận những vấn đề chính trị khu vực và quốc tế, phát triển văn hoá - xã hội và vạch định h−ớng hoạt động của ASEAN. Tại Hội nghị Th−ợng đỉnh ASEAN lần thứ hai Cualalămpơ, những vị nguyên thủ quốc gia của các n−ớc ASEAN đã nhất trí cho phép các Bộ tr−ởng liên quan có thể tham dự Hội nghị Ngoại tr−ởng khi cần thiết. + Hội nghị Bộ tr−ởng kinh tế ASEAN. Hội nghị Bộ tr−ởng Kinh tế đ−ợc tổ chức họp chính thức hằng năm để đề ra các chính sách cao nhất về hợp tác kinh tế. Ngoài ra, có thể họp không chính thức nhằm chỉ đạo các mặt hợp tác kinh tế giữa các n−ớc thành viên ASEAN. Trong Hội nghị Bộ tr−ởng kinh tế có Hội đồng AFTA đ−ợc thành lập vào năm 1992 theo quyết định của Hội nghị Th−ợng đỉnh lần thứ IV ở Xingapo để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện ch−ơng trình −u đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). + Hội nghị Bộ tr−ởng các ngành trong hợp tác kinh tế đ−ợc triệu tập khi cần thiết để trao đổi và bàn bạc những vấn đề cụ thể của sự hợp tác. Trách nhiệm của Hội nghị Bộ tr−ởng các ngành là báo cáo lên Hội nghị Bộ tr−ởng kinh tế. Hiện nay, các n−ớc ASEAN đã tổ chức đ−ợc các Hội nghị Bộ tr−ởng năng l−ợng, Bộ tr−ởng Nông nghiệp và Lâm nghiệp. + Các Hội nghị Bộ tr−ởng khác có thể triệu tập khi cần thiết để điều hành các ch−ơng trình hợp tác trong lĩnh vực y tế, môi tr−ờng, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, 64
- khoa học và công nghệ, luật pháp, thông tin. + Hội nghị liên Bộ tr−ởng (JMM) đ−ợc thành lập năm 1987 tại Hội nghị Th−ợng đỉnh lần thứ III ở Manila (Philippin). Hội nghị liên Bộ tr−ởng bao gồm Bộ tr−ởng Kinh tế và Bộ tr−ởng Ngoại giao ASEAN d−ới sự đồng chủ toạ của Chủ tịch Hội đồng Bộ tr−ởng Ngoại giao và Chủ tịch Hội nghị Bộ tr−ởng Kinh tế. Bộ tr−ởng Ngoại giao và Bộ tr−ởng Kinh tế có thể triệu tập Hội nghị Liên Bộ tr−ởng để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và thảo luận về hoạt động của ASEAN. b. Bộ phận hỗ trợ cho cơ quan hoạch định chính sách: + Tổng th− ký ASEAN do những ng−ời đứng đầu chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo đề nghị của Hội nghị Ngoại tr−ởng. Tổng th− ký ASEAN là ng−ời đề xuất, góp ý kiến, phối hợp và thực hiện hoạt động của ASEAN nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác và hoạt động của ASEAN. Tổng th− ký ASEAN có hàm Bộ tr−ởng và đ−ợc bầu ra trên cơ sở của sự tín nhiệm và tài năng. Tổng th− ký ASEAN chịu trách nhiệm tr−ớc Hội nghị Th−ợng đỉnh, Hội nghị Bộ tr−ởng ASEAN và Chủ tịch Uỷ ban th−ờng trực giữa các kỳ họp. Tổng th− ký ASEAN còn chủ toạ cuộc họp của Uỷ ban th−ờng trực trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. Ngoài ra, Tổng th− ký đ−ợc tham gia các cuộc họp t− vấn chung (JCM) với các quan chức cấp cao ASEAN và các Tổng giám đốc ASEAN, thông báo kết quả của Hội nghị Bộ tr−ởng ASEAN và Hội nghị Bộ tr−ởng Kinh tế. + Cuộc họp các quan chức cấp cao (SOM) chủ yếu phục vụ cho Hội nghị Ngoại tr−ởng và th−ờng đ−ợc triệu tập ba hoặc bốn lần trong một năm. Thành phần của SOM là các quan chức của Bộ Ngoại giao các n−ớc thành viên nhằm thảo luận các vấn đề hợp tác chính trị tr−ớc khi đệ trình lên Hội nghị Ngoại tr−ởng. + Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM) th−ờng đ−ợc tổ chức th−ờng kỳ 2 tháng bao gồm các quan chức kinh tế cao cấp. Nhiệm vụ của các cuộc họp này là theo dõi những vấn đề của sự hợp tác kinh tế ASEAN nh− hoạch định chính sách, hình thành và thực hiện các ch−ơng trình hợp tác v.v chuẩn bị cho Hội nghị Bộ tr−ởng Kinh tế và điều hành công việc giữa hai kỳ hội nghị. + Cuộc họp t− vấn chung (JCM) đ−ợc thành lập năm 1987 theo quyết định của Hội nghị Th−ợng đỉnh ASEAN lần thứ ba tại Manila nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành bao gồm các quan chức cấp cao và quan chức kinh tế, các Tổng giám đốc và Ban th− ký ASEAN. + Cuộc họp các quan chức cao cấp khác chủ yếu bàn về các vấn đề liên quan đến môi tr−ờng, ma tuý, các vấn đề công chức, văn hoá - thông tin và khoa học công nghệ. c. Khối các Uỷ ban ASEAN: 65
- + Uỷ ban th−ờng trực thành lập năm 1967 nhằm giải quyết các công việc giữa hai kỳ họp của Hội nghị Ngoại tr−ởng. Ngoại tr−ởng n−ớc chủ nhà là Chủ tịch Uỷ ban th−ờng trực và các thành viên là đại sứ các n−ớc thành viên tại n−ớc chủ nhà. Uỷ ban th−ờng trực mỗi năm họp 6 lần để đệ trình báo cáo hàng năm và tổng hợp báo cáo để Hội nghị Ngoại tr−ởng xem xét. Ngoài ra, Uỷ ban th−ờng trực còn xem xét các đề nghị về ch−ơng trình hợp tác do cuộc họp của các quan chức kinh tế cao cấp và 5 uỷ ban hợp tác chuyên ngành nêu ra thông qua các n−ớc thành viên ASEAN để chuyển cho các tổ chức quốc tế hoặc cho các n−ớc đối thoại nhằm tìm vốn tài trợ cho những đề án có thể coi là đem lại hiệu quả thiết thực nhất. + Các Uỷ ban hợp tác chuyên ngành bao gồm 6 uỷ ban thuộc về các lĩnh vực khoa học công nghệ, môi tr−ờng, văn hoá và thông tin, phát triển xã hội, các vấn đề công chức và kiểm soát ma tuý. Chủ tịch Uỷ ban đ−ợc tổ chức theo chế độ luân phiên và mỗi Uỷ ban có các tiểu ban hoặc nhóm làm việc phụ trách các phần việc cụ thể. Nhiệm vụ của các Uỷ ban này là xem xét và kiến nghị những vấn đề liên quan đến hợp tác cũng nh− việc triển khai chuyển giao công nghệ đối với các vấn đề nghiên cứu trên các lĩnh vực cụ thể do mình đảm nhiệm. d. Khối các Ban th− ký ASEAN: + Ban th− ký ASEAN quốc tế thành lập năm 1976 nhằm tăng c−ờng sự phối hợp trong các ch−ơng trình, chính sách và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN. Tại Hội nghị Th−ợng đỉnh lần thứ IV tổ chức tại Xingapo (1992), các vị nguyên thủ các n−ớc ASEAN đã thống nhất tăng c−ờng Ban th− ký ASEAN để thúc đẩy hoạt động của ASEAN ngày càng có hiệu quả hơn. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban th− ký ASEAN đ−ợc mở rộng hơn trong việc đề xuất, kiến nghị, phối hợp thực hiện các hoạt động của ASEAN. Ban th− ký có trách nhiệm trong việc chuẩn bị kế hoạch hợp tác 3 năm của ASEAN, hình thành ch−ơng trình kế hoạch, phối hợp, thống nhất và quản lý các hoạt động hợp tác đã đ−ợc thông qua, phối hợp tiến hành các hoạt động đối thoại của ASEAN với các n−ớc trong khu vực và các tổ chức quốc tế v.v + Ban th− ký ASEAN quốc gia thuộc mỗi n−ớc thành viên ASEAN có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các hoạt động liên quan đến n−ớc mình. Ban th− ký quốc gia do một Tổng vụ tr−ởng phụ trách. e. Khối cơ chế hợp tác với n−ớc thứ ba: + Hội nghị sau Hội nghị Bộ tr−ởng (PMC) đ−ợc tổ chức ngay sau Hội nghị Bộ tr−ởng Ngoại giao bao gồm các Ngoại tr−ởng ASEAN và Ngoại tr−ởng của 7 n−ớc đối thoại ASEAN. 66
- + Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại đ−ợc tổ chức nhằm thảo luận những vấn đề đầu t−, chuyển giao công nghệ, th−ơng mại, các dự án tài trợ, cải thiện các ph−ơng tiện vận tải và liên lạc, đào tạo cán bộ và phát triển nguồn lực. Mỗi n−ớc ASEAN là một phối hợp viên có trách nhiệm phối hợp và quản lý các mối quan hệ với từng bên đối thoại. + Uỷ ban ASEAN với các n−ớc thứ ba đ−ợc thành lập với mục đích tăng c−ờng mối quan hệ giữa ASEAN với các bên đối thoại và các tổ chức quốc tế. ở các n−ớc đối thoại có các uỷ ban của ASEAN gồm Tr−ởng phái đoàn ngoại giao của các n−ớc ASEAN tại n−ớc sở tại. Tại đây, hàng tháng sẽ có cuộc họp để bàn bạc những vấn đề liên quan đến hợp tác giữa ASEAN với các n−ớc sở tại. Hiện nay có 11 uỷ ban ASEAN tại các n−ớc CHLB Đức, Bỉ, Ôxtrâylia, Thuỵ Sĩ, Anh, Canada, Pháp, Hàn Quốc, Mỹ và Niudilân. 2. Nguyên tắc hoạt động của ASEAN Tổ chức ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đã đ−ợc đề ra tại Bali (Inđônêxia) ngày 24 tháng 2 năm 1976. Theo đó, các n−ớc trong khối ASEAN sẽ thực hiện theo các nguyên tắc nh− sau: 1) Cùng tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia. 2) Quyền của các quốc gia đ−ợc lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình không có sự can thiệp, lật đổ hoặc c−ỡng ép từ bên ngoài. 3) Các n−ớc trong khối ASEAN không đ−ợc can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và giải quyết các bất đồng tranh chấp bằng con đ−ờng th−ơng l−ợng hoà bình. 4) Các n−ớc không đ−ợc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực đe doạ chống lại các n−ớc khác. 5) Các n−ớc quan hệ với nhau trên tinh thần hợp tác có hiệu quả. Ngoài ra, để duy trì sự hoạt động của bộ máy tổ chức ASEAN, các n−ớc ASEAN còn tuân thủ một số nguyên tắc hoạt động sau đây: Thứ nhất là nguyên tắc nhất trí (Consensus). Nguyên tắc này đ−ợc thừa nhận khi Nghị quyết đ−ợc coi là ASEAN với sự nhất trí của các n−ớc thành viên. Nếu nh− một trong số các n−ớc ASEAN không nhất trí thì họ có quyền bảo l−u ý kiến của mình và không thực hiện những gì mà không có lợi cho họ. Vì vậy nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài và bảo đảm đ−ợc lợi ích quốc gia và sự hài hoà của tất cả các n−ớc thành viên ASEAN. Thứ hai là nguyên tắc bình đẳng đ−ợc thể hiện qua sự đóng góp và chia sẻ quyền lợi, không kể các n−ớc lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo. Nguyên tắc này còn đ−ợc phản ánh qua 67
- hoạt động của tổ chức ASEAN đ−ợc tiến hành trên cơ sở luân phiên từ chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN đến đặc điểm, vị trí và nhân viên của hầu hết các cơ quan chủ chốt theo thứ tự chữ cái A, B, C của tiếng Anh. Riêng chức Tổng th− ký ASEAN đ−ợc lựa chọn theo sự tín nhiệm và khả năng kể từ sau quyết định của Hội nghị Th−ợng đỉnh ASEAN lần thứ IV tháng 1-1992. Với nguyên tắc trên, hoạt động của ASEAN sẽ thu hút đ−ợc sự tham gia tích cực của chính phủ và nhân dân các n−ớc thành viên cũng nh− đảm bảo đ−ợc sự chia sẻ công bằng về lợi ích, quyền lực và thẩm quyền. Với nguyên tắc này các n−ớc ASEAN đã tạo ra đ−ợc một sân chơi bình đẳng cho mọi quốc gia, dân tộc không phân biệt tầm cỡ lãnh thổ, tôn giáo, sắc tộc và văn hoá. Thứ ba là nguyên tắc thoả thuận đ−ợc sử dụng trong hợp tác kinh tế. Nguyên tắc này lúc đầu đ−ợc gọi là nguyên tắc 6X (nay là 10X). Theo đó, hai n−ớc trở lên có thể tham gia dự án ASEAN mà không cần đợi các n−ớc khác. Nguyên tắc này thể hiện tính linh hoạt và nhạy cảm nhằm bảo đảm cho hoạt động kinh tế của ASEAN đạt đ−ợc hiệu quả tối −u. Ngoài ra, trong hoạt động của ASEAN còn tồn tại một số nguyên tắc không thành văn. Đó là các nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, không tuyên truyền, tố cáo lẫn nhau qua báo chí, quan hệ giữa hai n−ớc là thân thiện, bảo đảm sự nhất trí và bản sắc chung của Hiệp hội. Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng thành viên ASEAN lên 10 n−ớc, nguyên tắc không can thiệp đã đ−ợc nhìn nhận lại cho phù hợp với tình hình thực tế của khu vực. Vấn đề xung đột nội bộ Campuchia đã buộc các n−ớc ASEAN xem xét lại nguyên tắc không can thiệp để đ−a ra những giải pháp hợp lý cho việc giải quyết những vấn đề khu vực. Cuộc họp đặc biệt của các n−ớc ASEAN ở Cualalămpơ nhằm đánh giá tình hình Campuchia cũng nh− sự tham gia trực tiếp của ASEAN vào công việc nội bộ của các n−ớc thành viên thực chất chỉ là việc ứng dụng cách giải quyết của ASEAN cho các vấn đề ASEAN. Các n−ớc ASEAN tuân thủ nguyên tắc không thảo luận công khai, nh−ng một trong những thành viên gặp khó khăn nội bộ thì cách giải quyết của ASEAN đ−ợc coi là phong cách kín đáo của ng−ời châu á. Hoạt động của ASEAN thông qua một quá trình xây dựng lòng tin lâu dài và dựa trên nguyên tắc của ng−ời Mã Lai cổ là Mushwarah (tranh luận và tham vấn) và Mukafat (đồng tình). Điều này có nghĩa là khi giải quyết vấn đề cần phải tiến hành trên cơ sở hoà giải nhằm giữ thể diện và tôn trọng giá trị của các mối quan hệ giữa các quốc gia và những ng−ời tham gia trên ph−ơng diện ngoại giao. “Một nhà lãnh đạo không nên độc đoán hoặc áp đặt ý chí của mình mà tốt hơn là nhẹ nhàng đ−a ra những gợi ý về con đ−ờng mà cộng đồng nên theo, đồng thời 68
- luôn luôn thận trọng tham khảo ý kiến tất cả những ng−ời khác một cách đầy đủ và tính tới quan điểm và tình cảm của họ tr−ớc khi đi tới quyết định có tính chất tổng hợp”.1 IV. Các giai đoạn phát triển và hợp tác của ASEAN 1. Các giai đoạn phát triển của ASEAN + Giai đoạn từ 1967-1975 Giai đoạn này ASEAN có 5 thành viên là Thái Lan, Maliaxia, Inđônêxia, Philippin và Xingapo. Với 5 thành viên ban đầu trong tổng số 10 n−ớc Đông Nam á, hoạt động của tổ chức ASEAN chủ yếu đ−ợc thực hiện trên lĩnh vực chính trị nhằm xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ và điều chỉnh các chính sách thích ứng với những biến đổi của tình hình thế giới và khu vực. Đây là thời kỳ vị thế của Mỹ ở khu vực Đông Nam á giảm sút một cách đáng kể. Mỹ có sự điều chỉnh chiến l−ợc giảm sự cam kết đối với khu vực này và đặc biệt là từ tháng 6-1969, Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam. Trong khi đó quan hệ của Liên Xô tại khu vực này không ngừng đ−ợc tăng lên. Cùng với điều đó, phong trào cách mạng của 3 n−ớc Đông D−ơng không ngừng phát triển. Để đối phó với tình hình trên, đồng thời vận dụng một số nhân tố nhằm bảo đảm an ninh khu vực, ngày 27-11-1971, Hội nghị Ngoại tr−ởng các n−ớc ASEAN họp tại Cualalămpơ đã cùng nhau ký kết bản Tuyên bố thành lập khu vực hoà bình, tự do, trung lập ở Đông Nam á (A Zone of Peace, Freedom and New Trality - gọi tắt là ZOPFAN). Tuyên bố ZOPFAN đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của ASEAN. Tất cả 5 n−ớc hội viên đều tán thành việc trung lập hoá khu vực Đông Nam á và coi đó là mục tiêu để tìm cách thực hiện biến nó thành hiện thực. Một loạt các hoạt động của tổ chức ASEAN nhằm bình th−ờng hoá mối quan hệ với các n−ớc trong và ngoài khu vực thời kỳ 1967- 1975 đã chứng tỏ quyết tâm của ASEAN trong việc biến Đông Nam á thành khu vực hoà bình, tự do và trung lập, thoát khỏi bất kỳ hình thức can thiệp nào từ bên ngoài. Trên lĩnh vực kinh tế các n−ớc ASEAN ch−a đạt đ−ợc kết quả đáng kể nào trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực. Thời kỳ này các n−ớc thành viên trong tổ chức ASEAN chủ yếu tăng c−ờng mối quan hệ với Mỹ và Nhật Bản nhằm thu hút vốn đầu t− phát triển kinh tế đất n−ớc. Nh− vậy, thời kỳ 1967-1975, tổ chức ASEAN ch−a có hoạt động gì nổi bật và là một tổ chức khu vực đang còn non yếu nên rất ít đ−ợc biết đến. Mọi mối quan hệ mà ASEAN 1 Dẫn theo ESTRELLA D. Solidium. “Towards a SouthEast Asian Community”. University of Philippines Press Quenzon City, 1974, p. 50 69
- thiết lập đ−ợc trong thời kỳ này chỉ mới là b−ớc đầu và chủ yếu là xây dựng lòng tin đặt cơ sở cho việc thúc đẩy hoạt động của ASEAN trong giai đoạn tiếp theo. + Giai đoạn từ 1976 đến nay. Đây là giai đoạn tổ chức ASEAN đã mở rộng qui mô, số l−ợng thành viên từ 5 n−ớc ban đầu lên 10 n−ớc và phạm vi hoạt động đ−ợc thực hiện trên tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Sự kiện đánh dấu sự phát triển của ASEAN là Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tổ chức tại Bali tháng 2-1976. Hội nghị đã đi đến việc ký kết “Hiệp −ớc hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam á”. Tại Hội nghị này, các nguyên thủ quốc gia của các n−ớc ASEAN đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu giải quyết những bất đồng về tôn giáo, lãnh thổ và các quyền lợi khác trong khu vực, trong đó có việc giải quyết mâu thuẫn giữa Philippin và Malaixia về chủ quyền tại Sabắc của Malaixia. Đặc biệt Hiệp −ớc Bali đã tạo ra một cơ chế mới để cho các n−ớc còn lại trong khu vực Đông Nam á tham gia vào tổ chức ASEAN. M−ời bảy năm sau Tuyên bố Băng Cốc v−ơng quốc Brunây đ−ợc kết nạp vào tổ chức ASEAN (1984). Tiếp theo 11 năm sau (1995) việc mở rộng thành viên thứ 2 mới đ−ợc tiến hành. Điểm khác biệt của việc mở rộng lần này là tổ chức ASEAN đã kết nạp Việt Nam, n−ớc có chế độ chính trị, hệ t− t−ởng khác hẳn với các n−ớc thành viên gốc vào Hiệp hội. Với việc kết nạp Việt Nam vào tổ chức ASEAN đã làm cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á từ chỗ là một tổ chức bao gồm những n−ớc có cùng hệ t− t−ởng trở thành một tổ chức đa dạng và mang tính chất toàn khối. Sau việc kết nạp Việt Nam là các n−ớc Lào, Mianma và cuối cùng là Campuchia đều trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội ASEAN đ−a tổng số thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á lên thành 10 n−ớc. ở đây cũng cần phải thấy rằng: trong quá trình phát triển của mình, các n−ớc ASEAN đã đ−a ra những giải quyết xung đột ở Viễn Đông, giải quyết t−ơng lai các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philippin cũng nh− các vấn đề liên quan đến Campuchia. Đồng thời, các n−ớc ASEAN còn tăng c−ờng sự hợp tác khu vực chống lại áp lực của các n−ớc t− bản ph−ơng Tây và Nhật Bản nhằm bảo vệ quyền lợi của Hiệp hội. Ngoài ra, hầu hết các n−ớc trong khối ASEAN đều nhất trí thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Trên lĩnh vực quân sự, giữa các n−ớc thành viên đã có sự hợp tác nội bộ mặc dầu ch−a chính thức. Nh−ng về cơ bản các quốc gia trong Hiệp hội còn chịu ảnh h−ởng của ph−ơng Tây trong việc đào tạo sĩ quan, cung cấp vũ khí và tiến hành tập trận chung. Trên lĩnh vực kinh tế, Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 coi hợp tác kinh tế là mục tiêu hàng đầu của Hiệp hội. Tuy nhiên, thời kỳ 1967-1975 hợp tác kinh tế giữa các thành viên khá lỏng lẻo. Từ 1976 trở đi, các n−ớc ASEAN mới bắt đầu chú ý đến vấn đề hợp tác kinh tế nội bộ giữa các thành viên ASEAN. 70
- Thành tựu trong hợp tác kinh tế và chính trị của các n−ớc ASEAN đ−ợc thể hiện qua việc thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào ngày 28-1-1992 và sự ra đời của diễn đàn an ninh khu vực (ARF) tháng 7-1993 là những minh chứng cho sự phát triển và tr−ởng thành của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN). Nhìn nhận quá trình ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN, chúng ta có thể rút ra đ−ợc một số nhận xét sau đây: Thứ nhất, lúc đầu tổ chức ASEAN thu hút các n−ớc có vị trí gần nhau và cùng chịu ảnh h−ởng văn hoá chính trị Ănglô Xắc xông sang những n−ớc có chung nguồn gốc chủng tộc và văn hoá Mã Lai. Thứ hai, tính chất hợp tác khu vực thay đổi từ hợp tác mang tính chất đóng của sang hợp tác mang tính chất mở cửa. Thứ ba, trên bình diện kinh tế: từ chỗ chủ tr−ơng hội nhập về ph−ơng diện thể chế và thúc đẩy bởi các mục tiêu chính trị sang chủ tr−ơng hợp tác mang tính chất thị tr−ờng và lấy thị tr−ờng thúc đẩy quá trình hội nhập. Vả lại, tổ chức ASEAN lúc đầu chủ yếu là những n−ớc có nền kinh tế phát triển t−ơng tự nhau. Về sau, tổ chức ASEAN bao gồm những n−ớc có trình độ phát triển kinh tế chênh lệch nhau. Hợp tác của các n−ớc ASEAN chuyển đổi từ hợp tác h−ớng vào bên trong và chia sẻ thị tr−ờng sang hợp tác h−ớng ra bên ngoài và góp chung nguồn lực. Thứ t−, trên bình diện chính trị: lúc đầu tổ chức ASEAN là tổ chức hợp tác giữa các n−ớc có cùng chung t− t−ởng và chủ tr−ơng đối đầu với các n−ớc thù địch. Về sau, tổ chức ASEAN là tổ chức bao gồm các n−ớc có thể chế chính trị và hệ t− t−ởng khác biệt nhằm đối phó với những bấp bênh trong môi tr−ờng chiến l−ợc ở châu á - Thái Bình D−ơng và khuyến khích xúc tiến các biện pháp xây dựng lòng tin với mục đích xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hoà bình, ổn định và thịnh v−ợng. 2. ASEAN với vấn đề hợp tác an ninh chính trị: Vấn đề an ninh chính trị luôn là một lĩnh vực hợp tác quan trọng của ASEAN. Ngay từ khi mới thành lập, bản tuyên bố Băng Cốc năm 1967 nêu rõ mục tiêu của việc thành lập Hiệp hội ASEAN là để “các n−ớc Đông Nam á có trách nhiệm chính về việc tăng c−ờng, ổn định kinh tế và xã hội của khu vực, quyết tâm bảo vệ an ninh và ổn định của mình không có sự can thiệp của bên ngoài d−ới bất kỳ hình thức và biểu hiện nào”. Điều 2 của bản tuyên bố Băng Cốc cũng đã ghi rõ: “Các n−ớc ASEAN sẽ thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực trên cơ sở tôn trọng công lý và pháp luật trong quan hệ giữa các 71
