Giáo trình Tâm lý học (Phần 2)

pdf 72 trang ngocly 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lý học (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tam_ly_hoc_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tâm lý học (Phần 2)

  1. PHẦN II HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, hành động). Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vô cùng phong phú và đa dạng: - Có những svht hiện hình cụ thể bằng trực quan mà nhận biết được ( nghe, ngửi, nhìn ). - Có những svht ta không thể nhận biết một cách trực tiếp mà phải gián tiếp thông qua dấu hiệu, phương tiện Căn cứ vào tính chất phản ánh, người ta chia hoạt động nhận thức thành 2 mức độ: Nhận thức cảm tính Cảm giác Hoạt động nhận thức Tri giác Nhận thức lý tính Tư duy Tưởng tượng 74
  2. + Nhận thức cảm tính là mức độ đầu của hoạt động nhận thức, phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người. Nhận thức cảm tính có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lý của cơ thể với môi trường, định hướng, điều chỉnh hoạt động của con người trong môi trường đó, là điều kiện để xây nên “ lâu đài nhận thức” và đời sống tâm lý của con người. + Nhận thức lý tính là mức độ cao hơn nhận thức cảm tính, phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ có tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà con người chưa biết. Vai trò của nhận thức lý tính là giúp con người hiểu biét bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng, tạo điều kiện để con người làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Hai mức độ nhận thức trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. V. I. Lênin đã tổng kết mối quan hệ này thành quy luật của hoạt động nhận thức: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan”. 75
  3. CHƯƠNG I. CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC I.CẢM GIÁC. 1.Khái niệm chung về cảm giác. a. Định nghĩa cảm giác. Mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta đều đượcbộc lộ bởi hàg loạt các thuộc tính bề ngoài như: Màu sắc ( xanh, đỏ ) Kích thước ( cao, thấp ) Trọng lượng ( nặng, nhẹ ) Những thuộc tính đó được liên hệ với bộ não con người là nhờ cảm giác. Ví dụ: Đặt vào lòng bàn tay xoè ra của người bạn một vật mà bạn không được nhìn, không được sờ bóp, bạn chỉ biết vật đó nặng hay nhẹ, nóng hay lạnh ( những thuộc tính bề ngoài trực tiếp tác động vào tay). Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, cụ thể bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Ví dụ: Khi ta vào rừng lần đầu, tai của ta có thể nghe tiếng “ bép” của con hổ kêu, mũi ta có thể ngửi thấy mùi hôi thối của con vật nhưng ta không nhận ra đó là tiếng gì, mùi gì, không phản ánh mối liên quan giữa hai cảm giác đó, tức ta chỉ cảm giác thấy những thuộc tính riêng lẻ, rời rạc mà chưa nhận biết được đó là vật gì. 76
  4. b. Đặc điểm của cảm giác. + Cảm giác là một quá trình tâm lý: nghĩa là nó có mở đầu, diễn biến, kết thúc một cách rõ ràng, dễ phân biệt. Ví dụ: Khi đặt một vật lên tay, ta sẽ có cảm giác về vật đó ( nóng lạnh, nặng - nhẹ ), cảm giác đó sẽ tồn tại trong suốt quá trình vật đó còn ở trên tay. Cất vật đó khỏi tay, cảm giác kết thúc. + Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng. Nói như vậy ta phải hiểu: mọi svht đều tông tại trong thế giới khách quan theo một chỉnh thể trọn vẹn ( Theo triết học dvbc), nhưng quá trình cảm giác của con người không có khả năng phản ánh được trọn vẹn mọi thuộc tính của svht trong một chỉnh thể thống nhất mà nó chỉ phản ánh được từng thuộc tính riêng lẻ. Ví dụ: - Một đứa trẻ chưa từng biết đến quả cà chua bao giờ, khi đặt quả cà chua ra trước mặt nó, nó chỉ có thể phản ánh được một số thuộc tính của quả cà chua: màu đỏ, hơi tròn - Thầy bói xem voi. + Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, tức là svht phải trực tiếp tác động vào các giác quan của ta thì mới tạo ra cảm giác. c. Bản chất xã hội của cảm giác. Cảm giác tuy là hiện tượng tâm lý sơ đẳng, có cả ở người lẫn động vật, nhưng xét về bản chất cảm giác của con người khác xa so với cảm giác ở con vật, cảm giác của con người mang bản chất xã hội. 77
  5. - Đối tượng phản ánh: Ngoài svht vốn có trong tự nhiên còn có svht do lao động của con người tạo ra – tức có bản chất xã hội. - Cơ chế sinh lý: Không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn bao gồm cả cơ chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai ( ngôn ngữ) - tức có bản chất xã hội. - Cảm giác ở người không phải là mức độ phản ánh duy nhất và cao nhất như ở động vật, mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý cao cấp khác. - Cảm giác ở người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục, nên mang đậm tính xã hội. 2. Các loại cảm giác. Căn cứ vị trí của các nguồn kích thích gây ra cảm giác nằm trong hay nằm ngoài cơ thể, cảm giác được chia làm hai loại: + Cảm giác bên ngoài: Cảm giác nhìn (thị giác); Cảm giác nghe (thính giác); Cảm giác ngửi (khứu giác); Cảm giác nếm (vị giác); Cảm giác da ( mạc giác) + Cảm giác bên trong: Cgiác vận động và cgiác sờ mó; Cảm giác thăng bằng; Cảm giác rung; Cảm giác cơ thể a. Những cảm giác bên ngoài. Cảm giác bên ngoài do kích thích nằm ngoài cơ thể gây ra, được những bộ máy thụ cảm ở mặt ngoài cơ thể nhận kích thích. Cảm giác nhìn ( thị giác): + Nảy sinh do tác động của các sóng ánh sáng. Nảy sinh do sóng điện từ dài 390 – 768 milimicroong tác động vào mắt. 78
  6. + Cho biết hình thù, màu sắc, độ sáng, độ xa + Giữ vai trò cơ bản trong sự nhận thức thế giới bên ngoài của con người. Theo thống kê, 90% lượng thông tin từ bên ngoài đi vào não là qua mắt. Cảm giác nghe ( thính giác). + Tạo nên do những sóng âm, tức những dao động của không khí gây nên. Nảy sinh do chuyển động của sóng âm thanh có bước sóng từ 16 – 20000 hec ( tần số dao động trong 1giây) tác động vào màng tai. + Cho biết cácthuộc tính của âm thanh, tiếng nói. + có ý nghĩa rất lớn trong đời sống con người, đặc biệt trong giao lưu ngôn ngữ và cảm nhận một số loại hình nghệ thuật (âm nhạc, thơ ca ). Cảm giác ngửi ( khứu giác). + Do các phân tử của các chất bay hơi tác động lên màng ngoài của khoang mũi cùng không khí gây nên. + Cho biết thuộc tính mùi. + Ở người hiện đại, cảm giác ngửi không quan trọng như các cảm giác khác. Đặc biệt so với động vật thì cảm giác mùi của con người phát triển kém hơn nhiều. Cảm giác nếm ( vị giác). + Tạo nên do tác động của các thuộc tính hoá học của các chất hoà tan trong nước lên cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi. + Cho biết vị của của thức ăn, đồ uống như mặn, ngọt, chua, cay 79
  7. Cảm giác da ( mạc giác). + Tạo nên do những kích thích cơ học và nhiệt độ lên da. + Gồm 5 loại: Cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh, cảm giác đau. + Độ nhạy cảm của các phần khác nhau của da đối với mối loại cảm giác này là khác nhau. b. Những cảm giác bên trong. Cảm giác bên trong do kích thích nằm trong cơ thể gây nên, phản ánh trạng thái của các cơ quan nội tạng và do những bộ máy thụ cảm bên trong cơ thể nhận kích thích. Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó. + Là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động, báo hiệu về mức độ co của cơ và về vị trí các phần của cơ thể. + Sự kết hợp giữa cảm giác vận động và đụng chạm tạo tahnhf cảm giác sờ mó. Bàn tay là một cơ quan sờ mó, nó là công cụ lao động và nhận thức rất quan trọng. Cảm giác thăng bằng. + Phản ánh vị trí và những chuyển động ở đầu. Cơ quan của cảm giác thăng bằng nằm ở tai trong. 80
  8. + Cảm giác này rất quan trọng đối với hoạt động của con người. Khi cơ quan này bị kích thích quá mức thì gây ra chóng mặt, nôn mửa. + Cảm giác thăng bằng mỗi người một khác. Ví dụ: Người say tàu xe, say sóng, say rượu. Phi công chịu thăng bằng tốt. Cảm giác thăng bằng giúp người biểu diến xiếc đi trên dây không bị ngã. Cảm giác rung. + Do các dao động của không khí tác động lên bề mặt thân thể tạo nên. Nó phản ánh sự rung động của các sự vật. Ví dụ: Cầm vào 1 vật rung; Đứng trên cầu có ô tô chạy qua. Cảm giác rung đặc biệt phát triển ở những người điếc, nhất là vừa điếc vừa câm. Cảm giác cơ thể. + Phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng, bao gồm các cảm giác đói, nhưng, đau ở các cơ quan bên trong con người. Sự phân chia ra cảm giác bên trong và cảm giác bên ngoài chỉ là tương đối. Một số cảm giác vừa bên trong vừa bên ngoài. Ví dụ: Cảm giác nhiệt độ phản ánh nhiệt độ của bản thân cơ thể, chính là phản ánh quan hệ giữa nhiệt độ bên ngoài và nhiệt độ thân thể, nghĩa là phản ánh quá trình trao đổi nhiệt và điều chỉnh nhiệt nói chung. 81
  9. 3. Vai trò của cảm giác. - Là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan, tạo mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Nhờ có cảm giác mà con người thu nhận thông tin một cách sinh động, để định hướng và thích nghi với môi trường. - Là nguồn cung cấp những nguyên vật liệu cho chính các hình thức nhận thức cao hơn, là “ viên gạch xây nên toà lâu đài nhận thức”. - Là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não, nhờ đó hoạt động tinh thần của con người được bình thường. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong trạng thái “đói cảm giác”, các chức năng tâm lý và sinh lý của con người sẽ bị rối loạn. - Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người bị khuyết tật. Kết luận sư phạm: Với vị trí và tầm quan trọng của cảm giác, nhà giáo dục cần giúp trẻ có những cảm giác, những hình ảnh chân thực thuộc về sự vật có trong hiện thực khách quan. 5. Các quy luật của cảm giác. a. Quy luật ngưỡng cảm giác. 82
  10. Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan và kích thích đó phải đạt tới một giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác. Cường độ tối thiểu của kích thích có thể gây ra cảm giác gọi là ngưỡng tuyệt đối phía dưới của cảm giác. Cường độ tối đa của kích thích có thể gây ra cảm giác gọi là ngưỡng tuyệt đối phía trên của cảm giác. Phạm vi giữa hai ngưỡng này là vùng cảm giác được, trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất. Những kích thích nào chưa đạt cường độ tối thiểu gọi là kích thích dưới ngưỡng, không gây ra cảm giác. Ví dụ: Da không có cảm giác đụng chạm vì một hạt bụi. Mắt không thấy nguồn sáng quá xa. Những kích thích nào quá cường độ tối đa gọi là kích thích trên ngưỡng, cũng không gây ra cảm giác. Ví dụ: Quả bom nguyên tử Mĩ thả xuống Hirôsima ( Nhật). 83
  11. Ta có thể biều diễn ngưỡng cảm giác: ngưỡng tuyệt đối ngưỡng tuyệt đối phía dưới phía trên vùng cảm giác được dưới ngưỡng trên ngưỡng vùng pá tốt nhất Ngưỡng tuyệt đối của người này không giống người kia. Người nào có ngưỡng cảm giác thấp hơn thì được coi là cảm giác nhạy bén hơn. Ví dụ: Máy bay từ xa tới, có người đã nghe rõ trong khi người khác chưa nghe thấy gì. Cảm giác có thể phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích nhưng không phải phản ánh được bất cứ sự sai biệt nào. Sự sai biệt tối thiểu giữa hai vật kích thích cùng loại mà giác quan có thể nhận biết được gọi là ngưỡng sai biệt của cảm giác. Ví dụ: Nếu cầm một vật nặng 1kg, thêm 1g hoặc 2g thì ta không thấy gì khác. Theo nghiên cứu, phải thêm vào ít nhất 34g nữa thì mới gây được cảm giác về sự biến đổi trọng lượng của nó. 84
  12. b. Quy luật thích ứng của cảm giác. Để đảm bảo cho sự phản ánh tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích. Sự thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích. Ví dụ: Đang ở chỗ sáng ( cường độ kích thích mạnh) vào chỗ tối ( cường độ kích thích yếu) lúc đầu ta chưa nhìn thấy rõ svht, nhưng chỉ sau vài giây độ nhạy cảm tăng lên, ta nhìn rõ, tức thị giác đã có sự thích ứng. Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác nhưng mức độ thích ứng khác nhau: - Cảm giác nhìn, cảm giác ngửi, cảm giác đụng chạm và nhiệt độ thích ứng tương đối nhanh và tốt. - Cảm giác nghe, cảm giác đau và cảm giác thăng bằng thích ứng chậm và kém hơn. Nếu được rèn luyện lâu dài và có phương pháp, tính thích ứng có thể phát triển rất cao và bền vững: - Tính nhạy cảm tăng, cảm giác trở nên nhạy bén và tinh tế. Ví dụ: Con mắt của thợ nhuộm, thợ thêu, hoạ sĩ lành nghề có thể phân biệt hàng chục màu đen, hàng trăm màu đỏ khác nhau. Có những người mù có thể nhận ra người quen đứng cách hàng chục mét nhờ ngửi thấy mùi. 85
