Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non (Phần 2)

pdf 85 trang ngocly 3330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_tao_hinh_cho_tre_ma.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non (Phần 2)

  1. Chương V Giáo án chương trình tạo hình ở trường mầm non Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình và đánh giá kết quả hoạt động tạo hình cho trẻ lứa tuổi mầm non I. Phần chung Khi xây dựng chương trình hay lập kế hoạc dạy - học cho hoạt động tạo hình ở trường mầm non, các chuyên gia tâm lí học, giáo dục học, các nhà chuyên môn về tạo hình đã phối hợp nghiên cứu để có nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động , , các thiết bị cần thiết, đồng thời cả đào tạo bồi dưỡng giáo viên nhằm làm cho dạy – học tạo hình có hiệu quả. 1. Những vấn đề cơ bản về chương trình hoạt động tạo hình Xây dựng chương trình hoạt động tạo hình ở trường mầm non dựa trên các cơ sở sau: - Đặc điểm sự phát triển và khả năng nhận thức của trẻ em ( Xem chuong I, học phần 1 ). Từ đó đề ra: + Mục tiêu giáo dục: hoạt động tạo hình nhằm phát triển những gì ở trẻ và phát triển như thế nào? + Nôi dung cơ bản của chương trình: những kiến thức, kĩ năng nào về hoạt động tạo hình của trẻ để đạt mục tiêu đã đề ra ( dạy trẻ kiến thức và kĩ năng nào ). + Sắp xếp nội dung theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và lặp tại sao cho phù hợp với nhận thức, kĩ năng của trẻ ở các lứa tuổi. + Các phương pháp vận dụng trong hoạt động tạo hình có hiệu quả ( cách dạy, cách học ). + Cách tổ chức hoạt động tạo hình ( tổ chức các tiết học, môi trường giáo dục )
  2. - Các điều kiện và phongw tiện thiết bị ( đảm bảo cho thực hiện chương trình có kết quả ) như: + Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. + Cơ sở vật chất, thiết bị cho dạy – học: trường lớp, bàn ghế, tủ, đồ dùng dạy – học, tài liệu, Ngoài chương trình còn quy định các hoạt động phục vụ dạy – học tạo hình như: tham quan, dã ngoại 2. Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình Từ chương trình chung, trường mần non và giáo viên còn lập kế hoạch hoạt động tạo hình một cách cụ thể, chi tiết có tính lâu dài, định hướng cho từng thời gian, đó là kế hoạch khung, Kế hoạch khung bao gồm: - Thời gian cho từng chủ đề, từng hoạt động. - Nội dung chương trình ( chủ điểm, chủ đề ). - Hình thức và phương pháp tổ chức: + Loại hình của hoạt động tạo hình ( vẽ, nặn, ). + Hình thức thể hiện ( bài dạy trên lớp hay tham quan ). + Quy mô hoạt động ( trên tiết học hay theo nhóm ) + Môi trường hoạt động ( trong lớp hay ngoài lớp ). - Yêu cầu cần đạt : + Bồi dưỡng khả năng cảm nhận. + Cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng. + Bồi dưỡng khả năng tìm tòi, sáng tạo. + Nâng cao năng lực đánh giá, nhận xét cho trẻ. - Phối hợp hoạt động tạo hình với các hoạt động khác. Lưu ý: Phần chương trình và kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên tham khảo ở chương trình cụ thể và các tài liệu khác để nắm được những vấn đề chung của hoạt động tạo hình. a) Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình ( Có tính chất định hướng - kế hoạch dài hạn )
  3. Hình thức hoạt động Chú ý Nội à Dung Thời (chủ ảm v ẻ gian điểm, chủ đề ạt động ờng hoạt động ức thể hiện ấp thông tin ) ỡng khả năng hiệnthể ờng khả năng tạosáng ỡng khả năng đánh giá h ình hoình ư ư ư ả năng biểu cảm ối hợp với các hoạt ại h ồi d ồi d ồi d ộngkhác Hình t môQuy nhóm tr Môi trư Cung c B B B Ph đ Hình thanh xúc c Kh Lo b) Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình ( kế hoạch ngắn ) Phối hợp Hình Chủ đề Điều kiện với các Thời gian Nội dung thức tổ ( đề bài ) thiết bị hoạt động chức khác II. Giáo án hoạt động tạo hình 1.Khái niệm Trước đây, phần này họi là giáo án hay bài soạn – Khi có nội dung, giáo viên tìm cách trình bày nội dung đó thành văn bản sao cho có đầu có cuối ( có logic ) làm cơ sở cho giờ dạy để trẻ có thể hiểu và sau đó là thực hành được. - Giáo án có thể hiểu là văn bản chuẩn bị các cách thức, phương án dạy một bài của giáo viên. - Lập kế hoạch bài dạy. - Thiết kế bài dạy. Hiện nay các thuật ngữ trên đều được dùng ở các trường học. Chúng không có gì sai vì: giáo viên lên lớp là phải chuẩn bị bài dạy – biến cái chung chung thành cái cụ thể có trình tự trước sau; có chuẩn bị các phương tiện,
  4. thiết bị dạy học kèm theo để minh họa cho phần lời, có tổng kết .Vì thế chúng có dàn ý như nhau. - Tên bài. - Mục đích yêu cầu của bài. - Các bước lên lớp Nhưng cách chuẩn bị nài dạy đôi khi chỉ thể hiện sự chủ động ở phía giáo viên. Khái niệm dạy – học ngày nay nhấn mạnh hơn vai trò của người học – người học là trung tâm, bởi suy cho cùng, kiến thức phải được người học tiếp nhận, bằng không thì mới chỉ có dạy mà chưa có học. Do đó soạn giáo án hoặc lập kế hoạch bài dạy, hay thiết kế bài dạy cần kĩ càng; đầu tư về nhiều mặt của giáo viên. 2. Giáo án hoạt động tạo hình Trình tự giáo án thường có: - Tên bài dạy. - Mục đích, yêu cầu: những gì người học cần đạt sau bài dạy được đề ra cụ thể hơn, như: + Kiến thức ( những kiến thức giáo viên cung cấp và trẻ cần đạt được ). + Kĩ năng ( trẻ làm được những gì, mức độ nào sau bài học ). + Thái độ ( những kiến thức, kĩ năng có được chẳng những hiểu và làm được các dạng bài tập theo quy định của chương trình, mà còn biến thành tình cảm, thái độ như thế nào trong cuộc sống đời thường. Ở đây chứa đựng nội dung giáo dục rất lớn). - Chuẩn bị + Đồ dùng dạy – học Sự chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị những đồ dùng phục vụ cho bài học, như mầu vẽ tranh ảnh minh họa, Sự chuẩn bị của học sinh: Ở mẫu giáo, trẻ cũng nên được báo trước về các bài học: quan sát ( con mèo, quả, cây tìm tranh ảnh ) từ đó nhắc và giúp trẻ chuẩn bị vật liệu, đồ dùng dạy – học. Có thể gia đình các em cộng tác cùng chuẩn bị hoặc giúp các em sưu tầm – đây là cách đánh động về sự chuẩn bị bài học cho trẻ em. + Phương pháp dạy – học: Các phương pháp chủ yếu được vận dụng trong bài dạy của giáo viên và phương pháp học của trẻ em. - Tổ chức hoạt động
  5. Trước đây, trong giáo án thường phân ra các bước một cách cứng nhắc, hết bước này sang bước khác. Hiện nay, ở giáo án có các hoạt động, đây là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của trẻ. Hai hoạt động này phải đồng hành, tránh được hiện tượng thầy nói – trò nghe; thầy đọc – trò chép; thầy hỏi – trò trả lời ( thường trả lời như sách hoặc như lời thầy dạy ). Cách dạy, cách học thụ động còn khá phổ biến ở nhiều nơi, ở tất cả các loại trường không riêng gì ở nước ta. Dạy – học thụ động cũng không phải là cách dạy – học truyền thống mà như mọt số người thường phê phán. Đó là cái nhìn không biện chứng, phủ định phương pháp dạy – học xưa của cha ông. Vì thế nói đổi mới phương pháp dạy – học là không thỏa đáng. Đúng hơn là đổi mới cách dạy của thầy, cách học của trò, chính là đổi mới cách vận dụng phương pháp dạy – học. Bởi phuong pháp dạy – học bản thân chúng ta không có tội lỗi, mà lõi lại chính là ở người vận dụng. Từ lỗi của người dạy, tất dẫn đến lỗi cảu hai người . Ví dụ ta học nấu ăn thì cách nấu ai cũng hiểu , nhưng có người nấu ngon, người nấu không ngon, thì đâu tại cách nấu, tại người nấu không biết vận dụng những quy định chung hay không hiểu cách nấu mà thôi. Giáo viên dạy tạo hình ở trường mầm non cần được ghi rõ ràng , chi tiết các hoạt động của giáo viên, của trẻ theo cột. Cột 1 ( bên trái )- Hoạt động của giáo viên Ở cột này ghi tóm tắt những công việc của giáo viên, gồm có: Hoạt động 1 + Giới thiệu nội dung bài thông qua các hình ảnh, phương tiện thiết bị nào? Ví dụ: tranh ảnh, vật thực, hình minh họa, băng, đĩa hình hoặc quan sát thiên nhiên + Các câu hỏi gợi ý trẻ quan sát, nhận xét. + Ý tóm tắt nội dung Mục đích của hoạt động 1 Tạo không khí học tập – gây hứng thú cho trẻ thông qua các hình ảnh đẹp của các phương tiện, thiết bị dạy – học. Cung cấp kiến thức và kĩ năng – nội dung bài học và cách tiến hành làm bài tập. Hoạt động 2
  6. + Tổ chức trẻ hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ của bài học, nhiệm vụ của giáo viên như sau: Tổ chức cho trẻ em theo hình thức nào ( làm bài theo nhóm hay cá nhân ). Sắp xếp vị trí cho các hoạt động ( ở bàn, ở nền lớp học, hoặc góc học tập hay ngoài sân trường ). Gợi ý nguyên vật kiệu , đồ dùng học tập cần thiết phù hợp với các loại bài của cá nhân hay nhóm ( bút chì, bút dạ, sáp màu, giấy màu, hồ dán, đất nặn, ). + Quan sát hoạt động chung của trẻ Gợi ý trẻ tìm nội dung, cách làm bài tập: tìm và sắp xếp hình ảnh, cách vẽ màu cho phù hợp với từng đối tượng ( yếu, trung bình, khá, ) ở mỗi bài cụ thể. Bổ sung kiến thức cho trẻ . Động viên khích lệ trẻ suy nghĩ, sáng tạo trong cách thể hiện hoặc mạnh dạn neu ý kiến riêng ở mỗi bài tập của mình. Tìm sản phẩm chuẩn bị cho nhận xét, đánh giá kết quả học tập vào cuối bài dạy. Mục đích của hoạt động 2 Giúp trẻ đã hoàn thành nhiệm vụ. Củng cố, bổ sung kiến thức và kĩ năng cần thiết. Hoạt động 3 + Tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả học tập Các hình thức tổ chức ( treo, dán, dính bài, bày sản phẩm ). Sắp xếp nơi treo, bày, dán sản phẩm. Câu hỏi gợi ý cho cá nhân hoặc cho nhóm nhận xét, đánh giá. Bổ sung xếp loại, đánh giá sản phẩm động viên trẻ. Tổng kết bài dạy, có thể tổ chức trò chơi. Chọn sản phẩm đẹp để trưng bày hoặc làm đồ dùng dạy học. Mục đích của hoạt động 3: Củng cố bổ sung kiến thức, kĩ năng. Động viên, khích lệ trẻ học tập Cột 2 ( bên phải ) – Hoạt động của trẻ
  7. Ở cột này cần ghi tóm tắt các hoạt động của trẻ song phải ghi ngang hàng với hoạt động của giáo viên để dễ đối chiếu – Đây chính là các nhiệm vụ của trẻ trong giờ học ( trẻ phải hoạt động như thế nào? ). Không phải ghi “ hoạt động 1,2,3” nữa, ví dụ: + Quan sát, nhận xét + Trả lời câu hỏi + Làm bài tập ( trên bảng, trên giấy, xe, dán, chắp ghép hình .) cá nhân hoặc theo nhóm. + Trưng bày sản phẩm + Nhận xét xếp loại. + Tham gia trò chơi. + Mục đích các hoạt động của trẻ. Tập quan sát, nhận xét. Hiểu và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của bài. Yêu thích cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống của mình Sau đây là sơ đồ của giáo án hoạt động tạo hình. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: . - - - - - - - Hoạt động 2 . - - - - - - - Hoạt động 3 . - - - - - - -
  8. III. Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tạo hình 1. Quan niệm đánh giá kết quả hoạt động tạo hình cũng là dạy và học. Tuy thời gian dành cho hoạt động này không nhiều nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với dạy và học tạo hình. Vì: - Qua đánh giá, giáo viên và trẻ thấy được một cách tổng quát kết quả dạy và học. Từ đó nhận ra những gì đạt được hoặc những thiếu sót về kiến thức, kĩ năng. - Có thể bổ sung hoặc làm phong phú thêm kiến thức tự nhận xét của giáo viên và trẻ. - Động viên, khích lệ tinh thần học tập chung tạo niềm tin cho trẻ hoạt động. 2.Tổ chức đánh giá Có nhiều cách tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tạo hình. Ví dụ: a) Tổ chức - Chăng dây để treo, dính một số bài trên bảng hoặc bày sản phẩm ( có khá, trung bình, yếu mà giáo viên đã “ để ý” ở hoạt động 2 ). - Cho trẻ cầm bài ngang ngực, đứng trước lớp. - Chăng dây, treo bài xung quanh lớp cho trẻ tự xem. - Có thể tổ chức đánh giá khác nhau: theo nhóm, theo nội dung hoặc loại bài ( xé, dán, nặn, ). - Thông qua trò chơi tạo hình, sắm vai. b) Hướng dẫn đánh giá có thể là: - Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý cho trẻ quan sát, nhận xét. - Yêu cầu trẻ tìm ra các bài hoặc sản phẩm mà mình thích, tự nhận xét và xếp loại theo ý riêng. - Giáo viên bổ sung và động viên khen ngợi trẻ. Lưu ý: Các sản phẩm đẹp của trẻ cần lưu giữ để làm đồ dùng dạy – học và trưng bày ở góc lớp. Các bài vẽ xé, dán có thể trang trí ở lớp, ở hành lang của trường. Sản phẩm tạo hình nên giới thiệu với cha mẹ trẻ vào các dịp thuận lợi.
  9. Hướng dẫn học tập chương V 1. Đọc tài liệu và tham luận. - Phần chung + Những vấn đề cơ bản về chương trình hoạt động tạo hình ở trường mầm non + Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình - Giáo án hoạt động tạo hình + Khái niệm + Giáo án hoạt động tạo hình - Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tạo hình + Quan niệm + Cách tổ chức đánh giá 2. Soạn giáo án hoạt động tạo hình - Tham khảo giáo án của giáo viên mầm non - Soàn giáo án ( tự chọn nội dung và đối tượng ). - Chuẩn bị đồ dùng dạy – học và thiết bị cần thiết. Lưu ý: Không trùng bài trong nhóm 1. Thảo luận góp ý về: + Mục tiêu + Các hoạt động. + Đồ dùng dạy – học và thiết bị.
  10. Học phần II Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm non Chương I Tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình và phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ. I .Vai trò của tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em 1. Tác phẩm nghệ thuật tạo hình 1.1. Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình Tác phẩm nghệ thuật tạo hình bao gồm a) Tranh các thể loại ( hội họa đò họa ) - Tranh phong cảnh ( các vùng miền nông thôn, miền núi, .) - Tranh các hoạt động ( đề tài về sản xuất, chiến đấu, lễ hội .). - Tranh tĩnh vật ( vẽ các vật ở dạng tĩnh: hoa, quả, .) - Tranh chân dung ( vẽ người ). - Tranh các con vật ( ngựa, voi, trâu, chim .)/ - Tranh dân gian . - Tranh được vẽ trên mặt phẳng ( giấy, vải, gỗ, tường, ) bằng nhiều chất liệu như sơn dầu, màu bột, màu nước, và kĩ thuật thể hiện khác như: sơn mài ( vẽ sơn trên tấm vóc sau đó mài ), sơn khác ( khắc hình trên tấm vóc sau đó mới vẽ bằng sơn. Tranh còn được khắc trên bản gỗ, phiến đã, cao su, thạch cao sau đó in bằng màu trên giấy ( đồ họa ). Dưới một tác phẩm hội hạo bao giờ cũng ghi: Tên tác giả Tên tác phẩm. Thời gian hoàn thành Chất liệu hoặc kĩ thuật thể hiện.
