Tiểu sử Jean-Michel Basquiat

pdf 7 trang ngocly 2900
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu sử Jean-Michel Basquiat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfjean_michel_basquiat.pdf

Nội dung text: Tiểu sử Jean-Michel Basquiat

  1. Jean-Michel Basquiat (1960 - 1988) Sinh tại: New YorkMyxNY, Mỹ Làm việc: New York, NY, Mỹ Basquiat nổi lên từ thế giới ngầm bên dưới thành phố New York khi anh chuyển những bức tranh tường với những hình vẽ đơn giản lên toan, phủ kín chúng với những câu chuyện kể bằng hình ảnh giàu tính đồ họa, như một điển hình của trào lưu graffiti. Trong khi thế giới nghệ thuật đang thèm khát các trào lưu mới bỗng nhiên kiếm được những nghệ sỹ Graffiti như Keith Haring và Fab 5 Freddy, Basquiat làm nên huyền thoại của mình nhờ việc giữ một bí ẩn đầy lôi cuốn đối với giới buôn tranh và cả đối với những nghệ sỹ khác, những người mà anh chỉ được biết đến với biệt danh SAMO. Rốt cuộc anh cũng nổi lên nhờ những ánh hào quang gai góc, tuyên bố rằng anh "muốn trở thành một ngôi sao chứ không phải là một vật lấy phước của gallery." Sự say mê vẽ của Basquiat thực sự vượt quá khả năng chịu đựng của anh. Theo một trong các bạn gái của anh, anh "vẽ lên tất cả những gì mà anh có thể đặt bàn tay lên: tủ lạnh, áo choàng, hộp cạc-tông, và những cánh cửa." Phong cách của
  2. là ngẫu hứng, khó hiểu, cách biệt, cuồng tín, và tràn ngập cảm xúc: một phong cách phù hợp với vấn đề về nhận dạng chủng tộc và mâu thuẫn bên trong một xã hội của người da trắng bị dồn nén. Anh đưa vào tranh những đoạn văn viết kèm theo, những hình ảnh cartoon và phong cách graffiti, hòa trộn chúng với kỹ thuật vẽ mượn (và phát triển từ các họa sỹ như Franz Kline và Cy Twombly. Nhà phê bình Jeffrey Deitch lưu ý, "Sức mạnh của Basquiat chính là khả năng hòa trộn sự hấp thu hình ảnh của anh từ các nguồn khác nhau: cuộc sống đường phố, báo chí, TV với những di sản tinh thần của nguồn gốc Haitii của anh, injecting both into a marvelously intuitive understanding của ngôn ngũ hội họa hiện đại." Dù sao, với một người từng bắt đầu sự nghiệp trong những túi ngủ trên hè phố và phun, vẽ những bức tranh lên những bức tường dơ dáy ở New York, Basquiat đã đi ngang một đường vòng cung rộng trong cuộc đời ngắn ngủi của anh. Là một trong những người nổi tiếng nhưng có kết cục bi thảm, những người luôn có cả tiền bạc và sự nổi tiếng, Basquiat qua đời ở tuổi 27 do ngộ độc vì dùng thuốc kích thích quá liều.
  3. Vanessa Beecroft (1969 - nay) Sinh tại: Genova, Italy Làm việc: Milan, Italy & New York, USA Tưởng tượng đến cảm giác sốc khi bước vào một gallery để thấy một phòng toàn là những người mẫu khỏa thân. Bạn có thể cảm ơn ngôi sao may mắn của mình vì Chủ nghĩa Hậu hiện đại hoặc chùn bước trước sự thô tục của cảnh tượng đó, nhưng cả hai phản ứng đó chắc chắn đi cùng với một sự tò mò nhất định. Vậy điều gì đã xảy ra khi những người mẫu sống này đứng im lìm như tượng gỗ, nhìn chăm chú một cách lười biếng vào những góc phòng trống của căn phòng? Cảm giác sẽ là một sự lẫn lộn giữa bị cuốn hút và tởm lợm. Xin cứ hỏi bất kỳ một người lịch lãm của vùng Manhattan nào đã từng đến sảnh của bảo tàng Guggenheim để chứng kiến cuộc triển lãm của Vanessa Beecroft năm 1996 - có tên là "Show."(màn trình diễn). Tất cả những gì mà Beecroft đưa ra là thân thể, mà lại không hề có cá tính; cô đã dựng lên một hình ảnh kỳ lạ tách biệt của tính nữ, được bao bọc bởi một mạng lưới của hư vô. Đó là một tác phẩm trình diễn mà trong đó không ai diễn hoặc một bức tượng sử dụng những thân thể sống thay vì đá hay đồng.
  4. Nghệ sỹ sinh tại Italia hiện đang sống và làm việc ở New York thừa nhận rằng nghệ thuật đã làm cho ý tưởng về phương tiện thể hiện trở nên mơ hồ. Bằng việc thiết kế những thân thể con người như những đồ vật bảo tàng, Beecroft phá hoại ảnh, tranh, tượng, và thậm chí cả video art. Cô hủy hoại quyền năng của sân khấu, đưa tính thuyết phục trong kể chuyện của ngôn ngữ thành những câu hỏi chỉ đơn giản bằng cách loại trừ chúng. Tuy nhiên, chủ nghĩa phê phán của Beecroft không tập trung chỉ vào phụ nữ. Trong triển lãm năm 1999 của cô mang tên, "US Navy," Beecroft đã chọn một nhóm lính hải quân đứng nghiêm thành hàng, trong những bộ đồng phục mùa hè trắng tinh của họ. Với sự tiếp nối của những người theo trào lưu dada, Beecroft sử dụng loài người như một chức năng, không chỉ là một chức năng của chính nó và xã hội, mà còn là một chức năng của nghệ thuật. Nếu như cái bản chải đánh răng, có chức năng là đồ dùng để thực hiện một loại công việc của con người, có thể đưa vào bảo tàng, thì tại sao một con người đã được đào tạo thành thạo cho việc thực hiện cái công việc đó, thì lại không thể đưa vào bảo tàng? Sau chót, sự tồn tại của người xem là được nghiên cứu kỹ càng. Làm thế nào mà chúng ta, thơ thẩn với tay đút trong túi quần, đóng vai trò của một kẻ đã đính hôn? Beecroft gới ý rằng chúng ta chỉ như đã bị lập trình giống như những mẫu manơcanh chỉ có một dáng điệu nhất định và những người lính, không bao giờ ngưng chào mỗi khi được nhận nhiệm vụ.
  5. Joseph Beuys (1921 - 1986) Sinh tại: Kleve, Đức Làm việc: Berlin, Đức Là một bậc thầy về sự khiêu khích, Joseph Beuys không bao giờ ngừng nhấn mạnh đến hành động nghệ thuật hay sự cảm thụ nghệ thuật như là một hành động. Toàn bộ sự nghiệp của ông hướng đến việc giải quyết sự phân biệt giữa nghệ thuật và cuộc sống, bằng những hoạt động nổi bật trong mọi hoàn cảnh, dù đó là cách mà người nghệ sỹ vẽ những bức tranh hay một nhà xây dựng đang dựng nên một ngôi nhà. Đó chính là đặc tính quả quyết và cởi mở mà Beuys đã tuyên bố "Bất kỳ ai cũng là một người nghệ sỹ," từ đó đã sản sinh một văn hóa loạn luân và tự phụ trong nghệ thuật, lan rộng trong xã hội trên toàn thế giới. Chuyện kể rằng sự nghiệp nghệ thuật của Beuys đã bắt đầu sau lần chết hụt trong thế chiến II. Máy bay chiến đấu của ông bị rơi và bỏ ông giữa thời tiết băng giá của vùng cực Bắc. Thật may là những người dân du cư Tartars đã tìm thấy ông trong trạng thái bất tỉnh và đóng băng. Họ bao bọc ông và đưa ông trở về với cuộc sống. Họ bọc ông trong những chiếc chăn nỉ và mỡ, nuôi dưỡng và đưa ông trở về với cuộc sống. Những chất liệu này, cùng với những gì đã trải qua khi đến gần với
  6. cái chết, và tình yêu cuộc sống trở thành những chủ đề nổi bật trong các công việc của Beuys. Sự thật, Beuys đã coi sự chuyển đổi từ trạng thái lạnh sang ấm áp như một thông điệp thích đáng đến thế giới hiện đại, ngược lại với khuynh hướng phá hủy của văn hóa đương đại. Beuys đã rất nhạy cảm với dòng chảy ngầm của thuyết hư vô trong nghệ thuật hiện đại một kiểu lạnh lẽo hay thậm chí là đã chết, điểm đóng băng của tất cả các giá trị. Ông đã từng tuyên bố: "Sự im lặng của Marcel Duchamp đã được đánh giá quá cao," ám chỉ rằng sự im lặng này là một điểm chết đối với nghệ thuật, không có khả năng tạo ra những sự thay đổi tích cực. Bằng việc trở nên có tính ý niệm một cách quá mức, nghệ thuật đã mất sự liên hệ với cuộc sống, cắt đứt với nền tảng tạo ra nó. Đối lập với nguyên tắc mỹ học của sự chết này, Beuys khăng khăng về sự trở lại của tính cá nhân như là nguồn của nghệ thuật, thậm chí nếi điều này nghĩa là phải thăm lại những sự kiện đau đớn và thương tâm. Với quan điểm này Beuys đã tạo ra tác phẩm "Làm sao để giải thích những hình ảnh cho một con thỏ rừng đã chết" năm 1965, tập trung vào chủ đề hồi sinh từ cái chết và liên quan đến việc sử dụng những chất liệu như chăn nỉ và mỡ, đã từng cứu sống Beuys. Beuys cũng là một họa sỹ, một người vẽ phác thảo và một nhà điêu khắc. Tác phẩm đầu tiên của ông nhận được sự chú ý của công chúng chính là những bức tượng làm từ gỗ và sáp ong trong sê-ri tượng "Ong chúa" (1952), trông giống như những bộ phận và phôi thai của những loài vật chưa được biết đến. Năm 1962 ông gặp Nam June Paik và bắt đầu tập trung vào những hoạt động có tính ý niệm và rộng rãi của trào lưu Fluxus happening. Đó là những trình diễn trực tiếp chứa đựng sự kết hợp những vấn đề thuộc tinh thần và nghệ thuật với những vấn đề xã hội và chính trị, có tính tự phát và ngẫu hứng. Tuy nhiên, Beuys đã bị vỡ mộng với nhóm Fluxus vì nó thiếu những cam kết chính trị nghiêm túc; ông cho rằng nó chỉ là "duy trì một tấm gương cho mọi người mà không hề đả động gì đến việc làm thế nào để thay đổi một điều gì."
  7. Sự thay đổi là chủ đề duy nhất bền vững của Beuys. Quả thực là phần lớn những tác phẩm của ông đều có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào sự biến đổi của những vật liệu sử dụng như thối rữa, lên men, khô lại hay thay đổi màu sắc. Vì cuộc sống luôn trong trạng thái liên miên của dòng chảy, ông đưa ra lý do, nghệ thuật, với mục đích mang nó lại gần với cuộc sống, phải có tính nhất thời tương tự như vậy. Đó chính là sự thay đổi mà Beuys tìm kiếm để đạt được sự đồng nhất hoàn toàn giữa nghệ thuật và cuộc sống.