Bài tập tình huống dành cho giáo viên Mầm non

pdf 34 trang ngocly 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập tình huống dành cho giáo viên Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_tinh_huong_danh_cho_giao_vien_mam_non.pdf

Nội dung text: Bài tập tình huống dành cho giáo viên Mầm non

  1. Bài tập tình huống dành cho giáo viên mầm non
  2. Bài tập tình huống dành cho giáo viên mầm non LỜI MỞ ĐẦU Đứng trước yêu cầu mới về con người trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; xuất phát từ những quan điểm của Đảng, nhà nước về đổi mới giáo dục đào tạo nói chung trong các nghị quyết của Đảng và chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Nhiệm vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo là xu thế chung của đổi mới giáo dục. Giáo dục mầm non cũng nằm trong xu thế đó. Trước mẫu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn chăm sóc - giáo dục trẻ 0 - 6 tuổi và yêu cầu chất lượng đội ngũ giáo giáo viên mầm non trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, nhằm phát huy tính tích cực, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động thông qua trải nghiệm của bản thân đứa trẻ, khơi gợi ở trẻ những tiềm năng vốn có, đòi hỏi người giáo viên mầm non biết tận dụng tình huống, khéo léo giải quyết các tình huống trong quá trình tổ chức các hoạt động để nâng cao hiệu quả giáo dục khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Trong giáo dục mầm non, tình huống thường xuyên sảy ra và muôn màu, muôn vẻ: Khi thì do mẫu thuẫn giữa trẻ và điều kiện sống, khi thì do mâu thuẫn giữa đòi hỏi của người lớn xung quanh với khả năng và tính nết của trẻ, có khi lại do mẫu thuẫn giữa chính trẻ em với nhau trong hoạt động. Tình huống là hoàn cảnh có vấn đề nảy sinh ra khi có mâu thuẫn giữa điều kiện khách quan với đồ hỏi của con người, cần được giải quyết để tồn tại và hoạt động. Biết lợi dụng tình huống để giáo dục, có thể coi là phương pháp đặc trưng của của giáo dục mầm non. Vì trẻ trước tuổi đến trường chưa thể tiếp thu những điều kiện răn dạy theo bài bản của người lớn. chính trong hoàn cảnh tự nhiên trẻ lại càng dễ dàng tiếp nhận tác dụng giáo dục của người lớn và việc càng diễn ra tự nhiên bao nhiêu thì hiệu quả giáo dục càng cao bấy nhiêu. Do đó người lớn không chỉ dừng
  3. lại ở chỗ biết tận dụng các tình huống xảy ra hàng ngày mà còn cần phải biết tạo ra tình huống để giáo dục trẻ em. Trong muôn vàn tình huống xảy ra hàng ngày, không phải tình huống nào cũng dễ giải quyết. Đã có không ít tình huống phức tạp, gây cấn xảy ra khiến chính người lớn nhiều lúc phải lúng túng, dễ dẫn đến những giải pháp sai lầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Ngược lại, nếu người lớn tìm được giải pháp tốt thì sẽ gợi cho trẻ hứng thú hoạt động, lòng tự tin và nhiều đức tính tốt đẹp khác. Tình huống trong giáo dục mầm non vô cùng phong phú và đa dạng bởi sự phát triển của trẻ rất khác nhau. Mỗi cháu một tính nết riêng, một khả năng riêng, tình huống lại xảy ra trong những thời điểm và không gian khác nhau. Không thể có một giải pháp nào chung chung cho mọi đứa trẻ vì mỗi em bé là một con người riêng biệt. Tình huống thường gặp trong đời sống của trẻ hết sức sinh động cho nên cách giải quết cũng phải thật linh hoạt, tuỳ cơ ứng biến, không thể rập theo một cái khuôn định sẵn, cứng nhắc. Cũng vị vậy trên cơ sở trách nhiệm và tình yêu thương với trẻ, mỗi khi gặp tình huống xảy ra, người lớn cần: - Xem xét cẩn thận xem tình huống xảy ra như thế nào, đặc biệt là cần phân tích diễn biến tâm lí của trẻ trong tình huống đó. - Tìm những nguyên nhân trực tiếp hoặc sâu xa đã gây ra tình huống: Có thể là nguyên nhân khách quan từ hoàn cảnh sinh hoạt hay từ phía người lớn, cũng có khi từ bản thân mỗi đứa trẻ. - Bình tĩnh, không vội vã, cố gắng suy tính và tìm giải pháp tối ưu sao cho phù hợp với điều kiện sống, với khả năng và tính nết của từng đứa trẻ. Để giúp cho cô giáo mầm non đỡ lúng túng khi tìm các giải pháp cho các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, chúng tôi thiết kế một số tình huống điển hình thường xảy ra ở trường cũng có khi ở gia đình, đồng thời gợi ý, lựa chọn các giải pháp phù hợp, nhằm đạt hiệu quả tích cực nhất, trên cơ sở
  4. những tri thức về sự phát triển trẻ em ở lứa tuổi mầm non trong chương trình đổi mới chăm sóc - giáo dục trẻ và đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên Mầm non trong giai đoạn hiện nay. II. Các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tổ chức hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi, chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. 1. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức hoạt động với đồ vật. Tình huống 1: Trong giờ chơi tập có chủ đích: “Xếp ô tô tặng bạn”, bé Công ở lớp 18 -24 tháng, không xếp ô tô mà lại xếp các khối gỗ nối đuôi nhau thành một hàng dài. Nếu là giáo viên tổ chức giờ hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào? Cách giải quyết: - Đến gần cháu trò chuyện xem cháu đang xếp cái gì và giúp cháu thực hiện ý tưởng của mình. - Tạo tình huống gợi ý để cháu thực hiện yêu cầu giờ hoạt động đó. - Nếu trẻ không thực hiện được cô có thể hướng dẫn cho trẻ. Tình huống 2: Trong giờ chơi tập có chủ đích (đối tượng trẻ 18 - 24 tháng) với nội dung “Chọn đồ chơi màu đỏ”. Khi cô giáo yêu cầu: “Các con chọn cho cô nơ màu đỏ” thì có một số trẻ chọn nơ màu xanh. Hãy giải thích tình huống trên và nêu cách xử lí của mình. Cách giải quyết: Có thể do 3 nguyên nhân: - Trẻ chưa chú ý nghe yêu cầu của cô. - Trẻ chưa nhận biết được màu đỏ. - Trẻ thích làm ngược lại yêu cầu của cô. Cách xử lí: - Cô đến gần và hỏi trẻ trên tay cháu đang cầm nơ màu gí và nhắc lại yêu cầu để trẻ
  5. chọn đúng, hoặc cho trẻ nhắc lại yêu cầu hoặc cần nơ màu đỏ lên để trẻ so sánh. - Nếu trẻ không tìm được cô giúp trẻ tìm và cho trẻ nhắc lại cùng cô màu sắc của nơ cô và trẻ vừa tìm được. 2. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức hoạt động vui chơi. Tình huống 1: Trong giờ hoạt động góc của lớp mẫu giáo lớn đã diễn ra được khoảng 30 phút. Ở góc chơi xây dựng, trẻ đã xây xong công trình “Trường mầm non của bé”. Cô giáo đi tới, đứng lại và hỏi trẻ: “Các con xây xong chưa?”, trẻ trả lời: “Cháu thưa cô: xong rồi ạ”. Cô giáo đứng ngắm công trình của trẻ một lát rồi đi làm việc khác. Trẻ ở góc chơi đó nhìn theo cô và chờ đợi Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn xử lí như thế nào? Cách giải quyết: - Cô trò chuyện với trẻ về công trình xây dựng để nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ. - Cô và trẻ cùng bàn bạc về công trình xây dựng: bố cục, kĩ năng xây dựng của trẻ, cài gì được cô động viên, khuyến khích, cái gì chưa được cô gợi ý cho trẻ rút kinh nghiệm. - Nếu còn thời gian, cô gợi ý xem trẻ có muốn xây dựng thêm gì cho công trình đẹp hơn, hoặc có nhu cầu chơi xây dựng gì nữa (tuỳ theo thời gian thực hiện chủ đề để gợi ý) và cô chuẩn bị đồ chơi cho trẻ tiếp tục chơi. Tình huống 2: Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo bé, ở góc chơi “Bé tập làm bác sĩ”, bé Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh. Bé Hoa bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết Hoa đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc, bé Hoa bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn sẽ làm gì để thoả mãn nhu cầu chơi của bé Hoa?
  6. Cách giải quyết: - Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bệnh và rủ bé Hoa cùng đi. - Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô hỏi bác sĩ Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì? Cô nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ Mai, chào bác sĩ và ra về cô nhắc bệnh nhân Hoa vào khám - Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa nhập vai bệnh nhân để thực hiện ý tượng chơi “mẹ bệnh nhân” Tình huống 3: Trong giờ chơi theo góc ở lớp mẫu giáo nhỡ, bé Liên cầm bàn là (đồ chơi) say sưa là quần áo cho búp bê, Liên lật ngửa búp bê ra để là, rồi lại lật sấp búp bê để là (là bộ quần áo búp bê đang mặc). Nếu là giáo viên tổ chức giờ chơi đó, bạn làm gì để giải quyết tình huống trên? Cách giải quyết: - Cô chuẩn bị các bộ quần áo khác để Liên thực hiện hành động là quần áo, hoặc gợi ý cho trẻ thay quần áo cho búp bê để giặt, là. - Cô trò chuyện với Liên để cháu hiểu là khi là quần áo thì phải bỏ ra khỏi người để là kẻo bị bỏng - Nếu là quần áo cho búp bê thì chúng mình phải thay quần áo khác, trải ra thảm để là, là xong rồi mới mặc cho búp bê Tình huống 4: Trong giờ hoạt động góc, ở góc học tập, một nhóm trẻ đang xem các bức tranh về động vật, có hai cháu Lan và Tuấn tranh cãi nhau: - Lan nói: Thỏ là động vật sống ở trong rừng. - Tuấn: Sai rồi, thỏ là động vật nuôi trong gia đình. Nếu là giáo viên tổ chức giờ hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào? Cách giải quyết: Cô đến nhóm trẻ trẻ đó, thu hút các trẻ trong nhóm cùng Lan và Tuấn thảo luận,
  7. nêu ý kiến. Cô chính xác lại bằng cách lại bằng cách giảng giải cho trẻ hiểu: Có nhiều con thỏ sống ở trong rừng, tự kiếm ăn, tự tìm chỗ trú, không được người chăm sóc. Nhưng con thỏ này là động vật sống ở trên rừng - Còn những con thỏ được con người chăm sóc, cho ăn, làm chuồng cho ở nên là động vật nuôi trong gia đình. 3. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức chế độ sinh hoạt Tình huống 1: Trong khi rửa mặt cho trẻ 24 - 36 tháng, phát hiện một trẻ bị đau mắt thì cần xử lí như thế nào? Cách giải quyết: - Để lại cháu đó và rửa sau cùng, sau khi rửa xong cho cháu đó, khăn mặt phải để ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng, luộc nước sôi rồi phơi nắng. - Cô rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn để tránh lây nhiễm sang các cháu khác. - Dùng thuốc nhỏ mắt để nhỏ mắt cho trẻ và cách ly với trẻ khác. - Giờ trả trao đổi với gia đình để cùng phối hợp (có thể cho trẻ nghỉ học để trách lây sang trẻ khác). Tình huống 2: Ở lớp mẫu giáo bé, giờ đi dạo sân trường, cô tổ chức cho trẻ chơi với cát, với nước. Khi thời gian đã hết, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để chuyển hoạt động khác. Cháu Hùng nhất định không nghe, cứ ngồi lì ra, tiếp tục bốc cát. Hãy giải thích hiện tượng trên. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, chị sẽ xử lí như thế nào? Cách xử lí: + Giải thích: Biểu hiện tính bướng bỉnh của tuổi lên ba. Ở tuổi này là lúc cái tôi xuất hiện. Trẻ đang tự muốn khẳng định mình. Đặc biệt là trẻ rất thích chơi với cát, nước, đất và ít có cơ hội được chơi nên khi cô yêu cầu trẻ vệ sinh trẻ làm ngược lại
  8. yêu cầu của cô. + Cách giải quyết: - Cô nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi rất hay (cô lấy ví dụ trò chơi có ở hoạt động tiếp theo (hoạt động góc). - Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần (tháng) và cho biết lúc đó nếu cháu thích chơi thì cháu sẽ chơi tiếp (nếu có nội dung chơi này). - Nếu cháu vẫn không chịu cô cho trẻ chơi thêm và giao hẹn với cháu khi cô rửa tay, chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu và cô cháu mình cùng thi rửa tay, chân xem ai rửa sạch hơn Tình huống 3: Trong giờ ngủ trưa, có một số cháu chưa ngủ được. Cháu thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa; cháu thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm bên cạnh để bạn phải khóc ré lên; có cháu thì lại khóc ti tỷ đòi về với mẹ Bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các cháu khác? Cách giải quyết: - Tạo cho trẻ thói quen ngay từ buổi đầu tiên khi đén giờ ngủ - Cô kể chuyện, không kể to, kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và dễ dàng đi vào giác ngủ hoặc cô hát ru và quan tâm đến những cháu khó ngủ. - Trường hợp cháu không muốn ngủ không nên ép buộc trẻ, nên tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để dảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian qui định trong một ngày. Tình huống 4: Buổi sáng sương lạnh mẹ quàng khăn cho bé Tâm để đi đế trường mẫu giáo nhưng cháu nhất định không chụi. Mẹ đành dỗ: “chỉ quàng để đi đường cho khỏi lạnh,
  9. đến lớp mẹ nhờ cô giáo cởi khăn cho”. Cháu đồng ý cho mẹ quàng khăn, vừa đến lớp, Tâm nói với cô: “ cháu chào cô. Mẹ cháu bảo cô cởi khăn cho cháu, chỉ cần quàng đi dường thôi”. Là giáo viên , chị sẽ xử lí như thế nào? Cách giải quyết: - Chào cháu và đến gần cháu sửa sang đầu tóc, quần áo cho cháu - Khen cháu có khăn rất đẹp, cháu quàng khăn rất xinh, giải thích cho cháu hiểu trời càn rất lạnh, nát nữa có nắng ấm hơn cô sẽ cới cho cháu, mùa đông chúng ta cần phải quàng khăn cho ấm cổ để không bị ho, nếu để cổ bị lạnh sẽ ốm không đi học, đi chơi được và quàng khăn lại cho cháu rồi gợi ý cháu đến chơi cùng các bạn - Trao đổi với phụ huynh không nên nói dối trẻ, cần nhẹ nhàng và giải thích để trẻ thực hiện yêu cầu hoặc nói rõ đến lớp lúc trời ấm hơn mẹ sẽ nhờ cô giáo cới khăn cho. Tình huống 5: Khi đến thăm các lớp nhà trẻ và mẫu giáo, trong giờ học, giờ chơi, giờ ăn chúng ta thường thấy trẻ trả lời: “vâng ạ !” rất to mỗi khi cô giáo giao nhiệm vụ Nhưng chỉ ít phút sau không ít trẻ vi phạm lời “cam kết” nói trên. Hãy giải thích hiện tượng trên và đưa ra các biện pháp để giúp trẻ biết vâng lời, giảm vi phạm lời “cam kết” của mình. Cách giải quyết - Giải thích: Trẻ vi phạm lời cam kết vì các cháu chỉ ồ ạt vâng lời một cách máy móc, như một phản xạ để hoà cùng tiếng đồng thanh của cả lớp (các nhà tâm lí gọi là sự thích nghi thường thấy ở trẻ mẫu giáo). Trẻ dễ dàng nghe theo lời khuyên của cô và đồng tình với ý kiến của bạn, nhưng thực tế lại có những bểu hiện hành vi ngược lại, vì thế các cháu thường hô to: “vâng ạ!”, chỉ là để hưởng ứng tức thời, không có ấn tượng ghi sâu trong trí nhớ nên các cháu thường hay vi phạm. - Biện pháp: Cần dạy trẻ tỉ mỉ, kiên trì bằng tình cảm và nhiều hình thức mang tính
  10. nghệ thuật, dẫn dắt những điều hay lẽ phải thấm dần vào đầu óc trẻ, từ đó hình thành được hành vi tốt cho trẻ. III. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức hoạt động học tập của trẻ. 1. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức giờ cho trẻ làm quenvới môi trường xung quanh Tình huống 1: Khi đang dạy trẻ bài “Cây xanh và môi trường sống” (đối tượng 5 - 6 tuổi), một số cháu cho rằng: cần phải tưới nước thường xuyên cho cây nếu không cây sẽ không sống được, không ra hoa, kết quả. Một số cháu khác cho rằng: Không đúng vì nhà cháu có cây bàng mẹ cháu không tưới mà nó vẫn không chết, vẫn ra hoa, kết quả, nhưng không ăn được quả. Bạn sẽ xử lí như thế nảo? Cách giải quyết: - Cô không vội kết luận ai đúng, ai sai, hẹn trẻ giờ sinh hoạt chiều cô cháu mình cùng làm thí nghiệm “cây xanh có cần nước không ?”. - Khi làm cô chú ý chọn cây đỗ đang trong thời kì sinh trưởng để mau có kết quả. - Khi thấy hiện tượng héo lá, cô dừng thí nghiệm và cho trẻ so sánh một cây được tưới nước và cây không được tưới nước khác nhau như thế nào ? - Cho trẻ tự rút ra kết luận và cô giải thích cho trẻ: trường hợp cây bàng là cây không ưa nước nhiều do đó không phải tưới cây thường xuyên, nhưng nếu để quá lâu mà không tưới nươc, không có mưa thì cây cũng sẽ có thể bị chết. Tình huống 2: Khi khái quát về động vật nuôi trong gia đình nhóm gia cầm ở lớp mẫu giáo lớn, cô nói: Gà trống, gà mái, vịt, ngan, ngỗng đều có hai cánh, hai chân, có mỏ, đẻ trứng và được nuôi ở trong gia đình nên được gọi là gia cầm. Cháu Bình giơ tay và đứng lên nói: Cô ơi, gà trống không đẻ trứng. Bạn sẽ xử lí như thế nào? Cách giải quyết: Cô nêu thắc mắc của trẻ cho cả lớp (hoặc nhóm) thảo luận và cô chính xác lại:
  11. Những con vật có hai cánh, hai chân, có mỏ, được nuôi trong gia đình để lấy thịt, lấy trứng làm thức ăn cho con người được gọi là gia cầm. Gà trống không để trứng nhưng cũng có hai cánh, hai chân, có mỏ, nuôi trong gia đình để lấy thịt nên cũng là gia cầm Tình huống 3: Trong giờ cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (chủ đề gia đình), phần tổ chức trò chơi củng cố: “Xếp mô hình các thành viên trong gia đình” theo thứ tự từ người lớn tuổi nhất đến người ít tuổi hơn, có cháu đã xếp bà trước rồi đến ông, chị gái thấp trước em trai cao. Một số cháu khác phản dối cho là sai. Nếu là cô giáo tổ chức trò chơi đó , bạn xữ xử lí như thế nào ? Cách giải quyết; - Cô chưa vội kết luận là đúng hay sai. Cô hỏi trẻ vì sao cháu xếp như vậy và cho trẻ giải thích. Nếu trẻ đó không giải thích được cô có thể cho trẻ khác giải thích giúp bạn. - Nếu trẻ không giải thích được cô giải thích cho trẻ: trên thực tế có những gia đình bà nhiều tuổi hơn ông, chị gái bé hơn em trai nhưng chi gái luôn nhiều tuổi hơn em trai. Tình huống 4 Khi cho trẻ 24- 36 tháng quan sát quả cam (chủ đề rau - quả), sau khi đàm thoại cho trẻ nhận biết đặc điểm, cấu tạo của quả cam, cô cho trẻ nếm để nhận biết vị của quả cam (cô lần lượt dùng dĩa bón cho mỗi trẻ một miếng), cô vừa đưa miếng cam vào miệng bé gái vừa hỏi: “cháu tháy vị của quả cam như thế nào ?” . Cháu chưa kịp trả lời, thì cháu trai bên cạnh nói: Ngọt. Thưa cô ngọt ạ. Cô quát: “đã ăn đâu mà biết”. Theo bạn, với tình huống đó giáo viên nên giải quyết như thế nào để phát huy tính tích cực và đảm bảo nguyên tắc “dạy học nhằm khai thác vốn kinh nghiệm của trẻ, tránh áp đặt, dập khuôn, máy móc”. Cách giải quyết
  12. - Cô khen cháu trai đó và hỏi vì sao cháu biết. Cô gợi ý ngoài vị ngọt quả cam còn có vị gì mà cháu biết. - Cho cháu trai đó kể cấu tạo, mùi vị của quả cam và nhắc nhở cháu khi phát biểu giơ tay, không nói leo và khuyến khích cháu tích cực hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tình huống 5 Khi dạy trẻ làm quen với một số con vật nuôi ở gia đình (chủ đề thế giới động vật), cháu Lam hỏi: “Cô ơi ! Tại sao con mèo lại rửa mặt?”. Bạn sẽ giải thích như thế nào để khuyến khích trẻ tích cực tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh và thoả mãn nhu cầu của trẻ ? Cách giải quyết: - Cô giải thích cho trẻ biết mèo là con vật ưa sạch sẽ - Loài mèo khi sinh ra biết tự chăm sóc cho bộ lông của mình bằng cách liếm lông ở bụng, lưng - Còn ở mặt mèo dùng lưỡi liếm vào chân trước rồi xoa lên mặt giống như người rửa mặt - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh và biết chăm sóc bảo vệ vật nuôi. Tình huống 6: Trong giờ làm quen với một số loài chim (phần củng cố, mở rộng và giáo dục), cô giáo khái quát về đặc điểm, môi trường sống, lợi ích . Và mở rộng cho trẻ biết có một số loài chim thường bay đi trú đông. Có trẻ hỏi: “Tại sao chim lại bay đi trú đông hả cô ?”. Bạn xử lí như thế nào ? Cách giải quyết: - Cho trẻ thảo luận, nêu ý kiến nhận xét về mùa đông - Mùa đông con người thường mặc quần áo gì? Cho trẻ kể quần áo mùa đông mà cháu có (nêua dạy mùa đông cho trẻ đếm xem cháu mặc bao nhiêu, cảm nhận về tiết trời ngày hôm đó)
  13. - Cô giải thích cho trẻ biết có một số loài chim do không chịu được rét, nên mùa đông thường bay đi tránh rét (đi trú đông) - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, bảo vệ sức khoẻ, mặc đủ ấm khi trời lạnh 2. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức giờ hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán Tình huống 1: Khi dạy trẻ 4 - 5 tuổi phân biệt hình vuông và hình chữ nhật, cô phát cho mỗi trẻ một hình (hình vuông hoặc hình chữ nhật) và yêu cầu: Cháu hãy tìm một đồ vật có hình dạng giống hình của mình. Hai cháu Nga và Hằng có hình vuông và hình chữ nhật đều lấy hộp bánh cốm kích thước 15cm x 15cm x 5cm. Bạn xử lí như thế nào? Cách giải quyết: Cô cho trẻ nhắc lại yêu cầu phải làm. Hỏi trẻ cháu có hình gì ? cháu tìm được cái gì? Vì sao cháu lại lấy cái đó? - Nếu trẻ chỉ vào mặt 15cm x 15cm và g bảo mặt đó giống hình vuông hoặc chỉ vào mặt 15cm x 5cm và bảo mặt đó giống hình chữ nhật là đúng. - Nếu trẻ không nêu được cô chỉ vào các mặt đó và gợi ý cho trẻ nhận xét, nhận xét để thấy hình dạng các mặt đó giống hình trẻ có - Cô kết luận: hộp bánh cốm có mặt giống hình chữ nhật, có mặt giống hình vuông (vừa nói vừa chỉ vào từng mặt). Vì vậy cả hai bạn chọn đều đúng. Tình huống 2: Khi dạy trẻ 4 - 5 tuổi học bài số 5, cô yêu cầu trẻ “Tìm cho cô một nhóm đồ vật có số lượng là 5”. - Cháu Kiên: lấy một lá cờ ở giữa có ngôi sao. - Cháu Hà: Lấy một xe đạp 3 bánh và một xe máy 2 bánh. Bạn hãy cho biết cách xử lí tình huống này, nếu bạn là cô giáo đó? Cách giải quyết:
  14. - Cô cháu Kiên và Hà nhắc lại yêu cầu của cô. - Cho trẻ nêu kết quả của mình đã lấy được gì? Và cho trẻ giải thích vì sao cháu làm như vậy nếu trẻ không giải thích được cô gợi ý ngôi sao có mấy cánh? Hai xe đạp có mấy bánh ?) - Cô kết luận và đánh giá kết quả. Tình huống 3 Khi dạy trẻ 5 - 6 tuổi bài số 5 (tiết2) trong phần luyện tập cô gắn thẻ số 5 lên bảng và yêu cầu trẻ tìm một số đứng trước số 5. có 3 trẻ chọn số 6. Nêu cách xử lí của bạn trong tình huống này. Cách giải quyết: (1) Cô cho trẻ gọi lại tên từng số từ 1- 5. - Gợi ý để cho trẻ nhận xét số 5 và số 6 số nào lớn hơn. - Số lớn hơn đứng ở phía nào, số nhỏ hơn đứng ở phía nào của số cho trước. - Gợi ý để trẻ tìm được số thích hợp theo yêu cầu của cô. (2) Cho trẻ xếp thứ tự các số từ 1 đến 7, sau đó cho trẻ nhận xét để trẻ thấy đã chọn sai và hướng dẫn trẻ chọn lại cho đúng. 3. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Tình huống 1 Trong giờ dạy đọc thơ, Cháu Hùng giơ tay xin đọc. Cô gọi trẻ lên đọc. Cháu đọc chưa hay và còn sai một vài chỗ. Một lúc sau cháu lại giơ tay xin đọc nữa. Bạn sẽ giải quyết tình huống như thế nào để giúp cho đọc đúng, đọc hay, vừa đảm bảo hứng thú học tập của cháu vừa đảm bảo thời gian để các cháu khác cũng được đọc thơ. Cách giải quyết - Cô động viên khen ngợi Cháu Hùng mạnh dạn, xung phong đọc thơ - Nhắc nhở cháu chú ý nghe ban, nghe cô đọc để đọc hay, đọc đúng.
  15. - Cô cho một trẻ đọc mẫu hoặc cô đọc lại cho Hùng và cả lớp cùng nghe. - Cho Cháu Hùng cùng đọc với một vài bạn đọc đúng, đọc hay. Tình huống 2: Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học (dạy trẻ kể chuyện), cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, bỗng một cháu kêu đau bụng và khóc rất to. Bạn sẽ làm như thế nào để lớp không bị xáo trộn và ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn chăm sóc được cháu đó ? Cách giải quyết: - Cô đến gần cháu đó bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khoẻ của bạn và yêu cầu lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng. - Cô giao nhiệm vụ cho lớp trưởng cho cả lớp đọc thơ, hát hoặc chỉ định các bạn hát, đọc thơ - Cô đưa cháu bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc giải chiếu cho cháu nằm, hỏi cháu đã ăn những thức ăn gì, có thể xoa dầu cho cháu và theo dõi - Nếu thấy cháu không đỡ cô nhờ cô giáo phụ lớp bên cạnh quản lí lớp và cho cháu xuống phòng y tế của trường theo dõi và xử lí kịp thời, hợp lí. 4. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức giờ giáo dục âm nhạc Tình huống 1 Cô giáo thực tập ở lớp mẫu giáo lớn, cô chuẩn bị dạy trẻ bài hát: “Em thêm một tuổi” (Chủ đề Tết và mùa xuân), cô giới thiệu tên bài hát, tác giả bài hát và hát cho trẻ nghe. Cô đang hát, bỗng một bé trai đứng lên nói: “Thôi cô ơi, cô đừng hát nữa, cô hát sai hết cả rồi”, làm cô giáo bối rối, lúng túng và lại càng hát lạc giọng hẳn đi. Là giáo viên cùng nhóm thực tập, bạn xẽ xử sự như thế nào? Cách giải quyết - Đến gần cô giáo nói nhỏ để mình dạy thay và nói với trẻ: Hôm nay cô Nga dạy lớp mình hơi mệt, nên cô Nga bị mất giọng, cô sẽ giúp cô Nga dạy lớp mình bài hát này nhé.