  13. - Tính nhạy cảm giảm, cảm giác trở nên chai dạn giúp con người chịu được những kích thích mạnh, lâu. Ví dụ: Người thợ chuyên đốt lò, người công nhân thợ máy xe lửa, người thợ luyện kim có thể làm việc hàng giờ dưới nhiệt độ 50 – 60 C. Những nhà thám hiểm có thể chịu đựng được sự thay đổi nhiệt độ từ 40, 50 C ban ngày đến – 20, - 30 C ban đêm. c. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác. Con người là một chỉnh thể thống nhất, các giác quan của con người không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ: Nghe tiếng dao sắc siết trên thanh nứa, ta thường có cảm giác rờn rợn lớp da. Điều này nói lên quy luật tác động lẫn nhau giữa cảm giác nghe và cảm giác da. Hoặc khi nói đến từ “ quả chanh”, vị giác của ta đã tiết nước bọt, đây là sự tác động qua lại giữa cảm giác nghe và cảm giác nếm. Quy luật chung của sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác là: + Sự kích thích yếu lên cơ quan cảm giác này làm tăng độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác khác. + Sự kích thích mạnh lên cơ quan cảm giác này làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác khác. Ví dụ: Những âm thanh nhẹ làm tăng tính nhạy cảm nhìn. 86
  14. Ngược lại, tiếng nổ ầm ĩ của động cơ máy bay lại có thể làm cho tính nhạy cảm thị giác giảm sút đi. Đây chính là sự “ bù trừ” giữa các cơ quan cảm giác để đảm bảo sự thích ứng trong hoạt động sống của con người. Ví dụ: Người mù thì thính giác và mạc giác nhạy cảm hơn người bình thường. Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. + Sự tác động giữa các cảm giác diễn ra đồng thời gọi là tương phản đồng thời. Ví dụ: Đặt 2 tờ giấy trắng lên 2 nền khác nhau, tờ giấy đặt trên nền đen dường như trắng hơn tờ giấy đặt trên nền màu xám. + Sự tác động diễn ra nối tiếp trên những cảm giác cùng loại gọi là tương phản nối tiếp. Ví dụ: Nhúng tay phải vào nước nóng, tay trái vào nước lạnh, sau đó nhúng cả hai tay vào chậu nước hơi ấm, cảm giác thấy tay phải mát dịu đi còn tay trái nóng hẳn lên. Cơ sở sinh lý của quy luật này là mối liên hệ trên vỏ não của các cơ quan phân tích và quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế trên vỏ não. Kết luận sư phạm: 87
  15. + Mọi tác động trong dạy học và giáo dục phải đủ ngưỡng thì mới mang lại hiệu quả giáo dục. + Những điều kiện trang thiết bị trường lớp như ánh sáng, âm thanh cũng cần phải nghiên cứu sao cho phù hợp với từng độ tuổi học sinh, tránh hiện tượng trẻ phải thích ứng với điều kiện thiếu ánh sáng dễ dẫn đến cận thị học đường. + Để đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và bảo vệ cho hệ thần kinh không bị huỷ hoại, những yêu cầu trong ngôn ngữ của thầy giáo và vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng Ví dụ: giọng nói của thầy giáo đủ to, đủ rõ, đồ dạy học phải đủ lớn, phải có cấu tạo đơn giản, màu sắc dủ đậm để dễ thấy, dễ phân biệt Hướng dẫn phương pháp học: Càng có nhiều giác quan tham gia thụ cảm một ấn tượng nào đó sẽ càng được giữ lâu trong óc. Ví dụ: Học ngoại ngữ tốt nhất là vận dụng cả 4 phương pháp: đọc bằng mắt, đọc bằng phát âm lên, nghe mình hay nghe người khác phát âm, viết lên bảng hay vào vở. II. TRI GIÁC. 1. Khái niệm chung về tri giác. a. Định nghĩa tri giác. Cảm giác chỉ là bước đầu tiên đơn giản nhất trong quá trình nhận thức. Cảm giác mới chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của đối tượng, nhưng trong 88
  16. thực tế khi nhận thức thế giới khách quan, con người không bao giờ dừng lại ở từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật mà bao giờ cũng nhận thức sự vật như một thể thống nhất với toàn bộ các thuộ tính của nó. Quá trình nhận thức các svht với toàn bộ các thuộc tính của nó gọi là tri giác. Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. b. Đặc điểm của tri giác. Tri giác có những đặc điểm giống cảm giác: + Là quá trình tâm lý: có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách tương đối rõ ràng. + Chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài của svht. + Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp. + Đều có ở cả động vật và con người. Ngoài ra tri giác còn có những đặc điểm nổi bật sau: + Tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của svht. Do đó có thể gọi tên sự vật, xếp chúng vào một nhóm, một loại nào đó. 89
  17. Kinh nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với tính trọn vẹn này, cho nên chỉ cần tri giác một số thành phần riêng lẻ của svht ta cũng có thể tổng hợp được các thành phần đó và tạo nên hình ảnh trọn vẹn của svht. Ví dụ: Trở lại với ví dụ vào rừng nghe tiếng kêu của hổ, mùi hôi của hổ nhưng ta chưa biết đó là gì vì ta chưa chút kinh nghiệm trực tiếp hoặc gián tiếp nào về vật đó cả. Chỉ khi ta đã trông thấy vật đó, hoặc được người khác mô tả hoặc giải thích cho biết, thì về sau khi nghe tiếng “ bep”, hoặc ngửi thấy mùi hôi, ta mới tri giác được tiếng kêu và mùi của con hổ. + Tri giác phản ánh svht theo những cấu trúc nhất định. Cấu trúc này không phải là tổng số các cảm giác mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của cấu trúc ấy. + Tri giác là quá trình tích cực, gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó, là một hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố của cảm giác và vận động. + Tri giác là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính. 2. Các loại tri giác. Có hai cách phân loại tri giác. Cách 1: Theo cơ quan phân tích giữ vai trò chính trong quá trình tri giác thì có các loại: Tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác ngửi, tri giác sờ mó và tri giác nếm. Cách 2: Theo đối tượng được phản ánh trong tri giác ta có: 90
  18. + Tri giác không gian: là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan, gồm sự tri giác hình dáng, độ lớn, chiều sâu, độ xa, phương hướng của sự vật. Tri giác không gian là điều kiện cần thiết để con người định hướng trong môi trường. Ví dụ: Căn cứ vào mùi có thể xác định được vị trí của cửa hàng ăn, nghe tiếng xe máy biết ai đang về + Tri giác thời gian: là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của các hiện tượng trong hiện thực. nhờ tri giác này con người phản ánh được các biến đổi trong thế giới khách quan. Hoạt động, trạng thái tâm lý và lứa tuổi có ảnh hưởng tới việc tri giác thời gian. Ví dụ: Học môn nào gây cho ta nhiều hứng thú thì thấy thời gian trôi nhanh. Trẻ em thường thấy thời gian trôi chậm, trong khi người lớn thường thấy thời gian trôi qua rất nhanh. + Tri giác vận động: là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian. 91
  19. + Tri giác con người: là một quá trình nhận thức ( phản ánh ) lẫn nhau của con người trong những điều kiện giao lưu trực tiếp. Đây là loại tri giác đặc biệt vì đối tượng tri giác cũng là con người. Ví dụ: Đàn ông rộng miệng thì sang. Đàn bà thắt đáy lưng ong, đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con. 3. Quan sát và năng lực quan sát. Quan sát là hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích rõ rệt, làm cho tri giác ở con người khác xa tri giác ở với con vật. Quá trình quan sát trong hoạt động, đặc biệt trong rèn luyện đã hình thành nên năng lực quan sát. Năng lực quan sát là khả năng tri giác có chủ định, diễn ra tương đối độc lập và lâu dài, nhằm phản ánh đầy đủ, rõ rệt các sự vật, hiện tượng và những biến đổi của chúng. Năng lực quan sát giúp con người tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của svht cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ thứ yếu. Năng lực quan sát được hình thành và phát triển trong quá trình học tập và rèn luyện. Trong công tác sư phạm chúng ta luôn phải tiến hành quá trình quan sát. Người giáo viên phải biết tổ chức việc quan sát một cách khoa học để thu thập được những tài liệu phong phú, đầy đủ, toàn diện nhất. 4. Vai trò của tri giác. V.I. Lênin viết: “ Tất cả các hiểu biết đều bắt nguồn từ kinh nghiệm, từ cảm giác, tri giác”. Tri giác có một vai trò quan trọng đối với con người, nó là một thành phần chính của nhận thức cảm tính. Tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động. Đặc biệt, quan sát – hình thức tri giác cao nhất: Trở thành một mặt tương hỗ độc lập của hoạt động; Trở thành một phương pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học, cũng như của nhận thức thực tiễn. 92
  20. 5. Các quy luật cơ bản của tri giác. Tri giác có 6 quy luật cơ bản:- Ql về tính đối tượng - Ql về tính lựa chọn - Ql về tính có ý nghĩa - Ql về tính ổn định - Ql tổng giác - Ảo giác a. Quy luật về tính đối tượng của tri giác. - Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc một svht nhất định của thế giới bên ngoài. - Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng, nó là cơ sử của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người. b. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác. Trong cùng một lúc có nhiều đối tưọng trực tiếp tác động vào giác quan của con người, con người phải lựa chọn những đối tượng cần thiết – đó là những đối tượng phù hợp với nhu cầu, mục đích, hứng thú, nguyện vọng và lợi ích cá nhân để tri giác. - Tri giác thực chất là một quá trình lựa chọn tích cực: Khi ta tri giác một đối tượng nào đó có nghĩa là ta đã tách đối tượng tri giác ra khỏi bối cảnh xung quanh để tri giác tốt hơn. Ví dụ: Để tri giác được tốt, trên bản đồ người ta thường dùng những màu sắc khác nhau để làm nổi lên những vùng đồng bằng, trung du, miền núi, làng mạc, đường sá, sông ngòi - Sự lựa chọn tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể thay đổi cho nhau tuỳ thuộc vào mục đích, hứng thú, nhu cầu của cá nhân và các yếu tố khách quan. Ví dụ: Trong lớp học, lời giảng của giáo viên là đối tượng tri giác, khung cảnh, âm thanh bên ngoài là bối cảnh. Tuy nhiên cũng có lúc tiếng động bên ngoài là đối tượng tri giác, bài giảng trở thành bối cảnh. Đưa một số tranh minh hoạ. Như vậy tính lựa chọn phụ thuộc vào chủ quan của người tri giác. c. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác. Những hình ảnh mà con người thu nhận được luôn có ý nghĩa xác định. Ở người tri giác gắn chặt với tư duy, kinh nghiệm, với sự hiểu birts về bản chất của sự vật. Ví dụ: Một em bé không biết từ “ chai”, nhưng khi nhìn thấy hình vẽ cái chai, nó nói đó là “ cái đựng nước”, “ cẩn thận kẻo vỡ”, chứng tỏ trẻ đã bắt đầu tri giác hình vẽ. 93
  21. Tri giác phản ánh trọn vẹn thuộc tính bên ngoài của svht, nên con người có khả năng gọi tên được và xếp svht vào một nhóm, loại nào đó, cũng như việc hiểu để có thể tách đối tượng tri giác ra khỏi bối cảnh xung quanh. d. Quy luật về tính ổn định của tri giác. Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về svht nào đó khi điều kiện tri giác đã thay đổi. Ví dụ: Trước mặt ta là em bé, xa hơn, sau nó là ông già. Trên võng mạc ta hình ảnh đứa bé lớn hơn hình ảnh ông già, nhưng ta vẫn tri giác ông già lớn hơn em bé. Tính ổn định có được là nhờ vào kinh nghiệm của cá nhân. Ví dụ: Nhìn lên trời trẻ em nói con chim to hơn máy bay ( chim bay thấp còn máy bay bay cao), do trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. e. Quy luật tổng giác. Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách của họ ( thái độ, nhu cầu, hứng thú, tình cảm ), được gọi là hiện tượng tổng giác. Ví dụ: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Nhìn gà hoá cuốc. Như vậy, tri giác là một quá trình tích cực, ta có thể điều khiển được nó. f. Ảo giác. Trong một số trường hợp với những điều kiện thực tế xác định, tri giác có thể không cho ta hình ảnh đúng về sự vật, hiện tượng này gọi là ảo giác. Nói cách khác, ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch. Ta có thể gặp nhiều kiểu ảo giác như ảo giác nhìn, ảo giác không gian, ảo giác thời gian Ví dụ: + trên những khoảng rộng mênh mông ( biển cả, sa mạc, thảo nguyên, bầu trời ) không có những địa hình, địa vật làm mốc, làm chuẩn, ta thường cảm thấy khoảng cách không gian ngắn hơn thực tế. + Lúc vui ta thấy dường như thời gian trôi nhanh hơn lúc buồn. Người ta đã lợi dụng ảo giác rất nhiều trong kiến trúc, hội hoạ, trang trí, trang phục để phục vụ cho cuộc sống con người. Klsp: Trong dạy học và giáo dục cần chú ý: + Hình ảnh tri giác phải thuộc về một svht nhất định trong hiện thực khách quan. + Đồ dùng trực quan có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì thế cần lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp, sử dụng hợp lý, đúng lúc. + Sử dụng màu mực, màu phấn phù hợp với giấy, bảng + Chú ý trong việc sử dụng ngôn ngữ, trang phục của giáo viên. 94
  22. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu và phân tích khái niệm cảm giác. Tại sao nói cảm giác mang bản chất xã hội-lịch sử? 2. Các quy luật của cảm giác? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các quy luật đó trong dạy học. 3. So sánh cảm giác và tri giác. 4. Vai trò của nhận thức cảm tính trong dạy học. 95
  23. CHƯƠNG II. TƯ DUY VÀ TƯỞNG TƯỢNG I. TƯ DUY. 1. Khái niệm chung về tư duy. a. Định nghĩa. Cảm giác, tri giác đem lại cho ta những hình ảnh cảm tính, những thuộc tính bên ngoài của svht. Mà theo triết học dvbc, mọi svht tồn tại trong thế giới khách quan bao giờ cũng có hai mặt: - Mặt bản chất (bên trong). - Những thuộc tính bên ngoài chứa đựng bản chất đó. Nhận thức cảm tính chỉ có thể giúp con người nhận biết những thuộc tính bên ngoài của svht. Nhận thức lý tính đi sâu vào bản chất bên trong của svht. Ví dụ 1: Trước một con người + Cảm giác, tri giác cho ta biết: nét mặt, hình dáng, cử chỉ + Tư duy ( quá trình suy nghĩ, phân tích, so sánh ) cho ta biết đặc điểm tâm lý, lập trường quan điểm, tư cách, tài năng của người đó. Những điểm này chi phối mọi hành vi, cử chỉ, lời ăn tiếng nói của con người, nhận thức được những điểm này ta có thể dự đoán được trong hoàn cảnh nhất định người này sẽ xử sự ra sao Ví dụ 2: Quan sát hình chữ nhật, học sinh thấy: hình dáng, độ lớn, cạnh, góc chứ chưa hiểu Thế nào là hình chữ nhật? Hình chữ nhật khác hình khác như thế nào? Tư duy giúp ta so sánh các hình chữ nhật với nhau, loại bỏ dấu hiệu không giống nhau (độ lớn cạnh), tìm ra dấu hiệu chung nhất: Hình có 4 cạnh, 4 góc, các góc đều vuông, các cạnh đối nhau bằng nhau Từ đó học sinh hiểu thế nào là hình chữ nhật, có khái niệm hình chữ nhật. Ví dụ 3: Lần đầu tiên chia 25 cho 5 thấy không còn dư. Những chưa hiểu được mối quan hệ quy luật giữa số bị chia và số chia. Sau khi làm nhiều phép chia cụ thể: 35: 5; 60: 5; 75: 5; 82 : 5 Khái quát kết quả thu được, học sinh hiểu được quy luật về tính chia hết cho 5. Khái niệm: Tư duy là một quá trình tâm lý, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mlh, quan hệ có tính quy luật của svht trong thế giới khách quan mà trước đó ta chưa biết. Tuy nhiên, mỗi svht có thể có nhiều thuộc tính bản chất, quy luật khác nhau tuỳ theo phương diện mà ta xem xét nó và mức độ ta đi sâu vào nó. 96
  24. Ví dụ: Một cái cốc có thể là dụng cụ để uống nước, là một vật nặng để chận giấy, một vật để trang trí Khi dùng để uống nước thì điều quan trọng trước nhất là nó phải có đáy, không nứt; Khi dùng để chận giấy thì điều cần thiết là nó phải nặng, dù có đáy hau không; Khi dùng làm vật trang trí thì hình dáng, màu sắc và những hoa văn trên đó là cái đáng chú ý nhất “ Tư duy của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ giả tưởng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai đến vô hạn” ( Lênin- bút ký triết học). Vì thế, xuất phát từ một đối tượng nhất định, người ta có thể tư duy theo những hướng rất khác nhau, đạt tới những mức độ khác nhau. Bản chất xã hội của tư duy: + Hành động tư duy phải dựa vào kinh nghiệm của các thế hệ trước đã tích luỹ được, tức dựa vào kết quả của hoạt động nhận thức mà xã hội loài người đã đạt được ở trình độ phát triển lịch sử lúc đó. + Tư duy phải sử dụng ngôn ngữ do các thế hệ trước đã sáng tạo ra. + Bản chất quá trình tư duy được thúc đẩy do nhu cầu của xã hội. + Tư duy mang tính chất tập thể ( sử dụng các tài liệu thu được trong lĩnh vực tri thức liên quan để giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra). + Tư duy là để giải quyết nhiệm vụ vì vậy nó có tính chất chung của loài người. b. Đặc điểm của tư duy: + Tính “có vấn đề” của tư duy. + Tính gián tiếp của tư duy. + Tính trừu tượng và khái quát của tư duy. + Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. + Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính. Tính “ có vấn đề” của tư duy. Tư duy chỉ nảy sinh và thực sự cần thiết trong những hoàn cảnh, tình huống “ có vấn đề”. + Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng những nhiệm vụ mới, những mục đích mới mà với những hiểu biết đã có, những phương pháp hành động cũ không đủ để giải quyết. + Chủ thể phải có nhu cầu giải quyết và có khả năng nhận thức. + Vấn đề phải có tính vừa sức. Ví dụ: Học sinh lần đầu tiên học công thức tính diện tích hình tam giác, học cách giải phương trình bậc 4. Cảm giác, tri giác và những điều đã học trước đây không làm cho học sinh có thể hiểu được, buộc học sinh phải tiến hành quá trình tư duy mới có thể hiểu được. Trong hoàn cảnh có vấn đề bao giờ cũng có một số dữ kiện ( tri thức, tài liệu, tin tức ) cần thiết để giải quyết nhưng chưa có sẵn đáp số. Đáp số có thể hoàn toàn mới ( những sáng chế, phát minh), hoặc chỉ mới với bản thân ta ( khi lĩnh hội tri thức hoặc làm bài tập). Tính gián tiếp của tư duy. 97
  25. + Con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức ( của loài người và của cá nhân) vào quá trình tư duy để nhận thức được cái bên trong, bản chất của svht. + Con người sử dụng các công cụ, phương tiện ( máy móc, trang thiết bị kĩ thuật ) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng. + Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người được mở rộng. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy. + Tư duy phản ánh cái bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật hợp thành một nhóm, một loại, một phạm trù, đồng thời trừu xuất khỏi những sự vật đó những cái cụ thể, cá biệt. + Tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại, mà cả những nhiệm vụ trong tương lai. Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. + Tư duy không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ. Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết quả tư duy. + Nếu không có tư duy với những sản phẩm của nó thì ngôn ngữ chỉ là chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính. + Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. + Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở, chất liệu của những khái quát hiện thực theo nhóm, lớp, phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy. + Ngược lại, tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính. Nhà tâm lý học Rubinstêin viết: “ Nhận thức cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừu tượng, tựa hồ như làm thành chỗ dựa cho tư duy”. Nhà tâm lý học Pháp Valông: “ Khái niệm dù có trừu tượng đến mấy thì nó cũng chứa đựng một hình tượng cảm tính nào đó, và không có hình tượng nào dù là cụ thể đến mấy mà không hướng vào tư duy”. Ph. Angghen viết: “ Nhập vào với con mắt của chúng ta chẳng những các cảm giác khác mà còn có cả hoạt động tư duy của ta nữa”. Kết luận sư phạm: 98
  26. + Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh. + Muốn kích thích tư duy học sinh, phải đưa các em vào tình huống có vấn đề và tổ chức cho học sinh độc lập, sáng tạo giải quyết “ tình huống có vấn đề”. + Việc phát triển tư duy phải được tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri thức. + Phát triển tư duy phải với việc trau dồi ngôn ngữ. + Phát triển tư duy gắn liền với việc rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ cho học sinh. c. Vai trò của tư duy Tư duy có vai trò rất to lớn đối với đời sống và đối với hoạt động nhận thức của con người: + Tư duy mở rộng giới hạn của nhận thức, đi sâu vào bản chất của svht và tìm ra những mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng với nhau. + Tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ trước mắt, trong hiện tại, mà còn có khả năng giải quyết trước cả những nhiệm vụ trong tương lai do nắm bắt được bản chất và quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người. + Nhờ tư duy mà con người hiểu biết sâu sắc và vững chắc hơn về thực tiễn, nhờ đó hành động của con người có kết quả cao hơn. 2. Các giai đoạn của tư duy. Tư duy là một hành động, quá trình tư duy trải qua 5 giai đoạn: + Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề. + Huy động tri thức, kinh nghiệm. + Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết. + Kiểm tra giả thuyết. + Giải quyết nhiệm vụ. a. Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề và biểu đạt được nó. Không phải mọi hoàn cảnh có vấn đề đều kích thích hoạt động tư duy. Muốn kích thích được tư duy thì hoàn cảnh có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ tư duy của cá nhân, và có nhu cầu tìm kiếm nó. Cùng một sự việc có thể là hoàn cảnh có vấn đề đối với người này nhưng đối với người khác lại không thành vấn đề gì cả. Ví dụ: Một học sinh lớp 1 không thắc mắc gì về công thức S = ah / 2 vì chưa có đủ dữ kiện, còn học sinh lớp 10 cũng không thấy vấn đề gì vì trong đầu em đã có đáp số. 99
  27. Con người càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nào càng dễ dàng nhìn ra và nhìn đầy đủ những mâu thuẫn đó, tức là càng xác định vấn đề đòi hỏi họ giải quyết. Ví dụ: Bác sĩ nhìn thấy người mắt thâm có thể chẩn đoán người đó bị một bệnh nội tạng, còn người bình thường, không có kinh nghiệm nghề nghiệp thì cho rằng người đó bị mất ngủ. Ví dụ: Người thợ sửa xe máy có thể biết xe bị hỏng cái gì? hỏng ở đâu? Còn người không có chuyên môn sẽ khó có thể phát hiện xe có vấn đề. Việc xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề dưới dạng nhiệm vụ sẽ quyết định toàn bộ những khâu sau đó của quá trình tư duy, nó quyết định chiến lược tư duy. Đây là giai đoạn đầu tiên, cũng là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình tư duy. b. Huy động các tri thức, kinh nghiệm ( xuất hiện liên tưởng). Khâu này làm xuất hiện ở trong đầu những tri thức, kinh nghiệm, những liên tưởng nhất định có liên quan đến vấn đề đã được xác định và biểu đạt. Việc huy động tri thức, kinh nghiệm đúng hướng hay lạc hướng do việc xác định và biểu đạt vấn đề đúng hoặc không. c. Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết. Các tri thức, kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện đầu tiên còn mang tính chất rộng rãi, bao trùm, chưa khu biệt, nên cần sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ đề ra. Sàng lọc liên tưởng là lựa chọn những tri thức cần thiết, gạt bỏ những cái không cần thiết cho nhiệm vụ tư duy. Trên cơ sở sàng lọc, ta hình thành giả thuyết tức hình thành các cách giải quyết có thể có đối với vấn đề đang tư duy. d. Kiểm tra giả thuyết Sau khi hình thành các giả thuyết, phải có khâu kiểm tra giả thuyết. việc kiểm tra có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tiễn. Kết quả kiểm tra sẽ dẫn đến sự khẳng định hay phủ định hoặc chính xác hoá giả thuyết đã nêu. e. Giải quyết vấn đề ( giải quyết nhiệm vụ của tư duy). Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì nó sẽ được thực hiện để trả lời cho vấn đề đặt ra. K.K Platơnốp đã tóm tắt các giai đoạn của quá trình tư duy bằng sơ đồ sau: 100
  28. Nhận thức vấn đề Xuất hiện liên tưởng Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết Chính xác hoá Khẳng định Phủ định Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới 3. Các thao tác tư duy. Xét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra. Cá nhân có tư duy hay không là ở chỗ họ có tiến hành các thao tác này trong đầu mình hay không. Cho nên những thao tác này còn được gọi là những quy luật bên trong của tư duy. Tư duy có các thao tác cơ bản: a. Phân tích và tổng hợp - Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ phận, các thành phần tương đối độc lập để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn. - Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời trong quá trình phân tích thành một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh. Phân tích và tổng hợp là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong một quá trình tư duy thống nhất. Phân tích là cơ sở để tổng hợp, được tiến hành theo phương hướng của sự tổng hợp. Tổng hợp diễn ra trên cơ sở phân tích, được thực hiện trên kết quả của sự phân tích. b. So sánh. So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức. Thao tác so sánh liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích và tổng hợp, nó là thao tác quan trọng trong việc nhận thức thế giới. So sánh cũng là cơ sở của sự khái quát bởi vì so sánh làm rõ những chi tiết bản chất của sự vật hiện tượng và những cái chung của chính nó. Vì thế có thể dựa trên so sánh mà khái quát. Có thể nói rằng: So sánh là cơ sở của mọi sự hiểu biết và tư duy (Usinxki); So sánh là kho tàng trí tuệ quý báu nhất của con người. Nhờ so sánh mà con 101
  29. người có thể hình dung ra những cái chưa biết trên cơ sở những cái đã biết ( Sêchênốp). c. Trừu tượng hóa và khái quát hoá Trừu tượng hoá là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy. Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định. Những thuộc tính chung là những thuộc tính bản chất, giống nhau đặc trưng cho hàng loạt sự vật hiện tượng cùng loại. Lưu ý: Trong một hành động tư duy cụ thể: + Các thao tác tư duy đều có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ tư duy quy định. + Trong thực tế tư duy, các thao tác đó đan chéo nhau chứ không theo tính thứ tự như trên. + Tuỳ theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên. 4. Các loại tư duy. a. Căn cứ theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì có các loại tư duy: - Tư duy trực quan hành động. Đây là loại tư duy xuất hiện sớm nhất ( xét về cả phương diện chủng loại và cá thể). Là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là những hành động thực hành, hành động có thể quan sát được. ( nói cách khác là loại tư duy bằng thao tác chân tay cụ thể hướng vào việc giải quyết một số tình huống cụ thể trực quan). Ví dụ: Trẻ em ( 3 – 4 tuổi) làm toán bằng cách dùng tay di chuyển các vật thật ( quả cam, cái kẹo) hoặc vật thay thế ( que tính). Tư duy TQHD có ở cả người và một số loài động vật cao cấp. - Tư duy trực quan hình ảnh Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức hình ảnh cụ thể và việc giải quyết nhiệm vụ cũng dựa trên những hình ảnh trực quan đó. Loại tư duy này chỉ có ở người. Ví dụ: Trẻ làm toán bằng cách dùng mắt quan sát các vật thwtj hay vật thay thế tương ứng với các dữ kiện bài toán ( hình vẽ trong sách toán). - Tư duy trừu tượng.( tư duy từ ngữ, tư duy logic) 102
  30. Là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên việc sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ. Đây là loại tư duy ra đời muộn nhất và chỉ có ở con người. b. Căn cứ vào hình thức biểu hiện của nhiệm vụ và phương thức giải quyết nhiệm vụ thì tư duy cũng có 3 loại: - Tư duy thực hành: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là hành động thực hành. - Tư duy hình ảnh cụ thể: Là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức hình ảnh cụ thể và việc giả quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh trưcj quan đó. - Tư duy lý luận: là loại tư duy mà nhiệm vu được đề ra và giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi sử dụng các khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận. Kết luận sư phạm: - Mỗi loại tư duy đều có vị trí, vai trò nhất định trong quá trình phát triển của cá thể. Vì vậy trong dạy học phải có những biện pháp tác động phù hợp với sự phát triển tư duy của từng đối tượng học sinh. - Đối với người trưởng thành thưởng phối hợp nhiều loại tư duy, trong dó có một loại tư duy nào đó giữ vai trò chủ yếu. II. TƯỞNG TƯỢNG: 1. Khái niệm chung về tưởng tượng: a. Định nghĩa: Con người không phải chỉ phản ánh những sự vật và sự vật đang trực tiếp tác động (như cảm giác, tri giác) và đã tác động trước đây (như trí nhớ) mà còn dựng lên trong óc mình những hình ảnh mới, những con người và sự vật mới chưa từng trực tiếp tri giấc hoặc chưa có trong hiện thực. Con người đặt kế hoạch cho các hoạt động của mình đang và sắp tiến hành, nhìn thấy được thuận lợi , dự kiến trước những khó khăn và hình dung trước kết quả sẽ đạt được. Tóm lại con người luôn chuẩn bịtrước trong đầu óc mình phương hướng hành động và những việc làm cụ thể sắp tới, và hình dung thấy kết quả sẽ đạt được. Ví dụ: người kỹ sư đang phác thảo một kiểu máy mới, người kiến trúc sư đang phác thảo một đề án xây dựng, nhà văn đang thai nghén một tác phẩm, tất cả đều phác hoạ trong đầu óc mình một mục đích cần đạt tới và những kế hoạch, biện pháp để đạt mục đích đó. Quá trình phản ánh trong đầu óc con người những hình ảnh mới chưa trực tiếp tri giác hoặc chưa từng có trong hiện thực, gọi là quá trình tưởng tượng. Vậy tưởng tượng là gì? Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những hình ảnh đã có 103
  31. b. Đặc điểm của tưởng tượng: - Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề, tức là trước những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện làm sáng tỏ cái mới nhưng chỉ khi tính bất định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh quá lớn (nếu rõ ràng, rành mạch thì diễn ra quá trình tư duy). Giá trị của tưởng tượng là ở chỗ tìm ra được lối thoát trong trong hoàn cảnh có vấn đề, ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy; nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng. Song đây cũng là chỗ yếu của tưởng tượng trong giải quyết vấn đề (thiếu chuẩn xác, chặt chẽ) Ví dụ: Người xưa vì không có đủ cơ sở khoa học để giải thích các hiện tượng thiên nhiên, họ đã xây dựng nên hình ảnh các vị thần: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thiên Lôi - Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được thực hiện bắt đầu và chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao hơn so với trí nhớ. Biểu tưởng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng. Ví dụ: Trí nhớ giúp con người lưu giữ các hình ảnh đầu con sư tử, mình con rắn, đuôi cá, chân đại bàng để xây dựng nên hình ảnh con rồng - Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm , cung cấp. c. Vai trò của tưởng tượng: Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong hoạt động lao động và trong đời sống của con người: - Tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nào của con người. Sự khác nhau cơ bản giữa lao động của con người và hoạt động bản năng của con vật chính là ở biểu tượng về kết quả mong đợi do tưởng tượng tạo nên. ý nghĩa quan trọng nhất của tưởng tượng là cho phép con người hình dung ra kết quả cuối cùng của lao động trước khi bắt đầu lao động và trong quá trình đi đến kết quả đó. Đánh giá sự cần thiết của tưởng tượng đối với hạt động của con người, Lê nin đã viết:” Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ có nhà thơ mới cần có tưởng tượng. Đó là một định kiến ngu xuẩn. Ngay cả trong toán học cũng cần có tưởng tượng. Không có nó thì không thể tìm ra phép tính vi phân và tích phân được. Đó là một năng lực đặc biệt rất quí giá” - Tưởng tượng tạo nên những hình ảnh mẫu mực tươi sáng, rực rỡ, chói lọi, hoàn hảo mà con người mong đợi và vươn tới (lí tưởng); nó nâng con người lên trên hiện thực, làm giảm bớt nặng nề, khó khăn trong cuộc sống, hướng con người về phía tương lai, kích thích con người hành động để đạt được những kết quả lớn lao. - Tưởng tượng có vai trò đặc biệt trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Quá trình nhận thức là quá trình trong đó các giai đoạn của sự phản ánh hiện thực khách quan và các hình thức phản ánh hiện thực khách quan có tác động 104
  32. qua lại chặt chẽ và liên hệ mật thiết với nhau. Do đó nhờ có tưởng tượng mà học sinh có thể dựa trên tài liệu cảm tính để tiến hành tư duy. Nhờ có tưởng tượng mà học sinh có thể tiếp thu, lĩnh hội được các kiến thức mới và mới có thể luyện tập các kỹ năng và kỹ xảo được. 2. Các loại tưởng tượng: Người ta chia tưởng tượng thành tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực dựa vào tính tích cực và hiệu lực của nó: a. Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực: - Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo nên những hình ảnh nhằm đáp ứng nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người. Có 2 loại tưởng tượng tích cực: + Tưởng tượng tái tạo: là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng tượng, dựa trên sự mô tả của người khác, của tài liệu, sách vở. Ví dụ: - Đứa trẻ tưởng tượng ra hình ảnh ông Bụt, cô Tấm, Cám, mụ gì ghẻ độc ác qua lời kể của bà. - Khi học lịch sử, học sinh phải tưởng tượng ra cuộc sống của người nguyên thuỷ + Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân cũng như kinh nghiệm xã hội. Tính mới mẻ độc đáo và có giá trị là đặc điểm nổi bật của loại tưởng tượng này. Đây là mặt không thể thiếu được của mọi hoạt động sáng tạo. Ví dụ: Để giảm nhẹ sức lao động, người kỹ sư sáng chế ra ròng rọc, đòn bẩy. - Tưởng tượng tiêu cực: là loại tưởng tượng tạo ra hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không được thực hiện, tưởng tượng chỉ để tượng tượng, để thay thế cho hoạt động. + Tưởng tượng tiêu cực có chủ định: là loại tưởng tượng có mục đích đặt ra từ trước nhưng không gắn liền với ý chí thể hiện hình ảnh tưởng tượng trong cuộc sống (mơ mộng) + Tưởng tượng tiêu cực không chủ định: là loại tưởng tượng xảy ra khi ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, khi con người ở tình trạng không hoạt động, ngủ hay chiêm bao, trong trạng thái xúc động hay rối loạn bệnh lí của ý thức (ảo giác, hoang tưởng) b. Ước mơ và lí tưởng: Đây là loại tưởng tượng hướng tới tương lai, biểu đạt những mong muốn, ước ao của con người. - Ước mơ cũng tạo ra hình ảnh mới nhưng không hướng vào hoạt động thực tại. Có 2 loại ước mơ: ước mơ có lợi (không thúc đẩy con người vươn lên, 105
  33. biến ước mơ thành hiện thực) và ước mơ có hại (không dựa vào khả năng thực tế). - Lí tưởng có tính tích cực cao hơn- Đó là một hình ảnh mẫu mực, chói lọi, rực sáng, hấp dẫn của tương lai mong muốn, trở thành động cơ thúc đẩy con người vươn tới tương lai. 3. Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng: Hình ảnh tưởng tượng thường được tạo ra bằng các cách cơ bản dưới đây: - Thay đổi kích thước số lượng của sự vật hay một phần của sự vật: Ví dụ: Hình tượng người khổng lồ, người tí hon, phật trăm tay trăm mắt , - Nhấn mạnh một thuộc tính hay một bộ phận nào đó của đối tượng: đó là cách tạo tạo hình ảnh mới bằng cách nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó một mối quan hệ nào đó của sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác Ví dụ: “Lỗ mũi thì tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho Đêm nằm thì gáy o o Chồng yêu chồng bảo gáy cho vui nhà ” - Chắp ghép: là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới: Ví dụ: Hình ảnh con rồng, nàng tiên cá, tượng nhân sư - Liên hợp: là cách tạo ra hình ảnh mới bằng cách liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật khác nhau. Song nó khác với phương pháp chắp ghép ở chỗ hình ảnh mới được tạo ra bằng cách này, các bộ phận đã được cải biên và được sắp xếp trong những tương quan mới. Cách tưởng tượng này là một sự tổng hợp mang tính sáng tạo rõ rệt. Ví dụ: xe điện bánh hơi là kết quả của sự liên hợp ô tô với tàu điện. - Điển hình hoá: là cách tạo ra hình ảnh mới phức tạp nhất, trong đó các thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như là đại diện của một giai cấp, một nhóm xã hội được biểu hiện trong hình ảnh mới này: Ví dụ: Nhân vật Chí Phèo là kết quả của sự điển hình hoá cho sự lưu manh hoá của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến; chị Dậu điển hình cho người nông dân bị áp bức, bóc lột đến tận xương tuỷ - Loại suy: là cách tạo ra hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng bắt chước, những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thật. Ví dụ: những công cụ lao động của loài người được sáng chế bằng phương pháp loại suy từ thao tác của đôi bàn tay III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TƯ DUY VÀ TƯỞNG TƯỢNG: 106
  34. Tư duy và tưởng tượng đều thuộc nấc thang nhận thức lý tính, do đó chúng có những điểm giống nhau, có những điểm khác nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. 1. Những điểm giống nhau: Tư duy và tưởng tượng đều nảy sinh khi con người rơi vào “hoàn cảnh có vấn đề” mà bằng cảm giác tri giác thuần tuý con người không thể giải quyết được. Về phương thức phản ánh, tư duy và tưởng tượng đều phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính khái quát qua lăng kính chủ quan của cá nhân. Trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan, tư duy và tưởng tượng đều sử dụng ngôn ngữ và lấy tài liệu cảm tính làm cơ sở chất liệu để giải quyết vấn đề đặt ra, và đều lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lý. Về kết quả phản ánh, cả tư duy và tưởng tượng đều cho ta một cái mới, chưa hề có trong kinh nghiệm của các nhân hoặc của xã hội. Đành rằng cái mới đó (khái niệm hoặc biểu tượng) đều được xây dựng trên cơ sở của những cái đã có. 2. Những điểm khác nhau: Mặc dù chỉ nảy sinh khi gặp “tình huống có vấn đề”, song tưởng tượng xảy ra khi “tình huống có vấn đề với những tài liệu, dữ kiện thiếu rõ ràng, sáng tỏ (tức là tính bất định của hoàn cảnh quá lớn). Tư duy và tưởng tượng đều phản ánh cái mới, cái chưa biết một cách gián tiếp, mang tính khái quát, song theo các chiến lược khác nhau. Tưởng tượng phản ánh cái mới, cái chưa biết bằng cách xây dựng nên những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. Tư duy vạch ra những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng trên cơ sở những khái niệm. Nếu kết quả của tư duy là những khái niệm, những phán đoán, suy lý về thế giới, thì kết quả của tượng tượng là những biểu tượng (hình ảnh) về thế giới, những biểu tượng đó là cái mới, mang tính sáng tạo. 3. Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng: Nằm trong nấc thang nhận thức lý tính, tư duy và tưởng tượng có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau khi giải quyết một tình huống có vấn đề. Khi con người đứng trước một tình huống có vấn đề, thường có 2 hệ thống phản ánh được diễn ra: một hệ thống được diễn ra trên cơ sở các hình ảnh, một hệ thống được diễn ra bởi hệ thống khái niệm. Hai hệ thống này được diễn ra đồng thời. Bởi vì, hai hệ thống (hình ảnh và khái niệm) có liên quan chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, sự lựa chọn một phương thức hoạt động được thực hiện bằng những phán đoán lôgíc gắn liền với những biểu tượng, một phương án hoạt động sẽ được thực hiện như thế nào. Như đã trình bày, tưởng tượng thường xảy ra khi hhs bất định của hoàn cảnh quá lớn. Nghĩa là khi thoàn cảnh có vấn đề thiếu những thông tin rõ ràng, 107
  35. sáng tỏ,khó có thể dùng tư duy để giải quyết được. Như vậy tưởng tượng đã tìm ra được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề khi tư duy bế tắc; tưởng tượng cho phép ta “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn cứ hình dung và đặt được kết quả cuối cùng. Ngược lại nhờ có tư duy mà tưởng tượng của con người mang tính khách quan, hiện thực hơn; giảm bớt sự bất hợp lý, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ vốn là điểm yếu của quá trình tưởng tượng. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm và đặc điểm của tư duy. Một quá trình tư duy có những giai đoạn và thao tác nào ? 2. So sánh tư duy và tưởng, nêu mối quan hệ giữa 2 quá trình này 3. So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. 108
  36. CHƯƠNG III. TRÍ NHỚ Con người sỡ dĩ không ngừng cải tạo tự nhiên, cải tạo và xây dựng xã hội, thoã mãn với mức độ ngày càng cao những nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của mình, là nhờ đã tích luỹ được hiểu biết và kinh nghiệm và biết vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm dó trong mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn của mình. Một trong những yếu tố cơ bản đó có thể tích luỹ được hiểu biết và kinh nghiệm là nhờ vào trí nhớ. Vậy trí nhớ là gì? Bản chất của nó ra sao? trí nhớ có vai trò như thế nào trong cuộc sống? I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÍ NHỚ: 1. Khái niệm trí nhớ: Con người luôn nhận thức thế giới khách quan và không ngừng cải tạo nó. Để thực hiện đựoc điều này con người phải tích luỹ vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn của mình. Một trong những yếu tố cơ bản để có thể tích luỹ được hiểu biết và kinh nghiệm là trí nhớ. Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua - Sản phẩm của trí nhớ là các biểu tượng, đó là hình ảnh của sự vật hiện tượng được lưu giữ lại trong não khi chúng không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Nó không phản ánh những chi tiết vụn vặt, cụ thể của sự vật hiện tượng mà chỉ phản ánh những nét chung nhất tổng thể nhất về sự vật hiện tượng đó. Tuy nhiên, biểu tượng của trí nhớ khác với biểu tượng của tưởng tượng. Biểu tượng của trí nhớ là những hình ảnh, những dấu vết của những cái đã trải qua, ít mang tính khái quát và và trừu tượng, còn biểu tượng của tưởng tượng là hình ảnh mới không có trong thực tế do các nhân tự tạo ra. Vì vậy đặc trưng nhất của trí nhớ là trung thành với những gì đã trải qua. 2. Các quan niệm tâm lý học về sự hình thành trí nhớ: a. Thuyết liên tưởng về trí nhớ Thuyết liên tưởng cho rằng: Trí nhớ của con người được hình thành dựa trên sự xuất hiện các liên tưởng giữa các hình ảnh của các sự vật hiện tượng trong vỏ não của mỗi cá nhân. Họ giải thích: Giữa các sự vật hiện tượng bao giờ cũng có các mối quan hệ, liên hệ gần gũi với nhau về không gian, thời gian, về nhân - quả, về sự giống 109
  37. nhau, sự khác nhau Trong quá trình ghi nhớ con người dựa vào các quan hệ gần gũi giữa các sự vật hiện tượng đó để nhớ lại các sự vật hiện tượng mà họ đã tri giác được trước đó Tuy nhiên hạn chế của họ là chỉ mới dừng lại ở những dấu hiệu bề ngoài của hoạt động trí nhớ mà chưa lí giải được một các khoa học b. Tâm lý học Gestal về trí nhớ Phê phán thuyết liên tưởng, các nhà TLH Gestal cho rằng: Tất cả các sự vật hiện tượng bao giờ cũng theo một cấu trúc tron vẹn, giữa các sự vật hiện tượng trong cùng một phạm trù một thể loại có những mối liên hệ và quan hệ có tính cấu trúc. Vì vậy khi tri giác một sự vật hiện tượng nào đó thì trên bán cầu đại não sẽ xuất hiện dấu vết có cấu trúc tương tự với cái mà họ đang tri giác và do đó trí nhớ được hình thành. Hạn chế của TLH Gestal là ở chỗ họ đã quá nhấn mạnh cấu trúc vật chất trong ghi nhớ nhưng lại bỏ qua hoạt động của cá nhân với cấu trúc vật chất đó. c. Tâm lý học hiện đại Cho rằng: - Cũng như với các hiện tượng tâm lý khác, hoạt động của cá nhân quyết định sự hình thành trí nhớ - Trí nhớ là một quá trình trong đó bao gồm ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện những tài liệu những sự vật hiện tượng mà trước đó con người đã tri giác được. Vì vậy chỉ khi nào con người tham gia vào các hoạt động tiếp xúc với các đối tượng, các thông tin về đối tượng sẽ được chuyển lên não, ở đó xuất hiện cơ chế đặc biệt để lưu giữ dấu vết hình ảnh của các sự vật hiện tượng đó. 3. Cơ sở sinh lý thần kinh của trí nhớ: - Theo Pap lốp: phản xạ có điều là cơ sở sinh lý của sự ghi nhớ. Sự củng cố bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập là cơ sở sinh lý của sự gìn giữ và tái hiện. Tất cả các quá trình này gắn chặt và phụ thuộc vào mục đích của hành động. - Theo quan điểm vật lý về trí nhớ: coi những kích thích để lại dấu vết mang tính chất vật lý, do đó sự diễn biến có tính chất lặp lại được thực hiện dễ dàng trên con đường đã vạch ra. - Những nghiên cứu gần đây cho rằng cơ chế gìn giữ tài liệu trong trí nhớ do nhưng thay đổi phần tử trong các tế bào thần kinh II. CÁC LOẠI TRÍ NHỚ: 1. Căn cứ vào nội dung phản ánh trong trí nhớ: gồm có a. Trí nhớ vận động: Là loại trí nhớ gắn liền với những cử động của con người trong quá trình vận động 110
  38. Loại trí nhớ này có vai trò quan trọng để hình thành kỹ xảo trong lao động chân tay. Tiêu chí để đánh giá một trí nhớ vận động tốt là mức độ vận động của kỹ xảo và tốc độ hình thành nhanh. b. Trí nhớ xúc cảm: Là loại trí nhớ gắn liền với những xúc cảm tình cảm đã được diễn ra trong hoạt động trước đây, có thể con người hoạt động hoặc nhắc nhở họ về những phương thức hành vi trước đó đã gây ra những tình cảm đó Trí nhớ cảm xúc có vai trò đặc biệt quan trọng để cảm nhận các giá trị thẩm mỹ trong hành vi, lời nói và trong nghệ thuật. c. Trí nhớ hình ảnh Là loại trí nhớ gắn liền với việc ghi nhớ và nhớ lại những hình ảnh một cách đậm nét sâu sắc thông qua hoạt động của một cơ quan cảm giác d. Trí nhớ từ ngữ - lô gíc Là loại trí nhớ phản ánh ý nghĩ, tư tưởng của con người. Hệ thống tín hiệu thứ hai có vai trò quyết định loại trí nhớ này. Trí nhớ từ ngữ - lôgíc hình thành trên cơ sở các loại trí nhớ trên, ngày càng chiếm vị trí chủ đạo ở con người, chi phối sự phát triển của các loại trí nhớ trên. Trí nhớ từ ngữ - lôgíc giữ vai trò chính trong sự lĩnh hội tri thức ở học sinh. 2. Căn cứ vào mục đích và tính chất của hoạt động: có các loại trí nhớ sau a. Trí nhớ không chủ định Là loại trí nhớ không có mục đích đặt ra từ trước nhưng người ta vẫn có thể ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện tài liệu Loại trí nhớ này có trước hết trong đời sống cá thể Trí nhớ không chủ định có vai trò quan trọng trong việc tích luỹ kinh nghiệm sống b. Trí nhớ có chủ định Là loại trí nhớ có đặt mục đích phải ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện một tài liệu nào đó. Trí nhớ có chủ định có sau trí nhớ không chủ định và ngày càng tham gia nhiều vào quá trình lĩnh hội tri thức. Loại trí nhớ này có vai trò hết sức to lớn trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong việc tiếp thu tri thức. 3. Căn cứ vào thời gian củng cố và gìn giữ tài liệu a. Trí nhớ ngắn hạn Là loại trí nhớ tức thời ngay sau khi vừa ghi nhớ. Quá trình này còn chưa ổn định. Trí nhớ ngắn hạn được sử dụng trong những trường hợp cần phải thực hiện những hành động, những thao tác cấp 111
  39. bách, tức thời. Sau khi hành động được thực hiện thì những tài liệu đó trở nên không cần thiết nữa. Loại trí nhớ này còn được gọi là trí nhớ tác nghiệp. Học sinh học bài để mai thi, sinh viên ôn thi học kỳ b. Trí nhớ dài hạn: Là loại trí nhớ có khả năng ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện tài liệu lâu dài và bền vững trên cơ sở thường xuyên nhắc lại và tái hiện nó. c. Trí nhớ thao tác: Là loại trí nhớ sau ngắn hạn và trước dài hạn III. CÁC QUÁ TRÌNH CỦA TRÍ NHỚ 1. Quá trình ghi nhớ Đây là khâu đầu tiên của hoạt động trí nhớ. Ghi nhớ là quá trình tạo nên dấu vết của đối tượng (tài liệu cần ghi nhớ) trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình gắn tài liệu nhớ vào vốn kinh nghiệm của bản thân. Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc: - Nội dung và tính chất của tài liệu nhớ. - Động cơ, mục đích, phương thức hành động của cá nhân. Đây là yếu tố chủ yếu. Có 2 loại ghi nhớ: a. Ghi nhớ không chủ định Là loại ghi nhớ không đặt ra mục đích ghi nhớ từ trước, không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí, không dùng cách thức nào để ghi nhớ. Sự ghi nhớ này được thực hiện trong trường hợp nội dung của tài liệu trở thành mục đích chính của hành động, hơn nữa hành động được lặp đI lặp lại nhiều lần dười hình thức nào đó. Ghi nhớ không chủ định thường gắn với cảm xúc mạnh mẽ của cá nhân, liên quan tới sự thoả mãn nhu cầu, đặc biệt là khi tài liệu nhớ có liên quan trực tiếp với hoạt động của cá nhân. Vì vậy, dạy học nếu tạo ra được động cơ, hứng thú sâu sắc đối với môn học thì học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ tài liệu một cách không chủ định. Điều mà học sinh ghi nhớ được sẽ trở thành phương tiện để đạt được mục đích hiểu bài. b. Ghi nhớ có chủ định Là loại ghi nhớ có mục đích đặt ra từ trước, đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí và phải lựa chọn các biện pháp thủ thuật ghi nhớ. Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc nhiều vào: động cơ, mục đích của ghi nhớ. Ghi nhớ có chủ định có 2 cách: 112
  40. - Ghi nhớ máy móc: Là ghi nhớ bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản tài liệu, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các thành phần của tài liệu cần ghi nhớ mà không cần thông hiểu nội dung. Ví dụ: Nhớ một số liệu nào đó, nhớ một công thức nào đó không được chứng minh - Ghi nhớ ý nghĩa: Là ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu tài liệu, dựa trên sự nhận thức được mối liên hệ lô gíc giữa các bộ phận của tài liệu đó. Hình thức điển hình trong ghi nhớ ý nghĩa là ghi nhớ theo điểm tựa, tức là tìm ra ý lớn, ý nhỏ và mối liên hệ giữa các phần, các ý. Các biện pháp ghi nhớ: Muốn sự ghi nhớ có chủ định đạt kết quả cao, giáo viên cần phải: + Xác định rõ ràng nội dung ghi nhớ cho học sinh. Cái gì cần nhớ từng phần, từng bộ phận + xác định rõ trọng tâm, nội dung cơ bản cần ghi nhớ. Cần tách ra cái chủ yếu, quan trọng và cái thứ yếu không quan trọng. + Phát huy cao đọ tính tích cực, độc lập của học sinh trong khi thực hiện hoạt động để ghi nhớ điều gì đó. + Tránh việc học thuộc lòng một cách máy móc và không hiểu gì. Muốn học sinh ghi nhớ được cần làm cho học sinh hiểu thật kỹ tài liệu. " không nên bắt trẻhọc thuộc bất cứ điều gì, ngoài những điều đã thật hiểu" + Muốn ghi nhớ tốt, cần từng bước xếp các điều mới ghi nhớ được vào hệ thồng các điều đã ghi nhớ. Do đó phải có sự ôn tập thường xuyên, kết hợp với ôn tập định kỳ. + Cuối cùng, giáo viên cần sử dụng tốt các phương tiện trực quan và ngôn ngữ giúp học sinh ghi nhớ tốt. 2. Quá trình tái hiện Là quá trình làm sống lại những nội dung tài liệu đã được ghi nhớ. Có 3 hình thức tái hiện: - Nhận lại: Là khả năng nhận ra đối tượng trong điều kiện tri giác lại đối tượng đó. Ví dụ: Nhận lại là khi biểu tượng cũ và hình ảnh tri giác lần thứ 2 nhập làm một. Nhận lại cũng có thể sai hoặc không đầy đủ do các đối tượng có nhiều nét giống nhau hoặc lần đầu tiếp xúc sơ sài. - Nhớ lại: Là khả năng làm sống lại những hình ảnh của sự vật hiện tượng đã ghi nhớ trước đây khi sự vật hiện tượng không còn trước mắt. Đây là biểu hiện cao của trí nhớ tốt. Ví dụ: ta nhớ lại bài thơ đã được học. Hoặc khi sử dụng một công thức nào đó để giải bài toán, ta nhớ lại công thức đó. 113
  41. Ngoài ra còn có một hình thức khác của tái hiện là hồi tưởng. Hồi tưởng là nhớ lại có chủ định nhưng đòi hỏi khắc phục khó khăn, sự nỗ lực rất nhiều của trí tuệ. Trong hồi tưởng tài liệu không được tái hiện một cách máy móc mà có sự gia công của trí tuệ và được sắp xếp theo một lôgíc khác gắn liền với những sự kiện mới. 3. Quên và chống quên Quên là không tái hiện lại được tài liệu ghi nhớ vào thời điểm cần thiết. - Quên có nhiều mức độ: + quên hoàn toàn + quên cục bộ: không nhớ lại nhưng nhận lại được - Quên diễn ra theo quy luật: + quên những gì không liên quan hoặc ít liên quan đến cá nhân + quên những gì không phù hợp với nhu cầu, sở thích của cá nhân. + quên những gì không được sử dụng thường xuyên. - Quên diễn ra theo trình tự: Cái tiểu tiết vụn vặt quên trước, cái tổng thể quên sau - Quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: giai đoạn đầu mới ghi nhớ tốc độ quên diễn ra khá nhanh, về sau tốc độ giảm dần. Thực nghiệm của Ebingao cho thấy: 24 giờ sau khi ghi nhớ tài liệu ghi nhớ giảm đi 48% 48 giờ sau khi ghi nhớ tài liệu ghi nhớ còn lại 25% 72 giờ sau khi ghi nhớ tài liệu ghi nhớ không đổi so với sau 48 giờ. Từ sau 72 giờ là trí nhớ dài hạn. - Nguyên nhân quên: + Do ghi nhớ không tốt + Do các quy luật ức chế của hệ thần kinh trung ương trong quá trình ghi nhớ + Do không gắn được vào hoạt động hàng ngày (không được sử dụng thường xuyên) + Do ít có ý nghĩa với cá nhân - Chống quên: + Ôn tập ngay sau khi ghi nhớ tài liệu ( theo quy luật của Ebingao) + Ôn tập xen kẽ các môn , các loại tài liệu khác nhau + Ôn thường xuyên, ôn rải rác, chia thành nhiều đợt, không nên tập trung trong một thời gian dài + Ôn tập một cách tích cực, chủ động + Thay đổi phương pháp ôn tập 114
  42. IV. SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÁ NHÂN VỀ TRÍ NHỚ: 1. Sự khác biệt của cá nhân trong các quá trình trí nhớ - Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ thể hiện ở đặc điểm của các quá trình ghi nhớ, tức là quá trình con người thực hiện ghi nhớ như thế nào và ghi nhớ, tái hiện được những gì. Cụ thể: + Tốc độ ghi nhớ được xác định bằng số lần lặp lại cần thiết để con người ghi nhớ một khối lượng tài liệu nào đó ( có người học lâu mới thuộc, có người học nhanh) + Độ chính xác: là mức độ phản ánh trung thực cao với tài liệu của sự ghi nhớ (có người tái hiện đầy đủ chính xác tài liệu đã ghi nhớ nhưng có người thì tái hiện sơ sài) + Độ bền vững thể hiện ở việc gìn giữ tài liệu đã ghi nhớ và tốc độ quên tài liệu đó + Sự nhanh chóng tái hiện lại bộc lộ ở sự dễ dàng và tức thời nhớ lại ngay cái cần nhớ - Nguyên nhân của sự khác biệt này là do đặc điểm của hệ thần kinh cấp cao, cụ thể đặc điểm cường độ và tính linh hoạt của các quá trình hưng phấn và ức chế. Mặt khác điều kiện sống và giáo dục cũng ảnh hưởng đến trí nhớ. - Cách thức ghi nhớ của cá nhân gắn với: + Thói quen chính xác và khẩn trương trong công việc + Tinh thần trách nhiệm và tính bền bỉ + Tính hệ thống của việc tiếp thu và củng cố tri thức. 2. Kiểu trí nhớ của cá nhân Sự khác biệt trí nhớ cá nhân còn thể hiện ở kiểu trí nhớ: - Tuỳ thuộc vào tính chất của tài liệu ghi nhớ, các cá nhân có các kiểu trí nhớ khác nhau: + Kiểu trí nhớ trực quan - hình ảnh: là kiểu trí nhớ thường dễ dàng ghi nhớ các lài liệu giàu hình ảnh + Kiểu trí nhớ từ ngữ - lô gíc: là kiểu trí nhớ dễ dàng ghi nhớ tài liệu ngôn ngữ như khái niệm, tư tưởng, quan hệ, số lượng + Kiểu trí nhớ trung gian: - Tuỳ thuộc vào tính hiệu quả của cơ quan phân tích tham gia vào ghi nhớ các ấn tượng khác nhau, kiểu trí nhớ trực quan - hình ảnh lại được chia thành: + Kiểu trí nhớ vận động + Kiểu trí nhớ thị giác + Kiểu trí nhớ thính giác 115
  43. Tóm lại trong dạy học cần phải lưu ý đến sự khác biệt cá nhân trong trí nhớ và cần chú ý phát triển tất cả các loại trí nhớ cho học sinh. Vì vậy phải chuẩn bị tài liệu phù hợp với từng cá nhân để ghi nhớ có hiệu quả, đáp ứng nhiệm vụ học tập. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trí nhớ là gì? Trí nhớ bao gồm các quá trình nào? 2. Trình bày các loại trí nhớ và nêu ý nghĩa của chúng đối với học tập. CHƯƠNG IV. NGÔN NGỮ VÀ NHẬN THỨC I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÔN NGỮ 1. Ngôn ngữ là gì? Con người sống và hoạt động, có quá trình truyền đạt kinh nghiệm của mình cho người khác và vận dụng kinh nghiệm của người khác vào hoạt động của mình, làm cho con người có khả năng to lớn, nhận thức và nắm được những lực lượng bản chất của tự nhiên, xã hội và bản thân Quá trình đó thực hiện được nhờ ngôn ngữ. Trong quá trình giao tiếp với nhau, con người sử dụng các từ ngữ theo những quy tắc ngữ pháp nhất định của một thứ tiếng (tiếng nói, chữ viết). Tiếng nói là một hệ thống từ ngữ có chức năng là phương tiện giao tiếp, một công cụ của tư duy. Mỗi quốc gia, dân tộc có một hệ thống ký hiệu từ ngữ theo những quy tắc ngữ pháp riêng để giao tiếp (còn gọi là ngữ ngôn) Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nào đó để giao tiếp. Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói. Tiếng nói là đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học. Ngôn ngữ là một quá trình tâm lý, vì vậy nó là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học. Tiếng nói và ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau: không có một thứ tiếng nói nào lại tồn tại và phát triển bên ngoài quá trình ngôn ngữ. Ngược lại, hoạt động ngôn ngữ không thể có được nếu không dựa vào một thứ tiếng nói nhất định. 2. Chức năng của ngôn ngữ 116
  44. a. Chức năng chỉ nghĩa Ngôn ngữ dùng để chỉ chính sự vật hiện tượng, tức là làm vật thay thế cho sự vật hiện tượng đó. - Chức năng này làm cho nhận thức của con người vượt ra ngoài phạm vi của nhận thức cảm tính: giúp con người nhận thức được sự vật hiện tượng ngay cả khi chúng không còn tồn tại trước mắt nữa. - Chức năng này giúp các kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người được cố định lại và truyền đạt lại cho các thế hệ sau. - Chức năng này làm cho ngôn ngữ của con người khác với sự thông tin (tiếng kêu) của con vật. ở con vật âm thanh không có chức năng chỉ nghĩa mà chỉ biểu hiện trạng thái (sợ hãi, đói khát, tự vệ, thoả mãn ) b. Chức năng thông báo Ngôn ngữ dùng để tiếp nhận và truyền đạt thông tin. Nhờ đó nó có tác dụng thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của con người. Âm thanh của con vật cũng có chức năng thông báo, nhưng sự thông báo đó gắn liền với những hoàn cảnh cụ thể, chúng thông báo với nhau về một cái gì đó xác định. Chức năng thông báo con gọi là chức năng giao tiếp. c. Chức năng khái quát Ngôn ngữ chỉ một lớp, một loại, một phạm trù các sự vật hiện tượng có chung thuộc tính bản chất. Nhờ chức năng này, ngôn ngữ trở thành phương tiện của hành động trí tuệ. Hoạt động trí tuệ vừa mang tính gián tiếp vừa mang tính khái quát. Ngôn ngữ là công cụ để cố định kết quả của hoạt động trí tuệ. Vì vậy chức năng này còn gọi là chức năng nhận thức hay chức năng làm công cụ của hoạt động trí tuệ. Tóm lại, trong 3 chức năng trên, chức năng thông báo (giao tiếp) là cơ bản nhất. Chỉ trong giao tiếp con người mới thu được các tri thức mới về hiện thực, do đó mới điều chỉnh được hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh sống. Chức năng khái quát hoá (nhận thức) về thực chất cũng là quá trình giao tiếp- giao tiếp với chính mình. Chức năng chỉ nghĩa là điều kiện để thực hiện các chức năng trên. 3. Hoạt động lời nói Lời nói là kết quả của một quá trình có sử dụng ngôn ngữ để thực hiện một mục đích nào đó của con người. Đó gọi là hoạt động lời nói. Mục đích của hoạt động lời nói truyền đạt và tiếp nhận kinh nghiệm xã hội lịch sử, thiết lập sự giao tiếp, hoặc để lập kế hoạch, chương trình hành động. 117
  45. Vậy: Hoạt động lời nói là một quá trình con người sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt và tiếp nhận kinh nghiệm xã hội kịch sử, để thiết lập kế hoạch giao tiếp, để lập kế hoạch hành động. Tính mục đích của hoạt động lời nói là rất khác nhau: đó có thể là hoạt động để truyền đạt thông tin, kiến thức mới, đó có thể là hoạt động để giải quyết một nhiệm vụ tư duy nào đó. Nếu ngôn ngữ là phương tiện hay công cụ giao tiếp thì hoạt động lời nói chính là quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ này. Hoạt động lời nói khi thực hiện mục đích giao tiếp hay khi tư duy thực chất là một quá trình hình thành và thể hiện ý nhờ ngôn ngữ. Do đó lời nói (hay hoạt động lời nói) còn được hiểu là một quá trình hình thành và thể hiện ý nhờ ngôn ngữ. Hoạt động lời nói vừa có tính các nhân riêng biệt ở từng người nhưng có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, với tính chất xã hội và tính chất chung của ngôn ngữ. II. CÁC LOẠI LỜI NÓI: Dựa vào hình thức tồn tại của lời nói gồm: - Lời nói bên ngoài: + Lời nói đối thoại + Lời nói độc thoại + Lời nói viết - Lời nói bên trong: 1. Lời nói bên ngoài: Là lời nói tồn tại dưới dạng vật chất, là âm thanh và vật chất hoá, là chữ viết. Lời nói bên ngoài chủ yếu hướng vào người khác, nhằm mục đích giao tiếp. Lời nói bên ngoài có 3 tính chất: - Tính vật chất hay vật chất hoá - Tính triển khai mạnh - Tính dư thừa thông tin. Lời nói bên ngoài gồm: a. Lời nói đối thoại: Lời nói đối thoại là lời nói giữa 2 hay một số người với nhau, bao giờ cũng gắn với tình huống hay văn cảnh xác định. Lời nói đối thoại có đặc điểm: - Tính rút gọn: cả người nói và người nghe đều có mặt trong hoàn cảnh giao tiếp nên có nhiều nội dung không cần thể hiện bằng ngôn ngữ mà được thay thế bằng cử chỉ điệu bộ. 118
  46. Ví dụ: Trong ngữ cảnh xác định có thể thay vì nói “tôi đồng ý”, người nói chỉ gật đầu, “tôi không đồng ý”- lắc đầu hoặc nhíu mày. Hôm nay cậu có đi học không? Không. - Lời nói đối thoại ít có tính chủ ý và thường bị động: do giao tiếp trong ngữ cảnh nên lời nói độc thoại thường là sự đáp lại lời nói trước đó, tuỳ vào câu hỏi của người kia để trả lời và tuỳ vào câu trả lời của người kia để hỏi. - Lời nói đối thoại rất ít có tổ chức: lời nói không có chương trình, cấu trúc câu đơn giản. b. Lời nói độc thoại: Là lời nói của một người, còn những người khác là người nghe hoặc người đọc. Là lời nói liên tục, một chiều, ít có sự phụ thuộc trở lại của người khác và của nội dung tình huống, hoàn cảnh. Ví dụ: lời phát biểu ý kiến, lời của người báo cáo Lời nói độc thoại có đặc điểm: - Có tính triển khai mạnh: do ít sử dụng các thông tin ngoài ngôn ngữ. - Có tính chủ động: người nói phải xác định nội dung, cách triển khai nội dung trước khi nói - Tính tổ chức cao: toàn bộ nội dung chương trình lời thoại được xây dựng trước, từ ngữ sử dụng được lựa chọn c. Lời nói viết Là lời nói hướng vào người khác, được biểu hiện bằng ký hiệu, chữ viết và được tiếp nhận bằng cơ quan phân tích thị giác. Là một dạng của lời nói độc thoại nhưng ở mức cao hơn, vì vậy nó cũng có tính triển khai mạnh. Tính chủ ý, chủ động và tính tổ chức mạnh mẽ. Ngoài ra lời nói viết còn cho phép con người giao tiếp trong khoảng cách không gian và thời gian lớn. 2. Lời nói bên trong: Là một dạng hoạt động lời nói đặc biệt, diễn ra trong đầu, không có tính vật chất hoặc ít tính vật chất (nó chỉ là hình ảnh âm thanh, là biểu tượng về âm thanh hay con chữ) Hoạt động lời nói bên trong không sử dụng cơ quan phát âm hoặc viết, mà đó là quá trình chúng ta tự “tranh luận” với mình để tìm ra giải pháp tốt nhất. Vì vậy nó thường diễn ra ở pha lập kế hoạch hoặc thực hiện kế hoạch trong hoạt động lý luận, hoạt động tư duy. Phân biệt với lời nói thầm: là một loại lời nói bên ngoài nhưng cường độ âm thanh nhỏ. Đặc điểm của lời nói thầm: Có tính rút gọn cao 119
  47. Có tính vị thể (chỉ toàn vị ngữ) Có tính ngữ nghĩa (phụ thuộc mạnh vào tình huống) Tóm lại, các loại hoạt động lời nói này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau và có thể chuyển hoá cho nhau III. CÁC CƠ CHẾ LỜI NÓI: 1. Khái niệm về cơ chế lời nói: - Là những bộ máy ngôn ngữ đảm bảo cho các quá trình hoạt động lời nói thực hiện nhanh chóng các chức năng của mình; là phương tiện tổ chức các hoạt động nhận thức và giao tiếp của ngôn ngữ - Cơ chế lời nói tồn tại trong não người- đó là cơ sở sinh lý thần kinh cao cấp của lời nói - Cơ chế lời nói không có sẵn khi con người mới sinh ra mà được hình thành trong quá trình cá thể nắm vững và sử dụng ngôn ngữ bằng con đường hoạt động và giao tiếp. 2. Cơ chế sản sinh lời nói: Cơ chế sản sinh lời nói được hình thành và phát triển trong quá trình nói và viết của cá nhân. 3. Cơ chế tiếp nhận lời nói: Cơ chế tiếp nhận lời nói được hình thành và phát triển trong quá trình nghe và đọc lời nói. IV. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI NHẬN THỨC: Vai trò cơ bản nhất, rõ rệt nhất và chung nhất của ngôn ngữ đã được F.Ănghen tổng kết: là một trong 2 yếu tố làm cho bộ óc của con vượn biến thành bộ óc của con người. Ngôn ngữ góp phần tích cục làm cho các quá trình tâm lý của con người có chất lượng khác hẳn con vật. ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lý của con người, đặc biệt là quá trình nhận thức. 1. Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức cảm tính: -Bằng tác đông của ngôn ngữ có thể gây nên những cảm giác trực tiếp, có thể làm thay đổi ngưỡng cảm giác và tính nhạy cảm, hoặc có thể gây nên những ảo giác. - Sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai vào quá trình tri giác giúp cho các cảm giác thành phần được tổ hợp lại thành một chỉnh thể, một hình tượng trọn vẹn gắn với một ý nghĩa (một tên gọi cụ thể). - ở mức độ phát triển nhất định của con người nhờ có ngôn ngữ mà tri giác của con người mang tính chủ định. - Khả năng quan sát của con người không chỉ phụ thuộc vào sự tinh vi, nhạy bén của các giác quan mà còn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm, vào trình độ tư duy và khả năng ngôn ngữ. 120
