Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 4: Vốn sản xuất và kinh doanh trong xây dựng

pdf 39 trang ngocly 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 4: Vốn sản xuất và kinh doanh trong xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_xay_dung_chuong_4_von_san_xuat_va_kinh_do.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 4: Vốn sản xuất và kinh doanh trong xây dựng

  1. Chương 4 VỐN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 1
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG o Vai trò của ngành XD trong nền KTQD o Đặc điểm Kinh tế-Kỹ thuật của ngành XD o Quản lý nhà nước về đầu tư XD o Phân biệt giữa QLNN về Kinh tế và QLSXKD của doanh nghiệp Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 2
  3. Khái niệm vốn sản xuất kinh doanh o Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các loại tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thức khác nhau, được sử dụng vào mục đích sản xuất và kinh doanh để sinh lợi cho doanh nghiệp, nó gồm: nguồn nguyên vật liệu, tài sản cố định sản xuất, nhân lực, thông tin, uy tín. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 3
  4. Khái niệm vốn sản xuất kinh doanh Theo ý nghĩa của vốn, vốn SXKD của DN gồm: o Vốn pháp định của doanh nghiệp là vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định cho từng loại nghề; o Vốn điều lệ của doanh nghiệp là số vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; o Vốn huy động của doanh nghiệp là số vốn do doanh nghiệp huy động dưới các hình thức như: phát hành trái phiếu, nhận vốn liên kết, vay của các tổ chức và cá nhân để kinh doanh. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 4
  5. Khái niệm vốn sản xuất kinh doanh Theo tính chất hoạt động, vốn SXKD của DN gồm: o Vốn cố định. o Vốn lưu động. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 5
  6. Vốn cố định trong xây dựng Khái niệm o Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất, giữ vai trò chức năng là tư liệu sản xuất, gọi là TSCĐ o VCĐ tham gia nhiều lần vào vào quá trình sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu o Giá trị giảm dần theo thời gian và số lần tham gia vào quá trình sản xuất. o Giá trị chuyển dần vào giá thành phẩm do chính VCĐ tạo ra thông qua cách thức khấu hao TSCĐ. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 6
  7. Vốn cố định trong xây dựng Khái niệm o Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất, giữ vai trò chức năng là tư liệu sản xuất, gọi là TSCĐ o VCĐ tham gia nhiều lần vào vào quá trình sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu o Giá trị giảm dần theo thời gian và số lần tham gia vào quá trình sản xuất. o Giá trị chuyển dần vào giá thành phẩm do chính VCĐ tạo ra thông qua cách thức khấu hao TSCĐ. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 7
  8. Vốn cố định trong xây dựng Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ o Theo điều 3- QĐ 32/2008/QĐ-BTC, TSCĐ phải thỏa mãn hai điều kiện sau: - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; - Có nguyên giá từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 8
  9. Vốn cố định trong xây dựng Phân loại TSCĐ o Phân loại theo kết cấu - TSCĐ hữu hình - TSCĐ hữu hình o Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 9
  10. Vốn cố định trong xây dựng Phân loại TSCĐ - Theo kết cấu o Tài sản cố định hữu hình là: tài sản mang hình thái vật chất, có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định. o Tài sản cố định vô hình là tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể mà cơ quan đơn vị phải đầu tư chi phí cho việc tạo lập như: Giá trị quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, phần mềm máy vi tính, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 10
  11. Vốn cố định trong xây dựng Phân loại TSCĐ - Theo kết cấu Tài sản cố định hữu hình gồm: (1) Nhà cửa, vật kiến trúc (2) Máy móc, thiết bị (3) Phương tiện vận tải , truyền dẫn (4) Thiết bị, dụng cụ quản lý (5) Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm (6) Tài sản đặc biệt (7) Tài sản cố định khác Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 11