  16. - Cô khen cháu trai đã biết được giai điệu bài hát, nhưng lần sau nếu muốn phát biểu các cháu giơ tay xin phát biểu không được nói leo nhất là khi cô giáo đang hát và con nói nhỏ vào tai cô thôi vì có khi cô giáo hôm đó bị ốm nhưng vẫn cố gắng để dạy cả lớp mình để không ảnh hưởng tới các bạn khác. - Góp ý với cô giáo trong nhóm nên chuẩn bị chu đáo trước khi dạy trẻ, nếu hát chưa hay nhưng phải hát đúng để đảm bảo chất lương giờ dạy. Tình huống 2 Khi dạy trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát: “Chú bội đội đi xa” nhịp ¾, có một số trẻ không biết vỗ tay theo nhịp mà vỗ ngược lại Cô giáo phải làm gì để trẻ có cảm nhận và vỗ tay đúng được theo nhịp. Cách giải quyết - Cô dạy trẻ thuộc lời bài hát và hướng dẫn trẻ vỗ đệm theo nhịp từng câu một đến hết bài - Nếu trẻ vẫn không thực hiện được cô cho trẻ đứng vòng tròn hoặc đứng hàng dọc, bước nhúm vào phách mạnh của nhịp, lúc đầu có thể đếm, sau đó thì ghép nhạc. 5. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức giờ giáo dục tạo hình Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ bông hoa) chủ đề “Thực Vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ, cháu Tuấn ngồi im không vẽ. Cô giáo đến gần và hỏi: “ Sao Tuấn không vẽ đi, các bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi”. Cháu trả lời: “Con không thích vẽ bài này”. Nếu là gáo viên đó, chị sẽ giải quyết như thế nào? Cách giải quyết: - Cô thử hướng trẻ vào nội dung bài vẽ giống các bạn : cô thấy Tuấn vẽ rất đẹp, đẹp hơn nhiều bạn trong lớp. Con vẽ nhé nếu con thấy khó cô sẽ vẽ cùng con. - Nếu Tuấn vẫn không vẽ, cô sẽ gúp trẻ bằng cách gợi ý hoặc giải thích trình tự hoặc trình bày mẫu tuỳ theo khả năng của trẻ. - Nếu trẻ vẫn nhất định không vẽ, cô hỏi Tuấn thích vẽ gì? Cô sẽ đưa mẫu cho con vẽ (thực hiện mục đích của giờ vễ theo mẫu), nếu trẽ vẽ xong theo sở thích cô động
  17. viên trẻ thực hiện bài học trên. - Cuối giờ cô nhận xét bài vẽ của cả lớp và giành thời gian nhận xét bài vẽ của Tuấn (tuỳ sản phẩm của cháu (một hoạc 2 bài) và nhắc nhở nhẹ nhàng để Tuấn thực hiện nhiệm vụ của giờ học như các bạn khác trong lớp. IV. Một số bài tập tình huống dạng trắc nghiệm. 1. Khi xảy ra sung đột Cô giáo vừa ở ngoài sân bước vào lớp thì thấy hai cháu Nam và Tuấn mặt đỏ gay đang túm áo đánh nhau. Chị lựa chon cách nào trong các cách sau đây? Vì sao? a) Cô chạy đến kéo mỗi cháu ra một nơi, rồi nghiêm nghị tuyên bố phạt cả hai cháu đứng úp mặt vào tường. b) Cô chạy đến tách hai cháu ra rồi giao cho mỗi cháu một việc, cháu thì kê ghế, cháu thì kê bàn chuẩn bị giờ ăn. c) Tách hai cháu ra hỏi rõ nguyên nhân, cháu nào mắc lỗi nặng hơn yêu cầu cháu xin lỗi cô và bạn, nhắc cháu kia lần sau có gì nói với cô, không được đánh nhau, xin lỗi cô, nhắc nhở hai cháu cùng nhau chơi, cùng học không được đánh nhau. d) Tách hai cháu ra và yêu cầu hai cháu đứng trước lớp nói rõ lỗi của mỗi cháu. Cho hai cháu xin lỗi nhau, xin lỗi cô và các bạn 2. Chào “Chị” thôi. Cô Loan Giáo viên thực tập tại lớp mẫu giáo lớn. Cô vào lớp nét mặt vui vẻ, niềm nở : “Cô chào các cháu” để làm quen với lớp. Cả lớp đồng thanh: “Chúng cháu chào cô ạ !”. Cháu Lâm, mặt lầm lì, ngồi im một lúc rồi nói: “Chị thôi. Em chào chị”, “Chị ấy ở trọ cạnh nhà tớ, tớ vẫn gọi là chị”. Là cô giáo Loan, bạn sẽ chọn cách nào trong các cách sau đây và giải thích vì sao chọn cách đó. a) Yêu cầu cháu Lâm đứng lên và chào cô, vì cô là cô giáo nên cháu phải chào cô, không được gọi là chị. Nếu không cô sẽ phạt đứng góc tường, không được chơi cùng các bạn. b) Cô coi như không nghe thấy gì và tiếp tục trò chuyện với cả lớp. Cuối giờ cô nói
  18. với cháu Lâm cháu gọi thế nào cũng được nhưng Lâm phải ngoan và nghe lời “chị” nhé. c) Cô vui vẻ giới thiệu tên mình với cả lớp và kể cho trẻ nghe; Hồi bé cô cũng ở gần nhà cô giáo của cô, ở nhà cô cũng gọi cô giáo là chị, nhưng khi đến lớp cả lớp chào bằng cô nên cô cũng chào là cô như các bạn trong lớp. Cô rất ngoan phải không cả lớp. 3. Cháu không thích học cô đâu ? Nhóm thực tập của cô giáo Hường hôm nay chuyển nhóm sang chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn. Công việc của cô giáo Mầm non thật vui nhưng cũng thấm mệt bởi là giáo viên thực tập, chưa thực sự quen với công việc, nên hôm nay cả ba cô giáo của nhóm dậy hơi muộn không kịp trang điểm.Vừa bước chân vào lớp, một số cháu trong lớp ồn ào: “Eo ôi ba cô này xấu thế, không biết trang điểm, cháu không thích học cô đâu ?”. Là ba cô giáo đó, chị sẽ chọn cách nào trong các cách sau đây ? Vì sao lại chọn cách đó? a) Quát trẻ không được ồn ào, không được chê cô giáo. Nếu bạn nào còn mất trật tự cô sẽ phạt, không được ra sân tập thể dục với các bạn khác. b) Bình tĩnh ổn định lớp và chọn trò chơi vận động nhẹ nhàng chuẩn bị cho trẻ ra sân tập thể dục (làm đoàn tàu, một cô là người lái tàu, một cô đi sau quan sát trẻ, cô còn lại trang điểm nhanh và luân phiên nhau trang điểm trong giờ cháu tập thể dục sáng). c) Nhắc cả lớp trật tự, trò chuyện với trẻ: cô thấy cả lớp mình không bạn nào trang điểm những cháu nào cũng rất xinh, cô yêu tất cả các cháu. Sau giờ tập thể dục cô cháu mình cùng trang điểm để chơi trò chơi đóng kịch “Chú dê đen” (làm quen tác phẩm văn học hoặc tuỳ thuộc vào nội dung bài học để gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo, và cô tranh thủ trang điểm cho mình) nhé, các cháu thích không? 4. Dạy thêm cho trẻ mẫu giáo Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi do nhóm thực tập của cô giáo Lan chủ nhiệm. Một số phụ
  19. huynh đến gặp các cô đề nghị dạy thêm cho các cháu đọc, viết, làm tính của chương trình lớp một vào thứ 7 và họ mang sách đến cho các cô. Là những giáo viên đó, chị sẽ chọn cách nào trong các cách sau ? Vì sao ? a) Giải thích cho các phụ huynh đó hiểu sự phát triển của trẻ có quy luật của nó. Nếu dạy trước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đoạn sau và tính cách của trẻ như: tự cao, tự đại, chủ quan vì cho rằng cái gì mình cũng biết rồi nếu dạy trước chương trình lớp một từ tuổi mẫu giáo. Và tuổi mẫu giáo chỉ chuẩn bị những kĩ năng cơ bản cần thiết về đọc, viết, làm quen chữ cái, nên gia đình không cần phải cho trẻ đi học thêm b) Nhận lời phụ huynh và sẽ dạy cho trẻ vào giờ sinh hoạt chiều. Các cháu không cần đi học ngày thứ 7, không cần nộp học phí để tạo được mối quan hệ hài hoà với phụ huynh và hoàn thành công tác phối hợp với phụ huynh trong công tác chủ nhiệm của mình. c) Nhận lời dạy vào thứ 7 vì có thêm thu nhập và làm vừa lòng phụ huynh, vì dù sao đó là yêu cầu của phụ huynh và công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm trong đợt thực tập. 5. Tật nói lắp Một bà mẹ phàn làn rằng con trai 3 tuổi của chị khoẻ mạnh, ăn ngủ chơi bình thường, nhưng lại mắc tật nói lắp, càng uốn nắm nó càng nói lắp nhiều hơn, thậm chí khi giận dỗi thì nó chỉ nói lắp bắp trong miệng. Sợ mai kia lớn lên tật này ảnh hưởng đến sự phát triển và giao tiếp của cháu. Chị chọn cách giải thích nào trong các cách sau ? Tại sao chọn cách đó ? a) Đây là hiện tượng hay gặp ở trẻ lên 3. Tật này sảy ra khi trẻ buộc phải nói hay làm một việc gì đó như thất chưa thuận. nếu tính dễ bị kích thích cũng ảnh hưởng đến việc nói năng của trẻ, thời kì trẻ tập nói vốn từ nghèo, hoặc do tính bướng bỉnh người lớn cần kiên trì, lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân để sửa cho trẻ sẽ sửa được.
