Giaùo trình Bảo tàng học - Lê Minh Chiến
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giaùo trình Bảo tàng học - Lê Minh Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giauo_trinh_bao_tang_hoc_le_minh_chien.pdf
Nội dung text: Giaùo trình Bảo tàng học - Lê Minh Chiến
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT F 7 G GIÁO TRÌNH BẢO TÀNG HỌC LÊ MINH CHIẾN
- Bảo tàng học - 2 - MỤC LỤC Chương I 4 I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TÀNG 4 II. BẢO TÀNG Ở VIỆT NAM. 5 III. PHÂN LOẠI BẢO TÀNG 6 IV. ĐẶC TRƯNG CỦA BẢO TÀNG. 7 1. Chức năng của bảo tàng 7 2. Di tích gốc là cơ sở của toàn bộ hoạt động của bảo tàng. 9 Chương II 14 I. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC SƯU TẦM TRONG BẢO TÀNG. 14 II. TÍNH CHẤT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC SƯU TẦM 15 III. PHƯƠNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP SƯU TẦM DI TÍCH CỦA BẢO TÀNG 17 A. Phương pháp khảo sát. 17 B. Phương pháp tổ chức những chuyến đi công tác khoa học 23 Chương III 26 I. NHIỆM VỤ KIỂM KÊ CÁC DI TÍCH CỦA BẢO TÀNG 26 II. KIỂM KÊ BƯỚC ĐẦU VÀ CHỈNH LÝ KHOA HỌC BƯỚC ĐẦU CÁC KHO BẢO TÀNG 27 1. Lập biên bản các di tích của bảo tàng. 27 2. Sổ kiểm kê bước đầu. 30 3. Các loại sổ kiểm kê các hiện vật bảo tàng khác 32 III. KIỂM KÊ HỆ THỐNG VÀ BIÊN MỤC KHOA HỌC KHO BẢO TÀNG. 36 1.Nhiệm vụ và tổ chức biên mục khoa học. 36 2. Biên mục khoa học hay hộ chiếu khoa học. 36 3. Đánh số các di tích của bảo tàng 38 Chương IV 42 I. NHIỆM VỤ CỦA BẢO QUẢN VÀ TU SỬA CÁC DI TÍCH TRONG KHO CỦA BẢO TÀNG. 42 II. PHÂN NHÓM CÁC DI TÍCH CHÍNH CỦA BẢO TÀNG 44 1. Phân nhóm và sắp xếp di tích 44 2. Nhiệt độ và Độ ẩm 46 3. Ánh sáng 47 4. Những tác hại do giới thực vật và động vật gây nên. 47 III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ BẢO QUẢN CÁC MẪU TỰ NHIÊN 52 1. Mẫu tự nhiên thuộc thành phần vô cơ 52 2. Mẫu tự nhiên thuộc thành phần hữu cơ 53 Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 3 - IV. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ BẢO QUẢN CÁC DI TÍCH CỦA BẢO TÀNG, DI TÍCH VĂN HOÁ. 56 1. Những sản phẩm thuộc thành phần vô cơ 56 2. Những sản phẩm thuộc thành phần hữu cơ 63 3. Những sản phẩm thuộc thành phần phức tạp 67 Chương III 69 I. VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC TRƯNG BÀY 69 II. TỔ CHỨC TRƯNG BÀY 70 1. Lập kế hoạch trưng bày: 70 2. Trang trí kiến trúc nghệ thuật 79 3. Bài viết trong trưng bày bảo tàng 81 4. Lắp ráp trưng bày 83 III. KỸ THUẬT TRƯNG BÀY 83 1. Sắp xếp hiện vật trưng bày 84 2. Màu sắc trong trưng bày bảo tàng 85 3. Ánh sáng trong trưng bày bảo tàng 85 4. Phương tiện trưng bày của bảo tàng 86 Chương VI 88 I. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUẦN CHÚNG CỦA CÁC BẢO TÀNG. 88 1. Thu hút người đến xem bảo tàng 88 2. Giúp ngươi xem tìm hiểu nội dung trưng bày của bảo tàng 88 3. Tạo điều kiện phục vụ nhân dân ở những nơi xa bảo tàng 89 II. NHỮNG HÌNH THỨC CÔNG TÁC QUẦN CHÚNG 89 1. Hướng dẫn tham quan. 89 2. Công tác tổ chức cuộc tham quan 93 3. Nói chuyện 95 Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 4 - CHƯƠNG I BẢO TÀNG VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA BẢO TÀNG I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TÀNG. Các Bảo tàng ra đời từ lâu. Lịch sử loài người còn giữ lại nhiều vết tích về những tổ chức của các Bảo tàng sơ khai. Đó là những đền miếu, nơi chứa những đồ cúng tế, thờ thần ở phương Đông, cũng như ở Hy Lạp thời cổ đại các nhà Bảo tàng (hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó) chỉ xuất hiện ở giai đoạn phát triển nhất định của xã hội, khi con người bắt đầu có những hoạt động thu thập cất giữ các đối tượng khác nhau, trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội, để làm bằng chứng về một sự kiện nào đó, hoặc nhằm đáp ứng những nhu cầu về thẩm mỹ, tình cảm, hoặc phục vụ mục đích chính trị nhất định. Thuật ngữ “Bảo tàng” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Mu-xê-i-ông (mouseion). Mu-xê-i-ông là tên một thung lũng nhỏ nằm giữa hai ngọn núi Pác-nác-xơ (Parnasse) và Hê-li-côn (Hélicon) ở thủ đô A-ten. Tại đây người ta đã tìm thấy bàn thờ chín vị thi thần là con của thần Dớt (Zues) và nữ thần Mơ-nê-mô-xin (Mnémosyne). Thời kỳ đầu, ngoài tính chất tôn giáo, Bảo tàng còn gắn bó mật thiết với sự phát triển của các bộ môn nghệ thuật như: hội họa, điêu khắc Hầu hết các sưu tập di tích(1) chứa đựng trong các nhà thờ, tu viện, cũng như những đồ vật cướp được trong chiến tranh, đều là các tác phẩm hội họa, những bức tượng nổi tiếng. Đến thời kỳ Phục Hưng, các nhà tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa đã nhìn nhận giá trị của các sưu tập di tích dưới góc độ khoa học. Vì vậy các sưu tập di tích ngày càng hoàn chỉnh và mở rộng. Đó là điều kiện tiên quyết cho việc ra đời của các Bảo tàng. Các bảo tàng cổ đại là nơi chứa đựng chủ yếu các tác phẩm nghệ thuật. Các bảo tàng châu Âu ở giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỷ 16 –18) đã mở rộng phạm vi sưu tầm tới những đối tượng tự nhiên như: những mẫu động vật, thực vật, các loại mẫu khoáng sản, dụng cụ thiên văn, đôi khi có cả đồ dùng sinh hoạt và vũ khí ở nước ngoài. Những phát kiến địa lý cũng có vai trò lớn trong việc sưu tầm tư liệu bổ sung cho các sưu tập bảo tàng. Nhiều mẫu động vật, thực vật mới, các loại trang phục kỳ lạ, ở những địa phương xa xôi được các lái buôn, các nhà du lịch châu Âu sưu tầm, làm (1) Di tích bao gồm động sản và bất động sản. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 5 - cơ sở xây dựng các bảo tàng gần với ý nghĩa hiện đại. Từ đó, vai trò của bảo tàng đã chuyển từ những kho chứa đồ cổ, thành nơi phát kho của những những hoạt động tìm tòi khoa học, về tự nhiên cũng như xã hội. Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, nhiều loại bảo tàng được hình thành, theo đà phát triển của các ngành khoa học như: bảo tàng lịch sử quân sự, khảo cổ học, bảo tàng khảo cứu địa phương, bảo tàng kiến trúc gỗ ngoài trời mang tính chất dân tộc học. II. BẢO TÀNG Ở VIỆT NAM. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục nói chung, sự nghiệp bảo tồn bảo tàng nói riêng. Công tác bảo tồn bảo tàng thực sự trở thành một bộ phận quá trình cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa. Qua từng giai đoạn phát triển của cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết về công tác bảo tồn, bảo tàng ở Việt Nam. Chỉ ba tháng sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, mặc dù còn bận nhiều việc, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh số 65 ngày 23-11-1945 quy định cụ thể việc bảo vệ tất cả các di tích lịch sử và văn hóa trên lãnh thổ nước ta. Ngày 29-10-1957 Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định 519/TTg ghi rõ: “Tất cả những bất động sản và động sản có giá trị lịch sử hay nghệ thuật (kể cả bất động sản hay động sản còn nằm dưới đất hay dưới nước) và những danh lam thắng cảnh ở trên lãnh thổ nước Việt Nam, bất cứ là thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, một đơn vị hành chính, một cơ quan, một đoàn thể hoặc một tư nhân, từ nay đều đặt dưới chế độ bảo vệ của Nhà nước”. Văn bản pháp chế quan trọng này có tác dụng to lớn trong công tác bảo tồn bảo tàng ở nước ta. Thông qua công tác điều tra, phát hiện di tích, ngành bảo tồn bảo tàng nắm được những số liệu cơ bản, để xây dựng kế hoạch quản lý lâu dài, đồng thời từng bước nâng cao ý thức quý trọng di tích lịch sử, văn hóa cho đông đảo quần chúng. Sau khi tiến hành nghiên cứu, phân loại, nhiều di tích có giá trị tiêu biểu được xếp hạng do các tổ chức Nhà nước quản lý, bảo vệ. Ngày 3-9-1958 trên cơ sở tiếp thu, cải tạo bảo tàng Lu-i Phi-nô (Louis Finot) ở Hà Nội, Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã ra đời với nội dung hoàn toàn mới. Hiện nay Bảo tàng Lịch sử là một trong những cơ quan nghiên cứu khoa học, nơi gìn giữ, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật về lịch sử Việt Nam. Ngày 6-1-1959 Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam được khánh thành và đón khách tham quan. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 6 - Tiếp theo đó, một số bảo tàng khác lần lượt được xây dựng như: Viện bảo tàng Quân đội, Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam v.v Ngoài ra, chúng ta còn xây dựng được hệ thống các phòng trưng bày tại các di tích: làng Kim Liên (Nghệ An), Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), nhà sàn và nơi làm việc của Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch. Các bảo tàng khảo cứu địa phương cũng được xây dựng. III. PHÂN LOẠI BẢO TÀNG Trong thực tế, các bảo tàng khác nhau về loại hình, về đặc điểm kho bảo quả và khác nhau về nhiệm vụ cụ thể do xã hội quy định. Trong hoạt động của mình, mỗi bảo tàng có quan hệ trực tiếp tới một ngành khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật cụ thể. Các ngành đó không hoàn toàn giống nhau, nên nội dung và hình thức hoạt động của các bảo tàng cũng khác nhau. Bảo tàng cổ sinh vật học sưu tầm, bảo quản, trưng bày, những dấu tích hoá thạch của các loài động vật, thực vật đã mất đi. Bảo tàng địa chất nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày các loại khoáng sản có ích. Ngược lại, các bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, bảo tàng Dân tộc học chỉ quan tâm chủ yếu tới các di tích văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần do con người sáng tạo ra qua các giai đoạn phát triển của xã hội v.v Hoạt động của bảo tàng phụ thuộc vào nhiều ngành khoa học khác nhau. Các bảo tàng khảo cứu địa phương, thường sử dụng thành quả nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học tự nhiên cũng như xã hội. Vì nội dung trưng bày của nó mang tính chất tổng hợp, giới thiệu về lịch sử phát triển tự nhiên và xã hội ở một địa phương nhất định. Các bảo tàng lưu niệm thường liên quan tới các sự kiện lịch sử trọng đại, hoặc hoạt động của các nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật. Do đó, bảo tàng lưu niệm thuộc loại hình khoa học lịch sử. Trong thực tế, có bảo tàng xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của mọi tầng lớp xã hội. Có bảo tàng thuộc các cơ quan giáo dục nhằm mục đích giảng dạy. Có bảo tàng do các cơ quan nghiên cứu khoa học xây dựng, nhằm phục vụ cán bộ nghiên cứu của cơ quan mình, và cán bộ nghiên cứu của một số ngành khoa học hữu quan. Sự khác biệt về chức năng xã hội của các bảo tàng biểu hiện qua việc sắp xếp vật trong phần trưng bày. Có bảo tàng trưng bày theo hệ thống. Có bảo tàng trưng bày theo chuyên đề. Có bảo tàng kết hợp cả hai nguyên tắc trưng bày trên. Căn cứ vào nội dung và hình thức hoạt động của các bảo tàng, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa chúng với một ngành khoa học cụ thể, người ta phân Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 7 - thành hai loại hình cơ bản: loại hình bảo tàng khoa học tự nhiên và loại hình bảo tàng khoa học lịch sử. Loại hình bảo tàng khoa học tự nhiên: gồm các bảo tàng tương ứng với các ngành khoa học tự nhiên như bảo tàng động vật học, thực vật học, địa chất học v.v Loại hình bảo tàng khoa học lịch sử: gồm các bảo tàng liên quan đến các ngành khoa học xã hội như bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, bảo tàng Quân đội, bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng kỹ thuật v.v IV. ĐẶC TRƯNG CỦA BẢO TÀNG. 1. Chức năng của bảo tàng. Bảo tàng hiện đại thường có hai chức năng xã hội cơ bản sau: 1) Thu thập, cất giữ các tư liệu về lịch sử phát triển của tự nhiên, xã hội và những vật quý, hiếm, có giá trị thẩm mỹ cao. Sau khi đã nghiên cứu, xác định khoa học, hệ thống hoá các tư liệu, di tích gốc đó, bảo tàng tiến hành các biện pháp giữ gìn, bảo quản và tu sửa các di tích gốc, để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của mình cũng như của các cơ quan khoa học khác. 2) Tất cả các hình thức hoạt động tuyên truyền giáo dục khoa học khác nhau của bảo tàng đều phải dựa trên cơ sở các phần trưng bày hiện vật(1) và tư liệu sẵn có trong kho bảo quản. Các nhà bảo tàng học cho rằng: bảo tàng có hai chức năng cơ bản; Chức năng nghiên cứu khoa học và chức năng giáo dục khoa học. Hai chức năng này có mối liên hệ khăng khít và tác động qua lại lẫn nhau. Sự thống nhất giữa hai chức năng nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học, là một đặc trưng cơ bản của các bảo tàng hiện đại và là nhân tố quyết định vị trí, sự tồn tại của bảo tàng trong xã hội hiện đại. Chức năng nghiên cứu khoa học của bảo tàng biểu hiện ở hai mặt hoạt động cụ thể: - Những hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng bổ sung cho kho bảo quản cơ sở của bảo tàng những di tích gốc có giá trị tiêu biểu về các mặt lịch sử, khoa học, thẩm mỹ. - Những hoạt động có liên quan tới việc chỉnh lý, hệ thống hóa và bảo quản một cách khoa học các di tích của bảo tàng, nhằm biến các di tích đó thành nguồn tư liệu đáng tin cậy, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của các ngành khác nhau. Đồng thời nâng cao trình độ văn hóa cho đông đảo quần chúng nhân dân. (1) Hiện vật bảo tàng là những di tích đưa ra trưng bày Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 8 - Bảo tàng khác với các cơ quan nghiên cứu khoa học khác ở chỗ, nó lấy di tích gốc làm đối tượng nghiên cứu chính của mình. Mọi hoạt động nghiên cứu khoa học của bảo tàng đều xoay quanh di tích gốc. Bảo tàng nghiên cứu, xác định nội dung lịch sử, khoa học, và nghệ thuật chứa đựng trong di tích gốc. Kết hợp với nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thích hợp để bảo quản trưng bày, giới thiệu các di tích gốc làm cho người xem hiểu được nội dung của chúng. Việc lấy di tích gốc làm cơ sở nghiên cứu là một đặc điểm quan trọng, trong chức năng nghiên cứu khoa học của bảo tàng. Nhưng không có nghĩa là: hoạt động nghiên cứu khoa học của bảo tàng dừng lại ở việc xác định và giới thiệu nội dung của di tích gốc, mà bảo tàng phải vận dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học của các ngành khoa học khác vào các mặt công tác của mình. Thực tiễn cho thấy rằng mối quan hệ giữa bảo tàng với các cơ quan khoa học và cơ quan văn hóa giáo dục khác, là mối quan hệ hai chiều, tác động lẫn nhau. Thành quả nghiên cứu khoa học của bảo tàng, phục vụ đắc lực công tác nghiên cứu khoa học của các cơ quan khoa học khác, tạo điều kiện cho các ngành khoa học khác phát triển và ngược lại. Chức năng thứ hai của bảo tàng là chức năng giáo dục khoa học vì hai lý do cơ bản sau: 1. Mọi hoạt động giáo dục của bảo tàng dù được tiến hành dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải dựa trên cơ sở nghiên cứu di tích gốc, không có di tích gốc thì không có phần trưng bày bảo tàng, do đó không có hoạt động giáo dục của bảo tàng. Trong các bảo tàng, công tác nghiên cứu khoa học đi trước một bước, làm cơ sở cho công tác giáo dục khoa học. 2. Bảo tàng thực hiện chức năng giáo dục khoa học của mình bằng cách tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học cho người xem. Trong hoạt động giáo dục khoa học của bảo tàng, hình thức hướng dẫn tham quan các phần trưng bày cố định và triển lãm thường kỳ tại bảo tàng, là hình thức quan trọng nhất. Qua đó, người xem được quan sát trực tiếp hiện vật gốc, tự mình suy nghĩ và đi tới những kết luận cụ thể, về một sự kiện lịch sử, một hiện tượng xã hội giới thiệu trong phần trưng bày đó. Hoạt động giáo dục khoa học bằng cách tiếp xúc trực tiếp với hiện vật gốc, thông qua phần trưng bày là đặc điểm quan trọng nhất, giúp phân biệt bảo tàng với các cơ quan văn hóa, giáo dục khác. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 9 - 2. Di tích gốc là cơ sở của toàn bộ hoạt động của bảo tàng. Nghiên cứu lịch sử phát triển của bảo tàng chúng ta thấy không thể lấy định nghĩa bảo tàng hiện đại áp dụng cho các bảo tàng trước đây. Nhưng chúng ta vẫn có khả năng xác định dấu hiệu chung của bảo tàng mà không phụ thuộc vào tên gọi của chúng. Dấu hiệu chung nhất của tất cả các bảo tàng là di tích gốc, và hoạt động đầu tiên mang tính chất bảo tàng là hoạt động thu thập, gìn giữ các di tích và các đối tượng lấy từ trong thiên nhiên và đời sống xã hội loài người. Lúc đầu các bảo tàng chỉ là những kho chứa các vật quý, hiếm, các tác phẩm nghệ thuật. Về sau do nhu cầu phát triển của các ngành khoa học, người ta đã nghiên cứu, hệ thống hoá các di tích đó, và xây dựng thành những sưu tập hoàn chỉnh theo từng chủ đề nhất định. Như thế kho bảo quản các bảo tàng không ngừng được bổ sung đã phục vụ kịp thời công tác nghiên cứu khoa học. Những sưu tập di tích của bảo tàng là nguồn tư liệu đầu tiên của kiến thức phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng là những tư liệu gốc để thoả mãn sự quan tâm của quần chúng đối với những sự kiện, hiện tượng tự nhiên và xã hội. Chỉ có kho bảo quản di tích gốc và các sưu tập, thì bảo tàng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của khoa học và không thể thoả mãn nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của quần chúng. Muốn thực hiện đầy đủ chức năng của mình, các bảo tàng phải tiến thêm một bước mới là: tổ chức phần trưng bày và mở cửa phục vụ người xem. - Các bảo tàng hoàn chỉnh với tất cả ý nghĩa hiện đại đã hình thành gồm hai cơ cấu chính: kho bảo quản di tích gốc và phần trưng bày. Hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học của bảo tàng dựa trên cơ sở tư liệu gốc để quy định đặc trưng cơ bản của bảo tàng. - Di tích gốc bảo tàng là nguồn tư liệu đầu tiên của kiến thức, nó chứa đựng lượng thông tin về những sự kiện, hiện tượng tự nhiên xã hội, và là bằng chứng về những sự kiện, hiện tượng ấy. Khi giới thiệu cho người xem các hiện vật gốc, bảo tàng đã đóng góp một cách tích cực vào việc phát triển tri thức con người. Muốn vậy, bảo tàng phải tạo điều kiện cho người xem tiếp xúc trực tiếp với hiện vật gốc, để họ nhận thức được hiện thực phản ánh trong phần trưng bày bằng cảm giác trực tiếp. Quá trình nhận thức gồm hai giai đoạn cơ bản: 1. Nhận thức cảm tính. hờ cảm giác trực tiếp. 2. Nhận thức tư duy lý tính. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 10 - Lê-nin viết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của nhận thức hiện thực khách quan” Để thực hiện được chức năng giáo dục khoa học, trong phần trưng bày bảo tàng phải phản ánh được các mặt khác nhau của lịch sử phát triển tự nhiên và xã hội. Nghĩa là, bảo tàng phải tạo ra những điều kiện cần thiết cho người xem thực hiện tốt giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. - Di tích gốc của bảo tàng là nguồn tư liệu đầu tiên của tri thức, nhờ đó bảo tàng mới trở thành cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học. Nguồn tư liệu đầu tiên của tri thức chứa đựng trong các di tích gốc bảo tàng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Ví dụ: thông qua việc nghiên cứu hàng chục triệu mẫu vật, trong tự nhiên tập trung ở các bảo tàng địa chất học, thổ nhưỡng học, thực vật học, động vật học mà các nhà khoa học có thể phân loại thực vật, động vật, các loại quặng để rút ra những kết luận khoa học cần thiết. - Di tích gốc của bảo tàng là nguồn tư liệu đầu tiên của tri thức. Vì nó gắn liền với các sự kiện, hiện tượng với những người thực, việc thực, hoặc được trực tiếp lấy từ trong thiên nhiên. Nhờ đó, di tích gốc của bảo tàng mới có khả năng gây xúc động mạnh mẽ đối với người xem và cung cấp cho các cán bộ nghiên cứu khoa học những kiến thức chính xác về đối tượng họ định nghiên cứu. Muốn hiểu rõ di tích gốc của bảo tàng, cần phải xác định đúng mối tương quan giữa sự thể hiện vật chất của di tích và nội dung thực của nó. Chính nội dung thực mới là yếu tố quyết định khả năng nhận thức. - Di tích là những tài liệu viết bằng văn tự cũng có hai thuộc tính cơ bản là nguồn tư liệu đầu tiên của tri thức và tư liệu của kiến thức. Nhưng sự thể hiện vật chất của loại di tích này không truyền đạt được nội dung thực của nó. Nội dung thực của các di tích “tài liệu văn tự viết” được thể hiện qua từ ngữ tức là qua những khái niệm trừu tượng, nên khả năng gây xúc động của loại di tích này bị hạn chế. Muốn hiểu được nội dung thực của di tích “tài liệu văn tự viết” người xem phải dừng lại để đọc, suy nghĩ, nội dung của những câu văn viết trong đó. Nhược điểm đó hạn chế tính chất trực quan của phần trưng bày bảo tàng. - Di tích thể khối là loại di tích có đầy đủ các thuộc tính cần thiết cho công tác trưng bày của bảo tàng. Ở loại di tích này, nội dung thực của nó được nhận thức thông qua việc tiếp thu sự thể hiện vật chất của vật đó. Do khả năng tác động bằng trực giác nên di tích thể khối có sức thu hút rất lớn với người xem. - Di tích có hình ảnh (ảnh chụp, các tác phẩm nghệ thuật) là loại tài liệu đặc biệt, chúng có khả năng gây xúc cảm thẩm mỹ tới người xem. Đối với loại di tích này mối tương quan giữa sự thể hiện vật thật và nội dung thực rất phức tạp. Có trường hợp giống như loại di tích “tài liệu văn tự viết”, sự thể Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 11 - hiện vật thật của loại di tích có hình ảnh không biểu hiện đúng hoàn toàn nội dung thực của nó. Muốn nắm vững nội dung của loại di tích này ta phải nhận thức nó thông qua việc thụ cảm trực giác đối tượng được mô tả trong các bức ảnh và các tác phẩm nghệ thuật. Mặt khác, nội dung thực của các loại di tích có hình ảnh, nhất là nội dung thực của một tác phẩm nghệ thuật tạo hình thường rất phong phú, phức tạp nhưng lại có tác động trực giác mạnh hơn di tích thể khối vì: - Đối tượng phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật được thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật thông qua tư duy chủ quan của tác giả. - Các nhà nghệ sĩ như nhiếp ảnh, họa sĩ, điêu khắc v.v thường suy nghĩ, tìm tòi mọi biện pháp nghệ thuật để thể hiện đối tượng mà mình mô tả thật cụ thể, rõ ràng, nên nội dung của loại di tích này được thụ cảm rất nhanh và thoải mái. Tóm lại, một vật được gọi là di tích của bảo tàng khi nó chứa đựng nguồn tư liệu gốc của kiến thức, có khả năng gây xúc động cho người xem, đồng thời được bảo quản tốt theo những yêu cầu bảo quản của bảo tàng. Bảo tàng phản ánh lịch sử phát triển tự nhiên và xã hội thông qua phần trưng bày của mình. Muốn cho người xem tiếp thu được nội dung trưng bày, bảo tàng phải cung cấp cho họ những hiểu biết cụ thể về di tích và đưa ra những khái niệm về mối liên hệ giữa các loại di tích, để họ tự rút ra những kết luận cần thiết, cho nên phần trưng bày của bảo tàng phải là sự tổng hợp của nhiều loại di tích khác nhau. Di tích sử dụng trong trưng bày bảo tàng được chia làm hai nhóm cơ bản sau: 1. Di tích gốc, nguồn tư liệu đầu tiên của tri thức đối tượng trực tiếp của nhận thức. 2. Di tích trung gian cho nhận thức hiện thực khách quan và tiêu biểu cho những kinh nghiệm gián tiếp mà loài người đã tích lũy được trong quá trình phát triển lịch sử. Kiến thức loài người thu được qua quá trình phát triển của xã hội được đúc rút từ những kinh nghiệm trực tiếp. Nhưng mỗi người không thể trực tiếp thể nghiệm hết tất cả những gì có trên thế giới. Vì vậy, cùng một sự kiện, hiện tượng, nhưng đối với người này là kinh nghiệm trực tiếp, còn đối với người khác lại là kinh nghiệm gián tiếp. Ví dụ: công cụ lao động của người nguyên thuỷ và các di tích khảo cổ khác có trong phần trưng bày cung cấp cho chúng ta kinh nghiệm trực tiếp, hiểu biết trực tiếp về các di tích văn hóa đó. Ngược lại, các công trình khoa học của các nhà khảo cổ học mô tả các công cụ lao động của người nguyên thuỷ chỉ cung cấp cho bạn đọc kinh nghiệm gián tiếp, trung gian của những tri thức mà các nhà khảo cổ học rút ra được trong khi nghiên cứu trực tiếp các công cụ đó. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 12 - Phân chia hiện vật trưng bày ra làm hai loại: hiện vật gốc và hiện vật trung gian, các nhà bảo tàng học muốn xác định rõ ranh giới giữa tính trực quan và tính vật chất – đặc trưng cơ bản của phần trưng bày bảo tàng. Tính vật chất là các hiện vật gốc, đối tượng lấy trực tiếp từ hiện thực. Các hiện vật gốc đó là nguồn tư liệu đầu tiên của nhận thức cảm tính, nên chúng có thể cung cấp cho người xem những kinh nghiệm trực tiếp về hiện thực. - Tính trực quan là sự tái hiện hình thức của tất cả các hiện tượng, hiện vật như: hình ảnh, biểu đồ, hình mẫu, mô hình v.v Các hiện vật trung gian làm môi giới dẫn dắt tri thức, là hình thức trực quan để truyền đạt những kinh nghiệm gián tiếp của nhận thức cảm tính. - Hiện vật gốc và hiện vật trung gian đều cần thiết cho công tác trưng bày của bảo tàng, nhưng chức năng và ý nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau. Sử dụng hiện vật gốc hay hiện vật trung gian là tuỳ theo yêu cầu của phần trưng bày, nhưng không được dùng loại hiện vật này thay cho loại hiện vật kia. Tuyệt đối hiện vật gốc, vì làm như thế là phủ nhận đặc trưng của bảo tàng, hạ thấp hiệu quả của phần trưng bày, cản trở hoạt động giáo dục khoa học của bảo tàng. Căn cứ vào tác dụng và chức năng của hiện vật sử dụng trong trưng bày, người ta chia làm năm loại. 1. Hiện vật gốc. 2. Hiện vật làm lại chính xác như hiện vật gốc bảo đảm tính chất khoa học. 3. Tác phẩm nghệ thuật sử dụng trong phần trưng bày với tư cách là tài liệu minh họa cho các sự kiện và hiện tượng. 4. Tư liệu khoa học hỗ trợ. 5. Các bài viết. Riêng hiện vật gốc được phân thành ba nhóm: a) Di tích văn hóa và đối tượng lịch sử tự nhiên. Đó là những đối tượng nghiên cứu khoa học và là những nguồn tư liệu đầu tiên của kiến thức. b) Những hiện vật lấy từ trong đời sống hiện tại. Những hiện vật này chứng minh cho những thành tựu xuất sắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chứng minh cho những hiện tượng mới, điển hình của thời đại. c) Những mẫu vật về động vật, thực vật được trực tiếp lấy từ trong thiên nhiên ra. Tóm lại, hiện vật của bảo tàng có nhiều loại, chức năng, tác dụng của chúng trong phần trưng bày cũng khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là hiện vật gốc. Các loại hiện vật khác nhau dù có ưu điểm đến đâu cũng không thể thay thế được hiện vật gốc. Các hiện vật trung gian được sử dụng vào phần trưng bày nhằm làm rõ nội dung hiện vật gốc, tạo điều kiện cho Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 13 - người xem nhận thức sâu sắc nội dung hiện vật gốc. Hiện vật gốc là trung tâm của tất cả các bảo tàng, nó xuyên suốt toàn bộ các hoạt động của bảo tàng. Công tác sưu tầm của bảo tàng dù được tiến hành bằng phương pháp nào thì mục đích của nó vẫn là tìm tòi, phát hiện, lựa chọn những di tích gốc có giá trị điển hình để bổ sung cho kho bảo quản cơ sở bảo tàng, và để phục vụ cho việc xây dựng và chỉnh lý phần trưng bày. Công tác kiểm kê, xác định, ghi chép khoa học các di tích của bảo tàng thực chất là hoạt động nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nội dung, giá trị của di tích gốc về các mặt lịch sử, khoa học, nghệ thuật, đồng thời tạo điều kiện để cho di tích gốc được bảo vệ vững chắc về mặt pháp lý. Công tác bảo quản của bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu những biện pháp có hiệu quả nhất để giữ gìn cho di tích gốc sống mãi với thời gian, để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và trưng bày của bảo tàng. Công tác trưng bày của bảo tàng nhất thiết phải dựa trên cơ sở di tích gốc. Không có di tích gốc thì không có trưng bày bảo tàng và do đó cũng không có công tác giáo dục của bảo tàng. Công tác giáo dục khoa học của bảo tàng cũng là nhằm đạt tới mục đích cao nhất – phát huy tác dụng của các di tích gốc (hiện vật gốc) có trong kho bảo quản cơ sở và phần trưng bày bảo tàng. Như vậy đặc trưng của bảo tàng là mối liên hệ hữu cơ, mật thiết giữa di tích gốc, kho bảo quản cơ sở và phần trưng bày của bảo tàng. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 14 - CHƯƠNG II CÔNG TÁC SƯU TẦM I. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC SƯU TẦM TRONG BẢO TÀNG. Bất kỳ một bảo tàng nào, dù quy mô của nó lớn hoặc nhỏ đều phải có một số lượng tối thiểu di tích gốc trong kho cơ sở. Do đó công tác sưu tầm di tích gốc để bổ sung cho kho cơ sở là rất quan trọng. Việc kiện toàn kho cơ sở liên quan chặt chẽ tới công tác nghiên cứu khoa học và công tác trưng bày của các bảo tàng. Song bản thân công tác sưu tầm có ý nghĩa độc lập nhằm những mục đích và nhiệm vụ của nó và sử dụng một hệ thống phương pháp riêng. Trong hoạt động của bảo tàng, công tác sưu tầm có ý nghĩa to lớn, nó tạo ra cơ sở vật chất – những di tích gốc, nguồn tư liệu đầu tiên của nhận thức về các sự kiện, hiện tượng, quá trình của lịch sử phát triển tự nhiên và xã hội. Công tác sưu tầm được coi như là nền tảng cho toàn bộ các khâu công tác của bảo tàng. Lịch sử sự nghiệp bảo tàng nước ta và thế giới đã chứng minh điều đó. Là cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học, bảo tàng cần được bổ sung có hệ thống các sưu tập bảo tàng. Một bảo tàng dù có quy mô lớn, kho của nó có phong phú thì bảo tàng đó vẫn phải tiếp tục sưu tầm, bổ sung di tích cho kho cơ sở. Những nhiệm vụ chủ yếu của công tác sưu tầm bảo tàng do loại hình của nó quy định nhưng phải bảo đảm: 1. Cung cấp di tích của bảo tàng để xây dựng và chỉnh lý các phần trưng bày. 2. Tập trung những di tích có giá trị về mặt khoa học, lịch sử, nghệ thuật và những di tích có thể bị hủy hoại nhanh vào các kho tương ứng với loại hình của bảo tàng để bảo quản. 3. Tiến hành công tác nghiên cứu khoa học của bảo tàng đối với di tích gốc – nguồn tư liệu đầu tiên của tri thức. Công tác sưu tầm của một bảo tàng thường được phân thành hai thời kỳ trước và sau khi mở cửa bảo tàng. Trước khi mở cửa bảo tàng, nhiệm vụ chủ yếu là sưu tầm di tích đáp ứng cho nhu cầu trưng bày. Sau khi bảo tàng đã mở cửa, công tác sưu tầm chủ yếu là bổ sung cho kho cơ sở. Như vậy, công tác sưu tầm phải kết hợp nhiệm vụ trước mắt với nhiệm vụ lâu dài, kết hợp nhiệm vụ phục vụ trưng bày với nhiệm vụ kiện toàn và làm phong phú kho cơ sở. Thêm vào đó, sưu tầm nhằm tập trung những di tích có ý nghĩa khoa Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 15 - học, lịch sử, nghệ thuật thuộc loại hình của mình và những di tích có thể bị huỷ hoại đưa về bảo tàng để bảo quản. Thực tiễn công tác bảo tàng ở nước ta cho thấy các nhiệm vụ trên chưa được bảo tàng quan tâm đúng mức, thường các bảo tàng chỉ chạy theo những nhu cầu trước mắt. Nhiệm vụ sau có một ý nghĩa khoa học và ý nghĩa quốc gia, xem thường nó, đánh giá lệch lạc nó đều có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến việc bảo vệ những di sản văn hóa. Công tác sưu tầm của các bảo tàng dù thuộc nhiều loại hình khác nhau cũng đều phải bảo đảm cho việc bảo quản trong kho của mình tất cả những di tích văn hóa có ý nghĩa khoa học, lịch sử, nghệ thuật, đặc biệt là tất cả những di tích quan trọng nhất, điển hình nhất. II. TÍNH CHẤT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC SƯU TẦM Di tích được sưu tầm về, trước khi nhập vào kho cơ sở phải được tiểu ban xét chọn di tích của bảo tàng thảo luận và nhất trí. Chất lượng công tác sưu tầm phải được đánh giá. Vì vậy người sưu tầm phải nắm vững nghiệp vụ và có kiến thức khoa học của về bảo tàng. Những di tích thu thập được là những di tích có thật trong lịch sử, nó chứng minh cho một sự kiện, hiện tượng nào đó trong lịch sử phát triển của tự nhiên và xã hội. Người sưu tầm có nhiệm vụ lựa chọn những di tích điển hình, nghiên cứu và khám phá ra nội dung của nó. Mọi sự tuỳ tiện, gán ghép cho di tích nội dung mà nó vốn không có , Nhiệm vụ của cán bộ sưu tầm không chỉ sưu tầm di tích gốc, mà còn phải làm sáng tỏ mối quan hệ giữa di tích với các sự kiện, hiện tượng có liên quan. Việc sưu tầm đủ bộ các sưu tập bảo tàng đòi hỏi phải có sự lựa chọn khoa học nghiêm túc. Không thể chất đầy kho cơ sở của bảo tàng những di tích không có ý nghĩa khoa học. Lựa chọn các sưu tập bảo tàng đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, phải có thói quen. Công việc này chỉ có thể giao cho những cán bộ khoa học giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao nhất của bảo tàng. Là những người đã được đào tạo về lý thuyết chung và được trang bị kiến thức chuyên môn về bộ môn khoa học đó, đã nắm được phương pháp và kỹ thuật thích hợp để nghiên cứu (ví dụ: phương pháp nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, kỹ thuật tuyển chọn thực vật, côn trùng, các mẫu vật địa chất v.v ). Có kiến thức chuyên môn, người cán bộ sưu tầm mới xác định được tính chất gốc, giá trị lịch sử khoa học, nghệ thuật của các sự kiện, hiện tượng, mới có thể phát hiện được những mối quan hệ và quy luật nhất định của nó tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên hay xã hội. Thực tiễn công tác sưu tầm của các bảo tàng ở nước ta cho thấy các cán bộ sưu tầm chưa xác Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 16 - định được tính chất điển hình đối với những di tích đã thu thập, đặc biệt đối với những di tích phản ảnh những sự kiện hiện thời, vì trình độ chuyên môn của họ chưa cao. Do đó người cán bộ sưu tầm cần phải có kiến thức mới có thể lựa chọn được những di tích tiêu biểu, điển hình trong một sự kiện, hiện tượng phức tạp. Việc kiện toàn kho cơ sở của bảo tàng đòi hỏi công tác nghiên cứu khoa học phải tiến hành có hệ thống. Các sưu tập bảo tàng phải gắn chặt với loại hình bảo tàng và đi đôi với việc nghiên cứu những đề tài cần thiết về lịch sử tự nhiên và xã hội. Những di tích gốc tương ứng bổ sung cho kho cơ sở mà cán bộ khoa học thu thập được trong quá trình nghiên cứu là kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học trên bình diện bảo tàng. Công tác sưu tầm của bảo tàng không chỉ dựa vào công tác nghiên cứu khoa học tương ứng mà còn dựa vào việc nghiên cứu sơ bộ những đề tài đã chọn qua sách vở chuyên môn, qua các văn bản lưu trữ, các sưu tập bảo tàng và qua các nguồn tư liệu khác. Công tác sưu tầm của bảo tàng được tổ chức tốt, các di tích gốc thu về kho cơ sở càng nhiều thì công tác nghiên cứu khoa học càng đạt được nhiều kết quả. Tính chất nghiên cứu khoa học của công tác sưu tầm còn thể hiện ở việc kế hoạch hoá kiện toàn kho cơ sở. Công việc này phải tiến hành có kế hoạch, có hệ thống và liên tục, cần phải vạch được kế hoạch dài hạn năm năm. Việc vạch kế hoạch kiện toàn kho cơ sở của bảo tàng là một nhiệm vụ hết sức phức tạp. Để giải quyết được nhiệm vụ đó, đòi hỏi phải tiến hành công tác nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Kế hoạch hoá công tác sưu tầm của bảo tàng có quan hệ chặt chẽ với công tác nghiên cứu khoa học và công tác trưng bày. Không hiểu biết chính xác thành phần hiện có của các kho thì không thể thực hiện được công việc này. Khi chưa biết một cách chính xác trong kho bảo tàng đã có những gì thì ta chưa thể bắt tay lựa chọn các sưu tập mới được. Muốn kiện toàn kho cơ sở, bảo tàng cần tập trung mọi sự chú ý, mọi lực lượng khoa học và phương tiện vật chất để sưu tầm đủ bộ những sưu tập mà bảo tàng cần thiết. Để đảm bảo cho công tác sưu tầm đạt kết quả thì kế hoạch làm việc hàng năm phải rõ ràng. Trong ngân sách chi tiêu của bảo tàng phải dành những khoản tiền riêng để tiến hành công tác sưu tầm, như mua các sưu tập, tiến hành những chuyến công tác khoa học, những cuộc khảo sát, trả tiền quảng cáo trên báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, trả tiền mua những di tích có ý nghĩa khoa học, lịch sử và nghệ thuật Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 17 - III. PHƯƠNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP SƯU TẦM DI TÍCH CỦA BẢO TÀNG Di tích đưa về bảo tàng từ nhiều nguồn khác nhau : 1. Di tích thu thập được qua các cuộc khảo sát hoặc bằng những chuyến đi công tác. 2. Di tích của bảo tàng tiếp nhận từ các cơ quan, đoàn thể và các cá nhân. Hai phương thức sưu tầm trên đều quan trọng, nhưng mỗi phương thức có một ưu điểm riêng của nó. Các cán bộ khoa học của bảo tàng trực tiếp sưu tầm di tích qua các cuộc khảo sát hoặc bằng những chuyến đi công tác tạo điều kiện cho bảo tàng chủ động về mặt kế hoạch, bảo đảm khoa học, thu thập được những di tích điển hình phù hợp với loại hình bảo tàng. Song nó bị hạn chế vì cán bộ khoa học trong một bảo tàng không nhiều, nên không thể tiến hành nhiều cuộc khảo sát, do đó số lượng di tích thu thập được không đúng là bao. Bảo tàng tiếp nhận di tích từ các cơ quan, đoàn thể và các cá nhân đã động viên được đông đảo quần chúng đóng góp di tích cho bảo tàng, từ đó làm cho quần chúng có ý thức đối với công tác bảo tàng. Song tính khoa học trong công tác sưu tầm không được bảo đảm, nhiều di tích không tiêu biểu, không liên quan đến loại hình của bảo tàng. A. Phương pháp khảo sát. Khảo sát được chia thành hai loại: - Khảo sát chuyên đề. - Khảo sát tổng hợp. Khảo sát chuyên đề là những cuộc khảo sát đi sâu nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó. Đặc điểm các cuộc khảo sát loại này là quy mô tương đối nhỏ, đề tài tương đối hẹp, đội ngũ cán bộ khoa học không đông lắm, không đòi hỏi nhiều về phương tiện vật chất, thời gian tiến hành tương đối ngắn. Khảo sát tổng hợp là những cuộc khảo sát đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thu thập di tích thuộc nhiều đề tài trên cùng một địa bàn hoặc nhiều địa bàn khác nhau. Đặc điểm của loại khảo sát này là nó không chỉ nghiên cứu những vấn đề, những giai đoạn riêng biệt mà nó nghiên cứu những vấn đề, những giai đoạn trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Ngoài cán bộ khoa học của bảo tàng có thể mời những chuyên gia am hiểu về vấn đề đó mà bảo tàng thiếu. Khi tiến hành một cuộc khảo sát tổng hợp, người ta thường chia thành phần đoàn khảo sát theo hai cách: 1. Chia theo những chuyên môn khác nhau. Những nhóm chuyên môn đó hoạt động độc lập trong quá trình cuộc khảo sát. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 18 - 2. Chia thành từng nhóm, trong mỗi nhóm có nhiều cán bộ chuyên môn khác nhau hoạt động trên những địa bàn khác nhau. Quá trình tiến hành một cuộc khảo sát chuyên đề và khảo sát tổng hợp gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho cuộc khảo sát. 1. Xác định đề tài của cuộc khảo sát. 2. Xác định địa bàn khảo sát. 3. Xác định thành phần cán bộ tham gia đoàn khảo sát 4. Chuẩn bị về mặt lý luận cho cuộc khảo sát. 5. Lập đề cương khảo sát. Bản đề cương khảo sát có tầm quan trọng đặc biệt, nó chỉ đạo toàn bộ quá trình cuộc khảo sát. Việc lập đề cương phải hết sức cụ thể, đề ra phương hướng chung, công việc cần tiến hành, thời gian tiến hành, đề cương khảo sát gồm những phần sau: Phần mở đầu: ghi những vấn đề khái quát về cuộc khảo sát. Phần chủ yếu: Dự kiến những đối tượng cần phải sưu tầm, địa điểm sưu tầm, thời gian tiến hành, từng phần việc cho từng tổ, sưu tầm, thời gian tiến hành, từng phần việc cho từng tổ, nhóm, từng cá nhân, dự kiến những phương pháp nghiên cứu. 6. Lập kế hoạch chi tiêu cho đoàn. 7. Đặt quan hệ trước với địa phương mà đoàn khảo sát đến công tác. 8. Chuẩn bị và mua sắm trang thiết bị cho cuộc khảo sát. Với một cuộc khảo sát về đề tài lịch sử thì công việc chuẩn bị gồm: giấy tờ ghi chép di tích, sổ ghi mẫu chuyện, sổ ghi nhật ký, sổ ghi ảnh, sổ ghi địa chỉ liên lạc, các loại bút chì, các thiết bị bảo quản di tích. Nhưng với một cuộc khảo sát về đề tài khoa học tự nhiên thì công việc chuẩn bị các phương tiện để đánh bắt và thu lượm có phức tạp hơn. Tuỳ theo chủ đề cuộc khảo sát mà chuẩn bị những dụng cụ thích hợp. 9. Nhận giấy tờ cần thiết cho cuộc khảo sát. Giai đoạn 2: Khi đoàn tới địa điểm khảo sát. Đây là giai đoạn chính. Quan trọng nhất. Mục đích và nhiệm vụ của nó là tìm tòi, phát hiện, thu thập được nhiều di tích phù hợp với đề tài cuộc khảo sát. Những công việc tiến hành trong giai đoạn này là: 1. Gặp gỡ các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức khoa học ở địa phương, trình bày cụ thể mục đích, yêu cầu, chương trình làm việc của đoàn, để họ tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn ta làm việc. 2. Sử dụng những phương tiện tuyên truyền có thể có ở địa phương như báo chí, đài truyền thanh, vô tuyến truyền hình, hoặc cử cán bộ trực tiếp đến Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 19 - các địa phương để nói chuyện, thông báo mục đích, yêu cầu và nội dung công việc của đoàn khảo sát với nhân dân địa phương. 3. Lập danh sách những người có thể giúp đoàn khảo sát phát hiện được tài liệu, di tích. Muốn lập danh sách chính xác, đoàn phải dựa vào các cấp lãnh đạo địa phương và ý kiến của nhân dân. Danh sách lập theo mẫu sau: Bản danh sách những người có thể giúp đỡ cho đoàn khảo sát: Số TT Họ Tuổi Nghề Chức Địa chỉ Có thể Ghi và nghiệp vụ hiện nay khai thác chú tên vấn đề gì 4. Tiến hành thu thập di tích. Đây là nhiệm vụ chủ yếu nhất, đồng thời phức tạp nhất. Căn cứ vào đề cương khảo sát và những nhiệm vụ được giao, các tổ, nhóm, và các thành viên trong đoàn khảo sát đến các địa bàn đã định để nghiên cứu tìm tòi, thu thập di tích, ghi nhật ký, tổ chức những cuộc toạ đàm. Kết quả của công việc trên được đưa vào những tài liệu cơ bản sau: - Bản ghi chép di tích. - Sổ ghi mẩu chuyện. - Nhật ký. - Sổ ảnh. a) Ghi chép trong bản ghi chép di tích. Bản ghi chép di tích dùng để ghi tất cả những hiểu biết về di tích, có thể đóng thành từng cuốn riêng hoặc có thể để rời từng tờ. Khi phát hiện được di tích, cán bộ sưu tầm ghi những hiểu biết về nó vào bản ghi chép này ngay trong ngày hôm đó. Di tích của bảo tàng có hai loại: - Di tích thuộc văn hóa vật chất và tinh thần. - Những mẫu vật thiên nhiên. - Mỗi loại di tích có một đặc điểm và yêu cầu riêng, vì thế hai loại di tích đó có hai mẫu ghi chép. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 20 - Bản ghi chép di tích thuộc văn hóa vật chất và tinh thần 1. Số thứ tự 2. Ngày tháng năm ghi chép di tích 3. Thời gian, nguồn gốc của di tích và số của những tài liệu kèm theo nó. Ghi rõ ngày tháng sưu tầm được di tích, di tích do cán bộ bảo tàng sưu tầm được hay do một cá nhân, một đoàn thể nào tặng, hay bảo tàng phải mua. Ghi rõ địa chỉ người có di tích tặng hoặc bán cho bảo tàng. 4. Tên gọi và những ghi chép về di tích và sưu tập: Phải ghi tên gọi chính xác, nếu có thể ghi cả tên khoa học, tên địa phương trong ngoặc đơn. Khi ghi chép một sưu tập thì ghi tên gọi của sưu tập, sau đó ghi tên gọi từng di tích riêng lẻ theo thứ tự và ghi chép tất cả những vấn đề có liên quan đến nội dung của di tích, ghi càng đầy đủ, cụ thể càng tốt. 5. Số lượng di tích. 6. Chất lượng và kỹ thuật chế tác. Với những di tích đơn giản có thể xác định ngay tại thực địa thì ta ghi: chất liệu gì, sản xuất theo phương pháp gì? Ví dụ: Áo sợi bông, dệt thủ công. Với những di tích phức tạp chưa xác định được chất liệu ngay thì để trống mục này, sau khi xác định chính xác mới ghi vào. 7. Kích thước và trọng lượng. Kích thước thường xác định theo ba chỉ số: cao, dài, rộng. Những di tích kim loại quý, đá hiếm thì phải xác định ngay trọng lượng của nó. 8. Trạng thái bảo quản. Ghi rõ còn mới hay đã hư hỏng và hư hỏng ở chỗ nào, mức độ hư hỏng, trách nhiệm đó thuộc về ai? 9. Ý nghĩa của di tích. Xác định được ý nghĩa chính của di tích và dự kiến sau này đưa vào kho nào hoặc phòng trưng bày nào. 10. Địa chỉ của người giao. 11. Ghi chú: ghi những điều cần thiết mà chưa có ở các mục trên. Bản ghi chép những mẫu vật thiên nhiên 1. Số thứ tự. 2. Ngày tháng năm ghi chép mẫu vật. 3. Thời gian, nguồn gốc, số biên bản kèm theo. 4. Tên gọi và những ghi chép về mẫu vật và sưu tập. 5. Số lượng mẫu vật. 6. Địa điểm tìm thấy mẫu vật. Ghi thật đầy đủ tên địa phương nơi tìm thấy mẫu vật. Những nơi không có tên địa phương cụ thể thì ghi cách thành phố X, làng Y, bao xa về phía nào, hoặc có thể gọi theo tên các con sông, dãy núi v.v Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 21 - 7. Họ tên, chức vụ, người tìm thấy mẫu vật. 8. Điều kiện tìm thấy mẫu vật. Những mẫu vật tìm thấy trên núi cao thì ghi rõ độ cao của núi. Những mẫu vật tìm thấy ở biển thì ghi rõ độ sâu. Những động vật tìm được trên mặt đất thì ghi rõ nó sống ở vùng nào. Những côn trùng bắt được ở cây cỏ thì ghi rõ tên gọi loại cây cỏ đó. Với thực vật thì ghi rõ môi trường sống của nó (mọc ở đâu). 9. Phương pháp bảo quản mẫu vật: ghi rõ phương pháp xử lý như ướp khô, nhồi lông hoặc sấy v.v 10. Kích thước và trọng lượng của mẫu vật. 11. Trị giá của mẫu vật, nếu như phải mua, kèm theo biên bản mua mẫu vật. 12. Ghi chú. b) Ghi chép trong sổ mẩu chuyện Sổ ghi mẫu chuyện là một tài liệu quan trọng, vì nó giúp đoàn khảo sát phát hiện ra những nguồn có di tích, chỉnh lý nội dung di tích, làm phong phú thêm nội dung các bản thuyết minh trong bảo tàng sau này. Để có thể ghi được những mẫu chuyện thật sự khoa học, chính xác, đoàn khảo sát khi tới địa phương phải lập danh sách những người giúp đoàn khai thác các mẫu chuyện và lập bảng kê những vấn đề cần khai thác gồm: - Những người có thể cung cấp cho đoàn những biểu biết có giá trị; - Những người giúp đoàn kiểm tra những tài liệu đã thu thập được. Ghi xong phải chỉnh lý và thông qua toàn đoàn rồi mới chép vào sổ. Trước khi ghi mẫu chuyện cần ghi một số nét vắn tắt tiểu sử người kể chuyện. Kết thúc mỗi câu chuyện phải ghi rõ ngày, tháng, họ tên người ghi chép. Để đảm bảo tính chất khoa học của mẫu chuyện cần xin chữ ký của người kể. c) Ghi nhật ký khảo sát. Trưởng đoàn khảo sát chịu trách nhiệm ghi nhật ký khảo sát. Trường hợp khảo sát chia nhiều bộ phận khác nhau, hoạt động trên những địa bàn xa nhau thì sổ ghi nhật ký khảo sát được giao thêm cho những người đứng đầu một nhóm, một tổ. Không có một khuôn mẫu nhất định cho việc ghi nhật ký. Song thường nội dung ghi chép trong đó phản ánh toàn bộ hoạt động của đoàn từng ngày, từ những dự định cho đến những việc làm cụ thể, và những hiểu biết về di tích có giá trị, nhưng chưa đưa về bảo tàng, hoặc không thể đưa về bảo tàng được. Nhật ký ghi rõ thời gian, địa điểm và người ghi. Kết thúc cuộc khảo sát, sổ này được nộp vào kho lưu trữ của bảo tàng cùng với những loại giấy tờ khác như sổ ghi mẩu chuyện, sổ chụp ảnh v.v Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 22 - 5. Lập giấy tờ nhận di tích. Di tích nhận của một cá nhân hoặc một đoàn thể nào đó, người cán bộ sưu tầm lập ngay giấy biên nhận di tích. Giấy này không có tính chất pháp lý mà nó chỉ là một văn bản giao kèo giữa bên giao và bên nhận. Nếu di tích không đủ giá trị để nhập kho bảo tàng thì sẽ được hoàn lại cho chủ cũ và giấy biên nhận di tích không có giá trị nữa. Nhưng nếu di tích được nhập kho thì giấy biên nhận đó được thay bằng một văn bản có tính chất pháp lý gọi là: Biên bản giao – nhận di tích của bảo tàng (sẽ được trình bày kỹ trong chương kiểm kê). 6. Tiến hành bảo quản di tích tại thực địa. Trong đoàn khảo sát, nhất thiết phải có một hay nhiều cán bộ bảo quản. Sau khi nhận được di tích, người cán bộ bảo quản căn cứ vào từng loại di tích cụ thể để áp dụng những phương pháp bảo quản thích hợp. Đối với di tích thuộc văn hóa vật chất và tinh thần thì phương pháp bảo quản di tích tại thực địa đơn giản chủ yếu là làm sao để cho di tích không vỡ, rách, giữ được trạng thái khi mới nhận. Đối với những mẫu vật bằng ngâm, tẩm. Đối với những di tích khai quật từ những mộ táng phải có những phương pháp thích hợp làm sao cho di tích không biến dạng, giữ được trạng thái ban đầu. Bảo quản di tích tại thực địa chủ yếu xử lý sơ bộ, sau khi di tích đưa về bảo tàng mới có điều kiện bảo quản tốt hơn. 7. Đóng gói di tích chuẩn bị phương tiện đưa di tích về bảo tàng. Những thiết bị đóng gói chuẩn bị ở nhà, di tích sau khi được xử lý sơ bộ, tuỳ theo tính chất vật lý của nó mà xếp vào những thiết bị đóng gói thích hợp. Tài liệu, văn bản cho vào túi, cặp, đóng vào va ly; đồ sành, sứ đóng vào hòm gỗ được đệm lót bằng những chất liệu mềm; đồ kim loại xếp riêng Không được xếp lẫn lộn các loại di tích có đặc điểm lý hóa khác nhau vào một. Tuỳ theo khối lượng, tính chất di tích mà chuẩn bị phương tiện vận chuyển thích hợp để đưa về bảo tàng. 8. Tổ chức hội nghị thông báo kết quả đợt khảo sát cho địa phương. Đây là công việc cuối cùng của đoàn khảo sát tại thực địa, đoàn khảo sát kết hợp kết hợp với địa phương tổ chức hội nghị này. Thành phần hội nghị gồm đại biểu Đảng, chính quyền địa phương, các thành viên trong đoàn khảo sát, các cơ quan có liên quan giúp đỡ đoàn, các cá nhân có nhiều đóng góp cho đoàn. Tại hội nghị, đồng chí trưởng đoàn đọc báo cáo nêu lên những kết quả cụ thể của đợt công tác, thuận lợi, khó khăn của đoàn, đánh giá những thành công về mặt khoa học, nêu những nhiệt tình giúp đỡ của các đoàn thể, cơ quan, cá nhân ở địa phương đối với đoàn. Trong hội nghị nếu có điều kiện nên tổ chức cho đại biểu xem những di tích tài liệu thu thập được trong đợt khảo sát. Giai đoạn 3: Khi đoàn về bảo tàng Giai đoạn cuối cùng của cuộc khảo sát gồm những việc sau: Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 23 - 1. Chỉnh lý sơ bộ tất cả những tài liệu di tích đã thu thập được, báo cáo trước hội nghị tiểu ban xét chọn di tích. 2. Làm các bản báo cáo gồm: - Báo cáo khoa học về toàn đợt khảo sát. - Báo cáo tài chính về đợt khảo sát. 3. Chuyển giao tài liệu, di tích cho các bộ phận tương ứng. - Chuyển giao những di tích cùng các giấy tờ cần thiết cho các bộ phận kho thích ứng. - Chuyển giao phim – ảnh cùng với bản ghi chép cho kho phim ảnh của bảo tàng. Chuyển giao các bản vẽ, nhật ký, sổ ghi mẩu chuyện cho kho lưu trữ. 4. Tổ chức hội nghị khoa học về kết quả cuộc khảo sát. 5. Tổ chức triển lãm về cuộc khảo sát. 6. Công bố kết quả đợt khảo sát trên báo chí hàng ngày, trên các tạp chí định kỳ hoặc những công trình riêng về cuộc khảo sát. B. Phương pháp tổ chức những chuyến đi công tác khoa học Phương pháp này thường được áp dụng ở tất cả các loại hình bảo tàng. Đề tài sưu tầm thường có tính chất thời sự, nóng hổi. Nội dung đề tài có thể sử dụng phương pháp này rất rộng, không hạn chế. Cán bộ sưu tầm trong một chuyến công tác tối đa là hai, ba người. Với một thời gian ngắn, chi phí tương đối ít, bảo tàng có thể thu thập được một khối lượng di tích lớn. Vì thế, các bảo tàng chủ yếu sử dụng phương pháp này để thu thập di tích cho kho cơ sở, hoặc cho những cuộc triển lãm chuyên đề. Một chuyến đi công tác khoa học cũng bao gồm ba giai đoạn như một cuộc khảo sát, song mức độ thấp hơn, nhẹ nhàng hơn. Ngoài hai phương pháp trên, các bảo tàng còn sử dụng một số phương pháp khác để tiếp nhận di tích từ các cơ quan, đoàn thể, cá nhân nhằm động viên đông đảo quần chúng nhân dân sưu tầm di tích cho bảo tàng. 1. Lựa chọn di tích từ các cuộc triển lãm ở Trung ương và địa phương. Triển lãm là một hình thức tuyên truyền phổ biến ở nước ta và tất cả các nghiên cứu trên thế giới. Đề tài của triển lãm rất đa dạng nhưng chủ yếu là giới thiệu những thành tựu kinh tế, khoa học, quân sự, văn hóa trong từng giai đoạn nhất định. Các cuộc triển lãm là nguồn cung cấp di tích cho các bảo tàng rất lớn. Song không phải tất cả các hiện vật trưng bày trong triển lãm đều có thể trở thành di tích của bảo tàng. Việc ghi chép và mô tả khoa học các di tích ở triển lãm thường sơ sài, không theo như yêu cầu của bảo tàng. Vì thế người sưu tầm cần phải lựa chọn, chắt lọc những di tích phù hợp với loại hình của mình, đáp ứng được yêu cầu của một di tích của bảo tàng. 2. Lựa chọn di tích từ các cuộc khai quật khảo cổ và điền dã dân tộc học. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 24 - Đối với các bảo tàng thuộc loại hình lịch sử và bộ phận lịch sử xã hội trong các bảo tàng khảo cứu địa phương, phương pháp lựa chọn này đặc biệt quan trọng. Sử dụng nó tức là thừa hưởng được những kết quả của các ngành chuyên môn đó. Vì thế bảo tàng cần quan hệ chặt chẽ với những cơ quan chuyên môn này. Song, tiếp nhận, lựa chọn di tích khảo cổ học và dân tộc học đối với chuyên môn bảo tàng đòi hỏi một số yêu cầu riêng cần lưu ý. - Thu thập toàn bộ những tài liệu liên quan tới di tích do các cán bộ khoa học tiến hành khi khai quật hoặc điền dã dân tộc học. - Ghi chép tất cả những vấn đề về bản thân di tích theo đúng yêu cầu của bảo tàng. - Làm giấy biên nhận của bảo tàng với người phụ trách khai quật, điền dã. - Trước khi nhập kho di tích cũng phải được thông qua tiểu ban xét chọn di tích của bảo tàng. 3. Điều chỉnh trao đổi di tích giữa các bảo tàng. Trong quá trình kiểm kê, xác định di tích có thể phát hiện ra những di tích không thuộc loại hình của mình, những di tích không tiêu biểu thì những di tích đó được loại ra khỏi thành phần kho cơ sở, đưa sang những kho phụ khác. Bảo tàng có thể sử dụng những di tích này nghiên cứu, trao đổi với các bảo tàng khác. Sử dụng phương pháp này làm cho kho bảo tàng thêm phong phú. Khi tiến hành điều chỉnh, trao đổi di tích với các bảo tàng khác cũng phải làm thủ tục giao nhận. 4. Tiếp nhận di tích thông qua mạng lưới công tác viên ở các cơ quan, đoàn thể và quần chúng. Trong thực tiễn công tác sưu tầm, quần chúng nhân dân trực tiếp mang di tích đến tặng cho bảo tàng là một trường hợp rất phổ biến. Đó là hiện tượng đáng quý mà các bảo tàng cần biết và làm sao để hiện tượng tốt đẹp đó ngày càng nảy nở và phát triển. Bên cạnh những di tích quý giá quần chúng nhân dân tặng cho bảo tàng, có những di tích không đúng với loại hình bảo tàng, thậm chí có trường hợp giả mạo di tích để tặng. Biết bao trường hợp phức tạp khi tiếp nhận loại di tích này, vì thế cán bộ sưu tầm phải lường trước mọi khả năng khi tiếp nhận. Bất kỳ trường hợp nào cũng phải sử dụng mọi biện pháp để xác minh thật khoa học. Một khối lượng đáng kể di tích được nhập vào kho cơ sở của bảo tàng thông qua mạng lưới cộng tác viên. Giá trị di tích được các cộng tác viên chuyển giao cho bảo tàng tùy thuộc sự chuẩn bị về lý luận và nghiệp vụ của bảo tàng đối với cộng tác viên và tuỳ thuộc trình độ hiểu biết của họ. Không thể có được một di tích của bảo tàng đầy đủ giá trị nếu cộng tác viên không am hiểu về khoa học bảo tàng và các khoa học tương ứng. Vì vậy sự chuẩn bị của bảo tàng cho các cộng tác viên là một vấn đề thực sự quan trọng. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 25 - Để làm phong phú kho cơ sở và trưng bày của bảo tàng, các bảo tàng đã sử dụng một loạt các phương pháp sưu tầm khác nhau. Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và những mặt yếu. Cần biết khai thác triệt để những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu. Thực tiễn công tác sưu tầm ở nước ta và các nước trên thế giới cho thấy rằng việc sử dụng tổng hợp tất cả các phương pháp đó là cần thiết và có hiệu quả. Đó là phương pháp cơ bản nhất cho tất cả các bảo tàng. Mỗi loại hình bảo tàng có những yêu cầu và phương pháp riêng, song phải bảo đảm những nguyên tắc sau: - Phải lựa chọn những di tích điển hình nhất phù hợp với loại hình bảo tàng mình. - Trong những trường hợp cho phép cần phải thu thập cả sưu tập chứ không chỉ sưu tầm một di tích riêng lẻ. - Trong mọi trường hợp phải thấy được mối liên hệ giữa di tích và tài liệu ghi chép di tích. Việc ghi chép phải thực sự khoa học. - Phải thông qua tiểu ban xét chọn di tích trước khi nhập di tích vào kho cơ sở. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 26 - CHƯƠNG III KIỂM KÊ, XÁC ĐỊNH VÀ GHI CHÉP KHOA HỌC VỀ CÁC DI TÍCH CỦA BẢO TÀNG I. NHIỆM VỤ KIỂM KÊ CÁC DI TÍCH CỦA BẢO TÀNG Các di tích của bảo tàng là tài sản mang nhiều giá trị vật chất đòi hỏi phải bảo quản hết sức thận trọng và kiểm kê hết sức chính xác. Theo đặc điểm riêng của các kho bảo tàng nó còn có một số yêu cầu đặc biệt đối với việc kiểm kê các sưu tập của bảo tàng. Chúng ta biết một cách rõ ràng có những di tích cá biệt của bảo tàng tuy không có giá trị về vật chất, song nó lại có một ý nghĩa khoa học rất lớn. Vì vậy việc kiểm kê kho bảo tàng cần phải thực hiện hai nhiệm vụ cùng một lúc là bảo vệ di tích và nói lên ý nghĩa lịch sử, khoa học nghệ thuật của các sưu tập bảo tàng và những di tích cá biệt sau khi chúng đã được xác định khoa học. Nếu thiếu việc xác định khoa học hay nghệ thuật, thì những sưu tập của bảo tàng đó sẽ mất hết ý nghĩa của các di tích của bảo tàng và trong một vài trường hợp cá biệt, kho bảo quản ấy có thể biến thành nơi chứa các đồ hỗn tạp. Việc sưu tầm các di tích và các sưu tập của bảo tàng nếu không có đăng ký theo những nguyên tắc khoa học đã đề ra, thì không thể bảo quản được và không sử dụng được chúng trong công tác nghiên cứu khoa học, công tác trưng bày và công tác giáo dục. Nhìn chung, việc kiểm kê các sưu tập của bảo tàng tiến hành được chính xác và đúng với hình thức xác định thì mới bảo đảm được khả năng lập những tư liệu văn bản đầy đủ về các di tích của bảo tàng, nguồn gốc của nó ở đâu, nơi ở và thời gian đưa vào bảo tàng v.v , có như thế mới nhanh chóng tìm ra những di tích đó trong kho hay trong phần trưng bày của bảo tàng. Trong công tác kiểm kê các kho bảo tàng nhất thiết phải chia ra hai giai đoạn cơ bản: - Kiểm kê bước đầu và chỉnh lý khoa học bước đầu các kho bảo tàng - Kiểm kê có hệ thống và ghi chép khoa học các kho bảo tàng. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 27 - II. KIỂM KÊ BƯỚC ĐẦU VÀ CHỈNH LÝ KHOA HỌC BƯỚC ĐẦU CÁC KHO BẢO TÀNG. Mỗi một di tích của bảo tàng phải được làm đầy đủ các thủ tục giấy tờ theo các nguyên tắc kiểm kê nhất định, thì mới được đặt trong bảo tàng, hay để trong các kho bảo quản. 1. Lập biên bản các di tích của bảo tàng. Việc nhận cũng như việc giao mỗi di tích của bảo tàng, cần phải làm theo nguyên tắc và phải có những giấy tờ thích hợp. Theo nguyên tắc, mỗi di tích của bảo tàng chỉ đăng ký vào sổ kiểm kê bước đầu, khi nào di tích đó có văn bản kèm theo. Văn bản này là một biên bản của hai bên giao-nhận theo mẫu sau: Các mục trong biên bản giao-nhận: 1) Số biên bản. 2) Tên và địa chỉ thật đầy đủ của cơ quan hoặc của những cá nhân đứng ra nhận xuất di tích đó. 3) Di tích đó được giao để bảo quản lâu dài hay sử dụng tạm thời. 4) Bảng kê khai đầy đủ các di tích được bảo quản, phải chỉ rõ trạng thái bảo quản di tích và những điểm cần thiết nói chung về di tích đó. 5) Số lượng chung của các di tích ghi bằng chữ. 6) Trị giá các di tích của bảo tàng (nếu như di tích là mua). 7) Chữ ký, chức vụ của hai bên giao, nhận di tích. 8) Nơi và ngày, tháng, năm lập biên bản. Biên bản giao-nhận là văn bản mang ý nghĩa pháp lý. Vì vậy, khi lập biên bản cần phải chú ý: Biên bản cần phải được đánh bằng máy chữ, in hay là viết phải hết sức rõ ràng và sạch sẽ, phải có chữ ký hai bên giao và nhận; biên bản cần phải đóng dấu của bảo tàng và giám đốc phê chuẩn. Các biên bảo giao-nhận, theo nguyên tắc, thì phải sao chép ra làm hai bản. Nếu biên bản của một trong hai bản cần thiết phải gửi bản đó cho bưu điện, thì phải sao chép làm ba bản giống nhau. Khi gửi bưu điện thì cần gửi hai bản để ký, trong số đó có một bản gửi trả lại sau khi đã ký cho bảo tàng để đưa vào hồ sơ lưu trữ, còn bản thứ hai do người ký nhận giữ, bản thứ ba lưu ở bảo tàng dùng để kiểm tra. Trong biên bản bao giờ cũng phải ghi rõ số lượng bản và trao cho những ai. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 28 - (Mẫu số 1) SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Bảo tàng BIÊN BẢN GIAO-NHẬN Số___ Chúng tôi ký tên dưới đây . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giao nhận di tích. Chúng tôi lập thành 2 bản: bản thứ nhất giao cho người giao, bản thứ 2 giao cho bảo tàng để sử dụng lâu dài (tạm thời) những di tích của bảo tàng dưới đây: Số Tên gọi và những ghi chép của Trạng thái bảo quản di tích Ghi TT di tích chú Theo biên bản này nhận tất cả: (viết bằng chữ) . . . . . . . . . . . . . di tích. Ngày tháng năm Người giao Người nhận Lập biên bản giao-nhận sai hoặc không đầy đủ gây cho ta rất nhiều khó khăn cho việc nhận định và nghiên cứu khoa học sau này. Trong khi lập biên bản giao-nhận cần phải xác định nguồn gốc của các di tích của bảo tàng và trước đây nó thuộc bảo tàng nào, niên đại làm ra và đặc điểm của chúng v.v ghi vào trong một văn bản đặc biệt, mà ta gọi là “tài liệu tham khảo”. Tài liệu tham khảo ấy cần được giữ lại trong hồ sơ giao-nhận thích hợp. Nếu di tích đó là tặng phẩm trao cho bảo tàng cũng cần phải ghi vào tài liệu tham khảo. Người làm tài liệu tham khảo trong trường hợp này chính là người đã tặng di tích cho bảo tàng sẽ để cùng với bản thuyết minh di tích. Trong trường hợp người trao không có kèm tài liệu tham khảo thì cán bộ bảo tàng cần phải cố gắng thu lượm và ghi chép lại. Những bản ghi chép như thế, về nội dung cần phải ghi rõ nguồn gốc của tài liệu, những bản ghi chép đó phải có chữ ký của người cán bộ khoa học của bảo tàng đồng thời cần đưa nó vào hồ sơ của một di tích được thu nhận. Nếu các kho di tích của bảo tàng nhờ kết quả của các cuộc khảo sát mà bảo tàng sưu tập đó phải có sổ nhật ký kèm theo sổ ghi chép và có các nhãn Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 29 - đề ngoài trời cho từng di tích đó (đặc biệt đối với các đối tượng về thiên nhiên). Trong nhật ký nên ghi rõ những yếu tố cơ bản của công tác khảo sát. Những quyển nhật ký ghi được đầy đủ và chính xác sẽ cho ta được nhiều tư liệu quan trọng của các di tích đối với các sưu tập của bảo tàng. Những bản ghi chép như thế giúp cho công tác chỉnh lý khoa học các tư liệu, không những thế nó còn là tư liệu rất quý trong công tác kiểm kê di tích và xác định di tích của bảo tàng. Những bản ghi chép ngoài trời cần ghi rõ ràng, đầy đủ những tình hình về di tích đó. Di tích đó có từ bao giờ, ở đâu, nó thuộc quyền sử dụng của ai, thời gian và sử dụng của nó, ý nghĩa lịch sử, tình hình lúc nhận được và trị giá di tích. Trong cột tham khảo ghi rõ là nhận được di tích đó của ai, địa chỉ của người đã sử dụng nó, quan hệ di tích với người trao di tích. Biên bản giao-nhận cùng với tài liệu tham khảo cũng như bản ký nhận tặng được đưa vào phần kiểm kê, còn tài liệu khác thì đưa vào lưu trữ khoa học, trong biên bản giao-nhận có ghi số. Mọi hoạt động của các di tích của bảo tàng, có nghĩa là việc chuyển kho bảo tàng khác mượn hay đưa sang một bộ phận khác của bảo tàng v.v đều phải ghi lại đầu đủ rõ ràng. Trong sổ biên bản giao-nhận về việc bảo quản hay sử dụng tạm thời, cần ghi rõ mục đích và thời hạn giao nhận (như giao cho nhà chuyên môn xác định, triển lãm v.v ), bảo tàng định thời gian nhận hoặc trao di tích của bảo tàng, cơ quan và người đại diện chính thức có trách nhiệm làm cho di tích hoàn chỉnh như lúc ban đầu, và căn cứ vào bảo tàng rồi giao di tích đó. Khi giao di tích của bảo tàng, phải được cơ quan lãnh đạo cấp trên của bảo tàng đó cho phép mới được giao. Khi giao các di tích của bảo tàng, trong các giấy tờ phải ký rõ trách nhiệm và sự uỷ nhiệm người nhận di tích lĩnh ở trong kho bảo tàng. Việc di chuyển các di tích trong nội bộ một bảo tàng cũng cần phải có giấy tờ cụ thể, (có khi phải làm báo cáo di chuyển). Các giấy tờ đó do cán bộ của hai bên có trách nhiệm giao và nhận các di tích của bảo tàng cùng kỳ: trưởng bộ phận bảo quản và trưởng của các bộ phận hữu quan. Trong trường hợp di tích của bảo tàng bị mất, cần phải làm giấy xác nhận, cần phải giữ lại các tư liệu văn kiện làm chứng trong khi dùng những biện pháp tìm di tích đã bị mất. Hồ sơ cần được ghi số và ghi sổ đăng ký các hồ sơ di tích. Các hồ sơ di tích của bảo tàng được đưa vào kiểm kê lâu dài và tạm thời cần đánh số riêng. Cuối năm cần tập trung các loại hồ sơ để đóng gói lại, đóng dấu, niêm phong. Ở cuối cần viết rõ số lượng trang là bao nhiêu, chú thích đó phải có chữ ký và sự duyệt y của giám đốc, đóng dấu của bảo tàng. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 30 - 2. Sổ kiểm kê bước đầu. Mỗi một di tích được đưa vào bảo tàng cần căn cứ ngay vào giấy tờ giao nhận để ghi vào sổ kiểm kê bước đầu. Quyển sổ kiểm kê bước đầu. Quyển sổ kiểm kê bước đầu này có nhiều tên gọi khác nhau: sổ mục lục kho bảo quản cơ sở, Sổ mục lục di tích chủ yếu, Sổ đăng ký di tích mới nhận được, sổ cái v.v Riêng những di tích đưa vào bảo tàng là những đối tượng của phần thiên nhiên (chim, cá và các loại khác v.v ), những thứ này cần phải qua các nhà chuyên môn xử lý xong mới có thể ghi vào sổ kiểm kê. Quyển sổ kiểm kê bước đầu bao gồm toàn bộ thành phần số lượng di tích của kho bảo quản cơ sở của bảo tàng. Còn các tư liệu khác sử dụng trong phần trưng bày và được giữ trong các kho di tích là những tư liệu khoa học hỗ trợ, được ghi trong sổ riêng của kho tư liệu khoa học hỗ trợ. Hình thức sổ kiểm kê bước đầu là do cơ quan lãnh đạo thảo ra và được in thành sổ gửi về cho các bảo tàng. Sổ gồm có những cột sau đây: (xem mẫu số 2). 1. Số thứ tự 2. Ngày, tháng, năm đăng ký. 3. Thời gian, nguồn gốc di tích mới nhận được và số biên bản 4. Tên gọi và những ghi chép của di tích hoặc của sưu tập 5. Số lượng di tích 6. Chất liệu và kỹ thuật sáng chế 7. Kích thước, trọng lượng 8. Trạng thái bảo quản di tích. 9. Di tích sẽ đưa vào sưu tập nào 10. Trị giá di tích hoặc sưu tập 11. số chiểu theo phần kiểm kê hệ thống và chiểu theo biên mục khoa học 12. Ghi chú. Các trang giấy trong sổ cần phải đánh số trang. Phải đóng dấu giáp lại vào mỗi trang, trang cuối cùng có kèm theo chữ ký của giám đốc, của phụ trách kho và của cấp trên mình một bậc ký nhận số trang đã thẩm tra là đúng. Công tác ghi vào sổ kiểm kê bước đầu chỉ một người làm. Người đó phải là người phụ trách kho hay người phụ trách kiểm kê trực thuộc của người phụ trách kho chịu trách nhiệm. Ở cột đầu, số thứ tự là ký hiệu kiểm kê, nó mang số thứ tự của di tích. Số thứ tự ghi trong sổ nhập có khi đại diện cho một di tích, có khi đại diện cho cả một sưu tập. Ở cột thứ hai ghi ngày, tháng, năm đăng ký di tích vào sổ nhập. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 31 - Ở cột thứ ba, ghi những điều kiện hoàn cảnh di tích đó được đưa vào bảo tàng. Ở cột này cần phải có những giấy tờ giao nhận di tích mà trong đó có ghi rõ số liệu các tư liệu nói về việc đưa di tích đó vào bảo tàng (ghi chép di tích, nhật ký ngoài trời v.v ). Đồng thời nói qua một chút về vị trí của những tư liệu đó ở trong kho lưu trữ khoa học. Đối với những đối tượng lịch sử tự nhiên, thì phải có nhãn đề (những tư liệu và địa điểm của di tích, thời gian sưu tầm, họ tên người sưu tầm, tên gọi di tích và tên người xác định đều ghi lại). Ở cột thứ tư, ghi đặc điểm của di tích, trật tự ghi chép các loại di tích có thể thay đổi cho thích hợp với loại bảo tàng. Cột này có thể bắt đầu bằng tên gọi chính xác của di tích vừa được chấp nhận đó, rồi sau đó cho một vài nhận xét ngắn nói lên những điểm rất chủ yếu, điển hình của di tích. Có như vậy ta mới thực hiện được nhiệm vụ bảo quản di tích về mặt pháp lý. Đối với những đối tượng lịch sử tự nhiên, việc đặt tên gọi chính xác cho di tích chỉ khi nào đã xác định khoa học xong rồi mới làm được, bởi vì việc xác định khoa học không thể làm cùng một ngày với buổi nhận di tích được. Vì vậy, ở cột thứ tư thường thường người ta lấy tên gọi có tính chất chung chung, thí dụ: da chuột xương sọ các loại gặm nhấm, vỏ cây, mẫu thổ nhưỡng, mẫu quặng sắt v.v Ở cột thứ năm, dùng để kiểm kê số lượng mỗi đơn vị bảo quản. Kiểm kê số lượng di tích phụ thuộc vào mức độ phức tạp của di tích của bảo tàng. Có khi nó có nhiều phần riêng biệt (thí dụ: di tích là bộ đồ trà có nhiều loại đĩa, tách, ấm, chén hay có khi lại là một sưu tập lẫn lộn tiền hoặc huy chương). Ở cột thứ sáu, ghi chất liệu và kỹ thuật sáng chế di tích. Chất liệu chỉ cần ghi ngắn thôi: đồng thau, gỗ, gang, dự án, giấy v.v Kim loại hoặc đá quý thì ghi thêm vào đó màu sắc. Kỹ thuật sáng chế di tích cũng cần ghi một cách tóm tắt: khắc, đúc, nặn; đối với văn bản thì viết tóm tắt: chép tay, in dầu, in chữ in, in máy v.v , đối với các tác phẩm nghệ thuật thì cũng viết tóm tắt: sơn dầu, bột màu; thuốc nghiên cứu, vẽ chì, vẽ than v.v Ở cột thứ bảy, ghi rõ kích thước và trọng lượng của di tích. Các loại đá hoặc kim loại quý cần có những người chuyên môn làm nghề trang sức đến cân và trong mỗi trường hợp, cần phải làm biên bản riêng, đồng thời các di tích bằng kim loại và đá quý phải lập thêm một quyển sổ riêng để đăng ký. Ở cột thứ tám, ghi lại trạng thái bảo quản di tích lúc nhập vào bảo tàng để sau này có thể tiếp tục theo dõi, bảo quản di tích trong kho, sau này dựa trên cơ sở đó mà việc nhận định việc bảo quản. Ở cột thứ chín, có ý nghĩa bảo quản quan trọng vì nó ghi kho bảo quản hay sưu tập của di tích và chuyển tới. Ở cột thứ mười, ghi biên bản sưu tầm hoặc nhận di tích, nếu di tích phải mua nên ghi rõ mua ngày nào, của ai, giá tiền bao nhiêu. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 32 - Ở cột thứ mười một, ghi lại số thứ tự của di tích trong sổ kiểm kê bước đầu, có như thế hai giai đoạn làm sổ quan hệ mật thiết được (lúc đầu ghi vào sổ kiểm kê bước đầu, có như thế hai giai đoạn làm sổ quan hệ mật thiết được (lúc đầu ghi vào sổ kiểm kê bước đầu, sau mới biên mục khoa học hay hộ chiếu khoa học). Cột này sẽ ghi vào sau khi biên mục khoa học di tích của bảo tàng đã làm xong, còn khi vào sổ kiểm kê bước đầu, cột này vẫn để trắng. Ở cột thứ mười hai, ghi rõ vị trí (bằng bút chì) của di tích hay là số hiệu biên bản làm ra, hay chuyển cho bảo tàng mượn. Còn trong trường hợp mất mát hay thất lạc thì ghi số hiệu biên bản làm khi bị mất (bằng bút mực), sau đó cần có chữ ký của giám đốc với con dấu của bảo tàng. Di tích được đăng ký vào sổ kiểm kê bước đầu có thể là từng di tích một. Việc ghi từng di tích một, thì mỗi di tích được coi như một đơn vị kiểm kê riêng và có một số riêng để ghi nhận. Sau khi di tích của bảo tàng đã ghi vào sổ kiểm kê bước đầu thì di tích cần được đánh số ngay. Bộ phận cấu tạo của con số trong giai đoạn này là ký hiệu vắn tắt của bảo tàng (BTĐP-bảo tàng địa phương), số hiệu trong sổ kiểm kê bước đầu. Như thế di tích đưa vào sổ kiểm kê bước đầu thuộc bảo tàng địa phương X nhận được con số là BTĐPX-KKBĐ. 2248. 3. Các loại sổ kiểm kê các hiện vật bảo tàng khác. Những di tích nào là những đồ kim loại hoặc đá quý, ngoài việc đánh số ghi chung với những di tích của kho bảo quản cơ sở khác và sổ kiểm kê bước đầu, thì còn có những hình thức ghi chép khác theo chỉ thị của Bộ Tài chính. Các tư liệu của bảo tàng không thuộc kho bảo quản cơ sở, nhưng có giá trị đối với công tác nghiên cứu khoa học, công tác trưng bày và công tác giáo dục – khoa học có tính chất quần chúng, là những tư liệu phụ của kho bảo tàng, đều phải đăng ký vào trong quyển sổ kho di tích phụ. Kỹ thuật vào sổ kho di tích phụ giống như phương pháp ghi sổ kiểm kê bước đầu của kho bảo quản cơ sở. Kỹ thuật xếp số hiệu di tích bảo tàng để ghi vào sổ kho phụ được đánh số giống như những di tích trong kho bảo quản cơ sở, nhưng đáng lẽ số hiệu của sổ kiểm kê bước đầu, thì ở đây thay thế ghi số hiệu của kho phụ (KP). Như vậy, số hiệu của di tích theo sổ kho di tích phụ của bảo tàng địa phương X sẽ là: BTĐP. X-KP.2248. Quyển sổ kho di tích phụ gồm có những cột sau đây: 1. Số thứ tự 2. Tên gọi và vài nét ghi chép di tích 3. Trạng thái bảo quản di tích 4. Ngày có hoặc ngày đặt làm 5. Trị giá Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 33 - 6. Mục đích có hoặc đặt làm di tích 7. Các tư liệu như hoá đơn và ngày tháng đưa vào 8. Giấy tờ mất đi 9. Lịch sử của di tích – nơi nào bảo quản nó, ai sử dụng và nó bị phá huỷ như thế nào. 10. Ghi chú. Việc kiểm kê các tư liệu của kho phụ cũng như việc kiểm kê các di tích của kho bảo quản cơ sở đều tiến hành trên cơ sở các biên bản nằm ở trong hai cặp tư liệu: a) giấy tờ về di tích mới nhận được; b) giấy tờ về di tích bị mất đi. Công tác kiểm kê tư liệu phụ không tiến hành kiểm kê từng bước có hệ thống và có biên mục khoa học hay hộ chiếu khoa học, cho nên việc kiểm kê những loại tư liệu này là dựa vào các bản sao lục, giấy tờ điều động hoặc các loại sổ ghi tiền thu chi tư liệu trong kho bảo quản cơ sở, trong sổ kho phụ hoặc có thể tiến hành trực tiếp trong các đơn vị bảo quản. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 34 - Mẫu số 2 Sổ kiểm kê bước đầu Số Ngày, tháng, năm Thời gian, nguồn gốc di tích mới nhận Tên g thứ tự được và số biên bản 1 2 3 Chất liệu và kỹ Kích thước Trạng thái bảo Di tích sẽ đưa Trị giá di tích S thuật sáng chế trọng lượng quản di tích vào sưu tập nào, h phần nào 6 7 8 9 10 Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 35 - Trong quyển sổ bảo quản tạm thời (BQTT) cần đăng ký những di tích nào được đưa vào bảo tàng với mục đích sử dụng tạm thời như dùng để triển lãm, đánh giá để sau này mua hoặc để tu sửa, để kiểm nghiệm, để trưng bày tạm thời, để nghiên cứu. Quyển sổ này có những cột sau đây: 1. Số thứ tự 2. Ngày, tháng, năm nhận vào 3. Tên gọi và vài nét ghi di tích 4. Trạng thái bảo quản di tích 5. Ở đâu đến và số văn bản 6. Tính chất sử dụng di tích đó trong bảo tàng 7. Thời hạn trả lại 8. Trả lại và số biên bản 9. Ghi chú. Văn bản về các di tích bảo quản tạm thời cần được lưu trong các cặp tài liệu: a) các biên bản về việc tiếp nhận di tích của bảo tàng để bảo quản tạm thời; b) các biên bản về việc trao trả những di tích của bảo tàng bảo quản tạm thời. Những di tích bảo quản tạm thời cũng cần có số hiệu riêng. Nhưng nó khác với những di tích bảo quản lâu dài ở chổ là không nên dán số ngay vào mặt di tích bảo quản tạm thời, mà ta chỉ cần đeo cho nó một cái nhãn để có mang ký hiệu. Thay thế ghi vào sổ kiểm kê bước đầu, thì ghi vào sổ bảo quản tạm thời BTĐPX.BQTT.2248. Ký hiệu của di tích được đưa vào bảo quản tạm thời không có mẫu số, vì những di tích này không nằm ở trong mục lục khoa học của bảo tàng. Sổ kiểm kê bước đầu là một tài liệu có tính chất pháp lý, vì thế tất cả những sự ghi chép phải rõ ràng, không được phép tẩy xoá. Nếu sửa chữa, thay đổi cần phải được sự đồng ý và có chữ ký của giám đốc kèm theo con dấu của cơ quan cùng đóng ngay ở dòng đó đồng thời phải nói lý do việc sửa chữa đó. Sau khi đã bỏ một di tích của bảo tàng nào đó ra khỏi thành phần của các di tích của kho, dù thế nào cũng không được phép sử dụng số cũ di tích đó để đánh dấu cho đối tượng khác. Sổ kiểm kê bước đầu và các giấy tờ kèm theo nó là những văn kiện quan trọng đã được phát luật bảo vệ và việc bảo quản phải giao cho một người chịu trách nhiệm- người đó là phụ trách kho bảo quản. Sổ kiểm kê bước đầu chỉ có quyền cho người khác xem khi được sự đồng ý của giám đốc nhưng phải xem tại kho bảo quản. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 36 - III. KIỂM KÊ HỆ THỐNG VÀ BIÊN MỤC KHOA HỌC KHO BẢO TÀNG. 1. Nhiệm vụ và tổ chức biên mục khoa học. Các di tích lịch sử và văn hoá nguyên gốc và các mẫu thiên nhiên được sưu tầm về trong bảo tàng, như chúng ta đã biết, là những nguồn tư liệu đầu tiên để nghiên cứu và nhận thức lịch sử xã hội và tự nhiên. Kiểm kê hệ thống và biên mục khoa học các di tích của bảo tàng khác với việc kiểm kê bước đầu ở chỗ nhiệm vụ là phải xác định phân loại khoa học các di tích của bảo tàng và tiến thêm một bước để nghiên cứu nó. Việc kiểm kê hệ thống và việc biên mục khoa học các di tích của bảo tàng này thường đòi hỏi một sự bồi dưỡng chuyên môn và tri thức chuyên môn cần thiết. Biên mục khoa học các di tích của bảo tàng đòi hỏi người chuyên gia phải chú ý đến những loại tư liệu bổ sung khác nhau đối với việc xác định khoa học một di tích (niên đại, xác định ra nguồn gốc và nơi sử dụng, những tư liệu về tác giả của nó v.v ), việc này đòi hỏi mất một số thời gian khá dài. Nếu chưa qua một thời gian kiểm nghiệm, theo dõi, chỉnh lý, nghiên cứu – khoa học bằng hình thức biên mục khoa học, thì các di tích đó không được phép đưa vào phần trưng bày của bảo tàng. 2. Biên mục khoa học hay hộ chiếu khoa học. Việc kiểm kê có hệ thống các di tích của bảo tàng và việc biên mục khoa học các di tích của bảo tàng đều có thể thức riêng, tức là biên mục khoa học hay hộ chiếu khoa học, nó được để từng trang rời và được giữ trong hộp phiếu hay trong các cặp tài liệu bằng bìa cứng. Hình thức biên mục khoa học hay hộ chiếu khoa học khác với quyển sổ kiểm kê bước đầu là ở hình thức cố định bất biến, nhưng nó chỉ thay đổi tuỳ theo tính chất và đặc trưng của tư liệu bảo tàng. Tất cả các biên mục khoa học hay hộ chiếu khoa học đều có tên và ký hiệu của mình, ký hiệu này sẽ là chữ cái đứng đầu tên kho hay tên các loại kho khác thuộc nhóm di tích của bảo tàng của nó. Chẳng hạn đối với ký hiệu biên mục khoa học về đồ dệt thì ta có thể dùng ký hiệu “ĐD”, kim loại “KL”, đồ gỗ “ĐM”, đồ sứ và thuỷ tinh “S”, hội họa “HH” v.v Ký hiệu phải viết rõ ràng cho mỗi di tích. Việc ghi biên mục khoa học cũng giống như việc ghi vào sổ kiểm kê bước đầu, có thể ghi từng di tích một, mặc dù những di tích ấy nằm trong những bộ sưu tập. Hình thức biên mục khoa học hay hộ chiếu khoa học nói chung có nhiều điểm giống với hình thức sổ kiểm kê bước đầu. Nhưng về nội dung ghi chép thì biên mục Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 37 - khoa học hay hộ chiếu khoa học thực tế có những điểm khác hẳn với việc ghi chép trong sổ kiểm kê bước đầu. Sự khác nhau đó biểu hiện tính hoàn chỉnh hơn, tính chính xác khoa học và nhận định về di tích của bảo tàng được rõ hơn. Biên mục khoa học hay hộ chiếu khoa học bao gồm những mục như sau: 1. Số thứ tự di tích của bảo tàng chiểu theo sổ mục lục. 2. Số di tích chiểu theo sổ kiểm kê bước đầu. 3. Tên gọi và những ghi chép về di tích của bảo tàng. 4. Chất liệu và kỹ thuật sáng chế ra di tích. 5. Kích thước 6. Trọng lượng 7. Trạng thái bảo quản di tích. 8. Thời gian, nguồn gốc di tích mới nhận được. 9. Ghi chép cơ sở biên mục. 10. Nơi bảo quản. 11. Ngày, tháng, năm biên mục khoa học. 12. Ghi chú (xem mẫu số 3) Trong biên mục khoa học cần để trống vài dòng để trích dẫn những tư liệu về xác định di tích. Những con số biên mục khoa học sẽ ghi rõ trong biên mục khoa học tạo cho ta khả năng biết rõ được số lượng các đồ vật thuộc loại di tích nào. Ký hiệu biên mục khoa học cùng với số biên mục, sau khi làm biên mục khoa học rồi đều phải đeo ngay ký hiệu vào di tích. Chẳng hạn như chiếc đĩa kim loại trong kho di tích của bảo tàng địa phương sau khi đã qua chỉnh lý khoa học bước đầu, thì số hiệu được viết là BTĐP.BMKH-2248. Chiếc đĩa kim loại đó lại được mang ra để nghiên cứu thì hoàn toàn hợp pháp, cần được giữ ở trạng thái cũ. Sau kết quả nghiên cứu đó là bản ghi vào biên mục khoa học phần kim loại của di tích của bảo tàng. Sau khi vào biên mục khoa học rồi, người cán bộ khoa học sẽ đeo khoa học biên mục khoa học vào di tích đó. Ký hiệu mới của di tích lúc ấy trong kho bảo 2248 quản cơ sở là BTĐPX . Việc ghi đó nghĩa là: Bảo tàng địa phương X có di KL.1884 tích ghi trong biên mục kho bảo quản cơ sở có ký hiệu là 2248, còn ký hiệu KL.1884 là ký hiệu phần kim loại đăng ký trong biên mục khoa học. Trong biên mục khoa học hay hộ chiếu khoa học vẫn phải ghi số theo sổ kiểm kê bước đầu, là con số có nhiều khả năng quan hệ giữa việc chỉnh lý khoa học bước đầu và việc kiểm kê hệ thống và đồng thời cho ngày, tháng, năm chính xác về nhập kho của di tích. Sau đó cả số biên mục khoa học cũng được đưa vào sổ kiểm kê bước đầu (tức là vào cột số 11 của sổ kiểm kê bước đầu). Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 38 - 3. Đánh số các di tích của bảo tàng. Đánh số di tích của bảo tàng bằng số riêng của bảo tàng, sổ kiểm kê bước đầu, biên mục khoa học, các sổ bảo quản tạm thời và các sổ khác đều phải tiến hành theo sự ghi chép trong sổ kiểm kê. Số hiệu của bảo tàng được cơ quan chỉ đạo cấp trên thông qua và được ghi theo những chữ đứng đầu của bảo tàng chỉ rõ đối tượng đó thuộc bảo tàng nhất định nào. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 39 - Mẫu số 3 BẢO TÀNG . . . . . Ký hiệu theo sắp xếp . . . . . . . Số chiểu theo sổ kiểm kê bước đầu Bộ phận . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số chiểu theo sổ biên mục khoa học Hộ chiếu di tích của bảo tàng Phần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nơi bảo quản Kho Chủ đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chủ đề phụ . . . . . . . . . . . . . . . Số lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Kích thước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tên gọi và ghi chép của di tích Trọng lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chất liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trạng thái bảo quản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Thời gian và nguồn gốc của di tích nhận được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ảnh Ảnh - Ghi chép cơ sở biên mục (số biên mục của các tài liệu ở kho khác có liên quan đến di tích này) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cán bộ nghiên cứu Phụ trách kho bảo quản . . . . . 19 . . . . . . . . . . 19 . . . . . Phim ảnh số . . . . . Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 40 - TÌNH HÌNH DI CHUYỂN CỦA DI TÍCH Ngày tháng năm Di tích giao cho Lý do của việc Chữ ký người Ngày tháng năm Lý do của việc Chữ ký người giao ai? Ở đâu? giao phụ trách kho hoàn lại hoàn lại phụ trách kho NHỮNG GHI CHÉP BỔ SUNG Ngày tháng năm ghi chép Nội dung ghi chép Chữ ký của người ghi chép Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 41 - Thí dụ, một di tích được giữ trong kho bảo quản của bảo tàng địa phương X, sẽ có một ký hiệu là “BTĐPX”. Sau đó sẽ ghi chi tiết hoá dần dần theo số hiệu của sổ kiểm kê bước đầu và biên mục khoa học: trong tử số là tên gọi tắt của sổ kiểm kê bước đầu và số của nó. Như thế, số hiệu của di tích của bảo tàng được đăng ký vào sổ kiểm kê bước đầu của bảo tàng địa phương X sẽ mang ký hiệu là BTĐPX. 2248. Sau khi đưa di tích của bảo tàng vào biên mục khoa học, cần ghi số hiệu ở mẫu số trước. Thí dụ, chiểu theo sổ biên mục khoa học của di tích có số 1544, KKBD. 2248 như thế thì ký hiệu di tích sẽ là: BTĐPX BMKH 1544 Con số hoàn chỉnh của di tích của bảo tàng trong trường hợp trên BTĐPX KKBD. 2248 , như thế nghĩa là: di tích của bảo tàng thuộc bảo tàng địa phương X, DM . 1544 ghi trong sổ kiểm kê bước đầu là 2248 và trong sổ biên mục khoa học loại đồ mộc là: ĐM 1544. Để tránh tình trạng làm hỏng hình dáng của di tích, các số hiệu theo nguyên tắc, không nên dán vào những chỗ rõ rệt. Có khi, vì hoàn cảnh nào đó không thể dán nhãn đề lên di tích được, thì ta treo số hiệu vào di tích. Thí dụ như đồ dệt, ta dùng chỉ mà đính nhãn đề. Những đồng tiền nhỏ, những vật trang sức bằng đá quý và nhiều loại di tích khác là những thứ mà ta không thể dán hoặc ghi số hiệu được, mà cũng không thể treo ký hiệu lên nó được, thì nên để chúng vào phong bì, bao túi. Ở ngoài sẽ ghi số hiệu của di tích đó. Số hiệu ta nên dán thống nhất một chỗ đối với các loại di tích có hình dáng giống nhau và cố gắng tránh khỏi tình trạng làm hỏng di tích. Vì vậy khi viết số hiệu. Không viết bằng mực hoá học hay bút chì hoá học lên mặt di tích cũng như không đánh ký hiệu lên mặt tranh, phải đánh sau lưng khung. Nhãn đề bằng kim loại dùng để ghi không được đóng hay treo lên di tích của bảo tàng. Và tuyệt đối không dùng dây thép để treo nhãn đề. Vì dây thép sẽ làm sây sát di tích, đồng thời rỉ sắt còn hủy hoại di tích nữa. Cách viết ký hiệu tốt hơn cả là nên viết giống nhau: khăn quàng viết ở góc, khung tranh thì viết ở phần góc dưới bên trái, đồ gốm và các đồ dùng bằng gỗ, đá v.v (đĩa, khay, sách, chậu v.v ) thì viết ở mép, ký hiệu đồ một thì viết ở đằng sau và ở đáy dưới của di tích; ở bàn thì ghi ở thành bàn và chọn chỗ nào không có sơn và véc-ni; ở tủ ghi ở trong cánh cửa trái; bản khắc gỗ, hộp đựng thuốc lá, lọ mực v.v nếu có thể mở được thì ghi vào bên trong di tích, còn các loại khác đều ghi ở dưới, tức là chỗ không có sơn, chỗ không có chữ v.v Trong việc ghi lại ký hiệu tất cả những chỗ ghi cũ, chỉ nên xoá bằng chữ thập hoặc dấu nhân để sau này dễ nhận được số ký hiệu và số kiểm kê cũ. Làm ký hiệu xong, là đã kết thúc giai đoạn thứ hai của công tác kiểm kê, giai đoạn này có ý nghĩa bảo vệ khoa học đối với di tích của bảo tàng. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 42 - CHƯƠNG IV BẢO QUẢN KHO Các bảo tàng là những kho tàng chủ yếu của Nhà nước nhằm cất giữ những di sản văn hóa quý báu, những di tích độc nhất, hiếm có, đó là những di tích phản ánh một sự kiện điển hình của địa phương và của thời đại; các bảo tàng còn giữ gìn những mẫu về tài nguyên thiên nhiên phong phú và những đối tượng khác có thể phản ánh được lịch sử tự nhiên của một quốc gia. Mục đích bảo quản các di sản văn hóa ấy là bảo vệ sự toàn vẹn của chúng, không để mất cắp, không bị hư hỏng hoặc vỡ nát và phải tạo những điều kiện thuận lợi để sử dụng các sưu tập trong trưng bày và trong nghiên cứu – khoa học lâu dài. Khái niệm về “bảo quản” và “tu sửa” bao gồm vấn đề rộng rãi có liên quan đến giữ gìn các di tích của bảo tàng cho được hợp lý, có liên quan đến phòng ngừa cho chúng khỏi bị hủy hoại và có liên quan đến việc làm cho chúng được tạo khả năng khôi phục hình dáng ban đầu của chúng. Do đó, những khái niệm nói trên là tất cả những hiểu biết cần thiết và sơ đẳng về đồ vật mà những hiểu biết này có thể gọi hiểu biết đầu tiên của bất cứ người cán bộ bảo tàng. I. NHIỆM VỤ CỦA BẢO QUẢN VÀ TU SỬA CÁC DI TÍCH TRONG KHO CỦA BẢO TÀNG. Các di tích của bảo tàng nằm trong các kho bảo quản và trong phần trưng bày cần được xem như một cơ sở thống nhất. Bất cứ một di tích của bảo tàng nào cũng có thể được chuyển từ phòng trưng bày vào kho bảo quản và ngược lại, một di tích từ kho bảo quản có thể được sử dụng cho phòng trưng bày. Nói đến công tác giữ gìn là nói những biện pháp áp dụng để mỗi một di tích của bảo tàng có thể giữ lại với mức lâu nhất, nhưng phải phù hợp với đặc điểm vật lý-hoá học và kỹ thuật. Như vậy công tác giữ gìn là phải bảo quản di tích không bị tổn thất đến tính chất và đặc điểm đột xuất của tư liệu lịch sử ấy và giữ nguyên được bản chất của nó. Vì vậy phải sáng tạo ra một số điều kiện để loại trừ quá trình hư hỏng của di tích, hoặc ít nhất cũng để ngăn ngừa được diện mở rộng hư hỏng và làm cho tác hại hư hỏng tự nhiên của nó chậm lại. Phần nhiều các biện pháp của công tác giữ gìn đều phải đòi hỏi có hiểu biết đầy đủ về kỹ thuật chuyên môn và chỉ có các nhà chuyên môn mới thực hiện những biện pháp ấy. Nếu công tác giữ gìn thiếu khoa học thì chẳng những làm cho di tích của bảo tàng bị hư hỏng, mà còn dẫn đến chổ huỷ diệt nữa. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Bảo tàng học - 43 - Hệ thống và thứ tự sắp xếp các di tích và các sưu tập trong kho di tích gốc của bảo tàng, giúp ta có thể nhanh chóng tìm được những di tích của bảo tàng và tiện cho việc sử dụng các tư liệu bảo tàng vào công tác nghiên cứu: đó là những điều kiện không thể thiếu được để sử dụng kho bảo tàng trong công tác khoa học. Tổ chức được tốt việc bảo quản bảo tàng là rất cần thiết, vì nó chẳng những là công tác hằng ngày trong nội bộ của bảo tàng, mà còn làm thoả mãn những yêu cầu của các nhà công tác khoa học, nghệ thuật và kinh tế quốc dân nữa. Các di tích gốc của bảo tàng nên bảo quản riêng, đừng để chung với tư liệu khoa học hỗ trợ và các di tích chỉ giữ tạm thời. Việc nhận những di tích sử dụng tạm thời hay bảo quản tạm thời, cần phân biệt với các di tích gốc khác của bảo tàng. Đối với loại đối tượng dễ làm lại hoặc không giữ được lâu, thí dụ nông sản phẩm dể mục thối như hoa quả, rau cỏ thì có thể ghi vào sổ tư liệu riêng, tiện cho việc bảo quản. Trong kho cơ sở của bảo tàng, nếu có loại di tích của bảo tàng nào đó yêu cầu để riêng ra, vì những di tích đó có giá trị vật chất rất cao thì đòi hỏi bảo quản chuyên môn đặc biệt cẩn thận, nên bảo quản riêng trong tủ sắt (tủ bảo hiểm). Ngoài những di tích của bảo tàng đặc biệt đó ra trong kho di tích của bảo tàng còn phải bảo quản những sưu tập là những bộ sưu tập của những chủ đề nhất định, là những sưu tập toàn bộ thống nhất về giá trị khoa học hay về giá trị nghệ thuật. Trong sưu tập thuộc những thứ này thường là những di tích cùng loại (thí dụ sưu tập tiền tệ). Nhưng cũng có thể có một số sưu tập gồm các di tích khác nhau cấu tạo nên(1). Như trong các sưu tập di tích khảo cổ, thì di tích đó rất nhiều thứ khác nhau (những đồ vật bằng xương, đồ gốm, đồ trang sức bằng kim loại, vũ khí v.v ) Trong những trường hợp như vậy, vấn đề quan trọng là phải biết những sưu tập đó sản sinh từ một người nào hoặc một nhóm người nào đó tiến hành khai quật trong một địa điểm cùng một mùa nào mà có được. Những tư liệu cùng một loại do khai quật được sau này, cũng cần sắp xếp thành sưu tập mới. Khi sưu tập là một nhóm, tức là khi sưu tập này theo đặc điểm xác định trước để nói rõ một hiện tượng nào đó mà những di tích do chuyên môn chọn lọc được có tính hoàn chỉnh toàn bộ lại càng quan trọng hơn. Trong những nhóm như vậy, việc mất đi một di tích thì trong một chừng mực nhất định nào đó sẽ làm cho cả sưu tập giảm giá trị, nếu phần mất đi đó trên một phần ba thì sẽ coi như mất cả nhóm. Di tích của bảo tàng được ghi chép khoa học có giá trị hơn di tích của bảo tàng không có hộ chiếu hay không có những tư liệu cần thiết về nguồn gốc của nó. Do đó, trong kho bảo quản cơ sở cần phải để riêng những nhóm di tích của bảo tàng. Cần đảm bảo có những điều kiện bảo quản đặc biệt đối với đá quý, (1) Di tích bao gồm trong sưu tập này, nếu để gần nhau mà có sự ảnh hưởng đến sự hoàn chỉnh của nó, thí dụ đồ đồng và đồ kẽm. Như vậy, thì nên đặt riêng những di tích đó ra nhưng không được vi phạm đến tính toàn bộ sưu tập. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử