Giáo trình Tiếng Việt thực hành A (Phần 2) - Nguyễn Quang Ninh

pdf 101 trang ngocly 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tiếng Việt thực hành A (Phần 2) - Nguyễn Quang Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tieng_viet_thuc_hanh_a_phan_2_nguyen_quang_ninh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tiếng Việt thực hành A (Phần 2) - Nguyễn Quang Ninh

  1. Phần năm luyện kĩ năng tiếp nhận văn bản Trong đời sống hằng ngày cũng nh− trong việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, việc đọc để tiếp nhận đầy đủ, chính xác một văn bản của ng−ời khác là công việc diễn ra th−ờng xuyên, liên tục. Muốn nắm bắt đ−ợc những nội dung thông tin có trong văn bản, muốn hiểu đ−ợc một cách sâu sắc, ng−ời đọc phải có kĩ năng tiếp nhận văn bản. Nh−ng kĩ năng hoạt động nói chung và kĩ năng hoạt động tiếp nhận văn bản, cũng nh− tạo lập văn bản nói riêng không phải tự nhiên có đ−ợc mà phải qua một quá trình tập luyện nghiêm túc, công phu và bền bỉ mới có thể đạt tới. Bởi vậy, việc rèn luyện kĩ năng tiếp nhận văn bản đ−ợc nói tới trong ch−ơng này là một việc làm hết sức có ý nghĩa và cần thiết đối với mỗi ng−ời sinh viên. Nội dung của phần học tập d−ới đây sẽ giúp chúng ta tập trung vào việc rèn kĩ năng tiếp nhận văn bản , đặc biệt là kĩ năng tiếp nhận văn bản nghị luận, kể cả nghị luận xã hội lẫn nghị luận văn học. i. nội dung và hình thức của văn bản Để có thể thực hiện đ−ợc việc tiếp nhận văn bản, tức là để có khả năng phân tích văn bản một cách khoa học làm cơ sở cho việc tiếp nhận, chúng ta cần phải có những hiểu biết nhất định về đối t−ợng có tên là văn bản ấy. Tr−ớc hết, chúng ta sẽ tìm hiểu xem những yếu tố nào đ tạo nên nội dung và hình thức của một văn bản. 1. Những yếu tố tạo nên nội dung của văn bản Hy xét văn bản d−ới đây: Tuyên truyền Anh Tăng, học trò cụ Khổng, là một ng−ời đạo đức, đ−ợc mọi ng−ời kính yêu. Một hôm, Tăng đi đốn củi, quá tr−a mà ch−a về. Một ng−ời bà con đến nói với mẹ Tăng: "Nghe nói Tăng phạm tội giết ng−ời ". Mẹ Tăng yên lặng nói: "Chắc là họ đồn nhảm. Con tôi hiền lành lắm, chắc nó không bao giờ giết ng−ời". Lát sau, một ng−ời khác lại nói: "Nghe nói Tăng bị bắt rồi ". Bà cụ Tăng bắt đầu lo sợ, nh−ng vẫn bình tĩnh. Vài phút sau, một ng−ời khác lại nói: "Nghe nói Tăng bị giải lên huyện rồi ". Bà cụ Tăng vứt cả công việc và chạy cuống cuồng. Không ai hiền lành bằng anh Tăng. Không ai tin t−ởng anh bằng mẹ anh. Thế mà vì ng−ời đồn qua, kẻ đồn lại dù không đúng sự thật, mẹ Tăng cũng đâm ra lo ngại, hoang mang. ảnh h−ởng của tuyên truyền là nh− thế. 108
  2. * * * Đế quốc Pháp − Mĩ không những chiến tranh xâm l−ợc bằng quân sự, chúng còn chiến tranh bằng tuyên truyền. Chúng dùng báo chí và phát thanh hằng ngày, tranh ảnh và sách vở in rất đẹp, các nhà hát, các tr−ờng học, các lễ cúng bái nhà thờ và chùa chiền, các cuộc họp, để tuyên truyền. Chúng lợi dụng tôn giáo, phong tục, tập quán, chúng bịa đặt những cái xấu và những tin đồn nhảm để tuyên truyền. Mỗi tháng rải hàng chục triệu truyền đơn để tuyên truyền. Nhất là lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ ta để tuyên truyền. Nói tóm lại, chúng dùng đủ mọi cách, mọi dịp để tuyên truyền, để hòng phá hoại tâm lí và tinh thần của nhân dân ta, cũng nh− chúng dùng bom đạn đi phá hoại mùa màng và giao thông của ta. Thế mà có nhiều cán bộ ta xem khinh việc tuyên truyền của địch. Các đồng chí ấy nói: "Ai chẳng biết đế quốc Pháp − Mĩ là độc ác, Việt gian bù nhìn là xấu xa. Ai chẳng biết dân ta, Chính phủ ta, Cụ Hồ ta có một lòng vì dân vì n−ớc, và kháng chiến nhất định thắng lợi. Cho nên dù địch tuyên truyền mấy cũng chẳng ai nghe". Nghĩ nh− vậy là họ lầm to, là chủ quan khinh địch, là rất nguy hiểm, là để một thứ vũ khí rất sắc bén cho địch chống lại ta. Nhân dân ta tốt thật. Nh−ng ta nên ghi nhớ câu chuyện anh Tăng. Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ, ngày này đến ngày khác, năm này đến năm khác, "giọt n−ớc nhỏ lâu, đá cũng mòn". Cho nên không khỏi có một số đồng bào bị địch tuyên truyền mi mà hoang mang. Trách nhiệm của mỗi cán bộ, của mỗi ng−ời yêu n−ớc là tìm mọi cơ hội, dùng mọi hình thức, để đập tan tuyên truyền giả dối và thâm độc của địch. Chúng ta phải thắng địch về tuyên truyền cũng nh− bộ đội ta đánh thắng địch về mặt quân sự. (C.B, báo Nhân dân , 1954) Chúng ta bắt đầu từ việc tìm các yếu tố tạo nên nội dung văn bản này. Văn bản Tuyên truyền đ phản ánh một mảng hiện thực của đời sống x hội Việt Nam vào đầu những năm 50 của thế kỉ XX. Đó là âm m−u xảo quyệt của kẻ địch đối với nhân dân ta trong việc tuyên truyền và những nhận thức ch−a đúng của cán bộ, chiến sĩ ta về sức mạnh của tuyên truyền cũng nh− trách nhiệm của toàn dân trong việc đập tan âm m−u tuyền truyền xuyên tạc ấy. Đây là chất liệu của cuộc sống, là thực tế đ−ợc đ−a vào trong văn bản và trở thành nội dung của văn bản. Vậy, muốn thể hiện đ−ợc những nội dung nh− chúng ta vừa nêu ra đó, cần phải có yếu tố gì? a) Có thể nói yếu tố đầu tiên cần đến để có đ−ợc nội dung trên chính là khái niệm truyền đạt nghĩa. Thiếu yếu tố này, chúng ta không thể trình bày đ−ợc nội dung nh− chúng ta đang xem xét. Bởi vì nếu không có khái niệm, chẳng hạn nh− những khái 109
  3. niệm nêu ra d−ới đây thì không thể nói đ−ợc điều nh− chúng ta muốn nói tới trong văn bản trên: − Giải thích rộng rãi để mọi ng−ời tin, tán thành, ủng hộ và làm theo ( tuyên truyền ). − Dựa vào những điều kiện thuận lợi nào đó để m−u tính lợi riêng không chính đáng (lợi dụng ). − Dối trá, lừa lọc một cách quỷ quyệt khó l−ờng ( xảo quyệt) . − Cố ý làm cho hỏng, cho bị thiệt hại ( phá hoại ). − Không yên lòng, không biết tin theo cái gì và nên xử trí ra sao ( hoang mang ) − Phía đối lập có quan hệ chống nhau vì lẽ sống còn ( địch ). − Sự xung đột vũ trang giữa các giai cấp, các dân tộc hoặc các n−ớc nhằm thực hiện mục đích chính trị, kinh tế nhất định ( chiến tranh ). − Ph−ơng tiện dùng để phá hoại và tiến hành đấu tranh ( vũ khí ). Bởi vậy, dù văn bản có viết theo kiểu nào đi nữa, dù dài hay ngắn, dù câu chữ thế này hay thế khác thì những khái niệm nh− chúng ta vừa nói đến đều cần phải có và không thể thay đổi. Thay đổi khái niệm là thay đổi toàn bộ nội dung văn bản. Loại trừ những khái niệm cơ bản để truyền đạt nghĩa của văn bản là chúng ta đ loại trừ ngay nội dung của chính văn bản ấy. b) Tuy vậy, những khái niệm thể hiện nội dung này khi đi vào văn bản lại nằm trong mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Việc thể hiện đúng mối quan hệ ấy là cần thiết để ng−ời tiếp nhận văn bản hiểu đúng bản chất của hiện thực đ−ợc phản ánh. Bởi thế, bên cạnh việc cần có những khái niệm truyền đạt nghĩa, để thể hiện đ−ợc nội dung, văn bản cần có thêm một yếu tố nữa, đó là những mối quan hệ giữa các khái niệm. Không có mối quan hệ sẽ không có sự kết dính giữa các khái niệm, cũng có nghĩa là sẽ không có văn bản. Những mối quan hệ th−ờng thấy trong văn bản là: quan hệ nhân quả, quan hệ bao hàm, quan hệ nh−ợng bộ, Ví dụ: mối quan hệ giữa "địch tuyên truyền mi" với "có một số đồng bào bị hoang mang" là mối quan hệ nhân quả; mối quan hệ giữa "mỗi tháng rải hàng chục triệu truyền đơn để tuyên truyền" và "nhất là chúng lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ ta để tuyên truyền" là mối quan hệ liệt kê; mối quan hệ giữa "chúng ta phải đánh thắng địch về tuyên truyền" và "bộ đội ta đánh thắng địch về mặt quân sự" là mối quan hệ so sánh, Những mối quan hệ này trong nội dung văn bản phải đ−ợc đảm bảo đúng nh− mối quan hệ vốn có giữa những sự vật, sự việc, hiện t−ợng trong thực tế. Phản ánh sai những mối quan hệ đó có nghĩa là văn bản đ phản ánh sai hiện thực. Nh− vậy, khi duy trì những khái niệm cơ bản trong văn bản, chúng ta cũng đồng thời bảo toàn nguyên vẹn cả những mối quan hệ giữa các khái niệm nh− chúng vốn có. Nói một cách khác, để truyền đạt một nội dung, trình bày một chủ đề, trong bất kì tr−ờng hợp nào, chúng ta cũng phải giữ nguyên những khái niệm chủ yếu và các mối quan hệ chủ yếu giữa các khái niệm. Thay đổi mối quan hệ giữa các khái niệm là đồng thời thay đổi cả nội dung văn bản. Sự thay đổi đó sẽ làm cho văn bản không còn là nó nữa. Có thể nói, hai yếu tố khái niệm và quan hệ giữa các khái niệm chính là cơ sở lôgic của văn bản. Không có cơ sở này, chúng ta sẽ không có văn bản nh− nội dung chúng ta đang xem xét, vì bất kì một văn bản nào cũng phải đ−ợc xây dựng trên một cơ sở của sự 110
  4. phản ánh thực tế nào đấy. Đây chính là yếu tố xác lập sự t−ơng ứng của văn bản với hiện thực. Loại bỏ những yếu tố này, nghĩa là gạt bỏ khái niệm và quan hệ giữa chúng, văn bản đang đ−ợc xem xét cũng sẽ không còn nữa. 2. Những yếu tố tạo nên hình thức của văn bản Chúng ta tiếp tục đi sâu vào văn bản trên để tìm ra những yếu tố thuộc bình diện hình thức. a) Tr−ớc hết, chúng ta hy xem xét văn bản về mặt từ ngữ. Giả định nh− chúng ta thay một số những từ ngữ nào đó trong văn bản bằng những từ ngữ khác gần nghĩa hoặc đồng nghĩa. Ví dụ, thay: − hiền lành bằng hiền hậu, hiền dịu, dịu hiền. − xảo quyệt bằng quỷ quyệt, gian ngoan, gian giảo. − địch bằng kẻ địch, quân thù, kẻ thù, quân giặc, giặc , thù. − thắng lợi bằng chiến thắng, đánh thắng . − hằng ngày bằng từng ngày, ngày ngày, ngày nào. Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, dù tiếp tục thay nhiều và nhiều hơn nữa những từ ngữ đ có trong văn bản bằng những từ ngữ khác thì nội dung cơ bản của văn bản vẫn không thay đổi, nghĩa là những điều cần thông báo trong văn bản vẫn đ−ợc giữ nguyên. Nh− vậy, việc thay đổi các từ ngữ gần nghĩa hoặc đồng nghĩa, việc dùng từ ngữ này hay từ ngữ khác, không làm ảnh h−ởng nhiều lắm đến nội dung văn bản, không làm thay đổi đ−ợc nội dung văn bản. Bây giờ chúng ta xem xét tiếp về mặt cú pháp. Giả sử chúng ta lại thay đổi một số kiểu câu có trong văn bản bằng một số kiểu câu khác nh− đ thay thế khi tìm hiểu về mặt từ ngữ của văn bản. Ví dụ: Thay câu "Nhất là chúng lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ ta để tuyên truyền" bằng những câu khác nh−: − Nhất là những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ ta bị chúng lợi dụng để tuyên truyền. − Nhất là − để tuyên truyền − chúng lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ ta. − Nhất là chúng lợi dụng để tuyên truyền những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ ta. Hoặc nh− thay câu: "Cho nên không khỏi có một số đồng bào bị địch tuyên truyền mà hoang mang" bằng những câu nh−: − Cho nên có một số đồng bào không khỏi bị địch tuyên truyền mà hoang mang. − Cho nên không khỏi có một số đồng bào hoang mang khi bị địch tuyên truyền. Những câu vừa dẫn ra nhằm mục đích thay thế trên, mặc dù kết cấu cú pháp của chúng có sự khác nhau, nh−ng tất cả đều vẫn đảm bảo đ−ợc nội dung thông báo cơ bản nh− câu trong văn bản. 111
  5. Hơn thế nữa, không phải chỉ thay đổi câu này bằng câu khác, kiểu này bằng kiểu khác mà chúng ta còn có thể tách nhập câu, thay hẳn một số ngữ đoạn này bằng một số ngữ đoạn khác mà nội dung thông báo vẫn không thay đổi. Ví dụ, có thể tách câu "Chúng lợi dụng tôn giáo, phong tục, tập quán, chúng bịa đặt những cái xấu và những tin đồn nhảm để tuyên truyền" thành hai câu: "Chúng lợi dụng tôn giáo, phong tục, tập quán". "Chúng bịa đặt những cái xấu và những tin đồn nhảm để tuyên truyền". Chúng ta cũng có thể nhập hai câu "Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ, ngày này đến ngày khác, năm này đến năm khác, "giọt n−ớc nhỏ lâu, đá cũng mòn. Cho nên không khỏi có một số đồng bào bị địch tuyên truyền mi mà hoang mang" thành một câu "Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ, ngày này đến ngày khác, năm này đến năm khác, "giọt n−ớc nhỏ lâu, đá cũng mòn", cho nên không khỏi có một số đồng bào bị địch tuyên truyền mi mà hoang mang. Nh− vậy, sự thay thế một từ, một ngữ đoạn, một câu, bằng một từ, một ngữ đoạn, hoặc một câu khác có giá trị t−ơng đ−ơng nh− chúng ta vừa xem xét ở trên đ−ợc thực hiện một cách dễ dàng. Sự thay thế, loại bỏ yếu tố này hay yếu tố khác về ngôn ngữ nh− trên mặc dù nội dung không thay đổi nh−ng ta vẫn thấy sự thay thế đó sẽ làm cho văn bản có những phẩm chất mới, khác hẳn với phẩm chất của văn bản đang xem xét. Sự thay thế quá nhiều sẽ làm cho nó cũng không phải là nó nữa. Tuy vậy, ảnh h−ởng tới văn bản của những yếu tố ngôn ngữ này khác hẳn với hai yếu tố khái niệm và quan hệ nh− chúng ta đ xem xét ở trên. Việc loại bỏ yếu tố khái niệm và quan hệ sẽ dẫn tới sự phá vỡ nội dung, loại trừ hẳn hiện thực đang đ−ợc xem xét. Nh−ng việc xoá bỏ hoặc thay thế các yếu tố ngôn ngữ sẽ không làm mất đi nội dung đang đ−ợc xem xét. Nội dung trong những tr−ờng hợp thay thế này vẫn đảm bảo đ−ợc những nét cơ bản nh− nội dung mà văn bản tr−ớc khi thay thế vốn có, nghĩa là vẫn đảm bảo đ−ợc sự phản ánh lôgic nội dung hiện thực, không xuyên tạc t− t−ởng của tác giả. ở đây, sự thay đổi các yếu tố ngôn ngữ nh− từ ngữ, câu chữ, nh− ta đ tiến hành ở trên rõ ràng không thuộc bình diện nội dung, không làm thay đổi hiện thực trình bày mà thuộc bình diện hình thức, thuộc đặc tính của việc trình bày t− t−ởng. Việc trình bày t− t−ởng theo cách này hay theo cách khác, sử dụng ph−ơng tiện ngôn ngữ này hay ph−ơng tiện ngôn ngữ khác sẽ tác động tới ng−ời đọc, ng−ời nghe, hoặc làm cho họ dễ dàng trong việc tiếp nhận nội dung hoặc ng−ợc lại sẽ gây ra cho họ những khó khăn nào đó trong việc tiếp nhận chính nội dung ấy. b) Thuộc bình diện hình thức của văn bản không phải chỉ có những yếu tố ngôn ngữ. Nh− chúng ta đ thấy, văn bản Tuyên truyền không phải chỉ gồm một câu mà là một tập hợp của nhiều câu. Các câu này đ−ợc sắp xếp với nhau theo những mối quan hệ chặt chẽ, có tổ chức và đ−ợc định vị rõ ràng trong văn bản. Các câu liên kết đ−ợc với nhau, tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức cho văn bản chính là nhờ mối quan hệ đó. Mối quan hệ ấy đ−ợc xây dựng nh− thế nào là tuỳ thuộc vào thủ pháp cấu tạo văn bản. Văn bản chúng ta đang phân tích có một thủ pháp cấu tạo riêng. Giả sử chúng ta thay đổi thủ pháp cấu tạo riêng này của văn bản bằng một thủ pháp cấu tạo khác. Thay cho câu 112
