Giáo trình Giáo dục định hướng (Phần 2)

pdf 83 trang ngocly 2310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo dục định hướng (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_dinh_huong_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Giáo dục định hướng (Phần 2)

  1. PHẦN III: THƯ VIỆN VÀ CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN A. THƯ VIỆN I. GIỚI THIỆU THƯ VIỆN Hệ thống thư viện của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm sáu thư viện hiện đại được đặt tại các cơ sở đào tạo của trường với tổng diện tích là 18.500m2, trong đó diện tích thư viện tại Cơ sở chính là 4.500m2 bao gồm một tòa nhà 4 tầng và toàn bộ tầng trệt nhà A. Thư viện của cơ sở Thanh Hóa, cơ sở Thái Bình mỗi thư viện có diện tích 3.000m2. Thư viện của cơ sở Nghệ An và cơ sở Quảng Ngãi mỗi thư viện có diện tích 2.500m2, tại cơ sở Biên Hòa là 500m2. Hệ thống thư viện của trường là một trong những hệ thống thư viện đẹp và hiện đại nhất Việt Nam. Những năm qua, thư viện đã trở thành người bạn thân thiết, hỗ trợ đắc lực cho sinh viên và giáo viên toàn trường đến học tập và nghiên cứu. Với nguồn lực thông tin dồi dào, trang thiết bị hiện đại và chỗ ngồi đọc yên tĩnh, thoáng mát cộng với sự nhiệt tình chu đáo phục vụ của các thủ thư, thư viện của trường đã là địa điểm học tập, nghiên cứu khoa học tốt nhất của sinh viên và giảng viên trong trường. Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là thư viện đầu tiên ở Việt Nam hoàn thành hệ thống tự động hóa và tin học hóa mọi hoạt động của mình với bốn phần mềm tin học quản lý, một hệ thống an ninh tự động và một website thông tin điện tử nối mạng với nhiều trường đại học trong nước và quốc tế. Với phương thức mở, thư viện tạo điều kiện cho sinh viên hoàn toàn chủ động tìm tài liệu để tự nghiên cứu và học tập. 1. Tài nguyên thông tin - 300.000 đầu sách, đa phần là sách chuyên ngành nhà trường đang đào tạo, trong đó có 20% là sách tiếng Anh. - 100.000 tài liệu điện tử bao gồm: sách, luận văn, luận án, báo cáo hội nghị, những bài trích báo, tạp chí chuyên ngành có giá trị cao. - 300 nhan đề báo, tạp chí. - 200 bộ sưu tập số chuyên ngành khoa học công nghệ. 123
  2. - 5.000 CD-ROM - 2 cơ sở dữ liệu online: Proquest và CSDL Khoa học công nghệ Việt Nam (Vista) * Những sản phẩm thông tin thư viện - Thư mục điện tử thông báo sách mới; - Thư mục quốc gia Việt Nam; - Những bài trích báo, tạp chí chuyên ngành mới nhất; - Thông tin khoa học kỹ thuật, tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong nước và quốc tế; - Bản tin những phát minh sáng chế khoa học công nghệ mới; - Văn bản pháp quy mới ban hành về khoa học kỹ thuật, công nghệ; kinh tế và giáo dục; - Những bộ sưu tập chuyên ngành; - Giáo trình, bài giảng điện tử; - Tài liệu đa phương tiện; - Cổng thông tin điện tử của thư viện; 2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị thư viện - 50 phòng đọc máy lạnh với 10.000 chỗ ngồi đọc riêng biệt theo chuẩn quốc tế. - 60 phòng học nhóm. - 6 phòng hội thảo. - 6 phòng báo và tạp chí. - 5 phòng vẽ kỹ thuật - 1 nhà bảo tàng 6 phòng đọc đa phương tiện với 500 máy tính và 20 bộ ti vi – VCD đường truyền hình cáp. - 20 đường truyền mạng không dây phủ sóng toàn thư viện. 124
  3. - 500 máy truy cập Internet và đọc thông tin điện tử chạy trên 30 line ADSL đường truyền 4MB. - 30 máy tra cứu tài liệu, thông tin. - 2 máy photocopy và 1 máy in siêu tốc. - 1 thang máy lên 7 tầng lầu nhà A - 100 máy lạnh công suất lớn. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯ VIỆN Giờ phục vụ: từ 6h30’ giờ đến 21 giờ mỗi ngày. Chủ nhật: từ 7 giờ đến 19 giờ. Ngày lễ nghỉ. Lối vào ra thư viện: Mỗi thư viện của trường đều chỉ có một lối đi vào và một lối đi ra. Lối đi ra đều lắp đặt hệ thống cửa tự động điện tử để kiểm soát an ninh, do vậy sinh viên muốn mang sách ra khỏi thư viện phải làm các thủ tục mượn trả sách, nếu không khi mang sách ra khỏi thư viện hệ thống an ninh sẽ báo động và HSSV sẽ bị xử lý về hành vi gian lận trong việc mượn và trả sách. Thẻ sinh viên cũng là thẻ thư viện khi vào thư viện. HSSV nhớ mang theo thẻ để dễ dàng sử dụng các dịch vụ có trong thư viện. Khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào của thư viện, HSSV trình thẻ cho thủ thư. 1. Tìm tài liệu: HSSV tìm tài liệu trực tiếp trong kho. Kho sách được phân loại và sắp xếp theo khung phân loại Dewey của Mỹ rất khoa học, dễ tìm theo chủ đề, môn loại của sách. Vị trí các kho sách: Tại thư viện cơ sở chính. - Kho sách 1: Kho sách kỹ thuật công nghệ - Tầng trệt; - Kho sách 2: Kho sách khoa học cơ bản, kinh tế - Tầng trệt; - Kho sách 3: Kho sách ngoại ngữ, tin học, chính trị, pháp luật, văn học nghệ thuật - Lầu 2 (nhà A Thư viện); - Kho sách 4 : Kho sách ngoại văn bao gồm các sách viết bằng ngôn ngữ Anh, Pháp, Hoa - Lầu 3 (nhà A Thư viện); - Kho sách 5 : Giáo trình; luận văn, luận án; báo, tạp chí - Lầu 4 (nhà A Thư viện). 125
  4. Tại thư viện các cơ sở chỉ có một kho sách và được chia ra từng khu vực cho từng thể loại như: sách kỹ thuật công nghệ, tin học, kinh tế; sách ngoại văn; ngoại ngữ, chính trị, pháp luật, văn học nghệ thuật; giáo trình, luận văn, luận án và mỗi thư viện đều có một phòng báo và tạp chí. Ngoài ra, các bạn có thể tra cứu bằng các máy vi tính tại trước cửa kho sách bằng phần mềm Thư viện Libol, theo những thông tin cần tìm của sách như: tên sách; tên tác giả; môn loại hoặc năm xuất bản Tại tất cả các máy tra cứu đều có bản hướng dẫn cụ thể dễ hiểu. Muốn tra cứu tài liệu của các thư viện nước ngoài qua giao thức dịch vụ Z39.50 để tra cứu: Thư viện Quốc hội Mỹ, Acadia University, Adelaide University Australia, Azizona State University, Boston University 2. Mượn tài liệu: Mượn đọc tại chỗ HSSV làm thủ tục với thủ thư phục vụ tại kho, trả trong ngày. Sách mượn về nhà được miễn phí nhưng phải thế chân tiền bằng giá trị cuốn sách đang mượn, khi trả sẽ được hoàn lại 100% số tiền đã thế chân. Số lượng mượn từ 1 đến 2 cuốn/1 lần và thời gian tối đa là 15 ngày. 3. Mượn giáo trình: Thư viện có đầy đủ giáo trình của các khoa, viện và trung tâm. Thư viện phục vụ HSSV mượn về nhà miễn phí với thời gian mượn là 4 tháng, mỗi lần mượn tối đa là 6 cuốn (địa điểm: kho giáo trình, luận án – lầu 4 nhà A Thư viện). 4. Sử dụng thư viện số: Kho tài nguyên số hiện có 100.000 tài liệu toàn văn có giá trị, được sắp xếp theo khoa, chuyên ngành, bộ môn của từng môn học. HSSV có thể tải tài liệu miễn phí của thư viện theo những địa chỉ sau: Password (maõ kiểm tra): libhui - (Web trường) chọn Thư viện/ Thư viện điện tử - truy cập vào Thư viện điện tử - Hoặc truy cập trực tiếp Thư viện số theo địa chỉ: 126
  5. Giáo trình điện tử của Trường Đại học Công nghiệp TPHCM: Thư viện xây dựng đầy đủ bộ sưu tập giáo trình của các khoa. Hãy truy cập những địa chỉ sau: - chọn Thư viện / Giáo trình các khoa. - truy cập vào Giáo trình các khoa 5. Bộ sưu tập số theo chuyên đề (tài liệu toàn văn): Những bộ sưu tập gồm những tài liệu có giá trị cao, được xây dựng theo những chuyên ngành khoa học và ngôn ngữ Việt – Anh. Bạn truy cập những địa chỉ sau: - truy cập vào Bộ sưu tập số, bạn chọn ngôn ngữ của Bộ sưu tập Việt hoặc Anh - (mạng LAN) 6. Cơ sở dữ liệu toàn văn a/ Proquest được thư viện phục vụ bạn đọc của thư viện miễn phí. Danh mục các CSDL thư viện đang cung cấp: 8.400 tạp chí toàn văn: Wall Street Journal, The American Journal of Public Health ; 479 báo toàn văn, 60 nguồn học liệu, 30.000 luận văn toàn văn về: giáo dục, kinh doanh, vật lý ; 44.000 hồ sơ doanh nghiệp, 3.000 báo cáo công nghiệp, 160 chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau + Địa chỉ truy cập: + Tài khoản người dùng: 0WRHGT2F9F + Mật khẩu truy cập: welcome b/ Cơ sở dữ liệu Khoa học Công nghệ Việt Nam (VISTA) Địa chỉ: Lưu ý: truy cập từ mạng LAN Thư viện Trường đại học Công nghiệp TPHCM. STD - Tài liệu KH&CN Việt Nam : STD là cơ sở dữ liệu toàn văn về tài liệu KH&CN Việt Nam, do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xây dựng và cập nhật từ năm 1987. Hiện tại, STD có 150.000 biểu ghi, trong đó 85.000 có đính kèm tài liệu gốc định dạng tệp PDF. STD được cập nhật hàng tuần. Trung bình mỗi năm cập nhật thêm khoảng 11.000 tài liệu mới 127
  6. KQNC - Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu KQNC: Là cơ sở dữ liệu thư mục lớn nhất Việt Nam về các báo cáo kết quả của các đề tài nghiên cứu KH&CN các cấp đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. CSDL bao gồm hơn 10.000 mô tả thư mục và tóm tắt; được cập nhật khoảng 600 báo cáo/năm. Sử dụng cơ sở dữ liệu này, bạn đọc có thể biết các thông tin chi tiết về chủ nhiệm và các cán bộ tham gia đề tài nghiên cứu, cơ quan chủ trì và tóm tắt các kết quả chủ yếu của đề tài. 7. Phòng báo và tạp chí: Báo và tạp chí được sắp xếp theo chủ đề và thời gian, HSSV được tự do chọn báo trên kệ, xem xong xếp lại gọn gàng vào đúng vị trí cũ. Muốn xem báo và tạp chí mới trong ngày, HSSV liên hệ với thủ thư tại phòng báo. 8. Phòng đa phương tiện: Tất cả thư viện của các cơ sở đều có phòng đa phương tiện, các bạn xem thông tin CD-ROM (sách điện tử) hoặc tìm thông tin trên mạng internet và trong thư viện số bằng các máy tính. Tại Phòng đa phương tiện, HSSV được thủ thư hướng dẫn tận tình trong việc: đăng ký học phần tín chỉ, xác định từ khóa tài liệu, tìm tài liệu trong kho thư viện số hoặc trên các website đáng tin cậy. Ngoài ra, thủ thư còn giúp HSSV đánh giá thông tin đã tìm, download tài liệu và đóng gói thông tin. Nếu phòng đa phương tiện hết máy, HSSV có thể đăng ký trước với thủ thư và chờ đến lượt mình, thời gian chờ đợi lâu nhất là 30 phút. 9. Phòng học nhóm - Phòng hội thảo: Thư viện cung cấp các phòng học nhóm, phòng hội thảo phục vụ cho nhu cầu thảo luận nhóm của cán bộ giảng dạy và sinh viên. Các đối tượng phục vụ của phòng học nhóm, hội thảo: nhóm làm tiểu luận, đồ án môn học; nhóm nghiên cứu khoa học; seminar theo chuyên đề, vì số phòng học nhóm chỉ có giới hạn nên HSSV liên hệ thủ thư để đăng ký trước. 10. Phòng vẽ kỹ thuật: Tất cả các thư viện của trường đều có phòng để học vẽ kỹ thuật, phục vụ sinh viên các ngành cơ khí, thời trang, làm đồ án môn học và học vẽ kỹ thuật rất cần những bàn lớn, rộng, tại đây sẽ đáp ứng nhu cầu của HSSV. 11. Bổ sung tài liệu theo yêu cầu bạn đọc Nếu nguồn tài nguyên thông tin của thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu, bạn đọc có thể gửi yêu cầu đề nghị mua tài liệu. Xét thấy tài liệu 128
  7. cấp thiết và thư viện chưa bổ sung thì thư viện sẽ bổ sung tài liệu theo yêu cầu. Địa chỉ trực tiếp trang Bổ sung tài liệu theo yêu cầu: |9ECA4914-738E-4498-9C0C- D6D442E49DEB Bạn đọc có thể gửi về địa chỉ email: thuviendhcn@gmail.com hoặc tvdhcn@gmail.com hoặc liên hệ Phòng nghiệp vụ (083) 8940390 – 130. Ngoài ra, bạn đọc có thể gửi Phiếu yêu cầu thông tin tại bộ phận tham khảo (tại quầy cổng vào thư viện nhà H) 12. Góp ý thư viện Địa chỉ tiếp nhận ý kiến đóng góp: Email: thuviendhcn@gmail.com. Bạn đọc có thể gửi phản ánh, góp ý tình hình hoạt động thư viện về cung cách phục vụ của nhân viên thư viện tại các khu vực, chất lượng nguồn tài nguyên thông tin tài liệu giấy và thư viện điện tử để thư viện phục vụ bạn đọc tốt hơn. Thư viện luôn trân trọng ý kiến đóng góp, xây dựng của bạn đọc để ngày một hoàn thiện hơn, xứng đáng là nơi nghiên cứu, học tập của bạn đọc. III. CÁC DỊCH VỤ THƯ VIỆN 1. Dịch vụ miễn phí a) Dịch vụ tra cứu thông tin, dịch vụ tham khảo Sinh viên có thể yêu cầu tra cứu thông tin hoặc tìm tài liệu, tiêu chuẩn những phát minh sáng chế, đề tài nghiên cứu cho tiểu luận, luận án hoặc đề tài nghiên cứu của mình. Tài liệu và thông tin có trong thư viện sẽ được miễn phí và nhận thông tin tại chỗ, nếu tài liệu ngoài thư viện thì HSSV phải trả tiền dịch vụ theo yêu cầu của bên cung cấp tài liệu. Thời hạn trả lời: từ 1 đến 7 ngày. Nếu thư viện các cơ sở chưa đáp ứng kịp thời các yêu cung cấp thông tin thì HSSV có thể gửi yêu cầu về trung tâm thông tin thư viện tại cơ sở chính, tại đây sẽ đáp ứng ngay yêu cầu của HSSV. 129
  8. b) Cung cấp thông tin qua mạng Internet – điện thoại Nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho bạn đọc mọi lúc, mọi nơi đặc biệt những sinh viên tại các cơ sở của trường. Thư viện cung cấp các thông tin về tài liệu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên qua mạng Internet, điện thoại: - Điện thoại : 08 – 38940390 (130) gặp thầy Trí hoặc cô Tâm. - Gửi yêu cầu tin qua Email : thuviendhcn@gmail.com Truy cập Website vào Yêu cầu tin hoặc vào Hỗ trợ trực tuyến. Khi cần trả lời gấp bạn đọc có thể chat trực tiếp với thủ thư thông qua Yahoo! Messenger. Lưu ý : Dịch vụ này chỉ trả lời những yêu cầu về tài liệu học tập và nghiên cứu hoặc những thông tin phản hồi về thư viện. Đề nghị bạn đọc gửi yêu cầu tin, ghi cụ thể những thông tin cần thiết để thư viện phục vụ được nhanh chóng và chính xác. c) Mượn liên thư viện Nhằm nâng cao năng lực và đáp ứng yêu cầu hỗ trợ cho công tác đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục, thư viện đã liên kết với những thư viện sau: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện TP.HCM (Thư viện KHTH TP.HCM) Thư viện Trung tâm ĐHQG TP. HCM Thư viện ĐH Bách Khoa TP.HCM Thư viện ĐH Bách Khoa Hà Nội Thư viện ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP. HCM Thư viện Trung Tâm ĐH Kinh Tế TP. HCM Thư viện ĐH Ngân hàng Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia 130
