Bài giảng Luật hôn nhân & gia đình - Nguyễn Thị Mỹ Linh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật hôn nhân & gia đình - Nguyễn Thị Mỹ Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_luat_hon_nhan_gia_dinh_nguyen_thi_my_linh.ppt
Nội dung text: Bài giảng Luật hôn nhân & gia đình - Nguyễn Thị Mỹ Linh
- LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GV: NGUYỄN THỊ MỸ LINH
- Tổng hợp nguồn tài liệu học tập site/nguyenlinhkhoaluatdhct
- 7 nội dung cụ thể như sau: Nội dung 1: KẾT HÔN Nội dung 2: QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG Nội dung 3: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ- CON RUỘT Nội dung 4: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ CON NUÔI Nội dung 5: QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Nội dung 6: CHẤM DỨT QUAN HỆ HÔN NHÂN Nội dung 7: CẤP DƯỠNG
- Văn bản quy phạm pháp luật 1/ Luật Hôn nhân & gia đình năm 1959, 1986, 2000, 2014 2/ Luật nuôi con nuôi 2010 3/ Luật hộ tịch 2014 4/ Nghị quyết 02/2000/NQ – HĐTP (23/12/2000) hướng dẫn áp dụng 1 số quy định của Luật HNGĐ 2000 5/ Nghị đinh 110/2013/NĐ – CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, HNGĐ
- BÀI 1: KẾT HÔN
- BÀI 1: KẾT HÔN I.Điều kiện kết hôn: bao gồm a/ Điều kiện về nội dung b/ Điều kiện về hình thức
- A. Điều kiện về nội dung 1. Tuổi kết hôn: - Quy định tại điểm a, K1, Điều 8/ Luật Hôn nhân và gia đình: “ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ18 tuổi trở lên” - Cách xác định tuổi kết hôn: “Nam bước sang ngày hôm sau của ngày sinh nhật lần thứ 20, nữ bước sang ngày hôm sau của ngày sinh nhật lần thứ 18”
- - Ví dụ: Anh A sinh ngày 25/12/1980 => Ngày anh A đủ tuổi kết hôn là ngày 26/12/2000
- 2. Sự ưng thuận: 2.1. Sự ưng thuận hoàn hảo: Tại điểm b, Khoản 1, Điều 8/Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định”
- 2.2. Sự ưng thuận không hoàn hảo: - Kết hôn giả tạo: “là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình” (K11, điều 3 Luật HNGĐ 2014)
- - Tảo hôn: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật HNGĐ (khoản 8 điều 3 Luật HNGĐ 2014) - Cưỡng ép “là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ” (khoản 9, điều 3 Luật HNGĐ)
- - Cản trở kết hôn, ly hôn “là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HNGĐ hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ”. (khoản 10, điều 3 Luật HNGĐ.
- - Yêu sách của cải trong kết hôn “là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ”. (khoản 12, điều 3 Luật HNGĐ)
- 3. Không bị mất NLHV dân sự (điểm c, Khoản 1, điều 8 Luật HNGĐ 2014) “Nguời mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự” (K1.Đ22/ Bộ luật Dân sự 2005)
- Người bị bệnh tâm thần; người bị hạn chế NLHVDS; người bị bệnh HIV, người mắc bệnh giang mai , hoa liễu có bị cấm kết hôn?
- 4. Không vi phạm các trường hợp cấm sau a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Giữa người cùng dòng máu trực hệ; giữa người có họ trong phạm vi ba đời: Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau (k 17, điều 3) Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. (k18, điều 3 Luật HNGĐ)
- 5. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính Luật HNGĐ 1986: luật không quy định về vấn đề hôn nhân đồng giới Luật HNGĐ 2000: cấm kết hôn đồng giới Luật HNGĐ 2014: không cấm, nhưng không thừa nhận hôn nhân đồng giới
- B.Điều kiện hình thức: Đăng ký kết hôn (điều 9, Luật HNGĐ) Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật HNGĐ và pháp luật hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
- Luật Hộ tịch Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn “1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn ”
- Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn “1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
- Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc”.
- II.Vi phạm các điều kiện kết hôn 1. Kết hôn trái pháp luật : 1.1 Khái niệm: Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật HNGĐ 2014.