  48. - Ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí nhớ của con người có chủ định, có ý nghĩa. 2. Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức lý tính: Nhờ ngôn ngữ mà chủ thể tư duy nhận thức được tình huống có vấn đề, tiến hành các thao tác tư duy và biểu đạt kết quả của tư duy thành từ ngữ, thành câu. - Trong quá trình tưởng tượng, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và biểu đạt các hình ảnh mới. Tóm lại, ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động nhận thức của con người, là công cụ quan trọng để con người lĩnh hội nền văn hoá xã hội, hình thành nhân cách con người. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Ngôn ngữ là gì? Phân tích các chức năng cơ bản của ngôn ngữ. 2. Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức 3. Trình bày các dạng hoạt động ngôn ngữ và rút ra ý nghĩa giáo dục từ các dạng hoạt động ngôn ngữ. 121
  49. PHẦN III: PHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÂN CÁCH 1. Nhân cách là gì? Con người là thành viên của một cộng đồng, một xã hội cụ thể, tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định. Tuỳ thuộc vào các mối quan hệ xã hội mà một con người cụ thể có khi được nhìn nhận như là một cá nhân, có khi như một cá tính, có khi như một nhân cách. Con người: vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội. Thân thể, máu thịt và bộ não của mình, con người thuộc về thế giới tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên. Mặt khác, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế sự phát triển của con người con chịu sự chi phối của các quy luật xã hội. Mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất với nhau tạo thành một cấu trúc chỉnh thể - con người. - Khi con người được nhìn nhận như là một đại diện, một trường hợp cụ thể của loài, thì đó là cá nhân (cá thể người). Cá nhân là tên gọi chung cho bất kỳ một người cụ thể nào tồn tại trong một cộng đồng nhất định. - Mỗi cá nhân có những đặc điểm thể chất và tâm lí riêng biệt, có một không hai. Đó là thể tạng, kiểu thần kinh, tính cách, khí chất nhu cầu, năng lực Đặc điểm này của cá nhân bộc lộ ra trong cac mối quan hệ, trong cuộc sống bằng sắc thái riêng gọi là cá tính của con người. - Khi cá nhân thực hiện một cách có ý thức, có mục đích một hoạt động nhất định nhằm nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh thì cá nhân đó được coi như chủ thể. - Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của xã hội, là chủ thể của các mối quan hệ và hoạt động thì ta nói đến nhân cách của họ. Nhân cách là một khái niệm phức tạp và đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Cách hiểu tương đối hợp lí và được sử dụng nhiều hơn cả là: Nhân cách là một tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người. Phân tích: - Trước hết nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lí xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. - Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lí mới. Do đó không phải con người sinh ra là đã có sẵn nhân cách. Nhân cách được hình thành dần trong quá trình tham gia các mối quan hệ của con người. 122
  50. - Nhân cách quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biến của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu. 2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách a. Tính thống nhất của nhân cách - Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất các thuộc tính, các đặc điểm tâm lí xã hội, thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài. Các phần tử tạo nên nhân cách liên hệ hữu cơ với nhau làm cho nhân cách mang tính trọn vẹn. - Tính thống nhất của nhân cách còn thể hiện ở sự thống nhất giữa 3 cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân (nhân cách được biểu hiện dưới dạng cá tính- giá trị của nhân cách ở cấp độ này là tính tích cực của nó trong việc khắc phục những hạn chế của hoàn cảnh và của bản thân), cấp độ liên cá nhân (nhân cách được thể hiện trong các mối quạn hệ với nhân cách khác- giá trị của nhân cách ở cấp độ này được thể hiện trong các hành vi ứng xử xã hội của chủ thể) và cấp độ siêu cá nhân (nhân cách được xem xét như là một chủ thể đang tích cực hoạt động và gây ra những biến đổi ở người khác- giá trị của nhân cách ở cấp độ này được xác định ở những hành động và hoạt động của nhân cách này có ảnh hưởng như thế nào tới những nhân cách khác). Đó chính là sự thống nhất giữa tâm lí, ý thức với hoạt động, giao tiếp của nhân cách. b. Tính ổn định của nhân cách Những thuộc tính tâm lí là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định và bền vững. Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí tạo nên bộ mặt tâm lí xã hội của cá nhân, phần nào nói lên bản chất xã hội của họ. Vì thế các đặc điểm của nhân cách cũng như cấu trúc của nhân cách khó hình thành và cũng khó mất đi. Trong thực tế, từng nét nhân cách ( cá tính, phẩm chất) có thể thay đổi trong quá trình sống của con người nhưng nhìn một cách tổng thể thì chúng vẫn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn tương đối ổn định. Chính nhờ vậy ta mới có thể dự kiến trước được hành vi của một nhân cách nào đó trong tình huống, hoàn cảnh này hay khác. c. Tính tích cực của nhân cách Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm xã hội. Vì thế tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách. Tính tích cực của nhân cách được biểu hiện: + Việc xác định một cách tự giác mục đích của hoạt động. + Sự chủ động tự giác thực hiện các hoạt động, giao tiếp nhằm hiện thực hoá các mục đích. + Khả năng tự điều chỉnh và chịu sự điều chỉnh của xã hội. + Biểu hiện trong quá trình thoả mãn nhu cầu của nó: không chỉ thoả mãn vói các đối tượng sẵn có, con người luôn luôn sáng tạo ra các đối tượng, các phương thức thoả mãn mới những nhu cầu ngày càng cao của họ. Quá trình đó 123
  51. luôn là quá trình hoạt động có mục đích tự giác, trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt động của mình. d. Tính giao lưu của nhân cách Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao lưu với những nhân cách khác. Thông qua giao tiếp (giao lưu) với người khác, con người gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống các giá trị xã hội. Đồng thời cũng thông qua giao tiếp mà con người được nhìn nhận đánh giá theo các quan hệ xã hội. Điều quan trọng là qua giao tiếp con người còn đóng góp các giá trị nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội. Nhu cầu giao tiếp được xem như là nhu cầu bẩm sinh của con người. II. CẤU TRÚC TÂM LÍ CỦA NHÂN CÁCH Tuỳ theo quan niệm về bản chất của nhân cách, các tác giả đưa ra các cấu trúc khác nhau của nhân cách: - A.G.Côvaliov: Cấu trúc nhân cách gồm: + Các quá trình tâm lí. + các trạng thái tâm lí. + Các thuộc tính tâm lí. - Coi nhân cách bao gồm : + Nhận thức + Tình cảm + ý chí - K.K Platonov: nhân cách gồm 4 tiểu cấu trúc: + Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học + Tiểu cấu trúc các đặc điểm của các quá trình tâm lí. + Tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm + Tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách - Quan điểm coi cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt thống nhất là tài và đức (phẩm chất và năng lực). - Gần đây một só tác giả xem nhân cách gồm 4 khối: + Xu hướng nhân cách + Những khả năng của nhân cách. + Phong cách hành vi của nhân cách. + Hệ thống “cái tôi” của nhân cách- hệ thống điều chỉnh hành vi - Quan điểm phổ biến xưa nay coi nhân cách gồm 4 thuộc tình tâm lí phức hợp, điển hình của nhân cách: + Xu hướng. 124
  52. + Tính cách + Khí chất + Năng lực. Tuy nhiên dù xem xét bằng quan điểm nào, để nhân cách trở thành một chỉnh thể thống nhất, tương đối ổn định, có tính cơ động thì các thành phần trong cấu trúc đó phải có mối quan hệ qua lại và chế ước lẫn nhau. III. CÁC PHẨM CHẤT TÂM LÍ CỦA NHÂN CÁCH A. Tình cảm 1. Khái niệm tình cảm a. Tình cảm là gì? Trong sự tác động qua lại giữa con người và thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới mà con tỏ thái độ của mình đối với nó nữa. Những hiện tượng tâm lí biểu thị thái độ của con người đối với những cái mà họ làm ra được hoặc nhận thức được như thế gọi là xúc cảm và tình cảm. Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ So sánh nhận thức và tình cảm: - Đều là những hình thức phản ánh tâm lí, tình cảm và nhận thức cùng phản ánh hiện thực khách quan, có bản chất xã hội và mang tính chủ thể sâu sắc. - Nhưng so với nhận thức tình cảm có những đặc điểm riêng, khác với nhận thức: + Về nội dung phản ánh: trong khi nhận thức chủ yếu phản ánh những thuộc tính và những mối liên hệ của bản thân thế giới thì tình cảm chỉ phản ánh mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu, động cơ của con người. Ví dụ: Khi nghe một bản nhạc, bằng nhận thức ta tiếp nhận âm thanh, giai điệu, nốt nhạc Còn phản ánh cảm xúc cho ta thái độ rung cảm đối với bản nhạc đó (sự hứng thú hay không hứng thú, hài lòng hay không hài lòng, thỏa mãn hay không nhu cầu về âm nhạc ) + Về phạm vi phản ánh: Mọi sự vật hiện tượng tác động vào giác quan chúng ta ít nhiều được chúng ta nhận thức (ở các mức độ khác nhau), song không phải mọi tác động vào giác quan đều được chúng ta tỏ thái độ, mà chỉ những sự vật hiện tượng nào liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu, động cơ của con người mới nên cảm xúc. Nghĩa là phạm vi phản ánh của tình cảm có tính lựa chọn. Ví dụ: + Về phương thức phản ánh: nhận thức phản ánh thế giới bằng hình ảnh biểu tượng, khái niệm, còn tình cảm phản ánh thế giới dưới hình thức rung cảm. Ví dụ: Câu chuyện vui về anh chàng si tình nói với người yêu bị hỏng một mắt: “Từ khi gặp em, với anh, ai có 2 mắt đều thừa” - Đó là sự phản ánh hiện 125
  53. thực khách quan (hình thức của cô gái) bằng chính thái độ rung cảm của chành trai. Ngoài ra, với tư cách là một thuộc tính tâm lý ổn định, tiềm tàng của nhân cách, tình cảm mang đậm màu sắc chủ thể hơn so với nhận thức. Mặt khác, quá trình hình thành tình cảm lâu dài, phức tạp hơn nhiều và được diễn ra theo những quy luật khác với quá trình nhận thức. - Tình cảm được hình thành và biểu hiện qua xúc cảm. Xúc cảm là những rung động tức thời, trực tiếp trong những tình huống khác nhau của con người, trong quá trình tác động qua lại với thế giới xung quanh, trong quá trình thoả mãn nhu cầu. Tình cảm và xúc cảm đều biểu thị thái độ của con người đối với thế giới, nhưng chúng có những điểm khác nhau: (SGK) 2. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm: - Tính nhận thức: Con người luôn nhận thức được đối tượng và nguyên nhân gây nên tình cảm. Như vậy nhận thức được xem là “cái lí” của tình cảm, nó làm cho tình cảm của con người có tính đối tượng xác định. - Tính xã hội: Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội và được hình thành trong môi trường xã hội, chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần. - Tính ổn định: Nếu xúc cảm là thái độ nhất thời, có tính tình huống, thì tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân. Chính vì vậy mà tình cảm là một thuộc tính tâm lí, một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người. - Tính chân thực: Tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con người, ngay cả khi con người cố che dấu bằng những “động tác giả” - Tính khái quát: Tình cảm có được là do tổng hợp hoá khái quát hoá động hình hoá các xúc cảm cùng loại. Tình cảm được hình thành trên cơ sở của những thái độ của con người với một loại hay một phạm trù các sự vật hiện tượng - Tính đối cực: của tình cảm gắn liền vói sự thoả mãn nhu cầu của con người. Trong hoàn cảnh nhất định, một số nhu cầu được thoả mãn, còn một số nhu cầu không được thoả mãn, tương ứng với điều đó tình cảm của con người được phát triển và mang tính đối cực: yêu- ghét; buồn- vui; tích cực- tiêu cực 3. Các mức độ tình cảm và các loại tình cảm: a. Các mức độ tình cảm: Tình cảm của con người đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Xét từ thấp đến cao, đời sống tình cảm của con người có những mức độ sau; - Màu sắc xúc cảm của cảm giác: là một sắc thái cảm xúc đi kèm một quá trình cảm giác nào đó, gắn liền với một cảm giác nhất định, mang tính cụ thể, 126