- quốc gia Đông Nam á và tuân thủ các nguyên tắc của hiến ch−ơng Liên hợp quốc”.1 Chính những điều trên đây đã khẳng định tính chất chính trị trong mục tiêu và hoạt động của ASEAN. Dẫu rằng mục tiêu hàng đầu của việc thành lập ASEAN là phát triển kinh tế - xã hội, nh−ng sự tồn tại của hàng loạt các nhân tố bất ổn định, mâu thuẫn, nguy cơ xung đột giữa các n−ớc thành viên và sự thay đổi cục diện chính trị trở thành vấn đề quan trọng. Trong số các n−ớc ASEAN, Inđônêxia là n−ớc có tham vọng nắm quyền lãnh đạo khu vực. Malaixia lợi dụng khối ASEAN để đối phó với sự xung đột chủng tộc trong n−ớc và giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở bên ngoài. Philippin lo ngại về sự bùng nổ xung đột với Malaixia về chủ quyền ở Sabắc nên cũng muốn thông qua ASEAN để bảo đảm quyền lợi của mình ở khu vực này, Thái Lan dựa vào các n−ớc ASEAN để đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của cách mạng 3 n−ớc Đông D−ơng. Riêng Xingapo là một n−ớc nhỏ về diện tích và dân số cho nên cũng mong muốn thông qua ASEAN để khôi phục thế bị cô lập. Rõ ràng là ASEAN không phải là một tổ chức chủ đạo thống nhất siêu quốc gia mà là một cơ quan phối hợp hoạt động nhằm dung hoà quyền lợi giữa các n−ớc thành viên trong nội bộ Hiệp hội ASEAN. Cho nên, ASEAN chỉ là tổ chức an ninh đơn giản có chung quyền lợi trong việc ngăn chặn những sự thay đổi mang tính chất cực đoan. Các hành động tạo lập sự ổn định, bảo đảm an ninh, các nỗ lực giải quyết tranh chấp giữa các n−ớc thành viên ASEAN cũng nh− sự tìm kiếm thái độ ủng hộ tr−ớc ảnh h−ởng quân sự n−ớc ngoài cùng với các hoạt động phối hợp quân sự song ph−ơng và đa ph−ơng vì thế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của ASEAN. Để đảm bảo an ninh chính trị của khu vực, các n−ớc ASEAN đã thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các n−ớc thành viên, tìm kiếm con đ−ờng th−ơng l−ợng để giải quyết các mâu thuẫn giữa các n−ớc hội viên nhằm tập trung sức lực để phát triển kinh tế, xã hội và hợp tác an ninh nội bộ. Ngoài ra, các n−ớc ASEAN còn phối hợp hành động trong lĩnh vực ngoại giao để có chiến l−ợc sách l−ợc thống nhất nhằm tạo thế cân bằng an ninh chiến l−ợc khu vực. Biểu hiện đầu tiên của việc hợp tác chính trị trong nội bộ ASEAN là việc các n−ớc này đ−a ra đề nghị biến khu vực Đông Nam á thành khu vực hoà bình tự do và trung lập (ZOPFAN - A Zone of Peace and New Trality) tại Hội nghị Ngoại tr−ởng các n−ớc ASEAN họp tại Cualalămpơ tháng 11-1971. Sở dĩ các n−ớc ASEAN đ−a ra lời tuyên bố trên là do tình hình ở khu vực Đông Nam á có những thay đổi quan trọng. Thực dân Anh hoàn tất kế hoạch rút hết quân đội Anh ra khỏi các n−ớc phía Đông kênh Xuyê trong đó có các n−ớc thuộc khu vực Đông Nam á vào năm 1971. Cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành đối với 3 n−ớc Đông D−ơng đang đ−a Mỹ đến chỗ thất bại không thể tránh 1 The ASEAN Declaration “ASEAN Journal”, 1973, vol I, NO2 P4 72
- khỏi. Trong khi đó Trung Quốc đã thoát khỏi tình trạng bị cô lập đang xích lại gần Mỹ và mở rộng ảnh h−ởng của mình xuống khu vực Đông Nam á. Tất cả điều đó sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực và Trung Quốc là n−ớc có khả năng chiếm −u thế “lấp khoảng trống” đó đã làm cho các n−ớc ASEAN lo ngại. Vì vậy, việc các n−ớc ASEAN đ−a ra tuyên bố ZOPFAN là để duy trì nguyên trạng của khu vực và ngăn chặn nguy cơ bành tr−ớng của các c−ờng quốc mới xuống khu vực Đông Nam á. Mục đích của các n−ớc ASEAN khi đ−a ra lời tuyên bố biến Đông Nam á thành khu vực tự do, trung lập là để buộc các n−ớc ngoài khu vực chính thức cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của các n−ớc ASEAN. Ngoài ra, các n−ớc ASEAN cũng hy vọng sẽ chấm dứt tình trạng bất ổn do các phần tử bạo loạn li khai gây ra với sự ủng hộ từ bên ngoài. Theo đó, Inđônêxia và Malaixia ra bản tuyên bố chung về eo biển Malắcca coi eo biển đó là thuộc về chủ quyền an ninh của họ chứ không phải thuộc về chủ quyền quốc tế. Bên cạnh đó, các n−ớc ASEAN còn đạt đ−ợc việc bình th−ờng hoá quan hệ với Trung Quốc. Vấn đề thực hiện ZOPFAN trong quan niệm của các n−ớc ASEAN sẽ đ−ợc tiến hành qua hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I các n−ớc ASEAN ngồi lại với nhau để đánh giá tình hình thế giới và khu vực cũng nh− thoả thuận một số điểm cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch ZOPFAN nh−: tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không tham gia vào các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp đe doạ đến nền an ninh của các n−ớc khác. Các n−ớc Đông Nam á không đ−ợc để khu vực của mình bị sử dụng làm nơi tranh giành, ảnh h−ởng quốc tế và phải tìm kiếm mọi cách thức, biện pháp để bảo đảm hoà bình và an ninh khu vực. Phải loại bỏ các căn cứ quân sự n−ớc ngoài ra khỏi khu vực Đông Nam á. Sang giai đoạn II, các n−ớc Đông Nam á yêu cầu các c−ờng quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc phải đạt đ−ợc sự thoả thuận trong một số điểm nh−: Đông Nam á sẽ trở thành khu vực trung lập, các c−ờng quốc phải lãnh trách nhiệm không lôi kéo các n−ớc trong khu vực vào các cuộc tranh chấp giữa các c−ờng quốc với nhau. Các c−ờng quốc phải có những biện pháp cụ thể để giám sát việc bảo đảm trung lập của khu vực Đông Nam á. Để thực hiện, các n−ớc ASEAN đã thành lập một uỷ ban đặc biệt gồm đại diện các cấp để các n−ớc ASEAN soạn thảo chi tiết thực hiện kế hoạch này. Với bản tuyên bố ZOPFAN và những nỗ lực của các n−ớc thành viên trong tổ chức ASEAN đã làm cho mâu thuẫn nội bộ tạm thời lắng xuống và trở thành hàng thứ yếu. Các n−ớc ASEAN đã xây dựng đ−ợc một số hoạt động hợp tác quân sự và an ninh song ph−ơng nh− việc ký kết hiệp −ớc biên giới giữa hai n−ớc Inđônêxia với Malaixia, hợp tác 73
- tuần tra vùng biển Malaixia và Xingapo. Những hợp tác quân sự và an ninh đ−ợc Inđônêxia gọi là hợp tác ngoài khuôn khổ ASEAN1. Ngoài ra, các n−ớc ASEAN còn đạt đ−ợc việc bình th−ờng hoá quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ cam kết của các n−ớc ASEAN không đồng đều. Trong số 5 n−ớc thì Malaixia ủng hộ tuyệt đối tuyên bố ZOPFAN, Inđônêxia nghi ngờ tính hữu hiệu của ZOPFAN còn Thái Lan và Philippin ủng hộ những chủ tr−ơng không đ−ợc làm ph−ơng hại đến quan hệ với Mỹ. Thắng lợi của cách mạng ba n−ớc Đông D−ơng năm 1975 đã tác động đến hoạt động của tổ chức ASEAN. Sau năm 1975, các n−ớc ASEAN đã thực thi chính sách hữu nghị với các n−ớc Đông D−ơng và tăng c−ờng quan hệ với các n−ớc lớn. Đồng thời, lợi dụng mâu thuẫn giữa các n−ớc này để tạo ra cách thức cơ chế hợp tác trong cục diện an ninh chính trị mới. Các n−ớc ASEAN cho đến cuối năm 1976 đã công nhận Campuchia, Lào và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Một động thái hết sức quan trọng cho việc tạo lập một Đông Nam á (SEATO) tuyên bố giải tán vào năm 1976. Sự ghi nhận về mặt pháp lý trong vấn đề hợp tác an ninh chính trị của ASEAN lần đầu tiên đ−ợc thể hiện tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 năm 1976. Tại Hội nghị này, các n−ớc ASEAN đã thông qua hai văn kiện quan trọng: Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN, Hiệp −ớc hữu nghị và hợp tác Đông Nam á (Hiệp −ớc Bali). Trong văn kiện thứ nhất, các n−ớc ASEAN đã khẳng định một trong những mục tiêu mà các n−ớc ASEAN muốn đạt đến là củng cố đoàn kết về chính trị, cùng phối hợp thống nhất quan điểm và hành động ở những nơi có thể đ−ợc và cần thiết nhằm bảo đảm ổn định chính trị khu vực, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội. Văn kiện thứ hai là hiệp −ớc hữu nghị và hợp tác Đông Nam á bao gồm 5 ch−ơng 18 điều dựa trên tinh thần và những nguyên tắc của Hiến ch−ơng Liên hợp quốc, 10 nguyên tắc của Hội nghị Băng Đung, Tuyên bố Băng Cốc của ASEAN 8-8-1967 và Tuyên bố Cualalămpơ 27-11-1971 của các n−ớc ASEAN. Hiệp −ớc Bali đã giành hai ch−ơng (I và IV) trong số 5 ch−ơng cho vấn đề hợp tác an ninh chính trị. Trong đó đ−a ra 6 nguyên tắc cơ bản chỉ đạo mối quan hệ giữa các n−ớc thành viên ASEAN. - Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và tính dân tộc của tất cả các n−ớc. - Quyền của tất cả các n−ớc đ−ợc tồn tại nh− một quốc gia, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc c−ỡng ép từ bên ngoài. 1 L−u Đoàn Huỳnh, ASEAN hình thành, phát triển và tr−ởng thành. Viện châu á - Thái Bình D−ơng 1990, trang 12 74
- - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Hợp tác một cách hiệu quả giữa các n−ớc ký hiệp −ớc với nhau. - Giải quyết những bất đồng bằng ph−ơng pháp hoà bình. Trên cơ sở 6 nguyên tắc đó Tuyên bố Bali còn chỉ rõ sự ổn định của mỗi n−ớc hội viên và của cả khu vực Đông Nam á là một đóng góp cơ bản cho hoà bình và an ninh quốc tế. Mỗi n−ớc thành viên cần phải quyết tâm loại bỏ mối đe doạ làm mất ổn định kh− vực, từ đó nêu cao tính tự c−ờng (resilience) của mỗi quốc gia và của toàn thể ASEAN. Ngoài ra, các n−ớc ASEAN cam kết thúc đẩy ZOPFAN, để ngõ cho những n−ớc còn lại ở khu vực Đông Nam á có thể tham gia Hiệp −ớc Bali. Nh− vậy, sự ra đời của Hiệp −ớc Bali không những đánh dấu mốc phát triển mới trong hoạt động của ASEAN mà còn là một ghi nhận sự hợp tác chính trị trong hoạt động của Hiệp hội ASEAN. Trên tinh thần của Hiệp −ớc Bali, các n−ớc ASEAN đã tích cực thúc đẩy hợp tác nội bộ về chính trị trong việc xây dựng cơ chế giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng th−ơng l−ợng. Theo đó, Philippin rút lui yêu sách lãnh thổ về Sabắc. Hợp tác quân sự và an ninh song ph−ơng đ−ợc tiến hành giữa các n−ớc hành viên ASEAN nh−ng không tiến đến việc thành lập liên minh quân sự và không thành lập một hội đồng hỗn hợp về hợp tác phòng thủ. Mục tiêu của sự hợp tác an ninh chính trị của ASEAN là vô hiệu hoá ý thức c−ờng quyền của các n−ớc lớn, thủ tiêu các hoạt động lật đổ từ bên trong và giải quyết các cuộc tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ các n−ớc ASEAN. So với thời kỳ tr−ớc 1975, ASEAN đã đạt đ−ợc những tiến bộ quan trọng trong hoạt động chính trị giải quyết những vấn đề phức tạp của khu vực. Tuy nhiên sau sự kiện Campuchia 1979 mọi hoạt động an ninh chính trị của các n−ớc ASEAN chủ yếu tập trung vào việc giải quyết vấn đề Campuchia. Lo ngại về sự lớn mạnh của Việt Nam, các n−ớc ASEAN đã tăng c−ờng lực l−ợng quân sự, tăng ngân sách quốc phòng và tiến hành các cuộc tập trận chung về hải lực, không quân. Từ những năm cuối của thập kỷ 80, sau khi vấn đề Campuchia đ−ợc giải quyết và đặc biệt là với sự chấm dứt chiến tranh lạnh đã tạo ra một sự thay đổi có tính chất b−ớc ngoặt trong môi tr−ờng an ninh thế giới. Trật tự thế giới hai cực sụp đổ đã khiến cho các n−ớc ASEAN điều chỉnh lại các hoạt động hợp tác an ninh. Thứ nhất là các n−ớc ASEAN điều chỉnh về quan điểm thái độ nhận thức về vai trò của ASEAN đối với khu vực và muốn mở rộng Hiệp −ớc Bali đối với các n−ớc còn lại ở Đông Nam á. Ngày 22-7-1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia hiệp −ớc Bali và trở 75
- thành quan sát viên ASEAN nhân dịp Hội nghị Ngoại tr−ởng ASEAN lần thứ 25 tại Manila (Philippin). ASEAN đặc biệt coi trọng vấn đề an ninh khu vực và muốn nâng cao vai trò của mình ở khu vực cũng nh− không muốn ng−ời n−ớc ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực. Đặc biệt các n−ớc ASEAN không chấp nhận sáng kiến của Ôxtrâylia, Canađa và Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Vấn đề đặt ra là các n−ớc ASEAN bằng sự nỗ lực của mình để tìm kiếm các biện pháp thực hiện kế hoạch ZOPFAN và xây dựng Đông Nam á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân. Đồng thời các n−ớc ASEAN tiến hành hợp tác chặt chẽ với Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế để đảm bảo việc thực hiện Hiệp định hoà bình ở Campuchia tại Pari tháng 10-1991. Thứ hai, ASEAN điều chỉnh về đối t−ợng công tác an ninh trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản là hai n−ớc nằm trong khu vực châu á - Thái Bình D−ơng và có mối quan hệ từ lâu với các n−ớc ASEAN. Thứ ba, giải pháp điều chỉnh an ninh của các n−ớc ASEAN là tăng c−ờng phòng thủ quốc gia trên ph−ơng diện hợp tác song ph−ơng. Hợp tác đa ph−ơng nếu có chỉ thực hiện trong vấn đề chống c−ớp biển, xâm phạm lợi ích kinh tế và buôn lậu ma tuý v.v Về sau ASEAN lựa chọn cơ cấu an ninh khu vực trên bình diện rộng lớn hơn với sự tham gia của nhiều bên đối thoại liên quan đến tình hình khu vực. Thời kỳ sau chiến tranh lạnh, mục đích hợp tác an ninh chuyển từ tăng c−ờng trị an trong n−ớc chuyển sang bảo vệ an ninh tập thể khu vực cũng nh− chống lại mối đe doạ từ bên ngoài. Hội nghị Ngoại tr−ởng lần thứ 25 lần đầu tiên chính thức đ−a vấn đề an ninh khu vực vào ch−ơng trình nghị sự thông qua “Tuyên ngôn về biển Nam Trung Hoa”. Đây là lần đầu tiên trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, ASEAN đã thể hiện lập tr−ờng chung về vấn đề an ninh khu vực. Tiếp đến, Hội nghị Ngoại tr−ởng ASEAN lần thứ 26 tổ chức tại Xingapo (23, 14-7- 1993) đã xem xét lại quá trình hợp tác an ninh chính trị trong suốt 26 năm qua và bàn về việc thích ứng với xu thế đối ngoại ngày càng tăng ở khu vực châu á - Thái Bình D−ơng. Hội nghị thông qua ch−ơng trình hành động ZOPFAN nhằm duy trì hoà bình, tự do và trung lập ở Đông Nam á cũng nh− ghi nhận sự tiến bộ đã đạt đ−ợc trong việc giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến dự thảo hiệp −ớc về khu vực Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân, kêu gọi đối thoại cởi mở nhằm giảm mối đe doạ an ninh khu vực. Ngoài ra, các n−ớc ASEAN cũng khẳng định vai trò của các n−ớc lớn Nga, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đối với an ninh của khu vực. Hội nghị Ngoại tr−ởng lần thứ 27 tổ chức tại Băng Cốc (7-1994) đã tạo ra một cơ chế hợp tác an ninh chính trị mới. Đó là sự ra đời diễn đàn an ninh khu vực (ARF). 76
- + Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum - ARF). Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN là diễn đàn đối thoại và trao đổi ý kiến về các vấn đề an ninh chính trị ở khu vực châu á - Thái Bình D−ơng. Vì vậy, ARF không phải liên minh tập thể nh− “Hội nghị an ninh hợp tác châu Âu”, ARF là một tổ chức hoạt động trên một phạm vi t−ơng đối rộng lớn. ARF đ−ợc thành lập trong bối cảnh của sự kết thúc chiến tranh lạnh tại Hội nghị Ngoại tr−ởng lần thứ 27 đ−ợc tổ chức ở Băng Cốc (25-7- 1994). Ba điều kiện cơ bản để cho ARF ra đời là: Một là, dựa trên kinh nghiệm của châu Âu về Hội nghị an ninh và hợp tác ở châu Âu. Hai là do các quốc gia thuộc khu vực châu á - Thái Bình D−ơng bắt đầu đồi thoại đa ph−ơng trong hợp tác kinh tế. Ba là do các n−ớc ASEAN có cơ chế đối thoại riêng với các đối tác nằm ngoài khu vực nh− Ôxtrâylia, Canada, Nhật Bản, Niudilân, Mỹ v.v ở đây cần phải thấy là tr−ớc đây các n−ớc ASEAN không sẵn sàng với việc thành lập một cơ chế an ninh mới ở khu vực châu á - Thái Bình D−ơng. Trong khi các n−ớc châu Âu nhận thức về mối đe doạ khu vực thì châu á - Thái Bình D−ơng lại đa dạng tới mức không có nhận thức chung về mối đe doạ khu vực. Hơn nữa, khi chiến tranh lạnh kết thúc ở châu Âu thì ở khu vực châu á vẫn tồn tại và sự khác biệt cùng với sự thù hận về t− t−ởng vẫn ch−a chấm dứt (bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan). Việc tổ chức Hội nghị Bộ tr−ởng ASEAN nh− là cơ chế đối thoại đa ph−ơng về an ninh đã ảnh h−ởng đến trật tự khu vực của các n−ớc Đông Nam á. Viện nghiên cứu chiến l−ợc và quốc tế đã vạch ra một ph−ơng h−ớng cho vấn đề hợp tác an ninh khu vực vào năm 1988 dựa trên cơ chế đối thoại an ninh đa ph−ơng đã nhận đ−ợc sự ủng hộ của các n−ớc ASEAN. Năm 1991, các n−ớc ASEAN đã tổ chức hai cuộc hội thảo không chính thức về vấn đề an ninh ở khu vực châu á - Thái Bình D−ơng. Trong những năm tiếp theo có hàng loạt các cuộc hội thảo bàn về vấn đề an ninh khu vực với sự tham gia của một số n−ớc liên quan. Thông qua các cuộc hội thảo, các n−ớc ASEAN đã thống nhất quan điểm trong việc tăng c−ờng đối thoại với bên ngoài liên quan đến các vấn đề an ninh chính trị bằng cách sử dụng Hội nghị sau Hội nghị Bộ tr−ởng ASEAN. ARF ra đời là kết quả của việc xây dựng cán cân an ninh ở Đông Nam á trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa các n−ớc lớn. Trong khi Mỹ chú trọng chủ yếu vào chính sách đối nội, Nga hạn chế quyền lực do đối phó với tình hình kinh tế, chính trị ở trong n−ớc thì 77
- Nhật Bản đang phá bỏ thế kìm kẹp để v−ơn ra ngoài công khai muốn loại bỏ những ràng buộc quốc tế đối với khả năng quân sự và chính trị của Nhật. Trung Quốc là một n−ớc lớn nhất khu vực và là n−ớc có đầy tiềm năng phát triển ở khu vực châu á - Thái Bình D−ơng đang tìm cách lấp khoảng trống quyền lực ở khu vực Đông Nam á. Việc Trung Quốc tăng c−ờng hiện đại hoá quân đội đặc biệt là hải quân đã gây ra sự lo ngại đối với các n−ớc trong khu vực đã làm cho một số n−ớc nh− Xingapo, Malaixia, Đài Loan, Hàn Quốc gia tăng chi phí quân sự. Tình hình Campuchia sau Hội nghị Pari và sau sự rút quân của quân đội Liên hợp quốc vẫn ở trong tình trạng không ổn định. Để loại những nguy cơ xung đột có thể xảy ra nhằm bảo đảm an ninh ổn định khu vực cần phải có sự nỗ lực phối hợp chung của nhiều n−ớc mà tr−ớc hết là đối với những n−ớc có quan hệ trực tiếp đến lợi ích của họ ở khu vực. ARF ra đời là sự phản ánh t− duy mới của ASEAN đối với các vấn đề an ninh khu vực. Do sự nhận thức về tính phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, an ninh quốc gia gắn liền với an ninh khu vực, các n−ớc ASEAN đã thực hiện chính sách ngoại giao phòng ngừa để đảm bảo hoà bình, ổn định khu vực. Trong đó lấy Hiến ch−ơng Liên hợp quốc, Hiệp −ớc Bali và Tuyên bố ASEAN về giải quyết tranh chấp vùng Viễn Đông (7-1992) làm nguyên tắc chỉ đạo của ARF. ARF lúc mới thành lập gồm 6 n−ớc ASEAN bao gồm: Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin, 3 n−ớc quan sát viên là Việt Nam, Lào, Papua Tân Ghi Nê, 7 bên đối thoại gồm có Mỹ, Nhật Bản, Canada, Ôxtrâylia, Niudilân, Hàn Quốc, EU và 2 n−ớc t− vấn là Nga và Trung Quốc. Trong lịch sử khu vực, đây là cuộc gặp mặt đầu tiên đã tập hợp đ−ợc 17 n−ớc và liên minh châu Âu để xây dựng lòng tin và phối hợp cùng nhau giải quyết những vấn đề liên quan đến an ninh khu vực. Cuộc gặp này đã đánh dấu một giai đoạn quan trọng đối với nền an ninh chính trị của khu vực Đông Nam á cũng nh− đối với quá trình phát triển của khu vực châu á - Thái Bình D−ơng. Phát biểu tại diễn đàn ARF, nguyên Bộ tr−ởng Bộ ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm cho rằng: “Khác với nhiều khu vực trên thế giới, tình hình hiện nay ở Đông Nam á và châu á - Thái Bình D−ơng là t−ơng đối ổn định, hoà bình. Trên cơ sở đó, sự hợp tác cùng có lợi đã nhanh chóng đ−ợc mở rộng, tốc độ phát triển đ−ợc duy trì ở mức độ cao và đang đứng tr−ớc triển vọng tốt đẹp”. Từ khi ra đời cho đến nay, ARF đã trải qua 6 Hội nghị với sự tham gia của 22 n−ớc và tổ chức quốc tế. Hội nghị lần thứ II đ−ợc tổ chức tại Brunây (30-7-1995). Nét mới của 78
- diễn đàn an ninh khu vực lần II là có thêm Campuchia đ−a tổng số thành viên tham gia ARF lên đến 19 n−ớc thành viên. Tại diễn đàn an ninh khu vực lần này, các n−ớc tham gia đã ban hành một số quyết định cụ thể liên quan đến vấn đề an ninh khu vực. Trong đó có nhiều văn kiện quan trọng mà Hội nghị cấp cao đã ký nh− “Tuyên bố Băng Cốc 1995” và “Hiệp −ớc khu vực Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân”. Tại diễn đàn này, các n−ớc ASEAN đã đạt đ−ợc sự nhất trí cao và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần giải trừ quân bị toàn diện và triệt để vũ khí hạt nhân, thúc đẩy hoà bình và an ninh quốc tế. Hội nghị lần thứ II đ−ợc tiến hành ở Jacacta (Inđônêxia) vào ngày 23-7-1996 có thêm hai n−ớc tham gia là ấn Độ và Mianma đ−a tổng số các n−ớc thành viên lên 21 n−ớc. Hội nghị lần thứ IV diễn ra tại Cualalămpơ (Malaixia) ngày 27-7-1997. Trong hội nghị này, Campuchia trở thành thành viên chính thức của diễn đàn an ninh khu vực. Hội nghị lần thứ V đ−ợc tổ chức tại Manila (Philippin) ngày 27-7-1998) có thêm thành viên mới là Mông Cổ. Trong các hội nghị trên, các n−ớc tham gia ARF đều bàn về những vấn đề an ninh chính trị khu vực. Tại Hội nghị cấp cao ARF lần thứ VI họp tại Xingapo tháng 7-1999, các n−ớc ASEAN đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh quân sự trong đó có “Bộ qui tắc ứng xử về Biển Đông” do Philippin dự thảo. Rõ ràng là, ARF hoạt động nh− một khuôn khổ an ninh đa ph−ơng nhằm tạo ra một nền hoà bình an ninh và ổn định khu vực. Trong các hoạt động của ARF, ASEAN là động lực chính và là tổ chức đóng vai trò kiến tạo nên một nền hoà bình theo kiểu ASEAN. Trong đó coi việc xây dựng lòng tin, thực hiện chính sách ngoại giao phòng ngừa và tìm giải pháp cho các cuộc xung đột là mục tiêu để xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình và ổn định. Trải qua hơn 30 năm hoạt động, ASEAN đã góp phần vào việc tăng c−ờng và củng cố môi tr−ờng hoà bình và ổn định ở khu vực Đông Nam á. Thành tích an ninh của ASEAN là không có xung đột vũ trang. ASEAN là một tổ chức thống nhất trong sự khác biệt nh− khác biệt về thể chế chính trị: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa, Cộng hoà dân chủ nhân dân, Cộng hoà t− bản chủ nghĩa, Quân chủ lập hiến. ASEAN còn là một tổ chức đa dạng về tôn giáo nhu Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo v.v Cùng với sự khác biệt về lợi ích dân tộc đã làm cho việc mở rộng ASEAN càng thể hiện tính chất đa dạng của nó. Tuy nhiên, ASEAN lấy hai tiêu chí đặc tr−ng là th−ơng l−ợng và nhất trí (truyền thống của Inđônêxia) làm cơ sở vận hành cho các hoạt động của ASEAN. Các thành viên ASEAN tôn trọng sự đoàn kết trong cả lời lẽ lẫn từ ngữ và nhận thức rõ lợi ích dân tộc đ−ợc bảo đảm khi lợi ích chung của toàn Hiệp hội đ−ợc đảm bảo. Việc tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các n−ớc ASEAN làm cho các 79