  6. chuyện đ−ợc kể về anh Tăng ở phần mở đầu văn bản, chúng ta chỉ cần viết, chẳng hạn nh− "Tuyên truyền có sức mạnh ghê gớm". Chỉ một câu này thôi cũng đủ nói lên toàn bộ nội dung cũng nh− ý nghĩa mà câu chuyện đ có. Có thể coi hai cách mở đầu − cách thứ nhất kể ra một câu chuyện, cách thứ hai nói thẳng vấn đề cần nói trong một câu − có nội dung cần thông tin nh− nhau. Nh−ng nếu đứng ở một ph−ơng diện khác, ph−ơng diện tiếp nhận văn bản để xem xét, chúng ta sẽ thấy hai cách vào đề trên mặc dù nội dung thông tin t−ơng tự nhau nh−ng hiệu quả tiếp nhận lại khác hẳn nhau. Cách vào đề bằng một câu chuyện là cách vào đề có sức hấp dẫn, lôi cuốn sự hứng thú của ng−ời tiếp nhận hơn. Qua sự dắt dẫn của câu chuyện, ng−ời đọc, ng−ời nghe sẽ tự rút ra đ−ợc cho mình một kết luận không phải do ng−ời khác áp đặt mà do chính mình tự nhận thức đ−ợc. Kết luận đó do đ−ợc giải thích, chứng minh một cách đầy đủ nên tính thuyết phục cao. Những kết luận nh− vậy th−ờng bao giờ cũng thấm thía, cũng sâu sắc. Còn cách vào đề chỉ bằng một câu nh− chúng ta thay thế, tuy ngắn gọn, nh−ng tính thuyết phục bị giảm đi vì cái kết luận chúng ta đ−a ra ch−a đ−ợc giải thích một cách đầy đủ, ch−a đ−ợc chứng minh một cách rõ ràng. Theo dõi tiếp cách trình bày nội dung, chúng ta sẽ thấy cách lựa chọn, sắp xếp các câu, các đoạn văn trong văn bản đều tuân theo những chủ định riêng của tác giả. Điều nổi bật là các đoạn văn trong bài viết th−ờng rất ngắn và d−ờng nh− đ−ợc cấu tạo theo cùng một kiểu mô hình: − Đế quốc bằng tuyên truyền. − Chúng dùng báo chí để tuyên truyền. − Chúng lợi dụng để tuyên truyền. − Mỗi tháng để tuyên truyền. − Nhất là lợi dụng để tuyên truyền. Các đoạn văn với cùng một kiểu cấu tạo nh− vậy đ làm nổi rõ dụng ý của tác giả. Từ một nhận xét chung, tác giả lần l−ợt chỉ ra những việc làm cụ thể trong tuyên truyền của địch. Việc liệt kê liên tiếp những việc làm đó theo một trật tự định sẵn, theo một thủ pháp cấu tạo riêng biệt nh− vậy, chúng ta cũng có thể thay đổi lại đ−ợc. Nh−ng việc cải biên, đảo lại ấy tất sẽ dẫn đến hiệu quả là các vị trí cần nhấn mạnh theo ý riêng của tác giả, các nội dung cần tô đậm, cần khẳng định trong văn bản chắc chắn sẽ biến đổi, và cũng vì vậy mà sẽ gây khó khăn hoặc tạo thuận lợi trong việc tiếp nhận nội dung ở ng−ời đọc. Nh− vậy, ở đây chúng ta thấy một yếu tố khác bên cạnh yếu tố ngôn ngữ tham gia vào việc tạo nên hình thức văn bản chính là thủ pháp cấu tạo . Vì thế có thể hiểu, thủ pháp cấu tạo chính là cách lựa chọn, sắp xếp, phân phối vị trí các câu, các đoạn trong việc trình bày nội dung văn bản. Từ tất cả những sự phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng văn bản đ−ợc tạo thành từ bốn yếu tố cơ bản: khái niệm, quan hệ, ngôn ngữ và thủ pháp . Trong bốn yếu tố này, hai yếu tố đầu thuộc bình diện nội dung, hai yếu tố sau thuộc bình diện hình thức. 113
  7. Các yếu tố thuộc bình diện nội dung tạo cơ sở lôgic cho văn bản, luôn luôn h−ớng tới việc giúp cho văn bản có sự t−ơng ứng với hiện thực, đảm bảo sự phản ánh đầy đủ nhất, chính xác nhất thực tế khách quan. Trong khi đó, các yếu tố thuộc bình diện hình thức luôn tìm cách giúp cho văn bản phát huy đ−ợc hiệu quả nhất việc truyền đạt nội dung tới cho ng−ời nhận. Những yếu tố này h−ớng tới ng−ời tiếp nhận, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ tiếp thu văn bản. Nói nh− vậy không có nghĩa là các yếu tố thuộc bình diện nội dung và hình thức tách rời nhau, biệt lập với nhau. Giữa chúng vẫn có những mối quan hệ rất khăng khít. Sự thay đổi hình thức văn bản này bằng một hình thức văn bản khác sẽ kéo theo sự phá vỡ dụng ý của tác giả, phá vỡ cách thức xây dựng luận điểm, mặc dù chúng vẫn có cùng nội dung. Còn những yếu tố thuộc bình diện nội dung lại quy định việc lựa chọn hình thức, định ra một hình thức phù hợp với nó. Tuy vậy, cũng cần phải thấy rằng hình thức lại có tác động to lớn đến nội dung. Có một hình thức phù hợp, nội dung sẽ đ−ợc tiếp nhận một cách dễ dàng hơn, chính xác hơn. Có thể nói, các yếu tố thuộc bình diện nội dung và hình thức vừa độc lập với nhau, vừa phụ thuộc vào nhau. 3. Luyện tập Bài tập 1 Dựa vào hiện thực đ−ợc trình bày và số lần xuất hiện của các từ ngữ trong văn bản sau, hy xác định những khái niệm cơ bản đ−ợc dùng để truyền đạt nghĩa của văn bản. Cái mốt nói chữ Ngôn ngữ là vỏ vật chất của t− duy. Khi t− duy con ng−ời càng phát triển thì ngôn ngữ càng phong phú. Chúng ta trân trọng và vui mừng tr−ớc sự phát triển của ngôn ngữ hiện đại. ở đây, tôi xin chỉ bàn tới một khía cạnh của sự "bùng nổ" câu, chữ trong giao tiếp và trong văn tự của ta hiện nay. Cho đến bây giờ, hầu nh− không ai không nói "đổi mới". Từ vị giáo s− tới ng−ời lao động bình th−ờng. Từ ng−ời cao tuổi tới em thiếu nhi. Hình nh− trên các diễn đàn ai không nói "đổi mới" tức là thuộc tr−ờng phái bảo thủ. Và, vì đổi mới, nhiều ng−ời đ tung hô những câu nói, những từ ngữ khá là tuỳ tiện. Tôi đ đ−ợc nghe một đồng chí cán bộ huyện về dự hội nghị ở x, phát biểu ý kiến trong buổi tổng kết về giao nộp thuế l−ơng thực mà đồng chí đó đăng đàn suốt mấy giờ đồng hồ. Xin thống kê ch−a đầy đủ những cụm từ đ−ợc lặp lại nhiều lần: trình độ dân trí, quốc kế dân sinh, xuống cấp, băng hoại, nhân văn, bản ngã, vĩ mô, vi mô, Anh không quên nói tới "năm con rồng châu á", rồi những "ma-phi-a", "ma-két- tinh", Nhiều cán bộ nghiên cứu chuyên ngành đ−ợc dự họp cũng phải nhận rằng, anh có trí nhớ rất tốt, vì không "đọc" sai từ nào. Nh−ng khi có ng−ời không hiểu, khiêm tốn đề nghị anh "cho mấy đ−ờng cơ bản", thì anh giải thích sai lung tung. Nh−ng cái tật sính dùng những khái niệm mới lạ cho có vẻ "hiện đại" mà không hiểu nh− anh cán bộ huyện nọ không hiếm lắm. Và ảnh h−ởng của cái mốt dùng chữ nh− thế là khá nhanh. Về nông thôn tôi không khỏi "giật mình" khi nghe một cán bộ văn hoá x tuyên bố một câu: "Các vị không đi làm thuỷ lợi hoá, thì để sói mòn cơ sở hạ tầng à (?!)". 114
  8. Cũng cán bộ văn hoá x đó còn chỉ trích văn hoá ông A, bà B trên tỉnh, trên trung −ơng không chịu đổi mới, cơ hội. Tôi hỏi: "Anh nói cụ thể xem họ đ cơ hội nh− thế nào?". Ng−ời đ−ợc hỏi thản nhiên: "à, tôi cũng nghe ng−ời ta nói vậy". Lập luận khoa học đâu phải là tìm cách làm cho những vấn đề vốn đơn giản trở nên xa lạ, phức tạp. Vì sao lại có những cán bộ lại cứ thích nh− giáo s−, nh− một nhà triết học mà không học cách diễn đạt giản dị, gy gọn của quần chúng? Bà mẹ nói với con: "Phải nghĩ khác tr−ớc đi con ạ", chứ không bao giờ khuyên rằng: "Con phải đổi mới t− duy". Theo thiển nghĩ của tôi, việc "bắt ch−ớc" cách nói, bất cần phân tích, chọn lựa, bất cần biết đối t−ợng nghe mình nói là ai, có nguyên nhân chủ yếu từ phía ng−ời nói và viết. Họ đ muốn chứng tỏ rằng ta đây cũng đổi mới, am hiểu cổ kim đông tây. Họ đ biến ngôn ngữ từ ph−ơng tiện giao tiếp trở thành mục đích "trang trí" cho mình. Kiến thức không đầy đủ, chắp vá mà lại hay nói chữ, không hiểu cũng nói theo thì chẳng khác một loại dây leo. Mà đ là dây leo thì phải dựa dẫm, không bao giờ có chính kiến, có thái độ dứt khoát, và mất dần thói quen độc lập suy nghĩ. Học tập cái hay, cái mới là cần thiết. Học tập cách diễn đạt dễ hiểu, dễ đi vào lòng ng−ời là đòi hỏi nghiêm túc với mọi ng−ời. Đối với cán bộ lnh đạo, vấn đề "học nói" càng trở nên cấp bách hơn. Có những điều tranh luận trong hội thảo thì phù hợp, nh−ng nói tr−ớc đông đảo nhân dân sẽ trở nên xa lạ, lố bịch. Ngắn gọn, thiết thực, tránh dùng từ đao to búa lớn, hoa mĩ là cơ hội tốt để cắt bỏ thói l−ời biếng; nói dựa là thứ dây leo trong cuộc sống hằng ngày. (Hải Đ−ờng, báo Nhân dân chủ nhật ) Bài tập 2 Đọc kĩ văn bản d−ới đây, sau đó hy chỉ ra những yếu tố thuộc bình diện hình thức của văn bản. Sự trong sáng của tiếng Việt trong thơ Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một quá trình phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau; tuy nhiên, cũng có thể phân tích để các khái niệm trên đ−ợc rõ nghĩa hơn nữa. Theo tôi nghĩ, sáng là sáng sủa, dễ hiểu, khái niệm đ−ợc rõ ràng; th−ờng th−ờng khái niệm, nhận thức, suy nghĩ (t− duy) đ−ợc rõ ràng thì lời diễn đạt ra cũng đ−ợc minh bạch; tuy nhiên, nhất là trong thơ, có rất nhiều tr−ờng hợp suy nghĩ sáng rồi, dễ hiểu rồi, nh−ng lời diễn đạt còn thô, ch−a đ−ợc trong, ch−a đ−ợc gọn, ch−a đ−ợc chau chuốt, do đó, tôi muốn hiểu chữ sáng là nặng về nói nội dung, nói t− duy, và chữ trong là nặng nói về hình thức, nói diễn đạt (và cố nhiên là nội dung và hình thức gắn liền), cho nên phải phấn đấu cho đ−ợc sáng nghĩa, đồng thời lại phải phấn đấu cho đ−ợc trong lời, đặng cho câu thơ, câu văn trong sáng Khi nói chuyện về tiếng Việt, Thủ t−ớng Phạm Văn Đồng có hơn một lần nhắc đến: Long lanh đáy n−ớc in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. Theo ý tôi, đó là hai câu thơ trong sáng nhất giữa mấy nghìn câu thơ trong sáng của Truyện Kiều . Trong đôi câu thơ sáu tám này, Nguyễn Du dễ dàng dùng cái văn vốn đ 115
  9. trong sáng của mình để mà tả ánh sáng, ánh sáng của mùa thu trong vắt, nó nắm lấy tất cả: ánh mặt trời của mùa thu sáng tỏ và không gay gắt phối hợp với không khí yên lặng ít bụi bậm d−ới trời thu làm nổi rõ đ−ờng nét, màu sắc và xa gần của cảnh vật: cột khói biếc trong thành phố cổ, núi xa phơi mình nh− dát vàng, trời n−ớc in nhau, nếu tách đứng riêng ra thì đây là hai câu thơ tả cảnh; nh−ng để vào trong mạch văn, thì sở dĩ cảnh trong sáng đ−ợc đến thế, còn là vì Thúc Sinh sau khi về thăm vợ là Hoạn Th− "cho phải đạo" thì đ đ−ợc trèo lên mình ngựa mà "Roi câu vừa dóng dặm tr−ờng", quất ngựa, chỉ roi, trở lại với nàng Kiều, có thế thì cảnh mới phơi phới đến nh− thế chứ. Nói hơi dài về hai câu thơ, vì đây có thể coi nh− điển hình của sự trong sáng của lời thơ, cảnh thơ, tình thơ, cho ta một khái niệm rất rõ về sự trong sáng của ngôn ngữ. Và đ−a Truyện Kiều lên tr−ớc, cũng là để gợi lên thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt trong thơ. Tiếng Việt ta giàu đẹp trong sáng. Bài thơ là một tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ, tinh tế của ngôn ngữ, không lộn xộn, rối rắm, không phí phạm lời nói, không lầm lẫn nghĩa chữ; thơ chọn cách nói ngắn nhất mà giàu đẹp nhất, dồn chứa nhiều chất l−ợng nhất, mà câu thơ vẫn cứ trong sáng nhẹ nhõm, ung dung: Giã nhà đeo bức chiến bào Thét roi cầu Vị ào ào gió thu! Câu thơ Chinh phụ ngâm nói rất nhiều trong tám tiếng. Ng−ời đi đánh giặc thời tr−ớc, khi đ từ biệt vợ con rồi, thì lên đ−ờng rất khẩn tr−ơng, vừa khoác áo giáp vào ng−ời là đ nhảy lên ngựa phóng qua cầu sông Vị, roi quất giòn gi vun vút đến nỗi nh− thét, trong khi đó thì gió thu nổi dậy ào ào, tinh thần nhanh nh− chớp, ngựa nhanh nh− gió, trong tiếng gió có tiếng roi, trên thân cầu có tiếng vó ngựa dồn dập. Thét roi cầu Vị ào ào gió thu , hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh, tất cả đi nh− một mũi tên bắn ! Đó cũng là một ví dụ khá điển hình về sự chất chứa trong sáng của ngôn ngữ trong thơ. Ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, nên bản thân nó gần gũi với sự trong sáng, bởi quần chúng vẫn thích một lối diễn đạt dễ lĩnh hội cho dù phong phú đến thế nào [ ]. Ca dao là truyền khẩu, không sáng tác trên bản thảo, không chép vào giấy mực, cho nên nếu không dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc là sẽ bị đào thải. Bởi vậy, muốn tồn tại đ−ợc, ca dao phải gần với sự trong sáng. Có những vị học giả tr−ớc đây bảo rằng: từ thời kì Hai Bà Tr−ng khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, dựng cờ độc lập, là đ truyền đi câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá g−ơng, Ng−ời trong một n−ớc phải th−ơng nhau cùng. Muốn phấn đấu để làm cho trong sáng ngôn ngữ của thơ, cần phải th−ờng xuyên, kiên trì học tập ngôn ngữ quần chúng, học tập ca dao, tục ngữ một cách sáng tạo Còn phải học tập những nhà thơ lớn, nghĩa là học tập những ng−ời đ học tập ca dao mà lại nâng thơ của mình cao hơn ca dao nhiều nữa. Muốn cho lời thơ trong sáng, bản thân cần phải suy nghĩ thật chín, phải chiếm lĩnh đ−ợc nội dung; điều gì nghĩ ngợi đ−ợc sáng rõ, thì diễn đạt ra sẽ đ−ợc sáng tỏ [ ] Khi nói giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thì cũng cùng một lúc nói phát huy. Giữ cái cốt, cái lề, nh−ng không kh− kh− ôm chặt Và sự trong sáng của tiếng Việt ở trong thơ không có nghĩa là lời cứ chạy tr−ớc ý, thoải mái đến mức cứ trôi phăng tuồn tuột; về từ, chữ, ngữ pháp, phong cách không có 116
