Ban dịch vụ giữ trẻ các qui chế về chứng nhận trung tâm giữ trẻ

pdf 51 trang ngocly 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ban dịch vụ giữ trẻ các qui chế về chứng nhận trung tâm giữ trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfban_dich_vu_giu_tre_cac_qui_che_ve_chung_nhan_trung_tam_giu.pdf

Nội dung text: Ban dịch vụ giữ trẻ các qui chế về chứng nhận trung tâm giữ trẻ

  1. BAN DỊCH VỤ GIỮ TRẺ CÁC QUI CHẾ VỀ CHỨNG NHẬN TRUNG TÂM GIỮ TRẺ
  2. BAN DỊCH VỤ GIỮ TRẺ CÁC QUI CHẾ VỀ CHỨNG NHẬN TRUNG TÂM GIỮ TRẺ CÁC ĐIỀU KHOẢN QUI ĐỊNH TỔNG QUÁT 414-300-0000 Phạm Vi Áp Dụng của Các Qui Chế (1) Các qui chế OAR 414-300-0000 tới 414-300-0410 qui định về các yêu cầu của Ban Dịch Vụ Giữ Trẻ đối với việc kiểm tra và chứng nhận cho những cơ sở giữ trẻ thuộc diện phải tuân theo các điều luật điều chỉnh hoạt động của các cơ sở giữ trẻ tại Tiểu Bang Oregon, ORS 657A.030, 657A.250 tới 657A.310, ORS 657A.350 tới 657A.460 và 657A.990, theo đó những cơ sở này: (a) Trông giữ mười ba trẻ em trở lên; hoặc (b) Trông giữ mười hai trẻ em hoặc ít hơn và nằm trong một tòa nhà được xây cất không dành cho một gia đình cư ngụ. (2) Các qui chế này không áp dụng cho những cơ sở giữ trẻ đã được luật pháp coi là diện ngoại lệ. Cơ sở thuộc diện ngoại lệ là các cơ sở: (a) Chủ yếu mang tính chất giáo dục và cung cấp dịch vụ giữ trẻ trong chưa tới bốn giờ một ngày cho trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên nhưng vẫn chưa đi học mẫu giáo; (b) Chủ yếu là cơ sở huấn luyện được giám sát, với đối tượng phục vụ chính là trẻ em và chuyên về một lãnh vực cụ thể, trong đó bao gồm, nhưng không giới hạn tới các hoạt động như múa, kịch nghệ, âm nhạc hoặc tôn giáo. Diện ngoại lệ trong trường hợp này chỉ áp dụng cho thời gian trẻ em tham gia huấn luyện; (c) Chủ yếu là nơi diễn ra các hoạt động thể thao hoặc hoạt động xã hội theo nhóm, hoạt động dưới sự tài trợ hoặc giám sát của một câu lạc bộ hoặc một nhóm gồm những người có chung sở thích. Diện ngoại lệ trong trường hợp này chỉ áp dụng cho thời gian trẻ em tham gia các hoạt động thể thao hoặc hoạt động xã hội theo nhóm, với điều kiện là những em đó có thể tới tham gia và ra về bất kỳ khi nào mình muốn. (d) Được điều hành bởi một khu học chánh, phân khu chính trị của tiểu bang này, hoặc một cơ quan chính phủ; hoặc (e) Đôi khi được điều hành bởi một cá nhân, nhà tài trợ hoặc tổ chức thường không tham gia cung cấp dịch vụ giữ trẻ. (3) Nếu tòa án thấy bất kỳ mệnh đề, cụm từ, hoặc điều khoản qui định nào trong các qui chế này trái với hiến pháp hoặc không có giá trị hiệu lực vì bất kỳ một lý do nào, kết luận đó sẽ không làm ảnh hưởng tới tính hiệu lực của các phần còn lại trong các qui chế này. (4) Vì mục đích của những qui chế này, CCD sẽ là cơ quan quyết định việc có phải tuân hành qui chế hay không. (5) Các nhà cung cấp dịch vụ có quyền xem xét bất kỳ quyết định hoặc thủ tục nào có ảnh hưởng tới họ. Khi có yêu cầu, tất cả những người xin chứng nhận hành nghề dịch vụ giữ trẻ hoặc những người điều hành trung tâm giữ trẻ có thể áp dụng các thủ tục khiếu nại của CCD. 1
  3. 414-300-0005 Các Định Nghĩa Khi được sử dụng trong các qui chế từ OAR 414-300-0000 tới 414-300-0410, các từ ngữ và thuật ngữ sau đây sẽ được định nghĩa như sau: (1) “Khu Vực Hoạt Động” có nghĩa là khu vực mà trung tâm có thể sử dụng trong toàn bộ thời gian hoạt động để tiến hành các hoạt động dành cho trẻ em. Khu vực này không bao gồm khu bếp, hành lang, phòng vệ sinh, các khu vực đa năng mà tất cả các trẻ em đều sử dụng, tủ có khóa, văn phòng, khu vực lưu trữ, các khu vực cách ly, phòng nhân viên, phòng có lò sưởi, và khu vực đặt lò sưởi trong những phòng đó, hoặc đồ nội thất không dành cho trẻ em sử dụng. Có thể áp dụng thêm các phần không thuộc Khu Vực Hoạt Động đối với các nhóm tuổi cụ thể. (2) “Tới Lớp” có nghĩa là việc các học sinh thường có mặt tại trung tâm vào bất cứ khoảng thời gian nào đã được xác định trước. (3) “Khả Năng Tiếp Nhận Tối Đa” có nghĩa là tổng số trẻ em được phép có mặt tại trung tâm vào bất cứ lúc nào, dựa trên diện tích tính theo foot vuông ở bên trong và bên ngoài nhà, số bồn vệ sinh trong trung tâm và số lượng nhân viên hội đủ điều kiện. (4) “Người Chăm Sóc” có nghĩa là bất kỳ người nào tại trung tâm giữ trẻ, làm việc trực tiếp với trẻ em để cung cấp dịch vụ chăm sóc, giám sát và dạy dỗ. (5) “Giấy Chứng Nhận” có nghĩa là giấy chứng nhận do CCD cấp cho một trung tâm giữ trẻ chiếu theo qui chế ORS 657A.280. (6) “Dịch Vụ Giữ Trẻ” có nghĩa là việc thường xuyên chăm sóc, giám sát và dạy dỗ một đứa trẻ không có cha mẹ, người giám hộ hoặc người bảo hộ đi kèm, trong một phần thời gian trong ngày, và có hoặc không được trả thù lao. Dịch vụ giữ trẻ không bao gồm dịch vụ chăm sóc: (a) Được cung cấp tại nhà của đứa trẻ; (b) Do cha mẹ hoặc người giám hộ của đứa trẻ đó hoặc người làm đại diện phụ huynh cung cấp; (c) Được cung cấp bởi một người có quan hệ với đứa trẻ theo huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân trong phạm vi 4 hệ, theo như qui định của luật dân sự; (d) Đôi khi được cung cấp bởi một cá nhân, nhà tài trợ hoặc tổ chức thường không cung cấp dịch vụ giữ trẻ; hoặc (e) Được cung cấp bởi các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế. (7) “Khu Vực Giữ Trẻ” có nghĩa là khu vực bên trong và bên ngoài nhà đã được chứng nhận dành riêng cho trung tâm sử dụng và bao gồm tất cả các khu vực sinh hoạt và các khu vực khác của cơ sở được sử dụng để cung cấp dịch vụ giữ trẻ, ví dụ như khu bếp, nhà vệ sinh, văn phòng, khu vực đựng đồ, và các phòng dành riêng cho việc ngủ trưa hoặc ăn. Đây có thể là một hoặc nhiều phần cụ thể trong một tòa nhà và khu đất của một cơ sở có qui mô lớn hơn, hoặc một hoặc nhiều tòa nhà tại cùng một địa điểm. (8) “Đứa Trẻ Được Nhận Dịch Vụ Giữ Trẻ” có nghĩa là bất kỳ đứa trẻ nào từ sáu tuần tuổi tới 13 tuổi, hoặc bất kỳ đứa trẻ nào có nhu cầu đặc biệt dưới 18 tuổi và cần được chăm sóc nhiều hơn so với các trẻ em cùng tuổi, và trung tâm giữ trẻ đó có trách nhiệm giám sát những đứa trẻ này trong thời gian phụ huynh tạm thời vắng mặt. (9) “Trung Tâm Giữ Trẻ” hoặc “Trung Tâm” có nghĩa là một cơ sở giữ trẻ được chứng nhận hành nghề trông giữ mười ba đứa trẻ hoặc nhiều hơn, hoặc một cơ sở được chứng nhận hành nghề trông giữ mười hai đứa trẻ hoặc ít hơn và hoạt động trong một tòa nhà được xây cất không nhằm mục đích dành cho một gia đình cư ngụ. (10) “CCD” có nghĩa là Ban Dịch Vụ Giữ Trẻ của Bộ Việc Làm hoặc Quản Trị Viên hoặc nhân viên của Ban đó. 2
  4. (11) “Cơ Sở Giữ Trẻ” có nghĩa là bất kỳ cơ sở nào cung cấp dịch vụ giữ trẻ cho trẻ em, trong đó bao gồm một trung tâm giữ trẻ, cơ sở giữ trẻ tại gia có giấy chứng nhận hành nghề, và cơ sở tại gia đã đăng ký hành nghề. Điều này bao gồm cả những cơ sở được biết tới dưới tên mô tả chức năng, thí dụ như nhà trẻ, trường học dành cho trẻ em ở lứa tuổi trước khi đi học (preschool), mẫu giáo (kindergarten), trường học tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em (child play school), cơ sở giữ trẻ trước hoặc sau giờ học, hoặc trung tâm phát triển trẻ em, trừ các cơ sở thuộc diện ngoại trừ theo ORS 657A.250. Thuật ngữ này áp dụng cho toàn bộ hoạt động giữ trẻ và bao gồm cả cơ sở vật chất, ban quản trị, nhân viên, máy móc dụng cụ, chương trình và dịch vụ chăm sóc trẻ em. (12) “Chương trình giữ trẻ theo nhóm tương đương” có nghĩa là một chương trình có các đặc điểm sau đây: (a) nhân viên được giám sát bởi các chuyên gia có trình độ; (b) hàng năm có cung cấp hoặc tổ chức các khóa huấn luyện cho nhân viên theo yêu cầu bắt buộc; (c) sĩ số của nhóm tương đương với một cơ sở giữ trẻ có chứng nhận hành nghề; (d) chương trình giảng dạy phù hợp với lứa tuổi; và (e) chương trình đó không cung cấp dịch vụ giữ trẻ không có chứng nhận hành nghề theo hình thức không được sắp xếp trước. (13) “Các dịch vụ được ký hợp đồng” có nghĩa là các hoạt động (thí dụ như thể dục nhịp điệu, âm nhạc) do một tổ chức hoặc chương trình không phải là trung tâm đó cung cấp, trong đó những người không phải là nhân viên của trung tâm sẽ tới trung tâm hoặc trẻ em sẽ được đưa tới địa điểm khác. (14) “Danh Sách Đăng Ký Xác Minh Lý Lịch Phạm Tội” (Criminal History Registry) có nghĩa là Danh Sách của CCD gồm những người đã được chấp thuận cho làm việc tại một cơ sở giữ trẻ ở Tiểu Bang Oregon chiếu theo qui định của ORS 657A.030 và OAR 414-061-0000 tới 414-061-0120. (15) “Giám Đốc” có nghĩa là người được người điều hành ủy quyền làm giám đốc hoặc quản trị viên của trung tâm và là người có đủ trình độ năng lực để làm giám đốc chiếu theo OAR 414-300-0080. (16) “Dịch Vụ Giữ Trẻ Không Cần Lấy Hẹn Trước” có nghĩa là dịch vụ chăm sóc được cung cấp không thường xuyên và không theo lịch trình, vào bất cứ lúc nào trong ngày hoặc ban đêm, dành riêng cho những trẻ em được đưa tới một trung tâm giữ trẻ mà không có sự sắp xếp trước. (17) “Sĩ số học sinh tham gia” có nghĩa là tất cả những trẻ em đã được ghi danh tham gia trung tâm giữ trẻ. (18) “Nhóm” có nghĩa là một số lượng trẻ em cụ thể được giao cho nhân viên cụ thể phụ trách. (19) “Kỷ luật và dạy bảo” có nghĩa là quá trình diễn ra liên tục để giúp trẻ em phát triển khả năng tự chủ và chịu trách nhiệm về việc làm của chính các em. (20) “Giáo Viên Chủ Nhiệm” có nghĩa là (những) người chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chương trình sinh hoạt dành cho từng nhóm trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, các chương trình dành cho trẻ ở lứa tuổi trước khi đi học và trẻ ở lứa tuổi đi học tại trung tâm. (21) “Trẻ Sơ Sinh” có nghĩa là một em bé từ sáu tuần tuổi trở lên nhưng vẫn chưa tự đi được. (22) “Chương Trình dành cho Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Mới Biết Đi” có nghĩa là dịch vụ chăm sóc và giáo dục được cung cấp tại trung tâm, hoặc một phần của trung tâm, và là các dịch vụ dành cho trẻ em từ sáu tuần tuổi tới ba mươi sáu tháng tuổi. (23) “Chăm Sóc Vào Ban Đêm” có nghĩa là dịch vụ chăm sóc được cung cấp cho những trẻ em ngủ lại tại trung tâm giữ trẻ trong cả đêm hoặc một vài giờ vào ban đêm. (24) “Đôi Khi” (Occasional) có nghĩa là không thường xuyên hoặc không đều đặn, trong đó bao gồm nhưng không giới hạn tới dịch vụ chăm sóc được cung cấp vào mùa hè hoặc các kỳ nghỉ lễ khác khi trẻ em không đi học, nhưng không vượt quá 70 ngày tính theo lịch trong một năm. (25) “Người Điều Hành” (Operator) có nghĩa là cá nhân, nhóm, công ty, tổ chức hợp tác, cơ quan điều hành, hiệp hội, hoặc tổ chức tư hoặc tổ chức chính phủ khác chịu trách nhiệm pháp lý đối với toàn bộ hoạt động của trung tâm và là những chủ thể có thẩm quyền thi hành các nhiệm vụ cần thiết để bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về chứng nhận hành nghề. Nếu người điều hành này không phải là chủ nhân của trung tâm giữ trẻ, thì chủ nhân của trung tâm đó phải ủy nhiệm cho một cá nhân làm người điều hành. (26) “Dịch bệnh truyền nhiễm” có nghĩa là có hai trường hợp xuất phát từ các gia đình khác nhau và cùng liên quan tới một nguồn bị nghi ngờ là nguồn gây bệnh. 3
