Cơ sở tiếp cận văn hóa làng việt miền Trung nhìn từ làng xã vùng Huế

pdf 49 trang ngocly 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cơ sở tiếp cận văn hóa làng việt miền Trung nhìn từ làng xã vùng Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_so_tiep_can_van_hoa_lang_viet_mien_trung_nhin_tu_lang_xa.pdf

Nội dung text: Cơ sở tiếp cận văn hóa làng việt miền Trung nhìn từ làng xã vùng Huế

  1. CƠ SỞ TIẾP CẬN VĂN HÓA LÀNG VIỆT MIỀN TRUNG NHÌN TỪ LÀNG XÃ VÙNG HUẾ
  2. Hành trình 10 n ăm tiếp cận CƠ SỞ TIẾP CẬN VĂN HOÁ LÀNG VIỆT MIỀN TRUNG: NHÌN TỪ LÀNG XÃ VÙNG HUẾ Trần Đình Hằng 1. Quá trình tụ cư, khai phá lập làng Lưu vực sông Hồng, sông Mã - trong nhiều trường hợp, thường quen gọi là vùng châu thổ Bắc bộ, trở thành trung tâm văn minh của người Việt, gắn liền với truyền thống nông nghiệp lúa nước rực rỡ từ lâu đời. Từ cái nôi ấy, người Việt với nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, buộc phải tìm cách giải quyết nạn nhân mãn bằng sinh lộ có thể nói là độc đạo: đi về phương Nam, đến tận vùng châu thổ Mê kông. Trên dãi đất hẹp từ phía nam Hoành Sơn, đi trên sinh lộ ấy, làng xã là đơn vị tụ cư của người Việt, dần dần trở thành đơn vị hành chính cấp cơ sở, đặc biệt là dưới thời chúa Nguyễn, do vậy cũng mang đậm dấu ấn ảnh hưởng từ nguồn cội ở phía Bắc. Hành trang mang theo từ cố hương sẽ góp phần định hình, giúp cho các đoàn lưu dân Việt buổi đầu tạo lập được thế ứng xử đặc thù trên vùng đất mới trước điều kiện tự nhiên hoàn mới lạ, trước các cộng đồng tộc người bản địa tiền trú xa lạ (điều kiện xã hội). Thế ứng xử đó về lâu dài, góp phần định hình nên tính cách của con người thông qua phương cách cố kết cộng đồng, trở thành vấn đề mang tính bản lề để nghiên cứu làng xã người Việt. Đương nhiên là ở đây, không thể tách rời diễn trình lịch sử từ châu thổ Bắc bộ, qua duyên hải miền Trung cho tới vùng châu thổ Nam bộ phì nhiêu, màu mỡ; và cả quá trình Việt hóa ở chính các cộng đồng tộc người bản địa tiền trú. 1.1. Dấu ấn từ cái nôi đất Bắc Theo P. Gourou, châu thổ Bắc bộ là trường hợp đặc biệt ở Ðôn g Dương, từ hai tính chất: Ðông dân và có lịch sử phát triển lâu đời, bởi: Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 51
  3. Nhận thức về miền Trung Việt Nam Nói chung, Ðông Dương bao gồm những dãy núi dân cư thưa thớt và những đồng bằng mật độ dân số tương đối thấp , trái lại, Bắc kỳ đã có dân cư đông đúc từ một thời kỳ xa xưa, không thể xác định được thời điểm định cư của người Việt ở đây với diện tích 15.000km2 nhưng trong những năm 1934 - 1936, vùng này đã có tới 6,5 triệu dân, tức là mật độ dân số lên đến 430người/km2. Châu thổ Bắc kỳ có tới 7.000 xã, thậm chí có làng những 10.000 dân.1 Vùng núi và trung du Bắc bộ được xác định là cái nôi của văn minh châu thổ sông Hồng. Dưới sức ép của bùng nổ dân số, trong bối cảnh phía tây, phía bắc bị chặn đứng bởi núi rừng và đế chế Trung Hoa, người Việt cổ dần dần tràn xuống chiếm lĩnh vùng châu thổ. Truyền thống nông nghiệp lúa nước kế thừa từ cộng đồng Tày Thái, trong bối cảnh đó, càng có cơ hội để phát huy 2. Tiếp quản không gian mới, người Việt chiếm cứ những vùng cao để canh tác nông nghiệp. Nạn nhân mãn lại tiếp tục nảy sinh, “ở miền Bắc ngay từ đầu Công nguyên, theo Tiền Hán thư, đã có đến 14 vạn hộ, với dân số 981.735 người” 3, và cho đến một khi diện tích canh tác không đáp ứng được thì người Việt lại hướng ra biển nhưng với một thái độ rất đặc biệt: quai đê lấn biển, “cây cói đi trước, lúa nước theo sau” 4. 1 Gourou, P., (2003), Người nông dân châu thổ Bắc kỳ (Nguyễn Khắc Ðạm, Ðào Hùng, Nguyễn Hoàng Oanh d.), H.: Hội KHLSVN, Viện Viễn Ðông Bác Cổ Pháp, Nxb. Trẻ, tr. 8, 9, 13. 2 - Hà Văn Tấn [Chb], “ Nguồn gốc người Việt”, Chương III trong Quá trình hình thành bản sắc văn hoá Việt Nam, Ðề tài KX 06 - 02, bản vi tính: 37-53, tài liệu của Viện VHNT Việt Nam, không đề năm, tr. 52. - Gourou, P., (2003), Người nông dân châu thổ Bắc kỳ tlđd. tr. 122 - 124. - Viện Đông Nam Á (1996), Biển với người Việt cổ (Chủ nhiệm: Phạm Đức Dương; Chủ biên: Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ), H.: Nxb. VHTT. - Lương Ninh (2003), “ Sự thiên di và hình thành những nhóm cư dân ở Ðông Nam Á lục địa”, trong Ðông Á và Ðông Nam Á, những vấn đề lịch sử và hiện tại [Kỷ yếu HTKH], Trường KHXH&NV, ÐHQG Hà Nội, 28/3: 9 - 20. 3 Dẫn theo Trương Hữu Quýnh (1977), “Về quan hệ sở hữu trong bộ phận ruộng đất công ở làng xã Việt Nam cổ truyền”, trong Viện Sử học (1977), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập I, H.: Nxb.KHXH. 4 Gourou, P., (2003), Người nông dân châu thổ Bắc kỳ tlđd. tr. 38, 74 - 86, 121. - Chi Từ - Phạm Ðức Dương (1996), “ Vài nhận xét về cách ứng xử của người Việt trước biển”, T/c Thông tin KH CN Thừa Thiên Huế, số 1, tr. 24. - Viện Đông Nam Á (1996), Biển với người Việt cổ, tlđd., tr.43 - 92. - Vũ Duy Mền (2006), Tìm lại làng Việt xưa, H.: Nxb. VHTT, tr. 15 - 23. 52 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  4. Hành trình 10 n ăm tiếp cận Các cồn ven biển là những nơi cao và đất khô, thuận lợi cho một vùng thổ cư. Các cồn có dạng những dải cát hẹp, kéo dài, cao khoảng 1mét. Giữa những dải đất nổi cao như thế, có những thung hẹp, có khi rộng tới vài trăm mét. Thực vật tự nhiên (cỏ cao, bụi rậm, cây có rễ ngang) nhanh chóng biến cồn cát thành một cồn chết và trở thành đất trồng trọt. Tuy nhiên, có những vùng bờ biển là những miền đất bằng phẳng, chỉ ngập nước khi thủy triều lên, gồm cát và bùn đất. Ðó là vùng đất bồi và con người canh tác bằng phương thức quai đê lấn biển để ngăn nước mặn. Như khả năng bồi lấn ở bờ biển Phát Diệm (Ninh Bình) những năm 1830-1934 là 11km và nhiều nơi có thể đến 1km/năm. Từ thế kỷ XI, làng Hải Triều (Thanh Triều, Hưng Nhân, Thái Bình) ở gần biển, người ta đã trồng cói, từ thế kỷ XVII (theo An Nam đô hộ phủ) việc trồng cói đã rất phổ biến ở vùng này, sản xuất ra những hàng chiếu cói nổi tiếng 5. Hệ quả lịch sử là hệ thống đê sông Hồng ra đời: sự kết nối các điểm quai đê lấn biển suốt một quá trình dài lâu, gắn liền với sự hình thành các cộng đồng làng xã. Ðiểm đặc biệt là sự tập trung của dân cư trên các đơn vị làng, bởi nguyên nhân địa hình (tránh lụt lội), an ninh (tập họp để tự vệ và lũy tre bao quanh), hành chính (nhà nước quản lý qua làng xã). Tuy nhiên, sự khai thác của người nông dân đã làm cho chất đất ngày càng kém. Ðịa hình và chất đất là hai yếu tố chi phối mạnh đến việc thiết lập các làng và số dân, “ở đất nước này, do bàn tay họ nhào nặn nên, bảo vệ bằng một hệ thống đê bao la” 6. Trong diễn trình như vậy, vấn đề ruộng đất canh tác luôn trở nên bức bách, trở thành nhu cầu tối thượng của cộng đồng nông dân làng xã Bắc bộ. Trong một tình trạng xã hội thường căng thẳng “đất chật người đông”, nguy cơ nảy sinh mâu thuẩn là rất lớn, nên việc quản lý và điều hành cộng đồng phải được đặc biệt chú trọng, thể hiện rõ nét và sinh động nhất ở hàng xã: chằng chịt các mối quan hệ giữa các thành viên cộng đồng trong các tổ chức hành chính, các tổ chức tự quản, sự chi phối mạnh mẽ đến chi tiết của hương ước Theo Nguyễn Từ Chi, cộng đồng nông dân Bắc bộ là “một biển tiểu nông tư hữu”, là vấn đề mấu chốt, có ý nghĩa nền tảng trong việc tạo nên sắc thái đặc trưng của làng xã miền Bắc. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bởi địa hình, phương thức trồng lúa nước cắt vụn ruộng đồng, truyền thống công xã, áp lực dân số, chậm chạp đánh dấu quá trình chuyển biến đất đai canh tác từ công sang tư, tập quán chia ruộng đất cho con trai v.v nên sở 5 Gourou, P., (2003), Người nông dân , tlđd., tr. 30, 32, 33, 38 - 39. 6 Gourou, P., (2003), Người nông dân , tlđd., tr. 47; 217 - 218. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 53
  5. Nhận thức về miền Trung Việt Nam hữu ruộng đất của người nông dân nơi đây rất manh mún 7. Ðiều đó cũng phù hợp với nhận định: “Tính đặc thù của xứ Bắc kỳ không phải ở hiện tượng thổ cư chật hẹp mà chính là sự xé nhỏ của các thửa ruộng: ở châu thổ Bắc kỳ có ít nhất 16 triệu thửa ruộng” 8. Ý thức sở hữu và tính cá nhân, do vậy luôn được khẳng định đối với mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng làng xã: việc xác định ranh giới được chú trọng trước tiên, từ khuôn viên nhà vườn, ruộng đồng cho tới từng công việc cụ thể. Khuôn viên gia đình phải được giới hạn bởi bức tường gạch để khẳng định mốc giới chủ quyền cũng như che chắn mọi cái nhìn xoi mói từ bên ngoài theo kiểu “đâm bị thóc, chọc bị gạo” 9. Tương tự, ở tầm rộng lớn hơn, ngôi làng cũng được bao bọc một cách vững chắc, với rào tre kín kẽ, hào nước, có cổng làng uy nghi và lối ra vào làng thường là độc đạo 10. Ý thức sở hữu đó gắn liền, và làm nảy sinh tính tiểu nông: Trước năm 1953, ruộng đất công chỉ chiếm 25%, còn lại trong đó, ngay cả số 1.015 địa chủ đã cho thấy rất rõ điều này “từ dưới 5 mẫu: 158 (15,5%); từ 20-30mẫu: 100 (9,8%); từ 5 - 10mẫu: 391 (38,5%); từ 10 - 20mẫu: 325 (32%); trên 50 mẫu: 41 (4%)” 11. Một cuộc điều tra đầu thế kỷ XX cũng làm nổi bật vấn đề sở hữu nhỏ ở châu thổ Bắc bộ. Do đó, một thông tin rất lý thú nhưng không mấy bất ngờ, là như ở Bắc Giang năm 1932: Muốn thuê 2,5ha ruộng cao để làm vườn ươm cây, Sở Lâm nghiệp đã bắt buộc phải giao thiệp với 76 chủ có ruộng đất trên miếng đất đó và phải làm 76 bản giao kèo thuê đất. Có tới 586.000 chủ có dưới 01mẫu ruộng đất trồng trọt (3.600m2); có 283.000 điền chủ cày cấy từ 1 - 5 mẫu (0,36ha - 1,8ha); có 60.000 người từ 5 - 10 mẫu (1,8 - 3,6ha); có 20.000 người từ 10 - 50 mẫu (3,6 - 18ha); có 800 người từ 50-100 mẫu (18 - 36ha); có 250 người trên 100 mẫu (36ha) 12. Làng là một cộng đồng dân cư được cấu thành trên nhiều giềng mối quan hệ, có lúc là chằng chéo lên nhau. Sự phân hóa giai cấp được phân định chặt chẽ dựa trên việc tuân thủ các nguyên tắc đặc thù của từng mối quan hệ. Nông dân chốn làng quê được xem xét trong sự tổng hòa nhiều mối quan hệ: 7 Nguyễn Từ Chi (1996), “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ”, trong Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, H.: Nxb. VHTT& T/c VHNT, tr. 183 - 184. 8 Gourou, P., (2003), Người nông dân , tlđd., tr. 317 - 318. 9 Nguyễn Từ Chi (1996), “Cơ cấu tổ chức của làng Việt ”, tlđd., tr. 185. 10 Gourou, P., (2003), Người nông dân , tlđd., tr. 239. 11 Nguyễn Từ Chi (1996), “Cơ cấu tổ chức của làng Việt ”, tlđd., tr. 179, 182. 12 Gourou, P., (2003), Người nông dân , tlđd., tr. 322-323. 54 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  6. Hành trình 10 n ăm tiếp cận Họ phải thành gia lập thất và tạo mối quan hệ với bà con trong một cách mà bao gồm cả những nghĩa vụ, những mong đợi qua lại lẫn nhau. Họ phải sống tốt với những người cùng làng để khi cần, có thể nhờ giúp đỡ về kinh tế, xã hội và nghi thức hành lễ. Bởi vì khan hiếm nguồn tài nguyên cơ bản, họ phải tìm nhiều cách để làm giảm thiểu, hoặc làm dịu đi sự cạnh tranh, có nguy cơ gây ra sự gián đoạn trong trật xã hội vốn gắn kết chặt chẽ như cộng đồng nông dân 13. Các mối quan hệ đó rất đa dạng, có khi chồng chéo đến mức phức tạp, nhưng về cơ bản, có thể phân định thành các mối quan hệ nội bộ và các mối quan hệ với bên ngoài làng xã. Ở đây, lại liên quan đến khái niệm cộng đồng đóng và cộng đồng mở, ở mức độ nào? nhưng rõ ràng là trong diễn trình lịch sử làng xã Việt Nam, tính chất đóng đó ở vùng Bắc bộ là nổi bật nhất so với làng xã miền Trung, miền Nam, cả về không gian địa lý hình thể cũng như tính chất xã hội: Một nghiên cứu nhấn mạnh rằng cộng đồng nông dân thay đổi đáng kể trong phạm vi điều chỉnh những hoạt động của mình, không bị ràng buộc từ sự can thiệp của nhà nước, và chúng thay đổi trong phạm vi mà chúng hình thành nên những nhóm hợp tác, như những nhóm trong đó có đặc điểm cá nhân về luật pháp, độc lập với những thành viên khác, có tổ chức nội bộ hiệu quả để đưa ra những quyết định cho cả làng, và sở hữu tài sản chung. Phạm vi mà những ngôi làng lập ra những nhóm hợp tác phụ thuộc vào thái độ của chính người dân, hình thức cơ cấu nhà nước mà họ điều hành, và khả năng cho tính di động về xã hội và địa lý trong xã hội rộng lớn. Trong sách Closed Corporate Peasants Communities in Mesoamerica and Java, Wolf thảo luận về loại hình cộng đồng, mà do những hoàn cảnh lịch sử, duy trì quyền hạn pháp lý về đất đai, hạn chế những thành viên, duy trì hệ thống tôn giáo của chính nó, củng cố cơ chế bảo đảm việc phân phát lại và phá hoại của cải dư thừa, tán thành sự ngăn chặn thực phẩm và tư tưởng bên ngoài cộng đồng. Nó nằm trong cộng đồng mà nét đặc biệt trong cuốn sách Image of Limit Goods của Foster đã được chứng minh 14. 13 May N.Diaz and Jack M.Potter (1967), “ The Social Life of Peasants”, in Jack M. Potter, May N. Diaz, George M. Foster (Ed.) (1967), Peasant Society: A Reader, Boston: Little, Brown & Company, tr. 154. 14 May N.Diaz and Jack M.Potter (1967), “The Social Life of Peasants”, tlđd. tr. 164. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 55