  10. gì chê trách đ−ợc, duy chỉ chê trách là nghèo nội dung ! Nh− thế là một thứ "trong sáng" hình thức chủ nghĩa. (Theo Xuân Diệu, Công việc làm thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1984) Bài tập 3 Hy so sánh nội dung và hình thức trình bày trong hai bài viết bình về bài thơ ò ó o đ−ợc dẫn ra d−ới đây: ò ó o ò ó o ò. ó o Tiếng gà Tiếng gà Giục quả na Mở mắt Tròn xoe Giục hàng tre Đâm măng Nhọn hoắt Giục buồng chuối Thơm lừng Trứng cuốc Giục hạt đậu Nảy mầm Giục bông lúa Uốn câu Giục con trâu Ra đồng Giục đàn sao Trên trời Chạy trốn. Gọi ông trời Nhô lên Rửa mặt Ôi bốn bề Bát ngát Tiếng gà ò ó o ò ó o (Trần Đăng Khoa) 117
  11. Bài viết 1: Bài thơ có cái tên thật ngộ: ò ó o Tiếng gà mà thành một bài thơ. Lại là một bài thơ hay. Tiếng gà đ đánh thức thơ cậu bé Khoa hay chính hồn thơ ấy đ làm cho tiếng gà sống dậy trong buổi sáng trong lành của một ngày mới? ò ó o ò. ó o Tiếng gà vang lên náo nức cả làng quê, giục mọi ng−ời thức dậy và làm việc. Ai cũng nghe thấy tiếng gà: từ quả na, buồng chuối trong v−ờn; hạt đậu, bông lúa ngoài ruộng; hàng tre quanh làng; cho đến con trâu, và cả đàn sao, ông trời xa thế mà tiếng gà cũng vang tới. Và thật lạ, nghe tiếng gà, mọi vật đều cựa mình thức dậy, nảy nở sinh sôi, trào dâng sức sống. Nh− có phép tiên, tiếng gà làm cho cảnh làng quê bừng sáng, sống động hẳn lên. Cái gì cũng hoạt động, phát triển, cái gì cũng đẹp, thơm. Tiếng gà đ thành một bài đồng dao t−ơi vui, ngộ nghĩnh. Theo tiếng gà, em đến với mọi vật quen thuộc của làng quê. Em thấy: Quả na Mở mắt Tròn xoe Hàng tre Đâm măng Nhọn hoắt Em nghe hạt đậu cựa mình nảy mầm trong lòng đất, em thấy bông lúa nặng thêm để uốn câu , và ngào ngạt cả không gian là buồng chuối thơm lừng trứng cuốc, Ôi, chỉ một tiếng gà ò ó o mà làm cho cả làng quê em sống dậy, rực rỡ, lung linh ! T−ởng nh− không có tiếng gà thì quê em không bừng sáng, đẹp t−ơi đến thế. Tiếng gà thật là kì diệu và em phải cảm ơn tiếng gà biết mấy. Nh−ng không phải chỉ có thế. Tiếng gà còn giục con trâu ra đồng, và điều này mới thật kì lạ, làm sao có thể tin đ−ợc: Giục đàn sao Trên trời Chạy trốn Gọi ông trời Nhô lên Rửa mặt. Có phải tiếng gà đ có uy lực với cả sao trời trên không trung xa lắc? Không phải thế đâu, mà tiếng gà chỉ báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ngày hiện ra thì sao trên trời không còn nữa và mặt trời mọc lên. Đàn sao đ chạy trốn và ông trời nhô lên rửa mặt là vì thế. Ôi, đàn sao mà cũng biết chơi trò "trốn tìm" và ông mặt trời cũng biết rửa mặt nh− chúng em khi ngủ dậy thì thật ngộ nghĩnh và thú vị biết bao ! Đó là mặt trời đ nhô lên từ biển Đông và biển đ rửa mặt cho ông sạch sẽ để ông chiếu rọi những tia nắng cho một ngày mới. Tất cả đều bắt đầu từ cái tiếng gà gáy " ò ó o " ấy. 118
  12. Cả bài thơ là một tiếng gà gáy nh− thế. Mở đầu và kết thúc đều bằng tiếng gà gáy "ò ó o ". Ba m−ơi dòng thơ, dòng nào cũng ngắn, hai chữ, ba chữ, nh−ng lại liền mạch, dòng nọ gọi dòng kia, đọc lên nghe nh− những nhịp gáy của chú gà trống: "ò ó o ! ", "ò ó o ! ". Tiếng gà sao mà náo nức, giục gi và mạch thơ tuôn chảy ào ạt đ làm cho tiếng gà bát ngát cả không gian: Ôi bốn bề Bát ngát Tiếng gà ò ó o ò ó o (Xuân Nguyễn) Bài viết 2: Đọc bài thơ ò ó o tôi có cảm giác nh− đang đ−ợc đắm mình trong không gian tràn ngập tiếng gà. ò ó o ò ó o Trong trí t−ởng t−ợng của Trần Đăng Khoa, tiếng gà sao mà kì diệu. Vạn vật bừng tỉnh. Cái đáng yêu của Trần Đăng Khoa là ở chỗ, đối với em, một ngày mới đồng nghĩa với những điều mới lạ, những việc làm có ích: Tiếng gà Tiếng gà Giục quả na Mở mắt Tròn xoe Giục con trâu Ra đồng Phải chăng đó là −ớc mơ của em về một cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp, chỉ có những điều tốt đẹp. Và tiếng gà khác nào chiếc đũa thần của bà tiên trong truyện cổ tích thoắt cái đ làm đổi thay tất cả. Trần Đăng Khoa luôn biết diễn đạt những cảm nhận của mình một cách độc đáo. Quả na "mở mắt / tròn xoe". Quả na chín mà giống hệt nh− em bé tỉnh dậy dụi mắt ngạc nhiên và lạ lẫm với những điều thay đổi quanh mình. Còn nữa. Tiếng gà: Giục đàn sao Trên trời Chạy trốn Gọi ông trời Nhô lên Rửa mặt 119
  13. Đàn ngỡ chỉ dùng nói về động vật nh− đàn b−ớm, đàn ong, đàn chim, đàn gà, vậy mà Trần Đăng Khoa đ gọi những vì sao trên bầu trời là "đàn sao" một cách rất tự nhiên. Trong tâm hồn trẻ thơ của Trần Đăng Khoa, vũ trụ bao la cũng trở nên gần gũi, mọi vật đều ngộ nghĩnh, đáng yêu. Và, Khoa luôn có những khám phá bất ngờ về những điều diễn ra quanh mình. Ôi bốn bề Bát ngát Tiếng gà ò ó o ò ó o Khép lại bài thơ là một tâm trạng chộn rộn khó tả khi tiếng gà vang lên khắp xóm làng. Đọc lại những câu thơ này, tôi có cảm giác nh− mỗi ngày Trần Đăng Khoa đều thấp thỏm lúc trời rạng sáng để đ−ợc đắm mình trong tiếng gà râm ran khắp làng quê và t−ởng t−ợng ra những điều kì diệu sẽ đến với mọi vật khi bình minh lên. ò ó o Tiếng gà gáy sáng, đó là cả một thế giới âm thanh kì diệu đối với tâm hồn nhạy cảm của cậu bé làm thơ. Tôi nh− nghe thấy nhịp sống hối hả của một ngày mới qua những dòng thơ hồn nhiên của Trần Đăng Khoa. (Vũ Tố Nga) ii. phân tích văn bản Để có thể tiếp nhận đầy đủ và chính xác những nội dung thông tin có trong văn bản, tr−ớc hết cần phải phân tích văn bản. Việc phân tích văn bản càng thực hiện tốt bao nhiêu thì việc lĩnh hội, tiếp nhận văn bản càng đạt kết quả cao bấy nhiêu. Chúng ta cùng phân tích văn bản d−ới đây: Nghệ thuật quảng cáo hiện đại Quảng cáo là việc sử dụng các ph−ơng tiện thông tin để truyền tin về sản phẩm dịch vụ hoặc cho các phần tử trung gian, hoặc cho các khách hàng cuối cùng trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Muốn làm quảng cáo phải nắm đ−ợc chức năng của quảng cáo Thứ nhất, đó là chức năng của thông tin. Quảng cáo là một loại thông tin thị tr−ờng nhằm đ−a tin về hàng hoá. Một nhà kinh tế đ nói: "Làm kinh doanh mà không quảng cáo khác nào nháy mắt với một bạn gái trong bóng tối, chỉ có mình bạn biết bạn làm gì?". Tuy nhiên thông tin quảng cáo không thể thay thế đ−ợc thông tin thị tr−ờng do tính cục bộ, chủ quan của quảng cáo. Nếu mọi ng−ời tiêu dùng đều tin ở quảng cáo thì khác nào đổ thóc giống ra mà ăn. Chức năng thứ hai của quảng cáo là chức năng tạo sự chú ý. Quá trình diễn biến tâm lí của khách hàng th−ờng trải qua các giai đoạn: Chú ý, thích, quyết định mua, hành động mua. Bằng ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, quảng cáo sẽ tác động vào chính điểm khởi đầu của chuỗi tâm lí khách hàng, khai thông những bế tắc trong chuỗi. 120
  14. Những yêu cầu cơ bản của quảng cáo Với những chức năng quan trọng nh− vậy, nghệ thuật quảng cáo đòi hỏi mỗi thông điệp quảng cáo phải thoả mn các yêu cầu sau: Đảm bảo tính thông tin Quảng cáo là một thông tin về sản phẩm, nh−ng do l−ợng thông tin ngắn và kinh phí quảng cáo hạn hẹp nên đòi hỏi thông tin quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng và tập trung. Tuyệt đối tránh những thông tin quảng cáo dài lê thê kiểu giới thiệu sản phẩm của từng hng. Đảm bảo tính hợp lí Mỗi tin quảng cáo có thể đ−a ra bằng một hoặc hai ph−ơng tiện bảo đảm tin quảng cáo đến với ng−ời tiêu dùng nhanh nhất. Pháp và Mĩ là hai n−ớc có những yếu tố văn hoá trái ng−ợc nhau rất đáng chú ý. Những bà nội trợ Mĩ mất nhiều thời gian xem ti vi và đọc báo hơn, và họ tin t−ởng hơn vào quảng cáo tr−ớc khi đi mua một sản phẩm. Do vậy, đối với nhà kinh doanh Mĩ, cần thiết phải gia tăng quảng cáo trên các ph−ơng tiện ti vi, báo ảnh, quảng cáo qua b−u điện. Các bà nội trợ Pháp lại mất nhiều thời gian hơn để đi mua sắm, xem xét các món hàng trên các giá đựng hàng hoá và lắng nghe ý kiến của ng−ời bán lẻ. Vì vậy, các công ti Pháp th−ờng tập trung tr−ng bày đẹp cửa hàng cửa hiệu và cố gắng hạ giá thành chứ không tính đến những ph−ơng án quảng cáo đắt tiền. Đảm bảo tính pháp lí Những gì hợp pháp ở nơi này lại có thể phi pháp ở nơi khác. Lí do chính là sự cạnh tranh giữa các quốc gia về quan điểm bảo vệ ng−ời tiêu dùng, bảo vệ sự cạnh tranh, khuyến khích công dân, các tiêu chuẩn đạo đức và chủ nghĩa dân tộc. Ví dụ: V−ơng quốc Anh và Mĩ cho phép so sánh trực tiếp các nhn cạnh tranh với nhau (nh− Pepsi và Coca cola), trong khi Phi-líp-pin lại cấm. Các n−ớc Hồi giáo thì cấm tuyệt đối sử dụng những hình ảnh phụ nữ vì đó là vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức x hội. Việc quảng cáo những dụng cụ ngừa thai, những sản phẩm vệ sinh phụ nữ, bị cấm ở một số địa ph−ơng. Đảm bảo tính nghệ thuật Tuy không phải là tác phẩm nghệ thuật, nh−ng ít nhất thông điệp quảng cáo phải phù hợp với thẩm mĩ của ng−ời xem. Gần đây VTV1 xuất hiện thông điệp quảng cáo cho tivi M của hng M có sử dụng diễn viên LH. Sau một loạt những pha đấm đá hết sức vô lí, anh ta bỏ mặt nạ ra và nói "Sẽ còn đ hơn nếu xem bằng tivi M". Ngay cả xem bằng tivi cũ của nhà mà đ thấy quá bực mình rồi thì có lẽ xem bằng tivi mới của hng M chắc sẽ còn gai ng−ời hơn nhiều! Đảm bảo sự dịch chuyển giữa các quốc gia Nếu công ti bán hàng ở một n−ớc có ngôn ngữ khác với họ thì hầu nh− luôn luôn thông tin phải đ−ợc chuyển dịch sang ngôn ngữ đó. Khó khăn dễ thấy nhất là việc lồng tiếng, vì nó không bao giờ t−ơng ứng với sự chuyển động của môi. Ngay cả trong cùng một ngôn ngữ thì các từ sử dụng cũng có thể có ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, US Airlines đ sử dụng hình ảnh của Paul Hogan, một ngôi sao điện ảnh trong phim Dundee cá sấu, trong vùng xa xôi hẻo lánh ở Australia trên bìa của tạp chí hàng không với lời chú 121
  15. thích "Paul has been camping there" (Paul cắm trại ở đó) và điều này cũng có nghĩa là Paul phô tr−ơng sự đồng tính luyến ái của mình (trong tiếng Australia). Đảm bảo tính tiêu chuẩn hoá Điểm mạnh của việc quảng cáo theo tiêu chuẩn hoá là tiết kiệm đ−ợc chi phí và thâm nhập nhanh chóng vào các quốc gia. Hng Mc Cann Ericsson đ tiết kiệm đ−ợc 90 triệu USD nhờ thực hiện ch−ơng trình quảng cáo giống nh− nhau trên toàn cầu trong suốt 20 năm. Trên đây là một vài ý nhỏ về nghệ thuật quảng cáo. Một tiêu chuẩn quyết định sự thành công là "quảng cáo phải đi vào lòng ng−ời". (Nguyễn Hải Đạt) Để phân tích văn bản này, chúng ta cần phải trả lời đ−ợc những câu hỏi sau đây: a) Văn bản này viết về cái gì? Câu hỏi này buộc ta phải tìm hiểu về hiện thực đ−ợc nói tới trong văn bản. Mảng hiện thực đ−ợc tác giả trình bày, phản ánh vào văn bản là một trong những yếu tố của nội dung văn bản. Mảng hiện thực này th−ờng rất phong phú, đa dạng. Đó có thể là một sự việc, một hiện t−ợng; đó có thể là một suy nghĩ, một tâm trạng; và đó cũng có thể là một sự kiện, một vấn đề, đ−ợc tác giả quan tâm. Đọc văn bản, làm thế nào để chúng ta có thể phát hiện ra mảng hiện thực đang đ−ợc tác giả trình bày trong đó? Thông th−ờng để phát hiện mảng hiện thực tác giả đ−a vào văn bản, ng−ời ta dựa vào: − Đầu đề của văn bản Nhìn chung, đầu đề của văn bản, đặc biệt là trong các văn bản khoa học, tự nó chỉ ra hiện thực và nhiều khi có cả giới hạn, phạm vi của hiện thực đ−ợc phản ánh. Vì vậy, dựa vào đầu đề, chúng ta có thể xác định chính xác đ−ợc nội dung của văn bản và đến thẳng đ−ợc những vấn đề mà văn bản đặt ra. Chẳng hạn, đối với văn bản trên, đầu đề là Nghệ thuật quảng cáo hiện đại tự nó chỉ ra cho chúng ta thấy đề tài của văn bản này là "nghệ thuật quảng cáo" trong thời "hiện đại". Nh− vậy dựa vào đầu đề, việc xác định mảng hiện thực trình bày trong văn bản sẽ nhanh chóng hơn và cũng vì thế việc định h−ớng tìm hiểu nội dung sẽ chính xác hơn. − Các đề mục trong văn bản Không phải văn bản nào cũng có đề mục, nh−ng đối với các văn bản có chứa các đề mục thì chính những đề mục đó sẽ góp phần làm sáng rõ thêm cho đầu đề văn bản và giúp chúng ta xác định càng chính xác hơn nội dung của văn bản. Theo dõi bài viết Nghệ thuật quảng cáo hiện đại , chúng ta thấy nổi bật lên các đề mục lớn: "Muốn làm quảng cáo phải nắm đ−ợc chức năng của quảng cáo" và "Những yêu cầu cơ bản của quảng cáo". Hai đề mục này rõ ràng đ giúp chúng ta khẳng định nội dung văn bản đang phân tích chắc chắn sẽ là "nghệ thuật quảng cáo" trong thời "hiện đại". − Các từ ngữ đ−ợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản Trong văn bản, những từ ngữ thể hiện đề tài th−ờng đ−ợc lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm thống nhất nội dung của văn bản. Chính vì thế, những từ ngữ có tần số xuất hiện cao cũng góp phần giúp chúng ta phát hiện ra nội dung của văn bản dễ dàng và thuận lợi hơn. Đọc bài viết Nghệ thuật quảng cáo hiện đại ta thấy những từ ngữ nh−: quảng cáo là, tin quảng 122