  20. b) Không sao đâu. Trẻ con đứa nào chả nói lắp, cứ kệ nó lớn lên nó sẽ hết tật nói lắp chị ạ. Chị chỉ cần chú ý cho cháu ăn uống điều độ để cháu không bị còi xương suy dinh dưỡng là được. c) Thế à chị ! Tốt nhất là chị giử cháu vào “Trung tâm phục hồi chức năng” của tỉnh, ở đó có biện pháp giáo dục đặc biệt phù hợp với cháu để cháu phát triển theo kịp các bạn. Một hai năm nếu cháu không nói lắp nữa chị hãy cho cháu đi học ở trường Mầm non. 6. Bệnh Tự kỉ Trong đợt thực tập khi nhận lớp chủ nhiệm, cô giáo chủ nhiệm lớp và gia đình trao đổi: Cháu Hoàng Chi, mắc chứng bệnh “Tự kỉ” trong hành vi. Chi thường tỏ ra hung hăng, bướng bỉnh, hay đánh bạn, giằng đồ chơi, phá các “công trình xây dựng” mà các bạn vừa xây xong và hay ngồi một mình, ít tham gia các hoạt động, nhưng lại rất thích đi học (đặc biệt là trong giờ hoạt động góc) Chị chọn phương án giáo dục nào trong các phương án sau đây? Vì sao chọn cách đó ? a) Đến giờ hoạt động góc, tách Hoàng Chi ra ngồi một chỗ quan sát các bạn khác chơi, cô ngồi bên cạnh kèm hoặc cho cháu ngồi chơi một mình với đất nặn, tô màu tranh . để tránh sảy ra xung đột với các bạn trong lớp. b) Cho cháu tham gia chơi cùng các bạn. Lúc nào mắc lỗi cô phạt đứng úp mặt vào tường, để cháu nhớ và dần không vi phạm nữa. Giờ đón và trả trẻ trao đổi với phụ huynh để cùng “thống nhất” phương pháp giáo dục cô đang sử dụng đối với cháu và nhắc gia đình “thỉnh thoảng” cho cháu nghỉ một buổi để cháu bớt tính hung hăng (Chi rất thích đi học). c) Trao đổi với gia dình để nắm bắt được những biểu hiện bất thường mới xuất hiện trong hành vi của trẻ và những biểu hiện của trẻ ở nhà và đồng thời thông báo với gia đình những biểu hiện thất thường trong hành vi của cháu để cùng phối hợp giáo dục. Lựa chọn phương pháp giáo dục hoà nhập trẻ một cách hợp lí, tìm hiểu đặc điểm tâm lí trẻ mắc chứng bệnh “Tự kỉ” để tư vẫn, hỗ trợ với gia đình và chăm
  21. sóc giáo dục cháu đạt hiệu quả 7. Cô ơi ! Cháu không thích chơi ở góc “Bác sĩ” nữa đâu. Đến giờ hoạt động góc. Ba bốn trẻ chạy đứng quanh cô năn nỉ: “Cô ơi ! Cháu chán làm bác sĩ lắm rồi. Hôm nay cô cho cháu chơi ở góc khác nhé”. Là giáo viên thực tập, lần đầu tiên tổ chức hoạt động góc, chị chọn cách nào trong các cách sau đây ? Tại sao ? a) Bác sĩ là người khám chữa bệnh cho mọi người, ai cũng yêu quí. Tại sao con lại không thích chứ, con tập làm bác sĩ để khám bệnh cho bệnh nhân, lớn lên con cũng được làm bác sĩ, ai cũng yêu quí con, mặc áo Blu rất đẹp, rất giống bác sĩ thật, con mặc vào và hỏi các bạn xem con mặc có đẹp không . và cô mặc cho trẻ, nhắc cháu vào góc chơi vì có rất nhiều bệnh nhân đang chờ khám bệnh. b) Cô không nói gì và tiếp tục phân vai cho các nhóm. Nếu các cháu không chơi thì thôi, ra kia ngồi xem các bạn. còn nếu thích chơi thì mặc áo Blu vào và ra góc chơi của mình. Các góc chơi khác, cháu không biết chơi nên không được chơi ở góc ấy. c) Cô hỏi cả lớp: Hôm nay lớp mình thích chơi những trò chơi gì? các con kể cho cô nghe tên trò chơi mà các con thích ? Cô hỏi vì sao con lại không thích chơi trò chơi “Bác sĩ” Cô cho trẻ lựa chọn trò chơi mà trẻ thích. Nếu các góc chơi (theo kế hoạch cô đã soạn bài) không có trẻ chọn, mà có góc chơi khác thì lại quá đông trẻ thích chơi, cô gợi ý để trẻ luân phiên nhau để tất cả trẻ cùng được chơi và thoả mãn nhu cầu được chơi ở các góc . 8. Cô kể chuyện khác đi. Vào giờ hoạt động có chủ định ở lớp mẫu giáo lớn. Cô giáo thực tập tiến hành giờ học như sau (Giờ cho trẻ làm quen tác phẩm văn học): “ Tich Chu ơi ! Bà khát nước quá, lấy nước cho bà ”. Cô đố lớp mình đó là lời của nhân vật nào trong câu chuyện gì cả lớp?”. Khi cô đang nhắc lại lời nhân vật trong truyện: Tích Chu, thì ở dưới lớp trẻ ồn ào: “Lại Tích Chu. Cháu thuộc truyện này rồi cô ạ. Cháu không thích nghe nữa đâu. Cô kể chuyện khác đi cô”. Chị chọn cách nào trong các cách
  22. sau đây để giờ học vẫn đảm bảo theo kế hoạch đã định mà trẻ vẫn hứng thú tham gia vào giờ học. a) Cô khen ngợi trẻ chú ý học nên nhớ được truyện, cô cùng trẻ kể nối nhau một lần sau đó cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch, cô là người dẫn truyện, phân vai (Trẻ: bà, Tích Chu, Con chim, các trẻ khác đóng vai khán giả; cô dẫn truyện) . Hết lượt cô động viên trẻ đổi vai. b) Hỏi trẻ: Bây giờ là giờ gì (giờ kể chuyện)? Giờ kể chuyện các con phải như thế nào (ngồi ngoan nghe cô kể chuyện)? và cô tiến hành kể theo kế hoạch bài soạn, cháu nào không ngoan: mất tật tự, không chú ý, cô sẽ phạt đứng úp mặt vào tường đến hết cả giờ hoạt động góc nưa, cả lớp nghe rõ chưa? c) Cô nhắc trẻ trật tự nghe cô kể chuyện, hết giờ cô cho cả lớp ra sân chơi trò chơi, ngoài sân có nhiều đồ chơi, cháu nào không ngoan tí nữa sẽ không được ra sân cùng cô và các bạn, cuối tuần cô sẽ không thưởng phiếu bé ngoan 9. Cô nhớ cởi áo cho cháu hộ tôi cô nhé. Được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn trong đợt thực tập sư phạm. Cô giáo Hoàn vô cùng lo lắng, vì lần đầu tiên tập làm công việc của một cô giáo mầm non, cô còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ. Hôm nay, cuối xuân tiết trời ấm áp hơn, lớp cô chủ nhiệm có bé Huyền, sáng nào bà nội cũng đưa bé đi học. Huyền là con đầu cháu sớm của gia đình, nên bà nội cháu rất yêu quí bé và cẩn thận trong chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ và đặc biệt là mặc quần áo cho bé (bé Huyền hay mắc bệnh về đường hô hấp mỗi khi thay đổi khí hậu). Sáng nào đến lớp, khi giao Huyền cho cô giáo, bà không khỏi băn khoăn, lo lắng: Nào là, hôm nay cháu hơi khó ở cô trông cháu cẩn thận giúp tôi, nếu trời rét hơn cô mặc thêm áo này cho cháu. Nào là, đúng 9 giờ cô nhớ cho cháu uống sữa, nào là khi ngủ trưa cô cởi bớt áo cho cháu ngủ ngon giấc cô nhớ giúp tôi cô nhé. Bà nói xong chào cô giáo và vẫn nhắc lại: “Cô nhớ giúp tôi cô nhé”. Cũng như thường lệ. Sáng nay đưa bé huyền đên lớp, bà lại cẩn thận: “Hôm nay trời ấm hơn, nhưng
  23. cháu dễ bị ho, mà thời tiết bây giờ thất thường, có khi buổi trưa lại nắng thì cô nhớ cởi bớt cho cháu cái áo khoác ra cho cháu hộ tôi nhé”. Cô giáo Hoàn vừa nghe vừa chào các phụ huynh khác và nói: “Vâng ạ. Bà cứ yên tâm. Lúc nào trời nắng cháu sẽ cởi cho cháu, bà cứ về đi ạ”. Khoảng 5 phút sau, cô giáo Hoàn lại thấy bà nội bé Huyền hớt hải chạy vào: “Thôi cô giáo ơi, tôi trời thấy trời rét hơn đấy, cô đừng cởi áo của cháu nhé”. Bà nhắc đi nhắc lại rồi mới ra về. Nếu là chị, trong tình huống trên chị sẽ chọn cách nào trong các cách sau đây ? Tại sai lại chọn cách ấy ? a) Bà cận thận quá, chúng cháu có trách nhiệm làm việc ấy mà. Bà cứ về đi để chúng cháu còn chuẩn bị dạy và bỏ đi chuẩn bị cho trẻ tập thể dục buổi sáng. b) Trong giờ đón trẻ, tranh thủ trò chuyện với phụ huynh về cá tính, nề nếp thói quenn, sở thích của từng trẻ để tạo niệm tìn, giử gắm con em vào lớp học. Khi có phụ huynh trao đổi (bà nội bé Huyền), nên giành thời gian để trao đổi, hỏi thăm về tình trạng sức khoẻ của trẻ hôm nay có gì khác thường để phụ huynh yên tâm và thấy dù giáo viên chủ nhiệm hay cô giáo thực tập là những người có sự hiểu biết, tận tụy với ccông việc và trao đổi với các bạn trong nhóm chủ nhiệm cùng hỗ trợ khi giờ đón trẻ có những trường hợp đặ biệt c) Vâng ạ. Bà về đi cháu sẽ không cởi, nhắc trẻ cả lớp chào bà, rồi xếp hàng đi ra sân tập thể dục sáng và không để ý đến thái độ của bà nội bé Huyền. 10. Cháu không thích nặn con vật đâu cô ạ Trong giờ tạo hình ở lớp mẫu giáo lớn. Đề tài: Nặn các con vật mà cháu thích. Một cháu trai ở lớp ngồi im không thực hiện yêu cầu của cô, cả lớp thì say xưa nặn các con vật. Cô đến gần và hỏi: Vì sao con không nặn ? Các bạn nặn gần xong rồi. Cháu trả lời: Cháu không thích nặng các con vật đâu. Cháu thích nặn ô tô cơ. Thế là các cháu trai đồng thanh: Cháu cũng không thích nặn các con vật, cháu thích nặn siêu nhân, cháu thích nặn ô tô Nếu là giáo viên đó, chị chọn cách nào trong các canh sau đây mà vẫn đảm bảo được kế hoạch giờ học và thoả mãn nhu cầu được nặn cái mà trẻ thích.
