Bài thuyết trình Văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay

ppt 46 trang ngocly 4671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_thuyet_trinh_van_hoa_chinh_tri_o_viet_nam_hien_nay.ppt

Nội dung text: Bài thuyết trình Văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay

  1. Văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay Nhóm 6
  2. Lí do chọn đề tài • Văn hóa chính trị có vai trò rất to lớn đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong việc tổ chức xã hội, định hướng điều chỉnh các hành vi và quan hệ xã hội. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động của cá nhân, giai cấp trong chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trị • Xu hướng toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội phát song cũng tạo ra những thách thức mới cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Việc giữ vững những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định nền chính trị. Từ đó sẽ tạo ra động lực cho sự hòa nhập, phát triển, ổn định của nước ta. • Văn hóa chính trị ở nước ta có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Điều đó đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học, truyền thống với hiện đại,. Cũng chính từ đó đã tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa chính trị ở nước ta • Thông qua đề tài: “Văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay”, chúng tôi muốn làm rõ hơn những nét tiêu biểu, đặc thù trong văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay. Từ đó có cái nhìn tổng quan về văn hóa chính trị cũng như nền chính trị nước ta hiện nay
  3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tài liệu, tác giả Mục tiêu đưa ra những nét tiêu biểu của văn hóa chính trị Việt Nam trong thời đại hiện nay
  4. Phương pháp nghiên cứu Phân tích và tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài nghiên cứu này Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các tài liệu: sách báo,trên internet, đưa ra những nội dung tiêu biểu của văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kì hiện nay. Từ đó tổng hợp đánh giá đặc điểm của văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kì hiện nay.
  5. Kết cấu của đề tài Chương 2. Một số nét tiêu biểu Chương 1. Cơ của văn hóa sở lý luận chính trị Việt Nam
  6. Chương 1. Cơ sở lý luận Khái Khái Khái niệm niệm niệm văn hóa chính văn chính trị hóa trị
  7. Khái niệm văn hóa • Văn hóa là một khái niệm phức tạp và đa nghĩa, gắn liền con người với đời sống xã hội loài người. Từ lâu văn hóa đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Hiện nay đã và đang tồn tại rất nhiều các định nghĩa khác nhau về văn hóa. • Văn hóa là tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm phục vụ mục đích cuộc sống con người
  8. Khái niệm chính trị • Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin: Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì lời ích giai cấp. Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chưc quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước, là định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung nhiệm vụ của nhà nước. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Đồng thời, chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế. Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan tới vận mệnh hàng triệu người. Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. • Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân và công việc nhà nước và xã hội, hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
  9. Khái niệm văn hóa chính trị • Theo Almond:Văn hóa chính trị gồm các yếu tố nhận thức, tình cảm, giá trị. Nó hàm chứa nhận thức và ý kiến, quan niệm giá trị và tình cảm đối với chính trị • Pye-nhà chính trị học Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “ Văn hóa chính trị là một hệ thống thái độ, niềm tin và tình cảm; nó đem lại ý nghĩa và trật tự cho quá trình chính trị; nó đưa ra tiền đề cơ bản và quy tắc chế ước hành vi của hệ thống chính trị; nó bao gồm lý tưởng chính trị và quy phạm vận hành của một chính thể. Bởi vậy, văn hóa chính trị là biểu hiện hình thức tập hợp tâm lý xã hội và góc độ chủ quan; một loại văn hóa chính trị vừa là lịch sử tập thể của một hệ thống chính trị, lại vừa là sản phẩm của lịch sử đời sống của các cá thể trong hệ thống đó; do đó, nó bắt rễ sâu xa trong lịch sử các sự kiện chung và lịch sử cá nhân”.
