Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao - Nghề: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao - Nghề: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_chuan_bi_ao_nghe_san_xuat_giong_mot_so_loa.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao - Nghề: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề Nuôi sản xuất giống một số loài cá nước ngọt ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Nuôi cá nước ngọt thương phẩm cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất giống một số loài cá nuôi nước ngọt tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 7 quyển: 1) Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ và ương 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao 3) Giáo trình mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ 4) Giáo trình mô đun Cho cá đẻ và ấp trứng 5) Giáo trình mô đun Ương nuôi cá giống 6) Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh cá 7) Giáo trình mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống Chuẩn bị ao là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề chuẩn bị ao. Mô đun này được học sau mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống và trước mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ. Giáo trình Chuẩn bị ao giới thiệu về biện pháp xử lý đáy, tu sửa ao, cấp và gây màu nước cho ao nuôi vỗ cá bố mẹ, ao ương nuôi cá giống; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 50 tiết và bao gồm 3 bài: Mô đun gồm các bài sau: Bài 1: Xử lý đáy ao Bài 2: Tu sửa bờ ao và cống Bài 3: Cấp và gây màu nước
- 3 Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước . Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Th.S Lê Văn Thắng 2. Th.S Nguyễn Thanh Hoa 3. Th.S Ngô Chí Phương 4. Th.S Đỗ Văn Sơn 5. Th.S. Nguyễn Mạnh Hà
- 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ AO 5 Bài 1: Xử lý đáy ao 6 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: 6 2. Làm cạn nước ao: 7 3. Vét bùn đáy ao: 10 4. Khử trùng ao: 12 5. Phơi đáy ao 17 Bài 2: Tu sửa bờ ao và cống 18 1. Tu sửa bờ: 18 2. Tu sửa cống: 20 3. Tu sửa đăng chắn: 21 Bài 3: Cấp và gây màu nước 23 1. Kiểm tra nguồn nước: 23 2. Cấp nước: 27 3. Bón phân gây màu nước: 28 4. Kiểm tra chất nước trước khi thả cá: 30 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 35 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 35 II. Mục tiêu: 35 III. Nội dung chính của mô đun 35 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 36 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 38 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
- 5 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ AO Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Mô đun Chuẩn bị ao trang bị cho học viên kỹ thuật xử lý đáy ao, tu sửa bờ, cống, gây mầu nước và kiểm tra các yếu tố môi trường; rèn luyện cho người học kỹ năng xử lý đáy ao, tu sửa bờ ao, cống, gây mầu nước ao xanh nõn chuối, xanh vỏ đỗ, kỹ năng kiểm tra các yếu tố môi trường: mầu nước, pH, oxy hòa tan. Mô đun gồm 3 bài học, các bài học sẽ được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện mô đun học viên sẽ được kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo thao tác. Khi kết thúc mô đun: kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. Học viên phải tham gia tối thiểu: + 80% số giờ lý thuyết + 100% số giờ thực hành
- 6 Bài 1: Xử lý đáy ao Mục tiêu: - Mô tả được kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ương cá giống; - Đo được pH đáy, tính được lượng vôi để khử trùng đáy ao; - Bón vôi và phơi được đáy ao; - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: 1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Chuẩn bị máy bơm nước (máy bơm chạy bằng xăng, dầu hoặc máy bơm điện) - Chuẩn bị máy hút bùn. Hình 2-1: Máy hút bùn và máy bơm nước - Ống dẫn: ống nhựa cứng, mềm; đường kính 110mm; chiều dài phù hợp điều kiện ao. - Cuốc, xẻng, bàn chang - Xô, chậu - Bảo hộ lao động: ủng, găng tay, khẩu trang, mũ 1.2. Chuẩn bị vật tư - Vôi bột - Cọc tre: cắm đăng; đăng lưới
- 7 - Nhiên liệu: theo yêu cầu loại máy bơm sử dụng: + Xăng, dầu + Điện: nguồn điện 2 pha hoặc 3 pha, dây dẫn . Hình 2-2: Chuẩn bị nhiên liệu 2. Làm cạn nước ao: 2.1. Tháo cạn nước Tháo nước trong ao được tiến hành ngay sau khi kết thúc quy trình nuôi trước. - Bước 1: Điều chỉnh cao trình cống để tháo được nhiều nước nhất. Hình 2-3: Tháo nước bằng cống - Bước 2: Làm đục nước trong ao để tháo nước kết hợp với tháo lượng bùn lỏng đáy ao.