- n−ớc này càng có trách nhiệm chung với khu vực. Ngoài ra, ASEAN là tổ chức có tính thích nghi cao do vậy trong quan hệ với các n−ớc lớn với những động thái khác nhau, ASEAN đã tạo nên đ−ợc sự cân bằng về quyền lực ở khu vực Đông Nam á. Sự phát triển của Hiệp hội các n−ớc Đông Nam á từ 5 thành viên lên 10 thành viên đã khẳng định xu thế phát triển khu vực hoá và toàn cầu hoá. Ngoài ra, ASEAN còn thể hiện tính độc lập tự chủ và bản sắc riêng của mình trong các mối quan hệ với các n−ớc lớn. ASEAN còn là một tổ chức phản ánh tính chuẩn mực trong quan niệm về văn hoá đạo đức và dân chủ mà các n−ớc khác không thể áp đặt những quan niệm của họ làm điều kiện cho một thoả thuận chính trị hoặc một tiêu chuẩn đạo đức về quyền con ng−ời. Trải qua một quá trình hình thành và phát triển các n−ớc ASEAN đã v−ợt qua đ−ợc những trở ngại về ý thức hệ để xích lại gần nhau, liên kết trong một tổ chức cộng đồng trên tinh thần tôn trọng sự lựa chọn chế độ chính trị của mỗi n−ớc. Chính môi tr−ờng an chính trị thuận lợi đã tạo điều kiện cho ASEAN phát huy tính tự c−ờng quốc gia, tự c−ờng kh− vực đ−a đến sự thành công trong công cuộc xây dựng kinh tế và phát triển văn hoá. Việc mở rộng ASEAN đã tăng c−ờng việc củng cố môi tr−ờng hoà bình ổn định ở Đông Nam á. Các n−ớc thành viên ASEAN do bị ràng buộc bởi cơ chế hợp tác kinh tế, chính trị nên nguy cơ tranh chấp giảm. Trong khi đó, các n−ớc ASEAN lại có điều kiện để tập trung lực l−ợng chống lại sức ép từ bên ngoài làm tăng thêm tính tự chủ của các n−ớc ASEAN. Trên phạm vi quốc tế, ASEAN đã phát huy vai trò của một tổ chức khu vực lầm cho uy tín của ASEAN không ngừng đ−ợc nâng cao trên tr−ờng quốc tế, đặc biệt là đối với các n−ớc thuộc khu vực châu á - Thái Bình D−ơng. Trong Hội nghị cấp cao không chính thức ASEAN lần thứ III và các Hội nghị cấp cao ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN + 3) cũng nh− với từng n−ớc (ASEAN +1) tại thủ đô Manila ngày 28-11-1999, Thủ t−ớng Phan Văn Khải đã khẳng định: “Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã có những đóng góp đáng kể cho an ninh khu vực, nhất là đã thúc đẩy đối thoại và hợp tác. ARF cần tiếp tục thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin và cần đóng vai trò động lực chính cho Diễn đàn”. Việc xây dựng lòng tin đ−ợc thực hiện bởi các nội dung sau đây: 1) Một số n−ớc tăng c−ờng mở rộng an ninh bằng các cuộc tập trận song ph−ơng, thực hiện các kế hoạch huấn luyện và thăm viếng lẫn nhau, mở rộng các hoạt động giao l−u quân sự cũng nh− thực hiện các cuộc tập trận đa ph−ơng do các bên liên quan tự thoả mãn. 80
- 2) Các n−ớc ASEAN tăng c−ờng tính công khai trong quân sự làm cho chính sách quốc phòng đ−ợc công khai hoá hơn. Ngoài ra, các n−ớc Đông Nam á còn thành lập trụ sở đăng kiểm vũ khí, tăng c−ờng mua bán vũ khí trang bị giữa các n−ớc thành viên, đặc biệt, các n−ớc ASEAN đã hợp tác với nhau trong việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng và một số ngành then chốt khác. 3) Các n−ớc ASEAN tiếp tục củng cố và phát triển cơ chế đối thoại an ninh do các tổ chức chính phủ thực hiện hoặc do Viện nghiên cứu chiến l−ợc và các tổ chức phi chính phủ thực hiện. 4) Một số n−ớc ASEAN tiếp tục tăng c−ờng trao đổi các thông tin tình báo, theo dõi các buổi diễn tập quân sự, xây dựng cơ chế xử lý khủng hoảng và định kỳ tổ chức các Hội thảo về an ninh Đông Nam á cũng nh− tăng c−ờng hợp tác trong việc xoá “Mối đe doạ ở mức độ thấp” trên các lĩnh vực buôn lậu, c−ớp biển, tội phạm xuyên quốc gia và di dân bất hợp pháp. 5) Một số n−ớc Đông Nam á chủ tr−ơng thành lập “Trung tâm bảo vệ hoà bình ASEAN” để giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực. Tuy nhiên, việc mở rộng ASEAN ra thành 10 n−ớc cũng đặt ra những thách thức rất lớn đối với các n−ớc Đông Nam á. Thứ nhất là trong quan hệ với các n−ớc lớn, hầu hết các n−ớc ASEAN đều mong muốn duy trì sự có mặt của các n−ớc này ở khu vực Đông Nam á để cân bằng lực l−ợng nhằm ngăn chặn những tham vọng quá đáng của một số n−ớc. Thế nh−ng, sự hiện diện nhiều n−ớc tại khu vực Đông Nam á lại làm cho mỗi n−ớc ở khu vực này thiết lập các mối quan hệ riêng nhằm tìm kiếm lợi ích quốc gia đã tạo ra sự nghi ngờ đố kị lẫn nhau. Thứ hai là ở Đông Nam á tiềm ẩn những nguy cơ gây xung đột đã gây ra những khó khăn nhất định cho việc củng cố sức mạnh của Hiệp hội. Hiện tại ở các n−ớc Đông Nam á vẫn còn tồn tại sự tranh chấp về lãnh thổ và chủ quyền ở biển Đông. Việc một số n−ớc mua sắm vũ khí và tiến hành các cuộc tập trận chung với Mỹ đã gây lo ngại cho các n−ớc láng giềng. Thứ ba là việc gia tăng số l−ợng thành viên là một thử thách đối với các n−ớc ASEAN trong việc áp dụng nguyên tắc nhất trí. Điều này đ−ợc thể hiện ở chỗ nếu nh− không đạt đ−ợc sự thống nhất trong quan điểm với bên ngoài Hiệp hội thì sẽ tạo nên sự bất hoà chia rẽ trong nội bộ các n−ớc ASEAN. Ngoài ra, việc mở rộng ASEAN một mặt tăng c−ờng tính tự c−ờng cũng nh− sức mạnh của ASEAN, nh−ng mặt khác nó làm cho các 81
- n−ớc ASEAN càng ít quản lý đ−ợc tình hình bấy nhiêu. Mặc dù vậy, để đảm bảo an ninh và ổn định khu vực các n−ớc ASEAN sẽ triệt để tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản sau đây: - Phải tự giúp mình nhằm tránh cho các n−ớc lớn khỏi những dính líu không cần thiết. - Phải tự tin t−ởng vào mình mà không dựa vào lực l−ợng quân sự của Mỹ để giải quyết vấn đề dù đó là sự tranh chấp lãnh thổ hay sự thù địch về sắc tộc. - Phải tự kiềm chế trong việc giải quyết những mối quan hệ với bên ngoài (bất đồng, xung đột). Với tất cả những việc làm đó, chúng ta có thể tin t−ởng rằng Hiệp hội ASEAN sẽ trở thành một chủ thể lớn trong kỷ nguyên của chủ nghĩa đa ph−ơng châu á - Thái Bình D−ơng. 3. Kinh tế ASEAN và vấn đề hợp tác kinh tế nội bộ: + Kinh tế các n−ớc ASEAN từ 1967 đến nay: Trong quá trình phát triển kinh tế đất n−ớc, các n−ớc ASEAN đã thực thi 2 chiến l−ợc phát triển kinh tế. Một là chiến l−ợc công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đ−ợc thực hiện sau năm 1945 cho đến những năm 60. Hai là chiến l−ợc công nghiệp hoá h−ớng về xuất khẩu đ−ợc bắt đầu từ những năm 70. Việc thực hiện chính sách mở cửa thể hiện sự nhạy bén của các n−ớc Đông Nam á trong quan hệ với các n−ớc t− bản Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Ưu điểm của chính sách mở cửa là nó cho phép các n−ớc Đông Nam á sử dụng đ−ợc thành tự khoa học kỹ thuật, tranh thủ nguồn viện trợ và tín dụng d−ới mọi hình thức cho vay hoặc đầu t− trực tiếp. Đồng thời, nó cũng cho phép giải toả đ−ợc tình trạng bế tắc đối với sự phát triển kinh tế trong điều kiện thiếu thốn và công nghệ kỹ thuật hạn chế để tiến hành công nghiệp hoá. Chiến l−ợc phát triển công nghiệp hoá h−ớng về xuất khẩu ở các n−ớc Đông Nam á đ−ợc thực thi từ những năm 70 và đ−ợc biểu hiện d−ới những tên gọi khác nhau nh− “Ch−ơng trình xây dựng xã hội” ở Philippin, “Xây dựng trật tự mới ở Inđônêxia”, “Chính sách xây dựng kinh tế mới” ở Malaixia v.v Việc các n−ớc Đông Nam á thực hiện chính sách mở cửa không những đáp ứng nhu cầu bức thiết của các n−ớc Đông Nam á mà còn phù hợp với lợi ích của các n−ớc t− bản Âu - Mỹ. Trong mối quan hệ này, đôi khi các n−ớc Đông Nam á phải chấp nhận thu lợi ích hơn để thu hút vốn đầu t− của n−ớc ngoài (tr−ờng hợp Inđônêxia). Inđônêxia muốn đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu mỏ (ngành này đem lại 70% giá trị xuất khẩu, 65% nguồn thu ngân sách) do vậy đã khuyến khích t− bản n−ớc ngoài đầu t− bằng nhiều hình thức trong đó có loại hợp đồng phân 82