  9. Trung tâm Thông tin KH & CN TP. HCM Thư viện ĐH Sư phạm TP. HCM Thư viện ĐH Nông Lâm TP. HCM Thư viện ĐH Luật TP. HCM Thư viện ĐH KHXH& NV TP. HCM Bạn đọc tra cứu tại các cơ sở dữ liệu của các thư viện qua các website trên, gửi yêu cầu qua email hoặc trực tiếp gặp thủ thư Dịch vụ tham khảo (tại cổng vào thư viện nhà H). Mọi chi phí phát sinh về tài chính như: tiền thế chân tài liệu, quá trình chuyển tài liệu hoặc tiền photocopy bạn đọc thanh toán 100% theo yêu cầu của thư viện bạn. Thời gian nhận tài liệu từ 5 ngày đến 1 tuần. d) Internet Wifi miễn phí Tất cả các thư viện của trường đều trang bị hệ thống Internet không dây (Internet – Wifi) phủ sóng toàn bộ thư viện. Bạn đọc có thể sử dụng máy tính xách tay có kết nối Internet không dây để tra cứu sách, tìm tài liệu, download sách và giáo trình hay truy cập Internet miễn phí tại thư viện. Mật khẩu Wifi: lib-tttv-3 2. Dịch vụ có thu phí Cung cấp dịch vụ photocopy - Photocopy: sách và giáo trình: 200 đồng/1tờ 2 mặt (photo nhiều được giảm giá) - Đánh văn bản: 5.000 đồng/ 1 tờ 1 mặt. - In vi tính 500 đồng/1 trang in đen trắng; 5.000 đồng/1 trang in màu. - Dịch tài liệu (Anh – Việt, Việt – Anh): 50.000 đồng/1 trang A4. - Đóng sách: 7.000 đồng/1 cuốn khổ lớn A4; 5.000 đồng/1 cuốn khổ A5. 131
  10. IV. NỘI QUY THƯ VIỆN Điều 1: Quy định chung - Sinh viên phải xuất trình thẻ khi vào thư viện và các kho sách. - Không cho người khác mượn và sử dụng thẻ khi vào thư viện. - Giữ gìn trật tự, im lặng, vệ sinh trong thư viện. Không hút thuốc, mang đồ ăn, thức uống, kẹo cao su vào thư viện. - Không mang hung khí, các vật dụng hoặc hóa chất dễ gây cháy nổ vào thư viện. Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy. - Không cắt xén tranh ảnh, tư liệu; không làm rách và ghi dấu lên sách, báo. - Không mang cặp, túi xách vào kho sách mà phải gởi đúng nơi quy định (tiền, thẻ xe, vật dụng có giá trị sinh viên tự bảo quản, thư viện không chịu trách nhiệm nếu xảy ra mất mát). - Không được mang ra khỏi thư viện: Các tài liệu, sách, báo nếu chưa qua đủ thủ tục mượn; Các vật dụng, trang thiết bị của thư viện nếu chưa được phép của thư viện. - Không tự ý điều chỉnh, tháo gỡ, thay đổi vị trí mọi vật dụng, trang thiết bị tại thư viện. - Không viết, vẽ, ký lên bàn, tường hay bất cứ vật dụng gì của thư viện. - Thư viện từ chối các sinh viên có dấu hiệu sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác vào thư viện. Điều 2: Mượn/ trả sách - Sinh viên mượn/ trả sách phải làm thủ tục tài quầy. - Sách mượn đọc tại chỗ: Mỗi lần mượn tối đa hai cuốn sách và không được mang sách ra khỏi thư viện. Sách mượn tại quầy nào thì trả tại quầy đó. Báo, tạp chí, báo cáo thực tập, đồ án, luận văn, đĩa CD, VCD, DVD chỉ được đọc tại thư viện. 132
  11. - Sách mượn về nhà: Mỗi lần được mượn tối đa hai cuốn sách tham khảo (kho 1, 2, 3, 4) và năm cuốn giáo trình (kho 5). Mượn sách tại quầy mượn và trả sách tại quầy trả. Sách được mượn về nhà miễn phí, nhưng phải đóng tiền thế chân theo giá trị của cuốn sách. Thời gian mượn tối đa 15 ngày đối với sách tham khảo và 3 tháng đối với giáo trình. Sau thời gian trên nếu bạn đọc chưa trả sách, Thư viện đề nghị Nhà trường sẽ xử lý theo điều 52 Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001” về Vi phạm các quy định bảo vệ tài liệu trong thư viện. Điều 3: Truy cập thông tin - Nghiêm cấm việc truy cập, lưu trữ, truyền tải các thông tin bất hợp pháp, có nội dung xấu, đồi trụy hoặc gây hại đến lợi ích quốc gia, ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. - Nghiêm cấm việc phá hoại máy tính, hệ thống mạng và nội dung thông tin của thư viện. - Sách điện tử (CD-ROM) chỉ dành cho nghiên cứu, bạn đọc tuân thủ theo Luật bản quyền tác giả. Nội quy trên đây nhằm đảm bảo mọi điều kiện thuận tiện cho sinh viên khi đến học tập tại thư viện, đồng thời bảo quản tài sản của nhà trường. Mọi trường hợp vi phạm nội quy sẽ bị xử lý theo từng mức độ vi phạm. B. TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO Trung tâm Thể dục thể thao Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc thư viện của trường, nơi dành cho HSSV, CB – CNV, giảng viên của trường rèn luyện sức khỏe hàng ngày sau thời gian học tập, làm việc. Trung tâm có nhiều trang thiết bị luyện tập hiện đại, không gian tập luyện thoáng mát và huấn luyện viên chuyên nghiệp. Địa điểm luyện tập: Tầng 3 - Nhà D. Đối tượng: toàn thể SV, cán bộ nhân viên nhà trường. Các môn luyện tập: thể hình, erobic, yoga, dance sport. Nội quy phòng tập Thời gian phục vụ từ: 6 giờ đến 21 giờ từ thứ hai đến thứ bảy. 133
  12. 1. Đối tượng phục vụ: CB-GV-CNV và HSSV Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. 2. Một số quy định đối với học viên - Thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, không khạc nhổ, không hút thuốc; để giày dép, dụng cụ luyện tập và đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định và tự bảo quản tài sản cá nhân. - Mỗi thẻ chỉ được sử dụng một lần trong một ngày. Thẻ có giá trị sử dụng trong một tháng. - Tập đúng thời gian học viên đã đăng ký. - Không cho người khác mượn thẻ, nếu các bạn vi phạm sẽ bị thu thẻ. - Không được tự ý dẫn bạn bè vào phòng tập. - Học viên phải chấp hành sự hướng dẫn của hướng dẫn viên phòng tập. - Giữ trật tự vệ sinh chung tại phòng tập và trong nhà vệ sinh. - Không phá hỏng máy móc, trang thiết bị phòng tập. - Không tranh giành dụng cụ tập làm mất trật tự. Không đùa giỡn trong khi tập. - Không luyện tập khi có chất kích thích như rượu bia C. KÝ TÚC XÁ I. GIỚI THIỆU KÝ TÚC XÁ Ký túc xá Cơ sở chính có 218 phòng gồm hai dãy: nhà I và nhà G Nhà I có 138 phòng từ tầng 4 đến tầng 15 dành để ở. Nhà G có 80 phòng từ tầng 1 - 8. Tổng cộng: Nhà I + G có 108 phòng dành cho SV nữ và 110 phòng dành cho nam. Tại Cơ sở Thái Bình, Cơ sở Thanh Hóa, Quảng Ngãi, mỗi cơ sở có thể nhận 5.000 HSSV vào ở nội trú, tất cả HSSV khóa mới nhập học năm 2012 tại ba cơ sở này bắt buộc phải ở nội trú. Tuy nhiên, những sinh viên 134
  13. khóa cũ nếu nhà ở rất xa trường sẽ được giải quyết ưu tiên cho ở trong ký túc xá của trường. Ký túc xá của trường được xây dựng hiện đại, thoáng mát, phòng ở rộng rãi, các công trình vệ sinh khép kín, có chỗ phơi riêng. Nhà ăn công nghiệp hiện đại ngay bên cạnh ký túc xá phục vụ sinh viên ba bữa sáng, trưa, chiều với giá rẻ, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Chung quanh khu vực ký túc xá, khuôn viên rộng rãi với nhiều thảm cỏ, bồn hoa, cây kiểng, hệ thống sân chơi thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn. Về đêm, ánh sáng chan hòa toàn trường, thư viện mở cửa phục vụ HSSV nội trú học tập đến 22 giờ đêm, an ninh trật tự được bảo đảm. Cán bộ, giáo viên, nhân viên quản lý ký túc xá thân thiện và luôn là người bạn thân thiết của các bạn HSSV nội trú. II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC Ở KÝ TÚC XÁ Tại Cơ sở chính - Là sinh viên ở các tỉnh về nhập học tại trường. - Sinh viên cư trú tại các quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh cách trường từ 25 km trở lên. Tại Cơ sở Thái Bình, Cơ sở Thanh Hóa và Cơ sở Quảng Ngãi - HSSV mới nhập học năm thứ nhất bắt buộc phải ở ký túc xá để rèn luyện. - Những HSSV các khóa cũ nhà ở quá xa trường sẽ được xem xét giải quyết. III. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ Sinh viên phải làm thủ tục đăng ký và đóng tiền tại văn phòng ký túc xá. Phòng quản lý ký túc xá sẽ căn cứ vào hồ sơ đăng ký xét theo nguyên tắc ưu tiên cho những sinh viên là con em gia đình chính sách, vùng sâu, vùng xa, sinh viên người dân tộc, sau đó xét hồ sơ theo thứ tự người nộp trước, nộp sau cho tới khi hết cơ số phòng ở. 135
  14. IV. CÁC DỊCH VỤ - Hàng ngày, ký túc xá cung cấp nước uống đóng chai (bình 20 lít), nước đun sôi để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân, sinh viên chỉ việc đăng ký tại văn phòng ký túc xá sẽ được cung cấp tận nơi ở với giá rẻ, phù hợp với chi phí sinh hoạt của sinh viên. Đối với HSSV tại các cơ sở của trường do số lượng ít nên được cấp nước uống hàng ngày miễn phí. - Sinh viên sẽ được giúp đỡ hoặc được tư vấn khi gặp khó khăn trong đời sống, sinh hoạt; khi ốm đau được chăm sóc về y tế. Những sinh viên khó khăn, cơ nhỡ sẽ được nhận làm thêm các công việc tại trường để có thu nhập. Những sinh viên xin được việc làm ngoài giờ bên ngoài trường sẽ được Phòng quản lý ký túc xá hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện trong việc ra, vào ký túc xá một cách thuận tiện. - Nhà trường trang bị phòng giặt quần áo bằng máy giặt công nghiệp với giá rẻ nhằm hỗ trợ sinh viên nội trú dành được nhiều thời gian học tập và vui chơi giải trí, đỡ mất thời gian với việc giặt giũ hàng ngày. - Tất cả các cơ sở của trường đều có sân bóng đá mini, các sân chơi bóng chuyền, cầu lông và phòng tập thể dục thể hình. V. NỘI QUY KÝ TÚC XÁ Để đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, yêu cầu HSSV thực hiện tốt 15 điều nội quy sau đây. Nếu HSSV cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. 1. Vi phạm an ninh trật tự với các hành vi: gây gổ đánh nhau, kích động đánh nhau, tổ chức phe nhóm tụ tập gây rối dưới bất cứ hình thức nào. Tàng trữ, sử dụng vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, mang hung khí, vật dụng dao nhọn và các tài sản bất hợp pháp vào trong ký túc xá nếu bị một lần sẽ bị kỷ luật cảnh cáo, thu giữ tang vật buộc ra khỏi ký túc xá, nếu nghiêm trọng sẽ buộc thôi học, xử lý theo pháp luật. 2. Bỏ trực vệ sinh phòng ở, khạc nhổ làm mất vệ sinh các khu công cộng; chăn màn, quần áo phơi, móc không đúng nơi quy định; đun nấu và uống rượu bia trong ký túc xá, nếu vi phạm những điều trên lần đầu sẽ bị cảnh cáo, lần thứ hai thu giữ tang vật và buộc ra khỏi ký túc xá. 136
  15. 3. Viết, vẽ, đóng đinh, dán giấy lên tường, thang máy, khu ký túc xá; hắt nước và ném các vật dụng khác xuống dưới đường, vào các khu dân cư; la hét lớn trong khi mất điện; mặc quần cụt, cởi trần đứng gác chân lên lan can, vi phạm một lần thì bị khiển trách, cảnh cáo, buộc ra khỏi ký túc xá. 4. Cấm sử dụng, vận chuyển, tàng trữ ma túy, dụ dỗ lôi kéo người sử dụng ma túy, nếu vi phạm một lần buộc thôi học, nếu mức độ nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật. 5. Đánh bài, cờ bạc, mại dâm dưới bất cứ hình thức nào, sử dụng tài liệu, băng, đĩa văn hóa phẩm đồi trụy: nếu vi phạm một lần thì bị cảnh cáo, thu tang vật, đưa ra khỏi ký túc xá; nếu nghiêm trọng thì giao cho công an xử lý, buộc thôi học. 6. Hành vi phá hoại, làm hư hỏng tài sản công, làm nghẹt cầu, ga thoát nước, nếu vi phạm một lần bị cảnh cáo, bồi thường thiệt hại, buộc ra khỏi ký túc xá, nếu nghiêm trọng thì buộc thôi học và bị xử lý theo pháp luật. 7. Đưa người ngoài vào ở trong ký túc xá ăn cắp, trấn lột, đánh người, che dấu không tố giác người ngoài vào ở ký túc xá: nếu vi phạm một lần thì bị cảnh cáo, buộc ra khỏi ký túc xá. HSSV vắng ký túc xá qua đêm không báo vắng từ một đến hai lần sẽ bị buộc ra khỏi ký túc xá và thông báo về gia đình. 8. Không đi chơi khuya quá 22 giờ. Nghiêm cấm leo rào vào trường, vào ký túc xá, leo hành lang sau từ phòng này sang phòng khác, nếu vi phạm một lần buộc ra khỏi ký túc xá. HSSV ở ký túc xá nam không lui tới ký túc xá nữ và ngược lại. Nếu vi phạm một lần thì bị cảnh cáo, hai lần buộc ra khỏi ký túc xá. 9. Có thái độ vô lễ, gây gổ, đe dọa cán bộ, viên chứ: nếu vi phạm một lần thì bị cảnh cáo đến buộc thôi học. 10. Nghiêm cấm HSSV tham gia sinh hoạt với các tổ chức xã hội bất hợp pháp dưới mọi hình thức ở ngoài trường. Nếu tham gia sinh hoạt với các tổ chức xã hội hợp pháp phải báo cho Phòng Quản lý ký túc xá biết, nơi tổ chức sinh hoạt phải được chính quyền sở tại cho phép. HSSV lôi kéo sinh hoạt bất hợp pháp một lần bị buộc thôi học, thông báo về nơi cư trú. 137
