Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_tao_hinh_phan_1.pdf
Nội dung text: Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (Phần 1)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Nguyễn Thị Thanh Giang GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non) Vinh 2011 1
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Chương I: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ĐỐI VỚI SỰ 4 PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 1. Hoạt động tạo hình 4 2. Đặc điểm những giai đoạn phat triển khả năng tạo hình 4 3. Vai trò của hoạt động tạo hình 8 4. Hoạt động tạo hình chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông 15 Hướng dẫn học chương I 16 Chương II: CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG 17 MẦM NON 1. Mục đích của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non 17 2. Nguyên tắc xây dựng chương trình 17 3. Cấu tạo chương trình cụ thể 19 Hướng dẫn học chương II 24 Chương III PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 25 TẠO HÌNH CHO TRẺ 1. Khái niệm về phương pháp dạy tạo hình cho trẻ 25 2. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 26 3. Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 38 4. Điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 53 Hướng dẫn học chương III 54 Chương IV: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ 56 1. Vai trò của hoạt động vẽ đối với quá trình phát triển của trẻ 56 2. Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ 57 3. Nhiệm vụ, nội dung, PP tổ chức hoạt động tạo hình vẽ theo mẫu 58 4. Nhiệm vụ, nội dung, PP tổ chức hoạt động tạo hình vẽ theo đề tài 64 5. Nhiệm vụ, nội dung, PP tổ chức hoạt đông tạo hình vẽ trang trí 70 Hướng dẫn học chương IV 71 Chương V: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NẶN 73 1. Vai trò của hoạt động nặn đối với quá trình phát triển của trẻ 73 2. Đặc điểm hoạt động nặn của trẻ 73 3. Nhiệm vụ, nội dung, PP tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 75 Hướng dẫn học chương V 80 2
- Chương VI: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÉ, CẮT DÁN 81 1. Vai trò của HĐ xé, cắt dán đối với sự phát triển của trẻ 81 2. Nguyên liệu và dụng cụ cho hoạt động xé, cắt dán 81 3. Nhiệm vụ, nội dung, PP tổ chức hoạt động xé, cắt dán 81 Hướng dẫn học chương VI 84 Chương VII: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP CHO TRẺ MẦM NON 85 1. Khái niệm 85 2. Ý nghĩa của hoạt động chắp ghép cho trẻ mầm non 85 3. Nội dung của hoạt động chắp ghép 85 4. Đồ dùng, nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết cho hoạt động chắp ghép 88 5. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ mầm non. 88 Hướng dẫn học chương VII 93 Taì liệu tham khảo 94 3
- LỜI NÓI ĐẦU Để góp phần vào công việc đào tạo và bồi dưỡng cho giáo viên mầm non. Tôi biên soạn cuốn tài liệu về “Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (HĐTH) cho trẻ". Cuốn giáo trình này biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu tài liệu học tập cho sinh viên hệ đại học từ xa mầm non. Giúp học viên đọc và nắm được những kiến thức cơ bản về phương pháp tổ chức HĐTH ở trường mầm non theo hướng đổi mới, khoa học, giúp trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động. Trong quá trình biên soạn, tôi đã tham khảo một số tài liệu về phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ trước đây và cố gắng tiếp cận những thông tin đổi mới phương pháp dạy học ở bậc mầm non hiện nay. Cuốn tài liệu này biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và các anh chị sinh viên. Tác giả 4
- CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 1. Hoạt động tạo hình (HĐTH) 1.1. Khái niệm chung về HĐTH ở trường mầm non: HĐTH là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới, mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối gửi gắm tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ vào các tác phẩm nghệ thuật. 2.2. Hoạt động tạo hình ở trường mầm non gồm có: - Hoạt động vẽ - Hoạt động nặn - Hoạt động xé cắt dán Hoạt động tạo hình nhằm phát triển ở trẻ khả năng quan sát, phát triển trí nhớ, khả năng tưởng tượng sáng tạo. Cung cấp cho trẻ một số kiến thức, kỹ năng tạo hình cơ bản, giúp trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình về vẻ đẹp của thế giới khách quan, đồng thời bồi dưỡng thi hiếu thẩm mỹ, tình yêu thiên nhiên cuộc sống, yêu nghệ thuật. 2. Đặc điểm những giai đoạn phát triển khả năng tạo hình của trẻ. Vấn đề nghiên cứu quá trình phát triển khả năng tạo hình ở trẻ được nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học quan tâm: trong điều kiện phát triển tự phát, quá trình phát triển khả năng tạo hình của trẻ phải trải qua những giai đoạn với những hạn chế không tránh khỏi nếu như trẻ không được hướng dẫn đúng đắn. Còn có quan điểm và nhiều cách phân loại khác nhau về các thời kỳ phát triển của HĐTH. Tuy nhiên đứng từ góc độ giáo dục mầm non, nhà giáo dục Xô Viết chia sự phát triển khả năng tạo hình của trẻ thành những giai đoạn như sau. 2.1. Giai đoạn tiền tạo hình: Giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển các khả năng tạo hình ở trẻ bắt đầu vào thời điểm lần đầu tiên trẻ có trong tay một chất liệu nào đó, giấy, bút, chì, 5
- phấn màu, một mẩu đất nặn Giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn tiền tạo hình, được gọi là giai đoạn của những đường nét lộn xộn không có ý nghĩa, lúc này trẻ chưa có ý định thể hiện sự vật và chưa có ý mong muốn thể hiện gì cả. Các nét “vẽ” ban đầu chỉ là kết quả của sự thoả mãn khi nhận ra được sự xuất hiện những dấu hiệu lên ở mọi nơi do chính mình tạo nên. Trẻ một tuổi vẽ được những chấm mờ đậm khác nhau trẻ có thói quen nắm bút bằng cả bàn tay và ấn mạnh làm thủng giấy. Nếu dạy trẻ viết bằng ba ngón tay thì trẻ còn rất lóng ngóng và vẽ những chấm mờ. Trẻ một tuổi rưỡi có thể vẽ được những nét ngắn, các vận động của tay cứng cáp hơn nhưng mắt vẫn chưa điều khiển được sự vận động của tay, trẻ thường vẽ vào một góc tờ giấy. Giai đoạn này thường gặp ở nhà trẻ. Giai đoạn tiền tạo hình, các vận động của tay và mắt đều mang tính vô ý thức, nhưng giai đoạn này cũng có vai trò đáng kể vì trẻ đã làm quen với tính chất của các vật liệu như: bút chì để lại dấu vết trên giấy, làm mềm đất nặn Muốn trẻ lĩnh hội được các động tác cần thiết, giáo viên mầm non phải chú ý hướng dẫn trẻ. 2.2. Giai đoạn phát triển: Khi trẻ hoạt động với các chất liệu tạo hình thì trẻ bỗng nhiên thấy những nét nghuếch ngoạc trên giấy hoặc khi chơi với đất nặn trẻ lại thấy viên đất nặn có vẻ giống một vật nào đó quen thuộc, lúc này sự liên tưởng có thể xuất hiện một cách vô tình, nhưng đó là sự báo hiệu trước về sự phát triển tiếp theo của khả năng tạo hình. Thường là sự liên tưởng ở trẻ không bên vững, cùng một hình vẽ mà trẻ có thể nhìn thấy những vât khác nhau, gần giống với hình đã vẽ. Sự liên tưởng đó bước đầu cho sự thể hiện có chủ định. Từ những hình ảnh mà trẻ đã tạo nên một cách tình cờ và trẻ mong muốn vẽ lại những hình ảnh đó, và bức vẽ lại đó (có thể nói là bức vẽ theo chủ định) bức vẽ lại có thể là không giống lắm so với vật mẫu đã liên tưởng, vì trẻ chưa lĩnh hội được những kỹ năng tạo hình, nhưng nó nói lên một giai đoạn phát triển mới cao hơn của khả năng tạo hình, bởi vì nó đạt được một cách có chủ định. 6
- Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, cô cần đặt ra những câu hỏi giúp trẻ nhận thức được hình vẽ của mình. Ví dụ: Cháu vẽ gì đấy? Cô giáo khen hình vẽ và sau đó bảo cháu vẽ thêm một hình giống như cháu đã vẽ. 2.3. Giai đoạn tạo hình: Đây là giai đoạn miêu tả có chủ tâm, thể hiện một cách có ý thức, bắt đầu giai đoạn tạo hình trong sự phát triển khả năng của trẻ. Từ đây có thể đặt ra nhiệm vụ đào tạo một cách có hệ thống. Trong giai đoạn này sản phẩm của trẻ thường có những hạn chế sau: + Trong sản phẩm vẽ, nặn trẻ thường thể hiện rất đơn giản, thiếu các chi tiết và cả một phần của đặc điểm chủ yếu, nguyên nhân là do trẻ chưa có tư duy phân tích tổng hợp, kéo theo sự chính xác trong việc dựng lại hình ảnh bằng mắt, sự phối hợp động tác còn kém và chưa có kinh nghiệm kỹ thuật. Dần dần vào lứa tuổi lớn hơn, quá trình đào tạo đúng đắn sẽ giúp trẻ nắm được cách thể hiện những đặc điểm chủ yếu của vật. Với sự tích luỹ kinh nghiệm và nắm được những kỹ năng tạo hình của trẻ, có thể đặt ra nhiệm vụ dạy trẻ thể hiện sự đặc thù của các vật cùng một dạng, nêu lên được những dấu hiệu chủ yếu. Ví dụ: Thể hiện những loại quả có dạng hình tròn: Thể hiện được sự khác nhau giữa quả cam, quả chanh và quả cà chua ) + Các tác phẩm đầu tiên của trẻ có đặc điểm thiếu sự cân đối của các phần, bởi vì sự chú ý của trẻ chỉ tập trung vào bộ phận mà trẻ đang thể hiện, thiếu sự liên hệ với các bộ phận khác, do đó không có sự phù hợp tỷ lệ. Để phát triển khả năng truyền đạt một cách đúng đắn về tỷ lệ quan hệ với sự phát triển tư duy phân tích, cần phải biết không chỉ nhìn và so sánh phần nọ với phần kia xem phần nào lớn hơn hoặc nhỏ hơn, mà trong quá trình thể hiện cần phải luôn luôn nhớ về các tương quan tỷ lệ. Dần dần trong quá trình đào tạo và phát triển chung ở trẻ xuất hiện khả năng truyền đạt tương đối mối quan hệ tỷ lệ giữa các vật và các bộ phận của chúng. 7
- Đôi khi trẻ phá vỡ sự cân đối một cách có ý thức với mong muốn truyền đạt quan hệ riêng của mình với vật đó, điều đó không có nghĩa là trẻ nắm vững những kỹ năng tạo hình và có thể làm việc một cách độc lập, nhưng trong quá trình của sự phá vỡ tỷ lệ một cách có ý thức đã hình thành sự cố gắng đầu tiên, sự sáng tạo. Giáo viên cần phải nhận biết và chú ý tới điều đó để kịp thời khích lệ trẻ. + Sự truyền đạt động tác là một nhiệm vụ tạo hình phức tạp bởi trẻ rất khó nhận thức được sự biến dạng bên ngoài của vật đang chuyển động. Ví dụ: Thể hiện hình trông nghiêng hoặc sự chuyển động của hình người là rất phức tạp nên ta thấy ít khi được trẻ thể hiện. Cho nên giáo viên cần đầu tư nhiều về việc hướng dẫn, giúp trẻ nhìn thấy được sự thay đổi hình dáng vị trí từng phần cơ thể trên đối tượng sống, cho trẻ thấy sự chuyển động trên chính mình và thể hiện cơ thể đang chuyển động một cách có ý thức. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn đã có khả năng thể hiện một số động tác đơn giản của con người. Ví dụ: - Chơi bóng, cánh tay giơ cao. - Người múa, tay và chân có gấp khúc. Trong hoạt động nặn việc thể hiện sự chuyển động dễ dàng hơn trong hoạt động vẽ. Trẻ có thể nặn dáng người đứng yên, sau đó uốn các bộ phận sao cho phù hợp với động tác (nhờ tính chất mềm dẻo của đất nặn). + Nhiệm vụ phức tạp hơn trong hoạt động vẽ là thể hiện mối quan hệ các nhân vật trong không gian, trong hoạt động nặn nhiệm vụ này đơn giản hơn bởi chỉ cần sắp đặt vật gần hay xa, hoặc ta có thể thay đổi một cách dễ dàng các vật trong một diện tích nhất định. Hoạt động vẽ, giai đoạn này trẻ không chú ý tới việc sắp xếp mà rải chúng trên bề mặt giấy, sắp xếp không logic, vật nọ có thể đặt trên đầu vật kia. Hoặc trẻ vẽ đoàn tàu hoả nhỏ dần nhưng tất cả các toa đều nằm trên một đường thẳng ngang. Trong các bức vẽ của trẻ thường gặp phải là những bức vẽ trong suốt bởi mong muốn thể hiện các vật sao cho thật đầy đủ, trẻ vẽ tất cả những gì có thể 8
- khi không nhìn thấy được các vật đang ở trong nhà, người ngồi trong ô tô, con nghé nằm trong bụng mẹ Về sự thể hiện màu sắc của trẻ mẫu giáo bé là nhận biết được các màu sắc cơ bản và thường tô màu sắc tươi đậm, rực rỡ, không cần biết màu đó có giống vật thật hay không. Trẻ cho màu tươi rực rỡ là đẹp, còn các bức tranh có màu tối là xấu, không đẹp. Trẻ mẫu giáo nhỡ biết sử dụng màu sắc như một phương tiện diễn cảm làm cho hình vẽ của trẻ đẹp hơn, lộng lẫy hơn, trẻ thường dùng màu sắc tương phản để tô, trẻ ở lứa tuổi này chưa hiểu màu cũng là phương tiện thể hiện đặc điểm, đặc trưng của vật. Còn trẻ mẫu giáo lớn thì mong muốn sử dụng các màu sắc phù hợp với màu thật của vật, cùng với sự phát triển của thị giác và cảm giác màu sắc, trẻ bắt đầu sử dụng màu sắc để thể hiện trạng thái của nhân vật, màu sắc trẻ thể hiện tươi rực rỡ dùng cho các nhân vật mà trẻ thích còn những nhân vật mà trẻ ghét thì trẻ sẽ tô màu sẫm tối. Qua quá trình hoạt động tạo hình của trẻ ta thấy sự đa dạng trong cách nhìn của trẻ đối với vật cần thể hiện, trẻ thể hiện phần nhiều là những gì trẻ biết, trẻ cảm thấy, trẻ nghĩ chứ chưa phải là những gì trẻ thấy. Muốn khắc phục những nhược điểm trên cần phải có kế hoạch đào tạo đúng đắn. 3. Vai trò của hoạt động tạo hình trong việc giáo dục toàn diện 3.1. Giáo dục trí tuệ: Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng cho nên hoạt động tạo hình có liên quan chặt chẽ với sự nhận thức cuộc sống xung quanh, bởi vì muốn thể hiện được cuộc sống xung quanh cần phải nhận thức được nó. Trong HĐTH giúp cho trẻ hiểu được tính chất của các loại vật liệu, đồng thời giúp trẻ lĩnh hội các kỹ năng sử dụng các loại vật liệu đó, trẻ nhận thức được mối liên quan giữa hành động và kết quả (bút vẽ trên giấy sẽ được bức tranh, đất nặn sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm khác nhau). Muốn thể hiện được vật chuẩn mực thì phải có khái niệm chính xác về vật đó, thấy được đặc điểm, đặc trưng của vật về hình dáng, màu sắc và mối tương 9