- chia sản phẩm. Theo hợp đồng này 40% sản l−ợng dầu thô khai thác đ−ợc chia cho các công ty t− bản n−ớc ngoài, số còn lại là thuộc về công ty dầu mỏ Inđônêxia. Để thu hút đầu t− các n−ớc Đông Nam á đã tạo đ−ợc một môi tr−ờng ổn định về chính trị và kinh tế thuận lợi cho các hoạt động của các công ty t− bản n−ớc ngoài. Ngoài ra, chính phủ các n−ớc Đông Nam á còn ban hành luật đầu t− −u đãi đảm bảo không quốc hữu hoá tài sản của các công ty n−ớc ngoài đi đôi với việc bảo đảm t− cách pháp nhân về quyền sở hữu kinh doanh không có sự khác biệt với t− bản dân tộc. Chính phủ Xingapo coi doanh nghiệp do t− bản n−ớc ngoài đầu t− là một bộ phận hữu cơ cấu thành nền kinh tế dân tộc. Chính các xí nghiệp này đã đóng vai trò quan trọng nếu không muốn nói là chủ yếu trong việc thực thi chiến l−ợc công nghiệp hoá h−ớng ra xuất khẩu của Xingapo. Chính phủ Xingapo cho phép t− bản n−ớc ngoài không hạn chế đầu t− vào các ngành kinh tế then chốt miễn là đầu t− nhiều vốn sử dụng nhiều công nhân, dùng kỹ thuật hiện đại với qui trình công nghệ mới. Đồng thời nhà n−ớc còn −u đãi về mặt tài chính với t− bản n−ớc ngoài nh− miễn thuế, cho phép tự do hồi h−ơng lợi nhuận. Hai n−ớc Xingapo và Malaixia không hạn chế tỷ lệ cổ phần của n−ớc ngoài trong các ngành sản xuất. Ng−ời n−ớc ngoài có quyền lập xí nghiệp trong thời gian 30 năm (nh−ng không đ−ợc quyền sở hữu). Để kích thích hoạt động của các công ty t− bản n−ớc ngoài nhà n−ớc bảo đảm cung cấp nhân công với giá rẻ và ổn định. Năm 1975 giá công nhân của các n−ớc trong khối ASEAN chỉ bằng 1/15 giá công nhân ở Mỹ và bằng 1/10 giá công nhân ở Nhật. L−ơng bình quân của công nhân Thái Lan là 8 USD một ngày chỉ bằng 1/3 l−ơng công nhân trung bình ở Hàn Quốc và Hồng Kông. Với chính sách −u đãi trong lĩnh vực thu hút vốn đầu t− n−ớc ngoài cho nên trong những năm 1965-1970 đầu t− trực tiếp của n−ớc ngoài vào các n−ớc ASEAN tăng. Theo số l−ợng thống kê của Bộ th−ơng mại Mỹ, đầu t− trực tiếp của các công ty t− bản Mỹ vào các n−ớc ASEAN thời kỳ này tăng gấp 2 lần so với tr−ớc đó và tăng gấp 2,5 lần trong thời gian 6 năm sau, đạt 3,446 triệu USD vào năm 1975, chiếm 20% toàn bộ đầu t− n−ớc ngoài vào các n−ớc ASEAN. Cùng với Mỹ, các n−ớc Tây Âu và Nhật Bản cũng là những n−ớc đầu t− lớn vào ASEAN. Bên cạnh đầu t−, kim ngạch buôn bán của các n−ớc ASEAN với Mỹ, EEC và Nhật Bản ngày càng tăng. Năm 1965 Năm 1975 Buôn bán ASEAN - Mỹ: 1,3 tỷ USD 7,5 tỷ USD ASEAN - Nhật: 1,3 tỷ USD 5 tỷ USD ASEAN - EEC: 986 triệu USD 6,5 tỷ USD 83
- Giai đoạn sau năm 1975, kinh tế các n−ớc ASEAN có b−ớc phát triển v−ợt bậc. Malaixia thực thi kế hoạch 5 năm lần thứ III (1976-1980) và tiến hành “Cuộc cách mạng trong nông nghiệp”, đặc biệt chú trong hai ngành công nghiệp hàng đầu là khai khoáng và chế biến. Trong giai đoạn này tốc độ tăng tr−ởng trung bình của Malaixia hàng năm là 7,7% năm. Xingapo chủ yếu chú trọng phát triển ngành công nghiệp nặng. Trong đó, đầu t− vào khu vực hoá dầu chiếm 44% tổng đầu t− cho công nghiệp nặng. Bên cạnh đó, Xingapo còn quan tâm tới ngành đóng tàu và công nghiệp chế biến. Đến năm 1980, ba ngành dầu lửa, thiết bị vận tải và máy điện đã chiếm 65% toàn bộ giá trị công nghiệp chế biến và 2/3 tổng sản l−ợng công nghiệp chế tạo đ−ợc xuất khẩu. Tốc độ tăng tr−ởng trong những năm 80 của Xingapo đạt trung bình 10%. Inđônêxia chú trọng lĩnh vực khai thác dầu với sự đầu t− của n−ớc ngoài nên tốc độ tăng tr−ởng trung bình là 7,8% năm trong những năm 70. Philippin tiếp tục thực hiện chiến l−ợc công nghiệp hoá h−ớng về xuất khẩu nên kim ngạch ngoại th−ơng tăng một cách đáng kể chiếm 39% giá trị tổng sản phẩm quốc dân (1980). Thái Lan với chiến l−ợc phát triển kinh tế h−ớng ngoại đã đạt đ−ợc những thành tự rất đáng khích lệ. Tốc độ trung bình của tổng sản phẩm trong n−ớc tăng 8,5% năm. Tốc độ phát triển kinh tế đạt 7,5% năm. Trong lĩnh vực quan hệ buôn bán đối ngoại, các n−ớc ASEAN chú trọng quan hệ buôn bán với n−ớc ngoài nên cũng đạt đ−ợc những thành tựu nhất định. Trong số các n−ớc t− bản Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản thì Nhật Bản là n−ớc có khối l−ợng buôn bán lớn nhất đối với ASEAN. Năm 1973, kim ngạch buôn bán Nhật - ASEAN là 7,2 tỷ USD, năm 1975 - 12,7 tỷ USD, năm 1977 - 14 tỷ USD và năm 1978 là 17,7 tỷ USD. Mỹ là n−ớc có kim ngạch buôn bán đứng thứ hai sau Nhật. Năm 1973, kim ngạch buôn bán Mỹ - ASEAN là 4,5 tỷ USD, năm 1976 - 9,5 tỷ USD, năm 1977 là 10,9 tỷ USD và năm 1978 là 12,7 tỷ USD. EEC là bạn hàng buôn bán thứ ba của ASEAN. Năm 1973, kim ngạch buôn bán ASEAN - EEC là 4,4 tỷ USD, năm 1975 - 7,6 tỷ USD, 1977 - 9,07 tỷ và năm 1978 là 10,5 tỷ USD”.1 Bằng các biện pháp thu hút đầu t−, nhận viện trợ n−ớc ngoài và tăng c−ờng buôn bán đối ngoại đã làm cho nền kinh tế các n−ớc ASEAN phát triển nhanh chóng tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế ở giai đoạn sau. Bắt đầu từ những năm 1979, 1980 trở đi, kinh tế các n−ớc ASEAN có b−ớc phát triển v−ợt bậc. 1 Dẫn theo Phan Ngọc Liên trong “Lịch sử các n−ớc Đông Nam á”. NXB Giáo dục, 1988, trang 12 84
- Những năm đầu thập niên 80, các ngành công nghiệp điện tử, gỗ, l−ơng thực, thiết bị thông tin liên lạc của Malaixia phát triển mạnh. Trong những năm từ 1986-1988 đầu t− trực tiếp của n−ớc ngoài vào Malaixia tăng từ 1,85 tỷ USD (1986) lên 4,35 tỷ năm 1988. Tốc độ của tổng sản phẩm trong n−ớc ngày càng có chiều h−ớng đi lên. Năm 1989 tăng từ 7,3 đến 8%. Từ đầu những năm 80, Xingapo thực hiện cái gọi là “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai” nhằm khắc phục những khó khăn trong n−ớc và chuẩn bị hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Xingapo đặc biệt chú trọng công nghiệp điện và điện tử coi đó là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp nói chung. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1982-1983, mức tăng tr−ởng của Xingapo giảm xuống 1,7% năm 1985. Nh−ng đến năm 1987 kinh tế Xingapo hồi phục trở lại với mức tăng tr−ởng 6,7% (1987). Sang những năm 1988-1989 mức tăng tr−ởng hàng năm của Xingapo lên đến 11%. Brunây giành đ−ợc độc lập ngày 1-1-1984 và ngay sau đó gia nhập ASEAN nh−ng đã có những b−ớc phát triển mới trên lĩnh vực kinh tế. Brunây đặc biệt chú trọng hai ngành công nghiệp quan trọng là khai thác dầu lửa và khí đốt. Năm 1987, sản l−ợng dầu Brunây khai thác đ−ợc đạt từ 150.000 thùng/ngày và chiếm vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu hơi đốt hoá lỏng. Từ 1986-1990 Brunây thực hiện kế hoạch 5 năm với mục tiêu đa dạng hoá cơ cấu kinh tế đã thúc đẩy nền kinh tế Brunây phát triển không ngừng. Inđônêxia b−ớc vào thập niên 80 đã tiến hành cải cách kinh tế với hai nội dung: Thay đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện các chính sách tài chính hữu hiệu nhằm tự do hoá nền kinh tế. Bằng cách đó đã làm cho tổng sản phẩm quốc dân của Inđônêxia tăng từ 2,4% trong những năm 1985-1986 lên đến 4,2% trong những năm 1987-1988. Philippin sau thời kỳ khủng hoảng diễn ra trong những năm đầu 80 đã có những b−ớc phát triển đáng kể trong những năm cuối thập kỷ 80. Một loạt các biện pháp do chính phủ thực thi nh− tiến hành t− nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh (475 xí nghiệp) tự do hoá đầu t− và ngăn chặn nguồn của cải trong n−ớc đổ ra n−ớc ngoài đã cho phép Philippin khôi phục lại nền kinh tế của mình. Từ năm 1986-1988 tổng thu nhập quốc dân tăng từ 0,2 (1986) lên 4,8 (1987) và 6,8 (1988). Riêng Thái Lan do thay đổi mục tiêu và biện pháp thực hiện chiến l−ợc h−ớng về xuất khẩu nên nền kinh tế Thái Lân vẫn phát triển với tốc độ cao. Năm 1986 công nghiệp Thái Lan tăng 8,6%, xuất khẩu tăng 35,9%, du lịch đạt đ−ợc 2,4 tỷ USD và mức tăng tr−ởng của tổng sản l−ợng quốc dân là 11% năm. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, ASEAN vẫn tiếp tục phát triển mối quan hệ với các n−ớc t− bản chủ nghĩa nhằm tranh thủ nguồn vốn viện trợ và thu hút vốn đầu t− n−ớc ngoài. Trong số các n−ớc t− bản chủ nghĩa thì Nhật Bản là n−ớc có vốn đầu t− lớn nhất 85
- vào các n−ớc ASEAN”. Năm 1985 đầu t− của Nhật Bản vào các n−ớc ASEAN là 13,4 tỷ USD chiếm khoảng 13,5% tổng số vốn đầu t− của Nhật trên thế giới và 70% tổng số vốn đầu t− lớn thứ hai vào các n−ớc ASEAN. Ngoài ra, vốn đầu t− của EEC, Hàn Quốc, Đài Loan và một số n−ớc t− bản khác vào các n−ớc ASEAN cũng không ngừng tăng lên. Trong quan hệ buôn bán với n−ớc ngoài, các n−ớc ASEAN mặc dù gặp nhiều khó khăn do chính sách bảo hộ của Mỹ và ph−ơng Tây nên giá cả nguyên liệu và nông phẩm bị giảm sút nh−ng các n−ớc ASEAN cũng tìm mọi cách để tranh thủ Mỹ và ph−ơng Tây nhập cảng hàng hoá của ASEAN bảo đảm cho sự ổn định giá cả về nguyên liệu và nông phẩm. Tóm lại, đến những năm cuối của thập niên 80, nhờ có những chủ tr−ơng hợp lý, tích cực đã tạo ra đ−ợc một b−ớc phát triển mới trong nền kinh tế của các n−ớc ASEAN. Đấy là cơ sở, tiền đề cho nền kinh tế các n−ớc ASEAN có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong những năm đầu của thập kỷ 90, nền kinh tế các n−ớc Đông Nam á đạt đ−ợc tốc độ tăng tr−ởng cao và ổn định. Đối với Thái Lan tốc độ tăng tr−ởng kinh tế năm 1991 là 7,5%, 1992 - 7,6%, 1994 - 7,4%, 1995 - 8,6%. Thu nhập bình quân đầu ng−ời của Thái Lan năm 1996 là 3068,5 USD. Sở dĩ kinh tế Thái Lan đạt đ−ợc tốc độ tăng tr−ởng cao là nhờ chính phủ Thái Lan thực thi chính sách h−ớng ngoại đẩy mạnh xuất khẩu trong đó quan tâm hàng đầu đến các loại sản phẩm chế biến nh− gạo, thuỷ hải sản, thịt v.v Và đặc biệt chính phủ Thái Lan chú trọng đến lĩnh vực đầu t− thích ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế Thái Lan. Việc chính phủ Thái Lan bổ sung luật đầu t− năm 1993 với mục đích đẩy mạnh tự do hoá đã đem lại kết quả hữu hiệu. Trong số các n−ớc ngoài có dự đầu t− vào Thái Lan thì Nhật Bản là n−ớc có nhiều dự án nhất, chiếm 70% vốn đầu t− n−ớc ngoài. Đối với Malaixia, chính phủ thực hiện bốn mũi đột phá kinh tế bao gồm việc khuyến khích phát triển công nghiệp trung gian, tăng c−ờng liên kết công nghệ giữa các hãng trong n−ớc và n−ớc ngoài, mở rộng và làm vững mạnh cơ sở kỹ nghệ. Khuyến khích sự gia tăng đầu t− vào công nghệ vi tính. Chính phủ Malaixia còn chú trọng đến 5 khu vực then chốt trong công nghiệp là vật liệu cao cấp, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất tự động và kỹ thuật sinh học. Với những chính sách trên, nền kinh tế Malaixia đạt đ−ợc tốc độ tăng tr−ởng cao. Năm 1993 là 7,6%, 1994 - 8,1% và 1995 là 8,5%. Tổng sản phẩm trong n−ớc (GDP) của Malaixia đạt 7 tỷ USD, GDP bình quân đầu ng−ời là 4620,1 USD năm 1996. Trong số các n−ớc ASEAN, Xingapo là n−ớc đầu tiên b−ớc vào hàng ngũ các n−ớc công nghiệp mới (NICs). Hiện nay Xingapo trở thành một trung tâm công nghiệp giao 86