  5. (27) “Chủ Nhân” có nghĩa là cá nhân, nhóm, công ty, tổ chức hợp tác, cơ quan điều hành, hiệp hội, hoặc tổ chức tư hoặc tổ chức chính phủ khác sở hữu trung tâm giữ trẻ đó dưới hình thức tài sản và có quyền lợi tài chánh chính yếu trong hoạt động của trung tâm đó. Chủ nhân này có thể có hoặc không tham gia vào hoạt động của trung tâm; chủ nhân cũng có thể là người điều hành. (28) “Phụ Huynh” có nghĩa là cha (mẹ), người bảo hộ, hoặc người giám hộ chăm sóc sức khỏe và trông nom đứa trẻ đó theo như luật định. (29) “Trẻ Em Ở Lứa Tuổi Trước Khi Đi Học” có nghĩa là một đứa trẻ được 36 tháng tuổi để hội đủ điều kiện đi học lớp một và trong kỳ nghỉ hè, đứa trẻ đó hội đủ điều kiện vào học lớp một trong năm học kế tiếp. Vì mục đích của các qui chế này, những trẻ em theo học chương trình mẫu giáo có thể được coi là trẻ em ở lứa tuổi đi học. (30) “Chương Trình Dành Cho Trẻ Ở Lứa Tuổi Trước Khi Đi Học” có nghĩa là dịch vụ chăm sóc và giáo dục được cung cấp tại một trung tâm, hoặc một phần của trung tâm, và dành cho các trẻ em từ 36 tháng tuổi tới lứa tuổi đi học mẫu giáo. (31) “Danh Sách Đăng Ký Phát Triển Nghề Nghiệp” có nghĩa là danh sách đăng ký tự nguyện của Trung Tâm Phát Triển Nghề Nghiệp trong Ngành Chăm Sóc và Giáo Dục Trẻ Em của Tiểu Bang Oregon (Oregon Center for Career Development in Childhood Care and Education) tại trường Portland State University, trong đó có ghi quá trình huấn luyện, học vấn và kinh nghiệm của những người làm việc trong ngành giáo dục và chăm sóc trẻ em. (32) “Chương Trình” có nghĩa là tất cả các hoạt động và dịch vụ chăm sóc mà trẻ em nhận được trong thời gian có mặt tại trung tâm. (33) “Kinh Nghiệm Giảng Dạy Hội Đủ Điều Kiện” có nghĩa là: (a) đối với các nhóm trẻ sơ sinh/trẻ mới biết đi và trẻ ở lứa tuổi trước khi đi học, 1,500 giờ làm việc với một nhóm các trẻ em ở cùng độ tuổi trong 36 tháng, trong đó thời gian tối thiểu cho mỗi lần làm việc là ba giờ đồng hồ; (b) đối với các nhóm trẻ em ở lứa tuổi đi học, 600 giờ làm việc với một nhóm các trẻ em ở cùng độ tuổi trong 36 tháng, trong đó thời gian tối thiểu cho mỗi lần làm việc là ba giờ đồng hồ. Phải có giấy tờ chứng minh cho kinh nghiệm giảng dạy hội đủ điều kiện. Thời gian thực tập tại trường đại học hoặc giảng dạy thực tập được coi là kinh nghiệm giảng dạy hội đủ điều kiện. Những kinh nghiệm sau đây không được coi là kinh nghiệm giảng dạy hội đủ điều kiện: trưởng nhóm hướng đạo sinh; giáo viên dạy chương trình học Chủ Nhật; và huấn luyện viên. (34) “Vệ Sinh Khử Trùng” có nghĩa là việc sử dụng một biện pháp diệt khuẩn tạo ra nhiệt độ đủ nóng hoặc nồng độ hóa chất có tác dụng trong khoảng thời gian đủ dài để làm giảm số lượng vi khuẩn (bao gồm cả các sinh vật gây bệnh) có trên dụng cụ nấu bếp, máy móc và đồ chơi tới mức độ an toàn. (35) “Trẻ Em Ở Lứa Tuổi Đi Học” có nghĩa là một đứa trẻ hội đủ điều kiện vào học lớp một hoặc cấp lớp cao hơn và trong kỳ nghỉ hè, đứa trẻ đó hội đủ điều kiện vào học lớp một hoặc cấp lớp cao hơn trong năm học kế tiếp. Vì mục đích của các qui chế này, những trẻ em học mẫu giáo có thể được coi là trẻ em ở lứa tuổi đi học. (36) “Chương Trình Dành Cho Trẻ Ở Lứa Tuổi Đi Học” có nghĩa là dịch vụ chăm sóc và giáo dục mà trung tâm, một phần của trung tâm, trường học hoặc cơ sở khác cung cấp cho những trẻ em tham gia chương trình mẫu giáo hoặc những trẻ em hội đủ điều kiện vào học lớp một hoặc cấp lớp cao hơn, và trong kỳ nghỉ hè, những em đó hội đủ điều kiện vào học lớp một hoặc cấp lớp cao hơn trong năm học kế tiếp. (37) “Khiếu nại ở mức độ nghiêm trọng” có nghĩa là trường hợp khiếu nại đối với (a) Một trung tâm giữ trẻ có chứng nhận hành nghề và do một người kiện với cáo buộc rằng: (A) trẻ em đang ở trong tình trạng nguy hiểm, (B) trung tâm trông giữ nhiều trẻ em hơn so với số lượng đăng ký, (C) trung tâm sử dụng hình thức đánh phạt, (D) không có người giám sát trẻ em, (E) có các nguy cơ về an toàn, sức khỏe hoặc hỏa hoạn hoặc tồn tại đồng thời các nguy cơ này tại trung tâm, (F) điều kiện vệ sinh của trung tâm cực kỳ không bảo đảm, hoặc (G) những người lớn tại trung tâm không ghi tên trong Danh Sách Đăng Ký Xác Minh Lý Lịch Phạm Tội; hoặc 4
  6. (b) Một cơ sở cung cấp dịch vụ giữ trẻ, theo định nghĩa trong ORS 657A.250 (3), không phải là trung tâm giữ trẻ có chứng nhận hành nghề và người khiếu nại cáo buộc rằng trung tâm đó trông giữ nhiều trẻ em hơn so với số lượng được luật pháp cho phép. (38) “Giám Đốc/Giám Thị Cơ Sở” có nghĩa là người chịu trách nhiệm điều hành cơ sở tại một địa điểm trực thuộc một chương trình đa cơ sở có qui mô lớn hơn. (39) “Điều Phối Viên Cơ Sở” có nghĩa là người chịu trách nhiệm điều phối chức năng quản lý ở cấp vĩ mô và việc vận hành một số cơ sở trực thuộc chương trình đa cơ sở. (40) “Trẻ Em Có Nhu Cầu Đặc Biệt” có nghĩa là một đứa trẻ dưới 18 tuổi, do tình trạng tàn tật về thể chất, phát triển, hành vi, tâm thần hoặc sức khỏe, nên cần được chăm sóc nhiều hơn so với những trẻ em ở cùng độ tuổi. (41) “Nhân Viên” có nghĩa là một cá nhân đảm nhiệm vị trí giám đốc, nhân viên hoặc tình nguyện viên tham gia vào nhiều hơn một hoạt động tại trung tâm. (42) “Quyền Giám Đốc” có nghĩa là người điều hành trung tâm vào những giờ làm việc mà giám đốc không có mặt tại cơ sở. (43) “Giám Sát” có nghĩa là việc chăm sóc cho một đứa trẻ hoặc một nhóm trẻ em. Việc này bao gồm nhận biết và chịu trách nhiệm về hoạt động thường xuyên của mỗi đứa trẻ. Việc này đòi hỏi người giám sát phải có mặt tại cơ sở, nắm bắt các nhu cầu của trẻ và chịu trách nhiệm đối với việc chăm sóc sức khỏe cũng như tình trạng an lành của các em. Việc giám sát cũng yêu cầu nhân viên phải ở gần và có thể tới ngay chỗ của những đứa trẻ đó để can thiệp khi cần thiết. (44) “Giáo Viên” có nghĩa là người chăm sóc có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày cho một nhóm trẻ em và hội đủ các điều kiện về trình độ năng lực đối với giáo viên chiếu theo qui định của OAR 414-300-0100. (45) “Phụ Tá Giáo Viên” có nghĩa là người chăm sóc làm việc dưới sự giám sát trực tiếp của một giáo viên và hội đủ các điều kiện về trình độ năng lực đối với cấp bậc Phụ Tá I hoặc Phụ Tá II chiếu theo qui định OAR 414-300-0110. (46) “Trẻ Mới Biết Đi” có nghĩa là một đứa trẻ có thể tự đi nhưng chưa tới 36 tháng tuổi. “Trẻ nhỏ mới biết đi” có nghĩa là một đứa trẻ có thể tự đi nhưng chưa tới 24 tháng tuổi; “trẻ lớn mới biết đi” có nghĩa là một đứa trẻ ở độ tuổi từ 24 tới 36 tháng tuổi. (47) “Lối Ra Có Thể Sử Dụng Được” có nghĩa là cửa ra vào hoặc cửa sổ không có vật chắn, qua đó những người chăm sóc và trẻ em có thể sơ tán ra khỏi trung tâm trong trường hợp có hỏa hoạn hoặc trường hợp khẩn cấp. Các cửa ra vào phải mở được từ bên trong mà không cần chìa khóa, còn phần cửa sổ mở phải có kích thước tối thiểu là rộng 20 insơ và cao 22 insơ, với phần diện tích khoang mở là 5 feet vuông và bệ cửa sổ không được cao quá 48 insơ tính từ sàn. GIẤY CHỨNG NHẬN 414-300-0010 Đơn Xin Giấy Chứng Nhận Hành Nghề Giữ Trẻ (1) Trừ trường hợp được miễn tuân theo các điều luật của Tiểu Bang Oregon về qui chế hoạt động đối với các cơ sở giữ trẻ, không có cá nhân hoặc tổ chức nào được điều hành một trung tâm giữ trẻ khi không có giấy chứng nhận hành nghề hợp lệ do Ban Dịch Vụ Giữ Trẻ (Child Care Division - CCD) cấp. (2) Đơn xin giấy chứng nhận phải sử dụng các mẫu điền do CCD cung cấp. (3) Phải nộp đơn xin đã điền đầy đủ trong các trường hợp sau đây: (a) Xin chứng nhận lần đầu tiên; (b) Xin gia hạn chứng nhận hàng năm; và (c) Bất kỳ khi nào có thay đổi về chủ sở hữu, người điều hành hoặc địa điểm. (4) Đương đơn phải điền và nộp đơn xin cho CCD ít nhất: 5
  7. (a) 45 ngày trước ngày dự tính khai trương trung tâm mới; và (b) Đối với trường hợp xin gia hạn chứng nhận, 30 ngày trước khi hết hạn giấy chứng nhận hành nghề. (A) Nếu CCD nhận được đơn xin gia hạn và số tiền trả lệ phí qui định trước khi giấy chứng nhận hành nghề hiện tại hết hạn ít nhất 30 ngày, giấy chứng nhận hành nghề hiện tại sẽ vẫn có hiệu lực cho tới khi CCD có quyết định đối với đơn xin gia hạn và thông báo quyết định đó, trừ trường hợp giấy này chính thức bị thu hồi. (B) Nếu CCD không nhận được đơn xin gia hạn và số tiền trả lệ phí qui định trước khi giấy chứng nhận hành nghề hiện tại hết hạn ít nhất 30 ngày, giấy chứng nhận đó sẽ hết hạn kể từ ngày ghi trên đó và cơ sở phải ngừng cung cấp dịch vụ giữ trẻ, trừ trường hợp đã hoàn tất thủ tục gia hạn trước ngày hết hạn đó. (5) Đơn xin giấy chứng nhận hành nghề phải được gửi kèm cùng với lệ phí nộp đơn và lệ phí này sẽ không được hoàn trả lại. (a) Đối với các trường hợp nộp đơn xin lần đầu, thay đổi chủ sở hữu/người điều hành, mở lại trung tâm sau một khoảng thời gian ngừng chứng nhận hành nghề, hoặc thay đổi địa điểm (trừ khi cơ sở đó buộc phải chuyển đi nơi khác do các tình huống nằm ngoài sự kiểm soát của người điều hành), lệ phí sẽ là $100 cộng với $2 cho mỗi đứa trẻ mà trung tâm trông giữ (thí dụ, đối với một trung tâm giữ trẻ có chứng nhận hành nghề và trông giữ cho 30 trẻ, lệ phí sẽ là $60 + $100 = $160). (b) Đối với trường hợp xin gia hạn giấy chứng nhận hành nghề, lệ phí sẽ là $2 cho mỗi đứa trẻ mà trung tâm trông giữ. (6) Đơn xin chứng nhận hành nghề phải do đương đơn điền và phải được CCD chấp thuận trong vòng 12 tháng kể từ khi nộp, còn nếu không, đơn xin đó sẽ bị từ chối. Nếu đơn xin bị từ chối, đương đơn phải nộp đơn xin chứng nhận hành nghề mới. (7) Sơ đồ các tầng của cơ sở phải được nộp cùng với đơn xin ban đầu và/hoặc khi xây cất hoặc tu bổ cơ sở. Sơ đồ diện tích cơ sở phải ghi kích thước của tất cả các phòng sẽ được sử dụng (chiều dài và chiều rộng), kế hoạch sử dụng mỗi phòng, việc bố trí và số lượng bồn vệ sinh, bồn rửa tay, bàn thay tã và nơi sắp đặt đồ đạc cũng như hệ thống bơm nước trong bếp. Phải nộp các sơ đồ tương tự cho ban vệ sinh, ban cứu hỏa và ban phụ trách tòa nhà trước khi xây cất lần đầu hoặc tu bổ. (8) Nếu cơ sở nằm trong một tòa nhà hoặc gắn liền với một tòa nhà được sử dụng cho các mục đích không phải giữ trẻ, sơ đồ các tầng của cơ sở phải mô tả cả những hoạt động khác được thực hiện trong các căn phòng hoặc tòa nhà liền kề. (9) Nếu đương đơn là một hãng, hiệp hội, tổng công ty, cơ quan chính phủ hoặc tổ chức chính phủ, đơn xin phải có chữ ký của tổng giám đốc điều hành hoặc người có thẩm quyền ký thay cho đương đơn theo như giấy ủy quyền của người đó. Nếu đương đơn là tổ chức hợp tác, đơn xin phải có chữ ký của từng bên hợp tác. (10) Phải nộp danh sách ban quản lý cùng với đơn xin và danh sách này phải được cập nhật hàng năm. Danh sách này phải ghi rõ ai chịu trách nhiệm đối với từng công việc sau đây: (a) Quản lý tài chánh; (b) Lưu giữ hồ sơ; (c) Lập ngân sách; (d) Thiết Lập Chính Sách; (e) Quản lý nhân viên, giới thiệu tin tức về công ty và huấn luyện cho nhân viên; (f) Bảo trì các tòa nhà và khu đất; (g) Lập kế hoạch và chuẩn bị các bữa ăn; 6
  8. (h) Phương tiện chuyên chở dành cho trẻ em, nếu được cung cấp; và (i) Bảo đảm các hoạt động trong chương trình phù hợp với lứa tuổi và mức độ phát triển của trẻ em. (11) Người điều hành phải cung cấp cho CCD giấy tờ xác nhận về việc trung tâm đó tuân theo tất cả các bộ luật về xây cất hiện hành và các yêu cầu về qui hoạch áp dụng cho các cơ sở giữ trẻ: (a) Trước khi được cấp giấy chứng nhận lần đầu; và (b) Khi tiến hành tu bổ cơ sở. (12) CCD chỉ cấp giấy chứng nhận khi trung tâm được một chuyên gia vệ sinh phòng bệnh của sở y tế địa phương hoặc Ban Y Tế chấp thuận (chấp thuận trực tiếp hoặc qua hợp đồng với một chuyên gia vệ sinh phòng bệnh có đăng ký hành nghề) và nha cứu hỏa tại địa phương hoặc tiểu bang chấp thuận. (a) Nếu phát sinh các vấn đề liên quan tới giấy phép, trường hợp khẩn cấp hoặc cấu trúc, CCD có thể yêu cầu người điều hành cho kiểm tra trung tâm và việc này phải do một cơ quan có thẩm quyền thích hợp thực hiện; và (b) Người điều hành có trách nhiệm trả tất cả các khoản lệ phí áp dụng cho các cuộc kiểm tra tình trạng vệ sinh và an toàn chống hỏa hoạn. (13) Sau khi nhận được đơn xin đã điền đầy đủ, một đại diện của CCD sẽ tiến hành thẩm định trung tâm và tất cả các lĩnh vực hoạt động theo như đề nghị để xác định xem trung tâm đó có hội đủ các điều kiện để cấp giấy chứng nhận hành nghề hay không (OAR 414-300-0000 tới 414-300-0410). 414-300-0015 Cấp Giấy Chứng Nhận Hành Nghề Giữ Trẻ (1) CCD sẽ cấp giấy chứng nhận hành nghề giữ trẻ khi họ thấy rằng trung tâm đó tuân thủ đúng các qui định OAR 414-300-0000 tới 414-300-0410. Có hai dạng giấy chứng nhận. Đó là: (a) Giấy chứng nhận thường xuyên là giấy chứng nhận có giá trị trong không quá một năm, trừ khi được qui định trong mục OAR 414-300-0010(4)(b)(A); và (b) Giấy chứng nhận tạm thời. Theo giấy chứng nhận tạm thời, một trung tâm giữ trẻ sẽ không được hoạt động quá 180 ngày trong bất kỳ một giai đoạn 12 tháng nào. Giấy chứng nhận tạm thời sẽ được cấp khi: (A) Trung tâm đó tuân theo hầu hết các qui định; (B) CCD không phát hiện thấy có sai sót nào nguy hiểm đối với trẻ em; và (C) Người điều hành có cố gắng tuân thủ đúng mọi qui định. (2) Không được chuyển nhượng giấy chứng nhận cho bất kỳ cơ sở nào khác hoặc cho tổ chức hoặc cá nhân khác. (3) Chỉ được thay đổi (các) điều kiện về cấp giấy chứng nhận hiện tại khi những thay đổi đó được lập thành văn bản để gửi cho CCD và được CCD chấp thuận. Các thay đổi bao gồm, nhưng không giới hạn tới số trẻ em tối đa mà cơ sở có thể trông giữ, độ tuổi của trẻ em hoặc giờ hoạt động. 414-300-0020 Trường Hợp Ngoại Lệ của Các Qui Chế (1) CCD có thể cho phép áp dụng ngoại lệ đối với từng qui chế (OAR 414-300-0000 tới 414-300-0410) trong một khoảng thời gian nhất định nếu: (a) Yêu cầu đó không áp dụng cho cơ sở; hoặc (b) Có thể hoàn thành mục đích của yêu cầu đó bằng một phương thức không có trong qui chế áp dụng. (2) Người điều hành phải xin áp dụng ngoại lệ đối với một qui chế bằng cách sử dụng mẫu đơn do CCD cung cấp. Đơn yêu cầu phải bao gồm: 7
  9. (a) Lý do xin áp dụng ngoại lệ đó; và (b) Phần giải thích về việc trung tâm sẽ đáp ứng mục đích của qui chế đó như thế nào. (3) CCD sẽ không chấp thuận cho áp dụng ngoại lệ đối với một qui chế: (a) Nếu qui chế đó do luật pháp đề ra; hoặc (b) Trừ khi sức khỏe, sự an toàn, và tình trạng an lành của trẻ em được bảo đảm. (4) Các trường hợp ngoại lệ sẽ không được áp dụng cho tới khi có sự chấp thuận của CCD. (5) Việc cho phép áp dụng ngoại lệ đối với một qui chế sẽ không tạo ra tiền lệ, và mỗi trường hợp yêu cầu sẽ phải được xem xét dựa trên tính chất của chính yêu cầu đó. (6) CCD có thể hủy bỏ sự chấp thuận cho áp dụng ngoại lệ vào bất cứ lúc nào, nếu việc đó được thấy là cần thiết để bảo đảm sức khỏe, sự an toàn và tình trạng an lành của trẻ em. QUẢN LÝ TRUNG TÂM 414-300-0030 Các Qui Định Tổng Quát (1) Người điều hành phải niêm yết các tài liệu sau đây ở gần cổng vào, hoặc tại khu vực khác của trung tâm, nơi mà phụ huynh của học sinh có thể nhìn thấy: (a) Giấy chứng nhận mới nhất do CCD cấp; (b) Tên của giám đốc và/hoặc quyền giám đốc; (c) Thông báo về các kế hoạch đi dã ngoại tới những khu vực ở bên ngoài khu phố liền kề, trong đó cho biết ngày và địa điểm của mỗi chuyến đi; (d) Thực đơn tất cả các bữa chính và bữa nhẹ của tuần hiện tại, nếu trung tâm có cung cấp bữa ăn. Bất kỳ món ăn thay thế nào cũng phải được ghi lại trên thực đơn đó; (e) Thông báo về việc có thể xem các tài liệu được ghi ở mục (2) của qui chế này khi có yêu cầu; (f) Thông tin về cách thức khiếu nại với CCD những vấn đề liên quan tới các yêu cầu chứng nhận; (g) Thông báo về việc cha mẹ bảo hộ có thể vào trung tâm trong giờ làm việc mà không cần thông báo trước; và (h) Thông báo ngày giờ trung tâm không làm việc (các ngày nghỉ hè, ngày nghỉ lễ, v.v). (2) Người điều hành sẽ phải cung cấp các tài liệu sau đây để xem xét khi có yêu cầu: (a) Một bản sao qui chế OAR 414-300-0000 tới 414-300-0410, Các Qui Chế về Chứng Nhận Trung Tâm Giữ Trẻ; và (b) Các bản báo cáo thanh tra gần đây nhất của CCD về an toàn chống hỏa hoạn và tình trạng vệ sinh. (3) Người điều hành trung tâm phải báo cáo cho CCD: (a) Các trường hợp gây tử vong cho trẻ em tại trung tâm, trong vòng 48 giờ sau khi xảy ra tai nạn; (b) Các trường hợp gây thương tích cho trẻ em tại trung tâm và những thương tích này cần phải được một chuyên gia y tế có giấy phép hành nghề, thí dụ như bác sĩ, EMT hoặc y tá, lưu tâm tới trong vòng 7 ngày sau khi xảy ra sự việc; (c) Những hư hại của tòa nhà ảnh hưởng tới khả năng của người điều hành trong việc tuân theo các yêu cầu này trong vòng 48 giờ sau khi xảy ra sự việc; và (d) Bất cứ thay đổi nào về giám đốc trước khi giám đốc có mặt tại cơ sở. Thông báo trước này phải cho biết năng lực trình độ của người thay thế vào vị trí đó và giấy tờ bằng chứng về việc người đó đã ghi 8
  10. tên trong Danh Sách Đăng Ký Xác Minh Lý Lịch Phạm Tội. Có thể thông báo qua thư điện tử hoặc qua điện thoại, rồi thông báo bằng văn bản sau hoặc có thể thông báo qua bản FAX. (4) Thông tin mà CCD nhận được trong đơn xin, trong hồ sơ hoặc các bản báo cáo, hoặc bất kỳ hình thức giao tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản nào khác, phải luôn cập nhật, đầy đủ và chính xác. (5) Nhân viên phải báo cáo ngay các trường hợp nghi ngờ có sự ngược đãi hoặc bỏ bê trẻ em, theo qui định của Luật Báo Cáo Các Trường Hợp Ngược Đãi Trẻ Em (Child Abuse Reporting Law) (từ ORS 419B.005 tới 419B.050), cho Văn Phòng Các Dịch Vụ Trợ Giúp Trẻ Em và Gia Đình của Tiểu Bang (State Office of Services to Children and Families) hoặc cho một cơ quan thi hành pháp luật. Theo luật, qui định báo cáo này được áp dụng 24 giờ trong ngày. (6) Trung tâm giữ trẻ đó phải tuân theo các điều luật của tiểu bang và liên bang liên quan tới hệ thống bảo vệ an toàn và dây đeo an toàn trong xe dành cho trẻ em, an toàn khi đi xe đạp, các điều luật về dân quyền, và Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật (ADA). (7) Thông tin sau đây phải được lập thành văn bản và cung cấp cho nhân viên, CCD và phụ huynh vào thời điểm ghi danh tham gia: (a) Tên, địa chỉ hãng sở và số điện thoại sở làm của (những) người trực tiếp chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của trung tâm; (b) Chính sách qui định về kỷ luật và dạy bảo; (c) Các thủ tục khi tới và rời khỏi trung tâm; (d) Kế hoạch ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, như được qui định trong OAR 414-300-0170(3); (e) Các thủ tục áp dụng cho các chuyến đi dã ngoại; và (f) Thông tin về phương tiện chuyên chở, nếu do trung tâm cung cấp; (8) Đại diện của tất cả các cơ quan có liên quan tới thủ tục chứng nhận và cha mẹ bảo hộ của học sinh được phép trực tiếp vào tất cả các khu vực của trung tâm trong giờ làm việc. Nhân viên của CCD có quyền vào kiểm tra trung tâm, trong đó bao gồm cả việc tiếp cận tất cả các nhân viên, hồ sơ của các trẻ em theo học tại trung tâm, và tất cả các hồ sơ cũng như báo cáo liên quan tới hoạt động của trung tâm trong việc tuân theo các qui chế này. (9) Trung tâm sẽ phải tuân theo các qui chế hành chánh của Ban Y Tế liên quan tới: (a) Chích ngừa cho trẻ em (OAR 333-019-0021 tới 333-019-0090); (b) Báo cáo các bệnh truyền nhiễm (OAR 333-019-0215 tới 333-019-0415); (c) Các bệnh thuộc diện bị hạn chế tại cơ sở giữ trẻ (OAR 333-019-0200); và (d) Rửa chén đĩa (OAR 333-154-0020; 333-154-0030; và 333-154-0040). (10) Các chính sách và thủ tục y tế của trung tâm phải được lập thành văn bản và được Ban Y Tế hoặc sở y tế quận phê chuẩn, trong đó bao gồm, nhưng không giới hạn tới, các vấn đề sau đây: (a) Việc bảo quản và chế biến thực phẩm; (b) Thay tã và vứt bỏ tã, nếu áp dụng. Qui trình thay tã phải được niêm yết tại khu vực thay tã; (c) Tắm cho trẻ sơ sinh, nếu trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh; (d) Bảo đảm vệ sinh chăn mền gối; (e) Các qui trình rửa tay. Các qui trình rửa tay phải được niêm yết tại bồn rửa tay; và (f) Cho ăn sữa pha chế, bảo quản và xử lý bình sữa, và cho trẻ sơ sinh ăn, nếu trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh. 9
  11. (11) Ngay cả khi phụ huynh yêu cầu hoặc cho phép miễn tuân theo bất kỳ qui định nào về việc cấp giấy chứng nhận cho các trung tâm giữ trẻ, trung tâm đó cũng không được phép làm như vậy. 414-300-0040 Ghi Danh Tham Gia (1) Việc tiếp nhận trẻ em vào học chỉ cần tuân theo đúng các điều kiện của giấy chứng nhận, trong đó bao gồm, nhưng không giới hạn tới số lượng học sinh tối đa mà trung tâm có thể trông giữ, giờ hoạt động, độ tuổi, và các điều kiện đặc biệt. (2) Tất cả những trẻ em tới trung tâm thường xuyên sẽ được tính vào số lượng học sinh tối đa mà trung tâm có thể trông giữ. Những học sinh tới học cùng với một phụ huynh không phải là nhân viên không được coi là có ghi danh tham gia nếu người cha (mẹ) đó ở lại với đứa trẻ và chịu trách nhiệm đối với những trẻ em không ghi danh tham gia. (3) Theo qui định trong đạo luật dân quyền của tiểu bang và liên bang và Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật (ADA), trung tâm không được phép phân biệt đối xử với bất kỳ đứa trẻ nào dựa trên chủng tộc, tôn giáo, màu da, quốc gia nơi xuất thân, giới tính, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, hoặc do nhu cầu cần chăm sóc đặc biệt. (a) Xét trên những bằng chứng sẵn có, việc người điều hành từ chối chăm nom một đứa trẻ có nhu cầu chăm sóc đặc biệt do thiếu các kỹ năng và mức độ năng lực cần thiết, hoặc do các khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm, sẽ không bị coi là một trường hợp phân biệt đối xử. Việc có/không ghi danh tham gia cho một đứa trẻ sẽ được quyết định tùy thuộc vào kết quả thẩm định nhu cầu cần dịch vụ giữ trẻ của đứa trẻ đó. Việc thẩm định sẽ dựa trên các thông tin do phụ huynh và các chuyên gia nghiên cứu về tình trạng tàn tật cụ thể đó cung cấp. Người điều hành trung tâm sẽ ghi lại kết quả thẩm định của từng đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt. (b) Nếu một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt ghi danh theo học tại trung tâm và cần một chương trình chăm sóc riêng, chương trình đó sẽ do nhân viên của trung tâm, phụ huynh, và các chuyên gia bên ngoài, nếu cần thiết, lập thành văn bản. Tất cả những nhân viên có tiếp xúc với đứa trẻ phải nắm rõ toàn bộ nội dung của chương trình này. (4) Trước khi tiếp nhận học sinh, người điều hành trung tâm phải nhận được từ phụ huynh của từng em các thông tin sau đây dưới dạng văn bản. Thông tin này phải luôn được cập nhật. (a) Tên và ngày tháng năm sinh của đứa trẻ; (b) Ngày đứa trẻ bắt đầu nhận các dịch vụ chăm sóc của trung tâm; (c) Tên, địa chỉ nhà và địa chỉ sở làm và số điện thoại của cha mẹ bảo hộ; (d) Trường nơi đứa trẻ ở lứa tuổi đi học đang theo học; (e) Tên và số điện thoại của (các) bác sĩ và nha sĩ của đứa trẻ, nếu có; (f) Tên và số điện thoại của người liên lạc trong trường hợp khẩn cấp nếu không thể gặp được phụ huynh; và (g) Tên và số điện thoại của (những) người được phép tới đón đứa trẻ. (5) Trước khi tiếp nhận trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, người điều hành trung tâm phải nhận được từ phụ huynh của từng em các thông tin sau đây dưới dạng văn bản: (a) Lịch trình bữa ăn; (b) Các loại thực phẩm bắt đầu cho bé ăn và thời gian biểu giới thiệu các loại thức ăn mới; (c) Lịch trình đi vệ sinh và thay tã; (d) Lịch trình ngủ; (e) Cách giao tiếp với đứa trẻ và cách dỗ dành em; và (f) Quá trình phát sinh và phát triển của bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể ảnh hưởng tới việc đứa trẻ tham gia trung tâm giữ trẻ. 10
  12. (6) Trước khi tiếp nhận học sinh, người điều hành phải nhận được từ phụ huynh của mỗi đứa trẻ giấy chấp thuận sau đây: (a) Giấy cho phép trung tâm tìm nơi điều trị y tế khẩn cấp cho đứa trẻ. Việc cung cấp dịch vụ y tế trong trường hợp khẩn cấp sẽ phải: (A) Được ghi trên mẫu đơn mà cơ sở điều trị đó chấp nhận và người điều hành trung tâm sử dụng trong trường hợp cần các dịch vụ y tế khẩn cấp; và (B) Bảo đảm là tất cả các nhân viên có thể tiếp cận được ngay. (b) Giấy cho phép trung tâm gọi xe cứu thương hoặc đưa đứa trẻ tới phòng mạch bác sĩ hoặc cơ sở điều trị y tế có sẵn; và (c) Giấy chấp thuận, nếu áp dụng, cho các trường hợp: (A) Tham gia các chuyến dã ngoại; và (B) Tham gia các hoạt động bơi lội, cả ở bên trong và bên ngoài khuôn viên của trung tâm. (7) Trung tâm phải lưu giữ các thông tin và mẫu cho phép riêng liên quan tới từng đứa trẻ mà trung tâm đang trông giữ. (8) Trung tâm phải tạo cơ hội cho mỗi đứa trẻ, cùng với cha mẹ của các em, có một buổi tới thăm trung tâm trước khi vào học và để nhân viên trung tâm có dịp trao đổi tin tức với phụ huynh. (9) Trung tâm không được tiếp nhận trẻ em dưới sáu tuần tuổi. 414-300-0050 Tới và Rời Khỏi Trung Tâm (1) Trung tâm phải yêu cầu người đưa đứa trẻ tới trung tâm tiếp tục ở lại với đứa trẻ cho tới khi có nhân viên tới đón đứa trẻ. (2) Trung tâm sẽ chỉ cho đứa trẻ ra về cùng với phụ huynh hoặc người được phụ huynh nêu tên và nhận diện. Người điều hành trung tâm phải xác nhận danh tánh của bất cứ người nào tới đón đứa trẻ, trừ phụ huynh. (3) Nếu một đứa trẻ ở lứa tuổi đi học tới hoặc rời khỏi trung tâm mà không có phụ huynh, sẽ phải có giấy thỏa thuận thu xếp trước của phụ huynh về thời gian tới và rời khỏi trung tâm và những việc cần làm nếu đứa trẻ không tới trung tâm theo đúng giờ dự tính. 414-300-0060 Lưu Giữ Hồ Sơ (1) Người điều hành trung tâm phải lưu giữ tất cả các hồ sơ, trừ các hồ sơ được ghi trong mục OAR 414-300- 0060(1)(d)(F), trong ít nhất hai năm, và hồ sơ của nhân viên và trẻ em trong hai năm sau khi nhân viên thôi việc hoặc trung tâm ngừng trông giữ những trẻ em đó. Phải bảo đảm có thể cung cấp các hồ sơ này cho CCD vào bất cứ lúc nào: (a) Thông tin đầy đủ và cập nhật về mỗi đứa trẻ, như qui định trong mục OAR 414-300-0040(4), và (6). (b) Hồ sơ về việc đi học hàng ngày, trong đó có ghi: (A) Ngày làm việc, thời gian tới và rời khỏi trung tâm, và việc phân công phòng phụ trách cho từng nhân viên; và (B) Ngày, tên của mỗi đứa trẻ tới học tại trung tâm, và thời gian tới và rời khỏi trung tâm. Vào bất cứ thời điểm nào, hồ sơ cũng phải cho biết thông tin về tất cả những đứa trẻ đang có mặt tại trung tâm. (C) Phải lưu giữ hồ sơ ngày đi học hiện tại ở lớp học của đứa trẻ dưới dạng văn bản; (c) Hồ sơ nhân sự của từng nhân viên, trong đó phải bao gồm: (A) Tên, địa chỉ và số điện thoại của nhân viên; 11
  13. (B) Vị trí đảm nhiệm tại trung tâm; (C) Giấy tờ xác nhận (thí dụ như bảng điểm, hồ sơ trả lương, tờ ghi thời gian, bản sơ yếu lý lịch, ghi chú về các cuộc nói chuyện qua điện thoại, v.v ) về việc người đó có đủ trình độ năng lực để đảm nhiệm vị trí đó; (D) Giấy tờ xác nhận rằng nhân viên đó hiện có ghi tên trong Danh Sách Đăng Ký Xác Minh Lý Lịch Phạm Tội; (E) Bản trình bày về các nhiệm vụ của nhân viên; (F) Hồ sơ về hoạt động huấn luyện căn bản liên quan tới y tế, thí dụ như Hồi Sức Tim Phổi (CPR), Trợ Sinh (Life Support), Cứu Sinh (Life Saving), và Sơ Cứu, và các giấy chứng nhận hiện hành dành cho người xử lý thực phẩm, nếu áp dụng; (G) Hồ sơ lái xe, số bằng lái xe và ngày hết hạn nếu người đó phụ trách việc chuyên chở trẻ em; và (H) Giấy tờ ghi chép về ngày và việc tham gia buổi giới thiệu tin tức, chương trình huấn luyện, các hoạt động phát triển nghề nghiệp dành cho nhân viên, như được qui định trong OAR 414- 300-0120. (d) Hồ sơ ghi chép về: (A) Trường hợp tử vong hoặc thương tích của học sinh, như được qui định trong mục OAR 414- 300-0030(3). (B) Ngày giờ tiến hành các buổi diễn tập qui trình cấp cứu: (C) Báo cáo các trường hợp ngược đãi trẻ em. Các báo cáo này được gửi cho Văn Phòng Các Dịch Vụ Trợ Giúp Trẻ Em và Gia Đình của Tiểu Bang (State Office of Services to Children and Families - SOSCF) hoặc một cơ quan thi hành luật pháp; (D) Các trường hợp cho phép cho trẻ em dùng thuốc, theo như qui định trong mục OAR 414-300- 0230(1)(a); (E) Các loại thuốc được cấp cho trẻ em dùng, như được qui định trong OAR 414-300-0230(1)(d); (F) Các bữa chính và bữa nhẹ mà trung tâm cung cấp trong ba tuần trước đó; (G) Chương trình hoạt động dành cho mỗi nhóm trẻ em, như được qui định trong mục OAR 414- 300-0300; và (H) Lịch trình sinh hoạt hàng ngày của mỗi nhóm trẻ em, như được qui định trong mục OAR 414- 300-0290. (2) Khi có yêu cầu, người điều hành trung tâm phải cho phép cha mẹ bảo hộ xem xét hồ sơ và các bản báo cáo, trừ báo cáo về các trường hợp ngược đãi trẻ em. Đây là những tài liệu về trường hợp riêng của các em đó mà trung tâm lưu giữ. 12
  14. NHÂN SỰ 414-300-0070 Các Qui Định Tổng Quát (1) Người điều hành trung tâm phải thiết lập một hệ thống mô tả công việc, tuyển chọn nhân viên và đánh giá nhân viên, trong đó bảo đảm rằng nhân viên: (a) Có năng lực, khả năng suy xét thích hợp và tự chủ khi làm việc với trẻ em; (b) Có đủ khả năng về mặt tâm thần, thể chất và cảm xúc để thực hiện các nhiệm vụ được giao có liên quan tới việc chăm sóc trẻ em; và (c) Có đủ kinh nghiệm và/hoặc huấn luyện theo như yêu cầu cho vị trí mà họ được tuyển dụng. (2) Đội ngũ nhân viên phải có (những) người hội đủ các điều kiện để đảm nhiệm chức giám đốc (OAR 414- 300-0080) và giáo viên chủ nhiệm (OAR 414-300-0090). Người được giao đảm trách các nhiệm vụ ở vị trí nào thì phải đáp ứng đủ các yêu cầu đối với vị trí đó. (3) Mặc dù đã có qui định OAR 414-300-0120(3), trung tâm vẫn phải luôn có ít nhất một người có giấy chứng nhận còn hiệu lực về sơ cứu và hồi sức tim phổi (CPR). (4) Bất kỳ nhân viên nào có bằng chứng về một căn bệnh thuộc diện bị hạn chế tại cơ sở giữ trẻ, theo định nghĩa trong OAR 333-019-0200, triệu chứng của một căn bệnh liên quan tới thể chất, theo định nghĩa trong OAR 414-300-0220(1), hoặc tình trạng mất năng lực về mặt tâm thần có thể đe dọa tới sức khỏe hoặc sự an toàn của trẻ em, sẽ phải ngừng thực hiện các nhiệm vụ của mình. (5) Nếu có bằng chứng nghi ngờ về năng lực thể chất hoặc tâm thần của một người trong việc chăm sóc trẻ em hoặc tiếp cận trẻ em, CCD có thể yêu cầu người điều hành trung tâm cung cấp một bản đánh giá, hoặc thông tin khác, theo qui định của CCD. (6) Nếu một người có các hành vi có khả năng làm phương hại tới trẻ em, người đó sẽ không được tiếp cận với các trẻ em tại trung tâm cũng như không được có mặt tại trung tâm trong giờ giữ trẻ. Điều này bao gồm bất kỳ cá nhân nào trong trung tâm là người đã hoặc có thể đã tiếp cận với trẻ em tại trung tâm, cho dù là trong thời gian ngắn, mà không có sự giám sát (thí dụ như chủ nhân, người điều hành trung tâm, tất cả các nhân viên giữ trẻ, nhân viên bảo trì làm việc tại cơ sở trong giờ hoạt động, các tình nguyện viên ở lại một mình với trẻ em, v.v ). Điều này không áp dụng cho phụ huynh của những trẻ em theo học tại trung tâm khi họ đưa đón các em. (a) Người điều hành trung tâm, tất cả các nhân viên giữ trẻ và những người khác như được trình bày trong mục (6) nếu trên 18 tuổi, sẽ phải ghi tên trong Danh Sách Đăng Ký Xác Minh Lý Lịch Phạm Tội của CCD thì mới được cấp giấy chứng nhận hành nghề ban đầu hoặc gia hạn giấy chứng nhận. (b) Tất cả các nhân viên mới, kể cả giám đốc, hoặc những cá nhân khác chỉ được có mặt tại trung tâm trong giờ giữ trẻ sau khi nhân viên/cá nhân đó đã ghi tên tham gia Danh Sách Đăng Ký Xác Minh Lý Lịch Phạm Tội và trung tâm nhận được giấy tờ xác nhận của CCD về việc tham gia đó. Điều này không áp dụng cho phụ huynh của những trẻ em theo học tại trung tâm, trừ khi họ giúp cung cấp dịch vụ giữ trẻ. Theo mục OAR 414-300-0070(7), các tình nguyện viên có thể được miễn tuân theo qui định này. (c) Nếu trung tâm nhận được thông báo của CCD về việc một nhân viên hoặc cá nhân khác đã bị gạch tên khỏi Danh Sách Đăng Ký Xác Minh Lý Lịch Phạm Tội, trung tâm sẽ không được cho nhân viên hoặc cá nhân đó tiếp cận với những trẻ em đang được trông giữ. (d) Nếu bất cứ người nào ghi trong mục (6) và mục (6)(a) của qui chế này bị xét xử, bắt giữ hoặc có trát lệnh về bất kỳ trường hợp phạm tội nào mà theo sự xác định của CCD là có liên quan tới hành vi làm phương hại tới trẻ em, nhưng vẫn chưa có phán quyết chính thức, và nếu người này vẫn tiếp tục điều hành, làm việc hoặc tiếp cận với các trẻ em tại trung tâm, giấy chứng nhận hành nghề sẽ bị từ chối hoặc đình chỉ cho tới khi việc xét xử, bắt giữ hoặc trát lệnh đó được giải quyết. (e) Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ lý lịch phạm tội của một người cho thấy rằng người đó đã từng nhận được trát lệnh, CCD sẽ thông báo tên, địa chỉ và số điện thoại của người đó cho cơ quan thi hành luật pháp có thẩm quyền ban hành trát lệnh. (7) Các tình nguyện viên phải hội đủ các điều kiện sau đây: 13
  15. (a) Chỉ những tình nguyện viên hội đủ các điều kiện về năng lực trình độ đối với vị trí mà họ sẽ đảm nhiệm và ghi tên vào Danh Sách Đăng Ký Xác Minh Lý Lịch Phạm Tội mới được tính vào tỷ lệ nhân viên/trẻ em. (b) Nếu các tình nguyện viên tiếp cận với trẻ em mà không có sự giám sát, họ sẽ phải ghi tên tham gia Danh Sách Đăng Ký Xác Minh Lý Lịch Phạm Tội. (c) Nếu các tình nguyện viên không bao giờ được tiếp cận với trẻ em mà không có sự giám sát, trong đó bao gồm cả các trường hợp khẩn cấp, trung tâm phải có văn bản qui định về việc này, chính sách qui định đó phải được thông báo cho tất cả các nhân viên và tình nguyện viên của trung tâm, và các tình nguyện viên không bắt buộc phải ghi tên tham gia Danh Sách Đăng Ký Xác Minh Lý Lịch Phạm Tội. (8) Không ai được hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá không khói tại khu vực giữ trẻ trong giờ giữ trẻ. Không ai được hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá không khói trong xe khi chở trẻ em. (9) Không được sử dụng hoặc cất giữ rượu và các chất bị kiểm soát không được kê toa ở khu vực giữ trẻ trong giờ giữ trẻ. Nhân viên hoặc các tình nguyện viên có vẻ như đang trong tình trạng bị ảnh hưởng của rượu hoặc các chất bị kiểm soát không được kê toa sẽ không được vào trung tâm trong giờ giữ trẻ. 414-300-0080 Giám Đốc – Trình Độ Năng Lực và Nhiệm Vụ (1) Giám đốc phải: (a) Từ 21 tuổi trở lên; VÀ (b) Có: (A) Ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc và/hoặc huấn luyện về quản lý và giám sát người lớn VÀ (B) Kiến thức về quá trình phát triển của trẻ em thuộc các lứa tuổi trông giữ chủ yếu ở trung tâm, được chứng minh qua những nơi chứng nhận nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc hoặc huấn luyện; HOẶC (C) Giấy tờ bằng chứng về việc đạt được tối thiểu là bậc bốn trong Danh Sách Đăng Ký Phát Triển Nghề Nghiệp; HOẶC (c) Có: (A) Một năm kinh nghiệm và/hoặc huấn luyện về quản lý và giám sát người lớn HOẶC có kiến thức về quá trình phát triển của trẻ em thuộc các lứa tuổi trông giữ chủ yếu của trung tâm, được chứng minh qua những nơi chứng nhận nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc hoặc huấn luyện, VÀ (B) Một kế hoạch đã được CCD thông qua, trong đó cho biết yêu cầu còn thiếu trong mục (A) ở trên sẽ được đáp ứng như thế nào và cách thức hoạt động của chương trình đó cho tới khi giám đốc đạt yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm hoặc huấn luyện. (2) Giám đốc của trung tâm sẽ phải chịu trách nhiệm về: (a) Các hoạt động quản lý, trong đó bao gồm, nhưng không giới hạn tới: quản lý tài chánh; lưu giữ hồ sơ; lập ngân sách; hoạch định chính sách; bảo đảm các hoạt động của chương trình phù hợp với lứa tuổi và mức độ phát triển của trẻ em; giới thiệu tin tức về trung tâm cho nhân viên; quản lý và huấn luyện; bảo trì các tòa nhà và khu đất; lập kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn; và dịch vụ chuyên chở, nếu cung cấp; và (b) Điều hành trung tâm theo đúng các yêu cầu trong giấy chứng nhận hành nghề (OAR 414-300-0000 tới 414-300-0410). 14
  16. (3) Nếu giám đốc hội đủ các điều kiện về trình độ năng lực để trở thành giáo viên chủ nhiệm (OAR 414-300- 0090), người đó có thể làm giáo viên chủ nhiệm cho những học sinh ở lứa tuổi mà người đó hội đủ điều kiện phụ trách nếu làm việc toàn thời gian tại trung tâm: (a) Nếu trung tâm được chứng nhận hành nghề trông giữ ít hơn 40 trẻ, giám đốc có thể làm giáo viên chủ nhiệm và thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy thông thường, nếu hội đủ điều kiện; (b) Nếu trung tâm được chứng nhận hành nghề trông giữ từ 40 trẻ trở lên, giám đốc có thể làm giáo viên chủ nhiệm, nhưng không phải thực hiện các công việc giảng dạy thông thường. (4) Nếu chịu trách nhiệm quản lý một trung tâm được chứng nhận hành nghề trông giữ ít hơn 100 trẻ, giám đốc phải có mặt tại trung tâm ít nhất một phần ba số giờ làm việc. Số giờ này sẽ được tính toán trên cơ sở hàng tuần, trừ các trường hợp vắng mặt khẩn cấp và các kế hoạch nghỉ phép. Thời gian có mặt tại cơ sở phải tính cả thời gian giám đốc đó trực tiếp quản lý nhân viên và trẻ em. (5) Nếu chịu trách nhiệm quản lý một trung tâm được chứng nhận hành nghề trông giữ trên 100 trẻ, giám đốc có thể chỉ phải chịu trách nhiệm quản lý một cơ sở. Giám đốc đó phải có mặt tại trung tâm ít nhất một nửa số giờ làm việc. Số giờ đó sẽ được tính toán trên cơ sở hàng tuần, trừ các trường hợp vắng mặt khẩn cấp và các kế hoạch nghỉ phép. Thời gian có mặt ở trung tâm phải tính cả thời gian mà giám đốc đó trực tiếp quản lý nhân viên và trẻ em. (6) Giám đốc, hoặc quyền giám đốc, phải có mặt tại cơ sở trong tất cả các giờ làm việc của trung tâm. (7) Quyền giám đốc phải: (a) Tối thiểu đáp ứng được các trình độ năng lực đối với một giáo viên; (b) Biết rõ các yêu cầu về việc cấp giấy chứng nhận hành nghề; (c) Được ủy quyền, có khả năng, và có mặt để khắc phục những sai sót có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe hoặc sự an toàn của trẻ em; và (d) Lưu hồ sơ tài liệu về buổi giới thiệu tin tức và huấn luyện về các qui chế hành chánh này và các chức năng cũng như nhiệm vụ của giám đốc. (8) Bất cứ khi nào giám đốc không có mặt ở trung tâm, phải niêm yết tên của quyền giám đốc tại trung tâm đó theo như qui định trong mục OAR 414-300-0030(l). 414-300-0090 Giáo Viên Chủ Nhiệm – Trình Độ Năng Lực và Nhiệm Vụ (1) Đối với mỗi chương trình dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, trẻ em ở lứa tuổi trước khi đi học và trẻ em ở lứa tuổi đi học tại trung tâm, phải bổ nhiệm một người có đủ trình độ làm giáo viên chủ nhiệm, và người đó phải từ 18 tuổi trở lên. (2) Giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm đối với các vấn đề sau đây: (a) Thiết lập và thực hiện các chương trình hoạt động dành cho (các) nhóm tuổi ở trung tâm; và (b) Bảo đảm rằng các hoạt động trong chương trình phù hợp với lứa tuổi, sở thích và mức độ phát triển của trẻ em. (3) Giáo viên chủ nhiệm phải hội đủ các điều kiện về trình độ năng lực đối với một trong số các lựa chọn được ghi trong Bảng 1 của qui chế này. (4) Một người có thể làm giáo viên chủ nhiệm cho hơn một nhóm tuổi nếu người đó có đủ năng lực trình độ làm giáo viên chủ nhiệm cho từng nhóm tuổi đó. (5) Các giáo viên chủ nhiệm phải có mặt tại trung tâm ít nhất một phần tư số giờ hoạt động của trung tâm đó. Số giờ này được tính toán trên cơ sở hàng tuần. 15
  17. Điều Kiện về Năng Lực Trình Độ đối với Giáo Viên Chủ Nhiệm Bảng 1 Lựa Chọn Chương Trình dành cho Chương Trình dành cho Trẻ Chương Trình dành cho Trẻ Ở Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Mới Ở Lứa Tuổi Trước Khi Đi Lứa Tuổi Đi Học Biết Đi Học (a) Văn bằng cử nhân Giáo dục trẻ nhỏ hoặc Giáo dục trẻ nhỏ, phát triển Phát triển ở trẻ em, giáo dục tiểu hệ cao đẳng hoặc đại phát triển ở trẻ em ở trẻ em, giáo dục tiểu học, học, giáo dục thể chất, giải trí, học thuộc chuyên hoặc giáo dục đặc biệt giáo dục đặc biệt hoặc giáo dục ngành: trẻ nhỏ HOẶC (b) Văn bằng AA/AS hệ Giáo dục trẻ nhỏ hoặc Giáo dục trẻ nhỏ, phát triển Phát triển ở trẻ em, giáo dục thể đại học thuộc chuyên phát triển ở trẻ em ở trẻ em, hoặc văn bằng liên chất, giải trí, giáo dục trẻ nhỏ, ngành: quan hoặc văn bằng liên quan HOẶC (c) Tín chỉ được công Liên quan tới việc chăm Liên quan tới việc chăm sóc Liên quan tới việc chăm sóc trẻ nhận ở cấp tiểu bang sóc trẻ sơ sinh và trẻ mới trẻ ở lứa tuổi trước khi đi ở lứa tuổi đi học hoặc quốc gia có giá trị biết đi học trong một năm: HOẶC (d) Hoàn thành 20 tín Giáo dục trẻ nhỏ hoặc Giáo dục trẻ nhỏ, phát triển Phát triển ở trẻ em, giáo dục thể chỉ (hệ thống học kỳ) phát triển ở trẻ em ở trẻ em, giáo dục tiểu học, chất, giáo dục tiểu học, giáo dục hoặc 30 tín chỉ (hệ thống hoặc giáo dục đặc biệt đặc biệt, giải trí, hoặc giáo dục tam cá nguyệt) huấn trẻ nhỏ luyện tại một trường cao đẳng hoặc đại học về: VÀ Có ít nhất một năm kinh Trẻ sơ sinh và/hoặc trẻ Trẻ ở lứa tuổi trước khi đi Trẻ ở lứa tuổi đi học nghiệm giảng dạy hội đủ mới biết đi học điều kiện tại một trung tâm giữ trẻ có chứng nhận hành nghề hoặc một chương trình chăm sóc theo nhóm tương đương, trong đó chăm sóc: HOẶC (e) Có ít nhất hai năm Trẻ sơ sinh và/hoặc trẻ Trẻ ở lứa tuổi trước khi đi Trẻ ở lứa tuổi đi học kinh nghiệm giảng dạy mới biết đi học hội đủ điều kiện, trong đó tối thiểu một năm làm giáo viên, tại một trung tâm giữ trẻ có chứng nhận hành nghề hoặc chương trình chăm sóc theo nhóm tương đương, trong đó chăm sóc: HOẶC (f) Giấy tờ bằng chứng về việc đạt được tối thiểu là bậc ba trong Danh Sách Đăng Ký Phát Triển Nghề Nghiệp 16
  18. 414-300-0100 Giáo Viên (1) Đối với mỗi nhóm trẻ em, trung tâm phải chỉ định một người làm giáo viên. Người này phải: (a) Từ 18 tuổi trở lên; (b) Chịu trách nhiệm và giám sát nhóm trẻ em mà mình phụ trách; và (c) Giám sát các hoạt động của nhân viên được phân công trợ giúp nhóm của mình. (2) Giáo viên phải hội đủ các tiêu chuẩn điều kiện đối với một trong số các lựa chọn được ghi trong Bảng 2 của mục này. Điều Kiện về Năng Lực Trình Độ đối với Giáo Viên Bảng 2 Lựa Chọn Chương Trình dành cho Trẻ Chương Trình dành cho Trẻ Ở Chương Trình dành cho Trẻ Ở Sơ Sinh và Trẻ Mới Biết Đi Lứa Tuổi Trước Khi Đi Học Lứa Tuổi Đi Học (a) Hoàn tất 20 tín chỉ (hệ Giáo dục trẻ nhỏ hoặc phát Giáo dục trẻ nhỏ, giáo dục Giáo dục tiểu học, phát triển ở trẻ thống học kỳ) hoặc 30 tín triển ở trẻ em tiểu học, phát triển ở trẻ em, em, giáo dục thể chất, giải trí, giáo chỉ (hệ thống tam cá hoặc giáo dục đặc biệt dục đặc biệt hoặc giáo dục trẻ nhỏ nguyệt) huấn luyện tại một trường cao đẳng hoặc đại học về: HOẶC (b) Tín chỉ được công Liên quan tới việc chăm sóc Liên quan tới việc chăm sóc Liên quan tới việc chăm sóc trẻ nhận ở cấp tiểu bang hoặc trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trẻ ở lứa tuổi trước khi đi học em ở lứa tuổi đi học quốc gia có giá trị trong một năm: HOẶC (c) Có ít nhất một năm Trẻ Sơ Sinh và/hoặc Trẻ Trẻ ở lứa tuổi trước khi đi học Trẻ ở lứa tuổi đi học kinh nghiệm giảng dạy Mới Biết Đi hội đủ điều kiện tại một trung tâm giữ trẻ có chứng nhận hành nghề hoặc một chương trình chăm sóc theo nhóm tương đương, trong đó chăm sóc: HOẶC (d) Hoàn tất 15 tín chỉ Giáo dục trẻ nhỏ hoặc phát Giáo dục trẻ nhỏ, giáo dục Giáo dục tiểu học, phát triển ở trẻ (hệ thống tam cá nguyệt) triển ở trẻ em tiểu học, phát triển ở trẻ em, em, giáo dục thể chất, giải trí, giáo hoặc 10 tín chỉ (hệ thống hoặc giáo dục đặc biệt dục đặc biệt hoặc giáo dục trẻ nhỏ học kỳ) huấn luyện tại một trường cao đẳng hoặc đại học về: VÀ Có ít nhất 6 tháng kinh Trẻ Sơ Sinh và/hoặc Trẻ Trẻ ở lứa tuổi trước khi đi học Trẻ ở lứa tuổi đi học nghiệm giảng dạy hội đủ Mới Biết Đi điều kiện tại một trung tâm giữ trẻ có chứng nhận hành nghề hoặc một chương trình chăm sóc theo nhóm tương đương, trong đó chăm sóc: HOẶC (e) Giấy tờ bằng chứng về việc đạt được tối thiểu là bậc hai trong Danh Sách Đăng Ký Phát Triển Nghề Nghiệp. 17
  19. 414-300-0110 Phụ Tá Giáo Viên (1) Phụ Tá I phải: (a) Từ 15 tuổi trở lên; và (b) Được một nhân viên, là người phải tối thiểu hội đủ tiêu chuẩn điều kiện làm giáo viên, giám sát trực tiếp, có nghĩa là trong phạm vi nghe nhìn của người này. (2) Phụ Tá II trong các chương trình dành cho trẻ sơ sinh/mới biết đi/trẻ ở lứa tuổi trước khi đi học phải: (a) Từ 18 tuổi trở lên; (b) Đã làm việc ít nhất sáu tháng tại trung tâm nơi họ hiện đang được tuyển dụng; và (c) Có giấy chứng nhận còn hiệu lực về sơ cứu và hồi sức tim phổi (CPR). (3) Phụ Tá II trong các chương trình dành cho trẻ ở lứa tuổi đi học phải: (a) Từ 18 tuổi trở lên; (b) Đã làm việc ít nhất bốn tháng trong chương trình dành cho trẻ ở lứa tuổi đi học nơi họ hiện đang được tuyển dụng; và (c) Có giấy chứng nhận còn hiệu lực về sơ cứu và CPR. (4) Khi có sự đồng ý của giám đốc, nhân viên bậc Phụ Tá II sẽ không cần phải có sự giám sát trực tiếp (trong phạm vi nghe nhìn) của giáo viên đối với các hoạt động ngắn và thông thường, thí dụ như đưa đứa trẻ tới buồng tắm hoặc đưa đứa trẻ tới nơi chữa trị y tế cho các trường hợp không nghiêm trọng. (5) Không được để Phụ Tá II ở lại một mình với một nhóm trẻ em, trừ những trường hợp được qui định trong mục OAR 414-300-0130(2)(a) và OAR 414-300-0350(5)(b). (6) Nhân viên bậc Phụ Tá II phải được huấn luyện về các chính sách và thủ tục phù hợp với các nhiệm vụ được phân công trước khi tiếp cận với các trẻ em mà không có sự giám sát dù chỉ trong thời gian ngắn. 414-300-0115 Các Chương Trình Đa Cơ Sở dành cho Trẻ Ở Lứa Tuổi Đi Học - Nhân Viên Bổ Sung (1) Đối với một chương trình đa cơ sở, người điều hành phải thiết lập một kế hoạch dưới dạng văn bản, trong đó cho biết: (a) Cách thức thực hiện các chức năng quản lý được qui định trong mục OAR 414-300-0080(2)(a); và (b) Cách thức thực hiện các chức năng của Giáo Viên Chủ Nhiệm được qui định trong mục 414-300- 0090(2)(a) và (b). (2) Tất cả các nhân viên trong các chương trình đa cơ sở dành cho trẻ ở lứa tuổi đi học phải hội đủ các tiêu chuẩn điều kiện đối với vị trí mà họ đảm trách, như được trình bày trong mục OAR 414-300-0080, -0090, - 0100 và –0110, trừ khi mục này có qui định khác. (3) Nếu chương trình đa cơ sở đó không có giám đốc, điều phối viên cơ sở và giám thị/giám đốc cơ sở phải cùng thực hiện các chức năng của giám đốc. (4) Điều phối viên cơ sở phải: (a) Từ 21 tuổi trở lên; (b) Có ít nhất một năm kinh nghiệm và/hoặc huấn luyện trong lĩnh vực quản lý và giám sát người lớn; (c) Được ủy quyền, có khả năng và có mặt để khắc phục các sai sót; và (d) Nếu là giáo viên thay thế, phải hội đủ các điều kiện tiêu chuẩn làm giáo viên. (5) Hàng tháng, điều phối viên cơ sở phải có mặt tại mỗi cơ sở vào những giờ hoạt động. Thời gian có mặt tại mỗi cơ sở phải tính cả thời gian mà người đó trực tiếp quản lý nhân viên và trẻ em. 18
  20. (6) Giám đốc/giám thị cơ sở phải: (a) Từ 18 tuổi trở lên; (b) Phải tối thiểu phải hội đủ các tiêu chuẩn điều kiện làm giáo viên; (c) Được ủy quyền, có khả năng và có mặt để khắc phục các sai sót; và (d) Nếu được chứng nhận hành nghề trông giữ từ 40 trẻ trở lên, cơ sở sẽ không phải thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, trừ khi số trẻ em trong cơ sở là dưới 40 em. (7) Giám đốc/giám thị cơ sở phải có mặt tại cơ sở ít nhất một nửa số giờ hoạt động của chương trình dành cho trẻ ở lứa tuổi đi học. Số giờ này được tính trên cơ sở hàng tuần. (8) Nếu chương trình đa cơ sở dành cho trẻ ở lứa tuổi đi học không có giáo viên chủ nhiệm cho mỗi cơ sở, thì hàng tháng giáo viên chủ nhiệm được chỉ định cho chương trình đó phải có mặt tại từng cơ sở vào các giờ hoạt động. 414-300-0120 Huấn Luyện Nhân Viên (1) Tất cả các nhân viên mới phải tham gia một buổi giới thiệu tin tức trong vòng hai tuần đầu tiên kể từ khi được tuyển dụng. Buổi giới thiệu tin tức đó phải bảo đảm giúp nhân viên làm quen với các nội dung giới thiệu, như trình bày ở phần dưới, và phải bao gồm, nhưng không giới hạn tới các vấn đề sau đây: (a) Các trách nhiệm của cá nhân trong trường hợp: (A) Phải sơ tán tòa nhà (thí dụ như hỏa hoạn); (B) Xảy ra tình trạng khẩn cấp khiến cho nhân viên và trẻ em phải ở bên trong tòa nhà dưới những điều kiện bất thường (thí dụ như mất điện, môi trường độc hại); hoặc (C) Trẻ em hoặc nhân viên bị thương tích hoặc đau bệnh; (b) Các yêu cầu (OAR 414-300-0000 tới 414-300-0410); (c) Các chính sách của trung tâm, như được qui định trong OAR 414-300-0030; và (d) Thủ tục báo cáo các trường hợp nghi ngờ là có sự ngược đãi hoặc bỏ bê trẻ em. (2) Đối với mỗi nhân viên, người điều hành trung tâm phải có hồ sơ ghi chép về ngày tháng tổ chức và hình thức của buổi giới thiệu tin tức mà nhân viên đó tham gia và người tiến hành buổi giới thiệu tin tức đó. (3) Trong vòng 90 ngày đầu tiên kể từ khi được tuyển dụng, tất cả các nhân viên đảm nhiệm chức năng giáo viên và được tính vào tỷ lệ nhân viên/trẻ em, trừ các giáo viên thay thế, phải: (a) Hoàn tất chương trình huấn luyện về việc nhận biết và báo cáo các trường hợp ngược đãi và bỏ bê trẻ em, hoặc có giấy tờ chứng nhận về việc đã hoàn tất chương trình huấn luyện đó; và (b) Hoàn tất chương trình huấn luyện về sơ cứu và hồi sức tim phổi hoặc có giấy chứng nhận về sơ cứu và hồi sức tim phổi hiện còn hiệu lực được lưu trong hồ sơ. Phải thường xuyên tham gia huấn luyện về sơ cứu và hồi sức tim phổi trong thời gian làm việc tại trung tâm. Việc huấn luyện sơ cứu phải bao gồm các nội dung sau đây: chảy máu; bỏng; ngộ độc; nghẹn; thương tích; sốc; co giật; bong gân và gãy xương; các trường hợp khẩn cấp về nha khoa; và thương tích ở đầu. (4) Những người giữ vai trò chính trong việc chuẩn bị thức ăn phải có giấy chứng nhận dành cho nhân viên xử lý thực phẩm, chiếu theo qui định ORS 624.570, trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu làm việc hoặc có giấy chứng nhận hiện còn hiệu lực được lưu trong hồ sơ. Nhân viên xử lý thực phẩm phải thường xuyên tham gia huấn luyện trong thời gian làm việc tại trung tâm. Những người giữ vai trò chính gồm có đầu bếp, nhân viên xử lý thực phẩm làm việc trong bếp, và nhân viên phục vụ bữa ăn cho tập thể lớp. (5) Hàng năm, giám đốc, giáo viên chủ nhiệm, và tất cả các giáo viên phải tham gia ít nhất 15 giờ đồng hồ huấn luyện hoặc hướng dẫn liên quan tới hoạt động giữ trẻ, trong đó có ít nhất tám giờ đồng hồ là về nội dung phát triển ở trẻ em hoặc giáo dục trẻ nhỏ: 19
  21. (a) Nếu một giáo viên chủ nhiệm hội đủ điều kiện đảm nhiệm vị trí đó chỉ dựa trên cơ sở kinh nghiệm làm việc, giáo viên đó phải chú trọng tham gia các chương trình huấn luyện về phát triển ở trẻ em và giáo dục trẻ nhỏ trong hai năm đầu tiên được tuyển dụng; (b) Hoạt động huấn luyện có thể bao gồm các khóa học hàm thụ, các hội nghị, các buổi hội thảo, hoặc các chương trình giảng dạy theo phương pháp nghe nhìn. (c) Kế hoạch chương trình đọc tài liệu chuyên ngành có thể được tính tương đương tới 6 giờ trong số mười lăm giờ đồng hồ huấn luyện và phải gồm có phần viết thu hoạch về tài liệu đọc mà mỗi nhân viên tham gia chương trình này đã hoàn thành. (d) Trung tâm phải lưu hồ sơ về hoạt động huấn luyện của mỗi người, trong đó có ghi nội dung huấn luyện, ngày hoàn tất và số giờ đồng hồ huấn luyện trong mỗi năm chứng nhận. (6) Trong năm làm việc đầu tiên, nhân viên có thể tính buổi giới thiệu tin tức, huấn luyện sơ cứu và hồi sức tim phổi, huấn luyện dành cho nhân viên xử lý thực phẩm, nếu áp dụng, và huấn luyện liên quan tới vấn đề ngược đãi và bỏ bê trẻ em vào 15 giờ đồng hồ tham gia huấn luyện. (7) Trong các năm làm việc sau đó, nhân viên có thể tính 5 giờ tham gia huấn luyện về sơ cứu và hồi sức tim phổi hoặc huấn luyện dành cho nhân viên xử lý thực phẩm vào 15 giờ đồng hồ tham gia huấn luyện. (8) Các buổi họp của nhân viên không được tính là hoạt động huấn luyện. 414-300-0130 Tỷ Lệ Nhân Viên/Trẻ Em và Sĩ Số Học Sinh Trong Nhóm (1) Số người chăm sóc và sĩ số học sinh trong nhóm sẽ được xác định dựa trên số lượng và độ tuổi của trẻ em theo học tại trung tâm. (2) Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm và tỷ lệ giữa người chăm sóc so với trẻ em được trình bày trong Bảng 3A của qui chế này sẽ được áp dụng, trừ trường hợp: (a) Nếu tất cả các trẻ em mới biết đi, trẻ em ở lứa tuổi trước khi đi học và trẻ em ở lứa tuổi đi học đang ngủ, điều kiện cho phép, và phòng ngủ được sắp xếp sao cho tất cả trẻ em đều được giám sát, có thể bố trí một giáo viên hoặc Phụ Tá II giám sát phòng ngủ. Khi trẻ em thức giấc và bắt đầu tham gia các hoạt động, phải bổ sung thêm nhân viên để có tỷ lệ nhân viên/trẻ em bằng với tỷ lệ ghi trong Bảng 3A. Cơ sở phải có đủ số lượng nhân viên để đáp ứng tỷ lệ qui định này và người chăm sóc có thể triệu tập đủ số này mà không cần rời khỏi phòng ngủ; và (b) Không áp dụng sĩ số học sinh tối đa trong nhóm cho các chuyến đi dã ngoại, các hoạt động vui chơi ngoài trời, và các kế hoạch hoạt động theo nhóm lớn, thời gian nghỉ trưa và ăn. Tỷ lệ nhân viên/trẻ em sẽ được áp dụng cho các hoạt động này. (c) Các trung tâm có giấy chứng nhận hành nghề có hiệu lực vào ngày 15 tháng Bảy, 2001, phải tuân theo các qui định về lập nhóm theo độ tuổi, tỷ lệ nhân viên/trẻ em và sĩ số trẻ em trong nhóm theo như Bảng 3A hoặc Bảng 3B cho tới chừng nào cơ sở vẫn tiếp tục tiến hành hoạt động chăm sóc trẻ em, với các điều kiện sau đây: (A) Trung tâm phải quyết định tiến hành hoạt động theo Bảng 3A hoặc 3B; các trung tâm không được hoạt động theo hình thức kết hợp qui định của cả hai bảng này; (B) Nếu các trung tâm muốn chuyển hoạt động từ nhóm tỷ lệ này sang nhóm tỷ lệ khác, thay đổi đó sẽ được áp dụng vào thời điểm gia hạn giấy chứng nhận hành nghề; và (C) Các trung tâm chỉ được thay đổi các lựa chọn hai lần. 20
  22. BẢNG 3A: Độ Tuổi của Trẻ Em Tỷ Lệ Tối Thiểu Số Trẻ Em Tối Đa Giữa Người Chăm Sóc trong một Nhóm với Trẻ Em 6 tuần tuổi tới hết 1:4 8 23 tháng tuổi 24 tháng tuổi tới hết 1:5 10 35 tháng tuổi 36 tháng tuổi tới khi 1:10 20 đi học mẫu giáo trẻ em học mẫu giáo 1:15 30 trở lên BẢNG 3B: Độ Tuổi của Trẻ Em Tỷ Lệ Tối Thiểu Số Trẻ Em Tối Đa Giữa Người Chăm Sóc trong một Nhóm với Trẻ Em Từ 6 tuần tuổi tới 1:4 8 30 tháng tuổi 30 tháng tuổi 1:10 20 tới tuổi đi học mẫu giáo tuổi đi học mẫu giáo trở lên 1:15 30 (3) Trẻ em phải luôn nhận được sự lưu tâm đầy đủ từ số lượng nhân viên thích hợp. Trẻ em phải luôn ở trong phạm vi nghe nhìn của nhân viên chăm sóc, trừ trường hợp được qui định dưới đây. (a) Trẻ em ở lứa tuổi đi học phải luôn ở trong phạm vi nghe và/hoặc nhìn của nhân viên, và nhân viên phải ở trong khoảng cách đủ gần với trẻ em để có thể tiếp ứng khi cần thiết. Những trẻ em không ở trong phạm vi có thể quan sát trực tiếp bằng mắt phải được giám sát đều đặn và thường xuyên và phải có mặt tại các khu vực sinh hoạt đã được chấp thuận. Bản kế hoạch liên quan tới việc sử dụng và giám sát các khu vực sinh hoạt này phải được CCD thông qua. (b) Các chương trình dành cho trẻ em ở lứa tuổi đi học có các khu vệ sinh hoặc các hoạt động ở ngoài cơ sở phải có một bản kế hoạch được CCD thông qua để đảm bảo trách nhiệm đối với tất cả trẻ em. (4) Ít nhất phải có một người chăm sóc hội đủ các điều kiện tiêu chuẩn làm giáo viên (OAR 414-300-0100) đảm nhận việc giám sát cho mỗi nhóm trẻ em. (5) Đối với một nhóm gồm cả trẻ lớn mới biết đi, trẻ em ở lứa tuổi trước khi đi học và trẻ em ở lứa tuổi đi học, số người chăm sóc sẽ được xác định theo độ tuổi của em bé nhỏ tuổi nhất trong nhóm đó. (6) Nếu có tối đa bốn đứa trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào được chăm sóc trong 45 phút hoặc ít hơn ngay sau khi trung tâm mở cửa hoặc ngay sau khi trung tâm đóng cửa, sẽ không phải áp dụng qui định OAR 414-300- 0300(10) và có thể tính gộp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới biết đi với những trẻ lớn tuổi hơn. Nhân viên phải hội đủ điều kiện tiêu chuẩn làm giáo viên đối với một trong số các nhóm tuổi có trẻ em đại diện và tỷ lệ nhân viên/trẻ em phải là 1:4. (a) Mỗi nhóm tuổi phải có các hoạt động, dụng cụ và đồ chơi phù hợp với lứa tuổi để sử dụng; và (b) Nếu có trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi trong nhóm gồm nhiều độ tuổi, khu vực thay tã phải được bố trí trong phòng dành để chăm sóc trẻ em. 21
  23. (7) Vào bất cứ lúc nào khi đang chăm sóc trẻ em, (a) phải có một nhân viên và một người lớn khác tại cơ sở. Người lớn đó phải ghi tên trong Danh Sách Đăng Ký Xác Minh Lý Lịch Phạm Tội và phải hiện diện khi có nhân viên gọi giúp đỡ trong trường hợp cần thiết; hoặc (b) phải có một bản kế hoạch được CCD thông qua để bảo đảm một người chăm sóc thứ hai có mặt trong vòng 5 phút khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp. Tên và số điện thoại của người dự phòng trong trường hợp khẩn cấp phải được thông báo cho tất cả các nhân viên làm việc một mình. CƠ SỞ VẬT CHẤT 414-300-0140 Không Gian Trong Nhà (1) Phải bảo đảm diện tích tối thiểu của khu vực sinh hoạt trong nhà cho mỗi đứa trẻ là 35 feet vuông. Đối với phần không gian được xác định là trẻ em luôn có thể sử dụng, phần không gian đó sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích duy nhất là chăm sóc trẻ em vào các giờ hoạt động và phải được xác định theo từng phòng. Các khu vực sau đây không được tính vào yêu cầu 35 feet vuông cho mỗi đứa trẻ: các hệ thống sưởi ấm; các khu vực cất trữ; bàn làm việc của giáo viên; máy móc lớn được lắp đặt cố định; những phần không gian mà trẻ em không được sử dụng. Giường cũi sẽ được tính là không gian có thể sử dụng được nếu trẻ em có thể vào được phần không gian ở phía dưới giường cũi đó. (2) Một chương trình dành cho trẻ em ở lứa tuổi đi học phải có một khu vực sinh hoạt trong nhà rộng tối thiểu là 50 feet vuông cho mỗi đứa trẻ hoặc có thể có một khu vực sinh hoạt trong nhà với diện tích tối thiểu là 35 feet vuông cho một đứa trẻ nếu: (a) những đứa trẻ tại trung tâm có thể sử dụng hàng ngày một khu vực rộng hơn dành cho các hoạt động vận động tổng hợp, cho dù là trong nhà hay bên ngoài nhà; hoặc (b) trung tâm có một kế hoạch đã được CCD thông qua, trong đó đề cập tới cách thức đáp ứng nhu cầu vận động tổng hợp của những trẻ em được chăm sóc tại trung tâm. (3) Đối với căn phòng do hơn một nhóm trẻ em chưa đến tuổi vào học mẫu giáo sử dụng, khu vực dành cho mỗi nhóm sẽ được xác định bằng cách sử dụng các vách ngăn cố định hoặc di động hoặc máy móc dụng cụ của chương trình có chiều cao vượt quá tầm mắt của những trẻ em sử dụng khu vực đó. Qui định này không áp dụng đối với những căn phòng chỉ được sử dụng riêng cho các hoạt động lớn theo nhóm (thí dụ như ăn, ngủ trưa, các hoạt động vận động lớn). (4) Phải có nơi cất trữ đồ đạc cá nhân và quần áo dành cho mỗi đứa trẻ. (5) Phải có nơi cất trữ đồ chơi, đồ tiếp liệu và dụng cụ giảng dạy, hồ sơ và tài liệu lưu trữ, giường cũi, đệm, và các đồ tiếp liệu cũng như dụng cụ để lau chùi. 22
  24. 414-300-0150 Không Gian Bên Ngoài Nhà (1) Phải có một khu vực sinh hoạt an toàn bên ngoài nhà dành cho trẻ em. Nếu khu vực sinh hoạt bên ngoài nhà không nằm liền kề với trung tâm, hoặc không thuộc sự kiểm soát của trung tâm vào các giờ hoạt động, khu vực đó sẽ không được sử dụng khi không có sự chấp thuận rõ ràng của CCD. (2) Phải có một phần không gian bên ngoài nhà với diện tích tối thiểu là 75 feet vuông để mỗi đứa trẻ có thể sử dụng khu vực đó vào bất cứ lúc nào. Ở những trung tâm mà các nhóm trẻ em được sắp xếp vui chơi bên ngoài nhà vào những thời điểm khác nhau, phải có diện tích bằng 75 feet vuông nhân với một phần ba diện tích hoạt động của trung tâm, nếu các qui chế về khoanh vùng của địa phương cho phép. (3) Khu vực sinh hoạt bên ngoài nhà phải: (a) Có bề mặt thích hợp. Tất cả các dụng cụ trong sân chơi phải được đặt trên bề mặt đàn hồi. Bề mặt này phải có chiều sâu ở mức có thể chấp nhận được hoặc phải làm bằng các miếng thảm cao su được sản xuất cho mục đích sử dụng đó, theo đúng các tiêu chuẩn của Ủy Ban Phụ Trách An Toàn Sản Phẩm dành cho Người Tiêu Dùng Hoa Kỳ (US Consumer Product Safety Commission); (b) Có khả năng thoát nước tốt; (c) Không có rác bẩn, rác dạng rắn và chất phế thải, rãnh hố hoặc các tình trạng khác có thể gây nguy hiểm cho trẻ em; và (d) Được trang bị để tiến hành các hoạt động phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp các em phát triển kỹ năng vận động tổng hợp. (4) Khu vực sinh hoạt ngoài trời của một trung tâm chăm sóc trẻ em chưa tới tuổi vào học lớp mẫu giáo phải có vật chắn (hàng rào, tường hoặc tòa nhà) cao ít nhất bốn feet bao quanh. Các trung tâm có giấy chứng nhận hành nghề có hiệu lực vào ngày 15 tháng Bảy, 2001 phải có vật chắn cao ít nhất ba feet cho tới khi thay thế vật chắn hiện tại. Khoảng cách giữa các thanh cọc trên hàng rào không được lớn hơn 4 insơ. Hàng rào phải tuân thủ đúng qui định trong các bộ luật hiện hành ở địa phương. 414-300-0160 Phòng Ngừa Hỏa Hoạn (1) Tòa nhà, số người trong tòa nhà và các đường ra vào, trong đó bao gồm cả số lối ra, khoảng cách ra tới bên ngoài, cửa ra và hệ thống biển báo cũng như đèn chiếu sáng tại lối ra phải phù hợp với các qui định trong Bộ Luật Kết Cấu Chuyên Dụng của Tiểu Bang Oregon. (2) Các phòng dành để trông giữ trẻ em không được nằm ở trên hoặc dưới tầng trệt, trừ trường hợp được Bộ Luật Kết Cấu Chuyên Dụng của Tiểu Bang Oregon cho phép. (3) Bình Dập Lửa (a) Phải có ít nhất một bình dập lửa loại 2A-10BC; (b) (Các) bình dập lửa phải được đặt ở nơi thích hợp theo như khuyến cáo của nha cứu hỏa. (4) Máy Dò Khói: (a) Phải lắp các máy dò khói ở tất cả các khu vực ngủ trưa của trẻ em; (b) Khi trung tâm được trông giữ từ 50 em trở lên, trung tâm phải có hệ thống báo động hỏa hoạn bằng tay đạt tiêu chuẩn, theo đúng qui định trong Bộ Luật Kết Cấu Chuyên Dụng của Tiểu Bang Oregon; (c) Phải tiến hành kiểm tra các máy dò khói hàng tháng. (5) Không được đặt các chướng ngại vật, trong đó bao gồm đồ nội thất, nơi cất giữ đồ tiếp liệu, hoặc bất kỳ vật dụng nào khác trên hành lang, cầu thang, hoặc các lối ra. 23
  25. (6) Cấm sử dụng nến hoặc các vật dụng trang trí khác có ngọn lửa trần, trừ trường hợp sử dụng nến trong một thời gian ngắn cho các sự kiện đón mừng. (7) Phải có tài liệu bằng chứng về việc giới chức phụ trách xây dựng tại địa phương đã tiến hành kiểm tra và chấp thuận cho sử dụng bếp củi trong tòa nhà. 414-300-0170 Các Mối Nguy Hiểm và Các Trường Hợp Khẩn Cấp (1) Bảo vệ tránh Các Mối Nguy Hiểm (a) Các bề mặt kính mà trẻ em có thể va chạm phải là loại kính an toàn và phải được đánh dấu ở nơi vừa với tầm nhìn của trẻ em hoặc có lắp tấm chắn bảo vệ. (b) Các ổ cắm điện mà các trẻ em chưa đến tuổi mẫu giáo có thể chạm vào được phải có nắp đậy bảo vệ hoặc dụng cụ bảo vệ an toàn khi không sử dụng. (c) Tất cả các cầu thang có từ ba bậc thang trở lên mà trẻ em sử dụng đều phải lắp tay vịn ở phía trên bậc thang với chiều cao từ ba mươi insơ tới ba mươi tư insơ. (d) Phải sử dụng các tấm chắn bảo vệ ở tất cả những nơi nguy hiểm mà trẻ em có thể tới. (e) Phải đặt một tấm chắn di động, ví dụ như cửa lưới, ở đầu và/hoặc cuối tất cả các cầu thang mà trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể tới được. Các cổng và các dụng cụ che chắn đều phải có con dấu chứng nhận của Hiệp Hội Các Nhà Sản Xuất Sản Phẩm dành cho Trẻ Vị Thành Niên (Juvenile Products Manufacturers Assn. - JPMA) để bảo đảm an toàn. (f) Hệ thống đèn chiếu sáng phải được bảo vệ tránh bị hỏng hoặc bị vỡ bằng cách lắp đặt các tấm chắn hoặc tấm phủ. (g) Tất cả các phòng mà nhân viên và trẻ em sử dụng phải có hệ thống chiếu sáng thích hợp. (h) Sàn nhà không được có các mảnh vụn, những vết nứt lớn hoặc hở, thảm trượt và các mối nguy hiểm khác. (i) Các vật dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ em (ví dụ như đồ tiếp liệu và dụng cụ để lau chùi, các vật liệu độc hại, sơn, túi nilon, chất xịt aerosols, xà bông) phải: (A) Được cất giữ trong hộp đựng ban đầu hoặc được dán nhãn; (B) Được bảo quản ở nơi có chốt hoặc khóa chống trẻ em nghịch phá; (C) Được cất giữ ở khu vực trẻ em không sử dụng; và (D) Được cất giữ tách riêng khỏi các đồ tiếp liệu và dụng cụ phục vụ ăn uống. (j) Không được sử dụng sơn pha chì hoặc các vật liệu hoàn thiện bề mặt có chất độc hại khác trên tường, đồ đạc, đồ chơi hoặc bất kỳ dụng cụ, vật liệu hoặc bề mặt nào khác mà trẻ em có thể sử dụng hoặc ở trong tầm với của các em. (k) Cấm sở hữu và/hoặc cất trữ súng và đạn dược trong trung tâm. (l) Phải khắc phục các mối nguy hiểm khác được phát hiện thấy trong quá trình cấp giấy chứng nhận hành nghề. (2) Chuẩn Bị Sẵn Sàng cho Các Trường Hợp Khẩn Cấp (a) Phải cung cấp nguồn ánh sáng ở trong tình trạng hoạt động tốt để mỗi nhóm trẻ em có thể mang theo trong trường hợp khẩn cấp. (b) Dịch vụ điện thoại phải luôn có thể sử dụng được và có sẵn tại trung tâm trong thời gian trông giữ trẻ em. (c) Trung tâm phải có một hệ thống liên lạc giữa phụ huynh và nhân viên cơ sở. Hệ thống này phải luôn hoạt động trong thời gian trẻ em được chăm sóc tại trung tâm. 24
  26. (d) Phải niêm yết các số điện thoại cứu hỏa, chăm sóc y tế khẩn cấp và kiểm soát độc hại ở trên hoặc gần tất cả các máy điện thoại. Phải ghi các số liên lạc khẩn cấp trong máy điện thoại di động. (e) Phải niêm yết các văn bản hướng dẫn cách sơ tán ra khỏi tòa nhà, trong đó bao gồm sơ đồ trình bày về các lối thoát ra ngoài, trong tất cả các phòng mà trẻ em sử dụng. (3) Kế Hoạch Khẩn Cấp (a) Trung tâm phải có một bản kế hoạch ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp. Các trường hợp này bao gồm, nhưng không giới hạn tới hỏa hoạn, nhân viên hoặc trẻ em bị đau bệnh cấp tính, lũ lụt, động đất và sơ tán người ra khỏi cơ sở. Kế hoạch này phải bao gồm: (A) Cách thức mà trung tâm sẽ thực hiện để bảo đảm có thể liên lạc được với đích thân phụ huynh hoặc những người liên lạc thay mặt cho phụ huynh trong trường hợp khẩn cấp; (B) Xác định một địa điểm thay thế khác trong trường hợp sơ tán; (C) Cách thức trung tâm thông báo cho phụ huynh biết về nơi trẻ em sẽ tới trong trường hợp sơ tán; (D) Hồ sơ công khai có ghi các số điện thoại liên lạc khẩn cấp dành cho trẻ em và nhân viên; và (E) Chỉ định (các) nhân viên mang hồ sơ ghi các số điện thoại liên lạc khẩn cấp tới địa điểm sơ tán trong trường hợp sơ tán. (b) Tất cả các nhân viên phải biết rõ các số điện thoại liên lạc và thủ tục cần thực hiện trong trường hợp khẩn cấp. (c) Các buổi diễn tập chống hỏa hoạn phải được tiến hành hàng tháng. Ngoài ra, phải thực hiện một nội dung khác trong kế hoạch ứng phó khẩn cấp hai tháng một lần. (A) Giám đốc phải lưu giữ hồ sơ tài liệu về hình thức, ngày, giờ và khoảng thời gian tiến hành các buổi diễn tập. (B) Nếu trung tâm có hoạt động bơi lội tại cơ sở hoặc chịu trách nhiệm đối với hoạt động bơi lội bên ngoài cơ sở, các buổi diễn tập của trung tâm phải bao gồm cả vấn đề bảo vệ an toàn của hồ bơi và trong khi bơi lội. (d) Các lối thoát hiểm trong trường hợp có hỏa hoạn và các trường hợp khẩn cấp khác không được đi qua khu vực hồ bơi. 414-300-0180 Vệ Sinh (1) Nguồn Nước (a) Nguồn nước của trung tâm phải luôn có nước và phải xuất phát từ hệ thống cấp nước đã được Ban Y Tế chấp thuận. (b) Phải có nước uống an toàn cho trẻ em và nguồn nước này phải được cung cấp một cách hợp vệ sinh. Không được lấy nước uống từ bồn rửa tay trong phòng vệ sinh hoặc bồn thay tã. (2) Sưởi Ấm và Thông Gió (a) Hệ thống thông gió của trung tâm có thể là hệ thống tự nhiên hoặc máy và không được quá nóng, quá bí và có mùi khó chịu. (b) Khi có trẻ em, nhiệt độ phòng của trung tâm phải ở mức tối thiểu là 68° F. (20 C.) và không được cao tới mức gây nguy hiểm hoặc không có lợi cho sức khỏe. 25
  27. (c) Sau khi sơn hoặc trải thảm, phải để cho không khí trong tòa nhà được lưu thông trong ít nhất 24 giờ trước khi trẻ em được phép quay trở lại. (3) Kiểm Soát Côn Trùng và Động Vật Gặm Nhấm (a) Trung tâm phải bảo đảm không để xảy ra tình trạng côn trùng và động vật gặm nhấm phá hoại. (b) Phải lắp tấm chắn có mắt lưới nhỏ ở các cửa ra vào và cửa sổ được sử dụng để thông gió. (c) Không được sử dụng các loại máy xông, máy làm bay hơi, hoặc máy phát tán thuốc diệt côn trùng tự động. (4) Bảo Trì (a) Tòa nhà, đồ chơi, máy móc dụng cụ và đồ đạc phải được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: (A) Nhà bếp và phòng vệ sinh phải được lau chùi khi bị dơ và phải được lau chùi ít nhất mỗi ngày một lần; (B) Khu vực cách ly phải được lau chùi kỹ lưỡng sau mỗi lần sử dụng và toàn bộ chăn mền gối phải được giặt sạch trước khi sử dụng lại; (C) Nắm đấm cửa và các ngăn kéo tủ trong các phòng vệ sinh và khu vực thay tã phải được khử trùng hàng ngày; (D) Tất cả các bộ đồ trải giường sạch phải được cất giữ bảo đảm vệ sinh; (E) Không được cất khăn đệm trải giường và quần áo dơ ở những nơi chế biến thực phẩm hoặc cất trữ thực phẩm, và phải cất ở nơi mà trẻ em không thể tới được; (F) Sàn nhà, tường, trần nhà, và đồ đạc trong tất cả các phòng đều phải được giữ sạch sẽ và ở trong tình trạng hoạt động tốt. (G) Tất cả các khu vực cất trữ thực phẩm đều phải được giữ sạch và không có các mảnh vụn thức ăn, bụi, đất và các chất khác; (H) Giường cũi, đệm và võng phải được khử trùng bằng dung dịch khử trùng ít nhất mỗi tuần một lần và khi có người khác sử dụng. Nếu nhìn thấy các vết dơ, các vật dụng này phải được làm sạch trước khi khử trùng. (I) Chăn mền gối phải được giặt sạch khi bị dơ, khi có người khác sử dụng và phải giặt sạch ít nhất mỗi tuần một lần; (J) Phải xả hết nước và khử trùng hàng ngày cho các bàn nghịch nước và đồ chơi sử dụng trong các bàn nghịch nước; (K) Khi sử dụng hóa chất, thí dụ như clo, để khử trùng, phải sử dụng bộ đồ dùng kiểm tra đo nồng độ của dung dịch đó chính xác tới phần triệu để bảo đảm nồng độ thích hợp; và (L) Phải giữ sạch sẽ khăn lau, cả loại sử dụng một lần và sử dụng nhiều lần, được dùng để lau những chỗ thức ăn đổ ra ngoài trên dụng cụ nấu bếp và các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm và không được sử dụng những khăn lau này cho các mục đích khác. Đối với loại khăn lau tái sử dụng, phải ngâm những khăn lau đó trong dung dịch khử trùng sau mỗi lần sử dụng. (b) Trung tâm phải được bảo đảm không có các mối nguy hiểm, phải ở trong tình trạng hoạt động tốt và không có rác rưởi cũng như máy móc và dụng cụ nhà bếp không sử dụng tới hoặc không hoạt động. (5) Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Mới Biết Đi (a) Các vật dụng sau đây phải được khử trùng ngay sau mỗi lần sử dụng. Nếu nhìn thấy các vết dơ, các đồ dùng phải được lau chùi sạch trước khi khử trùng: (A) Bồn tắm hoặc loại thùng đựng khác để tắm cho trẻ em; 26
  28. (B) Bàn thay tã; (C) Ghế cao dành cho trẻ em, bàn và ghế; (D) Đồ chơi mà trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bỏ vào miệng; và (E) Các vật lồng vào trong ghế hướng dẫn đi vệ sinh dành cho trẻ em. (b) Núm vú giả phải được dán nhãn, cất giữ riêng và khử trùng sau khi bị nhiễm bẩn. Các phương pháp khử trùng phải là các phương pháp được sở y tế chấp thuận. (c) Dung dịch khử trùng phải được cất giữ tại tất cả các khu vực thay tã và phải có thể sử dụng được ngay. Không nhất thiết phải cất giữ dung dịch này trong tủ có khóa nhưng phải để ở nơi xa tầm với của trẻ em. (6) Rửa tay (a) Nhân viên và trẻ em phải rửa tay bằng xà bông và nước ở bên vòi nước ấm sau khi đi vệ sinh hoặc lau mũi, và trước và sau khi ăn. (b) Nhân viên phải rửa tay bằng xà bông và nước ở bên vòi nước ấm trước và sau khi thay tã, trước và sau khi cho trẻ ăn hoặc cầm vào thực phẩm và sau khi cho trẻ đi vệ sinh hoặc lau mũi. (c) Phải rửa tay cho trẻ sơ sinh và trẻ em bằng xà bông và nước ở bên vòi nước ấm sau khi thay tã. (d) Các sản phẩm thương mại có ghi nhãn “chất khử trùng tay” không thay thế được cho việc rửa tay. Nếu trung tâm có các chất khử trùng tay, các chất này phải được cất giữ trong tủ có khóa chống trẻ em nghịch phá và không được cho trẻ em sử dụng. (e) Trong trường hợp không thể rửa tay được, ví dụ như khi đi dã ngoại và trên sân chơi, phải sử dụng khăn ẩm để lau. (7) Vứt Rác (a) Phải thu gom, xử lý, và vứt bỏ toàn bộ rác ở dạng lỏng và nước thải theo đúng các yêu cầu của Sở Bảo Vệ Phẩm Chất Môi Trường (Department of Environmental Quality). (b) Toàn bộ rác bẩn, rác ở dạng rắn và phế thải phải được vứt bỏ ít nhất mỗi tuần một lần. (c) Toàn bộ rác phải được đựng trong các thùng dễ rửa, không ngấm nước, không thấm nước, và có nắp đậy chặt. (d) Các thùng đựng tã dơ phải được chuyên gia vệ sinh phòng bệnh chấp thuận. (e) Phải giữ sạch tất cả các khu vực chứa rác và thùng đựng rác. (f) Phải bảo đảm trẻ em không thể tới được bất kỳ khu vực chứa rác nào. 414-300-0190 Phòng Vệ Sinh (1) Bồn Vệ Sinh (a) Phòng vệ sinh của trung tâm phải có ít nhất một bồn vệ sinh dạng xối nước cho mỗi nhóm 15 trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên. (b) Có thể sử dụng bô tiểu để thay thế cho bồn vệ sinh nhưng không được thay thế cho quá một nửa số lượng bồn vệ sinh qui định, với điều kiện mỗi phòng vệ sinh phải có ít nhất một bồn vệ sinh và phải có ít nhất hai bồn vệ sinh trong trung tâm. Những cơ sở được xây dựng sau ngày 15 tháng Bảy, 2001, đặc biệt là các trung tâm giữ trẻ, không được sử dụng bô tiểu để thay thế số lượng bồn vệ sinh qui định. (c) Các khu phòng vệ sinh dành cho trẻ em ở lứa tuổi đi học phải được bố trí ở nơi kín đáo. (2) Bồn Rửa Tay 27
  29. (a) Cứ hai bồn vệ sinh thì phải có ít nhất một bồn rửa tay có cả vòi nước nóng lạnh. Các trung tâm có chứng nhận hành nghề có hiệu lực vào ngày 15 tháng Bảy, 2001 phải tuân theo các yêu cầu đối với vòi nước nóng và lạnh khi tiến hành tu bổ các khu phòng vệ sinh. (b) Không được sử dụng bồn rửa tay, tắm hoặc thay tã theo bất cứ hình thức nào để chuẩn bị thức ăn hoặc đồ uống, hoặc để rửa bát. (c) Phải có vòi nước nóng và nước lạnh, cũng như để xà bông và khăn giấy một cách hợp vệ sinh tại tất cả các bồn rửa tay. Các phương pháp làm khô tay khác phải được chuyên gia vệ sinh phòng bệnh chấp thuận. (d) Các vòi nước lắp đồng hồ đo có van đóng tự động phải được thiết kế để nước có thể chảy trong ít nhất 15 giây mà không cần phải bật lại vòi nước. Các trung tâm có giấy chứng nhận hành nghề có hiệu lực vào ngày 15 tháng Bảy, 2001 phải tuân theo các yêu cầu về việc cho nước chảy nói trên đối với các loại vòi nước lắp đồng hồ đo có van đóng tự động khi tiến hành tu bổ các khu phòng vệ sinh. (e) Không được lắp các vòi nước uống tại bồn rửa. Nếu lắp tại bồn rửa, không được sử dụng các vòi nước uống đó làm nguồn nước uống. (3) Nếu bồn vệ sinh hoặc bồn rửa tay có kích cỡ dành cho người lớn, phải có các khối hộp hoặc bậc thang dễ lau chùi để trẻ em ở lứa tuổi trước khi đi học có thể sử dụng các bồn vệ sinh và bồn rửa tay đó mà không cần người lớn giúp đỡ. (4) Tường và sàn nhà trong phòng tắm phải có bề mặt nhẵn, dễ lau chùi, và có thể cọ rửa được. (5) Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Mới Biết Đi – Đối với các trung tâm chăm sóc trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phải có: (a) Ít nhất một bồn vệ sinh dạng xối nước ở trong hoặc liền kề với từng khu vực dành cho trẻ lớn mới biết đi; (b) Một bồn vệ sinh có ghế hướng dẫn dành cho trẻ đang tập sử dụng, hoặc bồn vệ sinh cỡ dành cho trẻ em đối với mỗi nhóm gồm mười trẻ lớn mới biết đi. Cấm sử dụng ghế bô; (c) Ít nhất một bàn thay tã ở trong hoặc liền kề với từng phòng dành cho sinh hoạt và ngủ. Tất cả các bàn thay tã phải có bề mặt không thấm nước và dễ lau chùi. Phải niêm yết qui định về thay tã tại mỗi chiếc bàn; (d) Bồn rửa tay tại từng khu vực thay tã, trừ trường hợp các trung tâm có giấy chứng nhận hành nghề có hiệu lực vào ngày 15 tháng Bảy, 2001, phải tuân theo yêu cầu này khi tiến hành tu bổ khu vực thay tã; và (e) Bồn tắm, bồn tắm nhỏ, bồn nhựa hoặc bồn nông có kích thước tương tự để tắm cho trẻ em 414-300-0200 Bếp (1) Bếp phải có các khu vực rửa chén đĩa, cất giữ, và chuẩn bị và chế biến thực phẩm. Bếp phải được bố trí tách riêng khỏi các khu vực chăm sóc trẻ em. (2) Nếu trung tâm không có khu bếp và trung tâm không cung cấp các bữa ăn chính hoặc bữa nhẹ, trung tâm phải tuân theo đúng các qui định trong mục OAR 414-300-0280(8). (3) Tường, sàn nhà và các vật liệu phủ sàn nhà trong tất cả các phòng dành để chuẩn bị hoặc cất giữ thực phẩm hoặc đồ uống, hoặc rửa hoặc cất giữ dụng cụ làm bếp, phải có bề mặt nhẵn mịn, có thể cọ rửa được và dễ lau chùi. (4) Tất cả các dụng cụ và đồ dùng nhà bếp được sử dụng để phục vụ ăn uống, trong đó bao gồm cả các bề mặt làm bằng nhựa và có tiếp xúc với thực phẩm phải: (a) Dễ lau chùi; (b) Bền; 28
  30. (c) Không độc hại; (d) Không thấm nước; và (e) Được cất giữ trong tình trạng sạch sẽ và hợp vệ sinh. (5) Tất cả các dụng cụ chế biến thực phẩm phải được lắp đặt và bảo trì sao cho có thể dễ dàng lau chùi ở phía dưới, phần giữa và đằng sau mỗi máy. (6) Trung tâm phải có: (a) Máy rửa chén đĩa hội đủ các yêu cầu được qui định trong các qui chế hành chánh của Ban Y Tế, OAR 333-154-030; hoặc (b) Bồn rửa chia ngăn hội đủ các yêu cầu được qui định trong các qui chế hành chánh của Ban Y Tế, OAR 333-154-020. (c) Nếu chỉ được trông giữ tối đa là 19 trẻ em, trung tâm có thể sử dụng máy rửa chén đĩa loại công suất nhỏ đã được Hiệp Hội Vệ Sinh Quốc Gia chấp thuận. (7) Khu bếp phải có các bồn rửa riêng để rửa tay, chế biến thực phẩm, và rửa chén đĩa, theo như yêu cầu của chuyên gia vệ sinh phòng bệnh. (a) Tại bồn rửa tay, phải có để xà bông và khăn giấy một cách hợp vệ sinh và phải có niêm yết biển báo khu vực rửa tay. (b) Ở những trung tâm không có bồn rửa chế biến thực phẩm, có thể sử dụng bồn rửa chén đĩa với điều kiện việc rửa chén đĩa không gây trở ngại và phải bảo đảm vệ sinh cho việc chế biến thực phẩm, và bồn rửa đó phải được vệ sinh khử trùng trước khi sử dụng để chế biến thực phẩm. (c) Chỉ được sử dụng các bồn rửa trong bếp cho các hoạt động phục vụ ăn uống. (d) Các trung tâm vừa mới xây cất hoặc tu bổ sau ngày 15 tháng Bảy, 2001, phải hội đủ các yêu cầu đối với bồn rửa tay được qui định trong Bộ Luật Xây Cất của Tiểu Bang, như được định nghĩa trong Chương 455 ORS. (8) Trẻ em không được phép có mặt trong khu bếp, trừ khi để tham gia hoạt động học tập có người giám sát. 414-300-0210 Đồ Nội Thất (1) Đồ nội thất phải: (a) Bền; (b) Có bề mặt dạng lau chùi được hoặc không thấm nước; (c) Có kết cấu an toàn, không có cạnh sắc, thô ráp, lỏng lẻo hoặc nhọn; và (d) Ở trong tình trạng hoạt động tốt. (2) Bàn và ghế ngồi phải được điều chỉnh cho phù hợp với chiều cao và khổ người của trẻ em. (3) Phải có tấm đệm ngủ hoặc võng an toàn có thể giặt được dành cho mỗi đứa trẻ mới biết đi và trẻ ở lứa tuổi trước khi đi học tại trung tâm vào giờ nghỉ trưa và cho mỗi đứa trẻ ở lứa tuổi đi học có nhu cầu muốn ngủ. (4) Mỗi tấm đệm dành cho trẻ khi ngủ trưa phải: (a) Có tấm bọc không thấm nước; và (b) Dày ít nhất một insơ. (5) Các tấm đệm hoặc võng phải được đặt cách xa nhau ít nhất hai feet nếu trẻ em được sắp xếp nằm theo tư thế từ đầu tới chân; hoặc phải cách nhau ba feet trong các kiểu sắp xếp khác. Các tấm đệm hoặc võng phải được sắp xếp sao cho có lối vào trực tiếp không bị chắn đường dành cho trẻ em. 29
  31. (6) Phải có chăn mền gối riêng cho mỗi đứa trẻ, trong đó có ít nhất một chiếc khăn trải hoặc chăn mền. (7) Tấm đệm, võng và chăn mền gối phải được cất giữ đúng cách, theo khuyến cáo của chuyên gia vệ sinh phòng bệnh. 414-300-0215 Dụng Cụ và Đồ Nội Thất dành cho Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Mới Biết Đi (1) Mỗi trẻ sơ sinh phải có một giường cũi, giường cũi di động, hoặc xe cũi đẩy có tấm đệm sạch, không thấm nước và hội đủ các điều kiện sau đây: (a) Tất cả giường cũi phải có kết cấu vững chắc, các thanh cũi không được cách nhau quá 2 3/8"; (b) Khóa và khóa chốt ở bên thành thả xuống của chiếc giường cũi phải an toàn và chắc chắn để đề phòng trường hợp thành vô ý sập xuống hoặc trẻ sơ sinh ở trong cũi làm sập xuống; (c) Không được sử dụng giường cũi nếu thành thả xuống của cũi đang ở vị trí thấp; (d) Mỗi tấm đệm phải vừa khít; (e) Mỗi tấm đệm phải có lớp khăn trải phủ; (f) Nếu sử dụng gối chống va đập trong giường cũi, các loại gối này phải dễ giặt, bền và không gây nguy hiểm cho trẻ em; (g) Không được sử dụng bất cứ dạng dụng cụ cản nào, trừ khi được bác sĩ kê toa; và (h) Không được sử dụng giường cũi loại gắn chặt vào tường hoặc giường cũi dạng chồng xếp. (2) Các loại giường ngủ khác không phải là giường cũi, giường cũi di động hoặc xe cũi đẩy phải được CCD chấp thuận. (3) Khi sử dụng, phải để giường cũi, giường cũi di động hoặc xe cũi đẩy cách nhau ít nhất hai feet. Phải sắp xếp các vật dụng này sao cho có lối vào trực tiếp không bị chắn đường dành cho trẻ em. (4) Nếu sử dụng ghế ăn loại cao dành cho trẻ em, các loại ghế này phải: (a) Có phần đế rộng để tránh té ngã; (b) Có phần chốt khóa để trẻ em không thể nâng khay lên; và (c) Có dây buộc để trẻ em không bị trượt ra ngoài. (5) Nếu sử dụng loại ghế gắn vào bàn, các loại ghế này phải có dây buộc để trẻ em không bị trượt ra ngoài. (6) Phải có ít nhất một chiếc ghế cỡ của người lớn dành cho mỗi nhóm trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. (7) Giường cũi, giường cũi di động, xe cũi đẩy, và ghế ăn loại cao dành cho trẻ em phải hội đủ các tiêu chuẩn của Ủy Ban An Toàn Sản Phẩm dành cho Người Tiêu Dùng Hoa Kỳ (US Consumer Product Safety Commission) hoặc các tiêu chuẩn tương đương. (8) Không được cho trẻ sơ sinh sử dụng khung tập đi. (9) Chỉ được sử dụng ghế xe cho mục đích chuyên chở. Nếu khi tới trung tâm, trẻ em vẫn đang ngủ trong ghế xe, có thể để em tiếp tục ngủ trong ghế xe cho tới khi tỉnh giấc. (10) Việc sử dụng các loại máy móc dành cho trẻ em không thay thế được cho việc tổ chức các hoạt động có tính kích thích vận động. 30
  32. SỨC KHỎE 414-300-0220 Bệnh Tật hoặc Thương Tích (1) Bệnh Tật (a) Trung tâm giữ trẻ không được tiếp nhận hoặc tiếp tục chăm sóc một đứa trẻ ở trong các tình trạng sau đây, trừ khi có giấy chấp thuận của viên chức quản lý y tế địa phương: (A) Bị chẩn đoán là mắc một căn bệnh thuộc diện bị hạn chế ở nơi giữ trẻ hoặc mang mầm bệnh này, như được định nghĩa trong các qui chế hành chánh của Ban Y Tế, OAR 333-019-0200; hoặc (B) Có từ một trong các triệu chứng bệnh sau đây trở lên: (i) Nhiệt độ đo dưới nách là trên 100 độ F. (ii) Tiêu chảy (đi cầu có phân lỏng, không đặc, có nước hoặc có máu một cách bất thường từ hai lần trở lên); (iii) Ói mửa; (iv) Buồn nôn; (v) Ho dữ dội; (vi) Da hoặc mắt vàng bất thường; (vii) Xuất hiện các vết lở loét hoặc nổi mẩn nghiêm trọng, chảy nước, hoặc có mủ trên da hoặc mắt; (viii) Cứng cổ và đau đầu có kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng ghi ở trên; (ix) Khó thở hoặc thở khò khè bất thường; hoặc (x) Kêu đau dữ dội. (b) Phải cách ly đứa trẻ có các dấu hiệu bệnh tật, như được định nghĩa trong qui định này và thông báo cho phụ huynh và yêu cầu họ đưa đứa trẻ ra khỏi trung tâm càng sớm càng tốt. (c) Nếu một đứa trẻ có các triệu chứng cảm nhẹ nhưng không ảnh hưởng tới hoạt động của em, trung tâm có thể tiếp tục trông giữ đứa trẻ đó và phải thông báo cho phụ huynh biết khi họ tới đón con. (d) Phải cung cấp một nơi cách ly riêng biệt cho đứa trẻ đau bệnh. Khu vực cách ly đó: (A) Phải ở trong phạm vi quan sát nghe nhìn của nhân viên; và (B) Phải có giường cũi, đệm nằm, hoặc giường cho mỗi đứa trẻ đau bệnh. (e) Phải báo cáo ngay trường hợp bùng phát một căn bệnh thuộc diện bị hạn chế ở nơi giữ trẻ, như được định nghĩa trong OAR 333-019-0200, hoặc trường hợp nhiễm độc thực phẩm cho sở y tế địa phương và phải có thông báo niêm yết cho phụ huynh của tất cả các trẻ em theo học tại cơ sở đó. (2) Thương Tích (a) Người điều hành trung tâm phải có văn bản qui định thủ tục xử lý các thương tích và tất cả các nhân viên phải được thông báo về các thủ tục đó. Các thủ tục này bao gồm: (A) Thủ tục đưa một đứa trẻ đi chăm sóc y tế cấp cứu; (B) Cách chữa trị thông thường đối với các thương tích không nghiêm trọng; và 31
  33. (C) Các biện pháp sơ cứu khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng. (b) Đồ tiếp liệu sơ cứu và một bảng hoặc cuốn cẩm nang hướng dẫn sơ cứu phải được lưu giữ tại một nơi nhất định cách xa nơi để thực phẩm và các bề mặt có tiếp xúc với thực phẩm và phải có sẵn cho nhân viên sử dụng nhưng phải cất giữ ở nơi xa tầm với của trẻ em. (A) Đồ tiếp liệu sơ cứu phải gồm có Band-Aids, băng keo dính, miếng gạc bông vô trùng, xà bông hoặc khăn tẩm cồn khử trùng dán kín hoặc dung dịch chất lau rửa vết thương, kéo, bao tay nilon loại dùng một lần để xử lý những chỗ máu dính ra ngoài, thuốc tẩy clo để khử trùng sau khi máu đổ ra ngoài, và nhiệt biểu kế hợp vệ sinh. (B) Phải mang theo đồ tiếp liệu sơ cứu riêng và một bản sao của mẫu cho phép chữa trị y tế của từng đứa trẻ khi đi dã ngoại ra ngoài phạm vi khu phố liền kề. (c) Phải báo các các trường hợp thương tích hoặc tai nạn cho phụ huynh của đứa trẻ vào ngày xảy ra thương tích hoặc tai nạn đó. (A) Phải lưu hồ sơ một bản báo cáo về trường hợp thương tích hoặc tai nạn đó. (B) Báo cáo phải bao gồm ngày xảy ra thương tích, họ tên đầy đủ của đứa trẻ, tính chất của thương tích, các nhân chứng, biện pháp đã tiến hành, và chữ ký của nhân viên báo cáo và chữ ký của phụ huynh. (d) Phải báo cáo các trường hợp trẻ em bị thương tích hoặc tử vong cho CCD theo đúng qui định của mục OAR 414-300-0030(3)(a) và (b). (3) Chăm Sóc Y Tế Cấp Cứu (a) Người điều hành trung tâm phải tìm một bác sĩ, bệnh viện hoặc y viện có giấy phép hành nghề để được cung cấp các dịch vụ y tế trong trường hợp cấp cứu. (b) Trong trường hợp có bệnh tật hoặc thương tích cần phải được chữa trị ngay, giám đốc hoặc quyền giám đốc có trách nhiệm tìm nơi cung cấp dịch vụ chữa trị đó và thông báo cho phụ huynh biết. 414-300-0230 Thuốc Men (1) Không được cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc thuốc không được kê toa, trong đó bao gồm nhưng không giới hạn tới thuốc giảm đau, kem chống nắng, xi rô chữa ho, kem thoa chống nổi mẩn do tã lót và kem thoa sơ cứu hoặc thuốc nhỏ mũi, trừ các trường hợp sau đây: (a) Có giấy cho phép của phụ huynh đã đề ngày tháng và ký tên, được lưu trong hồ sơ; (b) Thuốc theo toa được đựng trong hộp ban đầu và dán nhãn ghi tên của đứa trẻ, tên loại thuốc, liều lượng thuốc, hướng dẫn cách dùng thuốc, ngày, và tên của bác sĩ; (c) Thuốc không được kê toa được đựng trong hộp ban đầu và dán nhãn ghi tên của đứa trẻ, liều lượng thuốc và hướng dẫn cách dùng thuốc; và (d) Phải lưu giữ một văn bản hồ sơ ghi chép tất cả các loại thuốc cho dùng, trong đó phải tối thiểu có các thông tin về tên của đứa trẻ, loại thuốc, chữ ký của người cho dùng thuốc, ngày, giờ, và liều lượng thuốc. (2) Toàn bộ thuốc men phải: (a) Được cất giữ trong lọ có nắp đậy kín và có khóa hoặc chốt chống trẻ em nghịch phá; và (b) Cất giữ ở khu vực mà trẻ em không sử dụng. (3) Đối với các loại thuốc cần được giữ lạnh, phải cất trong tủ lạnh, trong một hộp đựng riêng có nắp đậy chặt, có chốt hoặc khóa chống trẻ em nghịch phá và được ghi rõ ràng là “thuốc”. (4) Phải thông báo hàng ngày cho phụ huynh biết về việc dùng thuốc của các em. 32
  34. 414-300-0240 Thú Vật tại Trung Tâm (1) Thú vật phải có tình trạng sức khỏe tốt, không có dấu hiệu mang bệnh, và phải hiền lành và thân thiện với trẻ em. (a) Trong trường hợp phải chủng ngừa, trung tâm phải lưu hồ sơ chứng minh việc chủng ngừa đầy đủ theo qui định và có chữ ký của bác sĩ thú y. (b) Phải luôn cho chó mèo tham gia chương trình kiểm soát bọ chét, bọ ve và giun. Cấm sử dụng các sản phẩm độc hại với con người. (c) Phải chăm sóc thú vật theo như khuyến cáo của bác sĩ thú y. (2) Cấm nuôi các loài bò sát (thí dụ như thằn lằn, rùa, rắn, cự đà), ếch, khỉ, chim mỏ khoằm, gà con, chồn sương (chồn furô), và các loài thú vật có vẻ hung hãn. Được phép áp dụng các chương trình thuần dưỡng, trong đó bao gồm các loài thú vật bị cấm nuôi và do các vườn thú, viện bảo tàng và những người nuôi thú vật chuyên nghiệp khác điều hành. (3) Phải gửi thư thông báo cho phụ huynh về bất kỳ thú vật nào trong trung tâm. (4) Không được đưa thú vật, trừ cá, vào trong các lớp học dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. (5) Trung tâm phải có và phải tuân theo các văn bản qui định thủ tục nuôi và chăm sóc thú vật tại trung tâm. (6) Phải nhốt thú vật trong lồng và lồng nhốt phải là loại lồng đã được chấp thuận để dùng cho loài thú vật đó. Lồng phải có phần đáy tháo được và phải luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ. (7) Không được đặt các hộp đựng cát trộn phân thú vật ở những khu vực mà trẻ em có thể tới được (8) Phải phân công các nhân viên đảm trách các công việc xử lý, chăm sóc và cho thú vật ăn. (a) Không được lau chùi lồng thú ở những khu vực chế biến, cất giữ thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống. (b) Nhân viên phải rửa tay thật kỹ ngay sau khi chạm vào thú vật hoặc lau chùi lồng thú. (c) Phải thu xếp thời gian lau chùi lồng thú vào những lúc trẻ em không có mặt. (d) Đồ ăn cho thú vật phải được cất giữ ở nơi xa tầm với của trẻ em và tách riêng khỏi thực phẩm và dụng cụ dành cho người. Thức ăn cho thú vật phải được cất giữ cẩn thận để không thu hút các loài động vật gặm nhấm hoặc sâu bọ. (e) Phải cất giữ loại hóa chất liên quan tới việc chăm sóc thú vật trong tủ có khóa. (9) Người chăm sóc phải luôn có mặt khi đứa trẻ tiếp xúc với thú vật. (10) Nếu trẻ em được phép chạm vào thú vật, các em phải rửa tay thật kỹ ngay sau khi chạm vào thú vật. 33
  35. PHỤC VỤ ĂN UỐNG 414-300-0250 Lựa Chọn, Bảo Quản và Chế Biến Thực Phẩm (1) Toàn bộ thực phẩm và đồ uống mà trung tâm cung cấp phải được lựa chọn, bảo quản, chế biến và dọn ăn một cách hợp vệ sinh. (2) Lựa Chọn (a) Toàn bộ các loại thực phẩm mà trung tâm phục vụ đều phải xuất phát từ các nguồn cung cấp trên thị trường, trừ: (A) Có thể sử dụng rau và trái cây tươi và rau hoặc trái cây được làm đông lạnh tại trung tâm; (B) Chỉ được cho trẻ ăn thực phẩm đã chế biến hoặc thực phẩm đóng lon gia đình nếu đó là thực phẩm do phụ huynh của đứa trẻ cung cấp; và (C) Cấm cho trẻ uống nước trái cây chưa được tiệt trùng. (b) Chỉ được cho trẻ ăn sữa tiệt trùng bổ dưỡng Hạng A. (A) Chỉ được dùng sữa bột khi nấu. (B) Cấm cho trẻ uống sữa chưa được tiệt trùng. (3) Bảo Quản (a) Trung tâm phải có ít nhất một tủ lạnh ở trong tình trạng hoạt động tốt và có dung tích đủ lớn để cất giữ tất cả các loại thực phẩm dễ bị hỏng. “Thực phẩm dễ bị hỏng” có nghĩa là bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có sữa hoặc các sản phẩm làm từ sữa, trứng, thịt, cá, tôm, cua, sò, thịt gia cầm, gạo hoặc đậu đã nấu chín, và tất cả các loại thực phẩm đã nấu chín khác. (A) Phải có một nhiệt biểu kế (ống nhiệt biểu kế chứa cồn - thường có màu đỏ) đang ở trong tình trạng tốt cho mỗi tủ lạnh. Phải treo chiếc nhiệt biểu kế này ở cánh cửa bên mở, hoặc ở cạnh ngoài của ngăn trên cùng trong tủ lạnh. (B) Có thể sử dụng các loại tủ lạnh có đồng hồ đo nhiệt độ nhìn thấy được từ bên ngoài. (b) Tất cả các loại thực phẩm dễ bị hỏng phải được cất giữ ở nhiệt độ 45 độ Farenheit (F) trở xuống, hoặc ở 140 độ F trở lên, trừ khi đang trong quá trình chế biến. (A) Đối với các loại thực phẩm cần giữ lạnh, thì sau khi chế biến phải nhanh chóng làm nguội ngay tới nhiệt độ 45 độ F hoặc thấp hơn. (B) Nếu đồ ăn trưa mà trẻ em mang đến từ nhà có các loại thực phẩm dễ bị hỏng, phải sử dụng ngăn chứa lạnh ở nhiệt độ 45 độ F hoặc thấp hơn để bảo quản các đồ ăn đó. (C) Đối với các loại thực phẩm cần giữ nóng, phải sử dụng nhiệt biểu kế dạng que thăm bằng kim loại để bảo đảm cất giữ các thực phẩm đó ở nhiệt độ 140 độ F hoặc cao hơn. (D) Đối với các loại thực phẩm đã được nấu chín và giữ lạnh sau khi nấu, phải hâm nóng nhanh tới nhiệt độ tối thiểu là 165 độ F trước khi dọn ăn hoặc đặt vào trong đồ đựng thực phẩm nóng. (4) Chế Biến (a) Khi chế biến thực phẩm, phải hạn chế tới mức tối thiểu việc tiếp xúc bằng tay. (b) Rau và trái cây tươi phải được rửa trong bồn đã khử trùng sạch sẽ trước khi nấu hoặc dọn ăn. (c) Thực phẩm phải được chế biến trên các bề mặt có tiếp xúc với thực phẩm và bằng các dụng cụ làm bếp đã được khử trùng sạch sẽ. (d) Các bề mặt có tiếp xúc với thực phẩm và dụng cụ nhà bếp phải được làm sạch và khử trùng sau mỗi lần sử dụng và/hoặc bất cứ khi nào có sự chuyển đổi thực phẩm từ dạng sống sang dạng có thể ăn ngay trong quá trình chế biến. 34