Đề cương ôn tập giải Toán sinh học trên máy tính

pdf 16 trang ngocly 3270
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giải Toán sinh học trên máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giai_toan_sinh_hoc_tren_may_tinh.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giải Toán sinh học trên máy tính

  1. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 Đề cương ôn tập giải toán sinh học trên máy tính Vấn đề 1: Phân bào nguyên nhiễm 1. Đặc điểm của phân bào nguyên nhiễm: 2. Các công thức cơ bản: · Số tế bào con được tạo ra: 2k · Số tế bào con mới được tạo thêm: 2k -1 · Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra 2n. 2k · Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp: 2n. (2k -1) · Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp: 2n. (2k -2) · Số lần NST nhân đôi k · Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra 2n. 2k · Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm 2n. (2k -1) · Tổng số tế bào con hiện diện qua các đợt phân bào: 2k+1 - 1 Dạng1: Xác định sô tế bào và số lần nguyên phân: Bài 1: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Quan sát tế bào sinh dục sơ khai của một ruồi giấm đực và một ruồi giấm cái đang phân bào người ta nhận thấy : Số NST kép loại Y ở ruồi giấm đực đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo bằng 1/16 số NST đơn các loại khi đang phân ly về các cực tế bào ở ruồi giấm cái. Tổng số NST đơn và kép các loại ở 2 cá thể nói trên tại thời điểm quan sát là 768. a. Xác định số tế bào tại mỗi thời điểm quan sát? b. Nếu các tế bào nói trên đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai thì số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là bao nhiêu. Bài 2: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Xét 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D đang phân bào, người ta nhận thấy số tế bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng của các tế bào lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1: 2: 4: 8 Tổng số cromatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360 . Hãy xác định. a. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C, D b. Số tế bào con mới được tạo thêm từ mỗi tế bào A, B, C, D? c. Tổng số tế bào hiện diện qua các đợt phân bào của 4 tế bào đã cho? Bài 3: Xét hai nhóm tế bào sinh dưỡng của loài A phân bào. Nhóm 1 : các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và bằng số tế bào ban đầu của nhóm với tổng số tế bào con được tạo ra là 64. Nhóm 2: Các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối cùng gấp 3 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân ly về một cực trong một tế bào. a. Xác định số tế bào ban đầu và số lần phân bào mỗi nhóm? Biết bộ NST của loài A là 2n = 16 và số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một . b. Tổng số tế bào con được tạo thêm trong đợt phân bào cuối cùng của hai nhóm? 1
  2. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 Dạng 2: Xác định bộ NST 2n và số NST môi trường cung cấp. Bi 4: Theo dõi sự phân bào của 3 hợp tử A, B, C người ta nhận thấy. à Hợp tử A nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo một số tế bào con bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài. Quá trình phân bào của hợp tử A, môi trường nội bào phải cung cấp 48 NST đơn mới hoàn toàn. Hợp tử B nguyên phân tạo một số tế bào con bằng số Cromatit quan sát được trên mặt phẳng xích đạo của các tế bào con được tạo ra từ hợp tử A đang tham gia đợt phân bào cuối cùng. Hợp tử C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng 25% số tế bào con do hợp tử B tạo ra. Tổng số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử B là 224. Số lượng NST đơn có nguồn gốc từ bố trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số lượng NST đơn có nguồn gốc từ mẹ trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử B là 31. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử? Từ đó kết luận 3 hợp tử đã cho thuộc cùng một loài hay khác loài. b. Tính số NST đơn môi trường nội bào phải cung cấp cho mỗi hợp tử phân bào? c. Số thoi dây tơ vô săc xuất hiên trong đợt phân bào cuối cùng của 3 hợp tử? Bài 5: Xét 3 tế bào sinh dưỡng A, B, C thuộc cùng một loài. Tế bào A nguyên phân một số lần cho số tế bào con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài. Quá trình nguyên phân của tế bào A môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu di truyền tương đương với 168 NST đơn. Tế bào B và C trải qua nguyên phân với tổng số NST đơn trong các tế bào con được tạo ra khi kết thúc đợt phân bào cuối cùng là 576. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. b. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C. c. Số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp cho tế bào A phân bào? Dạng 3: Xác định thời gian và tốc độ phân bào. Bài 6: Ở lúa bộ NST 2n = 24. Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ. Quá trình phân bào nói trên môi trường tế bào phải cung cấp1488 NST đơn mới hoàn toàn. Thời gian cần thiết cho kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối trong một chu kỳ phân bào tương ứng với tỷ lệ 1: 3: 2: 4 a. Xác định thời gian cần thiết cho mỗi chu kỳ ? b. Ở thời điểm 9 giờ 32 phút ; m23 giờ 38 phút ( tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất): -Tế bào đang phân bào ở đợt thứ mấy? Thuộc kỳ nào? - Đặc điểm hình thái của NST ở mỗi thời điểm nói trên? Bài 7: Hợp tử A, B thuộc hai loài khác nhau phân bào với số lần không bằng nhau trong cùng một thời gian. Tổng số NST đơn huy động của môi trường cho cả hai hợp tử phân bào là 1624. Trong đó số NST đơn cung cấp cho hợp tử B nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho hợp tử A là 1400. Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ hợp tử A nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho chính quá trình phân bào của hợp tử A là 16. Số NST đơn trong một tế bào con sinh sinh ra từ hợp tử B nhiều hơn số NST đơn trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử A là 8. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử. b. So sánh tốc độ phân bào của 2 hợp tử? c. Nếu hợp tử B tiến hành số đợt phân bào nói trên trong khoảng thời gian 30 giờ và thời gian cần thiết cho đợt phân bào cuối cùng là 6 giờ thì thời gian cần thiết cho đợt phân bào đầu tiên là bao nhiêu? Biết rằng tốc độ phân bào của hợp tử B là giảm dần đều. 2
  3. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 Vấn đề 2 Phân bào giảm nhiễm I.Tóm tắt kiến thức cơ bản 1. Đặc điểm của phân bào giảm nhiễm: 2. Các công thức cơ bản : · Số tế bào con được tạo ra : 4 · Số giao tử n được tạo ra : + 1 tế bào sinh dục đực tạo ra 4 giao tử đực (n) + 1 tế bào sinh dục cái tạo ra 1 giao tử cái (n) và ba thể định hướng (n) · Số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST : +Trường hợp không xảy ra trao đổi chéo: 2n ( n là số cặp NST đồng dạng) +Trường hợp xảy ra trao đổi chéo: *Trao đổi chéo đơn : 2n+m (m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo đơn, m<n ) *Trao đổi chéo kép : 2n.3m (m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo kép, m<n ) · Tỷ lệ mỗi loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST +Trường hợp không xảy ra trao đổi chéo: 1/2n (n là số cặp NST đồng dạng) +Trường hợp xảy ra trao đổi chéo: *Trao đổi chéo đơn : 1/2n+m (m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo đơn, m<n ) *Trao đổi chéo kép : 2n.3m (m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo kép, m<n ) · Số loại giao tử mang k NST có nguồn gốc từ bố hay mẹ : · Số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp 2n(2k-1) · Số cách sắp xếp có thể có của các NST kép ở kỳ giữa 1 2n-1 Số cách phân ly có thể có của các NST kép ở kỳ sau 1 2n-1 · Số kiểu tổ hợp có thể có của các NST kép ở kỳ cuối 1 2n Số kiểu tổ hợp có thể có của các NST đơn ở kỳ cuối 2 2n II Các dạng bài tập cơ bản Dạng 1: Xác định ký hiệu bộ NST qua các kỳ phân bào giảm nhiểm Bài 8: Ruồi giấm đực có bộ NST 2n = 8 được ký hiệu như sau: AaBbDdXY. Xét quá trình phân bào giảm nhiễm của một tế bào sinh tinh (Diều kiện không xảy ra trao đổi chéo). a) Xác định: -Số kiểu sắp xếp có thể có của các NST kép ở kỳ giữa 1? -Số kiểu phân ly có thể có của các NST kép ở kỳ sau 1? -Số kiểu tổ hợp có thể có của các NST kép ở kỳ cuối 1? -Số kiểu tổ hợp có thể có của các NST đơn ở kỳ cuối 2? b) Ký hiêu có thể có của bộ NST ở các thời điểm sau: -Kỳ giữa 1 -Kỳ sau 1 -Kỳ cuối 1 -Kỳ cuối 2 Bài 9: Các tế bào sinh trứng của loài A có ký hiệu bộ NST là AaBbDd nếu trong quá trình giảm phân có xảy ra trao đổi chéo đơn các cặp NST đồng dạng Aa hãy xác định: a) Số cách sắp xếp của NST kép và ký hiêu của bộ NST theo từng cách sắp xếp đó ở kỳ giữa? b) Số kiểu tổ hợp NST đơn và ký hiệu của bộ NST trong các tế bào con ở kỳ cuối 2. Dạng 2: Xác định số loại giao tử và tỷ lệ mỗi loại giao tử 3