  11. Cách ghi chú thích có thể không ghi theo trật tự như trên. Ví dụ: Tô Ngọc Vân, thiếu nữ bên hoa huệ. Tranh sơn dầu, 1943, hoặc thiếu nữ bên hoa huệ, 1943; Tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân. Có khi người ta ghi theo kĩ thuật thể hiện. Ví dụ: Hoa loa kèn. Tranh khắc gỗ màu của Phạm Văn Đôn; kết nạp Đảng, 1963. Tranh sơn mài của Nguyễn Sáng b) Tượng và phù điêu ( điêu khắc ) - Tượng bán thân và toàn thân ( tượng người và các con vật ). - Phù điêu – đắp nổi. - Tượng phù điêu tạo nên hình khối, được làm bằng nhiều chất liêuh như: đất, gỗ, thạch cao, xi măng, đồng . c) Các công trình kiến trúc ( kiến trúc ) Kiến trúc đình chùa, nhà ở, các công trình công cộng, cầu cống d) Sản phẩm mĩ thuật ứng dụng ( mĩ thuật ứng dụng ) Đồ vật trong cuộc sống hàng ngày, ô tô, vải, đò mây tre, gỗ, đồ chơi 1.2. Sự hình thành các tác phẩm nghệ thuật tạo hình - Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình đều bắt nguồn từ thực tế thiên nhiên và cuộc sống phong phú sinh động của loài người. con người thông minh và sáng tạo, họ không những chỉ thưởng thức cái hay, cái đẹp của thiên nhiên, mà còn biết “ đưa thiên nhiên vào cuộc sống thường ngày của mình”. Từ xa xưa con người đã vẽ, khắc, đẻo tường ở hang động – nơi trú thân. Những hình khắc, vẽ cỏ cây, hoa lá, con vật, con người của người nguyên thủy đến ngày nay vẫn có giá trị không chỉ về lịch sử mà còn về nghệ thuật tạo hình bởi tính thể hiện và sinh động của chúng. Như vậy,về mặt lịch sử, nghệ thuật tạo hình đã đi vào và trở thành một trong những nhu cầu của cuộc sống con người ngay từ thuở hoang sơ. - Con người phản ánh thiên nhiên và cuộc sống của mình vào các tác phẩm tạo hình bằng nhiều loại hình, nhiều chất liệu ( xem mục 1 ). Song các tác phẩm tạo hình không phải sao bản, sao chép nguyên mẫu ở thiên nhiên, từ cuộc sống. Các hình ảnh ngoài đời tuy đã đẹp về hình, về màu, song tạo nên tác phẩm còn phải suy nghĩ, chắt lọc để có các hình ảnh mang tính điển hình, phải sắp xếp sao cho tác phẩm thể hiện được ý tưởng của mình như buồn, vui, nhớ thương, căm giận, làm cho người thưởng thức hồi tưởng lại kỉ niêm nào đó của mình, của cộng đồng, của dân tộc mình. Như vậy, tác phẩm tạo hình đã mang tính sáng tạo vf điều đó phụ thuộc vào thế giới quan của tác
  12. giả. Do đó có những tác phẩm nghệ thuật tạo hình sống mãi với thời gian hay có thể nói là đã đi vào lòng người. Ở đâu cũng có, ví dụ: + Tượng: Tượng Phật bà quan âm nghìn mắt, nghìn tay, (chùa Bút tháp Bắc Ninh, Việt Nam, thời Lê ) Vệ nữ mi-lô ( Hilap, thời cổ ). Đavít ( Mi-ken-lăng-giơ, thời phục hưng, Italia ). Tượng nhà mồ ( Các dân tộc Tây Nguyên ) + Tranh Tranh dân gian Việt Nam ( Đông Hồ, Bắc Ninh và Hàng Trống, Hà Nội, ). La-giô-công-đơ ( Lê-ô-na đơ vanh- xi. Thời phục hưng, Italia). Thu vàng ( Lê- vi- tan. Thế kỉ XIX. Liên Bang Nga ) + Kiến trúc Kim tự tháp Kê-ốp ( Thời kì Cổ Đại, Ai Cập ). Tháp Chàm ( Ninh Thuận ); Cố đô Huế ( Thừa Thiên Huế ); Chùa Một Cột; Văn Miếu Quốc Tử Giám ( Thời Lí, Hà Nội ). Ăng-co-Thom ( Thế kỉ XII, Campuchia ). + Mĩ thuậ ứng dụng Các đồ vật trong cuộc sống hàng ngày của con người từ xa xưa cho đến ngày nay đều có vẻ đẹp về kiểu dáng, màu sắc khác nhau và kĩ thuật chế tác tinh xảo: Đồ gốm, sứ, gỗ. Hoa trên vải, lụa 2. Vai trò và mục đích của tác phẩm nghệ thuậ tạo hình đối với sự hình thành và bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ. 2.1 Vai trò của tác phẩm nghệ thuật tạo hình với đời sống con người Ngoài nhu cầu về ăn, mặc, ở thì việc làm đẹp cũng là một nhu cầu thiết yếu của con người. Người ta không chỉ làm đẹp bản thân mà còn có nhu cầu về thưởng thức cái đẹp, thể hiện ở chỗ sửa sang nơi ăn, chốn ở cho gọn gang, đẹp đẽ, dùng những vật đẹp để trang trí nơi ở, nơi làm việc Các tác phẩm nghệ thuật hoạt động tạo hình phản ánh sinh động cuộc sống xã hội. Đó là hình ảnh con người và mọi hoạt động như lao động, học
  13. tập, vui chơi, chiến đấu, ; con vật và cuộc sống của chúng; cỏ cây hoa trái; đất nước, mây trời – tất cả những gì gần gũi thân thương và cần thiết cho mọi người. Có thể nói, các tác phẩm nghệ thuật tạo hình là những hình ảnh thu nhỏ của thiên nhiên, cuộc sống và sinh hoạt muôn màu của xã hội. Chính vì thế mà chúng gắn bó và là món ăn tinh thần của con người. Cho nên, mọi gia đình, trường học, công sở, đều có treo, bày các tác phẩm nghệ thuật tạo hình vào những nơi trang trọng vừa là trang trí cho căn phòng thêm đẹp, vừa là để thưởng thức làm cho tinh thần sảng khoái, bớt căng thẳng trong công việc đời thường. Tuy nhiên treo, đặt các tác phẩm nghệ thuật tạo hình chưa phải ai cũng hiểu, bởi cái đẹp của chúng sẽ được nhân lên khi hài hòa với môi trường. Ví du: tỉ lệ, kích thước ( to – nhỏ ); màu sắc, thể loại của tác phẩm phải phù hợp với nơi chốn của nó, như : Tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật thường treo ở phòng khách; ở phòng khánh tiết của các nơi công cộng thường treo tranh phong cảnh, tranh minh họa có kích thước lớn, nội dung có tính khái quát. Ở Viện bảo tang treo các tác phẩm đủ thể loại của nghệ thuật tạo hình. Tuy nhiên, treo các tác phẩm tạo hình còn phụ thuộc vào sở thích của mỗi người. Thói quen treo tranh thể hiện nhu cầu về văn hóa. Song chọn tác phẩm và treo, đặtở chỗ nào đẹp thì chưa hẳn ai cũng quan tâm. 2.2 Mục đích của tác phẩm nghệ thuật tạo hình với sự hình thành Vf bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình là “ hiện thân” của cái đẹp đã được các họa sĩ, nghệ nhân đã chắt lọc từ cuộc sống mà trẻ đang sống thường ngày. Vì thế nội dung và hình ảnh ở các tác phẩm tạo hình ở trường mầm non còn có loại bài học xem và tập nhận xét tác phẩm tranh, tượng, các tác phẩm nghệ thuật với mục đích: - Tạo điều kiện cho các em tiếp nhận thêm kiến thức và kĩ năng tạo hình ở các tác phẩm, đó là: + Cách sắp xếp hình ảnh, họa tiết. + Cách tạo hình ( vẽ, nặn ). + Cách vẽ màu, giúp các em làm các bài tập dễ dàng hơn. - Bồi dưỡng khả năng cảm nhận cái đẹp ở các hình ảnh, màu sắc đã được tác giả suy nghĩ, sáng tạo. - Bồi dưỡng tình cảm thông qua nhận biết cái đẹp ở các hình ảnh, màu sắc của tác phẩm. Từ đó góp phần giáo dục trẻ: + Tình yêu đất nước, con người
  14. + Có trách nhiệm, có ý thức với cái đẹp, tôn trọng bảo vệ cái đẹp ở mọi nơi mọi chốn ( ở ngay quê hương mình ). Qua đây dần dần hình thành ở các em thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn và luôn hành động vì cái đẹp, từ những hành vi nhỏ: ăn mặc gọn gàng ; sắp đặt nơi ăn chốn ở; lớp học, góc học tập ngăn nắp; biết chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở trường, ở nhà; có ý thức giũ gìn cảnh quan nơi công cộng: không dẫm chân lên thảm cỏ, ngắt hoa, vứt rác bừa bãi + Nhận biết và quý trọng nềm văn hóa dân tộc. II. Yêu cầu cơ bản về các tác phẩm nghệ thuật tạo hình cho trẻ Lựa chọn tác phẩm tạo hình cho trẻ cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Tính thẩm mĩ Các tác phẩm cần đảm bảo tính thẩm mĩ ( phái đẹp ). Thể hiện ở: - Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ rõ ràng. - Các hình ảnh tiêu biểu, gần gũi với trẻ em; - Màu sắc tươi sáng, có đậm nhạt phù hợp với nội dung. 2. Nội dung tác phẩm Nội dung phong phú gần gũi với sinh hoạt, học tập vui chơi, dễ hiểu với trẻ về kiến thức và tâm lí. Đồng thời tác phẩm phải có tính giáo dục, góp phần hình thành, phát triển ở trẻ phẩm chất đạo đức: yêu mến thiên nhiên, yêu mến lao động, con người .Ví dụ: - Tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt, lễ hội, tranh chân dung, tranh truyện - Các sản phẩm mĩ nghệ đẹp gắn liền với sinh hoạt hàng ngày. Lưu ý : giáo viên cần ưu tiên và chú ý lựa chọn các tác phẩm tạo hình có ở địa phương để trẻ em dễ dàng tiếp nhận hơn. 3. Hình thức diễn tả - Hình thức diễn tả rõ ràng, dễ hiểu ở các hình ảnh, màu sắc. Kích cỡ vừa tầm nhìn của trẻ. Nếu là các tác phẩm có kích cỡ nhỏ nên sưu tầm ở số lượng nhiều để cho các nhóm quan sát, tìm hiểu. - Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình có thể lựa chọn cho trẻ em quan sát: + Vật thực: tượng nhỏ; các sản phẩm mĩ nghệ ( cái đĩa, cái bình, túi, khăn, áo ), các loại đò chơi.
  15. + Tranh, tượng ở viện bảo tàng, phòng tranh, ở công viên, quảng trường. + Tranh, anht phiên bản ( chụp và in ở họa báo, tạp chí ); các tập tranh, tượng, truyện tranh Tuy nhiên, giáo viên có thể lựa chọn một trong các thể loại tạo hình như: hội họa, điêu khắc, sản phẩm mĩ nghệ cho nội dung bài dạy. Ngay như trong một thể loại, cũng có thể tập trung vào một loại. Ví dụ: tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt; tượng chân dung hay tượng đài hoặc các con vật Như vậy, sẽ tạo cho trẻ tập trung quan sát, nhận biết dễ dàng hơn không bị phân tán, tản mạn, hời hợt về nội dung. III. Các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình 1.Hình thức trình bày tác phẩm Khi đã có nội dung, giáo viên cần lưu ý cách trình bày các tác phẩm để bài dạy có hiệu quả. 1.1. Đối với tranh ảnh - Nền của tranh, (nếu tranh nhỏ cần dán nền để thống nhất khuôn khổ với các tranh có kích cỡ lớn hơn ). - Vị trí của tranh: treo, dán trên bảng lớp hoặc xung quanh lớp học sao cho phù hợp với nội dung và trình tự bài dạy ( trước, sau ). Giáo viên cần chú ý đan xen giữa các tranh có màu đậm – nhạt, nóng- lạnh để tạo nên bố cục đẹp. Đồng thời giáo viên quan tâm đến tầm nhìn của trẻ: khi ngồi hoặc đứng xem tranh để có cách treo tranh cao hay thấp. 1.2. Đối với tượng - Đặt tượng ở vị trí thích hợp: có ánh sáng, cao – thấp, xa – gần như thế nào để trẻ dễ dàng quan sát khi ngồi xem hay đứng ngắm. - Nếu là tượng, đồ mĩ nghệ nhỏ nên đặt ở giữa lớp, trẻ em ngồi hoặc đứng xung quanh để quan sát. 2.Các hình thức cho trẻ xem tác phẩm nghệ thuật tạo hình Tùy theo nội dung bìa mà giáo viên có các tổ chức dạy – học khác nhau. Ví dụ: - Dạy – học trong lớp ( theo tiết học ) - Dạy – học trong lớp theo nhóm.
  16. - Dạy – học ở môi trường: ngoài sân trường, ở phòng tranh, bảo tàng, ở các di tích văn hóa; lích sử ( đình, chùa, danh lam thắng cảnh ) 3.Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình Để trẻ học loại bài này có hiệu quả giáo viên cần lưu ý; 1.3. Nắm vững mục đích của loại bài dạy Vì sao cần nắm vững mục đích của loại bài dạy này? Nếu giáo viên xa rời mục đích trên thì bài dạy sẽ không đạt được yêu cầu. Thực tế cho thấy: một số bộ phận giáo viên chưa chú ý đến khả năng tiếp nhận và cảm thụ cảu trẻ, thường đi quá đà, làm cho bài dạy phức tạp, trở nên khó và trẻ thiếu hào hứng khi xem tác phẩm. 1.4. Phương pháp hướng dẫn trẻ khai thác nội dung tác phẩm Để trẻ có thể học tập một cách sôi nổi, có hiệu quả ở loạt bài này, giáo viên cần: vận dụng những Phương pháp dạy – học chung và phối hợp nhip nhàng, linh hoạt phù hợp với cách quan sát, tiếp nhận của trẻ, đó là: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. Thực hiện tiến trình bài dạy một cách mềm dẻo, không nhất thiết dàn trải thời gian đều ở các hoạt động hoặc chỉ tiến hành một cách dạy. Kinh nghiệm cho thấy: để dạy loạt bài này có hiệu quả , giáo viên có thể tiến hành như sau: + Tạo hứng thú cho trẻ Ngay từ đầu tiết học, giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát toàn cảnh tranh hoặc tượng của bài dạy, đã được trình bày đẹp, như “ xem triển lãm”, trẻ sẽ xôn xao, chỉ trỏ, khen chê, lớp học sôi động hẳn lên. Thời gian kéo dài khoảng 1-2 phút. - Sau khi trẻ đã quan sát chung, giáo viên có thể tiến hành bài dạy như sau: Chung cho cả lớp + Giáo viên nêu lên câu hỏi gợi ý trẻ quan sát, nhận xét theo trình tự nội dung. Ví dụ: Tên tác phẩm? Các hình ảnh?
  17. Các hình ảnh chính, hình ảnh phụ? Màu sắc nào có trong trang ? + Trẻ suy nghĩ trả lời theo cảm nhận riêng. + Giáo viên dựa vào nhận xét của trẻ để bổ sung làm cho bài phong phú hơn Theo nhóm ( tự nhiên ) + Giáo viên yêu cầu trẻ: Tìm tác phẩm mà mình thích nhất. Có thể hình thành các nhóm một cách tự phát: nhóm chỉ có 2-3 trẻ, nhóm có nhiều trẻ hơn, bởi trẻ có sở thích riêng. Sau khi đã ổn định xong các nhóm, giáo viên nêu câu hỏi: Vì sao nhóm thích bức tranh đó? Trẻ suy nghĩ trả lời theo cách cảm nhận riêng. Đa số trẻ chỉ trả lời ngắn gọn: Con thích vì nó đẹp hoặc hình vẽ đẹp, màu đẹp mà chưa nêu lên được nội dung. Giáo viên nêu gợi ý chung cho các nhóm theo các câu hỏi ở trên. Sau khi trẻ nhận xét, giáo viên có thể bổ sung ngay hoặc bổ sung ở cuối bài. Phân nhóm Giáo viên phân nhóm theo tổ, theo bàn và nêu cau hỏi gợi ý cho trẻ nhận xét. Các cách tổ chức dạy – học đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Ví dụ: Cách dạy chung cho cả lớp nên dành cho các lớp đầu như: mẫu giáo bé và nhỡ. Vì trẻ ở độ tuổi này cần những câu hỏi hướng dẫn cụ thể mới có thể quan sát, trả lời được. Cách dạy theo nhóm dành cho lớp mẫu giáo lớn là thích hợp, bởi trẻ đã làm quen với xem các sản phẩm tạo hình. Do đó cần có những câu hỏi khái quát có tính chất định hướng trước tạo cho trẻ có cách nhìn tổng thể, từ đó mới xem xét đến bộ phận, chi tiết. Lưu ý: Ngoài làm việc chung với nhóm, với lớp, giáo viên còn lắng nghe ý kiến của từng trẻ. Thực tế cho thấy, nhiều trẻ có những nhận xét vừa ngộ nghĩnh, vừa sát, rõ nội dung và ý mà người lớn không có được. - Khi tóm tắt, bổ sung, giáo viên nên dùng cách kể chuyện, không nên dùng cách trả lời từng câu hỏi gợi ý.