  7. Nhận thức về miền Trung Việt Nam Đáng chú ý là các mối quan hệ thuộc nội bộ làng xã, bao gồm quan hệ họ hàng huyết thống (gia đình - liên gia đình, dòng tộc), quan hệ cận cư láng giềng (nơi ở chung, quan hệ địa vực), quan hệ hiệp hội (phường hội, phe nhóm) và quan hệ hành chính. Ở đây, tác giả coi đó là “một phần rất quan trọng của mạng lưới nông thôn trong tất cả xã hội nông dân là những đơn vị hành chính được tạo nên bởi nhà nước đã tạo nên mối quan hệ chính trị xuyên làng” 15. Đời sống xã hội của nông dân, do vậy, thường được xem xét trong bốn phạm trù liên quan chặt chẽ với nhau: (1) gia đình và hôn nhân; (2) tổ chức làng xã; (3) làng nông dân như một đơn vị xã hội; (4) nông dân trong mối quan hệ với xã hội bên ngoài 16. Tất cả đã làm ổn định hóa mọi sự căng thẳng của làng xã vào một trật tự mà ở đó, người ta có thể “bằng mặt, không bằng lòng”, bởi, “nét đáng chú ý nhất trong đời sống xã hội của làng Bắc kỳ là xu hướng của người nông dân muốn họp thành phe nhóm.”17 Có lẽ với, hoặc tương đồng với lý thuyết vừa nêu, căn cứ vào tính chất của các mối quan hệ xã hội, học giả Nguyễn Từ Chi cho rằng, nội bộ cộng đồng làng xã Bắc bộ có sự phân hóa thành các nhóm, các tổ chức tương ứng, bao gồm 18: Tập hợp người theo địa vực: NGÕ, XÓM. Tập hợp người theo huyết thống: DÒNG HỌ. Tập hợp người theo lớp tuổi: GIÁP. Tập hợp người theo sở thích, lòng tự nguyện: PHƯỜNG, HỘI, PHE. Tập hợp người trong bộ máy hành chính cơ sở: XÃ. Trong một xã hội “căng thẳng” như vậy, vượt lên và bao trùm tất cả, có tác dụng kìm giữ, làm thăng bằng xã hội, chính là tổ chức GIÁP: tồn tại trên cơ sở lớp tuổi, có nghĩa là theo nguyên tắc “trọng xỉ”, cho dù ở quan hệ nào, có vị thế xã hội nào đi nữa thì khi đến hàng giáp, các bậc cao niên vẫn luôn thuộc hàng “chiếu trên”. Đây là một điểm đặc biệt quan trọng trong việc khái quát hóa, điển hình hóa các mô hình cấu trúc, các mối quan hệ trở thành đặc trưng cho việc nghiên cứu làng xã người Việt ở Bắc bộ 19. 15 May N.Diaz and Jack M.Potter (1967), “The Social Life of Peasants”, tlđd. tr. 164]. 16 May N.Diaz and Jack M.Potter (1967), “The Social Life of Peasants”, tlđd. tr.155 - 157] 17 Gourou, P., (2003), Người nông dân , tlđd., tr.252. 18 Nguyễn Từ Chi (1996), “Cơ cấu tổ chức của làng Việt ”, tlđd., tr.186 - 230. 19 Nguyễn Từ Chi (1996), “Cơ cấu tổ chức của làng Việt ”, tlđd., tr. 238 - 243. 56 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  8. Hành trình 10 n ăm tiếp cận Không những thế, việc điều hành và quản lý làng xã còn phải dựa vào một công cụ hữu hiệu, được nhà nước tận dụng, được người dân đồng tình, là hương ước. Trong một tình hình phức tạp, mọi nguy cơ bùng phát mâu thuẩn có thể xảy ra, thì lệ làng thuần túy bất thành văn khó lòng phát huy tác dụng, đòi hỏi phải có sự thống nhất, nâng cao thông qua quá trình văn bản hóa - “thành văn”. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà di sản hương ước làng Việt ở Bắc bộ hiện lưu giữ được nhiều, với mật độ dày đặc, cả trong phạm vi từng tổng, huyện. Hơn thế, nội dung lại đề cập cụ thể đến chi tiết: thưởng phạt, kiện tụng liên quan đến mọi mặt đời sống tinh thần, phong hóa, kinh tế, chính trị xã hội làng xã 20. Người Việt đi về phía đông nhưng gặp giới hạn biển, và đồng thời, lại tiếp tục nhanh chóng đi về phía nam nhằm giải quyết nhân mãn: “Cuộc Nam tiến này được bắt đầu từ rất sớm, vì người ta thấy có những người Bắc kỳ đi khai khẩn ở Thanh Hóa ngay từ thế kỷ I trước công nguyên” 21. Có lẽ cái nhìn về biển của người Việt về sau có nhiều thiển cận bởi sự chi phối của vấn đề an ninh lãnh thổ trong quá trình bang giao, nhất là trong những giai đoạn nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Từ năm 1996, GS. Phạm Đức Dương đã sớm đề nghị “cần có một cái nhìn lịch đại và đồng đại về biển và chiến lược biển” và trong đề tài nghiên cứu về biển, đã có những cứ liệu, nhận xét xác đáng trong lịch sử cái nhìn về biển của Việt Nam 22. Hơn nữa, hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu mới rất nhấn mạnh đến vai trò của biển trong quan hệ thông thương của Đại Việt thời kỳ đầu. Châu thổ Bắc bộ với hoạt động sôi nổi của cảng Vân Đồn, Hải Dương trong vùng biển Giao Chỉ được nối liền với hệ thống thương mại quốc tế rộng lớn với Vân Nam - Trung Hoa ở phía Bắc, Champa ở phía Nam và cả những mối quan hệ thông 20 - Bùi Xuân Đính (1994), “Truyền thống Việt Nam qua tư liệu hương ước (Địa bàn thử nghiệm: các làng xã tỉnh Hà Tây)”, trong Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang [Ch.b] (1994), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay. Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX 07 - Đề tài KX 07-02, Hà Nội (tập I), tr. 154-225. - Bùi Xuân Ðính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, H.: Nxb. KHXH. - Vũ Duy Mền [Ch.b] (2001), Hương ước làng xã Việt Nam với luật làng Kanto Nhật Bản thế kỷ XVII - XIX, H.: Viện Sử học. - Nguyễn Quang Ngọc (2003), "Mấy nét về quá trình ra đời và nguyên tắc xây dựng hương ước ở khu vực Ðông Nam Á và Việt Nam", trong Ðông Á và Ðông Nam Á, những vấn đề lịch sử và hiện tại [Kỷ yếu HTKH], H.: Trường KHXH&NV, ÐHQG, 28/3: 57 - 62. - Nguyễn Tá Nhí, Ðặng Văn Tu (1993), Hương ước cổ Hà Tây, Sở VHTT Hà Tây. 21 Gourou, P., (2003), Người nông dân , tlđd., tr.124. 22 Viện Đông Nam Á (1996), Biển với người Việt cổ, tlđd. tr. 3 - 36. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 57
  9. Nhận thức về miền Trung Việt Nam thương sang phía Tây với Ai Lao, Xiêm La, Miến Điện Tinh thần thông thương đó lại được tái khẳng định trong vai trò của vùng duyên hải miền Trung đối với lịch sử xứ Đàng Trong hồi thế kỷ XVII-XVIII 23. Ranh giới cực nam cho sự phát triển của cộng đồng cư dân Việt vùng châu thổ Bắc bộ có tính ổn định, lâu dài nhất trong lịch sử chính là Hoành Sơn, trong tương quan với sự phát triển của các tiểu quốc Champa ở phía nam, gắn liền với cột đồng Mã Viện hay chính sử thừa nhận Champa dâng sớ lên Bắc triều xin lấy Hoành Sơn làm cương giới. Về sau, biên giới phương nam của Đại Việt dần được mở rộng qua các sự kiện lịch sử 1069 trong chiến thắng của Lý Thường Kiệt, rồi 1306 (Huyền Trân công chúa) và đặc biệt là cuộc Nam chinh của nhà Hồ (1401 - 1402), vua Lê Thánh Tông (1471), vào tận Thăng - Hoa - Tư - Nghĩa. Tuy nhiên, sự ổn định vẫn chủ yếu ở vùng bắc Hoành Sơn, còn phía nam, diễn ra một quá trình giao lưu tiếp biến mạnh mẽ giữa người Việt và các cộng đồng bản địa tiền trú. Mốc giới Hoành Sơn, có sự dịch chuyển phần nào vào Sông Gianh, lại càng được khẳng định trong quá trình xây dựng vùng đất mới Đàng Trong thời chúa Nguyễn, trong mối quan hệ với Đàng Ngoài. Điều kiện thuận lợi khách quan càng thúc đẩy quá trình di cư là trong các thế kỷ XVI - XVII, vùng đất mới mưa thuận gió hòa thì tình hình miền Bắc diễn biến ngược lại. Tháng 8/Kỷ Mùi (1559), vùng Thanh - Nghệ bị lụt, “dân lưu tán nhiều vào Nam”, hay năm Mậu Thân (1608), Thuận Hóa được mùa to, “bấy giờ từ Nghệ An ra Bắc bị đại hạn, giá gạo đắt, nhiều dân xiêu dạt chạy về ” 24. Có thể chính sử triều Nguyễn sau này chủ trương tập trung xây dựng nhiều luận cứ để tán dương triều đại nhưng xem xét trong diễn trình lịch sử Việt Nam, đi về phương nam vẫn là một sinh lộ độc đạo và những luận cứ đó, ít nhiều vẫn có thể được chấp nhận theo lý thuyết ma thuật hoặc thiêng hóa, tất cả nhằm thu phục nhân tâm - nguyên tắc mà sau này, chính thể họ Nguyễn và vương triều Nguyễn thường áp dụng, dễ được 23 - Li Tana (2006), “ A View from the Sea: Perspectives on the Northern and Central Vietnamese Coast”, Journal of Southeast Asian Studies, Volume 37, Issue 01, February 2006, pp 83 - 102. - Wheeler, Charles., (2006), “Re-thinking the Sea in Vietnamese History: Littoral Society in the Integration of Thuận - Quảng, Seventeenth-Eighteenth Centuries, Journal of Southeast Asian Studies, 37 (1): 123 - 153. - Whitmore, John K., (2006), “The Rise of the Coast: Trade, State and Culture in Early Ðai Viêt”, Journal of Southeast Asian Studies, Volume 37, Issue 01, February 2006, pp 103-122. 24 QSQ triều Nguyễn (1962) Ðại Nam thực lục tiền biên, H.: Viện Sử học, tr. 42 - 43. 58 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  10. Hành trình 10 n ăm tiếp cận nhận thấy trong đời sống làng xã ở miền Trung, để khẳng định sức mạnh của chính thể: hợp cả lòng NGƯỜI lẫn ý TRỜI. Trong bối cảnh đó, nhiều làng xã vùng Huế được thành lập mà đến nay, vẫn xác định rõ nguồn gốc Thanh - Nghệ, hay một số tỉnh khác ở Bắc bộ như Thụy Lôi (Phú Xuân, một làng gốc ở Tiên Lữ, Khoái Châu; một làng gốc ở Kim Bảng, Lý Nhân - Sơn Nam Thượng), La Khê (một làng gốc ở Từ Liêm, Quốc Oai), An Cựu (một làng gốc An Bạc ở Minh Nghĩa, Quảng Oai, Sơn Tây) v.v 25. Cũng liên quan tới vấn đề nguồn gốc cư dân Thanh - Nghệ, tác giả Món ăn Huế - món ăn Mường 26 đưa ra một nhận xét độc đáo về mối quan hệ có tính nguồn cội từ Mường đến Huế thông qua hệ bánh lá - béng lá. Tuy nhiên, trong bức tranh dân cư Nam tiến buổi đầu ở vùng đất này, chúng tôi nhận thấy cũng cần nhận ra và đầu tư khảo sát thật kỹ cho một quá trình “khúc xạ” chất Mường qua vùng Thanh - Nghệ, rồi mới đến Huế. Căn cứ trên nhiều nguồn tư liệu, đặc biệt là khảo sát thực tế tại các làng xã trong vùng, một số công trình nghiên cứu đã đưa ra được những kết luận rất có sức thuyết phục về vấn đề này, kể cả việc nêu lên nhiều trường hợp xác định được nguồn gốc cụ thể cũng như những tỉ lệ tương ứng cần thiết 27. Tuy nhiên, trên thực tế là rất nhiều làng xã đến nay đã bị thất tán nhiều tài liệu trong hòm bộ của làng, của các gia tộc, nên rất khó khăn trong việc xác định được nguồn gốc địa danh cũng như thời điểm lịch sử cụ thể của quá trình di cư. Vì vậy mà hiện tượng khá phổ biến là qua các nguồn tư liệu tộc phả, gia phả, chúc văn, nhiều dòng họ khẳng định nguồn gốc Thanh Hóa, Nghệ An và còn lại là những trường hợp phát xuất từ các tỉnh miền Bắc khác. 25 Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hoá Huế xưa, 3 tập: Tập I. Đời sống gia tộc; Tập II. Đời sống làng xã; Tập III. Đời sống cung đình, Huế: Nxb. Thuận Hoá, tập II, tr. 51. 26 Nguyễn Từ Chi (2003), “Món ăn Huế, món ăn Mường”, trong Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, H.: Nxb. VHTT& T/c VHNT: 160-170. 27 - Huỳnh Công Bá (1996), Công cuộc khai khẩn và phát triển làng xã ở Bắc Quảng Nam từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII, LA PTS Khoa học Lịch sử, H.: Trường ĐHSP Hà Nội. Thư Viện Quốc gia VN, mã số LA04.05548. - Tôn Thất Bình (2003), Huế - lễ hội dân gian, Huế: Nxb. Thuận Hóa. - Viện Sử học (1977), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập I, H.: Nxb. KHXH. - Viện Sử học (1978), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập II, H.: Nxb. KHXH. - Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hoá Huế xưa, tlđd., tập II, v.v Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 59
  11. Nhận thức về miền Trung Việt Nam Thất tộc ở làng Phong Lai - Lai Trung bao gồm Văn, Phạm, Trần, Hoàng, Hồ, Lê, Nguyễn tộc, từ miền Bắc di cư vào đây từ trước sự kiện vào Nam năm Mậu Ngọ (1558) của Đoan Quận công Nguyễn Hoàng. Hầu như các họ đều không lưu giữ được những văn bản gắn liền với quá trình khai hoang lập làng bởi thiên tai, địch họa nên không ít trường hợp hậu thế đã có những sự sửa sang, thêm bớt không chính xác, trừ trường hợp họ Hồ. Ở đây, chúng tôi nhận thấy có nhiều gia phả, hương phả, hay văn tế và phổ biến trong truyền khẩu , thường nhấn mạnh tổ tiên theo chúa Nguyễn Hoàng năm Mậu Ngọ (1558), dù rằng, tên làng xã đó đã được ghi nhận từ thời Ô châu cận lục (1553) 28. Làng Phong Lai cũng vậy, họ Văn được tôn vinh đứng đầu Thất tộc khai canh, thì bản gia phả tân tu lại có đoạn viết: “Thủy tổ ta tự Bắc kỳ tiên lũng miêu duệ theo Thái tổ Gia dũ hoàng đế vào trấn thủ Thuận Hóa khai canh đất này”. Trong khi đó, bản gia phả họ Hồ được phụng tu năm Đinh Sửu, Tự Đức thứ 29 (1877) bởi tú tài Hồ Bá Thi có sao lại gốc tích của vị thủy tổ như sau: Hiển thủy tổ khảo triệu cơ Đông Hồ Hồ Kinh Dương tôn thần, tự Bắc kỳ thiên cư, khai canh vu Hà Lạc xứ, Đông Hồ thôn, thụy viết Khai Tiên quí công, tốt vu lục nguyệt nhị thập nhật, táng vu Nhà Hồ xứ chi lâm (Ngài Hiển thủy tổ khai sáng nền móng thôn Đông Hồ là ngài Hồ Kinh Dương tôn thần, từ Bắc kỳ di cư vào khai canh thôn Đông Hồ ở xứ Hà Lạc, thụy là ngài Khai Tiên, mất ngày 20 tháng 6, táng tại vùng truông rừng xứ Nhà Hồ) [Gia phả họ Hồ làng Phong Lai, Trần Đại Vinh d.]