- dịch có kỹ thuật và công nghiệp cao nh− công nghiệp đóng tàu, công nghiệp điện tử, dàn khoan dầu trên biển, lọc dầu, chế tạo máy chính xác. Ngoài ra, Xingapo còn là một trung tâm du lịch và dịch vụ của thế giới. Tốc độ tăng tr−ởng trung bình hàng năm của Xingapo đạt 6,7% (1993), 10,2% (1994). Và thu nhập bình quân đầu ng−ời 31.354,4 USD năm 1996. Philippin sau thời kỳ gặp nhiều khó khăn về kinh tế và bất ổn về chính trị đã bắt đầu có những chuyển biến đáng phấn khởi. Chính phủ Philippin đã thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất n−ớc. Nhờ đó, đến năm 1993, tổng thu nhập quốc dân của Philippin đạt 61 tỷ USD và bình quân đầu ng−ời năm 1996 là 1161,8 USD. Inđônêxia là một trong những n−ớc quan tâm đến lợi thế của đất n−ớc để phát triển kinh tế, trong đó chú trọng đặc biệt đến các ngành khai thác dầu. Điều đó làm cho tốc độ tăng tr−ởng kinh tế của Inđônêxia từ 1985-1995 giữ đ−ợc sự ổn định với mức tăng tr−ởng trung bình 6,5% năm. Thu nhập quốc dân bình quân đầu ng−ời của Inđônêxia năm 1996 đạt 1138,9 USD gấp khoảng 15 lần năm 1967 (80 USD). Brunây cũng là một trong những n−ớc sử dụng lợi thế của mình trong việc chú trọng đến ngành khai thác dầu và sản xuất hơi tự nhiên (đứng thứ t− trên thế giới về sản xuất hơi tự nhiên và đứng thứ ba trong các n−ớc Đông Nam á về sản xuất dầu). So với các n−ớc ASEAN, Brunây là n−ớc đứng thứ hai về bình quân thu nhập quốc dân với 17.613 USD năm 1996. Trong quan hệ với các n−ớc t− bản chủ nghĩa, thời kỳ này các n−ớc ASEAN cũng đạt đ−ợc những thành tựu hết sức khả quan. ASEAN đặc biệt chú trọng quan hệ với hai c−ờng quốc t− bản chủ nghĩa là Nhật Bản và Mỹ và coi hai n−ớc này là những bạn hàng quan trọng nhất. Đầu t− trực tiếp của Nhật và Mỹ thời kỳ 1985-1992 vào các n−ớc ASEAN nh− sau (tỷ USD): Năm Nhật Bản Mỹ 1985 1,785 0,562 1986 2,289 0,245 1987 4,761 1,331 1988 5,329 1,722 1989 7,918 2,083 87
- 1990 6,688 2,183 1991 5,662 4,360 1992 6,029 4,483 (Nguồn: Bộ Th−ơng mại Mỹ và Tổ chức mậu dịch với n−ớc ngoài). Hiện nay, các n−ớc ASEAN đang tìm cách chuyển đổi mối quan hệ với các n−ớc t− bản chủ nghĩa. Từ chỗ nhận viện trợ sang chỗ hai bên đều có lợi. Ngoài ra, ASEAN còn đóng vai trò chủ động trong việc thực hiện các dự án hợp tác với các n−ớc t− bản phát triển cũng nh− các n−ớc t− bản phát triển tích cực giúp đỡ các n−ớc ASEAN trong vấn đề chuyển giao công nghệ. Sau một thời gian đạt đ−ợc tốc độ tăng tr−ởng cao về kinh tế, đến năm 1997, các n−ớc ASEAN lại rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiệm trọng. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho tốc độ tăng tr−ởng kinh tế các n−ớc ASEAN giảm xuống tới mức thấp nhất ch−a từng thấy từ tr−ớc tới nay. Trong số các n−ớc ASEAN thì Inđônêxia là n−ớc chịu tác động mạnh nhất. Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế của Inđônêxia năm 1998 xuống ở mức -15,3%. Tiếp đến là Thái Lan - 8%, Malaixia - 5,8%, Philippin và Xingapo là 0,2%, Brunây là 4,5%. Cùng với sự suy giảm về kinh tế, tổng số vốn đầu t− trực tiếp vào ASEAN năm 1998 giảm hơn 30% so với năm 1997. Các n−ớc Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan trong năm 1998 chỉ thu hút 25 tỷ USD đầu t− t− nhân so với 94 tỷ USD năm 1996. Sang năm 1999, kinh tế các n−ớc ASEAN bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Theo đánh giá của IMF, W.B thì nền kinh tế của các n−ớc ASEAN sẽ đ−ợc cải thiện. Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế GDP năm 1999 của Inđônêxia ở mức -5%, Thái Lan là -0,2%, Malaixia là -0,1%, Xingapo là 1,9% và Philippin là 2,6%. Tại các n−ớc ASEAN, xuất khẩu bắt đầu có chiều h−ớng gia tăng. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 1999 xuất khẩu của Inđônêxia tăng từ 20-30%, Malaixia là 18% và Philippin khoảng 15%. Với sự cải thiện tình hình kinh tế của các n−ớc ASEAN, đầu t− của n−ớc ngoài tại khu vực này cũng bắt đầu sôi động trở lại. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 1999, các n−ớc Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Philippin đã nhận đ−ợc 16,3 tỷ USD nguồn vốn đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài. Hiện nay, các n−ớc ASEAN đang thực hiện hàng loạt các ch−ơng trình cải cách toàn diện và đã vực dậy nền kinh tế ASEAN ra khỏi “đáy của cuộc khủng hoảng”. Với những dấu hiệu đó cho phép chúng ta có thể tin t−ởng về sự tăng tr−ởng tích cực của nền kinh tế ASEAN trong vài năm tới. 88
- + Hợp tác kinh tế nội bộ ASEAN: Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 đã xác định rõ việc thành lập Hiệp hội ASEAN là một tổ chức kinh tế - xã hội và coi đó là một trong những nội dung chủ yếu trong các hoạt động của ASEAN. Không những thế, Tuyên bố Băng Cốc còn đặt vấn đề thúc đẩy kinh tế là một trong những −u tiên hàng đầu của Hiệp hội, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các thành viên ASEAN. Vậy nh−ng, trong thời kỳ đầu (1967-1975), hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong Hiệp hội ASEAN khá lỏng lẻo. Khi mới thành lập các n−ớc ASEAN đã đ−a ra 1.343 công trình hỗn hợp hợp tác nh−ng trên thực tế chỉ thực hiện đ−ợc 238 công trình trên những lĩnh vực phụ nh− sản xuất ti vi, sản xuất phim, rađio, xuất bản và một số mặt hàng về hàng hải, hàng không, giao thông liên lạc, vận tải. Thời kỳ 1967-1975, các n−ớc ASEAN đã thành lập phòng th−ơng mại và công nghiệp ASEAN nh−ng do khó khăn và bất đồng nên ch−a có những hoạt động cụ thể. Trong lĩnh vực đầu t−, phải đến năm 1975 giữa các n−ớc ASEAN mới có các hoạt động đầu t− lẫn nhau nh−ng còn rất hạn chế. Năm 1975, đầu t− của Malaixia vào Philippin là 0,1 triệu USD và đầu t− của Xingapo vào Philippin là 0,7 triệu USD. Thành đạt của ASEAN trong giai đoạn này chủ yếu ở trên lĩnh vực chính trị. Tình hình chính trị, an ninh khu vực và trong nội bộ từng n−ớc khá phức tạp và h−ớng nội dung chủ yếu trong hoạt động của ASEAN vào việc giải quyết bất đồng nội bộ. Tuyên bố tại Hội nghị Cualalămpơ tháng 11-1971 về việc biến Đông Nam á thành khu vực hoà bình, tự do và trung lập (ZOPFAN) và việc ký kết “Hiệp −ớc hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam á trên tinh thần hoà hợp ASEAN” tháng 2-1976 ở Inđônêxia đã làm cho quá trình hợp tác kinh tế nội bộ ASEAN bị xao lãng. Bắt đầu từ năm 1977 trở đi, vấn đề hợp tác kinh tế giữa các thành viên ASEAN mới đ−ợc các ngoại tr−ởng ASEAN chú trọng. Hội nghị Ngoại tr−ởng ASEAN (24-2-1977) đã biểu thị sự nhất trí trong việc −u đãi mậu dịch (PTA) nhằm tăng c−ờng buôn bán nội bộ giữa các n−ớc ASEAN thông qua một loạt các biện pháp −u đãi quan thuế, loại bỏ các biện pháp phi quan thuế trên cơ sở của sự −u đãi v.v Trong lĩnh vực công nghiệp, các n−ớc ASEAN thực hiện ba kế hoạch hợp tác bao gồm kế hoạch các dự án công nghiệp ASEAN (AIP) 1976, kế hoạch bổ sung công nghiệp ASEAN (AIC) 1983. Trong lĩnh vực công nghiệp, các n−ớc ASEAN ký kết hiệp −ớc lập quĩ dự trữ an ninh l−ơng thực (AFSR). Và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các n−ớc ASEAN thoả thuận thành lập quỹ tiền tệ sử dụng đồng tiền các n−ớc ASEAN làm ph−ơng tiện thanh toán th−ơng mại, thống nhất thuế hải quan, bảo hiểm. Thế nh−ng trong khi triển khai, thực thi các ch−ơng trình dự án trên, giữa các n−ớc ASEAN đã không đạt đ−ợc sự nhất trí. Tr−ớc hết, theo Florian, A.Alburo thì “các n−ớc ASEAN đã không hiểu biết đầy đủ cái mà lý thuyết cho 89
- là những lợi tiềm tàng của việc liên kết”.1 Chính sự khác nhau về lợi ích kinh tế giữa các n−ớc ASEAN đã làm cho hiệu quả của sự hợp tác kinh tế nội bộ ASEAN đạt đ−ợc ở mức độ thấp. Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế nói chung của ASEAN chủ yếu là do tự thân vận động của các thành viên với các nguồn lực nội bộ trong quan hệ với các n−ớc bên ngoài Hiệp hội. Vả lại, đối với các n−ớc ASEAN thì vấn đề buôn bán đối ngoại đ−ợc chú trọng hơn quan hệ buôn bán nội bộ giữa các thành viên của Hiệp hội. Trong số các n−ớc ngoài buôn bán với ASEAN thì Mỹ và Nhật Bản là hai n−ớc chiếm vị trí chủ đạo. Trong giai đoạn 1970-1971, tỷ trọng của Mỹ và Nhật trong th−ơng mại nhập khẩu của ASEAN là 40,3%. Trong khi đó, buôn bán nội bộ giữa các n−ớc ASEAN không những không tăng mà trái lại có chiều h−ớng giảm xuống còn 18% vào giữa những năm 80.2 Năm 1975, quan hệ buôn bán giữa các n−ớc ASEAN chỉ chiếm 15% tổng kim ngạch ngoại th−ơng của các n−ớc này. Năm 1977, con số này chỉ nhích lên đến 15,5%. Đến đầu những năm 80 tăng lên 24% và đến năm 1984 lại tụt xuống 18%. Hơn nữa, đây là thời kỳ bản thân các n−ớc ASEAN ch−a thực sự chuyển đổi từ khu vực buôn bán sang hợp tác kinh tế. Vấn đề đặt ra là các n−ớc ASEAN ch−a đạt đến trình độ công nghiệp hoá cần có đủ để xây dựng sự hợp tác kiểu EC. Điều này là do các giao dịch th−ơng mại giữa các thành viên ASEAN vẫn còn gặp trở ngại về hàng rào thuế quan. Các cơ sở công nghiệp của các n−ớc ASEAN trong thời kỳ này còn yếu lại phải cạnh tranh lẫn nhau do cùng sản xuất một số mặt hàng t−ơng tự nhau. Ngoại trừ Xingapo là n−ớc có cơ cấu xuất khẩu khác với các n−ớc thành viên khác cho nên rất muốn thúc đẩy buôn bán trong nội bộ các n−ớc ASEAN. Tuy nhiên, các thành viên khác lo sợ hàng hoá của Xingapo lấn át nên đã tìm cách ngăn chặn bằng hàng rào thuế quan. Hiệp định −u đãi thuế quan (PTA) đ−ợc ký kết ở Manila năm 1977, song chỉ có một ít sản phẩm đ−ợc chấp thuận giảm thuế quan mang tính chất đa ph−ơng, còn phần lớn là theo con đ−ờng song ph−ơng. Thực chất PTA chỉ chiếm khoảng 2% tổng giá trị buôn bán giữa các n−ớc ASEAN còn do qui định về luật xuất xứ. Vả lại giá trị các mặt hàng đ−ợc h−ởng chế độ −u đãi hoàn toàn khác nhau. Xingapo chỉ còn 2% giá trị các mặt hàng không đ−ợc h−ởng chế độ −u đãi còn Thái Lan là 63%. Trong lĩnh vực công nghiệp, đến giữa những năm 80 các n−ớc ASEAN đã triển khai một số công trình hợp tác nh− việc xây dựng nhà máy phân đạm ở Inđônêxia và Malaixia, dự án tro muối natri ở Thái Lan, dự án supe phốt phát ở Philippin và dự án văcxin hepatit cho Xingapo. Song trên thực tế hiệu quả của việc hợp tác trên lĩnh vực này còn làm đ−ợc rất ít. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự tồn tại trong nhận thức của 1 Florian A. Alburo. Quan điểm của ASEAN về các khu vực châu á - Thái Bình D−ơng. Dẫn trong sách “Những thách thức phát triển ở châu á - Thái Bình D−ơng trong những năm 90”. NXB KHXH, Hà Nội, 1995, trang 214. 2 Đông Nam á ngày nay, số 3, tháng 7 năm 1995, trang 75. 90