  18. - Nên khuyến khích trẻ kể về tác phẩm hơn là cưa đứt đục suốt từng câu hỏi. Trẻ nói về tác phẩm theo cảm nhận riêng, có thể không theo đúng trật tự câu hỏi gợi ý giáo viên. Hướng dẫn học chương I 1. Đọc tài liệu và thảo luận - vai trò của tác phẩm nghệ thuật tạo hình + Tác phẩm nghệ thuật tạo hình + Vai trò và mục đích của tác phẩm nghệ thuật tạo hình đối với việc hình thành và bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho trẻ. - Yêu cầu cơ bản về tác phẩm nghệ thuật tạo hình của trẻ + Tính thẩm mĩ. + Nội dung tác phẩm. + Hình thức diễn tả. - - Các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình + Hình thức trình bày. + Các phương thức cho trẻ xem tác phẩm nghệ thuật tạo hình + Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình 2. Soạn giáo án - Soạn một bài xem tranh hoặc tượng ( tùy chọn ) - Tổ chức cho trẻ xem. - Phân tích kết quả, dựa vào: + Bài soạn của giáo viên. + Chuẩn bị đồ dùng dạy – học và thiết bị cần thiết. + Phương pháp hướng dẫn của giáo viên. + Kết quả học tập của trẻ. + Đánh giá, xếp loại.
  19. Chương II TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON I. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VẼ 1. Hoạt động vẽ với hoạt động tạo hình Hoạt động vẽ có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tạo hình ở trường mầm non. Vì: - Hoạt động này chiếm nhiều thời lượng trong chương trình tạo hình. - Thông qua hoạt động vẽ phát triển ở trẻ: + Khả năng quan sát, nhận xét thế giới xung quanh. + Kĩ năng thể hiện đối tượng về hình dáng, tỉ lệ, đường nét, màu sắc Có thể nói hoạt động vẽ là hoạt động cơ bản cả về kiến thức và rèn luyện kĩ năng tạo hình, qua hoạt động này trẻ không chỉ vẽ được các dạng bài vẽ theo mẫu ( vẽ hoa quả, đồ vật, người ) mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho chúng khi trang trí, vẽ tranh, nặn, xé dán 2. Hoạt động vẽ với bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ Thông qua hoạt động vẽ, trẻ dần dần nhận ra vẻ đẹp của đối tượng về hình dáng, đường nét, cấu trúc và màu sắc, bồi dưỡng cho trẻ thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, đúng đắn. 3. Hoạt động vẽ với giáo dục tình cảm đạo đức Từ hiểu biết cái đẹp, trẻ biết yêu quý trân trọng và bảo vệ cái đẹp trong cuộc sống hang ngày, hình thành tình cảm đạo đức – hành động theo cái đẹp và tỏ thái độ không hài lòng, bất bình với những hành vi sai trái với cái đẹp. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON 1. Đặc điểm của hoạt động vẽ Hoạt động vẽ là hoạt động tạo ra sản phẩm trên giấy bằng nhiều chất liệu khác nhau. Ở hoạt động này trẻ phải quan sát đối tượng, nhận xét, thông
  20. qua ước lượng bằng mắt về hình dáng tỉ lệ và diễn tả lại trên nền giấy bằng cảm nhận riêng của mình. Vì thế bài vẽ của trẻ chỉ diễn tả được “hao hao” với mẫu thực, nhưng cần rõ đặc điểm và hồn nhiên, trong sáng. Màu sắc của bài vẽ thường tươi sáng, có thể như thực, hoặc vẽ màu theo ý thích ( không giống thực), nhưng cần có sự thay đổi về độ đậm nhạt. 2. Nội dung của hoạt động vẽ Hoạt động vẽ bao gồm nhiều nội dung như: 2.1. Vẽ mẫu ( vẽ theo mẫu): trẻ nhìn mẫu có thực hoặc nhớ lại những gì thấy và vẽ lại cho rõ đặc điểm. Mẫu để cho trẻ vẽ là đồ vật (cái bát, cái lọ ), quả cây (quả táo, cây cam, xoài ), con vật (con vật nhồi bông hoặc bằng nhựa). 2.2. Vẽ trang trí: Trẻ quan sát hình minh họa hoặc đồ vật để tập vẽ nét, vẽ họa tiết theo cách nhắc lại, xen kẽ hoặc đối xứng và vẽ màu tự do. Các loại bài tập thường là: trang trí cơ bản (đường diềm, trang trí hình vuông, hình tròn) và trang trí ứng dụng (trang trí đường diềm ở khăn áo, váy; trang trí ở khăn vuông, cái lọ hoa ). 2.3. Vẽ tranh: trẻ tập vẽ tranh các thẻ loại đơn giản như: tranh tĩnh vật (lọ hoa và quả); tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh đề tài sinh hoạt và tranh các con vật quen thuộc. Tranh vẽ rõ nội dung (có hình ảnh chính, phụ) và vẽ màu tự do. 3. Vật liệu, chất liệu của hoạt động vẽ 3.1.Vật liệu Bài vẽ trên giấy trắng khổ A4 hoặc Vở tập vẽ. Bài vẽ có thể vẽ trên giấy màu bằng phấn trắng hoặc vẽ trên bảng hay nền sân bằng phấn màu. 3.2. Chất liệu: Có thể vẽ bằng các loại màu sẵn có. Ví dụ: - Phấn trắng và phấn màu. - Màu bút bi hoặc chì đen trên giấy trắng ( nơi không có màu ). - Sáp màu, chì màu, bú dạ màu, màu nước hay màu bột. Lưu ý: Nội dung và chất liệu của hoạt động vẽ được ghi cụ thể ở chương trình hoạt động tạo hình ở trường mầm non.
  21. III. Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ lứa tuổi mầm non 1. Hình thành khả năng vẽ cho trẻ dưới 3 tuổi 1.1. Về hoạt động vẽ của tre dưới 3 tuổi. - Trẻ dưới 3 tuổi khi tiếp xúc với thé giới xung quanh đều thấy mới lạ, tuy chưa diễn đạt đầy đủ những gì mình thấy bằng lời nói, nhưng trẻ luôn thấy ngạc nhiên: mọi vật xung quanh sao lắm màu thế ( xanh, đỏ, vàng ), sao lắm hình vậy ( vuông, tròn, dài, ngắn ), sao lại động đậy ( bay, chạy, nhảy ) làm cho chúng rất thích thú trước sự phong phú, nhiều vẻ của cuộc sống xung quanh. - Trẻ dưới 3 tuổi mới nhận biết được sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quen và nhớ được tên một số đồ vật, cỏ cây hoa trái, con vật, như: hoa sen, quả bưởi, con mèo, Đôi khi trẻ biết chỉ biết hoa chung chung, chưa gọi đúng tên và màu của chúng. Riêng đối với quả cây thì trẻ nhận biết được nhiều hơn, vì chúng nhìn thấy và được ăn thường xuyên. Đối với các con vật, trẻ nhớ vag gọi tên đúng vì chúng khác nhau về hình dáng ( to – nhỏ, dài- ngắn và màu sắc ) cùng với những đặc điểm ( con mèo kêu meo meo; con trâu màu đen, to, có sừng; con gà trống có mào to, đỏ, có màu lông sặc sỡ và tiếng gáy ò ó o mà trẻ rất thích ). Với người thân, hàng ngày trẻ được tiếp xúc, nhất là trong tình yêu thương của mọi người nên trẻ biết rõ ông – bà, cha- mẹ, anh- chị. - Trẻ dưới 3 tuổi ưu hoạt động, một trong những hoạt động được trẻ thích thú nhất là hoạt động vẽ. Tuy nhận thức thế giới còn hạn chế, hời hợt, song trẻ trong độ tuổi này muốn thể hiện những gì chúng nhìn thấy, mặc dù chưa ra hình hài gì. Trẻ vẽ rất nhanh và “ sợ” mọi vật biến đi mất. Hình như chỉ huy của não bị bất lực trước sự lôi cuốn của thế giới hình thể và màu sắc. Ngay cả vẽ màu, trẻ chỉ thích những màu tươi sáng mà chưa thể nghĩ xanh ( là màu lá ), hay đỏ ( là màu hoa ), thích là vẽ đại gì? Vì thế nhìn nét, hình vẽ, màu sắc ở “ bài vẽ” của trẻ ở độ tuổi này ta thấy khó hiểu, nhiều người cho rằng: hìn vẽ, màu sắc chẳng ra gì ( theo cách tư duy của người lớn ) nhưng thực ra là một “ tác phẩm kì công” của trẻ. là tất cả sự hiểu biết non nớt, ngây thơ, hồn nhiên, là sự thích thú vô tận của chúng trước thế giới xung quanh muôn màu muôn vẻ. 1.2. Hình thành khả năng vẽ cho trẻ dưới 3 tuổi Với trẻ dưới 3 tuổi, giáo viên cần lưu ý:
  22. a) Tạo nếp hoạt động tạo hình Hình thành và rèn luyện kĩ năng cơ bản sau: - Cách cầm bút vẽ, chì, phấn màu: Cầm nhẹ nhàng, thoải mái. Cầm bằng ba ngón tay: ngón giữa ở dưới đỡ bút, ngón trỏ ( ngón thứ hai ) và ngón cái ở trên; hai ngón còn lại chỉ làm điểm tì ( đỡ ) hay di chuyển trên mặt giấy. Đầu chì, bút vẽ cách các ngón cầm chừng 2cm. Bút vẽ ở tư thế nghiêng để khi vẽ cần nhìn thấy hình. Cầm chặt sát đầu bút hay ở thế dựng đứng vẽ không thoải mái, làm cho nét hình khô cứng, gò bó và trông không đẹp. Cần dạy trẻ cách cầm bút ngay từ ở trường mầm non, trường tiểu hcoj. Vì trên thực tế nhiều người ( học sinh TH, THCS, THPT và cả người lớn ) cầm bút viết trong tư thế gò bó. - Cách quan sát + Vật mẫu, hình minh họa không đặt, để quá gần hoặc quá xa, cao hay thấp so với tầm nhìn của trẻ, nên vừa tầm. Ngoài ra còn chú ý đến không gian rộng – hẹp-, sáng- tối ,à có cách đặt, treo hình minh họa cho phù hợp. + Tổ chức cho trẻ quan sát có thể đặt vật mẫu ở phía trên của lớp hcoj cho cả lớp quan sát một phía của mẫu vẽ theo chiều ngang, theo nhóm trẻ, đứng hoặc ngồi theo hướng vòng cung, vòng tròn, xung quanh vật mẫu. + Cách quan sát: Cần hướng dẫn trẻ tập trung nhìn vào phần chính của mẫu, hình minh họa, có nghĩa là từ bao quát đến bộ phận, vì trẻ thường bị lôi cuốn bởi các chi tiết ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng trước. b) Nhận biết vị trí, kích thước, nét, hình dáng, màu sắc Cần cho trẻ nhận biết về: - Vị trí: trên – dưới, phải- trái và ở giữa của vật mẫu, của mặt giấy vẽ. - Kích thước: dài- ngắn của nét, to – nhỏ, cao- thấp của hình. - Nét: nét thẳng ( nét ở thế nằm ngang, thẳng đứng, nghiêng ); nét gấp khúc; nét cong; nét lượn - Hình dáng: Hình tam giác, hình tứ giác, hình tròn. - Màu sắc: một số màu chính như: đỏ, vàng, xanh dương, xanh lam, xanh lục ( xanh lá cây ), đen, nâu, ở hộp sáp và bút chì màu. c) Hình thành kĩ năng vẽ, giáo viên cần lưu ý: - Các bài tập tạo hình cho trẻ dưới 3 tuổi nhằm mục đích rèn luyện các kĩ năng tạo hình là chủ yếu ( đã giới thiệu ở phần a ).
  23. - Giáo viên dựa vào nội dung quy định ở chương trình để tạo ra ngững trò chơi với bút , giấy bằng nét, bằng hình sao cho phù hợp và sinh động tạo cho trẻ cảm thấy thoải mái như chơi mà thực sự lại là học. 1.3. Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ dưới 3 tuổi a) Phương pháp hướng dẫn - Thời gian đầu, giáo viên nên cho trẻ tiếp xúc với que và hướng dẫn trẻ xếp các que thành nét, thành hình. - Cho trẻ vẽ nét bằng phấn ở bảng, ở sân tạo điều kiện cho trẻ tạp cầm bút, vận dụng khớp ở ngón, cổ tay. - Tiếp theo cho trẻ tập vẽ nét thẳng, nét cong ở giấy nhằm luyện cầm bút, cầm màu; đặc biệt là “khống chế” vẽ nét trên mặt phẳng cho phép sao cho vừa tầm: dài – ngắn. thẳng – ngang – dọc, cong – lượn Giáo viên chú hạn chế sự hứng thú quá độ của trẻ, vì vẽ không định hướng sẽ tạo nên những nét nhằng nhịt, ngang dọc, vòng vo lung tung ở giấy. Để hoạt động tự do , thoải mái như vậy trẻ sẽ quen tay, sau này rất khó sửa. - Cuối năm, nên hướng dẫn vẽ phối hợp các nét thành các hình đơn giản, quen thuộc và gợi ý trẻ đặt tên cho các hình như: + Con đường, con mương, sóng nước ( 2 nét ngang ). + Hàng rào ( 2 nét ngang và các nét dọc ). + Cỏ, mưa ( các nét xiên ), + Mặt trời và tia sáng ( hình dạng tròn và nét thẳng ở xung quanh ). + Mây ( nét cong khép kín ). - Hướng dẫn thực hành - Giáo viên đến từng trẻ gợi ý: + Cách cầm bút, cách vẽ nét. + Cách vẽ hình. b) Tổ chức đánh giá sản phẩm - Cho trẻ xem sản phẩm và nhận xét. - Giáo viên nhận xét sản phẩm và động viên trẻ. 2.Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 3 – 4 tuổi Qua một năm học ở trường mầm non,trẻ 3 – 4 tuổi đã dần quen với nếp sinh hoạt,học tập nói chung, hoạt động tạo hình nói riêng. Tuy nhiên ở nhiều nơi, trẻ ở độ tuổi này không vào trường mầm non, mà ở nhà với gia đình. Với những trẻ này hoạt động vẽ vẫn còn mới mẻ,đôi khi lúng túng hoặc rụt rè, vì
  24. thế sản phẩm chưa đạt yêu cầu đề ra. Đó là thực tế,giáo viên không nên nóng vội. 2.1.Yêu cầu kiến thức, kĩ năng. - Cách cầm sử dụng bút màu, giáy, vở tập vẽ. - Cách quan sát: Hướng trẻ tập trung vào nhận ra các hình ảnh và màu sắc( tên hình,tên màu, ). - Biết tên các loại nét và vẽ được các loại nét trong giới hạn định: Dài – ngắn, cao thấp. - Biết tên một số hình cơ bàn: Hình vuông,hình chữ nhật, tam giác,hình dạng tròn và ghép các hình thành hình vẽ đơn giản theo ý thích: quả (trái),bông hoa,chiếc lá,cây, con cá - Cach sắp xếp hình vẽ trong khổ giấy (vừa, không to hay nhỏ quá). Chuẩn bị đồ dùng dạy học và đồ dùng học tập: Đầy đủ, phong phú ( hình minh họa, tranh, ảnh; bút,phấn màu; giấy, vở tập vẽ ). 2.2 Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 3- 4 tuổi a) Tổ chức hoạt động Tùy theo nội dung từng loại bài ( vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh)Giáo viên có cách tổ chức hoạt động cho phù hợp. Ví dụ: - Hoạt động trong lớp + Quan sát thiên nhiên, xem tranh + Vẽ ở sân (bằng phần). b,Phương pháp hướng dẫn Phương pháp hướng dẫn cần linh hoạt, phù hợp với bài dạy, với nhận của trẻ - tạo nên không khí học tập vui, phát huy tính tích cực học tập, suy nghĩ của trẻ. Ví dụ: - Câu hỏi gợi ý ngắn gọn, cụ thể và sát với nội dung bài. - Lời hướng dẫn “song song” cùng với hình minh họa. - Liên hệ bài học với thực tiễn cuộc sống, sinh hoạt trẻ. c)Hướng dẫn thực hành: - Hướng dẫn, bổ sung, gợi ý ngay trên mỗi bài vẽ để trẻ tự sửa hay điều chỉnh bằng sự hiểu biết và cảm nhận riêng - Góp ý, bổ sung cho giáo viên phù hợp với khả năng phù hợp của trẻ: Yếu, trung bình, khá d) Tổ chức đánh giá sản phẩm:
  25. - Trưng bày hoặc giới thiệu sản phẩm và gợi ý nhận xét qua các câu hỏi và sắp xếp vẽ hình,vẽ hình và vẽ màu tạo điều kiện củng cố kiền thức, kĩ năng vẽ và nhận thức thẩm mĩ cho trẻ. - Gợi ý trẻ chọn ra các bài vẽ đẹp theo ý thích. - Động viên khích lệ lớp. 3. Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 4 – 5 tuổi Trẻ ở độ tuổi này đã tương đối quen với hoạt động tạo hình.Vì thế nội dung tạo hình được phân ra các loại bài: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh. Do đó, phần tổ chức hoạt động vẽ ở các lớp cuối, chúng tôi tách các loại bài học ra để giáo viên dễ theo dõi. 3.1. Vẽ theo mẫu 3.1.1. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng - Củng cố nề nếp học tập cho trẻ, cụ thể là: + Cách cầm và sử dụng bút vẽ, giấy hay vở tạp vẽ. + Quan sát, nhận xét: tìm ra các hình ảnh, màu sắc chính ở vật mẫu và hình minh họa. - Biết cách vẽ hình - Vẽ được mẫu đơn giản về hình khối: + Hình vẽ: đã rõ đặc điểm. + Hình vẽ: vừa với khổ giấy, không quá to hay quá nhỏ. + Hình vẽ: không nên quá lệch làm mất cân đối giữa phải – trái, trên – dưới. + Bài vẽ xong có thể vẽ màu theo ý thích hoặc vẽ hình bằng bút chì đen, bút dạ, bút bi - Đồ dùng dạy – học Mẫu vẽ: là vật thực ( đò vật hay quả cây) đơn giản về hình nét và các hình minh họa. 3.1.2. Tổ chức hoạt động vẽ theo mẫu a) Bày mẫu: vừa tầm nhìn của trẻ, có sáng tối rõ ràng. Có thể bày mẫu vẽ chung cho cả lớp hoặc vẽ theo nhóm. b) Phương pháp hướng dẫn vẽ theo mẫu Gợi ý trẻ quan sát, nhận xét và nhận ra cách vẽ ở mẫu thực hoặc hình ảnh, hình minh họa. c) Hướng dẫn thực hành
  26. Giúp đỡ trẻ thực hành, hướng dân trẻ: cách vẽ hình vao trong khổ giấy, vẽ hình có đặc điểm. khi hướng dẫn giáo viên cần chỉ ra ở mẫu và bài vẽ để trẻ so sánh, tự sửa hoặc điều chỉnh những chỗ chưa hợp lí. d) Tổ chức đánh giá sản phẩm - Tổ chức đánh giá, nhận xét phù hợp với từng bài. - Gợi ý trẻ nhận xét về hình vẽ, về sự cân đối của bài vẽ. 3.2. Vẽ trang trí 3.2.1 Yêu cầu kiến thức, kĩ năng - Trẻ làm quen với nghệ thuật trang trí ở các đồ vật quen thuộc, nhận ra vẻ đẹp của chúng. - Nhận ra cách sắp xếp họa tiết, cách vẽ ở các hình đơn giản: đường diềm, hình vuông, hình tròn và một số đờ vật (áo, váy, khăn). - Vẽ được các họa tiết đơn giản để trang trí như hình tròn, bông hoa - Vẽ được các họa tiết theo mẫu và các hình có sẵn như đường diềm, hình vuông, cái bát, cái ấm theo cách nhắc lại hay xen kẽ nhưng chưa đều về khoảng cách. - Vẽ màu theo hướng dẫn (nhắc lại hoặc xen kẽ) nhưng màu chưa đều hoặc còn ra ngoài nét vẽ. - Đồ dùng dạy – học: chuaarm bị cho các vật mẫu phong phú, đẹp về hình thể về màu. 3.2.2. Tổ chức hoạt động vẽ trang trí a) Tổ chức hoạt động - Hoạt động trong lớp + Học chung cho cả lớp (trẻ làm bài cá nhân). + Học theo nhóm (tùy theo bài học). - Hoạt động ngoài lớp + Quan sát thiên nhiên (hoa, lá ). + Tổ chức cho trẻ dùng phấn vẽ ở sân vào các hình vẽ cho sẵn (hình vuông, cái áo, cái đĩa ) hoặc xếp hình cắt sẵn vào các hình vẽ cái lọ, áo, khăn b) Phương pháp hướng dẫn - Giới thiệu hình ảnh: vật thực, hình minh họa để trẻ cảm thụ vẻ đẹp của tác phẩm trang trí về: bố cục, họa tiết, màu sắc. - Gợi ý cách sắp xếp họa tiết, cách vẽ màu ( nhắc lại hay xen kẽ), từ đó trẻ biết cách tiến hanhfbaif vẽ.
