Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam

pdf 114 trang ngocly 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tuyen_diem_du_lich_viet_nam.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam

  1. Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam
  2. Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam PHẦN I : VÙNG DU LỊCH NAM BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ PHẦN II : VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ PHẦN III : VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ BÀI THỨ NHẤT ĐỊNH NGHĨA, CHỨC NĂNG, Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DU LỊCH CÁC VÙNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I -ĐỊNH NGHĨA: 1. Tuyến điểm du lịch: a. Điểm du lịch: Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên về tự nhiên, nhân văn,kinh tế-xã hội hay một công trình riêng biệt phục vụ cho du lịch. - Điểm du lịch địa đạo Củ chi – TPHCM - Điểm du lịch núi Sam – thị xã Châu đốc – tỉnh An giang - Điểm du lịch chùa Hương tích – tỉnh Hà tây
  3. b. Tuyến du lịch : Các điểm du lịch được nối với nhau thành tuyến du lịch. Trong từng trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch nội vùng hay tuyến du lịch liên vùng. - Tuyến du lịch TPHCM – Đà lạt – Nha trang - Tuyến du lịchTPHCM – Buôn Ma thuột – Nha trang - Tuyến du lịch TPHCM – Qui nhơn – Đà nẳng – Huế II -CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DU LỊCH : 1. Du lịch dã ngoại: Là loại hình du lịch cắm trại ngoài trời, kết hợp những trò chơi để tạo mối thân mật trong đoàn du lịch, thường là những nhóm người trong cùng một lớp học, đoàn thể, cơ quan và thích hợp cho các đối tượng thanh thiếu niên. - Du lịch Mũi Né – Hòn Rơm (tỉnh Bình thuận) - Du lịch chinh phục đỉnh núi Lang-Bian (tỉnh Lâm đồng) 2. Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch để thưởng thức những tài nguyên thiên nhiên (sông, núi, biển, rừng) thích hợp cho mọi đối tượng khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài. - Du lịch cù lao An bình – tỉnh Vĩnh long - Du lịch biển Vũng tàu - Du lịch rừng quốc gia Bạch Mã – Tỉnh Thừa thiên – Huế 3. Du lịch nghiên cứu : Là loại hình du lịch tổ chức cho cá nhân hay một nhóm nghiên cứu, tìm hiểu về các tài nguyên thiên nhiên ( động thực vật học , địa chất ) , các tài nguyên nhân văn ( văn hóa, trang phục của các dân tộc )
  4. - Du lịch nghiên cứu rừng quốc gia Cúc phương - Du lịch nghiên cứu văn hóa Chăm - Du lịch nghiên cứu các dân tộc ở Tây nguyên 4. Du lịch tìm hiểu về lịch sử – văn hóa : Là loại hình du lịch tìm hiểu những tài nguyên nhân văn thích hợp cho mọi đối tượng khách tham quan đến những đình, đền, chùa, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các công trình kỷ niệm những danh nhân và sự kiện lịch sử. - Điểm du lịch địa đạo Củ chi ( TPHCM ) - Điểm du lịch đình Bình thủy ( tỉnh Cần thơ ) - Điểm du lịch đền Côn sơn ( tỉnh Hải dương ) - Khu lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc ( tỉnh Đồng tháp ) 5. Du lịch vui chơi, giải trí : Là loại hình du lịch giúp cho khách tham quan những giây phút được thư giãn về tinh thần sau một thời gian lao động cực nhọc, tăng cường sức khỏe để tiếp tục công việc. - Điểm du lịch tắm bùn và nước khoáng Tháp Bà (tỉnh Khánh hoà). - Điểm du lịch Suối Tiên (TPHCM). III- CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH: 1. Chức năng xã hội : Thông qua hoạt động du lịch, khách tham quan có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu về lịch sử, văn hóa phong phú, lâu đời của các dân tộc 2. Chức năng kinh tế: Hoạt động du lịch là “ngành công nghiệp không khói”, nghành công nghiệp mới đem lại nhiều lợi nhuận cho đất nước thông qua các hình thức kinh doanh: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, hàng hóa lưu niệm và thúc đẩy các ngành khác phát triển như: vệ sinh, môi trường, hệ thống giao thông Hoạt động du lịch còn giải quyết và thu hút một lực lượng lao động đông đảo.
  5. 3. Chức năng sinh thái : Hoạt động du lịch góp phần tạo nên và phục hồi môi trường sống ổn định về mặt sinh thái (nhờ hoạt động du lịch các khu chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu long được phục hồi như chợ nổi Cái bè- tỉnh Tiền giang, chợ nổi Cái răng, chợ nổi Phụng hiệp, chợ nổi Phong điền – tỉnh Cần thơ), Tràm chim Tam nông – tỉnh Đồng tháp được gìn giữ đã bảo vệ loài Sếu đầu đỏ được liệt kê vào danh sách những động vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. 4. Chức năng chính trị: Giúp cho khách du lịch nước ngoài hiểu rõ về một đất nước, dân tộc. Hoạt động du lịch là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các quan hệ giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. IV- Ý NGHĨA KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DU LỊCH: 1. Đối với kinh tế: Du lịch góp phần phát triển giao thông, các dịch vụ công cộng, các thành tựu khoa học kỹ thuật (internet, master card), chỉnh trang đô thị, trong sạch môi trường TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM PHẦN I: VÙNG DU LỊCH NAM BỘ & NAM TRUNG BỘ A-TRUNG TÂM DU LỊCH T.P HỒ CHÍ MINH I-VỊ TRÍ ĐỊA LÝ T.P HỒ CHÍ MINH : TP Hồ Chí Minh phía Bắc giáp tỉnh Tây ninh, phía Nam giáp biển Đông, phía Đông giáp Bình dương, Đồng nai, phía Tây giáp Long an. Diện tích 2.093,7 km2 , có 12 km bờ biển, cách Hà nội 1.730 km đường bộ. TP Hồ Chí Minh có nhiều sông và kênh rạch, sông Sài gòn dài 106 km, sông Đồng nai, kênh Tham lương, kênh Tẻ, kênh Hồng bàng, kênh Tàu hủ, rạch Bến nghé, rạch Thị nghè, gạch Lò Gốm TP Hồ Chí Minh còn là đầu mối của hệ thống giao thông
  6. - Về hàng không : sân bay quốc tế Tân sơn nhất - Về đường biển : cảng Sài gòn - Về đường sắt : đường sắt xuyên Việt nối TP Hồ Chí Minh – Hà nội - Về đường bộ: • Quốc lộ 1A đi xuyên qua Tp Hồ Chí Minh • Quốc lộ 51 đi Vũng tàu • Quốc lộ 22 đi Tây ninh • Quốc lộ 13 đi Bình dương • Quốc lộ 50 đi Gò công II- LỊCH SỬ CỦA T.P HỒ CHÍ MINH: 1. Địa danh Sài gòn : a. Người Khmer : gọi là PREI NOKOR ( PREI: rài; NOKOR: gòr) có nghĩa là rừng có phố phường, đô thị b. Người Việt : SÀI: gỗ; GÒN: cây gòn. Ở khu vực chùa Cây mai (Q6) trước đây trồng rất nhiều gòn 1. Quá trình hình thành & phát triển của TP Hồ Chí Minh : - Lũy Lão Cầm thế kỷ XVII – XVIII - Bến nghé năm 1688 - Phiên Trấn dinh từ 1688 – 1698 - Huyện Tân bình năm 1699 - Gia định thành 1775 - Gia định Kinh 1790 - Trấn Gia định 1802 - Gia định thành 1809 - Phiên an thành 1832 - Tỉnh Gia định 1836 - TP Sài gòn do nghị định của Pháp ngày 11/4/1861 - Đô thành Sài gòn năm 1955 gồm Sài gòn , Chợ lớn chia ra làm 7 quận - Đô thành Sài gòn năm 1970 gồm 11 quận - TP Hồ Chí Minh ngày 2/7/1976 trong cuộc họp Quốc hội khóa VI nước CHXHCNVN gồm TP Sài gòn, tỉnh Gia định và một phần các tỉnh Bình dương, Hậu nghĩa, Đồng nai, TPHCM có 12 quận nội thành và 6 huyện
  7. ngoại thành - Tp Hồ Chí Minh: ngày 1/4/1997 UBNDTPHCM có quyết định qui hoạch lại ranh giới hành chính của TPHCM gồm 17 quận nội thành & 5 huyện ngoại thành III- CÁC ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH Ở T.P HỒ CHÍ MINH : 1. Các nhà bảo tàng tiêu biểu: a. BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM TẠI TP HỒ CHÍ MINH: số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm – QI Nội dung trưng bày của Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh gồm có 6 phòng trưng bày chính: 1. Lịch sử VN từ thời nguyên thủy đến năm 1930 2. Văn hóa Chăm pa 3. Văn hóa Oc eo ( thế kỷ V-VI ) 4. Đồ gốm một số nước Châu Á ( Trung quốc, Nhật bản,Thái lan, V.N ) 5. Trang phục dân tộc học của các dân tộc sinh sống ở Việt nam 6. Trang phục của các vua chúa thời Nguyễn b. BẢO TÀNG T.P HỒ CHÍ MINH : số 65 Lý Tự Trọng – QI Bảo tàng TP Hồ Chí Minh trưng bày lịch sử của TPHCM từ năm 1930 – 1975 gồm các phòng : 1. Sự hình thành, hoạt động của những tổ chức cộng sản đầu tiên và cao trào 1930-1931 2. Mặt trận dân chủ 1936 -1939 3. Khởi nghĩa Nam kỳ và Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 ( 1940 – 1945 ) 4. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954 ) 5. Đánh bại cuộc chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ của Mỹ 6. Chiến dịch xuân Mậu thân và đánh bại Việt nam hóa chiến tranh của Mỹ 7. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ( 1975 ) 8. Sài gòn xưa
  8. c. BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH : số 28 Võ Văn Tần – P8 – Q3 Bảo tàng chứng tích chiến tranh có 6 phòng trưng bày : 1. Những sự thật lịch sử 2. Những nạn nhân chiến tranh 3. Sưu tập các loại vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng của quân đội Mỹ 4. Nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược 5. Các hình thức tra tấn và nạn nhân của các nhà tù thời Mỹ – ngụy 6. Các thế lực phản cách mạng không ngừng chống phá cách mạng VN 2. Các điểm tham quan mang ý nghĩa lịch sử – văn hóa: a. Các điểm tham quan mang ý nghĩa lịch sử: - ĐỊA ĐẠO CỦ CHI: • Địa đạo Bến Dược : căn cứ của Thành ủy Sài gòn – Gia định • Địa đạo Bến Đình : căn cứ của Huyện ủy huyện Củ chi Căn cứ của Thành ủy Sài gòn – Gia định trong thời kỳ chống Mỹ từ 1964 – 1975. Địa đạo Củ chi được tiến hành đào từ năm 1964 với chiều dài tổng cộng hơn 200 km nối liền giữa các xã. Địa đạo Củ chi có 3 tầng: tầng 1 cách mặt đất từ 2 – 3m, tầng 2 cách mặt đất từ 4 – 5m, tầng 3 cách mặt đất từ 6 – 8m. Dưới địa đạo có đầy đủ hội trường, phòng họp chính ủy, phòng giải phẩu, bếp Hoàng cầm, cơ quan làm việc Địa đạo Củ chi đã trải qua những trận càn ác liệt của quân đội Mỹ như : Crimp, Junctioncity, Cedarfalls nhưng vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. - HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT: Là trụ sở của Toàn quyền Đông dương ( Palaise Norodom ), khởi công xây dựng ngày 23.2.1863 đến năm1869 hoàn thành. Phần trang trí nội thất đến năm 1875 mới hoàn tất. Ngày 7.9.1954 dinh được giao cho Ngô Đình Diệm tiếp nhận, kể từ đó dinh đổi tên là Dinh Độc lập và trở thành phủ Tổng thống của chính quyền Sài gòn. Ngày 27.2.1962 dinh bị ném bom, ngày 1.7.1962
  9. Ngô Đình Diệm cho xây dựng dinh thự mới theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đến ngày 3.10.1966 khánh thành. Dinh Độc lập có diện tích 4.500 m² gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng,1 sân thượng Ngày 30.4.1975 chiếc xe tăng mang số hiệu 843 của Quân đoàn 2 và xe tăng mang số hiệu 390 của Quân đoàn 4 đã húc đổ cánh cửa sắt của Dinh Độc lập. Vào lúc 11h30 Trung úy Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ của Chính phủ CMLTCHMNVN lên nóc Dinh Độc lập. Năm 1989 Dinh Độc lập được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử – văn hóa. b. Các điểm tham quan mang ý nghĩa văn hóa: - Chùa của người Việt: • CHÙA GIÁC VIÊN: đường Lạc Long Quân – Q11 Chùa xây dựng năm 1803 có tên là chùa Hố đất đã trải qua 3 lần trùng tu, có 153 tượng lớn nhỏ, 57 bao lam và 60 phù điêu. Chùa còn giữ được chiếc võng của triều đình nhà Nguyễn tặng cho sư Hải Tịnh. Sau chùa có một gốc bạch mai cổ thụ tương truyền do Mạc Cửu đem đến tặng tại đây. • CHÙA GIÁC LÂM : đường Lạc Long Quân – Q. Tân Bình Năm 1744 Lý Thụy Long, người làng Minh hương (Trung quốc ) đã quyên tiền xây dựng chùa, lúc đầu có tên là Cẩm đệm. Chùa có 98 cột, 113 pho tượng cổ, 86 câu đối, 9 bao lam, 19 hoành phi Tại đây còn có đôi liễn gỗ có chú thích “Hiệp điện đại học sĩ Trịnh Hoài Đức tặng Hòa thượng Viên Quang”. Chùa đã trải qua 2 lần trùng tu 1799 – 1804, 1906 – 1908. Trước cổng chùa có cây bồ đề do Đại đức Marada từ Srilanca tặng ngày 24.6.1953. Khuôn viên chùa có nhiều bảo tháp của các vị sư có công với chùa. Ngày 16.11.1988 chùa đươc Bộ văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử-văn hoá. • CHÙA VĨNH NGHIÊM : Có nguồn gốc từ tỉnh Bắc ninh của phái Phật giáo Trúc Lâm tam tổ. Chùa được khởi công xây dựng từ tháng 4.1964 và hoàn thành năm 1973 trên lòng
  10. một dòng sông sình lầy rộng 8.000m2. Chùa gồm có : điện thờ Phật, hậu cung, tiền đường. Phía ngoài sân có tháp 7 tầng thờ Quan thế âm, một bên tháp có gác chuông treo đại hồng chung, do giới Phật giáo Nhật bản tặng. Phía sau chính điện có Địa tạng đường. Phía sau chùa có tháp xá lợi cộng đồng. Tầng trệt là nơi thờ các vị tổ sư đã mất và giảng đường để thuyết pháp. - Chùa của người Hoa : • CHÙA BÀ THIÊN HẬU : ( Tuệ Thành hội quán ) số 710 đường Nguyễn Trãi – P10 -Q5 – TPHCM Chùa được xây dựng khoảng năm 1760 do nhóm người Hoa gốc Quảng đông di dân lập nên. Chùa được xây dựng theo hình cái ấn, trên nóc chùa có những hình ảnh miêu tả lại những cổ tích xưa của người Hoa như : cá chép hoá rồng, bát tiên, tượng Nữ thần Mặt trăng và tượng Thần Ông Mặt trời tượng trưng cho âm dương hoà hợp. Ở tiền điện bên trái thờ Thổ thần, bên phải thờ Môn quan. Giưã điện thờ Thiên Hậu thánh mẫu, hai bên là Long mẫu nương nương và Kim Hoa nương nương. Ngoài ra còn có hai vị thần: Thuận phong nhĩ và Thiên lý nhãn Hành lang bên trái: điện thờ Tài Bạch Tinh quân (Thần tài), bên ngoài thờ Ông Tơ, Bà Nguyệt Hành lang bên phải: thờ Quan Thánh đế (Quan Công), hai bên là Quan Bình (con nuôi) và Châu Xương Chùa Bà Thiên Hậu được công nhận di tích lịch sử- văn hóa ngày 27.7.1997 - Chợ và những công trình kiến trúc : • CHỢ BẾN THÀNH : Vị trí đầu tiên nằm ở đầu đường Nguyễn Huệ – Hàm Nghi Sau khi đánh Sài gòn năm 1859 Pháp đã cho dời chỗ về trường Trung học Ngân hàng 3 hiện nay Năm 1912 Đốc lý Sài gòn Engène Cuniac cho lấp maurais Boresse để dời chợ Bến thành về đó trên diện tích 12.000 m2. Lễ khánh thành được tổ chức vào tháng 3.1914