  4. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 Bài 10: Một tế bào sinh dục có bọ NST ký hiệu là AaBbDd a) Nếu đó là tế bào sinh tinh thì thực tế cho bao nhiêu loại tinh trùng ? Viết tổ hợp nhiễm sắc thể của các loại tinh trùng đó ? Số lượng mỗi loại tinh trùng là bao nhiêu? b) Nếu đó là tế bào sinh trứng thì trên thực tế cho bao nhiêu loại tế bào trứng ? Bao nhiêu loại thể định hướng? Viết tổ hợp NST các loại tế bào trứng và thể định hướng đó? Số lượng mỗi loại tế bào trứng và thể định hướng là bao nhiêu? c) Nếu trong giảm phân, mỗi NST đều giữ nguyên cấu trúc không đổi thì số lượng loại tinh trùng, số loại tế bào trứng đạt đến tố đa là bao nhiêu? Để đạt số loại tế bào tinh trùng , số loại tế bào trứng tối đa đó cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh tinh, bao nhiêu tế bào sinh trứng? Hướng đẫn: a) Số loại tinh trùng; Tổ hợp NST của tinh trùng ; số lượng mỗi loại tinh trùng -Số loại tinh trùng: 1 tế bào sinh tinh ký hiệu bộ NST AaBbDd trên thực tế chỉ chỉ cho 2 loại tinh trùng vì ở kỳ giữa I các NST kép trong một tế bào chỉ có thể sắp xếp theo một trong các cách sau: Cách 1: Cách 2 Cách 3 Cách 4 Tổ hợp NST trong hai loại tinh trùng thu được trên thực tế: +Với cách sắp xếp 1 thu được 2 loại tinh trùng ABD và abd +Với cách sắp xếp 2 thu được 2 loại tinh trùng ABd và abD +Với cách sắp xếp 3 thu được 2 loại tinh trùng AbD và aBd +Với cách sắp xếp 4 thu được 2 loại tinh trùng Abd và aBD Số lượng mỗi tinh trùng đều là 2 ; Vì một tế bào sinh tinh khi giảm phân cho 4 tinh trùng. b) Số loại tế bào trứng , số loại thể định hướng: 1 tế bào sinh trứng ký hiệu bộ NST AaBbDd trên thực tế chỉ chỉ cho 1 loại tế bào trứng và 2 loại thể định hướng vì một tế bào trứng khi giảm phân chỉ cho 1 tế bào trứng và 3 thể định hướng. Mặt khác ở kỳ giữa I các NST kép trong một tế bào chỉ có thể sắp xếp theo một trong các cách sau: Cách 1: Cách 2 Cách 3 Cách 4 -Tổ hợp NST trong 1 loại tế bào trứng và 2 loại thể định hướng thu được trên thực tế : +Với cách sắp xếp 1 thu được 1 loại tế bào trứng là ABD hoặc abd và hai loại thể định hướng là ABD và abd. +Với cách sắp xếp 2 thu được 1 loại tế bào trứng là ABd hoặc abD và hai loại thể định hướng là ABd và abD. +Với cách sắp xếp 3 thu được 1 loại tế bào trứng là AbD hoặc aBd và hai loại thể định hướng là AbD và aBd. +Với cách sắp xếp 4 thu được 1 loại tế bào trứng là Abd hoặc aBD và hai loại thể định hướng là Abd và aBD. 4
  5. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 C) Số loại tinh trùng tối đa ( ĐK không trao đổi chéo) -Ta có 2n = 23 = 8 loại -Muốn đạt số lọai tinh trùng tối đa nói trên cần tối thiểu 4 tế bào sinh tinh Muốn đạt số loại tế bào trưng tối đa nối trên cần tối thiểu 8 tế bào trứng Bài 11: Một cá thể của một loài sinh vật khi giảm phân tạo giao tử, người ta nhận thấy số loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ mẹ là 36. Biết rằng trong giảm phân NST giữ nguyên cấu trúc không đổi kể cả ở cá thể đực và cơ thể cái. a. Xác định bội NST lưỡng bội của loài? b. Tính tỷ lệ các loại giao tử: -Loại giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố -Loại giao tử có 5 NST có nguồn gố từ mẹ. Bài 12: Ở một loài động vật mỗi NST đơn trong cặp đồng dạng đều có cấu trúc khác nhau. Nếu không xảy ra trao đổi chéo và đột biế trong giảm phân thì số loại tế bào trứng thu được tối đa là 524288. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. b. Tỷ lệ mỗi loại tế bào trứng khác nhau về nguồn gốc NST? c. Nếu trong giảm phân xãy ra trao đổi chéo đơn ở 3 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính thì số loại tế bào trứng tăng thêm là bao nhiêu? Tỷ lệ của mỗi loại tế bào trứng khác nhau về nguồn gốc NST? Bai13: Ở gà bộ NST 2n = 28. Quan sát 1 nhóm tế bào sinh tinh phân bào ở thời điểm các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo và một nhóm tế bào sinh trứng phân bào ở thời điểm các NSTddown đang phân ly về 2 cực tế bào người ta nhận thấy tổng số NST đếm được từ 2 nhóm là 4680 . Trong đó số NST đơn ở nhóm tế bào sinh trứng nhiều gấp 2 lần số NST kép ở nhóm tế bào sinh tinh. Xác định a. Các tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng đang phân bào ở kỳ nào? Số lượng tế bào thuộc mỗi nhóm? b. Số tinh trùng, sô tế bào trứng, số thể định hướng được tạo ra khi kết thúc đợt phân bào? c. Tổng số NST đơn mới tương đương môi trương nội bào phải cung cấp cho cả 2 nhóm tế bào phân bào? Vấn đề 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TẾ BÀO SINH DỤC- SỰ THỤ TINH: I.Kiến thức cơ bản: 1. Các giai đoạn phất triển của tế bào sinh dục -Giai đoạn 1: +Vị trí: Xáy ra tại vùng sinh sản của ống sinh dục +Nội dung: Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần +Kết quả: 1TBSDSK (2n) à 2k TBSDSK (2n) -Giai đoạn 2: +Vị trí: Xáy ra tại vùng sinh trưởng của ống sinh dục +Nội dung: Tế bào sinh dục sơ khai tích lũy chất dinh dưỡng để lớn lên +Kết quả: 2k TBSDSK (2n) à 2k TBSDSK chín (2n) -Giai đoạn 3: +Vị trí: Xáy ra tại vùng chin của ống sinh dục +Nội dung: Tế bào sinh dục chín giảm phân +Kết quả: 2k TBSDSK chín (2n) à 4 . 