  16. 11. Các thiết bị trong phòng ở không được tự ý xê dịch, mang đi phòng khác, các vật dụng mang từ ngoài vào phải được giáo viên quản lý ký túc xá đồng ý và có xác nhận. 12. Thang máy hư hỏng do nghịch phá HSSV trong ký túc xá nhà I phải bồi thường. Người bắt được hoặc tố giác đối tượng nghịch phá được Phòng Quản lý ký túc xá thưởng 1.000.000 đồng. 13. Phải trình biên lai đóng tiền ký túc xá mới được xếp phòng, nếu hết hạn thuê phòng mà ở quá quy định 15 ngày không đóng tiền buộc ra khỏi ký túc xá. 14. Tất cả HSSV vi phạm nội quy khi bị buộc ra khỏi ký túc xá, nhà trường sẽ không hoàn lại tiền. 15. HSSV năm thứ nhất học tại Cơ sở Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Ngãi bắt buộc phải ở trong ký túc xá. Nếu ba tháng liên tục mỗi tháng vắng mặt không lý do bốn ngày, nhà trường sẽ buộc thôi học. 16. HSSV nội trú tại Cơ sở chính, khi đóng tiền ở nội trú, nếu có lý do chính đáng xin ra ở ngoài nội trú thì được phép rút tiền, nhưng phải thanh toán tiền nội trú cho những ngày đã ở. Đối với HSSV tại Cơ sở Thái Bình, Cơ sở Thanh Hóa và Cơ sở Quảng Ngãi, ở nội trú là điều kiện bắt buộc nên không được phép xin ra khỏi ký túc xá. D. NHÀ ĂN I. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ ĂN Hệ thống nhà ăn trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm nhà ăn tại Cơ sở chính, nhà ăn tại Cơ sở Thái Bình, nhà ăn tại Cơ sở Thanh Hóa và nhà ăn tại Cơ sở Quảng ngãi, được xây dựng để phục vụ ăn, uống, sinh hoạt cho cán bộ, viên chức và HSSV trong trường, đặc biệt phục vụ cho 20.000 HSSV nội trú. Diện tích nhà ăn tại cơ sở chính rộng gần 5.000m2; ở các cơ sở rộng gần 3.000m2, được chia ra làm ba khu vực phục vụ: khu vực dành cho sinh viên, khu vực dành cho cán bộ viên chức và khu vực căn tin. Nhà ăn được thiết kế theo phong cách hiện đại, với các trang thiết bị và dụng cụ phục vụ như: bàn, ghế, máy tính tiền, máy rửa chén, hệ thống âm thanh để nghe nhạc và ti vi để xem tin tức, nhà vệ sinh sạch, đẹp, luôn có nhân viên phục vụ dọn dẹp sạch sẽ. 138
  17. Khu vực chế biến được thiết kế theo dây chuyền công nghiệp, bắt đầu từ kho ga để cung cấp cho các lò nấu với hệ thống ống khói, khử mùi được lắp đặt phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh; tủ cấp đông để bảo quản thực phẩm; tủ sấy tự động dùng để nấu cơm. Hệ thống cấp thoát nước và khu vực nấu nướng được bố trí hợp lý, cảnh quan xung quanh nhà ăn sạch đẹp văn minh với những cây cảnh, tiểu cảnh, tiểu sảnh được bố trí hợp lý, đẹp mắt. Internet không dây phủ sóng trong tất cả hệ thống nhà ăn làm cho toàn cảnh khu vực của mỗi nhà ăn thêm sinh động không kém nhà ăn của các trường quốc tế. Sinh viên vào nhà ăn phải tự phục vụ mình và tùy theo túi tiền mà tự chọn món ăn cho phù hợp với nhu cầu và sở thích. Khi ăn xong, sinh viên cũng tập làm quen với phong cách công nghiệp là tự dọn các đồ dùng trong bữa ăn đến nơi để quy định. Với đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo chu đáo, phong cách phục vụ tận tình, thái độ nhã nhặn và chất lượng, sự phục vụ của các nhân viên luôn làm hài lòng người ăn. Bên cạnh nhà ăn là khu vực căn tin được bố trí ngoài trời rộng rãi và thoáng mát, với nhiều cây xanh và những bộ bàn ghế đá, nhằm tạo cho sinh viên một địa điểm sinh hoạt cộng đồng, là nơi sinh viên có thể giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Tại đây, HSSV có thể điểm tâm buổi sáng bằng những món ăn như bánh mì pate, bánh ngọt, kẹo, hoặc có thể uống cà phê và giải khát Với quan điểm phục vụ là chính, hệ thống nhà ăn Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương hoạt động lấy thu bù chi nên không đặt vấn đề kinh doanh lên hàng đầu. Nhà trường phải bù lỗ các khoản tiền điện, tiền nước, tiền mặt bằng và một phần tiền nhân công của các nhân viên, nên giá các suất ăn thường rẻ hơn thị trường. Yếu tố vệ sinh và an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Nhiều năm qua, nhà ăn đã làm hài lòng nhiều thế hệ sinh viên đã ra trường. Đó là một hình ảnh đẹp về hệ thống nhà ăn của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh của chúng ta. II. NỘI QUY NHÀ ĂN 1. Giữ gìn nếp sống trật tự, văn minh, lịch sự. 2. Xếp hàng thứ tự khi vào quầy tự chọn phần ăn, không chen lấn, đùa giỡn, xô đẩy, không nói lớn gây ồn ào, ngồi ăn phải ngay ngắn, không gác chân lên bàn, lên ghế. 139
  18. 3. Tất cả mọi người phải tự phục vụ mình khi nhận phần ăn tự chọn, ăn xong phải mang các vật dụng để vào đúng nơi quy định. 4. Khi nhận đồ ăn ra khỏi quầy phải trả tiền cho thu ngân tại cuối quầy. 5. Ăn xong mọi người phải ra về để nhường chỗ cho người khác vào ăn. 6. Không được hút thuốc, uống rượu, bia, ăn kẹo cao su trong nhà ăn. 7. Giữ vệ sinh chung, không xả rác, khạc nhổ, đổ nước xuống sàn nhà ăn (rác bỏ vào ngay trong khay). 8. Không vặn chỉnh ti vi và hệ thống âm thanh. 9. Không được mang các loại vật dụng của nhà ăn ra ngoài. 10. Không được vào khu vực nhà bếp. 11. Không vẽ bậy lên bàn, ghế, tường, cột, trần nhà trong nhà ăn. 12. Không được mang các loại hóa chất, vật liệu nổ và các loại vũ khí vào nhà ăn. 13. Khi cố ý làm hư hỏng các vật dụng trong nhà ăn phải bồi thường. 140
  19. PHẦN IV: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC TẬP TẠI HUI A. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nghiên cứu khoa học và đưa ra các giải pháp cải tiến công nghệ là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong các trường đại học. Ban Giám hiệu nhà trường đã chú trọng đến công tác này, thông qua việc cải tiến các mô hình học cụ, tìm tòi nghiên cứu các phương pháp giảng dạy tiên tiến, giúp cho SV nắm vững phần lý thuyết và giỏi về phần thực hành. Công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ được duy trì khi trường chuyển thành trường Cao đẳng Công nghiệp IV và thực sự có những bước tiến vượt bậc đến khi trường trở thành Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện Trường có 3 giáo sư, 20 phó giáo sư, 200 tiến sĩ và nghiên cứu sinh, 1.300 thạc sĩ và cao học. Hầu hết các giảng viên được đào tạo bài bản, chính quy từ các trường trong nước; số đông được đào tạo tại nước ngoài. Nhiều người đã giữ cương vị đầu ngành, lãnh đạo, chỉ đạo hoặc trực tiếp chủ trì các đề tài nghiên cứu trọng yếu ở các viện nghiên cứu quan trọng có tầm quốc gia, quốc tế. Các giảng viên nhiều kinh nghiệm quy tụ về đây, một mặt truyền đạt những kiến thức lý thuyết tiên tiến, mặt khác sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm nghiên cứu cho các đồng nghiệp trẻ và cho SV trong toàn trường đang khát khao dấn thân vào con đường khoa học. Vì vậy, công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường đã có biến chuyển mạnh mẽ về lượng cũng như về chất. Cụ thể năm 2007, mới chỉ có một đề tài cấp nhà nước, ba đề tài cấp Bộ, sáu đề tài cấp trường, thì đến năm 2011 đã có sáu đề tài cấp Nhà nước, 30 đề tài cấp Bộ, ngành, địa phương và hàng trăm đề tài cấp trường đã được xét duyệt. Ngoài ra, công tác nghiên cứu cải tiến chương trình, giáo trình, cập nhật kiến thức hiện đại cũng đã được đẩy mạnh và thu được kết quả khích lệ. Sau sáu năm trở thành trường đại học, 100% giáo trình hoặc bài giảng lý thuyết và thực hành ở bậc đại học, cao đẳng đã được biên soạn. Với phương châm: hiện đại - thực tế - hiệu quả, các kiến thức trong giáo trình đã được đúc kết, rút tỉa từ các giáo trình có uy tín ở trong và ngoài nước, được các giảng viên dày công biên soạn đang được sinh viên trong 141
  20. nhà trường nhiệt liệt đón nhận. Phát huy truyền thống của một trường công nghệ, công tác cải tiến mô hình học cụ, làm mới thiết bị thực hành luôn được coi trọng. Và hàng năm, các giảng viên và sinh viên đã thiết kế, chế tạo hàng trăm mô hình học cụ, thiết thực phục vụ cho các hoạt động đào tạo của nhà trường. Nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là phương pháp đào tạo, là hình thức tổ chức dạy học bắt buộc đối với sinh viên. Trong đó, sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình. Phương pháp đào tạo qua nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho sinh viên từng bước vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong thực tiễn. Đây là điều kiện để sinh viên tiến hành những hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu. Tự người học sẽ tiếp tục hoàn thiện và đổi mới vốn tri thức của mình dưới ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ, rèn luyện tác phong, phẩm chất tốt đẹp của nhà nghiên cứu. Do đó, trong quá trình đào tạo tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sinh viên nhất thiết phải tham gia nghiên cứu khoa học từ thấp đến cao, từ năm đầu đến năm cuối như: làm bài tập nghiên cứu, làm khóa luận tốt nghiệp Để thực hiện được nghiên cứu khoa học trong sinh viên và coi đó là một trong những phương pháp cốt lõi trong đào tạo nhất là bậc đại học, cao đẳng, nhà trường sẽ gắn hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học với các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, cơ sở sản xuất, tổ chức xã hội, chuyển giao vận dụng những kết quả nghiên cứu của giảng viên, HSSV vào các cơ sở sản xuất góp phần tạo ra sản phẩm cho xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong quá trình dạy học, các giảng viên sẽ trình bày những công trình nghiên cứu khoa học; những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; những quan điểm lý thuyết mới cho sinh viên; đồng thời khuyến khích sinh viên nhận xét, đánh giá, phê phán, tạo cho sinh viên làm quen dần với hoạt động nghiên cứu khoa học 142
  21. ngay từ năm thứ nhất thông qua các bài tập nghiên cứu, tiểu luận, khóa luận. Giảng viên sẽ tạo điều kiện cho sinh viên tham dự các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở trong từng bước đưa hoạt động này vào nề nếp hòa nhịp với hoạt động đào tạo của nhà trường. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học có hai loại hình nghiên cứu chủ yếu đó là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. - Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm tìm ra những khái niệm, nguyên lý, quy luật trên cơ sở xây dựng một hệ thống lý thuyết mới về đối tượng nghiên cứu. Tri thức cơ bản là tri thức nền tảng cho quá trình nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo. Nghiên cứu cơ bản là loại hình nghiên cứu phức tạp, đòi hỏi tính sáng tạo cao, đòi hỏi nhiều kinh phí trang thiết bị. Có loại nghiên cứu cơ bản mà mục tiêu là phát hiện, sáng tạo ra giá trị mới, những quy luật, những lý thuyết khoa học mới dù chưa có địa chỉ ứng dụng. Loại nghiên cứu cơ bản có định hướng, mục tiêu là phát hiện, sáng tạo ra giá trị mới, giải pháp mới theo những yêu cầu xã hội của thực tiễn sản xuất. - Nghiên cứu ứng dụng là loại hình nghiên cứu có mục tiêu và tìm cách vận dụng những thành quả của quá trình nghiên cứu cơ bản nhằm tạo ra những quy trình công nghệ mới, vật liệu mới, sản phẩm mới. Loại hình nghiên cứu này phù hợp với quy luật phát triển của khoa học hiện đại, rút ngắn thời gian từ khi phát minh đến lúc ứng dụng. Nghiên cứu ứng dụng đã làm cho khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo động lực thúc đẩy phát triển khoa học lẫn sản xuất. Nghiên cứu ứng dụng là một trong những con đường tốt nhất giúp các nước phát triển nhanh chóng, bỏ qua giai đoạn nghiên cứu cơ bản tốn kém để tiến kịp các nước tiên tiến. Trong trường đại học, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng đều có khả năng thực hiện và trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện đang đặt ra hiện nay. Nghiên cứu khoa học không còn là hoạt động đứng ngoài đào tạo, không chỉ là công việc của một số người mà là của mọi người bao gồm các giảng viên, các nhà khoa học và đông đảo sinh viên. Chương trình nội dung đào tạo ở bậc đại học luôn có sự đòi hỏi phải bổ sung cập nhật và đặt ra nhiều vấn đề nghiên cứu, để hoàn thiện ở 143
  22. mức độ cần thiết. Hoạt động nghiên cứu khoa học là thực thể đáp ứng ngày càng cao yêu cầu này của công tác đào tạo. Khối lượng kiến thức trang bị cho sinh viên không phải là điều quyết định tất cả của quá trình đào tạo mà phải dành quỹ thời gian nhất định để sinh viên nghiên cứu khoa học bao gồm các nội dung sau. - Nghiên cứu để đổi mới phương pháp học tập từ khâu đọc trước tài liệu, giáo trình đến nghe giảng, ghi chép và tự nghiên cứu để tái hiện, tiếp thu kiến thức. Tham gia vào bài giảng của giảng viên, đặt ra những vấn đề có liên quan để giải đáp hoặc được hướng dẫn phương pháp tiếp cận để tự sinh viên tìm tòi sáng tạo tìm ra chân lý. - Tự trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về hệ thống các phương pháp nghiên cứu thực tiễn (quan sát, điều tra, thực nghiệm, phân tích, tổng hợp) phương pháp nghiên cứu lý thuyết hoạt động này của sinh viên rất cần sự hỗ trợ của giảng viên và phòng nghiên cứu khoa học của nhà trường. - Thực hiện việc nghiên cứu khoa học trong quá trình đào tạo tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là thực hiện các bài tập nghiên cứu. Dạng nghiên cứu này phản ánh trình độ vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, trình độ vận dụng tri thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành của sinh viên vào nghiên cứu và thể hiện bằng kết quả bài tập nghiên cứu. Khóa luận hay luận văn tốt nghiệp là dạng nghiên cứu khoa học của sinh viên có giá trị và ý nghĩa nghiên cứu khoa học thực sự. Nó có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề của một đề tài nghiên cứu khoa học kết hợp cả lý luận và thực tiễn trên cơ sở vận dụng phối hợp có hiệu quả các phương pháp nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần tìm ra những cái mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự pháp triển khoa học công nghệ và đời sống xã hội. Một dạng nghiên cứu khoa học khác của sinh viên trong thời gian đào tạo tại trường đại học là tham gia một phần trong những đề tài nghiên cứu khoa học do giảng viên, các nhà khoa học của trường làm chủ nhiệm. Đó là các đề tài từ cấp cơ sở đến cấp Bộ, cấp Nhà nước dưới sự hướng dẫn và giao nhiệm vụ những khâu thực hiện nghiên cứu theo yêu cầu của chủ nhiệm đề tài. Như vậy, trong quá trình đào tạo tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí minh mọi sinh viên đều phải tham gia nghiên 144
