Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_tu_tuong_ho_chi_minh_chuong_6_tu_tuong_ho_chi.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
- CHƯƠNG SÁU 1
- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN I/- XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC THỂ HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN Quá trình hình thành TTHCM về nhà nước Thực tiễn Lý luận: Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ 1/- Nhà nước của dân: là nhà nước trong đó dân là chủ, dân có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, của dân tộc. Nhân dân làm chủ nhà nước thông qua quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Các tổ chức này do nhân dân trực tiếp bầu và chịu trách nhiệm trước nhân dân 2
- 2/- Nhà nước do dân: - Nhà nước do dân lập nên, do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình, nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu,hoạt động - Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra, nhà nước muốn điều hành, quản lý xã hội có hiệu quả phải dựa vào dân - Mọi hoạt động của bộ máy nhà nước về đối nội và đối ngoại đều chỉ là thực hiện ý chí của nhân dân, do nhân dân 3/- Nhà nước vì dân: - Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân - Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều là công bộc của dân, vì vậy: việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm; viêc gì có hại cho dân phải hết sức tránh 3
- - Nhà nước đưa lại quyền lợi cho nhân dân: làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành - DÂN: trong mệnh đề “Nhà nước của dân, do dân, vì dân là toàn thể nhân dân Việt nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Chỉ trừ những kẻ phản bội làm tay sai cho đế quốc” 4
- II/- QUAN ĐIỂM HCM VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA BẢN CHẤT GIAI CẤP CÔNG NHÂN VỚI TÍNH NHÂN DÂN VÀ TÍNH DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC 1/- Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước: Nhà nước ở chế độ nào cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định. Nhà nước Việt Nam mới mang bản chất của giai cấp công nhân vì Một là: do đảng công sản lãnh đạo Hai là: tính định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội Ba là: nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nhà nước là nguyên tắc tập trung dân chủ 2/- Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân của nhà nước với tính nhân dân và tính dân tộc biểu hiện ở những quan điểm 5
- Quan điểm 1: Nhà nước Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của nhiều thế hệ người Việt Nam (từ 1858 – 1945) Quan điểm 2: Nhà nước Việt Nam bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích nhân dân làm cơ bản Quan điểm 3: Nhà nước mới ra đời đã đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử là tổ chức cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Bảo vệ thành quả của cách mạng III/- XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ MẠNH MẼ 1/- Xây dựng nhà nước hợp pháp, hợp hiến 6
- • Nhà nước hợp pháp, hợp hiến là nhà nước do dân bầu ra bằng phiếu kín, nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật • Nhà nước hợp hiến: đúng với qui định của pháp luật 2/- Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống Theo HCM thì quản lí của Nhà nước quan trọng nhất là bằng pháp luật mà trước hết là Hiến pháp . – Có Hiến pháp và pháp luật rồi thì phải thực thi Hiến pháp, Pháp luật và đưa Hiến pháp, Pháp luật vào cuộc sống Sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật phải trở thành nếp sống, thành thói quen, lối ứng xử tự nhiên. HCM đòi hỏi mọi công dân phải hiểu và tuân theo pháp luật - Theo HCM phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, phải thực sự công tâm, phải làm cho luật pháp trở thành cán cân công lý cho tất cả mọi người. Như vậy luật pháp không có vùng cấm cho bất cứ ai vi phạm . 7
- IV/- XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, CÓ HIỆU QUẢ 1/- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài – Hồ Chí Minh đề cao vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức. Người coi cán bộ “là cái gốc của mọi công việc”. Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém – HCM nêu lên 5 yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước : • Một: tuyệt đối trung thành với cách mạng. Theo HCM trung thành không phải là chung chung, trừu tượng mà lòng trung thành đó phải thể hiện trong công việc hàng ngày của cán bộ đặc biệt lúc khó khăn, thử thách, lúc cách mạng chuyển giai đoạn. • Hai: cán bộ phải hăng hái, thành thạo công việc, phải giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.Theo HCM, có nhiệt tình chưa đủ mà cán bộ còn phải hiểu biết công việc của mình, phải chuyên sâu nghiệp vụ, phải được đào tạo và tự mình phải luôn luôn học hỏi, tự học • Ba : cán bộ phải liên hệ mật thiết với nhân dân • Bốn : cán bộ phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm “thắng không kiêu, bại không nản” • Năm : cán bộ phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, có ý thức về sự lớn mạnh và trong sạch của nhà Nước 2/ Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước – Đặc quyền đặc lợi – Tham ô, lãng phí, quan liêu – Tư túng, chia rẻ, bè phái 3/ Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng 8
- KẾT LUẬN Nghiên cứu tư tưởng HCM về xây dựng Nhà nước ta rút ra 2 kết luận sau : - Giá trị về lý luận và thực tiễn to lớn của tư tưởng HCM về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Tư tưởng đó định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay 9
- - Vận dụng tư tưởng HCM về dân chủ và xây dựng Nhà nước vào giai đoạn hiện nay cần quán triệt 3 nội dung chính : a/-Nhà nước phải đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động. Quyền làm chủ của nhân dân phải là nội dung cơ bản của nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN o Thực hiện quyền làm chủ thực sự trên các lĩnh vực đời sống xã hội o Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế o Thể chế hóa quyền làm chủ của nhân dân bằng pháp luật o Bảo đảm mọi người được bình đẳng trước pháp luật, xử phạt nghiêm minh các hành động vi phạm pháp luật 10
- b/-Kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước o Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng dân chủ vững mạnh o Kiên quyết khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực o Đề cao trách nhiệm cá nhân, sắp xếp lại đội ngũ công chức có đức, có tài, tinh thông chuyên môn, nghiệp vụ c/-Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước o Lãnh đạo Nhà Nước thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng o Gắn nhiệm vụ xây dựng Đảng với cải cách bộ máy hành chính 11