. Sẽ có nhiều nguồn tư liệu để giới thiệu, nhấn mạnh đến nhiều khía cạnh trong bức tranh làng xã Việt vùng châu thổ Bắc bộ, từ những chuyên khảo địa lý nhân văn sâu sắc 29, về khía cạnh hương ước 30; về những ngôi làng cụ thể 31, về sự vận hành của làng xã vùng châu thổ Bắc bộ trong bối 28 - Vô danh thị (1961), Ô châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc, tập thành; Bùi Lương phiên dịch, Văn hóa Á châu Xb. - Vô danh thị (2001), Ô châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc, tập thành, Trần Đại Vinh, Nguyễn Văn Phước tân dịch, hiệu chú, Huế: Nxb. Thuận Hoá. 29 Gourou, P., (2003), Người nông dân , tlđd. 30 Xem Vũ Duy Mền [Ch.b] (2001), Hương ước làng xã , tlđd., Vũ Duy Mền (2006), Tìm lại làng Việt xưa, tlđd., Bùi Xuân Ðính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, tlđd. 31 - Diệp Đình Hoa [Ch.b] (1990), Tìm hiểu làng Việt, H.: Nxb. KHXH. - Diệp Đình Hoa (1994), Làng Nguyễn: Tìm hiểu làng Việt II, H.: Nxb. KHXH. - Nguyễn Hải Kế (1996), Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ, H.: Nxb. KHXH. 60 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  12. Hành trình 10 n ăm tiếp cận cảnh xã hội hiện đại 32 v.v cho đến những đánh giá tổng quan 33 và đặc biệt là công trình qui mô lớn của Viễn Đông Bác Cổ Viện tại Hà Nội, đạt được nhiều kết quả nhưng vẫn dừng lại trước nhiều khoảng trống còn bỏ ngõ theo đúng tên gọi của công trình 34. Do vậy, trong giới hạn nội dung và phạm vi khảo sát của đề tài, chúng tôi chỉ xem các cứ liệu vừa nêu là những nét chấm phá hữu ích để nói về cái nôi làng xã châu thổ Bắc bộ, đặc biệt nhấn mạnh đến một vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, “đất chật người đông” Từ đó, làm cơ sở đối sánh một cách cụ thể khi xem xét diễn trình hình thành, phát triển làng xã vùng Thừa Thiên Huế trong xu hướng về nam của dân tộc, bởi những nét đặc trưng về môi trường địa lý tự nhiên cũng như lịch sử xã hội có nhiều thay đổi, mới lạ khi người Việt từ Bắc bộ đến đây, buộc họ phải hình thành thế ứng xử mới rất đặc thù. 1.2. Thế ứng xử đặc thù trước môi trường mới Trên bước đường đi về phía Nam, qua nút thắt Hoành Sơn, người Việt tiếp cận một vùng đất mới: từ một vùng sinh cảnh đậm chất châu thổ nội đồng, đến đây, họ phải “tựa núi, sát biển” với lần lượt nhiều “Hoành Sơn” vì nơi đây, núi chìa ra tận biển và địa hình bị cắt xẻ bởi vô số những dòng chảy sông suối, cùng nhiều hằng số địa lý khác như đầm, hồ, gò đồi, cồn cát Victor Goloubew trong Lời tựa cho Dẫn nhập nghiên cứu Annam và Champa (1934) đã mô tả miền Trung là một dải đất hẹp, nối liền hai châu thổ Bắc bộ và Nam bộ: “Dải đất hẹp này hình như cứ xô ra biển, có vô số dòng sông rạch ngang dải đất này , là xứ có nhiều bãi cát trắng và nhiều vách đá tầng bậc, đây là xứ sở của truyện cổ tích và vô số vị thần linh huyền bí ” 35. Chỉ tính riêng địa bàn ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (giữa Hoành Sơn - Hải Vân sơn) thì địa hình bị cắt xẻ mạnh cả theo chiều đông - tây lẫn nam - bắc bởi vô vàn những hằng số địa lý đặc trưng - Nguyễn Tùng [Ch.b] (2003), Mông Phụ, một làng ở đồng bằng sông Hồng, H.: Nxb. VHTT. 32 Kleinen, J., (2007), Làng Việt: đối diện tương lai, hồi sinh quá khứ, Đà Nẵng: Nxb. Đà Nẵng-T/c Xưa & Nay. 33 Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam: một số vấn đề về kinh tế - văn hoá - xã hội, H Nxb. CTQG. 34 Papin, P., Olivier Tessier [Ch.b] (2002), Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn đề còn bỏ ngõ, H.: Trung tâm KHXH&NV Quốc gia, Nxb. LĐXH. 35 Claeys, Jean Yves. (2007), “ Hành trình vào sự nghiên cứu nước An-Nam và nước Chămpa”, trong Những người bạn Cố đô Huế (B.A.V.H), tập XXI (1934), Huế: Nxb. Thuận Hóa: 9 - 206, tr. 9. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 61
  13. Nhận thức về miền Trung Việt Nam với bao đèo núi, sông suối , đặc biệt là những dòng sông lớn, đi vào lịch sử văn hóa vùng đất này như sông Gianh, Kiến Giang, Bến Hải, sông Hiếu, Vĩnh Định, Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi v.v cùng những đầm phá Lệ Thủy, Hạc Hải - Tam Giang, Cầu Hai v.v , những cồn cát chạy dọc theo bờ biển mà sử sách thường gọi là Đại Trường Sa, Tiểu Trường Sa. Do vậy, khoảng cách địa lý theo chiều đông - tây (biển - rừng), là không quá lớn. Đồng bằng chỉ là những vùng châu thổ hẹp được tạo nên bởi hệ thống các con sông ngắn và dốc để sớm đổ ra biển, nên đậm tính ước lệ. “Nhất Đồng Nai, nhì hai huyện” (Triệu Phong, Lệ Thủy) đến nay vẫn còn lưu truyền, nhằm nói về tài nguyên ruộng đồng thời các chúa Nguyễn một thuở vàng son, suy cho cùng cũng đầy tính tượng trưng. Địa hình manh mún nên có ý kiến cho rằng, xuất phát từ Bắc bộ mà người Việt đã di thực về phía nam, qua Trung bộ để đến Nam bộ, nhằm “thiết lập một quốc gia rất thống nhất về ngôn ngữ và về đặc tính của nền văn minh, nhưng thiết lập trên một đất đai rời rạc nhất thế giới” 36. Theo chính sử thì vùng đất từ Hoành Sơn đến Hải Vân sơn có dấu ấn người Việt trong đợt Nam chinh đầu tiên năm 982 của Lê Hoàn và trải bao thời tao loạn, tranh giành ảnh hưởng, các mốc son 1069 rồi 1306, 1470 càng mở rộng điều kiện cho quá trình di cư của người Việt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người Việt di cư đến vùng đất Thừa Thiên Huế hiện nay từ rất sớm, đặc biệt như sự ra đời hai châu Thuận, Hóa thời Trần. Từ đó, quá trình phát triển của cộng đồng làng xã nơi đây về cơ bản được phân thành các giai đoạn Trần - Hồ, Lê - Mạc, chúa Nguyễn - Tây Sơn và từ thời Nguyễn đến nay 37. Ở mục Những đợt di dân của người Việt, tác giả Tín ngưỡng dân gian Huế cũng chú trọng vào những mốc son lịch sử đó, đặc biệt còn cung cấp thêm nhiều tư liệu điền dã từ các làng xã, như danh mục những làng được thành lập sau đợt Nam chinh năm 1470 của vua Lê Thánh Tông 38. Riêng vùng bắc Quảng Nam, một nghiên cứu còn thống kê các đợt di cư, tỷ lệ nguồn gốc dân cư mà đa phần là dân Thanh - Nghệ, căn cứ vào kết quả khảo sát tại rất nhiều làng xã trong vùng 39. Quá trình đó ngày càng được tăng cường và mở rộng, cả về diện tích, dân số cũng như số lượng cụ thể trong danh mục làng xã qua các thời kỳ. Căn cứ vào một số nguồn tài liệu quí giá, đặc biệt quan trọng cho nghiên cứu vùng 36 Gourou, P., (2003), Người nông dân , tlđd., tr. 8. 37 120. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hoá Huế xưa, tlđd. tập III. 38 Trần Ðại Vinh (1995), Tín ngưỡng dân gian Huế, Huế: Nxb. Thuận Hoá, tr. 21 - 36. 39 Huỳnh Công Bá (1996), Công cuộc khai khẩn , tlđd. 62 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  14. Hành trình 10 n ăm tiếp cận đất này, sẽ làm nổi bật số lượng các đơn vị hành chính cơ sở (làng, thôn, ấp, giáp) ở Thừa Thiên: từ 170 xã, 21 thôn (năm 1553), tăng lên 234 xã, 23 thôn, 84 phường, 2 giáp, 1 ấp (năm 1776) và 413 (cuối thế kỷ XIX) 40. Với truyền thống nông nghiệp lúa nước, người Việt nhanh chóng tiếp quản vùng đồng bằng nhỏ hẹp dọc theo các lưu vực sông. Bằng phương pháp định vị các làng cổ trong Ô châu cận lục (1553) 41 trên bản đồ, có thể thấy rất rõ điều đó: dày đặc, nổi tiếng ở hạ lưu sông Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu (Thừa Thiên Huế). Từ đây, cũng khẳng định trở lại rằng ngày trước, các lớp dân di cư đến đây chủ yếu bằng đường thủy và tiếp cận vùng đất mới thông qua các vùng cửa sông. Tiếp tục phân tích số lượng làng xã mới được bổ sung trong Phủ biên tạp lục (1776) 42, chúng tôi nhận ra rằng từ những vùng đất đứng chân đầu tiên ở môi trường châu thổ thuận lợi nhất cho phát triển nông nghiệp, sự lớn mạnh của cộng đồng dân cư làng xã đã nhanh chóng làm cho nó trở thành “đất chật người đông”. Để đáp ứng nhu cầu phát triển đó, người ta lại nhanh chóng (1) đi về phía tây, khai thác vùng lâm lộc phía thượng nguồn, và (2) tiếp tục đi về phía đông, khai thác triệt để vùng chiêm trũng, cồn cát ven đầm phá, ven biển. Họ Trần Khai canh làng Phò Trạch ở ven sông Ô Lâu từ thời Trần (tướng Trần Cơ, Trần Bì), về sau cũng trở thành Khai canh làng Rào (Vân Trình, quê hương Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ nhà Tây Sơn), làng Hòa Viện ở phía hạ lưu; rồi tiếp tục ngược về phía thượng lưu, Khai canh Trạch Tả, Trạch Hữu (nay thuộc xã Phong Thu, huyện Phong Điền). Một làng mới cạnh đó cũng được ra đời thời Nguyễn ghi dấu rõ nét quá trình tương tự: Vân Trạch Hòa (ghép thành tố đầu từ ba làng Vân Trình, Phò Trạch và Hòa Viện). Tương tự họ Lê Trọng là Khai khẩn ở làng Phước Tích nhưng là Khai canh ấp Huỳnh Liên phía thượng nguồn. Trường hợp đại diện cho xu hướng thứ hai là làng Phong Lai từ làn g gốc Vu Lai, rồi tương tự là quá trình đi về phía đông của các làng xã Bác 40 - Vô danh thị (1961), Ô châu cận lục, tlđd., tr. 21 - 23. - Lê Quí Đôn (1977), Toàn tập, T.1 - Phủ biên tạp lục, H.: Nxb. KHXH, tr.78 - 80. - QSQ triều Nguyễn (2003), Ðồng Khánh địa dư chí, H.: Viện Viễn Ðông Bác Cổ Pháp, Trường Cao học Thực hành Pháp & Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Nxb. Thế giới, tr. 1415. 41 - Vô danh thị (1961), Ô châu cận lục, tlđd. - Vô danh thị (2001), Ô châu cận lục, tlđd. 42 Lê Quí Đôn (1977), Toàn tập, T.1 - Phủ biên tạp lục, tlđd. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 63
  15. Nhận thức về miền Trung Việt Nam Vọng, Bao La, Cổ Tháp Từ vùng lưu vực sông Bồ, ra tiếp cận vùng ven phá Tam Giang, các lớp cư dân đã dần hình thành nên cộng đồng mới (Phong Lai, Lai Hà, Hà Lạc, Thủy Lập, Hà Đồ ) thông qua hình thức biệt đinh, biệt điền, rồi đến biệt tế tự. Phá Tam Giang thời kỳ đầu đối với cộng đồng cư dân Việt mới đến quả thực là một hiểm địa, chí ít cũng được ghi nhận trong hành trạng của Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, với câu ca nổi tiếng hiện còn lưu truyền: “ Thương em anh cũng muốn vô/Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang/Phá Tam Giang ngày rày đã cạn/Truông nhà Hồ Nội tán cấm nghiêm”. Vấn đề ở chỗ là phá Tam Giang “đã cạn”, thành Hạc Hải, mới dẫn đến quá trình khai thác ruộng nước ở những vùng bãi bồi, ô biền chua mặn dọc vùng ven bờ phá. Từ Hạc Hải, đến năm Minh Mạng 2 (1821), đổi lại tên Vũng biển Tam Giang, được mô tả theo chiều nam - bắc dài 35 dặm, đông - tây rộng độ 6 dặm. Từ sông Lương Điền chảy xuống qua ba cửa sông Tả, Trung và Hữu Giang, mỗi sông chảy chừng 2 - 3 dặm rồi nhập lại; lại chảy qua đông nam 25 dặm, hiệp với Hương Giang chảy ra cửa biển Thuận An. “Nước sông sâu rộng, thường có sóng gió, ghe đi phải kiêng dè” 43. Trong quá trình đó, người Việt từng bước tiếp quản theo phương thức khai thác mặt nước, đánh bắt thủy sản và sau cùng thành đồng ruộng. Chúng tôi đã sơ bộ phác họa quá trình chiếm hữu vùng phá Tam Giang của các cộng đồng làng xã như Phong Lai, Bác Vọng, Thủy Tú Về phía thượng nguồn là làng Phong Lai và phường Hà Bạc. Kế đó là làng Bác Vọng với sự hình thành ấp Hà Đồ, Hà Lạc, gắn liền với công lao cứu chúa Nguyễn của Bà Tơ. Còn ở lưu vực sông Hương và phần còn lại của phá Tam Giang là “thủy diện thế vi điền” của làng Thủy Tú: Nhờ vào ân thưởng của vị khai canh Lê Búa vốn có công phò giá chúa Nguyễn trước đây, được quyền thu thuế mặt nước khu vực này, nguồn sống như là một loại ruộng đặc biệt 44. 43 QSQ triều Nguyễn (1961), Ðại Nam nhất thống chí: Thừa Thiên phủ, tập Thượng, S.: Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục, tr. 68. 44 - Trần Ðình Hằng (2005), "Sự tích miếu Bà Tơ và lễ hội cầu ngư ở làng Bác Vọng Đông", trong Viện Nghiên cứu Văn hóa (2005), Thông báo Văn hoá Dân gian, 2004, H.: Nxb. KHXH. - Trần Ðình Hằng (2006), "Phong Lai, sự ứng xử đa tình huống", trong Viện Nghiên cứu Văn hóa (2006), Thông báo Văn hoá Dân gian, 2005, H.: Nxb. KHXH. - Nguyễn Hữu Thông [Chb], Trần Đình Hằng, Lê Anh Tuấn (2007), Mạch sống của hương ước trong làng Việt Trung bộ: dẫn liệu từ các làng ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, Huế: Nxb. Thuận Hóa. 64 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  16. Hành trình 10 n ăm tiếp cận Chúng tôi nhận thấy quá trình đó hầu như đều diễn ra ở các cộng đồn g cư trú liền kề với vùng đầm phá, bằng phương thức ngư nghiệp hoặc trồng trọt. Một văn bản thời Gia Long (1806) định cho phường Hà Bạc được làm đơn để xin lĩnh thầu thường niên đầm Niễu (Nịu) 45, cùng đầm Sản cho phường Trung Hòa, giá 1.000quan. Tuy nhiên, quá trình lắng tụ, bồi lắp ở đây diễn ra rất nhanh, đến thời Tự Đức đã trở nên rất cạn và làng xã có đơn xin, liền được triều đình “chuẩn y đầm Hà Lạc ngày càng nông cạn, trong đó hiện thành ruộng thu thuế linh 194 mẫu, về phải nộp thuế lệ là 703 quan, liệu giảm 203 quan, còn 500 quan vẫn chiếu lệ trưng thu” 46. Trong bối cảnh đó, giữa các làng xã trong vùng đã xảy ra tranh chấp, nổi bật là Phong Lai - Thế Chí (phía đông), Phong Lai - Hòa Xuân (phía bắc) và Phong Lai - Hà Lạc (phía nam) , được phân xử một cách thấu tình đạt lý, như trường hợp với Thế Chí: “Thâm dã Lai Hà tác nghệ, thiển dã Thế Chí canh điền”, rồi “Phong Lai thượng, Phong Lai hạ, thượng hạ Phong Lai; Thế Chí Đông, Thế Chí Tây, đông tây Thế Chí, thượng chí Hà Bạc, hạ chí Hà Lạc, thâm dã vi đầm Lai Hà, Thế Chí quản trị vi ngư, thiển dã vi điền Ngũ giáp đồng công khẩn tự” 47. Hòm bộ làng Thủ Lễ (Quảng Điền) hiện có tờ trình từ đầu thế kỷ XIX cho biết: chằm Nam của đầm Vịnh Sịa “dần dần khô cạn” nên 6 xã Phò Lê, Thủ Lễ, Tráng Lực, Thạch Bình, An Gia, Mạc Da có đơn xin trưng, chia làm 6 phần, về sau (trong 2 năm: Ất Hợi 1815 - Đinh Sửu 1817) “xin thọ nộp quan thuế theo ruộng công loại mùa thu” với diện tích hơn 28 mẫu 7 sào. Ghi nhận từ kết quả điền dã, chúng tôi được biết đây chính là vùng tự điền chung của Lục tộc thuộc tổng Khuông Phò, tựa như vùng Thất tộc ở Phong Lai vậy. Rõ ràng là xu hướng nổi trội đó đã trở thành một nét chủ đạo chi phối sự hình thành cũng như kết cấu làng xã. Vấn đề đáng quan tâm tiếp theo là trên đồng ruộng ấy, người Việt đã gặp ai và có thái độ, thế ứng xử như thế nào - điểm đặc biệt quan trọng trong việc định hình nên “chất riêng” của làng xã nơi đây. 45 Năm Minh Mạng thứ XI (1830), triều đình đổi tên đầm vịnh Đồng thành đầm Bác Vọng, đầm vịnh Niễu đổi làm đầm Hà Lạc, đầm vịnh Cọc thành An Xuân, đầm vịnh Sợi thành An Gia, đầm La Bích thành Thanh Lam, vịnh Hà Ông thành Mỹ Á. 46 Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ, Huế: Nxb. Thuận Hóa, tập IV, tr. 530-531, 533. 47 Huỳnh Đình Kết, Văn Đình Triền, Trần Đình Tối (2000), Địa chí văn hoá xã Quảng Thái, Huế.: Nxb. Thuận Hoá, tr. 268 - 269. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 65