  24. a) Yêu cầu cả lớp trật tự và thực hiện nhiệm vụ cô giao (nặn các con vật), nhắc cháu trai nặn các con vật, nếu không cô sẽ phạt đứng úp mặt vào tường và cuối giờ học phê bình cháu trước lớp. b) Cô nhắc cả lớp trật tự. Yêu cầu cháu trai nặn các con vật, cô ngồi gần, kèm cặp, gợi ý, động viên, khuyến khích cho trẻ nặn xong cô mới đi đến trẻ khác. Cuối giờ khen ngợi cháu nặn rất đẹp. c) Cô nhắc cả lớp trật tự thi đua xem bạn nào nặn con vật đẹp, nặn giỏi . Cháu nặn xong sẽ nặn ô tô, nặn siêu nhân . Đồng thời cô gợi ý (nói vừa đủ cho cô và cháu trai nghe để không phân tán chú ý của các tre khác) : Vì sao cháu thích nặn ô tô ? muốn nặn được ô tô cháu sẽ nặn như thế nào ? Cháu nặn loại ô tô nào? Tuỳ vào câu trả lời của trẻ để cô gợi ý cho trẻ thực hiện yêu cầu bài học (Nếu trẻ nói cháu nặn ô tô tải. Cô gợi ý cho trẻ nặn con vật trước, sau đó cháu nặn ô tô để trở con vật đi bán. Nếu cháu nói nặn ô tô con, cô gợi ý trẻ nặn con vật trước sau đó cháu sẽ nặn ô tô để con vật nhân ngày sinh nhật ) 11. Cô ơi ! Cháu không buồn ngủ Suốt ngày bận rộn với đám trẻ, mãi tận chiều tối cả nhóm giáo sinh thực tập mới về đến nhà, mệt mỏi với công việc mà lòng vẫn bần thần lo lắng. Đã gần một tuần nhận lớp chủ nhiệm, ngày nào cũng thế, cả nhóm thật vất vả với lớp chủ nhiệm vốn có nhiều trẻ rất hiếu động. Có những lúc các cháu còn bảo nhau: “Cô giáo thực tập. Không sợ” . Quả đúng như vậy: Giờ ăn, giờ học, giờ hoạt động ngoài trời cả nhóm luôn phải phân công nhau đứng kèm những cháu nghịch ngợm ở lớp, mà giờ học vẫn không thành công. Đặc biệt giờ ngủ trưa, trẻ này đòi cô kể chuyện, trẻ kia bảo cô hát ru, có cháu lại bảo: “Cô ơi ! Cháu không buồn ngủ”. Trong các cách sau đây, chị chọn cách nào ? Vì sao chon cách đó? a) Gần gũi, trò chuyện, giao nhiệm vụ phù hợp cho các cháu “hiếu động” (trơng hoạt động ngoài trời, hoạt động góc : làm nhóm trưởng; trong các giờ học giúp cô chuẩn bị đồ dùng .). Giờ ngủ, cô ngồi cạnh cháu nói không buồn ngủ, cô kể
  25. chuyện trước (giọng nhẹ nhàng, đều đều, chon câu truyện có nội dung đơn giản, không gây sợ hãi), sau đó cô hát ru và vỗ nhẹ nhàng cháu nằm cạnh cô để trẻ dễ đi vào giác ngủ. Nếu cháu đó vẫn không ngủ được, cô cách ly trẻ cho chơi trò chơi xếp hình, tô màu tranh và trao đổi với phụ hunyh để tìm biện pháp hợp lí b) Nhắc cả lớp trật tự và đọc bài thơ “Giờ đi ngủ”, đọc xong nhắc trẻ nằm im, nhắm mắt lại đê ngủ. Cô ngồi cạnh quan sát, nếu cháu nào không nằm im, mở mắt cô ra hiệu để nhắc nhở cho đến khi nào cháu ngủ mới thôi. c) Cách ly cháu không ngủ riêng một chỗ cho chơi trò chơi. Nhắc cả lớp trật tự nhắm mắt đẻ ngủ. Ở lớp giờ ngủ không được nghe kể chuyện. Chỉ ở nhà giờ ngủ bố mẹ mới kể chuyện cho cháu nghe. Cô ngồi cạnh quan sát, ra hiệu để nhắc nhở cho cháu ngủ mới thôi. 12. Cháu trả lời nữa đâu. Lớp mẫu giáo nhỡ của cô giáo Hiền trong giờ dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh, chủ đề “Một số phương tiện giao thông đường bộ”. Sau khi cho trẻ quan sát tranh, cô đàm thoại với trẻ về đặc điểm, tên gọi, nơi hoạt động Cô nêu câu hỏi cả lớp chăm chú lắng nghe và một số cháu rất tích cực hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến trong có cháu Huy, câu nào cháu cũng giơ tay và trả lời rất chính xác. Cô Hiền hỏi: Ngoài các phương tiện như: xe đạp, xe máy, ô tô các con còn biết những phương tiện giao thông đường bộ nào nữa? cả lớp chỉ một mình Huy giơ tay. Cô liền gọi Huy, nhưng khi đứng lên trả lời thì Huy chỉ tay về phía các bạn nói: “Cô gọi bạn khác đi. Cháu trả lời nhiều rồi. cháu không trả lời nữa đâu”. Chị chọn cách nào trong các cách sau đây? Vì sao chọn cách đó? a) Yêu cầu cháu Huy đứng lên trả lời xong câu hỏi cô mới chuyển sang nội dung tiếp theo. Nếu Huy không thực hiện cô sẽ phát đứng góc tường. b) Cô giải thích với cả lớp là bạn Huy trả lời nhiều rồi nên rất mệt, bạn nào giỏi giúp bạn Huy trả lời câu hỏi sẽ được cô và các bạn khen, cuối tuần còn được thưởng thêm một phiếu bé ngoan nữa và nhắc cháu Huy nếu cháu thấy mệt thì nói
  26. với cô hoặc không giơ tay ,ngồi im cho các bạn học. c) Cô hỏi cả lớp: Các con thấy bạn Huy hôm nay như thế nào? Cô nhận xét động viên khuyến khích bạn Huy để cháu tiếp tục trả lời câu hỏi. Nếu Huy vẫn không trả lời cô nêu câu hỏi gợi ý cho cháu Huy và cả lớp kể về kì nghỉ hè cháu đưcợ đi chơi những đâu? Đi bằng phương tiện nào và tiếp tục giờ học. 13. Cháu không thích xây bến xe ô tô nữa đâu cô ạ. Cô giáo thực tập của lớp mẫu giáo nhỡ tổ chức cho trẻ hoạt động góc (chủ đề Một số phương tiện giao thông đường bộ). sau khi thoả thuận các góc chơi, trẻ về góc chơi của mình. Ở nhóm chơi xây dựng: “Xây bến xe ô tô” các cháu chơi khoảng 20 phút đã gần hoàn thiện “Công trình”. Một bé trai nói với cô: “Cô ơi cháu không thích xây bến xe ô tô nữa đâu? Cháu thích chơi ô tô cơ” và cháu lấy ô tô đồ chơi đẩy trong lớp, miệng giả tiếng động cơ; “Bim Bim .” Làm cho các nhóm chơi khác không tập trung vào nhóm chơi của mình. Nếu là giáo viên tổ chức giờ chơi đó chị sẽ chọn phương án nào trong các phương án sau đây? Tại sao chọn cách đó? a) Thu lại đồ chơi ô tô của cháu, yêu cầu cháu tiếp tục vào xây bến xe ô tô, nếu không cô sẽ phát đứng góc tường không được chơi và cuối tuần cũng không được phiếu bé ngoan. b) Hỏi cháu đã xây những gì, các bạn xây gì, dùng những nguyên vật liệu nào để xây những công trình đó và khen ngợi cháu. Nhắc cháu ra hiên chơi ô tô và giả tiếng ô tô nhỏ để không ảnh hưởng tới cháu khác. c) Cô hỏi trẻ : Cháu biết bến xe ô tô có những gì? Cháu xây được những gì? Ô tô cháu đang “lái” là loại ô tô dùng để làm gì? Gợi ý cho cháu “lái ô tô” đi chở nguyên vật liệu, chở khách đến tham quan các bác công nhân xây dựng (cô chuẩn bị thêm đồ chơi cho cháu chở đến công trình, gới ý cho trẻ xây công trình đẹp hơn hoặc gợi ý cháu đến các nhóm: đóng vai, tạo hình “chở khách” đến tham quan chuẩn bị khách thành bến xe ô tô khoảng 5 phút rồi lại chở khách về nhóm chơi của mình và chơi ở các góc đến hết giờ chơi )
  27. 14. Trẻ trốn thể dục sáng. Hôm nay là ngày thứ 5 lớp mẫu giáo lớn của bé Hùng có nhiều cô giáo thực tập. Lần đầu tiên được chăm sóc trẻ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, có những tình huống làm các cô vô cùng lo lắng và cả những tình huống dở khóc dở cười của tụi trẻ mà cả nhóm chưa tìm ra cách giải quyết vì kinh nghiệm của cô giáo mầm non mà các cô học được chủ yếu trên phương diện lí thuyết. Chính vì lẽ đó, cả nhóm đều thống nhất với nhau thật “mền dẻo” khi tổ chức các hoạt động cho trẻ và có phần “cưng chiều theo ý thích của trẻ”. Cả Hùng và các bạn trong lớp rất thích đi học vì các cháu nói: “Cô giáo thực tập xinh có nhiều trò chơi mới, có nhiều đồ chơi đẹp cho các cháu chơi và các cô thực tập hiền nên không sợ ”. Ngay buổi sáng của ngày thứ hai chủ nhiệm lớp, giờ thể dục sáng các cô phân công mỗi cô một nhiệm vụ để thực hiện tốt giờ dạy của mình. Khi cô phụ trách chính yêu cầu các cháu xếp hàng cùng bám áo cô và bạn vừa đi ra sân vừa hát và làm động tác minh hoạ dáng đi của bạn vịt con trong bài hát: “Đàn vịt con”, thì cháu Hùng ôm bụng nhăn nhó: “Cô ơi cháu đau bụng”. Cả nhóm lo lắng cử một cô chăm sóc Hùng. Vừa hết giờ thể dục sáng cả cô và các cháu trong lớp vội vàng đến bên Hùng một lúc sau bé Hùng hết đau bụng và lại chơi bình thường với các bạn. Thế rồi sáng nào cũng vậy, cứ giờ thể dục sáng là bé Hùng lại “đau bụng”. Sáng nay tròn một tuần theo dõi, cô Hà lại được cả nhóm cử chăm sóc “đặc biệt” cho Hùng, cô bế Hùng và hỏi: “ Hùng đau bụng nhiều không?” Hùng ngồi im trong lòng cô không nói gì. Cô nhẹ nhàng hỏi tiếp: “có phải con không thích tập thể dục buổi sáng không?”, Hùng không nói gì chỉ gật đầu. Nếu là giáo viên đò chị sẽ chọn cách nào trong các cách sau đây? Tại sao? a) Giải thích cho bé Hùng: Muốn khoẻ mạnh, không bị ốm, được tham gia nhiều trò chơi, làm được nhiều đồ chơi cô cháu mình cần luyện tập thể dục cho khoẻ mạnh, hít thở không khí, cho Hùng quan sát các bạn tập thể dục và động viên Hùng cùng ra sân tập với các bạn.
  28. b) Chiều theo sở thích của Hùng và hỏi cháu xem giờ thể dục sáng cháu thích làm gì, cô chuẩn bị cho Hùng theo sở thích đó và cho Hùng chơi cùng cô trò chơi vận động ở trong lớp cùng cô để đảm bảo sức khoẻ. c) Xoa dầu cho Hùng xong yêu cầu Hùng ra sân tập thể dục cùng các bạn, không được trốn học thể dục, bạn nào trốn học là hư, không ngoan, không được phiếu bé ngoan và còn không khoẻ mạnh, đẹp trai như các bạn. Nếu cháu vẫn không chịu ra sân tập thể dục cô phạt đứng úp mặt vào tường. 15. Các cô không chủ nhiệm nữa. Chiều nay, nhóm thực tập của cô giáo Bình chia tay lớp chủ nhiệm của lớp mẫu giáo 5 tuổi và chuyển nhóm chủ nhiệm mới. Sau khi cô và trẻ hát tặng nhau các bài hát yêu thích, cô phụ trách chính nói với cả lớp: “Tuần sau cô không chủ nhiệm lớp mình nữa, các cô chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé bên cạnh lớp mình, ngày nào cô cháu mình cũng gặp nhau phải không cả lớp? Khi gặp cô các con sẽ làm gì? Cả lớp đồng thanh: Chào cô ạ!” và dặn dò các cháu ngoan ngoãn, đi học đều Sáng thứ hai đầu tuần, khi đến lớp chủ nhiệm của nhóm mình, cả nhóm chủ nhiệm của cô giáo Bình gặp mấy cháu của lớp chủ nhiệm cũ trên hành lang nhưng không cháu nào chào các cô. Cô Bình nhắc: “Các con chào các cô chưa?”. Nghe cô nhắc, đám trẻ: “Chúng cháu chào cô a!”, cháu Huy thì đứng im, vẻ mặt lì lợm. Cô Bình hỏi: “Sao Huy không chào các cô?”. Huy đáp: “Không chào. Các cô không chủ nhiệm nữa. Không chào”. Trước tình huống ấy, chị chọn cách nào trong các cách sau đây? Vì sao chọn cách đó? a) Bạn Huy hôm nay hư quá rồi vì sao các cháu? Đúng rồi Huy hư vì không chào các cô, cuối tuần lớp mình có thưởng phiếu bé ngoan cho bạn Huy không? Nhắc trẻ trong nhóm nhớ không bình bé ngoan cho bạn Huy và đi vào lớp chủ nhiệm của mình. b) Coi như Huy cũng đã chào cô, khen các cháu ngoan, lúc nào rối các cô sẽ đến thăm lớp mình tổ chức trò chơi, hát tặng cả lớp và nhắc trẻ về lớp.
  29. c) Đến gần Huy, ôm Huy vào lòng trò chuyện với Huy thư 7 chủ nhật nghỉ ở nhà huy làm được việc gì, được bố mẹ cho đi chơi ở đâu kể cho cô và các bạn cùng nghe sau đó động viên khen ngợi Huy làm được rất việc tốt, vì ngoan nên được bố mẹ cho đi chơi và nhắc Huy cùng các bạn chào cô để vào lớp, chuẩn bị giờ thể dục sáng. 16. Tại sao cô cứ bắt cháu ngủ. Giờ ngủ trưa, cả lớp nằm im, một số cháu đã thiu thiu dần đi vào giấc ngủ. Cháu Hoàng vẫn loay hoạy, liên tục trở mình làm các cháu bên cạnh cũng khó ngủ. Cô đến bên Hoàng nhắc nhỏ: “Hoàng ngủ đi cháu”. Hoàng ngồi dậy hỏi: “Tại sao các cô không ngủ mà cứ bắt cháu ngủ?”. Chị chọn cách nào trong các cách sau đây? Vì sao? a) Nói nhỏ, yêu cầu Hoàng nằm xuống để ngủ, không được cựa quậy để các bạn khác con ngủ. Không được hỏi cô vì sao các cô không ngủ. Giờ ngủ các cháu phải ngủ, không được thức thế mới là bé ngoan. b) Yêu cầu Hoàng đứng úp mặt vào tường 5 phút, và nhắc cả lớp ai hư cũng sẽ phạt như bạn Hoàng, sau đó cho Hoàng nằm ngủ cô ngồi cạnh nhắc nhở khi cần. Nếu Hoàng vẫn không ngủ yêu cầu Hoàng nằm im để các bạn khác ngủ, cô ngồi cạnh cháu đến hết giờ ngủ trưa. c) Trước giờ ngủ cô thông báo cho cả lớp hôm nay cô sẽ kể chuyện (hát ru) cho cả lớp nghe để trẻ nằm im nghe chuyện (cô kể giọng đều đều, chọn câu truyện có nội dung đơn giản, nhẹ nhàng, không gây căng thẳng, sợ hãi, âm lượng kể vừa đủ nghe để trẻ dễ đi vào giác ngủ ) để tạo nền nếp, thói quen trong giờ ngủ trưa cho trẻ. Với trường hợp cháu Hoàng, cô giải thích cho Hoàng hiểu hôm nay đến phiên cô chăm sóc giờ ngủ trưa của lớp mình nên cô phải thức để các cháu ngủ ngon, cô ngồi cạnh Hoàng vỗ nhẹ hoặc kể chuyện, hát ru (cô lưu ý giọng kể) để Hoàng dễ đi vào giấc ngủ. 17. Cháu không thích ăn món này.
  30. Công việc của người giáo viên mầm non thật là vất vả, không như những gì mà các cô giáo Mầm non tương lai học được ở trường sư phạm. Từ việc tổ chức giờ học, khi cô hỏi trẻ giơ tay, nhưng lại yêu cầu cô gọi bạn khác vì mình trả lời nhiều rồi, đến tình huống trẻ “Giả ốm” để trốn giờ thể dục sáng. Thắc mắc vì sao cô không ngủ mà cứ bắt cháu ngủ . thôi thì mọi việc cứ rối bời bởi sự láu lỉnh của một số cháu làm cho các cô giáo thực tập vô cùng khó khăn khi trẻ đưa cô vào tình thế khó xử. Giờ ăn hôm nay, cháu Hoàng lại “nghĩ cách trêu” các cô thực tập. Cô vừa chia cơm cho cả lớp, các cháu vui vẻ vì hôm nay có món ăn mới, cháu nào cũng muốn ăn ngay. Cả lớp đồng thanh mời các cô và các bạn ăn cơm và ăn rất ngon. Hoàng vẫn ngồi im không nhúc nhích. Khi cô đến gần hỏi: “Hoàng con ăn cơm đi, các bạn ăn sắp hết một bát rồi”. Hoàng trả lời: “Cháu không thích ăn món này. Nhà cháu đầy”. Chị chọn cách nào trong các cách sau đây? Vì sao? a) Hỏi Hoàng xem cháu không thích ăn món nào và cho Hoàng súc món ăn cho bạn bên cạnh nếu bạn thích ăn hoặc để ra đĩa. Yêu cầu Hoàng ăn hết phần cơm của mình, hỏi và chan thêm canh cho Hoàng nếu cháu đồng ý. b) Yêu cầu Hoàng ăn hết khẩu phần ăn của mình, ai cũng phải ăn, thì mới nhanh lớn, mới khoẻ mạnh. Ăn cơm để nhanh lớn, còn rau thì có nhiều vi ta nnin, thịt cá rất tốt cho sức khoẻ, ăn nhiều để học giỏi thông minh Nếu Hoàng vẫn không ăn thì hỏi và cho hoàng ăn theo sở thích của cháu. c) Hỏi cả lớp món ăn hôm nay như thế nào, động viên Hoàng ăn thử xem có ngon như ở nhà mẹ nấu không, nếu thấy ngon thì cháu ăn và cô ngồi cạnh bón cho Hoàng một vài thìa, động viên và để Hoàng tự ăn. 18. Cô kể sai rồi. Giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, chủ đề “Gia đình” của lớp mẫu giáo lớn. Cô giáo thực tập đang say xưa kể chuyện “Tấm cám”. Đến đoạn kết của câu chuyện, giọng cô vẫn nhẹ nhàng, truyền cảm: “ .Cuối cùng hai mẹ con nhà Cám xấu hổ bỏ vào rừng ”(Truyện Tấm cám đã được chỉnh lý). Một số trẻ trong lớp