- 8 Hình 2-4: Đảo bùn - Bước 3: Tháo cạn nước bằng cống Hình 2-5: Tháo cạn nước 2.2. Bơm nước Đối với những ao nuôi thiết kế có hệ thống cống phù hợp thì việc tháo cạn một phần nguồn nước trong ao là có thể thực hiện được, tuy nhiên việc này thường chỉ giúp một phần công việc, lượng nước còn lại trong ao sẽ phải sử dụng máy bơm. - Bước 1: Lắp đặt máy bơm:
- 9 + Thời điểm lắp đặt: ngay sau khi không còn khả năng tháo nước bằng cống. + Địa điểm lắp máy: khu vực sâu nhất của ao (rốn ao). + Làm đăng chắn ở khu vực đặt ống bơm nước: không để rác, động vật thủy sinh vào khu vực ống bơm (chõ). Hình 2-6: Lắp máy bơm nước - Bước 2: Bơm nước khỏi ao: Trong quá trình bơm cần bố trí người trực máy: + Liên tục khơi dòng chảy để đảm bảo lưu lượng nước bơm. + Tiếp thêm nhiên liệu trong khi bơm (nếu cần); kiểm tra an toàn điện. + Xử lý những trường hợp bất thường xảy ra (máy không lên nước, hỏng ống bơm nước, vỡ bờ bao, hỏng đăng chắn ). Hình 2-7: Bơm nước ra khỏi ao nuôi
- 10 3. Vét bùn đáy ao: 3.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật đáy ao - Chất đáy là đất thịt hoặc thịt pha cát. - Đáy phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát 3- 5o. - Độ dày lớp bùn đáy 15- 25cm. 3.2. Vét bùn 3.2.1. Ao mới đào: Làm sạch đáy ao: dùng máy bơm nước áp lực cao để rửa sạch nền đáy ao sau khi đào - Bơm tháo nước nhiều lần để làm sạch nền đáy Hình 2-8: Dùng máy bơm áp lực để phụt rửa đáy ao - San nền đáy ao phẳng, nghiêng về phía cống thoát 3- 50 Hình 2-9: San phẳng đáy ao
- 11 3.2.2. Ao đã nuôi - Nạo vét bùn bằng máy hút bùn: + Bước 1: Cấp vào ao nuôi mực nước 30- 50cm + Bước 2: Làm đục nước (sục bùn) + Bước 3: Bơm toàn bộ nước đã làm đục khỏi ao. Hình 2-10: Làm đục nước, hút bùn khỏi ao nuôi - Vét bùn bằng phương pháp thủ công: + Dùng cào gom bùn vào một góc ao + Dùng thùng, xô, thúng vét bùn lên bờ Hình 2-11: Nạo vét bùn đáy ao
- 12 4. Khử trùng ao: 4.1. Xác định lượng vôi bón: 4.1.1. Kiểm tra pH đáy ao * Dụng cụ: máy đo pH đất hoặc dụng cụ đo pH nước * Xác định độ pH nền đáy: sử dụng 2 phương pháp đo pH đáy. - Cách 1: Đo bằng máy đo pH đất: Bước 1: cắm trực tiếp đầu cực vào lớp bùn đáy để xác định độ pH, Bước 2: đọc chỉ số pH hiển thị trên màn hình LCD của thiết bị. - Cách 2: Đo pH đất bằng dụng cụ đo pH nước: Bước 1: hòa tan lượng bùn đáy và nước theo tỷ lệ 1/1. Bước 2: để lắng dung dịch bùn - nước trong 12 giờ. Bước 3: đo chỉ số pH của dung dịch. * Cách đo pH nước bằng giấy quỳ: + Nhúng giấy vào nước, để giấy quỳ theo phương nằm ngang 3-5 giây. + Đem so giấy quỳ với bảng màu chuẩn trên nắp hộp, nếu giấy quỳ trùng với màu nào trên bảng màu chuẩn thì số ghi trên màu chuẩn đó là giá trị pH của nước đã đo. Hình 2-12: So mầu giấy quỳ với bảng mầu * Cách đo pH nước bằng bộ kiểm tra nhanh (Test kit) Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất kèm theo.
- 13 Hình 2-13: Bộ kiểm tra nhanh pH của Đức - Dụng cụ: Lọ thủy tinh, dung dịch thử, bảng mầu - Xác định bằng bộ kiểm tra nhanh Sera của Đức thực hiện như sau: + Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. Hình 2-14: Rửa lọ thủy tinh + Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.