  23. cứu khoa học ở từng mức độ khác nhau nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Sự kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học trở thành nguyên tắc cơ bản bảo đảm sự tồn tại, phát triển của nhà trường. Sinh viên không nghiên cứu, sẽ thụ động trong tiếp nhận tri thức, không biết nghiên cứu cũng không có sáng tạo. Việc nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây có khởi sắc do chất lượng tuyển sinh được nâng cao, số đông sinh viên ham muốn và say mê học tập, nghiên cứu khoa học. Dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, nhiều sinh viên đã trực tiếp làm ra mô hình học cụ, cải tiến thiết bị thí nghiệm. Ngoài ra, thông qua các cuộc thi tay nghề, cuộc thi Robocon, các thiết bị do sinh viên tự nghĩ, tự làm đã được đánh giá cao và được khen thưởng xứng đáng. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015 là: - Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn và phát triển mạnh mẽ một số công nghệ cao. - Các vấn đề chiến lược quốc gia về các lĩnh vực khoa học và công nghệ, về tài nguyên môi trường, về kinh tế, kỹ thuật. - Những vấn đề bức xúc thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội có liên quan đến các chuyên ngành mà trường đang đào tạo. - Các vấn đề thuộc về khoa học công nghệ và sản xuất lớn trên quy mô cả nước và quốc tế về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, tài nguyên môi trường, phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp phát triển nông thôn. Tổ chức bộ máy của Hội đồng khoa học + Cấp trường quy tụ các nhà khoa học trong và ngoài trường cùng tham gia + Cấp khoa, viện, trung tâm + Cấp các cơ sở 145
  24. + Lớp học sinh sinh viên + Giảng viên và sinh viên B. CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN NĂM HỌC (2012 - 2013) 1. Mục tiêu hoạt động phong trào Đoàn thanh niên Nội dung và giải pháp thực hiện a) Công tác giáo dục chính trị tư tưởng - Tổ chức tuyên truyền giáo dục và học tập về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục truyền thống của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đẩy mạnh vận động đoàn viên thanh niên học tập theo gương các anh hùng liệt sĩ, định hướng lý tưởng sống - lý tưởng cộng sản; tổ chức tham quan bảo tàng, những địa danh gắn liền sự nghiệp cách mạng của dân tộc, thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình, nhận thức rõ ràng thời cơ và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế, phát huy Bảng tin Đoàn, các kênh thông tin của Đoàn. - Tổ chức các diễn đàn “Nghe thanh niên nói – Nói thanh niên nghe”, tăng cường công tác nắm bắt tình hình dư luận, tâm tư nguyện vọng của đoàn viên thanh niên; tổ chức báo cáo chuyên đề, các hoạt động thi tìm hiểu để tạo phong trào tìm tòi nghiên cứu lý luận chính trị trong thanh niên. b) Công tác giáo dục truyền thống - Tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống nhân các ngày lễ trong năm dưới nhiều hình thức phong phú gắn với các địa danh. - Tăng cường hoạt động giao lưu với các đơn vị trong khối Bộ Công Thương, các doanh nghiệp và các trường bạn, các đơn vị bộ đội - Giáo dục truyền thống nhà trường, truyền thống ngành nghề. Tăng cường việc nhận thức những giá trị văn hóa truyền thống trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; đấu tranh với các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các văn hóa phẩm độc hại, hạn chế khuynh hướng sùng 146
  25. ngoại, phát huy tinh thần và nội lực của dân tộc với khẩu hiệu: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. - Phát động và tổ chức các phong trào truyền thống của nhà trường như: hội thao toàn trường, hội diễn văn nghệ Đêm hội tháng 3, các đợt hội trại của Đoàn trường nhằm tạo sân chơi, giao lưu học hỏi cho đoàn viên, thanh niên. c) Giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật - Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, nội quy và nếp sống văn minh, thực hiện cuộc vận động “hai không” góp phần xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp. - Đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục tám phẩm chất của người đoàn viên: “Yêu nước - Hiếu thảo - Kính thầy - Thương người - Hiếu học - Trung thực - Kỷ luật - Tiết kiệm”. - Tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu pháp luật, viết bài ca ngợi gương sáng. - Tham gia giữ gìn an toàn giao thông trong và ngoài trường. - Trang bị kiến thức luật lao động và thi tìm hiểu về Luật Thanh niên. - Tuyên truyền, trang bị kiến thức về ma túy, HIV/AIDS và vận động đoàn viên thanh niên tránh xa với các tệ nạn xã hội. 2. Chương trình hành động cách mạng của đoàn - Phát động và tổ chức phong trào “Sinh viên ba tốt”, giáo viên dạy giỏi trong toàn trường. - Phối hợp tổ chức các cuộc thi giỏi nghề. - Hình thành Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, chủ động phối hợp cùng Phòng Khoa học công nghệ trong việc tìm kiếm tài trợ cho đề tài nghiên cứu. - Phát động phong trào giữ gìn cảnh quan sư phạm, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngày chủ nhật xanh tại nơi trường trú đóng. 147
  26. - Tổng kết, biểu dương khen thưởng những cá nhân tập thể có thành tích tốt trong học tập để động viên và nhân rộng mô hình. 3. Chương trình “Vì sự phát triển của thanh niên” - Tạo các hoạt động giao lưu trong và ngoài trường. - Xây dựng các sân chơi cuối tuần mang tính bán chuyên nghiệp dưới nhiều thể loại nhằm phát huy thế mạnh của cơ sở và nguồn nhân tài trong trường. - Tìm kiếm sự ủng hộ và tài trợ cho hoạt động của thanh niên bằng việc tuyên truyền gắn những hình ảnh thành tích trong thi đấu và giao lưu. - Phát huy các hoạt động truyền thống tại đơn vị, từ đó tuyển chọn lực lượng cho hoạt động nâng cao. 4. Chương trình xung kích “Vì cộng đồng” - Tổ chức thực hiện các đề án của Thành đoàn, kế hoạch Mùa hè xanh của Hội sinh viên, Kỳ nghỉ hồng của Đoàn Khối. - Phát huy các đội hình tình nguyện như Đội công tác xã hội, Đội Hoa Sen, Câu lạc bộ Những ánh sao đêm. - Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, môi sinh. - Chăm lo cho các em thiếu niên nhi đồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa; quan tâm đến đoàn viên thanh niên nhà trường gặp hoàn cảnh khó khăn. - Tổ chức tốt chương trình Vì đàn em thân yêu, tuyên dương con ngoan, trò giỏi 5. Công tác xây dựng Đoàn - Đoàn tham gia xây dựng Đảng a) Công tác xây dựng Đoàn - Nâng cao chất lượng sinh hoạt đoàn viên, tổ chức thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên hợp lý, khoa học, giáo dục tính tiên phong vốn có trong mỗi đoàn viên. 148
  27. - Phân loại đoàn viên theo học kỳ và cả năm học, tiến hành khen thưởng và nhân rộng những cá nhân xuất sắc, tập thể vững mạnh. - Tổ chức thường xuyên các lớp đối tượng Đoàn, đồng thời phát huy sự chủ động của các đơn vị. - Ban chấp hành Đoàn trường tiếp tục phát triển đoàn viên và bồi dưỡng các đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng. - Làm tốt công tác cán bộ cho Hội sinh viên. - Tạo mới những câu lạc bộ, đội nhóm theo sở thích, trong đó định hướng ưu tiên đến học thuật; xây dựng Câu lạc bộ Cán bộ trẻ và xây dựng chương trình hoạt động phù hợp và gắn liền với chuyên môn hơn. - Phát huy Trung tâm hỗ trợ sinh viên, hình thành Trung tâm tư vấn. b) Đoàn tham gia xây dựng Đảng - Thực hiện quy trình giới thiệu đoàn viên ưu tú sang Đảng, nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú. - Phát huy Đội Tiên phong làm cơ sở cho việc giới thiệu, nhận xét, đánh giá đảng viên trẻ, đối tượng Đảng. - Xây dựng chế độ làm việc định kỳ với cấp ủy, phát huy đảng viên trẻ làm hạt nhân chính trị. 6. Các chỉ tiêu phấn đấu trong năm học 2012 - 2013 - Phấn đấu 100% đoàn viên đạt kết quả học tập tốt, trong đó khá giỏi 35%. - Phấn đấu 95% đoàn viên thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên đạt yêu cầu. - 30% chi đoàn có công trình thanh niên, 10 công trình cấp khoa, trung tâm và hai công trình cấp trường. - Phát động phong trào “Sinh viên ba tốt”, phấn đấu 100 sinh viên ba tốt cấp trường, 10 sinh viên ba tốt cấp tỉnh và thành phố. - Phát triển tối thiểu 750 đoàn viên mới trong năm 2012-2013. - Tăng cường giao lưu với các đơn vị, kết nghĩa ít nhất ba đơn vị. 149
  28. - Giới thiệu sang Đảng 30 đoàn viên ưu tú, phấn đấu ít nhất có 10 đồng chí được kết nạp Đảng. - Thực hiện tốt 100% đoàn viên không vi phạm trong thi cử. C. QUY ĐỊNH VỀ MÔN TIẾNG ANH ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH Tiếng Anh là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của tất cả các hệ, bậc, ngành của Trường Đại học Công nghiệp TPHCM. Nhà trường quy định việc học môn tiếng Anh trong toàn trường như sau. I. YÊU CẦU VỀ MÔN TIẾNG ANH 1. Bậc đại học Sinh viên đại học chính quy, vừa làm vừa học, đại học liên thông khi xét tốt nghiệp phải đạt các yêu cầu sau: - Đạt điểm tiếng Anh căn bản (Khoa Ngoại ngữ chịu trách nhiệm). - Đạt điểm tiếng Anh chuyên ngành (khoa chuyên ngành chịu trách nhiệm). - Có chứng chỉ quốc gia trình độ C (đối với hệ vừa làm vừa học trình độ B). 2. Bậc cao đẳng Sinh viên cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng liên thông khi xét tốt nghiệp phải đạt các yêu cầu sau: - Đạt điểm tiếng Anh căn bản (Khoa Ngoại ngữ chịu trách nhiệm). - Đạt điểm tiếng Anh chuyên ngành (khoa chuyên ngành chịu trách nhiệm). - Có chứng chỉ quốc gia trình độ B (đối với hệ vừa làm vừa học trình độ A). 3. Bậc trung cấp Học sinh trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề khi xét tư cách dự thi tốt nghiệp phải đạt các yêu cầu sau: - Đạt điểm tiếng Anh căn bản (Khoa Ngoại ngữ chịu trách nhiệm). - Đạt điểm tiếng Anh chuyên ngành (Khoa chuyên ngành chịu trách nhiệm). 150
  29. - Có chứng chỉ quốc gia trình độ A. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC THI XẾP LỚP VÀ HỌC TẬP 1. Thi xếp lớp - Việc thi xếp lớp được áp dụng đối với tất cả HSSV bậc đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, là điều kiện bắt buộc khi HSSV mới nhập học, nhằm xác định đúng trình độ tiếng Anh của HSSV để làm căn cứ xếp lớp. - Việc thi xếp lớp được tổ chức một lần/năm vào đầu học kỳ 1 hàng năm. - Sau khi có kết quả, những HSSV có chung một trình độ sẽ được xếp học chung với nhau một lớp. - HSSV có chứng chỉ A, B, C vẫn phải dự thi xếp lớp. 2. Kết quả sau khi thi xếp lớp - Từ 5 - 10 điểm: học tiếng Anh căn bản - Từ 0 – 4,9 điểm hoặc không thi xếp lớp: học tiếng Anh sơ cấp - Khi đi thi xếp lớp HSSV mang theo giấy tờ tùy thân có dán ảnh và lệ phí thi xếp lớp: 50.000 đồng/SV. 3. Học tập - HSSV phải hoàn thành chương trình tiếng Anh căn bản trước khi học môn tiếng Anh chuyên ngành. - Các viện, khoa và trung tâm phối hợp với Khoa Ngoại ngữ xếp thời khóa biểu áp cứng bắt buộc để HSSV chủ động học các môn Anh văn cho đúng tiến độ đào tạo. - Các lớp Anh văn sơ cấp sẽ học vào ban đêm, 3 buổi/tuần (vào thứ 2, 4, 6 hoặc 3, 5, 7). Thời gian học 90 tiết, học phí 700.000 đồng; Sau khi có kết quả thi xếp lớp, HSSV đóng học phí tại Phòng Tài chính - Kế toán và đem bản sao biên lai đóng tiền đến Khoa Ngoại ngữ/Khoa KHCB tại các cơ sở để được xếp lớp. Sau khi mỗi học kỳ kết thúc, những sinh viên nợ điểm Anh văn liên hệ Khoa Ngoại ngữ để được thông báo kế hoạch học trả nợ. Nhà trường không giải quyết thi trả nợ học phần vào học kỳ cuối. 151