  54. nhất thời, không mạnh mẽ, và không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng, đầy đủ. Ví dụ: Màu xanh da trời cho ta một cảm xúc khoan khoái, nhẹ nhõm, dễ chịu, màu đỏ cho ta cảm giác nóng nực - Xúc cảm: Đó là những rung cảm xảy ra nhanh chóng nhưng mạnh mẽ và rõ rệt hơn màu sắc xúc cảm của cảm giác. Nó mang tính khái quát hơn và được chủ thể ý thức một cách rõ ràng hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác. ở mức độ xúc cảm có 2 biểu hiện: Xúc động và tâm trạng Xúc động là một dạng xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn và khi xảy ra con người thường không làm chủ được bản thân, không ý thức được hậu quả hành động của mình. Tâm trạng là một dạng xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong một khoảng thời gian tương đối dài Stress là trạng thái căng thẳng đặc biệt của xúc cảm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của con người. - Tình cảm: đó là thái độ ổn định của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân, nó là thuộc tính tâm lý ổn định của nhân cách. Trong tình cảm có một loại đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại tương đối lâu dài và được ý thức rõ ràng, đó là sự say mê. b. Các loại tình cảm: Căn cứ vào đối tượng thoả mãn nhu cầu người ta chia tình cảm thành: - Tình cảm cấp thấp: là những tình cảm liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu cơ thể. - Tình cảm cấp cao: là những tình cảm liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu tinh thần. Gồm có: Tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẫm mĩ, tình cảm hoạt động, tình cảm mang tính chất thế giới quan. 4. Vai trò của tình cảm: Tình cảm có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống và hoạt động của con người. Tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua những khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Sự thành công của mọi công việc phụ thuộc không nhỏ vào thái độ của con người đối với công việc đó . Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích tìm tòi chân lý. Ngược lại nhận thức là cơ sở của tình cảm, chi phối tình cảm. Có thể nói, nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người. Với hàng động, tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hành động, đồng thời tình cảm là một trong những động lực thúc đẩy con người hành động. 127
  55. Tình cảm có mối quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý của nhân cách. Trước hết, tình cảm chi phối tất cả các biểu hiện của xu hướng của nhân cách (nhu cầu, xu hướng, lý tưởng, niềm tin): tình cảm là mặt nhân lõi của nhân cách: là điều kiện và động lực để hình thành năng lực; là yếu tố có quan hệ qua lại với khí chất con người. Do vậy trong công tác giáo dục nhân cách cho học sinh, tình cảm vừa được xem là điều kiện, phương tiện giáo dục, vừa được xem là nội dung giáo dục nhân cách. 5. Các quy luật của tình cảm: a. Quy luật thích ứng của tình cảm: Một xúc cảm tình cảm nào đó nếu lặp đi lặp lại nhiều lần mà không thay đổi sẽ bị suy yếu hoặc dần dần được lắng xuống. Sự suy yếu hay lắng xuông đó được gọi là sự thích ứng Ví dụ: Mới xa nhà lần đầu thì nỗi nhớ nhà làm cho ta không thể yên được, nhưng dần người ta quen đi, còn gọi là chai sạn “Xa thương, gần thường” b. Quy luật cảm ứng: Đó là sự tác động qua lại giữa những xúc cảm âm tính và dương tính, tích cực và tiêu cực thuộc cùng loại. Tức là sự xuất hiện hoặc sự suy yếu đi của một tình cảm nào đó có thể làm tăng hoặc giảm đi một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. Ví dụ: Càng yêu nước ta càng căm thù giặc. Sau nhiều thất bại, thành công nho nhỏ cũng đem lại cho con người niềm vui lớn. c. Quy luật pha trộn: Hai xúc cảm tình cảm đối cực nhau có thể tồn tại cùng trong một con người Chúng không loại trừ lẫn nhau mà quy định lẫn nhau. Ví dụ: Giận mà thương, thương mà dận d. Quy luật di chuyển: Khi người ta không làm chủ được tình cảm của mình thì thường có hịên tượng di chuyển tình cảm từ đối tượng này sang đối tượng khác có lien quan đến đối tượng đã gây nên tình cảm trước đó. Ví dụ: “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” “Giận cá chém thớt” “Vơ đũa cả nắm” e. Quy luật lây lan: Tình cảm của con người có lây truyền từ người này sang người khác. Nền tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người. 128
  56. Ví dụ: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” Tình cảm tập thể được hình thành trên quy luật này. g. Quy luật hình thành tình cảm: Tình cảm được hình thành trên cơ sở những xúc cảm đồng loại. Chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần, được tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá tạo nên một chất lượng mới đó là tình cảm. Ví dụ: “Năng mưa thì giếng năng đầy Anh năng đi lại thì mẹ thầy năng thương” Tình cảm được hình thành trở thành động hình bền vững khó mất đi: “Từ ngày ta bén duyên nhau Như áo phải dầu gột cũng chẳng phai” Đố anh chừa được rượu tăm Chừa ăn thuốc chín, chừa nằm chung hơi Rượu tăm anh đã chừa rồi Thuốc chín chừa, đoạn chung hơi không chừa” Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm, nhưng khi đã được hình thành thì tình cảm được thể hiện thông qua các xúc cảm đa dạng và chi phối các xúc cảm. B. Mặt ý chí của nhân cách: 1. ý chí là gì? a. Định nghĩa: ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Năng lực này không phải tự nhiên mà có, không phải ở mọi người như nhau. ý chí là một thuộc tính tâm lí của nhân cách. Ví dụ: Đe mot xen- nhà hùng biện Hy Lạp cổ, lúc đầu là một người nói ngọng quyết tâm luyện tập, ông đã đứng trước biển luyên tạp trong một thời gian dài và đã thành công- trở thành nổi tiếng trong lĩnh vực mà ban đầu ông bị hạn chế. - Là một hiện tượng tâm lí, ý chí cũng phản ánh hiện thực khách quan: ý chí phản ánh mục đích của hành động, múc đích này do điều kiện khách quan quy định. - Là mặt năng động của ý thức, ý chí là hình thức tâm lý điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người vì trong ý chí thể hiện cả trí tuệ lẫn tình cảm đạo đức. - ý chí biến đổi tuỳ theo điều kiện LS - XH, tuỳ theo những điều kiện vật chất của xã hội. 129
  57. Ví dụ: Trong những năm kháng chiến ý chí của chúng ta được thể hiện: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, chúng ta cũng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ”; “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa nhưng chúng ta nhất định thắng lợi” Ngay nay ý chí của con người thể hiện trong học tập công tác của cá nhân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng - Giai cấp khác nhau thể hiện xu hướng ý chí khác nhau - Giá trị của ý chí không phải ở chỗ ý chí đó mạnh hay yếu mà ở chỗ ý chí đó được hướng vào cái gì? Cho nên phải phân biệt cường độ (mức độ) ý chí với nội dung đạo đức của ý chí Ví dụ:Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm con cao hơn núi (cường độ) Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù (Nội dung đạo đức của ý chí) Những kẻ làm ăn phi pháp cũng băng rừng lội suối vất vả gian nan, cũng thể hiện ý chí cao nhưng không có giá trị vì hành động thể hiện ý chí của chúng mang nội dung phi đạo đức. Vì vậy phải giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh như vậy mới có thể có những biến chuyển to lớn, những sức mạnh lớn lao thôi thúc các em hành động có đạo đức. b. Những phẩm chất của ý chí - Tính mục đích của ý chí: Đây là phẩm chất quan trọng của ý chí, là khả năng con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình những mục đích gần, mục đích xa, mục đích bộ phận, mục đích tổng thể, điều chỉnh hành vi của mình thực hiện những mục đích đó. Tính mục đích phụ thuộc vào thế giới quan, nội dung đạo đức, tính giai cấp của nhân cách mang ý chí đó. Vì vậy xem xét các phẩm chất ý chí không phải ở mặt hình thức mà ở mặt nội dung. - Tính độc lập: Là phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực hiện hành động theo quan điểm và niềm tin của chính mình Ví dụ: Dù ai nói nga nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Tính độc lập chân chính không giống tính bướng bỉnh, bất luận là đúng hay sai đều chống lại những ảnh hưởng bên ngoài. - Tính quyết đoán: Là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sơ tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, chắc chắn. Ví dụ: Khi nghĩa quân Lam Sơn bị quân Minh bao vây. Tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Để cứu minh chúa là Lê Lợi, Lê Lai nhanh chóng có quyết định kịp thời, sáng ngày hôm sau mặc áo bào giả làm Lê Lợi dẫn một đội quân cảm tử phá vòng vây. Lê lai bị địch bắt và giết nhưng địch nhầm tưởng đó là Lê Lợi và nhầm tưởng đã tiêu diệt được nghĩa quân Lam Sơn. Sự hy sinh này góp phần to 130
  58. lớn vào chiến thắng của Lê Lợi chống quân Minh. Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng này, sau này người ta tổ chức ngày giỗ Lê Lai trước ngày giỗ Lê Lợi. Vì thế có câu: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” Tiền đề của tính quyết đoán là trình độ trí tuệ và lòng dũng cảm. - Tính kiên trì: Thể hiện ở chỗ khắc phục khó khăn và trở ngại cả về phía chủ quan lẫn khách quan để thực hiện mục đích. Tính kiên trì khác với tính lì lợm (là không có khả năng từ bỏ quyết định sai lầm do tự ái nhỏ nhen); cũng không giống tính ương bướng ( tính ương bướng ở trẻ là do phản ứng của trẻ với thái độ thiếu tế nhị, không đúng mức của người lớn đối với các em, cũng có khi do tính đỏng đảnh của các em, có khi là hậu quả của việc quan niệm không đúng về phẩm chất này. - Tính tự chủ: Đó là khả năng làm chủ được bản thân và khả năng kiểm soát hành vi của mình. Người tự chủ thắng được những thúc đẩy không mong muốn, những tác động có tính chất xung đột, những cơn xúc động trong mình Các phẩm chất ý chí trên đây được thể hiện trong hành động ý chí 2. Hành động ý chí: a. Hành động ý chí là gì? Có nhiều loại hành động khác nhau nhưng không phải hành động nào của con người cũng là hành động ý chí. Vậy thế nào là hành động ý chí? Hành động ý chí là hành động có ý thức, có sự nỗ lực khắc phục khó khăn để thực hiện mục đích đã đề ra. Đặc điểm của hành động ý chí: - Hành động ý chí chỉ xuất hiện khi gặp khó khăn trở ngại. Vì vậy ý chí là sự phản ánh hiện thực khách quan. - Nguồn gốc kích thích hành động là cơ chế động cơ hóa hành động, trong đó chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích để từ đó quyết định có hành động hay không. - Hành động ý chí là hành động luôn có mục đích đề ra từ trước - Hành động ý chí có sự theo dõi kiểm tra điều chỉnh, sự nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại cả bên ngoài và bên trong để thực hiện mục đích. b. Cấu trúc của hành động ý chí: Một hành động ý chí gồm ba giai đoạn (hay ba thành phần): - Giai đoạn chuẩn bị: giai đoạn này gồm các khâu + Xác định mục đích, hình thành động cơ hành động. Trong giai đoạn này có sự đấu tranh động cơ để chọn lấy một mục đích, động cơ nổi bật. Việc đấu tranh động cơ diễn ra trong suốt quá trình hoạt động. + Lập kế hoạch hành động + Chọn phương tiện hành động 131
  59. + Quyết định hành động - Giai đoạn thực hiện hành động: là giai đoạn chuyển từ quyết định đến hành động, từ nguyện vọng đến hiện thực.Việc thực hiện hành động diễn ra dưới hai hình thức: hành động bên ngoài và hành động ý chí bên trong. - Giai đoạn đánh giá kết quả hành động: Khi hành động đạt kết quả, con người có sự đánh giá đối chiếu kết quả với mục đích đề ra. Nếu kết quả phù hợp với mục đích thì hành động kết thúc. Sự đánh giá đó có thể hài lòng hoặc chưa hài lòng và có thể trở thành động cơ kích thích đối với hoạt động tiếp theo. Ba giai đoạn trên của hành động ý chí có liên quan chặt chẽ với nhau, nối tiếp và bổ sung cho nhau. Hành động ý chí là hành động đặc trưng của con người. Tuy nhiên, hoạt động của con người không chỉ bao hàm toàn hành động ý chí, bên cạnh hành động ý chí còn có hành động tự động hoá, chúng hỗ trợ, phối hợp với hành động ý chí. 3. Hành động tự động hoá: kỹ xảo và thói quen. a. Hành động tự động hoá là gì? Hành động tự động hoá vốn là hành động có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc do luyện tập mà trở thành tự động hoá, không cần sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có hiệu quả. Trong hành động ý chí bao giờ cũng có một số thành phần được tự động hoá nhờ ý thức và nghị lực được tập trung vào những thành phần chủ yếu và quan trọng. b. Các loại hành động tự đông hoá: - Kỹ xảo: Là hành động được tự động hoá một cách có ý thức nhờ luyện tập. Ví dụ: hành đông đan len, đi xe đạp đánh máy chữ, viết Hành động kỹ xảo có các đặc điểm sau: + Không có sự kiểm soát thường xuyên của ý thức, không cần sự kiểm tra của thị giác. + Động tác mang tính khái quát, không có động tác thừa, kết quả cao, ít tốn năng lượng thần kinh và cơ bắp. + Kỹ xảo được hình thành trên cơ sở các kỹ năng sơ đẳng. Thói quen: cũng là hành đông tự động hoá song có một số đặc điểm khác với kỹ xảo: Kỹ xảo Thói quen + Mang tính chất kỹ thuật + Mang tính chất nhu cầu,nếp sống 132