Bài giảng Văn hóa Việt Nam đại cương

ppt 113 trang ngocly 1310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Văn hóa Việt Nam đại cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_van_hoa_viet_nam_dai_cuong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Văn hóa Việt Nam đại cương

  1. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HOÁ VÀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VĂN HOÁ VIỆT NAM 1.1. Văn hóa và những đặc trưng, chức năng của nó 1.1.1. Khái niệm văn hóa 1.1.2. Những đặc trưng và chức năng của văn hoá 1.2 Mối quan hệ giữa văn hoá và văn minh 1.3. Văn hoá với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội 1.4 Cấu trúc của hệ thống văn hoá 1.5. Các loại hình văn hoá 1.6. Điều kiện hình thành văn hoá Việt Nam 1.6.1. Tự nhiên 1.6.2. Lịch sử - xã hội 1.6.3. Con người- Chủ thể của văn hoá Việt Nam
  2. Chương 2 DIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1. Văn hoá Việt Nam thời tiền sử 2.2. Văn hoá Việt Nam thời sơ sử 2.3. Văn hoá Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên 2.4. Văn hoá Việt Nam thời tự chủ (thế kỷ X đến nửa sau thế kỷ XIX) 2.5. Văn hoá Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 2.6. Văn hoá Việt Nam từ năm 1945 đến nay
  3. Chương 3: CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM 3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc 3.2. Vùng văn hóa Đông Bắc 3.3. Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ 3.4. Vùng văn hóa Trung Bộ 3.5. Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên 3.6. Vùng văn hóa Nam Bộ
  4. Chương 4: NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM 4.1. Văn hoá nhận thức 4.1.1 Nhận thức về vũ trụ: Triết lý Âm- Dương; nguyên lý Ngũ hành; Hà đồ và Lạc thư; Tứ tượng và bát quái; lịch pháp và hệ đếm can - chi 4.1.2. Nhận thức về con người: Con người tự nhiên và con người xã hội 4.2. Văn hoá tổ chức đời sống tập thể 4.2.1. Tổ chức gia đình, gia tộc 4.2.2 Tổ chức nông thôn 4.2.3. Tổ chức đô thị 4.2.4. Tổ chức quốc gia
  5. 4.2.5. Tổ chức giáo dục và khoa cử 4.3 Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân 4.3.1.Tín ngưỡng 4.3.2.Phong tục 4.3.3. Lễ hội 4.3.4. Lễ tết 4.3.5. Luật tục 4.3.6.Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ 4.3.7.Nghệ thuật thanh sắc và hình khối. 4.4. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên 4.4.1 Tận dụng môi trường tự nhiên 4.4.2.Đối phó với môi trường tự nhiên 4.5. Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội 4.5.1.Giao lưu với Ấn Độ: Ấn Độ giáo,Bà la môn giáo, Phật giáo tiểu thừa.
  6. 4.5.2.Giao lưu với Trung Hoa: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đại thừa. 4.5.3.Giao lưu với Phương Tây: Thiên Chúa giáo. 4.5.4.Hồi giáo với văn hoá Việt Nam KẾT LUẬN: Văn hoá và phát triển Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam
  7. 4.5.2.Giao lưu với Trung Hoa: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đại thừa. 4.5.3.Giao lưu với Phương Tây: Thiên Chúa giáo. 4.5.4.Hồi giáo với văn hoá Việt Nam KẾT LUẬN: Văn hoá và phát triển Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam
  8. Học liệu Học liệu bắt buộc: 1. Trần Quốc Vượng (chủ biên) Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1996. 2. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB TP HCM, 1996. 3. Lê Văn Chưởng, Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Trẻ, TP HCM, 1999. Tài liệu tham khảo: 1. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXB VHTT, Hà Nội, 2002. 2.Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,1990. 3. Lương Duy Thứ (chủ biên), Đại cương văn hoá Phương Đông, NXB Giáo dục, Hà Nội 1996. 4.Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội,1997
  9. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HOÁ VÀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VĂN HOÁ VIỆT NAM 1.1. Văn hóa và những đặc trưng, chức năng của nó 1.1.1. Khái niệm văn hóa Ở phương Đông khái niệm văn hoá bắt nguồn từ tiếng Hán, văn là văn vẻ (ý đẹp lời hay) hoá là sự biến đổi giáo hoá Chính vì vậy phương Đông khái niệm văn hoá biểu hiện thế ứng xử đẹp, vẻ đẹp của con người nặng về văn hoá chuẩn mực, đạo đức xã hội. Văn hoá là nét đẹp, thế ứng xử đẹp. Nhà triết học nhìn nhận văn hoá dưới dạng chinh phục nhận thức thế giới thiên nhiên, con người trong quá trình lịch sử. Nhà dân tộc học nhìn nhận văn hoá dưới dạng những sắc thái văn hoá đặc thù của dân tộc. Nhà văn hoá học nhìn nhận văn hoá dưới góc độ sáng tạo văn hoá của nhân loại. Nhà Sử học nhận thấy tiến trình phát triển văn hoá- lịch sử con người => Chính vì vậy cách tiếp cận về khái niệm văn hoá rất đa tuyến và nhiều chiều.
  10. Từ "văn hóa” có nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn), -Với ông Taylor lần đầu tiên văn hoá có 1 định nghĩa: “Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội.
  11. -Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: "Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise“.
  12. - Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" . - Theo ông Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình
  13. Ban đầu khái niệm văn hoá là từ gốc la tinh (culture) có nguồn gốc là vun trồng. Khái niệm văn hoá của phương Tây nặng về chinh phục, cải tạo tự nhiên. Sau này nó phát triển và lý giải theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận. Văn hoá là biểu hiện của phương thức sống của con người. Cho đến nay, các nhà khoa học đã thống kê có trên 500 định nghĩa về văn hoá. Sở dĩ có nhiều định nghĩa về văn hoá bởi có nhiều ngành khoa học khác nhau tìm hiểu về văn hoá, lấy văn hoá làm đối tượng nghiên cứu.
  14. Như vậy, văn hoá là sự sáng tạo của con người, là sự biến đổi cái tự nhiên của từng cộng đồng người nhất định. Văn hoá là lối sống của cộng đồng người, của xã hội và hệ thống các giá trị. Văn hoá là sản phẩm của con người nhằm sản sinh ra những giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho chính bản thân con người. Văn hoá là quá trình biến đổi cái tự nhiên tạo nên những khuôn mẫu mới và là dấu ấn của cộng đồng tộc người về mọi phương diện vật chất và ý thức cũng như nhân sinh quan và thế giới quan (ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội).
  15. Văn hóa là tất cả những gì con người sáng tạo ra, là nhân hóa. Văn hóa là tất cả những gì không phải của tự nhiên. Văn hóa là cái gì phân biệt được con người ta với các sinh vật khác, là cái phần của môi trường do con người sáng tạo ra. Văn hóa là đối lập với tự nhiên
  16. Con người mong muốn càng ngày càng trở nên con người hơn . Nhân loại mong muốn tiến đến một nhân loại tiến bộ hơn. Văn hóa hướng tới một nền văn hóa ngày càng cao, hoàn hảo hơn, nhân bản hơn. Văn hóa là cái nhân loại có rồi, nhưng luôn luôn còn thiếu. Nghị trưởng Pháp Edouard Herriot nói: “Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” ( La culture c’ est ce qui rest quand on a tout oublié, c’ est ce qui manque quand on a tout appris).
  17. 1.1.2. Những đặc trưng và chức năng của văn hoá : Trước đây người ta chia văn hoá thành hai lĩnh vực vật chất và tinh thần, UNESCCO phân chia văn hoá thành hai lĩnh vực văn hoá hữu thể - văn hoá vô thể, văn hoá vật thể - phi vật thể Gần đây với những góc độ tiếp cận khác nhau các nhà nghiên cứu văn hoá có trình bày các đặc trưng, chức năng của văn hoá như sau: + Ông Tạ Văn Thanh: Chức năng chính của văn hoá là chức năng giáo dục, và các chức năng dưới đây góp phần thực hiện các chức năng trên: - Chức năng nhận thức - Chức năng định hướng, đánh giá xác định chuẩn mực, điều chính xã hội, điều chỉnh cách ứng xử của con người. -Chức năng giao tiếp - Chức năng đảm bảo tính kế tục lịch sử
  18. -Trong giáo trình Văn hoá Xã hội chủ nghĩa có trình bày các chức năng của văn hoá: - Chức năng giáo dục; Chức năng nhận thức; Chức năng thẩm mỹ; Chức năng dự báo;Chức năng giải trí Sở dĩ có sự khác nhau trong cách trình bày các chức năng của văn hoá là do góc độ tiếp cận của từng tác giả khác nhau hay là cách nói khác nhau về cùng một chức năng văn hoá. Theo ông Trần Ngọc Thêm các đặc trưng và chức năng của văn hoá như sau: a. Nói đến văn hoá là nói đến tính hệ thống. Sự phân biệt tính hệ thống với tính tập hợp giúp chúng ta hiểu biết những sợi dây liên hệ vô hình nhằm phát hiện ra những đặc trưng và tìm ra quy luật hình thành và phát triển của văn hoá trong thời điểm lịch sử nhất định.
  19. Nhờ có tính hệ thống mà văn hoá với tư cách là đối tượng bao trùm mọi hoạt động xã hội thực hiện chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hoá thường xuyên làm tăng tính ổn định của xã hội. b. Đặc trưng thứ 2 của văn hoá đó là tính giá trị. Văn hoá theo nghĩa thuần nhất của nó trở nên đẹp và có giá trị. Ở đây tính giá trị là chuẩn để phân biệt với phi giá trị. Trong tính giá trị chúng ta có thể phân chia thành: - Về mục đích: giá trị vật chất của văn hoá và giá trị tinh thần. Không phân biệt rạch ròi giữa mục đích vật chất và tinh thần. - Về ý nghĩa: Có thể phân chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ. - Về thời gian: giúp chúng ta nhìn nhận sự vật hiện tượng khách quan khoa học (đồng đại và lịch đại) Điều này giúp văn hoá thực hiện chức năng thứ 2 của mình là điều chỉnh xã hội, giúp xã hội cân bằng và tự hoàn thiện theo đúng quy luật đồng thời nó cũng thích ứng với những biến đổi của môi trường xã hội giúp định hướng các hệ thống giá trị chuẩn mực làm động lực cho sự phát triển của xã hội.