  31. ồn ào: “Cô kể sai rồi. Mẹ cháu kể là: . cô Tấm lấy nước sôi dội vào người Cám, làm mắn giử cho mụ dì ghẻ ăn, mụ dì ghẻ ăn xong sợ quá lăn ra chết ”. Là giáo viên đó, chị chọn cách nào và giải thích vì sao chọn cách đó trong các cách sau: a) Yêu cầu cả lớp trật tự để nghe cô kể. Khi cô kể xong mới được giơ tay phát biểu ý kiến. Cô kể đúng nên các cháu không được mất trật tự và cô tiếp tục theo kế hoạch của giờ học. b) Hỏi trẻ vì sao các con biết truyện này. Cho một trẻ lên kể, cô gợi ý: các con thấy cô Tấm bạn kể như thế nào? Các con yêu cô Tấm nào hơn? Vì sao? Cô giải thích: Cô kể cúng đúng, mẹ kể cho cháu nghe cũng đúng và tiếp tục kế hoạch bài học đã định. c) Hỏi trẻ ai kể chuyện Tấm cám cho các cháu và khen các cháu đã nhớ truyện. Cô giải thích: Cô Tấm là người hiền dịu, chăm chỉ, thương yêu mọi người nên cô Tấm sẽ không làm điều ác, cô Tấm cũng muốn cho mẹ con cô Cám trở thành người tốt nên các cô chú viết truyện đã để cho mẹ con nhà Cám thấy xấu hổ bỏ vào rừng sống và không dám gặp ai Cô nhắc nhở cả lớp trật tự, chú ý nghe cô kể chuyện, không làm mất trật tự nếu có điều gì muốn nói thì giơ tay xin phát biểu và cô tiếp tục giờ học theo kế hoạch. 19. “Tự giác” chịu phạt Lớp mẫu giáo lớn A3 có cháu Cường có biệt danh “Cường láu”. Nhóm thực tập nào cũng lo ngại vì “Cường Láu” đôi khi làm cho giờ dạy không thành công bởi các tình huống mà Cường tạo ra cho các cô giáo thực tập. Đặc biệt mỗi khi cô nhắc nhở, dặn dò cháu đều “vâng ạ!” rất ngoan, biết vâng lời. Nhưng chỉ một lát sau Cường lại vi phạm lời cam kết “Vâng a!”. Vì kinh nghiệm còn ít, để giờ học suôn sẻ, cô giáo Hà trước khi dạy giờ cho trẻ làm quen: Một số con vật nuôi sống trong gia đình, cô gặp riêng Cường và dặn: “Hôm nay con ngồi học thật ngoan, chú ý nghe và trả lời câu hỏi, muốn trả lời thì giơ tay, không được nói leo, ngồi ngay ngắn, nếu không cô sẽ phạt và cuối tuần không thưởng phiếu bé ngoan ”. Cường
  32. vẫn: “Vâng ạ!”. Giờ học bắt đầu diễn ra trôi chảy chừng mươi phút, các bạn dang say sưa thực hiện nhiệm vụ: Xếp con vật 2 chân, đẻ trứng vào một nhóm, 4 chân, đẻ con vào một nhóm. Cường quay sang bạn bên cạnh rồi nhặt lô tô con vịt xếp vào nhóm con mèo và bảo bạn : “Thế này mới đúng”. Cô giáo hỏi: “Cường cháu làm bài của mình xong chưa?” và nhắc Cường không được làm ảnh hưởng đến bạn khác. Cô vừa dứt lời, Cường đứng lên rồi lại ngồi xuống, rồi lại đứng lên, ngồi xuống . Cô hỏi: “Cường cháu làm gì thế?”. “Cháu tự phạt. Ở nhà cháu cũng thế”. Nếu gặp tinh huống đó, chị lựa chọn cách nào trong các cách sau đây? Vì sao chọn cách đó? a) Khen bạn Cường đã biết lỗi, cả lớp cần học tập bạn Cường. Nhắc nhở Cường ngồi trong lớp trật tự, không trêu các bạn, không gây ảnh hưởng đến các bạn trong lớp Giờ trả trẻ trao đổi với phụ huynh để thống nhất phương pháp giáo dục. b) Nhắc cường ngồi xuống và không hỏi vì sao Cường làm như vậy. Yêu cầu Cường xin lỗi cô và các bạn, ngồi trật tự, xem lại bài của mình đã đúng chưa. Không được làm ảnh hưởng đến bạn khác. Nếu mắc lỗi nữa cô sẽ phạt nặng hơn. c) Cô cho Cường nhận lỗi mà cháu vi phạm và phân tích cho Cường hiểu cháu tự phạt mình “Đứng lên, ngồi xuống” sẽ làm cả lớp không tập trung vào giờ học. Cô đến cạnh cường nhận xét bài của cháu và trò chuyện với cháu về các nhóm cháu đã xếp đúng hay sai? Cháu xếp cho bạn như thế đúng hay sai để Cường nhận ra lỗi, nhắc Cường xin lỗi cô và bạn và tiếp tục giờ học theo kế hoạch. 20. Cháu không thích hát bài hátnày đâu Lớp mẫu giáo lớn A1 của trường Mầm non Hải Hoa có nhiều thành tích trong kì thi do phòng giáo dục tổ chức: Nào là giải nhất kể chuyện; Giải nhất bé rung chuông vàng; giải nhì bé khéo tay, giải nhất tập thể. Hôm nay cả lớp vui mừng đón các cô giáo thực tập, các cháu ríu rít bên cô, cháu thì hát, cháu thì múa, cháu kể chuyện cháu nào cũng thông minh, nhanh nhẹn. Được chủ nhiệm lớp cả nnhóm đều lo lắng cho bài giảng của mình, chuẩn bị cẩn thận chu đáo, kĩ càng không lỡ
  33. cháu hỏi mà cô lúng túng không biết trả lời ra sao thì thật là ngại với các cháu. Thế rồi, gần 1 tuần trôi qua, công việc của cả nhóm đều suôn xẻ. Hôm nay, cô giáo Hằng được phân công dạy tiết âm nhạc (Nội dung trọng tâm dạy hát). Cô tuần tự tiến hành các bước của giờ âm nhạc, sau khi dạy cả lớp, nhóm hát và cho trẻ hát cá nhân cô hỏi: “Bạn nào thuộc bài hát lên hát cho cả lớp cùng nghe”. Cả lớp đều giơ tay, cô gọi bé Loan (cây văn nghệ của lớp). Loan đứng lên và: “Cô ơi! Cháu không thích hát bài này đâu? Cháu thích hát bài tình yêu cơ”. Không đợi cô cho phép, Loan hát luôn bài hát trong bộ phim: Cô gái xấu xí. Là giáo viên đó bạn chọn cách nào trong các cách sau đây? Vì sao? a) Yêu cầu cháu dừng lại không được hát. Nhắc cháu hát đúng bài hát cô vừa dạy. Nếu cháu không hát cô gọi cháu khác. Cuối giờ phê bình, nhắc nhở cháu trước lớp và đồng thời giáo dục cả lớp không được như bạn Loan. b) Để bé Loan hát hết bài hát, nhắc cả lớp khen bạn Loan hát rất hay, rất giỏi thuộc cả bài hát của người lớn và hỏi xem lớp mình có bạn nào thuộc bài hát đó không và tiếp tục gọi bạn khác hát bài cô vừa dạy. c) Để Loan hát xong hỏi bé lớn lên cháu thích làm nghề gì (ca sĩ), cô khen bạn Loan hát rất hay. Lớn lên muốn trở thành ca sĩ, cháu cần hát thật hay những bài cô dạy ở lớp, các bài hát dành cho các cháu , giải thích cho cháu hiểu bài hát đó dành cho người lớn, các cháu hát sẽ không hay như người lớn hát. Cô nhắc cả lớp vỗ tay, động viên, khuyến khích bạn Loan để cháu hát bài cô vừa dạy và tiếp tục giờ học theo kế hoạch. 21. “Mèo” thì phải có đuôi chứ Cô giáo Hoàn là giáo viên mới ra trường lên nhận công tác ở vùng cao. Một tháng trôi qua, nhưng thực sự cô cũng chưa quen hết với phong tục, tập quán ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sáng nay đến lớp, cúng như thường lệ, cô chuẩn bị sẵn sàng đón trẻ vào lớp. Lớp cô được phân công chủ nhiệm, đa số là các dân tộc Hmông, Nùng, Tày, dân tộc kinh trở thành dân tộc thiểu số của lớp. Bé Diên mới
  34. đi học được hai buổi, mẹ dẫn bé đến lớp. Cháu Dua chạy vào lớp: “Cháu chào cô”. Mẹ Diên nhắc con: “Chào cô đi con. Bạn ngoan thế” và hỏi cô giáo về cháu Dua. Trong khi trò chuyện với mẹ Diên, cô giao sơ ý giới thiệu cháu Dua là dân tộc Mèo làm cho mẹ Diên phản ứng: “Mèo thì phải có đuôi chứ”, làm cô bối rối không nói được câu nào và mẹ Diên thì đi về quên cả chào cô. Nếu là bạn trong tình huống ấy sẽ chọn cách nào trong các cách sau và giải thích vì sao chọn cách đó? a) Xin lỗi mẹ Diên và giải thích để mẹ bé thông cảm, do sơ xuất chứ cô không có ý gì cả mà chỉ do thói quen khi hát bài hát : “Người Mèo ơn Đảng suốt đời” nên rất mong mẹ bé tha thứ bỏ qua. Tỏ ý muốn đến thăm gia đình để nhờ mẹ bé giúp đỡ để cô hiểu thêm về phong tục tập quán của các dân tộc để tránh xảy ra sai lầm trong các giao tiếp với phụ huynh. b) Thôi trót nói rồi tốt nhất là im lặng để hôm nào rảnh rỗi đến gia đình xin lỗi sau vì đang bận đón trẻ. c) Nhờ cô giáo lớp bên cạnh ngồi gần cửa hai lớp đón trẻ giúp mình. Chạy theo mẹ cháu Diên mời vào phòng ở để xin lỗi. Nếu phụ huynh vẫn không nguôi giận thì đợi một thời gian sẽ trao đổi sau, vì đằng nào thì sự việc cũng đã xảy ra không thể cứu vãn được.