Giáo trình Giảng văn văn học Việt Nam (Phần 2) - Trần Đăng Suyền
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giảng văn văn học Việt Nam (Phần 2) - Trần Đăng Suyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_giang_van_van_hoc_viet_nam_phan_2_tran_dang_suyen.pdf
Nội dung text: Giáo trình Giảng văn văn học Việt Nam (Phần 2) - Trần Đăng Suyền
- Phần II: VĂN HọC TRUNG ĐạI HịCH TƯớNG Sĩ VĂN (Trần Quốc Tuấn) Tr−ớc hết cần phải xác định vị trí của tác phẩm để thấy rõ tầm vóc Hịch t−ớng sĩ văn. Tầm vóc bμi hịch của Trần Quốc Tuấn đ−ợc đo bằng giá trị lịch sử vμ giá trị văn học. Nó đứng ở đỉnh cao của văn ch−ơng yêu n−ớc, của văn ch−ơng chính luận Việt Nam. Thiếu nó, khó hình dung đ−ợc g−ơng mặt văn học thời đại Đông A(1). Trong hoμn cảnh đạo quân Mông−Nguyên đang ngấp nghé ở biên thuỳ chuẩn bị xâm l−ợc Đại Việt lần thứ hai (1285), Trần Quốc Tuấn cầm g−ơm hay cầm bút thì cũng đều nhằm mục đích lμ chiến đấu vμ chiến thắng kẻ thù xâm l−ợc. Con ng−ời từng cầm g−ơm khẳng khái nói với vua Trần : "Nếu bệ hạ muốn hμng, tr−ớc hết hãy chém đầu tôi đi đã" thì khi cầm bút cũng sẽ cùng một dũng khí ấy. Chính vì vậy t− t−ởng chủ đạo của bμi hịch lμ nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm l−ợc. Tất cả các phần, tất cả nghệ thuật văn ch−ơng của bμi hịch đều nhằm đạt tới t− t−ởng chủ đạo nμy. Có thể thấy ph−ơng pháp thuyết phục xuyên suốt bμi hịch lμ khích lệ nhiều mặt nh−ng tập trung vμo một h−ớng, vạch rõ cái sai cần phê phán vμ chỉ rõ cái đúng cần lμm, kết hợp giữa tình cảm vμ nguyên tắc. Mở đầu bμi hịch, để khích lệ lòng hy sinh dũng cảm, ý chí công danh, tác giả nêu những tấm g−ơng trong sử sách. Những tấm g−ơng nμy thuộc nhiều tầng lớp, có ở mọi thời. Những quan to, thân cận nhμ vua nh− Kỷ Tín, Dự Nh−ợng, những bề tôi xa, những ng−ời th−ờng nh− Cảo Khanh, Kính Đức. X−a thì có g−ơng đời Hán, đời Đ−ờng, nay thì có g−ơng đời Nguyên, đời Tống. Cách nêu g−ơng ấy cốt để t−ớng sĩ thấy ai cũng có thể lập công danh "cùng trời đất muôn đời bất hủ". Trên quan điểm dân tộc, chúng ta có thể tiếc khi tác giả không lấy những tấm g−ơng ngay trong lịch sử n−ớc nhμ vμ ngay từ cuộc kháng chiến chống Nguyên thời đó. Tuy nhiên, lại phải thấy rằng mục đích của đoạn đầu bμi hịch lμ khích lệ lòng hy sinh dũng cảm, ý chí lập công danh − một lẽ sống lý t−ởng của con ng−ời thời bấy giờ, chứ ch−a nhằm khích lệ tinh thần dân tộc. Khích lệ lòng căm thù giặc, tinh thần yêu n−ớc bất khuất lμ nội dung của những đoạn tiếp theo. Để gây lòng căm thù, lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, sau khi nêu g−ơng trong sử sách, ng−ời viết quay về với thực tế tr−ớc mắt vạch rõ tội ác vμ sự ngang ng−ợc của kẻ thù. Những hình t−ợng "l−ỡi cú diều", "thân dê chó" chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận vμ lòng khinh bỉ giặc của tác giả. Đồng thời đặt những hình t−ợng đó trong thế t−ơng quan "l−ỡi cú diều" − "sỉ mắng triều đình", "thân dê chó" − "bắt nạt tể phụ", Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn khi chủ quyền đất n−ớc bị xâm phạm. Những (1) Thời đại Đông A lμ thời đại nhμ Trần. Chữ Trần, theo Hán tự gồm chữ Đông ( ) vμ chữ A ( ). 50
- dẫn chứng tác giả đ−a ra đều có trong thực tế hằng ngμy, nhãn tiền, mọi ng−ời từng chứng kiến. Sử chép năm 1276, Nguyên Thế Tổ sai ng−ời sang bảo vua Trần phải theo sáu khoản nh− bắt dân, giúp quân , năm 1277 Sμi Xuân đi sứ buộc ta phải lên tận biên giới đón r−ớc. Năm 1281, Xuân lại sang sứ, c−ỡi ngựa đi thẳng vμo cửa D−ơng Minh, quân sĩ Thiên Tr−ờng ngăn lại, bị Xuân lấy roi đánh toạc cả đầu. Vua sai Th−ợng t−ớng Thái s− Trần Quang Khải đến sứ quán tiếp, Xuân nằm khểnh, không dậy Những hμnh động ngang ng−ợc của giặc đã gây nên sự căm phẫn cao độ trong mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ cần nhắc lại một vμi sự việc "sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoμi đ−ờng. Uốn l−ỡi cú diều mμ sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mμ bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mμ đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam v−ơng mμ thu bạc vμng, để vét của kho có hạn", Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy cả khối căm hờn đang trμo sôi trong lòng các t−ớng sĩ. Khác với những ng−ời viết sử ghi chép sự việc một cách khách quan, khi nêu hμnh động bạo ng−ợc của kẻ thù, tác giả nh− muốn trút tất cả nỗi uất hận của bản thân lên từng lời, từng chữ. Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn truyền tới t−ớng sĩ nh− luồng gió thổi bùng ngọn lửa vốn đã đ−ợc đổ thêm dầu. Để khích lệ ý thức trách nhiệm vμ nghĩa vụ của mỗi ng−ời đối với đạo vua tôi cũng nh− tình cốt nhục, bμi hịch đã nêu lên mối ân tình giữa chủ vμ t−ớng. Quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn vμ t−ớng sĩ, tất nhiên lμ quan hệ giữa ng−ời trên đối với kẻ d−ới − điều nμy không có gì lạ trong chế độ phong kiến. Đáng l−u ý ở đây lμ bên cạnh mối quan hệ thần chủ, tác giả còn nhắc đến mối quan hệ khác sâu sắc hơn. Đó lμ mối quan hệ ân nghĩa thuỷ chung của những ng−ời cùng cảnh ngộ "lúc trận mạc thì cùng nhau sống chết, lúc nhμn hạ thì cùng nhau vui c−ời". Nêu mối quan hệ giữa những ng−ời cùng cảnh "sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan", bμi hịch không chỉ tác động tới nhận thức mμ còn tác động mạnh mẽ tới tình cảm ng−ời đọc. Khích lệ nhiều mặt, tác giả vẫn nhằm vμo một h−ớng chủ yếu : Khích lệ lòng yêu n−ớc bất khuất. Không phải ngẫu nhiên mμ bao tâm huyết, bút lực của Trần Quốc Tuấn dồn vμo đoạn : "Ta th−ờng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau nh− cắt, n−ớc mắt đầm đìa ; chỉ căm tức ch−a xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân nμy phơi ngoμi nội cỏ, nghìn xác nμy gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Chúng ta hãy so sánh đoạn hịch trên với đoạn th− của giáo hoμng La Mã Gơrêgoa IX gửi các tín đồ Cơ Đốc giáo − đoạn th− có ý nghĩa nh− lời hịch hiệu triệu tổ chức Thập tự quân chống Mông − Nguyên : "Nhiều việc khiến ta lo lắng nh− những việc đáng buồn ở đất thánh, những mối lo âu của giáo hội, tình hình đáng th−ơng của đế quốc La Mã. Nh−ng ta nguyện quên hết lo âu đó mμ chú tâm đến cái hoạ Tác Ta, sợ rằng hiện nay uy danh của đạo Cơ Đốc sẽ bị bọn Tác Ta tiêu diệt mất. Nghĩ đến đó lμ ta x−ơng nát tuỷ khô, thân gầy sức kiệt, đau xót vô cùng, khiến ta không biết lμm gì đây"(1). Lời văn trong bức th− vμ lời hịch đều thể hiện lòng căm thù cao độ. Những hình t−ợng "tới bữa quên ăn", "nửa đêm vỗ gối", "ruột đau nh− cắt", "n−ớc mắt đầm đìa" trong bμi hịch cũng nh− những hình t−ợng "x−ơng nát tuỷ khô", "thân gầy sức kiệt" trong đoạn th− đều có giá trị khắc hoạ nỗi đau vμ lòng căm thù không đội trời chung cùng giặc Tác Ta. Thế nh−ng, cùng căm giận trμo sôi mμ một bên thì bất lực : "đau xót vô cùng khiến ta không biết lμm gì đây", còn một bên thì mμi sắc thêm ý chí (1) Dẫn theo Hμ Văn Tấn, Phạm Thị Tâm. Cuộc kháng chiến chống xâm l−ợc Mông−Nguyên thế kỷ XIII, NXB Khoa học xã hội, 1972, tr. 50. 51
- vμ quyết tâm đánh giặc, dù phải chết đến trăm lần, nghìn lần cũng xin lμm. Chính vì vậy lời văn trong bức th− thống thiết mμ bi th−ơng còn lời văn trong bμi hịch thì kiên c−ờng vμ bi tráng. Căm thù phải diệt giặc, yêu n−ớc phải chiến đấu, đó mới lμ mục đích cao cả mμ tác giả bμi hịch h−ớng tới để động viên khích lệ mọi ng−ời. Đoạn văn thể hiện nỗi lòng vị chủ t−ớng lμ đoạn tuyệt bút. Đó không chỉ đơn thuần lμ tμi nghệ tuyệt vời của một ngòi bút viết văn luận chiến, đó còn lμ sự phản ánh những tiêu điểm chói ngời nhất của một tấm lòng ái quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên, phần đông t−ớng sĩ đều có tấm lòng vμ quyết tâm nh− Trần Quốc Tuấn, nh−ng không phải không có những kẻ hoang mang, hoảng sợ. Lần thứ nhất đánh Mông−Nguyên, giặc đang hăng, ta tạm thời rút lui, Trần Thái Tông hỏi kế quan đại thần Trần Nhật Hạo, Nhật Hạo khiếp sợ đến nỗi không đứng dậy đ−ợc chỉ kịp lấy ngón tay chấm n−ớc viết hai chữ "nhập Tống" (đầu hμng nhμ Tống) ở mạn thuyền. Trong cuộc kháng chiến lần hai, có những kẻ thông minh, tμi giỏi nh− Trần ích Tắc đã hèn nhát đem cả nhμ đầu hμng giặc. Lμ ng−ời lãnh đạo cuộc kháng chiến, H−ng Đạo V−ơng đã sớm nhận ra những diễn biến phức tạp của tình hình. Chính vì vậy, trong bμi hịch ông tập trung phê phán sâu sắc, mạnh mẽ t− t−ởng bμng quan tr−ớc thời cuộc, sự ham vui chơi h−ởng lạc mμ quên mất nguy cơ bị diệt vong. Khi phê phán những biểu hiện sai trong hμng ngũ t−ớng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã đứng trên lập tr−ờng trung quân ái quốc. Một mặt ông xuất phát từ nghĩa vua tôi, đạo thần chủ để phê phán : "nay các ng−ơi nhìn chủ nhục mμ không biết lo". Mặt khác ông xuất phát từ trách nhiệm của ng−ời dân đối với Tổ quốc để vạch rõ những sai lầm : "thấy n−ớc nhục mμ không biết thẹn. Lμm t−ớng triều đình phải hầu quân giặc mμ không biết tức ; nghe nhạc thái th−ờng để đãi yến nguỵ sứ mμ không biết căm". Trong hoμn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, lập tr−ờng phê phán của tác giả lμ đúng đắn vμ tiến bộ. Để thuyết phục mọi ng−ời thấy rõ đúng sai bằng lý lẽ, nhận thức, Trần H−ng Đạo nêu lên mối quan hệ tất yếu giữa nguyên nhân vμ kết quả. Tác giả sử dụng tμi tình các liên từ. Đầu câu nguyên nhân lμ các liên từ nêu giả thiết : "nếu", "hoặc", trong câu chỉ kết quả lμ các từ khẳng định : "thì", "chẳng những", "mμ". Sự hô ứng giữa các từ chỉ quan hệ có tác dụng lμm nổi bật nguyên nhân của việc lμm sai trái nhất định sẽ dẫn đến hậu quả tai hại. Cũng để thuyết phục mọi ng−ời nhận rõ phải trái, đúng sai, tác giả đã sử dụng ph−ơng pháp so sánh đối lập. Đối lập ý trong câu : "nhìn chủ nhục mμ không biết lo, thấy n−ớc nhục mμ không biết thẹn. Lμm t−ớng triều đình phải hầu quân giặc mμ không biết tức ; nghe nhạc thái th−ờng để đãi yến nguỵ sứ mμ không biết căm". Những hình t−ợng cũng đ−ợc đặt trong thế t−ơng phản : "cựa gμ trống" / "áo giáp", "mẹo cờ bạc" / "m−u l−ợc nhμ binh". "Phải nói rằng cách liên hệ "r−ợu ngon" với việc "lμm cho giặc say chết", "tiếng hát hay" với việc "lμm cho giặc điếc tai", lμ không t−ơng xứng về mặt lô gích. Nh−ng chính nhờ nh− vậy mμ tính chất phi lý của việc ăn chơi lúc nμy bộc lộ rõ rệt hơn bao giờ hết ! Vμ đó lμ nghệ thuật biện luận tμi tình của Trần H−ng Đạo" (Trần Đình Sử). Ph−ơng pháp t−ơng phản đ−ợc sử dụng với ph−ơng pháp so sánh. So sánh giữa ta vμ địch, ta thì nghĩa tình sâu nặng, địch thì ngang ng−ợc, tμn bạo. So sánh giữa hai viễn cảnh, đầu hμng thất bại thì mất tất cả, chiến đấu thắng lợi thì đ−ợc cả chung vμ riêng. Từ lời văn dịch khá sát có thể thấy khi nêu viễn cảnh đầu hμng thất bại, Trần Quốc Tuấn sử dụng từ ngữ mang tính chất phủ định : "không còn", "cũng mất", "bị tan", 52
- "cũng khốn". Còn khi nêu viễn cảnh chiến đấu thắng lợi, tác giả dùng những từ ngữ mang tính chất khẳng định : "mãi mãi vững bền", "đời đời h−ởng thụ", "không bị mai một", "sử sách l−u thơm". Điều đáng l−u ý lμ trong khi sử dụng ph−ơng pháp so sánh t−ơng phản, ng−ời viết rất hiểu quy luật nhận thức. Cách điệp từ, điệp ý tăng tiến, có tác dụng nêu bật vấn đề từ nhạt đến đậm, từ nông đến sâu. Cứ từng b−ớc, từng b−ớc tác giả đ−a ng−ời đọc thấy rõ đúng sai : nhận ra đ−ờng phải trái. Sau khi phê phán những biểu hiện sai, vạch rõ nguy cơ xâm l−ợc, Trần Quốc Tuấn chỉ cho t−ớng sĩ những việc cần lμm, những nhiệm vụ với mục tiêu cụ thể. Tr−ớc hết, cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác. Phải cảnh giác nh− nằm trên đống củi có mồi lửa ở d−ới. Phải lo xa nh− "kiềng canh nóng mμ thổi rau nguội", không đ−ợc để n−ớc đến chân mới nhảy. Tinh thần cảnh giác phải thể hiện bằng hμnh động : "huấn luyện quân sĩ, tập d−ợt cung tên, khiến cho ng−ời ng−ời giỏi nh− Bμng Mông, nhμ nhμ đều lμ Hậu Nghệ". Việc luyện tập binh th− phải đạt tới mức bêu đ−ợc đầu Hốt Tất Liệt : lμm rữa thịt Vân Nam V−ơng. Lời khuyên răn, sự giao nhiệm vụ của ng−ời chủ t−ớng đ−ợc diễn đạt bằng những hình t−ợng sinh động, thật gợi cảm, dễ hiểu. Những hình t−ợng "ng−ời ng−ời giỏi nh− Bμng Mông, nhμ nhμ đều lμ Hậu Nghệ", "bêu đầu Hốt Tất Liệt nơi cửa khuyết, lμm rữa thịt Vân Nam V−ơng ở Cảo Nhai" đã truyền đạt đ−ợc lòng căm thù giặc cao độ vμ tinh thần hμo hứng giết giặc tới t−ớng sĩ. Phần cuối bμi hịch, một lần nữa Trần Quốc Tuấn vạch rõ ranh giới giữa hai con đ−ờng chính tμ − cũng có nghĩa lμ hai con đ−ờng sống chết để thuyết phục mọi ng−ời. Ông biểu lộ một thái độ dứt khoát : "Nếu các ng−ơi chuyên tập sách nμy, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ, nh−ợc bằng khinh bỏ sách nμy, trái lời dạy bảo của ta tức lμ kẻ nghịch thù". Đạo thần chủ mμ tác giả nói tới chính lμ đạo trung quân ái quốc, lμ đạo yêu n−ớc. T−ớng sĩ chỉ có một trong hai con đ−ờng : hoặc lμ địch, hoặc lμ ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bμng quan thờ ơ tr−ớc thời cuộc. H−ng Đạo V−ơng cũng nêu lên một cách dứt khoát lẽ sống chết : hoặc sống, hoặc chết. Nếu đầu hμng, thất bại, họ không chết vì tay giặc thì cũng chết vì hổ thẹn. Chính thái độ dứt khoát nμy đã có tác dụng thanh toán những t− t−ởng do dự, bμng quan lôi kéo những ng−ời "điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung" quay hẳn sang phía lực l−ợng kháng chiến ! Vừa thuyết phục, vừa nguyên tắc, nguyên tắc có tác dụng thuyết phục, đoạn cuối bμi hịch đã động viên tới mức cao nhất ý chí vμ quyết tâm chiến đấu của mọi ng−ời. 53