  27. - Để trẻ có thể hiểu dần về cách vẽ họa tiết trong các hình thể trang trí, giáo viên nên sử dụng các loại họa tiết cắt bằng giấy cứng có màu sắc khác nhau cho trẻ tập xếp (bố cục) vào các hình có sẵn ở giấy, ở sàn nhà. Trên co sở đó, giáo viên gợi ý trẻ điều chỉnh khoảng cách của các họa tiết đổi màu ở các vị trí dễ dàng hơn. Đây vừa là học, vừa là chơi mà trẻ rất say sưa, thích thú. - Bài tập có thể là: giáo viên chuẩn bị một số hình: hình vuông, tròn, hình vẽ các đồ vật có kẻ sẵn 2 đường kẻ của đường diềm để trẻ vẽ họa tiết và vẽ màu theo ý thích. c) Hướng dẫn thực hành Giáo viên cần lưu ý: - Trẻ em chưa vẽ được họa tiết đều nhau, chỉ cần họa tiết giống nhau là hoa hay hình tròn, còn hoa to hay nhỏ, 4 cánh hay 5 cánh đều có thể chấp nhận được. - Khoảng cách giưa các họa tiết còn chưa vẽ được cachs đều nhau, ở lứa tuổi này ve xnhuw vậy là một tực tế, giáo viên không nên nóng vội. - Hướng dẫn bổ sung, gợi ý ngay trên mỗi bài vẽ để trẻ suy nghĩ hay điều chỉnh về việc sắp xếp họa tiết và vẽ màu của trẻ. d)Tổ chức đánh giá sản phẩm Tổ chức đánh giá kết quả học tập bằng nhiều cách khác nhau, thông qua các câu hỏi gợi ý nhằm củng cố nâng cao kiến thức kĩ năng đồng thời nâng cao dần khả năng cảm thụ cái đẹp cho trẻ. 1.5. Vẽ tranh 1.5.1. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng - Trẻ làm quen với cuộc sống xung quanh, nhận ra vẻ đẹp của cỏ cây, hoa là, động vật và con người. - Nhận ra cách vẽ tranh thông qua việc sắp xếp các hình ảnh ( hình ảnh chính, phụ) và cách vẽ màu. - Trẻ tìm được các hình ảnh tiếu biểu và vẽ được tranh phù hợp với nội dung (có hình ảnh chính, phụ) và vẽ màu theo cảm nhận riêng. - Vẽ tranh được các thể loại: phong cảnh, sinh hoạt, chân dung, tĩnh vật, các con vạt theo ý thích. - Đồ dùng dạy – học: hình ảnh minh họa (tranh, ảnh và các hình vẽ giới thiệu hình vẽ) cần đẹp, đầy đủ, phong phú để gợi ý trẻ suy nghĩ, tìm tòi. 3.3.2. Tổ chức hoạt động vẽ tranh
  28. a) Tổ chức hoạt động - Hoạt động trong lớp + Cả lớp vẽ tranh theo một đề tài (vẽ cá nhân). + Vẽ theo nhóm: mỗi nhóm một đề tài và vẽ theo các nhân, hoặc cả nhóm vẽ chung tranh trên khổ giấy A3. + Vẽ tự do (theo ý thích của mỗi đứa trẻ về đề tài mà mình thích: phong cảnh, chân dung, múa hát, lễ hội ) - Hoạt động ngoài lớp + Quan sát thiên nhiên và vẽ tranh theo ý thích. + Vẽ tranh tự do ở sân trường: trên giấy bằng màu, bằng phấn màu vao ô đã kẻ sẵn trên sân (mỗi trẻ vẽ một ô hoặc mỗi nhóm vẽ chung một ô). c) Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên giới thiệu hình ảnh hoặc hướng dẫn trẻ quan sát cảnh (vẽ ngoài trời) qua các câu hỏi gợi ý để trẻ tìm hiểu về: + Nội dung đề tài: vẽ tranh đề tài nào, các hình ảnh cần thiết có trong tranh để thể hiện đúng đề tài. + Cách vẽ tranh: vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ. + Vẽ màu: sử dụng những màu nào? Vì sao vẽ những màu ấy? d) Hướng dẫn thực hành - Giáo viên theo dõi, gợi ý, bổ sung cho trẻ từng nhóm, sao cho sát với thực tiễn mỗi bài vẽ về nội dung, hình ảnh và màu sắc. đ ) Tổ chức đánh giá sản phẩm Gợi ý trẻ nhận xét, đánh giá, xếp loại qua tiêu chí bằng các hình thức tổ chức khác nhau. 4. Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5- 6 tuổi Ở độ tuổi 5-6, trẻ đã quen với hoạt động vẽ và vẽ có kết quả khá rõ. Vì thế tổ chức hoạt động vẽ cần nhấn mạnh đến bố cục và sự suy nghĩ, tìm tòi để bài vẽ của trẻ có tính sáng tạo hơn về hình, về màu. 4.1. Vẽ theo mẫu 4.1.1. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng - Quan sát: từ bao quát đến chi tiết, tìm ra đặc điểm của mẫu: hình dáng, đường nét tiêu biểu và tỉ lệ bộ phận. - Tìm ra cách vẽ: từ hình hướng dẫn, trẻ biết vẽ hình gì trước, vẽ gì sau. - Bố cục: cân đối với khổ giấy hay vở tập vẽ.
  29. - Hình vẽ: rõ đặc điểm. - Vẽ màu: theo cảm nhận riêng, không nhất thiết phải vẽ màu như có ở mẫu ( quả táo phải đỏ, lá phải xanh ). Đồ dùng dạy – học: mẫu vẽ phong phú, đẹp ( đồ vật, hoa quả ) và các hình minh họa. 4.1.2. Tổ chức hoạt động vẽ theo mẫu a) tổ chức hoạt động Giáo viên tìm các tổ chức vẽ sao cho phù hợp với từng bài. Có thể hoạt động trong lớp hay ngoài lớp; trẻ vẽ nhóm hay vẽ cá nhân. Ví dụ: - Chuẩn bị Để vẽ theo mẫu có hiệu quả sao, giáo viên cần chú ý đến địa điểm: ngồi bàn hay vẽ theo nhóm; đồ dùng học tập cho trẻ, chỗ đặt mẫu. - Mẫu vẽ: có hình dang, màu sắc đẹp. Nên có 2-3 vật mẫu cho trẻ so sánh đối chiếu nhận ra đặc điểm của mẫu. - Bày mẫu: vừa tầm nhìn, có sáng tối rõ ràng. c) phương pháp hướng dẫn - Gợi ý trẻ quan sát, nhận xét và tìm ra cách vẽ ở mẫu thực hay hình minh họa. Chú ý hướng trẻ quan sát từ hình dáng chung, tỉ lệ bộ phận và cách bố cục hình vẽ trong khổ giấy ( để ngang hay để dọc cho đẹp ). C) Hướng dẫn thực hành Giúp trẻ hoàn thành bài vẽ: gợi ý, bổ sung kiến thức, kĩ năng ngay ở mỗi bài vẽ của trẻ về bố cục, hình vẽ d ) Tổ chức đánh giá sản phẩm Ở độ tuổi này, các bài vẽ theo mẫu, giáo viên cần gợi ý trẻ nhận xét về bố cục ( hình vẽ vừa với khổ giấy, tranh to hay nhỏ quá ), hình vẽ rõ đặc điểm, vẽ màu theo ý thích. Gặp trường hợp hình vẽ mất cân đối ( hình vẽ nhỏ, lệch ), có thể gợi ý trẻ thêm hình vẽ hợp với nội dung bên phải hay bên trái để bài vẽ hợp lí hơn ( mặc dù ở mẫu không có ), tạo cho bài vẽ đẹp hơn, đồng thời qua đó cũng nâng cao nhận thức cho trẻ về bố cục. 4.2. Vẽ trang trí 4.2.1. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng - Trẻ biết được cách sắp xếp họa tiết trong các hình thể trang trí: đường diềm, hình vuông, và một số đồ vật quen thuộc như, khăn, áo, mũ, bát - Nhận ra các cách sắp xếp họa tiết: nhắc lại, xen kẽ, đối xứng; - Đồ dùng dạy- học các bài trang trí mẫu.
  30. - Vẽ được họa tiết theo mẫu hoặc tự vẽ vào các hình trang trí theo các cách: nhắc lại, xen kẽ - Vẽ màu vào họa tiết và nền, có đậm có nhạt, màu ít ra ngoài hình. 4.2.2. Tổ chức hoạt động vẽ trang trí a) Tổ chức hoạt động - hoạt động trong lớp: Tổ chức cho mỗi trẻ dùng bút chì ( đen hoặc màu ) vẽ một tranh trên giấy hay trên vở tập vẽ; hoặc mỗi nhóm vẽ một tranh. - Hoạt động ngoài lớp + Quan sát thiên nhiên ( hoa,lá, quả, con trùng, ) + Vẽ ở sân: mỗi tre vẽ một loạt bài trong khung hình như: đường diềm, hình vuông, cái đĩa, cái áo chuẩn bị phấn nếu cho trẻ vẽ trên mặt sân. + Xếp hình có sẵn vào cá khung hình kẻ ở bìa hay nền lớp, sân. b) Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên giới thiệu bài qua các vật mẫu hoặc hình minh họa để trẻ nhận ra: + Vẻ đẹp của trang trí. + Nhận ra cách vẽ họa tiết, cách vẽ màu. + Thấy được các cách trang trí khác nhau về sắp xếp họa tiết và cách vẽ màu. - Để trẻ có thể nhận ra cách trang trí các hình, giáo viên có thể dùng hình cắt sẵn ( bông hoa, hình tròn, hình vuông, quả hay con vật ) xếp vào các khung hình cho trước ( hình đường diềm, hình vuông, cái đĩa, cái áo, )Dựa vào đó giáo viên nêu ra các tình huống như: xếp họa tiết có khoảng cách không đều hoặc xếp màu lộn xộn yêu cầu trẻ nhận xét và điều chỉnh. Lưu ý: Cách hướng dẫn của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu và kết hợp với hình minh họa tạo cho trẻ nhận biết nhanh hơn. Ví dụ: Với trang trí đường diềm: để khoảng cách từng nhóm họa tiết hoặc từng họa tiết được cách đều nhau. Vẽ hình ở hai đầu trước rồi mới vẽ hình ở giữa. Sau lại vẽ hình ở khoảng giữa của hai hình đã vẽ Vẽ màu: có thể các hình đều vẽ một màu hoặc vẽ hai màu xen nhau ở các hình. Với trang trí hình vuông: vẽ hình như nhau ở bốn góc, vẽ hình ở giữa to hơn. Vẽ màu: hình ở bốn góc vẽ cùng một màu, hình ở giữa vẽ bằng màu khác
  31. Với trang trí hình tròn: vẽ hình như nhau đối xứng ở phía trên và dưới theo trục xoay hình tròn để vẽ 2 hình tiếp ở khoảng giữa các hình đã vẽ. Ở giữa có thể vẽ hình hoặc không. Vẽ màu: như cách vẽ màu ở hình vuông Các loại bài tập này, giáo viên nên sử dụng vở tập vẽ. Nếu không có vở tập vẽ, giáo viên cần chuẩn bị hình hướn dẫn ( tự làm ) để bài dạy có hiệu quả. c) Hướng dẫn thực hành - Gợi ý cách làm bài cho trẻ: + Vẽ hình trước, vẽ màu sau. + Cách vẽ hình: yêu cầu trẻ quan sát, cố gắng vẽ hình như nhau và có khỏng cách đều nhau. d) Tổ chức đánh giá sản phẩm - Khi trẻ làm bài, giáo viên cần đi quan sát để gợi ý, bổ sung về ý kiến và kĩ năng vẽ cho từng trẻ. Không nên vẽ, sửa trên bài của trẻ, cần chỉ ra những chỗ chưa hợp lí, chưa đúng để chúng tự điều chỉnh. - Gợi ý trẻ chọn bài vẽ đẹp và tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả, trọng tâm là: + Họa tiết ( vẽ như thế nào?). + Sắp xếp họa tiết ( khoảng cách ). + Màu sắc ( màu họa tiết, màu nền, đậm và nhạt ). 4.3. Vẽ tranh 4.3.1. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng - Trẻ biết được các loại tranh: phong cảnh, tĩnh vật - Biết cách vẽ tranh. - trẻ vẽ được các loại tranh có các hình ảnh rõ nội dung. - Vẽ màu theo cảm nhận riêng: vẽ màu kín mựt tranh, có đậm nhạt. - Đồ dùng dạy – học: giáo viên chuẩn bị tranh đẹp, đa dạng, sát với nội dung bài dạy. 4.3.2 Tổ chức hoạt động vẽ tranh a) Tổ chức hoạt động - Hoạt động trong lớp: Vẽ cá nhân hoặc vẽ theo nhóm. - Hoạt động ngoài lớp: Vẽ bằng phấn trên mặt sân hoặc ngồi vẽ tự do trên giấy hay vở tập vẽ. b) Phương pháp hướng dẫn
  32. Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh minh họa hoặc gợi ý quan sát cảnh thực để trẻ nhận biết: - Vẻ đẹp của đối tượng, nội dung đề tài. - Cách vẽ hình, vẽ màu. c) Hướng dẫn thực hành Gợi ý, bổ sung ngay trên bài vẽ để trẻ tự tìm ra hình ảnh, cách vẽ hình và vẽ màu, giáo viên không vẽ, không sửa giúp trẻ. Đối với trẻ còn lúng túng, giáo viên chỉ ra cụ thể hơn ( hình gì, vẽ ở chỗ nào? ). Với trẻ khá, giáo viên nêu ra cách vẽ và động viên để trẻ suy nghĩ tìm thêm các hình ảnh tạo cho bố cục chặt chẽ, rõ nội dung và tìm màu gợi tả: mùa xuân hay trời mưa, nắng, tối đồng thời giúp trẻ vẽ màu đậm, nhạt để bài vẽ phong phú hơn. d) Tổ chức đánh giá sản phẩm Tổ chức các hình thức đánh giá kết quả bài vẽ, tạo cho trẻ tập nhận xét từ đó củng cố kiến thức, kĩ năng đồng thời nâng cao khả năng nhận thức thẩm mĩ. Các cau hỏi gợi ý tập trung vào: - Hình ảnh và cách sắp xếp các hình ảnh trong tranh? - Màu sắc và cách vẽ màu? - Yêu cầu trẻ tìm ra các bài vẽ đẹp và xếp loại theo ý thích. - Động viên, khích lệ trẻ có bài vẽ đẹp. Hướng dẫn học chương II 1. Đọc tài liệu và thảo luận - Vai trò của hoạt động vẽ - Nội dung hoạt động vẽ cho trẻ mầm non: đặc điểm, nội dung, vật liệu, chất liệu. - Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mầm non + Hình thành khả năng vẽ cho trẻ dưới 3 tuổi. + Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 3 - 4 tuổi. + Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 4 - 5 tuổi ( chú ý các loại bài học ). + Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5- 6 tuổi(chú ý các loại bài học ). 2. Dự giờ hoạt động tạo hình và phân tích - Dự giờ vẽ ở các độ tuổi. - Phân tích giờ hoạt động vẽ. + Sự chuẩn bị của giáo viên: cung cấp kiến thức; rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn thực hành và tổ chức đánh giá?