- quan giữa các chi tiết, cho nên trẻ phải học cách quan sát, phải biết phân tích, đánh giá, so sánh vật này với vật khác và ghi nhớ để sau đó tái tạo lại trong tác phẩm của mình. Hoạt động tạo hình tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu một lượng tri thức rất lớn về sự vật, hiện tượng. Mở rộng sự hiểu biết của trẻ về hình, màu, kích thước và vị trí của vật trong không gian. Đồng thời các hoạt động tâm lý của trẻ được phát huy và đây cũng là quá trình đòi hỏi các thao tác tư duy của trẻ được rèn luyện và phát triển như khả năng quan sát, năng lực phân tích đối chiếu, so sánh, tổng hợp, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy trực quan hình tượng. Để phát triển trí tuệ của trẻ, việc mở rộng dần vốn hiểu biết của trẻ trên nền tảng các biểu tượng về sự phong phú các hình dạng, các kích thước khác nhau, vị trí của vật trong không gian, sự muôn màu của màu sắc có một vai trò quan trọng. Khi tổ chức cho trẻ quan sát các vật và những hiện tượng cần hướng sự chú ý của trẻ và tính biến đổi về hình dạng kích thước (trẻ em và người lớn) màu sắc (quả chín, quả xanh, cây cối trong các mùa khác nhau) các vị trí khác nhau trong không gian của các vật và các phần cơ thể (con gà mổ thóc, con gà đang gáy, con chim bay hay dừng bay, những con cá bơi về các hướng khác nhau ). Để phát triển những hoạt động tư duy trong quá trình quan sát, nghiên cứu vật, cần dạy trẻ tách riêng hình dạng của vật và các phần của chúng ra, cho trẻ thấy rõ kích thước và vị trí các phần, màu sắc của vật Để miêu tả các vật khác nhau, đồng thời với việc đó trẻ học được cách so sánh các vật và hiện tượng tìm ra những điểm chung và tập hợp các vật giống nhau lại. Như vậy về hình dạng các đồ vật của thế giới xung quanh ta có thể tập hợp thành một nhóm (vật dạng hình tròn, dạng hình vuông .) trên cơ sở sự giống nhau và hình dạng của các vật thể, xuất hiện sự thống nhất các cách thức mô tả. Trong quá trình hoạt động tạo hình, trẻ khai thác được kinh nghiệm sử dụng một số công cụ hoạt động (bút chì, bút lông, kéo ) điều này cũng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ. 10
- Trong các giờ hoạt động tạo hình, qua sự phân tích, đánh giá, nhận xét sản phẩm của mình và của bạn, ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, vốn từ của trẻ phong phú hơn. Với sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ được thực hành ngôn ngữ mạch lạc, học cách diễn đạt ý một cách rõ ràng diễn cảm. 3.2. Giáo dục đạo đức: HĐTH có liên quan chặt chẽ với việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trể mẫu giáo, thông qua các giờ tạo hình, những đức tính tốt đã hình thành ở trẻ như: biết quan sát, tích cực và chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, kiên nhẫn làm việc từ đầu đến cuối, biết lắng nghe ý kiến của cô, của bạn, biết bổ sung ý kiến, biết khắc phục khó khăn và giúp đỡ bạn bè. HĐTH góp phần giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, cái tốt và biết hành động theo cái đẹp, cái tốt đó, đồng thời củng cố những tình cảm tốt đẹp đã có ở trẻ. Quá trình hoạt động tạo hình và kết quả của nó làm cho trẻ vô cùng vui sướng, hạnh phúc, điều đó cung cấp thêm cho trẻ niềm vui sướng, trẻ thêm yêu, thêm gắn bó với những gì đã và đang thể hiện với cuộc sống xung quanh. Ví dụ: Trẻ đi chơi cùng bố mẹ trong những ngày lễ ở ngoài phố, trẻ thấy các nhà cao tầng, cây cối, những lá cờ đủ màu sắc, những chùm bóng bay, người đi lại Hay khi cô giáo cho trẻ tham gia các công trình xây dựng như: nhà cửa, cầu cống ở đó trẻ thấy các chú công nhân, những hình ảnh này được trẻ chọn làm đề tài cho thêm phong phú, đồng thời giúp cho trẻ thấy được công sức lao động của con người. Tất cả những điều đó góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ. Hoạt động tạo hình của trẻ có nguồn gốc xã hội và thể hiện sự định hướng xã hội cho sự phát triển nhân cách của trẻ em. Sự định hướng mang tính xã hội có một ý thức đặc biệt quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức, được thể hiện ở nội dung của hoạt động tạo hình, đó là sự vật hiện tượng trong thiên nhiên và cuộc sống xung quanh những gì mà trẻ yêu, ghét. Trẻ thích tạo ra cái gì đó thật đẹp để san sẻ phục vụ cho người khác và lúc này trẻ trải qua những cảm xúc đặc biệt đó là tình yêu thương, lòng mong muốn làm việc tốt cho người khác, ý thức trách nhiệm là động cơ mang tính xã hội. Hoạt động tạo hình chính là điều kiện rất tốt để hình thành cho trẻ tính tập thể, chu đáo, thói quen chia sẻ, quan tâm 11
- chăm sóc tới người khác và trẻ cũng luôn mong muốn được người khác hiểu và nhận ra cái nó thể hiện, trẻ xúc động trước thái độ của người lớn và bạn bè trước những sản phẩm của mình. Trẻ rất nhạy cảm trước ý kiến của bạn bè và nhận xét của giáo viên. Những lời khen làm các em vui mừng, còn những lời nhận xét chê bai làm các em buồn. Vì vậy, giáo viên cần khen ngợi động viên các em, còn những lời phê bình cần suy nghĩ kỹ và thận trọng, cần sáng suốt, linh hoạt trong khi nhận xét sản phẩm của trẻ. Ví dụ: Các em lúc nào cũng được khen dẫn đến đức tính tự kiêu, nếu những em luôn bị chê bai nhiều lần thì thái độ tự ti, không hứng thú đối với hoạt động tạo hình. Cuối giờ học cô cùng trẻ đánh giá sản phẩm của trẻ, giúp trẻ biết đánh giá khách quan sản phẩm của mình của bạn (biết lưu tâm đánh giá công bằng, thiện chí ) biết vui mừng trước thành tích của mình và thành tích của bạn của tập thể để từ đó dạy trẻ biết quý trọng những thành quả của loài người. 3.3. Giáo dục thẩm mỹ: Hoạt động tạo hình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, vì hoạt động tạo hình chính là một hoạt động nghệ thuật nó là phương tiện của giáo dục thẩm mỹ. Đó là điều được các nhà nghiên cứu tâm lý, giáo dục, nghiên cứu nghệ thụât, họa sĩ khẳng định. Từ thời Hy Lạp cổ đại, các nhà nghệ thuật, nhà tư tưởng đã cho rằng: Việc học các bộ môn nghệ thuật, đặc biệt muôn vẽ không chỉ cần thiết cho những người thợ mà còn quan trọng đối với nền giáo dục nói chung. Komenxki nhà sư phạm lỗi lạc, khi nói về vai trò của hoạt động tạo hình trong việc giáo dục thẩm mỹ, ông đã khẳng định tầm quan trọng của việc học vẽ trong giáo dục trẻ, ông đã đề nghị đưa những hình vẽ vào trường mẫu giáo như những hình học và chỉ ra sự cần thiết của hoạt động này trong việc phát triển các xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ. Theo ông nghệ thuật tạo hình là điều kiện tốt phát triển xúc cảm về cái đẹp, phát triển khả năng nhận biết các đặc điểm, các nét đặc trưng riêng của sự vật và hiện tượng, khả năng tìm ra những nét chính xác cân đối, hài hoà trong các sự vật. 12
- Ông viết: "Hãy cho trẻ vẽ nếu chúng muốn trước hết việc này sẽ làm trẻ lưu ý tìm hiểu mọi vật, thứ hai trẻ bắt đầu tập quan sát các mối tương quan tỷ lệ của các thành phần ít nổi bật trong các vật, cuối cùng chúng sẽ rèn luyện được sự khéo léo của đôi tay. Điều đó sẽ giúp ích cho chúng trong nhiều việc". N.C.Krupxkaia cũng là người đánh giá rất cao về vai trò của nghệ thuật tạo hình trong việc phát triển nhân cách toàn diện. Đặc biệt là trong sự phát triển về mặt thẩm mỹ và đạo đức. Theo bà vẽ và nặn, đặc biệt trong những giai đoạn đầu của chương trình dạy học, cần phải cùng một lúc trở thành bài tập thể dục cho mắt và xúc giác, phải đảm bảo sự phối hợp giữa khả năng ghi nhận bằng mắt và sự phản ứng vận động, giúp trẻ làm quen trực tiếp với thế giới đồ vật, dần dần hình thành và phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật thưởng thức vẻ đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc sống. Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cho trẻ mối quan hệ thẩm mỹ đối với môi trường xung quanh trẻ biết nhận biết cái đẹp, biết cảm xúc cái đẹp, phát triển thị hiếu thẩm mỹ và khả năng sáng tạo ra cái đẹp. Các giờ học tạo hình tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển những cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ. Sự phân tích các tính chất của vật như hình dạng, cấu tạo, kích thước, màu sắc, vị trí trong không gian thúc đẩy sự phát triển của quá trình tri giác và khả năng nhận thức của trẻ. Khi trẻ quan sát các sự vật và các sự kiện của cuộc sống xung quanh, trẻ thường hồi hộp, xúc động, ở đây tình cảm thẩm mỹ đã xuất hiện dưới hình thái phôi thai và vô ý thức. Sự tri giác một màu sắc rực rỡ hay một bề mặt tuyệt diệu làm các em xúc động, vui mừng. Sự lặp lại những thành phần, bộ phận sự đối xứng trong việc sắp xếp các phần, sự cân đối cấu trúc của vật thể, sự diễn cảm của hình gây sự hấp dẫn cho trẻ em lớp lớn. Những cảm xúc thẩm mỹ trở nên sâu sắc và có ý thức hơn một khi quá trình tri giác và các khái niệm của trẻ được phát triển và trở nên phong phú hơn. Trẻ sẽ nhận thức được những đặc tính của những hiện tượng: sự phong phú của hình dạng màu sắc và sự phối màu. Cảm xúc thẩm mỹ tự nhiên xuất hiện trong quá trình tri giác một vật đẹp, bao gồm những phần khác nhau. Ta có thể tách ra cảm xúc màu sắc, trong quá 13
- trình tri giác những phối hợp màu sắc tuyệt đẹp những vì sao sáng trên nền trời tối, những đóa hoa cúc vàng rực trên nền cỏ xanh Cảm xúc nhịp điệu xuất hiện trong trường hợp được thưởng thức một sự cân đối nhịp nhàng của vật thể. Ví dụ: - Sự sắp xếp các cành cây. - Các ngọn sóng nhấp nhô. Trong tình cảm thẩm mỹ một mặt của nó như cảm xúc màu sắc hay hình dạng, có thể thể hiện rõ nét hơn. Sự phát triển những cảm xúc trên gắn liền về sự tinh tế của các cảm giác (cảm giác về màu sắc, cảm giác về không gian, sự chuyển động ) Trẻ em càng phân biệt màu sắc và các sắc thái một cách chính xác bao nhiêu thì trẻ càng vui sướng bấy nhiêu khi được tri giác những sự phối hợp màu sắc tươi đẹp. Sự phát triển cảm xúc về màu sắc và hình dạng trên các giờ học chỉ có được một khi các em có những hiểu biết về màu sắc và hình dạng. Trẻ lĩnh hội cuộc sống xung quanh một cách có ý thức bao nhiêu, thì những tình cảm thẩm mỹ càng trở nên sâu sắc, vững chắc là phong phú bấy nhiêu. Dần dần trẻ có được khả năng đưa ra những nhận xét đơn giản và có thẩm mỹ về những sự kiện của cuộc sống, về con người, về những vật do con người tạo nên, về các tác phẩm nghệ thụât (đẹp lộng lẫy, rực rỡ, to lớn ). Nhờ vậy, ở trẻ dần dần hình thành thị hiếu thẩm mỹ. Trong quá trình hoạt động tạo hình trẻ được làm quen với các tác phẩm nghệ thuật (tranh, ảnh, tượng, công trình kiến trúc, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ). Việc này làm cho vốn hiểu biết, vốn biểu tượng, hình tượng ở trẻ ngày càng phong phú. Đặc biệt đây chính là điều kiện giúp cho trẻ tiếp thu vốn kinh nghiệm hoạt động thẩm mỹ. Để trẻ cảm nhận được cái đẹp sâu sắc hơn về sự vật hiện tượng, cần trình bày nội dung thẩm mỹ của đối tượng một cách cụ thể thì khi cho trẻ quan sát, cần phải phân tích vật, các chi tiết tạo nên vẻ đẹp của vật kết hợp với ngôn ngữ thật truyền cảm. 14
