Giáo trình mô đun Chăm sóc chè

pdf 44 trang ngocly 2170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chăm sóc chè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_cham_soc_che.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chăm sóc chè

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC CHÈ MÃ SỐ: 03 NGHỀ: TRỒNG CHÈ Trình độ: Sơ cấp nghề 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề Trồng chè được xây dựng trên cơ sở nhu cầu người học và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng chè. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, người học có khả năng tự sản xuất, kinh doanh cây chè qui mô hộ gia đình, nhóm hộ hoặc có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất chè. Mô đun chăm sóc (MĐ03) sẽ cung cấp những kiến thức và kỹ năng cho học viên về bón phân, tưới nước và đốn cho chè. Để có được tài liệu này, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quí báu và góp ý trân tình của các chuyên gia chương trình, các nhà chuyên môn, các bạn đồng nghiệp. Nhóm biên soạn: 1. Phan Thị Tiệp (Chủ biên) 2. Võ Hà Giang 3. Tạ Thị Thu Hằng 4. Nguyễn Văn Hưởng Nhóm chỉnh sửa: 1. Trần Thế Hanh 2. Hoàng Thị Chấp 3. Phạm Thị Hậu 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 4 MÔ ĐUN CHĂM SÓC 6 Giới thiệu: 6 BÀI 1: BÓN PHÂN CHO CHÈ Error! Bookmark not defined. Mục tiêu: 6 A. Nội dung chính: 6 1. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè 6 2. Bón phân cho chè giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 – 3 năm sau trồng) 8 2.1. Nguyên tắc và hình thức bón phân 8 2.2. Quy trình bón phân 8 2.2.1. Bón lót: 9 2.2.3. Bón thúc 10 3. Bón phân cho chè kinh doanh 11 3.1. Nguyên tắc và hình thức bón phân 11 3.2. Qui trình bón phân 11 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 17 1. Câu hỏi 17 1.1. Tự luận 17 1.2. Trắc nghiệm 17 2. Bài tập: 20 3. Bài thực hành nhóm: Bón phân cho chè 20 C. Ghi nhớ: 20 BÀI 2: TƯỚI NƯỚC, GIỮ ẨM CHO CHÈ . Error! Bookmark not defined. BÀI 2: TƯỚI NƯỚC, GIỮ ẨM CHO CHÈ . Error! Bookmark not defined. Mục tiêu: 22 A. Nội dung: 22 1. Yêu cầu nước tưới của chè 22 2. Phương pháp tưới nước 23 3. Kỹ thuật tưới nước, giữ ẩm 24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 25 1. Câu hỏi 25 1.1. Tự luận 25 1.2. Trắc nghiệm 25 2. Bài thực hành nhóm: Tưới nước cho chè 26 C. Ghi nhớ 27 BÀI 3: ĐỐN CHÈ Error! Bookmark not defined. Mục tiêu: 28 4
  5. A. Nội dung chính: 28 1. Cở sở khoa học của việc đốn chè 28 2. Tác dụng của việc đốn chè 29 2.1. Mặt tốt 29 2.2. Mặt xấu: 30 3. Kỹ thuật đốn chè 30 3.1. Đốn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản 30 3.1.1. Ý nghĩa 30 3.1.2. Kỹ thuật đốn 30 3.2. Đốn chè thời kỳ kinh doanh 31 3.2.1. Ý nghĩa 31 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 35 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 36 1. Câu hỏi 36 1.1. Tự luận 36 1.2. Trắc nghiệm 36 C. Ghi nhớ: 38 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 40 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 40 II. Mục tiêu: 40 III. Nội dung chính của mô đun: 41 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 41 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 42 VI. Tài liệu tham khảo 43 5
  6. MÔ ĐUN CHĂM SÓC Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu: Chăm sóc chè (MĐ03) là một mô đun rất quan trọng trong chương trình của nghề trồng chè. Mô đun sẽ cung cấp những kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc bón phân, tưới nước và đốn chè. Những công việc của học viên thực hiện trong mô đun này có liên quan trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm chè búp. Việc tổ chức dạy – học các bài trong mô đun hiệu quả nhất khi thực hiện ngay trên thực địa gắn liền với mùa vụ gieo trồng. Bài 1: Bón phân cho chè Mục tiêu: Sau khi học xong học viên có khả năng: - Giới thiệu được nhu cầu phân bón của cây chè ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau. - Lựa chọn được loại phân bón thích hợp để bón cho chè ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của chè. - Tính toán đủ lượng, chủng loại phân bón theo nhu cầu dinh dưỡng của cây ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. - Áp dụng các biện pháp bón phân thích hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của cây, hạn chế xói mòn đất góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè búp tươi. A. Nội dung chính: 1. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè - Đạm là yếu tố quan trọng nhất cho thu hoạch sản phẩm búp chè. Trong phân đạm có chứa nguyên tố nitơ (N), nguyên tố này là thành phần cơ bản của vật chất sống (protit và nucleotit) và các hợp chất khác của cây. Hiệu suất của mỗi kg đạm bón vào có thể cho thu từ 4 – 8 kg chè khô chế biến. Song, bón đạm đơn độc, mất cân đối với các yếu tố dinh dưỡng khác hoặc bón quá nhiều so với mức cần thiết thì hiệu suất sử dụng phân bón giảm, chất lượng sản phẩm và tuổi thọ của cây giảm. Đặc biệt bón đạm liều lượng cao hoặc bổ sung đạm qua lá ở các thời kỳ sinh trưởng mạnh sẽ làm 6
  7. giảm hàm lượng tanin và chất hòa tan, sản phẩm chế biến có bã xám, màu nước tối. Sự dư thừa đạm tự do trong cây, tăng cao hàm lượng protein trong búp chè, khi chế biến protein kết hợp với tanin sẽ tạo thành hợp chất khó hòa tan, nước chè pha sẽ bị vẩn đục. Hàm lượng nitơ trong búp chè cao còn làm giảm lượng chất ancaloit, tăng vị đắng của sản phẩm. Ngoài ra, khi bón dư thừa đạm còn làm giảm khả năng chống chịu (sâu bệnh, hạn, rét ) của cây và làm tăng ô nhiễm môi trường, nhanh suy thoái kết cấu đất. - Lân là loại phân bón có chứa nguyên tố phốt pho (P2O5), yếu tố không thể thiếu trong cây. Các hợp chất hữu cơ của phốt pho trong cây giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, tăng cường quang hợp, hô hấp, tổng hợp các chất và các hoạt động sống khác. Phốt pho là thành phần cấu tạo của vật chất di truyền, liên quan chặt chẽ nhất đến sự sinh trưởng và phát dục của cây. Bón thiếu lân cây có biểu hiện giảm sự tạo thành gỗ mới, giảm ra rễ và phát triển cành. - Kali là cũng là nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu của cây. Kali làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào, tăng trao đổi chất, tăng hoạt tính men và tổng hợp các vitamin. Chính từ đó kali làm tăng khả năng hấp thu các chất, tăng sự bền vững chống chịu các điều kiện bất thuận về sâu, bệnh hại cũng như giá rét. - Các yếu tố trung lượng Canxi, Magie đều có những vai trò nhất định đối với sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè. Trong búp chè, hàm lượng Canxi 0,3 – 0,5%, Magie 0,2 – 0,4% khối lượng khô. Canxi làm tăng sự bền vững của vách tế bào, tăng khả năng hút nước của tế bào. Magie tham gia cấu tạo chất diệp lục – thành phần chính của bộ máy tổng hợp chất đường bột của cây. - Các yếu tố vi lượng Kẽm, Bo, Molipden, Mangan tuy cây cần lượng vô cùng ít nhưng cũng không nên để cây bị thiếu. Chúng có vai trò chủ yếu là tham gia cấu tạo các men (chất xúc tác sinh học đặc biệt) tăng cường các quá trình chuyển hóa vật chất trong cây. Đặc biệt có ảnh hưởng đến chất lượng chè. - Phân hữu cơ là các loại được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật như lá cây mục, than bùn, phân gia súc, gia cầm, rác - Một khối lượng lớn phân hữu cơ nhưng chỉ chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng khoáng mà cây cần. Ví dụ: Phân chuồng ủ 7
  8. Chất dinh dưỡng khoáng Chất dinh dưỡng không phải là khoáng Hình 1 – 03: Phân chuồng - Bón phân hữu cơ làm cho kết cấu của đất được tốt hơn. - Thành phần và tính chất của phân hữu cơ rất khác nhau. Nhìn chung phân hữu cơ bao gồm tất cả các loại phân như: phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân gia cầm, rác đô thị sau khi đã được chế biến thành phân ủ, các phế phẩm của công nghiệp thực phẩm và tàn dư của thực vật khi vùi trực tiếp vào đất. 2. Bón phân cho chè giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 – 3 năm sau trồng) 2.1. Nguyên tắc và hình thức bón phân - Nguyên tắc chung: + Chè ở thời kỳ cây còn nhỏ, có tuổi từ 1 đến 3 năm. Liều lượng tăng theo độ tuổi. + Tùy theo điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu thời tiết, mức độ sinh trưởng của cây, loại phân sử dụng mà có kỹ thuật bón thích hợp. - Có ba hình thức bón được áp dụng: + Bón lót. + Bón thúc vào đất. + Phun thúc phun lá. 2.2. Quy trình bón phân Dựa vào các thông tin ở bảng 1 để thực hiện quy trình bón phân cho cây chè giai đoạn KTCB. 8
  9. Bảng 1: Xác định loại phân bón, lượng bón và kỹ thuật bón phân cho chè kiến thiết cơ bản Loại Loại phân Lượng Số lần Thời gian Kỹ thuật bón chè phân bón bón (Kg/ha) (vào tháng) 1 2 3 4 5 6 Chè N 40 2 2 - 3 và 6 – 7 Trộn đều, bón tuổi 1 P2O5 30 1 2 – 3 sâu 6 – 8cm, K2O 30 1 2 – 3 cách gốc 25 – 30cm, lấp kín Chè N 60 2 2 - 3 và 6 – 7 Trộn đều, bón tuổi 2 P2O5 30 1 2 – 3 sâu 6 – 8cm, K2O 40 1 2 – 3 cách gốc 25 – 30cm, lấp kín Đốn Hữu cơ 15.000- 1 11 – 12 Trộn đều, bón tạo 20.000 rạch sâu 15 – hình P2O5 100 1 11 – 12 20cm, cách gốc lần I 30 – 40cm, lấp (2 tuổi) kín Chè N 80 2 2 - 3 và 6 – 7 Trộn đều, bón tuổi 3 P2O5 40 1 2 – 3 sâu 6 – 8cm, K2O 60 2 2 – 3 và 6 - 7 cách gốc 30 – 40cm, lấp kín 2.2.1. Bón lót: - Áp dụng cho chè đốn tạo hình lần 1 (chè 2 năm tuổi) - Loại phân sử dụng: Phân hữu cơ và phân lân. Có thể sử dụng tất cả các loại phân hữu cơ truyền thống để bón. Ngoài ra trên thị trường hiện nay đã có thêm các loại phân chuyên dụng để bón lót cho chè. Ví dụ phân phức hợp hữu cơ khoáng Sông Gianh. Sử dụng phân hữu cơ Sông Gianh (chuyên dùng bón lót) cho chè theo khuyến cáo trên bao bì. (Hình 2) Loại phân lân thông thường được sử dụng có 17% lân (P2O5) nguyên chất. - Lượng bón: Phân hữu cơ 15 – 20 tấn + 500 – 600 kg Suppe lân/ha. - Cách bón: Đào rãnh sâu 15 – 20cm, cách gốc 30 – 40cm. Phân được rải mỏng dọc rãnh, trộn đều với đất. Bón sau khi đốn lần 1, vào cuối tháng 11 đến tháng 12. 9
  10. Hình 2 – 03: Phân phức hợp Sông Gianh dùng để bón lót 2.2.3. Bón thúc * Bón thúc vào đất: - Đây là phương pháp bón thường được áp dụng, phân được bón sâu vào đất, chất dinh dưỡng được cung cấp từ từ cho cây. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số điểm hạn chế. Nhất là ở vùng đất có địa hình dốc, đất có thành phần cơ giới nhẹ thì dễ gây hiện tượng rửa trôi, xói mòn gây thoái hóa đất nhanh chóng về mùa mưa. Đôi lúc cây cần cung cấp dinh dưỡng nhanh chóng thì phương pháp bón này cũng không đáp ứng được. - Áp dụng cho cây chè ở tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3. Sinh trưởng của cây chè con phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phụ thuộc nhiều vào phân bón. Lượng phân bón cho chè giai đoạn kiến thiết cơ bản quy cho 1 ha được trình bày ở bảng 1 như sau: + Loại phân bón thông thường là phân vô cơ, dạng đơn độc hoặc tổng hợp. Dù là dạng phân nào, trước khi sử dụng ta cũng phải tính toán để quy đổi từ định mức nguyên chất (ở bảng 1) ra thương phẩm. Thông thường trong phân urê có 46% N nguyên chất, supe lân có 17% P2O5 nguyên chất và trong kali clorua có 60% K2O nguyên chất. + Lượng phân: Chè tuổi 1: Bón 40kg N, 30kg P2O5, 30kg K2O/ha. Tương đương với 87kg urê + 176kg supe lân Lào Cai + 50kg kali clorua. Chè tuổi 2: Bón 60kg N, 30kg P2O5, 40kg K2O/ha. Tương đương với 130kg urê + 176kg supe lân Lào Cai + 67kg kali clorua. Chè tuổi 3: Bón 80kg N, 40kg P2O5, 60kg K2O/ha.Tương đương với 174kg urê + 235kg supe lân Lào Cai + 100kg kali clorua. 10
  11. + Số lần bón và thời gian bón: Chè tuổi 1 và tuổi 2: Đạm bón 2 lần/năm vào tháng 2 – 3 và 6 – 7. Lân và kali bón 1 lần/năm vào tháng 2 – 3. Chè tuổi 3: Đạm bón 2 lần/năm vào tháng 2 – 3 và 6 – 7. Lân và kali bón 1 lần/năm vào tháng 2 – 3. Kali: Bón 2 lần/năm vào tháng 2 – 3 và 6 – 7. + Cách bón: Đối với chè 1, 2 tuổi: Dùng cuốc, xẻng trộn đều phân, bón sâu 6 – 8cm, cách gốc 25 – 30cm, lấp kín. Đối với chè 3 tuổi: Dùng cuốc, xẻng trộn đều phân, bón sâu 6 – 8cm, cách gốc 30 – 40cm (do lúc này tán rộng hơn chè 1,2 tuổi), lấp kín. * Bón phân phun lá: - Ngoài việc sử dụng loại phân truyền thống bón vào đất, chúng ta có thể sử dụng loại phân phun lá cho chè. Ví dụ phân Humate (Hình 2). - Sử dụng phân phun lá hiệu quả nhanh nhưng dễ gây cháy lá nếu sử dụng sai chỉ dẫn. Nên sử dụng 1 lần vào sau thời kỳ đốn lần 1 để kích thích chè nẩy lộc sớm. 3. Bón phân cho chè kinh doanh 3.1. Nguyên tắc và hình thức bón phân - Nguyên tắc chung: + Bón theo sức sinh trưởng và mức năng suất của đồi chè. + Cây chè cho năng suất thấp bón ít, năng suất cao bón nhiều. + Bón phân hữu cơ kết hợp cân đối các yếu tố khoáng đa lượng (N, P, K), bổ sung các yếu tố trung lượng và vi lượng khi cần thiết. + Bón đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng, bón lót, bón thúc kịp thời. + Tuỳ điều kiện đất, khí hậu mà quy định lượng, tỷ lệ bón các loại phân thích hợp. - Có ba hình thức bón được áp dụng: + Bón lót. + Bón thúc vào đất. + Phun thúc phun lá. 3.2. Qui trình bón phân Dựa vào các thông tin ở bảng 2 để thực hiện quy trình bón phân cho cây chè giai đoạn KTCB. * Bón lót: Thường ở giai đoạn này, có thể áp dụng hình thức bón lót 2 hoặc 3 năm 1 lần tùy theo chất đất tốt hay xấu. Đất giầu mùn thì 3 năm, đất ít mùn thì 2 năm một lần bón lót. 11
  12. Thời gian và số lần bón tương tự như với chè KTCB. Có hai điểm khác biệt. Một là lượng phân hữu cơ nhiều hơn 10 tấn (25 – 30 tấn/ha), hai là bón sâu 15 – 20cm ở vị trí giữa hai hàng chè. * Bón thúc: - Với diện tích chè ở thời kỳ đang sung sức: + Tỷ lệ N/P/K = 2 - 3/1/1. Điều này có nghĩa là nên phối hợp giữa 3 yếu tố Đạm, Lân và Kali theo tỷ lệ cứ 2 đến 3 phần Đạm thì có 1 phân lân và 1 phần Kali để bón cho chè thời kỳ kinh doanh. Trong thương trường hiện nay có rất nhiều loại phân tổng hợp với các tỷ lệ N:P:K theo các công thức phối trộn rất khác nhau. Chúng ta nên chọn loại có tỷ lệ phối trộn N:P:K - 2:1:1 như 24 – 12 – 12 và 28 – 14 – 14 hoặc N:P:K - 3:1:1 như 36 – 12 – 12 và 42 – 14 – 14. Năng suất càng cao thì tỷ lệ N (đạm) càng lớn. Một năm bón từ 3 – 4 lần theo sản lượng, có điều kiện nhân lực bón 5 lần hoặc mỗi tháng 1 lần đều tốt. Phân lân bón 1 lần đầu năm, phân kali bón 2 – 3 lần. Giành phần lớn lượng bón ở đầu vụ cho sản lượng và 1 phần nhỏ gần cuối vụ (tháng 9 – tháng 10) giúp cây qua đông. + Năng suất đọt dưới 60 tạ/ha bón liều lượng như sau: 100 – 120kg N + 40 – 60kg P2O5 + 60 – 80kg K2O/ha. Tương đương với 217 – 260kg urê + 235 – 353kg supe lân + 100 – 133kg KCl/ha. + Năng suất đọt từ 60 đến dưới 80 tạ/ha bón liều lượng như sau: 100 – 120kg N + 40 – 60kg P2O5 + 60 – 80kg K2O/ha. Tương đương với 260 – 390kg urê + 353 – 588kg supe lân supe lân + 133 – 200kg KCl/ha. Bảng 2: Xác định loại phân bón, lượng bón và kỹ thuật bón cho chè kinh doanh thu búp Loại Lượng Số Thời phân phân lần gian Loại chè (Kg/ha) bón bón Kỹ thuật bón (vào tháng) 1 2 3 4 5 6 Các loại Hữu cơ 25.000 – 1 12 - 1 Trộn đều, bón rạch sâu hình 3 P2O5 30.000 15 – 20cm, giữa hàng, năm 1 100 1 12 – 1 lấp kín lần Năng N 100 - 120 3 - 2;4;6;8 Trộn đều, bón sâu 6 – suất đọt P2O5 40 - 60 4 2 8cm, cách gốc 25 – < 60 K2O 60 - 80 1 2;4 30cm, lấp kín. Bón 40 – tạ/ha 2 20 – 30 – 10% hoặc 40 – 30 – 30% N; 100% P2O5; 12
  13. 60 – 40% K2O Năng N 100 - 180 3 - 2;4;6;8 Trộn đều, bón sâu 6 – suất đọt P2O5 60 - 100 4 2 8cm, giữa hàng, lấp kín. 60 - dưới K2O 80 - 120 1 2;4 Bón 40 – 20 – 30 – 10 % 80 tạ/ha 2 hoặc 40 – 30 – 30% N; 100% P2O5; 60 – 40% K2O Năng N 180 - 300 3 - 1;3;5;7 Trộn đều, bón sâu 6 – suất đọt P2O5 100 - 160 5 ;9 8cm, giữa hàng, lấp kín. 80 - dưới K2O 120 - 200 1 1 Bón 30 – 20 – 20 – 20 - 120 tạ/ha 2 - 1;5;9 10% hoặc 30 – 20 – 30 - 3 20% N; 100% P2O5; 60 – 30 - 10% K2O Năng N 300 - 600 3 - 1;3;5;7 Trộn đều, bón sâu 6 – suất đọt P2O5 160 - 200 5 ;9 8cm, giữa hàng, lấp kín. >120 K2O 200 - 300 1 1 Bón 30 – 20 – 20 – 20 - tạ/ha 2 - 1;5;9 10% hoặc 30 – 20 – 30 - 3 20% N; 100% P2O5; 60 – 30 - 10% K2O Với năng suất đọt dưới 80 tạ/ha thì nên bón phân vào các tháng chẵn 2, 4, 6 và 8 hàng năm. Lượng đạm chia theo các tháng theo tỷ lệ 40 – 30 – 20 – 10%. Nếu bón 3 lần thì theo tỷ lệ 40 – 30 – 30%. Kali bón 2 lần vào tháng 2 và 4 theo tỷ lệ 60 – 40%. + Năng suất đọt từ 80 đến dưới 120 tạ/ha bón liều lượng như sau: 100 – 120kg N + 40 – 60kg P2O5 + 60 – 80kg K2O/ha. Tương đương với 390 – 652kg urê + 588 – 941kg supe lân + 200 – 333 KCl/ha. + Năng suất đọt trên 120 tạ/ha bón liều lượng như sau: 100 – 120kg N + 40 – 60kg P2O5 + 60 – 80kg K2O/ha. Tương đương với 652 – 1034kg urê + 941 – 1176kg supe lân + 333 – 500kg KCl/ha. Với năng suất đọt trên 80 tạ/ha thì nên bón phân vào các tháng lẻ 1, 3, 5, 7 và 9 hàng năm. Lượng đạm chia theo các tháng theo tỷ lệ 30 – 20 – 20 – 20 - 10%. Nếu bón 4 lần thì theo tỷ lệ 30 – 20 – 30 - 20%. Kali bón lần vào tháng 1, 5 và 9 theo tỷ lệ 60 – 30 - 10%. Cách bón giữa các thời kỳ tương tự nhau: Trộn đều, bón sâu 6 – 8cm, giữa hàng, lấp kín. - Xác định lượng phân bón cho cây trồng dặm: (xem bảng 3). Đối với nương chè tuổi lớn, mất khoảng < 40% cần tiến hành phục hồi. Đào hố hay hố trồng rộng 40cm, sâu 30cm bón phân hữu cơ lượng 2,5 – 3kg/gốc, trộn đất lấp kín trước khi dặm ít nhất 1 tháng. Những điểm mất 13
  14. khoảng liên tục tiến hành gieo cây phân xanh, bổ sung cây bóng mát như chè kiến thiết cơ bản trên đất phục hoang. * Sử dụng phân bón lá: - Ngoài việc sử dụng loại phân truyền thống bón vào đất, chúng ta có thể sử dụng phối kết hợp với loại phân phun lá cho chè. - Sử dụng phân phun lá hiệu quả nhanh nhưng dễ gây cháy lá nếu sử dụng sai chỉ dẫn. - Chè chủ yếu trồng trên đất dốc, độ chua cao, sau mỗi mùa mưa, tầng đất mặt bị bào mòn nặng. Hàng năm chè vẫn được bón phân bổ sung, nhưng hiệu suất của phân bón không cao, đặc biệt là phân lân. Bón phân lân vào đất chua có nhiều sắt, nhôm di động, chỉ sau một thời gian ngắn, nguyên tố lân bị khoáng hóa hết, cây không hút được. Chè của ta luôn ở trong tình trạng đói phân, đặc biệt là phân lân và kali, năng suất không vươn lên được. Bón nhiều phân đạm, năng suất tuy có nhích lên nhưng chất lượng chè giảm, giá thành cao. - Để tháo gỡ yếu tố hạn chế này, áp dụng biện pháp phân bón qua lá. Bón phân qua lá không bị keo đất hấp thu, không bị biến đổi về thành phần hóa học, ít bị rửa trôi, lá cây hấp thu trực tiếp, nên hiệu suất của phân bón rất cao. Phân bón qua lá không làm thay đổi thành phần hóa học của đất, không làm thay đổi thành phần cấu tạo của đất, không gây tác hại đến quần thể vi sinh vật có ích trong đất Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón qua lá, qua tìm hiểu thấy có một số loại phân thỏa mãn được yêu cầu thâm canh cây chè. Ví du: Phân bón lá Poly-feed 19-19-19: Đây là loại phân đa lượng có hàm lượng đạm, lân và kali bằng nhau và đều chiếm 19%, tỷ lệ này phù hợp với cây chè. Ngoài các nguyên tố đa lượng trong phân còn có các nguyên tố vi lượng (đơn vị tính mg/kg) sắt 1000, măng gan 500, bo 200, kẽm 150, đồng 110, mô líp đen 70 đều ở dạng dễ tiêu và tan hoàn toàn trong nước. Với thành phần trên cung cấp đầy đủ và cân đối cho chè, giúp cho chè ra nhiều lá, nhiều búp, chất lượng chè được tăng lên rõ. Pha phân poly-feed với nước nồng độ 0,5-1% phun ướt đẫm toàn bộ tán lá cây chè, mỗi tháng phun một lần xen kẽ với dùng Multi-k. Phân Multi-k (13-0-46): phân có 13% đạm, không có lân, 46% kali. Đây là loại phân bón lá rất giàu kali, giúp cho cây tăng khả năng vận chuyển các sản phẩm quang hợp về bộ phận tích lũy; tăng lượng nước kết hợp trong tế bào của cây, giúp cho cây tăng khả năng chống rét, chống hạn và chống chịu sâu bệnh. Dùng phân Multi-k cây quang hợp bình thường khi ánh sáng yếu. Pha Multi-k với nước theo nồng độ từ 1-2% mỗi tháng phun một lần, sau khi phun Poly-feed được 15 - 16 ngày. Dùng xen kẽ Multi-k và Poly- 14
  15. feed năng suất chè tăng từ 20 – 25%, chất lượng chè được cải thiện rõ. Hai sản phẩm phân bón này hoàn toàn không để lại dư lượng trên nông sản. Humate kali: (Hình 3) Đây là loại phân phun lá rất an toàn khi sử dụng cho chè. Sử dụng theo đúng chỉ dẫn trên bao bì. The image cannot be displayed. Your computer may not have enough memory to open the image, or the image may have been corrupted. Restart your computer, and then open the file again. If the red x still appears, you may have to delete the image and then insert it again. Hình 3 – 03: Phân phun lá cho chè Bảng 3: Bón phân bổ sung cho cây trồng dặm Loại Lượng phân Thời gian phân ( kg/gốc) Số lần (vào Kỹ thuật bón tháng) Hữu cơ 3 - 5 1 12 - 1 Trộn đều với phân lân, bón rạch sâu 15 – 20cm, giữa hàng, lấp kín. Bón trước 1 năm đối với chè đốn đau, đốn trẻ lại N 0.20 – 0.30 2 – 3 2; 5; 8 Trộn đều, bón sâu 6 – P2O5 0.10 – 0.15 1 12 – 1 8cm, giữa hàng, lấp kín. K2O 0.15 – 0.20 2 2; 6 Bón 60 – 40% hoặc 30 – - 30 - 40%N, 100% P2O5 và 60 – 40%K2O - Những điều cần chú ý khi sử dụng phân bón lá cho chè? 15
  16. + Khi cây chè đã có bộ khung tán ổn định, phân bón lá chỉ phát huy hiệu quả tốt theo hướng có lợi cho sinh trưởng cây chè, khi đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng nền về khoáng đa lượng, phân hữu cơ bón vào đất. + Sử dụng phân bón lá rất hiệu quả cho những nương chè sau đốn trẻ lại và giai đoạn cây con ở vườn ươm. + Sử dụng theo đúng chỉ dẫn trên bao bì, không tự phối hợp với các hóa chất khác hoặc thay đổi nồng độ pha chế. + Lựa chọn loại bình phun tốt, phun dạng sương mù tránh nhỏ giọt. + Chỉ nên phun phân lá khi thời tiết mát mẻ, không mưa. + Chỉ được sử dụng các loại phân bón lá đã được cấp chứng chỉ an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn VietGAP. Đảm bảo thời gian cách li tối thiểu 15 ngày sau khi phun mới thu hái sản phẩm. * Sử dụng vôi bón cho chè: Trong điều kiện đất quá chua, nhiều nhôm di động nên dùng vôi 1 lần với liều lượng từ 700 – 1.500kg/ha. Thời gian bón vào đầu năm (tháng 1 – 2). Biện pháp khử chua hữu hiệu là dùng phân khoáng ít gây chua kết hợp với chế độ sử dụng chất hữu cơ tại chỗ để cải thiện đất đai. Chú ý: Việc bón phân cho chè cần phải cải tiến sao cho phù hợp với giống chè, vùng sản xuất và nguyên liệu cho chế biến. Sau đây xin giới thiệu một quy trình bón phân tiên tiến đang áp dụng ở Cao nguyên Lâm Đồng với thương hiệu chè Ô Long. * Quy trình bón phân cho chè Đài Loan - Các loại phân: + Phân hữu cơ: Các loại bã đậu, vỏ, có trên 20 loại. Trong đó N: 2 – 7% nhưng thiếu P, K. Tuỳ chất đất, loại phân mà bón. Phân trâu bò: 25tấn, bã cá: 2tấn, bã đậu: 4tấn, Bón vào mùa đông. + Phân phức hợp: Tỷ lệ: 20 : 5 : 10 ; 23 : 5 : 5. + Phân xanh: Các loại họ đậu, mỗi ha gieo hạt 15 – 30kg, tuỳ loại. - Thời kỳ bón phân: Cả năm bón 3 lần, lần 1 trước khi nẩy mầm bón 1/2 lượng phân, lần 2 bón 1/4 số lượng sau khi hái chè xuân, lần 3 bón 1/4 số lượng vào tháng 6 để thúc chè thu. - Phương pháp bón: Tuỳ chất đất, bộ rễ, khí hậu và thể cây để bón. Lấy thân chính làm trục. Bộ rễ phân bố bán kính cách gốc: 15 - 25cm, ở độ sâu 20 - 50cm. Vậy đào rãnh sâu 20cm cách gốc 15 - 25cm bón và lấp đất. Không nên bón rải trôi phân. Với chè con thì cuốc váng móng ngựa cách gốc 30cm bón. Ngoài ra còn bón phân theo đường ống tưới bằng nhựa PE. 16
  17. - Bón phân cần chú ý: Phân động vật cần ủ hoai mới dùng. Nếu không khi lên men làm nóng rễ chè không tốt. Phân hữu cơ bảo đảm chất hữu cơ > 60%. Đất có hàm lượng hữu cơ dưới 1% cần bón phân hữu cơ có 60% chất hữu cơ. Đất có > 3% hữu cơ thì không cần bón phân hữu cơ nhiều. Độ kiềm, axít trong phân không được nhiều. Bón phân hoá học thì nguyên tố N là chính, thứ yếu là lân. Tuỳ giống, tuổi cây, thể cây mà bón. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Tự luận Câu 1. Trình bày vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè. Câu 2. Trình bày quy trình bón phân cho chè KTCB. Câu 3. Trình bày quy trình bón phân cho chè KD. 1.2. Trắc nghiệm Câu 1. Yếu tố dinh dưỡng đạm có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến? a. Năng suất búp tươi. b. Chất lượng chè búp. c. Tuổi thọ cây chè. d. Có ý khác. Câu 2. Bón mất cân đối dinh dưỡng đạm sẽ gây các tác hại nào? a. Giảm khả năng chống chịu. b. Giảm chất lượng chè búp. c. Giảm tuổi thọ cây chè. d. Có ý khác. Câu 3. Bón quá dư thừa đạm sẽ không gây ra tác hại nào? a. Tăng khả năng chống chịu. b. Giảm chất lượng chè búp. c. Giảm tuổi thọ cây chè. d. Giảm lượng chất hòa tan. Câu 4. Bón quá dư thừa đạm sẽ gây ra các tác hại nào? a. Tăng đạm tự do và tăng vị đắng. b. Giảm ancaloit và giảm chất lượng chè búp. c. Giảm lượng chất hòa tan và tanin d. Có ý khác. Câu 5. Yếu tố dinh dưỡng lân có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến? a. Sự sinh trưởng, phát dục của cây. b. Sự trao đổi chất và năng lượng. 17
  18. c. Sự ra rễ và ra cành. d. Có ý khác. Câu 6. Cây chè có biểu hiện này khi bón thiếu lân? a. Giảm sự tạo thành gỗ mới. b. Giảm ra rễ mới. c. Giảm ra cành mới. d. Có ý khác. Câu 7. Yếu tố dinh dưỡng kali có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến? a. Tính thẩm thấu của màng tế bào. b. Sự trao đổi chất, hoạt tính của men. c. Sự tổng hợp các vitamin. d. Có ý khác. Câu 8. Yếu tố dinh dưỡng kali không có tác dụng này? a. Tăng tính thẩm thấu của màng tế bào. b. Tăng khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng. c. Giảm sự tổng hợp các vitamin. d. Tăng khả năng chống chịu. Câu 9. Yếu tố dinh dưỡng canxi có tác dụng này? a. Tăng tính thẩm thấu của màng tế bào. b. Giảm khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng. c. Tăng sự bền vững của vách tế bào. d. Tăng khả năng chống chịu. Câu 10. Yếu tố dinh dưỡng magie có tác dụng này? a. Tăng tính thẩm thấu của màng tế bào. b. Tăng hàm lượng diệp lục trong lá. c. Tăng sự bền vững của vách tế bào. d. Tăng khả năng chống chịu. Câu 11. Phân hữu cơ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng nào của cây? a. Dinh dưỡng không phải là khoáng chất. b. Dinh dưỡng là khoáng chất. c. Khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. d. Có ý khác. Câu 12. Loại phân nào sau đây không được gọi là phân hữu cơ? a. Cây mục, than bùn. b. Phân gia súc, gia cầm, rác. c. Thân lá xanh. d. Tro bếp. Câu 13. Ích lợi cơ bản nhất của bón phân hữu cơ là? a. Cung cấp các chất khoáng cho cây. b. Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây. 18
  19. c. Làm tăng kết cấu của đất. d. Có ý khác. Câu 14. Nguyên tắc cơ bản khi bón phân cho chè giai đoạn KTCB (KD) là: a. Liều lượng tăng theo độ tuổi. b. Tùy theo điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu thời tiết, mức độ sinh trưởng của cây, loại phân sử dụng mà có kỹ thuật bón thích hợp. c. Liều lượng tăng theo năng suất đọt. d. Có ý khác. Câu 15. Có thể áp dụng hình thức nào để bón phân cho chè? a. Bón lót. b. Bón thúc vào đất. c. Phun thúc phun lá. d. Có ý khác. Câu 16. Lượng phân N, P, K bón cho chè từ tuổi 1 đến tuổi 3 diễn biến theo chiều hướng nào? a. Tăng dần. b. Giảm dần. c. Không theo quy luật. d. Có ý khác. Câu 17. Lượng phân đạm (lân, kali) bón cho chè từ tuổi 1 đến tuổi 3 là bao nhiêu kg K2O/ha? a. 40 – 60 - 80. b. 30 – 30 – 40. c. 30 – 40 - 60. d. Có ý khác. Câu 18. Số lần bón phân đạm (lân, kali) cho chè ở thời kỳ KTCB thường là mấy? a. 1 lần. b. 2 lần. c. 3 lần. d. 4 lần. Câu 19. Số lần bón phân đạm (lân, kali) cho chè ở thời kỳ KD thường là mấy? a. 1 lần. b. 2 lần. c. 3 lần. d. 4 lần. Câu 20. Thời gian bón đạm (lân, kali, phân hữu cơ) cho chè ở thời kỳ KTCB thường vào những tháng nào trong năm? a. 2 – 3, 6 – 7 và 11 - 12. 19
  20. b. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, và 12. c. 2 – 3, 6 – 7 và 11 - 11. d. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, và 10. Câu 21. Thời gian bón đạm (lân, kali, phân hữu cơ) cho chè ở thời kỳ KD thường vào những tháng nào trong năm? a. 2 – 3, 6 – 7 và 11 - 12. b. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, và 12. c. 2 – 3, 6 – 7 và 11 - 11. d. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, và 10. Câu 22. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc bón phân vào đất? a. Vùi kín phân trong đất. b. Bón khi đất có độ ẩm. c. Bón xung quanh tán chè. d. Có ý khác. Câu 23. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc bón phân qua lá? a. Lựa chọn loại phân thích hợp. b. Phun đúng thời điểm, đúng nồng độ và các chỉ dẫn. c. Lựa chọn loại bình phun tốt. d. Có ý khác. Câu 24. Tác hại lớn nhất khi sử dụng phân bón lá không đúng gây ra cho cây chè là gì? a. Cháy lá. b. Giảm năng suất. c. Giảm chất lượng sản phẩm. d. Giảm khả năng chống chịu. 2. Bài tập: 2.1. Hãy tính lượng phân bón cho diện tích 1,5ha chè KTCB (tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3). 2.2. Hãy tính lượng phân bón cho diện tích 1,5ha chè KD (năng suất dưới 60, 60 – 80, 80 – 120, trên 120 tạ/ha). 3. Bài thực hành nhóm: Bón phân cho chè C. Ghi nhớ: - Kỹ thuật bón phân có ảnh hưởng trực tiếp nhất sinh trưởng phát triển, đến năng suất, đặc biệt là chất lượng sản phẩm chè búp tươi. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến môi trường đất đai, nguồn nước và đến tuổi thọ của nương đồi chè. - Nguyên tắc chung khi bón phân cho chè: 20
  21. + Chè tuổi nhỏ (thời kỳ KTCB) liều lượng tăng theo độ tuổi. + Chè tuổi lớn (thời kỳ kinh doanh) liều lượng tăng theo sức sinh trưởng và mức cho năng suất của chè. - Phương châm: + Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, nhất là nguồn chất xanh tại chỗ. Không lạm dụng trong việc sử dụng phân khoáng, nhất là phân đạm. + Phối hợp hài hòa, cân đối giữa sử dụng phân bón gốc và phun lá là biện pháp bón phân đem lại hiệu quả rất tốt. 21
  22. Bài 2: Tưới nước, giữ ẩm cho chè Mục tiêu: Sau khi học xong học viên có khả năng: - Trình bày được nhu cầu nước của cây chè ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. - Nêu được qui trình tưới nước, giữ ẩm cho cây chè ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển. - Lựa chọn và thực hiện được các phương pháp tưới nước, giữ ẩm thông dụng cho chè đúng yêu cầu của qui trình kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Yêu cầu nước tưới của chè - Hãy hái 1 kg chè búp tươi, đem sao sấy thành khô ta sẽ thu được bao nhiêu gam chè búp khô. Chắc chắn những người quan tâm đều có thể trả lời được đáp số là 200 – 250 gam. Như vậy, trong búp chè tươi có chứa 75 – 80% nước. Trong búp chè thu hoạch chính vụ, nhất là vụ mưa hàm lượng nước thường cao nhất. Chỉ điều này thôi cũng đủ nói lên nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống, năng suất và chất lượng của cây chè. - Chất lượng nước tưới cho chè phải là nước sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất độc hại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn VietGAP. - Nhu cầu lượng nước tưới cho chè thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Khi cây còn nhỏ thì lượng nước cần ít, khi cây lớn cho sản lượng búp càng cao thì nhu cầu nước càng cao. Hình 4 – 03: Mương dẫn nước 22
  23. - Các vùng trồng chè hiện nay thường rất khó khăn về nguồn nước tưới, cần phải xây dựng các hồ chứa, bể chứa để chủ động nguồn nước cho chè nhất là thời kỳ hạn hán. Khai thác nước mặt ở sông suối hoặc nước ngầm để tưới. - Bê tông hóa hệ thống kênh mương dẫn nước để sử dụng nước tiết kiệm (Hình 4). 2. Phương pháp tưới nước - Phương pháp tưới phổ thông hiện nay là tưới rãnh. Nước được dẫn vào từng rạch chè theo hệ thống kênh mương. Tuy nhiên phương pháp này thường chỉ thực hiện được ở những vùng đất thấp, có nguồn nước mặt rồi rào. - Phương pháp tưới sử dụng vòi phun. Hệ thống tưới này gồm có bể (giếng - nguồn) nước, máy bơm, ống dẫn nước và vòi phun. Ở những nơi có điện thì sử dụng bơm điện, còn nơi xa nguồn điện thì dùng động cơ xăng hoặc dầu. Sử dụng bình phun tay tưới cho diện tích hẹp. The image cannot be displayed. Your computer may not have enough memory to open the image, or the image may have been corrupted. Restart your computer, and then open the file again. If the red x still appears, you may have to delete the image and then insert it again. Hình 5 – 03: Tưới bằng bình phun tay cho chè - Một số ít cơ sở có điều kiện tài chính thì có thể trang bị hệ thống giàn tưới kiểu phun mưa hoặc nhỏ giọt với vòi tưới di động hoặc cố định, nhưng đầu tư cao nên giá thành sản phẩm những năm đầu sẽ cao. Hệ thống tưới phun mưa rất thích hợp với cây chè. Tưới nước theo phương thức này là hiệu quả và rất tiết kiệm nước. (Hình 6) 23
  24. Hình 6 - 03: Tưới phun mưa cho chè - Do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp mà phân lớn diện tích trồng chè ở nước ta hiện nay chưa có các phương pháp tưới hiện đại mà chủ yếu nhờ vào nước trời. Do vậy, biện pháp tủ gốc giữ ẩm cho chè hiện nay đang được áp dụng rộng rãi. Nguyên liệu để tủ gốc rất dễ kiếm, có thể là các thân lá cây cỏ dại, có thể là các phụ phẩm nông nghiệp, chất thải công nghiệp chế biến nông sản. Cũng có thể sử dụng các màng phủ nion để giữ ẩm cho chè. Khi sử dụng các vật liệu tủ cần lựa chọn các loại ít hoặc không độc hại cho chè và môi trường. 3. Kỹ thuật tưới nước, giữ ẩm - Tưới vào thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và vào thời gian có hạn kéo dài quá 15 ngày. - Xác định thời điểm tưới nước: + Căn cứ vào ẩm độ đất là cách xác định thời điểm tưới nước phổ biến hiện nay. Độ ẩm đất thích hợp là 75 – 80%. + Có thể dựa vào kinh nghiệm, quan sát thấy lớp đất mặt chuyển màu sắc từ màu đậm sang nhạt để tiến hành tưới nước kịp thời. Tuyệt đối không để tình trạng cây thiếu nước có biểu hiện héo. - Sử dụng các phương tiện tưới nước tùy theo điều kiện cụ thể. - Thường tưới nước kết hợp với bón phân thúc để tăng hiệu quả phân bón. - Lượng nước tưới tăng dần theo sản lượng búp thu hoạch được. Tránh lãng phí nước, làm xói mòn hoặc gây kết váng bề mặt đất. 24
  25. - Kết hợp giữa tưới nước và tủ gốc giữ ẩm cho chè. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Tự luận Câu 1. Trình bày yêu cầu về nước tưới của cây chè. Câu 2. Giới thiệu các phương pháp tưới nước cho chè. Câu 2. Trình bày quy trình tưới nước, giữ ẩm cho chè. 1.2. Trắc nghiệm Câu 1. Hàm lượng nước trong búp chè tươi thường là bao nhiêu %? a. 75 – 80. b. 70 – 80. c. 75 – 85. d. 70 – 85. Câu 2. Hàm lượng nước trong búp chè tươi thu hoạch dịp cuối năm so với chè chính vụ thì: a. Cao hơn. b. Thấp hơn. c. Bảng nhau. d. Có ý khác. Câu 3. Nếu đem 1 kg chè búp hái được ở chính vụ sấy khô ta sẽ được bao nhiêu gam chè búp khô? a. 250. b. 200. c. 300. d. Có ý khác. Câu 4. Nhu cầu lượng nước tưới cho chè thay đổi theo a. giai đoạn sinh trưởng của cây. b. sản lượng búp thu hái. c. giai đoạn sinh trưởng của cây và sản lượng búp thu hái. d. Có ý khác. Câu 5. Có thể sử dụng nguồn nước nào để tưới cho chè? a. Sạch theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. 25
  26. b. Mặt. c. Ngầm. d. Có ý khác. Câu 6. Có thể sử dụng phương pháp nào để tưới cho chè? a. Tưới rãnh. b. Tưới phun. c. Tưới nhỏ giọt. d. Có ý khác. Câu 7. Theo anh (chị) phân lớn diện tích chè của nước ta hiện nay được tưới nước bằng phương pháp nào là chủ yếu? a. Tưới rãnh. b. Tưới phun. c. Tưới nhỏ giọt. d. Tủ gốc giữ ẩm. Câu 8. Lượng nước tưới cho chè không phụ thuộc vào yếu tố này? a. Giai đoạn sinh trưởng của cây. b. Sản lượng búp thu hái. c. Thời tiết khí hậu, đất đai. d. Phương pháp tưới. Câu 9. Điều gì không nên khi xác định thời điểm tưới nước cho chè? a. Sau 15 ngày không có mưa. b. Búp non có biểu hiện héo. c. Đất đai khô trắng. d. Có ý khác. Câu 10. Điều gì không nên khi tưới nước cho chè? a. Tưới dư thừa nước. b. Gây kết váng bề mặt. c. xói lở đất. d. Có ý khác. 2. Bài thực hành nhóm: Tưới nước cho chè 26
  27. C. Ghi nhớ - Tưới nước, giữ ẩm cho chè là khâu công việc ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè búp tươi. Phải sử dụng nguồn nước đúng tiêu chuẩn vệ sinh để tưới cho chè và tiết kiệm nước tưới. - Thời kỳ, thời điểm, số lần tưới, lượng nước tưới của cây chè thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của chè và tương quan thuận với sản lượng chè búp tươi thu hái được. - Kết hợp tưới nước với tủ gốc giữ ẩm là biện pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo lượng nước cho đời sống cây chè. 27
  28. Bài 3: Đốn chè Mục tiêu: Sau khi học xong học viên có khả năng: - Trình bày được quy trình kỹ thuật đốn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. - Thực hiện được các phương pháp đốn chè tại các thời kỳ đúng qui trình kỹ thuật, làm cho cây chè có bộ khung tán đồng đều, sinh trưởng, phát triển tốt, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hái. A. Nội dung chính: 1. Cở sở khoa học của việc đốn chè - Dựa vào giai đoạn phát dục của cây: Các vị trí của cành trên cây khác nhau thì có tuổi phát dục khác nhau, cành phía trên cao thường có tuổi phát dục lớn nên nhanh ra hoa kết quả, sinh trưởng dinh dưỡng yếu. Vì vậy cần được đốn đi để kích thích các mầm phía dưới mọc lên sinh trưởng dinh dưỡng khoẻ hơn, chậm ra hoa hơn. - Dựa vào quá trình sinh trưởng: Thông thường, ở bất kỳ loại cây trồng nào cũng có hiện tượng: khi chồi ngọn (chồi đỉnh) còn tồn tại thì chồi nách (chồi bên) ngừng sinh trưởng, nếu ngắt bỏ chồi ngọn thì chồi nách sẽ đua nhau mọc ra. Hiện tượng đó gọi là tương quan ức chế sinh trưởng. Các chất dinh dưỡng được ưu tiên vận chuyển đến chồi đỉnh nên chồi đỉnh sinh trưởng mạnh hơn (ưu thế sinh trưởng ngọn). Ở cây chè cũng vậy, các cành ở phía mặt tán có ưu thế sinh trưởng mạnh đã kìm hãm sự phát triển của cành dưới. Đốn chè sẽ phá vỡ ưu thế sinh trưởng đỉnh, các chồi nách sẽ phát triển mạnh tăng số lượng cành và búp chè. - Toàn bộ cây chè là một thể thống nhất. Bộ tán lá là nơi quang hợp để sản xuất ra chất dinh dưỡng (gọi là chất hữu cơ hay nhựa nguyên). Chất nhựa nguyên này được vận chuyển trong vỏ cây xuống nuôi rễ. Ngược lại, bộ rễ cây lại hút nước và các chất dinh dưỡng (nhựa nguyên) trong đất để vận chuyển trong phần gỗ lên nuôi thân lá cây. Nếu như vì một lí do nào đó mà rễ không nhận được chất nhựa luyện từ lá vận chuyển tới; hoặc lá không nhận được các thứ mà rễ hút được từ đất đưa lên thì cây sẽ dần dần héo úa mà chết. Nhìn vào tán lá cây chúng ta có thể biết được bộ rễ cây đang sinh sống tốt hay xấu. Nếu cây có bộ tán lá tươi tốt, rậm rạp thì chứng tỏ bộ rễ cây đang sống rất tốt. Ngược lại tán lá vàng úa, thưa thớt thì chứng tỏ bộ rễ cây đang sống trong tình trạng rất tồi tệ. Như vậy, lá cây là cơ quan kích 28
  29. thích rễ cây sinh trưởng, phát triển và ngược lại. Mối quan hệ như vậy giữa bộ phận trên với bộ phận dưới đất gọi là tương quan kích thích. Giữa bộ phận trên và dưới mặt đất của cây chè luôn có tỷ lệ cân đối, đốn chè là hình thức phá vỡ thế cân bằng giữa hai bộ phận đó, tạo điều kiện cho bộ phận trên mặt đất phát triển. - Dựa vào điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng. Miền Bắc nước ta về mùa đông khí hậu khô, nhiệt độ và ẩm độ thấp, cây bị bốc thoát nước nhiều nếu cây có cành lá rậm rạp. Đốn là biện pháp nhằm giảm bớt số cành lá nhất định để hạn chế sự thoát hơi nước của cây. 2. Tác dụng của việc đốn chè 2.1. Mặt tốt - Làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế sự ra hoa kết quả. - Loại trừ các cành già yếu, sâu bệnh không còn khả năng phát sinh và nuôi dưỡng những cành búp tươi. - Tăng đường kính tán chè, tăng mật độ cành và búp trên tán tạo cơ sở cho sản lượng búp cao. - Đối với những nương chè già cỗi, đốn nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ khung tán tăng cường sức sống cho cây. - Tạo bộ khung tán ngang tầm người hái, nâng cao năng suất lao động. - Tùy theo ý muốn, chúng ta có thể đốn tạo cho cây chè có các dạng tán cây chủ yếu như sau: (Hình 7) The image cannot be displayed. Your computer may not have enough memory to open the image, or the image may have been corrupted. Restart your computer, and then open the file again. If the red x still appears, you may have to delete the image and then insert it again. Hình 7 – 03: Các dạng hình của tán cây chè 29
  30. 2.2. Mặt xấu: Thường chỉ xẩy ra khi khi chúng ta đốn sai quy trình. Ví dụ như làm tổn thương cây, những vết thương đó sẽ là nơi sâu hại, bệnh hại dễ dàng xâm nhập. Hay khi đốn không đúng mùa vụ, đốn sai mục đích 3. Kỹ thuật đốn chè 3.1. Đốn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản 3.1.1. Ý nghĩa Đốn chè là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong thời kỳ nương chè KTCB, nhằm tạo cho cây chè có bộ khung tán vững chắc, rộng, nhiều cành, hình dáng cân đối, nương chè mau khép tán, có khả năng cho năng suất cao và nhiệm kỳ kinh tế dài. 3.1.2. Kỹ thuật đốn - Mức đốn: Cây chè sau trồng 2 năm có chiều cao 65 - 70 cm, đường kính gốc 1,0 cm trở lên ta bắt đầu đốn lần 1: + Đốn lần I (2 tuổi, H2 - 07): Thân chính cách mặt đất 13 - 15cm, đốn cành bên cách mặt đất 30 - 35cm, giữ bộ lá. + Đốn lần II (3 tuổi, H2 - 07): Cách mặt đất 30 - 35cm, giữ bộ lá. + Đốn lần III (4 tuổi, H2 - 07): Cách mặt đất 40 - 45cm, tán bằng hay mâm xôi tùy theo đốn máy hoặc đốn cưa. Về thực chất đốn lần 1 là hình thức trẻ lại, đốn lần 2 và 3 là đốn lửng mà ta sẽ áp dụng ở thời kỳ chè KD. - Dụng cụ: Dao đốn, kéo đốn, máy đốn. - Thời vụ đốn: Đốn trước khi đốn chè sản xuất vào tháng 11 đến tháng 12 hàng năm. 30
  31. 45cm – 30-35cm 30-35cm 40 40 13-15cm Đốn lần 1 Đốn lần 2 Đốn lần 3 Hình 8 – 03: Đốn chè KTCB - Kỹ thuật đốn: Khi đốn vết đốn vát 450, nhẵn, không dập nát, tán phẳng đều. Khi đốn lần 1 các cành xung quanh có vết đốn vát quay về tâm cây chè để cây phân tán đều. Đốn xong cần tiến hành kiểm tra vết đốn, nếu chưa đảm bảo kỹ thuật phải sửa lại cho đúng kỹ thuật. Chú ý: Đốn tạo tán có mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. 3.2. Đốn chè thời kỳ kinh doanh 3.2.1. Ý nghĩa - Phá bỏ ưu thế sinh trưởng đỉnh của cây và kích thích các chồi ngủ, chồi nách mọc thành nhiều cành non mới. - Tạo ra bộ khung tán trẻ, khoẻ, tăng diện tích bề mặt tán cho nhiều búp, vừa tầm hái, tăng năng suất lao động. - Làm cho cây trẻ lâu, hạn chế sự ra hoa, kết quả, kích thích sinh trưởng búp non, tăng mật độ búp và trọng lượng búp. 3.2.2. Thời vụ đốn Thời vụ đốn tốt nhất từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, khi cây chè ngừng sinh trưởng. Tập trung vào tháng 1, nên đốn sau các đợt sương muối 10 – 15 ngày. 31
  32. Đốn khi trời râm mát hoặc có mưa nhỏ là tốt nhất. Không đốn khi tiết trời nắng hanh sẽ làm cho chè bị khô đầu cành. Ở vùng có ẩm độ tốt, chủ động tưới nước thì có thể áp dụng biện pháp đốn 1 phần diện tích vào tháng 4 – 5 sau đợt chè xuân để rải vụ thu hoạch. t phí ng au n ® lö §è n n cm §è §è 15 (60- 65cm) (60- ( 40 - 45cm ) - 10 a. §èn chÌ ®ang s¶n suÊt b. §èn trÎ l¹i Hình 9 – 03: Đốn chè thời kỳ KD 3.2.3. Các dạng đốn - Đốn phớt: 2 năm sau khi đốn tạo hình, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 3 – 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 2 – 3cm, khi vết đốn cuối cùng cao 70cm, hàng năm đốn cao thêm 1 – 2cm - Đốn lửng: Những nương chè đốn phớt nhiều năm cao quá 90cm và chè bị sâu bệnh nhiều, búp chè nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 – 65cm, nếu năng suất còn khá nhưng cây quá cao thì đốn cách mặt đất 65 – 70cm. Chú ý: Hái đợt đầu sau đốn cần chừa lại 3 – 4 lá chừa để cây duy trì bộ lá cho quang hợp. - Đốn đau: Những nương chè đã đốn lửng nhiều năm, cây phát triển kém, năng suất thấp, giảm rõ rệt thì đốn cách mặt đất 40 – 45cm. Trước khi đốn đau cần phải bón lót định kỳ theo quy trình. Sau khi đốn cần hái chè theo phương pháp nuôi tán, chỉ hái những búp chè cao hơn 60cm. - Đốn trẻ lại: Những nương chè già cỗi, đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 12cm. Trước khi đốn phải bón phân chuồng, lân theo quy trình trước 1 năm. Chú ý: Đốn đau trước, đốn phớt sau; đốn tạo hình chè con trước, đốn chè trưởng thành sau 32
  33. * Quy trình đốn chè kiến thiết cơ bản Bước 1: Xác đinh vị trí đốn Tuỳ thuộc vào tuổi chè và năng suất chè mà ta xác định vị trí đốn cho phù hợp. Bước 2: Đốn chè Dựa vào vị trí đốn đã xác định ở bước 1 ta tiến hành đốn. Dùng dao đốn, kéo sắc hoặc máy đốn. Vết đốn dứt khoát, không bị dập xước. * Giới thiệu kỹ thuật đốn chè bằng máy: Hiện nay trên thị trường đã có một số loại máy đốn, hái chè. Các loại máy này đều là máy nhập ngoại từ Trung Quốc, Nhật hay Đài Loan. Sử dụng máy thì năng suất lao động cao. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cho những nương chè có độ đồng đều cao. Thường có 2 loại máy đốn phớt kiêm hái chè (hình 8) và máy đốn cành la (đốn lửng, đốn đau – hình 9) The image cannot be displayed. Your computer may not have enough memory to open the image, or the image may have been corrupted. Restart your computer, and then open the file again. If the red x still appears, you may have to delete the image and then insert it again. The image cannot be displayed. Your computer may not have enough memory to open the image, or the image may have been corrupted. Restart your computer, and then open the file again. If the red x still appears, you may have to delete the image and then insert it again. Hình 10 – 03: Máy đốn phớt Hình 11 – 03: Máy đốn chè cành la 33
  34. Các máy này có nguyên lý hoạt động tương tự như chiếc tông đơ của thợ cắt tóc hoặc máy cắt cỏ. Chỉ khác là máy được lắp một động cơ xăng để cắt thay vì lực cơ học của bàn tay. Thông thường, trước khi cho máy hoạt động người thợ phải lắp các linh kiện vào khung máy, động cơ máy. Cho nhiên liệu, dầu máy. Dật dây cho máy nổ. Điều chỉnh tay ga để thay đổi tốc độ cắt. Tốc độ cắt càng nhanh thì vết cắt càng gọn, năng suất càng cao. Nâng tầm cắt đến độ cao theo mức đốn của quy trình và cắt sao cho đồng đều trên mặt tán chè. Khi sử dụng máy đốn phớt hoặc hái chè, máy được lắp một chiếc bao thu gom sản phẩm. Cần có thêm một người đi theo phía sau để nâng chiếc bao lên, tránh làm tổn hại tán lá chè. Mở đáy bao để lấy sản phẩm ra khi đầy bao. (Hình 10) Sau khi không sử dụng, cần tháo rời các linh kiện ra khỏi giá máy, lau chùi sạch, bôi dầu mỡ và xếp vào hộp máy. Bảo quản nơi khô ráo. Hình 12 – 03: Máy đốn chè Nhật Bản 34
  35. The image cannot be displayed. Your computer may not have enough memory to open the image, or the image may have been corrupted. Restart your computer, and then open the file again. If the red x still appears, you may have to delete the image and then insert it again. Hình 13 – 03: Sử dụng máy đốn, hái chè Hình 14 – 03: Đồi chè đốn máy 35
  36. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Tự luận Câu 1. Cho biết tác dụng của đốn chè? Câu 2. Giới thiệu các phương pháp đốn chè? Câu 3. Trình bày quy trình đốn áp dụng cho chè giai đoạn KTCB. Câu 4. Trình bày quy trình đốn áp dụng cho chè giai đoạn KD. 1.2. Trắc nghiệm Câu 1. Việc đốn chè phải dựa vào các cở sở khoa học này? a. Giai đoạn phát dục của cây. b. Tương quan sinh trưởng giữa các bộ phận trong cây. c. Thời tiết, khí hậu, mùa vụ. d. Có ý khác. Câu 2. Giữa chồi ngọn và chồi nách của cây có mối tương quan sinh trưởng nào? a. Ức chế. b. Kích thích. c. Không có tương quan. d. Có ý khác. Câu 3. Giữa bộ phân thân lá và bộ rễ cây có mối tương quan sinh trưởng nào? a. Ức chế. b. Kích thích. c. Không có tương quan. d. Có ý khác. Câu 4. Đâu là tác dụng không mong muốn của việc đốn chè? a. Tăng khả năng nhiễm bệnh. b. Kích thích ra búp, ra cành mới. c. Loại bỏ những cành già yếu. d. Có ý khác. Câu 5. Đâu là tác dụng tốt của việc đốn chè? a. Tăng khả năng nhiễm bệnh. b. Kích thích ra búp, ra cành mới, kéo dài tuổi thọ. 36
  37. c. Loại bỏ những cành già yếu. d. Có ý khác. Câu 6. Mục đích chính của đốn chè ở thời ký KTCB (KD) là gì? a. Tạo bộ khung tán vững chắc. b. Kích thích ra búp, ra cành mới tăng sản lượng. c. Loại bỏ những cành già yếu. d. Làm trẻ hóa. Câu 7. Hình thức đốn nào thường được áp dụng cho chè thời kỳ KTCB (KD)? a. Đốn lửng. b. Đốn phớt. c. Đốn trẻ lại. d. Có ý khác. Câu 8. Thời kỳ chè KTCB (KD) thường có mấy lần đốn? a. 2. b. 3. c. 4. d. Có ý khác. Câu 9. Mức đốn (độ cao cách mặt đất) cho chè KTCB (lần 1, 2, 3) thường là bao nhiêu cm? a. 13 - 15. b. 30 - 35. c. 40 - 45. d. Có ý khác. Câu 10. Mức đốn cách mặt đất 10 – 15cm (65 – 75; 40 – 45cm) cho KD gọi là dạng đốn gì? a. Đốn lửng. b. Đốn phớt. c. Đốn trẻ lại. d. Đốn đau. Câu 11. Mức đốn phía trên cao hơn vết đốn cũ từ 1 đến 5cm cho chè KD gọi là dạng đốn gì? a. Đốn lửng. b. Đốn phớt. c. Đốn trẻ lại. d. Đốn đau. 37
  38. Câu 12. Dạng đốn nào được thực hiện thường xuyên nhất? a. Đốn lửng. b. Đốn phớt. c. Đốn trẻ lại. d. Đốn đau. Câu 13. Dạng đốn nào được thực hiện ít thường xuyên nhất? a. Đốn lửng. b. Đốn phớt. c. Đốn trẻ lại. d. Đốn đau. Câu 14. Thời vụ đốn chè thường được tiến hành vào thời gian nào hàng năm? a. Tháng 11 đến tháng 1 năm sau. b. Tháng 11 đến tháng 3 năm sau. c. Tháng 9 đến tháng 1 năm sau. d. Có ý khác. 2. Bài thực hành nhóm: Đốn chè C. Ghi nhớ: - Đốn chè là một nghệ thuật - biện pháp tác động cơ giới đến cây chè. Nó có tính hai mặt, nếu đốn không đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ gây hậu quả tai hại, phá vỡ cấu trúc của cây chè dẫn đến giảm năng suất, chất lượng cũng như sản lượng chè. - Mục đích chủ yếu của đốn chè ở các thời kỳ sinh trưởng có sự khác nhau: + Đốn chè ở thời kỳ chè KTCB có mục đích chủ yếu là tạo hình, tạo tán nhằm tạo ra cây chè có nhiều cành cơ bản to khỏe, phân bố đều, có bộ khung tán rộng và chiều cao vừa tầm thu hái. + Đốn chè ở thời kỳ kinh doanh có mục đích chủ yếu là kích thích sự ra búp, tăng năng suất chè búp, ức chế sự ra hoa, làm trẻ hóa cây chè. - Số lần đốn, vị trí đốn ở các thời kỳ sinh trưởng cũng có sự khác nhau: + Thời kỳ KTCB có 3 lần đốn (lần 1 khi chè 2 năm tuổi, đốn ở vị trí 25 – 30cm trên mặt đất; lần 2 khi chè 3 năm tuổi ở vị trí 35 – 40cm; lần 3 khi chè 4 năm tuổi ở vị trí 45 – 50cm trên mặt đất). + Thời kỳ kinh doanh đang sung sức mỗi năm đốn 1 lần vào vụ đốn, có thể áp dụng các hình thức đốn phớt, đốn lửng, đốn đau. Vị trí đốn thay đổi theo hình thức đốn. 38
  39. + Thời kỳ chè già cỗi thì tiến hành đốn trẻ lại, vị trí đốn thấp nhất so với các hình thức đốn, cách mặt đất 10 – 12cm. - Thời vụ đốn chè áp dụng giống nhau cho các hình thức đốn, thường vào giai đoạn chè ngừng sinh trưởng không ra búp từ tháng 11 năm trước đến cuối tháng 1 năm sau, tập trung vào tháng 1, nên đốn sau các đợt sương muối 10 – 15 ngày. - Yêu cầu về kỹ năng đốn đều giống nhau: đúng vị trí, đúng thời điểm và mùa vụ, vết đốn dứt khoát, không dập xước. 39
  40. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun: MĐ03 là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chè; được giảng dạy sau mô đun nhân giống, trồng mới và trước mô đun thu hoạch – bảo quản. Mô đun MĐ03 cũng có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với mô đun phòng trừ dịch hại (MĐ04) theo yêu cầu của người học. MĐ03 là một mô đun rất quan trọng trong chương trình của nghề trồng chè. Những công việc của học viên thực hiện trong mô đun này có liên quan trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm chè búp. Việc tổ chức dạy – học các bài trong mô đun hiệu quả nhất khi thực hiện ngay trên thực địa gắn liền với mùa vụ gieo trồng. II. Mục tiêu: - Về kiến thức: Trình bày được nội dung các bước thực hiện các công việc: bón phân, tưới nước và đốn chè. - Về kỹ năng: + Bón phân, tưới nước giữ ẩm cho chè ở các thời kỳ đúng yêu cầu kỹ thuật, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. + Thực hiện được các phương pháp đốn chè đúng qui trình kỹ thuật và phù hợp với các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây. - Về thái độ: + Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ thương hiệu sản phẩm hàng hóa, an toàn cho người và môi trường. + Phát triển trồng chè theo hướng bền vững nhằm duy trì và nâng cao khả năng sản xuất chè. 40
  41. III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian Loại Mã bài Tên bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm bài dạy số thuyết hành tra* Nương đồi Bón phân Tích MĐ 03 - 01 chè, 24 4 19 1 cho chè hợp phòng học Tưới nước Nương đồi Tích MĐ 03 - 02 và giữ ẩm chè, 28 4 23 1 hợp cho chè phòng học Nương đồi Tích MĐ 03 - 03 Đốn chè chè, 40 8 30 2 hợp phòng học Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 96 16 72 8 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành * Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học; thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun 3. * Đối với các bài thực hành kỹ năng: - Địa điểm thực tập: Trên đồi chè. - Thời điểm thực hiện: tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo. Nên kết hợp với mùa vụ gieo trồng. - Thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun. - Các nguồn lực chính để thực hiện: + Khu đất đã trồng chè cần phải thực hiện các biện pháp chăm sóc. + Bộ công cụ bón phân, tưới nước, đốn chè. (tra cứu trong chương trình mô đun 3). + Một số loại, phân bón hóa chất cần thiết. + Bộ bảo hộ lao động cho giáo viên và học viên khi thực hành. + Máy tính cầm tay. + Nhờ chuyên gia cơ khí hướng dẫn sử dụng máy tưới, máy đốn chè. - Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài mà giáo viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). Ví dụ: Sản phẩm của bài thực hành là một lô chè đã được đốn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 41
  42. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Giới thiệu được vai trò của các Bài tự luận, trắc nghiệm. yếu tố dinh dưỡng cơ bản đối với Chấm theo thang điểm 10. chè. 2. Trình bày nội dung quy trình Bài tự luận, trắc nghiệm. bón phân cho chè thời kỳ kiến Chấm theo thang điểm 10. thiết cơ bản. 3. Giới thiệu các phương pháp Bài tự luận, trắc nghiệm. tưới nước cho chè. Chấm theo thang điểm 10. 4. Trình bày nội dung quy trình sử Bài tự luận, trắc nghiệm. dụng phân bón lá cho chè. Chấm theo thang điểm 10. 5. Tính toán được lượng phân bón Phiếu bài tập. cho một diện tích bón cụ thể Chấm theo thang điểm 10. 6. Thực hiện một khâu công việc Phiếu đánh giá công việc cụ thể bón phân cho chè. Sản Chấm theo thang điểm 10. phẩm tùy thuộc nội dung khâu công việc. 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Trình bày được tầm quan trọng Bài tự luận, trắc nghiệm. của việc tưới nước, giữ ẩm đối với Chấm theo thang điểm 10. sản xuất chè. 2. Trình bày nội dung quy trình Bài tự luận, trắc nghiệm. tưới nước cho chè. Chấm theo thang điểm 10. 3. Giới thiệu các phương pháp Bài tự luận, trắc nghiệm. tưới nước cho chè. Chấm theo thang điểm 10. 6. Sử dụng phương tiện để tưới Phiếu đánh giá công việc nước, dữ ẩm cho một đồi chè. Sản Chấm theo thang điểm 10. phẩm tùy thuộc nội dung công việc. 42
  43. 5.3. Bài 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Trình bày được dụng của đốn Bài tự luận, trắc nghiệm. chè. Chấm theo thang điểm 10. 2. Giới thiệu được các phương Bài tự luận, trắc nghiệm. pháp đốn chè và đối tượng áp Chấm theo thang điểm 10. dụng. 3. Trình bày quy trình đốn áp dụng Bài tự luận, trắc nghiệm. cho chè giai đoạn KTCB. Chấm theo thang điểm 10. 4. Trình bày quy trình đốn áp dụng Bài tự luận, trắc nghiệm. cho chè giai đoạn KD. Chấm theo thang điểm 10. 5. Sử dụng phương tiện để đốn Phiếu đánh giá công việc cho chè. Sản phẩm tùy thuộc nội Chấm theo thang điểm 10. dung công việc. VI. Tài liệu tham khảo + Giáo trình khuyến nông kỹ thuật nông nghiệp chè – NXB Nông nghiệp năm 2005. + Tài liệu tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc chè. + Web. http:// WWW.thietbinongnghiep.vn.com. + Giáo trình khuyến nông kỹ thuật nông nghiệp chè – NXB NN năm 2005. 43
  44. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 3. Thư ký: Bà Hoàng Thị Chấp - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 4. Các ủy viên: - Ông Trần Thế Hanh, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Bà Phạm Thị Hậu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Lê Văn Ngân, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuiyến ngư Bắc Giang./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. Các ủy viên: - Ông Lê Trung Hưng - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Bà Đặng Thị Hồng - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Nguyễn Hùng - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./. 44