- 1 Kết hôn trái pháp luật (tt) 1.2 Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (điều 10 LHNGĐ) - Nếu việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật HNGĐ: Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 yêu cầu
- 1 Kết hôn trái pháp luật (tt) -Nếu việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật HNGĐ: a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người KH trái pl; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ.
- 1 Kết hôn trái pháp luật (tt) - Ngoài ra, Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Luật HNGD yêu cầu TA
- 1 Kết hôn trái pháp luật (tt) 1.3 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết Tòa án -> Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- 1 Kết hôn trái pháp luật (tt) 1.4 Hướng xử lý việc kết hôn trái pháp luật Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. (trừ vi phạm các trường hợp cấm kết hôn)
- 1 Kết hôn trái pháp luật (tt) Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
- 1. Kết hôn trái pháp luật (tt) 1.5 Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì 2 bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Mqh cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo Điều 16 Luật HNGĐ.
- Quan hệ tài sản giữa các bên kết hôn trái pl Cu thể: Quan hệ tài sản giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của BLDS và các quy định khác có liên quan. Việc giải quyết phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
- 2. Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền ‘khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước (điều 13 Luật HNGĐ 2014)
- BÀI 2 QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
- 1 Khái niệm: Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng (khoản 7, điều 3 Luật HNGĐ)
- 2/ Hướng giải quyết Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật HNGĐ.
- Nếu nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Ví dụ: A và B chung sống năm 2001, năm 2008 đi đăng ký kết hôn-> 2008 quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận Ngoại lệ, Hôn nhân thực tế xác lập trước 3/1/1987
- Lưu ý, Hôn nhân thực tế xác lập trước 3/1/1987 Thời gian chung sống: Trước ngày 03/01/1987 Giải pháp của luật (xem thêm điều 2 và điều 6 NĐ 77/2001) - Khuyến khích đkkh - Có yêu cầu ly hôn => TA thụ lý và giải quyết cho ly hôn Quan hệ nhân thân và tài sản: Được công nhận là vợ chồng và tài sản chung của vợ chồng. Quan hệ cha, mẹ con: con được sinh ra và được các bên thừa nhận được xem là con chung của vợ, chồng
- 3. Hậu quả pháp lý nam, nữ chung sống như vợ chồng Mqh cha, mẹ con được giải quyết theo quy định của Luật HNGĐ về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (xem điều 16 Luật HNGĐ) -> giống như kết hôn trái pl
- BÀI 3 XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ-CON RUỘT
- 1. Xác định cha mẹ con A/ Các trường hợp xác định cha mẹ con 1.1 Xác định cha mẹ con thông qua sự kiện sinh đẻ tự nhiên 1.2 Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 1.3 Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- 1.1 Xác định cha mẹ con thông qua sự kiện sinh đẻ tự nhiên • Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. • Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. • Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. • 2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa
- 1.2 Xác định cha, mẹ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Khái niệm: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (khoản 21, điều 3 Luật HNGĐ)
- 1.2 Xác định cha, mẹ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (tt) • Con được người vợ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dược xác định là con chung của cặp vợ chồng đó • Đối với người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra. • Giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra k phát sinh quan hệ cha, mẹ con
- 1.3 Xác định cha, mẹ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo a/ Khái niệm: MTH vì MĐNĐ là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì MĐTM giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng KTHTSS, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
- Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác (khoản 23 điều 3 Luật HNGĐ)
- b/ Xác định cha mẹ con mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra (điều 94 Luật HNGĐ)
- c/ Điều kiện mang thai hộ (xem điều 95) - Đảm bảo sự tự nguyện của các bên - Hình thức: Được lập thành văn bản. - Chủ thể + Vợ chồng nhờ người mang thai hộ + Người được nhờ mang thai hộ
- Chủ thể + Vợ chồng nhờ người mang thai hộ : a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; b) Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
- Chủ thể + Người được nhờ mang thai hộ: a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con & chỉ được MTH 1 lần; c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng MTH; d) Trường hợp người phụ nữ MTH có chồng thì phải có sự đồng ý bằng vb của chồng; đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
- d/ Quyền và nghĩa vụ của các bên - Quyền và nghĩa vụ của bên MTH (điều 97 Luật HNGĐ) - Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ MTH (điều 98 Luật HNGĐ)
- Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ - có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ MTH; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. - phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai
- - được hưởng chế độ thai sản cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày.
- - vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai - Nếu bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
- Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ - chi trả các chi phí thực tế - Quyền, nghĩa vụ đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- - Không được từ chối nhận con - Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.
- 1. Xác định cha mẹ con (tt) B/ Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con Cơ quan đăng ký hộ tịch (UBND)-> trong trường hợp không có tranh chấp. Tòa án -> trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
- 1/ Xác định cha mẹ con (tt) C/ Trình tự thủ tục xác định cha mẹ con 1/ Bằng con đường hành chính 2/ Bằng con đường tư pháp
- C/ Trình tự thủ tục xác định cha mẹ con 1/ Bằng con đường hành chính - Thủ tục đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh (điều 13 Luật Hộ tịch) - Sự khác biệt khi làm giấy khai sinh cho Con trong giá thú – con ngoài giá
- Lưu ý, Trình tự thủ tục khai nhận con ngoài giá thú: K3.Điều 15.Nghị Định 158/2005/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
- 1. Xác định cha mẹ con (tt) C/ Trình tự thủ tục xác định cha mẹ con (tt) 2/ Bằng thủ tục tư pháp: • Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu TA xác định người đó là con mình; • Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu TA xác định người đó không phải là con mình; Trình tự thủ tục khởi kiện tại tòa được ghi nhận trong BL TTDS
- 2/ Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con Ghi nhận tại chương V, mục 1 từ điều 68 đến 87 Luật HNGĐ Điểm mới: luật bổ sung thêm Quyền và nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng
- 3/ Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình Ghi nhận quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau Luật HNGĐ 2014 bổ sung thêm Quyền và nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột (điều 106)
- BÀI 4 XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ-CON NUÔI
- I. Khái niệm: 1. Khái niệm: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. (k1 Điều 3/Luật nuôi con nuôi năm 2010)
- 2. Các hành vi bị cấm • Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em. • Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi. • Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. • Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
- • Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước. • Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. • Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
- II. Điều kiện xác lập quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi: 1. Điều kiện liên quan đến người được nhận làm con nuôi: (Điều 8/Luật NCN 2010) 1.1. Về độ tuổi của con nuôi: - Nguyên tắc: Người được nhận làm con nuôi phải là “người từ 16 tuổi trở xuống” - Ngoại lệ: Trong những trường hợp sau người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể được nhận làm con nuôi: + Thứ nhất: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi + Thứ hai: Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi 1.2. Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
- 2. Điều kiện liên quan đến người nhận nuôi: (Điều 14/Luật NCN 2010) a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt. Ngoại lệ: cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng b và c
- Lưu ý: Những người sau đây không được nhận con nuôi: a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; c) Đang chấp hành hình phạt tù; d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
- III. Thủ tục nhận con nuôi: 1. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi (điều 9 Luật NCN 2010)
- Điều 2. Nghị định 19/2011/ ND – CP hướng dẫn thi hành chi tiết 1 số điều của Luật nuôi con nuôi Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
- • Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
- • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
- 2. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi điều 17, 18 Luật Nuôi con nuôi 2010 2.1 Đối với người nhận nuôi: • Đơn xin nhận con nuôi • Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; • Phiếu lý lịch tư pháp; • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; • Giấy khám sức khoẻ; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật NCN 2010)
- 2.2 Đối với người được nhận làm con nuôi Giấy khai sinh; Giấy khám sức khoẻ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
- 3. Trình tự thủ tục 19, 20, 21 Luật NCN 2010 3.1 Nộp hồ sơ: Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được nhận làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký việc nuôi con nuôi
- 3.2 Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ
- 3.3 Xem xét hồ sơ: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sau đó, Cán bộ tư pháp hộ tịch lấy ý kiến về sự đồng ý của cha mẹ đẻ, người giám hộ của người được nhận làm con nuôi và trẻ được nhận làm con nuôi (nếu từ đủ 9 tuổi trở lên)
- 3.4 Đăng ký và giao nhận Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng
- IV. Hiệu lực của việc thiết lập quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi: 1. Quan hệ với gia đình của người nuôi: - Quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi: Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
- - Quan hệ giữa người được nuôi và các thành viên khác của gia đình người nuôi: cũng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo luật HNGD
- - Họ tên của con nuôi: + Cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu thay đổi họ tên của con nuôi dưới 9 tuổi + Nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì việc thay đổi này phải được sự đồng ý của con nuôi.
- 2. Quan hệ với gia đình cha mẹ ruột: - Quyền thừa kế: Theo điều 678/BLDS 2005, con nuôi vẫn còn quyền thừa kế đối với di sản của những người thân thuộc do huyết thống. - Cấm kết hôn: việc kết hôn giữa con nuôi và những người thân thuộc trong gia đình cha mẹ ruột vẫn bị cấm theo các quy định tại Điều 10/Luật HN và GĐ 2000. - Kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
- IV. Con nuôi thực tế 1. Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi (điều 23 Nghị định 19)
- 2.Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh; Nếu cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều còn sống, quan hệ cha mẹ và con giữa các bên vẫn đang tồn tại, các bên có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau trên thực tế như cha mẹ và con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi.
- V. Chấm dứt việc nuôi con nuôi: 1. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi (điều 25 Luật NCN 2010) • Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; • Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; • Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; • Vi phạm các hành vi bị cấm trong nuôi con nuôi
- 2. Người có quyền yêu cầu: • Cha mẹ nuôi. • Con nuôi đã thành niên. • Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi. • Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; hoặc Hội liên hiệp phụ nữ (nếu có căn cứ rằng việc nuôi con nuôi vi phạm các hành vi bị cấm hoặc con nuôi, cha mẹ nuôi bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe lẫn nhau
- BÀI 5 QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
- Quan hệ giữa vợ chồng I/ Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng II/ Đại diện giữa vợ chồng III/ Quan hệ tài sản giữa vợ chồng
- I. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 1. Nghĩa vụ yêu thương và chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau; 2. Nghĩa vụ cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình 3. Nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự nhân phẩm uy tín cho nhau 4. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng
- II/ Đại diện giữa vợ, chồng Căn cứ xác lập đại diện - Đại diện theo ủy quyền -> phải cố sự đồng ý của cả hai vợ chồng - Đại diện khi 1 bên mất NLHVDS -> theo quyết định của Tòa án thì người còn lại sẽ là đại diện theo pháp luật cho người đó
- III. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng: Luật HNGĐ 2000 Tài sản chung (điều 27) Tài sản riêng (điều 32) 1/ Hoạt động sản xuất kinh 1/ Có trước khi kết hôn doanh, lao động do thu nhập: tiền lương 2/ tặng cho riêng, thừa kế riêng (nguyên tắc) 2/ Trúng thưởng 3/ Tặng cho chung, thừa kế 3/ Tư trang, đồ dùng cá chung (ngoại lệ) nhân 4/ Nhập TSR vào tài sản 4/ Chia tài sản chung chung trong TKHN trong TKHN 5/ Chuyển nhượng có đền bù trong TKHN(nhà, đất )
- Quan hệ tài sản theo Luật HNGĐ 2014 1/ Áp dụng chế độ tài sản- tài sản có 2/ Nghĩa vụ về tài sản – tài sản nợ
- 1/ Áp dụng chế độ tài sản- tài sản có a/ Lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận b/ Lựa chọn chế độ tài sản do luật định
- a/ Lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận - Phải được lập trước khi kết hôn, - Bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực, - Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
- b/ Lựa chọn chế độ tài sản do luật định Tài sản chung (điều 33) Tài sản riêng (điều 43) 1/ Hoạt động sản xuất kinh 1/ Có trước khi kết hôn doanh, lao động do thu 2/ Tặng cho riêng, thừa kế nhập: tiền lương, trúng riêng (nguyên tắc) thưởng 3/ Tài sản phục vụ cho 2/ Hoa lợi, lợi tức từ TS riêng nhu cầu thiết yếu của 3/ Tặng cho chung, thừa kế mỗi bên chung (ngoại lệ) 4/Tài sản được hình thành 4/ Nhập TSR vào tài sản từ tài sản riêng chung trong TKHN 5/ Chia tài sản chung trong 5/ Chuyển nhượng có đền bù TKHN 6/ Suy đoán TSC (khoản 3)
- Ví dụ: Hoa lợi, lợi tức từ TS riêng 2004: A được cha mẹ ruột tặng cho 1 căn nhà trên đường Hùng Vương 2007: A và B kết hôn 2008: A cho thuê nhà đường Hùng vương, 36 triệu/năm -> Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tài sản chung
- Tặng cho, thừa kế khi nào thuộc tài sản chung? Khi nào thuộc tài sản riêng? 2007: A và B kết hôn; D là mẹ ruột A, D có quyền sở hữu đối với 1 căn nhà TH1: 2008 A được mẹ ruột tặng cho 1 căn nhà trên đường Hùng Vương -> TRS TH2: 2008 AB được mẹ ruột A cho nhà -> Ab cùng đứng tên trên giấy SH ->TSC TH3: 2008 D chết, k di chúc, A hưởng thừa kế theo pl đối với di sản là Nhà -> TCR TH4: 2008 D chết, có di chúc, cho AB hưởng thừa kế chung nhà -> TSC
- Tài sản riêng do được hình thành từ tài sản riêng Ví dụ: 2004: A nhận chuyển nhượng một mãnh đất trên quận Bình Thủy, Tp CT 2007: A và B kết hôn 2008: đất trên quận Bình Thủy thuộc diện giải tỏa và được đền bù số tiền 300 triệu -> tiền đền bù là tài sản riêng
- 2/ Nghĩa vụ về tài sản trong Luật HNGĐ 2014 Nghĩa vụ chung (điều 37) Nghĩa vụ riêng (điều 45) 1/ Giao dịch do hai người 1/ Có trước khi kết hôn cùng xác lập; BTTH do cả 2/ Nghĩa vụ gắn với TSR hai cùng gây ra (ngoại lệ khoản 4 điều 37) 2/ Giao dịch do 1 bên xác 3/ Giao dịch 1 bên xác lập + lập + nhu cầu thiết yếu k vì nhu cầu thiết yếu của 3/ Nghĩa vụ gắn với TSC gia đình 4/ Nghĩa vụ duy trì từ TSR + 4/ Nghĩa vụ từ hành vi vi nhưng TSC được hưởng lợi phạm pháp luật của một 5/ BTTH do con gây ra bên
- BÀI 6 CHẤM DỨT QUAN HỆ HÔN NHÂN 1/ Chấm dứt do ly hôn 2/ Chấm dứt do vợ, chồng chết
- 1/ Chấm dứt do ly hôn a/ Khái niệm b/ Chủ thể yêu cầu ly hôn c/ Các trường hợp ly hôn d/ Hòa giải khi ly hôn e/ Hậu quả pháp lý
- 1/ Chấm dứt do ly hôn a/ Khái niệm “ Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của TA.” (Khoản 14, Điều 3 Luật HNGĐ)
- 1/ Chấm dứt do ly hôn (tt) b/ Chủ thể yêu cầu ly hôn (điều 51) - Vợ hoặc Chồng; - Cả hai vợ chồng - Cha, mẹ hoặc người thân thích: nếu một bên vợ, chồng bị mất NLHV + bị bạo lực gia đình Lưu ý, chồng k có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- 1/ Chấm dứt do ly hôn (tt) c/ Các trường hợp ly hôn - Thuận tình ly hôn - Ly hôn theo yêu cầu 1 bên - Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn Nơi nộp đơn: Toà án nơi cư trú hoặc làm việc của bị đơn.
- 1/ Chấm dứt do ly hôn (tt) d/ Hòa giải khi ly hôn - Hòa giải tại cơ sở (ở ấp, khu vực) -> không bắt buộc, xem Luật hòa giải cơ sở 2013 - Hòa giải tại tòa án -> chỉ hòa giải đối với ly hôn theo yêu cầu một bên hoặc các bên có tranh chấp về tài sản, con cái -> xem thêm Bộ luật TTDS
- 1/ Chấm dứt do ly hôn (tt) e/ Hậu quả pháp lý - Quan hệ vợ chồng + Quan hê nhân thân: chấm dứt từ ngày bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực + Quan hệ tài sản: xem điều 59 - Quan hệ cha mẹ con
- Quan hệ tài sản có - Nếu lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận -> chia theo thỏa thuận, phần nào không có thỏa thuận sẽ chia theo luật định - Nếu lựa chọn chế độ tài sản theo luật định: ưu tiên thỏa thuận, nếu không thì chia theo nguyên tắc: chia đôi, có tính đến CSĐG, hoàn cảnh, lỗi của mỗi bên
- Giải quyết tài sản nợ Nợ chung -> tiếp tục được hai người cùng trả cho chủ nợ Nợ riêng -> do chính người có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trả
- Quan hệ cha mẹ, con: 1. Trực tiếp nuôi con: (điều 81) • Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác. • Vợ chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 2. Quyền thăm nom: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. 3/ Thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có căn cứ (điều 84)
- Phong tục ly hôn kỳ lạ trên thế giới • Tại Togo, nếu tình cảm hai người không còn khả năng cứu vãn, họ phải tới xin phép chính quyền địa phương và đưa cho người đại diện của mình một nửa số tóc vừa cắt để họ trao cho "đối phương". Đây được coi là phần không thể thiếu trước khi tiến hành các thủ tục khác.
- Tại Salvador, khi muốn ly hôn, vợ hoặc chồng phải báo với chính quyền địa phương, sau đó đi mua một con bò về để làm bữa liên hoan mời người thân và bạn bè của hai bên cùng ăn uống. Trước khi ra về, hai vợ chồng đứng đối mặt và tát vào mặt nhau 10 cái "nảy đom đóm" với câu nói: "Hãy nhớ lấy nỗi đau khổ này". Đây cũng chính là lời tuyên bố ly hôn của họ.
- Theo truyền thống gia đình ở Libăng, mỗi khi vợ bước ra khỏi nhà phải được chồng cho phép. Nếu tình cảm giữa họ đã hết, người vợ chỉ cần căn cứ vào câu nói sau của chồng là đủ "tư cách pháp lý" để tiến hành ly hôn: "Đi đi và đừng có quay về nhà nữa".
- Tại Ecuador, nếu hai vợ chồng muốn ly hôn, trước hết họ phải tuyệt thực trong 3 ngày. Đến buổi sáng ngày thứ tư, một vị nhiều tuổi nhất tại địa phương sẽ được mời tới kiểm tra xem hai người đã mất hết sinh lực hay chưa, nếu đúng, họ sẽ được ly hôn. Còn ngược lại, người cao tuổi sẽ đưa ra lời tuyên bố: không bao giờ cho phép kết thúc cuộc hôn nhân ấy.
- BÀI 7 CẤP DƯỠNG
- I. Những vấn đề chung về quan hệ cấp dưỡng: 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng: 1.1. Khái niệm: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không chung sống với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình”
- 1.2. Đặc điểm: - Quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản. - Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa những các thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân và huyết thống hoặc nuôi dưỡng. - Quan hệ cấp dưỡng chỉ được phát sinh trong những điều kiện đã được luật quy định.
- 2. Mức cấp dưỡng: (Điều 116/Luật Hôn nhân và gia đình) - Căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng - Nếu có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi.
- 3. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: (điều 117 Luật HNGD) • Hàng tháng • Hàng quý • Nữa năm • Hàng năm • Một lần
- 4. Các mối quan hệ cấp dưỡng cụ thể: a/ Cấp dưỡng giữa cha mẹ và con b/ Cấp dưỡng giữa anh chị em c/ Cấp dưỡng giữa ông bà với cháu d/ Cấp dương giữa cô dì chú bác và cháu ruột e/ Cấp dưỡng giữa vợ choonngf khi ly hôn
- 5. Chấm dứt quan hệ cấp dưỡng: 1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; 2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; 3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; 4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; 5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác; 6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.