- các n−ớc ASEAN về cái gọi là chủ nghĩa dân tộc. Một số n−ớc ch−a nhận thấy lợi ích kinh tế do hợp tác đem lại mà trái lại họ sợ các n−ớc khác đ−ợc h−ởng lợi nhiều hơn trong khi họ phải hy sinh quyền lợi quốc gia. Việc chính phủ Inđônêxia và Xingapo không đạt đ−ợc sự nhất trí về quá trình sản xuất động cơ Điêden d−ới 500 mã lực làm cho sản phẩm xuất khẩu sang Inđônêxia không đ−ợc h−ởng quyền −u đãi là một ví dụ điển hình. Tình trạng này còn diễn ra giữa Xingapo và Malaixia đã dẫn đến hệ quả là dự án chung xây dựng động cơ điêden giữa hai n−ớc đã không có khả năng thực thi. Theo qui định chung đã đ−ợc thoả thuận giữa các n−ớc ASEAN thì phần đóng góp của Xingapo trong việc xây dựng các công trình chung là 10%, thế nh−ng trên thực tế Xingapo chỉ đóng góp 1%. Xuất phát từ thực trạng trên cùng với những chuyển biến chính trị tích cực trong những năm 90 và sự thay đổi của môi tr−ờng kinh tế đã buộc các n−ớc ASEAN phải nhìn nhận lại thể thức hợp tác nội bộ để một mặt duy trì khả năng tồn tại của mình nh−ng đồng thời mặt khác là để đáp ứng những yêu cầu thách thức đang đặt ra cho toàn khối. Việc nhận thức lợi ích hợp tác không đồng đều cho tất cả các n−ớc song về lâu dài hợp tác sẽ giúp cho các n−ớc trở nên khấm khá hơn đã làm cho vấn đề hợp tác kinh tế nội bộ ASEAN đ−ợc khởi sắc trong những năm đầu thập kỷ 90. Sự khó khăn trong vấn đề thị tr−ờng do sức ép cạnh tranh của các n−ớc và khu vực đang lên nh− Trung Quốc, ấn Độ, châu Mỹ La tinh đã thúc đẩy các n−ớc ASEAN phải nhanh chóng tìm ra những hình thức mới và biện pháp mới để tăng c−ờng hợp tác kinh tế nội bộ nhằm đủ sức cạnh tranh với các n−ớc ngoài khu vực. Ngoài ra, sự ra đời của (NAFTA) cùng với những khối kinh tế hợp nhất nh− “Liên minh châu Âu” và chính sách bảo hộ mậu dịch của các n−ớc t− bản phát triển đã đòi hỏi các n−ớc ASEAN phải dựa vào hợp tác kinh tế của bản thân các n−ớc trong Hiệp hội để đối phó với những thách thức trên và nêu cao vai trò của mình đối với những vấn đề mang tính khu vực và toàn cầu. Để đạt đ−ợc hiệu quả hữu hiệu, các n−ớc ASEAN ngoài việc hợp tác mang tính chất toàn khối là việc thực thi quá trình hợp tác theo tính chất giải pháp từng phần. Đây là giải pháp đ−ợc coi là thích hợp nhất đối với các n−ớc ASEAN trong giai đoạn hiện nay cũng nh− trong t−ơng lai. Thông qua việc thành lập các tiểu kinh tế khu vực, các n−ớc ASEAN sẽ khai thác đ−ợc lợi thế so sánh tiểu khu vực nh− tài nguyên thiên nhiên, sức lao động kết hợp với trình độ kỹ thuật cao của các đô thị nằm trong khu vực liên kết nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng tr−ởng kinh tế. Quan niệm tăng tr−ởng theo hình thức liên kết kinh tế cấp tiểu vùng đã đ−ợc các n−ớc ASEAN triển khai xây dựng năm 1989 với ba hạt nhân cơ bản là Xingapo, bang Johor của Malaixia và Rian của Inđônêxia. Mô hình này đ−ợc coi là mô hình tăng tr−ởng Nam ASEAN trong đó Xingapo có nguồn lực chất l−ợng cao và cơ sở hạ tầng tốt, Malaixia có đất đai rộng và lao động tay nghề trung bình, 91
- Inđônêxia có đất đai rộng và lao động rẻ. Trong tam giác tăng tr−ởng này Xingapo giữ vai trò trung tâm cung cấp vốn, công nghệ, nhân công lành nghề để sử dụng đất đai và lao động rẻ ở Inđônêxia và Malaixia. Thành công trong hợp tác kinh tế của mô hình tam giác Nam ASEAN đã đ−a đến sự ra đời của tam giác Tây Bắc ASEAN bao gồm các tỉnh phía Nam Thái Lan, đảo Penang của Malaixia và các tỉnh phía Bắc Sumatra của Inđônêxia. Trong tam giác tăng tr−ởng này, các n−ớc ASEAN thực hiện vấn đề hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, ng− nghiệp, chăn nuôi, du lịch, th−ơng mại, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và các nguồn nhân lực. Theo đó, Thái Lan cung cấp về mặt kỹ thuật, Malaixia cung cấp vốn và Inđônêxia có lợi thế về vùng biển đánh cá. Trên cơ sở của hai tam giác tăng tr−ởng trên, tam giác tăng tr−ởng thứ ba Đông ASEAN ra đời với sự liên kết của bang Sabắc (Malaixia), đảo Minđanao của Philippin và phía Bắc đảo Sulavêdi của Inđônêxia. Bên cạnh hình tam giác tăng tr−ởng là sự ra đời của tứ giác phát triển mở rộng ra ngoài phạm vi ASEAN nh− tứ giác phát triển gồm Thái Lan, Mianma, Lào và Trung Quốc. Chính sự nhất thể hoá kết cấu hạ tầng và sự loại bỏ đ−ờng biên giới vùng với các hàng rào quan thuế đối với việc kinh doanh trong tam giác tăng tr−ởng đã cho phép mở rộng hiệu quả không gian kinh tế ccủa khu vực hơn là từng n−ớc riêng lẻ. Giải pháp hợp tác kinh tế nội bộ theo mô hình tam giác tăng tr−ởng đã làm tăng tối đa lợi thế so sánh, cạnh tranh bổ sung nảy sinh chính sự khác nhau giữa các n−ớc ASEAN đã mở ra mở triển vọng tốt đẹp cho sự thịnh v−ợng chung của toàn khối ASEAN và cho chính bản thân của từng n−ớc riêng biệt. Đặc biệt, với sự ra đời của tam giác “ bán đảo vàng” gồm các n−ớc Đông D−ơng, Thái Lan, và Minama trong kế hoạch hợp tác phát triển l−u vực sông Mê Công đã thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế thị tr−ờng tiểu khu vực sang một thị tr−ờng khu vực thực sự khi mà tất cả các n−ớc Đông Nam á đã tr−ởng thành thành viên đầy đủ của hiệp hội ASEAN. Ngoài giải pháp mô hình tăng tr−ởng kinh tế khu vực, các n−ớc ASEAN còn tìm ra cho mình một lối đi thích hợp giúp cho họ đủ sức cạnh tranh với các tổ chức kinh tế trên thế giới và của các n−ớc lớn đó là việc thành lập khu vực mậu dịch do ASEAN. Khu vực tự do mậu dịch ASEAN (AFTA)1 đ−ợc ra đời vào ngày 28-1-1992 tại Xingapo và sẽ đ−ợc triển khai thực hiện trong vòng 15 năm tức là đến năm 2008 trong các n−ớc ASEAN sẽ không còn các loại thuế đánh vào mặt hàng nhập khẩu từ các n−ớc thành viên. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị tr−ờng thế giới cùng với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng của các n−ớc trong khu vực đã thúc đẩy các n−ớc ASEAN quyết định rút ngắn thời gian xuống còn 10 năm để AFTA đ−ợc hình thành vào năm 2003. 1 ASEAN Free Trade Area 92
- Sự ra đời khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một yêu cầu khách quan phù hợp với xu thế khu vực hoá trên thế giới đã làm cho vấn đề hợp tác kinh tế nội bộ ASEAN có sắc thái mới. Cơ chế chính cho sự hình thành AFTA là ch−ơng trình −u đãi thuế quan chung (CEPT - Common Effective Preterential Tarff). Điểm khác giữa PTA với CEPT là: PTA đ−ợc thực hiện thông qua đề xuất của mỗi n−ớc và không có sự nh−ợng bộ thoả hiệp. Còn CEPT có sự thoả hiệp nhân nh−ợng của các n−ớc qui định việc −u đãi buôn bán theo ph−ơng pháp khu vực chứ không theo ph−ơng pháp toàn bộ nh− PTA tr−ớc đây (nghĩa là có những nhóm sản phẩm bị loại trừ không đ−ợc phép h−ởng chế độ −u đãi). Theo đó, kể từ ngày 01-01-1993, dần dần cắt giảm thuế quan xuống 0-5% đối với các hàng hoá buôn bán trong nội bộ ASEAN (chế tạo, t− liệu sản xuất và chế biến nông phẩm). Do sự phát triển kinh tế giữa các thành viên ASEAN không đồng đều nên các n−ớc ASEAN nhất trí sử dụng công thức 6-x cho phép một thành viên có thể tạm thời ch−a tham gia vào ch−ơng trình giảm thuế quan CEPT về một mặt hàng cụ thể nào đó. Tháng 9-1992, Hội nghị cấp Bộ tr−ởng (Hội nghị AFTA) đ−ợc tiến hành để giám sát, phối hợp và kiểm soát việc thi hành CEPT. Hội nghị đã thông qua một ch−ơng trình giảm thuế quan nhanh xuống d−ới mức 5% trong vòng 5 năm đối với mức thuế quan 20% trở xuống và mức 7 năm đối với mức thuế quan trên 20%. Đồng thời, Hội nghị cũng thống nhất giảm thuế quan bình th−ờng xuống d−ới mức 5% trong vòng 7 năm đối với mức thuế quan 20% trở xuống và 2 giai đoạn đối với mức thuế quan trên 20%. Giai đoạn I giảm xuống mức 20% trong vòng 5 năm và giai đoạn II giảm xuống mức d−ới 5% trong vòng 5 năm tiếp theo. Trong việc thực hiện AFTA, các n−ớc ASEAN qui định các mặt hàng đ−ợc h−ởng thuế quan theo kế hoạch CEPT phải có hàm l−ợng ASEAN ít nhất là 40% của một số n−ớc hoặc nhiều n−ớc cộng lại. Trong số các n−ớc ASEAN, ngoại trừ Xingapo là n−ớc có tới 98,6% hàng hoá buôn bán đ−ợc miễn thuế hay đã có mức thuế từ 0-5% thì Malaixia là n−ớc rất hoà hứng với việc thực hiện AFTA. Chỉ sau một năm thực hiện AFTA, kim ngạch xuất khẩu của Malaixia sang các n−ớc thành viên tăng từ 45,9 tỷ USD lên 56,1 tỷ USD.1 Hàng năm buôn bán trong nội bộ ASEAN chiếm khoảng 29% tổng số buôn bán với bên ngoài của Malaixia. Để đẩy mạnh tiến trình thực hiện AFTA, tại Hội nghị th−ợng đỉnh lần thứ 6 đ−ợc tổ chức ở Hà Nội vào tháng 12/1998, các nguyên thủ quốc gia đã thống nhất kế hoạch hoàn thành khu vực mậu dịch do AFTA vào năm 2002 đối với các n−ớc Xingapo, Malaixia, 1 Nguồn Ban th− ký ASEAN 93
- Thái Lan, Inđônêxia, Philippin và Brunây. Còn đối với các n−ớc Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia lần l−ợt theo các năm 2006, 2008, 2010. Mặc dù sự ra đời của AFTA tác động đến th−ơng mại nội bộ đang còn bị hạn chế (năm 1993 là 18,9%, năm 1994 là 20% và năm 1995 là 19,6% trong đó Xingapo chiếm 50% buôn bán nội bộ của ASEAN. Trong khi đó AFTA là 39% EU là 60%) nh−ng ý nghĩa quan trọng của nó là mở rộng đ−ợc không gian kinh tế tăng c−ờng thu hút vốn đầu t− và tạo lợi thế trong quan hệ với các n−ớc lớn. Năm 1996, đầu t− nội bộ đạt 13,4 tỷ USD và năm 1997 là 13,5 tỷ USD. Trong số các n−ớc ASEAN thì Xingapo và Malaixia là hai n−ớc cung cấp vốn đầu t− lớn trong khu vực bên cạnh các n−ớc t− bản chủ nghĩa phát triển khác. Năm 1997, Xingapo đầu t− sang các n−ớc ASEAN là 8,1 tỷ USD bằng 60,3% đầu t− nội bộ khu vực. Malaixia đầu t− vào thành viên khác của ASEAN là 3 tỷ USD năm 1996 và 3,7 tỷ USD năm 1997. Ngoài ra, với thị tr−ờng trên 500 triệu dân sẽ cho phép các nhà sản xuất xuất khẩu có thể mua đ−ợc các nguồn nguyên liệu rẻ từ các nhà cung cấp trong khu vực. Cuối cùng AFTA là cơ hội rất lớn để cho các n−ớc ASEAN tham gia vào nền kinh tế toàn cầu cũng nh− trong quan hệ với các tổ chức quốc tế lớn khác nh− EU, NAFTA v.v Và đặc biệt là nó sẽ tạo ra đ−ợc những tiêu chí cần thiết để ASEAN tham gia vào cộng đồng kinh tế châu á - Thái Bình D−ơng. Rõ ràng là sự ra đời của khu vực mậu dịch do ASEAN là một nỗ lực lớn của các n−ớc ASEAN trong việc tăng c−ờng hiệu quả của sự hợp tác th−ơng mại trong nội bộ khu vực, chống lại sự “lấn sân” về kinh tế từ các khu vực khác nhằm tiến tới xây dựng một thị tr−ờng chung ASEAN. Đã đến lúc khối ASEAN thực sự hợp tác và hợp nhất kinh tế một cách mạnh mẽ và hữu hiệu. 94