Bài giảng Pháp luật đại cương - Nguyễn Ngọc Duy Mỹ

pdf 211 trang ngocly 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Nguyễn Ngọc Duy Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phap_luat_dai_cuong_nguyen_ngoc_duy_my.pdf

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Nguyễn Ngọc Duy Mỹ

  1. PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH DÀNH CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY- 2 TÍN CHỈ- LỚP CHẤT LƯỢNG CAO Giảng viên: Th.S. NGUYỄN NGỌC DUY MỸ
  2. CÁC NỘI DUNG GIỚI THIỆU  Thời lượng  Mô tả môn học  Mục tiêu môn học  Phương pháp dạy và học  Phương pháp thi  Yêu cầu đối với người học  Tài liệu học tập  Thông tin về Giảng viên October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 2
  3. GIỚI THIỆU- Thời lượng  Tên môn học: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG  Thời lượng: 2 tín chỉ/ 08 buổi lên lớp October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 3
  4. GIỚI THIỆU- MÔ TẢ MÔN HỌC 1. Buổi 1: Bộ máy nhà nước trong quản lý kinh tế 2. Buổi 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật 3. Buổi 3: Thực hiện pháp luật 4. Buổi 4: Tinh thần của Luật Hiến pháp 5. Buổi 5: Luật dân sự và luật hôn nhân-gia đình 6. Buổi 6. Luật lao động và luật tố tụng dân sự 7. Buổi 7. Luật Hành chính 8. Buổi 8. Luật Hình sự và tố tụng hình sự 9. Buổi 8: Ôn tập, giải đáp thắc mắc October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 4
  5. GIỚI THIỆU- MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Kiến thức 2. Kỹ năng 3. Thái độ October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 5
  6. GIỚI THIỆU- YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC 1. Có sự hiểu biết và quan tâm nhất định về tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam và thế giới; 2. Có những kiến thức thuộc môn học Triết học Mác- Lênin; 3. Đọc và nghiên cứu trước khi lên lớp các tài liệu bao gồm tài liệu bài giảng, giáo trình, sách tham khảo, văn bản pháp luật có liên quan, các tài liệu khác theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn; 4. Chuẩn bị các câu trả lời cho phần các câu hỏi chuẩn bị cho mỗi bài và các yêu cầu khác theo từng buổi học; 5. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong giờ học; 6. Có khả năng làm việc theo nhóm và thảo luận tại lớp; 7. Trình bày, phát biểu quan điểm nhóm và quan điểm cá nhân. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 6
  7. GIỚI THIỆU- PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ TỔ CHỨC LỚP HỌC  Trình bày bài giảng trên lớp  Đặt câu hỏi và trả lời  Thảo luận nhóm  Nghiên cứu và giải quyết tình huống  Bài tập ở nhà  Trò chơi ứng dụng  Tranh luận  Mô phỏng sự kiện  Thuyết trình  Thu thập tài liệu thực tế  Viết bài nghiên cứu October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 7
  8. GIỚI THIỆU- PHƯƠNG PHÁP THI • Trắc nghiệm, có tình huống • Được sử dụng văn bản QPPL • Đề thi: 50-75 câu • Thời gian thi: 60 phút October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 8
  9. GIỚI THIỆU- TÀI LIỆU HỌC TẬP  TÀI LIỆU BẮT BUỘC  TÀI LIỆU THAM KHẢO October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 9
  10. GIỚI THIỆU- TÀI LIỆU BẮT BUỘC - Giáo trình Pháp luật Đại cương- Khoa luật- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2012; - Hệ thống văn bản dành cho hoc phần pháp luật đại cương, Khoa luật- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2012; - Giáo trình pháp luật đại cương- PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, NXB Công an nhân dân. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 10
  11. GIỚI THIỆU- TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật- Khoa Luật, Trường đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2011; - Website các cơ quan nhà nước; - Các bài báo liên quan. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 11
  12. GIỚI THIỆU- TÀI LIỆU HỌC TẬP  Văn bản pháp luật chủ yếu: 1. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 2. Nghị quyết số 51 ngày 25.12.2001 của Quốc hội về việc sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992 3. Luật Tổ chức Quốc hội ngày 25.12.2001 4. Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25.12.2001 5. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 02.04.2002 6. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 02.04.2002 7. Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003 8. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002 và 2008 9. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 3.12.2004 October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 12
  13. GIỚI THIỆU- TÀI LIỆU HỌC TẬP Bài viết liên quan:  Quyền cao nhưng năng lực hạn chế:  Nâng cao quyền, nghĩa vụ luật sư để hạn chế oan sai: 726/  Ủy quyền công tố có hạn chế tranh tụng tại tòa?  Vai trò luật sư bị hạn chế còn do năng lực bào chữa: han-che-con-do-nang-luc-bao-chua/10739754/218/  Thể Thức Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ: October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 13
  14. GIỚI THIỆU- TÀI LIỆU HỌC TẬP TRANG WEB:  Quốc hội VN: www.na.gov.vn  Chính phủ VN: www.chinhphu.vn  Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: www.vksndtc.gov.vn  Tòa án nhân dân tối cao: www.sotaythamphan.gov.vn  Khoa Luật Kinh tế: www.law.ueh.edu.vn  Văn bản pháp luật: www.luatvietnam.vn  Thư viện pháp luật: www.thuvienphapluat.vn October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 14
  15. GIỚI THIỆU- GIẢNG VIÊN Thạc sĩ NGUYỄN NGỌC DUY MỸ  Khoa Luật- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM  P. D302 Cơ sở 196 Trần Quang Khải- Q.1- TP.HCM  Điện thoại cơ quan: +84 83 526 8722  Email cá nhân: duymy@ueh.edu.vn October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 15
  16. CÁC VẤN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN BỊ BÀI- MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Giảng viên: TH.S. NGUYỄN NGỌC DUY MỸ
  17. CHƯƠNG: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ 1. Khái niệm nhà nước. 2. Các đặc trưng của nhà nước. Theo bạn, đặc trưng nào là quan trọng nhất? 3. Các yếu tố của hình thức nhà nước. 4. Phân biệt các hình thức chính thể. Ví dụ về các quốc gia theo từng hình thức chính thể nhà nước này. 5. Các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam. 6. Tên gọi khác nhau của các cơ quan tối cao trong bộ máy nhà nước ở các nước khác nhau. 7. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam. 8. Thẩm quyền của từng loại cơ quan trong bộ máy nhà nước (thầm quyền chung và thẩm quyền về kinh tế) 9. Tên người đứng đầu các cơ quan đó. 10. Xác định khái niệm của: Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 17
  18. CHƯƠNG: KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm pháp luật. Thuộc tính của pháp luật. 2. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế. 3. Các hình thức pháp luật trên thế giới. 4. Khái niệm và đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật. 5. Nội dung các nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 6. So sánh văn bản luật và văn bản dưới luật. 7. Kể tên và nêu cơ quan ban hành từng loại văn bản quy phạm pháp luật. 8. Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật? Vai trò của Quốc hội ở đây được thể hiện như thế nào? 9. Nguyên tắc bất hồi tố là gì? Ý nghĩa của nguyên tắc này trong cuộc sống? 10. Hiệu lực trở về trước của văn bản? Trong trường hợp nào được áp dụng? 11. Hiệu lực về không gian và về đối tượng tác động có mối liên hệ như thế nào với nhau? October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 18
  19. CHƯƠNG: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật. 2. Quan hệ pháp luật có phải là quan hệ xã hội không? Quan hệ xã hội có phải là quan hệ pháp luật không? 3. Có phải mọi quan hệ xã hội đều trở thành quan hệ pháp luật không? 4. Các thành phần của quan hệ pháp luật. 5. Các hình thức thực hiện pháp luật. 6. So sánh các hình thức thực hiện pháp luật. 7. Khái niệm và các dấu hiệu của vi phạm pháp luật. 8. Một hành vi trái pháp luật có phải là vi phạm pháp luật không? Tại sao? 9. Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu thành của vi phạm pháp luật. 10. Phân biệt các loại lỗi. 11. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý. 12. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý. 13. Phân loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 19
  20. CÁC CHƯƠNG NGÀNH LUẬT 1. Xác định đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của từng ngành luật. 2. Xác định nội dung cơ bản của từng ngành luật. 3. Xác định một số văn bản pháp luật cơ bản của từng ngành luật. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 20
  21. QUY ĐỊNH VỀ CÁCH TÍNH ĐIỂM QUÁ TRÌNH MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG- DÀNH CHO LỚP CHẤT LƯỢNG CAO Giảng viên: Th.S. Nguyễn Ngọc Duy Mỹ
  22. CÁCH TÍNH ĐIỂM QUÁ TRÌNH (1)  50 % điểm môn học;  Được tính theo nhóm;  Lớp tự chia thành 07 nhóm, mỗi nhóm tối đa là 08 sinh viên;  Không đổi nhóm trong suốt môn học. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 22
  23. CÁCH TÍNH ĐIỂM QUÁ TRÌNH (2)  Mỗi buổi có 01 bài kiểm tra nhóm, có thể bằng nhiều hình thức khác nhau (trắc nghiệm, làm bài tập, viết bài luận ở nhà )  Tổng cộng có 06 bài  Điểm tối đa mỗi bài là 01 điểm. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 23
  24. CÁCH TÍNH ĐIỂM QUÁ TRÌNH (3)  Mỗi buổi có 01 bài thuyết trình được phân cho sinh viên chuẩn bị trước ít nhất 01 tuần;  Mỗi nhóm thuyết trình 01 lần;  Điểm tối đa bài thuyết trình: 04;  Điểm của bài kiểm tra và bài thuyết trình được cộng dồn thành điểm quá trình. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 24
  25. Quy định về thuyết trình (1)  Sau khi nhận được đề tài, nhóm gặp trực tiếp giảng viên để được hướng dẫn nội dung, tài liệu và cách thức thể hiện bài thuyết trình thật tốt. Sau đó, sản phẩm phải nộp cho giảng viên trực tiếp hoặc qua e- mail trước 20h thứ 3 cùng tuần thuyết trình. Cùng lúc đó, gửi 1 bản lên email chung của lớp để các nhóm khác tham khảo.  Giảng viên sẽ có hướng xử lý đối với từng sinh viên không tham gia vào hoạt động của nhóm, có xem xét đến lý do sức khoẻ và sự cố gia đình;  Nội dung: do giảng viên phân công;  Hình thức thể hiện: có thể thực hiện bài thuyết trình bằng bất kỳ hình thức nào, sao cho phù hợp với thời lượng quy định và chuyển tải được toàn bộ nội dung. Hình thức thuyết trình phải được sự đồng ý của giảng viên trước khi thể hiện. Thời lượng tối đa: 30 phút (chưa kể phần trả lời câu hỏi của lớp). October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 25
  26. Quy định về thuyết trình (2) Tiêu chí tính điểm:  Nộp và trình bày đúng thời gian quy định;  VỀ NỘI DUNG: thể hiện đầy đủ, thống nhất nội dung cần diễn đạt, trình bày cấu trúc và ý tưởng cho người nghe dễ nắm bắt, phân tích được nội dung (nếu có yêu cầu), trả lời được các câu hỏi của người nghe;  VỀ HÌNH THỨC: trình bày hấp dẫn, dễ thu hút, có tính chuyên nghiệp (qua phương pháp trình bày, qua phong cách của người trình bày, qua ngôn ngữ sử dụng để trình bày ), có sự tham gia đầy đủ và cân đối giữa các thành viên của nhóm. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 26
  27. NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 27
  28. CHƯƠNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 28
  29. GIỚI THIỆU 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC 2. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC:  Hình thức chính thể nhà nước  Hình thức cấu trúc nhà nước  Chế độ chính trị 3. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 4. CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ KINH TẾ October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 29
  30. KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC Nhà nước là một bộ máy quyền lực đặc biệt do giai cấp thống trị lập ra để duy trì việc thống trị về chính trị, kinh tế, tư tưởng đối với toàn bộ xã hội. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 30
  31. ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC 1. Nhà nước là một bộ máy quyền lực công cộng đặc biệt 2. Nhà nước có chủ quyền quốc gia 3. Nhà nước xác định các loại thuế, tổ chức việc thu thuế 4. Nhà nước đặt ra hệ thống pháp luật và điều hành xã hội trên cơ sở hệ thống pháp luật đó October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 31
  32. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC- Khái niệm Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 32
  33. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC- Các yếu tố tạo thành 1. Hình thức chính thể nhà nước 2. Hình thức cấu trúc nhà nước 3. Chế độ chính trị October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 33
  34. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC- Hình thức chính thể nhà nước Là cách thức và trình tự lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và mối liên hệ giữa các cơ quan đó trong bộ máy nhà nước. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 34
  35. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CHÍNH THỂ CHÍNH THỂ QUÂN CHỦ CỘNG HÒA QUÂN CHỦ QUÂN CHỦ CỘNG HÒA CỘNG HÒA TUYỆT ĐỐI TƯƠNG ĐỐI QUÝ TỘC DÂN CHỦ QUÂN CHỦ TƯƠNG ĐỐI CỘNG HÒA NHỊ NGUYÊN TỔNG THỐNG QUÂN CHỦ TƯƠNG ĐỐI CỘNG HÒA ĐẠI NGHỊ ĐẠI NGHỊ CỘNG HÒA HỖN HỢP October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 35
  36. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC- Hình thức cấu trúc nhà nước Là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ và việc xác định mối liên hệ giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương và địa phương. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 36
  37. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 37
  38. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động 1. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân 2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo 3. Nguyên tắc tập trung dân chủ 4. Nguyên tắc pháp chế XHCN October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 38
  39. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM- Các cơ quan trong BMNN 1. Quốc hội 2. Chủ tịch nước 3. Chính phủ 4. Hội đồng nhân dân các cấp 5. Ủy ban nhân dân các cấp 6. Tòa án nhân dân các cấp 7. Viện kiểm sát nhân dân các cấp October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 39
  40. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CƠ QUAN CƠ QUAN CƠ QUAN CƠ QUAN QUYỀN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHÀ NƯỚC XÉT XỬ KIỂM SÁT QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ VÀ TÒA ÁN VIỆN KIỂM SÁT HĐND CÁC CẤP UBND CÁC CẤP CÁC CẤP CÁC CẤP October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 40
  41. SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM Chính Quốc hội Chủ tịch Viện Trưởng TAND Tối cao phủ UBTV QH Nước VKSDND Tối cao UBND cấp tỉnh HĐND cấp tỉnh TAND Cấp tỉnh VKSND cấp tỉnh UBND cấp TAND cấp huyện VKSND cấp huyện huyện HĐND cấp huyện Quan hệ hình thành UBND cấp xã HĐND cấp xã Quan hệ lãnh đạo October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 41
  42. QUỐC HỘI  Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN.  Quốc Hội là cơ quan vừa mang tính đại diện vừa mang tính quyền lực:  Tính đại diện được thể hiện ở việc Quốc Hội do cử tri cả nước bầu ra;  Tính quyền lực được thể hiện ở việc Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, có quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 42
  43. CHỦ TỊCH NƯỚC . Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại; . Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc Hội; . Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSNDTC. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 43
  44. CHÍNH PHỦ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc Hội, cơ quan hành chánh nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN VN. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 44
  45. TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP  Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam  Hệ thống tòa án ở nước ta bao gồm :  Tòa án nhân dân tối cao  Tòa án nhân dân cấp tỉnh  Tòa án nhân dân cấp huyện  Tòa án quân sự  Tòa án đặc biệt (do Quốc Hội quyết định thành lập khi cần thiết) October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 45
  46. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP  Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.  Viện kiểm sát ở nước ta hiện nay bao gồm:  Viện kiểm sát nhân dân tối cao  Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh  Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện  Viện kiểm sát quân sự October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 46
  47. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP  Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên;  Gồm 3 cấp: cấp tỉnh, huyện, xã. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 47
  48. ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP  Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân;  Ủy ban nhân dân có 3 cấp: cấp tỉnh, huyện, xã. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 48
  49. CHƯƠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 49
  50. GIỚI THIỆU 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT 2. HÌNH THỨC PHÁP LuẬT October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 50
  51. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Quan hệ giữa pháp luật và kinh tế October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 51
  52. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT- Khái niệm Pháp luật là:  hệ thống những quy tắc xử sự  mang tính bắc buộc chung  do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện,  thể hiện ý chí của giai cấp thống trị  phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế – xã hội,  là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 52
  53. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT- Đặc điểm 1. Được đảm bảo bởi nhà nước 2. Là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung 3. Có tính ổn định 4. Được xác định chặt chẽ về mặt hình thức thể hiện October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 53
  54. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT- Quan hệ giữa pháp luật và các hiện tượng xã hội khác 1. Pháp luật và kinh tế 2. Pháp luật và chính trị 3. Pháp luật và nhà nước 4. Pháp luật và các quy phạm xã hội khác (quy tắc đạo đức, tín điều tôn giáo ) October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 54
  55. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT 1. CÁC HÌNH THỨC PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI 2. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 55
  56. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Hiến pháp Việt nam 1992 2. Nghị quyết số 51 ngày 25.12.2001 của Quốc hội về việc sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992 3. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (có hiệu lực từ 1.1.2009) 4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 3.12.2004 (có hiệu lực từ 1.4.2005) October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 56
  57. CÁC HÌNH THỨC PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI  TẬP QUÁN PHÁP  TIỀN LỆ PHÁP  VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 57
  58. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT VIỆT NAM (1)  Pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ tồn tại trong Văn bản quy phạm pháp luật.  Việc phát triển các nguồn khác của pháp luật Việt Nam đang được nghiên cứu và xem xét. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 58
  59. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT VIỆT NAM (2)  Khái niệm, đặc điểm của Văn bản QPPL  Hệ thống Văn bản QPPL  Nguyên tắc xây dựng, ban hành Văn bản QPPL  Hiệu lực của Văn bản QPPL October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 59
  60. KHÁI NIỆM VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Theo Điều 1 Luật BHVBQPPL năm 2008: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 60
  61. ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định 2. Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung đối với mọi chủ thể pháp luật mà nó điều chỉnh 3. Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện trên thực tiễn October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 61
  62. HỆ THỐNG VĂN BẢN QPPL 1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. 2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 4. Nghị định của Chính phủ. 5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. 7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước. 10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. 11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 62
  63. HIẾN PHÁP  Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.  Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 63
  64. HIẾN PHÁP  Là đạo luật cơ bản của nhà nước, có giá trị pháp lý cao nhất;  Mọi văn bản khác khi ban hành đều phải dựa trên hiến pháp;  Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đất nước;  Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc Hội tán thành;  Nước ta đến nay đã trải qua 4 bản Hiến Pháp: Hiến Pháp năm 1946, 1959,1980, 1992 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2001 October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 64
  65. LUẬT Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 65
  66. Trình tự ban hành Luật 1. Lập chương trình, thông qua chương trình xây dựng luật 2. Soạn thảo dự án luật 3. Thẩm tra dự án luật 4. Uỷ ban thường vụ Quốc Hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật 5. Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý, thông qua dự án luật 6. Công bố luật October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 66
  67. NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để:  quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương;  điều chỉnh ngân sách nhà nước;  phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;  quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội;  phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 67
  68. PHÁP LỆNH CỦA UBTVQH Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 68
  69. NGHỊ QUYẾT CỦA UBTVQH Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được ban hành để:  giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;  hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;  quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ;  ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;  và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 69
  70. LỆNH- QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 70
  71. NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:  Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;  Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;  Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;  Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 71
  72. QUYẾT ĐỊNH CỦA TTCP Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:  Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;  Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 72
  73. THÔNG TƯ CỦA BT- TTCQNB Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:  Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;  Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;  Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 73
  74. NGHỊ QUYẾT CỦA HĐTP TANDTC  Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 74
  75. THÔNG TƯ CỦA CHÁNH ÁN TANDTC- VIỆN TRƯỞNG VKSNDTC  Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương và Toà án quân sự về tổ chức; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.  Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định các biện pháp bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 75
  76. QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC  Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước được ban hành để quy định, hướng dẫn các chuẩn mực kiểm toán nhà nước; quy định cụ thể quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 76
  77. VĂN BẢN LIÊN TỊCH (1)  Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 77
  78. VĂN BẢN LIÊN TỊCH (2)  Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 78
  79. VĂN BẢN LIÊN TỊCH (3)  Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ đó. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 79
  80. VBQPPPL CỦA HĐND- UBND (1)  Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được ban hành theo nội dung, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 80
  81. VBQPPPL CỦA HĐND- UBND (2) Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân là văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật này quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 81
  82. VBQPPPL CỦA HĐND- UBND (3) 1.HĐND: Nghị quyết 2.UBND: Quyết định, Chỉ thị October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 82
  83. VBQPPL của HĐND Hội đồng nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong những trường hợp sau đây:  Quyết định những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;  Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;  Quyết định biện pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho;  Quyết định trong phạm vi thẩm quyền được giao những chủ trương, biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm phát huy tiềm năng của địa phương, nhưng không được trái với các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;  Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho Hội đồng nhân dân quy định một vấn đề cụ thể. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 83
  84. VBQPPL của UBND Uỷ ban nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong những trường hợp sau đây:  Để thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh;  Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn;  Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho Uỷ ban nhân dân quy định một vấn đề cụ thể. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 84
  85. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (1) Theo Điều 3 Luật BHVBQPPL năm 2008:  Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.  Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.  Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 85
  86. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (2) Theo Điều 3 Luật BHVBQPPL năm 2008 (tt):  Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.  Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 86
  87. HIỆU LỰC CỦA VBQPPL  HIỆU LỰC VỀ THỜI GIAN  HIỆU LỰC VỀ KHÔNG GIAN  HIỆU LỰC VỀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 87
  88. Hiệu lực về thời gian Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị thi hành của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 88
  89. THỜI ĐIỂM PHÁT SINH HIỆU LỰC NGƯNG HIỆU LỰC VỀ HIỆU LỰC TRỞ VỀ TRƯỚC HIỆU LỰC THỜI GIAN CỦA VBQPPL THỜI ĐIỂM CHẤM DỨT HIỆU LỰC October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 89
  90. Hiệu lực về không gian Hiệu lực về không gian của văn bản Quy phạm pháp luật là giá trị thi hành của văn bản Quy phạm pháp luật trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 90
  91. Hiệu lực về đối tượng áp dụng Hiệu lực về đối tượng áp dụng là phạm vi các cá nhân, tổ chức và những quan hệ xã hội mà văn bản đó điều chỉnh. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 91
  92. HIỆU LỰC VỀ KHÔNG GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG (1)  Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp văn bản có quy định khác hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 92
  93. HIỆU LỰC VỀ KHÔNG GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG (2)  Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân của đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 93
  94. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ (1)  Pháp luật Việt Nam tồn tại chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật.  Pháp luật quốc tế có thể tồn tại trong nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 94
  95. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ (2)  Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế  Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 95
  96. CHƯƠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 96
  97. GIỚI THIỆU 1. QUAN HỆ PHÁP LUẬT 2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 3. VI PHẠM PHÁP LUẬT 4. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 97
  98. QUAN HỆ PHÁP LUẬT Khái niệm Đặc điểm Thành phần của QHPL October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 98
  99. QUAN HỆ PHÁP LUẬT- Khái niệm Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, trong đó các bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 99
  100. QUAN HỆ PHÁP LUẬT- Đặc điểm 1. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội phản ánh ý chí nhà nước 2. Nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 100
  101. QUAN HỆ PHÁP LUẬT- Thành phần của QHPL 1.Chủ thể của QHPL 2.Khách thể của QHPL 3.Nội dung của QHPL October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 101
  102. Chủ thể của quan hệ pháp luật- Khái niệm Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 102
  103. Chủ thể của quan hệ pháp luật- Điều kiện để trở thành chủ thể PHẢI CÓ Năng lực chủ thể, bao gồm: 1. Năng lực pháp luật: là khả năng của của chủ thể được hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 2. Năng lực hành vi: là khả năng thực tế của chủ thể được nhà nước thừa nhận, bằng chính hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 103
  104. Chủ thể của quan hệ pháp luật- Các loại chủ thể 1. Cá nhân 2. Pháp nhân 3. Các loại chủ thể khác:  Hộ gia đình  Tổ hợp tác  Các đơn vị trực thuộc pháp nhân  Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 104
  105. Chủ thể của quan hệ pháp luật- Cá nhân Năng lực pháp luật của cá nhân:  Xuất hiện từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết;  Trường hợp đặc biệt: người chưa được sinh ra vẫn có thể là chủ thể của quan hệ pháp luật thừa kế nếu đó là con của người để lại di sản và đã thành thai trước khi người đó chết. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 105
  106. Chủ thể của quan hệ pháp luật- Cá nhân Năng lực hành vi của cá nhân:  Chỉ xuất hiện khi cá nhân đạt đến độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện nhất định về tình trạng sức khỏe, khả năng nhận thức  Năng lực hành vi ở mỗi ngành luật có sự quy định khác nhau. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 106
  107. Chủ thể của quan hệ pháp luật- Pháp nhân  Một tổ chức muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật phải được pháp luật thừa nhận là một pháp nhân. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 107
  108. PHÁP NHÂN Điều 84 BLDS 2005: Pháp nhân: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 108
  109. Chủ thể của quan hệ pháp luật- Pháp nhân Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân:  xuất hiện tại thời điểm pháp nhân được thành lập hoặc cho phép thành lập, nếu pháp nhân có đăng ký kinh doanh thì tại thời điểm được cho phép đăng ký kinh doanh;  chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt hoạt động. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 109
  110. CÁC LOẠI PHÁP NHÂN Điều 100 BLDS 2005: Các loại pháp nhân: 1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. 2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. 3. Tổ chức kinh tế. 4. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện. 6. Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 110
  111. Nội dung của QHPL Là tất cả các quyền chủ thể và nghĩa vụ chủ thể mà chủ thể có được khi tham gia vào quan hệ pháp luật: 1. Quyền chủ thể 2. Nghĩa vụ chủ thể October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 111
  112. NỘI DUNG CỦA QHPL QUYỀN CHỦ THỂ NGHĨA VỤ CHỦ THỂ Là cách xử sự mà pháp luật Là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc cho phép chủ thể được tiến hành chủ thể tiến hành nhằm đáp ứng trong quan hệ pháp luật nhất định việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Khả năng chủ thể tự xử Chủ thể phải tự mình sự trong giới hạn mà luật cho phép để thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của mình tiến hành một số hoạt động nhất định Khả năng chủ thể yêu cầu chủ thể khác chấm dứt các hành vi cản trở việc thực hiện Chủ thể kiềm chế quyền của mình hoặc yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ của họ để đảm bảo một số hoạt động nhất định quyền lợi của mình Khả năng yêu cầu CQNN có Chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện hoặc thực hiện thẩm quyền bảo vệ quyền không đúng những xử sự và lợi ích hợp pháp của mình. theo yêu cầu của pháp luật October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 112
  113. Khách thể của QHPL Là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần có thể thoã mãn nhu cầu, đòi hỏi của các chủ thể mà vì chúng, họ đã tham gia quan hệ pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 113
  114. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm 2. Các hình thức thực hiện pháp luật October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 114
  115. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT- Khái niệm Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế và hợp pháp của các chủ thể pháp luật. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 115
  116. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT- Các hình thức THPL 1. Tuân thủ pháp luật 2. Thi hành pháp luật 3. Sử dụng pháp luật 4. Áp dụng pháp luật October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 116
  117. Tuân thủ pháp luật  Là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể giữ mình, kiềm chế mình để không thực hiện các hành vi và pháp luật cấm;  Chủ thể của hình thức tuân thủ pháp luật này là tất cả cơ quan, các tổ chức và cá nhân;  Đây là một hình thức thụ động, được thể hiện chủ yếu thông qua hành vi không hành động – “hành vi không làm”. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 117
  118. Thi hành pháp luật  Là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.  Chủ thể của hình thức thi hành pháp luật này là tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân.  Đây là loại xử sự chủ động, chủ yếu thông qua hành động – “hành vi làm”. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 118
  119. Sử dụng pháp luật  Là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình, thực hiện những hành vi được pháp luật cho phép.  Chủ thể của hình thức sử dụng pháp luật này là tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân.  Hình thức này có thể được thể hiện ở hành vi hành động –“hành vi làm” hay hành vi không hành động –“hành vi không làm”. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 119
  120. Áp dụng pháp luật  Khái niệm  Đặc điểm  Các trường hợp ADPL  Các bước của hoạt động ADPL  Áp dụng pháp luật tương tự October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 120
  121. Áp dụng pháp luật- Khái niệm  Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các chủ thể pháp luật nhất định. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 121
  122. Áp dụng pháp luật- Đặc điểm  Áp dụng pháp luật là một hoạt động mang tính tổ chức quyền lực nhà nước  Áp dụng pháp luật là một hoạt động mang tính tổ chức rất chặt chẽ  Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt các hoạt động xã hội  Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 122
  123. Áp dụng pháp luật- Các trường hợp ADPL  Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự tham gia của nhà nước;  Khi xảy ra sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được;  Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc để thi hành các chế tài đối với những chủ thể vi phạm phápluật;  Trong một số quan hệ pháp luật quan trọng mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó hoặc để xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự kiện thực tế nào đó. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 123
  124. Áp dụng pháp luật- Các bước của hoạt động ADPL  Bước 1: Các cơ quan nhà nước phải phân tích, đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc như thực tế nó đã xảy ra, xem xét đầy đủ chứng cứ  Bước 2: Chọn các quy phạm pháp luật phù hợp, giải thích chúng để làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng. Vận dụng quy phạm pháp luật đó vào trường hợp đó.  Bước 3: Ra văn bản áp dụng pháp luật: có thể là bản án của tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  Bước 4: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 124
  125. Áp dụng pháp luật- ADPL tương tự  Là một biện pháp mang tính tạm thời nhằm khắc phục những lỗ hổng của pháp luật.  Có 2 trường hợp:  Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: là giải quyết một vụ việc trên cơ sở một quy phạm pháp luật điều chỉnh một trường hợp khác có nội dung gần giống như vậy. Có thể cùng ngành luật mặt khác ngành luật.  Áp dụng tương tự pháp luật: là việc giải quyết một vụ việc trên cơ sở các qui tắc, nguyên tắc chung của pháp luật. Đó là khi tìm không được một quy phạm pháp luật của cùng ngành hay khác ngành luật để điều chỉnh. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 125
  126. VI PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm 2. Các dấu hiệu 3. Cấu thành vi phạm pháp luật 4. Phân loại October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 126
  127. VI PHẠM PHÁP LUẬT- Khái niệm Vi phạm pháp luật là hành vi xử sự cụ thể, trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 127
  128. VI PHẠM PHÁP LUẬT- Các dấu hiệu (1) 1. Là hành vi xử sự cụ thể 2. Trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ 3. Hành vi phải có lỗi 4. Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 128
  129. VI PHẠM PHÁP LUẬT- Các dấu hiệu (2)  Trái pháp luật:  Làm điều pháp luật CẤM làm;  Không làm điều pháp luật BẮT BUỘC làm;  Sử dụng quyền hạn quá giới hạn cho phép. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 129
  130. VI PHẠM PHÁP LUẬT- Các dấu hiệu (3)  LỖI: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới dạng lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.  Lỗi cố ý:  Lỗi cố ý trực tiếp  Lỗi cố ý gián tiếp  Lỗi vô ý:  Lỗi vô ý vì quá tự tin  Lỗi vô ý vì cẩu thả October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 130
  131. Lỗi cố ý trực tiếp  Đối với hành vi: chủ thể nhận thức rõ được hành vi của mình  Đối với hậu quả: chủ thể biết trước và mong muốn cho hậu quả xảy ra October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 131
  132. Lỗi cố ý gián tiếp  Đối với hành vi: chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình  Đối với hậu quả: chủ thể biết trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 132
  133. Lỗi vô ý vì quá tự tin  Đối với hành vi: chủ thể nhận thức rõ được hành vi của mình  Đối với hậu quả: chủ thể biết trước được hậu quả nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 133
  134. Lỗi vô ý vì cẩu thả  Đối với hành vi: chủ thể không nhận thức rõ được hành vi của mình  Đối với hậu quả: chủ thể không biết trước được hậu quả mặc dù phải biết trước và có thể biết trước. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 134
  135. VI PHẠM PHÁP LUẬT- Cấu thành của VPPL CHỦ THỂ KHÁCH THỂ MẶT CHỦ QUAN MẶT KHÁCH QUAN October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 135
  136. VI PHẠM PHÁP LUẬT MẶT MẶT CHỦ THỂ KHÁCH THỂ CHỦ QUAN KHÁCH QUAN HÀNH VI LỖI TRÁI PHÁP LUẬT HẬU QUẢ NGUY HIỂM MỤC ĐÍCH CHO XÃ HỘI MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ ĐỘNG CƠ GIỮA HÀNH VI- HẬU QUẢ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN THỦ ĐOẠN, CÔNG CỤ, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 136
  137. CẤU THÀNH CỦA VPPL- Chủ thể  Là những tổ chức, cá nhân có năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nghĩa là theo qui định của pháp luật, họ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 137
  138. CẤU THÀNH CỦA VPPL- Khách thể  Là những quan hệ xã hội hoặc giá trị xã hội được nhà nước bảo vệ nhưng bị các hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến.  Tính chất và tầm quan trọng của khách thể là yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 138
  139. CẤU THÀNH CỦA VPPL- Mặt chủ quan  Là hoạt động tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đó là thái độ tâm lý của người đó đối với hành vi và sự nhận thức của người đó về hậu quả của hành vi do mình gây ra.  Mặt chủ quan bao gồm: lỗi, mục đích vi phạm, động cơ vi phạm. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 139
  140. CẤU THÀNH CỦA VPPL- Mặt khách quan Là những biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khách quan bao gồm:  Hành vi trái pháp luật: hành động hoặc không hành động.  Hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi trái pháp luật gây ra hoặc nguy cơ xảy ra nguy hiểm cho xã hội  Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Theo đó:  Hành vi phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian  Hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả  Hậu quả đã xảy ra là sự hiện thực hóa khả năng thực tế của hành vi  Hành vi vi phạm pháp luật được biểu hiện ra bên ngoài bằng các phương tiện (đối tượng được sử dụng để phạm tội), phương pháp, thủ đoạn (cách thức sử dụng phương tiện), thời gian và địa điểm phạm tội. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 140
  141. VI PHẠM PHÁP LUẬT- Phân loại 1. Vi phạm pháp luật hình sự 2. Vi phạm pháp luật dân sự 3. Vi phạm pháp luật hành chính 4. Vi phạm pháp luật kỷ luật October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 141
  142. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1. Khái niệm 2. Truy cứu TNPL 3. Phân loại October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 142
  143. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ- Khái niệm Là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi và những biện pháp cưỡng chế nhà nước do chế tài của quy phạm pháp luật quy định. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 143
  144. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ- Truy cứu trách nhiệm pháp lý Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành những hoạt động trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình để buộc các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi, dựa vào: - Các yếu tố cấu thành VPPL - Thời hiệu truy cứu TNPL - Các trường hợp miễn TNPL October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 144
  145. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ- Phân loại TNPL  VI PHẠM PHÁP LUẬT  TRÁCH NHIỆM PHÁP HÌNH SỰ LÝ HÌNH SỰ  VI PHẠM PHÁP LUẬT  TRÁCH NHIỆM PHÁP HÀNH CHÍNH LÝ HÀNH CHÍNH  VI PHẠM PHÁP LUẬT  TRÁCH NHIỆM PHÁP DÂN SỰ LÝ DÂN SỰ  VI PHẠM PHÁP LUẬT  TRÁCH NHIỆM PHÁP KỶ LUẬT LÝ KỶ LUẬT October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 145
  146. CHƯƠNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 146
  147. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 2. LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000 October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 147
  148. GIỚI THIỆU 1. PHÁP LUẬT DÂN SỰ 2. PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 148
  149. PHÁP LUẬT DÂN SỰ  Nhận thức chung về pháp luật dân sự (Khái niệm, Đối tượng và phương pháp điều chỉnh , Quan hệ pháp luật dân sự , Nguyên tắc của luật dân sự, Nguồn của luật dân sự)  Một số nội dung cơ bản của pháp luật dân sự (Quyền nhân thân, Quyền sở hữu tài sản, Quyền sở hữu trí tuệ, Quyền thừa kế, Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự) October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 149
  150. Khái niệm Pháp luật dân sự  Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 150
  151. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự  Đối tượng điều chỉnh: là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản phát sinh trong giao dịch dân sự nhằm thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể trong xã hội.  Phương pháp điều chỉnh: là tự do thương lượng thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ nhưng không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 151
  152. Quan hệ pháp luật dân sự  Chủ thể  Khách thể  Nội dung October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 152
  153. Nguyên tắc của luật dân sự  Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận  Nguyên tắc bình đẳng  Nguyên tắc thiện chí, trung thực  Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự  Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp  Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự  Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác  Nguyên tắc tuân thủ pháp luật  Nguyên tắc hoà giải October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 153
  154. Nguồn của luật dân sự  Hiến pháp năm 1992  Bộ luật dân sự năm 2005  Luật sở hữu trí tuệ năm 2005  Luật hôn nhân và gia đình năm 2000  Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004  Điều ước quốc tế  Tập quán quôc tế October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 154
  155. Quyền nhân thân  Quyền đối với họ, tên;  Quyền xác định dân tộc;  Quyền được khai sinh, quyền được khai tử;  Quyền của cá nhân đối với hình ảnh;  Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể;  Quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; quyền nhận bộ phận cơ thể người;  Quyền xác định lại giới tính;  Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín;  Quyền kết hôn, quyền ly hôn;  Quyền bình đẳng của vợ chồng;  Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình;  Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con;  Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi . October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 155
  156. Quyền sở hữu tài sản  Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản  Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng và những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép để thỏa mãn nhu cầu của chủ sở hữu.  Quyền định đoạt: là quyền của chủ sở hữu trong việc quyết định số phận của tài sản October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 156
  157. Quyền sở hữu trí tuệ  Quyền tác giả  Quyền sở hữu công nghiệp  Quyền đối với giống cây trồng October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 157
  158. Quyền thừa kế  Thừa kế theo di chúc  Thừa kế theo pháp luật October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 158
  159. PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH  Nhận thức chung về pháp luật hôn nhân và gia đình (Khái niệm, Đối tượng điều chỉnh , Nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình )  Một số nội dung cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình (Kết hôn, Ly hôn) October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 159
  160. Khái niệm luật hôn nhân và gia đình  Luật hôn nhân gia đình Việt Nam là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm các quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con hay các thành viên khác trong gia đình. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 160
  161. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hôn nhân và gia đình  Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 161
  162. Nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình  Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng.  Hôn nhân giữa công dân Việt Nam, thuộc các dân tộc, các tôn giáo khác, giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được tôn trọng và pháp luật bảo vệ.  Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.  Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.  Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.  Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 162
  163. KẾT HÔN  Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.  Điều kiện kết hôn:  Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên  Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.  Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 163
  164. Quan hệ giữa vợ và chồng  Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.  Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.  Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.  Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào.  Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 164
  165. Một số vấn đề đặc biệt về quan hệ giữa vợ và chồng  Đại diện cho nhau giữa vợ, chồng  Quan hệ hôn nhân khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về  Tài sản chung của vợ chồng  Tài sản riêng của vợ, chồng October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 165
  166. Ly hôn  Quyền yêu cầu toà án giải quyết việc ly hôn  Căn cứ cho ly hôn  Thuận tình ly hôn  Ly hôn theo yêu cầu của một bên  Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 166
  167. Một số nội dung khác của Luật HN&GĐ  Xác định cha, mẹ, con  Con nuôi  Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài  Xử lý vi phạm về việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 167
  168. CHƯƠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 168
  169. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012 2. LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2006 3. BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2004 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2011 October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 169
  170. PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 170
  171. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG  Khái niệm ngành luật lao động  Đối tượng điều chỉnh  Phương pháp điều chỉnh  Những nguyên tắc cơ bản của luật lao động October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 171
  172. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG Khái niệm ngành luật lao động:  Ngành luật lao động là ngành luật độc lập trong hệ thống các ngành luật của pháp luật Việt Nam, bao gồm những quy tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa:  người lao động với người sử dụng lao động;  giữa người lao động, người sử dụng lao động với các cơ quan chức năng của nhà nước về lao động. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 172
  173. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG Đối tượng điều chỉnh:  Nhóm 1:quan hệ lao động  Nhóm 2: các quan hệ xã hội khác có liên quan chặt chẽ hoặc phát sinh từ quan hệ lao động. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 173
  174. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG Phương pháp điều chỉnh:  Phương pháp thỏa thuận  Phương pháp mệnh lệnh  Phương pháp có sự tác động của công đoàn October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 174
  175. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG Những nguyên tắc cơ bản:  Nguyên tắc tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc và tự do thuê mướn lao động;  Nguyên tắc trả lương hoặc trả công theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc;  Nguyên tắc bảo hộ lao động toàn diện;  Nguyên tắc được nghỉ ngơi theo chế độ có hưởng lương;  Nguyên tắc được hưởng bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội và các quyền lợi khác;  Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do liên kết và lập hội của người lao động và người sử dụng lao động. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 175
  176. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Hợp đồng lao động  Thỏa ước lao động tập thể  Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi  Tiền lương  Bảo hộ lao động  Bảo hiểm xã hội  Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất  Giải quyết tranh chấp lao động October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 176
  177. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Hợp đồng lao động:  hợp đồng lao động không xác định thời hạn;  hợp đồng xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng);  hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 177
  178. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG Thời hạn báo trước (tt): Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:  Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.  Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng:  Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc: tuỳ thuộc vào thời hạn do thầy thuốc chỉ định. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 178
  179. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Thời hạn báo trước (tt):  ít nhất 30 ngày (nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng); ít nhất 03 ngày (nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng), trong trường hợp:  Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;  Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 179
  180. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Thời hạn báo trước (tt):  ít nhất 03 ngày: nếu  Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;  Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;  Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động  Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 180
  181. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Hợp đồng lao động (tt): Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:  ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;  ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;  ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 181
  182. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Thỏa ước lao động tập thể:  là thoả thuận bằng văn bản giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 182
  183. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi:  Thời giờ làm việc : không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần  Thời giờ nghỉ ngơi : được tính theo ca, theo ngày, theo tuần và theo năm October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 183
  184. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Tiền lương: (???)  Không thấp hơn mức lương tối thiểu  Được trả thêm lương nếu làm thêm giờ:  Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.  Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%  Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 184
  185. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Bảo hộ lao động:  trang bị phương tiện cá nhân;  khám sức khoẻ, bồi dưỡng;  quy định về bảo hộ đối với một số loại lao động đặc biệt như: lao động nữ, lao động chưa thành niên, người tàn tật October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 185
  186. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Bảo hiểm xã hội:  Bảo hiểm xã hội bắt buộc:  Ốm đau  Thai sản  Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp  Hưu trí  Tử tuất  Bảo hiểm xã hội tự nguyện:  Hưu trí  Tử tuất  Bảo hiểm thất nghiệp:  Trợ cấp thất nghiệp  Hỗ trợ học nghề  Hỗ trợ tìm việc làm October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 186
  187. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Kỷ luật lao động:  khiển trách (bằng miệng hoặc bằng văn bản)  kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng  chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng  cách chức  sa thải  Trách nhiệm vật chất  Bồi thường những thiệt hại về tài sản, do vi phạm kỷ luật lao động hoặc do sơ suất khi làm việc gây ra cho người sử dụng lao động;  Mức bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào hình thức và mức độ gây thiệt hại. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 187
  188. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG  Giải quyết tranh chấp lao động:  Tranh chấp lao động cá nhân: hòa giải - tòa án.  Tranh chấp lao động tập thể: hòa giải - hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh - tòa án October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 188
  189. PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 1. Khái niệm pháp luật tố tụng dân sự 2. Những nguyên tắc của tố tụng dân sự 3. Chủ thể trong tố tụng dân sự 4. Các giai đoạn của tố tụng dân sự October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 189
  190. Khái niệm pháp luật tố tụng dân sự Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa tòa án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình tòa án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 190
  191. Các nguyên tắc của pháp luật tố tụng dân sự  Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.  Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.  Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.  Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự.  Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.  Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự . October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 191
  192. Các chủ thể trong tố tụng dân sự  CHỦ THỂ TIẾN HÀNH TỐ TỤNG:  Cơ quan tiến hành tố tụng: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.  Người tiến hành tố tụng: Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.  CHỦ THỂ THAM GIA TỐ TỤNG:  Các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan);  Những người tham gia tố tụng khác (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người đại diện ). October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 192
  193. Các giai đoạn trong tố tụng dân sự  Khởi kiện và thụ lý vụ án  Chuẩn bị xét xử  Xét xử:  Thủ tục xét xử sơ thẩm  Thủ tục xét xử phúc thẩm  Thủ tục xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật:  Giám đốc thẩm  Tái thẩm  Thi hành bản án, quyết định của toà án October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 193
  194. CHƯƠNG PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 194
  195. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC NĂM 2008 2. LUẬT VIÊN CHỨC NĂM 2010 3. LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2012 October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 195
  196. LUẬT HÀNH CHÍNH  Khái niệm  Đối tượng điều chỉnh  Phương pháp điều chỉnh  Một số chế định cơ bản October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 196
  197. LUẬT HÀNH CHÍNH  Khái niệm: Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội:  phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước,  các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình,  trong quá trình các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 197
  198. LUẬT HÀNH CHÍNH  Đối tượng điều chỉnh:  Nhóm 1: những quan hệ trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước  Nhóm 2: những quan hệ có tính chất quản lý, hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy và chế độ công tác nội bộ của cơ quan  Nhóm 3: những quan hệ quản lý hình thành trong quá trình một sổ tổ chức và cá nhân thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với những vấn đề cụ thể mà pháp luật quy định October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 198
  199. LUẬT HÀNH CHÍNH  Phương pháp điều chỉnh:  Phương pháp hành chính- mệnh lệnh  Phương pháp thỏa thuận October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 199
  200. LUẬT HÀNH CHÍNH  Một số chế định cơ bản:  Chế định về cán bộ, công chức, viên chức  Chế định về trách nhiệm hành chính October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 200
  201. CHƯƠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 201
  202. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI NĂM 2009 2. BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 202
  203. LUẬT HÌNH SỰ 1. Khái niệm 2. Đối tượng điều chỉnh 3. Phương pháp điều chỉnh 4. Một số chế định cơ bản October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 203
  204. LUẬT HÌNH SỰ  Khái niệm: Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành trong đó xác định hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm đồng thời quy định hình phạt cho chủ thể tội phạm đó. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 204
  205. LUẬT HÌNH SỰ  Đối tượng điều chỉnh:  những quan hệ xã hội phát sinh giữa một bên là nhà nước và người phạm tội  Phương pháp điều chỉnh:  Phương pháp quyền uy mệnh lệnh October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 205
  206. LUẬT HÌNH SỰ  Một số chế định cơ bản:  Chế định về tội phạm  Chế định về hình phạt:  Hình phạt chính  Hình phạt bổ sung  Các biện pháp tư pháp October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 206
  207. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1. Khái niệm 2. Đối tượng điều chỉnh 3. Phương pháp điều chỉnh 4. Các giai đoạn tố tụng October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 207
  208. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ  Khái niệm: là một ngành luật độc lập bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh quá trình giải quyết một vụ án hình sự. October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 208
  209. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ  Đối tượng điều chỉnh:  là những quan hệ xã hội phát sinh từ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án  Phương pháp điều chỉnh:  Phương pháp quyền uy mệnh lệnh  Phương pháp phối hợp và chế ước October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 209
  210. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ  Các chủ thể trong tố tụng:  Chủ thể tiến hành tố tụng  Chủ thể tham gia tố tụng October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 210
  211. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ  Các giai đoạn tố tụng:  Khởi tố vụ án hình sự  Điều tra vụ án hình sự  Truy tố  Xét xử  Thi hành án October 3, 2013 NGUYỄN NGỌC DUY MỸ, LL.M 211