  17. Nhận thức về miền Trung Việt Nam Lâu nay khi tìm hiểu về lịch sử văn hóa miền Trung, như đã thành thói quen, các công trình nghiên cứu thường chủ yếu đề cập đến người Việt mà ít có sự đào sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của văn hóa bản địa tiền trú bởi nhiều nguyên nhân, nhất là do thiếu tư liệu. Sẽ có quá nhiều tư liệu và quan điểm mới trong nghiên cứu Champa mà giới hạn của bài viết không có ý đi sâu phân tích. Tuy nhiên, thực tế là người Việt đã tiếp xúc với các cộng đồng bản địa và đương nhiên, diễn ra quá trình giao lưu, có khi dùng vũ lực như vụ nổi dậy của các thôn La Thủy, Tác Hồng, Đà Bồng năm 1307, sau đó mới dẫn đến sự kiện vua sai Hành khiển Đoàn Nhữ Hài vào “tuyên bố đức ý”, đổi hai châu Ô, Rí, thành ra Thuận châu và Hóa châu. Sử sách còn ghi nhận hiện tượng người bản địa lén bắt người Việt: Tháng giêng năm Ất Tỵ (1365), người Chiêm Thành cướp dân đi chơi xuân của Hóa châu. Trước đây, theo tục Hóa châu, tháng giêng hàng năm, trai gái họp nhau ở Bà Dương (miếu Bà Dàng) chơi trò đánh đu. Người Chiêm đã nấp sẵn ở đâu nguồn của Hóa châu từ tháng 12 năm trước, ập tới cướp bắt người 48, nhưng thường là trong không khí hòa bình. Bởi vậy mới có ý kiến cho rằng, các cộng đồng cư dân nông nghiệp tiền trú sinh tụ dọc các lưu vực sông ngày càng đi về phía tây và phía nam một khi các nguồn tài nguyên lâm thổ sản cạn kiệt dần và đồng thời, diễn ra quá trình Nam tiến của người Việt lúa nước. Ðặt vấn đề như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa “người đi” và “kẻ ở” là rất hợp lý, trong hòa thuận 49. Phân tích nội dung của Thuỷ thiên bản, sẽ cho thấy rất rõ điều đó 50 và thậm chí về sau, theo ghi nhận của Ô châu cận lục, nơi đây buổi đầu vẫn nhuốm phong tục Chiêm, như ăn mặc, giọng nói 51. Thời Lê, vùng đất Ô châu ác địa Thuận Hóa là địa bàn tiếp nhận các tội đồ “lưu viễn châu”, rồi “lưu cận châu”, lưu trong ngũ hình thời Lê có ba bậc: cận châu (Nghệ An), ngoại châu (Bố Chính) và viễn châu (Tân Bình, Thuận Hóa). Đến năm 1474, ranh giới đó đã dịch chuyển về nam: Thăng 48 Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (1967), Đại Việt sử ký toàn thư (Nội các quan bản, mộc bản khắc năm Chính Hoà 18 [1697]), bản dịch của Viện KHXHVN, H.: Nxb. KHXH, t. II, tr. 143. 49 Nguyễn Hữu Thông (2003), "Bàn về các nhóm tộc người thiểu số nói ngôn ngữ Việt - Mường ở bắc miền Trung Việt Nam", trong Thông tin khoa học, Huế: Phân Viện Nghiên cứu VHNT tại Tp. Huế, số 3: 5 - 23. In lại cùng tiêu đề trong T/c Dân tộc học, số 6/2005. 50 Bùi Trành, Thuỷ thiên bản, lưu giữ tại Nhà thờ họ Bùi làng Câu Nhi (Hải Lăng, Quảng Trị), bản dịch của Bùi Hoành. 51 Vô danh thị (1961), Ô châu cận lục, tlđd. 66 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  18. Hành trình 10 n ăm tiếp cận Hoa (Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Hoài Nhân (Bình Định) 52. Buổi đầu trên vùng đất mới, người Việt vẫn là “thiểu số”, đến nỗi nhà Lê còn ban hành chiếu chỉ (1499) cấm người Việt kết hôn với phụ nữ Champa: “Tháng 8, ngày 9 [Kỷ Mùi - 1499], có chiếu rằng: Kể từ nay, trên từ thân vương, dưới đến dân chúng, đều không được lấy đàn bà con gái Chiêm Thành làm vợ, để cho phong tục được thuần hậu” 53. Tâm trạng của quan binh từ miền Bắc có lẽ cũng như nỗi buồn trong thơ Trương Hán Siêu khi ông trấn nhậm nơi đây (9/Quí Tỵ - 1353): “Ngoảnh trông kinh khuyết rợp trời mây/Lạc lõng hồn tan nỗi khổ đầy/Xương ốm đánh chôn ngoài cõi vắng/Biển trời cây cỏ nhuốm buồn lây” 54. Ở đây, Thủy thiên bản (bản ghi buổi đầu dời chỗ, hay nguyên ủy của việc di dân) là một tư liệu đặc biệt quí hiếm, chứa đựng nhiều thông tin tư liệu rất giá trị về bối cảnh giao lưu văn hoá buổi đầu trên vùng đất này, hiện lưu giữ tại Nhà thờ họ Bùi làng Câu Nhi (Hải Lăng, Quảng Trị), khởi viết năm Thuận Thiên 2 (1429) bởi vị thủy tổ Bùi Trành, qua sáu lần sao lục, bản gần đây thời Tự Đức, Khải Định 55. Buổi đầu định cư trên vùng đất mới được khắc hoạ rõ nét, đại ý: Lần ấy giả làm khách buôn, nhưng thực ra là để tìm đất, người nhà đi theo không thể biết được. Nhân triều đình ban lệnh: Xứ Ô Châu, người Chiêm Thành đã bỏ đi hết, phàm dân các nơi ai không có nhà cửa, ruộng vườn, của cải, mộ được nhiều người tụ tập khai phá cày bừa, đợi lập thành làng xóm mới đánh thuế. Ta đứng lên hưởng ứng, bàn bạc, mộ được 20 người Nguyên trước, tôi có bàn bạc với người Chiêm Thành ở đấy, định chỗ ăn ở rồi, nên nay không còn phải lời qua tiếng lại nào nữa. Nhân đó, mua tranh gỗ dựng nhà, chưa đầy một ngày thì xong. Làm tạm một cái rạp ở chỗ nhà, sắm sửa heo 52 Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (1967), Đại Việt sử ký toàn thư, tlđd., t. II, tr. 464. 53 Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch của Viện KHXHVN, H.: Nxb. KHXH, tr.17. 54 Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hoá Huế xưa, tlđd, t. II, tr. 29. 55 Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hoá Huế xưa, tlđd, t. II, tr. 47 - 48, - Nguyễn Hữu Thông (1997), "Bức tranh dân cư vùng Thuận Hóa đầu thế kỷ XV qua văn bản Thỉ thiên tự", T/c Thông tin KHCN & MT Thừa Thiên Huế, số Xuân Ðinh Sửu, tr.124- 125. - Bùi Trành, Thuỷ thiên bản, tlđd. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 67
  19. Nhận thức về miền Trung Việt Nam xôi, bày biện hai bàn tế một lễ, mời tất cả về hưởng, cáo táng kim cốt và cáo xin canh phá. Từ đó về sau, chỗ ở đã chắc chắn, người Chiêm Thành lũ lượt tới lui, tôi đem hết lòng thành đối đãi với họ, mỗi khi họ gặp sự biến, tôi đều qua lại giúp đỡ 56. Từ đây, có thể thấy được một số điểm mấu chốt: nhu cầu ra đi tìm đất mới ở miền Bắc là rất lớn, được triều đình cổ súy bằng nhiều điều khoản thiết thực, trên một vùng đất người Chàm vẫn còn đa số, môi trường sống mới lạ nhưng hữu hảo, hứa hẹn tương lai, đến nỗi trở về làng mộ thêm những 20 người, mang theo cả kim cốt ông bà, cha mẹ v.v Mặc dù vậy, người Việt mới đến vẫn đầy lạ lẫm, đau đáu nỗi lo “thiểu số”. Đoạn nói về Phạm Duyến có ghi: Chúng ta đều người xứ Bắc, ngày trước quan Ủy lạo tướng công Nguyễn Văn Chánh mất đã chôn ở đây, ngày nay cha tôi, quan Tổng binh sứ Phạm Duyến cũng chôn ở đây, hay là trời khiến con cháu nên ở lại xứ này. Ta khuyên anh ta đã có lòng nghĩ đến như thế thì nên quyết chí ở đây cùng ta làm một làng lân cận cũng là việc tốt. Ông Phạm Quán nói: ở đây người Chiêm Thành đông, người mình ít, sợ sau này sinh hạ con cháu, người Sở kẻ Tề nhuốm theo phong tục họ Cứ như chỗ ngài đang ở, người mình nhiều, người Chiêm Thành ít, ngày sau họ sẽ hóa theo ta, có nên thuần phong mỹ tục. Vậy ta xin được đến đây ở nhập với ông, ông có đồng ý không? 57. Triều đình ban bố chiếu chỉ di cư khi “người Chiêm ở xứ Ô châu đã bỏ đi hết”, nhưng khi đến nơi, thực tế cư dân bản địa vẫn còn rất đông. Người Chiêm ở đây, có thể bao gồm cả các tộc người thiểu số khác mà theo ghi nhận của L. Cadière, là người Mọi, người Rừng [250], bởi những năm trước 1945, người Taoi vẫn còn ở sát cạnh Huế, người Katu ở tận vùng biển Đà Nẵng. Do vậy mà nhiều ngôn từ, địa danh bản địa cổ tồn tại nhưng không rõ nghĩa trong tiếng Việt bởi có nguồn gốc Môn-Khmer từ người Pacoh - Taoi, Bru-Vân Kiều, Katu, như Shia/ cá/ Sịa, H’truoi/ gà/ Truồi, xà/tà lẹt/gùi “để chỉ đặc điểm về sản vật từng vùng đất của người chủ cũ”. Trong kho tàng chuyện cổ Chứt, Katu, Pacoh, dấu ấn đồng bằng, biển, vẫn 56 Bùi Trành, Thuỷ thiên bản, tlđd. 57 Bùi Trành, Thuỷ thiên bản,tlđd. 68 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  20. Hành trình 10 n ăm tiếp cận rất đậm nét, như chuyện “Ong độc”, “Chứt đi đánh biển”, “Lèn chắn biển” 58. Cư dân bản địa, trong Thuỷ thiên bản có khi còn gọi là người Bồng Nga: Ngài Nguyễn Kinh con ông Ủy lạo sứ Nguyễn Văn Chánh, tướng công cùng cha phụng mệnh đi ủy lạo quan quân. Ngài đến nhà ta, ngày đi xem địa thế, đêm về chuyện trò tâm đắc. Một hôm, tướng công thẳng đến chỗ ở của người Bồng Nga. Triều đình giao cho ta cùng ông thương thuyết với người Bồng Nga. Sau ba ngày, dọn một bữa tiệc đãi họ, ăn uống xong, họ bàn định với nhau rằng chúng ta nên đồng lòng hiệp sức với họ để cùng gìn giữ đất nước. Tướng công nói: Các ngươi đã có lòng vì nước, triều đình há để giặc Minh đến gây rối, giết hại sao? Năm ngày sau, làm một bữa tiệc nữa, mọi người đều hâm mộ, khâm phục ngài. Càng ngày, người gia nhập theo càng đông, quân sĩ các bộ lạc đến hơn 2500 người 59. Trong bối cảnh đó, việc khai hoang vỡ đất càng được chú trọng, trở thành công cuộc Nam tiến qui mô, hiệu quả thời chúa Nguyễn. Thậm chí ở Thăng Long, chúa Tiên vẫn chỉ đạo sát sao vấn đề này qua một lệnh truyền cho Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh (năm 1597): Hãy liệu đem số dân xã Bà Thê đã trục vào hạng dân và các thôn phường khách hộ theo hầu công việc, lấy riêng số dân khách hộ đến các xứ Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Niễu, trên từ nguồn mọi, dưới đến cửa biển, kết lập gia cư địa phận, khai khẩn ruộng đất hoang cho tới khi thành thục sẽ nộp thuế như lệ thường. Nhược bằng vì việc nhiễu dân, điều tra ra sẽ bị trị tội 60. Cho nên, quá trình dịch chuyển mối quan hệ “người đi - kẻ ở” bắt đầu diễn ra từ giai đoạn này, khi mà càng về sau, “trong cuộc mở mang xuống phía nam, người Lào và người Việt đã né tránh những vùng núi hiểm trở, có hại cho sức khỏe và không hấp dẫn về kinh tế để đi theo những đồng bằng thấp và những thung lũng sâu” và từ thế kỷ XIV, các cư dân ở vùng miền 58 Nguyễn Hữu Thông (2002), "Vùng đất bắc miền Trung: những cảm nhận bước đầu", trong Thông tin khoa học Phân Viện Nghiên cứu VHNT tại Tp. Huế, số 9: 5 - 19. In lại cùng nhan đề trong T/c Dân tộc học, số 4/2004, tr. 3 -11. 59 Bùi Trành, Thuỷ thiên bản, tlđd. 60 Trần Viết Ngạc (1999), “ Về một công văn của Tổng trấn Thuận - Quảng Nguyễn Hoàng năm 1597”, trong Nghiên cứu Huế, tập I, Trung tâm Nghiên cứu Huế, tr. 306 - 309. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 69
  21. Nhận thức về miền Trung Việt Nam núi phía nam liên tục bị bao vây từ phía đông và phía tây bởi những dân tộc khác , bị đẩy vào các vùng chân núi và sâu trong các vùng núi 61. Cần lưu ý sự kiện người Chăm rình bắt người Việt đang tổ chức hội hè ở Bà Dương 62. Bà Dương/Bà Dàng không chỉ là một danh từ mà hơn thế, trở thành khái niệm bản lề, một hiện tượng văn hóa cô đọng nhất cho mối quan hệ giao lưu tiếp biến Việt - Champa, vốn hiện diện rộng khắp trong đời sống làng xã miền Trung. Vùng đất đứng chân đầu tiên của người dân di cư để khai lập xã hiệu Vu Lai là xứ Cồn Dương, về sau mở rộng vùng canh phá ra các xứ Ông Xương, xứ Bàu Luân Xứ Cồn Dương, hay còn phổ biến tên gọi khác Cồn Dàng/Ràng, là nơi tọa lạc của ngôi miếu Chàm đổ nát nhưng sau được người Việt mới đến tái thiết và tiếp tục thờ phụng để “thờ Bà” dưới danh xưng Am Bà Dàng mà ở đó, đến nay vẫn còn một tấm bia Chàm cổ (bia Lai Trung). Một bài viết nhấn mạnh đến tính tập trung của những di tích Chàm trên khu vực có nhiều ruộng lúa này, trong mối quan hệ với các địa danh Đung - Tranh, Đồng Bào, Cổ Tháp cùng hàng chục phế tích nền gạch lân cận. Có khả năng, đây là một trong những trung tâm xưa cũ của người Chàm. Tại một số nơi, người Việt đã tiếp quản và dựng lên ở đó một ngôi miếu. Đến như một thiết chế đặc biệt quan trọng là đình làng, có lẽ trong giai đoạn biệt tế tự và ngôi đình được chuyển ra Phong Lai nên nó trở nên tàn phế, bị lãng quên bởi sự nghèo khổ, mà xung quanh vẫn còn rải rác nhiều tảng đá lớn. Ở phía đối diện, người ta đã đào một con hói dốc đứng và tất cả tạo nên một cụm địa điểm kéo dài mà ở đó, trung tâm chính là Cồn Dàng, có miếu Bà Dàng và đặc biệt là tấm bia Phạn ngữ được viết vào năm 840 ở kỷ nguyên Caka (tức là năm 919 - 920). Danay Pinan, một đại thần - thần thuộc của vua Cri Jaya Indravarman, có danh hiệu là “người mang trầu phục vụ vua”, là tên của người cung tiến cho ngôi đền ở ngay thành phố Amarendrapura “những cánh đồng, những con ngựa, những ông bà nô lệ, trâu bò,vv cũng giống như ngũ cốc, lúa, áo quần, tiền bạc, vàng, đồng và những báu vật khác”. Cụm di tích, phế tích Chàm càng góp phần củng cố cho giả thiết rằng khu vực này có lẽ là một vùng thuộc thành phố Amarendrapura vốn được ban cấp cho một hoàng thân như Danay Pinan 63. 61 Clive J. Christie (2000), Lịch sử Đông Nam Á hiện đại (Trần Văn Tửu d., Lưu Đoàn Huynh hiệu đính), H.: Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 155. 62 Toàn thư, 1967, tlđd, t. II, tr. 143. 63 Huber, Edouard (1911), “Études indochinoises: 4. La citadelle Chame et la stèle sanscrite de Lai - Trung", B.E.F.E.O, Tome XI (1911), No 1-2: 15-22, tr. 17 - 22. 70 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  22. Hành trình 10 n ăm tiếp cận Từ những cơ sở như vậy, có thể giả thiết rằng nơi đây từng là một trung tâm của cả một vùng lưu vực sông Bồ trước khi người Việt đến định cư. Giả thiết này càng được củng cố nếu xem xét vấn đề theo lý thuyết trao đổi ven sông, trao đổi xuôi ngược. Theo đó, mô hình Mandala chủ yếu dựa trên nền tảng của hệ thống trao đổi ven sông: Trung tâm chính trị, tôn giáo và thương mại được đặt cạnh nhau. Những trung tâm này dường như đã giúp xác định mô hình cho các tổ chức xã hội cũ ở miền Trung mà nhiều học giả đã áp dụng trên 10 năm qua. Tổ chức xã hội ven sông là một tổ chức bộ ba: Trung tâm tôn giáo (thường đặt ở vùng núi), trung tâm chính trị (ở đồng bằng phù sa) và thành phố cảng. Quan hệ giữa trung tâm tôn giáo và bến cảng là cầu nối giữa Mỹ Sơn và Hội An ở miền Trung 64. Hiện nay ở làng Lai Trung, Am Bà Ràng/Dàng tọa lạc trên một cồn cao, cây cối um tùm. Thoạt nhìn, họa tiết trang trí chim phụng giúp dễ nhận biết là nơi thờ nữ thần, như bao ngôi miếu thờ nữ thần tương tự trong vùng, ngoại trừ tấm bia Chàm đã được gắn kết vào một quần thể như là một dạng lăng mộ - miếu thờ. L. Cadière đã có chuyên khảo rất công phu ở nhiều làng xã Trị - Thiên, từ vấn đề địa danh học, quá trình định cư của các dòng họ khai canh tại những địa điểm gần các di tích Chàm, thuận lợi cho việc trồng lúa nướcv.v 65. Người Việt nhanh chóng tiếp cận rồi Việt hóa những địa danh, hiện tượng bằng các giai thoại, truyền thuyết mới, chỉ giữ lại chi tiết trọng tâm Bà, có khi dựng chồng lên trên, hoặc bên cạnh, một miếu đền mớiv.v Đó là hai miếu Bà Lồi ở Mỹ Xuyên, chùa Lồi ở Trạch Phổ, đình làng Phò Trạch ở sát bên một phế tích Chàm cùng những Miễu Lồi, mả Chàm, mả Mọi; Cồn Dàng ở Phù Nông, Cổ Tháp v.v Tất cả đã trở thành cứ liệu để có thể dễ dàng nhận thấy sự hiện diện đến mức phổ biến của những di tích, di vật có liên quan đến Dàng/Yan mà trong nhiều trường hợp, chính người dân trong vùng cũng không hiểu được ngữ nghĩa của nó; nhưng đó chính là Thần của người Chàm và các tộc người thiểu số - gắn liền với những đền tháp. Chữ Lồi lại được giải thích là trồi ra, nổi lên một cách không bình thường mà người Việt thường dùng để chỉ những pho tượng, hoặc những thành lũy vốn có. Sở dĩ có hiện tượng đó, suy cho cùng, là bởi: Người Annam chỉ có một ký ức mơ hồ rằng xứ sở của họ đang ở xưa kia đã từng có một dân tộc khác sinh sống. Phần nhiều họ 64 Li Tana (2006), “ A View from the Sea ”, tlđd, tr. 100. 65 Cadière, L. (1905), "Monuments et souvenirs chams ”, tlđd. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 71
  23. Nhận thức về miền Trung Việt Nam quên tên của dân tộc ấy, và họ gọi dân tộc ấy là người Mọi, người Man rợ, người Rừng 66. Trong nghiên cứu này cũng đề cập đến một trường hợp rất đáng lưu ý: Miễu Thần đá Phường Sơn (nay thuộc Triệu Sơn, Triệu Phong, Quảng Trị), thờ một bức tượng Chàm nhưng bị vỡ bàn tay phải. Dân gian truyền tụng rằng một người đánh cá trong làng khi buông lưới, gặp pho tượng nhưng không thể nhấc lên nổi bèn khấn xin thần phù hộ, sẽ thờ phụng thần chu đáo. Anh ta mang về nhà, xây một am nhỏ trong vườn để thờ cúng, nhờ đó, nhanh chóng phát đạt. Nhưng rồi sự việc lan truyền ra bên ngoài và dân làng xin được chính thức thờ tự Thần để cùng nhau được hưởng ân huệ. Rồi thì câu chuyện lại tiếp tục và đến lúc làng An Lưu cận cư ghen tị, liền trộm bức tượng về thờ nhưng đến đoạn ranh giới giữa hai làng, bỗng nhiên bức tượng kêu hô người Phường Sơn ra cứu. Người làng An Lưu liền vứt bức tượng vào một lùm cây rồi bỏ chạy, sau đó làng Phường Sơn lại mang về thờ. Tuy nhiên, Thần lại báo qua “cô đồng” rằng làng bên cũng có lòng thành nên từ nay, cũng cho phép họ nhưng chỉ được thờ vọng. Câu chuyện tương tự khi hỏi một người dân làng An Lưu, chỉ khác là đã có sự thay đổi sở hữu chủ đầu tiên. Từ đó, tác giả đưa ra giả thiết rằng những người Phường Sơn từ Bắc bộ di cư đến, ở gần người Mọi nhưng lại xa các khu vực canh tác thuận lợi vì họ đã cư trú từ trước và “khư khư dành riêng những địa điểm tốt nhất, và chắc chắn là những đám ruộng tốt nhất”. Dần dần về sau, đã diễn ra quá trình tranh chấp mà cộng đồng bản địa do yếm thế, chỉ còn được thờ vọng mà thôi 67. Ở phần sau, khi giới thiệu từng cơ sở thờ tự ghi đậm dấu ấn giao lưu văn hóa giữa người Việt và các cộng đồng bản địa tiền trú, chúng tôi sẽ tiếp tục dẫn chứng để minh họa thêm nhiều trường hợp khác, như Trống đá và lệ thành đinh ở làng Hưng Nhơn (Quảng Trị), Thai Dương Phu nhân, Kỳ Thạch Phu nhân (Thừa Thiên Huế) v.v Tất cả cho thấy cộng đồng làng xã Việt rất năng động, có thái độ ứng xử rất đặc thù, mềm dẻo và hiệu quả trước di sản văn hóa của cộng đồng bản địa tiền trú. Tuy nhiên, khía cạnh kế thừa từ góc độ kinh tế là rất khó nhận ra bởi khác với người Việt lúa nước, trong nền tảng kinh tế của người Chàm, yếu tố phi nông nghiệp, thông thương hướng ra biển là rất nổi bật. Chúng tôi đã từng đề cập đến một dạng thức làng Việt không có ruộng đất nông nghiệp, đặc biệt là trường hợp Phước Tích, cũng khai sinh từ một xứ Cồn Dương, từ năm 1471, bên bờ sông Ô Lâu (đối diện là làng Câu Nhi, nơi 66 Cadière, L. (1905), "Monuments et souvenirs chams ”, tlđd, tr. 95. 67 Cadière, L. (1905), "Monuments et souvenirs chams ”, tlđd. 72 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  24. Hành trình 10 n ăm tiếp cận có Thuỷ Thiên bản. Dù buổi đầu, đất rộng người thưa, nhưng bậc khai canh vẫn không chú trọng tới ruộng đất, chỉ chuyên nghề gốm đất nung, Độôc (Kẻ Độôc). Cũng có thể từ hành trang nghề gốm mang theo từ cố hương Cảm Quyết (Nghệ An) nhưng rõ ràng là đã có sự ảnh hưởng mang tính định hướng từ nghề gốm của người Chăm cộng cư, nếu so sánh với Cồn Sành ở Mỹ Xuyên liền kề. Lịch sử phát triển của làng ngày càng minh chứng cho quan điểm kinh tế phi nông nghiệp đó bởi Phước Tích là một làng giàu có, văn vật 68. Ở tầm vĩ mô, các chúa Nguyễn đã rất biện chứng trong việc kế thừa các di sản bản địa, để rồi Đàng Trong phát triển lớn mạnh chủ yếu là nhờ (1) phát triển ngoại thương, điển hình là cảng thị Hội Ai, thực chất là tái phục Đại Chiêm hải khẩu nổi danh từ đầu công nguyên, và (2) tôn trọng, tích hợp tín ngưỡng bản địa, như tục thờ nữ thần, vào Phật giáo để xác lập hệ tư tưởng cho vùng đất mới: Bà Trời Áo Đỏ - chùa Thiên Mụ năm 1601. Một ví dụ điển hình cho quá trình này, ở cả cấp độ làng xã cũng như triều đình phong kiến, là trường hợp điện Huệ Nam thờ nữ thần Thiên Y A Na ở Huế. Câu hỏi đặt ra là trong vùng ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, tại sao người Việt chỉ Việt hóa ở mức cao nhất hình tượng Bà Mẹ Xứ Sở? Có lẽ, suy cho cùng, cũng chính là ở điểm gặp gỡ gần gũi đối với người Việt lúa nước trong vai trò là vị thần bảo trợ cho mùa màng, cỏ cây, đem lại mưa thuận gió hòa , phù hợp với người nông dân trước Bà Mẹ Lúa. Trước khi người Việt đến, đã có một ngôi đền Y Na linh nghiệm ở xã Khuất Phố, linh nghiệm đối với cả người Việt mới đến. Tuy nhiên, về sau, không còn thấy danh xưng Khuất Phố mà thay vào đó là xã Hải Cát 69, nhưng vẫn rất linh nghiệm. Nhà Nguyễn đã từng bước thừa nhận ngôi đền Y Na một cách có hệ thống, nên hoàn toàn không tạo ra khoảng trống hay xung đột tâm linh trong đời sống cộng đồng. Từ chỗ nhìn nhận “thần là đàn bà”, ngôi đền đã mang thêm chức năng đảo vũ cho người Việt lúa nước. Bà Mẹ Xứ Sở (Chăm) có nét tương đồng với Bà Mẹ Lúa (Việt). Yếu tố Thần bản địa được tôn trọng một cách hợp lý nhất, đến lượt nó, tác động trở lại triều đình. Diễn trình này được hình thành, bổ sung dần từ một ngôi đền thờ thần, trở thành một ngôi điện thờ Mẫu mà không gặp phải một trở ngại nào. Đặc biệt với người Việt, ngôi đền Y Na là sự hội tụ đầy đủ nhất cả ba chức năng thờ tự: Thiên thần, Thủy thần và Sơn thần. 68 Trần Ðình Hằng (2006), “ The vitality of a village without farming land in central Vietnam: the pottery village of Phuoc Tich (Phong Hoa commune, Phong Dien District, Thua Thien Hue Province)”, tham luận tại hội thảo Going with the Past: Vietnamese Traditional Culture in Contemporary Sosiety, Center for Vietnamese Philosophy, Culture & Sosiety, Temple University (Philadenphia, P.A, USA), 6-7Octobre. 69 Phủ biên , tlđd, tr.79, 114. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 73
  25. Nhận thức về miền Trung Việt Nam Chúa Ngọc là đối tượng thờ cúng cao nhất ban đầu, như lời tâu của bộ Lễ, “Chúa Ngọc vốn là Thượng đẳng Chính thần, trước nay chưa được phong tặng, chiếu cấp một đạo sắc”, và thờ Thủy Long tôn thần (trước gọi là Thủy long Thánh phi) 70. Để đến thời Minh Mạng, mới có sự đổi gọi “đền Hàm Long” thành “Ngọc Trản sơn từ”, thờ đồng thời Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc và thần Thủy Long 71. Chính vì vậy đến giai đoạn cuối của triều Nguyễn, có thể nói vua Đồng Khánh là “vị vua đầu tiên công nhận tín ngưỡng dân gian của các ông đồng bà cốt Việt Nam” 72 bởi trước đó, vấn đề này bị đặt ngoài vòng pháp luật 73. Thời Minh Mạng, luật pháp nghiêm trị những kẻ Kinh nhờn thần minh, “cấm chỉ các bọn thầy cúng, đồng cốt và tà thuật” 74. Huệ Nam điện ra đời từ đó, với qui mô quốc gia ở hàng quốc lễ, thờ Mẫu Thiên Y A Na (3). Thánh Mẫu trong trường hợp này, được hợp thức một cách chính danh bởi đã hầu như mang đầy đủ tư cách của vị thần chủ Ngọc Trản sơn từ: Thiên thần (con gái Ngọc Hoàng), Sơn thần (dạy dân trồng lúa, dệt vải) và Thủy thần (vợ Thái tử Bắc Hải). Do vậy mà người dân làng Hải Cát vốn thờ Bổn thổ thành hoàng, sớm nhất cũng là sau thời Thành Thái, đã tích hợp và thay thế dần Mẫu Thiên Y A Na trở thành Thành hoàng 75. Có lẽ còn có nhiều trường hợp tương tự ở miền Trung cần được kiểm chứng bởi tài liệu văn bản cũng như thực địa. Như 70 Hội điển, tlđd, t. VIII, tr. 177. 71 QSQ triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, Huế: Nxb. Thuận Hóa, t. I, tr. 196. 72 Trần Văn Toàn (1969), “Le temple Huệ Nam à Huế: étude précédée d'une note sur la Sainte religion de l'Immortelle Céleste (Thiên Tiên Thánh Giáo) dans la région de Huế”, B.S.E.I: XLIV: N0 3 - 4: 243 - 262. 73 Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu (1994), Hoàng Việt luật lệ: Luật Gia Long (Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Văn Tài d.), H.: Nxb. VHTT. 74 Hội điển, tlđd, t. XI, tr. 374 - 378. 75 - Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Phước Bảo Đàn, Trần Đình Hằng (2006), Hải Cát: Đất và Người, Huế: Nxb. Thuận Hoá. - Trần Ðình Hằng (2007), "Sự tác động qua lại giữa làng xã và nhà nước: nghiên cứu trường hợp Hải Cát" (Hương Thọ, Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), trong Viện NCVH (2007), Thông báo Văn hoá Dân gian, 2006, H.: Nxb. KHXH: 93-103. - Trần Ðình Hằng (2008), “Từ Cô Gái Áo Xanh ở Ái Tử (Quảng Trị) đến Bà Trời Áo Đỏ ở Thiên Mụ (Huế): Sinh lộ tư tưởng của vùng đất mới Nam hà”, trong UBND tỉnh Thanh Hoá- Hội KHLS Việt Nam (2008), Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, H.: Nxb. Thế giới: 524-532 (Kỷ yếu HTKH, Thanh Hoá, 18- 19/10). 74 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  26. Hành trình 10 n ăm tiếp cận trường hợp thành hoàng làng Đắc Nhơn (Ninh Thuận) là Lạc Viên Dương Thần (Lác Phan Dương Thần - văn tế): vua Po Klông Girai 76. Trong quá trình giao lưu, người Việt nhanh chóng tiếp quản vùn g ruộng đồng màu mỡ ven sông mà cư dân bản địa dần bỏ lại. Với tập thể cộng đồng khai canh của người Việt như vậy, đây là một nguyên nhân quan trọng trong việc lý giải nguồn gốc của vấn đề ruộng đất công. Một quan điểm rất mới cần được chú ý: Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là quá trình kế thừa vùng đất mới ở miền Trung cũng đồng thời diễn ra sự tiếp thu những diện tích ruộng đồng đã được khai phá hoàn chỉnh của lớp người tiền trú vốn đã có một truyền thống ruộng nước không thua kém trình độ khu vực. Chính vì thế, giá trị công lao khai phá hay sở hữu các dạng ruộng này chỉ có thể giải quyết trên phương thức chiếm hữu cộng đồng, hay nói cách khác, triều đình phong kiến thể hiện quyền sở hữu nó một cách hợp lý mà không gặp sự phản ứng nào về phía người nông dân ở làng xã 77. Các nguồn công điền đó, về sau, thêm nhiều nguyên nhân, như sự chi phối cận kề của triều đình trung ương, bước trung chuyển tái di cư vào Nam , càng thêm chặt chẽ. Trong diễn trình ấy, vấn đề sở hữu ruộng đất trở nên then chốt trong việc định hình sắc thái vùng miền bởi đó là điều kiện, đối tượng sản xuất tối quan trọng của người nông dân. Trong đời sống cộng đồng, dần hình thành nên nhiều định chế xoay quanh nó, bao gồm cả việc thừa kế, hôn nhân trong phạm vi gia đình, đến phương thức phân phối, quản lý của cộng đồng: “Đối với nông dân, mối quan hệ nối liền các thế hệ là rất quan trọng trong việc củng cố và kế thừa đất đai ”. Trong cuốn sách nói về cộng đồng đóng của nông dân, Wolf đã thảo luận về loại hình cộng đồng, mà do những hoàn cảnh lịch sử, duy trì quyền hạn pháp lý về đất đai, hạn chế những thành viên, duy trì hệ thống tôn giáo của chính nó, củng cố cơ chế bảo đảm việc phân phát lại và phá hoại của cải dư thừa, tán thành sự ngăn chặn thực phẩm và tư tưởng bên ngoài cộng đồng 78. Từ tính chất đặc biệt quan trọng của vấn đề ruộng đất, học giả Nguyễn Từ Chi đã khái quát chất ba miền, là: 76 Đình Hy (2007), “Thần hoàng đình làng Đắc Nhơn - Ninh Thuận”, T/c Xưa & Nay, số 286 (tháng 6), tr. 36. 77 Nguyễn Hữu Thông (2003), "Mấy nét đặc trưng của làng xã miền Trung", T/c Nghiên cứu lịch sử, số 2/2003, tr.25. 78 May N.Diaz and Jack M.Potter (1967), “The Social Life of Peasants”, tlđd. tr. 158, 163. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 75