- BìNH NGÔ ĐạI CáO (Nguyễn Trãi) Trong lịch sử văn học Việt Nam th−ờng có hiện t−ợng một thời điểm lịch sử dẫn tới một thời điểm văn học. Đó lμ tr−ờng hợp cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Nh− Nguyệt thời Lý với bμi Nam quốc sơn hμ, cuộc kháng chiến chống Nguyên lần hai thời Trần với bμi Hịch t−ớng sĩ văn vμ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toμn thắng với Bình Ngô đại cáo. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo d−ới hai nguồn cảm hứng : cảm hứng chính trị vμ cảm hứng sáng tác. Cảm hứng chính trị đem đến cho lịch sử dân tộc bản Tuyên ngôn độc lập đầy ý nghĩa. Cảm hứng sáng tác đ−a tới lịch sử văn học n−ớc nhμ một kiệt tác văn ch−ơng. Hoμ quyện cả hai nguồn cảm hứng, dân tộc Việt Nam có Bình Ngô đại cáo − áng "thiên cổ hùng văn" (bμi văn hùng tráng của muôn đời). Phân tích Bình Ngô đại cáo xuất phát từ cảm hứng sáng tác của tác giả, chúng ta sẽ nêu bật đ−ợc những giá trị t− t−ởng vμ giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Bμi Bình Ngô đại cáo mở đầu với cảm hứng về chính nghĩa Nguyễn Trãi nêu nguyên lý chính nghĩa lμm chỗ dựa, lμm căn cứ xác đáng để triển khai toμn bộ nội dung bμi cáo. Trong nguyên lý chính nghĩa của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy có hai nội dung chính đ−ợc nêu lên : nguyên lý nhân nghĩa, một nguyên lý có tính chất chung của các dân tộc, của nhiều thời đại vμ chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của n−ớc Đại Việt đã đ−ợc chứng minh bằng thực tiễn lịch sử. Tr−ớc hết, tác giả nêu nguyên lý nhân nghĩa, một nguyên lý có tính chất phổ biến, mặc nhiên trong nhận thức thời bấy giờ : Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt tr−ớc lo trừ bạo Nguyên lý nhân nghĩa Nguyễn Trãi nêu ở đây lμ một tiên đề có tính chất tiên nghiệm bởi tiên đề nμy có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo. Khổng Tử nói tới chữ "nhân", Mạnh Tử nói tới chữ "nghĩa". "Nhân nghĩa" đ−ợc nhiều ng−ời giải thích ; cách nói, cách hiểu đôi khi khác nhau nh−ng nhìn chung mọi ng−ời đều thừa nhận "nhân nghĩa" lμ "yên dân trừ bạo", tức lμ tiêu trừ tham tμn bạo ng−ợc, bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân. Lμ một trí thức Nho giáo, "nhân nghĩa" của Nguyễn Trãi cũng bao hμm lẽ đó. Tuy nhiên lại phải nhấn mạnh, khi đ−a tiên đề tiên nghiệm, Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực : Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân Điếu phạt chi s−, mạc tiên khử bạo Trong hai câu mở đầu, Nguyễn Trãi đã xác định mục đích, nội dung của việc lμm nhân nghĩa : chủ yếu để yên dân, tr−ớc nhất lμ trừ bạo. Điều đáng nói hơn nữa lμ trong khi biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực của t− t−ởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để đ−a vμo tiền đề có tính chất tiên nghiệm : nhân nghĩa phải gắn liền với 54
- chống xâm l−ợc. Nội dung nμy trong quan điểm Khổng − Mạnh vμ Nho gia Trung Quốc hầu nh− không có. Nhân nghĩa lμ chống xâm l−ợc, chống xâm l−ợc lμ nhân nghĩa, có nh− vậy mới bóc trần luận điệu nhân nghĩa xảo trá của địch, mới phân định rạch ròi ta lμ chính nghĩa, giặc xâm l−ợc lμ phi nghĩa : "N−ớc mμy nhân việc nhμ Hồ trái đạo, m−ợn cái tiếng th−ơng dân đánh kẻ có tội, thật ra lμ lμm việc bạo tμn, lấn c−ớp đất n−ớc ta, bóc lột nhân dân ta Nhân nghĩa mμ nh− thế − ?" (Th− số 8, Gửi Ph−ơng Chính). Việc đ−a một tiên đề tiên nghiệm nh− vậy, đối với tâm lý con ng−ời thời bấy giờ có tính thuyết phục cao. Bởi lẽ thời trung đại, ở Việt Nam, Trung Quốc vμ nhiều n−ớc ph−ơng Đông, t− t−ởng nhân nghĩa lμ một chân lý mặc nhiên đ−ợc thừa nhận. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm l−ợc lμ nhân nghĩa, lμ phù hợp với nguyên lý chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Việt Nam lμ một chân lý khách quan phù hợp với nguyên lý đó. Sau khi nêu nguyên lý nhân nghĩa, tác giả nêu chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của n−ớc Đại Việt. Nếu nhân nghĩa lμ tiền đề có tính chất tiên nghiệm thì chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của n−ớc Đại Việt lại có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử : Nh− n−ớc Đại Việt ta từ tr−ớc Vốn x−ng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Bản dịch đã cố gắng lột tả tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của n−ớc Đại Việt tồn tại độc lập bằng "từ tr−ớc", "đã lâu", "đã chia", "cũng khác" (Nguyên văn : "Duy ngã ", "thực vi ", "ký thù ", "diệc dị"). Nguyễn Trãi đã đ−a ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc : c−ơng vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, vμ thêm nữa lịch sử riêng, chế độ riêng với "hμo kiệt không bao giờ thiếu". Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đ−ờng, Tống, Nguyên mỗi bên x−ng đế một ph−ơng. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hμo kiệt đời nμo cũng có. Những thực tế khách quan mμ tác giả đ−a ra lμ chân lý không thể phủ nhận. Khi nêu chân lý khách quan, đồng thời Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoμn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc. Ng−ời đời sau vẫn th−ờng xem đoạn văn trên lμ tiêu biểu vμ kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi. So với thời Lý, học thuyết đó phát triển cao hơn bởi tính toμn diện vμ sâu sắc của nó. Toμn diện vì ý thức về dân tộc trong Nam quốc sơn hμ đ−ợc xác định chủ yếu trên hai yếu tố : Lãnh thổ vμ chủ quyền, còn đến Bình Ngô đại cáo, ba yếu tố nữa đ−ợc bổ sung : văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức đ−ợc "văn hiến", truyền thống lịch sử lμ yếu tố cơ bản nhất, lμ hạt nhân để xác định dân tộc. Vả chăng sự sâu sắc của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở chỗ : điều mμ kẻ xâm l−ợc luôn tìm cách phủ định (văn hiến n−ớc Nam) thì chính lại lμ thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lý khách quan. So với chúng ta ngμy nay, học thuyết đó rất gần gũi vμ vẫn còn giá trị thời sự. 55
- Nêu chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt, để tăng thêm sức thuyết phục, Nguyễn Trãi đã dùng biện pháp so sánh : so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hμng với Trung Quốc, ngang hμng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lý quốc gia (Triệu, Đinh, Lý, Trần ngang hμng với Hán, Đ−ờng, Tống, Nguyên). Trong bμi Nam quốc sơn hμ, tác giả đã thể hiện một ý thức dân tộc mạnh mẽ vμ sâu sắc qua từ "đế" ở Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hμo dân tộc mạnh mẽ vμ sâu sắc đó : "các đế nhất ph−ơng". Nhiều bản dịch tr−ớc đây lμ "lμm chủ, "hùng cứ" thì nay đều đã bỏ mμ giữ nguyên chữ "đế" để giữ nguyên giá trị tác phẩm. "Hùng cứ" vμ "x−ng đế" lμ rất khác nhau về cả tính hợp pháp vμ quyền lực. Trong Nam quốc sơn hμ, khẳng định "Nam đế" tác giả nhằm mục đích đối lập với "Bắc đế", phủ nhận t− t−ởng "Trời không có hai mặt trời, đất không có hai hoμng đế". Mục đích đó dù sao cũng ch−a phải đ−ợc phát biểu bằng cách so sánh trực tiếp nh− Nguyễn Trãi đã lμm. Lý do lμ phải đến thời Nguyễn Trãi, sau khi đã có bốn thế kỷ giμnh độc lập, sau khi đã có những triều đại tồn tại ngang hμng (nếu không muốn nói lμ hơn vì Đại Việt luôn chiến thắng) với các triều đại ph−ơng Bắc thì Nguyễn Trãi mới có đủ tiền đề lịch sử để so sánh, chứng minh. Lại nữa, tác giả Nam quốc sơn hμ khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc đã dựa vμo "thiên th−" còn Nguyễn Trãi dựa vμo lịch sử. Đó lμ b−ớc tiến của t− t−ởng thời đại nh−ng đồng thời cũng lμ tầm cao của t− t−ởng ức Trai. Nêu nguyên lý nhân nghĩa, nêu chân lý khách quan, Nguyễn Trãi đ−a ra những chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lý, nói chung lại lμ sức mạnh của chính nghĩa : L−u Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã, kẻ bị giết, ng−ời bị bắt. Tác giả lấy "chứng cớ còn ghi" để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa đồng thời thể hiện niềm tự hμo dân tộc. Cảm hứng về chính nghĩa tất yếu sẽ dẫn tới cảm hứng căm thù kẻ xâm l−ợc, vì chúng lμ phi nghĩa, tμn bạo. Với lòng uất hận trμo sôi, chỉ bằng m−ời hai cặp tứ lục gồm hai m−ơi bốn câu, tác giả đã viết lên một bản cáo trạng đanh thép tội ác của giặc Minh. Nguyễn Trãi viết bản cáo trạng với một lòng căm thù tỉnh táo. Bởi trong bản cáo trạng nμy ng−ời viết đã đi theo một trình tự rất lô gích : vạch trần âm m−u xâm l−ợc, lên án chủ tr−ơng cai trị thâm độc, tố cáo mạnh mẽ những hμnh động tội ác. Nguyễn Trãi vạch trần luận điệu bịp bợm "phù Trần diệt Hồ" của giặc Minh, chỉ rõ âm m−u c−ớp n−ớc ta của chúng : Nhân họ Hồ chính sự phiền hμ Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ Việc nhμ Hồ c−ớp ngôi nhμ Trần chỉ lμ một nguyên nhân − đúng hơn chỉ lμ một nguyên cớ để giặc Minh thừa cơ gây hoạ. Những từ "nhân", "thừa cơ" trong bản dịch đã góp phần lột trần luận điệu giả nhân giả nghĩa của giặc. "Phù Trần diệt Hồ" chỉ lμ một cách "m−ợn gió bẻ măng". Âm m−u thôn tính n−ớc ta vốn có sẵn, có từ lâu trong đầu óc của "thiên triều". Âm m−u của giặc thật xảo quyệt, chủ tr−ơng cai trị của chúng cμng thâm độc hơn, hμnh động của chúng cμng vô cùng tμn bạo. 56
- Điều đáng l−u ý lμ khi vạch rõ âm m−u xâm l−ợc của giặc Minh, Nguyễn Trãi đứng trên lập tr−ờng dân tộc nh−ng khi tố cáo chủ tr−ơng cai trị thâm độc vμ tội ác của giặc thì Nguyễn Trãi đứng trên lập tr−ờng nhân bản. ở Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi không tố cáo chủ tr−ơng đồng hoá của kẻ thù. Tác giả đi sâu tố cáo những chủ tr−ơng cai trị phản nhân đạo của giặc Minh : huỷ hoại cuộc sống con ng−ời bằng hμnh động diệt chủng : N−ớng dân đen trên ngọn lửa hung tμn Vùi con đỏ xuống d−ới hầm tai vạ Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng. bằng sự huỷ hoại môi tr−ờng sống : Nặng thuế khoá sạch không đầm núi Tμn hại cả giống côn trùng cây cỏ. Chủ tr−ơng cai trị của chúng đâu chỉ đơn thuần lμ bóc lột đ−ợc nhiều ("nặng thuế khoá" ), vét vơ đ−ợc lắm ("vét sản vật chốn chốn l−ới giăng "). Chủ tr−ơng cai trị của chúng lμ tiêu diệt con ng−ời, tiêu diệt cuộc sống ở chính mảnh đất nμy. Vμ quả thực, đọc Bình Ngô đại cáo chúng ta thấy hiện lên hình ảnh ng−ời dân vô tội tình cảnh bi đát đến cùng cực, không còn đ−ờng sống. Cái chết đợi họ trên rừng, cái chết đợi họ d−ới biển, đúng nh− lời bμi cáo : "chốn chốn l−ới giăng", "nơi nơi cạm đặt". Tội ác kẻ thù đặc biệt đ−ợc thể hiện trong hai câu : N−ớng dân đen trên ngọn lửa hung tμn Vùi con đỏ xuống d−ới hầm tai vạ. Trong bao nhiêu tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta thời bấy giờ mμ sử còn ghi chép lại : rút ruột ng−ời treo lên cây, nấu thịt ng−ời lấy dầu, phanh thây phụ nữ có thai, n−ớng sống ng−ời lμm trò chơi, chất thây ng−ời lμm mồ kỷ niệm, Nguyễn Trãi đã khái quát lại trong hai hình t−ợng "n−ớng dân đen", "vùi con đỏ". Hình t−ợng nμy vừa diễn tả một cách rất thực tội ác man rợ của giặc Minh vừa mang tính khái quát có ý nghĩa khắc vμo bia căm thù để muôn đời nguyền rủa quân xâm l−ợc. Đối lập với tình cảnh ng−ời dân vô tội lμ hình ảnh kẻ thù xâm l−ợc : "Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê ch−a chán ". Đừng nghĩ rằng tác giả đã dùng ngọn bút hμi h−ớc vμ đả kích để vẽ lên bộ mặt kẻ thù. Không ! Chính ở đây Nguyễn Trãi đã dùng nét bút hiện thực, không thêm bớt, không tô vẽ để lột tả bộ mặt thật của giặc Minh : chúng lμ những con quỷ sứ. Chúng không chỉ tham vμng bạc châu báu, tham chim sẻ h−ơu đen, chúng còn có cái tham của loμi quỷ sứ : "máu mỡ bấy no nê ch−a chán". Âm m−u của chúng "đủ muôn nghìn kế". Việc lμm của chúng : "dối trời lừa dân". Tội ác của chúng : "bại nhân nghĩa nát cả đất trời". Để diễn tả tội ác chất chồng của giặc, để diễn tả khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta, Nguyễn Trãi kết thúc bản cáo trạng bằng câu văn đầy hình t−ợng : Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, n−ớc Đông Hải không rửa sạch mùi. Lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để nói cái vô hạn (tội ác của giặc), dùng cái vô 57