  20. c. Đặc trưng thứ 3 của văn hoá là tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá như hiện tượng xã hội (chủ thể sáng tạo văn hoá) với các giá trị của tự nhiên. Văn hoá là tất cả những gì con người tác động vào tự nhiên mang tính vật chất hay tinh thần để tạo nên văn hoá cho chính mình. Tính nhân sinh của đặc trưng văn hoá gắn liền với hoạt động của con người trong xã hội. Văn hoá trở thành công cụ giao tiếp quan trọng và trở thành chức năng giao tiếp (nếu ngồn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hoá là nội dung của sự giao tiếp). d. Văn hoá được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng dân tộc. Văn hoá cũng được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hoá một chiều sâu. Trong quá trình lịch sử văn hoá tự tiếp biến, biến đổi cho phù hợp với các giá trị đương đại. Chính vì vậy tính lịch sử vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển văn hoá. những giá trị văn hoá tương đối ổn định: kinh nghiệm tập thể trong trị thuỷ, chống ngoại xâm, lao động sản xuất ) qua thời gian và không gian lịch sử nhất định được đúc kết thành các khuôn mẫu xã hội và cố định dưới các dạng: ngôn ngữ, phong tục, tập quán lễ nghi, pháp luật
  21. Truyền thống văn hoá tồn tại nhờ vào chức năng giáo dục của văn hoá. Chính chức năng giáo dục của văn hoá (những giá trị văn hoá ổn định và đang hình thành) đã dần tạo nên những hệ thống chuẩn mực mà con người chủ thể của văn hoá phải tiếp thu, phát tín hiệu để hình thành nhân cách. Chức năng giáo dục hướng lý tưởng cao đẹp, đạo đức của con người vào điều hay lẽ phải theo khuôn mẫu xã hội quy định. 1.2. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn minh NHOM 1 Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng "văn minh" (civilization, civilisation) như một từ đồng nghĩa với "văn hóa". Thực ra, như viện sĩ D. Likhacho[1990] có nhận xét, "đây là những khái niệm gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau, song không đồng nhất. Văn hóa giàu tính nhân bản, nó hướng tới những giá trị muôn thuở; trong khi đó thì văn minh hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi". Nói đến văn minh, người ta chủ yếu nghĩ đến các tiện nghi vật chất. Văn minh là giai đoạn phát triển của xã hội đối lập với giai đoạn mông muội, dã man. Theo quy luật tất cả các dân tộc sẽ bước vào thời đại “văn minh” sau khi đã trải qua giai đoạn”mông muội, dã man”.
  22. Đối với nền văn minh nhân loại thì chính trị được xuất hiện như nền tảng đầu tiên. Bởi lẽ khi con người quần tụ lại thành xã hội, thì điều thiết yếu đầu tiên là làm sao con người có thể cùng chung sống với nhau một cách an ninh, và thế là chính trị xuất hiện. Aristote nói: “Chính trị là nghệ thuật quyền lực mạnh nhất”. Đường sắt, ga xe lửa, xe hơi tiện nghi, sân bay hiện đại, rạp hát đa chức năng, nghi lễ tôn giáo nhanh,gọn giản tiện ? Một xã hội sống trong nhân ái công bằng là nhờ ở nền chính trị tiến bộ, nền chính trị ấy chẳng là gì khác hơn là theo đuổi công bằng cho xã hội.
  23. Khi sắt thép càng được khai thác rầm rộ, khoa học kỹ thuật quân sự phát triển thì con người càng rơi vào thảm họa diệt chủng bằng chính vũ khí tàn khốc của mình, khi xã hội càng giải phóng những tập tục của mình thì xã hội càng rơi vào lối sống buông thả, phóng dật, và những bệnh dịch phi luân càng ngày càng phát triển: nạn đồng tính luyến ái, lưỡng dục, AIDS khi người ta càng giải phóng phụ nữ thì phụ nữ ngày càng bị hạ thấp nhân phẩm, thân xác bị biến thành phương tiện hoá để phục vụ nền công nghệ trục lợi phái đẹp, hay hội chợ thương mại hoá đàn bà (instrumentalization de la femme), Sradadhkrishnan nói: “Sự đầu hàng của con người trước quyền lực của vật chất là nhược điểm chính của nền văn minh hiện đại”.
  24. Văn minh là gì? Nó chẳng là gì khác hơn là cách thức của đời sống hơn là chính đời sống. Một con người có văn hoá không phải vì anh ta ngồi trong xe hơi mà là cách thức ngồi của anh ta. Một xã hội có văn minh, không phải xã hội có xe hơi, rạp hát, hay trường đại học, mà ở chỗ xã hội đó sống trong những giá trị văn minh đã được khai sáng. Một nhà hát dù to nhưng đó chưa phải là giá trị văn hoá khi mà những gánh diễn bên trong vẫn phô diễn những trò vô văn hoá. Một xã hội nhà cao cửa rộng, người xe tấp nập, không hẳn đã văn minh khi những công dân của nó sống bê tha, bừa bãi, phóng túng, phi luật pháp, phép tắc và đạo lý. White Head nói: “Các nền văn minh chỉ có thể hiểu được bởi những người được văn minh hoá”.
  25. Văn minh là sự giao thoa, giao tiếp các giá trị của toàn thể nhân loại trong đời sống của mỗi dân tộc. Văn minh chủ yếu liên quan đến kỹ thuật làm chủ thế giới, biến đổi thế giới sao cho đáp ứng đòi hỏi của con người. Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị: trong khi văn hóa là một khái niệm bao trùm, nó chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh thiên về các giá trị vật chất mà thôi. Văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử: trong khi văn hóa luôn luôn có bề dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, nó chỉ cho biết trình độ phát triển của văn hóa; từ "văn minh" có thể được định nghĩa khác nhau trong các từ điển khác nhau, song chúng thường có chung một nét nghĩa là nói đến "trình độ phát triển". Văn minh luôn là đặc trưng của một thời đại: nếu như vào thế kỷ XIX, chiếc đầu máy hơi nước đã từng là biểu tượng của văn minh thì sang thế kỷ XX, nó trở thành biểu tượng của sự lạc hậu, nhường chỗ cho tên lửa vũ trụ và máy vi tính. Một dân tộc có trình độ văn minh cao vẫn có thể có một nền văn hóa rất nghèo nàn, và ngược lại, một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một nền văn hóa phong phú.
  26. Và sự khác biệt về nguồn gốc: Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Các nền văn hóa cổ đại hình thành từ trên hai nghìn năm trước công nguyên như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa đều là sản phẩm của phương Đông. Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là văn hóa Hy Lạp thì cũng sau các nền văn hóa phương Đông cổ đại tới hàng nghìn năm (thế kỷ XI-III trước công nguyên) và được hình thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa phương Đông gần nó nhất là Ai Cập và Lưỡng Hà - từ hệ thống thần thoại, lịch pháp cho đến chữ viết - chỗ nào cũng thấy dấu ấn của ảnh hưởng phương Đông. Về vị trí và đặc điểm kinh tế thì các nền văn hóa phương Đông đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi sản xuất nông nghiệp. Trong các ngôn ngữ phương Tây, từ "văn hóa" bắt nguồn từ chữ cultus tiếng La-tinh có nghĩa là "trồng trọt". Từ trồng trọt phát triển ra nghĩa chăm sóc (cây cối), từ "chăm sóc (cây cối)" dẫn đến chăm sóc (con người) = giáo dục. Trong khi đó thì từ "văn minh" trong các ngôn ngữ phương Tây đều bắt nguồn từ chữ civitas tiếng La-tinh có nghĩa là "thành phố".
  27. Nghĩa gốc này kéo theo mình hàng loạt từ và nghĩa phái sinh trong các ngôn ngữ châu Âu: "thị dân", "công dân" (civilis) , từ đó đến civilisation, civilization là "làm cho trở thành đô thị", đầy đủ tiện nghi như đô thị (= văn minh). Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử dẫn đến sự khác biệt về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tộc, bởi lẽ nó có giá trị tinh thần và tính lịch sử, mà cái tinh thần và cái lịch sử là của riêng, không dễ gì mua bán hoặc thay đổi được; còn văn minh thì có tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất, mà cái vật chất thì dễ phổ biến, lây lan. Như vậy, VĂN MINH (văn = vẻ đẹp, minh = sáng) là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất. Ở Việt Nam còn có các khái niệm "văn hiến" và "văn vật". Từ điển thường định nghĩa văn hiến là "truyền thống văn hóa lâu đời", còn văn vật là "truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử", "công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử". So sánh các định nghĩa này, ta thấy "văn hiến" và "văn vật" thực ra chỉ là những khái niệm bộ phận của "văn hóa", chúng chỉ khác văn hóa ở độ bao quát các giá trị:
  28. Văn hiến là văn hóa thiên về "truyền thống lâu đời", mà truyền thống lâu đời còn lưu giữ được không bị chiến tranh và thời gian hủy hoại chính là các giá trị tinh thần, còn văn vật là văn hóa thiên về các giá trị vật chất (nhân tài, di tích, công trình, hiện vật). Chính vì vậy mà ông cha ta thường nói đất nước ta có hàng ngàn năm văn hiến (chứ không nói văn vật, vì trải qua hàng ngàn năm, phần lớn các giá trị vật chất đã bị tàn phá), nhưng lại nói Hà Nội - Thăng Long ngàn năm văn vật (vì trong 1000 năm trở lại đây, từ khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long, các giá trị vật chất còn lưu giữ được nhiều). Phương Tây không có hai khái niệm "văn hiến" và "văn vật", cho nên hai khái niệm này không thể dịch ra các ngôn ngữ phương Tây được. Văn vật và văn minh tuy cùng thiên về giá trị vật chất, nhưng lại rất khác xa nhau. 1.3. Văn hoá với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội (Đọc tài liệu)
  29. 1.4.Cấu trúc của hệ thống văn hóa: Theo cách nhìn truyền thống, văn hóa có cấu trúc hai phần rất đơn giản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Cấu trúc này không sai, nhưng nó là cấu trúc cơ sở, rất đơn giản, không thể cho thấy hết được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa. + L. White phân chia văn hóa thành ba tiểu hệ: công nghệ, xã hội và tư tưởng. Đào Duy Anh dựa theo F. Sartiaux mà chia văn hóa thành ba phần: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trí thức. Nhóm Văn Tân thì phân biệt văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần; nhưng văn hóa xã hội (phong tục, tập quán ) đâu có nằm ngoài văn hóa tinh thần? M.S. Kagan cũng chia văn hóa ra ba thành tố, trong đó, bên cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là văn hóa nghệ thuật;nhưng có nghệ thuật nào lại không phục vụ các nhu cầu tinh thần? + Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn hóa nghệ thuật [Ngô Đức Thịnh 1987], hoặc hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt động nghệ thuật [Nguyễn Tấn Đắc].
  30. • Trên cơ sở này, chúng tôi thấy hợp lý hơn cả là xem văn hóa như một hệ thống gồm bốn thành tố (bốn tiểu hệ) cơ bản, mỗi tiểu hệ lại có hai vi hệ nhỏ hơn như sau: Mỗi nền văn hóa đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định - một chủ thể văn hóa. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng người - chủ thể văn hóa đó luôn có nhu cầu tìm hiểu, và do vậy đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về bản thân con người - đó chính là hai vi hệ của tiểu hệ văn hóa nhận thức. • Tiểu hệ thứ hai liên quan trực tiếp đến những giá trị văn hóa nội tại của cộng đồng người - chủ thể văn hóa: đó là văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm hai vi hệ là văn hóa tổ chức đời sống tập thể (những vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội trong một quy mô rộng lớn như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (những vấn đề liên quan đến đời sống mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, đạo đức, văn hóa giao tiếp, nghệ thuật ).