  12. Vốn cố định trong xây dựng Phân loại TSCĐ - Theo kết cấu Tài sản cố định vô hình gồm: (1) Giá trị quyền sử dụng đất; (2) Giá trị bằng phát minh sáng chế; (3) Giá trị bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích; (4) Giá trị phần mềm máy vi tính Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 12
  13. Vốn cố định trong xây dựng Phân loại TSCĐ - Theo nguồn gốc hình thành Tài sản cố định gồm: (1) Tài sản cố định hình thành do mua sắm; (2) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản; (3) sản cố định do được cấp, được điều chuyển đến; (4) Tài sản cố định được tặng cho. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 13
  14. Vốn cố định trong xây dựng Hao mòn TSCĐ Có hai dạng hao mòn TSCĐ, gồm: (1) Hao mòn hữu hình (2) Hao mòn vô hình Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 14
  15. Vốn cố định trong xây dựng Hao mòn TSCĐ-Hao mòn hữu hình o Hao mòn hữu hình là dạng hao mòn bề mặt vật chất dẫn đến sự giảm sút về chất lượng và tính năng kỹ thuật ban đầu của tài sản cố định. o Tài sản cố định bị hao mòn hữu hình dẫn tới cuối cùng tài sản cố định không sử dụng được nữa. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 15
  16. Vốn cố định trong xây dựng Hao mòn TSCĐ-Hao mòn hữu hình Nguyên nhân: o Các yếu tố về chế tạo, xây lắp: chất lượng đồ án thiết kế, chất lượng nguyên vật liệu dùng để chế tạo, xây lắp; trình độ chế tạo, lắp ráp: o Các yếu tố thuộc về quá trình sử dụng: điều kiện làm việc của tài sản cố định là cố định hay di động, trong nhà hay ngoài trời; mức độ sử đụng; chế độ làm việc; trình độ sử dụng tài sản cố định của người công nhân; chất lượng nguyên, nhiên liệu mà tài sản cố định sử dụng; chế độ bảo quản, giữ gìn; o Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên: môi trường sử dụng, nhiệt độ, đô ẩm, không khí, tác động của các yếu tố hoá học. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 16
  17. Vốn cố định trong xây dựng Hao mòn TSCĐ-Hao mòn vô hình o Hao mòn vô hình là sự giảm giá của tài sản cố định theo thời gian, do hai nguyên nhân: Do năng suất lao động xã hội ngày càng tăng nên giá trị tài sản cố định ngày càng rẻ đi, Do tiến bộ khoa học - kỹ thuật phát triển, công cụ máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại hơn Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 17
  18. Vốn cố định trong xây dựng Hao mòn TSCĐ-Hao mòn vô hình o Các biện pháp làm giảm tổn thất hao mòn tài sản cố định: Nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định về thời gian và cường độ trong giới hạn kỹ thuật cho phép. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành chế tạo, xây lắp tài sản cố định; Tổ chức tốt công tác bảo quản và giữ gìn và sửa chữa tài sản cố định. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 18
  19. Vốn cố định trong xây dựng Khấu hao TSCĐ o Khấu hao tài sản cố định là sự phân bố một cách có hệ thống từ nguyên giá tài sản cố định vào chi phí hoạt động sản xuất – kinh doanh nhằm bù đắp chi phí ban đầu để tạo ra tài sản cố định. o Khấu hao tài sản cố định có hai loại là khấu hao cơ bản và khấu hao sữa chữa lớn.  Khấu hao cơ bản: nhằm tái sản xuất giản đơn tài sản cố định.  Khấu hao sửa chữa lớn: nhằm tái sản xuất bộ phận tài sản cố định, là quá trình tích luỹ tiền bạc nhằm khôi phục lại từng phần giá trị sử dụng của tài sản cố Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 19
  20. Vốn cố định trong xây dựng Khấu hao TSCĐ o K = GB +S+GT.D –GTL = (GB +GT.D –GTL)+S o Trong đó:  K - tổng số tiền cần khấu hao của mỗi tài sản cố định.  GB - giá trị ban đầu của tài sản cố định (giá gốc dùng để tính toán).  GT.D- giá trị của các công việc liên quan đến việc tháo dở, vận chuyển tài sản cố định.  GTL - giá trị thanh lý của tài sản cố định (giá trị đào thải) là số tiền thu hồi được sau khi thanh lý tài sản cố định.  S - tổng chi phí sửa chữa lớn trong suốt đời tài sản cố định (khấu hao sửa chữa lớn); S = (Chi phí sửa chữa một lần) x (số lần sữa chữa lớn).  (GB + G T.D –GTL) = Tổng khấu hao cơ bản. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 20
  21. Vốn cố định trong xây dựng Khấu hao TSCĐ-Tiền trích Khấu hao o Tiền trích khấu hao là số tiền được tính toán dựa vào tổng số tiền khấu hao và thời gian phục vụ của tài sản cố định. G G G S T B T .D TL T CB T SCL K N N K K o Trong đó: CB  TK Khấu hao cơ bản SCL TK Khấu hao sữa chữa lớn Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 21
  22. Vốn cố định trong xây dựng Khấu hao TSCĐ- Mức Khấu hao o Mức khấu hao là tỷ lệ % giữa tiền trích khấu hao và giá trị ban đầu của tài sản cố định. o Mức khấu hao cũng có hai loại là mức khấu hao cơ bản (MCB) và mức khấu hao sửa chữa lớn (MSCL). GB GT .D GTL Mức khấu hao cơ bản: M CB N.GB S Mức khấu hao sửa chữa lớn: M SCL N.GB Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 22
  23. Vốn cố định trong xây dựng Khấu hao TSCĐ- Phương pháp tính khấu hao o Khấu hao tuyến tính o Khấu hao phi tuyến giảm dần với tỷ lệ cố định o Khấu hao giảm đều hàng năm Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 23
  24. Vốn cố định trong xây dựng Khấu hao TSCĐ- Phương pháp tính khấu hao o Khấu hao tuyến tính K=GB/T o Trong đó: GB: nguyên giá tài sản T: tuổi thọ tài sản Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 24
  25. Vốn cố định trong xây dựng Khấu hao TSCĐ- Phương pháp tính khấu hao o Khấu hao phi tuyến giảm dần với tỷ lệ cố định : G P% 100 (1 n ) GB o Trong đó: P%– tỷ lệ (%) tính khấu hao  n – số năm tính khấu hao  Gn – Giá trị TSCĐ còn lại ở năm thứ n. o Trong thực hành tính toán, chọn trước P% Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 25
  26. Vốn cố định trong xây dựng Khấu hao TSCĐ- Phương pháp tính khấu hao o Giá trị khấu hao giảm đều theo thời gian với giá trị: G D B n(n 1) 2 o Giá trị khấu hao năm thứ t bằng: Kt= (n-t+1)D Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 26
  27. Vốn cố định trong xây dựng Khấu hao TSCĐ- Phương pháp tính khấu hao o Ví dụ 1: Một tài sản cố định có nguyên giá bằng 100 triệu VNĐ, niên hạn sử dụng là 4 năm. Xác định giá trị tài sản còn lại của tài sản qua các năm bằng 3 phương pháp trên Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 27
  28. Vốn lưu động trong xây dựng Khái niệm o VLĐ của doanh nghiệp xây dựng là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp phải ứng ra nhằm thoả mãn nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, thoả mãn nhu cầu giai đoạn sản xuất và nhu cầu lưu thông. VLĐ = TÀI SẢN LƯU ĐỘNG + VỐN NGẮN HẠN o Trong quá trình sản xuất - kinh doanh VLĐ luôn biến đổi hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật rồi lại trở lại hình thái tiền tệ để thực hiện một chu kỳ. o Sự biến đổi của vốn có tính chất tuần hoàn theo chu kỳ gọi là chu chuyển của vốn. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 28
  29. Vốn lưu động trong xây dựng Vòng chu chuyển của VLĐ o VLĐ trong dự trữ sản xuất: Nguyên vật liệu chính dùng cho thi công công trình: gạch, sắt thép, XM Bán thành phẩm: cửa, lam Vật liệu phụ và nhiên liệu: xăng dầu, cọ chổi Vật rẻ tiền mau hỏng Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 29
  30. Vốn lưu động trong xây dựng Vòng chu chuyển của VLĐ o VLĐ trong sản xuất:  Giá trị các công trình dở dang nhưng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho chủ đầu tư  Chi phí chờ phân bổ: là những chi phí bỏ ra một lần nhưng phải phân bổ vào chi phí sản xuất theo từng phần, vì các chi phí đó không chỉ liên quan đến sản xuất hiện tại mà còn liên quan đến sản xuất của các kỳ sau. o VLĐ trong lưu thông:  Vốn trong thanh toán: giá trị các công trình đã bàn giao nhưng chưa được thanh toán  Vốn tiền tệ: tiền mặt trong két, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản ứng trước của khách hàng Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 30