  33. + Hoạt động của trẻ về: kiến thức, kĩ năng, kết quả của sản phẩm. 3. Soạn giáo án - Soạn một bài dạy ( tùy chọn cho đối tượng cụ thể ) theo cách dạy của mình. - Chuẩn bị đồ dùng và thiết dạy – học. 4. Tập dạy - Dạy theo nhóm. - góp ý kiến trao đổi, đánh giá.
  34. Chương III Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ lứa tuổi mầm non I. Vai trò của hoạt động nặn Nặn là tạo nên các sản phẩm có khối hình, có không gian ba chiều – chiếm chỗ trong không gian. Hoạt động nặn giúp phát triển ở trẻ: - Khả năng quan sát nhận xét,ước lượng đối tượng về hình dáng, hình khối, màu sắc. - Thị hiếu thẩm mỹ - Nhận biết cảm thụ vẻ đẹp của đố tượng. - Tình cảm đạo đức: Yêu mến quý trọng cái đệp của thiên nhiên xung quanh và cài đẹp do con người tạo ra. Kỹ năng hoạt động của cơ, khớp tay tạo cho tre thuần thục trong các hoạt động khác. Trong lịch sử phát triển tạo hình của loài người hoạt động nặn cũng ra đời rất sớm cùng với hoạt động vẽ. Những tác phẩm điêu khắc cổ xưa không những chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, mà còn có giá trị thẩm mĩ với tạo hình hiện đại. Hoạt động nặn như là hoạt động chơi với chất liệu nên rất thích hợp với trẻ mầm non, sản phẩm nặn của trẻ tuy đơn giản nhưng rất sinh động về cách tạo hình: Vừa có nét khái quát, vừa hồn nhiên, phù hợp với cách nhìn,cách cảm như tâm hồn trong sáng, ngây thơ của chúng. II. Nội dung của hoạt nặn Hoạt động nặn cho trẻ mầm non có nhiều nội dung từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ. 1. Nặn khối cơ bản: Khối hình cầu, hình trụ, hình hộp. 2. nặn các sản phẩm từ các khối hình cơ bản: Quả, hoa, cây, nhà, núi, thuyền, xe, và con vật và con người. 3. Nặn về các đề tài - Học tập: Đi học,vui chơi ở sân trường - Sinh hoạt: Đá bóng, nhảy dây,
  35. - Lễ hội: Mừng ngày 20 – 11, đua thuyền,đấu vật, chọi trâu, chọi gà, múa rồng - Bộ đội : Xe tăng, tàu chiến, máy bay, bộ đội tập luyện - Phong cảnh: Nhà , cây, sông, núi, - Các con vật: Vật nuôi và thú trong rừng 4. Nặn theo ý thích: Tự do – nặn theo ý thích các loại bài và đề tài. 5. Giáo viên cần lưu ý: - Nội dung nặn nêu ở trên là chung cho tất cả, tuy có mức độ cao – thấp, trước – sau, nhưng không có nghĩa là trẻ nhỏ không làm được các bài tập của các lớp lớn. Vấn đề là nhìn nhận đánh giá lam được các bài tập của các lớp lớn. Vấn đề là nhìn nhận đánh giá các sản phẩm của trẻ ở các độ tuổi như thế nào cho khách quan. Về tạo hình nói chung, tạo hình nặn nói riêngtrình tự nội dung (khó – dễ, trước - sau) chỉ là tương đối, không quá khắt khe như ở một số môn học khác. Bởi tạo hình là: - Tạo ra cái đep, mà cái đẹpcần đa dạng về hình dáng, màu sắc, không rập khuôn, sao chép. - Tạo ra cái đẹp phù hợp với cảm nhận riêng, nhất là cái đẹp của trẻ. - Cái đẹp không lạm dụng quá vào cái đúng, sự chính xác như cái thật ở ngoài đời, (tròn, nhẵn, cũng chỉ là tương đối – có dạng tròn và xù xì), càng không phụ thuộc vào số lượng nhiều hay ít của hình, của chi tiết, ở màu sắc. Nhiều khi cái đẹp lại thể hiện ở sự đơn giản, cô đọng về hình về khối màu sắc thể hiện được động hay tĩnh Miễn sao tác phẩm chong]ời xem cảm nhận được điiều gì đó về cuộc sống, xã hội. Thử xem “ con trâu lá đa” đâu là chân , tai, mắt, như thực,chỉ có hai sừng cong, nhọn được tách ra từ ngân lá; cái đầu là cái cuống; mình là phiến lá cuộn lại, có thế thôi,vậy mà hình tượng con trâu hiện lên, trẻ lại rất thích thú, chơi không biết chán: buộc sợi dây vào cuống lá luồn qua bụng ,kéo về phía sau thì “ sừng” vểnh lên. Rồi đáy là: Trâu ăn cỏ, trâu chọi nhau, trâu ăn nằm,trâu cày được trẻ tưởng tượng ra,dù chỉ là vật vô tri vô giác – từ cái lá do sự sáng tạo nghệ thuật tạo hình. Cũng cần lưu ý rằng: Sản phẩm của trẻ tạo ra cái đẹp và snh động, nhưng trình độ của chúng còn hạn hẹp, chua tư duy đầy đủ, chua có ý tướng sáng tạo như người lớn. cái hay cái đẹp của sản phẩm lớn là phụ thuộc vào sự thích thú,và ý định tạo hình bất chợt xẩy ra. Vì thế khi hướng dẫn tạo hình , giáo viên cần cho trẻ hứng thú, đó là sự hiểu biết về đối tượng, là sự mong
  36. muốn được tạo ra sản phẩm – làm cho trẻ thích hoạt động. Mọi sự gò ép, mệnh lệnh đối với tạo hình đều không mang lại hiệu quả. Mặt khác hoạt động nặn của trẻ còn phụ thuộc vào sự quan tâm của nhà trường (tạo điều kiện cho trẻ hoạt động và chuẩn bị đầy đủ vật liệu cần thiết), Vào sự tổ chức , hướng dẫn, đánh giá của giáo viên. III. Đồ dùng, vật liệu cho hoạt động nặn Đồ dùng vật liệu cho dạy và học nặn rất phong phú, đa dạng,có thể mua sắm hoặc tự làm, tự kiếm. Ví dụ: 1.Đồ dùng, vật liệu cần mua sắm - Đất nặn công nghiệp, dao nặn - Hình mẫu làm bằng nhựa, đất nung, như hình người,các con vật, hoa quả,cây(dùng chung với các loại bài học khác). - Tranh, ảnh minh họa: Ảnh của các con vật, hình hướng dẫn cách nặn (ở bộ đồ dùng dạy học). - Bảng để nặn,khay để sản phẩm. 2.Đồ dùng vật liệu tự sưu tầm - Đất nặn(có ở mọi nơi): nhào kĩ, nhuyễn, để trong bóng mát sao cho không nhảo, không quá khô. - Dao để cắt đất, khoét lõm có thể làm bằng tre, nứa - Đá nhỏ, vỏ sò, ốc có hình dạng khác nhau để sắp xếp thêm vào bố cục trong các bài nặn đề tài (núi, đồi ) đồng thời gợi ý trẻ tưởng tượng. - Cành cây khô nhỏ có dáng đẹp đẻ làm cây hoặc đắp đấtthêm làm thân cổ thụ cho các đề tài lễ hội phong cảnh: cây đa, mái đình - lá cây loại nhỏ có màu và hình đệp đẻ dính cho cây thêm sinh động. - Que hoặc cành cây nhỏ để xuyên hay bó đát bên ngoài giữ cho các chi tiết, bộ phận ở hình nặn thêm vững: Chân, tay,đầu hay làm dùi trống cán cờ - các sản phẩm nặn đẹp của trẻ Các đồ dùng, vật liệu này,giáo viên hay phụ huynh có thể tìm kiếm dễ dàng, tạo cho hoạt động nặn của trẻ phong phú, hấp dẫn.
  37. IV. Tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non 1.Hình thành cho trẻ năn dưới 3 tuổi 1.1. Về hoạt động nặn của trẻ dưới 3 tuổi - Trẻ dưới 3 tuổi còn “vụng về” trong mọi hành động ,khi cầm nắm gì là chúng nắm chặt hoặc quăng ném. - Trẻ làm quen với khối hình sớm hơn vẽ. Vì thế đồ chơi cho trẻ ở độ tuổi này điều là hình khối đơn giản và có màu sặc sỡ, như quả cây,các hình khối tròn, dài.hình hộp, những con búp bê bằng nhựa hay vải nhồi bông ,ít có đồ chơi hình sắc, nhọn vì chúng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. - Hoạt động nặn với trẻ dưới 3 tuổi hãy còn mới mẻ,bởi thao tác ,kĩ năng còn rất hạn chế ,đúng hơn chúng chỉ chơi với đất nặn. 1.2.Hình thành khả năng nặn cho trẻ dưới 3 tuổi Ở độ tuổi này giáo viên cần lưu ý: a) Làm quen với hoạt động nặn Cho trẻ tiếp xúc với vật liệu nặn, cụ thể là: - Đất nặn: tên gọi (đất nặn, đất sét). - Màu sắc của đất(đỏ, vàng, đen, nâu ). b)Gọi tên các hình khối cơ bản: - Hình khối vuông, chữ nhật - Quả cây có hình dáng hình khác nhau (quả bưởi,quả chuối ) c)Làm quen với các đồ chơi - các con giống (mèo, thỏ, rắn) - Búp bê (làm bằng vải nhồi bông). - Dụng cụ gia đình(xoong, chảo,bát, lọ ) 1.3.Tổ chức hoạt động nặn 1.3.1 phương pháp hướng dẫn Giáo viên hướng dẫn trẻ: - Quan sát: cầm, xoay đồ vật để nhận biết khối hình,màu sắc và gọi tên các vật mẫu. - Nhận biết kích thước: to – nhỏ, dài – ngắn, vị trí trước – sau. - Gợi ý trẻ xếp các vật mẫu thành hình: cây – quả; nhà(mái nhà, tường) hoặc các hình khối (đá,cành cây) thành núi,cây quả, con rắn, theo ý thích. Mục đích:Tạo cho trẻ cảm nhận về hình khối. Hướng dẫn thực hành
  38. - Tập cho trẻ các thao tác kĩ năng + Lăn tròn. + Lăn dài. + Vuốt. + Nắn. + Dính. +Ghép. -Tạo ra sản phẩm đơn giản về hình khối quen thuộc: + Quả cây( hình khối tròn rồi dính cuống, lá). + Cây (thân cây là hình khối trụ dài và to hơn, cành là khối trụ nhỏ, lá dẹp) + Hàng rào(các thỏi đát xếp đứng theo hàng ngang cách điều và hai thỏi đất dài đặt phía trên và dưới làm thếp ngang của hàng rào). i. Tổ chức đánh giá sản phẩm Gợi ý trẻ nhận xét về sản phẩm của mình của bạn. 2.Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 3 – 4 tuổi 2.1.Yêu cầu kiến thức kỹ năng - Tiếp tục cho trẻ quan sát, nhận biết về hình khối, màu sắc của đồ chơi: Quả, cây - Thao tác kỹ năng nặn đơn giản. - Làm quen vứi vật liệu: đất, dụng cụ nặn, - Nặn được các hình khối quen thuộc. 2.2.Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 3 – 4 tuổi a) Tổ chức hoạt động - Hoạt động trong lớp + Học chung cho cả lớp: Cùng tạo ra sản phẩm như nhau (nặn quả, nặn con vật ). + Nặn theo nhóm: Mỗi nhóm nặn một sản phẩm (quả cam,quả chuối). - Hoạt động ngoài lớp + Quan sát thiên nhiên,xem hình minh họa (ảnh chụp hoăc hoa, lá, quả cây ). + Nặn cá nhân ở sân hoặc theo nhóm (đề tài tự do). + Xếp hình khối thành đề tài theo ý thích. b)Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên giới thiệu hình mẫu và gợi ý trẻ quan sát, nhận xét bằng các câu hỏi cụ thể.
  39. - Khi hướng dẫn trẻ cách nặn hoặc bổ sung các kiến thức, giáo viên cần phối hợp nhịp nhàng giữa lời nói và chỉ ra ở đồ dùng dạy học để trẻ nhận thức được dễ dàng hơn. - Thao tác cách nặn theo thứ tự (trước, sau) rõ ràng rành mạch. Ví dụ: + Chọn hình nặn. + Lấy đất vừa vời hình nặn. + Cách nặn: Lăn tròn: Đặt đất vào lòng bàn tay trái hoặc bảng nặn, tay phải đặt nên thỏi đất và nhẹ nhàng xoay từ phải sang trái, sẽ có hình khối dạng tròn. Lăn dài: Đặt đất vào lòng bàn tay trái hoặc bảng nặn, tay phải đặt trên thỏi đất và nhẹ nhàng đẩy về phìa trước,kéo về phía sau, sẽ có hình trụ. Đập nhẹ: Cầm đất đập nhẹ xuống bảng cho phẳng, sau đó đổi chiều, cũng làm như vậy có hình khối mặt phẳng (khối lập phương, khối hộp ). + Tạo sản phẩm Tạo một vài chi tiết rồi gắn, dính cho sản phẩm sinh động như cuống, lá cho quả; tai, mắt, đuôi cho các con vật. + Xếp sản phẩm theo chủ ý để tạo thành đề tài như đĩa quả hoặc các con vật trong sân. + Xếp sản phẩm theo chủ ý để tạo thành đề tài như đĩa quả hoặc các con vật trong sân, c)Hướng dẫn thực hành - Giáo viên đến từng trẻ để gợi ý và thao tác nặn, về cách tạo sản phẩm. - Gợi ý những trẻ khá nặn to hơn để sau xếp thành” mân quả” có quả to quả nhỏ. Đồng thời yêu cầu trẻ nặn quả bằng đất có màu khác nhau để khi xếp” mâm quả” sẽ đẹp hơn. - Với trẻ giỏi, Giáo viên nhắc nhở trẻ nhớ hình sáng, màu sắc các loại quả: Quả cam, quả xoài, đu đủ, bí các con vật: Gà con, thỏ, mèo Tạo cho trẻ hứng thú hơn. d) Tổ chức đánh giá sản phẩm Giáo viên gợi ý trẻ bày sản phẩm vào khay và nhận xét – tìm ra các sản phẩm mà mình thích. Lưu ý: - Đất nặn công nghiệp có dầu, nếu trẻ thao tác lâu, động tác mạnh ( lăn, vê ) đất sẽ mềm, nhão ra, dính tay và sẽ không ra hình như ý muốn. Đặc biệt
  40. loại đất này về mùa hè thì mềm dẻo, mùa đông thì khô, cứng, khó nặn đối với trẻ. Vì thế giáo viên cần chú ý giúp trẻ khi thao tác. - Cần có giẻ khô để lau tay, sau đó mới rửa bằng nước sạch và xà phòng. - Yêu cầu trẻ giữ vệ sinh: không để vương vãi ( rơi ) đát lên mặt bàn, nền lớp. - Đất sét luyện kĩ có thể kiếm được; trẻ thích nặn to, nặn nhiều, dễ lau, dễ rửa. Giáo viên nên cùng cha mẹ của trẻ chuẩn bị loại đất nặn này, ngay cả những nơi có điều kiện mua đất nặn công nghiệp. 3.Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 4-5 tuổi 3.1 Yêu cầu kiến thức, kĩ năng - Tiếp tục củng cố nền nếp và kĩ năng nặn. - Sử dụng được đất nặn cùng các vật liệu tạo hình khác. - Nặn được các sản phẩm đơn giản: + Phù điêu ( hình nổi trên mặt phẳng ) + Hình khối: quả cây, các con vật 3.2 Tổ chức hoạt động a) tổ chức hoạt động - Hoạt động trong lớp + Cả lớp cùng nặn một sản phẩm như nhau:một loại quả hay một con vật. + Nặn theo nhóm: mỗi nhóm một sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên hoặc lựa chọn tự do. - Hoạt động ngoài lớp + Quan sát thiên nhiên: cây, hoa, quả, con vật + Nặn tự do hoặc theo nhóm ở sân. + Xếp các hình khối, vật liệu ( đá, cành cây khô ) theo ý thích. b) Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát, nhận xét hình mẫu hoặc hình vẽ minh họa để chúng nhận ra: + Tên quả, cây, con vật. + Các bộ phận chính. + Màu sắc - Thao tác cách nặn
  41. Giáo viên chỉ ra ở mẫu thực hay hình minh họa để hướng dẫn. Với sản phẩm có hình khối + Chuẩn bị đất cho các bộ phận ( quả, lá, núm, đầu, mình, chân đối với nặn con vật và người ). + Nặn bộ phận lớn trước. Ví dụ: con vật ( đầu mình ), các bộ phận ( chân, đuôi ); quả: dáng quả, sau đó là núm, lá. Với sản phẩm hình khối bẹt ( phù điêu ) + Làm đất nền: ấn đất mỏng, đều trên giấy cứng hoặc bảng nặn. + Đặt hình lên nền và ấn nhẹ cho dính vào nền. c) Hướng dẫn thực hành - Giáo viên gợi ý, bổ sung cho từng trẻ về thao tác và cách nặn ( nặn hình nào trước, hình nào sau ). - Gợi ý trẻ nhớ đặc điểm của đối tượng nặn về hình dáng, màu sắc và các bộ phận. - Yêu cầu trẻ nặn thêm sản phẩm hoặc nặn thêm các chi tiết cho rõ đặc điểm. - Gợi ý trẻ tạo dáng, bày sản phẩm, nhất là sản phẩm của nhóm sao cho thành đề tài. Ví dụ: lọ hoa và quả; lẵng quả; con nhà gà; chăn trâu d) Tổ chức đánh giá sản phẩm - Các hình thức: bày sản phẩm ở trước lớp, giữa lớp - Gợi ý trẻ nhận xét, xếp loại sản phẩm. - Giáo viên bổ sung, động viên trẻ. Lưu ý: - Sản phẩm nặn không nhất thiết phải nhẵn, tròn trịa, có thẻ xù xì bằng cách đắp thêm hoặc ấn nõm, khắc nét. - Tạo dáng cho sản phẩm sinh động hơn, phù hợp với nội dung: đi, ngồi, chạy, múa hát, đấu vật, chọi trâu, chọi gà 4.Tổ chức hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi 4.1 Yêu cầu kiến thức, kĩ năng - Có kĩ năng nặn sử dụng đất, các vật liệu khác. - Nặn được đối tượng đa dạng về hình, có các chi tiết và tạo dáng. - Xếp hình nặn thành đề tài cho trước hoặc theo ý thích. - Yêu mến, quý trọng, có ý thức giữ gìn bảo vệ cái đẹp. 4.2. Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 5-6 tuổi
  42. a) Tổ chức hoạt động - Hoạt động trong lớp + Hoạt động cá nhận: nặn theo một nội dung, một đề tài chung cho cả lớp. Có thể để trẻ nặn tại chỗ của mình. + Hoạt động theo nhóm: mỗi nhóm nặn một nội dung hay một đề tài do giáo viên yêu cầu. Có thể cho trẻ nặn ở từng khu vực trong lớp. + Hoạt động tự do: nặn tự do theo ý thích cá nhân hay theo nhóm. - Hoạt động ngoài lớp + Hoạt động chung: Quan sát thiên nhiên: cỏ cây, hoa quả, các con vật. + Hoạt động tự do: nặn tự do theo cá nhân hoặc theo nhóm. + Hoạt động theo nhóm: xếp hình khối, vật liệu ( đá, tạo cây từ cành khô ) thành đề tài theo ý thích. b) Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên hướng dẫn qua hình mẫu, hình hướng dẫn hoặc quan sát thiên nhiên để trẻ nhận ra: + Tên quả, cây, con vật, con người + Các bộ phận chính, phụ của đối tượng đặc biệt là hình ảnh tiêu biểu. + Màu sắc: màu sắc thực và màu sắc sản phẩm nặn ( có thể khác nhau ). - Thao tác nặn: rõ ràng, cụ thể: + Chuẩn bị đất cho từng bộ phận. Ví dụ: mình, đầu, thân, ( với con vật ), đầu, thân, chân, tay (với người) + Nặn các bộ phận chính, phụ sau. + Dính, ghép thành hình ( dính bằng cách miết đất hoặc xuyên que tăm làm cốt cho vững). + Tạo dáng cho hình nặn phù hợp với nội dung, ví dụ: trâu gặm cỏ, trâu chọi nhau; người đi, chạy, đá bóng Các bài tập nặn cho trẻ 5 - 6 tuổi rất đa dạng về loại hình và đề tài. Ở độ tuổi này, giáo viên cần tổng kết, bổ sung các kiến thức, kĩ năng nặn. Ví dụ: Nặn tĩnh vật Nặn nhiều loại quả ( chú ý đến hình dáng, màu sắc, kích cỡ to – nhỏ loại và cho trẻ tạo thành bố cục. Ví dụ: đĩa quả, lẵng quả Nặn, đắp phù điêu: lọ, hoa, quả
  43. Nặn các con vật: Nặn các con vật riêng lẻ: Nặn to bằng một màu hay nhiều màu, sau đó tạo dáng: con gà, con voi, con trâu, cá sấu, khủng long Nặn theo đề tài Nặn theo đề tài gia đình: gia đình nhà gà, mèo, voi ( con to, con nhỏ) tạo dáng, sắp xếp cho sinh động ( con đứng, con nằm ) và tìm những hình ảnh phù hợp với nội dung ( cỏ, núi, cây ) Nặn đề tài lễ hội: Chọi gà, chọi trâu, đua thuyền, đấu vật. Tạo dáng cho phù hợp với vận động của hình nặn. Cần nặn thêm các hình ảnh phù hợp với nội dung ( cây đa, cây dừa, ngôi đình và người đánh trống, người đứng, ngồi xem, lá cờ, ngày hội ). Nặn đề tài sinh hoạt: đi học, đá bóng, múa hát, vui chơi ở sân trường Lưu ý: Các bài tập nặn trên không khó với trẻ 5 – 6 tuổi, bởi chúng đã được thực hiện vẽ hình, tạo dáng ở hoạt động vẽ. Hơn nữa, nặn tạo hình khối có thể dễ dàng hơn với trẻ không đòi hỏi nhiều chi tiết, miễn sao hình hao hao thực là được và tạo dáng cũng không khó như vẽ hình. Mặt khác, trẻ thích thú hoạt động nặn, vì nhanh chóng tạo ra sản phẩm hơn. c ) Hướng dẫn thực hành - Giáo viên quan sát chung và gợi ý trẻ về chọn nội dung, cách nặn, cách ghép dính cá bộ phận và tạo dáng. - Bổ sung kiến thức tạo cho trẻ hiểu biết hơn. - Tùy theo đối tượng, giáo viên gợi ý, bổ sung để trẻ tìm thêm các hình ảnh, chi tiết làm cho sản phẩm phong phú, sinh động hơn. - Giúp trẻ sắp xếp sản phẩm đẹp, hợp nội dung ( sắp xếp các dáng ở vị trí khác nhau ). d) Tổ chức đánh giá sản phẩm - Tùy theo từng bài, nơi hoạt động, giáo viên tổ chức đánh giá kết quả học tập nhiều cách: trưng bày sản phẩm theo nội dung hoặc theo nhóm ở trước hay xung quanh lớp cho trẻ ( tham quan ). - Gợi ý trẻ nhận xét, xếp loại theo ý thích.
  44. - Giáo viên bổ sung, động viên các em và khen ngợi trẻ hay nhóm trẻ có sản phẩm đẹp. Hướng dẫn học chương III 1. Đọc tài liệu và thảo luận. - Vai trò hoạt động nặn ( tìm ra mối quan hệ của nó trong hoạt động tạo hình ). - Nội dung hoạt động nặn + Những nội dung chính? + Đặc điểm của nặn? + Khả năng nặn của trẻ ở độ tuổi. Ưu điểm và hạn chế? - Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ mầm non + Hình thành kĩ năng nặn cho trẻ mầm non? + Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ mầm non ở các độ tuổi? Yêu cầu cần đạt được với trẻ? Tổ chức hoạt động nặn? Phương pháp hướng dẫn của giáo viên: hướng dẫn trẻ về kiến thức, kĩ năng; hướng dẫn trẻ thực hành; tổ chức cho trẻ nhận xét đánh giá sản phẩm nặn? 2.Dự giờ và hoạt động nặn và phân tích - Dự giờ nặn ở các độ tuổi. - Phân tích giờ hoạt động nặn: + sự chuẩn bị của giáo viên và của trẻ? + Hướng dẫn của giáo viên: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng; hướng dẫn thực hành và tổ chức đánh giá sản phẩm nặn? + Hoạt động của trẻ: thể hiện ở nắm kiến thức, kĩ năng; kết quả của sản phẩm? 3. Soạn giáo án -Soạn một bài dạy(tùy chọn) cho đối tượng cụ thể (độ tuổi) theo cách dạy của mình. - Chuẩn bị đồ dùng và thiết bị dạy – học cần thiết. 4. Tập dạy - Dạy theo nhóm.
  45. - Góp ý kiến trao đổi, đánh giá.
  46. CHƯƠNG IV TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÉ DÁN CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON I. Vai trò của hoạt động xé dán xé dán là loại tạo hình bằng cách xé và ghép, dán thành hình từ các loại giấy màu,giấy báo (giấy có màu, có chữ) dán trên nền giấy,gọi là tranh xé dán. xé dán sẽ giúp phát triển: - Khả năng quan sát nhận xét hình dáng, ước lượng kích thước, tỉ lệ của đối tượng. - Cảm nhận vẻ đẹp của đối tượng về hình thể màu sắc. - Tình cảm đạo đức: Yêu mếm, quý trọng cái đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống và cái đẹp do chính mình tạo ra. - Sự phối hợp kĩ năng thao tác xé với sự điều khiển của khớp tay, theo dõi của con mắt. Hoạt động xé dán rất phù hợp với trẻ mầm non, bởi chúng được chơi với giấy màu,đồng thời tạo ra sản phẩm theo sự thích thú và tưởng của mình. Tuy nhiên, hoạt động xé dán cũng có những phức tạp của nó.Ví dụ: kĩ năng xé, tạo hình dáng đối tượng, sắp xếp hình vật cách dán. Vì thế giáo viên cần chú ý đến mức độ yêu cầu cho từng độ tuổi: Trẻ dưới 3 tuổi, trẻ 3 – 4 tuổi,trẻ 4 – 5 tuổi và trẻ 5 – 6 tuổi. những lớp đầu nên tập trung vào rèn luyện kĩ năng xé dán của trẻ: hình chỉ là tương đối, nét xé không trơn tru như nét vẽ, nét cắt. Đôi khi hình dạng gần như vuông, màu đỏ,có một mẩu giấy ở phần trên là cuồng,phải hiểu đó là quả của trẻ, có một mẩu giấy ở phần con vịt, con gà,đầu, than người cũng chỉ là những hình có cạnh hoặc dạng tròn II.Nội dung của hoạt động xé dán Hoạt động xé dán có nội dung phong phú. Nếu hoạt động vẽ có nội dung nào thì hoạt động xé dán cũng có nội dung đó, nhưng khác ở chỗ là một bên là vẽ của trẻ có hiệu quả, sẽ thuận lợi cho hoạt động xé dán, bởi vẽ giúp trẻ làm quen với hình dáng,các bộ phận cấu trúc của đối tượng. Hoạt động xé dán gồm có nội dung sau:
  47. 1.Xé dán hình đơn giản: để rèn luyện kĩ năng. Ví dụ: - Xé dán hình có nét thẳng: với kích cỡ khác nhau ( dài – ngắn, to – nhỏ ) như dạng hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác. - Xé dán hình có nét cong: dạng hình tròn, lượn sóng, lá, cánh, hoa 2. Xé hình và xếp dán thành sản phẩm đơn giản - Quả cây: quả có hình dạng tròn, cuống của quả có dạng hình chữ nhật nhỏ, lá lớn hơn cuống. - Cây: hình dạng tròn ( là tán lá ) với thân và quả. - Nhà: mái ( hình tam giác ), cửa ( hình chữ nhật ). - Núi, dãy núi, bông hoa: các mảng hình tam giác hay hình lượn xếp liền nhau. - Con lật đật: xé và xếp hai hình dạng tròn to, nhỏ liền nhau ttheo chiều thẳng đứng và thêm hia con mắt dạng tròn. 3. Xé hình và xếp – dán thành sản phẩm có nhiều hành mảng: Các đề tài đơn giản gần gũi quen thuộc. Ví dụ: - Cành hoa, vườn hoa, đất, cỏ, Mặt trời hoặc mây mưa - Lọ hoa, quả, đĩa quả, lẵng hoa ( tranh tĩnh vật ) - Nhà, cây và con đường; đảo và thuyền; núi và cánh đồng; hàng cây và con mương; đồi và ruộng bậc thang; núi suối và đồng ruộng ( phong cảnh vùng miền ). - Các con vật nuôi ( gà, trâu, thỏ, mèo ) cà động vật hoang dã ( sư tử, khủng long, voi ) - Lễ hội: đua thuyền, múa hát, chọi gà, chọi trâu - Học tập: đi học, cô giáo và trẻ - Chân dung: bé, cô giáo, mẹ, ông bà Giáo viên cần lưu ý Khi trẻ đã có kĩ năng xé dán các hình cơ bản thì việc tạo nên các sản phẩm có nội dung các đề tài là không khó. Giáo viên cần gợi ý có mức độ với từng lứa tuổi ( lớp ) từng khả năng ( yếu, trung bình, khá ) để trẻ tìm ra hình chính và hình có liên quan sao cho rõ đề tài, dù chỉ là những hình ảnh nhỏ, không tham xé nhiều hình làm cho bài lộn xộn, vụn.
  48. III. Đồ dùng, vật liệu cho hoạt động xé dán 1.Đồ dùng, vật liệu cần mua sắm - Giấy màu các loại ( cỡ nhỏ, to ). - Hồ dán ( hồ đặc ở hộp, hồ nước ở lọ ). - Tranh, ảnh minh họa: ảnh hoa, quả, các con vật phiên bản tranh xé dán của họa sĩ, các trẻ ( in ở các tập tranh, họa báo ), tranh xé dán các loại của giáo viên, học sinmh tiểu học, trung học cơ sở và trẻ mầm non. - Giấy nền để dán hình ( giấy màu hoặc giấy trắng, khổ A4 hoặc A3 ). 2.Đồ dùng, vật liệu sưu tầm Nếu địa phương nào chưa có điều kiện mua sắm các loại đồ dùng, vật liệu như trên, giáo viên cần sưu tầm, chuẩn bị thay thế hoặc bổ sung thêm để đảm bảo cho dạy – học xé dán theo chương trình quy định. Ví dụ: - Giấy họa báo có chữ, có ảnh màu, giấy báo có chữ cũng có thể và cần thiết để tạo nên các mảng màu có đậm nhạt khác nhaulamf cho sản phẩm xé dán sinh động. - Hồ để dán có thể nấu bằng bột ( nấu loãng ). - Sưu tầm các loại hình ảnh ở hạo báo, các tập ảnh, tranh; các bài xé dán của lớp, trường mầm non để trẻ quan sát, nhận xét, không hướng dẫn “ chay” – không có hình minh họa.Với tạo hình, hướng dẫn bằng lời sẽ hạn chế nhiều điểm đến cảm nhận và kĩ năng thực hành, từ đó không khích lệ được sự hứng thú học tập và tất dẫn đến hiệu quả giáo dục thẩm mĩ và sản phẩm của trẻ sẽ nghèo nàn. IV. Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ lứa tuổi mầm non 1.Hình thành kĩ năng xé dán của trẻ dưới 3 tuổi 1.1. Về hoạt động xé dán của trẻ dưới 3 tuổi - Trẻ dưới 3 tuổi còn lúng túng với hoạt động xé dán, chúng chỉ vui sướng khi thấy màu sắc rực rỡ cảu giấy, chưa biết “ làm” thế nào và thích chơi giấy màu là chủ yếu, nhiều khi vò nhau, xé vụn nát, không có định hướng.