  31. • Cộng đồng người (chủ thể văn hóa) hiển nhiên là tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường - môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu, v.v.) và môi trường xã hội (hiểu ở đây là các xã hội, dân tộc, quốc gia láng giềng). Cho nên, hệ thống văn hóa còn bao gồm hai tiểu hệ nữa liên quan đến cách thức xử sự của cộng đồng dân tộc với hai loaị̣ môi trường ấy. Hai tiểu hệ đó là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. • Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng (tạo nên hai vi hệ): tận dụng môi trường (tác động tích cực) và đối phó với môi trường (tác động tiêu cực). Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống và giữ gìn sức khỏe, để tạo ra các vật dụng hàng ngày ; đồng thời phải đối phó với thiên tai (trị thủy), với khoảng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà cửa, kiến trúc). Với môi trường xã hội, bằng các quá trình giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng các thành tựu của các dân tộc, quốc gia lân bang để làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thời lại phải lo đối phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại giao
  32. 1.5 Các loại hình văn hoá:TIN HOC, NHOM 3 So sánh các nền văn hóa trên thế giới, người ta thấy chúng vô cùng đa dạng và phong phú. Chính vì vậy mà khi nói đến chúng, người ta thường liệt kê; chẳng hạn, Arnold Toynbee kể ra 38 nền văn minh thế giới, trong đó văn minh Việt Nam xếp cạnh văn minh Triều Tiên, Nhật Bản. Song, cũng đã từ lâu, người ta nhận thấy giữa các nền văn hóa có không ít nét tương đồng. Từ cuối thế kỷ XIX ở Tây Âu đã phổ biến thuyết Khuếch tán văn hóa (cultural diffusion) với những đại biểu như F. Ratsel, L. Frobenius, F. Grabner, W.Schmidt ở Đức, Áo; G. Elliot Smith, W. Rivers ở Anh Quan điểm chủ yếu của những người theo thuyết này là văn hóa được hình thành từ một trung tâm rồi được "truyền bá", "lan tỏa" ra các nơi khác bằng cách mô phỏng hoặc nhờ những cuộc thiên di của các dân tộc. Có lan tỏa toàn bộ hoặc lan tỏa bộ phận (truyền bá những yếu tố riêng lẻ của một nền văn hóa); lan tỏa tiên phát (trực tiếp từ nơi phát sinh) hoặc lan tỏa thứ sinh. Việc cực đoan hóa thuyết này đã dẫn đến chỗ bị giới cầm quyền thực dân lợi dụng để đề cao dân tộc này và khinh rẻ các dân tộc khác, đi ngược lại quyền lợi của con người.
  33. Đầu thế kỷ XX, từ những ý kiến của F. Boas, các nhà nhân chủng học Mỹ C.L. Wisler và A.L. Kroeber đã phản đối thuyết khuyếch tán văn hóa và đề xuất thuyết vùng văn hóa (cultural areas). Trên cơ sở nghiên cứu văn hóa các dân tộc da đỏ Mỹ, các tác giả này đã khẳng định sự tồn tại của nhiều dân tộc trên cùng một vùng lãnh thổ mà văn hóa của họ có những điểm chung. Nghĩa là các dân tộc ở cùng một vị trí tương đồng sẽ hình thành nên những đặc trưng chung về văn hoá. Họ chú ý đến yếu tố địa/ văn hoá và phân loại ra nhiều cấp độ: văn hoá vùng (phương Đông- Phương Tây), các vùng và tiểu vùng trong khu vực nhất định. Trong cùng một quốc gia có các vùng văn hoá và các tiểu vùng. Văn hoá vùng cũng kết hợp các nhân tố lịch sử, kinh tế- xã hội là cách phân loại hợp lý về các loại hình văn hoá.
  34. Từ cách tiếp cận vùng văn hóa trên cơ sở một đặc trưng hạn hẹp, C.L. Wisler và một số tác giả về sau đã đi đến kết luận về sự cần thiết lựa chọn một tập hợp những đặc trưng, tạo nên tip, hay loại hình văn hóa vùng. Trên cơ sở quan điểm này, từ những năm 30, trong dân tộc học Xô-viết đã hình thành thuyết loại hình kinh tế - văn hóa mà đại biểu là N.N. Cheboksarovà một số tác giả khác. Họ cho rằng các dân tộc trên thế giới cách xa nhau không có liên hệ chung với nhau nhưng có 2 yếu tố chung: Sống trong một môi trường địa lý có sự tương đồng, có cùng một loại hình kinh tế thì sẽ sản sinh ra những đặc trưng văn hoá giống nhau. Đây chính là loại hình kinh tế -văn hoá. Các học giả này cho rằng trong lịch sử văn hóa nhân loại từng tồn tại ba nhóm loại hình kinh tế - văn hóa: loại hình kinh tế - văn hóa săn bắt, hái lượm và đánh cá; loại hình kinh tế - văn hóa nông nghiệp dùng cuốc và chăn nuôi; loại hình kinh tế văn hóa nông nghiệp dùng cày với sức kéo động vật [xem: Cheboksaro1971].
  35. • Nguyên lý và cơ sở của các loại hình văn hoá: Thông qua các thuyết luận trên, sự giống nhau của văn hoá nhân loại xuất hiện, bắt nguồn từ nguyên lý tự nhiên, lịch sử, con người dân cư, dân tộc các nguyên lý trên bổ sung cho nhau và hình thành nên các hằng số chung của các dân tộc trên thế giới. • a. Yếu tố địa lý: Trong quá trình phát triển thì yếu tố địa lý có vai trò quan trọng là môi trường sống, đối tượng con người sáng tạo ra văn hoá. Con người tồn tại trước thiên nhiên như một thực thể của tự nhiên và có xu hướng quay về với tự nhiên, dựa vào tự nhiên ngay cả khi con người chinh phục tự nhiên thì con người cũng phải dựa vào các yếu tố của tự nhiên. Tự nhiên là đối tượng để con người sáng tạo ra văn hoá, yếu tố tự nhiên để lại dấu ấn rõ nét trong sáng tạo văn hoá của các dân tộc. Dù ở cách xa nhau nhưng trong cùng một khu vực địa lý, môi trường tương đồng; dù ở trình độ cao hay thấp đều sản sinh ra văn hoá tương đồng
  36. • b. Lịch sử và nguồn gốc tộc người (nguồn gốc là sự hình thành, lịch sử là sự phát triển). NHOM 3 Yếu tố chủng tộc liên quan đến sự hình thành các tộc người là yếu tố phụ thuộc rất lớn vào điều kiện địa lý, chủng tộc ít nhiều có liên quan đến các sắc thái văn hoá. Dường như chủng tộc và văn hoá có mối liên hệ trong quá trình hình thành và phát triển về sau này. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan (số lượng người đông lên, chiến tranh, thiên tai ) buộc các chủng tộc có sự di cư đến nhiều vùng đất khác nhau (địa lý có phần cách biệt) tuy nhiên họ vẫn giữ những yếu tố văn hoá truyền thống ban đầu.
  37. Trong quá trình phát triển tộc người gắn liền với vận mệnh lịch sử các dân tộc có những mục đích chung như chống giặc ngoại xâm, hệ thống thuỷ lợi, lao động sản xuất thì sẽ nảy sinh các hằng số văn hoá chung. Nhân tố nguồn gốc tộc người ít nhiều tham gia vào các hằng số chung về văn hoá của các dân tộc trên thế giới.
  38. Từ trung tâm phía Tây, con người nguyên thủy phân tán ra thành hai đại chủng: a) Đại chủng Âu (Europeoid) bao gồm các chủng: Ban-tích, Trung Âu và Địa Trung Hải; b) Đại chủng Phi (Negroid) bao gồm các chủng: Nam Ấn (Dravidien), Etiopi, Đông Phi, Trung Phi, Nam Phi. Từ trung tâm phía Đông, con người nguyên thủy cũng phân tán ra thành hai đại chủng: a) Đại chủng Á (Mongoloid) bao gồm các chủng: Bắc Mongoloid, Đông Mongoloid, Nam Mongoloid, Mỹ (Indien); b) Đại chủng Úc, hay phương Nam (Australoid, t.La-tinh Austra = "phương Nam") bao gồm các chủng: Negrito, Melanésien, Australien, Tasmanien, Polinésien, Ainu
  39. Sự phân biệt hai trung tâm vừa xét thành "Tây" và "Đông" là thuần túy dựa vào địa lý. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, hình thành sự phân biệt hai khái niệm "phương Tây" và "phương Đông" về mặt văn hóa. Sự phân biệt này do người châu Âu đặt ra: "phương Tây" là khu vực châu Âu nơi họ cư trú (vùng Tây-Bắc của cựu lục địa Á-Âu); vùng đất rộng lớn phía Đông-Nam còn lại mà họ chưa biết tới, bao gồm toàn bộ châu Á và mở rộng tới châu Phi, được gọi là "phương Đông“. Các nhà khoa học nghiên cứu về vùng đất này được gọi là các nhà "Đông phương học".
  40. Bởi văn hóa là sản phẩm của con người và tự nhiên nên nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hóa chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý- khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định. - Điều kiện tự nhiên- Môi trường sống: Môi trường sống của các cộng đồng cư dân ở phương Đông (chính xác hơn là Đông Nam) là xứ nóng sinh ra mưa nhiều (ẩm), tạo nên những những con sông lớn với các vùng đồng bằng trù phú . Còn phương Tây (chính xác hơn là Tây Bắc) lại là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh trưởng, có chăng chỉ là những vùng đồng cỏ mênh mông. Hai loại địa hình đồng bằng và đồng cỏ dẫn đến chỗ cư dân của hai khu vực phải sinh sống bằng hai nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Kinh tế trồng trọt bắt buộc người dân phải sống định cư, vì trồng cái cây xuống thì phải chờ cho nó lớn lên, ra hoa kết trái để còn thu hoạch. Ấy là chưa kể đến những loại cây lâu năm, phải trồng công phu, phải chờ 5-10 năm mới có quả, rồi lại thu hoạch nhiều lần. Lối sống chăn nuôi thì khác: tài sản của dân du mục là đàn gia súc. Gia súc ăn cỏ và không bị cố định như cái cây, ăn hết cỏ không thể ngồi đợi cho cỏ mọc mà phải đi tìm bãi cỏ khác. Cho nên sống bằng nghề du mục là lối sống du cư
  41. Nghề chăn nuôi ở phương Tây phổ biến đến mức trong Kinh Thánh, từ "cừu" được nhắc tới trên 5.000 lần, tín đồ được gọi là "con chiên", Chúa là người "chăn chiên" .Theo tác giả cuốn Lịch sử nhân loại thì "ngày xưa, người Hy Lạp chỉ nuôi dê và cừu, ít người làm nghề nông, phần đông lo việc mục súc và hàng hải"; người La Mã uống sữa bò, áo quần dệt bằng lông cừu hoặc bằng da thú vật . - Hai loại hình kinh tế: Văn hóa kiểu nông nghiệp thì lo tạo dựng một cuộc sống ổn định lâu dài, không xáo trộn - chúng mang tính trọng tĩnh; còn văn hóa kiểu du mục thì lo tổ chức làm sao để có thể thường xuyên di chuyển một cách gọn gàng, nhanh chóng, thuận tiện - chúng mang tính chất trọng động. Các nền văn hóa hiện đại dù đang thuộc giai đoạn văn minh nào (nông nghiệp, công nghiệp, hay thậm chí hậu công nghiệp) cũng đều không thoát ra ngoài hai loại hình cơ bản là TRỌNG TĨNH và TRỌNG ĐỘNG mà căn cứ theo nguồn gốc thì có thể gọi chúng là các loại hình văn hóa GỐC NÔNG NGHIỆP và GỐC DU MỤC. Điển hình cho loại trọng tĩnh (gốc nông nghiệp) là các nền văn hóa phương Đông; còn điển hình cho loại trọng động (gốc du mục) là các nền văn hóa phương Tây.
  42. - Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên hình thành hai thái độ đối lập: Dân nông nghiệp sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, ở cố định một chỗ với cái nhà, cái cây của mình nên có ý thức tôn trọng, không dám ganh đua với thiên nhiên. Sống hòa hợp với thiên nhiên - đó là mong muốn của cư dân các nền văn hóa trọng tĩnh phương Đông. Người Việt Nam mở miệng là nói "lạy trời", "nhờ trời", "ơn trời": "Lạy trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm, Lấy rơm đun bếp"; "Ơn trời mưa nắng phải thì, Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu" (ca dao). • Còn dân du mục thì nếu thấy ở nơi này không thuận tiện, họ có thể dễ dàng bỏ đi nơi khác, do vậy dẫn đến tâm lý coi thường thiên nhiên; bởi vậy mà các nền văn hóa phương Tây trọng động luôn mang trong mình tham vọng chinh phục và chế ngự thiên nhiên. “Khuynh hướng khuyến khích một thái độ thù địch với thiên nhiên : thiên nhiên phải được chinh phục, vì nó là thù nghịch"
  43. Mỗi thái độ đều có mặt hay mặt dở riêng của nó. Tôn trọng thiên nhiên có cái hay là giữ gìn được môi trường sống tự nhiên nhưng có cái dở là khiến con người trở nên rụt rè, e ngại. Coi thường thiên nhiên có cái hay là khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với thiên nhiên, khuyến khích khoa học phát triển, nhưng có cái dở là hủy hoại môi trường. - Về mặt nhận thức, hai loại hình văn hóa này tạo nên hai kiểu tư duy trái ngược nhau: Nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều - không chỉ phụ thuộc vào một hai hiện tượng riêng lẻ nào, mà là cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả: Trời, đất, nắng, mưa Nắng nhiều quá cũng chết mà không nắng cũng chết, mưa nhiều quá cũng chết mà không mưa cũng chết. Cho nên người Việt nói: Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm, Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng (ca dao). Đó chính là đầu mối của lối tư duy tổng hợp4. Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là tập hợp của các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến mọi mối quan hệ giữa chúng - đó chính là đặc trưng tư duy của văn hóa gốc nông nghiệp trọng tĩnh mà nông nghiệp lúa nước là điển hình.
  44. Ngược lại, đối tượng quan tâm của nghề chăn nuôi không tản mạn mà tập trung vào đàn gia súc, con vật. Xuất phát từ cái chỉnh thể, tư duy của con người tất yếu đi theo lối phân tích để tách ra các yếu tố cấu thành; từ con vật hoàn chỉnh mổ xẻ chia ra các bộ phận. Và đối tượng quan tâm ở đây tập trung vào chính các bộ phận riêng lẻ ấy (vì mối liên hệ giữa chúng trong chỉnh thể đã là đương nhiên), cho nên phân tích kéo theo siêu hình - Phân tích và siêu hình - đó chính là đặc trưng tư duy của văn hóa trọng động mà phương Tây là điển hình.
  45. - Về mặt tổ chức cộng đồng, ta có thể xem xét trên hai phương diện: nguyên tắc tổ chức cộng đồng và cách thức tổ chức cộng đồng. Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình (tục ngữ). Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
  46. Đến phương Tây thì nguyên tắc tổ chức cộng đồng của họ là trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam giới. Vào thời La Mã cổ đại, phụ nữ không hề có tên riêng: cho đến nay, nhiều nước châu Âu vẫn giữ tục lệ phụ nữ mang họ + tên chồng trong cả các văn bản chính thức; ở một số dân tộc phương Tây, con cái mang họ cha chưa đủ mà còn phải luôn kèm thêm cả tên cha bên cạnh. Truyền thuyết Thiên Chúa giáo coi người đàn bà chỉ là cái xương sườn của người đàn ông mà thôi!
  47. Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn phải đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với lối sống trọng tình đã dẫn đến cách thức tổ chức cộng đồng theo lối linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lý sống của người Việt Nam là: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy (tục ngữ). Nguyên tắc sống trọng tình cảm và nhu cầu về một cuộc sống hòa thuận càng làm cho lối sống linh hoạt trở nên đậm nét hơn và là cơ sở của tâm lý hiếu hòa trong quan hệ xã hội. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến đặc trưng quan trọng bậc nhất của văn hóa nông nghiệp là tâm lý coi trọng tập thể, cộng đồng. Người Việt Nam làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể đứng sau.
  48. Ngược lại, tư duy phân tích và siêu hình của văn hóa trọng động dẫn đến cách thức tổ chức cộng đồng theo nguyên tắc. Cuộc sống du cư của tổ tiên khi xưa đòi hỏi con người luôn phải sống có tổ chức, phải tuân thủ kỷ luật chặt chẽ, sớm dẫn đến sự hình thành một nếp sống theo pháp luật, với tính tổ chức cao. Cách thức tổ chức theo nguyên tắc liên quan đến lối sống trọng lý - đề cao lý trí . Tư duy phân tích, cách tổ chức cộng đồng theo nguyên tắc, v.v dẫn đến một đặc điểm quan trọng của văn hóa phương Tây là tâm lý trọng cá nhân. Thời trung cổ trở về trước là coi trọng cá nhân người cai trị, thời dân chủ tư sản về sau là coi trọng tự do cá nhân của mỗi con người.
  49. Mỗi lối sống có cái ưu và nhược điểm riêng của nó. Không phải cứ linh hoạt, trọng tình, dân chủ là tốt; ngược lại, nguyên tắc, trọng võ, quân chủ là xấu. Nếu như mặt trái của nguyên tắc là máy móc, rập khuôn cứng nhắc; mặt trái của quân chủ là áp đặt thiếu bình đẳng thì mặt trái của linh hoạt là tùy tiện, mặt trái của dân chủ là tâm lý hòa cả làng, bệnh coi thường phép nước (Phép vua thua lệ làng - tục ngữ). Biểu hiện tiêu biểu của bệnh tùy tiện là tật co giãn trong khái niệm giờ giấc (giờ cao su), của bệnh coi thường phép nước là sự thiếu tôn trọng pháp luật, rõ nhất là trong giao thông Nguyên tắc sống trọng tình cảm làm cho bệnh tùy tiện và coi thường phép nước càng trở nên trầm trọng hơn: Đưa nhau đến trước cửa quan, Bên ngoài là lý, bên trong là tình (ca dao) Nó dẫn đến tệ "đi cửa sau" trong giải quyết công việc (một khi tình cảm đã thông thì mọi việc đều có thể "linh động" xong hết): Nhất thân, nhì quen, tam thần, tứ thế (tục ngữ mới). Trọng tình và linh hoạt làm cho tính tổ chức của người nông nghiệp kém hơn hẳn so với cư dân gốc du mục.
  50. Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận và mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó; trong khi đó tinh thần trọng võ, lối sống theo nguyên tắc của văn hóa trọng động dẫn đến lối ứng xử độc tôn trong tiếp nhận và cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó (ưa giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực và khi giải quyết luôn có tham vọng buộc đối phương khuất phục hoàn toàn).
  51. VH TRỌNG TĨNH VH TRỌNG ĐỘNG (gốc nông nghiệp) (gốc du mục) Đặc trưng gốc Địa hình Đồng bằng (ẩm, thấp) Đồng cỏ (khô, cao) Nghề chính Trồng trọt Chăn nuôi Cách sống Định cư Du cư Ứng xử với môi trường tự nhiên Tôn trọng, sống hòa hợp với thiên nhiên Coi thường, tham vọng chế ngự thiên nhiên Lối nhận thức, Tư duy Thiên về tổng hợp và biện chứng (trọng quan hệ); Thiên về phân tích và siêu hình lý tính và thực nghiệm Tổ chức cộng đồng Nguyên tắc Trọng sức mạnh, trọng tài, trọng Trọng tình, trọng đức, CĐ Linh hoạt và dân chủ, Nguyên tắc và quân chủ cá nhân Ứng xử với môi trường xã hội Dung hợp trong tiếp nhận; mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó Độc tôn
  52. Chương 2: DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1. Văn hoá Việt Nam thời tiền sử Thời tiền sử: có thể tính từ khi có con người trên đất nước ta cho đến thế kỷ I trước công nguyên. Đây là giai đoạn dài và có tính chất quyết định , giai đoạn hình thành và định vị của văn hoá Việt Nam. Việt Nam trong bối cảnh là chiếc nôi của loài người ở khu vực Đông Nam Á. Cách ngày nay 40-50 vạn năm, khí hậu Việt Nam đặc trưng nhiệt đới ẩm thích hợp cho sự sinh sống của con người. Mở đầu cho giai đoạn tiền sử là Núi Đọ (Thanh Hoá) người ta đã phát hiện được các mảnh ghè (mảnh tước), rìu tay Từ 20 đến 15 ngàn năm trước công nguyên, con người hiện đại Homo Sapiêns đã cư trú trên trên một địa bàn rất rộng, họ là chủ nhân của nền văn hoá Sơn Vi. Thời kỳ này họ sống thành các bộ lạc săn bắt, hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ tuy thô sơ song đã có bước tiến lớn trong kỹ thuật chế tác, nhiều loại hình đã có tính chất ổn định. Tiêu biểu những hòn đá cuội được ghè đẽo ở hai cạnh.
  53. Đa số là công cụ chặt, nạo, hay cắt. Vết tích cư trú chỉ hạn chế ở một số vùng, trên một số gò đồi, hang động. Người nguyên thuỷ thời kỳ này đã biết dùng lửa. Họ chôn người chết ngay nơi cư trú. Điều này nói lên niềm tin của người nguyên thuỷ về một thế giới khác mà ở đó người nguyên thuỷ vẫn “sống”; thức ăn chủ yếu là nhuyễn thể, những cây quả, hạt và một số động vật vừa và nhỏ. Cách ngày nay một vạn năm đã có những thay đổi quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong lối sống của con người. Loài người bắt đầu bước vào thời kỳ đá mới đặc trưng tiến bộ về phương thức sản xuất cũng như kỹ thuật sản xuất. Con người đã biết tận dụng và sử dụng nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre, gỗ Kỹ thuật chế tác đạt đến đỉnh cao, xuất hiện nhiều loại hình công cụ. Đặc biệt con người đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật, cây trồng, bắt đầu sống định cư, dân số gia tăng. Tiêu biểu giai đoạn này là văn hoá Hoà Bình. Cư dân đã biết săn bắt, hái lượm.Người ta đã tìm thấy hạt và quả của nhiều loại cây thuộc họ rau đậu và bầu bí được coi là thuần dưỡng trong một số di chỉ của văn hoá Hoà Bình. Đã xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai. Cuộc sống định cư tương đối ổn định. Thời kỳ tiếp theo con người đã biết mở rộng môi trường sinh thái núi, trước núi và ven biển, nghề đánh cá phát triển mạnh.