  27. Nhận thức về miền Trung Việt Nam Miền Bắc: Tiểu nông tư hữu. Miền Trung: Tiểu nông công hữu. Miền Nam: Ðại điền chủ + tá điền 79. Có lẽ sẽ có nhiều tư liệu khác bổ sung cho bức tranh này, như trường hợp phát xuất cuộc cải cách điền địa ở Bình Định nửa đầu thế kỷ XIX , nhưng rõ ràng đây là kết quả của một sự khái quát rất cao mà chúng tôi xin được lấy làm căn cứ. Bình - Trị - Thiên là vùng đất đứng chân buổi đầu, rồi định đô của họ Nguyễn xứ Ðàng Trong. Những chính sách nội trị mang tính ưu đãi để phát triển đã mang lại nhiều sắc thái đặc trưng cho vùng đất này: tỷ lệ ruộng đất công cao nhất cả nước và cao nhất ở vùng kinh sư Thừa Thiên. Nếu như đầu thế kỷ XIX, công quan điền cả nước chỉ chiếm 17,08% 80 thì tỷ lệ đó ở Thừa Thiên là 64,29%, tư điền chỉ 35,71%; tỷ lệ công điền theo Địa bộ làng Vu Lai cũng lên đến gần 60%. Thậm chí một số làng xã không có tư điền, như ở An Gia, tổng Phù Lê, huyện Quảng Ðiền 81. Một nguyên nhân quan trọng trong việc tạo nguồn ruộng đất tư ở Bắc bộ là sau thời kỳ đầu của “kỷ nguyên hòa bình” (đầu thế kỷ XVI), thời kỳ suy tàn của thể chế chính trị quân chủ, nội chiến làm cho chính quyền trung ương bị chia rẽ. Sự sụp đổ quyền lực nhà nước xảy ra sau đó mở ra khuynh hướng ly tâm. Kết quả là nạn cường hào nhũng nhiễu, tập trung tư hữu ruộng đất, rồi chiếm công vi tư diễn ra phổ biến, rầm rộ cho tới thế kỷ XVIII 82. Tuy nhiên, chúng tôi không đồng tình với ý kiến của Brian Zottoli và Lawrence Crissman cho rằng tỷ lệ ruộng công càng cao ở những làng xã càng gần kinh đô Huế 83 bởi với chiều luận suy như vậy, tỷ lệ ruộng công chủ yếu sẽ bị chi phối bởi khả năng “tiếp quản” những khu ruộng đồng nằm dọc theo các lưu vực sông. Ruộng công ở làng Vu Lai chủ yếu nằm ở Lai Trung và ruộng tư thường là kết quả được ghi nhận từ công lao khai phá những vùng lùm lòi, hoang nhàn cát địa trong các giai đoạn muộn về sau, như ở Lai Thành và Phong Lai. 79 Dẫn trong Nguyễn Hữu Thông (2003), "Mấy nét đặc trưng ”, tlđd, tr.25. 80 Nguyễn Hữu Thông (2003), "Mấy nét đặc trưng ”, tlđd, tr.24. 81 Nguyễn Ðình Ðầu (1997), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Thừa Thiên, Tp.Hồ Chí Minh: Nxb. Tp.Hồ Chí Minh. 82 Nguyễn Thế Anh (2003), “Village versus State: The Evolution of State-Local Relations in Vietnam until 1945”, Southeast Asian Studies, Kyoto University, vol 42, no1: 101-123. 83 Brian Zottoli, Lawrence Crissman (2002), “Mô hình phân tích và giới thiệu dữ liệu Hán Nôm”, trong International Workshop on Historical GIS and Cultural Resource Management, Huế: Sở KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế, 7-8/1. 76 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  28. Hành trình 10 n ăm tiếp cận Xâu chuỗi nhiều vấn đề nổi bật trong quá trình định cư khai lập làn g xã của người Việt ở Thừa Thiên Huế, có thể nhận thấy đến đây, bản thân ngôi làng đã có sự thay đổi trong nội hàm khái niệm mà sau này chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ, bởi ý thức về một vùng đất từng có chủ trước đó trong đời sống văn hóa tín ngưỡng trong mối quan hệ với Thành hoàng, lễ tục cúng đất, cô đàn; vai trò nổi bật của các bậc khai canh và vấn đề gia tộc, sự chi phối của các yếu tố địa vực, sự mờ nhạt của các phường hội, quan hệ xã hội không quá gay gắt v.v 2. Sự vận động của mô hình phe giáp trong mối quan hệ làng - xã 2.1. Biểu hiện của mối quan hệ làng - xã qua các hình thái cấu trúc Khi tìm hiểu văn hoá làng Việt miền Trung, chúng tôi thực sự bị hấp dẫn bởi các hình thái, cơ cấu tổ chức làng xã mà suy cho cùng, đó chính là không gian quy định, thể hiện sắc thái văn hoá làng xã và gắn liền mật thiết với nó là ý thức cộng đồng trong mỗi thành viên. Các hình thái làng xã vốn rất đa dạng đến mức phức tạp, rối rắm nếu không đi sâu tìm hiểu và từng bước hệ thống hoá nó. Có lẽ do vậy, nhiều người dễ dãi khi sử dụng, hoặc giải thích các khái niệm làng, xã, thôn, phường, ấp, phe, giáp, xóm v.v Trục vấn đề ở đây là xác định mối quan hệ giữa làng và xã, mà như lâu nay vẫn thường dùng khái niệm kép làng xã. Diễn trình lịch sử cho thấy rằng LÀNG luôn có trước, gắn liền với quá trình canh khẩn của tiền nhân. Còn XÃ chỉ là kết quả của quá trình hành chính hoá một đơn vị cơ sở từ các làng. Việc phân định xã và quá trình lập làng hoàn toàn không đồng nhất với nhau. Làng xã miền Bắc cũng vậy nhưng đã trải qua từ lâu đời, còn ở miền Trung, do sinh sau đẻ muộn nên lưu ảnh vẫn còn rõ nét. Nhà nước phong kiến quản lý làng xã tập trung trên ba lĩnh vực: địa bộ, đinh bộ, thuế bộ, từ đó phân định các cấp độ của đơn vị hành chính cơ sở: Đại xã, Trung xã và Tiểu xã. Từ khung quy chuẩn đó, xã hình thành trên cơ sở sắp xếp lại trật tự các làng trong cùng mối quan hệ hành chính theo ba khả năng: (1) Nhiều làng thành một xã, (2) Một làng thành một xã và (3) Một làng có nhiều xã. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy gắn liền với ý thức và khát vọng làng xã độc lập, xu hướng mỗi làng thành một xã hay các bộ phận nội thuộc của làng trở thành xã ngày càng phổ biến, mà ở làng xã vùng Huế, thể hiện qua các bước “biệt”: đinh - điền - tế tự. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 77
  29. Nhận thức về miền Trung Việt Nam Dạng thứ nhất là “nhất xã nhị/tam thôn”, hay kết cấu “hai/ba chạ” như ở Ðục Khê, Yến Vĩ và Hội Xá (Hương Sơn, Mỹ Ðức, Hà Tây) trong một khảo sát của Từ Chi năm 1974 - 1975 84. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy ở Thừa Thiên Huế, mô hình này rất hiếm hoi, và thường là muộn về sau này, như trường hợp Vân Trạch Hòa đã đề cập ở trên, hay Tân Xuân Lai (ấp Tân Thành của Lai Thành + Xuân Tùy + phe nhì Lai Trung). Sở dĩ có hiện tượng này, theo chúng tôi, xuất phát từ bối cảnh lịch sử vùng đất mới, cơ chế thu thuế “Khách hộ” tạo điều kiện cho những làng nhỏ trở thành tiểu xã, tức là các đơn vị thôn, phường, ấp, giáp. Hơn nữa, trên một vùng “đất rộng người thưa”, quá trình canh phá của các làng hầu như chỉ mở rộng đồng thời với sự lớn mạnh của làng về mặt diện tích đất đai, đinh số. Cho nên làng xã còn thống thuộc nhiều đơn vị mà nó có được từ thành quả khai mở đó và ở đây, lại thuộc về dạng thức (3) - một làng có nhiều xã. Một làng thành xã là khá phổ biến, như trường hợp Hoài Lai, về sau đổi thành Vu Lai mà chúng tôi khảo sát, thuộc loại “nhất xã nhất thôn”, có thể là một đại xã, hay tiểu xã, tuỳ bối cảnh, đặc điểm lịch sử, kinh tế, xã hội cụ thể của mỗi làng xã. Chính thức thì hàng xã, dù ở cấp độ nào, đều phải có cơ cấu tổ chức, thiết chế chính trị tương ứng, với đầy đủ ấn triện, các loại sổ bộ, cơ cấu nhân sự vận hành. Có nhiều làng do hình thành muộn nên không đủ điều kiện hình thành hàng xã một cách chính thức thì họ Nguyễn cũng công nhận là xã nhưng dưới tên gọi là phường, trong tương quan thôn, phường, giáp, ấp. Dạng thức thứ ba là rất phổ biến, đặc biệt là sự phát triển của cộng đồng làng xã thời kỳ về sau, như từ thời chúa, rồi vua Nguyễn. Nếu như ở Quảng Bình, Quảng Trị, nhiều làng xã được hình thành bởi những nhóm người đồng tộc, định danh thành cấu trúc TỘC + XÁ, thì đến Thừa Thiên, yếu tố đó nhạt dần mà phổ biến “thập nhị tôn phái” hoặc “thất tộc” 85. Dù rằng trong nhiều trường hợp, điều này không chỉ thuần túy hoặc dừng lại ở số lượng 7 hoặc 12 họ mà đặc biệt, đã trở thành một danh hiệu tôn xưng, cũng thể hiện sự đủ đầy, sum vầy đông đúc, rõ nét nhất, trước tiên, là trong các văn cúng. Ban đầu, các cộng đồng làng định cư sớm trên những vùng đất có ưu thế nông nghiệp, về sau trở nên “đất hẹp người đông” nên muốn mở mang phát triển, phải khai phá thêm ở những vùng gò đồi, đầm lầy, cồn cát xa, hình thành nên những vệ tinh mới, định danh bởi cộng đồng gốc cộng thêm các yếu tố không gian: Thượng - Trung - Hạ - Chánh, Ðông - Tây - Nam - Bắc hoặc Giáp - Phường - Bãi - Cồn. Đây chính là mô hình để hình 84 Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, H.: Nxb. VHTT&T/c VHNT. 85 Gourou, P., (2003), Người nông dân , tlđd. 78 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  30. Hành trình 10 n ăm tiếp cận thành nên các Lai Thượng, Lai Trung, Lai Hạ của Vu Lai để rồi về sau, lại tiếp tục biệt thành ba xã. Tương tự là nhiều làng thuộc lưu vực sông Bồ mở rộng canh phá ra vùng cát trắng ven bờ phá Tam Giang, như Bác Vọng ở các vùng Hà Ðồ, Hà Lạc; Bao La mở thêm Bao La Thuỷ Lập phường; Sơn Tùng có phường Mỹ Thạnh v.v Có thể minh họa thêm các làng/xã Dã Lê Thượng - Chánh; Dương Xuân Thượng - Hạ; Liễu Cốc Thượng - Hạ; Bác Vọng Ðông - Tây; Triều Sơn Ðông - Nam - Trung - Tây; La Khê bao gồm La Khê (gốc) - Trẹm - Bãi - Bàu; Lang Xá thì có Lang Xá Cồn - Bàu, Sư Lỗ Đông - Tây v.v Vấn đề đặt ra là không gian làng Việt ở đây rộng mở, phong phú và đa dạng về loại hình. Nhờ vậy, nhà Nguyễn linh động vận dụng để khẳng định, trở thành cấp hành chính cơ sở. Ý thức cộng đồng luôn gắn chặt không gian làng, nuôi dưỡng văn hoá làng. Gắn liền với các hình thái quy mô, cấp độ xã cũng là ý thức, thân phận của cộng đồng trong tương quan với các làng xã cận cư. Nắm được bức tranh phong phú và đa dạng, xuất phát từ trục phân định là mối quan hệ làng - xã, mới có thể tìm hiểu không gian biểu hiện và văn hoá làng xã nơi đây. 2.2. Các cấp độ xã và những hình thái tương đương Trong hệ thống hành chính, nhà nước chỉ quản lý đến cấp xã và một số loại hình tương đương (thôn, phường, ấp, giáp). Thời chúa Nguyễn, nhà nước phân định ba cấp độ Đại - Trung - Tiểu xã, nhưng trong tiêu chí, các nguồn tài liệu lại cho thấy những hạn mức về đinh số khác nhau và không thấy tiêu chí ruộng đất. Thể thức duyệt tuyển năm Ðinh Hợi [1707] quy định số tướng thần xã trưởng: (1) Xã có từ hơn 400 đinh đến 900 đinh, có 18 tướng thần xã trưởng; (2) Xã có từ hơn 200 đinh đến 400 đinh: có 8 tướng thần xã trưởng; (3) Xã có từ hơn 71 đinh đến 199 đinh: có 2 tướng thần xã trưởng; (4) Xã có từ 70 đinh trở xuống: có 2 tướng thần xã trưởng; Theo nguyên tắc đó, nhà nước qui định lần lượt ba cấp độ Đại xã (từ hơn 100 đinh đến 999 đinh), Trung xã (từ 70 đinh trở xuống) và Tiểu xã (có dưới 30 đinh) 86. Một tài liệu khác lại cho biết sự phân định ba cấp độ đó, tương tự lần lượt là (1) trên 100 đinh, (2) trên 50 đinh và (3) dưới 50 đinh” 87. Còn ở Đàng 86 Thực lục tiền biên, tlđd, tr.164 - 166. 87 Phủ biên , tlđd, tr.183. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 79