- Mỗi dạng hoạt động tạo hình ngoài những ảnh hưởng chung đối với sự phát triển thẩm mỹ ở trẻ, nó còn ảnh hưởng đặc trưng riêng của từng loại như: vẽ, có ảnh hưởng phát triển cảm giác về màu sắc, trẻ nhận biết vẻ đẹp của sự kết hợp nhiều màu sắc khác nhau. Còn nặn, có ảnh hưởng phát triển cảm giác về hình khối của vật, trẻ trực tiếp sờ vào đất nặn, có thể biến đổi và chủ động nặn những hình mà trẻ thích. Trong quá trình hoạt động tạo hình, tri giác thẩm mỹ của trẻ phát triển, trẻ được lĩnh hội và vận dụng những kỹ năng, kỹ xảo tạo hình cần thiết để miêu tả tạo điều kiện cho sự phát triển khả năng sáng tạo. Tác dụng thẩm mỹ của những giờ học tạo hình phụ thuộc vào những đồ vật và hiện tượng được chọn để miêu tả, đó không chỉ là những đồ vật, đồ chơi những hình tượng, sự kiện của thiên nhiên và cuộc sống, xã hội quen thuộc đối với trẻ mà chúng phải đẹp, phải mang lại niềm vui sự ngạc nhiên thán phục cho trẻ. Đồng thời quan trọng là giáo viên phải biết cách diễn giải để nêu lên vẻ đẹp của đối tượng, kích thích lòng mong muốn thể hiện chúng ở trẻ. Giáo viên có thể sử dụng những câu thơ, bài hát, để làm tăng ấn tượng thẩm mỹ. Khâu tổ chức và trang bị cho giờ học tạo hình cần tạo điều kiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Trước tiên cần có sự sạch sẽ, trật tự, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, cẩn thận: bút gọt, giấy xếp bằng phẳng, đất nặn chuẩn bị đầy đủ, sắp xếp tiện sử dụng và đẹp mắt. Các đồ dùng được bố trí trên bàn để có thể dễ dàng sử dụng, sao cho trẻ thấy muốn học và có ý thức giữ trật tự và đẹp mắt Trong quá trình hoạt động tạo hình năng khiếu sáng tạo nghệ thuật của trẻ được phát triển đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giáo dục thẩm mỹ. 3.4. Giáo dục thể chất: Hoạt động tạo hình thường không có tác động trực tiếp thật tích cực đối với sự phát triển thể chất của trẻ, tuy nhiên tác dụng gián tiếp của nó vô cùng quan trọng. Tất cả các giờ học tạo hình được tổ chức tốt thì sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. 15
- Các giờ tạo hình được tổ chức sinh động, hấp dẫn sẽ gây cho trẻ tâm trạng phấn khởi, hào hứng, tạo không khí vui tươi trong tập thể của trẻ. Việc này có tác dụng tốt tới hoạt động của hệ tim mạch và làm cho toàn bộ hoạt động của cơ thể trẻ luôn được điều chỉnh và phát triển bình thường (ăn ngon, ngủ khoẻ, chóng lớn). Trong giờ học tạo hình tạo điều kiện phát triển đôi tay của trẻ, đặc biệt là bàn tay và các ngón tay, điều đó rất quan trọng trong việc học viết trong trường phổ thông, trong giờ học tạo hình các giác quan của trẻ phát triển như: tay và mắt được phát triển linh hoạt, trẻ được học cách ngồi ở bàn và tầm nhìn đúng đắn thì tránh không bị vẹo cột sống, không bị lệch và cận thị Những công trình nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học ngày nay (ở các nước như Mỹ, Nga, Anh) đã nhấn mạnh vai trò của hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là hoạt động tạo hình như những biện pháp tâm lý trị liệu rất có hiệu quả trong việc nâng cao sức khoẻ và điều trị cho những trẻ em khuyết tật, những trẻ em mắc một số bệnh có nguồn gốc tinh thần. Thông qua giá trị và vẻ đẹp của các sản phẩm tạo hình mà người bệnh tạo nên sẽ giúp họ tự tin hơn và dễ dàng vượt qua tình trạng trầm uất để hoà nhập với cộng đồng xung quanh. 3.5. Giáo dục lao động: Hoạt động tạo hình rất gần với hoạt động lao động ở chỗ là phải dùng đến phương tiện, phải vận dụng các kỹ năng sử dụng phương tiện để đạt kết quả là các sản phẩm tạo hình, đây là dạng lao động nghệ thuật, có sự kết hợp tích cực giữa trí tuệ và sự vận dụng những thao tác lao động để đạt được kết quả. Như vậy, bản thân hoạt động tạo hình có tác dụng giáo dục cho trẻ ý thức về lao động như: cùng tham gia kê bàn ghế, cẩn thận nhường nhịn, giúp đỡ nhau, đối với lớp mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn cô hướng dẫn các cháu trực nhật sắp xếp các vật liệu tạo hình gọn gàng, thuận lợi cho khi sử dụng và đẹp mắt. Khi sử dụng không vứt bừa bãi, phải gọn gàng Ngoài ra việc tham gia và chuẩn bị tiết học và thu dọn đồ dùng để vào nơi quy định. Sau giờ học có tác dụng hình thành lòng yêu lao động và các thao tác lao động. 4. Hoạt động tạo hình chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. 16
- Hoạt động tạo hình cho vai trò to lớn đối với việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông, hoạt động tạo hình góp phần hình thành cho trẻ các yếu tố ban đầu của hoạt động học tập vì khi trẻ nắm được những kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực vẽ, nặn, xét cắt dán trẻ có những điều kiện cần thiết để tiếp tục hoạt động tạo hình ở trường phổ thông. Quá trình học tạo hình ở trường mầm non đã chuẩn bị cho trẻ vốn kiến thức sở đẳng, đồng thời các kỹ năng đồ hoạ trẻ nắm được trên các giờ vẽ là sự chuẩn bị cho việc học viết có kết quả tốt, chuẩn bị cho hoạt động và sự phối hợp hoạt động giữa tay và mắt. Để chuẩn bị đến trường phổ thông thì việc hình thành những nhân tố của hoạt động học tập có vai trò quan trọng như biết lắng nghe cô giảng, thực hiện lời chỉ dẫn của cô, hiểu và hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra, biết phân tích vấn đề và lựa chọn những phương pháp cần thiết để giải quyết vấn đề, biết kiểm tra và đánh giá kết quả Trong quá trình học vẽ, nặn, cắt dán những thành tốt của hoạt động học tập dần dần được hình thành. Hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị cho trẻ về mặt tâm lý để trẻ sẵn sàng bước vào trường phổ thông, lòng ham học, mong muốn hiểu biết những điều mới, học được cách học tập một cách có tổ chức và có mục đích, biết lắng nghe Điều quan trọng trong việc rèn luyện về mặt tâm lý để trẻ tới những ước muốn cá nhân, biết từ chối những ước muốn (như đi chơi ) để thiết, những giờ học tạo hình tạo ra nhiều điều kiện cho việc hình thành những phẩm chất đó. Tóm lại quá trình hoạt động tạo hình đã đồng thời thực hiện được những mặt giáo dục khác nhau như giáo dục đạo đức, tư duy, lao động thẩm mỹ. Vai trò cơ bản của hoạt động tạo hình là giáo dục thẩm mỹ và cũng hết sức quan trọng đối với việc chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG I 1. Đọc tài liệu và thảo luận - Hoạt động tạo hình - Đặc điểm những giai đoạn phát triển khả năng tạo hình của trẻ - Vai trò của hoạt động tạo hình trông việc giáo dục toàn diện 17
- + Giáo dục trí tuệ + Giáo dục thẩm mỹ + Giáo dục đạo đức + Giáo dục thể chất + Giáo dục lao động - Vai trò của hoạt động tạo hình chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. 2. Tại sao hoạt động tạo hình có những ảnh hưởng tích cực tới việc phát triển về mặt trí tuệ cho trẻ. 3. Cho biết cụ thể những điều kiện thuận lợi của hoạt động tạo hình đối với việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ. 4. Tại sao hoạt động tạo hình là môi trường tốt để giáo dục đạo đức cho trẻ. 5. Hoạt động tạo hình đã chuẩn bị những gì cho trẻ khi bước vào trường phổ thông. 18
- CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON 1. Mục đích của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ, hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non phải được tổ chức để hiện những mục tiêu giáo dục sau: - Phát triển sự nhạy cảm, những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, có nhu cầu làm ra cái đẹp là những điều rất cần cho cuộc sống của trẻ trong xã hội. - Giúp đỡ lĩnh hội các kiến thức, kỹ thuật cơ sở, tạo nền tảng cho sự tiếp thu nền giáo dục ở bậc tiểu học tiếp theo. - Phát triển và tiếp tục duy trì ở trẻ lòng tự tin và khả năng cảm nhận về giá trị của mình. - Tiếp thu tri thức và hình thành thái độ, tình cảm để trẻ tích cực gia nhập vào cộng đồng, xã hội. Mục đích của việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ lứa tuổi mầm non không nằm ngoài những mục đích cơ bản của giáo dục thẩm mỹ đó là: - Phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống trong nghệ thuật. - Hình thành ở trẻ lòng mong muốn và khả năng thể hiện vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh, để qua đó biểu lộ thái độ, tiònh cảm của mình. 2. Nguyên tắc xây dựng chương trình. Để phát triển khả năng tạo hình của trẻ ngay từ khi trẻ mới bắt đầu làm quen với hoạt động này, chúng ta phải hướng dẫn trẻ phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Việc xây dựng chương trình phải dựa vào các nguyên tắc sau: 2.1. Tính khoa học: 19
- Nội dung của hoạt động tạo hình dành cho trẻ mẫu giáo, phải là những gì được đúc kết tích luỹ trong cả quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người, là những tinh hoa của nền văn hoá loài người. Từ vốn kinh nghiệm xã hội lịch sử mang tính chuẩn mực của loài người, người ta chỉ lựa chọn phần nhỏ những gì vừa sức tiếp thu của trẻ ở từng lứa tuổi. Trong quá trình hoạt động tạo hình, người ta giúp trẻ nắm dần hệ thống chuẩn mực cảm giác mang tính xã hội, dần dần bằng hoạt động này người ta hình thành những cảm xúc thẩm mỹ (về hình, về màu, kích thước, tỷ lệ, tính nhịp điệu ). Trên cơ sở này người ta hình thành và phát triển ở trẻ thị hiếu thẩm mỹ. Chương trình hoạt động tạo hình ở trường mẫu giáo không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những hiểu biết cho trẻ mà còn nhằm hoàn thiện hoạt động thực tiễn giúp trẻ tạo ra cái đẹp. Chương trình hoạt động tạo hình trong trường mẫu giáo cần được sắp đặt phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Dựa trên cơ sở tính khoa học mà người ta phân - Những hiểu biết kỹ năng, kỹ xảo giúp trẻ tả vật đơn lẻ. - Những hiểu biết kỹ năng, kỹ xảo giúp trẻ truyền đạt nội dung mạch lạc (cốt truyện, chủ đề). - Những hiểu biết kỹ năng, kỹ xảo giúp trẻ trang trí. - Các kỹ năng có tính chât kỹ thuật. t động tạo hình cũng cần giúp trẻ nhận biết, hiểu được cái đẹp, cái thiện, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm những cảm xúc thẩm mỹ phong phú, từ đó mà dần dần hình thành tình cảm thẩm mỹ đạo đức và các hành vi văn hoá đạo đức. 2.2. Tính thống nhất giữa các nhiệm vụ giáo dục và dạy học : Nguyên tắc giáo dục được hình thành như một sự thống nhất của nhiệm vụ học tập. Cùng với việc cung cấp cho trẻ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển ở trẻ tính tích cực độc lập, sáng tạo. Nội dung chương trình hoạt động tạo hình cũng cần giúp trẻ nhận biết, hiểu được cái đẹp, cái thiện, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm những cảm xúc thẩm mỹ phong phú, từ đó mà dần dần hình thành tình cảm thẩm mỹ và các hành vi văn hoá đạo đức. 20
- 2.3. Tính vừa sức: Nội dung cơ bản và cách sắp xếp các nội dung chương trình hoạt động tạo hình cần phải được lựa chọn đối tượng tạo hình, cân nhắc tuỳ theo đặc điểm lứa tuổi để cùng với sự hoàn thiện của hệ thống giáo dục và dạy học thì trình độ phát triển năng lực HĐTH của trẻ ở từng độ tuổi cũng được thay đổi và nâng cao. Sự phân bố chương trình có tính đến sự phức tạp dần đối tượng tạo hình, từ những sự vật hiện tượng quen thuộc gần gũi đến phạm vi rộng hơn. 2.4. Tính ý thức: Tính ý thức, tích cực tự giác là một trong những yêu cầu rất căn bản để giúp trẻ tiếp thu các tri thức các phương thức hành động và biến chúng thành vốn của riêng và những kinh nghiệm của bản thân đứa trẻ. Tính ý thức làm cho quá trình hoạt động của trẻ thành một hoạt động có hứng thú, có động cơ chứ không chỉ đơn thuần là sự bắt chước máy móc. Để đảm bảo tính ý thức, nội dung của hoạt động tạo hình là phải cung cấp cho trẻ các biện pháp hoạt động độc lập sáng tạo, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện tình cảm, năng lực của mình một cách tích cực, tự do. 2.5. Tính kế tục, hệ thống: Tính hệ thống là một nguyên tắc quan trọng của mọi chương trình giáo dục và đào tạo nhằm phát triển con người một cách toàn diện, hài hoà, những nội dung mới phức tạp hơn chỉ đưa đến cho trẻ trên cơ sở những kiến thức, những kinh nghiệm trước, đơn giản hơn đã được củng cố và trở nên thuần thục. Tính kế tục và hệ thống còn được thể hiện ở mối liên quan chặt chẽ giữa nội dung của chương trình hoạt động tạo hình với nội dung của các hoạt động khác trong trường mầm non (giữa các thể loại của hoạt động tạo hình: vẽ, nặn, xé, cắt dán ) giữa tạo hình với hoạt động vui chơi, lao động, âm nhạc, làm quen với môi trường xung quanh. 2.6. Tính thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn: Nội dung những gì mà trẻ cần miêu tả phải là những sự vật, những hiện tượng gần gũi trong cuộc sống của trẻ rồi dần dần bắt đầu từ những hiện tượng 21