  30. III. THI CHỨNG CHỈ QUỐC GIA A, B, C MÔN ANH VĂN − HSSV khi xét tốt nghiệp bắt buộc phải đạt chứng chỉ C đối với đại học, B đối với cao đẳng và A đối với trung cấp. Việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ quốc gia A, B, C không nằm trong chương trình đào tạo chính khóa. Do đó, HSSV có thể chủ động đăng ký học tại Trung tâm ngoại ngữ của Trường ĐH Công nghiệp Tp. HCM. - Trường Đại học Công nghiệp TPHCM chỉ công nhận chứng chỉ quốc gia A, B, C do trường cấp. Những sinh viên có chứng chỉ quốc gia do những cơ sở khác cấp sẽ phải tham gia một kỳ thi kiểm tra chất lượng. Nếu đạt yêu cầu thì chứng chỉ đó được công nhận. Nhà trường giao cho Khoa Ngoại ngữ thường xuyên tổ chức luyện thi, thi và cấp chứng chỉ quốc gia A, B, C cho HSSV toàn trường. - Để biết thông tin về môn tiếng Anh, sinh viên có thể liên hệ tại Khoa Ngoại ngữ (tầng trệt nhà B), điện thoại: 38940390 - máy nhánh 151. Tại các cơ sở, sinh viên đăng ký tại Khoa Khoa học cơ bản và Kỹ thuật cơ sở. D. QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH ĐỘ TIN HỌC CHO HSSV KHÔNG CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I. QUY ĐỊNH CHUNG Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò rất quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật. Do đó, kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của HSSV là một trong những tiêu chí để nhà trường xét cấp bằng tốt nghiệp. Theo quy chế học vụ của Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM, để được xét và công nhận tốt nghiệp, HSSV phải có chứng chỉ quốc gia về tin học (trình độ A hoặc B). II. HỌC TẬP Trình độ tin học ứng dụng của HSSV khi tốt nghiệp là yêu cầu bắt buộc và không nằm trong chương trình đào tạo chính khóa. HSSV có thể chủ động đăng ký học tại của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Khoa công nghệ thông tin mở các lớp đào tạo ngắn hạn, khai giảng thường xuyên với rất nhiều ca học (sáng, chiều, tối, chủ nhật) để HSSV lựa chọn. 152
  31. Học phí khóa tin học trình độ A: 580.000 đồng Học phí khóa tin học trình độ B: 620.000 đồng Học phí trên bao gồm học và thi cấp chứng chỉ, HSSV không phải đóng thêm bất kỳ khoản nào. HSSV phải đạt trình độ tin học A, là điều kiện bắt buộc để học tin học B. III. THI CHỨNG CHỈ QUỐC GIA TIN HỌC Trường Đại học Công nghiệp TPHCM chỉ công nhận chứng chỉ quốc gia tin học do trường cấp. Những HSSV có chứng chỉ tin học do những cơ sở khác cấp phải tham gia một kỳ thi kiểm tra chất lượng. Nếu đạt yêu cầu thì chứng chỉ đó được công nhận. Nhà trường thường xuyên tổ chức các kỳ thi chứng chỉ quốc gia tin học mỗi tháng một lần (trừ tháng hè và tháng tết). HSSV có đủ kiến thức có thể đăng ký thi tự do các kỳ thi này để được cấp chứng chỉ quốc gia tin học. Lệ phí thi 150.000 đồng. IV. LIÊN HỆ Để biết thêm thông tin về việc học và thi cấp chứng chỉ quốc gia tin học, HSSV liên hệ: - Tại Cơ sở chính: Khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghiệp TPHCM Địa chỉ: Lầu 1 - nhà H (Tháp CNTT) - 12 Nguyễn Văn Bảo - Gò Vấp - TPHCM. Điện thoại: 08.3894.0390 số nội bộ 167. Để đăng ký học, thi và kiểm tra trình độ tin học, HSSV xem thông tin và đăng ký tại website: - Tại các cơ sở (Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình): Bộ môn Tin học thuộc Khoa Công nghệ của cơ sở. 153
  32. Đ. NỘI QUY & QUY ĐỊNH ÁP DỤNG CHO CÁC LỚP ĐÀO TẠO HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ ĐẠI HỌC TIÊN TIẾN I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh có kinh nghiệm 14 năm hợp tác đào tạo với Úc, 11 năm hợp tác với Canada, 7 năm hợp tác với Mỹ, 4 năm hợp tác với Đài Loan, Trung Quốc, 2 năm hợp tác với Hàn Quốc, Vương quốc Bỉ, 4 năm hợp tác với Lào. Ngày 1/10/2005, Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM thành lập Trung tâm Hợp tác Quốc tế với mục tiêu chuyên nghiệp hóa về quản lý và tổ chức đào tạo cũng như nâng cao chất lượng đào tạo các chương trình hợp tác quốc tế. Các chương trình đào tạo hợp tác quốc tế của trường đang từng bước được khẳng định thương hiệu và không ngừng nâng cao chất lượng với tôn chỉ: “Đem giáo dục tiên tiến của thế giới đến với mọi đối tượng người học Việt Nam”. 1. Đội ngũ giảng viên Chương trình đào tạo liên kết quốc tế hiện có trên 60 giảng viên cơ hữu, 100% có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, gần 50% được đào tạo ở nước ngoài (Châu Âu, Bắc Mỹ, ). Bên cạnh đó còn có một số giảng viên thỉnh giảng đang công tác tại các công ty, xí nghiệp và một số giảng viên có học hàm, học vị đang công tác ở các đại học danh tiếng tại TP HCM. Tất cả giảng viên đều thành thạo tiếng Anh và tham gia giảng dạy bằng tiếng Anh. Tùy theo mỗi chương trình đều có giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy. 2. Cơ sở vật chất - Các phòng học và giảng đường đều được trang bị máy chiếu (projector) và sinh viên được học trong phòng máy lạnh. - Các phòng máy tính có cấu hình mạnh dành cho sinh viên thực hành và học tập. - Sinh viên được học tập trong một môi trường hiện đại, thư viện với nhiều đầu sách được xuất bản trong và ngoài nước, phòng đa phương tiện và phòng Internet giúp các bạn truy cập và tìm kiếm thông tin trên mạng. Sách học, tài liệu tham khảo được cung cấp kịp thời cho sinh viên 154
  33. khi bắt đầu một môn học mới. Hệ thống thư viện điện tử cung cấp nhiều tài nguyên bằng tiếng Anh rất bổ ích cho những sinh viên theo học các chương trình quốc tế bằng tiếng Anh. 3. Đối tác Đối tác của trường là: - Học viện SIAST (Canada) - Đại học Meiho (Đài Loan) - Đại học Sunsik (Hàn Quốc) - Đại học Liége (Bỉ) 4. Chương trình đào tạo - Chương trình thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Môi trường với Đại học Sunsik (Hàn Quốc), Đại học Mỹ Hòa (Đài Loan), Đại học Liége (Bỉ). - Sau khi tốt nghiệp những chương trình đại học, sinh viên có nguyện vọng sẽ được xem xét vào học chương trình cao học hợp tác với Hàn Quốc, Bỉ 5. Một số thông tin khác: Sinh viên có thể vào website của Trung tâm Hợp tác quốc tế để nắm các thông tin chi tiết về: - Nội quy và Quy định của chương trình hợp tác quốc tế. - Mẫu các văn bằng của các chương trình. - Thời khóa biểu và tiến độ đào tạo. - Chương trình đào tạo. - Sổ tay sinh viên của các chương trình hợp tác quốc tế II. NỘI QUY VÀ QUY ĐỊNH 1. Đóng học phí - Sinh viên phải đóng học phí đúng thời hạn theo quy định của nhà trường (đóng học phí trước khi học kỳ bắt đầu). 155
  34. - Tất cả sinh viên chưa hoàn tất học phí đúng thời hạn mà không có sự cho phép của nhà trường đều bị xóa tên (buộc thôi học) và không được nhận tài liệu học tập. 2. Quy định về học vụ - Sau mỗi học kỳ, nếu sinh viên nào có số môn học bị nợ từ 70% trở lên trên tổng số môn học thì sẽ bị buộc thôi học, nếu nợ từ 50% đến 69% tổng số môn học sẽ buộc phải ngưng học để học trả nợ. Ngoài ra, sinh viên phải tuân thủ quy định của từng môn học theo quy định của trường đối tác (môn tiên quyết, vấn đề đánh giá ). - Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp nếu đạt (PASS) tất cả các môn học (kể cả kỳ thực tập tốt nghiệp); đồng thời, phải đạt yêu cầu về ngoại ngữ (yêu cầu này khác nhau cho từng khối lớp liên kết), được công bố trên webiste của Trung tâm Hợp tác Quốc tế (trong sổ tay sinh viên của từng khối liên kết) trước khi sinh viên nhập học. - Ngoài các quy định này, sinh viên còn phải tuân thủ các quy định khác do phía trường liên kết đề ra. 3. Quy định về ngoại ngữ và các môn khoa học Mác - Lênin a) Ngoại ngữ - Áp dụng cho sinh viên năm thứ nhất chương trình Canada: + Trong mỗi học kỳ của năm thứ nhất, sinh viên sẽ học bốn môn tiếng Anh tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết. + Điểm đạt cho từng môn (kỹ năng) tiếng Anh là 5,0 trở lên. + Sau mỗi học kỳ, sinh viên không được phép trượt nhiều hơn hai môn (kỹ năng) tiếng Anh. Trong cả năm thứ nhất, sinh viên không được phép trượt nhiều hơn ba môn (kỹ năng) tiếng Anh. Sinh viên vi phạm sẽ buộc ngưng học để học trả nợ hoặc buộc thôi học. b) Các môn khoa học Mác - Lênin Để tiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp được liên thông lên đại học tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo chuyên ngành đã được đào tạo, nhà trường tổ chức giảng dạy các môn Mác - Lênin theo chương trình chính khóa. Các sinh viên khi đã tích lũy đủ các 156
  35. học phần sẽ được cấp giấy chứng nhận học xong chương trình các học phần khoa học Mác - Lênin để sau khi tốt nghiệp khóa học sẽ được dự thi liên thông lên đại học mà không phải học bổ sung các môn học này. Trường hợp những sinh viên thi không đạt các môn khoa học Mác - Lênin sẽ không được dự thi liên thông lên đại học tại trường. 4. Học trả nợ môn (học lại môn học) - Sinh viên bị trượt môn nào thì phải học trả nợ môn đó. - Sinh viên phải tự liên hệ với Trung tâm Hợp tác Quốc tế để đăng ký học trả nợ môn. Đóng học phí học lại tại Phòng Tài chính – Kế toán. - Sinh viên được xem là hoàn tất thủ tục học lại nếu hoàn tất học phí học lại trước khi môn học bắt đầu. - Việc học lại có thể tổ chức thành lớp riêng hoặc học chung với khóa sau. Các sinh viên nợ môn có thể chủ động đăng ký học trả nợ môn bằng cách học chung với các môn của khóa sau đang học chính khóa. - Học phí học lại sẽ được Trung tâm Hợp tác Quốc tế niêm yết theo từng năm và có thể thay đổi theo từng năm học. Học phí học lại có thể cao hơn học phí học đi. - Sinh viên bắt buộc phải tuân theo kế hoạch tổ chức thi lại và học lại (học trả nợ) do nhà trường ấn định. Nhà trường không giải quyết các trường hợp không tuân thủ lịch biểu trên. 5. Chống gian lận trong thi cử và kiểm tra đánh giá - Tất cả các hành vi gian lận trong thi cử, kiểm tra, làm bài assignment, làm bài tập, đồ án, khóa luận tốt nghiệp (ví dụ như sao chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu khi thi đối với bài thi không được phép sử dụng tài liệu ) đều bị nghiêm cấm. - Các sinh viên vi phạm thì tùy theo mức độ sẽ chịu hình thức kỷ luật: cảnh cáo, hủy kết quả thi, đánh trượt môn học, đánh trượt toàn bộ môn học của học kỳ, đánh trượt tất cả môn học hoặc bị buộc thôi học. 6. Quy định khác - Bất kỳ sinh viên nào có những hành động mang tính chất kích động, nói xấu hay phá hoại chương trình sẽ bị buộc thôi học. 157
  36. - Khi học tại các phòng học lý thuyết hay phòng máy tính, sinh viên phải tuân thủ các quy định riêng của các phòng học này. Nếu vi phạm, tùy mức độ mà sinh viên sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo và buộc thôi học. - Nếu sinh viên làm hư hại tài sản của nhà trường sẽ bị xử lý theo quy định từ cảnh cáo, đền tài sản, đến buộc thôi học. E. QUY ĐỊNH ĐỒNG PHỤC HSSV NĂM HỌC 2012 – 2013 Để xây dựng nếp sống văn minh và hình ảnh đặc thù HSSV Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TPHCM quy định đồng phục cho HSSV năm học 2012 - 2013 như sau. 1. Quy định đồng phục chung cho toàn trường Tất cả học sinh sinh viên khóa mới hệ chính qui nhập học năm 2012- 2013 phải mặc đồng phục chung của trường 2. Hình thức tổ chức và phục vụ Hệ thống thư viện của toàn trường tổ chức bán để kịp thời phục vụ cho HSSV năm học mới. Các cơ sở của trường nhận hàng từ cơ sở chính tại thư viện. 3. Thẻ học sinh sinh viên Về chủng loại - kiểu dáng - quy cách. Thẻ sinh viên cũng là thẻ thư viện. HSSV nhớ mang theo thẻ để dễ dàng sử dụng các dịch vụ có trong trường. Khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào trong trường, HSSV đều phải dùng thẻ kể cả khi vào lớp học. Thẻ sinh viên có giá trị trong quá trình học tập tại trường, tuyệt đối không được cho người khác mượn. Thẻ HSSV được in trên giấy bìa có mã vạch, có mã số HSSV in sẵn tên trường, tên HSSV, lớp học, kích thước 6cm x 9cm có bọc nhựa theo mẫu thống nhất của nhà trường. Thẻ HSSV dùng để liên hệ công tác trong nhà trường nên HSSV khi vào đến trường phải thường xuyên mang theo bên mình và chỉ có giá trị trong phạm vi nhà trường. 4. Quy định này được phổ biến rộng rãi cho HSSV toàn trường để thực hiện, Phòng Đào tạo, Phòng Tuyển sinh và Giới thiệu việc làm, Phòng Thanh tra giáo dục và Quản lý SV, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và thể chất, Cơ sở Biên Hòa, Cơ sở Quảng Ngãi, Cơ sở Thái Bình, Cơ sở 158
  37. Thanh Hóa, Cơ sở Nghệ An, Thư viện, Khoa May thời trang có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức, thực hiện quy định này. G. HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN XÉT CẤP HỌC BỔNG Nhằm cụ thể hóa tiêu chuẩn xét chọn học bổng cho HSSV theo quyết định số 1121/1997/QĐ - TTg của Thủ Tướng Chính phủ về chế độ học bổng và trợ cấp xã hội và Thông tư liên bộ số 09/2000/TT - LT/BGD - ĐT, BTC, Bộ LĐTBXH ký ngày 11/4/2000 về hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nay nhà trường thông báo các tiêu chuẩn xét cấp học bổng như sau. 1. Đối tượng phạm vi được xét cấp học bổng khuyến khích học tập a) Đối với chương trình đào tạo theo học chế niên chế - Đối tượng được xét cấp học bổng khuyến khích học tập HSSV thuộc hệ chính quy tập trung, dài hạn có kết quả học tập và rèn luyện đạt mức từ khá trở lên, nhà trường xét HSSV có điểm từ cao trở xuống cho tới khi đủ chỉ tiêu. Như vậy, kết quả học tập và rèn luyện từ khá trở lên chỉ là điều kiện để được xếp vào diện xét cấp học bổng khuyến khích học tập. - HSSV có kết quả học tập và rèn luyện đạt loại khá trở lên là người có điểm trung bình chung mở rộng từ điểm 7 đến cận điểm 8 trở lên, không có điểm thi và điểm kiểm tra dưới 5 (lấy điểm thi và điểm kiểm tra lần thứ nhất) và không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên. b) Đối với chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ - HSSV có điểm trung bình chung tích lũy từ 8,5 đến 10 đạt loại giỏi. - HSSV có điểm trung bình chung tích lũy từ 7,0 đến 8,4 đạt loại khá. c) Mức học bổng khuyến khích học tập - Loại giỏi: + Đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề là 180.000 đồng/tháng + Trung học chuyên nghiệp và trung cấp nghề, trung cấp 4 năm là 165.000 đồng/tháng. - Xuất sắc: 159