  31. Nhận thức về miền Trung Việt Nam Ngoài, vấn đề này được thấy trong lệ định tiền đình môn năm Bảo Thái V (1724): (1) trên 200 đinh, (2) từ 100-200 đinh và (3) dưới 100 đinh 88. Những hình thái tương đương cấp xã là phường, thôn, giáp, ấp và liên quan trực tiếp ở đây là vấn đề rất quan trọng: khái niệm khách hộ và sự hình thành các cộng đồng mới tách ra từ làng gốc. Khách hộ ở miền Trung không chỉ là dân ngụ cư mà còn là những cộng đồng do thiếu điều kiện đảm bảo về diện tích đất đai, đinh số - mà chủ yếu là do thiếu khẩu phần ruộng đất quân cấp. Các đơn vị phường, ấp, thôn giáp cùng một số ít các xã được quy định do phủ chúa trực tiếp quản lý và nó chỉ xuất hiện ở Thuận Hóa, nhiều nhất ở Thừa Thiên. Như trong Tờ thị năm 1688 của Phủ Chúa gửi cho phường Mỹ Toàn (sau thành ấp Mỹ Toàn, rồi làng Mỹ Lợi) thì dân phường được miễn mọi thuế má, tạp dịch nhờ công lao Trung nghĩa quân của các vị khai canh khai khẩn, nhưng phải chịu sai dịch cho Phủ Chúa, hằng năm nộp thuế sản vật bằng củ mài (Thự dự, còn gọi Hoài sơn) 89. Trong cơ cấu tổ chức làng xã cổ truyền, có khi thôn và giáp cũng là đơn vị tương đương làng xã, bởi dưới làng, chỉ là những đơn vị phe giáp, xóm. Hoặc có nơi cũng gọi là ấp, như trường hợp làng Phù Bài có hai giáp Ðông, Tây, thống thuộc 10 ấp; tương tự là 6 ấp của làng Xuân Hòa. Ðặc biệt làng An Cựu, từ hai giáp Ðông, Tây, được chia cắt theo trục không gian, mỗi giáp có 5 xóm - về sau thường đồng nhất tên gọi thôn, lần lượt theo chữ, từ Nhất đến Ngũ: Nhất Ðông, Nhị Ðông, Tam Ðông, Tứ Ðông, Ngũ Ðông; và Nhất Tây, Nhị Tây, Tam Tây, Tứ Tây, Ngũ Tây. Chúng tôi nhận thấy có hai quy mô cơ bản của phe giáp: (1) có vị trí độc lập ngang với làng (về mặt hành chính) và (2) ở vị trí trung gian dưới làng, trên xóm 90. Giáp là một đơn vị hành chính cơ sở ở Thừa Thiên đã xuất hiện thời chúa Nguyễn, trong tương quan bình đẳng thôn, phường, giáp, ấp. Xứ Thuận Hóa có 2 phủ, 8 huyện, 1 châu, 882 thôn phường giáp; trong đó tổng Phú Xuân (Hương Trà) có 3 xã và giáp Vạn Xuân; tổng An Lưu (Ðăng Xương) có 22 88 Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, H.: Nxb.KHXH, tr. 234. 89 Lê Văn Thuyên, Lê Nguyễn Lưu (1999), Ðịa chí văn hoá làng Mỹ Lợi, Huế: Nxb. Thuận Hoá. 90 Trần Đình Hằng (2002), “Tìm hiểu mô hình và quan hệ phe giáp trong cơ cấu tổ chức làng xã ở Thừa Thiên Huế”, trong Thông tin Khoa học, Huế: Phân Viện Nghiên cứu VHNT tại Tp. Huế, số tháng 9: 45 - 64. In lại trong Phân Viện Nghiên cứu VHTT tại Huế [Viện VHTT - Bộ VHTT] (2004), Tiếp cận văn hóa Nghệ thuật miền Trung, Huế: Phân viện Nghiên cứu VHTT tại Huế Xb: II: 446 - 463. 80 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  32. Hành trình 10 n ăm tiếp cận xã, 2 phường và 2 giáp Ngô Xá Ðông, Ngô Xá Tây; tổng An Ðôn (Ðăng Xương) có 22 xã, 8 phường và 5 giáp 91. 2.3. Những hình thái nội thuộc làng xã Những hình thái nội thuộc làng xã ở đây bao gồm giáp, thôn (dạng thức 2) và xóm ấp. Làng Việt Bắc bộ, suốt chặng đường dài lịch sử, đã đạt đến sự ổn định một cách chặt chẽ nhất. Trong một khung cảnh đất hẹp người đông, mâu thuẩn nảy sinh là điều không tránh khỏi và tất cả mọi tổ chức ở bên dưới, bên trong làng xã như tác giả Trần Từ đã phân tích, chính là những phương thức biểu hiện cho nhu cầu dung hòa các mối quan hệ xã hội, vẫn được đặt ra ngày càng cấp thiết. Ở đó, Giáp là tổ chức bên trên, xuyên suốt mọi tổ chức, mọi tính chất khác (xã hội, nghề nghiệp ), trên cơ sở lớp tuổi - nguyên tắc trọng lão. Ðiểm đặc biệt là trong dòng Nam tiến, giáp cũng được người Việt mang theo và lại trở thành một đơn vị địa vực, hiện tượng này là “hóa thạch trên biên” để giải thích cho tính chất địa vực buổi đầu của nó. Còn phe, lại là một tổ chức cấu thành từ sở thích chung của một nhóm người, nhằm chỉ một nhóm người tập hợp nhau lại một cách không chính thức quanh một ý kiến, một quyền lợi, và đối kháng về ý kiến, quyền lợi với các nhóm khác 92. Ban đầu, chúng tôi nhận thấy ở làng xã, người ta quen sử dụng từ ghép phe giáp trong ngôn ngữ nói. Tuy nhiên, khi tiếp cận với các tài liệu văn bản hành chính hay văn tế thì danh xưng này được ghi chép hoặc Giáp, hoặc Thôn. Tương tự khái niệm làng, ở đây không có chữ Phe mà là Thôn. Ba thôn Đông, Trung, Tây ở Phong Lai theo ghi nhận trong Khoán ước, lại được dân gian quen gọi Phe. Chúng tôi sẽ cố gắng lý giải sự khác biệt trong việc sử dụng danh xưng này. Ở Thừa Thiên Huế, cho tới nay, chúng tôi vẫn chưa tiếp cận được với một tổ chức giáp nào theo lớp tuổi như phân tích của học giả Trần Từ 93, mà chỉ là một đơn vị địa vực. Như phần đầu đã đề cập, từ những mô hình tổ chức vốn tồn tại trên nền tảng khác nhau ở đất Bắc, đến đây, vẫn lưu danh nhưng nội hàm khái niệm đã thay đổi hẳn về chất. Phe giáp ở đây là một thí dụ, ở cả hai cấp độ. Tư liệu điền dã cho thấy thực tế phong phú, sinh động tại các làng quê, là hiện tượng phe giáp tồn tại trong vai trò tổ chức trung 91 Phủ biên , tlđd, tr. 78, 81, 83, 85. 92 Nguyễn Từ Chi (1996), “Cơ cấu tổ chức ”, tlđd. 93 - Nguyễn Từ Chi (1996), “Cơ cấu tổ chức ”, tlđd. - Vũ Duy Mền [Ch.b] (2001), Hương ước , tlđd. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 81
  33. Nhận thức về miền Trung Việt Nam gian giữa làng và xóm. Ở đây, có thể thấy một phe giáp, thường bao gồm nhiều xóm và cũng có nơi, chỉ đồng nghĩa một xóm như về sau dân gian thường gọi. LÀNG GIÁP GIÁP GIÁP GIÁP XÓM A XÓM B XÓM C XÓM D Các yếu tố phân định phe giáp thường gặp, cũng như ở miền Bắc, là trục không gian chuẩn, căn cứ vào vị trí địa lý của làng - thường là trung tâm của đình làng, hay của đường cái quan, của dòng sông: Thượng, Trung, Hạ Đặc biệt là ở đây, phe giáp, thôn vẫn có đình, như các đình phe ở Phong Lai. Nam Phổ ngoài hai đình làng (đình cũ và đình mới), mỗi giáp trong Ngũ Giáp (Tây, Thượng, Nam, Trung, Ðông) đều có đình - tương tự như đình làng, cả trong quy mô, hình thức lẫn tính năng, nhưng chỉ với cấp độ thấp hơn như trên đã phân tích mà thôi. Trong ký ức của các bậc cao niên hiện nay, đình phe giáp chỉ còn tồn tại trong vai trò một cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng phe giáp, đảm trách các nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cho đời sống tinh thần của cư dân, mà chủ yếu là nơi thực hành các nghi lễ cúng tế Xuân Thu nhị kỳ, cúng cô hồn. Tuy nhiên, xét trên diễn trình lịch sử, trong cấu trúc đặc thù của nó thì đình phe giáp ở đây, chắc chắn cũng đảm đương chức năng “việc phe giáp”, “họp phe giáp”, bởi nó được định hình trên quy mô địa vực. Nhưng liên quan đến vấn đề này, hiện chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, kể cả trong điền dã, nhằm kiếm tìm cứ liệu để làm rõ hơn chức năng và cơ chế vận hành, khi mà hầu hết các đình phe giáp đều không còn. Thông thường thì cơ cấu nhân sự trong phe giáp mà chúng tôi bắt gặp trên thực tế điền dã bao gồm Giáp thủ (Giáp trưởng hay Trùm phe); một thư ký (Chuyên hành) và một Đầu xâu (lo sắm sửa vật phẩm cúng tế, giúp việc chung). Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, ở phe giáp chỉ có một hoặc 82 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  34. Hành trình 10 n ăm tiếp cận hai người. Như vậy, có thể nói tóm lại rằng cả hai chức danh sau đó đều chỉ là người giúp việc cho Giáp thủ/Trùm phe, một người “có chữ” và một người chuyên cần, biết quán xuyến công việc. Nếu như ở miền Bắc, chức danh Trưởng giáp là nghĩa vụ mà mọi thành viên nam đều có thể thay nhau đảm trách, gánh vác theo đúng quy trình lớp tuổi, thì ở Thừa Thiên, nó lại được cấu thành bởi nguyên tắc “trọng lão” và uy tín từ tài, đức. Từ đó, tất nhiên, lại phải có chuyện bầu bán, bởi ngoài những nghĩa vụ nặng nề, chức danh này sẽ được hưởng nhiều quyền lợi tinh thần rất to lớn mà ở chốn làng quê, được coi như là một đặc ân, là niềm hạnh phúc (danh xưng trọng vọng “ông trùm”, “ông thủ”). Ở nhiều nơi như Ngũ giáp Nam Phổ, chức danh này thường do các chức sắc, hoặc Tộc biểu kiêm nhiệm. Từ thời chúa Nguyễn, rồi vua Nguyễn, giáp trong vai trò là một đơn vị hành chính tương đương xã bởi chính nó chưa hội đủ các điều kiện về đinh bộ, địa bộ để thiết lập hàng xã theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước đương thời. Các loại hình giáp như vậy, về sau, hoặc (1) mở mang phát triển lên để trở thành một làng xã độc lập, hoặc (2) co lại về để thành một bộ phận của làng gốc, có thể là thôn như sau này dân gian vẫn thường gọi. Nhiệm vụ chính của phe giáp là tổ chức những sinh hoạt lễ nghi trong đời sống tinh thần của (1) phe giáp và (2) lần lượt gánh vác việc làng. Hoạt động nghi lễ nội bộ phe giáp được tổ chức thường niên, tựu trung vào tế lễ Xuân Thu nhị kỳ và cúng cô hồn. Ngoài ra, các phe giáp, dưới sự điều hành của làng, sẽ phân công nhau lần lượt đảm trách một số lễ nghi, hoặc toàn bộ các cuộc tế lễ thường niên của làng. Tức là các phe giáp phải chuẩn bị toàn bộ phần nội dung cho làng trong nghi lễ cúng tế được phân công. Ngày trước, ba phe của làng Phong Lai cùng nhau đảm trách việc làng theo một sự phân công cụ thể cho từng cuộc lễ. Còn mỗi giáp ở Ngũ giáp Nam Phổ lần lượt đảm trách một trong những nghi lễ cúng tế của làng, như năm nay Phổ Nam lo Xuân tế thì sang năm đến Thu tế, và cứ thế tiếp tục. Thủy Phù cũng là một trường hợp tương tự. 2.4. Sự vận động của mô hình Phe Giáp Về cơ bản, giáp là một đơn vị địa vực, dưới làng, trên xóm; hội đủ điều kiện thì được phê chuẩn trở thành hàng xã, có ấn triện, sổ bộ đinh điền thuế khóa độc lập. Quá trình này diễn ra từ thời chúa Nguyễn cho đến cuối thời Nguyễn. Hoài Lai có trong danh mục xã thôn xứ Thuận Hoá từ giữa thế kỷ XVI, sau đó đổi tên thành Vu Lai dưới thời chúa Nguyễn nhưng đến nay, chúng tôi vẫn chưa có cơ sở tư liệu để lý giải nguồn gốc và thời điểm cụ thể. Qua quá trình phát triển, làng được cấu thành trên cơ sở ba giáp: Lai Trung, Lai Thượng, Lai Hạ và phường Trúc đăng Hà Bạc. Sau đó, Lai Thượng biệt thành Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 83
  35. Nhận thức về miền Trung Việt Nam Vu Lai Thượng xã rồi lại tiếp tục đổi ra Lai Thành (năm Thiệu Trị I - 1847). Hai giáp còn lại vẫn thuộc xã Vu Lai (tổng Phù Lê, Quảng Ðiền) 94. Quá trình này diễn ra chậm hơn đối với hai giáp Lai Hạ và Lai Trung. Các vị thuỷ tổ, khai canh trong làng đã đến canh phá vùng đất Lai Hạ. Đặc biệt là ngài Câu kê Lê Ðình Nhiêu, ngài Nguyễn Phúc Làng khai canh Tam Giang, thành phường Trúc đăng Hà Bạc (phường nò sáo tre thủy diện). Thời Minh Mạng, diễn ra quá trình biệt đinh, Lai Hạ thành Phong Lai xã và Lai Trung vẫn là một giáp; Trúc đăng Hà Bạc, từ phường đổi thành ấp, biệt đinh trở thành một đơn vị độc lập dưới thời Thiệu Trị, rồi thành xã Lai Hà 95. Về sau, Lai Trung lại xin biệt điền, đến năm Khải Ðịnh II (1918) mới giải quyết xong 96. Từ đây, cơ cấu tổ chức bên dưới của Lai Trung và Phong Lai có sự biến đổi, do trước đó nó là một Giáp nên sau này, người ta không lặp lại và chúng tôi gặp khái niệm phe/thôn: mỗi phe/thôn lại bao gồm các xóm. Có thể minh họa thêm trường hợp làng Phò Trạch (Phong Bình, Phong Ðiền), với thiết chế Trung - Đông - Tây - Triều, Tả - Hữu, Nhị phường, tức là Tứ giáp nội thuộc (Trung Thạnh, Ðông Mỹ, Tây Phú, Triều Quý), cùng một số đơn vị Ngoại thuộc: Trạch Tả, Trạch Hữu, phường Hoả Chăm, phường Ðức Tích. Còn mô hình làng Mỹ Xuyên truyền thống bao gồm các đơn vị thôn Mỹ Cang; phe giáp Nam, Thượng, Ðông, Trung; các phường Mè, Lái (Đông, Tây), Cư và độông Hầm. Các yếu tố ngoại thuộc đó cũng có thể được xem như là đơn vị chưa hội đủ điều kiện để chính thức đứng lên hàng xã, trong đó có mô hình phe giáp. Có thể tóm tắt sự vận động linh hoạt của các hình thái trong mối quan hệ làng - xã ở đây như sau: (1) Nhà nước chỉ quản lý thông qua đơn vị hành chính cơ sở là xã. Do có nhiều loại xã nên khái niệm làng và xã 94 - Phủ biên , tlđd. - Trần Ðại Vinh [Ch.b] (1992), Vu Lai - Lai Trung chí lược, tập khảo cứu làng Lai Trung (Quảng Vinh, Quảng Ðiền, Thừa Thiên Huế). 95 Ðồng Khánh địa dư chí, tlđd. 96 Trần Ðại Vinh [Ch.b] (1992), Vu Lai , tlđd. - Trần Ðình Hằng (2004), “Cơ cấu tổ chức làng Việt ở bắc miền Trung qua khảo sát một số trường hợp ở Thừa Thiên Huế”, Huế: Ðề tài NCKH cấp Viện, Viện VHTT, Phân Viện miền Trung tại Huế. - Trần Ðình Hằng (2004), "Không gian văn hóa và mối quan hệ làng - xã qua khảo sát một số trường hợp ở miền Trung Việt Nam", trong Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ II, Tp. HCM: Trung tâm KHXH & NVQG - ÐHQG Hà Nội, 14 - 16/7/2004. 84 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  36. Hành trình 10 n ăm tiếp cận không hoàn toàn đồng nhất; (2) Quá trình khai phá đất đai của làng hình thành nên các cộng đồng mới. Khi đảm bảo đinh điền, làng có đơn xin, được nhà nước công nhận là đơn vị hành chính cấp cơ sở - hàng xã. Do vậy, một làng có thể có rất nhiều xã, thậm chí tên làng gốc không còn được mang chức năng xã, như xã hiệu Vu Lai về sau không còn, thay vào đó là Lai Trung, Lai Thành và Phong Lai; tương tự là Nam Phổ, Triều Sơn, nhường chỗ cho Ngũ giáp, Tứ giápv.v . Có thể lấy làm căn cứ để làm rõ hơn vấn đề từ một số văn bản dưới đây: (1) Ngày 22/3/Minh Mạng VI (1825), Lưu thủ dinh Quảng Nam Phạm Văn Tín tâu: Nay cứ theo các phường An Tây (Thăng Hoa) và phường An Nhơn (Ðiện Bàn) thuộc bản hạt trình rằng: Hiện nay hai phường ấy dân số dần đông đúc, ruộng đất mở mang thêm, không kém so với các xã láng giềng, thế mà tên phường vẫn còn chưa đổi Họ tha thiết xin cho đổi gọi phường An Tây thành xã Văn An, phường An Nhơn thành xã An Nhơn Chúng thần trộm nghĩ, họ xin như vậy là rất hợp, vậy kính tâu chờ chỉ - Phụng chỉ: Chuẩn y. (2) Ngày 28/8/Minh Mạng VII (1826), Dinh trực lệ Quảng Bình (Hồ Văn Trương, Trần Thiên Tải, Ðặng Ðức Thiêm) tâu: “Xin lập sổ đinh, điền riêng cho dân trong hạt. Duyên do, ngày tháng 5 , lý trưởng Hoàng Văn Thiện ở giáp Nam, xã Thuỷ Liên Trung thưa: Trong địa phận của xã ấy có hai xã Thuỷ Liên Thượng và Thuỷ Liên Hạ nằm kẹp ở giữa. Trước nay xã này chia thành hai giáp Ðông, Nam, trải nhiều thời đại, tuy lập chung sổ đinh điền nhưng từ đình chùa đến đinh điền đều riêng biệt. Chúng thần trộm nghĩ có thể đồng ý cho hai giáp của xã ấy căn cứ vào phần đất đang ở và thổ địa, đinh điền của họ mà lập các sổ đinh, sổ điền riêng. Phụng chỉ: Biết cho. Truyền Hồ Văn Trương sức hỏi lại giáp Ðông xã Thuỷ Liên Trung và giáp Nam của xã này xem xin lập sổ sách riêng thì họ có đồng ý không, sự thực thế nào tâu lên, đợi chỉ thi hành. Và tháng rưỡi sau (12/10), Dinh thần Quảng Bình lại có lời tâu kết quả: Nay giáp Nam xin lập sổ đinh điền riêng, giáp Ðông cũng bằng lòng. Vậy xin tâu lên Phụng chỉ: Chuẩn y lời thỉnh cầu, Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 85