- cùng (n−ớc Đông Hải) để nói cái vô cùng (sự nhơ bẩn của kẻ thù), câu văn đầy hình t−ợng vμ đanh thép đó đã cho ta cảm nhận sâu sắc tội ác "lẽ nμo trời đất dung tha, ai bảo thần dân chịu đ−ợc" của giặc Minh xâm l−ợc. Đọc bản cáo trạng tội ác giặc trong Bình Ngô đại cáo, lòng ta khi uất hận trμo sôi, khi cảm th−ơng tha thiết, lúc muốn thét thật to lúc nghẹn ngμo, tấm tức, Quả lμ ngòi bút thần của Nguyễn Trãi đã trong cùng một lúc diễn tả đ−ợc những biểu hiện khác nhau nh−ng luôn gắn bó với nhau trong tâm trạng, tình cảm con ng−ời. Đứng trên lập tr−ờng nhân bản hơn nữa đứng về quyền sống của ng−ời dân vô tội để tố cáo, lên án giặc Minh, Bình Ngô đại cáo chứa đựng những yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền. Có thể nói quyền sống của ng−ời dân đã lμ nguồn cảm hứng mạnh mẽ để tác giả viết nên bản cáo trạng đanh thép vμ thống thiết. Trong m−ời hai cặp tứ lục, tác giả đã m−ời lần trực tiếp vμ hai lần gián tiếp nói đến đời sống ng−ời dân. Phản nhân đạo, phản tiến hoá, tội ác giặc Minh trời không dung, đất không tha, thần ng−ời đều căm giận. Chính vì vậy bão tố khởi nghĩa đã nổi lên. Cảm hứng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, về tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân Đại Việt đ−ợc thể hiện trong đoạn văn dμi nhất bμi cáo. Với nguồn cảm hứng dồi dμo, phong phú, Nguyễn Trãi đã khắc hoạ lại quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngμy đầu khó khăn gian khổ đến những ngμy thắng lợi vẻ vang. Tuy nhiên, ng−ời đọc không chỉ thấy ở đoạn văn một l−ợng thông tin về diễn biến của cuộc khởi nghĩa với năm tháng vμ sự kiện. Bám chắc vμo cái s−ờn lịch sử, tác giả cho ta thấy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hiện lên với tất cả tính chất phong phú, lớn rộng vμ sinh động của nó. Lμ ng−ời có năng lực hồi t−ởng tuyệt vời, Nguyễn Trãi có khả năng tái hiện lại tất cả diễn biến giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa. Nh−ng trong bμi cáo, nh− ta thấy, tác giả chủ yếu tập trung khắc hoạ hình t−ợng Lê Lợi, mμ chủ yếu lμ lμm nổi bật đời sống tâm lý của ng−ời anh hùng. Đây quả lμ vấn đề có ý đồ nghệ thuật. Lúc Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo, Lê Lợi đã trở thμnh hoμng đế với v−ơng miện rực rỡ hμo quang chiến thắng, cần phải tái hiện lại hình t−ợng Lê Lợi buổi đầu khởi nghĩa, vẫn lμ để ngợi ca không quá thμnh xu phụ. Trong hình t−ợng Lê Lợi có sự thống nhất giữa con ng−ời bình th−ờng vμ lãnh tụ cuộc khởi nghĩa. Hình t−ợng Lê Lợi hiện lên qua những lời tự thuật : D− phấn tích Lam Sơn, thê thân hoang dã. (Chốn Lam Sơn dấy nghĩa, chốn hoang dã n−ơng mình) Lê Lợi − con ng−ời bình th−ờng từ nguồn gốc xuất thân (chốn hoang dã n−ơng mình), đến cách x−ng hô khiêm nh−ờng (đại từ "d−" với nghĩa lμ tôi, ta ch−a phải lμ trẫm nh− sau nμy). Nh−ng Lê Lợi lμ ng−ời có lòng căm thù giặc sâu sắc ("há đội trời chung", "thề không cùng sống"), có lý t−ởng hoμi bão lớn ("Tấm lòng cứu n−ớc vẫn đăm đăm muốn tiến về đông"), có quyết tâm cao thực hiện lý t−ởng ("Đau lòng nhức óc", "Quên ăn vì giận", "Những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi"). Qua sự tái hiện hình t−ợng Lê Lợi − con ng−ời bình th−ờng vμ ng−ời anh hùng, tác giả đã phần nμo nói lên tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nỗi lòng Lê Lợi rất giống nỗi lòng Trần Quốc Tuấn − ng−ời anh hùng kháng Nguyên thuở tr−ớc : cùng căm giận trμo sôi (Trần Quốc Tuấn : "Ruột đau nh− cắt, n−ớc mắt đầm 58
- đìa" ; Lê Lợi : "đau lòng nhức óc"), cùng nuôi chí lớn (Trần Quốc Tuấn : "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối" ; Lê Lợi : "nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận"), cùng một quyết tâm sắt đá (Trần Quốc Tuấn : "Dẫu cho trăm thân nμy phơi ngoμi nội cỏ " ; Lê Lợi : "Những trằn trọc trong cơn mộng mị − Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi "). Khi khắc hoạ hình t−ợng Lê Lợi, tác giả có sử dụng điển tích "nếm mật nằm gai" nói về Việt V−ơng Câu Tiễn. Nh−ng ng−ời anh hùng đất Lam Sơn hoμn toμn khác ng−ời phục thù núi Cối Kê. Lê Lợi lμ anh hùng kiểu Trần Quốc Tuấn. Chính cảm hứng về truyền thống dân tộc đã giúp Nguyễn Trãi khắc hoạ thμnh công hình t−ợng ng−ời anh hùng Lê Lợi. Với hoμi bão vμ bầu nhiệt huyết yêu n−ớc, mặc dù "vừa khi cờ nghĩa dấy lên, chính lúc quân thù đang mạnh". Lê Lợi cùng nghĩa quân phải v−ợt qua muôn ngμn khó khăn gian khổ : thiếu nhân tμi, thiếu quân, thiếu l−ơng, nh−ng nhờ "tấm lòng cứu n−ớc", nhờ "gắng chí khắc phục gian nan" vμ nhất lμ nhờ "manh lệ chi đồ tứ tập", nhờ "phụ tử chi binh nhất tâm", cuộc khởi nghĩa đã v−ợt qua khó khăn buổi đầu để đi đến tổng phản công giμnh thắng lợi. Về lịch sử, từ năm 1418 đến 1424 lμ sáu năm gian khổ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bình Ngô đại cáo chỉ nhắc đến hai sự kiện : Khi Linh Sơn l−ơng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội Đó lμ hai sự kiện có tính chất tiêu biểu cho những khó khăn gian khổ của cuộc khởi nghĩa đồng thời tiêu biểu cho tinh thần lạc quan của ng−ời Việt Nam : lạc quan ngay trong hoμn cảnh đen tối, tin t−ởng ngay cả khi tạm thời thất bại. Lạc quan, tin t−ởng vì biết dựa vμo dân, vì biết phát huy sức mạnh của dân, đặc biệt lμ tầng lớp manh lệ : Yến can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập Đầu giao h−ởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm Trong bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử nμy, chúng ta lại tìm thấy lời tuyên ngôn về vai trò vμ sức mạnh của ng−ời dân − những ng−ời manh lệ. Đó lμ một t− t−ởng lớn. Mãi sau nμy phải đến Nguyễn Đình Chiểu mới lại thấy xuất hiện những ng−ời dân ấp, dân lân ở Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong một bản tuyên ngôn trọng đại nh− Bình Ngô đại cáo, những ng−ời manh lệ đ−ợc nói đến một cách công khai, trịnh trọng nh− vậy "cũng lμ ch−a thấy x−a nay". Cảm hứng về lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lμ cảm hứng mang đậm sắc thái trữ tình. Sắc thái trữ tình rất phù hợp với bút pháp khắc hoạ hình t−ợng tâm trạng. Sắc thái trữ tình đã tạo nên trong đoạn văn có nội dung hồi t−ởng những âm h−ởng vừa hμo hùng, vừa bi thiết. Từ giai đoạn đầu khó khăn sang giai đoạn hai phản công thắng lợi lμ hai câu thơ có ý nghĩa nh− chiếc bản lề chuyển tiếp : Trọn hay : Đem đại nghĩa để thắng hung tμn Lấy chí nhân để thay c−ờng bạo Một lần nữa Nguyễn Trãi nhắc lại nguyên lý nhân nghĩa đã nêu ở câu mở đầu bμi cáo. Điều cần nói lμ bản dịch ch−a lột tả thật đầy đủ nguyên tác. Nguyên văn : "Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tμn, dĩ chí nhân nhi dịch c−ờng bạo". Bản dịch lμ : "thay c−ờng bạo" ng−ời ta dễ hiểu lμ đem chí nhân để thay thế c−ờng bạo. Chữ "dịch" không nên 59
- hiểu lμ "thay thế cho" mμ có nghĩa lμ lμm "thay đổi đi". Vì vậy bảy chữ đó nên hiểu lμ : lấy sự chí nhân (của ta) mμ lμm thay đổi đi sự c−ờng bạo (của địch), tức lμm cho kẻ địch không còn c−ờng bạo nữa. Hiểu nh− thế, chúng ta cμng thấy sâu sắc hơn chủ nghĩa nhân đạo vì sự phát triển con ng−ời của nhân dân Đại Việt, của tác giả Bình Ngô đại cáo. Có thể nói sau bao suy t− chiêm nghiệm, sau bao đớn đau, căm giận, sau bao lo lắng quyết tâm, đến lúc nμy tâm trạng tác giả mới thực sự hả hê, sảng khoái. Cảm hứng anh hùng ca rần rật bốc cao trong đoạn văn miêu tả chiến thắng thần tốc của nhân dân Đại Việt. Từ hình t−ợng đến ngôn ngữ, từ mμu sắc đến âm thanh nhịp điệu, tất cả đều mang đặc điểm bút pháp anh hùng ca. Bao trùm đoạn văn lμ những hình t−ợng phong phú, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng, kỳ vĩ của thiên nhiên : chiến thắng của ta : "sấm vang chớp giật", "trúc chẻ tro bay", "sạch không kình ngạc", "đá núi cũng mòn", "n−ớc sông phải cạn". Thất bại của địch : "máu chảy thμnh sông", "máu trôi đỏ n−ớc", "thây chất đầy nội", "thây chất đầy đ−ờng". Khung cảnh chiến tr−ờng : "sắc phong vân phải đổi", "ánh nhật nguyệt phải mờ". Về mặt ngôn ngữ, trong nguyên văn cũng nh− bản dịch, các động từ mạnh liên kết với nhau thμnh những chuyển rung dồn dập, dữ dội. Các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa tạo thμnh hai mảng trắng, đen đối lập, thể hiện cái thế, cái đμ chiến thắng của ta vμ cái thế, cái đμ thất bại của địch. Câu văn khi dμi, khi ngắn, biến hoá linh hoạt trên cái nền chung lμ nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, bay bổng. Âm thanh giòn giã, hμo hùng, nh− sóng trμo, bão cuốn. Ta hãy đọc một đoạn văn, không cần đọc hết cả câu, chỉ đọc những đoạn mở đầu với liên tiếp những cụm từ chỉ thời gian : Ngμy m−ời tám Ngμy hai m−ơi Ngμy hai lăm Ngμy hai tám Đó thật sự lμ nhịp của triều dâng, sóng dậy, hết lớp nμy đến lớp khác. Nhịp mạnh, dồn dập lμ x−ơng sống của đoạn văn : G−ơm mμi đá/đá núi cũng mòn, Voi uống n−ớc/n−ớc sông phải cạn. Đánh một trận/sạch không kình ngạc, Đánh hai trận/tan tác chim muông. Đó thật sự lμ nhịp của gió lay, bão giật. Sự hoμ quyện giữa hình t−ợng, âm thanh, nhạc điệu của những đoạn văn nh− trên đã tạo nên một bút pháp anh hùng ca có tác dụng miêu tả một cách chân thật quá trình tổng phản công thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Xen giữa bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lμ hình ảnh kẻ thù xâm l−ợc : Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mμ mất vía, Lý An, Ph−ơng Chính nín thở cầu thoát thân. Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, Th−ợng th− Hoμng Phúc trói tay để tự xin hμng. Mỗi tên một vẻ, mỗi đứa một cảnh nh−ng đều giống nhau ở một điểm : ham sống sợ chết đến hèn nhát. Hèn nhát đến mức : 60
- Mã Kỳ, Ph−ơng Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mμ vẫn hồn bay phách lạc. V−ơng Thông, Mã Anh, phát cho vμi nghìn cỗ ngựa, về đến n−ớc mμ vẫn tim đập chân run. Mỗi tên một vẻ, mỗi đứa một cảnh, có bao nhiêu thái độ, tâm trạng thì Nguyễn Trãi có bấy nhiêu từ ngữ để biểu hiện. Quả tình ở đây, cây bút của Nguyễn Trãi cũng vẫn lμ cây bút thần. Hình t−ợng kẻ thù thảm hại, nhục nhã cμng tôn thêm khí thế hμo hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời qua hình t−ợng kẻ thù hèn nhát vμ đ−ợc tha tội chết, đ−ợc tạo điều kiện để sống (đúng lμ "dĩ chí nhân dịch c−ờng bạo"), Nguyễn Trãi cμng lμm nổi bật tính chất chính nghĩa, nhân đạo sáng ngời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Kết thúc bμi cáo lμ cảm hứng độc lập dân tộc vμ t−ơng lai đất n−ớc. Trong lời kết thúc bμi Bình Ngô đại cáo, quan Thừa chỉ Nguyễn Trãi thay Lê Lợi trịnh trọng vμ vui mừng truyền đi tuyên bố nền độc lập, tự do của dân tộc đã đ−ợc lập lại : Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới. Cμn khôn bĩ rồi lại thái, Nhật nguyệt hối mμ lại minh. Muôn thuở, nền thái bình vững chắc, Ngμn thu, vết nhục nhã sạch lμu. Trong sáu câu, có hai câu nói tới sự vững bền ("Xã tắc từ đây vững bền" − "Muôn thuở nền thái bình vững chắc") vμ bốn câu nói tới sự thay đổi. Sự thay đổi lμ nguyên nhân, lμ điều kiện để thiết lập sự vững bền. Sự thay đổi nh−ng thực chất lμ sự phục h−ng (bĩ rồi lại thái, hối rồi lại minh), thực chất lμ phát triển. Vμ, sự vững bền xây dựng trên cơ sở đã phục h−ng dân tộc, cho nên viễn cảnh của đất n−ớc hiện ra thật t−ơi sáng, huy hoμng : Bốn ph−ơng biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn. Có hiện thực hôm nay vμ t−ơng lai ngμy mai lμ bởi có chiến công trong quá khứ : "Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt nghìn năm". Hai câu kết của bản tuyên ngôn nhắc mọi ng−ời tự hμo về quá khứ cμng biết yêu hơn hiện tại vμ vui mừng h−ớng tới t−ơng lai. Hai câu kết vừa khép lại một thời kỳ chiến đấu oanh liệt vừa mở ra một kỷ nguyên mới huy hoμng : xây dựng đất n−ớc đẹp t−ơi vμ bền vững. Trong lời tuyên bố kết thúc, cảm hứng về độc lập dân tộc vμ t−ơng lai đất n−ớc đã hoμ quyện với cảm hứng về vũ trụ khi "bĩ", khi "hối" nh−ng quy luật lμ h−ớng tới sự sáng t−ơi, phát triển, cμng khắc hoạ sâu đậm niềm tin vμ quyết tâm của nhân dân Đại Việt xây dựng "Đμi xuân dân tộc" khi vận hội duy tân đã mở. So với nhiều tác phẩm khác có mối liên hệ với thời điểm lịch sử, Bình Ngô đại cáo lμ một tr−ờng hợp đặc biệt. Với những thời điểm lịch sử trong quá khứ, các thế hệ sau có thể tạo ra những mốc son ngang tầm hoặc cao hơn thế hệ tr−ớc. Nh−ng với Bình Ngô đại cáo, cho đến nay đó vẫn lμ áng "thiên cổ hùng văn" không tiền khoáng hậu. Điều gì đã lμm nên hiện t−ợng độc đáo phi th−ờng đó ? Phải chăng vì Bình Ngô đại cáo có sự kết hợp hμi hoμ giữa cảm hứng chính trị vμ cảm hứng nghệ thuật đến mức kỳ diệu mμ ch−a một tác phẩm văn học chính luận nμo đạt tới ? 61
- THUậT HứNG XXIV (Nguyễn Trãi) Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi lμ tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn. Với tập thơ nμy, Nguyễn Trãi lμ một trong những ng−ời đặt nền móng vμ mở đ−ờng cho sự phát triển của thơ tiếng Việt, lμ tác giả viết thơ Nôm Đ−ờng luật vμo loại nhiều nhất vμ hay nhất. Tập thơ gồm 254 bμi đ−ợc xếp thμnh bốn mục lớn : Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn. Trong mỗi mục lại chia thμnh những tiểu mục. Phần Vô đề lμ phần nhiều bμi nhất, lμ phần trọng tâm của tập thơ. Phần nμy gồm nhiều tiểu mục nh− : Ngôn chí (21 bμi), Mạn thuật (14 bμi), Trần tình (9 bμi), Thuật hứng (25 bμi), Tự thán (41 bμi) Tự thuật (11 bμi), Tức sự (4 bμi) Bảo kính cảnh giới (61 bμi), Bμi Thuật hứng 24 nằm trong chùm thơ 25 bμi của mục Thuật hứng (phần Vô đề). Bμi thơ mang nhan đề Thuật hứng nh−ng không đơn thuần lμ bμy tỏ sự hứng thú của nhμ thơ. Thuật hứng 24 nh− một bức tranh tự hoạ cuộc sống vμ con ng−ời ức Trai − con ng−ời với vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên, tấm lòng trung hiếu, con ng−ời với cốt cách thanh cao "mμi chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen". Sau những tháng ngμy mang túi thơ đi kháng chiến, không chịu "uốn gối theo thời", Nguyễn Trãi đã về ẩn tại quê nhμ. Cuộc sống của ông đạm bạc mμ thanh cao. Cuộc sống dân dã vμ có phần quê kiểng : Ao cạn thì vớt bèo đi, dọn bèo đi để cấy muống, thấy vũng n−ớc trong ở ngoμi đồng thì phát cỏ, dọn cỏ để −ơng sen. Công việc của Nguyễn Trãi giống nh− công việc đồng áng của nhμ nông, lại mang cái hứng thú thanh cao của một tao nhân mặc khách : trồng sen để th−ởng thức vẻ đẹp vμ h−ơng thơm thanh quý của loμi hoa "Gần bùn mμ chẳng hôi tanh mùi bùn". Quả lμ Nguyễn Trãi không nhμn. Thân không nhμn mμ tâm không nhμn. Lúc nμo nhμ thơ cũng bận bịu với công việc. ức Trai yêu thiên nhiên, sống chan hoμ với thiên nhiên, tạo vật. Tâm hồn thi nhân rộng không chỉ hoμ hợp mμ còn ôm trùm cả thiên nhiên. Nguyễn Trãi từng mang "Túi thơ chứa hết mọi giang san" (Tự thán 2) đi kháng chiến. Nguyễn Trãi từng giữ chức Th−ợng th− Bộ lại nh−ng nếu có một bộ nμo chuyên trách về việc "quản lý giang san" thì ông vẫn "Xin lμm mấy (với bộ quản giang san)" (Tự thán 25). Chính vì vậy nhμ kho để chứa trăng vμ gió, thuyền lμ để chở s−ơng khói vμ nắng trời. Có thể nói ở Nguyễn Trãi "lòng yêu thiên nhiên tạo vật lμ một kích th−ớc để đo một tâm hồn" (Xuân Diệu). Bốn câu thơ giữa (hai câu thực vμ hai câu luận) của bμi Thuật hứng 24 thuộc số những câu thơ Nôm hay nhất, đẹp nhất viết về thiên nhiên. Hay ở sự kết hợp giữa bình dị, mộc mạc với tao nhã, mỹ lệ. Đẹp ở sự kết hợp giữa cảnh vμ tình. Hai câu thực nh− một bức tranh phác thảo ký hoạ tự nhiên, mộc mạc về cảnh lμm lụng sinh hoạt dân dã : Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ −ơng sen 62
- Trong 12 chữ, có một từ cổ (đìa), một từ Hán Việt (thanh) còn lại lμ m−ời từ Việt. Miêu tả cuộc sống đồng nội, cảnh vật, thôn quê, nhμ thơ đã sử dụng tiếng mẹ đẻ. Cái tiếng Việt thấm hồn quê h−ơng, thấm hồn dân dã ấy lμm cho câu thơ đậm đμ phong vị dân tộc. Những hình ảnh chân thực của đời sống, chân thực đến mức nôm na, thô tháp nh− cái bèo, cây muống, đám cỏ đã dám đμng hoμng đi thẳng vμo thơ ca trung đại ở đầu thế kỷ XV. Ta đã quá quen với những cây hoa −ớc lệ nh− trúc, cúc, mai, lan, huệ, giờ đây rẽ vμo v−ờn thơ Nguyễn Trãi, bất ngờ gặp những cây hoa đồng nội, sau phút giây ngỡ ngμng lμ sự thú vị sâu xa. Điều đáng nói hơn nữa lμ câu thơ mộc mạc mμ không rơi vμo thô tục. Bên cạnh những hình ảnh nôm na, thô tháp lμ những hình ảnh thanh thoát, tao nhã : n−ớc trong xanh (đìa thanh), sen mới −ơng mμ đã nh− lan toả mùi h−ơng thanh quý. Chính những hình ảnh nμy đã lμm cân bằng câu thơ, cân bằng cảm giác. Nếu hai câu thực lμ bức phác thảo ký hoạ mộc mạc, đơn sơ thì hai câu luận lại lμ bức tranh lụa m−ợt mμ, phảng phất phong vị Đ−ờng thi : Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hμ nặng vạy then. Một "lão nông" ở hai câu thực đã thμnh một tao nhân trong hai câu luận. Kho không chứa hμng mμ chứa gió, trăng. Gió nhiều, trăng nhiều, trμn đầy qua cả nóc. Thuyền không chở đồ vật mμ chở s−ơng khói, chở ráng nắng. S−ơng khói nhiều, nắng ráng nhiều đến mức lμm oằn cả then thang thuyền. Hình ảnh thơ có sự kết hợp giữa thực vμ ảo. Kho kia, thuyền kia lμ thực mμ cũng lμ hồn thơ, thuyền thơ ức Trai. Hình ảnh −ớc lệ "phong nguyệt", "yên hμ" nh−ng không rơi vμo khuôn sáo bởi có sự cân bằng trở lại của những hình ảnh thực, cụ thể "đầy qua nóc", "nặng vạy then". Trong từng cặp câu thơ, giữa hai cặp câu thơ đều có sự hμi hoμ giữa mộc mạc, tự nhiên vμ thanh thoát, tao nhã, tất cả đều đậm đμ phong vị dân tộc. Các tμi năng lớn x−a nay bao giờ cũng tạo ra đ−ợc sự hμi hoμ giữa những đối cực, sự hμi hoμ giữa truyền thống vμ đổi mới. Nguyễn Trãi mong về với thú điền viên nh−ng không phải lμ ng−ời ẩn dật, yếm thế xa lánh cuộc đời. Ông chỉ tìm "về nhμn" sau khi đã lμm đ−ợc, đã lμm tròn bổn phận với dân với n−ớc : "công danh đã đ−ợc hợp về nhμn". ức Trai "về nhμn" lμ về với thanh nhμn, với cuộc sống thanh bạch để di d−ỡng tinh thần chứ không phải về với sự rỗi nhμn, sống vô trách nhiệm. Cốt cách Nguyễn Trãi thật cứng cỏi, không ngả nghiêng theo thói đời. Tâm hồn ức Trai lμ vμng trong, ngọc sáng, lμ "ngọc cμng mμi cμng sáng, vμng cμng luyện cμng trong". Tâm hồn cao khiết ấy v−ợt lên trên "miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn", không bận tâm tới những lời đμm tiếu khen chê : − Lμnh dữ âu chi thế nghị khen − Chê khen mựa (chớ) ngại tiếng chê khen (Bảo kính cảnh giới 13) − Ai hay ai chẳng hay thì chớ Bui một ta khen ta hữu tình (Tự thán 13) Điều Nguyễn Trãi bận tâm nhất lμ trách nhiệm đối với gia đình, đất n−ớc. Nhμ thơ vui với thiên nhiên, bận bịu với cuộc sống nh−ng không phút giây nμo quên trung hiếu : 63
- Bui có một lòng trung lẫn hiếu Mμi chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen. Điểm sáng nhất trong tâm hồn Nguyễn Trãi chính lμ lòng yêu n−ớc th−ơng dân. "ức Trai tâm th−ợng quang Khuê tảo" (Lê Thánh Tông), cái ánh sáng của ngôi sao Khuê ấy không gì có thể mμi mòn, không có gì có thể nhuộm đen. Một thμnh công nghệ thuật nổi bật của thơ Nôm Nguyễn Trãi thể hiện ở bμi Thuật hứng 24 lμ việc sử dụng câu thơ sáu chữ trong một bμi thơ Đ−ờng luật. Một bμi thơ có tám câu thì đã có tới ba câu sáu chữ. Những câu thơ sáu chữ nμy có thể thμnh từng cặp nh− hai câu thực (câu 3 vμ 4), cũng có thể đứng riêng nh− câu cuối. Câu thơ sáu chữ lμ những câu có giá trị biểu đạt vμ giá trị thẩm mỹ. Câu sáu chữ với số l−ợng từ ít hơn câu bảy chữ th−ờng dồn nén cảm xúc, suy t−, th−ờng mang tính khẳng định vμ th−ờng tạo đ−ợc sự chú ý của ng−ời đọc. Hơn nữa câu thơ sáu chữ phá vỡ kết cấu chặt chẽ nh−ng đều đặn của thơ Đ−ờng luật đã tạo nên hứng thú thẩm mỹ ở độc giả. Việc đ−a câu thơ sáu chữ vμo thơ Đ−ờng luật thể hiện một xu h−ớng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vμo khuôn sáo, công thức. 64
- BạCH ĐằNG HảI KHẩU (Cửa biển Bạch Đằng − Nguyễn Trãi) Đề tμi thiên nhiên đất n−ớc lμ một đề tμi lớn của ức Trai thi tập. ở tập thơ chữ Hán nμy có nhiều bμi viết về những địa danh của Việt Nam, Bạch Đằng hải khẩu thuộc trong số những bμi thơ đó. Bạch Đằng hải khẩu vừa lμ sự nối tiếp đề tμi sông Bạch Đằng trong lịch sử văn học dân tộc, vừa lμ sự khẳng định một cột mốc thơ ca lớn trên dòng thơ Bạch Đằng. Bμi thơ có sự kết hợp hμi hoμ ba nguồn cảm hứng : cảm hứng thiên nhiên, cảm hứng yêu n−ớc, cảm hứng hoμi cổ. Cảm hứng tr−ớc vẻ đẹp của thiên nhiên đã cộng h−ởng với cảm hứng về đất n−ớc tạo nên những rung động mãnh liệt vμ tinh tế, giúp tác giả dựng lên một bức tranh hoμnh tráng về cảnh sông Bạch Đằng. Bốn câu thơ đầu mở ra tr−ớc mắt ng−ời đọc một khung cảnh n−ớc non hùng vĩ. Cửa biển Bạch Đằng lμ nơi sông rộng đổ ra biển lớn, nơi n−ớc non tiếp giáp với mây trời. Không gian đầy sóng vμ gió. Những lμn gió bấc thổi mạnh lμm dậy lên những luồng sóng lạnh. Trong phút giây cảm hứng tr−ớc thiên nhiên hoμnh tráng, nhμ thơ phóng tả thi bút, vμ liên t−ởng đến thật bất ngờ. Những ngọn núi nối tiếp nhau, từng khúc, từng khúc nh− cá sấu bị chặt, cá voi bị mổ, lau lách bên bờ từng lớp, từng lớp nh− giáo gãy, đòng chìm. Câu thơ tả cảnh thiên nhiên mμ lμm sống dậy khung cảnh chiến tr−ờng. Những nét vẽ thật gân guốc, những mảng hình khối thật bạo khoẻ. Bên cạnh đó lại lμ một nét vẽ nhẹ nhμng lμm thanh thoát cả bức tranh : "Nhẹ cất buồm thơ l−ớt Bạch Đằng". Cảnh hiện thực mμ huyền ảo, câu thơ lμ ngoại cảnh mμ gợi lên tâm cảnh. Cánh buồm thật căng phồng sức gió. Cánh buồm thơ đong đầy thi hứng. Con thuyền thơ ức Trai phăm phăm l−ớt giữa biển trời. Tâm hồn thi nhân thật tự do, sảng khoái. "Có một cảnh t−ợng lớn hơn biển lμ trời, có một cảnh t−ợng lớn hơn trời ấy lμ thế giới bên trong của tâm hồn con ng−ời" (Huy gô). Nhận xét nμy quả đúng với tr−ờng hợp ức Trai khi phóng tả thi hứng viết Bạch Đằng hải khẩu. Cảnh hùng vĩ đ−ợc cảm nhận từ một tâm hồn hμo sảng khoáng đạt, vì thế qua cảnh mμ thấy đ−ợc tầm vóc, khí phách lớn lao của hồn thơ Nguyễn Trãi. Từ cảm hứng về sông Bạch Đằng, tác giả cảm hứng về đất n−ớc, thể hiện niềm tự hμo tr−ớc truyền thống lịch sử dân tộc. Trong hai câu luận (câu 5 vμ 6) nhμ thơ bình luận về mối quan hệ giữa "địa linh" (đất thiêng) vμ "nhân kiệt" (ng−ời tμi). Lời bình luận của Nguyễn Trãi vừa lμ sự tiếp nối ng−ời x−a, vừa nâng thêm một tầm cao triết lý. Viết về sông Bạch Đằng hầu hết các tác giả đều bình luận về chiến công lịch sử vμ rút ra bμi học : − Sự nghiệp Trùng h−ng ai dễ biết Nửa do sông núi nửa do ng−ời (Nguyễn S−ởng − Bạch Đằng giang) − Giặc tan muôn thuở thăng bình 65
- Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao (Tr−ơng Hán Siêu − Bạch Đằng giang phú) Với Nguyễn S−ởng một nửa sự nghiệp do con ng−ời quyết định. Với Tr−ơng Hán Siêu "địa linh" lμ bởi "nhân kiệt". Đến Nguyễn Trãi, nhờ có con ng−ời mμ thiên nhiên phát huy sức mạnh, nhờ có hμo kiệt mμ sông núi rạng rỡ chiến công. Nh− vậy "địa linh" lμ bởi "nhân kiệt", con ng−ời bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Bạch Đằng hải khẩu vừa thể hiện nội dung yêu n−ớc vừa chứa đựng t− t−ởng nhân văn cao đẹp. Nội dung yêu n−ớc thể hiện qua tình yêu thiên nhiên Tổ quốc, niềm tự hμo tr−ớc chiến công lịch sử vμ truyền thống dân tộc, t− t−ởng nhân văn thể hiện ở sự đề cao vai trò, vị trí con ng−ời. T− t−ởng nhân văn còn thể hiện qua cảm hứng hoμi cổ, thể hiện ở hai câu thơ kết trong Bạch Đằng hải khẩu. Trong dòng chảy vô cùng của thời gian, tất cả đều trở thμnh dĩ vãng. Thời gian vô cùng, không gian vô tận trong khi đó con ng−ời, dù lμ hμo kiệt cũng chỉ lμ một thực thể hữu hạn. Nỗi niềm bâng khuâng của Nguyễn Trãi xuất phát từ một khát vọng lớn : khát vọng v−ơn tới sự vĩnh hằng của con ng−ời. Về mặt nghệ thuật, Bạch Đằng hải khẩu có sự kết hợp giữa yếu tố t−ợng tr−ng −ớc lệ vμ yếu tố hiện thực. Hình t−ợng "kình", "ngạc" lμ hiện t−ợng phổ biến trong thơ cổ để nói về sức mạnh vμ sự hung dữ của giặc, của chiến tranh, đ−ợc nhμ thơ sử dụng để gợi khung cảnh thiên nhiên, cảnh chiến tr−ờng, lμm cho cảnh vừa thực vừa h− ảo. Tác giả dùng điển "quan hμ bách nhị" lμm cho ý thơ thêm hμm súc. Bμi thơ có sự kết hợp giữa trữ tình vμ chính luận. Hai câu thơ luận vừa thể hiện cảm xúc tr−ớc con ng−ời vμ non sông đất Việt, vừa lμ lời bình luận về lịch sử. Bạch Đằng hải khẩu vừa lμ dòng cảm xúc trμo dâng nh− những đợt sóng tình cảm hết lớp nμy đến lớp khác, vừa lắng đọng suy t− trong những nhận thức về lịch sử, về đất n−ớc, ở nỗi đau thấm thía tr−ớc sự hữu hạn của con ng−ời để từ đó không thôi khát vọng v−ơn tới sự vĩnh hằng của con ng−ời. 66
- CHUYệN NGƯờI CON GáI NAM X−ơng (Trích Truyền kỳ mạn lục − Nguyễn Dữ) Truyền kỳ mạn lục lμ tác phẩm lớn của Nguyễn Dữ cũng nh− của văn học trung đại Việt Nam, đ−ợc viết vμo thế kỷ XVI. Tác phẩm gồm hai m−ơi truyện viết theo lối văn xuôi chữ Hán có xen lẫn một số thơ, từ, văn biền ngẫu. Truyền kỳ mạn lục khai thác nhiều truyện dân gian, truyện tích lịch sử vμ dã sử của Việt Nam. Tác giả đã m−ợn yếu tố kỳ ảo để phản ánh hiện thực, m−ợn chuyện x−a để nói chuyện xã hội đ−ơng thời. Ng−ời con gái Nam X−ơng lμ truyện tiêu biểu trong số 11 truyện viết về đề tμi ng−ời phụ nữ của Truyền kỳ mạn lục. Trên cơ sở một câu chuyện cổ tích, Nguyễn Dữ đã có những h− cấu, sáng tạo, thêm các tình tiết truyền kỳ để Chuyện ng−ời con gái Nam X−ơng trở thμnh một áng văn đặc sắc. Chuyện ng−ời con gái Nam X−ơng phản ánh bi kịch của ng−ời phụ nữ trong xã hội cũ đồng thời phê phán sự nghi kỵ, ghen tuông mù quáng đã dẫn đến những đau khổ cho con ng−ời. Câu chuyện lμm ng−ời đọc cảm động sâu sắc, bởi lẽ một ng−ời phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh mμ số phận lại oan khuất. Vũ Thị Thiết lμ một ng−ời đáng trân trọng mμ cũng thật đáng th−ơng. Vũ N−ơng "tính đã thuỳ mỵ nết na lại thêm có t− dung tốt đẹp". Tr−ơng Sinh c−ới nμng lμm vợ do "mến vì dung hạnh", có nghĩa lμ vừa mến nhan sắc vừa yêu đức hạnh. Đức hạnh của Vũ N−ơng nổi bật ở sự đảm đang, thảo hiền, sự hy sinh thầm lặng, sự thuỷ chung tiết hạnh. Nμng lμ ng−ời con dâu hiếu thảo, ng−ời mẹ đảm đang giμu đức hy sinh. Khi chồng đi lính, Vũ N−ơng lo toan mọi công việc, một thân vừa nuôi con thơ dại, vừa chăm sóc thuốc thang mẹ chồng giμ yếu. Khi mẹ chồng qua đời, nμng đứng ra lo chu toμn việc ma chay. Nμng chẳng mong chồng đeo đ−ợc ấn phong hầu, chỉ mong chồng ngμy về "mang theo đ−ợc hai chữ bình yên". Niềm mong mỏi lớn nhất của Vũ N−ơng lμ "cái thú vui nghi gia nghi thất", nghĩa lμ có đ−ợc niềm hạnh phúc gia đình êm ấm. Nμng âm thầm chịu đựng nỗi cô đơn. Nh−ng th−ơng con xa vắng cha, nμng đã chỉ vμo bóng mình vμ bảo rằng đó lμ cha nó. Nh−ng có ngờ đâu lòng thuỷ chung vμ sự hy sinh thầm lặng lại phải trả giá bằng cái chết bi thảm. Vμ ng−ời đẩy nμng vμo nỗi đau oan khuất lại chính lμ ng−ời chồng mμ nμng hết lòng thuỷ chung, chờ đợi. Hỏi sao không xót xa, đau đớn ? Lời đứa con thơ dại nếu có gây nên tội thì đó lμ sự vô tình. Còn hμnh động nghi kỵ, ghen tuông phũ phμng của ng−ời chồng "chỉ lấy chuyện bóng gió nμy nọ mμ đuổi nμng đi" thì không chỉ đáng trách mμ còn đáng lên án. Nh− một phản ứng dây chuyền, tính ghen tuông dẫn đến sự đa nghi, sự đa nghi dẫn đến định kiến trong nhận thức, biến không thμnh có, để đến nỗi lòng chung thuỷ, tiết hạnh phải ngậm oan mμ chết. Cái chết oan uổng bi thảm của Vũ N−ơng không chỉ lμm Tr−ơng Sinh ân hận, tỉnh ngộ mμ còn để lại nỗi tiếc th−ơng, đau xót cho ng−ời đời, trở thμnh bμi học chung cho nhân thế. Cách kể chuyện của tác giả đã góp phần lμm cho câu chuyện thêm cảm động, hấp dẫn. Lời đứa trẻ thơ hồn nhiên lại gây lên ở ng−ời hay cả ghen nh− Tr−ơng Sinh bao 67
- mối nghi ngờ : cha tôi tr−ớc kia chỉ nín thin thít "đêm nμo cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nh−ng chẳng bao giờ bế Đản cả". Đứa trẻ thơ đâu hiểu lời mẹ nói cái bóng lμ ng−ời cha chỉ lμ chuyện bịa, lμ sản phẩm của tình mẫu tử, của lòng thuỷ chung. Vì vậy việc tác giả giấu đi chi tiết nμy lμ hợp lý. Niềm tiếc th−ơng, ân hận đ−ợc đẩy lên cao hơn khi chính sự đa nghi, ghen tuông mù quáng của Tr−ơng Sinh đã biến điều đơn giản thμnh phức tạp. Sự việc sẽ đơn giản biết bao nhiêu nếu chμng không giấu lời con nói. Chỉ cần một sự "tháo ngòi" nμy lμ có thể bảo toμn đ−ợc hạnh phúc, tránh cho gia đình sự đổ vỡ, loại bỏ đ−ợc những oan khiên giáng xuống đầu Vũ N−ơng. Thế nh−ng sự việc đã diễn ra theo quy luật tất yếu của nó vμ cái chết của Vũ N−ơng đã để lại cả nỗi tiếc th−ơng ân hận lẫn niềm oán trách, lên án. Chuyện ng−ời con gái Nam X−ơng lμ một thμnh công nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Dữ. Tác giả đã có những sáng tạo trong cách kể, trong việc h− cấu thêm tình tiết vμ đ−a thêm những yếu tố ly kỳ vμo câu chuyện. Câu chuyện có thể kết thúc ở chỗ Tr−ơng Sinh nhận ra lỗi lầm, thấu hiểu nỗi oan của vợ. Cách kết thúc nμy sẽ giống cách kết thúc của chuyện cổ tích Vợ chμng Tr−ơng, sau khi nhận ra lỗi lầm Tr−ơng Sinh đã ở vậy nuôi con, không lấy vợ khác. Tuy nhiên, một kết thúc hoμn chỉnh nh− vậy, với Nguyễn Dữ lại có lẽ lμ ch−a hoμn chỉnh. Chính vì thế tác giả đã sáng tạo thêm đoạn sau. Phan Lang nhờ cứu sống Linh Phi mμ đ−ợc trả ơn cứu mạng nên thoát khỏi chết đuối, ở thuỷ cung, Phan Lang nhận ra ng−ời lμng lμ Vũ Thị Thiết, sau khi giã từ d−ơng thế đã đ−ợc hồi sinh nơi cung n−ớc. Nhờ Phan Lang chuyển vật tin của Vũ N−ơng mμ Tr−ơng Sinh đ−ợc gặp lại hình bóng vợ lần cuối vμ nỗi oan khuất của Vũ N−ơng đ−ợc giải toả. Việc thêm vμo một đoạn kết nh− vậy đã chứng minh tμi năng "thiên cổ kỳ bút" (bút pháp lạ muôn đời) của Nguyễn Dữ. Đoạn kết nμy vừa giống lại vừa không giống lối kết thúc có hậu trong văn học dân gian. Giống lối kết thúc có hậu của truyện kể dân gian ở chỗ ng−ời ngay thẳng, hiếu thảo, thuỷ chung nh− Vũ N−ơng phải đ−ợc minh oan, nhân phẩm phải đ−ợc đền bồi, phải đ−ợc khẳng định. Tuy nhiên, kết thúc nμy lại khác kết thúc có hậu của truyện cổ tích vì thực chất đây lμ một kết thúc bi kịch. Vũ N−ơng không thể từ cõi chết trở về đoμn tụ với ng−ời thân nh− cô Tấm trút vỏ thị trở thμnh hoμng hậu, hạnh phúc bên vua. Sự tái ngộ của Vũ N−ơng, trong thực chất lại lμ sự vĩnh biệt. Hạnh phúc gia đình đổ vỡ không gì hμn gắn, nμng vμ chồng con vĩnh viễn chia lìa trong đôi ngả âm d−ơng. Một kết thúc về bản chất lμ bi kịch nh− vậy chứng tỏ ngay ở thế kỷ XVI Nguyễn Dữ đã có cái nhìn hiện thực sâu sắc, chứng tỏ ngòi bút nhân đạo của nhμ văn thật sự có chiều sâu. 68
- VμO TRịNH PHủ (Trích Th−ợng kinh ký sự − Lê Hữu Trác) Lê Hữu Trác (1720−1791) lμ nhμ danh y nổi tiếng nhất của Việt Nam thời cổ. Ông còn lμ nhμ văn, nhμ thơ có đóng góp đáng kể đối với văn học dân tộc ở thế kỷ XVIII, đặc biệt lμ ở thể văn xuôi tự sự. Th−ợng kinh ký sự lμ tập ký sự chữ Hán xuất sắc của văn học dân tộc. Tác phẩm ghi lại việc tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Th−ợng kinh ký sự lμ bức tranh hiện thực sắc nét về đời sống kinh đô, đặc biệt lμ đời sống phủ chúa thời Lê − Trịnh. Qua tác phẩm, ng−ời đọc còn bắt gặp bức chân dung tự hoạ về chính tác giả : một con ng−ời ngay thẳng, trung thực, thờ ơ với danh lợi, khinh ghét bọn thống trị, thuỷ chung trong tình cảm bạn bè. Đoạn trích Vμo Trịnh phủ lμ bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa, đ−ợc khắc hoạ ở hai ph−ơng diện : cuộc sống thâm nghiêm giμu sang, xa hoa vμ cuộc sống ốm yếu, thiếu sinh khí. Cuộc sống giμu sang xa hoa nơi phủ chúa đ−ợc gợi lên ngay từ những ấn t−ợng đầu tiên : "Các cảnh giμu sang của vua chúa thực khác hẳn ng−ời th−ờng". Giμu sang từ nơi ở : "Lầu từng gác vẽ tung mây. Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vμo". Giμu sang trong tiện nghi sinh hoạt. Vật dụng hằng ngμy thì "đồ nghi tr−ợng đều sơn son thiếp vμng". Đồ ăn thức uống toμn cao l−ơng mỹ vị "mâm vμng, chén bạc", "toμn của ngon vật lạ". Phủ chúa phô bμy sự giμu sang vμ cũng không che giấu sự xa xỉ. Để phục dịch một ông chúa nhỏ, một đứa trẻ độ năm sáu tuổi mμ có tới "năm sáu lần tr−ớng gấm", chiếc phòng rộng với chiếc sập, chiếc ghế sơn son thiếp vμng bμy nệm gấm vμ những ng−ời đứng hầu hai bên. Vật vμ ng−ời nơi phủ chúa không chỉ đ−ợc dát vμng mμ còn đ−ợc trát phấn son vμ bao bọc bởi tầng tầng lớp lớp h−ơng hoa. Cuộc sống nơi phủ chúa thật thâm nghiêm nh−ng thiếu sinh khí. Theo b−ớc chân tác giả, ng−ời đọc có cảm giác đi vμo phủ chúa nh− đi vμo mê cung đầy uy quyền bí hiểm vμ đầy ám khí : "Chúng tôi đi cửa sau vμo phủ. Ng−ời truyền lệnh dẫn tôi qua mấy lần cửa nữa", "đi đ−ợc vμi trăm b−ớc, qua mấy lần cửa nữa mới đến cái điếm "Hậu mã quân túc trực". Để vμo nơi ở của chúa còn phải lần theo lối đi "ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả", phải "đi qua độ năm sáu lần tr−ớng gấm". Trong cái mê cung nμy ám khí bao trùm không gian, cảnh vật : không ánh mặt trời, cuộc sống bị vây bọc bởi gấm vóc, phấn sáp, h−ơng hoa. ám khí ngấm sâu vμo hình hμi thể tạng Trịnh Cán : "Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi, gân thời xanh, chân tay gầy gò ". Bởi "Thế tử ở trong chốn mμn che tr−ớng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi". Miêu tả cuộc sống giμu sang, xa hoa nh−ng thiếu sinh khí, trái với tự nhiên, tác giả đã gián tiếp phê phán giai cấp thống trị Lê − Trịnh. Những mâu thuẫn xung đột nội tâm Lê Hữu Trác chứng tỏ ông lμ ng−ời trung thực, có phẩm chất cao đẹp. Một mặt ông có thể chữa cho Thế tử khá lên, nh−ng nếu có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó rμng buộc, không lμm sao về núi đ−ợc. Mặt khác ông lại chữa bệnh cho Trịnh Cán với tất cả sự hiểu biết của mình. Điều nμy cho thấy Lê Hữu Trác coi th−ờng danh lợi, khinh ghét bọn thống trị xa hoa, truỵ lạc, nh−ng lμ 69
- một thầy thuốc chân chính, ông đã lấy việc cứu ng−ời lμm y đức. Đây lμ nét đẹp trong l−ơng tâm của nhμ đại danh y. Văn ký sự của Lê Hữu Trác có sự kết hợp giữa ghi chép sự việc một cách chính xác khách quan với việc bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của ng−ời viết. Mỗi chữ, mỗi lời trong đoạn trích đều chứa đựng l−ợng thông tin về sự vật khách quan vừa chứa đựng "l−ợng thông tin tâm hồn" chính tác giả. Văn Lê Hữu Trác vừa có tính chính xác, t−ờng tận, minh bạch của một nhμ khoa học, vừa trμn đầy cảm xúc của một trái tim nghệ sĩ. Do kết hợp miêu tả chính xác, khách quan với việc thể hiện những cảm nhận chủ quan nên những trang văn đã truyền tới ng−ời đọc những cảm xúc, suy t− của chính ng−ời viết. Độc giả nh− cùng tác giả có một chuyến đi vμo "Trịnh phủ". Cũng qua một đoạn ký sự ngắn, Lê Hữu Trác đã khắc hoạ chân dung nhân vật bằng vμi ba nét miêu tả, vừa cụ thể, riêng biệt vừa mang ý nghĩa khái quát, điển hình. Thế tử Trịnh Cán đ−ợc miêu tả với những nét riêng, cụ thể từ hình hμi, vóc dáng đến ngôn ngữ, cử chỉ : "Một ng−ời ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy ng−ời đứng hầu hai bên Thế tử c−ời : "Ông nμy lạy khéo". Chỉ qua một lời nói, Trịnh Cán hiện lên đúng lμ một ông chúa con, cái "oai" của "bề trên" không che lấp cái ngô nghê của một đứa trẻ miệng còn hơi sữa. Bức chân dung mang một nét hμi h−ớc kín đáo. 70
- HồI THứ M−ời BốN (Trích Hoμng Lê nhất thống chí − Ngô gia văn phái) Hoμng Lê nhất thống chí lμ sáng tác tập thể của các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở lμng Tả Thanh Oai, Hμ Tây, trong đó có đóng góp quan trọng của Ngô Thì Chí (? - ?) vμ Ngô Thì Du (1772 - 1840). Tác phẩm viết bằng chữ Hán, theo thể loại tiểu thuyết ch−ơng hồi nh− kiểu Tam quốc chí diễn nghĩa của văn học Trung Quốc. Tác phẩm gồm 17 hồi. Hoμng Lê nhất thống chí phản ánh lịch sử ba m−ơi năm năm cuối cùng của thế kỷ XVIII (từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa năm 1768 đến lúc Gia Long lên ngôi vua năm 1802). Đây lμ giai đoạn lịch sử đầy biến động, với hai nội dung chính lμm nên diện mạo thời đại : sự thối nát vμ khủng hoảng đi tới sụp đổ của các tập đoμn phong kiến trong n−ớc, khí thế quật khởi chống thù trong giặc ngoμi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Đoạn trích giảng thuộc hồi thứ 14, thể hiện hai nội dung cơ bản : bộ mặt bọn xâm l−ợc, bọn bán n−ớc, sự thất bại thảm hại của chúng, hình t−ợng ng−ời anh hùng Nguyễn Huệ, khí thế quật khởi, thần tốc phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn. Hình ảnh bọn xâm l−ợc hiện lên qua nhân vật Tôn Sĩ Nghị vμ một số quân lính của y. Chúng mang bản chất kiêu căng tự phụ nh−ng lại rất hèn nhát. Khi vμo Việt Nam, từ cửa ải thẳng tới Thăng Long "nh− dẫm đất bằng", "không một mũi tên". Tôn Sĩ Nghị "xem th−ờng, cho lμ vô sự". Hắn "cμng thêm ngạo ng−ợc, buông tuồng, mặc cho quân lính các đồn tự tiện bỏ cả đội ngũ, đi lại lang thang không còn có kỷ luật gì cả". Thói kiêu căng đi liền với thói tự phụ. Nghị vμ quân t−ớng của y cho rằng quân Tây Sơn nh− "cá chậu, chim lồng, còn chút hơi thừa, thoi thóp không đáng nói đến". Chúng có thể trong chốc lát "đánh thẳng đến sμo huyệt của quân Tây Sơn", "bắt sống không một tên nμo lọt l−ới". Tôn Sĩ Nghị vμ quân xâm l−ợc cμng kiêu căng tự phụ bao nhiêu thì khi thất bại chúng cμng hèn nhát bấy nhiêu. Quân Tây Sơn đánh đồn Ngọc Hồi, Thái thú Sầm Nghi Đống "tự thắt cổ chết". Quân t−ớng Thanh "bỏ chạy tán loạn", "giμy xéo lên nhau mμ chết, thây nằm đầy đồng, máu chảy thμnh suối". Lúc nghe tin Tây Sơn đánh úp Ngọc Hồi, Tôn Sĩ Nghị đã "sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, mình không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn tr−ớc qua cầu phao, rồi nhắm h−ớng Bắc mμ chạy". T−ớng chỉ huy đã thế còn đám tμn quân thì "đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau mμ chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống n−ớc, đến nỗi n−ớc sông Nhị Hμ vì thế mμ tắc nghẽn không chảy đ−ợc nữa". Số phận bọn vua quan phản n−ớc hại dân cũng bi đát không kém. Lê Chiêu Thống vμ tầng lớp quý tộc triều Lê vì quyền lợi ích kỷ đã "cõng rắn cắn gμ nhμ", thần phục ngoại bang một cách nhục nhã. Lê Quýnh "bịa lời nói hão để yên lòng Tôn Sĩ Nghị", để "chóng đ−ợc quân sang cứu". Lê Chiêu Thống thì nhất cử nhất động đều phụ thuộc vμo Nghị. Vua Lê lúc nμo cũng "hoảng sợ", "vội vã", "cuống quýt" khi nghe tin Tây Sơn, chứng tỏ con ng−ời nμy rất bạc nh−ợc, hèn nhát. Lúc Tây Sơn đánh ra Bắc, vua quan hoảng hốt, cuống quýt chạy theo giặc. Chúng "gặp đ−ợc chiếc thuyền đánh cá vội c−ớp lấy rồi chèo sang bờ bắc". Gặp Tôn Sĩ Nghị vμ đám tμn quân ở cửa 71
- ải, chúng còn "đội ơn" bọn bại trận, còn hứa hẹn "lại xin sang hầu" kẻ xâm l−ợc. Khi nghe Nghị nói "hãy tạm vμo Nam Ninh để chờ thánh chỉ", vua Lê cùng bọn t−ớng tá lại "thu nhặt tμn quân kéo về". Đúng lμ lũ ng−ời nμy vì ham sống sợ chết mμ mất hết liêm sỉ. Số phận bi đát của chúng thật đáng khinh bỉ. Hình t−ợng Nguyễn Huệ đ−ợc khắc hoạ trong đoạn trích lμ hình t−ợng ng−ời anh hùng dân tộc vừa tiếp nối truyền thống Ngô Quyền, Lê Hoμn, Lý Th−ờng Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi vừa mang tinh thần quật khởi của thời đại, có cá tính, cốt cách riêng. Nguyễn Huệ lμ ng−ời có lòng yêu n−ớc nồng nμn. Tr−ớc khi lên đ−ờng tiến quân ra Bắc, ông cho truyền đi lời lệnh dụ có khí văn nh− một bμi hịch. Trong lời lệnh dụ nμy Nguyễn Huệ thể hiện ý thức độc lập tự chủ : "Trong khoảng vũ trụ, đất nμo sao ấy, đều đã phân biệt rõ rμng, ph−ơng Nam, ph−ơng Bắc chia nhau mμ cai trị". Lời lệnh dụ chính lμ sự tiếp nối tinh thần "Nam quốc sơn hμ Nam đế c−" từ thời Lý Th−ờng Kiệt. Tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm l−ợc của Nguyễn Huệ mang hμo khí Hịch t−ớng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn : "Các ng−ời đều lμ những kẻ có l−ơng tri l−ơng năng, hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn". Niềm tự hμo dân tộc của Nguyễn Huệ lại âm vang lời tuyên bố dõng dạc của Bình Ngô đại cáo : "Đời Hán có Tr−ng Nữ V−ơng, đời Tống có Đinh Tiên Hoμng, Lê Đại Hμnh, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngμi không nỡ ngồi nhìn chúng lμm điều tμn bạo, nên đã thuận lòng ng−ời, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận lμ thắng vμ đuổi đ−ợc chúng về ph−ơng Bắc". Nguyễn Huệ còn lμ ng−ời có tinh thần quả quyết, trí thông minh sáng suốt, có tμi cầm quân. Ngay cả những ng−ời trong triều đình Lê, những ng−ời đối lập với phong trμo Tây Sơn cũng phải thừa nhận "Nguyễn Huệ lμ tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh vμ có tμi cầm quân". Tμi cầm quân ấy thể hiện ở khả năng "biết địch, biết ta". Hiểu rõ giặc rất chủ quan, lại lơ lμ trong những ngμy tết, Nguyễn Huệ đã quyết định lμm cuộc tấn công thần tốc, tập trung lực l−ợng, đánh một trận quét sạch hai m−ơi vạn quân xâm l−ợc. Ông không chỉ có tμi phán đoán mμ còn có tμi điều binh khiển t−ớng. Ông biết tập trung vμo những khâu hiểm yếu, then chốt, trực tiếp chỉ huy các trận đánh. Chiến thuật của Nguyễn Huệ rất linh hoạt, xuất quỷ, nhập thần, khi nghi binh thanh thế, lúc tổng lực tấn công. Nguyễn Huệ lμ ng−ời có tầm nhìn chiến l−ợc. Tr−ớc lúc xuất quân, ông đã định đ−ợc ngμy chiến thắng : "Lần nμy ta ra, thân hμnh cầm quân, ph−ơng l−ợc tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua m−ơi ngμy có thể đuổi đ−ợc ng−ời Thanh". Đang khi đánh giặc mμ lòng đã nghĩ tới mối quan hệ giữa hai n−ớc, đến hạnh phúc của nhân dân hai dân tộc : "Nh−ng nghĩ chúng lμ n−ớc lớn gấp m−ời n−ớc mình, sau khi bị thua một trận ắt lấy lμm thẹn mμ lo m−u báo thù. Nh− thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải lμ phúc cho dân, nỡ nμo mμ lμm nh− vậy". Cả về đức độ vμ tμi năng, Nguyễn Huệ đều tiêu biểu cho truyền thống yêu n−ớc, nhân nghĩa, anh hùng của dân tộc vμ tinh thần quật khởi của phong trμo Tây Sơn, của thời đại nông dân khởi nghĩa. Một trong những thμnh công nghệ thuật của Hoμng Lê nhất thống chí đ−ợc thể hiện ở Hồi thứ 14 lμ nghệ thuật tái hiện sự thực lịch sử vμ nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác phẩm đã tái hiện sự thực lịch sử vừa chính xác vừa sinh động. Ghi chép các sự kiện một cách cụ thể, chính xác, các tác giả đã sử dụng bút pháp biên niên sử, kể 72
- theo trình tự các biến cố, sự kiện, theo trình tự thời gian, có ngμy tháng cụ thể, xác định. Tuy nhiên, khác các nhμ chép sử, tác giả Hoμng Lê nhất thống chí không thuật lại các sự kiện một cách khô khan, lạnh lùng. Lời văn vừa bảo đảm tính khách quan khoa học vừa thể hiện tình cảm chủ quan của ng−ời viết khi mỉa mai, khi hμo hứng phấn khởi, đôi chỗ xen nhận xét, bình luận Giới hạn bởi bút pháp nghệ thuật của thể loại, ngòi bút tác giả không đi vμo miêu tả cụ thể, chi tiết chân dung nhân vật. Tuy nhiên, với cách miêu tả đơn giản vμ cô đọng, hμm súc, chỉ qua một số chi tiết cụ thể, qua lời nói, hμnh động tiêu biểu của nhân vật, tác giả dựng lên đ−ợc những tính cách khá đậm nét. Hình ảnh Nguyễn Huệ hiện lên khá cụ thể, có nét riêng, qua lời một nhân vật nói về ông : "Nguyễn Huệ lμ tay anh hùng lão luyện dũng mãnh vμ có tμi cầm quân. Xem hắn ra Bắc vμo Nam ẩn hiện nh− quỷ thần, không ai có thể l−ờng biết Thấy hắn trỏ tay, đ−a mắt, lμ ai nấy đã phách lạc, hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét". Bản chất một con ng−ời mạnh mẽ, tự tin bộc lộ qua chính lời Nguyễn Huệ : " hẹn đến ngμy mồng 7 năm mới thì vμo thμnh Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ng−ơi nhớ lấy, đừng cho ta nói khoác". Những chi tiết viết về Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống bỏ chạy khi nghe tin Tây Sơn đều có tác dụng lột tả bản chất, khắc hoạ tính cách nhân vật. 73
- CHị EM THUý KIềU (Trích Truyện Kiều − nguyễn du) Đoạn trích Chị em Thuý Kiều nằm ở phần mở đầu của Truyện Kiều. Bút lực của Nguyễn Du, trong đoạn thơ nμy, tập trung khắc hoạ hai bức chân dung xinh xắn vμ đẹp đẽ của Thuý Vân vμ Thuý Kiều. Đoạn thơ giới thiệu tμi sắc của hai chị em Thuý Kiều có một bố cục khá hoμn chỉnh. Tr−ớc hết, trong bốn câu thơ đầu, Nguyễn Du đã giới thiệu chung về hai chị em Kiều từ vẻ đẹp của hình thức bên ngoμi đến vẻ đẹp tinh thần bên trong. Tiếp đó, tác giả giới thiệu vẻ đẹp riêng của Thuý Vân (trong bốn câu thơ tiếp), thực chất lμ tạo tiền đề, tạo ra điểm tựa của nghệ thuật "đòn bẩy" để tập trung khắc hoạ tμi sắc của Thuý Kiều, nhân vật trung tâm của tác phẩm (trong m−ời hai câu thơ tiếp theo). Cuối cùng, tác giả tổng hợp lại, giới thiệu chung về đức hạnh của cả hai chị em Kiều (trong bốn câu thơ cuối). Qua ngòi bút tμi tình của Nguyễn Du, hai chị em Thuý Kiều đều xinh đẹp, nh−ng "mỗi ng−ời một vẻ". Vẻ đẹp của Thuý Vân đ−ợc nhμ thơ miêu tả khá toμn vẹn từ khuôn mặt, nét mμy, mái tóc, mμu da đến tiếng nói, nụ c−ời vμ phong cách. G−ơng mặt nμng xinh đẹp nh− mặt trăng tròn, lông mμy đẹp nh− mμy con ngμi (b−ớm tằm). Miệng nμng c−ời t−ơi nh− hoa, tiếng nói trong nh− ngọc. Tóc nμng đẹp hơn cả mây (mây thua n−ớc tóc), da trắng hơn cả tuyết (tuyết nh−ờng mμu da). Dung nhan tuyệt đẹp của Thuý Vân đ−ợc hiện ra qua những hình ảnh có tính chất −ớc lệ của văn học cổ. Nhiều ng−ời đã nhận xét Thuý Vân có vẻ đẹp của ng−ời con gái đoan trang, phúc hậu. G−ơng mặt xinh đẹp đầy đặn của nμng nh− báo tr−ớc một cuộc đời êm ấm, tròn trịa, bình yên. Cũng lμ ng−ời con gái xinh đẹp, nh−ng vẻ đẹp, tμi sắc của Thuý Kiều có những nét khác hẳn với Thuý Vân. Đôi mắt đẹp của nμng Kiều trong nh− n−ớc mùa thu, lông mμy của nμng xinh xắn, t−ơi non nh− sắc núi mùa xuân. Nếu nh− thiên nhiên nh−ờng nhịn tr−ớc vẻ đẹp phúc hậu của Thuý Vân, thì lại trở nên ghen ghét tr−ớc vẻ đẹp "sắc sảo mặn mμ" của nμng Kiều : Kiều cμng sắc sảo mặn mμ, So bề tμi sắc lại lμ phần hơn : Lμn thu thuỷ, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi cả sắc đẹp lẫn tμi nghệ của nμng Kiều. Kiều lμ cô gái tuyệt vời xinh đẹp, sắc đẹp "nghiêng n−ớc nghiêng thμnh" đồng thời lμ cô gái tμi hoa. Tμi thơ, tμi hoạ, tμi đμn của nμng đều lên tới tột đỉnh : Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm Cung th−ơng lầu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một tr−ơng. 74
- "Tμi hoa bạc mệnh", Nguyễn Du khi vẽ lên bức chân dung của Thuý Kiều cũng không thoát ra ngoμi quan niệm ấy của nhμ nho. Vμ cái tμi sắc nh−ờng ấy của nμng Kiều đến mức "hoa ghen", "liễu hờn", cả đến thiên nhiên cũng phải sinh lòng đố kỵ nh− nhiều ng−ời đã từng nhận xét, thể hiện dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du : báo tr−ớc số phận, cuộc đời đầy bất hạnh suốt m−ời lăm năm chìm nổi của nμng Kiều. 75
- KIềU GặP KIM TRọNG (Trích Truyện Kiều − Nguyễn Du) Nhân ngμy tết thanh minh, Thuý Kiều đi tảo mộ vμ chơi xuân cùng với Thuý Vân vμ V−ơng Quan. Xế chiều, khi đang trong tâm trạng "dùng dằng nửa ở nửa về" thì ba chị em Kiều chợt gặp Kim Trọng, một tμi tử văn nhân nổi tiếng trong vùng. Cuộc gặp gỡ kỳ diệu nμy lμ một tình huống, lμ cái cớ để Nguyễn Du giới thiệu với ng−ời đọc bức chân dung của Kim Trọng vμ mối tình mới chớm nở giữa chμng Kim vμ nμng Kiều. Nguyễn Du đã tạo ra một không khí hết sức thơ mộng vμ trang trọng để cho Kim Trọng xuất hiện. Cả không gian vμ thời gian đều gợi cảm, mỹ lệ vμ ăm ắp xuân tình. Vμ chμng Kim hiện ra trong âm thanh của tiếng nhạc vμng : Nhạc vμng đâu đã tiếng nghe gần gần. Trông chừng thấy một văn nhân, Lỏng buông tay khấu, b−ớc lần dặm băng. Đề huề l−ng túi gió trăng, Sau chân theo một vμi thằng con con. Kim Trọng buông lỏng dây c−ơng cho ngựa đi thong thả. Bóng dáng Kim Trọng thoáng hiện ra từ xa với một phong thái thanh cao, trang nhã khác th−ờng. Hình ảnh Kim Trọng đ−ợc Nguyễn Du miêu tả từ xa đến gần. Cμng đến gần, hình ảnh Kim Trọng cμng hiện ra rõ nét hơn vμ nổi bật lên, lộng lẫy giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của một chiều xuân đẹp : Tuyết in sắc ngựa câu giòn, Cỏ pha mμu áo nhuộm non da trời. Vẻ hμo hoa, phong nhã cμng lộ rõ khi Kim Trọng xuống ngựa, khoan thai b−ớc đi trên dặm cỏ xanh. Dung mạo khôi ngô, tuấn tú, vẻ hμo hoa, phong nhã của chμng Kim lμm cho cảnh vật xung quanh d−ờng nh− cũng sinh động hẳn lên : Hμi văn lần b−ớc dặm xanh, Một vùng nh− thể cây quỳnh, cμnh dao. Xuân Diệu đã từng nhận xét : Kim Trọng b−ớc đi lμm xinh đẹp cả một vùng ! Cây cỏ, cảnh vật thiên nhiên trở nên xinh đẹp hơn, rực rỡ hơn nhờ có sự xuất hiện của Kim Trọng. Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi Kim Trọng (cũng nh− tr−ớc đó, ông đã từng ca ngợi tμi sắc của Thuý Kiều) : Nền phú hậu, bậc tμi danh, Văn ch−ơng nết đất, thông minh tính trời. Phong t− tμi mạo tót vời, Vμo trong phong nhã, ra ngoμi hμo hoa. Kim Trọng lμ một mẫu ng−ời lý t−ởng mμ Nguyễn Du đã gửi gắm vμo đấy những tâm t−, −ớc vọng của mình. Tr−ớc đó, Nguyễn Du đã từng tạo ra bức chân dung tuyệt thế giai nhân của nμng Kiều, thì giờ đây, cũng bằng một ngòi bút trân trọng vμ đầy 76
- −u ái, ông đã tạo nên một bức chân dung của Kim Trọng − một bậc văn nhân tμi tử hiếm có trên đời. 77
- Mã GIáM SINH MUA KIềU (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) Gặp cơn gia biến, Thuý Kiều hy sinh mối tình đầu trong trắng vμ say mê, tự nguyện bán mình chuộc cha. Lợi dụng tình cảnh đau đớn của Kiều, Mã Giám Sinh đánh tiếng c−ới nμng về lμm vợ thiếp. Nh−ng sự thực lμ hắn mua Kiều cho cửa hμng thanh lâu của hắn với Tú Bμ ở Lâm Tri. Đoạn trích nμy miêu tả mμn kịch mua bán, qua đó lột mặt nạ của Mã Giám Sinh vμ thể hiện nỗi đau đớn ê chề của nμng Kiều. Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, bộ mặt con buôn của tên họ Mã mỗi lúc một lộ ra rõ nét hơn. Trong mμn kịch nμy, hắn đóng vai lμ chμng sinh viên Quốc Tử Giám đến lμm lễ "vấn danh" xin c−ới Thuý Kiều về lμm vợ lẽ. Gã sinh viên giả hiệu, "ng−ời viễn khách" mờ ám nμy mù mờ từ tên họ đến quê quán. Vμ ngòi bút nh− có thần của Nguyễn Du, cứ mỗi nét vẽ chân dung Mã Giám Sinh lại một lần để lộ ra cái bản chất con buôn ghê tởm của hắn : Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mμy râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Tr−ớc thầy, sau tớ xôn xao, Nhμ băng đ−a mối, r−ớc vμo lầu trang. Ghế trên ngồi tót sỗ sμng Mã Giám Sinh đã ngoại tứ tuần mμ vẫn "áo quần bảnh bao", "mμy râu nhẵn nhụi" rõ ra một gã trai lơ bảnh choẹ. Lũ thầy tớ chúng kéo đến nhμ Kiều thật lμ nhốn nháo, nhố nhăng, loạn xị. Vμ cái cử chỉ thô lỗ quá đáng của gã "Ghế trên ngồi tót sỗ sμng" đã tự lột cái mặt nạ sinh viên, phơi bμy chân t−ớng một tên vô học, một gã con buôn của hắn. Nguyễn Du cứ "khách quan" miêu tả cảnh mua bán, vậy mμ bản chất thật của Mã Giám Sinh vẫn bị phơi bμy ra tr−ớc mắt ng−ời đọc. Dẫu đ−ợc che đậy bằng mọi mánh lới xảo quyệt, nh−ng thái độ, cử chỉ, hμnh vi vμ ngôn ngữ của Mã Giám Sinh vẫn tự tố cáo bản chất đích thực của hắn lμ một tên buôn ng−ời đê tiện. Trong con mắt hắn, nμng Kiều cùng với tμi sắc của nμng chỉ lμ một món hμng không hơn không kém. Hắn "đắn đo" khi "cân sắc, cân tμi" của nμng. Hắn "ép", hắn "thử" tμi nghệ của nμng, nhấc lên, đặt xuống, xoay vần đủ kiểu hệt nh− ng−ời ta mua bán một món hμng ngoμi chợ. Khi đã hoμn toμn vừa ý, bản chất con buôn của hắn vẫn lộ ra ở cái thái độ "tuỳ cơ đặt đìu" khi mặc cả. Bản chất đó cμng đ−ợc che đậy bằng những lời lẽ mỹ miều, giả dối : "Rằng : mua ngọc đến Lam Kiều − Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho t−ờng ?" thì cuối cùng lại cμng bộc lộ một cách trắng trợn vμ bỉ ổi nhất : Cò kè bớt một thêm hai Giờ lâu ngã giá vμng ngoμi bốn trăm. Với sự mặc cả "cò kè" ty tiện, bẩn thỉu nμy, mμn kịch lễ "vấn danh" lộ rõ thực chất lμ một cảnh mua bán trắng trợn, vμ Mã Giám Sinh hiện nguyên hình lμ một tên "buôn thịt bán ng−ời" ghê tởm vμ đê tiện nhất. Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, hình ảnh Thuý Kiều hiện ra với tất cả 78
- những buồn tủi, xót xa, ê chề, tủi hổ. Kiều đã từng sống trong cảnh "Êm đềm tr−ớng rủ mμn che − T−ờng đông ong b−ớm đi về mặc ai", đang sống trong hạnh phúc của mối tình đầu say mê, trong trắng, bất ngờ tai hoạ ập đến, nμng thμnh ra một món hμng cho bọn "buôn thịt bán ng−ời" trao tay mua bán, mặc cả. Tâm hồn nhạy cảm của nμng đã cảm nhận sâu sắc cảnh ngộ vừa hổ thẹn, vừa đau đớn vừa nhục nhã của mình : Nỗi mình thêm tức nỗi nhμ, Thềm hoa một b−ớc, lệ hoa mấy hμng ! Ngại ngùng dín gió, e s−ơng, Ngừng hoa bóng thẹn, trông g−ơng mặt dμy. Trong mμn kịch lễ "vấn danh" d−ới sự "đạo diễn" của mụ mối, nμng Kiều nhất nhất cử động, đánh đμn, lμm thơ nh− một cái máy. Bởi lẽ, bán mình chuộc cha lμ hμnh động tự nguyện của nμng, nên nμng chịu đựng tất cả, chấp nhận tất cả. Với dáng vẻ "Nét buồn nh− cúc, điệu gầy nh− mai", qua ngòi bút tμi tình của Nguyễn Du, nμng Kiều hiện lên câm lặng đến tuyệt đối mμ vẫn không sao giấu nổi nỗi đau đớn, xót xa, tủi nhục của mình. 79
- kIềU ở LầU NGƯNG BíCH (Trích Truyện Kiều − Nguyễn Du) Kiều bị cấm cung ở lầu Ng−ng Bích. Nh−ng thực chất lμ bị Tú Bμ giam lỏng ở đấy dùng m−u ma ch−ớc quỷ lừa gạt nμng để buộc nμng phải ra tiếp khách ở lầu xanh. Sau l−ng nμng lμ những tai biến, đau đớn, nhục nhã ê chề : gia đình bị mắc oan, phải trao duyên cho Thuý Vân, bị Mã Giám Sinh giả danh c−ới về lμm vợ lẽ vμ bị gã lừa gạt, lμm nhục ngay ở dọc đ−ờng, bị Tú Bμ sỉ nhục vμ giở trò đánh đập để ra uy tr−ớc mặt nμng lμ một t−ơng lai mờ mịt, hãi hùng. Nguyễn Du đã đặt nhân vật của mình trong cảnh ngộ ấy để cho Kiều tự bộc lộ tâm trạng của mình. Cảnh lầu Ng−ng Bích tr−ớc hết đ−ợc hiện ra qua con mắt của Thuý Kiều : Tr−ớc lầu Ng−ng Bích khoá xuân, Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vμng cồn nọ, bụi hồng dặm kia Có thể hình dung ra nμng Kiều trơ trọi giữa một không gian mênh mông, vắng lặng đang thẫn thờ, bâng quơ nhìn cảnh vật thiên nhiên. Từ trên lầu cao ng−ớc nhìn lên, nμng thu vμo tầm mắt cả những dãy núi xa cùng với mảnh trăng gần. Nhìn xuống mặt đất thì bộn bề bát ngát những cồn cát vμng nhấp nhô cùng với những bụi hồng trải xa mênh mông. Cảnh vật thiên nhiên thật thi vị nh−ng cũng mênh mông vμ vắng lặng đến ghê rợn ! Cảnh thiên nhiên ấy không lμm nguôi ngoai nỗi buồn nhớ của nμng Kiều. Nỗi chán ngán, buồn tủi, "bẽ bμng" trμn ngập trong lòng Kiều trong mọi thời điểm cả khi nμng ngắm nhìn "mây sớm", cả lúc nμng ngồi d−ới ngọn "đèn khuya". Thiên tμi của Nguyễn Du, trong đoạn trích nμy, tr−ớc hết lμ ở chỗ chỉ bằng một vμi nét chấm phá mμ đã dựng lên đ−ợc một bức tranh thiên nhiên toμn cảnh rộng lớn để lμm nổi bật tâm trạng "Nửa tình nửa cảnh nh− chia tấm lòng" của nμng Kiều. Trong cảnh ngộ lúc nμy, nμng Kiều đã nhớ đến ai ? Tr−ớc hết, nμng đau đớn nhớ tới chμng Kim : T−ởng ng−ời d−ới nguyệt chén đồng, Tin s−ơng luống những rμy trông mai chờ. Bên trời góc biển bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Lời thơ nh− chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đ−ơng đang chảy máu ! Nỗi nhớ của nμng Kiều thật lμ tha thiết, mãnh liệt ! Nμng Kiều hình dung ra cảnh t−ợng chμng Kim đang mỏi mòn, ngóng trông tin tức của nμng một cách vô vọng. Mới ngμy nμo nμng cùng với chμng Kim nặng lời −ớc hẹn trăm năm mμ bỗng d−ng, nay đã trở thμnh kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chμng. Chén r−ợu thề nguyền vẫn còn ch−a ráo, vầng trăng "vằng vặc giữa trời" chứng giám cuộc thề bồi nh− vẫn còn kia, vậy mμ bây giờ đã mỗi ng−ời mỗi ngả. Nμng Kiều giμu lòng vị tha không chỉ nghĩ đến riêng mình, mμ tr−ớc hết, cảm thông cho cảnh ngộ vμ thấu hiểu tâm trạng của chμng Kim. Vμ tấm 80
- lòng tri âm, tri kỷ của Nguyễn Du, trong bốn câu thơ nói về nỗi nhớ chμng Kim, nhớ mối tình đầu trong sáng say mê của Kim–Kiều, cũng phân chia, san sẻ cho mỗi ng−ời một nửa. Hai câu đầu : "T−ởng ng−ời d−ới nguyệt chén đồng − Tin s−ơng luống những rμy trông mai chờ" lμ nói tới tình cảnh vμ tâm trạng đợi chờ vô vọng của chμng Kim (qua nỗi nhớ th−ơng vμ tâm t−ởng của Thuý Kiều). Hai câu thơ sau lμ cảnh ngộ lμ tâm trạng của chính nμng kiều : Bên trời góc biển bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Cμng nhớ th−ơng chμng Kim, cμng nuối tiếc mối tình đầu trong trắng, nμng Kiều cμng thấm thía tình cảnh "bơ vơ" trơ trọi của mình, vμ cũng hơn ai hết, nμng hiểu sâu sắc không bao giờ có thể "gột rửa" đ−ợc tấm lòng son sắt, thuỷ chung của mình với Kim Trọng. Vμ sự thực, hình bóng chμng Kim không lúc nμo phai nhạt trong tâm trí của nμng Kiều trong suốt m−ời lăm năm l−u lạc. Từ tâm trạng đau đớn nhớ ng−ời yêu, nμng Kiều lại chuyển sang nỗi nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ thật xót xa, da diết : Xót ng−ời tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ? Sân Lai cách mấy nắng m−a, Có khi gốc tử đã vừa ng−ời ôm. Nỗi nhớ th−ơng da diết của một ng−ời con hiếu thảo đã lμm hiển hiện ra tr−ớc mắt nμng hình ảnh cha mẹ vẫn sớm hôm tựa cửa trông ngóng tin tức của nμng. Nμng xót xa nghĩ : cha mẹ đã giμ yếu cả rồi, giờ đây ai lμ ng−ời thay mình sớm hôm chăm sóc cha mẹ. Kiều nhớ tới chμng Kim tr−ớc, rồi mới nhớ tới cha mẹ. Đây cũng lμ một bằng chứng thể hiện sự cảm thông lạ lùng của thi hμo Nguyễn Du đối với một trái tim từng say mê yêu đ−ơng, hạnh phúc vμ đau khổ vì yêu đ−ơng, trong một cảnh ngộ cực chẳng đã buộc phải lỗi lời hẹn −ớc. Trái tim non trẻ, rạo rực yêu th−ơng của nμng Kiều đã không bị lễ giáo phong kiến lμm cho khô cứng. Vμ Nguyễn Du có tấm lòng : "thấu suốt ngμn đời" đã để cho nhân vật của mình đảo lộn trật tự nề nếp cổ điển của xã hội phong kiến mμ −u tiên hμng đầu cho nỗi nhớ ng−ời yêu. Đối với cha mẹ, Kiều đã đền ơn sinh thμnh, tự nguyện bán mình chuộc cha. Còn đối với chμng Kim, cho tới lúc nμy, nμng Kiều vẫn tự xem mình lμ kẻ phụ bạc, "Vì ta khăng khít cho ng−ời dở dang" Cái biện chứng tâm hồn nμy chỉ những bậc thầy tâm lý nh− Puskin, nh− Nguyễn Du mới thấu hiểu đ−ợc. Nhớ ng−ời yêu, nhớ cha mẹ, nh−ng rồi cuối cùng nμng Kiều lại quay về với cảnh ngộ của mình, sống với tâm trạng vμ thân phận hiện tại của chính mình. Mỗi một cảnh vật qua con mắt, cái nhìn của Kiều lại gợi lên trong tâm trí nμng một nét buồn. Vμ nμng Kiều mỗi lúc lại cμng chìm sâu vμo nỗi buồn của mình. Nỗi buồn sâu sắc của Kiều đ−ợc ngòi bút bậc thầy của Nguyễn Du mỗi lúc lại cμng tô đậm thêm bằng cách dùng điệp ngữ liên hoμn rất độc đáo trong suốt tám câu thơ : Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn n−ớc mới sa, Hoa trôi man mác biết lμ về đâu ? 81
- Buồn trông nội cỏ dμu dμu, Chân mây mặt đất một mμu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi Nguyễn Du quan niệm : "Cảnh nμo cảnh chẳng đeo sầu ". Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ng−ng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc của nμng. Những cảnh vật hiện ra liên tiếp, những điệp ngữ liên hoμn "buồn trông" vang lên dồn dập đã đẩy nμng Kiều vμo một tâm trạng buồn chán, lo lắng đến mức hoảng sợ. Trong tâm trạng hoảng sợ ấy, nμng Kiều t−ởng nh− không còn ngồi trong đất liền nữa mμ nh− đang ngồi giữa biển khơi bốn phía ầm ầm tiếng sóng : "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh − ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi". Câu thơ đầy ấn t−ợng nμy đã khép lại đoạn trích Kiều ở lầu Ng−ng Bích nh− báo tr−ớc cơn tai biến dữ dội sắp ập xuống đầu Kiều. 82
- KIềU GặP Từ HảI (Trích Truyện Kiều − Nguyễn Du) Không có tiếng nhạc vμng báo tr−ớc nh− khi Kim Trọng xuất hiện, không có mụ mối dẫn đ−ờng nh− khi Mã Giám Sinh đến mua Kiều, sự xuất hiện của Từ Hải thật bất ngờ, đột ngột, khác th−ờng : Lầu thâu, gió mát trăng thanh, Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi. Sự xuất hiện khác th−ờng của Từ Hải rất phù hợp với tính cách phi th−ờng của chμng, vμ đã tạo nên đ−ợc sự chú ý đặc biệt ở ng−ời đọc. Sau khi đã tạo đ−ợc cái không khí khác th−ờng của sự xuất hiện, trong tám câu thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã tập trung khắc hoạ bức chân dung của Từ Hải. Khác với bức chân dung của Thuý Kiều − một bậc tuyệt thế giai nhân, khác với bức chân dung của Kim Trọng, một bậc văn nhân tμi tử, bức chân dung của Từ Hải quả lμ bức chân dung của một đấng anh hùng cái thế. Ngòi bút nh− có thần của Nguyễn Du, chỉ một vμi nét đã vẽ ra một diện mạo ("Râu hùm, hμm én, mμy ngμi") tạo ra dáng dấp ("Vai năm tấc rộng, thân m−ời th−ớc cao"), gợi ra phong thái ("Đ−ờng đ−ờng một đấng anh hμo"), phô ra tμi năng ("Côn quyền hơn sức, l−ợc thao gồm tμi") vμ lμm nổi bật chí khí phi th−ờng của ng−ời anh hùng chọc trời, khuấy n−ớc : Đội trời, đạp đất ở đời, Họ Từ, tên Hải, vốn ng−ời Việt Đông Giang hồ quen thói vẫy vùng, G−ơm đμn nửa gánh, non sông một chèo. Hình ảnh, ngôn ngữ ở đây vẫn lμ hình ảnh, ngôn ngữ −ớc lệ trong hệ thống thi pháp văn học cổ. Vậy mμ, dẫu có bị trói buộc bởi tính chất −ớc lệ của ngôn ngữ, hình ảnh, ngòi bút của Nguyễn Du vẫn lμm hiển hiện lên tr−ớc mắt ng−ời đọc hình ảnh của một bậc anh hùng dũng mãnh, có tμi cao, trí lớn vμ rất mực ngang tμng. Bức chân dung Từ Hải đ−ợc hoμn thiện thêm khi Từ Hải gặp gỡ, trò chuyện tâm tình với Thuý Kiều. Tính cách của ng−ời anh hùng họ Từ tên Hải bộc lộ rất rõ qua cuộc đối thoại hết sức độc đáo nμy. Khác với Thúc Sinh say mê Thuý Kiều chủ yếu vì sắc đẹp của nμng ("Tr−ớng tô giáp mặt hoa đμo − Vẻ nμo chẳng mặn, nét nμo chẳng −a") Từ Hải để ý đến Thuý Kiều tr−ớc hết lμ vì "tấm lòng nhi nữ" (tâm sự đau đớn vμ tấm lòng kiên trinh) của nμng. V−ợt ra khỏi thói thông th−ờng, phμm tục của ng−ời đời, Từ Hải đến "lầu xanh" lμ để tìm ng−ời "tâm phúc t−ơng cờ", tìm ng−ời tri âm, tri kỷ. Vμ nếu nh− nμng Kiều "tinh đời" sớm nhận ra ng−ời anh hùng ngay giữa lúc hμn vi, lận đận, thì Từ Hải cũng nhanh chóng nhận ra Kiều lμ ng−ời thông minh, sắc sảo, lμ ng−ời "tri kỷ" của mình. Cuộc gặp gỡ kỳ ngộ giữa chốn lầu xanh nμy diễn ra thật êm đẹp nh− lμ duyên trời xe lại. Từ Hải đã tìm đ−ợc một ng−ời đẹp "nghiêng n−ớc nghiêng thμnh" vừa thông minh sắc sảo vừa có khí tiết, có phẩm hạnh giữa chốn lầu hồng xô bồ, loạn xạ, bát nháo. Vμ 83
- ng−ợc lại, Thuý Kiều cũng nhận ra Từ Hải có những phẩm chất phi th−ờng, bao dung, độ l−ợng của một đấng anh hùng mμ chμng Kim Trọng tμi hoa, tμi tử không hề có. Đây chính lμ cuộc gặp gỡ của "Trai anh hùng, gái thuyền quyên", vừa mới gặp nhau, thoáng nhìn nhau mμ đã nảy sinh những rung động của tình yêu đích thực ("Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng −a"). Lμ một bậc anh hùng cái thế, diện mạo, dáng vóc, phong thái, tμi năng, chí khí của Từ Hải phi th−ờng, vμ cách tỏ tình, bộc lộ tình cảm của Từ Hải cũng thật khác th−ờng. Vừa mới gặp Kiều, định cầu thân với Kiều, vậy mμ câu hỏi đầu tiên của Từ Hải vẫn không giấu nổi vẻ trịch th−ợng : Bấy lâu nghe tiếng má đμo, Mắt xanh chẳng để ai vμo, có không ? Bao bọc xung quanh nμng Kiều lμ những kẻ si mê, xu phụ, đã nghe những lời tán tỉnh tụng ca đến mức nhμm chán, lời nói trịch th−ợng của Từ Hải thực sự hấp dẫn Kiều, gây nên sự chú ý đặc biệt của nμng. Vốn lμ ng−ời thông minh, sắc sảo, Kiều đã nhận ra ngay ng−ời đối diện với chính mình lμ một đấng anh hùng. Vì thế mμ câu trả lời của Kiều hết sức nhũn nhặn : Th−a rằng : "L−ợng cả bao dong, Tấn D−ơng đ−ợc thấy mây rồng có phen. Rộng th−ơng cỏ nội, hoa hèn, Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau" ! Những lời khiêm tốn, nhũn nhặn, khiêm nh−ờng của nμng Kiều đã thổi bùng lên ngọn lửa say mê của ng−ời anh hùng Từ Hải (những kẻ tμi ba x−a nay th−ờng kiêu ngạo vμ cũng không thoát khỏi thói th−ờng lμ thích nghe những lời xu phụ). Từ Hải hả lòng hả dạ tr−ớc những lời lẽ đó của Kiều : Nghe lời vừa ý gật đầu, C−ời rằng : "Tri kỷ tr−ớc sau mấy ng−ời ! Khen cho con mắt tinh đời, Anh hùng đoán giữa trần ai mới giμ ! Một lời đã biết đến ta, Muôn chung nghìn tứ, cũng lμ có nhau" ! Từ Hải "nghe lời" Kiều nói, "vừa ý" thích thú với lẽ đó, rồi mới "gật đầu", gật đầu rồi mới "c−ời", c−ời rồi mới nói. Câu thơ của Nguyễn Du thật ngắn gọn nh−ng cũng thật chính xác diễn tả đ−ợc sự chuyển biến hμnh vi vμ tâm trạng của Từ Hải khi nghe Kiều nói. Cử chỉ, hμnh vi, tâm trạng ấy rất phù hợp với tính cách của ng−ời anh hùng. Ng−ời anh hùng chọc trời khuấy n−ớc, nhất mực ngang tμng của Nguyễn Du cũng đμng hoμng, đầy tự tin đi đến với tình yêu bằng phong độ rất độc đáo, rất khác th−ờng của mình. 84
- Qua Đèo NGANG (Bμ Huyện Thanh Quan) Qua Đèo Ngang chắc hẳn đ−ợc viết trong một chuyến đi, có phần đ−ợc sáng tác tức thì theo kiểu "tức cảnh sinh tình". Vì vậy bμi thơ mở đầu bằng cảnh : B−ớc tới Đèo Ngang bóng xế tμ, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Trong hai câu thơ trên, ng−ời đọc lại bắt gặp một thời gian nghệ thuật, một không gian nghệ thuật quen thuộc đến thμnh cổ điển của thơ x−a, đến thμnh phong cách thơ Bμ Huyện Thanh Quan : buổi chiều với bóng hoμng hôn. Tuy nhiên, cảnh ở đây vẫn có những nét riêng cụ thể hơn. Không còn lμ "bóng tịch d−ơng" chung chung nh− trong Thăng Long thμnh hoμi cổ mμ lμ "bóng xế tμ". Thiên nhiên đ−ợc gợi lên cụ thể hơn với "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa" chứ không chỉ lμ "hồn thu thảo" mơ hồ, huyền bí. Thăng Long thμnh hoμi cổ lμ thế giới của hoμi niệm, còn Qua Đèo Ngang, bên cạnh miền tâm t−ởng lμ thế giới của thực tại. Cảnh đèo núi hiện lên trong buổi chiều tμ nên ngồn ngộn sức sống hoang dã mμ vẫn có phần hiu hắt, tiêu điều. Từ "chen" lμ "chen lấn" gợi sức sống mạnh mẽ của cỏ cây v−ợt lên trên cái khắc nghiệt cằn cỗi. "Chen" còn lμ "chen lẫn" gợi vẻ hoang dã, vô trật tự của thế giới vô tri. Có ấn t−ợng lμ nhμ thơ đã đ−a cỏ cây, hoa lá lên cái nhìn cận cảnh, vì vậy cảnh đ−ợc gợi tả với những nét chân thực hơn. Hai câu thực cũng gợi cái thực của cảnh qua sự cảm nhận thị giác nh−ng không còn cận cảnh nh− ở câu thơ trên mμ lμ viễn cảnh : Lom khom d−ới núi tiều vμi chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhμ. Cảnh đã có thêm ng−ời, có dấu hiệu cuộc sống con ng−ời nh−ng không vì thế mμ cảnh bớt đi sự hoang vắng, heo hút. Trái lại, cμng heo hút, hoang vắng hơn. Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh vμo dáng "lom khom" của chú tiều, nhấn mạnh vμo sự th−a thớt "lác đác" của mấy nhμ chợ lμm cho hình bóng con ng−ời đã nhỏ cμng nhỏ hơn, cuộc sống đã hiu quạnh cμng hiu quạnh hơn. Thêm vμo đó những từ chỉ số ít "vμi", "mấy" cμng gợi lên một thế giới cô liêu. Câu thơ có đầy đủ các yếu tố của một bức tranh sơn thuỷ hữu tình : có núi, có sông, có ng−ời tiều phu, vμi ba lều chợ. Thế nh−ng những yếu tố ấy hợp lại, qua sự cảm nhận của nhμ thơ lại gợi lên một miền sơn c−ớc heo hút nơi biên ải thời x−a. Đến hai câu luận, cái thực của cảnh vừa khơi gợi nỗi niềm vừa thể hiện cái thực của tâm trạng : Nhớ n−ớc đau lòng con quốc quốc, Th−ơng nhμ mỏi miệng cái gia gia. Nhμ thơ cảm nhận cảnh vật Đèo Ngang bằng thính giác : tiếng chim cuốc cuốc, chim đa đa vang lên buồn bã, uể oải. Nh−ng nữ sĩ đâu chỉ nghe âm thanh tiếng chim bằng thính giác mμ còn "nghe" bằng cả nỗi lòng. Không nghe bằng nỗi lòng thì sao cảm đ−ợc nỗi đau trong tiếng chim cuốc cuốc mμ nhớ lại cả một huyền sử bi th−ơng về vua Thục mất n−ớc, khi chết hoá thμnh chim cuốc cứ kêu "quốc quốc". Tiếng chim kêu hay 85
- tiếng khóc thảm sầu của một hồn đau nhớ n−ớc ? Nguyễn Khuyến sau nμy khi nghe tiếng chim cuốc kêu mμ nh− thấy hồn Thục đế tan thμnh máu chảy giữa năm canh. Không trong tâm trạng nhớ n−ớc thì dù có tμi chơi chữ đến đâu cũng không thể viết đ−ợc hai câu thơ đặc sắc nh− hai câu luận trong bμi Qua Đèo Ngang. Ca ngợi cái tμi dùng chữ của Bμ Huyện Thanh Quan cũng lμ đề cao tấm lòng của nữ sĩ. Tμi dùng chữ ấy đã đạt tới độ điêu luyện : chữ quốc lμ n−ớc đồng âm với chữ cuốc lμ chim cuốc, chữ gia lμ nhμ gần đồng âm với chữ đa lμ chim đa đa. Chữ vừa ghi âm, vừa biểu ý, tất cả đều tμi hoa, sâu sắc. Nghệ thuật đảo ngữ ở hai câu luận cμng nhấn mạnh, cμng lμm nổi bật nỗi niềm của nữ sĩ − nỗi niềm "nhớ n−ớc", "th−ơng nhμ". Nhμ ở đấy lμ gia đình, cũng có thể lμ triều đại, lμ "nhμ" Lê. Cách hiểu nμo cũng hợp với hoμn cảnh, tâm trạng của Bμ Huyện Thanh Quan : nhớ gia đình vì đang xa nhμ, nhớ triều Lê vì Đèo Ngang đã lμ nơi sơn cùng thuỷ tận của xứ Đμng Ngoμi, phía bên kia đã lμ xứ Đμng Trong của chúa Nguyễn, không còn lμ đất nhμ Lê. Một chữ, một câu thơ mμ cho ta hiểu Bμ Huyện Thanh Quan − con ng−ời đời th−ờng, trần thế vμ Bμ Huyện Thanh Quan − con ng−ời công dân với ý thức về triều đại cũ. Cái lμm nên sự thống nhất chung giữa con ng−ời trần thế vμ con ng−ời công dân ở Bμ Huyện Thanh Quan lμ con ng−ời cô đơn. Hai câu thơ cuối tác giả "tạc t−ợng" nỗi cô đơn của mình vμo đất trời, vũ trụ(1) : Dừng chân đứng lại, trời non n−ớc, Một mảnh tình riêng, ta với ta. Nghệ thuật t−ơng phản cμng lμm nổi bật tâm trạng cô đơn của nhμ thơ : giữa mênh mông trời n−ớc, giữa thăm thẳm núi đèo, con ng−ời đơn chiếc với "mảnh tình riêng". Không gian mở ra theo chiều bao la, bát ngát nh−ng tâm trạng khép lại với nỗi niềm riêng t−. Câu thơ ngắt theo nhịp 4/3 quen thuộc của thơ Đ−ờng nh−ng cũng có thể ngắt nhịp theo tâm trạng : Dừng chân đứng lại / trời / non / n−ớc Một mảnh tình riêng / ta với ta. Trời, non, n−ớc d−ờng nh− không còn gắn kết trong tổng thể thiên nhiên mμ đã tách bạch qua cái nhìn của tâm trạng cô đơn. Câu thơ cuối, chữ nμo cũng gợi lên nỗi đơn côi : "một mảnh", "tình riêng", "ta", "với ta". Đại từ "ta" đã không còn mang ý nghĩa chung, ý nghĩa cộng đồng. "Ta" mμ lại lμ cá nhân, lμ một, lμ tình riêng. "Ta với ta" có nghĩa lμ một mình với một mình. Trong hai câu thơ kết, tất cả lμ một sự giãn cách, lμ một thế giới riêng. "Mảnh tình riêng" mμ Bμ Huyện Thanh Quan nói đến trong Qua Đèo Ngang lμ nỗi niềm hoμi cổ th−ơng nhớ cựu triều hay lμ nỗi niềm của một con ng−ời b−ớc đầu ý thức về cá nhân ? Có ng−ời cho rằng : "Qua Đèo Ngang đâu phải giản đơn lμ v−ợt qua một địa danh, một địa giới. Qua Đèo Ngang còn lμ v−ợt qua một triều đại, v−ợt qua chính mình. Cái tên Đèo Ngang đối với Bμ Huyện cũng có thể có chút ý vị ngang trái nμo đó. Đạo đức phong kiến không thừa nhận một thần dân có thể thờ hai vua, hai triều đại, nh−ng nó vẫn cần sự cộng tác của thần dân triều đại cũ. Qua Đèo Ngang thời ấy lμ rời bỏ đất cũ vμo đất mới, chúa mới. Điều lμm cho bμ không hổ thẹn lμ bμ vẫn không thôi th−ơng tiếc cựu triều. Qua đèo lμ thuận theo thời thế, còn tình riêng (1) Trần Thị Băng Thanh. Thơ Bμ Huyện Thanh Quan − niềm vui vμ nỗi buồn, Tạp chí Văn học, số 1, 1991. 86
- thì trời cao, sông núi biết cho ta"(2). Cũng có ý kiến lại nhìn nhận từ khía cạnh : "Nữ sĩ Thanh Quan từ bi kịch cá nhân mình có thể liên t−ởng xa rộng đến những vấn đề căn bản, chung nhất của cuộc đời trần thế. Đó lμ sự biến thiên, sự đổi đời của thiên nhiên, xã hội ; nó nh− một quy luật khắc nghiệt, cứ vận hμnh mμ con ng−ời không có cách gì ngăn giữ đ−ợc. Sự biến thiên đó nhiều khi có sức tμn phá thật dữ dội, nó khiến cho những ai có lòng nhân ái, có trái tim dễ rung cảm phải nuối tiếc xót xa. Đó lμ những cảm thức mang tính nhân loại sâu sắc vμ rộng lớn hơn nhiều, khi nó chỉ gắn bó với một triều đại cụ thể Nhìn chung thì để dẫn đến một tâm trạng có rất nhiều nguyên nhân, hμ tất chỉ lμ nỗi lòng ng−ời đó gửi gắm cho một triều đại nμo !"(1). Sự cảm nhận từ các khía cạnh khác nhau nói trên chỉ cμng lμm chính xác thêm, phong phú thêm cái hay, cái đẹp của bμi Qua Đèo Ngang nói riêng, của Bμ Huyện Thanh Quan nói chung. Thơ Bμ Huyện Thanh Quan, một "g−ơng mặt hoμi cổ" đồng thời lμ g−ơng mặt rất ng−ời, rất trần thế. (2) Trần Đình Sử. Bình giảng tác phẩm văn học, NXN Giáo dục, 1995, tr. 51. (1) Trần Thị Băng Thanh. Thơ Bμ Huyện Thanh Quan, Tlđd. 87
- ĐI THI Tự VịNH (Nguyễn Công Trứ) Mảnh đất để Nguyễn Công Trứ xây dựng lâu đμi nghệ thuật nguy nga tráng lệ lμ hát nói chứ không phải thơ Nôm Đ−ờng luật. Tuy nhiên, ở thể loại nμy, Nguyễn Công Trứ cũng lμ một tác giả có tμi, có vị trí xứng đáng, dù thơ Nôm luật Đ−ờng của ông còn lại chỉ 53 bμi. Bμi Đi thi tự vịnh thể hiện cái chí nam nhi trong cái tμi thơ Nôm của tác giả. Đã lμ bμi "tự vịnh" thì tr−ớc hết nhμ thơ nói về chính mình, nói với mình, vì vậy yếu tố chân thật lμ điều có thể tin cậy. Đi thi tự vịnh cho thấy cái thật của cái chí vμ cái tâm Nguyễn Công Trứ. Mở đầu bμi thơ, ng−ời đọc thấy ngay cái chí của tác giả : Đi không há lẽ trở về không Bằng hình thức nghi vấn, câu thơ lại mang tính chất khẳng định, với giọng đầy tự tin : khi đi thi, ch−a có gì nh−ng khi về phải "có", phải đỗ đạt, quyết chí không chịu về không. Chí của Nguyễn Công Trứ khi lên đ−ờng đi thi mang dáng dấp những tráng sĩ thuở x−a với lời thề một đi không trở lại nếu sự nghiệp ch−a thμnh. Câu thơ thứ nhất còn có vẻ một câu hỏi thì đến câu thứ hai đã lμ một lời khẳng định chắc nịch : Cái nợ cầm th− phải trả xong Nợ "cầm th−" lμ nợ bút nghiên, nợ của kẻ sĩ phải trả bằng đỗ đạt. Chí đi thi phải đỗ, với cá nhân lμ lớn, nh−ng với đời cũng thật bình th−ờng, vậy mμ sao Nguyễn Công Trứ coi đó lμ món nợ đời ? Mới hay đỗ đạt đối với ông đâu phải chuyện "vinh thân, phì gia" (lμm vinh hiển cho bản thân, lμm giμu có cho gia đình). Đi thi lμ đồng nghĩa với thi thố tμi năng vμ đỗ đạt chính lμ sự khẳng định tμi năng. Bắt đầu từ việc thi đỗ, con đ−ờng lập công danh sự nghiệp ích n−ớc lợi dân sẽ mở ra. Đi thi lμ việc nhỏ nh−ng đã bộc lộ chí lớn của nhμ thơ. Qua việc thi cử có thể thấy đ−ợc bản chất con ng−ời Nguyễn Công Trứ lμ hμnh động : Rắp m−ợn điền viên vui tuế nguyệt, Dở đem thân thế hẹn tang bồng. Thú điền viên vμ chí tang bồng lμ hai mặt trong tính cách kẻ sĩ. Nó có nguồn gốc từ quan niệm xuất xử, hμnh tμng của Nho giáo. Hai lẽ "xuất" (ra giúp đời, hμnh đạo), "xử" (lui về ẩn dật giữ tròn khí tiết) từng lμ điều băn khoăn của bao lớp nhμ nho. Vμ nói chung họ chỉ có thể chọn một, nh− Nguyễn Bỉnh Khiêm thế kỷ XVI đã từng khẳng định : "Lấy đâu xuất xử lọn (trọn vẹn) hai bề". Cách nói của Nguyễn Công Trứ, về hình thức, lμm vừa lòng cả hai loại nhμ nho xuất vμ xử. Từ "rắp" cho ta cảm nhận ông cũng có ý định về với thú điền viên, m−ợn cảnh ruộng v−ờn vui cùng năm tháng, không t−ởng đến công danh. Từ "dở" với nghĩa lμ "trót" nh− nói về hoμn cảnh khách quan ngoμi ý muốn : mình trót lμ thân nam nhi vμ lẽ đời không tránh khỏi : con trai phải gánh nợ tang bồng. Tuy nhiên, chỉ một từ "hẹn" − hẹn tang bồng − đã cho thấy 88
- cái chí, cái tâm nguyện của Nguyễn Công Trứ không phải ở thú điền viên mμ lμ ở hoμi bão tung hoμnh khắp thiên hạ. Giữa hai lẽ hμnh, tμng, bao giờ Nguyễn Công Trứ cùng chọn con đ−ờng hμnh đạo. Cuộc đời ông luôn luôn lμ nhập thế. Nhập thế khi hoạn lộ hanh thông, khi đắc thời "Lúc bình Tây cờ đại t−ớng − Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên" (Bμi ca ngất ng−ởng). Nhập thế ngay cả lúc "hồi đen lắm kẻ xóc x−ơng kình" (Vinh nhục) đến nỗi mình bị hãm hại suýt nguy tới tính mạng. Nguyễn Công Trứ "hẹn tang bồng" vμ ông thuỷ chung suốt đời với lời hẹn ấy. Chứng cớ lμ năm tám m−ơi tuổi, vμi tháng tr−ớc khi mất, ông còn dâng sớ cầm quân đánh giặc Pháp. Trong hai câu luận nhμ thơ "luận" về chí lμm trai : Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông. Chí lμm trai của Nguyễn Công Trứ mang quan niệm lý t−ởng anh hùng thời phong kiến : lý t−ởng lập công danh. Nh−ng khi nêu cao chữ "danh", ông đã biết phát huy khía cạnh tích cực nhất trong nội dung khái niệm nμy : danh với núi sông. Danh với núi sông không thể chỉ lμ danh cá nhân. Con ng−ời muốn "cùng trời đất muôn đời bất hủ" thì phải l−u danh vμo sông núi bằng sự nghiệp chung. Những việc Nguyễn Công Trứ đã lμm cho dân, cho n−ớc, đặc biệt lμ việc giúp dân lấn biển, khai khẩn đất hoang lập nên hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) vμ Kim Sơn (Ninh Bình) đã để lại danh tiếng xứng với núi sông, tr−ờng tồn cùng đất n−ớc. Chí lập công danh để lại tiếng thơm cho đời bằng sự nghiệp lớn lao đã lμ ánh sáng lý t−ởng của bao trang nam nhi thời tr−ớc, lμm rực chói những nhân cách cao đẹp. Trần Quốc Tuấn vμ t−ớng sĩ thời Trần quyết "không chết giμ ở xó cửa", hăm hở lập công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên để "trăm năm về sau tiếng vẫn l−u truyền", thơm cùng sử sách. Phạm Ngũ Lão, vị chiến t−ớng đảm l−ợc của H−ng Đạo V−ơng, cầm ngang ngọn giáo trấn giữ giang sơn, tầm vóc cá nhân nh− đo bằng sông núi, hùng khí ba quân nh− át cả sao Ng−u mμ vẫn mang trong lòng nỗi thẹn. "Thẹn" vì ch−a có tμi m−u l−ợc lớn nh− Gia Cát L−ợng đời Hán để trừ giặc cứu n−ớc, khôi phục giang sơn. Nỗi thẹn công danh ấy mới cao đẹp lμm sao. Lý t−ởng công danh của Nguyễn Công Trứ chính lμ sự tiếp nối lý t−ởng anh hùng của những trang hμo kiệt trong lịch sử. Phải đặt chí nam nhi, lý t−ởng anh hùng ấy vμo hoμn cảnh lịch sử thế kỷ XVIII-XIX khi dấu hiệu khách quan thuận lợi cho cả tính cách gian hùng hoặc sự nhát hèn nảy nở mới thấy hết cái cao đẹp trong nhân cách nhμ thơ. Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ lμ tác giả nói nhiều nhất đến chí lμm trai, đến công danh : "Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoμn ? Chí tang bồng hẹn với giang san" (Nợ tang bồng), "Chí lμm trai nam bắc đông tây − Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể" (Chí anh hùng), "Không công danh thì nát với cỏ cây". Với chí lμm trai, với mộng công danh, Nguyễn Công Trứ đã in bản ngã vμo lịch sử văn học dân tộc bằng một phong cách riêng độc đáo. Điều cần l−u ý lμ đến thời đại thế kỷ XVIlI-XIX con ng−ời đã ý thức nhiều về tμi năng, cho nên nói tới danh, Nguyễn Công Trứ không chỉ khẳng định nhân cách mμ còn khẳng định tμi năng cá nhân của ông. Sự khẳng định tμi năng của Nguyễn Công Trứ có lúc đ−ợc nói bằng một giọng "ngất ng−ởng" : "Trời đất cho ta một cái tμi ? − Giắt l−ng dμnh để tháng ngμy chơi" (Cầm kỳ thi tửu). Nh−ng nhìn chung ông nói đến cái tμi với một sự nhận thức đầy đủ nghiêm chỉnh. Kết thúc bμi Đi thi tự vịnh lμ sự khẳng định tμi năng với niềm tin sắt đá : 89
- Trong cuộc trần ai ai dễ biết Rồi ra mới tỏ mặt anh hùng. Giữa cuộc đời gió bụi (cuộc trần ai) đầy gian lao vất vả, vμng thau lẫn lộn, ng−ời đời đâu dễ nhận ra. Lời thơ Nguyễn Công Trứ nh− lời tự nhắc nhở mình vμ nhắc nhở ng−ời đời : nhìn ra ng−ời tμi không dễ − bởi nh− Từ Hải nói với Kiều : "Anh hùng đoán giữa trần ai mới giμ" − nh−ng nhất thiết phải nhìn ra ng−ời tμi, phải trọng dụng ng−ời tμi. Ng−ời thực sự có tμi sẽ đ−ợc khẳng định qua thử thách. Hai chữ "rồi ra" đặt ở đầu câu thơ cuối nhấn mạnh ý phải qua thử thách, phải thi thố tμi năng mới rõ mặt anh hùng, nh− kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân đ−ợc đúc rút trong ca dao tục ngữ : "Có gió lung mới biết tùng bách cứng − Có ngọn lửa lừng mới rõ thức vμng cao". Bμi Đi thi tự vịnh mở đầu bằng một quyết tâm vμ kết thúc bằng niềm tin sắt đá vμo việc thực hiện lý t−ởng. Nguyễn Công Trứ không chỉ có cái tâm nhiệt huyết, cái chí cao cả mμ còn có cái lực lớn lao để biến hoμi bão thμnh hiện thực. Nhân cách, tμi năng Nguyễn Công Trứ trong Đi thi tự vịnh thật đáng để noi theo : sống phải có hoμi bão vμ quyết tâm thực hiện lý t−ởng, sống phải có trách nhiệm tr−ớc danh dự bản thân vμ trách nhiệm tr−ớc giang sơn đất n−ớc, sự nghiệp cá nhân gắn liền với sự nghiệp chung của dân tộc. 90
- CHạY giặc(1) (Nguyễn Đình Chiểu) Phát súng xâm l−ợc đầu tiên của giặc Pháp bắn vμo Đμ Nẵng năm 1858 mở đầu cuộc xâm l−ợc n−ớc ta. Đầu năm 1859, từ Đμ Nẵng, giặc tiến đánh Gia Định, quê h−ơng Nguyễn Đình Chiểu. Thời gian nμy, Nguyễn Đình Chiểu đang sống ở quê cùng với vợ vμ hai đứa con dại (đứa lên năm, đứa lên hai). Mặc dù không nhìn thấy gì, nh−ng với tấm lòng gắn bó sâu nặng với nhân dân, Nguyễn Đình Chiểu đã cảm nhận rất rõ cảnh t−ợng quê h−ơng tan nát vμ tình trạng hoang mang, hốt hoảng của mọi ng−ời (trong đó có gia đình ông). Nguyễn Đình Chiểu đã viết bμi thơ Chạy giặc vμo khoảng năm 1859 để ghi lại cảnh t−ợng đau lòng đó vμ bộc lộ tâm trạng đau xót của mình tr−ớc cảnh n−ớc mất nhμ tan. Chạy giặc lμ bμi thơ đ−ợc viết theo thể thất ngôn bát cú Đ−ờng luật. Hai câu mở đầu (đề), nhμ thơ đã giới thiệu sự xuất hiện đột ngột của giặc : Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bμn cờ thế phút sa tay ! Sự hiện diện của quân giặc đ−ợc thể hiện qua âm thanh tiếng súng của chúng vang lên khi buổi chợ vừa tan. Chọn thời điểm tan chợ để mở đầu cho cảnh Chạy giặc, nhμ thơ đã gây tr−ớc ấn t−ợng bất ngờ đột ngột cho ng−ời đọc. Âm thanh của tiếng súng Tây đột ngột vang lên vμo đúng lúc chợ tan đã diễn tả một cách thật cô đọng một sự thực : giặc tiến đánh rất nhanh, rất bất ngờ lμm đảo lộn cuộc sống của nhân dân. Cuộc sống thanh bình, đông vui, sầm uất phút chốc đã thμnh ra quá vắng để bμy ra tr−ớc mắt cảnh chạy Tây thật đau lòng. Phần thực (câu 3 vμ 4), Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả thật cụ thể vμ sinh động tình cảnh hốt hoảng, hoang mang, tan tác của nhân dân khi quân giặc ập đến. Đây có thể xem lμ trung tâm bức tranh của cảnh chạy Tây : Bỏ nhμ lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ đμn chim dáo dác bay. Chính vì giặc đánh chiếm quá bất ngờ, sự thất bại của quân ta quá nhanh, nhân dân không đ−ợc chuẩn bị tr−ớc, cho nên cảnh chạy giặc cμng thêm hoảng hốt, cμng đáng th−ơng tâm. Đang sống bình yên, giặc bất ngờ ập đến, các gia đình không kịp tổ chức sơ tán, cứ thế bỏ nhμ, gồng gánh dắt díu nhau chạy. Tình cảnh nhân dân chạy giặc đ−ợc đặc tả qua hai hình ảnh : d−ới đất trẻ con hoảng sợ bỏ nhμ chạy tán loạn, không biết đi đâu về đâu, trên trời, bầy chim mất tổ, hốt hoảng bay nháo nhác. Cách sử dụng đảo ngữ "lơ xơ chạy", "dáo dác bay" không chỉ lμm hiển hiện lên tr−ớc mắt ng−ời đọc dáng vẻ bên ngoμi xác xơ, tan tác của lũ trẻ vμ bầy chim mμ còn khắc hoạ thật sinh động tâm trạng hoang mang ngơ ngác của chúng. Miêu tả cảnh chạy giặc qua hình ảnh lũ trẻ vμ bầy chim vẫn ch−a thoả, đến phần luận (câu 5, 6), tác giả không bμn luận mμ vẫn tiếp tục miêu tả cảnh n−ớc mất nhμ tan (1) Chạy giặc: có sách ghi đầu đề bμi thơ lμ "Chạy Tây". 91