  11. • CHỢ BÌNH TÂY : Năm 1928 chính quyền tỉnh Chợ Lớn dự định xây dựng một chợ mới nhưng chưa tìm ra đất, Quách Đàm đã bỏ tiền ra mua một khu đất ở vùng Bình tây rộng 25.000m2 với điều kiện xây dựng những dãy phố lầu chung quanh chợ cho thuê và dựng tượng Quách Đàm ở trước cửa chính của chợ. Chợ Bình tây khai trương ngày 14.3.1930 • THẢO CẦM VIÊN : (Vườn bách thảo, Sở thú) Được xây dựng vào tháng 3.1864 với diện tích 20 hecta nằm trên bờ sông Thị nghè. Năm 1924 mở rộng sang phía bên kia sông. Năm 1926 Viện bảo tàng được xây dựng trong khuôn viên Thảo cầm viên. Đền Quốc tổ Hùng Vương trong khuôn viên Thảo cầm viên trước đây là Đài kỷ niệm những người Việt nam gia nhập quân đội Pháp hy sinh trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và địa điểm đặt vòng hoa nhân ngày Quốc khánh nước Pháp. Ơ đây có con voi bằng đồng do vua Thái lan tặng. • NHÀ THỜ ĐỨC BÀ: Do kiến trúc sư Bourard vẽ kiểu và theo dõi việc xây cất. Công trình khởi công xây dựng ngày 7.10.1877 đến 14.4.1880 hoàn thành. Nhà thờ cao 57m, rộng 23m, dài 93m. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gạch trần được chở từ cảng Morsiile. Nóc nhà có hai tháp cao chứa 5 quả chuông nặng 25 tấn. Tháng 3.1962 Nhà thờ Đức bà được Toà thánh La mã công nhận tước hiệu Vương cung thánh đường. Ngày 18.4.1959 tượng Đức mẹ đồng trinh được đặt giữa vườn hoa của nhà thờ - Những khu vui chơi, giải trí: • CÔNG VIÊN VĂN HÓA ĐẦM SEN : Là sự kết hợp văn hóa Đông – Tây đặc sắc + Vườn Nam tú thượng uyển rộng 3 hecta + Vườn cây kiểng cổ với hơn 3.000 loại cây + Vườn hoa châu Âu với gần 7.000 cây
  12. + Sân khấu nhạc nước + Nhà xương rồng có 300 loại + Nhà ôn đới trồng hoa xứ lạnh + Vườn chim + Thủy tinh cung + Công trình tàu điện monorail, hệ thống vui chơi “Cuộc phiêu lưu và vượt thác kỳ thú”, sân khầu múa rối nước, sân khấu măng non, vườn cổ tích, sân khấu ca nhạc, sân khấu khiêu vũ ở đảo, sân khấu ca nhạc dân tộc, quán Trà đạo, sân khấu biểu diễn lân sư rồng Công viên văn hóa Đầm sen còn liên doanh với Công ty Hiệp Phú (Đài loan) triển khai những dự án lớn trên 200 tỉ đồng Việt Nam + Khu trò chơi cảm giác mạnh, đầu tư 6 triệu USD + Khu bowling 6 triệu USD + Đầm sen water park hơn 6 triệu USD + Khánh thành thêm một công viên nữa rộng 10 hecta • KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN : xã Tân phú – Q9 Thành lập năm 1987 với tên gọi Lâm trại Suối Tiên, đến năm 1992 được xây dựng thành khu du lịch Suối Tiên + Khu “MỘC – LÂN – THỔ” : gồm có đền thờ Phật bà Quan Âm, giếngTiên và thác nước 9 dòng, núi Ngũ hành sơn, hang tiền sử, khu rừng nguyên sinh, sân khấu Ếch thần + Khu “KIM- LONG- THỔ” : gồm có con rồng, đảo Long hoa, sự tích Hồ Gươm – Rùa Vàng, đảo Tiên + Khu “THỦY- QUI – THỔ” : gồm có vườn cây ăn trái rộng 8 hecta, xe đạp trên không, trại nuôi cá sấu 3.599m2, đu quay đứng, sân khấu múa rối nước, Kỳ lân cung + Khu “HỎA – PHỤNG – THỔ” : gồm có Sơn cung bách thú, quảng trường Phù đổng Thiên vương, mô hình kiến tha mồi, mô hình thầy trò 3 thế hệ, hồ cá hoá long IV- TOUR THAM QUAN DU LỊCH TPHCM :
  13. 1. Tour 1 ngày: - Sáng: Bảo tàng lịch sử V.N tại TPHCM, Hội trường Thống nhất, chợ Sài gòn - Chiều: chùa Vĩnh nghiêm, chủa Giác lâm 2. Ngày thứ 2 : - Sáng: địa đạo Bến Dược - Chiều: địa đạo Bến Đình, công trình một thoáng VN 3. Ngày thứ 3: - Sáng: Bảo tàng chứng tích chiến tranh, nhà thờ Đức bà, tham quan khu phố trung tâm của TPHCM ở Q1 - Chiều: tham quan Đầm sen, chùa Giác viên 4. Ngày thứ 4: - Sáng: chợ Bình tây, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ông - Chiều: khu du lịch Suối Tiên B – TIỂU VÙNG DU LỊCH ĐÔNG NAM BỘ B1 – TUYẾN DU LỊCH TPHCM – TÂY NINH I – TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TPHCM – TÂY NINH : (99km – QL22) 1. TP Hồ Chí Minh : - Quận Tân bình - Quận 12 - Huyện Hóc môn - Huyện Củ chi 2. Tỉnh Tây Ninh :
  14. - Huyện Trảng bàng - Huyện Gò dầu - Huyện Châu thành - Thị xã Tây ninh II – NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở TÂY NINH : 1. Vị trí địa lý: Diện tích 4.030km2, dân số 758.100 người. Tỉnh Tây ninh có tỉnh lỵ là thị xã Tây ninh và 7 huyện. Hơn ½ ranh giới của tỉnh từ phía Bắc – phía Tây và một phần phía Nam giáp với Campuchia, một phần phía Nam giáp TPHCM, Long an, phía Đông giáp Bình dương. Địa hình đa dạng bao gồm: diện tích toàn tỉnh. Tây ninh%rừng, núi và đồng bằng. Rừng chiếm 36,6 là một trong những tỉnh có diện tích cây cao su rộng lớn. Trọng điểm trồng lúa ở ven sông Vàm cỏ, huyện Trảng bàng, Bến cầu, Châu thành. Tình Tây ninh chuyên canh 4 loại cây: mía, đậu phộng, khoai mì, thuốc lá. Công nghiệp có các cơ sở chế biến cao su, chế biến gỗ 2. Nhũng điểm tham quan ở Tây ninh: a. NÚI BÀ ĐEN : cách trung tâm thị xã Tây ninh 11km về hướng Đông bắc, tiếp giáp với 3 huyện: Hòa thành, Dương Minh Châu, Bến cầu. Đây là ngọn núi cao nhất ở Nam bộ (cao 986m). Núi Bà Đen cón có tên là núi Điện bà, núi Một, Vân sơn Truyền thuyết kể rằng ngày xưa có cô gái tên Lý Thị Thiên Hương quê ở Trảng bàng, nhan sắc lộng lẫy nhưng do tình duyên với Lê Sĩ Triệt bị trắc trở, cô bỏ lên núi và bị bọn cường hào giết chết, xác trở nên khô đen. Và tử đó có tên núi Bà Đen Núi Bà Đen gồm chùa Hạ (Linh sơn tiên thạch tự), chùa Trung (Linh sơn thánh mẫu) Điện bà, chùa Thượng (chùa Hang, Long Châu Tự). Núi Bà Đen cũng là căn cứ của quân giải phóng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Quân đội Mỹ cũng xây dựng trên đỉnh núi một trung tâm thông tin với diện tích 40.000m2 b. THÁNH THẤT CAO ĐÀI :
  15. Đạo Cao đài xuất hiện ở miền Nam V.N từ 1919 và được chính quyền Pháp cho hoạt động từ 1926 Người khởi xướng cho nền móng đạo Cao đài là ông Ngô Văn Chiêu Ông Lê Văn Trung được tôn làm Giáo chủ tạm thời của đạo Cao đài năm 1926 Người đứng đầu đạo Cao đài từ năm 1933 và chỉ huy xây dựng tòa thánh là Hộ pháp Phạm Công Tắc Tòa thánh Cao đài Tây ninh có diện tích 1km2. Tòa thánh dài 140m, rộng 40m được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1947 thì hoàn tất nhưng mãi đến năm 1955 mới khánh thành Lên 5 bậc thềm của Tòa thánh là tượng trưng cho việc trải qua 5 đạo của trần thế, trên vách điện có bức tranh Tam thánh. Phía sau bức tranh Tam thánh là Hiệp thiên đài. Nền tòa thánh được tạo thành 9 bậc thang gọi là Cửu trùng đài: bậc thứ 4 là Nghinh phong đài, bậc cuối cùng là Cửu trùng, Cung đạo, ghế bát giác, quả càn khôn. Trong khuôn viên Tòa thánh Cao đài còn có các cơ quan làm việc của đạo Cao đài: Giáo tông đường, Hạnh đường, Hiệp thiên đài, Điện thờ Phật mẫu, Phước thiện đường, Nhà hội Vạn linh Ngày lễ chính của đạo Cao đài được tổ chứ vào 15.8 âm lịch hàng năm c. CĂN CỨ TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM : huyện Tân biên, cách thị xã Tây ninh 55km, rộng 70.000m2 trong đó có 17km đường biên giới VN – Campuchia. Tiền thân của T.W cục là Xứ ủy Nam kỳ Ngày 23.1.1961 lễ thành lập căn cứ T.W cục được thành lập tại suối Nhung – Mã đà thuộc chiến khu D Đến đầu năm 1962 căn cứ chuyển về Rùm Duôn – Chàng Riệc – huyện Tân biên cho đến ngày 30.4.1975 Hiện nay đã khôi phục 1.263m giao thông hào, 1.371m đường nội bộ, 13 hầm chữ A, hội trường, phòng họp, nhà bếp 8 ngôi nhà của các đồng chí lãnh đạo
  16. 1. Nhà đồng chí Ngyễn Văn Linh bên ngoài có cây sứ do đồng chí trồng năm 1972 2. Nhà đồng chí nguyễn Chí Thanh 3. Nhà đồng chí Phạm Hùng 4. Nhà đồng chí Phạm Thái Bường – ủy viên T.W cục – Trưởng ban an ninh miền Nam 5. Nhà đồng chí Phạm Văn Đáng – Phó bí thư thường trực – Trưởng ban tuyên huấn 6. Nhà đồng chí Phạm Văn Xô – Trưởng ban kinh tài 7. Nhà đồng chí Trần Văn Trung 8. Nhà đồng chí Sáu Rô – cận vệ d. LÒNG HỒ DẦU TIẾNG : Năm 1980 UBND tỉnh Tây ninh kết hợp với Bộ thủy lợi tiến hành khảo sát ngăn sông Sài gòn và đắp đập Dầu tiếng. Lòng hồ Dầu tiếng khởi công xây dựng ngày 29.4.1981 và hoàn thành ngày 10.1.1985. Hồ có diện tích 27.000hecta, sức chứa 1,6 tỉ m3 nước với kinh phí 1.000 tỉ đồng - Đập chính dài 1.100m, đập phụ dài 29km - Một đập tràn xả lũ ra sông Sài gòn, hai cống đưa nước ra kênh Đông và kênh Tây, kênh Đông tưới tiêu cho khu vực phía Đông sông Vàm cỏ, diện tích 40.000 hecta, huyện Dương Minh Châu, Gò dầu, Trảng bàng, Củ chi (TPHCM), kênh Tây tưới tiêu huyện Tân biên, Châu thành, Hòa thành B2 – TUYẾN DU LỊCH TPHCM – ĐỒNG NAI (30km) - BÌNH DƯƠNG (30km) -BÌNH PHƯỚC (114km) I- TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TPHCM – TP BIÊN HÒA – TX THỦ DẦU MỘT – TX ĐỒNG XOÀI : 1. TP Hồ Chí Minh : a. Quận Bình thạnh : - Ngả 4 Hàng xanh – cầu Sài gòn b. Quận 2: - Cầu Sài gòn – cầu Rạch chiếc
  17. c. Quận Thủ đức : - Cầu rạch chiếc – ngả 4 Thủ đức d. Quận 9: - Ngả 4 Thủ đức – cầu Đồng nai 2. Tỉnh Đồng nai : a. TP Biên hòa: - Cầu Đồng nai – ngả 4 Tam hiệp, rẻ trái 2km 3. Tỉnh Bình dương: - Tỉnh lộ 18 đi Bình dương - Thị xã Thủ dầu một (QL13) 4. Tỉnh Bình phước: a. Huyện Bình long (QL 13) II – NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở ĐỒNG NAI : 1. Vị trí địa lý : Diện tích 7.578 km2, dân số 1.501.700 người. Tỉnh lỵ là TP Biên hòa và 6 và các dân tộc Mạ, Khơ-mú, Tày, Nùng,%huyện. Người kinh chiếm 82,8 Thái, Dao Ưu thế nông nghiệp của tỉnh Đồng nai là cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả: mía, đậu phộng, đậu tương, thuốc lá. Diện tích và sản lượng đậu tương chiếm đến 1/3 cả nước. Diện tích cây cao su đứng hàng thứ hai của cả nước sau Bình phước. Về công nghiệp có khu công nghiệp Biên hòa bao gồm 100 xí nghiệp lớn nhỏ. Tiểu thủ công nổi tiếng với nghề làm gốm, tạc tượng. 2. Những điểm tham quan: a. RỪNG QUỐC GIA NAM CÁT TIÊN: là khu rừng già nguyên sinh có diện tích 35.000 hecta nằm ở phía Bắc tỉnh Đồng nai, trên thượng nguồn
  18. sông Đồng nai. Rừng Cát tiên được qui hoạch thành khu rừng quốc gia để bảo vệ những loại động vật quí hiếm như tê giác b. NGÔI MỘ CỔ DOLGEN – HÀNG GÒN: cách TPHCM 90km (trên QL 56 từ ngả 3 Tân phong đi Bà rịa – Vũng tàu) nằm trong khuôn viên Nông trường cao su Hàng gòn – Công ty cao su tỉnh Đồng nai. Ngôi mộ gồm nhiều phiến đá và cột đá granit nằm chồng lên nhau. Phiến đá lớn nhất dài 4m5, rộng 2m7, dày 30cm, nặng khoảng 10 tấn. Ngôi mộ là một loại di tích đá lớn chỉ có ở hải đảo của Philippine, Indonesia thuộc Đông nam á, được xác định có từ 2.000 – 2.500 tuổi c. ĐỀN THỜ NGUYỄN HỮU CẢNH: cù lao Phố (1650 – 1700) Năm 1699 ông đang trấn giữ biên thùy ở phía Nam. Sau khi hoàn thành sứ mệnh (tháng 4.1770) trên đường rút quân về Bình khương, trên sông Rạch Gầm thì ông bị bệnh qua đời nhằm ngày 9 tháng 5 âm lịch, thọ 51 tuổi. Trên đường chuyển quan tài về nhà, linh cửu ông được quàng trên gò đất cao ở phía Nam cù lao Phố để nhân dân đến chiêm bái. Đền thờ được dựng ở nơi dừng chân quan tài khi xưa (thôn Bình hoành – cù lao Phố). Chúa Nguyễn truy tặng ông tước hiệu “Hiệp tán công thần Đặc tấn Chưởng dinh tráng hoàn cầu” rước vào Hữu tùng tự nơi thờ các bậc khai quốc công thần triều Nguyễn. Đời vua Minh Mạng ông được phong “ Khai quốc công thần Tráng võ tướng quân Vĩnh an hầu”. Năm 1852 vua Tự Đức phong tặng “ Thượng đẳng thần “. d. MỘ TRỊNH HOÀI ĐỨC : (1765-1825) Trịnh Hoài Đức con ông Trịnh Khánh, ngưới Hoa lấy một thiếu nữ ở Biên hòa, ông nội là Trịnh Hội tham gia phong trào “phản Thanh phục Minh”. Trong 40 năm làm quan, Trịnh Hoài Đức được xem là vị khai quốc công thần. Đến cuối đời ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị,trong đó nổi tiếng là quyển “Gia định thành thông chí”. Mộ Trịnh Hoài Đức nằm ở trung tâm thành phố Biên hoà trong một khu đất rộng 40m2, chung quanh được bao bọc bởi những ngôi nhà dân. III – NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG : 1.Vị trí địa lý :
  19. Năm 1997 Quốc hội nước CHXHCNVN đã tách tỉnh Sông bé thành 2 tỉnh : Bình dương, Bình phước. Tỉnh Bình dương có diện tích 2.718 km2, dân số 646.317 người gồm thị xã Thủ dầu một và 4 huyện. Nghề làm sơn mài và đồ gốm trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh. Nguồn lợi lớn nhất của tỉnh là cây ăn trái sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mít tố nữ 2. Lễ hội của người Hoa : a. Lễ hội Chùa Bà Thiên hậu : tổ chức hàng năm vào Tết nguyên tiêu (15/1 âm lịch ). Ngoài lễ chính diễn ra tại Tiên hậu cung ( chùa Bà ) lễ hội còn được tổ chức tại Tả phụng Thiên hậu cung ( chợ Búng ). Việc vay tiền bà là sự động viên tinh thần, tâm lý cho người sản xuất kinh doanh. b. Lễ hội Chùa Ông Bổn : gắn liền với những người Hoa làm lò chén. Họ xem trọng nơi lập cư, lập chùa lấy tên vị thần Đất ( ông Bổn ) và các vị thánh nhân phù hộ nghề nghiệp của họ. 3. Những điểm tham quan : a. VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU : ( huyện Thuận an – tỉnh Bình dương) gồm các xã Bình nhâm, An thạnh, Hưng định, An sơn với diện tích 1.230 ha. Hưng định được xem là trung tâm của vườn trái cây Lái thiêu với khu du lịch Cầu Ngang. b. CHÙA HỘI KHÁNH : đường Yersin – phường Phú cường – thị xã Thủ Dầu Một Chùa do Đại Ngạn thiền sư xây dựng năm 1741. Năm 1860 chùa bị giặc Pháp đốt cháy, năm 1868 xây dựng lại. Chùa có diện tích 700m2 gồm 4 gian : Tiền điện, Chánh điện, Giảng đường, Đông lang và Tây lang. Các tượng trưng bày trong chùa gồm : Thập bát La hán, Thập điện Minh vương, Ngũhiền những bao lam tứ linh, Cửu long, Thập bát La hán, dây nho, hoa Phù dung, bức phù điêu tứ thời. Hòa thượng Từ Văn trụ trì chùa Hội khánh đời thứ 6 được Pháp mời sang Marseille thuyết pháp và làm mô hình chùa Hội khánh sang Pháp triển lãm. c. ĐÌNH BÀ LỤA: cạnh rạch Bà Lụa, sau lưng nhà máy đường Bình dương, cách chợ Thủ dầu một 3km về hướng Nam.
  20. Theo lời kể của nhân dân địa phương đình Bà Lụa có tên là đình Phú cường. Theo hồi ký của Grammot, 1 sĩ quan Pháp có mặt trong cuộc xâm chiếm Thủ dầu một năm 1861 thì đình Bà Lụa đã có mặt trước đó trên rạch Bà Lụa. Năm 1921 chính phủ Pháp đã cho lập mô hình đình Bà Lụa đem triển lãm ở Marseille. Hiện nay có 3 nhân vật mà người dân cho là thành hoàng được thờ trong đình Nguyễn văn Thành ( 1757-1817 ), Nguyễn Công Trứ ( 1778- 1858), Nguyễn Tri Phương (1800-1873). d. CHÙA BÀ ( THIÊN HẬU CUNG ) : đường Nguyễn Du – thị xã Thủ dầu một. Thờ nữ thần Thiên hậu thánh mẫu ( Thiên Hy thánh mẫu ) ở chính cung, bên trái là khám thờ Ngũ hành nương nương, bên phải thờ ông Bổn. Hai cung thờ ở hai bên cửa chính bước vào điện : bên phải là Tụ bảo đường thờ Ngũ phương ngũ thổ long thần và Tiền hậu địa chủ tài thần, bên trái là Vương tướng đường thờ Môn quan thổ địa phúc đức chánh thần và Tam điền hòa hợp chương liễu du tiên. IV- NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC : 1. Vị trí địa lý : Tỉnh Bình phước có diện tích 6.814 km2, dân số 531.557 người gồm thị xã Đồng xoài và 4 huyện. Bình phước là tỉnh có diện tích trồng cây cao su lớn nhất trong cả nước. Về nông nghiệp ngoài lúa là cây lương thực chính còn có đậu phộng, đậu nành, đậu xanh, mía, cà phê, hồ tiêu. 2. Những điểm tham quan : a. NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ Ở CUỐI ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH : - Nhà giao tế và sân bay quân sự Lộc ninh : ngày 7.4.1972 huyện Lộc ninh đã được giải phóng và trở thành nơi tập trung các cơ quan thuộc khu vực B2. Nhà giao tế được xây dựng năm 1973, đây là phòng họp của Ban liên hợp quân sự 4 bên. Cách nhà giao tế 500m là sân bay quân sự Lộc ninh, có diện tích khoảng 50.000m2. Nơi đây đã trở thành địa điểm trao trả tù binh sau hiệp định Paris 1973.
  21. - Căn cứ Quân ủy Bộ Tư lệnh miền : ngày 1.2.1961 quân giải phóng miền Nam VN được thành lập. Tháng 3.1973 trụ sở mới của Bộ chỉ huy miền được xây dựng ở Tà thiết. Hoàn chỉnh đường ống dẫn xăng dầu từ Tổng kho tại Bến Thủy ( Vinh ) đến trạm cuối cùng là Lộc ninh, tại đây có bồn chứa khoảng 1.400.000 lít nhiên liệu. - Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh : suốt 6 ngày đêm ( từ 3 – 8.4.1975 ) tại Tà thiết đã có 3 hội nghị liền nhau do Đại tướng Văn Tiến Dũng và đoàn Bộ Tổng tham mưu – Bộ quốc phòng chủ trì. B3 – TUYẾN DU LỊCH TPHCM – BÀ RỊA – VŨNG TÀU – CÔN ĐẢO I – TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TPHCM – BÀ RỊA ( 103 km ) – VŨNG TÀU (125 km ) – CÔN ĐẢO ( 295km ) : 1. TP Hồ Chí Minh : 2. Tỉnh Đồng nai : a. Thành phố Biên hòa : - cầu Đồng nai – ngả 3 Vũng tàu ( QL 51 ) b. Huyện Long thành : - Ngả 3 Vũng tàu – khu công nghiệp Vedan. 3. Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu : a. Huyện Tân thành : - Khu công nghiệp Vedan – chợ Bà Rịa b. Thị xã Bà Rịa : - chợ Bà rịa – cầu Cỏ may c. Thành phố Vũng tàu : - cầu Cỏ may – bãi tắm Thùy vân II – NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU :
  22. 1. Vị trí địa lý : Tỉnh Bàrịa-Vũng tàu ở vùng cực Nam Trung bộ là phần chuyển tiếp giửa cao nguyên và đồng bằng. Về nông nghiệp trồng các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu chiếm 42% diện tích toàn tỉnh. Rừng ở đây cũng phong phú với các loại rừng già và rừng nước mặn. Bờ biển dài trên 100 km có nhiều vũng, vịnh và bãi cát, độ mặn gần 3,5%. Tỉnh Bàrịa-Vũng tàu chỉ có 1 con sông duy nhất là sông Dinh dài 11km. 2. Địa danh: a. Bà Rịa : theo cách gọi của người Chân lạp, người Việt b. Vũng Tàu : theo cách gọi của người Bồ đào nha, người Việt, người Pháp. 3. Những điểm tham quan : a. Bà Rịa : - ĐỊA ĐẠO LONG PHƯỚC : năm 1948 bắt đầu đào hầm bí mật ở nhà ông Năm Hồi và phát triển thành hệ thống địa đạo ở cả 5 ấp ở xã Long phước. Địa đạo được nối liền bằng những đường xương sống cách mặt đất 2 – 3m, lòng địa đạo cao 1m5 – 1m6, rộng 0m6 -0m7. Tuyến địa đạo ấp Đông dài 360m có nhiều công sự chiến đấu, trạm cứu thương, kho vũ khí, kho lương thực, khu địa đạo ấp Bắc, ấp Tây dài 3km6. Đây là nơi đóng quâncủa bộ đội C.445 tỉnh và C.20 huyện. - NHÀ TƯỞNG NIỆM ANH HÙNG VÕ THỊ SÁU : ấp Trường thành – xã Long thọ – huyện Đất đỏ. Nhà lợp ngói âm dương dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ. Phòng ngoài dài 5m thờ gia tiên, bên cạnh là bộ ván gỗ nơi chị em Sáu thường ngủ. Phía sau là nơi nghỉ của ông bà song thân. Ngày 20.12.1946 chị làm liên lạc viên cho Đội công an Thanh niên xung phong. Tháng 2.1950 chị dùng lựu đạn diệt những tên ác ôn như : Cai tổng Tòng, cả Đay, cả Suốt. Ngày 21.10.1952 chúng bí mật đưa chị ra Côn đảo tử hình. - THẮNG CẢNH DINH CÔ : thị trấn Long hải – huyện Đất đỏ Dinh Cô được xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII đểthờ trinh nữ Lê Thị Hồng (Thị Cách ). Cô hiển linh mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh, độ trì bá tánh nên được nhân dân trong vùng lập đền thờ tôn làm “ Long hải Thần nữ
  23. bảo an chánh trực nương nương chi thần “. Lúc đầu Dinh Cô chỉ là ngôi miếu nhỏ, mái tranh, vách đất. Năm 1930 nhân dân quyên góp xây dựng Dinh Cô rộng lớn, vững chắc hơn. Cơn hỏa hoạn năm 1987 đã thiêu rụi. Sau đó nhân dân góp tiền xây dựng lại có diện tích gần 1.000 m2 và trong Dinh Cô còn có các miếu thờ : Bà Hỏa tinh thánh mẫu, Quan Thánh, Bàn Thiện, Bàn Mẫu, Quan thế âm bồ tát. - KHU CĂN CỨ MINH ĐẠM : ở phía Đông nam huyện Đất đỏ. Là dãy núi dài 8 km, cao khoảng 200m trước đây có tên núi Châu Long – Châu Viên. Năm 1948 đổi tên là núi Minh Đạm để tưởng niệm bí thư và phó bí thư huyện ủy Long điền hy sinh. Từ năm 1948-1975 Tỉnh ủy Bà rịa – Long khánh đã xây dựng căn cứ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khu căn cứ gồm có 4 khu vực: + Khu Đá chẻ : hang huyện ủy, hang B2, hang huyện đội, hang quân y, hang tuyên huấn. + Khu chùa giếng gạch : ở độ cao 150m phía Bắc núi Minh đạm, là hang của huyện ủy huyện Long đất. + Khu Châu viên : nơi đóng quân của Ban an ninh, Ban kinh tài, quân y. + Khu đá giăng : nơi đóng quân của lực lượng vũ trang xã Phước tĩnh, Long điền, An ngãi và Tam an. - SUỐI NƯỚC NÓNG BÌNH CHÂU : cách rừng Bình châu-Phước bửu khoảng 10km. Nhiệt độ cao nhất trên mặt suối lên đến 80 độ C với 70 điểm xuất lộ, trải dài quanh co khoảng 1 km. Theo truyền thuyết của người Châu ro kể về mối tình bi thương của cặp vợ chồng trẻ vì nông nỗi mà phải chịu cảnh cô đơn mãi mãi. Theo các nhà địa chất học giải thích trong lòng đất có chứa nhiều chất phosphore bay lên làm nước nóng đến nhiệt độ cao do dấu tích còn lại của núi lửa. b. Vũng Tàu : - DI TÍCH KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT NHÀ LỚN : xã Long sơn – TP Vũng tàu. Là khu dân cư theo tín ngưỡng đạo Ông Trần tọa lạc tại thôn 5 – xã Long sơn với diện tích trên 2 ha. Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu sinh năm 1885 tại Hà tiên là tín đồ của đạo Tứ ân hiếu nghĩa do Đức bổn sư Ngô Lợi sáng lập ở vùng Thất sơn – An giang. Ông Trần được phái về miền Đông Nam bộ
  24. để truyền đạo. Năm 1900 ông cùng với 20 người trong gia tộc đến định cư ở chân núi Nứa qui tụ tín đồ thành một tôn giáo khác lạ với nhiều đạo : Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, thờ ông bà tổ tiên. - BẠCH DINH : còn có tên là Dinh Ông Thượng, biệt thự trắng (villa Blanche ), villa de Gouverneur ( Dinh Toàn quyền ) được xây dựng năm 1898 dùng làm nơi nghỉ ngơi cho Toàn quyền Đông dương Paul Doumer. Bạch Dinh cao 19m, có 3 tầng : tầng hầm dùng cho việc nấu bếp và hệ thống khí chứa, tầng trệt dùng làm nhà khánh tiết và tầng lầu dùng làm nhà nghỉ. Bạch Dinh còn là nơi an trí của Thái Thượng hoàng Thành Thái sau khi bị Pháp phế truất vào tháng 9.1907. Dưới thời Mỹ ngụy Bạch Dinh cũng là nơi nghỉ ngơi của Tổng thống và các tướng lĩnh Sài gòn. Từ năm 1991 Bảo tàng tỉnh đã trưng bày các chuyên đề : cổ vật Hòn Cau ở tầng trệt, cổ vật tỉnh Bà rịa – Vũng tàu ở tầng lầu và sưu tập súng cổ tại sân vườn ngoài trời. - THÍCH CA PHẬT ĐÀI : đường Trần Phú – phường 5 – TP Vũng tàu. Năm 1957 ông Lê Quang Vinh xây dựng chùa để tu hành gọi là Thiền lâm tự. Năm 1962 Giáo hội Phật giáo Vũng tàu đã phát triển thành Thích ca Phật đài. Ngày 15.2 năm Quí mão ( 1963 ) Thích ca phật đài được khánh thành. • Cổng tam quan • Bảo tháp • Sự tích và cuộc đời Phật Thích ca + Khi chào đời bước đi 7 bước, mỗi bước nở ra 1 hoa sen + Một ngày ngài xin đi ra hoàng thành thấy 4 cảnh tượng khác nhau + Từ giả vợ con cùng con ngựa Kathale và người hầu Chana đi tìm chân lý + Cắt tóc đi tu và trở thành người tu hành + Người ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề và đắc đạo năm 35 tuổi + Ngài đến vườn Lộc giả giảng đạo Phật cho các vị đạo sĩ + Ngài nhập niết bàn năm 80 tuổi - NIẾT BÀN TỊNH XÁ : đường Hạ long – Bãi Dứa – TP Vũng tàu. Xây dựng năm 1969 hoàn thành năm 1974, diện tích gần 10.000 m2. Đường lên Niết bàn tịnh xá có 37 bậc tam cấp, rộng 2m. Bên phải chánh điện có tượng Phật Di lặc ở trên cao, chính giữa là tượng hộ pháp. Chính điện là tượng Phật nhập niết bàn dài 12m. Phía sau chính điện là trai đường. Hậu điện là nơi thờ Phật Thích ca và các vị tổ có công truyền bá đạo Phật. Trên tầng hai
  25. có chiếc thuyền rồng là thuyền bát nhã dài 12m, phía sau thuyền rồng là điện Phật bà Quan âm. - ĐÌNH THẦN THẮNG TAM : đường Hoàng Hoa Thám – P2 – TP Vũng tàu. Được xây dựng từ năm 1820-1840. Đình thờ 3 người : • Cai đội Phạm Văn Dinh – Thắng nhất • Cai đội Lê Văn Lộc – Thắng nhì • Cai đội Ngô Văn Huyền – Thắng tam + Nhà tiền hiền : thờ Thổ công, Tiền hiền và Hậu hiền, Tiền vãng, Hậu vãng ( dân làng đến trứơc và đến sau ) + Hội trường : nơi sinh hoạt của hội với trên 500 hội viên chia làm 10 bậc + Đình Trung : thờ Thần Nông, Thiên y A na, Ngũ đức, Thánh phủ, Cao các, Thiên sư, Ngũ thơ, Ngũ tự và Tiền hiền. + Võ ca : nơi diễn tuồng khi đình thần có lễ hội Lễ hội đình thần Thắng tam diễn ra trong 4 ngày từ 17-20.2 âm lịch III – NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở CÔN ĐẢO : 1. Vị trí địa lý : Côn đảo gồm 16 đảo, diện tích 72,18km2 cách Vũng tàu 97 hải lý. Hệ thống nhà giam ở Côn đảo được Pháp, Mỹ và chính quyền Sài gòn xây dựng, diện tích 317.140m2 gồm các khu : - Dãy chuồng cọp I,II,III và IV - Các trại tù 1,2,3,4,5,6 là những khu hầm đá được xây dựng dưới thời Mỹ. - Trại 7,8 ( khu chuồng cọp ) do Mỹ xây dựng từ năm 1971 gồm 400 chuồng. - Khu chuồng bò 2. Những điểm tham quan : a. NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG :rộng 190.000m2, có khoảng 6.000 tù nhân bị sát hại trong vòng 35 năm ( 1944 – 1975 ) và chôn ở nghĩa trang Hàng Dương. - Khu A nơi có mộ Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong. - Khu B có mộ Võ Thị Sáu, những tù nhân thời kỳ chống Pháp ( 1945 –
  26. 1954 ), tù nhân thời chống Mỹ ( gần 500 tù chính trị ) - Khu C tù nhân thời chống Mỹ b. NHÀ CHÚA ĐẢO : diện tích khoảng 2ha. Đây là nơi làm việc của 53 đời chúa đảo. Có nhiều chúa đảo rất tàn ác như : Andouard, Bouvier, Nguyễn Văn Vệ. a. MIẾU BÀ VÀ ĐỀN AN HẢI : năm 1958 những công chức trên đảo đã huy động tiền bạc, sức lực xây dựng ngôi đền. Hai bên là Hoàng tử Cải và đô đốc Ngọc Lâm người đã xin Nguyễn Anh cho bà khỏi tội chết. C. TIỂU VÙNG DU LỊCH TÂY NAM BỘ C1. TUYẾN DU LỊCH TPHCM – LONGAN ( 47 km ) -TIỀN GIANG ( 72 km ) – BẾN TRE ( 85 km ) 1. TP Hồ Chí Minh : a. Quận 6 : - Vòng xoay Phú lâm – công viên Phú lâm b. Huyện Bình chánh : rượu đế Gò đen - Công viên Phú lâm – chợ Bình chánh 2. Tỉnh Long An : gạo nàng thơm Chợ Đào a. Huyện Bến lức : thơm Bến lức - Ngả 3 Cần giuộc – cầuTân an b. Thị xã Tân an : - cầu Tân an – cầu Tân hương 3. Tỉnh Tiền giang : a. Huyện Châu thành : vú sữa Lò rèn, mận hồng đào Trung lương - cầu Tân hương – Ngả 3 Trung lương b. TP Mỹ tho :
  27. 4. Tỉnh Bến tre :kẹo dừa, ca nhạc tài tử, nuôi ong,sầu riêng Cái mơn a. Huyện Châu thành b. Thị xã Bến tre II – NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở LONG AN : 1. Vị trí địa lý : Diện tích 4.355km2, dân số 1.081.200 người. Tỉnh Long an gồm có thị xã Tân an và 10 huyện, trải dài trên triền sông Vàm cỏ đông, Vàm cỏ tây. Dân tộc gồm có người Kinh, người Khmer. Tỉnh Long an sản xuất nông nghiệp là chính. 2. Những điểm tham quan : a. LĂNG MỘ QUẬN CÔNG NGUYỄN HUỲNH ĐỨC : ấp Dinh – xã Khánh Hậu – thị xã Tân An – tỉnh Long An Lăng mộ Đức Tiền quân Kiến xương Quận công Nguyễn Huỳnh Đức (1748- 1819) xây dựng vào tháng 12.1819. Nguyễn Huỳnh Đức tên thật là Huỳnh Công Đức quê quán ở Định tường ( nay là tỉnh Long an ). Năm 1780 ông gia nhập vào đội quân của Nguyễn Anh do Đỗ Thành Nhân chỉ huy. Do có những công trạng với nhà Nguyễn nên Huỳnh Công Đức được đổi họ thành Nguyễn Huỳnh Đức thuộc hoàng tộc. Năm 1783 ông bị quân Tây sơn bắt. Sau 7 năm ở với quân Tây sơn ông lại trốn sang chúa Nguyễn Anh, cùng với Nguyễn Văn Trương đem quân sang giúp Xiêm la, ký hiệp ước liên minh Việt-Xiêm, Nguyễn Huỳnh Đức được bổ nhiệm nhiều chức vụ : Tổng trấn Qui nhơn, Tổng trấn Bắc thành, Tổng trấn Gia định thành. b. BẢO TÀNG LONG AN : các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở huyện Đức hòa, Đức huệ những vết tích của vương quốc Phù nam thuộc nền văn hoá Óc eo từ thế kỷ II – thế kỷ VII gồm những đồng tiền cổ cho thấy nước này đã có quan hệ thương mại với các nước phương Tây, những tấm thẻ bài bằng vàng ghi bằng chữ phạn với nội dung rút 500.000 quân của 1 vị vua ở vương quốc Phù nam. III – NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở TỈNH TIỀN GIANG : 1. Vị trí địa lý :
  28. Diện tích 2.377 km2, dân số 1.388.300 người. Tỉnh Tiền giang có tỉnh lỵ là thành phố Mỹ tho và 6 huyện. Về dân tộc người Kinh chiếm 99% còn lại là người Khmer, Mường, Chăm. Bờ biển dài 32 km có nhiều sông ngòi và kênh rạch. Sản lượng lương thực đứng hàng thứ 8 trong cả nước. Về cây ăn trái có nhiều và nổi tiếng như : xoài, cam, quít, mận, vú sữa, nhãn, cherri Đường xe lửa Sài gòn – Mỹ tho là tuyến đường sắt Pháp xây dựng sớm nhất ở Đông dương ( năm 1883 ). Năm 1679 Mỹ tho tiếp nhận thêm một số di dân người Hoa mới và phát triển thành Mỹ tho đại phố. 2. Những điểm tham quan : a. CHÙA VĨNH TRÀNG : làng Mỹ hóa – xã Mỹ phong – TP Mỹ tho Chùa có diện tích gần 2 ha. Vào đầu thế kỷ XIX chùa vốn là cái am do tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng. Sau khi ông Bùi Công Đạt qua đời, hòa thượng Huệ Đăng đã vận động xây dựng thành chùa Vĩnh tràng ( 1850 ). Năm 1890 hòa thượng Chánh Hậu đến trụ trì. Nét độc đáo của tam quan chùa Vĩnh tràng là nghệ thuật ghép những mảnh sành, mảnh sứ để tạo nên những bức tranh có màu sắc hài hòa minh hoạ sự tích nhà Phật, truyện tích dân gian, đề tài tứ quí, tứ linh, hoa lá. Hai cổng bên cổng tam quan, bên phải tượng hoà thượng Chánh Hậu, bên trái hoà thượng Minh Đàn. Mặt tiền chùa Vĩnh tràng kết hợp giữa kiến trúc Á và Au, từ xa chùa giống như đền Angkor có 5 tháp. Ở chánh điện các bao lam được chạm trổ công phu trong đó có bộ bát tiên cưỡi thú, tượng Phật A di đà, Thích ca, La hán và tượng các vị bồ tát. Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh tràng là bộ Tam tôn. b. CHÙA SẮC TỨ LINH THỨU : xã Thạnh phú – huyện Châu thành – tỉnh Tiền giang Lúc đầu có tên là chùa Mục đồng, đến năm 1722 đặt tên là chùa Long tuyền. Năm 1785 Nguyễn Anh trên đường chạy trốn đã chạy đến chùa Long tuyền, trốn trong chiếc chuông đồng to, nhờ đó mà thoát chết. Năm 1841 vua Thiệu Trị mới đổi tên là chùa Linh thứu. c. TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM : diện tích hơn 20 ha có tên gọi “ Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến dược liệu Quân khu 9 “ xây dựng năm 1977 để sản xuất những sản phẩm từ rắn : cao rắn, rượu rắn, mật ong. Hiện nay trại nuôi theo phương thức như sau:
  29. - Nuôi rắn trong lồng : rắn được nhốt trong lồng nhỏ, hẹp, phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của con người. - Nuôi bán tự nhiên : rắn được nuôi trong đầm, hồdo con người kiến tạo,làm mương nước, hang rắn ở, cây cối che mát. - Nuôi tự nhiên : nuôi trong môi trường tự nhiên khoảng 2.000 m2, chung quanh có tường bảo vệ. - Nuôi ứng dụng : nuôi rắn trong gốc cây dừa. Ngoài ra trại còn nuôi 600 đàn ong mật, mỗi năm thu hoạch 20 tấn, vườn thuốc nam với hơn 100 giống cây thuốc trên diện tích 2.000 m2, Bảo tàng rắn với khoảng 30 loại rắn của đồng bằng sông Cửu long. d. CỒN LONG : ( Cồn Rồng ) xã Tân long – TP Mỹ tho được phù sa sông Tiền bồi đắp từ năm 1792, thời đó thuộc quyền sở hữu của đốc phủ Mầu. Trước đây cù lao Rồng được chính quyền Pháp phê duyệt để lập trại bệnh phong nhưng đến năm 1941 trại phong này chuyển về Qui nhơn. Hiện nay cồn Rồng trở thành điểm du lịch sinh thái của tỉnh Tiền giang. e. CỒN LÂN : ( cồn Thới sơn ) xã Thới sơn – huyện Châu thành – tỉnh Tiền giang. Cồn Lân có chiều dài 9 km, chiều ngang có nơi rộng đến 1 km. Thới sơn là vùng đất được khai phá cách nay gần 300 năm. Hiện nay cồn Lân trở thành điểm du lịch sinh thái của tỉnh Tiền giang. f. ĐỀN THỜ VÀ TƯỢNG ĐÀI TRƯƠNG ĐỊNH : Lăng mộ Trương Định do bà Trần Thị Sanh, vợ thứ của ông xây dựng ngay sau khi ông hy sinh ngày 20.8.1864. Bia đá khắc dòng chữ “ Đại nam An hà lãnh binh kiêm Bình Tây đại tướng quân – Trương Công húy định chi mộ “ nhưng Pháp đã cho xoá dòng chữ này. Năm 1873 bà Sanh xin xây lại ngôi mộ và lại bị Pháp đục xóa. Năm 1930-1931 một số người cháu đã trùng tu lại ngôi mộ của Trương Định. Năm 1995 tượng đài Trương Định được đặt ở thị xã Gò công cao 10m, nặng 80 tấn do nhà điêu khắc Diệp Minh Châu thực hiện. Hàng năm đến ngày 20.8 là đến giỗ ông. IV – NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở BẾN TRE : 1. Vị trí địa lý :
  30. Diện tích 2.225 km2, dân số 1.163.600 người gồm có thị xã Bến tre và 7 huyện. Tỉnh Bến tre nằm ở đoạn cuối sông Cửu long, tiếp giáp với 4 nhánh của sông Cửu long và do 3 cù lao tạo thành. Bờ biển dài 60 km, có nhiều cửa biển. Bên cạnh cây lương thực, tỉnh Bến tre còn trồng những cây công nghiệp như : dừa, thuốc lá, mía, nhiều loại cây ăn trái ở huyện Chợ lách, Châu thành, Giồng trôm. 2. Những điểm tham quan : a. MỘ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU : sinh ngày1.7.1822 tại phủ Tân bình – tỉnh Gia định. Năm 1846 ông ra Huế thi Hội, nghe tin mẹ mất, trên đường về bị bệnh nặng mù cả 2 mắt. Trong thời gian này ông viết tác phẩm Lục VânTiên. Ông lấy vợ ở huyện Cần giuộc – tỉnh Long an và về đây dạy học được mọi người yêu quí. Sau khi tỏ thái độ bất hợp tác với giặc, Nguyễn Đình Chiểu về sống ở huyện Ba tri – tỉnh Bến tre, ông viết “ Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc “, “ Chạy giặc “ ca ngợi các nghĩa sĩ chống Pháp, “ Ngư tiều y thuật vấn đáp “ nói về y học phổ thông. Ngày 3.7.1888 Nguyễn Đình chiểu mất. b. CỒN QUI : xã Tân thạch – huyện Châu thành – tỉnh Bến tre. Ở hạ lưu sông Tiền do ông Phạm Cao Thăng đến khai phá đầu tiên vào ngày2.5.1955. Hiện nay cồn Qui rộng trên 60 ha và có trên 60 hộ sinh sống, ở đây còn có đặc sản là mật ong. c. CỒN PHỤNG : ( cồn Tân vinh ) là cồn mới nổi lên vào năm 1930. Tên cồn Phụng do sự tích Nguyễn Thành Nam đến xây dựng chùa Nam quốc phật, khi đang xây dựng nhặt được 1 cái chén cổ có hình con chim phụng nên đặt tên là cồn Phụng. Lúc đầu cồn Phụng có diện tích 23 ha, hiện nay đã lên đến 40 ha. Sau khi tu ở chùa An sơn 3 năm, năm 1948 Nguyễn Thành Nam về tu ngồi trên 1 chiếc thuyền ở ven sông cửa Đại và làm 1 đài bát quái đầu tiên cao 14m ở xã Phước thạnh – huyện Châu thành – tỉnh Bến tre cho ra một thứ đạo tổng hợp : Phật giáo + Thiên chúa + Cao đài + Tứ ân hiếu nghĩa = đạo Vừa (đạo Dừa). C2. TUYẾN DU LỊCH TPHCM – VĨNH LONG -TRÀ VINH
  31. c. Huyện Cái bè - Cầu Phú nhuận – cầu Mỹ thuận 2. Tỉnh Vĩnh long a. Thị xã Vĩnh long - Ngả 3 đi Trà vinh b. Huyện Long hồ c. Huyện Măng thít d. Huyện Vũng liêm 3. Tỉnh Trà vinh a. Huyện Càn long b. Thị xã Trà vinh II. NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở VĨNH LONG: 1. Vị trí địa lý Diện tích 1.487 km2, dân số 1.061.000 người, nối liền phía Tây và Đông nam của sông Hậu và sông Tiền, tỉnh Vĩnh long có các sông lớn như: sông Hậu, Cổ chiên, Măng thít, Lăng sắc, sông Tiền. Bờ biển dài 65 km, ngư nghiệp và nghề làm muối phát triển mạnh. Tỉnh Vĩnh long còn có nhiều vườn cây ăn trái dọc sông Hậu, Cổ chiên. Măng thít. Sau năm 1975 tỉnh Vĩnh long và Vĩnh bình sát nhập lại thành tỉnh Cửu long. Đến ngày 2.12.1991, tỉnh Cửu long lại chia ra làm 2 tỉnh Vĩnh long và Trà vinh 2. Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Vĩnh long: Vĩnh long có lịch sử gần 300 năm kể từ năm 1732 chúa Nguyễn Phúc Chú đặt vùng đất mới này làm châu Định viễn, lập dinh Long hồ. Năm 1817 tại bến đó Đình khao Nguyễn Huệ đã đánh tan quân cứu viện của Xiêm la giúp Nguyễn Anh. Thành Vĩnh long được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX với cửa Hữu nơi thực dân Pháp xác lập vị trí cai trị của họ ở miền Tây Nam bộ vào năm 1867, Văn thánh miếu – Văn xương được xây dựng năm 1864. 3. Những điểm tham quan:
  32. a. VĂN THÁNH MIẾU VĨNH LONG : xây dựng năm 1866, trong sân có đặt tượng bán thân Phan Thanh Giản, kế đó là 3 tấm văn bia. Văn thánh miếu được chia ra làm 2 khu vực: - Văn miếu : thờ Khổng Tử và các vị đệ tử - Văn xương các: trước đây nơi cất giữ sách, ngâm vịnh của Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông • Tầng trệt: thờ Sùng đức tiên sinh Võ Trường Toản • Tầng lầu: lầu thơ, thờ Văn xương đế quân, một vị thần văn học b. CÙ LAO BÌNH HÒA PHƯỚC: xã Bình hòa phước – thị xã Vĩnh long. Người có công khai phá là ông Nguyễn Thành Giáo (Sáu Giáo). Sau khi đi đò máy khoảng 20 phút đến điểm tham quan vườn trái cây của ông Nguyễn Minh Tư (Tư Hổ) II. INHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở TRÀ VINH 1. Vị trí địa lý: Thị xã Trà vinh nằm trên bờ rạch Trà vinh, cách bờ sông Tiền (Cổ chiên) 3km. Nơi đây có nhiều ngôi chùa của người Khmer. Làng của người Khmer có nhiều cây to, nhà ở chung quanh chùa 2. Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Trà vinh : Năm 1757 đánh dấu cuộc khẩn hoang của 3 dân tộc: Việt, Hoa, Khmer. Chúa Nguyễn cho lập phủ Mân thít và phủ Trà vang, trung tâm đặt tại thôn Vĩnh trường. Năm 1823 vua Minh Mạng chuyển về Sách Thanh sái 3. Những điểm tham quan : a. BIỂN BA ĐỘNG: là bãi biển mà dưới thời Pháp đã xây dựng thành khu nghĩ mát. Pháp còn cho xây dựng lầu Ba để hàng tuần người Pháp và dân Sài gòn đến cúng kiếng, tắm biển, nghỉ ngơi. Năm 1875 hai nhà yêu nước Trần Bình và Lê Tấn Kế đã lấy rừng Ba động làm căn cứ chống thực dân Pháp. Khi thất thủ hai ông chạy về Bến tre rồi bị bắt và bị giết b. CHÙA ÂNG: thể hiện sự pha trộn giữa Bà la môn giáo và Phật giáo. Trước cổng chùa Ang có các tượng yeak, Reahu, Krud là những nhân vật
  33. trong truyền thuyết dân gian của dân tộc Khmer. Chính điện chỉ thờ Phật thích ca c. AO BÀ OM: hình chữ nhật, dài 500m, ngang 399m, sâu khoảng 7m, trên mặt hồ có hoa sen nở suốt 4 mùa - Truyền thuyết 1: sau khi ổn định cuộc sống họ muốn thay đổi tập quán cho thích hợp với hoàn cảnh, họ buộc phụ nữ phải đi cưới chồng nhưng phụ nữ không chấp nhận và đi đến thỏa hiệp phái nam và phái nữ chia làm 2 cánh để đào ao lấy nước. Cánh đàn ông xem thường công việc, cánh phụ nữ đã ra sức lao động. Ao của bà Om chỉ huy đã thắng được nam giới - Truyền thuyết 2 : khoảng 700 – 800 năm trước vùng đất này cao nên việc đào ao cho dân làng làm nước sử dụng là một công việc khó khăn nên mới chia ra làm 2 nhóm, nam giới và nữ giới. Nhóm nữ giới do bà Om làm thủ lĩnh đã nghĩ kế bày ra ăn uống, rượu chè để nhóm nam giới ỷ lại và đã thua nhóm nữ giới và đã lấy tên bà để đặt cho ao C3. TUYẾN DU LỊCH TPHCM – CẦN THƠ – SÓC TRĂNG – BẠC LIÊU – CÀ MAU I. TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TPHCM – CẦN THƠ (167km) – SÓC TRĂNG (233km) – BẠC LIÊU (287km) – CÀ MAU (355km) 1. Tỉnh Vĩnh long: a. Thị xã Vĩnh long (QL 1A) b. Huyện Bình minh - Thị trấn Cái vồn - Phà Cần thơ 2. Tỉnh Cần thơ: a. TP Cần thơ b. Huyện Châu thành - Thị trấn Cái răng c. Huyện Phụng hiệp
  34. 3. Tỉnh Sóc trăng: a. Huyện Kế sách b. Thị xã Sóc trăng c. Huyện Mỹ tú 4. Tỉnh Bạc liêu : a. Huyện Thạnh trị b. Thị xã Bạc liêu c. Huyện Vĩnh lợi 5. Tỉnh Cà mau : a. Huyện Giá rai b. TP Cà mau II. NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở CẦN THƠ : 1. Vị trí địa lý : Diện tích 2.983 km2, dân số 1.800.000 người gồm có T.P Cần thơ và 7 huyện. Về giao thông có quốc lộ 1A nối Cần thơ với các tỉnh Vĩnh long, Sóc trăng, Bạc liêu, Cà mau, quốc lộ 91 đi An giang, Kiên giang. Về đường thủy sông Hậu là đường giao thông chính chảy ra biển tạo thành 2 cù lao là cù lao Dung và cù lao Cồng cộc. Năm 1903 chính phủ Pháp đã cho đào con kênh Xà-no với kinh phí gần 3,7 triệu franc 2. Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Cần thơ: T.P Cần thơ phát triển từ những năm đầu thề kỷ XX nhờ lúa gạo. Trước năm 1930 tỉnh Cần thơ chiếm đến 1/3 sản lượng lúa gạo xuất khẩu của cả đồng bằng sông Cửu long. Năm 1926 tỉnh Cần thơ đã có trường trung học đào tạo giáo viên, công chức. Dưới thời Mỹ Viện Đại học Cần thơ đã được thành lập (tiền thân là Trung tâm thử nghiệm canh nông), năm 1975 đổi thành Đại học Cần thơ. Tỉnh Cần thơ còn có chi nhánh ngân hàng Đông dương, Văn phòng luật sư, nhà máy nhiệt điện Trà nóc công suất 33.00 kw, sân bay Trà nóc, cảng Cần thơ