2k Giao tử đực (n) hoặc 2k giao tử cái (1n) + 3. 2k thể định hướng (1n) 2. Sự thụ tinh : Là quá trình kết hợp 1 giao tử đực (1n) với một giao tử cái (1n) để cho một hợp tử (2n) 3. Các công thức cơ bản: -Số lần NST tự nhân đôi: K +1 ( K là số lần nguyên phân của 1 TBSDSK ở vùng sinh sản) 5
  6. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp: 2n.(2k+1 -1) ( K là số lần nguyên phân của 1 TBSDSK ở vùng sinh sản) Hiệu suất thụ tinh của giao tử : Số giao tử được thụ tinh x 100% Tổng số giao tử được sinh ra - Số kiểu tổ hợp giao tử khác nhau về nguồn gốc NST: 22n ( Đ k không xảy ra trao đổi chéo) - Tỷ lệ mỗi kiểu tổ hợp giao tử khác nhau về nguồn gốc NST: 1/22n ( Đ k không xảy ra TĐC) - Số kiểu tổ hợp giao tử mang x NSTcó nguồn gốc từ ông nội: - Số kiểu tổ hợp giao tử mang y NSTcó nguồn gốc từ bà ngoại: - Số kiểu tổ hợp giao tử mang x NSTcó nguồn gốc từ ông nội và y NSTcó nguồn gốc từ bà ngoại: II CÁC DANG BÀI TẬP CƠ BẢN: Dạng 1: Xác định số kiểu tổ hợp giao tử - tỷ lệ mỗi kiểu tổ hợp giao tử Bài 14: Ở lợn bộ NST 2n = 38 Nếu không xảy ra trao đổi chéo thì hãy xác định: a)Số kiểu tổ hợp giao tử khác nhau về nguồn gốc NST? b)Tỷ lệ mỗi kiểu giao tử khác nhau về nguồn gốc NST c)Tỷ lệ giao tử chứa -1 NST có nguồn gốc từ bố và 18 NST có nguồn gốc từ mẹ. -2 NST có nguồn gốc từ bố và 17 NST có nguồn gốc từ mẹ d)Số kiểu tổ hợp giao tử và tỷ lệ mỗi kiểu tổ hợp giao tử mang: -1 NST có nguồn gốc từ ông nội và 18 NST có nguồn gốc từ bà nội -2 NST có nguồn gốc từ ông nội và 17 NST có nguồn gốc từ bà nội Bài 15: Một các thể của một loài sinh vật khi giảm phân tạo giao tử . Trong số giao tử được sinh ra người ta nhận thấy số loại giao tử mang 2 NST có nguồn gốc từ mẹ là 6. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không xảy ra trao đổi chéo. a)Xác định bộ NST 2n của loài và tên loài. b)Tính tỷ lệ loại giao tử nói trên? c)Số kiểu các thể con và tỷ lệ mỗi kiểu các thể con sau: - Chứa 2 NST có nguồn gốc từ bà ngoại. -Chứa 3 NST có nguồn gốc từ ông nội và 2 NST có nguồn gốc từ bà ngoại. Cho rằng tỉ lệ thụ tinh của giao tử đực và caisddeefu là 100% . Toàn bộ các hợp tử đều phát triển thành cá thể con. Dạng 2: Xác định số lượng giao tử - tỷ lệ thụ tinh của giao tử, số hợp tử hình thành. Bài 16: Ở 1 loài động vật có một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân một số đợt bằng nhau. Toàn bộ các tế bào con được tạo ra đều bước vào vùng chín giảm phân cho 320 giao tử đực và cái. Số NST đơn trong các tinh trùng nhiều hơn trong các tế bào trứng là 3648. Tổng số NST đơn có nguồn gốc từ bố trong các hợp tử được tạo thành bởi các tinh trùng và trứng nói trên là 152. a)Xác định số tinh trùng và số tế bào trứng được tạo ra? b)Số hợp tử được hình thành? c)Hiệu suất thụ tinh trùng và của tế bào trứng? d)Số NST đơn bị hao phí trong quá trình thụ tinh nói trên? 6
  7. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 Bài 17: Ở một loài động vật , Cá thể đực thuộc loại đồng gao tử , cá thể cái thuộc loại dị giao tử. Quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử với tổng số NST đơn là 2496. Trong đó 1/13 là NST giới tính với số NST X gấp 3 lần số NST Y. a)Xác định số cá thể đực và số cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử nói trên. Biết rằng tỷ lệ phát triển thừ hợp tử thành cá thể đực là 50% , từ hợp tử thành cá thể cái là 25%. b)Để có đủ số giao tử thỏa mãn quá trình thụ tinh tạo ra số hợp tử nói trên, môi trường tế bào phải cung cấp 31200 NST đơn cho quá trình giảm phân tạo tinh trùng và 19968 NST đơn cho quá trình giảm phân tạo ra tế bào trứng. Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và của trứng ? c) Tính số NST giới tính bị hao phí trong quá trình hình thành nhóm cá yheer nói trên? Dạng 3 : Xác định số tế bào sinh dục ban đầu – Số NST môi trường cung cấp- Giới tính của cơ thể Bài 18: Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp 240 NST đơn. Số NST đơn có trong một giao tử được tạo ra ở vùng chín gấp 2 lần số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản. Tổng số giao tử được tạo ra bằng 1/2048 tổng số kiểu tổ hợp giao tử có thể được hình thành của loài . a)Xác định bộ NST lưỡng bội 2n của loài? b)Số NST đơn môi trường tế bào phải cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục đã cho là bao nhiêu? c) Cá thể chứa tế bào nói trên thuộc giới tính gì? Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử đực và cái diễn ra bình thường, không có sự trao đổi chéo NST. Bài 19: Một nhóm tế bào sinh dục sơ khai đực chứa 360 NST đơn phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân mọt số lần bằng số NST đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con được tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân cho các tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của các tinh trùng là 12,5% . Số hợp tử được tạo ra có tổng số NST đơn là 2880. Quá trình giảm phân cá thể cái tạo ra số tế bào trứng tham gia quá trình thụ tinh để tạo ra số hợp tử trên môi trương nội bào phải cung cấp 5760 NST đơn. a)Xác định bộ NST 2n của loài? b)Xác định só tế bào sinh dục sơ khai đực ban đầu và số tế bào sinh tinh c)Hiệu suất thụ tinh của tế bào tinh trùng d)Có bao nhiêu tế bào sinh dục sơ khai ban đầu đủ để tạo ra số tế bào trứng cung cấp cho quá trình thụ tinh? Biết các tế bào sinh dục sơ khai cái ban đầu có số lần nguyên phân bằng nhau. 7
  8. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 Chuyên đề 4: CẤU TRÚC ADN VÀ CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI ADN I. Tóm tắt kiến thức cơ bản : 1. Cấu trúc ADN: 2. Cơ chế tự sao ADN 3. các công thức cơ bản -Số nucleotit mỗi loại trong ADN: A=T ; G = X -Số nucleotit mỗi loại trong từng mạch đơn ADN A1 = T2 ===> A1 +A2 = T1 +T2 = A1 +T1 = A2 +T2 T1 = A2 G1 = X2 ===> G1+ X1 = G2+ X2= G1+ G2 = X1+ X2 X1 = G2 -Tỷ lệ phần trăm mỗi loại nucleotit trong ADN A1%+A2% A%=T%= 2 G1%+G2% G%=X%= 2 -Tổng số các loại nucleotit các loại trong ADN N = A+T+G+X = 2A + 2G = 2T + 2G = 2A + 2X = 2T = 2X -Tổng số chu kỳ xoắn trong ADN N C= 20 -Chiều dài của ADN N L =x3,4A 0 2 -Khối lượng phân tử ADN M=Nx300 đvC -Số liên kết Hydro trong ADN H = 2A + 3G = 2A+ 3X .= N +G -Tổng số liên kết hóa trị giữa đường và axit nucleic trong ADN K = 2N – 2 -Tổng số liên kết hóa trị giữ các nucleic K = N -2 -Số phân tử ADN con được tạo ra 2n -Số phân tử ADN con được tạo thêm: 2n – 1 -Số lượng ADN con được tạo ra hoàn toàn từ nucleotit tự do của môi trường 2n – 2 -Tỷ lệ số mạch đơn ADN ban đầu so với tổng số mạch đơn ADN trong các phân tử ADN 1 được tạo ra. () n 2 -Tổng số nucleotit các loại môi trường phải cung cấp cho ADN nhân đôi k lần Ntd = N ( 2k – 1) Atd = T td = A ( 2k – 1) G td = X td = G ( 2k – 1) -Tổng số nucleotit các loại môi trường phải cung cấp tạo ra ADN mới hoàn toàn từ nucleotit dự do Atd = T td = A ( 2k – 2) G td = X td = G ( 2k – 2) -Tổng số liên kết hydro bị phá hủy = H( 2k-1) -Tổng số liên kết hydro được hình thành = H( 2k) 8
  9. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 II. Các dạng bài tập cơ bản: Bài 20: Một gen có 120 chu kỳ xoắn và tỷ lệ giữa hai loại nucleotit bằng 2/3. Xác định a) Tổng số nucleotit có trong gen? b) Chiều dài của gen? c) Số nucleotit mỗi loại có trong gen? Bài 21: Một gen có tổng số 2 loại nucleotit (không bổ sung) bằng 40% và số liên kết hydro bằng 3240. Xác định: a) Số nucleotit mỗi loại có trong gen? b) Số chu kỳ xoắn của gen? c) Số liên kết hóa trị trên từng mạch đơn và của cả hai mạch của gen? Bài 22: Một đoạn ADN có số liên kết hóa trị giữa các nucleotit là 1789 và tổng số hai loại nucleotit là 1800. a) Tính tổng số liên kết hidro của ADN ? Biết rằng H > N b) Phân tử chứa đoạn ADN nói trên gồm một số đoạn. Chiều dài các đoạn theo thứ tự tăng đần đều. Trong đó đoạn ADN đã cho là đoạn có chiều dài ngắn nhất. Sự chênh lệch chiều dài giữa đoạn ADN dài nhất và đoạn ADN ngắn nhất là 510 A0. Khối lượng phân tử của ADN là 2340. 103 DVC Xác định số đoạn ADN có trong phân tử ADN nói trên? Sự chênh lệch chiều dài giữa 2 đoạn ADN liên tiếp là bao nhiêu A0 ? Bài 23: Trên một đoạn ADN xét phân tử ADN có 2 gen. Gen 1 có só nucleotit loại T nhiều gấp 1,5 lần nuleotit loại khác , số liên kết hydro giữa các cặp A-T là 900. Trên mạch 1 của gen có G = 10%, mạch 2 có A = 20% Gen 2 có số liên kết hydro nhiều hơn gen 2 là 2100 và hiệu số giữa G với một loại nucleotit khác là 10%. Trên mạch 1 của gen 2 có thương số giữa nucleotit loại G với nucleotit loại X là 1/5. Hiệu số giữa nuleotit loại A với T là 150. a) Xác định chiều dài của mỗi gen b) Tính số lượng và tỷ lệ phần trăm mỗi loại nucleotit trên từng mạch đơn của mỗi gen c) Tổng số liên kết hóa trị có trong đoạn ADN Bài 24: Trong một tế bào có hai gen dài bằng nhau. Gen 1 tích số % giưa A với loại nucleotit không bổ sung với nó bằng 4% . Gen 2 có tích số % giữa G với nuleotit không bổ suung với nó là 9%. Tổng số liên kết hydro của gen 1 nhiều hơn gen 2 là 150. Nếu xét riêng mỗi mạch gen người ta nhân thấy: Trên mạch 1 của gen 1 có %A . %T = 0,84% và G/X = 2/3 Trên mạch 1 của gen 2 có các nucleotit A:T:G:X lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1:3:2:4 a) Tính chiều dài của gen bằng micromet? b) Tinh số liên kết hydro của mỗi gen? c) Tính số nucleotit mỗi ;loại trên từng mạch đơn của mỗi gen 9
  10. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 Bài 25 : Một gen có số chu kỳ xoắn là 120 và số liên kết hydro là 3120. Quá trình tự sao của geb làm phá vở 21840 liên kết hydro. Xác định: a) Số lần tự sao của gen? b) Số nuleotit mỗi loại mà môi trường nội bào phải cung cấp cho quá trình tự sao của gen để tạo ra các gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nucleotit tự do của môi trường? c) Số liên kết hydro được hình thành thêm trong đợt phân bào cuối cùngcủa gen? Bài 26 : Gen 1 và gen 2 đều có chiều dài 0,2754 micromet . Gen 1 có thương số giữa G với một loại nucleotit khác là 0,8. Gen 2 có hiệu số giữa G với một loại nuleotit khác là 630. Trong cùng một thơiif gian hai gen nói trên đã tự sao một số đợt không bằng nhau và tổng số nucleotit loại G của các gen con là 4320. a) Xác định số lần tự sao của mỗi gen? b) Tổng số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào phải cung cấp cho mỗi gen để hoàn tất quá trình tự sao nói trên? c) Tính số liên kết hydro bị phá hủy trong quá trình tự sao của 2 gen và số liên kết hydro được hình thành trong các gen con được tạo ra khi kết thúc quá trình tự sao của 2 gen . Bài 27 : Một gen chứa 1725 liên kết hydro. Khi gen tự sao một lần , hai mạch đơn của gen tách rời nhau, người ta nhận thấy trên mỗi mạch đơn chỉ có 2 loại nucleotit. Số nucleotit loại A của môi trường đến liên kết vói mạch đơn 1 của gen là 525. a) Tính số nucleotit mỗi loại trên tưng mạch gen và trong cả gen? b) Nếu quá trình tự sao của gen nói trên . Môi trường đã phải cung cấp 1575 nucleotit loại G để tạo ra các gen con thì: - Gen tự sao bao nhiêu lần? - Số liên kết hydro và số liên kết hóa trị trong các gen con được tạo ra hoàn toàn từ nucleotit tụ do của môi trường khi kết thúc đợt phân bào cuối cùng là bao nhiêu? Chuyên đề 5 :Cấu trúc ARN, cơ chế sao mã, cơ chế tổng hợp ARN -1 Tổng số ribonucleotit các loại trong m ARN: rN = Am + Um +Gm + Xm 0 -2 Chiều daì m ARN : LmARN = rN . 3.4 A -3 Khối lượng phân tử ARN: M mARN = rN . 300DVC -4 Tổng số liên kết hóa trị trong ARN LK giữa các ribonucleotit K = rN -1 LK hóa trị trong toàn phân tử ARN: K = 2rN -1 N -5 Tương quan giữa nuleotit của gen và và ribonucleotit mARN: rN = 2 -6 Tương quan giữa Nu mỗi loại và ribonu mỗi loại A = T = Am + Um G = X = Gm + Xm 10
  11. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 Dạng cấu trúc ARN Bài 28: Một phân tử ARN có 4 loại ribonucleotit Am:Um:Gm:Xm phân chia theo tỷ lệ 2:4:6:3 . Tổng số liên kết hóa trị D-P trong ARN nói trên bằng 1499. Xác định: a) Chiều dài phân tử mARN ? b) Số riboN mỗi loại của mARN c) Sô lượng bộ ba mã sao và số loại bộ ba mã sao tối đa có thể cs trong phân tử ARN Bài 29: Một phân tử mARN có 448 bộ ba mã sao goiofm các loại: AXA, XXA, AXX, XAX lần lượt phân chia theo tỷ lệ : 1: 3: 5: 7. a) Tính số riboN mỗi loại của ARN? b) Tính số liên kết hóa trị được hình thành giữa các riboN trên phân tử ARN? Chiều dài ARN? c) Phân tử ARN nói trên có khẩn năng hình thành thêm bao nhiêu loại bộ ba mã sao? Viết các loại bộ ba mã sao đó? Cơ chế tổng hợp ARN Bài 30: Một gen có chiều dài 0.408 micromet , có hiệu số giữa A với một loại nucleotit khác là 450. Mạch 1 của gen có T1 =10% số nucleotit của mạch, còn mạch 2 của gen có G2= ¼ X2 . Khi gen sao mã, môi trường nội bào đã phải cung cấp 450 G a) Xác định số nucleotit mỗi loại trên từng mạch đơn của gen? b) Các định mạch mang mã gốc và số lần sao mã của gen? c) Sô riboN mỗi loại trong phân tử mARN tương ứng ? d) Sô riboN mỗi loại còn lại môi trường nội bào phải cung cấp cho gen để hoàn tất qúa trình sao mã? Bài 31: Trong quá trình sao mã của một gen môi trường nội bào đã phải cung cấp 1440 rN loại X và 540 rN loại U. Mạch 1 của gen có G1 = 360, A1= 180. Mạch 2 của gen có G2= 288, A2=108. a) Xác định mạch gốc và số lần sao mã của gen. c) Tính số ribonucleotit mỗi loại của phân tử ARN ? d) Có bao nhiêu liên kết hydro bị phá hũy? Bao nhiêu liên kết hóa trị được hình thành tính đến khi gen kết thúc đợt sao mã cuối cùng. Bài 32: Hai gen trong một tế bào đều dài 0,408 micromet . Gen 1 có 15% Adenin, Hai gen đó nhân đôi một lần cần môi trường cung cấp thêm 1320 Guanin. Phân tử mARN 1 sinh ra từ mooti trong 2 gen có 35% Uraxin và 15% Xitozin. Phân tử mARN 2 sinh ra từ gen còn lại có 15% Uraxin và 35% Xitozin, hai gen nói trên đều sao mã và đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 2040 Uraxin. a) Số lượng từng loại nucleotit của gen? c) Số lượng từng loại riboN của mỗi phân tử mARN? d) Số lần sao mã của mỗi gen? 11
  12. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 Chuyên đề 6: Cấu trúc protein, cơ chế giải mã tổng hợp protein I Kiến thức cơ bản II Công thức cơ bản: N rN 1. Số axitamin trong phân tử protein hoàn chỉnh n = - 2 = n = - 2 2.3 3 2. Số liên kết pep tit trong phân tử protein hoàn chỉnh p = n -1 3. Chiều dài phân tử protein hoàn chỉnh L = n . 3A0 3. Khối lượng phân tử protein hoàn chỉnh M = n . 110 dvC 4. Số axitamin môi trường phải cung cấp cho quá trình N rN Giải mã tổng hợp một phân tử protein n = -1 = -1 2.3 3 5. Tổng số axitamin môi trường phải cung cấp cho quá trình giải mã tổng hợp protein của các (U1+Un)n riboxom (Sn) : Sn = 2 U1 : Số axitamin cung cấ cho riboxom thứ n Un : Số axitamin cung cấ cho riboxom thứ 1 n : Số riboxom Điều kiện : các riboxom cách đều nhau. 6. Thời gian tổng hợp xong một phân tử protein = thời gian riboxom trượt hết chiều dài của mARN LmARN Vt : Vận tốc trượt của riboxom T = Vt Điều kiện : Tính cả thời gian trượt qua bộ ba kết thúc DL 7. Khoảng cách thời gian giữa 2 riboxom liên tiếp: êt = Vt 8. Thời gian của quá trình tổng hợp protein T = t + Dt(n -1) 10,2 9. Thời gian giải mã một bộ ba dt = Vt rN : 3 Vt 10. Vận tốc giải mã Vg= = t 10,2 11. Thời gian giải mã t = dt . (rN :3) Dạng 1: Mối quan hệ giữa mã gốc, mã sao và đối mã: Bài 32: Một phân tử Protein hoàn chỉnh chưa 299 liên kết peptit gồm 5 loại axitamin : Valin:Lizin:Lơ:Alaninin:Xistein lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1:2:3:4:5. Các phân tử tARN tham gia giải mã tổng hợp phân tử protein đó có bộ ba đối mã mang axit amin tương ứng như sau: Valin: XAA Lizin: UUU Loxin: AAX Alanin: AGG Xistein: AXA . 12
  13. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 a) Tính số ribonucleotit mỗi loại trong các bộ ba mã sao được giải mã trên phân tử mARN? Giả sử axitamin mở đầu là Xistein. b) Tính số Nucleotit mỗi loại tren mạch gốc của gen? Giả sử mã kết thúc trên mARN là UUG. c) Khi gen nói trên tự sao 2 lần và mỗi gen con sinh ra đều sao mã 3 lần thì số nucleotit mỗi loại và số RiboN mỗi loại mà môi trường nội nào phải cung cấp là bao nhiêu Bài 33: Một gen cấu trúc sao mã tạo ra một phân tử mARN có 1506 đơn phân được sắp xếp thành các loại bộ ba mã sao như sau: AUG : mã mở đầu UAA: mã kết thúc. Các loại bộ ba mã sao còn lại là: UAU ( mã hóa cho Tiroxin) UGG ( mã hóa cho Triptophan) GAA ( mã hóa cho axit glutamic) GXX ( mã hóa cho Alanin) Lần lượt phân cia theo tỷ lệ 1:2:3:4 a) Tính số rNu mỗi loại trong phân tử mARN và số Nu mỗi loại có trong gen? b) Số rN mỗi loại trong các bộ ba đối mã của tARN đến giải mã mộ lần trên phân tử mARN ? c) Nếu gen nói trên điều khiển quá trình giải mã tổng hợp 4 phân tử protein, giả thiết mỗi tARN tham gia giải mã 2 lần thì hãy xác định: - Số phân tử tARN mỗi loại? - Số rNu mỗi loại trong các bộ ba đối mã của các phân tử tARN Dạng 2: Hoạt động giải mã của một riboxom: Bài 34: Một gen sao mã 3 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 441 Am 1359 Um. Tổng số liên kết hydro bị phá vở trong quá trình sao mã là 3900. Các phan tử mARN lần lượt được 1 riboxom đến giải mã . Thời gian giải mã cho một axitamin mất 0,2 giây. Thời gia tính từ lúc riboxom bắt đầu tiếp xúc với bộ ba mã sao mở đầu mARN thứ nhất đến khi riboxom trượt qua bộ ba mã sao kết thúc của riboxom cuối cùng là 5 phút 8 giây. a) Tính vận tốc trượt của riboxom b) Tính thời gian giải mã của riboxom trên một phân tử mARN. Kể từ khi axitamin mở đầu được giải mã. c) Xác đinh tời gian chuyển tiếp của riboxom giữa 2 phân tử mARN liên tiếp? Biết các phân tử mARN cách đều nhau. 13
  14. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 Bài 35: Một phân tử protein hoàn chỉnh chứa 347 liên kết peptit được 1 riboxom giải mã trong 38 giây a) Tính vận tốc giải mã của riboxom? b) Tính thời gian riboxom trượt qua hết chiều dài phân tử mARN? c) Tính số axitamin mà môi trương phải huy động cho qua trình giải mã của riboxom ở thời điểm 4,5 giây, 36,5 giây, 87,25 giây tính từ lúc bắt đầu giải mã Dạng 3 : Hoạt động giải mã của nhiều riboxom Bài 36: Một gen có khối lượng phân tử là 9.105 đvC tiến hành sao mã một lần tạo ra phân tử mARN có thành phần các loại rNu như sau: 1Am = 2Um=3Gm=4Xm. Trên phân tử mARN có 5 riboxom trượt qua không trở lại , vận tốc trượt của các riboxom đều bằng nhau . Ở một thời điểm quan sát người ta nhận thấy : Riboxom thứ nhất tổng hợp nhiều hơn riboxom thứ hai là 12 axitamin và đến lúc đó đã có 90 lượt phân tử tARN vào các riboxom để tham gia quá trình giải mã. a) Tính số lượng và tỷ lệ % mỗi loại Nu của gen? b) Tính vận tốc trượt của riboxom và khoảng cách giữa 2 riboxom liên tiếp khi trượt trên mARN . Biết rằng các riboxom cách đều nhau và thời gian để gắn 1 axitamin vào chuổi polypeptit là 0.5 giây. c) Tính từ thời điểm nói trên, mỗi riboxom cần môi trường cung cấp bao nhiêu axitamin để hoàn tất quá trình giải mã ? Thời gian cần thiết để riboxom trượt nốt đoạn mARN còn lại là bao nhiêu giây? Bài 37: Một gen giải mã đã cần môi trường nội bào chung cấp 1840 axitamin . Phân tử protein hoàn chỉnh do gen tổng hợp có số liên kết peptit 197 đến 497. a) Tính số liên rN mỗi loại trong phân tử mARN tương ứng ? Biết rằng tỷ lệ các loại rNu môi trương nội bào cung cấp cho quá trình sao mã của gen là Am: Um: Gm: Xm =1:2:3:4 b) Tổng số liên kết hydro bị phá vỡ khi gen sao mã? c) Trên phân tử mARN do gen tổng hợp, có một số riboxom trược qua không lặp lại. Giả sử khoảng cách thời gian giữa riboxom thứ nhất và roboxom cuối cùng là 8.4 giây. Hãy tính: - Số riboxom đến giải mã ? - Khoảng cách giữa 2 riboxom liên tiếp? - Thời gian tiếp xúc của các riboxom với phân tử mARN 14
  15. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 Chuyên đề 7: Tính số kiểu gen khác nhau trong quần thể giao phối: Bài 38: 1. Một gen nằm trên NST thường. Tính số kiểu gen khác nhau trong quần thể giao phối trong các trừơng hợp sau đây: a) gen có hai alen khác nhau ? b) Gen có 3 alen? c) Gen có 4 alen? d) Gen có n alen? 1.Một gen trong quần thể giao phối tạo ra 55 kiểu gen khác nhau. Hỏi gen đó có bao nhiêu alen khác nhau? Bài 38: 1. Một gen nằm trên NST giới tính X. Tính số kiểu gen khác nhau trong quần thể giao phối trong các trừơng hợp sau đây: e) gen có hai alen khác nhau ? f) Gen có 3 alen? g) Gen có 4 alen? h) Gen có n alen? 1.Một gen trong quần thể giao phối tạo ra 55 kiểu gen khác nhau. Hỏi gen đó có bao nhiêu alen khác nhau? Cách giải: Một gen có 2 alen khác nhau trên NST X thì quần thể có 5 kiểu gen khác nhau Một gen có 3 alen khác nhau trên NST X thì quần thể có 8 kiểu gen khác nhau Công thức : gọi n là số alen khác nhau của gen. Với n nguyên dương Số kiểu gen khác nhau trong quần thể : Chuyên đề 8: Tính số kiểu gen đồng hợp dị hợp k cặp gen trong quần thể giao phối: Bài 1 : Trong một quần thể giao phối xét 2 cặp gen, mỗi gen gồm 1 alen trội và một alen lặn trên NST thường AaBb. 1. Tinh tổng số kiểu gen khác nhau trong quần thể 2. Tính số kiểu gen đồng hợp về 0 cặp gen, 1 cặp gen, 2 cặp gen trong quần thể. Biết rằng mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau. Bài 2: Trong một quần thể giao phối xét 3 cặp gen, mỗi gen gồm 1 alen trội và một alen lặn trên NST thường AaBbCc. 1. Tinh tổng số kiểu gen khác nhau trong quần thể 15
  16. Sở GD & Đ T Hậu Giang GV MVP 2008 2. Tính số kiểu gen đồng hợp về 0 cặp gen, 1 cặp gen, 2 cặp gen, 3 cặp gen trong quần thể. Biết rằng mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau. Có thể lập công thức tổng quát hay không ? Xét n cặp alen nằm trên n cặp NST tương đồng khác nhau. Tính số kiểu gen đồng hợp K cặp gen với k <= n Trong một quần thể tự phối có thành phần kiểu gen ban đầu là AaBbDdeeFFGg. Qua quá trình tự thụ phấn nhiều thế hệ (100 thế hệ) Hỏi quần thể còn lại bao nhiêu kiểu gen khác nhau? 16