  10. Khái niệm văn hóa chính trị • Theo tập bài giảng Chính trị học đại cương của 2 tác giả Lê Văn Cảnh và Bùi Trọng Tài: “Văn hóa chính trị là một lĩnh vực, một biểu hiện đặc biệt của văn hóa loài người trong xã hội có giai cấp, văn hóa chính trị được hiểu là trình độ phát triển của con người thể hiện ở trình độ hiểu biết về chính trị, trình độ tổ chức hệ thống tổ chức quyền lực theo một chuẩn giá trị xã hội nhất định nhằm điều hòa các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ xã hội”
  11. Chương 2. Một số nét tiêu biểu của văn hóa chính trị ở Việt Nam Chương 2 2.1. Cấu trúc của văn hóa chính trị 2.2. Đặc Việt Nam điểm của 2.3. Văn hóa văn hóa chính trị thể hiện trong sự 2.4. Một số vấn chính trị Việt đề phương Nam lãnh đạo của hướng giáo dục, Đảng Cộng nâng cao văn hóa sản Việt Nam chính trị ở nước ta hiện nay
  12. 2.1. Cấu trúc của văn hóa chính trị Việt Nam 2.1.1. Văn hóa chính trị 2.1.2. Văn với tư cách là hóa chính trị chủ thể chính với tư cách là trị - cá nhân hệ giá trị và tổ chức
  13. 2.1.1. Văn hóa chính trị với tư cách là chủ thể chính trị - cá nhân và tổ chức Văn hóa chính trị cá nhân Văn hóa chính trị tổ chức
  14. Văn hóa chính trị cá nhân Văn hóa chính trị cá nhân được thể hiện trên ba mặt: • Trình độ hiểu biết về chính trị. • Khả năng, năng lực của cá nhân tham gia vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực chính trị. • Mức độ hoàn thiện nhân cách Ở Việt Nam, văn hóa chính trị ở mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với những nhà lãnh đạo, chính trị là sự thực hành văn hóa chính trị Hồ Chí Minh với phương châm: thường xuyên trau dồi kiến thức, tư duy khoa học, thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, nghiêm khắc với mình, khoan dung, độ lượng đối với mọi người
  15. Văn hóa chính trị của tổ chức • Văn hóa chính trị của một tổ chức phụ thuộc vào văn hóa của từng cá nhân, vào văn hóa người thủ lĩnh (người đứng đầu), vào trình độ dân trí nói chung, vào trình độ tổ chức của tổ chức và suy đến cùng còn tùy thuộc vào bản chất của chế độ chính trị, trình độ chín muồi của chế độ dân chủ
  16. 2.1.2. Văn hóa chính trị với tư cách là hệ giá trị Thứ nhất, trình độ giác ngộ lý luận chính trị, lập trường quan điểm của giai cấp. Thứ hai, hệ thống các giá trị, chuẩn mực phù hợp với lợi ích của giai cấp được cụ thể hóa dưới dạng các quy phạm pháp luật, có chức năng điều khiển hành vi của toàn xã hội Thứ ba, tập hợp những giá trị được quy phạm hóa thành những chuẩn mực có chức năng điều khiển những chủ thể tham gia vào đời sống chính trị.
  17. 2.2. Đặc điểm của văn hóa chính trị Việt Nam 2.2.1. Những yếu tố làm nên nét đặc sắc của văn hoá chính trị Việt Nam 2.2.2. Một số đặc điểm tiêu biểu của văn hóa chính trị Việt Nam
  18. 2.2.1. Những yếu tố làm nên nét đặc sắc của văn hoá chính trị Việt Nam • Một là, về lịch sử, văn hoá chính trị Việt Nam được hình thành và phát triển trong quá trình hình thành ý thức dân tộc, quốc gia, kết tinh thành truyền thống dựng nước và giữ nước của các thế hệ người Việt Nam. Ý thức độc lập dân tộc, tự lực tự cường, tinh thần yêu nước, đoàn kết cộng đồng đã trở thành nội dung bền vững mang tính truyền thống của văn hoá chính trị Việt Nam. • Hai là, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nền văn hiến quốc gia, tinh thần yêu nước, đoàn kết, phát huy nội lực, sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, gắn liền với việc coi trọng, tôn vinh hiền tài đã tạo nên sức sống của văn hoá chính trị, và, khả năng phát huy những truyền thống, giá trị tốt đẹp đó của dân tộc đã tạo nên “độ cao” của văn hoá chính trị.
  19. 2.2.1. Những yếu tố làm nên nét đặc sắc của văn hoá chính trị Việt Nam • Ba là, tôn trọng đạo lý, tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý, quật cường dân tộc, nhưng nhân ái, khoan dung, độ lượng, vị tha. Những nét đẹp đó đã tác động, ảnh hưởng, làm cho văn hóa chính trị Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. • Bốn là, do đặc điểm của địa chính trị nước ta, nên văn hoá chính trị Việt Nam có nột nét nổi bật là phải sáng tạo. Nhờ khả năng sáng tạo mà bản sắc văn hoá dân tộc dã được giữ vững và phát triển qua các thời kỳ. Đặc biệt, tính sáng tạo này càng thể hiện rõ nét khi đất nước, dân tộc đứng trước những thời điểm khó khăn, quyết định vận mệnh của dân tộc. Chính nét sáng tạo ấy đã đem lại một tầm vóc, một vẻ đẹp văn hoá của nền chính trị Việt Nam.
  20. 2.2.1. Những yếu tố làm nên nét đặc sắc của văn hoá chính trị Việt Nam • Bên cạnh những nét đẹp đó, cũng cần nhận thấy rằng, do nước ta xuất phát là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua quá nhiều các cuộc chiến tranh giữ nước, vì thế những yếu tố như tâm lý tiểu nông khá đậm, kinh nghiệm chủ nghĩa, triết lý chung chung, thiếu tính khách quan và cơ sở khoa học vững chắc, dễ hài lòng với mình, tâm lý chạy theo thành tích, “bệnh” hình thức , nếu như không được hạn chế, khắc phục kịp thời, sẽ có tác động tiêu cực, bào mòn dần sức sống và khả năng sáng tạo của văn hoá chính trị Việt Nam.
  21. 2.2.2. Một số đặc điểm tiêu biểu của văn hóa chính trị Việt Nam • Văn hóa chính trị Việt Nam từ ngày có Đảng Cộng sản đến nay, một nền chính trị lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Đây là nền chính trị thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm văn hóa chính trị Việt Nam mang tính xã hội chủ nghĩa
  22. 2.2.2. Một số đặc điểm tiêu biểu của văn hóa chính trị Việt Nam • Thứ nhất, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, đó cũng là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động chính trị, của văn hóa chính trị. Đây là hệ tư tưởng khoa học, tiến bộ soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay việc bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng ta.
  23. 2.2.2. Một số đặc điểm tiêu biểu của văn hóa chính trị Việt Nam • Thứ hai, văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay là sự kế thừa văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống • Thứ ba, văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay là một nền văn hóa chính trị cách mạng – khoa học – nhân văn theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa • Ngoài ra, văn hóa chính trị hiện nay còn thể hiện ở tính khoa học. Xây dựng nền văn hóa chính trị với sự tiếp nhận những giá trị tiên tiến, những quy luật phát triển xã hội, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng hệ thống chính trị khoa học và phù hợp với đặc điểm Việt Nam
  24. 2.3. Văn hóa chính trị thể hiện trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam • Thứ nhất, về lựa chọn giá trị, Đảng ta khẳng định để xây dựng nền văn hóa chính trị Việt Nam tiên tiến, hiện đại, cần kế thừa các giá trị văn hóa chính trị truyền thống tốt đẹp được kết tinh qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, kế thừa các giá trị văn hóa chính trị tinh hoa của các nước trên thế giới, trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động
  25. 2.3. Văn hóa chính trị thể hiện trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam • Thứ hai, trong đường lối xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng một nền kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế khách quan, bởi kinh tế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, phát huy sức sản xuất, khơi dậy tính năng động, sáng tạo của con người, tính hiệu quả trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lực • Đồng thời khắc phục những hạn chế vốn có của nền kinh tế thị trường. Đây là khía cạnh văn hoá của tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng phải gắn liền với việc đảm bảo quyền lợi của đa số nhân dân lao động, với tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội.
  26. 2.3. Văn hóa chính trị thể hiện trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam • Thứ ba, trong việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Việc khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đã được ghi trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực của nhà nước là thống nhất là của dân, không phân chia nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật".
  27. 2.3. Văn hóa chính trị thể hiện trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam • Thứ tư, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi
  28. 2.3. Văn hóa chính trị thể hiện trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam • Thứ năm, xác định “xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”. Để lãnh đạo đất nước nắm bắt cơ hội, vượt qua khó khăn, đạt được mục tiêu cao cả đã đề ra, Đảng - người lãnh đạo đất nước, phải có một đội ngũ cán bộ có văn hóa chính trị cao, có trình độ và khả năng thực hiện các nội dung chính trị một cách văn hóa. Chính vì thế, Đảng luôn tiến hành đổi mới và chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, giữ vững sự đoàn kết và uy tín của Đảng trong nhân dân. Bản chất văn hoá chính trị tiến bộ cũng xa lạ với tệ quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí
  29. 2.4. Một số vấn đề phương hướng giáo dục, nâng cao văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay • Nâng cao trình độ học vấn, mặt bằng dân trí trong xã hội. Dân trí không phải hướng vào đối tượng dân mà phải đặc biệt chú trọng tới năng lực hiểu biết, năng lực trí tuệ của người lãnh đạo, người quản lý của công chức, quan chức. Nâng cao dân trí, đồng thời phải rất chú trọng nâng cao chất lượng cácn bộ lãnh đạo, nhất là đạo đức năng lực trí tuệ của họ
  30. 2.4. Một số vấn đề phương hướng giáo dục, nâng cao văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay • Mở rộng việc cung cấp thông tin, xã hội hoá và cập nhật hoá thông tin theo tinh thần công khai, dân chủ, đạo đức, pháp luật. Tính khách quan, trung thực của thông tin và truyền bá thông tin là điều không thể thiếu, để có chính trị lành mạnh và văn hóa chính trị dân chủ. • Cùng với thông tin là đẩy mạnh giáo dục pháp luật. Tôn trọng pháp luật, tự giác thực hiện pháp luật, đấu tranh cho việc pháp luật được coi trọng và xử lý nghiêm minh theo luật, thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật là đòi hỏi cấp bách
  31. 2.4. Một số vấn đề phương hướng giáo dục, nâng cao văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay • Trao dồi đạo đức, thực hành đạo đức theo tư tưởng và gương sáng Hồ Chí Minh. Thực hành đạo đức cách mạng ở tất cả mọi người trong các mối quan hệ với tự mình, với người khác, với công việc, với tổ chức. Phải có đủ bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính thì mới là người hoàn toàn. Cần, kiệm, liêm, chính là đạo đức, là chính trị, là sự cô đọng các giá trị văn hoá đạo đức, văn hoá chính trị. • Đề cao nguyên tắc tính kỷ luật trong công tắc, tính kỷ luật trong công tác, trong sinh hoạt Đảng, trong rèn luyện tư cách đảng viên, trong đấu tranh phê bình. Chú trọng công tác kiểm tra, quản lý cán bộ, giữ mối liên hệ mật thiết với dân, dựa vào dân mà xây dựng Đảng, mà giáo dục cán bộ
  32. Một số hình ảnh minh họa
  33. Coi thường pháp luật
  34. Bắt tay nào đồng chí
  35. Ơ ơ sao giống phong bì chỗ mình thế nhể?
  36. Cẩn thận đấy 2 ông bạn!
  37. Vâng! Tệ tham nhũng đấy ạ!!!
  38. A!!! Tự do – dân chủ này!
  39. Có ai nhận ra hình ảnh này không ạ?
  40. Thế đây là gì?
  41. Chống quan liêu
  42. Xem nữa không?
  43. Thôi nhé! Không thì sợ lắm! Toàn vấn đề nhạy cảm
  44. Xin chân thành cảm ơn!