  35. 3. Những điểm tham quan: a. BẾN NINH KIỀU: kéo dài từ chợ Cần thơ đến khách sạn Ninh kiều thành lập năm 1876 có tên gọi là Hàng dương. Năm 1954 đổi tên là bến Lê lợi, bến Ninh kiều b. ĐÌNH BÌNH THỦY: được vua Tự Đức phong “Thành hoàng bổn cảnh” vào ngày 29.11.1852. Đình được xây dựng năm 1909. Huỳnh Mẫn Đạt một vị quan triều Nguyễn khi từ Cần thơ lên Châu đốc thì gặp sóng thần trôi dạt vào đây. Khi qua hoạn nạn ông đã cho xây dựng đình Long truyền, sau đổi tên là đình Bình thủy (1910). Trong đình thờ Thành hoàng Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Huy Tập. Hàng năm đình Bình thủy có 2 ngày lễ lớn: 12, 13/4 âm lịch tổ chức Lễ thượng điền (nước về ruộng), 14,15/4 âm lịch Lễ hạ điền (thu hoạch lúa) c. MỘ NHÀ THƠ YÊU NƯỚC PHAN VĂN TRỊ: ấp Nhơn lộc 1 – xã Nhơn ái – huyện Châu thành – tỉnh Cần thơ. Nơi đây Phan Văn trị đã sống từ năm 1868 đến lúc qua đời ngày 22.6.1910. Khu mộ cách trung tâm thành phố 16 km được xây dựng bằng những vật liệu bền vững diện tích 600 m2 gồm các hạng mục: nấm mộ, văn bia, nhà tưởng niệm, vườn cây cảnh. d. CHỢ NỔI PHONG ĐIỀN: là khu chợ buôn bán trên vùng sông nước ven bờ một ngả 3 sông. Từ chợ nổi Phong điền chúng ta có thể đến thăm nhà bác Sáu Dương ở Rạch Chuối với những vườn cây ăn trái kể cả những lúc nghịch mùa e. VƯỜN CÒ BẰNG LĂNG : nhà ông Nguyễn Ngọc Thuyền (Bảy Cò) huyện Thốt nốt – tỉnh Cần thơ. Có thể nói đây là vườn cò có số lượng đông nhất ở nước ta với khoảng diện tích 1,25 ha nhưng có đến khoảng 100.000 con cò đủ loại, khoảng 20 chủng loại II. NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở TỈNH SÓC TRĂNG: 1. Lịch sử và văn hóa tỉnh Sóc trăng: Sóc trăng là một tỉnh nông nghiệp, ngoài lúa còn có các loại hoa màu như cải, dưa hấu, cây ăn trái. Tỉnh Sóc trăng và Trà vinh là hai tỉnh ở đồng bằng sông Cửu long có cư dân người Khmer tập trung đông đúc. Người Khmer
  36. theo Phật giáo Tiểu thừa. Chùa Khmer xây dựng với nóc cao, thoáng mát, bên trong chỉ thờ Phật thích ca. Phụ nữ không được đi tu 2. Lễ hội của người Khmer ở Sóc trăng: a. LỄ HỘI OK- OM- BOK : (lễ hội ăn cốm dẹp hay mừng lúa mới) tạ ơn Trời Phật, con sông Cửu long giúp cây lúa phát triển. Trong ngày lễ trẻ con được người lớn đút cho ăn cốm dẹp thật no b. LỄ ĐUA GHE NGO: là kiểu thuyền độc mộc khá dài, dùng 2 cây sao loại tốt nối lại, ghe lớn thì chứa 20 cặp tức 40 tay bơi. Đua ghe Ngo thường tổ chức trên sông Hậu. Khi đua chiếc ghe Ngo như bay trên mặt nước và người xem hò hét, cổ vũ c. LỄ HỘI CHOI- CHƠ-NAM-TH’ MÂY: được tổ chức vào giữa tháng 4 dương lịch hàng năm - Ngày thứ 1: mang nhang đèn, lễ vật lên chùa lễ Phật, nghe thuyết pháp và xem văn nghệ trong chùa - Ngày thứ 2 : làm cơm dâng sư sãi. Các sư tụng kinh ban phước lành, làm lễ cầu siêu cho các vong hồn. Buổi chiều làm lễ đắp núi gạo, núi cát - Ngày thứ 3: làm lễ cầu siêu tại những ngôi bảo tháp, lễ tắm tượng Phật, chúc mừng sức khỏe ông bà, cha mẹ 3. Những điểm tham quan: a. CHÙA ĐẤT SÉT : (Bửu sơn tự) do ông Ngô Kim Tòng dựng lên cách nay 200 năm, nay ông Ngô Kim Giản thuộc đời thứ 4 trụ trì. Tất cả các tượng Phật và vật trang trí trong chùa đều được làm bằng đất sét nên gọi là chùa Đất sét. Hơn 1.000 pho tượng lớn nhỏ được ông Ngô Kim Tòng tạo nên một cách tinh tế trong vòng 52 năm. Sự sắp xếp tượng ở đây đã nói lên tư tưởng Tam giáo đồng viện: Phật – Nho – Lão. Chùa Đất sét còn có 4 cặp đèn cầy lớn, mỗi cây cao 2m6, ngang 1m, chứa 200 kg sáp được đúc từ năm 1940 b. CHÙA DƠI : (Chùa Mã tộc hay Sê- rây- tê- chô- Ma- ha- túp) rộng khoảng 4 ha, có 3 công trìng chính là: chánh điện, nhà thờ Lục cả Thạch Chia và sala
  37. - Chánh điện : thờ Đức Phật Thích ca và cũng là nơi hành lễ cầu nguyện và cúng tế - Nhà thờ Lục cả Thạch Chia : viên tịch năm 1976, là người có công rất lớn trong việc tạo cho ngôi chùa có nét truyền thống đặc thù của kiến trúc Khmer. Bên trong thờ tượng Lục Cả Thạch Chia - Sala : là nhà hội của Phật tử và sư sãi dùng để cử hành lễ dâng cơm và là nơi tổ chức những sinh hoạt theo phong tục cổ truyền - Chùa Dơi được xây dựng từ năm 1569 và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Lần trùng tu cuối cùng được tiến hành năm 1963 dưới sự chỉ đạo của Lục Cả Thạch Chia c. CHÙA KH’ LEANG : (Xa- ma-kum, Đoàn kết) Xây dựng năm 1533. Đây là ngôi chùa lớn, nổi tiếng và là trung tâm của 90 ngôi chùa Khmer ở Sóc trăng. Hiện ở chùa có 185 vị sư là học viên từ các tỉnh miền Tây đến học chữ Pa-li. Phía trước chùa có một cổng nhỏ, phải qua một khoảng sân rộng và bước lên nhiều bậc cấp. Cửa không mở ở giữa mà mở ở 2 bên, các tiên nữ Kennar đang uốn mình, 2 tay nâng đỡ chung quanh vòm mái chùa. Chính điện có tượng Phật khi còn là vị Hoàng tử đội mũ, có tháp nhọn và mang nhiều đồ trang sức d. BẢO TÀNG VĂN HÓA KHMER: xây dựng năm 1936 và khánh thành năm 1941 do những nhà hảo tâm của 3 dân tộc: Khmer, Hoa, Việt trong đó đặc biệt có sự đóng góp của Quốc vương Shihanouk. Dưới thời Pháp ngôi nhà này là Trung tâm mật vụ tình báo. Đến thời Mỹ chúng xây dựng thành Khmer vụ chuyên chống phá cách mạng. Năm 1978 xây dựng bảo tàng văn hóa Khmer nhưng đến năm 1986 mới chính thức mở cửa đón khách tham quan. Bảo tàng trưng bày các hiện vật về lịch sử hình thành, phát triển văn hóa dân tộc và những di vật về quá trình đấu tranh cách mạng của người Khmer III. NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở BẠC LIÊU 1. Quá trình hình thành và phát triển Vào thế kỷ XVII Bạc liêu có tên gọi là huyện Trấn di thuộc trấn Hà tiên. Sau 115 năm người Hoa ở Bạc liêu lên đến 32.280 người. Bạc liêu là một trung tâm lúa gạo, đầu mối giao lưu đi các nơi trong và ngoài tỉnh. Ngoài lúa, tỉnh
  38. Bạc liêu còn trồng nhiều hoa màu như dừa và các loại cây ăn quả. Tỉnh Bạc liêu gồm có thị xã Bạc liêu và 5 huyện. 2. Những điểm tham quan : a. VƯỜN CHIM BẠC LIÊU : diện tích 107 ha trong đó có 50 ha rừng ngập mặn nhiệt đới. Vườn chim Bạc liêu có gần 40 loại chim tụ tập sinh sôi, nẩy nở, mỗi năm hàng chục ngàn con như quắm trắng, cò trắng, cò xanh, cồng cộc, điên điển, vạc, diệc, giang sen đến các loài chim lạ chưa xác định được tên. b. NHÀ CÔNG TỬ BẠC LIÊU : ( nhà Hội đồng Trạch ) là người có nhiều ruộng đất nhất trong lịch sử hàng trăm năm của miền Tây Nam bộ. Tài sản của Hội đồng Trạch lên đến 580.000 ha ruộng trên tổng số 705.000 ha ruộng của tỉnh Bạc liêu. IV. NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở CÀ MAU : 1. Vị trí địa lý : Tỉnh Cà mau gồm có TP Cà mau và 6 huyện. Toàn tỉnh có chiều dài biên giới 579 km, riêng đường biển đã chiếm 307 km. Tỉnh Cà mau có nhiều sông rạch : sông Ông Đốc, sông Bảy Nóp, sông Cửa Lớn, sông Gành Hào, sông Trèm trẹm với tổng chiều dài 311km. 2. Những điểm tham quan : a. RỪNG TRÀM U MINH : là loại rừng ngập mặn chiếm 1/3 diện tích của tỉnh. Thế mạnh của U minh là rừng tràm và rừng đước. Rừng đước phần lớn nằm ở 2 huyện Ngọc hiển và Năm căn có nhiều sân chim và các loại động vật quí như : heo rừng, trăn, kỳ đà, khỉ. Rừng tràm nằm trong phạm vi 2 huyện : Trần Văn Thời, Thới bình chiếm 3/4 tổng diện tích rừng của tỉnh. Rừng tràm hấp dẫn các loài ong vì thế rừng tràm cũng là rừng ong. Trong rừng tràm có nhiều loại cá, chim, heo rừng, nai, kỳ đà, trăn, rùa, rắn. C4. TUYẾN DU LỊCH TP HỒ CHÍ MINH – ĐỒNG THÁP I. TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TP HCM – CAO LÃNH ( 168 km ), TP HCM – SA ĐÉC (148 km ) :
  39. 1. Đường đi từ Ngả 3 An Thái Trung – Thị xã Cao lãnh ( Quốc lộ 30 ) : a. Tỉnh Tiền giang : - Huyện Cái bè : xã An Thái trung, xã Tân hưng b. Tỉnh Đồng tháp : - Huyện Cao lãnh – thị trấn Mỹ thọ - Thị xã Cao lãnh – phà Cao lãnh 2. Đường đi từ cầu Mỹ thuận – bến phà Vàm cống ( Quốc lộ 80 ) : a. Tỉnh Vĩnh long : - Xã Tân hòa, xã Tân hội b. Tỉnh Đồng tháp : - Huyện Châu thành – thị trấn Cái tàu hạ - Thị xã Sa đéc - Huyện Lai vung - Huyện Lấp vò – phà Vàm cống II – NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở ĐỒNG THÁP : 1. Vị trí địa lý : Diện tích 3.391 km2, dân số 1.314.400 người. Tỉnh Đồng tháp có 2 thị xã và 8 huyện. Về dân tộc có người Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Tỉnh Đồng tháp có nhiều tôn giáo như : Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hoà hảo. Tỉnh Đồng tháp có 2 sông : sông Tiền và sông Hậu chảy qua và hệ thống kênh rạch chằng chịt. 2. Những điểm tham quan ở Đồng tháp : a. LĂNG CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC (1862-1929 ) : Năm 1917 ông Nguyễn Sinh Sắc đến nhà cụ Lê Chánh Đáng ở xã Hoà an – thị xã Cao lãnh hành nghề lương y. Ngày 26.11.1929 ông trút hơi thở cuối cùng ở Cao lãnh. Khu lăng mộ được xây dựng ngày 22.8.1975 và ngày 13.2.1977
  40. hoàn thành, diện tích 1 ha do kiến trúc sư Đinh Khắc Giao thiết kế, khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc có 4 khu vực chính : - Khu lăng mộ và ao sen - Phòng lưu niệm trưng bày về thân thế và sự nghiệp cụ Nguyễn Sinh Sắc : Quê hương thời niên thiếu – những ngày cuối đời – tấm lòng người dân Đồng tháp đối với cụ Phó bảng - Phòng trưng bày về thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khu nhà sàn và ao cá Bác Hồ b. KHU CĂN CỨ CÁCH MẠNG XẺO QUÍT : huyện Cao lãnh – tỉnh Đồng tháp. Căn cứ Xẻo quít là cơ quan của tỉnh Kiến phong từ năm 1960- 1975. Các hệ thống di tích được bảo tồn như : công sụ tránh bom, pháo, hầm bí mật, công sự chiến đấu, nền hội trường, khu văn thư, khu điện đài. Sự tồn tại của căn cứ là sự lãnh đạo tài tình của Đảng đối với phong trào quần chúng, mưu trí, đánh địch từ xa mặc dù địch đánh phá rất ác liệt vào căn cứ bằng những phương tiện hiện đại như : trực thăng, pháo, máy bay B.52, xe tăng lội nước, đồn bót vây quanh nhưng căn cứ vẫn tồn tại. c. TRÀM CHIM TAM NÔNG : được chính phủ công nhận khu bảo tồn quốc gia ngày 2.2.1994 với diện tích 7.612 ha được tỉnh Đồng tháp xây dựng từ năm 1985 tại huyện Tam nông. Ở đây có hàng trăm ha rừng tràm với 130 loài thực vật, 40 loài cá, gần 200 loại chim. Đặc biệt là loại chim hạc ( sếu đầu đỏ, cổ trụi, lông xám ) là 1 trong 15 loại hạc quí hiếm trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng. Năm 1996 số lượng sếu bay về đây hơn 600 con. d. VƯỜN HỒNG : xã Tân qui đông – Thị xã Sa đéc được xây dựng vào khoảng năm 1950 do 1 tư nhân đưa ra sáng kiến lập trại sưu tầm nhiều giống hoa hồng từ Pháp, Đà lạt. Hoa ở đây cung cấp cho Sài gòn, miền Đông Nambộ và Campuchia. C5 – TUYẾN DU LỊCH TP HỒ CHÍ MINH – AN GIANG – KIÊN GIANG I- TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TPHCM – TP LONG XUYÊN ( 196 km ) – TX CHÂU ĐỐC (250 km ) : 1. Tỉnh Đồng tháp :
  41. a. Huyện Lấp vò : phà Vàm cống – tỉnh lộ 23 2. Tỉnh An giang : a. Huyện Chợ mới b. TP Long xuyên – Quốc lộ 91 c. Huyện Châu thành d. Huyện Châuphú e. Thị xã Châu đốc II- NHỮNG ĐIỂMTHAM QUAN Ở AN GIANG : 1. Vị trí địa lý : Diện tích 3.493 km2, dân số 1.764.500 người. Tỉnh lỵ của tỉnh An giang là TP Long xuyên, thị xã Châu đốc và 8 huyện. Sông Tiền mỗi năm bồi đắp hàng triệu m3 đất lập nên những cồn đất mới. Tỉnh An giang được xem là vựa lúa lớn của cả nước, chăn nuôi gia súc phát triển, đặc biệt chăn nuôi bò dẫn đầu các tỉnh miền Nam. Ngoài ra còn có nghề dệt cổ truyền ở Tân châu. Tỉnh An giang còn có di sản văn hoá Óc eo ở dãy núi Ba thê. Đây có thể là một hải cảng phồn thịnh của vương quốc Phù nam với những công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng từ thế kỷ II. 2. Phật giáo Hoà hảo : - Thời kỳ khai đạo của Đoàn Minh Huyên - Thời kỳ Năm Thiếp - Thời kỳ Phật giáo Hoà hảo với Huỳnh Phú Sổ 3. Những điểm tham quan : a. NGÔI NHÀ THỜI NIÊN THIẾU CỦA CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG : ấp Mỹ an – xã Mỹ hoà hưng – TP Long xuyên Ngôi nhà được xây dựng năm 1887 nền sàn lót ván, mái lợp ngói ống, rộng 12m, dài 13m. Ngôi nhà được người em trai thứ tư là cụ Tôn Đức Nhung sửa chữa năm 1932. Trong nhà còn 2 tấm ảnh của song thân Tôn Văn Đề và Nguyễn Thị Dị, bộ ván gõ lúc thiếu thời bác thường nằm, đôi giày hàm ếch do bác Tôn đóng tặng cụ Tôn Đức Nhung lúc 10 tuổi, 1 tấm ảnh lúc bác Tôn
  42. lúc 18 tuổi, 1 tấm ảnh lúc là Chủ tịch Mặt trận Liên – Việt gửi tặng về cho gia đình. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng gồm có các công trình : - Ngôi nhà thời niên thiếu - Khu mộ của gia đình - Đền tưởng niệm - Nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng b. MIẾU BÀ CHÚA XỨ : Khoảng năm 1820-1825 miếu được làm bằng tre lá. Năm 1870 miếu được xây dựng khang trang hơn. Năm 1962 miếu được lợp mái ngói âm dương. Năm 1972 miếu Bà chúa Xứ được kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng thiết kế. Miếu bà chúa Xứ gồm các hạng mục : Cổng tam quan, miếu ông Tà, chính điện ,nhà Võ ca, nhà Đông Tây lang, nhà trưng bày đồ vật do khách dâng cúng bà và những công trình phụ khác. Trong chính điện có tượng Bà chúa Xứ cao 1m25, hai bên có tượng cô và tượng cậu. Lễ hội Bà chúa Xứ diễn ra từ 24 -27.4 âm lịch hàng năm ( ngày 24.4 lễ mộc dục, ngày 25.4 thỉnh sắc phong Thoại Ngọc Hầu, ngày 26.4 lễ Túc yết, ngày 27.4 lễ xây chầu và lễ chánh tế ). c. MỘ VÀ ĐỀN THỜ THOẠI NGỌC HẦU: Ông sinh năm 1761, tên thật là Nguyễn Văn Thoại. Năm 1818 ông đào kênh Thoại hà ( nối liền Rạch giá – Long xuyên ) dài 31km770, rộng 51m2. Từ 1819-1824 ông đào kênh Vĩnh tế dài gần 100 km, rộng gần 100m với hơn 10 triệu m3 đất đá nối liền Châu đốc – Hà tiên. Nguyễn Văn Thoại bị bệnh mất ngày 6.6.1829 tại Châu đốc, thọ 68 tuổi. Lăng được xây dựng năm 1822, phía trước là mộ của bà Châu Thị Tế, Trương Thị Miệt, mộ của ông nằm chính giữa và khu mộ của những người đã hy sinh khi đào kênh Vĩnh tế. Trong long đình có bản sao bia Thoại sơn, Vĩnh tế sơn. Chính điện có tượng Thoại Ngọc Hầu cao khoảng 1m. d. CHÙA TÂY AN : do Tổng đốc An giang Doãn Uẩn xây dựng năm 1817. Đến năm 1958 hoà thượng Nguyễn Thế Mật đứng ra vận động nhân dân xây dựng mới 3 ngôi cổ lầu và sửa chữa lại chính điện. Chùa mang kiến trúc nghệ thuật An độ và Hồi giáo. Cổ lầu giữa hình vòm tròn tượng trưng cho vũ trụ quan Phật giáo. Đại hồng chung trên lầu chuông có niên đại 115 năm. Nội thất chùa Tây an có nhiều tượng Phật, thần tiên với khoảng 200 tượng,
  43. mỗi tượng có một vẻ khác nhau chứng tỏ nghệ thuật điêu khắc ở An giang thế kỷ XIX đã phát triển. Phía sau chùalà khu mộ của Phật thầy Tây an Đoàn Minh Huyên. e.NHÀ MỒ BA CHÚC : huyện Tri tôn – tỉnh An giang. Từ ngày 14.4 – 25.4.1978 bọn diệt chủng Pônpốt đã tàn sát 3.157 người đa số là người già và trẻ em, 100% cơ sở, kho tàng, nhà cửa, công trình công cộng bị phá hủy, trên 100 hộ gia đình bị giết sạch, 200 người bị cụt tay chân do đạp phải mìn. Khu chứng tích rộng 3.000m2 bao gồm : vòng rào, bia căm thù, nhà mồ, nhà tiếp khách, nhà truyền thống, nhà thủy tạ, hồ sen. Công trình chính là nhà mồ hình lục giác có hộp kính chứa 1.159 bộ xương người bị Pônpốt sát hại. III – TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TPHCM – RẠCH GIÁ ( 261 km ) – HÀ TIÊN ( 349 km ) : 1. Tỉnh Đồng tháp : a. Huyện Cao lãnh : - Huyện Cao lãnh – phà Cao lãnh b. Huyện Lấp vò – tỉnh lộ 23 2. Tỉnh Cần thơ : a. Huyện Thốt nốt – ngả 3 lộ Tẻ ( Quốc lộ 80 ) 3. Tỉnh Kiên giang : a. Huyện Tân hiệp b. Huyện Châu thành c. Thị xã Rạch giá d. Huyện Hòn đất e. Thị xã Hà tiên IV – NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở KIÊN GIANG : 1. Vị trí địa lý : Diện tích 6.385 km2, dân số 1.112.900 người. Tỉnh lỵ là thị xã Rạch giá, thị xã Hà tiên và 10 huyện : An biên, Vĩnh thuận,Giồng riềng, Châu thành, Gò
  44. quao, Tân hiệp, Hòn đất, An minh, huyện đảo Phú quốc và huyện đảo Kiên hải. Bờ biển Kiên giang dài hơn 200 km có trữ lượng lớn về tôm cá. Rừng tràm ở U minh thượng và ở Hà tiên là loại tràm tốt nhất ở nước ta. 2. Những điểm tham quan: a. ĐỀN THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC : đường Nguyễn Công Trư – phường Vĩnh thanh – thị xã Rạch giá. Năm 1869 đền thờ chỉ là một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá do dân chài dựng lên. Đến năm 1970 ngôi đền mới được xây dựng khang trang cho đến ngày nay. Đền thờ gồm có chánh điện, Đông lang, Tây lang. Trong chánh điện, phía ngoài là bài vị Chánh soái đại càn, di ảnh Nguyễn Trung Trực, chư vị hội đồng, trăm quan cựu thần, thờ tiền hiền, nghĩa quân, liệt sĩ . Phía trong có 3 ngai thờ chính : chính giữa là ngai thờ Nguyễn Trung Trực, bên trái là ngai thờ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều, Phó lãnh binh Lâm Quang Ky, bên phải là ngai thờ thần Nam hải đại tướng quân. Ngày giỗ của ông được tổ chức vào ngày 26, 27,28.8 âm lịch hàng năm. Năm 1986 sau nhiều lần tìm kiếm đã tìm được hài cốt cụ và đưa về an táng tại khuôn viên đền thờ Nguyễn Trung Trực. b. NGHĨA TRUNG TỪ VÀ LĂNG MỘ DÒNG HỌ MẠC : Trong đền thờ có 12 sắc truy phong của vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ở chánh điện bàn thờ giữa thờ linh vị của Võ Nghị công Mạc Cửu, Quốc lão Mạc Thiên Tích và Chính lý hầu Mạc Tử Sanh. Bàn thờ bên phải thờ các quan Thượng đẳng thần. Bàn thờ bên trái có bài vị của Thái thái phu nhân ( mẹ Mạc Cửu ), phu nhân Nguyễn Thị Thủ ( vợ của Mạc Thiên Tích ), tiểu thư Mạc Mi Cô ( cô Năm ). Hai gian phải và trái có bài vị thờ các quan học sĩ và các thuộc tướng trấn Hà tiên. Trên vách mỗi gian có bia bằng đá đen khắc tên những quân sĩ tử trận. - Lăng mộ Mạc Cửu ( 1655-1735 ) - Lăng mộ Mạc Thiên Tích ( 1705-1780 ) - Mộ Phù cừ Nguyễn Thị Xuân - Mộ tiểu thư Mạc Mi Cô - Mộ Mạc Tử Hoàng, Mạc Tử Sanh - Mộ Mạc Công Du, Mạc Công Tây - Mộ Nguyễn Hiểu Túc
  45. c. THẠCH ĐỘNG : cách thị xã Hà tiên 4km, là một khối đá lớn bên trong có hang rộng còn có tên là Vân sơn. Xa xa là núi Ngũ hổ, núi Bình san, núi Đề liêm. Bên trong động có chùa thờ Phật, có cầu thang dẫn lên điện Ngọc hoàng. Trên vách đá có tượng Phật nổi do thạch nhũ tạo thành. Trong Thạch động còn có đường lên trời. Tại đây có sự tích Thạch Sanh chém đầu chằn tinh cứu công chúa. d. CHÙA PHÙ DUNG : còn có tên là Phù cừ ấn tự do Tổng trấn hà tiên Mạc Thiên Tích xây dựng vào giữa thế kỷ XVIII tại núi Bình san – thị trấn Hà tiên cho nàng Ai cơ Phù cừ Nguyễn Thị Xuân, vợ thứ hai của ông Mạc Thiên Tích. Chánh điện có nhiều tượng Phật, đặc biệt là tượng Phật Thích ca bằng đồng được đưa từ Trung quốc về. Phía sau chánh điện có điện thờ Ngọc hoàng. Trong khuôn viên chùa có mộ của bà Nguyễn Thị Xuân và 4 vị sư. e. CHÙA SẮC TỨ TAM BẢO : số 328 đường Phương thành – thị xã Hà tiên. Chùa do Mạc Cửu xây dựng cho mẹ là Thái Thái phu nhân đến cúng dường. Ở sân chùa có tượng Quan âm ở dưới gốc cây bồ đề. Chánh điện có Phật A di đà bằng đồng đực thếp vàng, 2 tượng Thích ca, tượng hộ pháp, địa tạng, ông Tiêu, 4 bệ thờ do Xiêm la tặng. Phía sau chánh điện là gian thờ tổ ghi tên những vị sư đã trụ trì ở chùa. Phía sau chùa có ni thất, khu mộ tháp. f. HÒN PHỤ TỬ : có tên gọi đầy đủ là Phu phụ tử, có nghĩa là chồng, vợ, con. Theo hình dáng 2 tảng đá lớn đứng sừng sững ở hai đầu là chồng và vợ, các tảng đánhỏ ở giữa là con nhưng dân chúng gọi tắt là hòn Phụ tử. g. HANG TIỀN : từ hòn Phụ tử nhìn ra ngoài biển có những hòn đá nhỏ lô nhô ngoài biển. Hầu hết những hòn đá này không có người ở vì chúng là những khối đá vôi khổng lồ nổi ở giữa biển. Một trong những hòn đá đó có tên gọi là hang Tiền, nơi vua Gia Long đúc tiền. h. CHÙA HANG : trong hang đá của chùa Hang có 2 tượng Phật tạc theo kiểu Thái lan do 2 vị hoàng tử Chiêu Túy và Chiêu Xí Xang, con của vua Xiêm đắp trong lúc Mạc Thiên Tích cho lánh nạn ở đây. Hang này cả ngàn năm trước là một hòn đá ở giữa biển, bị sóng xâm thực bào mòn chân núi, đục đẽo thành hang. Sau đó được phù sa bồi đắp nên đã nằm yên trong đất liền thành núi. Trước cửa hang ở phía Nam có miếu bà chúa Xứ chùa Hang.
  46. D – TIỂU VÙNG DU LỊCH TÂY NGUYÊN D1 – TUYẾN DU LỊCH TP HỒ CHÍ MINH – LÂM ĐỒNG I . TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TPHCM – TP ĐÀ LẠT ( 304 km ) : 1. Tỉnh Đồng Nai : a. TP Biên hòa ( xa lộ Hà nội ) b. Huyện Thống nhất ( Quốc lộ 1A ) - Chợ Sặt – Ngả 3 Dầu giây ( Quốc lộ 20 ) c. Huyện Định quán d. Huyện Tân phú 2. Tỉnh Lâm đồng : a. Huyện Đạ hoai - Thị trấn Mađagui, đèo Chuối, khu du lịch Suối Tiên b. Huyện Bảo lộc : đèo Bảo lộc c. Huyện Di linh d. Huyện Đức trọng : đèo Phú hiệp e. TP Đà lạt : đèo Prenn II – NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG : 1. Vị trí địa lý : Diện tích 10.202 km2, có 3 cao nguyên: cao nguyên Lâm viên (cao 1.500m), cao nguyên Đơn dương – Liên khương (cao 1.000m), cao nguyên Di linh – Bảo lộc (cao 800m). Tỉnh Lâm đồng có 120.000 người dân tộc với 26 dân tộc ít người: người K’ho 65.000 người, người Mạ 18.000 người. Từ năm 1892 – 1894 bác sĩ Yersin đã tiến hành những đợt khảo sát từ Nha trang – Phnômpênh. Ngày 21.6.1893 ông phát hiện ra cao nguyên Langbian. Năm 1899 toàn quyền Đông dương Paul Doumer đích thân xem xét 2 địa điểm: thung lũng Dankia do bác sĩ Yersin chọn, TP Đà lạt do bác sĩ Tardiff. Cuối cùng Toàn quyền Đông dương đã chọn TP Đà lạt làm thành phố nghĩ dưỡng và công cuộc xây dựng thành phố bắt đầu 2. Những điểm tham quan
  47. a. THIỀN VIỆN TRÚC LÂM : diện tích 2 ha tựa lưng vào núi Phượng hoàng gồm có 2 khu: nội và ngoại viện; nội viện lại chia ra làm 2 khu vực: tăng và ni. Ngoại viện có nhiều công trình tiêu biểu do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Nguyễn Tín phác thảo. Thiền viện khánh thành ngày 19.3.1994. Công trình mang đậm nét kiến trúc Trung hoa và Nhật bản. Nội viện có tượng Phật thích ca sơn son thếp vàng. Ngôi nhà tiếp khách ở phía phải, có một tầng gác gỗ, phía trái là Tham vấn đường và lầu chuông. b. b. THUNG LŨNG TÌNH YÊU: do người Pháp đặt tên là Vallée d’ amour. Đến năm 1953 Nguyễn Vỹ- Chủ tịch Hội đồng thị xã bấy giờ mới đổi tên là Thung lũng tình yêu. Phía dưới thung lũng là hồ nước lượn qua những quả đồi rợp bóng thông và yên ả. Hồ nước có tên hồ Đa thiện do một con đập ngàn giòng suối chảy về từ những núi đồi quanh đó c. HỒ XUÂN HƯƠNG : chu vi 5.000m, rộng 4,5ha, trước đây vốn là dòng suối có người Lạt, Chil sinh sống. Năm 1919 Labbé đã cho xây dựng một cái đập. Năm 1923 xây thêm một đập nữa tạo thành 2 hồ. Tháng 3.1932 cơn bão lớn đã làm đập bị đổ. Năm 1934 – 1935 Trần Đăng Khoa đã cho xây dựng lại một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo (quản đạo Phạm Khắc Hòe) người Pháp gọi là Grand lacques (hồ Lớn). Năm 1953 ông Nguyễn Vỹ- Chủ tịch Hội đồng thị xã Đà lạt đã lấy tên nhà thơ nữ nổi tiếng vào thế kỷ XIX để đặt tên là Hồ Xuân Hương d. THÁC DATANLA: theo cách gọi của người K’ho là Đa-tàm-n’ha (nước dưới lá) liên quan đến cuộc chiến tranh giữa người Chàm và Lạt, Chil. Nhờ có nước người Lạt đã trụ được ở Prenn, giữ được Đà lạt trong khi người Chăm không biết dưới lá có nước nên phải rút lui sau một thời gian đánh người Lạt tại Prenn e. HỒ THAN THỞ: lúc đầu chỉ là một cái hồ nước nhỏ, về sau người Pháp cho làm đập chặn nước tạo thành hồ và đặt tên Lacques des Souprise. Theo sắc lệnh số 143 NV ngày 22.10.1956 đổi tên là Hồ Than Thở. Từ năm 1975 có một thời gian người ta gọi là hồ Sương mai. Vào cuối thế kỷ XVIII nhân dân khắp nơi đều hưởng ứng tham gia vào đội quân Tây sơn để đánh giặc. Một ngày Hoàng Tùng chia tay với Mai Nương nơi bờ hồ để ra đi cứu nước. Sau đó lại có tin Hoàng Tùng tử trận, Mai Nương buồn rầu, quyết chết theo người yêu. Khi Hoàng Tùng thắng trận trở về tìm lại người xưa không còn nữa. Khi Nguyễn Anh chiếm lại Phú Xuân. Đau đớn tình riêng và xót xa cho vận nước, Hoàng Tùng đã nhảy xuống hồ chết theo Mai Nương. Đối diện
  48. với hồ là rừng ái ân. Trong khu rừng này có đồi thông hai mộ liên quan đến mối tình của chàng Tâm và cô Thảo f. THÁC PRENN : theo tiếng Chăm có nghĩa là vùng xâm chiếm. Vua Chăm là Pô- rê- mê đã đưa quân đi đánh chiếm các vùng đất lân cận trong đó có vùng Đà lạt-Lâm đồng. Chiến tranh diễn ra dai dẳng và lấy ngọn núi Prenn làm ranh giới. Thác Prenn cao 6m có thời kỳ là nơi nghỉ chân của Ngô Đình Nhu trong những chuyền đi săn và tiếp các bộ lạc Tây nguyên. Từ năm 1968 du khách đến đây thưa thớt vì chiến tranh ác liệt. Thỉnh thoảng ở đây cũng có những cuộc picnic, những buổi họp kín của sinh viên học sinh. Sau năm 1972 thác Prenn càng trở nên vắng khách. Từ năm 1978 thác Prenn được giao cho Công ty du lịch Lâm đồng quản lý g. THÁC CAMLY: là dòng suối nối với hồ Xuân Hương. Tên thác Cam ly có từ khi người Pháp lên thám hiểm Langbian năm 1893. Lúc đó 2 cha con người đứng đầu buôn Ya- gút là Hamon và Đàm M’Ly xuống vùng tộc Raylay để mua bán và đổi muối. Sau đó Đàm M’Ly trúng gió chết. Người trong buôn đi tìm thì xác của Hamon và Đàm M’ Ly chết ở bờ suối h. LÂU ĐÀI MẠNG NHỆN : được thể hiện qua bàn tay của kiến trúc sư Đặng Việt Nga, năm 1990 bản vẽ được hoàn chỉnh và năm 1997 tòa nhà mới được xây dựng xong. Tòa nhà có 5 tầng, hình dạng giống như một gốc cây. Cầu thang xoay quanh lâu đài như một sợi dây leo to. Ơ mỗi tầng đều có một căn phòng nhỏ thiết kế theo từng chủ đề riêng biệt như: quả bầu, sư tử, gấu, ống trúc, chuột túi i. THÁC GOUGAH: từ Gougah của dân tộc K’Ho cho là “bờ sông giống cái củi lồng”. Còn người Kinh thì gọi là Ổ gà vì dòng thác được chia ra làm 2 nhánh: một bên là dòng thác đỏ chảy im lìm tựa hồ như lòng đỏ của trứng gà, còn một bên thì bọt nước trắng xóa bao phủ tựa như lòng trắng của một quả trứng. Theo dã sử của người Chăm, Gougah khi xưa vốn là nơi cất dấu kho tàng của hoàng hậu Nat Biut (tức Huyền Trân công chúa) j. THÁC PONGOUR: còn được gọi là thác 7 tầng hay thác Thiên thai. Tên gọi của thác Pongour: người Pháp cho rằng vùng đất này có nhiều Kaolin (đất sét trắng); tiếng K’ho có nghĩa là 4 sừng tê giác. Truyền thuyết này có liên quan đến nàng Kanai là nữ tù trưởng xinh đẹp và có sức khỏe hơn cả thanh niên K’ho – Churu, có tài chinh phục các loại thú rừng đặc biệt là tê
  49. giác. Hằng năm vào rằm tháng giêng có lễ thác Pongour, tổ chức những cuộc viếng chùa, miếu, di tích lịch sử kết hợp với phong tục của dân tộc K’ho, Chu-ru và các dân tộc di cư từ năm 1954 (Thái, Thổ, Tày, Nùng) k. CHÙA THIÊN VƯƠNG CỔ SÁT (CHÙA TÀU): còn có tên là chùa Phật trầm (vì có bộ tượng Tam tôn bằng trầm hương)- số 385 đường Khe sanh – P10 – TP Đà lạt. Chùa được xây dựng năm 1958 trên diện tích 2ha, được trùng tu năm 1989. Chính điện có tượng Phật Di lặc, tượng Tam tôn được thỉnh từ Hongkong về năm 1958. Đây là ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Huê nghiêm của Trung hoa. Phía sau chùa trên đỉnh đồi là tượng Phật thích ca Phật đài l. VƯỜN HOA MINH TÂM: hay còn gọi là vườn hoa Bộ nội vụ do ông David xây dựng năm 1937. Khi về nước ông đã bán biệt thự này cho ông Nghiệp Đoàn và ông Minh Tâm là con của ông Nghiệp Đoàn. Khi sang Pháp ông đã hiến lại cho nhà nước khu biệt thự này m. CHÙA LINH PHƯỚC : tọa lạc ở khu Trại Mát được xây dựng năm 1948, ban đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ, năm 1990 được trùng tu lại khang trang hơn với diện tích tăng gấp đôi. Kiến trúc do nghệ nhân người Huế thực hiện. Chí nh điện có tượng Phật thích ca ngồi tham thiền ở độ cao 3m. Bên cạnh có con Rồng đá ghép bằng 12.000 vỏ chai bia n. THÁC DAMBRI: huyện Bảo lộc, cao 57m bề rộng 20m. Hệ thống thác Dambri gồm có 3 thác: Đạ sa, Đạ tồn, Đạ ái nằm trong khu rừng già rộng khoảng 1.000ha. Thác Dambri gắn liền với truyền thuyết về tình yêu của nàng Hơ-By làng Đạ Mbri là con gái một gia đình có nhiều nô lệ nhưng nàng lại đem lòng yêu thương chàng trai là nô lệ của cha mình. Người cha đã bắt chàng nô lệ bán cho một làng khác cách xa hàng ngàn cây số với hy vọng họ không gặp nhau nữa. Nhưng người yêu vẫn tìm về với nàng và những mũi tên của cha nàng được đem ra sử dụng. Bỗng nhiên mặt đất sụp xuống tạo thành dòng nước trắng xóa là thác Dambri D2. TUYẾN DU LỊCH T.P HỒ CHÍ MINH – ĐAKLAK – GIA LAI – KONTUM I- TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ T.P HỒ CHÍ MINH – BUÔN MA THUỘT (348km) – PLEIKU (535km) –KONTUM (582km) 1. T.P Hồ Chí Minh:
  50. a. Quận Bình thạnh - Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – cầu Bình triệu b. Quận Thủ đức - cầu Bình triệu – cầu Vĩnh bình 2. Tỉnh Bình dương (QL 13)] a. Huyện Thuận an - Ngả 3 Lái thiêu b. Thị xã Thủ dầu một - Ngả 4 Sở sao (QL 14) c. Huyện Bến cát d. Huyện Tân uyên 3. Tỉnh Bình phước a. Huyện Đồng phú b. Thị xã Đồng xoài c. Thị trấn Cái chanh 4. Tỉnh Đăk- lăk a. Huyện Đak-lấp b. Huyện Đak-song c. Huyện Đak-min d. Huyện Cư-jut e. T.P Buôn ma thuột f. Huyện Sê-rê-pốc g. Huyện Krông-pút h. Huyện Ealeo 5. Tỉnh Gia lai a. Huyện Chư-prông b. T.P Pleiku 6. Tỉnh Kontum a. Thị xã Kontum
  51. II. TỈNH ĐAKLAK 1. Vị trí địa lý Diện tích 19.800 km2 đứng hàng thứ nhất trong cả nước, Đaklak là tỉnh có vùng đất đỏ bazan lớn nhất trong cả nước. Cây cà phê, cao su là thế mạnh của tỉnh. Rừng có trữ lượng gỗ lớn và nhiều gỗ quí. Đaklak có đỉnh núi Chư- yang-sin cao nhất tỉnh 2.442m. Sông lớn nhất là sông Sê-rê-pốc dài 322km và chia làm 2 nhánh: Krông-krô, Krông Ana. Tỉnh Đaklak có tỉnh lỵ là TP Buôn ma thuột và 11 huyện: Krông-pút, Ea soup, Krông-păc, Mơ-đrăc, Lăk, Đăkmin, Đăk-nông, E H’leo, Krông-Ana, Krông-bông, Crưm-ga. Về dân tộc người Kinh chiếm đa số, người Ê-đê, Mơ-nông và các dân tộc khác. Phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới 200 km. 2. Văn hóa dân tộc Tây Nguyên a. LỄ HỘI ĐUA VOI : Ở nước ta voi nhà tập trung nhiều nhất ở Đaklak với khoảng 40 con, trong đó bản Đôn huyện Ea-Soup là có nhiều đàn voi nhất. Hội đua voi thường diễn ra vào mùa xuân (tháng 3 âm lịch). Chuẩn bị cho lễ hội người quản tượng đưa voi vào rừng có nhiều cây cỏ, ăn thêm chuối chín, đu đủ, mía, bắp, khoai lang, cám gạo và không làm viêc nặng để giữ sức. Bãi đua voi là một dãi đất bằng phẳng, dài từ 1-2km, chiều ngang đủ để 10 con voi giăng hàng đi một lúc. Theo lệnh của người điều khiển, trên lưng voi có 2 người quản tượng trang phục sặc sỡ, những con voi phóng về phía trước trong tiếng hò reo của khán giả lẫn tiếng cồng chiêng. Ngày hội đua voi phản ánh tinh thần thượng võ của người M’Nông b. LỄ ĂN CƠM MỚI : Hàng năm sau khi thu hoạch mùa màng, các dân tộc ở Tây nguyên tổ chức lễ ăn cơm mới để tạ ơn thần và vui mừng thụ hưởng kết quả của một quá trình lao động. Người Ba-na theo đạo Thiên chúa tuy không cúng bái nhưng vẫn giết heo, gà, dê trong lễ cúng cơm mới. Người Jarai theo đạo Tin lành thì bỏ tục uống rượu cần, chuẩn bị heo gà, con trai lo chặt củi, con gái lo giả gạo. Thầy cúng trong bộ lễ phục hút rượu cần vào một cái bát mời nữ chủ nhân cao tuổi nhất ngồi trước mâm, chân đặt lên lưỡi rìu nhận lễ. Sau đó là cuộc
  52. tiệc vui của tất cả mọi nười. Trong ngày lễ hội này còn có những trò chơi như: đẩy gậy, múa khiên, múa kiếm, thi bắn cung nỏ. c. LỄ ĐÂM TRÂU : - Lễ đâm trâu mừng chiến thắng, thắng lợi : thường tổ chức tại nhà krông và kéo dài trong 3 ngày. Chủ đề buổi lễ là già làng. Nội dung là mừng chiến công của cộng đồng này với cộng đồng kia hoặc khánh thành nhà krông. Ngoài con trâu còn phải chuẩn bị những lễ vật khác như: heo, gà, rượu cần, gạo, nếp Một cây tre cao được dựng tựa vào cột chính làm nêu, khi con trâu được cột vào gốc cây nêu trong ánh chiều vàng và tiếng cồng chiêng thúc giục mọi người đến dự lễ. Hai thanh niên ăn mặc dũng sĩ trong tư thế vờn nhau, người thứ ba xuất hiện tay cầm gậy dài vờn trước mặt con trâu cho nó lồng lộn, tiếp theo là đội múa Tap Mlia. Khi trời gần sáng mọi người tụ tập quanh cây nêu để làm lễ đâm trâu: 1 thanh niên cầm chiếc mác, 1 người cầm chiếc lái chém một nhát vào khuỷu chân làm cho nó lồng lên chạy quanh cây nêu. Bắng động tác thật mạnh người thanh niên đưa lưỡi giáo xuyên tận tim. Họ lấy chiếc nồi đồng có đựng ít rượu pha với huyết. Thầy cúng lấy rượu pha huyết, cắt 1 ít tai, mũi, mi mắt, lông đuôi để cúng thần linh. Sau đó con trâu được đem thui, xả thịt làm thức ăn đãi khách - Lễ đâm trâu của gia đình : con trâu tế thần là của gia chủ chuẩn bị. Chủ nhà cầm bát gạo đầy bốc từng nắm vẫy lên lưng trâu. Sau khi giết con vật lấy máu vấy vào cột. Người chủ gia đình bốc thịt nhét vào miệng từng người c. LỄ BỎ MÃ : Dân tộc Jarai sống theo làng gọi là plei. Khu mã bao giờ cũng nằm ở đầu giọt nước. Mỗi nhà mồ của dân tộc Jarai duy nhất có một cái hòm. Bất kỳ già,trẻ,trai,gái chết trước sau đều chôn vào đó. Từ 10-15 năm khi khu nhà mã quá nhiều người được chôn thì các già làng quyết định làm lễ bỏ mã 3. Những điểm tham quan ở tỉnh Đaklak : a. THÁC DRAY- SAP: còn có tên là thác khói sương nói về huyền thoại tình yêu của nàng H’ Mi xinh đẹp và chàng Y- Rit khỏe mạnh nhưng trời (giàng) bắt tội không thể lấy nhau. H’Mi là con của một vị tù trưởng nổi tiếng giàu có còn Y- Rit nhà nghèo lại mồ côi cha mẹ nhưng cha mẹ của H’Mi lại định gả nàng cho một tù trưởng giàu có ở làng bên cạnh. Nàng tìm
  53. đến gốc cây kơ-nia để tâm sự cùng người yêu trong mối tình tuyệt vọng thì trên trời xuất hiện con quái vật lao xuống cây kơ-nia vồ lấy nàng H’Mi. Chàng Y- Rit chụp lấy chân con quái vật để giành lấy người yêu, nó dẫm chân xuống đất tạo thành 1 cột nước khổng lồ cuốn lấy nàng H’Mi. Chàng Y- Rit ngất đi và biến thành cổ thụ, chỗ cột nước khổng lồ biến thành ngọn thác b. HỒ LĂK: ở huyện Lăk là hồ nước lớn nhất ở Tây nguyên. Diện tích vào mùa hè là 500ha, mùa mưa rộng thêm từ 100-200ha. Lòng hồ sâu 6m, có độ cao 400m so với mặt nước biển. Ven hồ Lăk là vùng đầm lầy, cây cối, lát mọc cao đến hàng mét. Đến mùa khô sếu bay về đây đậu rất nhiều. Hồ Lăk có rất nhiều loại cá, riêng loại ốc bươu có con đường kính 5- 6cm. Chính tại đây vua Bảo đại xây dựng một biệt điện để hàng năm đến nghỉ ngơi và người ta đã vớt từ đáy hồ một chiếc thuyền độc mộc bằng gỗ sao mà trước kia vua Bảo đại đã sử dụng c. BUÔN ĐÔN: thuộc huyện Ea-soup tỉnh Đăklăk là nơi cư ngụ của dân tộc Êđê, M’Nông, Lào. Dân tộc Êđê có khoảng 195.000 người thờ nhiều thần linh, ở nhà dài, theo chế độ mẫu hệ. Dân tộc M’Nông khoảng 67.300 người, đề cao thần Lửa, sống thành làng, theo chế độ mẫu hệ. Dân tộc Lào có khoảng 9.000 người chịu ảnh hưởng của Phật giáo, thờ cúng tổ tiên, người chết được làm lễ và chôn cất chu đáo. Người đứng đầu bản chết thỉ thiêu xác. Ở Buôn Đôn còn có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, ông tổ là Khun-su- nôp (1838 – 1924). Đầu tiên ông đào những cái hố sâu mỗi chiều 2m để bắt voi con, sau đó ông huấn luyện voi nhà để bắt voi rừng. Trong cuộc đời ông đã bắt được 444 con voi d. NHÀ ĐÀY BUÔN MA THUỘT : vào đầu thế kỷ XX để đối phó với những phong trào yêu nước và phong trào cách mạng Pháp đã xây dựng một hệ thống nhà tù trong cả nước trong đó có nhà đày Buôn ma thuột. Nhà đày Buôn ma thuột được xây dựng năm 1920 với qui mô kiên cố trên 1 mảnh đất hình vuông, mỗi cạnh 200m, tường cao dày bao bọc chung quanh. Nhà đày chia ra 6 lao, mỗi lao giam những loại tù nặng nhẹ khác nhau. Từ năm 1930 nhà đày Bôn ma thuột đã giam giữ những chiến sĩ cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn Quang, Ngô Đức Độ e. BẢO TÀNG VĂN HOÁ DÂN TỘC TÂY NGUYÊN : năm 1926 ngôi nhà được xây dựng bằng xi măng, gạch vôi kiên cố, hoàn thành năm 1927
  54. mang tên Tòa Công sứ Pháp. Sau cách mạng tháng 8 tòa nhà này làm trụ sở của Hội đồng cố vấn cách mạng. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt nam vua Bảo Đại đã đến đây làm việc, nghỉ ngơi, săn bắn có tên gọi là Biệt điện Bảo Đại. Sau năm 1975 một phần tòa nhà sử dụng làm nhà khách, một phần làm Bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây nguyên. - Phòng 1 : trưng bày trang phục các dân tộc - Phòng 2 : trưng bày mô hình nhà krông, các bộ ché rượu - Phòng 3 : trưng bày thuyền độc mộc, khung dệt - Phòng 4 : các dụng cụ săn bắt voi và quần áo bằng vỏ cây - Phòng 5 : dụng cụ âm nhạc dân tộc III – TỈNH GIA LAI : 1. Vị trí địa lý : Tỉnh Gia lai có tỉnh lỵ là TP Pleiku và các huyện : Chư M’gar, Chư-prông, Mang-giang, Krông-pa, An khê, A-dun-pa, Chư-pa. Về dân tộc có người Kinh, Jarai, Nhắng, K’ho ,Hrê, Thái, Mường. Đất đai tỉnh Gia lai chia làm 3 dạng : rừng núi, cao nguyên và thung lũng. Rừng chiếm gần 50% diện tích toàn tỉnh. 2. Những điểm tham quan : a. BIỂN HỒ TƠ NƯNG : cách TP Pleiku khoảng 10 km có 1 hồ nước lớn gọi là Biển Hồ (hồ Tơ-nưng). Nằm ở giữa vùng cao nguyên đất đỏ nên nước hồ Tơ-nưng quí như hòn ngọc. Nước hồ trong xanh quanh năm không bao giờ cạn. Theo dân gian Biển Hồ xưa là miệng núi lửa ngưng hoạt động từ lâu. Chung quanh hồ là cây cối và các loại hoa làm cho cảnh sắc của hồ rất ngoạn mục. Đứng ở bên hồ có thể nhìn bao quát cả một vùng Tây nguyên. Ngọn núi cao Hơ-rưng đứng bên cạnh càng làm tăng thêm vẻ đẹp của Biển Hồ. IV. TỈNH KONTUM : 1. Vị trí địa lý : Tỉnh Kontum có tỉnh lỵ là thị xã Kontum và các huyện Đắc giây, Đắc tô, Kon-plong, Sa thầy, Khang, Chư-srê. Dân tộc gồm có người Kinh, Bana,
  55. Xê-đăng, Nhắng, K’ho, H’rê, Thái, Mường Tỉnh Kontum có nhiều sông ngòi và chia ra làm 3 hệ thống : - Sông Pơ-cô : bắt nguồn từ phía Tây núi Ngọc lĩnh. Tổng lượng dòng chảy hàng năm của sông từ 10-11 tỉ m3 nước nên có khả năng xây dựng nhiều công trình thủy điện. - Sông Ba : bắt nguồn từ Kon-Flông và đổ ra biển ở thị xã Tuy hòa. - Sông Ia-đrăng, Ia-lốp : có khả năng tưới 46 ha đất trồng trọt. 2. Những điểm tham quan : a. NHÀ KRÔNG K’RON-BÀNG : Với lối kiến trúc độc đáo, nhà krông có hình dáng như lưỡi chiếc búa khổng lồ đưa thẳng lên trời như thách đố với thời gian, thiên nhiên khắc nghiệt. Nhà krông là trung tâm chỉ đạo sản xuất, trụ sở bộ máy quản trị của dân làng ( giải quyết những tranh chấp, xích mích ), là trường học của lớp trẻ, là hội trường và nhà khách của buôn làng. Vào khoảng năm 1924 dân làng K’ron-bàng bắt đầu xây dựng ngôi nhà krông. Những cột chính được voi kéo từ rừng về đường kính 0m8, cao khoảng 8m và được tô điểm những nét hoa văn đặc trưng của dân tộc Bana. Nhà krông có chiều dài 14m, rộng 10m ,chiều cao từ mặt đất lên đến nóc khoảng 24-25m, mái ban đầu lợp bằng tranh dày đến 1m. Nhà krông K’ron- bàng được xem là nhà krông cổ nhất, lớn nhất ở Tây nguyên. b. TƯỢNG NHÀ MỒ DÂN TỘC BANA : - Lớp tượng thứ nhất : biểu hiện sự tái sinh hay hình thành một cuộc sống mới ( tượng những cặp nam nữ khỏa thân, cặp nam nữ giao hợp ), tượng những phụ nữ có thai, tượng bào thai mới ra đời trong tư thế ngồi co. - Lớp tượng thứ hai : rất phong phú về thể loại,người Bana gọi là “ dik “ (người hầu ) gồm tượng phụ nữ, đàn ông, người đánh trống, người đi săn, người giả gạo, thợ rèn, mẹ bồng con, chó, khỉ, rùa,voi, chim và cả tượng lính Pháp, thợ chụp ảnh, cầu thủ bóng đá.