  54. Cư dân thời đại đá mới có tri thức phong phú về tự nhiên, Thời kỳ này cũng để lại những dấu vết nghệ thuật như những hiện vật xương có vết khắc hình cá, hình thú, hình người vẽ Tư duy về thời gian vũ trụ còn được thể hiện bằng những hình hoa văn, ký hiệu biểu thị hình mặt trời, hình tròn, hình chữ vẽ trên gốm có thể đã hình thành một loại nông lịch sơ khai. Thời kỳ này đã xuất hiện những tín ngưỡng nguyên thuỷ sơ khai như mưa, gió và đặc biệt mặt trời đã trở thành một trong những thần linh quan trọng đối với con người.
  55. 2.2 Thời Sơ sử: (LOP THU 2) Cách đây khoảng 4.000 năm từ lưu vực sông Hồng đến sông Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí. Trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại 3 trung tâm văn hoá: Đông Sơn (Miền Bắc), Sa Huỳnh (Miền Trung) và Đồng Nai (ở Miền Nam). + Văn hoá Đông Sơn được hình thành trực tiếp từ ba nền văn hoá ở lưu vực sông Hồng, Sông Cả, sông Mã. Các nền văn hoá Phùng nguyên - Đồng Đậu- Gò Mun thuộc giai đoạn đồng thau (từ khoảng 2.000-7000 năm trước CN). Trong thời kỳ này con người vẫn sử dụng đá, gỗ tre, nứa, xương sừng để chế tạo công cụ và vũ khí, đồ gốm đạt độ nung cao hơn, dày và cứng hơn, đa số có màu xanh mốc. Bên cạnh đó cũng xuất hiện vật liệu mới đồ đồng đã tác động to lớn đối với kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng đồng người. Cư dân tiền Đông Sơn là cư dân trồng lúa nước, nông nghiệp dùng cày đồng với nhiều chủng loại phù hợp với từng loại đất họ đã biết chăn nuôi gia súc trâu, bò, lợn gà làng mạc thời kỳ này có diện tích rộng và tầng văn hoá dày. Bên cạnh nơi cư trú còn có di chỉ mộ táng
  56. Họ có đời sống tinh thần phong phú điều đó biểu hiện trong tư duy và sáng tạo nghệ thuật trong trang trí đối xứng, các mô tif hoa văn điều này cho thấy sự phát triển nhận thức hình học và tư duy chính xác nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật chế tạo đá, đúc đồng.Trên trống đồng khắc hoa văn hình bò Việc thuần dưỡng voi đựơc phổ biến để làm phương tiện chuyên chở. Kỹ thuật đúc đồng thau đạt đến đỉnh cao với trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc. Số lượng và loại hình vũ khí tăng vọt. Đặc biệt họ đã đúc những hiện vật bằng đồng với kích thước lớn đó là thạp đồng, trống đồng Kỹ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển, đặc biệt giai đoạn cuối của văn hoá Đông Sơn người Đông Sơn còn biết dệt vải, làm thuỷ tinh, làm mộc, đan lát, làm gốm, chế tác đá Làng xóm thường phân bố ở những nơi cao, thậm chí sườn núi hay quả đồi gần các con sông lớn và chi lưu của chúng, xung quanh làng có các vòng đai phòng thủ
  57. Người Đông Sơn đã có những phong tục, y phục khá phong phú và đa dạng, đầu tóc có 04 loại. Người Đông Sơn rất thích đồ trang sức. Di chuyển bằng thuyền. Thời kỳ này gắn liền với nó là các huyền thoại, thần thoại Những nghi lễ và tín ngưỡng giai đoạn này là nghề trồng lúa nước, tục thờ mặt trời, mưa, nghi lễ phồn thực, nghi lễ nông nghiệp khác như hát đối đáp, gái trai, tục đua thuyền, thả diều + Văn hoá Sa Huỳnh: Trong khi ở Bắc bộ tồn tại nền văn hoá Đông Sơn thì trên dải đất miền Trung tồn tại nền văn hoá mà các nhà khảo cổ gọi là văn hoá Sa Huỳnh. Không gian văn hoá Sa Huỳnh phân bố từ Bình Trị Thiên cho đến lưu vực sông Đồng Nai, từ biển lên miền núi theo trục Đông Tây
  58. Những người truyền giáo và nhà buôn Ấn Độ đầu tiên đặt chân ở nước ta từ đầu công nguyên. Dấu vết cổ còn tìm thấy ở Óc Eo (An Giang, ở ven biển miền Trung, ở Luy Lâu (Bắc Ninh). Khi người Chăm lập ra Vương quốc Champa (192 SCN), thoát ra khỏi ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc.Họ tiếp nhận người Ấn Độ đến truyền giáo, theo đó tiếp thu nhiều giá trị văn hóa khác. Văn hóa Ấn Độ thấm sâu vào văn hóa Chăm từ thế kỉ 7 đến hết thế kỉ 15 khi Champa chấm dứt sự tồn tại độc lập với tư cách là một quốc gia và sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Bà la môn giáo (Bramanism) thờ đấng tối cao tên là Brahma (có nghĩa là đại hồn) được miêu tả trong bộ kinh Veda (chuyển thể thành Vệ Đà của kinh Phật).
  59. Brahma gồm có 3 ngôi: Brahma (sáng tạo), Visnu (bảo vệ) và Siva (hủy diệt). Khi đạo Phật phát sinh ở Ấn Độ, Bà la môn giáo tự cải cách thành Ấn Độ giáo (Hinduism). Thực ra văn hóa Chăm còn chịu ảnh hưởng của khu vực kế cận và văn hóa gốc miền Trung (văn hóa Sa Huỳnh). Địa hình, khí hậu, lối sống khắc nghiệt ở miền Trung tạo ra tính cách Chămdương tính (cứng rắn, thượng võ, hiếu chiến). Thành tựu văn hóa Chăm còn lại ngày nay gồm 1 số lãnh vực: kiến trúc, điêukhắc và tôn giáo, trong đó tôn giáo là linh hồn của nền văn hóa ấy. Ngày nay những tháp Chàm còn đó sừng sững trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách bốn phương.
  60. Quần thể tháp Chăm Tháp Chàm (Chăm) nổi tiếng về kĩ thuật xây dựng độc đáo giũa đất núi và đá. Nội dung của tháp là: trong lòng làm lăng mộ vua, trên nóc thờ thần linh tối cao Bà la môn. Vị thần linh được thờ nhiều nhất là thần Si Va, do nhu cầu đồng hóa với sinh thực khí nam (dương tính trong tín ngưỡng phồn thực). Cùng với Bà la môn, đi vào văn hóa Chăm còn có đạo Hồi (thế kỷ XVI) (Islam). Hồi giáo có quy tắc khắt khe nhưng đã được người Chăm cải biên nhiều. Hồi giáo gốc coi trọng nam giới, thì Hồi giáo Chăm Việt Nam vẫn coi trọng phụ nữ. .
  61. Ngoài ra khi nói đến văn hoá Chăm còn phải kể đến âm nhạc Chăm tuy còn sâu đậm ấn tượng Ấn Độ (buồn bã, sâu thẳm) nhưng cũng pha trộn giai điệu trữ tình phóng khoáng phương Nam. Hiện tại, do những biến thiên của lịch sử, người Chăm ở Việt Nam có khoảng 137.133 người cư trú chủ yếu ở Bình Thuận, Ninh Thuận (90.175 người) , rải rác Tây Ninh và An Giang, Bình Định và Phú Yên
  62. - Văn hoá Óc Eo Ngay từ đầu TK 20 những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo- Ba Thê thuộc xã Vọng Thê- huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang. Do sự phong phú cuả loại hình, sự độc đáo của chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác nên ngay từ lúc bấy giờ, các di vật của văn hóa Óc Eo đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng người Pháp như: G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier Tuy nhiên công cuộc nghiên cứu văn hóa này chỉ thực sự bắt đầu bằng cuộc khai quật của L.Malleret tại di tích Óc Eo vào năm 1944 và những năm sau đó
  63. Xã hội Óc Eo là một xã hội phát triển nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn. Đặc biệt nông nghiệp và thương nghiệp lúc này đã khá phát triển với một loạt chứng cứ như những công trình thuỷ lợi cổ, kênh rạch vừa tưới tiêu vừa là đường giao thông, sản phẩm thủ công thể hiện sự chuyên hoá, những đồng tiền bằng vàng, bạc, thiếc còn nguyên hay cắt làm tư làm tám, các loại trang sức, con dấu bằng đá quý, thuỷ tinh, nhiều sản phẩm có nguồn gốc ngoại nhập. Nền văn hoá này còn để lại nhiều kiến trúc khác nhau như vết tích nhà sàn, những kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá lẫn lộn thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật xây dựng. Nghệ thuật tạc tượng điêu luyện gồm hai nhóm tượng Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ngoài ra còn tìm thấy chữ viết trên các con dấu, mặt nhẫn, bia đá đó là dạng chữ Phạn (Brami ) thế kỷ V thời kỳ Gúpta của Ấn Độ cổ đại
  64. nền văn hóa này là sản phẩm của một nhà nước cổ đại tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VI ở Đông Nam Á, từng được sử Trung Quốc ghi chép nhiều lần, đó là Vương quốc Phù Nam. Tính chất cảng thị thể hiện qua vị trí địa lý của thành thị Óc Eo và các di vật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Điạ Trung Hải, Trung Đông, Trung Hoa làm cho văn hóa Óc Eo mang đậm yếu tố “ngoại sinh”, được những nhà nghiên cứu trước đây coi là nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển văn hóa này.
  65. Cư dân văn hóa Óc Eo cư trú trên những tiểu vùng sinh thái khác nhau nên có những đặc điểm khác nhau về lối sống, thể hiện trên các di tích và di vật khảo cổ học. Đó là các tiểu vùng: tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, ven biển Tây Nam (vùng Bạc Liêu- Cà Mau),hạ lưu sông Tiền, Đông Nam bộ và khu vực rừng ngập mặn ven biển Đông Nam bộ. Điạ bàn sinh tụ cuả cư dân văn hóa Óc Eo rất rộng lớn nhưng họ đã thích ứng được với mọi hoàn cảnh, tạo lập cuộc sống ổn định và phát triển nền văn hoá đặc sắc cuả mình.