  38. + Đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề là 240.000 đồng/tháng + Trung học chuyên nghiệp và trung cấp nghề, trung cấp 4 năm là 220.000 đồng/tháng - Mức trợ cấp xã hội 100.000 đồng/tháng (nhận tại địa phương nơi cư trú). 2. Học bổng khuyến khích học tập được cấp 11 tháng của năm học. 3. Căn cứ vào quỹ học bổng khuyến khích học tập đã được xác định, Hiệu trưởng quy định số lượng suất học bổng khuyến khích học tập cho từng khóa học, ngành học. Nếu số người đạt loại khá trở lên lớn hơn số suất học bổng khuyến khích học tập đã được ấn định, sau khi đã cấp đủ số học bổng chính sách, Hiệu trưởng căn cứ vào điểm trung bình chung mở rộng xét cấp học bổng theo thứ tự từ điểm cao trở xuống cho đến khi hết số suất học bổng mà trường đã ấn định. 4. Sau khi kết thúc học kỳ, Phòng Đào tạo phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính, các khoa, viện, trung tâm tổng hợp danh sách HSSV thuộc diện đủ điều kiện xét cấp học bổng để trình Hội đồng xét cấp học bổng. 160
  39. BẢNG PHÂN BỔ HỌC BỔNG CÁC HỆ THEO KHOA NĂM HỌC 2012 – 2013 HỆ Đại học Cao đẳng + Cao đẳng Trung cấp + Trung cấp 4 năm nghề Trung cấp nghề NGÀNH Năm Năm Năm Năm + Năm Năm Nă + Năm Năm + Năm Nă Năm Năm + 1 2 3 4 1 2 m 3 1 2 1 m 2 3 4 Hóa chất 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 Thực 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 phẩm Sinh học 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 Môi trường 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 CNTT 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 Điện 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 Điện tử 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 Kế toán 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 QTKD 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 161
  40. 162 HỆ Đại học Cao đẳng + Cao đẳng Trung cấp + Trung cấp 4 năm nghề Trung cấp nghề NGÀNH Thương 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 mại – Du lịch Cơ khí 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 Động lực 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 May thời 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 trang Nhiệt 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 lạnh Tài chính 2 2 2 2 8 3 3 3 9 5 5 10 2 2 2 2 8 - Ngân hàng Cộng 120 135 150 120
  41. H. QUY ĐỊNH VỀ MỨC THU HỌC PHÍ NĂM HỌC 2012 – 2013 (KHÓA MỚI) - Căn cứ vào mức kinh phí Nhà nước cấp cho nhà trường hàng năm; - Căn cứ vào mức chi phí tối thiểu cho một sinh viên hàng năm; - Căn cứ theo quy định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu học phí đối với các trường giáo dục công lập dành cho những sinh viên học tập được sử dụng ngân sách Nhà nước; - Căn cứ vào Quyết định số 6061/QĐ -BCT của Bộ Công Thương ngày 17/11/2010 về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập cho Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh; - Mức thu học phí cho các loại hình đào tạo thuộc chỉ tiêu tuyển sinh trong ngân sách Nhà nước cấp, nhà trường thu theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ. - Mức thu học phí cho các loại hình đào tạo thuộc chỉ tiêu tuyển sinh ngoài ngân sách Nhà nước cấp, nhà trường thực hiện mức thu theo nguyên tắc thỏa thuận với người học được công bố trước khi sinh viên nhập học. - Nguyên tắc xét thí sinh trúng tuyển được hưởng ngân sách nhà nước cấp theo điểm chuẩn được công bố xét từ điểm cao xuống tới đủ chỉ tiêu trong ngân sách. Phần còn lại gọi nhập học theo chỉ tiêu ngoài ngân sách nhà nước cấp cho tới khi đủ chỉ tiêu được tuyển. - Căn cứ vào mức thu học phí đã được duyệt của Hiệu trưởng ngày 22/06/2012; I. Các hệ đào tạo 1. Hệ đại học chính quy khóa 8 : 150.000 đồng/tín chỉ.(01 năm học 3 học kỳ ) 2. Hệ liên thông ĐH 1,5 năm khóa 8 : 245.000 đồng/tín chỉ (01 năm học là 03 học kỳ) 3. Hệ liên thông ĐH 3 năm khóa 6 : 245.000 đồng/tín chỉ (01 năm học là 03 học kỳ) 163
  42. 4. Hệ cao đẳng chuyên nghiệp khóa 14: 115.000 đồng/tín chỉ (1 năm học là 3 học kỳ) 5. Cao đẳng nghề khóa 6: 470.000đ/tháng x 3.3 tháng = 1.550.000đ/học kỳ (1 năm học là 3 học kỳ) 6. Cao đẳng liên thông khóa 11: 230.000 đồng/tín chỉ (01 năm học là 03 học kỳ) 7. Cao đẳng nghề liên thông khóa 7: 230.000 đồng/tín chỉ (01 năm học là 03 học kỳ) 8. Trung cấp chuyên nghiệp khóa 40 : 336.000đ/tháng x 10 tháng/3 = 1.120.000 đ/học kỳ (1 năm học là 3 hk) 9. Trung học nghề 4 năm khóa 40: 350.000 đ/tháng x 05 tháng = 1.750.000 đ/học kỳ (1 năm học là 2 học kỳ) 10. Cao học khóa 2: 230.000 đồng / tín chỉ 12. Ký túc xá - Cơ sở chính: 250.000đ/tháng x 10 tháng = 2.500.000/năm (bao điện nước theo định mức). - Các cơ sở: 150.000đ/tháng x 10 tháng = 1.500.000/năm (bao điện nước theo định mức). II. Phí, lệ phí (thu chung cho các đối tượng) - Thư viện : 100.000 đồng/năm học. - Thẻ sinh viên + sách giáo trình định hướng: 50.000 đồng/khóa học. - Niên giám : 30.000 đồng/khóa học. - Sổ tay sinh viên : 20.000 đồng/khóa học. - Học phí Anh văn căn bản (ôn tập) : 700.000 đồng/ khóa học I. QUY ĐỊNH MIỄN GIẢM HỌC PHÍ NĂM HỌC 2012 - 2013 Năm học 2012 – 2013, Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh xét miễn giảm học phí cho các đối tượng sau. 164
  43. 1. Đối với hệ đào tạo chính quy Căn cứ nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ ban hành quy định về miễn, giảm học phí từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015; - Đối tượng được miễn học phí tại Điều 4 của Nghị định này quy định các đối tượng sau đây được miễn học phí: là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; HSSV có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; là HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật khuyết tật có khó khăn về kinh tế; HSSV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo. - Đối tượng được giảm học phí tại Điều 5 của Nghị định này quy định đối tượng được giảm 50% học phí: có cha mẹ là CBCNVC cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường. - Tại mục 2 Điều 7 của nghị định này quy định về cơ chế miễn giảm học phí: “Nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học phí học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập để các đối tượng này đóng học phí đầy đủ cho nhà trường”. Nhà trường cấp giấy chứng nhận cho sinh viên đang theo học tại trường, sinh viên nộp giấy chứng nhận về địa phương nơi cư trú để được nhận tiền hỗ trợ miễn giảm học phí từ Chính phủ. - Đối với HSSV thuộc diện xóa đói giảm nghèo có hộ khẩu thường trú nằm trong chương trình 135 của Chính phủ, HSSV cùng học hai chuyên ngành ở cùng một thời điểm tại trường, những sinh viên khó khăn cơ nhỡ, nhà nghèo ở vùng sâu vùng xa, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nếu có đơn xin giảm học phí sẽ được nhà trường xem xét giải quyết miễn giảm 30% học phí theo quy định của nhà trường (các đối tượng này không thuộc diện được hưởng chính sách miễn, giảm học phí của Nhà nước quy định). 2. Đối với các chương trình hợp tác quốc tế, chương trình chất lượng cao không giảm học phí cho tất cả các đối tượng. 165
  44. 3. Trong khi chờ xét duyệt miễn giảm học phí, sinh viên thuộc đối tượng chính sách vẫn phải nộp học phí để nhập học, khi có kết quả công nhận được miễn giảm học phí nhà trường sẽ trả mức chênh lệch học phí (nếu có) cho những sinh viên được miễn giảm 100%, các trường hợp khác sẽ được trừ vào học phí của các học kỳ tiếp theo. 4. HSSV các khóa cũ thuộc các đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí kể từ năm học 2012 - 2013 cũng thực hiện theo chế độ miễn giảm học phí tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; HSSV nhận giấy chứng nhận của nhà trường về địa phương nhận tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí của chính phủ để nộp học phí cho nhà trường. (Thẻ miễn giảm học phí mà nhà trường đã cấp cho những đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách miễn giảm học phí của Chính phủ sẽ không còn giá trị từ năm học 2010 – 2011, các trường hợp khác được hưởng chế độ miễn giảm học phí từ nguồn kinh phí tự có của nhà trường thì thẻ miễn giảm học phí vẫn còn giá trị sử dụng). 5. Thủ tục: Tất cả các đối tượng xin miễn giảm học phí đều phải làm đơn theo mẫu quy định tại Phòng Tổ chức – Hành chính (Cơ sở chính), tại Phòng Tổng hợp (ở các cơ sở khác) và khi khai xong phải có xác nhận từ quận, huyện trở lên, văn bản mới có giá trị. 6. Những đối tượng chính sách là con em liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, các đối tượng chính sách khác phải nộp giấy chứng nhận có công chứng. Nhà trường sẽ căn cứ hồ sơ để xét và cấp giấy chứng nhận cho sinh viên đang theo học tại trường, sinh viên nộp giấy chứng nhận về địa phương nơi cư trú để được nhận tiền hỗ trợ miễn giảm học phí từ Chính phủ. Hồ sơ gồm có: - Đơn xin miễn, giảm học phí theo mẫu có xác nhận của chính quyền nơi cứ trú. - Giấy chứng nhận gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sĩ, bệnh binh và các đối tượng khác được quy định trong Nghị định 49/2010/NĐ – CP của Chính phủ (có công chứng). - Giấy khai sinh (có công chứng). 7. Thời gian nộp hồ sơ xin miễn giảm học phí nộp về Phòng Tổ chức – Hành chính (Cơ sở chính); Phòng Tổng hợp (ở các cơ sở khác) từ ngày 166
  45. 25/09/2012 đến hết ngày 01/11/2021. Những HSSV nộp trễ hạn theo quy định nhà trường không chịu trách nhiệm. K. BẢO HIỂM HỌC ĐƯỜNG Thông tư số 130/LSYT - GDĐT ngày 04/8/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn bảo hiểm học đường như sau. 1. Hai loại hình bảo hiểm a) Bảo hiểm y tế (BHYT); b) Bảo hiểm tai nạn thân thể HSSV 24/24 giờ. Thời hạn sử dụng hai loại thẻ từ 01/01/2013 đến 31/10/2013. 2. Đối tượng bao gồm tất cả HSSV đang theo học tại trường - Tất cả các HSSV đều phải đóng Bảo hiểm Y tế - Bảo hiểm tai nạn thân thể được đóng trên theo tinh thần tự nguyện. 3. Quyền lợi của HSSV tham gia (BHYT) - Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Phòng Y tế của trường. - Nếu bị bệnh được sơ cấp cứu, cho thuốc thông thường, chuyển lên tuyến trên. - Được khám chữa bệnh tại bệnh viện, kể cả tai nạn trong học tập, sinh hoạt, giao thông. - Được khám chuyển đến điều trị, xét nghiệm X quang, truyền dịch, truyền máu phẫu thuật - Được cấp thẻ bảo hiểm y tế. - Khi rủi ro tử vong, được trợ cấp mai táng phí. 4. Các trường hợp không được BHYT - Khám chữa bệnh không phải tại bệnh viện công. - Các bệnh đã được ngân sách Nhà nước đài thọ. - Bệnh dại. - Tiêm chủng phòng bệnh, điều dưỡng an dưỡng. 167
  46. - Chỉnh hình, mỹ viện. - Tật bẩm sinh. - Tự tử, tự gây thương tích, nghiện ma túy, vi phạm pháp luật. 5. Phạm vi bảo hiểm tai nạn thân thể HSSV - Chết do tai nạn. - Thương tật thân thể do tai nạn. 6. Quyền lợi bảo hiểm - Trường hợp người được bảo hiểm chết do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm công ty sẽ trả lại toàn bộ số tiền bảo hiểm. - Trường hợp bị thương tật thân thể do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ trả bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm của số tiến bảo hiểm. 7. Tổ chức thực hiện - Thông báo tới toàn bộ HSSV các lớp, các khóa mua bảo hiểm y tế. - Cán bộ lớp lập danh sách theo mẫu (1) các HSSV đóng tiền và ký tên vào mẫu số 1, nộp cho Phòng Thanh tra giáo dục và Quản lý SV trước ngày 30/9/2012. - Bộ phận phụ trách y tế tổng hợp theo mẫu 2 và đi đóng tiền làm thẻ cho HSSV, giao thẻ bảo hiểm cho các lớp trước ngày 30/10/2012. 8. Cấp phát thuốc - sơ cấp cứu - Các HSSV có tham gia bảo hiểm y tế hay bảo hiểm tai nạn khi bị bệnh hay bị tai nạn đến trạm y tế nhà trường (tại Phòng Thanh tra giáo dục và Quản lý SV) khám bệnh và xin thuốc; được khám và sơ cấp cứu ban đầu hoặc chuyển lên tuyến trên nếu bệnh nặng. - Mọi phí tổn do bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm tai nạn giải quyết theo quy định hiện hành. 9. Khi HSSV bị ốm đau hay bị tai nạn có tham gia bảo hiểm y tế liên hệ Phòng Thanh tra giáo dục và Quản lý SV để được hướng dẫn làm thủ tục bảo hiểm. 168