- mà trẻ được quan sát trực tiếp và mở rộng ra những sự vật, hiện tượng khi trẻ không có điều kiện tiếp xúc. Nội dung chương trình phải nhằm bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng hoạt động thực tiễn tạo ra cái đẹp và dùng cái đẹp để tạo ra thực tiễn xung quanh mình (trưng bày những sản phẩm của trẻ trong lớp). 2.7. Tính giáo dục cá biệt: Cũng như các hoạt động mang tính nghệ thuật khác, hoạt động tạo hình đòi hỏi cao về sự đảm bảo nguyên tắc cá biệt, đòi hỏi nhà sư phạm phải nắm rõ đặc điểm. Quá trình xúc cảm, nhận thức, tốc độ hoạt động, độ nhạy bén, tính tích cực và khả năng tưởng tượng sáng tạo của từng trẻ em. 3. Cấu tạo chương trình cụ thể. 3.1. Hoạt động vẽ: a. Khái niệm về hoạt động vẽ: Là dùng đường nét, màu sắc, hình mảng tạo bố cục nhằm phản ánh những sự vật hiện tượng cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều. b. Các thể loại vẽ trong trường mầm non: - Thể loại vẽ theo mẫu - Thể loại vẽ theo đề tài - Thể loại vẽ theo ý thích - Thể loại vẽ trang trí b1. Vẽ theo mẫu: * Khái niệm: Là nhìn mẫu vẽ lại bằng cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ của người vẽ, sử dụng đường nét màu sắc để mô phỏng tả lại, chứ không sao chép rập khuôn. Trong giờ vẽ theo mẫu, cô phải đặt mẫu ở vị trí sao cho từ các góc nhìn của trẻ đạt được hình đẹp nhất, sau đó cô hướng dẫn cho trẻ cách quan sát. Khi trẻ vẽ theo mẫu, cô không nên phụ thuộc quá vào mẫu, chủ yếu là trẻ đạt được nội dung chính, không cần rập khuôn, máy móc. 22
- Trẻ bắt đầu tiến hành vẽ, giáo viên cần nhắc nhở trẻ chú ý tới bố cục tranh, phải vẽ cân đối (hình vẽ không to quá, nhỏ quá, hoặc lệch trên, dưới, trái, phải). Mẫu cho trẻ vẽ là tranh mẫu. b2. Vẽ theo đề tài: * Khái niệm: Vẽ theo đề tài là vẽ theo một chủ đề cho trước dùng đường nét, màu sắc, hình mảng, tạo bố cục. Nhằm thể hiện cảnh sinh hoạt hay một vấn đề nào đó trong cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều. Vẽ theo đề tài trước tiên giúp trẻ hiểu nội dung chủ đề, trẻ biết rõ nhiều vật khác nhau trong mối liên hệ không gian chặt chẽ, khi vẽ cần lưu ý mối quan hệ giữa các vật để lựa chọn vị trí chúng trong không gian và mối tương quan tỷ lệ giữa chúng. Ví dụ: Khi vẽ ngôi nhà, em bé, ông mặt trời, trẻ có thể hiểu và biết vẽ ngôi nhà to hơn em bé, vẽ ông mặt trời phía trên ngôi nhà. Như vậy, vẽ theo đề tài là mục đích dạy trẻ thể hiện một đề tài không gian, bố cục nhiều tổng cảnh, thể hiện mối quan hệ và tỷ lệ giữa các vật sao cho nổi bật nội dung của đề tài (trẻ biết lựa chọn hình tượng phù hợp với chủ đề). Tóm lại: Khi dạy vẽ bất kỳ thể loại nào cô cần chú ý 2 vấn đề sau: - Nội dung vẽ: (Vẽ gì?) phải hiểu nội dung chủ đề cần những hình tượng nào phù hợp để lựa chọn. - Phương tiện truyền cảm (vẽ như thế nào?) phương tiện truyền cảm bao gồm hình dáng, đường nét, màu sắc, bố cục ) b3. Vẽ theo ý thích: Nội dung chủ đề trẻ được tự do lựa chọn theo ý mình. Vẽ theo ý thích phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, trẻ thể hiện cảm xúc, vốn tích luỹ và sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, trẻ hiểu về thiên nhiên, xã hội. Trẻ phát huy tính chủ động sáng tạo, đem hết khả năng để thể hiện theo cách làm, cách suy nghĩ của trẻ. 23
- Vẽ theo ý thích được trẻ ưa thích nhất bởi khi vẽ trẻ được suy nghĩ theo ý tưởng của mình, trẻ có cảm xúc tái hiện sáng tạo cảm xúc của mình qua từng nét vẽ, tô từng mảng màu, vẽ các nhân vật trong tác phẩm của mình. b4. Vẽ trang trí: * Khái niệm: Vẽ trang trí là sắp xếp các hoạ tiết như đường nét, hình mảng, màu sắc tạo nên sản phẩm đẹp trên mặt phẳng hai chiều. Trang trí là tô điểm, làm đẹp các vật thể, các hình đẹp hơn. Ví dụ: Trang trí hình vuông, tròn, chữ nhật, đường diềm và trang trí các đồ vật trong cuộc sống như: bát đĩa, khăn tay đẹp hơn. * Các cách sắp xếp bố cục: - Đối xứng - Nhắc lại các hoạ tiết - Xen kẽ các hoạ tiết Những kiểu hoạ tiết đó phù hợp với trẻ mẫu giáo. 2.3. Hoạt động nặn: * Khái niệm: Hoạt động nặn là thể hiện hình tượng ở dạng khối trong không gian ba chiều với chất liệu mềm dẻo. Nặn là một thủ pháp của nghệ thuật điêu khắc, trẻ mẫu giáo làm quen với điêu khắc thông qua giờ nặn. Nặn giúp cho trẻ hiểu được sâu sắc cấu trúc của vật thể, những thuộc tính hình khối không gian của hiện thực, đất nặn là một nguyên liệu mềm dẻo có thể tác động bằng tay một cách dễ dàng để tạo ra những hình tượng trí tưởng tượng của trẻ, trẻ thường nặn người, động vật, đồ dùng nhà bếp, trái cây hay các phương tiện giao thông, trẻ nặn để thoả mãn nhu cầu nhận thức và sáng tạo của mình. Do tính chất mềm dẻo của vật liệu là đặc điểm tạo nên hình khối của dạng hoạt động tạo hình này, trẻ nắm được kỹ năng tạo hình nhanh hơn so với hoạt động vẽ. Ví dụ: Sự chuyển động của vật, sự cử động của người là thể hiện các động tác, sự thể hiện mối quan hệ không gian giữa các vật trong hoạt động nặn cũng 24
- rất đơn giản, khi sắp xếp các vật đặt cạnh nhau hoặc gần nhau theo ý muốn, viễn cảnh không gian trong hoạt động nặn không được đặt ra. Trẻ tham gia hoạt động nặn là tham gia một hoạt động vui chơi hào hứng sáng tạo. Trẻ được tạo ra một sản phẩm, được cầm nắm, bày đặt ra một bố cục hợp lý trong không gian cụ thể. Đặc trưng chủ yếu của hoạt động nặn là truyền đạt được hình khối của vật, còn màu sắc sử dụng rất hạn chế. * Các cách nặn: - Nặn ghép nhiều chi tiết thành một vật. - Nặn một vật từ khối đất nguyên. Ví dụ: Nặn con gà nhiều chi tiết ghép lại, ta chia đất ra thành nhiều phần, phần thân nhiều đất nhất, đầu nhỏ chia ít đất hơn, phần nhỏ nhất là mỏ, phần đuôi cũng không cần nhiều. Sau đó sử dụng các kỹ năng để tạo thành các bộ phận của con gà, cuối cùng là sử dụng kỹ năng gắn đính để tạo nên một con gà. * Hoạt động nặn gồm có 3 thể loại: - Nặn theo mẫu - Nặn theo đề tài - Nặn theo ý thích 3.3. Hoạt động xé, cắt dán: * Khái niệm: Xé, cắt dán là xé cắt những mảnh giấy màu và sắp xếp, dán các hình mảng đã được xé cắt rời tạo bố cục trên mặt phẳng 2 chiều. - Mảnh giấy ghép được xé bằng tay gọi là tranh xé dán. - Mảnh giấy ghép được cắt bằng kéo gọi là tranh cắt dán. Tranh xé, cắt dán ở trường mầm non được bắt nguồn từ các thể loại tranh ghép nghệ thuật. Tranh nghệ thuật có nhiều tranh ghép, tranh ghép từ mảnh sứ, bát đĩa vỡ, từ các mảng kích màu, từ chai, từ tre hay hoa lá Ở trường mẫu giáo, giáo viên dạy trẻ thể hiện từ những mảnh giấy màu dán trên nền giấy trắng hay giấy màu được gọi là tranh xé, cắt dán. 25
- * Các thể loại xé, cắt dán: - Xé, cắt dán theo mẫu - Xé, cắt dán theo đề tài - Xé, cắt dán theo ý thích - Cắt dán trang trí Xé, cắt dán tương tự như hoạt động vẽ, phải chú ý đến nội dung thể hiện là phương tiện miêu tả hình mảng, màu sắc và bố cục tranh. Trong các giờ học xé, cắt dán trẻ làm quen với nhiều hình dáng vừa đơn giản, vừa phức tạp của các vật khác nhau, nhờ đó mà biểu tượng toán học ở trẻ được phát triển. Khi xé cắt dán không phải tô màu, cô giáo đưa cho trẻ giấy có nhiều màu khác nhau và dạy trẻ cách chọn màu sao cho phù hợp với vật mà trẻ tạo hiònh, nhờ đó cảm giác màu sắc của trẻ cũng được phát triển. Xé, cắt dán giúp đôi tay của trẻ linh hoạt và khéo léo. * Mục đích của vẽ và xé cắt dán là: - Kiểm tra khả năng của trẻ qua đó cô giáo định hướng cho nhiệm vụ đào tạo tiếp theo. - Củng cố các kiến thức, kỹ năng đã học. - Phát triển khả năng sáng tạo, tính độc lập, tự chủ trong công việc. Vì vậy, ở các giờ học theo ý thích cô giáo phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để cung cấp biểu tượng (nội dung cần thể hiện) cho trẻ, càng phong phú càng tốt, giúp trẻ nhớ lại những kỹ năng đã học, giúp trẻ thực hiện những kỹ năng mới, những điều cần thiết ở đây là việc thể hiện nội dung là trẻ tự chọn. Vì vậy, cô giáo cần có kiến thức về tạo hình và về cuộc sống, phải biết cách gây được sự hưng phấn và thích thú ở trẻ đối với giờ học. * Hoạt động vẽ, nặn, xé, cắt dán trong trường mẫu giáo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có cùng nhiệm vụ sau: - Phát triển cho trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ (biết nhận biết cái đẹp, xúc động trước cái đẹp, biết yêu quý cái đẹp và biết sáng tạo ra cái đẹp. 26
- - Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ để hình thành cho trẻ tình yêu đối với vẻ đẹp, thiên nhiên, cuộc sống con người và nghệ thuật. Làm giàu vốn biểu tượng, phát triển năng lực tư duy. - Hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, năng lực quan sát và ước mong sáng tạo. - Dạy trẻ biết sắp xếp bố cục thể hiện được nội dung chủ đề xúc cảm, tình cảm của trẻ thông qua sản phẩm. Trẻ biết trang trí một hình, một vật để làm cho nó đẹp hơn. - Dạy trẻ có thói quen nề nếp học tập, làm việc có mục đích, có ý thức, tự giác và có trách nhiệm. HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG II 1. Đọc tài liệu và thảo luận - Mục đích của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non - Nguyên tắc xây dựng chương trình - Các hoạt động tạo hình trong trường mầm non + Hoạt động vẽ + Hoạt động nặn + Hoạt động xé, cắt dán 2. Phân biệt các thể loại của các hoạt động tạo hình trong trường mầm non. 27
- CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 1. Khái niệm về phương pháp dạy tạo hình cho trẻ. Kết quả của giáo dục và dạy học phải phụ thuộc nhiều vào việc nhà sư phạm sử dụng những phương pháp và biện pháp nào để cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Khi nói đến những phương pháp dạy học hoạt động tạo hình thì cần phải hiểu đó là một hệ thống những động tác của nhà sư phạm nhằm làm cho giờ học đạt được mục đích đã định. Trong lý luận dạy học thì phương pháp đào tạo được định nghĩa là con đường duy nhất để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non chính là hệ thống tác động qua lại giữa giáo viên với trẻ để tổ chức hoạt động nhận thức thẩm mỹ và hoạt động thực tiễn cho trẻ, nhằm bồi dưỡng ở trẻ các năng lực tạo hình, giúp trẻ nắm được những hiểu biết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, hình thành và phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo. Thủ pháp hay còn gọi là thủ thuật dạy học nằm trong một sự thống nhất và chúng có thể chuyển hoá qua lại nhau, đôi khi những phương pháp có thể chỉ sử dụng như một thủ pháp. Các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình chính là chi tiết, là những thành phần tạo nên phương pháp. Ví dụ: Đọc thơ hay kể một câu chuyện vào đầu giờ học với mục đích tạo không khí hứng thú cho giờ học thì việc đó là một thủ thuật giúp giáo viên giải quyết một nhiệm vụ đó là ổn định tổ chức đầu giờ học. * Cách phân loại các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ: Trẻ mầm non tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm bằng nhiều nguồn cung cấp thông tin. Những phương pháp dạy học cổ truyền được hệ thống phân loại theo nguồn tư liệu và kỹ năng, kỹ xảo của trẻ được hình thành. Trẻ tiếp thu được những kiến thức trong quá trình làm quên cả tìm hiểu trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh, từ những nguồn thông tin nhận được qua những lời giảng giải, những câu chuyện của giáo viên, đồng thời những kiến thức cũng thu được trong quá trình trực tiếp tham gia hoạt động, trong quá trình 28
- trực tiếp tham gia hoạt động thực hành, vì vậy người ta phân ra các phương pháp sau: - Nhóm phương pháp trực quan - Nhóm phương pháp dùng lời nói - Nhóm phương pháp thực hành Việc lựa chọn, sắp xếp vào hệ thống các phương pháp giáo dục và dạy học đòi hỏi sự cân nhắc mục đích, nhiệm vụ của từng giờ học, đồng thời đòi hỏi sự hiểu biết về đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi cũng như trình độ của trẻ về hoạt động toạ hình. Do đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo (vừa học vừa chơi) cho nên các giờ học tạo hình thường dùng thủ thuật trò chơi. 2. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. 2.1. Phương pháp dạy - học chung Phương pháp dạy - hoc chung: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp chỉ dẫn, giải thích. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp củng cố. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá Dựa vào các phương pháp dạy – học chung để phân ra các nhóm phương pháp dạy – học. Ví dụ: - Nhóm phương pháp thông tin – tiếp cận: Nội dung của nhóm phương pháp này là giáo viên cung cấp những kiến thức, kỹ năng của từng môn học, trên cơ sở đó trẻ tiếp thu và pháp triển phù hợp với khả năng nhận thức của từng trẻ. 29