- 14 Hình 2-15: Nhỏ thuốc thử + So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng. Hình 2-16: So kết quả với bảng mầu + Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. * Cách đo pH nước bằng máy
- 15 Hình 2-17: Máy đo pH cầm tay Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo để biết cách sử dụng. - Dụng cụ: + Đầu đo. + Dung dịch bảo quản + Máy đo. - Cách đo: + Nối máy với đầu đo + Lấy đầu đo từ trong lọ bảo quản, vẩy nhẹ rồi đưa đầu đo xuống mực nước cần xác định. + Bật công tắc máy, chờ đến khi chỉ số trên màn hình ổn định đọc kết quả. 4.1.2. Tính lượng vôi cần bón - Lượng vôi cần bón phụ thuộc vào diện tích ao và pH đất đáy ao. Bảng 2-1: Lượng vôi bón cho ao có pH đất khác nhau. pH đất đáy ao Lượng vôi bột sử dụng (kg/100m2) 7 10 6.5 13 6 17 5.5 22 5 25 4.5 30 4 34
- 16 Chú ý: vôi tôi dùng với liều lượng bằng 1,5 lần so với liều lượng của vôi bột. - Tính lượng vôi cần sử dụng: lượng vôi cần sử dụng được tính dựa theo bảng và căn cứ vào diện tích ao nuôi cá. Công thức tính lượng vôi bón cho ao: Lượng vôi bón cho Lượng vôi bón Diện tích ao ao nuôi = tương ứng với pH X 2 2 (m ) /100 (kg) đáy (kg/100m ) Ví dụ: Một ao ương cá bột có diện tích 500 m2, pH đất ao là 7, trong quá trình cải tạo bón với lượng 10 kg/100 m2. Tính lượng vôi cần sử dụng để cải tạo ao? Cách làm: Lượng vôi cần sử dụng = 10 x 500/100 = 50 (kg) 4.2. Bón vôi Có thể bón vôi bột hoặc vôi tôi. - Bước 1: xác định thời điểm bón: nên bón vôi khi ao vừa cạn nước và bón vào khoảng 9-10 giờ sáng. - Bước 2 vãi vôi: + Đối với vôi bột: vãi thành một lớp trên toàn bộ diện tích đáy, mái bờ ao hoặc có thể hòa tan vôi vào nước và té đều khắp ao, mái bờ. + Đối với vôi tôi: hòa tan vào nước và té đều khắp ao, mái bờ. - Chú ý: + Những điểm có nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh, ô nhiễm như cống, đăng chắn, rốn ao chúng ta cần tăng lượng vôi bón lên 2 lần so với bình thường. + Khi bón vôi cần phải có bảo hộ lao động, xuôi chiều gió. Hình 2-18: Rải vôi khắp mặt đáy ao và mái bờ
- 17 5. Phơi đáy ao - Tác dụng: dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời nguồn chất hữu cơ còn lại trong đáy ao (thức ăn thừa, chất thải của cá) sẽ bị vô cơ hóa thành các chất vô cơ ít gây ảnh hưởng đến ao nuôi, giải phóng các chất độc tích tụ trong đất. - Thời gian phơi ao phụ thuộc vào thời tiết khí hậu để đảm bảo ao có thể đạt tiêu chuẩn phơi khô. Thời gian phơi đáy tối thiểu 7 ngày. - Tiêu chuẩn ao sau khi phơi: đáy ao khô, nứt chân chim Hình 2-19: Phơi đáy ao đến khi nứt chân chim B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: Mô tả kỹ thuật làm cạn nước và nạo vét bùn đáy ao? - Bài tập thực hành: Xác định pH đất, tính lượng vôi cần bón cho một ao nuôi vỗ cá bố mẹ có diện tích 1000 m2, lượng vôi bón 10 kg/100 m2 đáy ao. Thực hiện thao tác bón vôi? C. Ghi nhớ - Thực hiện đúng trình tự các bước xử lý nền đáy. - Sử dụng bảo hộ lao động trong khi bón vôi.
