Giáo trình mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy sản nuôi nước lợ mặn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy sản nuôi nước lợ mặn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_chan_doan_nhanh_va_tri_benh_do_vi_khuan_na.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy sản nuôi nước lợ mặn
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN, NẤM Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI NƢỚC LỢ MẶN MÃ SỐ: MĐ07 NGHỀ: CHẨN ĐOÁN NHANH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 07
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình dạy nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng trong dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình Chẩn đoán nhanh bệnh dộng vật thủy sản được tổ chức biên soạn, chỉnh sửa từ giáo trình Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Mô đun 07: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy sản nuôi nước lợ mặn là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập, sau khi học mô đun này học viên có thể hành nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản. Mô đun này được giảng dạy sau mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn, được giảng dạy trước mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Giáo trình MĐ07 là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản trình độ sơ cấp. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 120 giờ và bao gồm 7 bài: Bài mở đầu Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he Bài 3: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh lở loét do vi khuẩn ở cá nuôi nước lợ mặn Bài 4: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ mặn Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước mặn Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm ở giáp xác Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm Tham gia biên soạn 1. Chủ biên : TS. Thái Thanh Bình
- 3 2. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh 3. CN. Đỗ Trung Kiên 4. TS. Bùi Quang Tề 5. ThS. Trương Văn Thượng
- 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRA NG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾ T TẮ T 6 MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN, NẤM Ở ĐVTS NUÔI NƯỚC LỢ MẶN 7 Bài mở đầu 8 Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác 10 1. Tác nhân gây bệnh: 10 2. Dấu hiệu bệnh lý: 11 3. Phân bố và lan truyền bệnh: 11 4. Chẩn đoán bệnh: 11 5. Phòng và trị bệnh: 12 Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he 14 1. Tác nhân gây bệnh: 14 2. Dấu hiệu bệnh lý: 15 3. Phân bố và lan truyền bệnh 16 4. Chẩn đoán bệnh 16 5. Phòng và trị bệnh: 16 Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh lở loét do vi khuẩn ở cá nuôi nước lợ mặn 18 1. Tác nhân gây bệnh: 18 2. Dấu hiệu bệnh lý: 19 3. Phân bố và lan truyền bệnh: 20 4. Chẩn đoán bệnh: 21 5. Phòng và trị bệnh: 21 Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ mặn 23 1. Tác nhân gây bệnh: 23 2. Dấu hiệu bệnh lý: 23 3. Phân bố và lan truyền bệnh: 25 4. Chẩn đoán bệnh: 25 5. Phòng và trị bệnh: 25 Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước lợ mặn 27 1. Tác nhân gây bệnh: 27 2. Dấu hiệu bệnh lý: 28 3. Phân bố và lan truyền bệnh: 28 4. Chẩn đoán bệnh: 28 5. Phòng và trị bệnh: 29 Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm ở giáp xác 31 1. Tác nhân gây bệnh: 31 2. Dấu hiệu bệnh lý: 32 3. Phân bố và lan truyền bệnh: 33
- 5 4. Chẩn đoán bệnh: 33 5. Phòng và trị bệnh 33 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 35 I. Vị trí, tính chất của mô đun : 35 II. Mục tiêu: 35 III. Nội dung chính của mô đun: 35 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 36 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 42 VI. Tài liệu tham khảo 44
- 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾ T TẮ T Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh. Động vật thủy sản (ĐVTS): Cá, nhuyễn thể, giáp xác sống, bao gồm các sản phẩm sinh sản của chúng, trứng đã thụ tinh, phôi và các giai đoạn ấu niên, ở các khu vực nuôi trồng thủy sản hoặc ở tự nhiên. ppm (part per million): Đây là đơn vị đo mật độ thường dành cho các nồng độ 3 tương đối thấp, nghĩa là 1 phần triệu. 1ppm = 1g/m . PCR (Polymerase Chain Reaction): là phản ứng chuỗi trùng hợp hay "phản ứng khuếch đại gen". PCR là một kỹ thuật phổ biến trong sinh học phân tử nhằm phát hiện các tác nhân gây bệnh, chẩn đoán bệnh.
- 7 MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN, NẤM Ở ĐVTS NUÔI NƢỚC LỢ MẶN Mã mô đun: MĐ07 Giới thiệu mô đun: Vi khuẩn, nấm là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ở động vật thủy sản. Bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra tuy không gây chết hàng loạt cho vật nuôi nhưng tỷ lệ chết dồn tích có thể lên đến 70 – 80% đàn cá, tôm nuôi. Bệnh do vi khuẩn, nấm xẩy ra trên mọi đối tượng thủy sản và xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của động vật thủy sản. Bệnh do vi khuẩn, nấm rất mẫm cảm với môi trường nuôi. Nếu trong việc quản lý môi trường nuôi không tốt, hàm lượng chất hữu cơ nhiều thì bệnh vi khuẩn dễ dàng xảy ra. Để phòng bệnh cho vi khuẩn, nấm cần quản lý môi trường ao nuôi tốt, các chỉ số thủy lý, thủy hóa trong giới hạn chịu đựng của động vật thủy sản. Khác với bệnh do vi rút, bệnh do vi khuẩn, nấm đã có nhiều thuốc để điều trị, mặc dù vậy công tác phòng bệnh vẫn là cần thiết đối với nghề nuôi thủy sản. Mô đun 07: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn cung cấp cho học viên kiến thức về nhận biết vi khuẩn, nấm gây bệnh và thao tác phòng trị bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra. Nội dung của mô đun được tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành nhằm trang bị cho học viên kiến thức kỹ năng trong chẩn đoán nhanh bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra ở động vật thủy sản. Sau khi học xong học viên phải nắm được các bước thu mẫu, nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý và thực hiện được các biện pháp xử lý các bệnh do vi khuẩn, nấm theo quy trình kỹ thuật phù hợp. Mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn được học sau mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn và giảng dạy trước mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn
- 8 Bài mở đầu Mô đun 07: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn cung cấp cho học viên kiến thức về nhận biết vi khuẩn, nấm gây bệnh và thao tác phòng trị bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra. Mục tiêu của mô đun: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác; bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he; bệnh lở loét do vi khuẩn; bệnh do vi khuẩn dạng sợi; bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước mặn; bệnh nấm ở giáp xác. - Nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý của sáu loại bệnh trên; - Thực hiện được biện pháp xử lý bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác; bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he; bệnh lở loét do vi khuẩn; bệnh do vi khuẩn dạng sợi; bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước mặn; bệnh nấm ở giáp xác. - Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật. Nội dung chính của mô đun: Bài mở đầu Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he Bài 3: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh lở loét do vi khuẩn ở cá nuôi nước lợ mặn Bài 4: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ mặn Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước mặn Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm ở giáp xác Mối quan hệ với các mô đun khác: Mô đun 07: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác: - Mô đun 01 Phòng bệnh tổng hợp là mô đun trình bày được khái niệm cơ bản, hiểu được cơ sở khoa học và mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh; trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh thường gặp gây nguy hiểm cho ĐVTS, từ đó là cơ sở cho nghiên cứu chẩn đoán nhanh bệnh do vi khuẩn, nấm. - Mô đun 02 Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do môi trường có mối quan hệ chặt chẽ tới công tác quản lý môi trường ao nuôi động vật thủy sản. Yếu tố môi trường liên quan chặt chẽ tới việc phát sinh và phát triển của vi khuẩn, nấm.
- 9 Những yêu cầu đối với học viên: - Học viên phải được trang bị những kiến thức về bệnh động vật thủy sản. - Học viên cần phải hiểu được một số kiến thức cơ bản về mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường và đời sống của động vật thủy sản và vi khuẩn, nấm gây bệnh. - Sau khi học xong học viên phải nắm được các bước xác định vi khuẩn, nấm gây bệnh và thao tác được các biện pháp phòng trị bệnh vi khuẩn, nấm thường gặp.
- 10 Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái hoạt động của ấu trùng; xác định được bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác; A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu: Trong sản xuất giống tôm, cua biển, bệnh thường gặp ở ấu trùng là bệnh phát sáng do vi khuẩn Vibrio. Giai đoạn ấu trùng giáp xác hay bị bệnh trên là giai đoạn Zoa và Mysis. Bệnh có thể ở dạng mãn tính và cấp tính, khi ở dạng cấp tính bệnh có thể gây tỷ lệ chết lên đến 100% đàn ấu trùng tôm, cua. Tác nhân gây bệnh là giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Đặc điểm chung các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 m. Chúng không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh. Những loài gây bệnh cho động vật thuỷ sản là: V. alginolyticus; V. anguillarum; V. ordalii; V. salmonicida, V. parahaemolyticus, V. harvey, V. vulnificus Đối với Vibrio spp gây bệnh phát sáng là Vibrio parahaemolyticus, V. harvey gây bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác. 1.2. Quan sát nhận dạng: B A Hình 7-1: A - Vi khuẩn nuôi cấy phát sáng trên môi trường; B - tôm sú giống bị bệnh phát sáng
- 11 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Hoạt động của giáp xác bệnh: - Tôm bơi trên tầng mặt, dạt vào thành bể, bờ ao, kéo đàn bơi lòng vòng. - Tôm, cua trạng thái hôn mê, lờ đờ, phản xạ chậm chạp. - Tôm kém ăn hoặc bỏ ăn, ruột không có thức ăn và phân. 2.2. Dấu hiệu bệnh ở vỏ, phần phụ của ấu trùng giáp xác: - Tôm nhiễm bệnh vỏ, mang và thân có màu xẫm, cơ có màu đục, gan teo. - Ấu trùng tôm cua và tôm cua giống có hiện tượng phát sáng trong bóng tối (ban đêm) khi nhiễm Vibrio parahaemolyticus và V. harveyi (Hình 7-1 A,B). Hiện tượng phát sáng dễ nhận biết khi quan sát tôm cua trong bóng tối. 3. Phân bố và lan truyền bệnh: - Vibrio spp thường gây bệnh ở động vật thuỷ sản nước mặn và nước ngọt: cá, giáp xác, nhuyễn thể Những vi khuẩn này thường là tác nhân cơ hội, khi động vật thuỷ sản sốc do môi trường biến đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác như virus, nấm, ký sinh trùng. Động vật thuỷ sản yếu không có sức đề kháng, các loài vi khuẩn Vibrio spp cơ hội gây bệnh nặng làm động vật thuỷ sản chết rải rác tới hàng loạt. - Mùa vụ xuất hiện bệnh tuỳ theo loài và địa điểm nuôi. - Theo nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam Vibrio spp tìm thấy phổ biến ở trong nước biển và ven bờ, trong nước bể ương tảo, bể ương Artemia, trong bể ương ấu trùng. - Trong bể ương lượng ấu trùng Vibrio tăng theo thời gian nuôi, tầng đáy cao hơn tầng mặt, do đó khi xi phông tầng đáy có tác dụng giảm mật độ Vibrio trong bể ương. 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1. Chuẩn bị dụng cụ: Chài, lưới, vợt, túi nilon, sổ ghi chép, tài liệu tham khảo, bộ giải phẫu. 4.2. Quan sát trạng thái ấu trùng bị bệnh: + Biểu hiện hoạt động bất thường của ấu trùng. + Biểu hiện trên thân, phần phụ giáp xác có màu xẫm, cơ có màu đục, gan teo. 4.3. Thu mẫu ấu trùng bệnh: + Thu mẫu ấu trùng giáp xác nghi bị bệnh.
- 12 5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Vệ sinh dụng cụ nuôi Dụng cụ nuôi nên được sát trùng bằng Formalin 20-25 ppm trước khi sử dụng. 5.1.2. Khử trùng nước trước khi ương nuôi + Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. + Lọc nước qua tầng lọc cát và xử lý tia cực tím. + Thường xuyên xi phông đáy để giảm lượng vi khuẩn ở tầng đáy bể ương. 5.1.3. Quản lý môi trường nuôi Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, hạn chế thức ăn dư thừa. 5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước Thường xuyên thay nước trong bể ương nhằm hạn chế sự phát triển dịch bệnh đồng thời kích thích ấu trùng lột xác. 5.2.2. Xử lý Artemia bằng TCCA trước khi ấp Xử lý Artemia bằng TCCA 3-5 ppm trong 01 giờ ở nước ngọt, vớt ra rửa sạch rồi mới cho ấp. 5.2.3. Phun dung dịch EDTA vào bể ương nuôi Có thể phun vào môi trường ương EDTA 2-5 ppm tác dụng kìm hãm phát triển của vi khuẩn. 5.2.4. Phun dung dịch oxytetraxylin vào bể ương nuôi + Xử lý tảo bằng Oxytetracyline 30-50 ppm thời gian 1-2 phút + Dùng Oxytetracyline + Bacitracin (tỷ lệ 1:1) nồng độ 1-3 ppm. Thuốc phun trực tiếp vào bể sau 12 giờ thay nước, xử lý 3 ngày liên tục. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Anh chị mô tả hình dạng của vi khuẩn và dấu hiệu bệnh lý bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác? - Bài tập thực hành:
- 13 + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác ở một bể ương nuôi cụ thể tại địa phương. + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác. C. Ghi nhớ: - Tác nhân gây bệnh là giống Vibrio, đặc điểm: gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 m. Chúng không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh. - Tôm nhiễm bệnh vỏ, mang và thân có màu xẫm, cơ có màu đục, gan teo. - Ấu trùng tôm cua và tôm cua giống có hiện tượng phát sáng trong bóng tối (ban đêm) - Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, vệ sinh dụng cụ nuôi, xử lý Artemia, dùng Oxytetracyline + Bacitracin (tỷ lệ 1:1) nồng độ 1-3 ppm. Thuốc phun trực tiếp vào bể sau 12 giờ thay nước, xử lý 3 ngày liên tục.
- 14 Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của tôm; xác định được bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu: - Trong quá trình nuôi tôm he, người ta phát hiện tôm có dấu hiệu đốm trắng, tuy nhiên khi kiểm tra PCR thì không thấy có vi rút WSSV, nhiều tôm có đốm trắng sau khi lột xác thì đốm trắng mất đi, đây chính là bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he (BWSS). Bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he tuy không nguy hiểm như bệnh đốm trắng do vi rút nhưng nó có thế gây nhầm lẫn với bệnh do vi rút dẫn tới tâm lý hoang mang hoặc cách xử lý bệnh không đúng hướng của người nuôi, dẫn đến việc điều trị bệnh không hiệu quả ảnh hưởng đến tôm nuôi. - Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bacillus subtilis thuộc giống Bacillus, họ Bacillaceae, bộ Bacillales, lớp Bacilli, ngành Firmicutes. Vi khuẩn có khả năng là nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng ở tôm sú nuôi ở Malaysia. Vibrio cholerae cũng thường được nuôi cấy từ mẫu bệnh tôm nuôi ở các ao có pH và độ kiềm cao và vi khuẩn là nguyên nhân cơ hội (thứ hai). Ở Việt Nam cũng đã nuôi cấy được Vibrio spp từ các mẫu ở tôm sú nuôi 1.2. Quan sát nhận dạng: Hình 7- 2: Bacillus subtilis trong đốm trắng của tôm 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Hoạt động của tôm bệnh trong ao: - Tôm sinh trưởng bình thường không có hiện tượng tôm chết
- 15 2.2. Dấu hiệu bệnh ở đầu ngực, vỏ, phần phụ: - Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể, khi bóc vỏ ra nhìn rõ hơn. Đốm trắng hình tròn nhỏ hơn đốm trắng của bệnh virus (WSSV). Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y ở giữa rỗng (có hiện tượng ăn mòn) khác với đốm trắng do virus có đốm đen (melanin) ở giữa. Các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết, ít nguy hiểm với tổ chức phía trong. Các đốm trắng này có thể mất khi tôm lột vỏ A B Hình 7-3: A - Đốm trắng trên vỏ đầu ngực của tôm nhiễm bệnh BWSS, B - Đốm trắng trên vỏ đầu ngực của tôm nhiễm bệnh BWSS A B \ Hình 7 - 4: Đốm trắng trên vỏ tôm bị bệnh thấy rõ hiện tượng ăn mòn ( )
- 16 3. Phân bố và lan truyền bệnh: Bệnh đốm trắng do vi khuẩn được mô tả gặp ở tôm sú nuôi ở Malaysia. Các ao nuôi thâm canh thường xuất hiện bệnh đốm trắng, nhưng test PCR bệnh WSSV âm tính. 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1. Thu mẫu tôm bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ: Chài, lưới, vợt, túi nilon, sổ ghi chép, tài liệu tham khảo, bộ giải phẫu. 4.1.2. Quan sát trạng thái tôm bị bệnh trong ao. + Biểu hiện hoạt động bất thường của ấu trùng. + Biểu hiện đốm trắng trên vỏ, thân, phần phụ giáp xác. 4.1.3. Thu mẫu tôm bệnh + Thu mẫu tôm nghi nhiễm bệnh đốm trắng do vi khuẩn 4.2. Quan sát cơ thể tôm: - Quan sát các đốm trắng lan tỏa hình địa y và có hiện tượng ăn mòn ở giữa hoặc lỗ rỗng. 5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao + Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. + Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3 5.1.2. Quản lý môi trường nuôi Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, hạn chế thức ăn dư thừa. 5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước. Thường xuyên thay nước trong ao nhằm hạn chế sự phát triển dịch bệnh. 5.2.2. Hạn chế sử dụng men vi sinh. Xác định vi khuẩn Bacillus subtilis trong chế phẩm vi sinh hạn chế dùng cho ao nuôi tôm, ngăn chặn chúng có liên quan đến bệnh đốm trắng do vi khuẩn. 5.2.3. Bón vôi xuống ao nuôi
- 17 Ao đã nhiễm bệnh đốm trắng do vi khuẩn dùng vôi nung (CaO) bón cho ao liều lượng 25ppm, để không làm tăng độ kiềm trong ao và tăng pH nhanh 5.2.4. Bón khoáng vi lượng xuống ao Dùng một số khoáng vi lượng kích thích tôm lột vỏ sẽ giảm bớt các đốm trắng trên thân tôm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Anh chị hãy mô tả dấu hiệu bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he của một ao nuôi tôm he tại địa phương. + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao tôm với bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he C. Ghi nhớ: - Tác nhân gây bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he là vi khuẩn Bacillus subtilis - Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể, khi bóc vỏ ra nhìn rõ hơn. Các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết, ít nguy hiểm với tổ chức phía trong. Các đốm trắng này có thể mất khi tôm lột vỏ. - Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, cải tạo ao, quản lý môi trường nuôi, hạn chế sử dụng men vi sinh, bón vôi xuống ao nuôi, bón khoáng vi lượng xuống ao.
- 18 Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh lở loét do vi khuẩn ở cá nuôi nƣớc lợ mặn Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh lở loét do vi khuẩn ở cá nuôi nước lợ mặn; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh lở loét do vi khuẩn ở cá nuôi nước lợ mặn. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu: - Nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế cao đang được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, như cá mú (Epinephelus spp), cá chẽm (Lates calcarifer) thường bị bệnh này. - Tác nhân gây bệnh là các giống Vibrio alginolyticus, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio anguilarum, Vibrio salmonicida, Vibrio ordalii. 1.2. Quan sát nhận dạng: Hình 7-5: Vibrio parahaemolyticus trên MT TCBS
- 19 Hình 7-6: Vibrio alginolyticus trên MT TCBS 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao: - Cá mới bị bệnh bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần. 2.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang: - Trên cơ thể tồn tại hiện tượng tróc vẩy, thể hiện xuất huyết dưới da - Nặng hơn thể hiện các vết loét nông hoặc sâu; - Hiện tượng xuất huyết ở gan, thận, tụy, trên thành ruột và xoang cơ thể hoặc tăng thể tích; - Mầu của mật có thể sưng to hơn và chuyển mầy xanh dương; - Mắt cá lồi; - Vây cũng có thể xơ, cụt. Hình 7-7: Sự mất nhớt, tróc vẩy, xuất huyết dưới da ở cá bệnh
- 20 Hình 7-8: Các vết loét trên cá bị bệnh 3. Phân bố và lan truyền bệnh: - Thường gặp ở cá biển nuôi vùng nước ấm, ôn đới hoặc gặp ở cả các vùng nước lạnh - Bệnh xảy ra ở các giai đoạn phát triển khác nhau và ở các hình thức nuôi: lồng, bè, ao
- 21 - Thường xảy ra vào tháng 2-4 hàng năm, có liên quan tới sự thương tổn trên bề mặt của cá 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1. Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ: Chài, lưới, vợt, túi nilon, sổ ghi chép, tài liệu tham khảo, bộ giải phẫu. 4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao. + Biểu hiện hoạt động bất thường của cá bệnh. + Biểu hiện mắt lồi, lở loét trên thân, vây cá. 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh + Thu mẫu cá nghi bị bệnh lở loét do vi khuẩn 4.2. Quan sát cơ thể cá: - Bằng mắt thường có thể nhìn thấy các vết loét trên thân, vây cá. 5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao + Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. + Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3 5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả + Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước ngọt trong 10-15 phút nhằm hạn chế vi khuẩn, nấm bên ngoài cá. + Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp 5.1.3. Quản lý môi trường nuôi Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, hạn chế thức ăn dư thừa. 5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước Thường xuyên thay nước trong ao nhằm hạn chế sự phát triển dịch bệnh. 5.2.2. Phun dung dịch oxytetraxylin vào môi trường nuôi Dùng Oxytetracyline + Bacitracin (tỷ lệ 1:1) nồng độ 1-3 ppm. Thuốc phun trực tiếp vào bể sau 12 giờ thay nước, xử lý 3 ngày liên tục.
- 22 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Anh chị hãy mô tả đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và dấu hiệu bệnh lý bệnh lở loét ở cá nuôi nước lợ mặn? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh lở loét ở cá nuôi nước lợ mặn? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh bệnh lở loét ở cá nuôi nước lợ mặn của một ao nuôi tại địa phương + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh lở loét ở cá nuôi nước lợ mặn tại một ao nuôi tại địa phương. C. Ghi nhớ: - Tác nhân gây bệnh lở loét ở cá nuôi nước lợ mặn là các giống vi khuẩn Vibrio alginolyticus, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio anguilarum, Vibrio salmonicida, Vibrio ordalii - Trên cơ thể tồn tại hiện tượng tróc vẩy, thể hiện xuất huyết dưới da, nặng hơn thể hiện các vết loét nông hoặc sâu, mắt cá lồi, vây cũng có thể xơ, cụt - Bệnh thường xảy ra vào tháng 2-4 hàng năm, có liên quan tới sự thương tổn trên bề mặt của cá - Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, định kỳ bón vôi, dùng Oxytetracyline + Bacitracin (tỷ lệ 1:1) nồng độ 1-3 ppm. Thuốc phun trực tiếp vào bể sau 12 giờ thay nước, xử lý 3 ngày liên tục.
- 23 Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nƣớc lợ mặn Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ mặn; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ mặn. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu: - Gây bệnh này ở cá là do giống vi khuẩn Flexibacter maritimus, thuộc họ Cytophagacae. Vi khuẩn có dạng hình que, dài khoảng 0,3-0,7 x 4-8 m, bắt màu gram (-). Đây là những vi khuẩn chỉ ký sinh trên bề mặt cơ thể cá, có phương thức vận động đặc biệt, đó là phương thức trượt. 1.2. Quan sát nhận dạng: Hình 7-9: Flexibacter maritimus 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao: - Cá bị bệnh bơi lội bất thường, cường độ bắt mồi giảm. 2.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang:
- 24 - Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện các đốm trắng trên thân, đầu, vây, mang. Các đốm lan rộng thành các vết loét, xung quanh có viền màu đỏ, ở phần giữa màu vàng hoặc xám, da và vẩy cá cá có thể bị lột rồi rụng đi, tạo ra ra vết loét lan rộng. Các mép vây sơ, mòn cụt. Trên mang xuất hiện các vết loét, tơ mang bị phá huỷ làm cá ngạt thở. Bệnh không gây thương tích trong các cơ quan nội tạng, nhưng độc lực của vi khuẩn vẫn có thể làm chết cá. Hình 7-10: Bệnh do vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ mặn Hình 7-11: Đuôi và vây đuôi cá bệnh bị mòn cụt, xuất huyết
- 25 3. Phân bố và lan truyền bệnh: - Ở nước mặn, bệnh này đã dược phát hiện xảy ra ở một số loài cá biển nuôi như cá chẽm (Lates calcarifer), cá hồng (Lutjanus spp) và cá mú (Epinephelus spp). Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, khi đưa cá từ bể ương ra lồng lưới sau 1-2 tuần, cỡ cá 6 cm. Mặc dù nhiệt độ nước tăng, vi khuẩn cũng phát triển, nhưng không phát hiện thấy bệnh vào mùa hè và thu. 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1. Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ: Chài, lưới, vợt, túi nilon, sổ ghi chép, tài liệu tham khảo, bộ giải phẫu. 4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao. + Biểu hiện hoạt động bất thường của cá bệnh. + Biểu hiện đốm trắng trên thân, đầu, vây, mang lan rộng thành các vết loét, vẩy rụng, đuôi mòn cụt, xuất huyết. 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh + Thu mẫu cá nghi nhiễm bệnh do vi khuẩn dạng sợi 4.2. Quan sát cơ thể cá: - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và quan sát trực tiếp bệnh phẩm lấy từ các vết thương tổn ở mang, da, mắt cá. 5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao + Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. + Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3 5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả + Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước ngọt trong 10-15 phút nhằm hạn chế vi khuẩn, nấm bên ngoài cá. + Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp 5.1.3. Quản lý môi trường nuôi Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, hạn chế thức ăn dư thừa. 5.2. Trị bệnh:
- 26 5.2.1. Thay nước Thường xuyên thay nước trong ao nhằm hạn chế sự phát triển dịch bệnh. 5.2.2. Phun dung dịch oxytetraxylin vào môi trường nuôi Dùng Oxytetracyline + Bacitracin (tỷ lệ 1:1) nồng độ 1-3 ppm. Thuốc phun trực tiếp vào bể sau 12 giờ thay nước, xử lý 3 ngày liên tục. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Anh chị hãy mô tả dấu hiệu bệnh lý bệnh do vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ mặn? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh do vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ mặn? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh lở loét ở cá nuôi nước lợ mặn của một ao nuôi tại địa phương + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh lở loét ở cá nuôi nước lợ mặn tại một ao nuôi tại địa phương. C. Ghi nhớ: - Gây bệnh này ở cá là do giống vi khuẩn Flexibacter maritimus - Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện các đốm trắng trên thân, đầu, vây, mang. Các đốm lan rộng thành các vết loét, xung quanh có viền màu đỏ, ở phần giữa màu vàng hoặc xám, da và vẩy cá cá có thể bị lột rồi rụng đi, tạo ra ra vết loét lan rộng. Các mép vây sơ, mòn cụt. - Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, định kỳ bón vôi, dùng Oxytetracyline + Bacitracin (tỷ lệ 1:1) nồng độ 1-3 ppm. Thuốc phun trực tiếp vào bể sau 12 giờ thay nước, xử lý 3 ngày liên tục
- 27 Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm hạt ở cá nuôi nƣớc lợ mặn Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước lợ mặn; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước lợ mặn. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu: - Tác nhân gây bệnh là giống nấm hạt Ichthyophonus spp. Thường gặp các loài Ichthyophonus hoferi và Ich. irregularis. Đây là giống nấm nội ký sinhh trên một số cơ quan nội tạng của cá như gan, tim, lá lách, cơ qua sinh dục của cá. 1.2. Quan sát nhận dạng: A B C D
- 28 E F Hình 7- 12: Bệnh do nấm Ichthyophorus sp ký sinh ở cá A và B: Cá hồi bị bệnh nấm hạt Ichthyophorus sp với các vết loét sâu, nhỏ trên thân. C - Tim cá bị nhiễm nấm hạt Ichthyophorus sp với các điểm trắng nhỏ trên cơ tim. D - Gan cá hồi bị nhiễm nấm Ichthyophorus sp thể hiện các hạt trắng nhỏ trên mô gan. E và F - mô học của cơ tim (trái) và mô lá lách cá hồi nhiễm nấm hạt, nhuộm H&E 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao: - Cá bệnh hoạt động bắt mồi giảm. 2.2. Dấu hiệu bệnh ở da, vây, mang: - Dấu hiệu bên ngoài có thể xuất hiện các vết loét, nhỏ, sâu trên thân. Nấm nội ký sinh là chủ yếu, khi giải phẫu các cơ quan nội tạng tim, gan, thận, lá lách và buồng trứng có các đốm trắng nhỏ. Khi cắt mô thấy rõ sự tồn tại của nấm hạt trong các tổ chức 3. Phân bố và lan truyền bệnh: - Nấm hạt Ichthyophonus hoferi nội ký sinh ở hơn 80 loài cá biển khác nhau, như cá hồi, cá trích (Clupea harengus). Nấm Ich. irregularis ký sinh ở cá bơn vây vàng (Limanda ferruginea). 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1. Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ: Chài, lưới, vợt, túi nilon, sổ ghi chép, tài liệu tham khảo, bộ giải phẫu. 4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao.
- 29 + Biểu hiện hoạt động bất thường của cá bệnh. + Biểu hiện mắt lồi, lở loét trên thân, vây cá. 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh + Thu mẫu cá nghi nhiễm nấm hạt 4.2. Quan sát cơ thể cá: - Quan sát vết loét, nhỏ, sâu trên thân cá bệnh 5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao + Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. + Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3 5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả + Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước ngọt trong 10-15 phút nhằm hạn chế vi khuẩn, nấm bên ngoài cá. + Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp 5.1.3. Quản lý môi trường nuôi Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, hạn chế thức ăn dư thừa. 5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước Thường xuyên thay nước trong ao nhằm hạn chế sự phát triển dịch bệnh. 5.2.2. Tắm cá trong dung dịch formalin Dùng Formalin 200-300ppm tắm cá trong 30-60 phút, kèm theo sục khí. Có thể dùng thuốc tím KMnO4 thay Fomalin với nồng độ 10 -12 ppm tắm từ 1-2 giờ, ở nhiệt độ 20-30oC. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Anh chị hãy mô tả đặc điểm của nấm gây bệnh và dấu hiệu bệnh lý bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước lợ mặn?
- 30 + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước lợ mặn? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước lợ mặn của một ao nuôi tại địa phương + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước lợ mặn tại một ao nuôi tại địa phương. C. Ghi nhớ: - Tác nhân gây bệnh là giống nấm hạt Ichthyophonus spp. Thường gặp các loài Ichthyophonus hoferi và Ich. irregularis. Đây là giống nấm nội ký sinh trên một số cơ quan nội tạng của cá như gan, tim, lá lách, cơ qua sinh dục của cá. - Dấu hiệu bên ngoài có thể xuất hiện các vết loét, nhỏ, sâu trên thân. Nấm nội ký sinh là chủ yếu, khi giải phẫu các cơ quan nội tạng tim, gan, thận, lá lách và buồng trứng có các đốm trắng nhỏ. - Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, định kỳ bón vôi, tắm hoặc phun một số hoá chất formalin, thuốc tím (KMnO4) vào ao lồng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- 31 Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm ở giáp xác Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh nấm ở giáp xác; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của giáp xác; xác định được bệnh nấm ở giáp xác. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu: - Gây bệnh nấm ở ấu trùng của giáp xác hầu hết thuộc về nấm bậc thấp, gồm một số giống: Lagenidium spp; Sirolpidium spp; Halipthoros spp (Johnson,1983; Alderman, 1976; Lightner, 1981,1996; Hatai, 1993) và giống nấm bậc cao có vách ngăn giữa các tế bào Atkinsiella spp. - Các giống nấm nói trên đều có dạng khuẩn ty, phân nhánh ít hoăc nhiều, sinh sản vô tính bằng các bào tử kín. 1.2. Quan sát nhận dạng: A B C
- 32 D Hình 7-13: Nấm gây bệnh ở ấu trùng giáp xác 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Hoạt động của giáp xác bệnh trong ao: - Ấu trùng tôm he (Penaeus spp) khi bị nhiễm nấm thường có một số dấu hiệu: bỏ ăn đột ngột, đứt đuôi phân, khó lột xác và có thể gây chết hàng loạt, đặc biệt ở các giai đoạn tiền ấu trùng (zoae, mysis) 2.2. Dấu hiệu bệnh ở vỏ, phần phụ giáp xác: - Khi ấu trùng tôm he bị nhiễm nấm nặng có thể phát hiện hệ sợi nấm trong suốt, phân nhánh chằng chịt, bao phủ trên bề mặt hệ cơ của cơ thể ấu trùng. - Ấu trùng ghẹ (Portunus spp) và cua biển (Scylla spp) khi bị bệnh nấm thường có một số dấu hiệu bệnh lý như sau: ấu trùng giai đoạn zoae thay đổi màu sắc, từ màu trong sáng bình thường, sang màu trắng. Những con hấp hối thể hiện đốm trắng ở mặt lưng của phần bụng. Khi quan sát trực tiếp phát hiện thấy hệ sợi nấm không có vách ngăn phân nhánh chằng chịt trong cơ thể zoae. Hiện tượng chết dữ dội có thể tới 100%. Nấm này còn ký sinh trên trứng ghẹ, làm trứng chết chuyển sang màu nâu, trong khi các trứng khỏe đã nở thành ấu trùng, hệ sợi nấm xuất hiện trên bề mặt
- 33 ngoài của trứng và các túi bào tử động đã hình thành ở bên ngoài các ống phóng (Kishio Hatai). - Ấu trùng phylozoma của tôm hùm nhật bản (Panulirus japonicus) cũng bị gây hại bởi loại nấm ấu trùng Atkinsiella panulirata với dấu hiệu nhận biết là: ấu trùng chết hàng loạt, khi kiểm tra dưới kính hiển vi, phát hiện được hệ sợi nấm, trong suốt, phân nhánh và có vách ngăn. Chúng bao phủ phần cơ của ấu trùng giai đoạn phylozoma.((N. Kitancharoen và CTV, 1994) 3. Phân bố và lan truyền bệnh: - Đây là bệnh có sự phân bố rất rộng gây bệnh ở ấu trùng giáp xác ngoài tự nhiên và ở ấu trùng ương nuôi trong trại sản xuất tôm cua giống, ở khắp mọi nơi trên thế giới. Trong các trại sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm và cua biển ở Việt Nam, bệnh này luôn đe dọa gây ra những đợt chết nghiêm trọng ở các giai đoạn tiền ấu trùng. - Bào tử nấm xâm nhập vào bể ấp trứng và ấu trùng giáp xác thông qua một số con đường như: Tôm mẹ, vỏ Artemia, xác tảo, nguồn nước , đặc biệt nấm này có thể cảm nhiễm trên tôm mẹ nhưng không gây bênh, khi đưa tôm mẹ vào bể đẻ, bào tử nấm sẽ lây nhiễm từ tôm mẹ sang trứng và ấu trùng. 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1. Thu mẫu giáp xác bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ: Chài, lưới, vợt, túi nilon, sổ ghi chép, tài liệu tham khảo, bộ giải phẫu. 4.1.2. Quan sát trạng thái giáp xác bị bệnh trong ao. + Biểu hiện hoạt động bất thường của giáp xác bệnh. + Biểu hiện trạng thái bắt mồi, hoạt động của giáp xác. 4.1.3. Thu mẫu giáp xác bệnh + Thu mẫu giáp xác nghi nhiễm nấm 4.2. Quan sát cơ thể giáp xác: - Nấm bám trên: vỏ, phần phụ giáp xác bệnh - Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý quan sát bằng mắt thường hoạt động của giáp xác bệnh 5. Phòng và trị bệnh: 5.1 Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao
- 34 + Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. + Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3 5.1.2. Quản lý môi trường nuôi Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, hạn chế thức ăn dư thừa. 5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Thay nước Thường xuyên thay nước trong ao nhằm hạn chế sự phát triển dịch bệnh. 5.2.2. Phun dung dịch formalin vào môi trường nuôi Tắm cho tôm mẹ bằng formol 50-100 ppm trong 10-30 phút, lọc sạch vỏ artemia trước khi cho ăn, sát trùng kỹ bể và dụng cụ bằng Formol. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Anh chị hãy mô tả đặc điểm của nấm và dấu hiệu bệnh lý bệnh nấm ở giáp xác? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh nấm ở giáp xác? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh bệnh nấm ở giáp xác của một bể nuôi tại địa phương + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh nấm ở giáp xác tại một bể nuôi tại địa phương. C. Ghi nhớ: - Gây bệnh nấm ở ấu trùng của giáp xác hầu hết thuộc về nấm bậc thấp, gồm một số giống: Lagenidium spp; Sirolpidium spp; Halipthoros spp (Johnson,1983; Alderman, 1976; Lightner, 1981,1996; Hatai, 1993) và giống nấm bậc cao có vách ngăn giữa các tế bào Atkinsiella spp. - Dấu hiệu bệnh: ấu trùng bỏ ăn đột ngột, đứt đuôi phân, khó lột xác và có thể gây chết hàng loạt, đặc biệt ở các giai đoạn tiền ấu trùng (zoae, mysis) - Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, quản lý môi trường nuôi, tắm cho tôm bố mẹ hoặc sát trùng bể ương bằng fomalin theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- 35 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : Đây là mô đun trong chương trình đào tạo nghề chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản, được học sau mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn, được học trước mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn. Nội dung của mô đun được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành nhằm trang bị cho học viên kiến thức kỹ năng trong chẩn đoán nhanh bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra ở động vật thủy sản nuôi nước lợ mặn. II. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác; bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he; bệnh lở loét do vi khuẩn; bệnh do vi khuẩn dạng sợi; bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước mặn; bệnh nấm ở giáp xác. - Nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý của sáu loại bệnh trên; - Thực hiện được biện pháp xử lý bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác; bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he; bệnh lở loét do vi khuẩn; bệnh do vi khuẩn dạng sợi; bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước mặn; bệnh nấm ở giáp xác. - Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật. III. Nội dung chính của mô đun: Thời lƣợng Loại Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm bài dạy điểm số thuyết hành tra Lý Lớp 1 1 Bài mở đầu thuyết học Chẩn đoán nhanh và trị 20 3 16 1 Tích Trang MĐ 07-01 bệnh phát sáng ở ấu trùng hợp trại giáp xác Chẩn đoán nhanh và trị 20 4 14 Tích Trang MĐ 07-02 bệnh đốm trắng do vi hợp trại khuẩn ở tôm he
- 36 Chẩn đoán nhanh và trị 17 4 12 1 Tích Trang MĐ 07-03 bệnh lở loét do vi khuẩn ở hợp trại cá nuôi nước lợ mặn Chẩn đoán nhanh và trị 20 4 16 Tích Trang MĐ 07-04 bệnh do vi khuẩn dạng sợi hợp trại ở cá nuôi nước lợ mặn Chẩn đoán nhanh và trị 20 4 16 Tích Trang MĐ 07-05 bệnh nấm hạt ở cá nuôi hợp trại nước mặn Chẩn đoán nhanh và trị Tích Trang 20 4 13 1 MĐ 07-06 bệnh nấm ở giáp xác hợp trại Kiểm tra hết mô đun 3 3 Tổng cộng 120 24 90 6 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác 4.1.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác ở một bể ương nuôi cụ thể tại địa phương. - Nguồn lực: + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su + 3 quyển sổ ghi chép + 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon + Ấu trùng giáp xác: thu 100 con - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác. + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của ấu trùng khi hoạt động trong bể + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý của ấu trùng giáp xác bệnh + Xác định được tỷ lệ ấu trùng nhiễm bệnh trong bể 4.1.2. Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác.
- 37 - Nguồn lực: + TCCA: 10 kg + EDTA: 15 kg + Thuốc Oxytetracyline, Bacitracin + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý + Mô tả thao dùng và liều lượng TCCA dùng để xử lý Artermia trước khi ấp. + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng EDTA để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng của thuốc Oxytetracyline + Bacitracin. 4.2. Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he 4.2.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he của một ao nuôi tôm he tại địa phương. - Nguồn lực: + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su + 3 quyển sổ ghi chép + 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon + Tôm post larver 7- 15: thu 60 con + Tôm he giống lớn (10-25cm): thu 30 con + Tôm he thương phẩm: thu mẫu 15 con - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của tôm khi hoạt động trong ao + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên vỏ, phần phụ tôm
- 38 + Xác định được tỷ lệ tôm nhiễm bệnh trong ao 4.2.2. Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao tôm với bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he - Nguồn lực: + Vôi (CaO): 20 kg + Vitamin C: 1kg + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và xử lý bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý + Mô tả và liều lượng vôi dùng để khử trùng nước + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng vitamin C để tăng cường sức đề kháng, kích thích lột xác cho tôm. 4.3. Bài 3: Chẩn đoán nhanh bệnh lở loét do vi khuẩn ở cá nuôi nƣớc lợ mặn 4.3.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh bệnh lở loét ở cá nuôi nước lợ mặn của một ao nuôi tại địa phương - Nguồn lực: + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su + 3 quyển sổ ghi chép + 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon + Cá giống lớn : thu 30 con + Cá thương phẩm: thu mẫu 10 con - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh lở loét do vi khuẩn ở cá nuôi nước lợ mặn + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của cá khi hoạt động trong ao
- 39 + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên thân, da, vây + Xác định được tỷ lệ cá nhiễm bệnh trong ao 4.3.2. Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh lở loét ở cá nuôi nước lợ mặn tại một ao nuôi tại địa phương. - Nguồn lực: + Thuốc Oxytetracyline, Bacitracin + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh lở loét ở cá nuôi nước lợ mặn. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng của thuốc Oxytetracyline + Bacitracin. 4.4. Bài 4: Chẩn đoán nhanh bệnh vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nƣớc lợ mặn 4.4.1. Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh bệnh lở loét ở cá nuôi nước lợ mặn của một ao nuôi tại địa phương - Nguồn lực: + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su + 3 quyển sổ ghi chép + 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon + Cá giống lớn : thu 30 con + Cá thương phẩm: thu mẫu 10 con - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ mặn + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của cá khi hoạt động trong ao + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên thân, da, vây + Xác định được tỷ lệ cá nhiễm bệnh trong ao
- 40 4.4.2. Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh lở loét ở cá nuôi nước lợ mặn tại một ao nuôi tại địa phương. - Nguồn lực: + Thuốc Oxytetracyline, Bacitracin + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh do vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ mặn. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng của thuốc Oxytetracyline + Bacitracin. 4.5. Bài 5: Chẩn đoán nhanh bệnh nấm hạt ở cá nuôi nƣớc lợ mặn 4.5.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước lợ mặn của một ao nuôi tại địa phương - Nguồn lực: + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su + 3 quyển sổ ghi chép + 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon + Cá giống lớn : thu 30 con + Cá thương phẩm: thu mẫu 10 con - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước lợ mặn + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của cá khi hoạt động trong ao + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên thân, da, vây + Xác định được tỷ lệ cá nhiễm bệnh trong ao 4.5.2. Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước lợ mặn tại một ao nuôi tại địa phương.
- 41 - Nguồn lực: + Formalin: 10 lít + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước lợ mặn. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng của Formalin 4.6. Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm ở giáp xác 4.6.1. Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh bệnh nấm ở giáp xác của một bể nuôi tại địa phương - Nguồn lực: + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su + 3 quyển sổ ghi chép + 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon + Ấu trùng giáp xác: thu 100 con - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh nấm ở giáp xác. + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của ấu trùng khi hoạt động trong bể + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý của ấu trùng giáp xác bệnh + Xác định được tỷ lệ ấu trùng nhiễm bệnh trong bể 4.6.2. Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh nấm ở giáp xác tại một bể nuôi tại địa phương. - Nguồn lực: + Formalin: 10 lít + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái
- 42 + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh nấm ở giáp xác + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng của Formalin V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức đặc điểm môi trường, hoạt Kiểm tra bằng cách đặt câu động của động vật thủy sản hỏi - Khả năng vận dụng kiến thức vào Kiểm tra kết quả bằng cách xác định yếu tố gây bệnh phát sáng ở ấu thực hành trùng giáp xác - Mức độ nhanh nhạy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc 5.2. Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức đặc điểm môi trường, hoạt Kiểm tra bằng cách đặt câu động của động vật thủy sản hỏi - Khả năng vận dụng kiến thức vào Kiểm tra kết quả bằng cách xác định yếu tố gây bệnh đốm trắng do vi thực hành khuẩn ở tôm he - Mức độ nhanh nhạy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc 5.3. Bài 3: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh lở loét do vi khuẩn ở cá nuôi nƣớc lợ mặn
- 43 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức đặc điểm môi trường, hoạt Kiểm tra bằng cách đặt câu động của động vật thủy sản hỏi - Khả năng vận dụng kiến thức vào Kiểm tra kết quả bằng cách xác định vi khuẩn gây bệnh lở loét ở cá thực hành nuôi nước lợ mặn - Mức độ nhanh nhạy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc 5.4. Bài 4: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nƣớc lợ mặn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức đặc điểm môi trường, hoạt Kiểm tra bằng cách đặt câu động của động vật thủy sản hỏi - Khả năng vận dụng kiến thức vào Kiểm tra kết quả bằng cách xác định vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước thực hành lợ mặn - Mức độ nhanh nhạy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc 5.5. Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm hạt ở cá nuôi nƣớc mặn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức đặc điểm môi trường, hoạt Kiểm tra bằng cách đặt câu động của động vật thủy sản hỏi - Khả năng vận dụng kiến thức vào Kiểm tra kết quả bằng cách xác định nấm hạt ở cá nuôi nước lợ mặn thực hành - Mức độ nhanh nhạy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc 5.6. Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm ở giáp xác Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức đặc điểm môi trường, hoạt Kiểm tra bằng cách đặt câu
- 44 động của động vật thủy sản hỏi - Khả năng vận dụng kiến thức vào Kiểm tra kết quả bằng cách xác định bệnh nấm ở giáp xác thực hành - Mức độ nhanh nhạy trong công việc Theo dõi quá thực hiện công việc VI. Tài liệu tham khảo Trần Thị Hà, Nguyễn Chiến Văn. Giáo trình bệnh của động vật thủy sản. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2007. 102 trang. Bùi Quang Tề. Giáo trình bệnh của động vật thủy sản. NXB Nông nghiệp. Hà Nội,1998. 192 trang. Bùi Quang Tề. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003. 200 trang. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội. Bệnh học thủy sản. NXB Nông nghiệp, tp Hồ Chí Minh, 2005. 400 trang. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA
- 45 CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 3. Các ủy viên: - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I - Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Lê Văn Thắng - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Lê Minh Vương - Giám đốc khu vực phía Nam Công ty trách nhiệm hữu hạn Bayern Việt Nam./.