- - Nhóm phương pháp thực hành – ôn luyện: Tổ chức cho trẻ hoạt động tạo ra sản phẩm và tổ chức các hoạt động khác nhằm củng cố lại kiến thức và rèn kỷ năng cho trẻ. - Nhóm phương pháp tìm tòi – sáng tạo: Giáo viên gợi mở cho trẻ suy nghĩ, khám phá, tìm tòi, sáng tạo để tạo ra các sản phẩm. 2.2. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 2.2.1 Nhóm phương pháp trực quan: * Khái niệm: Phương pháp trực quan là phương pháp cho trẻ quan sát trực tiếp đối tượng bằng các giác quan như thị giac, xúc giác, giúp trẻ tri giác cụ thể, đầy đủ, hoàn thiện biểu tượng khắc sâu trí nhớ về sự vật hiện tượng khách quan. * Phương pháp sử dụng mẫu: Trong nghệ thuật tạo hình mẫu được hiểu là những vật hoặc hiện tượng được thể hiện trong quá trình quan sát trực tiếp. Trong hoạt động vẽ, mẫu được thể hiện từ góc nhìn nhất định, mẫu được quan sát từ một phía, chủ yếu là tri giác bằng mắt. Trong hoạt động nặn, trẻ cần được hành động với mẫu (sờ) phân tích hình dáng khối của vật từ tất cả các phía. Sử dụng mẫu có ưu điểm làm giảm nhẹ hoạt động trí nhớ. Vì quá trình miêu tả đồng thời quá trình tri giác, giúp trẻ hiểu và truyền đạt đúng hình dáng, cấu tạo và màu sắc của vật. Khi lựa chọn mẫu cần phải chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, mẫu chọn phải đẹp có hình dáng đơn giản, sự phân biệt các chi tiết rõ ràng. Khi treo tranh mẫu phải treo vừa tầm mắt trẻ, treo ở vị trí sao cho tất cả trẻ trong lớp đều nhìn thấy được. Mẫu, có thể sử dụng các loại hoa quả thật, đồ chơi, tranh ảnh. Nhưng mẫu dùng cho trẻ mẫu giáo vẽ về thể loại mẫu thường là sử dụng tranh mẫu, mẫu được để trong suốt giờ học (tiết mẫu). Trong các giờ tạo hình nặn theo mẫu, mẫu được sử dụng là mẫu bằng đất nặn, nhưng cũng có thể sử dụng mẫu bằng vật thật. 30
- Trong giờ hoạt động tạo hình cần phải hướng sự chú ý của trẻ vào hình dáng, kích thước, màu sắc của vật. Hoạt động nặn cần khảo sát vật trọn vẹn. + Quá trình khảo sát vật gồm có 5 giai đoạn. - Tri giác toàn diện (cô giáo giới thiệu vật nói chung) - Khảo sát, có phân tích (giới thiệu những phần lớn trước, sau đó đến các chi tiết nhỏ, xác định hình dáng của chúng). - Xác định quan hệ tương quan giữa các phần lớn và nhỏ. - Xác định màu sắc. - Xem xét lần nữa toàn bộ vật. Tất nhiên sự phân chia giai đoạn chỉ là tương đối, không phải lúc nào cũng cần đầy đủ các giai đoạn. Trong quá trình khảo sát, cô giáo dạy trẻ bằng mắt hoặc bằng tay. Khảo sát lần lượt các chi tiết theo đường nền (vẽ và xé cắt dán hoặc nặn theo khối). - Mẫu giáo bé, khảo sát sử dụng bằng tay rất cần thiết. - Mẫu giáo nhỡ và lớn khi khảo sát thị giác đóng vai trò quan trọng. Mẫu có thể sử dụng như một thủ thuật riêng, sử dụng được trong giờ vẽ theo ý thích nếu trẻ cần biểu tượng. * Xem xét vật đầu giờ học: + Mục đích xem xét vật đầu giờ: là cung cấp, gợi ý nội dung miêu tả, giúp trẻ nhớ lại một số cách thức miêu tả, phục hồi khái niệm sự vật hiện tượng ở trẻ. Vào đầu giờ học, cô cho trẻ xem xét một số vật có liên quan đến nội dung của giờ học, cô trao đổi cùng trẻ để giúp trẻ xác định tên gọi, đặc điểm về hình dáng, màu sắc của các vật, sau đó trẻ có thể nhắc lại một số kỹ năng thể hiện những vật phức tạp. Phương pháp xem vật đầu giờ học thường được dùng trong các giờ dạy theo đề tài, ý thích. Ví dụ: Nặn các loại quả, giáo viên chuẩn bị các loại quả khác nhau, có thể là các loại quả thật, đồ chơi và sử dụng các thủ thuật để kích thích sự tò mò và tạo hứng thú cho trẻ, cô có thể bỏ quả vào một cái giỏ thật đẹp và đậy kín, sau 31
- đó đoán trẻ, trong giỏ cô có những loại quả gì? Sau đó cô và trẻ cùng nhau xem xét về đặc điểm hình dáng, cấu tạo màu sắc. Xem xong cô cất mẫu, trẻ phải tự lựa chọn và nặn những loại quả trẻ ưa thích theo trí tưởng tượng. Còn vẽ các phương tiện giao thông, trước tiên cô cung cấp cho trẻ biểu tượng về các loại phương tiện giao thông, cô và trẻ cùng xem xét các loại đồ chơi như: (ô tô tải, ô tô con, xe ca, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay ) cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo của từng loại, sau đó cho trẻ xem tranh để dạy cách miêu tả vật trong mối quan hệ không gian (xem xong cô cất tranh). * Sử dụng hình mẫu: Hình mẫu là những bức vẽ thể hiện kiểu trang trí (trang trí hình vuông, tròn ) Sử dụng hình mẫu trong thể loại trang trí, với mục đích giúp cho trẻ hiểu cách vẽ hoạ tiết các sắp xếp các chi tiết các kiểu sắp xếp bố cục như (lặp lại, xen kẽ, đối xứng). * Sử dụng tranh: Mục đích của việc sử dụng tranh là củng cố khái niệm về sự vật, hiện tượng cần miêu tả. Giải thích các phương tiện và cách miêu tả. Mẫu giáo bé, tranh được sử dụng để giúp cho trẻ nhận biết các sự vật hiện tượng cần miêu tả, khi không có điều kiện để quan sát trực tiếp. Sử dụng tranh có ưu điểm là có thể quan sát nhiều lần lặp lại, tạo điều kiện cho trẻ nhận biết những đặc điểm đặc trưng của vật một cách kỹ càng. Mẫu giáo nhỡ, trẻ có thể nhận thức được quan hệ giữa các nhân vật trong tranh, hành động của các nhân vật đang làm gì. Mẫu giáo lớn, trẻ làm quen với phương pháp miêu tả trên mặt phẳng, xem tranh, trẻ thấy mặt đất được miêu tả không phải bằng một đường kẻ thẳng mà là một phần phía dưới tờ giấy là mặt đất, phía trên là vẽ những vật ở xa nhỏ hơn, những vật ở gần vẽ phần dưới tờ giấy và được vẽ to hơn. Tranh phải có kích thước phù hợp, phải đẹp, hợp với nội dung yêu cầu từng bài, từng đối tượng. 32
- Khi sử dụng tranh cô phải treo vừa tầm quan sát của trẻ, cô phải phân tích nội dung tranh, hình thức thể hiện: hình ảnh, bố cục, màu sắc cô có thể cùng đàm thoại để tìm hiểu, khai thác cảm xúc của trẻ về bức tranh và quá trình được tiến hành đầu giờ học. Tranh xem xong phải cất, không để lại suốt giờ học, vì như vậy trẻ sẽ vẽ lại một cách máy móc, điều đó ảnh hưởng tới sự phát triển khả năng tạo hình và khả năng sáng tạo của trẻ. * Trình bày những phương thức mô tả: Thao tác mẫu của cô là những phương thức hành động đóng vai trò quan trọng. Vì bước đầu trẻ học tạo hình trẻ phải học cách sử dụng dụng cụ và vật liệu sao cho đúng, trẻ phải nắm được các kỹ năng và biết cách diễn đạt hình dạng các vật khi vẽ, nặn, xé, cắt dán. Các cách làm mẫu là phương pháp thể hiện trực quan có hiệu quả. Có hai dạng làm mẫu: - Làm mẫu bằng điệu bộ. - Làm mẫu trên vật liệu (lên bảng, lên giấy, trực tiếp với đất nặn ) Khi làm mẫu phải đồng thời kết hợp giải thích bằng lời. + Làm mẫu bằng điệu bộ: (dùng tay vẽ trên không gian hình dáng cơ bản của vật) nhằm khôi phục lại trong trí nhớ của trẻ về hình dáng chủ yếu của vật nếu như nó đơn giản. Về các chi tiết của vật, đồng thời cho phép trình bày động tác tay của người vẽ. Trẻ càng nhỏ thì trình bày động tác tay có ý nghĩa càng lớn. + Làm mẫu toàn bộ vật (lên bản, lên giấy ) phương pháp này được sử dụng khi cung cấp những kỹ năng mới. Ví dụ: Dạy trẻ vẽ hình tròn như bài vẽ "quả bóng" cô vẽ mẫu quả bóng, đồng thời giải thích hành động của mình, lời giải thích phải khớp với thao tác. Làm mẫu toàn bộ vật được tiến hành trong các giờ theo mẫu với nhiệm vụ dạy trẻ miêu tả đúng hình dáng, đặc điểm chủ yếu của vật, làm mẫu mục đích giúp trẻ nắm được các kỹ năng thể hiện bài, trình tự thao tác và phương pháp thể hiện sản phẩm. 33
- Khi làm mẫu cần thao tác chính xác, rõ ràng, thuần thục, trình bày những kỹ năng mới cô phải làm chậm, dứt khoát và phải dùng lời phân tích diễn giải, những kỹ năng ôn cô có thể gọi trẻ trình bày lại thao tác hoặc cô thao tác nhanh hơn. Bắt đầu tiến hành làm mẫu cô cần thu hút trẻ bằng các câu hỏi: Cô vẽ thiếu gì nhỉ? Bây giờ cần vẽ thêm gì? Đối với thể loại đề tài cô cũng có thể làm thao tác mẫu lại một số kỹ năng khó hoặc mới, một số biểu tượng chính nếu thấy cần thiết nhưng cô phải thao tác nhanh không cần phải phân tích kỹ (làm mẫu xong phải xoá hoặc cất đi). Các bài tập lặp lại với mục đích củng cố kỹ năng, lúc này việc làm mẫu miêu tả không thực hiện với cả lớp mà chỉ thực hiện riêng với những trẻ còn chưa nắm được kỹ năng. - Cô không nên làm mẫu thường xuyên, chỉ khi thấy cần thiết để tránh thói quen không tốt cho trẻ, trẻ sẽ bị thụ động, không phát huy được tính độc lập suy nghĩ của trẻ. * Phân tích sản phẩm của trẻ: Phân tích sản phẩm của trẻ là một phần quan trọng trong giờ học tạo hình, đây cũng có thể coi là một phương pháp bởi cô giáo sử dụng nó để củng cố lại kiến thức, nội dung giờ học: - Trẻ thấy được thành quả lao động của mình, của bạn. - Trẻ học cách nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn. - Trẻ thấy được thành tích và sai sót trong miêu tả, đem lại niềm vui, sự hứng thú cho trẻ đối với giờ học tạo hình. Khi vận dụng phương pháp này cần lưu ý một số điểm sau: - Cô giáo cần thu toàn bộ bài vẽ của cả lớp, không thu hết sẽ gây mặc cảm, tâm lý tự ti cho những trẻ không được thu bài và gây ảnh hưởng đến việc nhận xét. Cô giáo cố gắng tìm các biện pháp tốt nhất để trưng bày sản phẩm của cả lớp. Sau đó cô và trẻ cùng nhận xét và đánh giá. 34
- Mẫu giáo bé, trẻ luôn hài lòng với việc được vẽ, nặn, xé, cắt dán, trẻ vui sướng với công việc và hài lòng với kết quả, mong được cô giáo khen cho nên cô trưng bày sản phẩm và cùng trẻ thưởng thức thành quả của công việc, mục đích cô thu hút sự chú ý của trẻ vào kết quả lao động, khen ngợi sự cố gắng của cả lớp, tuyệt đối không chê. Sự đánh giá tốt sẽ duy trì sự hứng thú của trẻ đối với giờ học tạo hình. Mẫu giáo nhỡ, cô giáo cần lôi cuốn trẻ vào việc phân tích, trẻ có thể tự chọn bài miònh thích để phân tích sau đó cô bổ sung và tổng kết, cô giúp trẻ hiểu cái được và cái chưa được trong miêu tả để tìm cách khắc phục. + Nội dung phân tích đánh giá: Cô cần nắm được những yêu cầu sau: - Nội dung chủ đề, ý tưởng của sản phẩm - Hình ảnh, hình tượng thể hiện - Bố cục sắp xếp - Màu sắc - Kỹ năng thể hiện - Sự sáng tạo Lưu ý khi nhận xét sản phẩm của trẻ cô giáo phải nêu ra được những gì trẻ thể hiện tốt và phải khen kịp thời, tuy vậy cô vẫn phải nhận xét những gì trẻ làm chưa tốt nhưng phải thật tế nhị, khéo léo. Đặc biệt chú ý những bài còn yếu, cô có thể nêu mặt ưu, không nên đi sâu vào phân tích lỗi mà chỉ gặp riêng để giúp đỡ trẻ. + Nhận xét đánh giá kết quả giờ học: Bước này thường thực hiện sau khi nhận xét sản phẩm của trẻ xong, cô cần nhận xét một số mặt sau: - Ý thức, tinh thần học tập, cô khen chung cả lớp và cá nhân. - Kết quả sản phẩm: Ngoài những cháu đã được nhận xét tuyên dương trước, cô cần phải nêu kết quả chung cả lớp và cá nhân các cháu khác. 2.2.2. Nhóm phương pháp sử dụng lời nói: 35
- * Khái niệm: Phương pháp sử dụng lời nói là dùng lời nói để giảng giải, chỉ dẫn, giải thích, đàm thoại và kết hợp câu hỏi để trao đổi với trẻ về nhiệm vụ, nội dung của giờ học như hướng dẫn trẻ quan sát, nhận xét, hướng dẫn trẻ các thao tác kỹ năng tạo hình và giúp trẻ nắm được những vấn đề cần truyền đạt. * Đàm thoại đầu giờ học: + Mục đích: - Đàm thoại đầu giờ học là gợi lại trong trí nhớ của trẻ những hình ảnh đã cảm thụ được từ trước. - Kích thích hứng thú đối với giờ học. - Đàm thoại giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng. Cô trao đổi về những hình ảnh, biểu tượng cấu thành đề tài, về cách sắp xếp bố cục, màu sắc để tạo ra sản phẩm đẹp, hoặc cùng nhau trao đổi để tìm hiểu đối tượng khi quan sát và thể hiện (theo mẫu). Cô có thể dùng hệ thống câu hỏi có tính chất gợi ý cho trẻ, giúp trẻ suy nghĩ và tự trình bày ý tưởng của mình, những hiểu biết của mình, sự lựa chọn theo ý thích Ví dụ: Cháu thích vẽ gì? Cháu vẽ những gì? Cháu vẽ như thế nào? Cháu tô màu gì? Trong quá trình trao đổi cháu có thể đặt ra những câu hỏi để cô giải thích về những vấn đề cháu chưa hiểu. Khi đàm thoại cô luôn tôn trọng ý kiến riêng của trẻ, nếu trẻ chưa hiểu hết vấn đề cô có thể gợi ý cho trẻ. Có những ý thích vượt quá khả năng của trẻ thì cô gợi ý giúp trẻ tự chuyển hướng sang nội dung đề tài khác phù hợp hơn. Thông thường đàm thoại được kết hợp với các phương pháp khác như: xem xét vật, sử dụng tranh, cách mô tả, đàm thoại để củng cố những kiến thức đã học hoặc cho trẻ làm quen với những phương pháp miêu tả mới, trẻ nắm được những kỹ năng cần thiết, đàm thoại có thể dùng như một thủ phép, nhằm giúp trẻ hiểu nhiệm vụ và gây hứng thú với giờ học. Ví dụ: Đọc thơ hay kể chuyện 36
- Phương pháp đàm thoại được sử dụng nhiều trong quá trình quan sát hoặc khai thác ý thích riêng, khai thác trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. * Chỉ dẫn và giải thích của cô giáo: Mục đích của việc chỉ dẫn là giải thích nhiệm vụ của giờ học và cách thức tiến hành công việc. Vào đầu giờ, chỉ dẫn của cô thường kết hợp với phương pháp trực quan. Ví dụ: Làm mẫu cách miêu tả lên bảng đồng thời giải thích hành động. Mẫu giáo bé thì chỉ dẫn bằng lời đi kèm với phương pháp trực quan vì trẻ còn ít kinh nghiệm, chưa đủ những kỹ năng tạo hình để hiểu những lời cô giảng giải. Mẫu giáo nhỡ và lớn, chỉ dẫn bằng lời cũng có thể sử dụng độc lập, lời nói có thể gợi cho trẻ nhớ lại những phương pháp cần thiết và khi sử dụng phương pháp đó cần thực hiện những động tác nào. Ví dụ: Trong giờ nặn "Các loại quả" giáo viên đặt câu hỏi: Muốn nặn được chùm nho thì phải làm thế nào? Trẻ có thể giải thích cách chia đất cho đều, cách nặn hình tròn, cách gắn các qủa lại thành chùm. Cô có thể giải thích trước, sau đó yêu cầu trẻ nhắc lại nhiệm vụ bằng lời, để giúp trẻ nhận thức tốt hơn hành động của mình. Mẫu giáo bé, sau khi giải thích và trình bày công việc, trước khi trẻ tiến hành công việc, cô giáo cần nhắc lại trình tự công việc bắt từ đâu. Khi trẻ tiến hành công việc cô cần quan sát toàn bộ lớp, xem trẻ nào cần sự giúp đỡ (cần đến sự chỉ dẫn riêng của cô) những trẻ cần sự chỉ dẫn riêng là những trẻ hay do dự, xấu hổ, không tin vào khả năng của mình lúc này cô cần tạo niềm tin cho trẻ. Cách chỉ dẫn không giống nhau, có trẻ cần phải khích lệ, gây hứng thú, có trẻ quá tự tin thì yêu cầu cao hơn. Chỉ dẫn của cô có khi không cần nói thẳng ý, mà cần buộc trẻ phải suy nghĩ, tìm cách sửa đổi. Ví dụ: "Người này sao to thế làm sao để vào ngôi nhà này được?" 37
- Khi nhận xét nên dùng lời nói nhẹ nhàng thiện cảm để trẻ thấy sự quan tâm của cô đối với công việc của chúng. Khi chỉ dẫn riêng cô cần nói nhỏ để không làm ảnh hưởng đến trẻ khác. * Vấn đáp: Một người đặt ra câu hỏi để người khác suy nghĩ và trả lời đúng theo yêu cầu của người đó. Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu, khai thác hoặc kiểm tra đối tượng, được sử dụng rất nhiều trong các tiết học tạo hình trong trường mầm non. Ví dụ: Khai thác khả năng quan sát, khả năng tư duy, trẻ phát triển những hiểu biết và cảm nghĩ của mình theo yêu cầu của cô giáo. Câu hỏi của cô phải ngắn gọn dễ hiểu, cụ thể. Đối với trẻ không nên đặt ra những câu hỏi quá chung chung, quá trìu tượng. Khi đặt câu hỏi cô cần phải có sẵn đáp án cụ thể nếu cần cô gợi ý cho trẻ trả lời hoặc điều chỉnh khi trẻ trả lời chưa chính xác. * Sử dụng hình ảnh văn học: Những câu chuyện cổ tích, câu đố có thể dùng để cung cấp kiến thức, biểu tượng miêu tả, vì những hình ảnh nghệ thuật thể hiện trong lời nói mang tính trực quan đặc sắc, trong đó có những gì đặc trưng riêng biệt của sự vật hiện tượng. Trẻ mẫu giáo lớn có thể tạo hình được các nhân vật trong các câu chuyện cổ tích, chuyện thơ Khi đọc truyện cho trẻ nghe, giáo viên khắc hoạ tính cách, tâm trạng của từng nhân vật, sau đó cho trẻ xem một số bức tranh miêu tả một vài trích đoạn của câu chuyện, mà ở đó những tính cách và đặc điểm đặc trưng nhất của nhân vật chính được thể hiện làm nổi bật nhân vật đó giữa các nhân vật phụ khác. Tạo hình theo cốt truyện giúp trẻ tích cực sáng tạo, tư duy và tưởng tượng. Ở tất cả các lứa tuổi cũng có thể sử dụng hình ảnh văn học như câu thơ, câu đố, đoạn văn ngắn để giúp trẻ nhớ lại các biểu tượng về đối tượng tạo hình mà trẻ đã lĩnh hội trước đó và làm cho các biểu tượng đó trở nên rõ ràng hơn. Khi trích đoạn thơ, văn phải phù hợp với nội dung bài. 38
- Ví dụ: Đoạn thơ sau: "Cái mỏ tí hơn Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm" Hình ảnh văn học có thể sử dụng như một thủ thuật nhằm giới thiệu nội dung giờ học và gây hứng thú đối với giờ học. 2.2.3. Nhóm phương pháp thực hành: * Khái niệm: Là phương pháp củng cố kiến thức và hướng dẫn trẻ rèn luyện những kỹ năng, thao tác, cảm xúc tư duy để trẻ có thể hoàn thành tốt sản phẩm tạo hình. * Rèn luyện khả năng quan sát: Cho trẻ quan sát sự vật hiện tượng thiên nhiên, vật mẫu hoặc tranh ảnh nhằm giúp trẻ tri giác kỹ các đối tượng, hình thành biểu tượng, khắc sâu trí nhớ, giúp trẻ có ấn tượng, cảm xúc thẩm mỹ tốt. Cô giáo hướng dẫn trẻ trong quá trình quan sát. - Quan sát tổng thể đến chi tiết. - Quan sát hình dáng, cấu trúc, tỷ lệ, màu sắc. - Quan sát để sắp xếp bố cục. Cô giáo dùng câu hỏi gợi ý hoặc phân tích cho trẻ hiểu. * Rèn luyện thao tác kỹ năng tạo hình: Để có một sản phẩm tạo hình tốt đòi hỏi trẻ phải được cô giáo hướng dẫn và tự rèn luyện nhiều những thao tác tạo hình, hình thành kỹ năng, kỹ xảo khi thể hiện. - Trước hết thao tác mẫu của cô phải chính xác, rõ ràng lời giải thích dễ hiểu, đặc biệt là trong thể loại tạo hình theo mẫu. Trẻ nắm được trình tự công việc thao tác thể hiện trên cơ sở đó trẻ tự rèn luyện, tìm ra cách thể hiện một cách độc lập, sáng tạo. 39
- - Trong quá trình trẻ luyện tập cô luôn quan sát, gợi ý, khuyến khích trẻ, tuyệt đối không làm hộ. Phương pháp thực hành cơ bản thường được sử dụng trong quá trình dạy tạo hình đó là luyện tập các kỹ năng tạo hình như kỹ năng vẽ, nặn, xé cắt dán. Muốn cho kiến thức của trẻ trở nên sâu sắc, những hành động trở thành kỹ năng, kỹ xảo thì phải ôn lại và luyện tập trong các dạng hoạt động khác nhua. Cô phải biết cách tổ chức hoạt động của trẻ sao cho nội dung của chúng và chính thức tiến hành phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ở lớp mẫu giáo bé, những bài luyện tập này khó nhận thấy vì khi cho trẻ củng cố một kỹ năng nào đó cô luôn thay đổi đề tài nhưng sử dụng cùng một kỹ năng để không làm trẻ nhàm chán. Ví dụ: Để củng cố kỹ năng vẽ hình tròn cô cho trẻ vẽ quả bóng, quả cam Ở lớp mẫu giáo nhỡ và lớn có thể yêu cầu trực tiếp. Các em phải tô màu cho đẹp không lem ra ngoài. Sau khi làm mẫu cách tô màu, cô yêu cầu trẻ vẽ một hình đơn giản (cây nấm, quả cam, ngôi nhà ) và cố gắng tô màu cẩn thận. Từ đó trẻ hiểu nếu như mình tô màu không cẩn thận sẽ làm bức tranh không đẹp, do đó trẻ sẽ cố gắng luyện tập. 2.2.4. Các thủ thuật trò chơi: Các thủ thuật trò chơi được thực hiện với mục đích để chuyển trạng thái của trẻ từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập và nhằm để kích thích sự hứng thú của trẻ đối với đối tượng mà trẻ sẽ tạo hình. Sử dụng yếu tố trò chơi trong quá trình hoạt động tạo hình là phương pháp có hiệu quả, trẻ càng nhỏ thì trò chơi chiếm vị trí càng lớn vì trò chơi tăng thêm phần hấp dẫn, tạo hứng thú cho trẻ, trẻ tích cực hoạt động làm cho giờ học tạo hình có hiệu quả hơn. Ở lớp mẫu giáo bé, thủ thuật này được áp dụng với mục đích tập trung sự chú ý, hứng thú Ví dụ: Bác gấu, búp bê, bác thỏ đến chơi với các em và đề nghị các em vẽ chân dung, tặng quà, cụ thể như có bạn búp bê đến thăm lớp, các cháu sẽ nặn 40
- những chiếc bánh tròn để chiêu đãi bạn búp bê, cuối giờ xếp bánh vào đĩa để mời búp bê, cô khen bánh của cả lớp làm đẹp và ngon, bạn búp bê cảm ơn cả lớp Ở lớp mẫu giáo nhỡ và lớn có thể đề nghị các em có thể sử dụng trò chơi. Ví dụ: Tổ chức "Câu lạc bộ họa sĩ tí hon" phòng triển lãm, sử dụng yếu tố trò chơi nên nhất quán từ đầu đến cuối giờ học và cần phải chú ý đến không biến giờ học thành giờ chơi, bởi vì trò chơi dễ làm cho trẻ xao lãng các nhiệm vụ học tập đặt ra. Vận dụng các phương pháp, thuật thuật vào quá trình dạy học giúp trẻ hiểu và tiến hành công việc một cách dễ dàng, gây được hứng thú và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ đối với môn tạo hình. Sử dụng phương pháp nào cũng cần phải phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Nhiệm vụ và nội dung giờ học. - Lứa tuổi và sự phát triển của chúng. - Thể loại hoạt động và chất liệu tạo hình trẻ sử dụng. 3. Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo. Tổ chức hoạt động tạo hình đúng đắn và biết phối kết hợp các giờ học thuộc những hình thức khác nhau dẫn đến sự thành công của việc giải quyết nhiệm vụ đào tạo hoạt động tạo hình. Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm non: - Tổ chức giờ học trên lớp - Tổ chức ngoài giờ học - Hoạt động tạo hình ở gia đình Trong 3 hình thức trên, hình thức tổ chức giờ học trên lớp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ. 3.1. Các giờ học trên lớp: a. Cách thức tổ chức giờ học: a1. Thời gian tổ chức giờ học: - Lớp mẫu giáo bé 15 - 20 phút - Lớp mẫu giáo nhỡ 20 - 25 phút 41
- - Lớp mẫu giáo lớn 25 - 30 phút a2. Những yêu cầu vệ sinh đối với giờ học: - Trong giờ học phải ngồi đúng tư thế (lưng thẳng, chân đặt vuông với đầu gối, ngực không tựa vào bàn). - Bàn ghế cần phải phù hợp với tầm vóc trẻ, cần đặt vị trí đủ ánh sáng (ánh sáng tự nhiên là tốt nhất). - Trong thời gian trình bày mẫu cô cần lưu ý đến chỗ đứng của mình, không đứng gần ánh sáng cửa sổ, bóng đèn, vì trẻ nhìn vào ánh sáng sẽ chiếu vào mắt làm trẻ không nhìn rõ vật. a3. Chuẩn bị cho giờ học: Bao gồm chuẩn bị cho cô, chuẩn bị cho trẻ. + Cô chuẩn bị: - Soạn giáo án, bản thân trong giáo án có mục chuẩn bị - Chuẩn bị đồ dùng - Chuẩn bị về phương pháp tổ chức (định sử dụng phương pháp nào) Khi tổ chức, cô phải định hình có thể tổ chức một trò chơi. Hôm nay sinh nhật bạn gấu, mối liên hệ giữa đặt vấn đề và kết thúc vấn đề phải có mối liên quan chặt chẽ. Đồ dùng trực quan tuỳ thuộc theo nội dung bài để chuẩn bị đồ dùng, đồ dùng phải đảm bảo nội dung, hình thức đẹp, phù hợp đối tượng. Ví dụ: Tiết vẽ theo đề tài: "Vẽ bông hoa" cô sử dụng thủ pháp cho trẻ hát một bài hát về bông hoa kết hợp cả nhạc. Cô chuẩn bị sắp xếp cho trẻ ngồi. Tuỳ thuộc vào nội dung từng bài, từng thể loại để sắp xếp cho trẻ ngồi hợp lý, sắp xếp bàn ghế đúng quy định. - Đối với tiết đề tài có thể tổ chức cho trẻ ngồi theo hình chữ U. - Tổ chức cho trẻ ngồi học một tiết nặn theo mẫu cô có thể sắp xếp trẻ ngồi theo nhóm và cô đặt nhiều mẫu giống nhau để cho trẻ nặn thuận lợi. Giáo viên biết vận dụng phương pháp hợp lý thì chuyển tải kiến thức sẽ mạch lạc học sinh sẽ tiếp nhận tốt. + Chuẩn bị cho trẻ: 42
- Nội dung kiến thức: Cho trẻ tiếp xúc với thực tiễn, với tranh ảnh hoặc để chuẩn bị cho đề tài sắp tới. Vẽ về cảnh gia đình cho nên cô nhắc các cháu về nhà nhớ chú ý quan sát các nhân vật trong gia đình. Việc chuẩn bị kiến thức cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau và được tốt, cô cần chuẩn bị lựa chọn đối tượng quan sát mà trẻ sẽ thể hiện ở giờ học, trong quá trình quan sát cô giáo cần đưa ra các câu hỏi cho trẻ, yêu cầu trẻ kể lại những gì mà trẻ đã quan sát được, trẻ có thể đưa ra nhận xét về các vật các sự kiện, khi đó những kiến thức về biểu tượng trẻ thu nhận được sẽ trở nên sâu sắc và có ý thức hơn. + Chuẩn bị đồ dùng nguyên liệu: - Chuẩn bị khối đất của cô phải to. - Chuẩn bị khối đất của trẻ nhỏ hơn. Nguyên liệu cần phải được chuẩn bị sẵn. - Mẫu giáo bé, cô phải chuẩn bị sẵn nguyên liệu cho trẻ. - Mẫu giáo nhỡ và lớn, những bạn trực nhật phải đảm nhiệm việc phân chia nguyên liệu, sắp xếp lên bàn cho gọn gàng (những thứ chưa dùng đến không nên phát ngay). + Chuẩn bị tâm thế: Khi trẻ chuyển từ một hoạt động tự do sang hoạt động tạo hình có khuôn khổ, cho nên cô phải chuẩn bị cho trẻ một tâm thế tốt là phải chuyển nhịp nhàng, không khô khan, kích thích sự húng thú để trẻ tạo ra sản phẩm có kết quả cao. a4. Các bước tiến hành giờ học Gồm có: 4 bước Bước 1: Gợi cảm xúc, gây hứng thú, giới thiệu bài và giao nhiệm vụ. Bước 2: Cô giải thích và hướng dẫn nội dung và kỹ năng tạo ra sản phẩm. Bước 3: Trẻ thực hiện nhiệm vụ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá sản phẩm của trẻ, Bước 1: Gợi cảm xúc, gây hứng thú, giới thiệu bài và giao nhiệm vụ. Cần sử dụng những thủ thuật, thủ pháp khác nhau để gợi cảm xúc, gây hứng thú và đồng thời kết hợp giao nhiệm vụ, có thể dùng các thủ thuật như 43
- bằng câu chuyện, câu đố, đọc thơ, hát 1 bài kết hợp cả nhạc hoặc dùng thủ thuật trò chơi búp bê tới thăm lớp, tổ chức triển lãm Ví dụ: “Vẽ cái ô tô” Cô có thể đưa ra mẩu chuyện là cô có rất nhiều món quà cô muốn tặng bạn búp bê nhưng cô chưa biệt vận chuyển món quà này bằng phương tiện gì ? Có thể trẻ đưa ra một số phương tiện khác ô tô, nhưng giáo viên lại hướng dẫn cho trẻ chú ý vào phương tiện là ô tô hoặc đọc 1 bài thơ về ô tô: Bi bô bi bô Em tập lái ô tô. Tiết mẫu: Trẻ bộc lộ được vốn hiểu biết của mình về biểu tượng thực tế. Tiết theo đề tài: Trẻ hiểu được nội dung đề tài mà cô giáo gợi mở cho trẻ về vốn biểu tượng. Tiết ý thích: Trẻ có thể vẽ theo ý thích mà có thể dựa vào cấc nhân vật cốt chuyện, các câu thơ, bài hát Ngoài các thủ thuật có thể đàm thoại đầu giờ để giúp trẻ tái tạo lại những biểu tượng trẻ đã biết, tuy thời gian đàm thoại rất ít nhưng nó có vai trò đáng kể vì trẻ dẫn dắt và hoạt động học tập một cách tự nhiên và giúp trẻ nhận nhiệm vụ một cách thoái mái, tự nguyện và hứng thú làm bài. Bước 2: Cô giải thích và hướng dẫn nhiệm vụ Gải thích cho trẻ hiểu nội dung và cách tiến hành công việc, để cho tất cả lớp thực hiện được, đồng thời vẫn duy trì được hứng thú đối với giờ học. Hình thành kỹ năng cho trẻ, rèn luyện kỹ năng khi trẻ có biểu tượng hoàn chỉnh cô hướng dẫn trẻ thể hiện những hiểu biết của mình. + Đối với thể loại mẫu: Rèn luyện năng mới cho trẻ tri giác vật mẫu cô đàm thoại với trẻ về mẫu, giải thích phân tích mẫu. Sau đó tiếnh hành làm mẫu, làm mẫu trên vật liệu và làm mẫu trên không. Vẽ, nặn, xé cắt dán theo mẫu, đối với mẫu giáo bé làm mẫu phải chậm, rõ ràng, dứt khoát, lời giải thích dễ hiểu phù hợp với thao tác vì trẻ mẫu giáo bé bắt đầu tiếp cận kỹ năng mới. Khi làm mẫu phải chú ý cho tất cả trẻ trong lớp nhìn thấy rõ ràng. 44
- Ví dụ: Cô cho trẻ ngồi xung quanh sau đó cô tiến hành làm mẫu. (đối với tiết nặn theo mẫu) - Cô làm mẫu trên nguyên vật liệu. Trước lúc trẻ bắt đầu thực hiện cô giáo cần nhắc trẻ về kỷ năng cầm bút, tư thế ngồi và yêu cầu trẻ nhắc lại nhiệm vụ. + Đối với thể loại đề tài: Cô cần phải giúp trẻ hiểu nội dung đề tài, nắm được các kỹ năng cách sắp xếp bố cục thông qua việc xem tranh, trẻ hiểu được sâu sắc hơn. Có 3 cách xem tranh. Cách 1: Đưa tranh 1 ra cho trẻ xem, sau đó cất đi và đưa tiếp tranh 2 cho trẻ xem và cất đi, tiếp các tranh 3, 4 cũng trình tự như trên. Cách 2: Đưa tranh 1 ra cho trẻ xem rồi tiếp tranh 2 cho trẻ xem rồi đưa tiếp tranh 3, 4 không cất. Cách 3: Đưa 3 tranh ra cùng 1 lúc. * Đối với thể loại đề tài cần chú ý: - Nội dung - ý tưởng có thể sử dụng phương pháp khác nhau để trẻ hiểu nội dung - ý tưởng. - Hình ảnh, biểu tượng hình ảnh chính để nó nỗi lo bản chất và phù hợp với chủ đề, hình ảnh - biểu tượng phụ làm nổi bật hình ảnh chính. - Bố cục cần phải sắp xếp vị trí các hình ảnh thích hợp có mối liên quan với nhau, tỷ lệ hợp lý, đẹp. + Đối với thể loại ý thích thì lấy ý tưởng của trẻ làm căn bản, trên cơ sở ý tưởng của trẻ cô có thể gợi ý bổ sung sau đó từ khả năng của mình trẻ tự tư duy, tự tìm tòi, sáng tạo và tự tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Bước 3: Trẻ thực hiện nhiệm vụ Vai trò của cô trong tiết dạy là phải quan sát toàn bộ lớp rồi đến từng em, giúp đỡ trẻ chưa biết nên bắt đầu như thế nào? Khi chỉ dẫn riêng cô cần nói nhỏ không làm ảnh hưởng đến trẻ khác, cô không nên đưa ra nhận xét, cảnh cáo chung làm gián đoạn suy nghĩ của trẻ. 45
- Mục đích của việc quan sát là theo dõi việc học tập của trẻ và đồng thời cô luôn chủ động xử lý mọi tình huống khi xảy ra trong quá trình trẻ thực hiện. Bước 4: Nhận xét, đánh giá sản phẩm của trẻ Nguyên tắc là phải treo hết tranh của cả lớp, trẻo tranh và trưng bày sản phẩm nặn phải hợp lý, thích hợp cho tất cả trẻ dễ nhìn. Sau đó nhận xét đánh giá sản phẩm tuỳ theo từng tiết và từng đối tượng. Việc đánh giá sản phẩm là một phần quan trọng vì nó củng cố lại kiến thức nội dung giờ học và giúp trẻ thấy được thành quả lao động của mình, của bạn. Có nhiều hình thức phân tích đánh giá, đánh giá làm sao có tác dụng duy trì được sự hứng thú của trẻ đối với hoạt động tạo hình và phát triển được năng khiếu thẩm mỹ của trẻ. Ở lớp mẫu giáo bé, cô giáo nhận xét sản phẩm chủ yếu là khen ngợi sản phẩm mà trẻ thực hiện được. Ở lớp mẫu giáo nhỡ và lớn, cô yêu cầu trẻ chọn sản phẩm mình thích và giải thích sự lựa chọn của mình. Cô giáo yêu cầu trẻ giải thích nhận xét sản phẩm của mình. b. Các thể loại giờ học: b1. Giờ học tạo hình theo mẫu: Thể hiện vật với những đặc điểm đặc trưng của nó. * Mục đích: - Hình thành và phát triển cảm xúc thẩm mỹ (cảm xúc về hình dạng, màu sắc ) - Cung cấp cho trẻ kiến thức về hình dáng, màu sắc, kích thước, các mối quan hệ về tỷ lệ trong không gian, đồng thời dạy trẻ những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để thực hiện hình tượng trong vẽ, nặn, xé cắt dán. * Nội dung những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để miêu tả đối tượng. + Sự diễn đạt hình dạng: 46
- Để các sản phẩm vẽ, nặn, xé cắt dán của trẻ giống như hình ảnh mà trẻ muốn truyền đạt thì cần phản ánh hình dạng của vật, kích thước, cấu tạo, màu sắc và vị trí của nó trong không gian. Đặc điểm cơ bản để tạo nên sự giống nhau giữa vật được miêu tả là vật trong thực tế là hình dạng. Những yêu cầu về sự chính xác khi vẽ hình dạng sự vật phức tạp dần từ lớp bé đến lớp lớn. Đầu tiên trẻ vẽ hình tròn, hình vuông nhưng trẻ vẫn chưa phân biệt được hình tròn và hình ô van, hình vuông và hình chữ nhật trẻ vẽ gần như nhau. Đó là do khả năng tri giác phân tích của trẻ còn yếu và hạn chế của động tác tay. Những động tác tạo dáng trong hoạt động tạo hình phát triển đồng thời sự phát triển tri giác bằng thị giác. Nếu dạy trẻ biết kiểm tra những động tác của mình bằng mắt càng tốt thì trẻ có thể miêu tả hình dáng vật chính xác hơn. Qua quá trình hoạt động tạo hình dần dần trẻ đã phân biệt được hình dạng loại hình, xác định được sự khác nhau về tỷ lệ (vật có bề mặt hẹp và rộng, dài hơn và ngắn hơn, hình có hai đầu to và một đầu nhỏ ) + Sự diễn đạt kích thước các phần của vật: Một trong những phương pháp miêu tả một cách truyền cảm và hiện thực là sự truyền đạt kích thước các phần của vật và giữa các vật khác nhau. - Bước đầu trẻ phân biệt kích thước to nhỏ. Ví dụ: Bài nặn "Nặn vòng to và vòng nhỏ" Trẻ diễn đạt sự khác nhau về kích thước của các vật giống nhau. Tiếp theo trẻ phải thể hiện được mối tương quan giữa các phần của vật. Ví dụ: Nặn con thỏ Nặn con thỏ gồm có hai khối cầu to, nhỏ, to làm thân, nhỏ làm đầu hoặc vẽ chú gà con, vẽ hai hình tròn to, nhỏ Phức tạp hơn nữa là phải truyền đạt những vật với bậc phân cấp từ to, nhỏ và nhỏ hơn nữa, điều này càn những động tác chính xác hơn là cần có sự kiểm tra bằng mắt những động tác tay. Khó hơn cả là truyền đạt những mối quan hệ tỷ lệ giữa vật này với vật khác hơn kém nhau bao nhiêu. Trong quá trình dạy trẻ tri giác các mối quan hệ 47
- kích thước, giáo viên sẽ trang bị dần cho trẻ cách phản ánh mối quan hệ đó vào bức vẽ, nặn, xét cắt dán. + Sự diễn đạt cấu tạo: Từ lứa tuổi mẫu giáo bé, trẻ đã được dạy cách tách các bộ phận của vật và truyền đạt chúng, tức là dạy cách truyền đạt cấu tạo của vật. Ví dụ: Vẽ ông mặt trời gồm có hình tròn và các đường xiên toả ra xung quanh. - Quả bóng bay gồm có quả bóng hình tròn và dây cầm - Các loại quả có cấu tạo khác nhau như quả na, quả dứa Các bộ phận của vật có thể giống nhau hoặc khác nhau về hình dáng, kích thước, chúng sắp xếp theo một mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, một số nằm phía trên, còn một số khác nằm ở phía dưới. Để trẻ truyền đạt được cấu trúc của vật thì cần phải cho trẻ làm quen những quy ước trong không gian như cao hơn, thấp hơn, bên trên bên dưới, trái, phải. Ví dụ: Khi trẻ nặn hình người, các bộ phận của cơ thể được sắp xếp: đầu ở phía trên, thân người ở phía giữa, hai chân ở phía dưới, hai tay (bên trái, bên phải) - Khi trẻ miêu tả các vật gồm nhiều bộ phận thì lúc trẻ phải tư duy, phân tích, so sánh, đối chiếu tỷ lệ kích thước của các bộ phận của vật và giữa vật nọ với vật kia. Sau đó tìm ra sự giống và khác nhau về màu và hình dạng. + Sự diễn đạt màu sắc: Có sự tác động của giáo viên, trẻ bắt đầu nhận thấy sự muôn màu, muôn vẻ của thế giới xung quanh. Từ lớp mẫu giáo bé đã đặt ra nhiệm vụ dạy trẻ truyền đạt màu sắc như một dấu hiệu của vật (lá cây vẽ màu xanh lá cây, ông mặt trời vẽ màu đỏ). Sau đó trẻ được làm quen với các sắc độ màu như xanh lam, xanh da trời, đỏ, hồng, vàng, da cam Dạy cho trẻ hiểu màu sắc của vật có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện. Ví dụ: - Quả xanh có màu xanh - Quả chín có màu đỏ, vàng 48
- - Lá non có màu xanh - Lá già có màu vàng, đỏ - Thân cây có màu nâu Màu sắc bầu trời cũng thay đổi theo thời tiết. - Trời nắng thì trời xanh - Trời mưa thì màu tối đen Màu sắc còn do con người tạo nên rất phong phú đa dạng. Ví dụ: Màu sắc nhà cửa, tủ, bàn ghế Quá trình hoạt động tạo hình biểu tưởng về màu sắc của trẻ ngày càng phong phú và đa dạng. + Cách bố trí hình vẽ trên giấy: Trong các giờ vẽ và xé cắt dán theo mẫu, giáo viên cần hướng dẫn trẻ cách sắp xếp hình vẽ cân đối, hài hoà với tờ giấy. Hình vẽ nằm trung tâm tờ giấy, vẽ không quá to, quá nhỏ hoặc lệch trái, phải, trên, dưới. Nếu những vật mẫu có hình dáng cao thì nên đặt dọc tờ giấy lại để vẽ, những vật có bề ngang rộng thì để ngang tờ giấy. Khi trẻ chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ giáo viên cần chú ý hướng dẫn trẻ cách bố trí hình vẽ trên giấy. + Các phương pháp thường sử dụng trong các giờ tạo hình theo mẫu: Trong các giờ học tạo hình theo mẫu sau khi đã giao nhiệm vụ cho trẻ (ví dụ: Sắp tới ngày 8/3 các con sẽ vẽ bông hoa để tặng mẹ) Cô tiến hành giải thích và hướng dẫn trẻ thực hiện. Những phương pháp sử dụng trong các giờ tạo hình theo mẫu: - Phương pháp sử dụng mẫu - Phương pháp quan sát - Phương pháp làm mẫu - Phương pháp chỉ dẫn, giải thích - Sử dụng thủ pháp trình bày riêng cho từng trẻ. - Phương pháp lời nói - Phương pháp thực hành 49
- - Các thủ thuật - Phương pháp sử dụng mẫu: Mẫu thường sử dụng là tranh mẫu, mẫu bằng đất nặn, ngoài ra có thể sử dụng vật thật (bông hoa, các loại quả, bóng ) Treo tranh mẫu cho các giờ vẽ, xé cắt dán sao cho vừa tầm mắt trẻ và tất cả trẻ trong lớp đều nhìn rõ. Sau đó tiến hành việc khảo sát mẫu, cô giáo phải nắm vững các giai đoạn khảo sát mẫu. Qua quá trình các cháu đã quan sát, phân tích nắm được hình dạng, kích thước, cấu tạo, màu sắc của mẫu, cô giáo tiến hành trình bày cách miêu tả, tuy theo độ tuổi và theo đặc điểm của mẫu, cô làm mẫu. Khi trẻ chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ, cô trình bày bằng điệu bộ trên không, kiểm tra cách cầm bút của trẻ, nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế. Trong thời gian trẻ tiến hành công việc, cô sử dụng thủ pháp trình bày riêng cho những trẻ còn gặp khó khăn. Cuối giờ cô thu toàn bộ bài treo lên giá vừa tầm nhìn của trẻ, các sản phẩm được phân tích theo các hướng. - Thể hiện được đặc điểm của mẫu - Truyền đạt được đặc điểm hình dáng, màu sắc - Kỹ năng tô màu - Biết thể hiện vật hài hoà với tờ giấy (mẫu giáo nhỏ và mẫu giáo lớn) Mẫu giáo bé, cô giáo khen ngợi, động viên khuyến khích trẻ. Tóm lại một giờ học tạo hình theo mẫu có thể phân thành theo các bước sau: - Gây hứng thú và giao nhiệm vụ. - Giải thích và hướng dẫn nhiệm vụ gồm các bước: * Khảo sát mẫu, giải thích mẫu * Cô làm mẫu cách thể hiện. - Trẻ thể hiện - Phân tích kết quả giờ học b2. Các giờ tạo hình theo đề tài: 50
- Các giờ học tạo hình theo đề tài là thể hiện nhiều vật trong mối quan hệ chặt chẽ tạo thành những đề tài truyền đạt những sự kiện trong cuộc sống, những phong cảnh thiên nhiên. * Mục đích: Củng cố những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã học vì muốn thể hiện được nội dung đề tài thì cần vận dụng kỹ năng thể hiện những vật riêng biệt. Dạy trẻ những phương thức tạo hình riêng biệt để mô tả một đề tài có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc (cách xây dựng bố cục chiều sâu không gian, thể hiện quan hệ không gian giữa các vật thông qua động tác, vị trí, kích thước và màu sắc của chúng). * Nội dung những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để mô tả đề tài. + Bố cục không gian: Bố cục tranh của trẻ thường sắp xếp rời lạc, hình vẽ rải đều trên khắp tờ giấy, các hình ảnh thường không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để trẻ thể hiện được bố cục tranh thì phải dạy trẻ hiểu và xác định những mối quan hệ như: phía dưới, phía trên, bên phải, bên trái, phía giữa của bức tranh. Trẻ thường vẽ một đường thẳng ngang nằm gần sát phía dưới bức tranh và sắp xếp các hình vẽ không che khuất nhau trên đường thẳng ngay đó. Lứa tuổi mẫu giáo lớn cô cần giải thích cho trẻ hiểu khoảng phía dưới gạch ngang thể hiện mặt đất, đầu tiên phần mặt đất còn hẹp nhưng dần mở rộng ra có thể gần nửa hoặc hơn nửa tờ giấy. Dạy trẻ sắp xếp những vật thuộc về mặt đất vẽ ở phần dưới tờ giấy. Còn những vật ở xa thì phải vẽ ở phần cao hơn và phải vẽ nhỏ hơn. Ví dụ: Nhà cửa, cây cối, con người vẽ ở phần dưới tờ giấy, ông mặt trời, sao, mây về phía trên tờ giấy, nhưng cô cần giải thích cho trẻ hiểu khi vẽ những cây cổ thụ, cây cao to thì gốc cây, thân cây nằm ở phần dưới tờ giấy nhưng các cành cây, tán lá vẽ ở phía trên tờ giấy Trẻ thường vẽ những vật thuộc về mặt đất trẻ vẽ gọn vào phần dưới, giáo viên cần khắc phục bằng cách cho trẻ quan sát thực tế, xem tranh và giải thích cụ thể. 51