- 18 Bài 2: Tu sửa bờ ao và cống Mục tiêu - Mô tả được kỹ thuật tu sửa bờ ao, cống; - Thực hiện được công việc tu sửa bờ ao, cống. A. Nội dung: 1. Tu sửa bờ: 1.1. Xác định công việc cần sửa chữa 1.1.1. Tiêu chuẩn bờ ao: - Độ cao an toàn bờ: > 0,5m - Bờ ao phải thoáng, không có cây lâu năm cao quá 1 mét, sạch cỏ rác, chắc chắn, không sạt lở, không rò rỉ nước. 1.1.2. Xác định công việc - Kiểm tra độ chắc chắn và độ cao an toàn của bờ. - Kiểm tra khả năng giữ nước Hình 2-20: Bờ ao bị vỡ
- 19 Hình 2-21: Bờ ao bị sạt lở 1.2. Xác định khối lượng Căn cứ theo tiêu chuẩn bờ người học xác định những biến đổi cần tu sửa theo mẫu sau: Bảng 2-2: Xác định nội dung sửa chữa và yêu cầu kinh phí TT Nội dung thay đổi Yêu cầu sửa chữa Dự trù kinh phí Ghi chú 1. Bờ ao bị sạt, lở Sửa chữa 2. Độ cao bờ thấp, vỡ Đắp hoặc xây thêm 3. Bờ có hang hốc, rò Sửa chữa rỉ nước 1.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Chuẩn bị dụng cụ: + Cuốc, xẻng, liềm, bao tải. + Bay, dao xây, bàn xoa + Xô, chậu + Dụng cụ bảo hộ lao động - Chuẩn bị vật tư: + Vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, cát ). 1.4. Sửa bờ ao
- 20 + Vệ sinh sạch sẽ những cây, cỏ dại xung quanh bờ ao. + Lấp hang hốc rò rỉ, tu sửa bờ. + Đắp hoặc xây lại bờ đảm bảo độ cao an toàn 2. Tu sửa cống: 2.1. Xác định công việc cần sửa chữa 2.1.1. Tiêu chuẩn cống - Cống có thể dùng gạch, đá, xi măng xây thành cống máng hoặc cống bậc thang, hoặc có thể dùng ống PVC đảm bảo cấp, thoát nước dễ dàng, đủ lưu lượng và không rò rỉ nước. - Nên có cống cấp và thoát nước riêng biệt. Hình 2-22: Cống bậc thang 2.1.2. Xác định công việc Kiểm tra và xác định những biến đổi cần sửa chữa: - Kiểm tra độ chắc chắn, độ thoáng của cống - Kiểm tra nền cống, tai cống có sạt lở không 2.2. Xác định khối lượng Căn cứ theo tiêu chuẩn cống người học xác định những biến đổi cần tu sửa của hệ thống cống và yêu cầu tu sửa theo mẫu sau: Bảng 2-3: Xác định nội dung sửa chữa và yêu cầu kinh phí TT Nội dung thay đổi Yêu cầu sửa Dự trù kinh Ghi chú chữa phí 1. Thân cống bị sạt lở Sửa chữa 2. Sạt lở nền cống Sửa chữa
- 21 3. Cao trình cống Sửa chữa, xây thoát không thích mới hợp 2.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Chuẩn bị dụng cụ: + Cuốc, xẻng, bay, dao xây, bàn xoa + Xô, chậu + Dụng cụ bảo hộ lao động - Chuẩn bị vật tư: + Vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, cát ) 2.4. Sửa cống - Gia cố những điểm rò rỉ thân cống. - Thay ván phai mới khi ván phai cũ không đảm bảo an toàn. 3. Tu sửa đăng chắn: 3.1. Xác định công việc cần sửa chữa - Yêu cầu đăng chắn: + Phải chắc chắn, cắm sâu xuống đất 0,3-0,4m hoặc vừa tai cống, cao hơn mực nước ao 0,4-0,5 m. + Kích thước mắt lưới hoặc khe mành phải đảm bảo cá không chui được. - Kiểm tra lại hệ thống đăng chắn: độ chắc chắn, độ cao xác định những thay đổi không đảm bảo yêu cầu để sửa chữa. 3.2. Xác định khối lượng Căn cứ theo tiêu chuẩn đăng chắn người học xác định những biến đổi của đăng chắn cần tu sửa và yêu cầu tu sửa theo mẫu sau: Bảng 2-4: Xác định nội dung sửa chữa và yêu cầu kinh phí TT Nội dung thay đổi Yêu cầu sửa Dự trù kinh Ghi chú chữa phí 1. Đăng bị rách, Sửa chữa hoặc thủng thay mới 2. Độ cao của đăng Gia cố hoặc thay chắn không đảm mới bảo 3.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
- 22 - Chuẩn bị dụng cụ, vật tư : + Cọc + Vật liệu làm đăng chắn + Dây buộc 3.4. Sửa đăng chắn - Vệ sinh đăng đảm bảo nước lưu thông tốt. - Vá hoặc thay mới những chỗ đăng bị thủng, không đảm bảo an toàn cho cá. - Gia cố thêm dây buộc cho đăng chắc chắn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: tu sửa hệ thống bờ, rào chắn? + Bài tập 2: tu sửa hệ thống cống? C. Ghi nhớ: - Xác định chính xác mức độ hư hại của công trình nuôi.
- 23 Bài 3: Cấp và gây màu nƣớc Mục tiêu - Trình bày được kỹ thuật cấp và gây màu nước ao nuôi; - Thực hiện được cấp nước vào ao nuôi và gây màu nước. A. Nội dung: 1. Kiểm tra nguồn nước: 1.1. Yêu cầu nguồn nước - Nguồn nước phải chủ động. - Không bị ô nhiễm. - Giàu ôxy, hàm lượng oxy hòa tan nên ở mức ≥ 4mg/ lít - pH: 7-8,5 1.2. Kiểm tra chất nước 1.2.1. Ôxy hòa tan - Dụng cụ đo: + Bộ test ôxy + Máy đo ôxy - Phương pháp đo: + Đo bằng bộ kiểm tra nhanh ôxy : + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó lấy đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
- 24 Hình 2-23: Lấy mẫu nước + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 và 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra. Hình 2-24: Nhỏ thuốc thử số 1
- 25 Hình 2-25: Nhỏ thuốc thử số 2 + Bước 3: Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ Ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Hình 2-26: So mầu
- 26 + Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. + Đo bằng máy: Bước 1: Nối máy với đầu đo. Bước 2: Lấy đầu đo từ trong lọ bảo quản, vẩy nhẹ rồi đưa đầu đo vào nguồn nước cần xác. Bước 3: Bật công tắc máy về ON và giữ yên máy, chờ khoảng 1 – 2 phút để số trên màn hình LCD ổn định rồi đọc kết quả. Hình 2-27: Máy và bộ kiểm tra nhanh hàm lượng ôxy hòa tan Bảng 2-5: Mối quan hệ giữa hàm lượng ôxy hòa tan và chất lượng nước Nồng độ O2 Đánh giá 2 mg/l Nguy hiểm, chất lượng nước không đảm bảo. 4 mg/l Nước đủ ôxy, chất lượng nước đảm bảo. 6 - 8 mg/l Tốt, nước có nhiều ôxy 1.2.2. Độ pH: + Việc đánh giá yếu tố pH phải được tiến hành thường xuyên để có số liệu chính xác khi cấp nước vào ao nuôi + Tránh đánh giá độ pH vào thời điểm có những biến động yếu tố môi trường (mưa, lũ, lụt, úng ) để xác định được chỉ số pH chính xác nhất. + Cách đo độ pH tương tự như mục 4.1.1. của bài 1.
- 27 1.2.3. Xác định khả năng ô nhiễm nguồn nước cấp: Ngoài việc xác định các chỉ tiêu môi trường cơ bản thì nguồn nước cấp vào ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống cần chú ý tới yếu tố ô nhiễm khác có thể xuất hiện như: - Ô nhiễm chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp. - Ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp. Bảng 2-6: Yêu cầu của nguồn nước cấp cho ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống TT Yếu tố Mô tả Khoảng thích hợp 1 Nhiệt độ (oC) Nước nóng hay lạnh 22-30 2 Độ trong, màu nước Nguồn sinh vật phù du Độ trong: 20- 30cm và các chất trong nước Nước màu xanh nõn chuối, vỏ đỗ 3 Oxy hòa tan (mg/lít) Hàm lượng oxy trong ≥4 nước 4 pH Chỉ mức độ phèn hoặc 7- 8,5 độ kiềm của nước 5 Khí độc H2S Sinh ra ở đáy ao trong < 0,001 (mg/lít) điều kiện thiếu oxy 2. Cấp nước: 2.1. Xác định mức nước cấp Mức nước cấp vào ao tùy theo mục đích sử dụng ao. Bảng 2-7: Mực nước cấp vào ao STT Ao nuôi Độ sâu mực nước (m) 1 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ 1,2-2 2 Ao ương cá bột lên thành cá hương 1-1,2 3 Ao ương cá hương lên thành cá giống 1,2-1,5 2.2. Tháo, bơm nước - Có thể cấp nước theo 2 cách: + Cấp nước tự chảy qua cửa cống + Cấp nước bằng hệ thống máy bơm với những ao nuôi có cao trình đáy không phù hợp. - Tiến hành cấp nước vào ao thành 2 lần:
- 28 + Lần 1: Cấp nước vào ao với mực nước 0,3-0,5 m, sau đó bón phân gây màu và ngâm ao 3-5 ngày. + Lần 2: Cấp đủ mực nước theo yêu cầu. - Nước cấp vào ao phải được lọc qua túi lọc gắn vào cửa cống hoặc đầu ra của máy bơm. 3. Bón phân gây màu nước: 3.1. Lựa chọn loại phân bón Có thể dùng phân hữu cơ và phân vô cơ để gây màu nước cho ao. - Phân hữu cơ: + Phân chuồng: phải ủ kỹ với 1-2% vôi. + Phân xanh (lá dầm): tất cả các loại cây trên cạn không đắng, không độc đều có thể dùng làm phân xanh: điền thanh, dây khoai lang, khoai tây, cúc tần, muồng, cốt khí Nên sử dụng cây phân xanh ở giai đoạn bánh tẻ. Chú ý không dùng các loại cây có vị đắng, có chất độc chất dầu như lá xoan, thàn mạt, xương rồng, lá bạch đàn - Phân vô cơ : + Phân lân: có thể dùng phân lân Lâm Thao, phân lân Văn Điển + Phân đạm: đạm urê, phân sunphát đạm (phân SA), phân phôtphat đạm (còn gọi là phốt phát amôn, có 2 loại là DAP và MAP; không nên sử dụng loại MAP cho loại đất chua) + Phân NPK 3.2. Xác định lượng phân cần bón Lượng phân bón vào ao phụ thuộc vào diện tích ao và liều lượng bón của từng loại phân. Bảng 2-8: Lượng phân bón lót vào ao STT Loại phân bón Liều lượng Ghi chú 1 Phân chuồng 30-50 kg/100m2 đáy ao 2 Phân xanh 30-50 kg/100m2 đáy ao 3 Phân vô cơ 0,2-0,4 kg/100m3 nước ao Tỷ lệ đạm/lân: 2/1 Ví dụ: Một ao nuôi vỗ cá bố mẹ có diện tích 1000 m2, khi cải tạo ao bón phân hữu cơ với liều lượng 30 kg/100 m2 đáy ao. Vậy lượng phân cần sử dụng là : + Phân chuồng: (30 x 1000)/ 100 = 300 kg
- 29 + Phân xanh: (30 x 1000)/ 100 = 300 kg Chú ý: + Đối với ao nuôi vỗ và ao ương cá trắm cỏ từ cá hương lên thành cá giống không bón phân gây màu nước ao. 3.3. Bón phân - Phân chuồng đã được ủ hoai và rải đều ra khắp mặt ao. - Phân xanh : + Bó thành từng bó lỏng tay, mỗi bó 5-10 kg. + Dùng cọc cố định bó cây phân xanh sao cho bó lá phải ngập trong nước. + Sau khi dầm cây phân xanh được 4-5 ngày tiến hành đảo bó lá. + Vớt toàn bộ phần không phân hủy được lên bờ. Hình 2-28: Bón phân xanh - Phân vô cơ được hòa tan vào nước và té đều khắp mặt ao. Tuyệt đối không được bón trực tiếp phân vô cơ vào nền đáy ao.
- 30 Hình 2-29: Hòa phân vô cơ vào nước Hình 2- 30: Bón phân (tạt) vô cơ khắp ao 4. Kiểm tra chất nước trước khi thả cá: 4.1. Kiểm tra độ trong, màu nước 4.1.1. Đo độ trong - Dụng cụ đo độ trong: đĩa đo độ trong (đĩa secchi): + Một đĩa tôn tròn, đường kính 20-25cm. + Mặt trên được chia ra làm 4 phần sơn đen và trắng xen kẽ nhau.
- 31 + Chính tâm đĩa buộc một sợi dây hoặc sào gỗ có đánh dấu khoảng cách từng 1 cm. Hình 2-31: Đĩa đo độ trong * Phương pháp đo: - Cách 1: Đo bằng đĩa Bước 1: Đưa đĩa từ từ xuống nước theo phương thẳng đứng. Bước 2: Quan sát xem mặt trên của đĩa cho tới khi nào mắt ta không phân biệt được ranh giới giữa màu trắng và màu đen. Bước 3: Đọc kết quả: Khoảng cách từ mặt đĩa đến mặt nước chính là giá trị độ trong (tính theo cm). Độ trong của nước ao từ 20-30 cm là thích hợp. Hình 2-32: Đo độ trong bằng đĩa
- 32 Hình 2-33: Độ trong thích hợp để nuôi cá - Cách 2: Đo bằng tay Bước 1: Đưa bàn tay vào trong nước đến khuỷu tay (cùi chỏ). Bước 2: Nhìn theo bàn tay, nếu còn nhìn thấy bàn tay là nguồn nước có độ trong thích hợp. Hình 2-34: Đo độ trong bằng tay 4.1.2. Xác định màu nước - Màu nước ao nuôi vỗ cá bố mẹ, ao ương cá hương lên thành cá giống có màu xanh vỏ đỗ và ao ương cá bột lên thành cá hương có màu xanh nõn chuối là đạt yêu cầu. - Để xác định màu nước ao, trước hết phải loại trừ hai hiện tượng:
- 33 + Hiện tượng gây nên ảo giác mầu cho người quan sát: sự tương phản của cảnh vật và không gian xung quanh ao nuôi (cây cối, bầu trời, đồi núi ). + Sự khúc xạ ánh sáng thường làm chúng ta lầm tưởng nước có mầu. - Dụng cụ: cốc thủy tinh, lọ thủy tinh hoặc bình tam giác trong suốt: Hình 2-35: Cốc thủy tinh và bình tam giác - Phương pháp xác định: múc nước vào lọ thủy tinh, cốc thủy tinh hoặc bình tam giác trong suốt để quan sát. Bước 1: Đổ nước cất vào trong cốc thủy tinh. Bước 2: Thu mẫu nước cần xác định màu nước vào cốc thủy tinh thứ 2. Bước 3: So sánh màu nước ở hai bình tam giác với nhau. Từ đó kết luận về màu nước cần xác định. 4.2. Kiểm tra pH - Có thể kiểm tra pH bằng giấy quỳ, máy đo pH hoặc bộ thử nhanh. Độ pH của nước ao sau khi cải tạo từ 7-8,5 là phù hợp để thả cá. 4.3. Kiểm tra Oxy hòa tan - Có thể xác định oxy hòa tan trong ao bằng bộ thử nhanh hoặc bằng máy đo. Hàm lượng oxy hòa tan trong ao ≥ 4 mg/l là thích hợp với thả cá. Sau khi kiểm tra các yếu tố môi trường đều phù hợp, có thể tiến hành thả cá vào ương, nuôi và kết thúc quá trình chuẩn bị ao ương nuôi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: Mô tả phương pháp cấp và gây màu nước ao ương nuôi cá. - Bài tập thực hành:
- 34 + Bài tập 1: Tính lượng phân chuồng và phân xanh cần dùng để cải tạo 1 ao cụ thể ở địa phương mở lớp. Biết rằng bón phân chuồng và phân xanh với liều lượng 40 kg /100 m2 đáy ao. Thực hiện bón phân xanh. + Bài tập 2: Đo các yếu tố môi trường: độ trong, pH, hàm lượng ôxy hòa tan. C. Ghi nhớ: - Thực hiện đúng trình tự các bước cấp nước và kiểm tra môi trường - Ghi chép chính xác kết quả đo các yếu tố môi trường
- 35 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun Chuẩn bị ao là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt; được giảng dạy sau mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ương cá giống trong chương trình đào tạo; mô đun Chuẩn bị ao cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu người học. - Tính chất: Mô đun Chuẩn bị ao giúp người nuôi xử lý đáy; tu sửa bờ, cống; cấp và gây màu nước. Mô đun này được giảng dạy tích hợp tại cơ sở xản xuất giống cá nước ngọt cụ thể. II. Mục tiêu: - Nêu được kỹ thuật xử lý đáy ao, tu sửa bờ, cống và gây mầu nước; - Xử lý được đáy ao, tu sửa được bờ ao và cống; gây được mầu nước ao xanh vỏ đỗ, nõn chuối; - Kiểm tra được các yếu tố môi trường: mầu nước, pH, oxy hòa tan. - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. III. Nội dung chính của mô đun Thời lượng Loại bài Mã bài Tên bài Địa điểm dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra MĐ 02-01 Xử lý đáy ao Tích Lớp học 16 3 12 1 hợp Cơ sở thực hành MĐ 02-02 Tu sửa bờ ao và Tích Lớp học 16 3 12 cống hợp Cơ sở thực hành MĐ 02-03 Cấp và gây màu Tích Lớp học 16 4 12 1 nước hợp Cơ sở thực hành Kiểm tra hết mô đun 2 2 Cộng 50 10 36 4 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Xử lý đáy ao
- 36 - Bài tập 1: Xác định pH đất, tính lượng vôi cần bón cho một ao nuôi vỗ cá bố mẹ có diện tích 1000 m2, lượng vôi bón 10 kg/100 m2 đáy ao. Thực hiện thao tác bón vôi? - Nguồn lực: + Trại nuôi trồng thủy sản: 1 cơ sở. + Máy đo pH đất hoặc máy đo pH nước: 3 chiếc + Cân đồng hồ: 1 chiếc + Bảo hộ lao động: 6 bộ. + Vôi: 300 kg - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 6 nhóm, 5 học viên/ nhóm. - Thời gian thực hiện: 3 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: báo cáo thu hoạch + Tính được lượng vôi cần dùng + Mô tả và thực hiện được bón vôi vào ao nuôi. 4.2. Bài 2: Tu sửa bờ ao và cống 4.2.1. Bài tập 1: tu sửa hệ thống bờ, rào chắn? - Nguồn lực: + Cơ sở nuôi thủy sản: 1 cơ sở. + Ủng, găng tay: 12 bộ. + Xi măng: 60 kg. + Cát: 200 kg. + Xô: 6 chiếc. + Gạch đỏ: 300 viên. + Dao xây, bàn xoa, bay: 6 bộ + Mành tre: 12 m2 - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 6 nhóm, 5 học viên/ nhóm. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: sau khi tu sửa: + Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ nước. + Hệ thống rào chắn: đảm bảo cá không thoát ra ngoài. 4.2.2. Bài tập 2: tu sửa hệ thống cống? - Nguồn lực:
- 37 + Cơ sở nuôi thủy sản có cống cấp, cống thoát: 1 cơ sở. + Ủng, găng tay: 12 bộ. + Xi măng: 30 kg. + Cát: 100 kg. + Xô: 6 chiếc. + Gạch đỏ: 150 viên. + Dao xây, bàn xoa, bay: 6 bộ - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 6 nhóm, 5 học viên/ nhóm. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: sau khi tu sửa: + Cống có thể cấp và tháo được nước dễ dàng + Đảm bảo không bị rò rỉ. 4.3. Bài 3: Cấp và gây màu nƣớc 4.3.1. Bài tập 1: Tính lượng phân chuồng và phân xanh cần dùng để cải tạo 1 ao cụ thể ở địa phương mở lớp. Biết rằng bón phân chuồng và phân xanh với liều lượng 40 kg /100 m2 đáy ao. Thực hiện bón phân xanh. - Nguồn lực: + Trại nuôi trồng thủy sản: 1 cơ sở. + Máy tính: 6 chiếc + Cân đồng hồ: 1 chiếc + Bảo hộ lao động: 12 bộ. + Xô hoặc thúng: 6 chiếc + Phân xanh: 120 kg - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 6 nhóm, 5 học viên/ nhóm. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Tính được lượng phân bón cần dùng + Mô tả và thực hiện được bón phân xanh vào ao. 4.3.2. Bài tập 2: Đo các yếu tố môi trường: độ trong, pH, hàm lượng ôxy hòa tan. - Nguồn lực: + Ao nuôi thủy sản: 1 ao.
- 38 + Máy đo pH: 1 máy. + Bộ kiểm tra nhanh pH: 3 bộ. + Bộ kiểm tra nhanh ôxy hòa tan: 3 bộ. + Đĩa đo độ trong: 3 chiếc. + Hộp giấy quỳ: 3 hộp. + Sổ, bút: 3 bộ. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, 5- 7 học viên/ nhóm. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: báo cáo thu hoạch + pH nước đo bằng bộ kiểm tra nhanh, giấy quỳ, máy đo pH. + Hàm lượng ôxy hòa tan. + Độ trong của nước. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Xử lý đáy ao Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mô tả kỹ thuật làm cạn nước và nạo vét - Mức độ hiểu biết bùn đáy ao - Tính lượng vôi cần dùng để khử trùng - Căn cứ vào kết quả tính được ao nuôi - Thực hiện thao tác bón vôi - Quan sát quá trình thực hiện kỹ năng của người học 5.2. Bài 2: Tu sửa bờ ao và cống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tu sửa bờ - Quan sát quá trình thực hiện kỹ năng của người học, đánh giá mức độ tích cực của người học - Vá lỗ rò rỉ của cống Nt - Tu sửa đăng chắn nt 5.3. Bài 3: Cấp và gây màu nƣớc
- 39 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị và thực hiện cấp nước - Quan sát quá trình thực hiện kỹ năng của người học, đánh giá mức độ tích cực của người học - Tính lượng phân bón cần dùng và thực - Căn cứ vào kết quả tính được hiện bón phân - Quan sát quá trình thực hiện kỹ năng của người học, mức độ tích cực của người học - Kiểm tra các yếu tố môi trường: độ - Căn cứ vào kết quả và quan sát trong, màu nước; pH, oxy hòa tan quá trình thực hiện kỹ năng của người học. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Chiến Văn, giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007
- 40 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Đỗ Văn Sơn, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Lê Hoàng Mai, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - Ông Trần Viết Vinh, Trung tâm sản xuất Giống thủy sản Đại học Nông Lâm Thái Nguyên./. HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Phan Văn Tình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hải Dương ./.