  16. cáo, thông điệp quảng cáo, ngôn ngữ quảng cáo, đ−ợc trở đi trở lại nhiều lần. Chính điều này một lần nữa giúp ta khẳng định nội dung mà chúng ta chỉ ra ở trên là đúng. b) Văn bản này viết ra nhằm mục đích gì? Câu hỏi này h−ớng chúng ta tới việc cần phải tìm hiểu h−ớng đích của văn bản. Thông qua mảng hiện thực khách quan đ−ợc đ−a vào trong văn bản, bao giờ ng−ời viết cũng nhằm đạt tới một mục đích nhất định. Nh−ng cái đích đó có đạt đ−ợc hay không lại tuỳ vào cách xử lí hiện thực đ−ợc đ−a vào văn bản của tác giả. Có thể cùng một hiện thực nh−ng cách xử lí khác nhau sẽ dẫn tới cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau đối với văn bản. Cách xử lí hiện thực và h−ớng ng−ời viết cần đạt đến chính là chủ đề của văn bản. Cái đích đó, tuỳ từng văn bản cụ thể, sẽ có sự khác nhau. Có thể đó là sự ca ngợi, sự đồng tình, ủng hộ; cũng có thể là sự phê phán, chỉ trích hoặc cũng có thể đó là sự bộc lộ tâm tình, bày tỏ thái độ, đối với hiện thực đ−ợc nói tới trong văn bản. Bởi vậy, việc xác định chủ đề của văn bản là cần thiết đối với việc phân tích tìm hiểu nội dung văn bản. Vì chủ đề của văn bản chỉ có thể xác định đ−ợc qua việc xem xét cách xử lí hiện thực, nên việc tìm hiểu chủ đề cũng cần phải dựa vào đầu đề, dựa vào những mục lớn nhỏ có trong văn bản. Nh−ng chủ đề của văn bản không phải là cái đ−ợc nói thẳng ra mà chỉ là cái đ−ợc suy ra, nhận ra đằng sau cách lựa chọn hiện thực, đằng sau cách dùng từ ngữ, đằng sau cách sắp đặt lời lẽ đ−ợc ghi trong văn bản. Bởi vậy, để tìm hiểu chủ đề, ngoài việc dựa vào đầu đề và các mục lớn nhỏ trong văn bản, chúng ta còn cần phải: − Dựa vào hệ thống những câu chủ đề chứa đựng trong các đoạn văn Các câu chủ đề của đoạn văn thể hiện đ−ợc những luận điểm cơ bản và bộc lộ rõ nhất những quan niệm, thái độ của tác giả về vấn đề đang trình bày. Vì thế, để hiểu chủ đề chung của văn bản, chúng ta cần phải dựa vào tất cả các câu chủ đề trong từng đoạn văn. Ví dụ, để phát hiện ra chủ đề của văn bản Nghệ thuật quảng cáo hiện đại , cần dựa vào những câu chủ đề của văn bản này nh−: "Quảng cáo là một thông tin về sản phẩm, nh−ng do l−ợng thông tin ngắn và kinh phí quảng cáo hạn hẹp nên đòi hỏi thông tin quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng và tập trung"; "Tuy không phải là tác phẩm nghệ thuật nh−ng ít nhất thông điệp quảng cáo phải phù hợp với thẩm mĩ ng−ời xem" − Dựa vào phần mở đầu và kết thúc văn bản Đây là những phần mở và khép lại toàn bộ văn bản. Chính hai phần này thể hiện tập trung nhất nội dung của văn bản. Những câu kết văn bản kiểu nh−: "Một tiêu chuẩn quyết định sự thành công của quảng cáo là phải đi vào lòng ng−ời" trong văn bản chúng ta đang xem xét là những câu rất đáng chú ý trong việc xác định chủ đề của văn bản. Phối hợp xem xét các câu chủ đề của đoạn văn với việc tìm hiểu phần mở đầu và kết thúc văn bản, chúng ta xác định chủ đề của văn bản đ−ợc nói tới ở trên là sự khẳng định: Việc quảng cáo trong thời kì hiện đại phải có nghệ thuật đi vào lòng ng−ời. c) Văn bản này đ−ợc viết ra nh− thế nào? Viết cho đối t−ợng nào? Những câu hỏi này buộc chúng ta phải tìm hiểu kĩ về bố cục văn bản, cách lập luận trong văn bản, về cấu trúc câu đ−ợc dùng trong văn bản, Nói cách khác, ta phải tìm hiểu về những yếu tố thuộc hình thức tổ chức của văn bản. 123
  17. Tìm hiểu văn bản, nếu nh− ta chỉ xem xét nội dung mà không chú ý tới hình thức tổ chức của văn bản thì đó là một thiếu sót lớn. Bởi lẽ nội dung bao giờ cũng có sự thống nhất với hình thức. Nếu hình thức không phù hợp sẽ dễ dàng dẫn tới sự phá vỡ nội dung. Cùng một đề tài và chủ đề, nghĩa là cùng một nội dung, nh−ng cách tổ chức khác nhau sẽ đem lại những hiệu quả khác nhau. Bởi vậy, việc tìm hiểu hình thức tổ chức của văn bản, đặc biệt đối với văn bản văn học, là góp phần làm sáng rõ nội dung của văn bản đồng thời giúp ng−ời đọc thấy hết cái hay, cái đẹp và cái độc đáo trong việc dùng ngôn từ, hình ảnh cũng nh− những nét riêng khác của tác giả trong việc thể hiện nội dung. Chẳng hạn với văn bản Nghệ thuật quảng cáo hiện đại nêu ra trên đây, ta thấy đó là một văn bản viết ra phục vụ cho các nhà doanh nghiệp, những ng−ời phải th−ờng xuyên sử dụng tới quảng cáo để tiếp cận với ng−ời tiêu dùng. Bởi thế, những vấn đề đặt ra trong bài viết cần đ−ợc trình bày cặn kẽ và phải đạt tính thuyết phục cao. Để thực hiện điều đó, tác giả đ lựa chọn và sử dụng loại bố cục ba phần. Phần mở bài đ−ợc dùng để giới thiệu chung về khái niệm quảng cáo. Phần triển khai, trình bày chức năng của quảng cáo và những yêu cầu chung của nghệ thuật quảng cáo hiện đại. Phần kết bài, khẳng định nghệ thuật quảng cáo hiện đại phải là nghệ thuật đi vào lòng ng−ời. Cách trình bày này gây đ−ợc ấn t−ợng mạnh về sự hoàn chỉnh của văn bản: trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Chính cách tổ chức nh− vậy góp phần giúp ng−ời đọc tiếp nhận văn bản một cách thuận lợi hơn. Tóm lại, để tiếp nhận văn bản một cách có hiệu quả, ta cần phải tìm hiểu văn bản và các yếu tố hình thức tổ chức văn bản. Chỉ khi hiểu rõ những nội dung này ta mới có thể nói rằng ta có khả năng hiểu đầy đủ và sâu sắc văn bản. iii. tóm tắt văn bản Sau khi phân tích và tìm hiểu văn bản, đặc biệt là văn bản khoa học, chúng ta th−ờng có nhu cầu tóm tắt lại văn bản đó. Tóm tắt văn bản chủ yếu là ghi lại những nội dung chính của văn bản gốc d−ới dạng dồn nén các thông tin theo một mục đích nào đó đ đ−ợc định tr−ớc. Với những phong cách khác nhau, việc tóm tắt văn bản cũng sẽ có sự khác nhau. Nh−ng vì khuôn khổ của tài liệu và thời gian luyện tập trên lớp có hạn, nên d−ới đây chúng ta sẽ chỉ đề cập tới những vấn đề của việc tóm tắt các văn bản thuộc phong cách khoa học. 1. Mục đích của việc tóm tắt Tóm tắt văn bản khoa học có nhiều mục đích khác nhau. Có thể kể ra d−ới đây một vài mục đích chính: − Giúp ta l−u giữ tài liệu ở dạng ngắn gọn nhất. − Giúp ta nhớ nhanh những thông tin về nội dung cơ bản, những ý cốt lõi, những luận điểm chủ yếu của văn bản gốc. − Khi cần thiết, có thể sử dụng bản tóm tắt làm trích dẫn hoặc làm căn cứ để khôi phục lại nội dung thông tin của văn bản gốc. − Giúp việc nhìn bao quát toàn bộ nội dung cũng nh− quá trình lập luận, dẫn dắt của văn bản gốc trở nên dễ dàng hơn. 124
  18. 2. Yêu cầu chung của việc tóm tắt Việc tóm tắt văn bản cần phải đạt những yêu cầu sau: − Bản tóm tắt phải đảm bảo ngắn gọn, cô đọng so với bản gốc. Cần loại bỏ tất cả những chi tiết phụ, r−ờm rà làm dài dòng văn bản tóm tắt. − Đảm bảo phản ánh trung thành những nội dung cơ bản, những h−ớng đích và cách thức lập luận, trình bày nội dung của văn bản gốc. Tuyệt đối không đ−ợc làm sai lạc ý đồ của tác giả; tuyệt đối không đ−ợc xuyên tạc hoặc thêm bớt bất kì một chi tiết nào vào văn bản tóm tắt khiến cho bản tóm tắt khác với bản gốc. − Bản tóm tắt cần phải phù hợp với mục đích đặt ra. Bản tóm tắt càng ngắn, càng gọn mà vẫn thoả mn đ−ợc mục đích đặt ra thì càng tốt. 3. Cách tóm tắt văn bản Giả sử sau khi đ phân tích, tìm hiểu đầy đủ văn bản Nghệ thuật quảng cáo hiện đại , chúng ta tiến hành tóm tắt văn bản này. Để văn bản tóm tắt đạt đ−ợc những yêu cầu nh− chúng ta vừa nêu ra ở mục trên, ta có thể tiến hành tóm tắt văn bản lần l−ợt theo các b−ớc sau: a) B−ớc 1: Định h−ớng tóm tắt − Xác định rõ mục đích tóm tắt Đây là b−ớc khởi đầu chi phối tất cả các quá trình tóm tắt sau này, từ việc chọn cách tóm tắt, lọc các chi tiết đến việc tính toán độ dài ngắn của văn bản. Vì thế, chỉ khi chúng ta định rõ đ−ợc mục đích thì việc tóm tắt mới nên bắt đầu tiến hành. − Chọn cách tóm tắt Dựa vào mục đích đặt ra, chúng ta lựa chọn cách tóm tắt sao cho phù hợp. Có thể nêu ra một vài cách tóm tắt th−ờng hay đ−ợc sử dụng: + Tóm tắt thành đề c−ơng. + Tóm tắt thành văn bản nhỏ. + Tóm tắt thành một câu (nén câu). b) B−ớc 2: Tiến hành tóm tắt Sau định h−ớng tóm tắt, nghĩa là đ xác định đ−ợc mục đích và cách tóm tắt, chúng ta bắt đầu tiến hành tóm tắt văn bản. Dựa vào kết quả của việc phân tích và tìm hiểu văn bản, chúng ta có thể triển khai việc tóm tắt văn bản một cách thuận lợi. Ta hy cùng tóm tắt văn bản Nghệ thuật quảng cáo hiện đại đ−ợc nói tới ở trên theo ba cách: Cách 1: Tóm tắt văn bản thành đề c−ơng Khi tóm tắt văn bản thành đề c−ơng, ta cần chú ý: (1). Dựa vào bố cục của văn bản gốc để hình thành bộ khung cho đề c−ơng tóm tắt văn bản Đối với văn bản có sẵn các đề mục thì mỗi đề mục đó sẽ ứng với một ý lớn, một mục trong đề c−ơng. Đối với văn bản không có đề mục, ta cần dựa vào các luận điểm để lập thành từng mục ý cho đề c−ơng. Khi lập bộ khung đề c−ơng, chúng ta nên sử dụng các kí hiệu chữ số La M (I, II, III, ), chữ số ả Rập (1, 2, 3, ), các con chữ hoa (A, B, C, ) để tách các bậc ý lớn nhỏ, ý chính phụ cho thật rõ ràng. Đối với các văn bản gốc đ có sẵn kí hiệu, ta có thể dùng ngay 125
  19. các kí hiệu đó cho văn bản tóm tắt Đối với các văn bản gốc không có kí hiệu sẵn, chúng ta phải dựa vào các bậc ý trong văn bản mà ghi kí hiệu cho phù hợp. Điều quan trọng là nhất thiết phải dùng cùng một loại kí hiệu cho những ý ngang bậc nhau, không dùng hai ba loại kí hiệu cho cùng một bậc ý. Không phải văn bản nào cũng cần dùng các kí hiệu (nhất là đối với các văn bản có độ dài chừng khoảng một hai trang in), nh−ng việc dùng kí hiệu sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cách lập luận, cách dẫn dắt của ng−ời viết, đồng thời chúng ta cũng bao quát đ−ợc các bậc ý một cách rõ ràng hơn. Văn bản Nghệ thuật quảng cáo hiện đại đ có sẵn các đề mục nên ta có thể lập bộ khung cho đề c−ơng tóm tắt nh− sau: Nghệ thuật quảng cáo hiện đại 1. Muốn làm quảng cáo, phải nắm đ−ợc chức năng của quảng cáo. 2. Những yêu cầu cơ bản của quảng cáo: a) Đảm bảo tính thông tin. b) Đảm bảo tính hợp lí. c) Đảm bảo tính pháp lí. d) Đảm bảo tính nghệ thuật. e) Đảm bảo sự dịch chuyển giữa các quốc gia. g) Đảm bảo tính tiêu chuẩn hoá. (2). Cụ thể hoá, chi tiết hoá cho bộ khung của đề c−ơng Đây là công việc lấp đầy ý cho bộ khung để đề c−ơng đ−ợc hoàn chỉnh. Việc lấp đầy ý đến chừng mực nào tuỳ thuộc vào mục đích đ đ−ợc ng−ời tóm tắt dự kiến tr−ớc. Các ý cần đ−ợc ghi lại một cách ngắn gọn theo cách riêng của ng−ời tóm tắt. Có thể các ý đó đ−ợc ghi lại thành một câu đầy đủ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, nh−ng cũng có thể chỉ ghi lại bằng một vài từ, hoặc khi điều kiện cho phép, thậm chí ta có thể chỉ ghi lại bằng một từ. Tiếp tục triển khai bộ khung văn bản đ nêu trên, chúng ta có thể làm đầy đủ nh− sau: Nghệ thuật quảng cáo hiện đại 1. Muốn làm quảng cáo, phải nắm đ−ợc chức năng của quảng cáo. − Chức năng 1: Thông tin thị tr−ờng. − Chức năng 2: Tạo sự chú ý. 2. Những yêu cầu cơ bản của quảng cáo: a) Đảm bảo tính thông tin. − Thông tin phải ngắn gọn, rõ ràng, tập trung. − Tuyệt đối tránh thông tin dài lê thê. b) Đảm bảo tính hợp lí. − Tin quảng cáo phải đến với ng−ời tiêu dùng nhanh nhất. − Tăng quảng cáo trên tivi, báo ảnh, qua b−u điện (ở Mĩ). − Tr−ng bày đẹp ở cửa hàng, hạ giá thành (ở Pháp) c) Đảm bảo tính pháp lí. Quảng cáo phải có tính pháp lí để: 126
  20. − Tạo khả năng cạnh tranh. − Bảo vệ ng−ời tiêu dùng. − Bảo đảm tiêu chuẩn đạo đức. − Giữ gìn tính dân tộc. d) Đảm bảo tính nghệ thuật. Phải phù hợp với thẩm mĩ ng−ời xem, ng−ời nghe, ng−ời đọc. e) Đảm bảo sự dịch chuyển giữa các quốc gia. − Vì ngôn ngữ khác nhau giữa các quốc gia. − Vì ngay trong một ngôn ngữ cũng có sự khác nhau giữa các từ. g) Đảm bảo tính tiêu chuẩn hoá. − Để tiết kiệm chi phí. − Thâm nhập đ−ợc nhanh chóng vào các quốc gia. Đến đây ta đ có một bản tóm tắt thành đề c−ơng đầy đủ về văn bản Nghệ thuật quảng cáo hiện đại. Cách 2: Tóm tắt thành văn bản nhỏ Tóm tắt thành văn bản nhỏ là việc rút gọn văn bản gốc về mặt dung l−ợng thành văn bản tóm tắt có dung l−ợng nhỏ hơn nh−ng vẫn giữ đ−ợc những nội dung cơ bản, những ý chính của văn bản gốc. Văn bản tóm tắt th−ờng có bố cục ba phần t−ơng tự nh− văn bản gốc: − Phần mở đầu và phần kết thúc có thể đ−ợc tóm tắt bằng cách đ−a câu chủ đề có trong phần mở đầu và phần kết thúc của văn bản gốc vào bản tóm tắt. Đối với những văn bản gốc không có câu chủ đề, ta cần phải tìm cách tóm tắt các ý đó thành một hai câu để đ−a vào bản tóm tắt của mình. − Phần triển khai có thể đ−ợc tóm tắt lần l−ợt bằng cách bám theo các luận điểm đ−ợc trình bày trong văn bản gốc. Các luận điểm này th−ờng đ−ợc thể hiện ngay trong câu chủ đề của các đoạn văn, vì thế khi tóm tắt, ta có thể sử dụng những câu chủ đề này. Nếu nh− văn bản không sử dụng câu chủ đề trong đoạn văn, ta phải tự khái quát ý của từng đoạn hoặc một vài đoạn thành một hoặc hai câu để đ−a vào bản tóm tắt. Khi sắp xếp các câu nh− vậy, ta cần sử dụng các ph−ơng tiện ngôn ngữ thích hợp để liên kết các câu lại sao cho văn bản tóm tắt trở thành một thể thống nhất, mạch lạc. Khi tóm tắt các văn bản khoa học, cần chú ý sử dụng hệ thống thuật ngữ phù hợp với văn bản gốc. Với văn bản Nghệ thuật quảng cáo hiện đại , ta có thể tóm tắt thành văn bản nhỏ nh− sau: Nghệ thuật quảng cáo hiện đại Chức năng của quảng cáo là thông tin và tạo sự chú ý. Để thực hiện đ−ợc chức năng này, quảng cáo phải thoả mãn một số yêu cầu nhất định. Tr−ớc hết, quảng cáo phải có tính thông tin. Thông tin này phải ngắn gọn, rõ ràng, tập trung. Bên cạnh đó, quảng cáo phải đảm bảo tính hợp lí và pháp lí. Tính hợp lí giúp cho 127
  21. tin quảng cáo đến với ng−ời tiêu dùng nhanh nhất. Tính pháp lí bảo vệ ng−ời tiêu dùng, bảo vệ khả năng cạnh tranh cũng nh− tiêu chuẩn đạo đức. Thêm vào đó, quảng cáo cũng phải tính đến tính nghệ thuật, phải phù hợp với thẩm mĩ ng−ời xem, ng−ời nghe, ng−ời đọc, phải chú ý đến sự chuyển dịch ngôn ngữ giữa các quốc gia. Ngoài ra, quảng cáo còn phải đảm bảo tính tiêu chuẩn hoá để tiết kiệm chi phí và có khả năng thâm nhập nhanh chóng vào các quốc gia. Nói tóm lại, tiêu chuẩn quyết định sự thành công của quảng cáo chính là: Phải đi vào lòng ng−ời. Đến đây, chúng ta đ−ợc một văn bản tóm tắt hoàn chỉnh có kết cấu ba phần. Hai câu đầu đ−ợc tách thành một đoạn văn có giá trị nh− phần mở của văn bản. Câu cuối cùng cũng đ−ợc tách riêng thành một đoạn, có giá trị nh− phần kết của văn bản. Những câu khác thuộc phần phát triển. Cách 3: Tóm tắt thành một câu Cách này đòi hỏi chúng ta phải nắm đ−ợc đề tài và chủ đề của văn bản (dựa vào câu chủ đề trong các đoạn văn) rồi tự tóm tắt văn bản thành một câu. Với văn bản Nghệ thuật quảng cáo hiện đại , chúng ta có thể tóm tắt thành một câu nh− sau: Nghệ thuật quảng cáo hiện đại phải thực hiện đ−ợc chức năng thông tin, chức năng tạo sự chú ý, phải đảm bảo tính thông tin, tính hợp lí, tính pháp lí, tính nghệ thuật, sự chuyển dịch ngôn ngữ giữa các quốc gia, tính tiêu chuẩn hoá để quảng cáo đi vào lòng ng−ời. Câu này đ thể hiện đ−ợc đề tài và chủ đề chung của văn bản gốc. iv. Tổng thuật các văn bản khoa học 1. Mục đích của việc tổng thuật Tổng thuật văn bản khoa học nói riêng, tổng thuật văn bản nói chung là việc giới thiệu, thuyết minh, tóm tắt lại những nội dung thông tin cơ bản nhất rút ra đ−ợc từ một vài công trình khoa học nhằm giới thiệu với ng−ời đọc, đặc biệt là các nhà khoa học một cách khái quát nhất những thành tựu khoa học, những vấn đề đang đ−ợc đặt ra, những khuynh h−ớng nghiên cứu, trong lĩnh vực khoa học đ−ợc bài tổng thuật đề cập đến. Do đặc điểm này, việc tổng thuật văn bản khoa học th−ờng nhằm vào các công trình khoa học mới đ−ợc công bố (ở trong n−ớc hay ở n−ớc ngoài) hoặc những công trình đ đ−ợc công bố rải rác trong nhiều thời điểm hoặc cùng công bố tập trung trong một thời điểm của một tác giả hoặc của nhiều tác giả mà ng−ời đọc ch−a có điều kiện nghiên cứu và tìm hiểu. Trong đời sống, có thể chúng ta phải tiến hành tổng thuật nhiều nội dung khác nhau và tổng thuật theo nhiều kiểu khác nhau. Có khi là tổng thuật các vấn đề khoa học; có khi là tổng thuật các vấn đề về chính trị, x hội; có khi là tổng thuật dựa theo các bài viết; có khi lại là tổng thuật theo các ý kiến, phát biểu tại các cuộc hội thảo, Nh−ng vì điều kiện học tập, d−ới đây chủ yếu chúng ta nói tới việc tổng thuật các văn bản khoa học. 128
  22. 2. Yêu cầu của việc tổng thuật Việc tổng thuật văn bản khoa học cần phải đạt đ−ợc những yêu cầu chủ yếu sau đây: a) Nêu đ−ợc những nội dung cơ bản, những t− t−ởng chính của các văn bản gốc. Tuỳ thuộc vào mục đích của việc tổng thuật mà ta có thể lựa chọn những cách tổng thuật khác nhau nh−: − Tổng thuật theo vấn đề. Đây là việc tổng thuật theo cách quy nội dung của các văn bản thành những vấn đề tách biệt để trình bày. Với cách này có thể một văn bản sẽ đ−ợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đề mục khác nhau của bài tổng thuật. − Tổng thuật theo cách điểm lần l−ợt từng văn bản. Theo cách này, việc tổng thuật sẽ đ−ợc tiến hành theo cách điểm lại lần l−ợt từng văn bản gốc mà ng−ời tổng thuật có trong tay. Với cách này mỗi văn bản gốc th−ờng chỉ đ−ợc nhắc tới một lần nh−ng sâu hơn, kĩ hơn so với tổng thuật theo vấn đề. b) Đảm bảo tính trung thực, khách quan khi trình bày lại các thông tin có trong văn bản gốc Điều này đòi hỏi ng−ời viết tổng thuật tuyệt đối không đ−ợc làm sai lạc nội dung thông tin trong các văn bản gốc khiến ng−ời đọc hiểu sai về tác giả và các công trình nghiên cứu của họ. Tuy vậy, trong những tr−ờng hợp nhất định, chúng ta cần làm rõ hoặc cần có những nhận xét nào đó về các thông tin đ−a ra trong văn bản gốc, để ta có thể nêu đ−ợc ý kiến riêng của cá nhân mình. Điều quan trọng là phải viết nh− thế nào để ng−ời đọc hiểu đó là ý kiến riêng của ng−ời tổng thuật chứ không phải là thông tin của tác giả đ−a ra trong văn bản gốc. Dù tổng thuật theo vấn đề hay tổng thuật theo cách lần l−ợt điểm từng văn bản, ng−ời viết tổng thuật cũng phải cho bạn đọc rõ tên tác giả, tên công trình khoa học, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn. Khi cần thiết, ng−ời viết tổng thuật cũng có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ sung về cuộc đời tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, hoặc những thông tin khác để giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về nội dung tổng thuật. 3. Các b−ớc tổng thuật D−ới đây là những b−ớc chung nhất của việc tổng thuật văn bản khoa học: a) Định h−ớng tổng thuật Trong b−ớc này cần phải thực hiện những yêu cầu sau: − Xác định mục đích và nội dung tổng thuật. − Chọn cách tổng thuật: theo vấn đề hay theo cách điểm lần l−ợt từng công trình. − Xác định công trình lựa chọn sẽ tổng thuật. − Dự kiến số trang định viết. b) Lập đề c−ơng tổng thuật B−ớc này bao gồm các công việc sau: − Sắp xếp các ý lớn thành đề c−ơng khái quát. 129
  23. − Bổ sung, sắp xếp các ý nhỏ vào mục trong đề c−ơng khái quát để có đ−ợc đề c−ơng chi tiết. c) Viết văn bản tổng thuật Đây là b−ớc dùng các từ ngữ, câu văn, đoạn văn để diễn đạt các ý, lấp đầy những đề mục có trong đề c−ơng để hoàn thành văn bản tổng thuật. ở b−ớc này cần l−u ý đến việc dùng từ ngữ sao cho chính xác (đặc biệt là hệ thống thuật ngữ), đặt câu cho đúng ngữ pháp và tách đoạn cho phù hợp. Một văn bản tổng thuật th−ờng đ−ợc viết theo bố cục ba phần: − Phần Mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề tổng thuật. − Phần Thân bài: Nêu lần l−ợt các vấn đề, hoặc điểm lần l−ợt các công trình cần tổng thuật. Vì phải bao quát một số l−ợng công trình t−ơng đối lớn với nhiều vấn đề đa dạng, phong phú, nên khi tổng thuật ta chỉ lựa chọn những gì đáng chú ý nhất, cốt tuỷ nhất trong t− t−ởng của tác giả, trong nội dung các tác phẩm để đ−a vào bản tóm tắt, tránh tổng thuật tràn lan, dàn trải. Cùng với việc nêu vấn đề, điểm công trình, chúng ta có thể đ−a ra những nhận định, những ý kiến bàn bạc riêng của mình. Để thực hiện điều này, ng−ời viết tổng thuật phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đ−ợc tổng thuật và phải có năng lực đánh giá, nhận xét khoa học khi đ−a ra những ý kiến riêng. − Phần Kết bài: Tóm tắt lại những nội dung đ trình bày, đ−a ra những đánh giá chung hoặc những đề xuất, những l−u ý cần thiết. Cuối bản tổng thuật cần lập một bản danh mục tất cả các tài liệu đ đ−ợc tổng thuật với đầy đủ: tên tác giả, tên tác phẩm, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn, d) Kiểm tra lại bài tổng thuật ở b−ớc này, cần kiểm tra lại xem bài tổng thuật: − có phù hợp với mục đích đặt ra không? − có sai sót gì về nội dung không? − có bản danh mục tài liệu tham khảo không? − có sơ suất gì về cách diễn đạt không? Nếu khâu nào có sai sót thì cần điều chỉnh, sửa đổi lại cho phù hợp. Chúng ta cùng theo dõi văn bản tổng thuật d−ới đây: 130
  24. Về một số đặc tr−ng của văn hoá truyền thống chi phối sự phát triển kinh tế Việt Nam trong lịch sử (Tổng thuật) LTS: Bài viết của Hoàng Xuân Long trình bày cho bạn đọc một số kết quả thông tin nghiên cứu về văn hoá truyền thống Việt Nam trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế trong lịch sử. Nội dung của bài viết đề cập đến khá nhiều vấn đề khác nhau. ở đây do phạm vi của tạp chí, chúng tôi chỉ xin giới thiệu hai phần: Phần nói về sự phát triển của sắc thái văn hoá Việt Nam trong quá trình ng−ời Việt di c− và định c− ở miền Nam, và phần lí giải, so sánh giữa hai tr−ờng hợp Việt Nam và Nhật Bản trong mối quan hệ của sự bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống với sự phát triển của đất n−ớc, đặc biệt là sự phát triển kinh tế trong thời kì cận hiện đại. Dĩ nhiên, những ý kiến bình thuật của tác giả cũng có thể đ−a ra trao đổi và tranh luận thêm. Con ng−ời có mặt trên vùng đất phía Nam đ từ lâu. Theo kết quả khảo cổ, ít nhất từ cách đây 4000 − 5000 năm, ở miền Đông Nam Bộ và các cồn cát duyên hải đ có lớp ng−ời đầu tiên sinh sống. Tuy nhiên, trong nhiều thế kỉ, vùng đất này vẫn còn hoang vu, với dân c− th−a thớt là ng−ời Khơ-me và ng−ời Chăm. Đến thế kỉ XVII, đông đảo ng−ời Việt từ phía Bắc di c− xuống, việc khai phá mới đ−ợc đẩy mạnh. Sau nữa, còn có cả lực l−ợng ng−ời Hoa tham gia sinh c− lập nghiệp. Ng−ời Việt, ng−ời Khơ-me, ng−ời Chăm, ng−ời Hoa đóng góp những giá trị tạo nên văn hoá của x hội miền Nam. Trong đó phần quyết định thuộc về giá trị văn hoá của ng−ời Việt. Từ miền Bắc và miền Trung di c− vào Nam, ng−ời Việt không hoàn toàn giữ nguyên vẹn nét văn hoá truyền thống nơi quê h−ơng của họ. Cùng với đặc điểm văn hoá của ng−ời Khơ-me, ng−ời Chăm, ng−ời Hoa, ng−ời Việt di c− đ tạo nên những sắc thái văn hoá góp phần vào nền văn hoá dân tộc trên con đ−ờng phát triển. Bình đẳng và tự chủ Phần đông ng−ời di c− là dân tứ chiếng từ các vùng đ nổi tiếng hay cọ xát, hoặc là những lính trạng có tội bị triều đình đ−a vào Nam. Họ v−ợt biển băng ngàn để đến sinh sống hẳn ở đây, nên họ đem theo mình tính tự do, ít chịu quy phục và ít bị ràng buộc bởi lễ giáo đạo đức Khổng Mạnh. Điều kiện tự nhiên d−ờng nh− cũng tạo nên bình đẳng. Khác với ng−ời miền Bắc và miền Trung, trên vùng đất mới, bất kì ai có sức lao động quyết chí tự lập đều có thể khai phá rừng, v−ờn, đào đìa, giăng câu, thả đó, mà bất cần phải cung phụng và phụ thuộc vào ng−ời khác. Ngoài ra trong thời kì đầu, ng−ời dân miền Nam còn ch−a chịu một thể chế, quy tắc nào của khu vực hành chính ổn định. Mi đến khi Gia Long lên ngôi mới lập ra bộ máy quản lí dân chúng. Quan hệ bình đẳng ở miền Nam có điểm khác với quan hệ lệ làng, luật n−ớc nói chung. Đây là bình đẳng mang tính cá nhân, không gắn vào cộng đồng. Ng−ời dân miền Bắc, dù có coi nhẹ phép n−ớc thì vẫn phải tôn trọng lệ làng. Còn bản thân làng ấp trong Nam lại ít tập trung − làng ấp dải đều theo kênh rạch, mỗi nhà một vuông tre. Điều kiện sinh c− nh− vậy, nên sự ràng buộc của cộng đồng làng x thiếu chặt chẽ. 131
  25. Quan hệ bình đẳng và tính cách tự chủ có ảnh h−ởng tích cực đến hoạt động kinh tế một cách tự phát và không có sự giúp đỡ từ bên ngoài, ng−ời dân vẫn đạt đ−ợc những kết quả to lớn trong sự nghiệp chinh phục miền đất mới; quan hệ hàng hoá trên miền đất mới phát triển khá mạnh Nói chung, ng−ời Nam Bộ thích hợp với hoạt động kinh tế riêng lẻ, cần phát huy tính năng động cá nhân. ít bảo thủ Dám rời bỏ quê h−ơng với nhiều mối quan hệ trói buộc, hẳn những ng−ời tiên phong tiến vào miền Nam phải có suy nghĩ và hành động ngoài nếp truyền thống. Tiếp theo, b−ớc chân di c− cùng với tác động của hoàn cảnh sinh hoạt mới lại làm rơi rụng nhiều tập quán cũ còn bám giữ Việc mở rộng vùng đất hoang vu đầy khó khăn đ đào luyện thêm tính cách mạo hiểm. Mặt khác, điều kiện đất đai trù phú, khí hậu điều hoà, dễ kiếm ăn nh− vùng Đồng Nai, Cửu Long vừa khuyến khích vừa cho phép thử nghiệm ph−ơng pháp làm ăn mới. L−ợng ng−ời Hoa cũng góp phần nâng cao tính cách thực dụng. Đó là 3.000 ng−ời lính của Trần Th−ợng Xuyên và D−ơng Ngạn Địch cùng với cánh th−ơng nhân từng quen nghề buôn bán đ−ợc Trần và D−ơng mời đến. Về phía chính quyền, do nhu cầu sống còn, chính sách của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong có phần cởi mở hơn so với tập đoàn vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Chủ tr−ơng mở cửa thông th−ơng với các vùng Đông á, các n−ớc ph−ơng Tây đ trực tiếp hoặc gián tiếp giúp cho ng−ời miền Nam tiếp thu cái mới. Đặc điểm này mang lại các tác động nhất định: − Do ít bị t− t−ởng bảo thủ cầm tù, dân Nam Bộ nổi tiếng là "dám làm ăn lớn" nh− nhận xét của nhà bác học Lê Quý Đôn. Nhiều trung tâm th−ơng mại phát triển nhanh nh− Cù Lao Phố, Hà Tiên, Mĩ Tho, Bến Nghé, Sài Gòn. Các vùng trung tâm ng−ời Hoa đóng một vai trò quan trọng, nh−ng ng−ời Việt cũng tích cực tham gia buôn bán nhỏ. − Do ít định kiến, ng−ời dân Nam Bộ đồng thời cũng rất nhẹ dạ, cả tin. Trong tín ng−ỡng họ dễ dàng nhiễm thứ mê tín, tín ng−ỡng kì quặc; trong kinh tế họ coi trọng chữ tín nh−ng cũng mất cảnh giác tr−ớc những thủ đoạn gian ngoan hoặc nhiều khi thiếu thận trọng với việc lựa chọn đối tác. − X hội miền Nam ít thích lí luận. Nếu nh− trong nếp sống, cách nghĩ của họ thiên về giản đơn, thẳng thắn; thì trên lĩnh vực hoạt động kinh tế, họ thiếu bài bản để hỗ trợ cho ý thích mạo hiểu, thiếu những l−ờng tính tỉnh táo khả dĩ để hạn chế sự thất bại. Tiêu dùng hào phóng Tập quán tiêu dùng của dân c− chịu ảnh h−ởng của điều kiện sống. Từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam, có nghĩa là từ nơi điều kiện làm ăn khó khăn, eo hẹp đến với điều kiện thiên nhiên hào phóng. Dù không phải hoàn toàn "làm chơi, ăn thật", thì ng−ời dân cũng đỡ đi nhiều nỗi lo canh cánh về cảnh đói rét. Trịnh Hoài Đức đầu thế kỉ tr−ớc có viết "Gia Định đất rộng, thực vật nhiều không lo đói rét, nên dân ít súc tích (nghĩa là tích trữ, dành dụm) tập tục xa hoa". Tiêu dùng hào phóng của ng−ời dân Nam Bộ còn hai lí do khác. Bởi cuộc sống heo hút, cô đơn nên dân chúng có lòng hiếu khách, sẵn sàng nh−ờng 132
  26. cơm sẻ áo. " ở Gia Định có ng−ời khách đến nhà, đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau dâng tiếp cơm, bánh, tiếp đi trọng hậu, không kể ng−ời thân quen sơ lạ, tông tích ở đâu ắt đều thâu nạp khoản đi, cho nên ng−ời đi chơi không cần mang tiền gạo theo". Bởi cuộc sống thiếu vắng các hoạt động văn hoá, dù ở mức thấp, cho nên mọi ng−ời h−ớng vào vui thú qua cách nhậu nhẹt cùng bạn bè hoặc cờ bạc khi nhàn rỗi. Tiêu dùng quá mức th−ờng có tác dụng tiêu cực tới tích luỹ đầu t− cho sản xuất. Tuy nhiên tác hại này ch−a bộc lộ rõ. Trái lại, trên thực tế tiêu dùng mạnh đ thúc đẩy trao đổi hàng hoá. Chẳng hạn trong lúc nhiều ngành thủ công nghiệp ở Nam Bộ còn yếu kém, nhu cầu tiêu dùng v−ợt quá khả năng sản xuất tại chỗ, đ đòi hỏi phải tiến hành trao đổi hàng hoá với các nơi khác * * * Kinh tế Việt Nam thời kì phong kiến đ có b−ớc phát triển nhất định. ở thế kỉ XV, Việt Nam nói chung không thua kém mấy n−ớc phát triển nhất của thế giới hồi đó. Thế rồi sự tụt hậu bộc lộ rõ khi châu Âu tiến sang chủ nghĩa t− bản, và tiếp nữa Nhật Bản v−ợt qua thách thức để tiếp thu công nghệ ph−ơng Tây. Khoảng cách giữa Việt Nam với trình độ tiên tiến của thế giới chỉ đ−ợc tạo lập trong một khoảnh khắc ngắn của lịch sử, nh−ng đó chính là sự tích tụ lâu dài và thuộc về vấn đề rất cơ bản: quan hệ truyền thống và phát triển. Châu Âu và Nhật Bản tiến hành công nghiệp hoá thành công, thoát khỏi ph−ơng thức sản xuất phong kiến, đều phải giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và phát triển. Châu Âu phát huy truyền thống cạnh tranh cá nhân, đồng thời đoạn tuyệt quá khứ dứt khoát với các truyền thống khác để tiến lên. Nhật Bản phát huy truyền thống đoàn kết x hội cùng với sự điều chỉnh và cải tiến truyền thống khác để nhằm tiến tới hiện đại hoá. So sánh Việt Nam − châu Âu, ng−ời ta có thể rút ra: Việt Nam sở dĩ trì trệ bởi không có truyền thống cạnh tranh cá nhân, không dứt khoát đoạn tuyệt với nhiều truyền thống Tuy nhiên có câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam không chuyển mình nh− Nhật Bản? Thứ nhất , lịch sử Việt Nam từng có những cuộc cải cách nh− cải cách Khúc Thừa Hạo, Hồ Quý Ly, Trịnh C−ơng, Quang Trung − Nguyễn Huệ. Các cuộc cải cách này gắn liền với cách nghĩ, cách làm mang tính chất thực dụng nh− đ trình bày ở trên. Có thực dụng mới có cải cách. Vì thực dụng nửa vời nên cải cách kém sâu sắc hoặc không thắng lợi. Nếu các cuộc cải cách thành công thì lịch sử dân tộc mới có các b−ớc tiến chuẩn bị cho b−ớc nhảy vọt to lớn sau đó. Chẳng hạn những nghiên cứu về Nhật Bản th−ờng chỉ ra rằng kỉ nguyên Minh Trị bắt nguồn từ nhiều thay đổi trong suốt thời kì tiền hiện đại. Thời kì đó, ở Nhật Bản mặc dù thu nhập cao theo đầu ng−ời không tăng, nh−ng đ tích luỹ các tiền đề để hấp thụ kĩ nghệ hiện đại. Thứ hai , vấn đề nền tảng t− t−ởng khả dĩ đóng vai trò điểm tựa lựa chọn và chắt lọc tinh hoa của thời đại. "Tính cách Nhật Bản" là cơ sở quan trọng thực hiện việc tiếp thu công nghệ ph−ơng Tây. 133
  27. N−ớc Nhật nhờ biến đạo Khổng thành "của mình" mà còn làm đ−ợc công việc kì diệu là cải biến đạo Khổng theo h−ớng thích nghi với thời đại. Đạo Khổng phát huy trong phong trào Sin-ga-cu, Hô-tô-cu, Bu-si-đô; đạo Khổng phát huy qua vai trò của nhà n−ớc Cần nhìn nhận đúng phản ứng tiêu cực của Việt Nam tr−ớc thách thức từ ph−ơng Tây hồi thế kỉ XIX. Sự thiếu hụt nền tảng văn hoá cần thiết đ chi phối trên nhiều mặt. Thái độ của triều Nguyễn về các đề nghị cải cách, nói chung khác xa thái độ của Mạc Phủ Tô-cu- ga-oa, giai đoạn cuối. ý t−ởng cải cách của Nguyễn Tr−ờng Tộ (điển hình nhất trong các nhà duy tân Việt Nam cuối thế kỉ XIX) kém bài bản nhiều so với t− t−ởng của Phu-cu-da- oa. X hội Việt Nam ch−a sẵn sàng chấp nhận và thực hiện cải cách lớn, giả định những đề án đ−ợc triều đình chấp thuận, thì cũng không thể diễn ra cải cách thực sự trong cuộc sống. Thứ ba , ở châu Âu th−ơng nhân là ng−ời đóng vai trò quyết định thực hiện sự quá độ tiến lên chủ nghĩa t− bản. ở Nhật Bản, nhân vật chính của thời kì quá độ là Nhà n−ớc. Để Nhà n−ớc đảm nhiệm sứ mệnh đó, bên cạnh việc thiết lập đ−ợc một bộ máy nhà n−ớc mạnh, còn cần một x hội thống nhất, luôn h−ởng ứng (vô điều kiện) đ−ờng lối lnh đạo của Nhà n−ớc. Lịch sử Việt Nam, ngoại trừ các cuộc chiến tranh chống xâm l−ợc, khá phổ biến tình trạng cát cứ, tản quyền; 12 sứ quân thế kỉ X; 20 năm đầu thế kỉ XIII (cuối đời Lí) đất n−ớc lâm vào cảnh loạn lạc do các cuộc chiến tranh giữa các phe phái phong kiến gây ra; nạn cát cứ cuối thế kỉ XVI; chiến tranh Bắc − Nam thế kỉ XVII, Ngay cả lúc cần thống nhất lực l−ợng đối phó tr−ớc thách thức bên ngoài, thì đất n−ớc vẫn triền miên rối loạn. Hai m−ơi năm trị vì của Minh Mạng (1820 − 1840), có đến 200 cuộc khởi nghĩa. Sang đời Thiệu Trị (1841 − 1847) chỉ khoảng 7 năm có gần 50 cuộc khởi nghĩa. Đời Tự Đức (1848 − 1883), có tới hàng chục cuộc khởi nghĩa. Về mặt này, có thể thấy tr−ờng hợp Việt Nam rất phù hợp với nhận định của tác giả Ma-tu-xa-va: "Khi bọn thực dân châu Âu mới b−ớc chân đến, phần lớn các n−ớc Đông Nam á đang ở vào thời kì phong kiến phát triển. Vào thời kì đó giữa những n−ớc đó, những mối quan hệ buôn bán kinh tế khác đang phát triển và củng cố. Nh−ng những cuộc nội chiến phong kiến liên miên, những cuộc chiến tranh đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân đ làm cho các quốc gia đó bị suy yếu. Tình trạng nội chiến gây tai hại cho phát triển kinh tế mới là mặt nổi. Nhân tố bền vững, th−ờng xuyên cản trở sức mạnh tổng hợp của dân tộc trong hoạt động kinh tế, phải nói là truyền thống phân quyền giữa lệ làng và phép n−ớc tạo ra cộng đồng cục bộ. Thứ t− , giáo dục có ý nghĩa quyết định cho Nhật Bản v−ợt qua thách thức của thời đại. Khoảng thời kì cô lập với thế giới bên ngoài (1639 − 1859), mặc dù chính quyền Mạc Phủ Tô-cu-ga-oa đàn áp và ngăn cấm việc tuyên truyền t− t−ởng ph−ơng Tây, nh−ng đồng thời chính quyền này cũng đ biết phát triển và cải biến mạnh mẽ đạo Khổng. Chính sách giáo dục kéo dài 200 năm ít nhất có tác dụng truyền bá, phổ cập lối t− duy trí tuệ và duy lí, đào tạo các quân nhân thành lớp ng−ời quan liêu hữu hiệu, đào tạo lớp công nhân có kỉ luật hợp với nhà máy hiện đại. 134
  28. Thêm nữa, đạo Khổng không phải là giáo lí duy nhất phát triển thời Tô-cu-ga-oa. Lối học thực hành (Zi-su-ga-cu) bao gồm nông học, lập bản đồ, toán học, y học, thiên văn học và lịch sử tự nhiên cũng đ−ợc chú ý. ở Việt Nam, Khổng giáo dần dần thay thế vị trí giáo dục tri thức của đạo Phật. Từ thời Lê, học Nho giáo trở thành một nghề x hội học (học để làm quan). Hệ thống tr−ờng Nho nhanh chóng mở rộng đến các làng x Về điểm này, Việt Nam có vẻ giống Nhật Bản hơn Thái Lan. Tuy vậy, thực chất sự khác nhau giữa giáo dục Việt Nam và Nhật Bản lại rất cơ bản: đạo Khổng Nhật Bản mang tính lôgic và thực tế hơn; trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam không có dạng học thực hành nh− "Zi-su-ga-cu", những ng−ời có tri thức về khoa học tự nhiên nh− Lê Quý Đôn, Nguyễn Tr−ờng Tộ, cực kì hiếm và khó phát huy tác dụng. Hơn cả các lí do về địa lí, về kinh tế bốn phân tích thuộc khía cạnh văn hoá truyền thống nêu trên, rất đáng coi trọng khi tìm hiểu sự trì trệ của Việt Nam tr−ớc ng−ỡng cửa b−ớc sang thế kỉ XX. Chính những nhân tố chìm sâu trong đời sống kinh tế − x hội Việt Nam đ chi phối phần cơ bản của lịch sử dân tộc. Và hiện nay để phát triển đất n−ớc, chúng ta sẽ tiếp tục phải đụng đầu với các truyền thống đó. (Hoàng Xuân Long) V. luyện tập Bài tập 1 Hy đọc hai văn bản d−ới đây và cho biết văn bản đó: − Viết về cái gì? − Viết nhằm mục đích gì? − Viết cho ai đọc? − Viết theo phong cách nào? Văn bản 1: Tuyên ngôn độc lập Hỡi đồng bào cả n−ớc, "Tất cả mọi ng−ời đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm đ−ợc; trong những quyền ấy, có quyền đ−ợc sống, quyền tự do và quyền m−u cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của n−ớc Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung s−ớng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Ng−ời ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn đ−ợc tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối ci đ−ợc. 135
  29. Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến c−ớp đất n−ớc ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp d man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất n−ớc nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn tr−ờng học. Chúng thẳng tay chém giết những ng−ời yêu n−ớc th−ơng nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc d− luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, r−ợu cồn để làm cho nòi giống ta suy nh−ợc. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến x−ơng tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, n−ớc ta xơ xác, tiêu điều. Chúng c−ớp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà t− sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông D−ơng để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa n−ớc ta r−ớc Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật t−ớc khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" đ−ợc ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đ bán n−ớc ta hai lần cho Nhật. Tr−ớc ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đ kêu gọi ng−ời Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đ không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với ng−ời Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đ giúp cho nhiều ng−ời Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều ng−ời Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, n−ớc ta đ thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân cả n−ớc ta đ nổi dậy giành chính quyền, lập nên n−ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự thật là dân ta đ lấy lại n−ớc Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đ đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên n−ớc Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy m−ơi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. 136
  30. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của n−ớc Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp −ớc mà Pháp đ kí về n−ớc Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất n−ớc Việt Nam. Toàn dân Việt Nam, trên d−ới một lòng kiên quyết chống lại âm m−u của bọn thực dân Pháp. Chúng tôi tin rằng các n−ớc Đồng minh đ công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đ gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đ gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải đ−ợc tự do ! Dân tộc đó phải đ−ợc độc lập ! Về những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của n−ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: N−ớc Việt Nam có quyền h−ởng tự do và độc lập, và sự thật đ thành một n−ớc tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực l−ợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Hồ Chí Minh toàn tập , tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995) Văn bản 2: Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích [ ] Cổ tích Việt Nam bắt nguồn ở cùng một nơi với ca dao nên cùng rung động một tinh thần ấy, một lòng ham sống ấy. Nh−ng cổ tích không có hình thức nhất định nh− ca dao. Những câu chuyện cổ l−u truyền trong dân chúng sở dĩ đáng chú ý là vì phần nội dung, chứ không phải là vì phần hình thức, vì văn ch−ơng. Khi xem xét nội dung những câu chuyện cũ để cố gắng lục lấy trong đó một ý nghĩa đáng ghi nhớ, chúng tôi thấy có thể tạm xếp cổ tích n−ớc ta thành hai loại: một loại tìm giảng nghĩa những hiện t−ợng tự nhiên, một loại tìm giảng nghĩa những hiện t−ợng trong x hội. Sinh sống trong một giang sơn tuy đẹp đẽ, nh−ng không phải không hung dữ, phải vật lộn với một khí hậu hay thay đổi, nhiều gió bo, phải chống chọi với những sức mạnh thiên nhiên khó hiểu, ng−ời dân luôn luôn đem một vài nét huyền ảo mà giảng nghĩa sự thật, khi còn ch−a cắt nghĩa đ−ợc những sự thật ấy một cách hợp lí. Không những ng−ời dân ta, mà cả ng−ời dân các n−ớc đứng tr−ớc những sức mạnh thiên nhiên, cũng có những thái độ nh− vậy. Những vai trò trong truyện cổ tích th−ờng là 137