- + Kích thước tương đối và vị trí của vật: Kích thước và vị trí của vật trẻ thường vẽ tỷ lệ chưa hợp lý. Ví dụ: Trẻ vẽ em bé cao hơn ngôi nhà hoặc cao to hơn cửa ra vào khi nằm trên một đường thẳng ngang Cho nên cần hướng dẫn cho trẻ hiểu và truyền đạt được mối tương quan tỷ lệ giữa các vật và cách sắp xếp vị trí sao cho hợp lý. Khi dạy trẻ truyền đạt kích thước có liên quan đến vị trí của chúng trong chiều sâu không gian thì cô cần cho trẻ quan sát thực tế. Ví dụ: Hàng cột điện ở thực tế thì cao bằng nhau nhưng khi vào tranh thì cây ở gần cao to hơn cây ở xa. Hoặc đường ray có những thanh tà vẹt ở thực tế thì bằng nhau nhưng khi vẽ vào tranh thì những thanh gầ dài và to hơn còn những thanh ở xa nhỏ và ngắn dần. Vì vậy khi dạy trẻ thể hiện cần giải thích cho trẻ hiểu, vật ở gần phải vẽ chúng ở phía dưới tờ giấy và vẽ to hơn còn những vật ở xa thì càng xa càng phải vẽ nhỏ hơn. + Sự cử động: Trẻ thường vẽ những hình người quay mặt về phía trước vì hình trông nghiêng trẻ rất khó khăn khi thể hiện. Những cử động đơn giản của thân hình (giơ tay lên cao hoặc sang bên) trẻ 4 - 5 tuổi đã có thể truyền đạt được. Trẻ mẫu giáo lớn đã truyền đạt được những cử động phức tạp hơn của người và động vật, những biến đổi của thân hình. * Hoạt động nặn: Sự cử động của nhân vật trẻ thực hiện dễ dàng hơn nhờ tính chất mềm dẻo của đất nặn. * Hoạt động vẽ hoặc xé, cắt dán thì khó thể hiện hơn, cho nên cần phải truyền đạt bằng hành động thực tế hoặc cho trẻ xem tranh, trẻ thấy được sự thay đổi hình dáng của người và của động vật. + Màu sắc: Màu sắc trong các tác phẩm của trẻ, ban đầu thường sử dụng ít màu và màu sắc cũng chưa thể hiện được theo đặc điểm của vật nhưng dần dần lứa tuổi lớn 52
- hơn trẻ đã được học và hiểu biết về màu sắc sâu sắc hơn cho nên các tác phẩm của trẻ thể hiện được màu sắc theo đặc điểm riêng của các sự vật và hiện tượng. Màu sắc trẻ đã sử dụng phong phú hơn và đã biết tô màu, phối hợp màu hợp lý hơn. + Các phương pháp thường sử dụng trong các giờ tạo hình theo đề tài. Trong các giờ dạy vẽ và xé cắt dán theo đề tài, kiến thức mới cần cung cấp là: Các phương thức thể hiện chiều sâu không gian và mối quan hệ không gian giữa các vật, bởi vậy phương pháp sử dụng tranh là phương thức mà hoạ sỹ đã sử dụng đề tài ngoài ra, để cung cấp cho trẻ nội dung của đề tài, gợi cho trẻ nhớ lại những biểu tượng đã thu nhận được từ trước, có thể dùng phương pháp đàm thoại, hoặc xem xét vật đầu giờ ( thường dùng trong các giờ nặn). Cô giáo có thể trình bày một số phương pháp miêu tả mà trẻ chưa biết, ở đây không trình bày toàn bộ mà chỉ sử dụng phương pháp trình bày từng phần. Khi trẻ tiến hành công việc, cô giáo có thể tiến hành giúp đỡ riêng cho trẻ về nọi dung cũng như phương pháp miêu tả, đặc biệt cách thể hiện chiều sâu không gian, lưu ý trẻ về vị trí của các vật và kích thước của chúng. Trong phân tích sản phẩm của trẻ cần phân tích theo các hướng sau: - Nội dung phong phú, có sáng tạo. - Cách thể hiện bố cục tranh tạo được chiều sâu không gian làm nổi bật chủ đề, thể hiện hợp lý quan hệ giữa các vật thông qua hành động và kích thước của chúng. - Sử dụng màu sắc phong phú, hài hoà. Mỗi giờ tạo hình theo đề tài cũng tuân theo các bước sau: - Tạo hứng thú, giao nhiệm vụ. - Giải thích và hướng dẫn nhiệm vụ, gồm có các bước sau: * Cung cấp gợi ý nội dung đề tài, nhắc lại một số kỹ năng cần thiết để miêu tả. * Giải thích các phương thức để thể hiện bố cục trên mặt phẳng (vẽ và xé, cắt dán) * Trình bày cách thể hiện một vài yếu tố mới nếu thấy cần thiết. - Thể thực hiện. 53
- - Phân tích kết quả. Như vậy, một giờ dạy theo đề tài có thể hình dung như sau: Sau khi giao nhiệm vụ cho trẻ, cô và trẻ có thể đàm thoại về nội dung đề tài, đàm thoại có thể kết hợp cùng với xem tranh, xem cách thể hiện mặt đất, bầu trời được thể hiện như thế nào, cách vẽ vật ở xa và ở gần, cách phối màu. Nếu là giờ nặn thì đàm thoại kết hợp với xem xét vật, nhắc lại đặc điểm cấu tạo của vật, một số kỹ năng thể hiện Trước khi trẻ tiến hành công việc, cô có thể trình bày cách thể hiện một vài chi tiết mới lạ đối với trẻ, giúp đỡ riêng cho trẻ về nội dung, phương pháp miêu tả (cách vẽ) đặc biệt là cách thể hiện chiều sâu không gian và nhắc trẻ chú ý về kích thước tỷ lệ và vị trí của các vật. b3. Các giờ học tạo hình theo ý thích. * Mục đích: - Phát triển tính độc lập, chủ động trong công việc và phát triển khả năng sáng tạo. - Giúp cô giáo đánh giá sự tiếp thu những kỹ năng, kỹ xảo tạo hình và khả năng sáng tạo của trẻ để có định hướng được kế hoạch đào tạo tiếp. - Củng cố kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã học. * Nội dung: - Không trang bị kiến thức mới, nội dung thuộc vào ý thích của trẻ, trẻ vận dụng những kiến thức đã học để miêu tả, nội dung theo ý trẻ nên rất phong phú, đa dạng, trẻ thích thể hiện nội dung nào trẻ muốn như (chân dung bố mẹ, cô giáo, phong cảnh thiên nhiên ) hoặc miêu tả lại theo cốt truyện cổ tích. Trẻ vận dụng những kỹ năng, kỹ xảo đã học để thể hiện theo cách riêng của mình. Trẻ chủ động, độc lập trong công việc, sáng tạo ý tưởng và cách thể hiện. * Những phương pháp thường sử dụng: Sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với xem xét đầu giờ, xem một số tranh, kể một số câu chuyện, gợi ý nhân vật trong nội dung cốt truyện Sử dụng phương pháp trực quan cho trẻ mẫu giáo bé. 54
- Qua đàm thoại và được cô giáo gợi ý, trẻ đã nhớ lại những hình ảnh, biểu tượng đã cảm thụ được từ trước, đó là những biểu tượng gần gũi ở xung quanh trẻ. Ví dụ: Trẻ đi chơi cùng gia đình, cảnh công viên Sau đó cô hỏi một số trẻ về ý định của mình, khi trẻ trả lời, cô có thể gợi ý bổ sung cho đề tài của trẻ thêm sinh động, cô có thể yêu cầu trẻ nhắc lại một số kỹ năng cần thiết để thực hiện một biểu tượng nào đó. Khi trẻ đưa ra những ý tưởng cô phải luôn tôn trọng ý tưởng của trẻ. Khi trẻ thực hiện nhiệm vụ, cô có thể giúp đỡ riêng như gợi ý đề tài, trình bày cách thể hiện một số chi tiết của vật mà trẻ còn chưa biết, khuyến khích trẻ bổ sung cho nội dung thể hiện Phân tích sản phẩm của trẻ, có thể nhận xét các mặt sau: - Nội dung đa dạng, phong phú. - Sự sáng tạo trong việc thể hiện các biểu tượng (đường nét, hình dáng, màu sắc kết hợp hài hoà ) - Sự sáng tạo trong thể hiện bố cục tranh. Giờ học theo ý thích thực hiện các bước sau: - Tạo hứng thú, giao nhiệm vụ. - Giải thích và hướng dẫn nhiệm vụ. + Cô giáo gợi ý, cung cấp biểu tượng để giúp trẻ nảy sinh ý tưởng. + Yêu cần trẻ nói ý tưởng, cô giáo bổ sung thêm, củng cố lại một số phương pháp miêu tả. - Trẻ thực hiện. - Nhận xét, đánh giá kết quả. b4. Các giờ học tạo hình trang trí. Những đường hoa văn và kết cấu màu sắc của nó tuân theo quy luật thẩm mỹ. Trong các giờ học vẽ và cắt dán trang trí tạo điều kiện phát triển khuynh hướng nghệ thuật ở trẻ. * Mục đích: 55
- - Phát triển ở trẻ cảm xúc về bố cục (cách xây dựng hoạ tiết và cảm xúc màu sắc). - Rèn luyện kỹ năng, vẽ, cắt và tô màu, phối màu. * Nội dung những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động trang trí. Ở lớp mẫu giáo bé, trẻ được học những kỹ năng đơn giải nhất là: sự lặp đi lặp lại một cách đều đặn những chi tiết, họa tiết. - Sau đó là sự sắp xếp xen kẽ. - Tiếp đến đó là nhiệm vụ phức tạp hơn, trẻ học cách xếp các hoạ tiết phức tạp hơn trên giấy hình vuông, hình tròn Để thực hiện được các bài tập thực hành trang trí tốt thì trẻ cần thiết. - Cách nhìn bao quát tờ giấy. - Tìm các góc. - Tìm cách cạnh. - Trung tâm tờ giấy. Muốn trẻ hiểu được, giáo viên phải giải thích cho trẻ biết thế nào là góc, cạnh, trung tâm bằng cách kết hợp với giáo cụ trực quan. Cần dạy trẻ cách so sánh đối chiếu những hoạ tiết màu sắc giống nhau thì được sắp xếp như thế nào. - Trẻ vẽ các hoạ tiết từ đơn giản đến phức tạp. - Màu sắc trẻ sử dụng cũng phong phú dần. * Phương pháp thường sử dụng trong hoạt động trang trí. - Sử dụng phương pháp lời nói để giải thích cho trẻ hiểu nội dung, kỹ năng thể hiện bài trang trí, kết hợp với phương pháp sử dụng hình mẫu và phương pháp thực hành 3.2. Hoạt động tạo hình ngoài giờ học: * Mục đích: Nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo tạo hình cho trẻ, mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, đồng thời nuôi dưỡng sự hứng thú đối với hoạt động tạo hình. 56
- Ví dụ: Lúc đang chơi trẻ lại có hứng thú muốn được vẽ nặn hay xé cắt dán những gì trẻ thích. Thì giáo viên cần tạo điều kiện để trẻ thực hiện được ý định vì lúc đó trẻ thực hiện cũng chính là đang chơi. Cho nên trong lớp học cô cần bố trí một góc hợp lý, có bàn, ghế và tủ nhỏ, để các nguyên liệu dành cho hoạt động tạo hình như giấy bút sáp, bút chì, dất nặn, kéo giấy màu, hồ gián để trẻ có thể tự do sử dụng. Nếu ở các trường mầm non có điều kiện thì có thể tổ chức cho trẻ mang giá vẽ nhỏ ra sân, vườn, trẻ có thể vẽ những gì trẻ thấy xung quanh trường. Tham gia trang trí lớp học nhân các ngày hội, ngày lễ cũng là một hình thức cho trẻ hoạt động ngoài giờ học. 3.3. Hoạt động tạo hình trong gia đình: Ngoài giờ học ở trường cô giáo có thể trao đổi với phụ huynh để tạo điều kiện cho trẻ vẽ, nặn ở nhà. Phụ huynh có thể mua sắm nguyên vật liệu tạo hình. Cô giáo có thể gợi ý trước cho trẻ về các đề tài vẽ, nặn, xé cắt dán. 4. Điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo. 4.1. Điều kiện cần htiết cho hoạt động vẽ: * Giấy: - Giấy A4 - Giấy Rôki * Dụng cụ vẽ: - Các loại bút chì - Bút sáp màu. - Phấn dầu. - Bút lông vẽ màu nước, màu bột: khoảng 2 bút cho mỗi trẻ (bút cỡ số 6 và số 10). - Lọ nước rửa bút. - Giấy mềm hoặc khăn mềm lau tay, lau bút. - Các lọ nhỏ để dựng màu đã nghiền, đã pha. 57
- - Giá vẽ. - Bảng pha và thử màu. * Vị trí, không gian hoạt động: - Bàn, sàn nhà, một vị trí khác trong phòng lớp, trong trường, ngoài sân, vườn, ở ngoài thiên nhiên nơi đi dạo chơi. 4.2. Điều kiện cần thiết cho hoạt động nặn: * Vật liệu nặn: - Đất sét tự nhiên, dạng ướt dẻo và dạng bột khô. - Sáp nặn màu (sáp có dầu) - Bột nặn màu (có nguồn gốc từ ngũ cốc) - Cát ướt - Màu bột và nước keo để tô tượng đất đã khô. * Dụng cụ nặn: - Bảng, dao gỗ, tre, nhựa - Que tăm, một số dạng thép nhỏ. - Khay để đất. - Khăn lau tay. * Không gian hoạt động: - Trong lớp có thể nặn trên sàn nhà, trên bàn. - Ngoài sân, vườn. 4.3. Điều kiện cần thiết cho hoạt động xé, cắt dán: * Vật liệu: - Giấy làm nền tranh, các loại giấy dày, không quá mềm. - Giấy làm hình: giấy thủ công đủ các màu sắc - Bột màu - Hồ dán, khăn ẩm lau tay. * Dụng cụ: - Tăm bông hoặc chổi phết hồ. - Các bút màu, bút lông, bàn chải. - Kéo, dao. * Không gian hoạt động: Trong phòng, lớp, không gian chung và các góc, trên bàn và sàn nhà. 58
- Ngoài lớp học, ngoài sân, vườn, trong các cuộc dạo chơi ngoài thiên nhiên. Ngoài các điều kiện cần thiết trên thì đặc biệt cần chú ý đến điều kiện ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo để đảm bảo nguồn sáng tốt phục vụ cho hoạt động tạo hình của trẻ. HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG III 1. Đọc tài liệu và thảo luận - Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình. + Nhóm phương pháp trực quan. + Nhóm phương pháp sử dụng lời nói. + Nhóm phương pháp thực hành. + Các thủ thuật. - Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo + Hoạt động tạo hình trên lớp học. + Hoạt động tạo hình ngoài giờ học. + Hoạt động tạo hình trong gia đình. 2. Tìm hiểu thêm thực tế về tổ chức hoạt động tạo hình ở các trường mầm non. 3. Soạn giáo án. - Tham khảo thêm giáo án của giáo viên mầm non. - Soạn giáo án ( tự chọn ) 59