Bài giảng Tâm lý học lao động

doc 116 trang ngocly 1670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học lao động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_tam_ly_hoc_lao_dong.doc

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý học lao động

  1. Bài giảng Tâm lý học lao động 1
  2. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG Lao động là một mối đồng quy giữa mọi mối quan hệ qua lại giữa: - người và tự nhiên - người và máy - người và người. Con người sống trên trái đất có nghĩa vụ và quyền lợi tham gia lao động mà thực chất là đem sức lực tinh thần và vật chất của mình tác động vào tự nhiên nhằm tăng cường và chế biến của cải trên trái đất. Trong quá trình lao động đó, những người lao động lại có quan hệ qua lại với nhau nhằm thúc đẩy quan hệ ngày càng thu được hiệu quả cao hơn. Rõ ràng, yếu tố tâm lý con người có liên quan mật thiết với lao động. Người lao động, kể cả người lao động đơn giản, đặc biệt là người quản lý tổ chức lao động rất cần những kiến thức về tâm lý học và càng cần biết vận dụng những yếu tố tâm lý vào lao động. Chính vì vậy sự xuất hiện của tâm lý học lao động là một đòi hỏi cấp bách của xã hội trên con đường phát triển của khoa học, của sản xuất, của công nghiệp hoá, của tự động hoá. Tâm lý học lao động là một chuyên ngành của khoa học tâm lý. Nó nghiên cứu những yếu tố tâm lý qua lại giữa con người và lao động nhằm góp phần phát triển con người toàn diện, đồng thời góp phần cải tiến quá trình lao động và nâng cao hiệu quả lao động của con người. Những yếu tố chủ yếu của con người tác động đến lao động bao gồm: - Thể chất: Thể hiện chủ yếu ở sức khoẻ và tình trạng thần kinh để đảm đương nhiệm vụ lao động. - Trình độ nhận thức: Thể hiện ở khả năng để đảm đương nhiệm vụ lao động - Tình cảm, cảm xúc của con người: Thể hiện trong thực tế ở sự hứng thú khi nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Ý chí: Thể hiện ở những phẩm chất thuộc phạm vi lao động, sức mạnh tinh thần để đảm đương nhiệm vụ lao động - Những thuộc tính tâm lý cá nhân: Thể hiện ở xu hướng và tính cách tạo nên một màu sắc riêng biệt của cá nhân khi đảm đương nhiệm vụ. Hoạt động lao động gồm ba thành phần chủ yếu chịu sự tác động của con người, đó là: + Tổ chức quá trình lao động + Năng suất lao động + Kết quả lao động 2
  3. Trong quá trình tác động lẫn nhau giữa từng thành phần của con người và từng thành phần của lao động, rất nhiều vấn đề tâm lý sẽ nảy sinh, hoặc xây dựng con người phát triển toàn diện, hoặc thúc đẩy quá trình lao động. Những yếu tố tâm lý đó có thể phát triển theo chiều hướng tích cực, ngược lại cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển toàn diện của con người, cũng như không thúc đẩy được quá trình lao động. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG 1. Đối tượng của Tâm lý học lao động: Tâm lý học lao động đề cập tới hoạt động lao động nói chung, mà hoạt động của con người diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên tâm lý học lao động cũng bao hàm một phạm vi rộng lớn, gồm : Tâm lý học công nghiệp, tâm lý học nông nghiệp, tâm lý học kinh doanh, tâm lý học giao thông, tâm lý học hành chính, tâm lý học quản lý, trường học . Dù ở lĩnh vực hoạt động nào thì đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lao động bao gồm: - Các hoạt động lao động - Những đặc điểm nhân cách của người lao động, đặc điểm về nghề nghiệp của họ. - Môi trường xã hội - lịch sử và môi trường lao động cụ thể mà trong đó hoạt động lao động được thực hiện - Các mối quan hệ giữa các cá nhân trong lao động - Các công cụ lao động, các sản phẩm lao động và các phương pháp dạy lao động 2. Nhiệm vụ của Tâm lý học lao động. Tâm lý học lao động có nhiệm vụ chung là làm tăng sức làm việc của con người bằng cách vận dụng những nhân tố tâm lý khác nhau. Để thực hiện được nhiệm vụ chung này Tâm lý học lao động phải thực hiện một loạt các nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của những người khác nhau để chứng minh một cách khoa học và hoàn thiện công việc lựa chọn nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp - Nghiên cứu sự mệt mỏi về tâm lý dẫn đến giảm sút khả năng làm việc nhằm hợp lý hoá các chế độ lao động, điều kiện lao động và quá trình lao động - Nghiên cứu những nguyên nhân tâm lý của những hành động sai sót dẫn đến tai nạn lao động nhằm mục đích ngăn ngừa những hành động sai sót đó - Nghiên cứu những quy luật tâm lý của sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo lao động, sự hình thành tay nghề cao nhằm hoàn thiện các phương pháp dạy lao động 3
  4. - Nghiên cứu các phương tiện nâng cao năng suất lao động và tổ chức lao động một cách đúng đắn. - Nghiên cứu các phương tiện kỹ thuật làm cho chúng phù hợp với những đặc điểm tâm lý của con người nhằm mục đích hoàn thiện kỹ thuật hiện có và tham gia vào việc xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế kỹ thuật mới. - Nghiên cứu lao động như là một nhân tố phát triển tâm lý và bù trừ những thương tổn do các bệnh và khuyết tật gây ra để xây dựng một hoạt động lao động hợp lý. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động nhằm xây dựng tập thể lao động tốt, hình thành thái độ đúng đắn đối với lao động cho những người lao động. II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG Tâm lý học lao động được xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, khi đó được gọi là “Kỹ thuật tâm lý học”, “Tâm lý học công nghiệp”,“Tâm lý học ứng dụng” - Những tác phẩm công bố đầu tiên về Tâm lý học lao động xuất hiện không lâu trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Phần lớn các sách đều đề cập đến những phương pháp và kết quả thu được trong quá trình hoạt động thực tiễn. Các tác giả các cuốn sách đó đều nghiên cứu các vấn đề do xí nghiệp mà họ làm việc ở đó đề ra như: + Những vấn đề về việc tuyển chọn công nhân + Vấn đề dạy nghề cho công nhân + Sự sắp đặt nơi làm việc + Vấn đề các nhân tố gây nên các trường hợp bất hạnh hay những nhân tố có ảnh hưởng tới năng suất lao động. (Kể từ sự chiếu sáng đến mối quan hệ giữa con người với con người.) Chính vì vậy, H.Wallon(1959) đã nhấn mạnh rằng những ứng dụng thực sự đầu tiên của tâm lý học vào lĩnh vực lao động không xuất phát từ chương trình lý thuyết mà xuất phát từ những yêu cầu của công nghiệp và lòng mong muốn nâng cao hiệu quả sản xuất. Tâm lý học lao động đã phát triển theo ba hướng chủ yếu: Định hướng và tuyển chọn nghề nghiệp Hợp lý hóa lao động, Tâm lý học về các quan hệ liên nhân cách. * Đối với hướng thứ nhất, người ta tiến hành tuyển chọn nghề nghiệp nhằm tạo sự thích ứng của con người với những điều kiện lao động. Để phục vụ cho hướng nghiên cứu này ở Phương Tây và Liên Xô đã xuất hiện nhiều phòng hướng nghiệp. + Năm 1915 phòng hướng nghiệp đầu tiên được thành lập ở Boston 4
  5. + Năm 1916 những phòng hướng nghiệp khác được thành lập ở Đức, Pháp, Anh, Italia. Ví dụ: Nước Cộng hoà Pháp, năm 1922 Bộ công nghiệp và thương nghiệp Cộng hoà Pháp đã ban hành nghị định về công tác hướng nghiệp và thành lập Sở hướng nghiệp cho thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Năm 1938 công tác hướng nghiệp đã mang tính pháp lý thông qua quyết định ban hành chứng chỉ hướng nghiệp bắt buộc đối với tất cả thanh niên dưới 17 tuổi. Năm học 1950 - 1951 công tác hướng nghiệp còn được thực hiện sớm ở các trường tiểu học, ở lớp trung đẳng năm thứ hai (tương đương lớp 5 ở Việt Nam ). Công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề của Cộng hoà Pháp thực sự là một trong những hoạt động nổi tiếng của nền giáo dục Cộng hoà Pháp. Nước Đức năm 1925 - 1926 có 567 phòng tư vấn nghề nghiệp. Đặc biệt công tác tư vấn nghề nghiệp được chú trọng ở nước Anh, họ đã thành lập hội đồng quốc gia đặc biệt nghiên cứu vấn đề này. * Với hướng thứ hai: Hợp lý hoá lao động + Kỹ sư F.Taylor: (khoảng cuối thế kỷ 19) đã tiến hành những thí nghiệm về vấn đề tổ chức lao động một cách khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động. Ông chia thao tác lao động thành những đơn vị đơn giản để loại bỏ những động tác thừa nhằm thực hiện công việc một cách nhanh nhất; định mức lao động; thạo việc gì làm việc đó, có tiêu chuẩn từng nghề để tuyển chọn công nhân, phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá, cải tiến công cụ theo hướng mỗi loại công việc phải có dụng cụ tốt nhất, phân công lao động một cách rõ ràng. Việc cải tiến của Taylor mặc dù phải chi thêm những khoản tiền để tạo ra các điều kiện lao động mới nhưng thời gian bốc dỡ một tấn hàng đã giảm từ 7 - 8 giờ xuống 3 - 4 giờ, số công nhân trong nhà kho giảm từ 500 xuống còn 140 người. Như vậy lãi suất nhà tư bản thu được rất lớn. + F.B.Gilbret nghiên cứu hợp lý hoá các động tác lao động, đã đưa ra một số kỹ thuật phân tích mới (chụp ảnh và quay phim các thao tác lao động). Ông đã xác định được 17 nhân tố tác động trong các thao tác lao động. Năm 1911 ông đã xuất bản cuốn sách “Nghiên cứu các động tác, kinh nghiệm tăng cường hiệu suất lao động của công nhân”. + R.M.Barmes tiếp tục nghiên cứu theo hướng của Gilbret năm 1937 ông xác lập được nguyên tắc tiết kiệm động tác và 22 quy tắc hợp lý hoá động tác lao động. + I.M.Xêtrênốp từ năm 1901 - 1903 bằng những thực nghiệm của mình đã nêu lên cơ sở sinh lý của các quá trình tâm lý quyết định chất lượng của quá trình lao động, xác định các tiêu chuẩn về thời gian tối ưu của một ngày lao động. Ông là người đặt nền móng cho học thuyết về sự nghỉ ngơi tích cực, mà hiện nay sinh lý học lao động và Tâm lý học lao động dựa vào đó để chống lại sự mệt mỏi. 5
  6. + Năm 1905 - F.Kraepelin đã đề xuất việc đo đạc sự mệt mỏi và sử dụng các phương pháp thực nghiệm vào nghiên cứu lao động. + Năm 1910 - J.M Lahy quan tâm đến các điều kiện lao động của công nhân sắp chữ, tìm tòi các dấu hiệu khách quan của sự mệt mỏi trong lao động trí óc. Sự phát hiện nhanh chóng của các thiết bị quân sự trong thời gian “Chiến tranh thế giới thứ 2” đã lôi kéo sự chú ý của các nhà tâm lý học, kỹ sư, các nhà quân sự vì hiệu quả sử dụng và độ tin cậy của các thiết bị mới không đạt tới mức hoàn thiện kỹ thuật. Việc tuyển chọn và đào tạo các thao tác viên trong quân đội chưa hoàn thiện bởi vì các thiết bị trong quân sự đã không chú ý tới khả năng cũng như những giới hạn của con người. Từ đó, bắt đầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà tâm lý học và các nhà kỹ thuật trong các lực lượng quân sự của Mỹ. Đó là cơ sở ra đời của “Tâm lý học kỹ sư”. Đây là chuyên ngành tâm lý học quan tâm nghiên cứu những khả năng, những giới hạn tâm lý của con người và làm sao cho những đặc điểm cấu tạo của máy móc phù hợp với những khả năng tâm lý đó. * Hướng thứ ba: Tâm lý học của các mối quan hệ liên nhân cách. Năm 1924 đến 1929: E.Mayo là người khởi xướng nghiên cứu vấn đề này, ở “Công ty điện lực miền tây (Mỹ)”. Nghiên cứu đã làm sáng tỏ một điều: Ngoài những yếu tố vật lý, còn có những yếu tố tâm lý xã hội có ảnh hưởng tới hiệu suất lao động. Các nghiên cứu đã làm rõ vai trò của từng yếu tố như: động cơ, hứng thú, nhu cầu được khẳng định, được đánh giá, thái độ, dư luận, sự thoả mãn trong lao động, các mối quan hệ nhân cách, cấu trúc của nhóm lao động. Năm 1933. Mayo viết cuốn “ Những vấn đề con người của nền văn minh công nghiệp”. Trong đó ông khẳng định rằng: Lý thuyết hiện đại về công tác quản lý phải dựa trên nền tảng của những thành tựu tâm lý học và “ học thuyết về các mối quan hệ của con người” do Mayo xây dựng vẫn còn giá trị đến ngày nay. Tâm lý học lao động của Liên Xô mặc dù có phần nào phát triển theo hướng của Kỹ thuật tâm lý học nhưng đã chuyển dần sang quỹ đạo của tâm lý học Macxit. Từ năm 1950 theo sáng kiến của nhà tâm lý học B.M.Chéplốp. Tâm lý học lao động đã được giảng dạy tại trường đại học tổng hợp Matxơcơva mang tên Lômônôxốp. K.K.Platônốp viết bài giảng về Tâm lý học lao động. Cũng từ những năm 50 hoạt động nghiên cứu và thực hành về Tâm lý học lao động đã được mở rộng. Ngày nay công việc nghiên cứu Tâm lý học lao động đã được thực hiện ở nhiều cơ quan nghiên cứu và các trường đại học. Hiện nay không còn ai phủ nhận sự đóng góp thiết thực của Tâm lý học lao động vào công cuộc xây dựng đất nước ở tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt Nam về phương diện Tâm lý học lao động còn chưa được nghiên cứu nhiều. Năm 1971 “Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động” được thành lập. Trong nghiên cứu của viện có đề cập tới Tâm lý học lao động như vấn đề hướng nghiệp, lao động 6
  7. sư phạm. Năm 1975 cuốn sách đầu tiên về “Ecgônômic” và cuốn “ Khoa học lao động” của Nguyễn Văn Lê trong đó có đề cập tới một số khía cạnh tâm lý lao động. Năm 1976 chuyên đề Tâm lý học lao động được giảng dạy tại trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội và ở một số trường ở Hà Nội như trường Đại Học Công Đoàn, Đại Học Kinh tế quốc dân. Những nghiên cứu thực sự về Tâm lý học lao động chỉ được bắt đầu vào cuối những năm 70 đến nay. Tổ tâm lý học lao động và hướng nghiệp của Ban tâm lý học viện khoa học Giáo dục tiến hành nghiên cứu. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề dạy lao động kỹ thuật và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Hiện nay ở nước ta Tâm lý học lao động chưa có vị trí xứng đáng bên cạnh sinh lý học lao động, thẩm mỹ học lao động. Điều đó có ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, đã đến lúc phải tạo cho Tâm lý học lao động một vị trí xứng đáng trong sự phát triển của khoa học Tâm lý. III. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG Cho tới hiện nay chưa có sự thống nhất trong việc xác định các phương hướng phát triển của Tâm lý học lao động. - X.N.Ackhanghenxki đã xác định ba phương hướng cơ bản của Tâm lý học lao động: + Nghiên cứu các vấn đề để không ngừng nâng cao hiệu suất lao động trên cơ sở tạo ra và sử dụng những kỹ thuật hiện đại nhất + Nghiên cứu việc đào tạo có hiệu quả cao các cán bộ, công nhân + Nghiên cứu giáo dục kỹ thuật tổng hợp ở nhà trường phổ thông. - L.N.Gorơbunôva trong cuốn "Sự tiến bộ kỹ thuật và tâm lý học lao động" đã chia phạm vi nghiên cứu của tâm lý học lao động thành 3 nhóm : + Nhóm các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức quá trình lao động ( bao gồm nội dung lao động , sự phân công lao động hợp lý, chế độ lao động, nghỉ ngơi ). + Nhóm các vấn đề tâm lý học kỹ sư có liên quan đến sự tham gia của các nhà tâm lý học vào việc chế tạo các thiết bị lao động. + Nhóm những vấn đề tâm lý học của việc sử dụng hợp lý lực lượng sản xuất ( chọn nghề, dạy sản xuất .). - V.V. Tsêtưsêva trong cuốn " Tâm lý dạy lao động " nêu 4 phương hướng chủ yếu sau : + Tâm lý học kỹ sư nghiên cứu các vấn đề chế tạo máy móc và công cụ phù hợp với những đòi hỏi về mặt tâm sính lý + Tâm lý học tổ chức, tiêu chuẩn hoá chế độ lao động và an toàn lao động 7
  8. + Tâm lý học thích ứng nghề nghiệp và chọn nghề + Tâm lý học dạy lao động kỹ thuật tổng hợp và nghề nghiệp. - K.K.Platônốp trong cuốn “Các vấn đề của Tâm lý học lao động ” xác định 4 hướng của Tâm lý học lao động bao gồm: + Giám định lao động về mặt tâm lý học, + Tâm lý học dạy nghề + Tâm lý học kỹ sư, + Những vấn đề của tâm lý học về sự tổ chức lao động. Các cách phân chia trên có những ưu điểm, nhưng có những nhược điểm là hoặc phiến diện, hoặc quá khái quát, nặng về mặt khách quan mà không chú ý đến mặt chủ quan, mặt tâm lý xã hội của hoạt động lao động. - Nhà tâm lý học BaLan B.Biegeleisen - Zelazowski xác định 4 hướng nghiên cứu của Tâm lý học lao động: + Sự thích ứng của: kỹ thuật với những đặc điểm tâm lý của con người + Sự thích ứng của: công việc với những đặc điểm tâm lý của con người + Sự thích ứng của: con người với kỹ thuật và công việc + Sự thích ứng của: con người với con người trong những điều kiện lao động Quan điểm này được nhiều nhà tâm lý học trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho là hợp lý hơn cả vì tránh được những nhược điểm nêu trên. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG. 1. Phương pháp điều tra. 8
  9. - Tác dụng của phương pháp: có thể thu thập thông tin có ích trực tiếp từ những người lao động , nhà quản lý . Muốn vậy, phải làm cho những người được hỏi hiểu thật rõ mục đích của cuộc điều tra và phải tạo được một bầu không khí hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau. - Nội dung hỏi: + Các câu hỏi có thể đặt vào yếu tố con người : lao động có quá mệt mỏi đối với họ hay không ? Do quá ồn hay bởi các điều kiện khác ? Có sự thiếu thoải mái trong ( hay sau ) lúc làm việc không ? Các thao tác nào là quá khó khăn ? Đâu là những thời điểm hay những tình huống phức tạp trong quá trình giám sát công việc ? vv + Các câu hỏi cũng có thể đề cập tới những sai sót của máy như : có phải vì các tín hiệu được bố trí tồi nên khó nhìn thấy ? Các bộ phận điều khiển cũng vậy, do được bố trí không đúng nên thao tác viên khó sử dụng ? Các tín hiệu nào thường sử dụng nhất ở các sự cố và nguyên nhân xảy ra ? Các cứ liệu của phương pháp này cần được sử dụng một cách thận trọng ( do một số câu trả lời không đúng sự thật hoặc một số câu trả lời không đúng nội dung ). 2. Phương pháp quan sát. Có hai cách : quan sát liên tục và quan sát gián đoạn. 2.1. Quan sát liên tục. - Quan sát liên tục là gì: người nghiên cứu sẽ quan sát và ghi lại toàn bộ những sự kiện và tình huống xảy ra ở nơi tiến hành quan sát, các tín hiệu truyền đến có nhận được ngay sự tác động hay bị chậm trễ; số lượng và thời gian của các phản ứng tri giác hoặc phản ứng vận động của người lao động, các hiện tượng kỹ thuật bị ảnh hưởng hoặc bị làm thay đổi, các hành động phụ trợ vv - Kỹ thuật thu thập thông tin: dụng cụ đo thời gian, máy quay phim, máy ghi âm. Cũng có thể sử dụng thiết bị truyền hình nội bộ. Điều này có lợi vì người bị quan sát sẽ không cảm thấy bị bối rối trước sự có mặt của nhà nghiên cứu. Trong bất cứ trường hợp nào thì cũng nên thận trọng như đối với phương pháp điều tra; người bị quan sát phải biết được mục đích của công việc này và phải tạo bầu không khí tin tưởng lẫn nhau. 2.2. Quan sát không liên tục ( gián đoạn) Mục đích và nội dung của các quan sát kiểu này cũng tương tự như của quan sát liên tục. Áp dụng cách này, có thể quan sát được (một cách lần lượt ) nhiều vị trí làm việc. Người ta lấy một khoảng thời gian xác định (chẳng hạn, từ 2- 10 phút) và chỉ tiến hành quan sát tại cùng một vị trí, cần xác định một khoảng thời gian đủ lớn để người nghiên cứu 9
  10. có thể di chuyển sang vị trí làm việc thứ hai , là vị trí mà anh ta sẽ tiến hành quan sát trong một thời gian xác định. Số lần quan sát đối với từng vị trí làm việc sao cho có thể đại diện được về phương diện thống kê. 3. Kiểm tra bằng đánh dấu bảng hỏi ( check list ) Kỹ thuật này bao gồm một bảng câu hỏi có nội dung và thứ tự đã được ấn định nhằm kiểm tra những khía cạnh khác nhau trong hoạt động lao động. - Vị trí làm việc của những người lao động phù hợp chưa ? - Người lao động có thể ngồi ghế để làm việc hay nhất thiết phải đứng ? Anh ta có thể thay đổi tư thế làm việc được không ? - Ghế ngồi làm việc đã được thiết kế đúng chưa ( chiều cao, hình dạng, chỗ tựa ) ? - Ghế ngồi có cản trở các vận động không ? - Các đèn hiệu đã được thiết kế phù hợp chưa ( đặc điểm cấu tạo, khoảng cách quan sát, chữ, ký hiệu ) ? - Các bộ phận điều khiển đã được lắp đặt hợp lý chưa ? Có thuận tiện cho công nhân khi sử dụng không ? - Các bộ phận điều khiển có tạo một sự tương phản mạnh với nền của máy hoặc của giá điều khiển không ? vv 4. Phân tích các mối liên hệ ( link analysis ) Đó là một kỹ thuật làm sáng tỏ các mối liên hệ giữa các thành phần hay giữa các yếu tố của một thành phần. Các mối liên hệ này được trình bày bằng đồ thị và được thể hiện bằng những thuật ngữ thống kê. Tần số tương đối và giá trị của các liên hệ. Sơ đồ với các số liệu thống kê này sẽ giúp đề xuất những biện pháp hoàn thiện ( nếu cần thiết) để tránh sự chồng chéo các liên hệ khác nhau: giúp cho sự điều khiển tối ưu của người và máy, giúp bố trí phù hợp các yếu tố thông tin và các thiết bị điểu khiển - điều chỉnh vv 5. Phân tích chu trình - Là gì: Đó là việc xác lập và biểu diễn bằng đồ thị chu trình các thao tác hoặc các giai đoạn khác nhau của quá trình truyền thông tin. - Ưu điểm: + có thể hoàn thiện trật tự diễn ra các thao tác + loại bỏ một số thao tác không cần thiết + hoặc đưa vào một số thao tác khác. - Phân tích chu trình có hai cách : a) Biểu đồ ( giản đồ ) Kurke : trình bày đồ thị dựa trên sự ký hiệu hoá các thao tác khác nhau. b) Hoạ đồ tổ chức : ( organigramme ) : hoạ đồ bao hàm một loạt các thao tác, được trình bày dưới dạng những ô vuông nhỏ và ghi tên các thao tác ở bên trong và trật tự cần diễn ra của những thao tác đó. Khi nói về yếu tố con người thì trật tự này có thể được hoặc 10
  11. không được tôn trọng. Trong trường hợp không được tôn trọng thì bản hoạ đồ tổ chức sẽ là thang chuẩn giúp để so sánh và đồng thời dựa vào đó nâng cao tay nghề cho công nhân ( vì đó là một algoritm - thuật toán). 6. Phương pháp thực nghiệm. - Khái niệm: TN là ppngc chủ động gây ra các hiiện tượng TL cần ngc sau khi đã tạo ra các điều kiện cần thiết và loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên. - Ưu điểm: có thể xác định một cách chắc chắn sự ảnh hưởng hoặc không của các biến số khác nhau đến hiện tượng cần nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến số đó (vì trong thực nghiệm các biến sẽ được kiểm soát chặt chẽ). - Có 2 loại thực nghiệm: TN tự nhiên và TN trong phòng thí nghiệm. Sự khác nhau giữa hai loại thực nghiệm: + TN tự nhiên diễn ra trong điều kiện thực còn TN trong phòng thí nghiệm diễn ra trong phòng thí nghiệm + tính chất của các biến số. Như vậy, thực nghiệm tự nhiên ít được sử dụng hơn bởi vì : a) không phải lúc nào cũng cho phép kiểm soát chặt chẽ các biến số được nghiên cứu b) Đôi khi bắt buộc thực nghiệm viên phải chờ đợi sự xuất hiện của các hiện tượng mà anh ta đang quan tâm c) Nhiều khi không thể thực hiện được . Để khắc phục nhược điểm của pp TN tự nhiên và TN trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng một loại TN khác được gọi là sự đồng nhất. Đặc điểm: + có sự gần gũi giữa mô hình thực nghiệm với các điều kiện thực ( ít nhất là trong tính chất của chúng ) + có thể kiểm soát được các biến số. + mô hình được thực nghiệm ( sự trình bày các điều kiện, các hiện tượng, các tín hiệu ) có thể được làm bằng tay ( do thực nghiệm viên làm) hoặc bằng các phương tiện bán tự động hay tự động. Các mô hình thực nghiệm có thể rất phong phú tuỳ thuộc vào mục đích các hiện tượng cần nghiên cứu. Số liệu thực nghiệm cần được xử lý thống kê. Đồng thời, những kết quả thu được sau khi phân tích phải được kiểm định và khẳng định trong điều kiện vận hành của hệ thống. 11
  12. Chương II NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG + Tổ chức lao động hợp lý, khoa học là khái niệm ra đời từ khi có học thuyết về tổ chức khoa học của Fredric Taylor(1868- 1915) trong sản xuất. Taylor là người đầu tiên áp dụng phương pháp thực nghiệm vào việc tổ chức lao động của con người, áp dụng phương pháp phân tích để hợp lý hoá các thao tác sản xuất. + Tổ chức quá trình lao động hợp lý, khoa học là làm cho quá trình lao động phù hợp với những đặc điểm tâm lý của con người. Muốn tổ chức tốt quá trình lao động phải giải quyết tốt các vấn đề: Phân công lao động Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý Cải thiện các điều kiện lao động. I. VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG 1. Phân công lao động là gì? Phân công lao động là sự quy định giới hạn hoạt động của con người trong quá trình lao động. Nói theo cách khác: Phân công lao động là sự tách riêng các loại lao động, loại công việc, loại thao tác để giao cho mỗi người thực hiện một việc hay một bộ phận của quá trình lao động Mục đích của sự phân công lao động: Trong việc tổ chức quá trình lao động, nhà quản lý phải tiến hành phân công lao động. Việc phân công lao động phải nhằm mục đích phát huy cao độ sức làm việc của người lao động và đạt hiệu quả cao nhất Ý nghĩa của sự phân công lao động: - Do sự phân công lao động mà trong quá trình làm việc, thao tác của người lao động lặp đi lặp lại nhiều lần, tạo điều kiện để kỹ năng, kỹ xảo được hình thành bền vững và hoàn thiện - Người lao động có điều kiện để nắm được tính năng và đặc điểm riêng của công cụ lao động nhờ đó mà điều khiển và thực hiện các thao tác được dễ dàng, giảm bớt những căng thẳng của cơ thể và hệ thần kinh trong khi làm việc. - Phân công lao động còn là cách để nắm được những phẩm chất cá biệt của người lao động, trên cơ sở đó để chọn lọc nghề nghiệp chính xác. 12
  13. Sự phân công lao động có liên quan chặt chẽ với sự hợp tác lao động, giữa người làm việc này với người làm việc khác, giữa nhóm này với nhóm khác, có mối liên hệ qua lại khăng khít với nhau, đặc biệt trong các dây chuyền sản xuất, nó là một hệ thống những mối liên hệ qua lại để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ 2. Các hình thức phân công lao động: Trong lao động người ta thường sử dụng 4 hình thức phân công cơ bản sau: a) Phân công theo quy trình gia công: Là sự chia quá trình lao động thành nhiều giai đoạn, nhiều loại công việc và giao cho mỗi người thực hiện một loại thao tác b) Phân công theo chức năng: Là sự giao việc theo vai trò và vị trí của người lao động trong quá trình lao động c) Phân công theo tay nghề: Phân theo trình độ chuyên môn và theo các nhóm ứng với sự phức tạp của lao động ( bậc thợ, loại thợ) d) Phân công theo tỷ số năng suất: Là sự phân công dựa vào số người lao động, khả năng lao động của từng người, thời gian và yêu cầu của công việc để tính toán giao việc nhằm đạt được tỷ số năng suất cao nhất. 2. Các giới hạn của việc phân công lao động a) Việc phân công lao động phải nhằm đảm bảo rút ngắn thời gian của một chu trình lao động. Trong mỗi chu trình lao động thường có các khâu. Toàn bộ thời gian của các khâu công việc phải đảm bảo cho đọ dài của chu trình lao động đạt đến mức tối ưu. Nếu biểu diễn điều kiện đó bằng thời gian tổng số của chu trình ta có: T - T’ > 0 T : Thời gian của chu trình trước T’: Thời gian của chu trình mới Nếu các chu trình lao động chiếm thời gian bằng nhau thì chọn phương án phân công lao động trong đó thời gian hoạt động tác nghiệp của thiết bị tăng. Khi tính toán hiệu quả không được chỉ xuất phát từ công việc của mỗi người thực hiện riêng lẻ mà phải đồng thời tính đến những thay đổi trong việc sử dụng thời gian lao động của nhiều người có quan hệ với nhau trong việc thực hiện một chu trình lao động, kể cả những người phục vụ nơi làm việc. b) Chú trọng tới yếu tố tâm lý: Xét dưới góc độ tâm lý học việc phân công lao động sẽ ảnh hưởng đến tính súc tích của công việc và dẫn đến tính đơn điệu trong lao động Tính súc tích của lao động: - Theo quan điểm tâm lý học: Tính súc tích của công việc là đặc trưng cơ bản của lao động - Tính súc tích của lao động phụ thuộc vào: + Sự đa dạng của công việc + Sự đa dạng của các phương thức thực hiện công việc 13
  14. + Sự có mặt của các chức năng mà nó đòi hỏi hoạt động tích cực sáng tạo của con người. - Do sự tiến bộ của kỹ thuật trong thế kỷ qua đã dẫn đến sự phân công lao động và sự chuyên môn hoá cao trong lao động. Điều đó đã dẫn đến sự súc tích của lao động bị giảm sút. Khi tính súc tích của lao động bị giảm sút sẽ dẫn đến tính đơn điệu trong lao động Tính đơn điệu trong lao động: - Hiện nay có hai quan niệm khác nhau về tính đơn điệu trong lao động: + Tính đơn điệu là đặc điểm khách quan của bản thân quá trình lao động + Tính đơn điệu là một trạng thái tâm lý của con người. Trạng thái tâm lý này là hậu quả của sự đều đều trong công việc. Các nhà tâm lý học Mỹ thường theo quan niệm thứ hai. Thí dụ T.W.Harrel đã cho rằng: “Tính đơn điệu là một trạng thái của trí tuệ, do việc thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại gây nên.” Do quan niệm khác nhau về tính đơn điệu nên các nhà tâm lý học tìm kiếm các con đường chống lại tính đơn điệu theo hai hướng khác nhau: Tổ chức lại quá trình lao động và tìm cách chống lại tính đơn điệu ở bên ngoài bản thân quá trình lao động - Tính đơn điệu trong lao động là một hiện tượng tất yếu xảy ra do sự tiến bộ của kỹ thuật, đòi hỏi nhà quản lý phải phân chia nhỏ quá trình lao động, chuyên môn hoá trong lao động. Trong một mức độ đáng kể, tình trạng này là một quy luật. Quy luật này có lợi hay có hại cho người lao động? Các nhà tâm lý học lao động ở các nước cũng có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này: + Một số nhà tâm lý học cho rằng tính đơn điệu trong lao động không có hại đối với người lao động mà nó là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển nhân cách. Thí dụ như quan điểm của N.Valentinova- nhà xã hội học Liên Xô: “Không phải chỉ có sự khắc phục tính đơn điệu của lao động do sự phân chia nhỏ quá trình lao động, mà sự sử dụng nó cũng đem lại khả năng giáo dục nhân cách, giáo dục sự tìm tòi sáng tạo của người lao động”. + Một số nhà tâm lý học cho rằng bất kỳ trường hợp nào tính đơn điệu trong lao động cũng ảnh hưởng xấu tới người lao động: Mất hứng thú đối với công việc, sự mệt nhọc xuất hiện sớm trong ngày làm việc, cảm giác ngày làm việc dài hơn. + Nhiều nhà tâm lý cho rằng việc chia nhỏ quá trình lao động không phải bao giờ cũng có lợi và không phải bao giờ cũng có hại. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã khẳng định phải xác định giới hạn cho phép của tính đơn điệu đến đâu là có lợi và đến đâu là có hại. 14
  15. - Những công trình nghiên cứu của viện khoa học về lao động của Liên Xô đã cho phép xác định mức độ cho phép của tính đơn điệu và các con đường khắc phục ảnh hưởng xấu của nó tới người lao động Các nhà khoa học đã nêu nguyên tắc phân chia nhỏ quá trình lao động dựa trên thời gian của thao tác lao động kết hợp với số lượng, nội dung và tính chất của các thành phần cấu tạo nên thao tác làm tiêu chuẩn cho mức độ đơn điệu của thao tác lao động. Cụ thể là thời gian thao tác lao động 30 giây là thời gian tới hạn. Một thao tác lao động cần phải bao gồm không dưới 5 thành phần khác nhau - Các biện pháp ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của công việc đơn điệu: + Hợp nhất nhiều thao tác ít súc tích thành những thao tác phức tạp, đa dạng hơn + Luân phiên người lao động làm các thao tác lao động khác nhau + Thay đổi nhịp độ của các động tác + Đưa chế độ lao động và nghỉ ngơi có cơ sở khoa học vào lao động và sử dụng thể dục trong lao động sản xuất + Sử dụng các phương pháp lao động thẩm mỹ khác nhau trong thời gian lao động sản xuất, nhất là âm nhạc + Nghiên cứu sử dụng các hệ thống khen thưởng vật chất và tinh thần một cách chính xác. * Giới hạn xã hội học của việc phân công lao động: Sự hoạt động của con người trong xã hội rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ đóng khung trong một lĩnh vực lao động trí óc hoặc lao động chân tay, mà thường xuyên có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Vì vậy việc phân công lao động phải bảo đảm tính chất phong phú của nội dung, tính hấp dẫn của công việc, bảo đảm các điều kiện để phát huy những khả năng sáng tạo của con người, phải chú ý đến mặt hình thành khuynh hướng nghề nghiệp của mỗi người trong lao động. 3. Vấn đề phân công lao động trong nhà trường. - Nguyên tắc phân công lao động trong nhà trường là phân công công việc phù hợp với năng lực sở trường của từng người nhằm phát huy cao nhất năng lực sở trường của họ trong công việc. - Để giảm tính đơn điệu trong công việc có thể sử dụng các biện pháp sau: + Luân phiên giảng dạy cho các khối lớp trong trường giúp giáo viên nắm vững chương trình môn học toàn cấp + Phân quyền cho các cấp và quản lý theo mục tiêu + Sử dụng các phương pháp tác động thẩm mỹ như trang trí lớp học, sử dụng âm nhạc trong giờ nghỉ giải lao + Sử dụng khen thưởng vật chất và tinh thần một cách chính xác, công bằng 15
  16. + Sắp xếp các lớp học cần bố trí như thế nào để mỗi lớp đều có tương đối đầy đủ các “nhân tài’ để có thể thành lập các đội bóng, đội đồng ca làm cho cuộc sống tập thể có tính đa dạng, hào hứng cho việc học tập. II. Định mức lao động Định mức lao động là đề ra tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng công việc phải đạt được trong một đơn vị thời gian. Như vậy về nguyên tắc, định mức lao động là xác định sự hao phí cần thiết về thời gian để thực hiện một công việc. * Cơ sở định mức lao động: a) Định mức lao động phải dựa trên cơ sở kỹ thuật nghĩa là phải xây dựng trên cơ sở những thông số của thời gian, của phương tiện lao động, đối tượng lao động, phương pháp thao tác hợp lý và trình độ hiểu biết về khoa học lao động, tổ chức lao động. - Về thời gian: Phải tính đến sự hao phí thời gian đã được quy chế hoá trong thực hiện các hành động lao động có liên quan với nhau về mặt kỹ thuật. - Về thiết bị: Các thông số làm việc của các thiết bị như số lượng máy, tình trạng máy, công suất máy, chế độ làm việc của máy - Về thủ thuật lao động: Thủ thuật bằng tay, thủ thuật khi sử dụng máy, các cử động hợp lý, cử động thừa - Trình độ tổ chức lao động: Lập kế hoạch lao động, phân công và hợp tác lao động, bố trí nơi làm việc, phục vụ nơi làm việc, cải thiện các điều kiện lao động b) Định mức lao động phải dựa trên cơ sở kinh tế, nghĩa là phải nghiên cứu ngày công lao động, thời gian lao động, thời gian lao động kinh tế nhất, tính đến các yếu tố phẩm chất vật liệu, cách sử dụng vật liệu, hợp lý hoá dây chuyền lao động c) Định mức lao động phải dựa trên cơ sở tâm sinh lý, nghĩa là phải xác định được khả năng của con người khi thực hiện mỗi yếu tố của công việc, sự hao phí về thể lực của con người trong khi thực hiện một công việc. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh lý của người lao động trong khi làm việc và ảnh hưởng đến khả năng làm việc của con người d) Định mức lao động phải dựa trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể. Song song với việc định mức lao động phải xây dựng một chế độ phân phối tiền lương hợp lý, hình thức trả lương phải phù hợp với mức độ tăng năng suất lao động e) Định mức lao động phải mang tính chất kế hoạch, khi điều kiện vật chất thay đổi khả năng lao động của con người thay đổi, trình độ kỹ thuật thay đổi thì kế hoạch lao động cũng thay đổi, do đó định mức lao động cũng thay đổi. Khi tiến hành định mức lao động phải dựa vào sự tham gia ý kiến của đông đảo quần chúng, dựa vào những 16
  17. kinh nghiệm phong phú của quần chúng trong phong trào thi đua, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. III. Xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý Việc xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý có cơ sở khoa học là vấn đề rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Khi bàn về chế độ lao động và nghỉ ngơi Xêsênốp đã đưa ra nhận xét: “Nếu tay phải bị mỏi nhiều, khả năng hồi phục của nó sẽ được hồi phục nhanh chóng hơn không phải là lúc người đó nghỉ ngơi hoàn toàn mà là lúc tay trái tích cực làm việc” Lao động xen kẽ với nghỉ ngơi đúng mức là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo một khả năng làm việc cao. Khi nghiên cứu vấn đề này Mác viết: “Những trẻ em chỉ học một ngày một buổi thì thường được rảnh óc khoan khoái có khả năng và thích thú nhiều hơn để tiếp thu bài có kết quả. Trong chế độ vừa lao động vừa học ở trường thì mỗi công việc ở hai nơi đó đều do việc nọ mà việc kia được nghỉ ngơi và trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nếu cứ cặm cụi mãi một công việc”(1) Muốn xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý phải dựa trên ba yếu tố sau: - Sự mệt mỏi - Sức làm việc - Thời gian giải lao 1.Sự mệt mỏi Sự mệt mỏi là hình thức rối loạn trong việc tổ chức hoạt động như là kết quả của sự cố gắng làm việc với những biến đổi chức năng trên mọi bình diện : sinh hoá, sinh lý, tâm lý. Mệt mỏi là kết quả sự tích luỹ và tác động của nhiều yếu tố khác nhau như : sự cố gằng về thể chất, về trí tuệ, cảm giác, những yếu tố môi trường , cường độ và tần suất các vận động, sự đơn điệu, tình trạng sức khoẻ của cơ thể, dinh dưỡng không hợp lý, các yếu tố xã hội. Mệt mỏi biểu hiện ở sự giảm khả năng lao động dẫn đến giảm năng suất lao động, ở những biến đổi về sinh lý(nhịp tim tăng, nhịp thở tăng, biên độ hô hấp giảm, khả năng nín thở giảm) và tâm lý (tăng số lỗi, không bao quát hết được trường thị giác, các phản ứng trả lời bị thay đổi, thời gian phản ứng tăng) - Bản chất của sự mệt mỏi theo quan điểm của các nhà tâm lý học: Là phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể đối với hoạt động nhằm ngăn ngừa sự phá huỷ cơ thể. Mệt mỏi là hiện tượng khách quan, khi con người có làm việc thì có mệt mỏi. - Phân loại mệt mỏi: Các nhà Tâm lý học phân thành 3 loại mệt mỏi sau: + Mệt mỏi chân tay(cơ bắp) do các loại lao động chân tay gây ra. + Mệt mỏi trí óc do các loại lao động trí óc gây nên. (1) Tư bản quyển 1 tập 2 trang 280 17
  18. + Mệt mỏi cảm xúc do những tình huống căng thẳng trong lao động tạo ra. Sự phân chia trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong thực tế, sự mệt mỏi của người lao động thường là tổ hợp của 3 loại mệt mỏi trên vì các loại đó có liên quan đến nhau. - Các nguyên nhân gây nên mệt mỏi trong lao động: Sự mệt mỏi là hiện tượng khách quan không thể tránh khỏi khi thực hiện quá trình lao động, vấn đề là phải làm thế nào để cho sự mệt mỏi không xảy ra sớm trong quá trình lao động. Muốn vậy phải biết được các nguyên nhân gây nên sự mệt mỏi trong lao động. Theo các nhà Tâm lý học có 3 loại nhân tố gây mệt mỏi sau: + Nhân tố cơ bản: Là nhân tố trực tiếp gây ra sự mệt mỏi, đó là sự tổ chức lao động không hợp lý + Nhân tố bổ sung: Là những nhân tố trong những điều kiện nhất định có thể trực tiếp gây ra sự mệt mỏi. Thí dụ: Sự bất tiện trong giao thông khi đi làm do liên tục bị căng thẳng về những chuyện mua sắm để thoả mãn nhu cầu cá nhân, sự cạnh tranh giữa người và người trong việc đi tìm danh vọng, vật chất. + Nhân tố thúc đẩy: Là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho mệt mỏi dễ dãng xẩy ra. Thí dụ: Trạng thái cơ thể, điều kiện vệ sinh nơi sản xuất, sự đông đúc và tiếng ồn Mệt mỏi là hiện tượng khách quan không thể tránh khỏi khi tiến hành quá trình lao động. Vấn đề là ở chỗ phải làm thế nào để cho sự mệt mỏi không xảy ra sớm. Do đó biện pháp chính để ngăn ngừa không cho mệt mỏi xảy ra sớm là phải tổ chức hợp lý bản thân quá trình lao động. Ngoài ra các biện pháp cải thiện hoàn cảnh và phương tiện, điều kiện lao động cũng có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay vấn đề mệt mỏi không chỉ được nghiên cứu dưới góc độ năng lượng và cơ bắp mà cả góc độ tâm lý. Do đó việc nghiên cứu sự mệt mỏi được tiến hành bằng những phương pháp khác nhau. Đó là những phương pháp có thể phát hiện cả những bếin đổi về mặt sinh lý lẫn tâm lý, những thay đổi về số lượng và chất lượng sản phẩm. Các chỉ số tâm - sinh lý được đánh giá bằng các phương pháp đo tuần hoàn, hô hấp, điện tim, điện não, thị lực, các phép thử đo phản ứng vận động đối với các kích thích thị giác và thính giác, những biến đổi chú ý, trí nhớ, tư duy, sự khéo tay . Các chỉ số cá nhân và xã hội được đánh giá thông qua sự chuẩn bị nghề nghiệp, năng lực, điều kiện sống, các mối quan hệ liên nhân cách. 2. Sức làm việc Sức làm việc nói lên khả năng làm việc dẻo dai, lâu bền, không biết mệt mỏi sớm - Sức làm việc của con người phụ thuộc vào các nhân tố sau: * Những nhân tố bên ngoài: + Những yêu cầu của lao động (tính chất các động tác, những đòi hỏi đối với các cơ quan phân tích, mức độ trách nhiệm đối với công việc .) 18
  19. + Những điều kiện môi trường vật lý và xã hội của lao động: không khí tâm lý học trong nhóm, trình độ chuyên môn, tuổi tác, thâm niên, nghề nghiệp, điều kiện nơi làm việc * Những nhân tố bên trong: + Trạng thái thần kinh, tâm lý, trạng thái mệt mỏi * Chu kỳ sức làm việc: Sức làm việc của con người trong thời gian một ngày có những biến đổi nhất định, mang tính quy luật. b a b a c c d Ngh ỉ 0 1 2 3 4 trưa 5 6 7 8 t’(giờ) lao động H1 : Biểu đồ về sự biến đổi sức làm việc trong một ngày lao động Đường cong điển hình của sức làm việc trong một ngày lao động a) Giai đoạn khởi động (đi vào công việc): Sức làm việc được tăng dần lên và đạt mức tối đa. Trước khi bắt đầu tiến hành lao động, trên vỏ não của người lao động có những điểm hưng phấn có liên quan tới các công việc, các quan hệ xảy ra trước đó. Những điểm hưng phấn này, không nhường chỗ ngay tức khắc cho các điểm hưng phấn có liên quan đến hoạt động lao động. Điều này tạo nên xung đột về sinh lý thần kinh. Trong thời gian xung đột đó các kỹ xảo lao động không được vững chắc, đồng thời hay có động tác thừa. Do đó sức làm việc của người lao động chưa đạt ngay tới mức tối đa khi bắt đầu làm việc, chỉ khi nào những hưng phấn liên quan đến công việc chiếm ưu thế lấn át những điểm hưng phấn có trước khi bắt đầu công việc thì sức làm việc đạt mức tối đa. b) Giai đoạn sức làm việc tối đa(sức làm việc ổn định): Sức làm việc tối đa và ổn định trong thời gian dài. Dấu hiệu đặc trưng của giai đoạn này là các chỉ số kỹ thuật và kinh tế đều cao. Giai đoạn thể hiện trạng thái bình thường của cơ thể người đang lao động. c) Giai đoạn sức làm việc giảm sút(sự mệt mỏi phát triển) : Các chỉ số kinh tế kỹ thuật bắt đầu bị hạ thấp, năng suất lao động giảm sút, chất lượng sản phẩm kém, sự căng thẳng của các chức năng sinh lý tăng lên 19
  20. Nửa sau của ngày lao động các giai đoạn trên lại lặp lại kế tiếp nhau và có thêm biểu hiện sức làm việc cuối ngày tăng lên chút ít (d) gọi là đợt gắng sức cuối cùng trong ngày là nguyên nhân tâm lý (Sự vẫy gọi của những công việc tiếp theo sau ngày làm việc) Ba giai đoạn của nửa sau ngày lao động có cường độ và thời gian thấp hơn so với ba giai đoạn của nửa đầu ngày lao động. Cụ thể : giai đoạn khởi động ngắn hơn so với nửa ngày đầu; giai đoạn sức làm việc tối đa ngắn hơn và sức làm việc tối đa cũng thấp hơn, mặc dù người lao động được nghỉ ăn trưa cũng không thể đầy lùi được toàn bộ sự mệt mỏi đã được tích luỹ trong nửa ngày đầu; giai đoạn sức làm việc giảm xút, sự mệt mỏi cũng xảy ra nhanh hơn. Nhìn chung sức làm việc của nửa ngày đầu cao hơn nữa ngày sau từ 30 đến 40%. - Sức làm việc của con người cũng biến động theo tuần làm việc. Sức làm việc biến đổi theo tuần cũng trải qua ba giai đoạn như biến đổi sức làm việc theo ngày. Sức làm việc tối đa trong tuần thường xảy ra ở giữa tuần (thứ 3, thứ 4). Hoạt động học tập của học sinh trong tuần cũng xảy ra tương tự như vậy. - Sức làm việc cũng biến đổi theo năm: Sức làm việc tối đa thường vào những ngày tháng mùa đông, sức làm việc thấp nhất vào những tháng mùa hè trong năm. Nghiên cứu đường cong sức làm việc là căn cứ để phân bổ thời khoá biểu học tập trong ngày, trong tuần, trong năm học để tổ chức các giờ giải lao hợp lý, có cơ sở khoa học. 3. Các giờ giải lao Từ lâu các nhà khoa học đã thấy rằng cần có sự luân phiên giữa các thời kỳ làm việc và các thời kỳ nghỉ ngơi (giải lao). Song sự kết hợp tối ưu thời gian của các thời kỳ đó như thế nào đó là vấn đề các nhà Tâm lý học lao động quan tâm nghiên cứu. Thông thường trong một ca làm việc có những thời kỳ giải lao chính thức sau: Nghỉ ăn chưa, thể dục giữa giờ. Trong quá trình lao động con người không thể làm việc liên tục trong 3, 4 giờ liền, do đó họ thường cho phép mình ngừng làm việc trong một thời gian nhất định, hoặc làm việc khác (vươn vai, ngáp, vặn mình ). Có nhiều người lao động không muốn dừng công việc nhưng cơ thể họ buộc phải làm điều đó và như vậy ở một số người lao động sẽ xuất hiện mặc cảm tội lỗi “mình đã ăn bớt giờ của cơ quan xí nghiệp”. Từ thực tế đó đã xuất hiện câu hỏi: Tại sao không đưa thêm vào chế độ lao động và nghỉ ngơi những giờ giải lao có tổ chức để người lao động được nghỉ ngơi thanh thản không có mặc cảm tội lỗi. Một công trình nghiên cứu trình bày trong cuấn sách “Sinh lý học lao động thực hành” của Lêman Gunte đã chứng minh rằng: Trước khi đưa thêm giờ giải lao vào thì thời gian người lao động dừng tay trong quá trình lao động chiếm 11% tổng số giờ làm 20
  21. việc, còn giờ làm việc phụ chiếm 7,6%. Sau khi đưa thêm giờ giải lao thì thời gian người lao động dừng tay làm việc chỉ chiếm 6% tổng số giờ làm việc. Đồng thời tổng số giờ dừng tay và nghỉ ngơi có tổ chức chỉ chiếm 12,2% tổng số giờ làm việc. Như vậy việc đưa thêm giờ giải lao có tổ chức vào chế độ lao động và nghỉ ngơi đã làm tăng thời gian làm việc có hiệu quả hơn so với trước khi đưa thêm giờ giải lao vào ngày lao động. Về mặt tâm lý người lao động không còn cảm thấy áy náy vì mình nghỉ “chui” nữa. a. Quy luật chung khi xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi Không có một qui tắc chung để xác định số lần giải lao và sự phân bố chúng trong một ca lao động sản xuất. Điều đó phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể của lao động, loại lao động cụ thể. Tuy nhiên cũng có những quy luật chung cần lưu ý khi xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi. - Các nhà Tâm lý học lao động đã nêu lên những quy luật chung cần tính đến khi xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi cho người lao động - Lần giải lao đầu tiên mang tính chất dự phòng, giải lao sau khi đã làm việc được 1 giờ 30 phút đến 2 giờ. Lần giải lao này có tác dụng hạ thấp sự mệt mỏi không lớn đã được tích luỹ trong 1giờ 30 phút đến 2 giờ làm việc. - Trong nửa sau của ngày làm việc cần có một lần giải lao sau khi đã làm việc được 1 giờ đến 1 giờ 30 phút - Thời gian các giờ giải lao phần lớn phụ thuộc vào mức độ của gánh nặng thể lực và tâm lý. Thí dụ: Với công việc đều đều, đơn điệu, không đòi hỏi sự tiêu tốn năng lượng thì mỗi lần giải lao là 5 phút. Với công việc mà gánh nặng thể lực lớn, đòi hỏi sự chú ý, các động tác chính xác thì mỗi lần giải lao là từ 10 đến 15 phút. - Quy luật nhỏ giọt có tác dụng phục hồi nâng cao sức làm việc( Nhiều lần nghỉ giải lao ngắn tốt hơn là ít lần nghỉ giải lao dài) - Sự quyết định thời gian nghỉ trong ngày làm việc được thực hiện sau khi đã nghiên cứu sức làm việc của người lao động ở một bộ phận lao động sản xuất cụ thể. 21
  22. a) Chế độ lao động và nghỉ ngơi trong một ngày đêm Xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi trong một ngày đêm phải căn cứ vào những yếu tố cụ thể: Thể lực, sự căng thẳng của thần kinh, tốc độ làm việc, tư thế lao động, tính đơn điệu của lao động, các điều kiện của nơi làm việc. Tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố trên đối với cơ thể mà quy định thời gian nghỉ ngơi. Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu lao động Liên Xô thời gian nghỉ ngơi bằng % thời gian thao tác tuỳ theo mức độ nặng nhọc của lao động đã quy định như sau: Các yếu tố Tính chất của lao động Thời gian nghỉ Trọng lượng di - Từ 5 - 15 kg làm dưới 1/2 thời gian 1% chuyển hay sự - Từ 5 - 15 kg làm quá 1/2 thời gian 2% tiêu hao thể lực - Từ 16 - 30 kg làm dưới 1/2 thời gian 3% (Tính bằng kg) - Từ 16 - 30 kg làm quá 1/2 thời gian 4% - Từ 31 - 56 kg làm dưới 1/2 thời gian 7% - Từ 31 - 56 kg làm 1/2 thời gian 8% - Từ 31 - 56 kg làm quá 1/2 thời gian 9% Sự căng thẳng - Không đáng kể 1% thần kinh - Trung bình 3 - 4% - Lớn 5% Tốc độ làm việc - Vừa phải 1% - Trung bình 2% - Cao 3 - 4% Tư thế lao động - Bị hạn chế 1% - Không thuận tiện 2% - Chật chội 3% - Rất không thuận tiện 4% Tính đơn điệu - Không đáng kể 1% của lao động - Trung bình 2% - Cao 3% Về khí hậu Tuỳ theo bức xạ nhiệt (>20 độ c) độ ẩm tương đối > 70% Nhiệt độ < - 5 độ c Trong giới hạn tiêu chuẩn sức khoẻ 1 - 5% 22
  23. Độ nhiễm bẩn - Nồng độ bụi không độc từ 35 - 50% cho phép 1% của không khí - từ 15 - 60% 1% - từ 61 -70% 2% - từ 71 - 85% 4% - Trên 85% có bảo hộ lao động 5% - Nồng độ chất độc tới 35% 2% - 36 - 50% 3% - 51 -70% 4% - trên 70% 5% Tiếng ồn sản xuất - Tần số thấp 60 - 70%db (đêxiben)  Trung bình 55 - 65 db  Cao 50 - 60 db 1% - Tần số thấp 71 - 80 db  Trung bình 66 - 75 db  Cao 62 - 70 db 2% - Tần số thấp 81 - 85 db  Trung bình 76 - 85 db  Cao 71 - 75 db 3% - Tần số thấp 91 - 100 db  Trung bình 86 - 90 db  Cao 76 - 85 db 4% Sự rung chuyển - Cao 1% - Nhanh 2% - Rất mạnh dưới 50% thời gian của ca 3% - trên 50% 4% Độ chiếu sáng - Thấp 31 - 48 lux 1% - Dưới 30 lux hay tù mù 2% Tổng số thời gian nghỉ tính bằng cách cộng các số % đó lại. Quy định thời gian giải lao để đề phòng và thanh toán mệt mỏi xuất phát từ tính chất của lao động: Tính chất công việc Thời gian nghỉ Nội dung nghỉ Nhẹ về thể lực, căng thẳng Hai lần mỗi lần 5 phút vào 2 Thể dục sản xuất 2 lần/ 1 thần kinh vừa phải giờ sau khi bắt đầu làm, vào ngày 1 giờ 30 trước khi kết thúc Công việc trung bình về thể Nghỉ 2 lần, mỗi lần 10 phút, Thể dục sản xuất 2 lần/ ngày, lực và căng thẳng thần kinh vào 2 giờ khi bắt đầu làm , mỗi lần 5 phút vừa phải vào 1 giờ 30 trước khi kết thúc 23
  24. Công việc không đòi hỏi thể 4 lần nghỉ, mỗi lần 5 phút, cứ Thể dục sản xuất 2 lần trong lực đáng kể, nhưng không sau 1 giờ 30 lại có giải lao ngày, 2 lần còn lại vận động thuận lợi về tính đơn điệu tư nhẹ thế và vận tốc làm việc Công việc đòi hỏi thể lực lớn 3 lần nghỉ, mỗi lần 10 phút Nghỉ yên tĩnh hoặc khởi động hay sự căng thẳng thần kinh nhẹ lớn Công việc có mức độ căng Mỗi giờ đều có giải lao, 2 làn Thể dục sản xuất 2 lần/ ngày thẳng lớn, với các điều kiện giải lao 10 phút(sáng 1 lần, không thuận lợi chiều 1 lần), các lần nghỉ còn lại nghỉ từ 3 đến 5 phút Công việc đòi hỏi thể lực lớn, Mỗi giờ giải lao 8 - 10 phút Nghỉ yên tĩnh ở các địa điểm không có các điều kiện thuận dành riêng lợi Thực hiện trong các điều kiện Nghỉ 5 phút trong nửa giờ Như trên thuận lợi nhưng tốc độ cao và căng thẳng thần kinh Đòi hỏi thể lực lớn, thực hiện Nghỉ 12 - 15 phút trong mỗi Như trên trong điều kiện đặc biệt giờ giải lao không thuận lợi Lao động trong điều kiện Nghỉ 5 phút một lần vào Tập thể dục hô hấp thuận lợi nhưng phải chú ý sáng, 2 lần vào chiều căng thẳng Lao động đòi hỏi sự căng Mỗi giờ nghỉ 5 phút Tập các động tác hoạt động thẳng lớn các chức năng tư toàn bộ hệ cơ duy b) Chế độ lao động và nghỉ ngơi hàng tuần, hàng năm Sau 5 hay 6 ngày làm việc, sự hoạt động của cơ bắp và thần kinh trở nên căng thẳng nên cần có thời gian nghỉ để khôi phục lại khả năng lao động. Đó là ngày nghỉ hàng tuần Hàng năm, mỗi người lao động lại được bố trí một số ngày nghỉ theo chế độ hiện hành của nhà nước quy định. Nội dung nghỉ ngơi hàng năm phải do cá nhân người lao động sắp xếp. Nhưng muốn đảm bảo cho các ngày nghỉ có đầy đủ giá trị, cần hướng dẫn cho mọi người tranh thủ nghỉ ngơi ở ngoài trời, tiếp xúc với thiên nhiên. Bởi vì thiên nhiên mang lại cho họ những cảm xúc thích thú và khoan khoái. Đối với người lao động trí óc lại càng có ý nghĩa vì thiên nhiên đã kích thích năng lực sáng tạo và làm cho cơ thể con người thêm vững chắc. IV. Cải thiện các điều kiện lao động Trong quá trỡnh lao động con người chịu sự tác động của nhiều yếu tố: 24
  25. - Yếu tố tâm sinh lý: Bao gồm các trọng tải về thể lực, trọng tải thần kinh tâm lý, vận tốc, nhịp độ lao động - Yếu tố vệ sinh sức khoẻ: Bao gồm các điều kiện khí tượng, tiếng ồn, chấn động bức xạ trong môi trường lao động - Yếu tố thẩm mỹ: Bao gồm việc trình bày bên trong và bên ngoài của khu vực lao động, sử dụng âm nhạc trong lao động Tập hợp các yếu tố trên được coi là điều kiện lao động. Các yếu tố hợp thành các điều kiện lao động tác động đến con người có những mức độ khác nhau, vì vậy trong lao động “sự nặng nhọc” cũng có mức độ khác nhau. Người ta quy ước chia công việc thành 6 loại nặng nhọc sau:  Loại thứ nhất: Là những công việc được thực hiện trong các điều kiện thuận lợi về mặt sinh lý đối với con người. Do điều kiện ấy mà con người giữ vững được sức khoẻ tăng khả năng lao động và lao động có năng suất cao  Loại thứ hai: Là những công việc được thực hiện trong các điều kiện ít thuận lợi hơn, nhưng không gây ra những sự thay đổi lớn về mặt sinh lý của người lao động sau khi công việc kết thúc, các chức năng cơ thể được phục hồi nhanh  Loại thứ ba: Là loại công việc gây ra những biến đổi nghiêm trọng về sinh lý, tạo nên một trạng thái trung gian( giữa trạng thái bình thường và trạng thái có biến đổi về mặt sinh lý của người lao động)  Loại thứ tư: Là loại công việc gây nên những biến đổi sâu sắc hơn về sinh lý của người lao động, làm giảm nhiều khả năng lao động  Loại thứ năm: Là những công việc gây ra những trạng thái bệnh lý, khă năng làm việc giảm đi rõ rệt nhưng sau một thời gian nghỉ ngơi dài trạng thái bệnh lý mất đi. Song có một số người mắc bệnh kéo dài và giảm khả năng làm việc  Loại thứ sáu: Gồm những việc gây ra những bệnh lý ngay sau khi bắt đầu làm việc và mang tính chất bền vững Vì vậy, nhiệm vụ của việc tổ chức lao động là cải thiện về cơ bản các điều kiện lao động để mức độ lao động nặng nhọc không lớn hơn mức thứ hai và nếu có mức độ nặng nhọc thứ ba thì cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. 1. Yếu tố tâm sinh lý lao động Trong quá trình lao động, cơ thể con người có khả năng chịu đựng một trọng tải thể lực và thần kinh tâm lý tương ứng, nghĩa là khả năng đảm bảo hoạt động lao động bình thường trong một khoảng thời gian nhất định a) Các trọng tải thể lực Giá trị của trọng tải thể lực lao động thường được xác định bằng một trong các chỉ tiêu sau: + Công (tính bằng kg/m) + Sự tiêu hao năng lượng (tính bằng kcalo) + Công suất của sự phát lực (tính bằng oát) 25
  26. Giá trị của trọng tải tĩnh được tính bằng kg/ợ b) Các trọng tải thần kinh tâm lý Giá trị của trọng tải thần kinh tâm lý phụ thuộc vào khối lượng và tính chất của thông tin cho ngươì lao động phải tiếp theo từ các nguồn khác nhau (tài liệu, đối tượng lao động, các phương tiện lao động, những người có liên quan trong quá trình lao động). Trọng tải thần kinh tâm lý được xác định bằng: + Mức độ căng thẳng của sự chú ý + Mức độ căng thẳng của các chức năng phân tích + Mức độ căng thẳng do cảm xúc Số liệu các trọng tải thần kinh tâm lý thể hiện trên bảng sau: 26
  27. Bảng Các tiêu chuẩn về trọng tải thần kinh – tâm lý (theo tài liệu của Viện Nghiên cứu khoa học lao động Liên Xô) Các đặc điểm của các trọng tải Tên gọi của yếu tố Nhẹ (nhóm 1) Trung bình (nhóm 2) Nặng (nhóm 3) Rất nặng (nhóm 4) Mức độ căng thẳng của sự chú ý: a. Số đối tượng quan sát 0-5 6-10 11-25 Trên 25 b. Thời gian quan sát tập Tới 15 Từ 25 đến 50 Từ 51 đến 75 Trên 75 trung (% thời gian của ca) c. Số lượng các cử động Tới 360 Từ 361 đến 720 Từ 721 đến 1080 Trên 1080 trong 1 giờ (vận tốc) Mức độ căng thẳng của các chức năng phân tích: * Thị giác (mức độ chính Thô Ít chính xác Chính xác Độ chính xác cao, đặc biệt chính xác xác của lao động) * Thính giác Không có trở Có những trở ngại lời Có những trở ngại, lời nói nghe Có những trở ngại lời nói nghe được ở ngại, lời nói rõ nói nghe được ở được ở khoảng cách tới 2m, rõ khoảng cách tới 1,5 m, rõ ràng minh bạch ràng minh bạch khoảng cách tới 2,5 m ràng minh bạch 30-60% dưới 30% 100% rõ ràng minh bạch 70 – 80 % Sự căng thẳng do xúc cảm Làm việc theo Làm việc theo một Làm việc theo một chương trình đã 1. Làm việc theo một chương trình đã cho một chương trình chương trình đơn giản cho nghiêm ngặt và phức tạp người nghiêm ngặt khá phức tạp, người thực hiện đã cho đơn giản đã định, và người thực thực hiện cần phải sửa chương cần sửa chương trình khi thời gian bị khủng hiện có khi phải sửa trình hoảng. chữa chương trình 2. Các điều kiện như trên, nhưng công việc có kèm theo sự tìm tòi sáng tạo, có khả năng gây nguy hiểm cho cá nhân, hay đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao đối với sự an toàn của những người khác. Ghi chú: 1. Các trọng tải về trọng tải thần kinh tâm lý đối với các nhóm nặng nhọc 5 và 6 phần lớn chưa được nghiên cứu. 2. Trường hợp này áp dụng cho lao động có trọng tải nặng quá sức (các nhóm 5 và 6). 27
  28. 2. Yếu tố vệ sinh sức khoẻ a. Bụi và nhiễm độc hoá học * Trong lao động thường gặp nhiều loại bụi: bụi bông, bụi đất, bụi than, bụi bột, bụi gỗ, bụi kim loại Bụi bay trong không khí, phân tán đi nhiều nơi. Tiếp xúc với bụi nếu không phòng ngừa cẩn thận dễ sinh ra nhiều bệnh như viêm phế quản, hen phế quản, dị ứng, viêm da, phù thũng mi mắt * Chất độc hoá học thâm nhập vào cơ thể bằng 3 đường: Hô hấp, tiêu hoá, qua da rồi vào máu. Nhiều loại hoá chất đã gây tác hại đến cơ thể, các triệu chứng nhiễm độc thường xuất hiện dưới dạng làm biến đổi chỉ số máu, gây nên tình trạng thiếu máu, 95% trường hợp nhiễm độc bằng con đường hô hấp do hít phải hơi độc trong không khí, một số người nhiễm độc do ăn uống không cẩn thận. * Phòng ngừa bụi và nhiễm độc hoá học: Ngăn ngừa bụi và nhiễm độc hoá học được thực hiện bằng nhiều hướng: + Dùng phương pháp phun tưới nước để là giảm độ bụi xuống tới tiêu chuẩn vệ sinh. Trong sản xuất tốt nhất là cơ khí hoá và tự động hoá các quá trình sản xuất, tổ chức điều khiển sản xuất từ xa + Thiết lập những bộ phận hút bụi, hút khí độc tại chỗ, dùng máy truyền âm khử bụi có tác dụng kiểm tra bảo hiểm cần thiết + Cấm ăn uống ở những nơi có bụi, có hơi độc, chất độc, làm việc ở nơi có bụi, có chất độc phải được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ b. Điều kiện chiếu sáng Yếu tố quan trọng đối với lao động là thị lực và thời gian, hai yếu tố này phần lớn phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng. ở những người thị lực bình thường khả năng phân biệt các vật nhỏ khi có độ chiếu sáng là 50 lux - 70 lux, khả năng phân biệt cực đại khi có độ chiếu sáng là 600 lux- 1000lux. Khi lao động trí óc thì độ chiếu sáng phải từ 75 - 100 lux ( ứng với bóng đèn từ 40w đến 60w) Nhiều công trình nghiên cứu sinh lý học cho thấy thời gian nhìn rõ khi lao động sau 3 giờ sẽ giảm đi 72% giá trị lúc đầu nếu độ chiếu sáng là 50 lux, 55% nếu độ chiếu sáng là 75 lux, 26% nếu độ chiếu sáng là 100 lux, 15% nếu độ chiếu sáng là 200 lux. Trong lao động sản xuất người ta thường sử dụng 3 hệ thống chiếu sáng: - Chiếu sáng tại chỗ để chiếu sáng trực tiếp vào chỗ làm việc - Chiếu sáng chung để chiếu sáng toàn bộ địa điểm lao động sản xuất - Chiếu sáng hỗn hợp là kết hợp chiếu sáng chung và chiếu sáng tại chỗ Sự chiếu sáng trong lao động sản xuất có thể là chiếu sáng tự nhiên hay chiếu sáng nhân tạo. Sự chiếu sáng tự nhiên có lợi hơn đối với con người, chiếu sáng tự nhiên tạo ra năng suất lao động cao hơn 10% so với khi chiếu sáng nhân tạo. Tuy nhiên, hệ chiếu sáng tự nhiên không phải bao giờ cũng đảm bảo độ chiếu sáng đầy đủ để làm việc thuận lợi (Thí dụ: Mùa đông, ban đêm, mù trời ). Vì thế, cần bổ sung bằng hệ thống chiếu sáng nhân 31
  29. tạo. Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo được quy định ở mức độ khác nhau tuỳ theo độ chính xác của công việc dùng đến mắt. Bảng quy định tiêu chuẩn chiếu sáng trong công nghiệp: Tính chất Chiếu sáng tại chỗ Chiếu sáng chung Chỉ có chiếu sáng công việc chung Rất chính xác 1000 - 1500lux 50 - 100lux 150 -300lux. Tối đa 500lux Chính xác 300 - 1000lux 40 - 80lux 75 - 130lux Tối đa 300lux Vừa 100 - 300lux 30 - 80lux 40 - 80lux Thô 30 - 100lux 20 - 80lux 20 - 40lux Tối đa 60lux c. Điều kiện nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp đối với người khi làm việc từ 22 - 25 độ C, khi làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao tức thời thì áp lực động mạch giảm xuống, nếu nhiệt độ cao kéo dài thì áp lực động mạch tăng lên, lực tim mạch và hệ thần kinh lúc này có những biến động chức năng làm ảnh hưởng bất lợi đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Một người lớn làm việc nặng ở nhiệt độ 20 độ C trong 7 giờ tiêu hao mất 7 - 8 lít mồ hôi. Mỗi lít mồ hôi thoát ra phải tiêu thụ mất 500 kcalo. Đối với thanh thiếu niên mới bắt đầu làm việc hoặc đang học thì sự biến động còn cao hơn nữa. Làm việc ở chỗ nóng mà độ ẩm quá cao cũng ảnh hưởng đến cơ thể như: Làm trở ngại sự thoát mồ hôi, hiện tượng thải nhiệt giảm, kết quả là con người thấy uể oải, năng suất lao động giảm rõ rệt. Khi làm việc trong nhiệt độ thấp, phần lớn năng lượng của cơ thể tiêu phí để chống lạnh. Nhiệt độ thấp làm cho mạch máu bên ngoài co lại, lỗ chân lông cũng co lại, cơ thể phải đối phó với hiện tượng toả nhiệt ra ngoài. Tình trạng này cũng làm giảm sự chú ý của người khi làm việc, khả năng xảy ra tai nạn khi làm việc cũng tăng lên. *Những biện pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động dưới tác động của nhiệt độ cao và thấp: - Nơi làm việc cần che chắn, có hệ thống quạt gió, có hệ thống khí cho mùa hè, có hệ thống sưởi ấm cho mùa đông, có hệ thống bảo vệ và tránh các nguồn phát sáng - Nếu làm việc ở ngoài trời phải che chắn để tránh ánh nắng, tránh gió lạnh. Mặc quần áo bảo hộ thích hợp với thời tiết. Đối với thiếu niên không nên bố trí làm việc ở ngoài trời khi nhiệt độ thấp dưới 10 độ C - Mùa hè phải tổ chức nước uống hợp lý để giữ cân đối lượng nước và muối trong cơ thể, bù đắp lại sự mất mát do mồ hôi thoát ra - Trong điều kiện áp suất khí quyển cao, không nên để thiếu niên làm việc dưới nước hay lặn 32
  30. Tuy vậy, trong quá trình lao động cơ thể con người cũng dần dần làm quen và thích ứng với môi trường: Đối với các thiếu niên, nhiệt độ không khí 24 - 28 độ C thì quá trình thích ứng khoảng 1 năm, ở nhiệt độ cao 30 - 32 độ C thì khoảng 2 năm d. Tiếng ồn: Tiếng ồn là kẻ thù của lao động sản xuất, tiếng ồn gây ra rất nhiều tác hại: thực tế cho thấy rằng khi tăng mức độ tiếng ồn từ 75 db(đêxiben) đến 85db thì năng suất lao động giảm 15%, tiếp đó cứ mỗi khi mức độ tiếng ồn tăng 5db thì năng suất lao động giảm 5%. Làm việc ở những nơi thường xuyên ồn ào dễ mắc những bệnh viêm tai, tăng huyết áp, rối loạn thần kinh, loét dạ dày Thí dụ: 4,5 triệu công nhân Mỹ làm việc ở nơi có tiếng ồn thì hơn 1 triệu người đã mắc bệnh tai nghễnh ngãng. Người ta dự đoán tiếng ồn còn là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. * Mức độ ồn cho phép trong lao động sản xuất quy định như sau: - Tiếng ồn tần số thấp: tới 90db - Tiếng ồn tần số trung bình: tới 75db - Tiếng ồn tần số cao: tới 65db * Ngược lại mức độ tiếng ồn sau đây không thể chấp nhận được: - Tiếng ồn tần số thấp: trên 115db - Tiếng ồn tần số trung bình: trên 100db - Tiếng ồn tần số cao: trên 90db Đấu tranh chống tiếng ồn trong lao động sản xuất đang là trung tâm chú ý của nhiều cơ quan nhà nước. Hiện nay người ta đã thực hiện những biện pháp sau: - Sử dụng những vật liệu hấp thụ âm trong kiến trúc, trong các thiết bị, trong các quá trình kỹ thuật - Thay đổi quá trình sản xuất. Thí dụ thay thế việc tán và dập bằng hơi ép, thay phương pháp hàn điện bằng thuỷ động lực - Bố trí các thiết bị ồn nhất trong những khu vực riêng, đặt hệ thống điều khiển và quan sát trong các địa điểm cách xa. - Hạn chế sự lan truyền tiếng ồn trong phạm vi chỗ làm việc bằng các vật liệu cách âm. Thí dụ các thí nghiệm đã cho thấy như sau:  Tấm gỗ dày 3mm làm giảm cường độ tiếng ồn 17db  Đá lát dày 6mm làm giảm cương độ tiếng ồn 20db  Thuỷ tinh dày 4mm làm giảm cường độ tiếng ồn 28db  Vách nứa dày 60mm làm giảm cường độ tiếng ồn 48db  Vách nứa dày 110mm làm giảm cương độ tiếng ồn 51db  Trồng cây xung quanh nhà cũng là biện pháp để hạn chế sự lan truyền tiếng ồn  Trang bị bảo hộ cho những người làm việc ở nơi có tiếng ồn: loại bao tai chống tiếng ồn làm bằng cao su nhẹ, chất dẻo, thuỷ tinh sợi, nhựa êbônít  Bố trí cho người làm việc ở nơi có tiếng ồn được nghỉ nhiều lần trong ngày. 33
  31. e. Các chấn động sản xuất: Trong sản xuất, các chấn động có trường hợp tác động lên toàn thân, có trường hợp là tại chỗ. Sự tác động toàn thân xảy ra do sự rung động của sàn nhà, do hậu quả hoạt động của các thiết bị, các động cơ. Sự chấn động tại chỗ(sự tác động lên một bộ phận cơ thể con người) xảy ra khi làm việc với các dụng cụ: máy nén, máy cưa, máy bào, máy tiện, các máy khoan, máy đánh bóng Chấn động gây tác động bất lợi lên cơ thể người, có thể gây đau khớp và cơ, làm rối loạn các phản xạ vận động của cơ thể, làm di lệch các phủ tạng ở trong người. Đối với phụ nữ còn sinh ra những bệnh lý hiểm nghèo khác như: rối loạn kinh nguyệt, đau đớn khi hành kinh, đẻ non *Các biện pháp để chống rung chuyển: - Hợp lý hoá về mặt kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị. Tăng độ chính xác giao công thiết bị máy, làm bệ máy, có những phương tiện triệt tiêu rung (đệm máy bằng cao su, lie, gỗ ) - Trang bị những dụng cụ bảo hộ (găng tay, giầy, ghế ) - Đào rãnh lộ thiên để cách ly sự lan truyền của độ rung - Những người tiếp xúc với rung chuyển tới 80 - 90% thời gian làm việc trong ca cần có chế độ làm việc nghỉ ngơi riêng - Sau ca làm việc có thể cho công nhân ngâm tay dưới vòi hương sen nước ấm chảy liên tục từ 8 - 10 phút, vừa ngâm vừa co duỗi, vận động các ngón tay, cổ tay, xoa bóp nhẹ, chiếu tia cực tim những tháng mùa đông. 3. Vấn đề thẩm mỹ hoá trong lao động sản xuất Đưa yếu tố thẩm mỹ vào lao động sản xuất là một biện pháp có hiệu quả lớn nhằm hạ thấp sự mệt mỏi và nâng cao năng suất lao động. Có hai yếu tố thẩm mỹ được đưa vào trong lao động sản xuất: Màu sắc và âm nhạc 3.1. Màu sắc trong lao động sản xuất Các công trình nghiên cứu sinh lý học và tâm lý học hiện đại cho rằng cơ quan thị giác là cơ quan thu nhận khoảng 90% lượng thông tin từ bên ngoài vào não. Vì vậy việc thẩm mỹ hoá môi trường sung quanh con người phải được thực hiện để có thể tác động được nhiều qua chi giác nhìn. Màu sắc là một trong những phương tiện gây tác động xúc cảm đến con người mạnh nhất, gây ảnh hưởng đến cảm giác của con người, đến sinh lý của con người, đến sức làm của con người, đến trạng thái tâm lý, đến tâm trạng con người, đến kết quả lao động của con người cả về mặt số lượng lẫn chất lượng 34
  32. - Ảnh hưởng của màu sắc đến con người được thể hiện trên bảng sau: Màu Tác động tâm - sinh lý hay cảm giác liên tưởng được tạo ra Kích Nặng Thanh Nóng Lạnh Nhẹ Nặng Xa Gần thích nề thản Trắng X X Xám nhạt X Xám sẫm X X Đen X X Đỏ X X X X Da cam X X X Vàng X X X X Lục X X X Lam X X X X Chàm X X X Tím X X X X Ở nhiều nước hướng nghiên cứu sử dụng màu sắc trong lao động được quan tâm nghiên cứu nhiều. Trên cơ sở nghiên cứu các nhà tâm lý học đã nêu lên những vai trò của màu sắc trong lao động sản xuất và các nguyên tắc trong việc sử dụng màu sắc sau: - Màu đỏ là màu gây ra cảm giác nóng, bức xạ của màu đỏ xuyên vào trong các tế bào của cơ thể. Màu đỏ làm tăng sức căng của các bắp thịt, do đó làm tăng huyết áp và làm tăng nhịp tim. Màu đỏ là màu của sinh lực hành động, nó có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của con người theo hướng đó. Trong công việc màu đỏ có ý nghĩa báo hiệu nguy hiểm bức xạ, năng lượng nguyên tử, cháy, dừng lại. - Màu da cam là màu rực rỡ, hăng say. Vì màu này có tác dụng làm nóng vừa có tác dụng kích thích. Trong công việc mầu da cam có ý nghĩa báo hiệu nguy hiểm với nhiệt độ cao, thông báo " chú ý - nguy hiểm ". - Màu vàng là màu của sự tươi vui, sảng khoái. Màu này có độ sáng cao nhất trong quang phổ, gây kích thích đối với thị giác. Những sắc điệu khác nhau của màu vàng có khả năng làm dịu bớt trạng thái thần kinh quá căng thẳng, màu vàng còn được sử dụng để chữa bệnh thần kinh. Trong công việc mầu vàng báo hiệu nguy hiểm cơ học, sơn những vật sắc nhọn, động cơ máy, sớm điểm nguy hiểm, thông báo chú ý. - Màu lục là màu dịu dàng nhất của tự nhiên. Đó là một màu tươi mát, màu lục làm cho trí óc được thư giãn. Màu được sử dụng để chữa các bệnh tinh thần như : hystêry, bệnh thần kinh suy nhược, màu lục giúp con người thêm kiên nhẫn. Trong công việc màu lục có ý nghĩa báo hiệu thông báo an toàn. - Màu lam là một màu trong sáng, tươi mát, màu có tác dụng làm giảm sức căng của cơ bắp, hạ huyết áp, hạ nhịp tim và nhịp thở. Màu lam còn có tác dụng kích thích sự 35
  33. suy nghĩ. Trong công việc màu lam báo hiệu tạm thời không nguy hiểm, thông báo cho phép cầm nhưng cần chú ý. a. Vai trò của màu sắc đối với lao động sản xuất + Màu sắc được sử dụng để tạo điều kiện tối ưu cho tri giác nhìn: Dùng màu sắc tối ưu về sinh lý để sơn cho các vật dụng nằm trong trường thị giác của người lao động, sử dụng màu sắc có hệ số phản chiếu cao (trắng, vàng, sáng lục tăng độ chiếu sáng trong phòng làm việc + Tạo điều kiện tối ưu cho các hoạt động lao động: Thí dụ sử dụng các nhóm thiết bị cùng loại bằng một mầu riêng biệt, sơn các nút bấm điều khiển, các chuyển mạch bằng màu sắc khác biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động lao động sản xuất + Nâng cao sức làm việc cho người lao động: giảm sự mệt mỏi, mệt nhọc trong quá trình lao động + Cải thiện điều kiện nơi làm việc: Dùng màu sắc tạo cảm giác phòng làm việc sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi + Sử dụng màu sắc hợp lý có thể hỗ trợ cho sự tập trung chú ý vào đối tượng của công việc. Nếu công việc đòi hỏi sự di chuyển chú ý thường xuyên từ đối tượng này sang đối tượng khác cần tránh màu sặc sỡ, tương phản và nên dùng màu tương đối đơn điệu + Sử dụng báo hiệu bằng màu sắc trong các phân xưởng sản xuất, trong giao thông nhằm đảm bảo an toàn lao động. Thí dụ như đối với các bộ phận chuyển động, bộ phận nguy hiểm thường sơn hình thức ngựa vằn (xen kẽ sọc đen trắng, đen vàng), sơn màu kích thích ( đỏ, da cam) + Màu sắc có chức năng làm giảm sự tác động không có lợi của các nhân tố thuộc môi trường vật lý(nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch của không khí, tiếng ồn ). Việc sử dụng màu sắc theo chức năng trong lao động sản xuất có tác dụng nâng cao năng suất lao động trung bình 10 - 15%, hạ thấp tai nạn lao động và số ngày nghỉ việc. b. Để tạo ra môi trường màu sắc tối ưu cho nơi làm việc cần lưu ý một số yêu cầu như sau: + Các màu sắc có sự khác nhau rất lớn về sự phản chiếu, vì vậy để có được một ánh sáng đồng đều thì hệ số phản chiếu nên là: 70-80% đối với trần nhà, 50 - 60% đối với tương xung quanh, 50 - 60% đối với đồ gỗ và máy móc, 30 - 50% đối với tấm lát sàn + Đối với những bức tường phía trong của phòng làm việc, nên sử dụng những màu không làm phân tán chú ý và giữ được sạch (màu ghi, màu ve xanh) + Nên sử dụng những gam màu nóng (màu kem, màu hồng) cho những phòng lạnh và sử dụng gam màu lạnh cho những phòng bị làm nóng (màu xanh) + Các màu của tường phòng làm việc và màu của máy nên tương phản nhau. Thí dụ: Màu của máy Màu của tường Lục nhạt Vàng nhạt Lam nhạt Màu kem, be + Máy phải được sơn những màu khác nhau. 36
  34. - Bộ phận chuyển động: Sắc cạnh, nguy hiểm sơn màu kích thích (đỏ, vàng, da cam) - Thân của máy sơn màu ghi, lam nhạt, lục nhạt + Các bộ phận điều khiển, các ký hiệu phải được mã hoá bằng màu sắc để dễ phân biệt. Thí dụ:  Nút bấm: Theo hội đồng kỹ thuật điền quốc tế quy định như sau: - Màu đỏ: Chỉ sự dừng lại vì trục trặc máy - Màu vàng: Chỉ sự di chuyển hay để ngừng - Màu xanh lá cây: Cho động cơ chạy và cũng để phát động chu trình tự động - Màu trắng và da trời: Để thực hiện các thao tác phụ  Đèn tín hiệu: - Màu đỏ, màu da cam đối với các vật phát quang để đề phòng, khả năng hỏng hóc, quá tải trái phép, đóng mạch hy hoạt động không đúng quy trình Cơ quan điều khiển trục trặc, đề phòng điện thế cao, để đánh dấu dương cực - Màu vàng: Để báo trước về những đại lượng tới hạn - Màu xanh lá cây: Chỉ trạng thái bình thường của máy - Màu trắng, màu sữa, màu da trời nhạt đối với vật phát quang: Chỉ trạng thái máy đã mở, phòng điện thế, khẩu lệnh đã phát ra. - Màu xanh biển: Để chỉ các âm cực  Trong những phân xưởng tự động hoá nên sử dụng các màu nóng để giữ mức độ cảnh giác  Chú ý đến tính chất của lao động trong các nghề lao động trí óc và chân tay, lao động đòi hỏi sự tập trung cao độ nên dùng các sắc điệu lạnh như xanh lá cây, xanh da trời. Trong những lao động khác nên dùng sắc điệu nóng như vành, da cam, các sắc điệu này gây cảm giác nóng và có tác dụng kích thích. Việc áp dụng một cách đúng đắn các màu sắc chức năng tại nơi làm việc tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng cơ quan, xí nghiệp sao cho tạo ra một trạng thái thuận tiện nhất về mặt tâm lý nói chung và nhất là khả năng tri giác nói riêng của người lao động. Điều đó sẽ góp phần giảm hiện tượng mệt mỏi và tăng năng suất lao động c. Sử dụng màu sắc trong trường học: Có nhiều công trình nghiên cứu trong đó có công trình nghiên cứu của Acgônôvích đã chứng minh: Học sinh tiểu học ưa thích nhất những màu sáng chói và nguyên chất, tuổi càng lớn thì các em càng ham thích những màu có sắc điệu lạnh và phức tạp. Đó là cơ sở khoa học để dùng màu sơn các công cụ trong xưởng, trường, đồ dùng học tập, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, trang trí lớp học. - Làm cho quang cảnh nhà trường được tươi mát, vui mắt bằng cách trồng các cây xanh. Để cung cấp bóng mát và không khí trong lành cần trồng cây cao to, có vòm lá phủ được một phần mái nhà, sân trường, trong những ngày nắng hè. 3.2. Vấn đề sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất a. Vai trò của âm nhạc trong lao động sản xuất. 37
  35. Ảnh hưởng của nhịp điệu và âm nhạc đến trạng thái tâm lý và hoạt động lao động của con người đã được quan tâm từ lâu. Từ xa xưa con người đã sử dụng âm nhạc như là một phương tiện chữa bệnh nhằm nâng cao tinh thần của người bệnh. Trong quá trình lao động phối hợp cùng nhau đã nảy sinh các điệu hò, câu hát rất phong phú đa dạng có tác dụng huy động sức mạnh tinh thần của người lao động, thí dụ như hò kéo pháo, hò trèo thuyền, hò mái đẩy - Âm nhạc tác động đến con người 2 mặt: Tạo ra một tâm trạng tốt và nhịp điệu lao động cao, ổn định. Điều này dẫn đến hạ thấp độ mệt mỏi trong lao động - Hiện nay, âm nhạc được sử dụng rộng rãi tại các xí nghiệp, công xưởng nơi mà người lao động thực hiện những công việc đơn điệu, quen thuộc bận tâm chú ý. b. Những nguyên tắc cần chú ý khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất: + Thời gian sử dụng nhạc trong ngày lao động sản xuất cụ thể như sau: Theo công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Mỹ được trình bày trong cuốn “Nghệ thuật và sản xuất” của V.V. Svili thì thời gian tối ưu có sử dụng nhạc trong ngày là 1giờ. Sử dụng nhạc 1 giờ trong ngày có tác dụng tăng năng suất lao động lên 12%. +Theo công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô xác định thời gian sử dụng nhạc có hiệu quả nhất là 2 giờ 30 phút. Căn cứ vào các công trình nghiên cứu của Mỹ và Liên Xô có thể đưa ra số thời gian sử dụng nhạc trong một ngày làm việc từ 1giờ đến 2giờ 30 phút. Nguyên tắc nhỏ giọt các lần mở nhạc trong ngày lao động đem lại những kết quả tốt nhất. + Tính chất của âm nhạc trong lao động: Nhịp độ và âm độ của nhạc sử dụng trong lao động tuỳ thuộc tính chất của các động tác lao động, theo trình độ hiểu biết âm nhạc của người lao động, thị hiếu của họ và thời gian của ca sản xuất. Âm độ và nhịp độ (nhanh hay chậm) của nhạc phải điều chỉnh tuỳ theo mức độ tập trung chú ý của người lao động vào công việc. Thí dụ công việc đòi hỏi phải tập trung chú ý nhiều thì âm độ của nhạc thấp và nhịp điệu phải càng thanh thản hơn. Ngược lại công việc đòi hỏi sự tập trung chú ý ít thì âm độ và nhịp độ của nhạc cao.  Không dùng nhạc Jazz có nhịp độ và âm độ thay đổi thường xuyên vào lao động sản xuất sẽ làm tăng sự mệt mỏi và hạ thấp sức làm việc của người lao động Khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất phải tính đến thị hiếu và trình độ hiểu biết âm nhạc của người lao động. Vì vậy trước khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất cần điều tra sở thích âm nhạc của người lao động: “Anh (chị) thích những bản nhạc nào.  Không dùng nhạc có lời trong lao động sản xuất vì nhạc có lời gây mất tập trung chú ý vào công việc - Nội dung của âm nhạc trong lao động sản xuất:  Không nên dùng một bản nhạc hai lần trong một tuần 38
  36.  Ngay trong một ngày làm việc nội dung của bản nhạc phải phù hợp với sự thay đổi của sức làm việc: +Giai đoạn bắt tay vào làm việc: dùng nhạc có âm độ lớn, nhịp độ nhanh nhằm mục đích làm cho người lao động bắt vào nhịp lao động một cách nhanh chóng +Giai đoạn sức làm việc cao và ổn định: dùng nhạc có âm độ, nhịp độ thấp, thanh thản nhằm củng cố nhịp lao động tối ưu, đẩy lùi mệt mỏi +Giai đoạn sức làm việc giảm sút: cần dùng nhạc sảng khoái, giàu sinh khí, có nhịp độ nhanh +Vào cuối giờ làm việc nên dùng nhạc mạnh, nhịp độ nhanh, hào hứng, yêu đời đem lại niềm vui và tinh thần thư thái cho người lao động sau một ngày lao động - Nhạc dùng trong giờ giải lao: Dùng nhạc sinh động, vui tươi, trong đó có cả nhạc và lời. Giờ giải lao buổi chiều hoặc ca đêm cần nhạc sảng khoái, tỉnh táo nhằm phục hồi khả năng lao động.  Để kích thích người lao động tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra cho họ, mỗi một xí nghiệp, nhà máy, trường học cần xây dựng bài chính ca của mình có nội dung ca ngợi phẩm chất của xí nghiệp, nhà máy, trường học và nói về nhiệm vụ của người lao động. Thí dụ như ở Nhật nhiều hãng có bài chính ca. Hãng Mát su xi ta có bài chính ca với lời bài ca như sau: Chúng ta liên kết sức lực và trí tuệ, ta sẽ làm được mọi cái vì sự phồn vinh. Hãy cứ để cho hàng hoá của chúng ta đến với mọi dân tộc trên thế giớ. Cứ để cho chúng tuôn chảy không ngừng, vĩnh cửu, như nước ở vòi phun không bao giờ cạn. Phát triển nữa lên ngành công nghiệp của ta! Tình đoàn kết hoà hợp và trung thực muôn năm. Buổi sáng, sau khi xếp thành hàng người lao động hát bài ca đó, nghe dặn dò và lời chúc của ban lãnh đạo. Điều đó có tác dụng giáo dục tuyên truyền, nhấn mạnh đến mối quan hệ trực tiếp đến sự phồn vinh của hãng với sự sung túc của người lao động và sự hùng mạnh của dân tộc Nhật Bản nói chung Sử dụng âm nhạc chức năng trong lao động sản xuất có tác dụng tốt tới trạng thái tâm lý của người lao động, dẫn đến hạ thấp sự mệt mỏi và nâng cao sức làm việc của họ. Năng suất lao động tăng từ 7 - 10% khi sử dụng nhạc chức năng, số lượng các phế phẩm giảm từ 5 - 7%. Tuy nhiên cần chú ý ở những nơi làm việc đòi hỏi có sự tập trung chú ý cao, căng thẳng lớn về thể lực và thần kinh thì không nên sử dụng nhạc trong giờ làm việc. 39
  37. H2 : Biểu đồ về : Đường cong biểu diễn sức làm việc nhờ sử dụng âm nhạc sản xuất ( Theo nghiên cứu của V. V. Svili) a. Đường thẳng của sức làm việc b. Đường cong của sức làm việc có sử dụng âm nhạc sản xuất. c. Đường cong thực tế của sức làm việc. H3 : Biểu đồ về : Đường biểu diễn sự mệt mỏi của người lao động khi sử dụng âm nhạc sản xuất a. Sự mệt mỏi của những ngày không có nhạc 40
  38. b. Sự mệt mỏi của những ngày có dùng âm nhạc sản xuất 41
  39. Chương III SỰ THÍCH ỨNG CỦA KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CON NGƯỜI (Tâm lý học kỹ sư) Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, các máy móc được sử dụng trong lao động sản xuất ngày một tinh vi phức tạp, đòi hỏi người lao động phải có " quá nhiều tay, quá nhiều mắt, quá nhiều đầu " đã dẫn đến sự phát triển của một ngành khoa học mới là tâm lý học kỹ sư. Tâm lý học kỹ sư là một ngành của tâm lý học lao động nhằm mục đích giúp cho máy móc thích nghi với con người. Để đạt được mục đích đó phải tính đến những yêu cầu tâm lý và những khả năng của con người khi chế tạo máy móc. Tâm lý học kỹ sư tập trung nghiên cứu sâu về mối liên hệ tồn tại giữa con người và máy móc. Mối liên hệ này chặt chẽ tới mức tạo thành một hệ thống thống nhất “Người - Máy”. Trong hệ thống đó sự hoạt động máy móc phụ thuộc vào hành động của con người và ngược lại hành động của con người phụ thuộc vào sự hoạt động của máy móc. Do đó, con người cần phải học cách sử dụng máy móc nhưng cũng cần chế tạo máy móc sao cho con người có thể sử dụng nó một cách chính xác. H4 : Sơ đồ tác động qua lại giữa con người và máy móc trong hệ thống thống nhất: Bộ phận điều khiển Con người Máy móc Bộ phận chỉ báo Trong hệ thống “Người - Máy” thì con người là khâu chủ đạo - Con người trở thành nhân vật trung tâm trong nền sản xuất hiện đại. Hoạt động của con người rất phức tạp bao gồm 4 giai đoạn: + Nhận những thông tin cơ bản về hoạt động của máy móc + Đánh gía thông tin + Quyết định về những hành động cần thiết trên cơ sở phân tích các thông tin + Thực hiện quyết định Tốc độ, độ chính xác của các hành động của con người trong hệ thống “Người - Máy” phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Giai đoạn thu nhận thông tin của máy phụ thuộc vào các nhân tố quyết định tốc độ tri giác, vào các yêu cầu tâm lý được tính đến trong việc chế tạo phương tiện truyền đạt thông tin - các chỉ báo ( Indicateur) Giai đoạn thực hiện quyết định phụ thuộc vào việc bố trí các bộ phận điều khiển phù hợp đến mức độ nào với những yêu cầu về mặt tâm lý. 42
  40. Tâm lý học kỹ sư tập trung nghiên cứu sau hai khâu quan trọng trong hệ thống “Người - Máy” nhằm giúp con người điều khiển tốt hoạt động của máy. Đó là bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển. I. Bộ phận chỉ báo (Indicateur) Bộ phận chỉ báo là phương tiện truyền đạt thông tin đến con người. Nhiệm vụ của Tâm lý học kỹ sư là phải làm cho bộ phận chỉ báo thích ứng với những đặc điểm tri giác của con người. Để làm nhiệm vụ này các nhà Tâm lý học đã nghiên cứu khả năng của các cơ quan cảm giác của con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng mỗi loại giác quan đều có ưu điểm và nhược điểm của mình. Thí dụ: Thính giác cho cảm giác liên tục hơn so với thị giác, thị giác có tính lựa chọn và gián đoạn hơn Trên thực tế, khi thiết kế bộ phận chỉ báo người ta cố gắng làm các bộ phận chỉ báo tác động lên các cơ quan phân tích khác nhau. Tuy nhiên phần lớn các bộ phận chỉ báo có tác động đến thị giác và thính giác là chủ yếu. 1. Nội dung thông tin của bộ phận chỉ báo gồm: +Thông tin về mặt số lượng: Cho biết trạng thái của hiện tượng này hay hiện tượng khác, đọc được giá trị thực của một đại lượng +Thông tin về chất lượng: Báo về mức độ sai lệch của quy trình so với quy trình bình thường. +Thông tin kiểm tra: Cơ chế hoạt động của máy có diễn ra bình thường không. +Thông tin về tình huống đột biến, báo động, nguy hiểm thông qua chuông, đèn hiệu 2. Giới thiệu dạng chỉ báo được sử dụng nhiều nhất là đồng hồ: Việc thiết kế bộ phận chỉ báo nói chung và bộ phận chỉ báo bằng đồng hồ nói riêng đối với nhà kỹ sư rất đơn giản, song thiết kế như thế nào để con người đọc nhanh nhất và chính xác nhất về thông tin của máy. Đòi hỏi có sự tham gia của các nhà tâm lý học kỹ sư trong việc thiết kế các bộ phận chỉ báo. - Khi thiết kế đồng hồ phải chú ý đến những yếu tố sau:  Mặt số phải thiết kế sao cho người đọc đọc chính xác các con số và đọc với tốc độ nhanh nhất. Theo độ chính xác của việc đọc các hình dạng mặt số được xếp theo thứ tự sau: Cửa sổ mở (sai số 0,5%), hình tròn (sai số 10,9%), hình bán nguyệt (sai số 16,6%), hình chữ nhật nằm ngang(sai số 27,5%), hình chữ nhật dọc(sai số 35,5%) 43
  41. Hình 5 : Các dạng mặt số của đồng hồ (a): Hình cửa sổ mở (b): Hình tròn (c): Hình bán nguyệt (d): Hình chữ nhật nằm ngang (e): Hình chữ nhật nằm dọc  Cơ chế hoạt động: Kim chuyển động hay mặt số chuyển động, việc lựa chọn cơ chế hoạt động tuỳ thuộc vào thời gian lộ sáng: Thời gian lộ sáng dưới 0,5 giây-> mặt số chuyển động, kim cố định sẽ giúp con người đọc chính xác. Thời gian lộ sáng trên 0,5 giây -> Kim chuyển động, mặt số cố định  Kích thước của các chữ số trên mặt số: Dựa trên lý thuyết tri giác về quan hệ giữa hình và nền. Do đó, thang chia độ trên mặt số thiết kế theo nguyên tắc đơn giản, tính liên tục và tính thống nhất - Chiều cao của chữ giao động từ 0,9 đến 1,5mm/305mm khoảng cách đọc - Tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của hình chữ bằng1,25/1 là dễ đọc nhất - Hình dáng các con số phải viết sao cho không có sự nhầm lẫn giữa các số  Kim chỉ Khoảng cách giữa đầu kim chỉ và vạch chia độ khoảng 0.8mm là thích hợp, mặt số và kim chỉ thường vận dụng sự tương phản màu sắc: đen trắng, trắng hoặc vàng trên nền đen. Cụ thể: - Trong điều kiện chiếu sáng bình thường các vạch kẻ, chữ số và kim chỉ thường có mầu đen trên nền trắng, ở mức độ chiếu sáng thấp hơn, các vạch kẻ, chữ số và kim chỉ sẽ có màu trắng hoặc màu vàng trên nền mầu đen. Để đọc các thông tin về chất lượng và thông tin về kiểm tra, đôi khi người ta không cần thiết kế các vạch kẻ trên thang chia độ mà chỉ cần sơn màu với một ý nghĩa chính xác lên các vùng khác nhau của nó 44
  42. H6 : Các dụng cụ có kim chỉ không có vạch kẻ trên thang chia độ. II. Bộ phận điều khiển Bộ phận điều khiển là những phương tiện nhờ đó con người điều chỉnh và tối ưu hoá sự vận hành của máy hay một quy trình 1. Các chức năng của bộ phận điều chỉnh Theo E.J.Cormick có những loại chức năng sau: Loại chức năng Thông tin tương ứng a. Vận hành (xuất phát, dừng lại) - Thông tin về tình trạng b. Điều khiển không liên tục - Thông tin về tình trạng (ở từng vị trí riêng rẽ) - Thông tin về số lượng - Thông tin kiểm tra c. Kiểm tra số lượng - Thông tin về số lượng d. Kiểm tra liên tục - Thông tin về số lượng - Thông tin tính toán - Ghi lại thông tin e. Nhập dữ liệu (vi tính, đánh máy ) - Thông tin mã hoá 2. Phân loại các bộ phận điều khiển Căn cứ vào chức năng có thể phân loại các kiểu bộ phận điều khiển như sau: - Nút bấm bằng tay có chức năng hoạt hoá (vận hành) - Nút bấm bằng chân có chức năng hoạt hoá - Khoá ngắt có chức năng hoạt hoá và điều khiển không liên tục - Công tắc xoáy có chọn lọc: Có chức năng điều khiển không liên tục - Núm xoay: có chức năng - Điều khiển không liên tục - Kiểm tra số lượng - Kiểm tra liên tục - Tay quay: có chức năng - Kiểm tra số lượng - Kiểm tra liên tục - Vô lăng: có chức năng - Kiểm tra số lượng - Kiểm tra liên tục 45
  43. - Cần gạt: có chức năng - Kiểm tra số lượng - Kiểm tra liên tục - Bàn đạp: có chức năng - Kiểm tra số lượng - Kiểm tra liên tục - Bàn phím có chức năng nhập dữ liệu(đầu vào) Hiệu quả của các bộ phận điều khiển phụ thuộc vào việc tính đến những đặc điểm tâm lý của người thao tác. Trong các bộ kiểu của điều khiển, kiểu điều khiển bằng nút bấm rất có hiệu quả và cần sử dụng nó trong mọi trường hợp, khi điều đó phù hợp về mặt kỹ thuật. Các nhà Tâm lý học lao động đã đưa ra những yêu cầu đối với việc thiết kế các bộ phận điều khiển dựa trên việc nghiên cứu các vùng làm việc tối ưu và tối đa của con người, đặc điểm vận động của con người (quỹ đạo, tốc độ) 46
  44. 3. Các nguyên tắc phân bố bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển: a) Nguyên tắc tính kế tục của việc sử dụng: các phương tiện chỉ báo và các bộ phận điều khiển được sử dụng theo một trình tự nhất định, được sắp xếp gần nhau theo một hàng thẳng từ trái sang phải b) Nguyên tắc tần số sử dụng: những thiết bị, bộ phận điều khiển được sử dụng thường xuyên đặt ở vùng tối ưu H7 : Vùng tối ưu và tối đa trên bàn làm việc c) Nguyên tắc tầm quan trọng tương đối: ưu tiên các thiết bị sử dụng không thường xuyên nhưng đòi hỏi có độ chính xác cao đặt ở vùng tối ưu d) Nguyên tắc chức năng: các phương tiện chỉ báo và các bộ phận điều khiển thuộc cùng một quá trình hay chức năng được sắp xếp thành một khối, đó là: - Phân bố các dụng cụ chỉ báo theo một trật tự của quy trình công nghệ - Phân loại và bố trí các dụng cụ cùng đo một đại lượng vật lý vào một nhóm Thí dụ: cùng đo nhiệt độ vào một chỗ, sau đó đến nhóm những dụng cụ đo áp suất, sự bốc hơi - Phân loại và bố trí các dụng cụ chỉ báo theo các tổ hợp máy (thí dụ: tất cả các thông số kỹ thuật của một tổ hợp được đặt cùng vào một nhóm ) - Phân bố theo các nhóm chức năng. Nếu trong quá trình công nghệ có thể tách ra những nhóm lớn các biến số (đầu vào, đầu ra hoặc mang tính chất khác) thì các dụng cụ chỉ báo có thể được phân bố theo các nhóm tương tự như vậy (thí dụ nồi hơi ở trung tâm nhiệt lượng: các thông số về nhiên liệu, không khí, khí cháy, hơi nước ) 4. Các quy luật khách quan trong lựa chọn các bộ phận điều khiển. Tâm lý học kỹ sư cũng nghiên cứu các mặt mạnh và mặt yếu của bộ phận điều khiển. Vì vậy khi lựa chọn các kiểu bộ phận điều khiển cho từng trường hợp cụ thể cần chú ý đến các quy luật khách quan sau đây : 47
  45. a) Sự điều khiển bằng tay đạt độ chính xác cao hơn nhiều so với điều khiển bằng chân b) Bộ phận điều khiển bằng chân được sử dụng đối với những vận động không đòi hỏi độ chính xác đặc biệt những động tác đòi hỏi lực lớn. c) Tay gạt và vô lăng có hiệu quả gần như nhau, nên chọn tay gạt vì nó cho phép thực hiện động tác bằng một tay. Sử dụng vô lăng trong những động tác đòi hỏi một lực lớn, phải dùng 2 tay d) Việc thực hiện các vận động theo đường tròn ở con người thuận lợi hơn những vận động theo đường thẳng. Loại trừ vận động của chân theo mặt phẳng ngang vì cử động đó không đặc trưng cho cơ thể con người, nhanh chóng dẫn đến sự mệt mỏi e) Sự điều khiển bằng nút bấm rất có hiệu quả, hiệu quả sử dụng rất nhiều trong thiết kế bộ phận điều khiển. 5. Mã hoá các bộ phận điều khiển Cho dù bộ phận điều khiển thuộc kiểu nào, thì điều cơ bản là làm sao phải được dễ nhận ra, nhận ra nhanh chóng và chính xác. Trong hoạt động nghề nghiệp có những tình huống trong đó, nếu không nhận dạng nhanh chóng và đúng các bộ phận điều khiển thì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó phải quan tâm đến việc mã hoá các bộ phận điều khiển song song với việc giải mã các tín hiệu, có thể sử dụng nhiều loại mã khác nhau: a) Mã hoá bằng hình dạng: Sự khác biệt giữa các bộ phận điều khiển bằng hình dạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi con người làm việc trong điều kiện vừa phải nhanh vừa không có sự tham gia của thị giác. H8 : Các dạng quả nắm b) Mã hoá bằng độ lớn: Cách mã hoá này ít được sử dụng hơn so với mã hoá bằng hình dạng, bởi vì khi số lượng các kích cỡ khác nhau tăng lên thì bản thân nó sẽ là một yếu tố tạo điều kiện cho sự nhầm lẫn. Sự khác biệt về độ lớn giữa hai bộ phận kế tiếp nhau vào khoảng 20% 48
  46. c) Mã hoá bằng vị trí: Chỉ sử dụng trong trường hợp các bộ phận điều khiển không nhiều. d) Mã hoá bằng màu sắc: Đây là cách mã hoá nhận biết bộ phận điều khiển bằng thị giác. Hiệu quả của nó tăng lên khi có sự kết hợp màu sắc gắn với một ý nghĩa chức năng nhất định. Số lượng màu sắc được sử dụng không cần nhiều. Hình thức mã hoá này có nhược điểm là không thể sử dụng trong điều kiện chiếu sáng thấp Trong khi sử dụng các mã để nhận dạng các bộ phận điều khiển, nên sử dụng phối hợp hai hay nhiều hệ thống mã hoá. Điều này có thể thực hiện bằng hai cách: Cách thứ nhất: Phối hợp hai hay nhiều mã khác nhau. Thí dụ: Phân biệt các nút bấm bằng cách cùng một lúc lưu ý đến đường kính, độ dày và chất liệu của chúng. Cách thứ hai: Có thể nhận biết bằng cách phối hợp giữa hình dạng và màu sắc của các bộ phận điều khiển. 49
  47. Chương IV SỰ THÍCH ỨNG CỦA CON NGƯỜI VỚI KỸ THUẬT VÀ CÔNG VIỆC Có hai con đường cơ bản để giúp con người thích ứng với kỹ thuật và công việc. Đó là chọn nghề và dạy nghề. Chọn nghề và dạy nghề cho học sinh phổ thông đã trở thành xu thế phổ biến trên thế giới và đang trở thành nhu cầu cấp bách ở nước ta. Hàng năm nước ta có từ 700 đến 800 nghìn học sinh tốt nghiệp PTTH. Hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chỉ tuyển hàng năm khoảng 10% số học sinh tốt nghiệp PTTH. Hệ thống trường PTTH mở ra khá rộng, song vẫn còn khoảng trên 50 vạn học sinh THCS và khoảng 15 vạn học sinh tốt nghiêp PTTH không tiếp tục học lên phải đi ngay vào đời sống xã hội. Lẽ ra các em phải được chuẩn bị tốt để yên tâm đi vào lao động sản xuất trong khu vực kinh tế gia đình, tập thể với các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ở từng xã, phường trên từng địa bàn lãnh thổ. Thực tế các em bị chi phối bởi động cơ học tập lệnh lạc, học để thoát ly lao động sản xuất, thoát ly nông thôn, không muốn lao động chân tay, trong khi trường phổ thông chưa tiến hành tốt hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cho học sinh. Điều đó dẫn tới các em đi vào cuộc sống rất bỡ ngỡ, gây nhiều khó khăn cho gia đình và nhiều tiêu cực cho xã hội, làm lãng phí kết quả đào tạo giáo dục phổ thông. Mục đích, động cơ học tập không có định hướng rõ ràng dẫn tới học sinh chán học, bỏ học có xu thế gia tăng đặc biệt ở nông thôn. Nếu không kịp thời giải quyết vấn đề này, giáo dục nước ta sẽ lạc hậu quá xa so với thế giới, không gắn với cuộc sống hiện thực của đất nước . I. Vấn đề chọn nghề và công tác hướng nghiệp 1. Ý nghĩa của chọn nghề  Nhu cầu chọn nghề xuất hiện ở các em học sinh khi các em sắp kết thúc khoá học ở trường trung học cơ sở và trong quá trình học phổ thông trung học. Sự xuất hiện nhu cầu này do yêu cầu của nền sản xuất xã hội quy định. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, một bộ phận khá đông học sinh phải tham gia lao động sản xuất trực tiếp hoặc đi vào hệ thống các trường dạy nghề sau khi tốt nghiệp phổ thông. Muốn hay không muốn các em phải tự giải đáp các câu hỏi: “ Mình sẽ làm gì sau khi ra trường?”. Câu hỏi đó đã làm nảy sinh nhu cầu chọn nghề ở các em.  Chọn nghề là một vấn đề quan trọng không chỉ với một cá nhân mà còn cả với xã hội  Chọn nghề không chỉ có nghĩa là chọn một công việc cụ thể nào đó, mà nó còn là chọn lấy một con đường sống trong tương lai. Các Mác lúc 17 tuổi đã viết trong bài luận " những suy nghĩ của một thanh niên khi chọn nghề " : cân nhắc, cẩn thận vấn đề này, đó là trách nhiệm đầu tiên của một thanh niên khi bước vào đời mà không muốn coi những việc quan trọng nhất của mình là ngẫu nhiên. 50
  48.  Nếu chọn nghề đúng con người sẽ phát huy được năng lực sở trường của mình, cống hiến được nhiều cho xã hội. Ngược lại, nếu chọn nghề sai sẽ nảy sinh thất vọng nặng nề cho cá nhân họ, dẫn tới chán nghề, bỏ nghề hoặc không phát huy được năng lực sở trường của bản thân, có ảnh hưởng không tốt cho xã hội. 2. Những nguyên nhân dẫn đến chọn nghề không chính xác. Trong thực tế không phải bao giờ người học sinh, thanh niên cũng có thể giải quyết một cách chính xác vấn đề chọn nghề của mình. Theo giáo sư tiến sĩ Tâm lý học E.A.Climốp có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến sự chọn nghề không chính xác: a) Thái độ không đúng đối với các tình huống khác nhau của việc chọn nghề - Chọn nghề như là chọn một nơi cư trú suốt đời, học sinh thường hướng vào nghề mà có chuyên môn cao nhất mà quên rằng muốn đạt tới phải trải qua nhiều nấc thanh từ thấp lên cao. - Những thành kiến về tiếng tăm của nghề - Chọn nghề do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của bạn bè - Di chuyển thái độ đối với người đại diện cho một nghề nào đó sang chính bản thân nghề đó - Sự say mê chỉ xuất phát từ mặt bên ngoài hay mặt cục bộ nào đó của nghề nghiệp b) Nhóm nguyên nhân thiếu tri thức, kinh nghiệm, thông tin về những tình huống đó - Đồng nhất môn học với nghề nghiệp - Những biểu tượng lỗi thời về tính chất lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất - Không biết cách hiểu biết về những năng lực và động cơ của mình - Không biết hoặc không đánh giá đầy đủ về những đặc điểm thể chất, những thiếu sót đang có của mình khi chọn nghề(1) - Không biết những hành động, thao tác và trình tự của chúng khi giải quyết vấn đề chọn nghề. Do đó 3 câu hỏi mà người học sinh, thanh thiếu niên cần trả lời khi chọn nghề : * " Tôi thích nghề gì ? " Muốn làm nghề gì, trước hết bản thân ta có thích nó hay không, có nghĩa là ta có thực sự hứng thú với nó không. Nếu không thích thì không chọn. Chỉ khi nào ta thích nghề của mình thì cuộc sống riêng mới thanh thoát. Chúng ta mới gắn bó với công việc, với bạn đồng nghiệp, với nơi làm việc. * " Tôi làm được nghề gì ? " Để trả lời câu hỏi này phải tự kiểm tra năng lực của mình. Nên nhớ rằng có những nghề bạn thích, nhưng lại không làm được vì thiếu năng lực tương ứng. Song cũng có nghề bạn làm được nhưng lại không thích nó. * " Tôi cần làm nghề gì ? " Có những nghề bạn thích, bạn lại có năng lực đối với nghề, song những nghề đó không nằm trong kế hoạch phát triển thì cũng không thể chọn được . Để trả lời câu hỏi này phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất của địa phương, kế hoạch (1) E.A. Climôpó - " Đường vào nghề " 51
  49. phát triển ngành nghề ở địa bàn tỉnh, huyện, kế hoạch tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Ba câu hỏi trên cần được mỗi người giải đáp tong sự cân nhắc đồng thời. Việc chọn nghề cần phải có sự lựa chọn một cách tự giác, có suy nghĩ chín chắn và về phía xã hội cần có sự hướng dẫn định hướng nghề cho thanh niên sao cho kết hợp một cách lý tưởng ba yếu tố sau: + Nguyện vọng, năng lực cá nhân + Những đòi hỏi của nghề nghiệp + Những yêu cầu của xã hội 3. Công tác hướng nghiệp Để hiểu khái niệm hướng nghiệp chúng ta phải xem xét các chỉ số của việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động là một tiêu chí quan trọng đánh giá xã hội có nền sản xuất phát triển. Chỉ số của việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động là:  Làm thoả mãn yêu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân bằng cách điều chỉnh phân công tiềm lực lao động một cách khoa học  Tận dụng hết những lao động sẵn có, tránh tình trạng dư thừa lao động  Bảo đảm sự phù hợp nghề nghiệp cho mỗi con người Cùng với hàng loạt biện pháp đưa ra nhằm mục đích sử dụng hợp lý lao động của đất nước như cải tiến công tác quản lý lao động, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp trong các trường dạy nghề người ta tiến hành công tác giám định lao động. a) Giám định lao động Giám định lao động là việc xác định sự phù hợp nghề nghiệp của một con người cụ thể. Giám định lao động có một ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động bởi vì mức độ thành công nhiều hay ít trong một nghề nghiệp có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là nghề đó có phù hợp với mình hay không? Đặc biệt khi trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại không cho phép con người đi vào lao động nghề nghiệp với ý thích chủ quan, cũng như không chấp nhận việc tuyển chọn người một cách ồ ạt, thiếu cơ sở khoa học. Giám định lao động có nhiều hình thức như: Giám định y tế - lao động, giám định quân sự - lao động, giám định tâm lý - lao động. b) Giám định tâm lý - lao động:  Là hình thức giám định về mặt tâm lý hay nói cách khác là căn cứ vào những yêu cầu về mặt tâm lý học mà xem xét một người cụ thể nào đó có thích hợp với một hoạt động nhất định nào đó hay không.  Giám định tâm lý lao động là nghiên cứu những mối quan hệ qua lại giữa nhân cách người lao động và hoạt động lao động đó. Trên cơ sở nghiên cứu những mối quan hệ đó, giám định tâm lý - lao động sẽ đi đến những kết luận cần thiết về sự phù hợp 52
  50. hay không phù hợp nghề của một người cụ thể nào đấy. Sơ đồ giám định tâm lý - lao động như sau: Đối chiếu đặc điểm của nhân cách và Nhân cách Hoạt động yêu cầu hoạt động của lao động lao động Kết luận Biện pháp cần Mức độ phù hợp nghề nghiệp Kiến nghị cần thiết - Chữa bệnh - Phù hợp - Điều kiện - Luyện tập - Không phù hợp - Chế độ - Giáo dục - Phù hợp một phần - Nhiệm vụ  Các chỉ số đánh giá sự phù hợp nghề Khi xét sự phù hợp nghề, ta cần xét trên các dấu hiệu chung nhất đối với các nghề, cụ thể là với ba chỉ số sau: Tốc độ làm việc, Chất lượng công việc, Tính vô hại của công việc đối với người lao động. + Tốc độ làm việc: Tốc độ làm việc là mặt biểu hiện kết quả lao động trên những số lượng sản phẩm cụ thể Mỗi nghề có tốc độ làm việc riêng mà người lao động phải đảm bảo thì mới hoàn thành được khối lượng công việc trong định mức lao động. Khi tính đến tốc độ làm việc người ta chú ý tới thời gian cần dùng cho những thao tác để làm ra số sản phẩm theo mức lao động hàng ngày Tốc độ làm việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ kỹ năng, kỹ xảo mà người lao động có được, khí chất của người lao động và còn ở chỗ người lao động có xây dựng được cho mình một phong thái làm việc với tính chất và phương pháp lao động nghề nghiệp hay không Tốc độ làm việc có thể tăng lên khi người ta biết loại trừ những động tác thừa và hợp lý hoá các khâu sản xuất. + Chất lượng công việc: Chất lượng công việc được thể hiện ở độ chính xác về phương diện kỹ thuật và công nghệ học trên các sản phẩm. Chất lượng công việc tỷ lệ nghịch với số lượng thứ phẩm và phế phẩm. Chất lượng công việc càng tốt bao nhiêu thì phế phẩm và thứ phẩm càng giảm bấy nhiêu. Như vậy, chất lượng công việc là đảm bảo độ bền, độ tốt của sản phẩm. + Tính vô hại của công việc đối với người lao động: Một trong những chỉ số quan trọng của sự phù hợp nghề là người lao động không mắc bệnh tật do nghề nghiệp 53
  51. gây ra hoặc công việc hàng ngày trong nghề không có tác dụng làm giảm sút thể lực, làm suy nhược tinh thần của họ. Nếu một người nào đó làm việc với tốc độ nhanh, đảm bảo đúng quy cách sản phẩm nhưng lại chóng mệt mỏi, dễ sinh ốm đau thì vẫn bị coi là không hợp nghề. Tuy nhiên cần chú ý sự phù hợp nghề nghiệp là một quá trình gìn giữ sức khoẻ và rèn luyện cơ thể, tinh thần. Nó là một quá trình thích ứng dần dần với công việc trong đó sự nỗ lực rèn luyện của bản thân có ý nghĩa hết sức to lớn. Sự phù hợp nghề cần được chẩn đoán và khẳng định sớm nhanh gọn, có những chỉ tiêu cụ thể với một tinh thần thận trọng. Nếu không giám định tốt về mặt này thì không thể tuyển chọn được người thích hợp với nghề. Nếu cần có sự chuyển nghề thì cũng phải tiến hành để khỏi gây thiệt hại về phía cá nhân và về phía nền kinh tế quốc dân.  Giám định lao động phải trả lời được những câu hỏi sau - Người được giám định có thể làm được những nghề gì? - Trong những nghề đấy họ có khả năng tốt nhất với những nghề nào? - Họ có thể làm việc lâu dài với những nghề nào? - Trong quá trình làm việc với nghề liệu có xảy ra những điều bất hạnh hay không? có những biện pháp gì để phòng ngừa trước.  Tầm quan trọng của việc giám định tâm lý - lao động: Việc giám định tâm lý - lao động rất quan trọng đối với người được giám định cũng như đối với nền kinh tế quốc dân. Coi nhẹ hoặc không tiến hành giám định tâm lý - lao động sẽ mang lại những hậu quả tiêu cực cho bản thân người lao động cũng như cho nền kinh tế quốc dân. Thí dụ như chọn một người đãng trí hay mắc “chứng hay quên” vào làm công tác văn thư, kế toán, tài chính, điều đó thật là nguy hiểm.  Giám định tâm lý - lao động có thể mang tính chất khẳng định hoặc chẩn đoán - Giám định mang tính chất khẳng định khi người ta nghiên cứu xem xét, đánh giá những hoạt động nghề nghiệp mà một người đã trải qua để kết luận về sự phù hợp nghề nghiêp của người đó - Giám định mang tính chất chẩn đoán khi ta căn cứ vào đặc điểm sinh lý và tâm lý của một người naò đó mà đi đến kết luận về những nghề mà người đó có thể tham gia Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông chưa từng trải qua một hoạt động lao động sản xuất thực sự nào, ta phải tiến hành giám định mang tính chất chẩn đoán trước khi đưa họ vào một nghề nghiệp nào đó. Việc giám định này gọi là hướng nghiệp. c) Hướng nghiệp Hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đoạ nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân. 54