  31. những sức mạnh thiên nhiên đ đ−ợc biến thành ng−ời ta. Những truyện cổ tích th−ờng là những hiện t−ợng thiên nhiên, khéo thuật, khéo tả, thành ra mạch lạc, kết cấu li kì. Nhà văn hào A-na-tôn Phơ-răng-xơ (Anatone France) n−ớc Pháp có đem một vài truyện cổ n−ớc Pháp ra phân tích, và thấy truyện thì tả cảnh mặt trời mọc, rồi bị đêm ăn mất, sáng hôm sau lại hình nh− đ−ợc nhả ra, truyện thì tả sự luân chuyển ngày tháng, Còn nhiều điều phát minh t−ơng tự, chúng tôi tiếc không nhớ đ−ợc rõ ràng mà thuật lại ở đây. Vì có mục đích đem tâm tính, tình cảm của ng−ời mà gán cho thiên nhiên, để cố gắng hiểu thiên nhiên ấy, nên ta thấy nhiều xứ ở thực xa nhau mà có truyện cổ tích giống nhau. Chẳng hạn nh− truyện Tấm Cám ta thấy cả ở truyện cổ tích Pháp hay Ai Cập. Nh−ng nếu trong một xứ nào có một hiện t−ợng tự nhiên đặc biệt, không thấy ở chỗ nào khác, thì truyện cổ tích giảng nghĩa hiện t−ợng ấy cũng không thấy ở xứ nào khác cả. Ví dụ nh− truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh ở trung châu Bắc Kì ta. Mục đích truyện ai cũng biết, là cốt để giải nghĩa cảnh lụt lội hằng năm xảy ra, tuy đáng lo ngại nh−ng thật hùng vĩ. Trí t−ởng t−ợng của dân chúng còn vào đến cả thế giới súc vật. Đem tính tình của ng−ời ta gán cho cả vũ trụ rồi, dân chúng lại đem tính tình ấy mà gán cho cả cầm thú nữa. Những ph−ơng pháp giảng nghĩa thế giới của đầu óc bình dân thực là nên thơ và chất phác. Song loại cổ tích giảng nghĩa thiên nhiên, tuy cũng đ chứng minh đ−ợc tinh thần lạc quan của dân tộc ta, cũng vẫn ch−a đáng để ý bằng loại cổ tích lịch sử, có mục đích là chữa lại, hay tô điểm thêm cho những sự việc xảy ra trong x hội. Lịch sử th−ờng sẵn những trang đau th−ơng, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp b−ớc gian nguy, kẻ trung nghĩa th−ờng lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí t−ởng t−ợng dân chúng tìm cách chữa lại sự thực, để khỏi phải công nhận những tình thế đang u uất. Ta thử lấy truyện Hai Bà Tr−ng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đ thất trận, nh−ng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hoá đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ t−ớng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hoá lên trời. Nghe truyện Phù Đổng Thiên V−ơng , tôi th−ờng t−ởng t−ợng đến một trang nam nhi, sức vóc khác ng−ời, với tâm hồn chất phác giản dị, nh− tâm hồn ng−ời thuở x−a. Tráng sĩ ấy gặp lúc n−ớc nhà lâm nguy đ xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nh−ng bị th−ơng nặng. Tuy thế ng−ời trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết th−ơng lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. Bên Pháp cũng có một truyện t−ơng tự, ấy là truyện một ng−ời dân quê khoẻ mạnh lạ th−ờng tên là Lơ Grăng Phe-rê (Le Grand Ferré) đ giết đ−ợc nhiều kẻ xâm lăng ng−ời Anh Cát Lợi. Có bận anh ta ốm, nghe tin giặc đến, tức giận, vùng dậy cầm búa ra giết 138
  32. đ−ợc m−ời mấy tên. Giặc sợ chạy mất. Sau vì mệt nhọc đổ mồ hôi, về uống n−ớc l nên bệnh nặng thêm mà chết. Nh−ng chàng Lơ Grăng Phe-rê đ không đ−ợc tôn lên ngang với thần linh. Chúng tôi sở dĩ nhắc đến chàng là để thấy tâm hồn hai tráng sĩ hơi t−ơng tự. Bên những sự việc có tính cách lịch sử, dân chúng còn chú ý đến một vài tình cảnh khác th−ờng trong cuộc sống hằng ngày. Gặp những chuyện đau th−ơng đặc biệt, trí t−ởng t−ợng của dân chúng cũng tìm cách chữa lại, điểm một nét huyền ảo cho bớt đ−ợc nỗi bi đát. Ví dụ nh− chuyện vợ chồng chàng Tr−ơng: chàng Tr−ơng đi đánh giặc khi vợ mới có mang. Lúc trở về, con đ biết nói. Một hôm đùa với con tự x−ng là bố, thấy con không nhận mà nói rằng bố nó tối tối vẫn đến. Tr−ơng buồn và ghen, đay nghiến vợ đến nỗi nàng phải tự vẫn. Một tối, ngồi bên đèn đùa với con, thấy nó chỉ lên bóng mình trên t−ờng mà nói: "Bố đ đến kìa". Lúc đó mới biết là mình lầm thì không kịp nữa. Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó, nh−ng dân chúng không chịu nhận cái tình thế đau đớn ấy, và cố gắng đem một nét huyền ảo để an ủi ta. Vì thế mới có đoạn thứ hai, kể chuyện nàng Tr−ơng xuống thuỷ cung, và sau còn gặp mặt chồng một lần nữa. Xem thế, tinh thần Việt Nam không −a bi đát, không −a đem cái bất lực của con ng−ời tr−ớc số mệnh ra mà say s−a. Ng−ời dân lúc nào cũng trọng sự sống hơn cái chết, và không công nhận số mệnh đau đớn mà tìm cách chống lại định mệnh, chữa lại định mệnh, để làm dịu bớt những vết th−ơng, để tăng lên lòng tin t−ởng, vui vẻ, ham sống [ ]. (Nguyễn Đình Thi, trong tập Mấy vấn đề văn học, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1958) Bài tập 2 Hy tóm tắt văn bản d−ới đây thành một đề c−ơng chi tiết. Tổ chức doanh nghiệp có những hình thức nào? Tuỳ vào Luật doanh nghiệp của từng quốc gia, trong một nền kinh tế có nhiều hình thức tổ chức doanh nghiệp . Tuy nhiên có thể chia làm ba loại hình thức tổ chức cơ bản. Đ có lúc nào trong giao dịch làm ăn, bạn nghe ng−ời ta lặp đi lặp lại một cách lí thú cái từ này: "Sole Proprietorship "? Chắc ít ra cũng hơn một lần nghe. Đó chính là hình thức doanh nghiệp một ng−ời. Lí thú đấy chứ ! Một cá nhân đứng ra thành lập và là chủ sở hữu duy nhất, chịu trách nhiệm vô hạn về mặt pháp lí. Chẳng hạn ng−ời ấy − cá nhân ấy là bạn − xin bạn hy luôn tâm niệm điều này: Khi làm ăn thua lỗ là phải bán nhà cửa, gia sản đ đành bán tất để trả nợ. Luật ghi rõ đấy nghen ! Còn " Corporations " là gì vậy? Hình thức này đ−ợc nhiều ng−ời quan tâm lắm đây, nhất là ở n−ớc ta. Corporations đ−ợc hiểu d−ới một tên gọi khá hấp dẫn: Công ti cổ phần . Thời gian gần đây tên gọi này ít nhiều trở nên gần gũi, thông dụng trong giao tiếp của nhiều ng−ời. 139
  33. Công ti cổ phần là hình thức tổ chức do hai ng−ời (cá nhân, tổ chức) trở lên tự nguyện (thông qua điều lệ) góp vốn lại qua hình thức mua cổ phiếu của công ti phát hành. Những ng−ời góp vốn đ−ợc gọi là cổ đông − họ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với con số vốn bỏ ra kinh doanh của mình. Đại hội cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng Quản trị. Hội đồng Quản trị sẽ bầu ra Tổng giám đốc. Biết rằng hình thức thứ hai này đang đ−ợc nhiều ng−ời quan tâm, xin nói rõ thêm rằng Công ti cổ phần cũng đ−ợc chia làm hai dạng là: − Công ti công cộng. Đây là dạng công ti có số cổ đông lớn, cổ phiếu về nguyên tắc đ−ợc phép trao đổi buôn bán trên thị tr−ờng chứng khoán. ở đây xin mở ngoặc: Luật công ti Việt Nam gọi dạng này là công ti cổ phần . − Công ti riêng . Đây là công ti có số cổ đông hạn chế và cổ phiếu của nó không đ−ợc mua bán trên thị tr−ờng chứng khoán. Luật công ti Việt Nam gọi dạng này là công ti trách nhiệm hữu hạn . Nh− vậy: Công ti trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ t−ơng ứng với phần vốn đóng góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ti trong phạm vi phần vốn của mình góp vào. Theo Luật Công ti Việt Nam (ban hành ngày 21 −12 −1992), phần vốn góp của tất cả các thành viên phải đóng đủ ngay khi thành lập công ti. Các phần vốn phải đ−ợc ghi rõ trong điều lệ công ti. Công ti không đ−ợc phép phát hành bất kì loại chứng khoán nào . Việc chuyển nh−ợng phần vốn giữa các thành viên đ−ợc thực hiện tự do, nh−ng khi chuyển nh−ợng phần vốn góp cho ng−ời khác không phải thành viên phải đ−ợc sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ công ti. Khi thành lập, nếu công ti không quá 11 thành viên thì các thành viên tự động phân công nhau đảm nhận các nhiệm vụ quản lí và kiểm soát công ti; cử một ng−ời trong số họ hoặc thuê một ng−ời khác làm giám đốc công ti. Nếu công ti có từ 12 thành viên trở lên thì phải tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị và các kiểm soát viên. Trong nền kinh tế hỗn hợp, dạng công ti trách nhiệm hữu hạn là một trong các dạng tổ chức chính. Dạng này có một số −u điểm: − Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm đối với công ti cho đến hết phần hùn vốn của mình đ đóng góp. − Quy mô kinh doanh có thể mở rộng. Điều này mang ý nghĩa thiết thực là có thể mở rộng khả năng tài chính của công ti lên quy mô lớn. − Công tác quản lí sẽ hiệu quả hơn vì đ tách quản lí với quyền sở hữu và quản lí đ−ợc chuyên môn hoá do các nhà quản lí chuyên nghiệp đảm nhận. − Thời gian hoạt động dài, kinh doanh liên tục không phụ thuộc vào t− cách pháp nhân của các cổ đông còn hay mất. − Có khả năng chuyển quyền sở hữu dễ dàng. − Đ−ợc h−ởng t− cách pháp nhân, mọi hoạt động đều tiến hành nhân danh công ti chứ không nhân danh cá nhân. 140
  34. Trên đây là những kiến thức ban đầu nh−ng lại rất cần thiết cho mọi ng−ời trong hoạt động kinh tế và góp phần cùng mọi ngành kinh tế đ−a đất n−ớc vào thời kì phát triển v−ợt bậc. (Phạm Văn Nam) Bài tập 3 Đọc và tóm tắt văn bản Đất là vàng nh−ng ch−a là vốn theo hai cách: − Tóm tắt thành đề c−ơng. − Tóm tắt thành một văn bản nhỏ. Đất là vàng nh−ng ch−a là vốn Những nghịch lí cần đ−ợc giải quyết Doanh nghiệp nhà n−ớc nào cũng kêu thiếu vốn. Phải chăng các đơn vị này không biết đến một khoản vốn khổng lồ đang nằm ngay d−ới chân họ? Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, −ớc tính nguồn vốn này ít nhất cũng gần gấp hai lần tổng giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà n−ớc trên địa bàn. Thực vậy, theo Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tổng giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà n−ớc trên địa bàn (tính đến ngày 1 −1−19 96) theo nguyên giá là 28.634 tỉ đồng, bao gồm: nhà cửa, vật dụng kiến trúc, máy móc thiết bị và các ph−ơng tiện vận tải, trong lúc các doanh nghiệp nhà n−ớc này đang chiếm hữu một diện tích là 27.532.195m 2 đất (khoảng 2.753 ha), trừ phần sử dụng vào các mục đích công cộng, cũng còn lại khoảng 25 triệu m 2. Nếu tính theo giá trị sử dụng mà hiện nay các công ti Phát triển nhà đang chào bán các khu đất ở vùng ven (nh− Quận 12, Gò Vấp, ) với giá trung bình 2 triệu đồng/1m 2 thì giá trị sử dụng số diện tích trên là 50.000 tỉ đồng ! Đây là khoản tiền khổng lồ, ch−a bao giờ đ−ợc tính toán khi sử dụng nguồn lực này. Ai cũng nói "tấc đất, tấc vàng" nh−ng đất do các doanh nghiệp nhà n−ớc chiếm hữu thì lại thuộc về ngoại lệ, các chuyên viên, các nhà nghiên cứu ở Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đ phải kêu lên nh− vậy. "Vốn hoá" hay "không vốn hoá"? Con số thực tế còn ch−a dừng lại. Bởi nếu tính cả diện tích đất hiện do các doanh nghiệp quốc phòng, DN đoàn thể nắm giữ, thì tổng số diện tích đất ở các doanh nghiệp nhà n−ớc lên tới trên 35.477.000 m 2, chiếm 54,15% tổng diện tích đất xây dựng đ−ợc kê khai (hoàn tất vào tháng 12 −19 96). Ngoài ra còn hàng triệu mét vuông kho bi (phần lớn tập trung ở các quận nội thành) do các doanh nghiệp nhà n−ớc quản lí; nếu tính giá trị sử dụng đất theo mức trung bình của khung giá quy định của UBND thành phố ch−a tính giá thị tr−ờng thì số vốn có đ−ợc từ quỹ mặt bằng trên cũng khoảng 5.000 − 7.000 tỉ đồng. Tất cả đều ch−a đ−ợc "vốn hoá". Vì theo quy định hiện hành, mặt bằng quỹ đất do các doanh nghiệp nhà n−ớc sử dụng đều không tính giá trị sử dụng đất trong vốn của doanh nghiệp, không xem quỹ đất là vốn. Đây là điểm khác biệt rất quan trọng giữa doanh nghiệp nhà n−ớc với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác. Một chuyên viên giải thích: Chính vì vậy, vốn đ−ợc xác định trên sổ sách để giao cho các 141
  35. doanh nghiệp nhà n−ớc quá thấp so với thực tế toàn bộ vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng. Điều này đ tạo ra nhiều bất lợi với doanh nghiệp. Nh− vốn điều lệ thấp làm giảm địa vị tài chính của doanh nghiệp nhà n−ớc trong mọi quan hệ kinh tế. Cơ cấu nợ trên vốn cao hơn cơ cấu thực làm xấu đi tình hình tài chính của doanh nghiệp; làm giảm khả năng thế chấp của doanh nghiệp khi cần thiết vay nợ ngân hàng hoặc nhận các khoản tín dụng khác. Nh−ng không ít giám đốc các doanh nghiệp nhà n−ớc vẫn tỏ ra muốn duy trì hiện trạng, vì theo họ, nếu "vốn hoá" cả giá trị quyền sử dụng đất, chắc chắn tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nhà n−ớc sẽ thấp đi, mức đóng góp vào ngân sách của khu vực này sẽ giảm. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay sản xuất và kinh doanh mỗi ngày một khó. Họ dẫn những số liệu của Cục Quản lí và tài sản Nhà n−ớc Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 là 19% đ giảm sút còn 14,2% vào năm 1996. Nếu "vốn hoá" cả đất thì tỉ suất này còn giảm đến mức nào? "Đẻ trứng vàng" cho những ai? Nói vậy, chứ hiện nay quỹ đất đang là "con gà đẻ trứng vàng" cho nhiều doanh nghiệp nhà n−ớc. Nhất là những đơn vị có sẵn đất thuộc quyền sử dụng của mình, và nhất là các khu đất có giá trị cao Một quan chức ở Sở Địa chính Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: các doanh nghiệp hiện nay chỉ phải trả 0,5%/ năm hoặc 0,7%/ năm trên khung giá Nhà n−ớc quy định, nghĩa là thấp hơn nhiều lần so với giá trị đất mà các doanh nghiệp t− nhân hay công ti n−ớc ngoài phải thuê. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà n−ớc cũng chỉ phải trả tiền thuê cho phần đất đ−ợc giao chính thức, còn lại phần phi chính thức thì ch−a phải trả phí. Số đất phi chính thức này lại không phải là nhỏ. Các doanh nghiệp nhà n−ớc (do địa ph−ơng quản lí) chiếm khoảng 8,6%, và các doanh nghiệp nhà n−ớc (trung −ơng) chiếm 400% diện tích đất đ−ợc giao chính thức. Rõ ràng chỉ có Nhà n−ớc là bị thiệt, còn các doanh nghiệp nhà n−ớc này cứ "ung dung h−ởng lộc". Họ đem đất cho t− nhân, cho n−ớc ngoài thuê lại với giá thị tr−ờng. Một thống kê đầy đủ cho biết đ có hơn 5% diện tích đất thuộc khu vực Nhà n−ớc quản lí, sử dụng đ−ợc đem cho thuê lại. Tất nhiên việc cho thuê này chỉ tạo doanh thu riêng, hoặc lợi ích cục bộ cho đơn vị, mà Nhà n−ớc không thể điều phối. "Chế độ thuê đất hiện nay, rõ ràng chỉ tạo ra độc quyền với các doanh nghiệp đang chiếm hữu đất của Nhà n−ớc, không có tác dụng nâng cao khả năng sử dụng đất, cũng nh− việc khuyến khích việc phát triển doanh nghiệp mới" − một chuyên viên ở Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định. Ông đặt vấn đề: Làm sao còn có đất sẵn, để có thể cho các doanh nghiệp mới thành lập, hoặc doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất thuê với giá −u đi đó? Chắc chắn các doanh nghiệp này phải đi "mua quyền sử dụng đất" bằng cách này hay cách khác Quản lí bằng giá trị chứ không bằng hiện vật "Xác định giá trị thực của doanh nghiệp nhà n−ớc để tăng vốn riêng của doanh nghiệp" là một trong những chính sách mà Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị với Chính phủ nhằm xác lập vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà n−ớc trên địa 142
  36. bàn. Để làm đ−ợc điều này, cần tiến hành đánh giá lại tài sản của doanh nghiệp nhà n−ớc theo giá thị tr−ờng, với ph−ơng thức thực hiện nh− cách thẩm định tài sản doanh nghiệp, nh− một ph−ơng thức tăng vốn cho doanh nghiệp, tức là "vốn hoá" mọi giá trị tài sản cố định mà doanh nghiệp đang chiếm hữu. Nhà n−ớc thay việc quản lí tài sản doanh nghiệp bằng hiện vật, sang quản lí bằng giá trị. Tuy nhiên, để không ảnh h−ởng đến giá thành sản phẩm hay dịch vụ, không ảnh h−ởng đến việc trích lập các quỹ, nhất là việc tích tụ vốn để tái đầu t− của doanh nghiệp, trong quá trình thực hiện việc "vốn hoá" này, các nhà nghiên cứu đ đề xuất cho phép tăng thời gian khấu hao tài sản cố định đ định lại, phù hợp với từng loại doanh nghiệp; giảm mức thu trên vốn (th−ờng gọi là "thuế vốn"), phù hợp với từng loại hình kinh doanh. Cũng đ đến lúc cần chấm dứt một trong những nghịch lí còn đang tồn tại là đất đai, mặt bằng của doanh nghiệp nhà n−ớc nếu đem hợp tác với thành phần kinh tế khác thì biến thành vốn, còn nếu tự mình sử dụng thì không phải là vốn ! (Phạm Hùng Nghị) Bài tập 4 Hy tổng thuật các bài viết d−ới đây theo cách lần l−ợt điểm từng văn bản; sau đó dựa vào kết quả tổng thuật, hy soạn đề c−ơng cho bài thuyết trình tr−ớc lớp theo từng văn bản đ cho. Văn bản 1: Hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta Trái Đất là cái nôi và ngôi nhà của thập loại chúng sinh và cây cỏ. Suốt cuộc hành trình từ hang động đến nhà chọc trời, con ng−ời th−ờng xuyên có tham vọng cải thiện cuộc sống của mình. Nh−ng chính con ng−ời đ tàn phá một cách khủng khiếp ngôi nhà chung của nhân loại. Hơn sáu triệu kilômet rừng rộng bằng một nửa diện tích châu Âu, bị đốn trụi trong 20 năm qua. Đất trồng trọt bị xói mòn, bùn cát lấp các con sông trên thế giới gấp ba lần thế kỉ tr−ớc. Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, nồng độ khí cacbonic đ tăng 27% và đang nhanh chóng tăng lên. Tầng bảo vệ Ô-zôn, tấm áo giáp của con tàu Trái Đất đ bị chọc thủng nhiều nơi. Dân số thế giới có thể từ 5,3 tỉ hiện nay lên tới 10 tỉ năm 2050 và ngay sau đó là 11 tỉ hoặc 12 tỉ. Con tàu vũ trụ Trái Đất đang tiếp tục cuộc hành trình trong vũ trụ với bao hiểm hoạ rình đón. Buồn thay, những hiểm hoạ đó lại do chính con ng−ời gây ra. Hy trở lại với những t− t−ởng của Bơ-len-đơ Pa-xcan: "Con ng−ời là cây sậy biết suy nghĩ. Con ng−ời tàng trữ chân lí mà cũng là một cái ổ bẩn thỉu đầy mờ ám và sai lầm. Vinh quang, cao cả mà cũng là cặn b". Con đ−ờng tiến bộ hàng thiên niên kỉ nay thật đáng tự hào mà cũng có khi đáng xấu hổ. Ng−ời ta chém giết, hm hiếp ở châu á, châu Phi để lấy về châu báu và hồ tiêu. Trí tuệ và lòng dũng cảm của Cri-xtốp Cô-lông cuối cùng rơi vào tay bọn săn vàng, chiếm đất và dẫn đến sự điêu tàn của ng−ời da đỏ cùng các nền văn minh của họ. 143
  37. Con ng−ời không để cho nhau đ−ợc sống yên lành. Và cũng không để cho muôn loài tồn tại. Vậy mà Trái Đất vốn là nơi n−ơng náu và sinh tr−ởng của muôn loài. Sự khám phá châu Mĩ đ dẫn tới diệt chủng đàn bò bi-dông, nhiều loài thú đẹp đẽ khác, kể cả đàn sói. Đàn voi châu Phi chỉ còn 1/10, mỗi năm có 5.000 con voi bị giết chỉ để lấy ngà làm cán dao, quả bi-a, và những thứ xa xỉ khác của kẻ giàu có. Châu Phi, châu á, châu Mĩ La-tinh bị bóc lột thậm tệ phải bán rừng để cầm hơi, dù rừng là mạng sống của đất n−ớc. B−ớc vào năm 2000, nạn ô nhiễm môi tr−ờng đ đến giới hạn cuối cùng mà Trái Đất có thể chịu đựng đ−ợc. Non sông gấm vóc hình chữ S mà cha ông ta đ để lại cho chúng ta, đ từng bị chiến tranh, cái nghèo và tình trạng lạc hậu tàn phá. Mỗi năm chúng ta đốn trụi 200.000 ha rừng. Một công trình nghiên cứu cấp Nhà n−ớc cho biết: Nếu không ngăn chặn khai phá rừng bừa bi nh− hiện nay thì chỉ vài năm nữa, chúng ta sẽ không còn rừng nguyên sinh. Những cánh rừng trồng đang làm xanh lại đất n−ớc là một thành tựu lớn lao, nh−ng bạch đàn không thể thay thế đinh, lim, sến, táu. Rừng thiêng vì đ tích tụ hàng triệu năm thời gian, mà con ng−ời không thể làm ra thời gian đ−ợc. Từ đất n−ớc của voi, của tê giác một sừng, tê giác hai sừng, bầy hổ báo, h−ơu nai, hiện nay chúng ta chỉ còn lại khoảng 500 con voi, dăm bảy con tê giác và vài chục con bò rừng. Chúng ta đang lấn chiếm môi tr−ờng sống của chúng, bắt giết chúng để m−u lợi, đ nhiều năm qua chúng ta dửng d−ng và n−ơng nhẹ lũ săn trộm tàn bạo khi chúng giết voi trong rừng thẳm Tây Nguyên hay hạ sát những chú chim sâu vô tội ở v−ờn thiêng Văn Miếu. Hy bắt đầu khi ch−a quá muộn, hy làm cho mọi ng−ời hiểu đ−ợc bất kì hành vi nào của con mình cũng làm thay đổi ít nhiều cái nôi thiêng liêng của chúng ta. Chúng ta không thể không nghĩ đến các thế hệ con cháu chúng ta. Hy để lại cho muôn đời con cháu mai sau giang sơn cẩm tú mà cha ông ta đ để lại cho chúng ta. Hy để lại cho con cháu chúng ta không phải là sa mạc mà là những cánh đồng màu mỡ, những thảo nguyên và rừng núi xanh rờn, những tiếng gầm thiêng liêng của núi rừng, những tiếng gù êm ái của chim muông. Môi tr−ờng sống bền vững, đó là vấn đề bức xúc của loài ng−ời, không trừ một nơi nào trên Trái Đất. (Theo phụ san Văn nghệ ) Văn bản 2: Những thảm hoạ đ−ợc báo tr−ớc Thảm hoạ từ vũ trụ Hai mối nguy hiểm luôn rình rập và đe doạ Trái Đất là tiểu hành tinh và sao Chổi. Tiểu hành tinh lang thang xung quanh Mặt Trời, giữa sao Hoả và sao Mộc, thỉnh thoảng lại bật ra khỏi quỹ đạo của mình và lao xuống Trái Đất. Sao Chổi ở mi gần sao Diêm 144
  38. V−ơng, nh−ng một ngày nào đó vẫn có thể quét qua Trái Đất những đám bụi đá bẩn. Gần 200 ngôi sao Chổi đ−ợc nhận diện và chừng ấy tiểu hành tinh đang trên trục giao thoa với đ−ờng đi của Trái Đất. Theo nhà khoa học Ri-chớt Gríp (Richard Grieve) thuộc Tổ chức giám sát địa chất Ca-na-đa, cho đến nay, các tiểu hành tinh đ gây ra 139 hố trên bề mặt Trái Đất. Nổi tiếng nhất là hố Toungouska ở Siberie (Nga). Ngày 30 − 6 − 1908, một thiên thạch có đ−ờng kính 10m đ tàn phá một vùng rộng 20km 2, t−ơng đ−ơng với 10 megatonne (10 triệu tấn) thuốc nổ TNT. ở Yucata (Mê-hi-cô), một thiên thạch đ tạo nên một hố có đ−ờng kính 180 km. Thảm hoạ này đ gây ra đám cháy lớn, tung hàng triệu tấn bụi đen lên bầu trời suốt nhiều năm. Sự việc này cũng đ từng xảy ra cách đây 65 triệu năm, đ làm cho 2/3 số giống loài sinh vật biến mất khỏi Trái Đất. Ngày 23 −3−1989, một tiểu hành tinh có đ−ờng kính 600m giao thoa với Trái Đất ở khoảng cách 690.000km. Vào tháng 1 −1991, đài quan sát thiên văn (Spacewatch telescope) thuộc tr−ờng đại học A-ri- zôn-na, đ phát hiện một tiểu hành tinh khác đang trên đ−ờng giao thoa với Trái Đất ở khoảng cách 170.000 km. Khoảng cách này là vùng "ngoại ô" của Trái Đất. Kỉ lục về khoảng cách gần nhất đ−ợc đài quan sát này phát hiện vào ngày 10 − 5 − 1993. Một khối đá lớn đang lao về Trái Đất với vận tốc 76.800 km/giờ và né khỏi Trái Đất ở khoảng cách 144.000km. Thực ra xác suất để tiểu hành tinh chạm vào Trái Đất chỉ xảy ra một lần trong nửa triệu năm. Tháng 5 − 1991, cơ quan không gian Mĩ (Na-sa) đ thành lập một uỷ ban, bao gồm các chuyên gia quốc tế, mang tên là Spaceguard Survey chuyên làm nhiệm vụ canh giữ Trái Đất. Uỷ ban này đề xuất xây dựng hệ thống 6 kính viễn vọng để nhận diện tiểu hành tinh từ xa. Dự toán chi phí xây dựng là 50 triệu đôla chi phí bảo d−ỡng hằng năm. Trên đỉnh núi Pa-lô-ma (Ca-li-phoóc-ni-a) một kính viễn vọng khổng lồ cũng đang làm nhiệm vụ nhận diện các tiểu hành tinh có khả năng lao vào Trái Đất. Nhận dạng đ−ợc nguy hiểm và tìm cách loại trừ chúng, giới quân sự Mĩ đề xuất ph−ơng án phóng tên lửa có mang bom hạt nhân lên không gian và điều khiển cho nó nổ cạnh các tiểu hành tinh để làm lệch h−ớng bay của chúng. Tuy nhiên, một số ng−ời lo sợ tiểu hành tinh Toutatis sẽ bay tới Trái Đất vào tháng 9 −2000 và sao Chổi Swiff Tuttle sẽ quét Trái Đất vào tháng 8−2126. Donald Yeomans thuộc cơ quan Nasa lại khẳng định: trong 200 năm nữa, chẳng có tiểu hành tinh nào đe doạ Trái Đất cả. Vũ trụ còn ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng đe doạ Trái Đất. Ngày 24 − 2 − 2987, ngôi sao khổng lồ Saduleak 69 −202 nổ, phát ra năng l−ợng ánh sáng t−ơng đ−ơng năng l−ợng của 100.000 Mặt Trời. Ngôi sao này cách xa Trái Đất 180.000 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng − 9.461 tỉ km). Nếu vụ nổ xảy ra cách Trái Đất 30 năm ánh sáng thì tầng ô-zôn của Trái Đất sẽ bị rách, hệ động vật, thực vật sẽ bị tàn phá nặng nề. Nếu vụ nổ xảy ra cách Trái Đất 10 năm ánh sáng thì sự sống sẽ biến mất trên Trái Đất. Nh−ng hiện t−ợng sao nổ tr−ớc khi chết chỉ xảy ra một lần trong 570 triệu năm. 145
  39. Hiểm hoạ "khí hậu Trái Đất sẽ lạnh lại" cũng là mối nguy cơ quan trọng. Trong lòng Trái Đất và khối vật chất dn nở th−ờng xuyên, vì thế một lúc nào đó Trái Đất sẽ lạnh đi và con ng−ời sẽ chết cóng. Hoặc Trái Đất sẽ co lại và nóng lên, lúc ấy con ng−ời sẽ bị "n−ớng sạch". Hoặc giả, ngôi sao Mặt Trời một lúc nào đó sẽ chết. Nhiệt độ Mặt Trời giảm, khối cầu lửa mặt trời sẽ bay chạm vào Trái Đất và Trái Đất sẽ tan thành tro bụi. Nh−ng chuyện này có thể xảy ra không tr−ớc 5 tỉ năm nữa ! Thảm hoạ do con ng−ời Năm 1972, trong Hội nghị quốc tế về môi tr−ờng ở Stốc-khôm (Thuỵ Điển), các nhà khoa học đ lên tiếng báo động: Trái Đất sẽ tự huỷ diệt. Hiểm hoạ quan trọng nhất là vấn đề dân số. Dân số thế giới tăng với tốc độ khủng khiếp. Thời phục h−ng, dân số thế giới mới có 450 triệu ng−ời; năm 1900 là 1,5 tỉ; năm 1950 là 2,5 tỉ, và hiện nay là 5,4 tỉ. Theo dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2075 dân số thế giới sẽ là 10 tỉ ng−ời. 10 tỉ ng−ời sẽ khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, nạn ô nhiễm sinh thái gia tăng và áp lực của làn sóng nhập c− từ các n−ớc nghèo sang n−ớc giàu càng khốc liệt hơn, từ đó gây ra các cuộc xung đột vũ trang triền miên. Quả bom dân số sẽ tạo nên hiện t−ợng hoang mạc hoá đất đai. Hiện nay, ở châu Phi, châu á, Nam Mĩ, mỗi năm có khoảng 6 triệu ha đất đai bị hoang mạc hoá, diện tích rừng ngày càng co hẹp lại vì tình trạng khai thác bừa bi. Mỗi năm, tổng số diện tích rừng nhiệt đới giảm 80.000km 2, t−ơng đ−ơng với diện tích n−ớc áo. Rừng biến mất sẽ tạo nên hiệu ứng nhà kính, hàm l−ợng khí cacbonic tăng, mặt đất sẽ bị nung nóng th−ờng xuyên và mất đi chất màu mỡ. Sau cùng, nhiều loài động vật, thực vật sẽ biến mất. Theo số liệu thống kê, mỗi năm trung bình có khoảng 100.000 giống loài bị tuyệt chủng, gấp đôi số loài bị tuyệt chủng cách đây 400 năm. Số l−ợng loài bị tuyệt chủng bao giờ cũng cao hơn các loài mới đ−ợc phát hiện. Một nguy cơ rất lớn do con ng−ời gây ra đe doạ Trái Đất là tầng ozone bị thủng nặng nề, tia cực tím của Mặt Trời không thể huỷ hoại sinh vật sống trên Trái Đất là nhờ có tầng ôzôn bảo vệ. Nh−ng với tốc độ phát triển công nghiệp nh− hiện nay, các hoá chất nh− mêtan, oxyde azote, cholorofluoro cacbon (CFC), do nhà máy, xe cộ thải ra, đang đục thủng tầng ô-zôn. Theo dự báo của tổ chức IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), năm 2010, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm 4,5 oC, hoang mạc sẽ bành tr−ớng và diện tích rừng phòng hộ sẽ co lại. Ch−a kể nếu xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân trên quy mô toàn thế giới, cháy lớn sẽ xảy ra, bụi và muội than sẽ che lấp ánh sáng mặt trời và Trái Đất sẽ rơi vào thời kì băng giá. Các nhà khoa học gọi hiện t−ợng ấy là mùa đông hạt nhân . Các chuyên gia thuộc Uỷ ban khoa học về các vấn đề môi tr−ờng đ lên tiếng cảnh tỉnh: "Nếu con ng−ời đối xử thô bạo với Trái Đất, Trái Đất sẽ trả thù". 146