  49. - Chưa có kĩ năng cầm, đặt giấy, đặc biệt là chưa “thuộc” các hình định xé, chưa rõ hướng của đường xé thẳng hay cong, do đó chỉ xé “rách”, xé “toạc” theo đường thẳng. - Chưa biết dán hình, thường dùng nhiều hồ dán và hồ dây ra tay, ra giấy. 1.2. Hình thành khả năng xé dán cho trẻ dưới 3 tuổi Ở độ tuổi này giáo viên cần lưu ý: a) Làm quen với vật liệu Gọi tên các màu giấy: - Màu đỏ, vàng, xanh dương ( xanh lam ), xanh lục ( xanh lá cây ), màu da cam, nâu, tím, đen. - Sử dụng màu giấy tạo ra sản phẩm. Ví dụ: giấy màu xanh lục để xé lá cây, cỏ mùa xuân., mùa hạ,quả còn xanh; giấy màu dương để xé trời, nước, sông, biển; giấy màu đỏ để xé quả chín, Mặt trời, lá cây vào mùa đông; giấy màu vàng để xé trời nắng, cánh đồng lúa chín, quả chín Với tạo hình thì màu sắc không nhất thiết phải như vậy. Song ở lứa tuổi này nên cho trẻ tìm hiểu màu ở thực tế xung quanh để chúng liên hệ, tìm hiểu màu sắc ở giấy. b) Gọi tên các hình ở đồ chơi, ở hình hướng dẫn để gây ấn tượng về các đối tượng sẽ xé. Ví dụ: - Quả cam hình tròn. - Cánh hoa hình cong, lượn. - Mặt trời, tán lá dạng hình tròn. - Mái nhà hình tam giác; tường, của sổ hình chữ nhật - Bài tập: xé theo đường thẳng hay cong. 1.3. Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ dưới 3 tuổi 1.3.1. Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên giới thiệu hình ảnh minh họa cho trẻ nhận biết: + Xé giấy các loại giấy màu. + Hồ dán. + Hình xé dán: hình có cạnh hình dạng tròn. + sản phẩm xé dán đơn giản: quả, hoa, hình tam giác, hình vuông - Thao tác, kĩ năng xé: + Vẽ nét trước bằng bút chì cho trẻ dễ theo dõi.
  50. + Đặt giấy xuống bàn hoặc nền. Các đầu ngón tay trái đặt nhẹ lên trên giấy để giữ cho không bị xê dịch. cầm giấy nhẹ nhàng và nâng lên bằng ba ngón tay phải ( ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa ) để xé. Xé nét thẳng, hình có cạnh: tay phải cầm giấy nâng lên một chút và kéo về phía dưới lòng, kéo từ từ để giấy không bị rách và vừa với độ dài – ngắn định xé, sẽ có các băng giấy. Xoay giấy và lại xé như vậy, sẽ được hình ( hình vuông, hình chữ nhật ). Xé nét lượn, nét cong, hình dạng tròn: Cũng cầm, giữ giấy như xé nét thẳng nhưng luôn phải xoay giấy để nét xé theo ý muốn. - Tạo sản phẩm + Xé đủ các hình theo yêu cầ của nội dung. + Xếp hình xé lên giấy nền sao cho cân đối. + bôi hồ và đặt lên nền như đã xếp ban đầu. Chú ý chỉ bôi ít hồ đủ dính, giữ cho hình khỏi cong rơi. - Bài tập xé dán + Ở độ tuổi này, giáo viên cho trẻ làm quen với thao tác giữ giấy, xé giấy thành băng, ngắn dài khác nhau và các hình hình học, sau đó sửa góc để có dạng hình tròn. + Cho trẻ tạo ra sản phẩm: Bằng các nét thẳng: hàng rào, cỏ, mưa rơi, sóng nước, cần ăng ten Bằng hình cong, dạng tròn: Mặt trời và tia nắng; mây bay, núi và nước + Giáo viên giúp trẻ các thao tác giũ, xoay, xé và dán giấy. 1.3.2 Tổ chức đánh giá sản phẩm Giới thiệu một số sản phẩm cho trẻ tập nhận xét và động viên chung. 2.Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 3 – 4 tuổi 1.3. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng - Tiếp tục cho trẻ quan sát, nhận biết hình dáng, màu sắc của đối tượng như quả, cây, nhà, con vật - Rèn luyện các kĩ năng xé, dán. - Xé được các hình đơn giản và xếp – dán sản phẩm. 1.4. Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 3 – 4 tuổi a) Tổ chức hoạt động - Hoạt động trong lớp: Ở bàn, ở nền lớp – nhằm củng cố kĩ năng xé dán.
  51. + Hoạt động cá nhân: Tất cả làm cùng một sản phẩm xé, dán hình đơn giản, sau xếp dán thành hình dán trên giấy A4 hoặc vở tập vẽ. + Hoạt động theo nhóm: Tạo ra sản phẩm có nhiều hình xé, dán trên giấy A4 hoặc giấy màu ( bằng khổ A4 ). - Hoạt động ngoài lớp + Hoạt động chung: Cho trẻ quan sát cây, hoa, nhà và các con vật quen thuộc ( có thể là hình ảnh ). + Hoạt động theo nhóm: Xé dán theo nhóm, nội dung do giáo viên giao. Ví dụ: hàng cây, con vịt, con thỏ Nền giấy A4, giấy màu hoặc vở tập vẽ. b) Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên hướng dẫn bằng hình minh họa ( ảnh ), hình vẽ bằng phấn để trẻ quan sát nhận ra: + Hình của đối tượng. + Màu sắc + Cách sắp xếp hình. + Thao tác cách xé, cách sắp xếp hình và dán hình. - Bài tập + Tĩnh vật. + Phong cảnh: nhà và cây, núi và biển + Vật nuôi. + Vui chơi c) Hướng dẫn thực hành - Uốn nắn các thao tác xé dán hình - Chọn giấy màu để xé hình và giấy nền. - Chọn nội dung xé: quả cây, cây hay con vật - Vẽ phác thảo hình trên mặt giấy rồi sẽ theo nét vẽ. - Xếp hình và dán. - Gợi ý trẻ xé thêm hình cho bài rõ nội dung, thêm vui hoặc khi bài của trẻ có bố cục lệch ( giữa phải và trái; trên và dưới ). d) Tổ chức đánh giá sản phẩm Gợi ý trẻ nhận xét sản phẩm về: - Hình xé: nhận ra hình gì? hình to – nhỏ? - Xếp hình không bị xô lệch: trên – dưới, phải – trái. - Màu sắc tươi sáng.
  52. Lưu ý - Hình xé ở độ tuổi này chỉ là tương đối rõ hình và có thể xé thêm hình ( 2-3 hình ) và có thêm các chi tiết cho vui. - Gợi ý trẻ xếp hình trước để có bố cục cân đối, dán sau ( dán ít hồ để giữ hình là chủ yếu ). 3.Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ cho trẻ 4 -5 tuổi 3.1. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng - Củng cố kĩ năng xé dán. - Xé dán được các hình có nhiều chi tiết hơn: hình rõ đặc điểm và tạo thành sản phẩm: tranh có bố cục đơn giản, gần gũi, quen thuộc. 3.2. Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 4 -5 tuổi a) Tổ chức hoạt động - Hoạt động trong lớp + Hoạt động cá nhân: Cả lớp cùng xé dán một nôi dung ( xé dán nhà và cây, lọ và quả, con meo ). + Hoạt động theo nhóm: Mỗi nhóm xé dán một nội dung, sản phẩm xé dán trên khổ giấy A4 hoặc giấy màu cùng khổ A4. + Xé dán tự do theo ý thích. - Hoạt động ngoài lớp + Hoạt động chung: Quan sát thiên nhiên: cây, hoa, các con vật + Hoạt động theo nhóm: Lập nhóm nhiều trẻ hơn, cho trẻ tạo sản phẩm xé dán trên giấy A4 hoặc A3, có thể tự chọn nội dung và cách thê hiện theo ý thích. b) Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên hướng dẫn các hình ảnh cho trẻ nhận biết: + Hình dáng đối tượng, các bộ phận chính, phụ. + Màu sắc. + Các hình ảnh cần có ở nội dung ( những hình ảnh nào? ). - Giáo viên thao tác cách xé, cách xếp hình, cách dán ( có thể bằng hình minh họa ). Ví dụ: + Xé theo nét vẽ trước ở giấy. + Xé hình lên mặt giấy nền rồi xé giấy dán kín. + Xé hình theo tưởng tượng. - Các bài tập ở lứa tuổi này:
  53. + Xé dán tranh tĩnh vật như lẵng quả, lọ hoa và quả + Phong cảnh vùng miền: nhà, cây, con đường; núi, nhà, suối, vườn cây; biển và thuyền + Tranh các con vật. + Tranh sinh hoạt, lễ hội, chọi gà, múa hát, đua thuyền, mừng ngày 8/3 c) Hướng dẫn thực hành - Giáo viên gợi ý trẻ tìm hình ảnh cho nội dung bài: có những hình ảnh nào, hình nào to, nhỏ - Gợi ý trẻ tìm thêm hình sao cho rõ nội dung, sao cho bố cục hợp lí hơn. - Giúp trẻ cách xé hình, xếp hình và dán hình. d) Tổ chức đánh giá sản phẩm Giáo viên cần tổ chức cho trẻ nhận xét, đánh giá sản phẩm bằng cá hình thức khác nhau như: - Chọn ra sản phẩm đẹp theo ý thích. - Xếp thứ tự các sản phẩm theo cảm nhận riêng. - Nhận xét sản phẩm mà mình thích. 4.Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 5 – 6 tuổi 4.1. yêu cầu kiến thức, kĩ năng. củng cố kĩ năng các cách xé dán. Xé theo hình vẽ sẵn, xé vụn dán vào hình đã vẽ ở giấy nền, xé mảng lớn theo tưởng tượng. - Xé dán được tranh theo đề tài quen thuộc: tranh tĩnh vật, phong cảnh, sinh hoạt, chân dung, các con vật - Cảm nhận vẽ đẹp của tranh xé dán. 4.2. Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 5 – 6 tuổi a) Tổ chức hoạt động - Hoạt động trong lớp + Hoạt động cá nhân: từng các nhân xé dán theo nội dung chung cho cả lớp. Sử dụng khổ giấy A4 hoặc vở tập vẽ. + Hoạt động theo nhóm: Xé dán theo nhóm, có thể tiến hành như sau: Nội dung chung nhưng làm bài cá nhân. Cả nhóm làm một bài trên khổ giấy to. + Xé dán theo ý thích ( theo đề tài, nội dung tự chọn ).
  54. - Hoạt động ngoài lớp: + Hoạt động chung: Quan sát thiên nhiên: cây, nhà, hoa quả, sông biển, núi non, các con vật và hoạt động của con người. + Hoạt động theo nhóm: Xé dán theo nhóm, có thể: Mỗi nhóm xé dán tranh theo một nội dung khác nhau do giáo viên gợi ý. Xé dán thei ý thích: Nhóm tự chọn nội dung. Các bài tập này có thể thực hiện trên nền khổ giấy A4 hoặc A3. b) Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên giới thiệu hình mẫu ( tranh, ảnh hoặc cảnh thực ) để trẻ nhận biết về: + Nội dung ( xé dán tranh phong cảnh hay tranh tĩnh vật ?) + Các hình ảnh chính, phụ của nội dung ( có những hình ảnh nào?) + Màu sắc? + Cách sắp xếp các hình ảnh? - Giới thiệu cách xé dán cho trẻ lựa chọn: + Chọn các hình ảnh ( hợp với nội dung ) + Thực hiện xé dán bằng cách nào? Vẽ hình trước rồi xé theo nét vẽ. Vẽ hình trước vào giấy nền rồi xé giấy dán kín hình. Xé theo tưởng tượng - Giáo viên giới thiệu các sản phẩm mà không minh họa các thao tác, vì trẻ đã biết các cách dán ở các lớp trước. - Bài tập xé dán - Bài tập lứa tuổi này là các bài ở nhiều thể loại: Xé dán tranh tĩnh vật, phong cảnh, vui chơi, lễ hội, chân dung, các phương tiện giao thông, chọi gà, chọi trâu Dựa vào chương trình, giáo viên lựa chọn nội dung cho phù hợp với trình độ trẻ, với thực tế địa phương. c)Hướng dẫn thực hành Dù làm bài cá nhân hay theo nhóm giáo viên cần lưu ý: - Gợi ý trẻ tìm các hình ảnh chính, phụ sao cho sát nội dung. - Giúp trẻ tìm ra đặc điểm của hình ảnh. Ví dụ: cây dừa, cây bàng, con trâu, con thỏ; người chạy, nhảy; quả cam, quả đu đủ, quả xoài
  55. - Giúp trẻ chọn giấy màu cho các hình vẽ ảnh màu giấy của nền ( có đậm, có nhạt vf phù hợp nội dung). - Chỉ dẫn cho trẻ thêm cách xé dán ( cách thực hiện bài tập xé theo cách nào? ) và kĩ thuật xé dán. - Bổ sung kiến thức trong khi trẻ thực hành và trên bài cụ thể. Ví dụ: hình xé ( to – nhỏ ), màu sắc, các hình nào cần thêm, cách sắp xếp hình trên giấy - Đối với các nhóm làm bài cùng một nội dung trên giấy khổ to, giáo viên gợi ý trẻ tỉ lệ hình với giấy nền, thường trẻ hay xé hình nhỏ làm cho bài mất cân đối, bài sẽ vụn và cách sắp xếp hình có chính, phụ để bố cục không rời rạc. d) Tổ chức đánh giá sản phẩm Tùy theo từng bài, giáo viên tổ chức đánh giá kết quả học tập bằng các hình thức khác nhau: - Dán bài ở bảng, chăng, kẹp bài ở dây xung quanh lớp hay bày trên sàn lớp - Gợi ý cho trẻ nhận xét, tìm ra bài đẹp theo ý thích. - Cho một nhóm trẻ ( 2-3 trẻ ) chọn bài đẹp và xếp thứ tự, rồi yêu cầu nhóm khác thay đổi cách xếp thứ tự của nhóm mình. Cách tổ chức này tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ khi lựa chọn và có nhận xét riêng – đây là cách học tự giác, qua đây trẻ em củng cố kiến thức một cách tích cực nhất. HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG IV 1. Đọc tài liệu và thảo luận - Vai trò của hoạt động xé dán ( tìm ra mối quan hệ của nó trong hoạt động tạo hình). - Nội dung của hoạt động xé dán + Những nội dung chính? + Đặc điểm của xé dán? + Mức độ nộ dung với các độ tuổi? + Khả năng xé dán của trẻ ở các độ tuổi? Ưu điểm và hạn chế? - Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ mầm non + Hình thành kĩ năng xé dán cho trẻ mầm non
  56. + Tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ mầm non ở các độ tuổi: Yêu cầu kiến thức, kĩ năng. Tổ chức hoạt động xé dán. Phương pháp hướng dẫn của giáo viên: Hướng dẫn trẻ về kiến thức, kĩ năng, hướng dẫn trẻ thực hành, tổ chức cho trẻ nhận xét, đánh giá sản phâm xé dán. 2. Dự giờ hoạt động xé dán và phân tích - Dự giờ xé dán ở các độ tuổi. - Phân tích giờ hoạt động xé dán: + Sự chuẩn bị của giáo viên, của trẻ? + Hướng dẫn của giáo viên: Cung cấp kiến thức, kĩ năng, hướng dẫn thực hành và tổ chức đánh giá? + Hoạt động của trẻ thể hiện ở nắm kiến thức, kĩ năng, kết quả của sản phẩm? 3. Soạn giáo án - Soạn một bài dạy ( tùy chọn ) cho đối tượng cụ thể ( độ tuổi ), theo cách dạy của mình. - Chuẩn bị đò dùng và thiết bị dạy – học cần thiết. 4 Tập dạy - Dạy theo nhóm. - Góp ý kiến trao đổi, đánh giá.
  57. CHƯƠNG V TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP VÀ TRÒ CHƠI TẠO HÌNH CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON. I. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP VÀ TRÒ CHƠI TẠO HÌNH. 1. Khái niệm: - Chắp ghép Chắp là gắn, là nối cho liền lại. Người ta thường nói : Chắp nối. Ghép là đấu lại, hợp lại với nhau. Chắp ghép là tập hợp các bộ phận, chi tiết, các thành phần để tạo thành một chỉnh thể, có giá trị sử dụng. - Chắp ghép còn có thể là lắp ghép. Tuy nhiên cụm từ này thường dùng cho việc lắp ghép các chi tiết máy móc đòi hỏi phải đúng và có độ chính xác cao để có thể vận hành. - Với tạo hình dùng từ chắp ghép là hợp lí, vì ko đòi hỏi thật chính xác, cho dù là ghép, nối các bộ phận của ô tô, tàu hoả (chỉ là tạo hình các mô hình). Chắp ghép ở tạo hình được xem như là sếp, kết nối hoặc gắn các chi tiết, bộ phận để tạo sản phẩm có hình hài giông giống, na ná đối tượng như : cái cây, ngôi nhà, tàu hoả, ô tô, Ngoài ra còn ghép và tập hợp các bộ phận để tạo thành các hình ảnh như đường phố, công viên, con vật theo ý thích, theo tưởng tượng của trẻ. Có ý nghĩa là cùng một chi tiết nhưng mỗi trẻ lại có một sản phẩm khác nhau hoàn toàn. Ví dụ : con chó, cái cây, người, con tàu, - Chắp ghép còn được hiểu là loại tạo hình tổng hợp mọi chất liệu, vật liêu như giấy, màu, các hình khối bằng nhựa, đất, đá, mẫu gỗ, cành, cây, để tạo nên sản phẩm theo khả năng cảm nhận riêng của trẻ. - Chắp ghép được hiểu rộng là : + Xếp, ghép. + Dính, dán. + Lắp theo khố, mộng hoặc vặn vít cho chắc.