  66. Di tích kiến trúc trong văn hóa Óc Eo gồm di tích cư trú, kiến trúc đền tháp và mộ táng. Vật liệu xây dựng gồm gỗ, gạch, đá: dấu tích các cọc nhà sàn và một số cấu kiện trang trí hoa văn, phế tích hay nền móng đền tháp thờ hoặc đền tháp-mộ táng. Gỗ và đá là nguyên vật liệu cư dân bản điạ quen dùng từ thời tiền sử còn gạch là vật liệu mới do tiếp thu kỹ thuật cuả Ấn Độ từ đầu Công nguyên. Vật liệu đá có kích thước rất lớn, tham gia vào các công trình là bộ phận cuả kiến trúc chứ không chỉ là các chi tiết trang trí, được lắp ghép-kết nối bằng kỹ thuật chốt mộng. Hầu hết phế tích cho biết đây là đền tháp theo kiểu Ấn Độ có bình đồ hình vuông, nền móng dày đến hơn 1m xây bằng gạch, đất sét và đá sỏi để có thể chịu lực cuả công trình đồ sộ bên trên. Đặc biệt, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được loại hình mộ táng mà trước đây các học giả Pháp chưa biết đến. Đó là các huyệt mộ hình vuông, hình chữ nhật hay hình phễu, bên trên ốp gạch hay lát đá tạo thành bề mặt khá bằng phẳng. Trong các huyệt mộ có cát trắng lẫn nhiều hiện vật quý giá như các mảnh vàng chạm khắc những biểu tượng cuả Bàlamôn hay Phật giáo, đồ trang sức, một số đồ tuỳ táng khác.
  67. Hiện vật nguyên vẹn làm bằng các chất liệu như vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, thuỷ tinh, đá, gỗ, gốm và hàng trăm ngàn mảnh hiện vật đang được bảo quản và trưng bày tại bảo tàng các tỉnh Nam bộ là nguồn tài liệu chủ yếu giúp các nhà khoa học nghiên cứu về nhiều mặt đời sống cư dân văn hóa Óc Eo. Nổi bật là các loại đồ trang sức, tượng thờ và đồ gốm gia dụng. Đây cũng là sản phẩm cuả các nghề thủ công phát triển cao, đa dạng và tinh xảo. Nhiều di chỉ -xưởng chế tạo đồ gốm, đồ trang sức được tìm thấy ở khu di tích lớn như Óc Eo-Ba Thê, Nền Chuà, Cạnh Đền, Gò Tháp, Gò Hàng
  68. Hiện vật bằng vàng có nhiều kiểu dáng như nhẫn, bông tai, hạt chuỗi, các lá vàng chạm khắc chế tác bằng nhiều kỹ thuật khác nhau mà đặc sắc nhất là kỹ thuật khắc miết tạo ra hình và chữ trên lá vàng. Đồ trang sức bằng đá ngọc, mã não, thạch anh, thuỷ tinh với nhiều màu sắc, nhiều kích cỡ, nhiều hình dáng. Tượng thờ Bàlamôn và Phật giáo bằng đá và bằng gỗ, một số ít bằng đồng, được tìm thấy trong nhiều di tích và rải rác trên khắp vùng Nam bộ cả miền Tây và miền Đông. Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất cuả nghệ thuật điêu khắc Hindu giáo và Phật giáo ở đây là từ TK 5 đến TK7. Sự đa dạng về loại hình và hình thức thể hiện đã phản ánh sự phức tạp và đan xen cuả các nguồn gốc ảnh hưởng trong đó chủ yếu là nghệ thuật An Độ, đồng thời vẫn thể hiện rõ xu hướng hiện thực - bản điạ hóa các hình tượng tôn giáo Ấn Độ. Về loại hình không phải chỉ có tượng và biểu tượng thần phật mà còn có nhiều hình tượng linh thú, thần thoại trong điện thờ Ấn Độ giáo và Phật giáo.
  69. Đồ gốm có mặt trong hầu hết các di tích khảo cổ và là loại hình hiện vật thể hiện truyền thống bản địa nhất. Sản phẩm gồm các loại bình, hũ, nồi, nắp, bát, cốc, chai Đặc biệt là loại bếp lò làm bằng gốm (“cà ràng” theo cách gọi của người Khmer hiện nay ở đồng bằng sông Cưủ Long). Đây là vật dụng quen thuộc và rất cần thiết cuả cư dân sống ở vùng ven biển và sông rạch, trên nhà sàn hay trên ghe xuồng. Bếp lò gốm đã xuất hiện trong các di tích cư trú và cả trong mộ táng (với chức năng là đồ tuỳ táng) từ thời tiền sử trước đó ở lưu vực sông Vàm Cỏ- Đồng Nai và đến văn hóa Óc Eo đã trở thành di vật đặc trưng cuả văn hóa này. Hiện nay bếp lò gốm phổ biến ở nhiều nơi trong vùng Đông Nam Á. Ngoài đồ gốm gia dụng, vật liệu xây dựng bằng đất nung như gạch ngói, phù điêu trang trí cũng là di vật chủ yếu trong các di tích kiến trúc đền tháp cuả văn hóa Óc Eo.
  70. 2.3 Văn hoá Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên TIN HOC Kể từ Triệu Đà (179.tr.CN) dùng mưu mô thâm độc (cho Trọng Thuỷ sang ở rể mà truyền thuyết Trọng Thuỷ Mỵ Châu còn ghi lại) đánh bại vua An Dương Vương của nước Âu Lạc đến khi Ngô Quyền giành lại độc lập dân tộc (938). Ý thức đối kháng kiên trì, bất khuất trước nguy cơ xâm lăng của phong kiến phương Bắc. Những cuộc kháng chiến liên tiếp qua các thế kỉ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí,Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Cha con họ Khúc, Dương Diên Nghệ và đỉnh cao là cuộc đại thắng của Ngô Quyền năm 938. Giai đoạn này không có những thành tựu văn hóa đáng kể. Nếu có, chúng ta cần nói đến hai nguồn văn hóa Ấn Độ truyền vào nước ta theo con đường hòa bình, đó là văn hóa Phật giáo thâm nhập vào miền Bắc, Bà la môn đi vào miền Trung bộ tạo dựng nên vương quốc Chămpa.
  71. Các thế lực phong kiến phương Bắc ra sức phá huỷ, tiêu diệt thành tựu văn hóa dân tộc ta như: thu gom sách vở, bắt thay thế trang phục Hán.v.v nhưng không đạt được mục đích Có thể hệ thống văn tự Việt đã bị xóa bỏ trong suốt ngàn năm đô hộ này. 2.4. Văn hoá Việt Nam thời tự chủ (thế kỷ X đến nửa sau thế kỷ XIX) Sau chiến thắng của Ngô Quyền, nước ta lại xây dựng nền độc lập.Trải qua các triều đại ngắn Đinh Bộ Lĩnh (968- 980), Lê Hoàn, phải đến thời nhà Lý (1009-1225 - quốc hiệu Đại Việt được đặt vào năm 1054 thời vua Lê Thánh Tông) nền văn hóa Đại Việt mới phát triển mạnh với tinh thần phục hưng mãnh liệt. Tiếp theo là nhà Trần, nền văn hóa Đại Việt đạt được bước phát triển rực rỡ, gọi chung là thời đại văn hóa Lý - Trần.
  72. Đạt tới đỉnh cao rực rỡ là thời nhà Lê, nước ta đã có một nền văn hóa phong kiến ngang tầm khu vực, đủ sức tự cường và giữ vững độc lập dân tộc. Dân tộc ta phát triển về phương Nam vừa nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ, vừa phát triển đất nước. Sáp nhập vương quốc Chăm pa ở miền Trung vào lãnh thổ để mở đầu cho cuộc Nam tiến. Dân tộc ta khẩn trương tiếp thu văn hóa phong kiến Trung Hoa, chủ yếu là hệ thống giáo dục Nho Giáo, Phật giáo Trung hoa, kể cả Đạo giáo, theo xu hướng”Tam giáo đồng quy”. Với phương châm”Việt Nam hóa”những thứ văn hóa ngoại lai, nghĩa là tiếp nhận văn hóa và vận dụng cho phù hợp hoàn cảnh và bản lĩnh, tính cách dân tộc Việt, nhân dân ta đã tạo nên một nền Nho giáo Việt Nam, Phật giáo Việt Nam
  73. Nhân dân ta tiếp nhận chữ Hán, nhưng tạo ra chữ Nôm (TK VII- VIII) để ghi âm tiếng Việt – tiêu biểu có Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều (3254 câu thơ lục bát) của Nguyễn Du Những lớp trí thức Hán học đã đóng vai trò nòng cốt trong bộ máy quan lại phong kiến Việt Nam các triều đại Lý, Trần, Lê và Nguyễn. Thủ đô bền vững từ đây đặt tại Thăng Long (1010), với Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên, cùng với Văn Miếu (1070), khẳng định một giai đoạn phát triển cao của văn hoá dân tộc
  74. Đại Nam là quốc hiệu do Nhà Nguyễn Minh Mạng đặt (1838) sau tên Việt Nam do Gia Long đặt (1804). Giai đoạn này tính từ thời các chúa Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp chiếm được nước ta làm thuộc địa. Sau thời kì hỗn loạn Lê - Mạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, đến nhà Nguyễn, Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiến kịp phương Tây. Thiên chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam do các giáo sỹ phương Tây đến các vùng duyên hải nước ta truyền đạo. Nhà Nguyễn ban đầu cho họ vào vì mục đích chính trị nhất là thời Nguyễn Ánh cần quân lực để chiếm lại đất cũ (Đàng trong) từ tay Tây Sơn, về sau lại ngăn cản do ngại sự can thiệp và đe doạ của phương Tây (thời vua Minh Mạng (1820-1840) là cò nhiều chỉ dụ cấm đạo ngặt nghèo và thảm khốc nhất, nhiều cha cố và giáo dân bị giết trong giai đoạn này.
  75. 2.5. Văn hoá Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 Vào thế kỷ XVI, các Giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam, cùng các nhà buôn . Từ năm 1615, các Giáo sĩ dòng Tên bắt đầu thiết lập những cộng đồng giáo dân rồi đặt hai trung tâm ở Hội An và Thăng Long. Cũng còn nhiều dòng khác, như dòng Đa Minh (Dominicain), dòng thánh Francos (Franciscain) và người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp Năm 1658, Giáo hoàng cho phép lập Hội truyền giáo nước ngoài ở Paris cho các giáo sĩ đại diện Roma hoạt động ở Trung Quốc và Đông Dương Cho đến năm 1788, đất nước ta bị chia cắt. Ở Đàng trong (Hội An) , thương nhân Bồ Đào Nha giúp chúa Nguyễn mở lò đúc súng ở Huế. ở Đàng ngoài , hãng buôn Hà Lan ở Phố Hiến giúp chúa Trịnh tàu và súng đạn. Mới đầu, các chúa Trịnh và Nguyễn đều để cho truyền đạo Thiên Chúa. Nhưng vài chục năm sau, đạo bị cấm, tùy thời kỳ cấm ngặt hay lỏng. Vào cuối thế kỷ XVIII, Giáo sĩ Pháp Pigneau de Behaine giúp chúa Nguyễn Ánh nên Gia Long lên ngôi cho truyền đạo. Mấy vua sau lại cấm đạo và đàn áp giáo dân, giết linh mục.
  76. Đồng thời buôn bán và phương Tây bị ngưng trệ, khiến đế quốc Pháp lấy cớ tấn công Việt Nam từ 1858 và chiếm hoàn toàn đất nước vào năm 1885. Thời kỳ thế kỷ XVII - 1885, cuộc đối thoại Việt Nam - phương Tây không lấy gì làm mặn mà, công cuộc hiện đại hóa mờ nhạt. Văn hóa phương Tây gây một cú sốc đối với văn hóa truyền thống Việt Nam nặng ảnh hưởng Khổng học. Nhà vua và quần thần , các Nho sĩ đều đánh giá thấp văn hóa phương Tây, cho là chỉ thiên về vật chất, thiếu đạo đức cơ bản của Thánh hiền. Những nhà Nho tiến bộ đề ra cải cách, theo kỹ thuật phương Tây (Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện ) đều bị gạt
  77. Còn đạo Thiên Chúa thì bị cấm vì cho là tà đạo, không chấp nhận thờ cúng tổ tiên, thần thánh của Tam Giáo. Nhưng đạo Thiên Chúa đã mang lại cho Việt Nam một thành quả quý báu mà không ai ngờ tới: chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Pháp đã sáng tạo ra Quốc ngữ để truyền giáo cho dễ (đọc kinh bổn, cầu nguyện ). Không ngờ đầu thế kỷ XX nó sẽ là công cụ tuyệt vời để làm cách mạng và phát triển mà ngành khoa học, văn nghệ, chính trị (thay cho chữ Nho).
  78. Tiếp biến văn hóa với phương Tây (1884 - 1945) Đây là thời kỳ Pháp thuộc. Tiếp biến văn hóa dĩ nhiên là cưỡng bức, nhất là trong thời kỳ đầu, do đó luôn luôn có sự chống lại ngoại lai để bảo vệ bản sắc dân tộc. Nhưng dần dần, cũng đồng thời có đối thoại tự nguyện. Thiết tưởng, không cần nhắc lại những tai họa mà thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Việt Nam. Chính những người Pháp tiến bộ đã tùng lên án chính sách tàn bạo và ngu dân cửa chính quyền thục dân. Nhưng có điều đáng nói là không phải chỉ đối thủ Đông - Tây đã tạo ra những giá trị văn hóa mới cho Việt Nam, mà chính sách thực dân cũng có phần tạo ra những tiếp biến (Acculturation) văn hóa làm giàu văn hóa Việt Nam, nhiều khi ngoài ý muốn của thực dân
  79. Khi Pháp mới chiếm ta, đối đầu văn hóa là chủ yếu. Tri thức Nho học không muốn đổi bút lông lấy bút chì để học Quốc ngữ và tiếng Pháp. Nhưng từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX, song song với đối đầu là đối thoại văn hóa. Các nhà Nho hiện đại như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Dương Quảng Hàm, các trí thức mới như Nguyễn Công Tiễu, Hoàng Xuân Hãn. Nhất Linh đưa khoa học và dân chủ phương Tây vào ta. Khái niệm "cái tôi" của phương Tây và chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã giúp tạo ra thơ mới và cả một dòng văn học Việt Nam. Cuộc gặp gỡ Tây - Đông đã sinh ra hội họa hiện đại Việt Nam. Kiến trúc sư He'brard tạo ra phong cách Đông Dương kết hợp Đông Tây. Đối thoại với dân chủ và cách mạng phương Tây, kể cả CHXH đã giúp cho các nhà cách mạng Việt Nam vạch ra chiến lược giải phóng dân tộc. Điển hình là lãnh tụ Hồ Chí Minh, người được đánh giá là "Con người hiện đại tiêu biểu nhất cho Việt Nam"
  80. Với cớ bảo vệ đạo, thực dân Pháp đã nổ súng cướp nước ta vào 1858 tại Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho thời kỳ nước ta bị đô hộ và cai trị hơn 100 năm (1858 -1945, có sách 1858 -1954; Sử gọi là 100 năm đô hộ giặc Tây là gọi giai đoạn này). Cũng trong giai đoạn quá trình giao lưu văn hoá Việt Nam- phương Tây mà chủ yếu là Pháp đã diễn ra rất mạnh mẽ theo hướng văn hoá Việt Nam bị cưỡng bức theo văn hoá Pháp. Hiện nay, trên đất nước ta còn rất nhiều công trình mang dáng dấp văn hoá Pháp, tiêu biểu có Đại học quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà tại TPHCM
  81. Đạo Thiên chúa thì không được lòng dân vì Pháp đã xâm chiếm Việt Nam dưới bóng cây thập tự, và chính quyền thực dân luôn ủng hộ giáo dân và khuyến khích đạo để có chỗ dựa. Chức sắc giáo dân luôn đi với ngoại bang. Năm 1885, sau khi Pháp chiếm đóng, giáo dân mới có nửa triệu. Năm 1939, con số lên 1.500.000 dường như vẫn sống ngoài lề dân tộc. Cuộc đối thoại với đạo Thiên Chúa có bước ngoặt quyết định sau chiến tranh, khi Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình tuyên bố giáo dân phải cùng dân tộc bắt tay vào tái thiết đất nước. Ta có một nền văn hóa Thiên Chúa giáo Việt Nam phong phú cần thiết phát huy.
  82. Tiếng Pháp đưa vào dạy chính thức ở nhà trường. Hệ thống chữ quốc ngữ được được sử dụng phổ biến hơn, giúp cho phong trào học tập, truyền bá văn hóa mới được nhanh chóng. Hệ tư tưởng dân chủ tự do tư sản truyền bá vào nước ta. Lối sống phương Tây ảnh hưởng chủ yếu ở thành thị Văn học, nghệ thuật phương Tây gây ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn nghệ nước ta (giai đoạn 1930 -1945) Kịch, thơ mới, tranh sơn dầu.
  83. Đặc biệt, tư tưởng cách mạng vô sản Marx - Lenin đã được tiếp thu sáng tạo vào Việt Nam qua những trí thức trẻ giàu lòng yêu nước như Nguyễn Ái Quốc. Nhìn chung, dân ta vừa chấp nhận Âu hoá, vừa chống Âu hóa trong chừng mực nhất định, bảo đảm vừa tiến kịp trình độ thế giới, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hóa mới đang định hình cần có thời gian thử thách và lựa chọn.
  84. 2.6 Văn hoá Việt Nam từ năm 1945 đến nay Cách mạng Tháng 8/1945 đã chấm dứt 80 năm Pháp đô hộ. Cho đến 1986 (đổi mới) chủ yếu là 30 năm chiến tranh (1946 - 1975) chống Pháp và chống Mỹ có tính chất quốc tế vì vấn đề Việt Nam được quốc tế hóa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), cuộc đối thoại văn hóa Việt - Pháp thời kỳ Pháp thuộc đã khai hóa kết quả một cách bất ngờ, do những trí thức và văn nghệ sĩ trưởng thành đã đem hết tài năng phục vụ đất nước độc lập.
  85. Chữ Quốc ngữ của các Giáo sĩ phương Tây tạo ra đã phổ biến thời Pháp thuộc trong đó sống chính trị, văn hóa, nhưng đến năm 1945, 90% dân vẫn mù chữ. Cách mạng đã tích cực vận động xóa nạn mù chữ. Các Bác sĩ thời Pháp như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng , Đặng Văn Ngữ mở trường Y và đào tạo các Y, Bác sĩ cho mặt trận và hậu phương. Đa số văn nghệ sĩ thời trước đều phục vụ kháng chiến. Một số nhà nghiên cứu đã có tên tuổi trong thời Pháp thuộc (như Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Trần Văn Giáp ) đã đặt nền móng cho khoa học xã hội (Sử, Dân tộc học, Khảo cổ học, Ngôn ngữ học ). Các họa sĩ do Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đào tạo cũng mở trường đào tạo các lớp sau. Nghệ thuật và văn học thời chiến (đến 1975) không còn lãng mạn như trước 1945 mà phục vụ cuộc chiến tranh yêu nước, thích hợp với chủ nghĩa hiện thực XHCN.
  86. Sau khi Pháp thua ở Điện Biên Phủ (1954), các cường quốc dàn xép cắt đôi Việt Nam để phục vụ chiến tranh lạnh. Miền Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Tây Âu - Mỹ, còn miền Bắc chịu ảnh hưởng văn hóa XHCN Đông Âu - Trung Quốc. Có điều nên nói là miền Bắc cũng có cơ hội đối thoại với văn hóa dân tộc các nước Đông Âu và Trung Âu. Do đó mà hàng loạt các tác phẩm cổ điển của Nga, Đức, Ba Lan. Tiệp Khắc, Rumani, Bungari, Anbani được dịch và phổ biến rộng rãi.
  87. Hơn 90% ở nông thôn trong toàn quốc, tư duy và phong tục tập quán vẫn in đậm dấu truyền thống nặng ảnh hưởng Khổng học, phong kiến. Chỉ với hiện đại hóa lần thứ ba (1945 - 1986), xã hội mới thực sự có những biến đổi cơ bản do cách mạng và chiến tranh, ảnh hưởng thế giới đa dạng và sâu sắc. Có những cố gắng cộng nghiệp hóa và đô thị hóa có hệ thống. Những cố gắng này ít kết quả do chiến tranh kéo dài và tư duy chưa thoáng. Sau chiến tranh (1975) mãi đến Đổi mới (1986), hiện đại hóa mới có điều kiện sâu rộng, kể cả đối thoại với văn hóa phương Tây.
  88. Đuổi theo kinh tế các nước láng giềng ở Đông Nam Á vì sau 30 năm chiến tranh, kinh tế cửa ta yếu kém, mức sinh hoạt nhân dân thấp. Đổi mới với hai yếu tố (kinh tế thị trường - mở cửa) góp phần giải quyết các vấn đề trên. Nó ra đời ít lâu trước khi xuất hiện toàn cầu hóa vào thập kỷ 90. Toàn cầu hóa nói chung có lợi cho các nước giàu phương Tây và có hại cho các nước đang phát triển như nước ta. Nó có thể dẫn đến tương đồng văn hóa (homogenisation), làm mất bản sắc dân tộc của nước nghèo, ta phải chấp nhận nó, đấu tranh cho nó có một bộ mặt nhân bản, khai thác các cạnh khía tích cực của nó để bảo đảm cho đa dạng văn hóa.
  89. Ta đối thoại văn hóa và phương Tây không ở thế cân bằng do kinh tế phát triển chậm, không kiểm soát nó những văn hoá phẩm vật thể và phi vật thể nước ngoài tràn vào, không phải dễ dàng bảo vệ bản sắc dân tộc. Nhưng qua lịch sử, ta đã có kinh nghiệm tiếp biến văn hoá thành công, giữ được và làm giàu bản sắc dân tộc, qua đấu tranh và đối thoại thời Bắc thuộc và Pháp thuộc. Đối thoại với văn hóa phương Tây, ta cần sử dụng những cơ hội do cách mạng thông tin và giao thông tạo ra để đóng góp với thế giới. Có nhiều cơ hội trao đổi văn hóa với phương Tây qua con đường Chính phủ và nhân dân. Ấy là không kể Internet, các Website Ta có dịp đưa ra ngoài hội họa, múa rối nước, tuồng, chèo, ẩm thực Quan trọng nhất là vừa giữ được bản sắc dân tộc vừa hiện đại hóa
  90. Chương 3:Các vùng văn hoá Việt Nam 3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc 3.2. Vùng văn hóa Đông Bắc 3.3. Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ 3.4. Vùng văn hóa Trung Bộ 3.5. Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên 3.6. Vùng văn hóa Nam Bộ
  91. Theo thống kê dân số năm 1979 thì Việt Nam có 54 dân tộc. 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nên văn hoá Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng. Ngoài văn hoá Việt-Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hoá đặc sắc khác như Tày-Nùng ,Thái,Chàm, Hoa-Ngái, Môn- Khơme, H’Mông-Dao, nhất là văn hoá các dân tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện cuả một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên.
  92. 54 dân tộc có thể chia thành 8 Nhóm, các dân tộc cùng nhóm có quan hệ gần gũi họ hàng với nhau: Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ. Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái. Nhóm Môn-Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho,Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi,Xinh-mun,Xơ- đăng,Xtiêng. • Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn. • Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La chí, La ha, Pu péo. • Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai. • Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu. • Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà Nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la
  93. Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hóa với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. ở đây cái đa dạng của văn hóa các dân tộc được thống nhất trong qui luật chung - qui luật phát triển đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học.
  94. * Khái quát các đặc điểm của các dân tộc ở Việt nam: Việt nam là một quốc gia đa dân tộc, các dân tộc có số lượng dân số không đều nhau. Các dân tộc ở Việt nam có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh chinh phục tự nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhằm xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất. Các dân tộc ở Việt nam cư trú phân tán và xen kẽ.Các dân tộc ở Việt nam có cư trú ở đồng bằng, ở trung du, nhưng tập trung nhất là ở vùng núi - nơi có một ví trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng và môi trường sinh thái. Các dân tộc ở Việt nam có trình độ phát triển kinh tế, xã hội, có mức sống, mức thu nhập, sự giàu nghèo, hưởng thụ các thành tựu của xã hội văn minh hiện đại không giống nhau.
  95. Mỗi một dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, nhưng do cùng sống với nhau lâu đời, lại cùng chung mục đích trong đấu tranh với tự nhiên và xã hội, nên dần dần đã hình thành bản sắc văn hoá chung thống nhất trong đa dạng. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào việc tham mưu cho nhà nước đưa ra đường lối dân tộc dựa trên các nguyên tắc cơ bản. • Nguyên tắc đoàn kết • Nguyên tắc bình đẳng • Nguyên tắc tương trợ giúp đỡ nhau • Nguyên tắc phát triển và phát triển bền vững.
  96. • Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai. Có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp. Theo ban Tôn giáo chính Phủ , ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Cụ thể:
  97. - Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ, có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, TP Hồ ChíMinh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ - Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong đó có một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ - Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang . - Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
  98. - Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước Trà Vinh và một số tỉnh phía Bắc. - Hồi Giáo: Hơn 90 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai và các hệ phái tin lành.Mới đây, năm2007 Chính phủ vừa chính thức cho thêm 2 tôn giáo Tịnh độ cư sỹ và Tứ Ân Hiếu Nghĩa được phép hoạt động truyền giáo và lập giáo hội chính thức nâng số tôn giáo chính thức ở Việt Nam từ 6 lên 8.
  99. Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hoá, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo giáo cụ thể.
  100. Chương 3: CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM 3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc 3.2. Vùng văn hóa Đông Bắc 3.3. Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ 3.4. Vùng văn hóa Trung Bộ 3.5. Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên 3.6. Vùng văn hóa Nam Bộ
  101. * Không gian văn hoá Việt Nam Thông thường người ta chia thành 03 vùng lớn, miền Bắc, miền Trung , miền Nam. Tác giả Hoàng Tiến Tựu chia một số khu vực như sau: Miền Bắc: có 03 khu vực: Trung du Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, sông Mã. Miền Trung từ Bắc Nghệ Tĩnh đến đèo Hải Vân, gồm 02 khu vực : Khu vực Nghệ Tĩnh (khu vực sông Lam) và khu vực Bình Trị Thiên (sông Gianh-sông Hương) Miền Nam gồm 03 khu vực: 1.Khu vực sông Thu Bồn, Trà Khúc 2. Khu vực Nam trung bộ. 3. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long
  102. Tác giả Ngô Đức Thịnh trong công trình văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam chia thành 07 vùng văn hoá: 1.Đồng bằng Bắc bộ 2.Việt bắc 3.Tây Bắc và miền núi Bắc trung bộ 4.Đồng bằng duyên hải Bắc Trung bộ 5. Duyên hải Trung và Nam trung bộ 6. Trường Sơn – Tây Nguyên 7. Gia Định- Nam Bộ
  103. Tác giả Trần Quốc Vượng phân chia thành 6 vùng: 1. Vùng văn hóa Tây Bắc 2. Vùng văn hóa Việt Bắc 3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ 4. Vùng văn hóa Trung Bộ 5. Vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên 6. Vùng văn hóa Nam Bộ Tác giả Lê Văn Hảo cho rằng Việt nam có thể chia thành 10 vùng văn hóa bao gồm: Thăng Long - Hà Nội, Phú Xuân - Huế, Sài Gòn - Gia Định, Trung du và đồng bằng Bắc bộ, Đông Bắc, Tây Bắc và Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam - Tây Nguyên, đồng bằng ven biển Bắc Trung bộ, đồng bằng ven biển Trung và Nam Trung bộ, Nam bộ.
  104. Theo chúng tôi có thể phân thành 6 vùng chính sau: 1. Vùng văn hóa Tây Bắc 2. Vùng văn hóa Đông Bắc 3. Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ 4. Vùng văn hóa Trung Bộ 5. Vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên 6. Vùng văn hóa Nam Bộ
  105. 3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc: Tây Bắc thật ra là tên gọi theo phương vị, lấy Hà Nội làm điểm chuẩn, hiện tại là địa bàn gồm 5 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, và phần vùng núi của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giáp giới nước Lào. Đây là vùng có hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng,thuộc lưu vực sông Đà., kéo dài tới phía bắc tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.Có trên 20 dân tộc sinh sống, tiêu biểu là hai dân tộc Thái và Mường Tây Bắc, xứ sở của hoa ban, quê hương của xoè hoa, miền đất dịu ngọt của những thiên tình sử”tiễn dặn người yêu”- Truyện thơ cổ dân tộc Thái,nhưng cũng tràn đầy nước mắtcủa những thân phận người”Tiếng hát làm dâu”- Truyện thơ cổ Dân tộc Hơmông. - Hệ thống mương phai dẫn nước từ suối vào ruộng trồng lúa. - Trang phục hoa văn sặc sỡ: Khăn Piêu, khăn váy áo. - Ca múa xòe, khèn, sáo
  106. 3.2. Vùng văn hóa Đông Bắc Đông Bắc thật ra là tên gọi theo phương vị, lấy Hà Nội làm điểm chuẩn, hiện tại là địa bàn gồm sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và phần miền núi của các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh. Núi non hiểm trở bên tả (bên trái) ngạn sông Hồng. Cư dân chủ yếu người Tày và Nùng Trang phục giản dị, quần áo chàm Có hệ thống văn tự sớm, văn học phát triển.
  107. 3.3.Vùng văn hóa Bắc Bộ (vùng Thăng Long, vùng đồng bằng sông Hồng) Gồm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ : Hà Nội- Hà Tây, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình. Cư dân chủ yếu là người Việt Kinh, sống thành làng xã.Vùng này đất đai trù phú, phát triển toàn diện, sẽ là nguồn cội của văn hóa Trung bộ và Nam bộ sau này và trở thành trung tâm văn hóa cả nước.
  108. 3.4.Vùng văn hóa Trung Bộ Dải đất hẹp và dài dọc theo biển Đông, từ tỉnh Thanh Hoá đến Bình Thuận Khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn. Dân Việt từ ngoài vào, sinh sống chủ yếu bằng nghề biển. Con người chịu đựng gian khổ, cần cù, hiếu học. Chủ nhân đầu tiên là người Chăm (gốc Nam đảo- Austronésien), trước đây dựng nên vương quốc Cham Pa, sau sáp nhập vào nước Đại Việt (thời Lê). Bộ phận văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ với nhiều thành tựu đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu là những Tháp Chàm.
  109. 3.5.Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên Phía Đông dãy Trường Sơn, hiện gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kontum, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng. Trên 20 dân tộc.Các sắc tộc tiêu biểu cho gia đình Môn-Khmer (Nam Á) là Ba Na, Xơ Đăng, Mơ Nông, Mạ, Xtiêng Còn các sắc tộc tiêu biểu cho gia đình Malayo- polynésien (Nam Đảo) là Ê Đê, Gia Rai, Raglai, Chu Ru., đây là vùng có nhiều thành tựu văn hóa cổ đặc sắc, như các lễ hội, nhạc cụ cồng chiêng, dân ca, lễ hội, trường ca cổ (Đam San, Xing Nhã ) Lễ hội đâm trâu, các nhà mộ Tây Nguyên là những đặc sắc trong văn hoá của họ.Tục uống rượu cần - nối kết cộng đồng. Di sản văn hoá phi vật thể thế giới: không gian văn hoá cồng chiêng (2005)
  110. 3.6. Vùng văn hóa Nam Bộ Hai lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long, gọi là miền Đông Nam Bộ vàTây Nam bộ, trung tâm là thành phố Sài Gòn -Gia Định. Đồng bằng rộng rãi, kinh rạch chằng chịt, khí hậu 2 mùa mưa và khô rõ rệt, điều hòa. Những cư dân bản địa như Khmer (miền Tây) và Mạ, Stieng, Chơ ro, Mnông sinh sống (miền Đông) cùng với những cư dân đến sau như Việt, Hoa, Chăm xây dựng cuộc sống. * Nét văn hoá nổi bật Nhà ở dọc theo kênh rạch và đường lộ trong những làng xã mở Sản xuất chủ yếu làm ruộng lúa nước và nghề đánh bắt cá sông biển. Đồ ăn thiên về thủy sản. Tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú và đa dạng: hầu như các tôn giáo lớn của Việt Nam và thế giới đều có mặt tại đây, ngoài ra đây cũng là vùng phát sinh ra hai tân đạo Hoà Hảo (1939) và Cao Đài (1926) ở Việt Nam
  111. Tính cách con người phóng khoáng. Vùng đất này tiếp xúc sớm với phương Tây: Tờ báo đầu tiên: Gia Định báo bằng chữ quốc ngữ ra đời ở vùng đất này, chủ bút là Học giả Trương Vĩnh Ký (1865). Nhìn chung, các dân tộc Việt liên hệ gắn bó mật thiết với các dân tộc Đông Nam Á từ trong nguồn gốc: giống người, ngôn ngữ, lối sống. Đây là cơ sở tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.