  47. PHỤ LỤC Phụ lục 1 TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNGHSSV KHÓA MỚI NĂM HỌC 2012 - 2013 1. Ban tổ chức a) Hiệu phó phụ trách các khối chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra các viện, khoa và trung tâm tổ chức giáo dục định hướng. Các trưởng cơ sở chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tổ chức giáo dục định hướng ở cơ sở mình. b) Các Viện trưởng, Trưởng khoa, các Trưởng cơ sở căn cứ vào các tài liệu trên phối hợp đội ngũ cộng tác viên và giáo viên trong khoa phân bổ các phần việc phụ trách và lên lịch học giáo dục định hướng. c) Các cộng tác viên và giáo viên phải chấp hành đầy đủ nhiệm vụ được phân công. d) Phòng Đào tạo, (Phòng Giáo vụ) bố trí địa điểm phòng học cho các viện, khoa, trung tâm. Riêng hệ trung cấp 4 năm chia làm bốn lớp do Khoa Giáo dục thường xuyên tổ chức tại Hội trường lầu 4 nhà E, hội trường lầu 7 nhà thư viện, giảng đường V7.5 và V8.5, các giảng đường lầu 4 nhà B. Cơ sở Biên Hòa (Trưởng cơ sở Nguyễn Quốc), Cơ sở Thái Bình (Trưởng cơ sở Đỗ Văn Tựa), Cơ sở Thanh Hóa (Trưởng cơ sở Lương Xuân Duyên), Cơ sở Nghệ An (Trưởng cơ sở Đặng Minh Chưởng), Cơ sở Quảng Ngãi (Trưởng cơ sở Ngô Thị Hồng Đào) bố trí kế hoạch học tập theo kế hoạch chung của nhà trường và bố trí phòng học. 169
  48. 2. Các giáo viên tham gia giáo dục định hướng a) Khối đại học TT Khoa Giáo viên 1 Khoa Điện Trưởng, Phó khoa + Thầy Cư 2 Khoa Điện tử Trưởng, Phó khoa + Thầy Tuấn Phó phòng Tổ chức – Hành chính 3 Khoa Cơ khí Trưởng, Phó khoa + CôThủy GĐTV 4 Khoa Ô tô Trưởng, Phó khoa + Thầy Tùng Bí thư đoàn thanh niên 5 Khoa Nhiệt lạnh Trưởng, Phó khoa + Thầy Hoài Phó phòng tổ chức hành chính 6 Khoa Hóa Trưởng, Phó khoa + Thầy Kỳ Phó khoa Đào tạo Liên thông 7 Khoa QTKD Trưởng, Phó khoa + Thầy Đơ phòng công tác chính trị và sinh viên 8 Khoa Công nghệ Trưởng, Phó khoa + Thầy Cường Trưởng thông tin khoa Ly luận chính trị 9 Khoa Kế toán - Trưởng, Phó khoa + Ths Dũng phó khoa khoa Kiểm toán Ly luận chính trị 10 Khoa Tài chính – Trưởng, Phó khoa + TS. Tiến Trưởng khoa Ngân hàng Ly luận chính trị 11 Khoa TM và Du Trưởng, Phó khoa + Thầy Lê- Phó phòng Lịch TTGD&QLHSSV 12 Khoa May TT Trưởng, Phó khoa + Thầy Hiếu Phó Phó khoa Đào tạo Liên thông 13 Khoa Ngoại ngữ Trưởng, Phó khoa + Thầy Châu trưởng phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng 14 Viện Công nghệ Viện trưởng, phó + Thầy Ngọ Trưởng phòng Sinh học &TP Quản ly khoa học và sau đại học 15 Viện KHCN & Viện trưởng, phó + Thầy Vinh Giám đốc trung QL Môi trường tâm hợp tác quốc tế 16 Cơ sở TH TTGD&QLHSSV + TK công nghệ + Trưởng Khoa KT TK khoa học cơ bản và KTCS 17 Cơ sở TB TTGD&QLHSSV + TK công nghệ + Trưởng Khoa KT TK khoa học cơ bản và KTCS Khoa KT + TK khoa học cơ bản và KTCS 18 Cơ sở QN TTGD&QLHSSV + TK công nghệ + Trưởng Khoa KT TK khoa học cơ bản và KTCS 170
  49. b. Đối với khối giáo dục nghề nghiệp TT Khoa Giáo viên 1 Khoa Giáo dục Trưởng, Phó Khoa + Cô Loan phó Phòng Thường xuyên đào tạo 2 Cơ sở Biên Hoà Trưởng cơ sở + Tuấn (phó phòng Tổ chức hành chính) + mỗi đơn vị có HSSV tuyển năm 2012 cử 1 Phó khoa tham gia 4 Cơ sở Thái Bình T. Tựa + T.Quang + Thầy Hải (ban chỉ đạo) 4.1 Khối công nghệ Trưởng, phó khoa khối công nghệ + trưởng phòng giáo vụ + trưởng khoa KHCB&KTCS + 1 GV Chính trị 4.2 Khối Kinh tế Trưởng phó khoa kinh tế + P.TTGD + Trưởng phòng giáo vụ + 1 GV Chính trị 5 Cơ sở Quảng Cô Đào (ban chỉ đạo) Ngãi 5.1 Khối Công nghệ Trưởng, phó khoa khối công nghệ + Trưởng khoa KHCB&KTCS Khối Kinh tế Trưởng phó Khoa khối Kinh tế + TTGD 6 Cơ sở Thanh Hóa Thầy Duyên + Thầy Kỳ (Ban chỉ đạo) Khối Công nghệ Trưởng, phó khoa khối công nghệ + Trưởng khoa KHCB&KTCS Khối Kinh tế Trưởng phó Khoa khối Kinh tế + TTGD Khối Sư phạm Trưởng phó khoa sư phạm + Thầy Cần 7 Cơ sở Nghệ An T.Chưởng + T.Hùng Trưởng phòng giáo vụ (Ban chỉ đạo) Khối Công nghệ Trưởng, phó khoa khối công nghệ + Trưởng khoa KHCB&KTCS Khối Kinh tế Trưởng phó Khoa khối Kinh tế + TTGD 3. Ban chỉ đạo giáo dục định hướng cấp trường ST Họ và tên Chúc vụ Chức danh T 1 Lê Văn Tán Phó Hiệu trưởng Trưởng ban 2 Trần Văn Thắng Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban 3 Pham Thiên Tuế Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban 4 Phạm Hữu Lộc Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban 5 Nguyễn Xuân Hoàn Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban 171
  50. 6 Phan Chí Chính Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban 7 Nguyễn Mạnh Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban Hùng 8 Nguyễn Mạnh Trưởng khoa l ý luận Ủy viên Cường chính trị 9 Hoàng Đơ Trưởng phòng Công tác Ủy viên thường chính trị và sinh viên trực 10 Nguyễn Đức Minh Trưởng phòng Đào tạo Ủy viên 11 Thái Văn Cư Trưởng phòng Ủy viên TTGD&QLHSSV 12 Phạm Thanh Tùng Bí thư Đoàn Ủy viên 13 Ngô Thị Hồng Đào Trưởng cơ sở miền Ủy viên Trung 14 Đỗ Văn Tựa Trưởng cơ sở Thái Bình Ủy viên 15 Nguyễn Văn Duyên Trưởng cơ sở Thanh Ủy viên Hóa 16 Đặng Minh Trưởng cơ sở Nghệ An Ủy viên Chưởng 17 Nguyễn Quốc Trưởng cơ sở Biên Hòa Ủy viên 4. Ban chỉ đạo giáo dục định hướng cấp viện, khoa và trung tâm 1 Trưởng đơn vị đào tạo Trưởng ban 2 Trưởng phòng Giáo vụ Ủy viên 3 Phó trưởng đơn vị đào tạo Ủy viên 4 Bí thư đoàn khoa Ủy viên 5. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo các cấp Tổ chức thực hiện công tác giáo dục định hướng trong toàn trường; bố trí cán bộ, giáo viên am hiểu về nhà trường tham gia công tác giáo dục định hướng dựa vào kế hoạch chung của nhà trường; lập kế hoạch bố trí, sắp xếp thời khóa biểu, phân công, phân nhiệm cho từng thành viên nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch tiến độ cho từng đợt học tập, kiểm tra, đánh giá, tổng kết công tác giáo dục định hướng. 6. Triển khai a) Các Phó Hiệu trưởng trực tiếp đôn đốc kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị trong khối phụ trách tổ chức thực hiện. 172
  51. b) Tập huấn giáo dục định hướng cho toàn thể ban chỉ đạo, trưởng, phó các viện, khoa, trung tâm trong toàn trường, các giáo viên và các cộng tác viên. c) Các đơn vị đào tạo lên kế hoạch chi tiết, họp ban chỉ đạo cấp viện, khoa, trung tâm, cơ sở phối hợp với các cộng tác viên, phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng người chuẩn bị kỹ bài giảng theo nội dung giáo trình định hướng mà nhà trường ban hành trình Hiệu phó phụ trách duyệt. c) Triển khai theo đúng kế hoạch của nhà trường quy định, tránh làm qua loa, đại khái. đ) Nếu có khó khăn gì các đơn vị trình Phó Hiệu trưởng – trưởng ban chỉ đạo trực tiếp giải quyết. ĐỀ CƯƠNG BÀI THU HOẠCH CỦA HSSV THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG 1. Bạn nghĩ gì khi chọn Trường Đại học Công nghiệp TPHCM làm nơi học tập nghề nghiệp? 2. Hiện nay, trường có bao nhiêu bậc học, bao nhiêu HSSV đang theo học (kể cả hệ tại chức và liên thông)? 3. Hãy kể những ngành nghề đào tạo hiện có ở Trường Đại học Công nghiệp TPHCM? 4. Cho biết cách tính điểm tổng kết môn học đối với bậc đại học, cao đẳng, trung cấp? 5. Cho biết các trường hợp nào sinh viên bậc đại học, cao đẳng bị cấm thi kết thúc môn học? Sinh viên bị cấm thi lần 1 có được thi lại lần 2 không, hay phải học trả nợ học phần môn học đó? 6. Bạn quan tâm những vấn đề gì trong quy chế học chế tín chỉ? 7. Hình thức kỷ luật sinh viên đi thi hộ và sinh viên nhờ thi hộ? 8. Cho biết điều kiện về chứng chỉ A, B tin học và ngoại ngữ đối với HSSV bậc đại học, cao đẳng, trung cấp trước khi công nhận tốt nghiệp? 9. Theo bạn, những dịch vụ nào cần được tăng cường để phục vụ tốt hơn cho HSSV? 10. Ấn tượng của bạn như thế nào sau những ngày học tập và tham quan tại Trường? 173
  52. Phụ lục 2 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TOÀN KHÓA Năm học 2012 – 2013 I. Đại học khóa 8 (2012 – 2016) thời gian đào tạo 4 năm chia làm 12 học kỳ. - Nhập học: tháng 09/2012 - Tốt nghiệp: tháng 08/2016 + Thời gian thực học: 10 tuần/học kỳ + Ôn thi + Thi: 04 tuần/học kỳ + Nghỉ hè: 04 tuần/năm học + Nghỉ tết: 03 tuần /năm học + Dự trữ: 01 tuần/ học kỳ II. Cao đẳng chuyên nghiệp khóa 14 (2012 – 2015) thời gian đào tạo 3 năm chia làm 9 học kỳ. - Nhập học: tháng 09/2012 - Tốt nghiệp: tháng 08/2015 + Thời gian thực học: 10 tuần/học kỳ + Ôn thi + Thi: 04 tuần/học kỳ + Nghỉ hè: 04 tuần /năm học + Nghỉ tết: 03 tuần /năm học + Dự trữ: 01 tuần/ học kỳ III. Cao đẳng nghề khóa 6 (2012 – 2015) thời gian 3 năm chia làm 9 học kỳ. - Nhập học: tháng 09/2012 - Tốt nghiệp: tháng 08/2015 + Thời gian thực học: 11 tuần/học kỳ + Ôn thi + Thi: 03 tuần/học kỳ + Nghỉ hè: 04 tuần/năm học + Nghỉ tết: 03 tuần/năm học + Dự trữ: 01 tuần/ học kỳ` 174
  53. IV. Bậc Trung cấp khóa 40 (2012 – 20134) thời gian đào tạo 2 năm chia làm 6 học kỳ. - Nhập học: tháng 08/2012 - Tốt nghiệp: tháng 08/2014 + Thời gian thực học: 11 tuần/học kỳ + Ôn thi + Thi: 03 tuần/học kỳ + Nghỉ hè: 04 tuần/năm học + Nghỉ tết: 03 tuần /năm học + Dự trữ: 01 tuần/ học kỳ V. Trung cấp 4 năm (2012 – 2016) thời gian đào tạo 4 năm chia làm hai giai đoạn. - Nhập học: tháng 09/2012 - Tốt nghiệp: tháng 08/2016 * Giai đoạn 1: 3 năm đầu thời gian đào tạo chia làm 6 học kỳ (2 học kỳ/năm học) + Thời gian thực học: 17 tuần/học kỳ + Ôn thi + Thi: 04 tuần/học kỳ + Nghỉ hè: 04 tuần/năm học + Nghỉ tết: 04 tuần/năm học + Dự trữ: 01 tuần/ học kỳ * Giai đoạn 2: 1 năm cuối thời gian đào tạo chia làm 3 học kỳ (3 học kỳ/năm học) + Thời gian thực học: 11 tuần/học kỳ + Ôn thi + Thi: 03 tuần/học kỳ + Nghỉ tết: 03 tuần/năm học + Dự trữ: 01 tuần/ học kỳ + Tốt nghiệp: 04 tuần 175
  54. Phụ lục 3 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TRONG TRƯỜNG 1. Hướng dẫn sử dụng thang máy Tại cơ sở chính, Cơ sở Quảng Ngãi và Cơ sở Nghệ An có trang bị thang máy phục vụ đi lại trong các tòa nhà cao tầng (toàn trường có 25 thang máy trong đó Cơ sở chính 21 thang, Cơ sở Quảng Ngãi 2 thang và Cơ sở Nghệ An 2 thang). Vì số thang máy ít, số lượng sinh viên đông, thường tập trung đầu giờ học, nên nhà trường không thể cho thang máy vận hành lên từng tầng, các giảng đường, ký túc xá, các thang máy được cài đặt vận hành chỉ lên một số tầng nhất định và sinh viên tiếp tục đi bộ lên hoặc xuống các tầng kế tiếp nhằm tiếp kiệm thời gian khi thang máy phải dừng nhiều ở các tầng (có bảng hướng dẫn lên các tầng trước cửa buồng thang máy). Khi vào buồng thang máy, nếu quá tải cửa thang máy không đóng, khi ấy phải bớt người để giảm tải trọng đến khi thang máy đóng được cửa và hoạt động bình thường. Sinh viên học ở tầng nào thì chọn thang máy lên tầng đó, hoặc tầng gần nhất. Khi vào buồng thang máy nếu đủ số người thì nhấn nút mũi tên hình tam giác đấu đầu nhau là đóng cửa, rồi nhấn nút số tầng cần lên hoặc xuống tầng gần nhất. Khi thang máy lên hoặc xuống tầng cần tới, cửa thang máy tự động mở. Khi vận hành thang máy vì lý do kỹ thuật hoặc mất điện thang máy dừng không mở cửa, hãy bình tĩnh nhấn nút vào ký hiệu chuông báo cho giáo viên mở cửa hoặc gọi số điện thoại cấp cứu được ghi bên trong buồng thang máy. Khi có sự cố mất điện, sinh viên tuyệt đối không tự động cạy, phá cửa buồng máy sẽ gây nguy hiểm. Nghiêm cấm không nghịch phá các nút điều khiển ngoài cửa thang máy và trong buồng máy; không được bấm chuông cấp cứu hoặc gọi điện thoại cấp cứu khi thang máy đang hoạt động bình thường. Thực hiện nếp sống văn minh khi vào thang máy, sinh viên phải xếp hàng theo thứ tự không chen lấn xô đẩy lẫn nhau, nhường chỗ cho giảng viên lên trước. - Trường hợp thang máy bị hư hoặc giờ cao điểm có số người đi thang máy quá đông, sinh viên có thể đi thang bộ. Tại cơ sở chính, hệ 176
  55. thống cầu nối giữa các tòa nhà cao tầng tạo thành một hệ thống giao thông trên không giúp việc di chuyển thuận tiện khi phải chuyển phòng học giữa các khu chức năng khác nhau là lối thoát hiểm rất nhanh khi có sự cố cháy nổ, hỏa hoạn, động đất 2. Phòng học Nhà trường có rất nhiều phòng học có máy lạnh, rải thảm, có đèn chiếu, bàn ghế hiện đại. HSSV không viết, vẽ bậy, không nằm lên bàn ghế. Khi học xong sinh viên phải ra khỏi phòng tắt điện, đèn, quạt, máy lạnh, và khóa cửa. Không mang thức ăn, nước uống vào phòng học, giảng đường, xưởng trường, phòng thí nghiệm. Nếu phòng có rải thảm sinh viên phải để dép xuống nền gạch, không đi giày dép lên thảm. 3. Nhà vệ sinh Hầu hết các tầng lầu của các dãy nhà đều có các khu vực nhà vệ sinh, HSSV phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung, không mở nước quá lớn khi rửa tay, không bước chân ngồi xổm lên cầu (loại cầu ngồi bệt). Không được bỏ giấy báo, giấy viết khi đi vệ sinh vào trong cầu, vệ sinh xong nhớ xả nước, không tháo gỡ và di chuyển các thiết bị vệ sinh trong các phòng vệ sinh, không được lấy giấy vệ sinh mang về sử dụng riêng. 4. Dịch vụ giữ xe - Tại Cơ sở chính, nhà trường có ba hầm dành riêng để HSSV gửi xe hàng ngày. Hầm số 1, 2, 3, 4 nằm giữa sân trường. Hầm số 1, 2 nhà V và X, nhà T và nhà D nằm phía sau nhà Hiệu bộ. Tại các cơ sở của trường, nơi nào cũng có nhà để xe hoặc sân để xe. Khi vào gửi xe, tất cả HSSV phải thực hiện nghiêm túc sự hướng dẫn của nhân viên giữ xe. Nhà trường đưa hệ thống giữ xe điện tử vào phục vụ sinh viên là hệ thống có tiện ích, an toàn và hiện đại nhất Việt Nam. Thẻ xe là loại thẻ từ không số, không tên nên HSSV phải bảo quản kỹ không cho mượn thẻ, không trao đổi thẻ cho nhau, nếu không khi HSSV dắt xe ra dù có cho là nhầm lẫn nhưng vẫn bị quy là có hành vi gian dối. Bởi mọi hành vi trộm cắp đều bị hệ thống điện tử phát hiện một cách chính xác. Nếu HSSV mất thẻ xe phải báo ngay cho nhân viên bãi xe để tạm gửi xe cho tới 22 giờ 30 mới giải quyết và phải bồi thường thẻ xe đã bị mất. 177