  31. Vốn lưu động trong xây dựng Cơ cấu VLĐ o Cơ cấu VLĐ là tỷ trọng của từng loại vốn so với tổng số VLĐ. o Qua cơ cấu VLĐ thấy được tình hình phân bổ VLĐ và sử dụng mỗi khoản trong mỗi giai đoạn của chu kỳ quay của vốn, từ đó biết được trọng điểm quản lý VLĐ trong từng doanh nghiệp xây dựng o Xu hướng hiện nay là tăng tỷ trọng VLĐ trong sản xuất và giảm tỷ trọng VLĐ dự trữ và lưu thông Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 31
  32. Vốn lưu động trong xây dựng Những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu VLĐ o Những nhân tố về mặt sản xuất  Các doanh nghiệp xây dựng có vốn nguyên vật liệu kết cấu, bán thành phẩm chủ yếu lớn hơn nhiều so với ngành khác;  Chu kỳ sản xuất kéo dài o Những nhân tố thuộc về mặt cung cấp  Công trình xây dựng đòi hỏi lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm lớn, thậm chí rất lớn do vậy kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật kịp thời và đồng bộ theo tiến độ có ảnh hưởng lớn đến thời gian xây dựng do đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu VLĐ. o Những nhân tố thuộc về quá trình lưu thông  Khi công trình xây dựng xong thì tính chất, hình thức nghiệm thu, chế độ thanh quyết toán, nghệ thuật thu nợ đều quyết định tới VLĐ. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 32
  33. Vốn lưu động trong xây dựng Những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu VLĐ o Những nhân tố về mặt sản xuất  Các doanh nghiệp xây dựng có vốn nguyên vật liệu kết cấu, bán thành phẩm chủ yếu lớn hơn nhiều so với ngành khác;  Chu kỳ sản xuất kéo dài o Những nhân tố thuộc về mặt cung cấp  Công trình xây dựng đòi hỏi lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm lớn, thậm chí rất lớn do vậy kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật kịp thời và đồng bộ theo tiến độ có ảnh hưởng lớn đến thời gian xây dựng do đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu VLĐ. o Những nhân tố thuộc về quá trình lưu thông  Khi công trình xây dựng xong thì tính chất, hình thức nghiệm thu, chế độ thanh quyết toán, nghệ thuật thu nợ đều quyết định tới VLĐ. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 33
  34. Vốn lưu động trong xây dựng Chu chuyển VLĐ o Tốc độ chu chuyển của VLĐ là chỉ tiêu tổng hợp, quan trọng biểu thị mức độ hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. o Tốc độ chu chuyển nhanh phản ánh tính chính xác, hợp lý việc xác định mức VLĐ và trình độ quản lý tổ chức sản xuất tốt. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 34
  35. Vốn lưu động trong xây dựng Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng VLĐ o Hệ số Luân chuyển VLĐ (số vòng quay hoặc chu kỳ của VLĐ) o Thời gian một vòng luân chuyển o Dung lượng của VLĐ Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 35
  36. Vốn lưu động trong xây dựng Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng VLĐ Hệ số Luân chuyển VLĐ (số vòng quay hoặc chu kỳ của VLĐ) G N V o Trong đó: BQ  G - giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành, bàn giao và được thanh quyết toán.  VBQ - số VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ.  Hệ số luân chuyển cho biết VLĐ quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng nhanh chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 36
  37. Vốn lưu động trong xây dựng Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng VLĐ Thời gian một vòng luân chuyển T tv o Trong đó: N tv : thời gian một vòng luân chuyển, (ngày). T : thời gian của kỳ phân tích. Để đơn giản tính toán, thời gian tháng là 30 ngày, quý là 90 ngày, năm là 360 ngày. Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 37
  38. Vốn lưu động trong xây dựng Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng VLĐ Dung lượng của VLĐ o Dung lượng VLĐ là lượng VLĐ cần thiết để hoàn thành bàn giao thanh toán một nghìn đồng giá trị sản lượng. V D BQ L G Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 38
  39. Vốn lưu động trong xây dựng Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng VLĐ Dung lượng của VLĐ o Dung lượng VLĐ là lượng VLĐ cần thiết để hoàn thành bàn giao thanh toán một nghìn đồng giá trị sản lượng. V D BQ L G Chương 4- Vốn SX và KD trong XD 39