  37. Nhận thức về miền Trung Việt Nam cho chiếu theo số nhân đinh và điền thổ mà lập sổ sách riêng, bắt đầu từ năm Minh Mạng thứ VIII 97. Cũng xin nói thêm, Thuỷ Liên vốn là một làng/xã, về sau Ngũ giáp trở thành ba xã Thuỷ Liên Thượng - Trung và Hạ 98; còn lại hai giáp Nam, Ðông thì đến thời Minh Mạng mới biệt như trên. Từ đây, có thể đưa ra một số giả định công tác về nguồn gốc phe giáp. Từ thực tế vô cùng khó khăn về tư liệu, thiết nghĩ nên bắt đầu giải quyết vấn đề từ bối cảnh làng xã buổi đầu trên vùng đất mới Ðàng Trong, từ cái nôi đất Bắc, mà Thừa Thiên là một vùng đất đứng chân, bàn đạp chiến lược cho quá trình Nam tiến. Có thể nói, yếu tố địa vực đã trở thành một vấn đề chính xuyên suốt quá trình hình thành cũng như quyết định tính chất làng xã. Quá trình phát triển của một cộng đồng làng, ít nhất và trước tiên là về mặt cương vực, sẽ đặt ra một vấn đề rất khó giải quyết là việc quy thuộc làng gốc dưới hình thức, với tính chất và mức độ nào. Con người ta rất khó tách bạch trong đời sống tâm linh tinh thần, trong việc chia tách chuyện cúng tế, từ gia tộc cho đến làng xã cũng vậy. Cho nên mọi hình thức đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của phong tục tập quán, thiết chế nghi lễ của làng gốc; còn về hình thức, có thể là khá muôn màu muôn vẻ, trong đó có phe giáp, cả ở cấp độ độc lập lẫn trực thuộc làng xã. Tương tự quá trình giao lưu tiếp biến, các yếu tố bên ngoài qua quá trình tiếp thu chọn lọc, có khi chỉ giữ lại hình thức nhưng đã thay đổi về chất. Lưu ảnh của phe giáp ở miền Bắc khi đến đây, trở lại là một đơn vị địa vực như ở Trung Hoa hoặc Việt Nam thời Khúc Hạo. Điều kiện địa hình phức tạp, các loại hình thiết chế cơ sở tương đương hoặc dưới làng xã cũng được vận dụng định hình rất phong phú, không như ở miền Bắc. Trở lại bối cảnh lịch sử ấy, đây cũng là một bước cải cách trong khát vọng xây dựng vùng đất mới Ðàng Trong, đối trọng với Bắc hà. Và trong quan hệ thông thương khá cởi mở thời chúa Nguyễn, cũng không loại trừ những bước “học hỏi kinh nghiệm” tổ chức làng xã từ Trung Hoa. Trong hiện tượng phe giáp, chúng tôi nhận thấy cũng xuất phát từ vấn đề địa vực và quá trình khai phá, hình thành làng xã gắn liền với những bậc khai canh không đồng tộc. Phe, theo cách hiểu dân gian, nôm na có nghĩa là phía bên ni, phía bên tê. Cũng cần lưu ý rằng trong ngôn ngữ nói, chúng tôi 97 Cục Lưu trữ nhà nước, Ðại học Huế, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hoá (1998), Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập II: năm Minh Mệnh 6 (1825) và 7 (1826), H.: Nxb. Văn hoá, tr.41-42, 811 - 812, 856 - 857. 98 Phủ biên , tlđd. tr. 83. 86 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  38. Hành trình 10 n ăm tiếp cận nhận thấy người dân quen sử dụng Phe, hoặc nói chung Phe Giáp và hiện tượng đó diễn ra hầu như khá phổ biến ở nhiều nơi, như ở các làng Thủy Lập, Lương Điền, Hương Cần v.v , dù rằng trong ngôn ngữ viết, lại chính là Thôn như phần trên đã đề cập. Bản thân từ một giáp của làng gốc, trở thành làng ngọn, thành đơn vị hành chính cơ sở thì đến lượt nó, lại dùng từ phe/thôn để chỉ các đơn vị nội thuộc. Phong Lai vốn là giáp Lai Hạ của làng Vu Lai nên đến lượt nó, các bộ phận nội thuộc được đổi gọi là phe (viết là thôn); tương tự là ba phe Nhất, Nhì, Ba, ở làng Lai Trung (giáp Lai Trung). Ngũ Phe (Thượng, Trung, Hạ, Tây, Ðông) ở làng Thủy Lập, vốn là Bao La thủy lập phường, bộ phận mới (phường) ở vùng sông nước (thủy lập), gốc Bao La nhưng về sau, với ý thức “biệt”, chỉ giữ lại yếu tố Thủy Lập, chuyển từ tính từ thành danh từ. Tương tự là Tứ Phe (Nhất, Nhì, Tam, Tứ) ở Văn Xá Ðông - trước là giáp Ðông của làng/xã Văn Xáv.v Cũng có khi, khái niệm làng gốc, bộ phận ngọn được tách ra từ đó còn được hiểu theo chiều lịch đại, trong mối quan hệ với cố hương tận vùng Thanh Nghệ, hay miền Bắc nói chung, như trường hợp các phe Trung, Đông, Tây, Kiền (Nam), Thượng, ở làng Hương Cần (Hương Toàn). Chúng tôi nhận thấy gắn liền với địa vực của các Phe là quá trình tụ cư khai phá của một số dòng họ, như ở làng Phong Lai: LÀNG PHONG LAI PHE TÂY PHE TRUNG PHE ĐÔNG (Nguy ễn, Phạm, Hoàng) (Văn, Trần, Lê) (Họ Hồ) Các xóm: Các xóm: Các xóm: - Tây Hoàng - Thuỷ Nịu - Đông Hồ - Gia Quảng - Trung Kiều - Đông Cao - Trằm Ngang - Nam Giảng Từ làng Hiền Lương/Hoa Lang (Phong Điền), ngoài hai phe Đông (ba xóm Siêu Quần, An Hội, Đồng Nhân), Tây (Võ Đình, Văn Quán, Phước Tự), các dòng họ tiếp tục mở rộng khai phá để hình thành nên phường Khánh Mỹ (dòng họ Trần Ngọc), Công Thành (Hoàng Ngọc), Đất Thắm (Hoàng Ngọc, Trần Văn, Hoàng Thanh), Hưng Long (Dương Phước), Triều Dương (Nguyễn Đức, Trương Công, Hoàng). Hơn thế nữa, cháu ba đời của vị Thủy tổ họ Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 87
  39. Nhận thức về miền Trung Việt Nam Hoàng là Hoàng Khắc trở thành Khai canh làng Kế Môn; Hoàng Hùng Khai canh làng Cao Bang 99. Chính vai trò nổi bật của các vị/dòng họ khai canh chi phối lịch sử hình thành và phát triển làng xã từ cộng đồng gốc cho đến những hình thái nội thuộc hoặc ngoại thuộc được mở rộngv.v đã làm nên nét văn hóa gia tộc đặc trưng, trong tương quan Kính nhi viễn chi đối với tín ngưỡng Thành hoàng bổn cảnh đầy tính phiếm xưng. Chính nhà Nguyễn đã biết nắm bắt và cổ súy cho vấn đề này trong việc thiết lập đơn vị hành chính hàng tổng, cũng hoàn toàn căn cứ vào quá trình cộng đồng khai khẩn lập làng của các dòng họ. Theo mô hình thiết chế xã thôn như hiện nay, phe giáp càng không có điều kiện tồn tại, tái hiện, để rồi lại tiếp tục bị lãng quên, đến một giai đoạn nào đó, sẽ không còn nhận diện được. Như vậy, từ cái nôi Bắc bộ, theo dòng người Việt di cư, làng xã ở vùng Huế nói riêng và Ðàng Trong nói chung, được xác lập và định hình với nhiều sắc thái mới để phù hợp với tình hình mới, cho dù có khi, những tên gọi vẫn được duy trì nhưng nội hàm khái niệm không còn nữa mà đã thay đổi về chất. Cấp độ thứ hai sau phe giáp/thôn là xóm ấp. Khái niệm ấp ở đây hoàn toàn không phải như cách hiểu ở Nam bộ, cũng không phải là đơn vị ấp được đổi từ phường ở các vùng nông thôn trước đây, mà cần được hiểu là xóm, ở những làng xã được thành lập sớm, như Phù Bài và Xuân Hòa, mà chúng tôi chưa đủ cơ sở lý giải. Cho dù là gọi xóm hay ấp, thì cơ cấu tổ chức, chức năng vận hành của nó vẫn tương tự nhau: là tổ chức địa vực cơ sở của làng, rồi đến phe giáp, có một ông trùm đứng đầu, hỗ trợ lý dịch về mặt hành chính cũng như lễ nghi có liên quan. Ðiểm đặc biệt cần nhấn mạnh trong chức năng của xóm ở đây là mỗi xóm đều có một ngôi miếu - miếu xóm, được xóm tổ chức cúng tế nhân đầu, cuối năm và trong những lễ nghi trọng đại của làng xã. 3. Dấu ấn của cuộc cải lương hương chính ở Trung kỳ Thông thường thì như ở làng xã miền Bắc, người ta rất dễ phân định giữa các tổ chức hành chính và tổ chức tự quản trong đời sống làng xã, cả về mô hình lẫn chức năng vận hành. Làng xã vốn có quá trình phát triển lâu đời, đất chật người đông, buộc người nông dân phải thường xuyên điều chỉnh để đạt đến một phương thức tối ưu trong sản xuất, cư trú lẫn sinh hoạt. 99 Huỳnh Hữu Hiến (1991), Hiền Lương chí lược, Huế: Sở VHTT Thừa Thiên Huế. 88 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
  40. Hành trình 10 n ăm tiếp cận Các tổ chức của làng xã được đặt ra phát xuất từ nhu cầu điều tiết thường trực các mối quan hệ căng thẳng, dễ nảy sinh mâu thuẩn ấy 100. Còn ở miền Trung, ranh giới đó lại rất mơ hồ, khó có thể phân biệt một cách rạch ròi. Hàng xã, xét đến cùng, chính là tổ chức hành chính cơ sở nhưng điều đáng chú ý là ngoài những hoạt động hành chính, nét chủ đạo lại là đời sống lễ nghi tinh thần. Thật không ngoa khi nói đình làng người Việt miền Trung ít mang tính trấn áp kiểu “pháp đình” như ở miền Bắc mà chủ yếu là không gian của sinh hoạt lễ nghi. Rõ ràng là trên tầm khái quát theo diễn trình lịch sử dân tộc: Có các vấn đề không đồng nhất giữa mô hình quản lý xã hội và cuộc sống giữa ba miền Trung, Nam, Bắc. Bên cạnh bức tranh phù hợp toàn cảnh thì cũng có những sự khác biệt đáng kể trong công việc của xã, đặc biệt là sự khác biệt về gốc gác, diện tích, mô hình quản lý và sự phát triển của các làng. Vì vậy không còn nghi ngờ gì nữa, trong công cuộc Nam tiến, các nét văn hoá đặc trưng đã được tuyên truyền vào miền Nam và tạo ra cho nơi này một môi trường mới 101. Làng xã ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn có các chức Tướng thần xã trưởng, số lượng tùy thuộc vào quy mô của xã theo 4 cấp độ mà cao nhất, có tới 18 vị/xã. Theo lệ duyệt tuyển năm Ðinh Hợi (1707), tỷ lệ này lần lượt là 1 - 2 - 8 - 18 102. Thời Tây Sơn, ở làng xã Thừa Thiên còn thấy các chức Xã chính, Xã sử, giải quyết mọi công việc có liên quan đến hành chính, phong hóa 103. Đầu thế kỷ XIX, nhu cầu tái thiết cho một quốc gia thống nhất trở nên bức thiết và triều Nguyễn đặc biệt đầu tư cho việc chống lại xu hướng ly tâm của cộng đồng làng xã. Ngoài việc quản lý đinh điền thuế má, triều đình còn dựa vào việc thờ cúng hệ thống thần linh làng xã bằng hình thức sắc phong để đưa làng quê vào vòng kiểm soát của nhà nước thông qua ma trận xã. Vương quyền kết hợp thần quyền ở mức cao nhất khi mà: Nhà thờ các vị thần bảo vệ cũng thuộc thể chế chính trị trong cơ cấu của mỗi xã, thì nó cũng góp phần duy trì sự tồn tại của hoàng 100 Nguyễn Hữu Thông (2003), "Mấy nét đặc trưng ”, tlđd. 101 Nguyễn Thế Anh (2003), “ Village versus State ” tlđd. 102 Thực lục tiền biên, tlđd, tr. 164 - 166. 103 Xuân Hòa xã (2004), Khoán định xã Xuân Hòa (huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong), ngày 01/5/Cảnh Thịnh V (1797), lưu tại hòm bộ của làng (Lê Nguyễn Lưu d.). Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt n am tại Hu ế 89
  41. Nhận thức về miền Trung Việt Nam đế, người duy nhất có thể hoặc phải uỷ thác đến mỗi thần bảo vệ trước khi thần có thể hộ quốc tỉ dân hoàn toàn. Bằng cách này, những gì không chịu sự kiểm soát của triều đình trở thành công cụ kết nối trực tiếp với vua 104. Tuy nhiên, dân cư vùng châu thổ Nam bộ cho đến đầu thời Minh Mạng vẫn còn thưa thớt, nhà nước quản lý lỏng lẻo trong khi lại rất chặt chẽ đối với miền Trung. Nếu như năm 1847, cả nước 1.024.388 dân đinh trong thuế bộ thì chỉ có 165.598 là sinh sống ở 6 tỉnh miền Nam và đất đai nơi đây không được kiểm soát, cho đến năm 1836. Tháng 5/1837, vua Minh Mạng dụ bộ Hộ rằng: Các tỉnh Nam kỳ, ruộng đất công tư chưa có mẫu sào, đặc cách sai Kinh lược đại thần khám đạc làm sổ, nhưng kinh lý lần đầu, công việc bề bộn, cẩn thận việc lớn hoặc còn bỏ sót việc nhỏ là thế không tránh khỏi được , nên thông dụ cho các địa phương, thông sức cho lý dịch và các người điền hộ các xã thôn trong hạt, đều cứ ruộng đất công tư hiện cày cấy, nếu trót ẩn lậu, hạn tự nay đến năm Minh Mạng 20, đến thú sẽ không nộp thuế bù, nếu không sẽ trị hơn một bậc. Còn ai ruộng ít mà ghi nhiều, được kêu, quan địa phương đến khám, chữa lại, nếu khai bậy thì phải tội 105. Hơn nữa, trong hệ thống quân dịch, mỗi làng ở miền Trung phải đăn g lính theo tỷ lệ 1/3, trong khi đó lần lượt ở miền Nam, miền Bắc sẽ là 1/5 và 1/7. Điều đó cho thấy tình trạng phụ thuộc cũng như sự quan tâm giám sát chặt chẽ của triều đình đối với khu vực này là rất lớn 106. Bộ máy hàng xã thời Nguyễn về cơ bản bao gồm các bộ phận kỳ mục, kỳ dịch, và kỳ lão. Ở làng xã miền Bắc và miền Trung, Hội đồng Kỳ mục do Tiên chỉ đứng đầu, có Thứ chỉ phụ tá; riêng ở miền Nam, được gọi là Hội tề, do Hương cả đứng đầu. Kỳ dịch có trách nhiệm thi hành mọi quyết nghị của Hội đồng Kỳ mục, thường bao gồm Xã trưởng/Lý trưởng, Phó lý và Trương tuần. Kỳ lão bao gồm các bậc cao niên, dù không trực tiếp tham dự vào công việc của các bộ phận trên nhưng họ có vai trò tư vấn rất quan trọng cho Kỳ mục, là đại diện cho làng trước nhà nước, thay mặt nhà nước điều hành, thực hiện những vấn đề cụ thể tại địa phương, đứng đầu là lý trưởng cùng một số hương chức được qui định căn cứ theo tầm quan trọng, đinh, 104 Nguyễn Thế Anh (2003), “ Village versus State ”, tlđd. 105 QSQ triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, H.: Nxb. Giáo Dục, t. V, tr. 88. 106 Nguyễn Thế Anh (2003), “ Village versus State ”, tlđd. 90 Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế