Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam

pdf 76 trang ngocly 1770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhuong_dan_bao_ton_da_dang_sinh_hoc_nong_nghiep_tai_viet_nam.pdf

Nội dung text: Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam

  1. HƯỚNG DẪN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Hà Nội - 2008
  2. HƯỚNG DẪN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chủ trì nhóm soạn thảo: Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Nguyễn Thị Yến Thành viên nhóm soạn thảo: Đào Thế Anh, Phạm Văn Lầm, Nguyễn Tất Cảnh, Lã Tuấn Nghĩa, và Lê Văn Hưng Dựa theo bản dịch từ tiếng Anh viết cho Thái Lan Tác giả Anne Louise Nieman và Kevin Kamp Người Dịch: Đào Nhất Đình Biên tập tiếng Việt: Nguyễn Thị Yến và Vũ Văn Dũng Hà Nội - 2008
  3. Việc quy định về các thực thể địa lý và trình bày các tư liệu trong ấn phẩm này không phản ánh bất cứ quan điểm nào của IUCN về tư cách pháp lý của bất cứ quốc gia, lãnh thổ hay khu vực nào và các cơ quan có thẩm quyền của họ, cũng như không phản ánh bất cứ quan điểm nào của IUCN về phân định ranh giới của các quốc gia, lãnh thổ hay khu vực đó. Các quan điểm trình bày trong ấn phẩm này không nhất thiết phản ánh các quan điểm của IUCN. Ấn phẩm này được soạn thảo dựa theo bản dịch từ tiếng Anh của tác giả Anne Louise Nieman và Kevin Kamp viết cho Thái Lan trong khuôn khổ dự án SAFE do Cơ quan Hợp tác và Phát triển Quốc Tế Đan Mạch tài trợ. Cơ quan xuất bản: IUCN Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Bản quyền: © 2008 International Union for Conservation of Nature and Natural Resources Các tổ chức hoặc cá nhân có thể tái bản ấn phẩm này vì mục đích giáo dục hoặc phi lợi nhuận mà không cần sự đồng ý trước bằng văn bản của IUCN Việt Nam, nhưng phải ghi rõ nguồn. Các tổ chức hoặc cá nhân không được phép tái bản ấn phẩm này để kinh doanh hoặc vì bất kỳ mục đích thương mại nào mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của IUCN Việt Nam. Trích dẫn: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam. “Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam”. 2008, IUCN Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam. 72 trang. Nhóm soạn thảo: Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Nguyễn Thị Yến (chủ trì), Đào Thế Anh, Phạm Văn Lầm, Lã Tuấn Nghĩa, Lê Văn Hưng và Nguyễn Tất Cảnh. Dịch sang tiếng Đào Nhất Đình Việt: Biên tập bản dịch Nguyễn Thị Yến và Vũ Văn Dũng tiếng Việt: Nguồn ảnh: Phạm Văn Lầm và Nguyễn Thị Yến (nếu không có ghi chú khác) Dàn trang và in: Kim Do Design Ấn phẩm có tại: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) Chương trình Việt Nam Villa 44/4, Phố Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Tel: +84 4 726 1575, Fax: +84 4 726 1561 Email: offi ce@iucn.org.vn
  4. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Mục lục LỜI TỰA 3 1. Mở đầu 4 2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với nông nghiệp 6 3. Tổng quan đa dạng sinh học nông nghiệp tại các vùng của Việt Nam 10 3.1 Vùng trung du miền núi Bắc Bộ 11 3.1.1 Tiểu vùng trung du miền núi Đông Bắc 11 3.1.1.1 Đặc điểm cảnh quan tiểu vùng trung du miền núi Đông Bắc 11 3.1.1.2 Các loại cây trồng chính 13 3.1.2 Tiểu vùng trung du miền núi Tây Bắc 13 3.1.2.1 Đặc điểm cảnh quan tiểu vùng trung du miền núi Tây Bắc 13 3.1.2.2 Các loại cây trồng chính 14 3.2 Vùng đồng bằng sông Hồng 14 3.2.1 Đặc điểm cảnh quan của vùng đồng bằng sông Hồng 14 3.2.2 Các loại cây trồng chính 15 3.3 Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ 16 3.3.1 Đặc điểm cảnh quan vùng duyên hải Bắc Trung Bộ 16 3.3.2 Các loại cây trồng chính 17 3.4 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ 17 3.4.1 Đặc điểm cảnh quan vùng duyên hải Nam Trung bộ 17 3.4.2 Các loại cây trồng chính 18 3.5 Vùng Tây Nguyên 18 3.5.1 Đặc điểm cảnh quan vùng Tây Nguyên 18 3.5.2 Các loại cây trồng chính 19 3.6. Vùng Đông Nam Bộ 20 3.6.1 Đặc điểm cảnh quan vùng Đông Nam Bộ 20 3.6.2 Các loại cây trồng chính 20 3.7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long 21 3.7.1 Đặc điểm cảnh quan vùng đồng bằng sông Cửu Long 21 3.7.2 Các loại cây trồng chính 22 3.8. Tổng quan về sử dụng đất 22 3.8.1 Hiện trạng sử dụng đất theo vùng 23 3.8.2 Diện tích các cây trồng chính 24 4. Đặc điểm các cảnh quan đa dạng sinh học nông nghiệp chính 26 4.1 Các hệ sinh thái nước 26 4.1.1 Mương nội đồng 28 4.1.2 Kênh 30 4.1.3 Các dòng sông 32 4.1.4 Các cánh đồng lúa vùng đồng bằng 33 4.1.5 Ao và hồ 37 4.1.6 Đất ngập nước 39 1
  5. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 4.2 Hệ sinh thái nông nghiệp vùng cao( ruộng nương trồng trọt và bỏ hoang) 40 4.2.1 Các đặc điểm 40 4.2.2 Các loài 41 4.2.3 Thực tiễn quản lý 42 4.2.4 Các mối đe dọa và quan tâm dài hạn 43 4.3 Các bờ ruộng 43 4.3.1 Các đặc điểm 43 4.3.2 Các loài 44 4.3.3 Thực tiễn quản lý 45 4.3.4 Các mối đe dọa và quan tâm dài hạn 46 4.4 Các hệ sinh thái cây thân gỗ và khoảnh rừng 46 4.4.1 Các đặc điểm 46 4.4.2 Các loài 48 4.4.3 Thực tiễn quản lý 49 4.4.4 Các mối đe dọa và quan tâm dài hạn 50 4.5 Hệ sinh thái vườn gia đình 50 4.5.1 Các đặc điểm 50 4.5.2 Các loài 51 4.5.3 Thực tiễn quản lý 52 4.5.4 Các mối đe dọa và quan tâm dài hạn 53 4.6 So sánh đa dạng sinh học vào các mùa mưa và mùa khô 53 5. Các đe dọa chính đối với đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 55 5.1 Đô thị hóa 56 5.2 Các hoá chất dùng trong nông nghiệp 56 5.3 Những thay đổi vật lý của đất nông nghiệp 57 5.4 Mất gen cây trồng 57 6. Khuyến nghị đối với nông dân và các nhà quy hoạch 58 6.1 Các cánh đồng 58 6.2 Các cánh đồng lúa 59 6.3 Các cây thân gỗ 59 6.4 Bờ ruộng và ven đường 59 6.5 Các khoảnh rừng 60 6.6 Ao và hồ 60 6.7 Kênh/Sông 61 6.8 Đất ngập nước 61 6.9 Mương nội đồng 61 6.10 Vườn gia đình 61 7. Tổng quan về Kế hoạch Hành động đa dạng Sinh học bảo tồn Sinh cảnh Nông nghiệp (HAP) của dự án SAFE 63 8. Có thể tìm thấy thông tin bổ sung về đa dạng sinh học nông nghiệp ở đâu? 66 9. Kết luận 67 10. Phụ lục 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 2
  6. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Lời tựa Dự án Nông nghiệp bền vững vì Môi trường (SAFE) do Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc Tế Đan Mạch (Danida) tài trợ tại Thái Lan đã tổng kết vai trò quan trọng của đa dạng sinh học nông nghiệp đối với “tài sản tự nhiên” (hay «vốn tự nhiên»)1 của các nông trại và xây dựng các phương pháp để cộng đồng nông thôn có thể sử dụng nhằm mục đích phân tích đa dạng sinh học nông nghiệp và lập kế hoạch bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học này bền vững lâu dài. Một số hội thảo phổ biến kết quả dự án với các nước láng giềng (Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia) cho thấy các vấn đề đa dạng sinh học nông nghiệp có thể được thiết lập chắc chắn trong các khung chính sách không chỉ tại Thái Lan mà cả ở những nước khác trong khu vực. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), đánh giá cao vai trò của đa dạng sinh học nông nghiệp trong phát triển bền vững của các quốc gia và khuyến khích các hoạt động nâng cao nhận thức và bảo vệ đa dạng sinh học nông nghiệp trong khu vực hạ lưu sông Mê-Kông. IUCN tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức đa dạng sinh học nông nghiệp, hỗ trợ mở rộng nghiên cứu và qui hoạch bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Thái Lan và có chiến lược sử dụng những kết quả và tài liệu hướng dẫn xây dựng tại Thái Lan để mở rộng ra các nước Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia. Bước đầu tiên của quá trình này là soạn thảo tài liệu “Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp” và “Hướng dẫn cán bộ trợ giúp xây dựng Kế Hoạch Bảo Tồn Sinh Cảnh” phù hợp với từng nước trong khu vực dựa trên tài liệu gốc của Thái Lan. Tài liệu “Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp Việt Nam” là kết quả bước khởi đầu của chiến lược này tại Việt Nam của IUCN. Tài liệu gốc của Thái Lan được dịch sang tiếng Việt làm cơ sở soạn thảo cho một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học nông nghiệp của Việt Nam: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trung Tâm Tài Nguyên Thực Vật, ThS. Nguyễn Thi Yến, IUCN Việt Nam, TS. Đào Thế Anh, Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Hệ Thống Nông Nghiệp –Viện Cây Lương Thực và Cây Thực Phẩm, PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo Vệ Thực Vật, TS. Lê Văn Hưng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT, TS. Lã Tuấn Nghĩa, Viện Di Truyền Nông Nghiệp và PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh, Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Thử nghiệm tại hiện trường được một nhóm cán bộ (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Thị Yến, Vũ Văn Tùng và Nguyễn Trường Vương) thực hiện tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Dự thảo đầu tiên nhận được các ý kiến đóng góp của hơn 30 nông dân tham gia thử nghiêm tại Hải Hậu. Ông Lê Văn Định, cán bộ Nông Nghiệp Huyện Hải Hậu, Ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch Ủy Ban Nhân xã Hải Đường và ông Nguyễn Văn Tuần, Chủ nhiệm HTX Thống nhất, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã đọc và góp ý cho bản thảo. Tài liệu còn được các chuyên gia giàu kinh nghiệm (TS. Nguyễn Ngọc Đệ, GS.TS. Nguyễn Ngọc Kính, GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh và PGS. TS. Phạm Bình Quyền) đọc và góp ý kiến chỉnh sửa. Chúng tôi chân thành cảm ơn các cơ quan tổ chức, các cán bộ, chuyên gia và nông dân đã nhiệt tình tham gia và đóng góp những ý kiến quí báu cho việc hoàn thiện tài liệu này. Đây là lần xuất bản đầu tiên nên chắc còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi sai sót. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) mong nhận được ý kiến góp ý của độc giả và người sử dụng để hoàn thiện hơn nữa tài liệu có ích này trong tương lai. 1 “Tài sản tự nhiên” hay “ vốn tự nhiên” là một trong 5 loại tài sản/vốn sinh kế trong khái niệm “sinh kế bền vững”. Các loại tài sản/vốn khác là vốn xã hội, vốn con người, vốn tài chính và vốn vật chất (cơ sở hạ tầng, thiết bị, hàng hóa vật chất, v.v.) 3
  7. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 1. Mở đầu Việt Nam, nơi từng được bao phủ bởi những khu rừng kín nguyên sinh giàu có với một thế giới động thực vật hoang dã phong phú, hàng trăm con sông, suối từ các đỉnh núi đổ xuống nuôi dưỡng đồng bằng, những vùng đất ngập nước với đủ loại thực vật và động vật thuỷ sinh, biển xanh trong suốt với những rạm san hô bên bờ biển cát trắng, thỉnh thoảng tô điểm thêm bằng những khu rừng ngập mặn rậm rạp, là một trong những nước không những có đa dạng sinh học cao trên thế giới mà còn là nơi sinh sống của cộng đồng 54 dân tộc khác nhau với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên quí giá đó đã và đang bị mất dần với tốc độ nhanh chóng. Hầu hết đất đai tại Việt Nam đã bị biến đổi rất nhiều do các hoạt động phát triển công, nông nghiệp, hạ tầng cơ sở và đô thị hoá, chỉ còn lại một diện tích tương đối ít ỏi dành cho các khu sinh thái tự nhiên với những thay đổi rõ rệt về đa dạng sinh học tự nhiên. Một phần đáng kể đa dạng sinh học đang tồn tại ở Việt Nam nằm trên đất nông nghiệp. Như vậy, ở đây người nông dân Việt Nam hiện cũng đồng thời là người góp phần quan trọng trong việc chăm lo đa dạng sinh học đang tồn tại của Việt Nam mà cuốn sách này gọi là “đa dạng sinh học nông nghiệp”. Đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam sẽ là trọng tâm của tài liệu này. Khi đọc hướng dẫn này, người đọc có thể có những câu hỏi sau: ● Đa dạng sinh học trên đất nông nghiệp Việt Nam là gì và ở đâu, tại sao nó lại quan trọng, và cần làm gì để bảo vệ nó? ● Có thể làm gì để đồng thời giữ được đa dạng sinh học cao mà vẫn có năng suất cao? ● Cần nghiên cứu những gì để hiểu được đa dạng sinh học nông nghiệp? ● Chính phủ Việt Nam có thể hỗ trợ hiệu quả cho bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp và đảm bảo sự tồn tại lâu dài của nó bằng cách nào? ● Cuối cùng, đô thị hoá đã có tác động gì tới đa dạng sinh học nông nghiệp và cần làm gì để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của đa dạng sinh học trong khu vực nông nghiệp trước quá trình đô thị hóa? Do đất đai được sử dụng chủ yếu cho các mục đích nông nghiệp nên các loài sinh vật sống trên đó cũng có tương tác với các hệ thống nông nghiệp theo một phương thức nào đó. Ngay cả những loài mà sinh cảnh ban đầu của chúng là thế giới tự nhiên thì dường như cũng 4
  8. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam đã có những tương tác với hệ thống nông nghiệp ở một vài mặt nhất định. Hơn nữa, hầu hết đa dạng sinh học dường như đang tồn tại chủ yếu trên những hệ thống nông nghiệp được cấu tạo gồm không chỉ những cánh đồng mà có xen kẽ những khoảnh đất của hệ sinh thái tự nhiên còn lại, hệ sinh thái mà đã từng một thời bao trùm cả khu vực. Phương thức mà các nông dân quản lý hệ thống nông nghiệp của họ có thể có tác động mạnh mẽ tới mức độ đa dạng sinh học tổng thể tại Việt Nam. Điều không may là các nông dân thường không nghĩ tới hoặc chỉ nghĩ rất ít về những yêu cầu cho một hệ sinh thái tự nhiên lành mạnh, đa dạng và làm sao để hệ thống nông nghiệp có thể hỗ trợ cho đa dạng sinh học ở mức độ cao. Số lượng và chất lượng đa dạng sinh học nông nghiệp ở Việt Nam chắc chắn là đang suy giảm do hậu quả của việc quản lý không tính đến bảo tồn đa dạng sinh học. Tài liệu này dự định cung cấp cho người đọc một cách nhìn khái quát về đa dạng sinh học trong khu vực nông nghiệp ở Việt Nam dưới góc độ những sinh cảnh đặc biệt tại mỗi vùng trong nước và những vai trò quan trọng của những sinh cảnh này. Đây chỉ là một nỗ lực thừa nhận đa dạng sinh học tại các vùng đất nông nghiệp và chỉ có thể coi là những bước sơ khởi của một vấn đề quan trọng như vậy. Tài liệu này không nên được coi là một hướng dẫn toàn diện, và hy vọng rằng sau khi nhận được nhiều sự quan tâm chú ý và nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, sẽ có được những hiểu biết sâu sắc hơn và có thể một có nhiều nghiên cứu và tài liệu được phát hành trong các ấn phẩm, các tạp chí và các bài thuyết trình về đa dạng sinh học trong các khu rừng nhiệt đới, các vùng đất ngập nước, các lưu vực sông. Do vậy, trọng tâm của tài liệu hướng dẫn này là nhằm vào đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp chứ không phải trong hệ sinh thái tự nhiên nói chung. Tương tự, một phần đất rừng bị xâm lấn bởi đất nông nghiệp xen kẽ tạo thành một “hệ nông-lâm” sẽ chỉ được mô tả một cách ngắn gọn để đảm bảo tập trung sự chú ý của người đọc vào sự quan trọng của đa dạng sinh học đang bị đe dọa trên các vùng đất chuyên nông nghiệp của Việt Nam. Cuối cùng, thảo luận về sự đa dạng hoá phương thức canh tác cũng sẽ không được đề cập đến do không còn tính đa dạng về gen của các loài cây trồng, mặc dù đây là vấn đề cũng quan trọng và đáng báo động như đã được nhắc đến trên nhiều diễn đàn và các ấn phẩm khác. 5
  9. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với nông nghiệp Đa dạng sinh học là sự phong phú các sinh vật và các phức hợp sinh thái mà sinh vật đó là một thành phần, bao gồm sự đa dạng trong nội bộ các loài (đa dạng gen), đa dạng các loài, và các hệ sinh thái. Đa dạng sinh học là nền tảng của nông nghiệp, là nguồn gốc và sự phong phú của mọi giống cây trồng và vật nuôi. Đa dạng sinh học nông nghiệp (ĐDSHNN) là bộ phận của đa dạng sinh học, bao gồm tất cả các thành phần của đa dạng sinh học - ở cấp gen, cấp loài và cấp hệ sinh thái – liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp và các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các loài cây trồng và vật nuôi, và nhiều giống thuộc các loài đó và còn bao gồm các thành phần khác hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. ĐDSHNN còn là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo. Vì sao đa dạng sinh học lại quan trọng đối với nông nghiệp và sinh kế nông nghiệp tại Việt Nam? Không thể có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi có vẻ đơn giản này vì nông nghiệp là cơ sở của hàng loạt những mối quan hệ phức tạp trong hệ sinh thái tự nhiên, hệ thống cây trồng và xã hội. Một câu trả lời đơn giản không thể bao quát hết chiều sâu và độ phức tạp của vấn đề. Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có điều kiện địa lý, địa hình đặc biệt tạo nên khu hệ động thực vật, vi sinh vật rất phong phú và đa dạng, là một trong 16 nước có sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Khu vực nông nghiệp ở Việt Nam được hình thành từ nhiều hệ sinh thái đa dạng khác nhau, điều này góp phần hình thành nên nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có của đất nước. Đa dạng sinh học trong những hệ sinh thái này cung cấp cho con người những điều kiện cần thiết để sống như cung cấp cơ sở để sản xuất lương thực cũng như hàng loạt những sản phẩm phi lương thực khác như các nguyên vật liệu dùng cho cuộc sống hàng ngày, thuốc chữa bệnh, tạo nguồn thu nhập và hỗ trợ cho hệ thống văn hoá, xã hội. Đa dạng sinh học là cơ sở trợ giúp cho việc sản xuất lương thực thông qua các hiện tượng như sự thụ phấn, kiểm soát sinh học các loài dịch hại, bệnh, và làm đất mầu mỡ do chu trình các chất dinh dưỡng. Tất cả đều có những chức năng quan trọng trong các hệ thống nông nghiệp. Sự đa dạng của những loài thực vật, động vật, những loài vi sinh vật cần thiết để duy trì năng suất và tính bền vững của mùa màng, gia súc và việc nuôi trồng thuỷ sản, cho tới ngày nay, vẫn còn ít được biết đến. Càng ngày con người càng hiểu và tin rằng tương lai của vấn đề an ninh lương thực phụ thuộc vào việc khai thác và duy trì đa dạng sinh học nông nghiệp và rất nhiều chức năng khác của nó nằm trong vùng đất nông nghiệp [Pimbert 1999]. Ngày càng có nhiều hệ sinh thái tự nhiên tại Việt Nam như rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn và đất ngập nước bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp để cung cấp lương thực, thuỷ sản và các sản phẩm, dịch vụ khác cho một số lượng người tiêu dùng ngày càng tăng trong các thành phố cũng như để xuất khẩu [Wood et al. 2001]. Do tốc độ suy giảm ngày càng tăng của các khu vực đa dạng sinh học tự nhiên để dành đất cho nông nghiệp và các khu công nghiệp mới nên loại đất này ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp môi trường sống cho đa dạng sinh học của quốc gia. Điều này cũng có nghĩa rằng những người nông dân đang quản lý đất nông nghiệp sẽ có vai trò ngày càng lớn trong việc bảo tồn và quản lý môi trường sống trong các trang trại, nơi mà đa dạng sinh học ở mức độ cao đang tồn tại. Mở rộng và thâm canh nông nghiệp đã làm biến đổi đất nông nghiệp thành những 6
  10. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam cánh đồng thâm canh được xen kẽ bởi những khoảnh rừng, vườn cây, dòng sông, suối, kênh và những vùng đất phi nông nghiệp khác. Trong khi những vùng đất này là rất quan trọng vì chúng cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, thì bản chất của sự chia cắt này cũng đã gây thiệt hại cho nhiều loại động và thực vật. Trong một thế giới cạnh tranh cao như ngày nay, tính hiệu quả của chi phí trong các hoạt động nông nghiệp là mối quan tâm của những người nông dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi yếu tố đều phải được phản ánh trong việc đánh giá hiệu quả chi phí của một quá trình sản xuất. Sự mất mát đa dạng sinh học là một yếu tố quan trọng trong số các yếu tố cần xem xét. Đa dạng sinh học tại Việt Nam có một giá trị kinh tế to lớn. Cần phải đánh giá đầy đủ và tích hợp chúng vào trong quá trình quy hoạch nông nghiệp [Worl Bank 2004]. Ảnh: Trần Đăng Lâu Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy trong đời sống các dân tộc bản địa của Việt Nam, đặc biệt là ở Tây Nguyên, hiện nay nguồn thức ăn khai thác từ thiên nhiên vẫn giữ vị trí quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vương Xuân Tính, (2003) tại 3 điểm nghiên cứu Làng Le, huyện Sa Thầy, tỉnh Kontum của dân tộc Rơ măm, buôn Chàm B, huyện Krông Bông của dân tộc Ê đê và thôn 6A, huyện Đăc Rlấp, tỉnh Đắc Lắc của dân tộc Hmông cho thấy cư dân của 3 nơi này chủ yếu là cư dân nương rẫy nên nguồn thức ăn họ sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào đất rừng, vào nguồn thức ăn từ thiên nhiên là chính. Tổng số có 146 loài thực vật được người Ê đê dùng làm thức ăn, trong số đó có tới 42 loài dùng làm thuốc chữa các bệnh như bệnh đường ruột, đau răng, hậu sản Nguồn thức ăn này gồm 4 thứ các loại rau, nấm, quả và củ rừng. Về rau rừng có khoảng từ 30 đến 50 loài rau rừng (nhiều nhất là lá bép, đọt mây, măng các loại) được bà con ở các điểm nghiên cứu biết khai thác, nấm có 10-14 loài chủ yếu vào mùa mưa, Quả rừng được lấy rải rác quanh năm nhưng nhiều nhất vào các tháng 4,5,6 dương lịch. Củ rừng là loại thực vật quan trọng để cứu đói cho cộng đồng những khi giáp hạt. Khi hết lương thực đồng bào thường kiếm củ rừng thay ngũ cốc. Thực vậy, mọi cộng đồng dân cư nông thôn trên đất nước Việt Nam đều sử dụng hệ sinh thái tự nhiên như nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng của họ và bổ sung nguồn thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp. Khác với nhiều nước phương Tây, sự mất mát về đa dạng sinh học không chỉ là tổn thất về những giá trị thẩm mỹ và xã hội mà thường rất khó đánh giá được. Mất mát về đa dạng sinh học tại Việt Nam có liên quan trực tiếp tới những mất mát hoặc sự giảm bớt tính phong phú của các loại thực phẩm có nguồn gốc hoang dã mà chúng là một phần quan trọng trong các bữa ăn của dân chúng và cuộc sống hàng ngày của họ [Konijnendịjk, 2005]. Mất mát về đa dạng sinh học cũng có thể có tác Ảnh: Trần Đăng Lâu 7
  11. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam động đến hiệu quả chi phí của sản xuất do ảnh hưởng suy giảm sự thụ phấn, mất các loài côn trùng có ích, mất độ mầu mỡ cho đất đai, và mất những loài sinh vật khác có tác dụng nâng cao năng suất nông nghiệp. Do vậy, việc Thu nhập hiểu biết về cách thức duy trì đa dạng sinh học cao trong khu vực nông nghiệp là rất cần thiết. Điều quan trọng là phải có ý thức sâu sắc về những hậu quả do suy giảm đa dạng sinh học tại các khu vực trang trại. Chất lượng của đa dạng sinh học thường rất khó đo lường và luôn là chủ đề tranh luận của các nhà nghiên cứu. Những chỉ số nào nên được dùng để đánh giá về mức độ đa dạng sinh học tại một khu vực? Và chúng có thể Văn hóa - Xã hội định lượng như thế nào? Việc điều tra các loài cũng là chưa đủ vì sự tương tác cũng như các chức năng và mối quan hệ giữa các loài cũng quan trọng không kém. Các loài khác nhau có những vai trò khác nhau trong việc duy trì những hệ sinh thái đa dạng. Các yếu tố vật lý của khu vực nông nghiệp như diện tích các thửa ruộng, mức độ chia cắt, các vùng đệm thiên nhiên và sự tồn tại của các “hành lang” đều có những tác động lên đa dạng sinh học nông nghiệp. Thực phẩm Để dễ dàng cho việc thảo luận, những chức năng khác nhau của đa dạng sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam có thể chia ra thành 7 nhóm sau: ● Tạo thu nhập ● Cung cấp thực phẩm ● Cung cấp nguyên vật liệu Nguyên vật liệu ● Cung cấp dược liệu ● Các giá trị văn hoá/xã hội ● Giá trị thẩm mỹ ● Các loài thiên địch Các nhóm này được đưa ra dựa trên các lợi ích đối với cuộc sống của nhân dân tại các vùng nông thôn. Bảy nhóm chức năng này thể hiện việc các gia đình nông dân sử dụng đa dạng sinh học như thế nào. Chúng bao gồm các chức năng liên quan tới sản xuất nông nghiệp trong đó có chăn nuôi, trồng trọt và khai thác sử dụng những loài động, thực vật bản địa. Chúng bao gồm các chức năng của các loài sinh vật và các cơ cấu hỗ trợ cho sản xuất nông 8
  12. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam nghiệp như thụ phấn cho cây, cải tạo đất, các loài săn mồi và các loài ký sinh thiên địch. Nó cũng bao gồm các giá trị thẩm mỹ và văn hoá. Sự đa dạng sinh học như vậy có thể tìm thấy ở khắp nơi trong các vùng đất nông nghiệp trên và xung quanh cánh đồng, quanh nhà, vườn Thuốc tược. Đa dạng sinh học nông nghiệp thay đổi mạnh từ mùa này sang mùa khác và theo chu kỳ gieo trồng. Thời gian khó khăn và áp lực nhất đối với đa dạng sinh học là vào mùa khô hạn khi chỉ có ít cây cối để tạo nền tảng cho chuỗi thức ăn. Điều này được đặc biệt nhấn mạnh ở những vùng nóng và khô tại các tỉnh duyên hải miền trung của đất nước. Mùa khô cũng là mùa mà Thiên địch dân chúng còn ít nguồn dự trữ nhất và phải bổ sung bữa ăn của mình bằng những thực phẩm kiếm được từ tự nhiên trên đất nông nghiệp. Do số lượng tương đối và sự đa dạng của các loài vật vào thời điểm này là khá thấp nên việc hoạch định kém hay khai thác quá mức sẽ có thể có tác động xấu đến đa dạng sinh học. Các chương tiếp theo sẽ mô tả các vùng sinh thái nông nghiệp có đa dạng sinh học quan trọng và việc sử dụng cũng như tầm quan Cảnh đẹp trọng của chúng sẽ được đánh giá dựa trên 7 nhóm chức năng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. 9
  13. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 3. Tổng quan đa dạng sinh học nông nghiệp tại các vùng của Việt Nam Về địa lý, Việt Nam trải dài trên 15 vĩ tuyến nên là một trong những nước có điều kiện địa hình và khí hậu đa dạng trong khu vực Đông Nam Á. Các con sông ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam đều đổ ra biển đông qua các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông nhỏ ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa phân bố không đều trong năm và tại các vùng sinh thái nông nghiệp. Các đặc trưng địa lý này đã chia đất nước thành bảy vùng sinh thái nông nghiệp chính, đó là vùng trung du miền núi Bắc Bộ với hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, và vùng đồng bằng sông Cửu Long như được minh họa trên bản đồ. Tổng quan về đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam được mô tả trên cơ sở các vùng do sự biến đổi khí hậu vùng và địa hình tại đó. Khi nói về các cảnh quan nông nghiệp, nhiều cuộc thảo luận thường hướng vào những mảnh đất cụ thể được canh tác: những cánh đồng, vườn cây ăn quả, và những đồn điền. Nhưng đất trồng trọt thường chỉ là một phần trên diện tích đất nông nghiệp. Còn nhiều diện tích khác không được trồng trọt nhưng vẫn là đất nông nghiệp. Có năm kiểu đa dạng hệ sinh thái được phân biệt rõ rệt trong cảnh quan nông nghiệp Việt Nam: ● Các hệ sinh thái nước (bao gồm sông, suối, mương, hồ ao, đất ngập nước và đồng lúa); ● Bờ ruộng (bao gồm cả bờ ven đường); ● Các vùng có cây và khoảnh rừng (bao gồm cả những mảnh rừng rất nhỏ nằm giữa những khu ruộng trồng trọt); ● Các khu vườn gia đình; ● Những khu đất cao được gieo trồng hay để hoang (bao gồm cả trồng cây ngắn ngày và cây lâu năm). Kiểu loại và mức độ đa dạng sinh học không chỉ khác nhau đối với những hệ sinh thái trên đất nông nghiệp khác nhau, mà chúng còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố tự nhiên cụ thể và cả cách thức quản lý. Mức độ chia cắt của những hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau và mức độ khác biệt của chúng đối với những hệ sinh thái tự nhiên cũng là một yếu tố quan trọng. 10
  14. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Nông nghiệp Việt Nam đang tiếp tục thay đổi, từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hướng theo thị trường trên mọi vùng và điều này ảnh hưởng tới chủng loại cây trồng và cách thức quản lý của nhà nông. Việc sử dụng các loại phân bón vô cơ, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu cũng như việc thâm canh liên tục hiện được coi là những cách làm cần thiết. Mặc dù các loại hóa chất nông nghiệp khá đắt tiền, chúng vẫn được sử dụng rộng rãi để nâng cao năng suất. Các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại cũng dẫn tới việc tạo ra những điều kiện đồng nhất để trồng trọt, thí dụ như tưới nước trên bề mặt. Trước kia trong quá khứ, những diện tích đất nông nghiệp rộng lớn là sự hợp thành của những “mảnh vá” khác nhau của những sinh cảnh nhỏ, đa dạng, còn ngày nay những mảnh đất nông nghiệp đang được dồn điền đổi thửa thành những cánh đồng rộng lớn tương đối đồng nhất về tính tự nhiên và được quản lý theo cùng một cách. Việc trồng nhiều giống, nhiều chủng loại cây trồng dần dần được thay thế bằng việc trồng ít giống có năng suất cao, đặc biệt là tại vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long và ở một mức độ nào đó, tại những vùng khác, tính đa dạng phong phú của các loài cây trồng khác nhau bị thay thế bởi một số ít những loài có giá trị kinh tế cao. Ảnh hưởng trực tiếp của phương thức trồng trọt này là sự loại bỏ hầu hết những loài, giống cây bản địa và sự đa dạng tự nhiên. Một số tác động khác của phương thức canh tác hiện đại đã dẫn đến sự thay đổi đa dạng sinh học nông nghiệp. Ví dụ: những cánh đồng lúa nước truyền thống không chỉ cung cấp lúa gạo mà còn cả cá, ếch nhái, và các loài sinh vật sống dưới nước khác mà chúng có vai trò quan trọng trong bữa ăn và đời sống của cộng đồng dân cư nông thôn. Hiện nay truyền thống vẫn tồn tại nhưng những cánh đồng lúa hiện đại sử dụng một lượng lớn phân hóa học và thuốc trừ sâu nên không còn sự đa dạng sinh học như xưa nữa và dẫn đến việc mất đi nhiều nguồn thực phẩm bổ sung quan trọng cho người dân nông thôn. Tại các vùng như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có truyền thống trồng nhiều loại cây lương thực và cây thực phẩm phong phú, ngày nay đang có xu hướng thay thế chúng bằng những cánh đồng, trang trại hay đồn điền chuyên canh một loại cây như cà phê, cao su, điều . Điều này làm cho người nông dân ngày càng phụ thuộc vào nhu cầu thị trường về lương thực, thực phẩm, và các đồ dùng gia dụng của người thành phố. Quản lý đất không chỉ liên quan đến các vùng và đất nông nghiệp, mà nó còn thay đổi tuỳ theo mùa. Các nông dân thường rất thành thạo trong việc điều chỉnh công việc của mình tuỳ theo mùa vụ và lượng mưa hàng năm để có được năng suất cao nhất. Cảnh quan, khí hậu và đa dạng sinh học nông nghiệp sẽ được mô tả kỹ hơn trong những phần dưới theo bảy vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau của Việt Nam. 3.1. Vùng trung du miền núi Bắc Bộ 3.1.1.Tiểu vùng trung du miền núi Đông Bắc 3.1.1.1. Đặc điểm cảnh quan tiểu vùng trung du miền núi Đông Bắc Tiểu vùng trung du miền núi Đông Bắc bao gồm 11 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, và Quảng Ninh. Các tỉnh vùng Đông Bắc là địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chí, Hoa, Kinh. 11
  15. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Đặc điểm của vùng này là có một dải bờ biển kéo dài từ Móng Cái xuống đến quá Hải Phòng, với một vòng cung gồm hàng trăm đảo và quần đảo lớn nhỏ nằm ở địa đầu vịnh Bắc Bộ. Địa hình chia cắt phức tạp, đất dốc nên rất bất lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng, tỷ lệ đất dốc trên 25O của tiểu vùng Đông Bắc là 68,77%. Có thể phân biệt ra hai tiểu vùng: tiểu vùng trung du và tiểu vùng núi cao trung bình biên giới. Đi lại trong cả vùng trung du thuận lợi nhờ có một mạng lưới sông suối dày đặc phát triển theo hình nhánh cây hay lông chim. Trong vùng trung du cũng vẫn có núi -ví dụ các ngọn núi thuộc các cánh cung đá vôi và đá phiến, đá cát (sa thạch) hoặc các đá nguồn gốc măcma. Đất trên các bậc thềm phù sa cổ hoặc đất phong hoá và di động trên sườn dốc không thể tốt bằng đất đồng bằng gồm toàn phù sa mới, nhưng vẫn phù hợp với nhiều loại cây trồng. Sự phá huỷ lớp phủ rừng và chế độ du canh làm cho đất bị xấu thêm. Trừ khu vực núi cao ở Hà Giang gọi là khối núi granit thượng nguồn sông Chảy, rộng đến 2500 km2 với các đỉnh cao nhất là Tây Côn Lĩnh cao 2418m, Kiều Liêu Ti cao 2402m và nhiều đỉnh cao khoảng 2000m xuống cho đến 1100-1300m, nơi sinh sống của một số dân tộc ít người, phần lớn lãnh thổ còn lại cũng chỉ có độ cao 500m trên mặt biển. Các đồng bằng giữa núi cũng đã nằm ở độ cao tuyệt đối trên dưới 300 m, điều đó cho thấy độ cao tương đối của các núi chỉ còn khoảng 300-500m, do đó cũng không phải là những trở ngại quá lớn. Các cao nguyên Quảng Bạ và Đồng Văn là những khu vực khó khăn, nhưng diện tích không lớn lắm. Ở các cao nguyên này và dải máng trũng biên giới, khí hậu trở thành một tài nguyên thực sự. Các cây trồng á nhiệt đới và ôn đới tìm được ở đây môi trường thích hợp (mận, hồng, mắc cọc, dẻ, kể cả nho ôn đới đang được trồng thử nghiệm, lúa mạch, hồi) trên các đồi, còn trong các bồn địa giữa núi và đồng bằng thung lũng sông là lúa nước và các cây lương thực khác. Các đảo và quần đảo ở rìa biển Đông Bắc gồm hàng trăm đảo lớn nhỏ (trong đó lớn nhất có các đảo Cái Bầu, Cái Bàn và Cát Bà) kéo dài thành hình một vòng cánh cung cùng với cánh cung Đông Triều. Dân trên các đảo còn thưa thớt nhưng cũng đã có một số khá lớn hộ di cư đến trong thời gian gần đây. Các đảo ở phía tây gần đất liền là một thế giới kỳ thú của một khu vực đá vôi cổ sinh tuổi Cacbon-Pecmi bị chìm ngập. Khu vực các đảo đá vôi này tạo nên các vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long nổi tiếng, cách đây vài năm đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Đất của vùng Đông Bắc chủ yếu là feralit. Thảm phủ thực vật bị khai thác tàn phá nghiêm trọng. Trong những năm gần đây mới được chú ý bảo vệ và phục hồi. Do thảm thực vật rừng 12
  16. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam bị tàn phá, hiện tượng xói mòn đất diễn ra mạnh mẽ. Tính đa dạng sinh học cũng do đó giảm sút nghiêm trọng. Nhiều loài động vật quý hiếm không còn cư trú trong vùng này. Để khắc phục tình trạng môi trường tự nhiên bị suy thoái nói trên, nhiều khu bảo tồn, khu dự trữ thiên nhiên và các vườn quốc gia đã được thành lập và hoạt động đạt kết quả tốt. Trong số đó có các Vườn quốc gia Tam Đảo, Vườn quốc gia Ba Bể Về đặc điểm khí hậu, đại bộ phận diện tích vùng núi Đông Bắc có nhiệt độ trung bình năm dưới 22OC. Tháng nóng nhất là tháng 7, đôi khi là tháng 6 với nhiệt độ trung bình tháng 26 - 28OC, trừ vùng núi cao phía bắc. Độ ẩm tương đối trung bình năm ở Việt Nam đều trên 75%. Vùng có độ ẩm cao nhất (trên 85%) là các tỉnh phía đông Hoàng Liên Sơn như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang. Độ ẩm tương đối trung bình năm ở Đông bắc thấp nhất (<80%) vào tháng 12 hoặc tháng 1, cao nhất vào tháng 8, riêng vùng Móng Cái, Tiên Yên vào tháng 3. Sương muối là hiện tượng thường gặp trong các tháng mùa đông. Phân bố lượng mưa trung bình hàng năm rất không đồng đều theo không gian và thời gian. Các trung tâm mưa nhiều có Hoàng Liên Sơn (trên 3000 mm), Móng Cái (trên 2400mm). Các nơi khác có lượng mưa phổ biến từ 1600 đến 2400mm. Lượng mưa năm phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa nhiều trùng với mùa gió mùa mùa hạ, mùa mưa ít trùng với thời kỳ gió mùa mùa đông. Lượng mưa mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm 80-90% lượng mưa năm. Tháng mưa nhiều nhất phổ biến là tháng 8, tháng 9, đôi khi tháng 10. 3.1.1.2. Các loại cây trồng chính Lúa (lúa nước, lúa nương), sắn, chè và lạc là những cây trồng chủ lực của vùng. Hệ thống nông nghiệp thay đổi theo địa hình bao gồm lúa nước, lạc và đậu tương ở vùng thấp hoặc lúa nương, sắn, chè, cây ăn quả trên vùng đất dốc. Một hình thức sử dụng đất khác rất phổ biến ở vùng trung du miền núi Đông Bắc là chăn nuôi các loài gia súc của địa phương, các mảnh rừng nằm liền với đất ruộng trên các sườn đồi và đỉnh đồi và các cây mọc rải rác trên cánh đồng. Tại các vùng trung du cây ngô được trồng nhiều, ở đây có những bãi chăn thả trâu bò, những đồi cọ (Livistonea sp.) và Rhus sucsedaceae. Vùng miền núi trung du Đông Bắc là nơi có sự đa dạng cao cây ăn quả, đặc biệt cây có múi như cam sành Hà Giang, quýt đỏ Lạng Sơn, bưởi Đoan Hùng, chuối Phú hộ, v.v. 3.1.2. Tiểu vùng trung du miền núi Tây Bắc 3.1.2.1. Đặc điểm cảnh quan tiểu vùng trung du miền núi Tây Bắc Tiểu vùng trung du miền núi Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, và Hoà Bình. Đặc điểm chung của tiểu vùng Tây Bắc là địa hình bị chia cắt mạnh trên một nền địa chất phức tạp và một sự phân hoá khí hậu sâu sắc theo cả chiều ngang lẫn chiều thẳng đứng. Đất có độ dốc trên 250 chiếm 87,45% do đặc tính của các nhóm đá cấu tạo chủ yếu gồm đá granit (có độ cứng cao) và họ hàng của chúng, nhóm đá cát (sa thạch) được gắn kết bằng các loại xi măng khác nhau và cuối cùng là nhóm đá vôi. Sông Đà chia miền núi và trung du tiểu vùng Tây Bắc thành hai phần lãnh thổ gần bằng nhau. Về khí hậu, dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng tây bắc - đông nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ tiểu vùng Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc, các hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt gió lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, nền khí hậu vùng Tây Bắc nói chung ấm hơn tiểu vùng Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 13
  17. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 2-3OC. Ở miền núi, hướng phơi của sườn núi đóng vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt-ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió “phơn” (hay quen được gọi là “gió lào”) được hình thành khi thổi xuống các thung lũng. Những thay đổi khí hậu ở miền núi nhiều khi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện rừng bị suy giảm và đất bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung thường gây ra lũ khi kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét. Hạn hán thường xảy ra vào mùa khô đôi khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối. Nhiệt độ không khí trung bình năm ở tiểu vùng Tây Bắc dưới 220C. Tháng nóng nhất là tháng 7, đôi khi là tháng 6 với nhiệt độ trung bình tháng 26 - 28OC, trừ khu vực núi cao của vùng Tây Bắc 28 - 30OC. Độ ẩm tương đối thấp nhất (78-80%) vào tháng 3, cao nhất (86-88%) vào tháng 8. Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối có thể xuống dưới 10%, thậm chí dưới 5% ở những vùng trũng và thung lũng kín gió của vùng Tây Bắc. Các trung tâm ít mưa là Sông Mã (Sơn La) với lượng mưa trung bình năm dưới 1200mm. Các trung tâm mưa nhiều khác còn có Hoàng Liên Sơn (trên 3000 mm). Lượng mưa hàng năm phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa nhiều trùng với mùa gió mùa mùa hạ, mùa mưa ít trùng với thời kỳ gió mùa mùa đông. Lượng mưa mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm 80-90%. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 7. Đặc biệt ở vùng Tây Bắc thường xuất hiện dông và mưa đá vào cuối đông sang hạ. Thời tiết khô nóng vào đầu mùa hạ dễ gây hạn hán. Mưa lớn tập trung vào một số tháng trong năm thường gây xói mòn, sạt lở đất và lũ quét. Tài nguyên đất của vùng Đông Bắc và Tây Bắc (theo phân loại của Hội khoa học đất và Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp) bao gồm các loại đất chính là đất xám feralit chiếm 52,2% diện tích tự nhiên, đất xám mùn trên núi chiếm 18,9%, đất nâu đỏ chiếm 4,7%, đất nâu vàng chiếm 3,3%. Đất phù sa chỉ chiếm khoảng 2,3%. Đặc biệt núi đá không canh tác được chiếm đến 12,9%. 3.1.2.2. Các loại cây trồng chính Địa hình vùng Tây Bắc có nhiều sự biến đổi nên các loại cây được trồng ở đây rất đa dạng tuỳ thuộc vào chất đất và nguồn cung cấp nước. Lúa là cây trồng chính và là nguồn lương thực và dinh dưỡng chủ yếu cho người dân, được trồng chủ yếu trong các thung lũng và các vùng đất có độ dốc thấp được cải tạo thành những thửa ruộng bậc thang để trồng lúa. Ở những chỗ đất gồ ghề nhiều, người dân thường trồng ngô, sắn, kê, các loại rau, đậu nho nhe và cây cho củ (khoai môn, khoai sọ, dong riềng ) của địa phương. Vùng này rất giầu cây ăn quả ôn đới như táo, lê, đào, mận, cây lâm nghiệp như Styrax tonkinensis, Mangletia glauca, Caryota palms, tre, nứa, mây, bạch đàn (Eucalyptus), cây lấy gỗ như Cassia siamea, Vernicia montana. 3.2. Vùng đồng bằng sông Hồng 3.2.1. Đặc điểm cảnh quan vùng đồng bằng sông Hồng Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 10 Tỉnh và thành phố có Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Bắc Ninh, và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Toàn bộ châu thổ được đặt trong một miền võng rộng lớn giữa núi, trên một nền đá kết tinh nguyên đã bị sụt xuống. Sông Hồng sau khi rời khỏi Sơn Tây đã tách ra một con sông nhánh quan trọng là sông Đáy, xuống địa đầu Hà Nội lại tách ra sông Đuống, đến Hưng Yên thì chia 14
  18. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam nước theo sông Luộc và sông Phủ Lý, xuống Nam Định, Thái Bình thì toả ra thành sông Đào, sông Trà Lý và sông Ninh Cơ. Địa hình châu thổ thấp và có nhiều ô trũng, nghiêng từ tây bắc (phía đỉnh châu thổ) xuống đông nam (phía biển). Ở Việt Trì và Sơn Tây, độ cao của đồng bằng lên tới 12-16m, có chỗ cao đến 18-25m như trên bậc thềm phù sa cũ nhưng ở dải đất duyên hải từ Hải Phòng về đến Ninh Bình, độ cao trung bình chỉ còn trên dưới 1m. Các vùng trũng trong đồng bằng có khi còn thấp hơn. Khí hậu đồng bằng sông Hồng là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 22 đến 24OC. Tháng nóng nhất là tháng 7, đôi khi là tháng 6 với nhiệt độ trung bình tháng 26 - 28OC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, đôi khi là tháng 12 với nhiệt độ trung bình tháng 14 - 16OC. Độ ẩm tương đối trung bình năm từ 80 đến 85%, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất và tháng 3 có độ ẩm cao nhất. Lượng mưa phổ biến từ 1600 đến 2400mm. Mùa mưa nhiều trùng với mùa gió mùa mùa hạ với tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, tháng 9, đôi khi tháng 10, mùa mưa ít trùng với thời kỳ gió mùa mùa đông. Lượng mưa mùa hè (tháng 5 đến tháng 10) chiếm 80-90% lượng mưa năm. Tài nguyên đất của vùng đồng bằng sông Hồng, bao gồm các loại đất chính là: đất phù sa chiếm 34%, đất phù sa glây chiếm 25,3%, đất mặn trung bình và ít chiếm 8,6%, đất phù sa chua chiếm 6,8%, đất xám feralit chiếm 5,9% và các loại đất khác. Trên quan điểm sinh thái nông nghiệp, vùng châu thổ sông Hồng (bao gồm châu thổ sông Hồng và sông Thái bình), được phân chia thành 9 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp chính (Đào Thế Tuấn và Đào Thế Anh, 2000), có đặc điểm chính như sau: Đặc điểm của các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp của châu thổ sông Hồng. Vùng Kiểu sinh thái Số Lượng Đất canh Đất Dtích Ổn định huyện thực /đất tác/đất màu/ cói/ Đất của lúa canh tác chung đất canh canh tác mùa (%) (kg/ha) (%) tác (%) (%) 1 Thâm canh nhiều lúa 8 5936 63 6 0 74 2 Ven biển mặn ít 9 5347 53 8 2 70 3 Ven biển mặn nhiều 5 4947 47 12 6 81 4 Trũng vừa 10 4188 66 12 0 55 5 Trũng nhiều 13 3474 53 15 0 44 6 Nhiều màu 9 3907 55 33 0 69 7 Thâm canh ít màu 6 4883 63 22 0 76 8 Thâm canh nhiều 6 6007 59 24 0 58 màu 9 Đất bạc màu 7 3144 31 35 0 78 3.2.2. Các loại cây trồng chính Đồng bằng sông Hồng là vùng trồng lúa nước lớn thứ 2 của Việt Nam (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đây là vùng trồng rau có diện tích lớn nhất nước (30%) với sự đa dạng loài và giống rất cao. Những loại rau đậu chính là cà chua, dưa chuột, cải bắp, đậu cô ve, mướp, ớt, súp-lơ. Lạc và đậu tương đang ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi nhuận cho nông dân. Khoai tây trồng khá phổ biến trong vụ đông. Với khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, đồng bằng sông Hồng cũng rất thích hợp với một số loài cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới như vải, cam, quýt, bưởi. 15
  19. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 3.3. Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ 3.3.1.Đặc điểm cảnh quan vùng duyên hải Bắc Trung Bộ Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên-Huế. Đây là khu vực miền núi có tài nguyên tương đối đa dạng nhưng việc khai thác sử dụng gặp không ít những khó khăn. Bắt đầu từ Thanh Hoá trở xuống đến các tỉnh khác của miền Trung, nơi nào cũng hầu như gồm 3/4 là đồi núi, khoảng 1/4 diện tích còn lại là đồng bằng. Bắt đầu từ ranh giới phía bắc của Thanh Hoá, dãy núi đá vôi xen lẫn đá phiến từ Tây Bắc xuống còn chạy thành từng dãy song song. Từ phía nam sông Mã trở xuống, địa hình núi đã trở nên phức tạp hơn. Các núi ở Thanh Hoá giáp với biên giới Việt Lào đều là những núi cao trung bình và thấp. Do được cấu tạo bởi các loại đá có độ bền vững khác nhau, đồng thời bị chia cắt bởi một mạng lưới sông suối rậm rạp, khu vực núi phía tây Thanh Hoá thường chỉ đạt độ cao trên dưới 1000m-1500m (Bù Rinh 1291 m, Bù Chó 1563 m). Các ngọn núi ở Nghệ An - Hà Tĩnh địa đầu của dãy Trường Sơn trên lãnh thổ Việt Nam trái lại hiểm trở hơn nhiều. Các núi cao đều nằm ở biên giới Việt-Lào. Các con đường giao thông từ đồng bằng lên đều phải men theo các thung lũng sông để đến những đèo thấp. Đồng bằng Thanh Hoá là đồng bằng rộng nhất khu vực Trung Bộ. Quang cảnh của đồng bằng Thanh Hoá lặp lại một phần quang cảnh của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhất là ở khu vực Nga Sơn. Phần chính của đồng bằng Thanh Hoá là do phù sa sông Mã và sông Chu bồi đắp. Cũng như ở đồng bằng sông Hồng, bao quanh đồng bằng phù sa mới là vành đai các bậc thềm phù sa cũ, có độ cao từ 2 đến 15m, bị chia cắt thành những đồi riêng lẻ, không kể rải rác đây đó còn có các núi sót. Đồng bằng phù sa mới - châu thổ hiện tại của sông Mã, sông Chu cao từ 8 đến 10m ở phía Tây, hạ thấp dần về phía biển xuống đến 1-2m. Ở đây có những “cồn cát duyên hải” như ở đồng bằng sông Hồng, rõ nhất là ở khu vực Nga Sơn. Chúng chạy thành những chuỗi dài chạy theo hướng đông bắc - tây nam dạng xoè nan quạt, càng xuống phía nam của đồng bằng càng thu hẹp về diện tích. Về phía tây nam của các dải cồn cát này, những khu vực đất thấp tạo thành một bề mặt nằm ngang ăn khớp với giới hạn của vụng biển cũ mà châu thổ mới đã lấp đầy, trong đó có những lạch và hồ đầm là những gì còn sót lại. Đồng bằng Nghệ Tĩnh tuy chạy thành một dải nhưng thực tế là do nhiều mảnh đồng bằng nhỏ hợp lại. Các đồng bằng của Bắc Trung Bộ không được phì nhiêu bằng các đồng bằng châu thổ ở Bắc Bộ và Nam Bộ, nhưng chúng vẫn là nơi sinh sống của số đông dân cư trong vùng. Về khí hậu, nhiệt độ trung bình năm ở Bắc Trung Bộ, trừ vùng núi cao phía tây thuộc dãy Trường Sơn nơi có nhiệt độ dưới 22OC, dao động từ 22 đến 24OC2. Tháng nóng nhất là tháng 7, đôi khi là tháng 6 với nhiệt độ trung bình tháng 28 - 30OC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, đôi khi là tháng 12 với nhiệt độ trung bình 16-18O. Các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ là vùng có độ ẩm cao nhất so với các vùng sinh thái khác và đạt trên 85% . Tài nguyên đất của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, bao gồm các loại đất chính là đất xám feralit chiếm 54,3%, đất phù sa chua chiếm 12,7%, đất xám mùn trên núi chiếm 5,3%, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá không canh tác được chiếm 4,7% và các loại đất khác. 16
  20. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 3.3.2. Các loại cây trồng chính Với địa hình biến động lớn từ dải đất thấp ven biển phía đông đến trung du và miền núi phía tây vùng sinh thái này phù hợp cho trồng cây hàng năm phụ thuộc vào nguồn nước tưới. Lúa, ngô, lạc, khoai lang, vừng, đậu đỗ là những cây trồng chính ở đồng bằng, vùng núi thường trồng sắn, chè, tiêu, cao su, mít, cây có múi, cây lấy gỗ. Vùng này có những loài cây ăn quả quí như bưởi Phúc Trạch, bưởi Hương Sơn, cam Vinh, hồng Nam Đàn Năng suất nông nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ thấp hơn các vùng khác vì các nhân tố môi trường như xói mòn đất, độ mặn của đất, đất cát và hạn hán. Một số địa phương thiếu mưa nên ít có khả năng về thủy lợi trong mùa khô, do đó hàng năm chỉ có thể trồng mỗi năm một vụ lúa và hai vụ ngô và một số nơi có thể trồng các loại rau và màu. 3.4. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ 3.4.1. Đặc điểm cảnh quan vùng duyên hải Nam Trung Bộ Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) bao gồm 6 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và thành phố Đà Nẵng, chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên, và 8,5% dân số cả nước. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài của vùng trải ra trên 3 độ vĩ tuyến, nhưng chiều rộng tính theo ranh giới phía tây giáp với Tây Nguyên của từng tỉnh phải coi là hẹp, trung bình chỉ khoảng 40-50km, có nơi chỉ khoảng 20 km như ở phía nam đèo Cổ Mã. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ được cấu tạo chủ yếu bởi sườn đông dãy Trường Sơn hay cao nguyên, các đồng bằng thì nhỏ hẹp, bờ biển thì bị chia cắt thành nhiều vũng vịnh. Các đồng bằng có diện tích rất khiêm tốn. Một số là đồng bằng cửa sông, một số khác là những thành tạo sông-biển, một phần không nhỏ khác là các thành tạo do biển bồi đắp ở đáy các vụng lớn nhỏ. Các sông suối ngắn, độ dốc lớn thêm vào đó là lượng mưa phân bố không đều nên lũ thường lên nhanh, gây thiệt hại lớn về người và của cải. Từ phía nam huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) trở đi, núi lại đâm ra sát biển và từ đó càng về phía nam, đồng bằng càng thu hẹp diện tích nhường chỗ cho núi. Dải đất duyên hải cũng gồm nhiều cồn cát trắng bọc nhiều đầm lớn. Do có nhiều dãy núi nhỏ nằm ngay ven biển, bờ biển có dạng răng cưa và gồm những bộ phận bồi tụ - mài mòn xen kẽ. Quá trình thoái hoá đất và hiện tượng hoang mạc hoá xảy ra mạnh ở các tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Khối núi Vọng Phu giới hạn đồng bằng Tuy Hoà ở phía Nam một cách đột ngột, đỉnh cao nhất cao 2051m, khi ra đến gần biển chỉ còn cao 700m ở Đá Bia, 500m ở đỉnh hòn Bà. Vách núi đổ thẳng xuống biển tạo thành những mũi đá đồ sộ như Mũi Lớn, Mũi Nạy, Mũi Kê Gà. Mũi Kê Gà là điểm khởi đầu của dải bờ biển bị chia cắt mạnh thuộc tỉnh Khánh Hoà. Bắt đầu từ đó trở đi, có không biết bao nhiêu là mũi đá, vụng, vịnh, lạch bán đảo và đảo lớn nhỏ. Các vụng, vịnh rộng lớn thường được những bán đảo lưng quay ra phía biển che chở. Từ nam Khánh Hoà trở đi núi đã tiếp giáp với biển thực sự. Các núi trên cao nguyên Lâm Đồng vươn mãi ra đến đây dưới dạng một bình phong hướng tây đông ở khối núi Đèo Cả (629m) và núi Đá Bạc (644m). Bờ biển từ nam Khánh Hoà đến Ninh Thuận - Bình Thuận khúc khuỷu, gồm những đoạn mài mòn và bồi tụ. Đáng chú ý là Mũi Đinh, Mũi Sừng Trâu, Mũi Né đánh dấu sự đổi hướng của bờ biển ngày càng lệch xa hơn về phía tây nam hoặc tây - tây nam, chuẩn bị cho sự xuất hiện bờ biển Nam Bộ. Những đồng bằng ở cực nam Nam Trung Bộ đều nhỏ hẹp và gần như chỉ là những thành tạo do sông và biển bồi đắp, bám vào các thung lũng chân núi. 17
  21. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Về khí hậu, nhiệt độ không khí trung bình năm đạt trên 26oC. Tháng nóng nhất là tháng 7, đôi khi là tháng 6 với nhiệt độ trung bình tháng 28 - 30OC ở các tỉnh ven biển Trung bộ. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, đôi khi là tháng 12 với nhiệt độ trung bình tháng 24-26OC. Độ ẩm tương đối trung bình năm thấp nhất dưới 80% tại một số nơi thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ. Các nơi khác có độ ẩm tương đối trung bình năm từ 80 đến 85%. Phân bố lượng mưa trung bình năm rất không đồng đều theo không gian và thời gian. Nơi có lượng mưa ít nhất (dưới 800mm) là Phan Rang - Tháp Chàm (thuộc ven biển cực nam Trung bộ). Các trung tâm mưa nhiều khác còn có Trà Mi - Ba Tơ (trên 3600mm). Các nơi khác có lượng mưa phổ biến từ 1600 đến 2400 mm. Lượng mưa năm phân bố theo mùa rõ rệt. Lượng mưa mùa hè (tháng 5 đến tháng 10) chiếm 60-80% lượng mưa năm. Tháng mưa ít nhất là tháng 2 hoặc tháng 3 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, dễ bị lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Ruộng đất cát mất nước rất nhanh và khó giữ nước lại cho mùa khô. Vùng này lại nhận được lượng mưa ít nhất ở Việt Nam. Mùa khô rất ít mưa và thường kéo dài 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 5. Vùng này cũng là khu vực có thời tiết nóng nhất trong mùa khô với nhiệt độ thường lên tới 38-40OC Tài nguyên đất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các loại đất chính là đất xám feralit chiếm 54,9%, đất phù sa chua chiếm 10,9%, đất xám có tầng loang chiếm 9,8%, đất xám mùn trên núi chiếm 7,2 %, đất cát chiếm 3,6% và các loại đất khác. 3.4.2. Các loại cây trồng chính Ở vùng cao người ta thường trồng sắn và các loại cây thân gỗ như điều, hồng, dừa. Vùng thấp thường trồng 2 vụ lúa, lạc-lúa-rau, cây lấy sợi (vùng cát ven biển). Có nơi lại trồng 2 vụ cây hàng hóa như lạc, khoai lang, ngô và rau. Đây cũng là vùng có một số loài cây ăn quả đặc sản như lon bon, xoài, mít. Cây công nghiệp như mía, điều đang phát triển mạnh. Gần đây đã nhập nội một số loài cây trồng chịu hạn như chà là và xương rồng Nopal. 3.5. Vùng Tây Nguyên 3.5.1. Đặc điểm cảnh quan vùng Tây Nguyên Vùng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai và Kon Tum. Tây Nguyên là bộ phận rộng lớn nhất của một hệ thống núi có địa hình phức tạp Trường Sơn Nam, kéo dài từ khoảng vĩ độ 110 Bắc. Những mạch núi cao nhất đều nằm ở phía đông, tạo nên một gờ núi có hình cánh cung lồi và dốc về phía biển, ôm lấy các cao nguyên về phía tây, sườn thoải dần xuống thung lũng sông Mê kông. Sự phân hoá tây đông này về mặt địa hình còn được bổ sung bởi một sự phân hoá theo hướng bắc-nam khác: sông Ba (Đà Rằng) cũng có thể coi là ranh giới giữa khu vực núi và cao nguyên phía Bắc thuộc Kontum và Gia Lai với khu vực tương tự ở phía nam gồm Đắc Lắc và Lâm Đồng. Hệ thống sông ngòi tự nhiên càng khắc sâu thêm sự phân hoá địa hình. Đường chia nước có thể vạch quốc lộ 14. Các sông Cái, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng ở khu vực thượng nguồn đều gồm có những sông nhánh chảy trong những thung lũng nhỏ hẹp theo hướng bắc-nam trước khi ra đến biển, trong khi các sông chảy về phía lưu vực sông Mêkông ở phía tây thuộc hệ thống sông Sê rê pốc có điều kiện để xòe rộng mạng lưới của mình trên các bề mặt rộng rãi của sườn các cao nguyên. 18
  22. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Các cao nguyên quan trọng của Tây Nguyên gồm cao nguyên Kontum (cao khoảng 500m), cao nguyên Pleiku (cao khoảng 800m) nằm ở phía bắc là những cao nguyên rộng lớn, đi kèm với những cao nguyên rộng lớn này là các cao nguyên có diện tích nhỏ hơn như cao nguyên Kon Plông và cao nguyên Kon Hà Nừng. Cao nguyên Buôn Ma Thuột (Đắc Lắk) cao 800m nằm ở phía nam cao nguyên Plêiku là cao nguyên bazan có diện tích rộng lớn hơn cả (chiều dài đến trên 90km, chiều rộng khoảng 70km), về phía đông nam còn kèm theo cao nguyên Mdrak (trước gọi là Khánh Dương), trong thực tế là một vùng trũng cổ, có độ cao 500m. Sườn của cao nguyên Buôn Ma Thuột thấp dần về phía nam đến vùng trũng Krông Pach-Lắc, vốn là một thung lũng xâm thực - bóc mòn giữa núi, được phù sa các sông Krông Ana và sông Ea Krông Cơ Nô chảy qua bồi đắp nên, tạo ra một số đồng bằng nhỏ và đầm lầy, dù tất cả đều nằm ở độ cao 350-450m trên mực nước biển. Về phía nam của khu vực hồ Đắc Lắc là một loạt các cao nguyên Đà Lạt, Di Linh và Đắc Nông nằm chồng lên nhau theo kiểu bậc thang theo các độ cao tương ứng là 1500m, 900-1000m và 800-1000m. Các cao nguyên Di Linh và Đắc Nông đổ thoải dần về phía Đông Nam Bộ qua cao nguyên Bảo Lộc, tạo điều kiện cho quốc lộ 20 nối thành phố Hồ Chí Minh - Xuân Lộc lên Đà Lạt. Một diện tích đất đỏ bazan rộng lớn và có giá trị kinh tế cao thấy có trên bề mặt của phần lớn các cao nguyên. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phiá đông bởi nhiều khối và dãy núi cao, bắt đầu từ khối Ngọc Linh có đỉnh cao nhất lên đến 2.598m. Sườn của tất cả các khối và dãy núi này đổ dốc xuống các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển từ Quảng Nam-Đà Nẵng đến cuối tỉnh Khánh Hoà. Vùng Tây Nguyên đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ trung bình năm ở Tây Nguyên từ 24 đến 26oC ở các vùng trũng dưới 500m như ở Buôn Ma Thuột, Ea Sup, giảm xuống 22oC trên các cao nguyên có độ cao 700 - 1000m như ở Plâyku, Kon Tum, Đắc Nông, Bảo Lộc. Ở các vùng núi cao trên 1500m thuộc dãy Ngọc Linh ở phía bắc và Chư Yang Sin ở phía nam, nhiệt độ trung bình năm dưới 18oC. Ở vùng Tây Nguyên, trừ vùng núi cao, tháng 4 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình tháng 24 - 26oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất đạt 8-20oC ở những vùng trũng và cao nguyên dưới 800m, lên cao hơn, nhiệt độ giảm xuống dưới 18oC. Độ ẩm tương đối trung bình năm trên 80-85%. Vùng có độ ẩm tương đối trung bình năm thấp nhất (dưới 80%) thuộc Ea Sup (Tây Nguyên). Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 hoặc tháng 4, cao nhất là tháng 9, tháng 10. Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối có thể xuống dưới 10%, thậm chí dưới 5% ở những vùng trũng và thung lũng kín gió. Phân bố lượng mưa trung bình năm rất không đồng đều theo không gian và thời gian. Các trung tâm ít mưa là Hậu Bổn (PlêiKu) với lượng mưa năm dưới 1200mm. Các trung tâm mưa nhiều có Đắc Nông - Bảo Lộc (trên 2400mm). Tháng mưa nhiều nhất thường là tháng 8, tháng 9, đôi khi tháng 10. Tài nguyên đất của vùng Tây Nguyên, bao gồm các loại đất chính là: đất xám feralit chiếm 46,9%, đất nâu đỏ chiếm 14,1%, đất xám có tầng loang chiếm 12%, đất xám mùn trên núi chiếm 9 %, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá chiếm 5,1% và các loại đất khác. 3.5.2. Các loại cây trồng chính Đây là vùng có đất đai tốt, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của các loại cây trồng hàng hóa. Vùng này trồng nhiều cà phê, cao su, tiêu, điều, cây lâm nghiệp và cây lâu năm chiếm 79%. Cây ngắn ngày như ngô, mía, đậu tương. Cao nguyên Lâm Đồng là nơi lý tưởng để sản xuất các loại rau, hoa quả ôn đới như khoai tây, hoa lý, cải bắp, hồng, dâu tây, v.v. Những năm gần đây sắn cũng được phát triển 19
  23. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 3.6. Vùng Đông Nam Bộ 3.6.1. Đặc điểm cảnh quan vùng Đông Nam Bộ Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 8 tỉnh: Ninh Thuận, Bình thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước. Nhìn từ ngoài, địa hình vùng Đông Nam Bộ chỉ là một dải đất cao hơi lượn sóng ngày càng thấp dần về phía đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Nền địa chất bên dưới là nền rìa granit của khối Trường Sơn Nam, được phủ bởi các đá trầm tích tuổi trẻ hơn. Bên trên cùng là lớp phù sa cổ trải rộng ra trên khắp bề mặt của vùng, quen được gọi là “dải đất xám” mà về độ phì nhiêu kém hơn nhiều so với phù sa mới ở đồng bằng châu thổ. Núi cao đến 500 m thấy ở rìa nam của khối cực nam Trung Bộ lan ra trên địa phận của bắc Đông Nam Bộ và ở phía bắc Bà Rịa - Vũng Tàu. Người ta cũng còn thấy rải rác trong vùng các đỉnh núi lửa đã tắt. Dưới tác động của quá trình phong hoá, badan lâu ngày đã biến thành đất đỏ có độ phì nhiêu cao. Vùng Đông Nam Bộ có đất đai đa dạng, thích hợp cho phát triển nhiều loại cây công nghiệp, cây thực phẩm, phân bố thành những vùng lớn, là những lợi thế quan trọng để hình thành nền sản xuất hàng hoá tập trung như đất bazan: 650 ngàn ha, đất xám: 1.334 ngàn ha. Đất có khả năng nông nghiệp đạt trên 1,6 triệu ha. Tài nguyên nước nhìn chung được đánh giá là phong phú (trừ Bình Thuận và Ninh Thuận) với tổng lượng nước mặt khoảng 36 tỷ m3/năm và trữ lượng nước ngầm 8 tỷ m3/năm, nếu được bảo vệ và khai thác hợp lý có thể đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp cũng như các nhu cầu dân sinh khác. Khí hậu vùng Đông Nam Bộ ôn hòa thích hợp với nhiều lọai cây con có tiền năng năng suất cao, đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ không khí trung bình năm đạt trên 26o. Tháng nóng nhất là tháng 4 với nhiệt độ trung bình tháng là 28- 30oC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, đôi khi là tháng 12 với nhiệt độ trung bình tháng là 24-26oC. Độ ẩm tương đối trung bình năm thấp nhất tới dưới 80%. Độ ẩm thấp nhất thường gặp trong tháng 3 hoặc tháng 4, cao nhất là tháng 9, tháng 10. Phân bố lượng mưa trung bình năm rất không đồng đều theo không gian và thời gian. Các trung tâm ít mưa là Phan Thiết với lượng mưa năm dưới 1200mm. Lượng mưa năm phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa nhiều trùng với mùa gió mùa mùa hạ, mùa mưa ít trùng với thời kỳ gió mùa mùa đông. Tháng mưa nhiều nhất thường là tháng 8, tháng 9, đôi khi tháng 10. Tài nguyên đất của Vùng Đông nam bộ, bao gồm các loại đất chính là: đất xám feralit chiếm 40,5%, đất nâu đỏ chiếm 10,3%, đất nâu vàng chiếm 6,8%, đất xám có tầng loang 6,3%, đất phù sa chua 5%, đất xám mùn trên núi chiếm 3,4%, đất cát biển 3,3% và rất nhiều các loại đất khác. 3.6.2. Các loại cây trồng chính Đây là vùng chuyên canh trồng cao su, cà phê, tiêu, điều và các loại cây lâu năm khác như mía. Cây rau và đậu cũng được trồng chiếm khoảng 16,6%, còn lại là cây ăn quả, ngô và cây hàng năm như sắn, lạc. Ở các vườn cây ăn quả truyền thống, các cây ăn quả pha trộn nhiều loài khác nhau và đất không bị dọn sạch cỏ, tạo mức độ đa dạng sinh học cao hơn. Các vườn cây ăn quả ở đây thường được trồng xen canh các loại cây ăn quả khác nhau để tận dụng nhu cầu ánh sáng và độ cao khác nhau, ví dụ như sầu riêng, mít và chôm chôm. Rau, hoa, cây cảnh đang phát triển mạnh 20
  24. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 3.7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long 3.7.1.Đặc điểm cảnh quan vùng đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, là phần lãnh thổ nằm ở cực nam của Việt Nam, kéo dài từ 110 đến khoảng 8030’ vĩ độ bắc. Châu thổ sông Cửu Long là thành tạo trầm tích nằm ở cửa sông Mêkông. Từ đỉnh châu thổ ở Phnôm Pênh, sông Cửu Long (tên gọi Việt Nam của phần sông Mê-Kông chảy trên lãnh thổ Việt Nam) chia làm hai nhánh chảy xuống đồng bằng Nam Bộ. Nhánh phía bắc có tên là Tiền Giang, nhánh phía nam là Hậu Giang. Hai sông này càng ra đến biển càng rộng lớn và chia làm nhiều nhánh và đổ ra biển bằng 9 cửa (cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cung Hầu, Cổ Chiên, Định An, Ba Thắc và Trần Đề) nên gọi là Cửu Long. Một vài nhánh rộng đến vài kilômet. Vùng ĐBSCL thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng biển. Ngoài hai đơn vị hình thái - cấu trúc nói trên, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long còn có bán đảo Cà Mau là một đồng bằng phù sa ở rìa. Nguồn nước mặt ở vùng ĐBSCL khá dồi dào với khoảng 2.500 km sông rạch tự nhiên, khoảng 3.000 km kênh đào và khoảng 1 triệu ha bề mặt ngập nước theo mùa, góp phần hình thành nhiều hệ sinh thái đa dạng, là nơi sinh trưởng và cư trú của nhiều hệ động, thực vật thích nghi với cả môi trường nước ngọt và mặn. Thủy triều xâm nhập kéo theo sự xâm nhập mặn trên khoảng 1,7 triệu ha đất vùng ven biển có ảnh hưởng lớn đến sản xuất trồng trọt, nhưng lại mở ra một tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Hàng năm gần 2 triệu ha bị ngập lũ là nguồn tài nguyên lớn mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, có tác dụng tốt trong việc cải tạo môi trường nước và cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng; mặt khác, cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đời sống dân sinh. ĐBSCL có nhiệt độ cao và ổn định trong năm đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ không khí trung bình năm đạt trên 26oC. Tháng nóng nhất là tháng 4 với nhiệt độ trung bình tháng 28- 30oC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, đôi khi là tháng 12 với nhiệt độ dao động 24-26oC. Vùng có độ ẩm tương đối trung bình năm thấp nhất dưới 80. Các nơi khác có độ ẩm tương đối trung bình năm từ 80 đến 85%. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 hoặc tháng 4, cao nhất là tháng 9, tháng 10. Phân bố lượng mưa trung bình năm phổ biến từ 1600 đến 21
  25. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 2400mm. Lượng mưa năm phân bố theo mùa rõ rệt. Tháng mưa nhiều nhất thường là tháng 8, tháng 9, đôi khi tháng 10. Tháng mưa ít nhất là tháng 1 hoặc tháng 12. Tài nguyên đất của vùng đồng bằng sông Cửu long, bao gồm các loại đất chính là đất phèn hoạt động chiếm 20%, đất phèn tiềm tàng loang lổ chiếm 14,9%, đất phù sa có đốm rỉ chiếm 14,7%, đất phù sa glây chiếm 12,4%, đất mặn trung bình và ít chiếm 11%, đất phù sa chiếm 6,6%, đất xám feralit chiếm 4,8%, đất mặn nhiều chiếm 4,6% và các loại đất khác. 3.7.2 Các loại cây trồng chính Cây trồng chủ yếu của vùng là lúa nước. Chất đất rất mầu mỡ cộng với sẵn có nước ngọt quanh năm đã tạo ra khả năng làm ba vụ lúa nước một năm với năng suất cao. Ở đây cũng trồng nhiều loại trái cây như sầu riêng, chôm chôm , xoài, măng cụt, cam, quýt, bưởi, v.v Đặc biệt, những vùng ven sông Tiền, sông Hậu trồng nhiều trái cây nhất. Nông dân vùng này sử dụng lượng đáng kể lượng hóa chất nông nghiệp trong gieo trồng và chăm sóc tất cả các loại cây trồng. 3.8. Tổng quan về sử dụng đất Tính đến thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2007, cả nước có 24 696,0 nghìn ha đất nông lâm nghiệp, chiếm 74,56% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó diện tích đất nông lâm nghiệp mới được sử dụng (đã giao/cho thuê) đạt là 21 262,7 nghìn ha (hay 86,10%). Trong đất nông lâm nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm một phần chính (khoảng 14.514,2 nghìn ha hay 58,77% diện tích đất nông lâm nghiệp); trong khi đó đất để sản xuất nông nghiệp chỉ là 9.436,2 nghìn ha (hay 38,21% diện tích đất nông lâm nghiệp). Bảng 3.8 Hiện trạng sử dụng đất tổng thể ở Việt Nam tính đến thời điểm ngày 01/01/2007 (Nghìn ha) Loại đất Tổng diện tích Đất đã giao/cho thuê Số luợng ha Tỷ lệ (%) Cả nuớc 33 121,2 23 763,8 77,75 Đất nông lâm nghiệp 24 696,0 21 262,7 86,10 Đất sản xuất nông nghiệp 9 436,2 9 319,4 98,76 Đất trồng cây hàng năm 6 348,2 6 254,2 98,52 Đất trồng lúa 4 130,9 4 107,4 99,43 Đất đồng cỏ chăn nuôi 53,4 27,2 50,94 Đất trồng cây hàng năm khác 2 163,8 2 119,6 97,96 Đất trồng cây lâu năm 3 088,0 3 065,1 99,26 Đất lâm nghiệp 14 514,2 11 210,0 77,23 Rừng sản xuất 5 672,5 4 735,9 83,49 Rừng phòng hộ 6 766,3 4 648,8 68,71 Rừng đặc dụng 2 075,5 1 825,4 87,95 Đất nuôi trồng thuỷ sản 715,1 704,3 98,49 Đất làm muối 14,1 13,2 93,62 Đất nông nghiệp khác 16,5 15,8 95,76 Đất phi nông nghiệp 3 309,1 1 390,5 42,02 22
  26. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Loại đất Tổng diện tích Đất đã giao/cho thuê Số luợng ha Tỷ lệ (%) Đất ở 611,9 606,0 99,04 Đất ở đô thị 108,5 105,3 97,05 Đất ở nông thôn 503,4 500,7 99,46 Đất chuyên dùng 1 433,5 509,4 35,54 Đất tôn giáo 12,9 12,7 98,45 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 97,2 81,8 84,16 Đất phi nông nghiệp khác 3,4 2,8 82,35 Đất chưa sử dụng 5 116,0 1 110,5 21,71 Đất bằng chưa sử dụng 340,3 24,9 7,32 Đất đồi núi chưa sử dụng 4 396,0 1 068,8 24,31 Núi đá không có rừng 379,7 16,8 4,42 Nguồn: Theo niên giám thống kê năm 2007 Đến đầu năm 2007, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong cả nước đã được sử dụng (đã giao/cho thuê) đạt 9 319,4 nghìn ha (hay 98,76% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp). Đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn (67,27% hay 6 348,2 nghìn ha) trong đất sản xuất nông nghiệp. Đất trồng cây hàng năm đã đuợc sử dụng (đất giao/cho thuê) đạt 98,52% hay 6 254,2 nghìn ha. Đất trồng lúa chiếm khá lớn, với 4 130,9 nghìn ha hay 65,07% trong đất trồng cây hàng năm và đất trồng lúa đã được sử dụng đạt 99,43% hay 4 107,4 nghìn ha. Nhìn chung, các loại đất sản xuất nông nghiệp đã được sử dụng đạt tỷ lệ rất cao, từ 97,96% đến 99,43% (trừ loại đất đồng cỏ chăn nuôi mới sử dụng đợc 50,94%). Đất chưa sử dụng đến đầu năm 2007 cả nước còn 5 116,0 nghìn ha, chiếm 15,45% diện tích tự nhiên, tuơng đuơng 20,72% đất nông lâm nghiệp. 3.8.1 Hiện trạng sử dụng đất theo vùng Diện tích đất theo các vùng rất không giống nhau. Tiểu vùng Đông Bắc có diện tích tự nhiên lớn nhất (6.402,4 nghìn ha), tiếp đến là vùng Tây Nguyên (5.465,9 nghìn ha). Vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích nhỏ nhất, chỉ với 1.486,2 nghìn ha. Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các vùng lại không theo thứ tự lớn nhỏ nhưdiện tích tự nhiên. Vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước là đồng bằng sông Cửu Long với 2.567,3 nghìn ha; tiếp theo là các vùng Tây Nguyên (1.615,8 nghìn ha) và Đông Nam bộ (1.608,2 nghìn ha). Vùng Tây Bắc có diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ nhất chỉ cú 501,6 nghìn ha. 23
  27. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Bảng 3.8.1 Hiện trạng sử dụng đất theo vùng sinh thái Nông nghiệp ở Việt Nam năm 2007 (Nghìn ha) Vùng sinh thái TDMN Bắc Bộ ĐBS DHB DHN Tây Đông ĐBS Cả nuớc Loại đất Đông Băc Tây Bắc Hồng Trung Trung Nguyên Nam Cửu bộ bộ bộ Long Tổng diện tích 6 402,4 3 753,4 1 486,2 5 155,2 3 316,7 5 465,9 3 480,8 4 060,4 3.3121,2 Đất sản xuất 984,3 501,6 756,3 812,1 590,6 1 615,8 1 608,2 2 567,3 9.436,2 nông nghiệp Đất lâm nghiệp 3 581,0 1 822,9 126,9 2 883,6 1 450,9 3 050,4 1 249,4 349,0 14.514,3 Đất chuyên 209,0 45,6 236,3 197,9 198,8 123,4 197,6 224,9 1.433,5 dùng Đất ở 81,0 33,4 118,5 100,8 55,0 42,0 71,8 109,3 611,9 Diện tích mặt 47,6 6,1 97,1 51,1 23,0 9,1 56,5 717,5 1.008,0 nước nuôi trồng thuỷ sản Tổng diện tích 3 131,5 1 523,2 123,1 2 538,2 1 277,7 2 926,6 898,4 320,9 12.739,6 rừng hiện có Rừng trồng 927,1 120,3 66,3 517,9 292,4 168,0 202,3 257,1 2.551,4 Rừng tự nhiên 2204,4 1402,9 56,8 2020,3 985,3 2758,6 696,1 63,8 10.188,2 Đất lâm nghiệp và diện tích rừng hiện có tập trung lớn nhất ở vùng Đông Bắc (hơn 3 triệu ha mỗi loại). Vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 126,9 nghìn ha đất lâm nghiệp và 123,1 nghìn ha rừng hiện có. 3.8.2 Diện tích các cây trồng chính Bảng dưới là số liệu thống kê về diện tích một số cây trồng chính ở Việt Nam trong năm 2007. Lúa là cây trồng chính hàng năm với diện tích lớn gấp nhiều lần các cây trồng khác. Tuy nhiên diện tích trồng lúa không giống nhau ở các vùng. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lúa lớn nhất nước với 3.683,6 nghìn ha; tiếp theo là vùng đồng bằng sông Hồng với 1.111,6 nghìn ha. Tây Bắc là vùng có diện tích trồng lúa nhỏ nhất nước với 157,7 nghìn ha. Cây ngô đứng thứ 2 về diện tích trồng hàng năm. Cây ngô được trồng với diện tích lớn nhất ở vùng Tây Bắc (236,0 nghìn ha) và vùng Tây Nguyên (233,4 nghìn ha). Vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng ngô nhỏ nhất nước với 36,3 nghìn ha. 24
  28. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Bảng 3.8.2 Diện tích một số cây trồng chính ở Việt Nam năm 2007 (Nghìn ha) Vựng sinh thái TDMN Bắc Bộ ĐBS DHB DHN Tây Đông ĐBS Cả Loại đất Đông Tây Hồng Trung Trung Nguyên Nam Cửu nuớc Bắc Bắc bộ bộ bộ Long Lúa 552,6 157,7 1 111,6 683,2 375,8 205,0 431,6 3 683,6 7 201,0 Ngô 236,0 172,0 84,7 137,3 42,1 233,4 126,1 36,3 1 067,9 Khoai lang 42,3 7,3 31,7 55,1 10,4 12,5 4,3 14,0 177,6 Sắn 53,4 42,9 7,5 58,9 65,3 129,9 130,8 6,3 497,0 Mía 13,4 12,1 2,3 63,4 49,8 33,5 49,4 66,9 290,8 Lạc 39,1 8,5 32,1 77,7 26,5 20,5 36,7 13,5 254,6 Đậu tuơng 42,4 23,1 65,8 5,3 - 24,7 2,7 8,4 190,1 Rau các loại 61,3 10,1 138,5 59,8 34,9 35,4 66,2 108,4 514,6 Cây ăn quả 114,7 30,4 63,8 48,4 23,3 17,0 100,6 211,4 609,8 Cây ăn quả có múi 12,66 0,89 5,94 9,56 1,22 0,37 4,34 38,61 73,59 Xoài 1,73 3,20 0,08 0,79 5,27 0,65 17,82 20,00 49,55 Dứa 2,33 0,41 2,48 6,46 3,74 0,30 0,44 20,24 39,40 Chuối 8,87 2,25 17,93 15,3 10,1 2,94 12,13 31,58 101,1 Nhãn, vải, chôm 65,72 14,71 23,98 2,51 0,39 0,72 32,05 54,90 194,97 chôm 25
  29. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 4. Đặc điểm các cảnh quan đa dạng sinh học nông nghiệp chính Các cảnh quan đa dạng sinh học nông nghiệp chính tại Việt Nam được mô tả ở mục sau. Trước đó các khác biệt về địa lý và khí hậu của từng vùng đã được mô tả. Các khác biệt này đóng góp vào những khác biệt về bản chất đa dạng sinh học ở các vùng. Những khác biệt này sẽ được nêu trong phần sau. 4.1 Các hệ sinh thái nước Hệ sinh thái nước có nhiều trong các hệ thống nông nghiệp Việt Nam. Cảnh quan hầu như được xen kẽ với một loạt các thủy vực – các sông lớn, suối, kênh, mương và hồ - và chúng là các sinh cảnh rất quan trọng cho đa dạng sinh học, đặc biệt là trong mùa khô. Hệ sinh thái nước có thể chia thành các loại hệ sinh thái như sau: ● Mương nội đồng ● Kênh tưới tiêu ● Sông ● Ruộng lúa ● Đất ngập nước ● Ao hồ Mỗi hệ sinh thái có các đặc điểm riêng. Các đặc điểm về sinh thái để phân biệt các hệ sinh thái này là: ● Độ sâu của nước ● Lưu lượng nước ● Diện tích (bề rộng của thủy vực) ● Hệ thực vật trong nước ● Hệ động vật trong nước ● Dao động theo mùa (của tất cả yếu tố kể trên) ● Đặc điểm bờ. Có nhiều tương đồng giữa các hệ sinh thái nước. Do phần lớn các hệ thống này kết nối với nhau, chúng có chung các nguồn đa dạng sinh học quan trọng đối với hệ sinh thái. 26
  30. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Hình vẽ dưới đây mô tả các hệ sinh thái nước khác nhau được nối với nhau thế nào và chúng phụ thuộc lẫn nhau ra sao. Sự khác biệt giữa các vùng Các con sông bắt nguồn từ núi và chảy qua Việc sử dụng có hệ thống các kênh các vùng nông nghiệp của Việt Nam. Nước tưới và mương nội đồng tại nhiều hệ sinh cho thủy lợi chảy từ sông theo kênh vào thái nông nghiệp ở Việt Nam tạo thành nét ruộng. Từ các kênh một mạng lưới mương nổi bật trong những khu vực bằng phẳng máng nhỏ hơn phân phối nước về từng của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Trung thửa ruộng. Bộ. Nhưng hệ thống tưới tiêu cũng có mặt ở các vùng khác ở Đông Nam Bộ cũng như Bên cạnh các con sông, còn có các thủy vực một số địa phương thuộc trung du miền lớn khác như hồ, đất ngập nước được sử núi vùng phía Bắc để cung cấp nước trong dụng làm nguồn cấp nước quanh năm. mùa khô. Ao trong vườn gia đình là một nét tiêu biểu của khu vực nông nghiệp ở vùng Một số thủy vực đầy và cạn theo mùa mưa đồng bằng sông Hồng và vùng Trung Bộ và mùa khô, đặc biệt là các ao, mương nội nơi mà nông dân phải giữ nước cho mùa đồng và một số vùng đất ngập nước. Sự khô. sống còn của đa dạng sinh học tại các thủy vực theo mùa thường phụ thuộc vào mối Vùng phía Nam có các vùng đất ngập nước liên kết với các hệ sinh thái nước vĩnh cửu và hệ thống kênh rạch thường xuyên nhờ có nước quanh năm. triều cường. Vùng đồng bằng sông Hồng cũng có những khu vực đất ngập nước đáng kể, đặc biệt trong mùa mưa. 27
  31. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam 4.1.1 Mương nội đồng Mương nội đồng thường nhỏ và đứt quãng, có nước hoặc không tùy theo mùa mưa hay mùa khô và theo hệ thống thủy lợi. Các mương thường thẳng để đảm bảo nước chảy dễ dàng và có dòng chảy hạn chế khi mức nước thấp. Hai bên và đáy mương thường được dọn sạch cỏ. Vào mùa mưa, khi có nhiều nước, nước được phân bổ vào các ruộng thông qua các cống nhỏ tự chảy hai bên mương. Khi mức nước rất thấp, người ta phải bơm nước từ mương vào ruộng. Vào mùa khô mương nội đồng sẽ dần khô ở những nơi nguồn nước hạn chế. Ở những vùng nhiều nước và trồng nhiều vụ, kênh cấp nước có thể có nước quanh năm Sự khác biệt giữa các vùng Mương nội đồng nối liền với các hệ thống thủy lợi và do đó ở vùng thủy lợi kém phát triển thì ít mương hơn, như ở một số vùng thuộc trung du miền núi Bắc Bộ Có thể thấy mương ở những vùng đồi trồng trọt dựa vào nước mưa, nước từ khe núi. Các loài Các mương nội đồng thường có nhiều thực vật mọc bên bờ, chủ yếu là cỏ, các bụi cây và các cây gỗ phân tán, là chỗ cư trú cho nhiều loài côn trùng và các sinh vật khác. Một số vùng có trồng cây ăn quả trên bờ mương. Các con mương là nơi sống của các loài cá nhỏ, các loài trai, ốc và thường xuất hiện loài hại lúa là ốc bươu vàng (golden apple snail). Các con mương là nguồn đa dạng sinh học quan trọng, là mối liên kết giữa ruộng lúa và các hệ sinh thái khác. 28
  32. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Tầm quan trọng của hệ sinh thái mương nội đồng đối với nông nghiệp Sinh thái Mương nội đồng là nguồn tích trữ đa dạng sinh học quan trọng ở hệ sinh thái nông nghiệp, là nơi cư trú của các loài thực vật, loài thụ phấn, săn mồi và ký sinh, và có tác dụng làm mối liên kết giữa những thủy vực lớn hơn với đồng ruộng. Thu nhập Mương nội đồng có vai trò quan trọng trong tưới tiêu cho ruộng. Những khu vực này cũng có nguồn nguyên liệu và thực phẩm có thể bán được. Thực phẩm Mương có thể là nguồn cung cấp các loài cá nhỏ, ếch, các loài nhuyễn thể và các thực phẩm phụ. Vật liệu Các loài cây thân gỗ trên bờ mương. Dược liệu Một số cây thuốc có thể mọc trên bờ mương. Giá trị xã hội/ Không quan trọng, đi lại và vận chuyển vật tư nông nghiệp và nông sản. văn hóa Thực tiễn quản lý Mương thường được quản lý theo hướng làm giảm đa dạng sinh học. Nông dân thường giữ cho khu vực trong và xung quanh mương sạch cỏ bằng cách cắt hoặc phun rải thuốc trừ cỏ để đảm bảo nước chảy dễ dàng đến ruộng. Nông dân cũng hay coi mương là nguồn lưu giữ dịch hại như ốc bươu vàng, sâu bọ và cỏ dại. Gần đây, hệ thống mương nội đồng ở nhiều nơi đã được bê tông hóa (chương trình bê tông hóa kênh, mương) nhằm giảm thất thoát nước và thuận lợi cho tưới tiêu. Bê tông hóa kênh mương làm tăng hiệu quả tưới tiêu nhưng làm giảm đáng kể đa dạng sinh học. Ở những vùng mương bị khô vào mùa khô nông dân đặt đó, lưới để bắt cá di chuyển từ ruộng ra những thủy vực lớn hơn. Những mối đe dọa và quan tâm dài hạn Đa dạng sinh học ở mương nội đồng bị đe dọa do cách quản lý giữ cho mương không có côn trùng và cỏ, bằng hóa chất, loại bỏ bằng cơ học, do cách quản lý ruộng xung quanh mương và quá trình bê tông hóa kênh mương. Tác động của các hóa chất nông nghiệp như thuốc sâu, thuốc trừ cỏ và phân hóa học vươn xa ra ngoài ranh giới của ruộng vì chúng có thể bị rửa trôi lúc phun hoặc khi mưa xuống, và do đó tác động đến các hệ sinh thái xung quanh ruộng. Tuy nhiên, mương nội đồng 29
  33. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam thường có vai trò là “phin lọc đầu tiên” đối với hóa chất nông nghiệp trước khi chúng vào kênh và ra sông. Do đó giảm ảnh hưởng lên các con sông lớn hơn, nhưng vẫn làm giảm đa dạng sinh học quan trọng ở trong các con mương. Việc sử dụng nhiều hóa chất nông nghiệp bên trong và xung quanh mương nội đồng sẽ hạn chế đa dạng sinh họchay giết chết ngoài ý muốn các sinh vật như cá, các con vật giúp thụ phấn, thiên địch của sâu bọ hay các sinh vật có chức năng phân hủy. Đa dạng sinh học ở đây bị đe dọa bởi hóa chất nông nghiệp. Bê tông hóa mương nội đồng làm mất môi trường sống tự nhiên của nhiều loài sinh vật gây ra mất hoàn toàn hoặc giảm đáng kể (sau khi phục hồi) đa dạng sinh học tại khu vực này. Các tác động tiêu cực có thể quan sát được ở một số mương thông qua hiện tượng đa dạng sinh học đã bị mất đi ít nhiều, nhiều nhất là ở các con mương nội đồng đã được bê tông hóa. 4.1.2 Kênh Các đặc điểm Kênh là những đường dẫn nước, đưa nước chảy qua hay chứa nước quanh năm và thường được xây dựng để phục vụ cho mục đích tưới tiêu. Kênh thường rộng, có mức nước sâu và dòng chảy mạnh hơn so với mương nội đồng và thường có mức đa dạng sinh học cao ở trong và xung quanh dòng kênh. Một số kênh tưới tiêu được xây bằng bê tông để dẫn nước tốt hơn và hạn chế thất thoát nước. Điều này cũng làm hạn chế luôn cả đa dạng sinh học xung quanh dòng kênh một cách đáng kể. Hầu hết các dòng kênh đều gắn liền với nhiều loài cây sống trong nước và dọc theo hai bên bờ, thường dày đặc. Các dòng kênh thường bị bèo tây mọc kín và dày đặc làm tắc dòng chảy. Các loài Các con kênh cung cấp môi trường sống cho các loài thuỷ sinh quan trọng như: cá, lươn, các loài nhuyễn thể, v.v. Tuỳ theo con kênh có được xây bằng bê tông hay không mà nó còn có thể có các loài cây, bụi rậm, và các loài thực vật khác hai bên bờ, làm nơi cư ngụ cho các loài côn trùng, các loài vật sống ở ven sông như các loài chim, các loài bò sát, ếch nhái, các loài động vật có vú, v.v Bèo tây cũng là loài thường thấy mọc trong nước. Loài ốc bươu vàng cũng thường gặp trong và bên các dòng kênh. Do các con kênh nối giữa dòng sông và các cánh đồng, chúng thường có các loài vật sống tại cả hai môi trường này. 30
  34. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Thực tiễn quản lý Các bờ thành và đáy của kênh tưới tiêu thường được dọn cỏ để đảm bảo dòng chảy được thông thoáng. Hai bên bờ kênh đôi khi được đốt cháy, phát quang, hoặc dùng thuốc diệt cỏ để làm sạch cỏ cây tạo thuận lợi cho dòng chảy. Các con kênh lớn do có kích cỡ lớn hơn và không thuộc sở hữu của một cá nhân nào nên ít có các hoạt động quản lý đối với các loài cây cỏ. Người ta cũng ít dọn cỏ cây trong và trên những con kênh mà ở đó họ muốn có nhiều cá để phục vụ cho đời sống. Trong những con kênh này, bèo tây cần phải được kiểm soát. Tầm quan trọng của hệ sinh thái kênh đối với đất nông nghiệp Sinh thái Quan trọng đối với đa dạng sinh học, đặc biệt là vào mùa khô – là nơi trú ngụ của nhiều loài Thu nhập Giao thông bằng thuyền chở người và hàng hoá, đảm bảo cấp nước cho ruộng đồng. Bèo tây mọc trong một số kênh được dùng để làm các đồ gia dụng, thức ăn gia súc. Nhiều loài vật dưới nước được bắt từ kênh và bán, cũng như các sản phẩm từ các cây cối. Cung cấp Thực Cung cấp cá và rau cỏ trên hai bờ kênh phẩm Vật liệu Bèo tây (lục bình), cói, sú vẹt, gỗ từ các loài cây trên bờ Dược liệu Một số loài cây thuốc mọc ở hai bên bờ kênh Giá trị xã hội/ Giao thông bằng thuyền là hoạt động xã hội quan trọng, kênh cũng là nơi tắm, văn hóa giặt. Những mối đe dọa và quan tâm dài hạn Việc sử dụng rộng rãi các hoá chất nông nghiệp tác động đến các mương nội đồng và từ đó ảnh hưởng đến các dòng kênh mặc dù với mức độ nhỏ hơn do kênh có lượng nước lớn hơn giúp pha loãng nồng độ từ các mương dẫn nước ruộng. Nhiều nông dân thường đổ rác ra đất ruộng, thường gần những đường nước như các kênh rạch khiến cho một số kênh bị ô nhiễm bởi hàng đống những bao ni-lông, chai lọ, v.v. Các nhà máy cũng thường đổ trực tiếp chất thải và rác ra các con kênh cùng với nước thải chưa xử lý. Tại những vùng nông thôn, các nhà máy đổ chất thải thường là những xí nghiệp thủ công nhỏ, quy mô của các công ty có thể lớn lên khi chúng ở gần các khu đô thị hơn. Các con kênh chảy qua các khu đô thị thường nhiễm độc đối với sinh vật. Các con kênh của các thành phố lớn như Hà Nội 31
  35. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh hầu như chết hoàn toàn về mặt sinh học. Mặc dù là quan trọng, nhưng người ta chỉ biết rất ít về những chất độc hoá học trong các con kênh và tác động của chúng đối với các sinh vật sống trong đó. 4.1.3 Các dòng sông Đặc điểm Khác với các con kênh đào và mương dẫn nước vào ruộng, sông là những đường dẫn nước tự nhiên, là nguồn cung cấp nước cho hầu hết các con kênh và mương. Nước sông thường sâu hơn và dòng chảy mạnh hơn, dao động và tuỳ thuộc vào mùa mưa. Hai bờ sông thường có nhiều cây và có nhiều loài sinh vật sống ven sông, có nhiều loài cây thuỷ sinh và cá ở dưới nước. Các loài Sông là nơi cung cấp môi trường sống quan trọng cho các loài vật thuỷ sinh lẫn trên cạn. Các vùng ven sông là môi trường sống quan trọng của nhiều loài chim, động vật có vú, cá, các loài giáp xác và bò sát. Ảnh: Việt báo.vn Tầm quan trọng của hệ sinh thái sông đối với khu vực nông nghiệp Sinh thái Môi trường sống đặc biệt quan trọng đối với đa dạng sinh học. Các con sông, cùng với các kênh lớn, là nơi ở của các loài thuỷ sinh giúp chúng tiếp tục chu kỳ sinh sản lại trên các con mương và ruộng vào mùa mưa. Thu nhập Đảm bảo nước cho các cánh đồng, do vậy, sông trong 1 khu vực (đặc biệt là ở các vùng khô hạn) giúp duy trì sự sống của người dân. Sông cung cấp các loài thuỷ sản để đánh bắt và bán. Thực phẩm Cung cấp cá, các loài nhuyễn thể, lươn, ếch nhái, v.v. Trên hai bờ sông thường có nhiều cây dại và thức ăn cho gia súc Vật liệu Thân của bèo tây mọc nhanh, cỏ rong và các loại cây thuỷ sinh ven bờ thường được cho là có hại cho giao thông đường thuỷ tại Việt Nam, hiện được sử dụng rộng rãi làm một số vật dụng trong nhà Lòng sông là nơi khai thác đất, cát để tôn cao nền nhà và làm vật liệu xây dựng. Dược liệu Một số loài cây thuốc mọc ở hai bên bờ sông. Giá trị xã hội/ Quan trọng để tháo nước ra khỏi những vùng dễ bị úng ngập. Rất quan trọng văn hóa để vận chuyển người và hàng hoá. Ở nhiều nơi, nước sông còn sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Thường có các sự kiện văn hoá đua thuyền trên sông. Những loài cá bản địa đang bị đe dọa diệt chủng hiện rất hiếm thấy trên những con sông mặc dù chúng có giá trị văn hoá lớn. 32
  36. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Thực tiễn quản lý Các bờ sông thường không được chăm sóc nhiều như những bờ mương tưới tiêu ở ruộng, mặc dù tại một số nơi có thể thấy sự quản lý như chặt cây, đốt bờ, v.v. Ở Việt Nam, từ ngàn đời nay đê được xây dựng trên các khu vực gần bờ sông và tu bổ thường xuyên để ngăn chặn lũ lụt. Các hoạt động nạo vét lòng sông đôi khi cũng được tiến hành nhằm làm thông thoáng dòng chảy. Tại đồng bằng sông Cửu Long thường phải dọn sạch bèo tây, vừa là để thu hoạch bèo vừa là để làm thông thoáng dòng chảy, thuận tiện cho giao thông. Các mối đe dọa và quan tâm dài hạn Rác và nước thải đổ thẳng ra sông và trên hai bờ là những mối đe dọa và quan tâm chính đối với các con sông cũng như đối với các dòng kênh. Xả rác ra các dòng nước là cách làm từ xưa và là thói quen rất khó thay đổi. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ thì rác và nước thải còn làm ô nhiễm hệ sinh thái nước. Điều quan tâm lớn hơn là sự ô nhiễm này ngày càng gia tăng do các cơ sở công nghiệp hai bên bờ đổ thẳng nước thải không xử lý ra sông. Trong số này có nhiều nhà máy hoá chất. Vấn đề sạt lở đất ngày càng trở nên nghiêm trọng do tốc độ dòng chảy ngày càng cao, nhất là trong mùa lũ do hệ thống đê bao cục bộ để canh tác nhiều vụ hơn hoặc do việc khai thác quá mức đất và cát sông để xây dựng. 4.1.4 Các cánh đồng lúa vùng đồng bằng Các cánh đồng lúa có thể được coi là những đại diện đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam và là một hệ sinh thái nước quan trọng. Các đặc điểm Lúa là loại cây bản địa phù hợp một cách hoàn hảo với điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới của Việt Nam. Việt Nam có hệ sinh thái đất ngập nước được phát triển qua hàng triệu năm, và nếu không sử dụng các loại thuốc trừ sâu liên tục thì các cánh đồng lúa sẽ cung cấp một môi trường sống thuỷ sinh đa dạng và phong phú. 33
  37. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Hình bên tổng hợp những đặc trưng chung của các dạng cánh đồng lúa [Halwart & Gupta, 2004]. Bên cạnh cây lúa, đất trồng lúa còn trợ giúp cho một số (ít) các loại cây khác, cả loài mọc dưới nước và trên cạn. Môi trường nước mang trong nó cả một quần thể lớn và sống động các loài côn trùng, sâu bọ, tôm, cá, lưỡng cư, đến lượt Đất cao Đất thấp có mưa Được tưới Ngập lụt chúng lại trợ giúp Đất bằng cho Đất bằng cho tới hơi Ruộng bằng Đất bằng cho tới hơi cho một loạt sinh tới độ dốc vừa dốc, ruộng có bờ, có phẳng, có bờ để dốc hay ruộng trũng. phải, hiếm khi bị khi bị ngập nhưng giữ nước, lúa cấy Ngập trên 10 ngày liên vật khác như côn ngập, đất thoáng không lâu – không hay gieo xạ trực tục với mức từ trung trùng, nhện, chim, khí, gieo lúa trực quá 50 cm và dưới 10 tiếp trên bùn - bình tới sâu (50 – 300 bò sát, loài có vú tiếp trên đất cày ngày liên tục, lúa cấy ruộng ngập nông, cm) trong quá trình khô, đất không hay xạ trực tiếp trên đất yếm khí trong trồng lúa. Đất có thể bị v.v. Ngay cả những có bùn bùn, có thể cày ải để khi gieo trồng. nhiễm mặn, phèn con đê, mương bao khô đất trước quanh cánh đồng lúa cũng tạo môi trường sống cho nhiều loài vật có mối quan hệ chặt chẽ với các loài sống trong các ruộng lúa. Các hệ sinh thái đồng lúa do có tính đa dạng phức tạp nên có bản chất là rất bền vững. Tính bền vững này đã được ghi chép kỹ càng trong nhiều năm và thường bị phá huỷ bởi việc sử dụng các loại hóa chất dung trong nông nghiệp. Sự khác biệt giữa các vùng Có sự khác biệt về trồng lúa giữa các vùng tại Việt Nam. Vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên với địa hình núi non, trồng lúa trong các thung lũng hay các khu đất thấp, bằng phẳng, thường nằm dọc theo các con sông và thung lũng. Các ruộng lúa có độ dốc thấp, thường được làm thành các ruộng bậc thang nhằm giảm xói mòn đất, thuận lợi cho tưới tiêu và trồng cấy. Một số nơi có hệ thống tưới nước để trồng được 2 vụ/năm và để bổ sung cho nguồn nước mưa tự nhiên. Tại 2 vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long khá bằng phẳng, các cánh đồng lúa nằm trong các dải đất rộng. Năng suất cao hơn các vùng khác nhờ trồng lúa thâm canh cao. Đồng bằng vùng Trung Bộ có các cánh đồng lúa hẹp chạy dọc ven biển thường bị khô hạn nên thường chỉ trồng được 1 hoặc nhiều nhất là 2 vụ/năm. 34
  38. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Các loài Lúa hiển nhiên là loài cây điển hình nhất trên các cánh đồng lúa. Việt Nam có rất nhiều (tới hàng trăm) giống lúa địa phương mặc dù trong những năm gần đây nông dân thường chỉ trồng một số ít loại giống có tính năng và năng suất tốt. Các giống lúa thường ít có ảnh hưởng tới hệ sinh thái chung của ruộng lúa do mọi giống lúa đều có “chức năng sinh thái” giống nhau. Người ta đã nói nhiều về sự biến mất của một số giống lúa địa phương, và điều này là mối quan tâm về xã hội, văn hoá và có thể cả kinh tế nữa, nhất là trên quan điểm về đa dạng nguồn gen. Lượng hoá chất khác nhau cũng như mức nước thích hợp được dùng để chăm sóc cho mỗi loại giống lúa. Các giống lúa năng suất cao thường thấp cây và đòi hỏi được tưới tiêu chính xác để cho năng suất tốt, trong khi các giống lúa truyền thống thường cao hơn và có khả năng chịu đựng tốt hơn với mức nước cao trong những khoảng thời gian dài hơn. Sự khác biệt về mức nước này có tác động rõ ràng đối với quần thể các loài sinh vật, những loài thường cần có mức nước sâu và ổn định như cá, tôm, v.v. Tôm cá là những loài quan trọng trong các ruộng lúa. Vào mùa mưa, các cánh đồng lúa đóng vai trò như những bãi sinh sản rộng lớn cho vô số loài cá. Những loài cá này thường là những sản phẩm phụ rất quan trọng của ruộng lúa đối với nông dân. Cua là loại sinh vật trên ruộng lúa rất hay được các nông dân tìm bắt để làm thực phẩm. Cua nước ngọt là loại sinh vật đặc hữu của các ruộng lúa. Tuy nhiên cua cũng là loài có hại. Chúng ăn cây lúa và đào hang trên bờ ruộng làm mất nước. Chúng có thể sống qua mùa khô kéo dài trong các hang sâu dưới đất. Vào những thời điểm khô hạn nhất trong năm, người nông dân vẫn có thể móc được cua về ăn. Các ruộng lúa có nước ngập sâu là ngôi nhà cư ngụ của nhiều loài nhuyễn thể. Một số loại trong đó là những món ăn ngon của nông dân. Mốt số loài khác, thí dụ như ốc bươu vàng, lại thuộc loài có hại vì chúng ăn lúa và sinh sản rất nhanh. Các ruộng lúa cũng là nơi ẩn náu của các loại côn trùng. Trong khi có nhiều loại côn trùng có hại cho lúa thì những côn trùng này lại thường bị kiểm soát bởi quần thể côn trùng có ích khác còn lớn hơn. Cây lúa ở Việt Nam có 133 loài sâu gây hại thì có tới hơn 400 loài thiên địch (Phạm Văn Lầm, 2008). Phần lớn các loại côn trùng trong ruộng lúa đều không có hại hay có lợi trực tiếp đối với việc sản xuất lúa. Chúng chỉ đóng một vai trò quan trọng theo góc độ hỗ trợ cho hệ sinh thái tổng thể của ruộng lúa. Dù vậy, nông dân có thể coi nhiều loại côn trùng là những món ăn có giá trị. 35
  39. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Tầm quan trọng của hệ sinh thái ruộng lúa đối với đất nông nghiệp Sinh thái Ruộng lúa hỗ trợ đa dạng sinh học ở mức rất cao. Do các cánh đồng lúa được kết nối trực tiếp hay gián tiếp với hệ thống nguồn nước của quốc gia nên chúng có tiềm năng gây ra tác động trên cả một vùng rộng lớn. Hiển nhiên là việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân hoá học sẽ có tác động xấu đến đa dạng sinh học này. Thu nhập Lúa là cây lương thực chính của Việt Nam. Gạo là lương thực cơ bản của nhiều dân tộc trên thế giới và Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất gạo. Ngay cả các sản phẩm phụ của lúa như trấu và rơm cũng quan trọng. Ngày càng có nhiều quan tâm về việc sử dụng các chất thải từ nông nghiệp để làm phân hữu cơ, điều này làm cho các sản phẩm phụ này sẽ có giá trị cao hơn như đã có nhu cầu dùng vỏ trấu làm nhiên liệu sản xuất năng lượng. Thực phẩm Lúa, gạo là lương thực cơ bản quan trọng đối với người dân cả ở nông thôn và thành thị. Ruộng lúa cũng là nơi cung cấp các loại thực phẩm đa dạng khác cho nông dân như: cá, tôm, ếch nhái, cua, lươn, côn trùng, rắn, chuột đồng, v.v. Vật liệu Rơm rạ dùng làm phân hữu cơ, trồng nấm rơm và cho trâu bò ăn Dược liệu Không quan trọng Giá trị văn hoá/ Lúa gạo có giá trị văn hoá và xã hội rất quan trọng tại Việt Nam, một số lễ hội xã hội được gắn liền với tập tục trồng lúa. Đua bò ở An Giang. Thực tiễn quản lý Ngày nay có thể thấy nước mặt nhiều hơn tại các vùng đồng bằng của đồng bằng Bắc bộ hầu như suốt năm vì Nhà nước và nông dân đã xây dựng được một mạng lưới các kênh mương tưới tiêu rộng khắp. Do vậy, không còn “mùa khô hạn” và người ta có thể trồng 2-3 vụ lúa trong một năm thay vì một vụ. Cây lúa theo truyền thống được nhận các chất dinh dưỡng từ phù sa sông vào mỗi mùa nước lên và từ phân gia súc chăn thả ngoài đồng khi ruộng trong thời kỳ để hoang. Tại vùng bán đảo Cà Mau và vùng ven rừng U Minh, việc canh tác lúa mùa truyền thống kếthợp nuôi cá đồng, còn duy trì tính đa dạng sinh học khá cao. Các giống lúa hiện đại được trồng với chế độ tưới nước được kiểm soát nghiêm ngặt và cần sử dụng các loại phân hoá học. Điều này làm tăng chi phí đầu tư và do vậy nông dân phải cố gắng tăng sản lượng bằng cách mở rộng tối đa diện tích ruộng lúa, tới sát ranh giới các hồ, đầm, khu đất ngập nước, và sử dụng các loại thuốc để diệt cỏ dại, thuốc trừ sâu để trừ sâu hại, ốc, cua và loài gặm nhấm. Nông dân còn dùng lưới, thậm chí dùng cả thuốc độc, bắt chim để chúng khỏi ăn mất cá, những con cá còn sót lại sau khi phun thuốc trừ sâu [Halward & Gupta, 2004]. Đốt sau khi thu hoạch nhằm tiêu huỷ rơm rạ và diệt trừ các loại sâu hại còn lại vẫn có thể còn được áp dụng ở một vài nơi mặc dù cách làm này được khuyến cáo không nên dùng. Các mối đe dọa và quan tâm dài hạn Sử dụng thuốc trừ sâu có lẽ là nguy cơ nghiêm trọng nhất đối với đa dạng sinh học trên các ruộng lúa. [Ghi chú: điều này mới chỉ đề cập đến ruộng lúa chứ chưa đến khu vực xung 36
  40. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam quanh có nguồn đa dạng sinh học quan trọng cho ruộng lúa. Những khu vực này có thể tác động lớn hơn đối với đa dạng sinh học ruộng lúa so với thuốc trừ sâu bên trong ruộng lúa]. Ốc bươu vàng và rầy nâu được coi là hai loài dịch hại lúa quan trọng nhất tại Việt Nam. Để kiểm soát hai loại này, cùng một số loại khác, cần phải dùng đến một lượng lớn thuốc trừ sâu, loại hoá chất gây ra những tác động phụ nghiêm trọng đối với hệ sinh thái ruộng lúa. Những thay đổi trong ruộng lúa để kiểm soát nước tốt hơn nhằm giúp tăng sản lượng đã làm giảm sự đa dạng của các loài cá. Mức nước (thấp hơn) và thời gian giữ nước trong ruộng (ngắn hơn) sẽ hạn chế nghiêm trọng môi trường sống của cá. Ít nước hơn cũng có nghĩa là nồng độ thuốc trừ sâu sẽ đậm đặc hơn. Sự thiếu những con mương hay vũng nhỏ cho cá trú khi nước cạn sẽ làm hạn chế nhiều sự phát triển của cá. Thói quen đốt rơm làm giảm đáng kể lượng chất hữu cơ trong đất mà nhiều loài sinh vật sống nhờ vào đó. Do tất cả mọi thứ đều liên quan chặt chẽ với nhau trong một ruộng lúa, đất có ít sinh vật hơn sẽ dẫn đến đa dạng sinh học tổng thể trên cánh đồng thấp hơn. Việc đốt rơm cũng làm lửa lan ra cả tới bờ ruộng là nơi cư ngụ còn lại của những loài côn trùng có ích và các loài nhện để chúng có thể sinh sản trở lại khi bắt đầu vụ mới sau khi đã phun thuốc trừ sâu. Cánh đồng càng lớn hơn thì càng ít bờ ruộng làm nơi trú ẩn cuối cùng cho những loài sinh vật và chúng phải đi xa hơn để tiếp tục sinh sôi ở ruộng lúa. Tăng diện tích thửa ruộng (từ đó giảm diện tích bờ ruộng) có thể gây ra những tác động xấu tới đa dạng sinh học trên ruộng lúa. 4.1.5 Ao và hồ Các đặc điểm Các ao, hồ, nhân tạo hay tự nhiên, có thể tìm thấy ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Phần lớn ao hồ do con người đào để dự trữ nước cho tưới tiêu, nước uống cho các loài gia súc như trâu và nuôi trồng thuỷ sản. Sự khác biệt giữa các vùng Vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều ao hồ hơn các vùng khác. Các ao hồ thường có nhiều mục đích sử dụng. Chúng thường được dùng để trữ nước cho mùa khô, cho các loài gia súc và tưới cây. Nhiều ao trong vùng sẽ bị cạn hết hoặc chỉ còn rất ít nước vào cuối mùa khô. 37
  41. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Thường thì các ao, hồ nằm gần các khu dân cư, các lều canh đồng hay ở ven ruộng. Các ao hồ là môi trường sống thiết yếu đối với đa dạng sinh học, đặc biệt là vào mùa khô, khi các hồ, ao này đóng vai trò là nơi dự trữ cuối cùng để duy trì các loài cá, ốc, ếch, v.v. để chúng có thể sinh sôi trở lại vào các cánh đồng khi mùa mưa đến. Các nông dân thường trồng các loại rau ăn được trong các ao cũng như trồng nhiều loại cây, rau khác trên bờ ao. Tầm quan trọng của hệ sinh thái hồ ao đối với ĐDSH nông nghiệp Sinh thái Môi trường sống rất quan trọng để hỗ trợ đa dạng sinh học, đặc biệt là mùa khô. Thu nhập Được sử dụng nhiều trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Một số nông dân nuôi cá để bán cá tươi, khô hoặc cá mắm ở chợ. Cung cấp thực Rất quan trọng trong việc cung cấp cá, ếch, v.v. Nước và bờ ao cũng hỗ trợ phẩm nhiều loại rau dại, khoai nước. Nguyên vật liệu Nguồn cung cấp nước quan trọng cho con người và gia súc. Dược liệu Không quan trọng Giá trị văn hoá/ Tắm và giặt xã hội Các loài Hồ ao là môi trường sống còn đối với hàng vạn côn trùng và các loài sinh vật sống dưới nước lẫn bên bờ ao hồ. Rất nhiều loài hoang dã bắt gặp ở bờ sông cũng có thể tìm thấy bên bờ các hồ ao. Nông dân thường trồng các loại rau ngay trên mặt nước cũng như trên bờ ao, hồ và thường nuôi các loại cá, tôm, ếch nhái trong ao và quanh ao, hồ. Các vùng bờ ao, hồ thường có cây cỏ mọc xanh tốt cho dù là vào mùa khô, tạo môi trường sống thuận lợi cho các loài côn trùng và là nguồn thực phẩm cho cả con người và các loài gia súc. Thực tiễn quản lý Ao hồ là rất quan trọng đối với nền kinh tế tự cấp tự túc của nông dân. Việc tiếp cận nguồn nước, đặc biệt là ở vùng Đông Bắc, là quan trọng đối với sự sống còn và nông dân thường quản lý nước rất cẩn thận, duy trì một cách hiệu quả đa dạng sinh học ở mức cao bên trong và xung quanh ao. Các ao thường được đào sâu hơn để đảm bảo sẽ không bị cạn nước trong mùa khô. Các mối đe dọa và quan tâm dài hạn Phần lớn các ao hồ được nối với các hệ sinh thái nước khác và liền kề với các đồng ruộng. Chúng cũng phải chịu tác động không thể tránh được của việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu ngày càng tăng. Các ao trong hệ thống Vườn – Ao - Chuồng (VAC) thường nhận được rác thải, phân gia súc do người nông dân đưa xuống hồ ao để nuôi cá, và lượng thức ăn cho các dư thừa cũng như các loại hóa chất, kháng sinh dùng trong nuôi cá thâm canh cũng làm môi trường nước bị ô nhiễm. Gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng lan tới các 38
  42. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam vùng nông thôn cũng như dưới áp lực tăng dân số, nhiều ao hồ đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng thành khu trồng trọt chăn nuôi họăc thành đất ở hay đất cho các khu công nghiệp. Tuy nhiên, ao hồ có thể vẫn được coi là một trong những hệ sinh thái nước ít bị đe doạ nhất ở nông thôn. 4.1.6 Đất ngập nước Các đặc điểm Đất ngập nước là những vùng như đầm lầy, nơi mà đất bị ngập bão hoà nước. Việt Nam là một nơi có vô số vùng đất ngập nước, phần lớn ở miền Nam và miền Bắc, mặc dù rất nhiều vùng trong đó đã bị biến thành đô thị và đất trang trại dẫn đến sự chia cắt và suy giảm về diện tích đất ngập nước. Đất ngập nước có thể có diện tích từ vài m2 cho tới vài nghìn ha. Hầu hết đất ngập nước, nhất là trong các trang trại, không được nông dân cho là quan trọng và ít được quan tâm quản lý đúng mức Đất ngập nước thay đổi về diện tích do mức nước cao về mùa mưa và giảm thành những bãi lầy vào mùa khô. Khi đất nông nghiệp bị khô đi vào mùa khô, cây trồng có thể được gieo trên những vùng đất ẩm Đất ngập nước có khả năng giữ một lượng nước lớn, và chúng có một chức năng quan trọng là giúp cho các vùng lân cận tránh được ngập lụt khi có mưa to. Các loài Tầm quan trọng của hệ sinh thái đất ngập nước đối với đất nông nghiệp Sinh thái Là môi trường sống cực kỳ quan trọng, mặc dù đang chịu áp lực từ nông nghiệp và đô thị hoá. Nhiều vùng đất ngập nước là những bãi đẻ trứng quan trọng của cá và là khu vực làm tổ của chim. Chúng cũng là nhân tố quan trọng trong chu trình dinh dưỡng và trong việc loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu. Thu nhập Cung cấp nhiều loại thực phẩm và nguyên vật liệu đối với nền kinh tế tự túc và để bán ở chợ. Cung cấp thực Nguồn thực phẩm bổ sung quan trọng như cá, ếch nhái, rắn, lươn, v.v. và nhiều phẩm loại rau ăn được. Nguyên vật liệu Cây gỗ, củi đun, bèo tây Dược liệu Đất ngập nước có thể có nhiều loại cây thuốc và có thể hy vọng còn nhiều loại cây chưa được biết đến có thể dùng làm thuốc Giá trị văn hoá/ Nhiều vùng đất ngập nước có những giá trị văn hoá, lịch sử và tôn giáo đặc xã hội trưng. Hoa sen là một ví dụ về loài hoa có tính tôn giáo điển hình. . 39
  43. Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam Thực tiễn quản lý Hầu hết đất ngập nước không được quản lý một cách tích cực nhưng được sử dụng để Sự khác biệt giữa các vùng đánh bắt cá, ếch nhái, rắn, các loài bò sát, v.v. khai thác các loại cây và quả để ăn và củi đun. Vùng ĐBSCL có các diện tích đất ngập Hầu hết đất ngập nước trong các trang trại nước rộng lớn nhất, mặc dù nhiều phần không được công nhận về tầm quan trọng trong đó đã bị chuyển đổi thành ruộng lúa và thường được quản lý theo hường làm còn các dải đất nhiễm mặn ven biển thì bị giảm bớt đa dạng sinh học. Thông thường, chuyển đổi thành các ao nuôi tôm và trồng đất ngập nước được quản lý bằng cách chặt cây sú vẹt. bỏ cây, cắt cỏ, và đốt cây để làm giảm bớt các loài chim, loài gặm nhấm, rắn, v.v. Đất ngập Các vùng đất ngập nước phía Bắc chủ yếu ở nước trong các trang trại thường được dùng quanh các con sông ở ĐBSH, có một số ít đất để chăn thả gia súc, khai thác các loại cỏ lau ngập nước theo mùa, thường nhỏ. sậy, và lấy nước tưới. Đất ngập nước đang phải chịu nhiều áp lực từ việc mở rộng nông, công nghiệp và đô thị hoá. Các mối đe dọa và quan tâm dài hạn Hầu hết những vùng đất ngập nước đều có liên quan chặt chẽ với những cánh đồng xung quanh, hay được bao bọc bởi những cánh đồng. Việc phun và sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng không thể tránh khỏi đối với những vùng đất ngập nước, nhưng có nhiều loại cây ngập nước có khả năng loại bỏ các độc chất như dư lượng thuốc trừ sâu hay các loại chất ô nhiễm khác, do vậy chúng có chức năng như những bộ lọc hoá chất nông nghiệp để loại bỏ hay làm loãng bớt các hoá chất nông nghiệp trước khi chúng hoà vào các hệ sinh thái nước khác. Mặc dù chức năng lọc này có tính tích cực đối với đa dạng sinh học ở cuối dòng, nhưng dường như nó có vẻ sẽ dẫn đến hiệu ứng tích lũy có hại đối với bản thân đa dạng sinh học trong vùng đất ngập nước, điều này có liên quan trực tiếp đến hệ thống nông nghiệp của địa phương. Với việc sử dụng ngày càng tăng các loại hoá chất nông nghiệp và việc thu hẹp dần các vùng đất ngập nước, sẽ xuất hiện nguy cơ các vùng đất ngập nước sẽ bị tích tụ đầy các hoá chất độc hại cùng các chất dinh dưỡng. Nhiều vùng đất ngập nước đang chịu áp lực bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp và đô thị hoá dẫn đến những tổn thất đáng kể về đa dạng sinh học. Những sự chuyển đổi không có quy hoạch này sẽ dẫn đến việc các vùng còn lại bị chia cắt, cản trở việc di chuyển của các loài giữa các vùng. 4.2 Hệ sinh thái nông nghiệp vùng cao (ruộng nương trồng trọt và bỏ hoang) 4.2.1 Các đặc điểm Hệ sinh thái nông nghiệp vùng cao bao gồm những cánh đồng được trồng trọt nhiều mùa vụ, những cánh đồng ít canh tác và có năng suất thấp, và những cánh đồng bỏ hoang. Các cánh đồng có thể lớn, nhỏ, nằm trên các vùng đất bằng hay đất dốc. Các cánh đồng có thể trồng những loại cây ngắn ngày như các loại rau, hay những cây dài ngày, lưu niên như các loại cây ăn quả, cao su, cọ. Tóm lại, hệ sinh thái cánh đồng vùng cao rất đa dạng. Thông thường, những diện tích lớn hay được sử dụng để trồng các loại rau và các loại cây hoa màu 40