  58. 2. Ý nghĩa của hoạt động chắp ghép Hoạt động chắp ghép của trẻ mầm non làmột dạng hoạt động tạo hình được trẻ rất thích thú và say sưa hoạt dộng và có kết quả khả quan, ngay cả với trẻ ở lứa tuổi nhỏ. Thực tế cho thấy hoạt động chắp ghép ở trường mầm non có hiệu quả hơn các hoạt động tạo hình khác như vẽ, nặn, xé, dán. Vì hoạt động này mang tính chất ‘trò chơi’ rõ rệt : chơi với khối hình, với màu sắc. Đồng thời trẻ được tạo ra những sản phẩm tự do theo ý thích, theo tưởng tượng của riêng mình, không bị gò bó bởi to – nhỏ, dài – ngắn, và màu sắc. thông qua chơi mà trẻ học – biết được nhiều điều về thế giới xung quanh : thiên nhiên, xã hội, con người và các mối quan hệ. Vì thế hoạt động chắp ghép ở trường mầm non nhằm : - Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, làm quen với thế giới xung quanh qua các hình khối, màu sắc cơ bản. - Giúp trẻ học có hiệu quả các loại hoạt động tạo hình khác nhau như : vẽ, nặn, xé dán. - Hình thành ở trẻ tư duy ban đầu về kỹ thuật. - Phát triển khả năng quan sát, suy nghĩ, tưởng tượng và sáng tạo. - Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ : cảm nhận vẽ đẹp của thiên nhiên; biết sử dụng các vật liệu để tạo ra cái đẹp theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm của mình. Từ đó giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, yêu cuộc sống. II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP Chắp ghép ở trường mầm non có nhiều nội dung được sắp xếp trong chương trình từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ gần đến xa. Song thực tế cho thấy đối với trẻ mầm non thì nội dung chắp ghép không phải là khó lắm, bởi chúng thích hoạt động – chơi với vật liệu và được tạo ra những sản phẩm do chính các em thích, chúng nghĩ ra nhiều khi hơn cả hoạt động vẽ, nặn, xé, dán. Tuy nhiên để hoạt động chắp ghép có hiệu quả, vừa học vừa là giáo dục, giáo viên cần tìm hiểu để nắm vững các nội dung chắp ghép. Bao gồm : 1. Xếp ghép hình mảng bẹt, hình khối đơn giản có sẵn thành sản phẩm (xếp là chính) 1.1. Chắp ghép hình đơn giản - Chắp ghép hình có sẵn theo hình dáng đồ vật cho trước: đường diềm ở cái khăn vuông, tà áo, đĩa hình tròn, ấm chuyên, - Xếp ghép hình có sẵn tự do: hàng rào, cái cây, ngôi nhà,
  59. - Xếp ghép theo đề tài quen thuộc : ngôi nhà và cái cây ; thuyền và biển ; núi và cây, đàn gà ; ngọn tháp, 1.2. Chắp ghép hình khối phức tạp (theo đề tài hoặc tự do) - Chắp ghép các hình khối có sẵn thành sản phẩm có nhiều hình, nhiều bộ phận đòi hỏi trẻ phải tìm ra mối quan hệ của các hình để có nội dung phù hợp. Ví dụ : + Cảnh biển cần có các hình : đảo, thuyền, + Cảnh nông thôn : nhà, ao, cây, đống rơm, + Cảnh miền núi : núi, suối, nhà sàn, + Trường học : nhà, cây, vườn hoa, học sinh, + lễ hội : chọi gà, chọi trâu, đua thuyền, dấu vật, múa hát, và các hình hợp với từng nội dung như : đình, chùa, cờ, cây cổ thụ, người xem, + Các con vật : thú trong rừng và môi trường xung quanh như cây, núi, suối, 2. Chắp ghép các hình khối thành sản phẩm 2.1. Các hình khối. Gồm có : - Khối lập phương, khối hộp có kích cỡ, màu sắc khác nhau. - Các khối hình chính đã rõ hình của sản phẩm như : ô tô khách, ô tô tải, buồng lái, thùng chở hàng ; tàu hoả : đầu tàu và các bộ phận như : bánh xe ; các chi tiết để ghép như trục, ốc, vít, - Hình khối chính của các con vật : đầu, mình và các bộ phận như : tai, chân, đuôi, cánh, mắt, vây, 2.2. Các sản phẩm chắp ghép và đề tài chắp ghép - Phong cảnh : nhà, cây, núi, sông, thuyền, biển, - Cảnh sinh hoạt, lễ hội : đi học, đấu vật, chọi gà, chọi trâu, - Phương tiện giao thông. - Các con vật 3. Chắp ghép thành sản phẩm bằng cách cắt, gấp, đan giấy rồi dán, ghim lại - Dụng cụ gia đình : cái xô, chậu, lẵng hoa, cái túi xách, - Hình người, các con vật, cây, nhà, - Các phương tiện giao thông : tàu, thuyền, ô tô, máy bay,
  60. 4. Chắp ghép các vật liệu có sẵn ở trong thiên nhiên v các phế liệu (vỏ sò, cnh lá khô, hột, hạt) - Đồ trang sức. - Cây, hoa, núi, nhà, - Các con vật, người, Lưu ý - Hoạt động chắp ghép có nhiều nội dung, giáo viên nghiên cứu chương trình, dựa vào thực tế địa phương để có đề tài phù hợp vùng miền. - Các hình chắp ghép rõ đặc điểm, không đòi hỏi cầu kì, như vẽ, nặn, giáo viên cần cho trẻ tìm thêm các chi tiết cho sản phẩm sinh động. - Có kết hợp với vẽ, trang trí bằng màu hoặc xé dán giấy màu tạo cho sản phẩm đẹp hơn. - Giáo viên cố gắng tìm thêm các vật liệu có ở địa phương để hoạt động chắp ghép của trẻ phong phú hơn. III. ĐỒ DÙNG CHO HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP Hoạt động chắo ghép cần có các đồ dùng, vật liệu sau : 1. Đồ dùng, vật liệu cần mua sắm - Bộ mô hình chắp ghép bằng nhựa. - Hình có sẵn bằng giấy các-tông, có màu. - Giấy màu, hồ dán, kéo. 2. Đồ dùng, vật liệu giáo viên sưu tầm Giáo viên cùng cha mẹ trẻ có thể sưu tầm các loại vật liệu như sau : - Cành cây khô, nhỏ (xù xì, để tạo dáng cây cho cảnh chùa, cảnh lễ hội, làm chân tay người, con vật, ). - Lá cây ép khô hoặc lá có màu khác nhau (để tạo dáng cây, làm cánh buồm, tai con vật, ). - Nan tre, nan giấy (để đan). - Que tre (để ghim hình, làm cột cờ, ). - Vỏ sò, vỏ hến, vỏ trai (để xếp hoa, làm thuyền, tai các con vật, ). - Hột hạt ( để xâu hình làm đồ trang sức). - Đá nhỏ có hình dáng và nàu sắc khác nhau ( để làm núi, tạo dáng các con vật, người, ).
  61. - Giấy màu, hồ, kéo (để cắt dán hình và trang trí cho sản phẩm: áo, váy, lọ hoa, chậu cây cảnh, túi xách, ). - Hộp giấy (để làm các bộ phận chính của sản phẩm như: tường, mái nhà, thuyền, thùng xe, ). - Vải, len, kim chỉ (để cắt, khâu áo, váy, ). - Nút chai (để làm bánh xe, ). - Màu, bút vẽ (để trang trí thêm vào sản phẩm: vẽ mắt, trang trí áo, ). - Vật liệu cho hoạt dộng chắp ghép rất đa dạng, phong phú, đễ tìm có ở mọi nơi, thường gọi phế liệu, giáo viên nên tận dụng để cho trẻ hoạt động. Từ các vật liệu, phế liệu trẻ sẽ tạo ra nhiều sản phẩm theo trí tưởng tượng phong phú, ngây ngô dáng yêu. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON 1. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ dưới 3 tuổi 1.1. Về hoạt động chắp ghép của trẻ dưới 3 tuổi - Hoạt động chắp ghép rất phù hợp với độ tuổi này, vì trẻ được chơi với khối có nhiều kiểu dáng và màu sắc, nên chúng chơi không biết chán, nhưng chưa có ý tạo ra hình này, hình nọ mà chỉ phá phách quăng ném là chủ yếu. - Một thời gian sau trò chơi này trở nên có trật tự hơn, nhiều trẻ tự chọn cho mình những khối có màu sắc tương ứng ý, phần lớn là màu tươi rực rỡ như: đỏ, vàng, lục. Và từ đó trẻ đã bắt đầu xếp các khối chồng lên hoặc tiếp nối nhau tuy chưa ra hình gì nhưng chúng bình luận rất rôm rả. 1.2. Hình thành khả năng chắp ghép cho trẻ dưới 3 tuổi a) Cho trẻ tiếp xúc và làm quen với các hình khối đơn giản - Các hình khối cơ bản: hình vuông, hình tròn, tam giác, - Các mô hình quen thuộc: cái bát, cái thìa, cây, nhà, xô, ô tô, tàu thuỷ, - Một số màu sắc chính: màu đỏ, vàng, da cam, lục, b) Gọi tên hình của đồ chơi, ở hình hướng dẫn để nhớ hình dáng, cấu trúc các đối tượng sẽ chắp ghép. 1.3. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ dưới 3 tuổi 1.3.1. Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên giới thiệu các khối cơ bản cho trẻ tiếp xúc ở mọi hướng và gợi ý để trẻ nhận biết:
  62. + Tên hình khối? + Hình dáng? + Màu sắc? - Giới thiệu các mô hình (ô tô, tàu hoả, máy bay, ) để trẻ nhận biết: + Tên đồ vật? + Hình dáng? + Các bọ phận? + Màu sắc? - Giới thiệu các phế liệu (nút chai, hộp giấy, cành khô, cục đá, vỏ trứng, vỏ hến, lá khô) và gợi ý trẻ đoán ra hình dáng, từ đó yêu cầu trẻ “nghĩ” xem những thứ ấy giống và có thể “làm” được cái gì? (nút chai làm bánh xe, lá làm cành hoa, ). - Giáo viên tóm tắt, bổ sung ý kiến của trẻ qua mỗi nội dung để củng cố và làm cho nhận thức của chúng phong phú hơn. - Thao tác kĩ năng chắp ghép Giáo viên thao tác một vài kĩ năng chắp ghép hình khối thành sản phẩm đơn giản và cho trẻ theo dõi và đoán là cái gì? Ví dụ: + Chồng khối cơ bản thành cái tháp, thành ngôi nhà. + Xếp đá thành núi. + Xếp lá thành hình trang trí đường diềm, thành bông hoa, - Hướng dẫn thực hành Cho trẻ chơi với vật liệu và gợi ý cách chắp ghép, xếp hình đơn giản theo ý thích: + Hàng rào (bằng que hoặc cành cây nhỏ). + Mặt trời và tia sáng (bằng cúc áo hay nút chai và các sợi len). + Đồi núi (bằng cục đá có dáng khác nhau). + Vỏ sò, vỏ hến thành bông hoa + Giáo viên gợi ý trẻ xếp ghép hình theo sở thích. 1.3.2. Tổ chức đánh giá sản phẩm Vào cuối giờ, giáo viên nhận xét một vài sản phẩm và động viên trẻ. 2. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 3-4 tuổi 2.1. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng - Tiếp tục cho trẻ quan sát, nhận xét các khối: hình dáng, kích thước: to - nhỏ, màu sắc - Rèn luyện kĩ năng chắp ghép.
  63. - Chắp ghép được hình theo ý thích. 2.2. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 3 – 4 tuổi a) Tổ chức hoạt động - Hoạt động trong lớp + Hoạt động cá nhân: giao cho trẻ một số vật liệu, hình mẫu và tình yêu cầu trẻ tạo ra sản phẩm. + Hoạt động theo nhóm: Giao vật liệu, hình mẫu theo đề tài cho nhóm, trẻ tự tạo ra sản phẩm trên mặt khung hình vẽ bằng phấn hoặc nền giấy các-tông, gỗ - Hoạt động ngoài trời + Hoạt động chung: Quan sát thiên nhiên để trẻ nhận xét về hình dáng, màu sắc mọi vật xung quanh: bờ tường, cửa sổ, cây, đá, quả + Hoạt động theo nhóm: Giao vật liệu và phân cho mỗi nhóm một khu vực, yêu cầu chắp ghép thành một sản phẩm. b) phương pháp hướng dẫn - Giáo viên nên yêu cầu về chắp ghép một sản phẩm cho trẻ theo dõi. Ví dụ: + Ý định chắp ghép thành hình gì? + Tìm chọn hình khối nào là phù hợp? + Chọn các vật liệu khác? + Chắp ghép như thế nào? + Xếp theo vị trí nào là đẹp? - Giáo viên thao tác chậm: Cách chắp ghép một sản phẩm cụ thể cho trẻ quan sát. + Hướng dẫn thực hành - Giáo viên đến từng trẻ, từng nhóm. - Thăm dò ý định của trẻ: Định chắp ghép hình gì? Chọn vật liệu nào? Để làm gì? - Gợi ý trẻ cách chọn hình khối, vật liệu phù hợp đối tượng, cách chắp ghép hoặc xếp sản phẩm trong khung hình cho phép để có bố cục hợp lí, không tản mạn, lung tung. c) Tổ chức đánh giá sản phẩm - Giáo viên gợi ý trẻ nhận xét về sản phẩm theo các tiêu chí: Hình chắp ghép rõ đặc điểm, có sáng tạo và sắp xếp sản phẩm để có bố cục đẹp. - Cho trẻ nhận xét về sản phẩm của bạn, của nhóm. - Giáo viên bổ sung và động viên lớp.
  64. 3. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 4 -5 tuổi 3.1. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng - Trẻ nhận được các hình khối, vật liệu, đồng thời biết sử dụng để tạo ra sản phẩm. - Chắp ghép được các sản phẩm đơn lẻ và bước đầu biết “tạo hình” cho sản phẩm, biết chắp ghép sản phẩm thành đề tài hợp lí. 3.2. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 4 – 5 tuổi. a) Tổ chức hoạt động - Hoạt động trong lớp + Hoạt động cá nhân: Từng cá nhân chắp ghép một sản phẩm theo ý thích. + Hoạt động theo nhóm: Mỗi nhóm chắp ghép một nội dung ở một khu vực, sản phẩm bày ở phạm vi nhất định do giáo viên quy dịnh (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật ). - Hoạt động ngoài lớp + Hoạt động chung - Cả lớp quan sát thiên nhiên, cây, núi, con vật, nhà, xe, + Hoạt động theo nhóm Mỗi nhóm quan sát để nhận biết một đối tượng cụ thể và tìm ra những gì liên quan với nhau (núi – suối; con vật – cây; nhà – cây, ). Mỗi nhóm chắp ghép một sản phẩm do giáo viên yêu cầu hoặc theo ý thích trong một phạm vi nhất dịnh. b) Phương pháp hướng dẫn - Giáo viên giới thiệu hình ảnh minh hoạ hoặc cảnh thực và gợi ý trẻ nhận biết: + Hình dáng chính. + Màu sắc. + Các hình khối và vật liệu để chắp ghép. - Giáo viên thao tác: Khi cách chắp ghép một sản phẩm cụ thể dù là sản phẩm đơn giản hay phức tạp, giáo viên nên vừa thao tác vừa đặt câu hỏi cho trẻ cùng suy nghĩ tìm ra các khối vật liệu cần thiết. c) Tổ chức đánh giá sản phẩm - Cho trẻ tham quan sản phẩm. - Gợi ý trẻ nhận xét hình chắp ghép: rõ dặc điểm và có thêm các chi tiết làm cho hình sinh động, đẹp.
  65. - Sắp xếp theo đề tài rõ nội dung. Lưu ý - Chắp ghép các hình rõ đặc điểm: Tàu hoả, ô tô, ngôi nhà. - Chắp ghép hình có sáng tạo, độc đáo: Thêm chi tiết hoặc vẽ, ngộ nghĩnh nhưng vẫn rõ đối tượng ( khác với hình mẫu, với sản phẩm của bạn, của nhóm khác). - Sản phẩm chắp ghép rõ nội dung: Tìm ra những hình ghép riêng lẻ trong một tổng thể. Đây là một trong những yêu cầu của cách dạy – học thich hợp, không những làm cho trẻ hiểu biết rộng hơn, phong phú hơn, tạo thói quen quan sát mọi vật, hiện tượng xung quanh, đồng thời còn gây hứng thú học tập cho trẻ. HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG V 1.Đọc tài liệu và thảo luận - Ý nghĩa của hoạt động chắp ghép và trò chơi tạo hình - Nội dung của hoạt động chắp ghép + Đặc điểm. + Các loại chắp ghép. + Vật liệu. - Tổ chức chắp ghép cho trẻ mầm non + Hình thành kỹ năng cho trẻ chắp ghép mầm non. + Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ các độ tuổi mầm non. - Yêu cầu kiến thức, kĩ năng