  56. - Lớp tượng thứ ba : những ảnh hưởng của xã hội, văn hoá từ bên ngoài vào đầu thế kỷ XX gồm các tượng lính Pháp, lính Mỹ, bộ đội, máy bay,trực thăng, xe tăng E – TIỂU VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ E1. TUYẾN DU LỊCH TP HỒ CHÍ MINH – BÌNH THUẬN – NINH THUẬN – KHÁNH HOÀ : I – TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TPHCM – PHAN THIẾT ( 177 km ) – PHAN RANG (315 km) -NHA TRANG ( 418 km ): 1. Tỉnh Đồng Nai : a. Huyện Thống nhất - Ngả 3 Dầu giây ( Quốc lộ 1A ) – ngả 3 Long khánh b. Huyện Long khánh - Chợ trái cây đêm Bảo hoà c. Huyện Xuân lộc - Ngả 3 Ông Đồn, núi Chứa chan, núi Le 2. Tỉnh Bình thuận : a. Huyện Hàm thuận nam - Ngả 3 Hàm tân, núi Tà cú a. TP Phan thiết b. Huyện Hàm thuận bắc - Núi Tà-zôn c. Huyện Bắc bình - Núi Bàu thiên, núi Hòn một e. Huyện Tuy phong - Ngả 3 Tuy phong, bãi biển Cà ná 3. Tỉnh Ninh thuận :
  57. a. Huyện Ninh phước b. Thị xã Phan rang c. Huyện Ninh hải 4. Tỉnh Khánh hòa : a. Huyện Cam ranh b. Huyện Diên khánh c. TP Nha trang II – TỈNH BÌNH THUẬN : 1. Vị trí địa lý : Tỉnh lỵ của tỉnh Bình thuận là TP Phan thiết và các huyện : Hàm thuận nam, Hàm tân, Tánh linh, Hàm thuận bắc, Bắc bình, Tuy phong. Về dân tộc đa số là người Kinh, có hơn 50.000 người Chăm theo Bà la môn giáo, có 2 hay 3 làng người Chăm theo đạo Hồi. Tỉnh Bình thuận có hơn 150 ghe thuyền đánh cá. Cuộc sống của cư dân ở đây chủ yếu dựa vào đánh bắt cá và chế biến hải sản. 2. Những điểm tham quan : a. TRƯỜNG DỤC THANH : là trường tư thục đầu tiên ở Phan thiết do 2 ông Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quí Anh ( con Nguyễn Thông ) vận động người thân xây dựng ngôi trường năm 1908 theo sự gợi ý của cụ Phan Chu Trinh. Lúc bấy giờ người thanh niên Nguyễn Tất Thành được phân công dạy lớp 3, lớp nhì. Trường chỉ có 1 phòng học và 4 dãy bàn, lớp này học thì lớp khác ra chơi. Phía sau trường vẫn còn gốc cây khế trên 100 tuổi mà trước kia thầy giáo Thành thường chăm sóc và Ngọa du sào là thư viện của trường. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở lại đây từ tháng 9.1910-2.1911. Khu di tích này được Bộ văn hoá và thông tin công nhận là di tích lịch sử-văn hóa quốc gia ngày 12.4.1986. b. BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN : Khởi công xây dựng năm 1983, hoạt động năm 1986, nâng cấp năm 1986 và mở cửa đón khách ngày 1.6.1998. - Tầng trệt : • Phòng trưng bày hình ảnh, tài liệu nói về tiểu sử và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi ra đời đến năm 1930.
  58. • Phòng trưng bày những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tỉnh Bình thuận, chân dung những nhân vật đã xây dựng nên trường Dục thanh. - Tầng lầu : đề cập đến hoạt động của Bác Hồ sau khi từ nước ngoài về VN cho đến lúc mất. c. THÁP CHÀM PÔSƯNƯR : ( tháp Phú hài ) Vua Chăm Parachanh có 2 người con : công chúa Pôsưnưr ( Bà Tranh ) và Thái tử Kathit ( hay Pôđam, người Việt gọi là Trà Duyệt ). Bà là thứ hậu của vua Lê xin đến phía Nam Panduranga ( vùng sông Lũy ) vận động dân Chăm phá rừng lập rẫy làm vườn. Sau đó bà lên vùng Ma lâm Chàm tổ chức cho dân Chăm canh tác, phát rừng làm rẫy, trồng bông dệt vải. Tại đây bà kết hôn với Pô Sahaniempar một lãnh chúa người Chăm theo đạo Ấn Hồi. Đối với người Chăm bà Pôsưnưr là người có công đối với dân tộc, tổ chức cho dân Chăm canh tác, định ra phép tắc ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội. Cùng với Pôđam tham gia hướng dẫn các công trình thủy lợi ở phía Nam Panduranga ( từ Tuy phong – Tánh linh ). Cư dân ở Ma lâm Chàm mỗi khi có việc đến cầu hiển linh bà đều được như y, sản xuất được mùa. Tháp Pôsưnưr xây dựng vào thế kỷ XV. Quần tháp hiện nay chỉ còn lại 3 cái : 2 cái lớn và 1 cái nhỏ. Tháp chính lớn và cao nhất ( khoảng 20m ) nằm trên đồi cao, trong tháp có 1 tượng linga trơn tròn được phủ 1 lớp vải đỏ. Phía trước tháp chính về hướng Đông bắc có 1 tháp phụ nhỏ cao khoảng 2m5, cách tháp chính khoảng 10m có 1 tháp thứ ba cao khoảng 15m. d. LẦU ÔNG HOÀNG : là nơi tạo nguồn cảm hứng cho nhà thơ Hàn Mặc Tử, toạ lạc trên đồi Ngọc lâm, ở độ cao 150m. Năm 1910 ông hoàng người Pháp MontPensier đã cho xây dựng 1 lâu đài tráng lệ, diện tích 536 m2 có tên là “ Tổ chim ưng “. Năm 1933 Pháp giao ngôi nhà này cho Bảo Đại. Năm 1952 Pháp đã cho xây dựng tại đây 1 lô cốt. e. BÃI BIỂN MŨI NÉ : theo tiếng Chăm là “ Cap Né “ có nghĩa là “ mũi con ếch nhỏ “. Tại đây có 1 cù lao nhô ra biển tạo cho mũi Né có hình vòng cung,là nơi kín gió cho các tàu thuyền vào tránh bão. Mũi Né là một bãi biển đẹp với bãi cát trải dài và bãi tắm lý tưởng cho du khách. f. NƯỚC SUỐI VĨNH HẢO : trước đây người Chiêm thành có 1 loại nước thánh tên gọi là Eamu xếp thứ hai sau nước Ea Galhau ( nước trầm hương ) dùng để tắm các tượng thần. Tương truyền trong một chuyến ngao du về phía Nam, vua Chế Mân và Huyền Trân công chúa đã dừng chân bên bờ
  59. suối này và đặt tên nước thánh Eamu thành Vĩnh hảo. Tháng 8.1909 thương gia Bùi Huy Tín đã tìm được vùng nước suối đầy huyền thoại này. Năm 1928 công ty Société civile détudes des eaux minérales de Vinhhao thành lập theo quyết định của Toàn quyền Đông dương được tung ra trên thị trường từ tháng 10.1930. Năm 1960 Trần Lệ Xuân đã cho xây hẳn một bể tắm cạnh nơi khai thác nước suối để phục vụ cho sắc đẹp riêng của mình. g. CHÙA CỔ THẠCH : có cách nay khoảng 163 năm lúc đầu do Thiền sư Bảo Tạng lập am tu hành và sau đó mở rộng thành chùa như bây giờ. Kiến trúc chùa được xây dựng theo hình thế có sẵn của thiên nhiên. Trên những hòn đá khổng lồ là gác chuông, gác trống, điện thờ Phật. Ngọ môn được kiến trúc dựa vào 2 tảng đá lớn, sau lưng chùa là động Ngũ hành, vườn đá, thạch tượng. III – TỈNH NINH THUẬN : 1. Vị trí địa lý : tỉnh lỵ của tỉnh Ninh thuận là thị xã Phan rang và các huyện : Ninh hải, Ninh sơn, Phước sơn. Về dân tộc có người Kinh, Chăm, Raglai, Nùng, K’ho, Khmer, Chu-ru, Châu-ro Địa hình gồm có rừng núi, đồng bằng và ven biển, diện tích nông nghiệp chỉ có 10%. Bên cạnh cây lúa là các loại hoa màu, cây bông, cây mía, tỏi, thuốc lá Thị xã Phan rang nằm bên bờ sông Cái, cách biển 5km. Ninh chữ là bãi tắm đẹp với bãi cát trắng chạy dài 5km. 2. Lễ hội của người Chăm : a. LỄ TẾT KATÊ : tổ chức vào ngày 1.7 lịch Chăm ( 11.10 dương lịch ). Trước lễ katê nhiều palei Chăm tổ chức múa hát dân gian. Thanh niên thi nhau đánh trống ginà, trống Ba-ra-nưng và thổi kèn sa-ra-nai. Các cô gái Chăm múa những điệu múa : bren, cjong, mrai, patra. Các cụ già mở chiet ( giỏ đan bằng tre ) lấy sách cổ ra ngâm nga những bài ariya ( truyện thơ Chăm ). Đặc biệt vào khoảng 1-2h chiều ngày cuối tháng 6 lịch Chăm tiến hành lễ đón rước y trang vua Chăm do bà con dân tộc Raglai sống ở phía Đông dãy Trường sơn cất giữ. Đúng ngày 1.7 lịch Chăm, Po-Phia hướng dẫn người Chăm tiến hành lễ Pơh Babbang Yang ( mở cửa tháp ) thỉnh mời các thần linh về chứng giám cho sự cầu nguyện của con người vào dịp lễ Katê. Đến 4-5h chiều người ta rời tháp về lại các palei để tổ chức lễ tạ ơn ông bà tổ tiên.
  60. b. LỄ HỘI RAMƯWAN CỦA NGƯỜI CHĂM BÀ-NI : tổ chức vào tháng 9 lịch Hồi giáo ( nhằm ngày 19,20,21.1 ). Sau phần tảo mộ, cúng ông bà tại nhà trong 3 ngày. Đến tối ngày 21.1 ngưng tất cả việc cúng tế, sát sinh, các tu sĩ Hồi giáo tắm rửa sạch sẽ và vào thánh đường tịnh chay. 3. Những điểm tham quan ở Ninh thuận : a. BÃI BIỂN CÀ NÁ : tên gọi Cà ná biến âm từ Canăk của tiếng Chăm. Đó là nơi hòa quyện tuyệt diệu giữa núi và biển. Tương truyền Thần mẫu Pô Inưr Nưkar vua đầu tiên của vương quốc Chiêm thành thời thiếu nữ thường đến Cà ná tắm biển. Vào thế kỷ XIV vua Chế Mân đã lập ở Cà ná vườn Mai uyển để cùng thưởng xuân với hoàng hậu là công chúa Huyền Trân. b. THÁP PÔ K’LONG GA-RAI : Truyền thuyết về tháp Pô K’long Garai là Jatol ( Jadol ) là một chàng trai xấu xí, thô kệch đi chăn trâu mướn và buôn trầu trên núi. Một hôm trên đường về có tảng đá bên đường, Jatol nằm ngủ thì xuất hiện 2 con rồng trắng liếm khắp mình Jatol đã biến từ 1 thanh niên xấu xí thành 1 thanh niên khôi ngô tuấn tú. Tiếng đồn đến vua Nuhol ( Xạ Đẩu) lúc ấy đang quản thủ thành Iaru ( Tuy hòa ). Năm 1167 nhà vua qua đời, Jatol lấy con gái vua tôn danh làm hoàng hậu Bia Thakol, Jatol lên ngôi vua xưng danh là Pô k’Long Garai. Lúc ông lên làm vua cũng là lúc dân tình đói khổ, mùa màng thất bại nên nhà vua đã tổ chức cho nhân dân xây đập nước Paxa ( đập Nha trinh ), đào kênh mương dẫn nước từ sông Dinh vào. Để tưởng nhớ ơn của nhà vua, người Chăm đã tạc tượng thờ nhà vua trong tháp và lấy tên của nhà vua đặt cho tên tháp là Pô K’LongGarai. Tháp Pô k’Long Gari nguyên thủy có 6 cái : 1 tháp chính vá 5 tháp phụ. Hiện nay chỉ còn 1 tháp chính và 2 tháp con thẳng hàng trước mặt tháp chính và 1 tháp nhỏ ở phía sau thờ hoàng hậu Bia Thakol, còn lại đã bị đổ nát tất cả. IV – TỈNH KHÁNH HÒA : 1. Vị trí địa lý : Tỉnh lỵ của tỉnh Khánh hòa là TP Nha trang và 7 huyện : Diên khánh, Khánh vĩnh, Cam ranh, Khánh sơn, Vạn ninh, Ninh hòa và huyện đảo Trường sa. Diện tích rừng chiếm 80% diện tích toàn tỉnh, có nhiều loại gỗ quí như :
  61. mun, cẩm lai, trắc nhiều lâm sản quí như : trầm, kỳ nam, gạc nai, mật ong, nhựa thông và các loại dược liệu quí như : mã tiền, sa nhân, hà thủ ô, sâm nam. Thú rừng có nhiều loại như : voi, hổ, báo, khỉ, bò tót, nai, sơn dương, gấu, trăn, cá sấu. Tỉnh Khánh hòa còn có suối nước nóng Dục mỹ. Tỉnh Khánh hòa có các sông : sông Ba dài 300km, sông Cái, sông Bàn thạch, sông Dinh, sông Nha trang. Bờ biển tỉnh Khánh hòa có nhiều đầm, vịnh như : vịnh Xuân đài, đầm Ô loan, Vũng Rô, vịnh Văn phong, vịnh Cam ranh Về thủy sản biển Khánh hòa giàu các loại cá như : cá thu, cáchim, cá ngừ và các loại hải sản quí như : mực, tôm hùm, tôm he, hải sâm, sò huyết, rong biển. Một đặ sản quí của tỉnh Khánh hòa là yến sào trên các đảo hòn Hồ, hòn Đụn, hòn Sương, hòn Mun, hòn Nội, hòn Ngoại hàng năm thu được từ 900- 1.200 kg yến sào. 2. Những điểm tham quan ở Khánh hòa : a. THÀNH DIÊN KHÁNH : được xây dựng năm 1793 theo kiểu vauban, Nguyễn Anh giao cho hoàng tử Cảnh và Bá Đa Lộc trấn giữ. Tháng 3.1794 tướng Tây sơn là Trần Quang Diệu tiến quân vây hãm thành Diên khánh, Nguyễn Anh phải sai Võ Tánh ra giải vây. Tháng 1.1795 Trần Quang Diệu lại đem quân quyết chiếm bằng được thành Diên khánh nên Nguyễn Anh phải thân chinh đem quân ra giải vây cho Võ Tánh. Năm 1885 khi vua Hàm Nghi ban hịch Cần vương, 3 sĩ phu của tỉnh Khánh hòa là : Trịnh Phong, Nguyễn Khánh, Trần Đường đã lấy thành Diên khánh làm cơ sở chống lại Pháp. Tường thành Diên khánh dài 2.690m, cao 3m5, vòng ngoài tường thành có hào sâu từ 3-5m bao quanh. Hiện nay chỉ còn cửa Đông, cửa Tây là tương đối còn nguyên vẹn lúc ban đầu. b. THÁP BÀ PÔNAGAR : người Chăm đã thờ PôNagar như “ nữ thần xứ sở” của thị tộc Kauthara, cai quản phía Nam vương quốc Chămpa ( Khánh hòa, Ninh thuận, Bình thuận ). Theo truyền thuyết của người Kinh do Phan Thanh Giản soạn thảo lược sử “ Thiên y tiên nữ “ năm 1817. Lúc này ở núi Langari ( Nha trang ) ông Thang và bà Kathang bắt gặp một tiên nữ xinh đẹp đang hái trộm dưa trong rẫy của nhà mình đã nhận làm con nuôi và đặt tên là Mukjuk. Bà sang trung quốc vận động giúp đỡ nhưng duyên trời đã định bà kết hôn với thái tử nước đó, sinh ra 2 người con : con trai là Truy, con gái là Quí. Vì thái tử thường đem quân xâm chiếm các nước lân bang cho nên bà đã trốn chồng giương thuyền về phương Nam. Đến cù lao Huân – xã Đại an- tỉnh Khánh hòa ngày nay tìm cha mẹ nuôi nhưng ông bà đã qua đời. Bà lập am thờ trên núi Đại an ( nay gọi là núi Chúa ). Bà là người có công khai phá cho dân tộc Chăm, dạy dân cách làm ruộng, đánh cá, trồng ngũ cốc. Bà cho
  62. người sang Ấn độ học hỏi đạo giáo, tiếp thu nền văn minh về truyền bá trong nước. Người Chăm gọi là PôNagar, PôNagar Taha, Pô Yan Inưnơgar, người kinh gọi là bà Chúa Đen, chúa Ngọc, chúa Tiên, chúa xứ, người Hoa gọi là Thiên y a na Thánh mẫu. - Tháp chính : ở phía Đông bắc 23m, xây dựng năm 817. Tháp này thờ PôNagar và con gái của bà. Tượng bà PôNagar được tạc bằng đá hoa cương nguyên khối, ngồi xếp bằng trên đài sen, đặt trên một yoni. - Tháp cổng : ở trước tháp bà PôNagar, phía chân là sân gạch hình chữ nhật, phía trên xây 2 hàng cột to toàn bằng loại gạch xây tháp. - Tháp phụ : ở phía Nam xây dựng năm 744 bị người Mã lai xâm chiếm phá hủy, thờ Thái tử Bắc triều nên thờ thần Sylva. - Tháp phụ : ở phía Nam nhỏ hơn được xây dựng vào thế kỷ XII thờ 2 con của bà nên thờ thần Ganêxa mình người đầu voi. - Tháp phụ : ở phía Tây bắc thờ ông bà nuôi của bà lúc còn nhỏ. d. VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC : Năm 1923 người Pháp bắt tay xây dựng Viện hải học Nha trang ( sau đổi tên là Viện hải dương học, Bảo tàng sinh vật biển ) để sưu tập các loại động thực vật ở vùng Đông nam Á. Bảo tàng sinh vật biển chính thức hoạt động từ năm 1927 và có nhiều lần ngưng hoạt động. Đến năm 1975 bảo tàng quản lý và gìn giữ 8.000 mẩu vật. Năm 1986 bảo tàng mở cửa đón khách vài tháng và đến năm 1992 mới chính thức mở cửa hoạt động cho đến nay. Các mẩu sinh vật biển gồm có : thực vật biển, tảo ( hiển vi, xanh lam, giáp, silic ), các loại rong biển đủ màu sắc, san hô, giun ( có đến 700 loài ), các loại thực vật ngập mặn, sứa, thủy mẫu là các loại sống phù du trên biển, nhóm giáp xác ( có khoảng 1.600 loài ), các loại da gai ( khoảng 400 loài ), sưu tập các loài cá biển. e. MỘ BÁC SĨ ALEXANDRE YERSIN (1863-1943 ) : Nằm ở phía Bắc khu vực Suối Dầu trên một ngọn đồi nhỏ, cách Quốc lộ 1A khoảng 500m. Bác sĩ Alexandre John Emile Yersin sinh ngày 22.9.1863 tại Thụy sĩ. Năm 20 tuổi ông đậu tú tài văn chương và theo học ngành y ở Thụy