Bài tập Kinh tế vi mô I - Lê Anh Quý
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Kinh tế vi mô I - Lê Anh Quý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_kinh_te_vi_mo_i_le_anh_quy.doc
Nội dung text: Bài tập Kinh tế vi mô I - Lê Anh Quý
- Bài tập Kinh tế Vi mô 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC Bài 1: An, Bình và Nam dự kiến đi du lịch vào Đà Lạt. Nếu đi bằng tàu hỏa thì mất 5 giờ và nếu đi bằng máy bay thì mất 1 giờ. Giá vé máy bay là 1,5 triệu đồng và tàu hỏa là 900 nghìn đồng. Để thực hiện chuyến đi họ phải bỏ lỡ việc làm. An kiếm được 75 nghìn đồng/giờ, Bình kiếm được 150 nghìn đồng/giờ và Nam kiếm được 180 nghìn đồng/giờ. Hãy tính chi phí cơ hội của việc đi bằng máy bay và tàu hỏa của mỗi người. Giả sử cả 3 người đều có hành vi tối ưu, họ sẽ lựa chọn loại phương tiện nào? Bài 2: Giả sử ta có phương trình đường giới hạn khả năng sản xuất của hai loại sản phẩm (X và Y) là như sau: 2X2 + Y2 = 225. a. Hãy vẽ đường giới hạn năng lực sản xuất của nền kinh tế đó. b. Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm X khi X =5 và khi X =10. Bài 3: Một hoạt động sản xuất có hàm tổng lợi ích và hàm tổng chi phí như sau: TB = 200Q – Q2 và TC = 200 + 20Q + 0,5Q2 a. Xác định quy mô hoạt động tối đa hóa lợi ích và hóa lợi ích ròng. b. Hoạt động đó cần phải điều tiết như thế nào khi Q = 50 và Q = 80. CHƯƠNG II LÝ THUYẾT CUNG CẦU Bài 1. Giả sử có các số liệu sau về lượng cung và cầu của đậu phộng rang trên thị trường Giá P (đơn vị tiền) QD (triệu hộp/năm) QS (triệu hộp/năm) 8 70 10 16 60 30 24 50 50 32 40 70 40 30 90 Vẽ đường cung, đường cầu đậu phộng rang và viết phương trình của chúng. Nếu giá được định ở mức 8 đơn vị tiền (đvt) thì thừa hay thiếu là bao nhiêu? Nếu giá được định ở mức 32 đvt thì thừa hay thiếu là bao nhiêu? Hãy tìm giá và sản lượng cân bằng. Giả sử, sau khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, thì cầu tăng lên 15 triệu hộp/năm. Tìm giá và sản lượng cân bằng mới. Vẽ hình Bài 2. Giả sử có các số liệu sau về cung và cầu của hàng hóa X: Lê Anh Quý - HCE 1
- Bài tập Kinh tế Vi mô 1 Giá (đơn vị tiền) QD (đơn vị/năm) QS (đơn vị/năm) 15 50 35 16 48 38 17 46 41 18 44 44 19 42 47 20 40 50 Vẽ đồ thị của cung và cầu đối với hàng hóa này? Xác định giá và số lượng cân bằng? Giả sử chính phủ đánh thuế 5 đơn vị tiền trên mỗi đơn vị sản phẩm. Hãy vẽ lại đường cung sau khi đánh thuế. Xác định giá và số lượng cân bằng mới. Bài 3. Hàm số cầu và cung của lương thực trên thị trường có dạng: QD = 120 - 20P QS = -30 + 40P Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Vẽ đồ thị minh họa điểm cân bằng của thị trường. Giả sử nhà nước quy định mức giá là là 4 đơn vị tiền thì lượng thừa hay thiếu lương thực trên thị trường là bao nhiêu? Giả sử do dân số tăng nhanh làm cho cầu tăng thêm 20%. Tìm giá và sản lượng cân bằng mới. Bài 4. Hàm số cầu và cung của một hàng hóa như sau: QD= 80 - 10P và QS= -70 + 20P Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Nếu giá được quy định là 3 đơn vị tiền thì trên thị trường sản phẩm sẽ dư thừa hay thiếu hụt? Bao nhiêu? Giả sử chính phủ đánh thuế 3 đơn vị tiền trên 1 đơn vị hàng hóa bán ra. Tính giá và sản lượng cân bằng mới. Tính số thuế mà người mua và người bán phải chịu. Giả sử do cải tiến công nghệ nên các nhà sản xuất cung ứng nhiều hơn. Dự đoán sự thay đổi của giá và sản lượng cân bằng. Vẽ đồ thị minh họa? Bài 5. Hàm số cầu của lúa hàng năm có dạng: QD = 600 - 0,1P Trong đó: đơn vị tính của Q là tấn và P là đồng/kg Sản lượng thu hoạch lúa năm nay QS = 500. a. Xác định giá lúa trên thị trường, thu nhập của người nông dân. Vẽ đồ thị. Lê Anh Quý - HCE 2
- Bài tập Kinh tế Vi mô 1 b. Để bảo hộ sản xuất chính phủ ấn định mức giá tối thiểu là 1500đ/kg và cam kết mua hết phần lúa dư. Vậy chính phủ phải mua bao nhiêu lúa và chi bao nhiêu tiền? c. Trong trường hợp chính phủ không can thiệp vào thị trường mà trợ cấp cho nông dân 500đ/kg theo khối lượng bán ra. Tính số tiền mà chính phủ phải trợ cấp. Theo anh (chị) giải pháp nào có lợi cho Chính phủ, người nông dân, cho người tiêu dùng? d. Bây giờ chính phủ bỏ chính sách khuyến nông, chuyển sang đánh thuế 100đ/kg. Tìm mức giá cân bằng mới? Ai là người phải chịu thuế? Giá thực tế mà người nông dân nhận được là bao nhiêu? Bài 6: Hàm số cầu và hàm số cung của một sản phẩm được cho dưới đây: Cầu: P = (-1/2) QD + 100 và Cung: P = QS + 10 (đơn vị của P là đồng, đơn vị của Q là kg) 1. Hãy tìm điểm cân bằng của thị trường 2. Hãy tính độ co giãn của cung và cầu theo giá ở điểm cân bằng 3. Hãy tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, và thặng dư toàn xã hội. Giả sử Chính Phủ đánh thuế 5 dồng/đvsp. Tổn thất của Xã hội do thuế gây ra là bao nhiêu? 4. Nếu nhà nước áp đặt mức giá trần cho sản phẩm là 50 đồng, hãy tính khoản tổn thất (mất mát) vô ích của phúc lợi xã hội và hãy giải thích tại sao lại có khoản tổn thất này. CHƯƠNG III ĐỘ CO GIÃN Bài 1. Hàm số cầu của một hàng hóa trên thị trường là: QD = 1000 - 4P. Hãy tính hệ số co giãn điểm của cầu theo giá khi giá là 250 đvt và khi là 200 đvt. Doanh thu của người bán sẽ tăng hay giảm khi giá giảm như trên? Bài 2. Do chính phủ ngưng trợ cấp cho ngành xe buýt công cộng ở thành phố, công ty vận tải đã tăng giá vé xe buýt thêm 75%. Sau năm đầu tiên, công ty vận tải báo cáo doanh thu tăng thêm 52%. a. Hãy sử dụng những số liệu này để ước lượng phần trăm sút giảm của lượng hành khách do giá vé tăng. b. Hãy ước lượng hệ số co giãn của cầu theo giá. Bài 3: Hàm cầu một hàng hóa A được biểu diễn như sau: Q = 10I + 100, trong đó, I là thu nhập tính bằng triệu đồng, Q tính bằng chiếc. a. Tính EDI tại mức thu nhập 10 triệu đồng b. EDI bằng bao nhiêu khi thu nhập tăng thêm 5 triệu đồng. c. A là hàng hóa gì? Bài 4: Một công ty xác định được hàm cầu đối với sản phẩm của mình như sau: Qx = 1000 – 0,6Py Lê Anh Quý - HCE 3
- Bài tập Kinh tế Vi mô 1 Trong đó Qx là lượng cầu hàng hóa X của công ty, P y là giá hàng hóa Y có liên quan với X. a. Hàng hóa X và Y có mối quan hệ gì? Tại sao? b. Tính độ co giãn của cầu hàng hóa X khi giá hàng hóa Y là Py = 40, Py= 80. c. Tính độ co giãn của chéo của cầu khi Py thay đổi trong khoảng (100 - 80). Bài 5: Hàm cầu của sản phẩm A như sau: Q = 100 – P a. Tại mức giá nào độ co giãn bằng -1? b. Tại mức giá nào độ co giãn bằng -2? Bài 6: Chứng minh rằng nếu đường cung đi qua gốc tọa độ thì độ co giãn của cung theo giá luôn bằng 1. Bài 7: Tại trạng thái cân bằng P = 40, Q = 20 độ co giãn của cung và cầu theo giá lần lượt là ESP = 2 và EDP = -2/3. a. Viết phương trình cung cầu. b. Vẽ đồ thị minh họa. Bài 8: Một công ty ước lượng được độ co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm của mình là -0,5. Năm trước công ty bán được 1000 sản phẩm. Năm nay công ty đặt giá bán cao hơn năm trước 10% (ceteris paribus). Hỏi năm nay công ty bán được bao nhiêu sản phẩm? Bài 9: Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập đối với hàng hóa X là 1,2. năm ngoái sản lượng tiêu thụ hàng hóa X là 1500 chiếc. Nếu thu nhập tăng lên 8% (ceteris paribus) thì năm nay sản lượng tiêu thụ sẽ là bao nhiêu? Bài 10: Hệ số co giãn chéo của thép và nhôm là 1,3. Công ty thép năm ngoái tiêu thụ được 2 triệu tấn. Năm nay, giá nhôm giảm đi 10% (ceteris paribus). Hỏi lượng thép mà công ty bán được là bao nhiêu. Bài 11: Cung và cầu về căn hộ cho thuê ở một thành phố là: QS = 50 + 5P, QD = - 5P + 100; (P: trăm ngàn đồng/tháng; Q: chục ngàn căn hộ) a. Giá thị trường tự do của việc thuê căn hộ là bao nhiêu? b. Dân số thành phố đổi ra sao nếu Chính phủ đặt giá thuê trung bình hàng thàng ở mức tối đa là 100 ngàn, biết rằng mỗi căn hộ ở được 1 gia đình 3 người và tất cả những ai không tìm được căn hộ đều rời khỏi thành phố. b. Giả sử giá thuê nhà được chính phủ ấn định là 900 ngàn mỗi tháng. Nếu 50% số căn hộ trong dài hạn là do xây dựng mới thì bao nhiêu căn hộ được xây dựng? CHƯƠNG IV LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG Bài 1: Thịt lợn (l) và thịt gà (g) là hai loại thịt mà gia đình chị Hoa thường ăn. Hàm lợi ích của nhà chị Hoa có dạng U(l,g) = l.g, còn ngân sách chi tiêu cho hai loại Lê Anh Quý - HCE 4
- Bài tập Kinh tế Vi mô 1 thực phẩm này của gia đình chị là 120 đồng; giá thị trường của thịt lợn và thị gà lần lượt là pl = 3 đồng và pg = 4 đồng. a. Xác định điểm tiêu dùng tối ưu (l*,g*) của gia đình chị Hoa. b. Hiện tại, các nhà nghiên cứu lai tạo được giống gà thịt năng suất cao làm giá thịt gà giảm xuống còn 2 đồng. Giả sử ngân sách tiêu dùng, giá của thịt lợn không đổi. * * Hãy xác định điểm tiêu dùng tối ưu mới (l 1, g 1) của gia đình chị Hoa. Vẽ đường cầu cá nhân về thịt gà? Bài 2. Cá nhân A thỏa mãn nhu cầu nào đó của bản thân qua việc sử dụng 3 hàng hóa M, V, và C. Hàm số hữu dụng của cá nhân này là như sau: U U (M ,V ,C) M 2V 3C a. Nếu M = 10, hãy xác định hàm số hữu dụng cho cá nhân này theo V và C trong trường hợp U = 40 và U = 70. Vẽ đồ thị. b. Hãy chứng tỏ tỷ lệ thay thế biên giữa V và C là cố định trong hai trường hợp trên. c. Nếu như U = 20, kết quả câu a và b là như thế nào? Giải thích trực quan? Bài 3. Giả sử hàm số hữu dụng có dạng như sau: U U (X ,Y ) XY a. Vẽ đường biểu thị hàm số hữu dụng này khi U = 10. b. Nếu như X = 5, Y sẽ là bao nhiêu nếu U =10? Hãy xây dựng công thức tính cho tỷ lệ thay thế biên trong trường hợp này? Công thức này có ý nghĩa gì khi cần tìm hiểu tỷ lệ thay thế theo từng mức sản lượng X và Y khác nhau? Bài 4. Học sinh P thường dùng bữa trưa tại trường học với hai loại hàng hóa T và S và nhận được mức hữu dụng: U U (T,S) T.S a. Nếu giá của hàng hóa T là 0.1 đơn vị tiền và S là 0.25 đơn vị tiền. Em P nên tiêu dùng 1 đơn vị tiền của mình như thế nào để tối đa hóa hữu dụng? b. Do nhà trường không khuyến khích học sinh sử dụng T nên gia tăng giá của loại thức ăn này lên 0.4 đơn vị tiền. Như thế học sinh P phải có thêm bao nhiêu tiền để có được mức hữu dụng như cũ? Số lượng T và S là bao nhiêu? CHƯƠNG V SẢN XUẤT - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN 1. Chứng minh rằng: Chi phí bình quân tại 1 điểm trên đường tổng chi phí (A) được xác định bằng hệ số góc của đường thẳng xuất phát từ gốc tọa độ đến điểm đó (A). 2. Một hãng biết được hàm cầu về sản phẩm của mình là P = 100 – 0,01Q. Hàm tổng chi phí của hãng là TC = 50Q + 30000. Lê Anh Quý - HCE 5
- Bài tập Kinh tế Vi mô 1 a. Viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu, doanh thu cận biên và chi phí cận biên. b. Xác định sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. c. Khi nào thì doanh thu của hãng là tối đa? 3. Một hãng có chi phí biến đổi bình quân là AVC = Q + 4. Chi phí cố định của hãng là 50 a. Viết phương trình biểu thị các đường VC, TC, MC, ATC, AFC? b. Xác định chi phí bình quân tối thiểu 4. Một hãng sản xuất với chi phí bình quân ($) AC = 300 + 97500/Q và có đường cầu P = 1100 – Q, P tính bằng $, Q là số sản phẩm. a. Quyết định của hãng để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận đó? b. Hãng đặt mức giá nào để tối đa hóa doanh thu c. Hãng đặt mức giá nào để bán được nhiều sản phẩm nhất mà không bị lỗ CHƯƠNG VI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 1. Hàm tổng chi phí của một hãng CTHH là TC = q2 + q + 100, q (sản phẩm) chi phí ($) a. Nếu giá thị trường là 27$ thì hãng tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng nào? Tính lợi nhuận tối đa đó? b. Xác định giá và sản lượng hòa vốn. Khi giá thị trường là 9$ thì hãng nên đóng cửa hay tiếp tục sản xuất? Vì sao? c. Xác định đường cung của hãng (phương trình và đồ thị) 2. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân là: AVC = 2Q + 6 ($) a. Viết phương trình biểu diễn hàm MC và tìm mức giá mà hãng đóng cửa sản xuất, viết pt đường cung. b. Khi giá bán một sản phẩm là 20$ thì hãng bị lỗ 100$. Tìm mức giá và sản lượng hoà vốn của hãng c. Hãng sản xuất bao nhiêu sản phẩm nếu giá bán trên thị trường là 80$? Tính lợi nhuận cực đại đó d. Minh họa các kết quả trên đồ thị. 3. Giả sử một nhà độc quyền có thể sản xuất với chi phí biên cố định là 6 đơn vị tiền, giả sử FC = 0. Đường cầu của thị trường độc quyền là: Q = 53 - P a. Hãy xác định số lượng sản phẩm để lợi nhuận của nhà độc quyền là tối đa? Khi đó, lợi nhuận tối đa là bao nhiêu? Lê Anh Quý - HCE 6
- Bài tập Kinh tế Vi mô 1 b. Hỏi số lượng sản phẩm sẽ là bao nhiêu nếu thị trường nói trên là thị trường cạnh tranh hoàn toàn? (Giả sử : giá = chi phí biên). c. Hãy tính toán thặng dư người tiêu dùng trong trường hợp câu b? Hãy chứng tỏ là thặng dư người tiêu dùng trong trường hợp này lớn hơn lợi nhuận của nhà độc quyền cộng với thặng dư người tiêu dùng trong trường hợp độc quyền? 4. Giả sử đường cầu của một nhà độc quyền là như sau: Q = 70 - P a. Nếu như nhà độc quyền có AC = MC = 6 đơn vị tiền, nhà độc quyền sẽ chọn số lượng sản phẩm là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? Khi đó, giá cả là bao nhiêu và lợi nhuận của nhà độc quyền là bao nhiêu? b. Giả sử nhà độc quyền có hàm tổng chi phí như sau: TC =0,25Q2 – 5Q + 300 Với hàm số cầu như trên, nhà độc quyền sẽ chọn số lượng sản phẩm là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? Khi đó, lợi nhuận là bao nhiêu? c. Nếu hàm số chi phi phí của nhà độc quyền là: TC = 0,0133Q3 – 5Q + 250 Khi đó sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu và lợi nhuận là bao nhiêu? 5. Giả sử một nhà độc quyền có: MC = AC = 10. Hàm số cầu của thị trường là: Q = 60 - P a. Hãy xác định sản lượng làm tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền và lợi nhuận tối đa? b. Trả lời câu hỏi a với điều kiện là hàm số cầu của thị trường là như sau: Q = 45 – 0,5P c. Trả lời câu hỏi a nếu hàm số cầu thị trường là: Q = 100 – 2P 6. Giả sử ta có hai thị trường riêng biệt có hàm số cầu lần lượt là: Q1 = 24 – P1 và Q2 = 24 – P2 Giả sử ta có một nhà độc quyền kinh doanh trên cả hai thị trường này. Chi phí biên của nhà độc quyền này là cố định và bằng 6 đơn vị tiền. a. Hỏi nhà độc quyền chọn số lượng sản phẩm cho từng thị trường là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? b. Khi đó, lợi nhuận của nhà độc quyền là bao nhiêu? 7. Giả sử một nhà độc quyền có MC = AC = 5. Nhà độc quyền này kinh doanh trên hai thị trường riêng biệt với hàm số cầu lần lượt là: Q1 = 55 – P1 và Q2 = 70 –2 P2 a. Giả sử nhà độc quyền có thể duy trì sự riêng biệt của hai thị trường thì nhà độc quyền sẽ chọn số lượng sản phẩm trên từng thị trường là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? Lợi nhuận của nhà độc quyền trên từng thị trường là bao nhiêu? b. Nếu người mua chỉ tốn 5 đvt để vận chuyển hàng hóa giữa hai thị trường thì câu hỏi a sẽ cho ra kết qủa như thế nào? Lê Anh Quý - HCE 7
- Bài tập Kinh tế Vi mô 1 c. Nếu chi phí vận chuyển trên là 0 và doanh nghiệp bị bắt buộc dùng chính sách một giá thì câu trả lời ở câu trên sẽ như thế nào? 8. Giả sử một ngành cạnh tranh hoàn toàn có thể sản xuất chổi với chi phí biên cố định là 10$ một sản phẩm. Trong khi đó, chi phí biên của nhà độc quyền là 12$ vì phải tốn thêm 2$ để vận động bảo vệ thế độc quyền. Giả sử hàm cầu thị trường của chổi là: QD = 1000 - 50P a. Tính sản lượng và giá của ngành cạnh tranh và độc quyền. b. Tính phần thặng dư tiêu dùng mất đi do sự độc quyền. c. Vẽ đồ thị. 9. Một nhà độc quyền bán hàng trên hai thị trường riêng biệt. Đường cầu của hai thị trường là: P1 = 200 - Q1 và P2 = 190 - 3Q2 Hàm chi phí của nhà độc quyền là TC = 500 + 40Q, với Q = Q1+Q2 a. Xác định sản lượng tối đa hóa lợi nhuận và giá trên từng thị trường. Tính lợi nhuận của nhà độc quyền. b. Giả sử người tiêu dùng biết được sự phân biệt giá này và yêu cầu nhà độc quyền chấm dứt sự phân biệt giá. Vậy nhà độc quyền sẽ sản xuất sản lượng và định giá là bao nhiêu? 10. Cho hàm số cầu của một doanh nghiệp độc quyền là: P = 100-0,01Q. Hàm tổng chi phí là: TC = 50Q + 30000 a. Hãy tìm sản lượng tối ưu và lợi nhuận của doanh nghiệp. b. Giả sử chính phủ thu một khoản thuế 10đvt/sp. Sản lượng, giá và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ là bao nhiêu? c. Giả sử chính phủ thu một khoản thuế cố định là 10000 đvt thì giá, sản lượng và lợi nhuận là bao nhiêu? 11. Một doanh nghiệp có chi phí cố định FC = 4000 và chi phí biến đổi như sau: Q 50 70 90 110 130 150 170 190 210 230 VC 2625 4225 6025 8025 10225 12625 15225 18025 21025 24225 Hàm số cầu của doanh nghiệp như sau: P 180 160 140 120 100 80 60 Q 40 80 120 160 200 240 280 Doanh nghiệp là người bán duy nhất trên thị trường. a. Xác định TC, AVC, AFC, AC và MC b. Xác định doanh thu trung bình (AR) và MR. c. Doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng nào? Giá và lợi nhuận ra sao? Lê Anh Quý - HCE 8
- Bài tập Kinh tế Vi mô 1 12. DD là nhà độc quyền trong ngành ngăn cửa. Chi phí của nó là TC = 100 - 5Q + Q2 và cầu là P = 55 - 2Q. a. Giá và sản lượng trên thị trường là bao nhiêu nếu DD muốn tối đa hóa lợi nhuận? Thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu? b. Sản lượng sẽ là bao nhiêu nếu DD hoạt động như một nhà cạnh tranh? Lợi nhuận và thặng dư tiêu dùng? c. Phần thiệt hại do sức mạnh độc quyền ở câu a là bao nhiêu? d. Giả sử chính phủ định mức giá trần là 27 USD. Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến giá, sản lượng, CS và lợi nhuận của DD? Phần mất không là bao nhiêu? e. Nếu giá trần là 12. Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến giá, sản lượng, CS và lợi nhuận của DD? Phần mất không là bao nhiêu? 13. Có 10 hộ gia đình ở KTX, mỗi hộ có cầu về điện là Q=50-P. Công ty điện ABC có chi phí sản xuất là TC=500+Q. a. Nếu các nhà quản lý ABC muốn đảm bảo rằng không có phần mất không trên thị trường, họ sẽ buộc ABC định giá là bao nhiêu? Sản lượng là bao nhiêu? Tính CS và lợi nhuận của ABC. c. Nếu muốn đảm bảo ABC không bị lỗ, mức giá thấp nhất mà nó cần áp đặt là bao nhiêu? Tính sản lượng, CS và lợi nhuận trong trường hợp này? Có khoản mất không nào không? 14. Chỉ có hai công ty điện thoại di động ở bang Los Angeles (độc quyền đôi). Giả sử người tiêu dùng có thay thế dễ dàng giữa sản phẩm của hai công ty. Hàm số cầu thị trường là P = 60 - Q và chi phí biên là 0. a. Đường cầu của công ty 1 sẽ như thế nào? b. Mỗi công ty sẽ cung ứng bao nhiêu và giá là bao nhiêu? c. Nếu mỗi công ty có chi phí cố định là 50, lợi nhuận của các công ty là bao nhiêu? d. Nếu hai công ty sáp nhập lại, giá cân bằng là bao nhiêu? Nếu bạn là nhà kinh tế làm việc cho Ủy ban Thương mại Liên bang, bạn có ủng hộ sự sáp nhập này không? Lê Anh Quý - HCE 9