  56. - Đối với bãi xe tại các cơ sở: + Khi gửi xe, bắt buộc mỗi HSSV phải được nhân viên giữ xe ghi số và bấm vé trên chiếc xe của mình. + Trường hợp cố tình không ghi số, không bấm vé khi đem xe ra nhân viên giữ xe không giải quyết, phải tạm giữ xe đến 22 giờ 30 có đủ giấy tờ mới giải quyết. + Trường hợp mất vé xe cầm tay thì phải báo ngay cho nhân viên giữ xe và đưa xe lên giao cho nhân viên giữ xe để kiểm soát. + Sinh viên trước khi ra khỏi bãi xe phải kiểm tra xem có để quên chìa khóa, vé xe trong xe, nếu để quên vé mất xe nhà trường không chịu trách nhiệm. + Sinh viên không có phận sự không được ngồi chơi hoặc lảng vảng khu vực giữ xe, nếu phát hiện sẽ bị xử lý theo quy định của nhà trường. + Nhặt được vé xe của sinh viên khác đánh rơi, để lấy xe mình ra, nếu nhân viên giữ xe phát hiện được, đó là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác (nhà trường buộc thôi học), đề nghị công an truy tố. 5. Xử lý các tình huống bất trắc a) Nếu có hỏa hoạn, động đất xảy ra, sinh viên phải bình tĩnh di chuyển theo hướng dẫn của nhà trường. Tại Cơ sở chính, hầu hết các công trình kiến trúc là nhà cao tầng nên tất cả các tòa nhà được thiết kế liên thông bằng cầu nối với nhau để làm lối thoát. Khi có sự cố hỏa hoạn, động đất, sinh viên có thể di chuyển một cách dễ dàng giữa các tầng nhà với nhau từ khu nội trú nữ sang khu nội trú nam thông sang nhà F nối với nhà D, nhà X, nhà V nhà B, nhà A. Tất cả các tòa nhà này đều có các lối thoát hiểm, bởi mỗi tầng được thông nhau bằng nhiều cầu thang bộ được rải đều trong tất cả các tòa nhà. Khi có các sự cố xảy ra, HSSV phải bình tĩnh di chuyển theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm để tránh ùn tắc, thuận tiện cho việc thoát hiểm. b) Tại khuôn viên của trường ở Cơ sở chính có bốn cổng ra vào, ba cổng đi ra đường Nguyễn Văn Bảo, một cổng phía sau Trung tâm xưởng trường đi ra đường Nguyễn Văn Nghi. Nhà trường phân luồng giao thông để tránh tắc nghẽn trong những giờ cao điểm như sau: sinh viên 178
  57. học tại nhà A, B, thư viện đi cổng số 1 ra đường Nguyễn Văn Bảo; sinh viên ký túc xá nam, nữ, nhà C, nhà F, nhà D đi cổng số 2 và số 3 ra đường Nguyễn Văn Bảo; sinh viên học tại nhà V, nhà X và sinh viên đi xe buýt đi cổng số 4 ra, vào đường Nguyễn Văn Nghi. Tại các cơ sở của trường, hệ thống giao thông trong trường được thiết kế liên hoàn giữa các tòa nhà với nhau nên việc đi lại thuận tiện, dễ dàng cho việc khắc phục những sự cố hỏa hoạn, cháy nổ, động đất. 6. Chăm sóc y tế Tất cả các cơ sở của trường đều có Trạm Y tế để phục vụ HSSV. Khi bị bệnh (ốm), HSSV sẽ được sơ cứu, nếu bệnh nặng sẽ được chuyển tiếp đến bệnh viện gần nhất và được thông báo kịp thời cho gia đình. Trường hợp bị bệnh (ốm) đột ngột trên lớp học hoặc bị tai nạn trong xưởng thực hành, thí nghiệm sinh viên trong lớp bình tĩnh đưa bạn tới Trạm Y tế để sơ cứu và được chuyển tiếp đi bệnh viện gần nhất. 179
  58. Phụ lục 4 QUY ĐỊNH GIỜ GIẤC HỌC TẬP - GIẢI LAO HÀNG NGÀY (Cơ sở chính) Để khắc phục tình trạng kẹt xe tại Cơ sở chính và duy trì nề nếp học tập, thống nhất giờ vào lớp, giờ giải lao chung, Hiệu trưởng quy định giờ giấc học tập và giải lao như sau. ƒ GIỜ HỌC LÝ THUYẾT (Mỗi tiết 45 phút) (Giáo viên và HSSV phải có mặt tại lớp học trước 5 phút đối với giờ học lý thuyết) BUỔI SÁNG BUỔI CHIỀU BUỔI TỐI TIẾT GIỜ TIẾTGIỜ TIẾTGIỜ 1 Từ 6g30 đến 7 Từ 12g30đến 13 Từ 18g15 đến 7g15 13g15 19g00 2 Từ 7g15 đến 8 Từ 13g15 đến 14 Từ 19g00 đến 8g00 14g00 19g45 Nghỉ giải lao 10 phút Nghỉ giải lao 10 phút Nghỉ giải lao 10 phút 3 Từ 8g10 đến 9 Từ 14g10 đến 15 Từ 19g55 đến 8g55 14g55 20g40 4 Từ 8g55 đến 10 Từ 14g55 đến 16 Từ 20g40 đến 9g40 15g40 21g25 Nghỉ giải lao 10 phút Nghỉ giải lao 10 phút 5 9g50 đến 10g35 11 Từ 15g50 đến 16g35 6 10g35 đến 11g20 12 Từ 16g35 đến 17g20 ƒ GIỜ THỰC TẬP XƯỞNG (Mỗi giờ 45 phút) (Giáo viên và HSSV phải có mặt tại lớp học trước 10 phút đối với giờ học thực hành) CA I CA II CA III TIẾT GIỜ TIẾTGIỜ TIẾT GIỜ 1 – 5 6g30 đến 10g15 6 – 10 12g30 đến 16g15 11 – 15 18g00 đến 21g45 KHÔNG NGHỈ GIẢI KHÔNG NGHỈ GIẢI KHÔNG NGHỈ GIẢI LAO LAO LAO 180
  59. Ghi chú: RIÊNG KHOA CƠ KHÍ CHIA LÀM 4 CA CA I CA II CA III CA IV TIẾT GIỜ TIẾTGIỜ TIẾTGIỜ TIẾTGIỜ 1 6g15 – 7g00 6 10g15 -11g00 11 14g15 – 15g00 16 18g15 – 19g00 2 7g00 – 7g45 7 11g00- 11g45 12 15g00- 15g45 17 19g00 – 19g45 3 7g45 – 8g30 8 11g45 – 12g30 13 15g45- 16g30 18 19g45 – 20g30 4 8g30- 9g15 9 12g30 – 13g15 14 16g30 – 7g15 19 20g30 – 21g15 5 9g15- 10g00 10 13g15 – 14g00 15 17g15 – 18g00 20 21g15 – 22g00 ƒ GIỜ HỌC QUÂN SỰ VÀ THỂ DỤC BUỔI SÁNG BẮT ĐẦU TỪ 6g 00 VÀ BUỔI CHIỀU TỪ 14g 00. ƒ GIỜ THI THI TRẮC NGHIỆM VÀ THI TỰ LUẬN THI TRỰC TUYẾN TRÊN MÁY BUỔI BUỔI BUỔI BUỔI BUỔI BUỔI ĐỢT SÁNG CHIỀU TỐI SÁNG CHIỀU TỐI Từ tiết 1 – 2 Từ tiết 7 – 8 Từ tiết 13 – 14 1 Từ 6g30 Từ 12g30 Từ 18g15 lúc 7g00 lúc 13g00 lúc 18g30 Từ tiết 3 – 3 Từ tiết 9 – 9 2 Từ 8g10 Từ 14g10 Từ 19g55 Từ tiết 15 – 15 Lúc 8g15 Lúc 14h15 Từ tiết 4 – 4 Từ tiết 10 – 10 3 Từ 9g50 Từ 15g50 Lúc 9g20 Lúc 15g20 Từ tiết 5 – 6 Từ tiết 11 – 12 4 Lúc 10g25 Lúc 16g25 (Các văn bản trái với quy định này đều không còn hiệu lực. Các cơ sở khác vẫn áp dụng quy định giờ học đã ban hành ngày 07/04/ 2007). ƒ QUY ĐỊNH GIỜ GIẤC HỌC TẬP GIẢI LAO HÀNG NGÀY (Các cơ sở khác) Để duy trì nề nếp học tập và thống nhất giờ vào lớp, giờ giải lao chung cho toàn trường và tạo thuận lợi cho các lớp học buổi tối, Ban Giám hiệu nhà trường quy định giờ giấc học tập và giải lao như sau. GIỜ HỌC LÝ THUYẾT (Mỗi tiết 45 phút) (Giáo viên và HSSV phải có mặt tại lớp học trước 5 phút đối với giờ học lý thuyết) 181
  60. BUỔI SÁNG BUỔI CHIỀU BUỔI TỐI TIẾT GIỜ TIẾT GIỜ TIẾT GIỜ 1 Từ 6g55 đến 7g45 7 Từ 12g55 đến 13 Từ 18g15 đến 13g45 19g00 2 Từ 7g45 đến 8g30 8 Từ 13g45 đến 14 Từ 19g00 đến 14g30 19g45 Nghỉ giải lao 10 phút Nghỉ giải lao 10 phút Nghỉ giải lao 10 phút 3 Từ 8g40 đến 9g25 9 Từ 14g40 đến 15 Từ 19g55 đến 15g25 20g40 4 Từ 9g25 đến 10 Từ 15g25 đến 16 Từ 20g40 đến 10g10 16g10 21g25 Nghỉ giải lao 10 phút Nghỉ giải lao 10 phút 5 10g20 đến 11g05 11 Từ 16g20 đến 17g05 6 11g05 đến 11g50 12 Từ 17g05 đến 17g50 ƒ GIỜ THỰC TẬP XƯỞNG (Mỗi tiết 45 phút) (Giáo viên và HSSV phải có mặt tại lớp học trước 10 phút đối với giờ học thực hành) CA I CA II CA III TIẾT GIỜ TIẾT GIỜ TIẾT GIỜ 1 – 5 6g30 đến 10g15 6 – 10 12g30 đến 16g15 11 – 15 18g00 đến 21g45 KHÔNG NGHỈ KHÔNG NGHỈ KHÔNG NGHỈ GIẢI LAO GIẢI LAO GIẢI LAO Ghi chú: RIÊNG KHOA CƠ KHÍ CHIA LÀM 4 CA: CA I CA II CA III CA IV GIỜ GIỜ TIẾTGIỜ TIẾTGIỜ TIẾT TIẾT 1 6g15 – 7g00 6 10g15-11g00 11 14g15 -15g00 16 18g15- 19g00 2 7g00 – 7g45 7 11g00 -11g45 12 15g00 – 15g45 17 19g00- 19g45 3 7g45 – 8g30 8 11g45 -12g30 13 15g45 -16g30 18 19g45- 20g30 4 8g30 – 9g15 9 12g30 -13g15 14 16g30- 17g15 19 20g30 –21g15 5 9g15 -10g00 10 13g15-14g00 15 17g15- 18g00 20 21g15 – 22g0 ƒ GIỜ HỌC QUÂN SỰ VÀ THỂ DỤC BUỔI SÁNG BẮT ĐẦU TỪ 6g 00 VÀ BUỔI CHIỀU BẮT ĐẦU TỪ 14g 00. Yêu cầu các trưởng đơn vị, giáo viên toàn trường thực hiện nghiêm túc quy định trên (Các văn bản trái với Quy định này đều không có giá trị). 182
  61. Phụ lục 5 HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH VỚI CÁC PHÒNG BAN, VIỆN, KHOA VÀ TRUNG TÂM Nội dung giao dịch Đơn vị Các cơ sở giải quyết Phòng Tài chính Tổ tài chính Giao dịch về tài chính – Kế toán Phòng Tổng hợp Giải quyết chế độ chính sách miễn Phòng Tổ chức – Phòng Tổng hợp giảm học phí Hành chính Chứng bản sao văn bằng chứng Phòng Tổ chức – Phòng Tổng hợp chỉ, đóng dấu các giấy tờ Hành chính Cấp văn bằng chứng chỉ các loại Phòng Đào tạo Phòng Giáo vụ giấy tờ có liên quan đến học tập, cơ sở xin việc làm, liên quan đến quản lý học vụ Cấp giấy chứng nhận cho học sinh Phòng Thanh tra Phòng Thanh tra đang học tại trường để tạm hoãn giáo dục và giáo dục và nghĩa vụ quân sự Quản lý SV cơ Quản lý SV sở Phòng Thanh tra Phòng Thanh tra Ký xác nhận lý lịch và các vấn đề giáo dục và giáo dục và có liên quan đến SV Quản lý SV cơ Quản lý SV sở Đăng ký nhu cầu làm việc với Ban Thư ký Hiệu Giám hiệu trưởng Bộ phận Tuyển Phòng Giáo vụ Giải quyết những vướng mắc về sinh của Phòng cơ sở tuyển sinh đào tạo Giải quyết những công việc có liên Phòng Quản lý Phòng Quản lý quan đến KTX KTX KTX cơ sở Giải quyết các công việc có liên Phòng Dịch vụ Phòng Tổng hợp quan đến bãi gửi xe Làm thẻ thư viện và thẻ sinh viên Trung tâm Thư Thư viện cơ sở viện 183
  62. Nội dung giao dịch Đơn vị Các cơ sở giải quyết Đăng ký học ngoại ngữ Khoa Ngoại ngữ Bộ môn ngoại ngữ Khoa Khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở Đăng ký học tin học Khoa công nghệ Bộ môn tin học thông tin khoa công nghệ Các khoa và Các Khoa và trung tâm, sau Trung tâm, sau Nộp đơn xin chuyển lớp, chuyển đó trình báo đó trình báo ngành học Phòng Thanh tra Phòng Thanh tra giáo dục và giáo dục và Quản lý SV Quản lý SV Phòng Đào tạo Phòng Giáo vụ Nộp đơn xin thôi học, bảo lưu kết hợp với kết hợp với điểm, xin học lại, xin học hai nghề Phòng Thanh tra Phòng Thanh tra giáo dục và giáo dục và Quản lý SV Quản lý SV Văn phòng khoa Văn phòng khoa và trung tâm nơi và trung tâm nơi Nộp đơn xin chuyển điểm đang học đang học Cấp giấy chứng nhận học xong Các viện, khoa Các khoa và chương trình và trung tâm trung tâm Khoa Khoa học Khoa Khoa học Giải quyết khiếu nại các môn đại cơ bản cơ bản và Kỹ cương thuật cơ sở Giải quyết khiếu nại các môn chính Khoa khoa Lý Khoa Khoa học trị luận chính trị cơ bản và kỹ thuật cơ sở 184
  63. ĐỊA ĐIỂM VĂN PHÒNG LÀM VIỆC CÁC ĐƠN VỊ TRONG TRƯỜNG CƠ SỞ CHÍNH 12 Nguyễn Văn Bảo, P4, TP Hồ Chí Minh STT Tên đơn vị Địa điểm văn phòng 1 Ban giám hiệu Tầng 2 nhà D 2 Khoa Liên thông và VLVH Tầng 1 nhà V 3 Trung tâm Thể dục thể thao Tầng 3 nhà D 4 Khoa Kế toán - Kiểm toán Tầng 4 nhà D 5 Khoa Công nghệ thông tin Tầng 1 nhà H 6 Khoa Công nghệ may thời trang Tầng 5 nhà D 7 Trung tâm hội nghị Tầng 14 nhà D 8 Phòng Tài chính – Kế toán Tầng trệt nhà E 9 Phòng Đào tạo Tầng trệt nhà E 10 Thư ký Hiệu trưởng Tầng 1 nhà E 11 Phòng Tổ chức – Hành chính Tầng trệt và tầng 1 nhà E 12 Trung tâm bồi dưỡng Tầng 2 nhà C 13 Khoa Quản trị kinh doanh Tầng 2 nhà E 14 Khoa Lý luận chính trị Tầng 2 nhà E 15 Khoa Khoa học cơ bản Tầng 2 nhà E 16 Trung tâm hợp tác Quốc tế Tầng 3 nhà E 17 Phòng họp Tầng 3 nhà E 18 Phòng Quản lý Khoa học & đào tạo Tầng 3 nhà E sau đại học 19 Hội Trường lớn Tầng 4 nhà E 20 Trung tâm dịch vụ Tầng hầm nhà để xe 21 Ban Quản lý Ký túc xá Tầng 1 nhà C 22 Xưởng in Tầng 1 nhà C 23 Phòng Kế hoạch – Vật tư Tầng 2 nhà C 24 Phòng Khảo thí và đảm bảo chất Tầng 2 nhà C lượng 25 Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp Tầng 2 nhà C 26 Tạp chí Đại học Công nghiệp Tầng 2 nhà C 27 Phòng Quản trị Tầng trệt nhà B 28 Khoa Ngoại ngữ Tầng trệt nhà B 29 Khoa Giáo dục thường xuyên Tầng 2 nhà B 30 Nhà khách Tầng 2 nhà B 185
  64. 31 Phòng Công tác chính trị và Tầng trệt nhà D sinh viên 32 Văn phòng Đoàn Tầng 3 nhà I 33 Nhà ăn HSSV Tầng trệt nhà I 34 Nhà ăn CB- GV- CNV Tầng trệt nhà G 35 Phòng Thanh tra giáo dục và Quản Tầng trệt nhà D lý SV 36 Khoa Công nghệ thông tin Tầng 1 nhà H 37 Khoa Công nghệ điện Tầng 5 nhà X 38 Khoa Công nghệ điện tử Tầng 7 nhà X 39 Viện Khoa học công nghệ và Quản Tầng 8 nhà X lý môi trường 40 Khoa Công nghệ ô tô Tầng 4 nhà X 41 Khoa Công nghệ cơ khí Tầng 2 nhà X 42 Khoa Công nghệ nhiệt lạnh Tầng 6 nhà X 43 Khoa Tài chính - Ngân hàng Tầng 2 nhà V 44 Khoa Công nghệ hóa học Tầng trệt nhà F 45 Khoa Thương mại và Du lịch Tầng 2 nhà V 46 Phòng họp nhà V1 Tầng 1 nhà V 47 Nhà Tiến sĩ Tầng 3 nhà V 48 Văn phòng Công đoàn trường Tầng trệt nhà F 49 Văn phòng Học viện SIAST Canada Tầng trệt nhà F 50 Viện Công nghệ sinh học và Thực Tầng 5 nhà F phẩm 51 Bộ phận Tuyển sinh Tầng trệt nhà A 52 Thư viện Tầng trệt nhà A 53 Hội trường lớn Tầng 7 nhà A 54 Văn phòng Trường Tiểu học Nhựt Tầng trệt nhà A Tân 55 CN Ngân hàng NN và PTNT Tầng trệt nhà A 56 Cơ sở Biên Hòa 39 CMT8- TP.BH CƠ SỞ QUẢNG NGÃI A. Số 938 Quang Trung – Thành phố Quảng Ngãi 1 Phòng Phó Hiệu trưởng - Trưởng Tầng trệt nhà G cơ sở 2 Khoa Khoa học cơ bản và Kỹ thuật Tầng trệt nhà G cơ sở 3 Khoa Kinh tế Tầng trệt nhà G 4 Khoa Công nghệ Tầng 1 nhà G 186